ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG …

8
Kyếu Hi nghKHCN Quc gia ln thXII vNghiên cứu cơ bản và ng dng Công nghthông tin (FAIR); Huế, ngày 07-08/6/2019 DOI: 10.15625/vap.2019.00019 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở VIỆT NAM Nguyn Duy Hi 1 , Lê Văn Năm 2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Ni 2 Trường Đại hc Kinh tế Quc dân [email protected], [email protected] TÓM TT: Các tchc giáo dục đại hc (HEIs) hiện đang phải đối mt vi nhiu thách thc mới, như: quá trình quốc tế hóa, ct gim ngân sách, sxut hin ca công nghgiáo dc mi, các quy định pháp lí mới cũng như các yêu cầu đảm bo chất lượng. Để ng phó vi nhng thách thức như vậy, HEIs đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình hoạt động tch, không chưu tiên vai trò là các nhà cung cp kiến thc và dch vgiáo dc mà còn phát trin các chiến lược toàn diện để nâng cao năng lực cnh tranh. Htrđầy đủ cho quá trình thay đổi như vậy, hthng thông tin và mc tiêu chiến lược cần được liên kết vi nhau. Tuy nhiên, thc tế cho thy các hthống thông tin không đồng nht và các ng dụng được trin khai ri rc ngay bên trong tchức đã làm ảnh hưởng đến mc tiêu đó. Gần đây, kiến trúc tng th(Enterprise Architecture-EA) xut hiện như một công cphù hợp để giúp HEIs thích ng vi nhng vấn đề như trên. Tuy nhiên, đã có nhiều mô hình kiến trúc như vậy đã áp dụng cho mt sngành công nghiệp, nhưng đến thời điểm này rt ít mô hình kiến trúc tng thđược áp dng trong giáo dục đại hc. Trong bài viết này, chúng tôi đề xut mt mô hình kiến trúc hthng thông tin tng thphù hp với các trường đại hc Sư phạm Việt Nam. Mô hình đề xuất này cũng được xem xét da trên các vấn đề vqun trđại hc và các chsnâng cao năng lực của các trường sư phạm (TEIDI). Tkhóa: Information Systems Architecture; Higher Education Institutions; Enterprise Information Systems; Enterprise Architecture; I. GII THIU Giáo dục đại hc (HE) là mt trong nhng hoạt động góp phn to nên stiến bca xã hi thông qua các chc năng ni bt là: giáo dục đại học, đào tạo và nghiên cu hc thut, và cung cp dch vgiáo dc [1]. Mặc dù lĩnh vực này vn duy trì và kế tha nhng giá trlch snhất định, tuy nhiên HEIs hiện đang phải đối mt vi nhiu thách thc, như: quá trình quc tế hóa, gim tài trtchính ph, xut hin ca công nghgiáo dc mi và nhng yêu cầu đảm bo chất lượng [2,3]. Đây là một áp lực đối vi HEIs không chnâng cao hiu quhoạt động mà còn không làm gim đi chất lượng đào tạo hin ti. Vì vy, HEIs cn phi có sthay đổi toàn din vphương pháp quản lý [4], làm tác động sâu sắc đến cách thc tchc qun lý các quy trình kinh doanh - hc thuật (quy trình đào tạo và nghiên cu khoa hc), quy trình cung cp dch vgiáo dc và cu trúc bên trong ca h, to ra mt kiến trúc toàn din vi các công clinh hot, bn vững đảm bo cho stăng trưởng và phát trin [5]. Hin nay, bc tranh vhthng thông tin (IS) ti HEIs có tính chất đặc thù, riêng bit ca mi tchc, chyếu tphát trin dựa trên năng lực hin có trong các HEIs để phù hp vi mô hình, cu trúc và quy trình nghip vca mi HEI, hoc trn ln gia các chức năng tcác sn phm phn mm mua bên ngoài được điều chnh cho phù hp vi yêu cu ca mi HEI [6]. Tthc tế cho thy, có mt khong cách ln gia việc đầu ththng công nghthông tin và mc tiêu chiến lược ca HEIs. Kết qulà, có mt sbất đồng ln giữa đòi hỏi đáp ứng các mc tiêu chiến lược và khnăng đáp ứng ca hthng công nghhin có. Vì vy, cn phi được qun lý mt cách toàn din, mch lc và bn vững đối vi các hthống thông tin và cơ sở htng công nghđể to ra sliên kết vi mc tiêu chiến lược của các cơ sgiáo dục đại hc [7]. Vit Nam, vic tin hóa ca các tchc giáo dục đại hc được bắt đầu tđầu những năm 1990, vi Nghquyết TW II, NQ 49/CP năm 1993, Chth58-CT/TW năm 2000, và gần đây nhất là Nghquyết 29-NQ/TW [8]. Tuy nhiên, vic tin hóa và ng dng CNTT trong quá trình hoạt động ca HEIs cũng đang gặp nhiu trngi, như: hiện tượng “cát c” thông tin bên trong của các tchc, khnăng tích hợp hthng và cung cp thông tin htrra quyết định còn hn chế. Ngoài ra, ngày càng có nhiu vấn đề phi kthut, nghiên cứu không đầy đủ vnhu cầu thông tin hóa, thay đổi thường xuyên vyêu cu nghip v, không nht quán trong qun trvà xây dng thông tin. EA được coi là mt trong nhng công cchính cho phép các tchc ng phó vi nhng bt cp nói trên [4,5]. Tm quan trng và mức độ phù hp thc tế ca EA trong các tchc đã được các hc githo lun nhiu trong các nghiên cu trước đó [10,11], cũng như bởi các nhà qun lý CNTT ti HEIs [11,12]. Tuy nhiên, trên thc tế EA đã được áp dng trong các lĩnh vực công nghip và hành chính công, chúng chưa được sdng phbiến trong các khu vc giáo dục đại hc [13]. Do đó, cần có nhiu nghiên cứu hơn về thc tin EA trong bi cnh giáo dục đại hc, bao gm ctính khthi ca các mô hình kiến trúc và thành phn chính của EA được thiết kế riêng cho phù hp vi cu trúc ca HEIs [14]. Trong những năm qua, và dựa trên các nguyên tc khái quát hóa và tái sdng kiến thc, Kiến trúc hthng thông tin (Reference Architectures -RA) và Mô hình tham chiếu hthng thông tin (Reference Model-RM) đã được đề cp như mt thành phn quan trng ca EA trong thc tin [14]. Đin hình là mô hình BIAN [16] cho ngành ngân hàng; mô hình eTOM [17] cho ngành vin thông; hoc TOGAF [18] hoc CORA [19] cho ngành CNTT, ITI-GAF đề xut ng dụng cơ quan điện t[15], hay mô hình URP (University Resource Planning) qun lý toàn diện trường đại hc vi 3 phân hlà: Phân hqun lý chung, Phân hquản lý Đào tạo Đại học và Sau đại hc, Phân hhtrĐào tạo vi 23 chức năng khác nhau bao quát toàn bộ các lĩnh vực quản lý trong trường đại hc [21].

Transcript of ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG …

Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR); Huế, ngày 07-08/6/2019

DOI: 10.15625/vap.2019.00019

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở VIỆT NAM

Nguyễn Duy Hải1, Lê Văn Năm

2

1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

[email protected], [email protected]

TÓM TẮT: Các tổ chức giáo dục đại học (HEIs) hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, như: quá trình quốc tế hóa, cắt

giảm ngân sách, sự xuất hiện của công nghệ giáo dục mới, các quy định pháp lí mới cũng như các yêu cầu đảm bảo chất lượng. Để

ứng phó với những thách thức như vậy, HEIs đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình hoạt động tự chủ, không chỉ ưu tiên vai trò là các

nhà cung cấp kiến thức và dịch vụ giáo dục mà còn phát triển các chiến lược toàn diện để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ đầy

đủ cho quá trình thay đổi như vậy, hệ thống thông tin và mục tiêu chiến lược cần được liên kết với nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy

các hệ thống thông tin không đồng nhất và các ứng dụng được triển khai rời rạc ngay bên trong tổ chức đã làm ảnh hưởng đến mục

tiêu đó. Gần đây, kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture-EA) xuất hiện như một công cụ phù hợp để giúp HEIs thích ứng với

những vấn đề như trên. Tuy nhiên, đã có nhiều mô hình kiến trúc như vậy đã áp dụng cho một số ngành công nghiệp, nhưng đến

thời điểm này rất ít mô hình kiến trúc tổng thể được áp dụng trong giáo dục đại học. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một mô

hình kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể phù hợp với các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam. Mô hình đề xuất này cũng được xem

xét dựa trên các vấn đề về quản trị đại học và các chỉ số nâng cao năng lực của các trường sư phạm (TEIDI).

Từ khóa: Information Systems Architecture; Higher Education Institutions; Enterprise Information Systems; Enterprise Architecture;

I. GIỚI THIỆU

Giáo dục đại học (HE) là một trong những hoạt động góp phần tạo nên sự tiến bộ của xã hội thông qua các chức

năng nổi bật là: giáo dục đại học, đào tạo và nghiên cứu học thuật, và cung cấp dịch vụ giáo dục [1]. Mặc dù lĩnh vực

này vẫn duy trì và kế thừa những giá trị lịch sử nhất định, tuy nhiên HEIs hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức,

như: quá trình quốc tế hóa, giảm tài trợ từ chính phủ, xuất hiện của công nghệ giáo dục mới và những yêu cầu đảm bảo

chất lượng [2,3]. Đây là một áp lực đối với HEIs không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn không làm giảm đi

chất lượng đào tạo hiện tại. Vì vậy, HEIs cần phải có sự thay đổi toàn diện về phương pháp quản lý [4], làm tác động

sâu sắc đến cách thức tổ chức quản lý các quy trình kinh doanh - học thuật (quy trình đào tạo và nghiên cứu khoa học),

quy trình cung cấp dịch vụ giáo dục và cấu trúc bên trong của họ, tạo ra một kiến trúc toàn diện với các công cụ linh

hoạt, bền vững đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển [5].

Hiện nay, bức tranh về hệ thống thông tin (IS) tại HEIs có tính chất đặc thù, riêng biệt của mỗi tổ chức, chủ yếu

tự phát triển dựa trên năng lực hiện có trong các HEIs để phù hợp với mô hình, cấu trúc và quy trình nghiệp vụ của mổi

HEI, hoặc trộn lẫn giữa các chức năng từ các sản phẩm phần mềm mua bên ngoài được điều chỉnh cho phù hợp với yêu

cầu của mỗi HEI [6]. Từ thực tế cho thấy, có một khoảng cách lớn giữa việc đầu từ hệ thống công nghệ thông tin và

mục tiêu chiến lược của HEIs. Kết quả là, có một sự bất đồng lớn giữa đòi hỏi đáp ứng các mục tiêu chiến lược và khả

năng đáp ứng của hệ thống công nghệ hiện có. Vì vậy, cần phải được quản lý một cách toàn diện, mạch lạc và bền

vững đối với các hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ để tạo ra sự liên kết với mục tiêu chiến lược của các cơ

sở giáo dục đại học [7].

Ở Việt Nam, việc tin hóa của các tổ chức giáo dục đại học được bắt đầu từ đầu những năm 1990, với Nghị quyết

TW II, NQ 49/CP năm 1993, Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000, và gần đây nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW [8]. Tuy nhiên,

việc tin hóa và ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động của HEIs cũng đang gặp nhiều trở ngại, như: hiện tượng “cát

cứ” thông tin bên trong của các tổ chức, khả năng tích hợp hệ thống và cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định còn hạn

chế. Ngoài ra, ngày càng có nhiều vấn đề phi kỹ thuật, nghiên cứu không đầy đủ về nhu cầu thông tin hóa, thay đổi

thường xuyên về yêu cầu nghiệp vụ, không nhất quán trong quản trị và xây dựng thông tin.

EA được coi là một trong những công cụ chính cho phép các tổ chức ứng phó với những bất cập nói trên [4,5]. Tầm

quan trọng và mức độ phù hợp thực tế của EA trong các tổ chức đã được các học giả thảo luận nhiều trong các nghiên cứu

trước đó [10,11], cũng như bởi các nhà quản lý CNTT tại HEIs [11,12]. Tuy nhiên, trên thực tế EA đã được áp dụng trong

các lĩnh vực công nghiệp và hành chính công, chúng chưa được sử dụng phổ biến trong các khu vực giáo dục đại học [13].

Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn về thực tiễn EA trong bối cảnh giáo dục đại học, bao gồm cả tính khả thi của các mô

hình kiến trúc và thành phần chính của EA được thiết kế riêng cho phù hợp với cấu trúc của HEIs [14].

Trong những năm qua, và dựa trên các nguyên tắc khái quát hóa và tái sử dụng kiến thức, Kiến trúc hệ thống

thông tin (Reference Architectures -RA) và Mô hình tham chiếu hệ thống thông tin (Reference Model-RM) đã được đề

cập như một thành phần quan trọng của EA trong thực tiễn [14]. Điển hình là mô hình BIAN [16] cho ngành ngân

hàng; mô hình eTOM [17] cho ngành viễn thông; hoặc TOGAF [18] hoặc CORA [19] cho ngành CNTT, ITI-GAF đề

xuất ứng dụng cơ quan điện tử [15], hay mô hình URP (University Resource Planning) quản lý toàn diện trường đại

học với 3 phân hệ là: Phân hệ quản lý chung, Phân hệ quản lý Đào tạo Đại học và Sau đại học, Phân hệ hỗ trợ Đào tạo

với 23 chức năng khác nhau bao quát toàn bộ các lĩnh vực quản lý trong trường đại học [21].

Nguyễn Duy Hải, Lê Văn Năm 145

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các IS ứng dụng trong HEIs, cụ thể là trong các

trường đại học Sư phạm. Do đó, mục tiêu chính của nghiên cứu này là đề xuất mô hình kiến trúc IS trong bối cảnh các

trường đại học Sư phạm ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, chung tôi đã xem xét kết quả đánh giá tài liệu tổng

quan một cách hệ thống trong nghiên cứu của F.Sanchez và cộng sự (2017) về các mô hình tham chiếu đã được chấp

nhận trong các cơ sở giáo dục đại học [14]. Ngoài ra, để tăng tính thực tiến đối với các trường đại học sư phạm ở Việt

Nam chúng tôi đã xem xét đến bộ chỉ số đánh giá năng lực phát triển trường sư phạm (TEIDI) được Bộ Giáo dục và

Đào tạo sử dụng năm 2017. Kết quả được đề xuất có thể hữu ích cho một số mục đích thực tế, như là một công cụ hỗ

trợ cho việc ra quyết định, lập kế hoạch hoặc liên kết giữa các bên liên quan. Do đó, chúng tôi tin rằng bài báo này có

thể được quan tâm không chỉ cho cộng đồng nghiên cứu mà còn cho các nhà quản lý CNTT và kinh doanh giáo dục đại

học như các công ty tư vấn dịch vụ IS hoặc nhà cung cấp CNTT cho HEIs.

II. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở khoa học và các nghiên cứu trước có liên quan

Trước tiên, chúng tôi đề cập đến khái niệm của RA và RM, đây là thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho

nhau trong tài liệu, nó có thể được xem là kiến trúc tổng quát cho một lớp các hệ thống thông tin dựa trên các thực tiễn

tốt nhất [14]. Theo TOGAF thì “Một kiến trúc tham chiếu (RA) bao gồm một tài liệu hoặc một bộ tài liệu cung cấp các

cấu trúc và tích hợp được đề xuất cho các sản phẩm và dịch vụ CNTT để tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh” [18].

RA thuộc lĩnh vực kiến trúc phần mềm hoặc EA, giúp người quản lý dự án, nhà phát triển phần mềm, kiến trúc sư

doanh nghiệp và người quản lý CNTT cộng tác và giao tiếp hiệu quả để triển khai một dự án CNTT. Thông thường,

các thành phần của RA bao gồm các nguyên tắc kiến trúc chung, các biểu mẫu, các khối thành phần và các tiêu chuẩn

[18]. Trong khi đó, RMs thường là một trong các khối thành phần của RA. RMs cung cấp một cái nhìn rõ ràng về miền

(domain) đang được quan tâm của RA và kết hợp với các giải pháp thực hiện tốt thì các RM có thể được biểu diễn một

cách nhất quán để truyền đạt các ý tưởng thực hiện cho các thành viên dự án. RMs bao gồm một tập hợp các khái niệm,

tiên đề và mối quan hệ thống nhất trong một vấn đề cụ thể (khác nhau) không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn, công nghệ,

cách thức triển khai cụ thể hoặc các chi tiết khác [18].

Tiếp đến là khái niệm về EA, đây là thuật ngữ được dùng để mô tả việc thực hiện các hoạt động kỹ thuật và

quản lý một cách tốt nhất để gắn kết cơ sở hạ tầng CNTT và khả năng xử lý kinh doanh [20]. EA bao gồm từ các quan

điểm kỹ thuật (ví dụ: tiêu chuẩn CNTT, chọn ứng dụng và xác định quy trình phần mềm) cho đến quan điểm quản lý

(ví dụ: điều chỉnh chiến lược kinh doanh và CNTT, mua sắm, hoạch định chiến lược). EA bao gồm bốn kiến trúc chính

là Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture); Kiến trúc dữ liệu (Data Architecture), Kiến trúc ứng dụng (Application

Architecture) và Kiến trúc công nghệ (Technology Architecture)[18]. Mặc dù không có định nghĩa chính xác về ranh

giới của EA và IS, tuy nhiên các nguyên lý của EA và IS có nhiều điểm tương đồng nhau. Chẳng hạn như các ý tưởng

và khái niệm về EA đã dựa trên các ý tưởng và khái niệm phát triển trong lĩnh vực IS [14]. Như vậy IS có thể được

xem là một phần của EA hoặc EA có vai trò cung cấp bối cảnh cho IS.

Hình 1. Khung kiến trúc tổng thể trường đại học theo TOGAF (Taleb và Cherkaoui, 2012)

Trong nghiên cứu đánh giá tài liệu một cách hệ thống (Systematic Literature Review-SLR) của F.Sanchez và

cộng sự (2017) về các RA/RM trong HEIs, tác giả đã tổng hợp kết quả [14] cho thấy, phần lớn các mô hình được tổng

hợp từ các nghiên cứu của các học viên và tài liệu có được từ việc truy cập website của các nhà cung cấp giải pháp

CNTT trong giáo dục đại học. Nói chung, các phát hiện này đều là xuất phát từ các mô hình kiến trúc trong các doanh

nghiệp được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh giáo dục đại học hoặc là một phần của RA được điều chỉnh bởi

146 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM…

HEIs. Trong nhiều trường hợp, các mô hình như vậy được sinh ra từ kết quả của một dự án hợp tác, trong đó các tạo

phẩm được xây dựng theo các hợp tác thỏa thuận cho một trường hợp cụ thể [22].

Kết quả đánh giá cũng cho thấy trong các mô hình RA/RM trong HEIs thì nổi bật là mô hình tham chiếu HORA

(HORA Reference Architecture) của giáo dục Đại học Hà Lan [22]. Mô hình này được xem là đầy đủ từ quy trình học

thuật cho đến các ứng dụng IS được triển khai trong HEIs. Tuy nhiên mô hình này lại được viết bằng tiếng Hà Lan nên

cũng là một rào cản cho việc tiếp cận kết quả. Một mô hình tham chiếu ERA định hướng cho HEIs đó là TIER

Reference Architecture [23] của giáo dục đại học Mỹ đã được phát triển dưới dạng một RA tổng quát-có nghĩa là có

thể áp dụng cho tất cả các HEIs mà không phù thuộc vào các ràng buộc công – tư hay quốc gia nào. Nhìn chung, F.

Sanchez và cộng sự đã chỉ ra rằng các mô hình RM/RAs cho các cơ sở giáo dục đại học còn nhiều hạn chế [14], trong

đó nổi bật là chưa chỉ ra được các IS cần thiết trong các cở sở giáo dục đại học thay vì các kiến trúc hiện có chủ yếu tập

trung vào lớp kiến trúc về CNTT (IT) và các thành phần con của các lớp đó. Bên cạnh các tài liệu tham khảo trên, một

số đóng góp bổ sung có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu về EA trong HEIs như trong nghiên cứu của Syynimaa

(2015) [12], tuy nhiên kết quả cho thấy thường phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể mà không thể áp dụng cho tất cả HEIs,

đặc biệt là đối với các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam.

Đa số các HEI hiện nay có thể được xem là các tổ chức chuyên sâu về con người và tri thức [1]. Một mô hình

quản trị đại học được thiết lập, trong đó đòi hỏi môi trường học tập với đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực và năng

động cao; các nguồn lực và phương tiện đủ để hỗ trợ sinh viên đạt được kết quả học tập dự định; và một nền văn hóa

trong đó sinh viên cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và khuyến khích học hỏi. Môi trường học tập là nhân tố cốt lõi của

một tập hợp tổ chức phức tạp, bao gồm: giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu, thể chế đảm bảo chất lượng, thể

chế quản trị và trách nhiệm, và cố gắng để thể hiện hình ảnh của trường ra xã hội và sinh viên tương lai (Le Thi Kim

Anh & Hayden, 2017) [24].

Với cách tiếp cận này thì mô hình thông tin ở mức độ tổng quá của các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam

được xem xét ở Hình 2[25].

Hình 2. Mô hình thông tin tổng quát của trường đại học Sư phạm (tác giả, 2015)

Thực hiện Chương trình nâng cao năng lực cho 8 trường đại học Sư phạm chủ chốt của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(ETEP) được tài trợ và giám sát của Ngân hàng thế giới [26]. Theo đó, các trường đại học Sư phạm nói trên đã thực

hiện đánh giá năng lực nhà trường theo bộ chỉ số phát triển năng lực trường sư phạm (Teacher Education Institution

Development Index, viết tắt là TEIDI) [27]. Đây là công cụ để đo lường hiệu quả của các trường ĐHSP chủ chốt trong

việc cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý chất lượng cao. Công

cụ này bao gồm các chỉ số (20 tiêu chuẩn với 63 tiêu chí) để đánh giá chất lượng và hiệu quả thể chế của các trường

ĐHSP chủ chốt một cách toàn diện. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các chỉ số có liên quan và khi dữ liệu được thu thập với

các trọng số từ 1 đến 7, các chỉ số TEIDI có thể đo được năng lực của trường. Bộ chỉ số này thể hiện hai yếu tố cơ bản:

(i) đánh giá những lĩnh vực đặc thù đối với trường sư phạm; và (ii) đánh giá chỉ số phát triển. Nói cách khác, bộ chỉ số

được xây dựng tập trung vào những tiêu chí đặc thù và những mặt tồn tại của các trường sư phạm, từ đó giúp các

trường xây dựng chính sách phát triển phù hợp. Trên cơ sở đó, chúng tôi trích rút ra các tiêu chuẩn, tiêu chí (23 tiêu

chí) có liên quan đến năng lực của các hệ thống thông tin trong các trường sư phạm được chia thành 8 nhóm hoạt động:

Nguyễn Duy Hải, Lê Văn Năm 147

(1) Môi trường sư phạm; (2) Cơ sở vật chất và tài nguyên dạy học; (3) Công nghệ thông tin và truyền thông; (4) Hỗ trợ

người học và dạy; (5) Hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới; (6) Quản lý nhà trường; (7) Đảm bảo chất lượng; và (8) Hợp tác

vùng/địa phương. Dựa theo kết quả đánh giá năng lực các trường đại học sư phạm chủ chốt (8 trường) trong 2 năm

2017, 2018 thì trung bình điểm số của các lĩnh vực hoạt động trên là: môi trường sư phạm: 3.3; cơ sở vật chất và tài

nguyên dạy học: 3.7; công nghệ thông tin và truyền thông: 3.5; hỗ trợ người học và dạy: 3.4; Hỗ trợ nghiên cứu và đổi

mới: 3.7; Quản lý nhà trường: 3.57; Đảm bảo chất lượng: 3.1; hợp tác vùng/địa phương: 3.63. Đây là con số rất khiêm

tốn cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý và điền hành nhà trường. Vì vậy, kết hợp với bảng kế hoạch phát triển của

các năm 2019, 2020, 2021 được tổng hợp từ 8 trường sư phạm tham gia Chương trình chúng tôi đã đề xuất mô hình hệ

thống thông tin tổng thể của các trường đại học Sư phạm và kèm theo danh mục các hệ thống thông tin cần thiết đối

với các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dung các phương pháp phát triển RA/RM trong các lĩnh vực khác [18-21]

theo cách tiếp cận quy nạp. Theo đó, chúng tôi đã sử dụng mô hình tham chiếu của F. Sanchez và cộng sự (2017) là

Application Reference Blueprint Outline [14], cung cấp một mô hình miền logic trừu tượng và đồng nhất cho các kiến

trúc ứng dụng. Theo các tác giả thì mô hình này đã được triển khai thành công trong HEIs. Tuy nhiên, F.Sanchez và

cộng sự không đưa ra các quy trình và phương pháp xây dựng kiến trúc, vì vậy để khắc phục chúng tôi sử dụng phương

pháp nghiên cứu “khoa học thiết kế” - Design Science Research Method (DSRM) được Hanver trình bày vào năm 2004

và của Ken Peffers và cộng sự tại Đại học Navada, Las Vesga bổ sung và chỉnh sửa vào năm 2008 [28] để thiết kế mô

hình và quy trình áp dụng kiến trúc RAs/RMs. DSRM được đề xuất sử dụng trong các nghiên cứu về IS, khoa học giáo

dục và phát triển chuyên gia [28] được thực hiện với 4 bước, gồm: 1) Xác định vấn đề và phân tích yêu cầu hệ thống;

2) nghiên cứu đánh giá các giải pháp công nghệ; 3) phát triển và thiết kế các giải pháp; và 4) đánh giá. Với cách tiếp

cận này, chúng tôi thực hiện như sau:

i) Xác định mô hình RA/RM phù hợp và phân tích yêu cầu hệ thống. Trong số các RM/RA được tổng hợp từ

nghiên cứu của F. Sanchez và cộng sự [14], chúng tôi phân lớp các RA/RM để phù hợp bối cảnh, mục tiêu và

đặc điểm kỹ thuật của các trường đại học Sư phạm. Tại bước này, chúng tôi cũng xem xét các mô hình quản lý

trong giáo dục đại học, cụ thể là quản trị đại học và kết hợp với kết quả đánh giá và lập kế hoạch phát triển

nâng cao năng lực của các trường sư phạm theo bộ chỉ số TEIDI để đề xuất ra mô hình kiến trúc hệ thống

thông tin tổng thể trong các trường đại Sư phạm ở Việt Nam.

ii) Đánh giá các giải pháp và lựa chọn chiến lược thiết kế. Như đã giới thiệu ở phần đầu của phần, chúng tôi đã

chọn cách tiếp cận quy nạp trên thực tiễn các nghiên cứu trước đó. Chúng tôi thực hiện việc thu thập dữ liệu

theo các mô hình kiến trúc RA/RM cho HEIs đã được phân tích và tổng hợp bởi nghiên cứu của F. Sanchez và

cộng sự (2017) [14] – Bảng 1. Chúng tôi chọn 3 RA được xác định cho HEIs [29,30, 31]. Chọn 2 mô hình

IS/ứng dụng áp dụng chung cho các HEIs [31,33], và 2 danh mục các IS/ứng dụng định hướng cho giáo dục

đại học [32]. Cuối cùng là chúng tôi chọn trong tổng số 23 trong 63 tiêu chí trong bộ chỉ số TEIDI liên quan

đến môi trường sư phạm; cơ sở vật chất và tài nguyên dạy học; công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ

người học và dạy; hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới; quản lý và đảm bảo chất lượng để xác định danh mục các hệ

thống thông tin phù hợp cho các trường đại học Sư phạm.

iii) Phát triển hệ thống và thiết kế các giải pháp. Chúng tôi đã tạo ra RM dự định bằng cách đồng nhất IS và các

ứng dụng được xác định trong các bước trước.

iv) Đánh giá, chúng tôi sử dụng bộ chỉ số TEIDI để kiểm tra lại 63 tiêu chí với giả định là các hệ thống thông tin

được xây dựng và triển khải để kiểm nghiệm về khả năng nâng cao năng lực của các trường đại học Sư phạm.

Mô hình nghiên cứu được cụ thể hóa ở trong Hình 2.

Hình 2. Khung nghiên cứu kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường ĐHSP

148 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM…

2.3. Mô hình kiến trúc IS tổng thể được đề xuất cho các trường đại học Sư phạm

Kết quả của nghiên cứu này được trình bày trong mô hình dưới (hình 3). Các hệ thống thông tin (IS) và các ứng

dụng đã được tổ chức và cấu trúc theo các nguyên tắc thiết kế kiến trúc được đề cập trong các phần trước. Để giải thích

thêm về mô hình, chúng tôi bổ sung phần Phụ lục 1 để giải thích về vai trò của các hệ thống thông tin và ứng dụng

cũng như các ràng buộc và cơ chế trao đổi thông tin giữa các hệ thống với nhau. Các điều chỉnh nhỏ cũng được áp

dụng trong quá trình đối chiếu, so sánh với các mô hình trong các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, việc xác định giới hạn

các chức năng trong mỗi hệ thống thông tin khác nhau theo ngữ cảnh của từng trường đại học Sư phạm cũng như phụ

thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị bên trong các trường.

Hình 3. Mô hình kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường ĐHSP

Nguyễn Duy Hải, Lê Văn Năm 149

Với kết quả này thì mô hình hệ thống thông tin tổng thể được chia ra thành 7 nhóm chính bao gồm:

(1) Các hệ thống cung cấp thông tin

(2) Các hệ thống quản trị và điều hành

(3) Các hệ thống quản lý dạy và học

(4) Các hệ thống quản lý nghiên cứu

(5) Các hệ thống hỗ trợ người học và tài nguyên học tập

(6) Các hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục

(7) Các hệ thống quản lý hợp tác – đối ngoai

(8) Các hệ thống hạ tầng công nghệ, nền tảng và trao đổi dữ liện

Danh mục các hệ thống thông tin được trình bày trong Phu lục I tại https://bitly.vn/5n5f. Để triển khai trong

thực tế, chúng tôi đưa ra mô hình hệ thống như trong Hình 4. Theo đó, hệ thống phần mềm lõi được xây dựng làm trục

xương sống để thực hiện tích hợp các hệ thống khác. Phần mềm lõi này được phát triển trên cơ sở phần mềm quản lý

cán bộ được phát triển các dịch vụ để tích hợp các hệ thống thông tin khác theo cấu trúc nhất định.

Hình 4. Mô hình triển khai hệ thống thông tin tổng thể cho các trường ĐHSP

Chúng tôi hi vọng, kết quả này có thể giúp ích cho quản lý công nghệ thông tin của các trường đại học Sư phạm

hoạch định được kế hoạch phát triển CNTT gắn kết với các mục tiêu chiến lược của nhà trường. Nó có thể hữu ích cho

việc tạo ra một danh mục các hạng mục đầu tư về IS/IT, nhằm đánh giá các hệ thống thông tin hiện tại và định hướng

chuyển đổi đến những hệ thống thông tin trong tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu cũng góp phần hoạch định chiến lược

về CNTT trong các trường đại học Sư phạm trong khuôn khổ Chương trình nâng cao năng lực của các trường Sư phạm

chủ chốt phối hợp cùng các Ngân hàng thế giới để triển khai trong thời gian tới.

III. KẾT LUẬN

Bài viết này tập trung vào thiết kế mô hình kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường đại học Sư

phạm ở Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu trước đó về RAs/RMs cho các cơ sở giáo dục đại học, chúng tôi đã

đóng góp kiến thức bằng cách khái quát hóa một cách tự nhiên và tạo ra một mô hình kiến trúc hệ thống thông tin

tổng thể cho các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam dễ hiểu và có thể áp dụng được trong các trường đại học Sư

phạm chủ chốt. Hơn nữa, sản phẩm nghiên cứu có thể được coi như khởi đầu trong việc xây dựng Kiến trúc tổng thể

(EA) trong các trường đại học Sư phạm, vấn đề đang được quan tâm hiện nay nhằm nâng cao năng lực quản trị đại học

ở các trường đại học sư phạm chủ chốt.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy thiết kế được tạo ra còn nhiều điểm chồng lắp, lúng túng và chưa dứt khoát

trong việc giới hạn phạm vi của các hệ thống thông tin, đây cũng là giới hạn của nghiên cứu khi cấu trúc và quản trị

của các trường đại học sư phạm có thể khác nhau. Do đó, cần một đánh giá hoặc nghiên cứu sâu thêm về mô hình, cấu

trúc và quản trị ở các trường đại học Sư phạm làm cơ sở chặt chẽ cho một mô hình kiến trúc hệ thống thông tin tổng

thể mới được chặt chẽ hơn. Cuối cùng, các nghiên cứu thực nghiệm có thể được bổ sung theo những tính huống cụ thể

150 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM…

có thể được thực hiện trong tương lai nhằm đánh giá lại mức độ khả thi của mô hình được đề xuất. Tuy nhiên, với mục

tiêu đặt ra đối với bài báo này, chúng tôi tin rằng sản phẩm được trình bày có thể là thú vị và có giá trị với cả các

chuyên gia và nhà nghiên cứu IS trong các HEIs.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Laredo P, Revisiting the Third Mission of Universities: Toward a Renewed Categorization of University

Activities, High Educ Policy, 2007, p441–456.

2. Liu S, Higher Education Quality Assessment and University Change: A Theoretical Approach. In: Liu S, editor.

Qual. Assur. Institutional Transform, Chin Exp, Singapore: Springer Singapore, 2016, p. 15–46.

3. Prisacariu A, New Perspectives on Quality Assurance in European Higher Education, Procedia - Soc Behav, Sci

2015, p.119–126.

4. Pucciarelli F, Kaplan A, Competition and strategy in higher education: Managing complexity and uncertainty, Bus

Horiz 2016, p. 311–320.

5. Bell G, Cooper M, Warwick J, Kennedy M, Using the Holon Framework: from Enquiry to Metrification-A Higher

Education Case Study, 2001

6. Dent A, Aligning IT and Business Strategy: An Australian University Case Study, Journal of Higher Education

Policy and Management, v37, n5, p519-533, 2015

7. Gbangou LPD, Rusu L. Factors Hindering Business-IT Alignment in the Banking Sector of a Developing Country.

Procedia Comput Sci,Vol 100, 2016, Pages 280-288

8. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo.

9. Derksen B, Luftman J. Key European IT Management Trends for 2016. CIONet; 2016.

10. CAUDIT. CAUDIT top 10 issues. Council of Australian University Directors of Information Technology; 2016.

11. Taleb M, Cherkaoui O, Pattern-Oriented Approach for Enterprise Architecture: TOGAF Framework, J Softw Eng

Appl 2012, Vol 05, p.45–50.

12. Syynimaa N. Enterprise Architecture Adoption Method for Higher Education Institutions. PhD thesis, University

of Reading, 2015.

13. Olsen DH, Trelsgård K, Enterprise Architecture Adoption Challenges: An exploratory Case Study of the

Norwegian Higher Education Sector, Procedia Comput Sci 2016; Vol 100, p. 804–811.

14. F Sanchez, Joan P,Towards an Unified Information Systems Reference Model for Higher Education Institutions,

Procedia Computer Science, Volume 121, 2017, Pages 542-553.

15. Nguyễn Ái Việt , Đánh giá cơ quan điện tử theo mô hình ITI-GAF, FAIR 2014.

16. Bonnie P, Peters G, Delmarcelle P., Obitz T. TOGAF BIAN White Paper. The Open Group & Banking Industry

Architecture Network; 2012.

17. Czarnecki C, Winkelmann A, Spiliopoulou M. Reference Process Flows for Telecommunication Companies: An

Extension of the eTOM Model. Bus Inf Syst Eng 2013;5:83–96.

18. The Open Group, editor. TOGAF Version 9.1. Zaltbommel: Van Haren Publishing; 2011.

19. Elzinga T, van der Vlies J, Smiers L. The CORA Model: A practical guide on using a COmmon Reference

Architecture to design and deliver integrated IT solutions successfully. Sdu Uitgevers; 2009.

20. Bui, Q. N. (2017). Evaluating Enterprise Architecture Frameworks Using Essential Elements. Communications of

the Association for Information Systems, 41, 6

21. Nguyễn Thanh Tuấn, “Nghiên cứu xây dựng mô hình Quản lý toàn diện trường đại học URP (University Resource

Planning) ứng dụng trong các trường đại học ở Việt Nam - Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Huế”, Luận án Tiến sỹ, Trường ĐH Kính tế Quốc dân, 2015.

22. SURF. Hoger Onderwijs Referentie Architectuur [In Dutch]. Hoger Onderwijs Referentie Archit 2013.

http://www.wikixl.nl/wiki/hora/ index.php/Hoofdpagina (accessed March 28, 2019).

23. TIER-Data Structures and APIs Working Group. The TIER Reference Architecture (RA) 2017.

https://www.iiconsortium.org/IIRA.htm (accessed April 08, 2019).

24. Anh, LTK & Hayden, M 2017, 'The road ahead for the higher education sector in Vietnam', Journal of

International and Comparative Education, vol. 6, no. 2, pp. 77-89.

25. N.D.Hai, L.V.Nam, Vai trò của kiến trúc tổng thể trong việc phát triển hệ thống thông tin tại các Trường đại học ở

Việt Nam, Hội thảo Quốc Gia về HTTT, NEU, 2015

Nguyễn Duy Hải, Lê Văn Năm 151

26. Chương trình nâng cao năng lực cho các trường đại học Sư phạm chủ chốt(ETEP), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sổ

tay chương trình ETEP, http://etep.moet.edu.vn

27. Chương trình ETEP, Sổ tay hướng dẫn đánh giá phát triển năng lực của các trường Sư phạm, 2017.

28. Ken P, Tuunanen T, & Marcus A. (2007). A design science research methodology for information systems

research, Journal of Management Information Systems,p.45-77, Vol 24.

29. SURF. Hoger Onderwijs Referentie Architectuur. Referentiemodellen [In Dutch]. Project Regie in de Cloud.

Versie 1.0: SURF; 2013, https://hora.surf.nl/index.php/Hoger_Onderwijs_Referentie_Architectuur, (accessed

April 10, 2019)

30. O’Hara D. FHO CAUDIT higher education data and business model [PowerPoint Slides] 2016

http://www.slideshare.net/DavidOHara2/fhocaudit-higher-educationdata-amp-business-models-a1printv3,

(accessed April 10, 2019)

31. Pardeshi VH, Cloud Computing for Higher Education Institutes: Architecture, Strategy and Recommendations for

Effective Adaptation, Procedia Econ Finance 2014, Vol 11, p.589–99.

32. Alderson J. Introducing the Higher Education Technology Landscape 2017. Eduventures Help High Educ Lead

Make Best Inf Decis 2017. https://www.slideshare.net/DavidOHara2/fho-caudit-higher-educationdata-amp-

business-models-a1printv3/ (accessed April 10, 2019).

33. Lang L, Pirani JA. Adapting the Established SIS to Meet Higher Education’s Increasingly Dynamic Needs. ECAR

Research Bulletin; 2014.

34. Bergh-Hoff H, Sørensen C-F, Garshol JE, Jakobsen BHM, Vangen GM, Pettersen ØD, et al. ICT Architecture

Principles for the Norwegian Higher Education Sector. Uninett; 2015.

35. Bick M, Börgmann K. A Reference Model for the Evaluation of Information Systems for an Integrated Campus

Management, Santiago de Compostela, Spain, June 23-26: 2009.

TOWARDS AN ARCHITECTURE MODEL OF UNIFIED INFORMATION SYSTEMS FOR PEDAGOGICAL UNIVERSITIES IN VIETNAM

Nguyen Duy Hai, Le Van Nam

ABSTRACT: Higher education institutions are currently facing new many challenges, such as: new, such as: the process of

internationalization, budget cuts, the emergence of new educational technology, new legal regulations, and quality assurance

requirements that are making them to start compete strategically, like other not-for-profit firm. To adequately support such new

approach, their information systems and business strategies should be totally aligned. However, the current existing landscape of

heterogeneous information systems and applications deployed in many institutions can compromise such aim. Recently, enterprise

architectures and models have emerged as instruments suitable to help company’s decision-makers to cope with such tensions.

However, whilst many of such architectural models already exist for several industries, little has been done so far in higher

education.In this paper, we briefly review major existing developments in such way before to inductively derive a architecture model

unified information systems tailored for pedagogical universities in Vietnam. This proposed model is also considered based on

university governance issues and Teacher Education Institution Development Index (TEIDI).