Bài Tập Hoa Đại Cuong

36
Chương II: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ I. Lý thuyết 1. Trình bày hai định đề cơ bản của mẫu nguyên tử cổ điển Bohr. 2. Nội dung sóng vật chất Đơ Brơi và nguyên lý bất định Heisenberg. 3. Hàm sóng là gì? Phương trình Schrodingơ mô tả hàm sóng. Ý nghĩa hàm sóng. 4. Khi giải phương trình tổng quát cho loại nguyên tử một electron kiểu hidro thu được 4 số lượng tử. Đó là những số lượng tử nào? Cho biết ý nghĩa của chúng. 5. Thế nào là orbital nguyên tử? Cách tính số orbital trong một lớp. 6. Mô tả hình dạng của các mây electron s, p x , p y , p z , d xy , d xz , d yz , , . 7. Phát biểu nội dung định luật tuần hoàn Mendeleep. 8. Nêu cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng HHTH? Trong bảng HHTH được chia làm mấy nhóm. Vì sao? 9. Chu kỳ là gì? Có bao nhiêu chu kỳ trong bảng HHTH. Mỗi chu kỳ có bao nhiêu nguyên tố. 10. Tính biến thiên của các nguyên tố trong bảng HHTH. Hướng dẫn: Sinh viên học trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để trả lời được các câu lý thuyết; II. Bài tập 1

description

hỗ trợ sinh viên những kiến thức hay

Transcript of Bài Tập Hoa Đại Cuong

Page 1: Bài Tập Hoa Đại Cuong

Chương II: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

I. Lý thuyết

1. Trình bày hai định đề cơ bản của mẫu nguyên tử cổ điển Bohr.

2. Nội dung sóng vật chất Đơ Brơi và nguyên lý bất định Heisenberg.

3. Hàm sóng là gì? Phương trình Schrodingơ mô tả hàm sóng. Ý nghĩa hàm sóng.

4. Khi giải phương trình tổng quát cho loại nguyên tử một electron kiểu hidro thu được 4

số lượng tử. Đó là những số lượng tử nào? Cho biết ý nghĩa của chúng.

5. Thế nào là orbital nguyên tử? Cách tính số orbital trong một lớp.

6. Mô tả hình dạng của các mây electron s, px, py, pz, dxy, dxz, dyz, , .

7. Phát biểu nội dung định luật tuần hoàn Mendeleep.

8. Nêu cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng HHTH? Trong bảng HHTH được chia làm

mấy nhóm. Vì sao?

9. Chu kỳ là gì? Có bao nhiêu chu kỳ trong bảng HHTH. Mỗi chu kỳ có bao nhiêu

nguyên tố.

10. Tính biến thiên của các nguyên tố trong bảng HHTH.

Hướng dẫn:

Sinh viên học trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để trả lời được các câu lý thuyết;

II. Bài tập

1. Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số thứ tự: Z = 19; 36; 48; 58; 53; 80. Cho

biết vị trí của chúng trong bảng HHTH.

Hướng dẫn:

Z = 19: 1s22s22p63s23p64s1

Vị trí: Ô 19; chu kỳ 4, nhóm IA trong bảng HTTH. Hoá trị I.

2. Viết cấu hình electron của các ion: Cu+; Cu2+; Cr3+; Ag+; S2; Br-.

3. Một nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 6p3. Hãy cho biết đó là nguyên

tố gì. Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng HHTH.

4. Cho các nguyên tố sau: Li; C; O; K; Fe; Ce. Viết cấu hình electron và cho biết các

nguyên tố trên thuộc nhóm nào?

5. Cho các nguyên tử và ion sau đây : , , , , , . Nguyên tử,

ion nào có cấu hình electron giống nhau.

1

Page 2: Bài Tập Hoa Đại Cuong

6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn

số hạt không mang điện là 18. Tìm số khối của X.

7. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52 và có số khối là 35. Tìm số hạt nơtron, proton,

electron của X.

8. Một oxit có công thức X2O có tổng số hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện

nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định công thức của oxit.

9. Nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt

không mang điện. Tìm nguyên tử R.

10. Tổng số hạt trong ion M+ là 57. Trong nguyên tử M, số hạt mang điện nhiều hơn số

hạt không mang điện là 18 hạt. Viết cấu hình electron của M, M+.

11. Viết cấu hình electron và xác định hai nguyên tử mà electron cuối cùng điền vào đó

có 4 số lượng tử:

a. n = 3; l = 1; ml = +1; ms = -

b. n = 2; l = 1; ml = +1; ms = -

Biết rằng các electron chiếm orbital bắt đầu từ ml có trị số lớn nhất trước.

12. Cho hai nguyên tử A và B có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3p5.

a. Xác định số điện tích hạt nhân của A và B. Biết rằng phân lớp 3s của hai nguyên tử

hơn kém nhau 1 electron.

b. Dựa vào quy tắc Hund hãy tìm số electron độc thân của A và B.

13. Cho nguyên tử của các nguyên tố A; B; D có electron cuối cùng điền vào ứng với 4

số lượng tử:

n = 3; l = 0; ml = 0; ms = +

n = 3; l = 0; ml = 0; ms = -

n = 4; l = 0; ml = 0; ms = +

a. Viết cấu hình elelctron của A; B; D.

b. Xác định vị trí của A; B; D trong bảng hệ thống tuần hoàn.

2

Page 3: Bài Tập Hoa Đại Cuong

14. Hai nguyên tô A và B ở hai phân nhóm liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Tổng số hiệu nguyên tử của A và B là 31. Xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình

electron của A và B.

Nếu tính chất hoá học đặc trưng của mỗi nguyên tố và viết cấu hình electron của các ion

tạo thành từ tính chất hoá học đặc trưng đó.

15. Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M+ và ion X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt p, n,

e là 140 hạt, trong đó số hạt mang điên nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Sô

khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn

trong ion X2- là 31 hạt.

a. Viết cấu hình electron của các ion M+ và X2-.

b. Xác định vị trí của M và X trong bảng hệ thống tuần hoàn, những hợp chất hoá học có

thể có giữa M và X.

Chương III: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

I. Lý thuyết

1. Có bao nhiêu đại lượng liên quan đến liên kết hoá học.

2. Mômen lưỡng cực điện là gì? Thế nào là phân tử phân cực, không phân cực. Cho ví dụ.

3. Liên kết ion là gì? Điều kiện và bản chất hình thành liên kết ion. Cho ví dụ. Đặc điểm

của liên kết ion.

4. Liên kết cộng hoá trị là gì? Điều kiện hình thành liên kết cộng hoá trị.Cho ví dụ.

5. Thế nào là liên kết cho nhận? Điều kiện hinh thành liên kết cho nhận. Cho ví dụ.

6. Thế nào là liên kết hidro? Điều kiện hình thành liên kết hidro. Đặc điểm liên kết hidro.

7. Giải thích tính bão hoà hoá trị của liên kết trong phân tử hidro?

8. Nêu những luận điểm cơ bản của thuyết liên kết hoá trị. Giải thích trạng thái hoá trị

của các nguyên tử C; B; Be.

9. Thế nào là liên kết xich ma, liên kết pi? Cho ví dụ.

10. Lai hoá là gì? Thế nào là lai hoá sp; sp2; sp3. Cho ví dụ.

Hướng dẫn:

Sinh viên học trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để trả lời được các câu lý thuyết;

3

Page 4: Bài Tập Hoa Đại Cuong

II. Bài tập

1. Hãy giải thích vì sao:

a. Nguyên tử O; N có một trạng thái hoá trị.

b. Nguyên tử Cl luôn có hoá trị lẻ. Đó là những trạng thái hoá trị nào?

c. Nguyên tử S luôn có hoá trị chẵn. Đó là những trạng thái hoá trị nào?

2. Dựa vào quy tắc bát tử, viết công thức cấu tạo và công thức electron của các hợp chất

sau: NH4+; NH3 ; NO3

- ; SO3; HNO3; Na2SO4.

3. Mô tả sự hình thành liên kết, và vẽ sơ đồ xen phủ các đám mây electron trong phân tử

H2; Cl2; O2; HCl

4. Viết công thức cấu tạo, chỉ ra các kiểu liên kết và lai hoá được hình thành trong các

hợp chất: CH4; NH3; C2H6; C2H4.

5. Viết công thức cấu tạo, vẽ sơ đồ orbital của các phân tử H2O; C2H6; C2H2.

6. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử C6H6.

7. Những hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hidro: C2H6; C2H5NH2; CH3COOH;

C2H5OH; H2O.

8. Trong những hợp chất sau : CH3COOH, CH3COCH3, C2H5COOCH3, C2H5Br. Chất nào

có liên kết hidro với nước? Viết công thức tạo liên kết hidro của hợp chất đó với H2O?

9. Cho biết kiểu lai hóa của các nguyên tử C và loại liên kết (σ , π) trong các chất sau:

Cl-CH2-CHO, CH2=CH-CN, CH2=C=O

10. Cho biết kiểu lai hóa các nguyên tử C, S trong các hợp chất sau:

CH3-CH3, CH2=CH2, CH≡CH, C6H6, H2S.

11. Viết cấu hình electron, biểu diễn sự phân bố các electron vào các obitan của hai

nguyên tử Be (Z = 4) và Cl (Z = 17) (trạng thái kích thích). Dựa theo thuyết lai hóa các

obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành các liên kết trong các phân tử: BeCl2, AlCl3.

(Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử AlCl3 có dạng tam giác đều).

12. Trong hỗn hợp dung dịch axit axetic và propanol có mấy kiểu liên kết hidro, đó là

những liên kết hidro nào? Viết công thức cấu tạo của chúng.

13. Cho độ âm điện của các nguyên tố:

Nguyên tố H N O Ag Cl Br

4

Page 5: Bài Tập Hoa Đại Cuong

Độ âm điện 2,2 3,04 3,44 1,93 3,16 2,96

Dựa vào độ âm điện của các nguyên tử, hãy nêu bản chất các dạng liên kết trong phân tử

các chất: N2; AgCl; HBr; NH3; H2O2; NO2.

14. Cho biết độ âm điện của các nguyên tố sau:

Nguyên tố Be Al P S Cl F

Độ âm điện 1,5 1,6 2,2 2,6 3,16 4,0

Hãy cho biết trong các hợp chất BeCl2; AlCl3; PCl5; SF6 là liên kết cộng hoá trị hay liên

kết ion?

15. a. Cho biết trạng thái lai hoá của các nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau:

PCl3;BCl3; AlCl3

b. Có bao nhiêu cặp electron liên kết, bao nhiêu cặp electron không liên kết trong các

phân tử: H2O; NH3; HF; BF3; H2S.

CHƯƠNG 4: ĐỘNG HÓA HỌC

I – Lý thuyết:

1. Thế nào là phản ứng đơn giản, phản ứng phức tạp? Cho ví dụ?

2. Nồng độ các chất phản ứng ảnh hưởng đến nồng độ phản ứng như thế nào? Hãy phát

biểu và viết biểu thức của định luật tác dụng khối lượng.

3. Bậc của phản ứng là gì? Phân biệt bậc của phản ứng và phân tử số của phản ứng?

4. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của phản ứng? Thể hiện qua biểu thức và

quy tắc nào?

5. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết hoạt hóa. Năng lượng hoạt hóa của một phản

ứng là gì?

6. Tại sao sự có mặt của chất xúc tác lại làm tăng tốc độ phản ứng. Vẽ và giải thích giản

đồ năng lượng của phản ứng khi có và không có mặt của chất xúc tác.

7. Hằng số cân bằng của một phản ứng là gì?

8. Hãy phát biểu và minh họa nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier? Cho ví dụ

minh họa.

5

Page 6: Bài Tập Hoa Đại Cuong

9. Thế nào là phản ứng thuận nghịch, phản ứng nối tiếp? Cho ví dụ?

10. Cho ví dụ về phản ứng dây chuyền. Những giai đoạn cơ bản của một phản ứng dây

chuyền?

11. Viết biểu thức liên hệ giữa Kp và Kc.

Hướng dẫn:

Sinh viên học trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để trả lời được các câu lý thuyết;

II – Bài tập:

Dạng 1: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc, nồng độ chất tham gia

phản ứng, nhiệt độ, xúc tác. Hãy so sánh tốc độ phản ứng các phản ứng ở các điều

kiện trên.

=> Học sinh biết cách đẩy nhanh tốc độ phản ứng nhờ các điều kiện ảnh hưởng trên.

1. Viết phương trình động học của phản ứng: ( biểu thức tính tốc độ phản ứng).

A + B => C

Xác định xem tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần khi:

a) Tăng nồng độ A lên 2 lần.

b) Tăng nồng độ B lên 2 lần.

c) Giảm nồng độ A đi 3 lần.

Giải: Phương trình động học: v0 = k. CA . CB

Đặt nồng độ ban đầu : CA = a mol/l, CB = b mol/l, tộc độ phản ứng là: v0 = k. a.b

a) Khi tăng nồng độ A lên 2 lần: va = k. 2a. b = 2.k.a.b = 2v0 => tốc độ tăng lên 2 lần.

b) Khi tăng nồng độ B lên 2 lần: vb = k.a. 2b = 2vo => tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

c) Khi giảm nồng độ A đi 3 lần: vc = k a/3. b = vo/ 3 => Tốc độ giảm đi 3 lần.

2. Phản ứng: 2NO + O2 2NO2 là một phản ứng đơn giản. Tốc độ phản ứng thay đổi

như thế nào khi: Tăng nồng độ O2 lên 4 lần.

Dạng 2: Cho phản ứng hãy viết biểu thức tính hằng số cân bằng, từ phản ứng, số

mol hoặc nồng độ tại cân bằng của phản ứng.

=> Học sinh biết được biểu thức tính Kp, KC và quan hệ giữa KP, Kc, biết tính hằng số cân

bằng và hằng số cân bằng áp suất của một cân bằng bất kì.

3. Trong biểu thức hằng số sân bằng của một hệ đồng thể gồm các chất khí, nồng độ chất

tham gia và sản phẩm cũng có thể được diễn đạt bằng áp suất riêng phần (Hằng số cân

6

Page 7: Bài Tập Hoa Đại Cuong

bằng lúc này được gọi là hằng số cân bừng áp suất). Viết hằng số cân bằng áp suất cho

phản ứng thuận nghịch sau:

4NH3 (k) + 5 O2 (k) 4NO (k) + 6H2O (k)

Giải: KP = (P4NO . P6

H2O) / (P4NH3 . P5

O2)

4 . Tại 4000C, phản ứng sau có Kp = 64

H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)

Tại cân bằng, áp suất riêng phần của H2 và I2 trong bình kín lần lượt bằng 0,20atm

và 0,50atm. Tính áp suất riêng phần của HI trong hỗn hợp.

5. Phản ứng phân huỷ cacbon đioxit ở 20000C: 2CO2 (k) 2CO (k) + O2 (k)

Có hằng số cân bằng =1,2.10-4. Tính hằng số cân bằng nồng độ .

6. Xác định hằng số cân bằng và của phản ứng sau tại 1000C:

CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k)

Nếu áp suất của CO2 tại cân bằng với CaCO3 và CaO là 3,87 atm.

7 . Trong bình dung tích 10 lít người ta tiến hành phản ứng sau ở 4480C:

H2(k) + I2(k) 2HI(k).

Khi đạt trạng thái cân bằng phản ứng có KC = 50.

a. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng, cho biết phản ứng diễn ra ở nhệt độ T

không đổi.

b. Xác định áp suất toàn phần của hệ khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng.

Dạng 3: Từ phương trình phản ứng, biến thiên thời gian, nồng độ tại thời điểm cân

bằng và ban đầu của các chất. Tìm tốc độ phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng.

Tốc độ phản ứng là một mảng kiến thức khó, qua chủ đề này giúp học sinh hiểu

thế nào là độ biến thiên nồng độ theo một đơn vị thời gian, từ đó có thể tính được

tốc độ của một phản ứng bất kì hay cụ thể là vận dụng công thức để tính vận tốc

phản ứng.

8. Trộn 1 mol H2 và 1 mol I2 trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ 4900C. Đến khi

phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, người ta thu được 1,228 mol I2. Tính hằng số cân

bằng hoá học nồng độ của phản ứng.

Giải: Từ nồng độ HI hình thành, ta suy ra nồng độ H2 và I2 pơhản ứng từ đó suy ra nồng

độ H2 và I2 tại cân bằng.

H2 + I2 2HI

7

Page 8: Bài Tập Hoa Đại Cuong

C0(ban đầu) 1mol/l 1mol/l -

C (phản ứng) 0,772mol/l 0,772 mol/l 1,544mol/l

[ ](cân bằng) 0,228mol/l 0,228mol/l 1,544mol/l

Thay nồng độ cân bằng vào biểu thức ta có:

tại 4900C

9. Phản ứng: H2(k) + I2(k) 2HI(k), ở 4100C có hằng số tốc độ kt = 0,0659 và kn =

0,00137.

a. Tính hằng số tốc độ theo nồng độ Kc.

b. Nếu ban đầu trộn 1mol H2 với 1mol I2 trong bình có thể tích 1 lít, thì tại trạng thái

cân bằng, nồng độ của mỗi chất trong bình là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ không

thay đổi trong quá trình phản ứng.

10. Ở 10000C, hằng số cân bằng của phản ứng: FeO(r) + CO(k) Fe(r) + CO2(k) là 0,5.

Tính nồng độ của CO và CO2 tại trạng thái cân bằng, biết nồng độ ban đầu: CCO = 0,06

mol/l; C = 0,01 mol/l.

Dạng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng: Sự thay đổi nồng độ, nhiệt

độ… giải thích chiều chuyển dịch cân bằng.

=> Chủ đề này nhằm mục tiêu rèn luyện thao tác tư duy (phân tích , tổng hợp…), biết

cách cách vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier. Hiểu thật rõ bản chất

của sự thay đổi chiều hướng cân bằng ở các phản ứng thuận nghịch.

11. Cho các cân bằng sau:

a) N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) - 22kcal

b) N2O4(k) 2NO2(k) - 13,6kcal

c) 2CO(k) + O2(k) 2CO2(k) + 136kcal

d) N2(k) + O2(k) 2NO(k) -43kcal

e) 2CO(k) + 2H2(k) CH4(k) + CO2(k) + Q

f) CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r) + Q

Hỏi cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào, khi:

1. Tăng nhiệt độ của hệ.

2. Tăng áp suất của hệ.

8

Page 9: Bài Tập Hoa Đại Cuong

Giải:

1. Khi tăng nhiệt độ:

- Cân bằng (a) chuyển dịch theo chiều thuận là chiều thu nhiệt, tức là

Qt < 0

- Cân bằng (b) chuyển dịch theo chiều thuận, vì Qt < 0

- Cân bằng (c) chuyển dịch theo chiều nghịch, vì chiều thuận có Qt > 0.

- Cân bằng (d) chuyển dịch theo chiều thuận, vì chiều thuận có Qt < 0.

2. Khi tăng áp suất của hệ:

- Cân bằng (a) chuyển dịch theo chiều thuận là chiều có:

n=2 – 4 = - 2, n < 0.

- Cân bằng (b) chuyển dịch theo chiều nghịch, vì chiều thuận có:

n = 2 – 1 = +1, n > 0.

- Cân bằng (c) chuyển dịch theo chiều thuận, vì chiều thuận có:

n = 2 – 3 = -1, n < 0.

- Cân bằng (d) chuyển dịch theo hai chiều với mức độ như nhau, vì

n = 2 – 2 , n = 0

Dạng 5: Áp dụng công thức tính năng lượng hoạt hóa.

=> Học sinh vận dụng và so sánh tốc độ của phản ứng khi có và không có mặt chất xúc

tác.

12. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ = 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ lên 400C, tốc độ phản

ứng tăng lên bao nhiêu lần?

Giải: Theo quy tắc Van’t Hoof:

13. Hệ số nhiệt độ của một phản ứng bằng 3. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu độ để

tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần?

14. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ bằng 2. Hãy cho biết nếu ở 00C phản ứng kết thúc sau

1024 ngày thì ở 3000C phản ứng sẽ kết thúc sau bao lâu?

15. Ở 1270C, một phản ứng khi không có xúc tác kết thúc sau 1 giờ 40 phút. Cũng tại

nhiệt độ đó, khi có chất xúc tác, phản ứng kết thúc sau 36 giây. Hỏi năng lượng hoạt

động hóa khi có xúc tác giảm so với năng lượng hoạt động hóa khi không có xúc tác là

bao nhiêu calo?

9

Page 10: Bài Tập Hoa Đại Cuong

CHƯƠNG 5: DUNG DỊCH CHẤT TAN KHÔNG ĐIỆN LY

I. LÝ THUYẾT 1. Nêu khái niệm và phân loại hệ phân tán?

2. Nêu định nghĩa và phân loại các loại dung dịch?

3. Nêu các giai đoạn của quá trình hoà tan, khái niệm độ tan và các yếu tố ảnh

hưởng đến độ tan?

4. Định nghĩa các nồng độ: phần trăm (C%), mol (CM), molan (Cm), đương lượng

gam (CN).

5. Nêu quy tắc tính đương lượng gam của một đơn chất, của hợp chất trong phản

ứng trao đổi, trong phản ứng oxi - hoá khử.

6. Nêu các công thức chuyển đổi giữa các loại nồng độ: C%, CM , CN.

7. Trình bày thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu từ đó rút ra kết luận về hiện

tượng thẩm thấu và áp suất thẩm thấu.

8. Phát biểu định luật Van Hốp về áp suất thẩm thấu, công thức tính áp suất thẩm

thấu? Nêu ý nghĩa sinh học của hiện tượng thẩm thấu trong tự nhiên, trong khoa học?

9. Áp suất hơi của dung dịch, nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch.

10. Định luật Raoult công thức của định luật về độ tăng điểm sôi và độ hạ điểm đông của dung dịch chất tan không điện ly;

11. Áp suất thẩm thấu, độ tăng điểm sôi, độ hạ điểm đông trong trường hợp áp dụng cho dung dịch chất điện ly? Lưu ý: Sinh viên cần nắm vững một số khái niệm, công thức tính để giải thích và áp dụng giải các bài tập chương này; Dựa vào giáo trình và tài liệu tham khảo trả lời các câu lý thuyết từ câu 1 đến câu 11.

II. BÀI TẬP Dạng tính nồng độ dung dịch, chuyển đổi từ nồng độ C%, CM , CN:

12. Cần bao nhiêu ml HCl đặc 36% (d= 1,19g/ml) để pha được 1lit dung

dịch HCl 5%.

Giải: Áp dụng công thức pha loãng dung dịch:

trong đó = ? ; = 36;

= 1,19

10

Page 11: Bài Tập Hoa Đại Cuong

V2 = 1000 – V1; C2 = 0; d2 = 1

Thay vào ta được: V1 . 1,19 . 31 = 5(1-V1) giải ra ta được V1 = 119 ml HCl 36%

13. Pha 5 lit axit HNO3 0,1M từ HNO3 46% (d=1,285 g/ml).

14. Pha 4 lít axit H2SO4 5% từ axit H2SO4 đặc 98% (d=1,84g/ml).

15. Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 96% (d = 1,84 g/cm3) để điều chế 1,5l

dung dịch H2SO4 25%(d=1.143g/cm3). Tính nồng độ mol và nồng độ đương lượng của

dung dịch đã điều chế được.

Dựa vào áp suất thẩm thấu của dung dịch chất tan không điện li tính khối lượng phân tử của chúng. = R.C.T 16. Dung dịch trong nước của chất A 0,184 gam trong 100 ml dung dịch có áp suất

thẩm thấu 560 mmHg ở 300C. Tính khối lượng phân tử chất A.

Giải:

Nồng độ dung dịch: C = 0,184/MA . 1000/100

= R.C.T = 0,082. 0,184/MA . 1000/100 .303 = 569/760

17. Dung dịch trong nước của chất B 3 gam trong 250 ml dung dịch ở 120C có áp

suất 0,82 at. Tính khối lượng phân tử của B.

18. Dung dịch 2 g một chất không điện li trong 1 lit H2O có áp suất thẩm thấu

atm ở 250C. Hãy tính khối lượng mol của chất đó.

Dựa vào công thức của định luật Rault “ Độ tăng điểm sôi hay độ hạ điểm

đông của dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ molan của dung dịch”.

= Ks . Cm = Kd .Cm

* Tính điểm sôi, điểm đông của dung dịch

19. Tính nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch 9 gam glucoza trong 100

gam nước.

Giải:

Glucoza có công thức C6H12O6 có khối lượng phân tử M = 160g ; ks = 0,52; kd = 1,86 Nồng độ dung dịch Cm = 9/180 . 1000/100 = 0,5 mol * = ts – t0 = Ks . Cm = 0,52 . 0,5 = 0,26 ts = 100, 260C * = t0 – td = Kd .Cm = 1,86 . 0,5 = 0,93 0 - td = 0,93 td = - 0,930C td = -0,930C

20. Etylengicol (EG) có khối lượng mol bằng 62,01 g/mol. Hãy tính điểm đông

đặc của dung dịch có hòa tan 26,04 g EG trong 100,2 g H2O, Kđ = 1,86.

11

Page 12: Bài Tập Hoa Đại Cuong

* Tính khối lượng phân tử chất tan

21. Dung dịch glixerin 1,38 gam trong 100 gam nước đông đặc ở -0,2790C. Tính

khối lượng phân tử của glixerin.

22. Một dung dịch chứa 17,1g chất tan không bay hơi trong 500g H2O đông đặc ở

- 0,1860C. Tính khối lượng mol của chất tan và nhiệt độ sôi của dung dịch, biết rằng chất

tan không điện li . Cho biết Kđ = 1,86 và Ks = 0,52.

23. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch chứa 0,244 gam axit benzoic trong 20 gam

benzen là 5,2320C. Xác định dạng tụ hợp phân tử của nó trong benzen. Biết rằng benzen

đông đặc ở 5,4780C; Kđ của benzen là 4,9.

CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LY

I. LÝ THUYẾT:

Sinh viên cần nắm vững các nội dung lý thuyết sau:

1. Sự điện ly: Sự phân ly thành ion của chất điện ly khi hòa tan vào nước hoặc ở trạng

thái nóng chảy.

2. Độ điện ly: ( n số phân tử phân ly thành ion; n0 tổng số phân tử ban đầu)

Dựa vào chia chất điện ly thành chất điện ly mạnh và chất điện ly yếu

3. Hằng số điện ly của chất điện ly yếu:

AB A+ + B-

Hằng số cân bằng của quá trình phân li một chất điện li yếu:

4. Mối quan hệ giữa K và

Khi << 1 ( < 0,1) thì ta có: 2 = K/C

5. Tích số ion của H2O :

gọi là tích số ion của nước.

12

Page 13: Bài Tập Hoa Đại Cuong

Như vậy trong nước:

Trong dung dịch nước, bất kỳ nồng độ ion H+ hay OH- có thể thay đổi

nhưng tích số nồng độ của chúng luôn luôn bằng 10-14 mol/l.

6. pH của dung dịch axit – bazơ – muối

a. pH của dung dịch axit – bazơ mạnh.

* Axit mạnh phân li hoàn toàn trong dung dịch: Giả sử có axit mạnh HnA với Ca mol/l

* Bazơ mạnh phân li hoàn toàn trong dung dịch:Giả sử có bazơ mạnh B(OH)n với Cb

mol/l

b. pH của dung dịch axit – bazơ yếu một nấc.

* Axit yếu một nấc: Giả sử có axit HA với Ca mol/l và có hằng số Ka thì ta có

(1)

+ Nếu Ca> 0,01 và Ka < 10-4 thì ta có :

+ Nếu Ca và Ka không thỏa mãn đk trên thì ta giải phương trình (1) để xác định và

tính pH

* Bazơ yếu một nấc: Giả sử có bazơ yếu một nấc BOH với Cb mol/l và có hằng số Kb thì

ta có

(2)

+ + Nếu Cb > 0,01 và Kb < 10-4 thì ta có :

+ Nếu Cb và Kb không thỏa mãn đk trên thì ta giải phương trình (2) để xác định

và tính pH

13

Page 14: Bài Tập Hoa Đại Cuong

c. pH của dung dịch đa axit yếu và đa bazơ yếu.

Ta chỉ chú ý tới trường hợp đơn giản, đó là chỉ tính đối với nấc thứ nhất còn bỏ qua các

nấc sau cung như sự điện ly của H2O. Do đó việc tính pH tương tự như axit yếu và bazơ

yếu một nấc.

d. pH của dung dịch muối.

* Dung dịch muối tạo bởi cation bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh: Không bị thủy

phân nên pH = 7.

* Dung dịch muối tạo bởi cation axit bazơ yếu và anion gốc axit mạnh : Bị thủy phân nên

pH < 7.

* Dung dịch muối tạo bởi cation axit bazơ mạnh và anion gốc axit yếu:Bị thủy phân nên

pH >7.

* Đối với dung dịch muối tạo bởi một axit yếu và bazơ yếu, pH không phụ thuộc vào

nồng độ muối mà chỉ phụ thuộc vào pKa và pKb của axit và bazơ tạo ra muối đó.

7. pH của dung dịch đệm.

Giả sử dung dịch đệm gồm axit HA với nồng độ [HA], hằng số Ka và dạng bazơ liên hợp

A với nồng độ [A-]. Từ cân bằng điện li:

HA ⇋ H+ + A-

axit bazơ liên hợp

Ka = [H+].[A-]/[HA] [H+] = Ka. [HA]/[A-]

Một cách tổng quát pH của dung dịch đệm:

Phương trình trên được gọi là phương trình Henderson - Hassellbalch.

Lưu ý: Tỉ số nồng độ cũng là tỉ số mol của bazơ liên hợp và axit

liên hợp trong dung dịch đệm.

14

Page 15: Bài Tập Hoa Đại Cuong

8. Dung dịch các chất điện li mạnh ít tan, tích số tan

Tích số tan của chất điện li mạnh ít tan AmBn:

AmBn ⇋ mAn+ + nBm-

Ta có:

TAmBn = [An+]m.[Bm-]n (Tích số tan của AmBn )

Quan hệ giữa độ tan S và tích số tan T; gọi S(mol/l) là độ tan của AmBn

AmBn ⇋ mAn+ + nBm-

S (mol/l) mS nS

Ta có tích số tan TAm Bn = [An+]m.[Bm-]n = (mS)m(nS)n = mmnnSm+n

S =

* Điều kiện hòa tan kết tủa của chất điện li khó tan: [An+]m.[Bm-]n < TAmBn

* Điều kiện kết tủa: [An+]m.[Bm-]n ≥ TAmBn

II. BÀI TẬP:

Dạng 1: Tính pH của dung dịch chất điện li mạnh

9. a/ Tính pH của dung dịch H2SO4 0,05M

b/ Tính pH của dung dịch Ba(OH)2 0,01M

Hướng dẫn

a/ Pt điện li của axit H2SO4: H2SO4 2H+ + SO42-

0,05M 2.0,05M

Vậy pH= -lg[H+] = - lg[2.0.05] = 1

b/ Pt điện li của bazơ Ba(OH)2: Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH -

0,01M 2.0,01M

Vậy pOH= -lg[OH-] = -lg[2.0,01] = 1,7 pH= 14 – pOH = 12,3

10. Tính pH của các dung dịch sau:

H2SO4 0,05M; HCl 0,001M; NaOH 0,01M; Ca(OH)2 0,02M.

11. a. Trong nước mưa [H+] = 5.10-5 M. Tính pH

b. Nước biển pH = 8,3. Tính [H+]; [OH-]

12. Tính pH của các dung dịch sau:

a. 0,01 mol HCl trong 100ml dung dịch b. HNO3 6,3.10-8 M

c. 8 g NaOH trong 1 lít dung dịch d. 4.10-7g NaOH trong 1 lít dung dịch

15

Page 16: Bài Tập Hoa Đại Cuong

13. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l, thu được m gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng có thể tích 500 ml và có pH = 12. Tính m và a.14. Tính pH của dung dịch thu được khi cho 1 lít dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 lít dung dịch NaOH 0,005M.15. Dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 (dung dịch A). Dung dịch HCl có pH = 1 (dung dịch B). Đem trộn 2,75 lít A với 2,25 lít B. Hãy tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau khi trộn.16. Có 2 dung dịch H2SO4 có pH = 1 và pH = 2. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi rót từ từ 50ml dung dịch KOH 0,1M vào 50ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu được. 17. Pha trộn 40 ml nước vào 10ml dung dịch HCl có pH = 2. Tính pH của dung dịch thu được.18. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l, thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a. 19. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l, thu được 500 ml dung dịch có pH = 2. Tính a.

Dạng 2: Tính pH của chất điện li yếu – Dung dịch đệm – Dung dịch muối 20: Trộn 100ml dung dịch CH3COOH 0,2M với 100ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH

của dung dịch tạo thành. Cho pKCH3COOH= 4,75

Hướng dẫn

Phản ứng xảy ra : CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O

Số mol bđ: 0,02 mol 0,01mol

Pư 0,01mol 0,01mol 0,01mol

Sau pư 0,01 mol 0 0,01mol

Dung dịch sau phản ứng là một hệ đệm axit – bazơ gồm: CH3COOH 0,05M và

CH3COONa 0,05M

Vậy pH = pKa - lg = 4,75-lg = 4,75

21: a/ Tính pH của dung dịch (NH4)2SO4 0,05M, biết

b/Tính pH của dung dịch NaHCOO 0,01M, biết pHHCOOH = 3,76.

c/ Tính pH của dung dịch NH4NO2 biết và

Hướng dẫn

a/ Ta có

16

Page 17: Bài Tập Hoa Đại Cuong

b/ Ta có

Cb= [HCOO-] = 0,01M

pKHCOO- = 14 - pKHCOOH = 10,24

pH = ½ (10,24 – log 0,01) = ½(10,24 +2) = 6,12

c/ Ta có :

22.Tính pH của dung dịch CH3COONa 0,1M, biết hằng số bazơ Kb = 5,7.10-10.

23.Tính pH của hệ đệm 0,05 mol CH3COOH và 0,05 mol CH3COONa trong 1 lít dung

dịch. pH sẽ thay đổi như thế nào khi thêm vào hệ đệm này 0,001 mol HCl? KCH3COOH =

1,8.10-5

24. Trộn 100ml CH3COOH 0,1M với 100ml CH3COONa 0,2M. Tính pH của dung dịch

thu được, biết pKCH3COOH=4,75

25. Tính độ điện li phần trăm của dung dịch axit fomic HCOOH 0,001M. Biết hằng số

điện li là Ka = 1,8.10-4

26. Ỏ 350C axit cloaxetic ClCH2COOH trong nước có hằng số điện li là 14.10-3. Tính

a/ Độ điện li của axit ClCH2COOH 0,5M

b/ pH của dung dịch

27. Cần phải thêm bao nhiêu gam tinh thể CH3COOH vào một lít dung dịch CH3COOH

có pH=4 để điều chế được dung dịch CH3COOH có pH=5. Biết Ka = 1,75.10-5.

Dạng 3: Bài tập về chất điện li mạnh ít tan

28. Ở 180C, độ tan của PbI2 là 1,5.10-3 mol/l . Tính

a/ Nồng độ ion [Pb2+] và [I-] trong dung dịch bão hòa PbI2

b/ Tính tích số tan của PbI2 ở nhiệt độ đó.

Coi sự điện li của PbI2 trong dung dịch là hoàn toàn.

Hướng dẫn

17

Page 18: Bài Tập Hoa Đại Cuong

a/ Phương trình điện li: PbI2 Pb2+ + 2I –

1,5.10-3M 1,5.10-3M 2.1,5.10-3M

Vậy nồng độ: [Pb2+] = 1,5.10-3M và [I-] = 2.1,5.10-3M

b/ Tích số tan PbI2:

29. Trộn 10 ml dung dịch AgNO3 0,01M với 40 ml dung dịch NaCl 0,02M. Phản ứng có

tạo kết tủa không? TAgCl=1,8.10-10

Hướng dẫn

Phản ứng xảy ra: Ag+ +  Cl- AgCl

Tích số ion của dung dịch : Tion = [Ag+].[Cl-]

Khi : Tion > TAgCl , có kết tủa.

Khi : Tion < TAgCl , không có kết tủa.

Sau khi trộn ta có:

Tion = 2.10-4. 1,6.10-2 = 3,2.10-6 > 1,8.10-10 = TAgCl

Vậy phản ứng có tạ kết tủa AgCl

30. Tích số tan của Ag2SO4 bằng 7.10-5. Tính độ tan của Ag2SO4 biểu thị bằng mol/l

Hướng dẫn

Gọi độ tan của Ag2SO4 là S mol/l

Ag2SO4 2Ag+ + SO42-

S 2S S

Áp dụng công thức sau: S = với m=2 ; n=1

S=

31. Dung dịch bão hòa AgCl có pH = 7. Trộn 950 ml dung dịch bão hòa AgCl với 50 ml

dung dịch HCl 1M. Tính pH của dung dịch và nồng độ của Ag+ sau khi trộn, biết rằng

TAgCl = 1,77.10-10.

32. Độ tan của Ag2CrO4 trong nước bằng 0,022 g/l. Xác định tích số tan của nó .

18

Page 19: Bài Tập Hoa Đại Cuong

33.Nồng độ ion Ag+ của một dung dịch bằng 4.10-3 mol/l. Tính nồng độ Cl- cần thiết để

kết tủa AgCl. Tích số tan của AgCl ở 250C bằng 1,8.10-10

34. Tích số tan của Pb(IO3)2 bằng 2,5.10-13. Tính độ tan của Pb(IO3)2 theo mol/l và g/l.

35. Tính xem ở pH nào của dung dịch FeCl3 0,1M thì bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3. Biết

tích số tan của Fe(OH)3 bằng 3,8.10-38.

36.Độ hòa tan của PbI2 ở 250C trong nước nguyên chất là 1,5.10-3 mol/l

a/ Tính tích số tan của PbI2 ở 250C trong nước nguyên chất.

b/ Muốn làm giảm độ hòa tan của PbI2 150 lần thì phản thêm bao nhiêu mol KI

vào một lít dung dịch bão hòa của PbI2 ở nhiệt độ trên.

Chương 7: ĐIỆN HÓA HỌCI. LÝ THUYẾT1. Định nghĩa: Phản ứng oxi - hoá khử, chất oxi - hoá, chất khử.

2. Một cặp oxi - hoá khử được viết như thế nào? Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng

tham gia phản ứng của một cặp oxi - hoá khử?

3. Hãy cho biết chiều của một phản ứng oxi - hoá khử. Các phản ứng sau đây xảy ra theo

chiều nào ở điều kiện chuẩn.

19

Page 20: Bài Tập Hoa Đại Cuong

4. Công thức Nec về thế điện cực? Cấu tạo và công thức thế điện cực của các điện cực:

calomen, thuỷ tinh, điện cực oxi - hoá khử sắt.

5. Thế nào là nguyên tố Ganvanic? Cho ví dụ. Sức điện động của nguyên tố Ganvanic được tính như thế nào?6. Nêu nguyên tắc của việc xác định pH bằng phương pháp điện hoá. Trình bày cách xác

định pH của dung dịch bằng các cặp điện cực thuỷ tinh - calomen Na2CO3 0,2M.

7. Trình bày cấu tạo, kí hiệu pin và các phản ứng xảy ra của pin Daniel – Jacobi

8. Nêu cấu tạo pin khô Lơlanse9. Điện phân là gì? Cho ví dụ

10. Nêu cấu tạo của ac quy chì – axit. Viết phương trình phản ứng tổng quát khi ac quy

phóng và nạp điện.

11. Nêu cấu tạo ac quy kiềm Fe - Ni. Viết phương trình tổng quát khi ac quy phóng và

nạp điện.

12. Nêu nguyên tắc xác định thế oxi hóa – khử tiêu chuẩn của các cặp oxi hóa – khử. Cho ví dụHướng dẫn:

Sinh viên học trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để trả lời được các câu lý thuyết;

II. BÀI TẬP

Dạng 1: Các bài toán về suất điện động

13: Tính suất điện động của pin Daniell khi [Zn2+] = 0,1M và [Cu2+] = 1M, biết E0 =

1,1V. Viết các phản ứng xảy ra trong pin.

Hướng dẫnCác phản ứng xảy ra trong pin:

Ở cực âm: Zn - 2e ® Zn2+

Ở cực dương: Cu2+ + 2e ® CuZn + Cu2+ ® Zn2+ + Cu

Tính suất điện động của pin:Áp dụng công thức Nersnt

Thay số:

= 1,13 (V)

14: Tính sức điện động của nguyên tố sau đây ở 250C.

Pb / Pb2+ 0,01M // Cu2+ 0,01M / Cu

Biết :  ;

20

Page 21: Bài Tập Hoa Đại Cuong

15 : Tính sức điện động của nguyên tố sau đây ở 250C.

Cr / Cr3+ 0,05M // Ni2+ 0,01M / Ni

Biết  ; 2

0

Ni /Ni0,25V

16: Ở 250C, một điện chì tiêu chuẩn được ráp với một điện cực đồng: Pb / Pb2+ 0,05M // Cu2+ (dd) / Cu

Nồng độ Cu2+ phải bằng bao nhiêu để nguyên tố có sức điện động 0,5 V ?

Biết :  ;

Dạng 2 : Tính tích số tan của muối16 : Xác định Tt của AgCl, biết rằng pin được tạo bởi điện cực hidro tiêu chuẩn và điện

cực AgCl, (0,1M) có sức điện động 0,28 V. Cho = + 0,8 V

Hướng dẫn

Áp dụng công thức Nernst cho pin:

= + 0,059lg ]

Hay 0,28 = 0,8 + 0,059lg ]

Suy ra: ] = 1,78. 10-9

Tích số tan của AgBr được tính theo công thức :

TAgBr = ] ] = 1,78. 10-9 . 0,1 = 1,78. 10-10

17: Cho 1 pin: Ag | ddAg2SO4 bão hoà || AgNO3 2M | Ag.Ở 25oC pin có suất điện động bằng 0,095V. Tính tích số tan của Ag2SO4

Biết: = 0,8 V ở 250C

18: Độ hòa tan của Ag2SO4 trong nước nguyên chất ở 250C là 2,68. 10-2 mol/l. Tính suất điện động của pin sau ở 250C:

(-)Ag | dd Ag2SO4 || AgNO3 2M | Ag (+)

Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin biết: = 0,8 V ở 250C

Dạng 3: Các dạng bài tập khác19: Các phản ứng sau xảy ra theo chiều nào ở điều kiện chuẩn, vì sao?

FeSO4 + CuSO4 Cu + Fe2(SO4)3 (1)

KMnO4 + KNO2 + H2SO4 MnSO4 + KNO3 (2)

Cho thế khử chuẩn của các cặp Fe3+/Fe2+ = + 0,77 V; Cu2+/Cu = + 0,34 V; /Mn2+

= + 1,51 V; V20: Cho

Fe3+ + e = Fe2+ E0 = 0,771 V

Br2 + 2e = 2Br- E0 = 1,080 V

Cl2 + 2e = 2Cl- E0 = 1,359 V

21

Page 22: Bài Tập Hoa Đại Cuong

I2 + 2e = 2I- E0 = 0,536 V

Hỏi ở điều kiện chuẩn Fe3+ có thể oxi hóa được halogenua nào thành halogel

nguyên tố.

21: Một pin gồm một điện cực hidro tiêu chuẩn và một điện cực Niken nhúng vào dung

dịch NiSO4 0,01M có suất điện động là – 0,28 V. Tính thế khử chuẩn của Niken?

Chương 8: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC

I. LÝ THUYẾT

1. Thế nào là nội năng của hệ? Nội năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

2. Nội dung và biểu thức của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học

3. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng. Phát biểu định luật Hess về hiệu ứng nhiệt của phản ứng.

4. Phát biểu nội dung định luật Getxơ ( Hess). Nêu quy tắc tính nhiệt của phản ứng dựa

vào nhiệt sinh và nhiệt cháy

5. Nêu các tính chất của hàm trạng thái entropi

6. Thế nào là năng lượng tự do Gibbs. Viết các công thức tính biến thiên năng lượng tự

do. Ảnh hưởng của biến thiên năng lượng tự do tới chiều của phản ứng như thế nào.

7. Phát biểu và nêu ý nghĩa của định luật Lavoaxie – Lalax. Thế nào là nhiệt sinh, nhiệt

cháy của một chất.

8. Phát biểu nội dung và biểu thức toán học của nguyên lý thứ hai của nhiệt động học,

biểu thức này biểu thị những nội dung gì.

Hướng dẫn:

Sinh viên học trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để trả lời được các câu lý thuyết;

II. BÀI TẬP

Dạng 1: Tính dự trữ nhiệt ; xác định phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt

9: Tính của Ca(OH)2 biết hiệu ứng nhiệt của phản ứng:

CaO + H2O = Ca(OH)2

DH = - 15,26 kcal/mol

của CaO và H2O tương ứng là: -151,8 và - 68,3 kcal/mol

22

Page 23: Bài Tập Hoa Đại Cuong

Hướng dẫn:

Áp dụng quy tắc tính dựa vào nhiệt sinh ra.

Ta có: DH = (Ca(OH)2) - (CaO) - (H2O)

Thay số ta tính được: của Ca(OH)2 = -15,26 – 151,8 – 68,3 = -235,36 kcal/mol

10: Khi đốt cháy 1 mol glucoza thấy thoát ra 673 kcal. Tính của glucoza biết

của CO2 và H2O tương ứng là: -94,1 và -68,3 kcal/mol.

11: Cho phản ứng:

C2H4 + H2O(h) = C2H5OH(h)

Biết 16,3 -54,6 -40,3 kcal/mol

52,5 45,1 54,5 cal/mol

Hỏi: Ở 25oC phản ứng diễn ra theo chiều nào? Toả nhiệt hay thu nhiệt.

12: Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng:

2NH3 + O2 2NO + 3H2O (k) pư = ?

Biết ở 298K ta có: H0S (NO)= 90,3 kJ/mol ; H0

S (NH3) = -45,9 kJ/mol;

H0S (H2O,k) = -241,8 kJ/mol.

Dạng 2: Tính năng lượng tự do ; xác định chiều phản ứng; xác định giá trị nhiệt

độ tại đó phản ứng xảy ra.

13: Phản ứng sau đây xảy ra theo chiều nào ở điều kiện tiêu chuẩn:

H2S(k) + 0,5 O2 = H2O(h) + S(r)

Biết -4,8 -57,8 kcal/mol

49,1 49,0 45,1 7,6 cal/mol

Hướng dẫn:

Tính dựa vào công thức: - T

Thay số ta tính được: = ( - 57,8 + 4,8). 1000 – 298. (7,6 + 45,1 – 49 – 49,1) = - 39471

cal/mol = - 39,471 kcal / mol

Vì < 0 nên phản ứng xảy ra theo chiều thuận.

14: Xác định biến thiên năng lượng tự do của phản ứng:

C2H4 + 3O2 à 2H2O (l) + 2CO2

23

Page 24: Bài Tập Hoa Đại Cuong

Cho biết: = -237,2 kJ/mol ; = -394,4 kJ/mol

= 68,1 kJ/mol

15: Tính biến thiên năng lượng tự do đối với phản ứng: CO + H2O à CO2 + H2 = ?

Biết rằng: CO + O2 à CO2 (1) = -257,3 kJ

H2 + O2 à H2O (2) = -228,6 kJ

16: Cho phản ứng: 2Al + 3MgO Al2O3 + 3Mg

Biết: (kcal/mol) 0 -15,4 -34,9 0

(cal/mol.K) 8,8 7,1 10,2 8,7

Phản ứng trên có tự xảy ra không? Vì sao. Xác định được nhiệt độ tại đó phản ứng này tự

diễn ra? Giả thiết và thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ

III. Tính entropi

17: Xác định biến thiên entropi của phản ứng sau:

N2 + 2H2 + Cl2 à NH4Cl

Cho biết: = 191,5 J/mol.K; = 130,6 J/mol.K; = 223,7 J/mol.K; =

94,6 J/mol.KHướng dẫn:

Ta có (NH4Cl) = (NH4Cl) – 1/2 (N2) - 2 (H2) – 1/2 (Cl2)

= 94,6 – ½. 191,5 – 2. 130,6 – ½ 223,7 = - 374,2 J/mol.K

18: Xác định biến thiên entropi của phản ứng: 2CH3OH (l) + 3O2 (k) à 2CO2 (k) + 4H2O (k)

Cho biết:

= 188,6 J/mol.K

= 213,6 J/mol.K

= 126,8 J/mol.K

= 205 J/mol.K

19: Phản ứng: H2 + O2 à H2O xảy ra ở 250C

Hãy tính , cho biết = -241,8 kJ/mol ; = -228,6 kJ/mol

24

Page 25: Bài Tập Hoa Đại Cuong

25