BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện...

32

Transcript of BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện...

Page 1: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Page 2: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Thư Ban biên tậpVai trò quan trọng của Phòng vệ Thương mại đối với sản xuất

trong nướcCùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, bên cạnh việc

đẩy mạnh giao lưu hàng hóa và dịch vụ, các nước/khu vực cũng giatăng biện pháp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước thông qua cáccông cụ phòng vệ thương mại.

Tham gia thương mại quốc tế, Việt Nam cũng không là ngoại lệ.Thời gian gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục bịáp đặt các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ từcác nước và khu vực. Điển hình là các vụ việc liên quan tới các mặthàng xuất khẩu của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, đèn huỳnhquang tại Châu Âu; túi nhựa đựng hàng hóa bản lẻ PE, tôm, cá datrơn, tại Hoa Kỳ; giày và đế giày không thấm nước tại Canada,…

Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị HoaKỳ điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với mặt hàng túinhựa Polyethylene đựng hàng hóa bán lẻ (túi nhựa). Đây cũng là lầnđầu tiên, một mặt hàng của Việt Nam bị điều tra chống trợ cấp, thểhiện một động thái mới và là một tiền lệ không có lợi trong các biệnpháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam.

Những biện pháp phòng vệ này trên thực tế đã gây thiệt hạikhông nhỏ đối với các ngành sản xuất trong nước và ảnh hưởng tớisự phát triển của nền kinh tế nói chung.

Trước xu hướng hàng hóa từ nước ngoài với giá rẻ đang tràn vàoViệt Nam trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã lần đầu tiên chủđộng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ. Trong đó, kính nổi là đốitượng điều tra và Việt Nam đang tiến hành các thủ tục cần thiết đểáp dụng các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.

Để một mặt đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại củanước ngoài, một mặt đảm bảo áp dụng linh hoạt các biện pháp bảohộ sản xuất trong nước, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan quản lý thìvai trò của các doanh nghiệp trong nước là một yếu tố vô cùng quantrọng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với cộng đồng doanhnghiệp, hiệp hội sẽ giúp Việt Nam có được chính sách phòng vệ mộtcách có hiệu quả.

BẢN TIN CẠNH TRANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Túi nhựa trong (ảnh minh họa)

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNGNGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Page 4: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

8 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

12 TRANG QUỐC TẾ

16 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

19 HỎI ĐÁP

24

26 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

20 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Page 5: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Việc Ấn Độ, nền kinh tế lớn trên thế giới, mộtthành viên tích cực của WTO, công nhận nềnkinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam đã khẳng

định thành công trong chính sách nhất quán củaChính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một nền kinhtế thị trường phát triển lành mạnh, phù hợp với điềukiện cụ thể của Việt Nam và các chuẩn mực và thônglệ quốc tế.

Cùng với Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG), việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thịtrường đầy đủ của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng vềkinh tế và chính trị, đánh dấu một bước tiến mới trongquan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa Việt Nam vàẤn Độ, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, thươngmại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững môi trườngphát triển ổn định và thịnh vượng trong khu vực ChâuÁ-Thái Bình Dương, củng cố niềm tin cho các doanhnghiệp, các nhà đầu tư của Việt Nam và Ấn Độ, và tạodựng môi trường thương mại thuận lợi, ổn định trongkhu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ.

Như vậy, đến nay, Ấn Độ là nước thứ 20 chính thứccông nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của ViệtNam.

THANH HƯƠNG

Ấn Độ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ

Nhân dịp Hội nghị Cấp caoASEAN lần thứ 15 tại Hua Hin,Thái Lan, được sự uỷ quyền củaChính phủ Việt Nam và Ấn Độ,ngày 25 tháng 10 năm 2009,Bộ trưởng Bộ Công ThươngViệt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộtrưởng Thương mại và Côngnghiệp Ấn Độ Anand Sharmađã ký và trao Thỏa thuận vềviệc Ấn Độ công nhận nền kinhtế thị trường đầy đủ của ViệtNam. Văn kiện này nêu rõ,Chính phủ Ấn Độ cam kết ápdụng một cách bình đẳng cácquy định của WTO về chốngbán phá giá và trợ cấp đối vớihàng hoá xuất khẩu của ViệtNam như các thành viên kháccủa WTO.

Page 6: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Ngày 06 tháng 11 năm 2009,Cục Quản lý cạnh tranh đã tổchức giới thiệu Văn phòng khu

vực miền trung của Cục tại Thànhphố Đà Nẵng. Buổi giới thiệu do ÔngVũ Bá Phú, Phó Cục trưởng cục Quảnlý cạnh tranh - đại diện Lãnh đạo CụcQuản lý cạnh tranh chủ trì với sự thamgia của các cơ quan báo chí của địaphương và trung ương đóng trên địabàn.

Tại buổi giới thiệu, Lãnh đạo CụcQuản lý cạnh tranh đã giải đáp cáccâu hỏi của các đại biểu tham dự vềvai trò, chức năng nhiệm vụ đồngthời đưa ra những định hướng chohoạt động của Văn phòng trong thờigian tới.

Văn phòng Cục tại thành phố ĐàNẵng được thành lập theo quy địnhcủa Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản

lý cạnh tranh và Quyết định số27/2006/QĐ-BTM ngày 28 tháng 8năm 2006 của Bộ Thương mại về việcthành lập và quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vịthuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Văn phòng Cục Quản lý cạnhtranh tại thành phố Đà Nẵng đượcmở tài khoản tại Kho bạc nhà nước,được sử dụng con dấu riêng để giaodịch. Về phạm vi hoạt động, Vănphòng đại diện của Cục tại thành phốĐà Nẵng là đơn vị trực thuộc CụcQuản lý cạnh tranh, thực hiện chứcnăng đại diện cho Cục tại khu vựcmiền Trung (từ tỉnh Quảng Bình đếntỉnh Phú Yên, bao gồm cả khu vực TâyNguyên).

Địa chỉ liên hệ của Văn phòng đạidiện Cục tại thành phố Đà Nẵng:

Số 2 Phan Bội Châu, thành phố ĐàNẵng

Số điện thoại/fax: 0511.3898269CÔNG THÀNH

Cục Quản lý cạnh tranh giới thiệu văn phòng khu vực miền trung tại Đà Nẵng

Page 7: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Bộ Công Thương công bố Báo cáo sơ bộ về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày 01 tháng 07 năm 2009,Bộ Công Thương ban hànhQuyết định số 3329/QĐ-BCT

về việc tiến hành điều tra áp dụngbiện pháp tự vệ đối với mặt hàngkính nổi có mã HS 7005.29.90.00 và7005.21.90.00 nhập khẩu từ nướcngoài vào Việt Nam.

Ngày 30 tháng 10 năm 2009, CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương đã có Báo cáo sơ bộ về vụviệc. Đề nghị các bên liên quan gửiý kiến bình luận bằng văn bản về

Cục Quản lý cạnh tranh trước 12hngày 16/11/2009 (giờ Việt Nam).

Để tạo điều kiện cho các bên liênquan trình bày trực tiếp quan điểmcủa mình, Cục Quản lý cạnh tranh -Bộ Công Thương sẽ tổ chức Phiêntham vấn công khai, cụ thể như sau:

Thời gian: 9h sáng Thứ Sáu,ngày 20 tháng 11 năm 2009

Địa điểm: Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Các bên liên quan cử cán bộtham dự Phiên tham vấn công khai

nói trên xác nhận sự tham gia và nội dung trình bày Phiên tham vấnvề Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương trước 12h ngày16/11/2009 (giờ Việt Nam) theo địa chỉ 25 Ngô Quyền, Hà Nội hoặc Fax: (84-4) 22205003 hoặc email: [email protected] [email protected]. Cục Quản lýcạnh tranh xin lưu ý chỉ những ngườiđăng ký mới được tham dự Phiêntham vấn nói trên.

LÊ SỸ GIẢNG

Trong thời gian gần đây, khi Luậtđiều chỉnh các lĩnh vực chuyênngành được xây dựng mới hoặc

được điều chỉnh cùng với sự hìnhthành các cơ quan quản lý chuyênngành thường xuất hiện xu hướnghình thành các quy định điều tiết vềcạnh tranh trong các lĩnh vực chuyênngành và do cơ quan quản lý chuyênngành thực hiện. Chính các quy địnhnày dẫn đến những mâu thuẫn,chồng chéo với Luật Cạnh tranh, gâykhó khăn cho việc áp dụng các quyđịnh của Luật Cạnh tranh đối vớidoanh nghiệp.

Xuất phát từ thực trạng đó, ngày

06/11/2009 tại TP. Đà Nẵng, Cục Quảnlý cạnh tranh phối hợp với JICA tổchức Hội thảo “Thực tiễn áp dụngLuật Cạnh tranh trong một số lĩnh vựcchuyên ngành: kinh nghiệm của NhậtBản và thực tiễn ở Việt Nam - Nhữngvấn đề đặt ra”.

Hội thảo do Ông Vũ Bá Phú - PhóCục trưởng Cục Quản lý cạnh tranhchủ trì với sự tham dự của Bà KumicoTanaka - Chuyên gia thường trú củaJFTC tại Việt Nam, các chuyên gia củaCục Quản lý cạnh tranh, đại diện củacác Sở, Ban, Ngành liên quan tại địaphương và và đại diện các doanhnghiệp.

Hội thảo đã kết thúc thành côngtốt đẹp với rất nhiều thông tin bổ íchđối với các đại biểu tham gia hội thảo.Những kiến thức từ hội thảo sẽ là côngcụ hữu ích giúp các đại biểu áp dụngtrong quá trình thực thi pháp luật cạnhtranh tại cơ quan, địa phương mình.

Với cơ quan quản lý cạnh tranh,những kinh nghiệm và ý kiến trao đổitại hội thảo sẽ được ghi nhận và xemxét áp dụng vào quá trình xây dựngvà hoàn thiện môi trường pháp luậtcạnh tranh nói riêng và pháp luật nóichung trong thời gian tới.

(Nội dung chi tiết về hội thảo tạitrang 24).

NGÂN AN

Hội thảo “Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh trong một số lĩnhvực chuyên ngành: kinh nghiệm của Nhật Bản và thực tiễn ởViệt Nam - Những vấn đề đặt ra”

Page 8: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

Ngày 04/11/2009, Ủy ban Châu âu(EC) đã chính thức đề xuất kéodài thời hạn áp thuế chống bán

phá giá đối với giầy mũi da xuất khẩutừ Trung Quốc và Việt Nam thêm 15tháng sau khi kết thúc điều tra rà soát.

Mức thuế đối với sản phẩm ViệtNam đang được áp dụng là 10% từnăm 2006. Dự kiến Ủy ban Tư vấnchống bán phá giá của Liên minh Châuâu sẽ có ý kiến vào ngày 19/11/2009 vàquyết định cuối cùng sẽ được cácnhóm các nước có quan điểm khácnhau về vụ việc này: nhóm nước ủnghộ việc kéo dài áp thuế, nhóm nướcphản đối việc áp thuế và nhóm nướcchưa có quan điểm rõ ràng.

Hội đồng Châu âu thông qua bằnghình thức bỏ phiếu trong tháng12/2009.

LÊ SỸ GIẢNG

EC đề xuất kéo dài thời hạn áp thuếchống bán phá giá đối với giày da nhậpkhẩu từ Việt Nam

Chuyến khảo sát về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của đoàncán bộ VCA tại Đài Loan - Trung Quốc

Theo lời mời của Ủy ban Thương mại lànhmạnh Đài Loan (Taiwan Fair Trade Commis-sion - TFTC), từ ngày 18 tháng 10 đến ngày

24 tháng 10 năm 2009, đoàn cán bộ của CụcQuản lý cạnh tranh Việt Nam đã sang làm việc vớicác cơ quan có liên quan của Đài Loan - TrungQuốc nhằm học hỏi kinh nghiệm trong việc xâydựng, thực thi pháp luật về cạnh tranh và bảo vệngười tiêu dùng. Trong chuyến khảo sát này, haibên đã cùng nhau trao đổi các nội dung liên quanđến chính sách, pháp luật về cạnh tranh và bảovệ người tiêu dùng trên tinh thần học hỏi, trao đổikinh nghiệm lẫn nhau.

Các thành viên của đoàn VCA cũng đã thamgia khóa đào tạo do TFTC tổ chức nhằm bồidưỡng, nâng cao kiến thức về pháp luật hạn chếcạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và quảnlý hoạt động bán hàng đa cấp với sự truyền đạtcủa các chuyên gia hiện đang công tác tại TFTC vàchuyên gia của Ủy ban Thương mại lành mạnhNhật Bản (JFTC). Nội dung của khóa đào tạo tậptrung vào các vấn đề liên quan đến việc xử lý cácvụ việc cạnh tranh như: thỏa thuận; thị trường liênquan; cách thức nghiên cứu và phân tích thịtrường; quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn và giámsát, quản lý hoạt động bán hàng đa cấp - kinhnghiệm của Đài Loan - Trung Quốc. Thành lập từnăm 1992, với bề dày kinh nghiệm hoạt động gần20 năm, cho đến nay, TFTC đã trở thành cơ quanquản lý về cạnh tranh có tầm cỡ và quy mô lớn vớinhững thành tựu nhất định. Những kiến thức,thông tin và kinh nghiệm mà các chuyên gia củaTFTC đã truyền đạt, trao đổi với đoàn khảo sát của

VCA trong chuyến công tác này đã góp phần nângcao kiến thức về cạnh tranh của các cán bộ VCA.

Bên cạnh hoạt động tìm hiểu về mô hình tổchức của hai cơ quan, tìm hiểu về chính sách, phápluật cạnh tranh và tham gia khóa đào tạo tại TFTC,Đoàn khảo sát của VCA cũng đã được tiếp xúc vàlàm việc với Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng (Con-sumer Protection Commission - CPC) và Ủy banGiám sát tài chính (Financial Supervision Commis-sion - FSC) của Đài Loan. Trong buổi làm việc vớiỦy ban Bảo vệ người tiêu dùng, đoàn khảo sát VCAđã cùng phía bạn tìm hiểu và trao đổi các kinhnghiệm về chính sách, pháp luật cũng như hoạtđộng bảo vệ người tiêu dùng của hai bên hướngtới hỗ trợ nhau trong việc nâng cao hiệu quả côngtác xây dựng cũng như thực thi các chính sách vềbảo vệ người tiêu dùng. Buổi làm việc với Ủy banGiám sát tài chính cũng đã giúp cho các thành viêncủa đoàn khảo sát VCA có dịp tìm hiểu thông tinvà trao đổi kinh nghiệm về tình hình sáp nhập vàmua lại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tàichính ở Đài Loan, đồng thời tìm hiểu về cơ chếhoạt động của cơ quan này.

Chuyến khảo sát đã giúp cho các cán bộ củaVCA nâng cao hiểu biết về chính sách và phápluật cạnh tranh, chính sách bảo vệ người tiêudùng, tiếp thu và học hỏi được những kinhnghiệm quý báu của TFTC, CPC và FSC trong lĩnhvực này. Qua đó, góp phần tăng cường hơn nữaquan hệ hợp tác giữa hai cơ quan trên cơ sở chiasẻ kinh nghiệm, cùng hỗ trợ và nâng cao vai tròcũng như vị thế trong khu vực và trên thế giới.

MINH VÂN

Page 9: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Các doanh nghiệp Việt Nam không bán phágiá sản phẩm giày mũ da

Xin Thứ trưởng cho biết việc Ủy banchâu Âu tiến hành rà soát cuối kỳ vụkiện chống bán phá giá giày mũ daxuất xứ Việt Nam xuất khẩu vào thịtrường Cộng đồng Châu Âu trong bốicảnh nào?

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh:Tháng 10/2006, Ủy ban Châu Âu đãquyết định áp thuế chống bán phágiá đối với mặt hàng giày mũ da xuấtxứ Việt Nam trong thời hạn 2 nămmặc dù nhiều nước thành viên Cộngđồng châu Âu phản đối.

Tháng 10/2008, khi thời hạn ápthuế kết thúc, Ủy ban châu Âu đãkhông bãi bỏ thuế chống bán phá giámà quyết định tiến hành rà soát cuốikỳ theo yêu cầu của ngành sản xuấtgiày dép châu Âu. Đặc biệt, việc ràsoát này được tiến hành trong bốicảnh đa số các nước thành viên Cộngđồng châu Âu phản đối.

Tôi cũng xin lưu ý là trong suốtthời gian Ủy ban châu Âu tiến hànhđiều tra rà soát, các doanh nghiệp cóliên quan vẫn phải chịu thuế chốngbán phá giá. Như vậy, đến nay, mặthàng giày mũ da xuất xứ Việt Namxuất khẩu sang thị trường Châu Âu đãbị áp thuế chống bán phá giá hơn 3năm.

Vậy quan điểm của Bộ CôngThương về báo cáo kết luận rà soát cuốikỳ mà Ủy ban Châu Âu mới công bốnhư thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh: ViệcỦy ban châu Âu áp thuế chống bánphá giá đối với mặt hàng giày mũ daxuất xứ Việt Nam đã gây ra các tácđộng hết sức tiêu cực đối với ngànhcông nghiệp giày dép của Việt Nam,một ngành công nghiệp quan trọngcủa Việt Nam sử dụng trên 500.000lao động với đa số là lao động nữ.

Hơn nữa, có thể nói rằng ngànhcông nghiệp giày dép Việt Nam đangphải chịu tác động kép rất nặng nềkhi mà mới đây Cộng đồng châu Âuđã loại mặt hàng giày dép xuất khẩucủa Việt Nam khỏi diện được hưởngưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Thực tế cũng đã cho thấy việc Ủyban châu Âu áp thuế chống bán phágiá trong thời gian hơn 3 năm vừa quađã không những không thể bảo hộ

được lợi ích của một bộ phận nhỏ cácnhà sản xuất giày châu Âu có năng lựccạnh tranh yếu kém mà đã gây tổn hạiđến lợi ích chính đáng của chính cácdoanh nghiệp châu Âu đang đầu tư,kinh doanh trong ngành giày dép tạiViệt Nam, các nhà nhập khẩu, phânphối, bán lẻ tại thị trường châu Âu,đặc biệt là quyền lợi chính đáng củangười tiêu dùng Cộng đồng châu Âu.

Ngoài ra, vụ kiện chống bán phágiá này còn đi ngược lại chính sáchnhất quán của Cộng đồng Châu Âuvà các nước thành viên là ủng hộ, cổsúy cho xu thế tự do hóa thương mạivà kiên quyết phản đối, chống lại sựquay lại của chủ nghĩa bảo hộ, nhất làthông qua sự lạm dụng các công cụphòng vệ thương mại như chống bánphá giá, đồng thời tiếp tục tăngcường và mở rộng các chương trìnhtrợ giúp cho các nước chậm pháttriển và đang phát triển có thu nhậpthấp, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh thế giới đang trảiqua cuộc khủng hoảng kinh tếnghiêm trọng mà những nước đangphát triển có thu nhập thấp và hoạtđộng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớntrong thu nhập quốc dân (GDP) nhưViệt Nam đang phải gánh chịu tácđộng tiêu cực, nặng nề hơn cả.

Về báo cáo kết luận rà soát cuối kỳmà Ủy ban châu Âu mới công bố, BộCông Thương một lần nữa phản đốivụ kiện chống bán phá giá này và

khẳng định rằng các doanh nghiệpViệt Nam không bán phá giá vào thịtrường châu Âu.

Bộ Công Thương cho rằng báocáo của Ủy ban châu Âu đã khôngphản ánh một cách khách quan,đúng thực tiễn sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp Việt Nam vàviệc Ủy ban châu Âu đề xuất gia hạnáp thuế chống bán phá giá thêm 15tháng là không công bằng và vô lý.

Bộ Công Thương đề nghị Ủy banchâu Âu xem xét lại báo cáo một cáchkhách quan, công bằng và bãi bỏthuế chống bán phá giá ngay sau khigiai đoạn rà soát cuối kỳ kết thúc.

Chính phủ Việt Nam đề nghị vàmong muốn tiếp tục nhận được sựủng hộ của Chính phủ các nướcthành viên Cộng đồng châu Âu dànhcho Việt Nam trong vụ kiện chốngbán phá giá này bằng việc yêu cầu Ủyban châu Âu bãi bỏ thuế chống bánphá giá áp dụng đối với mặt hànggiày mũ da nhập khẩu từ Việt Namvào thị trường châu Âu.

Chắc chắn rằng sự ủng hộ củaChính phủ các nước thành viên EUdành cho Việt Nam trong vụ kiệnchống bán phá giá này sẽ là minhchứng thực tế nhất của chính sáchủng hộ tự do hóa thương mại vàchống lại sự quay lại của chủ nghĩabảo hộ của Cộng đồng châu Âu vàtừng nước thành viên, đồng thời gópphần thiết thực vào việc phát huy hiệuquả các chương trình hỗ trợ phát triểnmà Cộng đồng Châu Âu và các nướcthành viên dành cho Việt Nam, nhất làcác chương trình xóa đói giảm nghèo.

PV

Xung quanh sự kiệnngày 13/10, Ủy banChâu Âu công bố báocáo kết luận rà soát cuốikỳ vụ kiện chống bánphá giá giày mũ da xuấtxứ Việt Nam xuất khẩuvào thị trường Châu Âu,Bản tin Cạnh tranh vàtiêu dùng xin trích bàiphỏng vấn đối với Thứtrưởng Bộ Công ThươngLê Danh Vĩnh

Page 10: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Một số diễn biến tại Phiên đàm phán liên quan đến dự thảoHiệp định chống bán phá giá (26-27/10/2009) trong khuônkhổ đàm phán Quy tắc, Vòng đàm phán Doha

Vòng đàm phán Doha bắt đầuđược khởi động từ năm 2001theo quyết định của Hội nghị các

bộ trưởng kinh tế các nước thành viênWTO tại Doha (Quatar). Một trongnhững nội dung chính của Vòng Dohalà đàm phán sửa đổi quy định của Hiệpđịnh chống bán phá giá (ADA) và Hiệpđịnh về trợ cấp và các biện pháp đốikháng (CVD) (Gọi tắt là đàm phán Quytắc – Rules Negotiations). Từ đó đếnnay, Đàm phán Quy tắc đã diễn ra rấtnhiều phiên với hàng trăm đề xuất cụthể của các nước thành viên. Gần đâynhất, phiên đàm phán (rules) tại WTOliên quan đến nội dung dự thảo Hiệpđịnh chống bán phá giá đã diễn ra ngày26-27/10/2009, tại Geneve.

Hiệp định chống bán phá giá là mộttrong những Hiệp định quan trọng củaWTO, vì vậy, các nước đều tham gia tíchcực vào việc góp ý cho dự thảo để tránhviệc sử dụng Hiệp định này làm công cụbảo hộ sản xuất nội địa, ngăn cản tự do

hóa thương mại. Tại phiên đàm phántháng 10/2009, các nước đã tập trungthảo luận những vấn đề sau:

1. Sản phẩm thuộc diệnxem xét (product under con-sideration)

Định nghĩa về cụm từ “sản phẩmthuộc diện xem xét điều tra chống bánphá giá” được nêu trong Bản dự thảongày 30/11/2007, trong đó đã nêu rakhá nhiều các yếu tố để xác định xemliệu hàng hóa đó có phải là sản phẩmthuộc diện xem xét hay không.

Trong khi nhiều nước cho rằng mộtđiều khoản riêng về vấn đề này sẽ hữuích, lại có những quan ngại rằng mộtđiều khoản như thế có thể không cầnthiết, sẽ tạo thêm nhiều vấn đề hơn sovới số vấn đề có thể giải quyết được,cũng như những cách diễn giải về cácvụ việc tiếp theo. Các quan điểm còn cónhiều khác biệt về việc xác định sảnphẩm thuộc diện xem xét rộng đến

Page 11: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

đâu, vai trò của các đặc điểm về vật lývà thị trường trong việc xác định sảnphẩm thuộc diện xem xét, và khi nàovà bằng cách nào để xác định sảnphẩm thuộc diện xem xét.

Trong vụ việc chống phá giá, địnhnghĩa thuật ngữ trên là rất quantrọng, có tính quyết định đến mức độ,tính chất và phạm vi của toàn bộ vụviệc. Trước hết, cần phải xác địnhđược phạm vi của sản phẩm thuộcdiện xem xét điều tra chống phá giá,căn cứ trên đó sẽ xác định “sản phẩmtương tự” với sản phẩm thuộc diệnxem xét nêu trên; tiếp theo là xácđịnh ngành sản xuất nội địa và xácđịnh tư cách khởi kiện của họ trongvụ việc chống phá giá. Phạm vi củasản phẩm thuộc diện xem xét điều tracàng rộng, càng dễ dàng hơn chobên khởi kiện chứng minh đượclượng hàng hóa nhập khẩu bị phá giátăng nhiều và có nguy cơ cao gâythiệt hại cho ngành sản xuất nội địa,số lượng hàng nhập khẩu bị điều tracàng nhiều. Bên cạnh đó, với phạm visản phẩm thuộc diện xem xét rộngthì cũng tạo điều kiện dễ dàng hơncho ngành sản xuất nội địa quy tụ

thêm được các nhà sản xuất khác vàđảm bảo yêu cầu của luật định về “tưcách khởi kiện” (standing).

Tại phiên đàm phán này, đa số cácnước đều cho rằng đây là vấn đềquan trọng, là khái niệm cơ bản, tạora nền tảng cho các bước khác (trongviệc tính toán thiệt hại và biên độ phágiá) nên cần đặt ra các tiêu chí rõràng, cụ thể, chính xác hơn (về đặctính vật lý và thị trường) để địnhnghĩa, thông qua đó có thể xác địnhsản phẩm tương tự, quy mô của sản

phẩm. Các nước cho rằng nội dunghiện tại của Dự thảo là rộng, dễ bị lạmdụng.

2. Yêu cầu thông tin gửiđến các bên liên kết (infor-mation requests- affiliatedparties)

Hiện nay chưa có định nghĩa cụthể về khái niệm “các bên liên kết” (af-filiated parties)

Một số nước (Thái Lan, TrungQuốc, Brazil..) ủng hộ đề xuất sửa đổivì sửa đổi này theo hướng đỡ bất lợicho các nhà xuất khẩu, đảm bảo rằngcác bên liên quan sẽ không bị coi làkhông hợp tác nếu họ không thểcung cấp thông tin từ các bên liên kếtmà họ không kiểm soát.

Các nước khác quan ngại rằngviệc quy định bằng văn bản như vậysẽ khuyến khích việc không hợp tác,và họ được cảnh báo về khái niệmhẹp của từ kiểm soát (control) trongtrường hợp này sẽ được đưa ra mộtcách không phù hợp.

Bên cạnh đó, các nước cũng nêumột số câu hỏi: làm thế nào cơ quanđiều tra xác định được là các bên đãlàm hết sức để cung cấp thông tin,làm thế nào để các bên liên quanchứng minh là họ có kiểm soát haykhông kiểm soát đối với bên liên kết,định nghĩa thế nào là “hết sức nỗ lực”(best efforts),

Đây là một vấn đề khó, vì vậy, mộtsố nước (EC, New Zealand…) yêu cầuphải thảo luận kỹ hơn tại các phiênđàm phán tới.

3. Tư cách nộp đơn đềnghị điều tra bán phá giá(standing)

Theo tài liệu TN/RL/GEN/103 từNa uy, theo các Điều 4.1(i) và 5.4 củaHiệp định AD, một tỷ lệ lớn các nhàsản xuất trong nước có thể bị loạikhỏi ngành sản xuất trong nước khiđánh giá liệu ngành sản xuất ủng hộviệc khởi xướng điều tra. Theo đó,một cuộc điều tra có thể được khởixướng dù được ủng hộ bởi nhữngnhà sản xuất đại diện chỉ một phầntổng sản lượng của sản phẩm tươngtự của ngành sản xuất trong nước. Nauy đề xuất thay đổi Điều 5.4 để yêucầu rằng các nhà sản xuất chiếm ítnhất 50% tổng sản lượng trong nướcphải ủng hộ đơn đề nghị điều tra.

Chi Lê (TN/RL/GEN/75) đề xuấtsửa đổi Điều 5.4 để đảm bảo rằng

đơn khởi kiện nhận được sự ủng hộđáng kể từ ngành sản xuất trongnước. Tuy nhiên, theo quan điểm củaAi Cập (TN/RL/GEN/119), nên giữnguyên các yêu cầu về vị thế khởikiện như được quy định tại Điều 5.4.

Các nước còn có ý kiến khác nhauvề vấn đề này. Một số nước (EC, ẤnĐộ, Argentina, Mexico…) cho rằngphải xét đến đặc điểm của các ngànhcông nghiệp phân tán (fragmentedindustries) rất khó để tập hợp ý kiếncủa các nhà sản xuất. Một số nước thìcho rằng quy định sửa đổi sẽ tốn kém,gây khó khăn trong việc tập hợp ýkiến ủng hộ nhất là đối với nước lớncó nhiều nhà sản xuất.

4. Các vấn đề khác từĐiều 5.5 đến hết Điều 9

Đa số các thành viên ủng hộ dựthảo vì sửa đổi theo hướng cụ thểhơn, thuận lợi hơn cho nước bị điềutra phá giá, tăng cường tính minhbạch, rõ ràng, dự đoán trước, giảmbớt gánh nặng về thủ tục hành chính,nâng cao khả năng tiếp cận thông tincủa các bên có liên quan, làm rõ hơntrách nhiệm của cơ quan có thẩmquyền vì thế hạn chế quyền tự quyếtcủa các cơ quan có thẩm quyền.

Tại phiên đàm phán lần này, ViệtNam cùng với Thái Lan, Ấn Độ tiếptục nhấn mạnh quan điểm đã thểhiện tại tài liệuTN/RL/GEN/157/Rev.1 ngày27/5/2008 liên quan đến quy định tạiĐiều 9.3 Hiệp định AD (Rà soát mứcthuế chống bán phá giá), đề nghị sửalại lời văn ở Điều này nhằm đảm bảophần tiền thu vượt quá biên độ phágiá sẽ được hoàn trả cho nhà nhậpkhẩu. Nhật Bản, Đài Loan, Nam Phicũng ủng hộ đề xuất này.

Đối với quy định về việc mở rộngdiện được quyền yêu cầu hoàn tiền(bao gồm cả nhà xuất khẩu và nhậpkhẩu), một số thành viên (Úc, EC, NamPhi, Canada) đề xuất phải có quy địnhcụ thể hơn về cơ chế thực hiện vìthường các nhà nhập khẩu sẽ làngười yêu cầu hoàn tiền.

Đối với quy định về việc hưởng lãisuất đối với khoản tiền đặt cọc, mộtsố thành viên (EC, Đài Loan, Thổ NhĩKỳ) bày tỏ quan ngại về vấn đề quyđịnh pháp luật cụ thể liên quan đếncơ chế trả lãi suất, tính theo lãi suấtnào, khoảng thời gian tính v.v… Cácthành viên này cho rằng đây là vấn đềkhó, vì vậy cần thảo luận thêm.

HƯƠNG GIANG

Page 12: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

1. Gia tăng số vụ điều tra chốngbán phá giá trong năm 2008

Hoạt động đều tra chống bán phá giá (CBPG)gia tăng mạnh mẽ trong năm 2008 so với năm2007

Số liệu các cuộc điều tra CBPG trong các năm

Nhìn lại hoạt động đều tra CBPG trong mộtkhoảng thời gian dài như biểu đồ dưới cho thấyrằng các số vụ điều tra CBPG toàn cầu diễn ra theochu kỳ với số vụ thấp trong các giai đoạn đầu thậpkỷ 80, các năm 1987-89, năm 1995 và gần đây nhấtlà năm 2007.

Bảng sau cho thấy, số lượng trung bình cáccuộc điều tra CBPG trong từng khoảng thời gian.Nó cho thấy rằng con số 208 vụ điều tra trong năm2008 là dưới mức trung bình 243 vụ điều tra trongkhoản thời gian 2000-2008

Tổng hợp về hoạt động bán phá giá trên thế giới năm 2008,xu hướng trong thời gian tới

Năm Số vụ Năm Số vụ

1995 157 2002 312

1996 225 2003 232

1997 243 2004 214

1998 257 2005 200

1999 356 2006 202

2000 292 2007 164

2001 366 2008 208

Số liệu trung bình các vụ CBPG

1980-89 139

1990-99 237

2000-08 243

Số liệu trung bình các vụ CBPG theo WTO

1995-2007 245

Page 13: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Qua các số liệu phân tích trên cho thấy sự tácđộng của khủng hoảng kinh tế sẽ là tiền đề choviệc gia tăng các vụ điều tra CBPG. Sự gia tăng nàychưa thể xảy ra ngay nhưng điều này cũng thật dễhiểu vì thông thường sẽ có sự giám sút về số vụđiều tra trước khi xuất hiện hiện tượng kinh tếgiảm sút được thể hiện trong các chỉ số. Tuy nhiênsự tổn hại về kinh tế không nên nhất thiết đổ lỗicho các mặt hàng nhập khẩu phá giá. Thực tế làtrong thời kỳ kinh tế phát triển tốt, các công tythường ít có động cơ đưa ra các đơn kiện CBPG. Vìvậy, thời kỳ kinh tế càng khó khăn càng khiến cácngành đang phải đối mặt với hàng giá rẻ từ nướcngoài có xu hướng sử dụng công cụ CBPG nhiềuhơn.

2. Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng nhiều nhấtcác vụ điều tra CBPG

Các quốc gia tiến hành nhiều nhất các cuộcđiều tra CBPG trong năm 2008 được thể hiện ởbảng dưới. Ấn Độ dẫn đầu trong các vụ việc, tiếpsau là Bra-xin, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.

Các vụ CBPG năm 2008

So sánh số các nước áp dụng công cụ CBPG giánăm 2008 với số liệu trung bình của khoảng thờigian 1995-2008 theo bảng dưới:

Ấn Độ vẫn là lớn nhất cho đến nay về số lượngcác vụ điều tra CBPG, tiếp theo là Mỹ đứng thứ 2và Châu Âu đứng thứ 3:

Số vụ CBPG giai đoạn 1995-2008

3. Những xu hướng khác nhau giữacác nhóm nước sử dụng công cụChống bán phá giá

Có một sự khác biệt rõ rệt giữa xu hướng trong4 nhóm nước áp dụng công cụ CBPG năm 2008 sovới nhóm nước truyền thống như Mỹ và các nướcthuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu. Trong khi đó, thịtrường Ấn Độ phản ánh mức tăng đều đặn trong 4năm trở lại đây. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentinacũng cho thấy hoạt động CBPG năm 2008 đạt mứccao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Điều này cho thấy xu hướng trái ngược với cácnước trong khu vực EU và Hoa Kỳ. Số lượng các vụđiều tra của EC tăng trong năm 2008 so với 2007,nhưng vẫn ở mức thấp thứ 2 tính từ khi thành lậpWTO vào năm 1995. Tại Mỹ, hoạt động CBPG cũnggiảm đáng kể trong năm 2008.

Đáng chú ý, trong năm 2008, các nước trongcộng đồng kinh tế Châu Âu và Hoa Kỳ có tỷ lệ thấpkhởi kiện CBPG thấp nhất trong các vụ kiện toàncầu kể từ khi WTO được thành lập.

4. Trung Quốc vẫn là nước bị khởikiện chính trong năm 2008

Trung Quốc vẫn là nước bị điều tra CBPG lớnnhất trong năm 2008, chiếm 35% tổng số vụ điềutra trên toàn thế giới.

Số liệu các vụ CBPG trong năm 2008

Thống kê này được so sánh với giai đoạn 1995-2008, thể hiện trong bảng dưới đây:

Các số liệu về CBPG giai đoạn 1995-2008

Quốc gia/Khu vực

Số vụQuốc gia/Khu vực

Số vụ

Ấn Độ 54 Úc 6

Bra-xin 23 Colombia 6

Thổ Nhĩ Kỳ 22 Hàn Quốc 5

Argentina 19 Canada 3

Châu Âu 19 Pakistan 3

Mỹ 16 Chile 1

Trung Quốc 14 Israel 1

Indonesia 7 Mexico 1

Ukraine 7 Nam Phi 1

Quốc gia/Khu vực

Số vụ Quốc gia/ khuvực Số vụ

Ấn Độ 564 Bra-xin 170

Mỹ 418 Trung Quốc 151

Châu Âu 391 Canada 145

Argentina 241 Thổ Nhỹ Kỳ 137

Nam Phi 206 Hàn Quốc 108

Australia 197 Mexico 95

Quốc gia Số vụ Quốc gia Số vụ

Trung Quốc 73 Mỹ 8

Thái Lan 13 Ấn Độ 6

Đài Loan - TQ 10 Ecuador 4

Indonesia 10 Ả rập Xê út 4

Hàn Quốc 9 Thổ Nhĩ Kỳ 4

Malaysia 9

Quốc gia Các vụđiều tra Quốc gia Các vụ

điều traTrung Quốc 677 Malaysia 90

Hàn Quốc 252 Đức 83

Hoa Kỳ 189 EC 69

Đài Loan - TQ 187 Ukraine 61

Indonesia 145 Nam Phi 58

Nhật Bản 144 Italy 46

Thái Lan 142 Singapore 44

Ấn Độ 137 Tây Ban Nha 44

Nga 109 Thổ Nhĩ Kỳ 44

Braxin 97 Anh 44

Page 14: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Tỷ lệ các vụ điều tra về Trung Quốc vẫn ở mứccao như trong biểu đồ dưới đây:

Trong năm 2008, các vụ điều tra CBPG đối vớiEC tăng không đáng kể. Theo phần thống kê nổibật của báo cáo GTP gần đây, tỷ lệ các vụ điều traCBPG đối với hàng hóa của EC ở mức thấp mặc dùtrước đây EC là tiêu điểm chính. Xu hướng nàyđược thể hiện trong biểu đồ dưới đây, bao gồm cảsự so sánh với Mỹ. Cũng lưu ý rằng, trong nhữngnăm gần đây số lượng các thành viên trong EUtăng đáng kể từ 15 lên đến 27. Điều này cũng dẫnđến số lượng các vụ điều tra CBPG tại EU tăng lên.

5. Gia tăng các vụ điều tra chốngbán phá giá đối với mặt hàng giày dépvà dệt may.

Các lĩnh vực chủ yếu được điều tra trong năm2008 được thể hiện ở bảng sau:

Các lĩnh vực điều tra chống bán phá giá chủyếu trong năm 2008

Điểm đáng chú ý nhất trong dữ liệu của năm2008 là hàng dệt may và giày dép có sự khác biệtvới những năm trước đó. Đây là những điểm dễdàng nhận thấy khi so với dữ liệu trong giai đoạn1995-2008.

Các lĩnh vực điều tra chủ yếu trong giai đoạn1995-2008

Sự gia tăng các vụ điều tra CBPG trong ngànhdệt may và giày dép được minh họa trong biểu đồđây: (tính theo %)

Khoảng 2/3 các vụ điều tra chống bán phá giádẫn đến việc áp dụng các biện pháp cụ thể

Biểu đồ dưới đây thể hiện xu hướng các biệnpháp chống bán phá giá được áp dụng.

Trong giai đoạn này, đã có 3427 vụ điều traCBPG được tiến hành và trong đó có 2190 biệnpháp CBPG đã được thông qua. Trung bình cókhoảng 64% các vụ điều tra của CBPG dẫn đến ápdụng các biện pháp này.

NGÂN AN

Lĩnh vực Phần trăm

Kim loại và đồ dùng kim loại (bao gồm cả thép) 31%

Hóa chất và các sản phẩm liên quan 25%

Hàng dệt may và giày dép 19%

Máy móc và hàng cơ khí 12%

Giấy và gỗ 8%

Các ngành hàng khác 5%

Tổng số 100%

Lĩnh vực Phần trăm

Hóa chất và các sản phẩm liên quan 33%

Kim loại và các sản phẩm kim loại(bao gồm cả thép) 28%

Máy móc và thiết bị cơ khí 11%

Dệt may và giầy dép 9%

Giấy và gỗ 6%

Nông nghiệp và thực phẩm 5%

Các ngành khác 8%

Tổng số 100%

Page 15: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Ngày 29/10/2009 Bộ trưởngThương mại Trung Quốc chobiết nước này sẽ tiến hành

điều tra đối với một số ô tô nhập khẩutừ Mỹ, theo yêu cầu của các nhà sảnxuất ô tô Trung Quốc. “Trung Quốcphải bảo vệ các ngành công nghiệpvà doanh nghiệp của mình dựa trênluật pháp Trung Quốc và các nguyêntắc của Tổ chức thương mại thế giới(WTO)” - Ông Trần Đức Minh (ChenDeming), Bộ trưởng Bộ Thương mạiTrung Quốc cho biết: đồng thờikhẳng định rằng cuộc điều tra sẽminh bạch và công bằng.

Xác nhận của ông được đưa rasau khi Ủy ban chính sách ô tô Mỹ(AAPC) cho biết giới chức Mỹ đãthông báo với các nhà sản xuất ô tôvề cuộc điều tra có thể dẫn tới việctăng thuế nhập khẩu đối với ô tô củaGM, Chrysler và Ford.

Ngày 28/10/2009 Ông SteveCollins - Chủ tịch AAPC, cho biết cácquan chức Mỹ đã thông báo với cácnhà sản xuất ô tô nước này rằngTrung Quốc sẽ mở một cuộc điều trachống bán phá giá đối với xe của họvào tuần tới.

Nếu cuộc điều tra đi đến kết luậnlà các công ty của Mỹ nhận được sự

trợ cấp tài chính từ chính phủ hoặcbán sản phẩm tại Trung Quốc thấphơn giá thành, thì Trung Quốc có thểtăng thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu.

Đây là mâu thuẫn thương mạimới nhất trong quan hệ giữa Mỹ vàTrung Quốc, sau các “cuộc chiến” vềthép ống, các sản phẩm thịt gà vàphim, nhạc vi phạm bản quyền. Quanhệ thương mại giữa hai bên trở nêncăng thẳng hơn sau khi chính quyềnTổng thống Obama hồi tháng trướctuyên bố áp thuế 35% đối với lốp ô tôTrung Quốc, áp dụng trong thời gian3 năm.

Các nhà sản xuất ô tô Mỹ chỉ xuấtkhẩu khoảng 9.000 xe sang TrungQuốc mỗi năm, theo ông Collins. GMsản xuất và bán hơn 1 triệu xe mỗinăm ngay tại Trung Quốc, chứ khôngphải nhập từ Mỹ, nên doanh số này sẽkhông bị ảnh hưởng. Ông Collinscũng cho biết, Mercedes-Benz, BMWvà Nissan xuất khẩu ô tô lắp ráp tạicác nhà máy của họ ở Mỹ sang TrungQuốc, nhưng không nằm trong diệnbị điều tra.

GM và Chrysler đã nhận đượchàng tỷ USD từ gói hỗ trợ khẩn cấp700 tỷ USD của chính phủ Mỹ, nhưngFord thì không.

Các quan chức thương mại Mỹ,trong đó có đại diện thương mại RonKirk và Bộ trưởng Thương mại - GaryLocke, đang có mặt ở Hàng Châu(Trung Quốc) để tham gia các cuộcđàm phán kinh tế cấp cao giữa hainước. Tổng thống Obama sẽ cóchuyến thăm Trung Quốc đầu tiên từngày 15 đến 18/11 tới.

Trong trường hợp xấu nhất làTrung Quốc tăng thuế nhập khẩu, cólẽ các nhà sản xuất ô tô Mỹ cũngkhông bị ảnh hưởng nhiều. GM vàFord bán hàng trăm ngàn xe tại TrungQuốc nhưng đều là xe sản xuất ngaytại đây. Từ đầu năm đến nay, GM đãtiêu thụ khoảng 1,3 triệu xe tại TrungQuốc, phần lớn là sản phẩm của liêndoanh với Tập đoàn công nghiệp ô tôThượng Hải (SAIC).

Hầu hết xe Ford bán tại TrungQuốc cũng được sản xuất ngay tại cácnhà máy ở đây, nhưng cũng chỉchiếm 2% thị phần. Tháng trước, Fordđã công bố kế hoạch xây dựng mộtnhà máy mới ở Trung Quốc có để sảnxuất xe Focus thế hệ mới.

THANH HƯƠNG(Theo Shanghai Daily)

TRUNG QUỐC ĐIỀU TRA BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI Ô TÔ XUẤT KHẨU TỪ MỸ

Page 16: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bên cạnh nhân tố con người, mô hình trảthưởng là một trong những yếu tốquyết định tới sự thành bại của các

doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đacấp. Mô hình trả thưởng là một hệ thống cácquy tắc của doanh nghiệp bán hàng đa cấpđiều chỉnh việc trả hoa hồng hoặc tiềnthưởng cho những người tham gia vào mạnglưới bán hàng của doanh nghiệp. Có rấtnhiều kiểu mô hình trả thưởng, có loại tậptrung vào trả thưởng cho việc bán hàng củacá nhân trong khi có loại lại dành phần lớntiền thưởng đối với việc xây dựng mạng lướingười bán hàng (nhóm bán hàng). Chính vìmô hình trả thưởng quyết định hoa hồng vàtiền thưởng mà doanh nghiệp bán hàng đacấp sẽ chi trả cho người tham gia bán hàngđa cấp nên nó có ảnh hưởng rất lớn tới tháiđộ của người tham gia bán hàng đa cấptrong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp. Có bốn nguyên tắc các doanhnghiệp cần tuân thủ khi xây dựng một môhình trả thưởng:

Một là, xác định sự thăng tiến về cấp bậccủa người tham gia bán hàng trong mạnglưới tiêu thụ. Bên cạnh việc tăng thêm về thunhập theo số lượng hàng bán được, ngườitham gia bán hàng đa cấp cần có một vị tríhoặc vai trò nhất định để tổ chức và điềuhành mạng lưới cấp dưới của mình, cũng nhưkhẳng định vai trò của mình trong các mạnglưới khác.

Hai là, xác định những tiêu chuẩn mà mộtngười tham gia bán hàng cần đạt được đểđược thăng tiến trong mạng lưới bán hàng.Để khuyến khích người tham gia bán hàngtích cực bán hàng và tổ chức mạng lưới bánhàng, các công ty thường đặt ra những tiêuchuẩn nhất định trong khoảng thời gian nhấtđịnh để khuyến khích người tham gia bánhàng đa cấp bán hàng và có kết quả kinhdoanh cao.

Ba là, quy tắc để bảo đảm rằng ngườitham gia bán hàng không vi phạm pháp luậthay vi phạm đạo đức kinh doanh như hành

Mô hình trả thưởng của các doanh nghiệpBán hàng đa cấp tại Việt Nam

Page 17: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

vi lôi kéo người tham gia bán hàng đacấp ở các mạng lưới khác trong côngty, hoặc người tham gia bán hàng đacấp gian dối trong việc khai báo nhânthân để tạo ra những người bán hàngđa cấp cấp dưới không có thật hoặckhông hoạt động.

Bốn là, bảo đảm rằng người thamgia bán hàng thực hiện những hànhvi đúng mực trong khi xây dựngmạng lưới của riêng mình không lôikéo hoặc chiêu dụ mạng lưới bánhàng của các công ty khác

Tại Việt Nam, tính đến tháng 9năm 2009 đã có trên 40 doanh nghiệpđược cấp giấy đăng ký tổ chức bánhàng đa cấp. Mô hình trả thưởng củacác doanh nghiệp này chủ yếu gồm03 loại: Mô hình trả thưởng bậc thangly khai; Mô hình trả thưởng ma trận vàMô hình trả thưởng nhị phân

Mô hình trả thưởng bậcthang ly khai

Là mô hình không giới hạn tuyểndụng người tham gia mới theo chiềurộng. Một người tham gia bán hàngcó thể tuyển dụng tùy ý số lượngngười tham gia bán hàng cấp 1 củamình mà không bị hạn chế. Khi mộtngười tham gia bán hàng trong mạnglưới cấp dưới đạt đến một vị trí nhấtđịnh thì người đó có thể “ly khai” rakhỏi mạng lưới của người bảo trợ củamình và thành lập một mạng lướitham gia bán hàng riêng.

Mô hình trả thưởng bậc thang lykhai sử dụng sự kết hợp hai loại hoahồng trả thưởng là hoa hồng bán lẻvà hoa hồng nhóm. Ngoài ra, mô hìnhtrả thưởng bậc thang ly khai còn cóthể sử dụng hoa hồng lãnh đạonhưng tỷ lệ tiền thưởng dành cho loạihoa hồng này chỉ chiếm một phần rấtnhỏ trong tổng số lượng tiền thưởngcủa công ty.

Ưu điểm của mô hình trả thưởngbậc thang ly khai

Đây là mô hình phù hợp trongviệc trả tiền thưởng cho người thamgia bán hàng tích cực, nó đòi hỏingười tham gia bán hàng luôn phảicố gắng xây dựng mạng lưới và bánhàng, mô hình này tránh được tìnhtrạng người tham gia vào mạng lướitrước luôn luôn có thu nhập lớn hơnngười tham gia mạng lưới sau.

Nhược điểm của mô hình này:Do áp lực phải bán được một

lượng hàng nhất định mới có thểđược tách mạng lưới “ly khai” nên cóthể có hiện tượng tích trữ hàng đểđạt điều kiện “ly khai”, tách mạng lưới.

Sự “ly khai” khỏi mạng lưới củangười tham gia bán hàng cấp dưới cóthể tạo ra sự bất công đối với ngườitham gia bán hàng cấp trên (ngườibảo trợ). Vì khi một người tham giabán hàng cấp dưới đạt được một vị trínhất định nào đó trong mạng lưới thìngười đó sẽ “ly khai” ra khỏi mạng lướicủa người tham gia bán hàng cấptrên. Lúc này thành tích bán hàng củangười cấp dưới đó và toàn bộ hệthống mới ly khai sẽ không được tínhvào thành tích bán hàng của ngườitham gia bán hàng cấp trên. Quy địnhnày có thể tạo ra sự bất bình đẳng vàgây thất vọng lớn của người tham giangười tham gia bán hàng đa cấp.

Mô hình trả thưởng matrận

Mô hình trả thưởng ma trận là môhình giới hạn người tham gia mớitheo chiều rộng, nghĩa là một ngườitham gia bán hàng chỉ được tuyểndụng một số lượng nhất định sốlượng những người tham gia bánhàng cấp 1 của mình, thông thườngsố lượng người tham gia bán hàngcấp 1 được phép tuyển dụng từ 3 đến

5 người. Ngoài ra, mô hình trả thưởngnày cũng giới hạn việc hưởng hoahồng của người tham gia bán hàngtheo chiều sâu.

Một số doanh nghiệp bán hàngđa cấp ở Việt nam hiện nay đang ứngdụng mô hình này nhưng đã có sựthay đổi đáng kể về cách thức trảthưởng, người tham gia bán hàng đacấp ngoài việc được tính hoa hồngbán lẻ theo doanh số cá nhân và hoahồng lãnh đạo trực tiếp, người thamgia đã được tính hoa hồng theodoanh số của nhóm mà không bị giớihạn về chiều sâu của mạng lưới.

Mô hình trả thưởng nhịphân

Mô hình trả thưởng nhị phân làmột dạng của mô hình trả thưởng matrận nhưng sự khác biệt ở đây làngười tham gia bán hàng chỉ đượcbảo trợ 2 người tham gia bán hàngcấp 1, tạo ra hai nhánh của mạngtham gia bán hàng cấp dưới và xâydựng mạng lưới trên hai nhánh này,các công ty thường quy định lànhánh khoẻ và nhánh yếu (hay chânkhoẻ và chân yếu). Đặc trưng nổi bậtcủa kế hoạch trả thưởng nhị phân nàylà người tham gia bán hàng phải tạora khối lượng bán hàng cân bằngnhau giữa hai nhánh mới đạt đượcđiều kiện nhận hoa hồng, tiềnthưởng. Ví dụ nếu nhánh 1 của ngườitham gia bán hàng bán được 100BVđơn vị sản phẩm nhưng ở nhánh 2không bán được đơn vị sản phẩmnào thì người tham gia bán hàng nàykhông được nhận hoa hồng. Hoặcmột số công ty cho phép nhận hoahồng nhưng lại tính vào kết quả bánhàng của nhánh yếu hơn, ví dụ nếunhánh 2 bán được 300BV đơn vị sảnphẩm và nhánh 1 bán được 100BVđơn vị sản phẩm thì người tham gia

Page 18: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

B

D A A

A

E

C

bán hàng sẽ chỉ nhận được hoa hồngtrên 200BV đơn vị sản phẩm (100BVcủa nhánh 1 và 100BV của nhánh 2)chứ không phải trên 400BV đơn vị sảnphẩm (tổng của hai nhánh).

Một số công ty cho phép ngườitham gia bán hàng có nhiều hơn mộtvị trí trong mạng lưới, có thể từ 2 tới 5vị trí, khác hẳn với những mô hình trảthưởng đã được đề cấp trước đây chỉcho phép người tham gia bán hàngcó một vị trí duy nhất trong mạnglưới, điều này có nghĩa là người thamgia bán hàng A có thể bảo trợ 2 ngườitham gia bán hàng cấp 1 của mình làB và C. Sau đó A có thể tự đăng kýmình vào mạng lưới dưới vị trí của Bhoặc C.

Một điểm quan trọng mà ngườitham gia bán hàng cần phải chú ý đốivới mô hình trả thưởng nhị phân làviệc xếp người. Nếu một người thamgia bán hàng có hai người cấp dướitích cực mà anh ta lại xếp hai ngườinày vào cùng một nhánh thì kết quảlà anh ta hầu như không thu đượctiền hoa hồng từ mạng lưới của mìnhvì sẽ xuất hiện trường hợp một nhánhcó doanh thu quá lớn trong khinhánh còn lại không phát triển được.Việc xếp người này thường gây khókhăn cho người tham gia, vì ngay saukhi anh ta giới thiệu được 01 ngườivào mạng lưới của mình ký hợp đồngtham gia bán hàng đa cấp, anh taphải đăng ký ngay người mới này vàonhánh phải hoặc nhánh trái, và cáccông ty thường không cho phépngười tham gia được đăng ký lại vàonhánh khác, nhưng để biết đượcngười có năng lực thì phải sau mộtthời gian làm việc nhất định mới cóthể đánh giá được năng lực, trình độcủa con người. Mô hình trả thưởngnày đã tạo ra sự bất bình đẳng giữangười tham gia bán hàng đa cấp vớicông ty tổ chức mạng lưới bán hàngđa cấp, mà phần thiệt thòi thuộc vềngười tham gia, tuy nhiên ở Việt namhiện nay có một số công ty vẫn ápdụng mô hình trả thưởng này.

TRUNG THƯỚNG

Page 19: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

>> Câu 1: Tại sao có hiệntượng bán phá giá?

✓ Trả lờiCó nhiều nguyên nhân dẫn tới

hiện tượng bán phá giá của nhà sảnxuất, xuất khẩu. Nhiều trường hợpviệc bán phá giá có mục đích khônglành mạnh nhằm đạt được những lợiích nhất định như:

- bán phá giá để loại bỏ các đốithủ cạnh tranh trên thị trường từ đóchiếm thế độc quyền;

- bán giá thấp tại thị trường nướcnhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;

- bán giá thấp để thu ngoại tệmạnh...

Đôi khi việc bán phá giá là việckhông mong muốn do nhà sản xuất,xuất khẩu không thể bán được hàng,cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ,sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bịhư hại ... nên đành bán tháo hàng hoáđể thu hồi một phần vốn.

Theo quy định của Tổ chứcThương mại Quốc tế (WTO) và phápluật các nước về vấn đề chống bánphá giá, thuế chống bán phá giá cóthể bị áp đặt mà không quan tâm đếnlý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.

>> Câu 2: Có phải mọitrường hợp bán phá giá đềucó thể bị áp đặt thuế chốngbán phá giá không?

✓ Trả lờiBán phá giá (vào thị trường nước

ngoài) thường bị coi là một hiệntượng tiêu cực do nó làm giảm khảnăng cạnh tranh về giá và thị phần

của sản phẩm nội địa của nước nhậpkhẩu.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác,bán phá giá có thể có tác động tíchcực đối với nền kinh tế: người tiêudùng được lợi vì có thể mua hàng vớigiá rẻ hơn; nếu hàng bị bán phá giá lànguyên liệu đầu vào của một ngànhsản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ cóthể là yếu tố góp phần tạo nên sựtăng trưởng nhất định của ngành đó;giá giảm có thể là động lực thúc đẩyngành sản xuất trong nước tự đổi mớiđể nâng cao sức cạnh tranh...

Vì thế không phải mọi hành vibán phá giá đều bị lên án và phải chịuthuế chống bán phá giá. Theo quyđịnh của WTO, các biện pháp chốngbán phá giá chỉ được thực hiện trongnhững hoàn cảnh nhất định và phảiđáp ứng các điều kiện cụ thể.

>> Câu 3: Có những loạitrợ cấp nào và cơ chế ápdụng ra sao?

✓ Trả lờiCó 03 loại trợ cấp, với quy chế áp

dụng khác nhau:(i) Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn

đỏ)Bao gồm:� Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn

cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụthưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyênliệu đầu vào để xuất khẩu, miễnthuế/giảm thuế cao hơn mức mà sảnphẩm tương tự bán trong nước đượchưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưuđãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc

�Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụnghàng nội địa so với hàng nhập khẩu.

Đây là những hình thức trợ cấpmà hiện tất cả các thành viên WTOđều bị cấm áp dụng.

(ii) Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợcấp đèn xanh)

Bao gồm:� Trợ cấp không cá biệt: Tức là các

loại trợ cấp không hướng tới một(một nhóm) doanh nghiệp / ngành /khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởngtrợ cấp là khách quan; không cho cơquan có thẩm quyền cấp khả năngtuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệquả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đốitượng nào; hoặc

� Các trợ cấp sau (dù cá biệt haykhông cá biệt):

- Trợ cấp cho hoạt động nghiêncứu do các công ty, tổ chức nghiêncứu tiến hành (với một số điều kiện vềloại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);

- Trợ cấp cho các khu vực khókhăn (với các tiêu chí xác định cụ thểvề mức thu nhập bình quân hoặc tỷlệ thất nghiệp);

- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh cácđiều kiện sản xuất cho phù hợp vớimôi trường kinh doanh mới.

Các nước thành viên có thể ápdụng các hình thức này mà không bịthành viên khác khiếu kiện (tức là loạitrợ cấp được phép vô điều kiện).

(iii) Trợ cấp không bị cấm nhưngcó thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)

Bao gồm tất cả các loại trợ cấp cótính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đènxanh). Các nước thành viên có thể ápdụng các hình thức trợ cấp nàynhưng nếu gây thiệt hại cho nướcthành viên khác hoặc ngành sản xuấtsản phẩm tương tự của nước thànhviên khác thì có thể bị kiện ra WTO.

LÊ DUY

HỎI ĐÁP VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ CÁC QUY ĐỊNH WTO

Page 20: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

* Nghị định số 84/2009/NĐ-CPNgày 15 tháng 10 năm 2009, Chính phủ

đã ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP vềkinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định số55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007.

Nghị định này quy định về kinh doanhxăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu.Theo quy định của Nghị định này, đối tượngđược cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu xăng dầu được mở rộng hơn sovới Nghị định số 55/2007/NĐ-CP. Theo đó,không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà cácdoanh nghiệp được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật, trong giấy chứng nhận đăngký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng

dầu cũng thuộc đối tượng được cấp giấyphép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăngdầu.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung quy định vềQuỹ bình ổn giá. Điều 26 quy định nghĩa vụtrích lập Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp.Quỹ này được lập để tại doanh nghiệp và chỉsử dụng vào mục đích bình ổn giá

Theo quy định tại Điều 27 của Nghị định,giá bán xăng dầu được thực hiện theo có chếthị trường, có sự quản lý của nhà nước. Điều27 cũng quy định về nguyên tắc điều chỉnhtăng và điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu.

CÔNG THÀNH

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THÁNG 9-10/2009

* Quyết định số 116/2009/QĐ-TTGNgày 29 tháng 09 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số

116/2009/QĐ-TTG về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bìnhổn giá.

Quyết định này bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp(cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thựchiện bình ổn giá theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, bao gồm:

1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợnthịt và gà thịt.

2. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá ba sa (số 05) có khốilượng từ 200 g/con đến 500 g/con.

3. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 05) có khối lượngtừ 10 g/con đến 20 g/con.

Page 21: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

3. Sự bổ khuyết của chínhsách cạnh tranh đối vớichính sách phát triển mũinhọn

Có thể nói chính sách cạnh tranhlà một công cụ chống lại mặt trái củachính sách phát triển mũi nhọn nóiriêng và chống lại sự lũng đoạn củacác doanh nghiệp độc quyền nóichung (các doanh nghiệp chiếmđược vị trí độc quyền thông qua cáccon đường khác ngoài sự hình thànhthông qua trợ giúp của chính phủ). Sựra đời của pháp luật cạnh tranh là kếtquả của quá trình đấu tranh chống lạisự lũng đoạn của các doanh nghiệplớn. Tuy nhiên, đây không phải làcuộc chiến đơn giản.

Tại Hoa Kỳ, trước khi đạo luậtchống độc quyền được ban hành,nền kinh tế nước này đã trải qua mộtgiai đoạn mà tại đó các nhà tư bản đãliên kết với nhau lũng đoạn nền kinhtế. Đến năm 1980, đạo luật Sherman

[1] Northen securities company v. UnitedStates (http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0193-13293_ITM)

Sự tương tác giữa chính sách pháp luật cạnh tranhvà chính sách phát triển mũi nhọn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa PHAN CÔNG THÀNH

ra đời trao cho chính quyền liên bangquyền tiến hành điều tra xử lý cáchành vi độc quyền và giải tán các liênminh độc quyền này nhưng trong vàinăm sau đó việc thực thi quyền nàycủa chính quyền chưa nhận được sựủng hộ của Tòa tối cao. Sau khi lênnắm chính quyền, tổng thốngTheodore Roosevelt đã khởi xướngmột chiến dịch chống lũng đoạn trêntoàn nước Mỹ và đạo luật Sherman đãphát huy hiệu quả. Thành công đầutiên của chính sách chống độc quyềntại Hoa Kỳ phải nói tới vụ năm 1904Tòa tối cao đã đứng về phía chínhphủ trong vụ xử lý và giải tán Công tychứng khoán miền bắc - một liênminh độc quyền trong ngành vận tảiđường sắt[1].

Sự ra đời và triển khai của phápluật chống độc quyền tại Hàn Quốc

(Tiếp theo kỳ trước & hết)

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Page 22: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

cũng gặp những khó khăn tương tự.Vào năm 1963 chính phủ đã cố gắngtrình dự luật về cạnh tranh nhưng đãkhông thành công. Điều mà Chínhphủ Hàn Quốc lúc đó quan tâm lànhằm ổn định giá cả và chống đầu cơ,lũng đoạn. Tuy nhiên, khi vấn đề nàyđược đưa ra Quốc hội đã bị bác bỏ vớilý do chính phủ chưa chứng minhđược sự cần thiết của nó nhưng thựctế sự thất bại đó của Chính phủ là docác tập đoàn tư bản lũng đoạn đã vậnđộng hành lang để quốc hội khôngthông qua dự luật này. Điều này chothấy hành vi lũng đoạn của cácdoanh nghiệp lúc này đã không chỉcòn diễn ra trên phạm vi thị trường.Cho tới tận năm 1980, luật chống độcquyền và thương mại công bằng củaHàn Quốc mới được thông qua vàtriển khai trên thực tế.

Có thể thấy trường hợp của cácnước nói trên, sau một thời gian tạođiều kiện cho các doanh nghiệp lớnđủ sức mạnh chiếm lĩnh được thịtrường nước ngoài, chính phủ cácnước đã nhận thấy mối nguy hại củacác doanh nghiệp này đối với thịtrường trong nước. Do vậy, các nướcđã tăng cường việc thực thi pháp luậtchống độc quyền và kiên quyết xử lýcác hành vi lũng đoạn thị trường củacác doanh nghiệp lớn.

Tại Hoa Kỳ, đã có rất nhiều tranhluận nảy sinh xung quanh vấn đề nênhay không nên theo đuổi chính sáchphát triển mũi nhọn cũng như cânnhắc mối quan hệ giữa chính sáchnày với chính sách chống độc quyền.Các học giả Hoa Kỳ cho rằng chínhphủ nên sử dụng các phương thứckhác để phát triển nền kinh tế hơn làtập trung sức mạnh cho một sốdoanh nghiệp bằng phương thứctích tụ như trên bởi lẽ phương thứcnày chỉ đem lại lợi ích trong ngắn hạn.Lý do mà các chuyên gia đưa ra là việctích tụ như vậy sẽ dẫn tới một mặt tráicố hữu của vấn đề là tại các thị trườngcó mức độ tập trung cao thường xuấthiện hành vi hạn chế cạnh tranh vàngăn cản sự phát triển của khoa họckỹ thuật. Do vậy, bên cạnh chính sáchphát triển mũi nhọn, chính phủ cầnđề cao việc hoàn thiện và thực thichính sách pháp luật cạnh tranh bởiđây là công cụ có thể giúp chính phủtránh được hậu quả xấu của chínhsách mũi nhọn và từ đó tránh được sựthất bại của chính phủ. Thực tế tạiHoa Kỳ đã cho thấy dù các quan điểmủng hộ và phản đối luôn là rất gay gắt

với nhau nhưng để đạt được mụcđích phát triển kinh tế của mình,chính phủ vẫn áp dụng một cách linhhoạt các chính sách này. Trở lại với lịchsử phát triển của pháp luật chốngđộc quyền của Hoa Kỳ, sau thànhcông năm 1904 với vụ giải tán Côngty chứng khoán miền bắc và một sốvụ trong những năm sau đó thì hoạtđộng chống độc quyền lại giảm sútmột cách đáng kể vào những năm1920. Đến thời tổng thống FranklinDelano Roosevelt lên cầm quyền(1933-1945), Hoa Kỳ đã thông quanhiều đạo luật bổ sung cho Shermanvà hoạt động chống độc quyền lạiđược thực thi một cách mạnh mẽ trởlại[2]. Cho dù những năm 1976 các đạoluật bổ sung vẫn được ban hànhnhưng trong những năm 1890 rất ítcác phi vụ tập trung kinh tế bị cấm vàlúc đó Ủy ban thương mại liên bangcùng Bộ Tư pháp đã ban hành nhữnggiải thích mang tính nới lỏng các quyđịnh của luật chống độc quyền. Sauđó, pháp luật chống độc quyền chỉ lạiđược thực thi một cách cứng rắn hơnvào những năm 1990. Như vậy, khinhìn vào lịch sử của quá trình thực thipháp luật cạnh tranh tại Hoa Kỳ,chúng ta có thể thấy đây là một quátrình thăng trầm, biến động theo các

chiều hướng khác nhau. Điều nàyđược lý giải bởi tính hợp lý của việc ápdụng chính sách này đối với điều kiệnthực tế của nền kinh tế và tính songhành của chính sách này với chínhsách phát triển mũi nhọn nói riêng vàchính sách phát triển kinh tế nóichung.

Tuy nhiên trong bất kỳ giai đoạnnào, cho dù tương quan giữa haichính sách như thế nào đi chăng nữathì việc áp dụng chính sách phát triểnmũi nhọn không có nghĩa bỏ qua chocác hành vi lũng đoạn của các doanhnghiệp lớn và gây tổn hại cho cácdoanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế.Kết luận của Tòa tối cao liên bang HoaKỳ trong vụ án Klor’s Inc., v. Broadway-hale Inc., là một minh chứng cho nhậnđịnh này. Trong vụ án này Tòa tối caođã cho rằng “không thể chấp nhậnmột hành vi nguy hiểm như vậy chỉvới lý do nạn nhân chỉ là một doanhnghiệp nhỏ và sự phá sản của anh takhông mảy may ảnh hưởng tới sự

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

[2] Sherman Antitrust Act (http://www.info-please.com/ce6/history/A0844878.html)

[3] Klor’s v. Broadway-hale stores, 359 U.S.207 (1959). Chi tiết vụ án có thể được tiếp cậntại (http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/get-case.pl?court=us&vol=359&invol=207)

Page 23: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

phát triển của nền kinh tế[3]”. Kết luậnđó của Tòa tối cao liên bang cho thấyquan điểm không chấp nhận lý do hysinh lợi ích của nhóm các doanhnghiệp nhỏ để tăng cường sức mạnhcho nhóm doanh nghiệp độc quyềnnhằm tăng khả năng cạnh tranh củaquốc gia. Do vậy điều quan trọng đốivới mỗi quốc gia khi muốn phát triểnnền kinh tế một cách bền vững cầnquan tâm tới việc thực thi hiệu quảpháp luật cạnh tranh vì đây là công cụđể đảm bảo sự công bằng cho cácdoanh nghiệp nhỏ cũng như đảmbảo tính hiệu quả của nền kinh tế.

4. Chính sách và phápluật cạnh tranh Việt Nam đốivới doanh nghiệp nhỏ vàvừa

Luật Cạnh tranh Việt Nam đượcban hành năm 2004 và có hiệu lựcnăm 2005. Tuy mới có hiệu lực nhưngLuật Cạnh tranh cũng đã có tác độngtới chiến lược kinh doanh và cạnhtranh của các doanh nghiệp. Đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Cạnhtranh không chỉ có vai trò bảo vệ cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa trước cáchành vi lũng đoạn thị trường của cácdoanh nghiệp lớn hơn mà còn có

những quy định thể hiện chính sáchnới lỏng nhất định của nhà nước đốivới hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các quy định này tập trung vào haivấn đề cốt lõi tương tự như trườnghợp của các nước đã phân tích ở trênlà miễn trừ đối với hành vi thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh và miễn trừ đốivới hành vi tập trung kinh tế.

Luật Cạnh tranh quy định cácthỏa thuận hạn chế cạnh tranh bịcấm tại Điều 9 và các trường hợpmiễn trừ tại Điều 10[4] trong đó có haitrường hợp các bên tham gia thỏathuận sẽ được hưởng miễn trừ nếunhằm hạ giá thành, có lợi cho ngườitiêu dùng và (1) Tăng cường sức cạnhtranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;hoặc (2) tăng cường sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Việt Nam trên thịtrường quốc tế. Trong trường hợp cácdoanh nghiệp thỏa mãn điều kiệnnêu trên có thể gửi hồ sơ xin hưởngmiễn trừ tới Cục Quản lý cạnh tranh -Bộ Công Thương. Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp chỉ được hưởng miễntrừ nếu thực sự thỏa thuận này có tácđộng tích cực tới nền kinh tế như cácđiều kiện đã quy định. Sự miễn trừ sẽkhông thể được áp dụng nếu cáchành vi này nhằm mục đích phảncạnh tranh, lũng đoạn thị trườngtrong nước.

Tương tự với các quy định miễntrừ đối với hành vi thỏa thuận hạnchế cạnh tranh, Luật cạnh tranh cũngdành những sự miễn trừ đối với cáchành vi tập trung kinh tế. Điều 18 quyđịnh cấm tập trung kinh tế nếu thịphần kết hợp của các doanh nghiệptham gia tập trung kinh tế chiếm trên50% trên thị trường liên quan, trừtrường hợp quy định tại Điều 19 hoặctrường hợp doanh nghiệp sau khi thựchiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loạidoanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyđịnh của pháp luật. Trong các trườnghợp quy định tại Điều 19, Luật cạnhtranh quy định nếu việc tập trung kinhtế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặcgóp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiếnbộ kỹ thuật, công nghệ thì có thể đượcxem xét miễn trừ. Các quy định nàyđều cho thấy chính sách cạnh tranhvẫn tạo điều kiện miễn trừ đối với cáctrường hợp tập trung nhằm tăng lợithế cạnh tranh của các doanh nghiệpcó quy mô nhỏ và vừa cũng như mởđường cho sự hình thành các doanhnghiệp có khả năng cạnh tranh trênthị trường quốc tế. Có thể thấy bản

thân các quy định này không thể hiệnchính sách xây dựng các mũi nhọnkinh tế như đã phân tích ở trênnhưng nó cũng đóng vai trò hỗ trợcác chính sách đó nếu được hìnhthành và triển khai một cách hiệuquả, có kiểm soát tại Việt Nam. Tuynhiên, với tư cách của pháp luật cạnhtranh, các quy định miễn trừ này luôngắn với các điều kiện hết sức chặt chẽcũng như trình tự thẩm định nghiêmngặt nhằm tránh sự lạm dụng chínhsách miễn trừ nhằm mục đích phảncạnh tranh.

Nhìn một cách tổng quát chúngta có thể thấy chính sách và pháp luậtcạnh tranh của Việt Nam đã giải quyếtđược hài hòa mối quan hệ giữa chínhsách đảm bảo môi trường cạnh tranhcông bằng, chống lũng đoạn thịtrường với chính sách phát triểndoanh nghiệp nhằm nâng cao lợi thếcạnh tranh quốc gia. Các quy địnhnày có tác động hết sức tích cực lênkhu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiViệt Nam. Tuy nhiên, bản thân chínhsách và pháp luật cạnh tranh cũngmang trong mình những nhược điểmnội tại, đặc biệt là vấn đề kiểm soátcác doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực độc quyền nhà nước. Do vậyviệc thực thi pháp luật cạnh tranhtrong mối quan hệ với pháp luật vềđiều tiết ngành cũng sẽ là nhữngthách thức lớn đối với các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệpnhỏ và vừa nói riêng ở Việt Nam.

Thay lời kết:Cạnh tranh luôn được coi là động

lực của sự phát triển. Một nền kinh tếmuốn thực sự khỏe mạnh và pháttriển phải là một nền kinh tế có khảnăng đảm bảo cho sự cạnh tranh tồntại. Các doanh nghiệp trong nền kinhtế không phân biệt sở hữu và quy môđều phải được đảm bảo quyền cạnhtranh công bằng. Để phát triển nềnkinh tế, chính sách phát triển ngànhvà chính sách phát triển mũi nhọn làcần thiết và có vai trò hết to lớn. Tuynhiên, để nền kinh tế phát triển mộtcách bền vững, chính sách và phápluật cạnh tranh luôn phải giữ một vaitrò quan trọng trong hệ thống cácchính sách Chính phủ để đảm bảokhông có sự lũng đoạn nào đượchình thành gây tổn hại tới nền kinh tếtrong nước.

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

[4] Chỉ miễn trừ đối với trường hợp tại khoản2 Điều 9.

Page 24: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ngày 6/11/2009 tại Thành phố ĐàNẵng, Cục Quản lý cạnh tranhphối hợp với JICA đã tổ chức Hội

thảo “Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranhtrong một số lĩnh vực chuyên ngành:kinh nghiệm của Nhật Bản và thực tiễn ởViệt Nam - Những vấn đề đặt ra”.

Về phía Cục quản lý cạnh tranh có sựtham gia của Ông Vũ Bá Phú - Phó Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh với tưcách là chủ tọa hội thảo và các cán bộ,chuyên viên của các đơn vị trong Cục.Các diễn giả gồm Bà Kumico Tanaka -Chuyên gia thường trú của JFTC tại ViệtNam, Ông Nguyễn Hữu Huyên – chuyêngia pháp luật cạnh tranh, Bộ Tư pháp, BàTrần Phương Lan – Trưởng Ban giám sátvà quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnhtranh cùng đông đảo các đại biểu là đạidiện của các Ban/Ngành tại Đà Nẵng vàcác tỉnh lân cận, các doanh nghiệp tại địaphương và các cơ quan truyền thông.

Bà Tanaka mở đầu buổi hội thảo vớibài tham luận về Luật cạnh tranh/Cơquan cạnh tranh và Luật chuyênngành/Cơ quan điều tiết ngành” nêu bậttình hình thực tiễn áp dụng Luật Cạnhtranh trong một số lĩnh vực chuyênngành tại Nhật Bản kể từ khi Luật chốngđộc quyền được Ban hành. Ở Nhật Bản,trong các ngành không có điều tiết

(non–regulated sectors), việc xác định cơquan nào xử lý vụ việc phát sinh là kháđơn giản: Vấn đề về cạnh tranh thi do cơquan quản lý cạnh tranh thụ lý, vấn đềkhác không thuộc phạm vi cạnh tranh docơ quan chuyên ngành khác, vấn đề liênquan tới cả hai do cả hai cơ quan cùngphối hợp xử lý. Tuy nhiên, đối với một đấtnước mà cơ quan cạnh tranh còn non trẻhoặc hệ thống pháp luật cơ bản có sựkhác biệt thì việc thực hiện điều nàykhông hề đơn giản. Bên cạnh đó là cáckhó khăn trong việc tiếp cận thông tin vềvụ việc do các doanh nghiệp và các bênliên quan không sẵn lòng tiết lộ thông tinvà không muốn để cơ quan cạnh tranhcan thiệp.

Trong quá trình xây dựng các vănbản luật chuyên ngành, điều quan trọnglà luôn đảm bảo thể hiện được quanđiểm của chính sách cạnh tranh khi xâydựng hệ thống pháp luật thông qua việcthực hiện các báo cáo về mức độ phùhợp của các quy định hiện hành hoặcthông qua việc phối hợp trong suốt quátrình xây dựng luật.

Bài tham luận cũng đã cung cấp mộtsố ví dụ điển hình trong việc xét xử cáchành vi phản cạnh tranh của các công tynhư: Công ty Viễn thông NTT East, mộtvụ việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn tại Nhật

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

Ghi nhận tại buổi Hội thảo “Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranhtrong một số lĩnh vực chuyên ngành: kinh nghiệm của Nhật Bản và thực tiễn ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra”

Page 25: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Bản, … trong đó chỉ rõ việc can thiệpcủa JFTC là rất cần thiết trong việc xửlý các vụ việc cạnh tranh, tạo dựngmôi trường cạnh tranh lành mạnh tạiNhật Bản.

Chia sẻ những kinh nghiệm trongquá trình xây dựng và thực thi Luậtcạnh tranh tại Việt Nam, Bà TrầnPhương Lan đề cập đến sự hiểu biếtcòn hạn chế của cộng đồng doanhnghiệp nói chung về cạnh tranh.Trong đó, các doanh nghiệp phầnnhiều còn chưa biết đến một công cụđể bảo vệ quyền lợi chính đáng củamình là các quy định của Luật Cạnhtranh và một cơ quan mà họ có thểgửi khiếu nại tới là Cục Quản lý cạnhtranh. Thực tế, nhiều vụ việc hạn chếcạnh tranh và cạnh tranh không lànhmạnh đã được Cục Quản lý cạnhtranh, Hội đồng cạnh tranh thụ lý vàxét xử đã cho thấy hiệu quả của cáccơ quan này trong việc bảo vệ nhữngquyền lợi của doanh nghiệp.

Bà Lan cũng đề cập tới những bấtcập trong việc hiện tại có sự giaothoa, chồng chéo trong việc phânđịnh thẩm quyền của cơ quan thụ lýxét xử và thủ tục xét xử. Trong đó, xuhướng đưa các vấn đề về cạnh tranhvào các Luật chuyên ngành như cácLuật về: Viễn thông, điện lực, ngânhàng, chứng khoán,… đang thể hiệnrõ nét. Vấn đề này cần được nghiêncứu, xử lý đề tránh gây khó khăn chocác cơ quan quản lý đồng thời tránhgây lãng phí nguồn lực xã hội.

Ông Nguyễn Hữu Huyên -Chuyên gia về luật cạnh tranh đến từBộ Tư Pháp đã chia sẻ với hội thảonhững kinh nghiệm trên thế giới liênquan tới thẩm quyền xét xử vụ việccạnh tranh trên thế giới. Trong đó, tạiMỹ thẩm quyền về cạnh tranh tậptrung ở hai cơ quan là Bộ Tư pháp vàỦy ban thương mại Liên Bang. Ở Mỹkhông có quy định cụ thể nào xử lýxung đột giữa luật cạnh tranh và cácluật chuyên ngành. Song, nếu xemxét các án lệ của Toà án tối cao cũngnhư của các Toà án bang, có thể thấycác đạo luật về cạnh tranh vừa nêuđóng vai trò “tối thượng”.

Khác với Mỹ, cơ quan quản lýcạnh tranh của Châu Âu được thốngnhất là Ủy ban Châu Âu EC. Trong đó,phạm vi áp dụng luật cạnh tranh củaEU được xác định theo nhóm cácquan hệ sản xuất, phân phối, tiêu thụ

cả đối với thương mại hàng hoá vàthương mại dịch vụ. Các chính sáchđiều tiết cạnh tranh phải được ápdụng một cách chặt chẽ ; các chínhsách điều tiết ngành không được đặtra thêm các ràng buộc pháp lý liênquan đến cạnh tranh, mà chủ yếu xửlý các khía cạnh pháp lý khác nhưđảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ngoài khung pháp lý do EU banhành thì các quốc gia thành viên EUcũng ban hành luật cạnh tranh củariêng mình để điều tiết các quan hệcạnh tranh xảy ra trong phạm vi lãnhthổ của quốc gia đó, phù hợp với cácnguyên tắc chung của EU đặt ra.Nghiên cứu luật cạnh tranh của Pháp,Đức, Anh, Italia...cho phép rút ra mộtnhận định là tất cả các nước này đềuthừa nhận tính tối thượng của luậtcạnh tranh khi có sự xung đột với cácluật chuyên ngành. Đây cũng là mộttrong các khuyến cáo của UNCTAD vàOECD đối với các quốc gia khi banhành luật cạnh tranh.

Ông Huyên cho rằng, ở Việt Nam,khẳng định luật cạnh tranh là luậtchung, còn các luật khác là luậtchuyên ngành là điều không hoàntoàn đúng. Cả trên phương diện luậtthực định và khoa học pháp lý ViệtNam chưa bao giờ thừa nhận quanđiểm này. Trên thế giới, luật cạnhtranh từ lâu đã được xem là luật“xuyên suốt“ (transversal) giữa luậtcông và luật tư, là công cụ điều tiếtcủa nhà nước đối với nền kinh tế. Dođó, Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ vànhiều nước EU đều coi luật cạnhtranh là một ngành luật hết sức đặcthù, nó không phải là một nhánh củaluật thương mại hay luật dân sự nhưnhiều người vẫn hình dung.

Thứ hai, so với pháp luật các nướcthì hiện tại trên thế giới chưa có quyđịnh nào giống với quy định tại Điều 83 của Luật ban hành các quyphạm pháp luật của Việt Nam trongđó đưa ra khái niệm “với những luậttương đương, luật nào ban hành sausẽ có hiệu lực thay cho luật ban hànhtrước đó”. Điều này sẽ là một rào cảnlớn cho việc thực thi pháp luật ở ViệtNam vì như vậy sẽ làm phá vỡ tínhđồng bộ của hệ thống pháp luật docác luật sẽ phải liên tục đuổi theonhau để được ưu tiên áp dụng.

Đồng thời, nếu chấp nhận quánhiều ngoại lệ thì sẽ không đảm bảo

tính hiệu quả của các biện pháp điềutiết cạnh tranh của nhà nước và dovậy, có nguy cơ luật cạnh tranh sẽ bịthủ tiêu.

Ông Huyên cũng đưa ra một sốkiến nghị trong đó đáng chú ý làtrong quá trình ban hành các luậtđiều tiết ngành cần tăng cường thamvấn cơ quan quản lý cạnh tranh nhằmđảm bảo tính đồng bộ, thống nhấtcủa chính sách cạnh tranh; các cơquan có thẩm quyền thẩmđịnh/thẩm tra các dự án luật điều tiếtngành (Bộ Tư pháp, các Uỷ ban củaQH) cũng cần rà soát kỹ để tránh đưara quá nhiều ngoại lệ. Đồng thời, quyđịnh nói trên của Luật BHVBQPPL cầnsớm được nghiên cứu sửa đổi nhằmphù hợp với thông lệ quốc tế và tránhcác tranh cãi pháp lý không cần thiết.

Các đại biểu tham gia hội thảođánh giá cao những thông tin mà cácdiễn giả cung cấp và cho rằng, Luậtcạnh tranh nhìn chung còn tương đốikhá mới mẻ so với đại bộ phận các cơquan quản lý tại địa phương. Tuynhiên chủ đề hội thảo bàn luận là kháthiết thực trong bối cảnh trên toànquốc, nhiều doanh nghiệp thời gianqua có hành vi phản cạnh tranh và đãđược xét xử trong đó rất nhiều vụ việcđơn thuần do doanh nghiệp thiếuhiểu biết về luật cạnh tranh cũng nhưthẩm quyền của Cục Quản lý cạnhtranh. Trong thời gian tới, các cơ quanhữu quan cần tăng cường phối hợp,đặc biệt tránh tình trạng chồng chéogiữa các Luật vì điều này gây thiệt hạitrước tiên là doanh nghiệp, đồng thờicũng gây khó khăn trong công tácthực thi luật cạnh tranh tại Việt Nam.Một số ý kiến đại biểu cho rằng cầntăng cường hơn nữa vai trò của Bộ Tưpháp trong việc thẩm định các vănbản luật được ban hành vì cơ quannày là đơn vị “gác cổng” đảm bảo tínhhợp pháp và hợp lý của các luật lệ,quy định trước khi được ban hành.

Đồng thời, trong quá trình dựthảo cần tham vấn các viện nghiêncứu pháp luật, các trường đại học, ..Đây là những cơ quan có nhữngnghiên cứu và đánh giá chuyên sâuvề luật pháp. Việc tận dụng các ý kiếncủa các đơn vị này sẽ hộ trợ tích cựccho việc ra đời những chính sách, luậtlệ hợp lý, dễ áp dụng vào thực tiễn.

NGÂN AN

Page 26: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

Biện pháp chống bán phá giá ngàynay được đề cập rất nhiều trên cácdiễn đàn thương mại quốc tế lớn.

Bản tin Cục Quản lý cạnh tranh xin tríchđăng bài viết của Hylke Vandenbussche,Giáo sư kinh tế, trường Đại học Louvain,Bỉ do Quỳnh Giao lược dịch.

Biện pháp chống bán phá giá ngàynay đã trở thành một hình thức bảo hộthương mại quan trọng đối với mỗi mộtquốc gia. Tác động của hình thức bảo hộnày đối với năng suất của các doanhnghiệp khác nhau là rất khác nhau. Nếunhư hình thức bảo hộ này cho phép cácdoanh nghiệp nội địa có năng suất banđầu thấp tiến hành tái cơ cấu và cải thiệntình hình kinh doanh thì mặt khác việc ápdụng biện pháp này lại có xu hướng gâytổn hại đến các doanh nghiệp nội địa cónăng suất cao và các nhà xuất khẩu.

Hai mươi năm qua, trong khi cả thếgiới chứng kiến sự suy giảm mạnh mẽ củaviệc áp dụng các hàng rào thuế quan thì

bảo hộ thương mại vẫn còn tồn tại đâu đódù dưới một hình thức khác. Giảm việc sửdụng các biện pháp thuế quan đi đôi vớiviệc gia tăng đáng kể số lượng các biệnpháp chống bán phá giá đã trở thành mộtcông cụ bảo hộ thương mại được sử dụngthường xuyên nhất. Kể từ năm 2003, sốlượng các biện pháp chống bán phá giácó xu hướng giảm, tuy nhiên, từ khi cuộckhủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầubắt đầu diễn ra thì các biện pháp chốngbán phá giá và các cuộc điều tra chốngbán phá giá đã tăng lên nhanh chóng vàxu hướng này dường như sẽ vẫn tiếp diễntrong năm 2009. (Xem biểu đồ dưới đây)

Mục tiêu của các hiệp định của WTOlà nhằm đẩy mạnh thương mại tự dobằng cách giảm việc sử dụng các rào cảnthương mại giữa các nước thành viên, tuynhiên cũng có những trường hợp ngoạilệ ví dụ như có thể áp dụng các biện phápchống bán phá giá trong trường hợpthương mại không công bằng. Nếu một

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Tác động hai chiều của biện pháp chống bánphá giá đối với sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp

Page 27: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

doanh nghiệp xuất khẩu một sảnphẩm với mức giá thấp hơn so vớimức giá thông thường của sản phẩmđó trên thị trường nội địa thì doanhnghiệp đó bị coi là đã bán phá giáhàng hóa. Liệu đây có phải là cạnhtranh không lành mạnh hay không?Các hiệp định của WTO không đề cậpđến vấn đề này mà tập trung vào việcbằng cách nào mà chính phủ cácnước có thể hoặc không thể phảnứng lại với các hành vi phá giá đó –các hiệp định này quy định các hànhvi chống bán phá giá và thường gọilà “Hiệp định chống bán phá giá”. Tuynhiên các quy định về chống bán phágiá hiện nay lại chưa phân biệtthương mại công bằng và thươngmại không công bằng. Khi các nhàsản xuất nước ngoài có khả năng sảnxuất hàng hóa với chi phí rẻ hơn thìgiá cả của những hàng hóa đó chắcchắn sẽ thấp hơn, đặc biệt là khi họxuất khẩu những hàng hóa đó sangmột thị trường lớn như Hoa Kỳ hay EU– những thị trường mà họ phải đốimặt với một mức độ cạnh tranh caohơn so với ở thị trường nội địa. Nhữngcái được cho là thương mại khôngcông bằng có thể là một dấu hiệu củalợi thế cạnh tranh quốc tế. Do vậychính những công ty hoạt động vớihiệu quả thấp hơn mới quan tâm tớiviệc yêu cầu và hưởng sự bảo hộnhằm tránh được áp lực cạnh tranhquốc tế.

Điều này cho thấy các doanhnghiệp Châu Âu yêu cầu và được bảohộ từ biện pháp chống bán phá giá(kéo dài chỉ trong 5 năm) thực sự lànhững doanh nghiệp kém hiệu quả.Tuy nhiên, họ không thể tiến hành táicơ cấu và nâng cao mức độ hiệu quảdo vậy họ cũng không thể rút ngắnkhoảng cách về mức độ hiệu quả sovới những doanh nghiệp không baogiờ được bảo hộ từ các biện pháp

chống bán phá giá. Hơn nữa, điều nàychỉ ra rằng trong nhóm các doanhnghiệp được bảo hộ, những doanhnghiệp đi sau có lợi nhất trong khinhững doanh nghiệp đi trước (tức lànhững doanh nghiệp có mức hiệuquả ban đầu cao) lại phải chịu tácđộng từ việc bảo hộ. Điều này đượcgiải thích thông qua bản chất củachuỗi dây chuyền cung ứng và hànhvi xuất khẩu của các doanh nghiệp đitrước so với các doanh nghiệp đi sau.

Biện pháp chống bán phágiá bảo vệ các doanh nghiệpnội địa hoạt động khônghiệu quả.

So sánh nhóm các doanh nghiệpáp dụng và được bảo hộ từ biện phápchống bán phá giá và các doanhnghiệp không bao giờ áp dụng vàđược hưởng bảo hộ từ biện pháp nàytrong hai khoảng thời gian tươngđương nhau, một khoảng trước khibảo hộ và một khoảng thời giantrong đó các doanh nghiệp áp dụngvà nhận được biện pháp bảo hộ từbiện pháp chống bán phá giá(thường là 5 năm) thì rõ ràng là cácdoanh nghiệp không bao giờ ápdụng và do vậy cũng không bao giờnhận biện pháp bảo hộ này có đạtmức trung bình hiệu quả cao nhất.Ngược lại, các doanh nghiệp nhậnđược bảo hộ từ biện pháp chống bánphá giá lại có xụ hướng có hiệu quảthấp hơn trong giai đoạn trước khibảo hộ. Do vậy, điều này khẳng địnhrằng chính những doanh nghiệp kémhiệu quả nhất thường liên quan tớicác vụ kiện chống bán phá giá.

Hơn nữa, cả doanh nghiệp đượcbảo hộ và doanh nghiệp không đượcbảo hộ đều tăng năng suất trong suốtgiai đoạn bảo hộ nhưng dường nhưtính trung bình thì các doanh nghiệp

được bảo hộ có mức tăng năng suấtcao hơn. Tuy nhiên, việc tăng năngsuất này không bao giờ đủ để rút ngắnkhoảng cách năng suất so với cácdoanh nghiệp được bảo hộ. Kết quảnày một mặt cho thấy các doanhnghiệp hiệu quả thấp dường như bắtđầu thực hiện tái cơ cấu để có thể đốimặt với cạnh tranh toàn cầu tốt hơnkhi không còn bảo hộ, mặt khácnhững nỗ lực thực hiện tái cơ cấu nàycó lẽ là không bao giờ đủ khi màkhoảng cách năng suất không bao giờcó thể được rút ngắn. Nếu không cóbảo hộ, một vài doanh nghiệp nhận sựbảo hộ từ biện pháp chống bán phágiá có thể sẽ phải rút khỏi thị trường.Các nguồn lực được giải phóng từ sựrút lui này có thể sẽ được phân bổ lạihướng đến các khu vực hiệu quả hơntrong nền kinh tế và điều này sẽ làmcho năng suất tăng trở lại.

Biện pháp chống bán phágiá: tốt đối các doanh nghiệphoạt động không tốt nhưnglại không tốt đối với cácdoanh nghiệp hoạt động tốt.

Một đặc điểm đăc trưng của biệnpháp chống bán phá giá là nó áp dụngđối với tất cả các doanh nghiệp ChâuÂu sản xuất các sản phẩm đang bị điềutra ngay cả khi một vài doanh nghiệpsản xuất những sản phẩm này khôngyêu cầu áp dụng biện pháp bảo hộnày. Hơn nữa, không phải tất cả cácdoanh nghiệp được bảo hộ đều cónăng suất sản xuất ban đầu giốngnhau. Việc phân bổ năng suất ban đầucủa các doanh nghiêp được bảo hộnghiêng theo nghĩa là đa số các doanhnghiệp được bảo hộ có mức năng suấttương đối thấp trước khi được bảo hộ.Vấn đề là liệu việc bảo hộ thông quabiện pháp chống bán phá giá có ảnhhưởng đến tất cả các doanh nghiệpđược bảo hộ theo một cách tương tựnhau hay không, hay là liệu các doanhnghiệp có phản ứng khác nhau đối vớibảo hộ thương mại hay không.

Tính toán những điều kiện banđầu này trong khung phân tích về suythoái cho thấy có một sự khác biệtđáng kể giữa các doanh nghiệp trongphản ứng đối với bảo hộ thông quabiện pháp chống bán phá giá. Trongkhi biện pháp bảo hộ này làm tăngnăng suất của những công ty hoạtđộng kém hiệu quả thì nó lại làmgiảm năng suât của những doanhnghiệp có hiệu quả cao. Kết quả nàycó thể cho ta thấy được việc bảo hộ

Page 28: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

là “tốt đối với các doanh nghiệp hoạtđộng không tốt và không tốt đối vớicác doanh nghiệp hoạt động tốt!”.

Có nhiều giải thích khác nhau chovấn đề này. Trước tiên là nguy cơ rútkhỏi thị trường là cao hơn đối với cácdoanh nghiệp hoạt động kém hiệuquả nhất và do vậy một khi họ nhậnđược sự bảo hộ tạm thời họ sẽ cónhiều động cơ hơn để tiến hành thựchiện tái cơ cấu trước khi phải đối mặtvới sự cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiênđiều này không lý giải tại sao nhữngdoanh nghiệp hoạt động hiệu quảnhất lại phải rút khỏi thị trường khiphải đối mặt với bảo hộ. Một lý giảikhác liên quan tới bản chất toàn cầucủa các doanh nghiệp, tức là mức độnăng động của các doanh nghiệptrong thương mại quốc tế. Có mộtthực tế là thông thường những doanhnghiệp hoạt động hiệu quả nhất lànhững doanh nghiệp có thể rất năngđộng trên thị trường quốc tế do chiphí chìm (chi phí giao dịch) liên quantới thương mại quốc tế. Cụ thể là, biệnpháp chống bán phá giá có thể gây tácđộng nghịch đối với những nhà xuấtkhẩu thực hiện gia công ngoài đối vớiphần sản xuất của họ cho những nướclà mục tiêu áp dụng biện pháp chốngbán phá giá. Việc gia công ngoài yêucầu phải có một khoản chi phí cố địnhmà chỉ những doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả mới có khả năng chitrả. Do các nhà xuất khẩu có xu hướnglà hoạt động hiệu quả hơn so vớinhững doanh nghiệp không xuấtkhẩu nên doanh nghiệp xuất khẩu cóthể tham gia vào quá trình gia côngngoài nhiều hơn so với những doanhnghiệp không xuất khẩu.

Tưởng tượng rằng một doanhnghiệp xuất khẩu Pháp tiến hành giacông láp ráp xe đạp ở Trung Quốcnhằm nhập khẩu những chiếc xe đạpnày vào Pháp trong khi vẫn tiến hànhcác hoạt động kinh doanh như đóngnhãn hiệu, nhãn mác và các loại hìnhphân phối khác ở Pháp. Các nhà xuấtkhẩu Pháp tiến hành gia công sảnphẩm xe đạp sẽ phải đối mặt với việcnhập khẩu xe đạp với giá đắt hơn dohọ phải chịu một mức thuế chốngbán phá giá áp dụng đối với xe đạpnhập khẩu từ Trung Quốc. Pháp luậtchống bán phá giá hiện hành khôngtự động loại trừ việc gia công ngoàikhỏi việc trả thuế nhập khẩu vàkhông loại trừ ngay cả khi đa số giá trịgia tăng được tạo ra ở thị trường nộiđịa. Điều này đặt các nhà gia côngngoài vào một tình thế rất bất lợi sovới các nhà sản xuất xe đạp nội địakhông phải trả thuế nhập khẩu. Kếtquả là điều này làm giảm tính cạnhtranh của các doanh nghiệp xuấtkhẩu các chủng loại hàng nội địakhác nhau mà không định giá sảnphẩm thấp hơn trên thị trường xuấtkhẩu ngoài EU để không bị các nướckhác áp dụng thông lệ bán phá giá.Hơn nữa, các nhà xuất khẩu có thểtiếp cận với một số lượng các thịtrường nước ngoài ít hơn nếu việcbảo hộ thương mại trong nước gây ranhững hành động trả đũa mà đổi lạinhờ đó các đối tác thương mại có thểbảo vệ chính họ.

Theo bài báo mới đây của Koningsand Vandenbussche (2009) thì việcxuất khẩu các sản phẩm nhận được sựbảo hộ từ biện pháp chống bán phágiá thực sự có xu hướng giảm trong

suốt giai đoạn được bảo hộ, so vớimột nhóm các sản phẩm không nhậnđược sự bảo hộ. Các nhà sản xuất giàyEU cho rằng họ bị ảnh hưởng xấu từbiện pháp chống bán phá giá kể từkhi họ tiến hành gia công lắp ráp giàycủa mình ở Trung Quốc mà đã làm họphải chịu một mức thuế chống bánphá giá đối với sản phẩm giày nhậpkhẩu ở Châu Âu mặc dù thực tế là trên50% giá trị gia tăng của sản phẩm giàyđược tạo ra tại thị trường EU thôngqua các hoạt động như nghiên cứu,thiết kế, công tác hậu cần, phát triểnvà quảng cáo và tạo ra sản phẩm giàylà giày của Châu Âu chứ không phảigiày của Trung Quốc.

Thông thường những doanhnghiệp có hiệu quả kém nhất nhậnđược sự bảo hộ từ biện pháp chốngbán phá giá và tạo điều kiện cho họthực hiện tái cơ cấu. Tuy nhiên, họkhông thể rút ngắn khoảng cách hiệuquả với những doanh nghiệp khôngnhận sự bảo hộ, điều này đưa ra mộtkhác nhau đối với tính hiệu quả củabiện pháp chống bán phá giá trongviệc bảo hộ các doanh nghiệp nội địa.Thêm vào đó, tác động của biện phápchống bán phá giá đối với các doanhnghiệp nội địa phụ thuộc vào điềukiện ban đầu của các doanh nghiệpđối với năng suất và phụ thuộc vào vịthế xuất khẩu của những doanhnghiệp này. Việc không xét đến lợi íchcủa các nhà xuất khẩu khi quyết địnhbảo hộ một ngành công nghiệp cụthể chắc chắn sẽ gây tác động bất lợilâu dài mà cần phải được xem xéttrước khi quyết định áp dụng biệnpháp bảo hộ.

QUỲNH GIAO

Page 29: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Tên hoạt động: Hội thảo "Cách tiếpcận, phương pháp, kỹ năng điều tra vàkinh nghiệm thực tế của Cơ quanQuản lý cạnh tranh trong việc thực thipháp luật cạnh tranh" Thời gian: 24/11 - 26/11Nội dung: Tình hình thực thi phápluật cạnh tranh cũng như thách thứctrong việc điều tra, xử lý vụ việc cạnhtranh; Nhận xét về công tác thực thiLuật Cạnh tranh từ góc nhìn của khuvực kinh tế tư nhân.Thành phần/Dự án: Ban thư kýASEAN, VCAĐịa điểm: Nha Trang

Tên hoạt động: Đối thoại Chính sáchcấp cao lần thứ 1 Thời gian: 3/12 - 4/12Nội dung: Mối tương quan giữa cơquan cạnh tranh và sự phát triển kinhtế; kinh nghiệm phối hợp hoạt độnggiữa các cơ quan cạnh tranh trong khuvực…Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Indonesia

Tên hoạt động: Hội thảo Cạnh tranh 2009 Thời gian: 3,4/12Nội dung: Cạnh tranh không lành mạnh,Lạm dụng vị trí thống lĩnh, Kinh nghiệmđiều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh(cartel), các trường hợp miễn trừ…Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Bỉ

Tên hoạt động: Khóa đào tạothực tiễn các vụ việc lạm dụng vịtrí thống lĩnh trong khu vựcThời gian: 8/12 - 12/12 Nội dung: Lý thuyết cơ bản liênquan đến hành vi lạm dụng vị tríthống lĩnh, tham gia điều tra vàxử lý một số vụ việc đã xảy ra. Thành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Hàn Quốc

Page 30: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 11 - 2009

TẢN MẠN

Hơi thở Mùa thuBuổi sáng thức dậy, bước racửa, chợt thấy trời trong veo,những ánh nắng ngọt mát, dịudàng bắt đầu lan tỏa. Gió cũngngọt ngào và mềm mại hơn.Tiếng hót líu lo, sảng khoái củabầy sẻ non ríu ran khắp hiênnhà. Sấu đã xanh thẫm lá,phượng đã thả đầy nhữngthanh bảo kiếm xanh non, sảnphẩm của cả một mùa rút ruộtmình làm lửa. Từng giọt thờigian đã chảy dài dưới mỗi cànhdương liễu… Vậy là trời đãsang thu!...

Vườn hoa trước nhà đã nhú đầynhững nụ cúc xanh non. Nhữngnụ cúc nhỏ xíu luôn khiến tâm

hồn ta xốn xang kỳ lạ. Người ta bảohoa hồng đẹp, quyến rũ nhưng ítthủy chung. Ngày hoa nở đẹp rực rỡ,đài hoa cũng vươn mình tự hào khoesắc. Khi cánh hoa lũa tàn cũng là lúcđài hoa rũ bỏ, từng cánh nhỏ tả tơi,tan tác, mặc cho gió trời thả sức cuốntrôi. Hoa cúc không quá đẹp, khôngquá đam mê, không quá rợn ngợpnhưng hoa cúc làm người ta nghĩnhiều về sự bền bỉ, son sắt, thủychung. Những cánh hoa nhỏ xíu,

trắng đến tinh khôi, không bao giờxòe nở hết mình, hoa nở càng đến độ,từng đầu cánh nhỏ càng co tròn lại,hướng về tâm hoa, nhỏ nhắn, căngđầy, tròn trịa. Ngày hoa tàn, đài hoarắn rỏi hơn, ra sức nâng đỡ những sợicánh mỏng manh không còn sứcsống. Cánh hoa càng khô héo, tàn lũa,đài hoa càng gồng mình lên để nângniu, gìn giữ, chỉ đến khi cả hai khôngcòn sức sống, chúng cùng tàn lũa vàcùng nhau tìm về đất mẹ.

Hoa cúc - mùa thu - những tinhkhôi của đất trời, của đời người nhưhòa làm một. Mùa thu là mùa đẹpnhất trong năm, cũng là mùa thănghoa của hồn người. Khi đã trải quanhững non nớt, mỏng manh; nhữngsôi nổi rực cháy đam mê và khát vọng;mùa thu vừa cho người ta chiêmnghiệm, vừa cho người ta vững bướcđi lên, đủ sức chống chọi với nhữngrét mướt của mùa đông quạnh quẽ đãđang lẩn quất đâu đây…

Mùa thu!Bọn trẻ tíu tít đến trường, xốn

xang áo quần, khăn quàng, sáchbút… Không giống bọn trẻ chúng tôithuở trước, nhón chân sáo đếntrường, đầu đội trời, chân đạp đất, tayxách làn cói với vài cuốn vở mỏng

teng, rồi quản bút, lọ mực. Tan trườngvề, áo quần, mặt mũi lem nhem mực,nhảy tùm xuống ao ngụp lặn chánchê rồi ngoi lên. Da đứa nào đứa nấybóng nhẫy, đen giòn. Bọn trẻ bây giờquần áo tinh khôi, khăn quàng đỏchói, sách vở trĩu nặng hai vai, trĩunặng cả tâm hồn. Thả cánh diều baycao sợ vướng đường dây điện; nhảyxuống sông trầm mình tắm mát sợnước đục ngầu làm mẩn ngứa danon; chạy dọc bờ đê hái hoa bắtbướm, chỉ thấy chang chang mộtmàu trắng lóa của bê tông, cốt thép,không biết bên trời sông lở về đâu,sông bồi về đâu.

Mùa thu!Lá bàng không xanh thêm nữa,

quả bắt đầu chín rộ, bọn học trò tíu títdưới gốc cây đập hạt bàng, nhặt phầnnhân thơm bùi, béo ngậy chia chonhau từng mẩu. Những mối tình đầunảy nở từ những sẻ chia nhỏ xíu nhỏxiu ấy, để rồi mỗi lần cầm quả bàngchín mọng trên tay, đưa lên môinhấm nháp, lại thấy đâu đây vị ngọtnụ hôn đầu. Hoa sữa cũng bắt đầutách mình khỏi kẽ lá chuẩn bị cuốnngười ta vào những đam mê, nhungnhớ, khát khao…

MAI HOA

Page 31: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/bong3.pdf · ... chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục quản lý Cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin Cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục quản lý Cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊN