Download - Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Transcript
Page 1: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 1: Phân tích quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhât Tổ quốc trong giai đoạn 1954 -1964?

Trả lời

Đường lối kháng chiến chống Mỹ,cứu nước, thống nhât Tổ quốc trong giai đoạn 1954 - 1964 được thể hiện ở các vấn đề sau:

Quá trình hình thành và nội dung đường lối: Để thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân

sự , trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.

Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực chất, đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam trong tay không có vũ khí. Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại.

Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu trên, lịch sử lại đặt cho Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7-1954, trải nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành:

- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính

sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình

trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh

chuyển sang hoà bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào

thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.

+ Cách mạng miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế đã đưa

miền Bắc trở lại bình thường sau chin năm chiến tranh.

1

Page 2: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Cách mạng miền Nam: chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị đòi

thi hành hiệp định Giơnevơ

- Tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) Trung

ương Đảng nhận định: muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực

hiện thống nhất hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố

miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền

Nam.

- Tháng 12/1957, Hội nghị Trung ương tại lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời

hai chiến lược cách mạng được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của

toàn đảng, toàn dân ta hiện nay là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên

chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở

độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình.

- Tháng 1/1959 Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam.

Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban chấp hành trung ương đã ra nghị quyết về

cách mạng miền Nam.

Nội dung Hội nghị Trung ương 15 (1/1959)

+ Hội nghị xác định tính chất xã hội miền Nam sau 1954 là xã hội thuộc địa kiểu

mới và nửa phong kiến.

+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Nam là: mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền

Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng. Mâu thuẫn giữa nhân dân

miền Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Trong hai mâu thuẫn

trên, thì mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền

Nam với đế quốc mỹ xâm lược cùng tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm - tay sai

của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ

phản động nhất.

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ

với nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống

nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên

chủ nghĩa xã hội.

2

Page 3: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: giải phóng miền nam khỏi ách

thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có

ruộng hoàn thành Cách mạng dân chủ dân tộc ở miền Nam

+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là: khởi nghĩa giành chính

quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực

lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh

đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền thống trị của

đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.

+ Phương pháp cách mạng: Cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ

kẻ thù phân hoá cao độ đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Sử dụng, kết hợp những

hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị

với phong trào nông thôn và vùng căn cứ. Cần kiên quyết giữ vững đường lối hoà

bình thống nhất nước nhà. Đồng thời hội nghị dự báo đế quốc Mỹ là tên đế quốc

hiếu chiến nhất cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân

miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng lợi

nhất định thuộc về ta.

+ Về mặt trận: Hội nghị chủ trương cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền

Nam có tính chất, nhiệm vụ và thành phần thích hợp nhằm tập hợp tất cả các lực

lượng chống đế quốc và tay sai.

+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam: Hội nghị chỉ rõ sự tồn tại và trưởng thành của

Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát xít là một yếu tố quyết định thắng lợi

phong trào cách mạng miền Nam.

Nghị quyết hội Nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở

đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự

chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng. Quá

trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là quá

trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được hoàn

chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng.

3

Page 4: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 – 10/9/1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đại hội đã xác định:

+ Nhiệm vụ chung: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững

hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà

trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,

độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ

nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới".

+ Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai

nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay

sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả

nước.

+ Mục tiêu chiến lược: "Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng

ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu

cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ

đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc

Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hoà bình

thống nhất Tổ quốc".

+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung

nên "Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng

thúc đẩy lẫn nhau".

+ Vị trí, tác dụng:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và

bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn

bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định

nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự

nghiệp thống nhất cả nước.

4

Page 5: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định

trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế

quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn

thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

+ Con đường thống nhất đất nước: Đảng kiên trì con đường hoà bình thống nhất

theo tinh thần Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hoà

bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho

dân tộc ta và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. "Nhưng chúng ta phải luôn

luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.

+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất

nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài

chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất

định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên

chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa của đường lối Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại

hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế nên đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh  thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ trong lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.

- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quan dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.

Câu 2: Phân tích quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhât Tổ quốc trong giai đoạn 1965 -1975?

5

Page 6: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trả lời

Đường lối kháng chiến chống Mỹ,cứu nước, thống nhât Tổ quốc trong giai đoạn 1965 - 1975 được thể hiện ở các vấn đề sau:

Quá trình hình thành và nội dung đường lối:

Trước hành động gây “chiến tranh cụ bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước.

- Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đầy mâu thuẫn về chiến lược. Mỹ không thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ở miền Nam. Trung ương Đảng quyết định phát động công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong cả nước, coi đó là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc.

- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước”.

- Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cố gắng lên mức độ cao, tập trung lực lượng của cả 2 miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương ddooois ngắn trên chiến trường miền Nam.

- Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng 3 mũi giáp công”, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, “đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ 1 vị trí ngày càng quan trọng. Nhưng đấu tranh quân sự chỉ thu được kết quả lớn nhất nếu nó được kết hợp chặt

6

Page 7: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

chẽ với đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phối hợp với nhau, thúc đẩy lẫn nhau”.

- Tư tưởng chiến lược:+ Đối với miền Bắc: Trung ương Đảng chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh

tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng ở miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc CNXH, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh thắng địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

+ Đối với quốc tế: Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN an hem và nhân dân các nước trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Cụ thể trong Hội nghị Trung ương 11 nêu rõ nhiệm vụ cách mạng miền Bắc, đó là:

1) Kịp thời chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển của tình hình. Về mặt kinh tế: mục tiêu của việc chuyển hướng là nhắm làm cho việc xây

dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địch ngày càng tăng cường phá hoại miền Bắc và có thể mở rộng “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam lẫn miền Bắc, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và yêu cầu chi viện cho miền Nam, đồng thời vẫn phù hợp với phương hướng về lâu dài của công cuộc công nghiệp hóa XHCN và chú ý đúng mức các yếu cầu về đời sống của nhân dân. Để đạt được những yêu cầu trên đây, Trung ương Đảng chủ trương: tích cực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ở trung du và miền núi, chú trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Phải tích cực xây dựng và phát triển kinh tế theo từng vùng chiến lược quan trọng làm cho mỗi vùng có khả năng tự giải quyết phần lớn những nhu cầu thiết yếu trong đời sống, sản xuất và chiến đấu.

Về quốc phòng: tăng thêm lực lượng bộ đội thường trực, gọi nhập ngũ lại 1 số cán bộ và quân nhân phục viên, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, tăng thêm thời hạn nghĩa vụ quân sự, tăng thêm số người phục vuk trực tiếp cho quốc phòng, ra sức phát triển và củng cố về mọi mặt cho nhân quân, đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân và tích cực phong trào toàn dân bắn máy bay địch.

7

Page 8: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ về mặt quân sự của các nước an hem đến mức cao nhất.

Hội nghị nhấn mạnh đến việc chuyển hướng bắt đầu được triển khai chặt chẽ theo phương châm: Khẩn trương, tích cực, toàn diện, chu đáo, thận trọng và có trọng tâm.

2) Ra sức tăng cường công tác phòng thủ, trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế hoạch địch ném bom, bắn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không quân và hải quân, đặc biệt chú trọng về quân sự và kinh tế. Theo phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em.

3) Ra sức chi viện cho miền Nam để hạn chế dịch chuyển “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam thành “chiến tranh cục bộ” và ngăn chặn âm mưu địch mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra miền Bắc. Đồng thời, miền Bắc phải ra sức giúp đỡ Cách mạng Lào.

4) Cùng với việc chuyển hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng của miền Bắc, cần phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới. Cần phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ, so sánh lực lượng giữa ta và địch, chỗ mạnh và yếu, thuận lợi cũng như khó khăn của ta và địch, hiểu rõ âm mưu của địch, thấy rõ miền Bắc đã ở trong thời chiến. Trên cơ sở đó, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước. Kịp thời chuyển hướng về tổ chức, điều chỉnh lực lượng công nhân viên giữa các ngành và các địa phương, bố trí lại lực lượng các bộ cho phù hợp với việc chuyển hướng nền kinh tế và việc tăng cường quốc phòng. Tăng cường cán bộ cho các tỉnh trung du, miền núi và các địa phương quan trọng khác. Cải tiến bộ máy, sửa đổi lề lối làm việc ở các cấp cho phù hợp với tình hình mới. Công tác chuyển hướng về tổ chức là hết sức quan trọng và phức tạp, cho nên vừa phải tiến hành 1 cách khẩn trương và mạnh dạn, vừa phải có kế hoạch kỹ lưỡng để tránh những xáo trộn không cần thiết.

5) Đẩy mạnh công tác đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của đế quốc Mỹ đối với Cách mạng miền Nam và miền Bắc XHCN.

Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành 1 hậu phương lớn với dịnh hướng XHCN trong điều kiện có chiến tranh. Đó

8

Page 9: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

là 1 chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của Cách mạng.

- Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở 2 miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Hội nghị đã phân tích 1 cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho Cách mạng 2 miền, động viên quân đội và nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đé quốc Mỹ xâm lược. Phát biểu ý kiến tại phiên bế mạc Hội nghị ngày 27-12-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm làm đúng Nghị quyết của Trung ương Đảng, không sợ gian khổ, hy sinh thì nhất định chúng ta đánh thắng được giặc Mỹ xâm lược, giải phóng được miền Nam, bảo vệ được miền Bắc, thống nhất được nước nhà”.

Ý nghĩa của đường lối: Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng trren phạm vi cả nước được

đề ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần Cách mạng tiến công, tinh

than độc lập tự chủ , sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.

9

Page 10: Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 4)

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

- Sự ra đời của đường lối kháng chiến chống Mỹ tren phạm vi cả nước thể hiện sự linh hoạt, kịp thời của Đảng ta khi đã nhanh chóng đề ra được đường lối mới, sắn sàng ứng phó với những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử.

____________HẾT _____________

10