saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ...

211
VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Tác giả: TS. HUỲNH VĂN SƠN MỞ ĐẦU Một nền giáo dục dân tộc bao giờ cũng là nền giáo dục rất riêng biệt, rất đặc trưng dù rằng vẫn có những điểm chung cơ bản trên cấp độ con người và thế giới. Đó chính là sự khác biệt được tạo ra do yếu tố văn hóa bởi vì giáo dục phản ánh những chuyển biến trong môi trường xã hội và văn hóa của dân tộc. Văn hóa của mỗi dân tộc lại có những đặc điểm riêng biệt hết sức độc đáo; trong văn hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng nổi rõ tính truyền thống và hiện đại; chính những đặc trưng này sẽ làm cho con người phát triển khi lĩnh hội và tiếp thu nền văn hóa ấy. Những điểm đặc trưng về văn hóa sẽ làm cho con người trở thành một cá nhân của nền văn hóa nhất định dù rằng văn hóa không phải bất dịch mà phải luôn biến chuyển - chính sự biến chuyển này làm cho con người tiếp tục phát triển khi “tắm” mình trong văn hóa ấy. Văn hóa và tâm lý con người là những khái niệm tưởng chừng rất xa nhưng lại rất gần bởi vì không có cái văn hóa nào lại không phải là văn hóa của con người cũng như không thể có cái tâm lý mà nội dung lại tách khỏi nền văn

Transcript of saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ...

Page 1: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Tác giả: TS. HUỲNH VĂN SƠN

MỞ ĐẦU

Một nền giáo dục dân tộc bao giờ cũng là nền giáo dục rất riêng biệt,

rất đặc trưng dù rằng vẫn có những điểm chung cơ bản trên cấp độ con

người và thế giới. Đó chính là sự khác biệt được tạo ra do yếu tố văn hóa bởi

vì giáo dục phản ánh những chuyển biến trong môi trường xã hội và văn hóa

của dân tộc. Văn hóa của mỗi dân tộc lại có những đặc điểm riêng biệt hết

sức độc đáo; trong văn hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng nổi rõ tính truyền

thống và hiện đại; chính những đặc trưng này sẽ làm cho con người phát triển

khi lĩnh hội và tiếp thu nền văn hóa ấy. Những điểm đặc trưng về văn hóa sẽ

làm cho con người trở thành một cá nhân của nền văn hóa nhất định dù rằng

văn hóa không phải bất dịch mà phải luôn biến chuyển - chính sự biến chuyển

này làm cho con người tiếp tục phát triển khi “tắm” mình trong văn hóa ấy.

Văn hóa và tâm lý con người là những khái niệm tưởng chừng rất xa

nhưng lại rất gần bởi vì không có cái văn hóa nào lại không phải là văn hóa

của con người cũng như không thể có cái tâm lý mà nội dung lại tách khỏi

nền văn hóa hay đặc trưng văn hóa của loài người, của con người và của

cộng đồng người... Ở một góc nhìn khái quát, những yếu tố thuộc về tâm lý

con người xuất phát từ những nội dung thuộc về văn hóa con người. Nói cách

khác, chính văn hóa xã hội tạo ra tâm lý người, chính văn hóa gia đình tạo ra

tâm lý và những thay đổi trong đời sống tâm lý của từng thành viên trong gia

đình. Khi con người tham gia để sống và hoạt động trong một môi trường nào

đó, văn hóa là yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống của con người, tạo ra

những dấu ấn đậm nét chi phối đến đời sống tâm lý, tạo ra sự thay đổi hay

phát triển về mặt tâm lý.

Page 2: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Đối với sự phát triển tâm lý con người nói chung và sự phát triển tâm lý

trẻ em nói riêng thì văn hóa là yếu tố khởi đầu, là nội dung và như là một môi

trường để sự phát triển ấy được diễn ra và được thực hiện. Khi trẻ em thiếu

kinh nghiệm, những giá trị văn hóa chính là những yếu tố sơ khởi nhất tạo

nên nội dung của đời sống tâm lý ở trẻ. Những giá trị tích lũy được từ những

hoạt động thường nhật như ăn, ngủ, chơi, trò chuyện đến những giá trị văn

hóa tích lũy được thông qua hoạt động chuyên biệt dưới sự tổ chức của

người lớn sẽ tạo nên sự phát triển đích thực về mặt tâm lý. Đó không chỉ là

sự thay đổi về hình thức bên ngoài mà là sự thay đổi sâu sắc bên trong đời

sống tâm hồn. Đó chính là sự tích lũy những chuẩn mực xã hội, sự nắm vững

những yêu cầu hay những nguyên tắc sống. Tất cả sẽ tạo nên sự phát triển

tâm lý đúng nghĩa.

Phải thừa nhận rằng văn hóa tác động đa chiều và toàn diện đối với sự

phát triển tâm lý của con người bởi vì văn hóa được đánh giá như là nền

tảng, yêu cầu và động lực của sự phát triển tâm lý - nhân cách. Nếu con

người tách khỏi văn hóa, sẽ không thể có sự tồn tại một cách đúng nghĩa như

con người thì nói chi đến sự phát triển tâm lý người. Trong chừng mực nào

đó, chính lúc con người tiếp thu những tinh hoa tuyệt vời nhất của văn hóa

nhân loại, cũng là lúc con người đang hướng đến những sự thay đổi cho phù

hợp, những điều chỉnh có định hướng một cách hợp lý, những tuân thủ mang

tính người hơn bao giờ. Sự tác động của văn hóa với tâm lý được xem xét

những một “vòng xoay” rất hữu hiệu để con người trưởng thành liên tục. Từ

những giá trị ban đầu tích luỹ được trong văn hóa con người sẽ tiếp tục thể

nghiệm những điều đó trong cuộc sống và chính văn hóa sẽ đóng vai trò điều

chỉnh những thể nghiệm ấy để tạo ra những đổi thay cần thiết. Theo thời gian,

khi con người phát triển hơn, con người lại nhận lãnh những nhiệm vụ mới,

phải thỏa mãn những yêu cầu mới thì cũng chính lúc ấy văn hóa lại trở thành

nguồn “nhiên liệu” vô tận để “đồng hành” với con người. Nếu đặt sự phát triển

của con người là liên tục thì văn hóa luôn cần thiết để con người chiếm lĩnh

những giá trị ấy để sống và phát triển. Văn hóa do con người tạo nên - con

người này vừa là một người cụ thể vừa là một người trừu tượng vì đó là một

Page 3: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhóm người - một dân tộc - một cộng đồng. Cái đặc biệt ở đây đó chính là

con người “đã từng tồn tại” cùng với những giá trị văn hóa tạo lập sẽ duy trì

nó để chuyển giao một cách tinh tế cho con người ở thế hệ sau - thế hệ mới,

những con người đang thực sự phát triển. Sự luân chuyển sẽ diễn ra một

cách hiệu quả và mãi mãi để văn hóa cũng mãi mãi trường tồn và từng thế hệ

sẽ phát triển, từng con người sẽ phát triển theo những định hướng tích cực

nhất...

Mối quan hệ giữa môi trường văn hóa với sự phát triển tâm lý con

người nói chung và sự phát triển tâm lý trẻ em cũng như những cơ chế, điều

kiện tác động của văn hóa đến sự phát triển tâm lý con người là điều hết sức

cần thiết. Nếu cho rằng con người lớn lên và phát triển chính là quá trình xã

hội hóa cá nhân thì chính con người đã lĩnh hội những giá trị văn hóa trong

cuộc sống xã hội để làm cho mình mang tính xã hội hơn. Rõ ràng, quan hệ

giữa văn hóa - xã hội (hiểu theo nhiều nghĩa như xã hội nói chung, gia đình

như là một xã hội thu nhỏ, trường học như một xã hội đặc thù) trở thành mối

quan hệ trọng yếu để con người tồn tại và trưởng thành. Mối quan hệ này sẽ

kiến giải nhiều vấn đề trọng điểm trong Tâm lý học như: sự hình thành tâm lý

con người, sự phát triển tâm lý theo độ tuổi. Ngoài ra, chính nó cũng đóng vai

trò rất quan trọng để có thể lý giải cho nhiều hiện tượng thay đổi về tâm lý,

lệch lạc tâm lý... đang tồn tại trong cuộc sống này dưới những thay đổi phức

tạp của môi trường. Bên cạnh đó, những vấn đề xã hội như việc xây dựng

môi trường văn hóa gia đình, văn hóa công sở... cũng sẽ được nhìn nhận một

cách đúng tầm nếu như mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển tâm lý

được đặt để và xem xét một cách khoa học và thỏa đáng. Những mong muốn

ấy đã là động lực để quyển sách này ra đời, hy vọng sẽ nhận được sự quan

tâm và chia sẻ của tất cả quý vị bạn đọc. Vấn đề không quá mới nhưng cần

có cách nhìn hệ thống nên chúng tôi cũng cố gắng đặt vấn đề dưới góc nhìn

chuyên ngành cùng với mối quan hệ liên ngành để mọi kiến giải có căn cứ và

khoa học. Mong nhận được những đóng góp quý báu và chân thành của quý

vị.

Page 4: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Chương 1. VỀ KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Nếu thừa nhận rằng văn hóa và phát triển luôn luôn có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau thì văn hóa chính là nhân tố khởi đầu của sự phát triển nói

chung - phát triển tâm lý nói riêng. Như vậy thuật ngữ văn hóa, phát triển và

một số thuật ngữ có liên quan được hiểu thế nào?

I. CÁC KHÁI NIỆM - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA.

Có khá nhiều thuật ngữ liên quan đến khái niệm văn hóa. Phải tìm hiểu

những thuật ngữ này để từ đó có cách nhìn nhận và đánh giá đúng hơn về

khái niệm văn hóa. Có thể đề cập một số thuật ngữ như: văn minh, văn hiến,

văn vật...

1. Văn minh.

- Thuật ngữ này được hiểu là vẻ đẹp, nét sáng sủa, rực rỡ. Giải thích

một cách giản đơn theo Hán Việt thì Văn chính là vẻ đẹp; Minh có nghĩa là

sáng được ghép từ hai từ: Nhật - Nguyệt còn chỉ là tâm lý - hay sự thông

minh, tiến bộ - sự thông tuệ.

- Văn minh theo các thuật ngữ của nó dùng để dịch từ Civilisation (tiếng

Anh) nhưng từ này được bắt nguồn từ chữ civitas tiếng La tinh có nghĩa là

thành phố, khai hóa, làm con người thông tuệ lên. Đây chính là sự thống nhất

giữa Đông và Tây trong cách hiểu và cách nhìn nhận.

- Văn minh được Will Durant sử dụng chỉ sự sáng tạo văn hóa, nhờ một

trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã

hội, tổ chức xã hội và hoạt động văn hóa.

- Văn minh trong tiếng Đức dùng để chỉ các xã hội đạt được đến giai

đoạn tổ chức đô thị và có chữ viết.

- Văn minh còn dùng để chỉ mỗi một nấc thang, từng cấp độ của sự

phát triển con người, nhân loại đạt được trong từng giai đoạn nhất định hay

nói văn minh là những cấp độ phát triển về văn hóa của nhân loại.

Page 5: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

- Hiện nay, văn minh thường được sử dụng như một khái niệm đồng

nghĩa với văn hóa. Thức chất nó bị quy về một trong những ngữ nghĩa của

khái niệm văn hóa. Văn minh được hiểu là một hệ thống những giá trị, những

truyền thống, những biểu tượng, tâm tính và lối sống của một chỉnh thể xã hội

hay của một thời đại (A. Toynbee); khái niệm văn minh được sử dụng để chỉ

một giai đọan phát triển và một trạng thái xác định (giai đoạn và trạng thái suy

thoái) của các về văn hóa khu vực (O. Spengler, N.A. Berdyaev).

- Có thể thấy văn minh được hiểu là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi

trạng thái nguyên thủy. Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về hai mặt vật chất

và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền văn

hóa. Trái với văn minh đó là dã man. Cũng có thể nhận ra rằng trong khái

niệm văn minh thường bao hàm bốn nội dung cơ bản: đô thị, nhà nước, chữ

viết và trình độ kỹ thuật. Văn minh là những giá trị mà loài người sáng tạo ra

trong giai đoạn phát triển tương đối cao của xã hội.

2. Văn hiến.

- Văn hiến là một thuật ngữ chỉ chung sử sách và các chế độ chính

sách. Văn là văn hóa, hiến là hiền tài; văn hiến là truyền thống văn hóa lâu

đời và tốt đẹp. Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài

- đức “chuyên chở”. Nếu văn hiến chỉ chung sử sách và các chế độ chính

sách có nghĩa là xã hội đã bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh do đó có thể

thấy rằng văn hiến được sử dụng gần tương đồng với văn minh. Văn hiến

như một biểu trưng của dân tộc - đất nước chỉ rõ sự sáng tạo của con người

trong văn hóa, trong cuộc sống.

- Trong các bộ từ điển cũ của Trung Quốc và của nước ta, chữ Văn

hiến được hiểu và giải thích khá đơn giản. Theo nguyên nghĩa của nó, bộ “Từ

hải” của Trung Quốc ghi rằng hai chữ Văn hiến vốn là để chỉ điển bạ và người

tài giỏi (người tài giỏi là người có chữ - có tri thức để ghi chép - soạn thảo ra

thư tịch). Về sau, văn hiến muốn để chỉ tất cả các thư tịch có giá trị, về các

lĩnh vực: Lịch sử, Địa lý, Y học, Văn học... và hiện nay là các loại hình chữ:

chữ viết, bản đồ, ký hiệu mã hóa được sử dụng trong các văn bản và trên các

Page 6: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

loại hình thông tin, đại chúng đều được hiểu như là văn hiến của một quốc

gia.

- Một quốc gia có văn hiến là một quốc gia đạt đến trình độ văn minh

cao trong văn hóa phát triển của mình. Quốc gia đó phải có chữ viết, dùng

chữ viết làm công cụ của quốc gia và của dân tộc nhằm phản ánh quá trình

phát triển và thúc đẩy quá trình đó bằng phát triển tâm lý.

3. Văn vật.

- Văn vật được hiểu là truyền thống văn hóa tốt đẹp biểu hiện ở nhiều

nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử. Văn vật còn là khái niệm để chỉ

những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

- Ngoài ra, văn vật còn được hiểu bao gồm tất cả những thành tựu

trong lao động sản xuất, trong lịch sử lao động của loài người, của một dân

tộc, của một quốc gia. Văn vật thể hiện ở bề dày những thành quả lao động

sáng tạo trên bình diện tinh thần và bình diện vật thể mà con người, loài

người tạo ra. Văn vật thể hiện là sự tựu trung của một quá trình tích lũy lâu

dài trong đời sống con người mà không đề cập trực tiếp đến những giá trị

mang tính hiện tại.

- Văn vật của một quốc gia, một dân tộc thể hiện sự tự hào của quốc

gia, dân tộc ấy vì mang trong mình của những thành tựu ấy là sự tự hào cao

cả, là sự ngưỡng mộ với những gì đã được tích lũy, tạo dựng theo một chuỗi

thời gian dài.

Như vậy có thể thấy rằng văn hiến, văn minh, văn vật là những thuật

ngữ khá cơ bản. Văn minh khác với văn hiến ở điểm văn minh là một từ mới

du nhập và được sử dụng gần đây còn văn hiến là một từ cổ và gần như rất ít

được sử dụng. Khái niệm văn hiến, văn vật thường gắn liền với phương Đông

khác với khái niệm văn minh thường gắn liền với đô thị phương Tây. Tuy

nhiên, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều quốc gia thì thuật ngữ

văn minh được sử dụng phổ biến hơn. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam

đã dùng thuật ngữ văn minh để chỉ một trình độ phát triển khá cao của con

Page 7: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

người trong cuộc sống như: văn minh đô thị, văn minh giao thông, ứng xử văn

minh... Thuật ngữ này cũng bắt đầu được sử dụng dần phổ biến trong đời

sống con người.

Bên cạnh ba thuật ngữ trên, thuật ngữ văn hóa được sử dụng rộng rãi

hơn, đặc biệt hơn. Vậy văn hóa là gì?

II. KHÁI NIỆM VĂN HÓA.

- Khái niệm văn hóa trong ngôn ngữ Châu Âu thường dùng là culture,

nghĩa gốc của nó là một thuật ngữ gắn liền với trồng trọt, trau dồi, bồi dưỡng -

trồng cây, trồng người, là việc làm nảy sinh các sự vật lợi ích cho con người.

- Khái niệm văn hóa trở nên rất thông dụng hiện nay. Có thể nhìn nhận

ở một góc độ khác là vốn xuất thân từ gốc Hán và được Việt hóa Hán, thuật

ngữ này xuất hiện rất lâu trong ngôn ngữ Hán và được du nhập và Việt nam

từ hơn 2000 năm trước.

- Trong từ nguyên văn hóa được ghép bởi hai từ văn và hóa. Văn bao

gồm hàng chục nghĩa để chỉ những người có học vấn, văn vẻ, văn chương, lễ

phép, đẹp,... và có thể biểu hiện là bề ngoài hay là hình thức, tiền bạc. Hóa

cũng có thể có rất nhiều nghĩa như để chỉ sự thay đổi một cách tự nhiên hay

có chủ ý, sự biến hóa của vạn vật, sự dạy dỗ thành người... Như vậy văn hóa

là muốn nói về “Văn vật và giao hóa”, là thay đổi một cách hợp quy luật

những sự vật hiện tượng, quan hệ do con người tạo ra. Đây là cách hiểu gần

với giáo dục - con người nhiều hơn.

- Khái niệm văn hóa có từ thuở bình minh của xã hội loài người nhưng

đến thế kỷ XVI thì khái niệm này đã được tìm hiểu và nhìn nhận khá sâu sắc.

Cũng từ thời điểm này, văn hóa được phân tích ở nhiều góc nhìn khác nhau

từ con người, xã hội...

- Khái niệm văn hóa là một khái niệm rất quen nhưng lại rất rộng vì thể

việc xác định khái niệm này không phải là đơn giản. Mỗi một học giả - nhà

khoa học có thể xuất phát từ những cứ liệu riêng, mục đích riêng, góc độ

riêng và cách tiếp cận riêng của mình trong nghiên cứu nền văn hóa được

Page 8: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

hiểu rất riêng. Theo thống kê, có thể thấy có hơn 400 định nghĩa khác nhau

về văn hóa.

- Theo cách hiểu văn hóa thông thường trong đời sống xã hội thì văn

hóa là sự hiểu biết, cái mà con người nắm được; văn hóa thường dùng để chỉ

trình độ học vấn (trình độ 12/12 - dù rằng cách hiểu này chưa thực sự hợp lý

vì học vấn chỉ là trình độ về mặt kiến thức cơ bản mà chưa phải là sự hiểu

biết đúng nghĩa như là giá trị văn hóa tích lũy) hoặc để chỉ các sinh hoạt mang

tính chất cộng đồng (sinh hoạt văn hóa) hoặc để chỉ các thực thể của đời

sống tinh thần (nhà văn hóa, di tích văn hóa, ấp văn hóa,...) hoặc phản ánh

sự đánh giá về những biểu hiện cách ứng xử của con người trong mối quan

hệ xã hội (có văn hóa, vô văn hóa) hay để chỉ những kinh nghiệm xã hội,

những truyền thống nhất định.

Văn hóa được quan tâm khá rõ từ nhiều học giả trong và cả ngoài

nước từ những thế kỷ qua:

1. Một số định nghĩa - khái niệm về văn hóa của các học giả phưong Tây và học giả nước ngoài.

- Khoảng thế kỷ XVII, XVIII thuật ngữ văn hóa được sử dụng với nghĩa

“canh tác tinh thần” hay nghĩa gốc của nó chính là quản lý, canh tác, nông

nghiệp.

- Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ này được sử dụng như là một danh từ

chính ở các nhà Nhân học Phương Tây. Các học giả cho rằng văn hóa thế

giới có thể phân loại từ trình độ thấp nhất đến cao nhất và dĩ nhiên họ khẳng

định văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất vì họ lý luận “văn hóa hướng về trí

lực và sự vươn lên, sự phát triển này tạo thành văn minh” (Eward Burndt). Đại

diện của những tác giả này là Xã hội học E.B.Taylor. Ông quan niệm “văn hóa

là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp

luật, phong tục và những khả năng - tập quán khác mà con người có được

với tư cách là thành viên của xã hội” [15- 15].

Page 9: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

- Rồi đến tác giả F. Boas, ở thế kỷ XX khi đánh giá về văn hóa đã có sự

thay đổi ở khái niệm này. Ông quan niệm ý nghĩa văn hóa được quy định do

khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu siêu sao như “trí

lực”. Vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo

tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa”. Văn hóa xét ở

mức thấp - cao và ở góc độ khác biệt.

- Theo học giả Triết học người Italia - Pie de la miradile (1463- 1494) thì

văn hóa được quan niệm như sau: “Con người thoát khỏi cuộc sống nguyên

thủy nhờ văn hóa và tự khởi thủy văn hóa đã là lao động tự tạo ra cuộc sống”.

Nói chung văn hóa là sáng tạo, đa dạng và đa vẻ, luôn có mặt trong tất cả các

lĩnh vực của cuộc sống của con người. Ở đâu có sản xuất và làm ăn giỏi, có

quan hệ lành mạnh là ở đó có văn hóa.

- Cũng có cách định nghĩa văn hóa nhấn mạnh vào phương thức ứng

xử như quan niệm của tác giả F. Merili và Tômatxơ thì: Văn hóa là các giá trị

vật chất và xã hội của nhóm người, các thiết chế, phong tục và phản ứng

trong cách ứng xử của họ” - Tômatxơ hay “Văn hóa là cách ứng xử mà các

thành viên xã hội đạt được” - F. Merili.

- Knoibơ (A.L.Knoiber) và Klúchôn (C.L.Kluc Kholn) quan niệm rằng văn

hóa là loại hình hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng

biểu tượng và nó hình thành thành quả độc đáo của nhân loại khác với các

loại hình khác trong đó gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra.

- Một số học giả Mỹ cho rằng “Văn hóa là tấm gương nhiều mặt phản

chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”.

- Cũng có định nghĩa nhấn mạnh về tính giá trị như tác giả A.A.Zvokin

đã xem văn hóa “là tất cả những gì do con người tạo ra, khác với tất cả

những gì do thiên nhiên cung cấp”. Tác giả khẳng định về tính người của văn

hóa theo quan điểm văn hóa là tổng thể giá trị vật chất và tinh thần của con

người, loài người.

Page 10: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

- Theo định nghĩa về văn hóa trong từ điển Triết học (NXB Chính Trị

Matxcơva - 1972) thì “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được

nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội, các

giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của lịch sử xã hội loài người”.

- Ngoài ra cũng tồn tại quan điểm xem văn hóa như là một thuộc tính

nhân cách đã tập trung sự chú ý vào nhân cách con người - chủ thể lịch sử và

xem văn hóa chỉ là một thuộc tính của nhân cách; một phạm trù nhân cách do

đó không quan tâm đến văn hóa như là một hệ thống khách quan tồn tại trong

xã hội. Như vậy quan điểm này chưa đánh giá được quan hệ tích cực của văn

hóa - con người vì văn hóa chỉ là một thuộc tính rất “nhỏ nhoi” của nhân cách

có nghĩa là vấn đề quan hệ đa chiều giữa con người - xã hội - văn hóa không

còn tồn tại nữa.

- Trong hội nghị Bộ Trưởng các nước thuộc cộng đồng Châu Âu

(1981), văn hóa được định nghĩa “Văn hóa là tổng số những hoạt động và

những giao lưu của con người được sáng tạo và đã sáng tạo ra cho một xã

hội những liên hệ đặc biệt (hay cho một kiểu xã hội):

+ Giữa con người và tự nhiên (thích nghi với tự nhiên).

+ Giữa con người và chủng loại (vai trò, phong hóa và đạo đức).

+ Giữa đàn ông và đàn bà (giới tính và tình yêu).

+ Giữa con người và bản thân nó (nhận thức và tự hoàn thiện mình).

- Cũng trong năm 1981, vào ngày 9/8/1981 trong văn bản “Bản sắc văn

hóa và sự hợp tác nhiều bên giữa các nước nói tiếng Pháp” công bố trong hội

nghị bộ trưởng văn hóa các nước nói tiếng Pháp (thuộc khối ACCT), văn hóa

được xem là “Tổng số những cái biểu hiện con người đứng trước cuộc sống,

những cái tạo thành ý thức của nó với những người khác trong địa vị của nó

(aire) và trong không gian hoàn vũ, trong thời gian của nó và trong thời gian

lịch sử. Đó là những cái mà con người, về mặt cá nhân cũng như tập thể đã

nắm được, giải thích được và thể hiện được về phương diện vật chất cũng

như về phương diện tâm lý để sáng tạo, trợ lực, làm giàu và truyền lại cho

Page 11: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

những người khác lịch sử bản thân của nó, nghĩa là mối liên hệ của nó với

thế giới vật thể và thế giới siêu hình. Văn hóa, tóm lại là tất cả những cái mà

nhờ nó một cộng đồng con người tự nhận biết bản thân và có thể được người

khác nhận biết. Đối với mọi cộng đồng con người, mọi nhân dân, không có

bản sắc nào có thể có, có thể yêu sách và được thực hiện ngoài nền văn hóa

của bản thân họ”.

- Theo bách khoa thư Encyclopacdia Univer Salis (Pháp) thì “Văn hóa

theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ,

những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ những tổ chức môi trường của con

người - nghĩa là văn hóa vật chất, những công cụ nhà ở và nói chung lại là

toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những

ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó...”

- Định nghĩa văn hóa của UNESCO theo nghĩa rộng nhất thì văn hóa

hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, tâm

lý và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người

trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,

những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và

những tín ngưỡng. Trong bài phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa,

1987 - 1997” UNESCO thì “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm

các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không chỉ đơn

thuần bó hẹp trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà bao hàm cả

phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín

ngưỡng,...” Định nghĩa này khái quát khá nhiều biểu hiện của văn hóa, góp

phần làm phong phú thêm cách hiểu về văn hóa.

2. Một số khái niệm về văn hóa của các tác giả Việt Nam.

Đề cập đến văn hóa, từ nhiều năm qua các tác giả Việt Nam cũng có

nhiều quan tâm đáng kể.

Có thể đề cập đầu tiên đến chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác là người quan

tâm khá sâu sắc đến văn hóa. Từ năm 1930 Bác viết “Vì lẽ sinh tồn cũng như

mục đích của cuộc sống, loài người đã phải sáng tạo và phát minh ra ngôn

Page 12: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ngữ - chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa - nghệ thuật,

những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức

sử dụng, toàn bộ những phát minh - sáng tạo đó chính là văn hóa. Văn hóa là

sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà

loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi

sự sinh tồn”.

Như vậy, ở định nghĩa này Bác Hồ đã khẳng định đến sự sáng tạo và

phát minh trong Văn hóa - đó là những giá trị vật chất và tinh thần mà con

người tạo ra và đây cũng chính là kết quả của giáo dục. Định nghĩa này khá

đầy đủ, dễ hiểu, đề cập khá rõ nét đến sự sáng tạo - giá trị sáng tạo và phát

minh để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của con người trong đó bao

gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Đặt vấn đề về văn hóa như thế

này ta sẽ thấy được văn hóa không phải ngẫu nhiên hay tự nhiên có được mà

phải là sự đầu tư, tích lũy lâu dài. Tuy vậy, văn hóa cũng không phải là cứng

nhắc mà Văn hóa là nội dung để con người lĩnh hội và con người tiếp tục phát

triển nền văn hóa ấy cũng như góp phần làm cho văn hóa tiến lên một bước

mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện sự quan tâm của nhiều người nhiều

hơn đối với vấn đề Văn hóa khi Bác rất coi trọng vấn đề văn hóa. Có văn hóa,

biết đọc, biết viết trong khẩu hiệu “Ba chống” của Bác đã khẳng định đây

chính là tiền đề của văn hóa - là ngưỡng cửa bước vào tương lai, cần xóa bỏ

văn hóa của dân tộc trước kia bị nô dịch, kềm kẹp trong chính sách ngu dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phát biểu “Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân

dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần

chúng. Vì vậy, nội dung của văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục”.

Đồng chí Trường Chinh trong cuốn Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt

Nam - 1949 đã viết: Văn hóa là một vấn đề rất lớn, bao gồm cả Văn học,

Nghệ thuật, Khoa học, Triết học, Phong tục, Tôn giáo,... Có người cho văn

hóa và văn minh là một nhưng trong lịch sử có nhiều dân tộc chưa có văn

Page 13: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

minh đã có văn hóa. Khi văn hóa súc tích và phát triển tới mức nào đó mới trở

thành văn minh.

Theo đồng chí Phạm Văn Đồng: Văn hóa là bộ mặt của xã hội, bộ mặt

của con người và cộng đồng con người, diện mạo bên trong với những phẩm

chất cao quý của nó và phong cách bên ngoài với hoạt động đa dạng của nó.

- PGS Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa mang tính chất thao tác luận

khác với tinh thần luận của một số định nghĩa trước đó: Không có vật gì gọi là

văn hóa cả mà ngược lại bất kỳ vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là

một quan hệ, nó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại.

Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một

cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt các kiểu

lựa chọn làm cho chúng ta khác nhau tạo thành những nền văn hóa khác

nhau, đó là khúc xạ. Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo

đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở

một dân tộc khác.

PGS Nguyễn Từ Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau về Văn hóa vào

hai góc độ:

+ Góc độ, hay góc nhìn Dân tộc học: Đây là góc chung của các ngành

khoa học xã hội. Hiểu ở góc rộng, văn hóa là toàn bộ cuộc sống (nếp sống, lối

sống) cả vật chất xã hội và tinh thần của từng cộng đồng.

+ Góc hẹp, góc thông dụng hàng ngày hay còn gọi là góc báo chí: văn

hóa đã hướng về lối sống hơn là kiến thức dưới sự biến động nhanh của xã

hội.

- Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung Ương

Đảng khóa VII (14/1/1993) chỉ rõ vai trò, động lực của văn hóa trong Cách

Mạng XHCN của chúng ta: “Nhiệm vụ trọng tâm của văn hóa, văn nghệ nước

ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam tâm lý, đạo đức, tâm hồn, lối

sống, tình cảm, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự

nghiệp đổi mới, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Page 14: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Theo tác giả Bùi Thiết, ông hiểu một cách khái quát - rộng nhất: “Văn

hóa là để chỉ toàn bộ những sáng tạo của con người về vật chất, về tinh thần

và ứng xử, đó là những sáng tạo và hoạt động có ích cho cuộc sống của con

người, cho xã hội loài người và cho thế giới xung quanh”. Cách hiểu này cho

thấy văn hóa là một khái quát rất rộng về quá trình sáng tạo của nhân loại,

một phức hệ hay là một đa phức hệ các hoạt động của xã hội loài người

không để chỉ một cái cụ thể nào mà chỉ tất cả những cái cụ thể trong đó bao

gồm góc độ sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần và góc độ sáng tạo ra quan

hệ ứng xử người - người, con người và vũ trụ.

Như vậy, có thể thấy văn hóa không phải tự nhiên mà có, cùng lúc con

người sinh ra cũng không phải là văn hóa đã có sẵn ở xã hội cũng như là có

ở con người. Văn hóa có được nhờ vào quá trình tu dưỡng, đào tạo và giáo

dục. Nói cách khác, con người không chỉ có di truyền sinh học mà còn một

loại di truyền nữa, đó là di truyền xã hội và sự nhập tâm văn hóa ngay từ khi

còn là bào thai. Thuật ngữ văn hóa với nghĩa là canh tác tinh thần được sử

dụng khá lâu và được lý giải theo nhiều góc độ tiếp cận và ngày càng phát

triển. Tuy nhiên, có thể thấy văn hóa là những gì mà con người sáng tạo ra.

Nhìn nhận tất cả những định nghĩa đã đề cập, có thể thấy những định

nghĩa đều có một số điểm chung nhất. Đây có thể xem là những đặc điểm của

văn hóa:

+ Văn hóa là hoạt động sáng tạo ra các giá trị nhất định có ý nghĩa với

con người.

+ Văn hóa do con người sáng tạo ra và thuộc về con người, loài người,

xã hội loài người.

+ Sự xuất hiện của văn hóa xuất phát từ sự thích nghi của con người

với môi trường sống nhưng đó là sự thích nghi có chủ đích và sáng tạo thông

qua hoạt động của con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc

sống phù hợp với cái đẹp và các giá trị chân - thiện - mỹ.

Page 15: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

+ Văn hóa bao gồm hệ thống các giá trị vật chất - tinh thần và cả các

giá trị ứng xử được sáng tạo, chắt lọc và truyền lại qua chiều dài lịch sử nhờ

giáo dục và quá trình xã hội hóa.

+ Văn hóa là sự thay đổi một cách tự nhiên nhưng hợp quy luật những

sự vật hiện tượng và phải phù hợp với cá nhân con người, phục vụ con

người.

+ Văn hóa vừa mang nghĩa rộng nhưng lại có nghĩa hẹp, thậm chí chỉ

một hoạt động riêng lẻ nào đó trong phạm vi sáng tạo của con người.

+ Văn hóa mang những giá trị nhất định và được tích lũy phong phú

theo thời gian. Giá trị văn hóa được tạo ra không mất đi mà chỉ lắng đọng

hoặc cạnh tranh.

+ Văn hóa luôn được bổ sung và vì vậy văn hóa mang giá trị truyền

thống và hiện đại.

- Khi xem xét và đánh giá về văn hóa cần quan tâm đến chức năng của

nó:

+ Văn hóa theo nghĩa rộng nhất có chức năng “Phát triển lịch sử xã hội

và con người, thực hiện chức năng kinh tế - xã hội vì văn hóa là kinh nghiệm

của loài người”.

+ Văn hóa theo nghĩa hẹp có các chức năng cụ thể:

* Chức năng giáo dục:

Đây là chức năng quan trọng nhất, bao trùm nhất của văn hóa, nó giúp

định hướng xã hội, thể hiện ý tưởng, đạo đức và hành vi của con người theo

khuôn mẫu mà xã hội quy định. Với chức năng này, văn hóa tạo nên sự phát

triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử của mỗi dân tộc. Văn hóa góp

phần giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, đồng thời là chiếc cầu nối tình hữu

nghị gắn bó với các dân tộc, nhiều thế hệ hướng thiện. Văn hóa xã hội có vai

trò quan trọng trong việc hình thành những hiểu biết về văn hóa, hình thành

Page 16: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thói quen, hành vi, kỹ năng sống và tình cảm, thái độ có văn hóa ở mọi cá

nhân.

* Chức năng nhận thức:

Chức năng này có mặt trong mọi hoạt động văn hóa như các tác phẩm

nghệ thuật, các công trình kiến trúc, bảo tàng... Nó giúp con người cảm nhận

cái mới, hiểu biết mới, tình yêu mới trong môi trường xung quanh. Chức năng

nhận thức giúp con người khi tiếp cận văn hóa sẽ mở rộng hiểu biết của

chính mình, nâng minh lên một tầm cao mới về mặt tri thức, bản lĩnh và

những yếu tố có liên quan.

* Chức năng thẩm mỹ:

Văn hóa, văn học nghệ thuật với biểu hiện tập trung nhất của sự sáng

tạo theo quy luật của cái đẹp. Nó giúp con người cảm nhận được cái đẹp

trong môi trường sống xung quanh; khuyến khích con người tìm tòi và sáng

tạo ra cái đẹp... hình thành cảm xúc thẩm mỹ ở mỗi cá nhân. Nhờ vào chức

năng thẩm mỹ, con người không chỉ hướng đến cái đẹp, thưởng thức nó mà

còn định hướng quá trình tìm tòi và tạo ra những cái mới ở nhiều cấp độ khác

nhau.

III. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN.

Phát triển là một khái niệm khoa học được sử dụng khá rộng rãi trong

nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, khoa học, công nghệ, xã hội. Thuật

ngữ phát triển cũng được sử dụng trong nhiều khoa học: Triết học, Tâm lý

học, Giáo dục học, Xã hội học,...

Khái niệm phát triển trong tiếng Việt được quan niệm: “là sự biển đổi từ

ít đến nhiều, từ hẹp lên rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp”.

(Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên)

- Phát triển theo cách hiểu thông thường nhất thì nó nhằm để chỉ trạng

thái vận động từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, của

tư duy và của chính quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Có sự phát triển

Page 17: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

theo số lượng và có sự phát triển theo chất lượng, phát triển về chất lượng là

quan trọng nhưng đồng thời sự phát triển về số lượng càng khẳng định quá

trình phát triển về chất và đến một trình độ nào đó, sự phát triển về số lượng

sẽ thúc đẩy một sự phát triển mới về chất. Quá trình phát triển cứ tuần tự

theo quy luật của nó như vậy thúc đẩy và gia tăng các sự vật, hiện tượng của

thế giới tự nhiên và xã hội.

- Trong một văn cảnh nhất định và đặc biệt là có liên quan với văn hóa

thì chúng ta không đề cập đến sự phát triển nói chung của thể giới tự nhiên

mà là sự phát triển của xã hội loài người và cụ thể hơn nữa là sự phát triển

của văn hóa trong đó phải đề cập đến chính sự phát triển của khoa học kỹ

thuật bởi vì toàn bộ những giá trị văn hóa của nhân loại được sáng tạo trên

cơ sở của những tiến bộ khoa học, của công nghệ sản xuất ngày càng hoàn

thiện hơn các sản phẩm văn hóa theo nghĩa rộng của từ đó. Chính nhờ có

khoa học mà nhân loại có được rất nhiều các giá trị văn hóa tích tụ trong biển

cả văn hóa của mình.

- Khái niệm phát triển trong Triết học:

Phép biện chứng khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng đều vận động

không ngừng và cũng không ngừng chuyển hóa lẫn nhau. Mỗi một sự vật

hiện tượng đều trải qua giai đoạn nảy sinh, hình thành, hoàn thiện, chuyển

hóa hay thậm chí là mất đi và khi cái cũ mất đi thì cái mới ra đời. Cái mới

chưa hề có nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của cái cũ, dựa trên nền cái

cũ, chắt lọc và kế thừa những tinh túy của quá khứ theo các quy luật lượng

biến đổi thành chất (lượng đổi - chất biến), thống nhất và mâu thuẫn, phủ định

của phủ định. Cái mới chỉ có thể nảy sinh bằng cách phủ định cái trước đó để

rồi tự hình thành và hoàn thiện bản thân trên cơ sở của chính mình.

Quan điểm Duy vật biện chứng và đặc biệt là Triết học Mác Lênin đã

thừa nhận sự phát triển là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao, từ

đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích lũy dần về số lượng dẫn đến

sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới dựa trên cơ sở cái cũ

do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật hiện tượng. Tính

Page 18: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

chất chung của sự phát triển là một quá trình có chiều hướng tích cực đi lên

nhằm tạo ra cái mới ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn, phong phú hơn, tinh tế

hơn so với cái cũ. Phát triển là một thuộc tính vốn có của mọi sự vật hiện

tượng, phát triển là một quá trình vận động biến đổi diễn ra quanh co - phức

tạp, nó bao gồm hàng loạt thay đổi có sự ràng buộc bên trong với nhau, có

lúc từ từ, tịnh tiến - có lúc nhảy vọt nhưng có lúc dậm chân tại chỗ, thậm chí

thụt lùi tạm thời. Phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc trong nhiều thời

kỳ giai đoạn khác nhau. Khái niệm phát triển không chỉ thu hẹp trong một lĩnh

vực nhất định, cụ thể như là sự tăng trưởng kinh tế mà nó bao gồm sự tiến bộ

xã hội và sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi người (trong đó có sự phát

triển sinh lý, tâm lý và cá thể). Phát triển tồn tại một cách phổ biến trong mỗi

người và trong xã hội loài người.

- Phát triển và tăng trưởng là hai khái niệm được sử dụng một cách khá

thân quen với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực Kinh tế. Có quan điểm cho rằng

phát triển và tăng trưởng thể hiện chủ yếu ở:

+ Hiệu năng của hệ thống sản xuất (tức kinh tế).

+ Sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của người dân.

+ Sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu thụ cao cấp (sản phẩm hiếm hoi) của

một số nhóm người có thu nhập cao trong xã hội.

Tuy nhiên, đánh giá sâu hơn và rộng hơn về phát triển thì quan niệm

này chưa thực sự đầy đủ và thỏa đáng.

- Khái niệm phát triển trong văn hóa:

Phát triển, theo các học giả đó là sự tiến lên của một trạng thái kinh tế

thể hiện ở cuộc sống sung túc của nhân dân, một cuộc sống thường xuyên

được cải thiện trong một tình hình xã hội đạt một sự tiến bộ tổng thể về mặt

văn hóa, kinh tế, tinh thần thực hiện từng bước đến hạnh phúc đích thực của

một cộng đồng. Như vậy, nói đến phát triển là nói tới sự tiến lên thường

xuyên và đồng bộ từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần - từ ăn, ở, mặc,

Page 19: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

đi lại, đến giáo dục, văn hóa, học vấn, văn học, nghệ thuật. Phát triển bao

gồm cả những mặt kinh tế, cả những mặt ngoài kinh tế.

Khái niệm về phát triển và những nhận thức về phát triển như vậy đã

khiến con người hiểu rằng phát triển là một cuộc phấn đấu lâu dài, hết sức

gian khổ của mọi dân tộc, mọi đất nước. Trong sự phát triển nói chung thì yếu

tố văn hóa là một yếu tố không thể thiếu được và thậm chí là rất quan trọng.

Phát triển tức là phải toàn diện và đồng bộ dù là tương đối. Khi đề cập đến

phát triển tức là đề cập đến văn hóa vì văn hóa được xem là động lực và mục

tiêu của phát triển, dù ở trên lĩnh vực nào, địa hạt nào. Khi đề cập đến vấn đề

phát triển trong văn hóa, tác giả Hoàng Trinh có nêu: “Phát triển là nói tới sự

tiến lên thường xuyên và đồng bộ từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần

- từ ăn, ở, mặc, đi lại đến giáo dục, văn hóa, học vấn - khoa học nghệ thuật.

Phát triển bao gồm cả những mặt kinh tế và những mặt ngoài kinh tế” [24,

20]. Phát triển văn hóa còn được quan niệm đó là sự phát triển của toàn bộ

các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nhằm phục vụ lợi ích

của con người, giúp con người ngày càng vươn tới cái chân - thiện - mỹ trong

cuộc sống. Phát triển văn hóa luôn gắn liền với phát triển kinh tế, chính trị của

một xã hội nhất định.

- Trong tác phẩm “Cảm nhận về văn hóa” của tác giả Bùi Thiết, thì xét

theo mối quan hệ và quan niệm về phát triển trong mối liên quan với Văn hóa

thì trong văn cảnh ấy, tác giả không đề cập đến sự phát triển chung của xã

hội loài người mà là sự phát triển của một số yếu tố cụ thể của xã hội và cụ

thể là sự phát triển của khoa học kỹ thuật bởi vì toàn bộ những giá trị văn hóa

của nhân loại được sáng tạo trên cơ sở của những tiến bộ khoa học, của

công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn các sản phẩm văn hóa theo

nghĩa rộng của từ đấy. Chính nhờ có khoa học mà nhân loại có được những

giá trị văn hóa tích lũy trong các sản phẩm sáng tạo và cứ liên tục như vậy

hoạt động có văn hóa, sinh hoạt văn hóa và rất nhiều giá trị văn hóa tiếp tục

không ngừng được sáng tạo, đó là phát triển.

- Khái niệm phát triển trong Tâm lý học:

Page 20: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Dựa vào quan niệm về sự phát triển trong Triết học duy vật biện chứng,

các nhà Tâm lý học Mácxit cho rằng sự phát triển được hiểu là quá trình biến

đổi tâm lý của mỗi cá thể đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa bị phân

hóa (trừu tượng) đến chỗ phân hóa theo những quy luật khác nhau của sự

hình thành các yếu tố - các hiện tượng và các đặc điểm tâm lý khác nhau

theo từng giai đoạn lứa tuổi. Điển hình như sự nảy sinh các cấu tạo tâm lý

mới trong sự phát triển tâm lý qua từng lứa tuổi của sự phát triển tâm lý con

người. Sự phát triển tâm lý của mỗi cá nhân hoặc một nhóm người nào đó

bao giờ cũng diễn ra trong một quá trình gồm sự phát sinh, hình thành, phát

triển từ mức độ này đến mức độ khác, từ hình thức này đến hình thức khác.

Đó là quá trình vận động, biến đổi của một thực thể tâm lý ở mỗi cá thể, mỗi

nhóm tuổi, là sự phát triển của một hộ thống phức tạp các mặt nhận thức, tình

cảm, hành vi và ứng xử của xã hội. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và có tác động

ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Có thể thấy rõ trong sự phát triển tâm lý trẻ em, đặc biệt là về mặt ngôn

ngữ và các chức năng tâm lý - các quá trình nhận thức. Điển hình như sự

phát triển ngôn ngữ thụ động - ngôn ngữ tự tạo đến ngôn ngữ tích cực - ngôn

ngừ mạch lạc minh chứng khá rõ cho sự phát triển tích cực ở sự phát triển

tâm lý của trẻ em.

Sự phát triển tâm lý chính là sự phát triển các cơ chế bên trong ngày

càng phức tạp của các nhu cầu, động cơ, hoạt động, hành động của con

người từ mức độ đơn giản sơ khai đến mức độ phức tạp hơn, tinh vi hơn và

hoàn thiện hơn để phù hợp với yêu cầu mới của phát triển xã hội.

Phát triển tâm lý cũng được nhìn nhận trên quan điểm này khi hiểu rằng

nó là những thay đổi có tính quy luật của các quá trình tâm lý theo thời gian,

thể hiện qua những biến đổi về số lượng, chất lượng và cấu trúc của các quá

trình tâm lý đó.

Trong quá trình phát triển tâm lý các cơ chế đó không phát triển độc lập

riêng lẻ mà chúng đan xen vào nhau, hỗ trợ, thúc đẩy, ảnh hưởng, tương tác

lẫn nhau cùng phát triển. Khi xem xét bản chất của sự phát triển tâm lý, các

Page 21: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhà Tâm lý học cho rằng sự phát triển tâm lý trẻ em không chỉ là sự tăng hoặc

giảm về số lượng mà còn là quá trình biến đổi về chất lượng trong tâm lý của

trẻ. Sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lý dẫn đến sự thay đổi về

chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt. Sự phát triển tâm

lý gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất, những cấu tạo tâm

lý mới ở những giai đoạn nhất định. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau

có sự cải biến về chất của các quá trình tâm lý và nhân cách của trẻ. Có thể

thấy sự nảy sinh nhu cầu vận động của trẻ gắn liền với những nhu cầu khác

nhau: nhu cầu thẩm mỹ, giao lưu, cảm xúc... nhưng cũng thông qua đó nhân

cách đặc biệt là các nét tính cách phát triển. Sự phát triển tâm lý của trẻ em là

một quá trình biến đổi lâu dài và phức tạp trong hoạt động của chính bản thân

đứa trẻ. Ngay từ khi mới ra đời, đứa trẻ đã sống trong thế giới đối tượng và

những mối quan hệ xung quanh, đứa trẻ không chỉ thích nghi với thế giới đồ

vật và hiện tượng do con người tạo ra mà còn lĩnh hội thế giới đó. Đứa trẻ đã

tiến hành hàng loạt những hoạt động căn bản tương ứng với những hoạt

động mà trước đó loài người đã thực hiện và để lại trong đồ vật và hiện tượng

thông qua đó đứa trẻ lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm của loài người và trẻ cũng

chính là người sáng tạo ra cái mới đối với mình. Sự phát triển tâm lý của trẻ

diễn ra trong quá trình lĩnh hội và phát huy nền văn hóa xã hội thông qua hoạt

động của chính mình dưới vai trò giáo dục của người lớn.

Ngoài ra, phát triển còn đề cập đến sự phát triển nhân cách của con

người, “quá trình hình thành nhân cách - hình thành các phẩm chất xã hội của

cá nhân, kết quả của quá trình xã hội hóa và quá trình giáo dưỡng” được gọi

là phát triển nhân cách. Trong quá trình xã hội hóa, đứa trẻ có nhiều mối quan

hệ với thế giới xung quanh. Với sự giúp đỡ của người lớn, trẻ tiếp thu các

thành tựu mà loài người đã đạt được, những hình thức và đặc điểm hành vi

mới, các động cơ và hệ thống giá trị, học cách ứng xử... Quá trình phát triển

nhân cách diễn ra để đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ và đó cũng chính là kết

quả và là tiền đề thúc đẩy.

Page 22: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Ở đây nhất thiết không được nhầm lẫn giữa khái niệm phát triển và

trưởng thành.

Trước hết, trưởng thành là trạng thái mà cơ thể đạt đến ở cuối giai

đoạn phát triển. Giai đoạn kéo dài nhất của sự phát triển cá thể đặc trưng cho

xu hướng đạt đến sự phát triển cao nhất của năng lực tinh thần, tâm lý và thể

chất của nhân cách.

Ở một quan điểm khác, trưởng thành là sự hiện thực hóa các yếu tố

của cơ thể được mã hóa trong gen dưới tác động của yếu tố ngoại cảnh. Sự

trưởng thành của cơ thể diễn ra một cách tự nhiên và không bị tác động nhiều

bởi yếu tố chủ thể.

Như vậy, trưởng thành nhấn mạnh đến sự phát triển tự nhiên và hướng

đến đỉnh cao của sự thay đổi.

Phát triển đó là sự thay đổi có tính hệ thống của cá nhân do sự tương

tác xã hội mang lại. Phát triển là sự hình thành những cái mới của con người

trong hoàn cảnh xã hội cụ thể. Phát triển còn được nhìn nhận như là sự đổi

thay mang tính vận động theo hướng đi lên mà trong quá trình vận động đó

nó đạt đến một hình thức mới hoặc một chất lượng mới cao hơn cái cũ. Khi

đặt sự vật vào trạng thái tĩnh tại ở một mức độ nào đó thì phát triển nghĩa là

sau một thời gian thì nó đã đạt ở một mức độ mới cao hơn so với mức độ cũ.

Phát triển không thể là trưởng thành vì trưởng thành được nhìn nhận

theo hai tiêu chí: mang tính tự nhiên là chủ yếu và thứ hai là đạt gần đến đỉnh

cao hoặc chạm đến đỉnh cao. Phát triển bao hàm trong nó có sự thay đổi một

cách tích cực dưới những tác động nào đó cũng như nó diễn ra theo một cái

nhìn toàn cục như là một quá trình. Bất kỳ sự thay đổi nào mang tính chất vận

động đi lên sẽ được nhìn nhận và quan tâm như là một vấn đề trong sự phát

triển.

Tóm lại, phát triển dưới góc độ tâm lý người là những thay đổi trong

tâm lý người theo khuynh hướng đi lên. Sự phát triển này có thể là sự thay

đổi cả về mặt hình thức và nội dung tâm lý trong đời sống con người. Để nhìn

Page 23: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhận về sự phát triển dưới góc độ tâm lý cần tập trung quan tâm đến những

biểu hiện sau đây:

Như vậy, có thể thấy đặc điểm nổi bật của sự phát triển như sau:

- Phát triển là sự vận động, biến đổi theo chiều hướng đi lên.

- Phát triển có những quy luật biện chứng rất tự nhiên, rất đặc biệt.

- Phát triển biểu hiện và có mặt ở mọi lĩnh vực.

- Phát triển của con người sự thay đổi các hành động bên ngoài dẫn

đến sự thay đổi các hành động bên trong.

- Phát triển của con người là quá trình đổi thay theo hướng đạt đến cái

mới khác hơn hoặc cao hơn cái cũ.

- Phát triển không chỉ đơn thuần là sự thay đổi mà là sự tăng trưởng và

sự nâng cao. Sự tăng trưởng hay sự nâng cao này bao gồm cả sự tăng lên

hoặc nâng cao mức độ nhưng cũng có thể là tạo ra cái mới dựa trên sự sắp

xếp lại - cấu trúc lại.

- Phát triển là hướng đến một cái mới. Cái mới này có thể là cái mới rất

độc đáo nhưng cũng có thể là cái mới về chất có nghĩa là vẫn dựa trên nền

tảng cái cũ. Tuy vậy, dù là cái mới nào được tạo ra cũng dựa trên cơ sở từ

cái cũ để cấu trúc lại hoặc có sự đổi thay một cách đột biến mang ý nghĩa đặc

biệt.

Tóm lại: Phát triển là quá trình và cũng là kết quả của sự biến đổi toàn

diện và đồng bộ, dù chỉ là tương đối. Phát triển là sự vận động mang tính đi

lên, là sự chuyển biến theo định hướng thay đổi tích cực. Phát triển hướng

đến con người, vì con người và đặc biệt phát triển sẽ đưa con người đến một

tầm mới để con người và xã hội loài người thoải mái hơn, hạnh phúc hơn.

Văn hóa và phát triển luôn đồng hành với nhau và văn hóa chính là động lực -

mục tiêu của sự phát triển trên mọi mặt, đúng như tuyên bố của Tổng giám

đốc UNESCO - 1998 - Paris. Nói như thế, việc xác lập quan hệ giữa bản chất

Page 24: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

văn hóa và phát triển càng phải được đánh giá - nhìn nhận một cách rõ ràng

hơn.

Chương 2. BẢN CHẤT VÀ CẤU TRÚC CỦA VĂN HÓA

Văn hóa là một khái niệm hết sức phức tạp và cần phải thực sự nhìn

nhận và đánh giá rõ ràng về bản chất của văn hóa để từ đó mới có thể hiểu rõ

được ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Có thể

nói rằng bản chất văn hóa có thể được xem xét thông qua mối quan hệ với

con người như là một sản phẩm hết sức đặc biệt nhưng cũng là những chuẩn

mực ràng buộc và chi phối đời sống tâm lý con người. Văn hóa là dấu ấn của

một tập thể, một cộng đồng lên mọi hiện tượng đang tồn tại trong cuộc sống

từ những sản phẩm có thể “chạm” thấy bằng các giác quan đến những sản

phẩm mang tính tinh thần. Bản chất văn hóa được nhìn nhận là hướng đến

con người để tạo ra những cơ hội tốt nhất cho con người tồn tại và nó cũng

có mối quan hệ mật thiết với xã hội, cơ cấu xã hội...

I. BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA.

Một số định nghĩa về văn hóa đều cho rằng văn hóa là một hệ thống

các giá trị sáng tạo của con người được tích lũy qua quá trình hoạt động thực

tiễn. Văn hóa được xem xét thông qua các đặc điểm bản chất sau:

- Văn hóa có tính hệ thống, mọi sự vật hiện tượng thuộc một nền văn

hóa đều có liên quan mật thiết với nhau cấu thành một hệ thống xã hội, do đó

văn hóa thực hiện chức năng tổ chức xã hội.

- Văn hóa có tính giá trị, nhờ đặc trưng này văn hóa có chức năng điều

chỉnh và bảo tồn cơ cấu xã hội.

- Văn hóa có tính nhân sinh - nhân bản, đây là đặc điểm rất cơ bản của

văn hóa. Văn hóa là sáng tạo, là đa dạng, đa vẻ và do con người - vì con

người; văn hóa là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người, chỉ có ở

người mà đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa như là một hiện tượng

Page 25: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

xã hội với các giá trị tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm thuần túy của con người

nhưng trong thế giới văn hóa có các giá trị tự nhiên. Văn hóa gắn liền với con

người và hoạt động của họ trong xã hội, văn hóa trở thành công cụ giao tiếp

và thực hiện chức năng giao tiếp.

- Văn hóa có tính lịch sử, văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một

quá trình được sàng lọc và tích lũy qua các thế hệ. Tính lịch sử của văn hóa

được thể hiện ở chỗ nó được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người, qua

không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố

định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục tập quán nghi lễ, pháp luật, dư

luận... Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ vào giáo dục, thể hiện ở việc hình

thành nhân cách con người. Văn hóa mang tính lịch sử còn thể hiện ở sự

phong phú và thường xuyên có mặt trong bất kỳ lĩnh vực của cuộc sống con

người. Ở đâu có sản xuất, có làm ăn, có quan hệ ở đó có văn hóa. Văn hóa

đảm bảo tính kế tục của lịch sử, đó là mọi thứ “gen” xã hội di truyền phẩm

chất con người cho thế hệ mai sau.

II. CẤU TRÚC CỦA VĂN HÓA.

Văn hóa có những cấu trúc riêng biệt của mình. Tìm hiểu về cấu trúc

văn hóa cần phải hiểu về cách phân loại văn hóa và xem xét các tầng bậc của

văn hóa.

Xét một cách cơ bản, văn hóa bao gồm những thành tố nhất định qua

một số cách nhìn khác nhau:

1. Hệ thống phân loại văn hóa.

* Cách nhìn nhận đầu tiên về hệ thống phân loại có thể đề cập đến

quan điểm của một số nhà Xã hội học:

Một số nhà Xã hội học như William Ogbum - phân ra trong mọi nền văn

hóa hai bộ phận: văn hóa vật chất và văn hoa phi vật chất (tinh thần). Văn hóa

vật chất bao gồm những đồ đạc, dụng cụ sản xuất... Văn hóa phi vật chất thì

khó định nghĩa hơn vì nó bao gồm những lĩnh vực văn hóa mà ta không thể

sờ mó được như các khuôn mẫu hành vi, các quy tắc, thói quen, tập quán...

Page 26: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Robert Bierstedt xem văn hóa bao gồm ba lĩnh vực: tư tưởng (ideas),

chuẩn mực (norms) và văn hóa vật chất. Ngoài ra còn những thành tố cơ bản

nhất nằm bên các thành tố trên, đó là những biểu tượng (symbol) trong văn

hóa của con người.

* Theo cách nhìn truyền thống:

Theo cách nhìn này thì văn hóa gồm hai phần đơn giản là văn hóa vật

chất và văn hóa tinh thần, cấu trúc này là cấu trúc không rộng nhưng lại là

cấu trúc rất đơn giản - rất “cơ sở” mô tả được một cách cơ bản về việc phân

loại văn hóa. Gần đây nữa, một số tác giả lại quan niệm bên cạnh hai loại văn

hóa trên còn có loại văn hóa ứng xử.

Văn hóa vật chất:

+ Văn hóa vật chất hay nói cách khác là dạng vật chất (vật thể) của văn

hóa, là một trong ba cấu thành của văn hóa, là để chỉ cái hiện hữu của con

người. Văn hóa vật chất là toàn bộ sáng tạo về vật chất của con người để

phục vụ cho lợi ích của con người.

+ Vãn hóa vật chất bao gồm những thứ được làm ra cho cuộc sống con

người, có thể quy về các đối tượng sau:

- Những thứ làm ra để nuôi sống con người hay đó là cái ăn được và

cả một hệ thống những thứ tạo ra nó.

- Những thứ giúp con người có thể tồn tại ở khía cạnh khác, đó có thể

là cái mặc để bảo vệ cho con người.

- Kế tiếp là cái ở của con người, có thể cụ thể như nơi cư trú, nhà ở,...

- Ngoài ra có thể thấy tất cả những gì thuộc về của cải của con người

làm ra để phục vụ những nhu cầu về giao thông, học tập, nhận thức, vui chơi

giải trí.

Như vậy, có thể thấy văn hóa vật chất là bao gồm những cái làm ra để

ăn, để mặc, để ở và để duy trì, nâng cao đời sống của con người. Đó có thể

là tất cả toàn bộ của cải vật chất, cũng có thể là từng của cải riêng biệt, đơn

Page 27: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

lẻ. Tuy vậy, trong yếu tố văn hóa vật chất không phải chỉ thuần là vật chất mà

còn có yếu tố “tinh thần” và cả “ứng xử” trong đấy.

Văn hóa tinh thần:

+ Văn hóa tinh thần dùng để chỉ những sáng tạo về mặt tinh thần của

xã hội người thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện con người, của xã hội về

mặt tinh thần. Thực ra văn hóa tinh thần bao gồm các dạng: không tồn tại

trong vật thể, nhờ vật thể để tồn tại và tồn tại trong vật thể - đồng thời với vật

thể.

+ Văn hóa tinh thần luôn tồn tại trong những cái biểu hiện của văn hóa

vật chất đã nêu ở trên: cái ăn, mặc, ở, cái nâng cao đời sống con ngươi luôn

chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần.

Văn hóa ứng xử:

+ Văn hóa ứng xử là cách ứng xử mà con người sáng tạo và xác lập để

duy trì các mối liên hệ giữa người với người và giữa người với thế giới xung

quanh. Một số quan niệm trước đó chưa chú ý đến văn hóa ứng xử, chưa coi

văn hóa ứng xử là một cấu thành riêng, có chăng chỉ là thuộc vào văn hóa

tinh thần và cũng đề cập đến văn hóa giao tiếp một cách vừa phải thuộc lĩnh

vực xã giao, gặp gỡ mà thôi.

Văn hóa ứng xử có các mối quan hệ sau:

- Quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và với vũ trụ bao la.

- Quan hệ trong xã hội loài người cho đến nay bao gồm rất nhiều quan

hệ nhân loại đã xác lập được như quan hệ từ họ tộc, cộng đồng, làng xã,

quốc gia, toàn cầu.

Văn hóa ứng xử tồn tại phổ biến và rộng khắp mọi lĩnh vực hoạt động

của con người, nó tồn tại ở cả văn hóa vật chất và văn hỏa tinh thần. Văn hóa

ứng xử hết sức phức tạp, xuyên suốt và rộng khắp mọi hoạt động của xã hội

loài người từ những biểu hiện đơn giản nhất đến những cái phức tạp hơn.

Khó có thể quy văn hóa ứng xử vào văn hóa tinh thần vì như thế sẽ là cứng

Page 28: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhắc, cưỡng ép vì văn hóa ứng xử vừa là sức mạnh, vừa là các mối quan hệ

mà chủ yếu là các hiện tượng kèm theo sự vật và văn hóa ứng xử chủ yếu là

các mối liên hệ, quan hệ có bao hàm sự vật hiện tượng. Văn hóa ứng xử theo

quan niệm hiện đại thể hiện ở cung cách ứng xử, sự xử lý mang tính văn hóa

tựu trung ở việc thực hiện những nguyên tắc ứng xử, những kỹ năng ứng xử

trong những mối quan hệ và những tình huống ứng xử khác nhau.

Ngoài việc phân loại trên thì văn hóa được các nhà nghiên cứu đưa ra

các cách phân loại văn hóa khác theo từng thành tố. Có thể thấy cách phân

loại văn hóa theo mô hình cấu trúc ba thành tố, bốn thành tố và cả cấu trúc đa

thành tố.

* Một số mô hình văn hóa ba thành tố:

- Tác giả Đào Duy Anh dựa theo F. Sartianx đã chia văn hóa thành ba

bộ phận: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt tri thức. Cách phân

loại này dựa trên loại hình và phạm vi sinh hoạt của con người.

- Tác giả Văn Tân phân biệt văn hóa thành ba loại: văn hóa vật chất,

văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.

- Riêng việc chia văn hóa thành các tiểu hệ, F. White phân chia văn hóa

thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng.

- Robert Bierstedt xem văn hóa bao gồm ba lĩnh vục: tư tưởng (ideas),

chuẩn mực (norms) và văn hóa vật chất. Ngoài ra còn những thành tố cơ bản

nhất nằm bên dưới các thành tố trên, đó là những biểu tượng (symbol) trong

văn hóa của con người.

- Tác giả M. S. Kagan chia văn hóa thành ba thành tố: văn hóa vật chất,

văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.

- Giải thích về sự chuyển biến văn hóa, theo GS. TS Dương Thiệu

Tống có thể phân tích thành ba thành tố:

+ Thành tố phổ quát:

Page 29: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Là những thành tố một phần nào đó có tính cách ổn định, ít chịu sự

thay đổi và được mọi người trong xã hội chấp nhận. Nói chung đó là những

thành tố khá vững chắc, đã được thử thách qua thời gian, do những sự tiếp

xúc xã hội mà thành. Mọi sự thay đổi trong các thành tố này sẽ góp sức

kháng cự khó có thể thay đổi được. Trong thành tố này có thể kể đến phong

tục, tập quán, lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo.

+ Thành tố đặc thù:

Đây là thành tố riêng biệt cho từng nhóm người trong xã hội, là tất cả

những gì mà một nhóm người trong xã hội có thể biết, suy nghĩ và làm. Dù

rằng thành tố đặc thù được hiểu là sự riêng biệt cho một nhóm người nhưng

vẫn có những yếu tố phổ quát chung nhất cho văn hóa của dân tộc. Thành tố

phổ quát và đặc thù kể trên được tạo thành qua không gian do những tiếp xúc

xã hội, do giáo dục học đường, giáo dục gia đình...

+ Thành tố xâm nhập:

Đây là những thành tố mà sự xâm nhập của chúng vào nền văn hóa do

những biến cố của lịch sử hay do sự phát triển tự nhiên của kinh tế xã hội,

qua những sự giao lưu tất yếu của các nước trên thế giới. Sự hiện hữu của

các thành tố này giải thích cho sự chuyển biến của nền văn hóa dân tộc.

Chúng dần dần xen vào và tác dụng đến thành tố phổ quát và thành tố đặc

thù có thể đem theo cả chiều hướng tốt lẫn xâu. Trong sự đánh giá chung và

xu hướng chung của văn hóa thế giới không thể có sự xâm nhập một chiều

giản đơn của nền văn hóa này đối với nền văn hóa khác mà chỉ có sự hội

nhập văn hóa trong đó mỗi nền văn hóa có phần đóng góp riêng của nó vào di

sản chung của nhân loại.

* Có thể đề cập thêm đến một số mô hình văn hóa gồm bốn thành tố

như sau:

- Tác giả Ngô Đắc Thịnh trình bày quan điểm của mình trong tạp chí

Văn hóa dân gian - số 4/1974 với câu trúc văn hóa gồm bốn thành tố cụ thể

Page 30: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

là: văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa nghệ

thuật.

- Tác giả Nguyễn Đắc Tấn tiếp cận văn hóa dưới góc độ hình thái và

chia ra: hình thái văn hóa sinh tồn, hình thái văn hóa xã hội, hình thái văn hóa

tinh thần và hình thái văn hóa nghệ thuật. (Tập san khoa học - ĐHTH

TP.HCM, 1995)

- Ở giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam - 1996, theo cách tiếp cận hệ

thống, tác giả Trần Ngọc Thêm chia văn hóa ra thành bốn tiểu hệ: văn hóa

nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự

nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Mỗi tiểu hệ lại được chia

thành nhiều vi hệ nhỏ trong mổi quan hệ mật thiết với nhau.

- Theo nhà nghiên cứu Jean Ladiera, văn hóa bao gồm bốn bộ phận

hợp thành:

+ Các hệ thống ý niệm bao gồm các tập hợp khái niệm và biểu tượng

dựa vào đó các nhóm khác nhau của cộng đồng tìm cách lý giải mình và giải

thích thế giới trong đó họ tồn tại như: Triết học, Khoa học, Tôn giáo, Tín

ngưỡng...

+ Các hệ thống chuẩn mực gồm những gì có liên quan đến giá trị cho

phép đánh giá các tình huống và các hành động, phân biệt đúng sai trong các

hành vi cụ thể. Các hệ thống chuẩn mực còn bao gồm các quy tắc dựa vào

đó để tổ chức các hệ thống hành động.

+ Các hệ thống biểu hiện bao gồm các thể thức và hình thức qua đó

các ý niệm, các chuẩn mực được biểu hiện cụ thể ở mức cảm nhận. Hệ thống

biểu hiện cao nhất, quan trọng nhất là hệ thống văn học nghệ thuật.

+ Các hệ thống hành động gồm những môi trường kỹ thuật cho phép

làm chủ ở một mức độ nào đó môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, dựa

vào đó cộng đồng tự tổ chức và quản lý số phận của mình.

* Ngoài ra còn có các tác giả phân loại văn hóa theo hệ thống các lĩnh

vực. Nếu xét hệ thống các lĩnh vực hoạt động xã hội của con người nói chung

Page 31: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thì về chiều ngang cho thấy cơ cấu của chúng cũng đồng dạng với cơ cấu

của xã hội. Vì vậy, văn hóa bao gồm văn hóa tư tưởng, văn hóa đạo đức, văn

hóa chính trị, văn hóa lối sống, văn hóa giao tiếp... Dù rằng các lĩnh vực văn

hóa này tương tác lẫn nhau song hai yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất đó là:

- Tư tưởng - ý thức hệ, nó định hướng chung cho hệ thống.

- Yếu tố năng động là con người, khoa học kỹ thuật, vì đó là động lực

của sức sản xuất.

* Có thể đề cập đặc biệt đến việc phân loại văn hóa bao gồm nhiều

thành tố khác nhau:

Có tác giả cho rằng văn hóa bao gồm nhiều thành tố như: ngôn ngữ, tri

thức, thế giới quan, lối sống, các hoạt động.

- Tác giả Cao Xuân Nghĩa [62,9] cho rằng văn hóa bao gồm và được

xây dựng dựa trên: biểu tượng, ngôn ngữ, chuẩn mực, giá trị...

- Tác giả Trần Quốc Vượng đã mô tả các thành tố văn hóa theo sơ đồ

tròn gồm nhiều thành tố, cụ thể là mười lăm thành tố như sau: sân khấu,

tuồng, chèo, kịch; lễ hội, nghệ thuật âm thanh; phong tục tập quán; tín

ngưỡng; nghệ thuật tạo hình; lối sống; nhiếp ảnh, điện ảnh; văn chương;

mass media; thông tin, tín hiệu; kiến trúc; nghệ thuật trình diễn; ngôn ngữ;

nghề thủ công (các thành tố trên tồn tại trong một mối quan hệ nhất định

được cụ thể hóa ở sơ đồ tròn - sơ đồ các thành tố văn hóa [56,15]

* Xét theo mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa thì văn hóa bị quy định

bởi kinh tế - kinh tế lại bị quy định bởi môi trường sống nên kết quả là hình

thành hai loại hình văn hóa cơ bản là văn hóa nông nghiệp và văn hóa du

mục.

* Theo cách phân chia của UNESCO thì văn hóa có hai lĩnh vực: văn

hóa hữu thể và văn hóa vô thể. Sự phân chia này cho phép ta nhìn nhận một

cách tổng thể và toàn diện về văn hóa. Ranh giới của sự phân chia đó cũng

chỉ ở mức độ tương đối vì ngay trong văn hóa hữu thể lại có cái vô thể và

ngay trong văn hóa vô thể lại có cái hữu thể. Theo tác giả Trần Quốc Vượng

Page 32: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thì cái hữu thể và cái vô thể gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như

“thân hình” và “tâm trí” con người.

Như vậy, có khá nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên những cách

nhìn khác nhau về văn hóa. Có thể thấy được văn hóa được phân loại hết

sức đa dạng thông qua sự phân loại theo thành tố, phân loại xét trên mối liên

quan với kinh tế hay phân loại theo lĩnh vực. Sự phân loại như trên chỉ mới đề

cập đến một số biểu hiện của văn hóa tuy nhiên rất cần thiết phải có sự tồn tại

không thể thiếu được đó là con người vì như đã nói văn hóa luôn luôn liên

quan chặt chẽ với con người trên nhiều phương diện. Có thể thấy đây chính

là cách xem xét cấu trúc văn hóa chung nhất của văn hóa trên con người, cá

thể người, nhân loại, cộng đồng.

2. Quan niệm về ba tầng bậc trong cấu trúc chung của văn hóa.

Quan niệm về nhiều tầng bậc trong cấu trúc chung của văn hóa dựa

trên sự tồn tại tiêu biểu nhất của văn hóa đó chính là con người. Xuất phát từ

việc đưa phương pháp cấu trúc từ lĩnh vực ngôn ngữ học áp dụng vào việc

nghiên cứu của C. Lexi - Strauss (trong cuốn Anthropologie, Structural - Paris

- 1958), nhiều học giả đã đi vào phân tích cấu trúc văn hóa theo nhiều cách

khác nhau:

* Quan niệm về ba tầng bậc, ba cấp độ trong cấu trúc của văn hóa cụ

thể gồm:

- Cấp nhân loại:

Cấp độ này bao gồm các giá trị văn hóa mang tính phổ quát là Chân -

Thiện - Mỹ. Xã hội là cấp độ chung của loài người và nó là cái để phân biệt

con người với loài vật.

- Cấp độ cá thể người:

Văn hóa thể hiện thành nhân cách văn hóa. Văn hóa là cái để phân biệt

các trình độ của mọi người khác nhau. Ở đây, học vấn là cơ sở của văn hóa

nhưng học vấn không phải là cái tất yếu ảnh hưởng đến văn hóa. Muốn trở

thành nhân cách văn hóa con người phải thông qua một quá trình học tập và

Page 33: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

tự rèn luyện bản thân. Văn hóa được thể hiện ra thành năng lực ứng xử của

cá thể. Con người có văn hóa thể hiện sự thống nhất giữa trình độ hiểu biết

và nhân cách văn hóa. Đó chính là những giá trị đích thực của con người

cũng như của văn hóa con người.

- Cấp độ trung gian:

Cấp độ trung gian còn gọi là tầng trung gian của văn hóa: đó là văn hóa

cộng đồng. Ở cấp độ này lại có thể chia ra theo các hình thức tổ chức cộng

đồng khác nhau như văn hóa gia đình, văn hóa nhóm (nhóm văn hóa, nhóm

nghề nghiệp...), văn hóa cộng đồng (cộng đồng làng, cộng đồng khu vực,

cộng đồng sắc tộc, cộng đồng tôn giáo), văn hóa dân tộc (văn hóa dân tộc

được hiểu là những gì để phân biệt dân tộc này và dân tộc khác, là tổng thể

giá trị vật chất và tinh thần mà một dân tộc tích lũy được trong quá trình lịch

sử).

* Đánh giá về cấu trúc văn hóa theo các tầng bậc còn có quan điểm của

Justinstagl - người Đức. Tại hội thảo Châu Á - Thái Bình Dương - 1992 với

chủ đề: giữa các nền văn hóa, ông quan niệm văn hóa có cấu trúc ba tầng

bậc, cụ thể là:

- Tầng một: Tầng văn hóa tiềm ẩn:

Đây là tầng bậc văn hóa mang ý nghĩa cơ sở, nền tảng, đó là những

giá trị văn hóa lâu đời được ẩn chứa trong dân gian và tồn tại theo thời gian.

Ở Việt Nam chúng ta có văn hóa tiềm ẩn thường được gọi là “văn hiến”. Văn

hiến là truyền thống văn hóa lâu đời - nó bao gồm nền văn hóa truyền thống

của mỗi quốc gia, mỗi dân và những tinh hoa của thế giới. Văn hóa tiềm ẩn

được thể hiện qua các tác phẩm văn hóa dân gian như: ca dao, dân ca, đồng

dao, hò - vè, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thần thoại, truyện cười...

hay có thể được gửi gắm thông qua nghệ thuật kiến trúc của các thời đại

trước qua các đền đài, cung điện, đình - chùa, miếu... hay cũng có thể là

thông qua phong cách sống của các gia đình, dòng họ, làng xóm, qua các loại

hình văn hóa thế giới đã trường tồn theo thời gian - đó là các bức tranh của

các danh họa trên thế giới; các công trình mang tính quốc gia, quốc tế - thế

Page 34: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

kỷ, các tác phẩm văn học... và qua những thành tựu khoa học công nghệ của

các thế hệ trước. Văn hóa tiềm ẩn sẽ được con người lĩnh hội một cách rất tự

nhiên nhưng khá nhanh chóng và hiệu quả; việc lĩnh hội này là cơ sở cho sự

phát triển của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong hiện tại và

tương lai...

- Tầng hai: Tầng văn hóa trung gian:

Tầng văn hóa trung gian bao gồm rất nhiều tiểu cấu trúc như: giáo dục,

các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể - xã hội, các hoạt

động thực tiễn xã hội, các quan hệ xã hội hiện thực... tầng bậc này được xây

dựng và nó mang tính giá trị hết sức đặc biệt nó mang ý nghĩa phát triển nhân

cách của con người... Đây cũng được xem là hình thái động của văn hóa vì

nó luôn luôn được thay đổi, vận động và phát triển.

- Tầng ba: Tầng văn hóa tường minh:

Tầng văn hóa này là sự thể hiện của văn hóa trong cuộc sống xã hội

hiện tại như: luật pháp, nếp sống, văn hóa nghệ thuật, mốt, khoa học - công

nghệ (nền văn minh)... Văn hóa tường minh bao giờ cũng chứa đựng cả

những sáng tạo văn hóa của thế hệ hiện tại và cả tinh hoa văn hóa của các

thời đại trước, những truyền thống văn hóa của dân tộc. Nói cách khác, tầng

văn hóa tường minh là sự kết hợp của văn hóa truyền thống và những sáng

tạo văn hóa mới của con người trong xã hội hiện tại. Văn hóa tường minh có

hình thức và phương thức biểu đạt, nó thể hiện rõ sức bật của văn hóa theo

thời gian và không gian.

Những giải thích văn hóa bao gồm các cơ chế chuyển tải giữa hai tầng

bậc văn hóa. Văn hóa tiềm ẩn tồn tại trong dân gian nhưng lại được thích nghi

và sáng tạo phù họp với thời đại hiện tại, tạo thành văn hóa tường minh. Liên

tục như vậy qua thời gian dài lịch sử văn hóa tường minh được chắt lọc

những tinh hoa thâm nhập vào văn hóa tiềm ẩn để trở thành cơ sở phát triển

ở các thế hệ sau và quá trình này sẽ mãi mãi diễn ra. Riêng tầng văn hóa

trung gian hay là văn hóa giải thích còn bao gồm cơ chế lĩnh hội mà mỗi cá

nhân lĩnh hội nền văn hóa truyền thống và hiện tại để phát triển bản thân

Page 35: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

mình. Nếu như vậy tầng văn hóa trung gian như tên gọi của mình không hề

tách khỏi văn hóa tiềm ẩn hay văn hóa tường minh.

Rõ ràng là ba tầng bậc của văn hóa có quan hệ mật thiết và đan quyện

với nhau: văn hóa tiềm ẩn với tư cách nền tảng cơ sở được giữ gìn và phát

triển qua văn hóa tường minh nhờ có giáo dục, thông tin đại chúng hoặc các

tổ chức đoàn thể - xã hội và được thể hiện qua nếp sống văn hóa hàng ngày,

qua các tác phẩm nghệ thuật... Ngược lại những giá trị đích thực của văn hóa

tường minh được “thử thách”, được “đánh giá”, được “chắt lọc”, sẽ tích tụ lại

ở văn hóa tiềm ẩn làm cho văn hóa tiềm ẩn ngày càng phong phú và đậm đà

hơn. Xuôi dòng thời gian, bề dày của các giá trị văn hóa tiềm ẩn ngày càng

được bồi đắp thêm làm nó đa dạng hơn, phong phú hơn. Nếu như văn hóa

tiềm ẩn là nền tảng, là cơ sở thì văn hóa tường minh lấy cơ sở ấy để phát

triển mình và chính văn hóa trung gian cũng phát triển trong mối quan hệ đa

dạng, phức tạp và phong phú đó.

Tính truyền thống trong văn hóa tiềm ẩn tính hiện đại trong văn hóa

tường minh dù rằng không thể đại diện toàn diện cho hai tầng bậc văn hóa đã

nêu nhưng nó có liên quan mật thiết và trở thành những phạm trù không thể

tách rời nhau đặc biệt là đối với mỗi con người. Ở mỗi con người, việc hình

thành cho mình có lối sống là hết sức quan trọng bởi đó chính là nhân cách

văn hóa. Việc hình thành và phát triển nhân cách văn hóa là một quá trình học

tập, rèn luyện lâu dài trong môi trường xã hội văn hóa. Môi trường xã hội văn

hóa mà ở đó con người sống với nhau có tình người, có lòng tương thân,

tương ái... có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển tâm hồn và nhân cách con

người. Còn với một quốc gia, một dân tộc thì việc xây dựng hài hòa giữa tính

dân tộc, tính truyền thống và hiện đại - đương thời là điều hết sức cần thiết

như PGS - TS Lê Đức Phúc đã đề cập trong tài liệu “Về vấn đề con người và

phát triển văn hóa” thì “Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại sẽ biểu

hiện hài hòa, đúng hướng nếu giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, cái

chất đã hun đúc lên sau ngàn năm văn hiến, đồng thời với sự kiên quyết ngăn

chặn, xóa bỏ mọi tệ nạn xã hội phản văn hóa”. (Con người trước yêu cầu phát

Page 36: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

triển trong thế kỷ XXI, tạp chí NCGD – số 9, 1994). Chính điều này cho thấy

với một dân tộc có những nét truyền thống văn hóa đặc trưng thì dù xã hội có

phát triển đến đâu vẫn cần giữ những nét đẹp ấy bởi vì đó là di sản, là tài

nguyên quý giá và việc xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và

tiếp thu chắt lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại không chỉ là một yêu cầu

mà là một nghệ thuật.

Sống trong một môi trường xã hội bao giờ con người cũng chịu ảnh

hưởng nhất định của môi trường, trong đó nổi bật nhất là văn hóa. Môi trường

văn hóa là động cơ, phương tiện, điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển

con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều sống trong môi trường văn

hóa nhất định và sẽ lĩnh hội những giá trị văn hóa ấy hay môi trường văn hóa

sẽ để lại những dấu ấn trong kinh nghiệm, tâm lý - nhân cách và đặc biệt là

văn hóa đời sống của chính cá nhân. Việc giáo dục và phát triển cho trẻ

những vốn văn hóa sống nhất thiết phải chọn lựa một nền văn hóa thực sự

nghiêm túc, hiện đại nhưng bên cạnh đó còn phải biết kết hợp cả văn hóa xã

hội, cộng đồng và cả văn hóa gia đình... Tất cả sẽ hòa quyện làm cho tâm lý -

nhân cách đứa trẻ phát triển theo những tiêu chí hiện đại nhưng đậm nét

truyền thống, thích ứng, sáng tạo nhưng đậm nét nhân văn.

Chương 3. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC KIỂU GEN, VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG

Đề cập đến mối tương tác giữa các kiểu gen, văn hóa và môi trường

đây là một nội dung được quan tâm khá lâu. Có nhiều quan niệm, quan điểm

từ những học thuyết khác nhau, các nhà nghiên cứu khác nhau. Các học

thuyết này không thống nhất với nhau thậm chí đối lập nhau, ngược nhau. Có

thể đề cập đến một số học thuyết sau quan tâm đến sự tương tác nêu trên:

Page 37: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

I. THUYẾT NGUỒN GỐC SINH VẬT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.

Thuyết này còn được gọi là thuyết tiền định. Quan điểm của thuyết này

cho rằng di truyền, những đặc điểm bẩm sinh hay chính gen là yếu tố đóng

vai trò quyết định đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Sự phát triển tâm lý do

các tiềm năng sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó ngày từ khi ra

đời. Các tác giả cho rằng sự phát triển chỉ là một quá trình trưởng thành, chín

muồi của những thuộc tính có sẵn ngày từ đầu và được quyết định trước

bằng con đường di truyền này cụ thể đó là sự mã hóa, chương trình hóa

được trang bị trong gen. Nhà di truyền học người Anh S.Auerbac cho rằng

mỗi người bắt đầu sống với những gen có sẵn của mình nhưng không là tất

cả “Khi trong tay có các gen cũng như đấu thủ khi có trong tay có các con bài.

Đôi khi sự phân phối có thể xấu đến mức thậm chí khó chờ đợi một kết quả

vừa phải. Càng hiếm có sự phân bố ưu việt đến mức để đạt kết quả cao lại

không đòi hỏi một sự cố gắng nào.”

Cũng theo luận điểm rằng di truyền là yếu tố quyết định sự phát triển

tâm lý người thì E. Toocđai cho rằng “Tự nhiên ban tặng cho mỗi người một

vốn nhất định giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng

nó bằng phương tiện tốt nhất”. Chính quan điểm này đã khẳng định sự phát

triển tâm lý các khả năng của con người là cái có sẵn. Quan điểm này cho

thấy di truyền là yếu tố quyết định sự phát triển tâm lý còn môi trường là yếu

tố điều chỉnh, biểu hiện của tính di truyền mà thôi. Luận điểm khẳng định một

cách mạnh mẽ rằng chính di truyền sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Chính di

truyền mà không phải yếu tố khác sẽ quy định mức tối đa của sự phát triển -

đường hướng và mức độ của nó.

Một số tác giả khác lại quan niệm rằng bẩm sinh di truyền là nguồn gốc,

là động lực của sự phát triển tâm lý cá thể mang vai trò quyết định nhưng môi

trường là yếu tố điều chỉnh, biểu hiện của tính di truyền. Có thể đề cập sâu

hơn về xuất phát điểm của những người theo dòng phái này bắt nguồn từ quy

luật tiến hóa nổi tiếng do Heackel đưa ra vào nửa đầu thế kỷ XIX. Quy luật

này cho rằng: sự phát triển cá thể là sự lặp lại sự phát triển của loài người

Page 38: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

dưới dạng rút gọn, tương tự như bào thai người ở thời kỳ sống trong bụng

mẹ, lặp lại tất cả những giai đoạn phát triển từ thực thể đơn bào tới con

người. Theo quan điểm này, trong quá trình phát triển, trẻ con cũng tái tạo lại

tất cả những giai đoạn cơ bản của lịch sử loài người. Tác giả S. Holl (đầu thế

kỷ 20) cho rằng quy luật di truyền là quy luật chủ yếu của Tâm lý học phát

sinh do đó sự phát triển của cá thể lặp lại các giai đoạn chủ yếu của chủng

loại phát sinh.

+ Tuổi hài nhi tái tạo lại giai đoạn phát triển của tâm lý động vật.

+ Tuổi ấu thơ tái tạo lại giai đoạn phát triển của tâm lý người cổ (săn

bắt, hái lượm).

+ Tuổi thiếu niên (8 đến 12 tuổi) là thời kỳ phù hợp với cuối giai đoạn

dã man và bắt đầu giai đoạn văn minh.

+ Tuổi thanh niên là thời kỳ bắt đầu dậy thì đến trưởng thành tương

ứng với thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn. Đây là thời kỳ bão tố và dồn ép mãnh liệt

của các xung đột bên trong và bên ngoài ở con người xuất hiện, tính cách, cá

tính.

Nếu đặt quan niệm này vào xem xét mối quan hệ của nó với văn hóa và

sự phát triển thì rõ ràng có nhiều vấn đề cần bàn cãi. Trên bình diện văn hóa

cũng khó có thể chối cãi hay loại bỏ vai trò của di truyền tuy nhiên không thể

nói rằng di truyền quyết định văn hóa. Bản thân văn hóa luôn luôn phát triển

biến động thì di truyền đến một lúc nào đó sẽ rất có thể theo kịp sự phát triển

này. Hơn nữa, vì tính chất di truyền nên các cá thể đã khác nhau từ lúc đầu

(khi con người được sinh ra) và liên tục vì văn hóa khác nhau con người lại

liên tục khác nhau và vì thế không thể cho rằng di truyền quy định văn hóa.

Ở góc độ khác, sẽ dễ dàng nhận thấy di truyền không thể quyết định sự

phát triển thì văn hóa của mỗi cá nhân cũng sẽ không thể do di truyền hay

kiểu gen quyết định. Sự lĩnh hội và sự tiếp thu hay sự phát triển đích thực của

con người ở nhiều bình diện khác nhau như: tình cảm - ước mơ - ý chí...

không thể do yếu tố gen hay di truyền quyết định. Tất cả những yếu tố ấy phụ

Page 39: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thuộc khá nhiều vào sự lĩnh hội văn hóa xã hội mà nó trực tiếp phụ thuộc vào

“phông” văn hóa - những hành trang văn hóa đích thực mà cá nhân “sở hữu”

như bản lĩnh của chính mình trong cuộc sống.

II. THUYẾT NGUỒN GỐC XÃ HỘI (THUYẾT DUY CẢM) VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.

Những người theo thuyết này giải thích sự phát triển của trẻ em bằng

những tác động của môi trường văn hóa xung quanh. Họ cho rằng: Môi

trường văn hóa xã hội là nhân tố quyết định sự phát triển trẻ em. Những tác

giả theo thuyết này cho rằng giữa môi trường và sự phát triển của con người

có một mối liên hệ đặc biệt mà cụ thể rằng nó chính là yếu tố quy định tâm lý

và sự phát triển của con người diễn ra một cách tương ứng.

Nhà Triết học Pháp C.A. Henxeetuyt cho rằng ngay từ khi sinh ra, mọi

người đều có tiềm năng bẩm sinh như nhau để phát triển đạo đức, tâm lý

nhưng khác biệt tâm lý được giải thích bằng những ảnh hưởng khác nhau

của môi trường và những tác động giáo dục. Bên cạnh đó, quan điểm này còn

khẳng định nhân tố xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lý do đó để

nghiên cứu tâm lý con người thì chỉ cần phân tích cấu trúc của môi trường.

Môi trường như thế nào thì tâm lý của con người như thế ấy. Cơ chế hành vi

của con người và những con đường phát triển của nó được ban cho một lần

trong môi trường và vẫn mãi mãi như thế. Nếu quan niệm như thế thì thuyết

nguồn gốc xã hội xem trẻ em là một tồn tại hoàn toàn thụ động chịu sự tác

động và chi phối của môi trường xung quanh và không thể thoát khỏi vòng

kềm tỏa; nếu trẻ em sinh ra là tờ giấy trắng thì ảnh hưởng của hoàn cảnh,

điều kiện, môi trường, xã hội mà những phẩm chất, thuộc tính được vẽ lên

đó.

Quan niệm này còn đề cập thêm là mọi sự thành công hay thất bại của

trẻ đều là do môi trường hay đều được giải thích bởi môi trường bên ngoài.

Muốn nghiên cứu con người chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường của họ

như thế nào thì con đường phát triển hành vi, nhân cách và tâm lý... sẽ như

Page 40: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thế. E. Dur Kheim, S. Blmilir cho rằng chính nhờ vào tác động của môi trường

sự phát triển mới hiện hữu. Ngay cả những thuộc tính của đặc điểm tự nhiên

cũng không phải tự nhiên có mà là sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong

xã hội và thế giới tự nhiên là sản phẩm thực sự của xã hội. Cụ thể như E.

Durkheim cho rằng sự phát triển tâm lý là sự hấp thụ, lĩnh hội những niềm tin,

tình cảm của người khác. Chính những quan niệm và cảm xúc hấp thụ được

từ bên ngoài sẽ xác định đặc tính của hoạt động tâm hồn của đứa trẻ. Khi

đứa trẻ phải lĩnh hội những kinh nghiệm, phong tục tập quán đã tích lũy được

của loài người. Tuy vậy, những nhà nghiên cứu thuộc trường phái này vẫn

chưa “chạm” đến một cách đích thực “cái văn hóa” cũng như mô tả một cách

xác thực nghĩa của từ văn hóa cũng như bản chất và ảnh hưởng của văn hóa

đển sự phát triển.

Rõ ràng là dù cho tầm quan trọng và trọng lượng của các yếu tố di

truyền ra sao, con người không phải chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố này

mà nó còn phụ thuộc vào điều kiện sống mà trẻ đã trải qua trong quá trình

trưởng thành hay chắc chắn có thể nói rằng các tình huống của cuộc đời,

những kinh nghiệm của cá nhân đã quyết định một phần rất lớn cách thức mà

cấu trúc di truyền được thể hiện ra bên ngoài. Điều này cho thấy sự khẳng

định về vai trò của môi trường trong sự tương tác với văn hóa. Chính môi

trường là cơ sở để con người sáng tạo văn hóa và cũng chính môi trường là

nơi để văn hóa thực thi những chức năng khá đặc biệt của mình. Cũng không

thể quá đề cao vai trò của môi trường như các tác giả trên vì thực tiễn cho

thấy trong cùng những điều kiện, hoàn cảnh xã hội như nhau lại hình thành

những nhân cách hoàn toàn khác nhau, trái ngược nhau và trái lại trong

những điều kiện - môi trường xã hội khác nhau lại hình thành những nhân

cách có nhiều nét tương đồng nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển được hình thành nhờ vào sự

tương tác tích cực với môi trường. Thế nhưng nếu nói đúng nghĩa về sự phát

triển thì không hẳn là sự tích lũy hay sự lĩnh hội một cách thụ động những tác

động của môi trường với tư cách con người là “sản phẩm” hay “bản sao” của

Page 41: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

môi trường. Trong cuộc sống, phát triển thực chất là sự tích lũy một cách chủ

định những ảnh hưởng của môi trường mà đặc biệt ngay sau khi trẻ em vượt

qua giai đoạn thụ động hoàn toàn vào người mẹ (trước chín tháng tuổi) thì trẻ

đã trở thành một bộ lọc tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa trong cuộc

sống. Hơn thế nữa, nếu quan niệm phát triển một cách thích hợp như là sự

vận động đi lên thì chủ thể dù có tồn tại và chịu tác động của môi trường thì

chỉ khi lĩnh hội những kinh nghiệm mang tính xã hội, được định hướng tích

cực và thích ứng thì mới tạo nên những cái gọi là “văn hóa” của cá nhân.

Những ảnh hưởng tiêu cực sẽ bị “gạn lọc” hoặc thậm chí là bị gạt bỏ để

hướng đến sự phát triển có định hướng và thích ứng.

III. THUYẾT HỘI TỤ HAI YẾU TỐ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

Những người theo thuyết này tính tới sự tác động của hai yếu tố: môi

trường và tính di truyền khi nghiên cứu trẻ em. Họ cho rằng: Mối tác động qua

lại giữa môi trường và di truyền quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em. Trong

hai yếu tố trên, di truyền giữ vai trò quyết định còn môi trường là điều kiện để

biến những yếu tố có sẵn của di truyền trở thành hiện thực. V. Stecnơ (nhà

nghiên cứu tâm lý người Đức) và các cộng sự của ông khẳng định: sự tác

động qua lại giữa môi trường và di truyền quyết định sự phát triển tâm lý trẻ

em tuy nhiên di truyền vẫn giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của

trẻ em.

Nhìn nhận về sự ảnh hưởng của hai yếu tố là di truyền và môi trường

thì các nhà nghiên cứu theo quan điểm này còn khẳng định thêm rằng trong

sự phát triển tâm lý của trẻ, nhịp độ và giới hạn của sự phát triển là tiền định

còn môi trường sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chín muồi của năng lực và tính cách

được truyền lại sẵn. Tuy nhiên môi trường ở đây không phải là tất cả các điều

kiện và hoàn cảnh xung quanh - xã hội mà chỉ là môi trường gia đình - tách

rời hoàn toàn với tác động của nhà giáo dục. “Môi trường này” cũng được

xem là cái gì riêng biệt, tách rời khỏi toàn bộ đời sống xã hội. Nói khác đi, tác

động của “môi trường” theo nghĩa ở quan điểm này cũng như ảnh hưởng của

yếu tố sinh vật (di truyền) định trước sự phát triển của trẻ, không phụ thuộc

Page 42: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

vào hoạt động sư phạm của nhà giáo dục, vào tác động của xã hội xung

quanh cũng như tích tích cực của chủ thể trong quá trình sống và phát triển.

Các tác giả hiểu về tác động của hai yếu tố này quá máy móc, dường

như sự tác động qua lại giữa chúng quyết định trực tiếp tới quá trình phát

triển là một điều hết sức gượng ép. Họ cũng quan niệm sự phát triển là sự

chín muồi những năng lực, tính cách mà trẻ sinh ra đã có. Những nét và

những đặc điểm tính cách được thế hệ trước truyền lại một cách bất biến

trong đó nhịp độ và giới hạn của sự phát triển là tiền định.

Một số nhà nghiên cứu khác dù cũng theo thuyết này nhưng họ đề cập

đến ảnh hưởng của môi trường đối với tốc độ chín muồi của năng lực và nét

tính cách được truyền lại cho trẻ, tuy nhiên, môi trường theo họ chỉ là những

đặc điểm của gia đình - môi trường riêng biệt và gần như tách rời với đời

sống xã hội hay yếu tố này không hề được quan tâm.

Nếu đánh giá theo quan niệm của thuyết này thì văn hóa cũng không

thể tách rời, cũng không thể tồn tại một cách vững chắc và sâu sắc được bởi

vì như đã nói văn hóa bao gồm rất nhiều loại, nhiều giá trị sáng tạo vậy thì

yếu tố con người hay yếu tố hoạt động chưa thể hiện gì cả trong khi phân tích

các mối quan hệ tương tác đã nói. Ở góc độ khác, nếu cho rằng gen và di

truyền trở thành yếu tố quyết định giới hạn của sự phát triển thì dù có tác

động như thế nào đi nữa thì sự phát triển vẫn diễn ra theo tiến độ riêng và đạt

đến mức độ vốn có của nó. Bên cạnh đó, nếu như cho rằng môi trường chỉ

ảnh hưởng một cách “có chừng mực” đến sự phát triển vậy thì vô tình đã làm

giới hạn sức ảnh hưởng của văn hóa, sức ảnh hưởng của kinh nghiệm. Thực

chất, sự phát triển của con người không thể không quan tâm đến kinh

nghiệm, đến những giá trị văn hóa và cả “tài sản văn hóa” mà cá nhân sở

hữu...

Như vậy, cả ba thuyết trên đều chưa làm nổi bật và chưa phân tích một

cách toàn diện về mối liên hệ, sự tương tác giữa kiểu gen, văn hóa và môi

trường. Nhất thiết phải nhìn nhận và đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen,

Page 43: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

văn hóa và môi trường một cách phong phú, đa dạng và toàn diện hơn mới

có thể đạt đến một cách nhìn khoa học về mối tương tác này.

IV. QUAN ĐIỂM CỦA TÂM LÝ HỌC MÁCXIT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.

Sự phát triển tâm lý của trẻ thực chất chính là sự lĩnh hội kinh nghiệm

lịch sử xã hội hay đó là sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội - nhân loại; thâm nhập

và chiếm lấy các giá trị văn hóa chỉ có thể xảy ra trên nền của một cơ sở vật

chất nhất định. Đó chính là kiểu gen.

Mỗi con người khi sinh ra đều mang trong mình những đặc điểm bẩm

sinh, di truyền riêng. Sự phát triển tâm lý của mỗi người dựa trên những cơ

sở di truyền riêng (gen), nó tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sự

hình thành và phát triển các nét nhân cách. Di truyền là tiền đề, là điều kiện

rất cần thiết của sự phát triển tâm lý cá nhân. Đứa trẻ khi ra đời đã được

trang bị những đặc điểm, tiền đề của con người để phát triển tâm lý. Đó là hệ

thần kinh não - giác quan - thể chất của con người; nhu cầu sinh vật của con

người; đó là tư chất của con người. Các đặc điểm di truyền này sẽ ảnh

hưởng đến trình độ và đỉnh cao của thành tựu ở con người.

Quá trình chín muồi về mặt cơ thể, về mặt sinh lý là tiền đề quan trọng,

là điều kiện cần cho sự phát triển tâm lý và đây là điều kiện khá quan trọng

trong sự phát triển tâm lý trẻ em. Những đặc điểm bẩm sinh của đứa trẻ có

được từ trong giai đoạn bào thai đến lúc sinh ra sẽ để lại trên cấu tạo của cơ

thể sẽ ảnh hưởng rất rõ đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Nếu đứa trẻ có

một cơ sở hay một nền tảng phát triển vững vàng thì đó chính là điều kiện để

sự phát triển sẽ diễn ra theo đúng định hướng, sẽ vững chắc và đặc biệt dễ

dàng đạt đến đỉnh cao của nó. Ngược lại, nếu nền tảng của sự phát triển

không vững vàng, cơ sở vật chất của sự phát triển thiếu sự ổn định thì sự

phát triển sẽ có nguy cơ bị lạc hướng hay thậm chí là “ngã đổ” một cách khó

ước lượng.

Nhân tố văn hóa xã hội đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển

con người. Tách khỏi môi trường xã hội, đứa trẻ sẽ không thể trở thành người

Page 44: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

theo đúng nghĩa của nó. Bản chất người chỉ được tạo thành ở những con

người sống trong xã hội loài người. Con người tự tạo nhân cách của mình

những cái mới lấy từ trong đời sống, lấy từ những sản phẩm vật chất và tinh

thần do các thế hệ trước để lại - đó là nền văn hóa tồn tại trong môi trường

mà trẻ sống và phát triển.

Nếu như trẻ em mang trong mình một kiểu gen nhất định thì quá trình

lĩnh hội nền văn hóa xã hội của loài người cũng khá khác nhau, khá đặc biệt

và ít nhiều gì cũng mang tính “cá nhân” trong tiếp cận và lĩnh hội. Bản thân

kiểu gen cũng chính là sự khác biệt về bẩm sinh di truyền đóng vai trò là tiền

đề tự nhiên bên trong cá thể không là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển

tâm lý của cá nhân nhưng hoạt động bên ngoài của cá thể lại vận hành trên

cơ sở của những điều kiện bên trong, các tiền đề tự nhiên bên trong có tác

dụng tạo điều kiện thuận lợi hay ít nhiều cản trở đến sự phát triển tâm lý. Do

đó việc tuyệt đối hóa hoặc phủ nhận vai trò của gen đối với sự phát triển tâm

lý người đều là cực đoan, phiến diện.

Rõ ràng là dù kiểu gen đóng vai trò nhất định trong sự lĩnh hội văn hóa;

kiểu gen tương tác với văn hóa một cách khá tích cực tuy nhiên cũng không

thể thiếu vai trò của người lớn trong sự phát triển của trẻ. Trẻ em - người lớn

- môi trường văn hóa xã hội tạo thành một cơ cấu mà trẻ em quan hệ trực tiếp

với nền văn hóa xã hội với tư cách là đối tượng lĩnh hội. Người lớn tạo môi

trường phù hợp để trẻ em hoạt động lĩnh hội có hiệu quả nhất, cao độ nhất,

sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất.

Yếu tố môi trường được hiểu là tổng thể những nhân tố, những điều

kiện bao quanh một sự vật hay một quần thể sự vật tác động lên cuộc sống.

Môi trường có thể phân chia thành hai loại, môi trường tự nhiên và môi

trường xã hội. Nếu môi trường tự nhiên là những điều kiện tự nhiên cần thiết

nhất cho cuộc sống con người thì những điều kiện về xã hội bao gồm sản

xuất, văn hóa, nghệ thuật là những điều kiện cũng không thể thiếu được.

Mỗi một con người đều phải sống trong một môi trường. Môi trường là

điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Xét theo sự phát triển tâm lý và

Page 45: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

sự lĩnh hội văn hóa của con người thì môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên

giúp cho con người như không khí để thở, nước để uống, thức ăn để ăn... và

cuộc sống với tự nhiên nhưng con người không chỉ sống hưởng thụ những

thứ do thiên nhiên ưu đãi mà con người còn chinh phục và cải tạo nó, buộc

nó phải phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn. Trong quá trình

cải tạo đó, tư duy sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Con người

không phải sống trong môi trường tự nhiên một cách đơn độc mà sống cùng

nhau tạo thành những cộng đồng xã hội. Sống trong môi trường xã hội, con

người chịu sự tác động của môi trường xã hội thông qua những mối quan hệ

của con người trong xã hội, văn hóa là một phần môi trường sống của con

người, nên vai trò của nó là vô cùng quan trọng. Nếu môi trường tự nhiên và

môi trường xã hội là điều kiện để hình thành và phát triển văn hóa thì ngược

lại văn hóa góp phần tạo ra cách ứng xử và lối sống đẹp của mỗi con người,

phát triển sự sáng tạo thẩm mỹ trong việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã

hội.

Văn hóa tác động đến con người, góp phần hình thành và hoàn thiện

nhân cách ngay từ tuổi thơ. Những dấu ấn của văn hóa rất sâu sắc trong tâm

hồn của đứa trẻ thậm chí nó có thể đi theo suốt cuộc đời và quá trình này liên

tục diễn ra trong cuộc đời của trẻ hay của con người đã cho thấy văn hóa

chính là nhân tố khởi đầu tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của con

người. Con người hay cá nhân sẽ thể hiện rất rõ sự phát triển của chính mình

dưới vai trò của văn hóa. Trong khi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng từ phía vai

trò của văn hóa thì con người vừa là khách thể vừa là chủ thể sáng tạo. Khi

con người tạo nên thế giới đối tượng càng phong phú, đa dạng bấy nhiêu thì

đồng thời con người cũng hình thành - phát triển những năng lực và những

quan hệ xã hội của bản thân. Sự sản xuất ra các thế giới vật thể cũng chính là

sự “tự sản xuất” ra bản thân mình. Đó chính là quá trình phát triển chính bản

thân mình nhờ vào sự tương tác và mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là

hết sức chặt chẽ.

Page 46: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Nếu cho rằng văn hóa và môi trường luôn luôn liên quan chặt chẽ với

nhau thì không thể xem xét sự tương tác giữa văn hóa với một số yếu tố khác

của môi trường và một trong các yếu tố quan trọng đó là giáo dục. Thực ra,

giáo dục chính là yếu tố cốt lõi của văn hóa. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là

nội dung, vừa là phương tiện và cũng là hình thức của giáo dục. Một một môi

trường sẽ có những đặc trưng khác nhau và văn hóa cũng có những đặc

điểm khác biệt như thế; đây chính là sự tương tác rất tự nhiên và mỗi nền văn

hóa của các cộng đồng, của các quốc gia khác nhau thì sẽ có những sắc thái

riêng và con người sẽ phát triển, sẽ lĩnh hội văn hóa mang màu sắc riêng của

nền văn hóa đó. Mối liên hệ giữa môi trường - văn hóa hay giữa văn hóa và

yếu tố giáo dục tiềm tàng và tồn tại mọi nơi, mọi lúc trong mọi hoạt động gia

đình và xã hội. Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và phải được “đồng

bộ hóa” một cách có hiệu quả.

Dù rằng mối liên hệ trên mãi tồn tại - ảnh hưởng của môi trường và văn

hóa trong sự phát triển con người đã được thừa nhận tuy nhiên ở cùng một

nền văn hóa như nhau sự phát triển tâm lý của trẻ cũng có thể khác nhau.

Điều này phụ thuộc vào thái độ, tính tích cực, chủ động của từng cá nhân đứa

trẻ trong việc lĩnh hội và tiếp cận nền văn hóa. Bản thân đứa trẻ sẽ là người

giải quyết và thâm nhập một cách đúng nghĩa của từ “hoạt động” trong từng

yếu tố văn hóa; môi trường và cả trong sự tương tác giữa môi trường và văn

hóa; môi trường và cả trong sự tương tác giữa môi trường và văn hóa.

Như vậy, có thể thấy được sự tương tác giữa kiểu gen, văn hóa và môi

trường là một sự tương tác - liên hệ khá phong phú. Mỗi một yếu tố sẽ có một

vai trò nhất định trong sự phát triển tâm lý con người và đặc biệt là sự tương

tác giữa các nhân tố trong một mối liên hệ đan xen, mật thiết sẽ phát triển tâm

lý con người một cách toàn diện và nói cho cùng thì khi lĩnh hội văn hóa tức là

con người phát triển và điều ấy chỉ diễn ra khi có đầy đủ tất cả các yếu tố đã

nói ở trên. Điều còn lại là phải biết xác định vai trò của từng nhân tố để điều

chỉnh chính mình và phát triển cao độ chính mình trong xã hội; trong môi

trường văn hóa và hoạt động tích cực của con người là không thể thiếu được.

Page 47: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Đó chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất và quyết định thực sự cho sự

phát triển của con người.

Chương 4. QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Nếu như văn hóa được quan niệm như trên thì rõ là văn hóa và phát

triển không thể tách rời nhau mà chúng luôn luôn quan hệ với nhau bởi vì đề

cập đến văn hóa là đề cập đến phát triển, văn hóa được xem như là động lực

và mục tiêu phát triển dù ở bất kỳ lĩnh vực và mục tiêu phát triển dù ở bất kỳ

lĩnh vực nào, địa hạt nào. Vậy giữa văn hóa và phát triển có những quan hệ

ràng buộc, tùy thuộc, quy định, chi phối nhau như thế nào? Việc nhận thức

các mối quan hệ này sẽ giúp cho việc giải quyết các ứng dụng đưa văn hóa

vào cuộc sống; đảm bảo được các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại

trong xã hội, trong sự phát triển.

Có thể thấy có các mối quan hệ sau đây giữa văn hóa và phát triển:

- Văn hóa và phát triển quan hệ với nhau theo kiểu quan hệ sinh thành

hay là quan hệ nhân quả. Xét theo mối quan hệ này thì phát triển (được hiểu

là sự phát triển khoa học - công nghệ) có trước; là nguyên nhân của những

giá trị văn hóa và do đó văn hóa là cái có sau, nó được sinh ra từ sự phát

triển của khoa học. Văn hóa có được theo lịch sử phát triển của xã hội loài

người, mỗi sáng tạo của văn hóa kết tinh của những phát triển về khoa học kỹ

thuật, giáo dục... và văn hóa là sản phẩm của những tiến bộ như đã nói trên

từ sự phát triển.

- Xét về mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và phát triển thì chính văn

hóa hay nói cụ thể hơn là vì nhu cầu của cuộc sống có văn hóa của nhân loại,

vì sự hưởng thụ ngày càng cao hơn về giá trị văn hóa mà đòi hỏi phát triển

không ngừng. Không có kích thích của đời sống có văn hóa thì không thể có

sự phát triển hay sáng tạo ra những giá trị văn hóa và văn hóa nói chung.

Xuất phát từ nhu cầu của con người, con người tạo ra văn hóa và cũng chính

do thúc bách của văn hóa thì sự phát triển lại diễn ra.

Page 48: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

- Hai mối quan hệ sinh thành và tương tác giữa văn hóa và phát triển là

hai mối quan hệ bền vững nhất, chi phối và xuyên suốt lịch sử phát triển của

khoa học - lịch sử và thông qua sự sáng tạo của nhân loại không ngừng - đó

chính là sự sáng tạo của văn hóa.

- Văn hóa và phát triển tồn tại mối quan hệ giữa tĩnh và động. Văn hóa

là biểu hiện của sự yên tĩnh còn phát triển luôn luôn ở trạng thái động, biến

đổi vô cùng và không ngừng. Kết thúc cho một quá trình tìm tòi và sáng tạo

các sản phẩm này sẽ liên tục diễn ra kể cả các sản phẩm văn hóa tinh thần và

các sản phẩm khác. Mối quan hệ giữa cái tĩnh lặng và cái động - giữa văn

hóa và phát triển đến lượt nó làm hình thành mối quan hệ khác có tầm vận

dụng mới, rộng hơn, cao hơn để góp phần nâng cao đời sống văn hóa của

người dân trong từng khu vực văn hóa cụ thể.

- Quan hệ giữa văn hóa và phát triển là mối quan hệ giữa truyền thống

và hiện đai. Văn hóa thường là vĩnh hằng nên có tính ổn định và bền vững

khá cao. Còn phát triển thì mang tính biến đổi và cập nhật nên rất hiện đại.

Khi cái hiện đại được xem là văn hóa thì các sản phẩm văn hóa ấy lại trở

thành bền vững và được gọi là cái truyền thống. Đây là một mối quan hệ khá

phức tạp và phong phú nhưng cũng rất nan giải. Việc giữ vững những giá trị

văn hóa truyền thống và cái hiện đại một khi được nhìn nhận từ góc độ của

các mối quan hệ văn hóa và phát triển sẽ lại tiếp tục phát triển và nâng cao

văn hóa là điều tất nhiên.

Bốn mối quan hệ đã nêu ở trên chỉ là các mối quan hệ chủ đạo mà

không phải là tất cả các mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển. Điều này cho

thấy giữa văn hóa và phát triển luôn luôn thống nhất và không thể tách chúng

ra khỏi nhau trong các quan hệ đa dạng, phong phú. Văn hóa và phát triển là

hai mặt của đời sống xã hội song chúng lại là những người bạn đồng hành và

có mối quan hệ biện chứng cùng nhau. Văn hóa là động lực, là mục tiêu và là

hệ điều tiết của phát triển: “Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh

tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối

nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của đất nước

Page 49: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [Lời tuyên bố mở đầu thập kỷ thế giới và phát triển

văn hóa của tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa UNESCO]

Giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển và văn hóa chúng ta sẽ có

những biện pháp và những kinh nghiệm trong việc xử lý hiện trạng văn hóa

cũng như ảnh hưởng văn hóa đối với sự phát triển cá nhân và xã hội.

I. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN.

Văn hóa mang tính đặc trưng của xã hội, của lịch sử và của thời đại.

Mỗi thời đại, xã hội có một nền văn hóa riêng và văn hóa là sản phẩm hoạt

động của nhiều thế hệ người sáng tạo nên. Chính văn hóa ấy chứa đựng rất

nhiều kinh nghiệm xã hội lịch sử và được từng con người cụ thể hoạt động để

lĩnh hội và chiếm lĩnh nó, biến nó thành sản phẩm rất riêng của cá nhân con

người.

Theo quan điểm lấy hoạt động của con người là tiêu chuẩn trong đó

hoạt động sáng tạo là đặc trưng chủ yếu của văn hóa thì một số tác giả như:

F. Bable, W. Davidov, A. Zis và Frolov cho rằng “Bản chất của văn hóa không

phải chỉ ở chỗ văn hóa là sản phẩm của con người mà nó còn nhằm phục vụ

cho con người, là kết quả chủ yếu của nó” (Văn hóa - Con người và Triết

học). Con người là chủ thể sáng tạo của văn hóa và phát triển con người -

phát triển cá nhân một cách toàn diện đặc biệt là phát triển về mặt tâm lý và

nhân cách.

Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý cá nhân.

Quá trình phát triển tâm lý cá nhân là quá trình lĩnh hội văn hóa vật chất và

văn hóa tinh thần của loài người theo cơ chế “di truyền xã hội”; đây chính là

quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người, của thế hệ trước.

Chính trong quá trình sống, học tập và trải nghiệm các chuẩn mực đạo đức xã

hội; các khuôn mẫu hành vi xã hội sẽ được đứa trẻ cảm nhận - lĩnh hội và

ứng dụng vào cuộc sống của mình. Tác giả A.N. Leonchiev viết: “Những năng

lực và tính chất chuyên biệt của con người tuyệt nhiên không được truyền lại

bằng con đường di truyền sinh vật mà chúng hình thành trong đời sống con

Page 50: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

người, trong quá trình con người lĩnh hội nền văn hóa do các thế hệ trước

sáng tạo nên”. Tác giả cũng khẳng định “Vấn đề con người gắn liền với sự

phát triển của nền văn hóa xã hội”.

Rõ ràng là nếu văn hóa mang tính nhân bản thì văn hóa sẽ phục vụ cho

con người và phát triển con người là một trong những nhiệm vụ thể hiện rõ

nhất đặc trưng của văn hóa. Chính văn hóa sẽ làm cho con người sống mang

tính người hơn khi mỗi người sẽ tuân thủ những giá trị đích thực mà chính họ

cho rằng đó là lẽ sống của chính mình. Nhờ vào văn hóa, con người sẽ hiểu

được lẽ phải, nhờ vào văn hóa con người biết được những chuẩn mực để

tuân thủ, để có thể sống vì mọi người trong sự cân bằng vì mình. Mặt khác,

chính văn hóa sẽ trở thành lẽ sống để con người hướng đến những giá trị

đẹp nhất, chuẩn mực nhất để cuộc sống cá nhân ổn định hơn, hạnh phúc hơn

trong một xã hội hiện đại hơn, văn minh hơn.

Nếu xét quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội loài người

thì con người là sản phẩm chủ thể sáng tạo ra toàn bộ sản phẩm văn hóa,

những sản phẩm này hợp thành thế giới văn hóa. Thế giới văn hóa hết sức

phong phú, đa dạng và phức tạp này do tập thể con người sáng tạo, tổng thể

này tạo nên hình thức tồn tại vật chất của văn hóa. Văn hóa tồn tại và “di

truyền” dưới hình thức “đối tượng”, nó mang trong mình những thuộc tính tự

nhiên, sáng tạo (do con người tạo nên qua lao động) và tính xã hội. Các sản

phẩm này đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người và nếu như thiên

nhiên thứ nhất là thế giới tự nhiên thì thiên nhiên thứ hai là ở đây, nó đại diện

cho những mối quan hệ xã hội nhất định. Dưới hình thức người, những vật

thể ẩy hiện lên như thấy được bản thân mình trong thế giới đối tượng, những

lực lượng bản chất của mình, cá tính của mình, năng lực của mình... Giá trị

văn hóa là thước đo trình độ con người trở thành xã hội - hình ảnh đứa trẻ trở

thành người lớn với biết bao lần thay đổi - được xã hội hóa minh chứng cho

sự ảnh hưởng của văn hóa và kết quả cuối cùng là sự phát triển cả về nhận

thức - ngôn ngữ, ý thức - nhân cách - hoạt động...

Page 51: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Con người hay cá nhân sẽ thể hiện rất rõ sự phát triển của chính mình

dưới vai trò của văn hóa. Trong khi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng từ phía vai

trò của văn hóa thì con người vừa là khách thể vừa là chủ thể sáng tạo. Khi

con người tạo nên thế giới đối tượng càng phong phú, đa dạng bấy nhiêu thì

đồng thời con người cũng hình thành - phát triển những năng lực và những

quan hệ xã hội của bản thân. Sự sản xuất ra các thế giới vật thể cũng chính là

sự “tự sản xuất” ra bản thân mình. Trong văn hóa con người hiện ra với tư

cách là một thực thể tự phát triển. Con người là chủ thể của sự sáng tạo văn

hóa và cũng là khách thể của văn hóa khi “con người” tạo ra giá trị ấy và lớp

“con người” mới sẽ chịu sự tác động, chi phối của nền văn hóa xã hội. Sự

phát triển tâm lý của cá nhân chịu sự tác động từ lối sống, phong tục tập

quán, luật pháp, trình độ khoa học kỹ thuật - quan hệ gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp... Do đó khi xem xét sự phát triển tâm lý của một cá nhân cần phải đặt

cá nhân đó trong mối quan hệ với môi trường văn hóa “vĩ mô”, môi trường

văn hóa “vi mô” để xem xét.

Văn hóa luôn luôn đặt ra những yêu cầu đối với cá nhân và buộc cá

nhân phải đáp ứng những yêu cầu ấy. Nhìn chung sự phát triển cá nhân có

thể thấy rõ hơn qua sự phát triển toàn diện về nhân cách; Sự phát triển nhân

cách có thể được xem như là quá trình cá nhân thâm nhập vào môi trường xã

hội mới và gắn kết với môi trường đó. Sự phát triển nhân cách của con người

thể hiện rõ qua sự lĩnh hội và nắm các giá trị văn hóa. Có thể nhận thấy các

giai đoạn cơ bản của sự phát triển nhân cách - lĩnh hội giá trị văn hóa trong

một điều kiện cơ bản:

- Giai đoạn thích ứng:

Đứa trẻ tiếp thu các giá trị và chuẩn mực xã hội mới, tiếp thu các hình

thức hành động tương ứng và ở một trình độ nhất định, đồng nhất mình với

những người khác trong nhóm, trong xã hội.

- Giai đoạn cá nhân hóa:

Xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa việc cần phải “xử sự giống mọi

người” và khuynh hướng “muốn thể hiện nhân cách của mình”.

Page 52: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

- Giai đoạn gắn kết:

Mâu thuẫn ngày càng lớn giữa khuynh hướng cá nhân muốn trở thành

một hình tượng lý tưởng, có cá tính trong nhóm và nhu cầu của nhóm, nhóm

chỉ tiếp nhận những đặc điểm cá nhân có tác động thúc đẩy sự phát triển của

nhóm.

Cả trong ba giai đoạn trên đều thể hiện rõ “bóng dáng” của văn hóa -

giá trị của văn hóa. Ở giai đoạn thích ứng, con người hay đứa trẻ sẽ tập quen

dần với những giá trị văn hóa những chuẩn mực văn hóa đã được thừa nhận.

Chính những giá trị văn hóa được xem là yếu tố cơ bản tạo ra sự thay đổi

noặc sự chuẩn bị đích thực để thích ứng với người khác hay xã hội. Ở giai

đoạn cá nhân hóa khi muốn được thừa nhận, muốn tránh sự sai lệch về mặt

hành vi hay sự lệch chuẩn về mặt thái độ và ứng xử, con người cũng sẽ tuân

thủ sự chi phối của giá trị, những chuẩn mực văn hóa đã được thiết lập ớ gia

đình, nhà trường hay xã hội. Ở đây, sự chi phối của văn hóa một cách hết

sức trực tiếp và văn hóa trở thành yếu tố giúp con người hướng đích phù hợp

và an toàn. Đến giai đoạn gắn kết, con người một lần nữa lại bị chi phối bởi

văn hóa nhóm, văn hóa của tập thể và cao hơn là văn hóa của cộng đồng -

văn hóa nhân loại. Mỗi người sẽ nỗ lực hết mình để có thể được sự chấp

nhận của mọi người, hướng về mục tiêu chung của cộng đồng và sống vì

cộng đồng bằng những khát khao, lý tưởng và những đòi hỏi trực tiếp hay

gián tiếp của văn hóa xã hội. Khi cá nhân vượt qua tất cả các giai đoạn trên

có nghĩa là sự lĩnh hội giá trị văn hóa để trở thành một cá nhân trong xã hội

nhất định có những giá trị nhất định và được chấp nhận.

Cả về sự phát triển tâm lý và nhân cách con người khi xem xét trên

phương diện chung nhất và cả theo hướng tiếp cận văn hóa đều ảnh hưởng -

chi phối khá đặc biệt của văn hóa. Có thể thấy mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có

một nền văn hóa khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển tâm lý

và quá trình phát triển nhân cách của con người - của cộng đồng người. Tuy

nhiên, cái mà con người hướng đến đó vẫn là những giá trị văn hóa cao cả,

tốt đẹp - mẫu mực nhất - xã hội nhất và nhân văn nhất.

Page 53: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Tóm lại, những tinh hoa của nền văn hóa được cá nhân chiếm lĩnh dần

thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của chính mình trong quá trình sống

và giáo dục. Nhờ yếu tố giáo dục mà chủ yếu là giáo dục nhà trường với vai

trò chủ đạo và hoạt động cá nhân tích cực, chủ động con người sẽ phát triển

thông qua việc lĩnh hội văn hóa. Kế thừa di sản văn hóa nhân loại con người

tiếp tục sáng tạo - biến đổi - bổ sung thêm những giá trị văn hóa mới làm

phong phú thêm “nền” văn hóa, “kho tàng” văn hóa của con người. Cùng lúc

ấy con người lại phát triển chính mình thông qua văn hóa. Mối quan hệ giữa

văn hóa - phát triển cá nhân là mối quan hệ đa chiều - biện chứng và vai trò

của văn hóa đối với sự phát triển cá nhân diễn ra một cách liên tục và thường

xuyên.

II. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.

Mỗi một cá nhân sẽ không tồn tại một cách riêng lẻ mà bao giờ cũng có

sự liên kết, kết hợp với nhau. Mối liên kết này đan xen chặt chẽ sẽ tạo nên xã

hội. Theo C. Mác thì “xã hội là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa

người với người” hai xã hội là một tập hợp những sinh vật được tổ chức có

phân công lao động tồn tại qua thời gian sống trên một lãnh thổ nhất định,

cùng chia sẻ và thực hiện mục đích nhất định thỏa mãn nhu cầu của mình.

[9,7]

Phát triển như đã nói không đồng nhất với văn hóa về mặt nội dung và

ngữ nghĩa nhưng nếu phát triển được xác định với những chuẩn mực văn

hóa đúng đắn, nếu phát triển nhìn vào mục tiêu đối tượng của phát triển là

con người thì văn hóa chính là vì con người, cho con người và như thế văn

hóa lại vì xã hội. Văn hóa và xã hội luôn có mối liên quan mật thiết với nhau.

Muốn xã hội phát triển thì chắc chắn phải cần nghiên cứu văn hóa, hiểu văn

hóa, phát triển văn hóa đặc biệt là việc đề cao vai trò cùa văn hóa trong phát

triển xã hội. Đảng ta trong những năm qua cũng đã có những nhận thức và

quan điểm khá đúng đắn về vấn đề này: “Kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau

hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa

và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ

Page 54: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả

và vững chắc nhất” [Theo Báo cáo của đồng chí Võ Văn Kiệt - Kỳ họp thứ X -

Quốc hội Khóa 8].

Văn hóa như đã lý luận là một động lực để phát triển xã hội nên nó thực

sự chính là toàn bộ những điều kiện sống, những giá trị vật chất và tinh thần,

những tư tưởng và tri thức cần thiết cho sự phát triển và mở mang của con

người và của xã hội. Văn hóa là nền tảng xã hội mà qua đó con người sống

một cách toàn diện, tức là có khả năng tạo dựng ra xã hội, cuộc sống và cả

bản thân mình. Trước đây khá nhiều người cho rằng văn hóa chỉ là văn hóa,

văn hóa không liên quan gì đến sự phát triển kinh tế nhưng thực tế cho thấy

sự tương tác giữa văn hóa - xã hội là một tương tác hết sức chặt chẽ trong

quá trình phát triển đất nước. Mọi sự phát triển đều nhằm phục vụ con người

và tăng trưởng kinh tế là điều kiện thiết yếu để nâng cao đời sống xã hội.

Tăng trưởng kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất của con người nhưng chỉ với

đời sống vật chất thì con người chưa thể thỏa mãn. Nếu chỉ tăng trưởng kinh

tế mà không quan tâm đầy đủ đến phát triển văn hóa thì rõ ràng cũng không

đảm bảo được sự phát triển bền vững - lâu dài của xã hội, của con người. Kết

hợp hài hòa giữa văn hóa và kinh tế tạo ra những biển đổi nhất định về xã

hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng lành mạnh và tiến bộ lên một trình

độ cao và trình độ xã hội phát triển ấy sẽ chính là thước đo sự kết hợp hai

yếu tố đó.

Văn hóa sẽ tạo ra một đời sống tinh thần của xã hội tiến bộ văn minh.

Chính sự phát triển của văn hóa góp phần đưa xã hội con người tiến lên một

bậc mới với rất nhiều tiến bộ. Chính sự ảnh hưởng tích cực của văn hóa lên

xã hội làm cho xã hội thực sự là một môi trường gắn bó giữa người và người,

nâng cao đời sống của con người. Những nghiên cứu cho thấy khi đời sống

vật chất được nâng cao thì đời sống tinh thần cũng phải được thỏa mãn.

Những biểu hiện trong cuộc sống con người như: stress, trầm cảm hay rối

loạn lo âu, rối loạn sợ hãi bắt nguồn từ những thực tế việc chăm sóc đời sống

tinh thần hay nhu cầu văn hóa của con người chưa thực sự đầy đủ và thỏa

Page 55: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

đáng. Khi mà con người và tổ chức chưa được giải tỏa những bức xúc cá

nhân, bức xúc nhóm; khi tổ chức còn quá nhiều rối nhiễu và những xung đột

(kể cả xung đột nội tại và xung đột công khai mang tính tương tác) thì chắc

chắn rằng sự phát triển của tổ chức, của xã hội cũng sẽ bị ảnh hường hay bị

“giậm chân”. Những nghiên cứu chuyên biệt về mặt tâm lý xã hội và tâm lý

cộng đồng đã chứng minh rằng khi con người sử dụng “văn hóa” như một

công cụ quan trọng để thỏa mãn con người trên bình diện xã hội thì chính lúc

ấy sự phát triển sẽ dễ dàng đạt đến đỉnh cao. Khi con người thiết lập một nền

tảng văn hóa tốt và một môi trường văn hóa tốt thì xã hội sẽ có cơ hội phát

triển cân đối và bền vững.

Văn hóa đóng vai trò điều tiết tinh thần, hạn chế những yếu tố tiêu cực

cản trở sự phát triển xã hội; góp phần định hướng cho con người phát triển

của một quốc gia phù hợp với đặc điểm dân tộc và xu hướng phát triển thế

giới. Như vậy văn hóa giữ vai trò hết sức rõ ràng trong sự điều tiết phát triển

đồng thời là mục tiêu của phát triển. Trong một xã hội nhất định đặc biệt là xã

hội ngày nay, nếu sự phát triển không nhằm duy trì và làm nở rộ bản sắc văn

hóa dân tộc thì sẽ không có sự phát triển kinh tế bền lâu, không có tiến bộ xã

hội, không có hòa bình vững chắc. Văn hóa sẽ giúp con người hướng đến

các giá trị nhân bản làm cho cuộc sống này, xã hội này sẽ an bình, không có

chiến tranh, hạn chế sự chết chóc vô cớ...

Văn hóa là một bước tiến nhưng lại là một thử thách cho con người,

nếu văn hóa càng yêu cầu cao thì xã hội càng phải phát triển, càng phải tiến

bộ và chính lúc này văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, có tác dụng

thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước và văn hóa lại chính là động lực thực sự

thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Nếu như sự phát triển xã hội được hiểu biện

chính là sự vận động không ngừng thì văn hóa luôn là động lực rất quan trọng

đẩy sự phát triển ấy về phía trước. Khi nhu cầu của mỗi cá nhân tăng lên thì

nhu cầu của nhóm và cộng đồng cũng sẽ không thể dừng lại. Khi những yêu

cầu văn hóa của con người trở thành điểm tựa thì chính con người sẽ thúc

Page 56: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

đẩy sự phát triển hướng lên một tầm mức mới để thỏa mãn một cách trọn vẹn

dù là tương đối những đòi hỏi mang tính “văn hóa” xã hội ấy.

Mỗi nền văn hóa luôn luôn có nhu cầu tự khẳng định những giá trị độc

đáo, những bản sắc riêng và khẳng định sự bình đẳng trong tương quan với

các nền văn hóa khác. Trong văn hóa, sự phát triển về các giá trị các khuôn

mẫu văn hóa. các bản sắc riêng khó có thể so sánh một cách khập khiễng.

Tác giả Kiplinh đã viết “có những quốc gia nhỏ nhưng không có nền văn hóa

nhỏ”. Mỗi một quốc gia, một dân tộc đều có quyền tự hào về bản sắc văn hóa

riêng, giá trị văn hóa riêng, nhu cầu tự khẳng định mình - nếu kích thích vào

văn hóa thì quốc gia phát triển, xã hội phát triển hay chính khi kích thích vào

nhu cầu tự khẳng định đấy thì đó lại chính là động lực kích thích sự phát triển

xã hội.

Văn hóa là một điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết để con người

tiếp thu và chiếm lĩnh nó. Một môi trường văn hóa tốt, phong phú và toàn diện

sẽ làm cho xã hội có những cơ hội phát triển cao độ nhất để trở thành một xã

hội phồn vinh. Trong một xu thế phát triển toàn cầu, mỗi quốc gia đều muốn

hướng tới những giá trị hiện đại mang tính phổ quát nhưng đồng thời mỗi

quốc gia đều mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa riêng của chính

mình thông qua những cơ hội đáng quý về mặt giao lưu, tương tác văn hóa.

Từng hình ảnh hiếm hoi về đất nước được phổ biến, từng bộ trang phục

truyền thống đặc trưng, từng nụ cười - ánh mắt, từng hòn đảo, từng vịnh biển

tươi xinh mang đậm tính văn hóa dân tộc đều được khai thác để không chỉ

đơn thuần là thể hiện văn hóa dân tộc hay văn hóa của một quốc gia mà cao

hơn hết đó chính là những cơ hội giới thiệu về mình để tạo những cơ hội mới

cho sự phát triển. Đó là sự phát triển của “hình ảnh”, là sự phát triển của một

mối quan hệ và những cơ hội quý hơn vàng ở nhiều mặt: chính trị, kinh tế - xã

hội...

Xem xét vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội không thể

không quan tâm đến vấn đề giao lưu và hội nhập. Nền văn hóa tiếp thu những

tinh hóa văn hóa của nhân loại và của các nước trên thế giới nhưng vẫn giữ

Page 57: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

bản sắc của riêng mình. Chính khi mỗi quốc gia tự khẳng định được bản sắc

riêng của mình thì lúc đó xã hội vẫn còn giữ được những nét truyền thống

nhưng vẫn phát triển rất hiện đại và tương xứng với tầm mức của thế giới.

Văn hóa có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

không chỉ được thể hiện ở các giá trị văn hóa truyền thống, các yêu cầu văn

hóa trong kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức xã

hội... mà còn thể hiện ở trình độ văn hóa và dân trí, nếp sống văn hóa và

phong cách sống của mọi người dân. Sức mạnh của một quốc gia chính là

nền văn hóa dân tộc. Nền văn hóa phát triển sẽ trực tiếp giải phóng sức lao

động, tăng cường các nguồn lực vô tri, nâng cao năng suất lao động, chất

lượng sản xuất, dịch vụ...

Quan tâm đến văn hóa và phát triển cần phải thấy được sự giao lưu

văn hóa của các nước nhưng đồng thời vẫn giữ vững những đặc trưng của

văn hóa Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ nhiều nước qua các thập kỷ, Đại hội

đồng UNESCO họp vào tháng 12 - 1986 đã ra nghị quyết phát động “Thập kỷ

Văn hóa thế giới vì sự phát triển” với bốn mục tiêu:

+ Nhận thức rõ vai trò của văn hóa trong sự phát triển.

+ Khẳng định và phát triển bản sắc dân tộc của văn hóa.

+ Mở rộng sự tham dự trong công cuộc hợp tác văn hóa ở các nước.

+ Đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về văn hóa.

Theo nghị quyết này, các nước đang phát triển đã đưa ra các yếu tố xã

hội - văn hóa gia nhập vào sự phát triển quốc gia.

Không thể và không được phép tách rời giữa văn hóa và xã hội vì nếu

điều đó xảy ra thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Đó chính là sự mất cân đối

giữa văn hóa - kinh tế. Tổ chức UNESCO đã tuyên bố “kinh nghiệm của hai

thập kỷ vừa qua cho thấy mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển

kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là

hai mặt gắn liền nhau... Nước nào tự đặt mình vào thế ấy thì nhất định sẽ xảy

Page 58: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo

của nước đó sẽ bị suy yếu rất nhiều”.

Từ những vấn đề trên cho thấy văn hóa ảnh hưởng rất lớn đối với sự

phát triển. Để phát triển xã hội - phát triển đất nước mà trọng tâm là nâng cao

đời sống văn hóa hay là lành mạnh quá trình phát triển có văn hóa đất nước,

cần phải chú ý:

+ Bảo tồn, giữ gìn và thừa kế một cách tối đa và có hiệu quả nhất toàn

bộ những giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc và đất nước đã sáng tạo.

Sự sáng tạo văn hóa luôn luôn tạo ra nhiều giá trị mới trong “biển cả” văn hóa

nên cần phải gạn lọc để các giá trị ưu việt hơn được thăng hoa.

+ Phát triển xã hội, đất nước muốn tiến kịp với nhân loại cần biết kế

thừa những di sản văn hóa cũ mà cần phải biết “lợi dụng” những gì nhân loại

sáng tạo ra bổ sung vào văn hóa của xã hội chúng ta. cần biết chọn lựa tiếp

thu những giá trị văn hóa mới phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm đặc trưng

của sự phát triển một xã hội nhất định.

+ Cần cải tiến môi trường và con người, quan tâm đến nhân tố này hơn

nữa trong quá trình phát triển của văn hóa. Tránh việc làm hủy hoại môi

trường, đặc biệt là môi trường văn hóa đối với quốc gia, dân tộc, xã hội cũng

như môi trường văn hóa mang tính địa phương. Bên cạnh đó cần nâng cao

dân trí, hướng đến những nhu cầu văn hóa vì tiến bộ và phát triển xã hội; thúc

đẩy họ chịu trách nhiệm với những truyền thống và tương lai về văn hóa về

sự phát triển xã hội.

Như vậy, văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Văn

hóa làm cho xã hội phát triển theo một xu hướng nhất định nhưng ngược lại

xã hội cũng ảnh hưởng đến văn hóa và để lại dấu ấn trong văn hóa. Sự phát

triển văn hóa ảnh hưởng đến cá nhân, ảnh hưởng đến xã hội cũng như sự

phát triển kinh tế và đời sống toàn diện của cá nhân - xã hội. Sự phát triển

văn hóa trong từng cá nhân cũng chính là sự phát triển chung của xã hội bởi

vì mỗi con người là một thành viên của xã hội. Khi văn hóa xã hội phát triển

Page 59: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

lành mạnh thì đó là môi trường “trong sạch” và “lành mạnh” cho mọi thành

viên của xã hội ấy phát triển đến đỉnh cao của sự văn minh, hạnh phúc.

Chương 5. CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Như đã trình bày ở trên, văn hóa được phân loại theo nhiều cách khác

nhau và như vậy đề cập đến các thành tố cơ bản của văn hóa cũng có thể

thấy khá nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên các thành tố cơ bản nhất của

văn hóa có thể thấy rõ nhất ở cùng chung nhiều quan niệm là: ngôn ngữ, tri

thức, thế giới quan, lối sống và các hoạt động - thành tựu lao động sản xuất,

nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thể thao, giải trí...

Mỗi thành tố trên là một cấu thành của văn hóa và có ảnh hưởng khá rõ

đối với sự phát triển nói chung và sự phát triển tâm lý nói riêng.

I. NGÔN NGỮ.

Ngôn ngữ là một sản phẩm hết sức đặc biệt của con người chính vì con

người có khả năng đặc biệt nên mới có thể phối hợp các biểu tượng để tạo ra

ngôn ngữ. Theo quan niệm của Tâm lý học thì ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu

thực hiện chức năng nhận thức và giao tiếp trong quá trình hoạt động của con

người. Nói cách khác, ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng thực tiễn

tiếng nói để giao tiếp với người khác. Trong quá trình giao tiếp, con người

biểu hiện ý nghĩ và cảm xúc nhờ tiếng nói do đó hiểu biết nhau để tiến hành

hoạt động.

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng để giao tiếp,

để diễn đạt ý nghĩ của mình và hiểu tư tưởng của người khác nhằm truyền

đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử, để kế hoạch hóa hoạt động

của mình một cách hiện thực. Con người nhận thức thế giới khách quan xung

quanh một cách sâu sắc, đầy đủ nhờ vào ngôn ngữ bởi mỗi một từ ngữ đều

mang một ý nghĩa nhất định. Ngôn ngữ tồn tại trong ý thức và trong trí nhớ

Page 60: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

của người nói hoặc biết được ngôn ngữ đó. Con đường hình thành ngôn ngữ

này không thể tự nhiên hay bẩm sinh hoặc di truyền mà đó là quá trình tiếp

thu một cách tích cực. Chính lúc con người lĩnh hội được ngôn ngữ của loài

người, của dân tộc thì rõ ràng đã có sự phát triển ngay trong tâm lý của chính

cá nhân. Bên cạnh đó, khi con người sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải những

thông tin, tri thức, giá trị... là lúc con người đã định hướng hay tác động đến

sự phát triển của người khác.

Bản chất con người mang tính xã hội nên con người luôn luôn sống và

làm việc trong tập thể người, trong các cộng đồng nhất định. Sự phối hợp

cùng nhau trong đời sống xã hội, trong lao động đã dẫn đến sự tất yếu phải

thường xuyên giao tiếp giữa con người với con người. Trong giao tiếp với

nhau, con người sử dụng những biểu tượng - hình ảnh hoặc những ký hiệu

hình ảnh và cả những ký hiệu âm thanh nữa - đó là ngôn ngữ nói và ngôn

ngữ viết. Khi giao tiếp, con người sử dụng các từ ngữ theo những quy tắc

ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng, còn gọi là ngữ ngôn nào đó để biểu đạt

nội dung của giá trị, trao đổi được ý nghĩ, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm

cùng với nhau đồng nhất với nhau cùng hành động. Chính ngôn ngữ làm con

người trở thành con người đúng nghĩa hơn và văn hóa của con người cũng

mang đậm những đặc trưng của ngôn ngữ - của văn hóa người.

Hiểu chính xác về khái niệm ngôn ngữ ta thấy ngôn ngữ là quá trình

mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn nào đó để giao tiếp bằng ngữ ngôn.

Ngôn ngữ gắn với các quá trình tâm lý, nó là đối tượng của Tâm lý học. Ngôn

ngữ vừa mang tính xã hội vừa là đặc trưng riêng cho từng cá nhân. Sự khác

biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, sử dụng cấu trúc của câu,

sự lựa chọn từ và ý nghĩa của phát ngôn. Có người trình bày vấn đề rất khúc

chiết, mạch lạc, rõ ràng, logic. Tuy nhiên, cũng có người trình bày nội dung rất

dài dòng, văn tự, phức tạp, khó hiểu... Đó cũng phần nào thể hiện những đặc

trưng về văn hóa giao tiếp, văn hóa thể hiện của mỗi cá nhân trong cuộc

sống. Thoạt đầu, khi con người chưa thể sử dụng ngôn ngữ, mỗi người đều

tiếp nhận ngôn ngữ như mới bắt đầu. Tuy nhiên, ngay trong quá trình tiếp

Page 61: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhận ngôn ngữ và học tập - rèn luyện, trình độ hay khả năng của mỗi người

cũng sẽ không thể giống nhau và trên cơ sở này sự phát triển sẽ chi phối và

tạo nên khả năng ở mỗi con người cũng khác nhau. Dù rằng mỗi người khi

học tập tích cực ngôn ngữ mẹ đẻ của mình đều có thể giao tiếp một cách

tương đối rành mạch nhưng đỉnh cao của sự phát triển hay mức độ của sự

phát triển là không thể giống nhau...

Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa đã được chuẩn

hóa, nhờ đó mà mọi người trong một xã hội nhất định có thể truyền thông cho

nhau. Xã hội nào cũng có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trừ một số rất ít - cá

biệt chỉ thể hiện rõ ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ giúp cho các thành viên xã hội

cùng chia sẻ những tư tưởng, ý niệm, cảm nghĩ... Ngôn ngữ là công cụ chủ

yếu để truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khi con người

sử dụng ngôn ngữ - một từ ngữ, lúc ấy con người đã lĩnh hội được giá trị kinh

nghiệm, giá trị kiến thức và giá trị văn hóa sâu sắc được tích lũy từ bên trong

từ ấy.

Ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa và ngôn ngữ thể hiện rõ sự tư duy của

con người, làm người. Nói theo Hêghen: "Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư

duy”. Qua trình độ ngôn ngữ của một cá nhân nào đó, người ta có thể biết

được trình độ tư duy của người đó. Sự phát triển tư duy dựa trên cơ sở ngôn

ngữ, bởi vì tư duy dựa vào hệ thống khái niệm về các sự vật hiện tượng. Các

khái niệm được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng

tích cực đến sự phát triển tư duy, đến tình cảm và cả chất lượng giao tiếp của

con người.

Ngôn ngữ thực sự là hiện thực trực tiếp của tư duy và phong cách tư

duy. Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa và là một thành tố cấu thành của

văn hóa. Ngôn ngữ thể hiện đặc biệt sự chi phối của nó đối với quá trình giao

tiếp, quá trình lĩnh hội những giá trị văn hóa nhất định. Có thể khẳng định

ngôn ngữ là “phương pháp giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V.I.

Lênin). Ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu nhau từ đó bàn bạc, phối hợp với nhau

trong quá trình sản xuất, trong sinh hoạt xã hội. Không có ngôn ngữ loài

Page 62: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

người không thể tổ chức thành xã hội để “chiến thắng” tự nhiên và xây dựng

cuộc sống văn minh. Mặt khác, khi phát huy chức năng giao tiếp giữa người

và người, giữa các thế hệ khác nhau, ngôn ngữ giúp cho từng cá nhân có thể

học tập suốt đời và tiếp thu những kinh nghiệm, những tri thức xã hội mà

nhân loại đã tích lũy bao đời và tiếp thu những kinh nghiệm, những tri thức xã

hội mà nhân loại đã tích lũy bao đời và phát triển theo thời gian và được gửi

vào ngôn ngữ. Xét về một phương diện khác, ngôn ngữ “Là hiện thực trực

tiếp của tư duy” (C.Mác). Ngôn ngữ là hình thức thể hiện tư tưởng của con

người, nó gắn bó chặt chẽ với tư duy. Ngôn ngữ phát triển là cơ sở rất quan

trọng để tư duy phát triển. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm nhưng vừa là công cụ

của tư duy từ đó cho thấy đa phần các giá trị văn hóa mà con người tạo ra

đều được ẩn chứa dưới ngôn ngữ dù là dạng này hay dạng khác. Tất cả đều

nhằm mục đích lưu truyền cho con người, cho xã hội ngày nay và cho nhân

loại ngày sau không ngừng phát triển.

Hoạt động ngôn ngữ là sự trao đổi ngôn ngữ giữa con người với nhau.

Dưới góc độ tâm lý, hoạt động ngôn ngữ là hoạt động có mục đích, có hệ

thống và mang tính nhiều mặt. Tính mục đích của ngôn ngữ thể hiện rõ ở đặc

điểm đây là hoạt động có định hướng: hướng vào môi trường xung quanh

(môi trường bên ngoài) và hướng vào bản thân (môi trường tâm lý của chính

mình - ngôn ngữ bên trong). Tính hệ thống của hoạt động ngôn ngữ thể hiện

ở hệ thống quy tắc thống nhất; quy tắc về phát âm, từ ngữ, ngữ pháp... Tính

nhiều mặt của ngôn ngữ là tính phức tạp của hệ thống các khuôn mẫu ngôn

ngữ liên kết với nhau và hoạt động theo một trật tự nhất định. Hoạt động ngôn

ngữ của con người sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển vì chỉ

khi con người giao tiếp cùng nhau, con người mới có cơ hội lĩnh hội những

giá trị văn hóa. Đó không chỉ là những giá trị về mặt kiến thức khoa học mà đó

còn là những giá trị khác về kỹ năng, giá trị sống, giá trị làm người. Ngôn ngữ

sẽ thể hiện quá trình trao đổi và tiếp nhận lẫn nhau để thông qua đó con

người sẽ có sự tích lũy kinh nghiệm cũng như kỹ năng tạo ra sự phát triển ở

chính mình một cách tích cực.

Page 63: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Sự khác biệt ngôn ngữ ở mỗi cá nhân chính là do sự khác biệt tâm lý

cá nhân, vốn kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoạt động, lứa tuổi,

điều kiện sống và giao tiếp, môi trường hoạt động và giáo dục... Sự khác biệt

ngôn ngữ giữa các cá nhân được thể hiện đặc biệt rõ thông qua ngôn ngữ

độc thoại: trình bày, miêu tả, giải thích. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng thể

hiện thông qua khả năng đối thoại, sự trao đổi, phỏng vấn. Ở đây, chính sự

phát triển như một thành tựu thể hiện ở ngôn ngữ đã chứng minh rằng ngôn

ngữ tạo nên sự phát triển và sự phát triển ấy cũng thể hiện một phần ở ngôn

ngữ của mỗi người.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy hết sức đặc biệt trong sự phát

triển của con người. Xem xét mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ đó là mối

quan hệ hai chiều trong sự phát triển tâm lý cá nhân hay cũng chính là sự

phát triển văn hóa trong mỗi con người.

Ngữ ngôn là hình thức văn hóa xã hội (dân tộc, cộng đồng) có tác động

đến sự phát triển tâm lý và tư duy theo mô hình xã hội hóa cá nhân - từ xã hội

chuyển thành cá nhân. Lúc này, ngữ ngôn là nội dung của sự phát triển tâm lý

đồng thời là nguồn gốc của sự phát triển tâm lý.

Ngôn ngữ ở cá nhân (văn hóa cá nhân) lại phát triển dưới ảnh hưởng

của các quá trình chức năng và thuộc tính tâm lý mà trước hết nó phụ thuộc

vào cảm giác, tri giác, tư duy (hoạt động nhận cảm và nhận thức) và sau đó là

tình cảm, ý chí và cả sự phát triển tâm vận của chính cá nhân đó. Ở cá nhân,

tâm lý - kể cả chức năng cấp cao như ngôn ngữ nhưng sau khi có ngôn ngữ

tâm lý cá nhân lại phát triển trong mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, dưới

hình thức ngôn ngữ. Chính điều này cho thấy ngôn ngữ cá nhân hay văn hóa

cá nhân mang đậm bản sắc riêng biệt và đặc trưng.

Như vậy: Ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa xã hội loài người, ngôn ngữ

ảnh hưởng rất rõ rệt và sâu sắc đối với sự phát triển tâm lý của con người,

ngôn ngữ là một phương tiện không thể thiếu được trong quá trình phát triển

tâm lý của trẻ. Ngôn ngữ là một thành tố khá quan trọng của văn hóa, ngôn

ngữ là đặc trưng của văn hóa nhưng đồng thời tác động đến văn hóa; mặt

Page 64: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

khác biến chuyển xã hội và văn hóa cũng tác động lên ngôn ngữ và lúc ấy

ngôn ngữ lại liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý con người và xã hội.

II. TRI THỨC.

Tri thức được hiểu là những sự hiểu biết đích thực của con người về

thể giới xung quanh bao gồm thế giới tự nhiên, thế giới xã hội và thế giới con

người. Sự hiểu biết này phải là sự hiểu biết mang nghĩa tự nhiên, tích cực và

chủ động mà thực chất đó chính là sự lĩnh hội, thẩm thấu và tích lũy để nó trở

thành “tài sản” đặc biệt của con người. Tri thức không phải là những kiến thức

đơn thuần thông qua sự lặp lại hay sự sao chép từ một bản gốc - đó chính là

tri thức của nhân loại mà nó phải thực sự trở thành một phần không thể thiếu

trong đời sống tâm lý của con người vì nó do chính con người có nhu cầu

chiếm lĩnh cũng như con người sẽ nhận thức, bày tỏ thái độ và định hướng

hành động hay ứng xử theo những tri thức mà mình đã có. Nói khác đi, khi tri

thức đã thực sự trở thành “kinh nghiệm” sống động của mỗi con người thì nó

lại trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến định hướng cuộc sống

của con người.

Tri thức là một thành tố khá quan trọng trong văn hóa. Nền văn hóa

được tích lũy qua những dạng khác nhau và con người phải nắm được nền

văn hóa ấy. Đó chính là những tri thức mà con người chiếm lĩnh được. Chỉ khi

có tri thức về tự nhiên - xã hội - lịch sử - dân tộc và tất cả những gì trong thế

giới khách quan thì con người mới có thể cải tạo được thế giới khách quan.

Từ những hệ thống tri thức chung của nhân loại, mỗi người sẽ tích cực

chuyển biến thành tri thức của riêng mình. Dù đó là những kiến thức về thế

giới sự vật hay những giá trị liên quan đến đời sống con người và những

chuẩn mực mang tính cộng đồng thì tất cả đều thể hiện sức mạnh của mình

đối với mỗi cá nhân và tổ chức trong quá trình phát triển.

Tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật hiện tượng tự

nhiên và xã hội. Tri thức là những hiểu biết tổng kết kinh nghiệm do tiếp xúc,

do học hỏi qua sách vở đưa lại giúp con người hiểu biết, khám phá, sáng tạo.

Page 65: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Có những tri thức đại cương bao quát các lĩnh vực ở tầm rộng, có những tri

thức chiều sâu chuyên ngành, những tri thức do học hỏi ở nhà trường, tri

thức do tự học một cách có hệ thống và có phương pháp. Tất cả mọi cách

học đều có những ưu điểm và nhược điểm và mọi lĩnh vực tri thức đều mang

một ý nghĩa nhất định đối với con người. Chính tri thức thúc đẩy con người

phát triển, chính tri thức đòi hỏi con người phải không ngừng vận động theo

hướng đi lên để tạo ra sự thỏa mãn mới trong nhu cầu thay đổi liên tục.

Xã hội ngày càng phát triển rất mãnh liệt và không ngừng, con người

tiếp tục khám phá ra vô vàn những tri thức mới mẽ và hấp dẫn và những điều

lý thú. Những tri thức ấy càng phong phú, càng hiện đại nhưng vẫn phải mang

nội hàm nhân văn cao. Càng có nhiều tri thức thì con người càng được thử

thách và càng có cơ hội để thực sự phát triển. Có thể nói là những sáng tạo,

những phát minh của con người liên tục diễn ra và đạt đến những tầm mức

mới, chính những tri thức ấy đã là những biểu hiện của sự phát triển. Con

người cũng phát triển thông qua những sáng tạo về tri thức ấy ngay cả đối với

người sáng tạo, người tái tạo nó trong cuộc sống. Xuất phát từ những thắc

mắc và những trăn trở trong cuộc sống, bài toán nhận thức được giải quyết

nghĩa là nhà khoa học đã phát triển chính mình khi tìm ra lời đáp. Chính sản

phẩm ấy được trở thành tri thức quan trọng để chuyển giao cho cho những

người khác nhằm nhân rộng sự hiểu biết. Ngay cả những học sinh tiếp nhận

tri thức này cũng đã một lần nữa “tái tạo” tri thức ấy ở chính mình để rồi cũng

tạo ra sự phát triển. Sự phát triển ấy chính là sự thay đổi bản thân, sự phát

triển ấy chính là làm mới mình để đạt đến một mức độ mới, một “đẳng cấp”

mới. Trên bình diện xã hội, khi sự hiểu biết của nhóm, cộng đồng được nâng

lên nhờ vào những tri thức hay hệ tri thức thì chắc chắn sự phát triển cũng sẽ

kéo theo.

Dù rằng tri thức tồn tại phong phú tuy nhiên tri thức vẫn là tri thức nếu

con người không tích cực chiếm lĩnh nó. Tri thức không thể là của con người

nếu con người không tích cực, chủ động lĩnh hội. Tri thức không có sẵn trong

con người, không được di truyền theo con đường bẩm sinh. Muốn có được tri

Page 66: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thức, con người phải tiến hành một hoạt động đặc biệt - đó là hoạt động nhận

thức. Thông qua hoạt động này mà con người tạo ra tri thức cho mình và cho

nhân loại. Như vậy nói đến tri thức là nói đến hoạt động giáo dục - học tập.

Tri thức chỉ đến với con người khi con người biến kinh nghiệm xã hội

lịch sử thành kinh nghiệm riêng của chính mình. Nguồn tri thức của từng con

người lĩnh hội được chủ yếu do học hỏi ở nhà trường vì chúng được sắp xếp

có hệ thống chặt chẽ, có mục đích rõ ràng và được truyền lại bởi các nhà sư

phạm có trình độ và được đào tạo chuyên biệt. Ngoài nhà trường, tri thức của

con người còn được bổ sung và hoàn thiện thông qua hệ thống thông tin đại

chúng (sách báo, đài phát thanh truyền hình, tạp chí...); thông qua giao tiếp xã

hội và qua việc tự nghiên cứu và học tập có ý thức, có hệ thống và có

phương pháp. Do đó, tri thức giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo,

đó là một yêu cầu cơ bản của sự phát triển nói chung và phát triển con người

nói riêng. Quá trình lĩnh hội tri thức và quá trình vận dụng những tri thức đó

vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống đồng thời cũng là quá trình con

người phát triển và hoàn thiện tâm lý cá nhân; tâm lý ngày càng sâu sắc hơn,

ngôn ngữ ngày càng phong phú hơn, hành vi đạo đức ngày càng văn minh

hơn... Tri thức không chỉ phát triển con người về mặt năng lực - khả năng hay

tài năng mà còn hình thành những phẩm chất đạo đức. Tri thức là nền tảng,

là công cụ để con người làm việc và sáng tạo; từ tri thức đạo đức con người

sẽ có niềm tin đạo đức, lý tưởng đạo đức được soi sáng, thói quen đạo đức

tồn tại và hành vi đạo đức được thực hiện tức là con người phát triển chính

mình thông qua tri thức.

Xét về sự phát triển cá nhân, phát triển tâm lý cá thể thì chính yếu tố

con người lại đóng vai trò hết sức quan trọng với tri thức vì chính cá nhân con

người là chủ thể sáng tạo ra tri thức:

+ Tri thức chính là nội dung của hoạt động học tập, là đối tượng và

cũng chính là nội dung của hoạt động tâm lý và là sản phẩm của hoạt động

nhận thức. Tri thức là nền tảng của những chức năng tâm lý người. Không có

tri thức, con người như là một vật thể tồn tại mà lại không tồn tại thực vì đấy

Page 67: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

là một bình rỗng, không thể hoạt động, không có cảm xúc, không thể hiểu biết

- không có quá trình phát triển liên tục để thích ứng và làm chủ thiên nhiên,

làm chủ cuộc sống xã hội.

+ Tri thức tồn tại nhưng không tồn tại một cách cứng nhắc và khô cứng

mà chính nhờ vào tâm lý người và sự phát triển tâm lý người thì tri thức được

con người lĩnh hội bằng ý nghĩa cải mới với chính mình và lại tiếp tục mở rộng

những tri thức khoa học. Khi sự phát triển tâm lý đạt đến một trình độ nhất

định, con người có trình độ tư duy khoa học có thể tự xây dựng cho cho mình

hệ thống tri thức khoa học cao độ, phong phú, con người biết ứng dụng tri

thức vào đời sống - biết sử dụng tri thức để ứng xử các tình huống một cách

linh hoạt. Từ đó lại tiếp tục nảy sinh tình yêu khoa học, say mê tìm hiểu -

khám phá ra những ra những vấn đề mới, tích cực và gan dạ đi vào nghiên

cứu những điều mới mẻ hơn, được bổ sung nhiều hơn. Tri thức là vô tận, như

Lênin đã nói: “Học - học nữa - học mãi” đó là chân lý tiếp cận, sáng tạo tri

thức. Như vậy, có thể thấy tri thức là một thành tố quan trọng trong văn hóa

và ảnh hưởng của tri thức đối với sự phát triển tâm lý con người có liên quan

mật thiết với nhau - tác động qua lại lẫn nhau trong đó tri thức là nền tảng, là

đối tượng, là nội dung cần chiếm lĩnh của sự phát triển tâm lý, cần đánh giá

đúng và nhấn mạnh vai trò của tri thức vì đó cũng chính là văn hóa. Trong

thời đại hiện nay cần chú ý đến tính phổ biến và chuyên môn của tri thức

trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, tính định hướng và mở rộng mật độ tri

thức - nội dung tri thức phải mang tính nhân văn - khoa học, tôn trọng cá nhân

vì đó chính là chủ thể sáng tạo tri thức. Vận động con người tham gia toàn

tâm toàn lực vào tri thức và xây dựng nền văn hóa tri thức hiện đại nhưng vẫn

giữ được những nét truyền thống. Đó chính là sự phát triển tâm lý độc đáo

nhưng thích ứng với nhu cầu xã hội hiện nay. Nói như thế để nhận thấy rằng

tri thức có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển. Khi con người lĩnh hội những

tri thức để tri thức ấy trở thành “công cụ” mang hàm ý vừa là cái mới cũng

như vừa là “cách thức” khám phá mới thì con người sẽ tạo nên sự phát triển

đúng nghĩa và đích thực.

Page 68: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

III. THẾ GIỚI QUAN.

Nói đến thế giới quan là đề cập đến hệ thống các quan điểm về thế giới

khách quan, về tự nhiên, xã hội, về quan hệ của con người đối với hiện thực,

đối với chính mình và nó xác định phương châm hành động cho con người

đó. Thế giới quan chính là hạt nhân của ý thức con người, là lăng kính qua đó

con người nhận thức hiện thực xung quanh. Thế giới quan làm cho thế giới

nội tâm của con người phong phú và nhất quán, trang bị cho con người lý

luận và phương pháp nhìn nhận thực tế xung quanh một cách đúng đắn, có

thái độ và hành vi đúng mực trong cuộc sống, trong lao động và trong các

hoạt động xã hội khác.

Thế giới quan cá nhân phản ánh tồn tại xã hội bằng con đường trực

tiếp và gián tiếp. Thế giới quan do lập trường cơ bản, niềm tin, tư tưởng,

nguyên tắc nhận thức và hành động định hướng giá trị tạo nên. Chủ thể của

thế giới quan là cá nhân hay có thể là nhóm người xã hội, một giai cấp xã hội

nhất định. Thế giới quan xác định xu hướng chính trị, tín ngưỡng, đạo đức,

thẩm mỹ của con người, là phương pháp nhận thức hiện thực. Thế giới quan

bao gồm cả những nguyên tắc sống vì nó xác định tính cách sống của con

người. Nội dung của ý thức chỉ có thể chuyển thành thế giới quan khi nó

mang tính chất của niềm tin. Vì thực sự tin tưởng rằng những diễn tiến như

thế mới phù hợp nên con người sẽ hành động theo thế giới quan của chính

mình. Thế giới quan có ý nghĩa to lớn vì nó tác động đến chuẩn mực hành vi,

mối quan hệ của con người với lao động, với người khác trên bình điện cá

nhân và nhóm. Với thế giới quan của chính mình, con người sẽ hành động,

ứng xử theo hệ quan điểm đó để hướng đến sự phát triển nếu đó là thế giới

quan mang tính khoa học, cách mạng...

Nói đến thế giới quan có thể phân ra nhiều loại như: thế giới quan duy

vật, thế giới quan duy tâm (xét theo Triết học), thế giới quan hữu thần, thế

giới quan vô thần (Tôn giáo), thế giới quan nhân văn, thế giới quan cá nhân...

Tuy nhiên, đối với sự phát triển của con người thì thế giới quan cá nhân lại có

vai trò và cần được xem xét quan trọng nhất, nghiêm túc nhất. Điều có thể lý

Page 69: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

giải ở đây là thế giới quan cá nhân chi phối một cách đặc biệt những yếu tố

thuộc về đời sống tâm lý con người như: sự nỗ lực, ước mơ... để con người

hướng đến những đỉnh cao mới và thông qua đó sự phát triển sẽ hiện hữu.

Thành tố khá quan trọng trong thế giới quan là tư tưởng, nó có ý nghĩa

quyết định đối với mục đích sống. Nhận thức của con người biến thành thế

giới quan khi nó có niềm tin sâu sắc và mãnh liệt. Hạt nhân của thế giới quan

bao gồm niềm tin và lý tưởng - đó là sự hòa hợp các thành tố nhận thức, cảm

xúc và ý chí. Thế giới quan của cá nhân phản ánh đời sống sinh hoạt xã hội,

nên thế giới quan mang tính giai cấp. Một khi thế giới quan đã hình thành ở

cá nhân tức là đã hình thành được hệ thống quan điểm riêng thì lúc đó cá

nhân không chỉ hiểu được thế giới, mà còn đánh giá được nó một cách khách

quan và đúng đắn, xác định rõ được thái độ và hành vi của mình đối với môi

trường xã hội và môi trường tự nhiên xung quanh.

Thế giới quan có ý nghĩa thực tiễn - sống động và lớn lao. Nó tác động

đến chuẩn mực của hành vi, đến quan hệ của con người đối với người khác.

Thế giới quan còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, lối sống, sở thích của con người.

Thế giới quan là kim chỉ nam chi phối mọi hoạt động nhận thức thực tiễn của

con người. Thế giới quan con người khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển

tâm lý khác nhau vì con người có nhận thức - tình cảm và ý chí khác nhau.

Thế giới quan chi phối toàn bộ sự phát triển nhân cách của con người. Thế

giới quan cá nhân đúng đắn sẽ giúp con người hiểu đúng về tự nhiên và xã

hội từ đó con người có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn với tự nhiên và

với xã hội. Thể giới quan cá nhân không đúng đắn làm cho con người nhận

thức tự nhiên và xã hội một cách lệch lạc, sai lầm. Những tập tục cổ hủ,

những thói hư tật xấu, mê tín, dị đoan, trong xã hội sẽ là những minh chứng

về sự nhìn nhận sai lệch hay là thế giới quan chưa đúng đắn. Thế giới quan

là động lực thúc đẩy con người lĩnh hội nền văn hóa, thôi thức sự tin tưởng

vào nền văn hóa con người đang theo đuổi.

Thế giới quan xuất hiện trên cơ sở khái quát những tri thức của các

ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những tri thức về kỹ thuật và Triết

Page 70: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

học; nó còn được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống,

do quá trình truyền đạt kinh nghiệm của con người từ thế hệ này qua thế hệ

khác. Thế giới quan cũng không thể tách rời khỏi văn hóa và nó có liên quan

chặt chẽ, mãi mãi cùng văn hóa. Ngay từ đầu, văn hóa của nhân loại, văn hóa

gia đình, văn hóa nhóm... sẽ góp phần tạo nên thế giới quan của con người

và khi thế giới quan của cá nhân được hình thành thì những giá trị ấy lại tiếp

tục “ảnh hưởng” để tạo nên sự ổn định tương đối cũng như hàng loạt những

hành động tiếp theo trong mối quan hệ của cá nhân đó với nhóm, với cộng

đồng...

Thế giới quan là nền tảng của toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân. Bên

cạnh đó, thế giới quan còn chi phối các phẩm chất tâm lý khác của con người.

Tuy vậy, thế giới quan phù hợp với với xã hội mà chúng ta mong muốn không

phải tự nhiên mà có ở cá nhân vì vậy nhà trường và các nhà giáo dục có vai

trò định hướng trong việc hình thành và phát triển một hệ thống giá trị, thế

giới quan khoa học và đúng đắn ở học sinh sao cho phù hợp với thời đại mới,

với những đòi hỏi mới của xã hội.

Thế giới quan và sự phát triển tâm lý cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ

như sau:

- Các thuộc tính cốt lõi nhất ở cá nhân là cội nguồn của thế giới quan,

tất nhiên phải đặt quan hệ này trong hoạt động và trong điều kiện lịch sử - xã

hội cụ thể, trong các hình thái ý thức xã hội cụ thể - nhất là hệ tư tưởng.

- Thế giới quan là yếu tố định hướng cho sự phát triển tâm lý ở từng cá

nhân. Nó giúp cho con người có cách nhìn nhận vấn đề và xử lý vấn đề một

cách khách quan, biện chứng; con người có bản lĩnh trong khoa học và trong

cuộc sống, sống độc lập - tự chủ, luôn linh hoạt và sáng tạo...

Như vậy, thế giới quan là một thành tố khá quan trọng của văn hóa.

Thế giới quan ảnh hưởng một cách toàn diện đến sự phát triển nhân cách

con người nói riêng và quá trình phát triển tâm lý người nói chung. Đó cũng

chính là vai trò chung của văn hóa đối với sự phát triển người và nhóm người.

Page 71: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

IV. LỐI SỐNG.

Lối sống là một khái niệm tương đối rộng. Tùy theo cách tiếp cận khác

nhau của mỗi ngành khoa học mà các tác giả đưa ra các định nghĩa khác

nhau.

Theo quan niệm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử thì lối sống là tổng hòa

những dạng hoạt động sống điển hình của con người trong các điều kiện tự

nhiên và xã hội nhất định. Trong hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph. Ănghen đã

gắn liền lối sống với phương thức sản xuất.

Một số nhà nghiên cứu còn quy lối sống thành hành vi ứng xử của con

người hoặc là hành vi ứng xử hoạt động sống chung và điều kiện hoạt động

sống. Cũng có người phân tích sự đồng nhất hoặc sự khác biệt giữa khái

niệm lối sống với khái niệm mức sống, phong cách sống, chất lượng sống và

một vài khái niệm khác có liên quan.

Trong các công trình nghiên cứu về Triết học, Kinh tế - Chính trị, khái

niệm lối sống được C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra: mỗi phương thức sản xuất

nhất định đồng thời là “một phương thức hoạt động sống nhất định của cá

nhân nhất định, một hình thức hoạt động nhất định của họ. Hoạt động sống

của cá nhân ra sao thì bản thân họ cũng thế ấy. Do đó, họ là ai thì điều đó

trùng hợp với sự sản xuất của họ, tức là trùng hợp với cái mà họ sản xuất ra

cũng như với cách sản xuất của họ”. Từ quan điểm trên có thể nhận ra rằng

hoạt động sản xuất của con người chính là lối sống của họ. Lối sống này

chính là sự phản ánh có chọn lọc phương thức sản xuất của một xã hội nhất

định, nơi mà cá nhân này tồn tại như một thành phần sống động. Để nhận

biết biết lối sống của họ, hãy xem những sản phẩm của họ làm ra. Sản phẩm

của mỗi cá nhân chứa đựng và mang dấu ấn những tư tưởng, tình cảm, ước

muốn, lý tưởng... của họ. Hay nói theo cách khác, sản phẩm là sự hiện thực

hóa đời sống nội tâm của con người.

Tiến sĩ Triết học V.I. Tolstykh đã định nghĩa khái niệm lối sống theo

quan điểm Triết học như sau: Lối sống là “những hình thức cố định, điển hình

Page 72: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

đối với những quan hệ xã hội lịch sử cụ thể của hoạt động sống cá nhân và

tập đoàn của con người. Những hình thức ấy nói lên những đặc điểm về sự

giao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã

hội - chính trị, sinh hoạt và giải trí”.

Bất cứ một thể chế kinh tế xã hội nào cũng có những mối quan hệ xã

hội đặc trưng. Các mối quan hệ xã hội là một tồn tại tất yếu của lịch sử, nó bắt

nguồn từ đời sống cộng đồng của con người. Những mối quan hệ xã hội của

các thời đại khác nhau thì khác nhau. Chính hoạt động đặc thù của những tập

đoàn qua mỗi thời đại tạo nên dấu ấn riêng và sự khác biệt giữa các nền văn

hóa xã hội khác nhau. Hay nói cách khác, các quan hệ xã hội chính là hình

thức, là biểu hiện bề ngoài của nội tâm con người trong các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Đó có thể là đặc điểm của sự giao tế, nếp nghĩ và hành vi của họ

trong sinh hoạt, vui chơi, giải trí, đời sống chính trị, tôn giáo... Những quan hệ

xã hội cố định, điển hình và đặc trưng cho từng cộng đồng trong một giai

đoạn lịch sử nhất định tạo nên lối sống của cộng đồng đó. Dựa vào đặc điểm

của lối sống mà người ta phân biệt được sự chuyển biển của xã hội qua từng

thời kỳ, sự phát triển trình độ sản xuất của chủ thể lịch sử.

Lối sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định vừa mang tính chung cho

một cộng đồng và vừa phản ánh “cái riêng” của từng cá nhân trong quá trình

phát triển xã hội nói chung và quá trình phát triển nhân cách của mỗi cá nhân

nói riêng. Do vậy, khái niệm lối sống phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa

cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất của quá trình phát triển của một chế

độ xã hội.

Dưới góc độ Kinh tế học, khái niệm lối sống được N.I. Kapustin nghiên

cứu như một phạm trù xã hội - kinh tế. Ông cho rằng lối sống là kết quả tác

động một cách tổng hợp của toàn bộ các quan hệ xã hội - kinh tế trong một xã

hội, bao gồm các yếu tố lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng của nó

đối với con người. Bởi vì theo N.I. Kapustin “cái chủ yếu trong khái niệm lối

sống là những khía cạnh xã hội như: sự hài lòng về lao động, không khí tâm

lý trong các tập thể sản xuất, hành vi con người trong tập thể sản xuất, trong

Page 73: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

sinh hoạt ở gia đình và tất nhiên cả thái độ đối với xã hội, đối với tổ quốc,

những lý tưởng sống mà các thành viên xã hội tự chọn lấy cũng như những

phương pháp đạt tới những lý tưởng ấy, đời sống tinh thần của con người”.

Dưới góc độ Xã hội học, Viện sĩ của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô

M.N. Rutkevich cho rằng: “Lối sống - đó là hệ thống những nét căn bản nói

lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân

trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”. Ông đã lý

giải rằng lối sống khác với phương thức sản xuất của một xã hội. Lối sống

không chỉ đề cập đến khía cạnh kinh tế của đời sống, hoạt động của con

người mà còn nói lên những đặc điểm cơ bản về sinh hoạt, văn hóa, đời sống

chính trị, đạo đức, hoạt động ngoài sản xuất của con người. Vì vậy mà khái

niệm lối sống ở đây có liên hệ mật thiết với khái niệm hình thái kinh tế - xã hội

và như vậy với hình thái kinh tế - xã hội nào thì lối sống sẽ như thế.

Một số nhà Xã hội học Việt nam đã có những quan niệm khác nhau về

lối sống. Tác giả Vũ Khiêu cho rằng: “Lối sống là một phạm trù Xã hội học,

khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội, các

cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống, trong đó lao động và hưởng thụ,

trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”.

Theo tác giả Lê Như Hoa: “Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ

và tổng họp. Nó bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý,

đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ khác nhau của con người, đặc trưng

sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất

định. Lối sống có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

như: kinh tế, chính trị, văn hóa và sinh hoạt của con người, của tập đoàn, giai

cấp và xã hội”.

Dưới góc độ Tâm lý học xã hội, V. I. Daxêpin quan niệm: “Lối sống là

tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất

với những môi trường hoạt động chính của xã hội và của cá nhân”. Từ đây,

tác giả đã đưa ra năm dạng hoạt động của lối sống: hoạt động cải tạo, hoạt

Page 74: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

động định hướng, hoạt động nhận thức, hoạt động giao tiếp và hoạt động

nghệ thuật. Lối sống được xem là phương thức tác động tương hỗ giữa môi

trường xã hội với cá nhân hoặc với tập đoàn người. Đó là phương thức hoạt

động hằng ngày có tính bền vững của con người nhằm thực hiện và phát triển

nhu cầu của họ. Như vậy, lối sống trước hết có liên quan đến những đặc điểm

việc làm thỏa mãn những nhu cầu của con người. Đó cũng chính là phương

thức hoạt động hàng ngày có tính chất bền vững của con người nhằm thực

hiện và phát triển nhu cầu của họ.

Các nhà Tâm lý học đã nghiên cứu lối sống bằng cách đi từ phạm vi

nhỏ đến phạm vi lớn hơn, theo lối quy nạp. Cụ thể là tiếp cận từng cá nhân

con người để phát hiện ra lối sống của họ. Sau đó khái quát đặc điểm lối sống

của các cá nhân trong nhóm thành đặc trưng lối sống của nhóm; khái quát

đặc trưng lối sống của nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội để thấy được đặc điểm

lối sống của cả cộng đồng, dân tộc, địa phương...

Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội. Giữa con người và xã hội

có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại. Việc nghiên cứu lối sống trên bình

diện Tâm lý học luôn phải xem xét yếu tố chủ quan của lối sống trong mối

tương quan với với điều kiện sống cả về mặt vật chất và tinh thần cụ thể của

mỗi xã hội; mối tương quan giữa cá nhân với nhóm và xã hội. Các mối tương

quan đó thể hiện qua các hình thức hoạt động sống và các mối quan hệ hiện

thực của con người. Như vậy, dù ở góc độ nào, việc nghiên cứu lối sống

không thể tách rời thế giới nội tâm và môi trường, điều kiện sống cũng như

không thể tách rời các điều kiện chủ quan và khách quan; cái riêng với cái

chung; cái cá nhân với xã hội, với thời đại.

Nhà Tâm lý học Xô viết E. V. Sôrôkhôva đã quan niệm: “Lối sống là

toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu xuất hiện trong những

quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội,

cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong phạm vi xã hội - chính trị

và riêng tư thường ngày, trong những mối quan hệ qua lại của mọi người và

trong đời sống cá nhân”. Nghiên cứu lối sống theo bà chính là nghiên cứu đời

Page 75: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

sống thực của con người bởi vì lối sống là phương thức hoạt động đã được

xác định.

Tác giả V. Đôbôrianôp lại nhấn mạnh đến tính chủ thể của con người,

đến sắc thái riêng của họ trong lối sống khi cho rằng: “Lối sống là sinh hoạt cá

nhân, chủ quan hóa của hệ thống quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những

điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người”.

Tác giả V. J. Tolstue phân tích về tính biện chứng của cái đơn nhất,

đặc thù, phổ biến được phản ánh trong lối sống con người: “Lối sống là hình

thái điển hình của hoạt động sống ở con người, đặc trưng cho các quan hệ xã

hội của các hoạt động sống ấy, những đặc trưng cho quan hệ giao tiếp, hành

vi và tư duy của con người”.

Một số tác giả khác như M. M. Rutxevich, I.I. Tơravin cho rằng: “Lối

sống là tổng hòa những hình thức hoạt động sống của con người được xét

trong sự thống nhất với các điều kiện của hoạt động đó”.

Giáo sư Vũ Khiêu cũng đề cập đến khái niệm lối sống. Theo ông: “Lối

sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các

dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một

hình thức kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời

sống: trong lao động, trong hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người,

trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”.

Mỗi lối sống đều có mặt vật chất và mặt tinh thần. Hai mặt đó luôn quan

hệ mật thiết với nhau và cùng vận hành trong các hoạt động sống của con

người. Trung tâm của vấn đề lối sống trong mỗi xã hội là hoạt động sống của

con người. Hoạt động sống của con người trước hết là hoạt động lao động,

hoạt động sản xuất vì thế chế độ kinh tế trong mỗi cộng đồng lịch sử thường

trở thành cơ sở của mỗi kiểu sống khác nhau. Tuy nhiên, các hoạt động lao

động sản xuất không phải là toàn bộ cơ sở quy định một kiểu sống của mỗi

cộng đồng người trong lịch sử. Nếu người ta đều biết rằng mỗi lối sống trong

xã hội là tổng thể của các quan hệ lao động, gia đình, giao tiếp và nhân cách.

Các thành tố này còn được quy định bởi hệ tư tưởng và lý tưởng sống.

Page 76: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước,

một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung, người ta phải tuân thủ những

quy tắc nhất định, “thành văn” hoặc “bất thành văn”. Những quy tắc này bao

trùm tất cả lĩnh vực: đạo đức, thẩm mĩ... Trong số đó, có những quy tắc dần

dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân.

Có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào

đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ

đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng. Lối sống là một thói quen có định

hướng, có chất lượng lý tưởng.

Lối sống còn được hiểu là một tổ hợp những phương thức tự thực hiện

trong thực tiễn của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội), trong đó:

+ Lối sống cá nhân là phương thức tự thực hiện mình của cá nhân

trong thực tiễn hoạt động, giao tiếp, chế ngự, thích nghi.

+ Lối sống nhóm là phương thức tự thực hiện của nhóm trong thực tiễn

hoạt động, giao tiếp của một nhóm người có chung mục đích, chung một nội

dung điển hình như nhóm người hoạt động khoa học, nhóm người hoạt động

nghệ thuật...).

+ Lối sống cộng đồng là phương thức tự thực hiện của cộng đồng trong

thực tiễn (phương thức hoạt động, giao tiếp của một cộng đồng người sống

chung trong một địa phương hay một khu vực này khác với một cộng đồng ở

địa phương khác, hay giai cấp cấp công nhân khác với giai cấp nông dân...).

+ Lối sống xã hội (quốc gia, dân tộc) là phương thức tự thực hiện của

xã hội trong thực tiễn (phương thức lao động sản xuất, phương thức giao tiếp

dân tộc ít người sẽ khác nhau, miền núi khác miền xuôi, phương thức hoạt

động và giao tiếp của con người Việt Nam khác với các nước khác...).

Lối sống cá nhân bị chế ngự bởi lối sống nhóm, lối sống cộng đồng mà

mình là thành viên, thông qua những chuẩn mực được qui định. Lối sống

nhóm, lối sống cộng đồng, lối sống xã hội là những phương thức có giá trị

chung cho những lối sống cá nhân thành viên của chúng. Có thể xem lối sống

Page 77: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

là toàn thể những cách thức, phép tắc, định hướng và tổ chức đời sống cá

nhân và tập thể của một cộng đồng xã hội. Các dân tộc có thể có những cái

chung nhất gặp nhau trong lối sống và cũng có những cái hoàn toàn khác

nhau thậm chí là đối ngược nhau.

Như vậy, lối sống theo nghĩa rộng bao hàm tất cả những phương diện

của cuộc sống: tư tưởng, tâm lý, kinh tế, văn hóa, đạo đức, lao động - làm ăn,

phong tục tập quán, giao tiếp ứng xử thậm chí cả mức tiêu dùng, chất lượng

sinh hoạt, các chuẩn sống, dân trí, nhân cách - đạo đức con người... Lối sống

là một mô hình đã được chuẩn hóa và có những chuẩn mực do cộng đồng xã

hội, thể chế xã hội và chế độ xã hội quy định. Lối sống là biểu hiện của văn

hóa theo khái niệm văn hóa nhất định.

Nói tóm lại, “lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu

trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng”.

Dựa trên những khái niệm khác nhau về lối sống. Có thể nhận thấy lối

sống có một số đặc điểm sau đây:

- Lối sống là một khái niệm mang tính lịch sử - xã hội. Bất kỳ một hình

thái kinh tế - xã hội nào thì cũng có một lối sống đặc trưng tương ứng được

hình thành. Nó phụ thuộc vào đặc điểm của hình thái kinh tế xã hội cũng như

trình độ phát triển của xã hội, do đó cũng thay đổi theo sự thay đổi của xã hội.

Lối sống chính là sự thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa con người với con

người, giữa con người với tự nhiên và xã hội trong một điều kiện lịch sử nhất

định.

- Lối sống của một cộng đồng xã hội được thể hiện trong hoạt động

sống ở mọi lĩnh vực. Chính điều này một cách nào đó tạo nên bộ mặt riêng

của hình thái kinh tế - xã hội tương ứng, đặc biệt là khía cạnh văn hóa, đạo

đức, thẩm mỹ...

- Lối sống cũng thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã

hội về các giá trị như đạo đức, thẩm mĩ... Nó vừa phản ánh cái chung của

nhóm và cái riêng của mỗi cá nhân. Mặc dù “cái riêng” của mỗi cá nhân có

Page 78: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

khuynh hướng mô phỏng “cái chung”, nhưng nó vẫn chứa đựng những dấu

ấn riêng không thuộc về xã hội. Chính điều này thể hiện rõ nét nhất tính chủ

thể và độc đáo của mỗi con người trong quá trình xã hội hóa. Cũng từ khái

niệm lối sống và những đặc điểm của nó, trong quá trình phát triển tâm lý,

không thể không quan tâm đến định hướng lối sống của con người. Chính

định hướng lối sống của con người như thế nào sẽ thôi thúc con người tiếp

cận và lĩnh hội cuộc sống như thế ấy để tạo ra sự phát triển về mặt tâm lý

tương ứng.

- Theo Từ điển thì thuật ngữ định hướng là xác định phương hướng

(Từ điển Tiếng Việt - Ngôn ngữ học Việt Nam, Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân

Lãm, NXB Thanh Hóa, 1998, tr. 445). Định hướng chính là mỗi người phải

xác định cho được vị trí của mình trong hiện tại: mình ở vị trí nào, mức độ

nào... để rồi phóng tầm nhìn đến tương lai và vạch ra một “lộ trình” để đi, một

tiêu điểm để hướng đến. Trong cuộc sống cũng thể, bất cứ xã hội nào cũng

có sự đan xen các kiểu lối sống khác nhau. Mỗi lối sống có một đặc trưng

riêng, cách thể hiện riêng và phù hợp với những đối tượng khác nhau. Mỗi

người phải tự lựa chọn một lối sống phù hợp với mình, lối sống mà họ cảm

thấy tâm đắc và là con đường ngắn nhất để đặt được những gì họ mong

muốn. Điều này bắt buộc họ phải có sự nhận biết rõ và đánh giá những lối

sống khác nhau đang tồn tại trong xã hội. Quá trình này không chỉ dựa trên

đặc điểm riêng của lối sống mà còn căn cứ trên bình diện nhân cách của

chính chủ thể, cũng như dư luận xã hội về lối sống đó. Định hướng lối sống là

một quá trình tương đối dài và phức tạp. Mỗi người cần phải có sự trải

nghiệm, sự cọ xát và đối chiếu, để rồi quyết định đâu là lối sống mà họ chọn,

những giá trị nào họ sẽ hướng tới và bằng cách nào để đạt được những giá

trị đó.

- Định hướng lối sống không phải hoàn toàn “rập khuôn” một lối sống

nào đó trong xã hội, nhưng đều có “nét độc đáo”, “nét riêng” của mỗi cá nhân

trong đó. Đó có thể là một lối sống được tổng hợp từ những đặc điểm của các

lối sống khác. Nghĩa là cá nhân góp nhặt và chắt lọc những điều hay từ lối

Page 79: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

sống của những người mà cá nhân tiếp xúc để “biến tấu” thành một lối sống

mang dấu ấn riêng, in đậm bản sắc cá nhân của mỗi người. Đó cũng có thể là

lối sống với những đặc điểm hoàn toàn mới lạ chưa từng có trong xã hội hiện

tại. Người ta thường gọi đó là lối sống “lập dị” và người sống theo lối sống đó

thường được gọi là “người lập dị”. Những đặc điểm hoàn toàn mới lạ này có

thể tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực nếu các giá trị đó hướng tới cộng đồng,

mang lợi ích về vật chất hay tinh thần cho người khác; tiêu cực nếu đó là giá

trị chỉ cốt để phục vụ lợi ích cá nhân. Có thể lúc đầu, lối sống “lập dị” chưa

nhận được sự đồng tình của dự luận xã hội, nhưng theo thời gian, nếu lối

sống đó phù hợp với tiến bộ và sự phát triển của con người, của xã hội thì nó

được đón nhận và trở thành một trong những lối sống chính. Ngược lại, nếu

lối sống “lập dị” đó mang tính phi nhân văn thì chắc chắn không sớm thì muộn

sẽ bị đào thải. Nói khác đi, định hướng lối sống là sự lựa chọn một phương

cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc nền văn hóa, đặc trưng văn hóa

của một cộng đồng nói chung; cách thể hiện các đặc điểm nhân cách của một

cá nhân nói riêng cũng như con đường để đạt được những giá trị xã hội mà

cả nhân hướng đến.

- Lối sống và định hướng lối sống có mối quan hệ chặt chẽ đối với sự

phát triển tâm lý cá nhân bởi vì những nét tâm lý cá nhân được hình thành

trong một môi trường sống có văn hóa và có giáo dục. Quá trình hình thành

lối sống và sự phát triển tâm lý thường không thể tách rời nhau bởi vì nền

tảng của lối sống đó cũng chính là sự hình thành lối sống. Sự hình thành niềm

tin, thế giới quan, tri thức, những tiêu chuẩn đạo đức và chất lượng cuộc sống

chính là cốt lõi để hình thành lối sống. Khi lối sống đã hình thành thì sự phát

triển tâm lý được điều chỉnh nhiều hơn. Tâm lý và lối sống có quan hệ với

nhau rất chặt chẽ:

+ Tâm lý là kim chỉ nam để điều khiển và điều chỉnh con người hành

động đúng, khoa học và chính xác trong mọi hoạt động của cuộc sống. Đồng

thời, tâm lý giúp cho người ta mở rộng dần và hoàn thiện dần lối sống hàng

ngày của mình, đảm bảo tính thích nghi, tính xã hội và tính phát triển.

Page 80: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

+ Lối sống giúp con người ngày càng hoàn thiện các yếu tố tâm lý cá

nhân hơn, làm cho con người tinh tế hơn trong giao tiếp và ứng xử, nhạy bén

trong nhận thức - quan sát con người và thế giới xung quanh, sắc sảo trong

hành vi - hành động và trong sự đánh giá những vấn đề trong cuộc sống,...

Lối sống thúc đẩy và tạo chiều hướng, là động cơ cho sự phát triển tâm lý của

con người.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG, THÀNH TỰU LAO ĐỘNG SẢN XUẤT - NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ, THỂ THAO, GIẢI TRÍ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ.

Không thể tách rời sự phát triển tâm lý ra khỏi việc nghiên cứu ảnh

hưởng từ phía hoạt động, các thành tựu lao động khác,... bởi vì đây là mối

quan hệ đích thực và khá sâu sắc. Một số người nhìn nhận từ góc độ kinh tế

cho rằng kinh tế và khoa học công nghệ là những yếu tố quan trọng độc

quyền quyết định toàn bộ sự phát triển. Những yếu tố khác cụ thể là yếu tố

văn hóa và một số yếu tố còn lại được xem không là kinh tế vì nó không tạo

ra sản phẩm vật chất nên không thể trực tiếp đóng góp vào sự phát triển. Đây

là một quan điểm khá phiến diện và lệch lạc.

Nếu đánh giá chưa chính xác và thiếu cẩn trọng về vai trò của văn hóa

như trên thì đã bỏ quên sự hiện diện và sức mạnh của những di sản văn hóa

truyền thống, đạo đức, luân lý và thậm chí là những thiết chế - những chính

sách xã hội - văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng về mặt

kinh tế và nhiều yếu tố khác nữa. Chính điều này đã dẫn đến một thực trạng

nhức nhối và nghiêm trọng trong khi đánh giá về mặt văn hóa xã hội, tâm lý

xã hội của một số nước đã có sự giảm sút nghiêm trọng về lối sống, đạo đức,

nhân phẩm, tư tưởng và điều này ảnh hường khá xấu đến kinh tế, làm cho

kinh tế tăng trưởng lâm vào khủng hoảng. Đó chính là sự tác động đa chiều

rất biện chứng và vòng lẩn quẩn được tạo ra như tác giả Hoàng Trinh đề cập:

“Các quan điểm về phát triển và tăng trưởng này ở một số nơi đã biến con

người từ một hữu thể nhiều chiều thành một hữu thể một chiều, tạo ra những

anh nghèo không gốc rễ và những anh giàu không lý tưởng, có thể dẫn đến

Page 81: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nguy cơ làm đảo lộn về mặt lối sống và tinh thần cộng đồng”. (Tăng trưởng

kinh tế, tiến bộ xã hội và hạnh phúc con người - một cách nhìn từ châu Á, Văn

hóa trong phát triển và toàn cầu hóa, NXB KHXH và NVHQG, HN, 1996.)

Không chỉ dừng lại ở đó, cộng đồng và xã hội đã ảnh hưởng thì con

người sống ở cộng đồng và trong xã hội ấy cũng khó có thể thoát được phản

ứng dây chuyền. Điều này cho thấy rằng cần phải xem xét ảnh hưởng của

hoạt động, lao động, giải trí,... đối với sự phát triển tâm lý của con người.

Phải thừa nhận rằng con người chỉ có thể phát triển những chức năng

tâm lý của mình thông qua hoạt động. Không có hoạt động, con người sẽ

không thể lĩnh hội các giá trị sống, giá trị xã hội. Bất cứ môi trường hoạt động

nào mà con người tham gia đều có tác dụng trong việc hình thành những hiểu

biết, tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo thực hành trong quá trình sống và phát triển.

Đặc biệt hơn, đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em thì thông qua vai

trò của từng dạng hoạt động cơ bản và đặc biệt là hoạt động chủ đạo trong

từng lứa tuổi sẽ thấy rõ sức mạnh đặc biệt của hoạt động. Từ hoạt động vui

chơi đến hoạt động giải trí khác tất cả đều ảnh hường rõ nét đối với sự hình

thành các chức năng tâm lý, phát triển các quá trình nhận thức, tình cảm -

hành động và có thể nói là với phát triển toàn diện nhân cách gồm các mặt:

đức - trí - thể - mỹ - lao động của con người.

Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đã nêu thấy từ hoạt động chung

đến hoạt động lao động sản xuất hay khoa học kỹ thuật, thể thao giải trí và

văn hóa văn nghệ đều có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển tâm lý

của trẻ em nói riêng và của con người nói chung.

+ Hoạt động lao động sản xuất diễn ra đòi hỏi con người phải có những

hành vi ứng xử văn hóa với nhau; con người cần phải tự tin, có tính độc lập,

cẩn thận, trách nhiệm và sáng tạo với công việc. Không những thế mà hoạt

động này còn hình thành ở con người tính cần cù, chịu khó, trung thực, trách

nhiệm và nhiều đức tính khác. Đó chính là sự phát triển tâm lý, đặc biệt là các

phẩm chất tâm lý mà công việc và xã hội yêu cầu.

Page 82: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

+ Khi tham gia vào hoạt động lao động - hoạt động khoa học công

nghệ, sản xuất - con người không chỉ làm ra của cải vật chất, sáng tạo ra

những sản phẩm chết cứng mà cả tư tưởng - tình cảm, ý chí, trí thức, kỹ

năng, thái độ, niềm say mê trong lao động cũng được hình thành. Cũng chính

những yếu tố này được tôi luyện - thử thách và kiểm chứng thông qua thực

tiễn hoạt động - lao động.

+ Khi con người tham gia hoạt động thể thao - giải trí, nghệ thuật con

người đầu tư rất nhiều tâm huyết, công sức và tình cảm, sức sống, niềm tin,

hạnh phúc và sự đam mê của mình trong đấy. Con người được trải nghiệm

và được gửi gắm những tâm tư, những yếu tố gì thuộc về tâm lý con người

trong các sản phẩm sáng tạo được. Đó chính là lúc các yếu tố tâm lý đã được

trải nghiệm và phát triển.

+ Tham gia vào các hoạt động con người sẽ sử dụng những hiểu biết,

những kỹ năng để thực hiện một hành động cụ thể nào đó, đồng thời những

xúc cảm - tình cảm cá nhân làm “nền” để kích thích sự hứng thú trong quá

trình hoạt động. Chính đó là lúc các quá trình tâm lý dần dần hoàn thiện. Các

hoạt động khác giúp cho con người hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, nâng tâm

hồn con người lên, phát triển óc thẩm mỹ, phát triển và làm phong phú thêm

thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi cá nhân.

+ Thông qua các hoạt động nói trên, con người khẳng định mình về mặt

bản lĩnh, con người rèn luyện mình về mặt tài năng và con người cũng phát

triển thêm về mặt đạo đức khi được vui chơi - giải trí tạo ra những thoải mái

về mặt tinh thần, tạo ra niềm vui trong cuộc sống. Như vậy, ảnh hường của

các hoạt động đã nói đối với sự phát triển tâm lý là rất rõ ràng và sâu sắc.

Hoạt động đa dạng - rộng và sâu giúp cho cá nhân ngày càng phát triển

và hoàn thiện những yếu tố tâm lý của mình. Môi trường hoạt động ngày càng

phù hợp nếu con người chọn lựa đúng với khả năng và điều kiện của bản

thân thì con người sẽ có cơ hội đạt đến trình độ văn hóa - tâm lý cao nhất dù

rằng có thể quá trình phấn đấu đạt được điều ấy - mức ấy ở mỗi cá nhân là

hoàn toàn khác nhau.

Page 83: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Ngược lại, nếu các yếu tố tâm lý là điều kiện thiết yếu để con người

tham gia vào trong các hoạt động khác nhau. Nếu không có tâm lý người hay

không có những đặc điểm, những quá trình, thuộc tính và những trạng thái

tâm lý cơ bản thì con người không thể tham gia và không thể hoàn thành

hành động và tâm lý con người sẽ mãi không thể tồn tại và phát triển được.

Quan hệ giữa các dạng hoạt động và sự phát triển tâm lý là mối quan

hệ hai chiều tác động qua lại lẫn nhau trong đó hoạt động là điều kiện tiên

quyết - rất quan trọng dẫn đến sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.

Tóm lại: Văn hóa bao gồm các thành tố cơ bản như: ngôn ngữ, tri thức,

thế giới quan, lối sống và các dạng hoạt động, các thành tựu về khoa học kỹ

thuật, thể thao, văn nghệ... chúng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý

của con người và sự phát triển tâm lý của trẻ em. Sự phát triển và hoàn thiện

nhân cách con người chứa đựng và để lại dấu ấn của các thành tố của văn

hóa và đó chính là nhân cách văn hóa. Ngược lại, sự phát triển tâm lý góp

phần không nhỏ trong việc khẳng định sức mạnh, vai trò và giá trị của văn

hóa. Hơn thế nữa, nó còn làm cho các thành tố văn hóa liên tục được phát

triển và hoàn thiện mãi không ngừng.

Chương 6. VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ - NHÂN CÁCH

Có thể nói rằng văn hóa đóng một vai trò đặc biệt đối với sự phát triển

và sự phát triển tâm lý. Tuy nhiên, đề cập đến sức mạnh của văn hóa không

thể không đề cập đến văn hóa tổ chức, văn hóa gia đình. Xét trên phương

diện phát triển và phát triển tâm lý của một con người thì văn hóa gia đình

đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sự quan trọng này thể hiện từ rất sớm khi gia

đình chính là nơi con người sinh ra, là trường học đầu tiên trong cuộc sống

của mỗi người và cũng là nơi mà con người mong muốn được ở đấy khi sống

những giây phút cuối cùng. Văn hóa gia đình được hiểu như thế nào và nó

Page 84: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ảnh hưởng cụ thể ra sao đối với sự phát triển tâm lý là những vấn đề khá

quan trọng cần được lý giải và đề cập.

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH.

Có thể nói gia đình là một phạm trù xuất hiện khá sớm trong đời sống

con người. Từ khi con ngươi không còn chung sống với nhau theo kiểu bầy

đàn mà bắt đầu biết sống với nhau thành cặp - thành đôi thì khái niệm gia

đình bắt đầu xuất hiện. Dù tên gọi có thể khác nhau nhưng chắc chắn rằng

gia đình thể hiện sự liên kết một cách đặc biệt giữa những người cùng chung

sống trên nhiều phương diện và gia đình là môi trường đặc biệt quan trọng

cho sự phát triển của con người.

Trong lịch sử của đời sống con người, khi đề cập về các hình thức phát

triển của gia đình thì cũng có thể nhận thấy sự tồn tại của nhiều hình thức

khác nhau cũng như sự biến đổi của các hình thức này cũng khá đa dạng và

phong phú. Dựa trên những công trình khoa học hay những nghiên cứu phổ

quát nhất thì có thể thấy các hình thức sau của gia đình trong cuộc sống loài

người:

Hình thức thứ nhất là hình thức của chế độ quần hôn, quan hệ tính giao

thoải mái, vô tư.

Hình thức thứ hai là hình thức gia đình “đối ngẫu”. Hình thức này thể

hiện quan hệ chính thức giữa vợ và chồng nhưng việc chồng có những quan

hệ khác là điều không cần quan tâm. Người vợ thì cứ giữ mình và không

được phép quan hệ tính giao bừa bãi.

Hình thức thứ ba là hình thức gia đình một vợ một chồng xuất hiện ở

những năm 400 trước Công Nguyên trong thời đại văn minh của con người,

loài người.

Trước hết, cần đề cập đến khái niệm gia đình theo những quan niệm

khái quát nhất.

Page 85: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì gia đình là tập hợp những

người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với

nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường bao gồm vợ chồng, cha

mẹ và con cái.

Gia đình được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như góc độ cấu trúc, góc

độ Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lý học, Văn hóa học... Mỗi cách nhìn khác

nhau có thể quan niệm khác nhau về gia đình nhưng chắc chắn rằng nó vẫn

có những điểm chung nhất định.

Dước góc độ cấu trúc thì gia đình đó là sự sống chung của hai nhóm

người: cha mẹ và con cái có cùng mối quan hệ là những người sinh ra và

những người nối dõi. Theo góc nhìn này thì gia đình được xem là một “thực

thể” sống đặc biệt mà trong đó cái cá nhân sẽ gần như rất ít tồn tại hay không

tồn tại. Cũng theo quan niệm cấu trúc này thì nhiều khái niệm gia đình khác

nhau cũng được quan tâm và phân tích. Chẳng hạn như GS Hồ Ngọc Đại cho

rằng gia đình là khái niệm được cấu thành bởi ba thành phần cơ bản là: cha,

mẹ, con cái. Cách hiểu này tạo nên khái niệm “tam giác gia đình” mà sau này

nó trở thành khái niệm gia đình hạt nhân được sử dụng khá phổ biển ở

những nước phát triển khi mà mỗi gia đình hay còn gọi là “tiểu gia đình” sẽ

sống riêng mà không phải chung sống ở một đại gia đình. Cũng từ đây, theo

quan niệm này thì cấu trúc gia đình lớn hay đại gia đình còn hiểu là gia đình

“tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” bắt đầu được sử dụng một

cách khá nhiều. Đó chính là kiểu gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống như:

ông bà, con cái, cháu chắt cùng quây quần và tham gia những hoạt động

chung một cách thường xuyên, liên tục...

Xã hội học thì cho rằng gia đình được xem là một nhóm nhỏ xã hội gắn

bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống thường bao gồm: vợ

chồng, cha mẹ, con cái. Theo cách quan niệm này thì vấn đề quan hệ giữa

con người và con người được đặt để như yếu tố trung tâm và trong gia đình

thì những mối quan hệ cơ bản đều được đề cập để vạch ra những đặc điểm

căn cơ của gia đình. Xét dưới góc độ quan hệ người - người hay quan hệ

Page 86: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhóm thì rõ ràng mỗi mối quan hệ có thể khác nhau cùng đan xen tồn tại

trong gia đình. Tương ứng với mỗi mối quan hệ là những biểu trưng khác

nhau được thể hiện để chi phối hành vi - cung cách ứng xử và cả những yếu

tố khác thuộc về nhận thức - phản ứng. Bên cạnh đó, gia đình hiểu dưới góc

độ này còn được xem là nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà

có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung. Cách hiểu này đề

cập đến một yếu tố rất quan trọng đó chính là sự “chung” nhau về huyết thống

và kinh tế. Nếu các thành viên trong nhóm xã hội chỉ có thể chung mục đích

hoặc chung công việc thì các thành viên trong gia đình chung nhau về huyết

thống - máu mủ - một rà cũng như chung nhau về mặt kinh tế có nghĩa là

chung nhau theo một mối quan hệ phụ thuộc về tài chính hoặc chi tiêu...

Dưới góc độ Văn hóa học thì nhiều khái niệm gia đình cũng được đề

cập. Chẳng hạn quan niệm cho rằng gia đình là nơi tựu trung những giá trị

văn hóa chung cũng như giá trị văn hóa đặc trưng giúp cho con người phát

triển về mặt nhân cách. Đơn cử như tác giả Trần Đình Hượu cho rằng gia

đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát

triển về văn hóa. Đó là thiết chế cơ sở nằm cạnh các thiết chế xã hội khác

như họ hàng, làng xóm, phường hội, dân tộc, nhà nước có những thực thể:

cá nhân và cộng đồng mà cá nhân đó tham gia (như họ, làng, các tổ chức xã

hội, dân tộc, quốc gia)

Gia đình cũng là vấn đề mà nhiều tổ chức thế giới quan tâm. Hội đồng

bảo an Liên hiệp quốc có lưu ý rằng gia đình là một thể chế có tính toàn cầu

nhưng lại có những hình thức, vai trò khác nhau thay đổi từ nền văn minh này

sang nền văn minh khác, dân tộc này so với dân tộc kia. Do đó, không thể

đưa ra một định nghĩa chung có thể áp dụng cho toàn cầu. Rõ ràng là thế,

khái niệm gia đình có thể tồn tại không giống nhau ở mỗi quốc gia vì hình

thức tồn tại của gia đình cũng không phải là hoàn toàn giống nhau ở những

quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau.

Dưới góc độ Tâm lý học thì gia đình được hiểu là cộng đồng người

cùng sống chung, sinh hoạt chung dưới một mái nhà, làm thành đơn vị nhỏ

Page 87: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhất của xã hội (còn được gọi là tế bào của xã hội), gắn bó với nhau bằng

quan hệ hôn nhân và dòng máu. Hay gia đình là một xã hội thu nhỏ bao gồm

một hay nhiều thế hệ khác nhau, sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ

chức, có nguyên tắc thành văn hoặc bất thành văn. Sự hòa thuận gia đình

được đảm bảo bởi sự ấm cúng, cảm giác an toàn và yêu thương [205, 1].

Rõ ràng ở khái niệm trên có những vấn đề rất trọng tâm cần chú ý đó là

gia đình phải là một nhóm xã hội với những đặc trưng tâm lý của nó như: sự

liên kết, sự gắn bó... Tuy nhiên, gia đình phải được hình thành dựa trên sự tự

nguyện và những mối quan hệ đích thực bằng huyết thống hoặc bằng sự tự

nguyện tình cảm - tâm lý. Đây cũng chính là đặc trưng trong mối quan hệ của

nhóm gia đình với những nhóm khác là yếu tố huyết thống trở thành chất keo

đặc biệt để chung sống - để hy sinh cho nhau. Mặt khác, trong gia đình luôn

tồn tại những hoạt động chung, những giá trị chung mà mỗi người đều quan

tâm cũng như đều có trách nhiệm trân trọng, gìn giữ và hết lòng bảo vệ. Mặt

khác, trong gia đình cũng tồn tại một yếu tố không kém phần quan trọng đó

chính là những cảm giác ấm cúng, những cảm giác an toàn. Chính nhờ vào

mối quan hệ huyết thống hoặc mối quan hệ tình cảm đặc biệt được xác lập

bằng quan hệ hôn nhân hoặc được thừa nhận bởi pháp luật thôi thúc sự yêu

thương hiện hữu và cảm giác thực sự an toàn tồn tại một cách đúng nghĩa khi

gia đình hạnh phúc.

Một trong những yếu tố rất căn bản không thể không đề cập đó là trong

gia đình luôn luôn tồn tại những nguyên tắc, những giá trị hay những chuẩn

mực mà chính nó sẽ là điều kiện hay động lực thúc đẩy con người phát triển

về nhân cách. Đây chính là những cơ sở ban đầu để hình thành văn hóa gia

đình - yếu tố có mối liên hệ đặc biệt với sự phát triển và sự phát triển về tâm

lý con người.

Ở góc độ quy mô và cấu trúc, có thể phân tích sâu một vài khái niệm có

liên quan như gia đình hạt nhân, gia đình hỗn hợp, gia đình ly tán, gia đình

mở rộng... Trước hết, gia đình hạt nhân được xem là gia đình trung tâm mà

trong đó chỉ có cha mẹ và con cái. Gia đình này có sự gắn kết tương đối chặt

Page 88: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

chẽ và thu gọn trong mối quan hệ giữa hai nhóm người: cha - mẹ, con cái.

Trong gia đình hạt nhân thì mối quan hệ mở rộng không được thực thi một

cách thường xuyên khi các thành viên cùng gắn chặt với nhau trong những

hoạt động thường nhật. Gia đình hạt nhân này thường tồn tại trong xã hội

công nghiệp khi mà mỗi người đều bận rộn và mong muốn có những khoảng

riêng để chung sống với mối quan hệ hôn nhân của mình thì gia đình hạt

nhân trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trong xã hội nông nghiệp trước đó thì đại

gia đình hay gia đình mở rộng tồn tại khá nhiều. Gia đình mở rộng là gia đình

bao gồm những người cùng chung sống dưới một mái nhà từ ba thế hệ trở

lên (gia đình đa thê hệ hay gia đình tam đại đồng đường - tứ đại đồng

đường...). Gia đình này có mối quan hệ rất gắn bó nhưng cũng rất phức tạp vì

nó đan xen nhiều mối quan hệ khác nhau. Mặt khác, mối quan hệ này cũng bị

ảnh hưởng khá nhiều dưới sự tác động của cuộc sống xã hội, sự thay đổi tâm

lý của từng thế hệ - từng thành viên cũng như những yếu tố khác có liên

quan. Bên cạnh đó, trong xã hội ngày nay cũng tồn tại nhiều kiểu gia đình mới

như gia đình hỗn hợp. Đó là gia đình nhiều thế hệ chung sống cùng nhau

nhưng các thành viên ấy không cùng huyết thống mà trong đó bao gồm con

riêng của thành viên này, con nuôi của thành viên khác. Hay trong mối quan

hệ giữa các thành viên trong gia đình thì sự gắn kết không phải bao giờ cũng

được như ý muốn và khi những xung đột hay đổ vỡ về quan hệ nảy sinh thì

gia đình ly tán xuất hiện. Gia đình ly tán là kiểu gia đình không còn tồn tại như

một đơn vị độc lập mà đã bị phân tán - chia cắt do nhiều nguyên nhân hay

những tác động khác nhau trong cuộc sống. Có thể các thành viên trong gia

đình vẫn còn sống nhưng không còn hoặc không thể gắn bó với tất cả các

thành viên còn lại nên sự chia cắt hay ly tán xuất hiện trong quan hệ gia

đình...

Như vậy, gia đình là nhóm đặc biệt bao gồm những đặc điểm đặc trưng

sau đây:

- Gia đình là nhóm xã hội được hình thành và phát triển từ quan hệ hôn

nhân, là nơi tái tạo ra con người dựa trên quan hệ ruột thịt, huyết thống.

Page 89: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

- Gia đình có thể gắn bó là nhờ vào yếu tố tình cảm, trách nhiệm với

nhau cũng như với gia đình. Các thành viên trong gia đình luôn luôn chịu ảnh

hưởng lẫn nhau cũng như tác động lẫn nhau.

- Gia đình tồn tại nhờ vào những hoạt động chung cũng như dưạ trên

quỹ chung về mặt kinh tế do sự lao động và đóng góp của những thành viên

trong gia đình.

- Gia đình có thể bao gồm những thành viên cơ bản tạo ra gia đình hạt

nhân nhưng cũng có thể bao gồm nhiều thế hệ khác nhau cùng chung sống

và quy mô gia đình có thể khác nhau ở những gia đình khác nhau.

- Ở mỗi gia đình, có những đặc điểm chung theo khái niệm của gia đình

nhưng có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù chỉ tồn tại ở một số gia

đình hoặc một - hai gia đình mà thôi.

- Gia đình ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với đời sống tâm lý của

mỗi cá nhân. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ ở sự chi phối về nhận thức, thái

độ và hành vi của mỗi cá nhân trong quá trình chung sống. Gia đình ảnh

hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân một cách trực tiếp và sâu sắc.

Có thể nói gia đình là hướng đích của gần như đại đa số con người

trong cuộc sống xã hội. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt mang tính cá

nhân thì mỗi con người đều mong muốn tạo lập cho mình một gia đình hạnh

phúc khi đến một độ tuổi nào đó. Một trong những động lực thôi thúc con

người hướng tới gia đình vì gia đình mang trong mình những chức năng hết

sức đặc biệt. Nhờ vào những chức năng này gia đình đã hoàn thành “sứ

mệnh” đặc biệt của chính mình. Ở mỗi một thời đại khác nhau hay ở những

dân tộc khác nhau, các chức năng gia đình có thể được thay đổi hay điều

chỉnh nhưng những chức năng cơ bản sau đây của gia đình vẫn phải được

xác lập:

+ Chức năng duy trì nòi giống và sản sinh ra con người:

Thực tế cho thấy một trong những niềm vui đặc biệt của con người đó

là sản sinh được những sinh linh bé bỏng. Có thể nói đây là sự kỳ diệu của

Page 90: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

tạo hóa dành cho con người để con người có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.

Khi hai cá thể quyết định lập gia đình, một trong những điều căn bản mà họ

nghĩ đến đó chính là những đứa con yêu dấu. Việc sinh con không chỉ để thoả

mãn nhu cầu của con người, mong ước của từng cá nhân mà còn là sự kết

tinh về mặt sinh học một cách tự nhiên, là kết quả cho tình yêu nồng đượm và

là trách nhiệm duy trì giống nòi cũng như nguồn nhân lực của loài người. Con

người được sản sinh ra đó chính là quá trình tái sản xuất sức lao động để mỗi

cá nhân sẽ thấy trong hình ảnh của con cái có hình ảnh của chính mình, xã

hội sẽ có một lực lượng lao động mới đáp ứng những yêu cầu mới. Trong xã

hội ngày nay một số gia đình không thể có con hoặc quyết định không có con,

chức năng này của gia đình sẽ không được thực hiện một cách triệt để, tuy

nhiên, đó cũng chỉ là những hiện tượng cá lẽ mà không phải là phổ quát. Khát

khao duy trì nòi giống, khát khao có con là chức năng vẫn mang giá trị căn

bản trong những chức năng của gia đình.

+ Chức năng đáp ứng nhu cầu tình cảm:

Có thể nói đây là chức năng căn bản rất quan trọng của gia đình. Khi

gia đình được hình thành, một cơ sở rất quan trọng không thể thiếu được đó

chính là tình yêu nồng đượm của hai con người. Nếu trong thời gian trước đó,

gia đình được hình thành không nhất thiết phải dựa trên nền tảng của tình

yêu hay của sự gắn kết đích thực về tâm hồn. Thời đó, tình yêu có thể nảy

sinh sau hôn nhân hay việc cưới dâu, chọn rễ cũng chỉ là chuyện của người

lớn. Tuy nhiên, thực tế ngày nay gần như khi chọn cho mình một gia đình hay

quyết định tạo lập gia đình, sự thương yêu trở thành một trong các điều kiện

tiên quyết. Khi hai cá thể có tình cảm đặc biệt và muốn chung sống với nhau

cũng như không thể thiếu nhau, gia đình sẽ được hình thành dưới sự chứng

kiến của người thân, của luật pháp và của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, khi về

với nhau thành một gia đình, con người sẽ tiếp tục được thỏa mãn những nhu

cầu được yêu thương. Thực tế cho thấy, không nơi nào như gia đình có thể

thỏa mãn một cách đầy đủ và sâu sắc những nhu cầu căn bản mà đặc biệt là

nhu cầu tình cảm. Từ việc quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau và sát cánh

Page 91: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhau trong mọi hoàn cảnh - tình huống cho thấy nhu cầu yêu thương đã được

“chạm” đến tầng bậc cuối cùng của nó. Vợ chồng yêu thương hết mực, cha

mẹ yêu mến con cái, con cái yêu quý cha mẹ, anh chị em tôn trọng lẫn nhau

thể hiện một cách sâu sắc chức năng đáp ứng tình cảm. Sẽ thật lạc lõng và

bơ vơ khi con người không tìm được một nơi chốn an toàn trong gia đình khi

mình quá cô độc và không tìm thấy sự thương yêu của người xung quanh, sẽ

thực sự bất hạnh nếu như mỗi thành viên trong gia đình cảm nhận rằng mình

không được quan tâm hay bị bỏ rơi khi cảm xúc của chính mình không được

chú ý...

+ Chức năng xã hội hóa:

Có thể nói rằng khi về với gia đình của mình, con người sẽ tiếp tục

được xã hội hóa. Trong quá trình chung sống cùng nhau, sự ảnh hưởng lẫn

nhau là điều không thể tránh khỏi. Hai con người là hai chủ thể nhưng khi

chung sống thì mỗi một phía đều phải thay đổi. Sự thay đổi này có thể là sự

thay đổi hướng về người khác, sự thay đổi này có thể là hướng về xã hội

nhưng chắc chắn rằng đó chính là lúc quá trình xã hội hóa được thực thi.

Trong lòng của gia đình luôn tồn tại những giá trị xã hội mà khi những thành

viên mới chào đời, quá trình xã hội hóa sẽ được thực hiện. Những chuẩn

mực đơn giản nhất về làm người sẽ được trang bị và huấn luyện ngay từ khi

đứa trẻ sinh ra. Đến khi lớn lên, những thành viên trẻ của gia đình sẽ được

tiếp trục “xã hội hóa” bởi những quy ước, những chuẩn mực, những giá trị mà

chính nó sẽ trở thành những yếu tố căn bản nhất để các thành viên ấy sẽ

được xã hội chấp nhận và tôn vinh. Với mỗi một cá nhân, quá trình xã hội hóa

này không chỉ đơn thuần là sự lĩnh hội hay tiếp thu những kinh nghiệm xã hội

mà còn bao gồm những kiến thức và kỹ năng sống - kỹ năng làm người. Dựa

trên nền tảng ấy, con người sẽ tiếp tục chuyển nó thành những giá trị của

mình trong định hướng cuộc sống xã hội, biến nó thành tâm thế, xu hướng, lý

tưởng để chính cá nhân mình sẽ tự tin và vững vàng bước vào cuộc sống với

những hành trang xã hội mà mình có được. Chức năng xã hội hóa còn thúc

đẩy con người không chỉ trở thành một con người trong xã hội trong thì hiện

Page 92: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

tại mà còn đòi hỏi con người phải thích ứng với nhiều vai trò khác nhau. Từ

việc trở thành người con biết sống, biết hiếu để đến việc thực hiện những vai

trò khác nhau như: làm chồng - làm vợ, làm cha - làm mẹ, làm ông - làm bà

đến việc thực hiện những nghi thức xã giao - nghi thức tế lễ... đều đòi hỏi mỗi

cá nhân phải “xã hội hóa” không ngừng. Điều này cho thấy quá trình xã hội

hóa diễn ra một cách liên tục và nó như là một chức năng đặc thù của gia

đình. Lẽ đương nhiên, cũng nhờ vào chức năng này gia đình sẽ bền vững và

phát triển cũng như mỗi thành viên trong gia đình sẽ phát triển và hoàn thiện

mình hơn cũng như thực sự làm chủ mình ở những vai trò “xã hội” khác

nhau...

+ Chức năng kinh tế - tài chính:

Không thể phủ nhận rằng gia đình tồn tại là nhờ vào sự đóng góp của

mỗi thành viên. Ở mỗi gia đình sự chung đụng thể hiện rõ nhất về mặt kinh tế

- tài chính và đây cũng chĩnh là một trong những điểm gây tranh cãi nhiều

trong giai đoạn hiện nay! Tuy nhiên, dù xã hội có phát triển và con người

muốn tự do ở chừng mức nào đi nữa thì quỹ chung của gia đình vẫn phải tồn

tại. Nhờ vào quỹ chung này, con người có thể chi tiêu cho những hoạt động

thường nhật, con người có thể chuẩn bị cho cuộc sống của gia đình mình

cũng như hướng đến một cuộc sống tương lai của những thành viên đang

trưởng thành trong gia đình. Có thể xem gia đình như một đơn vị sản xuất

kinh tế và tiêu dùng của xã hội trong đó mỗi thành viên nói riêng và cả gia

đình nói chung có trách nhiệm đóng góp một cách tự nguyện cho quỹ của gia

đình cũng như cùng với gia đình tổ chức cuộc sống gia đình sao cho đủ đầy.

Thực tế cho thấy gia đình phải đảm nhiệm nhiều mối quan hệ khác nhau ứng

với nhiều nhu cầu khác nhau và những khoản thu - chi khác nhau. Tất cả

những điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải thực sự gắn nhau về mặt kinh tế để

có thể đảm bảo về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Làm được

điều này thì khả năng kinh tế - tài chính phải đảm bảo cho nên có thể nói rằng

gia đình là một điểm tựa rất quan trọng thực hiện chức năng tài chính - kinh tế

đảm bảo cho sự sống còn của mỗi người cũng như sự tồn tại của gia đình.

Page 93: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

II. VĂN HÓA GIA ĐÌNH.

Có thể nói văn hóa gia đình là một trong những vấn đề được đề cập

khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Cũng tương tự như khái niệm gia

đình thì văn hóa gia đình cũng được hiểu khác nhau ở những quan niệm khác

nhau và sự lựa chọn các chỉ báo nghiên cứu khác nhau...

Văn hóa gia đình được quan niệm là những hệ giá trị tương đối ổn định

của gia đình chi phối sự ứng xử và hành vi của mỗi thành viên trong gia đình.

Theo quan niệm này thì văn hóa gia đình được hình thành một cách tương

đối ổn định trong suốt quá trình gia đình tồn tại và phát triển. Trong văn hóa

gia đình tồn tại những giá trị mà những giá trị này trở thành yếu tố căn bản để

mỗi cá nhân, mỗi con người hướng đến nó cũng như tuân thủ nó một cách

đặc biệt để giữ vững sự tồn tại của gia đình, hướng đến một gia đình hạnh

phúc.

Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu khác thì văn hóa gia đình

được gắn với truyền thống gia đình. Văn hóa gia đình được hình thành dựa

trên cái cốt lõi đó chính là truyền thống gia đình. Nếu quan niệm truyền thống

gia đình là hiện tượng phản ánh các giá trị trong tổ chức cuộc sống sinh hoạt

gia đình, trong thái độ, hành vi ứng xử của gia đình được di tồn, ổn định và

phát triển qua nhiều thế hệ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân

cách của từng thành viên thì văn hóa gia đình chính là những truyền thống gia

đình mang tính khái quát, bền vững tương đối chi phối đến sự định hướng

của mỗi người trong cuộc sống gia đình để mỗi cá nhân đều hướng đến gia

đình của chính mình.

Một số nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng văn hóa gia đình là hệ thống

những chuẩn mực mang tính đặc trưng riêng được dựng xây trên những giá

trị được chính gia đình đồng tình và khẳng định nó tồn tại trong một thời gian

khá dài lâu. Văn hóa gia đình có sức chi phối đến đời sống của mỗi thành

viên và nó cũng tạo nên những tác động tích cực dẫn đến sự phát triển tâm lý

và nhân cách của mỗi con người - mỗi thành viên trong đời sống gia đình.

Theo quan niệm này thì rõ ràng văn hóa gia đình không thể tự dung có được

Page 94: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

mà nó tồn tại dựa trên sự dựng xây của từng thế hệ. Nếu với gia đình hạt

nhân thì văn hóa gia đình được tạo nên nhờ vào sự tương tác giữa cha mẹ

và con cái thì đối với gia đình nhiều thế hệ hay gia đình hỗn hợp thì văn hóa

gia đình được tạo nên nhờ vào sự tương tác của tất cả các thành viên trong

quá trình chung sống. Văn hóa gia đình bao gồm những chuẩn mực sẽ là “bộ

khung” để con người ứng xử hay con người thực hiện những hành vi của

mình theo những chuẩn mực đề ra. Bao hàm trong đó là những giá trị đã

được khái quát đòi hỏi con người phải nỗ lực và phấn đấu để hướng đến

hạnh phúc chung của gia đình, sự đòi hỏi của xã hội mà gia đình đã thừa

nhận và biến nó thành giá trị của gia đình mình. Mặt khác nếu theo quan niệm

này thì văn hóa gia đình ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát triển của con

người khi nó vừa là nội dung để con người tiếp nhận cũng như nó là chuẩn

mực để mỗi thành viên phấn đấu và nỗ lực.

Như vậy, có khá nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa gia đình và

hiểu một cách khái quát thì văn hóa gia đình bao hàm những đặc điểm sau:

- Văn hóa gia đình mang tính ổn định và bền vững vì nó được hình

thành trong một khoảng thời gian dài thậm chí là qua nhiều thế hệ.

- Văn hóa gia đình bao hàm những chuẩn mực cũng như những yêu

cầu mang tính khái quát mà mỗi thành viên trong gia đình sẽ tuân thủ và

hướng đích.

- Văn hóa gia đình là một “nguồn lực” hay là “môi trường” quan trọng để

thúc đẩy con người phát triển. Chính văn hóa môi trường an lành sẽ tạo điều

kiện để cá nhân có sự phát triển một cách hiệu quả nhất về mặt tâm lý - nhân

cách. Văn hóa gia đình được tạo nên bởi sự gắn kết và thống nhất bởi các

thành viên trong gia đình và chính những giá trị ấy có thể được lưu truyền cho

những thế hệ kế tiếp dù là các thành viên chung sống với nhau hoặc sẽ

không sống chung khi xây dựng gia đình mới khi chính mình là một thành viên

đích thực.

Tóm lại, văn hóa gia đình là biểu trưng bao gồm các giá trị, chuẩn mực

được mỗi thành viên trong gia đình chấp nhận, tuân thủ và thực hiện một

Page 95: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

cách tích cực và trân trọng. Văn hóa gia đình ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát

triển nhân cách của mỗi thành viên cũng như ảnh hưởng chặt chẽ đến sự tồn

tại của gia đình.

Văn hóa gia đình của mỗi con người được hình thành một cách thầm

lặng nhưng cũng có thể được dựng xây một cách rất trực tiếp. Một số gia

đình cho rằng việc xây dựng văn hóa gia đình phải được thực hiện một cách

cụ thể bằng việc đặt ra những yếu tố gia quy, những khuôn phép được phổ

biến chi tiết đối với từng thành viên. Cũng có những gia đình sẽ chăm chút

việc dựng xây văn hóa gia đình bằng từng hành động rất cụ thể trong sự

thương yêu lẫn nhau, trong những tình huống điển hình để đẩy những chuẩn

mực trở thành những yếu tố hiện hữu mà mỗi thành viên đều ý thức và đều

tôn trọng. Ở một góc độ khác, văn hóa gia đình không hẳn là những giá trị cụ

thể được “quy hoạch” theo kiểu bằng văn mà đó chính là những thái độ,

những cung cách ứng xử mang đậm tính trừu tượng dựa trên tâm tình của

con người và hướng đích đến những giá trị nhân văn trong cuộc sống...

Văn hóa gia đình bao gồm khá nhiều yếu tố cấu thành. Mỗi yếu tố cấu

thành văn hóa gia đình đều gắn chặt với những diễn tiến của đời sống

thường nhật của mỗi thành viên trong gia đình, quyện chặt với nhịp đập trong

hơi thở của gia đình trong cuộc sống thực tại:

+ Văn hóa gia đình bắt đầu được xác lập dựa trên sự quan tâm và sự

thương yêu của mỗi người dành cho nhau. Văn hóa gia đình hình thành dần

dần dựa trên truyền thống gắn bó giữa các thành viên trong một gia đình gắn

kết, thương yêu, đằm ấm. Mỗi thành viên quây quần cùng nhau, mỗi cá nhân

đều chủ động đem những niềm vui đến cho nhau, từng người đều thực hiện

nhiệm vụ của mình và thể hiện tình thương yêu một cách hết lòng thì đó chính

là những cơ sở quan trọng mang đến một bầu không khí tâm lý trong gia đình

mang sắc thái tích cực. Nói khác đi, văn hóa gia đình thể hiện ở yếu tố đầu

tiên đó là tình thương và sự gắn kết giữa các thành viên trong đời sống gia

đình.

Page 96: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

+ Văn hóa gia đình được cấu thành dựa trên sự hướng đích đến những

chuẩn mực hay những giá trị hợp lý đối với mọi thành viên và hướng đến

chuẩn mực chung. Tồn tại trong văn hóa gia đình là sản phẩm của nhận thức

- đó là những suy nghĩ và những hiểu biết của con người về những giá trị mà

chính con người sở hữu hay con người cân nhắc và khẳng định rằng nó là

chân lý. Từ những quy ước đơn giản về giờ giấc, về sinh hoạt hàng ngày cho

đến những quy định về lễ nghĩa, về sự ứng xử đối với nhau, đối với xã hội sẽ

tạo nên yếu tố văn hóa gia đình. Ban đầu, có những giá trị còn cảm nhận một

cách chính xác về sự hợp lý của nó thông qua những biểu hiện cụ thể cũng

như sự chi phối của nó trong cuộc sống. Thế nhưng cũng có những giá trị hay

thậm chí là những chuẩn mực ngay từ đầu gia đình chưa muốn tiếp nhận hay

chưa thật tâm tiếp nhận nhưng theo thời gian nó trở thành giá trị hợp lý đối

với gia đình và nó khẳng định được sự tồn tại của nó như một nét cơ bản

trong văn hóa gia đình.

+ Văn hóa gia đình được cấu thành bởi những nỗ lực của con người về

đường hướng và mục đích phấn đấu. Trong văn hóa gia đình luôn tồn tại yếu

tố căn cơ về nghị lực của con người, ý chí phi thường về sự vượt khó mà dần

dần nó trở thành những điểm nhấn khó phai. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ

nhận ra những yêu cầu ấy khi nó trở thành một truyền thống của gia đình, khi

nó đã được hun đúc một cách rất cụ thể và rõ nét trong một khoảng thời gian

trải nghiệm và thử nghiệm. Đối với một số gia đình, văn hóa gia đình mang

đến một thách thức - một áp lực nhưng đồng thời với nó là một nguồn lực,

một tấm gương để mỗi người phải nỗ lực hết mình để đạt được kết quả như

mong đợi.

- Có thể nói gia đình và văn hóa gia đình được hình thành một cách

phức tạp qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để hình thành được văn hóa gia

đình với những đặc trưng như đã đề cập thì gia đình phải trải qua các giai

đoạn cơ bản với những đặc trưng như sau:

+ Giai đoạn gia đình son trẻ:

Page 97: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Giai đoạn gia đình son trẻ là giai đoạn khởi đầu của việc thành lập một

gia đình khi hai người mới cưới nhau. Ở giai đoạn này yêu cầu quan trọng

nhất là cả hai sẽ chuyển một cách nhanh chóng và thích ứng từ cuộc sống

riêng sang cuộc chung sống. Mỗi người sẽ có những đặc điểm riêng xuất phát

từ những gia đình khác nhau, nền tảng văn hóa khác nhau cho nên sự điều

chỉnh của mỗi người là quan trọng. Quan niệm “đôi chúng ta tuy hai nhưng là

một” chỉ thực sự thích ứng ở một mặt biểu hiện cụ thể trong đời sống chung

chứ không thể có sự tương đồng hay có sự hòa hợp một cách cao độ như

mong đợi. Những nghiên cứu cho thấy đây là giai đoạn mặn nồng nhưng

cũng sớm có những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc chung sống. Trong

giai đoạn này, nhiều cặp vợ chồng vẫn còn chú trọng đến nhu cầu riêng của

mình trong sự dung hòa nhu cầu chung. Thực tế cho thấy có nhiều cặp vợ

chồng vẫn chưa có con cho nên những giá trị hướng đến quan hệ sâu sắc

trên bình diện giữa cha mẹ và con cái chưa phải là vấn đề trọng yếu.

Đặc trưng văn hóa gia đình trong giai đoạn này chủ yếu hướng về

những giá trị thuộc về tình yêu và sự chung thủy. Hơn thế nữa, đó là những

giá trị căn bản trong việc chung sống như: nề nếp sinh hoạt, sự giao tiếp và

những hành vi ứng xử trong cuộc sống xung quanh. Đây cũng chính là giai

đoạn mà những định hướng ban đầu trong văn hóa gia đình mới bắt đầu

được xác lập và cũng không đảm bảo rằng những giá trị này sẽ hoàn toàn ổn

định. Theo dòng chảy của cuộc sống, theo sự đổi thay của mỗi cá nhân thì

những giá trị trong văn hóa gia đình có thể được điều chỉnh khi gia đình

chuyển sang một cung bậc mới.

+ Gia đình trẻ trung:

Đây là giai đoạn kéo khá dài trong những năm chung sống cùng nhau

giữa các thành viên. Nếu như tính từ khi đứa con đầu lòng ra đời thì giai đoạn

này chiếm gần 20 năm trong cuộc chung sống. Mốc thời gian tính cho giai

đạn này là từ khi đứa con chào đời cho đến lúc đứa con gần đến tuổi trưởng

thành. Đặc trưng của giai đoạn gia đình trẻ trung cho thấy sự gắn kết giữa vợ

và chồng chuyển sang những sắc thái mới. Tình yêu và sự quan tâm dành

Page 98: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

cho nhau vẫn còn nhưng màu sắc của trách nhiệm sẽ nhiều hơn. Ngay cả khi

thành viên bé bỏng của gia đình xuất hiện thì thoạt đầu cả hai vợ chồng sẽ

chuyển tình yêu sâu đậm dành cho nhau sang dành cho con mình. Đến đây

thì quan hệ gia đình đã có sự chuyển “âm trầm”. Thế nhưng sau khi con ra

đời thì không ít bà mẹ chuyển hướng chăm sóc và thương yêu con cái hết

mực bằng trách nhiệm và tình thương cho nên cũng không ít sự hụt hẫng

trong tâm lý của người chồng - người cha nảy sinh. Mặt khác, sự gắn bó chặt

chẽ giữa mẹ và con cũng như có quá nhiều áp lực khác bên một số người vợ

không đủ sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần cũng như sự tinh tế để

cân bằng các mối quan hệ trong gia đình nên những mâu thuẫn - xung đột có

thể nảy sinh.

Trong giai đoạn này cả vợ và chồng đều hướng đến một mục tiêu mới:

chăm sóc con cái nên người. Không ít người vợ - người chồng đã thực sự

làm việc cật lực, chuẩn bị đầy đủ tất cả những điều kiện vật chất tốt nhất để

tìm lấy hạnh phúc gia đình. Xuất phát từ tình yêu thương còn nồng đượm

cũng như mối dây liên kết vô hình; là đứa trẻ cũng như những niềm vui trong

sự gắn kết giữa các thành viên mà đặc biệt là cha mẹ và con cái sẽ tạo nên

những rung cảm đặc biệt trong đời sống gia đình. Thế nhưng đôi lúc chính

khái niệm hạnh phúc trở thành bài toán đối với cha mẹ nên mỗi người cũng

chưa chạm đến thì có quá nhiều bất trắc xuất phát từ hàng loạt những nguyên

nhân khác nhau. Trong một số trường hợp hiện tượng rạn nứt gia đình cũng

xuất hiện một cách sâu sẳc trong giai đoạn này.

Những đặc trưng trong văn hóa gia đình được hình thành trong giai

đoạn này khá rõ nét. Đó là những giá trị mà các thành viên thống nhất về sự

gắn bó, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt trong giai đoạn này những giá trị về sự

đối xử, sự quan tâm, chăm sóc được cha mẹ tác động đến con cái một cách

có chủ đích bằng chính tấm gương của mình. Những giá trị làm người, những

giá trị nhân văn là những chuẩn mực mà nhiều gia đình đặt lên hàng đầu và

xem đó như là những yếu tố cốt lõi trong đời sống gia đình của chính mình.

Page 99: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Mặt khác, những giá trị về nghề nghiệp - làm việc cũng trở thành những đặc

trưng nổi bật trong đời sống gia đình ở giai đoạn này.

+ Giai đoạn gia đình trưởng thành:

Ở giai đoạn này con cái gần như đã trưởng thành nên gánh nặng về

chuyện chăm sóc và giáo dục con cái không còn như giai đoạn trước. Khi mà

con cái bước vào ngưỡng cửa Đại học hay sau 20 tuổi thì giai đoạn này bắt

đầu được xác lập trong diễn tiến của đời sống gia đình.

Trong giai đoạn gia đình trưởng thành, sự gắn kết giữa vợ chồng là

điều cần được đề cập. Có hai khuynh hướng nảy sinh là khi con cái trưởng

thành và bước vào cuộc sống hay xa nhà, cha mẹ lại chuyển tình cảm và sự

quan tâm dành cho nhau. Mối quan hệ gắn kết lại xuất hiện. Tuy nhiên, cũng

có những bậc cha mẹ vì đã bắt đầu có tuổi nên sự khác biệt về tâm tính - sở

thích sẽ dẫn đến sự xa cách và khó tìm được những điểm chung trong cuộc

sống. Hơn thế nữa, giữa vợ và chồng có những nỗi lo mới dù rằng không hẳn

là những trăn trở canh cánh bên lòng như trước đối với sự trưởng thành của

con mình: đó chính là công ăn việc làm - sự thành công - sự thành đạt, việc

lập gia đình - an cư lạc nghiệp của con cái.

Trong giai đoạn này, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng

có sự chuyển biến về chất. Sự thân tình giữa vợ và chồng có phần giảm sút

trong quan hệ ở khá nhiều gia đình. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách

thức quan tâm và tác động của cha mẹ với con cái cũng làm cho sự định

hướng hành vi và thái độ của mỗi thành viên cũng như sự ứng xử bắt đầu

được điều chỉnh theo hướng mới. Cha mẹ có thể cẩn trọng hơn với những

tình huống giáo dục con, vợ chồng cũng có thể quan tâm đến những yếu tố

ngoại lực cũng như dư luận nhóm - dư luận xã hội trong quá trình giao tiếp -

tương tác.

Đặc trưng trong văn hóa đình đoạn này là những giá trị xã hội và hình

ảnh của gia đình dưới góc nhìn của xã hội được đặt để lên một vị trí rất quan

trọng. Văn hóa đặc trưng ở khá nhiều gia đình là khẳng định hình ảnh của gia

đình mình, tạo nên những chuẩn mực về sự hạnh phúc của gia đình, sự

Page 100: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thành công của con cái, tinh thần hiếu học, sự lễ nghĩa và sự toàn vẹn trong

khái niệm hạnh phúc được chú trọng một cách đặc biệt.

+ Giai đoạn gia đình già:

Bước vào giai đoạn này thông thường con cái đã thành gia lập thất và

chuẩn bị cho cuộc sống riêng của mình. Có hai khuynh hướng là cha mẹ sẽ

chung sống với các đứa con của mình trong một mái nhà nhưng cũng có

khuynh hướng là cha mẹ sẽ chung sống cùng với gia đình mới của một người

con nào đó trong gia đình (có thể đặt riêng hoặc đặt chung đại gia đình). Thế

nhưng ngày nay, cũng không ít cặp vợ chồng quyểt định sống chung nhau

như thời kỳ son rỗi vì các cặp vợ chồng của con cái đều có những hoàn cảnh

đặc biệt về công việc hay về những thói quen sống khác nhau. Thế nhưng

diễn tiến này cũng hết sức phức tạp vì sau năm 60 tuổi vài năm thì các cặp

vợ chồng vẫn có thể chấp nhận khuynh hướng sống già son rỗi nhưng chỉ

được khoảng 5-10 năm thì kiểu sống này sẽ được thay đổi dưới sự giảm đi

của sức khỏe, của trí tuệ...

Giai đoạn này quan hệ của vợ chồng trở nên khắn khít lại theo hướng

cần có nhau. Những cặp vợ chồng già có thể cùng tham gia những hoạt động

riêng nhưng sâu thẳm trong trái tim vẫn thể hiện sự quan tâm nhau đặc biệt.

Hiện tượng hoài cổ về mặt tình cảm - cảm xúc tồn tại một cách khá phổ biến.

Quan hệ gia đình chuyển sang một bước mới. Cha mẹ không còn quyết định

hay không còn là người “chủ lực” trong những quvết định của cuộc sống mà

chỉ còn vai trò cố vấn hoặc thậm chí chỉ là người chứng kiến những thay đổi

trong đời sống của lớp trẻ. Điểm đặc biệt cần chú ý nữa là những người thân

luôn gắn kết với nhau thông qua những dịp đặc biệt như lễ lộc, tết nhất để

bày tỏ sự quan tâm, gắn bó cùng nhau.

Đặc trưng trong văn hóa của gia đình ở giai đoạn này đó là sự tự hào

về những gì đã qua và hun đúc thêm tinh thần ấy bằng những nhắc nhở

thường nhật. Văn hóa gia đình ở giai đoạn này phát huy tiếp nhưng đặc trưng

của giai đoạn kế trước đó và chuyển hướng sang những giá trị cao cả. Tuy

nhiên, văn hóa gia đình của gia đình trẻ hoặc gia đình trưởng thành lại trở

Page 101: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nên có sức mạnh đặc biệt vì nó trở thành yếu tố trung tâm trong môi trường

văn hóa đan xen.

III. VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ - NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.

Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên, là nơi quá trình xã hội hóa bắt đầu

diễn ra. Chính từ môi trường truyền thống gia đình mà những giá trị đầu tiên

được hình thành. Đó là sự vâng lời, lễ phép, giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ,

yêu thương nhau... Đây là viên gạch nền để xây dựng nên lâu đài nhân cách

sau này. Nói cách khác, cùng với gia đình thì văn hóa gia đình đã trở thành

chiếc nôi đầu tiên đặt những viên gạch đích thực tạo ra sự phát triển tâm lý

cho những đứa trẻ bước vào cuộc sống.

Văn hóa gia đình bao gồm hệ thống những giá trị nhất định. Hệ thống

giá trị của gia đình quy định nội dung, chiều hướng sự lựa chọn giá trị của con

cái. Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ coi cha mẹ là thần tượng, những

điều cha mẹ dạy là chân lý và không có lí do gì để thay đổi. Chính những giá

trị từ gia đình là cơ sở, kim chỉ nam trong mọi hành động của chúng. Vì vậy,

khi lớn lên, đứa trẻ có xu hướng chọn lựa những giá trị phù hợp với những

giá trị truyền thống của gia đình. Giá trị nào hợp thì tiếp nhận và hoàn thiện

thêm, giá trị nào không đúng “khuôn mẫu” thì dễ bị loại bỏ và không được

chấp nhận. Điều này nói lên tầm quan trọng hết sức to lớn của gia đình trong

việc hun đúc những giá trị đầu tiên cho con cái.

Gia đình - cội nguồn của đạo lý, nhân cách và văn hóa của con người -

đó là một phần quan trọng không thể thiếu trong lối sống cá nhân. Văn hóa

gia đình tồn tại sẽ thôi thúc con người tuân thủ những chuẩn mực chung ấy

và chính văn hóa gia đình trở thành một động lực có sức ảnh hưởng rất quan

trọng làm cho mỗi thành viên trong gia đình nỗ lực, cố gắng hết lòng và phấn

đấu đạt đến những thành tựu chính gia đình và chính mình hằng mong ước.

Page 102: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Văn hóa gia đình tựu trung ở những biểu hiện khác nhau rất đa dạng.

Chính văn hóa gia đình mà không phải yếu tố nào khác ảnh hưởng tích cực

đến sự phát triển của con người. Có thể phân tích sự tác động này như sau:

Thứ nhất, trong văn hóa gia đình tồn tại khá nhiều đặc điểm hay những

truyền thống nhất định. Nói khác đi, trong văn hóa gia đình thì những nội dung

của nó trở thành những thách thức và những tiêu chí phấn đấu cho mỗi cá

nhân, mỗi thành viên trong gia đình. Có thể đề cập đến nhiều biểu hiện khác

nhau thuộc về giá trị hay truyền thống trong văn hóa gia đình như: truyền

thống về quan hệ gia đình - truyền thống về học tập - truyền thống về nghề

nghiệp - công việc - truyền thống về đạo đức - truyền thống về ứng xử -

truyền thống về nếp sống - sinh hoạt....

Có thể thấy ngay trong sự tồn tại của văn hóa gia đình thì yếu tố đầu

tiên mà văn hóa gia đình thể hiện sự chi phối đó là thông qua truyền thống

tình cảm - sự thương yêu - đối xử giữa các thành viên trong gia đình với

nhau. Có những gia đình rất dễ tìm được những cảm xúc ở bên cạnh nhau

khi gia đình thường xuyên có những hoạt động chung. Đó có thể là buổi ăn

sáng quây quần, đó có thể là buổi chủ nhật thật đẹp trời và mát dạ khi mỗi

thành viên trong gia đình đều thể hiện trách nhiệm của mình để tạo ra một

không khí đầm ấm. Hơn thế nữa, đó còn là sự nhường nhịn, sự liên kết hay

đoàn kết cũng như sự tôn trọng nhau rất mực. Nhiều gia đình đặt ra những

chuẩn mực thể hiện sự thương yêu và tôn trọng nhau để hướng đến sự phát

triển và bền vững của gia đình: không cãi nhau to tiếng, không dùng bạo lực,

không mắng chửi thậm tệ, không lôi họ hàng để nặng lời, không bỏ gia đình

khi giận nhau hay cãi nhau... Những giá trị ấy trở thành những yêu cầu cốt lõi

mà mỗi thành viên đều cảm thấy thoải mái nếu mình tuân thủ và thật sự hạnh

phúc khi người khác cũng tuân thủ. Nó dần dần trở thành yếu tố căn cơ ràng

buộc nhau để hướng đến sự phát triển. Sự thương yêu và quan tâm nhau còn

thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu trong một nhóm hay một tổ chức mà

các thành viên đều thực sự tôn trọng nhau, biết lắng nghe, biết chia sẻ và

thông cảm thì sự gắn kết sẽ đạt đến một trình độ mới và gần như tất cả các

Page 103: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thành viên đều muốn cống hiến hết mình vì hạnh phúc chung, vì đích đến cao

cả...

Một trong những yếu tố cũng khá quan trọng trong văn hóa gia đình đó

chính là truyền thống về học tập. Nói là truyền thống học tập nghĩa là một gia

đình đã có bề dày thành tích trong học tập. Nói khác đi, chính cha mẹ là

người đã có những kết quả học tập hoặc thái độ học tập một cách tích cực

cũng như được nhiều người thừa nhận. Xa hơn nữa, đó chính là những thành

tựu học tập mà ông bà - cha mẹ đã tạo nên và hun đúc trở thành một nét đẹp.

Trong cuộc sống thường nhật, nhiều người còn gọi đó chính là truyền thống

hiếu học. Truyền thống học tập này còn được biểu hiện ở thái độ cần cù học

tập, chịu khó, nỗ lực học tập, sự chăm chỉ, sự quyết chí cũng như những biểu

hiện của tinh thần ham học hỏi, khám phá, đào sâu... Thực tế cho thấy trong

văn hóa gia đình thì có những gia đình luôn hun đúc ý chí học tập ở chính các

bậc cha mẹ thông qua tinh thần học tập suốt đời và học tập mọi lúc - mọi nơi.

Nhiều bậc cha mẹ luôn trở thành tấm gương sáng để con cái noi theo và dần

dần hiếu học trở thành một phẩm chất hay một đức tính đáng quý của con cái

trong gia đình. Với nhiều đại gia đình - dòng tộc - hiếu học trở thành một nét

văn hóa cực kỳ quý giá vì nó thực sự trở thành điểm sáng hay niềm tự hào

của mỗi thế hệ trong gia đình. Thời khoa bảng thì có những gia đình đã luôn

đỗ đạt rất cao, có những gia đình luôn đạt được những học vị rất cao và trở

thành những người giúp đời - giúp nước. Khi những thành tựu ấy trở thành

nét văn hóa của gia đình - dòng tộc thì từng thế hệ, từng thế hệ sẽ tiếp tục lấy

nền tảng ấy - lấy tinh thần ấy để nỗ lực phấn đấu và tiếp tục khẳng định sự

phát triển của mình qua những thành tựu. Rõ ràng là nét văn hóa gia đình này

đã thực sự trở thành sức mạnh để hun đúc cho sự phát triển đích thực của

một nhân cách - của một con người.

Bên cạnh truyền thống học tập thì truyền thống nghề nghiệp - làm việc

cũng là một trong những khía cạnh quan trọng trong văn hóa gia đình. Thực

chất của truyền thống nghề nghiệp này được nhìn nhận ở hai yếu tố: đó chính

Page 104: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ià nghề nghiệp quen thuộc và được truyền lại nhiều đời trong gia đình - dòng

tộc - thái độ và phong cách làm việc - thực thi nghề nghiệp của chính mình.

Trước hết, có thể nhấn mạnh rằng có khá nhiều gia đình đã tạo cho con

em của mình có những hứng thú và đam mê nghề nghiệp từ rất lâu - ngay từ

khi đứa trẻ còn rất nhỏ. Thực tế cho thấy trong cuộc sống có khá nhiều bậc

cha mẹ hay nhiều gia đình đã tạo được những cảm hứng nghề nghiệp đầu

tiên trong cuộc đời của đứa trẻ bằng những hành động rất đơn giản dù vô tình

hay hữu ý. Đó là những cơ hội xem cha mẹ thực hiện nghề nghiệp hay “hành

nghề”, đó là những điều kiện được tham gia vào nghề nghiệp một cách trực

tiếp từ những hoàn cảnh đương nhiên được tham gia hay trong những tình

huống cấp bách được tham gia. Đó còn là những trường hợp được chính cha

mẹ động viên thực hiện hay thực hiện thử nghề nghiệp và đã có những sản

phẩm nghề nghiệp hay những thành tựu nghề nghiệp đầu tiên trong cuộc

sống. Trên cơ sở đó, những hứng thú nghề nghiệp của văn hóa gia đình trở

thành một động lực rất quan trọng để đứa trẻ dấn thân từ đó tạo ra những

người “làm nghề” một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật sâu sắc. Trong khá

nhiều ngành nghề mang tính chất “truyền nghề” thì có thể đề cập đến những

nghề như: kim hoàn, cải lương, hát bội, vẽ tranh, kinh doanh, thầy thuốc đông

y... Tất cả đều bắt đầu từ văn hóa của gia đình như một truyền thống về nghề

nghiệp và dần dần mỗi thành viên trong gia đình đều cảm nhận rằng đó là một

công việc thực sự gây hứng thú và nó gắn chặt với cuộc sống một cách rất

nhẹ nhàng. Chính những truyền thống nghề nghiệp trong văn hóa này đã để

lại những dấu ấn quan trọng trong sự phát triển tâm lý của con người, cũng

chính nó trở thành một yếu tố định hướng cho cả một cuộc đời của một con

người, cho cả một chặng hành trình lâu dài và phức tạp sau này của một chủ

thể. Những minh chứng cụ thể nhất đó là những nghệ sĩ trẻ cải lương rất

thành công trên con đường nghệ thuật của mình là con cháu của những dòng

họ có năm đời theo nghề, những nghệ nhân kim hoàn của Việt Nam hay nghệ

nhân cây kiểng cũng đã được vài ba đời đi trước trong gia đình hướng dẫn.

Hay trên thế giới, nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng đã có truyền thống khá

dày về việc truyền nghề thậm chí truyền luôn cả vị trí lãnh đạo nghề cho nhiều

Page 105: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thế hệ. Đơn cử như những thương hiệu nổi tiếng: Toyota, Ford, Sanyo... và

nhiều lĩnh vực khác trong thời gian gần đây liên quan đến hệ thống thức ăn

nhanh, thời trang... và nhiều lĩnh vực khác.

Thứ nữa, chính cách thức làm việc của những người lớn, của những

người thân trong gia đình ảnh hưởng hết sức đặc biệt đối với khả năng nghề

nghiệp, thái độ nghề nghiệp và nhiều yếu tố có liên quan trong nghề nghiệp

của chính chủ thể. Sống trong một môi trường làm nghề, chính cha mẹ là

những người thể hiện mình một cách cụ thể nhất và sâu sắc nhất. Từ thái độ

làm việc hết lòng với những sản phẩm thông qua sự tỉ mỉ, nghiêm túc hay sự

tận tụy đến thái độ chăm sóc khách hàng, chăm sóc nhân viên... đều để lại

những kinh nghiệm sơ khai trong tâm trí của trẻ em. Khó có thể chấp nhận

một hình ảnh của chính cha mẹ - những bậc thầy về nghề nghiệp thực hiện

công việc với một thái độ trễ tràng - vô trách nhiệm hay có những định hướng

thiếu tính nhân văn. Những dấu ấn ấy sẽ trở thành những dấu ấn cực kỳ khó

phai nhòa trong tâm trí của trẻ bời vì song song với những hình ảnh thao tác

thuần túy về mặt kỹ thuật thì những yếu tố thuộc về đạo đức để lại những tác

động khó phai. Minh chứng cho những ảnh hưởng ấy ngay trong nghề nghiệp

của nhiều gia đình Việt Nam xuất phát từ nghề nông cũng đem lại cho con

người những bài học quý: bài học về hạt ngọc trời - hạt gạo, bài học về “nhất

nước - nhì phân - tam cần – tứ giống” trong nghề nông, bài học về lòng chung

thủy với thương hiệu sản phẩm nông nghiệp “gạo nàng hương”, “xoài cát Hòa

lộc”... đều là những ấn tượng gây sức hút đặc biệt. Chỉ khi con người chúng

ta hết lòng vì nghề nghiệp thì những thế hệ sau mới bị “sự ám ảnh” văn hóa

trong nghề nghiệp ấy thôi thúc để định hướng tích cực nhất.

Cũng không thể không đề cập đến truyền thống về ứng xử của mỗi con

người trong nền tảng văn hóa gia đình. Sự ứng xử của mỗi thành viên trong

gia đình đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến người khác. Từ những sự

ứng xử thường nhật đến những sự ứng xử mang tính chất xã hội hay ứng xử

trong niềm tin - nghi thức - nghi lễ đều để lại những bài học quan trọng trong

định hướng lối sống của con người. Vì sao sự ứng xử của người cha - người

Page 106: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

mẹ thường được xem như tín hiệu quan trọng hay cơ sở khá cụ thể để quyết

định đánh giá về một người bạn khác giới hay người yêu trong giai đoạn tìm

hiểu ban đầu. Điều dễ nhận thấy nhất vì đó chính là tấm gương phản chiếu

một cách trực tiếp những gì được cho là nhân phẩm hay phẩm giá - phẩm

hạnh. Trong gia đình, sự ứng xử của mỗi thành viên đều trở thành một sức

mạnh vô hình hướng con người theo một định hướng mang tính “tự nhiên”

nhất. Từ những việc tôn trọng thế hệ trước để rước thế hệ sau hay việc ứng

xử trong nghi lễ thờ cúng, trong việc bái tế đến những hành vi ứng xử cụ thể

hơn như: chia món ăn ngon cho người thân, dành món ăn quý cho hàng xóm,

gắn kết với cộng đồng khi hoạn nạn, tối lửa tắt đèn có nhau đều giúp cho con

người nhìn ra những giá trị và phát triển nhân cách của mình theo một tầm

mới ứng với những chuẩn mực đã định. Đó là chưa kể đến những biểu hiện

trong văn hóa của sự ứng phó với cái khó khăn, cái thất bại hay thậm chí là

những thử thách gặp phải trong cuộc sống của gia đình hay những ứng phó

trước những thử thách của cuộc đời cũng sẽ làm cho những thành viên khác

trong gia đình trải nghiệm để rút ra những chân lý mới của cuộc sống. Đó

chính là sự trân trọng lẫn nhau, đó chính là sự hết lòng vì cái chung, đó chính

là sự bền bỉ và gan dạ khi gặp thách thức... Nhiều yếu tố khác nữa vẫn hiện

hữu trong cuộc sống gia đình sẽ là những minh chứng cho sức mạnh tổng

hợp của văn hóa gia đình khi nó trở thành điểm sáng mang ý nghĩa tương tác

trực tiếp và sâu sắc.

Nếu truyền thống ứng xử đề cập đến sự ứng phó, sự xử sự của con

người thì những truyền thống về đạo đức trong văn hóa gia đình cũng sẽ thôi

thúc con người hướng đến những yếu tố thuộc về cách làm người. Từ những

thói quen thông thường như đi thưa - về trình đến những thói quen khác trong

quan hệ ứng xử của gia đình sẽ làm cho mỗi con người trở nên tốt hơn với

những giá trị đã được thẩm thấu. Khi con người chọn lựa cho mình một cuộc

sống gia đình, không thể thiếu sự suy nghĩ về những định hướng làm người

với những vai trò nhất định mà những dặn dò của cha mẹ, những chia sẻ của

ông bà hay thậm chí là những kinh nghiệm tích lũy được ngay trong gia đình

chúng ta sẽ trở thành những hành trang quý. Một lúc nào đó, mỗi người nhìn

Page 107: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

vào chính mình với cung cách cư xử - với những điệu bộ hay thậm chí những

thói quen đạo đức trong sự ứng xử với người ăn xin, lang thang, cơ nhỡ,

chính mình cũng giật mình trong sự tự hào rằng biểu hiện ấy mình đã gặp ở

đâu rồi thì phải... Không đâu xa lạ mà nó hiện hữu ngay trong gia đình mình -

nơi chúng ta đã được sinh ra và lớn lên trong tình thương và trách nhiệm.

Ngoài ra, trong văn hóa gia đình cũng xác lập những yêu cầu căn bản

về nề nếp sópng - sinh hoạt và nhiều yếu tố khác có liên quan. Đây chính là

những yếu tố căn bản để con người thực sự thích ứng với chính gia đình của

mình và nó có thể trở thành những dấu ấn đậm nét khi mỗi cá nhân thiết lập

cuộc sống riêng hay cuộc sống mới. Những kinh nghiệm có được sẽ tạo lập

cho con người tự “gò” mình vào những yêu cầu mà chính mình cảm nhận

rằng nó không thể thiếu với chính mình trong cuộc sống. Từ những thói quen

rất giản đơn như nếu có thể thì không muốn xa gia đình dù chỉ một đêm,

không muốn quên tổ chức sinh nhật cho người thân nhất của mình trong gia

đình, tặng quà nhân dịp lễ lộc cho từng thành viên trong gia đình, mừng tuổi

và lì xì cho nhau trong dịp tết... tất cả trở thành những nét nhấn quan trọng

trong bài hát của văn hóa gia đình trong nếp sống thường nhật. Hơn thế nữa,

đó còn là những hành vi khác được hiện hữu trong đời sống như cách ăn

uống - chi tiêu - tổ chức cuộc sống gia đình. Nhiều gia đình ngày nay vẫn

chưa thoát khỏi những thói quen cổ hữu trong chuyện ăn uống quá kham khổ

hay chi tiêu dè xẻn quá mức để cuối cùng gia đình rơi vào trạng thái “trầm” khi

một thành viên nào đó bệnh tật, gia đình thiếu những giây phút cân bằng....

Những điều ấy sẽ được giải quyết nếu mỗi thành viên trong gia đình đươc

hun đúc bởi một văn hóa gia đình mang tính phát triển với con người trong

cuộc sống.

Thứ hai, trong văn hóa gia đình, chính nền nếp và những yếu tố thuộc

về phông nền văn hóa sẽ trở thành những giềng mối rất quan trọng hay

những căn cơ để con người sẽ phấn đấu và nỗ lực. Ở văn hóa gia đình, có

một sức mạnh hết sức đặc biệt mà nhiều thành viên sẽ xem nó như một kim

chỉ nam hành động. Khi văn hóa trở thành điểm tựa, khi văn hóa như một

Page 108: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ngọn đuốc sáng thì hơn hết văn hóa đem lại một sức mạnh để “ràng” con

người theo những chuẩn mực tốt đẹp, “đẩy” con người theo những định

hướng hợp lý, giúp con người giữ cho chính mình những yêu cầu của tâm,

của tình và của lý, của lẽ...

Đề cập đến những phông nền văn hóa trong văn hóa gia đình không

thể không đề cập đến những giềng mối đầu tiên về sự gắn kết giữa các thành

viên trong gia đình. Ngay từ khi con người sinh ra, ở giai đoạn ấu thơ giữa

cha mẹ và con cái mà đặc biệt là giữa mẹ và con đã tồn tại một mối quan hệ

đặc biệt. Chính quan hệ này cũng là một trong những cơ sở để tạo nên sự

gắn bó giữa các thành viên trong gia đình sau này. Những nghiên cứu về mặt

tâm lý trong quan hệ giữa mẹ và con ngay sau sinh cho thấy có các kiểu gắn

bó sau đây (dựa trên tín hiệu phát ra từ mẹ và con):

+ Kiểu thứ nhất là tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh nghĩa là nhu

cầu gắn bó của mẹ và con đều thực sự rõ ràng và mạnh mẽ. Kiểu quan hệ

này thường diễn ra trong những trường hợp người mẹ đã chuẩn bị tâm lý sẵn

sàng đón con, đứa con được sinh ra trong trạng thái sinh lý bình ổn; đây là

những trường hợp mẹ tròn - con vuông và sự xuất hiện của đứa con là nguồn

hạnh phúc lớn lao và là ao ước của các thành viên trong gia đình.

+ Kiểu quan hệ thứ hai là kiểu quan hệ mà tín hiệu phát ra từ phía

người mẹ khá mạnh nhưng ngược lại tín hiệu phát ra từ đứa con lại yếu ớt.

Trường hợp này tồn tại khi đứa trẻ không thực sự có sức khỏe do bị sinh non

hoặc bị những bệnh tật ngay sau sinh. Kiểu quan hệ này thể hiện cụ thể ở

những tín hiệu quan tâm cũng như chăm sóc ở người mẹ khá rõ ràng, cụ thể

và dứt khóat nhưng tín hiệu phản ứng của con khá chậm chạp. Trong một số

trường hợp cụ thể, phản ứng của đứa trẻ có thể cực kỳ yếu và thậm chí là

không diễn ra dẫn đến biểu hiện “lệch pha” về cảm xúc và quan hệ cho nên

người mẹ cần thực sự kiên nhẫn và tinh tế trong khi thể hiện tình yêu và sự

chăm sóc dành cho trẻ.

+ Kiểu quan hệ thứ ba cho thấy tín hiệu của đứa trẻ thì khá mạnh

nhưng tín hiệu từ phía người mẹ lại quá yếu ớt. Kiểu quan hệ này thường xảy

Page 109: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

ra trong những trường hợp người mẹ không sẵn sàng về mặt tâm lý khi sinh

hoặc người mẹ không thực sự khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất. Ngoài

ra, trong một số trường hợp người mẹ phải sanh con bất đắc dĩ hoặc sanh

con một mình sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng này. Nếu điều này xảy ra thì

quan hệ giữa mẹ và con cũng khó có thể cân đối, hài hòa. Khi đứa trẻ thực sự

không nhận được những tín hiệu tích cực, đứa trẻ sẽ có nguy cơ bị “ì” về mặt

cảm xúc hoặc đứa trẻ sẽ bị “chênh” về cảm xúc khi phát ra những tín hiệu

đơn phương cũng làm cho trẻ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng hay “trầm cảm”

sớm.

+ Kiểu quan hệ thứ tư ảnh hưởng khá lớn trong mối quan hệ gia đình

khi tín hiệu phát ra từ con và từ mẹ đều yếu. Điều này sẽ làm cho mối quan

hệ giữa mẹ và con thực sự có vấn đề. Yếu tố chính nhất ở đây là cả mẹ và

con đều không có những tín hiệu tích cực khi giao tiếp sẽ dẫn đến một quan

hệ không thiết lập hoặc một quan hệ rất lỏng lẻo. Kiểu quan hệ này không

thuận lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ cũng như ảnh hưởng khá tiêu cực

đến mối quan hệ gia đình sau này.

Đến khi con cái bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, một lần nữa quan hệ

giữa cha mẹ và con cái lại tiếp tục có những thay đổi lớn. Có các kiểu quan

hệ giữa cha mẹ và con cái như sau:

+ Cha mẹ và con cái quan hệ một cách rất bình đẳng và dân chủ - con

cái tôn trọng cha mẹ và cha mẹ khá tinh tế tác động đến con cái một cách

khéo léo. Kiểu quan hệ này thể hiện theo hướng cha mẹ lắng nghe con cái,

gần gũi con cái cũng như con cái tôn trọng cha mẹ và gần gũi cha mẹ cũng

như đặt niềm tin vào cha mẹ.

+ Kiểu quan hệ kế tiếp là kiểu quan hệ cha mẹ áp đặt cũng như gây

sức ép với trẻ con theo hướng cha mẹ quyết định hoàn toàn và đẩy trẻ vào

trạng thái bị kiểm soát một cách nghiêm ngặt theo hướng “nhi hóa”. Kiểu quan

hệ này thường diễn tiến theo hướng cha mẹ không lắng nghe, gần gũi mà

thường quyết định tất cả mọi chuyện xoay quanh cuộc sống của con mình.

Ngược lại, đứa trẻ sẽ không có cơ hội bày tỏ ý kiến, suy nghĩ quan điểm lâm

Page 110: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

vào thế mất tự do. Đứa trẻ sẽ có nguy cơ “im lặng” hoặc chống đối theo

hướng phản kháng một cách mạnh mẽ và quyết liệt.

+ Kiểu quan hệ cơ bản kế tiếp có thể đề cập là cha mẹ chìu chuộng một

cách quá mức dẫn đến hiện tượng tự do thái quá và con cái không còn tôn

trọng cha mẹ và có khuynh hướng bất cần. Kiểu quan hệ này thôi thúc đứa

trẻ muốn “thoát” khỏi sự quan tâm của cha mẹ thậm chí sự quan tâm đó là

hợp lý. Một mặt do cha mẹ quá nuông chiều hoặc quá lơ là hay thiếu trách

nhiệm trong việc chăm sóc con hay tự tin quá đáng vào chủ nghĩa tự do cho

nên quan hệ giữa cha mẹ và con cái diễn tiến theo hướng không còn giới

hạn. Mặt khác, cũng có thể do đứa trẻ quá cá tính và có những thói quen tự

do quá sức không được phát hiện để điều chỉnh ngay từ sớm sẽ dẫn đến mối

quan hệ trên.

Điểm sơ qua những mốc căn bản trong đời sống gia đình để thấy rằng

chính sự gắn kết rất chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo nên một đặc

trưng trong văn hóa gia đình. Khi sự gắn kết này được mật thiết hay nói rộng

ra sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình tồn tại thì chắc chắn rằng bản

thân từng thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy thực sự an tâm khi chính

mình luôn nhận được quan tâm và chăm sóc. Tình thương và những cảm xúc

thực tế sẽ trở thành một điểm tựa vững chắc để phấn đấu, sẽ trở thành một

động lực để từng thành viên xem gia đình luôn là “sức nặng” cần phải nghĩ tới

khi có bất kỳ một quyết định, hành vi hay sự ứng xử trong cuộc sống. Trong

sự vận động của cuộc sống, văn hóa gia đình được hình thành một cách

thầm lặng và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình cũng trở thành

những yếu tố rất quan trọng để mỗi con người chọn cho mình những định

hướng lối sống. Trong khi hướng về văn hóa gia đình, con người vẫn thường

xuyên thể hiện sự ứng xử của mình trong cuộc sống thường nhật. Tùy những

hành động như đi xa mua quà về cho người thân, mua những đồ vật kỉ niệm

cho gia đình, ngày lễ lộc luôn tranh thủ thời gian về với gia đình, xuân về tết

đến sẽ xum họp cùng nhau, quây quần bên nhau cho thấy đó chính là sức

mạnh của văn hóa. Nếu sự gắn kết lỏng lèo, nếu văn hóa gia đình không xác

Page 111: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

lập được những yêu cầu căn bản như thế, con người ít nhiều sẽ có những

kiểu ứng xử mang đậm tính vị kỉ của chính mình trong cuộc sống. Đành rằng

mỗi người có quyền hướng về chính mình, mỗi người có thể chọn cho mình

những kiểu ứng xử thực sự thoải mái về tâm lý nhưng nếu thiếu sự cân bằng,

thiếu những quan tâm tinh tế đến với gia đình - đến với những người thân thì

bóng dáng của sự ích kỷ hoàn toàn có nguy cơ xuất hiện trong hành vi, thái

độ...

Trong văn hóa gia đình còn tồn tại những yếu tố thuộc về lễ nghĩa của

một con người. Đó chính là những yếu tố căn bản cho sự tồn tại đích thực

của một con người được người khác chấp nhận, một con người biết sống.

Thực tế đã chứng minh rằng dù cá nhân ấy có thực sự xuất sắc nhưng nếu

những yếu tố thuộc về lễ nghĩa không trở thành một phẩm chất đích thực thì

việc cá nhân ấy khẳng định mình trong cuộc sống cũng thực sự khó khăn. Đó

là những khó khăn trong quá trình giao tiếp, quan hệ, những khó khăn trong

khi làm việc nhóm và hành loạt những “độ chênh” khác trong quá trình tồn tại

và phát triển, có thể nói có hàng loạt bài học làm người sẽ được nhà trường,

những tổ chức xã hội có liên quan sẽ đảm nhiệm nhưng chính gia đình sẽ

thực hiện nhiệm vụ trội của mình mà đôi lúc những nhiệm vụ ấy trường học

và thậm chí là những chuyên gia về giáo dục sẽ khó có thể thực hiện vì

những điều kiện, cơ hội, thời điểm và phương thức. Không thể phủ nhận rằng

văn hóa gia đình là yếu tổ căn bản để hình thành trong đứa trẻ lòng nhân ái.

Không thể phủ nhận rằng gia đình được xem là trường học đầu tiên của lòng

nhân ái vì những hành vi và sự đối xử của cha mẹ đối với đứa trẻ là những

bài học đầu đời nhất để giúp cho trẻ sẽ chớm nở những hình ảnh đẹp nhất về

lòng nhân, về chữ “từ”, chữ “bi” trong cuộc sống. Hẳn mỗi người chúng ta đều

đồng ý rằng chiếc nôi, câu hát, nụ cười, giọng ru hờ của mẹ và hơn hết là

những cánh tay đỡ con mình, những giọt nước mắt chăm sóc con mình và

hàng loạt những lo lắng khi con đau ốm trở thành những hành trang ban đầu

cần thiết cho sự phát triển lòng nhân nơi trẻ. Còn đó là sự quan tâm đối với

nhau, là sự yêu thương những loài thực vật và động vật, còn đó là những thái

độ đối xử với những người xung quanh bằng một sự trân trọng bằng thái độ

Page 112: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

giúp đỡ, bằng tình thương hết sức chân thật đã tạo cho trẻ những rung động -

rung cảm thực sự thông qua đó giúp cho sự nảy sinh những cơ sở quan trọng

nhất của sự nhân ái - nhân từ. Sức mạnh của văn hóa gia đình là như thế khi

chính cha mẹ hàng ngày - hàng giờ đã tạo cho trẻ những bước đi vững chải

về tâm hồn - một tâm hồn rộng mở - một tâm hồn biêt sống. Những tác động

của văn hóa gia đình không tạo lập bởi những bài giảng được “quy hoạch”

hay “biên chế” sẵn, những giá trị mà văn hóa gia đình đem lại cứ dần dần trở

thành những thứ “thức ăn” dễ tiêu hóa nhất để giúp từng thành viên - từng

thành viên biết sống một cách thực tế và vững chắc nhất.

Những bài học làm người còn liên quan chặt chẽ đến nhiều phẩm chất

khác của con người mà chính văn hóa gia đình đã hoàn thành sứ mệnh của

mình một cách xuất sắc. Lòng khiêm tốn, sự tự tin, sự độc lập và cả nhiều

phẩm chất như sự trung thực, sự quyết đoán hay sự hy sinh... tất cả đều chỉ

thực sự hiện hữu ở con người nếu như gia đình hoàn thành tốt “sức mạnh”

đặc biệt của mình. Ngay cả khi trường học thực hiện thật tốt những nhiệm vụ

ấy nhưng gia đình không hỗ trợ tác chiến hay thống nhất tác động mà điều

“ngược lại” còn nảy sinh thì chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục hay hiệu quả

hình thành nhân cách cũng không thể diễn ra như mong muốn. Chính những

bậc cha mẹ trong gia đình sẽ là những người phải “sỡ hữu” một cách đích

thực những phẩm chất ấy, thể hiện những phẩm chất ấy và đem nó đến để

chính nó trở thành nguồn dữ liệu quý giá để những thành viên trong gia đình

mà đặc biệt là con cái có thể lĩnh hội và tiếp thu - tích lũy. Nói như thế không

có nghĩa gia đình trọn vẹn hay toàn diện mới có thể thực hiện chức năng này

của mình vì ngay cả một số điểm chưa thực sự “đạt yêu cầu hay đạt chuẩn”

của người thân cũng có thể trở thành một bài toán để các thành viên trong gia

đình cân nhắc - suy gẫm và trăn trở. Điều đó sẽ thực sự trở thành một điểm

nhấn khi văn hóa gia đình tác động đến sự phát triển về mặt nhân cách của

con người. Không dừng lại ở đó, văn hóa gia đình còn thể hiện rõ ở sự điều

chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong quá trình các thành viên sống và trải

nghiệm. Thực tế cuộc sống cho thấy quá trình hình thành những giá trị sống ở

con người hết sức lâu dài và phức tạp. Trong quá trình sống của con người,

Page 113: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

không thể tránh khỏi hiện tượng, một lúc nào đó, chính con người vẫn có thể

có những sai lầm nhất định trong hành vi và ứng xử. Không cần sự tác động

trực tiếp của người thân, chính chủ thể hành vi sẽ soi rọi hành vi mình với

những giá trị chuẩn tìm được mà chính mình đã ủng hộ trong chuẩn chung

của văn hóa gia đình, hành vi sẽ được điều chỉnh để chuyển hướng sao cho

phù hợp hơn. Trong một số trường hợp khác, những người thân sẽ thực sự

thực thi điểm sáng trong văn hóa gia đình là luôn quan tâm, luôn thể hiện sự

thương yêu, sẽ mau chóng và kịp thời nhận ra những đổi thay, những trăn trở

hay thậm chí là sự ăn năn và hối tiếc của từng thành viên khác để mau chóng

lắng nghe, điều chỉnh hoặc hỗ trợ tinh thần khi cần thiết. Không ít trường hợp

con trẻ ngày nay khi sống trong một xã hội hiện đại đã rất bơ vơ khi không

nhận được sự quan tâm đích thực của các bậc cha mẹ, không ít con trẻ đã

buồn bã và thậm chí đổ lỗi cho chính cha mẹ mình khi không nhận được sự

quan tâm. Những thất bại của con cái, những sai lầm của con cái hay thậm

chí là những cú trượt dài, vấp ngã thảm hại của con cái xuất phát từ văn hóa

gia đình rất lỏng lẻo, những chuẩn mực căn bản không được xác lập. Hiện

tượng cờ bạc, rượu chè say sưa, rồi nghiện hút ma túy hay thậm chí là những

biểu hiện sa đọa khác bắt nguồn từ sự gắn kết lỏng lẻo giữa các thành viên,

tình thương không được thể hiện một cách trọn vẹn, cha mẹ và con cái không

thực sự thông hiểu... Tất cả những điều đó là những biểu hiện sắc nét minh

chứng cho văn hóa gia đình không đủ sức mạnh hay chưa thực sự tồn tại một

cách đúng nghĩa với những chức năng vốn có của nó. Sẽ là một giả định hết

sức đau lòng nhưng nếu văn hóa gia đình thực sự không tồn tại hay phông

nền văn hóa gia đình rất lỏng lẻo, không vững vàng thì chắc chắn những tác

động tích cực đến với sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ sẽ khó có thể hiệu

quả. Đó là chưa kể đến sự phát triển ấy có thể lệch lạc, thiếu sự cân bằng

hoặc thậm chí là lệch hướng hẳn hay sẽ chuyển biến theo chiều hướng tiêu

cực. Những nghiên cứu về tâm lý cho thấy sự phát triển nhân cách của trẻ em

sẽ khó cân đối nếu như gia đình không tòan vẹn, sự phát triển tâm lý của đứa

trẻ sẽ hết sức dễ dàng rơi vào trạng thái thiếu cân bằng nếu như văn hóa gia

đình mong manh hay thậm chí có quá nhiều điểm đen hơn điểm sáng. Những

Page 114: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

trẻ em “đầu trộm” - “đuôi cướp”, những trẻ em có nguy cơ hư hỏng, những trẻ

em có dấu hiệu khó bảo gần như phần lớn xuất phát từ những gia đình mà

văn hóa gia đình không thực sự vững bền. Khi gia đình không hạnh phúc, sự

gắn kết giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẽo, văn hóa gia đình “lổm

chổm” thì những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống tâm lý hay trong sự phát

triển tâm lý của trẻ là đương nhiên.

IV. CƠ CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ - NHÂN CÁCH.

Không thể phủ nhận về sức mạnh của văn hóa gia đình đối với sự phát

triển tâm lý của con người hay của trẻ em. Khi mỗi cá nhân sống trong một

“dòng sữa” văn hóa gia đình thì chắc chắn rằng, mỗi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng

một cách trực tiếp những tác động của nền văn hóa ấy. Lẽ đương nhiên, sự

ảnh hưởng này không hẳn diễn ra một cách rập khuôn và thụ động mà những

đặc điểm của gia đình cũng như sức ảnh hưởng của văn hóa gia đình cũng

luôn luôn bị giới hạn bởi bộ lọc của chủ thể. Ngay trong sự ảnh hưởng của

văn hóa gia đình thì tính kế thừa, chắt lọc của mỗi chủ thể vẫn là những yếu

tố hết sức có giá trị giúp cho ảnh hường của gia đình hợp lý và an toàn nhất.

Có thể nói văn hóa gia đình ảnh đến nhân cách của từng thành viên

trong gia đình cũng như sự phát triển của từng thành viên. Sự ảnh hưởng này

thông qua những cơ chế tác động sau:

1. Cơ chế bắt chước.

Bắt chước hiểu theo nghĩa đơn giản là hành động làm theo một cái gì

đó như là một khuôn mẫu, một tấm gương; đó chính là sự mô phỏng một

hành vi, một lời nói hay một sắc thái cảm xúc.

Bắt chước là sự phản ánh tồn tại xã hội, các quan hệ xã hội dưới hình

thức hành vi, hoạt động mang tính lặp lại những hành vi, hoạt động của cá

nhân hay của một nhóm xã hội nào đó. Thông thường trong cơ chế của sự

bắt chước, ta thấy rõ có hai nhóm đối tượng cần chú ý. Nhóm thứ nhất đó

chính là những cá nhân được xem như những mẫu hình lý tưởng, những tấm

Page 115: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

gương sáng hay những con người nổi bật được quan tâm, ủng hộ hay kính

nể. Nhóm khách thể thứ hai là những người xem nhóm đối tượng thứ nhất

như là những hình ảnh mẫu mực hay nổi bật mà mình muốn noi theo. Trong

lòng của nhóm đối tượng thứ hai thì nhóm đối tượng thứ nhất hết sức được

tôn trọng hay tôn kính. Mặt khác, cũng có thể hiểu rằng trong cơ chế của sự

bắt chước, có những yếu tố cụ thể trong những biểu hiện về mặt tâm lý của

những cá nhân thuộc nhóm khách thể thứ nhất như: lời nói, hành vi, cử chỉ,

sự ứng xử, ý chí, niềm tin, nghị lực, lối tư duy... trở thành điểm sáng để nhóm

khách thể thứ hai làm theo, noi theo, bắt chước.

Bắt chước là hiện tượng tâm lý vừa mang tính chủ quan, vừa mang

tính khách quan vì có đôi lúc sự bắt chước không phụ thuộc vào ý muốn chủ

quan nhưng đôi lúc rất phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân. Bắt

chước có thể là việc hành động theo một chuẩn mực hay một cá nhân nào đó

mà mình yêu quý, quan tâm hay thậm chí là ngưỡng mộ. Tuy nhiên, trong

những trường hợp khác, bắt chước có thể là hành động làm theo một diễn

tiến tâm lý của cả nhóm, của một tập họp người đã có những mục đích -

nhiệm vụ và quy tắc cụ thể. Những trường hợp như thế, đôi khi cá nhân vẫn

chưa nhận thức được một cách đầy đủ và đúng đắn những hình ảnh hay

những chuẩn mực nhưng vẫn tuân thủ theo hướng bắt chước.

Theo diễn tiến tâm lý của cá nhân và của con trẻ, bắt chước là quá

trình phản ánh trực tiếp và làm theo những chuẩn mẫu phù hợp với cá nhân

hay một nhóm người vào hành vi, suy nghĩ, tình cảm. Lẽ đương nhiên, sự bắt

chước sẽ diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả khi chính bản thân chủ thể nhận ra và

yêu thích hay thực sự có nhu cầu làm theo - làm giống với một con người nào

đó hay những chuẩn mực nào đó của một cá nhân - một nhóm. Sự bắt chước

ở đây chỉ diễn ra khi chủ thể nhận thức được những gì cần bắt chước - hiểu

được một cách tương đối những gì cần bắt chước. Không phải cá nhân nào

hay “bóng dáng” của những chuẩn mực đều trở thành yếu tố mà con người

bắt chước. Thông thường những người có tuổi, những người có khả năng và

có kinh nghiệm vượt trội, những người có trình độ nhận thức - tâm lý nổi bật,

Page 116: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

những người vượt trên người khác trong cách thể hiện, những người thành

thạo ở một lĩnh vực nào đó sẽ có sức ảnh hưởng đặc biệt để người khác bắt

chước. Đó chính là yếu tố thuyết phục người khác bắt chước mình khi năng

lực, đạo đức, tâm tính - lối ứng xử và nhiều yếu tố có liên quan trở nên có sức

ảnh hưởng đáng kể.

Cơ chế của sự bắt chước ở đây còn được đề cập khá rõ ở phương

diện làm theo những gì mà chính bản thân chúng ta nhận thấy rằng nó đúng

đắn hay phù hợp. Tuy vậy, ở một góc độ khác, cơ chế của sự bắt chước còn

chi phối thêm ở một điểm hết sức quan trọng đó là khi những hành vi hay sự

ứng xử của con người mới chớm nở có thể là do sự tiếp nhận kinh nghiệm

mới hoặc là sự lớn lên của cơ thể - tinh thần sẽ làm cho con người bắt chước

những chuẩn mực mà mình dần nhận ra hoặc nhận thức sâu sắc để điều

chỉnh. Ở trường hợp này, sự điều chỉnh sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng vì

nó “đẩy” con người đến một kiểu ứng xử tương thích hay phù hợp.

Trong khi phân tích về sự bắt chước, không thể không đề cập đến các

mức độ hay cấp độ của sự bắt chước. Thông thường, khi nghe đến sự bắt

chước, nhiều người nghĩ ngay đến những ấn tượng xấu của sự sao chép hay

sự copy một cách vô tội vạ. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng sự bắt chước

của con người có thể ở giai đoạn đầu khi con người thiếu kinh nghiệm là sự

bắt chước mù quáng nhưng dần dần nó sẽ chuyển sang bắt chước có ý thức,

có sự sàng lọc hay thậm chí là sự định hướng một cách có ý thức. Ở một góc

độ nào đó như đã nói, bắt chước là biểu hiện thích ứng hay biểu hiện của cơ

chế thích nghi khi chính mình định hướng để làm theo chuẩn mực, chính

mình điều chỉnh mình để có thể tồn tại một cách thoải mái và hiệu quả. Khi

những giá trị hay những chuẩn mực đã trở thành điểm đến thì hành vi bắt

chước lại trở thành hành vi hợp lý mang màu sắc của tình cảm và tâm lý. Bắt

chước có vai trò khá đặc biệt đối với việc tiếp thu những kinh nghiệm xã hội.

Bắt chước gần như tồn tại ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Cơ chế tâm lý của

sự bắt chước ở các lứa tuổi là khác nhau cũng như sự bắt chước ấy sẽ thay

đổi ở nội dung của sự bắt chước: đó là bắt chước cách thức suy nghĩ, bắt

Page 117: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

chước cách ứng ứng xử hay cũng có thể là bắt chước cách hành động của

người khác.

Trong môi trường gia đình, sự bắt chước tồn tại như một quy luật

không thể thiếu được. Khi chung sống cùng nhau, khi thiết lập những quy

định hay những tôn ti trật tự, khi những cảm xúc tích cực nảy sinh thì việc bắt

chước hành vi của nhau diễn ra một cách sâu sắc, có lúc rất trực tiếp có lúc

hết sức thầm lặng. Những chuẩn mực về hành vi, lời nói, cung cách ứng xử

hay những hình mẫu về phương thức giải quyết xung đột, những thái độ

mang tính tương tác là những nội dung mà con trẻ có thể bắt chước cha mẹ,

ông bà. Không chỉ là sự bắt chước những giá trị ngầm mà ngay cả những

biểu hiện cụ thể như cách đi đứng - cách diễn đạt - cách nói năng cũng sẽ dễ

nhận thấy bóng dáng của nó ở những người con dưới sức nặng của “hình

ảnh” của cha mẹ. Không chỉ là thế, ngay trong gia đình, khi gia đình thống

nhất về mục tiêu sống, về những yếu tố thuộc về “gia quy”, về sự đối xử cùng

nhau thì con cái sẽ bắt chước một cách hết sức giản đơn để dễ dàng tạo ra

những sự thống nhất hay sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên cùng với

nhau. Cũng không thể không đề cập đến những “thần tượng” trực tiếp mà vô

cùng gần gũi đã để lại những dấu ấn đó thông qua sự gợi ý bắt chước hoặc

sự bắt chước có chủ định của con cái khi những tấm gương sáng đã là

những dữ liệu, những vật mẫu, hình ảnh đáng quý đến không ngờ. Khi văn

hóa gia đình đã được xác lập, nhiều nét văn hóa cực kỳ có giá trị trong gia

đình đã được bắt chước. Yếu tố “ẩn tàng” trong văn hóa gia đình không còn

chỉ là hình ảnh mà nó đã trở thành tồn tại thực trong sự phát triển tâm lý ở

những đứa trẻ khi mà hành vi, sự ứng xử hay tất cả những quyết định - hành

động của con trẻ đều mang màu sắc hay bóng dáng của văn hóa gia đình mà

trẻ được “tắm mình” trong đó.

2. Cơ chế hướng dẫn - lĩnh hội.

Trước hết, hướng dẫn được hiểu là hành động dìu dắt, chỉ bảo, chỉ

đường và điều khiển - điều chỉnh. Lĩnh hội là hành động tiếp thu, nhận lấy hay

thậm chí là ngộ ra và thực hiện theo những gì mình đã được hướng dẫn, dìu

Page 118: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

dắt. Nói cụ thể hơn, cơ chế hướng dẫn - lĩnh hội thể hiện rõ sức ảnh hưởng

của người lớn hay một nhóm người được giao nhiệm vụ đặc biệt sẽ định

hướng và dìu dắt cũng như tác động để nhóm người còn lại sẽ tiếp thu bằng

nhận thức, quan sát những chuẩn mực mẫu để thực hiện một cách tương

ứng.

Cơ chế hướng dẫn - lĩnh hội dựa trên nền tảng của sự tương tác.

Thông thường, trong mối quan hệ giữa con người và con người, dù đó là mối

quan hệ giữa hai chủ thể tương tác lẫn nhau nhưng bao giờ nó cũng mang

một tính chất đặc biệt của của sự tác động. Sẽ có một nhóm hay một phía chủ

động hơn, nhỉnh hơn về mặt hình ảnh để tác động nhóm còn lại. Đó chính là

sức mạnh của hành động hướng dẫn và đương nhiên nhóm còn lại hay cá

nhân còn lại sẽ lắng nghe - thấu hiểu - suy nghĩ - lĩnh hội những gì được tác

động.

Xã hội luôn tồn tại một hệ thống những giá trị. Giá trị trong Đạo đức học

luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái thiện, cái ác, công bằng,

bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của

con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy

tắc đạo đức của xã hội. Giá trị, trong Tâm lý học hiểu theo nghĩa khách thể là

những hiện tượng nhất định của hiện thực có ý nghĩa đối với con người, đối

với xã hội và với nền văn hóa. Tất cả các đối tượng của hoạt động, các mối

quan hệ xã hội, những hiện tượng tự nhiên... đều có thể trở thành những đối

tượng của quan hệ giá trị, tức là những đối tượng này đều được đánh giá thật

hay giả, đẹp hay xấu, thiện hay ác... Phương thức và tiêu chuẩn để tiến hành

việc đánh giá các hiện tượng xã hội được củng cố trong các hành vi xã hội,

trong văn hóa, trong ý thức cá nhân con người và đó là những giá trị chủ

quan đóng vai trò định hướng hành động của con người. Giá trị khách thể và

giá trị chủ quan là hai cực của quan hệ giá trị và luôn hướng đến sự thống

nhất với nhau. Những giá trị này không phải tự nhiên tồn tại mà nó phải được

chuyển từ bên ngoài vào bên trong, chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Muốn có bước chuyển ấy thì không thể thiếu hành động hướng dẫn - lĩnh hội.

Page 119: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Ngay cả khi đề cập về sự chủ động hay sự năng động và tính tích cực của

con người thì cũng không thể thiếu sự hướng dẫn nếu như sự hướng dẫn ấy

hiểu theo nghĩa tích cực của nó. Dù rằng hiệu quả của sự lĩnh hội là quyết

định nhưng chắc chắn rằng những tác động hay sức mạnh của văn hóa gia

đĩnh vẫn phải dựa trên chiếc cầu song song hai đầu “hướng dẫn và lĩnh hội”

đã được nối nhịp một cách hoàn hảo.

Trong đời sống gia đình, văn hóa gia đình sẽ tồn tại những thang bậc

giá trị hay những “khung chậu”. Chính cha mẹ - nói một cách khái quát hơn là

văn hóa gia đình với sự tham gia của cha mẹ - ông bà cùng những yếu tố tâm

lý “ngầm” sẽ thực thi công tác hướng dẫn những chuẩn mực để con cái -

cháu chắt tiếp thu và lĩnh hội. Khi hướng dẫn con cái, các bậc cha mẹ không

ngần ngại dành hết thời gian cho con cái với tình thương vô bờ bến phân tích

từng cái đúng - cái sai. Đó chính là quá trình hướng dẫn có kỹ thuật và có

phương pháp. Ngay cả trong gia đình hiện đại, cũng không ít các bậc cha mẹ

sử dụng phương pháp trải nghiệm để hướng dẫn cho con em của mình. Cái

đúng hay cái sai sẽ không quan trọng bằng chính những gì cha mẹ mong

muốn ở con mình vì có thể đưa cái đúng để làm theo, nêu cái sai để tránh

bước vào. Mặt khác, chính văn hóa gia đình còn gầy dựng nên những tác

động hướng dẫn mang đậm sắc thái nghiêm túc nhưng đầy tình thương. Sẽ

có hệ thống những tiêu chuẩn được làm và không được làm, tán thành hay

không tán thành, nên hay không nên, được phép thực hiện hay không được

phép thực hiện mà chính cha mẹ sẽ hướng dẫn cho con cái một cách tuần tự,

thường xuyên và liên tục trong quá trình đứa trẻ lớn lên. Từ những hành động

rất đơn giản như: đánh răng, rửa mặt cho đến những hành động ứng xử khi

chúc tết, nhận lì xì, cảm ơn - xin lỗi trong quá trình giao tiếp đều được lĩnh hội

bởi sự tích cực của con trẻ thông qua sự hướng dẫn tận tâm - tận tụy của cha

mẹ.

Bàn về cơ chế hướng dẫn và lĩnh hội, không thể không đề cập đến

nguồn lực của sự hướng dẫn từ phía gia đình. Trong văn hóa gia đình có một

sức mạnh đặc biệt của yếu tố tình thương. Chính sự thương yêu vô bờ bến

Page 120: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

của cha mẹ đã làm cho quá trình huấn luyện mang màu sắc của sự hy sinh

cao cả. Không ít cha mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con mình chỉ mong một

điều rất đơn giản: con nên người. Con nên người đó chính là ước mơ, là khát

khao, là kỳ vọng của các bậc cha mẹ khi nhận thấy con mình đã lĩnh hội được

chuẩn mực. Chính tình thương ấy làm cho cha mẹ cảm nhận rằng dù quá

trình huấn luyện có khó khăn hay gian khổ, có phức tạp hay tốn kém, có mệt

mỏi hay căng thẳng cũng chẳng hề gì. Khi những chuẩn mực đã được con

mình lĩnh hội, nhìn những giá trị văn hóa gia đình đã được con mình tiếp thu

và thực thi trong cuộc sống, niềm vui của các bậc cha mẹ cũng đủ lớn, đủ

đầy.

Bàn về cơ chế của sự hướng dẫn - lĩnh hội không thể không phân tích

cách thức thực hiện của nó. Còn đó là sự làm mẫu của cha mẹ về những

hành vi chuẩn, còn đó là sự gợi mở của người lớn trong gia đình về những

giá trị hợp lý, còn đó là cả sự động viên khi quá trình lĩnh hội có vẻ không dễ

dàng hay không thực sự đơn giản như ý nghĩ. Với những giá trị văn hóa gia

đình được hướng dẫn, nó không thực sự dễ dàng để trở thành những giá trị

được “sở hữu” trong tâm trí của con cái, chính cha mẹ là người tác động

những “lực” không nhỏ để con mình hướng đến cái chân, thiện, mỹ trong

chuẩn mực chung của xã hội cũng như trong văn hóa gia đình.

3. Cơ chế ám thị.

Có thể hiểu khác nhau về ám thị dựa trên nhiều cách tiếp cận như: Tâm

lý học bệnh lý, Tâm lý học phân tâm, Tâm lý học xã hội. Hiểu một cách đơn

giản ám thị là hiện tượng bị tác động một cách mạnh mẽ từ những sức mạnh

nào đó trong cuộc sống mà ta có cơ hội gặp gỡ, tiếp nhận.

Dưới góc độ Tâm lý học thì ám thị là sự tác động tâm lý từ một uy

quyền hợp pháp đến cá nhân hoặc nhóm người làm cho họ tiếp nhận thông

tin và hành động một cách vô điều kiện, không phê phán. Ám thị xảy ra khi có

giao tiếp trực tiếp giữa người với người”.

Ở một góc nhìn khác từ phía chủ thể ám thị, ám thị là quá trình tác

động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý con người nhằm mục đích

Page 121: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định. Trong trạng thái bị ám thị,

năng lực ý thức và tính phê phán của người bị ám thị đối với những nội dung

bị ám thị giảm đi một cách rõ rệt. Những nội dung này được cá nhân lĩnh hội

một cách tự động mà dường như yếu tố nhận thức - tư duy không còn sức

mạnh hay không còn tham gia một cách cụ thể và trực tiếp.

Trong cơ chế của sự ám thị có hai yếu tố cần được phân tích một cách

rạch ròi, có những chủ thể luôn chủ động thực hiện quá trình ám thị của mình

với người khác. Tuy nhiên, cũng có những chủ thể không chủ động thực hiện

sự ám thị của mình nhưng vì cái “bóng” của họ quá lớn, sức mạnh về hình

ảnh của họ quá mạnh, sự ảnh hưởng của họ quá cao trên phương diện năng

lực xét trên những thành tựu cụ thể và sự đắc nhân tâm về mặt ứng xử làm

cho những cá nhân khác bị ám thị. Xét trên phương diện văn hóa gia đình

điều này sẽ hợp lý khi chính cha mẹ trở thành những người rất chuẩn mực và

chiếc bóng của gia đình thông qua những giá trị văn hóa “đầy ắp” đã trở thành

những yếu tố đem lại một sự ảnh hưởng đặc biệt và độc đáo. Trên cơ sở đó,

khá nhiều thành viên trong gia đình đã tình nguyện bị ám thị hay được ám thị

và lúc này cơ chế ám thị có thể giao thoa với một vài cơ chế khác như: bắt

chước...

Trong đời sống gia đình, văn hóa gia đình có quyền năng của mình với

sức mạnh tổng hợp của cha mẹ. Cha mẹ được tặng một sức mạnh, một

quyền uy, một “nội lực” rất đáng nể khi cha mẹ được xã hội thừa nhận trong

việc giáo dục con cái, được pháp luật chấp nhận và được chính những đứa

con ủng hộ khi quan hệ ruột thịt - tình cảm luyến lưu tồn tại. Những tác động

ám thị từ phía cha mẹ có một sức ảnh hưởng đặc biệt vì cha mẹ thường đưa

ra những chuẩn mực - chuẩn mực nghĩa là phải chuẩn; cha mẹ thường muốn

tốt cho con cái - có cha mẹ nào muốn xấu cho con, cha mẹ là người có quá

nhiều kinh nghiệm sống - hay đã từng trải nên con cái tuân thủ một cách “ám

thị” ngầm là điều đương nhiên. Khi điều này được xác lập và nó trở thành

những thói quen thì hiệu ứng của sự ám thị càng sâu sắc và mạnh mẽ. Có thể

nói rằng hai mặt của vấn đề tồn tại ở đây. Nếu những giá trị văn hóa của gia

Page 122: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

đình ấy thực sự phù hợp và không bao hàm những phản giá trị hay giá trị ảo

hoặc những giá trị không còn tương thích thì chắc chắn rằng sự phát triển sẽ

diễn ra một cách hiệu quả. Nhưng nếu điều ngược lại tồn tại thì ảnh hưởng

của sự “phát triển” lạc hướng hay thiếu sự cân đối cũng có thể diễn ra.

Cơ chế ám thị còn được phân tích theo vốn kinh nghiệm của từng

thành viên, mối quan hệ gắn kết giữa cha mẹ và con cái và những kỹ năng

sống của từng thành viên trong gia đình. Khi kinh nghiệm của con cái bắt đầu

đầy đủ để nhận thức sự hợp lý hay không, khi con cái cảm nhận được những

gì nên hoặc không nên trong quá trình lĩnh hội thì chắc chắn sức mạnh của

việc ám thị cũng bị giảm đi khá nhiều. Mặt khác, sức mạnh của sự ám thị

cũng phụ thuộc vào chiếc bóng của người cha, người mẹ trong gia đình.

Thực tế cho thấy ở một số gia đình, khi chiếc bóng của cha mẹ quá lớn thì sự

ám thị sẽ diễn ra như một hành động tất yếu vì nội lực của con cái không đủ

để đảm bảo cho sự phản biện. Khi con cái càng thần tượng cha mẹ hay con

cái càng tôn trọng cha mẹ thì sự ám thị càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tuy

vậy, chính các bậc cha mẹ này cũng dễ dàng nhận ra rằng không phải lúc nào

sự ám thị cũng được thực thi bằng hình thức “cứng” theo kiểu “áp bóng” mà

đôi lúc chính những yếu tố thuộc về tình thương, thuộc về sự động viên,

thuộc về sự đồng cảm sẽ đem đến những hiệu ứng thật bất ngờ và độc đáo.

Trong quan hệ gia đình, văn hóa gia đình vẫn có sự tồn tại của yếu tố

ám thị. Cha mẹ ám thị con cái về những chuẩn mực sinh hoạt hàng ngày, về

quan điểm trong sự đối xử, về kiểu phản ứng tự vệ, về quan hệ giới tính hay

về chuyện gia đình - con cái. Những yếu tố ấy khi được ám thị sẽ tồn tại khá

bền vững và sâu sắc trong tâm lý của con trẻ. Sự ám thị tích cực từ phía cha

mẹ được thực thi bằng chính sự cộng hưởng rất đặc biệt của cha mẹ như: uy

quyền, tình cảm, sự tinh tế sẽ làm cho quá trình ám thị dễ đạt đến đỉnh cao

của sự tác động toàn phần.

4. Cơ chế đồng nhất hóa.

Có thể nói cơ chế đồng nhất hóa là một cơ chế hết sức đặc biệt nhận

được sự quan tâm nghiên cứu của khá nhiều trường phái Tâm lý học khác

Page 123: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhau. Tuy nhiên, khi bàn bạc về văn hóa gia đình ảnh hưởng đến nhân cách

trẻ em thì cơ chế đồng nhất hóa được quan niệm như một tác động đặc biệt

trong suốt tiến trình sinh ra đến khi trưởng thành của trẻ.

Trước hết, đồng nhất được hiểu là sự nhận biết về ai đó, về cái gì đó.

Đồng nhất còn thể hiện ở điểm so sánh xem mình giống với ai đó, giống với

cái gì. Nói khác đi, đồng nhất có thể là quá trình đối chiếu, so sánh mình với

một chủ thể khác trên những cơ sở nhất định, những dấu hiệu nhất định để

nhận ra sự giống hay khác nhau.

Bên cạnh đó, đồng nhất còn được hiểu theo nghĩa nhìn mình trong một

cái khác hay so với một cái khác và mong chờ hay mong ước mình và thậm

chí là biến mình giống như yếu tố đó. Ở góc độ này, đồng nhất hóa với ý

nghĩa là bắt chước, mô phỏng hay làm theo một cách có ý thức của con

người. Như vậy, cơ chế đồng nhất hóa có một phần giao thoa với cơ chế bắt

chước nhưng không hẳn là bắt chước hay nói khác đi là không có sự trùng

lặp hoàn toàn.

Đồng nhất hóa cũng là vấn đề trọng điểm trong Tâm lý học phân tâm.

Theo Sigmund Freud, đồng nhất hóa được sử dụng để lý giải những hiện

tượng trầm uất, giấc mơ và sự bắt chước khuôn mẫu hành vi của trẻ em đối

với người lớn cũng như sự hình thành ứng xử, sự hình thành cái tôi, sự tiếp

nhận về mặt giới tính và nhận thức giới tính. Sigmund Freud cũng quan tâm

đặc biệt đến sự đồng nhất ở con trẻ trải qua những biểu hiện khác nhau trong

tiến trình phát triển. Xuất hiện đầu tiên trong đời là sự đồng nhất với mẹ qua

sự quyến luyến về cảm xúc, đồng nhất cơ chế tự vệ với sự lo lắng, đồng nhất

với cha hoặc mẹ theo cơ chế bắt chước của mặc cảm ơđip, đồng nhất tương

hỗ giữa cá nhân trong xã hội để tạo nên sự nhập tâm cảm xúc, đồng cảm.

Ông còn khẳng định: “Đồng nhất hóa là hình thức cổ sơ nhất của sự ràng

buộc với đối tượng, thông qua hình thức này, đối tượng được đưa vào cái tôi.

Theo ông, sự đồng nhất hóa xuất hiện khi nào con người nhận thấy mình có

một nét chung với một người khác và những nét chung càng nhiều, càng

quan trọng thì sự đồng nhất hóa càng hoàn toàn.

Page 124: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Trong giao tiếp, đồng nhất hóa tồn tại trong quan hệ liên nhân cách của

con người. Đồng nhất là cơ chế giúp cá nhân nhập vai, hòa nhập vào các

nhóm xã hội. G. Fichcher cho rằng đồng nhất hóa là cơ chế quan trọng để

hình thành thân phận xã hội, là quá trình tương tác giữa cái tôi lý tưởng và cái

siêu tôi (cái tôi trong quan hệ với các chuẩn mực xã hội). Trong khi nhìn nhận

về đồng nhất hóa theo hướng này, rõ ràng đứa trẻ đã nhìn về các chuẩn mực

trong cuộc sống, hướng về nó cũng như điều chỉnh chính mình để đạt đến cái

gọi là hoàn hảo nhất theo yêu cầu của xã hội. Nói khác đi, đồng nhất hóa giúp

đứa trẻ thực sự trưởng thành.

Một số tác giả khác như H. Hipsơ và M. Phorvec xem đồng nhất hóa là

một cơ chế hình thành thái độ con người. Những nhà nghiên cứu này khẳng

định rằng chính sự xem xét và những hành vi của người khác sẽ hiểu được

nhiều điều có liên quan và hiểu được quan hệ của mình với họ. Các nhà

nghiên cứu trên viết: “Việc đứa trẻ chủ động suy nghĩ xem cha nó hay người

bạn mà nó quý sẽ xử thế trong tình huống nào đó như thế nào là một hành

động đồng nhất hóa ít nhất đối với lúc suy xét. Điều này cũng xảy ra hệt trong

đời sống chính trị vậy” [6, 176 ].

Ở đây khi nói về cơ chế đồng nhất hóa thì G. Ficher lại phân tích thêm

về sự tự đánh giá trong quá trình đồng nhất hóa. Thực chất của quá trình

đồng nhất hóa không thể thiếu sự hình thành ở cá nhân sự đánh giá về người

khác bao gồm một tập hợp những yếu tố phẩm chất mà cá nhân hay nhóm

nào đó dùng làm mô hình để đồng nhất hóa. Ông cho rằng trong đồng nhất

hóa có sự tham gia đặc biệt về cái mong muốn mà cá nhân “biến thành” hay

“trở thành”. Khi quá trình đồng nhất hóa diễn ra, con người không chỉ học cho

giống một cá nhân nào đó mà còn biến mình thành một đối tượng được tán

thành trên bình diện xã hội.

Đồng nhất hóa còn được xem xét như một quá trình đồng hóa nhân

cách của con người này với một người khác. Đồng nhất nhân cách là cơ chế,

hành vi thể hiện qua mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ của cá nhân với những

người khác mà trước hết là cha mẹ. Ở đây, định hướng về người khác như

Page 125: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

một hình mẫu để tăng thên tri thức và kinh nghiệm xã hội cho cá nhân. Đồng

nhất nhân cách ở trẻ thơ được diễn ra như sau: Hình thành định khuôn hành

vi, tạo nên các đặc điểm nhân cách, hình thành các định hướng giá trị và

đồng nhất về vai trò giới tính. [1,179]. Khắc họa cho quan niệm này thì nhà

nghiên cứu Fhorvec khẳng định không dễ dàng và đơn giản quá trình đồng

nhất hóa hay cơ chế đồng nhất hóa diễn ra. Đồng nhất hóa diễn ra khi có

những điều kiện sau đây:

- Đối tượng phải là những người tỏ ra muốn bắt chước.

- Đối tượng ở trong tình huống khó khăn, chưa quen thuộc về một cách

ứng xử như một chuẩn mực xã hội đã có.

- Đối tượng là những người chưa thực sự có kỹ năng nghĩa là còn đang

trong quá trình tập luyện, rèn luyện.

- Đối tượng không phải là những người quá tự tin và họ cần tìm cảm

giác được tôn trọng nếu đồng nhất hóa diễn ra.

Trong cơ chế đồng nhất hóa, khi xét trong mối quan hệ gia đình - mối

quan hệ nhóm thì đồng nhất nhóm cũng là một khái niệm cần được quan tâm.

Đồng nhất nhóm là sự đối chiếu, so sánh bản thân của cá nhân với hình ảnh

chung của những thành viên khác trong nhóm, cộng đồng, trên cơ sở đó dẫn

đến sự tiếp nhận những mục tiêu, định hướng giá trị thường không mang tính

phê phán. Ở đây, rõ ràng đồng nhất với nhóm có liên quan đến quá trình tác

động của văn hóa gia đình đối với sự phát triển của con người trong đời sống.

Khi tất cả các thành viên gia đình đều có sự thống nhất với nhau, khi trong gia

đình đã hình thành được những quy chuẩn hay văn hóa gia đình đã thực sự

tồn tại và có sức ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình thì quá trình

đồng nhất nhóm sẽ diễn ra để con người sẽ tạo ra hiệu ứng niềm tin, hiệu

ứng tự hào cũng như hướng đích đến những chuẩn mực mà số đông hay cả

nhóm đã chấp nhận, thừa nhận.

Trong Tâm lý học xã hội hiện đại, đồng nhất hóa được nghiên cứu theo

các khía cạnh sau:

Page 126: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

+ Đồng nhất hóa là quá trình cá nhân thống nhất bản thân với người

khác, nhóm khác.

+ Đồng nhất hóa là sự nhìn nhận, hình dung của chủ thể về người khác

như là sự kéo dài của bản thân mình, gán cho người đó những đặc điểm, tình

cảm và mong muốn của mình (như sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái).

+ Đồng nhất hóa như cơ chế mà cá nhân tự đặt mình vào vị trí của

người khác, chuyển dịch bản thân mình vào hoàn cảnh, không gian của

người khác.

Trong quan hệ gia đình, văn hóa gia đình sẽ thôi thúc đứa trẻ đồng nhất

hóa mình một cách rõ nét. Đặc biệt là khi trẻ chưa đủ kiến thức và kinh

nghiệm trong cuộc sống. Ngay từ giai đoạn trước tuổi đến trường, trẻ có thể

công khai đồng nhất hóa hình ảnh của mình với hình ảnh của cha mẹ vì đó là

những hình ảnh cực kỳ tuyệt diệu. Trong hình ảnh được đồng nhất hóa, trẻ

khát khao mình sẽ được như thế, được gần giống hay tương tự như thế. Đó

chính là sự khẳng định mình trước một thế giới trong tương lai mà trẻ hiểu

rằng mình chưa thể có ngay bây giờ. Rồi lớn lên, sự đồng nhất hóa sẽ diễn ra

theo một khuynh hướng mới khi chính đứa trẻ tìm được những ấn tượng đặc

biệt từ phía những người thân trong gia đình hay thậm chí là một hình ảnh lý

tưởng. Điều đó thôi thúc trẻ nỗ lực, phấn đấu nhưng cũng có thể dẫn đến hiện

tượng mơ mộng ở trẻ. Diễn tiến tâm lý đó làm đời sống của trẻ có sự phát

triển. Điều dễ nhận thấy ở đây là do chơ chế đồng nhất hóa đã làm cho đứa

trẻ tích cực thiết lập những mối quan hệ xã hội nhằm thống nhất bản thân

mình với các cá nhân hoặc nhóm khác nhằm xác định vai trò xã hội, trẻ em

muốn hòa nhập để khẳng định, muốn khát khao được hóa thân. Cũng chính

trong sự hướng đích ấy, có những chuẩn mực văn hóa hay những giá trị văn

hóa đã “thâm nhập” và trở thành “tài sản” riêng của trẻ trong quá trình đồng

nhất hóa đó. Thực chất đó chính là quá trình lĩnh hội hay chuyển những giá trị

bằng cách thức tích lũy.

Đối với văn hóa gia đình, sự đồng nhất hóa hình ảnh của chính một chủ

thể đối với những hệ chuẩn mực sẽ giúp đứa trẻ hiểu dần những lý lẽ cần

Page 127: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

thực hiện, hiểu được những giá trị đích thực cần phấn đấu cũng như hiểu

được những yêu cầu cần thiết nhưng cũng đầy thách thức. Thông qua sự tiếp

nhận một cách “lặng thầm” nhưng “cao vợi” bằng cơ chế này, văn hóa gia

đình sẽ thực sự đem đến những giá trị mới trong sự phát triển mà hình ảnh

của nó thật sắc nét trong sự phát triển tâm lý - nhân cách.

Chương 7. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC

I. VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ.

Văn hóa là hoạt động sáng tạo ra các giá trị nhất định có ý nghĩa với

con người hay văn hóa là do con người sáng tạo ra và thuộc về con người,

loài người - xã hội loài người cho nên văn hóa không thể tách rời sự phát

triển của tâm lý trẻ em. Nếu đã gọi văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và

các giá trị tinh thần đã được chắt lọc và truyền lại qua chiều dài lịch sử thì văn

hóa có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý nói chung và sự phát triển

tâm lý trẻ em nói riêng. Sự phát triển tâm lý của trẻ không thể tách rời khỏi

văn hóa bởi vì yếu tố văn hóa được xem là một nội dung quan trọng để trẻ

lĩnh hội, thông qua đó tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển.

Văn hóa có ý nghĩa thật tích cực đối với sự phát triển cá thể - con

người và ảnh hưởng của văn hóa đối với sự phát triển tâm lý là điều tất nhiên.

Văn hóa tồn tại tiềm ẩn và trực tiếp trong xã hội, đó chính là di sản của dân

tộc, của nhân loại và vì thế con người sẽ lĩnh hội những giá trị tâm lý của

nhân loại đã được tích lũy lâu đời và cả những giá trị văn hóa mới phát triển.

Khi tái tạo để cái mới của nhân loại trở thành cái mới của chính mình, con

người đã có sự phát triển tâm lý bên trong sự phát triển nói chung. Hơn thế

nữa, trong quá trình học tập con người luôn luôn gặp phải những khó khăn

thử thách; để đạt được “cái” và “cách” đúng lúc ấy con người phải phát huy

hết tất cả những gì thuộc về năng lực của mình trong đó có năng lực tâm lý.

Page 128: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Tâm lý con người được thử thách, được bồi đắp và được bổ sung, sử dụng

và tiếp tục phát triển. Đó chính là ảnh hưởng của văn hóa - lĩnh hội văn hóa

đối với tâm lý.

Văn hóa tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của

trẻ bởi vì nội dung của văn hóa chính là đối tượng, là kết quả mà đứa trẻ cần

chiếm lĩnh về mặt tâm lý của mình. Đứa trẻ càng nhỏ thì việc lĩnh hội tri thức

càng cần thiết vì đó là những kinh nghiệm hết sức quý báu ảnh hưởng một

cách trực tiếp và gián tiếp đối với đứa trẻ. Trẻ nhỏ lĩnh hội tri thức đôi khi

cũng được hiểu đó là sự phát triển tâm lý dù rằng thực sự đấy vẫn chưa phải

là sự phát triển các phẩm chất tâm lý. Qua đó, trẻ sẽ thông minh hơn, sáng

tạo hơn, biết vận dụng những điều đã hiểu trong cuộc sống một cách phù hợp

hơn. Việc tìm hiểu tâm lý của trẻ bằng những phương pháp nghên cứu khác

nhau cần phải quan tâm đến thành tố văn hóa. Hơn thế nữa, việc sử dụng

một cách tùy tiện các công cụ nghiên cứu tâm lý của một nền văn hóa này

cho một nền văn hóa khác cũng cần phải được cân nhắc. Nếu như thế việc

định chuẩn trắc nghiệm tâm lý hay các bước nghiên cứu thử về các trắc

nghiệm tâm lý gần như là một điều kiện bắt buộc.

Văn hóa vừa mang nghĩa rộng và vừa mang nghĩa hẹp thậm chí chỉ là

một hoạt động riêng lẽ nào đó trong phạm vi sáng tạo của con người nên văn

hóa liên quan chặt chẽ đối với sự phát triển tâm lý. Sự phát triển tâm lý thực

chất đó chính là sự hình thành và biến đổi các thao tác tâm lý. Khi đứa trẻ

muốn hình thành các cấu trúc nhận thức và có sự phát triển của tư duy thì

đứa trẻ không thể thiếu văn hóa mà thậm chí rất cần có văn hóa. Văn hóa là

một trong những điều kiện cần để đứa trẻ hình thành cấu trúc tâm lý diễn ra

theo cơ chế từ việc hình thành các cấu trúc nhận thức đựa trên hành động có

tính thực tiễn tạo ra cấu trúc sơ khai tương ứng, rồi đến quá trình nhập tâm

các cơ cấu thành hình ảnh biểu trưng và nội tâm hóa để thành khái niệm. Sự

chuyển hóa trên phải có sự hiện hữu của văn hóa hay nói khác đi văn hóa

không thể thiếu được trong sự phát triển tâm lý của con người.

Page 129: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Văn hóa có vai trò hết sức đặc biệt đối với sự phát triển, cụ thể là sự

phát triển xã hội và sự phát triển cá nhân. Con người hay cá nhân thể hiện rất

rõ sự ảnh hưởng của văn hóa đối với sự phát triển của mình trong đó con

người vừa là chủ thể, vừa là khách thể sáng tạo. Văn hóa ảnh hưởng đến

tâm lý con người thì không thể ảnh hưởng đến một thành phần rất quan trọng

trong tâm lý con người đó là trí năng. Văn hóa cũng đặt ra yêu cầu đối với cá

nhân, bắt buộc cá nhân phải đáp ứng thì cá nhân càng phải nỗ lực để đáp

ứng nhu cầu của văn hóa. Đó cũng chính là nhu cầu chuyển văn hóa nhập

tâm vào cá thể để cá nhân thích ứng, cá nhân hóa và gắn kết.

Văn hóa luôn luôn tương tác với kiểu gen và môi trường. Tâm lý con

người cũng không thể tách khỏi môi trường và tâm lý cũng luôn luôn dựa vào

một kiểu gen nhất định. Tâm lý rất cần sự nuôi dưỡng của môi trường, của

kiểu gen. Sự tương tác giữa văn hóa với môi trường - kiểu gen làm cho sự

phát triển tâm lý diễn ra không thể không bắt nguồn từ việc tìm hiểu kiểu gen -

những yếu tố bẩm sinh di truyền và cả môi trường tự nhiên - môi trường xã

hội. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển tâm lý có thể xảy ra dựa trên cơ

sở bẩm sinh di truyền tốt và môi trường thuận lợi. Điều này cho thấy, muốn

tìm hiểu về mức độ phát triển tâm lý của một khu vực hay một thành phố lớn

cần phải thật chú trọng đến việc chọn mẫu trẻ em. Mẫu ấy vừa phải là mẫu

đại diện nhưng không thể có những trẻ có cơ sở bẩm sinh di truyền không

nguyên vẹn vì thế có thể làm ảnh hưởng đến trị số chung. Cũng cần phải thật

lưu ý đến việc chọn lựa công cụ trắc nghiệm phù hợp cũng như việc so sánh

về mức độ phát triển tâm lý của trẻ trên phương diện giới tính, trên phương

diện môi trường nội thành và ngoại thành hay trên phương diện nghề nghiệp -

công tác của các bậc phụ huynh cũng là những số liệu khá lý thú và hấp dẫn.

Văn hóa với các thành tố cơ bản là tri thức, ngôn ngữ, thế giới quan, lối

sống và các hoạt động cũng không thể tách rời đối với sự phát triển tâm lý

của trẻ. Nội dung tâm lý chủ yếu của cấu trúc tâm lý bên cạnh các hành động

vật chất, cảm tính thì còn có tri thức với các hình ảnh cảm tính - biểu tượng,

khái niệm và tư duy và đặc biệt là ngôn ngữ với vai trò là vỏ bọc của tư duy.

Page 130: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Sự tương đồng nhất định ở một số thành tố đã nêu, giữa các thành tố văn

hóa với các thành tố thuộc nội dung tâm lý của cấu trúc tâm lý cho thấy sự

liên quan mật thiết giữa tâm lý và văn hóa. Các thành tố trên là điều kiện, là

phương tiện, là những yêu cầu mà sự phát triển tâm lý phải diễn ra và đáp

ứng. Ngược lại, tâm lý phát triển lại ảnh hưởng đến các thành phần trên của

văn hóa một cách tích cực.

Ngoài ra, khi tìm hiểu tâm lý của bất kỳ độ tuổi nào đó, nhất thiết phải

tính đến các thành tố đã nêu trên trong quá trình chọn lựa công cụ nghiên cứu

tâm lý cũng như việc thực thi công cụ nghiên cứu ấy trong mối quan hệ với

văn hóa. Tùy theo lứa tuổi mà công cụ trắc nghiệm đó có khai thác hết khả

năng có thể có hay không khi trẻ biểu hiện năng lực tâm lý của mình. Riêng

đối với giai đoạn trước tuổi học, lứa tuổi mà cả về ngôn ngữ, lẫn tri thức... còn

rất hạn chế thì việc thiết kế các công cụ nghiên cứu tâm lý hay chọn lựa các

công cụ nghiên cứu tâm lý trẻ em cũng là vấn đề cần phải cân nhắc và quan

tâm.

Một trong những đặc trưng và cũng là chức năng của văn hóa đó là

giáo dục, giáo dục như kho tàng tri thức khổng lồ thôi thúc con người sử dụng

chìa khóa tâm lý để phát triển tâm lý trong quá trình lĩnh hội tri thức và kinh

nghiệm. Sự phát triển tâm lý của trẻ không thể tách rời khỏi điều kiện văn

hóa, điều kiện sống, lứa tuổi và đặc biệt là giáo dục. Cơ chế sự phát triển tâm

lý rõ ràng không thể tách rời khỏi văn hóa. Thay đổi một số yếu tố trong văn

hóa, thay đổi giáo dục, thay đổi cơ sở định hướng hành động học tập trong

dạy học ảnh hưởng rất nhiều đối với sự phát triển tâm lý của đứa trẻ. Việc

phát triển tâm lý của trẻ chỉ diễn ra thuận lợi và hiệu quả trong một môi trường

văn hóa thích hợp, trong những điều kiện giáo dục - dạy học phù hợp... tât cả

những yếu tố này sẽ ảnh hưởng và thậm chí là quyết định rất nhiều về sự

phát triển tâm lý của đứa trẻ. Điều này cũng cho thấy nhờ vào giáo dục, đặc

biệt là một số biện pháp tác động nhất định có thể nâng cao sự phát triển tâm

lý của trẻ lên một mức độ cao hơn hoặc là một số biểu hiện khác của tâm lý

Page 131: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

sẽ được phát triển tốt hơn đặc biệt là thông qua việc tổ chức các dạng hoạt

động nói chung và hoạt động chủ đạo nói riêng.

Văn hóa luôn luôn được tích lũy theo thời gian và văn hóa luôn luôn

được bổ sung nên khi nghiên cứu tâm lý và sự phát triển tâm lý của đứa trẻ

không thể không quan tâm đến môi trường xung quanh những thành tố của

văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng, văn hóa gia đình - nơi trẻ sinh ra và lớn

lên, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống bên cạnh những nét văn hóa

hiện đại. Chính mối liên hệ này quy định một số biến đổi, phát triển nhất định

trong tâm lý của từng trẻ cũng như của một nhóm trẻ trong một cộng đồng

văn hóa, trong một thời đại nhất định. Nếu tâm lý được xem là cấu trúc hoạt

động trí óc đảm bảo sự thích ứng giữa chủ thể với những thay đổi của những

điều kiện sống thì chính văn hóa làm cho cấu trúc tâm lý càng cơ động và sự

phát triển tâm lý diễn ra một cách không ngừng.

Văn hóa là sự kết tinh của năng lực người và cả những phẩm chất

người trong đó những phẩm chất tâm lý luôn tồn tại thì trong đó văn hóa là

một trong những điều kiện rất quan trọng sẽ nuôi dưỡng tâm lý, phát triển tâm

lý và giúp tâm lý cũng không thể vắng mặt của văn hóa với tư cách là một

điều kiện khá quan trọng. Như vậy, nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ

không thể không quan tâm đến văn hóa và muốn nâng cao hay góp phần tích

cực trong sự phát triển tâm lý của trẻ thì nhóm điều kiện về văn hóa là nhóm

điều kiện đáng được quan tâm đầu tiên và hợp lý nhất.

II. VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC.

Có thể nói rằng mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển đã đem đến

những yêu cầu hết sức đặc sắc trong việc nghiên cứu tâm lý cũng như tác

động đến đời sống tâm lý của con người. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa văn

hóa và phát triển cũng đem đến những cơ sở lý thú trong công tác giáo dục.

Điều này có thể được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau nhưng chắc chắn

một trong những khía cạnh rất quan trọng đó là tạo ra môi trường văn hóa

Page 132: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

hợp lý nhất để con người phát triển đến đỉnh cao cũng như tối đa nội lực của

mình. Chính môi trường văn hóa cho sự phát triển sẽ là nguồn lực, là điều

kiện thực sự hữu hiệu để mỗi cá nhân phát triển.

Cần đề cập đầu tiên đến việc xây dựng môi trường văn hóa gia đình vì

đây chính là trường học đầu tiên của cuộc đời con người. Lòng nhân ái, sự

khám phá, ý chí và cả nỗ lực là những yêu cầu tối quan trọng để mỗi người

có thể được đặt nền tảng đầu tiên trong môi trường văn hóa gia đình. Ở

trường học ấy, những giá trị làm người sẽ thẩm thấu một cách hết sức dễ

dàng và sâu sắc. Ở môi trường ấy, con người được định hướng một cách

đúng đắn thì đường hướng phát triển nhân cách sẽ thực sự hữu hiệu. Xây

dựng văn hóa gia đình không thể không dựa trên nền tảng của tình thương

yêu, của lối sống lành mạnh, của sự định hướng giá trị hợp lý, của bầu không

khí tâm lý gia đình an lành và hạnh phúc. Thực tế cho thấy không hẳn là

không có những trường hợp đi lên từ sự khắc nghiệt của gia đình, từ sự bất

hạnh của chính mình trong gia đình nhưng nếu văn hóa gia đình bền vững,

nếu những ánh sáng đích thực trong gia đình trở thành yếu tố căn bản để làm

chất liệu quan trọng cho những nhân cách đang hình thành và phát triển thì

chắc chắn rằng nhiều tài năng hay những nhân cách hoàn thiện sẽ được vun

đắp. Mỗi con người cần hướng về gia đình của mình nhiều hơn, hy sinh cho

gia đình thêm một chút, chú ý xây dựng những giá trị văn hóa chung nhất

trong văn hóa gia đình để cuối cùng chính mình cũng thụ hưởng những giá

văn hóa ấy một cách tích cực nhất.

Khi con người vượt qua giai đoạn trước tuổi học, con người chính thức

tham gia vào môi trường học đường. Ở môi trường ấy, con người sẽ có có

thể gắn bó vài giờ nhưng cũng có thể gắn bó mỗi ngày hơn 10 giờ, chắc chắn

học sinh cần thụ hưởng và chung sống trong một môi trường văn hóa đúng

nghĩa. Bỏ qua tất cả những tiêu cực thường thấy trong quá trình xây dựng

văn hóa học đường hiện nay, những giá trị chuẩn mực nhất trong văn hóa

học đường đang dần được xác lập theo mục đích tạo những điều kiện thuận

lợi nhất để học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách. Xét về bản chất, văn

Page 133: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

hóa học đường là môi trường mà mỗi cá nhân đang tồn tại trong đó có đủ

điều kiện để thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của

cộng đồng. Văn hóa học đường sẽ dễ thấy ở phần nổi của nó như quang

cảnh, khung cảnh, cơ sở vật chất nhưng sâu sắc nhất là phần bên trong,

phần ẩn chứa, phần hồn của trường học người ta thường gọi đó là phần tâm

lý bao gồm sự định hướng, ứng xử, mối quan hệ giữa con người với con

người. Sau văn hóa gia đình và cùng với văn hóa gia đình, văn hóa học

đường sẽ để lại những dấu ấn trong từng hành vi - từng thói quen của con

người để những thuộc tính, những phẩm chất nhân cách sẽ được hình thành.

Một môi trường học đường đúng nghĩa với văn hóa học đường thể hiện sự

tôn trọng lẫn nhau giữa các người làm nghề, giữa thầy cô giáo với học sinh,

giữa những người lãnh đạo với giáo viên - công nhân viên - với học sinh và

nhiều mối quan hệ khác. Trong những giá trị ứng xử, trong những cung cách

thiết lập mối quan hệ sẽ giúp cho học sinh hiểu được những giá trị đích thực

mình cần hướng đến trong quan hệ liên nhân cách. Bên cạnh đó, những bài

học sống động từ phía thầy cô giáo - những nhân chứng trực tiếp hay gián

tiếp, những ý niệm - những tư tưởng được truyền tải một cách tinh tế nhất

trong văn hóa học đường sẽ để lại những “vết hằn” đúng nghĩa trong tâm

tưởng - trí tuệ để những học sinh thực thụ sẽ trưởng thành theo một định

hướng tích cực. Văn hóa học đường không thể thiếu một môi trường sống

trong lành, sạch sẽ và an toàn về mặt thể chất, cũng không thể thiếu những

giá trị về mặt thẩm mỹ và những giá trị hình ảnh như: biểu trưng, khẩu hiệu

hành động, trang trí, đồng phục... Ngoài ra, còn những giá trị khác mà mỗi

người đều thực sự trân trọng: tính trung thực, sự lễ phép, nghị lực... được thể

hiện thông qua động cơ phấn đấu của các lực lượng khác nhau trong nhà

trường. Đó còn là sự gắn bó, tinh thần tương thân tương ái, sự hết lòng vì

nhiệm vụ, phong cách lãnh đạo, sự đối xử, sự đầu tư cho giá trị cốt lõi và giá

trị nhãn hiệu hay giá trị thương hiệu... Những giá trị ấy sẽ đi vào lòng người

học khi và chỉ khi nó tồn tại trong một môi trường văn hóa mà trong đó sự

tương tác chính thức giữa người dạy và người học tạo nên một văn hóa học

đường đậm nét.

Page 134: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Trong sự phát triển của con người, mỗi người sẽ trưởng thành và tham

gia vào một môi trường mới. Thoát khỏi môi trường học đường và khi văn hóa

gia đình bớt ảnh hưởng hay chi phối, con người sẽ tiếp nhận và chung sống

với một hệ văn hóa mới đó là văn hóa tổ chức mà cụ thể hơn đó là văn hóa

công sở. Văn hóa tổ chức là một tập hợp chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và

các hànnh vi ứng xử của các thành viên tạo nên những đặc điểm riêng của

một một tổ chức làm cho tổ chức này khác biệt với những tổ chức khác. Mỗi

tổ chức là một cộng đồng có những đặc điểm riêng về vị trí, chức năng, con

người và hệ thống những giá trị đang theo đuổi... Những đặc điểm ấy quy

định nên cung cách ứng xử giữa người với người tạo thành những đặc trưng

văn hóa. Chính khi xem xét văn hóa tổ chức trên bình diện khái niệm để thấy

rằng khi con người tham gia vào một tổ chức thì văn hóa tổ chức sẽ có thể trở

thành môi trường quan trọng để cá nhân phát triển nhưng ngược lại cũng

chính văn hóa tổ chức ấy có thể là rào cản hay thậm chí là “chốt chặn” ngăn

cản sự phát triển. Thực tế cho thấy không ít tổ chức luôn có những định

hướng rất đặc biệt để tạo ra động lực cho sự phát triển như: quan tâm đến

những người có năng lực, tạo cơ hội phát triển năng lực một cách tối đa, quy

hoạch nguồn nhân lực mang tính công bằng - cạnh tranh... Ở những tổ chức

mà sự gắn kết của các thành viên theo sự tồn tại của công sở thì cần đề cập

đến khái niệm văn hóa công sở. Văn hóa công sở là cung cách giao tiếp, ứng

xử, làm việc giữa người với người nhằm mục đích hợp tác, liên kết hai chiều

một cách chân thành, thân thiện và tốt đẹp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Trong

môi trường văn hóa công sở cùng với sự tồn tại của văn hóa tổ chức thì con

người sẽ nhận ra được những điều kiện thuận tiện hoặc khó khăn để chính

họ sẽ vươn lên. Những biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở mà đặc biệt là

sự lành mạnh trong môi trường, sự gắn kết chặt chẽ hay sự gắn bó đích thực

và hỗ trợ cùng làm việc, sự thi đua công bằng và trong sáng, sự khuyến khích

- động viên mang tính nhân văn - sự tạo điều kiện đào tạo theo định hướng

phát triển cá nhân - sự bố trí - đề bạt hay quy hoạch có cơ sở và thực tế sẽ

thúc đẩy sự phát triển của từng con người cũng như của nhóm người và cả tổ

chức phát triển đích thực. Đó không chỉ là thành tựu mà còn là cơ sở để tổ

Page 135: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

chức vững bền, công sở vững mạnh. Nói cách khác, chính văn hóa công sở

cùng với văn hóa tổ chức tạo nên những cơ hội phát triển toàn diện của con

người cũng như của tập thể.

Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội thì văn hóa của một xã

hội hay còn gọi là văn minh của đời sống xã hội cũng được quan tâm và thực

thi. Khi con người phát triển đến một mức độ nào đó về mặt kinh tế, nhu cầu

cần có cuộc sống an toàn, cuộc sống thoải mái bắt đầu được xác lập. Thực tế

cho thấy, con người luôn muốn hướng đến những cộng đồng văn minh, lối

sống văn minh hay một kết cấu xã hội trên bình diện tinh thần mang tính hiện

đại. Môi trường văn minh của xã hội trở thành một thách thức hết sức đặc biệt

của xã hội vì thực tế ở bất kỳ một quốc gia nào, một dân tộc nào cũng tồn tại

những vấn đề cần được quan tâm. Từ những thói quen rất đơn giản trong

cuộc sống thường nhật chưa được hợp lý như: vệ sinh cá nhân bừa bãi, khạc

nhổ, vi phạm luật giao thông, chen lấn khi vào chốn đông người, không tôn

trọng hàng lối khi vào nơi công cộng, to tiếng, cãi vã đến những thói quen xấu

hơn của con người như: ngồi đồng, tụ tập, tán gẫu chuyện người khác, nói

xấu lẫn nhau, vô cảm trong cuộc sống... đều là những biểu hiện văn hóa trong

những giá trị được gọi là văn minh. Tất cả đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến

việc xây dựng một xã hội văn minh - một cộng đồng nhân văn.

Những nỗ lực để hướng đến một xã hội văn minh thực sự suy cho cùng

cũng là sự phát triển của con người và khi nó tồn tại thì cũng chính nó quay

lại phục vụ cho đời sống con người với những đòi hỏi cao nhất. Chặng đường

ấy là một bước tiến hết sức gian khó đòi hỏi phải có sự nồ lực và cố gắng của

từng thành viên trong xã hội, từng công dân trong mỗi quốc gia. Nó không

phải chỉ là sự thay đổi đơn giản về mặt nhận thức mà đòi hỏi phải xuất phát từ

một thái độ tích cực, quyết tâm và giàu nghị lực. Bên cạnh đó, còn có sự đấu

tranh khốc liệt giữa hành vi theo thói quen, hành vi bản năng hay những hành

vi mang tính chất cá nhân - vị kỉ để hướng đến những hành vi được kiểm soát

sao cho thực sự thích ứng với những yêu cầu mới - những chuẩn mực mới

trong cuộc sống hiện đại - văn minh. Văn minh của xã hội là một thách thức

Page 136: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

nhưng nếu mỗi người đều ý thức rằng chính nó là minh chứng của sự phát

triển hay là một thang bậc trong sự phát triển văn hóa thì cũng chính nó là yếu

tố văn hóa tạo những điều kiện tốt nhất để con người hướng đến một lối sống

tốt hơn, một mức sống cao hơn và một lẽ sống có ý nghĩa.

THAY LỜI KẾT

Văn hóa mãi mãi là văn hóa vì văn hóa có những nét đặc trưng rất

riêng của nó. Văn hóa do chính con người và xã hội loài người tạo ra nhưng

văn hóa lại chính là yếu tố rất quan trọng và cần thiết để phục vụ cho con

người. Yếu tố văn hóa góp phần giáo dục con người, vì trong văn hóa có giáo

dục và đó cũng chính là một trong những chức năng của văn hóa.

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý vì

tâm lý người chỉ có thể nảy sinh, hình thành và phát triển trong một môi

trường nhất định trong đó môi trường văn hóa là rất quan trọng và cần thiết.

Sự phát triển tâm lý trẻ em cũng mang đậm dấu ấn của văn hóa vì chính văn

hóa sẽ được đứa trẻ chiếm lĩnh và tích lũy lại trong kinh nghiệm của chính

mình. Ảnh hưởng của văn hóa đối với sự phát triển tâm lý không chỉ thể hiện

ở những kinh nghiệm, những kiến thức, những hiểu biết mà kể cả cách thức

hoạt động, cách thức lĩnh hội của con người. Nói khác hơn văn hóa không chỉ

ảnh hưởng đến khả năng, đến tài năng mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và

tính cách hay còn cả nhân cách của một con người. Văn hóa thế giới có tầm

ảnh hưởng đến cả nhân loại thì văn hóa dân tộc sẽ ảnh hưởng đến cấp độ

quốc gia... Và không chỉ là như thế mà còn văn hóa làng, văn hóa địa phương

và cả văn hóa giáo dục gia đình nữa. Chính cá nhân, chính sự phát triển tâm

lý của một con người, một thành viên trong gia đình đã giữ gìn và lưu truyền

những giá trị văn hóa truyền thống được dạy dỗ trong gia đình và không

ngừng tiên phong trong nhiều lĩnh vực để sáng tạo các giá trị mới và chọn lọc

các tinh hoa để tự nâng mình lên đạt một tầm mức mới về văn hóa.

Page 137: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Rõ ràng là văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá

nhân, sự phát triển xã hội và cả sự phát triển của cộng đồng và của nhân loại.

Từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần và cả văn hóa ứng xử đều để lại

những ảnh hưởng khá đa dạng và phong phú lên sự phát triển tâm lý của con

người. Một cá nhân thực sự có một trình độ tâm lý tốt không chỉ phụ thuộc

vào cá nhân mình cụ thể là yếu tố bẩm sinh di truyền hay hoạt động mà cá

nhân phải được “tắm mình” trong một môi trường văn hóa thực sự có những

điều kiện về giáo dục và những điều kiện khác phải thực sự thuận lợi. Sự

phát triển tâm lý của trẻ vừa là mục đích của việc lĩnh hội văn hóa vừa là điều

kiện đòi hỏi của văn hóa và lĩnh hội văn hóa.

Như vậy, văn hóa và sự phát triển có mối liên quan hết sức chặt chẽ và

đặc biệt với nhau. Đây là mối quan hệ thực sự biện chứng và ý nghĩa. Việc

phát triển tâm lý con người và sự phát triển tâm lý rất cần có văn hóa vì thế

việc nghiên cứu tâm lý con người nói chung và tâm lý của con người sẽ thực

sự ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn nếu chú trọng và nghiên cứu kỹ hơn về văn

hóa của con người. Đó chính là những kinh nghiệm quý báu cho những nhà

nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa,

2009.

2. G. N. Fischer, những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội (tài liệu

dịch thuật), viện tâm lý học, Hà Nội, 1990.

3. Phạm Minh Hạc, vấn đề con người trong công cuộc đổi mới -

Chương trình Khoa học cấp nhà nước - KX -007, Hà Nội, 1994.

4. Phạm Minh Hạc, vấn đề con người trong công cuộc Công nghiệp hóa

- Hiện đại hóa, Hà Nội, 1996.

Page 138: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

5. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học Xã hội - Những vấn đề Lý luận,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.

6. H. Hipsơ - M. Phorvec, Nhập môn Tâm lý học Xã hội Mác Xít, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994.

7. Đặng Phương Kiệt, Những vấn đề Tâm lý và Văn hóa hiện đại, NXB

Văn hóa Thông tin, 2000.

8. A. N. Leonchiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1980.

9. Cao Xuân Nghĩa, Xã hội học, TP. Hồ Chí Minh, 1996.

10. Phan Ngọc, Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội,

2002.

11. Vũ Dương Ninh, Lịch sử Văn minh Nhân loại, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1997.

12. Paul Osterrieth, Nhập môn Tâm lý học Trẻ em, NXB Y học, Trung

tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em, Hà Nội, 1994.

13. Huỳnh Văn Sơn, Sự lựa chọn các giá trị Đạo đức - Nhân văn trong

định hướng lối sống của Sinh viên các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh

trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp Bộ, 2009.

14. Huỳnh Văn Sơn, Gia đình, NXB Giáo dục, 2009.

15. Huỳnh Văn Sơn, Nhập môn Tâm lý học phát triển, NXB Giáo dục,

2010.

16. Trần Đức Thảo, Tìm cội nguồn Ngôn ngữ và Ý thức, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội, 1996.

17. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997.

18. Bùi Thiết, Cảm nhận về Văn hóa, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa

Thông tin, 2000.

Page 139: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

19. Dương Thiệu Tống, Suy nghĩ về Văn hóa Giáo dục Việt Nam, NXB

Trẻ, 2000.

20. Hoàng Trinh, vấn đề Văn hóa và Phát triển, NXB Chính trị Quốc

Gia, 1996.

21. L. X. Vưgôtxki, Tuyển tập Tâm lý học, NXB ĐHQG Hà Nội, 1997.

22. Trần Quốc Vượng, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội,

1997.

TIẾNG ANH

23. J. w. Berry, Y. H. Foortoga, M. H. Segall, p. K. Dasen Cross -

Cultural Psychology, Cambridge University, 1992.

24. Jame Curtis, Leo Driedger, Essentials of Sociology, Lolt, Rinehart

and Winston of Canada Limited Toronto, 1992.

25. Huter Mourk, The Changing Family Comparative Perspectives,

Macmilan Publishing Company, 1990.

26. L.R. Kahle, Social Value and Social Change: Adaption Onlife in

America, New York, 1983.

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương 1. Về khái niệm văn hóa và phát triển

I. Các khái niệm thuật ngữ liên quan đến văn hóa

II. Khái niệm văn hóa

III. Khái niệm phát triển

Chương 2. Bản chất và cấu trúc của văn hóa

I. Bản chất của văn hóa

II. Cấu trúc của văn hóa

Page 140: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Chưong 3. Sự tương tác giữa các kiểu gen, văn hóa và môi trường

I. Thuyết nguồn gốc sinh học về sự phát triển

II. Thuyết nguồn gốc xã hội (thuyết duy cảm) về sự phát triển

III. Thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển

IV. Quan điểm của tâm lý học Mác xít về sự phát triển.

Chương 4. Quan hệ giữa văn hóa và phát triển

I. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển cá nhân

II. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội

Chương 5. Các thành tố cơ bản của văn hóa và sự phát triển tâm lý

I. Ngôn ngữ

II. Tri thức

III. Thế giới quan

IV. Lối sống

V. Các hoạt động, thành tựu lao động sản xuất - nghệ thuật, khoa học

kỹ thuật - công nghệ, thể thao, giải trí và sự phát triển tâm lý

Chương 6. Văn hóa gia đình và sự phát triển tâm lý - nhân cách

I. Những khái niệm chung về gia đình

II. Văn hóa gia đình

III. Văn hóa gia đình và sự phát triển tâm lý - nhân cách con người

IV. Cơ chế ảnh hưởng của văn hóa gia đình với sự phát triển tâm lý -

nhân cách

Chương 7. Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển trong công tác giáo dục

I. Văn hóa và phát triển ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý

II. Văn hóa và phát triển ứng dụng trong công tác giáo dục

Page 141: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/156.VanHoaVaSuPhatTrienTamLy.…  · Web viewVĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. Tác giả:

Thay lời kết

Tài liệu tham khảo

---//---

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Tác giả: TS. HUỲNH VĂN SƠN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

280 An Dương Vương, Quận 5, TP HCM

Điện thoại: (08) 66515869 - Fax: (08) 39381382

Chịu trách nhiệm xuất bản:

TS. NGUYỄN THÁI SƠN

Giám đốc – Tổng biên tập

Biên tập nội dung: ThS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Trình bày bìa: LÊ MINH TRIẾT

Sửa bản in: BÙI VĂN HẢI

Kỹ thuật vi tính: LÊ NGUYÊN HUẤN

In 1.000 cuốn khổ 14 x 20cm tại Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí

Minh. Số đăng ký kế hoạch xuất bản 371-2010/CXB/03-06/ĐHSPTPHCM.

Quyết định xuất bản số 27-QĐ/NXBĐHSPTPHCM cấp ngày 14 tháng 05 năm

2010. In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2010.