ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và...

29
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành tại Quyết định số QĐ ngày tháng năm 2012 của hiệu trưởng Cao Đẳng Sơn La TÊN CHƯƠNG TRÌNH: TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: MÃ NGÀNH: LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN - SƯ PHẠM LỊCH SỬ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGỮ VĂN 51140217 CHÍNH QUY 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung - Chương trình được thiết kế để đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng dạy Ngữ văn hoặc Lịch sử. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hôị chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới. - Sinh viên sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp có đủ khả năng dạy học tại các trường THCS hoặc công tác tại các ngành, nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các bảo tàng, nơi quản lý các di tích lịch sử, các cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội và phát triển giáo dục. 1

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và...

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC(Ban hành tại Quyết định số QĐ ngày tháng năm 2012 của hiệu trưởng Cao Đẳng Sơn La

TÊN CHƯƠNG TRÌNH:

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO:

MÃ NGÀNH:

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

SƯ PHẠM NGỮ VĂN - SƯ PHẠM LỊCH SỬCAO ĐẲNGSƯ PHẠM NGỮ VĂN51140217CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo1.1. Mục tiêu chung- Chương trình được thiết kế để đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng dạy Ngữ văn hoặc

Lịch sử. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hôị chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp có đủ khả năng dạy học tại các trường THCS hoặc công tác tại các ngành, nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các bảo tàng, nơi quản lý các di tích lịch sử, các cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội và phát triển giáo dục.

1.2. Mục tiêu cụ thể1.2.1. Kiến thức - Chương trình cung cấp những kiến thức cơ bản về Giáo dục đại cương, như nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; những kiến thức về Khoa học xã hội - nhân văn như Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành, Đại cương mĩ học, Cơ sở văn hóa Việt Nam... Ngoại ngữ (Hán Nôm), Tin học- Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp (như Ngôn ngữ, Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt, Lý luận văn học, Văn Việt Nam, Văn học thế giới và phương pháp dạy Văn - Tập làm văn; Khối kiến thức Lịch sử như: Khảo cổ học và mấy vấn đề lịch sử cổ đại và trung đại, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đến nay, Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử); Kiến thức nghiệp vụ sư phạm như Tâm lý, Giáo dục học đại cương Hoạt động dạy học, giáo dục ở bậc THCS...

1.2.2. Kỹ năng- Thông qua chương trình đào tạo rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cơ bản như phân

tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh... những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, soạn

1

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

thành thạo được giáo án, lên lớp giảng dạy đạt yêu cầu trở lên trên lớp môn Ngữ văn, Lịch sử, làm tốt công tác quản lý học sinh trung học sơ sở.

- Có năng giao tiếp thân thiện trong hoạt động giáo dục, xã hội. Hiểu biết và vận dụng đạt yêu cầu trở lên các kiến thức đã học vào thức tế dạy, học, giáo dục và và đời sống xã hội.

1.2.3. Thái độChương trình đào tạo nhằm hình thành ở sinh viên nhân cách của người thầy giáo xã hội

chủ nghĩa, có tinh thần yêu nước, yêu thích văn chương, lịch sử, yêu nghề dạy học, có ý thức, thái độ tốt đối với cộng đồng, phục vụ hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

2. Thời gian đào tạo: 3 năm , chia làm 6 học kỳ chính 3. Khôi lương kiên thưc toàn khoa: 108 tín chỉ

4. Đôi tương tuyển sinh+ Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương+ Đảm bảo sức khỏe+ Tuyển sinh theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo5. Quy trình đào tạo, điều kiện tôt nghiệpThực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu trưởng

Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ”

6. Thang điểmThực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ 7. Nội dung chương trình: Tổng số kiến thức phải tích luỹ 108 tín chỉ

STT Mã HP Tên học phần Sô tín chỉTS LT TH

7.1. Kiên thưc giáo dục đại cương 36 29 77.1.1. Lý luận chính trị 10 8 2

1 022601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 12 022802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 03 022703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4 4 0*) Bắt buộc

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành 2 2 02 Pháp luật đại cương 2 2 0

*) Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ) 2 2 01 032601 Đại cương mĩ học 2 2 02 032602 Nhập môn Logic 2 2 03 033303 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 01 031304 Hán Nôm 1 3 3 02 001305 Hán Nôm 2 4 4 0

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 5 4 1*) Bắt buộc

1 002907 Nhập môn Tin học 3 2 1*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 2 2 0

1 020203 Kinh tế gia đình 2 2 02 030207 Dân số - Môi trường – AIDS - Ma túy 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 0 2

2

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

STT Mã HP Tên học phần Sô tín chỉTS LT TH

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 12 002809 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quôc phòng (135 tiêt) 67.2. Kiên thưc giáo dục chuyên nghiệp 72 62 107.2.1. Kiên thưc cơ sở 7 7 0

1 031308 Lí luận Văn học 3 3 02 031309 Dẫn luận ngôn ngữ 2 2 03 031510 Nhập môn sử học 2 2 0

7.2.2. Kiên thưc ngành chính (sư phạm Ngữ văn)*) Bắt buộc 29 27 21 031211 Làm văn 2 2 02 031212 Văn học dân gian 2 2 03 031213 Văn học Việt Nam trung đại 3 3 04 031214 Văn học thế giới 4 4 05 031215 Văn học Việt Nam hiện đại 1 2 2 06 031216 Văn học Việt Nam hiện đại 2 3 3 07 031217 Phong cách học Tiếng Việt 2 2 08 031318 Ngữ âm - Từ vựng, ngữ nghĩa TV 2 2 09 031319 Ngữ pháp - Văn bản tiếng Việt 3 3 0

10 131320 Phương pháp giảng dạy tiếng Việt 2 2 011 031321 PPGD Văn - Tập làm văn và RL NVSP môn Văn 4 2 2*) Tự chọn 4/10 tín chỉ 4 4 0

1 031222 Văn hóa, văn học, ngôn ngữ địa phương 2 2 02 034023 Tiếng dân tộc Mông 2 2 03 131324 Tiếng Việt thực hành 2 2 04 031325 Ngữ dụng học 2 2 0

Đọc văn 2 2 07.2.3. Kiên thưc ngành phụ (sư phạm Lịch sử) 15 13 2

1 031527 Khảo cổ và MSVĐVLSXHNT, cổ đại và trung đại 2 2 02 031528 Lịch sử thế giới 3 3 03 031529 LSVN từ nguồn gốc đến đến 1858 2 2 04 031530 Lịch sử VN từ 1858 đến nay, Lịch sử địa phương 4 4 05 031530 Hệ thống PPDH lịch sử và RLNVSP môn Lịch sử 4 2 2

7.2.4. Kiên thưc nghiệp vụ sư phạm 17 11 61 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 02 002412 Tâm lý học lứa tuổi THCS và tâm lý sư phạm 2 2 03 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 04 002414 Hoạt động dạy học bậc THCS 2 2 05 002415 Hoạt động giáo dục bậc THCS 3 3 06 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 27 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng sô: 124 tín chỉ chọn 108 108Kê hoạch đào tạọ

3

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

4

Nguyên lý cơ bản Mác -

Lênin5(4, 1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 (2, 0)

Đường lôi cách mạng của ĐCSVN

3(2, 1)

Lịch sử thê giới3(3,0)

Hán Nôm 1

3(3, 0)

Ngữ pháp - Văn bản TV

3(3,3)

PP dạy Văn,TLV. rèn NVSP4(2,2)

Văn học hiện đại 2 3(3,0)

Khảo CH và MVĐLSNT,CTĐ

2(2,0)Văn học dân gian 2(2,0)

Văn học hiện đại 1 2(2,0)

LSVN từ 1958 đên nay, LS địa phương 4(4,0)

Văn học trung đại 3(3,0)

Lý luận văn học 3(3,0)

LSVN từ NG đên 1858 2(2,0)

Phong cáchTV

2(2.2)

Văn học thê giới 4(4,0)

TVNA- TVNN 2(2,0)

Làm văn 2(2,0)

Thực tập sư phạm lần 2

4(0, 4)

Dẫn luận ngôn ngữ2(2,0)

PPGD Tiêng Việt 2(2,0)

Nhập môn sử học2(2,0)

Tự chọn.7.1.42/4

2(2,0)

Tự chọn 7.2.24/10

2(2,0)

Hán Nôm 24(4,0)

Hệ thông PPDH lịch sử

4 (4,0)

Pháp luật đại cương 2(2,0)

H K1 20 TC H K2 16 TC H K3 17 TC H K4 19 TC H K517 TC H K519 TC

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

5

Giáo dục Quôc phòng

6(135 tiêt))

Giáo dục học đại cương

2 (2, 0)

Thực tập sư phạm lần 1

2(0, 2)

Hoạt động dạy học bậc THCS

2(2, 0)

Tâm lý học lưa tuổi THCS và tâm

lý học SP2(2, 0)

Nhập môn tin học3(1,2)

QLHCNN và quản lý ngành

2 (2, 0)

HĐGD ở bậc THCS 3(3,0)

Tự chọn 7.1.22/6 2(2,0)

Giáo dục thể chất 1. 1(0,1) Giáo dục thể chất

2. 1(0,1)

Tâm lý học đại cương2 (2, 0)

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

9. Mô tả nội dung chi tiêt các học phần9.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin Mã môn học: 002601Khối lượng: 5(4,1)Môn học trước: KhôngMôn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những nguyên lý, quy luật và

phạm trù của Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. 9.2. Tư tưởng Hồ Chí MinhMã môn học: 002802Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - LêninMôn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về: cơ sở, quá trình hình thành và

phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa xây dựng con người mới.

9.3. Đường lôi cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamMã môn học: 002703Khối lượng: 3(2,1)Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí MinhMôn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam; đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới về một số lĩnh vực: công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, văn hóa và các vấn đề xã hội, đối ngoại.

9.4. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngànhMã môn học: 003804Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: KhôngNội dung ban hành kèm theo Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm

2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9.5. Pháp luật đại cương đại 2(2,0)

Mã môn học: Môn học trước: Không Học phần Pháp luật đại cương là nền tảng để học các học phần khác. Là học phần bắt buộc được thiết kế giảng dạy cho sinh viên năm thứ 1 ở hệ đào tạo cao đẳng. Người học được trang bị các kiến thức về: nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật và về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay.

9.6. Đại cương Mĩ họcMã môn học: 032601Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không.Môn học trang bị các kiến thức cơ bản của mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học; Khái quát về

mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người

9.7. Nhập môn logicMã môn học: 032602Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không.Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy9.8. Cơ sở văn hoa Việt Nam

6

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

Mã môn học: 033303Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không.Học phần giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan về tiến trình văn hóa Việt Nam, vị trí

quan trọng của văn hóa trong cuộc sống xã hội, biết cách sử dụng kiến thức đã học hỗ trợ cho việc học tập, giảng dạy các môn học có liên quan (như Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử, Văn hóa, du lịch, Thư viện thông tin...) và những hiểu biết khác trong quan hệ ứng xử trong đời sống xã hội, giữa các nền văn hóa, vùng văn hóa.

9.9. Hán Nôm 1Mã môn học: 031304Khối lượng: 3(3,0)Môn học trước: Không.Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lịch sử hình thành chữ Hán, các

đặc điểm cơ bản của chữ Hán, những đặc điểm cơ bản của hình thể chữ Hán, các tiêu chí phân loại, các loại chữ Hán, quy tắc viết chữ Hán, các loại từ trong Hán văn cổ, các quy tắc ngữ pháp cơ bản, từ Hán Việt và giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường THCS. Học phần gồm 11 văn bản tác phẩm văn học trung đại với nội dung: Chữ Hán (khoảng trên 500 chữ); từ Hán Việt (mở rộng vốn từ Hán Việt); các kiến thức về ngữ pháp Hán ngữ dạng cụ thể hóa, các thể loại thơ văn cổ, các kiến thức về tác giả, tác phẩm. Áp dụng giảng dạy các tác phẩm chữ Hán ở trường THCS.

9.10. Hán Nôm 2Mã môn học: 031305Khối lượng: 4(4,0)Môn học trước: Hán Nôm 1Nội dung gồm có 6 văn bản Hán của các tác gia Việt Nam, Trung Hoa và kiến thức cơ bản về

chữ Nôm. Học phần này nhằm cung cấp khoảng 300 chữ Hán; các tri thức cơ bản về các thể loại văn thơ cổ; về từ Hán Việt; những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành chữ Nôm; kết cấu hình thể của chữ Nôm, tiêu chí phân loại và các loại chữ Nôm; cách đọc chữ Nôm; một số văn bản Nôm tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam thời trung đại; nghĩa của những từ cổ thường gặp trong văn bản Nôm.

9.11. Nhập môn tin học Mã môn học: 002907Khối lượng: 3(2,1)Môn học trước: Không Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ

thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel

9.12. Kinh tê gia đìnhMã môn học: 020203Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Không.Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đời sống gia đình như: Nấu ăn, may mặc

hoặc trang trí trong gia đình và một số kiến thức về tìm hiểu về thị trường, từ đó vận dụng vào cuộc sống, làm cơ sở cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh ở THCS.

9.13. Dân sô môi trường, AISD, ma tuýMã môn học: 020204Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Không.Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về dân số, môi trường, AIDS, ma túy, các phương

pháp giáo dục và tuyên truyền. Tạo điều kiện để sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hiện việc tích hợp các nội dung này trong giảng dạy ở THCS.

9.14. Giáo dục thể chất 1Mã môn học: 002008Khối lượng: 1(0,1)

7

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

Môn học trước: KhôngMôn học cung cấp quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác

TDTT trong giai đoạn mới. Cơ sở khoa học và kiến thức tự kiểm tra sức khỏe. Thực hành các bài thể dục tay không, đội hình, đội ngũ, điền kinh (chạy ngắn, chạy trung bình, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ); các bài tập với dụng cụ như xà đơn, xà kép, cầu thăng bằng.

9.15. Giáo dục thể chất 2Mã môn học: 002009Khối lượng: 1(0,1)Môn học trước: Giáo dục thể chất 1Thực hiện đúng các động tác cơ bản trong các bài tập. nâng cao thành tích ở một số nội dung

điền kinh theo năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức tự giác tích cực trong quá trình học tập.Xác định đúng mục tiêu môn học và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của bản thân trong quá trình

học tập. Hình thành tinh thần say mê tập luyện nâng cao trình độ và sức khỏe.9.16. Giáo dục quôc phòng – an ninhMã môn học: 002110Khối lượng: 135 tiếtMôn học trước: KhôngNội dung ban hành kèm theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo9.17. Lí luận Văn họcMã môn học: 031208Khối lượng: 4(4,0)Môn học trước: Không.Nắm được một hệ thống tri thức hiện đại về đặc trưng, bản chất, giá trị, quy luật cùng các

hình thái biểu hiện đa dạng của văn học như tác phẩm, thể loại, phong cách, trào lưu, thi pháp. Hình thành một hệ thống quan điểm khoa học đúng đắn, lành mạnh về văn học. Hình thành được một phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng văn học Việt Nam và nước ngoài. Hình thành kỹ năng đọc, phân tích, phân biệt các thủ pháp văn học, biết đánh giá các tác phẩm văn học một cách có phương pháp tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động nghề nghiệp là giảng dạy văn học ở trường THCS hoặc tiếp tục tự học, nghiên cứu văn học lâu dài.

9.18. Dẫn luận ngôn ngữMã môn học: 031309Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: KhôngHọc phần cung cấp những tri thức cơ bản về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, những hiểu biết ban

đầu về phương pháp và thao tác nghiên cứu ngôn ngữ để có thể vận dụng vào việc đọc và dạy tiếng Việt.

9.19. Nhập môn Sử họcMã môn học: 031510Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh.Môn học giới thiệu: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; quan điểm cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và bộ môn lịch sử; vận dụng các quan điểm khoa học vào học tập và nghiên cứu lịch sử theo tinh thần đổi mới bộ môn; Phương pháp nghiên cứu và học tập lịch sử nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

9.20. Làm văn Mã môn học: 031211Khối lượng: 3(3,0)Môn học trước: Không - Môn học giới thiệu một hệ thống tri thức cơ bản về điều kiện, quy trình và cách làm các loại

văn bản thông dụng trong nhà trường và trong đời sống, nhằm tạo tiềm năng dạy tốt môn Tập làm văn ở THCS.

9.21. Văn học dân gian8

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

Mã môn học: 031212Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: KhôngHọc phần gồm các khái niệm cơ bản về văn học dân gian: thể loại, đặc điểm thi pháp của một

số thể loại cơ bản trong Văn học dân gian trong SGK Ngữ văn và kỹ năng hướng dẫn học sinh biết cách sưu tầm, phân loại văn học dân gian địa phương

9.22. Văn học Việt Nam trung đạiMã môn học: 031213Khối lượng: 3(3,0)Môn học trước: Văn học dân gian Môn học giới thiệu một cách hệ thống lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế

kỷ XIX gồm: khái niệm, phạm trù, đặc điểm mỗi giai đoạn văn học trong tiến trình Văn học trung đại; các tác phẩm và tác giả tiêu biểu làm cơ sở để dạy tốt các tác phẩm văn học trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn ở THCS.

9.23. Văn học thê giớiMã môn học: 031214Khối lượng: 4(4,0)Môn học trước: Không.Môn học trang bị những tri thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của một số nền văn hóa,

văn học gần gũi với dân tộc Việt Nam, văn học Việt Nam (như văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Nga...). Những tri thức về văn Văn xuôi thế kỷ thứ XVIII - XIX, Thơ và kịch thế kỷ XIX, thế kỷ XX, Tiểu thuyết đời Thanh (Trung Quốc), cuộc đời và sự nghiệp, các tác phẩm của Đaniơn Điphô, Victo Huygô, Guyđơ Mô-pa-xăng, An-phông-xơ Đô đê, Lep Tôn-xtôi, Ô hen-ri G.Bai-rơn, Úyt-man, R.Tago, Béc – tôn Bơ - rếch, Y-a-na-ri Ka-oa-ba-ta, Lỗ Tấn... Chuẩn bị tốt cho việc dạy các tác phẩm văn học nước ngoài có trong chương trình THCS

9.24. Văn học Việt Nam hiện đại 1Mã môn học: 031215Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Văn học Việt Nam trung đại Môn học trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện mạo, quá

trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến tháng 8 năm 1945, qua đó nắm vững những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình THCS.

9.25. Văn học Việt Nam hiện đại 2Mã môn học: 031216Khối lượng: 3(3,0)Môn học trước: Văn học Việt Nam hiện đại 1Môn học trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện mạo, quá

trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ tháng 8 năm1945 cho đến nay, bao gồm những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình THCS.

9.26. Phong cách học tiêng ViệtMã môn học: 031317Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Ngữ pháp tiếng Việt. Môn học cung cấp những tri thức về phong cách, về tu từ học và phương pháp phân tích tu từ

học các văn bản để sinh viên vận dụng chúng vào việc đọc hiểu, bình giá các tác phẩm văn học cũng như để viết các văn bản một cách có nghệ thuật.

9.27. Ngữ âm - Từ vựng, ngữ nghĩa tiêng ViệtMã môn học: 031318Khối lượng: 2(2,0)

9

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

Môn học trước: Dẫn luận ngôn ngữCung cấp nhưng hiểu biết tổng quát về lịch sử, loại hình, những đặc trưng của tiếng Việt

nhằm định hướng cho việc học tập các học phần sau về tiếng Việt; làm cho sinh viên nắm được những đặc trưng của hệ thống ngữ âm - âm vị tiếng Việt và sự thể hiện chúng trong chữ Quốc ngữ. Cung cấp những tri thức về từ vựng và về ngữ nghĩa từ vựng của tiếng Việt có liên quan đến những khái niệm về từ vựng học được đưa vào chương trình và SGK THCS.

9.28. Ngữ pháp - Văn bản tiêng ViệtMã môn học: 031319Khối lượng: 3(3,0)Môn học trước: Ngữ âm - ngữ nghĩa Tiếng Việt Học phần giới thiệu các từ loại và cú pháp tiếng Việt, cung cấp những hiểu biết đầy đủ, nâng

cao, hệ thống về các đơn vị ngữ pháp được dạy ở chương trình và sách giáo khoa THCS. Cần chú ý đến cấu trúc vị từ - tham thể của câu đơn trần thuật và cấu trúc đề - thuyết của phát ngôn, tức của câu khi tham gia vào các diễn ngôn trong giao tiếp.

Cung cấp những hiểu biết cơ bản về các đơn vị, các quan hệ cốt lõi về hình thức và nội dung của văn bản, đồng thời cũng cung cấp những hiểu biết về các loại hình văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận và thuyết minh được lấy làm trục chính của chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.

9.29. Phương pháp giảng dạy tiêng ViệtMã môn học: 031320Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Các môn về Tiếng việt.Trang bị kiến thức về nguyên tắc, phương pháp giảng dạy tiếng Việt, cách vận dụng các kiến

thức đã học về tiếng Việt để trang bị những kiến thức lý luận chung về phương pháp giảng dạy tiếng Việt và hướng dẫn giảng dạy một số bài cụ thể trong chương trình tiếng Việt ở THCS.

9.30. Phương pháp giảng dạy văn - Tập làm văn và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Văn

Mã môn học: 031321Khối lượng: 4(2,2)Môn học trước: Các môn học về Ngữ văn.Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận dạy học bộ

môn Ngữ văn ở THCS; trên cơ sở đó hình thành kỹ năng thực hành tương ứng với những vấn đề lý luận dạy học bộ môn, chủ động, sáng tạo trong những những tình huống cơ bản, đa dạng có thể nảy sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn; biết vận dụng những kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện vào việc học tập các bộ môn khác và thực tập sư phạm cuối khóa; biết thiết kế và soạn, giảng được giáo án điện tử và giáo án truyền thống môn Ngữ văn ở THCS.

9.31. Văn hoa, văn học, ngôn ngữ địa phươngMã môn học: 031222Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: KhôngMôn học cung cấp cho sinh viên những giá trị văn hóa truyền thống; những vấn đề cơ bản về

qúa trình phát triển của văn hóa, văn học qua từng thời kỳ và những nét cơ bản của ngôn ngữ địa phương các dân tộc Sơn La. Học tập thực tế văn hóa, văn học, địa phương tại viên bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa tỉnh Sơn La. Học tập tại bảo tàng Sơn La.

9.32. Tiêng dân tộc MôngMã môn học: 034023Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cách phát âm tiếng dân tộc Mông, cách

viết chữ, sử dụng ngữ pháp tiếng Mông để thực hành, giao tiếp trong khu vực tỉnh Sơn La và ở các địa bàn khác. Hiểu được một số phong tục tập quán, nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mông qua các bài học.

9.33. Tiêng Việt thực hành10

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

Mã môn học: 031324Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không Môn học rèn luyện cho người học các kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng xây dựng đoạn văn,

đặt câu, dùng từ, kỹ năng viết chính tả tiếng Việt, từ đó vận dụng vào thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trung học cơ sở.

9.34. Ngữ dụng họcMã môn học: 031325Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không. Học phần cung cấp những hiểu biết về hoạt động giao tiếp nói chung và các khái niệm ngữ

dụng được dạy trong chương trình và SGK tiếng Việt mới.9.35. Đọc vănMã môn học: Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Không. Giúp sinh viên nắm được những tri thức cơ bản về đọc hiểu văn bản văn học, rèn luyện kỹ

năng đọc văn học theo thể loại với tri thức hiện đại; thấy được đọc hiểu là một vấn đề nghiêm túc, đòi hỏi phải tu dưỡng luyện tập thường xuyên để trở thành người đọc có văn hóa và có phương pháp.

9.36. Khảo cổ học và mấy vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thủy cổ và trung đạiMã môn học: 031527Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thủy, cổ đại và trung đại; Lịch sử

Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X.Môn học cung cấp những kiến thức lịch sử về các thời đại khảo cổ, những khái niệm chủ yếu

của khảo cổ học; Việc bảo vệ các di tích khảo cổ; Các kỹ năng học tập khảo cổ học. Lịch sử hai thời kỳ đầu của lịch sử xã hội loài người; Đặc điểm, quy luật phát triển lịch sử xã hội thời kỳ này; Các thành tựu văn hóa.

Khái quát sự hình thành, phát triển, suy vong của các quốc gia phong kiến; Đặc điểm chủ yếu của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây; Những nét cơ bản về lịch sử chế độ phong kiến Tây Âu, Trung quốc, Ấn độ, Đông Nam Á. Học tập thực tế tại các viện bảo tàng Trung ương và địa phương.

9.37. Lịch sử Thê giớiMã môn học: 031528Khối lượng: 4(4,0)Môn học trước: Lịch sử thế giới cận đại.Môn học giới thiệu Quan hệ quốc tế dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất; Chiến tranh thế

giới thứ nhất: nguồn gốc, tính chất, diễn biến, ý nghĩa. Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai và từ sau chiến tranh, đặc biệt là vào thập niên cuối thế kỷ XX; Những vấn đề cơ bản về chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; Lịch sử một số nước: Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật Bản. Cách mạng XHCN nghĩa tháng 10 Nga... Sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô, Đông Âu. Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở Việt Nam, Trung quốc.

9.38. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gôc đên 1858Mã môn học: 031529Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Khảo cổ học, cơ sở văn hóa Việt Nam; Một số vấn đề về lịch sử xã hội

nguyên thủy, cổ đại và trung đại.Môn học giới thiệu khái quát quá trình hình thành các quốc gia đầu tiên trên đất Việt nam;

Văn minh sông Hồng; Cuộc đấu tranh nghìn năm chống Bắc thuộc, giành độc lập của Việt Nam. Giới thiệu quá trình xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt (thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI). Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVII; Giai đoạn khủng

11

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

hoảng chế độ phong kiến Việt Nam và cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt là phong trào Tây Sơn; Xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Học tập, nghiên cứu thực tế lịch sử tại các bảo tàng Trung ương, địa phương.

9.39. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đên nay, lịch sử địa phươngMã môn học: 031530Khối lượng: 4(4,0)Môn học trước: Các môn học về lịch sử thế giới cận đại; Học phần cung cấp các kiến thức về lịch sử từ 1858 đến nay: Giới thiệu Việt Nam từ giữa thế

kỷ XIX đến 1918. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930: Phong trào yêu nước Việt Nam từ 1930 đến 1939; 1939 -1945. Việt Nam buổi đầu xây dựng chính quyền và cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1950); Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến (1950 - 1954), Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Việt Nam trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước đầu đi lên CNXH; Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; Trên con đường đổi mới đi lên CNXH. Giới thiệu lịch sử địa phương. Học tập tại các viện Bảo tàng trong nước.

9.40. Hệ thông các phương pháp dạy học lịch sử và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử

Mã môn học: 031531Khối lượng: 4(2,2)Môn học trước: Các môn học về Tâm lý học, giáo dục học, lịch sử VN và thế giới.Môn học cung cấp các kiến thức về phương pháp dạy học lịch sử như cơ sở phân loại và hệ

thống các phương pháp dạy học lịch sử; Nhóm các phương pháp dạy học lịch sử; Nhóm các phương pháp thông tin tái hiện lịch sử; Nhóm các phương pháp phát triển khả năng nhận thức lịch sử; Một số quan điểm dạy học hiện đại vận dụng vào dạy học lịch. Các bài học lịch sử ở trường THCS; Công tác ngoại khóa môn Lịch sử ở trường THCS. Giới thiệu nội dung cơ bản khóa trình lịch sử THCS. Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS; Thực hành lịch sử.

9.41. Tâm lý học đại cươngMã môn học: 002411Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê ninGiới thiệu khái quát về khoa học tâm lý; các khái niệm cơ bản về tâm lý học; tâm lý, ý thức,

hoạt động, giao tiếp, nhân cách, các hoạt động tâm lý cơ bản.9.42. Tâm lý học lưa tuổi THCS và tâm lí học sư phạmMã môn học: 002412Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Tâm lý học đại cương.Giới thiệu những kiến thức chung về sự phát triển tâm lý của trẻ em, những đặc điểm tâm lý

cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh THCS, một số nội dung cơ bản về tâm lý học và Giáo dục THCS.

9.43. Giáo dục học đại cươngMã môn học: 002413Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê ninCung cấp cho SV kiến thức cơ bản về giáo dục học, bao gồm các phạm trù, khái niệm,

phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, logic tiến hành một đề tài khoa học giáo dục; đánh giá một công trình khoa học giáo dục mục đích, mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, những đặc thù của giáo dục bậc THCS.

9.44. Hoạt động giáo dục ở trường THCSMã môn học: 002414Khối lượng: 3(3,0)Môn học trước: Giáo dục học đại cương

12

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường THCS, các kĩ năng tổ chức, triển khai, đánh giá kết hợp các hoạt động giáo dục ở trưởng THCS.

9.45. Hoạt động dạy học ở trường THCSMã môn học: 002415Khối lượng: 2(2,0)Môn học trước: Giáo dục học đại cươngCung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lí luận dạy học đại cương các đặc điểm cơ

bản của hoạt động dạy học ở trường THCS, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lí luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường THCS.

9.46. Thực tập sư phạm lần 1Mã môn học: 000016Khối lượng: 2(0,2)Môn học trước: Các học phần về tâm lý học, giáo dục họcNhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết về tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng

kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường THCS, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

9.47. Thực tập sư phạm lần 2Mã môn học: 000017Khối lượng: 4(0,4)Môn học trước: Thực tập sư phạm lần 1Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học,

giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu Khoa học giáo dục.10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình10.1. Giảng viên cơ hữu

STT Họ và tên Năm sinh

Văn bằng cao nhất, ngành đào

tạo

Môn học/HP sẽ giảng dạy

1 Cầm Thị Dưng 1962 Th.s QLGD Những nguyên lý CB của CN Mác-lênin

2 Nguyễn Thị Lan 1978 Th.s QLGD TT Hồ Chí Minh3 Phạm Xuân Thu 1981 Th.s Khoa học

Lịch sử ĐảngĐường lối CM của ĐCS Việt Nam

4 Nguyễn Phương Hạnh 1957 Th.s Khoa học quản lý

Quản lý HCNN và quản lý ngành

5 Trương Thị Liên 1958 Cử nhân Giáo dục chính trị Đại cương mỹ học

6 Nguyễn Thị Lanh 1963 Cử nhân Giáo dục chính trị Logic

7 Nguyễn Thị Hà 1981 Cử nhân QLVH CS Văn hóa Việt Nam8

Đỗ Thị Ngọc Mai 1966 Th.s Khoa học ngữ văn

Dẫn luận ngôn ngữHán NômNP-văn bản tiếng Việt

9Bùi Thị Ngọc Miến 1960 Th.s Khoa học

ngữ văn

Hán Nôm 1Hán Nôm 2Ngữ dụng học

10 Đinh Thị Lân 1982 Cử nhân Tin học Nhập môn tin học11 Hoàng Thị Thuận 1968 Th.s Sinh thái Kinh tế gia đình

13

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

STT Họ và tên Năm sinh

Văn bằng cao nhất, ngành đào

tạo

Môn học/HP sẽ giảng dạy

học12 Phạm Thị Bích Hằng 1969 Th.s Dân số học Dân số - MT- Ma túy AIDS13 Bộ môn GDTC Giáo dục thể chất14 Bộ môn GDQP Giáo dục quốc phòng15 Phạm Văn Quang 1966 Th.s Lý luận

giáo dục Tâm lý học đại cương

16 Cầm Thị Tươi 1974 Th.s Quản lý giáo dục

Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm

17 Hà Thị Mai Hoa 1974 Th.s LL & LSSP học Giáo dục học đại cương

18 Nguyễn Thị Hoa 1979 Th.s tâm lý giáo dục

Hoạt động dạy học và RLNVSPTX

19 Phan Văn Ha 1959 Cử nhân TL CTĐ

Hoạt động giáo dục và công tác ĐTNTPHCM

20 Nguyễn Thị Khánh Ly 1983 Th.s Ngữ Văn Lý luận văn học21 Cầm Minh Chính 1968 Th.s Ngữ Văn Làm văn, đọc văn

Văn học dân gian22

Nguyễn Huy Hoàng 1958 Th.s Ngữ Văn

Văn học Việt Nam trung đạiVăn học Việt Nam hiện đại 2Văn hóa-văn học- ngôn ngữ địa phương

23 Nguyễn Thị Thúy Hà 1973 Th.s Ngữ Văn Văn học thế giới 1Văn học thế giới 2

24

Bùi Văn Chương 1958 Th.s Ngữ Văn

ĐC PPGD văn-tập làm văn và RLNVSP môn vănPhong cách học tiếng ViệtĐC về tiếng Việt-Ngữ âm-từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt

25 Phạm Diệu Khanh 1973 Th.s GD học PPGD tiếng ViệtTiếng Việt thực hành

26 Cầm Đức Bình 1960 Th.s Ngữ Văn Tiếng dân tộc Mông27

Đinh Hoàng Oanh 1963 Th.s Lịch sử

Nhập môn sử họcKhảo cổ học và MSVĐVLSXHNTLịch sử VN từ 1858 đến nay

28 Đặng Hồng Vân 1983 Cử nhân Lịch sử Lịch sử thế giới 1Lịch sử thế giới 1

29 Lê Thị Kim Tuyến 1965 Cử nhân lịch sử Hệ thống PPDH lịch sử và RLNVSP môn lịch sử

10.2. Giảng viên thỉnh giảng: Không11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập11.1. Phòng thí nghiệm và hệ thống thiết bị thí nghiệm chính: Không11.2. Thư viện - Tổng diện tích thư viện: 1894,83 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 283,76 m2

- Số chỗ ngồi: 150 ; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 4- Phần mềm quản lý thư viện: ILIB, DLIB- Thư viện điện tử: + Có trang bị thư viện điện tử

14

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

+ Giảng viên, sinh viên trong toàn trường có thể tra cứu thông tin trên hệ thống gồm 35 máy tính

11.3. Giáo trình, tập bài giảng: TT Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả Nhà xuất bản Năm

xuất bản1 Nguyên lý cơ bản của chủ nghiã

Mác -Lê nin Bộ giáo dục và ĐT Chính trị Qốc gia 2009

2 GT Triết học Mác-Lê nin Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nxb Chính trị Quốc gia

2005

3 GT tư tưởng Hồ Chí Minh Bộ giáo dục và Đào tạo Nxb Chính trị Quốc gia

2009

4 Văn kiện Nghị Quyết đại Hội Đảng lần I,II,II,IV,V,VI,VII,VIII, IX,X,XI

Hội đồng lý luận TW Nxb Chính trị Quốc gia XB

2010

5 Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD - ĐT

Phạm Viết Vượng Nhà xuất bản ĐH Sư phạm

2003

6 GT Điền kinh Bộ Giáo dục và ĐT Giáo dục 20087 GT. Giáo dục quốc phòng Bộ Giáo dục và ĐT Gáo dục 20078 Giáo trình mỹ học đại cương Đỗ Khang, Nguyễn

Minh TâmGiáo dục 2005

9 Giáo trình Lôgic học Nhiều tác giả NXB Chính trị quốc gia

2004

10 Lôgic học sách dùng cho CĐSP Nhiều tác giả NXB giáo dục 1999

11 Giáo trình Tin học cơ sở Nhiều tác giả NXB Đại học sư phạm

2004

12 Microsoft Word 2002 toàn tập Nhiều tác giả Nhà xuất bản Trẻ 200413 Tin học cơ sở Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) Đại học Sư Phạm 200914 TL: Giáo dục Dân số - Kế hoạch

hoá gia đình trong trường Đại học (tài liệu dùng cho sinh viên

Ban GĐS – KHHGĐ Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hà Nộị 1994

15 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và GDDS (dùng cho giáo viên trường Trung

học (Dự án VIE/94/P01

Hà Nội 1995 1995

16 Một số vấn đề dinh dưỡng thực hành

Từ giấy, Hà Huy Khôi NXB Y học 1998

17 Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng Việt Nam

Từ giấy, Hà Huy Khôi NXB Y học 1994

18 Những vấn đề chung của GDH Dự án trung học cơ sở Thái Duy Tuyên

- NXB Giáo dục Hà nội

1987

19 Giáo dục học Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê

NXB Giáo dục Hà Nội

2007

20 Giáo dục đại cương Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê

NXB Giáo dục Hà Nội

1999

21 Đại cương về giáo dục học dục học.

Thái Duy Tuyên NXB Quốc gia, Hà Nội

2004

22 Hoạt động dạy học Nhiều tác giả Dự án trung học cơ sở 200723 Hoạt động dạy học ở trường THCS Nguyễn Ngọc Bảo, Hà

Thị ĐứcNXB Giáo dục Hà Nội

2000

24 Giáo dục học - tập II Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức

NXB Giáo dục Hà Nội

2000

15

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

25 Hoạt động dạy học ở trường THCS Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm

NXB ĐHSP 2004

26 Giáo dục học tập I+II Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt

NXB Giáo dục 1988

27 Giáo dục học đại cương Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê

NXB Giáo dục HN 1999

28 Hoạt động giáo dục ở trường THCS

Phạm Viết Vượng (chủ biên):

NXB ĐHSP.HN 2004

29 Tâm lý học đại cương Nhiều tác giả (Dự án THCS) NXB ĐHSP.HN

2007

30 Tâm lí học Phạm Minh Hạc (Chủ biên),

NXB Giáo dục 1989

31 GT Tâm lí học đại cương Trần Trọng Thủy (chủ biên)

NXB Giáo dục 1997

32 Tâm lí học đại cương Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)

NXB ĐHSP Hà Nội 2004

33 GT.Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm

Lê Văn Hồng (chủ biên),

NXB ĐHQG Hà nội 1996

34 Tâm lí học sư phạm Lê Văn Hồng NXB Giáo dục 199635 Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và

tâm lí học sư phạmNguyễn Kế Hào (Chủ biên)

NXB ĐHSP HN 2004

36 Tâm lí học, tập 2 Phạm Minh Hạc NXB Giáo dục 198937 GT Thực hành sư phạm thường

xuyên Phan Trung Thanh NXB ĐHSP Hà Nội 2004

38 Luyện giao tiếp sư phạm Nguyễn Thạc, Hoàng Anh

ĐHSP Hà nội 1999

39 TL.Thực hành tổng hợp về tâm lí học

Trần Hữu Luyến Vụ Đại học XB 1995

40 Bài tập thực hành TLH Trần Trọng Thủy (chủ biên)

NXB Giáo dục 1990

41 Thực hành giáo dục học Nguyễn Ngọc Bảo NXB Giáo dục 199242 Dẫn luận ngôn ngữ học Hoàng Dũng, Bùi

Mạnh HùngNXB ĐHSP 2007

43 Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm, tập 1,2

Đặng Đức Siêu NXB ĐHSP. HN 2004

44 Tiếng Việt: đại cương - ngữ âm Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh

NXB ĐHSP 2003

45 GT Lý luận văn học tập 1,2 Nhiều tác giả Đại học Sư phạm 2005

46 GT Văn học dân gian Việt Nam Hoàng Tiến Tựu (chủ biên)

Giáo dục 2001

47 GT Văn học Trung đại Việt Nam tập 1,2

Nguyễn Đăng Na (chủ biên)

Đại học Sư phạm 2005

48 Tập bài giảng văn học trung đại Việt Nam

Nguyễn Huy Hoàng Lưu hành nội bộTrường CĐ Sơn La

2005

49 GT Văn học Việt Nam 1900 - 1945 Nguyễn Huy Hoàng Lưu hành nội bộ Trường CĐ Sơn La

2003

50 GT Văn học Việt Nam hiện đại tập 1 Trần Đăng Suyền - Nguyễn Văn Long (chủ biên)

Đại học Sư phạm 2005

16

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

51 GT Văn học Việt Nam hiện đại tập 2 Trần Đăng Suyền - Nguyễn Văn Long (chủ biên)

Đại học Sư phạm 2007

52 GT Văn học thế giới 1,2 Lưu Đức Trung (chủ biên)

Đaị học Sư phạm 2007

53 Làm văn Lê A (chủ biên) Đại học Sư phạm 2001

54 Văn hóa văn học, ngôn ngữ địa phương

Nguyễn Huy Hoàng (chủ biên), Lê Văn Đà, Cầm Minh Chính

Đại học Sư phạm 2010

55 Tập bài giảng Cơ sở văn hóa Việt NamNguyễn Huy Hoàng Lư hành nội bộTrường Cao đẳng Sơn La

2004

56 GT Cơ sở văn hóa Việt Nam Trần Ngọc Thêm Đại học Sư phạm 2005

57 GT Cơ sở văn hóa Việt Nam Đặng Đức Siêu Đại học Sư phạm 2004

58 GT Cơ sở văn hóa Việt Nam Trần Quốc Vượng Giáo dục 2004

59 Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt Đỗ Hữu Châu NXB ĐHSP. HN 2004

60 GT Ngữ pháp Tiếng Việt Bùi Minh Toán (chủ biên) Nguyễn Thị Lương

NXB ĐHSP 2007

61 Văn bản (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm).

Diệp Quang Ban NXB ĐHSP. Hà Nội 2006

62 GT. Phong cách học Tiếng Việt Nhiều tác giả NXBGD Hà Nội 4/2001

63 Giáo trình Ngữ dụng học. Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt

Hùng

NXB ĐHSP. HN 2008

64 GT Tiếng Việt thực hành Bùi Minh Toán - Đỗ Quang Ninh

NXB ĐHSP 2003

65 GT Phương pháp dạy học Tiếng Việt Cao đẳng Sư phạm.

Nhiều tác giả NXB Giáo dục 1998

66 Phương pháp dạy học Văn - Phan Trọng Luận (chủ biên)

NXB ĐHQG Hà Nội 1999

67 Ứng dụng CNTT trong dạy học. Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ.

NXB GD 2006

68 Văn học thế giới 1 Nhiều tác giả ĐHSP 2005

69 Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858

Trương Hữu Quýnh (chủ biên).

Đại học Sư phạm 2003

70 Nhập môn Sử học Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Trần Đức Minh

Giáo dục 2004

71 Giáo trình Lịch sử địa phương, Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên)

Đại học Sư phạm 2005

72 LSVN từ thế kỷ X đến 1858 Trương Hữu Quýnh (chủ biên)

Đại Học Sư phạm 2003

73 Đại cương lịch sử Việt Nam Đinh Xuân Lâm(chủ biên)

Giáo dục HN 2001

74 GT: Lịch sử Việt Nam từ 1945- Nhiều tác giả Giáo dục 2000

17

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

1954 sách CĐSP, (giáo trình đào tạo giáo viên THCS)

75 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay. gia Hà Nội 2000

Trần Bá Đệ NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

2000

76 TL: Lịch sử Việt Nam 1975 đến nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trần Bá Đệ Đại học Quốc gia Hà Nội

1998

77 TL: Cơ sở khảo cổ học Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa

Đại học và THCN, Hà Nội

1979

78 GT: LS thế giới hiện đại 1917–1995

Nguyễn Anh Thái (chủ biên)

Giáo dục Hà Nội 2000

79 Lịch sử Trung Quốc, NXB GD Hà Nội 1995

Nguyễn Anh Thái (chủ biên)

Giáo dục Hà nội 1995

80 Mấy vấn đề lịch sử Châu Á và LSVN

Nguyễn Văn Hồng (chủ biên)

NB Văn hoá Dân tộc Hà Nội

2000

81 Lịch sử thế giới hiện đại Phan Ngọc Liên (chủ biên)

Đại học Sư phạm 2000

82 TL: Đại cương Lịch sử Việt Nam, TII, NXB Giáo dục Hà Nội 1975.

Đinh Xuân Lâm (chủ biên)

Giáo dục Hà Nội 1975

83 Phương pháp dạy học lịch sử (Dự án Việt - Bỉ, sách đào tạo GVTHCS)

Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Có

Đaị học Sư phạm 2001

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình12.1. Tính liên thông Chương trình đào tạo thiết kế tổng số 120 tín chỉ (kể cả phần tự chọn). Người học

bắt buộc phải tích luỹ đủ khối lượng kiến thức là 110 tín chỉ mới được cấp bằng tốt nghiệp, trong đó phần khối kiến thức giáo dục đại cương 34 tín chỉ; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 70 tín chỉ; khối kiến thức tự chọn 6 tín chỉ (lưu ý phần khối kiến thức giáo dục đại cương chọn 1 môn 2/4 tín chỉ, Kiến thức Toán - Tin học - Công nghệ - Mội trường chọn 1 môn 2/4 tín chỉ. Khối kiến thức ngành chính tự chọn 1 môn - 2/8 tín chỉ).

- Chương trình thiết kế đã chú ý đến tính liên thông. Phần kiến thức tự chọn có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của người học sau khi tốt nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay. Trong quá trình học tập người học được lựa chọn nội dung học tập theo hướng chuyên ngành để sau khi tốt nghiệp có thể học tập nâng cao trình độ đại học hoặc thạc sĩ.

12.2. Xây dựng đề cương chi tiêt các học phầnTrước khi giảng dạy giảng viên bắt buộc giảng viên phải xây dựng đề cương chi tiết

các học phần theo mẫu đã được quy định trong quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn QMS ISO.9001: 2008 của Nhà trường và phải được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy định chung.

18

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

- Cụ thể là: Trình tự triển khai các học phần phải bảo đảm tính lô gíc của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức có tính kế thừa của môn học trước (trừ những học phần không đòi hỏi môn học trước).

- Nội dung đề cương môn học là những nội dung cốt lõi của học phần. Có thể bổ sung thêm nội dung hay thời lượng cho một học phần nào đó, phần thời lượng thêm vào được lấy từ thời lượng phần kiến thức tự học của khối kiến thức tương ứng. Nội dung lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu môn học; chú ý rèn các kỹ năng cốt lõi của ngành học theo kỹ năng cần đạt được sau đào tạo.

- Về số tiết của mỗi học phần: Ngoài thời lượng giảng dạy trên lớp theo kế hoạch cho các học phần, cần quy định số tiết tự học cụ thể để sinh viên củng cố kiến thức đã học của học phần.

- Về yêu cầu thực hiện số lượng và hình thức bài tập (nếu có) của các học phần, do giảng viên quy định nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết, rèn luyện các kỹ năng thiết yếu.

- Tất cả các học phần đều phải có đề cương môn học, giáo trình, hoặc bài giảng, tài liệu tham khảo, bài hướng dẫn...đã in sẵn cung cấp cho sinh viên. Giảng viên phải xác định được các phương pháp truyền thụ như thuyết trình, thảo luận trên lớp, hướng dẫn thực hành chi tiết phải khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu và chủ động tiếp thu kiến trên lớp, thực hành, thực tế ở cơ sở hay viết thu hoạch...cùng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng...giảng dạy cho học phần hay từng nội dung giảng dạy.

- Đề cương thức, làm chủ tri thức, gắn chặt lý thuyết với thực hành, thực tế công việc sau này của người học, khuyến khích người học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biết lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp với kế hoạch của bản thân.

12.3. Định hướng phương pháp dạy họcChương trình thiết kế với mục tiêu tăng phần thực hành, thảo luận, giảm bớt phần lý

thuyết, nhằm tạo điều kiện cho người học không chỉ hiểu biết về lý luận mà còn nâng cao những kỹ năng nghề nghiệp, khuyến khích người học say mê, chủ động, sáng tạo, giúp họ biết lựa chọn kế hoạch học tập cho bản thân, rèn các kỹ năng mềm như giao tiếp, trao đổi thông qua hoạt động nhóm, sử dụng tin học, ngoại ngữ, các đồ dùng, phương tiện dạy học và trong việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, các trang thiết bị hiện đại cho quá trình dạy học... Vì vậy đối với các học phần thiên về lý thuyết, tỷ lệ số tiết giảng viên hướng dẫn thực hành chiếm 30%, giảng dạy lý thuyết chiếm 70%. Với những học phần thiên về thực hành thì tỉ lệ giảng lý thuyết 60%, hướng dẫn thực hành trên lớp chiếm: 40%. Với những học phần đòi hỏi mức độ thực hành nhiều hơn thì tỉ lệ giảng lý thuyết chiếm 50%, hướng dẫn thảo luận, thực hành, làm bài tập trên lớp chiếm 50%.

Sơn La, ngày 14 tháng 08 năm 2012HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHĐT

19

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRIN…  · Web viewCó đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội

20