báo cáo thị trường gạo năm 2020

29
https://vietnambiz.vn/ Báo cáo thị trường gạo NĂM 2020 Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường lúa gạo trong nước và thế giới.

Transcript of báo cáo thị trường gạo năm 2020

Page 1: báo cáo thị trường gạo năm 2020

https://vietnambiz.vn/

Báo cáothị trường gạoNĂM 2020

Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường lúa gạo trong nước và thế giới.

Page 2: báo cáo thị trường gạo năm 2020

TÓM TẮT

phần 1:THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI

1. Sản xuất2. Tình hình xuất nhập khẩu3. Diễn biến giá

phần 2:THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM

1. Sản xuất2. Tiêu thụ3. Diễn biến giá phần 3:DỰ BÁO

phần 4:HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH1. Lợi nhuận doanh nghiệp gạo tăng cao2. Tin tức doanh nghiệp mới nhất

phần 5:CHÍNH SÁCH

1. Chính sách các nước trên thế giới2. Chính sách của Việt Nam3. Công nghệ, giống lúa mới

PHỤ LỤC

MỤC LỤC

vietnambiz.vn TRANG 2

mục lục năm 2020

đội ngũ thực hiện:

Nội dung: Lê Thị Hoài XuânThiết kế: Alex Chu

04

03

050608

09

101214

1919

222426

15

18

21

27

Page 3: báo cáo thị trường gạo năm 2020

tóm tắt năm 2020

Trong năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến thương mại hàng hóa toàn cầu khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các biện pháp cách ly gây thiếu hụt lao động. Tình trạng giao hàng chậm đã từng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng tại hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Thái Lan.

Lần đầu tiên sau ba thập kỷ, Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đã phải mua gạo Ấn Độ trong tháng 12. Bangladesh, nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, cũng phải nhập khẩu gạo do giá nội địa tăng lên mức kỷ lục bởi nguồn cung khan hiếm...

Số liệu từ các tổ chức thế giới đều cho thấy sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới năm 2020 đều ghi nhận tăng trưởng. Theo FAO, sản lượng sản xuất gạo thế giới năm 2020 đạt 508,4 triệu tấn, sản lượng tiêu thụ gạo năm 2020 đạt 510,3 triệu tấn, đều tăng 1,52% so với năm trước.

Tại thị trường Việt Nam, 2020 là một năm thuận lợi với ngành gạo mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Đầu vụ mất mùa do thời tiết, cuối vụ lại bị hạn hán khiến sản lượng giảm 2%, song giá gạo xuất khẩu tăng hơn 13% là mức tăng tốt nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo cả năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn và 3,07 tỉ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị so với năm 2019.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại thị trường nội địa, dự kiến tháng 1/2021 giá gạo tiếp tục giữ vững ở mức cao do nhu cầu mua đều và đặc biệt là nhu cầu từ kho gạo chợ làm hàng Tết. Sau kỳ nghỉ lễ dài, các hợp đồng giao dịch xuất khẩu còn chưa ký kết nhiều.

Những diễn biến tích cực về giá gạo, các chính sách ưu đãi mới từ các hiệp định thương mại mới như EVFTA đã tạo cơ hội bứt phá cho các doanh nghiệp gạo. Nhiều công ty ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, có doanh nghiệp báo lãi gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước.

vietnambiz.vn TRANG 3

Page 4: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Phần 1thị trường gạothế giới

Page 5: báo cáo thị trường gạo năm 2020

do giá nội địa tăng lên mức kỷ lục bởi nguồn cung khan hiếm...

Điều này cho thấy thị trường gạo trên thế giới vẫn tiếp tục tăng về cả cung và cầu. Theo FAO, năm 2020, sản lượng sản xuất gạo thế giới đạt 508,4 triệu tấn, tăng 1,52% so với 2019.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu năm 2020 ước khoảng 501,1 triệu tấn, tăng 1,21% so với năm ngoái. Trong khi đó, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản xuất gạo toàn cầu năm 2020 đạt 503,4 triệu tấn, tăng 1,31% so với năm 2019.

Theo tính toán của FAO, sản lượng tiêu thụ gạo năm 2020 đạt 510,3 triệu tấn, tăng 1,52% so với cùng kỳ 2019. Còn theo IGC ước tính sản lượng tiêu thụ gạo ở mức 500,7 triệu tấn, tăng 0,83%.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa toàn cầu, gây thiếu lao động và thiếu phương tiện vận tại ở những nước sản xuất. Tình trạng giao hàng chậm đã diễn ra rất nghiêm trọng tại hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Thái Lan. Tại Ấn Độ, thời gian chờ tàu chở gạo là 4 tuần do tắc nghẽn ở cảng vì vậy không kịp đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng.

Lần đầu tiên sau ba thập kỷ, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới (Trung Quốc) đã phải mua gạo Ấn Độ trong tháng 12 vừa qua. Bangladesh, nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, cũng phải nhập khẩu gạo có thể tăng lên 2 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2021, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây,

1. Sản xuất

thị trường gạo thế giới năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 5

Theo ước tính củaTổ chức Nông lương Thế giới (FAO)

Theo ước tính củaBộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

Theo ước tính củaHội đồng Ngũ cốc Thế giới (IGC)

508,4 triệu tấn 501,1 triệu tấn 503,4 triệu tấn1,31% so với năm 20191,21% so với năm 20191,52% so với năm 2019

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT GẠO THẾ GIỚI NĂM 2020

Theo ước tính củaTổ chức Nông lương Thế giới (FAO)

Theo ước tính củaHội đồng Ngũ cốc Thế giới (IGC)

510,3 triệu tấn 500,7 triệu tấn0,83% so với năm 20191,52% so với năm 2019

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ GẠO THẾ GIỚI NĂM 2020

Page 6: báo cáo thị trường gạo năm 2020

2. Tình hình xuất nhập khẩu

Thái Lan: Vào cuối tháng 12, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo

Thái Lan (TREA) Chookiat Ophaswongse cho biết quốc gia Đông Nam Á này ước tính xuất khẩu được 5,7 triệu tấn gạo trong năm 2020 với giá trị 115 tỉ baht (khoảng 3,8 tỉ USD), giảm 12% so với năm ngoái.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã gặp nhiều trở ngại trong năm nay, trong đó có việc giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. TREA cho rằng tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi đồng baht nội địa tăng giá. Ngoài ra, một lý do khác khiến xuất khẩu thấp là thiếu container để vận chuyển gạo.

Theo Chủ tịch TREA Charoen Laothamatas, đây sẽ là lần đầu tiên xuất khẩu gạo của Thái Lan thấp hơn của Việt Nam, nước dự kiến sẽ xuất khẩu tổng cộng 6 triệu tấn gạo trong năm nay. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong nhiều năm, nhưng gần đây đã tụt xuống sau Ấn Độ và Việt Nam.

Thái Lan sản xuất hơn 20 triệu tấn gạo mỗi năm, trong đó khoảng 10 triệu tấn để tiêu dùng trong nước và phần còn lại để xuất khẩu. Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỉ baht, giảm 32% về lượng và 25% về giá trị so với năm trước đó.

Đầu tháng này, ông Chookiat Ophaswongse từng dự báo rằng Thái Lan chỉ xuất khẩu được khoảng 5,8 triệu tấn gạo trong năm 2020 nhưng con số đó sẽ tăng lên 7 triệu tấn vào năm 2021.

Campuchia: Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

Campuchia, trong năm 2020 Campuchia đã xuất khẩu được 690.829 tấn gạo với trị giá 538,8 triệu USD, tăng 11,4% so với năm 2019.

Trong năm qua, gạo của Campuchia đã được xuất khẩu đến 60 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất với 289.439 tấn, chiếm khoảng 41,9% tổng lượng gạo xuất khẩu của Campuchia. Ngoài ra, một số bạn hàng mua gạo chủ yếu của Campuchia gồm EU nhập khẩu 203.791 tấn chiếm 29,5%, ASEAN 86.899 tấn chiếm 12,58%.

Ấn Độ: Theo ông Nitin Gupta, Phó Chủ tịch phụ trách lúa gạo của Ấn Độ,

cho biết nước này có thể giành thêm thị phần năm 2020 với dự báo kim ngạch xuất khẩu tăng gần 42%, ước đạt 14 triệu tấn (năm 2019 là 9,9 triệu tấn).

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể đạt mốc kỷ lục trong năm nay do giảm cung của các nước xuất khẩu gạo đối thủ tại châu Á cũng như việc đồng rupi giảm giá, giúp tăng khả năng cạnh tranh của gạo nước này. Đồng thời nhu cầu về gạo non basmati tăng mạnh từ các nước châu Phi do giá bán hấp dẫn, trong khi cầu về gạo basmati tương đối ổn định.

Chẳng hạn xuất khẩu gạo non basmati sang Senegal và Benin tăng gấp đôi. Vẫn theo ông Nitin Gupta, giá bán gạo Ấn Độ thấp hơn nhiều so với giá gạo Việt Nam và đặc biệt là so với gạo Thái Lan.

thị trường gạo thế giới năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 6

a. Xuất khẩu

Page 7: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Ông Veng Sakhon cho biết bên cạnh gạo, Campuchia còn xuất khẩu được một lượng lớn thóc, đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Tổng sản lượng thóc năm 2020 của Campuchia đạt 10,93 triệu tấn, thặng dư 5,9 triệu tấn, xuất khẩu được 2,89 triệu tấn với tổng giá trị 723,48 triệu USD.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Campuchia, tổng diện tích đất trồng lúa của nước này hiện có khoảng 3,4 triệu ha, năng suất trung bình đạt 3,34 tấn/ha.

Campuchia: Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

Campuchia, trong năm 2020 Campuchia đã xuất khẩu được 690.829 tấn gạo với trị giá 538,8 triệu USD, tăng 11,4% so với năm 2019.

Trong năm qua, gạo của Campuchia đã được xuất khẩu đến 60 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất với 289.439 tấn, chiếm khoảng 41,9% tổng lượng gạo xuất khẩu của Campuchia. Ngoài ra, một số bạn hàng mua gạo chủ yếu của Campuchia gồm EU nhập khẩu 203.791 tấn chiếm 29,5%, ASEAN 86.899 tấn chiếm 12,58%.

Thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới này thường dành tới 90% lượng gạo nhập khẩu để mua của Việt Nam. Bộ trưởng Nông nghiệp William Dar cho biết, mặc dù mất mùa do các trận bão lớn hồi cuối năm 2020, nhưng sản lượng thóc nước này năm 2020 ước tính đạt kỷ lục 19,44 triệu tấn. Năm 2021, nước này đặt mục tiêu sản xuất 20,48 triệu tấn thóc.

Nhập khẩu gạo vào Philippines năm 2020 đạt 2,3 triệu tấn, so với mức kỷ lục cao 2,9 triệu tấn của năm 2019, khi nước này dỡ bỏ những hạn chế nhập khẩu gạo kéo dài suốt 2 thập kỷ, khiến tư nhân tăng cường nhập vào.

Philippines: Theo thông tin từ Philippines mới đây cho biết, quốc gia này sẽ cần

nhập khẩu ít nhất 1,69 triệu tấn gạo trong 2021 để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Philippines đang đối mặt với nguy cơ khan hiếm gạo do nguồn cung gạo trong nước 2020 bị thắt chặt, giữa bối cảnh thị trường gạo thế giới đang lao đao vì tình trạng vận chuyển gạo bị chậm trễ và xu hướng tích trữ lương thực trên toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, Ariel Cayanan, cho biết, con số 1,69 triệu tấn trên là mức tối thiểu sẽ phải nhập khẩu trong năm nay để đảm bảo cho quốc gia này có đủ gạo cho người dân và có gạo dự trữ tương đương 90 ngày, đủ cho đến vụ thu hoạch lúa ở nước này, vào tháng 7 tới.

Bangladesh: Đầu tuần cuối tháng 12, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của

Bộ Lương thực Bangladesh cho biết: “Bộ Lương thực đã quyết định nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong tài khóa hiện tại, đồng thời lĩnh vực tư nhân có thể cũng sẽ có cơ hội được nhập khẩu 1 triệu tấn nữa”. Cũng theo quan chức này, doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu gạo sẽ cần phải xin giấy phép của Bộ Lương thực trước ngày 10/1/2021.

Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới. Việc nước này tăng nhập khẩu gạo sẽ có lợi cho Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có vị trí địa lý ngay sát cạnh nhau và có giá gạo rẻ hơn nhiều so với các xuất xứ khác, nhờ nguồn gạo dự trữ khổng lồ tích tụ từ mấy năm qua.

Từ vị trí đảm bảo được tự cung tự cấp gạo, Bangladesh năm nay đảo ngược

thị trường gạo thế giới năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 7

b. Nhập khẩu

Page 8: báo cáo thị trường gạo năm 2020

3. Diễn biến giá

Bangladesh: Đầu tuần cuối tháng 12, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của

Bộ Lương thực Bangladesh cho biết: “Bộ Lương thực đã quyết định nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong tài khóa hiện tại, đồng thời lĩnh vực tư nhân có thể cũng sẽ có cơ hội được nhập khẩu 1 triệu tấn nữa”. Cũng theo quan chức này, doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu gạo sẽ cần phải xin giấy phép của Bộ Lương thực trước ngày 10/1/2021.

Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới. Việc nước này tăng nhập khẩu gạo sẽ có lợi cho Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có vị trí địa lý ngay sát cạnh nhau và có giá gạo rẻ hơn nhiều so với các xuất xứ khác, nhờ nguồn gạo dự trữ khổng lồ tích tụ từ mấy năm qua.

Từ vị trí đảm bảo được tự cung tự cấp gạo, Bangladesh năm nay đảo ngược

Trên thị trường thế giới, trong tháng 12/2020, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng giảm đột ngột vào đầu tháng và tăng mạnh trở lại từ giữa tháng. Vào đầu tháng 12/2020, giá gạo giảm đột ngột từ 498 USD/tấn xuống 480 USD/tấn, do các thương nhân xả hàng làm rỗng kho để chờ thu mua vụ Đông xuân sắp tới. Tuy nhiên, giá đã tăng mạnh trở lại sau đó, nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt container chuyên chở vào cuối năm nên chi phí vận chuyển tăng mạnh.

Giá gạo Thái Lan và Ấn Độ cũng tăng lên trong tháng. Cụ thể, Thái Lan tăng từ 498 USD/tấn từ đầu tháng lên 510 USD/tấn; Ấn Độ tăng từ 378 USD/tấn lên 383 USD/tấn. Nguyên nhân chính cũng bắt nguồn từ hiện tượng phí vận chuyển tăng cao vào cuối năm như trên

thành nước nhập khẩu lớn loại lương thực này sau khi những trận lũ lớn năm qua tàn phá nghiêm trọng các mùa lúa, làm cho các kho dự trữ gạo đều cạn kiệt.

Trong tài khóa vừa qua 2020, Bangladesh chỉ nhập khẩu trên 4.000 tấn gạo.

Thông tin từ Bộ trưởng Bộ Lương thực Sadhan Chandra Majumdar cho biết trong bối cảnh thị trường khan hiếm gạo và giá tăng cao, Bangladesh có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu gạo từ 62,5% xuống còn 25%, đồng thời cho phép tư nhân nhập khẩu gạo ở mức độ nhất định để làm tăng lượng dự trữ.

Hiện lượng gạo dự trữ trong kho của Chính phủ Bangladesh chỉ còn 530.000 tấn, thấp hơn 500.000 tấn so với ngưỡng quy định dự trữ tối thiểu của nước này. Trong khi đó, sản lượng gạo vụ Aman – phụ thuộc vào nước mưa – năm nay dự báo giảm tới 15% so với cùng vụ năm ngoái.

thị trường gạo thế giới năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 8

Page 9: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Phần 2thị trường gạoviệt nam

Page 10: báo cáo thị trường gạo năm 2020

1. Sản xuất

tăng diện tích đất sản xuất trở lại tại một số tiểu vùng năm trước thực hiện xả lũ định kỳ và mở rộng diện tích ngoài vùng đê bao như An Giang tăng 14,3 nghìn ha; Kiên Giang tăng 11,4 nghìn ha; Sóc Trăng tăng 13 nghìn ha. Những nguyên nhân này đã dẫn đến diện tích gieo trồng toàn vụ lúa thu đông năm 2020 không có nhiều biến động so với vụ thu đông năm trước.

Thu hoạch: Tính đến hết tháng 12/2020, năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn.

Kết quả sản xuất vụ đông xuân của cả nước năm nay đạt khá với năng suất 65,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2019; sản lượng đạt 19,9 triệu tấn, giảm 593,5 nghìn tấn.Vụ lúa hè thu năm 2020 đạt kết quả cao về năng suất so với vụ hè thu năm trước nhưng do ảnh hưởng của hạn hán, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng trên đất lúa nên diện tích gieo trồng giảm làm sản lượng toàn vụ

Từ đầu năm đến nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, nhờ chủ động các phương án ứng phó phù hợp, cùng những nỗ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất lúa gạo của Việt Nam năm 2020 đã đạt được kết quả tích cực, đánh dấu một năm với nhiều thắng lợi.

Diện tích gieo trồng, thu hoạch

Gieo trồng: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2020 ước tính đạt 724 nghìn ha, giảm 0,2 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước. Diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.584,6 nghìn ha, giảm 27 nghìn ha so với vụ mùa năm 2019.

Diện tích gieo trồng lúa thu đông giảm ở một số địa phương do chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả và ảnh hưởng dây chuyền từ vụ hè thu sản xuất muộn. Một số tỉnh có diện tích gieo trồng lúa thu đông giảm so với năm trước do chuyển sang trồng cây ăn quả như Tiền Giang giảm 24,3 nghìn ha; Bến Tre giảm 14,5 nghìn ha; Trà Vinh giảm 10,1 nghìn ha.

Bên cạnh đó, do vụ hè thu xuống giống muộn, một số địa phương có diện tích đất đủ thời vụ sản xuất đã tạm cho đất nghỉ, tuy nhiên một số địa phương khác

thị trường gạo việt nam năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 10

Page 11: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết

giảm. Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.945,1 nghìn ha, giảm 64,5 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2019; năng suất đạt 55,2 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng đạt 10,74 triệu tấn, giảm 205,4 nghìn tấn. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mức sản lượng đạt 8,46 triệu tấn, giảm 219,1 nghìn tấn so với năm 2019.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vào cuối tháng 12:

Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 3.751 ha (giảm 398 ha so với kỳ trước, giảm 3.675 ha so với 2019), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.118 ha và phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận.

Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 4.790 ha (tăng 1.387 ha so với kỳ trước, giảm 2.991 ha so với 2019), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.281 ha và phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận, Gia Lai.

Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.224 ha (giảm 665 ha so với kỳ trước, giảm 1.319 ha so với 2019), diện tích phòng trừ trong kỳ 797 ha và phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Ninh Thuận.

Bệnh đạo ôn:

Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 7.180 ha (tăng 282 ha so với kỳ trước, giảm 789 ha so với 2019), nhiễm nặng 07 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 14.742 ha và phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa.

Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 7.936 ha (tăng 5.102 ha so với kỳ trước, tăng 2.160 ha so với 2019), diện tích phòng trừ trong kỳ 8.341 ha và phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng,...

Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 9.947 ha (tăng 6.729 ha so với kỳ trước, tăng 9.116 ha so với 2020), diện tích phòng trừ trong kỳ 8.868 ha và phân bố chủ yếu tại các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận...

Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 6.752 ha (tăng 1.117 ha so với kỳ trước, giảm 7.132 ha so với 2019), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.531 ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Bến Tre.

thị trường gạo việt nam năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 11

Page 12: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Chuột: Diện tích nhiễm 5.030 ha (giảm 400 ha so với kỳ trước, tăng 884 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 4.374 ha và hân bố chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk,..

Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.363 ha (giảm 1.978 ha so với kỳ trước, giảm 4.013 ha so với 2019), diện tích phòng

Theo thống kê số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12/2020 ước đạt 443 nghìn tấn với giá trị đạt 240 triệu USD, đưa tổng

2. Tiêu thụ

thị trường gạo việt nam năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 12

trừ trong kỳ 3.731 ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Điện Biên.

Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 07 ha (giảm 04 ha so với kỳ trước, giảm 980 ha so với 2019). Gây hại tại tỉnh Sóc Trăng.

khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo cả năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn và 3,07 tỉ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị so với năm 2019.

Tính trong 11 tháng đầu năm 2020, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 32,2% thị phần, đạt 1,94 triệu tấn và

910,16 triệu USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ GẠO XUẤT KHẨU TRONG THÁNG 12/2020

Khối lượng xuất khẩu

443.000 tấn

Kim ngạch xuất khẩu

240 triệu USD

KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ GẠO XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2020

Khối lượng xuất khẩu

6,15 triệu tấn3,5% so với năm 2019

Kim ngạch xuất khẩu

3,07 tỉ USD9,3% so với năm 2019

Page 13: báo cáo thị trường gạo năm 2020

thị trường gạo việt nam năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 13

Trong 11 tháng đầu năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Indonesia (gấp 2,8 lần, đạt 88,3 nghìn tấn và 47,8 triệu USD) và Trung Quốc (tăng 91,6%, đạt 752,3 nghìn tấn và 431,7 triệu USD). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất trong 11 tháng đầu năm 2020 là Iraq (giảm 65,6%, đạt 90 nghìn tấn và 47,6 triệu USD).

Về chủng loại xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 32,5% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 32,9%; gạo nếp chiếm 29,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,8%.

32,5%29,6%

32,9%

4,8% Khác: 0,2%

Gạo trắng Gạo japonicaGạo jasmine & gạo thơm Gạo nếp

Philippines

Cuba

Hàn Quốc

Trung Quốc

Indonesia

Philippines

Bờ Biển Ngà

Ghana

Philippines

Papua New Guinea

Đảo quốc Solomon

Trung Quốc

53,7%

23,5%

7,7%

GẠO TRẮNG GẠO JASMINE & GẠO THƠM

GẠO NẾP GẠO JAPONICA & GẠO GIỐNG NHẬT

31,8%

12,8%

11,3%

87,9

%

2,8%2,8%

16,7

%

9,2%8,1%

Biểu đồ 1: Thị trường xuất khẩu chính của một vài loại gạo Việt Nam năm 2020(Nguồn: Bộ NN&PTNT).

Page 14: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Nhìn chung, trong năm 2020, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng do chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh tại các mặt hàng gạo thơm, cao cấp hơn. Từ giữa tháng 7 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng và đến nay đã vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước, vượt Thái Lan, Ấn Độ để vươn lên dẫn đầu thế giới.

Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long diễn biến tăng trong tháng cuối cùng của năm 2020.

Cụ thể, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 300 đồng/kg lên mức 6.500 đồng/kg; lúa OM 2514 tăng 300 đồng/kg lên 6.500 đồng/kg; lúa gạo thường ở mức 10.500 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.500 đồng/kg.

Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 200 đồng/kg lên 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đồng/kg lên mức 7.300 – 7.700 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 200 đồng/kg lên 7.400 –7.600 đồng/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 tươi tăng 800 đồng/kg lên 6.800 đồng/kg; lúa khô tăng 200 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg; lúa hạt dài tươi tăng 700 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg, lúa khô tăng 300 đồng/kg lên mức 7.600 đồng/kg.

Nhìn lại cả năm 2020, giá lúa, gạo tại thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long biến động theo chiều hướng tăng, với giá lúa thường tăng khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng khoảng 1.000 – 1.200 đồng/kg, tùy từng thời điểm và mùa vụ. Giá lúa sụt giảm thấp nhất vào khoảng tháng 2 do nguồn cung thu hoạch vụ Đông Xuân dồi dào và nhu cầu tiêu thụ yếu.

3. Diễn biến giá

thị trường gạo việt nam năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 14

Lúa IR50404: 6.500 đồng/kgLúa OM 2514: 6.500 đồng/kgLúa gạo thường: 10.500 đồng/kgGạo thơm jasmine: 14.500 đồng/kg

An Giang

Lúa IR50404: 7.200 – 7.300 đ/kgLúa OM6976: 7.300 – 7.700 đ/kg

Kiên Giang

Lúa tươi IR50404: 6.800 đồng/kgLúa khô IR50404: 7.000 đồng/kgLúa hạt dài tươi: 7.000 đồng/kgLúa hạt dài khô: 7.600 đồng/kg

Vĩnh Long

Page 15: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Phần 3dự báo

Page 16: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Dự báo về triển vọng ngành gạo năm 2021, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng nhiều khả năng sẽ có sự dịch chuyển sang sản xuất gạo “chuyên nghiệp”. Trong đó, nhiều cơ hội đến từ các thị trường mới đòi hỏi chất lượng cao hơn.

Cụ thể, Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) giúp Việt Nam hưởng ưu đãi với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm và tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.000 tấn/năm.

Đồng thời, EU cam kết đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm đối với sản phẩm gạo. Với việc gạo các nước Campuchia (thị phần 8,7%) và Myanmar (thị phần 22%) vẫn phải chịu thuế tuyệt đối 125 EUR/tấn trong năm 2021, tính cạnh trạnh của gạo Việt sẽ cao hơn.

Trước EVFTA, Việt Nam chỉ xuất khẩu 50.000 tấn gạo (năm 2019) trong khi nhu cầu gạo ở châu Âu ở mức 2,3 triệu tấn và phải chịu mức thuế 65-211 EUR/tấn.

Với thị trường Australia, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của Australia, dự kiến sản lượng niên vụ 2020 - 2021 chỉ ở mức 266.000 tấn, thấp hơn mức trung bình 629.000 tấn của giai đoạn 2008 - 2019. Việc thiếu hụt gạo buộc Chính phủ Australia tăng cường nhập khẩu và Việt Nam đang được xem xét như một đơn vị cung cấp khả thi.

Trong khuôn khổ tham vấn song phương với Hàn Quốc, nước này đã đồng ý cung cấp hạn ngach 55.112 tấn đối với các loại gạo mà Việt Nam có thể

Năm 2020, giá gạo Việt Nam tăng một phần đến từ việc nhu cầu gạo Việt tăng trong bối cảnh nguồn cung Thái Lan sụt giảm và gián đoạn xuất khẩu gạo Ấn Độ do thiếu hụt nguồn nhân lực. Vậy nên, khi hoạt động xuất khẩu của hai nước trên ổn định trở lại sẽ phần nào sẽ làm giá gạo Việt Nam sụt giảm.

trồng và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc cạnh tranh từ Thái Lan và Ấn Độ là một trong những thách thức của ngành hàng trong thời gian tới. Bởi hạn hán đã kết thúc và lượng mưa lớn hiện đang giúp nền nông nghiệp Thái Lan phục hồi, cùng với việc ngành lúa gạo Ân Độ đang có một năm “bội thu” nên sản lượng xuất khẩu của cả hai nước dự kiến sẽ tăng thêm 1 triệu tấn trong năm 2021.

Đáng chú ý, giữa tháng 7 vừa qua, Bộ Công Thương đã nhận thông báo về việc Bộ Nông nghiệp Philippines công bố dự thảo Thông tư về “Các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với mặt hàng gạo”. Thông tư này nhằm siết chặt chất lượng gạo nhập khẩu, trong khi hoạt động sản xuất gạo của nước ta chưa thực sự “chuyên nghiệp”, nên các công ty nhỏ khó kịp thích nghi.

Dự kiến, sản lượng xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ sụt giảm khi Chính phủ nước này thông qua Thông tư trên. Sản lượng thiếu hụt nhiều khả năng sẽ được Chính phủ Philippines bù đắp thông qua các nguồn cung gạo khác như Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

dự báo năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 16

Page 17: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Còn theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại thị trường nội địa, dự kiến tháng 1/2021 giá gạo tiếp tục giữ vững ở mức cao do nhu cầu mua đều và đặc biệt là nhu cầu từ kho gạo chợ làm hàng Tết. Sau kỳ nghỉ lễ dài, các hợp đồng giao dịch xuất khẩu còn chưa ký kết nhiều.

dự báo năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 17

"Thách thức đến từ việc Philippines siết chặt chất lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam và cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới đòi hỏi chất lượng cao như châu Âu, Australia hay Hàn Quốc sẽ buộc các doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình sản xuất bài bản hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường. Hiện tại, Lộc Trời, Vinaseed và Trung An là những đơn vị sản xuất gạo “bài bản” nên nhiều khả năng tận dụng được nguồn cầu từ các thị trường mới", VDSC nhận định.

Page 18: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Phần 4hoạt động của cácdoanh nghiệp trong ngành

Page 19: báo cáo thị trường gạo năm 2020

tại Bách Hóa Xanh và VinMart. Trong tháng 9, Lộc Trời cũng có đơn hàng xuất khẩu 126 tấn gạo thơm Jasmine 85 đi Châu Âu.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An có doanh thu thuần quí III tăng 15% lên 539 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 62% đạt hơn 21 tỉ đồng. Lợi nhuận lũy kế 9 tháng gấp 3,4 lần cùng kỳ đạt 85 tỉ đồng.

năm 2020

Kết thúc năm 2020, với diễn biến thuận lợi từ thị trường gạo thế giới và Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành gạo ghi nhận mức tăng trưởng kết quả kinh doanh ấn tượng. Thời gian tới, những doanh nghiệp này được dự báo sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận trong mảng gạo nhờ những lợi thế từ EVFTA.

Trong quí III/2020, CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) ghi nhận sự tăng trưởng cao khi doanh thu thuần tăng 74% lên 296 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao lên đến 36%. Lợi nhuận sau thuế tăng 74% đạt hơn 31 tỉ đồng. Công ty cho biết nguyên nhân là ký được một số hợp đồng xuất khẩu gạo và thực hiện các dự án giống.

Tập đoàn Lộc Trời cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong quí III nhờ sự cải thiện biên lợi nhuận gộp và tiết giảm chi phí. Doanh thu thuần dù giảm 9% nhưng lãi gộp vẫn tăng 7% lên 373 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 120% đạt 92 tỉ đồng.

Trong đó, doanh thu mảng gạo giảm hơn 42% xuống 488 tỷ đồng, chỉ còn đóng góp khoảng 1/4 tổng doanh thu. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp mảng này được cải thiện mạnh từ 3,3% cùng kỳ lên 5,8%, đã góp phần nâng biên lợi nhuận chung từ 18% lên 21%.

Sự thay đổi này là do công ty đẩy mạnh bán gạo có thương hiệu thay thế dần xuất khẩu gạo hàng hóa; riêng nhãn hiệu Hạt Ngọc Trời đang xuất hiện tại nhiều chuỗi siêu thị lớn như Co.op mart, BigC cũng như gia tăng hiện diện

1. Lợi nhuận doanh nghiệp gạotăng cao

2. Tin tức doanh nghiệp mới nhất

hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành

vietnambiz.vn TRANG 19

CTCP Lộc Trời (Mã: LTG): Vào đầu tháng 1, Tập đoàn Lộc Trời chính thức vận hành hệ thống ERP SAP S/4HANA và chuẩn

mực báo cáo tài chính IFRS.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “2020 là năm mà Lộc Trời thực hiện việc tái cấu trúc một cách toàn diện và triệt để, có sự chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện về cả mô thức kinh doanh và mô hình tăng trưởng của Tập đoàn.

Theo đó, chúng ta đã chuyển hóa toàn diện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo sang một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, triệt tiêu các xung đột về lợi ích, phù hợp với cơ chế vận hành mới, những mục tiêu mới của Lộc Trời. Trong giai đoạn 1 này, Lộc Trời đã tích hợp hệ thống chuẩn mực tài chính quốc tế IFRS vào hệ thống ERP được vận hành từ đầu năm 2021”.

Page 20: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Lễ vận hành chính thức giai đoạn 1 hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP SAP S/4 HANA và triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quản trị và vận hành của Lộc Trời theo phương thức mới. Đây là tiền đề cho một giai đoạn phát triển mới của Tập đoàn với các trụ cột số trong tương lai, và là nền tảng quan trọng cho giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiến hành trong năm 2021.

Bên cạnh đó, vào cuối tháng 12, Lộc Trời đã góp 64,5 tỷ đồng vào CTCP Bao bì Bình Đức chuyên in ấn và sản xuất bao bì các loại.

Năm 2020, dịch COVID-19 đã và đang tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhiều quốc gia và Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do lo ngại dịch bệnh COVID-19, nhiều hãng tàu không nhận đơn vận chuyển hoặc yêu cầu chuyển cảng nhận hàng, đã làm tăng chi phí vận chuyển, giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong thời gian giãn cách xã hội làm đình trệ việc giao nhận hàng xuất khẩu, đã tác động trực tiếp đến công việc hàng ngày của các đơn vị và người lao động.

Vượt qua những khó khăn, thử thách, nhất là những ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch COVID-19, năm 2020 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, cụ thể như sau: Tổng doanh thu ước đạt 16.331 tỉ đồng, đạt 102% so với kế hoạch; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 296 triệu USD, đạt 110,5% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế ước đạt 332 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, triển khai thực hiện Phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới Tổng công ty theo lộ trình đã được phê duyệt. Năm 2020, Hội đồng thành viên Tổng công ty đã quyết định cổ phần hóa hai đơn vị thành viên Công ty TNHH một thành viên Muối Việt Nam và Công ty THHH một thành viên Lương thực Lương Yên

CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed –

Mã: NSC): Ngày 22/12/2020, Hội đồng quản trị Công ty đã nhất trí thông qua việc chi cổ tức đợt 2 năm 2019 cho cổ đông hiện hữu bằng tiền. Tỷ lệ thực hiện chi trả 25%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng).

Bên cạnh đó, ngày 10/12/ 2020, Vinaseed nhận giải thưởng TOP 15 doanh nghiệp niêm yết có hiệu quả kinh doanh tốt nhất 3 năm liên tiếp (2017 – 2019) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bình chọn.

CTCP Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1):

Ngày 05/01/2021 tại Hà Nội, Tổng công ty Lương thưc miền Bắc đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.

năm 2020hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành

vietnambiz.vn TRANG 20

CTCP Lộc Trời (Mã: LTG): Vào đầu tháng 1, Tập đoàn Lộc Trời chính thức vận hành hệ thống ERP SAP S/4HANA và chuẩn

mực báo cáo tài chính IFRS.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “2020 là năm mà Lộc Trời thực hiện việc tái cấu trúc một cách toàn diện và triệt để, có sự chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện về cả mô thức kinh doanh và mô hình tăng trưởng của Tập đoàn.

Theo đó, chúng ta đã chuyển hóa toàn diện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo sang một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, triệt tiêu các xung đột về lợi ích, phù hợp với cơ chế vận hành mới, những mục tiêu mới của Lộc Trời. Trong giai đoạn 1 này, Lộc Trời đã tích hợp hệ thống chuẩn mực tài chính quốc tế IFRS vào hệ thống ERP được vận hành từ đầu năm 2021”.

Page 21: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Phần 5chính sách

Page 22: báo cáo thị trường gạo năm 2020

tấn còn lại sẽ được xuất khẩu bởi các doanh nghiệp tư nhân.

Là nước sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, song Bangladesh gần đây đã nổi lên thành nước nhập khẩu lớn với hàng loạt phiên đấu thầu mua gạo do cạn kiệt lượng dự trữ và giá trong nước tăng cao kỷ lục. Nguyên nhân bởi lũ lụt liên tiếp gây tổn thất nghiêm trọng đến mùa màng.

Hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn gạo, nhưng Bangladesh sử dụng gần như toàn bộ đó mới đủ lương thực cho trên 160 triệu người dân. Quốc gia này thường xuyên phải nhập khẩu gạo mỗi khi gặp lũ lụt hoặc hạn hán.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp Bangladesh cho biết vụ Aman, vốn phụ thuộc vào nước mưa, năm nay dự kiến sẽ giảm 15% so lũ chồng lũ. Theo Viện Nghiên cứu Lúa bangladesh, 4 trận lũ liên tiếp đã gây tổn thất nghiêm trọng cho vụ mùa lúa, có thể khiến sản lượng gạo giảm 1,5 triệu tấn.

Bangladesh đứng đầu thế giới về tiêu thụ gạo bình quân đầu người với 268,5 kg/năm.

1. Chính sách các nướctrên thế giới

Ấn Độ dừng ký hợp đồng xuất: Vào đầu tháng 4/2020, các nhà kinh doanh gạo Ấn

Độ đã dừng ký hợp đồng xuất khẩu mới trong bối cảnh cả nước đóng cửa để hạn chế sự lây lan của COVID-19, vì tình trạng thiếu lao động và sự gián đoạn trong khu vực hậu cần đã cản trở việc hoàn thành các hợp đồng hiện tại, các giám đốc điều hành trong ngành chia sẻ.

Bangladesh: Vào cuối tháng 12/2020, theo đưa tin từ Reuters, Bangladesh đã

quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo từ mức 62,5% xuống còn 25% để đẩy tăng lượng dự trữ và hạ nhiệt thị trường gạo trong nước.

Giá gạo xát thường ở Bangldesh hiện dao động từ 3.200 – 3.400 taka/bao 50 kg, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Giá bán lẻ gạo xát kỹ là 64-66 taka/kg.

Việc Bangladesh giảm thuế nhập khẩu gạo sẽ là cơ hội lớn cho Ấn Độ, nước vừa có lợi thế về mặt địa lý vì nằm sát cạnh Bangladesh, vừa có nguồn cung gạo dồi dào và giá rẻ. Hiện giá gạo IR64 ở Bengal (Ấn Độ) chỉ khoảng 24 rupee/kg, trong khi đó ở Bangladesh tới 40 rupee/kg.

Phó giám đốc Hiệp hội Xuất khẩu gạo Ấn Độ, Vinod Kaul, cho biết đã có hai công ty Ấn Độ ký hợp đồng bán 100.000 tấn gạo cho Bangladesh và Chính phủ Bangladesh đang đàm phán với Nafeti (Liên đoàn Tiếp thị hợp tác nông nghiệp quốc gia Ấn Độ) để nhập khẩu 250.000 tấn gạo nữa theo sáng kiến thương mại giữa hai bên; 150.000

năm 2020chính sách

vietnambiz.vn TRANG 22

Năm 2020 cũng là năm mà nhiều chính sách mới tại các nước được ban hành nhằm phù hợp với tình hình biến động mạnh của thị trường thế giới trong bối cảnh dịch COVID-19.

Page 23: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Ấn Độ dừng ký hợp đồng xuất: Vào đầu tháng 4/2020, các nhà kinh doanh gạo Ấn

Độ đã dừng ký hợp đồng xuất khẩu mới trong bối cảnh cả nước đóng cửa để hạn chế sự lây lan của COVID-19, vì tình trạng thiếu lao động và sự gián đoạn trong khu vực hậu cần đã cản trở việc hoàn thành các hợp đồng hiện tại, các giám đốc điều hành trong ngành chia sẻ.

Việc dừng hoạt động của nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cho phép các quốc gia đối thủ gồm cả Thái Lan tăng xuất khẩu trong ngắn hạn và kéo giá gạo toàn cầu lên cao, theo đó khiến hàng triệu người tiêu dùng nghèo ở châu Phi phải trả chi phí cao hơn.

"Xuất khẩu đã bị đình trệ khi hoạt động vận chuyển trở nên rất khó khăn vì cả nước đóng cửa. Các tài xế không đi làm và lao động không có sẵn tại các nhà máy và cảng biển", theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Gạo (REA) của Ấn Độ, ông BV Krishna Rao.

Sau 3 tuần tạm dừng, các thương nhân Ấn Độ đã bắt đầu ký các hợp đồng xuất khẩu gạo mới do lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vận chuyển gạo trong nước. Ông B.V. Krishna Rao cho biết các hoạt động xuất khẩu đã hoạt động trở lại, mặc dù chính phủ Ấn Độ đã kéo dài thời gian phong tỏa toàn tới ngày 3/5/2020 để ứng phó với đại dịch COVID-19.

Dừng xuất khẩu gạo trắng do lo ngại dịch COVID-19: Vào đầu tháng 4/2020, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu dừng xuất khẩu gạo trắng và thóc từ 11h59 tối ngày 5/4, với lý do đảm bảo nguồn cung trong nước trong khi dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng tại quốc gia Đông Nam Á.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp quốc hội bất thường về bỏ phiếu tín nhiệm cho những buổi họp và cải tổ Nội

các, ông Hun Sen cho biết việc đưa ra một chiến lược phòng ngừa là rất quan trọng trong trường hợp khẩn cấp, khi dịch COVID-19 đang lan rộng ở nhiều quốc gia, gồm cả Campuchia.

Theo Thủ tướng, quyết định tạm ngừng xuất khẩu thóc và gạo trắng sẽ đảm bảo lượng dự trữ tốt hơn. Ông nhấn mạnh việc đình chỉ xuất khẩu sẽ chỉ áp dụng đối với gạo trắng và thóc, vốn đang có nhu cầu cao trên thị trường nội địa. Gạo thơm, với nhu cầu trong nước thấp hơn, sẽ được xuất khẩu như bình thường.

Về thời hạn dừng xuất khẩu, ông Hun Sen cho hay Campuchia sẽ cho phép các thương nhân và những công ty đã mua thóc và sẵn sàng xuất khẩu sang Thái Lan, Việt Nam hoàn thành hợp đồng. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia xem xét khả năng giải ngân tiền cho các nhà xay xát để mua thóc từ những người trước đây đã bán cho hương nhân ở các quốc gia láng giềng.

"Hãy để các nhà máy xay xát gạo mua thóc từ những người đang thu hoạch và cần bán, và mua toàn bộ thóc để duy trì mức giá tốt, và tránh giá giảm khi không có thương nhân từ Thái Lan và Việt Nam", ông Hun Sen cho biết.

Đến 20/5/2020, Chính phủ Hoàng gia Campuchia quyết định cho phép các doanh nghiệp trong nước được xuất khẩu gạo trắng trở lại theo hợp đồng đặt hàng mua từ nước ngoài.

Thúc đẩy xuất khẩu gạo hữu cơ: Vào đầu tháng 1/2021, theo Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), nước này đã

năm 2020chính sách

vietnambiz.vn TRANG 23

Campuchia:

Page 24: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Brazil: Vào đầu tháng 9/2020, Thương vụ Việt Nam tại Brazil (Bộ Công

Thương) cho biết trong tuần qua, tổng thống Bolsonaro và Bộ Kinh tế Brazil phải triệu tập khẩn cấp cuộc họp với Hiệp hội siêu thị, kêu gọi các nhà phân phối không đầu cơ tăng giá mặt hàng gạo, một thực phẩm thiết yếu tại Brazil.

Tại các siêu thị, mặt hàng gạo đã tăng đột biến từ mức 12.000-13.000 đồng/kg lên mức 22.000 - 24.000 đồng/kg. Ngày 9/9/2020, Hội đồng ngoại thương thuộc Bộ Kinh tế Brazil đã quyết định giảm thuế nhập khẩu từ mức 10% (với thóc) và 12% (với các loại gạo thành phẩm) về 0%, thời gian áp dụng cho đến ngày 31/12/2020 với hạn ngạch tối đa là 400.000 tấn, lượng hạn ngạch này bằng khoảng 35% tổng lượng nhập khẩu của Brazil.

xuất khẩu 11.200 tấn gạo hữu cơ trong năm 2020, tăng nhẹ 1,2% so với năm 2019. Và trong bối cảnh xuất khẩu gạo trở thành điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng tối màu của kinh tế Campuchia do đại dịch COVID-19 thì CRF đã tăng cường gỡ khó để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Campuchia ra thị trường quốc tế.

Thống kê của CRF cho thấy xuất khẩu gạo hữu cơ mới chỉ chiếm 1,6% trong tổng lượng gạo xuất khẩu lên tới 690.829 tấn của Campuchia năm 2020. Trong hơn 11.000 tấn gạo hữu cơ xuất khẩu của Campuchia, hơn 90% đã vào thị trường châu Âu và chỉ một số ít tới Mỹ.

Báo Phnom Penh Post ngày 12/1 dẫn lời ông Song Saran, Chủ tịch CRF đồng thời là Giám đốc điều hành Công ty xay xát và xuất khẩu gạo Amru Rice Cambodia Co Ltd của Campuchia, nói rằng tổng lượng gạo xuất khẩu của Campuchia năm 2020 tăng 11,4% so với năm 2019, vượt xa mức tăng trưởng yếu ớt của gạo hữu cơ.

Ông Saran cũng cho rằng tăng trưởng không ấn tượng của xuất khẩu gạo hữu cơ là do thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU), thị trường quan trọng của gạo Campuchia. Tuy nhiên, mức tăng trưởng như vậy là có thể chấp nhận được trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu của EU đối với gạo hữu cơ.

Gạo Campuchia chính thức mất quyền miễn thuế nhập khẩu vào EU từ tháng 1/2019 sau khi khối này quyết định áp thuế nhập khẩu đối với gạo Campuchia và Myanmar để bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất nội khối.

năm 2020chính sách

vietnambiz.vn TRANG 24

2. Chính sách của Việt Nam

Cũng theo ông Saran, CRF sẽ tìm kiếm các thị trường lớn hơn đối với gạo hữu cơ Campuchia, đặc biệt là Mỹ, nơi có nhu cầu cao nhưng lượng gạo hữu cơ nhập khẩu vẫn ít. CRF sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo hữu cơ Campuchia, dự kiến đạt khoảng 15.000 tấn năm 2021.

Dự trữ, bình ổn giá gạo trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19

Vào đầu tháng 3/2020, Bộ Công Thương gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo dự trữ và bình ổn giá thóc, gạo trong nước trước diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.

Page 25: báo cáo thị trường gạo năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 25

Theo Bộ Công thương, bên cạnh sự phức tạp của các yếu tố khách quan, diễn biến thương mại gạo toàn cầu tiếp tục có phát sinh, tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam như: Các nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn đều gia tăng sản lượng, nhu cầu nhập khẩu giảm từ các thị trường truyền thống của Việt Nam (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia)... Các động thái này đang gây áp lực không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trước tình hình đó, để đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, cũng như có biện pháp ứng phó rủi ro về giá, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã ban hành công văn hỏa tốc số 225 ngày 8/3 đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc thực hiện các quy định tại Nghị định số 107 về dự trữ lưu thông và bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước.

Cụ thể, các doanh nghiệp duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó theo qui định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ngăn chặn vi phạm hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia sau khi trúng thầu

Vào đầu tháng 1/2021, nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp trúng thầu gạo dự trữ Quốc gia nhưng lại từ chối

năm 2020chính sách

ký hợp đồng, sau đó để xuất khẩu với giá cao hơn, ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế (Tổng cục Dự trữ Nhà nước), cho biết Tổng cục Dự trữ sẽ áp dụng chấm điểm uy tín các nhà thầu ngay từ năm 2021.

Hiện nay Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã xây dựng bảng đánh giá uy tín các nhà thầu theo 4 nhóm:

Nhóm 1 là những nhà thầu thực hiện đầy đủ, đúng các quy định sẽ được chấm điểm uy tín tối đa; nhóm 2 là nhà thầu trúng thầu, khi thương thảo ký hợp đồng nhưng không ký, điểm uy tín sẽ thấp hơn; nhóm 3 là nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng nhưng khi thực hiện hợp đồng lại không thực hiện đúng hoặc chất lượng giao hàng dự trữ không bảo đảm; nhóm 4 là nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng nhưng bỏ hoặc thực hiện dở dang.

Nhóm 3 và 4 sẽ bị điểm uy tín thấp nhất và đưa lên hệ thống đấu thầu Quốc gia. “Những nhà thầu có lịch sử vi phạm sẽ bị hạ điểm và sẽ gặp bất lợi khi tham gia dự thầu trong thời gian tới. Trước mắt, việc chấm điểm này được thực hiện với đấu thầu gạo, tiến tới áp dụng với đấu thầu vật tư, thiết bị”, ông Nguyễn Văn Bình cho hay.

Cũng theo ông Bình, về lâu dài Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã có kiến nghị tiếp tục sửa đổi Luật Đấu thầu bổ sung các chế tài khác để ràng buộc hơn với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu không riêng chỉ có mua gạo dự trữ Quốc gia, mà cho nhiều mặt hàng và các lĩnh vực khác.

Việc giao dịch, tham gia cung ứng gạo cho dự trữ Quốc gia hiện đang được

Page 26: báo cáo thị trường gạo năm 2020

vietnambiz.vn TRANG 26

thực hiện theo Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Dự trữ quốc gia năm 2012 và Luật Đấu thầu năm 2013.

Trường hợp doanh nghiệp trúng thầu không tới ký hợp đồng thì biện pháp chế tài là thu bảo lãnh dự thầu. Nếu đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc có thực hiện, nhưng không giao đủ số lượng theo hợp đồng đã ký thì bị thu bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc chịu phạt tối đa bằng 8% giá trị không thực hiện và cấm tham gia đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm theo Luật Đấu thầu đã qui định.

Trước đó đầu tháng 3/2020, nhiều doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia trong đợt mở thầu nhưng ngay sau đó lại bỏ không ký hợp đồng. Nguyên do, thời điểm tháng 3/2020, dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, giá gạo bị đẩy lên cao dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trúng thầu rồi nhưng lại bỏ thầu, trong đó có cả doanh nghiệp Nhà nước để xuất khẩu gạo ra nước ngoài với giá cao hơn.

Phong Nha 99 (PN99): Giống lúa PN99 có nhiều ưu điểm nổi trội so với các giống lúa bà con đã gieo trồng trước đây, đó là thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 115-120 ngày vụ đông-xuân và 88-90 ngày vụ hè-thu. Giống PN99 được đưa vào khảo nghiệm, sản xuất thử ở nhiều địa phương, nhưng chưa thấy bị nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi, sản xuất được trên nhiều chân đất khác nhau.

Giống lúa LP1601: Cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. So với việc trồng giống lúa PC15 trước đây, thì giống lúa LP1601 có nhiều ưu điểm, năng suất, chất lượng cao hơn. Từ lúc gieo mạ, nảy mầm đến khi cấy, thì mạ cứng cây và đều. Cây lúa đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt chắc cao, đặc biệt là chống chịu thời tiết và sâu bệnh hại

năm 2020chính sách

3. Công nghệ, giống lúa mới

Tại thôn Phú Thọ, xã An Thủy, tỉnh Quảng Bình, giống lúa PN99 được trồng khảo nghiệm tập trung tại vùng ruộng cao ở đội 1 với diện tích 0,5ha. Ông Châu Văn Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Thọ cho biết: “Trong quá trình trồng và chăm sóc, lúa PN99 sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều hạt, ít hạt lép, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất 76 tạ/ha. So với các giống lúa thuần trước đây thì PN99 cho năng suất cao hơn và triển vọng hơn”.

Page 27: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Biểu đồ 1: Thị trường xuất khẩu chính của một vài loại gạo Việt Nam năm 2020 (Trang 12)

Bộ Công Thương

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Cục Bảo vệ thực vật

Tổng cục Hải quan

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)

Reuteus

SSI

Research

Riotimeonline

danh mục biểu đồ

nguồn tham khảo

Báo cáo “Thị trường gạo năm 2020” được Biên tập viên mục Hàng hóa của VietnamBiz tổng hợp và trình bày. Các số liệu, thông tin và những phân tích được tổng hợp trong báo này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được sử dụng như lời khuyên cho việc tư vấn kinh doanh, tài chính và những lĩnh vực chuyên nghiệp khác.

bản quyền

Thông tin và tài liệu trong báo cáo được nỗ lực tổng hợp dưới dạng sẵn có một cách chính xác nhất có thể. Tuy nhiên, tác giả không đảm bảo tính chính xác, sự thích hợp hay đầy đủ của các thông tin và số liệu, đồng thời tuyên bố miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm đối với các lỗi hoặc thiếu sót trong các thông tin và số liệu này.

tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

VietnamBiz sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kỳ chi phí, tổn thất hoặc thiệt hại nào cho dù trực tiếp hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng báo cáo, hoặc liên quan tới những thiếu sót, sai sót.

giới hạn trách nhiệm

năm 2020phụ lục

vietnambiz.vn TRANG 27

Page 28: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Trịnh Huyền TrangThư kí Tòa soạn phụ trách mục Hàng hóa – trang TTĐTTH VietnamBiz

ĐT: 0995222999Email: [email protected]

MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG, XIN LIÊN HỆ TỚI ĐỊA CHỈ:

ĐỂ THEO DÕI CÁC BÁO CÁO GẦN NHẤT CỦA CHÚNG TÔI,XIN TRUY CẬP ĐỊA CHỈ:

Báo cáo thị trường gạo quý III/2020

Báo cáo thị trường gạo tháng 10/2020

Báo cáo thị trường gạo tháng 11/2020

Mục “Báo cáo ngành hàng” - VietnamBiz

vietnambiz.vn TRANG 28

năm 2020phụ lục

Page 29: báo cáo thị trường gạo năm 2020

Địa chỉ: Lầu 3 Tòa nhà COMPA Building, 293 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh,  TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh: Số 5, ngõ 38A, phố Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0938.189.222 Email: [email protected]

Vận hành bởi