BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG 10/2016 TIN... · tiến khởi sắc cho ngành...

18
I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 9 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S10 THÁNG 10/2016

Transcript of BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 10 –THÁNG 10/2016 TIN... · tiến khởi sắc cho ngành...

[Year]

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 9

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 10 –THÁNG 10/2016

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Phải quyết liệt quản lý suất đầu tư

Vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) gồm các ban chuyên

môn do Phó Tổng Giám đốc (TGĐ) Huỳnh Trung Trực dẫn đầu đã có các buổi làm việc với các

Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, Chư Păh, Chư Prông và Chư Sê.

Một số đơn vị ở Tây Nguyên đang tích cực thực hiện các mô hình trồng xen canh nhằm tăng hiệu

quả sử dụng đất

Tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng chống cháy của

Nhà máy chế biến mủ Ya Chim; kiểm tra hệ thống xử lý nước thải để xem xét thực trạng và có

hướng xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A.

Tiếp đó, đoàn công tác đến làm việc với các Công ty Chư Păh, Chư Prông và Chư Sê với cùng một

nội dung là kiểm tra việc quản lý suất đầu tư. Tại các nơi làm việc, đoàn công tác đã nghe phòng

chuyên môn các công ty báo cáo về tình hình quản lý suất đầu tư tại đơn vị. Nhìn chung, việc thực

hiện suất đầu tư tại các đơn vị giảm so với trước đây. Dù việc này tác động đến chi phí tái canh,

trồng mới chăm sóc cao su, nhưng các đơn vị đều tuân thủ và thực hiện đúng chỉ đạo của VRG về

công tác quản lý suất đầu tư.

Đánh giá về công tác quản lý suất đầu tư của từng đơn vị, Phó TGĐ Huỳnh Trung Trực cho rằng:

“Cần phải rà soát lại một cách kỹ hơn để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Hiện nay, tình

thế buộc phải giảm suất đầu tư do đó cần phải khảo sát tình hình thực hiện quản lý suất đầu tư trong

việc trồng, chăm sóc, khai thác cao su…”.

Nguồn: http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thoi-su-trong-nganh/phai-quyet-liet-quan-ly-suat-dau-tu.html,

ngày 7/10/2016

QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH I

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

ừng.

THẾ GIỚI

ANRPC: Nguồn cung cao su thiên nhiên sẽ thấp hơn cầu kể từ năm

2020

Theo bà Sheela Thomas – Tổng Thư ký Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) –

thị trường cao su chỉ có thặng dư nhỏ trong vài năm tới, cung sẽ thấp hơn cầu kể từ năm 2020 trở

đi.

Phát biểu tại Hội thảo thường niên ngành cao su lần thứ 9 của ANRPC – một tổ chức liên chính phủ

của các nước sản xuất cao su chính, tại Guwahati, Ấn Độ, bà Sheela Thomas cho rằng giá cao su

thiên nhiên không chỉ được quyết định bởi tương quan cung – cầu, mà còn bị ảnh hưởng mạnh bởi

khuynh hướng chung trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô và tỷ giá đồng tiền của các nước xuất

khẩu cao su chính. Do những tác động này, giá cao su thiên nhiên không phải luôn luôn phản ánh

sự mất cân đối cung – cầu.

Trước đó, theo phát biểu của ông K K Mittal – Tổng Thư ký và ủy viên sản xuất của bang Assam,

Ấn Độ – đã kêu gọi các bên liên quan hướng đến mục tiêu tư duy, định nghĩa, hình thành và triển

khai các chiến lược phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên. Ông cho rằng những lo ngại ngày

càng tăng về biển đối khí hậu và tác động của nó lên ngành sản xuất cao su thiên nhiên. Nghiên cứu

trong ngành sản xuất cao su thiên nhiên nên tập trung vào những chiến lược đối phó với tác động

tiêu cực có thể xảy ra.

Ông nhấn mạnh rằng các ngành sản xuất sản phẩm cao su tại Ấn Độ và quốc tế không đánh giá

đúng về sự thân thiện môi trường của cao su thiên nhiên và tỷ lệ sử dụng cao su thiên nhiên đang

giảm.

Chủ tịch Tổng cục Cao su Ấn Độ Ajith Kumar cho rằng nhu cầu suy giảm kéo dài và giá cao su

thiên nhiên duy trì ở mức thấp chủ yếu là do sự mất cân đối cung – cầu xuất phát từ chu kỳ sản xuất

tự nhiên của các cây lâu năm; suy giảm hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu và giá dầu mỏ

thấp.

Các dự báo của các cơ quan quốc tế đều cho thấy giá hàng hóa thấp sẽ kéo dài thêm một thời gian

nữa. Ông cũng thông tin về việc Viện Nghiên cứu Cao su Ấn Độ phát triển giống cao su mới –

RRII208 – và sẽ bắt đầu trồng đại trà tại miền Đông Bắc nước này.

Theo Economic Times

TIÊU ĐIỂM THÁNG 10 II

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Campuchia liên tục tăng

Theo Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia (MAFF), xuất khẩu cao su thiên nhiên của Campuchia

tiếp tục tăng trong 9 tháng đầu năm 2016, bất chấp nhu cầu toàn cầu giảm và giá cao su thiên nhiên

trên thị trường thế giới duy trì ở mức thấp.

Dữ liệu do MAFF vừa công bố cho thấy xuất khẩu cao su thiên nhiên của Campuchia trong 9 tháng

đầu năm 2016 là 82.825 tấn, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu của MAFF cũng cho

thấy diện tích trồng cao su tại Campuchia tiếp tục tăng.

Một nhà chức trách của Hiệp hội phát triển cao su Campuchia cho biết xuất khẩu tăng không đáng

ngạc nhiên nhưng giá thấp sẽ tác động tiêu cực lên ngành cao su Campuchia.

“Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi giá trị xuất khẩu tăng nhờ diện tích tăng nên sản lượng cũng

tăng. Đối với ngành cao su, xuất khẩu đang tăng, bất chấp giá suy giảm do các cơ sở hoạt động có

nhu cầu quay vòng vốn sản xuất ngay cả khi đang phải bán lỗ”.

Do giá thấp, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã thỏa thuận cắt giảm xuất khẩu vào tháng 3/2016,

trong một nỗ lực làm giảm nguồn cung và kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá tăng.

Cũng trong tháng 3, chính phủ Campuchia đã ban hành quy định về thuế xuất khẩu cao su. Nếu giá

cao su thiên nhiên toàn cầu giảm xuống dưới 1.000 USD/tấn, các nhà xuất khẩu sẽ không phải đóng

thuế, nhưng nếu giá cao su thiên nhiên quốc tế đạt từ 1.000 – 2.000 USD/tấn, mức thuế sẽ là 50

USD/tấn và 100 USD/tấn nếu giá vượt mốc trên.

Theo ông Kim Heng – Chủ tịch Công ty Đầu tư Hean Mean Investment có 10.000 ha trồng cao su

tại tỉnh Kampong Cham – nguồn cung của các nước xuất khẩu lớn giảm dẫn tới khả năng giá được

cải thiện nhẹ, nhưng tác động cho tới nay vẫn còn rất yếu.

“Chúng tôi nhận thấy giá có cải thiện kể từ khi 3 nước sản xuất lớn giảm nguồn cung cao su thiên

nhiên ra thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Mặc dù, Chính

phủ đã giảm thuế xuất khẩu trong những tháng gần đây nhưng vẫn chưa có tác động nhiều”.

Ông cho biết chi phí sản xuất cao su hiện tại của Campuchia là khoảng 1.400 USD/tấn, so với giá

thị trường là 1.247 USD/tấn, tức ngành cao su Campuchia đang hoạt động lỗ.

Theo MAFF, tổng diện tích trồng cao su của Campuchia tính đến tháng 9/2016 đạt 402.310 ha, cao

hơn mục tiêu 400.000 ha đến năm 2020. Trong diện tích này, có khoảng 123.270 ha đang được

chăm sóc. Bất chấp giá thấp và sản lượng tăng, ông Heng cho rằng các nhà sản xuất kỳ vọng thị

trường sẽ phục hồi.

Theo Khmer Times

Các nhà sản xuất lốp xe Thái Lan kêu gọi Chính phủ sửa đổi tiêu chuẩn

sản xuất để thúc đẩy xuất khẩu

Các công ty sản xuất lốp xe tại Thái Lan như Goodyear, Bridgestone, Yokohama, Maxxis,

Sumimoto and Michelin đã kêu gọi chính phủ nước này cải cách tiêu chuẩn sản xuất lốp xe trong

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nước để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm lốp xe của Thái Lan, ông Finbarr O’Connor – Chủ tịch Hiệp

hội Các nhà sản xuất lốp xe Thái Lan (TATMA) –cho biết.

Hiệp hội mong muốn Chính phủ sẽ hỗ trợ các công ty nâng cao tiêu chuẩn các sản phẩm lốp xe của

Thái Lan để đáp ứng theo các tiêu chuẩn toàn cầu”, ông O’ Connor cho biết. “Điều này sẽ giúp các

công ty lốp xe Thái Lan thâm nhập vào những thị trường mới và gia tăng xuất khẩu. Xuất khẩu

càng nhiều lốp xe sẽ làm tăng lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên nội địa và giúp cho người trồng cao

su có thu nhập tốt hơn”, ông cho biết.

Sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước của Thái Lan vào khoảng 400.000 tấn/năm, chiếm

10% sản lượng cao su hàng năm. Thái Lan cũng là nước xuất khẩu lốp xe lớn thứ 5 thế giới, với

lượng xuất khẩu khoảng 150 triệu lốp/năm.

TATMA nhắm tới việc thúc đẩy ngành sản xuất lốp xe bằng cách thực hiện các chính sách cải thiện

sự an toàn. Các thành viên trong TATMA xuất khẩu lốp xe sang 60 thị trường các nước.

“Chúng tôi đang hướng tới 1 tiêu chuẩn ổn định được giám sát bởi Chính phủ”, ông O’Connor cho

biết. “Và nếu Thái Lan thành công trong việc nâng cao tiêu chuẩn chất lượng thì đây sẽ là 1 bước

tiến khởi sắc cho ngành công nghiệp lốp xe”.

Bộ trưởng Công Nghiệp Thái Lan Atchaka Sibunruang cho biết Chính phủ sẵn sàng hợp tác với

Hiệp hội để nâng cao giá trị xuất khẩu của ngành lốp xe Thái Lan.

Bà cho biết, ngoài vấn đề chất lượng của lốp xe thì Bộ Công nghiệp cũng đang bàn luận với Hiệp

hội để phát triển nguồn nhân lực cũng như công nghệ sản xuất lốp xe.

Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam biên dịch (Công Nhựt), nguồn “Tyre upgrade urged to help

boost exports” The Rubber International Magazine

Các nước sản xuất cao su lớn châu Á bắt đầu vận hành thị trường cao

su khu vực

Một nỗ lực hướng 3 nước sản xuất cao su hàng đầu châu Á tập trung vào một thị trường giao dịch

đã được thực hiện và vấp phải một rào cản lớn là thiếu các nhà giao dịch.

Thị trường cao su khu vực châu Á lập ra nhằm tạo ra một trung tâm giao dịch hàng hóa cho Thái

Lan, Malaysia và Indonesia, mở cửa từ ngày 26/9. Cho đến nay, trung tâm này vẫn chưa thực hiện

một giao dịch nào, theo bà Stella Novita Lukman – Phó Chủ tịch phát triển sản phẩm tại Sàn giao

dịch hàng hóa và phái sinh Indonesia cho biết.

Ba nước châu Á này chiếm 68% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu, đã thống nhất thành

lập một thị trường cao su khu vực vào năm 2014 trong một chiến lược lập giá tham chiếu cho cao

su thiên nhiên trên thị trường quốc tế. Các hợp đồng cao su tương lai hiện đang được giao dịch trên

các sàn giao dịch hàng hóa châu Á tại Tokyo, Thượng Hải và Singapore. Ngày 23/9 vừa qua, Cơ

quan chuyên ngành cao su của Thái Lan đã phê chuẩn 5 công ty tham gia vào thị trường khu vực

nói trên.

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo bà Lukman, sàn giao dịch này đang hoạt động nhưng vẫn chưa có giao dịch được thực hiện.

Sự chuẩn bị của ba nước tham gia cần kéo dài hơn. Tất cả các thành viên sẽ trở thành thành viên

của Sàn giao dịch hàng hóa và chứng khoán phái sinh Indonesia (ICDX) và tuân thủ các quy định

và quy tắc của ICDX, được phê chuẩn bởi Cơ quan quy định giao dịch hàng hóa tương lai.

Cao su giao dịch trên thị trường sẽ tính bằng US cents/kg FOB tại cảng bốc hàng và khối lượng mỗi

hợp đồng sẽ là 20,16 tấn. Giao dịch sẽ được thực hiện từ thứ 2 – 6 trong 2 phiên, phiên đầu tiên từ

9h – 11h sáng và phiên thứ 2 từ 13h – 17h chiều theo múi giờ tại Jakarta, Indonesia.

Người mua và người bán ban đầu có thể đang trong xu hướng chờ đợi và quan sát, theo nhận định

của Bộ Trồng trọt và hàng hóa Indonesia. Các nhà giao dịch cần có thời gian để thay đổi nhận thức

khi hiện nay người mua – người bán vẫn thực hiện các đàm phán riêng lẻ.

Nguồn: https://gappingworld.wordpress.com

VIỆT NAM

Tháng 10 Việt Nam xuất khẩu 140 nghìn tấn cao su

CSVNO – Theo Báo cáo của Trung tâm Tin học và thống kê Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất

khẩu cao su tháng 10/2016 ước đạt 140 nghìn tấn với giá trị đạt 183 triệu USD, đưa khối

lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2016 đạt 1 triệu tấn và 1,28 tỷ USD, tăng 15,8% về

khối lượng và tăng 4,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2016 đạt 1.258 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng

kỳ năm 2015.

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm

2016, chiếm 65,5% thị phần. Chín tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường

này tăng lần lượt là 20,3% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Ở chiều ngược lại, .khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 10/2016 ước đạt 35 nghìn tấn với giá

trị đạt 57 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2016 đạt 338 nghìn

tấn với giá trị đạt 523 triệu USD, tăng 6,6% về khối lượng nhưng lại giảm 3,2% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2015.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản,

Campuchia và Đài Loan, chiếm 57% thị phần. Trong 9 tháng đầu năm 2016, khối lượng cao su ở tất

cả các thị trường nhập khẩu đều tăng.

Về giá trị, 4 thị trường có giá trị nhập khẩu cao su tăng trong 9 tháng đầu năm 2016 là Trung Quốc,

Indonesia, Thái Lan và Malaixia với giá trị tăng lần lượt là 22,8%, 9,5%, 7,4% và 3,9%. Các thị

trường còn lại có giá trị nhập khẩu cao su trong 9 tháng đầu năm 2016 giảm, trong đó giá trị nhập

khẩu cao su của Nga là giảm mạnh nhất, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2015.

(theo thitruongcaosu.net)

Giá cao su thiên nhiên tăng tới hơn 70%

CSVNO – Trái với tình trạng ảm đạm thường thấy suốt thời gian dài, những tháng gần đây,

giá cao su xuất khẩu đang có dấu hiệu phục hồi khi giá cao su thiên nhiên tăng hơn 70% so

với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 37 – 38 triệu đồng/tấn.

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá xuất khẩu khởi sắc bắt nguồn từ việc giá dầu mỏ đang nhích lên, nhu cầu của các nước tiêu thụ

cao su lớn trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… đang tăng.

Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm đạt 1 triệu tấn và 1,28 tỷ USD, tăng 15,8%

về khối lượng và tăng 4,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Tại thị trường trong nước, tháng 10, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh

diễn biến tăng mạnh cùng với xu hướng thị trường cao su thế giới.

Cụ thể: Cao su SVR3L tăng từ 30.100 đ/kg (5-10) lên 34.300 đ/kg (19-10); cao su SVR10 tăng từ

29.100 đ/kg lên 33.300 đ/kg. Giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước cũng đã tăng trở lại sau 1

tháng không biến động, từ 7.040 đ/kg lên 7.360 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ.

theo cafef.vn

Hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D) giúp nâng cao tính cạnh

tranh của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp

Theo Tiến sĩ Krisda Suchiva – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệCao su (Rubber

Technology Research Centre: RTEC),Đại học Mahidol Thái Lan – mặc dù Thái Lan tiếp tục làquốc

gia sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới, ngành cao su thiên nhiên nước này đang gặp phải

những thách thức về chất lượng, năng suất, thiếu hụt các nhà nghiên cứu khoa học, công nghệ, lao

động và khả năng tự động hóa.

Điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu đột phá để giải quyết các vấn đề trên trước sự cạnh tranh từ

cao su tổng hợp trên nhiều mặt.

Theo ông, vấn đề về chất lượng cao su thiên nhiên không ổn định đã kéo dài từ lâu và không chỉ

của riêng Thái Lan mà còn cả những nước sản xuất cao su thiên nhiên khác. Do đó, cần thiết thực

hiện những nghiên cứu để có thể cạnh tranh được với chất lượng ổn định của cao su tổng hợp. Đây

là nhiệm vụ không dễ dàng, tuy vậy ngay từ bây giờ những vần đề này cần được giải quyết thông

qua nỗ lực của nhiều bên liên quan gồm cơ quan chính phủ, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và nhà

tiêu thụ.

Về vấn đề năng suất, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều nỗ lực nhằm nâng cao năng suất cao

su. Việc hỗ trợ giống mới với năng suất cao khi tái canh đã được thực hiện trong nhiều năm, cho

thấy hiệu quả tích cực, năng suất cao su bình quân của Thái Lan dao động từ 1,6 – 1,8 tấn/ha và có

thể sẽ cải thiện hơn nữa.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Viện Nghiên cứu Cao su Thái Lan đã nghiên cứu thành công giống cho năng suất cao. 1 đến 2

giống mới cho năng suất cao hơn giống RRIM 600 hiện đang được trồng phổ biến ở Thái Lan.

Về vấn đề nghiên cứu & phát triển (R&D), hiện nay có một nguồn quỹ đặc biệt dành cho nghiên

cứu cao su thiên nhiên được phân bổ bởi Quỹ Nghiên cứu Thái Lan, tuy nhiên chỉ đang tập trung

vào nghiên cứu các ứng dụng của cao su thiên nhiên để gia tăng giá trị mà chưa có nghiên cứu về sự

phát triển bền vững của cao su thiên nhiên.

Tiến sĩ Krisda Suchiva cho biết hiện nay nguồn lực để thực hiện những đề tài nghiên cứu về cải

thiện năng suất, phát triển các dòng vô tính kháng bệnh và chịu hạn, cải thiện sự ổn định và độ sạch

của mủ, ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất cao su thiên nhiên vẫn còn hạn chế.

Hiện nay,tình trạng thiếu hụt lực lượng các nhà nghiên cứu cao su có kinh nghiệm là vấn đề lớn đối

với Thái Lan. Do đó, phần lớn các dự án nghiên cứu đã thực hiện không mang lại tác động lớn cho

ngành cao su.

Tất cả các ngành ở Thái Lan đều thiếu hụt các nhà khoa học và kỹ thuật, nguyên nhân một phần là

do thế hệ trẻ hiện nay không ưa thích học các ngành này. Một nguyên nhân khác là việc thiếu

trường đào tạo cho ngành công nghệ cao su.

Tiến sĩ Krisda Suchiva cũng cho rằng đối với ngành thâm dụng lao động như cao su cần phải đầu tư

công nghệ sản xuất xanh, tự động hóa nhằm nâng cao hiệu quả và giảm sự phụ thuộc vào lao động,

khi trong tương lai ngành này có thể bị đe dọa bởi nguồn lao động dần hạn chế.Việc đầu tư vào

công nghệ xanh không chỉ có tác động tích cực tới môi trường mà còn sức khỏe của người lao động

trực tiếp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao sẽ là một thử thách để thuyết phục doanh nghiệp chuyển đổi

sang công nghệ sản xuất xanh, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Vấn đề đối với ngành cao su thiên nhiên Thái Lan trongtương lai là thiếu hụt lao động gồm cả thợ

cạo và công nhân làm việc tại nhà máy. Những công nghệ sản xuất hiện nay đã lạc hậu, không hiệu

quả và tác động tiêu cực tới môi trường, do đó cần những công nghệ sản xuất mới được tự động

hóa, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Cao su nguyên liệu Thái Lan phải dần được chuyển đổi từ mủ đông tại lô (cuplumps) sang dạng mủ

nước (latex), điều này có thể khó khăn trong thực tế vì vận chuyển mủ nước từ các nông trường cao

su đến các nhà máy sơ chế khó khăn và tốn kém hơn so với mủ đông. Ý tưởng của Tiến sĩ là xây

dựng các nhà máy quy mô nhỏ có thể sơ chế khoảng 10 tấn mủ cao su một ngày. Lượng latex có thể

dễ dàng thu gom trong phạm vi 100 km xung quanh khu vực nhà máy. Bằng cách chuyển đổi quy

mô sản xuất sang nhiều nhà máy công suất nhỏ gần vườn cây giúp việc sản xuất cao su định chuẩn

kỹ thuật (TSR) từ mủ nước dễ dàng hơn thay vì sử dụng mủ đông. Mô hình nhà máy sơ chế nhỏ có

thể đáp ứng tốt các tiêu chí hiện đại, tự động hóa, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi

trường.

Mặc dù nhu cầu cao su tổng hợp đang tăng lên nhờ ưu điểm về độ bền và đàn hồi, tuy nhiên cao su

thiên nhiên vẫn có những tính chất riêng không thể thay thế được, do đó cao su thiên nhiên vẫn là

sự lựa chọn để sản xuất lốp xe, đặc biệt là lốp cho xe tải trọng lớn như xe buýt, xe tải, máy bay. Các

sản phẩm cao su khác như đệm cầu cảng, băng tải, ống cao su cũng chứng minh việc sử dụng cao su

thiên nhiên là phù hợp hơn. Cao su tổng hợp có lợi thế hơn cao su thiên nhiên về mặt hóa học và

đặc tính chức năng, do đó cao su tổng hợp thích hợp để sản xuất ra các sản phẩm chịu nhiệt, chịu

hóa chất như linh kiện ô tô.

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thông tin thêm về Trung tâm RTEC, đây là trung tâm dịch vụ và nghiên cứu cao su với một trong

những mục tiêu chính là hỗ trợ ngành cao su Thái Lan phát triển bền vững. RTEC tập trung nghiên

cứu tất cả các lĩnh vực từ khâu trồng, khai thác cho đến các thành phẩm cao su cuối cùng. Đối với

lĩnh vực trồng và khai thác cao su, RTEC tập trung nghiên cứu về gien giúp tạo ra giống có khả

năng chống chịu bệnh tật, cho năng suất cao. Đối với lĩnh vực sơ chế, RTEC thực hiện các nghiên

cứu liên quan tới công nghệ sản xuất xanh và nghiên cứu ứng dụng vào cao su thiên nhiên. Đối với

lĩnh vực chế biến thành phẩm, RTEC thực hiện các nghiên cứu liên quan tới vật liệu, công nghệ chế

biến sản phẩm cao su. Các kết quả từ nghiên cứu sẽ được ứng dụng để cải thiện công nghệ hiện hữu

hoặc phát triển những công nghệ mới. Ngoài việc nghiên cứu, RTEC cũng cung cấp các dịch vụ

khác cho ngành cao su Thái Lan như dịch vụ tư vấn, phân tích và kiểm định, nghiên cứu hợp đồng

và dịch vụ đào tạo. RTEC hiện đang hợp tác với nhiều tổ chức nghiên cứu cao su trên thế giới như

Đại học Công nghệ Nagaoka, Viện Công nghệ Kyoto Nhật Bản.

Văn phòng Hiệp hội Cao su (Danh Võ) lược dịch, nguồn: “R&D can help NR keep pace with

SR”, Rubber Asia

Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên và tổng hợp trên thế giới sẽ đạt 31,7

triệu tấn vào năm 2019

Theo nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Freedonia, tiêu thụ cao su thiên nhiên và tổng hợp trên thế

giới được dự báo sẽ tăng 3,9%/năm lên 31,7 triệu tấn vào năm 2019 nhờ sự tăng trưởng của ngành

sản xuất lốp xe.

Mức thu nhập tăng lên ở những nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình

Dương sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô, từ đó tăng nhu cầu tiêu thụ lốp xe và cao su. Các ngành

sản xuất khác bên cạnh lốp xe như linh kiện ô tô, sản phẩm cao su công nghiệp, sản phẩm y tế và

giày dép cũng đóng góp vào sự gia tăng nhu cầu cao su.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cao su lớn nhất đến

năm 2019 và chiếm gần 2/3 tiêu thụ thế giới; trong đó, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan là những

nước tăng trưởng nhanh nhất. Tiêu thụ cao su tại Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam cũng tăng nhanh

và Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa so

với toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2019. Nhu cầu cao su tại các khu vực

khác như Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông cũng tăng trưởng ổn định nhờ sự hỗ trợ từ

ngành sản xuất lốp xe trong nước.

Tại Bắc Mỹ và châu Âu, nhu cầu tiêu thụ cao su sẽ tăng trưởng dưới mức bình quân đến năm 2019

do ngành chế biến cao su ở các nước phát triển chững lại, ngoại trừ ngành sản xuất lốp xe. Tây Âu

được dự báo có mức tăng trưởng tiêu thụ cao su thấp nhất tại khu vực này…

Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam lược dịch (Thanh Danh), nguồn “World demand for rubber

to reach 31.7 million metric tons”, Indian/International Rubber Journal, 06/2016, 63

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng: 9 tháng nộp ngân sách 33,6 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2016, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng khai thác được 15.524 tấn mủ, đạt

66% kế hoạch Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) giao; doanh thu 837 tỷ đồng, đạt

91% kế hoạch; lợi nhuận ước đạt 158 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch; nộp ngân sách 33,6 tỷ đồng, đạt

83% kế hoạch giao cả năm, thu nhập bình quân của công nhân 6,2 triệu đồng/người/tháng.

Giờ giao mủ ở Nông trường 3, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng

Từ nay đến cuối năm 2016, dự báo giá mủ cao su vẫn tiếp tục thấp; diện tích cao su kinh doanh của

Công ty tiếp tục giảm. Tuy nhiên, Công ty phấn đấu năm 2016 khai thác đạt 26.000 tấn, vượt 2.450

tấn so với kế hoạch sản lượng VRG giao với năng suất vườn cây đạt 2,26 tấn, duy trì năm thứ 10

liên tiếp trong “Câu lạc bộ 2 tấn/ha” của VRG. Công ty cũng phấn đấu các chỉ tiêu doanh thu, lợi

nhuận, nộp ngân sách đều vượt kế hoạch, bảo đảm thu nhập bình quân đạt từ 7,5 – 8 triệu

đồng/người/tháng.

Lâm Phương, nguồn: http://baobinhphuoc.com.vn

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa: Đạt hiệu quả cao nhờ sản xuất

sạch hơn!

Mặc dù năm 2015 ngành cao su tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá mủ cao su trên thị trường giảm

mạnh, song Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (CTCPCSPH) vẫn đoàn kết vượt qua khó khăn,

hoàn thành kế hoạch sản lượng và chăm lo chu đáo đời sống công nhân lao động (CNLĐ).

Được vậy là nhờ lãnh đạo Công ty thực hiện những giải pháp tiết kiệm chi phí, trong đó có giải

pháp áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH).

Tiết kiệm để ổn định sản xuất, kinh doanh

Lãnh đạo Công ty Phước Hòa cho biết, năm 2015 giá mủ cao su xuống thấp, nhưng bằng nhiều giải

pháp đồng bộ, cùng với sự đoàn kết trên dưới một lòng, Công ty vẫn thực hiện đạt kế hoạch sản

xuất, kinh doanh. Về sản lượng, Công ty đã khai thác được 18.355 tấn mủ quy khô, đạt 104% kế

hoạch năm; thu mua 11.100 tấn; chế biến 29.034 tấn mủ các loại; tiêu thụ 28.621 tấn mủ thành

phẩm. Năm 2015, Công ty có tổng doanh thu 1.097 tỷ đồng, trích nộp ngân sách Nhà nước hơn 120

tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 150 tỷ đồng.

Trong năm 2015, lãnh đạo Công ty đã tiếp tục phát động phong trào thi đua trong CNLĐ. Tiếp tục

tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho CNLĐ bám việc, tham gia phong trào

thi đua lao động giỏi. Cùng với đó, Công ty thực hiện tốt chế độ, chính sách cho CNLĐ, nâng cao

công tác chăm lo cho đời sống CNLĐ trực tiếp sản xuất. Từ đó, vận động CNLĐ tham gia các

phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng trong từng nông

trường, từng bộ phận. Công ty cũng đã thực hiện những giải pháp đồng bộ trong tiết kiệm chi phí

chăm sóc vườn cây và vận chuyển; đặc biệt, Công ty đã thực hiện SXSH để vừa giảm chi phí, vừa

bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần để Công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch năm.

Về công tác SXSH, cũng như các năm trước, trong năm 2015, Trung tâm Khuyến công tiếp tục thực

hiện công tác khảo sát, đánh giá tình trạng môi trường của Công ty và đề xuất các biện pháp SXSH

mới. Qua khảo sát, Trung tâm Khuyến công cho biết: “Nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường

được Công ty Phước Hòa thực hiện khá tốt với đầy đủ các thủ tục quy định về bảo vệ môi trường.

Công ty đã thực hiện nhiều chương trình SXSH và tiết kiệm năng lượng trong thời gian trước đây.

Song hiện tại, môi trường lao động còn ẩm ướt. Tại nhà máy mủ ly tâm, mùi khí NH3 rất cao. Công

ty chưa có biện pháp thông gió tại khu vực này. Hệ thống xử lý nước thải trong khuôn viên nhà máy

chế biến cao su vẫn chưa hiệu quả. Nhiên liệu đốt để cấp nhiệt cho quá trình sấy cao su là hơi từ lò

đốt Biomass. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải này đều nằm trong giới hạn cho phép thải

tương ứng. Đồng thời, hệ thống lò đốt Biomass cũng áp dụng các biện pháp thu gom và xử lý khí

thải”.

Tổ chức SXSH trên diện rộng

Với những hạn chế đã xác định và phân tích trên, trong thời gian tới, Công ty sẽ tổ chức thực hiện

các công việc như sau: tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức SXSH trong toàn Công ty, thực

hiện bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, có kế hoạch hoạt động cho các hoạt động đánh giá bổ

sung, nhằm xác định rõ hơn các cơ hội SXSH đã phân tích.

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông Nguyễn Thế Giáp – Trung tâm Khuyến công – cho biết, các hoạt động đánh giá bổ sung trong

năm 2016 của Công ty Phước Hòa gồm có: Đo đạc xác định suất lượng dầu sử dụng cho công đoạn

sấy cao su, đo đạc nồng độ khí thải để xác định hiệu quả đốt nhiên liệu của lò sấy, đo đạc nồng độ

COD, BOD5, SS trong các dòng nước thải của các công đoạn để xác định tải lượng chất ô nhiễm ở

các khâu, từ đó xây dựng biện pháp giảm thiểu thích hợp, lên kế hoạch cho việc thực hiện các giải

pháp không tốn chi phí, chi phí thấp.

Với các giải pháp đầu tư chi phí thấp hoặc không tốn chi phí đã phân tích, kế hoạch thực hiện trong

thời gian 6 tháng đầu năm 2016 như sau: Hạ thấp độ cao vòi phun và thực hiện bảo trì thiết bị

thường xuyên.

Qua đánh giá nhanh, Trung tâm Khuyến công đã đề nghị Công ty Phước Hòa lập danh sách các

hoạt động cần thiết cho việc quan trắc, duy trì các giải pháp SXSH, với nội dung công việc cần

được thực hiện: Thành lập đội SXSH của Công ty, thường xuyên kiểm tra các đồng hồ tổng, đồng

hồ nhánh, tổ SXSH thực hiện ghi chép, tổng hợp số liệu, báo cáo lãnh đạo và đưa lên bảng tin hàng

tuần.

Ông Giáp cũng đã đề xuất các hoạt động đào tạo SXSH: Tổ chức tập huấn cơ bản về SXSH cho

toàn thể cán bộ trong Công ty, tổ chức tập huấn nâng cao về một số kỹ thuật mới trong thực hiện

SXSH áp dụng cho ngành sản xuất điển hình của Công ty.

Mục tiêu đầu tiên là tiết kiệm điện năng

Cũng nằm trong chương trình SXSH, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp SXSH, Trung tâm

Khuyến công còn đề xuất với Công ty Phước Hòa các biện pháp tiết kiệm điện năng. Qua khảo sát,

đánh giá nhanh, với thông số đo đạc các hệ thống tiêu thụ năng lượng điện chính tại Công ty, hiệu

suất sử dụng điện hiện tại của Công ty là tốt. Các thiết bị đã được tối ưu về vận hành. Tại hệ thống

quạt hút và máy ép bánh, qua khảo sát và đo đạc vẫn còn tiềm năng tiết kiệm điện nhưng không cao

khi so sánh với chi phí đầu tư.

Ngoài ra, nhà máy có thể thực hiện một số giải pháp tiết kiệm điện như: Giảm một số thiết bị vào

giờ cao điểm, phát động phong trào thi đua tiết kiệm điện nói riêng và năng lượng nói chung cho

toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, giảm tối đa tình trạng vận hành không tải các máy

móc thiết bị của dây chuyền sản xuất (hệ thống thiết bị truyền động chính) tăng cường vệ sinh và

bảo dưỡng thường xuyên hệ thống dây chuyền sản xuất, quy định tắt đèn, tắt máy lạnh khi không sử

dụng, cài đặt nhiệt độ máy lạnh từ 25 độ C trở lên.

Hiện tại, hệ thống tụ bù công suất phản kháng của Công ty không bù đủ hệ số công suất (trong thời

gian khảo sát ghi nhận hệ số công suất là 0,70), dẫn đến tình trạng tăng hao phí điện trên hệ thống

trạm biến áp của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải trả chi phí lớn cho tiền công suất phản

kháng hàng tháng. Công ty cần tiến hành khắc phục ngay hệ thống tụ bù công suất phản kháng.

Lãnh đạo Công ty Phước Hòa cho biết, với chiến lược không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá

thành và đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đã và đang tích cực đầu tư công nghệ mới, nghiên cứu thị

trường và tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát triển sản phẩm. Do đó, việc áp dụng SXSH là một chiến

lược để tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường, hạ giá thành sản phẩm.

Với những kết quả thực hiện áp dụng SXSH trong thời gian qua, Công ty đã nhận thức rất rõ tầm

quan trọng của việc áp dụng kết quả từ các giải pháp SXSH này. Qua các giải pháp đã áp dụng,

Công ty đã giảm được tiêu thụ nhiên liệu, giảm tối đa lượng thất thoát nguyên nhiên liệu, kết hợp

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

với giảm tải lượng các nguồn thải trước khi xử lý. Như vậy, ngoài mục tiêu là hạ giá thành, Công ty

đã đồng thời bảo đảm được nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững như hiện

nay.

Bảo Anh, nguồn: http://baobinhduong.vn

Cao su Đà Nẵng (DRC): Giá vốn tăng cao, 9 tháng lãi 352 tỷ đồng

CTCP Cao su Đà Nẵng (mã chứng khoán DRC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2016. Quý 3,

doanh thu bán hàng không biến động nhiều, đạt mức 795 tỷ đồng, tăng nhẹ 10 tỷ đồng, đồng nghĩa

với việc tăng xấp xỉ 1%.

Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh 34 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp cuối quý còn gần 151 tỷ đồng, trong

khi quý 3 năm ngoái lãi gộp 175 tỷ đồng.

Dù doanh thu tài chính giảm nhẹ 1 tỷ đồng nhưng bù lại Công ty tiết giảm được gần 26 tỷ đồng chi

phí tài chính, chỉ còn gần 18 tỷ đồng. Nguyên nhân, do quý 3 năm ngoái Công ty phải chịu khoản lỗ

chênh lệch tỷ giá lớn, đồng thời chi phí lãi vay cũng nhiều hơn.

Giảm được chi phí tài chính, nhưng cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng

tương ứng mỗi khoản khoảng 2 tỷ đồng và không được ghi nhận thêm khoản thu từ bán phế phẩm

nhiều như cùng kỳ, nên kết quả quý 3 Cao su Đà Nẵng lãi trước thuế 104 tỷ đồng, giảm gần 5 tỷ

đồng so với quý 3 năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 83,2 tỷ đồng.

Trước đó, tại phiên họp HĐQT ngày 19/7/2016 vừa qua, HĐQT Công ty đặt mục tiêu quý 3 thực

hiện được 1.027 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng, trong đó doanh thu thuần 999 tỷ đồng; lợi nhuận

trước thuế dự kiến đạt 144 tỷ đồng. Như vậy, quý này Cao su Đà Nẵng đã không hoàn thành cả mục

tiêu về doanh thu và lợi nhuận như HĐQT đã kỳ vọng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, Cao su Đà Nẵng đạt 2.428 tỷ đồng doanh thu, thực hiện được 67%

kế hoạch cả năm (3.778 tỷ đồng). Lượng hàng tồn kho cuối quý còn 873 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng so

với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu tăng nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang.

9 tháng đầu năm 2016, tuy doanh thu không có nhiều biên động nhưng do giá vốn tăng mạnh dẫn

tới lợi nhuận trước thuế cuối kỳ còn hơn 352 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế

đạt gần 282 tỷ đồng.

Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 không đặt mục tiêu lợi nhuận cụ thể, nhưng vẫn giới hạn

không thấp hơn lợi nhuận năm 2015. Trong khi đó, năm 2015 Công ty đặt mục tiêu 455 tỷ đồng lợi

nhuận trước thuế và đã thực hiện được 523 tỷ đồng, vượt 17% chỉ tiêu được giao.

Mai Nguyễn, theo Trí thức trẻ, nguồn: http://cafef.vn/cao-su-da-nang-drc-gia-von-tang-cao-9-

thang-lai-352-ty-dong-20161024150751171.chn, ngày 24/10/2016 (TD trích dẫn)

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng 10/2016:

Vườn 2013, 2014: Đã hoàn thành công tác bón phân và xử lý cỏ.

Vườn 2015, 2016: Đã hoàn thành công tác bón phân, đang triển khai tủ ẩm và cày chăm sóc

cuối năm.

Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng:

Hoàn thiện hệ thống đường sá cho diện tích trồng mới 2016; tu bổ hệ thống đường đã sử

dụng.

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên.

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho công nhân lao động sản xuất tại dự án.

Hình ảnh dự án:

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nông trường 4 – Phú Riềng: Kinh nghiệm quản lý tốt quy trình kỹ

thuật

CSVN – Trong những năm gần đây Nông trường (NT) 4 được Công ty TNHH MTV Cao

su Phú Riềng đánh giá công tác quản lý quy trình kỹ thuật thu hoạch mủ có bước tiến bộ rõ

rệt.

Kỹ thuật cạo của đội ngũ công nhân (CN) hầu hết đã vươn lên có tay nghề giỏi và xuất sắc, điểm

trừ kỹ thuật công ty kiểm tra năm sau thấp hơn năm trước 5 năm liên tục ( 2010-2014), xếp tốp đầu

công ty. Đạt được kết quả đó là nhờ nỗ lực cố gắng thi đua lao động sản xuất, tuân thủ nghiêm các

nguyên tắc, quy định trong công tác thực hiện quy trình kỹ thuật của đội ngũ cán bộ quản lý và

người CN lao động trực tiếp trên vườn cây.

Trong công tác quản lý lao động – kỹ thuật, NT bố trí lao động đứng phần cây đối với những CN có

tay nghề giỏi thông qua kết quả kiểm tra kỹ thuật hàng năm của Ban Kỹ thuật Nông nghiệp và kết

quả tập huấn sát hạch vào đầu vụ. Đồng thời việc bố trí sắp xếp lao động phải mang tính ổn định lâu

dài hàng năm, chỉ xáo trộn đối với những trường hợp đơn lẻ, mang tính cá biệt. Đây là yếu tố tác

động tích cực đối với người CN trong việc gắn bó lâu dài với phần cây mình đảm nhận.

Mỗi năm khi kết thúc mùa thu hoạch mủ, NT tổ chức tổng kết chuyên ngành, đánh giá tình hình kỹ

thuật đến từng tổ và tay nghề của từng CN theo nhóm vườn cây, kết hợp với tổng nghiệm thu kết

KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ VI

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

quả trên mặt cạo cả năm của từng CN, từ đó phân loại theo 5 nhóm đối tượng tay nghề cạo từ giỏi,

khá, trung bình khá đến trung bình và yếu để lên kế hoạch tập huấn lại tay nghề cho toàn bộ CN vào

đầu mùa cạo.

Trong công tác tập huấn đào tạo, NT tập huấn gồm cả lý thuyết và thực hành. Về thực hành thì cho

CN tập huấn và thi cả 2 miệng úp và ngửa trên vườn cây thanh lý, về lý thuyết cho học tập trung tại

hội trường theo lớp, hình thức thi là cho CN bốc thăm câu hỏi và hỏi vấn đáp. Nếu thi không đạt thì

chuyển xuống lớp đối tượng dưới.

Nhờ chia nhóm đối tượng như thế này nên CN luôn nêu cao ý thức giữ gìn mặt cạo trong cả năm dù

là ngày cạo cuối cùng trong năm. Sau tập huấn sẽ căn cứ kết quả học tập, gắn thực hành với lý

thuyết, để chọn lọc bố trí lao động theo nhóm đối tượng đảm bảo thực hiện tốt quy trình kỹ thuật

nhưng phải đạt được tiêu chí về năng suất, sản lượng.

Đối với CN phần cây và lao động cạo phụ, NT chú trọng đào tạo về phần kỹ năng cạo, cách xử lý

từng phần việc trên đường cạo; gắn việc hiểu lý thuyết để thực hành cạo tốt, CN dễ nắm bắt, gắn

với những công việc phải làm hàng ngày, việc làm thường xuyên, thực hiện chế độ thưởng trên cơ

sở xếp hạng kỹ thuật hàng tháng và trả đơn giá theo kết quả điểm kiểm tra định kỳ.

Ngoài ra cán bộ nông nghiệp thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác thực hiện quy trình kỹ thuật

của CN, công tác làm máng chắn nước, tấm nilon che chén, công tác chăm sóc cây cạo, mặt cạo, vệ

sinh nông nghiệp, nhất là giám sát chặt chẽ công tác bôi thuốc kích thích, sử dụng hóa chất đúng

theo quy định, kết hợp cùng bộ phận KCS theo dõi từ vườn cây đến khi xe vận chuyển, kiểm tra đối

chứng báo cáo cho lãnh đạo NT.

Tổ trưởng là người có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý trực tiếp CN, quản lý vườn cây

tổ trưởng có chức năng quản lý 7 nhiệm vụ chính: quản lý lao động, dụng cụ sản xuất, kỷ luật lao

động, kỹ thuật thu hoạch mủ, kế hoạch sản lượngchất lượng sản phẩm. Chăm sóc vườn cây, quản lý

công chiều. Ngoài ra, từ kinh nghiệm quản lý thực hiện quy trình và tổng kết từ CN cho thấy, yếu tố

tác động đến kỹ thuật cạo tốt còn nhờ vào các chuẩn mực từ công tác chăm sóc cây cạo tốt…

Vì khi chăm sóc cây cao su tốt, chuẩn mực quy trình được thiết lập thì ý thức gìn giữ của người lao

động sẽ được nâng cao. Vì vậy, quy chuẩn về công tác thiết kế, vạch chuẩn độ dốc, trang bị vật tư,

tiêu chuẩn bộ dụng cụ lao động và các phục vụ khác đều có quy định và kiểm soát chặt chẽ, nhiệm

vụ này được giao cho cán bộ nông nghiệp phụ trách và tổ trưởng quản lý thực hiện, chịu trách

nhiệm trực tiếp.

P.V

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Hội chợ quốc tế chuyên ngành cao su (Rubber 2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 24 – 27/11/2016

Hiệp hội Cao su Việt Nam đã nhận được thông báo của Thương vụ tại Istanbul - Đại sứ quánViệt

Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ về việc mời doanh nghiệp tham dự Hội chợ quốc tế cao su lần thứ 9 năm

2016 (Istanbul 9th

Rubber Industry Fair) tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, thông tin cụ thể như sau:

1. Thời gian: Từ ngày 24 – 27/11/2016

2. Địa điểm: Trung tâm Hội nghị và Hội chợ Buyukcekmece, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

SỰ KIỆN NGÀNH CAO SU THÁNG 11 VII