Báo cáo kiến tập FTU

40
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHÓA Đề tài : QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Tô Thùy Trang Sinh viên thực tập: Đỗ Thị Thanh Thúy MSSV: 1001017300 Lớp: A16 – K49E

description

 

Transcript of Báo cáo kiến tập FTU

Page 1: Báo cáo kiến tập FTU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

Đề tài: QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIA CÔNG

XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA

VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Tô Thùy Trang

Sinh viên thực tập: Đỗ Thị Thanh Thúy

MSSV: 1001017300

Lớp: A16 – K49E

Page 2: Báo cáo kiến tập FTU

Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 07 năm 2013

Mục lục

Nhận xét của cơ quan thực tập............................................................................................................

Nhận xét của GVHD...........................................................................................................................

Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................................

Danh mục các bảng biểu.....................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA (VIỆT NAM)................................................................................................................................................3

I. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................................3

1. Lịch sử hình thành................................................................................................................3

2. Quá trình phát triển................................................................................................................4

II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.......................................................................................4

1. Chức năng.............................................................................................................................4

2. Nhiệm vụ...............................................................................................................................5

3. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................5

III. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.................................11

1. Tình hình kinh doanh chung................................................................................................11

2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng.......................................................................................15

Chương 2: NGHIỆP VỤ GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTER VIỆT NAM..............................................................................16

I. Quy trình tổ chức gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Esprinta VN........................16

1. Mô tả quy trình nhận gia công xuất khẩu............................................................................16

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA VIỆT NAM ”...............................................................................................................21

I. Thuận lợi và khó khăn..............................................................................................................21

1. Thuận lợi.............................................................................................................................21

2. Khó khăn.............................................................................................................................21

3. Một số giải pháp và kiến nghị.............................................................................................21

KẾT LUẬN.....................................................................................................................................22

Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................................23

Page 3: Báo cáo kiến tập FTU

Nhận xét của cơ quan thực tập

Page 4: Báo cáo kiến tập FTU

Nhận xét của GVHD

Page 5: Báo cáo kiến tập FTU

Danh mục các chữ viết tắt

Page 6: Báo cáo kiến tập FTU

Danh mục các bảng biểu

Page 7: Báo cáo kiến tập FTU

LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Việt Nam đã và đang đạt được những

thành tựu nhất định và đáng ghi nhận về mọi mặt, từ chính trị, ngoại giao đến kinh

tế, đời sống xã hội. Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành

thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Có thể nói, kể từ thời

điểm gia nhập hiệp hội này, mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất đều phát triển lẫn

trong và ngoài nước. Đáng chú ý, Ngoại thương ngày càng đóng vai trò quan trọng

bởi tất yếu nó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển cũng như khẳng định vị thế

và năng lực của quốc gia trên trường quốc tế. Và khi nhắc đến ngoại thương thì ta

không thể không nói đến hoạt động gia công xuất khẩu hàng hóa, một kim chỉ nam

của hoạt động ngoại thương.

Đi lên cùng với sự phát triển của cả nước, Bình Dương là một tỉnh phát triển

về kinh tế, kèm theo sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa và những thuận

lợi vốn có của tỉnh cho nên Bình Dương ngày càng phát triển một cách vượt bậc

hơn. Vì thế, Bình Dương đã trở thành một trong những khu công nghiệp không kém

phần quan trọng của Đảng và Nhà nước hiện nay và trong tương lai. Tại đây, một

trong nhiều công ty về lĩnh vực gia công xuất khẩu, công ty Trách nhiệm hữu hạn

Esprinta Việt Nam_ Chuyên gia công xuất khẩu khẩu hàng may mặc chính là một

điển hình cho tính chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo trong quá trình thích ứng

với sự chuyển hóa của nền kinh tế. Nhận biết được những đặc tính ưu việt trên, tác

giả đã lựa chọn kiến tập tại công ty Esprinta và thực hiện đề tài: “ QUY TRÌNH

TỔ CHỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA VIỆT NAM ”. Bài thu hoạch gồm có

+ 3 chương chính:

• Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Esprinta VN

• Chương 2: Nghiệp vụ gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH

Esprinta VN

• Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình tổ chức gia

công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Esprinta VN

Trang 1

Page 8: Báo cáo kiến tập FTU

Trong quá trình thực hiện bài thu hoạch, em đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ tận tình từ các anh chị trong các phòng ban của công ty, cô Tô Thùy Trang và

các anh chị khóa trên. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những

người đã tận tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt kì kiến tập giữa khóa này.

Do thời gian thực hiện khá ngắn cũng như việc thiếu kinh nghiệp trong quá

trình thực tập tại công ty nên bài thu hoạch này khó tránh khỏi những sai xót. Em

kính mong nhận được những lời góp ý, nhận xét chân thành của quý thầy cô và

công ty để bài thu hoạch của em thêm hoàn chỉnh và giúp em rút ra những kinh

nghiệm cho bản thân cũng như kiến thức cần thiết cho công việc tương lai của em.

SINH VIÊN

Đỗ Thị Thanh Thúy

Trang 2

Page 9: Báo cáo kiến tập FTU

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

ESPRINTA (VIỆT NAM)

I. Lịch sử hình thành và phát triển

1. Lịch sử hình thành

Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng,

trong các tài nguyên đó nguồn nhân lực dồi dào thì luôn là tâm điểm chú ý của các

nhà đầu tư trên thế giới. Nhận biết được điều đó, tập đoàn SINTEX

INTERNATIONAL Ltd.- Taipei office đã tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Ngoài

ra, trước đó tập đoàn này đã đầu tư váo Philippines, Campuchia và Indonesia.

Căn cứ Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội Nước Cộng

Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, nghị

định số 101/2006/ND – CP ngày 21/09/2006 của Chính Phủ chi tiết thi hành luật

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ Giấy phép đầu tư số 385/ GP –KCN-BD ngày 05/06/2006 của 43

ban quản lý các Khu Công Nghiệp Bình Dương cấp cho CÔNG TY TNHH

ESPRINTA(VN) do Ông LUKUNG-MING quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan)

địa chỉ tại 11th fioor, No 12-1,Section1,Pei-Shin Road,Shin Den City,Taipei, Đài

Loan. Thành lập Doanh Nghiệp 100% vốn nước ngoài để may gia công, may hàng

xuất khẩu.

• Tên Công Ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA, chính

thức thành lập 15/03/2007, là một trong những thành viên của tập đoàn Sintex

đặt tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực sản xuất may mặc xuất khẩu sang các

nước châu Âu.

• Tên Tiếng Anh: ESPRINTA CO. LTD

• Mã số thuế: 370073763

• Mã số doanh nghiệp: 462043000286

• Địa chỉ trụ sở :khu công nghiệp Sóng Thần 2, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

• Điện thoại : 0650.3737161 hoặc 0650.3737.162

• Fax: 0650.737160

• Logo:

Trang 3

Page 10: Báo cáo kiến tập FTU

• Slogan: Your partner your success

2. Quá trình phát triển

Giai đoạn mới thành lập, Doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư :8.800.000 USD

(tương đương 141,293 tỷ VNĐ)trong đó ESPRINTA góp 8.800.000 USD bằng

100% vốn điều lệ.

Thời gian hoạt động của Doanh Nghiệp tính đến nay 6 năm kể từ ngày được

cấp giấy phép đầu tư. Hiện nay Vốn đầu tư của Công Ty l 22.000.000 USD tương

đương 353,232 tỷ Đồng.

Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu qua nước ngoài đã đăng ký chất

lượng hàng hóa và Công ty không ngừng nâng cao chất lượng, cũng như mẫu mã

để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy Công ty đã có thêm những đối tác lớn ở

nước ngoài như Mỹ, Newzilan...

Hiện nay Công Ty đã và đang mở rộng thêm quy mô sản xuất, hiện nay

Công Ty có 4.500 công nhân, dự đinh sẽ tăng lên 6.000 công nhân và có tổng số

máy là 6.640 cũng dự tính trong tương lai gần sẽ trang bị thêm nhiều máy móc

hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho Doanh Nghiệp.

II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

1. Chức năng

- Chuyên sản xuất quần áo thể thao các loại ( áo jacket, áo thun, áo sơ mi, quần dài,

quần short...).

- Gia công hàng may mặc thể thao cho các khách hàng có yêu cầu

- Thực hiện khai báo Hải quan để nhập xuất và xuất hàng hóa ra nước ngoài.

2. Nhiệm vụ

- Với tư cách là nhà đầu tư có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Công ty

Esprinta Việt Nam phải tuân thủ Pháp luật Việt Nam và các chính sách do nhà

nước ban hành.

Trang 4

Page 11: Báo cáo kiến tập FTU

- Nhận nguyên phụ liệu cơ bản ( đã được sản xuất ở dạng cụ thể như: vải

100% cotton, vải 100% polyester, vải 60% cotton và 40% polyeste, dây kéo, nút

bằng nhựa, logo, dây luồn, bo thun, nhãn vải, nhãn giấp, dây viền, chỉ may, chỉ

thêu...) và kiểu mẫu và định mức từ công ty đặt gia công ở nước ngoài để sản xuất

ra thành phẩm rồi xuất sang nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt gia công. Sau

khi xuất thành phẩm cho khách hàng theo sự chỉ định của công ty đặt gia công thì

công ty sẽ nhận được một khoản tiền lợi nhuận ( đơn giá gia công trên mỗi sản

phẩm ).

- Cung cấp C/O cho những mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng.

3. Cơ cấu tổ chức

3.1. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất

Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy tại công ty TNHH ESPRINTA

3.2. Chức năng các phòng ban

3.2.1 Ban giám đốc

Thành phần ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc

Chức năng:

- Điều hành và quản lí toàn bộ hoạt động sản xuất.

Trang 5

Page 12: Báo cáo kiến tập FTU

- Ban hành những nội quy, quy định cho các phòng ban/

- Đối thoại với các cơ quan chủ quản của Nhà nước tại địa phương về các

vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất cũng như vướng mắc, vi phạm của doanh

nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Là đại diện duy nhất trước các cơ quan chủ quan và pháp luật của nhà

nước.

Nhiệm vụ:

• Ký kết các hợp đồng gia công và ra các quyết định của công ty

• Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của công ty trước cơ quan chủ quan

của nhà nước (cơ quan Hải quan, cơ quan thuế, cơ quan an ninh kinh tế, sở

tào nguyên và môi trường...)

• Chăm lo đời sống cho toàn bộ nhân viên công ty.

• Thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động (đóng tiền bảo hiểm xã hội,

y tế, chế độ và chăm sóc thai sản...).

3.2.2 Ban giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành tổng hợp (Corporate sevice manager): Điều hành, sắp

xếp tất cả các hoạt động ở tầm vĩ mô liên quan đến các lĩnh vực trong công ty như:

- Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân sự

- Đào tạo nhân sự cho các bộ phận trong công ty

- Tiếp đón, quan hệ khách hàng

- Bảo đảm an toàn cho công ty, chống cháy nổ, hỏa hoạn.

- Đối thoại với các cơ quan chức năng

- …

Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất (Operation manager)

- Quản lí toàn bộ hoạt động sản xuất của tất cả các xưởng sản xuất trong

công ty và các bộ phận liên quan trực tiếp sản xuất hàng hóa.

- Có vai trò giám sát, đốc thúc sản xuất để kịp tiến độ giao hàng cho khách

hàng đúng thời hạn. Đồng thời lên kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm toàn bộ

trước tổng giám đốc về tình trạng sản xuất hàng hóa của các xưởng sản xuất.

3.2.3 Các phòng ban trực thuộc sự quản lý của tổng giám đốc

Trang 6

Page 13: Báo cáo kiến tập FTU

Phòng nhân sự: Có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Tuyển dụng lao động

- Bố trí, sắp xếp nhân sự

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân sự cho công ty

- Theo dõi chấm công, xét thưởng vào các dịp lễ Tết

- Ban hành các nội quy, thông báo đến người lao động cũng như toàn bộ

nhân viên trong công ty

- Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ về bảo hiểm, các chế độ cho người lao

động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam

Phòng kế toán

• Quản lý tài chính của công ty

• Tính tiền lương hàng tháng cho nhân viên dựa trên bảng chấm công của

phòng nhân sự

• Thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến tất cả các hoạt động trong

công ty

• Liên hệ với các cơ quan hữu quan ngoài công ty như: Ngân hàng ngoại

thương, cục thuế, kho bạc…

• Thanh toán hóa đơn, chi trả các khoản phí xuất nhập khẩu hàng thàng

• Thu nợ cho công từ khách hàng

Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động

xuất nhập khẩu của công ty như:

• Làm thủ tục khai báo Hải quan nhập nguyên phụ liệu từ nước ngaoif và xuất

hàng ra nước ngoài

• Xin C/O và cung cấp cho khách hàng

• Liên hệ trực tiếp với các hãng tàu, đại lý hàng tàu (Forwarder) để đóng tiền

lấy lệnh (đối với hàng nhập), lấy Bill (đối với hàng xuất).

• Quản lý, cân đối nguyên liệu sản xuất trên chứng từ hợp đồng gia công

• Theo dõi lịch trình để nhận hàng và xuất hàng kịp thời gian

• Làm và gửi chứng từ thanh toán cho khách hàng (đối với sản phẩm xuất

khẩu) khi hàng thành phẩm được xuất ra nước ngoài

Trang 7

Page 14: Báo cáo kiến tập FTU

Phòng kinh doanh

• Đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương

• Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã kí kết với khách hàng

• Tìm kiếm và mở rộng thị trường cho sản phẩm đầu ra

• Lập kế hoạch, thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm

Phòng thu mua

• Liên hệ đặt hàng, ký hợp đồng mua trong nước (nguyên phụ liệu may, máy

móc thiết bị và những vật dụng thiết yếu trong công ty…)

• Theo dõi các hợp đồng cung cấp nguyên phụ liệu may cung ứng trong nước

Phòng MR (Merchandising)

• Theo dõi đơn hàng từ bên đặt gia công chuyển qua đồng thời lên kế hoạch

báo sản xuất kịp thời

• Theo dõi, giám sát chặt chẽ các đơn hàng được sản xuất về số lượng, chất

lượng theo yêu cầu của khách hàng

• Phối hợp với bộ phận sản xuất để thức đẩy hàng hóa làm xong kịp thời gian

giao hàng cho khách hàng

Phòng PPIC (production planing inventory control)

• Lên kế hoạch tính toán định mức cho sản phẩm sau khi nhận được đơn hàng

từ phòng MR đưa xuống

• Chịu trách nhiệm cung cấp, lên định mức sản xuất cho tất cả các mã hàng

• Tính toán nguyên phụ liệu dư, tồn của công ty, từ đó lên kế hoạch yêu cầu,

kiến nghị lên ban giám đốc công ty

Phòng quản lý máy móc, thiết bị sản xuất trong công ty

• Quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị hoạt động trong công ty

• Theo dõi tình trạng máy móc và bảo trì máy móc

• Cung cấp máy móc cho sản xuất theo nhu cầu của từng sản phẩm

• Lên kế hoạch đề xuất mua máy mới, thuê máy móc ở trong nước

Phòng quản lý nguyên phụ liệu

• Có trách nhiệm theo dõi số lượng tất cả nguyên phụ liệu nhập phục vụ cho

hoạt động sản xuất hàng may mặc

Trang 8

Page 15: Báo cáo kiến tập FTU

• Lưu giữ nguyên phụ liệu tồn kho chưa sử dụng đến

• Cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất

• Báo cáo thường xuyên hàng tháng tình trạng nguyên phụ liệu (số lượng tồn,

nguyên phụ liệu cần lên kế hoạch nhập thêm…)

Phòng quản lý hàng thành phẩm

• Theo dõi lượng hàng thành phẩm được nhập kho hàng ngày

• Cung cấp thông tin xuất hàng cho phòng xuất nhập khẩu

• Lên kế hoạch đốc thúc hàng từ bên sản xuất để xuất hàng kịp thời hạn

• Lưu giữ những sản phẩm chưa đến lịch xuất

Phòng QA (quality assessment)

• Đánh giá, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm trước khi được đóng vào thùng

• Chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc điều hành sản xuất về chất lượng

sản phẩm

• Kiểm tra, quyết định sản phẩm có đủ tiêu chuẩn chủa khách hàng hay không

• Kiểm tra, giám sát trực tiếp sản phẩm về chất lượng

• Báo lên giám đốc sản xuất ngay khi phát hiện sản phẩm bị lỗi không đủ tiêu

chuẩn xuất khẩu

Phòng CFA (control final assessment)

• Kiểm tra đánh giá lại chất lượng lần cuối trước khi quyết định cho hàng

xuất khẩu ra nước ngoài.

• Bộ phận này được hình thành và đáp ứng theo yêu cầu khắt khe về chất

lượng sản phẩm của những khách hàng thương hiệu lớn.

• Sau khi hàng thành phẩm được phòng CFA iểm tra theo tỷ lệ thì hàng mới

được xuất cho khách hàng.

Phòng mẫu:

• Phòng mẫu có vai trò may sản phẩm mẫu theo định mức, yêu cầu kỹ thuật

của khách hàng. Sau đó gửi cho khách hàng xem mẫu sản phẩm. Nếu khách

hàng chấp nhận mẫu thì sản phẩm đó sẽ được tiến hành ký hợp đồng và may

đại trà theo đơn đặt hàng.

Trang 9

Page 16: Báo cáo kiến tập FTU

• Ngoài ra phòng mẫu còn cung cấp những sản phẩm mới của công ty để gửi

ra nước ngoài chào hàng.

• Phòng mẫu có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của

sản phẩm đầu ra.

Phòng IT:

• Đây là trung tâm quản lý, bảo mật dữ liệu và bảo trì hệ thống mạng, phần

mềm của công ty.

• Với hơn sáu trăm máy, thiết bị công nghệ thông tin các loại, phòng IT có

vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý thông tin, đảm bảo hoạt động sản

xuất được liên tục.

3.3 Tình hình nhân sự và thống kê tay nghề

Bảng 1.1 Trình độ văn hóa và tuổi tác của nhân viên trong công ty

Số lao

độngTrình độ văn hóa – chuyên môn Tuổi tác

Na

mNữ

Đại

học

Cao

đẳng

Trung

học

Phổ

thông< 30 30 - 45 >45

Số lượngS

L%

S

L% SL % SL % SL % SL %

S

L%

nghi

ệp

83

5

296

1

30

48

60

7

1

6

121

5

3

2

167

0

4

4

193

6

5

1

144

2

3

8

41

8

1

1

Phòn

g

ban

20

4307

28

1

5

5

13

3

2

661

1

236 7 230

4

5194

3

887

1

7Tổn

g

cộng

:

4307

Trang 10

Page 17: Báo cáo kiến tập FTU

(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Esprinta VN năm 2012)

Bảng 1.2: Thống kê trình độ tay nghề công nhân tại công ty:

Bậc tay nghề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6

Số lượng công nhân 873 1177 759 569 266 152

% 23% 31% 20% 15% 7% 4%

(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Esprinta VN năm 2012)

III. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

1. Tình hình kinh doanh chung

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ IV TRONG BA

NĂM 2010, 2011, 2012

sốChỉ tiêu

Quý IV năm

2010

VND

Quý IV năm

2011

VND

Quý IV năm

2012

VND

01 1

Doanh

thu bán

hàng và

cung cấp

dịch vụ

104.676.736.727 132.676.036.076 107.343.851.062

03 2

Các

khoản

giảm trừ

doan thu

- - -

10 3 Doanh

thu thuần

về bán

hàng và

cung cấp

dich vụ

( 10 = 01

104.676.736.727 132.676.036.076 107.343.851.062

Trang 11

Page 18: Báo cáo kiến tập FTU

– 03 )

11 4Giá vốn

bán hàng73.632.537.744 61.768.575.562 76.274.866.134

20 5

Lợi nhuận

gộp về

bán hàng

và cung

cấp dịch

vụ ( 20 =

10 – 11 )

31.044.198.983 70.907.460.514 31.068.984.928

21 6

Doanh

thu hoạt

động tài

chính

190.856.961 43.400.285 38.457.861

22 7Chi phí

tài chính39.904.573 10.111.960 577.194.909

23

Trong đó:

Chi phí đi

vay

- - -

24 8Chi phí

bán hàng2.791.604.750 2.476.737.818 3.664.844.893

25 9

Chi phí

quản lý

doanh

nghiệp

21.611.233.398 14.898.913.768 31.605.938.683

30 10 Lợi nhuận

thuần từ

hoạt động

kinh

doanh

6.792.313.223 53.565.097.253 4.740.535.696

Trang 12

Page 19: Báo cáo kiến tập FTU

{ 30 =20

+ ( 21 –

22 ) –

( 24 +

25 ) }

31 11Thu nhập

khác257.465.530 22.158.770 6.087.609.298

32 12Chi phí

khác317.657.201 256.867.483 837.896.277

40 13

Lợi nhuận

khác ( 40

= 31 –

32 )

( 60.191.671 ) ( 234.708.713 )( 5.249.713.021

)

50 14

Tổng lợi

nhuận kế

toán trước

thuế ( 50

= 30 +

40 )

6.732.121.552 53.330.388.540 509.177.325

51 15

Chi phí

thuế thu

nhập doah

nghiệp

hiện hành

16

Chi phí

thuế thu

nhập

doanh

nghiệp

hoãn lại

Trang 13

Page 20: Báo cáo kiến tập FTU

60 17

Lợi nhuận

sau thuế

thu nhập

doanh

nghiệp

( 60 = 50

– 51 -52 )

6.732.121.552 53.330.388.540 509.177.325

( Nguồn: phòng kế toán công ty Esprinta VN )

Nhận xét:

Doanh thu: Qúy IV năm 2010, tổng doanh thu là 104.7 tỷ, đến quý IV năm

2011 đạt 132.7 tăng thêm 28 tỷ, tức tăng 1.3 lần so với quý IV năm 2010. Tuy

nhiên, đến quý IV năm 2012 doanh thu giảm mạnh còn 107.3 tỷ, chỉ bằng 80% so

với quý IV năm 2011. Nguyên nhân chính là vì năm 2012, năm nền kinh tế gặp

nhiều khó khăn biến động, nổi trội với thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo

hàng loạt các thị trường khác bị ngưng trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh giảm

sút. Các chuyên gia cho rằng: “ Năm 2012 là năm khó khăn nhất của doanh nghiệp

và con số phá sản ở mức cao nhất từ trước đến nay ”. Vì vậy, cũng bị ảnh hưởng

của nền kinh tế, các đơn đặt hàng của công ty Esprinta VN dần dần giảm sút.

Nhưng vì công ty Esprinta là công ty thuộc tập đoàn Sintex, tập đoàn có thương

hiệu, uy tín trên thế giới nên hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn ở mức cân bằng,

bằng chứng là doanh thu quý IV năm 2012 vẫn đạt ở mức cao hơn 1.02 lần so với

quý IV năm 2010.

Lợi nhuận: quý IV năm 2010, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh

là 7 tỷ, tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế chênh lệch không nhiều khoảng 60

triệu ( vì tổ chức gia công nhà nước có ưu đãi về thuế ). Đến quý IV năm 2011, lợi

nhuận của công ty đạt con số cao với 54 tỷ, vượt trội hơn hẳn so với quý IV năm

2010. Tuy nhiên, đến quý IV năm 2012, vì nền kinh tế có nhiều biến động, lợi

nhuận hoạt động kinh doanh của công ty chỉ ở mức 5 tỷ, vì tổng chi phí bỏ ra khá

cao so với năm 2011, các chi phí bao gồm: mua thêm máy móc thiết bị, xây thêm

Trang 14

Page 21: Báo cáo kiến tập FTU

một xưởng may...Tổng lợi nhuận trước và sau thuế khoảng 509 triệu, sụt giảm trầm

trọng so với quý IV năm 2011.

Hiện nay, nền kinh tế cũng đang từng bước phục hồi, các chuyên gia kinh tế

của công ty dự báo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng cao và có thể cao

hơn so với năm 2011, và các chi phí bỏ ra cũng sẽ giảm đáng kể, vì các năm đầu

sau khi thành lập công ty đã đầu tư gần như đầy đủ các thiết bị máy móc để phục

vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Esprinta VN thuộc tập đoàn Sintex, một

thương hiệu nổi tiếng đã khẳng định 39 năm kinh nghiệm sẽ càng thu hút các đơn

đặt hàng lớn và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường sẽ dễ dàng hơn, có

nhiều cơ hội phát triển hơn.

2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng

Trang 15

Page 22: Báo cáo kiến tập FTU

Chương 2: NGHIỆP VỤ GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTER VIỆT NAM

I. Quy trình tổ chức gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Esprinta VN

1. Mô tả quy trình nhận gia công xuất khẩu

Dưới đây là các bước thực hiện quy trình gia công xuất khẩu một lô hàng

bằng đường biển tại công ty Esprinta VN:

Bảng 2.1. Quy trình tổ chức gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty

Esprinta VN

Giai đoạn Mô tả công việc Bộ phận thực hiện

Giai đoạn

1

- Nhận đơn hàng bên đặt gia công

- Phân tích số liệu, định mức...

- Gửi bảng phân tích số liệu về lại bên đặt

gia công

- Kí kết hợp đồng ngoại thương

- Đặt mua NVL

- Bộ phận MR

- Bộ phận PPIC

- Bộ phận MR

- Phòng kinh doanh

- Phòng thu mua

Giai đoạn

2

• Lập chứng từ nhập NVL

- Lập tờ khai hải quan và báo cáo với cục hải

quan

- Nhập khẩu NVL

- Bộ phận XNK

- Bộ phận XNK

-Bộ phận XNK

Giai đoạn

3

- Đưa NVL vào thiết kế theo mẫu

- Giám sát quá trình tạo thành thành phẩm

và quản lí, kiểm tra chất lượng thành phẩm

cho đến khi xuất hàng

- Bộ phận sản xuất

và phòng MR cùng

phối hợp

- Bộ phận quản lí

hàng hàng thành

phẩm, phòng QA và

phòng CFA

Giai đoạn

4

- Lập bộ chứng từ xuất thành phẩm

- Lập tờ khai hải quan xuất và báo cáo

- Bộ phận XNK

- Bộ phận XNK

Trang 16

Page 23: Báo cáo kiến tập FTU

- Xuất khẩu ra nước ngoài

- Thanh toán

- Bộ phận XNK

- Bộ phận XNK và

phòng kế toán cùng

phối hợp

Giai đoạn

5

• Thanh khoản hợp đồng gia công Bộ phận XNK

Nhập khẩu:

Hình thức nhập khẩu: Nhập khẩu theohinhf thức Nhập đầu tư gia công. Chủ

yếu nhập theo 2 điều kiện Incoterm: C&F và CIP, ngoài ra công ty còn nhập khẩu

theo hình thức FOB, CPT, ĐU và nhập khẩu tại chỗ.

Hàng nhập khẩu chủ yếu đi theo 2 đường: đường hàng không và đường biển.

Mặt hàng nhập khẩu: Vải, nguyên phụ liệu nghành may, máy móc phục vụ

nghành may, trang thiết bị văn phòng...

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu: Châu Á(Đài Loan, Hồng Kông,

Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản...), châu Âu (Italy, Anh, Pháp,...), châu Úc

(Australia), châu Mỹ(Mỹ). Nhưng chủ yếu nhập khẩu ở Đài Loan, Hông Kông,

Trung Quốc.

Xuất khẩu:

Hình thức xuất khẩu: chủ yếu theo 2 điều kiện Incoterm: CFA và FOB.

Ngoài ra còn có điều kiện DEQ đối với hàng đi Mỹ.

Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của công ty có mặt hầu hết các thị trường

lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Anh, Nam phi, Nigeria, Trung Quốc,

Singapore...

Mặt hàng xuất khẩu: Chủ yếu là quần áo thể thao, ngoài ra còn có áo sơ mi,

quần kaki và áo khoác mùa đông...

2. Quy trình tổ chức thực tế

Để rõ ràng, tác giả xin dẫn chứng quy trình thực hiện trong một trường hợp

cụ thể, gia công xuất khẩu một lô hàng quần áo thể thao hiệu Adidas gồm 1000

thành phẩm cho công ty thời trang thể thao tại Mỹ, thực hiện như sau:

Trang 17

Page 24: Báo cáo kiến tập FTU

Giai đoạn 1

Bên đặt gia công là công ty mẹ, tức tập đoàn Sintex sẽ đặt gia công tại công

ty Esprinta VN với đơn đặt hàng là 1000 bộ quần áo thể thao nhãn hiệu Adidas và

gửi bản mẫu thiết kế đính kèm.

Phòng MR sẽ nhận đơn đặt hàng và thông báo cho phòng PPIC để phân tích

số liệu.

Phòng PPIC tiến hành lên kế hoạch định mức cho sản phẩm, tức là tính toán

những NVL còn dư tồn tại công ty và từ số lượng đơn đặt hàng 1000 bộ quần áo

thể thao mà PPIC sẽ đưa ra con số cụ thể cần mua bao nhiêu NVL và sau đó gửi

lên Ban giám đốc để kiểm tra giám định.

Sau khi được ban giám đốc đồng ý, phòng MR gửi bảng phân tích số liệu về

lại bên đặt gia công. Sau khi bên đặt gia công tập đoàn Sintex chấp thuận, phòng

kinh doanh tiến hành kí kết hợp đồng ngoại thương. Thủ tục kí kết hợp đồng hoàn

tất, phòng thu mua lên kế hoạch đặt mua NVL.

Giai đoạn 2

Phòng XNK tiến hành lập các bộ chứng từ cần thiết, các tờ khai hải quan,

báo cáo thuế...để nhập khẩu NVL. Tùy theo các bên thỏa thuận, phòng XNK sẽ

nhập khẩu NVL theo điều kiện và bằng phương tiện thích hợp.

Giai đoạn 3

Lên kế hoạch sản xuất thành phẩm, với tiêu chí hàng đầu là sản phẩm chất

lượng, đúng quy cách yêu cầu của khách hàng, kịp thời gian và tiến độ. Giai đoạn

này được kết hợp nhiều bộ phận, chủ yếu là phòng MR, bộ phận sản xuất, QA,

CFA... mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm công việc riêng.

Giai đoạn 4

Tương tự như giai đoạn 2, tuy nhiên các chứng từ hay tờ khai hải quan...

liên quan đến việc xuất khẩu và bộ phận XNK phụ trách đảm nhiệm. Công ty

Esprinta sẽ trực tiếp gửi hàng thành phẩm đến công ty thời trang tại Mỹ và thông

báo cho bên đặt gia công là tập đoàn Sintex. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên,

thời gian, hình thức, phương tiện, địa điểm thanh toán sẽ được ghi chú trong hợp

đồng.

Trang 18

Page 25: Báo cáo kiến tập FTU

Giai đoạn 5

Sau khi đã hoàn thành xuất khẩu sản phẩm gia công, công ty Esprinta bên

nhận gia công phải tiến hành nhanh chóng việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan

Hải quan. Khoản 10.3 phần III Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định chậm nhất

03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công bên nhận gia công phải hoàn tất

việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan bao gồm việc giải

quyeetsnguyeen phụ liệu,vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế

phẩm. Nếu quá thời hạn trên mà công ty Esprinta không hoàn thành việc thanh

khoản mà không có lý do chính đáng được Trưởng đơn vị Hải quan quản lý hợp

đòng gia công chấp thuận thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo

quy định tại Điều 12 Nghị định số 16/CP ngày 20/03/1996 của Chính phủ và được

sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/07/1998 của Chính phủ.

Như vậy thanh khaonr hợp đồng gia công giữ một vai trò rất quan trọng

trong toàn bộ quy trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu. Thanh

khoản hợp đồng gia công thể hiện sự quản lý chặt chẽ của Hải quan đối với hàng

gia công xuất khẩu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương

mại, buôn lậu, trốn thuế,... của một số doanh nghiệp. Vì vậy, trong quy trình thực

hiện gia công xuất khẩu, công ty Esprinta chú trọng đặc biệt ở giai đoạn này, vừa

làm đúng pháp luật mà còn tiết kiệm được chi phí giữ hàng tồn kho, mua dư

nguyên phụ liệu...

• Đánh giá chung

Những gì em được học khi áp dụng vào thực tiễn, trong đa số trường hợp,

đều phù hợp và đúng với lý thuyết. Đặc biệt khi được kiến tập ở bộ phận XNK, và

cụ thể là trong các công việc liên quan đến chứng từ, xuất khẩu hàng... các khâu và

các giai đoạn đều có trình tự và các bước thực hiện khá giống với kiến thức em

được học ở trường, chỉ trừ một số trường hợp phát sinh cần phải có sự ứng biến

phù hợp hoặc có những giai đoạn được điều chỉnh để quá trình gia công xuất khẩu

hàng hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Trang 19

Page 26: Báo cáo kiến tập FTU

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY

TRÌNH TỔ CHỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ESPRINTA VIỆT NAM ”.

I. Thuận lợi và khó khăn

1. Thuận lợi

- Công ty được hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu hoạt

động giúp tiền hoạt động trong một môi trường kinh tế năng động, vị trí địa lý thuận

lợi cho xuất n đề phát triển cho công ty sau này.

- Được nhập khẩu hàng hóa sang nước ngoài.

- Nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ

- Có nguồn vố mạnh, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tiên tiến

2. Khó khăn

Bên cạnh nhữnđộng kinh doanh như:

- Chưa am hiểu g thuận lợi công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong

quá trình hoạt rõ luật pháp Việt Nam trong thời gian đầu kinh doanh

- Tình trạng đình công đòi tăng lương vẫn xảy ra

- Thiếu lao động tay nghề trong thời gian đầu hoạt động

- Phải thuê nhiều chuyên gia nước ngoài nên dẫn đến chi phí cao

3. Một số giải pháp và kiến nghị

Trang 20

Page 27: Báo cáo kiến tập FTU

KẾT LUẬN

Trang 21

Page 28: Báo cáo kiến tập FTU

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 22