BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU...

94
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ *** BÁO CÁO ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH DÂU TẰM TƠ Ở VIỆT NAM Chủ nhiệm dự án : ThS Nguyễn Trung Kiên

Transcript of BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU...

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ

***

BÁO CÁO

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT

NGÀNH DÂU TẰM TƠ Ở VIỆT NAM

Chủ nhiệm dự án : ThS Nguyễn Trung Kiên

HÀ NỘI, 12/2010

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CPV Cytoplasmic Polyhedrosis Virus

DNV Densonucleosis Virus

UBND Uỷ ban nhân dân

HTX Hợp tác xã

TN1827 Tứ nguyên 1827

LQ2 L ưỡng Quảng 2

NSBQ Năng suất bình quân

Ha hec ta

NPV Nucler Polyhedra Virus

i

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

MỤC LỤC

1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................1

1.2. Mục tiêu.....................................................................................................2

1.3. Địa điểm, đối tượng và thời gian điều tra..............................................2

1.3.1. Địa điểm điều tra....................................................................................2

1.3.2. Đối tượng điều tra...................................................................................2

1.3.3. Thời gian điều tra....................................................................................3

1.4. Nội dung và phương pháp điều tra.........................................................3

1.4.1. Nội dung điều tra.....................................................................................3

1.4.2. Phương pháp điều tra..............................................................................3

1.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................3

1.4.2.2. Phương pháp điều tra:..........................................................................4

1.4.2.3. Phương pháp phân tích.........................................................................5

4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................5

PHẦN II - KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.................................................................6

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI VIỆT NAM................6

2.1.1. Đất trồng dâu...........................................................................................6

2.1.2. Tình Hình Sản xuất dâu tại các tỉnh điều tra..........................................9

2.1.2.1. Diện tích dâu của nông hộ....................................................................9

2.1.2.2. Tình hình trồng dâu kết hợp với cây trồng khác................................11

2.1.2.3. Diện tích nông hộ và lao động trồng dâu nuôi tằm............................12

2.1.2.4. Đầu tư chăm sóc ruộng dâu...............................................................13

2.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc...................................................................15

2.2.1. Cơ cấu giống tằm và số lứa nuôi...........................................................19

2.2.2. Đầu tư và chi phí nhà nuôi tằm.............................................................22

2.2.3. Kết quả sản xuất và thu nhập................................................................23

ii

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

2.2.4. Tình hình dịch bệnh hại tằm..................................................................27

2.3. Tình hình ươm tơ, dệt lụa......................................................................28

2.3.1. Ươm tơ..................................................................................................28

2.3.2. Dệt lụa, nhuộm, in hoa và may mặc......................................................28

2.4. Tình Hình áp dụng khoa học và kỹ thuật............................................28

2.4.1. Giống dâu mới......................................................................................28

2.4.2 . Giống tằm.............................................................................................30

2.4.3. Áp dụng kỹ thuật nuôi tằm con tập trung..............................................30

.4.4. Vệ sinh sát trùng.....................................................................................30

.4.5. Trở lửa khi tằm chín nên né....................................................................35

2.5. Khả năng tiếp cận thị trường................................................................36

2.5.1. Khả năng tiếp cận thị trường giống dâu, giống tằm và vật tư phục vụ

cho sản xuất.....................................................................................................36

2.5.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm.................................................................38

2.5.3. Khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học và kỹ thuật.......................40

2.6. Sản xuất giống tằm.................................................................................42

2.7. Các mối quan hệ và mẫu thuẫn chủ yếu trong sản xuất.....................43

2.8. Khó khăn của người trồng dâu nuôi tằm.............................................44

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................47

3.1 KẾT LUẬN..............................................................................................47

3.2. Kiến nghị.................................................................................................51

iii

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Diễn biến diện tích dâu............................................................7

Bảng 2: Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái..................................7

Bảng 3: Diện tích dâu tằm các tỉnh, thành phố.........................................8

Bảng 4: Diện tích đất nông nghiệp và trồng dâu nuôi tằm trong vùng

điêù tra.........................................................................................10

Bảng 5: Cơ cấu đất trồng dâu nuôi tằm...................................................11

Bảng 6: Diện tích dâu nông hộ và số lượng hộ trồng dâu nuôi tằm.......13

Bảng 7: Đầu tư của nụng hộ cho ruộng dâu............................................14

Bảng 8: Tỷ lệ lao động của hộ trồng dâu nuôi tằm.................................15

Bảng 9: Kỹ thuật trồng, chăm sóc dâu...................................................17

Bảng 10: Thời vụ Đốn dâu.....................................................................18

Bảng 11 : Số lứa nuôi tại các mùa khác nhau của vùng điều tra.............20

Bảng 12: Cơ cấu giống tằm và sản lượng kén tại các vùng điều tra.......21

Bảng 13: Đầu tư nhà nuôi tằm.................................................................23

Bảng 14: Chi phí cho một lứa tằm..........................................................25

Bảng 15: Các nguồn thu nhập của nông hộ trồng dâu nuôi tằm.............26

Bảng 16: Tỷ lệ các nguồn thu nhập của nông hộ trồng dâu nuôi tằm.....26

Bảng 17: Tỷ lệ các lứa tằm bị hỏng........................................................27

Bảng 18: Diện tích và tỷ lệ diện tích các loại giống dâu.........................29

Bảng 19: Vệ sinh sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi và sát trùng mình tằm32

Bảng 20: Sử dụng lưới thay phân và than tăng nhiệt trong nuôi tằm.....33

Bảng 21: Sử dụng thuốc phòng trừ bệnh và thuốc tằm chín trong nuôi

tằm...............................................................................................34

Bảng 22: Trở lửa khi tằm chín..............................................................36

Bảng 23: Khả năng mua giống dâu.........................................................37

Bảng 24: Khả năng mua giống tằm.........................................................37

Bảng 24: Khả năng mua vật tư phục vụ cho sản xuất.............................38

iv

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 25 : Khả năng tiêu thụ kén.............................................................38

Bảng 26 : Hình thức tiêu thụ kén............................................................39

Bảng 27: Đánh giá của người dân về thị trường tiêu thụ kén tằm..........39

Bảng 28: Khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.....................40

Bảng 29: Khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ sản xuất dâu tằm......41

Bảng 30: Loại hỡnh hỗ trợ......................................................................42

Bảng 31 : Khó khăn trong sản xuất của nông hộ trồng dâu nuôi tằm.....46

v

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1 Tên dự án: “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành Dâu tằm tơ ở Việt Nam"

2 Mã số

3 Thời gian thực hiện: 2010 4 Cấp quản lý(Từ tháng 01 /2010 đến tháng 12 /2010 ) Nhà nước Bộ

Cơ sở Tỉnh

5 Kinh phí: 350.000.000đ6 Chủ nhiệm dự án

Họ và tên: Nguyễn Trung KiênNăm sinh: 1978 Nam/Nữ: Nam.Học hàm: Học vị: Thạc sỹChức danh khoa học: Nghiên cứu viênChức vụ: Trưởng Bộ môn chọn tạo giống tằm Điện thoại: Cơ quan: 04-8271804; Nhà riêng: 04-8752299; Mobile: 0912692980; Fax:04-8271804; E-mail: [email protected] Tên cơ quan đang công tác: Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ-Viện nghiên cứu

Rau Quả Địa chỉ cơ quan: Ngõ 318, Đường Ngọc Thuỵ-Phường Ngọc Thuỵ -Long Biên-

Hà NộiĐịa chỉ nhà riêng: Số nhà 93, Vũ Xuân Thiều, Long Biên, Hà Nội

7 Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án7.1. Tên tổ chức chủ trì Dự án: Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ - Viện nghiên cứu rau quảĐiện thoại: (04)8271 804 Fax: (04)8271804.E-mail: [email protected] Địa chỉ: Phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.Họ và tên thủ trưởng cơ quan: TS. Nguyễn Thị ĐảmNgười chịu trách nhiệm chính về sản phẩm của Dự án: Thạc sỹ Nguyễn Trung

Kiên7.2. Tên cơ quan chủ quản dự án: Cục Chăn nuôi - Bộ nông nghiệp và

PTNT.

vi

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, mặc dù ngành công nghiệp hoá học phát triển, nhiều loại sợi tổng hợp ra đời. Các loại sợi này tuy có ưu điểm là giá thành hạ nhưng nó vẫn không thay thế được vị trí của tơ tằm, bởi vì tơ tằm là loại sợi tự nhiên cao cấp có những tính chất đặc biệt như độ bóng cao, mềm mại, xốp và hút ẩm tốt. Vì vậy mặc quần áo bằng sợi tơ tằm ở mùa hè thì mát và mùa đông lại ấm. Do tơ tằm có những tính chất quí báu như vậy nên người ta gọi tơ tằm là “Nữ hoàng của ngành dệt”. Ngoài việc dùng để dệt các mặt hàng có giá trị sử dụng như lụa, gấm, vóc, the v.v. nó còn được dùng cho một số ngành công nghiệp, quốc phòng, y học và thuỷ sản. Theo báo cáo của tổ chức lương thực thế giới (FAO) và Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á Thái bình dương (ESCAP) thì trong vòng hơn 50 năm qua sản lượng tơ tằm thế giới đã tăng khoảng 36% so với năm 1950. Hàng năm các nước sản xuất tằm tơ tằm đã cung ứng cho thế giới khoảng 80.000 tấn tơ các loại. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ tơ của các nước là 100.000 tấn. Điều này chứng tỏ sản xuất tơ tằm chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho con người. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Nghề Tằm và Chế biến nông sản Quảng Châu, Trung Quốc (2006) lượng tơ tiêu thụ tính bình quân cho đầu người của thế giới là 12 gam, ở Châu Âu là 14 gam nhưng ở Nhật Bản là 217 gam. Vì thế người ta nhận định rằng Nhật Bản là thị trường tiêu thụ tơ không có giới hạn.

Những năm gần đây, Việt Nam cung cấp cho thị trường 2.652 tấn tơ/năm chiếm 2,3% tổng sản lượng tơ thế giới. Giá trị tổng sản lượng hàng năm đạt 150 -200 triệu USD trong đó chủ yếu là xuất khẩu (chưa tính giá trị gia tăng trong khâu dệt lụa). Trong những năm tới có tiềm năng sản xuất tới 3.640 tấn tơ các loại.

Từ những dẫn liệu trên, có thể nói nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề có rất nhiều tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành nghề khác. Nó là một trong những nghề rất thích hợp đối với nông dân và có

1

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giầu ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay. Trên thực tế nghề trồng dâu nuôi tằm được trải dài khắp từ Bắc vào Nam. Một số nơi đã phát triển thành những vùng dâu có diện tích lớn, sản lượng kén cao như: Mộc Châu, Yên Bái, một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Nam khu 4 cũ, Lâm Đồng…

Tuy nhiên, ngành Dâu tằm tơ phát triển không ổn định, nhiều lúc thăng trầm. Để đưa ra các giải pháp cho ngành dâu tằm tơ phát triển ổn định và phát huy hết tiềm năng vốn có của nó thì việc tiến hành điều tra cơ bản nhằm đánh giá một cách hệ thống thực trạng sản xuất của ngành là hết sức cần thiết.

Nhằm tìm hiều thực trạng phát triển phát triển sản xuất cũng như trong quy hoạch, tổ chức sản xuất và kho khăn của nghề trồng dâu nuôi tằm đang gặp phải chúng tôi thự hiệu dự án " Điều tra, đánh giá thực trang sản xuất ngành dâu tằm tơ ở Việt Nam"

1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất dâu tằm tơ ở các vùng trọng điểm từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần ổn định và phát triển sản xuất, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

* Mục tiêu cụ thể:

- Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất dâu tằm tơ ở 5 vùng trọng điểm Mộc Châu, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam, Lâm Đồng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ở Việt Nam.

1.3. Địa điểm, đối tượng và thời gian điều tra

1.3.1. Địa điểm điều tra

Việc điều tra được tiến hành trên phạm vi toàn quốc, là các tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau: 1.-Thái Bình; 2.-Mộc Châu; 3.-Thanh Hoá; 4.-Quảng Nam; 5.- Lâm Đồng

1.3.2. Đối tượng điều tra

- Đối tượng điều tra chủ yếu là các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm là

2

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Ngoài ra điều tra thêm các cán bộ hợp tác xã, tổ sản xuất, câu lạc bộ dâu tằm và một số hộ ươm tơ ở một số địa phương.

1.3.3. Thời gian điều tra

Việc điều tra được tiến hành ngay sau khi kí kết hợp đồng từ T4- T12/2010

1.4. Nội dung và phương pháp điều tra

1.4.1. Nội dung điều tra

- Điều tra về tình hình sản xuất Dâu tằm tơ:

+ Về dâu: Diện tích, giống dâu, năng suất, dịch bệnh, thâm canh.

+ Về tằm: Cơ cấu giống ở các mùa vụ, chất lượng trứng giống, năng suất chất lượng kén, bệnh hại tằm chủ yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật, thị trường tiêu thụ kén.

+ Về tơ: Chế biến kén và thị trường tiêu thụ tơ.

+ Hiệu quả kinh tế.

- Tình hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và chuyển giao KHKT tại địa phương

- Điều tra mối liên kết giữa cơ quan nghiên cứu với KN, nông dân và các cơ quan dịch vụ khác tại địa phương

1.4.2. Phương pháp điều tra

1.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

+ Nguồn số liệu thứ cấp: là các số liệu phản ánh tình hình chung về sản xuất dâu tằm được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê các cấp; số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn; các tài liệu, báo cáo của các cấp chính quyền như UBND Tỉnh, Huyện; sở, phòng Nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, Internet, các sách chuyên về dâu tằm tơ v.v...

+ Nguồn số liệu sơ cấp ( nguồn số liệu mới)

Ở cấp hộ, nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra trực

3

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

tiếp các hộ nông dân bao gồm các thông tin về chủ hộ, thông tin cơ bản như nhân khẩu, lao động, vốn, đất đai, những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất dâu tằm và những vấn đề khó khăn với một số các câu hỏi mở về nhận thức, quan điểm, yêu cầu kiến nghị của nông dân. Các thông tin này được hình thành từ quá trình phỏng vấn.

1.4.2.2. Phương pháp điều tra:

+ Số lượng mẫu điều tra: là 2500 hộ, trong đó 2450 hộ trồng dâu nuôi tằm và 50 cơ sở ươm tơ.

+ Tiêu chí chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên hoàn toàn tại mỗi điểm điều tra.

+ Phương pháp điều tra :

Các hoạt động và phương pháp được dùng để thu thập các số liệu cần thiết về tình hình sản xuất dâu tằm của địa phương là:

a) Phỏng vấn hộ nông dân bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa: Chúng tôi đã tiến hành chọn tổng số 2450 hộ trồng dâu, nuôi tằm và 50cơ sở ươm tơ để điều tra bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

b) Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (Particiaptory Rural Appraisal) để có thể phân tích xem những vấn đề còn bất cập trong sản xuất dâu tằm. Các công cụ PRA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát cá thể: nhằm thu thập số liệu một cách chính xác trong nghiên cứu về định lượng nhất là khi ứng dụng vào điều tra sản xuất dâu tằm tại nông hộ.

+ Quan sát tổng thể: phương pháp này giúp cho người thu thập số liệu có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng trồng dâu nuôi tằm, ảnh hưởng của các yếu tố: thị trường, phân bố lao động trong nghề nuôi tằm, tình hình thu nhập của hộ, đầu tư, khoa học kỹ thuật ... xu hướng phát triển và sự biến động sản xuất.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc dựa vào chủ đề và bán chủ đề đã

4

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

được chuẩn bị chu đáo để thảo luận có định hướng nhằm thúc đẩy người dân tự xác định các vấn đề khó khăn, những thuận lợi, nguy cơ gặp phải và xây dựng các giải pháp chủ yếu để nghề nuôi tằm phát triển.

- Thảo luận nhóm: tổ chức các cuộc thảo luận nhóm nhằm mục đích đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, có các giải pháp trong việc duy trì và phát triển sản xuất dâu tằm.

1.4.2.3. Phương pháp phân tích

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

+ Phương pháp so sánh: sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích, có thể sử dụng phương pháp này để so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân...

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích

Tiến hành phân tích thực trạng về quy mô trồng dâu nuôi tằm, về trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, các nguồn lực cơ bản, kết quả sản xuất như năng suất, sản lượng, số lượng kén tằm tiêu thụ, các hình thức tiêu thụ, những tiềm năng và thuận lợi trong phát triển sản xuất dâu tằm giữa các loại hộ.

+ Sử dụng phép biện chứng duy vật : để phân tích các mối quan hệ biện chứng, các mặt đối lập cơ bản trong sản xuất của ngành dâu tằm từ đó đề ra các biện pháp thúc đẩy sự vận động và phát triển của ngành.

4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

+ Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, từ đó nhận biết tính quy luật của quá trình sản xuất.

+ Công cụ : Sử dụng phần mềm Excel, SPSS, Eviews, để xử lý số liệu thu thập được.

5

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

PHẦN II - KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam, nghề trồng dâu nuôi tằm có từ rất lâu đời. Cây dâu con tằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề mặc cho người dân. Trước đây, ở nông thôn trồng dâu nuôi tằm chỉ đứng sau nghề trồng lúa nước. Nghề này có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Hình ảnh “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người dân nước ta. Cách đây 3 thế kỷ tơ lụa Việt Nam đã xuất đi một số nước trên thế giới. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, có nhiều loại sợi mới nhưng trồng dâu nuôi tằm vẫn là một nghề rất quan trọng, nhất là ở các vùng nông thôn. Sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, trồng dâu nuôi tằm không chỉ đáp ứng thu nhập cho người dân mà còn giải quyết nhiều lao động nhàn rỗi tại nông thôn.

Việt nam đang trong quá trình công nghiệp hoá nhưng nông nghiệp vẫn chiếm vị trí kinh tế cơ bản và quan trọng của xã hội. Việt nam có 65 triệu lao động nông nghiệp, 13,7 triệu hộ nông dân. Trong số đó có 96.691 hộ gia đình với hơn 250.534 người trồng dâu nuôi tằm từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh, thành phố trong tổng số 64 tỉnh, thành phố của cả nước. Với số lao động chiếm 0,39%, sản xuất dâu tằm đóng góp gần 0,8% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp.

2.1.1. Đất trồng dâu

+ Diện tích dâu cả nước

Hiện nay (tại thời điểm điều tra: 12/2010) nước ta có 31 tỉnh tham gia sản xuất dâu tằm với tổng diện tích dâu là 25.046ha, chiếm 0,21% diện tích đất nông nghiệp. Biến động diện tích dâu từ năm 1994 đến nay được thể hiện trên bảng 1.

6

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

7

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 1: Diễn biến diện tích dâu

Năm 1994 1996 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng DT (ha)

38.000 14.194 21.000 18.500 17.900 16.700 17.653 20.755 25.046

(Nguồn : Tổng cục thống kê và kết quả điều tra)

Năm 1994 là năm diện tích dâu đạt mức cao nhất trong lịch sử là

38.000ha. Sau đó là thời kỳ sản xuất dâu tằm tơ gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khoảng thời gian này có 2 cuộc khủng hoảng lớn xảy ra vào năm 1995

và năm 2002. Cuối năm 1994 đầu năm 1995, tơ không xuất khẩu được, giá

thu mua kén giảm xuống rất thấp, diện tích dâu đã giảm rất mạnh từ 38.000ha

xuống còn 14.194ha. Qua thời gian khủng hoảng, sản xuất lại phục hồi dần và

đến năm 2002 giá thu mua kén lại giảm sút và một lần nữa sản xuất dâu tằm

lại thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2009 và 2010 trồng dâu nuôi tằm lại

có chiều hướng khôi phục lại do giá kén cao và ổn định trong thời gian dài.

Do vậy mà người dân lại tiếp tục trồng dâu, nuôi tằm . Ngày nay, diện tích

dâu duy trì thường xuyên ở mức trên dưới 25.000ha.

+ Diện tích dâu các vùng sinh tháiBảng 2: Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái

(Tính đến tháng 12 năm 2010)TT Vùng Sinh thái Diện tích dâu (ha) Tỷ lệ (%)I Đồng bằng sông Hồng 6.521 26.04II Đông Bắc 1.029 4.11III Tây Bắc 548 2.19IV Bắc Trung Bộ 4.255 16.99V Duyên Hải Nam Trung Bộ 1.968 7.86VI Tây Nguyên 10.126 40.43

VII Đông Nam Bộ 584 2.33VIII Đồng bằng sông Cửu Long 15 0.06

Tổng cộng 25.046 100.00

(Nguồn : Tổng cục thống kê; Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh)

8

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Có 4 vùng sản xuất tập trung là : Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Trong đó Tây nguyên là vùng sản xuất tập trung lớn nhất cả nước với 10.126 ha chiếm 40,43 diện tích. Vùng có diện tích ít nhất là Đồng bằng Sông Cửu long, chỉ có 15 ha tại Tỉnh An giang.

+ Diện tích dâu các Tỉnh, Thành phố

Trong số 64 tỉnh thành phố của cả nước có 31 tỉnh thành phố đang tiến hành trồng dâu nuôi tằm. Đặc điểm chính về phân bố diện tích là hết sức nhỏ lẻ và phân tán. Vùng dâu mang tính tập trung duy nhất là tại Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Lâm đồng với 10.126ha chiếm 40.43%. Có 4 tỉnh diện tích dâu tằm trên 1000ha đó là Thanh Hóa và Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương. Hai mươi sáu tỉnh còn lại đều có diện tích dưới 1000ha. Trong số đó có tới 10 tỉnh có diện tích dưới 100ha. Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Lào Cai với 3 ha dâu.

Bảng 3: Diện tích dâu tằm các tỉnh, thành phố

(Tính đến tháng 12 năm 2010)

TT Tỉnh/Thành phố Diện tích dâu (ha) Tỷ lệ (%)

1 TP Hà nội 413 1.65

2 Vĩnh Phúc 851 3.40

3 Hà Tây 465 1.86

4 Bắc Ninh 135 0.54

5 Hải Dương 1.004 4.01

6 Hưng Yên 786 3.14

7 Hà Nam 413 1.65

8 Nam Định 1.074 4.29

9 Thái Bình 1.362 5.44

10 Ninh Bình 15 0.06

11 Lào Cai 3 0.01

9

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

12 Tuyên Quang 27 0.11

13 Yên Bái 100 0.40

14 Thái Nguyên 395 1.58

15 Phú Thọ 82 0.33

16 Bắc Giang 423 1.69

17 Sơn La 368 1.47

18 Hoà Bình 177 0.71

19 Thanh Hoá 1.703 6.80

20 Nghệ An 1.464 5.85

21 Quảng Bình 140 0.56

22 Quảng Nam 904 3.61

23 Quảng Ngãi 152 0.61

24 Bình Định 894 3.57

25 Phú Yên 20 0.08

26 Đắk Nông 753 3.01

27 Đăk Lắc 195 0.78

28 Lâm Đồng 10.126 40.43

29 Đồng Nai 568 2.27

30 Bà Rịa Vũng Tàu 19 0.08

31 An Giang 15 0.06

Tổng cộng 25.046 100.00

(Nguồn : Tổng cục thống kê; Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh)

2.1.2. Tình Hình Sản xuất dâu tại các tỉnh điều tra

2.1.2.1. Diện tích dâu của nông hộ

Diện tích đất trồng dâu trong tổng số đất nông nghiệp của nông hộ nhìn chung là rất nhỏ. Ở vùng sản xuất dâu tằm truyền thống là Đồng bằng Sông

10

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Hồng, bình quân diện tích trong vùng điều tra từ 3-4 sào/hộ. Với nhân khẩu bình quân trện hộ 4.5 thì diện tích đất nông nghiệp trên người là 0.8 sào

Bảng 4: Diện tích đất nông nghiệp và trồng dâu nuôi tằm trong vùng điêù tra

TT Địa bànĐất nông

nghiệp (ha)

Đẩt trồng

lúa, màu

Đất trồng khác

Đất dâu (ha)

Giống cũ

Giống mới

Tổng

I Thái Bình 961

1 Vũ Thư 13.263,56 8.936 3.698 187 115 302

2 Quỳnh Phụ 12.500.23 7.263 5.23 153 79 232

3 Hưng Hà 8.437 6.390 1.497 192 60 252

4 Thái Thuỵ 7.466,56 6.145,25 881 165 10 175

II Sơn La 368

Mộc Châu 5.884 5.159 375 248 120 368

IV Thanh Hoá 239.843 1.703

1 Đông sơn 30.403 23.970 6.313 115 5 120

2 Thiệu Hoá 14.382 7.976 6.246 135 25 160

V Quảng Nam 1.040.000 2.817 904

1 Đại Lôc 43.033 13.133 29.851 80 5 85

2 Duy Xuyên 8.500 6.600 1.750 140 10 150

VI Lâm Đồng 255.400 168.000 10.126

1 Lam Hà 44.119 39.255 3.227 1.613 24 1.637

2 Đức Trọng 43.626 28.396 13.931 1.264 35 1.299

3 Bảo Lộc 23.256 19.289 3.660 257 50 307

Trung bình vùng

điều tra 5.240 2.447 46.70

(Nguồn : Số liệu điều tra)

11

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Đặc điểm nổi bật về đất đai của nông hộ là diện tích đất nông nghiệp nhỏ. Diện tích dâu chiếm một tỷ lệ lớn trong diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng dâu thường là đất trồng các loại cây nông nghiệp khác kém hiệu quả, đất tận dụng.

Ở hầu hết các huyện, trên 80% đất trồng dâu là đất bãi ven sông. Tại Quảng Nam các huyện trồng dâu nuôi tằm cũng đền nằm dọc theo sông Thu Bồn. Riêng chỉ có ở Mộc Châu và các huyện của Lâm Đồng là dâu được trồng ở vùng đồi và các thung lũng

2.1.2.2. Tình hình trồng dâu kết hợp với cây trồng khác

Bảng 5: Cơ cấu đất trồng dâu nuôi tằm

        Đvt : %TT Địa bàn điều tra Đất đồi,

trung duTrong đồng

Ngoài bãi

Trồng xen

Không xen

I Thái Bình 17.41 82.59 51.19 48.811 Vũ Thư 24.24 75.76 54.56 45.442 Quỳnh Phụ 8.56 91.44 40.21 59.773 Hưng Hà 35.64 64.34 45.26 54.744 Thái Thuỵ 40.35 59.65 50.23 49.77II Sơn La 100.00 0.00 0.00 100.001 Mộc Châu 100.00 0.00 0.00 100.00

III Thanh Hoá 1,67 98,33 0.00 100.001 Thiệu Hoá 0,00 100,00 20.00 80,002 Hằng Hoá 23.25 76.75 15.45 84.55V Quảng Nam 20.00 90.00 62.68 74.321 Đại Lộc 0,00 100,00 100,00 0,002 Duy Xuyên 20.00 80.00 25.36 74.64

VI Lâm Đồng 84.70 15.30 78.67 21.33

1 Lâm Hà 100.00 0.00 0.00 0.00 0.002 Bảo Lộc 100.00 0.00 0.00 0.00 0.003 Đức Trọng 100.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Trung bình của mẫu điều tra 26.19 73.81 44.77 55.23

(Nguồn : Số liệu điều tra)

12

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Cây trồng xen giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống canh tác của người trồng dâu. Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có từ 15.44 - 47.57% diện tích dâu trong các huyện có trồng xen ngô, lạc, đậu và các loại rau màu. Đặc biệt là ở HTX Hồng Xuân- Vũ Thư- Thái Bình đã hình thành mô hình trồng rau sạch kết hợp với trồng dâu nuôi tằm đem lại kết quả kinh tế cao

Vùng Duyên hải nam Trung Bộ (Quảng Nam) trồng xen ớt, vùng Tây Nguyên(Lâm Đồng) trồng dâu xen trong vườn cà phê.

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ có tỷ lệ trồng xen lớn nhất. Vùng Tây nguyên có tỷ lệ lớn thứ hai là 78.67%.

2.1.2.3. Diện tích nông hộ và lao động trồng dâu nuôi tằm

Từ kết quả điều tra về diện tích dâu ở các vùng sinh thái và diện tích dâu trung bình một hộ ở các vùng chúng tôi có thể xác định được số hộ trồng dâu ở từng vùng. Kết quả được trình bày ở bảng 6.

Bình quân cả nước hiện nay có trên dưới 96.691 hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm tập trung ở ba sinh thái vùng. Vùng có số hộ nuôi tằm đông nhất là Đồng bằng sông Hồng 35.942 hộ; vùng Tây nguyên có 27.530 hộ; vùng Bắc Trung bộ có 22.051 hộ. Vùng Tây bắc có số hộ nuôi tằm nhỏ nhất là 748 hộ.

Số nhân khẩu của hộ trồng dâu nuôi tằm có trung bình từ 4-5 người/hộ. Trong đó số người trong độ tuổi lao động trung bình 2,5 lao động/hộ. Sự sai khác không nhiều giữa các vùng, Riêng chỉ có vùng núi phí Bắc có số lao động trên một hộ cao hơn hẳn là 3.49. Lao động chính thường là vợ, chồng và có sự giúp sức của các lao động phụ khi cần.

Độ tuổi bình quân của lao động trồng dâu nuôi tằm rất cao, trên dưới 50 tuổi. Chủ yếu là người già. Lao động trẻ trong độ tuổi đi hoạc từ 10- 40 tuổi chỉ phụ giúp khi nhàn rỗi. Còn ở độ tuổi lao động chính từ 25-35 tuổi chủ yế thoát ly ra ngoài làm công nhân hoặc đi làm thời vụ

13

Page 21: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 6: Diện tích dâu nông hộ và số lượng hộ trồng dâu nuôi tằm          

TT Địa bàn điều traDiện tích Dâu (m2)

Đất dâu/hộ (m2/hộ)

Số hộ (hộ)

I Thái Bình 13.620.000 1.035 13.159

1 Vũ Thư 4.020.000 1.260 3.190

2 Quỳnh Phụ 3.320.000 900 3.688

3 Hưng Hà 3.520.000 1.080 3.259

4 Thái Thuỵ 2.750.000 900 3.055

II Sơn La 3.860.000 5.159 748

1 Mộc Châu 3.860.000 5.159 748

III Thanh Hoá 17.030.000 1368 12.448

1 Thiệu Hoá 1.600.000 1.296 1.234

2 Triệu Sơn 1.200.000 1.440 833

V Quảng Nam 9.400.000 2.610 3.601

1 Đại Lộc 850.000 2.160 393

2 Duy Xuyên 1.500.000 3.060 490

VI Lâm Đồng 10.126 1.152 8.79

1 Lâm Hà 16.370.000 1.600 10.231

2 Bảo Lộc 3.070.000 2.000 1.535

3 Đức Trọng 12.990.000 1.750 7.422

Tổng cộng 176.530.000   96.691

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.1.2.4. Đầu tư chăm súc ruộng dõu

Đầu tư của hộ gia đình cho ruộng dâu trung bình 2.718.928 đồng. Chi phí này gồm có chi phí cho phân chuồng, phân NPK, phân đạm, thuốc trừ sâu và một số chi phí khác. Hầu hết phân chuồng là từ chăn nuôi của gia đình. Ở Lâm Đồng người dân mua phân hữu cơ đóng bao sẵn để bón cho ruộng cà phê trồng xen dâu. Chi phí cho ruộng dâu chiếm tỷ lệ theo thứ tự là phân

14

Page 22: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

chuồng 16.01%, phân NPK 47.56%, phân đạm 35.37%, thuốc trừ sâu 0.84% và một số chi phí khác 0.2%.

15

Page 23: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 7: Đầu tư của nụng hộ cho ruộng dâu

          Đvt : đồng

TT Vùng Sinh thái Phân chuồng NPK Đạm Thuốc sâu Khác TổngI Thái Bình 205.500 772.170 657.074 11.650 12.519 1.658.9131 Vũ Thư 216.675 784.231 680.345 15.432 14.234 1.710.9172 Quỳnh Phụ 198.897 734.432 650.324 11.324 10.324 1.605.3013 Hưng Hà 200.656 772.423 553.543 8.453 12.432 1.547.5074 Thái Thuỵ 211.321 750.324 702.432 10.432 11.324 1.685.833II Sơn La 800.000 1.046.834 2.932.500 0  0  4.779.3341 Mộc Châu 800.000 1.046.834 2.932.500 0  0  4.779.334

III Thanh Hoá 257.667 540.750 628.417 3.333 0  1.430.1671 Thiệu Hoá 243.324 546.654 638.546 4.543 0 1.433.0672 Triệu Sơn 256.432 538.543 612.432 5.532 0 1.412.840

IV Quảng Nam 0 310.400 44.000 4.500 0  354.8001 Đại Lộc 0 320.632 50.000 4.050 0 374.6822 Duy Xuyên 0 300.452 40.500 5.000 0 345.952V Lâm Đồng 1.663.333 3.405.042 1.109.500 93.508 0 6.272.2161 Lâm Hà 1.500.534 3.564.543 1.232.500 100.353 0 6.397.9302 Bảo Lộc 1.342.433 3.432.435 1.234.500 90.342 0 6.099.7103 Đức Trọng 1.764.543 3.400.321 950.500 97.546 0 6.212.910

Trung bình của mẫu điều tra 435.367 1.293.254 961.802 22.981 5.524 2.718.928

(Nguồn : Số liệu điều tra)

16

Page 24: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Tỷ lệ lao động giữa nam và nữ chệnh lệch nhau không đáng kể. Ở Mộc Châu tỷ lệ lao động nữ nhiều nhiều lao động nam, còn lại ở các vùng phân đều cho cả nam và nữ

Bảng 8: Tỷ lệ lao động của hộ trồng dâu nuôi tằm

         

TT Địa bànNhân

khẩu/hộ (người)

Tuổi LĐNam

(người)Nữ

(người)

1 Thái Bình 4.23 52.36 2.14 2.09

2 Mộc Châu 5.64 45.63 2.56 3.08

3 Thanh Hoá 6.58 49.68 3.65 2.93

4 Quảng Nam 5.12 56.39 2.36 2.76

5 Lâm Đồng 4.85 46.52 2.86 1.99

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phần lớn diện tích dâu được tưới nhờ mưa. Tỷ lệ dâu được tưới nước

khi gặp hạn chiếm tỷ lệ thấp. Ở những nơi thường xảy ra khô hạn như miền

Trung và Tây nguyên, tỷ lệ dâu được tưới khi khô hạn cao hơn ở miền Bắc.

Hình thức trồng bằng hom là phổ biến trong sản xuất, trồng bằng hạt

tương ứng với diện tích dâu mới chọn tạo và dâu Trung quốc. Việc lấy mẫu

điều tra tại Vùng Bắc Trung bộ có thể ngẫu nhiên rơi đúng vào nơi không đại

diện nên kết quả trồng bằng hom là 100% chưa phản ánh đúng với thực tế

giống dâu mới chọn tạo chiếm tỷ lệ lớn tại nơi đây.

Kỹ thuật gum cành được áp dụng nhiều ở Tây nguyên với tỷ lệ 55.2%;

ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 28.3%; Bắc Trung bộ là 7.1%; các vùng

khác không áp dụng kỹ thuật này.

17

Page 25: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Thời vụ đốn vào mùa đông là rất phổ biến ở các vùng. Đốn vào mua hè

được sử dụng nhiều ở vùng Tây nguyên. Về nguyên tắc đốn hè được áp dụng

để hạn chế năng suất dâu vào mùa hè vì thời tiết thường nóng ẩm khó nuôi

tằm, tăng năng suất dâu vào hai vụ xuân thu là thời điểm thuận lợi nhất trong

năm. Với điều kiện sinh thái như ở Tây nguyên, người dân có thể nuôi tằm

kén trắng quanh năm. Chúng tôi chưa xác định được vì nguyên nhân gì mà

vùng này lại áp dụng thời vụ đốn ở vụ hè lên tới 65.9%.

Hình thức đốn sát là hình thức đốn phổ biến ở tất cả các vùng. Ngoài ra hình

thức đốn lửng cũng được sử dụng nhiều nhưng thường phối hợp với đốn sát

trong năm. Một thông tin cần lưu ý là ở vùng Đồng bằng Sông Hồng có

26,3% người dân đốn dâu 2 lần một năm, một lần đốn sát ở vụ đông và một

lần đốn lửng ở vụ hè.

Với mức đầu tư cho ruộng dâu hiện có và trình độ ứng dụng khoa học

và kỹ thuật vào sản xuất, người dân đã tự đánh giá về năng suất của vườn dâu

nhà mình. Có 80.4% cho rằng năng suất là ở mức trung bình, 12.2% đánh giá

năng suất dâu đạt được là cao và 7.5% cho rằng năng suất dâu còn thấp. Kết

quả chi tiết cho từng vùng được thể hiện ở bảng số 10.

18

Page 26: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 9: Kỹ thuật trồng, chăm sóc dâu

         

TT Địa bàn điều traTrồng

bằng Hom (%)

Trồng bằng cây (%)

Tưới nước (%)

Nhờ mưa (%)

Gum cành (%)

Không gum cành

(%)

I Thái bình 89.86 10.14 39.60 60.40 28.30 71.70

II Mộc Châu - Sơn La 39.36 60.64 0.00 100.00 0.00 100.00

III Thanh hóa 100.00 0.00 51.70 48.30 7.10 92.90

IV Quảng Nam 93.75 6.25 50.00 50.00 0.00 100.00

V Lâm Đồng 79.17 20.83 58.50 41.50 55.20 44.80

Trung bình của mẫu điều tra 77.57 22.43 37.80 62.20 23.70 76.30

(Nguồn : Số liệu điều tra)

19

Page 27: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 10: Thời vụ Đốn dâu

         

TT Địa bàn điều traĐốn hè

(%)Đốn đông

(%)

Đốn hè và đốn đông

(%)

Đốn sát (%)

Đốn lửng (%)

Đốn khác (%)

I Thái bình 5.70 70.90 26.30 88.20 11.80 0.00

II Mộc Châu - Sơn La 0.00 100.00 0.00 100.00 0.00 0.00

III Thanh hóa 0.00 92.90 7,10 78.10 21.90 0.00

IV Quảng Nam - - - - - -

V Lâm Đồng 65.90 28.20 5.90 93.30 6.70 0.00

Trung bình của mẫu điều tra 18.30 69.70 12.70 91.80 8.20 0.00

(Nguồn : Số liệu điều tra)

20

Page 28: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

2.2. Tình h ình sản xuất nuôi tằm tai các tỉnh điều tra

2.2.1. Cơ cấu giống tằm và số lứa nuôi

Theo số liệu điều tra, diện tích trồng dâu của cả nước hiện nay khoảng

25.046ha. Số lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện tích trên từ

2.500.000 - 3.000.000 vòng/năm. Trong số trứng giống tằm cần cung ứng có

khoảng 60% là trứng tằm F1kén vàng sản xuất trong nước, còn lại khoảng

40% trứng tằm kén trắng chất lượng tơ kén cao vừa tự sản xuất trong nước

vừa nhập ngoại từ Trung Quốc.

Ở các vùng Đồng bằng Bắc bộ và duyên Hải miền trung thường chia ra

thành 2 mùa vụ nuôi tằm rỗ rệt, theo đó là cơ cấu giống tằm cũng được phân

ra thành 2 nhóm chính.. Vụ hè thường nuôi các giống tằm F1 kén vàng, và

một phần giống tằm F1 lưỡng hệ kén trắng được lai tạo trong nước có sức

sống cao. Còn vụ Xuân thu thời tiết mát mẻ nên nuôi được các giống tằm kén

kén trằng nhập nội. Các vùng Miền núi phí bắc Mộc Châu khí hậu mát mẻ

nên có thể nuôi tằm kén trắng quang năm. Vùng Tây Nguyên- Bảo Lộc -Lâm

Đồng điều kiện khí hậu một năm được chia ra làm hai mùa chính là mùa mưa

và mùa khô. (Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10; Mùa khô: tháng 11 đến

tháng 4 năm sau) . Nuôi giống tằm TN1827 và LTQ lai tạo trong nước thích

hợp cho cẩ mùa mua và mùa khô đều cho năng suất 51kg/hộp trứng. Trong

khi đó giống LQ2 nhập nôin chỉ thích hợp vào mùa khô

Việc nghiên cứu thành công các giống tằm lưỡng hệ năng suất, chất

lượng cao cho các mùa vụ, vùng sinh thái đã hạn chế nhập khẩu giống Trung

Quốc, góp phần nâng cao sản lượng kén từ 1000-1200kg lên 1500-1600kg/ha

dâu. Vùng thâm canh có thể đạt 2000 kg kén/ha. Thu nhập bình quân từ kén

đạt 90-120 triệu đồng/ha, bảo đảm sản xuất ổn định và bền vững

21

Page 29: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 11 : Số lứa nuôi tại các mùa khác nhau của vùng điều tra

TT Vùng điều tra

Mùa vụVụ xuân Vụ hè Vụ Thu

Giống đa hệ Giống lưỡng hệ Giống đa hệ Giống lưỡng hệ Giống đa hệ Giống lưỡng hệ

I Thái Bình 1.23 2.1 5.37 0.0 0.0 2.251 Vũ Thư 1.2 2.2 5.4 0.0 0.0 2.32 Quỳnh Thọ 1.4 1.1 5.6 0.0 0.0 2.23 Hưng Hà 2.1 2.1 4.5 0.0 0.0 2.34 Thái Thụy 2.3 1.3 6.0 0.0 2.1 1.2II Sơn la 0.0 3,4 0.0 4.5 0.0 2.11 Mộc châu 0.0 3,4 0.0 4.5 0.0 2.1

III Thanh Hóa 0.0 3.35 2.2 1.15 0.0 2.21 Thiệu Hóa 0.0 3.3 2.3 1.1 0.0 2.12 Triệu Sơn 0.0 3.4 2.1 1.2 0.0 2.3

IV Quảng Nam 1.45 1.45 3.4 0.0 1.15 1.551 Đại Lộc 1.45 1.5 3.3 0.0 1.1 1.52 Duy Xuyên 1.45 1.4 3.5 0.0 1.2 1.6

V Lâm Đồng 0 1.2 2.3 2.3 1.2 0.95

1 Lâm Hà 0 1.3 2.2 2.2 1.1 0.9

2 Đức Trọng 0 2.7 2.5 2.5 1.3 1.0

3 Bảo Lộc 0 2.7 2.5 2.5 1.3 1.0Trung bình của mẫu điều tra 1.30 1.81 3.64 0.73 0.61 1.74

Bảng 12: Cơ cấu giống tằm và sản lượng kén tại các vùng điều tra

22

Page 30: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

TT Địa bàn điều tra

Giống tằm trong nước Giống tằm nhập nội LQ2Tằm F1 kén vàng Tằm F1 lưỡng hệ

Số lượng

NS BQ/vòng

sản lượngkén thu

Số lượng

NSBQ/vòng

sản lượng Số lượng

NSBQ/vòng

sản lượng

I Thái Bình1 Vũ Thư 36.000 11.12 400.320 18.090 14.32 259.048,8 6210 12.00 74.5202 Quỳnh Thọ 29.888 10.06 300.673 19.912 12.12 241.3334 0 0 03 Hưng Hà 31.680 9.43 298.742 9.560 11.32 108.219.2 1.1560 10.45 120.8024 Thái Thụy 28.785 10.23 294.470 8.060 11.34 91.400.4 4.539 9.46 429.389II Sơn la    1 Mộc châu 0   0 22.080 15.34 338.707,2 3.3120 12.34 408.700

III Thanh Hóa 12.400 10.95 136.580 2.200 12.65 28.131 5.700 10.67 61.0531 Thiệu Hóa 14.000 11.45 160.300 2.600 13.56 35.256 6.000 11.45 68.7002 Triệu Sơn 10.800 10.45 112.860 1.800 11.67 21.006 5.400 9.89 53.406

IV Quảng Nam    1 Đại Lộc 7.650 8.34 63.801 3.187 12.34 39.327,58 1.912 10.56 201.907,2

2 Duy Xuyên 13.500 9.98 134.730 4.500 12.78 57510 4.500 9.67 43.515V Lâm Đồng    1 Lâm Hà 170.760 9.89 1.688.816 3.700 13.56 50172 39.000 9.56 372.840

2 Đức Trọng 116.910 8.78 10.26.470 38.970 12.56 489.463.2 40.276 8.69 349.998,443 Bảo Lộc 32.959 10.76 354.638 9.121 13.54 123.498 10.456 9.9 103.514

Trung bình của mẫu điều tra 38.872 10.00 328.828 11.060 13.00 341.799 12.975 10.00 157.858

(Nguồn : Số liệu điều tra)

23

Page 31: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

2.2.2. Đầu tư và chi phí nhà nuôi tằm

Đầu tư cho sản xuất dâu tằm không đáng kể sản xuất dâu tằm không

đòi hỏi đầu tư lớn. Tuy nhiên hầu hết ở các vùng điều tra chúng tôi thấy các

hộ chưa có nhà nuôi tằm riêng. Đầu tư lớn nhất của nông hộ trồng dâu nuôi

tằm là phấn đấu có nhà nuôi tằm riêng, nhà để dâu và nhà lên né trở lửa riêng.

Kết quả điều tra cho thấy. 43.53% hộ nuôi tằm có nhà nuôi tằm riêng. Tỷ lệ

này có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. Trong khi vùng núi phía bắc Mộc

Châu có tới trên 95% số hộ có nhà nuôi tằm riêng thì tỷ lệ này ở Thái Bình và

Thanh Hoá chỉ là 29,63%. Diện tích nhà bình quân sử dụng để nuôi tằm là là

khoảng 20-30m2. Vùng núi phía bắc có diện tích nhà nuôi tằm lớn nhất là

56m2. Ngoài ra một số bản nông dân sử dụng diện tích nhà sàn để nuôi tằm

Số hộ trồng dâu nuôi tằm có nhà để lá dâu riêng là rất thấp chỉ chiếm

14.63%. Số hộ có nhà trở lửa riêng chiếm tỷ lệ tương đương với số hộ có nhà

nuôi tằm riêng vì đa số sau khi tằm chín nên né người dân sử dụng nó để trở

lửa ngay tai đó. Nhiều hộ sử dụng gian bếp của gia đình làm nhà trở lửa. Có

nhũng nới người dân sử dung hè và quây bạt để trở lửa ngay tại sân

Chi phí biến đổi của gia đình trong một lứa tằm gồm: chi phí mua trứng

tằm giống, chi phí mua thuốc sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi, chi phí thuốc

sát trùng mình tằm, thuốc phòng trị bệnh và thuốc tằm chín. Tổng chi phí bình

quân 1 lứa tằm là 204.776 đồng. Trong tổng số chi phí cho lứa tằm thì chi phí

mua giống tằm chiếm tỷ lệ lớn nhất 81.84%. Tiền mua giống trung bình là

167.582đồng. Số tiền này tương ứng với tiền mua trung bình 3 vòng trứng

tằm. Tùy theo loại giống nếu là trứng lưỡng hệ là 150.000đồng, nếu là tằm

con là 300.000đồng. Chi phí mua các loại thuốc sát trùng, thuốc phòng bệnh

và thuốc tằm chín chỉ chiếm một tỷ lệ thấp và trên dưới 10.000 đồng mỗi loại.

24

Page 32: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 13: Đầu tư nhà nuôi tằm

         

TT Địa bàn điều traDiện tích nuôi (m2)

Có nhà nuôi riêng

(%)

Không có nhà nuôi riêng (%)

Nhà để

dâu

Không có nhà để

dâu

I Thái Bình 20.79 41.29 58.71 19.40 80.60

1 Vũ Thư 21.34 40.24 57.76 20.56 79.44

2 Quỳnh Phụ 20.56 38.67 61.63 18,56 81.44

3 Hưng Hà 23.45 39.98 60.02 19.67 80.32

4 Thái Thuỵ 19.67 40.67 59.33 19.90 80.10

II Sơn La 56.73 98.28 1.72 11.67 88.33

1 Mộc Châu 56,73 98,28 1,72 11,67 88,33

III Thanh Hoá 26.75 29.63 70.37 18.52 81.48

1 Thiệu Hoá 27.87 32.67 0 20.56 0

2 Triệu Sơn 25.56 28.21 0 18.65 0

V Quảng Nam - 0.00 100.00 0.00 100.00

1 Đại Lộc 0 0 100.00 0 100.00

2 Duy Xuyên 0 0 100.00 0 100.00

VI Lâm Đồng 32.64 48.38 51.62 23.57 76.43

1 Lâm Hà 30.65 48.67 51.33 22.45 77.55

2 Bảo Lộc 34.78 46.87 53.13 25.56 74.44

3 Đức Trọng 31.56 52.67 47.33 23.43 76.57

Trung bình của mẫu điều tra

27.38 43.53 56.48 14.63 85.36

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.2.3. Kết quả sản xuất và thu nhập

Thu nhập của nông hộ từ trồng dâu nuôi tằm ở các vùng khác nhau là

rất khác nhau. Quảng Nam, người dân trồng xen dâu với ớt, chăm sóc dâu hạn

25

Page 33: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

chế, nuôi tằm chỉ 5 – 6 lứa một năm. Tằm lưỡng hệ chiếm tỷ lệ 49.55%. Thu

nhập từ dâu tằm thấp nhất 3.120.607đ/hộ/năm. Vùng Đồng bằng Sông

Hồng( Thái Bình) người dân nuôi tằm đa hệ là chủ yếu. Nuôi tằm 8 – 10

lứa/1 năm. Tằm lưỡng hệ chỉ chiếm tỷ lệ 32.24%. Thu nhập từ dâu tằm thấp

8.947.767 đồng/hộ/năm. Vùng Đông bắc, số lứa nuôi bình quân ít hơn so với

vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tằm lưỡng hệ chiếm tỷ lệ 51,11%. Thu nhập từ

dâu tằm 13.194.008đ. Vùng Bắc Trung bộ(Thanh Hoá), nuôi tằm 8 – 9 lứa/1

năm. Tằm lưỡng hệ là chủ yếu 87.62%. Thu nhập từ nuôi tằm đạt mức khá.

Do điều kiện sinh thái của vùng Núi Phía Bắc(Mộc Châu) và vùng Tây

nguyên (Lâm Đồng) người dân có thể nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng quanh năm

nên thu nhập cao hơn các vùng khác. Vùng Tây nguyên nuôi tằm 7 – 8 lứa/1

năm, thu nhập từ nuôi tằm đạt mức khá 15.118.466 đồng/hộ/năm. Vùng Tây

bắc số lứa nuôi trong năm là lớn nhất, thu nhập từ nuôi tằm cũng đạt mức lớn

nhất 40.605.546 đồng/hộ/năm.

26

Page 34: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 14: Chi phí cho một lứa tằm

          Đvt : đồng

TT Địa bàn điều tra Tiền giống Thuốc sát trùng

Sát trùng mình tằm

Thuốc bệnh Thuốc chín Tổng

I Thái Bình 85.514 6.349 6.530 8.210 5.282 111.8851 Vũ Thư 95.451 6.673 6.684 5.678 4.674 119.1602 Quỳnh Thọ 85.672 5.672 5.567 8.879 5.567 111.3573 Hưng Hà 90.453 5.467 3.543 10.456 6.672 116.5914 Thái Thụy 80.351 4.453 4.356 5.678 3.567 118.405II Sơn la 535.456 10.345 20.678 15.789 0 582.2681 Mộc châu 535.456 10.345 20.678 15.789 0 582.268

III Thanh Hóa 150.678 21.567 10.000 7.533 10.000 199.7781 Thiệu Hóa 150.500 20.456 10.000 5.500 10.000 196.4562 Triệu Sơn 145.673 22.857 10.000 8.500 10.000 197.030

IV Quảng Nam 77.475 6.061 11.374 26.367 4.403 125.6801 Đại Lộc 74.383 5.333 9.292 32.167 3.300 124.4752 Duy Xuyên 80.567 6.789 13.456 20.567 5.506 106.320V Lâm Đồng 329.811 14.725 19.194 9.272 15.337 388.3391 Lâm Hà 265.213 11.825 14.475 9.018 14.692 315.2232 Đức Trọng 356.698 15.517 20.532 10.385 15.628 418.7603 Bảo Lộc 367.573 16.784 22.325 8.493 15.643 430.818

Trung bình của mẫu điều tra 235.786 11.809 13.555 12.234 7.113 451.505

(Nguồn : Số liệu điều tra)

27

Page 35: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 15: Các nguồn thu nhập của nông hộ trồng dâu nuôi tằm

         

TT Vùng điều traTừ trồng dâu

nuôi tằmTừ cây khác

Từ hoạt động khác

I Thái Bình 8.947.767 8.594.504 12.785.482

II Mộc Châu 40.605.546 6.002.174 12.066.667

III Thanh Hóa 12.236.267 8.458.519 10.375.000

IV Quảng Nam 3.120.607 17.571.034 6.796.154

V Lâm Đồng 15.118.466 60.228.820 5.165.475

Trung bình của mẫu điều tra 13.826.084 18.209.145 9.432.234

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Bảng 16: Tỷ lệ các nguồn thu nhập của nông hộ trồng dâu nuôi tằm         

TT Vùng Điều traTừ trồng dâu nuôi tằm (%)

Từ cây khác (%)

Từ hoạt động khác

(%)I Thái Bình 0.30 0.28 0.42II Mộc châu 0.69 0.10 0.21III Thanh Hóa 0.39 0.27 0.33IV Quảng Nam 0.11 0.64 0.25V Lâm Đồng 0.19 0.75 0.06

Trung bình của mẫu 0.33 0.44 0.23

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Nguồn thu nhập của nông hộ từ trồng dâu nuôi tằm được điều tra trong

mối quan hệ với thu nhập từ các hoạt động trồng trọt khác (cây khác); với

thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp

(hoạt động khác).

28

Page 36: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Ở miền Bắc, thu nhập từ dâu tằm chiếm tỷ lệ cao hơn thu nhập từ các

cây trồng khác tương đương với nguồn thu từ các hoạt động khác. Ở miền Nam

thu nhập từ dâu tằm chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu nhập từ trồng trọt.

2.2.4. Tình hình dịch bệnh hại tằm

Trung bình trên tất cả các vùng, người dân nuôi 7.7 lứa tằm/1 năm.

Trong số đó có 0.86 lứa tằm thất bại. Tỷ lệ các lứa tằm hỏng phụ thuộc rất

nhiều yếu tố như kinh nghiệm của người nuôi tằm, mức độ chăm sóc đối với

con tằm, việc sử dụng thuốc sát trùng dụng cụ nuôi tằm, thuốc phòng trừ bệnh

cho tằm, điều kiện thời tiết khí hậu v.v.... Có nhiều yếu tố tác động là không

thể lượng hóa được một cách cụ thể.

Tỷ lệ tằm hỏng biến động khác nhau giữa các vùng. Những vùng có điều kiện thời tiết không thuận lợi thì tỷ lệ tằm hỏng cao là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, ở những vùng khí hậu thuận lợi như Mộc Châu, Lâm Đồng tỷ lệ tằm hỏng cũng không hề nhỏ. Điều đó cho thấy, sự thất bát là không thể tránh khỏi trong nuôi tằm. Tỷ lệ thất bát hiện nay là 11.17%.

Bảng 17: Tỷ lệ các lứa tằm bị hỏng

         

TT Địa bàn điều tra

Số lứa tằm nuôi

1 năm (lứa)

Số lứa bị hỏng 1

năm (lứa)

Tỷ lệ lứa hỏng (%)

I Thái bình 7.63 0.72 9.44

II Mộc Châu - Sơn La 11.12 1.05 9.44

III Thanh hóa 8.64 1.28 14.81

IV Quảng Nam 3.37 0.07 2.08

V Lâm Đồng 7.45 0.87 11.68

Trung bình của mẫu điều tra 7.70 0.86 11.17

29

Page 37: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.3. Tình hình ươm tơ, dệt lụa

2.3.1. Ươm tơ

Hiện có 11 cơ sở ươm tơ thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt nam, 8 cơ sở thuộc các địa phương và hàng ngàn cơ sở tư nhân với tổng công suất 1.597 tấn tơ/năm. Trong đó Tổng công ty có công suất 800 tấn/năm (450 tấn/năm ươm tự động); các địa phương và các thành phần khác có công suất ươm tơ cơ khí 797 tấn/năm. Tơ từ cấp A đến 5A chiếm khoảng 600 tấn/năm. 1000 tấn/năm còn lại chỉ đạt cấp B – E bán giá rẻ, tiêu thụ hạn chế.

Chất lượng kén thấp, tiêu hao nguyên liệu lớn nên các nhà máy ươm tơ quy mô lớn hoạt động kém hiệu quả và đang dần chuyển sang chập và xe tơ gia công cho nước ngoài. Các cơ sở ươm tơ tư nhân nhỏ tỏ ra hiệu quả hơn và là nhân tố tích cực trong việc phát triển trồng dâu nuôi tằm ở các địa phương. Công nghệ ươm tơ bán thủ công là phù hợp với kén chất lượng thấp chiếm phần lớn ở nước ta. Tơ sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng nhu cầu dệt thủ công và xuất khẩu sang các nước có nhu cầu tơ cấp trung bình và cấp thấp.

2.3.2. Dệt lụa, nhuộm, in hoa và may mặc

Công nghiệp dệt toàn ngành hiện nay đạt 5.5 triệu mét lụa mộc/năm. Trong đó Tổng công ty chiếm 1 triệu mét/năm, còn lại là các làng nghề và các cơ sở của các thành phần kinh tế. Trình độ công nghệ dệt ở mức trung bình và thấp. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu là dệt thoi, dệt Jarquard, dệt kim.

Cơ sở chuội, nhuộm in hoa 1.5 triệu mét/năm, trong đó Công ty Vikotex có công suất 1.2 triệu mét/năm và một xưởng chuội, nhuộm nhỏ của Tổng công ty công suất 0.3 triệu mét/năm. Nhu cầu nguyên liệu cho dệt máy phải nhập khẩu gần như hoàn toàn từ Trung quốc.

2.4. Tình Hình áp dụng khoa học và kỹ thuật

2.4.1. Giống dâu mới

Tại hai vùng sản xuất trọng điểm là Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên, các giống dâu địa phương được sử dụng phổ biến trong sản xuất ở mức trên dưới 70%. Các giống dâu Tam bội thể mới chọn tạo và các giống dâu Trung quốc nhập

30

Page 38: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

nội năng suất cao được trồng nhiều ở các vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ.

31

Page 39: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 18: Diện tích và tỷ lệ diện tích các loại giống dâu

         

TT Địa bàn điều tra

Tỷ lệ diện

tích giống dâu

địa phương

(%)

Tỷ lệ diện

tích giống

dâu Tam

bội (%)

Tỷ lệ diện

tích giống

dâu Trung

quốc (%)

Diện tích

giống dâu

địa phương

(ha)

Diện tích

giống dâu

Tam bội

(ha)

Diện tích

giống dâu

Trung

quốc (ha)

I Thái bình 73.56 18.39 8.04 3.382 845 370

II Mộc Châu - Sơn La 10.61 5.97 83.40 41 23 322

III Thanh hóa 24.66 75.33 0.00 739 2.259 0

IV Quảng Nam 82.83 5.12 12.05 1.150 71 167

V Lâm Đồng 67.77 11.92 20.31 5.121 901 1.535

Trung bình của mẫu điều tra 60.62 23.37 16.02 10.700 4.125 2.827

(Nguồn : Số liệu điều tra)

32

Page 40: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

2.4.2 . Giống tằm

Tùy điều kiện sinh thái của các địa bàn điều tra, tỷ lệ nuôi tằm lưỡng hệ

và đa hệ là rất khác nhau. Ở vùng núi phí Bắc Mộc Châu và vùng Tây nguyên

Lâm Đồng có thể nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng quanh năm, tỷ lệ nuôi tằm

lưỡng hệ chiếm tỷ lệ tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối. . Ở mức trung bình trung

trên phạm vi cả nước 60,26% số lứa tằm nuôi của các hộ là tằm lưỡng hệ.

2.4.3. Áp dụng kỹ thuật nuôi tằm con tập trung

Nuôi tằm con tập trung là phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến có rất

nhiều ưu điểm đã được chứng minh tại nhiều nước sản xuất dâu tằm và một

số mô hình ở nước ta. Ưu điểm của cách thức tổ chức sản xuất tập trung này

là có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho tằm con, giai đoạn hết sức quan trọng

của lứa tằm, hạn chế bệnh tật, sử dụng lao động có hiệu quả v.v... Kết quả

điều tra cho thấy nuôi tằm con tập trung đã rất phổ biến ở 2 vùng Mộc Châu

và Lâm Đồng.

Ở các vùng khác như vùng Thái Bình, Thanh Hoá và Quảng Nam, do

nhiều nguyên nhân nên nuôi tằm con tập trung vẫn chỉ mới chiếm được một

tỷ lệ nhỏ. Một trong những nguyên nhân chính làm cho tiến bộ kỹ thuật này

chưa thể mở rộng ra tại những vùng này là do sản xuất manh mún nhỏ lẻ và

tập quán nuôi tằm tự cung tự cấp ăn rất sâu vào tiềm thức của người dân.

.4.4. Vệ sinh sát trùng

Người nuôi tằm đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của vệ sinh

sát trùng phòng bệnh cho tằm. Tại tất cả các vùng sinh thái, tỷ lệ vệ sinh sát

trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm đều ở mức rất cao. Các hộ không chú ý tới

vệ sinh sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tập trung chủ yếu tại 2 vùng trọng

điểm là Thái Bình 14.35% và Tây Nguyên Lâm Đồng 16.58%.

Người nuôi tằm đã sử dụng vôi bột để sát trùng mình tằm với tỷ lệ rất

cao. Cao nhất là tại Mộc Châu và Quảng Nam.

33

Page 41: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

- Sử dụng lưới thay phân

Người nuôi tằm tại Lâm Đồng sử dụng lưới thay phân trong nuôi tằm

với tỷ lệ rất cao 91.67%; Thanh Hoá bộ 46.67%; Thái Bình 39.12%; vùng

Mộc Châu 24.08%. Tại Quảng Nam, người nuôi tằm sử dụng lưới thay phân

với tỷ lệ không đáng kể.

34

Page 42: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 19: Vệ sinh sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi và sát trùng mình tằm

         

TT Địa bàn điều tra

Có vệ sinh sát trùng nhà, dụng

cụ nuôi (%)

Không vệ sinh sát trùng nhà dụng cụ

nuôi (%)

Có dùng thuốc sát

trùng mình tằm (%)

Không dùng thuốc sát

trùng mình tằm (%)

I Thái bình 85.65 14.35 70.00 29.55

II Mộc Châu - Sơn La 100.00 0.00 100.00 0.00

III Thanh hóa 92.86 7.14 79.31 20.69

IV Quảng Nam 100.00 0.00 96.55 3.45

V Lâm Đồng 83.42 16.58 77.66 22.34

Trung bình của mẫu điều tra 90.35 9.65 81.58 18.23

(Nguồn : Số liệu điều tra)

35

Page 43: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 20: Sử dụng lưới thay phân và than tăng nhiệt trong nuôi tằm

         

TT Địa bàn điều traCó dùng lưới thay phân (%)

Không dùng lưới thay phân (%)

Dùng than tăng nhiệt

(%)

Không dùng than tăng nhiệt

(%)

I Thái bình 39.12 60.88 39.41 60.57

II Mộc Châu - Sơn La 8.62 91.38 1.61 98.39

III Thanh hóa 46.67 53.33 6.90 93.10

IV Quảng Nam 0.00 100.00 80.00 20,00

V Lâm Đồng 91.67 8,33 86,54 13.46

Trung bình của mẫu điều tra 41.85 58.15 41.24 58.76

(Nguồn : Số liệu điều tra)

36

Page 44: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 21: Sử dụng thuốc phòng trừ bệnh và thuốc tằm chín trong nuôi tằm

         

TT Vùng điều tra

Có dùng

thuốc bệnh

tằm (%)

Không dùng

thuốc bệnh

tằm (%)

Có dùng

thuốc tằm

chín (%)

Không

dùng thuốc

tằm chín

(%)

I Thái bình 42.04 57.96 65.89 34.11

II Mộc Châu - Sơn La 100.00 0.00 0.00 100.00

III Thanh hóa 32.00 68.00 92.86 7.14

IV Quảng Nam 100.00 0.00 100.00 0.00

V Lâm Đồng 62.13 37.87 100.00 0.00

Trung bình của mẫu điều tra 54.99 45.01 62.47 37.53

(Nguồn : Số liệu điều tra)

37

Page 45: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

+ Sử dụng than tăng nhiệt

Hai tỉnh có sử dụng than tăng nhiệt trong nuôi tằm với tỷ lệ trên 80% là

Quảng Nam và Lâm Đồng. Tỉnh Thái Bình và Thanh Hoá có điều kiện khí

hậu thời tiết lạnh vào 2 vụ Xuân và Thu nhưng tỷ lệ sử dụng than tăng nhiệt

trong nuôi tằm ở mức độ không cao chưa tới 40%. Mộc Châu khí hậu lạnh

khô nên gần như không phải trở lửa (1.61%).

+ Sử dụng thuốc phòng trừ bệnh tằm

Ở hai tỉnh Mộc Châu và Quảng Nam, người nuôi tằm sử dụng thuốc

phòng trừ bệnh hại tằm với tỷ lệ rất cao. Các vùng khác có tỷ lệ sử dụng biến

động từ 32 – 62%. Trung bình trung trên toàn quốc 54.99% người nuôi tằm có

sử dụng thuốc phòng trừ bệnh tằm. Ngược lại 45.01% không sử dụng thuốc.

+ Sử dụng thuốc tằm chín

Người nuôi tằm sử dụng thuốc tằm chín để kích thích tằm chín đều,

giảm thời gian và lượng dâu cho tằm ăn, tăng năng suất kén nếu dùng thuốc

đúng thời điểm theo hướng dẫn.

Kết quả điều tra cho thấy người nuôi tằm có xu hướng sử dụng thuốc

tằm chín tương đối cao. Cao hơn là sử dụng thuốc phòng trị bệnh hại tằm.

Các vùng nuôi tằm có sử dụng thuốc tằm chín ở mức rất cao (trên 90%)

là Thanh Hoá, Quảng Nam và Tây nguyên. Thái Bình sử dụng thuốc tằm chín

ở mức cao 65.89%. Mộc Châu không sử dụng thuốc tằm chín trong nuôi tằm.

.4.5. Trở lửa khi tằm chín nên né

Trở lửa khi tằm chín là tạo tiểu khí hậu thuận lợi cho tằm kết kén làm tổ. Mục đích là làm cho kén dễ ươm hơn. Trở lửa có tác dụng cải thiện chất lượng rất rõ rệt đối với kén tằm trong những thời điểm ẩm độ cao. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thu mua kén. Chính vì vậy tỷ lệ người dân thực

38

Page 46: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

hiện trở lửa thường cao. Kết quả điều tra cho thấy : ở hầu hết các vùng, việc thực hiện trở lửa chiếm tỷ lệ rất cao. Ở Thanh Hoá tỷ lệ trở lửa chỉ ở mức 18.52%. Mộc Châu khí hậu khô, tỷ lệ trở lửa rất thấp.

Bảng 22: Trở lửa khi tằm chín

       

TT Địa bàn điều traCó trở lửa

(%)Không trở

lửa (%)

I Thái bình 90.28 9.72

II Mộc Châu - Sơn La 0.00 100.00

III Thanh hóa 18.52 81.48

IV Quảng Nam 100.00 0.00

V Lâm Đồng 80.99 19.01

Trung bình của mẫu điều tra 78.17 21.83

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.5. Khả năng tiếp cận thị trường

2.5.1. Khả năng tiếp cận thị trường giống dâu, giống tằm và vật tư phục vụ cho sản xuất.

Người trồng dâu nuôi tằm trên toàn quốc khá dễ dàng có được giống dâu, giống tằm và các loại vật tư phục vụ cho sản xuất khi có nhu cầu. 92.82% số người điều tra cho rằng giống dâu là dễ mua; 90.07% cho rằng giống tằm dễ mua và 94.77% cho rằng vật tư phục vụ cho sản xuất là dễ mua.

Ngược lại, chỉ có 1.11% có khó khăn khi cần có giống dâu; 0.32% có khó khăn khi cần có giống tằm và 0.48% có khó khăn khi cần có vật tư sử dụng cho sản xuất.

39

Page 47: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 23: Khả năng mua giống dâu

         

TT Địa bàn điều traDễ mua

(%)

Trung bình (%)

Khó mua (%)

I Thái bình 91.11 8.89 0.00

II Mộc Châu - Sơn La 100.00 0.00 0.00

III Thanh hóa 73.33 16.67 10,00

IV Quảng Nam 100.00 0.00 0.00

V Lâm Đồng 91.48 5.19 3.33

Trung bình của mẫu điều tra 92.82 6.07 1.11

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Bảng 24: Khả năng mua giống tằm

         

TT Vùng điều traDễ mua

(%)

Trung bình (%)

Khó mua (%)

I Thái bình 84.88 15.12 0.00

II Mộc Châu - Sơn La 100.00 0.00 0.00

III Thanh hóa 76.67 16.67 6.67

IV Quảng Nam 100.00 0.00 0.00

V Lâm Đồng 96.41 3.59 0.00

Trung bình của mẫu điều tra 90.07 9.61 0.32

40

Page 48: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Bảng 24: Khả năng mua vật tư phục vụ cho sản xuất

TT Địa bàn điều traDễ mua

(%)

Trung bình (%)

Khó mua (%)

I Thái bình 92.98 6.28 0.74

II Mộc Châu - Sơn La 98.33 1.67 0.00

III Thanh hóa 86.67 10.00 3.33

IV Quảng Nam 100.00 0.00 0.00

V Lâm Đồng 95.00 5,00 0.00

Trung bình của mẫu điều tra 94.77 4.76 0.48

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.5.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Khả năng tiêu thụ sản phẩm của người nông dân là rất cao. Ở tất cả các vùng trong cả nước, người nuôi tằm dễ dàng bán được sản phẩm của mình. Điều đó được thể hiện trên kết quả điều tra. 73% người nuôi tằm điều tra cho rằng sản phẩm kén là dễ tiêu thụ. 26.29% đánh giá khả năng tiêu thụ ở mức độ trung bình. Trong số này lại liên quan đến chất lượng kén là chủ yếu. Chỉ có 0.65% gặp khó khăn trong tiêu thụ kén. Số người gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tập trung ở Thanh Hoá, Thái Bình

Bảng 25 : Khả năng tiêu thụ kén

TT Vùng điều traDễ tiêu thụ (%)

Trung bình (%)

Khó tiêu thụ (%)

I Thái bình 63.78 36.22 0.00

II Mộc Châu - Sơn La 98.33 1.67 0.00

III Thanh hóa 56.67 36.67 6.67

41

Page 49: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

IV Quảng Nam 96.67 0.00 3.33

V Lâm Đồng 77.53 21.58 0.89

Trung bình của mẫu điều tra 73.06 26.29 0.65

(Nguồn : Số liệu điều tra)

86.51% số người được điều tra trả lời rằng tư thương đến tận nhà thu mua kén. 13.49% mang đến cơ sở chế biến. Riêng ở Mộc Châu được công ty bao tiêu và thu mua sản phẩm cho các hộ trồng dâu nuôi tằm. Lâm Đồng thường là những người cư trú ở gần các cơ sở ươm tơ.

Bảng 26 : Hình thức tiêu thụ kén

       

TT Địa bàn điều traTiêu thụ tại nhà

(%)

Mang đến cơ sở chế

biến (%)I Thái bình 100.00 0.00II Mộc Châu - Sơn La 0.00 100.00III Thanh hóa 100.00 0.00IV Quảng Nam 100.00 0.00V Lâm Đồng 79.17 20.83

Trung bình của mẫu điều tra 86.51 13.49

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Bảng 27: Đánh giá của người dân về thị trường tiêu thụ kén tằm         

TT Địa bàn điều traTự do cạnh tranh (%)

Trung bình (%)

Bị khống chế (%)

I Thái bình 50.43 34.52 15.04

II Mộc Châu - Sơn La 94.83 5.17 0.00

III Thanh hóa 26.67 36.67 36.67

42

Page 50: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

IV Quảng Nam 0.00 0.00 100.00

V Lâm Đồng 37.97 54.95 7.08

Trung bình của mẫu điều tra 48.67 36.86 14.47

(Nguồn : Số liệu điều tra)

48.67% người nuôi tằm đã đánh giá thị trường tiêu thụ kén tằm là thị trường tự do cạnh tranh hoàn hảo; 36.86% cho rằng thị trường cạnh tranh ở mức độ trung bình; 14.47% cho rằng thị trường bị một lực lượng nào đó khống chế. Đánh giá của người dân ở các vùng là rất khác nhau. Kết quả chi tiết trình bày ở bảng số 28.

2.5.3. Khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học và kỹ thuật

Khoa học và kỹ thuật là động lực để phát triển. Trong nhiều năm qua chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu và phát triển cùng bản thân người trồng dâu nuôi tằm đã có các hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, phổ biến kiến thức dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy có 55.99% số hộ được điều tra xác nhận có biết các tiến bộ kỹ thuật mới. Bên cạnh đó có 44.01% số hộ chưa cảm nhận được những tiến bộ kỹ thuật trong trồng dâu nuôi tằm so với trước.

Bảng 28: Khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật

       

TT Địa bàn điều tra

Có tiếp cận với tiến bộ

KT mới (%)

Không tiếp cận với tiến bộ KT mới

(%)

I Thái bình 40.89 59.10

II Mộc Châu - Sơn La 100.00 0.00

III Thanh hóa 75.00 25.00

43

Page 51: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

IV Quảng Nam 80.00 20.00

V Lâm Đồng 89.21 10.79

Trung bình của mẫu điều tra 55.99 44.01

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Kênh thông tin truyền bá các thành tựu nghiên cứu khoa học và kỹ thuật trong ngành tới người trồng dâu nuôi tằm có nhiều khác biệt so với các sản phẩm khác. Hai kênh thông tin quan trọng nhất truyền tải những tiến bộ về kỹ thuật là những người cùng làm nghề với nhau chiếm 24.33%; những người bán giống và vật tư phục vụ cho sản xuất chiếm 23.10%. Hai kênh thông tin có tầm quan trọng tiếp theo là cán bộ khuyến nông 15.51% và tập huấn kỹ thuật 11.36%. Kênh truyền tải thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, vô tuyến truyền hình giữ một vị trí rất khiêm tốn. Đặc biệt là truyền tải thông tin qua báo thì hầu như không có tác dụng.

+ Khả năng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ sản xuất

Theo kết quả điều tra, có tới 65.45% người trồng dâu nuôi tằm đã được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ sản xuất dưới các hình thức khác nhau. Trong đó có 40.92% là được hỗ trợ rõ rệt, 24.53% được hỗ trợ ít. Chỉ có 34.55% là chưa tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ.

Vùng được hỗ trợ nhiều nhất là vùng Mộc Châu, Quảng Nam và Lâm Đồng. Vùng được ít được hỗ trợ là Thái Bình và Thanh Hoá

Bảng 29: Khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ sản xuất dâu tằm

TT Địa bàn điều traĐược hỗ trợ trong SX (%)

Ít được hỗ trợ trong SX(%)

Không được hỗ trợ (%)

I Thái bình 20.14 27.04 52.83

44

Page 52: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

II Mộc Châu - Sơn La 100.00 0.00 0.00

III Thanh hóa 21.43 35.71 42.86

IV Quảng Nam 96.67 0.00 3.33

V Lâm Đồng 51.68 34.83 13.49

Trung bình của mẫu điều tra 40.92 24.53 34.55

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Hỗ trợ nhiều nhất là hỗ trợ về tập huấn với tỷ lệ 46.69%. Riờng Thỏi Bỡnh thỡ loại hỡnh hỗ trợ này lờn tới 60%. Tiếp đến là hỗ trợ về kỹ thuật 27.83%, hỗ trợ về giống 11.83%. Hỗ trợ về vốn, vật tư và cỏc hỗ trợ khỏc chiếm tỷ lệ rất nhỏ trờn dưới 5%.

Bảng 30: Loại hỡnh hỗ trợ

          Đvt : %

TT Vùng điều tra Vốn Tập huấn

Kỹ thuật

GiốngVật tư

Khác

I Thái bình 7.86 60.07 22.05 4.01 3.89 2.12

II Mộc Châu - Sơn La 0.41 24.36 25.22 25.22 24.79 0.00

III Thanh hóa 3.33 40.00 33.33 10.00 6.67 6.67

IV Quảng Nam 0.00 47.54 47.54 4.92 0.00 0.00

V Lâm Đồng 9.17 37.78 31.16 19.74 1.43 0.71

Trung bình của mẫu điều tra 5.05 46.69 27.83 11.83 4.69 3.91

(Nguồn : Số liệu điều tra)

2.6. Sản xuất giống tằm

Cả nước hiện có 5 đơn vị sản xuất trứng giống tằm dâu và một đơn vị sản xuất trứng tằm sắn. Sản lượng giống tằm mới đạt được 120 ngàn

45

Page 53: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

hộp/năm. Để sản xuất được trứng giống tằm chất lượng tốt, đảm bảo sạch bệnh thì quá trình sản xuất trứng giống tằm phải chia làm ba cấp : giống gốc, giống cấp 1 và giống cấp 2 (thương phẩm). Do yêu cầu kỹ thuật của từng cấp giống nên tổ chức sản xuất có khác nhau: Giống gốc do các cơ sở nghiên cứu đảm nhiệm; giống cấp 1 do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm hoàn toàn; giống cấp 2 do doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất. Trên thực tế hiện nay các cơ sở sản xuất giống tằm gặp rất nhiều khó khăn, lại phải giữ cả 3 cấp giống. Không có một cơ quan quản lý nhà nước nào hay một tổ chức độc lập nào chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng giống tằm và kiểm soát dịch bệnh. Xu hướng mới hiện nay là ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất trứng tư nhân hoạt động có kết quả.

2.7. Các mối quan hệ và mẫu thuẫn chủ yếu trong sản xuất

- Người nuôi tằm với người nuôi tằm : Mối quan hệ là tương trợ giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm.

- Người nuôi tằm với người mua kén : Mối quan hệ là mối quan hệ lợi

ích. Trong nghề trồng dâu nuôi tằm, thông thường người thu mua đồng thời

là người cung ứng các dịch vụ trứng giống, thuốc vệ sinh sát trùng, phòng

bệnh ... Mối quan hệ này thường được thể hiện rõ khi đến lúc thu hoạch

kén, mối quan hệ này là vừa đối lập về lợi ích vừa thống nhất trong quá

trình cùng tồn tại.

- Người thu mua và các cơ sở chế biến, mối quan hệ này là mối quan hệ

lợi ích cùng tồn tại.

- Người ươm tơ và người dệt lụa: là hai khâu quan trọng của nghề trồng

dâu nuôi tằm nhưng hai công đoạn này không thống nhất vớí nhau mà tương

đối tách biệt nhau. Người ươm tơ sản xuất thủ công, chất lượng tơ thấp sau đó

xuất khẩu cho các cơ sở dệt thủ công ở nước ngoài với giá rất rẻ. Người dệt

lụa nhập tơ chất lượng cao từ trung quốc để tự đáp ứng nhu cầu dệt của mình.

Sự không thống nhất này đã tạo ra 2 mặt đối lập cơ bản là : khả năng cung cấp

46

Page 54: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

tơ chất lượng thấp và nhu cầu tơ chất lượng cao cho công nghiệp dệt. Hai mặt

đối lập này chi phối quá trình vận động và phát triển của ngành trồng dâu

nuôi tằm của Việt nam. Quá trình vận động đó là một quá trình phát triển tự

nhiên. Tự nó sẽ diễn biến theo xu thế tự giải quyết mẫu thuẫn để phát triển

sang một giai đoạn mới. Con người nhận thức được nó và có những hành

động phù hợp với sự phát triển của nó thì sẽ đẩy ngành dâu tằm tơ sẽ phát

triển nhanh sang một trang mới bền vững hơn. Ngược lại không nhận thức

được và có tác động ngược chiều thì sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành.

2.8. Khó khăn của người trồng dâu nuôi tằm

Khó khăn lớn nhất của người trồng dâu nuôi tằm nước ta gặp phải là

hiệu quả kinh tế của sản xuất chưa cao. Khó khăn này chiếm tỷ lệ 27.90%

trong tổng số khó khăn của người dân. Trong điều kiện nuôi tằm bình thường,

quy mô của người nuôi là 3 vòng trứng. Kết quả nuôi tằm phụ thuộc rất mạnh

vào mức độ chăm sóc, việc thuê thêm lao động chỉ sử dụng vào công việc hái

dâu. Quy mô này là khó có khả năng mở rộng thêm do điều kiện chăm sóc và

năng lực hiện tại của nông hộ. Thời gian nuôi tằm cho đến khi gỡ kén thông

thường là 27 – 28 ngày. Thời gian này là giới hạn sinh học không có khả năng

rút ngắn lại. Lao động trồng dâu nuôi tằm từ thủa ra đời đã mang tính thủ

công chưa có khả năng cơ giới hóa. Có 2 tiến bộ kỹ thuật quan trọng là nuôi

tằm con tập trung và nuôi tằm lớn dưới nền nhà nếu được áp dụng thì ngoài

việc nâng cao chất lượng tằm nuôi mà còn có thể rút ngắn thời gian của một

lứa tằm.. Theo Ông Đặng Quảng Quân, tổng trạm Trưởng Tổng trạm phổ biến

kỹ thuật nghề tằm Quảng Tây, Trung quốc, kỹ thuật nuôi tằm con tập trung và

nuôi tằm lớn dưới nền nhà đã chiếm tới trên 90% ở Trung quốc. Trong một

thị trường cạnh tranh hoàn hảo như thị trường kén tằm, cũng giống như các

nông phẩm khác, người nông dân không thể tác động tới giá thu mua kén. Giá

thu mua kén trên thị trường hình thành trên cơ sở hao phí lao động xã hội của

sản xuất. Trong khi Trung quốc chiếm 77.8% tổng sản lượng kén tằm của thế

47

Page 55: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

giới, giá thu kén trên thị trường hình thành trên cơ sở hao phí lao động của

người trồng dâu nuôi tằm Trung quốc. Sản xuất dâu tằm ở nước ta có hiệu quả

kinh tế thấp có nguyên nhân chủ yếu từ việc chưa áp dụng các tiến bộ mới

vào sản xuất mà đặc biệt là nuôi tằm con tập trung còn chiếm tỷ lệ thấp, nuôi

tằm lớn dưới nền nhà mới chỉ ở mức mô hình ở một vài nơi.

Khó khăn thứ hai là vấn đề giống tằm chiếm tỷ lệ 16.62%. Đây là vấn

đề tồn tại đã gần 20 năm nay kể từ khi trứng giống tằm Trung quốc tràn vào

Việt nam vào những năm 1993-1994. Việc nhập khẩu trứng Trung quốc đã

làm suy sụp hệ thống sản xuất trứng giống tại Việt nam. Gần đây nhu cầu thị

trường đối với kén vàng tăng lên. Các cơ sở sản xuất giống của Việt nam tìm

được chỗ đứng đối với giống tằm đa hệ và đa hệ lai lưỡng hệ. Tuy nhiên, để

giải quyết tận gốc vấn đề giống tằm, đòi hỏi các cơ sở sản xuất và nghiên cứu

những nỗ lực phi thường.

Khó khăn thứ ba là vấn đề kỹ thuật chiếm tỷ lệ 16.20%. Nghề tằm gồm

cả các khâu công nghiệp, thủ công và mỹ nghệ. Để có thu nhập người nông

dân phải thực hiện ít nhất 2 khâu là trồng dâu và nuôi tằm. Trồng dâu là tổng

hợp các thao tác của nghề nông. Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kỹ thuật cao

được tạo nên bởi bàn tay người nông dân. Một trong những yếu tố ấy là mức

độ chăm sóc của người nuôi, điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận

Khó khăn thứ tư là dịch bệnh chiếm tỷ lệ 10.01%. Dịch bệnh gây tổn

thất cho người nuôi. Dịch bệnh có 2 loại: sâu bệnh hại dâu và dịch bệnh hại

tằm. Sâu bệnh hại dâu có một số loại chủ yếu như sâu đo, sâu cuốn lá, rệp,

sâu khoang, sâu xám, bệnh bạc thau, rỉ sắt, thối rễ và bệnh do virus. Dịch

bệnh hại tằm có một số loại chủ yếu như các bệnh virus CPV, NPV, DNV,

bệnh do vi khuẩn, bệnh do nguyên sinh động vật, bệnh do nấm, bệnh ngộ

độc, bệnh sinh lý ...

48

Page 56: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Khó khăn thứ năm là vốn chiếm tỷ lệ 9.21%; Khó khăn thứ sáu là đất

đai chiếm tỷ lệ 8.71%; Khó khăn thứ bảy là lao động chiếm tỷ lệ 4.19%.

Nhóm khó khăn này thường liên quan chặt chẽ với nhau. Với sản xuất dâu

tằm những khó khăn này thường nhỏ vì quy mô của sản xuất bị giới hạn bởi

các đặc điểm sinh học của đối tượng chăn nuôi.

Một khó khăn nổi lên gần đây là môi trường nuôi tằm do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, của khí thải công nghiệp. Khó khăn này đòi hỏi phải có quy hoạch vùng nuôi tằm cách xa ruộng lúa hoặc cây trồng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

49

Page 57: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

Bảng 31 : Khó khăn trong sản xuất của nông hộ trồng dâu nuôi tằm

         Đvt : %

TT Địa bàn điều tra

Khó khăn về

Vốn (%)

Khó khăn về Đất đai

(%)

Khó khăn về

Lao động (%)

Khó khăn về

Kỹ thuật (%)

Khó khăn về Giống (%)

Khó khăn về

Dịch bệnh (%)

Khó bán (%)

Hiệu quả K.tế thấp (%)

Khó khăn khác (%)

I Thái bình 8.30 9.95 5.41 17.61 16.75 12.37 0.49 24.75 4.37

II Mộc Châu - Sơn La 0.00 1.82 0.00 2.70 10.91 0.00 0.00 50.02 34.56

III Thanh hóa 9.38 12.50 9.38 13.28 15.63 17.19 2.34 17.19 3.13

IV Quảng Nam 6.45 11.83 0.00 16.13 26.88 3.23 5.38 30.11 0.00

V Lâm Đồng 19.23 9.11 6.82 15.81 14.58 5.36 1.74 23.37 3.97

Trung bình của mẫu điều tra 9.21 8.71 4.19 16.20 16.62 10.01 1.09 27.90 6.07

(Nguồn : Số liệu điều tra)

50

Page 58: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1 KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả điều tra tại 5 tỉnh sản xuất dâu tằm trọng điểm Mộc

Châu, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam, Lâm Đồng và các thông tin thu

được từ các tài liệu đã công bố chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Trồng dâu nuôi tằm là một ngành nghề truyền thống có rất nhiều tiềm

năng và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành nghề khác. Nó là một

trong những nghề rất thích hợp đối với nông dân, phát triển ngành dâu tằm tơ

ở Việt Nam có ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc.

- Đến năm 2010 cả nước có 31 tỉnh tham gia sản xuất dâu tằm với tổng

diện tích dâu là 25.046ha, chiếm 0.21% diện tích đất nông nghiệp. Có 4 vùng

sản xuất tập trung là : Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam

Trung bộ và Tây nguyên. Trong đó Tây nguyên là vùng sản xuất tập trung lớn

nhất cả nước với 10.126 ha chiếm 40,43 diện tích. Có 4 tỉnh diện tích dâu tằm

trên 1000ha đó là Thanh Hóa và Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương.

Hai mươi sáu tỉnh còn lại đều có diện tích dưới 1000ha. Trong số đó có tới 10

tỉnh có diện tích dưới 100ha. Trong đó có 30% diện tích trồng giống dâu mới

VH13, VH15, VA201 năng suất lá >30 tấn/ha, còn lại 70% trồng giống dâu

cũ năng suất 20-25tấn (tại Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam), 7-15 tấn (tại

Mộc Châu, Lâm Đồng).

- Cả nước hiện có 5 đơn vị sản xuất trứng giống tằm dâu. Số lượng trứng

giống tằm cung ứng cho sản xuất là 2.500.000-3.000.000vòng/năm. Trong đó

có khoảng 60% là trứng tằm F1kén vàng sản xuất trong nước, còn lại 40%

trứng tằm kén trắng chất lượng tơ kén cao (có 20% giống chọn tạo trong nước

như GQ2218, TN1827, TQ112 và 20% giống LQ2 nhập từ Trung Quốc theo

đường tiểu ngạch.

51

Page 59: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

- Có khoảng 96.691 hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm; quy mô 3-4 sào/hộ

(đồng bằng), 5-7 sào/hộ (miền núi); Số nhân khẩu bình quân 4-5 người/hộ;

lao động sử dụng cho nuôi tằm chủ yếu là lao động phụ và lao động nhà rỗi;

Hầu hết các hộ nuôi tằm cơ sở vật chất, kỹ thuật khó khăn chỉ có 43.53% hộ

có nhà nuôi tằm riêng (miền núi trên 95%, đồng bằng sông Hồng và miền

Trung 29.63%.). Thu nhập bình quân từ kén/ha dâu/năm đạt 60-70 triệu đồng.

Có 66.52% hộ đã được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ sản xuất dưới các

hình thức khác nhau. Trong đó tập kỹ thuật 46,69%, về giống 11,83%, vật tư

và các hỗ trợ khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên dưới 5% Chỉ có 34.55% là chưa

tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ.

Trên thực tế nghề trồng dâu nuôi tằm được trải dài khắp từ Bắc vào Nam.

Một số nơi đã phát triển thành những vùng dâu có diện tích lớn, sản lượng

kén cao như: Mộc Châu, Yên Bái, một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Nam khu 4

cũ, Lâm Đồng…Tuy nhiên, để ngành dâu tằm tơ phát triển ổn định và phát

huy hết tiềm năng vốn có của nó thì cùng với việc đầu tư về xây dựng cơ sở

vật chất, có chính sách ... khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia,

riêng phần nông nghiệp của ngành, đòi hỏi phải có các giải pháp khoa học công

nghệ đồng bộ và toàn diện từ cơ cấu giống dâu giống tằm đến các biện pháp kỹ

thuật đi kèm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng tơ kén. Về chế biến cần

đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các sản phẩm gia tăng giá trị như tơ lụa cao

cấp, các sản phẩm tơ lụa truyền thống phục vụ du lịch và xuất khẩu, các sản

phẩm may mặc cao cấp, các sản phẩm tiêu dùng...

2.2- Trong sản xuất: Diện tích dâu gần đây giảm sút nhiều, nguyên

Việc thâm canh, áp dụng quy trình kỹ thuật của nông dân còn thấp; các tiến

bộ kỹ thuật về giống dâu, giống tằm, công nghệ ươm tơ chậm được phổ biến

và nhân rộng; thiết bị chế biến tơ hầu hết đã cũ, lạc hậu chậm được thay thế.

2.3- Thị trường tiêu thụ tơ kén và cung ứng trứng giống tằm, các vật tư

chuyên ngành không ổn định bị tư thương thao túng nên nông dân bị ép cấp,

ép giá.

52

Page 60: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

2.4- Quản lý Nhà nước trên các mặt: Quy hoạch, giá và chất lượng sản

phẩm; quản lý sản xuất và cung ứng giống tằm; các chính sách khuyến khích

thu hút đầu tư còn những vẫn đề bất cập ảnh hưởng tính bền vững và hiệu quả

trong sản xuất.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ DÂU TẰM

Tự sự phân tích các mối quan hệ trong sản xuất, các mặt đối lập cơ bản

của nó và so sánh cơ cấu hoạt động của ngành dâu tằm nước ta với các nước

khác, giữa ngành dâu tằm và các ngành chế biến nông sản khác có thể rút ra

một số giải pháp như sau :

1. Giải pháp quy hoạch và định hướng phát triển vùng: Số liệu điều tra

đã cho thấy có 3 vùng sản xuất dâu tằm trọng điểm là Tây nguyên ; Đồng

bằng Sông Hồng và Vùng Bắc Trung bộ. Vị trí vai trò của vùng Bắc trung bộ

cần được nhìn nhận lại và nên xác định rằng : đây là vùng sản xuất tiềm năng.

Ở vùng này sản xuất dâu tằm có lợi thế so sánh và ít chịu áp lực cạnh tranh

của các ngành nghề khác như ở Đồng bằng Bắc bộ hay của các cây trồng khác

như ở Tây nguyên.

2. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao hiệu

quả của sản xuất và nâng cao chất lượng kén tằm. Ứng dụng rộng rãi tiến bộ

kỹ thuật nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn dưới nền nhà có khả năng cải

thiện rõ rệt hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm ở nước ta.

3. Sản xuất dâu tằm cần phải được thực hiện trong một hệ thống phối

hợp với các cây trồng xen để khai thác hiệu quả đất đai và giảm thiểu rủi ro

cho người trồng dâu nuôi tằm trong điều kiện giá thu mua biến động theo

hướng bất lợi cho người dân.

4. Đầu tư cho công tác nghiên cứu để giải quyết tốt các vấn đề khoa

học kỹ thuật cho sản xuất. Trong đó xác định vấn đề giống tằm là then chốt,

vừa đảm bảo chất lượng trứng giống cho sản xuất vừa đảm bảo nâng cao chất

53

Page 61: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

lượng kén tằm cho ươm tơ chất lượng cao. Trong chọn tạo giống tằm cần chú

trọng chọn tạo giống tằm cho vụ hè. Kỹ thuật canh tác dâu cần được nghiên

cứu trong sự phối hợp với các loại cây trồng xen.

5. Tổ chức lại và nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống tằm, Bắt

đầu từ việc quy hoạch vùng giống. Kết hợp nhập khẩu chính thức giống tằm,

với sản xuất giống tằm trong nước. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

trong lĩnh vực giống, giám sát chất lượng và quản soát dịch bệnh.

6. Tạo điều kiện để các cơ sở ươm tơ tư nhân hoạt động và tự lớn mạnh

để giữ vai trò điều tiết sản xuất, phân phối giống dâu giống tằm, nguyên vật

liệu cho sản xuất và thu mua sản phẩm cho dân, chống sự lũng đoạn của tư

thương trung gian.

7. Tăng cường các hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật về trồng dâu,

nuôi tằm, vệ sinh sát trùng, phòng trị bệnh cho tằm, các biện pháp nâng cao

năng suất, chất lượng tơ kén. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp khuyến

nông và tập huấn kỹ thuật cần lưu ý sử dụng tư thương cung cấp giống dâu,

giống tằm và vật tư cho sản xuất để phổ biến kiến thức và tiến bộ kỹ thuật cho

người dân, đồng thời xây dựng các mô hình điểm để sau đó người dân tự

truyền bá kiến thức cho nhau.

8. Song song với việc nâng cao năng suất chất lượng kén tằm của người

trồng dâu nuôi tằm, thì người ươm tơ cần phát triển công nghệ ươm thích hợp

với kén chất lượng thấp. Người dệt lụa phát triển sản xuất các sản phẩm tơ

tằm để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, trong đó chú trọng các sản phẩm dầy,

các sản phẩm dệt kim từ tơ tằm có yêu cầu chất lượng tơ cấp thấp và trung

bình, sử dụng tơ tằm nội địa tiến tới giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong sản

xuất hiện nay.

9. Đa dạng hoá các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm trong phần nông

nghiệp của nghề để tận dụng tối đa sản phẩm phụ, khai thác lợi thế của nghề,

hạ giá thành của sản phẩm chính.

54

Page 62: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1413DU A… · Web viewSố lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện

10. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho

ngành để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

3.2. Kiến nghị

Các ý kiến đề xuất và kiến nghị của người dân tập trung vào 4 vấn đề

lớn theo thứ tự ưu tiên là :

1. Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu phát triển cần

có biện pháp để nâng cao hiệu quả của sản xuất dâu tằm.

2. Cần có người cung cấp trứng giống ổn định, chất lượng đảm bảo cho

người nuôi tằm

3. Cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật, giúp đỡ người dân về kỹ thuật trồng chăm

sóc dâu, kỹ thuật nuôi tằm, kỹ thuật phòng bệnh, tránh thất thu ...

4. Cần có người tiêu thu sản phẩm ổn định tránh ép giá.

Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2010

Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo

Nguyễn Thị Đảm Nguyễn Trung Kiên

55