Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị...

32
Thtrƣờng sn phm nông nghi p Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ Công Thƣơng S3 năm 2017 TRONG SNÀY: Tng quan ngành Thông tin thtrƣờng nội địa Di n bi ến tình hình thtrường nông, lâm, thy sn trong na đầu tháng 6/2017 Tình trạng “bấp bênh” trong hoạt động tiêu thcác mt hàng nông sn - bài toán khó ca ngành nông nghi p Thông tin thtrường xut khu Xut khu rau quti ếp t c trthành đi m sáng ca toàn ngành nông nghi p trong 5 tháng đầu năm 2017 Tháng 5/2017: Xut khu nông, thy sn t i thtrường Mt ăng khá mnh Đức - Thtrường xut khu nông sn ti m năng ca Vi t Nam Thông tin xúc tiến thương mại Phát tri ển thương hiệu chè Thái Nguyên Hu Giang nâng cao hi u quxúc ti ến thương mại cho doanh nghi p Khai mc Hi chCông Thương Quảng Nam 2017 “Tuần l hàng Vi ệt Nam 2017” tại Nht Bn t o sc hút l n Hi tho xúc ti ến thương mại sang EU Vi t Nam sp xut khu lô tht gà đầu tiên sang Nht Bn Giao thương Thông tin chính sách Australia mca l i cho mặt hàng tôm tươi t ẩm ướp Thuế sut thuế nhp khu cao su vào Trung Quc năm 2017 Tin vn 2 3 3 5 7 7 13 20 24 24 26 27 27 28 28 29 30 30 31 31 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ PHÒNG THÔNG TIN XU T NHP KHU TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHI ỆP VÀ THƢƠNG MẠI BCÔNG THƢƠNG 655 Phạm Văn Đồng Bc TLiêm - Hà Ni Bphn phát hành: (04) 37152585 /(04) 37152586 Fax: (04) 37152574

Transcript of Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị...

Page 1: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại - Bộ Công Thƣơng

Số 3 năm 2017

TRONG SỐ NÀY:

Tổng quan ngành

Thông tin thị trƣờng nội địa

Diễn biến tình hình thị trường nông, lâm, thủy sản trong nửa đầu tháng 6/2017

Tình trạng “bấp bênh” trong hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản - bài toán

khó của ngành nông nghiệp

Thông tin thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả tiếp tục trở thành điểm sáng của toàn ngành nông nghiệp trong

5 tháng đầu năm 2017

Tháng 5/2017: Xuất khẩu nông, thủy sản tới thị trường Mỹ tăng khá mạnh

Đức - Thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam

Thông tin xúc tiến thương mại

Phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên

Hậu Giang nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp

Khai mạc Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017

“Tuần lễ hàng Việt Nam 2017” tại Nhật Bản tạo sức hút lớn

Hội thảo xúc tiến thương mại sang EU

Việt Nam sắp xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản

Giao thương

Thông tin chính sách

Australia mở cửa lại cho mặt hàng tôm tươi tẩm ướp

Thuế suất thuế nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm 2017

Tin vắn

2

3

3

5

7

7

13

20

24

24

26

27

27

28

28

29

30

30

31

31

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU – TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƢƠNG

655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Bộ phận phát hành: (04) 37152585 /(04) 37152586 Fax: (04) 37152574

Page 2: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 2

TỔNG QUAN NGÀNH Tại thị trường trong nước, hiện rất nhiều sản phẩm nông sản nhập khẩu, từ gạo,

thịt bò, rau quả đã tràn ngập, lấn chiếm thị trường nước ta trong thời gian qua. Riêng đối với mặt hàng rau quả, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu rau quả trên cả nước đã đạt 500 triệu USD (tăng tới 79,1% so với cùng kỳ năm trước). Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực để đưa trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới, thì kim ngạch nhập khẩu rau quả ngoại lại không ngừng gia tăng. Theo đánh giá, việc gia tăng nhanh của các mặt hàng nông sản ngoại nhập là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập, giúp người tiêu dùng có thêm sự chọn lựa, và giúp nhà sản xuất nhận thấy được xu hướng tiêu dùng đang cần những sản phẩm như thế nào. Trong bối cảnh này, không có cách nào khác là chúng ta phải tự cứu lấy mình, có sự coi trọng đúng mức sức tiêu thụ và vai trò thị trường nội địa trong việc tiêu thụ hàng Việt và phải chiếm lĩnh thị trường 90 triệu dân trong nước song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Trong giai đoạn này, để đứng vững trên sân nhà, ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, đồng thời từng doanh nghiệp, hợp tác xã phải tích cực hơn trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng dễ nhận diện và tin tưởng hơn vào hàng nội.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu hàng nông sản trên cả nước tăng trưởng khá tích cực với tốc độ tăng khoảng 13%. Trong đó, ghi nhận sự đóng góp quan trọng của ngành rau quả với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD - mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm, tăng tới 41,4% so với cùng kỳ năm 2016. Dự kiến, trong năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2016 và có thể sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan trong năm tiếp theo. Hiện nhu cầu rau quả trên toàn cầu nói chung và các thị trường xuất khẩu chủ lực nói riêng rất lớn, tiềm năng của ngành rau quả cũng không nhỏ. Nếu được chú trọng đúng mức và có chiến lược đầu tư bài bản, cụ thể thì trị giá xuất khẩu rau quả mang về sẽ không thua kém, thậm chí có thể vượt lên trên những sản phẩm khác trong ngành nông nghiệp, trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của toàn ngành nông nghiệp.

Một số thông tin đáng chú ý:

Do nguồn cung ở mức thấp trong khi nhu cầu thế giới đang có xu hướng tăng nên giá gạo, cà phê và nhân điều được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Ở chiều ngược lại, giá cao su, tiêu, thủy, hải sản được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn và chịu sức ép giảm do nguồn cung tăng trong khi nhu cầu từ các thị trường chính lại đang chững lại.

5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ đạt 1,31 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sang Mỹ như: tôm đông lạnh, filet cá tra, basa, cá ngừ chế biến, thịt cua chế biến, cà phê, hạt điều, hạt tiêu. Theo đánh giá, mặc dù kim ngạch nhập khẩu nông sản, thủy sản của Mỹ lớn, song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới có thể sẽ không cao trong bối cảnh hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, basa đều đang phải chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bị hạn chế tiêu thụ ở một số bang tại Mỹ, trong khi cà phê, điều và tiêu khó có khả năng tăng đột biến về số lượng, chưa kể giá có thể giảm.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Đức trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 414 triệu USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 5/2017, xuất khẩu sang thị trường này đạt 76,8 triệu USD, giảm 8,8% so với tháng 4/2017 và giảm 8,9% so với tháng 5/2016. Trong đó, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm đến 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Page 3: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

3

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA

Diễn biến tình hình thị trƣờng nông, lâm, thủy sản trong nửa đầu tháng 6/2017

Trong kỳ từ ngày 26/5 đến 14/6/2017, tại thị trường trong nước, giá gạo, cà phê tăng khá mạnh, trong khi giá các mặt hàng khác như: cao su, hạt tiêu, thủy, hải sản lại đồng loạt giảm. Diễn biến cụ thể như sau:

Giá lúa gạo: Sau một thời gian giảm xuống mức thấp, giá lúa vụ Hè Thu 2017 tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang có xu hướng tăng trở lại với mức tăng khá mạnh từ 200 - 500 đ/kg.

Tính đến ngày 14/6/2017, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tăng từ 200 – 250 đ/kg so với cuối tháng 5/2017, dao động từ 5.200– 5.300 đ/kg đối với lúa loại thường, và lúa dài khoảng 5.700 – 5.800 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu tăng mạnh hơn, với mức tăng từ 400 – 450 đ/kg, dao động từ 7.000 – 7.100 đ/kg đối với loại 1 làm ra gạo 5% tấm, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.550 – 6.650 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm tăng 500 đ/kg, đạt 7.800 – 7.900 đ/kg gạo 5% tấm không bao bì tại mạn, gạo 15% tấm 7.600 – 7.700 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.400 – 7.500 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, đạt 395-400 USD/tấn, FOB Sài Gòn, tăng 30 USD/tấn so với cuối tháng 5/2017. Nhu cầu xuất khẩu đang tăng trong khi nguồn cung hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp đang chủ động trữ gạo lại, chưa vội bán ra.

Trong thời gian tới, giá gạo trong nước được dự báo sẽ còn tăng bởi nhu cầu từ các nước nhập khẩu đang ở mức cao, đặc biệt là nhu cầu của Bangladesh và Philippines.

Giá cà phê: Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 2.300 đ/kg so với kỳ trước, đạt 44.200 đ/kg. Cà phê tăng giá trong bối cảnh thị trường theo dõi sát sao tình hình thời tiết bất thường ở Brazil – nước sản xuất Arabica lớn nhất thế giới. Trong khi đó, tình hình nguồn cung tại Việt Nam có dấu hiệu thắt chặt cùng với lượng tồn kho không nhiều khiến giá cà phê bật tăng trở lại.

Giá hạt tiêu: Giá hồ tiêu tại thị trường Việt Nam liên tục giảm trong thời gian qua và hiện đã quay trở lại mức giá của năm 2010, ở mức 74.000 đ/kg.

Nguyên nhân khiến giá hồ tiêu liên tục giảm chủ yếu là do niên vụ 2016 – 2017 Việt Nam được dự báo được mùa hồ tiêu. Sản lượng tiêu của Việt Nam năm nay đạt khoảng 200.000 tấn, tăng gần 30.000 tấn so với vụ trước. Ở phạm vi toàn cầu, năm nay Ấn Độ và Brazil cũng tăng sản lượng hồ tiêu. Bên cạnh đó, giá tiêu giảm còn mang tính chất mùa vụ bởi theo quy luật nhiều năm, tháng 5-6 là thời điểm các nước giảm giao dịch, đăc biệt là khu vực các nước Hồi giáo.

Giá cao su: Giá cao su trong nước nửa đầu tháng 6/2017 giảm khá mạnh do thị trường đang chịu áp lực lớn vì tồn kho cao su tại các kho ngoại quan cảng Thanh Đảo – Trung Quốc tăng cao trong khi nhu cầu tiêu thụ lốp xe ở Trung Quốc lại đang chững lại do doanh số bán ô tô của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do chính sách thuế mới của nước này.

Giá thu mua mủ cao su tại thị trường trong nước giảm 1.600 - 2.300 đ/kg, tương đương 15,4% - 15,7% so với cuối tháng 5/2017, dao động từ 8.800 - 12,500 đ/kg.

Giá thủy sản: Từ giữa tháng 5/2017 đến nay giá cá tra trong nước có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguyên nhân giá cá tra giảm là do hiện nay đang là mùa thuận để thả nuôi cá

Page 4: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 4

tra, nên nguồn cung cá tra giống bắt đầu dồi dào. Nhiều hộ sản xuất cá giống đã mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thả nuôi cá tra nguyên liệu, góp phần hạ nhiệt giá cá giống. Trong nửa đầu tháng 6/2017, giá cá tra trong nước đã giảm từ 5,7% - 7,7% (tương ứng 1.500 – 2.000 đ/kg), xuống mức 24.000 – 26.000 đ/kg.

Trong nửa cuối năm nay, giá cá tra sẽ ổn định cho đến giảm do lượng cá thu hoạch tăng lên, nguồn giống cá sẽ lấp dần khoảng trống thiếu hụt. Tuy vậy, nguồn cá tra nguyên liệu cho nhà máy vẫn còn thiếu do sản lượng thu hoạch vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Dự báo: Do nguồn cung ở mức thấp trong khi nhu cầu thế giới đang có xu hướng tăng nên giá gạo, cà phê và nhân điều được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Ở chiều ngược lại, giá cao su, tiêu, thủy, hải sản được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn và chịu sức ép giảm do nguồn cung tăng trong khi nhu cầu từ các thị trường chính lại đang chững lại.

Tham khảo giá nông, thủy sản tại thị trƣờng trong nƣớc đến ngày 14/6/2017

(ĐVT: 1.000 đ/kg; USD/tấn)

Tên hàng 14/6/2017 So với ngày

26 tháng 5/2017 (%)

So với đầu năm 2017 (%)

So với đầu năm 2016 (%)

Lúa khô loại thường (kg) 5.300 3,9 1,9 -0,9

Lúa khô loại dài (kg) 5.800 4,5 7,4 4,5

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm (kg) 7.100 6,8 6,0 2,2

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 25% tấm (kg) 6.650 6,4 2,3 -2,2

Giá gạo thành phẩm 5% tấm (kg) 7.900 6,8 8,2 -1,3

Giá gạo thành phẩm 15% tấm (kg) 7.700 6,9 8,5 -1,3

Giá gạo thành phẩm 25% tấm (kg) 7.500 6,4 7,1 -1,3

Giá chào bán gạo trắng 5% tấm (USD/tấn) 400 8,1 17,6 2,6

Giá chào bán gạo trắng 25% tấm (USD/tấn) 388 8,4 17,6 4,9

Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên (kg) 44.200 5,5 0,7 35,6

Giá cà phê Robusta xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh (USD/tấn)

1.968 7,2 -0,5 29,7

Chè xanh Thái Nguyên búp khô (kg) 120.000 0,0 20,0 0,0

Chè cành Thái Nguyên chất lượng cao (kg) 225.000 0,0 21,6 12,5

Chè xanh Thái Nguyên búp khô (loại 1) (kg) 155.000 0,0 14,8 -3,1

Chè xanh nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng (kg) 9.000 0,0 28,6 0,0

Chè đen nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng (kg) 5.000 0,0 42,9 11,1

Giá nhân điều tại Bình Phước (kg) 37.000 1,4 -31,5 -7,5

Tiêu đen Tây Nguyên và Nam Bộ (kg) 74.000 -9,8 -46,0 -56,5

Mủ chén, dây khô 12.500 -15,5

Mủ chén ướt 8.800 -15,4

Mủ đông khô 11.400 -15,6

Mủ đông ướt 9.100 -15,7

SVR CV (VNĐ/kg) 44.871 -11,6 -10,7 66,6

SVR 10 (VNĐ/kg) 31.439 -7,2 -26,7 31,6

SVR 20 (VSĐ/kg) 31.329 -7,3 -26,8 31,7

Cá tra thịt trắng loại 1 tại Đồng Tháp 26.000 -5,5 6,1 20,9

Cá tra thịt trắng loại 2 tại Đồng Tháp 24.000 -7,7 6,7 23,1

Tôm càng xanh (100 con/kg) Đồng Tháp 260.000 -7,1 8,3 4,0

(Nguồn: Trung tâm Thông tin CN&TM tổng hợp)

Page 5: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

5

Tình trạng “bấp bênh” trong hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản - bài toán khó của ngành nông nghiệp

Trong những năm gần đây, việc sản xuất - tiêu thụ nông sản bấp bênh, gây thiệt hại cho nông dân ngày càng xảy ra thường xuyên hơn với nhiều mặt hàng nông sản, mật độ các cuộc "giải cứu" nông sản ngày càng dày hơn, thời gian để hỗ trợ tiêu thụ một mặt hàng dài hơn, kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền. Điều này phần nào cho thấy những bất cập trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản ở nước ta.

Một số chính sách đã được triển khai chưa thực sự hiệu quả

Thực tế cho thấy, việc tổ chức sản xuất và thông tin thị trường chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn đến bị động trong tiêu thụ nông sản. Những đợt "giải cứu" nông sản thời gian qua cho thấy rõ nhiều bất cập của nền nông nghiệp khi chạy theo số lượng, thiếu gắn kết thị trường. Bên cạnh đó, từ những vụ “giải cứu” nông sản cũng cho thấy, nông dân chưa hiểu kỹ về cơ chế thị trường và thiếu tổ chức để hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Điểm nổi bật của những sản phẩm phải "giải cứu" là thiếu công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến nên bắt buộc phải bán ngay, không thể lưu kho. Vì vậy, đến thời điểm thu hoạch rộ, các sản phẩm này sẽ buộc phải bán cho dù bị ép giá. Ngay sản phẩm chăn nuôi như trứng, thịt, phần lớn chỉ bán tươi, việc đầu tư vào giết mổ, bảo quản chưa đáng kể nên không thể lưu kho, đợi giá lên mới bán được. Việt Nam là nước có lợi thế về nông nghiệp, nông dân có nhiều kinh nghiệm, cộng thêm sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên những năm gần đây có nhiều mặt hàng nông sản được mùa. Tuy nhiên trên thực tế chỉ là “được mùa” về số lượng, còn chất lượng nông sản Việt vẫn chưa ổn định, chỉ được chấp nhận ở những thị trường dễ tính, giá rẻ. Vì vậy, không chỉ khó thâm nhập thị trường khó tính, nông sản Việt còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

Để giải quyết tình trạng trên, chính sách tiêu thụ nông sản qua hợp đồng hay liên kết “bốn nhà” đã ra đời, khởi nguồn là sự ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ (nay được thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg). Theo đó, Nhà nước đảm nhận các khâu: dự báo, quy hoạch, ban hành cơ chế chính sách thuận lợi; Nhà khoa học thực hiện nghiên cứu kỹ thuật sản xuất, lai tạo giống mới chất lượng, chuyển giao khoa học; Nhà nông phải nhạy bén nắm bắt khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, chủ động liên kết với nhau để tạo ra sản lượng hàng hóa cao, chất lượng tốt; và doanh nghiệp phải tăng cường mở rộng thị trường. Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai, đến nay các mối liên kết này vẫn chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả, chưa có nhiều mô hình hoàn chỉnh để giữ cho sản xuất nông sản ổn định. Đầu ra và giá cả nông sản gần như vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào các khâu trung gian, tình trạng “được mùa mất giá” thường xuyên diễn ra. Trong đó, nguyên nhân chính tập trung chủ yếu ở bốn điểm sau:

Thứ nhất là do người nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa quen tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, do tập quán làm ăn riêng lẻ, mang tính tự phát của người dân nên việc sản xuất manh mún, sản lượng cung ứng trên thị trường thiếu đồng nhất, chất lượng không cao, chưa xây dựng được vùng chuyên canh sản xuất nông sản chất lượng cao, khó cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Thứ hai, khả năng dự báo nhu cầu thị trường vẫn còn hạn chế, các cơ quan quản lý chưa thực sự điều tiết được thị trường nội địa cũng như các thị trường xuất khẩu để cung cấp thông tin cần thiết cho nông dân. Vì vậy, người nông dân rất lúng túng trong định hướng sản xuất sản phẩm nông sản.

Page 6: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 6

Thứ ba, vấn đề tổ chức các kênh phân phối hàng nông sản chưa tốt. Nông sản từ ruộng tới chợ hoặc siêu thị hiện nay phải qua rất nhiều kênh trung gian, người nông dân thường bị ép giá ở mức thấp nhất, lợi ích thuộc về các thương lái.

Thứ tư, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thực sự chặt chẽ, các bên thường đơn phương phá vỡ hợp đồng mỗi khi có biến động giá trên thị trường. Việc quy định và áp dụng các biện pháp chế tài khi nông dân và doanh nghiệp vi phạm thỏa thuận gặp nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất của việc thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp là thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết trên thực tế chủ yếu dừng ở liên kết đôi giữa Nhà nước và nhà nông trong việc tạo quỹ đất, mặt bằng, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, còn doanh nghiệp tham gia rất hạn chế, chỉ tham gia vào khâu cung ứng sản phẩm vật tư đầu vào, còn lại khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thì chưa được quan tâm, trong khi việc tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng trong quá trình liên kết. Bên cạnh đó, bất lợi về nhận thức từ phía người dân cũng đang là rào cản trong quá trình thực hiện liên kết.

Hàng nông sản nhập khẩu tiếp tục tràn ngập thị trường trong nước

Trong khi đó trên thị trường nội địa, rất nhiều sản phẩm nông sản nhập khẩu, từ gạo, thịt bò, rau quả đã tràn ngập, lấn chiếm thị trường nước ta trong thời gian qua. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam đã chi hơn 924,9 triệu USD nhập rau quả các loại và trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước đã chi gần 500 triệu USD (tăng 79,1% so với cùng kỳ năm trước) để nhập khẩu rau quả. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực để đưa trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới, thì kim ngạch nhập khẩu rau quả ngoại lại không ngừng gia tăng.

Trong bối cảnh này, không có cách nào khác là chúng ta phải tự cứu lấy mình, có sự coi trọng đúng mức sức tiêu thụ và vai trò thị trường nội địa trong việc tiêu thụ hàng Việt và phải chiếm lĩnh thị trường 90 triệu dân trong nước song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Mặc dù được đánh giá là thị trường có tầm quan trọng lớn đối với ngành nông nghiệp, tuy nhiên hiện thị trường nội địa vẫn thiếu vắng các doanh nghiệp phân phối cũng như khó khăn về hạ tầng cơ sở đã làm yếu khả năng tiêu thụ nông sản.

Nguyên nhân chính khiến nhiều mặt hàng nông sản ngoại nhập được ưa chuộng là do người tiêu dùng còn e ngại về chất lượng của sản phẩm trong nước. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu còn hạn chế khiến nhiều mặt hàng nông sản Việt chưa đến được với người tiêu dùng. Theo đánh giá, việc gia tăng nhanh của các mặt hàng nông sản ngoại nhập là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập, giúp người tiêu dùng có thêm sự chọn lựa, và giúp nhà sản xuất nhận thấy được xu hướng tiêu dùng đang cần những sản phẩm như thế nào. Do vậy, để đứng vững trên sân nhà, ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, đồng thời từng doanh nghiệp, hợp tác xã phải tích cực hơn trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng dễ nhận diện và tin tưởng hơn vào hàng nội.

Sẽ có những chính sách thiết thực hơn của các cơ quan quản lý

Để chấm dứt tình trạng “bấp bênh” của nông sản trong giai đoạn hiện nay, một trong những vấn đề cần triển khai trước mắt là việc đẩy mạnh tăng cường tiêu thụ nông sản qua các hợp đồng liên kết, khép kín chuỗi liên kết trong nông nghiệp.

Tại châu Âu hiện có gần 290.000 hợp tác xã (HTX) với 140 triệu thành viên. Các sản phẩm thịt, sữa, rau quả sạch mang thương hiệu HTX nông nghiệp luôn có lợi thế và chiếm tới 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho ở Đức. Trong khi đó, Mỹ hiện có gần 50.000 HTX; trong đó có 3.500 HTX nông nghiệp đảm nhận gần 1/3 công việc

Page 7: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

7

thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Còn các HTX nông nghiệp Nhật Bản thu gom, bảo quản, dự trữ, tiêu thụ tới 90% lúa gạo và hơn 50% rau, hoa quả, sữa tươi… cho nông dân.

Riêng ở Việt Nam, chỉ có khoảng 9% các HTX cung cấp dịch vụ liên kết tiêu thụ nông sản “đầu ra” cho xã viên trong tổng số trên 10.000 HTX nông nghiệp (trong đó có hơn 9.300 là HTX dịch vụ nông nghiệp). Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng chỉ chiếm từ 3-15% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm, khiến khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân thường xuyên bị động và thị trường đầu ra thiếu ổn định; kéo theo điệp khúc “được mùa rớt giá”, với nhiều hệ lụy tiêu cực cho người nông dân và xã hội.

Tăng cường tiêu thụ nông sản qua các hợp đồng liên kết, khép kín chuỗi liên kết trong nông nghiệp là khép lại quá khứ bấp bênh về giá cả và sản lượng của hàng loạt nông sản chủ lực và mở ra cách làm mới, tương lai mới tươi sáng hơn của hàng triệu nông dân Việt.

Theo thông tin từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- NN&PTNT), trong thời gian tới Cục sẽ linh hoạt điều chỉnh quy hoạch theo tín hiệu thị trường. Cục cũng đã đề xuất với nhà nước không cứng nhắc trong việc thực hiện phê duyệt quy hoạch. Khi tín hiệu thị trường tốt, phải nhanh chóng tuyên truyền xuống địa phương, để địa phương biết và điều chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh thông tin thị trường kịp thời, để địa phương xác định tăng hoặc giảm quy mô sản xuất, hướng dẫn nông dân phù hợp. Đồng thời, xác định trục sản phẩm chủ lực, vùng được quy hoạch, để các địa phương điều chỉnh lại sản xuất. Sản phẩm vùng là những sản phẩm nào, trồng ở đâu. Tiếp đến là quy hoạch các sản phẩm của tỉnh, địa phương, phục vụ nhu cầu nội địa hay xuất khẩu.

Ngoài ra, để chấm dứt điệp khúc giải cứu nông sản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, các địa phương cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch sản xuất mà Bộ đã đề ra theo Đề án tái cơ cấu ngành. Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý quy hoạch. Tránh tình trạng, phá vỡ quy hoạch, không kiểm soát được. Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Các lĩnh vực cần tổ chức theo mô hình hợp tác xã, từ đó điều phối được thị trường. Bởi người nông dân không đủ sức và không có thông tin thị trường. Thông qua các hợp tác xã này, người dân sẽ có được thông tin về thị trường cần gì, cần bao nhiêu, từ đó tổ chức sản xuất.

Hy vọng từ những vụ “giải cứu” nông sản trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ rút ra được những bài học bổ ích. Để không chỉ lợn, dưa hấu hay chuối, mà các loại nông sản khác cũng không còn rơi vào tình trạng liên tục phải nhờ các cấp chính quyền và toàn xã hội phải chung tay “giải cứu”.

THÔNG TIN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU

Xuất khẩu rau quả tiếp tục trở thành điểm sáng của toàn ngành nông nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2017

Trong những năm gần đây, rau quả đã trở thành một trong những mặt hàng trọng điểm và ghi nhận những dấu ấn đột phá nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam khi thành tích xuất khẩu liên tục tăng mạnh qua từng năm. Nếu như trong năm 2005, rau quả Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang 36 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD, thì năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 7 lần lên mức 1,8 tỷ USD.

Page 8: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 8

Đặc biệt, trong năm 2016, mặt hàng rau quả đã đạt kim ngạch 2,45 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015, lần đầu vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo (2,15 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng vượt xa so với các ngành hàng chủ lực khác như cà phê, cao su, chè, hạt điều …

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu rau quả tiếp tục đạt mức cao kỷ lục, nằm trong top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng nông sản của Việt Nam (sau thủy sản và cà phê) và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm với tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng rau quả sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, ngành rau quả cũng đã tích cực mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand…., qua đó tăng cơ hội đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro thị trường. Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu rau quả trong 5 tháng qua tăng mạnh nhờ vào 3 yếu tố chính sau:

+ Kinh tế toàn cầu đã có những dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn trong 5 tháng qua, kéo theo nhu cầu tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tăng mạnh.

+ Giá nhiều mặt hàng rau quả chủ lực liên tục tăng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Cụ thể, giá chôm chôm trong nước liên tục tăng trong 5 tháng đầu năm nay, hiện chôm chôm Java có giá từ 55.000 – 60.000 đồng/kg; chôm chôm đường và chôm chôm Thái có giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg; dừa xiêm có giá đạt mức cao nhất từ trước đến nay từ 140.000 – 160.000 đồng/chục (12 trái); dứa có mức giá 4.500 đồng/kg (tùy chất lượng). Cùng với sự tăng giá trong nước, giá xuất khẩu nhiều loại quả cũng tăng, giá chôm chôm xuất khẩu tăng từ 7,26 USD/kg trong tháng 4 lên 7,33 USD/kg trong tháng 5/2017; giá nhãn tăng từ 0,63 USD/kg trong tháng 3/2017 lên 0,66 USD/kg trong tháng 4/2017... Theo số liệu thống kê từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, giá xuất khẩu bình quân trái cây và hạt các loại của Việt Nam sang nước này trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng 30 USD/tấn, đạt 500 USD/tấn.

+ Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc trong năm 2017 đã chuyển trọng tâm từ cung sang cầu và Việt Nam hiện là một trong các nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này. Kết quả được thể hiện ngay trong các tháng đầu năm nay. Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 5 tháng qua tăng khoảng gần 40% so với cùng kỳ năm 2016 và hiện chiếm khoảng 75% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Còn theo số liệu từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, Việt Nam đã quay trở lại vị trí nhà cung cấp hàng rau quả số 1 tại nước này với sản lượng đạt 116,19 triệu tấn trong quý I/2017.

Thị trƣờng xuất khẩu hàng rau quả tháng 5 và 5T/2017

Thị trƣờng T5/2017 So với

T4/2017 (%) So với

T5/2016 (%) 5T/2017

So với 5T/2016 (%)

Tỷ trọng trên tổng KNXK rau quả (%)

5T/2017 5T/2016

Tổng 375.343 16,7 74,2 1.398.798 41,4 100 100

Trung Quốc 294.907 19,2 101,0 1.056.320 50,5 75,5 71,4

Mỹ 10.089 -0,5 50,3 44.660 23,5 3,2 3,7

Nhật Bản 11.831 30,0 72,0 43.296 56,1 3,1 2,8

Hàn Quốc 9.717 12,5 19,4 40.377 14,9 2,9 3,6

Hà Lan 7.706 37,8 9,3 24.019 5,4 1,7 2,3

Thái Lan 3.128 2,8 -6,4 20.716 12,5 1,5 1,9

Malaysia 3.821 -17,1 -26,3 20.624 8,7 1,5 1,9

UAE 4.215 20,0 61,4 16.572 96,3 1,2 0,9

Page 9: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

9

Thị trƣờng T5/2017 So với

T4/2017 (%) So với

T5/2016 (%) 5T/2017

So với 5T/2016 (%)

Tỷ trọng trên tổng KNXK rau quả (%)

5T/2017 5T/2016

Đài Loan 4.788 57,6 55,3 15.296 5,4 1,1 1,5

Nga 2.250 -21,2 31,5 14.098 67,2 1,0 0,9

Singapore 2.084 -7,8 -34,0 11.019 -5,4 0,8 1,2

Australia 2.593 50,6 73,0 9.211 11,2 0,7 0,8

Hồng Kông 1.639 20,1 72,2 7.624 89,2 0,5 0,4

Canada 1.565 -3,6 30,8 7.112 -1,6 0,5 0,7

Pháp 1.346 -29,8 24,6 6.998 34,5 0,5 0,5

Đức 991 -15,1 -6,5 4.712 -1,4 0,3 0,5

Lào 864 96,8 45,1 3.325 69,0 0,2 0,2

Anh 510 12,8 -45,7 2.659 -44,5 0,2 0,5

Indonesia 1.068 132,0 -68,8 2.188 -50,9 0,2 0,5

Italia 378 -23,4 -26,8 1.311 -27,0 0,1 0,2

Côoét 356 125,5 227,7 809 -22,1 0,1 0,1

Ukraina 436 51,6 0,0 0,0

Campuchia 44 -0,5 -73,8 261 -84,2 0,0 0,2

(Nguồn: Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Một số chủng loại hàng rau quả xuất khẩu chủ lực trong 4 tháng đầu năm 2017

Chủng loại T4/2017 So sánh (%) 4T/2017 So sánh

4T/2016 (%)

Tỷ trọng (%)

(Nghìn USD) T3/2017 T4/2016 (Nghìn USD) 4T/2017 4T/2016

Thanh long 123.695 7,1 36,2 392.631 32,9 37,99 38,04

Nhãn 8.840 -51,5 105,0 110.513 72,0 10,69 8,27

Dưa hấu 31.680 63,7 65,1 76.451 -15,5 7,40 11,65

Xoài 17.064 -7,8 87,9 52.472 120,5 5,08 3,06

Sầu riêng 34.886 450,5 216,0 48.930 151,6 4,73 2,50

Ớt 15.380 36,7 33,6 40.279 28,5 3,90 4,04

Chanh 13.177 58,8 104,8 36.123 82,2 3,50 2,55

Dừa 6.544 -21,1 19,1 24.260 46,1 2,35 2,14

Khoai lang 7.829 23,7 -23,4 22.850 29,5 2,21 2,27

Chuối 8.660 31,5 19,7 20.572 2,6 1,99 2,58

Măng cụt 5.793 58,2 -14,9 15.700 69,3 1,52 1,19

Dứa 3.349 -27,9 -28,6 15.675 -6,7 1,52 2,16

Mít 3.464 -12,5 53,2 12.898 84,3 1,25 0,90

Cơm dừa 4.059 4,1 8,4 11.966 12,7 1,16 1,37

Dưa chuột 3.213 103,8 55,0 8.666 54,4 0,84 0,72

Hoa cúc 1.686 -19,5 14,5 7.544 4,0 0,73 0,93

Chôm chôm 164 -91,1 -83,8 6.915 8,9 0,67 0,82

Nho 1.894 -35,8 -0,5 6.895 5,1 0,67 0,84

Hạt mè 1.124 -42,3 -21,8 6.440 32,9 0,62 0,62

Trái cây 1.408 -43,0 -2,4 6.411 7,8 0,62 0,77

Ngô 1.459 -19,0 -0,8 6.224 5,1 0,60 0,76

Cà rốt 498 -75,2 -66,2 5.076 1,3 0,49 0,65

Rau củ 1.254 24,7 762,4 4.319 167,4 0,42 0,21

Macadamia 133 -94,4 -8,6 4.318 114,1 0,42 0,26

Tỏi 915 -15,5 1,6 4.155 34,0 0,40 0,40

Nấm hương 926 -63,8 27.742,9 3.991 725,8 0,39 0,06

Cà tím 1.264 75,4 8,6 2.998 -25,5 0,29 0,52

Đỗ đỏ 853 -49,1 22,7 2.931 79,2 0,28 0,21

Gừng 600 -14,6 21,0 2.685 23,4 0,26 0,28

(Nguồn: Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Page 10: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 10

Dự báo, trong năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2016 và có thể sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan trong năm tiếp theo, nhờ được hỗ trợ bởi một số yếu tố thuận lợi cho nông sản nói chung và ngành rau, quả nói riêng, cụ thể như:

Thứ nhất, những tháng tới sẽ vào vụ thu hoạch rộ của hàng loạt các loại rau quả xuất khẩu chủ lực của nước ta như vải thiều, nhãn lồng…, do đó hứa hẹn đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tiếp tục tăng cao, đạt nhiều thành tích mới.

Thứ hai, thị trường tiêu thụ đang có cơ hội mở rộng do Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán 5 Hiệp định mới với trên 50 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới trong thời gian tới dự báo sẽ tăng. Đây có thể coi là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

Thứ tư, giá nông sản đang có xu hướng tăng vì nhu cầu thị trường thế giới tăng cao. Bên cạnh đó, thời điểm xuất khẩu nông sản nói chung và rau, quả nói riêng đạt “đỉnh” sẽ rơi vào khoảng từ quý II đến cuối năm, nên cơ hội tăng xuất khẩu hàng rau quả còn rất lớn. Ngoài ra, việc “cán” mốc 1 tỷ USD chỉ sau 4 tháng và đạt 1,4 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm sẽ là “cú hích” lớn cho việc hoàn thành mục tiêu 3 tỷ USD đã đề ra.

Thứ năm, hiện Việt Nam đã đàm phán và dỡ bỏ được hàng rào kỹ thuật cho các mặt hàng rau quả xuất khẩu gồm: Xoài xuất khẩu sang Australia; thanh long xuất khẩu sang Đài Loan; nhãn và vải xuất khẩu sang Thái Lan…. Năm 2017, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh đàm phán để đẩy nhanh việc cấp phép xuất khẩu xoài sang Mỹ; thanh long ruột đỏ sang Nhật và vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm sang Hàn Quốc.

Ngoài ra, vào giữa tháng 4/2017, theo thông tin từ Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 19/1/2018, vú sữa tươi của Việt Nam trở thành loại trái cây thứ 5 (sau thanh long, chôm chôm, vải, nhãn) chính thức được nhập khẩu vào thị trường này. Mỹ cũng đang xem xét và sẽ sớm có câu trả lời về việc nhập khẩu trái xoài tươi của Việt Nam. Mỹ vốn là thị trường khó tính và dù được mở cửa cấp phép nhưng trong những năm đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có thể chỉ khoảng vài ngàn tấn. Tuy vậy, việc vào được thị trường này sẽ tạo cơ hội lớn cho rau quả đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng, đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường.

Bên cạnh đó, đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số loại rau quả từ 5 nước Trung Đông do có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Đây sẽ là cơ hội cho rau quả Việt Nam, bởi việc Chính phủ UAE cấm nhập khẩu các loại rau và trái cây từ 5 quốc gia nói trên có thể sẽ đẩy giá các loại rau và trái cây tại UAE lên cao trong ngắn hạn, do hạn chế nguồn cung chuẩn bị cho mùa lễ Ramadan diễn ra cuối tháng 5 này. Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của UAE rất cao. Cụ thể, năm 2014 nhập khẩu gần 3,2 tỷ USD, năm 2015 đạt khoảng 2,6 tỷ USD và trên 2,5 tỷ USD năm 2016. Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả từ Việt Nam sang UAE còn hạn chế, chỉ đạt 14,2 triệu USD năm 2014; 16,2 triệu USD năm 2015 và 22,8 triệu USD năm 2016. Mặc dù có mức tăng trưởng mạnh mẽ so với các năm trước đó nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của UAE. Do rau quả Việt Nam ngày càng được nhiều thị trường biết đến và ưa chuộng, việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang UAE là có thể thực hiện được.

Page 11: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

11

Xuất khẩu rau quả còn chưa tương xứng với tiềm năng

Để có được thành tựu trên, trong năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ rào cản thương mại, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường để đảm bảo tiêu thụ kịp thời, hiệu quả hàng hóa cho nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai mạnh công tác quản lý vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo hàng hóa nông sản xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sạch.

Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả của nước ta cho dù liên tục tăng mạnh qua từng năm nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Việt Nam hiện chỉ chiếm một phần nhỏ bé (1%) trên thị trường xuất khẩu rau quả thế giới. Trong khi đó, thị trường rau quả hiện có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống toàn cầu. Tính riêng mặt hàng rau và trái cây đã chiếm tới hơn 59% và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng 2,88% trong giai đoạn 2016 - 2021. Trong khi đó, điều hạn chế là rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều nhất vào sản phẩm xuất khẩu hàng đầu là thanh long, mặt hàng này hiện chiếm tới 82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất của Việt Nam (chiếm tới 91%).

Một trong những nguyên nhân chính là do chưa có vùng chuyên canh cũng như phải qua nhiều khâu trung gian cộng với chi phí vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không cao hơn so với các nước khiến các loại trái cây của Việt Nam thường có giá thành cao hơn so với trái cây cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, làm giảm khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới. Phần lớn trái cây vẫn còn tình trạng xuất khẩu dưới nhãn mác và bao bì của khách hàng nước ngoài do chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá trái cây đến người tiêu dùng trên thế giới.

Theo đánh giá, cốt lõi của vấn đề vẫn xoay quanh yếu tố lâu nay chưa được giải quyết triệt để, đó là khâu sản xuất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm thế nào để tạo ra trái cây sạch, cao hơn nữa là trái cây hữu cơ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Kế đến là vấn đề bảo quản sau thu hoạch, để tránh thất thoát quá cao làm ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Theo thông tin từ Viện Cây ăn quả Miền Nam, chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL hiện đã có rất nhiều loại cây ăn trái ngon, đặc sản của vùng miền như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, bưởi năm roi, thanh long (ruột đỏ, trắng, tím hồng), sầu riêng ri 6, nhãn xuồng cơm vàng, chôm chôm nhãn, sapo lồng mứt, đu đủ tím, quýt đường không hạt, cam sành không hạt, chanh bông tím... Đặc biệt, nhiều loại trái cây chỉ có ở Việt Nam như vú sữa Lò Rèn, sơ ri, quýt hồng... Đây là lợi thế rất lớn cho việc xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn nếu biết đầu tư sản xuất bài bản.

Tuy nhiên, để xuất khẩu được trái cây đi các nước đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng nhiều vấn đề như bảo đảm số lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sản xuất tập trung. Một số vùng sản xuất trái cây tập trung ở ĐBSCL đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật Mỹ (APHIS) cấp mã code xuất khẩu sang thị trường Mỹ như chôm chôm Bến Tre, thanh long Tiền Giang, nhãn, xoài, vú sữa. Nhiều loại trái cây còn được xuất sang thị trường Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Nhật Bản...

Thị trường Mỹ là thị trường khó tính, người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao nhưng luôn đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là thị trường lớn, có nhu cầu cao về nhập khẩu trái cây, nhất là trái cây nhiệt đới, như trái cây Việt Nam.

Page 12: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 12

Tương tự, thị trường châu u là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khẩu 13-15 triệu tấn. Các loại trái cây nhiệt đới được nhập vào các nước này có xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long. Thị trường khó tính khác là Nhật Bản, hiện cũng có nhu cầu nhập khẩu trái cây với số lượng lớn, mỗi năm nhập đến vài triệu tấn với các mặt hàng chính như chuối, cam, xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long.

Trong khi đó, sản xuất trái cây của Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch. Đặc biệt là chưa phát triển sản xuất cây ăn trái theo định hướng thị trường, kể cả tín hiệu của thị trường cũng chưa được chú ý đúng mức. Do đó khi vào mùa thu hoạch rộ, sản lượng cung ứng cho thị trường quá lớn nên thường xảy ra ứ đọng, giá cả giảm mạnh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nhà vườn. Cũng chính vì sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, quy mô sản xuất chủ yếu hộ gia đình... nên chưa thống nhất được quy trình chăm sóc, kỹ thuật canh tác, thời gian thu hoạch, từ đó dẫn đến chất lượng trái cây trên cùng một loại không đồng đều, sản lượng cung ứng thấp, không ổn định.

Ngoài ra, đa số các loại trái cây chưa xây dựng được vùng chuyên canh có diện tích lớn, dẫn đến năng suất thấp, mức độ đầu tư và giá thành sản phẩm cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh thị trường. Chưa có vùng sản xuất chuyên canh nên một số loại trái cây ngon như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt, nhãn xuồng cơm vàng, quýt đường, chuối cau... cho sản lượng cung ứng thấp nên có mức giá quá cao. Công nghệ thu hoạch, chế biến chưa theo kịp thị trường; thu hoạch, phân loại, đóng gói, bao bì, bảo quản chủ yếu còn thủ công... từ đó dẫn đến tỉ lệ hư hỏng do dập nát, hư thối ở mức cao.

Bên cạnh đó, hiện nhiều nhà vườn vẫn chưa thật sự chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng trái cây trong quá trình sản xuất; chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 3 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly); thu hoạch trái cây sớm khi chưa đủ độ già làm ảnh hưởng đến chất lượng. Chưa tạo được mối liên kết 4 nhà (nông dân - nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ trái cây trên cơ sở tự nguyện. Nhà vườn chưa chú trọng đến mối liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm. Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là cơ sở hạ tầng ở vùng trồng cây ăn trái còn yếu kém nên thời gian vận chuyển trái cây bị kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng. Hệ thống nhà đóng gói, sơ chế, kho lạnh chưa được đầu tư đúng mức.

Với những thực tế đang diễn ra, trong thời gian tới ngành rau quả cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

Một là, nông dân đang thiếu cây giống sạch, đảm bảo chất lượng và năng suất. Người dân đang phải nhập khẩu cây giống từ các nước, về lâu dài Việt Nam cần phải có các trung tâm nghiên cứu và phát triển cây giống để cung cấp cho nông dân.

Hai là, ngành nông nghiệp cần tăng cường đào tạo, quản lý quy trình sản xuất rau quả an toàn cho người nông dân, hiện tại phần lớn bà con sản xuất theo truyền thống hoặc tự phát.

Ba là, để nâng cao chuỗi giá trị rau quả thì cần khuyến khích đầu tư vào khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đặc thù của rau quả là tính thời vụ ngắn, nếu sau thu hoạch không bảo quản tốt thì hầu hết chỉ có thể để tiêu thụ trong nước.

Bốn là, cần đa dạng hóa các sản phẩm rau quả hơn; đồng thời hướng vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng cạnh tranh và có quy mô lớn để kết nối thị trường đầu ra…

Page 13: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

13

Năm là, cố gắng khai thác điểm mạnh của sản xuất rau quả ở Việt Nam là kiến thức về kỹ thuật sản xuất tốt, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông rất phổ biến và có hiệu quả. Cần nâng cao năng lực về quản lý hệ thống các quy trình xuất khẩu để hỗ trợ khả năng cạnh tranh của ngành rau và trái cây Việt Nam.

Sáu là, để phát huy tối đa giá trị của rau quả, ngoài trái cây tươi, các doanh nghiệp có thể tham gia chế biến sâu, sấy khô rau quả, đa dạng hóa sản phẩm để xuất khẩu. Như vậy, còn tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn cho ngành rau quả.

Nhu cầu rau quả trên toàn cầu nói chung và các thị trường xuất khẩu chủ lực nói riêng vẫn rất lớn, tiềm năng của ngành rau quả cũng không nhỏ. Nếu được chú trọng đúng mức và có chiến lược đầu tư bài bản, cụ thể thì trị giá xuất khẩu rau quả mang về sẽ không thua kém, thậm chí có thể vượt lên trên những sản phẩm khác trong ngành nông nghiệp, trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của toàn ngành nông nghiệp.

Tháng 5/2017: Xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản tới thị trƣờng Mỹ tăng khá mạnh

I. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản tới thị trƣờng Mỹ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ đạt 1,31 tỷ USD, tăng nhẹ 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Mỹ đang là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc, với thị phần chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản cũng đang chiếm 8,21% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Tính riêng trong tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2016 đến nay, với 324,63 triệu USD, tăng 14,2% so với tháng 4/2017 và tăng 12,6% so với tháng 5/2016.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trƣờng Mỹ năm 2016-2017

0

100.000

200.000

300.000

400.000

T1 T3 T5 T7 T9 T11

Ngh×n USDNăm 2016 Năm 2017

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sang Mỹ như: tôm đông lạnh, filet cá tra, basa, cá ngừ chế biến, thịt cua chế biến, cà phê, hạt điều, hạt tiêu. Theo đánh giá mặc dù kim ngạch nhập khẩu nông sản, thủy sản của Mỹ lớn, song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới có thể sẽ không cao.

Nguyên nhân chính do hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong hàng thủy sản là tôm và cá tra, basa đều đang phải chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bị hạn chế tiêu thụ ở một số bang tại Mỹ, trong khi cà phê, điều và tiêu khó có khả năng tăng đột biến về số lượng, chưa kể giá có thể giảm.

Page 14: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 14

Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Mỹ đã giảm 6,7% trong 5 tháng năm 2017, đạt 483,35 triệu USD. Theo dự báo, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ sẽ áp dụng từ tháng 9 tới, và khả năng cao là chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ tăng rào cản kỹ thuật thuế quan và bảo hộ.

Tương tự thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, gạo và chè của Việt Nam tới thị trường Mỹ cũng giảm đáng kể so với 5 tháng năm 2016. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tới Mỹ giảm 34,8%, gạo giảm 20,1%, chè giảm 4,8%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hạt điều, cà phê, hàng rau quả tăng mạnh từ 24% - 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu cao su sang thị trường Mỹ tăng đến 78,6%.

Xét về thị phần, 5 tháng đầu năm nay, Mỹ là đối tác tiêu thụ số 1 của Việt Nam đối với các mặt hàng như: hạt điều, hạt tiêu, hàng thủy sản; ngoài ra Mỹ cũng đứng thứ 2 về tiêu thụ cà phê, hàng rau quả của Việt Nam.

Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ tháng 5 và 5 tháng năm 2017

Tên hàng Tháng 5/2017 (nghìn USD)

So với tháng 4/2017 (%)

So với tháng 5/2016 (%)

5 tháng 2017 (nghìn USD)

So với 5 tháng 2016 (%)

Hàng thủy sản 123.736 12,3 11,1 483.351 -6,7

Hạt điều 128.962 31,7 37,0 407.752 27,4

Cà phê 31.894 -22,0 -15,3 237.905 30,6

Hạt tiêu 26.000 17,1 -26,1 113.686 -34,8

Hàng rau quả 10.089 -0,5 50,3 44.660 23,5

Cao su 2.178 69,5 58,4 19.087 78,6

Gạo 1.095 -2,7 -16,3 5.880 -20,1

Chè 682 50,6 5,5 2.571 -4,8

Tổng 324.636 14,2 12,6 1.314.892 5,1

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam và tỷ trọng XK tới Mỹ 5 tháng năm 2017

Tên hàng Tổng kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam (nghìn USD)

Xuất khẩu tới Mỹ (nghìn USD)

Tỷ trọng XK tới Mỹ trên tổng

KNXK (%)

Hạt điều 1.118.409 407.752 36,5

Hạt tiêu 604.201 113.686 18,8

Hàng thủy sản 2.854.474 483.351 16,9

Cà phê 1.604.654 237.905 14,8

Chè 76.134 2.571 3,4

Hàng rau quả 1.398.798 44.660 3,2

Cao su 708.476 19.087 2,7

Gạo 1.050.236 5.880 0,6

Sắn và các sản phẩm từ sắn 429.946 0 0,0

Tổng 9.845.326 1.314.892 13,4

(Nguồn: Tổng cục Hải quan )

- Xuất khẩu hạt điều tới Mỹ

Mặc dù Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, nhưng hiện nay Mỹ đang ngày càng siết chặt việc nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam vì vấn đề an toàn thực phẩm. Do lo ngại rủi ro về mất an toàn thực phẩm, một số khách hàng Mỹ đã từ chối mua hạt điều từ nhiều nhà máy của Việt Nam sau khi kiểm tra trực tiếp - Đây là ảnh hưởng của Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ (FSMA), có hiệu lực từ tháng 9/2016, đối với ngành điều Việt Nam.

Page 15: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

15

- Xuất khẩu cà phê tới Mỹ

Trong 4 tháng đầu năm 2017, Mỹ nhập khẩu 3 mặt hàng cà phê của Việt Nam gồm: cà phê Robusta, Arabica, cà phê hòa tan. Trong đó, cà phê Robusta chiếm đến 83% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 4 tháng năm 2017, với 73,35 nghìn tấn, trị giá 154,58 triệu USD, tăng nhẹ 5% về lượng và 47,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lượng cà phê Arabica xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng nhẹ 5,7%, đặc biệt cà phê hòa tan tăng tới 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ 4 tháng năm 2017 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Tên hàng

4 tháng năm 2017

So với 4 tháng 2016 (%)

Tháng 4/2017 So với tháng

3/2017 (%) So với tháng

4/2016 (%)

Lƣợng Trị giá Lƣợng Trị giá

Lƣợng Trị giá Lƣợng Trị giá

Lƣợng Trị giá

Robusta 73.357 154.583 5,0 47,2 14.607 30.935 -38,0 -38,0 -21,8 5,8

Arabica 14.296 41.792 5,7 31,1 2.557 7.208 -38,2 -36,0 -31,7 -20,1

Cà phê hòa tan 1.136 3.017 36,8 2,3 3 25 -98,2 -96,4 -98,7 -97,4

Dự báo: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu cà phê ở mức cao từ thị trường này.

Hiện Mỹ đang là nhà tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Mỹ trong quý 1/2017 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với quý 4/2016 và tăng 20,2% so với quý 1/2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cà phê cho Mỹ với kim ngạch tăng mạnh 32,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 10,2% tỷ trọng cà phê nhập khẩu của Mỹ.

Một số thị trƣờng đứng đầu về xuất khẩu cà phê vào Mỹ trong quý 1/2017

Thị trƣờng Quý 1/2017 (USD) So với quý 4/2016

(%) So với quý 1/2016

(%)

Tổng 2.201.219 8,9 20,2

Colombia 400.126 8,3 35,6

Brazil 325.012 -7,8 -2,1

Việt Nam 224.065 23,0 32,9

Indonesia 171.450 15,5 18,5

Canada 137.420 -1,4 15,4

Nguồn: Intracent

Thị phần nhập khẩu cà phê từ một số thị trƣờng chính của Mỹ

ThỊ trƣờng Quý 1/2017 (%) Quý 1/2016 (%)

Colombia 18,2 16,1

Brazil 14,8 18,1

Việt Nam 10,2 9,2

Indonesia 7,8 7,9

Nguồn: Intracent

Tuy vậy, mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu cà phê sang Mỹ trong thời gian tới chính là sự sụt giảm nguồn cung cà phê của Việt Nam do ảnh hưởng bởi hạn hán trong năm 2016. Đồng thời, lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ tăng cũng sẽ phần nào cản trở đà xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này. Tính đến giữa tháng 5/2017, Green Coffee Association đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 4/2017, theo đó tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 165.497 bao so với cuối tháng 3/2017.

Page 16: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 16

Như vậy, xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường Mỹ trong phần còn lại của năm 2017 nhiều khả năng sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự trữ cà phê tại các cảng tại Mỹ đến cuối tháng 4/2017 (ĐVT: bao 60kg)

Cảng Đến 30/4/2017 Đến 31/3/2017 Thay đổi

New York 2.026.552 1.960.711 65.841

New Orleans 665.749 664.452 1.297

Jacksonville 556.668 487.000 69.668

Miami 102.199 104.000 -1.801

Houston 749.945 705.840 44.105

Laredo 34.427 36.100 -1.673

San Francisco 788.871 807.899 -19.028

Norfolk 478.377 469.832 8.545

Philadelphia 20.938 20.813 125

Seattle/Tacoma 332.810 317.275 15.535

Los Angeles/Long Beach 198.041 198.723 -682

Nguồn: Green Coffee Association

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiêu biểu của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Tên doanh nghiệp Kim ngạch

Công ty TNHH Thương mại và Chế biến LOUIS DREYFUS COMPANY Việt Nam 26.035

Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cát Quế 14.290

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex 13.199

Công ty TNHH Mercafe Việt Nam 12.936

Công ty TNHH OLAM VIệt Nam 11.559

Công ty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước 10.847

Công ty Cổ Phần Tổng Công Ty Tín Nghĩa 9.948

Công ty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam) 9.421

Công ty Cổ Phần INTIMEX Đắk Nông 9.056

Công ty TNHH Hương Bản 7.321

Chi nhánh Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột 6.715

Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang 6.539

Công ty Cổ Phần Intimex Bình Dương 5.593

Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến 5.438

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Phú Nhuận 4.475

Công ty Cổ Phần Thương Mại Cà Phê Quang Minh 4.282

Công ty cổ phần ĐTK 4.046

Công ty TNHH Hiang Kie Industries 3.742

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 3.560

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

- Xuất khẩu thủy sản tới thị trƣờng Mỹ

4 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam

sang thị trường Mỹ đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất

khẩu cá tra, basa giảm 27,4% về lượng và 20,4% về trị giá, đạt 29,23 nghìn tấn, trị giá

90,35 triệu USD. Bên cạnh đó, lượng tôm các loại xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng

giảm 21,6%, ghẹ đóng hộp giảm 22,2%, nghêu đóng hộp giảm 14,7%.

Ở chiều ngược lại, lượng cá hộp đông lạnh xuất sang Mỹ tăng 6,8%, cá đóng hộp

cũng tăng 6,4%.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm do ảnh hưởng từ những rào cản

thương mại của thị trường này.

Page 17: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

17

Mới đây, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ vừa đưa ra kết luận cuối cùng sẽ áp thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu sẽ tiếp tục được duy trì thêm 5 năm nữa đối với một số nước trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật lớn cho cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế CBPG quá cao, hiện nay, chỉ còn 2 – 3 doanh nghiệp lớn xuất khẩu cá tra đi Mỹ.

Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Mặc dù, chương trình này chưa tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ nhưng gây hoang mang tâm lý cho các nhà xuất khẩu. Đồng thời, thuế CBPG tôm POR10 tăng cao, gây bất lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, tạo áp lực tâm lý tới các doanh nghiệp xuất khẩu và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng.

Bên cạnh những rào cản thương mại, ngành nuôi tôm và một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan nhưng giá thành sản xuất của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%. Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động lên hệ số cạnh tranh của thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ được dự báo sẽ khó có thể phục hồi trở lại trong thời gian tới.

Tham khảo các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ trong 4 tháng

đầu năm 2017

Tên hàng

4 tháng năm 2017 So với 4 tháng năm 2016

Lƣợng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá XKBQ (USD/tấn)

Lƣợng Trị giá Giá XKBQ

Cá tra, basa 29.237 90.355 3.090 -27,4 -20,4 9,6

Tôm các loại 14.125 156.562 11.084 -21,6 -19,9 2,1

Cá đông lạnh 9.641 68.717 7.128 6,8 10,6 3,5

Cá đóng hộp 8.573 25.937 3.025 6,4 39,6 31,2

Ghẹ đóng hộp 935 8.347 8.928 -22,2 -8,3 18,0

Nghêu đông lạnh 667 1.778 2.666 -14,7 -3,9 12,6

Mắm 321 542 1.686 22,9 0,8 -18,0

Há cảo 170 523 3.075 1,3 17,9 16,4

Sò đông lạnh 156 1.487 9.548 75,9 90,8 8,5

Chả cá 137 717 5.234 -10,4 40,7 56,9

ốc đông lạnh 128 301 2.344 46,7 -38,7 -58,2

Bạch tuộc đông lạnh 117 564 4.822 54,1 69,3 9,9

Ghẹ đông lạnh 115 1.911 16.632 -12,4 -24,0 -13,2

Mực đông lạnh 113 783 6.917 -29,2 -25,3 5,5

Hải sản khác 376 3.241 8.627 10,6 34,4 21,5

Tổng 64.810 361.766 5.582 -17,8 -11,7 7,4

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Tên doanh nghiệp Kim ngạch

Công ty CP Vĩnh Hoàn 40.463

Công ty TNHH Thủy Sản Biển Đông 34.980

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang 30.457

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng 27.327

Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Phát 27.054

Công ty TNNN Đồ HộP VIệT Cường 11.077

Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt 10.666

Page 18: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 18

Tên doanh nghiệp Kim ngạch

Công ty TNHH Highland Dragon 10.655

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Amanda (Việt Nam). 9.649

Công ty Cổ Phần Hùng Vương 9.038

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải 7.823

Công ty Cổ Phần Vịnh Nha Trang 6.160

Công ty TNHH Thủy sản Hải Long NHA TRANG 5.814

Công ty TNHH Thủy Sản Phúc Nguyên 5.499

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta 4.790

Công ty TNHH Tín Thịnh 4.360

Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản út Xi 4.350

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam 4.304

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Toàn Thắng 4.273

Công ty CP Thủy Sản Bình Định 4.102

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

II. Nhận định và dự báo

- Thuận lợi

+ Mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương

(TPP), nhưng Mỹ vẫn đang và sẽ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, nhất

là khi Chính phủ hai nước vẫn tích cực thúc đẩy mối quan hệ này, thể hiện qua chuyến

thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ từ ngày 29 - 31/5/2017. Đặc biệt, Mỹ

có nhu cầu cao về các mặt hàng nông, thủy sản.

+ Kinh tế Mỹ đón nhận hàng loạt những thông tin tích cực, củng cố thêm xu

hướng hồi phục. Nền kinh tế hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,2% trong

quý 1/2017 nhờ sự cải thiện của chi tiêu tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp, mặc dù

thấp hơn so với mức GDP tăng 2,1% trong quý 4/2016, tuy nhiên con số này khả quan

hơn nhiều so với dự báo tăng 0,7% trước đó. Trong quý 2/2017, chi tiêu tiêu dùng

được dự báo tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế Mỹ, với tốc độ tăng 0,4%

trong tháng 4/2017, cao hơn so với mức tăng 0,3% trong tháng 3/2017 và đánh dấu

mức tăng lớn nhất của chỉ số này kể từ tháng 12/2016. Theo dự báo, tăng trưởng GDP

trong quý 2/2017 của Mỹ ước tính đạt khoảng 2 - 3,8%.

Trong tháng 4/2017, nền kinh tế Mỹ tạo ra 138 nghìn việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp

xuống 4,3% - thấp nhất trong 16 năm.

+ Có tới 72% các doanh nghiệp Mỹ đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của

Việt Nam được cải thiện tích cực. Trên 40% doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Việt

Nam có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới. Hơn 80% các doanh

nghiệp của Mỹ kỳ vọng hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của họ sẽ tăng trong những

năm tới.

+ Mặc dù phải chịu nhiều khó khăn và bất lợi, thông qua các vụ kiện và áp thuế chống

bán phá giá nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam đang dần

trưởng thành, tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm, từ đó tạo lập bản lĩnh vững vàng hơn

trong cuộc chơi thâm nhập thị trường hứa hẹn nhất và cũng đầy thách thức này.

+ Theo tính chu kỳ, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Mỹ thường tăng tốc trong quý 6 tháng cuối năm. Trong khi đó, chưa xuất hiện

những yếu tố tác động tới tính chu kỳ, nên chắc chắn xuất khẩu mặt hàng này của Việt

Nam tới Mỹ sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới.

Page 19: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

19

- Khó khăn

+ Sự hấp dẫn của thị trường Mỹ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này rất quyết liệt, đặc biệt những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia – là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu.

+ Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ còn đơn giản, hàm lượng gia tăng của sản phẩm còn thấp. Đến nay, chưa có sự chuyển biến về chất để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên cạnh đó, theo xu hướng chung, thị trường Mỹ đang gia tăng các rào cản (chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật - từ sản phẩm đến quy trình), đòi hỏi từ chất lượng sản phẩm sang tính chất quy trình sản xuất. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Những rào cản thương mại, kỹ thuật của Mỹ ngày càng khắt khe và nếu thấy có dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nước, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để đối phó. Ví dụ, các sản phẩm thủy sản Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ thường xuyên vấp phải việc bị kiện chống bán phá giá, nghĩa là sản phẩm được bán với giá rất rẻ.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng lãi suất cũng khiến nông, thủy sản của nước ta gặp bất lợi khi xuất khẩu sang thị trường này.

+ Mới đây, Mỹ đã ban hành Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA). Đạo luật này chính thức có hiệu lực từ tháng 9-2017 và sẽ trở thành rào cản lớn nhất cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Thay vì kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm ở cảng nhập khẩu tại Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ giám sát trên toàn chuỗi và có tần suất kiểm tra bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu vào Mỹ.

Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm yêu cầu một sản phẩm muốn xuất khẩu sang Mỹ không những đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà còn phải bảo đảm điều kiện về kiểm soát toàn bộ nguồn gốc từ khi sản xuất, sơ chế, bảo quản, đóng gói và dán tem nhãn mác. Ngoài ra, quy định mới của Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ sẽ làm gia tăng các thủ tục, dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Dự báo: Như vậy, cùng với với việc kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực cộng với tính chu kỳ hàng năm, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2017. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ đang có xu hướng bảo hộ mậu dịch và chủ trương cân bằng xuất nhập khẩu thì tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng nông, thủy sản nói riêng sang sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có sự đột biến. Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ năm 2017 sẽ đạt 3,62 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2016.

Mỹ được đánh giá là một thị trường khá khó tính, nông sản xuất sang Mỹ phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, chất lượng, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm phải có số lượng, chất lượng ổn định, kích cỡ đồng đều, đẹp mắt.

Muốn vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam phải kiểm soát được các khâu từ giống, vùng trồng, thu hoạch cho đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không đạt phải mạnh tay hủy lô hàng, thậm chí là để nông dân chứng kiến, nhằm giúp họ tiếp cận với cách làm ăn, quan hệ thương mại trong hội nhập. Khi đã xác định sản phẩm xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu ngay để các cơ quan quản lý của Mỹ cấp chứng nhận.

Page 20: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 20

Đức - Thị trƣờng xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Đức trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 414 triệu USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu sang thị trường này đạt 76,8 triệu USD, giảm 8,8% so với tháng 4/2017 và giảm 8,9% so với tháng 5/2016.

Đức hiện là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và lớn nhất trong Khu vực Châu Âu. Đức luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu trong nhiều năm qua. Đức cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác trong khu vực. Trong quý I, kinh tế nước này tăng trưởng 0,6% nhờ sự hỗ trợ từ xuất khẩu, đầu tư máy móc, xây dựng cũng như chi tiêu hộ gia đình tăng. Người tiêu dùng Đức đang được hưởng lợi từ việc làm cao kỷ lục, thu nhập thực tế tăng và lãi sất cho vay thấp. Tăng trưởng kinh tế Đức năm 2017 được dự báo lên 1,5% từ mức 1,4% đưa ra hồi tháng 1/2017 sau một loạt tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của Đức trong tháng 5/2017 giảm 9.000 người xuống 2,536 triệu người, đưa tỷ lệ thất nghiệp của Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục (5,7%), cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Đức năm 2016-2017

0

20

40

60

80

100

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017

Xu hướng tăng trưởng khả quan của kinh tế Đức trong năm 2017 sẽ tạo thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu tới Đức, trong đó có mặt hàng cà phê, thủy sản... của Việt Nam gia tăng.

Mặt hàng cà phê:

Trong 5 tháng đầu năm 2017, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Đức gồm 7 mặt hàng chính là: cà phê, hàng thủy sản, cao su, hạt tiêu, hạt điều, hàng rau quả, chè.

Trong đó, cà phê hiện là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Đức, chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước sang thị trường này, đạt 269,5 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 44,6 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng 4/2017 và giảm 7,9% so với tháng 5/2016.

Trong 4 tháng năm 2017, Đức nhập khẩu 3 mặt hàng cà phê của Việt Nam gồm: cà phê Robusta, Arabica, cà phê hòa tan. Trong đó, cà phê Robusta chiếm đến 95,4% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức trong 4 tháng năm 2017, với 97,6 nghìn tấn, trị giá 206,8 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% về lượng và 39,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Page 21: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

21

Bên cạnh đó, lượng cà phê Arabica xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh 62%, đáng chú ý, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng tới 99,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xuất khẩu trung bình cà phê sang Đức trong 4 tháng năm nay tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá xuất khẩu cà phê Robusta tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 2.119 USD/tấn; giá cà phê Arabica tăng 22,8%, đạt 2.803 USD/tấn.

Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi do nhu cầu từ thị trường này cao, điều kiện khí hậu Đức không sản xuất được cà phê và hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Đức hiện đang là nhà tiêu thụ cà phê đứng thứ 2 thế giới, theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Đức từ Việt Nam 2 tháng năm 2017 đạt 91,2 triệu USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2016.

Tháng 2/2017 thị phần nhập khẩu cà phê của Đức từ Việt Nam đã tăng lên 11,7% so với mức 10,7% của tháng 1/2017. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Đức từ một số nước lớn giảm như: Braxin, Colombia...

Mặt hàng thủy sản:

Xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2017 đạt 62,2 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 13,9 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng 4/2017 nhưng lại giảm 12,8% so với tháng 5/2016.

Theo số liệu thống kê tính tới tháng 3/2017, Đức là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 3% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm sang Đức trong quý I/2017 đạt 18,4 triệu USD; giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức chủ yếu là tôm chân trắng với quý I năm nay, tôm chân trắng chiếm 83% tổng xuất khẩu tôm sang thị trường này, tôm sú chiếm 12%, còn lại là tôm biển.

Đối với sản phẩm tôm chân trắng, Đức chủ yếu nhập khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh từ Việt Nam về để tiêu thụ trong nước và chế biến tái xuất khẩu. Bên cạnh đó, Đức cũng khá ưa chuộng các mặt hàng như tôm hấp và tôm lột vỏ.

Theo số liệu thống kê của ITC, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai sau Hà Lan, chiếm khoảng 16% tổng nhập khẩu tôm của Đức. Hai tháng đầu năm 2017, nhập khẩu tôm vào Đức đạt 87,7 triệu USD; giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về yếu tố cạnh tranh trên thị trường Đức, Việt Nam không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh về giá, thuế nhập khẩu hay đối thủ. Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế GSP đối với tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4,2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617), tôm đã sơ chế chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529) trong khi các đối thủ khác phải chịu thuế cao hơn.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán và dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. EVFTA hứa hẹn sẽ tạo những ưu đãi đáng kể về thuế suất cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức.

Thị trường Đức ngày càng nhập khẩu nhiều các sản phẩm tôm có thương hiệu chứng nhận. Các chuỗi siêu thị lớn ở Tây u trong đó có Đức thể hiện rõ nhất xu hướng này. Hiện chứng nhận phổ biến nhất là Global GAP. Các chuỗi siêu thị ở Tây Âu mới đây còn tham vọng rằng tất cả các sản phẩm tôm của họ phải được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC). Do vậy, ASC dự kiến sẽ ngày càng trở lên quan trọng ở Đức.

Page 22: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 22

Để tăng kim ngạch xuất khẩu thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh việc quảng bá thông qua các hội chợ triển lãm, cũng như giới thiệu những chứng nhận uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm để tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Đức là thị trường nhạy cảm về giá nên sản phẩm tôm chân trắng giá phải chăng của Việt Nam đang được ưa chuộng ở Đức. Nhập khẩu mặt hàng này của Đức có xu hướng tăng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu thị trường này.

Mặt hàng cao su:

Xuất khẩu hàng cao su sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2017 đạt 24,4 triệu USD, tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,38 triệu USD, giảm 18,9% so với tháng 4/2017 nhưng lại tăng tới 174,6% so với tháng 5/2016.

Mặt hàng hạt tiêu:

Xuất khẩu hàng hạt tiêu sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2017 đạt 24,6 triệu USD, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 4,46 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 4/2017 và giảm 52,3% so với tháng 5/2016.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trƣờng Đức 5 tháng năm 2017

Tên hàng 5 tháng 2017 (nghìn USD)

% so 5 tháng năm 2016

Tháng 5/2017 (nghìn USD)

% so tháng 4/2017

% so tháng 5/ 2016

Cà phê 269.491 20,9 44.593 -12,8 -7,9

Hàng thủy sản 62.169 -14,2 13.947 2,1 -12,8

Hạt điều 28.192 -6,8 9.240 27,7 12,9

Hạt tiêu 24.618 -38,4 4.457 -34,5 -52,3

Cao su 24.411 52,2 3.379 -18,9 174,6

Hàng rau quả 4.712 -1,4 991 -15,1 -6,5

Chè 416 -11,8 205 894,7 444,0

10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn nhất sang thị trƣờng Đức 4 tháng năm 2017

Doanh Nghiệp Trị giá (nghìn USD)

Cty CP Foodtech 4.812

Cty TNHH KD Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt 3.515

Cty CP thuỷ sản và thương mại Thuận Phước 3.469

Cty TNHH 1TV Chế Biến Thủy Sản Và XNK Ngô Bros 2.590

Cty CP Thực Phẩm Sao Ta 1.865

Cty CP Thủy Sản Sóc Trăng 1.739

Cty TNHH Hùng Cá 1.668

Cty TNHH 1TV Espersen Việt Nam 1.664

Cty CP Thủy Sản Sạch Việt Nam 1.644

Cty CP Hùng Vương 1.476

10 doanh nghiệp xuất khẩu cao su đạt kim ngạch lớn nhất sang thị trƣờng Đức trong 4 tháng năm 2017

Doanh Nghiệp Trị giá (nghìn USD)

Cty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng 4.013

Cty TNHH Sản Xuất Và TM Hoa Sen Vàng 3.458

Page 23: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

23

Doanh Nghiệp Trị giá (nghìn USD)

Cty TNHH Sản Xuất Cao Su Liên Anh 2.496

Cty TNHH 1TV Cao Su ĐắK LắK 1.836

Cty TNHH Gia Phú Anh 998

Cty TNHH Cửu Lâm 929

Cty TNHH 1TV Tổng Cty Cao Su Đồng Nai 855

Cty TNHH Cao Su Quốc Việt 781

Cty CP Khang Ngọc Hưng 733

Cty TNHH 1TV Cao Su Phú Riềng 629

10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đạt kim ngạch lớn sang thị trƣờng Đức

4 tháng năm 2017

Doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

Cty CP Tập Đoàn INTIMEX 40.413

Cty CP Intimex Mỹ Phước 18.234

Cty CP XNK Cà Phê Intimex Nha Trang 15.428

Cty TNHH Sunwah Commodities (VN) 13.157

Cty TNHH TM Và chế biến Louis Dreyfus company VN 10.395

Cty TNHH Vĩnh Hiệp 10.222

Cty CP ĐTK 9.186

Cty CP Intimex Bình Dương 8.092

Cty TNHH 1TV XNK 2-9 ĐắK LắK 8.082

Cty TNHH Armajaro VN 7.974

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ sử dụng để tham khảo)

- Những thuận lợi xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Đức:

Việt Nam đã ký 10 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại, cùng với 2 FTA (Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP) đã kết thúc đàm phán cho thấy mức độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những lợi thế lớn cho Việt Nam khi tham gia các FTA này là cam kết giảm thuế sâu đối với hàng hóa.

Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý trong những hiệp định này là hầu hết đều có chương quy định về hàng rào kỹ thuật. Đối với mặt hàng nông sản cũng là một trong những mặt hàng chủ chốt của Việt Nam trên thị trường Đức. Người Đức ưa thích các loại trái cây tươi rời hơn là đóng gói và có xu hướng dùng thực phẩm sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, tránh sử dụng các hóa chất tổng hợp. Không chỉ nắm bắt thói quen sử dụng của người Đức, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về kiểm dịch động thực vật của Đức.

Cụ thể, sản phẩm từ động vật và thực vật để được nhập vào Đức phải qua các giai đoạn kiểm tra và kiểm dịch hết sức nghiêm ngặt. Nếu bị phát hiện không an toàn về vệ sinh thực phẩm sẽ bị tiêu hủy ngay tại cửa khẩu.

Ngoài những quy định về kiểm dịch động thực vật như trong các quy định chung của EU, Đức cũng đặt ra một số các tiêu chuẩn bổ sung. Ví dụ, về dư lượng mycotoxins, ngoài Quy định số 1525/98 của EC, Đức cũng đặt ra một số tiêu chuẩn riêng. Việc kiểm tra, kiểm dịch động thực vật được tiến hành cho 100% lô hàng về hồ sơ và ngoại quan; và 20-50% lô hàng sẽ được lấy mẫu và kiểm tra dư lượng các chất độc hại.

Page 24: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 24

- Thách thức và khó khăn:

ặt hàng thủ sản

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Đức đang gặp khó, trong mấy tháng đầu năm nay, sau khi nhận được thư yêu cầu của cơ quan Hải quan Đức (ZKA) và Cơ quan chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) về việc phối hợp thẩm tra xác minh xuất xứ mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam có mã HS 030616, 030617, 160521, Bộ Công Thương đã chủ trì và phối hợp chặt chẽ cùng các bên liên quan (Tổng cục Hải quan, VCCI, VASEP, các DN xuất khẩu tôm...) để tổng hợp đầy đủ thông tin nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của DN xuất khẩu tôm, cũng như xem xét đánh giá tại các công ty được đối tác lựa chọn.

Kết quả kiểm tra của cả 2 đoàn đều khẳng định rõ không có bằng chứng cho thấy sự gian lận C/O của các DN xuất khẩu tôm đã kiểm tra như nghi ngờ trước đó của đối tác. Tuy nhiên, theo phản ánh các DN đang XK tôm vào thị trường Đức gần đây, cơ quan Hải quan Đức vẫn đang kiểm tra gắt gao vấn đề nguồn gốc tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Các trường hợp có nghi ngờ về C/O đều bị phía Đức yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đóng ký quỹ. Điều này dễ dẫn đến lan truyền biện pháp kiểm soát tương tự sang toàn EU, cũng như họ sẽ chuyển qua mua tôm Ấn Độ. Để kịp thời giải quyết vấn đề này cho ngành tôm Việt Nam nói chung và DN đang xuất khẩu tôm vào EU nói riêng, VASEP đề nghị Bộ Công Thương có văn bản đề nghị chính thức với Cơ quan Hải quan Đức dỡ bỏ biện pháp trên.

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI Phát triển thƣơng hiệu chè Thái Nguyên

Chè Tân Cương Thái Ngu ên là một đặc sản của tỉnh Thái Ngu ên, hiện na được mệnh danh là đệ nhất danh trà, lọt top 8 ẩm thực Châu Á cũng như góp phần xuất khẩu nâng cao đời sống của người dân tại Thái Ngu ên nói chung và người Việt Nam nói riêng. Các công t sản xuất chè đang nỗ lực phấn đấu để quảng bá hình ảnh chè Tân Cương trên khắp mọi miền của tổ quốc và quốc tế. Tỉnh Thái Ngu ên dự kiến từ na đến năm 2020 đầu tư trên 220 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách khoảng 150 tỷ đồng. Còn lại là các nguồn vốn hu động của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nguồn vốn khác để triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững câ chè. Năm 2016, đã có 37 sản phẩm chè được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu, trong đó 6 sản phẩm được công nhận cấp khu vực. Sản phẩm chè đa dạng về hình thức, chất lượng ngà một cải thiện.

Hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã đạt trên 21.100 ha, trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; 80% sản lượng được chế biến bằng phương pháp truyền thống, cơ giới hoá bằng máy tôn quay, máy vò và dây truyền chế biến quy mô nhỏ tại 43 hợp tác xã và hơn 60 nghìn hộ tại 140 làng nghề sản xuất, chế biến chè với sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè xanh cao cấp; thu nhập từ cây chè tại Thái Nguyên đã đạt trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài thế mạnh tiêu thụ trong khắp cả nước, chè Thái Nguyên đang có thị trường xuất khẩu ổn định tại Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Việc sớm triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè đến năm 2020 không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 300 nghìn lao động hoạt động trong các lĩnh vực. Cụ thể là trồng, chế biến và dịch vụ của ngành chè, tạo thảm xanh che phủ vùng đồi núi bảo vệ môi trường, chống xói mòn, tạo cảnh quan xanh rộng lớn, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu...

Page 25: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

25

Vừa qua, để thúc đẩy Xây dựng thương hiệu Chè Thái Nguyên tại Mỹ, tại New York tổ chức cuộc tọa đàm về tìm hiểu cơ hội cho chè xanh đặc sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Tại cuộc tọa đàm nhằm Xây dựng thương hiệu Chè Thái Nguyên tại Mỹ, Chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ cho biết, đây là thời cơ đang rất thuận lợi cho chè Việt Nam, Chè Thái Nguyên sang Mỹ. Lịch sử trồng chè lâu đời, với những đồi chè và cây chè cổ thụ đã tồn tại qua nhiều thế hệ là những điều mà người tiêu dùng Mỹ rất hứng thú.

Theo đề án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ: quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi phù hợp với cơ cấu loại sản phẩm đối với từng huyện, thành phố, thị xã. Đồng thời, gắn với quy hoạch vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất chè tập trung, ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 3.900 ha tại Tp.Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Võ Nhai, thị xã Phổ Yên…

Đề án cũng đặt mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, trồng mới, trồng thay thế 4.400 ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao. Mỗi năm hỗ trợ chứng nhận trên 300 ha chè an toàn sản xuất theo theo quy trình VietGAP (hoặc GAP khác), hỗ trợ và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 50 cơ sở/năm.

Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên, phát triển nhanh mô hình tổ hợp tác, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn gắn với phát triển hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo mô hình chuỗi giá trị...

Trong giai đoạn mới, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các địa phương khẩn trương chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế giống chè trung du già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Phát triển chè giống mới, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Xác định cơ cấu giống chè, trong đó chè trung du chỉ chiếm 20% diện tích, các giống mới như: LDP1, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Bát Tiên, Hương Tích Sơn... chiếm 80% diện tích, hàng năm sản xuất khoảng 40 triệu cây giống phục vụ trồng mới và trồng thay thế.

Tỉnh chủ trương phát triển mạnh thương hiệu chè Thái Nguyên trên cơ sở phát huy lợi thế, sức cạnh tranh của sản phẩm về số lượng, chất lượng và giá cả, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện đăng ký nhãn hiệu chè Thái Nguyên tại một số thị trường nước ngoài tiềm năng.

Bên cạnh đó, tỉnh áp dụng cơ chế hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP và GAP khác. Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kỹ thuật chế biến chè đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ; hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng một số chợ đầu mối, điểm du lịch, thưởng thức văn hóa chè Thái Nguyên tại không gian văn hóa chè tại thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và các làng nghề trồng, chế biến chè, các điểm dừng chân trong các tour, tuyến du lịch làng nghề đến các vùng chè đặc sản của tỉnh như: Tân Cương, La Bằng, Điềm Mặc, Vô Tranh, Tức Tranh, Trại Cài...

Trong gần 3 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới và trồng lại gần 4.000 ha chè, thay thế chè giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao như: LDP 1, Phúc Vân Tiến, Kim Tuyên... góp phần nâng cơ cấu chè giống mới so với tổng diện tích chè hiện có lên gần 50%.

Page 26: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 26

Cùng với việc cải tạo, nâng cao chất lượng giống chè, tỉnh đã xây dựng 28 mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích chè đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP hơn 300 ha. Cùng với 34 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 84 làng nghề và 22 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè đặc sản theo phương thức truyền thống.

Trong quá trình nâng cao giá trị của cây chè Thái, bước đầu, tỉnh cũng xây dựng được 5 mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè an toàn, chất lượng tại các huyện: Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ với các hạng mục đầu tư đồng bộ gồm công trình thủy lợi, đường nội đồng, đường điện hạ thế, trung tâm đóng gói... nhằm đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ sản xuất chè an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung.

Trong chuỗi giá trị sản phẩm chè từ trồng, chăm sóc, chế biến, thu hoạch, chế biến, phân phối ra thị trường, nhiều năm qua, Thái Nguyên rất chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp 8 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chè của tỉnh, như: Chè Thái Nguyên, chè Tân Cương; chè Tức Tranh, chè xóm 5 thị trấn sông Cầu…

Chè Thái Nguyên đã được bảo hộ tại 3 nước Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan góp phần đưa chè Thái Nguyên thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam ở nước ngoài. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đã giúp chè Thái Nguyên nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt giá trị kinh tế tăng từ 30-50% so với trước khi được bảo hộ, đồng thời ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

Tuy nhiên đại diện Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên cũng nhận định việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên còn tồn tại một số vướng mắc. Việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu còn lúng túng do các văn bản, chính sách chưa đầy đủ, thực thi chưa tốt, vẫn còn hiện tượng mượn danh chè Thái Nguyên để lưu hành chè không phải của Thái Nguyên ra thị trường. Việc ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm cũng chưa đầy đủ và theo một chuẩn mực thống nhất. Các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hóa sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Để thương hiệu chè Thái Nguyên phát triển mạnh, các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu; tăng cường phổ biến chính sách của nhà nước về phát triển thương hiệu, hướng dẫn và đăng ký bảo hộ thương hiệu chè Thái Nguyên. Tổ chức tập huấn về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm tại cơ sở giúp các hộ gia đình, làng nghề nhận thức được lợi ích từ việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Cần gắn việc xây dựng và phát triển thương hiệu với chỉ dẫn địa lý và thực hiện các quy trình sản xuất chè an toàn vệ sinh thực phẩm, hữu cơ, có chứng nhận xuất xứ; thực hiện đúng quy trình về ghi đầy đủ thông tin sản phẩm trên bao bì, đăng ký đầy đủ mã số, mã vạch.

Hậu Giang nâng cao hiệu quả xúc tiến thƣơng mại cho doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh Hậu Giang trong những tháng đầu năm 2017 tăng trưởng khá nhưng trước những khó khăn mới từ phía các thị trường nhập khẩu, Sở Công Thương Hậu Giang cho biết, sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp (DN) trong tỉnh.

Trong các tháng tới, Sở Công Thương Hậu Giang sẽ quan tâm, hỗ trợ tốt hơn cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là tại thị trường nước ngoài; thường xuyên theo dõi diễn biến, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN để kịp thời hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả quản lý cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Page 27: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

27

Cụ thể, Sở Công Thương sẽ là đầu mối liên hệ với các đơn vị tổ chức Đoàn kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Malaysia, Philippines, Campuchia… để kết nối cho DN trong tỉnh tham gia khảo sát, quảng bá sản phẩm. Đồng thời vận động các DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm tại nước ngoài như: Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào năm 2017 tại tỉnh Savannakhet (Lào); Hội chợ triển lãm thương mại - dịch vụ - du lịch TP. Hồ Chí Minh - TP. Yangon, Myanmar 2017 lần VI tại Myanmar; các kỳ hội chợ dịch vụ toàn cầu 2017 tại Ấn Độ…

Khai mạc Hội chợ Công Thƣơng Quảng Nam 2017

Nằm trong chuỗi các chương trình hoạt động của Festival Di sản Quảng Nam, tối 9/6 tại Thành phố Hội An, Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Quảng Nam và công ty Nam Việt Galaxy đã chính thức khai mạc.

Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hội chợ Công Thương Quảng Nam đã quy tụ trên 400 gian hàng của 230 doanh nghiệp trong nước và sự tham gia của trên 20 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước và 14 tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Tại hội chợ, tỉnh Quảng Nam đã trưng bày, giới thiệu thành tựu kinh tế - xã hội, tiềm năng thế mạnh, sản phẩm dịch vụ… của địa phương. Sản phẩm trưng bày, giới thiệu của các tỉnh thành khác chủ yếu các ngành hàng, mặt hàng chủ lực và thiết yếu gắn với mục tiêu phát triển thị trường hàng hóa sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 là một trong những hoạt động chính của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017, Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 còn hướng đến mục đích đẩy mạnh kích cầu, kết nối hợp tác giao thương giữa DN địa phương với các DN trong nước. Qua những sản phẩm trưng bày tại hội chợ và sự quan tâm của người tiêu dùng có thể khẳng định rằng "Hàng Việt" đang có ưu thế lớn. Đây cũng là cơ hội để DN Quảng Nam cùng các DN các tỉnh, thành trong nước, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường; giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh và quảng bá thương hiệu sản phẩm địa phương với các nhà đầu tư và du khách.

“Tuần lễ hàng Việt Nam 2017” tại Nhật Bản tạo sức hút lớn

Trong sáng ngày 7/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ cắt băng khánh thành “Tuần lễ hàng Việt Nam" do Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội (HPA), UBND Thành phố Hà Nội và Tập đoàn AEON phối hợp tổ chức tại Trung tâm Thương mại AEON Lake Town (tỉnh Saitama, Nhật Bản).

Chương trình “Tuần lễ hàng Việt Nam” là hoạt động thường niên, kết hợp giao lưu văn hoá và thúc đẩy xuất nhập khẩu thương mại giữa hai nước Việt Nam, Nhật Bản. Đây là một trong những giải pháp để triển khai “Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài” của Bộ Công Thương; đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Tại triển lãm có 50 gian hàng của 69 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu sản phẩm tại Tuần hàng. Trong đó, có 36 doanh nghiệp trực tiếp tham gia và 33 doanh nghiệp gửi sản phẩm quảng bá. Các sản phẩm được tập trung giới thiệu gồm: may mặc thời trang, giày dép; thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, hàng quà tặng; nông sản thực phẩm chế biến; sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc sản của các địa phương…

Page 28: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 28

Đặc biệt, Ban Tổ chức cũng bố trí riêng 8 gian trưng bày giới thiệu ấn phẩm xúc tiến thương mại, sản phẩm đặc sản các địa phương, sản phẩm thương hiệu quốc gia; 4 gian trưng bày hoa quả Việt Nam đã xuất khẩu được vào thị trường Nhật Bản.

Với mong muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản thông qua tập đoàn bán lẻ AEON (Tập đoàn có lịch sử hơn 200 năm tại Nhật Bản), các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ có cơ hội đến tận tay người tiêu dùng Nhật Bản.

Hội thảo xúc tiến thƣơng mại sang EU

Hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương, Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu u (EU-MUTRAP).

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, nông sản và thực phẩm của Việt Nam đang dần được ghi nhận và tạo được hình ảnh tốt trên thế giới. Việt Nam đang trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm phong phú cho nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành nông sản thực phẩm đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ.

Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cùng các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan chuyên môn cùng các doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Dự kiến, chương trình sẽ công bố Báo cáo chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam vào quý III/2017. Giai đoạn 4 (2018-2020), chương trình sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam thông qua các kênh truyền thông và các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Việt Nam sắp xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản Dự kiến tháng 8/2017, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek (Đồng Nai)

sẽ xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang thị trường Nhật Bản với khối lượng khoảng 300 - 400 tấn. việc xuất khẩu sản phẩm thịt gà vào thị trường khó tính như Nhật Bản cần hoàn thiện nhiều khâu thủ tục vì đòi hỏi của phía Nhật Bản rất cao về chất lượng và quy trình kiểm soát chặt chẽ. Hoàn thiện các khâu thủ tục để xuất khẩu sang Nhật Bản trong vòng gần hai năm, đến nay, Koyu & Unitek mới chính thức xuất khẩu được lô hàng đầu tiên.

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đối với sản phẩm thịt gà, hiện nay chỉ sản xuất và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm thịt xuất khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã có hai công ty đăng ký xuất khẩu sản phẩm thịt gà đã qua chế biến nhiệt sang Nhật Bản đó là Công ty TNHH Koyu & Unitek đăng ký tháng 7/2016 và Công ty TNHH CP Việt Nam đăng ký vào cuối tháng 5/2017.

Hầu hết các nước nhập khẩu đều có quy chuẩn riêng của mình. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn vùng nuôi của nước nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có nguồn lực tổ chức xây dựng đề án sản xuất thịt gà theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, nuôi thương phẩm, hệ thống dây chuyền giết mổ, hệ thống bảo quản mát, hệ thống cấp đông, hệ thống kho bảo quản, chế biến) bảo đảm ATDB (Cúm gia cầm, Newcastle,…), ATTP (không có vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm như vi khuẩn Salmonella, E.Coli,…; không có tồn dư các hóa chất như kháng sinh, hóc môn, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng) theo yêu cầu của nước nhập khẩu và cần chủ động phối hợp với Cục Thú y để tìm kiếm khách hàng nhập khẩu sản phẩm. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ hướng dẫn cụ thể về lĩnh vực chuyên môn.

Page 29: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

29

Giao thƣơng: 1. Doanh nghiệp Myanmar cần nhập khẩu củi trấu dạng viên nén

Doanh nghiệp Myanmar cần nhập khẩu củi trấu dạng viên nén (Rice Husk Pellet) và than nén (Briquette) với yêu cầu như sau:

Estimated Requirement: 1200 tons a month (14,400 MT annually)

Burning Power Expectation/Quality : 4000kcal.kg (Calorific Value)

Mode of Transport: Sea Shipment

Incoterm: CIF (Yangon) Payment Remittance: L/C, T/T

Quý doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, vui lòng liên hệ:

Myanmar Supply Chain and Marketing Services Co.Ltd

Contact person: Ms Nandar Hnin – Procurement Manager

E-mail : [email protected] Mobile :+95-9-43180249

hoặc Thƣơng vụ ĐSQ Việt Nam tại Myanmar

Add: 256-268 Ahlone Road, Dagon Township, Yangon

Email: [email protected]; Tel: +95-1-2303227 Ext.109

2. Doanh nghiệp Rumani muốn mua hàng nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Romania xin giới thiệu với doanh nghiệp trong nước một doanh nghiệp tỉnh Buzau – Romania có nhu cầu mua một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.

1/ Cucumbers 6-9 cm 720gr – annual quantities : 2.000.000 pieces.

2/ Cucumbers 3-6 cm 720gr – annual quantities : 800.000 pieces.

3/ Red bell peppers 720gr – annual quantities : 1.000.000 pieces.

4/ Chili peppers 314gr or directly in big barrels 220litres – annual quantities : 1.000.000 pieces for 314 jars and 500 tones for big barrels.

5/Tomato paste concentrate 36/38% , color min 2, aseptic big barrels 220 litres – annual quantities : 2.500 tones.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng trên xin trực tiếp liên hệ với:

LEGUME FRUCTE BUZAU S.A

- Adress: ȘoseauaSpatarului, Nr. 7 , Buzau, Romania

- Tel./Fax.: +40213151737 / Mobil: 0040 740 102 550

- Email: [email protected] - Website: www.legumefructe-buzau.ro

- Contact: Mr.GheorgheCosmin, Director Comercial

Hoặc Thương vụ ĐSQ Việt nam tại Rumani:

- Địachỉ: No 66, Bd. Iancu de Hunedoara, sector 1 – Bucharest, Romania.

-Tel: (4021) 211 37 38 / - Mobi: (40) 721 236 247

- Email: [email protected] / [email protected]

- Liênhệ: Mr. Le Ngoc Thi, Tham tán thương mại.

3. Hội chợ Thƣơng mại và Ngƣời tiêu dùng Halfest 2017 lần thứ 6 tại Malaysia

HALFEST ASEAN là Hội chợ Thương mại và Người tiêu dùng sản phẩm Halal lớn ở Malaysia do Bộ Phát triển Vùng & Nông thôn chủ trì, người tổ chức Tập đoàn phát triển Công nghiệp Halal cùng với một số tổ chức khác: Majlis Amanah Rakyat, Phòng TM-CN Malaysia ... . Nhằm giới thiệu các sản phẩm Halal đến thị trường 250 triệu người tiêu dùng trong khối Asean.

Page 30: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 30

Halfest Asean 2016 có 515 gian hàng của 412 công ty và gần 83 nghìn người tham dự.

Halfest Asean 2017 lần thứ 6 sẽ được tổ chức từ ngày 23 – 27/8/2017 tại Trung tâm Triển lãm Hội nghị Quốc tế Malaysia (MIECC) ở Kuala Lumpur-Malaysia.

Hội chợ sẽ trưng bày và giới thiêu các sản phẩm tiêu chuẩn Halal tới khách hàng trong khu vực; gặp gỡ các đối tác kinh doanh, đầu tư; cách thức xâm nhập thị trường; xu hướng tiêu thụ sản phẩm Halal ...

Đề nghị các doanh nghiệp quan tâm truy cập http://www.halal.com.my để xem thông tin chi tiết. Hoặc liên hệ với ban tổ chức tel: + 60 3 6203 4433; e-mail: [email protected]

Hoặc Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Tel: + 603 2141 4692 Fax: + 603 2141 4696

Email: [email protected] để phối hợp giúp đỡ.

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH Australia mở cửa lại cho mặt hàng tôm tƣơi tẩm ƣớp

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã thông báo về việc Chính phủ Australia quyết định nới lỏng lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm, trong đó tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa nấu chín được đưa ra khỏi lệnh tạm dừng nhập khẩu.

Phía Australia sẽ bắt đầu chấp nhận các đơn đặt hàng nhập khẩu đối với mặt hàng này từ ngày 12/7/2017 với điều kiện đáp ứng nghiêm ngặt các qui định của Australia, cụ thể:

- Phải được cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm tôm không mang vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh đầu vàng (YHV) và đáp ứng các yêu cầu trong dự thảo Giấy chứng nhận thú y;

- Cơ quan thú y thẩm quyền của Australia sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa khẩu đối với mặt hàng này, bao gồm: (i) kiểm tra niêm phong kiểm dịch đối với 100% lô hàng tại nơi đến; (ii) lấy mẫu xét nghiệm WSSV và YHV đối với 100% lô hàng.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Australia đã cung cấp hướng dẫn cho các nước có nhu cầu xây dựng qui trình xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn được Australia áp dụng xét nghiệm tác nhân gây bệnh tại nơi hàng hoá đến.

Như vậy, sau bốn lần thông báo nới lỏng lệnh cấm, Chính phủ Australia đã loại trừ 07 sản phẩm tôm ra khỏi lệnh tạm dừng nhập khẩu, bao gồm:

1. Tôm khô và sản phẩm tôm đựng trong hộp kín được chế biến để có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng;

2. Mồi câu đã được chiếu xạ dùng cho thuỷ sản, làm thức ăn cho cá cảnh và thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản;

3. Tôm chưa nấu chín có nguồn gốc từ các khu đặc quyền kinh tế của Australia (EEZ);

4. Tôm và thịt tôm có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ của Australia nằm ở bên ngoài đất liền (bao gồm các đảo Chrismas, Cocos – Keeling và Norfolk);

5. Tôm tự nhiên chưa qua nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Úc và xuất khẩu sang Thái Lan để chế biến tại các nhà máy được Cục Thuỷ sản Thái Lan phê chuẩn sau đó tái xuất sang Úc;

6. Tôm chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Australia xuất khẩu sang các nước khác để chế biến và sau đó tái xuất sang Australia;

7. Tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín.

Page 31: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017

31

Hiện nay, Chính phủ Australia đang bắt đầu qui trình rà soát lại các điều kiện nhập khẩu và sẽ xem xét các nguy cơ an ninh sinh học đối với tôm và sản phẩm của tôm dùng làm thực phẩm được nhập khẩu từ các nước. Báo cáo phân tích nguy cơ nhập khẩu tổng thể năm 2009 (tôm IRA) sẽ được rà soát lại trong đợt này và sẽ mất khoảng hai năm để hoàn thiện. Các đối tác thương mại sẽ có cơ hội được góp ý vào dự thảo báo cáo khi dự thảo này được hoàn thiện và đăng trên trang website của Bộ Nông nghiệp Australia. Tất cả các góp ý sẽ được xem xét trong quá trình chuẩn bị báo cáo cuối cùng. Australia cũng đã thông báo cho Uỷ ban SPS của WTO về việc rà soát này (G/SPS/N/AUS/422).

Thuế suất thuế nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm 2017 Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, thuế suất thuế nhập khẩu cao

su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su hỗn hợp vào Trung Quốc năm 2017 được áp dụng tương tự như năm 2016, cụ thể như sau:

1. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (tương tự thuế suất năm 2016): Áp dụng đối với các nước được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm các quốc gia thành viên WTO hoặc các quốc gia, khu vực có ký hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc. Cụ thể như sau:

- Mủ cao su thiên nhiên, cao su ly tâm (HS 4001.10): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng 10% giá mua hoặc 900 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 131 USD/tấn), được tính theo mức nào thấp hơn.

- Cao su tờ (HS 4001.21) và cao su định chuẩn kỹ thuật (HS 4001.22): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng 20% giá mua hoặc 1.500 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 218 USD/tấn), được tính theo mức nào thấp hơn.

- Các loại cao su thiên nhiên khác (HS 4001.29, 4001.30) áp dụng mức thuế suất 20%.

- Cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) áp dụng mức thuế suất 7,5% và cao su hỗn hợp (HS 4005) được tính mức 8%.

2. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường (tương tự thuế suất năm 2016): Đối với các quốc gia, khu vực không thực hiện quy chế tối huệ quốc, cao su thiên nhiên (HS 40.01) nhập khẩu vào Trung Quốc được áp dụng thuế suất thông thường là 40%, cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) và cao su hỗn hợp (HS 4005) là 35%.

3. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và đáp ứng những điều kiện quy định về xuất xứ…, cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) và cao su hỗn hợp (HS 4005) từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 0%.

4. Thuế Giá trị gia tăng (VAT): đối với các mặt hàng cao su áp dụng mức thuế suất 17%.

TIN VẮN + Theo báo Đài Bắc, người nuôi cá rô phi ở các quận Chiayi và Yunlin thuộc Đài Loan đã

được kêu gọi giảm số lượng cá nuôi để cải thiện về mức giá. Mức giá bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh tăng nhanh từ các nguồn cung trong khu vực Đông Nam Á. Các cơ quan chức năng Chiayi và Yunlin đã kêu gọi người nuôi giảm sản xuất để phù hợp với chính sách quốc gia nhằm giảm sản lượng cá rô phi hàng năm xuống còn 50.000 tấn. Chính quyền quận Yunlin cho biết, Hội đồng nông nghiệp của Đài Loan đã thực hiện chính sách mới, theo đó làm đông lạnh cá rô phi để duy trì giá thị trường vào đầu tháng 2 năm sau. Năm ngoái, giá XK cá rô phi của Đài Loan giảm và người nuôi cá không nên tiếp tục nuôi với số lượng lớn.

+ Sản lượng tôm hàng năm của Iran trong năm nay dự báo đạt 30.000 tấn nhờ sản lượng tăng, khối lượng XK dự kiến đạt 21.000 tấn. Năm 2016, tổng sản lượng đạt 21.000 tấn trong đó có 14.000 tấn XK. Thị trường NK tôm Iran bao gồm các nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, các nước châu Âu và Nga.

Page 32: Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file... · Thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số 3 năm 2017 32

+ Theo Tradex Foods, sản lượng cá tuyết cod Thái Bình Dương thấp làm mức giá tăng, trong đó có sản phẩm philê đông lạnh. Mức giá philê cá tuyết Thái Bình Dương cỡ lớn tăng lên khoảng 4,25 USD/pao và giá cỡ nhỏ hơn là 4,10 USD/pao.

+ Ấn Độ kiến nghị miễn trừ thuế đối với tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ kiến nghị Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) miễn hoàn toàn thuế chống bán phá giá (CBPG) sau 5 năm. Gần đây, Ủy ban này đã bỏ phiếu chống lại việc miễn thuế CBPG hiện tại đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ vì cho rằng tôm từ Ấn Độ đã gây ảnh hưởng tới ngành thủy sản trị giá 4,7 tỷ USD của Mỹ. Ủy ban này thống nhất kéo dài lệnh áp thuế CBPG thêm 5 năm đối với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Mỹ là nước NK thủy sản lớn nhất của Ấn Độ, chiếm tỷ trọng 28,46% về giá trị. Tổng xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang Mỹ đạt 1.334,05 triệu USD năm 2015-16. Thuế CBPG được áp dụng đối với tôm nước ấm đông lạnh Ấn Độ từ năm 2004-2005. Mỹ đã không xóa bỏ thuế trong 5 năm đầu tiên, trên thực tế, tiếp tục áp dụng thêm 5 năm tiếp theo. Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) ủng hộ việc kéo dài lệnh áp thuế CBPG bởi USITC đối với tôm từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam thêm 5 năm nữa. Ấn Độ là nhà cung cấp thủy sản lớn cho Mỹ và vươn lên thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ trong một vài năm gần đây.

+ Trong quý 1/2017, Australia nhập khẩu 5.980 tấn tôm trị giá 58.687.000 USD, giảm 8,2% về lượng nhưng tăng 0,8% về giá trị so với cùng năm 2016. Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Australia đạt 1.925 tấn, trị giá 19.567.000 USD, giảm 18,9% về lượng nhưng tăng 3,5% về giá trị so với quý I năm 2016.

+ Viện cà phê quốc gia Honduras IHCAFE cho biết xuất khẩu cà phê của nước này tăng vọt 51,2% trong tháng 5 so với cùng tháng niên vụ trước do sản lượng tăng. Xuất khẩu từ Honduras, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Trung Mỹ đạt tổng cộng 1,09 triệu bao loại 60 kg/bao trong tháng 5, so với 722.011 bao trong cùng tháng năm trước. Xuất khẩu trong 8 tháng đầu niên vụ 2016/17 đạt tổng cộng 5,02 triệu bao hay tăng hơn 34% so với 3,76 triệu bao xuất khẩu trong cùng giai đoạn niên vụ trước. IHCAFE dự kiến xuất khẩu tăng 40% trong năm nay lên 7,2 triệu bao do sự phục hồi của khu vực này sau khi bị bùng phát nấm roya làm chết cây trước đó. Nước Trung Mỹ này trong niên vụ 2015/16 đã xuất khẩu 5,1 triệu bao.

+ Xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng gần 6% trong tháng 5. Viện cà phê quốc gia của Costa Rica ICAFA cho biết xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng gần 6% trong tháng 5, đạt 182.180 bao loại 60 kg/bao. Quốc gia Trung Mỹ này đã xuất khẩu 707.556 bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2016/17, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ niên vụ trước đó. Costa Rica là một trong số các nhà sản xuất nhỏ của khu vực này nhưng nổi tiếng với cà phê chất lượng cao. Vụ cà phê tại Trung Mỹ và Mexico, nơi cùng nhau sản xuất khoảng 1/5 sản lượng cà phê arabia trên thế giới, hoạt động từ tháng 10 năm trước tới tháng 9 năm sau.

+ Sản lượng cà phê Colombia vẫn mạnh do cây đã cải tạo đạt mức năng suất cao nhất và tình trạng thời tiết thuận lợi. Dự báo sản lượng năm thị trường 2016/17 đạt 14,5 triệu bao cà phê, cao hơn 3,6% so với ước tính 14,0 triệu bao. Sản lượng được dự báo tăng trong năm 2017/18 lên 14,6 triệu bao nếu thời tiết tiếp tục bình thường. Trong năm 2016, Liên đoàn Nông dân Cà phê Colombia (FEDECAFE) ước tính rằng năng suất cà phê trung bình tăng lên 17,8 bao mỗi hectare, tăng 29% so với thập kỷ trước đó. Đây là kết quả của chương trình tái canh, giảm tuổi cây cà phê trung bình từ 15 năm xuống 7 năm, và mật độ cây trồng tăng.

+ Cơ quan Thống kê Philippines cho biết ngành nông nghiệp nước này tăng trưởng 5,3% trong quý 1/2017, chủ yếu do điều kiện thời tiết thuận lợi. Ngành trồng trọt có sản xuất ngô tăng trưởng 23,4% trong cùng kỳ so sánh, ngành chăn nuôi tăng trưởng 3,2%. Ngành chăn nuôi lợn tăng trưởng 3,5% và đóng góp lớn nhất cho tăng trưởn ngành chăn nuôi. Ngành gia cầm chiếm 15,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và tăng 1,9% trong cùng kỳ so sánh. Giá nông sản trung bình tăng 3,3% trong quý 1/2017 so với cùng kỳ năm 2016. Giá các sản phẩm chăn nuôi tăng 6%, giá các sản phẩm gia cầm tăng 0,3% trong cùng kỳ so sánh.