67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

27
TIỂU LUẬN: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV NHÓM : LỚP: FIN20A 07 BUỔI HỌC: SÁNG THỨ 4 CA 2 PHÒNG: H410

Transcript of 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

Page 1: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

TIỂU LUẬN: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

NHÓM :

LỚP: FIN20A 07

BUỔI HỌC: SÁNG THỨ 4 CA 2

PHÒNG: H410

Page 2: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 2

Mục lục:

Lời nói đầu: ................................................................................................................................................ 3

A- MỤC TIÊU DÀI HẠN .......................................................................................................................... 4

B- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO MÔ HÌNH CAMEL ....................... 5

I- PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TỰ CÂN ĐỐI VỐN (C-CAPITAL) .............................................................. 5

1. CAR: .................................................................................................................................................. 5

2. Tỷ số tự tài trợ .................................................................................................................................... 6

3. Cơ cấu nguồn vốn huy động: ............................................................................................................. 6

II- CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A- ASSETS) ............................................................................................. 8

1. Tăng trưởng tổng tài sản .................................................................................................................... 8

2. Cơ cấu các khoản vay: ....................................................................................................................... 9

3. Phân loại nợ: .................................................................................................................................... 10

4. Cơ cấu các khoản mục đầu tư: ......................................................................................................... 11

III- CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ (M- MANAGEMENTS) ........................................................................ 12

1. Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung: ............................................................ 12

2. Kiểm toán nội bộ: ............................................................................................................................. 13

3. Phát triển nguồn nhân lực: .............................................................................................................. 13

IV- KHẢ NĂNG SINH LỜI (E - EARNINGS STRENGTH) .................................................................. 16

1. Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................................................... 16

2. Cơ cấu thu nhập:.............................................................................................................................. 17

V- TÍNH THANH KHOẢN (L – LIQUIDITY) ..................................................................................... 18

1. Tăng trưởng tiền gửi: ....................................................................................................................... 18

2. Tiền gửi Khách Hàng: ...................................................................................................................... 20

3. Chỉ tiêu dư nợ/ tiền gửi: ................................................................................................................... 20

4. Chỉ tiêu TM/ Tổng nợ phải trả: ........................................................................................................ 21

5. Tài sản thanh khoản/ Tổng NPT: .................................................................................................... 21

6. Tỷ lệ về khả năng chi trả: ................................................................................................................. 21

VI- ĐỘ NHẠY (S – SENSITIVITY) ....................................................................................................... 22

C. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ................................................... 23

I. Phân tích ROA, ROE và NIM dựa trên công thức: .............................................................................. 23

II. Phân tích ROA , ROE thông qua phương pháp dupont: .................................................................. 25

Page 3: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 3

Lời nói đầu:

Những năm vừa qua là những năm đầy thử thách với hệ thống Ngân Hàng tại Việt Nam.

Những tàn tích của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục thì các nhà quản

trị Ngân Hàng tiếp tục phải đau đầu tìm lời giải cho nhiều bài toán khó như áp lực huy động vốn,

kiểm soát chặt chẽ tín dụng, chạy đua lãi suất, xu hướng biến động khôn lường của tỷ giá… rồi

những áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ tại chính Ngân Hàng mình. Trong những năm gần đây,

những khó khăn trong ngành Ngân Hàng ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm. Trong năm 2010,

tăng trưởng tín dụng đạt 27.65%, vượt qua mốc cản của NHTW là 25%. Không chỉ nóng về tăng

trưởng tín dụng, mà đến cuối năm NHTW cũng phải gia hạn tăng vốn điều lệ để giảm thiểu áp lực

tăng vốn cho nhiều Ngân Hàng.

Hướng về những giai đoạn phát triển trong tương lai, một khi nền kinh tế Việt Nam trở nên

mở hơn thì sân chơi không chỉ dành riêng cho những Ngân Hàng trong nước mà còn phải đón nhận

những “vị khách” với nguồn vốn khổng lồ và dày dặn kinh nghiệm về tài chính ngân hàng. Ngành

Ngân Hàng chắc chắn sẽ trở nên phát triển và luật chơi cũng công bằng hơn nhưng bên cạnh đó sự

cạnh tranh thị phần cũng sẽ khốc liệt hơn. Và đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho việc

đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động để cải thiện những tồn tại, những thiếu sót trong hệ thống

Ngân Hàng nói chung và mỗi Ngân Hàng nói riêng lại trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.

Việc phân tích, đánh giá hoạt động của mỗi Ngân Hàng không chỉ xóa đi những mảng tối mà còn

tạo cái nôi nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo để cùng xây dựng 1 bức tranh của ngành tài chính

Ngân Hàng Việt Nam tươi sáng hơn, đẹp hơn.

Bởi những lý do đó, chúng tôi đã sử dụng mô hình CAMELS để đánh giá hiệu quả hoạt

động kinh doanh của một ngân hàng đại diện trong khối Ngân Hàng lớn đó là BIDV. Không phải

ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn BIDV. Chúng tôi chọn BIDV bởi họ là một định chế tài chính tầm

cỡ quốc gia và khu vực, một mắt xích quan trọng trong hệ thống Ngân Hàng, có khả năng ảnh

hưởng lớn đến cả hệ thống. Hơn nữa, BIDV là một ngân hàng hoạt động dưới mô hình công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà Nước làm chủ sở hữu đang trong tiến trình cổ phần

hóa, cùng với Agribank là trung gian để Nhà nước thực hiện nhiều chính sách tiền tệ và các đề án

an sinh xã hội. BIDV không phải là ngân hàng sở hữu những chỉ số “đẹp” nhất ngành chứng tỏ họ

còn những thiếu sót hoặc những khó khăn nào đó. Bởi vậy, chúng tôi muốn phân tích đánh giá hoạt

động kinh doanh để tìm ra những khó khăn của BIDV và liệu với đà phát triển như vậy, liệu họ có

đứng vững trên thị trường khi cổ phần hóa thành công hay không và họ sẽ làm gì để giành giật thị

phần khi phải “tiếp” những “bố già” đến từ các nền văn hóa khác.

Page 4: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 4

A- MỤC TIÊU DÀI HẠN

Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, mục tiêu của BIDV là tiếp tục

khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu của đất nước, luôn theo sát diễn biến thị trường tài

chính tiền tệ để đưa ra những sách lược nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, góp phần thực thi

hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô, thực hiện chủ trương thúc đẩy tăng trưởng,

chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện thành công những mục tiêu đa

hoạch định, BIDV sẽ tập trung vào một số nội dung trọng yếu sau:

Thứ nhất, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế đất nước, góp phần có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn tiền

tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, hoàn thành đồng bộ, toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch 2011, tạo nền tảng vững

chắc cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược năm 2011 - 2015, tầm nhìn 2020.

Thứ ba, chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng trưởng huy động

vốn trung dài hạn; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tài sản nợ-có; đẩy mạnh hơn nữa hoạt

động ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; phấn đấu cải thiện hơn

nữa xếp hạng năng lực tài chính của BIDV.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện các công việc trong lộ trình cổ phần hóa BIDV, chuẩn bị những

điều kiện tốt nhất cho NHTMCP BIDV hoạt động và hướng tới xây dựng Tập đoàn Tài

chính Ngân hàng BIDV theo mô hình Công ty mẹ - con.

Thứ năm, thông qua hoạt động đầu tư hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại, kết nối có hiệu

quả thị trường tài chính Việt Nam với các thị trường các nước trong khu vực, nâng tầm ảnh

hưởng và vị thế của BIDV tại các thị trường nước ngoài.

Page 5: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 5

9.16%

11%

8.94% 9.53%9.32%

2006 2007 2008 2009 2010

CAR(VAS)

B- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO MÔ HÌNH CAMEL

I- Phân tích khả năng tự cân đối vốn (C-Capital):

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích:

- CAR

- Hệ số tự tài trợ VCSH/TTS

- Cơ cấu tiền gửi

Nội dung phân tích:

1. CAR:

VỐN CHỦ SỞ HỮU 2009 2010 Thay đổi

Vốn điều lệ 10,498,568 14,599,713 4,101,145 39.06%

Vốn mua sắm tài sản cố định (TSCĐ)

1,916,096 1,916,971 875 0.05%

Vốn khác - 43,175 43,175

Các quỹ dự trữ 3,921,879 5,895,916 1,974,037 50.33%

Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính

165,449 287,720 122,271 73.90%

Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 11,227 11,227

Quỹ đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán

(351,703) (265,632) 86,071 -24.47%

Lỗ lũy kế (2,173,041) (1,906,523) 266,518 -12.26%

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 13,977,248 20,582,567 6,605,319 47.26%

Bảng 1-1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu năm 2009 và năm 2010 (Đơn vị: Triệu VND)

Page 6: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 6

- BIDV duy trì tương đối tốt tốt yêu cầu đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của mình:

Hệ số CAR của BIDV luôn đảm bảo theo quy định tối thiếu về hệ số an toàn vốn.

Hệ số CAR 2010 theo tiêu chuẩn VAS đạt 9.32% ( quy định tối thiểu của ngân hàng nhà nước

là 9%- thông tư 13).Với hệ số CAR như trên giúp BIDV có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh

toán các khoản nợ đến hạn , cũng như hỗ trượ thêm các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Hệ số CAR của BIDV có xu hướng tăng, đến 2010 có giảm so với 2009 nhưng không đáng kể

(2009 : 9.53%) đó là do hoạt động tín dụng của BIDV ngày càng mở rộng với các danh mục

đầu tư rủi ro. T uy nhiên hệ số CAR của BIDV vẫn đạt trên mức tối thiểu theo quy định

- Những năm gần đây, hoạt động của BIDV ngày càng mở rộng với việc mở rộng ngày càng

nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng cũng như ngày càng đi sâu vào các lĩnh vực chấp nhận rủi ro(

các danh mục cho vay…) chính vì thế vốn tự có đóng vai trò hết sức quan trọng.

Kết luận:

Hệ số an toàn vốn được đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn là do: tốc độ tăng trưởng của vốn

tự có luôn được đảm bảo cùng với việc tăng trưởng và mở rộng các danh mục rủi ro

2. Tỷ số tự tài trợ

Biểu đồ 1-2: Quy mô tăng trưởng của tỷ số tự tài trợ (Đơn vị: Triệu VNĐ)

- Đến 31.12.2010, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 14,559,713 triệu đồng, tăng 39,06% so với

năm 2009, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản từ mức 4,78% năm 2009 lên tới 5,69% năm

2010, góp phần nâng cáo năng lực tài chính của ngân hàng.

- Đạt được kết quả này là chủ yếu do vốn điều lệ tăng 4,101,145 triệu đồng (39.06%) và quỹ dự

trữ tăng mạnh 1,974,037 triệu đồng (50.33%). Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận trong năm đạt ở

mức cao khiến cho lỗ lũy kế của ngân hàng giảm xuống.

3. Cơ cấu nguồn vốn huy động:

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010VCSH/Tổng tài sản 2.67% 2.80% 4.17% 4.11% 4.78% 5.69%

VCSH 3,150 4,428 8,405 9,969 13,977 20,583

Tổng tài sản 117,976 158,165 201,382 242,316 292,198 361,954

Page 7: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 7

- Huy động vốn tăng trưởng 24% so với năm 2009( báo cáo thường niên 2010). Trong đó, khoản

mục tiền gửi huy động của các các nhân không ngừng tăng trường về quy mô và tỷ trọng.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng

2007 2008 2009 2010 Tiền gửi của TCKT

75,318 88,256 89,804 120,525 55.65% 54.01% 47.95% 49.25%

Tiền gửi của cá nhân

52,004 58,007 74,232 100,364 38.43% 35.50% 39.64% 41.01%

Tiền gửi của các đối tượng khác

8,014 17,134 23,244 23,811 5.92% 10.49% 12.41% 9.73%

Tổng 135,336 163,397 187,280 244,701 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

Bảng 1-3: Phân loại tiền gửi theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: Triệu VND)

Biểu đồ 1-4: Biểu đồ về cơ cấu tiền gửi phân loại theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: Triệu VND)

- Tiền gửi cá nhân có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng qua 2 năm từ 2007 đến

2010. Năm 2010 cũng là năm đánh dấu bước tiến vượt bậc trong hoạt động bán lẻ của BIDV,

góp phần nâng cao tính ổn định về tài sản và nguồn thu của hệ thống.

-

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

100,000,000

120,000,000

140,000,000

2007 2008 2009 2010

Tiền gửi của TCKT

Tiền gửi của cá nhân

Tiền gửi của các đối tượng khác

Page 8: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 8

II- CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A- ASSETS)

Chỉ tiêu đánh giá:

- Tăng trưởng tổng tài sản

- Cơ cấu các khoản vay

- Phân loại nợ

- Cơ cấu các khoản đầu tư

Nội dung phân tích:

1. Tăng trưởng tổng tài sản

- Đến 31.12.2010 Tổng tài sản của BIDV theo VAS đạt 366.268 tỷ đồng, theo IFRS đạt 361.954

tỷ đồng. Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa, sau

Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.

Bảng 2-1: Tăng trưởng tổng tài sản qua các năm 2006-2010 (Đơn vị: Tỷ VND)

- Tổng tài sản năm năm 2010 tăng 24% so với năm 2009 lớn hơn tốc độ tăng tổng tài sản năm

2009 so với năm 2008 ( 20,5%) và giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng bình quân 25% trong

giai đoạn 2005 - 2009 do quy mô tổng tài sản ngày một tăng cao và dần phục hồi sau khi chịu

tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong năm 2008-2009.

Page 9: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 9

2. Cơ cấu các khoản vay:

Cơcấuchovay 2010 % 2009 % 2008 %

CV thương mại 233,807 155.12% 193,962 128.69% 150,725 100% Cho thuê tài chính 2,830 113.15% 2,878 115.07% 2,501 100% Cho vay ODA 14,780 245.96% 8,268 137.59% 6,009 100% Cho vay theo chỉ định của nhà nước

445 35.71% 755 60.59% 1,246 100%

Cho vay ủy thác 2,330 466.00% 539 107.80% 500 100% Cho vay và ứng trước khách hàng ròng

254,192 157.90% 206,402 128.21% 160,982 100%

Bảng 2-1: Cơ cấu và tỷ trọng các khoản vay của BIDV (Đơn vị: Tỷ VND)

- Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là hoạt động tín dụng với tỷ trọng 69% (2009),

68.4% (2010). Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng BIDV.

- Tổng dư nợ có xu hướng tăng so với năm 2008 cụ thể năm 2009 tăng 28%, năm 2010 tăng

58%; chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay thương mại sau đó đến cho vay ODA, đặc biệt cho vay

theo chỉ định của nhà nước có xu hướng giảm từ 61% (2009) còn 38% (2010).

- Lĩnh vực cho vay rất đa dạng từ cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến,thương nghiệp, dịch vụ, du

lịch. nông lâm thủy sản…., cho vay doanh nghiệp quốc doanh (21%), doanh nghiệp ngoài quốc

doanh (TNHH, cổ phần…) chiếm 65%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài (3%), tư nhân và cá

thể (10%). Điều đó thể hiện khả năng tìm kiếm và thu hút khách hàng của BIDV ngày càng

được cải thiện

Page 10: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 10

3. Phân loại nợ:

Phân loại nợ 2010 % 2009 % 2008 %

Nợ đủ tiêu chuẩn 202,574 170.5% 159,918 134.6% 118,837 100%

Nợ cần chú ý 28,083 89.3% 32,108 102.1% 31,452 100%

Nợ dưới tiêu chuẩn 3,598 127.0% 3,531 124.6% 2,833 100%

Nợ nghi ngờ 820 198.5% 865 209.4% 413 100%

Nợ có khả năng mất vốn 2,008 214.3% 1,173 125.2% 937 100%

Tỷ lệ nợ xấu 6,426

5,569

4,183

Tổng số 237,083

197,595

154,472

% nợ xấu 2.71%

2.82%

2.71%

Bảng 2-2: Phân nhóm các khoản nợ (Đơn vị: Tỷ VND)

- Tỷ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) tăng lên đáng kể so với năm 2008 cụ thể năm 2009 tăng 35% và năm

2010 tăng 70%.

- Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): năm 2009 tỷ lệ nợ xấu được kiểm

soát ở mức 2,82%, có tăng nhẹ so với 2008 (2.709 %) song là mức thấp so với mặt bằng chung

trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2010

(2.71%).

Kết luận:

Như vậy, mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô

trong nước ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của khách hàng và hoạt động kinh doanh

ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể.

Để có được kết quả khả quan trên là do:

công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú

trọng, toàn hệ thống đã nỗ lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, vừa giảm nợ xấu

hiện hữu.

Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu

hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để chuyển

xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý.

Tuy nhiên tỷ lệ nợ có khả năng mẩt vốn tăng đáng kể, ngân hàng cần có biện pháp khắc phục tình

trạng này. Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu) đảm bảo >1, có xu hướng giảm cho

thấy quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đảm bảo bù đắp tổn thất nợ xấu, chất lượng tín dụng được đảm

bảo nên tỷ lệ trích lập/nợ xấu có xu hướng giảm.

Page 11: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 11

Bảng 2-3: Thông tin xếp hạng Moodys

- Quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng đã cho thấy ngân hàng đã thực thi tốt các chính sách tín

dụng: kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro vừa đảm bảo tăng

trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

4. Cơ cấu các khoản mục đầu tư:

Chỉtiêu 2010 2009

Giá gốc Giá hợp lý Giá gốc Giá hợp lý

Chứng khoán nợ 887,098 901,977 330,362 309,468

Chứng khoán vốn 480,364 459,706 758,824 629,970

Tổng 1,367,462 1,361,683 1,089,186 939,438

Thuyết minh về tình trạng niêm yết chứng khoán kinh doanh

- Chứng khóan kinh doanh và chứng khóan đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm 2010

(8.8%), 2009 (10.94%).

- Nguyên nhân chính là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng như thị trường chứng

khoán Việt Nam và với quy định mới về giới hạn đầu tư của NHNN, hoạt động đầu tư của

ngành ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần

đây, hoạt động đầu tư của BIDV chủ yếu tập trung vào công tác cơ cấu lại, nâng cao chất lượng

danh mục đầu tư và hiệu quả công tác quản lý đơn vị đầu tư, kết hợp với tăng cường năng lực

tài chính cho các đơn vị liên doanh đồng thời triển khai đầu tư các dự án trọng điểm theo chỉ

đạo của Chính phủ.

Page 12: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 12

Hội đồng quản trị

Khối Ngân hàng bán

buôn

Khối Bán lẻ & Mạng lưới

Khối Vốn & Kinh doanh

vốn

Khối Quản lý rủi ro

Khối Tác nghiệp

Khối Tài chính - Kế

toánKhối Hỗ trợ

Hội đồng CNTT

Hội đồng xử lý rủi ro

Các Ủy ban/HĐ

Hội đồng quản lý tín dụng

Các Ủy ban, Hội đồng

Hội đồng tín dụng

Hội đồng ALCO

Ban Kiểm soát

Ban Tổng giám đốc

và Kế toán trưởng

III- CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ (M- MANAGEMENTS):

Các chỉ tiêu đánh giá:

- Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung

- Kiểm toán nội bộ

- Hệ thống thông tin

- Phát triển nguồn nhân lực

Nội dung phân tích:

1. Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung:

Bảng 3-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo tiêu chí ngân hàng hiện đại tiên tiến

để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nâng cao sức cạnh tranh, BIDV đã chuyển đổi toàn

diện, đồng bộ từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, đa

năng theo hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Page 13: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 13

Xác lập mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng, thực hiện quản lý tập trung theo khối

chức năng chuyên sâu từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên, theo dạng sản phẩm, theo chiều

dọc, triển khai quản lý vốn tập trung, khai thác hiệu quả các tiềm lực phục vụ cho chiến lược mở

rộng phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro theo mô hình của một ngân hàng hiện đại; Xây dựng

hệ thống quản trị chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, đa tập trung đẩy mạnh

chuyển đổi hoạt động ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và toàn diện từ chiến lược, định hướng,

cơ chế, chính sách, mô hình đến triển khai hoạt động.

Chính sách quan lý và tập trung phát triển của BIDV rất ngắn gọn mà súc tích gắn liền với

slogan “BIDV - Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công “ Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà – tác giả

của câu khẩu hiệu - cho rằng: Chia sẻ và hợp tác chính là bí quyết làm nên thành công của doanh

nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu không có sự liên kết để phát

huy thế mạnh của mỗi bên, chúng ta khó lòng mà tận dụng tốt các thời cơ trong kinh doanh.

Kết luận: Chuyển đổi toàn diện hoạt động theo mô hình ngân hàng hiện đại, tập trung

phát triển ngân hàng bán lẻ.

2. Kiểm toán nội bộ:

15 năm liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo tài chính

theo cả hai chuẩn mực VAS và IFRS. Là ngân hàng đầu tiên chủ động thực hiện xếp hạng tín

nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế kể từ năm 2006. BIDV cũng là ngân hàng thương mại tiên phong

trong việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện phân loại

nợ theo Điều 7 Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam phù hợp với chuẩn

mực quốc tế, được NHNN công nhận.

Kết luận: Tiếp tục minh bạch công khai sâu rộng các hoạt động kinh doanh theo thông lệ

và chuẩn mực quốc tế.

3. Phát triển nguồn nhân lực:

- Về số lượng: Đến cuối năm 2010, BIDV có một đội ngũ nhân sự lớn mạnh với 16.475 người,

trong đó tại Trụ sở chính và các chi nhánh là 15.342 người, khối các công ty, trung tâm, Văn

pḥòng đại diện là 1.133 người.

- Về chất lượng: cùng với việc trẻ hóa cán bộ (tuổi đời b́ình quân năm 2010 là 32,8), đội ngũ

cán bộ BIDV năm qua cũng có tiến bộ đáng kể trên cả 02 b́nh diện: Bằng cấp và năng lực

thực tế.

Page 14: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 14

Số cán bộ có tŕnh độ đại học và trên đại học đạt 85,29%,tăng 2,69% so với năm

2009. Về cơ bản, các cán bộ đều được trang bị các kỹ năng về ngoại ngữ, vi tính

đảm bảo phục vụ cho công việc chuyên môn.

Khả năng quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại,

khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh đa được cải thiện rõ

rệt.

- Công tác tuyển dụng : đa có sự cải tiến về nội dung và hình thức thi tuyển, đảm bảo tính

công bằng, minh bạch, khách quan góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, tì́m kiếm, thu hút

những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn tốt.

- Công tác đào tạo: Đội ngũ nhân sự của BIDV thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại; cập nhật kiến thức và thực tiễn kinh doanh mới; rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ; nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ… Từng khoá học đều xác định rõ mục đích, yêu cầu của chương tŕnh đào tạo; nội dung được thiết kế, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của BIDV, đặc biệt đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ trong triển khai các nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của hệ thống.

Thực trạng đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua

đánh giá của khách hàng

- Hình ảnh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào những hoạt động của nhân viên giao dịch, người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua điều tra cho thấy, khách hàng đánh giávề chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên như sau:

-

4.

Page 15: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 15

- Qua bảng số liệu trên cho thấy, đa số khách hàng đánh giá đội ngũ nhân viên của BIDV ở

mức độ bình thường. Một bộ phận KH đánh giá tốt, khoảng 40%, đặc biệt là về tính nhanh

nhẹn, năng động (56,26%). Bên cạnh đó, KH cũng đánh giá khá tốt về trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, khả năng tạo dựng niềm tin và sự an tâm cho khách hàng; nhiệt tình, niềm nở, lịch

thiệp trong giao tiếp. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến đánh giá chưa tốt về đội ngũ nhân

viên về tất cả các mặt chiếm tỷ trọng xấp xỉ 15%, nhất là về ngoại hình và trang phục

(34,73%). Nhiều KH phàn nàn về trình độ nghiệp vụ, khả năng tư vấn của nhân viên còn yếu,

thái độ phục vụchưa có tính chuyên nghiệp, chưa thật sự quan tâm đến khách hàng. Vì vậy,

để khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao dịch, BIDV cần phải chú trọng đến công tác đào

tạo, bồi dưỡng và chỉnh đốn tác phong làm việc của nhân viên, đồng thời tăng cường văn hóa

doanh nghiệp trong NH.

4. Phát triển hệ thống thông tin:

- Hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, hiệu quả, được triển khai áp dụng

trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại,

tiện ích. Phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Internet banking, Mobile

banking, Contact Center, Core banking…

- Là ngân hàng thương mại duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-

2010) giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông

tin); BIDV cũng nằm trong Top CIO tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

- Ngoài ra BIDV còn kí thoả thuận với IBM,IBM sẽ giúp BIDV phát triển hệ thống công nghệ

thông tin, củng cố, đổi mới mô hình kinh doanh và hỗ trợ BIDV thực hiện các kế hoạch chiến

lược với nhiều dự án khác nhau. Nội dung cụ thể hợp tác bao gồm: tư vấn, đào tạo, chuyển giao

công nghệ và cho thuê tài chính. IBM sẽ xây dựng chương trình đào tạo chuyên gia công nghệ

thông tin, mở rộng hợp tác đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

cho BIDV.

Page 16: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 16

IV- KHẢ NĂNG SINH LỜI (E - EARNINGS STRENGTH):

Các chỉ tiêu đánh giá:

- Kết quả hoạt động kinh doanh

- Cơ cấu thu nhập

1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu 2010 2009 So sánh Tuyệt đối Tương đối

1.Tổng tài sản 366.267.769 296.432.087 69,756,047 24% 2.Vốn chủ sở hữu 24.219.736 17.639.336 6,605,319 37% 3.Chi quản lý kinh doanh (5.545.615) (4.536.214) (1.009.401) 22% 4.Chênh lệch thu chi trước DPRR

5.942.184 5.617.751 324.433 6%

5.Chi phí DPRR (1.316.616) (2.012.282) 695.666 35% 6.Lợi nhuận trước thuế 4.625.568 3.605.469 1.020.099 28% 7.Lợi nhuân ròng trong năm 3.760.715 2.817.501 943.214 33%

Bảng 4-1: Kết quả hoạt động kinh doanh

- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh đều đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2009, trong

đó:

Cùng với sự tăng trưởng 24% của tổng tài sản, 37% của vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận

ròng trong năm đạt tăng trưởng 33%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản.Điều này thể

hiện được việc quản lý tốt tài sản của BIDV.

Chênh lệch thu chi trước DPRR đạt 5.942 tỷ tăng 6%.

Tổng chi phí hoạt động 2010 là 5.546 tỷ đồng tăng 22%, chủ yếu là do chi phí nhân viên(

chiếm trên 50% tổng chi phí hoạt động ) thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc chi trả

lương cho nhân viên đảm bảo mặt bằng thu nhập so với các NHTMCP khác.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4.626 tỷ, tăng 28%, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Tốc độ tăng

của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của chi phí hoạt động. Điều này thể hiện BIDV đã quản lý

tốt chi phí .

Kết luận: Trước áp lực tăng giá, diễn biến các chỉ số chủ chốt của nền kinh tế trong nước

và thế giới như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá vàng…tiếp tục có nhiều biến động tác động

trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, BIDV vẫn kiểm soát tốt

chi phí hoạt động đảm bảo hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu

2010 2009 Số tiền (triệu đồng)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỉ trọng (%)

1.Thu nhập ròng từ lãi 9.023.757 77,4 6.948.255 73 2.Thu nhập ròng phi lãi

- Hoạt động dịch vụ 1.776.528 17,5 1.404.126 17,2 - Hoạt động kinh doanh

ngoại hối 288.678 2,8 208.866 2,6

Page 17: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 17

- Hoạt động mua bán CK kinh doanh

(290.740) 721.642 7,56

- Hoạt động góp vốn mua cổ phần

134.601 1,3 233.998 1,48

- Hoạt động khác 387.349 1,0 610.941 0,97 3. Tổng thu nhập hoạt động 11.356.125 100 9.517.314 100

Bảng 4-2: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời, cơ cấu thu nhập thay đổi theo hướng tích cực:

2. Cơ cấu thu nhập:

- Không chỉ đạt sự tăng trưởng về quy mô mà trong cơ cấu thu nhập từ các hoạt động cho

thấy sự chuyển biến tích cực.

- Căn cứ vào bảng trên, ta có thấy phần lớn lợi nhuận của BIDV có được chủ yếu là thu nhập

từ lãi chiếm trên 70%, sau đó là thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trên 17%, tiếp là hoạt

động kinh doanh ngoại hối với trên 2%, thu nhập từ các hoạt động khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Điều này có thể dễ hiểu bởi hoạt động chính của BIDV là các hoạt động huy động, cấp tín

dụng nên thu nhập từ lãi chiếm một tỉ lệ cao. Thu nhập này góp phần làm hình thành thêm

vốn cho BIDV và là một dấu hiệu tốt bởi việc tăng vốn ở đây là thu lợi từ hoạt động chính

của Ngân hàng.

- Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động được cải thiện, cụ thể:

Các khoản mục đóng góp chủ yếu vào tổng thu nhập thuần của Ngân hàng bao

gồm:thu nhập lãi thuần, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại

hối đều có xu hướng tăng cả về tuyệt đối và tương đối. Việc tăng tỉ trọng thu nhập

của các hoạt động này là một dấu hiệu tốt đối với NH.

Thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 2010 chỉ còn 4,2% trong tổng thu nhập (năm 2009

là 5,7%), các hoạt động góp vốn mua cổ phần, kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ lệ

nhỏ.

Sự suy giảm của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của

BIDV qua việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, đầu tư với việc tuân thủ

nguyên tắc thận trọng.Trong năm 2010 Ngân hàng đã thực hiện trích lập toàn bộ dự

phòng giảm giá đối với 100% chứng khoán và đầu tư theo mặt bằng giá của thị

trường tại thời điểm31/12/2010(theo yêu cầu của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)

Kết luận: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, song BIDV vẫn đảm

bảo hiêu quả kinh doanh năm 2010 trên các chỉ tiêu tài chính.Đạt được kết quả trên, bên

cạnh tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động, còn kể đến chất lượng tín dụng được kiểm soát

tốt, dự phòng rủi ro phát sinh trong năm giảm, qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận của

Ngân hàng.

Page 18: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 18

V- TÍNH THANH KHOẢN (L – LIQUIDITY):

Các chỉ tiêu đánh giá:

1. Tăng trưởng tiền gửi

2. Dư nợ/ Tiền gửi

3. Tiền mặt/ NPT

4. Tài sản thanh khoản/ NPT

5. Tỷ lệ về khả năng chi trả

Nội dung phân tích:

1. Tăng trưởng tiền gửi:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỉ lệ tăng trưởng 2010/2009

Dư nợ 150,724,951 193,960,704 233,511,757 20.4%

TG KH và Phát hành GTCG

141,857,460 205,290,549 254,883,235 24.2%

Tiền mặt 2,303,873 2,875,773 3,253,384 13.1% Tổng NPT 222,028,223 278,220,486 341,221,787 22.6%

Bảng 3-1: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và tiền gửi

Chỉ số 2007 2008 2009 2010

Dự nợ/ tiền gửi 83.2% 94.48% 91.61%

Tài sản thanh khoản/Tổng NPT

6.6% 7.9% 7.1% 7.13%

Tiền gửi khách hàng/ Tổng NPT

70.3% 79.4% 73.79% 74.7%

2007 2008 2009 2010

Tăng trưởng tiền gửi so với 2007 100.00% 127.30% 184.22% 228.73%

0.00%

50.00%

100.00%

150.00%

200.00%

250.00%

Tăng trưởng tiền gửi so với 2007

Page 19: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 19

Tăng trưởng tiền gửi

27.1% 27.3% 11.2% 23.73%

TM/ tổng NPT 1.026% 0.99% 1.03% 0.953%

Bảng 3-2: Các chỉ số về thanh khoản

- Thanh khoản là 1 chỉ tiêu quan trọng bởi các NH huy động một lượng tiền gửi và dự trữ

ngắn hạn từ CN, DN và các tổ chức cho vay khác để sau đó chuyển thành các khoản tín dụng dài

cho những người đi vay. Chính vì vậy, hầu hết các NH đều mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và

kỳ hạn của nguồn vốn. Hơn nữa, NH sẽ đánh mất lòng tin của khách hàng nếu không thực hiện tốt

thanh khoản.

Bảng 3-2: So sánh chỉ số về khả năng thanh khoản BIDV với Viettinbank và Vietcombank

- Như vậy, một NH có khả năng thanh khoản hợp lý sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho NH có tình

hình tài chính tốt. Căn cứ vào bảng số liệu, ta có thể thấy BIDV vẫn luôn đảm bảo an toàn thanh

khoản. Năm 2008 là năm nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và

với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành Ngân Hàng nói chung và mỗi NH nói riêng đều phải

đương đầu với những khó khăn nhất định. Trong khi các chỉ số về thanh khoản của phần lớn các

NH đều giảm sút thì BIDV vẫn duy trì chỉ tiêu thanh khoản đảm bảo an toàn.

- Lượng tiền gửi KH có xu hướng tăng từ 2008 – 2010. Đặc biệt, năm 2010, TGKH tăng gần

49600 tỷ đồng, tăng 23.7% so với năm 2009. Tỷ số tăng trưởng tiền gửi của BIDV thấp hơn

Viettinbank, cao hơn Vietcombank nhưng nhìn chung tỉ lệ tăng trưởng tiền gửi tăng đã phần nào

thể hiện được hoạt động huy động vốn đang ngày càng phát triển. Cung ứng tiền tăng là một dấu

hiệu ban đầu cho thấy thanh khoản tương đối khả quan.

Chỉ số 2009 2010

BIDV CTG VCB BIDV CTG VCB

Dư nợ/tiền gửi

94.48% 102.72% 82.94% 91.61% 114% 84.23%

Tiền gửi/ tổng NPT 73.79% 67.95% 71% 74.7% 62.02% 72.66%

Tăng trưởng tiền gửi 23.73% 38.03% 8% TS thanh khoản/ Tổng NPT 7.13% 3.9% 9.3%

Page 20: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 20

2. Tiền gửi Khách Hàng:

- Chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nợ phải trả. Từ 2007 - 2010, chiếm trên 70%

tổng NPT. Như vậy có thể thấy rằng tiền gửi khách hàng đóng một vai trò hết sức quan

trong trong cung thanh khoản

3. Chỉ tiêu dư nợ/ tiền gửi:

- Chỉ số này phản ánh trong số lượng tiền huy động được từ KH và phát hành GTCG, NH sử

dụng bao nhiêu để cấp tín dụng cho KH, đồng thời phản ánh mức độ phụ thuộc của việc cấp tín

dụng vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro. Dư nợ bao gồm các khoản: cho vay thương mại và các

khoản cho vay mà NH phải chịu hoàn toàn rủi ro (không bao gồm các khoản cho vay theo chỉ định

của CP, BTC và các khoản cho vay từ vốn ODA).

- Có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số này ở BIDV đều có xu hướng tăng. Từ 2008 – 2010, tỷ số

này < 100% và có xu hướng tăng từ 83% năm 2008, đến 2010 là 91.61. Mặc dù tỷ số này có tăng

lên nhưng vẫn ở mức <100%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh hơn tốc độ

8%6%

70%

6% 10%

Năm 2009

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

Tiền gửi của các TCTD khác

5%

8%

74%

2%11%

Năm 2010

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

Tiền gửi của các TCTD khác

Page 21: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 21

tăng của TGKH. Điều này vừa đảm bảo được khả năng thanh khoản tốt, mặt khác thể hiện được

hoạt động tín dụng của BIDV ngày càng được cải thiện và phát triển, tạo được uy tín và lòng tin

của KH. So với các NH cạnh tranh tỉ số này của BIDV ở mức trung bình, vẫn đảm bảo an toàn.

- Năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã thực hiện chính tiền

tệ nới lỏng cắt giảm liên tục lãi suất cơ bản từ 12% - 7% duy trì đến hết tháng 11 . 2009 rồi tăng lên

8% vào tháng 12, đồng thời Chính Phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mô

tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đế n khó khăn trong thanh khoản cho các

ngân hàng, áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng

HĐV. Làm các chỉ số về thanh khoản giảm.

4. Chỉ tiêu TM/ Tổng nợ phải trả: Chỉ tiêu này khá ổn định, từ năm 2007 – 2010, tỉ số này thay đổi không đáng kể. Lượng tiền mặt tại

quỹ có xu hướng tăng, tỉ số này luôn ổn định thể hiện sự ổn định trong việc thanh toán nhanh các

khoản tức thời, đến hạn.

5. Tài sản thanh khoản/ Tổng NPT: Tỷ lệ này tương đối ổn đinh, năm 2009, 2010 tỷ số này có giảm so với 2008 đó là do tốc độ tăng

của NPT lớn hơn của TS thanh khoản. NPT tăng chủ yếu là tăng khoản tiền gửi có kỳ hạn của

khách hàng. So với các NH khác tỉ số này ở mức giữa. Viettinbank có tỉ số quá thấp, kinh doanh

khá mạo hiểm. So với vietcombank mặc dù nhỏ hơn nhưng tỉ số này cả BIDV là vừa phải, vẫn đảm

bảo được khả năng thanh toán tạm thời, không gây lãng phí vốn.

6. Tỷ lệ về khả năng chi trả:

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức phù hợp với quy định của NHNN thể

hiện một cơ cấu vốn an toàn, hoạt động huy động và cấp tín dụng tương đối hợp lý.

- Như vậy, có thể thấy mặc dù điều kiện không thuận lợi, nhưng tính thanh khoản của BIDV

tương đối ổn định. Công tác quản lý thanh khoản của BIDV tương đối tốt, được thực hiện hàng

ngày thông qua việc quản lý chặt chẽ dòng tiền vào ra trong toàn hệ thống theo từng loại tiền tệ,

thường xuyên phân tích đánh giá, dự báo và nhận định tình hình thị trường. Do đó BIDV luôn chủ

động và linh hoạt trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn thanh khoản cho toàn hệ thống. Ngày

càng phát triển trong việc cung cấp , đáp ứng các dịch vụ và tạo được lòng tin của khách hàng.

Page 22: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 22

VI- ĐỘ NHẠY (S – SENSITIVITY):

Năm 2010, diễn biến các chỉ số chủ chốt của nền kinh tế trong nước và thế giới như lạm phát,

lãi suất, tỷ giá, giá vàng… tiếp tục có nhiều biến động tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của ngân hàng.

Quản lý rủi ro ngoại hối:

Hiện nay, để quản lý rủi ro ngoại hối, Ngân hàng đang thực hiện quản lý theo giới hạn của

ALCO phê duyệt giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR) đối với 3 đồng tiền chủ yếu là USD, EUR và

JPY (do 3 loại ngoại tệ BIDV nắm giữ nhiều nhất là USD, EUR, JPY), đồng thời cũng theo dõi

VAR cho cả giỏ ngoại tệ gồm 3 loại đồng tiền này.

Trong năm 2010, tỷ giá trên thị trường có những biến động tương đối mạnh, Ngân hàng đã chủ

động xây dựng và giám sát hạn mức VAR ngoại hối nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong kinh doanh

như tính toán ra mức tổn thất cao nhất, thấp nhất và bình quân trong 1 ngày

Quản lý rủi ro lãi suất:

Nhằm giới hạn mức tổn thất giá trị tài sản ngân hàng trước những biến động lãi suất thị trường,

trong năm BIDV đã xây dựng và giám sát thực hiện hạn mức khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất cho

các giỏ kỳ hạn dưới 1 năm. Về cơ bản, hạn mức khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất được BIDV tuân

thủ nghiêm túc. BIDV xây dựng chương trình quản lý VaR lãi suất chính thức đi vào vận hành từ

tháng 9/2008. Đây là công cụ QLRR lãi suất mới được áp dụng tại BIDV, giúp đo lường mức độ

tổn thất ngân hàng gặp phải từ rủi ro lãi suất, từ đó có thể giới hạn mức tổn thất tối đa, phù hợp với

độ ưa thích rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Page 23: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 23

C. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG:

Các chỉ tiêu sử dụng :

- ROE: Tỷ lệ thu nhập trên VCSH

- ROA: Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS

- NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

- Các phương pháp sử dụng:

Phương pháp so sánh năm 2009 với năm 2010 và với các ngân hàng lớn

như VCB và Viettinbank

Phương pháp phân tích Dupont: ROE= NPPM * AU * EM

Nội dung phân tích:

I. Phân tích ROA, ROE và NIM dựa trên công thức:

Chỉ tiêu Tài chính 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế 1531416 1,997,305 2,817,501 3,757,691

Tổng TS 204511148 246,519,678 296,432,087 366,267,769

Tổng TS bình quân 182867115.5 225,515,413 271,475,883 331,349,928

ROA 0.84% 0.89% 1.04% 1.13%

Chỉ tiêu Tài chính 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế 1531416 1,997,305

2,817,501

3,757,691

Vốn CSH 11634793 13,484,013

17,639,330

24,219,730

Vốn CSH bình quân 9593075.5 12,559,403

15,561,672

20,929,530

ROE 15.96% 15.90% 18.11% 17.95%

Bảng 7-1: Chỉ tiêu ROA, ROE

Bảng 7-2: Biểu đồ tỷ lệ ROA ROE qua các năm (2007-2010)

0

5

10

15

20

2007 2008 2009 2010

0.84 0.89 1.04 1.13

15.96 15.918.11 17.95

ROA

ROE

Page 24: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 24

Bảng 7-3: Tăng trưởng LNST và TTS (2007-2010)

- Tỷ lệ ROA từ năm 2007-2010 đều tăng đều đặn, đây là dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý tài sản của BIDV. Có thể nói, BIDV đã tăng trưởng quy mô gắn liền với hiệu quả và chất lượng. Trong năm 2010, cùng với sự tăng trưởng 19.07% của tổng tài sản thì lợi nhuận sau thuế của BIDV đạt tăng trưởng 25%.

- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có phần chững lại trong năm 2010, 19.07%, giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng bình quân của năm 2006-2010 là 25% do quy mô tài sản ngày 1 tăng cao và chịu tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong các năm qua.

- Tỷ lệ ROE tương đối ổn định trong năm 2007 và năm 2008, năm 2009 tỷ lệ ROE tăng trưởng mạnh mẽ đạt mốc 18.11%. Năm 2010, ROE giảm xuống còn 17.95%. Nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của LNST không bắt kịp với tốc độ tăng của VCSH: Trong năm 2010 nhằm tăng năng lực tài chính của Ngân Hàng mình đồng thời góp phần

thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, BIDV đã tăng vốn điều lệ lên hơn 4000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010, số vốn điều lệ của BIDV đã tăng lên 14599 tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại thứ 3 với số VĐL lớn nhất (Sau Viettinbank 18173 tỷ đồng, Vietcombank: 17587 tỷ VND)

ROE sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế của BIDV cũng ghi nhận những kết quả tích cực. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế BIDV tăng trưởng 19.07%, trong đó, ngoài nguồn thu từ lãi thuần tiếp tục giữ đà tăng mạnh 31.78% thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ lại trở thành nét nổi bật tiêu biểu của BIDV. Trong khi nguồn thu này tại các Ngân Hàng lớn đa số đều sụt giảm (ngoài VCB tăng trưởng 6% và HBB tăng trưởng 4% - Nguồn: Vndirect) thì BIDV lại

1531

1997

2817

3758

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

2007 2008 2009 2010

Tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế

Tăng trưởng Lợi nhuận …

Page 25: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 25

đạt được tăng trưởng ở ngưỡng 26.52%. Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm gần dây, BIDV đã vươn lên đứng đầu hệ thống NHTM tại Việt Nam về thu dịch vụ ròng.

Trong các khoản mục đóng góp vào tổng thu nhập hoạt động của BIDV thì khoản lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (trái phiếu/cổ phiếu) là khoản mục mà các nhà quản lý cần phải quan tâm và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, trong năm 2010, đa số các NH đều lãi về khoản mục này thì BIDV lỗ khoảng 291 tỷ ( năm 2009 lãi 722 tỷ).

Chỉ tiêu Tài chính BIDV VCB CTG

Lợi nhuận sau thuế 3.760.715 4.214.544 3.405.478

Vốn CSH 24.219.730 20.669.479 18.170.363

Vốn CSH bình quân 20.929.530 18.689.906 15.371.220

Tổng TS 366.267.769 307.496.090 367.712.191

Tổng TS bình quân 331.349.928 281.495.986 305.748.699

ROE 17.96% 22.55% 22.15%

ROA 1.13% 1.50% 1.11%

Bảng 7-4: So sánh tỷ lệ ROA ROE của BIDV với VCB và CTG

- Về hiệu quả quản lý tài sản, BIDV cũng không hề thua kém các Ngân Hàng trong khối NHTM

lớn, tuy nhiên tỷ lệ này chưa được cao do quy mô tổng tài sản lớn. Chỉ tiêu ROE của BIDV thấp

hơn so với VCB và CTG là do quy mô vốn chủ sở hữu lớn.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biện NIM:

Chỉ tiêu Tài chính BIDV VCB CTG

NIM 2.90% 3.00% 3.50%

Bảng 7-5: So sánh NIM của BIDV với VCB và CTG năm 2010

- Tỷ lệ NIM của BIDV năm 2010 tăng lên 2.96% (năm 2009 là 2.63%). Tuy nhiên tỷ lệ này có phần thấp hơn các NHTMCP khác. Nguyên nhân là do chính sách thận trọng và kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động tín dụng. Hơn nữa, BIDV vẫn còn là 1 ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty nhà nước (tính đến năm 2010) nên có nhiều khoản cho vay ưu đãi với lãi suất thấp dẫn đến thu nhập từ hoạt động cho vay chưa thực sự cao. Tuy nhiên thì mức 2.9% cũng là mức trung bình của ngành.

- Hơn nữa bối cảnh nền kinh tế khó khăn khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn, các Ngân Hàng phải chạy đua để giành giật các nguồn vốn với chi phí thấp cũng là 1 nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng thu nhập lãi thuần của BIDV.

II. Phân tích ROA , ROE thông qua phương pháp dupont: ROE:

Chỉ tiêu Tài chính

2007 2008 2009 2010

ROE 15.96% 15.90% 18.11% 17.95%

NPMM 24.46% 24.69% 30.40% 34.73%

AU 3.42% 3.59% 3.41% 3.27%

EM 19.06 17.96 17.45 15.83

Page 26: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 26

- Thông qua các yếu tố cấu thành ROE, ta có thể thấy rằng: NPMM tăng đều đặn qua các năm, năm 2010 tăng 4% so với năm 2009 phản ánh tính hiệu

quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.

AU ổn định qua các năm xấp xỉ ở mức 3.5%/ năm chứng tỏ mặc dù quy mô tài sản tăng

trưởng mỗi năm 50 tỷ nhưng hiệu quả quản lý tài sản tốt, thu nhập từ hoạt động trên mỗi

đồng tài sản vẫn ổn định qua các năm.

Đòn bẩy tài chính của BIDV có xu hướng giảm xuống. Năm 2010 giảm xuống còn 15.83

(giảm 1,2 lần so với năm 2007), điều này được lý do BIDV đang đẩy mạnh tăng vốn điều lệ

trong thời gian gần đây, tăng năng lực tài chính để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa NH. Hơn

nữa, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, BIDV lại theo đuổi chính sách quản lý vốn an

toàn hơn các Ngân Hàng khác(thể hiện qua các chỉ số thanh khoản) thì đòn bẩy tài chính

EM được duy trì thấp có thể coi là 1 chính sách hợp lý do chưa thể tối đa hóa được các chỉ

tiêu tỷ lệ sinh lời hoạt động cũng như hiệu quả quản lý tài sản, nếu đòn bẩy tài chính cao thì

rủi ro đem lại cao mà lại không thể tạo ra bứt phá trong chỉ tiêu ROE.

ROA:

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ Thu nhập lãi thuần/TTS

2.66% 2.77% 2.57% 2.77%

Tỷ lệ thu nhập phi lãi thuần/TTS

0.31% -0.59% -0.50% -0.98%

Mức độ ảnh hưởng của các giao dịch đặc biệt

-2.13% -1.30% -1.03% -0.66%

ROA 0.84% 0.88% 1.04% 1.13%

- Phân tích các yếu tố cấu thành nên ROA, ta có thể thấy mức tăng trưởng của ROA đạt

được là nhờ vào các nguyên nhân sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ TTS có xu hướng tăng qua các năm

Các khoản giao dịch đặc biệt hiệu quả hơn, chi phí tổn thất ít hơn.

Tuy nhiên tỷ lệ thu nhập phi lãi giảm mạnh mà nguyên nhân chủ yếu là do các

thu nhập phi lãi giảm. Đây là điều mà BIDV cần phải chú ý cải thiện

- Xem xét rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các giao dịch đặc biệt như các khoản thu nhập

bất thường, chi phí thuế và các khoản dự phòng tổn thất tín dụng:

Chỉ tiêu tài chính 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ TN bất thường/TTS 0 0 0 0

Tỷ lệ phân bổ DP Tổn thất/TTS

-1.86% -1.13% -0.74% -0.40%

Tỷ lệ chi phí thuế/TTS -0.27% -0.16% -0.29% -0.26%

Tỷ lệ Thu nhập lãi thuần/TTS

2.66% 2.77% 2.57% 2.77%

Page 27: 67187337 Tieu Luan Qtnh Camel Bidv

[ỨNG DỤNG CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BIDV] MÔ HÌNH CAMEL

NGA� N HA� NG ĐA�U TƯ VA� PHA�T TRIE� N BIDV Page 27

Tỷ lệ thu nhập phi lãi thuần/TTS

0.31% -0.59% -0.50% -0.98%

ROA 0.84% 0.88% 1.04% 1.13%

- Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng có xu hướng giảm,

điều đó thể hiện hiệu quả trong công tác quản lý nợ, những khoản dự phòng thấp hơn,

ngoài ra còn có thêm các khoản hoàn nhập dự phòng khác.

-

Danh sách nhóm

1. Phạm Thị Nga (NHD K11 - H410B) – Nhóm trưởng

2. Vũ Kim Anh (NHD K11- H410B)

3. Phạm Thị Thanh Tâm (NHD K11- H410B)

4. Lê Bảo Ngọc (NHD K11- H410B)

5. Nguyễn Nam Sơn (NHD K11- H410B)

6. Nguyễn Chí Thành (NHD K11- H410A)

7. Trần Thị Phương Nam (NHD K11 – H410B)