Bài: Nhà rông ở Tây Nguyên

Post on 21-Jan-2016

95 views 0 download

description

Bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. I.Bài cũ :. Bài: Hũ bạc của người cha Học sinh đọc đoạn 1,2: - Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào? (Ông muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.). I. Bài cũ :. Bài: Hũ bạc của người cha - PowerPoint PPT Presentation

Transcript of Bài: Nhà rông ở Tây Nguyên

I.Bài cũ: Bài: Hũ bạc của người cha

Học sinh đọc đoạn 1,2:

- Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?

(Ông muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự

mình kiếm nổi bát cơm.)

I. Bài cũ: Bài: Hũ bạc của người cha

Học sinh đọc đoạn 3,4

- Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì?

( Người con đã vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, mà không hề sợ bỏng.)

Tập đọcTập đọc::

- Giáo viên đọc mẫu lần 1

- Học sinh đọc nối tiếp câu

Từ khó: - Vách

- chiêng trống

- ngọn giáo

- múa rông chiêng

- vướng mái

- thần làng

- buôn làng

- Bài được chia thành 4 đoạn)- Đoạn 1:(5 dòng đầu) nhà rông rắn chắc và cao- Đoạn 2:(7 dòng tiếp) gian đầu của nhà rông.- Đoạn 3:(3 dòng tiếp) gian giữa với gian bếp.- Đoạn 4:(3 dòng cuối) công dụng của gian thứ ba.

Bài được chia thành mấy đoạn?

Nhấn giọng các từ:

- không đụng sàn - không vướng mái

- buôn làng - tiếp khách - bền chắc

- ngủ tập trung - thờ thần làng

Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn

Chú ý ngắt giọng đúng ỏ các câu sau

• Nó phải cao / đề voi đi qua mà không đụng sàn / và khi múa rông chiêng trên sàn, / ngọn giáo không vướng mái.//

• Theo tập quán của nhiều dân tộc, / trai làng từ 16 tưổi trở lên / chưa lập gia đình / đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.//

• Từ ngữ: - Rông chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên

Từ ngữ: - Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm, hái)

- Đọc từng đoạn trong nhóm

- Cả lớp đọc đồng thanh

• Đọc đoạn 1• Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

( Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão; chứa được nhiều người hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mài cao để khi múa, ngọn

giáo không vướng mái.)

• Đọc đoạn 2• Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?

(Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất nghiêm trang: giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cánh hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.)

• Đọc đoạn 3 và 4

• Vì sao nói nhà gian giữa là trung tâm của nhà rông ?

(Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của cả làng.)

• Gian thứ ba của nhà rông được dùng làm gì?

( Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng. )

• Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi xem tranh, và đọc bài giới thiều về nhà rông?

• 1 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.

• 4 học sinh thi đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.

• Học sinh thi đọc cả bài.

• Bình chọn bạn đọc hay thể hiện đúng nội dung của bài.

- Sau khi học bài này, em có cảm nghĩ gì về vùng đất Tây Nguyên của Tổ quốc?

- Muốn có những vùng đất đẹp thì chúng ta phải làm gì?

Về nhà các em đọc lại bài và chuẩn bị trước cho cô bài: