101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

222
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đề tài: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA CỦA VIỆT NAM TẠI EU: NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ THANH HÀ : TH.S NGUYỄN THỊ THANH HÀ Sinh viên: TRẦN THỊ THANH TÚ : TRẦN THỊ THANH TÚ Mã sinh viên: CQ483258 : CQ483258 SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Transcript of 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

Page 1: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

~~~~~~*~~~~~~

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

CUỐI KHÓA

Đề tài:

VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA CỦA

VIỆT NAM TẠI EU: NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA

Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ THANH HÀ : TH.S

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

Sinh viên: TRẦN THỊ THANH TÚ : TRẦN THỊ THANH TÚ

Mã sinh viên: CQ483258 : CQ483258

Lớp: KINH TẾ QUỐC TẾ 48B : KINH TẾ QUỐC TẾ 48B

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 2: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

HÀ NỘI - 2010

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra.”, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ phía Nhà trường và cơ quan thực tập.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình bốn năm học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà, người đã trực tiếp quan tâm, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa. Cô đã luôn theo sát và đưa ra những lời khuyên quý báu giúp tôi sửa chữa và hoàn thiện hơn chuyên đề của mình.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú lãnh đạo Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại đây. Cũng trong quá trình thực tập tại Vụ Kinh tế dịch vụ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của chị Nguyễn Nhật Mai và các anh chị trong nhóm Xuất nhập khẩu, Vụ Kinh tế dịch vụ trong việc thu thập tài liệu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Tú

Page 3: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Trần Thị Thanh Tú, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 48B,

Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

Tôi xin cam đoan chuyên đề cuối khóa “Vụ kiện chống bán phá

giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài

học kinh nghiệm rút ra.” là do tôi tự viết dưới sự hướng dẫn của cô giáo,

thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà và sự giúp đỡ của các cán bộ trong Vụ

Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chứ không sao chép từ bất kỳ

nguồn nào khác. Các dữ liệu được sử dụng trong chuyên đề đều trung

thực và có trích dẫn nguồn cụ thể.

Tôi xin chấp nhận mọi hình thức xử lý của trường và khoa nếu có

vi phạm những điều đã cam kết ở trên.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Tú

Page 4: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP....................................4

1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư...................................................................................4

1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư...............................................4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................4

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.......................................5

1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.................................................6

1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ...........................................................................................7

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ....................................7

1.2.2. Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phỏ giá............9

CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM

TẠI THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA...................................................................10

2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU...................10

2.1.1. Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU..................10

2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU........10

2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission)........................................10

2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)............................................11

2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee)................................................11

2.1.2.4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên................11

2.1.2.5. Tòa án...............................................................................................12

2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU......................................12

2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá......................................12

2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện..................................................................................12

2.1.4.2. Điều tra sơ bộ...................................................................................14

2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc.......................................................................15

2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời..............................................................18

2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá......................................................19

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 5: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

2.1.4.6. Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra.........................................19

2.1.4.7. Kết luận cuối cùng............................................................................20

2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức...........................20

2.1.4.9. Rà soát hàng năm (rà soát lại).........................................................21

2.1.4.10. Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn)...............................................21

2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU..........22

2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU.........................................................22

2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU................................22

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU..................................................25

2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU..........................................26

2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU..............................................28

2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện.............................................................................29

2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU...............30

2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU..........................33

2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU............36

2.2.4. Phản hồi của các bên có liên quan.............................................................39

2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối

với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc................................................40

2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với

giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc......................................................44

2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam............47

2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam

tại thị trường EU..................................................................................................51

2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành

da giày Việt Nam................................................................................................51

2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng.....................................................................51

2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.............................................................53

2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng...............................................................................54

2.3.1.4. Biến động lao động...........................................................................55

2.3.2. Tác động đến đời sống công nhân ngành da giày.......................................56

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 6: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU..........59

2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày

dép và người tiêu dùng EU.................................................................................64

2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ

da Việt Nam tại thị trường EU.............................................................................67

2.4.1. Bài học đối với các cơ quan Nhà nước...................................................68

2.4.1.1. Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là

một nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá..............................................68

2.4.1.2. Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía

Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện

chống bán phá giá..........................................................................................69

2.4.1.3. Bài học 3: Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự

đồng lòng phối hợp của nhiều bên.................................................................69

2.4.1.4. Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với

chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam

trong các vụ kiện chống bán phá giá.............................................................70

2.4.1.5. Bài học 5: Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị

trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp

Việt Nam khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng.....................71

2.4.2. Bài học đối với các doanh nghiệp...........................................................73

2.4.2.1. Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp có

nguy cơ cao bị kiện bán phá giá....................................................................73

2.4.2.2. Bài học 2: Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá........73

2.4.2.3. Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc

ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan

khi bị kiện.......................................................................................................73

2.4.2.4. Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh

bạch, các doanh nghiệp không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị

trường.............................................................................................................74

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 7: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG

PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU..........................75

3.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước...............................................................75

3.1.1. Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng. 75

3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá......76

3.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá........................................77

3.1.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá..............................78

3.1.5. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các

cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành

hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước.................................................................78

3.1.6. Tăng cường công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng.............79

3.1.7. Tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hòa hóa

với các quy định quốc tế.....................................................................................80

3.1.8. Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để tranh

thủ được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.......81

3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp...................................................81

3.2.1. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu..........................................81

3.2.2. Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh, giảm gia công xuất khẩu...........82

3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá..................................82

3.2.4. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu...............83

3.2.5. Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá 83

3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện........................................................................84

3.2.7. Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra..........................85

3.2.8. Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra.............85

3.2.9. Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ kiện..........86

3.2.10. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp............................86

3.2.11. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành

hàng....................................................................................................................87

3.2.12. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá......................................87

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 8: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................89

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu thụ giày dép

lớn nhất EU 23............................................................................................ 23

Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU 27....................................................27

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU28.............28

Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 - 200531.....31

Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU33......................33

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 9: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai

đoạn 2000 - 200534......................................................................................34

Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại

thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/200643.....................................43

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu

giày dép của EU62........................................................................................62

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo chất lượng và giá cả25...............25

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 200530............30

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai

đoạn 2000 - 200531...................................................................................31

Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU

năm 200432...............................................................................................32

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 10: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 200534...............34

Biểu đồ 2.6: Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2002-

200535.......................................................................................................35

Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai

đoạn 2001 - 200960...................................................................................60

Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn

2005 - 200861...........................................................................................61

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng

kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam 62......................................62

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày

dép của EU63..........................................................................................63

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 11: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 1 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện

nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với

các nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá

trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang tham

gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.

Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt

hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên

thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các

bạn hàng quốc tế.

Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt

động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trong

quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường

lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng

tự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần

bị dỡ bỏ thỡ cỏc quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sử

dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong

nước. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia

đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần

ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của

mình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp

dụng khá phổ biến.

Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụ

kiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều

nhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%.1 Trong đó EU trở thành thị trường khó

tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá

tại thị trường EU là một điển hình. EU luôn được xác định là thị trường chủ lực và 1 Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan tính đến 31/10/2009 - Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 12: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 2 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới,

tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các

vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luật

thương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêng

của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó với

các vụ kiện loại này từ EU.

Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện

chống bán phá giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì

việc hiểu biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xử

hợp lý trước các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết. Trong vài năm trở lại đõy đó cú

một số đề tài nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nói chung cũng

như các quy định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam như

Hoa Kỳ, EU nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thường chỉ đề cập

đến khớa cỏch pháp lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ra

những bài học quý báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt

Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề

tài “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động

nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thông qua một trường

hợp điển hình là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìm hiểu về

luật pháp chống bán phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ

kiện, từ đó đề xuất các giải pháp giỳp cỏc cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp

Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đích đẩy

mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm

năng này.

2.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của

Việt Nam tại thị trường EU.

3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu:

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 13: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 3 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giỳp cỏc cơ quan

Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá

giá của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU

- Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU

- Phân tích nhận định của cỏc bờn về kết quả của vụ kiện

- Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện.

4.Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt

Nam sang thị trường EU trong chuỗi thời gian từ năm 2000 cho đến hết năm 2009.

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày

dép của Việt Nam sang thị trường EU.

- Giác độ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cả hai giác độ vi mô và vĩ mô,

vừa đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng đưa ra các

giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm ứng phó một cách hiệu quả với các vụ

kiện chống bán phá giá của EU.

5.Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp

thu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp

tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.

6.Kết cấu đề tài:

Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập

Chương 2: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường

EU: diễn biến, những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra

Chương 3: Giải pháp nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với

các vụ kiện chống bán phá giá của EU

CHƯƠNG 1

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 14: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 4 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tên gọi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment)

- Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội

- Điện thoại: 04-38433360; 08044094; 08043485

- Website: http://www.mpi.gov.vn

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày

31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch

kiến thiết, chính là tổ chức tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày nay. Từ đó

đến nay, trải qua 65 năm xây dựng, ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và

Đầu tư đã từng bước trưởng thành và phát triển qua những mốc son quan trọng.

Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số

68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban Nghiờn cứu kế hoạch kiến

thiết trước đó. Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình

Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những

vấn đề quan trọng khác.

Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch

Quốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg

thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của

các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng

các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc

thực hiện kế hoạch.

Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó

xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 15: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 5 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và

văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy

ban Kế hoạch Nhà nước bao gồm các nghị định số 158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP,

10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...

Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 151/HĐBT giải thể

Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban

Kế hoạch Nhà nước.

Ngày 1/1/1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu

Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp

kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới.

Ngày 1/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp

nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.

Ngày 17/8/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao

Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu

tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực

đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục

tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành,

vùng lãnh thổ.

2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên

quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 16: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 6 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để

ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngoài để

xây dựng và trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển

kinh tế - xã hội của cả nước và cỏc cõn đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.

4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban

nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp

kế hoạch.

5. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế -

kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối

quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác,

liên doanh.

7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.

8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh

tế - xã hội.

9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công

chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính

sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.

1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22

đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp

trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế

của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760

cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình

xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 17: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 7 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

ngừng lớn mạnh, hiện nay trong cơ cấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 2 giáo sư, 7

phó giỏo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ và 479 người có trình độ đại học.

1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ

Vụ Kinh tế dịch vụ là một đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ

trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát triển các

ngành dịch vụ, chuyên trách về các ngành dịch vụ du lịch, thương mại trong nước

và thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ).

Vụ Kinh tế dịch vụ cú cỏc nhiệm vụ sau đây:

1. Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ,

ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn

vị liên quan trong Bộ để tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển các ngành liên

quan.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng

năm về phát triển chung các ngành dịch vụ; trực tiếp theo dừi cỏc ngành dịch vụ du

lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; lập các bảng cân đối tổng cung,

tổng cầu về các hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hoá

và dịch vụ, cán cân thương mại quốc tế.

3. Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước

thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách; làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ

trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.

4. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành dịch vụ,

thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn vị liên quan

trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội

trong kế hoạch 5 năm, hàng năm; trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn

bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định

các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 18: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 8 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc các

ban ngành theo thẩm quyền.

5. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự

án (kể cả dự án ODA, FDI), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng,

quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách; đề xuất các giải

pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế

hoạch.

6. Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế

hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền

quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ

phụ trách để các Bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền; chủ trì thực

hiện giám sát đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh

vực được Bộ trưởng giao phụ trách; phối hợp thẩm tra quy hoạch phát triển các

ngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.

7. Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoỏ cỏc thông tin về kinh tế phục

vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách;

phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về phát triển

các ngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.

8. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển đối với các ngành, lĩnh

vực sau:

- Về các ngành dịch vụ: Lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước

của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của các Bộ chuyên ngành chưa giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ;

- Thương mại trong nước (bao gồm cả thương mại biên giới và kinh tế cửa

khẩu) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Thương mại quốc tế (bao gồm cả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ,

thương mại điện tử) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Kho tàng thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 19: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 9 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Ngành dự trữ quốc gia (bao gồm cả vật tư, hàng hóa, kho tàng) thuộc Bộ

Tài chính và các Bộ, ngành khác làm chức năng dự trữ quốc gia.

9. Tổng hợp kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ và xuất nhập khẩu

hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả đàm phán quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế).

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.

1.2.2. Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá

Ở Việt Nam, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xử lý

các vụ kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đóng một

vai trò quan trọng giúp Bộ Công Thương giải quyết các vụ kiện này. Trong hai vụ

kiện chống bán phá giá gần đây là vụ kiện cá ba sa của Việt Nam bán phá giá tại thị

trường Hoa Kỳ và vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại EU, Bộ Công

Thương đều đã có công văn tham vấn ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tùy theo

yêu cầu của cỏc bờn liên quan và Bộ Công Thương gửi sang, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư sẽ chuẩn bị hồ sơ và cho ý kiến góp ý xử lý đối với các vụ kiện chống bán phá

giá đó. Trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan chuyên trách

về thương mại trong nước và thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hóa

và thương mại dịch vụ), do đó Vụ Kinh tế dịch vụ sẽ là đầu mối xử lý ở Bộ Kế

hoạch và Đầu tư. Đối với mỗi vụ kiện thì nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ là khác

nhau phụ thuộc vào yêu cầu của Bộ Công thương gửi sang, nhưng khái quát lại thì

Vụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan đầu mối xem xét các yêu cầu được gửi đến từ Bộ

Công thương, lấy ý kiến từ các vụ khác trong Bộ, thu thập và tổng hợp thông tin sau

đó ban hành công văn trả lời Bộ Công thương. Trong một số trường hợp nếu có yêu

cầu tham vấn từ phía Bộ Công thương về các vụ kiện chống bán phá giá, Vụ Kinh tế

dịch vụ sẽ thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất những kiến nghị và giải pháp

đối với những vụ kiện này.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 20: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 10 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 2

VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM TẠI

THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA

2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU

2.1.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU

EU không chỉ được đánh giá là một thị trường khó tính với rất nhiều yêu cầu

khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm mà còn được coi là một điển hình trên

thế giới về bảo hộ sản xuất nội địa. Nhằm mục tiêu bảo vệ các ngành sản xuất nội

khối trước sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt

là từ các nước đang phát triển với lợi thế chi phí nguyên vật liệu và nhân công rẻ,

bên cạnh các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, EU còn xây dựng một

Quy chế chống bán phá giá hết sức chặt chẽ.

Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời từ năm 1968 và hiện

nay được quy định tập trung tại Quy chế 384/96 ngày 22/12/1995 của Hội Đồng Bộ

Trưởng EU.

Qui định này sau đó đã được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:

- Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996

- Qui định của Hội đồng (EC) số 905/98 ngày 27/4/1998

- Qui định của Hội đồng (EC) số 2238/2000 ngày 9/10/2000

- Qui định của Hội đồng (EC) số 1972/2002 ngày 5/11/2002

Các quy định trên được áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành

viên EU. Riêng đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang

trong quá trình chuyển đổi thì EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt khác.

2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU

2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission)

UBCA là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật

chống bán phá giá của EU. Đây là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra

phá giá, quyết định xem có mở cuộc điều tra hay không, sau đó trực tiếp tiến hành

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 21: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 11 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

điều tra (bao gồm cả điều tra về việc bán phá giá và điều tra thiệt hại). Sau khi có

kết luận sơ bộ về việc hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá trên thị trường EU,

UBCA có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời hoặc chấp nhận cam

kết giá được đưa ra bởi các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài. UBCA cũng là

cơ quan có quyền ra quyết định đình chỉ quá trình điều tra và có hay không thực

hiện việc tiến hành “rà soát lại” và “rà soát hoàng hụn”. Về việc áp dụng biện pháp

chống bán phá giá chính thức, tuy UBCA không có thẩm quyền quyết định vấn đề

này nhưng có một tiếng nói quan trọng trong việc đề xuất Hội đồng Châu Âu đưa ra

quyết định cuối cùng về mức thuế áp dụng.

2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)

Hội đồng Châu Âu là cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn kiến nghị từ

UBCA và ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

chính thức. Đồng thời Hội đồng cũng ra các quyết định xử lý biện pháp chống bán

phá giá sau khi có kết quả của “rà soát hoàng hụn” hoặc “rà soát lại”. Ngoài ra, đối

với những quyết định thuộc thẩm quyền của UBCA, Hội đồng Châu Âu có thể có

quyết định khác và quyết định của Hội đồng là quyết định cuối cùng.

2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee)

Ủy ban tư vấn gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên Liên

minh và một đại diện của UBCA đóng vai trò là chủ tịch. Ủy ban Tư vấn có chức

năng đưa ra ý kiến tham vấn (khi được yêu cầu hoặc khi pháp luật qui định việc

tham vấn là bắt buộc). Tuy không có giá trị bắt buộc nhưng ý kiến của Ủy ban tư

vấn phải được các cơ quan có thẩm quyền tính đến khi ban hành quyết định. Trong

trường hợp Ủy ban Tư vấn có ý kiến khác với UBCA về cùng một vấn đề thì Hội

đồng Châu Âu sẽ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng.

2.1.2.4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên

Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên có trách

nhiệm phối hợp với UBCA trong việc tiến hành điều tra về việc bán phá giá và thiệt

hại. Sau khi có quyết định áp thuế chính thức, các nước thành viên sẽ chịu trách

nhiệm thu thuế chống bán phá giá thông qua cơ quan hải quan nước mình.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 22: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 12 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

2.1.2.5. Tòa án

Sau khi có quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán

phá giá chính thức, các bên có liên quan có quyền khởi kiện các quyết định này ra

Tòa án sơ thẩm Châu Âu. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn có thể tiếp tục bị kháng cáo

lên Tòa án Châu Âu. Quyết định của tòa án này sẽ là quyết định cuối cùng.

2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU

Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996 về việc sửa đổi Quy

chế chống bán phá giá đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp

chống bán phá giá theo bốn điều kiện sau:

- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào EU;

- Ngành sản xuất SPTT của EU bị thiệt hại đáng kể;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;

- Việc áp đặt thuế chống bán phá giá là cần thiết vì lợi ích của Cộng đồng

Như vậy, so với qui định chung của WTO, các điều kiện áp đặt thuế chống

bỏn phỏ giá theo pháp luật của EU có thêm một điều kiện thứ tư là phải đảm bảo

phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Qui định nay thể hiện một sự kiềm chế nhất định

của EU trong việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nếu như trong pháp

luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, quyết định áp thuế sẽ ngay lập tức được ban

hành khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại thì tại

EU, ngay cả khi hội tụ đủ ba điều kiện đầu tiên, các biện pháp chống bán phá giá

vẫn có thể không bị áp dụng nếu việc này đi ngược lại với lợi ích Cộng đồng.

2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá

2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện

Theo quy định, một cuộc điều tra chống bán phá giá tại EU phải được khởi

xướng bởi một đơn kiện bằng văn bản. Bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc hiệp hội

nào đại diện cho ngành sản xuất nội địa của EU đều có quyền khởi kiện bằng văn

bản yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đơn kiện có thể được

gửi trực tiếp đến UBCA hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia

thành viên.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 23: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 13 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Khi yêu cầu khởi xướng một vụ điều tra bán phá giá, đơn đề nghị điều tra

phải đảm bảo bao gồm các nội dung sau:

- Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mô tả về số lượng và

giá trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra.

- Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên nước xuất

xứ; danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;

- Bằng chứng về việc sản phẩm đó bị bán phá giá: GTT, GXK, biên độ phá

giá, sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu bị nghi ngờ bán phá giá…

- Bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất EU và mối quan hệ nhân

quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá với những thiệt hại này.

Sau khi nhận được đơn kiện, để ra quyết định có bắt đầu điều tra phá giá theo

đơn yêu cầu hay không, UBCA phải tiến hành kiểm tra những điều kiện sau:

- Tính đại diện cho ngành sản xuất EU của chủ thể nộp đơn: Chủ thể nộp đơn

kiện chỉ được công nhận là đại diện cho ngành sản xuất EU khi có sản lượng chiếm

tối thiểu là 25% tổng sản lượng SPTT của toàn ngành sản xuất EU. Và sản lượng

của các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất là 50% tổng sản lượng của

các nhà sản xuất EU bày tỏ ý kiến (tán thành hay phản đối) về việc điều tra.

- Tính xác thực và đầy đủ của những thông tin và bằng chứng được đưa ra

trong đơn kiện: UBCA sẽ chỉ bắt đầu cuộc điều tra khi nhận thấy các thông tin được

đưa ra trong đơn kiện là xác thực và các chứng cứ về việc bán phá giá và thiệt hại

được trình bày là tương đối đầy đủ.

UBCA có 45 ngày để xem xét đơn đề nghị điều tra. Sau thời hạn này, nếu xét

thấy đã đầy đủ căn cứ, Ủy ban sẽ quyết định khởi xướng vụ kiện và đồng thời công

bố quyết định này trên Cụng báo của Liên minh Châu Âu. Quyết định này bao gồm

các thông tin về tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ sản phẩm đó, tóm tắt

những thông tin EC đã nhận được, thời gian tiến hành điều tra và thời gian cho phép

các bên có liên quan trình bày quan điểm của mình.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 24: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 14 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

2.1.4.2. Điều tra sơ bộ

Theo quy định của EU, UBCA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc

tiến hành điều tra về bán phá giá và các thiệt hại do việc bán phá giá hàng nhập

khẩu gây ra. Cùng phối hợp với Ủy ban cũn cú cỏc quốc gia thành viên Liên minh.

Thời hạn điều tra dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng vụ kiện nhưng trong mọi

trường hợp không được kéo dài quá 15 thỏng. Cũn giai đoạn điều tra 2 thì được EU

quy định tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm khởi

xướng điều tra.

a. Tiến hành lựa chọn mẫu trong trường hợp có quá nhiều đối tượng điều tra

Trong trường hợp số lượng nguyên đơn, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, loại

sản phẩm hoặc số giao dịch liên quan quá lớn thì việc điều tra có thể chỉ giới hạn ở

một số lượng thích hợp các công ty, sản phẩm hoặc giao dịch. Việc lựa chọn mẫu

này được thực hiện trên cơ sở những thông tin sẵn có và cần phải đảm bảo tính đại

diện ở mức cao nhất có thể. UBCA có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc

lựa chọn mẫu này. Các doanh nghiệp sản xuất muốn được lựa chọn làm mẫu điều

tra có 15 ngày để tự giới thiệu về mình với UBCA và cung cấp đầy đủ thông tin liên

quan đặc biệt là các thông tin về lượng xuất khẩu và lượng hàng bán trong nội địa.

b. Tiến hành thu thập thông tin

- Thông qua bảng câu hỏi

Thông thường, ngay sau khi ra thông báo về việc tiến hành điều tra, UBCA

sẽ gửi bảng câu hỏi cho tất cả cỏc bờn quan tâm gồm người nộp đơn, các nhà xuất

khẩu, nhập khẩu và đại diện của họ. Nội dung bảng câu hỏi này gồm thông tin về

công ty, về sản phẩm đang bị điều tra, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh,

doanh số bán sản phẩm trong nước và xuất khẩu, giá thành sản xuất... Các nhà xuất

khẩu có 30 ngày để hoàn thành bảng câu hỏi này.

2 Giai đoạn điều tra là khoảng thời gian mà những lô hàng nhập khẩu trong khoảng đó sẽ là đối tượng bị điều tra và những thiệt hại xảy ra trong giai đoạn đó sẽ được xem xét để đi đến kết luận về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả với việc bán phá giá.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 25: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 15 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Thông qua việc các bên có liên quan trình bày quan điểm

Ngoài việc trả lời bảng hỏi, cỏc bờn liên quan có thể trực tiếp trình bày quan

điểm của mình trước UBCA nếu trong thời hạn qui định gửi yêu cầu tới UBCA

dưới dạng văn bản trong đó chứng minh được rằng họ là một bên liên quan có thể bị

ảnh hưởng bởi các kết quả của quá trình điều tra chống bán phá giá và có lý do

chính đáng cho yêu cầu trình bày quan điểm của mình.

- Các cơ quan có thẩm quyền tự tiến hành thu thập thông tin

Ngoài những thông tin do cỏc bờn cung cấp, để đi đến các quyết định, cơ

quan có thẩm quyền phải tiến hành thu thập thêm thông tin nếu thấy cần thiết. Việc

có thu thập thêm thông tin hay không do UBCA quyết định nhưng phần thực thi chủ

yếu được tiến hành bởi các quốc gia thành viên nếu Ủy ban có yêu cầu.

c. Tiến hành xác minh thông tin thông qua điều tra thực địa

Về nguyên tắc, mọi thông tin do cỏc bờn cung cấp được cơ quan có thẩm

quyền sử dụng trong quá trình ra quyết định đều phải được kiểm tra tính xác thực

một cách kỹ càng nhất có thể. Do đó, sau khi phân tích bản trả lời và những thông

tin được cung cấp bổ sung bởi cỏc bên, UBCA có thể quyết định điều tra thực địa.

Đây là quá trình cơ quan điều tra trực tiếp đến doanh nghiệp để thăm cơ sở sản xuất

kinh doanh, kiểm tra sổ sách tài chính kế toán, xem xét các chứng từ và một vài

giao dịch lớn điển hình, phỏng vấn nhân viên của công ty để đánh giá tính xác thực

của những thông tin đã nhận được. Việc điều tra thực địa sẽ được thực hiện trong

vòng từ 2 đến 4 ngày ở mỗi công ty hoặc mỗi nhóm công ty. Hai điều kiện để tiến

hành điều tra thực địa là: có được sự chấp thuọ�n của công ty bị kiểm tra và Chính

phủ nước xuất khẩu đã được thông báo chính thức và không có ý kiến phản đối.

Bên cạnh đó, UBCA sẽ không tiến hành việc điều tra thực địa đối với các

công ty không gửi bản trả lời theo đúng cách thức và thời hạn qui định.

2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc

Để có thể đưa ra kết luận sơ bộ, UBCA phải thực hiện các tính toán dựa trên

các thông tin đã thu thập được để xác định chính xác việc bán phá giá và những

thiệt hại mà nó gây ra cho ngành sản xuất SPTT của EU.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 26: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 16 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

a. Xác định việc bán phá giá

Việc xác định một hàng hóa nhập khẩu có bị bán phá giá hay không được

thực hiện theo một quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định giá trị thông thường

Trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế thị trường

Trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, GTT được định nghĩa là giá

bán SPTT tại thị trường nước xuất khẩu. Do đó Quy chế về chống bán phá giá của

EU quy định GTT được xác định dựa trên giá bán trong điều kiện thương mại thông

thường của SPTT khi nhà sản xuất bán hàng hóa đú cho người mua độc lập tại thị

trường nước xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu không đồng thời là nhà sản xuất

hoặc có sản xuất nhưng không bán SPTT tại thị trường trong nước thì GTT sẽ được

xác định trên cơ sở giá bán SPTT của các nhà xuất khẩu khác.

Đây được coi là cỏch tớnh chuẩn và được ưu tiên áp dụng đầu tiên, để có thể

sử dụng cỏch tính GTT này cần hội tụ đủ các điều kiện sau đây:

- Lượng SPTT tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu không ít hơn 5% lượng

sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào EU.

- SPTT được bán trong điều kiện thương mại thông thường tại thị trường

nước nội địa cho phép so sánh với GXK một cách hợp lý.

Nếu không thoả mãn một trong hai điều kiện trờn thỡ theo qui định của Liên

minh Châu Âu có thể sử dụng một trong hai cách sau để tính GTT:

- GTT được xác định theo giá bán SPTT trong điều kiện thương mại thông

thường sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là giá này phải mang tính đại

diện và có thể so sánh được với GXK.

- GTT được tính toán dựa trên giá thành sản xuất tại nước xuất xứ cộng với

một khoản hợp lý các chi phí và lợi nhuận.

Trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường

Không giống như Hoa Kỳ đưa ra các tiêu chí cụ thể để xem xét việc một

nước nào đó có hay không có nền kinh tế thị trường, EU liệt kê sẵn một danh sách

các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam. Trong trường

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 27: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 17 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

hợp này, UBCA sẽ lựa chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường và cú cỏc

điều kiện sản xuất tương tự với nước xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra để làm

nước thay thế. Biên độ phá giá sẽ được tính toán dựa trên các thông tin thu thập

được về giá bán của SPTT tại thị trường nước thay thế này.

Tuy nhiên, theo Qui định 2238/2000 của Hội đồng Châu Âu, Việt Nam cùng

với Nga, Trung Quốc, Ukcaine và Kazkhstan được hưởng một qui chế đặc biệt, theo

đú cỏc nước này vẫn bị coi là có nền kinh tế phi thị trường nhưng nếu cơ quan điều

tra xác định rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu nhất định hoạt động theo các điều kiện

kinh tế thị trường thì có thể áp dụng cỏc cỏch tính GTT như trong trường hợp các

nước có nền kinh tế thị trường đối với họ - tức là tiến hành điều tra trực tiếp, không

qua nước thay thế. Để được hưởng quy chế đặc biệt này, các nhà sản xuất, xuất

khẩu phải có đơn yêu cầu bằng văn bản gửi đến UBCA và trong đơn yêu cầu phải

kèm theo những chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động hoàn toàn theo các điều

kiện của nền kinh tế thị trường.

Nếu không đáp ứng được yêu cầu trờn, thỡ theo Qui định số 1972/2002 của

Hội đồng Châu Âu ngày 5/11/2002, các nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan vẫn có

thể yêu cầu được áp dụng mức thuế riêng với điều kiện phải có đơn yêu cầu kèm

theo các chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động không chịu sự can thiệp của nhà

nước, đặc biệt là đến hoạt động xuất khẩu như: tự thỏa thuận số lượng và GXK,

phần lớn cổ phần thuộc sở hữu tư nhân, chuyển đổi ngoại tệ theo tỉ giá thị trường…

Bước 2: Xác định GXK

Theo định nghĩa trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì GXK là

giá bán sản phẩm từ nước sản xuất hay nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Theo

đó, EU quy định có 2 cỏch tính GXK:

Cách 1: GXK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà

xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu.

Cách 2: GXK là giá tự tính toỏn trờn cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó

cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc dựa trên những tiêu chí

hợp lý khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 28: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 18 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Cách 1 là cỏch tính GXK chuẩn và được ưu tiên áp dụng trước tiên. Trong

trường hợp không có giá giao dịch hoặc giá giao dịch là không đáng tin cậy thỡ

cỏch tớnh thứ 2 sẽ được áp dụng.

Bước 3: So sánh GTT và GXK

Việc so sánh GTT với GXK được tiến hành theo 3 cách.

Cách 1: So sánh GTT bình quân gia quyền với GXK bình quân gia quyền

của tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu.

Cách 2: So sánh GTT và GXK của từng giao dịch

Cách 3: So sánh GTT bình quân gia quyền với GXK của từng giao dịch.

Bước 4: Xác định biên độ phá giá

Sau khi đã so sánh giá, biên độ phá giá được tính theo công thức:

BĐPG = (GTT – GXK) / GXK

Biên độ phá giá tối thiểu theo quy định là 2%. Nếu kết quả tính toán cho thấy

biên độ phá giá của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn mức tối thiểu này thì UBCA sẽ ra

quyết định đình chỉ điều tra.

b. Xác định thiệt hại

Giống như trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Quy chế chống bán

phá giá của EU quy định những thiệt hại mà việc bán phá giá hàng nhập khẩu có thể

gây ra cho ngành sản xuất EU bao gồm ba loại: thiệt hại về vật chất trên thực tế,

nguy cơ gây thiệt hại về vật chất và tác động gây trì trệ, làm chậm sự phát triển của

ngành sản xuất EU. Đối với mỗi loại thiệt hại, EU đều có quy định cụ thể về các

yếu tố cần phải xem xét để xác định mức độ thiệt hại mà ngành sản xuất EU phải

gánh chịu do việc bán phá giá hàng nhập khẩu gây ra. Cơ quan có thẩm quyền điều

tra của EU sẽ đánh giá một cách tổng thể các yếu tố này để đi đến kết luận cuối

cùng về thiệt hại. Đồng thời, UBCA cũng sẽ thực hiện các nghiên cứu cần thiết để

xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và các thiệt hại kể trên.

2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời

Các biện pháp tạm thời gồm có thuế tạm thời và các hình thức bảo đảm, đặt

cọc khác được áp dụng trong giai đoạn tiến hành điều tra chủ yếu nhằm ngăn chặn

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 29: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 19 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

nguy cơ việc bán phá giá gõy thờm những thiệt hại mới cho ngành sản xuất nội địa

của EU. Vì vậy, để có thể áp dụng các biện pháp này, ít nhất phải có kết luận sơ bộ

rằng có việc bán phá giá gây thiệt hại. Ngoài ra, phải chứng minh được rằng các

biện pháp này cần được áp dụng để bảo vệ quyền lợi của Cộng đồng. Trước khi áp

dụng biện pháp tạm thời, UBCA phải tham vấn các quốc gia thành viên và có được

ý kiến đồng ý của Hội đồng Châu Âu thông qua bỏ phiếu đa số.

Các biện pháp tạm thời chỉ có thể được áp dụng sau ít nhất là 60 ngày và

không được muộn hơn 9 tháng kể từ ngày bắt đầu cuộc điều tra. Thời hạn áp dụng

biện pháp tạm thời là 6 tháng và có thể được gia hạn thêm 3 tháng nếu các nhà sản

xuất, xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn về thương mại hàng hóa liên quan yêu cầu hoặc

không phản đối.

2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá

Cam kết giá trong điều tra chống bán phá giá được hiểu là thoả thuận tự

nguyện giữa Liên minh Châu Âu (thông qua UBCA) và một nhà sản xuất, xuất khẩu

bất kỳ, theo đó nhà xuất khẩu cam kết sửa đổi giá của mình hoặc dừng việc xuất

khẩu với giá bị coi là phá giá sang Liên minh. Sau khi cam kết giá được chấp nhận,

cuộc điều tra sẽ kết thúc nếu được sự đồng thuận của Uỷ ban Tư vấn. Tuy nhiên nếu

các nhà xuất khẩu có yêu cầu tiếp tục điều tra hoặc Ủy ban tư vấn và Hội đồng

Châu Âu quyết định như vậy thì quá trình điều tra sẽ vẫn được tiếp tục. Nếu kết

luận cuối cùng của cơ quan điều tra là không có việc bán phá giá hoặc không có

thiệt hại đáng kể thì cam kết giá sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Trường hợp ngược

lại, cam kết giá sẽ được tiếp tục thực hiện bình thường.

2.1.4.6. Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra

Sau khi đưa ra kết luận sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại, UBCA sẽ tiếp

tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ và xem xét các

bình luận, phản hồi từ các bên đối với kết luận này. Để phục vụ việc điều tra, các

phiên điều trần có thể được tổ chức. Tham dự phiên điều trần cú cỏc nhà nhập khẩu,

xuất khẩu, đại diện của Chính phủ nước xuất khẩu và các nguyên đơn. Tại đây, các

bên sẽ trình bày quan điểm của mình, trả lời và phản bác lập luận của đối phương.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 30: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 20 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Những thông tin, lập luận miệng đưa ra trong cỏc phiờn điều trần này sẽ được tính

đến nếu sau đó chúng được xác nhận lại bằng văn bản và được gửi cho UBCA.

Sau khi có kết luận sơ bộ, thay vì tiếp tục điều tra, UBCA cũng có thể quyết

định chấm dứt điều tra trong những trường hợp sau:

- Đơn kiện chống bán phá giá bị rút lại.

- Xét thấy biện pháp chống bán phá giá đang áp dụng không còn cần thiết.

- Lượng hàng nhập khẩu từ một nước xuất khẩu chiếm dưới 1% thị phần tại

EU hoặc tổng lượng nhập khẩu từ các nước xuất khẩu cùng mặt hàng chiếm dưới

3% thị phần.

- Biên độ phá giá thấp hơn 2%.

2.1.4.7. Kết luận cuối cùng

Sau khi tiến hành xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ, UBCA sẽ đưa

ra kết luận cuối cùng về việc bán phá giá và thiệt hại. Đồng thời Ủy ban cũng công

khai những tình tiết và lập luận được sử dụng để đưa ra kết luận cuối cùng cho các

bên có liên quan được biết nếu như họ có yêu cầu gửi đến bằng văn bản. Tuy nhiên,

thường thì những ý kiến và bình luận của cỏc bờn vào thời gian này sẽ không ảnh

hưởng đến quyết định sau đó của UBCA.

2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức

Sau khi có kết luận cuối cùng, UBCA sẽ lập một bản đề nghị áp đặt thuế

chống bán phá giá và gửi cho Uỷ ban Tư vấn để cơ quan này cho ý kiến trước khi

trình lên Hội đồng Châu Âu. Sau đó Hội đồng Châu Âu sẽ ra quyết định thông qua

bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số.

Theo pháp luật về chống bán phá giá của EU, việc xác định mức thuế chống

bán phá giá chính thức cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc chặt chẽ:

- Thuế chống bán phá giá trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ

phá giá và nên thấp hơn biên độ phá giá nếu điều này đã đủ để loại bỏ các thiệt hại.

- Thuế chống bán phá giá chính thức phải được tớnh riờng cho từng nhà xuất

khẩu tham gia điều tra trừ trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 31: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 21 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Trong trường hợp chỉ một số nhà sản xuất, xuất khẩu được lựa chọn điều

tra thỡ cỏc doanh nghiệp này sẽ được tính mức thuế riêng, còn các nhà sản xuất,

xuất khẩu đã tự giới thiệu mình với UBCA nhưng không được lựa chọn điều tra thì

sẽ được áp dụng mức thuế chung nhưng không cao hơn biên độ phá giá bình quân

gia quyền của các doanh nghiệp trong nhóm mẫu.

- Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có hiệu lực áp dụng đối với cả

những nhà xuất khẩu mới. Mức thuế này sẽ được xác định trên cơ sở một cuộc điều

tra nhanh về biên độ phá giá được tiến hành đối với các nhà xuất khẩu này.

Thuế chống bán phá giá của EU có hiệu lực áp dụng trong vòng 5 năm kể từ

ngày có quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày rà soát tổng thể cuối kỳ.

2.1.4.9. Rà soát hàng năm (rà soát lại)

Ngay khi chưa hết thời hạn 5 năm, các bên có liên quan gồm nhà xuất khẩu,

nhà nhập khẩu hay các quốc gia thành viên Liên minh đều có quyền yêu cầu rà soát

lại biện pháp chống bán phá giá chính thức với điều kiện: biện pháp chống bán phá

giá đã được áp dụng ít nhất là 1 năm và đơn yêu cầu phải kèm theo đầy đủ bằng

chứng chứng minh cho sự cần thiết phải rà soát lại biện pháp chống bán phá giá.

Việc rà soát lại phải được tiến hành nhanh chóng và thông thường kết luận

phải được đưa ra trong vòng 12 tháng. Căn cứ vào kết luận của UBCA, Hội đồng

Châu Âu sẽ quyết định một trong các giải pháp dưới đây:

- Huỷ bỏ biện pháp chống bán phá giá liên quan; hoặc

- Giữ nguyên biện pháp chống bán phá giá đó; hoặc

- Sửa đổi biện pháp chống bán phá giá (thường là sửa đổi mức thuế)

2.1.4.10. Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn)

Vào thời điểm thuế chống bán phá giá sắp hết hạn hiệu lực, UBCA sẽ có

thông báo trên Công báo của Liên minh. Sau khi có thông báo này, các nhà sản xuất

EU có quyền đệ đơn yêu cầu tiến hành "rà soát hoàng hôn" muộn nhất là 3 tháng

trước khi biện pháp chống bán phá giá chính thức hết thời hạn. Trong đơn yêu cầu

phải kèm theo bằng chứng đủ để cho thấy rằng việc chấm dứt áp dụng của biện

pháp chống bán phá giá sẽ có nhiều khả năng gây ra sự tiếp tục hoặc tái diễn việc

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 32: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 22 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

bán phá giá hoặc thiệt hại. UBCA là cơ quan quyết định có bắt đầu "rà soát hoàng

hôn" hay khụng trên cơ sở xem xét các chứng cứ do chủ thể đệ đơn cung cấp.

Việc điều tra trong quá trình "rà soát hoàng hôn" do UBCA tiến hành trên cả

hai phương diện là bán phá giá và thiệt hại. Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, đại diện

của nước xuất khẩu liên quan và các nhà sản xuất Liên minh sẽ được tạo cơ hội để

trình bày, phản biện và bình luận về các vấn đề được nêu trong yêu cầu rà soát lại.

Việc điều tra thông thường sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu.

Tùy vào kết quả của quá trình điều tra rà soát, sẽ có hai cách thức xử lý đối

với biện pháp chống bán phá giá liên quan theo quyết định của Hội đồng Châu Âu:

- Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá thêm 5 năm nữa nếu kết quả

điều tra cho thấy việc chấm dứt hiệu lực của biện pháp này có nhiều khả năng dẫn

tới sự tiếp diễn hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại;

- Chấm dứt hiệu lực của biện pháp chống bán phá giá nếu kết quả điều tra

cho thấy việc bán phá giá hoặc thiệt hại không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn.

Trường hợp không có đơn yêu cầu hoặc UBCA không tự mình quyết định

việc rà soát lại, biện pháp chống bán phá giá sẽ tự động hết hiệu lực sau khi kết thúc

thời hạn 5 năm.

2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU

2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU

2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU

Người dân EU vốn nổi tiếng là phóng khoáng và ưa chuộng thời trang, vì

thế thị hiếu tiêu dùng giày dép của họ cũng có những nét rất đặc trưng khác với các

thị trường khác. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng mặt

hàng giày dép của người dân EU, chúng ta có thể phân chia thị trường này thành

các phân đoạn nhỏ hơn theo người sử dụng.

Theo giới tính và lứa tuổi của người sử dụng, thị trường giày dép EU được

phân chia thành 3 phân đoạn: nữ giới, nam giới và trẻ em. Trong đó, nữ giới là

phân đoạn quan trọng nhất.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 33: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 23 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu

thụ giày dép lớn nhất EU

Đơn vị: %

Nguồn: Phân tích và dự báo thị trường da giày EU - Da giày Việt Nam truyền thống và hiện đại - NXB Chính trị quốc gia - 2002

- Nữ giới: Nữ giới chiếm khoảng 50% thị phần và là phân đoạn quan trọng

nhất của thị trường giày dép EU. Nhìn chung, phụ nữ EU chi tiêu khá nhiều cho

việc mua sắm giày dép và có những đôi riêng để đi cho từng mùa. Họ có ít nhất một

đôi mỗi loại giày dép để sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh tính

năng tiện dụng, phụ nữ Châu Âu còn rất quan tâm đến kiểu cách và tính thời trang.

Do đó, vòng đời sản phẩm giày dép dành cho nữ giới thường ngắn hơn loại dành

cho nam giới và trẻ em. Những phụ nữ phải đi làm thường thích những đôi giày

chất lượng cao, mẫu mã đẹp và thoải mái trong khi sử dụng, bên cạnh đó họ cũng

rất quan tâm đến hàng hiệu. Giới trẻ thì không quan tâm nhiều đến chất lượng và

thương hiệu nhưng những đôi giày họ mua phải thật độc đáo hoặc có những hoạ tiết

phỏ cỏch nhằm thể hiện cá tính và theo kịp mốt trên thị trường.

- Nam giới: Nam giới EU có xu hướng chọn đồ đắt tiền hơn nữ giới nhưng

với số lượng ít hơn. Các bạn nam trẻ tuổi thường quan tâm đến thời trang và chú

trọng đến thương hiệu; trong khi đó, nam giới trung niên hoặc lớn tuổi hơn khá dè

dặt trong chi tiêu nên thường chỉ có một đôi để đi làm, một đôi dành cho những sự

kiện trang trọng, một đôi đi ngày thường và một đôi để chơi thể thao. Họ không

thường xuyên thay giày mới nên rất chú trọng đến chất lượng, sự thuận tiện và tính

thực dụng của nó.

- Trẻ em: Yếu tố quan trọng hàng đầu khi các bậc cha mẹ quyết định mua

một đôi giày cho con em mình đó là chất lượng và sự thoải mái. Khi mua giày cho

lứa tuổi từ 0 đến 3 tuổi, người tiêu dùng thường quan tâm đến hình dáng, độ mềm

và đế giày. Họ sẵn sàng mua những đôi giày đắt tiền nhưng với chất lượng tốt để

bảo vệ cho đụi chõn của đứa trẻ. Đối với trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 15 tuổi thì bên

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 34: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 24 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

cạnh yếu tố chất lượng, quyết định mua hàng còn phụ thuộc không nhỏ vào thu

nhập của các bậc phụ huynh và sở thích của các em. Ở lứa tuổi này, dưới ảnh hưởng

của các phương tiện truyền thông và internet, các em đã bắt đầu biết quan tâm đến

thời trang khi lựa chọn các sản phẩm giày dép cho mình.

Như vậy, về cơ bản ba yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn một

sản phẩm giày dép của người dân EU là chất lượng, thời trang và thương hiệu. Sành

thời trang và có mức thu nhập cao, người tiêu dùng EU sẵn sàng chi một khoản tiền

lớn hơn để sở hữu những đôi giày thời thượng với chất lượng tốt và thiết kế thời

trang. Người dân EU, đặc biệt là nữ giới thích thể hiện cá tính và phong cách sống

của mình qua quần áo và giày dép vì thế những mẫu giày dép được thiết kế độc đáo

như một lời tuyên bố về cá tính của người mang nó khỏ được ưa chuộng. Thể thao,

phim ảnh cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc lựa chọn sản phẩm giày dép của thanh

thiếu niên EU. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đõy đó cú một số thay đổi trong thị

hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU. Người tiêu dùng EU hiện nay đang có

xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá cả và tính tiện dụng, thoải mái của sản phẩm.

Đối với những người tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình (ví dụ như những

người tiêu dùng lớn tuổi, phụ nữ nội trợ hay phần lớn người dân ở các nước Đông

Âu) thì thương hiệu hay thiết kế của sản phẩm không hẳn là yếu tố khiến họ quan

tâm. Họ ưa thích những đôi giày dép đơn giản, thư giãn nhưng vẫn thể hiện được sự

chuyên nghiệp, lịch sự và đặc biệt là có giá cả phải chăng. Điều đó lý giải vì sao mà

hiện nay phân đoạn hàng trung bình và hàng giá rẻ đang chiếm lĩnh phần lớn thị

phần trên thị trường giày dép EU.

Biểu đồ 2.1: Thị phần thị trường giày dép EU phân theo chất lượng và giá cả

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 35: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 25 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn:http://www.vietrade.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=839:net-moi-trong-phan-doan-thi-truong-giay-dep-eu-phan-2&catid=223:da-giay-va-cac-sn-phm-t-da&Itemid=198

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU

EU là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, chiếm đến 1/3 giá trị thị

trường toàn cầu. Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng giày dép tại 27 nước thành

viên EU đạt khoảng 3 tỷ đôi và tăng đều qua các năm. Năm 2005, tổng mức tiêu thụ

giày dép của EU đạt 48.754 triệu EUR, tăng 7% so với năm 20013. Còn theo báo

cáo của Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI)

thì năm 2007, EU tiêu thụ 2,1 tỷ đôi giày dép các loại, trị giá 50,3 tỷ EUR, tăng

3,17% so với năm 2005. Trong đó trung bình mỗi người dân EU mua sắm khoảng

4,1 đôi mỗi năm, tương đương với 101 EUR 4.

Trong Liên minh EU, năm quốc gia hàng đầu về tiêu thụ giày dép là Đức,

Pháp, Anh, Italia và Tây Ban Nha.

Theo báo cáo của French Textile News, Pháp là nước tiêu thụ giày dép lớn

nhất ở Châu Âu với nhu cầu tiờu thụ khoảng 335 triệu đôi/năm, như vậy mỗi năm

trung bình mỗi người dân Pháp tiêu dùng 5,22 đôi giày dép các loại. Còn theo thông

báo của Liên đoàn Giày dép Phỏp thỡ tính trong năm 2008, trung bình mỗi phụ nữ

3 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí Thương Mại - Số 33/20074 Thị trường giày dép EU: nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - http://www.tapchicongnghiep.vn/News/PrintView.aspx?ID=22401

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 36: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 26 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Pháp tiêu thụ 6 đôi giày, trong khi đó, số lượng giày trung bình mỗi người đàn ông

Pháp tiêu thụ trong năm này là 3,6 đôi. 5

Đứng thứ hai trong Liên minh Châu Âu về tiêu thụ giày dép là Anh. Tính

bình quân, mỗi người dân Anh chi tiêu cho giày dép khoảng 144 USD mỗi năm, cao

hơn mức bình quân của EU. Cũng giống như người tiêu dùng ở các quốc gia thành

viên khác thuộc EU, người dõn Anh đề cao yếu tố chất lượng và mẫu mã khi lựa

chọn sản phẩm. Hơn thế, họ coi quần áo và giày dép là hàng chỉ dùng một mựa nờn

chi phí tiêu dùng cho các sản phẩm da giày ở Anh có tốc độ tăng bình quân khá cao,

đạt 14,4% một năm. 6

Tiếp theo, nếu xét về giá trị, Đức là thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ ba

trong EU, sau Pháp và Anh. Trung bình mỗi năm, mỗi người dân Đức sử dụng 3,9

đôi giày. Theo thống kê của Eurostat, tiờu thụ giày dép của Đức năm 2007 đạt 8,45

tỷ EUR với số lượng hơn 330 triệu đôi.7

2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU

Với hơn 500 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng khoảng 3 tỷ đôi giày dộp cỏc

loại mỗi năm, các quốc gia thành viên EU như Italia, Anh, Pháp, Đức vốn nổi tiếng

với ngành công nghiệp thời trang trong đó bao gồm cả dệt may và da giày với

những nhãn hiệu hàng đầu thế giới giờ đây gặp phải không ít khó khăn trong việc

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Hiện nay ngành công nghiệp da giày EU đang

dần trở nên bão hòa, không những không thể mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu

nội khối mà còn đang phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản lượng.

Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU

5 Tìm hiểu thị trường giày dép Pháp - http://www.sla.org.vn/news.php?act=content&iNewsID=881&iType=5&title=Ti%C3%AAu+%C4%91i%E1%BB%83m6 Phân tích và dự báo thị trường da giày EU - Da giày Việt Nam truyền thống và hiện đại - NXB Chính trị quốc gia - 20027 Cơ hội xuất khẩu giày dép sang thị trường Đức - http://tapchicongnghiep.vn/thongtinhoinhap/thitruong/2008/9/20202.ttvn

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 37: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 27 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn: http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm

Ngành công nghiệp giày dép EU có một đặc thù đó là bao gồm một số lượng

lớn các doanh nghiệp nhỏ với quy mô chỉ khoảng 20 người. Chỉ có Pháp và Đức là

cú cỏc doanh nghiệp da giày lớn, sử dụng đến 100 công nhân, cũn cỏc doanh nghiệp

Italia thì thậm chí chỉ sử dụng 10 người.8 Quan sát Bảng 2.2 ta có thể thấy rất rõ sự

thu hẹp sản xuất của ngành công nghiệp giày dép EU. Năm 2006, ngành giày dép

EU có 26.624 doanh nghiệp sản xuất giày dép, giảm đi 501 doanh nghiệp so với

năm 2005 và giảm 2317 doanh nghiệp so với năm 2004. Số lượng doanh nghiệp

giảm, kéo theo giá trị sản xuất và giá trị giá tăng theo nhân tố cũng giảm theo. Giá

trị sản xuất liên tục giảm ba năm liền, năm 2005 giảm 0,87% so với năm 2004 và

năm 2006 giảm 1,09% so với năm 2005. Số lượng lao động cũng giảm đáng kể, nếu

như năm 2004 có 443.900 lao động làm việc trực tiếp trong ngành giày dép thì đến

năm 2006 đã giảm 12,57% chỉ còn 388.100 người. Một trong những nguyên nhân

chính dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của ngành sản xuất giày dép EU là do sự cạnh

tranh gay gắt của giày dép nhập khẩu giá rẻ từ các nước Châu Á. Trong khi các sản

phẩm chất lượng cao được sản xuất nội khối có giá cả vô cùng đắt đỏ do chi phí đầu

vào cao thì giày dép nhập khẩu lại có giá cả rất phải chăng. Không những thế giày

dép nhập khẩu giá rẻ hiện nay có mẫu mã và thiết kế khá đẹp, không kể chất lượng

cũng đã được cải thiện đáng kể nên được nhiều người tiêu dùng EU lựa chọn.

Ngành giày dép EU dường như đó khụng kịp phản ứng trước làn sóng ồ ạt của các

sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ này nên đã liên tục phải thu hẹp sản xuất.

Trong tổng sản lượng giày dép của EU có đến 2/3 là được sản xuất tập trung

ở ba nước Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong đó ngành công nghiệp giày

dép Italia đóng góp đến 50% sản lượng của toàn khối. Ngoài ra, Đức, Pháp, Anh

cũng là những nước sản xuất giày dép lớn ở Châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết

ngành sản xuất giày dép của các quốc gia này đều đang gặp khó khăn. Điển hình

trong số đó là Italia. Năm 2008, sản lượng của toàn ngành giày dép Italia chỉ đạt

225,3 triệu đôi, giảm 6,8% so với năm trước đú, tớnh theo trị giá cũng giảm 2,1% so

8 http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/index_en.htm#top

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 38: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 28 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

với năm 2007 xuống còn 7,3 tỷ EUR. Sang đến quý I/2009, tình hình sản xuất vẫn

rất trì trệ với việc giảm 12% về sản lượng và 10% về trị giá so với quý IV/2008.9 Có

thể nói rằng ngành công nghiệp giày dép của Italia và cả các quốc gia khác trong

EU đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sản xuất khá nghiêm trọng.

2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU

Qua những số liệu ở trên có thể thấy rằng tình hình suy giảm sản xuất không

phải chỉ diễn ra ở một hay hai nước mà hầu hết các quốc gia thành viên Liên minh

có ngành công nghiệp giày dép phát triển đều đang phải đối mặt với tình trạng này.

Nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên qua các năm, trong khi đó ngành sản xuất

nội địa thì dần cắt giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất đã khiến cho tiêu dùng giày dép

của EU chủ yếu là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU

Đơn vị: 1000 đôi

Nguồn: http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm

Nhìn vào Bảng 2.3 có thể thấy rằng đi cùng với xu hướng tăng của nhu cầu

tiêu dùng và xu hướng giảm của sản xuất là sự tăng lên của số lượng giày dép nhập

khẩu vào EU. Lượng giày dép nhập khẩu từ ngoài khối năm 2008 đạt 2.433.522 đôi,

tuy có giảm chút ít so với năm 2007 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn

cầu nhưng vẫn đạt mức cao, tăng đến 25,9% so với ba năm trước đó (năm 2005).

Trong số các quốc gia thành viên Liên minh thì Đức và Anh là hai thị trường nhập

khẩu nhiều nhất, chiếm đến 31%10 tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn khối.

2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện

Qua việc tìm hiểu vài nét về thị trường giày dép EU (thị hiếu tiêu dùng, tình

hình tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu), có thể thấy rằng ngành công nghiệp giày dép

EU hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Theo truyền thống, ngành công

nghiệp giày dép EU chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng chất lượng cao của các

thương hiệu nổi tiếng hay còn gọi là hàng hiệu đắt tiền mà bỏ ngỏ phân đoạn thị 9 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.288.gpopen.169029.gpside.1.gpnewtitle.thong-tin-thi-truong-giay-dep-the-gioi-ngay-29-7-2009.asmx10 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 39: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 29 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

trường hàng trung bình và hàng giá rẻ. Không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tiêu

dùng nội khối, EU buộc phải nhập khẩu giày dép từ nước ngoài, mà chủ yếu là từ

các nước đang phát triển. Tuy nhiên các nhà sản xuất giày dép EU đã không ngờ

được rằng các sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ có thể làm mưa làm gió và dần

chiếm lĩnh thị trường EU như hiện nay. Điều này đang thực sự đe dọa tới sự phát

triển của ngành công nghiệp giày dép nội khối, nhất là khi thị hiếu tiêu dùng của

người dân EU đang thay đổi theo hướng ngày càng ưa dựng cỏc sản phẩm giày dép

nhập khẩu có chất lượng tương đối và giá cả phải chăng.

Nhận thấy nguy cơ lớn từ hàng nhập khẩu giá rẻ, các nước EU, đặc biệt là

các nước mà sản xuất giày dép được coi là một trong những ngành công nghiệp chủ

lực của quốc gia như Italia, Tây Ban Nha đã rất nỗ lực bảo vệ ngành công nghiệp

giày dép trong nước. Năm 2005, việc Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu đệ

trình đơn kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung

Quốc cũng được coi là một động thái nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp da giày nội khối

chống lại sự thâm nhập mạnh mẽ của giày dép nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên,

trong số rất nhiều nước đang phát triển xuất khẩu giày dép vào EU, tại sao Việt

Nam cùng với Trung Quốc lại bị kiện? và tại sao mặt hàng giày mũ da lại là đối

tượng chính trong vụ kiện này? Để có thể trả lời được các câu hỏi này cần phải quay

ngược thời gian trở về thời điểm năm 2005 để tìm hiểu bối cảnh khi vụ kiện được

khởi xướng.

2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị: Triệu EUR

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 40: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 30 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do

Trong khi hàng giày dép sản xuất tại EU đang tiêu thụ chậm chạp khiến

nhiều công ty trong ngành phải đóng cửa sản xuất thì kim ngạch nhập khẩu giày dép

cứ năm sau lại cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2005 nhập khẩu giày dép tăng

nhanh hơn các năm trước đó, đạt mức tăng 15,18% so với năm 2004. Điều này đã

khiến các nhà chức trách EU cảm thấy cần thiết phải có hành động cụ thể để chống

lại tình trạng này. Câu hỏi đặt ra ở đây là những quốc gia nào xuất khẩu nhiều giày

dép nhất vào EU? và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của họ những năm gần đây ra

sao?

Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 – 2005Đơn vị: 1000 EUR

Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do

Như vậy là trong nhiều năm liền Việt Nam luôn đứng thứ hai trong số các

nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào EU chỉ sau Trung Quốc.

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị: Triệu EUR

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 41: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 31 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do

Trong giai đoạn 2000 - 2004, tức là 5 năm liền trước khi bị kiện bán phá giá,

kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng trưởng. Năm

2001 tăng 12,98% so với năm 2000, các năm sau đó đều lần lượt tăng 7,87%, 2,18%

và 1,9% so với năm liền trước. Chỉ có năm 2005 là giảm đi chút ít so với năm 2004

do ảnh hưởng của vụ kiện. Vào thời điểm này, tuy giày mũ da Việt Nam chưa bị áp

thuế nhưng sự e ngại của các đối tác Châu Âu đã khiến kim ngạch xuất khẩu giày

dép của Việt Nam sang EU trong năm này giảm 4,18% so với năm 2004.

Không chỉ có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều đặn hàng năm, thị phần khá

lớn của giày dép Việt Nam trờn thị trường EU cũng là một nguyên nhân khiến giày

mũ da của chúng ta bị kiện bán phá giá.

Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của

EU năm 2004

Đơn vị: %

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 42: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 32 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do

Năm 2004, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu giày dép từ Việt Nam trong tổng

kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU là 23,38%, gấp hơn 3 lần so với Ấn Độ và

hơn 4 lần so với Indonesia là hai nước đứng thứ ba và thứ tư trong số những nước

xuất khẩu nhiều giày dép nhất vào EU. Đây là một con số khá lớn và nó cho thấy

Việt Nam cùng với Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu giày dép vào EU vượt trội

so với các quốc gia khác. Điều này đã khiến cho những ai lo lắng cho ngành công

nghiệp giày dép của EU phải quan tâm.

2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xuất khẩu nhiều giày dép nhất vào thị

trường EU trong nhiều năm liền, vì vậy để bảo vệ ngành sản xuất nội khối, các

doanh nghiệp giày dép Châu Âu kiện Trung Quốc và Việt Nam bán phá giá giày

cũng là điều dễ hiểu. Nhưng vì sao đối tượng của vụ kiện lại là giày mũ da mà

không phải chủng loại giày dép nào khác? Một phần nguyên nhân là vì giày dép da

là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào EU, chiếm gần 60% tổng kim ngạch

nhập khẩu giày dép của thị trường này.

Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU

Đơn vị: Triệu EUR

Nguồn: Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 43: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 33 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Quan sát Bảng 2.5 có thể thấy rằng giày dép da là chủng loại được nhập khẩu

nhiều nhất vào EU. Ở thời điểm năm 2005, khi Liên minh ngành sản xuất giày da

Châu Âu kiện Việt Nam bán phá giá giày mũ da thì giày dép da đang chiếm đến

53,62% tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU và là mặt hàng nhập khẩu chủ

lực trong nhóm hàng giày dép. Trong đó, giày dép da được nhập khẩu từ các nước

đang phát triển là 5154 triệu EUR11, chiếm đến 81% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt

hàng này.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005

Nguồn: Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007

Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu giày dép nhiều thứ hai vào EU

sau Trung Quốc. Nhưng riêng với mặt hàng giày mũ da, Việt Nam vượt trên cả

Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất vào thị trường EU.

Điều này được thể hiện qua số lượng, kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần giày

mũ da Việt Nam trên thị trường EU.

11 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 44: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 34 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai

đoạn 2002-2005

Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam)

Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giày mũ da của Việt Nam sang EU đạt 1,16

tỷ EUR, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (614,23 triệu EUR12)

và tăng 26,73% so với năm 2002. Nếu xét riêng về số lượng thì mức xuất khẩu năm

2004 về mặt hàng giày mũ da của Việt Nam sang EU đã tăng tới 56,77% so với hai

năm trước đó.

Biểu đồ 2.6:Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn

2002 - 2005

Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam)

Về thị phần, tuy không tăng đột biến trong quý I năm 2005 như Trung Quốc

nhưng suốt ba năm liền từ năm 2002 đến năm 2004, giày mũ da Việt Nam luôn

12 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày

Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 45: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 35 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường giày mũ da EU với tỷ trọng trên dưới 15%.

Điều này cùng với những phân tích ở trên đã lý giải phần nào nguyên nhân vì sao

giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc lại bị EU kiện bán phá giá vào năm 2005. Vụ

kiện này thực sự là một động thái của EU nhằm mục đích bảo hộ ngành công

nghiệp giày dép nội khối.

2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU

Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU là một

trong những vụ kiện lớn và kéo dài với những tình tiết phức tạp. Đến thời điểm này,

vụ kiện đã trải qua hai đợt điều tra bao gồm điều tra lần một và điều tra lại trong

khuôn khổ rà soát cuối kỳ. Theo kết quả của đợt rà soát cuối kỳ thì giày mũ da Việt

Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục phải chịu mức thuế chống bán phá giá thêm 15

tháng nữa kể từ ngày 3/1/2010. Như vậy là có thể nói rằng vụ kiện đến đây vẫn

chưa kết thúc.

Dưới đây là những mốc thời gian chính của vụ kiện.

Ngày 30/5/2005: Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho

các nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày mũ da tại EU chính thức đệ

trình đơn kiện lên UBCA đề nghị khởi kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày có

mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo nội dung đơn kiện, biên độ phá giá ước

tính của Việt Nam là 130% và của Trung Quốc là 400%.

Ngày 07/07/2005: UBCA chính thức thông báo Quyết định mở cuộc điều tra

chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung

Quốc, 60 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện. Do

chưa công nhận Việt Nam và Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường hoàn

toàn nên EC đã chọn Brazil là một nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính

toán giá trị thông thường cho cả hai nước; đồng thời cho hai nước thời hạn là 10

ngày để bình luận về nước thay thế được lựa chọn.

Ngày 25/7/2005: 81 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam gửi bảng trả

lời câu hỏi điều tra đến UBCA.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 46: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 36 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Ngày 12/8/2005: UBCA thông báo cho Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso)

danh sách tám doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam sẽ nằm trong nhóm điều tra

mẫu để EC tiến hành kiểm tra thực tế. Tám doanh nghiệp này đảm bảo yêu cầu

chiếm 22% số lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU và 50% sản phẩm được

tiêu thụ nội địa, bao gồm: Công ty Pou Yuen Việt Nam, Công ty Pou Chen Việt

Nam, Công ty Taekwang Vina, Công ty Giày 32, Công ty Dona Biti’s, Công ty xuất

nhập khẩu Bỡnh Tiờn, Công ty liên doanh Kainan và Công ty Giày da Hải Phòng.

Trong đó có bốn doanh nghiệp có vốn FDI, ba doanh nghiệp Nhà nước và một

doanh nghiệp tư nhân.

Từ ngày 20/9 - 14/10/2005: EC tiến hành điều tra tại chỗ 8 doanh nghiệp

của Việt Nam.

Ngày 25/11/2005: UBCA đề nghị cỏc bờn liên quan bình luận dự thảo về

quy chế kinh tế thị trường của 8 doanh nghiệp lấy mẫu của Việt Nam. Kết quả là

không có doanh nghiệp nào được công nhận hoạt động theo cơ chế thị trường theo 5

tiêu chí mà EC đề ra.

Ngày 23/2/2006: EC công bố đề xuất về mức thuế chống bán phá giá sơ bộ

đối với sản phẩm giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó,

mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng luỹ tiến từ 4,2% đến

16,8% trong vòng 6 tháng.

Ngày 7/4/2006: EC ra quyết định sơ bộ về vụ kiện, với mức thuế tạm thời là

16,8% và được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Giai đoạn 1 (07/04/2006 – 01/06/2006) : mức thuế là 4,2%

- Giai đoạn 2 (02/06/2006 – 13/07/2006) : mức thuế là 8,4%

- Giai đoạn 3 (14/07/2006 – 14/09/2006) : mức thuế là 12,6%

- Giai đoạn 4 (15/09/2006 – 06/10/2006) : mức thuế là 16,8%

Các mức thuế này không chỉ áp dụng đối với giày dép nhập khẩu từ các nhà

sản xuất châu Á, mà có hiệu lực đối với cả các nhà sản xuất Châu Âu có chi nhánh

tại Đông Nam Á. EU miễn thuế đối với các loại giày trẻ em và giày thể thao

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 47: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 37 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Đầu tháng 7/2006: UBCA đề xuất áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với giày

da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2011. Theo đề xuất, EU sẽ áp

dụng mức thuế bình thường 7,5% đối với 140 triệu đôi giày nhập khẩu từ Trung

Quốc và 95 triệu đôi từ Việt Nam mỗi năm. Mức thuế sẽ được xem xét điều chỉnh

theo từng năm. Tuy nhiên, một khi vượt qua hạn ngạch này, giày da Việt Nam sẽ

chịu mức thuế phạt lên đến 29,5%, còn sản phẩm Trung Quốc chịu thuế 23%.

Ngày 30/8/2006: UBCA chính thức đề nghị kế hoạch áp thuế 16,5% cho sản

phẩm giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với Việt Nam trong 5 năm.

Ngày 6/10/2006: Với 9 phiếu thuận, 4 phiếu trắng và 12 phiếu chống, Hội

đồng Châu Âu thông qua kiến nghị của UBCA về mức thuế chống bán phá giá đối

với giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Thời hạn áp dụng các biện pháp

này là 2 năm kể từ ngày ra quyết định chính thức.

Ngày 26/3/2008: EC ra thông báo về việc biện pháp chống bán phá giá của

EC đối với mặt hàng giày mũ da sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào ngày 7/10/2008.

Ngày 17/9/2008: Trong phiên họp tham vấn của Ủy ban chống bán phá giá

với đại diện các nước thành viên Liên minh EU, đã có tới 15 trên tổng số 27 nước

phản đối việc tiến hành rà soát và tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày da

của Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó EC cho biết, theo Qui định chung

về chống bán phá giá, EC bắt buộc phải tiến hành quy trình rà soát một khi có yêu

cầu từ phớa cỏc thành viên EU và kết quả bỏ phiếu của đại diện thương mại các

nước thành viên EU trên thực tế chỉ có giá trị tham vấn đối với EC.

Ngày 7/10/2008: EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ theo yêu cầu Hiệp

hội sản xuất giày Italia (ANCI).

Ngày 7/10/2009: EC đề xuất tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày

mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 1/1/2010.

Ngày 19/11/2009: Tại cuộc họp của Ủy ban Tư vấn, 15 trên tổng số 27 nước

thành viên đã bỏ phiếu không thông qua đề xuất của EC.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 48: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 38 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Ngày 17/12/2009: Tại cuộc họp của 27 Đại sứ - Trưởng Phái đoàn các nước

thành viên EU tại Brussels, với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng,

14/27 nước đã thông qua đề xuất của EC.

Ngày 22/12/2009: Cuộc họp của Hội đồng Châu Âu đã thông qua đề xuất

của EC tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và

Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 3/1/2010. Đây là quyết định cuối

cùng và có hiệu lực thực thi.

2.2.4. Phản hồi của các bên có liên quan

Như vậy là sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất

giày da Việt Nam, phán quyết cuối cùng của UBCA sau đợt rà soát cuối kỳ vừa qua

vẫn là gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam

thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ ngày 3/1/2010. Quyết định này quả thực đã không chỉ

gây thất vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp và công nhân ngành da giày Việt

Nam, mà còn làm thất vọng tất cả những ai ủng hộ tự do thương mại quốc tế.

Trong suốt hơn bốn năm qua, kể từ khi bắt đầu cuộc điều tra bán phá giá đối

với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc cho đến thời điểm hiện tại - khi đã có kết

quả cuối cùng của đợt rà soát cuối kỳ, luụn có những luồng ý kiến trái chiều về

những quyết định của EC. Ngay trong nội bộ các quốc gia thành viên EU cũng có

sự chia rẽ do bất đồng ý kiến. Một bên là các quốc gia thuộc khu vực Nam Âu, nơi

có nền công nghiệp giày dép truyền thống lâu đời như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào

Nha - ủng hộ tuyệt đối các quyết định áp thuế; còn một bên là các quốc gia thuộc

khu vực Bắc Âu mà điển hình là Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan quyết liệt

phản đối việc áp thuế này vì họ cho rằng đõy chớnh là một công cụ bảo hộ trong

thương mại quốc tế. Chính sự chia rẽ ý kiến này đã khiến cho hầu hết các quyết

định của EC khi tham vấn ý kiến Ủy ban tư vấn đều không được thông qua, và

quyết định cuối cùng phải nhờ đến bỏ phiếu theo đa số tại Hội đồng Châu Âu.

Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc tại thị

trường EU thực sự là một vụ kiện lớn. Không chỉ có nguyên đơn, bị đơn hay Chính

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 49: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 39 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

phủ các quốc gia có liên quan mới quan tâm đến kết quả vụ kiện. Chớnh tính chất

phức tạp của diễn biến cũng như phạm vi tác động rộng lớn của vụ kiện này đã

khiến cho nó thu hút được sự chú ý theo dõi của đông đảo các đối tượng khác nhau.

Từ các Hiệp hội nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ của các quốc gia EU, đến các

Hiệp hội người tiêu dùng và báo chí đều dõi theo từng bước diễn biến của vụ kiện

và đưa ra những ý kiến nhận xét của mình. Những phản hồi của cỏc bờn dựa trên

những căn cứ xác thực và những phân tích, lập luận sắc bén sẽ giúp chúng ta có một

cái nhìn khách quan và chính xác hơn về các phán quyết của UBCA.

2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày

mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

Như trên đã phân tích, các quốc gia trong khối EU ủng hộ nhiệt tình quyết

định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

chủ yếu là các nước nằm ở khu vực Nam Âu - nơi có ngành công nghiệp giày dép

truyền thống lâu đời. Mà đi đầu trong số các quốc gia này là Italia. Italia vẫn được

biết đến là nước sản xuất giày dép lớn nhất Châu Âu, trong đó có đến 80% khối

lượng sản xuất là để xuất khẩu. Thị trường chớnh của ngành công nghiệp giày dép

Italia là các nước thành viên trong khối, do đó các doanh nghiệp sản xuất da giày

của họ cảm thấy bị đe dọa nghiờm trọng khi giày dép giá rẻ từ Châu Á được nhập

khẩu ngày càng nhiều vào thị trường EU. Đó là lý do vì sao Italia luôn tỏ ra là thành

viên tích cực nhất trong việc hối thúc UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá

giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau hai năm thuế chống bán phá giá được áp dụng, tình hình sản

xuất của ngành da giày Italia không hề được cải thiện. Năm 2008, hơn 85.000 nhân

công ngành da giày Italia mất việc làm, và dự báo trong năm 2009 có thêm khoảng

100.000 người nữa rơi vào tình trạng này.13 Lo sợ tình hình sẽ trầm trọng hơn nếu

thuế chống bán phá giá được dỡ bỏ. Ngay khi thời hạn hai năm áp thuế sắp hết hiệu

lực, các nhà sản xuất giày của Italia đã có kế hoạch thu thập chứng cứ để chuẩn bị

13 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.288.gpopen.162173.gpside.1.gpnewtitle.khung-hoang-kinh-te-anh-huong-toi-nganh-da-giay-italia.asmx

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 50: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 40 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

cho một cuộc tấn công mới vào giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc mà họ

cho là vẫn bị bán phá giá mặc dù đã bị áp thuế chống bán phá giá từ năm 2006.

Italia đã cố gắng thuyết phục các quan chức thương mại trong UBCA không

chỉ xem xét gia hạn các biện pháp chống bán phá giá mà còn cân nhắc việc tăng

mức thuế chống bán phá giá lên cao hơn nữa. Để đạt được mục đích, các nhà sản

xuất giày da Italia đã cố gắng chỉ ra rằng hàng nhập khẩu được bán với mức giá

không công bằng từ Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng gây thiệt hại nặng nề

cho ngành công nghiệp giày dép vốn đã yếu kém của EU.

Rất tích cực hối thúc UBCA ra quyết định rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da

Việt Nam, tuy nhiờn khi đối thoại trực tiếp với Tham tán thương mại Việt Nam tại

Italia về vấn đề gia hạn áp thuế chống bán phá giá như vậy có thực sự cần thiết hay

không thì cả ông Vito Artioli, Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất giày da Italia

(ANCI) và ông Fabio Aromatici, Tổng Thư ký ANCI đều không đưa ra được những

giải thích xác đáng về vấn đề này. Khi nghe những lập luận của người đại diện phía

Việt Nam về những điểm bất hợp lý của việc áp đặt thuế chống phá giá với giày mũ

da Việt Nam, cả hai ngài đại diện ANCI đều thừa nhận những luận điểm được nêu

ra là phù hợp; tuy nhiên không có ý kiến bàn luận gỡ thờm và cho rằng quyết định

chính là ở UBCA.14

Còn UBCA - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra vụ kiện - thì

ngay khi kết thúc giai đoạn điều tra vào tháng 2/2006 đã đưa ra kết luận rằng đó cú

bằng chứng cho thấy giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam nhận được sự trợ

cấp không hợp lý từ Chính phủ, và lo ngại rằng làn sóng nhập khẩu này có thể sẽ

khiến các nhà sản xuất giày Châu Âu phá sản. Trong bản báo cáo của mỡnh, ụng

Peter Manderson (Cao ủy thương mại EC) đã khẳng định với EC rằng: qua quá trình

điều tra đó tỡm thấy những bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của

Nhà nước Việt Nam dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson, những

yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường,

14 http://chongbanphagia.vn/beta/diemtin/20091104/viet-nam-dam-phan-voi-anci-ve-viec-eu-ap-thue-chong-ban-pha-gia-san-pham-giay-mu-da

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 51: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 41 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp

nhận được theo luật lệ WTO.

Còn về vấn đề tổn thất của ngành công nghiệp da giày nội khối, những dẫn

chứng được EC đưa ra là: trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt

Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng 95% và giá bán giày da của Việt

Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất

giày da trong khối bị giảm 30% và khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất.15

Ngay sau khi đưa ra các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại kể trên,

UBCA đã quyết định mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam

và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ

tăng lũy tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vòng 6 tháng. Bình luận về phán quyết này

của EC, ông Christoph Wiesner - Tham tán EC tại Việt Nam cho biết: mức thuế và

lộ trình áp thuế được EC đưa ra là dựa trên sự cân nhắc những thực tế tại Việt Nam

cũng như quyền lợi của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU. Theo đó, mức thuế

khởi điểm khá thấp sẽ không làm các nhà sản xuất Việt Nam và nhập khẩu EU bị

đứt gãy về thị trường. Hơn nữa với mức thuế được áp dụng thì giá bán tới người

tiêu dùng EU vẫn ổn định và chỉ tăng nhẹ. Mức thuế này sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5

euro so với giá trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đụi giày da bán buôn và như vậy là

rất thấp so với giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đụi. Bên cạnh đó, EC đã loại bỏ loại

giày thể thao sản xuất theo công nghệ cao cấp và giày trẻ em ra khỏi danh sách áp

thuế bán phá giá nên lượng giày Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ kiện này chỉ còn

khoảng 30%. EC luôn áp dụng một nguyên tắc là sản phẩm dự đó ỏp thuế chống

bán phá giá thì vẫn chỉ có giá thấp hơn hoặc ngang bằng giá sản xuất tại EU, hơn

nữa mức thuế áp dụng cho Trung Quốc sẽ cao hơn và Việt Nam vẫn còn cơ hội, sau

khi có mức thuế, các nhà nhập khẩu có thể sẽ bắt đầu đặt hàng với Việt Nam.16

Đó là những suy đoán của ngài Tham tán EC tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế

lại có vẻ không đúng như vậy. Vì khi áp thuế chống bán phá giá sơ bộ thì EC loại

15, Chính thức bị áp thuế phá giá - giày da Việt Nam khó khăn http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/02/544790/16 như trên

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 52: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 42 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

giày thể thao và giày trẻ em ra khỏi diện phải chịu thuế, tuy nhiên đến khi áp thuế

chính thức vào ngày 6/10/2006 thì giày có mũ da dành cho trẻ em lại vẫn bị liệt kê

vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá. Hơn nữa, việc Trung Quốc bị áp mức

thuế cao hơn không có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ đặt hàng với các doanh nghiệp

Việt Nam. Trên thực tế, các sản phẩm giày mũ da của Trung Quốc có giá rẻ hơn rất

nhiều so với giày của Việt Nam và sự chênh lệch về thuế chống bán phá giá không

thể lấp đầy được khoảng chênh lệch giá này.

Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc

tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006

Đơn vị: EUR/đụi

Nguồn: Thống kê của Hải quan EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 (Theo Thuế chống bán phá giá của EU và một số giải pháp đối với da giày Việt Nam - TS Nguyễn Anh Tuấn – Tạp chí Công nghiệp kỳ 1 tháng 10/2005)

Với mức chênh lệch giá lên đến 2,55 EUR/đụi ở nhóm hàng 640219 hay

thậm chí là 2,88 EUR/đụi ở nhóm hàng 640192 thỡ dự cú bị áp mức thuế cao hơn,

giày da Trung Quốc vẫn rẻ hơn các sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam. Và Việt

Nam khó có thể có cơ hội như ngài Christoph Wiesner nhận định.

Không chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam gặp khó khăn

lớn mà việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc

còn gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà phân phối và người tiêu dùng EU. Nói về vấn

đề này, người phát ngôn của Ủy viên Thương mại EU - Peter Power cũng phải thừa

nhận rằng việc áp thuế chống bán phá giá này có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới

người tiêu dùng và phần lớn các doanh nghiệp giày dép Châu Âu, đặc biệt là trong

bối cảnh lạm phát kinh tế, mặt bằng sinh hoạt đang tăng cao.

2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày

mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

a. Phản hồi từ phớa cỏc quốc gia thành viên Liên minh

Không giống như Italia, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha ra sức bảo hộ ngành

công nghiệp sản xuất giày dép truyền thống, hầu hết các nước Bắc Âu, trong đó có

Anh, Đan Mạch, Hà Lan… muốn một nền thương mại tự do. Họ không có một

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 53: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 43 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

ngành công nghiệp giày dép phát triển, không coi đó là ngành công nghiệp chủ lực,

thay vào đó họ cú cỏc tập đoàn bán lẻ lớn, và vì thế họ muốn nhập khẩu giày với giá

rẻ. Chính điều này đã tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh mỗi khi có một

quyết định về vụ kiện được EC đưa ra.

Ngay khi EC vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày

mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thì Ủy ban này đã vấp phải các ý kiến phản đối

từ các quốc gia thành viên. Đại diện cho Đan Mạch - một trong những thành viên

phản đối việc áp thuế, Phó thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen cho rằng việc

UBCA quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da của

Việt Nam là sai lầm. Theo giải thích của Phó thủ tướng Bendt Bendtsen, việc áp

thuế chống bán phỏ giá đối với giày mũ da của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến người

tiêu dùng cũng như những nhà sản xuất giày dép cao cấp tại EU. Trong đó, người

cuối cùng phải trả giỏ chớnh là người tiêu dùng của các nước thành viên EU.

Đối với các quốc gia thành viên EU ủng hộ thương mại tự do thì hai năm áp

thuế như vậy đã là quá đủ và họ không muốn có bất kỳ sự kéo dài nào nữa. Vì thế

ngay khi có quyết định gia hạn thời gian áp thuế đối với giày mũ da của Việt Nam

và Trung Quốc thêm 15 thỏng, cỏc nước này đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Nhúm

cỏc nước này - đứng đầu là Anh - mô tả việc áp thuế trên là một biện pháp bảo hộ

mậu dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại dài hạn giữa Liên minh

Châu Âu và Việt Nam.

Đại sứ Anh Mark Kent cho biết: “Anh đã rất cố gắng đạt đủ số phiếu để

chống lại quyết định trên nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết

định này.” Ông cũng cho rằng hiện nay lợi thế tương đối của Việt Nam là lao động

giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu Việt Nam có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu

quả hơn Châu Âu thì Châu Âu nên mua giày Việt Nam. ễng núi: “Trờn thực tế, các

công ty giày dép Châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở Việt

Nam chớnh vỡ lý do ấy và giờ họ sẽ bị tác động tiêu cực. Châu Âu không nên bảo

vệ các ngành công nghiệp thiếu hiệu quả và thất bại khi họ không còn lợi thế tương

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 54: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 44 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

đối. Thay vì vậy, họ nên chuyển công nhân từ những ngành ấy sang các lĩnh vực có

lợi thế tương đối hơn”.

Bộ trưởng Thương mại Anh Pete Mandelson cũng khẳng định: hiện không

còn cơ sở pháp lý để áp dụng loại thuế trên, ngược lại tiếp tục áp thuế sẽ gây thiệt

hại lớn cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất Châu Âu.

Cùng quan điểm với Anh, Hà Lan cũng cho rằng không nên tiếp tục áp thuế

và viện dẫn lý do là vì biện pháp này giới hạn sự chọn lựa của người tiêu dùng, đẩy

giá thành giày da tăng cao, dẫn tới hậu quả làm mất nhiều việc làm..

Phần Lan, một trong 13 nước bỏ phiếu chống gia hạn, cũng khẳng định quan

điểm coi tự do hóa thương mại là cách tốt nhất để tiến hành giao thương và đem lại

lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nhiều lựa chọn về sản phẩm. Đại sứ Phần Lan

tại Việt Nam Pekka Hyvửnen cho rằng “Trong tình huống kiện bán phá giá, không

có ai là người thật sự thắng cuộc.”

b. Phản hồi từ phớa cỏc tổ chức, hiệp hội ngành hàng có liên quan ở Châu Âu

Không chỉ phải đối phó với các ý kiến trái chiều từ phớa cỏc quốc gia thành

viên Liên minh, trong suốt tiến trình vụ kiện, UBCA luôn phải chịu một sức ép rất

lớn từ các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu.

Ngay khi vừa ra phán quyết về việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối

với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, UBCA đã nhận được ý kiến phản hồi

từ Tổ chức thương mại Châu Âu - EuroCommerce 17. Ngài Tổng thư ký

EuroCommerce nhận định việc EC tiếp tục ỏp cỏc loại thuế chống bán phá giá đối

với giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho các

nhà nhập khẩu, bán lẻ và sản xuất ở Châu Âu, mà còn làm giảm sức mua của người

tiêu dùng và vì thế làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của châu lục này.

Ngài Pụn Ve-rớp, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà nhập khẩu và bán lẻ

giày Châu Âu18 cũng đã chỉ trích gay gắt quyết định của EC. Ông Ve-rớp nhấn

mạnh: "Việc EC khăng khăng bám lấy những biện pháp chống phá giá đối với giày

17 EuroCommerce là một tổ chức gồm các hiệp hội thương mại và công ty của 30 nước Châu Âu - đại diện cho các lĩnh vực bán lẻ, bán buôn và thương mại quốc tế của Châu Âu18 FAIR - một tổ chức đại diện cho quyền lợi của hơn 100 công ty nhập khẩu và bán lẻ giày da với trên 90.000 người lao động và 50% lượng giày nhập khẩu vào EU

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 55: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 45 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam mặc dù không được sự ủng hộ của đa số các

nước thành viên không chỉ làm hại người tiêu dùng Châu Âu và ngành thương mại,

mà còn làm hại cả uy tín của Liên minh Châu Âu. Ở đây, những nguyên tắc cơ bản

của EU cũng như quyền lợi của công dân Châu Âu đã bị hy sinh cho các doanh

nghiệp không thích ứng với sự cạnh tranh toàn cầu".

Không dừng lại ở đó, vào thời điểm thuế chống bán phá giá đối với giày mũ

da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc sắp hết thời hạn áp dụng, trước việc Italy

và một số nước khác muốn bảo hộ ngành công nghiệp giày da trong nước thúc ép

EC gia hạn thời gian áp dụng thuế, ngày 15/9/2008, EuroCommerce cùng với hai

hiệp hội đầy thế lực khác của Châu Âu đã ra một thông cáo chung yêu cầu EU chấm

dứt việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc. Hai hiệp

hội này là: Tổ chức người tiêu dùng Châu Âu (BEUC - gồm 41 tổ chức người tiêu

dùng quốc gia, trong đó có cả các nước ngoài EU); và Hiệp hội các nhà bán lẻ hàng

thời trang Châu Âu (AEDT - đại diện cho hơn 400 ngàn doanh nghiệp bán lẻ hàng

thời trang và giày dép Châu Âu).

Cũng trong bối cảnh UBCA sắp phải đưa ra đề xuất mới về việc duy trì hay

chấm dứt biện pháp chống bán phá giá nói trên. Hiệp hội Ngoại thương Châu Âu

(FTA), tổ chức đại diện cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ Châu Âu, ngày 11/9/2008

cũng đã hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) hủy bỏ các hình thức thuế chống bán phá

giá nhằm vào giày da của Việt Nam và Trung Quốc. Tổng Thư ký FTA Jan Eggert

cho rằng bất kỳ hình thức kéo dài thuế chống bán phá giá nào đều không thể chấp

nhận được đối với các nhà bán lẻ và nhập khẩu EU.

Không chỉ có người tiêu dùng hay các nhà bán lẻ mà ngay cả các nhà sản

xuất giày cũng lên tiếng phản đối quyết định này của EU, ba hiệp hội đại diện cho

các nhà sản xuất giày Châu Âu là: Hiệp hội Công nghiệp hàng thể thao Châu Âu

(FESI), Liên minh cỏc hóng giày nổi tiếng Châu Âu (EBFC) và Nhúm cỏc nhà sản

xuất giày đi ngoài trời (EOG) cũng đã yêu cầu chấm dứt 14 năm lợi dụng hạn ngạch

nhập khẩu và thuế chống bán phá giá để bảo hộ ngành giày. Ông Horst Widmann -

Chủ tịch FESI đã lên tiếng “Thuế chống phá giá áp dụng lên giày da Việt Nam và

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 56: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 46 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Trung Quốc đã bị giới hạn trong 2 năm thay vì 5 năm như thông lệ chính bởi vì biện

pháp này gây tổn hại cho cả người tiêu dùng và ngành công nghiệp giày hiện đại.

Gia hạn thuế này sẽ là một điều nhạo báng đối với chính sách chống bán phá giá của

EU và sẽ tái diễn một cuộc tranh cãi đầy chia rẽ.”

Tuy rằng các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu đã rất nỗ lực để giúp

UBCA nhận ra rằng việc tiếp tục áp thuế là không có lợi cho Châu Âu nhưng kết

quả cuối cùng vẫn là gia hạn áp thuế thêm 15 tháng nữa. Nhận định về quyết định

này của EC, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ông

Alain Cany cảnh báo, việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp

tới các doanh nghiệp Châu Âu đang làm ăn tại Việt Nam.

2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam

Về phía Việt Nam, người phỏt ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan hữu

quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phỏ giá và việc EC xác định mặt

hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh

đúng bản chất vụ việc. Có thể khẳng định như vậy là dựa vào các luận chứng sau:

Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị

phần của giày mũ da Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của EU hàng năm chỉ ở

mức trên dưới 10% (năm 2005 là 8,7%)19, các doanh nghiệp Việt Nam thực sự

không có đủ tiềm lực để có thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh

tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản

xuất giày dép EU.

Thứ hai, UBCA dường như đã chỉ dựa chủ yếu vào việc phân tích số liệu

thống kê thuần tuý để kết luận giày mũ da Việt Nam bán phá giá 130% vào thị

trường EU. Kết luận này đã không phản ánh đúng một sự thật là có tới 80% doanh

nghiệp giày dép Việt Nam là các doanh nghiệp làm gia công cho các công ty nước

ngoài chứ không sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang EU. Các doanh nghiệp gia

công của Việt Nam không tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, không quyết

định giá thành sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm xuất khẩu nên không thể coi

19 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí Thương mại Số 33/2007

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 57: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 47 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

là nguyên nhân và là yếu tố căn bản tạo ra việc bán phá giá, không thể gây thiệt hại

hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở EU.

Thứ ba, giày dép Việt Nam có giá bán rẻ là nhờ những lợi thế về giá nhân

công rẻ và công nghệ sản xuất hiện đại. Về những yếu tố mà EC cho rằng có sự can

thiệp của Nhà nuớc, có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn

hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, được tự do kinh doanh và cạnh tranh

công bằng. Chính phủ Việt Nam không hề can thiệp và trợ giá cho hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thu

hút đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Những

cáo buộc của EU như: miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế... chỉ đơn thuần là các

công cụ khuyến khích đầu tư. Các công cụ này cũng thường xuyên được các nền

kinh tế thị trường sử dụng, trong đú có cả Châu Âu. Vì vậy, EC không nên xem đây

là sự bóp méo về chi phí sản xuất và trở thành những yếu tố bán phá giá.

Thứ tư, việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với giày mũ da Việt

Nam đã không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá đã dẫn đến

những kết quả tính toán hoàn toàn sai lệch và làm bóp méo bản chất vụ việc vì

Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Chính EC cũng đã thừa

nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế. Việt

Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như

Indonesia, Thái Lan… cú cỏc điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng

không được chấp nhận.

Thứ năm, mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt

hại và cũng không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp giày

dép EU. Những phân tích của chính EC cũng đã cho thấy bờn nguyờn đơn là các

nhà sản xuất giày Châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hai

năm giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc bị áp thuế, thị phần của các nhà sản xuất

Châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra rà soát vào cuối năm

2008 so với năm 2006. Có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau dẫn đến

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 58: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 48 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

những tác động đối với các nhà sản xuất giày EU mà không phải do việc nhập khẩu

giày của Việt Nam gây ra. EC cần xem xét một cách khách quan đầy đủ những tác

động này và đánh giỏ đỳng tác động từ việc nhập khẩu giày của Việt Nam tới ngành

sản xuất giày Châu Âu. Bản thân các điều kiện sản xuất giày của EU cũng không

cho phép có thể sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm giày dép đủ để đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng nội khối. Việc thiếu hụt một số lượng lao động có tay nghề và sẵn

sàng làm việc trong lĩnh vực da giày cũng là một thách thức lớn đối với ngành công

nghiệp giày Châu Âu. Những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp da giày khiến

cho chi phí sản xuất đầu vào tại đây ở mức cao hơn so với mặt bằng các nước khỏc

chớnh là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh, dẫn đến giảm lợi

nhuận của các nhà sản xuất giày Châu Âu. Thực tế cũng cho thấy do yếu tố hiệu quả

về mặt kinh tế, các nhà sản xuất giày Châu Âu đang có xu hướng khá rõ ràng về

việc dần chuyển dịch sản xuất sang các nước thứ ba.

Ngoài ra, việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm bảo vệ

lợi ích của một nhóm nhỏ các nhà sản xuất giày EU có năng lực cạnh tranh yếu kém

sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các nhà đầu tư, các nhà nhập khẩu, phân

phối tại EU và đặc biệt là quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng trong khu vực.

Việc áp thuế chống bán phá giá không những khụng giỳp cho các nhà sản xuất EU

nâng cao năng lực cạnh tranh mà chỉ cho thấy quyết định này đi ngược lại với chính

sách tự do hóa thương mại của các nước Liờn minh Châu Âu cũng như của EC. Đặc

biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc người tiêu dùng EU không

những không thể tiếp cận với hàng hóa có chất lượng tốt với giá cả hợp lý mà giá

bán lẻ còn có xu hướng tăng lên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi chính

đáng của họ. Vì vậy, việc áp thuế chống bán phá giá của EC không những đã gây

tổn hại đến ngành công nghiệp da giày của Việt Nam mà còn gây tổn hại đến lợi ích

chính đáng của chớnh cỏc doanh nghiệp EU đang đầu tư, kinh doanh trong ngành

giày dép tại Việt Nam; các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, các nhà cung cấp dịch

vụ hậu cần, nguyên vật liệu,… tại thị trường EU; và đặc biệt là quyền lợi chính

đáng của người tiêu dùng EU.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 59: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 49 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Bình luận về quyết định gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da

Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã thẳng

thắn phát biểu: “Đây là một quyết định không công bằng, không hợp lý, không phản

ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, đi

ngược lại tinh thần tự do hoá thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. Quyết định này có

ảnh hưởng bất lợi tới những người lao động nghèo tại một quốc gia đang phát triển

như Việt Nam, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và

người tiờu dùng Châu Âu, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả các nỗ lực của Châu

Âu trong hợp tác với Việt Nam trong xoỏ đói giảm nghèo. Phán quyết của EC đó

gõy thất vọng sâu sắc cho Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam.”

Như vậy là xung quanh các quyết định của vụ kiện, đặc biệt là phán quyết

gia hạn thời gian áp thuế chống bán phá giá vừa qua đã có rất nhiều ý kiến trái

chiều. Trong đó đa phần là các ý kiến phản đối quyết định của UBCA. Không chỉ có

Chính phủ hay các doanh nghiệp da giày Việt Nam là lên tiếng phản đối. Trong suốt

tiến trình vụ kiện diễn ra, luôn có rất nhiều tiếng nói từ phớa cỏc nước thành viên

EU, các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU ủng hộ Việt Nam và

kêu gọi EC chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam.

Sở dĩ chúng ta có được sự đồng tình ủng hộ lớn như vậy là do vụ kiện này thực sự

có phạm vi tác động rất lớn và trên nhiều mặt. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam, đời sống

của người công nhân ngành da giày mà còn gây tổn hại đến các nhà phân phối, bán

lẻ và người tiêu dùng EU.

2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam

tại thị trường EU

2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành

da giày Việt Nam

2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng

Ngay thời điểm cuối năm 2005, đầu năm 2006, khi mà vụ kiện vẫn đang

trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam đã phải chịu

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 60: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 50 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

những ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công 100% cho các đối

tác nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác

với sản lượng giày có mũ da chiếm trên 80% và lượng giày dép xuất khẩu vào EU

chiếm khoảng 80% - 100% tổng số đơn hàng. Khi EC khởi kiện, ngay lập tức các

đối tác đã cú các phản ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu từ

vụ kiện này. Một số đắn đo không đặt các đơn hàng lớn các mặt hàng giày mũ da

mà chuyển sang đặt các loại giày dép có chất liệu khác như PVC, vải, PU… Một số

đối tác khỏc rỳt đơn hàng và dịch chuyển sản xuất sang các nước khác như

Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ...., như vậy là doanh nghiệp không chỉ bị

mất đơn hàng mà còn mất luôn cả khách hàng. Có một thực tế là khi chuyển đơn

hàng sang các nước khác, nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển và quản lý, các khách

hàng thường di chuyển tất cả các đơn hàng của các mặt hàng khác, chứ không riờng

gỡ giày da. Vì thế khó khăn của doanh nghiệp càng tăng thêm gấp bội.20

Tình hình giảm sút các đơn đặt hàng đã bắt đầu từ khi mới có thông tin về vụ

kiện và đến đầu năm 2006 thì giảm sút rất mạnh, có doanh nghiệp bị giảm đơn hàng

đến 60%. Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày

mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam do Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức

ActionAid Việt Nam thực hiện thì vào những tháng cuối năm 2005, số lượng đơn

hàng của các doanh nghiệp giảm khoảng 10% so với năm 2004 và sang đến quý I

năm 2006 thì đơn hàng đã giảm khoảng 20% đến 50% so với quý I năm 2005.

Không có đơn hàng cũng đồng nghĩa với giảm sản lượng. Một số điển hình

như Công ty giày An Giang bị giảm tới 66% sản lượng; công ty TNHH sản xuất,

gia công hàng xuất khẩu 30/4 ở Tây Ninh, chuyên gia công giày các loại cho đối tác

Đài Loan giảm 60% sản lượng; công ty Gia Định giảm 56%; công ty cổ phần giày

Hưng Yên giảm 53%; công ty Liờn Phỏt giảm 50%... Nhiều doanh nghiệp như công

ty Liờn Phát, Gia Định... còn bị rơi vào tình trạng phải sản xuất cầm chừng, trả

lương chờ việc nhằm giữ công nhân có tay nghề.21

20 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam21 Bài phát biểu của Lãnh đạo Hiệp hội Da - Giày VN về vụ kiện phá giá các loại giày có mũ từ da (Tại cuộc hội thảo ngày 8/8/2006)

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 61: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 51 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Đó là tình cảnh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong những tháng

đầu năm 2006, sau khi UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối

với giày mũ da Việt Nam với mức thuế lên tới 16,8%. Sau khi có quyết định về mức

thuế chính thức 10% vào ngày 7/10/2006, những tưởng tình hình sẽ khả quan hơn vì

dù sao tâm lý khách hàng cũng đã yên tâm hơn khi vụ kiện đã có kết quả và 10% dù

gì cũng dễ thở hơn 16,8%. Tuy nhiên, không như các doanh nghiệp mong đợi, việc

tìm kiếm đơn hàng vẫn rất khó khăn. Cuối năm 2006, nhiều doanh nghiệp da giày

vẫn chưa thấy dấu hiệu các đơn hàng sẽ quay trở lại. Giám đốc công ty TNHH giày

Liên Phát - bà Trương Thị Thúy Liờn cho biết: “Chỳng tụi vẫn đang làm nốt các

đơn hàng của năm 2006, còn đơn hàng giao đầu năm 2007 thì rất ớt”. Tình hình này

cũng diễn ra với Công ty cổ phần giày Hải Dương, giám đốc Nguyễn Văn Vinh bày

tỏ sự lo lắng: “Cứ như thế này không biết lấy đâu ra việc cho công nhân làm”

Sở dĩ có tình trạng khan hiếm đơn đặt hàng như vậy là vì dù mức thuế chính

thức 10% có nhỏ hơn mức thuế sơ bộ 16,8% nhưng cộng với mức thuế hiện hành

khi nhập khẩu vào EU thì sản phẩm giày mũ da Việt Nam sẽ phải chịu thuế trung

bình hơn 14%. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của giày da Việt Nam trên thị

trường EU và các khách hàng thường muốn nhà sản xuất chia sẻ gánh nặng thuế với

họ. Đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn, nhận được các đơn hàng sản phẩm có

thương hiệu nổi tiếng, có mức lãi cao thì có thể đủ sức chia sẻ thuế chống bán phá

giá với nhà nhập khẩu. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất giày cấp thấp,

lói ớt thỡ gần như không đủ sức để gánh thuế và do đó, rất khó để có thể tồn tại.

Để có thể duy trì sản xuất, cầm cự đến khi thuế chống bán phá giá hết hạn

hiệu lực, các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã phải xoay đủ đường. Công ty

TNHH Tân Thành là một ví dụ. Là một trong số các doanh nghiệp chuyên sản xuất

giày mũ da dành cho nữ để xuất khẩu sang EU nên có thể nói bao nhiêu khó khăn,

Tân Thành đều hứng trọn. Theo ông Khương Mạnh Tân - Chủ tịch HDQT của công

ty thì trong suốt ba năm qua, doanh nghiệp của ông chỉ sản xuất cầm chừng, mong

hòa vốn là đạt kế hoạch. Từ khi EC áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da

của Việt nam, để có chi phí duy trì sản xuất và giữ chân công nhân, công ty đã phải

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 62: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 52 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

thu hẹp sản xuất, dành kho và xưởng để cho thuê. Ông Khương còn cho biết thêm,

hiện nay công suất sản xuất của Tân Thành chỉ chiếm 30% trong tổng đầu tư của

công ty. Kể từ năm 2006 cho đến thời điểm này, mỗi năm Tân Thành đều giảm

khoảng 25% về khối lượng xuất khẩu.22

Nỗ lực như vậy để tồn tại thế nhưng khó khăn lại càng chồng chất hơn khi

vào cuối năm 2008, UBCA ra quyết định rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da của

Việt Nam. Động thái này của EC đã khiến các đơn hàng lại bị cắt giảm. Bà Liên -

Giám đốc công ty TNHH giày Liờn Phỏt cho biết, trong năm tháng đầu năm 2009,

Liên Phát không hề có đơn hàng nào. Sáu tháng cuối năm tuy công ty có một số đối

tác đặt hàng nhưng do khủng hoảng lao động nờn Liờn Phỏt cũng không dám ký

nhiều hợp đồng. Chính vì thế mà doanh thu của công ty trong năm 2009 giảm

khoảng 40% so với năm 2008.23

2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trước khi xảy ra vụ kiện, EU luôn là thị trường chủ lực của các doanh

nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam. Tuy nhiên mức thuế chống bán phá giá 10% đã

khiến cho việc thâm nhập thị trường EU rộng lớn trở nên khó khăn hơn rất nhiều

đối với các doanh nghiệp. Theo ông Vũ Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Công

nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), trước năm 2005, khi EC chưa áp thuế chống bán phá

giá, tỷ trọng xuất khẩu vào EU ở hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt

Nam là từ 60% đến 80%; dưới tác động của vụ kiện, tỷ lệ này cứ giảm dần qua các

năm: năm 2007 giảm còn 56% và năm 2008 chỉ còn gần 52%.24 Đó là do đứng trước

khó khăn xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp đã phải cố gắng xúc tiến

để mở rộng xuất khẩu ra các thị trường mới. Hướng chính của các doanh nghiệp

Việt Nam là thị trường Mỹ và thị trường các nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,

Đài Loan). Ngoài ra, một số công ty cũng đẩy mạnh sản xuất hàng để cung cấp cho

thị trường nội địa. Tuy nhiên điều này không phải là dễ dàng đối với các doanh

nghiệp do mức tiêu thụ giày da cao cấp ở thị trường nội địa là rất thấp. Do đó, nếu

22 http://vietnamnet.vn/kinhte/200912/Nhieu-doanh-nghiep-da-giay-dung-truoc-nguy-co-pha-san-886170/23 như trên24 http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tin-xuat-nhap-khau/doanh-nghiep-da-giay-co-cua-tai-eu/71452.005008.html

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 63: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 53 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

tập trung vào hướng này, các doanh nghiệp sẽ phải chuyển sang sản xuất các mặt

hàng cấp thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt của hàng giá rẻ Trung

Quốc.

2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng

Trong số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ vụ kiện bán phá giá giày

da do EU khởi xướng thỡ cỏc doanh nghiệp sản xuất giày da nữ là bị ảnh hưởng

nặng nề nhất. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất giày nữ của Việt Nam

chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng giày trung và cao cấp, những sản phẩm

dùng da thật và tỉ lệ da trong đôi giày được sản xuất là khá cao để cung cấp cho thị

trường EU. Hiện nay khi cánh cửa xuất khẩu sang EU bị thu hẹp lại, nếu không thể

tiêu thụ các mặt hàng giày da nữ cao cấp ở thị trường nội địa hay tìm kiếm được thị

trường thay thế thì buộc các doanh nghiệp này sẽ phải thay đổi cơ cấu mặt hàng

bằng cách tập trung sản xuất các chủng loại giày dép khác có chất liệu vải hay PVC.

Và trên thực tế đã có nhiều công ty kịp thời đưa ra chiến lược sản xuất - kinh doanh

phù hợp, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của mình. Công ty cổ phần Hữu nghị

Đà Nẵng là một ví dụ, nếu những năm trước, các loại giày da, mũ da chiếm đến gần

50%25 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, thì hiện nay, để thích ứng với thực tế

khó khăn khi bị áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp đã linh hoạt chuyển đổi

ngành hàng gia công sang các sản phẩm giày thể thao và giày vải.

2.3.1.4. Biến động lao động

Không chỉ làm giảm đơn hàng và sản lượng, vụ kiện này còn tác động mạnh

đến sự biến động lao động của các doanh nghiệp giày da Việt Nam. Theo kết quả

khảo sát 21 doanh nghiệp sản xuất giày dép trên địa bàn cả nước do ActionAid và

Hiệp hội da giày Việt Nam thực hiện thì trong khoảng thời gian từ 7/7/2005 đến đầu

tháng 5/2006, mức cắt giảm lao động trung bình của 21 doanh nghiệp là từ 30% đến

40%. Trong đó có 30% trong số các doanh nghiệp nghiên cứu có tỷ lệ biến động lao

động từ 50% - 60%.

25 http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tin-xuat-nhap-khau/doanh-nghiep-da-giay-co-cua-tai-eu/71452.005008.html

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 64: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 54 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Trong số 17 doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề từ vụ kiện thì có đến 7

doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc vì thu hẹp sản xuất như công ty giày An

Giang cắt giảm 600 lao động, công ty da giày Hải phòng thậm chí phải cắt giảm gần

1000 lao động…26 Một số doanh nghiệp khác thì cho công nhân làm việc cầm

chừng và nghỉ luân phiên nên quý I/2006 số ngày cụng/cụng nhõn chỉ đạt 16 - 20

công. Tỷ lệ công nhân nghỉ chờ việc dao động từ 30% - 50%. 27

Có thể nói là các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam đã phải rất vất vả để

duy trì sản xuất, vượt qua thời điểm khó khăn khi các đơn hàng đồng loạt bị cắt

giảm. Giảm giờ làm, cho công nhân nghỉ chờ việc và thậm chí cắt giảm lao động là

những biện pháp mà nhiều doanh nghiệp da giày Việt Nam sử dụng để tiếp tục tồn

tại. Thế nhưng chính điều đó đã khiến các doanh nghiệp vấp phải một khó khăn mới

khi tình hình sản xuất dần ổn định. Đó là tình trạng thiếu lao động. Những tháng

cuối năm 2009, khi các đơn hàng quay trở lại thỡ cỏc doanh nghiệp không kiếm đâu

ra lao động sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Khánh - Tổng thư ký Hiệp hội da giày

Thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trung bình mỗi doanh nghiệp giày da Việt

Nam thiếu đến 200 công nhân.28 Có thể núi đõy cũng là một hệ quả tiêu cực mà vụ

kiện chống bán phá giá giày da gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2.3.2. Tác động đến đời sống công nhân ngành da giày

Không chỉ là ngành mũi nhọn xuất khẩu, da giày còn là một ngành chủ lực

của Việt Nam trong thu hút lao động, hiện đang tạo việc làm có thu nhập ổn định

cho trên nửa triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động làm việc trong

các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, đóng góp một phần đáng kể trong công

cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2004 (trước khi giày mũ

da Việt Nam bị kiện bán phá giá) thì tổng số lao động làm việc trực tiếp trong

ngành da giày chiếm khoảng 6,5% tổng số lao động ngành công nghiệp Việt Nam.29

26 Bài phát biểu của Lãnh đạo Hiệp hội Da - Giày VN về vụ kiện phá giá các loại giày có mũ từ da (Tại cuộc hội thảo ngày 8/8/2006)27 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam28 http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/det-may-da-giay/giay-da-viet-nam-phien-cho-chieu/76707.136139.html29 EC áp thuế chống bán phá giá: Nửa triệu công nhân da giày có nguy cơ thất nghiệp - Mỹ Hạnh - Tạp chí Lao động và Xã hội - Số 289/2006

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 65: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 55 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Đặc thù của lao động trong ngành da giày Việt Nam là đa phần là lao động

nữ trẻ tuổi (tỷ lệ lao động nữ ở các doanh nghiệp thường chiếm đến 80%). Phần

đông trong số họ có tuổi đời từ 18 đến 25, tỷ lệ lao động trên 30 tuổi chỉ khoảng

10%. Họ chủ yếu là lao động giản đơn, có trình độ học vấn thấp (25% tốt nghiệp

cấp I, 65% tốt nghiệp cấp II, chỉ có một số ít là có tốt nghiệp cấp III, có trình độ tay

nghề hoặc trung cấp.) Do không có trình độ, công việc lại giản đơn nờn dự rất vất

vả, phải làm ca kíp nhưng người công nhân da giày chỉ nhận được đồng lương ít ỏi

mỗi tháng trên dưới 1 triệu đồng. Với số tiền nhỏ đó, họ không chỉ lo cho bản thân

mình mà còn phải tằn tiện gửi về nuôi cha mẹ già hoặc em nhỏ nên cuộc sống đã

khó khăn lại càng thêm phần thiếu thốn. Sở dĩ như vậy là vì phần đông trong số họ

là lao động nghèo ở khu vực nông thôn do không còn ruộng đất để làm nông nghiệp

hoặc thu nhập bấp bênh, điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên phải nhập cư

về các thành phố, các khu công nghiệp mong tìm được công việc ổn định phụ giúp

gia đình.

Có thể thấy rằng đồng lương từ công việc làm giày tuy có ít ỏi nhưng đóng

một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người nữ công nhân

ngành da giày và cả gia đình của họ. Vậy mà kể từ khi giày mũ da Việt Nam bị kiện

bán phá giá, thu nhập ít ỏi ấy đã bị giảm đi đáng kể.

Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức phi Chính phủ ActionAid Việt Nam

và Hiệp hội da giày Việt Nam về những ảnh hưởng tiêu cực của vụ kiện thì việc các

doanh nghiệp bị giảm đơn hàng và sản lượng đã tác động đáng kể đến đời sống,

việc làm và thu nhập của người lao động. Trong đó ảnh hưởng tiêu cực đến mức thu

nhập của công nhân là điều dễ dàng nhận thấy nhất. Mức thu nhập của người lao

động ngành da giày đã giảm rõ rệt trong giai đoạn từ giữa năm 2005 đến giữa năm

2006 từ 1,2-1,3 triệu/thỏng xuống còn 1 triệu/thỏng. Trong đó, mức thu nhập phổ

biến của công nhân tại các công ty phía Bắc dao động trong khoảng chỉ từ 600.000 -

900.000 đồng/thỏng. Đáng chú ý là do lượng đơn hàng giảm mạnh, công nhân phải

thay nhau làm giãn ca chờ việc nên họ chỉ được nhận mức lương cơ bản hoặc mức

lương chờ việc chỉ bằng 70% lương cơ bản, trong khi đó các khoản thu nhập khác

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 66: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 56 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

đều bị cắt giảm. Thay vì mức lương từ 1 đến 1,5 triệu đồng như trước đây, người

cụng nhõn ngành da giày chỉ được nhận 450.000 đến 500.000 đồng lương cơ bản.

Trong khi giá cả thị trường không ngừng tăng cao, mức thu nhập như vậy không thể

đảm bảo cho cuộc sống của bản thân người lao động chứ chưa nói đến những người

đã có gia đình và con cái.

Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với người lao động trong các công ty ở

phớa Nam. Mặc dù mức thu nhập bình quân của người lao động ở khu vực này có

nhỉnh hơn chút ít so với ngoài Bắc, khoảng từ 850.000 đến trên dưới 1 triệu

đồng/thỏng, nhưng đời sống của công nhân vẫn rất bấp bênh. Với mức chi phí hàng

tháng khoảng gần 500.000 đồng, trong trường hợp công nhân đã có gia đình thì mức

chi tối thiểu cũng phải gần 1,5 triệu đồng/thỏng, thỡ thu nhập như vậy hầu như

không đủ trang trải cho chi phí trong cuộc sống hàng ngày.

Có nghe lời tâm sự của những người trong cuộc thì mới có thể thấu hiểu

được những nỗi khó khăn, vất vả của họ.

Chị Đặng Thị Nhiên, đại diện cho lớp công nhân có thâm niên tại Công ty

Da Giày Hải Phòng: Do thiếu đơn hàng, giờ một tháng chúng tôi chỉ còn làm 20

ngày công thay vì 26 ngày công như trước đây, do vậy thu nhập đã giảm xuống

đáng kể. Với chỉ trung bình 15.000 - 20.000 đồng thu nhập/ngày, chúng tôi chỉ dám

tiờu 5.000 đồng cho việc ăn uống, chủ yếu là cơm, bánh mì, mỳ tôm, khoai, sắn...

Chúng tôi cũng đã cố thử tìm thêm việc làm ngoài giờ song không thành vì việc ít

người đông, chỉ còn biết mượn tiền quanh để sống qua ngày. Giờ chúng tôi chỉ có

một mong muốn duy nhất là được làm việc ổn định tại nhà máy như trước đây.30

Chị Hoàng Thị Thắm - 34 tuổi, quê ở Thỏi Nguyờn, công nhân công ty Da

Giày Hải Phòng: Kể từ khi xí nghiệp giảm đơn hàng, mỗi tháng em chỉ được lĩnh

400.000 đồng lương cơ bản thay vì từ 800.000 đến 1.000.000 như trước đây. Tiền

thuê nhà, điện, nước hàng tháng của ba mẹ con đã ngốn hết 300.000 đồng. Mọi chi

phí sinh hoạt chỉ còn 100.000 đồng và buộc phải sống trong cảnh bữa no, bữa đói.31

30 http://www.cifpen.org/default.asp?page=newsdetail&xt=xt1&newsid=23431 EC áp thuế chống bán phá giá: Nửa triệu công nhân da giày có nguy cơ thất nghiệp - Mỹ Hạnh - Tạp chí Lao động và Xã hội - Số 289/2006

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 67: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 57 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Chị Phạm Thị Bích - Công ty Da Giày Khải Môn: Em và nhiều chị em khỏc

đó từng coi công ty là ngôi nhà thứ hai của mình vậy mà giờ đây đó cú 1000 công

nhân phải nghỉ làm, em thì may mắn hơn và vẫn còn tồn tại với mức lương giảm từ

800.000 đồng xuống còn 500.000 đồng/thỏng.32

Mức lương của người công nhân ngành da giày khi EU mới áp thuế chống

bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam là như vậy. Và đến bây giờ, sau hơn hai

năm, mức lương ấy vẫn không hề được cải thiện.

Chị Bùi Thu Thủy, quê ở Thái Bình, công nhân nhà máy giày Hàng Kênh,

Hải Phòng tâm sự: Đã hai năm trong tình trạng này rồi. Trước đây với mức lương

1,3 triệu đồng/thỏng, dự bóp mồm bóp miệng cũng chỉ gửi về quê được 500.000

đồng, thế mà giờ lương chỉ 800.000 đồng/thỏng, chắc em phải chủ động bỏ việc đi

bán rau thôi.33

Chị Vũ Thị Trà My quê ở Nghệ An, công nhân công ty giày Tam Đa, Hải

Phũng thì cho biết: Thường một năm chúng tôi được tăng ca 2, 3 tháng cuối năm,

nhưng năm nay (năm 2009) vẫn chưa có hàng để làm. Hiện nay, cuộc sống của

chúng tôi rất khó khăn, cái gì cũng phải tiết kiệm, bữa ăn cho hai người cũng không

quá 20.000 đồng…34

Tuy khó khăn là vậy nhưng như lời chị Bớch núi, lương tháng chỉ còn vài

trăm nghìn đồng nhưng các chị vẫn còn là may mắn, bởi rất nhiều chị em khỏc đó bị

mất việc làm. Theo số liệu thống kê sơ bộ, chỉ trong vòng hai năm (từ tháng

10/2006 đến tháng 10/2008), số lao động da giày bị mất việc do tác động của vụ

kiện chống bán phá giá đã lên tới con số 40.000 người. Trong đó, Hải Phòng - một

thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp da giày ở miền Bắc - trước đây có 53.000

công nhân ngành da giày thì nay chỉ còn dao động trong khoảng 30.000 đến 40.000

người.35

Đối mặt với nguy cơ mất việc làm, những người công nhân ngành da giày

không tránh khỏi lo lắng. Công việc làm giày không đòi hỏi trình độ học vấn cao, 32 như trên33 http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/phongsukysu/2010/1/21885.html34 http://www.vtv4.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=10827335 http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=124252

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 68: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 58 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

lại là công việc đặc thù và chuyên môn hóa theo dây chuyền sản xuất nờn dự cú

thâm niên lâu năm thì người công nhân cũng chỉ thành thạo ở một công đoạn chứ

không thể tự làm ra một đôi giày. Vì thế khi lao động ngành da giày mất việc làm sẽ

rất khó chuyển sang làm nghề mới. Việc học thêm một nghề khác đối với họ cũng là

một việc quá sức do họ đều là lao động nghèo, tiền ít, lại không có trình độ. Không

tìm được việc làm mới, cũng không thể trở về quờ vỡ không còn đất canh tác, trước

mắt những người nữ công nhân ngành da giày bị mất việc làm là nguy cơ quay lại

cảnh nghèo đói và sự rình rập của các tệ nạn xã hội.

2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU

Bị áp thuế chống bán phá giá, giày mũ da Việt Nam xuất sang thị trường EU

có giá tăng lên khoảng từ 10% đến 18%36 so với trước đó khiến mặt hàng này của

Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước Châu

Á khác. Điều này đã khiến các đơn hàng từ các nhà nhập khẩu Châu Âu cứ giảm

dần. Kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng năm sang EU cũng vì thế mà ở trong tình

trạng biến động thất thường.

Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

giai đoạn 2001 - 2009

Đơn vị: 1000 EUR

36 http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=124252

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 69: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 59 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do

Trong giai đoạn 2000 - 2004, tức là trước khi giày mũ da Việt Nam bị kiện

bán phá giá, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng đều

qua các năm. Tuy nhiên, ngay khi bị khởi kiện, dù chưa bị áp thuế nhưng kim ngạch

xuất khẩu giày dép sang EU năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2004 ở mức

4,18%. Những năm sau đó, kim ngạch tăng giảm thất thường và đều thấp hơn so với

kim ngạch năm 2004. Năm 2009, do ảnh hưởng của đợt rà soát cuối kỳ đối với giày

mũ da Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này sụt giảm đáng

kể, chỉ đạt 1,869 triệu EUR, giảm 15% so với năm 2004 và giảm 18,24% so với

năm trước đó. Trong giai đoạn này chỉ cá biệt có năm 2008 là kim ngạch xuất khẩu

tăng cao hơn so với thời kỳ trước khi bị kiện bán phá giá, nhưng mức tăng cũng

không đáng kể, đạt mức tăng 3,96% so với năm 2004.

Riêng đối với mặt hàng giày mũ da - đối tượng chính của vụ kiện thì số

lượng xuất khẩu vào EU giảm mạnh qua các năm. Nếu năm 2005 lượng xuất khẩu

đạt trên 120 triệu đôi, thì các năm sau đó, 2006, 2007, 2008 lần lượt giảm xuống là

107 triệu đôi, 91 triệu đôi và gần 80 triệu đôi. Như vậy là sau hai năm bị áp thuế, số

lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU đã giảm đến một phần ba.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 70: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 60 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai

đoạn 2005 - 2008

Đơn vị: Triệu đôi

Nguồn: http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tin-xuat-nhap-khau/doanh-nghiep-da-giay-co-cua-tai-eu/71452.005008.html

Trước khi xảy ra vụ kiện, EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất

của Việt Nam với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào EU trong tổng kim ngạch xuất

khẩu giày dép của cả nước luôn ở mức trên dưới 70%. Tuy nhiên vụ kiện chống bán

phá giá nhằm vào giày mũ da của Việt Nam đã khiến việc xuất khẩu vào EU trở nên

khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam, các doanh

nghiệp vừa phải thu hẹp sản xuất, vừa phải tìm cách xuất khẩu sang các thị trường

mới khiến cho tỷ trọng xuất khẩu vào EU cứ giảm dần theo các năm.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường chính

giai đoạn 2001 – 2009

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 71: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 61 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong

tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào Biểu đồ 2.9 có thể thấy rõ một điều, đó là các doanh nghiệp giày

dép Việt Nam đang thực hiện chuyển hướng thị trường xuất khẩu nhằm đối phó với

thuế chống bán phá giá từ Liên minh Châu Âu. Từ năm 2005 trở lại đây, tỷ trọng.

kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu

giày dép của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể. Nếu như trong hai năm 2002 và 2003

thị trường EU đều chiếm tỷ trọng trên 71% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày

dép của Việt Nam thì đến năm 2005, con số này đã giảm xuống chỉ còn 58,71%.

Những năm tiếp sau đó, trong khi tỷ trọng xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ ngày

một tăng thì tỷ trọng xuất khẩu sang EU ngày càng giảm. Năm 2009, xuất khẩu giày

dép sang EU chỉ còn chiếm 47,91% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu

giày dép của EU

Đơn vị: %

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 72: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 62 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do

Xuất khẩu sang EU trở nên khó khăn hơn do thuế chống bán phá giá, thị

phần của giày dép Việt Nam trên thị trường này cũng bị thu hẹp đáng kể. Trong

suốt bốn năm liền, từ năm 2001 đến năm 2004, giày dép Việt Nam luôn chiếm trên

dưới 24% trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của toàn EU. Tuy nhiên, từ khi

giày mũ da Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, tỷ trọng giày dép Việt Nam

trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của thị trường này không năm nào vượt

quá con số 20%. Năm 2009, do ảnh hưởng của đợt rà soát cuối kỳ, tỷ trọng của giày

dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU chỉ còn 14,95%.

Như vậy là những tác động tiêu cực của vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào

giày mũ da Việt Nam đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng

này của Việt Nam là đó quỏ rõ ràng. Hai năm giày mũ da Việt Nam bị áp thuế,

không những các doanh nghiệp da giày Việt Nam khốn đốn vì thiếu đơn hàng, hoạt

động xuất khẩu trì trệ vì mất thị trường chủ lực mà người công nhân ngành da giày

Việt Nam cũng phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi do giảm thu nhập, mất việc làm.

Tuy nhiên, đúng như nhận định của các quốc gia thành viên Liên minh ủng hộ

thương mại tự do, không phải chỉ có các doanh nghiệp và công nhân ngành da giày

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 73: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 63 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Việt Nam là bị ảnh hưởng tiêu cực, quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với

giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc còn gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh

nghiệp sản xuất, nhà nhập khẩu, bán lẻ giày dép và người tiêu dùng EU.

2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày

dép và người tiêu dùng EU

Tác động tiêu cực của vụ kiện ở Việt Nam thì như vậy, còn tại EU - nơi khởi

xướng vụ kiện này - tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là đối với các

doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối và bán lẻ giày dép. Nếu như trước đây, giày dép

Việt Nam với giá cả phải chăng và ngày càng được nhiều người tiêu dùng EU ưa

chuộng là mặt hàng đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các nhà bán lẻ EU; thì

khi thuế chống bán phá giá được áp dụng, giày dép Việt Nam trở nên đắt hơn đã

khiến cho khoản lợi nhuận có được từ mặt hàng này giảm đi đáng kể. Ngay từ tháng

10/2006, khi EC ra quyết định chính thức về việc áp thuế chống bán phá giá đối với

giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, các nhà bán lẻ EU đã dự đoán được

những khó khăn sắp gặp phải.

Hóng Clarks - tập đoàn bán lẻ giày lớn nhất của Anh cho biết họ sẽ phải

gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản

phẩm giày mũ da, đặc biệt là tình trạng chi phí gia tăng. Trên thực tế có đến một

nửa trong số 27 triệu đôi giày da của hãng Clarks bán tại Châu Âu hàng năm là

được sản xuất tại Việt Nam. Với việc áp thuế trên, Clarks có thể sẽ phải tăng giá sản

phẩm thêm 6%-7% cho mỗi đôi giày. Vào thời điểm đó, Clarks đang có 10.500 lao

động tại Anh và các nhà lãnh đạo tập đoàn này dự đoán rằng Clarks có nguy cơ sẽ

phải cắt giảm lao động do ảnh hưởng của quyết định áp thuế đối với giày nhập khẩu

từ Việt Nam và Trung Quốc. Ông Martin Salisbury, Giám đốc tài chính của tập

đoàn này cho biết: “Trong sáu tháng vừa qua, chúng tôi đã phải cắt giảm khoảng

8% số giờ làm việc của công nhân và giờ đây, chúng tôi sẽ phải tiếp tục cắt giảm

các chi phí, bao gồm cả cắt giảm nhân công.”37

37 Nhà bán lẻ Anh phản đối thuế chống bán phá giá giày da - www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30565&cn_id=64236#lf1MJgK99Z2i

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 74: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 64 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Như vậy là việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ

Việt Nam và Trung Quốc không chỉ đơn giản là khiến các doanh nghiệp phân phối

và bán lẻ giảm lợi nhuận. Ảnh hưởng to lớn hơn chính là nguy cơ mất việc làm của

người lao động EU làm việc trong ngành thương mại giày dép. Liên minh ngành

hàng thể thao Châu Âu (FESI), với các thành viên lớn và nổi tiếng thế giới như

Nike và Adidas, cũng đã lên tiếng cảnh báo UBCA về vấn đề này. FESI cho rằng

việc đánh thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày thể thao sản xuất tại

Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ khiến ngành hàng này của Châu Âu mất đi

640.000 việc làm thu nhập cao, đặc biệt là trong các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu

cần. 38 Theo FESI, Trung Quốc và Việt Nam hiện là những nước đứng đầu thế giới

về sản xuất giày thể thao công nghệ cao và việc cắt giảm những nguồn cung này sẽ

đẩy toàn bộ ngành hành thể thao Châu Âu vào chỗ nguy hiểm.

Không chỉ cú cỏc nhà phân phối hay bán lẻ mà chớnh cỏc doanh nghiệp sản

xuất giày dép EU cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ thuế chống bán phá giá.

Xu hướng chung của các nhà sản xuất giày dép EU hiện nay là thuê ngoài gia công

ở các nước đang phát triển nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ để tiết kiệm chi

phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp Châu Âu

lựa chọn thuê gia công ở Việt Nam và Trung Quốc, và nay họ là những người chịu

tác động đáng kể khi giày mũ da của hai nước này bị áp thuế chống bán phá giá.

Khi có quyết định áp thuế chính thức đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung

Quốc, Hiệp hội các nhà sản xuất giày Anh (BFA) đã tính toán rằng, các phán quyết

mới của EU về thuế chống bán phá giá giày da sẽ ảnh hưởng tới khoảng 500 triệu

bảng Anh trong tổng số 2,5 tỷ bảng kim ngạch nhập khẩu giày hàng năm từ Trung

Quốc và Việt Nam.39 Trên thực tế thì kể từ khi thuế chống bán phá giá có hiệu lực

năm 2006 cho đến cuối năm 2009, các công ty sản xuất giày dép EU đã phải chi

tổng cộng 2,2 tỉ đô la Mỹ cho thuế giày khi nhập khẩu ngược trở lại EU.40 38 Doanh nghiệp Châu Âu phản đối vụ kiện da giày Việt Nam - http://doangia.vn/index.php?mod=article&cat=luatthuongmaiquocte&article=51139 Nhà bán lẻ Anh phản đối thuế chống bán phá giá giày da - www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30565&cn_id=64236#lf1MJgK99Z2i40 EU bất đồng về gia hạn thuế chống bán phá giá giày Việt Nam www.sla.org.vn/news.php?act=content&iNewsID=1404&iType=2&title=Kết%20quả%20tìm%20kiếm

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 75: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 65 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Chính do những ảnh hưởng bất lợi từ thuế chống bán phá giá, ngày càng có

nhiều các doanh nghiệp sản xuất giày EU phản đối loại thuế này. Ngay cả các doanh

nghiệp Italia cũng không còn ủng hộ một cách tuyệt đối việc áp thuế chống bán phá

giá lên giày Việt Nam và Trung Quốc. Diesel, một công ty thiết kế Italia vốn đang

sản xuất giày tại Việt Nam, Campuchia, Đài Loan và Italia, cũng đã tham gia nhúm

cỏc công ty chống lại việc áp thuế. Giám đốc sản xuất của Diesel, ông Rudy

Pagiotto, núi: “Núi thẳng là, chúng tôi thất vọng về chất lượng sản phẩm của các

nhà sản xuất Italia mà chúng tôi chứng kiến. Điểm mấu chốt là ở chỗ châu Á giờ

đây là nơi đáng tin cậy để sản xuất giày.”41

Như vậy, rõ ràng là việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của

Việt Nam và Trung Quốc đó gõy tác động tiêu cực không nhỏ đối với các doanh

nghiệp phân phối, bán lẻ và cả các công ty sản xuất da giày EU. Tuy nhiên, người

chịu thiệt hại cuối cùng và nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng EU. Với mức thuế

chống bán phá giá 10%, giá của mỗi đôi giày Việt Nam sẽ phải tăng thêm từ 10-15

cent.42 Giá tăng đồng nghĩa với việc người dân EU sẽ mất đi cơ hội lựa chọn được

những mặt hàng giày dép “Made in Việt Nam” có chất lượng tốt và giá cả phải

chăng. Điều này thực sự đã ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

EU - những người ưa thích giày Việt Nam. Hiệp hội Công nghiệp giày dép Đức

(HDS) cũng đã khẳng định điều này. Theo HDS, thuế chống bán phá giá mà EC áp

dụng với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc đã khiến giá mặt hàng giày tại Đức -

thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất EU - đắt hơn đáng kể. Hiện nay có tới 50%

giày trên thị trường Đức là sản phẩm từ Trung Quốc và Việt Nam sản xuất theo đơn

đặt hàng của các công ty Đức, do đó ngành công nghiệp giày dép nước này mỗi

năm phải mất thêm khoảng 400 triệu EUR và gánh nặng này cuối cùng sẽ chất lên

vai người tiêu dùng.43

2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ

da Việt Nam tại thị trường EU 41 như trên42 http://vietnamnet.vn/kinhte/200912/Nhieu-doanh-nghiep-da-giay-dung-truoc-nguy-co-pha-san-886170/43 Gánh nặng từ việc áp thuế chống bán phá giá - http://www.ven.vn/news/printpreview/tabid/84/newsid/11449/language/vi-VN/Default.aspx

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 76: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 66 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU được đánh giá

là vụ kiện lớn nhất trong số 34 vụ kiện chống bán phá giá có liên quan đến Việt

Nam tính từ năm 2004 cho đến nay. Vụ kiện này không chỉ lớn về quy mô (60

doanh nghiệp bị khởi kiện), về kim ngạch xuất khẩu (khoảng 4 tỷ USD xuất khẩu

giày da mỗi năm) mà cũn cú phạm vi tác động rộng lớn. Các doanh nghiệp và công

nhân ngành da giày Việt Nam; hay các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và người

tiêu dùng giày dép EU, tất cả đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của vụ

kiện này. Các doanh nghiệp và người lao động ngành da giày Việt Nam đã phải

gánh chịu nhiều tổn thất từ quyết định áp thuế chống bán phá giá của EC; tuy nhiên,

từ chính thực tế quá trình tham gia vụ kiện cũng những tổn thất đó, chúng ta đã có

thể rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu.

2.4.1. Bài học đối với các cơ quan Nhà nước

2.4.1.1. Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là một

nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá

Da giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với

kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 1/10 44 tổng kim ngạch xuất khẩu của

cả nước. Đã được xác định là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên hàng năm, giá trị

xuất khẩu luôn chiếm khoảng 90% 45 giá trị sản xuất của toàn ngành da giày Việt

Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của ngành lại tồn tại một vấn đề bất cập. Đó

là dù được coi là ngành xuất khẩu lớn của cả nước với kim ngạch xuất khẩu mỗi

năm đạt trên dưới 4 tỷ USD nhưng da giày Việt Nam lại quá lệ thuộc vào một thị

trường. Có thể thấy rằng, tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường EU của ngành giày dép

Việt Nam có năm lên đến 60% - 70% là một mức khó chấp nhận. Phụ thuộc quá lớn

vào thị trường EU như vậy nên khi có tình huống bất lợi xảy ra, mà vụ kiện chống

44 Ngành da giày chiếm 1/10 kim ngạch xuất khẩu cả nước - http://www.stox.vn/v2/Views/Web/MessagesDetail.aspx?MenuID=1&id=50769&catid=188&title=.stox45 như trên

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 77: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 67 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

bán phá giá lần này là một ví dụ, thì ngay lập tức cả ngành sản xuất rơi vào thế lao

đao. Để xảy ra tình trạng này, một phần nguyên nhân là do Chính phủ và Hiệp hội

ngành hàng đã không quan tâm đúng mức đến việc định hướng xuất khẩu cho các

doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có tầm nhìn xa, cứ thấy thị

trường nào làm ăn có lãi, thu được nhiều lợi nhuận là xuất hàng vào. Kết quả là giày

dép Việt Nam gần như chỉ xuất khẩu vào thị trường EU mà nếu như mất thị trường

này thỡ cỏc doanh nghiệp cũng không biết xoay sở như thế nào.

Không chỉ có thế, việc quá tập trung xuất khẩu vào một thị trường sẽ khiến

cho các doanh nghiệp sản xuất SPTT ở thị trường nhập khẩu cảm thấy bị đe dọa khi

thị phần của hàng hóa Việt Nam ngày càng lớn. Đây cũng chính là một nguyên

nhân dẫn đến việc giày mũ da Việt Nam bị Liên minh ngành sản xuất giày da Châu

Âu kiện bán phá giá. Để giỳp cỏc doanh nghiệp da giày Việt Nam quản trị tốt hơn

hoạt động xuất khẩu của mỡnh thỡ vai trò định hướng của Chính phủ là hết sức cần

thiết.

2.4.1.2. Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ

và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá

Thực tế vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU đã

cho thấy các doanh nghiệp da giày Việt Nam rất mong mỏi có được sự hỗ trợ từ

phía Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc ứng phó với vụ kiện. Ngay khi

được biết thông tin về vụ kiện, các doanh nghiệp đã liên hệ với các cơ quan có chức

trách nhằm tìm hiểu thêm thông tin và tham vấn ý kiến về các biện pháp đối phó.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp da giày đã than phiền rằng họ chỉ nhận được các câu

trả lời chung chung với thái độ hết sức dè dặt. Các thông tin mà họ muốn biết thì

cũng chỉ được công bố khi mà báo đài đã đưa tin và tất cả mọi người đều đã biết rõ.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi các doanh nghiệp da giày đến tìm sự hỗ

trợ tại các cơ quan chính quyền địa phương. Tại đây, các quan chức chính quyền

cấp địa phương thậm chí còn không am hiểu hết các vấn đề về vụ kiện và nhiều khi

các doanh nghiệp còn phải giải thích lại cho họ các khái niệm hết sức cơ bản về bán

phá giá. Có thể thấy là các doanh nghiệp rất muốn tìm đến các cơ quan có chức

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 78: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 68 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

năng để có được sự chia sẻ và hỗ trợ trong công tác ứng phó với vụ kiện nhưng lại

không đạt được kết quả như mong muốn.

2.4.1.3. Bài học 3: Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự đồng lòng

phối hợp của nhiều bên

Vẫn biết trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh

nghiệp là đối tượng trung tâm và có vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên để có thể đạt

được một kết quả khả quan thì chỉ sự nỗ lực của các doanh nghiệp thôi là chưa đủ,

mà còn cần có sự tham gia phối hợp đồng bộ của nhiều bên, trong đó Chính phủ

đóng vai trò là cơ quan điều tiết.

Trong vụ kiện vừa qua, ban đầu giày mũ da của Việt Nam bị bên nguyên đơn

cáo buộc là bán phá giá với biên độ lên tới 130%. Thế nhưng khi có quyết định áp

thuế chống bán phá giá chính thức thì mức thuế chỉ còn ở mức 10%. Tuy không

giành được thắng lợi hoàn toàn nhưng việc đạt được mức thuế 10% - nhỏ hơn 13

lần so với cáo buộc ban đầu - cũng được coi là một thành công của ngành da giày

Việt Nam. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của các cơ

quan Chính phủ, Hiệp hội da giày Việt Nam, các doanh nghiệp và cả lực lượng báo

đài hùng hậu. Tham gia vào vụ kiện này, cỏc bờn đều đã nỗ lực hết mình.

- Chính phủ, Quốc hội Việt Nam bên cạnh việc tổ chức các cuộc hội thảo

trong nước nhằm nói lên quan điểm của Việt Nam về vụ kiện, đã rất tích cực tổ

chức các phái đoàn sang các nước EU để đàm phán, kêu gọi các nước ủng hộ Việt

Nam chống lại quyết định áp thuế của EC.

- Hiệp hội da giày Việt Nam đóng vai trò nòng cốt, phối hợp cùng với Cục

Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương tập hợp các doanh nghiệp cùng nhau tham

gia kháng kiện. Ngoài ra Hiệp hội còn tổ chức các phái đoàn sang EU để kháng

kiện, vận động hành lang.

- Các doanh nghiệp da giày Việt Nam cũng rất tích cực, đoàn kết tham gia

kháng kiện, vì lợi ích của doanh nghiệp mình và vì lợi ích của toàn ngành.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 79: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 69 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Báo đài cả nước cũng đã tham gia rất nhiệt tình vào vụ kiện này với hàng

trăm bài báo bình luận, nhận xét về sự bất công của vụ kiện và nói lên nỗi thống

khổ của người công nhân ngành da giày Việt Nam.

2.4.1.4. Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với chuẩn mực

quốc tế sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện

chống bán phá giá

Bài học này được đúc rút ra từ chính thực tiễn quá trình chứng minh hoạt

động theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp. Theo luật chống bán phá giá của

EU, để được điều tra trực tiếp dựa trên các chi phí thực tế của mỡnh, cỏc doanh

nghiệp phải chứng minh được với cơ quan điều tra rằng họ hoạt động hoàn toàn

theo cơ chế thị trường theo 5 tiêu chí đã được quy định từ trước. Tuy nhiên do sự

sai khác giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với báo cáo tài chính quốc tế nờn cỏc

doanh nghiệp khó có thể thỏa mãn được điều kiện thứ hai về việc “được kiểm toán

độc lập theo các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế”. Thực tế thì cả 8 doanh nghiệp da

giày Việt Nam trong nhóm điều tra mẫu đều không đáp ứng được tiêu này, do đó

đều không chứng minh được là hoạt động theo cơ chế thị trường. Chế độ hạch toán

kế toán chưa đạt chuẩn mực quốc tế, hệ thống kiểm toán còn yếu kém, chưa chính

xác, chưa trung thực và chưa có uy tín trên thế giới đã làm hạn chế đáng kể khả

năng tự vệ của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá

hàng xuất khẩu.

Một nhân tố nữa khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị bất lợi trong các vụ

kiện chống bán phá giá là cơ chế khai báo mã số hải quan thiếu chặt chẽ. Trong vụ

kiện vừa qua, nhiều doanh nghiệp da giày khi muốn rà soát lại xem những mã hàng

bị áp thuế có số lượng bao nhiêu đã không thể làm được do phần lớn cỏc mó hàng

đều được ghi chung chung là 6403, trong khi đó, EU dùng đến tám mã số. Điều này

đã khiến cho số liệu của chúng ta không thể hiện được hết các chi tiết cần thiết và

cũng gây khó khăn cho người làm công tác đàm phán. Đúng là khi cần đến mới thấy

cách ghi nhận số liệu, thông tin đối với cỏc mó hàng xuất khẩu của Việt Nam có

vấn đề. Cơ quan Hải quan Việt Nam đã tỏ ra quá dễ dãi và đôi lúc là hời hợt trong

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 80: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 70 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

việc ghi nhận cách kê khai mã hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp. Đành rằng việc

kê khai là của doanh nghiệp nhưng rõ ràng là cơ quan chức năng đã không có những

yêu cầu chặt chẽ buộc các doanh nghiệp phải ghi nhận đầy đủ mã số hàng hóa theo

thông lệ của nước nhập khẩu và thế giới.

2.4.1.5. Bài học 5: Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, việc

lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tính

toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng

Hiện nay EU vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường hoàn

chỉnh. Đây là điều rất bất lợi đối với chúng ta trong các vụ kiện bán phá giá. Không

được công nhận là nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc không được tính toán

biên độ phá giá theo các số liệu thu thập ở thị trường nội địa mà phải thông qua một

nước khỏc có các điều kiện sản xuất tương tự. Tuy nhiên, việc lựa chọn nước thay

thế làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bất lợi cho Việt Nam. Thông thường, bên nguyên

đơn thường kiến nghị nước thay thế là những nước có mặt bằng giá cả cao hơn gấp

nhiều lần so với Việt Nam nhằm làm tăng biên độ phá giỏ. Như trong vụ kiện này,

Liên minh ngành giày da EU đã kiến nghị lựa chọn Brazil làm nước tham chiếu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã lên tiếng phản đối lựa chọn này với lý do xét

về điều kiện sản xuất, chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào, và chi phí nhõn công ở

đây đều cao hơn của Việt Nam rất nhiều. Phía Việt Nam đã đề nghị UBCA lựa chọn

Indonesia, Thái Lan hoặc Ấn Độ làm nước thay thế bởi các quốc gia này có nhiều

điểm tương đồng với Việt Nam về chi phí sản xuất và giá cả. Trước đề nghị của

phía Việt Nam, EC khuyến cáo dù chọn bất kỳ đối tác nào làm nước tham chiếu thỡ

cỏc doanh nghiệp, Hiệp hội da giày Việt Nam cũng phải tìm kiếm được sự hợp tác

từ phớa cỏc doanh nghiệp nước được chọn. Hiệp hội da giày Việt Nam ngay lập tức

liên hệ với các doanh nghiệp trong ngành da giày Indonesia nhưng các doanh

nghiệp này đã tỏ ra không cởi mở và không muốn tiết lộ những số liệu sản xuất, tình

hình thu chi cũng như nguyên liệu đầu vào của họ. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở

Thái Lan khi Việt Nam vận động các doanh nghiệp nước này giúp đỡ trong vụ kiện.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 81: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 71 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Sau khi có kiến nghị từ phía Việt Nam về việc lựa chọn nước tham chiếu,

UBCA đã gửi thư đến 50 công ty của Brazil cũng như Ấn Độ, hơn 20 công ty ở

Indonesia, liên hệ với Hiệp hội giày Thái Lan và tổ chức hợp tác với 6 nhà sản xuất

giày xuất khẩu Thái Lan, kết quả chỉ có một nhà sản xuất Ấn Độ, hai nhà sản xuất

Indonesia và tám nhà sản xuất Brazil đồng ý hợp tác trong cuộc điều tra. Với sự hợp

tác ít ỏi của các công ty Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ, yêu cầu của Việt Nam về

việc chọn một trong ba quốc gia này là nước tham chiếu đã không được chấp nhận.

EC sau đó đã dựa vào sự hợp tác tích cực của tám doanh nghiệp Brazil để xác định

biên độ phá giá cho giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.

Sở dĩ các nhà xuất khẩu Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ có thái độ thiếu hợp

tác như vậy là vì không những sự cộng tác này sẽ gây phiền hà rắc rối cho họ mà sự

thua kiện của Việt Nam và Trung Quốc còn tạo ra cơ hội tốt hơn cho giày mũ da

của các nước này tăng thị phần trên thị trường EU. Có thể thấy là một khi chưa

được công nhận có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì việc lựa chọn được một

nước tham chiếu có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện bán phá

giá là điều khá khó khăn.

2.4.2. Bài học đối với các doanh nghiệp

2.4.2.1. Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp có nguy

cơ cao bị kiện bán phá giá

Mỗi một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khi xây dựng chiến lược

kinh doanh đều lựa chọn cho mình một thị trường xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, để

hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững và tránh được các vụ kiện bán phá giá ở

nước nhập khẩu thì thị trường chủ lực chỉ nên chiểm 50%-60% kim ngạch xuất

khẩu của doanh nghiệp. Trong vụ kiện chống bán phá giá vừa qua, có những doanh

nghiệp da giày Việt Nam xuất khẩu sang EU đến 80%-90% sản lượng sản xuất đã

khiến cho các nhà sản xuất giày dép EU phải chú ý. Và khi giày mũ da Việt Nam bị

kiện bán phá giá tại thị trường này, các doanh nghiệp kể trên ngay lập tức bị liệt kê

vào danh sách bị đơn.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 82: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 72 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

2.4.2.2. Bài học 2: Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá

Trong danh sách 60 doanh nghiệp da giày Việt Nam bị kiện vừa qua, có rất

nhiều doanh nghiệp chỉ gia công cho các đối tác nước ngoài mà không trực tiếp xuất

khẩu hàng sang EU. Tất cả các công đoạn như: thiết kế mẫu, cung cấp nguyên liệu,

định giá và chọn thị trường xuất khẩu... đều do đối tác quyết định. Doanh nghiệp

Việt Nam chỉ thực hiện gia công mà không hề biết hàng mình làm ra được xuất

khẩu đi đâu, với giá cả thế nào, thậm chí họ cũng không nắm rõ được giá thành sản

phẩm. Tưởng rằng các doanh nghiệp này không hề liên quan tới việc bán phá giá do

họ không trực tiếp quyết định giá bán sản phẩm. Nhưng thực tế vụ kiện vừa qua đã

chứng minh điều hoàn toàn ngược lại, doanh nghiệp dù chỉ gia công vẫn có nguy cơ

bị kiện bán phá giá.

2.4.2.3. Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó

với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan khi bị kiện

Kể từ năm 1994 cho đến nay, số lượng các vụ kiện bán phá giá có liên quan

đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới con số 34 thế nhưng các doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn tỏ ra rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các

vụ kiện loại này. Thường thì ai bị kiện người ấy lo, các ngành hàng chưa bị kiện thì

không mấy quan tâm về vấn đề này cho nên khi có thông tin ngành hàng của mình

bị kiện bán phá giá thỡ các doanh nghiệp tỏ ra rất hoang mang và không biết phải

ứng phó như thế nào, thậm chí một số doanh nghiệp còn tỏ ý lảng tránh không

muốn tham gia vào vụ kiện. Như trong vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da, ông

Nguyễn Văn Giàu - Phó giám đốc công ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dép Nam Á

khi được phỏng vấn đã nói: “Nam Á không nằm trong danh sách điều tra nhưng nếu

có chắc chắn doanh nghiệp cũng xin rút lui vì nếu tham gia vào vụ kiện sẽ rất tốn

kém chi phí và thời gian”.

2.4.2.4. Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh bạch,

các doanh nghiệp không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường

Tuy Việt Nam chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh

nhưng theo Luật pháp chống bán phá giá của EU thỡ cỏc doanh nghiệp Việt Nam

vẫn có thể được điều tra trực tiếp nếu như chứng minh được rằng mình hoạt động

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 83: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 73 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

hoàn toàn theo cơ chế thị trường và không có sự can thiệp của Nhà nước. Để được

hưởng quy chế này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được 5 tiêu chí do EU đề ra.

Trong đó, tiêu chí thứ hai về việc doanh nghiệp có hệ thống số liệu được

kiểm toán độc lập theo các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế và áp dụng cho tất cả các

mục đích có lẽ là khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Trong số 8 doanh nghiệp được chọn làm mẫu trong vụ kiện giày mũ da, chỉ có một

doanh nghiệp duy nhất đạt được tiêu chuẩn này là Công ty giày 32. Kết quả này cho

thấy hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu kém. Đa phần hệ

thống sổ sách kế toán của các công ty Việt Nam không đầy đủ, không minh bạch và

không thống nhất. Ở một số doanh nghiệp, hệ thống kế toán thậm chí cũn chưa phù

hợp với các tiêu chuẩn kế toán quốc gia, chứ chưa nói đến các chuẩn mực quốc tế.

Một hạn chế nữa của các doanh nghiệp Việt Nam đó là có rất ít doanh nghiệp có

báo cáo tài chính được kiểm toán vì hầu hết đều lo sợ việc công khai các thông tin

tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có thể nói, hệ

thống kế toán không minh bạch chính là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp Việt

Nam và cũng là nguyên nhân chính khiến cho họ không được công nhận là hoạt

động theo cơ chế thị trường.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG PHÓ

VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế vụ kiện chống bán phá giá

giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU vừa qua, các giải pháp sau đây được đưa ra

chủ yếu nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (khụng riờng gỡ cỏc

doanh nghiệp da giày) cú thờm cỏc kinh nghiệm quý báu để đối phó với các vụ kiện

chống bán phá giá của EU, từ đó đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu vào thị

trường tiềm năng này.

3.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước

3.1.1. Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 84: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 74 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, đồng thời tránh được những

nguy cơ từ các vụ kiện bán phá giá thì việc xây dựng một chiến lược tăng trưởng

xuất khẩu hợp lý cho từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực là việc làm hết sức cần

thiết. Với mỗi một ngành hàng xuất khẩu, bao giờ cũng có một thị trường chủ lực

và một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước cần định

hướng các doanh nghiệp xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

nhằm tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường xuất khẩu nào đó, đặc biệt là

thị trường EU - nơi được coi là thị trường tiềm năng nhất cho các sản phẩm xuất

khẩu của Việt Nam. Tăng trưởng xuất khẩu ồ ạt vào một thị trường sẽ rất dễ dẫn

đến bị kiện bán phá giá, và một khi đã bị áp thuế thì toàn ngành sẽ lâm vào tình

cảnh hết sức khó khăn do không kịp chuyển đổi thị trường.

Đi đôi với đa dạng hóa thị trường là đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu nhằm

tránh tình trạng một sản phẩm của Việt Nam chiếm lĩnh thị phần quá lớn trên thị

trường nước nhập khẩu. Một ví dụ là trong ngành hàng giày dép, thay vì chỉ tập

trung sản xuất một mặt hàng giày da, Chính phủ và cơ quan Nhà nước quản lý trực

tiếp ngành hàng nên định hướng các doanh nghiệp sang sản xuất các mặt hàng khác

như giày vải, hay giày bằng chất liệu PVC… Đồng thời với việc sản xuất các mặt

hàng mới là công tác khai phá thị trường cho các sản phẩm này. Mỗi sản phẩm đều

có phân đoạn thị trường riêng. Các cơ quan hữu quan có thể hỗ trợ thêm cho các

doanh nghiệp trong công tác khảo sát thị trường để tìm ra các phân khúc thị trường

phù hợp cho các sản phẩm mới.

Như vậy là việc xây dựng được một chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù

hợp cho từng ngành hàng vừa đảm bảo tăng kim ngạch xuất khẩu một cách bền

vững, vừa góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị kiện bán phỏ giá.

3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá

Theo quy định của EU, tiến trình vụ kiện được chia thành các giai đoạn rõ

ràng và có khung thời gian cụ thể cho các giai đoạn này. Điều đó có nghĩa là các

doanh nghiệp bị kiện chỉ có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị các thông

tin cung cấp cho cơ quan điều tra. Do chưa xây dựng được hệ thống thông tin riêng

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 85: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 75 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

của doanh nghiệp nên việc tiến hành thu thập thông tin của các doanh nghiệp mất

khá nhiều thời gian và nhiều khi không kịp với thời hạn mà EC yêu cầu. Chậm trễ là

rất bất lợi với các doanh nghiệp Việt Nam vì có thể bị EC cho là thiếu tinh thần hợp

tác. Như vậy, có thông tin về vụ kiện sớm bao nhiờu thỡ các doanh nghiệp Việt

Nam càng có lợi bấy nhiêu vỡ cú thờm thời gian để chuẩn bị đối phó. Chính vì vậy,

để hỗ trợ các doanh nghiệp bị kiện bán phá giá, việc xây dựng một hệ thống cảnh

báo sớm các vụ kiện là rất cần thiết. Hệ thống này sẽ tạo lập và duy trì cơ chế giám

sát và cảnh báo tại thị trường EU để phục vụ cho công tác theo dõi thị trường; tiến

hành giám sát, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật, thể chế về chống

bán phá giá của EU và đưa ra những dự báo về những nguy cơ mà hàng hóa xuất

khẩu của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt. Hệ thống cũng đưa ra những phân tích,

đánh giá và đề xuất các biện pháp phòng chống và xử lý sớm vụ việc, tạo thế chủ

động cho công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa

xuất khẩu của Việt Nam. Các tham tán, tùy viên, thương vụ Việt Nam ở EU chính là

những nguồn thông tin hữu ích để hình thành nên cơ chế cảnh báo sớm.

Một cơ chế cảnh báo sớm hiệu quả có thể bao gồm các yếu tố sau:

- Các phân tích kinh tế: Các phân tích kinh tế về tình hình xuất khẩu của Việt

Nam, tình hình tiêu dùng, nhập khẩu và sản xuất của EU luôn là những thông tin

quý báu giỳp cỏc doanh nghiệp dự đoán được khi nào thì một vụ kiện bán phá giá

có thể sẽ xảy ra. Khi một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị

phần EU thì cũng là lỳc cỏc doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó cần phải đề

phòng.

- Các thông tin về hoạt động của các nhà sản xuất EU: Để có thể khởi kiện

một mặt hàng nhập khẩu bán phá giá thì các nhà sản xuất EU trước tiên phải thỏa

mãn điều kiện về tính đại diện cho ngành sản xuất nội khối. Chính vì thế các nhà

sản xuất thường phối hợp với nhau để cùng ký vào đơn kiện, đồng thời tạo nguồn

tài chính và thuê luật sư để chuẩn bị cho vụ kiện. Khi phát hiện ra các động thái này

từ các nhà sản xuất EU thỡ cỏc doanh nghiệp Việt Nam cần ngay lập tức chuẩn bị

cho một vụ kiện bán phá giá.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 86: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 76 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Thông tin từ các công ty tư vấn luật: Các công ty tư vấn luật tại EU là một

nguồn thông tin khá quan trọng và chính xác về những gì đang diễn ra xung quanh

công tác chuẩn bị của các nguyên đơn. Tất nhiên là trong trường hợp họ nhiệt tình

cung cấp cho chúng ta những thông tin mà họ có được.

- Ngoài ra, báo chí, đặc biệt là các hãng thông tấn EU cũng là một kênh

thông tin quan trọng để cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp về một vụ kiện bán phá

giá sắp diễn ra.

3.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá

Từ những phản hồi của các doanh nghiệp ngành da giày trong vụ kiện vừa

qua rằng họ rất thiếu thông tin và rất khó tiếp cận thông tin về vụ kiện khi cần thiết

thì quả thực việc xây dựng một hệ thống thông tin về các vấn đề có liên quan bán

phá giá là một nhu cầu bức thiết. Hiện nay ở Việt Nam đó có trang web

chongbanphagia.vn chuyên về bán phá giá, tuy nhiên trang web này mới chỉ thiên

về cập nhật thông tin chứ chưa có được các phân tích hệ thống giỳp cỏc doanh

nghiệp dễ dàng nắm bắt được tình hình về chống bán phá giá. Trong tương lai cần

thiết phải xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá hoàn thiện hơn

bao gồm: các thông tin về pháp luật chống bán phá giá của các nước, các khối nước

(trong đó có EU); các thống kê về các vụ kiện chống bán phá giá trước đây đối với

từng thị trường xuất khẩu và có nghiên cứu điển hình một số vụ kiện lớn; các thông

tin cập nhật về tình hình diễn biến của các vụ kiện đang diễn ra; và cuối cùng là

những dự báo về các ngành hàng có khả năng bị kiện bán phá giá ở từng thị trường.

Cơ sở dữ liệu này nên để các doanh nghiệp và những ai quan tâm đều có thể dễ

dàng tiếp cận nhằm có được những thông tin cần thiết để sẵn sàng ứng phó với các

vụ kiện chống bán phá giá trong tương lai.

3.1.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá

Hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế

giới cũng có nghĩa là hàng hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các

rào cản thương mại phi thuế quan, trong đó có biện pháp chống bán phá giá (đặc

biệt là tại thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU). Trong tình huống đó,

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 87: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 77 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách về các vụ kiện loại này nhằm thay cho

các Hiệp hội ngành hàng như hiện nay để đóng vai trò tập hợp, điều phối các doanh

nghiệp cùng đoàn kết tham gia vụ kiện. Cơ quan chuyên trách với sự am hiểu sâu

sắc về luật pháp quốc tế cũng như luật chống bán phá giá của EU sẽ hỗ trợ một cách

tích cực nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị tài liệu và cung cấp các

thông tin cần thiết cho EC. Đồng thời cơ quan này cũng sẽ đứng ra làm vai trò cầu

nối cho các doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền điều tra của EC

trong suốt tiến trình của vụ kiện. Có cơ quan chuyên trách, các doanh nghiệp Việt

Nam sẽ có được định hướng rõ ràng những việc cần phải làm và yên tâm theo đuổi

vụ kiện đến cùng thay vì tâm lý hoang mang như trước kia - khi phải một mình

đương đầu với sóng gió.

3.1.5. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và

các cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội

ngành hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước

Một bài học rút ra từ vụ kiện giày mũ da là muốn ứng phó được với các vụ

kiện chống bán phá giá thì cần phải có sự đồng lòng phối hợp và nỗ lực của nhiều

bên. Đúng là như vậy, tuy nhiên để những nỗ lực ấy đem lại kết quả tốt đẹp thỡ cỏc

bờn đều phải nắm được những kiến thức cần thiết về bán phá giá và những thông tin

cập nhật về vụ kiện. Thực tế là các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và ngay cả

các cán bộ quản lý Nhà nước có liên quan đều chưa thật sự am hiểu sâu sắc các vấn

đề về bán phá giá. Cú các doanh nghiệp vì không hiểu biết nên khi vừa nghe tin

ngành hàng của mình bị kiện bán phá giá đã rất hoang mang và ngay lập tức từ chối

tham gia vụ kiện. Cũng cú cỏc quan chức của các cơ quan hữu quan không biết gì

về bán phá giá nên khi được các doanh nghiệp tham vấn ý kiến thì không biết phải

trả lời thế nào và gần như là đứng ngoài cuộc để các doanh nghiệp tự xoay sở.

Trước thực tế đú, cú một việc cần phải làm ngay đó là tập huấn, bồi dưỡng kiến

thức cho các đối tượng này về kiện bán phá giá và các biện pháp ứng phó.

Nhằm đạt hiệu quả cao nhất, công tác phổ biến kiến thức có thể được thực

hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo,

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 88: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 78 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

mở khóa đào tạo chuyờn sõu, nghiên cứu, xuất bản sách hướng dẫn, tham khảo về

pháp luật chống bán phá giá của WTO, của EU và một số thị trường khác; hay hợp

tác với các tổ chức quốc tế thiết kế các chương trình giảng dạy nhằm cung cấp cho

các doanh nghiệp, các cán bộ những kiến thức và kinh nghiệm đối phó với các vụ

kiện chống bán phá giá.

3.1.6. Tăng cường công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng

Để có thể giành thắng lợi trong một vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt là

với một “đối thủ nặng ký” như EU thì chỉ một mỡnh cỏc doanh nghiệp lên tiếng

phản kháng thôi là chưa đủ, thậm chí ngay cả khi Hiệp hội ngành hàng và Chính

phủ Việt Nam cùng lên tiếng thì cũng khó lòng xoay chuyển các quyết định của EC.

Và đõy chớnh là lúc cần đến tiếng nói ủng hộ Việt Nam từ nhiều phía. Càng nhiều

người, càng nhiều tổ chức, càng nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ Việt Nam thì sức

ép đối với UBCA sẽ càng lớn. Đến một lúc nào đó những tiếng nói ấy đủ mạnh để

chứng minh rằng biện pháp chống bán phá giá mà EC áp dụng là có hại cho lợi ích

chung của cộng đồng thì chắc chắn nó sẽ bị dỡ bỏ.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được tiếng nói đồng tình ấy hay không

một phần lớn là phụ thuộc vào công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng

của Chính phủ và Hiệp hội ngành hàng. Để đạt được hiệu quả tổng hợp giỳp cỏc

doanh nghiệp Việt Nam, khi bước vào một cuộc chiến chống bán phá giá, Chính

phủ và Hiệp hội cần ngay lập tức xây dựng một chiến lược quan hệ công chúng hiệu

quả, kêu gọi sự ủng hộ từ tất cả các đối tượng cú cựng lợi ích như: các nhà nhập

khẩu, các nhà phân phối và bán lẻ của EU, người tiêu dùng EU, hay các nhà sản

xuất EU dùng sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam làm nguyên liệu đầu vào. Tất cả

họ đều có thể trở thành đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại phán

quyết của EC. Song song với quan hệ công chúng, công tác vận động hành lang với

các quốc gia thành viên EU và các quan chức có thẩm quyền trong EC cũng có tầm

ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của vụ kiện. Nếu như Chính phủ và Hiệp hội

thực hiện tốt hai việc này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn thoát

khỏi biện pháp chống bán phá giá của EC.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 89: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 79 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

3.1.7. Tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hòa hóa

với các quy định quốc tế

Như đã phân tích trong phần Bài học kinh nghiệm, một trong những lý do

khiến các doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được là hoạt động theo cơ chế

thị trường là do hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều bất hợp lý và chưa phù

hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống kế toán chưa minh bạch và không phù hợp với

chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống khai báo mã số hải quan chưa chặt chẽ và

không tuân theo các yêu cầu của thị trường EU và cả những ưu đãi, khuyến khích

mà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu đều đã trở thành những bằng

chứng để EC khẳng định rằng Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường hoàn

chỉnh và các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã bán phá giá vào thị trường EU.

Chính vì vậy, để tránh bị thiệt thòi trong các vụ kiện chống bán phá giá, (đặc biệt là

tại thị trường EU - nơi có sự phân biệt rất lớn giữa các nước có nền kinh tế thị

trường và các nước chưa có nền kinh tế thị trường), Việt Nam cần khẩn trương hoàn

thiện hệ thống luật pháp quốc gia theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp với

các thông lệ, các chuẩn mực quốc tế.

3.1.8. Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để

tranh thủ được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị

trường

Trong quy định về chống bán phá giá của EU có một sự phân biệt đối xử rất

rõ ràng giữa các nước kinh tế thị trường và các nước chưa được coi là có nền kinh tế

thị trường. Việc chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường thật sự là một bất

lợi lớn đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Trong các vụ kiện chống

bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không được điều tra trực tiếp mà phải

thông qua một nước thứ ba khiến cho biên độ phá giá thường bị đẩy lên cao hơn rất

nhiều. Thế nhưng hiện nay trên thế giới và trong luật pháp EU đều không có một

quy định cụ thể nào về việc thế nào thì được coi là có nền kinh tế thị trường. Việc

phân định nhiều khi dựa vào quan điểm chủ quan của các quốc gia. Chính bởi lẽ đó,

để có thể nhanh chóng được công nhận là có nền kinh tế thị trường để được đối xử

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 90: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 80 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

công bằng hơn trong các vụ kiện, Chính phủ Việt Nam cần tích cực triển khai các

cuộc đàm phán song phương với các quốc gia và các cuộc đàm phán đa phương với

các khu vực, nhóm nước để tranh thủ sự công nhận của nhiều nước. Càng có nhiều

nước ủng hộ, Việt Nam càng có nhiều cơ hội trở thành nước có nền kinh tế thị

trường trước năm 2018 - thời điểm cuối cùng cho việc công nhận Việt Nam có nền

kinh tế thị trường theo cam kết với WTO.

3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp

3.2.1. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu

Tuy EU là một thị trường rộng lớn và rất tiềm năng đối với các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam nhưng để đảm bảo tăng trưởng giá trị xuất khẩu và tránh

được nguy cơ bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tập

trung xuất khẩu vào thị trường này. Thay vào đú cỏc doanh nghiệp nên điều tiết

hoạt động xuất khẩu của mình một cách hợp lý, thực hiện đa dạng hóa thị trường kết

hợp với đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. EU rất hay áp dụng biện pháp chống bán

phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu chiếm thị phần lớn trên thị trường nội khối,

vì thế nếu doanh nghiệp xác định EU là thị trường xuất khẩu chủ lực thì cũng chỉ

nên xuất khẩu vào thị trường này khoảng 50% - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, bên

cạnh đó cần thiết phải phát triển vài thị trường xuất khẩu khác. Làm như vậy, doanh

nghiệp sẽ có khả năng điều chỉnh lượng xuất khẩu vào từng thị trường một cách hợp

lý để tránh rủi ro. Một khi thấy có hiện tượng xuất khẩu quá nhiều vào EU, doanh

nghiệp có thể ngay lập tức điều tiết bớt lượng hàng của mình sang các thị trường

khác để tránh nguy cơ bị kiện bán phá giá.

Đi đôi với đa dạng hóa thị trường là đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Sản

xuất nhiều loại sản phẩm hướng vào nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau một mặt

sẽ giúp doanh nghiệp khai phá các phân đoạn thị trường trước đây bị bỏ ngỏ, từ đó

đem lại lợi nhuận cao hơn; một mặt khác sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu

nguy cơ bị kiện bán phá giá do một sản phẩm chiếm lĩnh thị phần quá lớn trên thị

trường.

3.2.2. Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh, giảm gia công xuất khẩu

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 91: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 81 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, dệt may,…

hiện nay vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu. Tuy doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhận

gia công sản phẩm, còn mọi công đoạn khác từ thiết kế mẫu mã sản phẩm, nguyên

vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm đều do bên đối tác đứng ra lo liệu nhưng như vậy

không có nghĩa là các doanh nghiệp này không có khả năng bị kiện bán phá giá.

Ngược lại, khi đã bị kiện, các doanh nghiệp này còn thiệt thòi hơn nhiều so với các

doanh nghiệp tự doanh. Do không thể quyết định được chiến lược sản phẩm, cũng

không quyết định được giá bán sản phẩm xuất khẩu nờn cỏc doanh nghiệp nhận gia

công luôn ở vào thế bị động, không thể chủ động phòng tránh các vụ kiện. Thậm chí

khi bị kiện cũng không có đủ thông tin để cung cấp cho cơ quan điều tra. Chính vì

lẽ đó, nhằm phòng tránh bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp nên giảm dần gia

công mà tăng hình thức tự sản xuất kinh doanh để có thể tự quyết định “số phận”

của mình.

3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá

Muốn thu được nhiều lợi nhuận không nhất thiết phải hạ giá bán để bán được

nhiều hàng. Đây không những là một biện pháp không bền vững (vì giảm giá cũng

chỉ đến một mức độ nào đó là không thể hạ được nữa) mà còn tiềm ẩn nhiều nguy

cơ bị các nhà sản xuất SPTT tại thị trường EU - nơi có giá thành sản xuất cao hơn

nhiều lần so với Việt Nam - kiện bán phá giá. Để gia tăng lợi nhuận có thể sử dụng

các biện pháp phi giá. Các biện pháp như nâng cao chất lượng và mẫu mã; tăng

cường tính độc đáo và tiện dụng của sản phẩm; hay gia tăng các dịch vụ hậu mãi,

tạo điều kiện mua bán thuận lợi cho khách hàng sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh

tranh của sản phẩm, nâng cao uy tín và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty mà vẫn

không lo bị kiện bán phá giá.

3.2.4. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu

Đối với các ngành hàng định hướng xuất khẩu thì việc tìm kiếm và khai thác

các thị trường nước ngoài là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển thị trường

của doanh nghiệp. Tuy nhiên với tình hỡnh cỏc vụ kiện chống bán phá giá trên thế

giới, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU ngày càng gia tăng như hiện

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 92: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 82 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

nay thì để giảm bớt áp lực xuất khẩu, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một

chiến lược phát triển thị trường nội địa. Thị trường Việt Nam với 86 triệu dõn cú

mức sống ngày càng gia tăng đang là một thị trường hấp dẫn đối với các doanh

nghiệp nước ngoài. Vì thế không có lý do gì mà các doanh nghiệp Việt Nam lại bỏ

ngỏ thị trường đầy tiềm năng trong nước. Việc chuyển hướng một phần vào thị

trường nội địa không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu đáng kể mà còn

giảm được áp lực tăng trưởng xuất khẩu trên các thị trường chủ lực như EU, Hoa

Kỳ, Nhật Bản dễ dẫn đến bị kiện bán phá giá.

3.2.5. Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá

Nếu như một sản phẩm xuất khẩu bị kiện bán phá giá thỡ cỏc doanh nghiệp

sản xuất mặt hàng đó sẽ là những người chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất chứ

không phải là Chính phủ hay các cơ quan Nhà nước hữu quan. Chính vì thế, để tự

bảo vệ mỡnh, cỏc doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến

vấn đề kiện bán phá giá chứ không nên ỷ lại, trông chờ vào các thông tin một chiều

mà các cơ quan Chính phủ cung cấp. Trước hết các doanh nghiệp cần nâng cao

nhận thức về Luật pháp thương mại quốc tế nói chung và Luật pháp về chống bán

phá giá của các thị trường chủ yếu nói riêng để không khỏi bỡ ngỡ khi tham gia

kháng kiện. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần phải nhanh nhạy tiếp cận các

thông tin về thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp mình để nhận biết nguy

cơ và có biện pháp ứng phó phù hợp khi vụ kiện xảy ra. Các thông tin này có thể

tìm thấy từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu dựa vào sự chủ động của các doanh

nghiệp.

3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện

Do chi phí theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá là rất tốn kém lại có khả

năng rủi ro lớn; thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm

thương trường quốc tế nên khi phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá thì

thường có tâm lý e ngại và không muốn tham gia. Để tránh sự hoang mang không

cần thiết này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định rằng trong hoạt động

thương mại quốc tế ngày nay khi mà các rào cản thuế quan đang dần được dỡ bỏ thì

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 93: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 83 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

việc các quốc gia phát triển sử dụng biện pháp kiện bán phá giá đối với hàng hóa

nhập khẩu giá rẻ từ các nước đang phát triển để hạn chế nhập khẩu là chuyện hết

sức bình thường. Với quan điểm ấy, các doanh nghiệp sẽ bình tĩnh hơn và sẵn sàng

ứng phó với vụ kiện khi nó xảy ra.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải hiểu rõ một điều: tham gia tích

cực vào vụ kiện là vì lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp mình, rộng hơn là

ngành hàng của mình, vì vậy cần phải chủ động chứ không nên ỷ lại vào sự can

thiệp của Nhà nước. Các doanh nghiệp nên tự mình kháng kiện vì Nhà nước chỉ có

thể hỗ trợ chứ không thể thay thế các doanh nghiệp trong các vụ kiện. Trên thực tế

thì trong trường hợp Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường như hiện nay thì

việc Chính phủ tham gia quá nhiều vào vụ kiện có thể còn đem lại những ảnh hưởng

tiêu cực đến kết quả của vụ kiện.

Quán triệt quan điểm này, các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam dù không có tên

trong danh sách bị đơn vẫn nên tự nguyện tham gia vào vụ kiện. Không những giúp

doanh nghiệp mình có thể được hưởng những ưu tiên do tích cực hợp tác; sự tham

gia của các doanh nghiệp lớn có hệ thống kế toán và chi phí minh bạch còn đem lại

lợi ích cho cả ngành hàng do có thể có được biên độ phá giá thấp hơn.

3.2.7. Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra

Trong quy chế về chống bán phá giá của EU đó cú nờu rất rõ về vấn đề hợp

tác và bất hợp tác của các doanh nghiệp bị khởi kiện trong quá trình điều tra. Trong

đó các doanh nghiệp bất hợp tác có thể sẽ phải chịu mức thuế cao hơn nhiều so với

các doanh nghiệp hợp tác. Vì thế trong mọi trường hợp, các doanh nghiệp Việt Nam

nên tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Sự hợp tác ở đây được hiểu theo ba khía

cạnh:

- Hợp tác đầy đủ: Thực hiện tất cả các công việc mà EC yêu cầu để phục vụ

cho quá trình điều tra như trả lời bảng hỏi, cung cấp các tài liệu được yêu cầu…

- Hợp tác kịp thời: trả lời bảng hỏi và cung cấp các tài liệu được yêu cầu theo

đúng thời hạn quy định

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 94: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 84 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Hợp tác thiện chí: trong quá trình điều tra, doanh nghiệp nên thể hiện sự

nhiệt tình hợp tác bằng cách có thái độ thân thiện, ôn hòa khi giao tiếp, nhiệt tình

giải trình những thông tin mà cơ quan điều tra yêu cầu và thẳng thắn nêu lên những

khó khăn của doanh nghiệp.

3.2.8. Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra

Là bị đơn của một vụ kiện thương mại tầm cỡ quốc tế, để đảm bảo đầy đủ

quyền lợi chính đáng của mỡnh, cỏc doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng tư vấn

pháp lý ở tất cả cỏc khõu trong quá trình tham gia kháng kiện. Điều đặc biệt lưu ý là

các doanh nghiệp nên lựa chọn đồng thời cả các công ty tư vấn luật trong nước và ở

nước ngoài, mà cụ thể ở đây là ở EU - nơi khởi kiện. Các công ty luật trong nước

thấu hiểu hoàn cảnh của các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp với các công ty luật

nước ngoài am hiểu luật pháp thương mại quốc tế sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp Việt

Nam tự tin và chủ động hơn trong quá trình kháng kiện. Sử dụng tư vấn pháp lý, các

doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tích cực từ khâu trả lời bảng hỏi, chuẩn bị tài liệu

chứng minh, chuẩn bị thẩm tra tại chỗ cho đến tham gia cỏc phiờn điều trần.

3.2.9. Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ kiện

Một khi đã xảy ra kiện bán phá giá thì không chỉ cú cỏc doanh nghiệp Việt

Nam (ở nước bị kiện) là chịu nhiều tổn thất, các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối

và bán lẻ EU (ở nước khởi kiện) cũng phải gánh chịu những thiệt hại nhất định như

bị mất nguồn hàng nhập khẩu, chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm… Do đó có thể cho

rằng họ là những người có cùng chung lợi ích với các doanh nghiệp Việt Nam. Đã

cùng chung lợi ích thì sẽ rất dễ hợp tác, vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần tận

dụng điều này. Khi bị khởi kiện, các doanh nghiệp cần liên hệ ngay với đối tác nhập

khẩu của mình để phối hợp ứng phó. Thông thạo thị trường, các nhà nhập khẩu này

có thể cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều các thông tin cần thiết để

phục vụ cho công tác kháng kiện; đồng thời họ còn có thể dùng tiếng nói của mình

để tạo làn sóng dư luận ở nước nhập khẩu đòi cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ vụ

kiện. Trong nhiều vụ kiện chống bán phá giá, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà xuất

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 95: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 85 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

khẩu và nhà nhập khẩu trong việc vận động hành lang, tạo dư luận ở cả hai nước

phản đối vụ kiện đã dẫn tới kết quả xét xử có lợi cho bên bị đơn.

3.2.10. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp

Như trên đã trình bày, theo luật pháp về chống bán phá giá của EU, các

doanh nghiệp Việt Nam muốn được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường

để được điều tra trực tiếp thì phải đáp ứng được tất cả 5 tiêu chí đã định trước.

Trong đó tiêu chí khó đáp ứng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là tiêu chí

thứ hai về công tác hạch toán kế toán và kiểm toán cựa doanh nghiệp. Để trong các

vụ kiện sau không còn vướng mắc ở tiêu chí này, các doanh nghiệp Việt Nam cần

phải hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ, kế toán sao cho minh bạch, rõ ràng và

phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn hoạt

động trong các ngành hàng có nguy cơ bị kiện bán phá giá cao thì hàng năm nờn

thuờ cỏc công ty kiểm toán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam (như công ty kiểm

toán A&C, Ernst & Young) thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi cách ghi chép sổ sách,

chứng từ theo chế độ kế toán Việt Nam sang chế độ kế toán quốc tế; đồng thời nhất

thiết mỗi năm đều phải thực hiện kiểm toán ở các công ty kiểm toán có uy tín.

3.2.11. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội

ngành hàng

Trước khi có một cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá thì Hiệp hội

ngành hàng chính là nơi tập hợp các doanh nghiệp trong ngành cùng tham gia kháng

kiện, đồng thời là cơ quan điều phối mọi hoạt động liên quan đến vụ kiện. Chính vì

thế các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng

của Hiệp hội ngành hàng, từ đó tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động

của Hiệp hội này. Để Hiệp hội có thể thực hiện tốt vai trò tập hợp và điều phối của

mình trong các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp cần xây dựng trong

Hiệp hội của mỡnh cỏc nhúm chuyên trách để thực hiện các nhiệm vụ:

- Tìm hiểu Luật pháp chống bán phá giá của các thị trường chủ lực như EU,

Hoa Kỳ đồng thời nghiên cứu các vụ kiện chống bán phá giá điển hình để đúc rút

kinh nghiệm, tìm ra các biện pháp ứng phó hiệu quả;

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 96: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 86 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

- Theo dõi sát sao tình hình ở các thị trường xuất khẩu chủ yếu từ đó đưa ra

các dự đoán về khả năng bị kiện bán phá giá ở nước ngoài;

- Liên hệ với các công ty tư vấn luật có uy tín, các chuyên gia về chống bán

phá giá trên thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kháng

kiện;

- Giúp đỡ các doanh nghiệp hoàn thiện tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán để đáp

ứng yêu cầu của việc điều tra;

- Phối hợp hành động của các doanh nghiệp thành viên để ứng phó một cách

tốt nhất trong trường hợp vụ kiện xảy ra;

- Thực hiện quan hệ công chúng, vận động hành lang nhằm tìm kiếm sự ủng

hộ từ nhiều phía.

3.2.12. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá

Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán

tăng lên hoặc cam kết ngừng xuất khẩu phá giá hàng hóa vào thị trường nước nhập

khẩu. Theo quy định của EU thì khi một cam kết giá được chấp nhận, quá trình điều

tra sẽ chấm dứt trừ khi các nhà xuất khẩu có yêu cầu tiếp tục điều tra hoặc cơ quan

có thẩm quyền quyết định như vậy. Vì thế cam kết giá cũng được coi là một biện

pháp nhằm kết thúc sớm vụ kiện. Một ưu điểm rõ ràng của biện pháp này là nhà

xuất khẩu sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch giữa giá bán tại nước nhập khẩu

trước và sau khi có cam kết giá. Trong khi đó, nếu bị áp dụng thuế chống bán phá

giá thì có thể thấy rằng mặc dù giá bán tại nước nhập khẩu tăng lên nhưng nhà xuất

khẩu không được lợi gì từ sự tăng giá đó.

Tuy nhiên khi một cam kết giá được đề xuất thì theo quy định của EU, cơ

quan có thẩm quyền phải thông báo cho tất cả các bên có liên quan để lấy ý kiến

bình luận. Vì vậy, để đạt được sự chấp thuận từ phía nguyên đơn mà vẫn giữ được

thị phần là một bài toán khá nan giải đối với người đi đàm phán. Thêm vào đó, sau

khi đạt được thỏa thuận về cam kết giá, nhà xuất khẩu phải chấp thuận tuân thủ

thêm rất nhiều các quy định, thủ tục khai báo và phải chịu sự giám sát hết sức

nghiêm ngặt và phức tạp cho từng chuyến hàng, từng giao dịch, từng chủng loại

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 97: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 87 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

hàng hóa từ cơ quan điều tra và cơ quan hải quan EU. Nhìn chung biện pháp cam

kết giá vừa có ưu điểm lại vừa có hạn chế. Vì thế mặc dù đây được coi là một biện

pháp chủ động của các xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải cân

nhắc nhiều mặt trước khi đưa ra quyết định áp dụng biện pháp này.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 98: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 88 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy là sau hơn bốn năm kể từ khi được khởi xướng, vụ kiện chống bán

phá giá giày mũ da Việt Nam dường như vẫn chưa kết thúc. Không ai biết liệu sau

15 tháng nữa quyết định áp thuế chống bán phá giá lên giày mũ da Việt Nam và

Trung Quốc có được dỡ bỏ hay không. Còn đối với các doanh nghiệp và công nhân

ngành da giày Việt Nam thì cuộc chiến vẫn đang tiếp tục. Họ vẫn đang hàng ngày

phải đối mặt với những khó khăn và sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng cho đến

khi nào biện pháp chống bán phá giá được dỡ bỏ.

Da giày chỉ là một trong số những ngành hàng của Việt Nam coi EU là thị

trường xuất khẩu chủ lực. Thị trường EU rộng lớn thực sự rất hấp dẫn và đầy tiềm

năng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày

hay thủy sản. Tuy nhiên, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này cũng đồng nghĩa

với việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá rất cao.

EU đã xây dựng một quy chế về chống bán phá giá với những điều luật hết sức chặt

chẽ và thường xuyên dùng biện pháp này như là một công cụ để bảo vệ các ngành

sản xuất trong nước chống lại sự thâm nhập ồ ạt của các sản phẩm nhập khẩu từ

nước ngoài. Trong đó các nước đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam là những đối

tượng bị kiện nhiều nhất. Việt Nam càng hội nhập sâu rộng vào các hoạt động

thương mại quốc tế, hàng hóa của Việt Nam càng tăng trưởng mạnh ở thị trường

nước ngoài thì chúng ta càng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán

phá giá, đặc biệt là tại thị trường khó tính và mang nặng tính bảo hộ như EU.

Chính vì vậy, từ một điển hình vụ kiện giày mũ da, các doanh nghiệp thuộc

các ngành hàng khác của Việt Nam nếu muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường EU

và tránh được những rủi ro không đáng cú thỡ cần phải rút ra cho mình những bài

học kinh nghiệm quý báu để phòng tránh và đặc biệt là cú cỏc biện pháp ứng phó

phù hợp khi vụ kiện xảy ra. Những kiến nghị, giải pháp được nêu ra trong bài được

đúc kết từ thực tiễn quá trình các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam tham gia

kháng kiện chính là những gợi ý cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành hàng

trong công tác dự phòng và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đến từ EU.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 99: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách và giáo trình:1. Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế -

TS Đinh Thị Mỹ Loan - NXB Lao động xã hội - 20062. Phân tích và dự báo thị trường da giày EU - Da giày Việt Nam truyền thống và hiện

đại - NXB Chính trị quốc gia – 20023. Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng

xuất khẩu Việt Nam - GS.TS Võ Thanh Thu, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, PGS.TS Nguyễn Đông Phong - NXB lao động xã hội

Báo và tạp chí:4. Cam kết về giá theo pháp luật chống bán phá giá của EU - TS Đinh Thị Mỹ Loan -

Tạp chí thương mại Số 44/2005 5. Đối phó với vụ kiện bán phá giá giày dép vào EU - Đoàn Tất Thắng - Tạp chí

Thương mại Số 28/2005 6. Thuế chống bán phá giá của EU và một số giải pháp đối với da giày Việt Nam - TS

Nguyễn Anh Tuấn - Tạp chí Công nghiệp kỳ 1 tháng 10/2005)7. Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí Thương Mại - Số 33/20078. Những giải pháp giỳp cỏc doanh nghiệp Việt Nam đối phó với rào cản “chống bán

phỏ giỏ” ở nước nhập khẩu - GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thị Thanh Xuân - Tạp chí Phát triển kinh tế Số 211/2008

9. Những giải pháp giỳp cỏc doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá - Đoàn Tất Thắng - Tạp chí Thương mại Số 10/2005

10. EC áp thuế chống bán phá giá: Nửa triệu công nhân da giày có nguy cơ thất nghiệp - Mỹ Hạnh - Tạp chí Lao động và xã hội Số 289/2006

11. Kiện bán phá giá giày dép vào EU: không có chiến thắng cho những người bỏ cuộc - Dương Hương - Tạp chí Thương mại Số 28/2005

Website12. Thị trường giày dép EU: nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam -

Tapchicongnghiep.vn - 8/10/2009 13. Pháp luật về chống bán phá giá - những điều cần biết - Phòng thương mại và công

nghiệp Việt Nam - 200414. Báo cáo kết quả nghiên cứu Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC

đối với ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam - 5/2006

15. Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam

16. Bài phát biểu của Lãnh đạo Hiệp hội Da - Giày Việt Nam về vụ kiện phá giá các loại giày có mũ từ da (Tại cuộc hội thảo ngày 8/8/2006)

17. Quy trình một vụ kiện chống bán phá giá của EU - http://chongbanphagia.vn - 28/11/2006

18. Tìm hiểu thị trường giày dép Pháp - http://www.sla.org.vn

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 100: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

19. Quy định của EU về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu - http://wto.nciec.gov.vn: Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường - 24/10/2008

20. Thủ tục giải quyết vụ việc chống bán phá giá ở EU - Đỗ Minh Tuấn - http://www.saga.vn - 24/8/2009

21. Tìm hiểu quy trình điều tra chống bán phá giá của EU - Thanh Hương - http://www.vcad.gov.vn: trang web của Cục quản lý cạnh tranh - 21/5/2009

22. EC đề xuất hạn ngạch đối với giày da Việt Nam, Trung Quốc - http://vietnamnet.vn - 5/7/2006

23. Các đại gia ngành giày da EU phản đổi việc dỡ bỏ GSP đối với giày da Việt Nam - William Schomberg - www.reuters.com - 10/04/2008

24. Doanh nghiệp Châu Âu phản đối vụ kiện da giày Việt Nam - http://doangia.vn - 22/11/2005

25. Nhà bán lẻ Anh phản đối thuế chống bán phá giá giày da - http://www.dangcongsan.vn - 10/10/2006

26. Đan Mạch phản đối vụ kiện giày mũ da - http://vietbao.vn - 28/3/200627. Hiệp hội giày dép Đức phản đối áp thuế giày da Việt Nam - http://www.ibla.org.vn:

Viện khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế 28. Nhiều doanh nghiệp da giày đứng trước nguy cơ phá sản - Ca Hảo -

http://vietnamnet.vn - 25/12/2009 29. Doanh nghiệp da giày “cú cửa” tại EU - http://www.tinkinhte.com - 10/12/2009 30. ActionAid kêu gọi EC xem xét lại việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ

da Việt Nam - Huy Cường - http://www.cifpen.org - 2/6/2006 31. "Sống" trong giày mũ da: Cầm cự trong gian khó - Đức Thành -

http://www.kinhtenongthon.com.vn - 27/1/2010 32. Về quyết định chống bán phá giá giày mũ da của EU: Nhọc nhằn lao động mưu

sinh - http://www.vtv4.vn - 33. 40.000 công nhân da giày Hải Phòng trong cơn bĩ cực - Lệ Thu -

http://www.cand.com.vn - 25/12/200934. Nhà bán lẻ Anh phản đối thuế chống bán phá giá giày da -

http://www.dangcongsan.vn - 10/10/2006 35. Doanh nghiệp Châu Âu phản đối vụ kiện da giày Việt Nam - http://doangia.vn -

22/11/200536. Giày da Việt Nam: phiên chợ chiều - http://www.tinkinhte.com - 4/1/2010 37. Nhọc nhằn như thân phận đôi giày -Thanh Hải - http://www.laodong.com.vn -

8/1/2010 38. Gánh nặng từ việc áp thuế chống bán phá giá - http://www.ven.vn - 23/12/2009 39. Ngành da giày chiếm 1/10 kim ngạch xuất khẩu cả nước - http://www.stox.vn -

24/02/2010 40. Cơ hội xuất khẩu giày dép sang thị trường Đức - http://tapchicongnghiep.vn -

21/9/200841. Báo chí Italia: EU cần dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da Việt

Nam - http://chongbanphagia.vn - 10/11/2008

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 101: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

42. Các mốc thời gian của vụ EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc - http://www.ttnn.com.vn - 29/12/2009

43. Chưa có đối tác tham chiếu trong vụ kiện da giày - www.vnexpress.net - 27/7/200544. Khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp bán phá giá - Nguyễn

Thanh Hưng - http://wto.nciec.gov.vn45. Xu hướng mới trong hoạt động sản xuất giày dép tại EU -

http://www.vietrade.gov.vn - 2/11/200946. Cỏc kênh phân phối giày dép tại thị trường EU - http://www.lefaso.org.vn47. Nét mới trong phân đoạn thị trường giày dép EU - http://www.lefaso.org.vn48. Diễn biến giá cả ngành hàng giày dép tại Anh 49. “Sống trong giày mũ da” - Đức Thành - http://www.kinhtenongthon.com.vn -

27/1/201050. EU áp thuế lên giày mũ da Việt Nam: Khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ -

http://chongbanphagia.vn - 6/12/200651. Gánh nặng từ việc áp thuế chống bán phá giá - http://www.ven.vn - 23/12/200952. Bài học từ vụ kiện giày da - http://www.vnlawfind.com.vn - 31/3/200653. Cuộc chiến đối phó kiện chống phá giá: Kinh nghiệm của Trung Quốc -

http://dantri.com.vn - 18/7/200554. Doanh nghiệp Việt Nam với vụ kiện bán phá giá giày tại thị trường EU -

http://vietnamese-law-consultancy.com - 23/7/200555. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới ngành da giày Italia -

http://www.vinanet.com.vn - 13/3/2009 56. Việt Nam đàm phán với ANCI về việc EU áp thuế chống bán phá giá sản phẩm

giày mũ da xuất xứ từ Việt Nam - http://chongbanphagia.vn - 4/11/2009 57. Chính thức bị áp thuế phá giá - giày da Việt Nam khó khăn - http://vietnamnet.vn58. Thông tin thị trường giày dép thế giới ngày 29/7/2009 - http://www.vinanet.com.vn

- 29/7/2009 59. Thông tin thị trường giày dép thế giới ngày 24/8/2009 - http://www.vinanet.com.vn

- 24/8/200960. Tiêu thụ giày dép ở Pháp năm 2008 tăng nhẹ - http://www.vinanet.com.vn -

19/3/200961. Xu hướng xuất khẩu và tình hình XNK giày dép tại Anh -

http://www.vietrade.gov.vn - 21/1/2010 62. Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/200763. Nét mới trong phân đoạn thị trường giày dép EU 2009 - http://www.vietrade.gov.vn

- 8/9/200964. Website http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics65. Website của Eurostat:

http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.66. Website của Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 102: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

---o0o---

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : Trần Thị Thanh TúLớp : Kinh tế và quốc tế 48B : Kinh tế và quốc tế 48BKhoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế : Thương mại và Kinh tế quốc tếTrường: Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội : Đại học Kinh tế quốc dân Hà NộiCơ quan thực tập:Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư :Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Về thời gian và đơn vị thưc tậpVụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận sinh viên Trần Thị

Thanh Tú, lớp Kinh tế quốc tế 48B, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đó cú thời gian thực tập từ ngày 11/01/2010 đến ngày 10/05/2010 tại Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Về tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luậtTrong thời gian thực tập tại nhóm Xuất nhập khẩu, Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, sinh viên Trần Thị Thanh Tú đã có ý thức chấp hành nghiêm túc và đầy đủ nội quy, nề nếp, tổ chức kỷ luật của Vụ; đồng thời luôn có tinh thần học hỏi và hoàn thành tốt các công việc theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của các cán bộ hướng dẫn.

3. Về kết quả thực tậpKết thúc quá trình thực tập, sinh viên Trần Thi Thanh Tú đã hoàn thành

chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra”. Đây là một đề tài mang tính thời sự và phù hợp với thực tế công tác của nhóm Xuất nhập khẩu, Vụ Kinh tế dịch vụ nơi sinh viên thực tập. Chuyên đề cũng đã đề ra được một số giải pháp có tính thực tiễn cao thể hiện sinh viên đã có ý thức tìm tòi nghiên cứu khi thực hiện đề tài.

Kính mong nhà trường và bộ môn giúp đỡ tạo điều kiện cho sinh viên Trần Thị Thanh Tú hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với kết quả khả quan.

Hà Nội ngày tháng năm 2010

Xác nhận của cơ sở thực tập Xác nhận của cơ sở thực tập

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 103: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

(Ký tên và đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 104: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 105: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 106: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 107: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 108: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 109: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 110: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 111: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 112: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 113: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 114: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 115: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 116: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 117: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 118: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 119: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 120: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 121: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 122: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 123: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 124: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 125: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 126: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 127: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 128: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 129: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 130: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 131: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 132: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 133: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 134: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 135: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 136: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 137: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 138: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 139: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 140: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 141: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 142: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 143: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 144: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 145: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 146: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 147: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 148: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 149: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 150: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 151: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 152: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 153: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

Page 154: 101538431-VỤ-KIỆN-CHỐNG-BAN-PHA-GIA-GIAY-MŨ-DA-CỦA-VN.doc

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B