A. Gramsci về xã hội dân sự

34
QUAN ĐIỂM CỦA A. GRAMSCI VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ Ngô Huy Đức Viện Chính trị Học ------------------------------------------------ ------------------------------------ “Nói lên sự thật luôn là một cuộc cách mạng” Antonio Gramsci I - Antonio Gramsci – thân thế và tác phẩm Gramsci sinh ngày 22/1/1891 tại tỉnh Cagliari, Italia trong gia đình một công chức bình thường với 7 người con và điều kiện kinh tế khá chật vật. Do vậy, ngay sau khi tốt nghiệp tiểu học, vào năm 11 tuổi (1902) ông đã bắt đầu đi làm cho sở thuế vụ tại Ghilarza. Tuy vậy, ông vẫn âm thầm tự học và cuối cùng quay trở lại trường sau 2 năm làm việc. Năm 1911, ông nhận được học bổng và vào học khoa Văn tại Đại học Tu-rin. Năm 1913 ông bắt đầu tiếp xúc với các phong trào XHCN khi đang học tại Đại học Turin, và đến 1915 thì tham gia Đảng Xã hội Italia (PCI). Sau khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên cho một tờ báo của phong trào XHCN và được bầu vào ban chấp hành lâm thời của Đảng XHCN năm 1917. Thắng lợi của Cách máng Tháng Mười Nga đã thúc đẩy ông và 1

description

Khái lược về xã hội dân sự trong tư tưởng của A. Gramsci.

Transcript of A. Gramsci về xã hội dân sự

Page 1: A. Gramsci về xã hội dân sự

QUAN ĐIỂM CỦA A. GRAMSCI VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ

Ngô Huy Đức

Viện Chính trị Học

------------------------------------------------------------------------------------

“Nói lên sự thật luôn là một cuộc cách mạng”

Antonio Gramsci

I - Antonio Gramsci – thân thế và tác phẩm

Gramsci sinh ngày 22/1/1891 tại tỉnh Cagliari, Italia trong gia đình một

công chức bình thường với 7 người con và điều kiện kinh tế khá chật vật. Do

vậy, ngay sau khi tốt nghiệp tiểu học, vào năm 11 tuổi (1902) ông đã bắt đầu

đi làm cho sở thuế vụ tại Ghilarza. Tuy vậy, ông vẫn âm thầm tự học và cuối

cùng quay trở lại trường sau 2 năm làm việc.

Năm 1911, ông nhận được học bổng và vào học khoa Văn tại Đại học

Tu-rin. Năm 1913 ông bắt đầu tiếp xúc với các phong trào XHCN khi đang

học tại Đại học Turin, và đến 1915 thì tham gia Đảng Xã hội Italia (PCI). Sau

khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên cho một tờ báo của phong trào XHCN và

được bầu vào ban chấp hành lâm thời của Đảng XHCN năm 1917. Thắng lợi

của Cách máng Tháng Mười Nga đã thúc đẩy ông và các đồng chí càng tin

tưởng vào các nguyên tắc và phương pháp của Nga lúc đó.

Tới năm 1921, do sự chia rẽ trong đảng Xã hội, ông và một số đảng viên

đã tác ra và thành lập Đảng Công sản Italia, ông được bầu vào BCH Trung

ương của Đảng Cộng sản.

Từ tháng 5/1922 đến 11/1923 ông tới Mát-xcơ-va với tư cách thành viên

Quốc tế Cộng sản, và gặp vợ ông - Giulia Schucht – nghệ sỹ vĩ cầm và là

đảng viên đảng Bôn-sê-vích Nga. Khi quay về, ông được bầu làm tổng bí thư

của đảng (4/1924).

Ông bị chính quyền Musolini bắt vào 11/1926 và giam cho tới khi mất

(27/4/1937). Trong thời gian bị giam, từ năm 1929, ông bắt đầu phát triển

1

Page 2: A. Gramsci về xã hội dân sự

các ý tưởng của mình, tuy vậy, không được các đồng chí chia sẻ. Chỉ sau khi

ông mất, người em vợ của ông (Tatiana) bí mật lấy được 33 tập, khoảng 3000

trang ghi chép trong tù của ông (“Prisoner’s notebooks” – Ghi chép trong tù)

chuyển sang Mát-xcơ-va. Các tư tưởng của ông chủ yếu nằm trong các tập

ghi chép này và một số các thư từ với Tatiana, người lúc đó đang sống ở

Italia, và đóng vai trò quan trọng cả về tình cảm, cuộc sống và tư tưởng của

ông trong thời gian ông ở tù (Xem Perino, 2007; Stillo, 2007 và Rosengarten,

2007)

Mặc dù có một cuốc sống khó khăn, nhưng có thể thấy rằng ông không

phải thuộc tầng lớp công nhân bị bóc lột, và bị chính quyền phát-xít bắt giam

chủ yếu do các tư tưởng của mình. Ông không chỉ là một nhà lý luận cộng

sản hàng đầu mà, cũng giống như Lê-nin, ông còn là người lãnh đạo đảng

trong thực tiễn. Các kinh nghiệm lãnh đạo thực tiễn như vậy, rõ ràng có các

ảnh hưởng quan trọng tới các phát triển lý luận của ông. Đây có thể là yếu tố

quan trọng để hiểu quan điểm của ông, nhất là về vai trò của tầng lớp trí thức

trong phát triển xã hội.

Châu Âu vào những năm 1930 là khi mà chủ nghĩa Phát xít trỗi dậy, và

hơn nữa, giai cấp công nhân ở Tây Âu đã không chứng tỏ sự tất yếu của đấu

tranh giai cấp, của cách mạng vô sản. Thậm chí, trong thực tế giai cấp công

nhân đã quy phục chủ nghĩa Phát xít. Đây là các thực tế khiến ông phải tìm

tòi các giải thích khác, mạnh hơn là cách giải thích của các nhà Mác xít lúc

đó. Đây là khởi nguồn của các quan điểm về vai trò của hệ tư tưởng và văn

hóa sau này của ông, mà các nghiên cứu về xã hội dân sự là một mảng quan

trọng.

Cần thấy rằng, phải tới sau Đại chiến thế giới thứ II, các tác phẩm và thư

từ của ông mới dần được công bố ở Nga, và vào thời đó, người ta không chú ý

đến ông với tư cách nhà lý luận, mà chỉ chú ý tới ông với tư cách là một nhà

cách mạng chống Phát xít kiên cường. Phảỉ tới những năm 1950, các bài này

mới được độc với tư cách là các tác phẩm lý luận. Các luận điểm có tính gợi

mở của ông, đặc biệt là lý luận xoay quanh các phạm trù “hegemony” (tiền

2

Page 3: A. Gramsci về xã hội dân sự

phong), “trí thức hữu cơ” (organic intelectual), “dân túy” (national popular),

“khối liên kết lịch sử” (historical bloc), và sau này là “xã hội dân sự” (civil

society), đã được nhìn nhận và có một ý nghĩa lý thuyết mới, và được chú ý

rộng rãi không chỉ ở trong các nhà nghiên cứu cánh tả và các nước đang phát

triển.

Từ các luận điểm đó, nhiều trường phái đã phát triển bổ sung các kiến

giải mới, đặc biệt là từ góc độ tiếp cận văn hóa và hệ tư tưởng, cho việc giải

thích các hiện tượng và biến đổi xã hội.

Trong những thập kỷ gần đây, sự sụp đổ của các chính quyền tại các

nước Đông Âu , Nga cũng như hiện tượng tòan cầu hóa đã càng làm tăng lên

sự quan tâm đến lý thuyết của Gramsci, về cách nhìn nhận XHDS của ông từ

góc độ văn hóa, cũng như quan hệ của nó đối với nhà nước. Trong đó, các sự

kiện nổi bật cho thấy tính độc lập tương đối của XHDS đối với nhà nước. Sự

tập trung quyền lực, và ngay cả sự phát triển kinh tế, nhưng không đi đôi với

sự chinh phục XHDS một cách thích đáng, khiến XHDS càng ngày càng xa lạ

với nhà nước vì dường như “đứng ngoài”, “không tham gia” vào các quyết

định xã hội. Đó có thể đã là các nguyên nhân chính gây ra các bất ổn, và

thậm chí sụp đổ xã hội.

Bài này, do không đủ tư liệu, cố gắng phác thảo bước đầu các quan điểm

và mạch lập luận chính của A. Gramsci. Các phạm trù quan trọng làm nền

tảng cho các lập luận của ông như “XHDS”, “Hệ tư tưởng”, Bá quyền

(Hegemony), chiến tranh trực diện và chiến tranh giành từng vị trí (war of

manouevre , war of position) sẽ được đề cập ngắn gọn, chủ yếu với vai trò

làm rõ lập luận chính của ông vì đây chính là các thuật ngữ có những nội hàm

và ý nghĩa mới so với các nhà nghiên cứu đi trước, đặc biệt so với các nhà

nghiên cứu Mác xít khác, cùng thời.

Trong nhiều năm, các ý tưởng của ông dường như không có chỗ đứng

trong dòng nghiên cứu chính thống ở ngay các nước XHCN do nhiều lý do,

trong đó có lý do như chúng ta đã đề cập: người ta coi ông là nhà lãnh đạo

thực tiễn và chiến sỹ chống chủ nghĩa Phát-xít kiên cường hơn là nhà lý luận.

3

Page 4: A. Gramsci về xã hội dân sự

Bên cạnh đó, cách thức và quan điểm nghiên cứu, đặc biệt là ở Liên Xô trong

những thời gian sau thế chiến II (1945-1990) cũng không tạo những điều kiện

thích hợp cho việc xem xét các ý tưởng tương đối khác lạ như của ông. Thậm

chí, những người nghiên cứu có thể bị quy là xét lại hay phản bội. Hiển

nhiên, cần coi các tác phẩm của Gramsci như là các cố gắng phát triển chủ

nghĩa Mác, đặc biệt là cung cấp thêm một cách hiểu phong phú và linh hoạt

hơn về mô hình hạ tầng cơ sở - thượng tầng kiến trúc của lý thuyết hình thái

kinh tế xã hội của Mác. Ở nước ta, tên tuổi của Gramsci hầu như không được

biết đến, dù các tư tưởng của ông đã được đề cập thông qua các nhà nghiên

cứu sau này. Và dù trong thực tiễn nước ta, có rất nhiều quá trình có thể được

giải thích và nhìn nhận sáng tỏ hơn với cách tiếp cận của ông.

Đây cũng là một lý do thúc đẩy chúng tôi viết bài này dù với sự hiểu

biết, tư liệu và thời gian nghiên cứu còn rất hạn chế.

4

Page 5: A. Gramsci về xã hội dân sự

II - Các luận điểm chính của A. Gramsci

Để hiểu sự khác biệt trong quan điểm của Gramsci, cần điểm lại ngắn

gọn bối cảnh nghiên cứu lúc đó, đặc biệt là quan điểm của Heghel và Marx.

Bản thân khái niệm XHCD - “civil society” - ở phương Tây đã có một lịch sử

riêng rất dài và đã có những ý nghĩa khác nhau trong các thời kỳ khác nhau,

và ngay cả hiện nay, mặc dù có gốc từ các nghiên cứu kinh viện, thuật ngữ

này được dùng trong thực té với các ý nghĩa rất khác nhau, và đặc biệt, luôn

mang các hàm ý chính trị khác nhau. Điều đó là đương nhiên, vì XHCD hay

XHDS, gây được quan tâm rộng rãi, và trở thành một phạm trù học thuật, khi

nó được xem xét trong mối quan hệ với nhà nước, tức là một phạm trù chính

trị., trước khi, nó trở nên một phạm trù xã hội và pháp lý. (Xem thêm

Chambers, S., 2002, Hương, 2005)

2.1 Heghel

Trước Hegel, “Xã hội công dân - Civil society” đồng nghĩa với “nhà

nước/quốc gia - state” và đều được dùng để hàm chỉ xã hội văn minh (Từ

“Civil” - “Civilisation”) có thuộc tính đối lập với xã hội hoang dã. Đây là nội

hàm của thuật ngữ “Koinonia politike” của Arixtốt hay “societas civilis” của

Cicero từ thời Hy-La cổ đại. Với cách hiểu này XHCD hàm ý chỉ sự văn minh

hóa xã hội như đạt được trong xã hội thành bang Athen hay cộng hòa La mã.

Tính văn minh nằm ở trong trật tự xã hội, khi các công dân giải quyết các

mâu thuẫn bằng hệ thống pháp luật, và chủ yếu bằng các phương thức hòa

bình. Và các công dân cũng đóng vai trò tích cực trong đời sống cộng đồng

hòa hợp. Nói cách khác, thành viên của “civil society” cũng có nghĩa là thành

viên của một “nhà nước” – tức là “công dân” (citizen). (Kumar 1993, 377;

Ferguson 1991; Roepke 1996).

Cho đến Thế kỷ XVII, Locke J. , (đại diện tiêu biểu của Chủ nghĩa tự do

cổ điển) cũng dùng thuật ngữ XHCD với nghĩa này. Việc chuyển từ trạng thái

tự nhiên (dã man) lên văn minh, XHCD, chính là việc thành lập chính phủ để

5

Page 6: A. Gramsci về xã hội dân sự

phán xét các tranh chấp, các mâu thuẫn, bất ổn, khắc phục “tình trạng chiến

tranh” thường xuyên, vốn có của luật rừng trong xã hội dã man. XHCD

(chính là xã hội văn minh) cũng đồng nghĩa với chính phủ công dân, văn

minh (civil government). Như vậy, nền tảng để có XHCD chính là văn hóa

theo nghĩa rộng nhất của từ này – “sự tích tụ và đào luyện lý tính” của con

người khi sống thành cộng đồng (Kant).

Hegel (1821) quan tâm tới 3 vấn đề lớn lúc đó: i) Làm thế nào để hiện

thực hóa “tự do” bằng con đường chính trị, thoát khỏi các thể chế chính trị

hiện hành; ii) Tại sao hoạt động kinh tế lại tạo ra sự phân cực giàu nghèo, và

cả một giai cấp công nhân chỉ dựa vào việc bán sức lao động của chính mình;

iii) Sự tập hợp của các cá nhân trong các tổ chức mà quan hệ, mâu thuẫn,

căng thẳng... giữa họ không mang tính chính trị (nhà nước); lĩnh vực này

không thuộc lĩnh vực nhà nước và cũng không thuộc lãnh vực gia đình;

Khi phân tích các vấn đề này, ông đã kết luận rằng XHCD cần được

xem xét như một lĩnh vực tách biệt với nhà nước. Đó là sự tập hợp của các

cá nhân trong các tổ chức mà quan hệ, mâu thuẫn, căng thẳng... giữa họ

không mang tính chính trị (nhà nước). Như vậy, lĩnh vực này không thuộc

lĩnh vực nhà nước và cũng không thuộc lãnh vực gia đình.

Để giải quyết các vấn đề này, Hegel đi đến khái niệm “Burgerliche

Gesellschaft” - vừa có nghĩa là xã hội tư sản vừa có nghĩa là xã hội công dân.

Đó là không gian xã hội mà ví trí của nó ở “trên” gia đình nhưng “dưới” nhà

nước”, là không gian xã hội của các cá nhân tìm kiếm sự thỏa mãn các nhu

cầu của mình, tách biệt với nhà nước. Chính xã hội tư sản (khác với phong

kiến trước đó) đã làm nổi rõ sự khác biệt của đời sống cá nhân với đời sống

công dân. Theo nghĩa đó, làm cho con người bị tách rời, xa lạ với đời sống

chính trị (tha hóa chính trị - vì đáng ra đó là công việc chung, của mọi người,

nay lại biến thành công việc của ai đó, không phụ thuộc vào từng cá nhân).

Và do đó sự tách biệt tương đối các hoạt động dân sự với các hoạt động chính

trị (nhà nước), hay nói cách khác, tách biệt xã hội dân sự với xã hội chính

6

Page 7: A. Gramsci về xã hội dân sự

trị .1 Trong bài này, như vậy civil society sẽ được dịch qua 2 thuật ngữ là:

XHCD và XHDS (xã hội dân sự), để chỉ hai khái niệm khác nhau trong các

thời kỳ khác nhau.

Đối với Hegel, XHCD có thể được nhìn nhận từ góc độ hệ thống các nhu

cầu riêng (cá nhân) - là thành tố quan trọng , bên cạnh cảnh sát, luật lệ, và

hành chính (tức các yếu tố chính trị ngay bên trong xã hội công dân)2. Ông

cũng làm rõ quan hệ giữa nhà nước với XHCD: nhà nước không chỉ đơn

thuần thụ động điều chỉnh XHCD mà còn chủ động tạo ra nó theo nhu cầu

của mình. Đây là quan điểm quan trọng của Heghel : nhà nước là yếu tố căn

bản, chi phối và quyết định XHDS, mà ta thấy sau này Mác không đồng ý và

lật ngược lại mối quan hệ đó.

2.2 Mác

Mác (1843) đồng ý với Hegel về nhiều điểm cơ bản như:

1) Cần phải phân biệt XHDS với nhà nước;

2) Ngay trong XHDS đó, con người cũng bị cô lập và xa lạ với nhau;

3) Sự tách biệt XHDS với nhà nước (tức sự tha hóa của XHCD thành

XHDS) này cần phải khắc phục ở mức độ cao hơn (phủ định của phủ định).

Sự tái đồng nhất XHDS với nhà nước sẽ tái thiết lập (hay quay trở lại với) xã

hội công dân (, mà trong đó nhà nước mất tính chính trị chỉ còn các chức năng

quản lý xã hội đơn thuần như Ăng-ghen đã viết.

Sự khác biệt căn bản nhất giữa họ chính là sự khác biệt trong nhìn nhận

về nhà nước và cơ sở của nó , điều này đẫn tới sự khác biệt căn bản trong

cách giải quyết, cách khắc phục tình trạng tách biệt. Đối với Hegel, sự khắc

phục nằm chính trong nhà nước (vì nhà nước là yếu tố quyết định): XHDS sẽ

có các đại biểu của mình tham gia nhà nước (đây là các yếu tố công dân trong

1 Hegel, và cả Mác đèu nhất trí rằng trong xã hội phong kiến, do đặc tính chuyên chế và phạm vi của vương quyền, mọi vấn đề cá nhân cũng đều đã được qui định. Tức không có lĩnh vực cá nhân như được hiểu như trong xã hội tư sản (nền cộng hòa, tự do, bình đẳng, v.v trước hết về quyền tư hữu).

2 Đây có lẽ là nguồn gốc của quan điểm XHCD và nhà nước “có yếu tố đan xen” của một số nhà nghiên cứu (như anh Đào Trí Úc). Tuy nhiên, cần phải hiểu sự đan xen như phân tích trong bài, vì sự đan xen này có ý nghĩa quan trọng với cách khắc phục tha hóa của Hegel

7

Page 8: A. Gramsci về xã hội dân sự

xã hội chính trị tức nhà nước). Và như vậy nhà nước không những sẽ hòa giải

được sự tách biẹt XHDS với nhà nước, mà còn giải quyết được các mâu thuẫn

ngay trong XHDS.

Đây chính là điểm mà Mác phê phán, vì nhà nước tư sản, chỉ có thể

cùng lắm là hòa giải tạm thời (mediating) chứ nó không thể loại bỏ các mâu

thuẫn thực tế (tức giải quyết triệt để vấn đề). Với cách nhìn nhận như vậy,

Mác kết luận rằng nhà nước tư sản, vì phải chứng tỏ được tư cách là đại diện

cho “lợi ích chung” (đứng lên trên các lợi ích giai cấp), và do vậy, nhà nước

này, về mặt pháp lý, phải có hình thức dân chủ, để che dấu nội dung phi dân

chủ (bất bình đẳng trong chiếm hữu TLSX) 3. Đây chính là cốt lõi của nhận

định của Mác khi phân tích chế độ chuyên chính Bonaparte và ghi nhận rằng

thể chế bầu cử phổ thông là “cỗ máy tốt nhất để xác lập một chế độ

chuyên chế”.

Chính nhà nước duy trì sự tồn tại của mình bằng cách chia rẽ các lợi ích

trong XHCD, khiến mọi người đều phải cần nhà nước để quản lý sự chia rẽ

đó, và do vậy, triệt tiêu sức mạnh của XHCD. Nói cách khác, khi nhà nước tổ

chức XHCD và giai cấp công nhân, thì cũng chính là lúc nhà nước phá hoại

tổ chức của họ, bằng cách chuyển các lực lượng xã hội và đấu tranh xã hội

vào trong hình thức quản lý hành chính.

Mác chỉ ra rằng các cá nhân trở nên xa lạ với nhau vì họ ích kỷ và tham

lam. Sự ích kỷ và tham lam này không phải là bản chất con người, mà chính

do các quan hệ xã hội tư sản, và đặc biệt là nhà nước tư sản, chủ động tạo ra

3 Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Ðức”, Mác còn nhấn mạnh : để xác lập địa vị thống trị của mình, giai cấp tư sản phải có khả năng biểu hiện những lợi ích của nó “như là lợi ích phổ quát”, biểu hiện những tư tưởng của nó “như là tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ quát”. Tính phổ quát này, tất nhiên, là giả tưởng, “hão huyền”, song đó là điều kiện về hình thức của nhà nước hiện đại. Thiếu điều kiện đó, nhà nước tư sản khó lòng đại biểu cho lợi ích chung. Hay nói cách khác : thiếu hình thức dân chủ, nhà nước hiện đại mất tính chính đáng của nó. Cũng vì vậy mà đối với giai cấp bị trị, một mặt, Marx nhắc nhở tính “hão huyền” của những đấu tranh thuần chính trị, đóng khung ở bên trong nhà nước tư sản và không gắn với những đấu tranh ở ngoài xã hội dân sự . Mặt khác, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của “những đấu tranh cho hình thái nhà nước” và kêu gọi xác lập “hình thức nhà nước tốt nhất, [...] là hình thức trong đó những mâu thuẫn xã hội không bị mờ nhạt đi, không bị bạo lực ngăn chận lại, [. ..] một hình thức cho phép các mâu thuẫn này phát triển thành đấu tranh công khai và do đó tìm đến giải pháp của chúng”. Hình thức lý tưởng nhất là thể chế cộng hoà dân chủ, trong đó cả nhà tư bản lẫn người lao động làm thuê đều có các quyền tự do chính trị cần thiết để tiến hành đấu tranh giai cấp. Marx còn cho rằng : chính là thông qua quá trình đấu tranh cho dân chủ để khẳng định quyền tự do và bình đẳng hình thức, mà những người lao động làm thuê đã có thể “hợp nhất” lại và hình thành một giai cấp vì nó.

8

Page 9: A. Gramsci về xã hội dân sự

và nuôi dưỡng nó. Chính vì vậy, Mác viết trong Hệ tư tưởng Đức: “Xã hội

công dân như vậy [tức XHDS theo nghĩa trong bài này – tác giả gạch dưới]4

chỉ có thể phát triển cùng với giai cấp tư sản”.

Sau này như chúng ta đã biết, Mác đã làm rõ các ý tưởng đó thông qua

các phân tích kinh tế, chính trị của mình (đặc biệt là học thuyết về hình thái

xã hội, mô hình hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, tha hóa lao động,

v.v.). Như vậy đối với Mác, các quan hệ kinh tế là cốt lõi của XHDS, là thực

tiễn “sờ mó được” , thuộc vào hạ tầng cơ sở, quyết định các thuộc tính của

thượng tầng kiến trúc – tư tưởng, pháp luật, v.v.5

Tóm lại điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa Mác và Heghel là trong khi

Heghel coi nhà nước là yếu tố chi phối, thì Mác coi XHDS, với các hoạt động

kinh tế là cốt lõi, mới là yếu tố chi phối nhà nước. Mác viết: "XHCD đó là

trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử"6. Và cuộc “Cách mạng

chính trị là cách mạng của XHCD” 7. Heghel đã được Mác quay ngược đầu

lên trên.

2.3 Gramsci

Các sự kiện thực tế những năm 1920 – 1930 đã khiến Gramsci đi tìm các

phát triển lý luận của Mác để giải thích các sự kiện này tốt hơn. Một trong

các điểm trung tâm mà ông xem xét đó là cách hiểu khá cứng nhắc, một chiều

về mối quan hệ giữa hạ tầng cơ sở - và thượng tầng kiến trúc, kinh tế - tư

tưởng.

Gramsci cho rằng, các cuộc đấu tranh giai cấp dù thế nào cũng đều bắt

buộc phải có (và cần có) vai trò quan trọng của các tư tưởng và hệ tư tưởng.

Như vậy, các tư tưởng và hệ tư tưởng này có thể thúc đẩy mà cũng có thể

4 Độc giả cần lưu ý sự chuyển đổi nội hàm của từ “civil society” được chúng tôi dùng thành 2 thuật ngữ : xã hội công dân (khi còn đông nhất với xã hội chính trị) và XHDS khi đã tách biệt khỏi xã hội chính trị.

5 Do vậy cần lưu ý rằng không thể đánh đồng thuật ngữ XHCD của Mác, hay của các nhà nghiên cứu cánh tả mác xít với XHDS như được dùng hiện nay trong các tổ chức quốc tế, hay trong các nghiên cứu trên thế giới, dù chúng đều là “civil socciety” trong tiếng Anh.

6 C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 299. (Hệ tư tưởng Đức)

7 Mác – Ăngghen, Toàn tập, tập 1, nxb CTQG, H, 1995, tr.554.

9

Page 10: A. Gramsci về xã hội dân sự

ngăn cản các cuộc cách mạng. Tức nó có tính độc lập nhất định, không thể

chỉ là thứ phát, là yếu tố bị kinh tế quy định hay chi phối một cách đơn giản.

Từ đó, ông nhấn mạnh yếu tố nhận thức của con người trong các phát

triển xã hội. Nói cụ thể hơn, các quan điểm (rằng kinh tế quyết định) phổ

biến lúc đó là không thỏa đáng, vì các cuộc khủng hoảng kinh tế, chỉ riêng

chúng, không thể dẫn đến các cuộc cách mạng.

Như vậy, ông cố gắng để có cách nhìn “biện chứng” hơn về quan hệ hạ

tầng – thượng tầng trong lý thuyết của Mác. Điều này chính là khởi xuất để

ông phát triển các tư tưởng của Mác, xây dựng một lý thuyết mà trong đó,

văn hóa và hệ tư tưởng có một vai trò độc lập hơn, lớn hơn và quan trọng hơn,

bên cạnh các lợi ích và quan hệ kinh tế. Đây là cơ sở để ông có cách nhìn

khác về XHDS.

Như các phần trên đã chỉ ra, XHDS được Mác và Heghel phân tích như

là khái niệm có tính quan hệ, tức là nó chỉ có ý nghĩa (rõ ràng) khi được xem

xét trong quan hệ với nhà nước. Gramsci cũng vậy, mối quan tâm chính

của ông là sự tương tác giữa XHDS với nhà nước vì để hiểu sự biến đổi chính

trị, sự thất bại hay thành công của CNTB cũng như của CNXH sau này, phải

hiểu được XHDS, và đặc biệt, phải hiểu nó từ góc độ của sự tương tác của nó

với quyền lực chính trị.

Điểm quan trọng của Mác là nhìn nhận các lợi ích kinh tế, và từ đó các

quan hệ kinh tế, như là phần quan trọng nhất và quyết định nhất của XHDS,

là hạ tầng cơ sở. Do đó, mọi cải biến xã hội phải đi từ cải biến phần quan

trọng nhất này chứ không phải nhà nước cũng như các yếu tố có tính thượng

tầng kiến trúc (tư tưởng, tôn giáo v.v.).

Mặc dù đồng ý với mô hình hạ tầng – thượng tầng, nhưng đây chính là

điểm mà Gramsci có sự khác biệt quan trọng, vì ông nhìn nhận sự tương tác

hạ tầng và thượng tầng là phức tạp hơn những gì mà các nhà Mác xít khác

hiểu từ tác phẩm của Mác.

10

Page 11: A. Gramsci về xã hội dân sự

Đối với Gramsci, cũng như với nhiều nhà Mác xít khác vào đầu thế kỷ

XX, vấn đề mà lý thuyết của Mác không giải quyết thỏa đáng là “tại sao quần

chúng lại không làm cách mạng, khi mà đời sống và các mâu thuẫn kinh tế

gay gắt như vậy ?”. Tức là giai cấp tư sản/tư bản đã có sức sống mạnh hơn

Mác dự đóan. Theo Gramsci, nhà nước tư sản không chỉ thuần túy sử dụng

vũ lực và cưỡng ép thô bạo, (hoặc bằng chuyên chính tư sản thông qua bạo

lực nhà nước, hoặc bằng sự ép buộc kinh tế thông qua chiếm giữ , duy trì sở

hữu tư liệu sản xuất), mà còn thông qua việc chế tạo ra sự đồng thuận

(manufacture of consent). Để làm được việc đó, giai cấp cầm quyền sử dụng

vị trị tiền phong của mình (tạm dịch từ thuật ngữ “hegemony”). Vị trí tiền

phong này được tạo ra bằng cách quảng bá hệ tư tưởng của giai cấp cầm

quyền , làm cho nó ăn sâu vào quần chúng.

Ông viết (1971)

“Điều mà chúng ta cần là làm rõ hai « lớp » chủ yếu của kiến trúc

thượng tầng: lớp thứ nhất, mà chúng ta gọi là “Xã hội dân sự”, tức là

tập hợp các tổ chức thường được coi là “khu vực tư”, và lớp thứ hai,

“xã hội chính trị”, tức “nhà nước”. Hai lớp này tương ứng , một mặt,

với các chức năng của sự “tiền phong” mà nhóm chiếm ưu thế đang thi

hành trong tòan xã hội, mặt khác, với “sự thống trị trực tiếp”, tức là sự

ra lệnh thông qua nhà nước và chính phủ “có thẩm quyền pháp lý”

(juridical government)” 8

Quyền uy do vị trí tiền phong này được tạo ra như vậy không đơn giản

dựa trên sự cưỡng bức, mà còn dựa trên sự đồng thuận tự nguyện được tạo ra.

Nói cách khác, đây chính là điểm mấu chốt mà Gramsci phát triển khác với

các nhà Mác xít khác : thay vào sự nhấn mạnh quá mức các quan hệ kinh tế

vật chất, ông nhấn mạnh cả vào khía cạnh văn hóa, hệ tư tưởng, hệ giá trị

8 "What we can do, for the moment, is to fix two major superstructural 'levels': the one that can be called 'civil society', that is, the ensemble of organisms commonly called 'private', and that of 'political society' or 'the state'. These two levels correspond on the one hand to the functions of 'hegemony' which the dominant group exercises throughout society and on the other hand to that of 'direct domination' or command exercised through the state and 'juridical' government."

11

Page 12: A. Gramsci về xã hội dân sự

đang chiếm ưu thế rộng rãi, đến mức trở thành “mặc định”, được mọi người

chấp nhận mặc nhiên, không có gì phải nghi vấn.

Như vậy, quyền lực và sự thống trị của giai cấp còn dựa cả trên ‘nền sản

xuất [ra các] tư tưởng’ (production of ideas) tức nền sản xuất giá trị tinh thần,

chứ không phải chỉ dựa trên nền sản xuất giá trị vật chất (production of

things). Cho dù nền sản xuất tư tưởng được dùng để phục vụ nền sản xuất

vật chất 9.

Các hệ quả của cách nhìn nhận như vậy của Gramsci dĩ nhiên cũng có

các khác biệt quan trọng với các nhà Mác xít khác. Khác với các tiền bối và

nhiều người đương thời, đối với ông, gia đình cũng thuộc vào XHDS ! Lý do

chính là vì với cách nhìn nhận về tính tiền phong, thì gia đình là một thiết chế

có vai trò trung tâm trong việc hình thành quan điểm chính trị cá nhân. Gia

đình cũng còn là công cụ quan trọng trong việc truyền tải và nuôi dưỡng văn

hóa, truyền thống . Nói cách khác, gia đình là công cụ quan trọng trong việc

tạo lập tính tiền phong [văn hóa] vì nó ảnh hưởng đến quan điểm, hệ giá trị

mặc định của quần chúng nhân dân, của một đa số trong xã hội, và từ đó, ảnh

hưởng đến sự đồng thuận tự nguyện, thường trực vốn rất cần thiết cho sự ổn

định và tồn tại của hệ thống.

Tương tự vậy, các thể chế khác như nhà thờ, trường đại học, các câu lạc

bộ , phong trào, v.v. vốn đã được coi là các thành phần của XHDS trong các

nghiên cứu trước đó, nay đã có các ý nghĩa mới . Chúng cũng được Gramsci

coi là thuộc thành phần XHDS, nhưng không phải vì tính tự nguyện của

chúng như các nhà nghiên cứu khác thường nhấn mạnh, mà trước hết và chủ

yếu là vì chúng là nơi sản xuất, nuôi dưỡng, truyền bá ... tư tưởng và văn hóa,

tức là từ vai trò của chũng trong việc tái tạo các yếu tố cần thiết bảo đảm sự

tiền phong, hegemony, của giai cấp cầm quyền (dù là tư sản hay vô sản), và từ

đó, cần thiết cho sự tồn tại và ổn định của cả hệ thống. 9 Về điểm này, các nhà nghiên cứu có các diễn giải khác nhau. Có người cho rằng ông nhấn mạnh yếu

tố hê tư tưởng hơn yếu tố kinh tế, có người cho rằng ông coi chúng ngang nhau. Tác giả bài này cho rằng với bối cảnh lúc đó, việc ông giành nhiều dung lượng cho yếu tố hệ tư tưởng không nhất thiết có nghĩa rằng ông cho nó quan trọng hơn kinh tế, mà chỉ vì đây là điểm mới, nên ông tập trung phân tích và làm rõ. Dù sao thì Gramsci vẫn là nhà cộng sản và tin tưởng chủ nghĩa Mác. (Xem phần 1 về tiểu sử)

12

Page 13: A. Gramsci về xã hội dân sự

Như vậy quan điểm của Gramsci khác với Mác ở mấy điểm quan trọng

sau:

i – XHDS không phải chỉ là hệ thống các lợi ích với lợi ích kinh tế là chủ

yếu và quyết định. XHDS cần được phân tích và nhìn nhận như hệ thống các

tư tưởng, các giá trị văn hóa, và các lợi ích xã hội khác. Nếu nhìn nhận như

vậy, thì XHDS như vậy sẽ thuộc vào thượng tầng kiến trúc, khác với Mác

như đã nói ở trên.

ii – Do vai trò trung tâm của hệ tư tưởng (idealogy) đối với vị trí tiền

phong (hegemony), và từ đó, đối với sự thống trị, nên hệ tư tưởng, giá trị văn

hóa có sự độc lập nhất định đối với lĩnh vực kinh tế. Tức mối quan hệ giữa

thượng tầng và hạ tầng phức tạp hơn Mác quan niệm rất nhiều.

Từ cách nhìn nhận này, XHDS có thể được coi như là nơi hình thành

nhân cách của con người, nơi tái tạo các tư tưởng, các giá trị văn hóa, sự liên

kết xã hội . Trong các tương tác đó, hiển nhiên, khu vực kinh tế và khu vực

chính trị (doanh nghiệp và nhà nước) có các vai trò quan trọng nhưng có thể

chỉ mang tính hỗ trợ chứ không mang tính quyết định như thường được quan

niệm.

Do các quan niệm khác biệt về vai trò của XHDS, từ phân tích vai trò

của tính tiền phong và hệ tư tưởng như trên, ông cho rằng Mác, Ăng-ghen, và

đặc biệt Lênin sau này đã không đúng (về tổng quát) khi thu hẹp phương diện

chính trị bằng cách tập trung hết vào nhà nước, nghị viện. Theo ông, cách

thức và chiến lược từ quan điểm như vậy không bao quát và dự tính được

được hết các điều kiện xã hội các nước công nghiệp phát triển lúc đó. Ông đã

dùng quan hệ nhà nước – XHDS để lập luận và giải thích các hiện tượng

“ngoài dự tính” và từ đó đưa ra quan điểm của mình về chiến lược cải biến xã

hội thích hợp.

Ông viết:

Một nhóm xã hội thực ra là bắt buộc phải đã nắm đựoc vị trí “tiên

tiến” trước khi chiếm được chính quyền (đây thực sự là một trong những

13

Page 14: A. Gramsci về xã hội dân sự

điều kiện cốt lõi để nắm được quyền lực như vậy); Nhóm đó sau đó sẽ

trở thành nhóm thống trị khi thực thi quyền lực, nhưng ngay cả khi nắm

vững quyền lực trong tay, nhóm này vẫn bắt buộc phải tiếp tục vai trò

tiên tiến của mình.10

Lập luận cơ bản về chiến lược như vậy có thể được thê hiện tốt nhất qua

phân tích của ông về trường hợp của Cách mạng Nga và sự khác biệt của Nga

với Tây Âu.

Ông cho rằng, nếu thực sự đại bộ phận sức kháng cự (chính trị) của giai

cấp cầm quyền là tập trung ở một thể chế - là nhà nước (như ở Nga thời 1917,

khi XHCD chưa phát triển) - thì chỉ cần một “cuộc cách mạng lật đổ” thể chế

đó. Ngược lại, nếu sức kháng cự lại được dàn trải trên bình diện rộng và bắt

rễ sâu (do tính tiền phong mặc định của hệ tư tưởng và sự đồng thuận tự

nguyện) của một XHDS tự chủ (như ở Tây Âu thời đó, nền dân chủ đại nghị

tư sản đã khá phát triển), đảng cộng sản phải làm cách mạng như tiến hành

một cuộc "chiến tranh đường hầm" (Gramsci), kiên trì chinh phục dần dần

từng vị trí (Gramsci dùng từ “war of position”, để đối lập với “war of

manoeuvre” – chiến tranh trực diện) của giai cấp tư sản, trong đó nhà nước

chỉ là một khâu, đầu tiên hay cuối cùng, của cuộc cách mạng xã hội chủ

nghĩa.

Từ cách nhìn nhận lý thuyết về XHDS như vậy, trường hợp đặc biệt của

cách mạng tháng Mười Nga, được ông giải thích là do ở Nga, mức độ tập

trung quyền lực vào nhà nước, cũng như phạm vi của quyền lực đó, là rất lớn

- "nhà nước là tất cả", mọi quyền lực nằm trong tay nhà nước với bộ máy

quân đội và công an, và xã hội tồn tại (kết nối) được chính do quyền lực tập

trung đó, chứ không phải do sự gắn kết xã hội. Trong khi đó, xã hội dân sự -

hiểu theo nghĩa các mối liên hệ xã hội, về hợp tác tự nguyện, nhận thức trách

nhịem cộng đồng, sức mạnh của các tổ chức - sự liên kết xã hội một cách có ý

thức nói chung, v.v., - còn ở trong tình trạng sơ khai ban đầu (theo cách 10 A social group can, indeed must, already exercise 'leadership' before winning governmental power

(this is indeed one of the principal conditions for the winning of such power); it subsequently becomes dominant when it exercises power, but even if it holds it firmly in its grasp, it must continue to 'lead' as well.

14

Page 15: A. Gramsci về xã hội dân sự

dùng từ của Gramsci là "nguyên thủy và nhẽo nhoẹt") - do đó, chưa đủ tính tự

lập và sức đề kháng đối với các thay đổi bất ngờ, và do vậy không có khả

năng chống trả lại một cuộc cách mạng, hay nói theo cách dùng từ của ông là,

chỉ cần một cuốc tấn công trực diện (War of Manoeuvre) vào trung tâm

quyền lực đó là thành công.

Trong khi đó ở Tây Âu, nhà nước mới chỉ là một "chiến hào bên ngoài" ,

trong khi chính các thiết chế xã hội dân sự mới chính là một “hệ thống những

đồn lũy và pháo đài hùng mạnh” ("powerful system of fortresses and

earthworks"), đã được nhà nước tạo dựng một cách có chủ ý theo mục đich

của mình - vì thế, bảo vệ nhà nước với tiềm lực kháng cự lâu dài với cách

mạng (Gramsci, 1971). Do vậy, tấn công trực diện sẽ không thể thành công

ở các nước Tây Âu.

Từ góc độ chính trị học, có thể nói, Gramsci đã có một cách nhìn khác

về cách thức mà quyền lực trong xã hội được vận hành. Theo cách nhìn của

ông, chính các thiết chế XHDS với các chức năng về văn hóa và tư tưởng

(chứ không phải quyền lợi kinh tế) như đã phân tích – là chức năng quan

trọng của xã hội dân sự - không phải mang tính mâu thuẫn, đối kháng với nhà

nước, mà chính là các thiết chế bảo vệ nhà nước từ trong chiều sâu, vì nó đảm

bảo tính chính đáng của quyền lực qua sự thừa nhận của quần chúng (dù là

được tạo ra bởi nhà nước) về hệ giá trị và các tư tưởng cảu giai cấp cầm

quyền.

Thực ra, quan điểm này có khác Mác hay không thì còn phải tranh luận

vì có nhiều cách diễn giải những điều Mác nói (như tác giả đã trích dẫn trong

chú thích bên trên), nhưng nó khác đa số các nhà Mác xít, và khác với quan

điểm của Lê Nin và Đảng CS Nga là khá rõ. Hơn nữa, các hành động và

chiến lược sau đó của nhiều đảng cộng sản trên thế giới cũng thể hiện sự khác

biệt trong quan điểm về vai trò của XHDS so với quan điểm của Gramsci.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của Gramsci rõ ràng bổ sung một phần quan trọng

cho lý thuyết của Mác, và có thể đã làm giảm bớt sự diễn giải cứng nhắc về

mối quan hệ kinh tế - chính trị trong các nhà nghiên cứu Mác xít.

15

Page 16: A. Gramsci về xã hội dân sự

Nếu Mác chỉ dừng lại phân tích vai trò của “hệ tư tưởng” như là biểu

hiện thứ cấp của các quan hệ kinh tế thì thì Gramsci đã phát triển thêm (và

sâu sắc hơn) vai trò “tiền phong” của hệ tư tưởng – tức sự chủ động của yếu

tố vốn bị coi là bị động, thứ cấp. Theo đó, vì một hệ thống các giá trị khi

chiếm vị trí “tiền phong” sẽ khiến các cá nhân chấp nhân các giá trị chung đó

như là giá trị của riêng cá nhân mình một cách tự nhiên, tự nguyện.

Chính từ cách nhìn nhận này ông cũng đã có những nhìn nhận sâu sắc về

quá trình biến đổi xã hội, trong đó các tư tưởng cũ đã bị thay đổi như thế nào

bới các tư tưởng tiền phong mới. Quá trình biến đổi đó cũng là quá trình mà,

những giá trị, tư tưởng trước đó bị coi là, như ông viết, “thứ yếu và phụ thuộc,

thậm chí là đơn lẻ, thì bây giờ trở thành chủ yếu – trở thành hạt nhân của một

phức hợp tư tưởng và lý luận mới. Ý chí tập thể cũ sẽ tan rã thành các yếu tố

riêng rẽ, mâu thuẫn, khi các tư tưởng thứ yếu phát triển rộng dần”, và trở

nên “tiền phong”11.

Tổng kết lại, có thể thấy Gramsci coi sự thống trị (của giai cấp tư sản)

dựa vào hai nền tảng có tính độc lập tương đối và quan trọng như nhau :

1 – Sự chiếm ưu thế về kinh tế.

2 – Sự chiếm ưu thế về tri thức và hệ giá trị đạo đức, thông qua thiết lập

tính tiền phong về hệ tư tưởng và các giá trị văn hóa trong xã hội.

Ông tập trung vào cơ sở thứ hai, vì theo ông, nó sẽ bổ sung và tăng sức

mạnh cho lý thuyết của Mác khi giải thích phát triển xã hội, và cho cả các

chương trình hành động trong thực tiễn của các đảng CS tại Tây Âu. Trong

phân tích cơ sở thứ hai này, khái niệm “XHDS”(civil society) và “tiền phong”

(hegemony – theo 1 số nghiên cứu là ông lấy từ tiếng Nga gegemonia trong

thời gian ở đó) tư tưởng là hai phạm trù quan trọng để hiểu mạch lập luận của

ông. Sự khác biệt với Mác, có lẽ là trong việc nhấn mạnh, chứ không phải là

sự khác biệt nền tảng. Trong khi sự khác biệt của ông với Lê Nin có tính nền

tảng. Sự thống trị về kinh tế , và cả chính trị cũng có thể là chưa đủ, giai cấp

11 “What was previously secondary and subordinate, or even incidental, is now taken to be primary – becomes the nucleus of a new ideological and theoretical complex. The old collective will dissolves into its contradictory elements, since the subordinate ones develop socially, etc”

16

Page 17: A. Gramsci về xã hội dân sự

và các nhóm thống trị (không nhất thiết là cầm quyền) luôn còn phải quan

tâm đến việc bảo đảm cho hệ tư tưởng và các gía trị văn hóa của mình được

chập nhận rộng rãi, được sự “đồng thuận xã hội” – tức là tạo ra cả một không

gian văn hóa (rộng hơn pháp luật thành văn rất nhiều), mà trong đó, ưu thế

của nhóm này được coi như là tự nhiên.

Theo Paul Ransome (1992), Gramsci đã bổ khuyết cho Mác hai điểm

yếu quan trọng :

i – Mác đã quá nhấn mạnh rằng các phát triển xã hội luôn khởi nguồn từ

kinh tế, từ cấu trúc của các hoạt động kinh tế.

ii - Mác đã quá tin tưởng vào khả năng cách mạng do sự bừng tỉnh, tự

giác ngộ về ý thức giai cấp của công nhân.

Rõ ràng, diễn giải và đánh giá Gramsci như thế nào sẽ phụ thuộc vào

việc hiểu và diễn giải chủ nghĩa MÁc như thế nào. Dù thế nào đi chăng nữa,

các nghiên cứu của ông cũng là nguồn gợi mở tư duy cho nhiều nhà nghiên

cứu cánh tả nói chung và Mác xít nói riêng trên thế giới, đặc biệt vào những

thập niên gần đây. Thậm chí, ông còn được coi là người khởi nguồn của

trường phái xã hội học phê phán trong văn hóa (critical sociology of culture)

và khía cạnh chính trị của văn hóa (politicisation of culture), cho dù các lập

luận của Gramsci cũng được phân tích và phê phán trên nhiều góc độ mà bài

này sẽ không đề cập. (Ví dụ như Finocchiaro (2007) có một cách diễn giải rất

khác so với các nhà nghiên cứu Gramsci).

17

Page 18: A. Gramsci về xã hội dân sự

III - Ý nghĩa thực tiễn

Quan niệm của Gramsci về vai trò của XHDS, và cùng với nó, cách nhìn

nhận về quá trình chiếm lĩnh vị trí ưu thế trong xã hội thồn qua chiếm lĩnh vị

trí tiền phong (tiên tiến) về các giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng (khác với

sự nhấn mạnh thái quá vào kinh tế) như vậy có ảnh hưởng to lớn trong các

nhà nghiên cứu cả cánh tả và cánh hứu, và dẫn đến các phát triển quan trọng

trong nghiên cứu xã hội ngày nay, đặc biệt là sự phát triển của trường phái

phê phán (critical school) ở các nước phát trỉen pưhưong Tây với các tên tuổi

như Jurgen Habbemas, Louis Althusser, Foucault.

Sự nhìn nhận về tính phức tạp của quan hệ thượng tầng – hạ tầng, tính

độc lập của tư tưởng, văn hóa là nền tảng cho các khuynh hướng nghiên cứu

xã hội của trường phái này. Habbemas tập trung vào nghiên cứu sự giao tiếp

xã hội (communication) , trong khi đó, Althusser, Foucault tập trung vào

nghiên cứu vai trò của hệ tư tưởng. Từ đó, các nghiên cứu này soi sáng các

khía cạnh khác nhau của các thể chế XHDS.

Đối với nước ta nói riêng, và đối với giai cấp công nhân, thì sao ? Lý

luận của Gramsci có nghĩa rằng giai cấp công nhân khi nắm quyền cũng cần

thiết phải phát triển vị trí “tiên phong” trong lý luận và hệ giá trị (tức sự ưu

thế về hệ tư tưởng của mình). Cách thức đảm bảo sự chiếm ưu thế đó không

thể chỉ bằng cưỡng ép mang tính quyền lực, mà quan trọng hơn, và về lâu dài

như Gramsci phân tích, là phải tính đến quyền lợi, hê giá trị của các nhóm

khác, các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và kết hợp dần vào hệ giá trị và

hệ tư tưởng của mình, một cách nhất quán và thuyết phục (a cohesive

system).

Ông cho rằng, sự chiếm ưu thế (tiên phong tư tưởng) như vậy không là

sự kiện đơn lẻ, một lần, mà là quá trình liên tục của các cuộc tái thương thảo

của nhóm nắm ưu thế (đang cầm quyền) với các nhóm khác trong xã hội.

Giai cấp công nhân, hay bất kỳ giai câp nào cầm quyền cũng phải từng bước

xây dựng XHDS như vậy, thông qua đó, củng cố liên minh với các nhóm

18

Page 19: A. Gramsci về xã hội dân sự

khác, thúc đẩy hệ giá trị và tư tưởng của mình, và chiếm được sự thừa nhận

rộng rãi. Đó chính là các tường thành kiên cố bảo vệ hệ thống.

Từ đó, có thể thấy có 2 cách kiểm soát sự ổn định của hệ thống :

1 – Cách thức sử dụng cưỡng bức, tức quyền lực : cách thức này có tác

dụng nhất khi nhà nước chưa có được mức độ bá quyền tư tưởng cao, hoặc sự

bá quyền đó còn mong manh và phân tán. Đây cũng là sự lãnh đạo thông qua

nắm quyền lực.

2 – Cách thức sử dụng sự đồng thuận: có hiệu quả cao khi đã tạo lập

được XHDS , hệ giá trị của mình được chấp nhận rộng rãi, khi các cá nhân đã

chấp nhận một cách tự nguyện quan điểm và hệ giá trị của giai cấp cầm

quyền. Đây là sự lãnh đạo thông qua sự chiếm ưu thế.

Cả hai cách thức như vậy đều liên quan mật thiết với cách phân tích về

tính chính đáng của quyền lực trong nghiên cứu chính trị học. Xã hội sẽ có

các biến chuyển (hay cách mạng) không phải chủ yếu do giai cấp đột nhiên

tỉnh ngộ, ý thức được “giai cấp vì nó”, mà chính là kết quả của quá trình liên

minh lâu dài và âm thầm trước đó12. Trong quá trình này, các liên minh giữa

các nhóm có cũng lợi ích, đã phát triển dần vị trí bá quyền tư tưởng của mình

một cách vững chắc và rộng rãi. Một khi vị trí bá quyền tư tưởng bị thay đổi

thì đó cũng chính là lúc các biến chuyển xã hội sẽ diễn ra không thể ngăn cản.

Nói cách khác, phải chinh phục XHDS mới chinh phục được nhà nước một

cách vững bền.

Như vậy, Gramsci đặc biệt coi trọng tầng lớp trí thức vì giai cấp công

nhân, cũng như mọi giai cấp khi nắm quyền, phải tạo ra cho mình được tầng

lớp trí thức của mình – là tầng lớp sẽ nuôi dưỡng và phát triển sự bá quyền tư

tưởng (đảm bảo sự kiểm soát thông qua tự nguyện). Ông cũng cho rằng, tâng

lớp trí thức này phải được phát triển từ trong giai cấp công nhân, tức tầng lớp

trí thức hữu cơ (organic intelectual) chứ không phải lấy từ bên ngoài vào hay

ép buộc từ trên xuống.

12 Câu hỏi này đã được tác giả đặt ra trước đây, và vẫn còn là một nghi vấn quan trọng về diễn giải quan điểm của Mác : làm thế nào để giai cấp công nhân chuyển từ ‘trong nó” thành “vì nó” (Đức, 2003)

19

Page 20: A. Gramsci về xã hội dân sự

Một ý nghĩa thực tiễn hiển nhiên khác của các tư tưởng Gramsci là về

vai trò của hệ thống thông tin đại chúng và công tác tư tưởng lý luận nói

chung, trong đó vai trò truyền bá và củng cố tính tiền phong về tư tưởng được

nhấn mạnh, vì đây chính là công cụ giao tiếp xã hội mạnh nhất. Công tác tư

tưởng, nếu hiểu như vậy, chắc chắn sẽ phải đặt nền tảng căn bản trên sự

thuyết phục bằng lý luận, sự tiền phong phải được củng cố bằng sự thuyết

phục của lý luận, sự thiết lập lương tri – là điều mà xã hội, với trình độ dân trí

và bằng chứng hiện có, chấp nhận rộng rãi.

Các nghiên cứu hiên nay còn đi sâu vào các vấn đề về ngôn ngữ từ quan

điểm giao tiếp xã hội này. Các tác giả như Foucault, Althauser, hay các tác

giả theo trường phái Nữ quyền (Feminism) đã dựa trên quan điểm của ông để

đưa ra các kiến giải mới về quá trình tạo dựng hệ thống giá trị, niềm tin, ý

kiến v.v. đặc biệt là “lương tri” ( “common sense” trong tiếng Anh) – tức các

chuẩn mực được xã hội rộng rãi thừa nhận.

Trong hai mươi năm vừa qua, việc chấp nhận các tư tưởng về nền kinh tế

nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp

quyền, v.v. là một quá trình phong phú và rất cần tìm hiểu sâu. Quá trình này

có thể được phân tích từ cách tiếp cận của Gramsci. Với câu hỏi lớn như hiện

nay các nhà nghiên cứu đang quan tâm là : Đã có chưa và có cần xây dựng

một XHDS ở Việt Nam không ? Từ các phân tích của phần 2, câu trả lời là

khẳng định và thậm chí là “bắt buộc” nếu hệ thống chính trị muốn có “các

tường thành và pháo đài bảo vệ vững chắc”, trong đó, việc xây dựng được đội

ngũ trí thức hữu cơ và tầm quan trọng của lý luận phải được đặt lên hàng đầu

trong sự phát triển ở điều kiện hiện nay – điều kiện của xã hội thông tin và

nền kinh tế tri thức, của khuynh hướng phân tán quyền quyết định, và đặc biệt

là trong bối cảnh khi chúng ta đã có quá nhiều bằng chứng của sự thái quá của

tập trung quyền lực trong những lĩnh vực không cần thiết.

Hà nội 5/2006

20

Page 21: A. Gramsci về xã hội dân sự

IV - Tài liệu tham khảo

1. Chambers, S., (2002), Alternative Conceptions of Civil Society, 2002

2. Đức, Ngô Huy, 2003. Con người chính trị trong các tác phẩm kinh điểm Mác xít. Luận văn tốt nghiệp CCLL chính trị. Viện Triêt học, Học viện CTHCQGHCM, Hà Nội.

3. Ferguson, A. , 1767. An Essay on the History of Civil Society. (Luận về lịch sử của xã hội công dân)

4. Finocchiaro, Maurice A., (2007). Rethinking Gramsci's Political Philosophy. (http://www.bu.edu/wcp/Papers/Poli/PoliFino.htm), University of Nevada-Las Vegas.

5. Gitlin, Todd (1979). 'Prime time ideology: the hegemonic process in television entertainment', in Newcomb, Horace, ed. (1994), Television: the critical view – Fifth Edition, Oxford University Press, New York.

6. Golding, S. (1992). Gramsci's Democratic Theory: Contributions to a Post-Liberal Democracy. UTP, Toronto

7. Gramsci, Antonio (1971), Selections form the Prision Notebook, edited and translated by Quintin Hoare & Goffrey Nowell Smith, Lawrence and Wishart, London.

8. Hegel, G.W. F., 1821. Philosophy of Right, (Triết học pháp quyền).

9. Hương, Bùi Việt, 2005. Tư tưởng về XHCD ở phương Tây thời kỳ cận – hiện đại. Chương 2, Luận văn thạc sỹ Chính trị học. Viện Chính trị học, Học viện CTHCQG. Hà nội.

10.Mác, K. , 1843. Phê phán triêt học pháp quyền của Heghel..

11.-----, Hệ tư tưởng Đức.

12.McLean, G. (Chủ biên), 1999. Civil Society and Social Reconstruction.

13.---------, The Culture of Citizenship: inventing postmodern Civic CultureI.

14.Neocleous, M., 1996. Administering Civil Society: Towards a Theory of State Power, ( Quản lý xã hội công dân: Tiến tới một lý thuyết về quyền lực nhà nước), MacMillan, London.

21

Page 22: A. Gramsci về xã hội dân sự

15.Ransome, Paul (1992), Antonio Gramsci: A new introduction, Harvester Wheatsheaf, Hemel Hempstead, Hertfordshire.

16.Rosengarten, F. (2007) An Introduction to Grámci’s Life and Thought.( http://soc.qc.cuny.edu/gramsci/intro/engbio.html)

17.Simon, Roger (1991), Gramsci's Political Thought: An introduction, Lawrence and Wishart, London.

18.Stillo, M. (2007). The Life of Antonio Gramsci. University of Leeds. (http://www.theory.org.uk/ctr-gram.htm)

19.Strinati, Dominic (1995), An Introduction to Theories of Popular Culture, Routledge, London.

20.Williams, Raymond (1977), Marxism and Literature, Oxford University Press, Oxford.

22