XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống...

39
BN TIN XUT NHP KHU NÔNG LÂM THUSN 1 Tháng 12 năm 2011 XUT NHP KHU NÔNG LÂM THY SN Tháng 12 năm 2011 Vũ ThHương Thy, Phm Đức Thun, Phm Như Qunh, Nguyn Phm Bích Hường, Hà Hi Lý, Phan SHi ếu I. Tng quan tình hình xut, nhp khu nông, lâm, thy sn tháng 12 năm 2011 1. Xut khu 1.1. Ngành hàng Giá trxut khu các mt hàng nông lâm thy sn tháng 12/2011 đạt 2,3 tUSD, tăng 6,5% so vi cùng knăm trước và tăng 8,4% so tháng trước, đưa tng giá trxut khu cnăm 2011 ca toàn ngành đạt hơn 25,1 tUSD, tăng 28,6% so vi năm trước. Tháng 12 là tháng th10 liên tiếp trong năm 2011 có tng giá trkim ngch xut khu đạt trên 2 tUSD/tháng. Bng 1.1. Giá trxut khu nông lâm sn tháng 12 năm 2011 phân theo ngành Đơn v: Triu USD Ngành và nhóm mt hàng TH T12/2010 TH T11/2011 TH T12/2011 % TH T12/2011 so vi C.kN.trước Tháng trước Tng giá trxut khu 2.206,5 2.156,6 2.338,4 106,5 108,4 Trong đó: 1. Nông sn 1.330,0 1.216,0 1.338,9 100,7 110,1 + Nông sn tươi/thô 1.119,9 981,2 1.106,8 98,8 112,8 + Nông sn chế biến 210,2 234,8 232,1 110,4 98,8 2. Lâm sn 351,6 353,9 404,2 115,0 114,2 + G& Sn phm tg262,7 273,6 307,7 117,1 112,5 + Lâm sn ngoài gõ 88,9 80,3 96,6 108,6 120,2 3. Thy sn 515,6 576,4 581,7 112,8 100,9 + Tươi sng/đông lnh 417,4 462,7 462,8 110,9 100,0 + TS chế biến 98,2 113,7 119,0 121,1 104,6 Ngun: Sliu do CIS tng hp tmã HS ca TCHQ Vtc độ tăng trưởng kim ngch phân theo ngành so vi tháng trước, giá trxut khu trong tháng ca các mt hàng lâm sn tăng 14,2%, nông sn tăng 10,1%, và thy sn tăng nh0,9%. So vi cùng knăm trước, xut khu các mt hàng lâm sn đạt mc tăng trưởng cao nht (15%), tiếp đến là các mt hàng thy sn (12,8%), các mt hàng nông sn chtăng 0,7%. Vcơ cu xut khu, các mt hàng nông sn vn chiếm ttrng ln nht vi 58% trong tng giá trxut khu tháng 12/2011. Tuy nhiên so vi

Transcript of XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống...

Page 1: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

1 Tháng 12 năm 2011

XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011

Vũ Thị Hương Thủy, Phạm Đức Thuận, Phạm Như Quỳnh, Nguyễn Phạm

Bích Hường, Hà Hải Lý, Phan Sỹ Hiếu

I. Tổng quan tình hình xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 năm 2011 1. Xuất khẩu 1.1. Ngành hàng

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản tháng 12/2011 đạt 2,3 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,4% so tháng trước, đưa tổng giá trị xuất khẩu cả năm 2011 của toàn ngành đạt hơn 25,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm trước. Tháng 12 là tháng thứ 10 liên tiếp trong năm 2011 có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD/tháng. Bảng 1.1. Giá trị xuất khẩu nông lâm sản tháng 12 năm 2011 phân theo ngành

Đơn vị: Triệu USD

Ngành và nhóm mặt hàng

TH T12/2010

TH T11/2011

TH T12/2011

% TH T12/2011 so với

C.kỳ N.trước

Tháng trước

Tổng giá trị xuất khẩu 2.206,5 2.156,6 2.338,4 106,5 108,4 Trong đó: 1. Nông sản 1.330,0 1.216,0 1.338,9 100,7 110,1 + Nông sản tươi/thô 1.119,9 981,2 1.106,8 98,8 112,8 + Nông sản chế biến 210,2 234,8 232,1 110,4 98,82. Lâm sản 351,6 353,9 404,2 115,0 114,2 + Gỗ & Sản phẩm từ gỗ 262,7 273,6 307,7 117,1 112,5 + Lâm sản ngoài gõ 88,9 80,3 96,6 108,6 120,23. Thủy sản 515,6 576,4 581,7 112,8 100,9 + Tươi sống/đông lạnh 417,4 462,7 462,8 110,9 100,0 + TS chế biến 98,2 113,7 119,0 121,1 104,6

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch phân theo ngành so với tháng

trước, giá trị xuất khẩu trong tháng của các mặt hàng lâm sản tăng 14,2%, nông sản tăng 10,1%, và thủy sản tăng nhẹ 0,9%. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt mức tăng trưởng cao nhất (15%), tiếp đến là các mặt hàng thủy sản (12,8%), các mặt hàng nông sản chỉ tăng 0,7%.

Về cơ cấu xuất khẩu, các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58% trong tổng giá trị xuất khẩu tháng 12/2011. Tuy nhiên so với

Page 2: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

2 Tháng 12 năm 2011

cùng kỳ năm trước, tỷ trọng các mặt hàng nông sản đã giảm 3%, từ mức 61% xuống còn 58%. Tỷ trọng các ngành khác có xu hướng tăng. Các mặt hàng thủy sản tăng từ 23% trong tháng 12/2010 lên 25% trong tháng 12/2011. Các mặt hàng lâm sản cũng tăng tỷ trọng từ 16% trong tháng 12/2010 lên 17% trong tháng 12/2011 (Biểu đồ 1.1). Biểu đồ 1.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu tháng 12 phân theo ngành (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Trong bản tin này, các mặt hàng nông sản được chia thành 2 nhóm:

nông sản tươi, sống hoặc thô (mới ở giai đoạn sơ chế) và nông sản đã qua chế biến. Các mặt hàng lâm sản được chia thành hai nhóm: nhóm gỗ & các sản phẩm làm từ gỗ và nhóm các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ. Các mặt hàng thủy sản được chia thành hai nhóm: nhóm các mặt hàng thủy sản tươi sống, đông lạnh và nhóm các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến. Diễn biến cụ theo theo từng nhóm mặt hàng như sau:

Nông sản: Tháng 12/2011, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tươi/thô đạt 1,1 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12,8% so với tháng trước. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã qua chế biến đạt xấp xỉ 232,1 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chỉ bằng 98,8% so với tháng trước.

Về cơ cấu giá trị xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng nông sản tươi/thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Cụ thể, trong tháng 12/2011, nhóm các mặt hàng nông sản tươi/thô chiếm tới 83% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi tháng trước chiếm 81%, cùng kỳ năm trước chiếm 84%. Đối với các mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu có tỷ trọng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, từ 16% trong tháng 12/2010 lên 17% trong tháng 12/2011.

Page 3: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

3 Tháng 12 năm 2011

Biểu đồ 1.2. Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản tháng 12 phân theo nhóm (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Lâm sản: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ tháng

12/2011 đạt 307,7 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12,5% so với tháng trước. Xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt 96,6 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20,2% so với tháng trước. Như vậy, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản trong tháng cuối cùng của năm 2011 đều đạt mức tăng trưởng cao trong cả 2 nhóm mặt hàng gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Biểu đồ 1.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu lâm sản tháng 12 phân theo nhóm (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Về cơ cấu giá trị xuất khẩu, biểu đồ 1.3 cho thấy tỷ trọng giá trị xuất

khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tháng 12/2011 giảm 1% so với cùng

Page 4: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

4 Tháng 12 năm 2011

kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ vẫn luôn chiếm ưu thế và có tỷ trọng tăng từ 75% trong tháng 12/2010 lên 76% trong tháng 12/2011.

Thủy sản: Giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống, đông lạnh tháng 12/2011 đạt 581,7 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước và chỉ tăng 0,9% so với tháng trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến đạt 119 triệu USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,6% so với tháng trước. Biểu đồ 1.4. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản tháng 12 phân theo nhóm (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Về cơ cấu giá trị xuất khẩu, biểu đồ 1.4 cho thấy tỷ trọng giá trị xuất

khẩu nhóm các mặt hàng thủy sản tươi sống/đông lạnh và đã qua chế biến không có thay đổi nhiều, tăng nhẹ từ 19% trong tháng 12 năm trước lên 20% trong tháng 12 năm nay.

Tóm lại trong tháng 12/2011, các nhóm ngành hàng nông sản, lâm sản và thủy sản đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước và tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản và thủy sản trong tháng 12/2011 đạt mức tăng trưởng cao hơn với mức tăng từ 9-21% tuỳ theo nhóm mặt hàng cụ thể, trong khi xuất khẩu các mặt hàng thủy sản so với tháng trước có dấu hiệu tăng chậm lại, nhất là các mặt hàng thủy sản tươi sống, đông lạnh.

1.2. Thị trường

Trong tháng 12/2011, các mặt hàng nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam được xuất khẩu tới 143 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau thuộc khắp các châu lục trên thế giới.

Tuy nhiên, thị phần nhập khẩu các mặt hàng NLTS của Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số nước chính. 10 nước đứng đầu về giá trị nhập

Page 5: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

5 Tháng 12 năm 2011

khẩu trong các tháng gần đây thường chiếm tới 65% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng NLTS của VN. Cũng như tháng trước, 3 nước đứng vị trí hàng đầu trong tháng này vẫn là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản với thị phần tương ứng là 18,8%, 15,2% và 8,7%. Bảng 1.2. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12 năm 2011 phân theo thị trường chính

Đơn vị: Triệu USD

Các thị trường chính

TH T12/2010

TH T11/2011

TH T12/2011

% TH T12/2011 so với C.kỳ

N.trước Tháng trước

Tổng 2.205,8 2.156,2 2.337,5 106,5 116,8Trong đó: Trung Quốc 407,2 405,4 438,7 107,7 108,2Hoa Kỳ 302,4 312,7 354,9 117,3 113,5Nhật Bản 159,9 205,1 203,6 127,3 99,2Đức 85,8 83,0 118,4 137,9 142,6Indonesia 147,0 166,4 113,8 77,4 68,4Hàn Quốc 95,1 114,7 89,4 94,0 78,0Malaysia 70,9 82,1 80,8 113,8 98,4Đài Loan 51,2 51,4 60,4 117,9 117,3Hà Lan 58,7 48,8 47,8 81,4 97,9Italia 46,5 34,1 47,6 102,4 139,5

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Trong tháng 12/2011, thị trường Trung Quốc có giá trị kim ngạch

nhập khẩu các mặt hàng NLTS của Việt Nam đứng đầu với 439 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,2% so với tháng trước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt gần 355 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 13,5% so với tháng trước. Thị trường Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với gần 204 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước và xấp xỉ bằng tháng trước. Đức chiếm vị trí thứ 4 thay thế và đẩy Indonesia xuống vị trí thứ 5. Italia thay thế Úc đứng vị trí thứ 10 trong bảng tổng sắp. Trong 7 thị trường còn lại từ vị trí thứ 4 trở đi, có 4 thị trường đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước gồm Đức (37,9%), Đài Loan (17,9%), Malaysia (13,8%) và Italia (2,4%); có 3 thị trường tăng trưởng âm là Indonesia (-23%), Hà Lan (-19%) và Hàn Quốc (-6%) (xem Bảng 1.2).

2. Nhập khẩu Tổng giá trị nhập khẩu các loại sản phẩm vật tư, nguyên liệu, máy

móc thiết bị phục vụ sản xuất các lĩnh vực thuộc ngành trong tháng 12/2011 đạt xấp xỉ 1,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 10% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2012 tổng kim ngạch nhập khẩu phục vụ sản xuất thuộc ngành đạt trên 16 tỷ USD, tăng trưởng trên 32% so với năm trước.

Page 6: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

6 Tháng 12 năm 2011

Trong tháng 12/2011, các sản phẩm vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thuộc ngành được nhập khẩu từ 91 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, so với tháng trước ít hơn 17 quốc gia.

Thống kê giá trị nhập khẩu 10 thị trường đạt giá trị cao nhất trong tháng vẫn ở mức trên 1,1 tỷ USD, chiếm tới 67% trong tổng giá trị nhập khẩu (gần 1,6 tỷ USD). Các nước còn lại chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị nhập khẩu của tháng.

Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí đứng đầu, tuy nhiên, thị phần giảm so với cùng kỳ năm trước từ 17,9% xuống còn 13,9%. Ấn Độ với thị phần đứng ở vị trí thứ 2 đã tăng từ 10,9% trong tháng 12/2010 lên 12,1% trong tháng 12/2011. Đứng ở vị trí thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ với 7,8% thị phần. Bảy trong mười thị trường nhập khẩu đứng đầu còn lại trong tháng 12/2011 gồm có Achentina, Brazil, Úc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Lào. Bảng 1.3. Giá trị nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc và thiết bị tháng 12 năm 2011 phân theo thị trường chính

Đơn vị: Triệu USD

Các thị trường chính TH T12/2010

TH T11/2011

TH T12/2011

% TH T12/2011 so với

C.kỳ N.trước

Tháng trước

Tổng 1.379,4 1.453,4 1.599,3 115,9 110,0 Trong đó: Trung Quốc 246,6 280,0 221,6 89,9 79,2Ấn Độ 149,9 112,0 194,1 129,5 173,3Hoa Kỳ 150,8 139,0 125,3 83,1 90,2Achentina 53,2 132,0 98,5 185,1 74,6Brazil 40,3 38,7 97,6 242,2 252,2Úc 37,7 65,1 95,9 254,5 147,3Malaysia 98,9 88,9 79,2 80,1 89,1Indonesia 90,3 51,5 59,9 66,3 116,3Thái Lan 67,0 57,3 55,8 83,2 97,3Lào 24,7 14,3 47,0 190,1 328,9

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Trong các thị trường trên chỉ có 4 thị trường đạt mức tăng trưởng

dương và đều có đặc điểm là tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là Úc (tăng 2,5 lần), Brazil (tăng 2,4 lần), Lào (tăng 1,9 lần), và Achentina (tăng 1,8 lần). Có 3 thị trường tăng trưởng âm là Indonesia (-34%), Malaysia (-20%) và Thái Lan (-16,8%).

Page 7: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

7 Tháng 12 năm 2011

II. Tình hình xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 1. Gạo

Xuất khẩu gạo tháng 12/2011 giảm 19,4% về lượng và giảm 20% về giá trị so với tháng trước, đạt 325 nghìn tấn, thu về 193 triệu USD. Tính chung năm 2011, lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn, trị giá 3,65 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 12,6% về kim ngạch so với năm 2010.

So với năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 tăng không nhiều nhưng giá trị lại tăng mạnh. Nguyên nhân là do Việt Nam tăng lượng gạo xuất khẩu có chất lượng cao, gạo thơm, và gạo trung bình, đồng thời giảm dần lượng gạo xuất khẩu có chất lượng thấp. Điều này giúp giá xuất khẩu bình quân tăng thêm 60,56 USD/tấn.

Bảng 2.1. Xuất khẩu gạo tháng 12 năm 2011 phân theo thị trường

Đơn vị: 1000 tấn, 1000 USD

Thị trường

Tháng 12/2011 So với cùng kỳ So với tháng trước

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng 324,9 193.191,8 65,0 74,3 80,6 80,0Indonesia 155,9 90.600,0 58,4 66,3 60,8 60,8Malaysia 66,0 41.233,5 156,1 227,6 104,1 103,3Cuba 26,0 14.651,5Trung Quốc 11,6 8.380,0 90,2 111,0 223,2 209,5Singapore 9,9 6.147,6 81,8 95,0 50,4 53,8Hồng Kông 8,5 5.781,7 86,6 91,4 69,0 70,3Papua New Guinea 8,2 4.747,4 2105,9 1817,8Philippines 3,9 2.164,1 117,8 83,1 42,2 42,6Đài Loan 3,4 1.898,3 63,9 60,2 102,0 94,0Các nước khác 31,5 17.587,8 21,4 22,3 94,8 82,1

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Trong tháng, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 56 nước, trong đó thị

trường Indonesia vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu, chiếm 47% thị phần, đạt 156 nghìn tấn và 149 triệu USD. Malaysia vẫn đứng ở vị trí thứ 2, đạt 66 nghìn tấn và 41,2 triệu USD, chiếm 21% về thị phần. Thị trường Cu ba không xuất hiện trong danh sách các nước nhập khẩu gạo trong 2 tháng 10 và 11 nhưng lại đứng ở vị trí trí thứ 3 trong tháng 12 với 8% thị phần.

Page 8: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

8 Tháng 12 năm 2011

Biểu đồ 2.1. Thị phần các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam tháng 12 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Năm 2011 thị trường gạo xuất khẩu có nhiều thay đổi. Indonesia vượt qua Philippines, trở thành thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam với 26,8% thị phần. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Indonesia tăng gấp 4 lần cả về khối lượng và giá trị so với năm 2010. Xênêgan và Trung Quốc cũng là hai thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc (gấp 3 lần) so với cùng kỳ năm trước.

2. Cà phê Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2011 tăng

mạnh so với tháng trước, gấp 2,2 lần cả về lượng và kim ngạch, đạt 155,9 ngàn tấn với trị giá 325,9 triệu USD. Nếu so với tháng 12/2010 thì lượng xuất khẩu giảm 5% nhưng kim ngạch tăng 11,5%. Tính chung cả năm 2011, xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch 2,2 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và tăng 37,6% về kim ngạch so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2011 đạt mức 2.128 USD/tấn, tăng 39,6% so với năm 2010.

Page 9: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

9 Tháng 12 năm 2011

Biểu đồ 2.2. Thị phần các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12 năm 2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Với mức tăng xấp xỉ 2 lần cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cà phê của Việt Nam, chiếm 17% thị phần. Đức vẫn ở vị trí thứ 2 với thị phần 15,8%. So với tháng 11/2011 và tháng 12/2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức đều tăng gấp khoảng 2 lần. Tây Ban Nha, Algeria và Ecuador là những thị trường lớn đạt tăng trưởng nổi bật trong tháng này. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha tăng 4,4 lần về lượng và 4,1 lần về kim ngạch so với tháng trước, giúp nước này từ vị trí thứ 12 vươn lên thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam. Algeria cũng từ vị trí thứ 13 vươn lên thứ 6 nhờ lượng nhập khẩu tăng 3,3 lần và kim ngạch tăng 3,6 lần so với tháng 11/2011. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Ecuador tăng gần 7 lần cả về lượng và giá trị so với tháng trước, đưa nước này từ vị trí thứ 22 lên thứ 10.

Bảng 2.2. Thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam tháng 12/2011

Đơn vị: tấn; 1000 USD

Các thị trường chính

Tháng 12/2011 So với tháng trước (%)

So với cùng kỳ năm trước (%) Thị phần

12/2011 (%) Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng 155.915 325.884 219,9 217,0 95,0 111,5 100,0Hoa Kỳ 22.993 55.540 202,3 198,3 124,4 153,9 17,0Đức 24.848 51.568 210,6 216,5 193,3 209,8 15,8Italy 9.265 18.367 273,7 257,1 78,0 88,9 5,6Tây Ban Nha 7.197 14.661 443,7 413,4 94,5 115,0 4,5Nhật Bản 5.864 13.654 187,8 178,3 190,5 198,9 4,2Algeria 6.092 12.118 330,5 363,7 179,8 199,9 3,7Indonesia 6.048 11.983 224,3 222,0 3,6Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 10: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

10 Tháng 12 năm 2011

3. Chè Trong tháng 12 năm 2011,

xuất khẩu chè tăng mạnh sau nhiều tháng giảm liên tiếp, đạt 13,2 nghìn tấn chè thu về hơn 20,4 triệu USD, tăng 20,7% về lượng và 24,2% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 134,1 nghìn tấn chè các loại thu về 203,8 triệu USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 2% về trị giá so

với năm trước.

Bảng 2.3. Xuất khẩu chè tháng 12/2011 phân theo loại chè Đơn vị: 1000 tấn, 1000 USD

Loại sản phẩm Tháng 12/2011 So với cùng kỳ So với tháng trước

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng 13,2 20.430,2 90,9 97,6 120,7 124,2Chè xanh các loại 5,0 9.018,9 133,6 157,6 115,4 120,8 Chè xanh nguyên cánh 0,9 1.584,9 292,5 270,2 73,0 92,6Chè đen các loại 8,1 11.313,2 75,7 75,8 123,8 127,0 Chè đen nguyên cánh 0,9 1.189,3 76,0 75,3 94,1 98,8Chè khác 0,05 98,1 126,3 34,2 240,0 132,3

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong tháng 12 năm 2011, kim ngạch xuất khẩu chè đen các loại chiếm tỷ trọng cao nhất 55,3%, đạt 11,3 triệu USD, giảm 24,3% về lượng và giảm 24,2% về giá trị so với tháng 12/2010, tuy nhiên lại tăng mạnh so với tháng trước, tăng 23,8% về lượng và 27% về giá trị. Xuất khẩu chè xanh các loại chiếm tỷ trọng ít hơn (44 %), đạt 9 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và 20,8% về giá trị so với tháng trước (Bảng 2.4).

Page 11: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

11 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.4. Xuất khẩu chè tháng 12 năm 2011 phân theo thị trường Đơn vị: 1000 tấn, 1000 USD

Các thị trường Tháng 12/2011 So với cùng kỳ So với tháng trước

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng 13,2 20.430,2 90,9 97,6 120,7 124,2Pakistan 2,0 3.306,4 62,4 64,8 139,3 129,0Đài Loan 1,7 2.380,7 95,5 101,9 129,0 130,3Iran 1,2 2.322,5 937,6 1012,9 211,9 210,6Afganistan 1,1 2.257,7 170,8 216,0 172,4 184,0Nga 1,3 1.957,3 48,7 52,2 190,0 191,9Ả rập Xê út 0,5 1.088,1 127,8 150,3 88,7 90,6Indonesia 1,2 1.035,5 182,1 171,1 69,7 62,9Trung Quốc 0,8 905,7 66,5 76,4 107,1 101,2Các TVQ Ả rập Thống nhất 0,4 793,4 45,6 56,4 60,3 60,1Các nước khác 3,1 4.383,0 99,7 96,4 115,3 120,0

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Về cơ cấu thị trường trong tháng, chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 41 nước. Pakistan vẫn giữ vững vị trí đầu danh sách các nước nhập khẩu chè của Việt Nam, đạt 2 nghìn tấn, chiếm 16% thị phần. Đài Loan ở vị trí thứ 2 với lượng nhập đạt 1,7 nghìn tấn và kim ngạch đạt 2,3 triệu USD. Đứng ở vị trí thứ 3 tháng này là Iran (từ vị trí thứ 7 tháng trước) với lượng nhập 1,2 nghìn tấn và kim ngạch đạt 2,3 triệu USD, chiếm 11% thị phần, tiếp theo là Afganistan, Nga, và Ả rập Xê út.

Tính cho cả năm, xuất khẩu chè sang các thị trường đều giảm so với năm trước, ngoại trừ Indonesia (tăng gấp đôi), Đức và Ả-rập Xê-út tăng nhẹ.

Biểu đồ 2.3. Thị phần xuất khẩu chè tháng 12 năm 2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 12: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

12 Tháng 12 năm 2011

4. Tiêu Trong tháng, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đạt 3,3 ngàn tấn, thu về

25,5 triệu USD, giảm 23,9% về lượng và giảm 22% về kim ngạch so với tháng 11/2011. Một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Úc, Thụy Điển và Các TVQ Ả Rập Thống nhất vẫn tăng trưởng dương. Trong đó, tăng mạnh nhất là Thụy Điển (tăng gấp 5 lần cả về lượng và giá trị), Canada (gấp 3 lần về lượng và 3,4 lần về giá trị), Hàn Quốc (2,6 lần về lượng và 2,7 lần về giá trị). Hầu hết các thị trường khác đều sụt giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước.

Nếu so sánh với tháng 12 năm 2010 thì khối lượng xuất khẩu tiêu còn giảm mạnh hơn, giảm tới 48,3%, trong khi kim ngạch chỉ giảm 18,8%.

Tính chung cả năm 2011, xuất khẩu tiêu đạt 118,5 ngàn tấn với giá trị 730,1 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng tới 74% về giá trị do giá xuất khẩu tăng mạnh. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2011 đạt 6.162 USD/tấn, tăng 70,7% so với năm 2010. Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về xuất khẩu tiêu trên thế giới.

Biểu đồ 2.4. Thị phần các nước nhập khẩu hạt tiêu của Việt nam tháng 12 năm 2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam không có nhiều

biến động. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần nhập khẩu tiêu của Việt Nam, chiếm 19,2% nhờ giá trị nhập khẩu tiêu của Việt Nam tăng 48,2% trong khi khối lượng giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tiếp theo là Đức và Hà Lan với thị phần 11,4%, Anh và Nhật Bản (6,6%).

Page 13: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

13 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.5. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 12/2011 Đơn vị: tấn; 1000 USD

Các thị trường chính Tháng 12/2011 So với tháng trước

(%) So với cùng kỳ năm trước (%)

Thị phần 12/2011

(%) Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Tổng 3.297 25.477 76,1 78,0 51,7 81,2 100Hoa Kỳ 601 4.883 59,7 62,2 93,3 148,2 19,17Đức 342 2.915 60,7 62,3 30,5 45,2 11,44Hà Lan 352 2.904 74,4 79,4 66,0 99,5 11,40Anh 228 1.689 95,4 97,4 90,1 135,1 6,63Hàn Quốc 218 1.680 259,5 272,5 218,0 323,2 6,60Nhật Bản 173 1.437 100,6 113,1 136,2 203,2 5,64Ấn Độ 108 787 128,6 120,1 32,5 76,6 3,09Pháp 86 697 69,4 67,0 86,0 134,8 2,74Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

5. Điều

Xuất khẩu: Xuất khẩu hạt điều tháng 12/2011 đạt 16,5 ngàn tấn, giá trị 139,2 triệu USD, giảm nhẹ 0,9% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với tháng 11/2011. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì lượng xuất khẩu giảm 0,8% trong khi kim ngạch tăng 17,9%.

Tính chung cả năm 2011, xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 192,3 ngàn tấn, kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 33,8% về kim ngạch so với năm 2010. Giá xuất khẩu trung bình năm 2011 đạt 8.020 USD/tấn, tăng 31,6% so với mức 6.096 USD/tấn của năm trước.

Với mức tăng trưởng gấp 2,3 lần về lượng và 2,7 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí là thị trường tiêu thụ hàng đầu hạt điều của Việt Nam, chiếm 36,7% thị phần. Xuất khẩu điều sang Hoa Kỳ giảm 44,5% về lượng và giảm 40,9% về giá trị so với tháng 12/2010, chỉ chiếm 17,1% thị phần, đứng ở vị trí thứ hai. Tiếp theo là Hà Lan với thị phần chiếm 13,2%, Úc (4,2% thị phần) và Nga (3,3%).

Bảng 2.6. Thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam tháng 12/2011

Đơn vị: tấn; 1000 USD

Các thị trường Tháng 12/2011 So với tháng

trước (%) So với cùng kỳ năm trước (%)

Thị phần 12/2011

(%) Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng 16.512 139.151 99,1 100,9 99,2 117,9 100Trung Quốc 6.289 51.042 138,6 137,7 232,7 273,6 36,68Hoa Kỳ 3.110 23.777 93,4 89,6 55,5 59,1 17,09Hà Lan 2.212 18.318 75,8 74,7 97,6 120,5 13,16Úc 707 5.806 58,2 57,3 93,9 113,7 4,17Nga 591 4.574 186,4 182,5 69,7 74,3 3,29TVQ Ả Rập TN 312 3.175 120,0 120,9 55,1 62,0 2,28Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 14: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

14 Tháng 12 năm 2011

Nhập khẩu: Tổng hợp số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan cho thấy, trong tháng 12/2011 Việt Nam đã nhập khẩu điều với kim ngạch đạt 8,6 triệu USD, giảm 14,5% so với tháng 11 và giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Bờ Biển Ngà là nước cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 2,7 triệu USD, chiếm thị phần chiếm 31,1%. Tiếp theo là các thị trường Indonesia (30,1% thị phần), Cộng hòa Tanzania (10,5%) và Ghana (9,3%). Biểu đồ 2.5. Thị phần các nước xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam tháng 12/2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ 6. Đường

Kim ngạch nhập khẩu đường trong tháng đạt 25,6 triệu USD, tăng 29,6% so với tháng trước. Kim ngạch nhập khẩu tăng ở cả nhóm mặt hàng đường mía (+43,8%) và nhóm mặt hàng đường lactoza, mantoza, glucoza và các loại khác (11,8%) (Bảng 2.7). Tính chung cho cả năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đường đạt 35,9 tỷ USD tăng 15,3 so với năm 2010.

Về cơ cấu giá trị nhập khẩu đường tháng 12, nhóm mặt hàng đường mía chiếm tỷ trọng cao hơn, đạt 15,8 triệu USD, chiếm 62% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu từ Philippnes đạt 7,9 triệu USD, chiếm 50% tỷ trọng nhóm mặt hàng này, nhập từ Thái Lan đạt 6,1 triệu USD, chiếm 39% thị phần. Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng đường lactoza, mantoza, glucoza và các loại khác đạt 9,8 triệu USD, chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu đường. Loại đường này vẫn chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 37% và 36% (Bảng 2.7).

Page 15: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

15 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.7. Kim ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam tháng 12 năm 2011 phân theo loại đường và thị trường

Đơn vị: 1000 USD, %

Các thị trường chính Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

(%)

So với tháng trước

(%)

Tổng 27.704,8 19.779,0 25.638,4 92,5 129,6Đường mía 18.579,0 11.022,0 15.850,9 85,3 143,8Philippines 730,0 7.912,7 1083,9Thái Lan 9.674,0 6.210,0 6.153,4 63,6 99,1Malaysia 7.551,6 3.745,6 1.664,3 22,0 44,4Úc 89,1Đường lactoza, mantoza, glucoza và các loại khác 9.125,8 8.757,1 9.787,5 107,3 111,8Trung Quốc 5.145,1 3.208,4 3.643,4 70,8 113,6Hoa Kỳ 1.921,8 3.905,2 3.530,8 183,7 90,4Bỉ 309,6 170,5 709,2 229,1 416,1Hà Lan 91,7 129,0 548,9 598,6 425,4Malaysia 223,9 300,8 255,5 114,1 84,9Thái Lan 168,6 211,7 253,2 150,1 119,6Ấn Độ 93,7 262,7 232,0 247,6 88,3

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Xét về cơ cấu thị trường, tháng này cơ cấu thị trường có sự thay đổi, Philippines từ vị trí thứ 5 ở tháng trước đã thay thế Thái Lan để là nước dẫn đầu về xuất khẩu đường sang Việt Nam, chiếm 31% thị phần, với mặt hàng chủ yếu là đường mía. Thái Lan ở vị trí thứ 2 với 25% thị phần với loại mặt hàng xuất là đường mía. Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và 4, thị phần chủ yếu là các loại đường lactoza, mantoza, glucoza và các loại khác (Bảng 2.8).

Page 16: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

16 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.8. Kim ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam tháng 12 năm 2011 phân theo thị trường

Đơn vị: 1000 USD, %

Các thị trường Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ (%)

So với tháng trước (%)

Tổng 27.704,8 19.779,0 25.638,4 92,5 129,6Philippines 2,7 730,0 7.912,7 293336,1 1083,9Thái Lan 9.842,6 6.421,7 6.406,6 65,1 99,8Trung Quốc 5.145,1 3.208,4 3.643,4 70,8 113,6Mỹ 1.921,8 3.905,2 3.530,8 183,7 90,4Malaysia 7.775,6 4.046,4 1.919,9 24,7 47,4Bỉ 309,6 172,8 740,2 239,1 428,5Hà Lan 91,7 129,0 548,9 598,6 425,4Ấn Độ 93,7 262,7 232,0 247,6 88,3Các nước khác 2522,0 902,8 703,8 27,9 78,0

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Trong tháng 12, một số thị trường có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước như Philipines tăng 2.930 lần, Hà Lan tăng gần 6 lần, Ấn Độ tăng gần 1,5 lần. Ngược lại có một số thị trường tiếp tục giảm như Malaysia giảm 75,3%, và Trung Quốc giảm 29,2%. Biểu đồ 2.6. Thị phần các nước xuất khẩu đường sang Việt Nam tháng 12 năm 2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 17: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

17 Tháng 12 năm 2011

7. Cao su Lượng xuất khẩu cao su trong

tháng 12 năm 2011 đạt 100,3 nghìn tấn (giảm 20,1% so với tháng trước), đạt 341,6 triệu USD (giảm 8,8% so với tháng trước). Như vậy trong năm 2011 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 816,6 nghìn tấn, đạt giá trị 3.234,7 triệu USD.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 65,8% thị phần. Điểm nổi

bật là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã hoán đổi vị trí của Nhật Bản và vươn lên vị trí thứ 8 trong nhóm các thị trường chính nhập khẩu cao su của Việt Nam.

So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu cao su tới duy nhất thị trường Ấn Độ tăng 63,6%, còn lại tới hầu hết các thị trường đều giảm, điển hình là Hoa Kỳ (-49,2%), Nhật Bản (-32,8%), và Hàn Quốc (-31,9%). So với cùng kỳ năm trước, một số thị trường nhập khẩu của Việt Nam có kim ngạch tăng như Ấn Độ (+73,2%), Đức (+41,9) và Thổ Nhĩ Kỳ (+15%). Trong khi đó một số thị trường có kim ngạch nhập khẩu giảm như Malaysia (-67%), Hoa Kỳ (-37%), và Nhật Bản (-33,7%) (Bảng 2.9). Bảng 2.9. Một số thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam

Đơn vị: tấn, 1000 USD

Thị trường Tháng 12/2011 So với cùng kỳ

năm trước (%) So với tháng

trước (%) Thị phần (%)

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng số 100348 341614 100,9 87,0 79,9 91,2 100,0 100,0Trung Quốc 63876 224799 108,8 94,8 74,6 96,6 63,7 65,8Ấn Độ 6321 20939 217,0 173,2 168,3 163,6 6,3 6,1Malaysia 6042 16730 46,8 32,3 97,9 71,3 6,0 4,9Đài Loan 4242 15135 122,9 111,4 64,8 69,7 4,2 4,4Đức 3812 13701 147,1 141,9 105,1 95,3 3,8 4,0Hàn Quốc 2962 8913 77,4 67,4 89,0 68,1 3,0 2,6Hoa Kỳ 1957 5623 72,0 63,0 56,9 50,8 2,0 1,6Thổ Nhĩ Kỳ 1459 4872 133,4 115,0 101,5 89,9 1,5 1,4

Nguồn: Số liệu do Tổng cục Hải quan tổng hợp

Page 18: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

18 Tháng 12 năm 2011

8. Rau, củ, quả Xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu rau, củ, quả trong tháng 12 năm 2011 đạt 222,1 triệu USD, tăng 15% so với tháng trước và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.323,8 triệu USD (bao gồm cả điều). Thị trường nhập khẩu rau, củ, quả chính của Việt Nam là Trung Quốc (43,8% thị phần), Hoa Kỳ (12,2% thị phần) và Hà Lan (9,1% thị phần). So với tháng trước, một số thay đổi đáng chú ý là thị trường Nga và Thái Lan và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất từ các vị trí thứ 7, thứ 9 và thứ 10 đã vươn lên các vị trí thứ 4, thứ 6 và thứ 9. Đặc biệt là thị trường Singapore từ chỗ không nằm trong số 10 thị trường chính đã vươn lên vị trí thứ 10 trong số các thị trường nhập khẩu rau, củ, quả của Việt Nam.

So với tháng trước, Một số thị trường nhập khẩu chính rau, củ, quả của Việt Nam có giá trị giảm, điển hình là Úc (-45,8%), Hà Lan (-26,1%), và Canada (-24,8%). Một số thị trường có xu hướng tăng là Trung Quốc (+69,2%), Nga (+61,3%) và Thái Lan (+34,5%).

So với cùng kỳ năm trước, một số thị trường có giá trị nhập khẩu từ Việt Nam tăng, điển hình là Trung Quốc (+161%), Singapore (+40,6%) và Nhật (+37%). Trong khi đó một số ít các thi trường có giá trị nhập khẩu giảm như Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (-42,8%), Hoa Kỳ (-38,6%), và Nga (-32,6%) (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Một số thị trường chính xuất rau, củ, quả của Việt Nam tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD, %

Thị trường Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ (%)

So với tháng trước (%)

Thị phần (%)

Tổng 173.794,7 193.141,7 222.077,4 127,8 115,0 100,0Trung Quốc 37.277,3 57.514,9 97.292,1 261,0 169,2 43,8Hoa Kỳ 44.241,7 29.935,9 27.177,3 61,4 90,8 12,2Hà Lan 18.034,6 27.449,6 20.279,8 112,4 73,9 9,1Nga 10.386,8 4.339,0 6.997,2 67,4 161,3 3,2Úc 5.797,7 11.876,8 6.436,0 111,0 54,2 2,9Thái Lan 4.106,7 3.499,5 4.708,1 114,6 134,5 2,1

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Xét về cơ cấu nhóm mặt hàng xuất khẩu, nhóm mặt hàng các loại quả

có giá trị lớn nhất, chiếm 71% thị phần. Các loại sản phẩm rau, củ và rễ ăn được đứng ở vị trí thứ 2, chiếm 17,3% thị phần. Mặt hàng rau đậu khô tiếp tục giữ vị trí cuối cùng trong cơ cấu các mặt hàng rau, củ, quả xuất khẩu, chiếm 0,2% thị phần.

Page 19: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

19 Tháng 12 năm 2011

Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, so với tháng trước, ngoài 3 nhóm mặt hàng chính có kim ngạch xuất khẩu giảm như các loại sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả (-16,6%), các loại củ (-7,5%) và rau các loại đã bảo quản tạm thời (-1,8%). Các nhóm mặt hàng chính khác đều có kim ngạch xuất khẩu tăng, điển hình là nhóm mặt hàng rau, củ và rễ ăn được (+247,8%), rau đậu khô (+27%), và các loại rau, củ, quả khác (+16,9%).

So với cùng kỳ năm trước, trừ 2 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm là rau các loại đã bảo quản tạm thời (-34%), các loại sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả giảm (-27%) còn các nhóm mặt hàng chính khác đều có giá trị xuất khẩu tăng, điển hình là nhóm mặt hàng rau, củ và rễ ăn được tăng 256%; Các loại rau, củ, quả khác tăng 68,7%; rau đậu khô tăng 63,8% (Bảng 2.11). Bảng 2.11. Cơ cấu mặt hàng rau, củ, quả xuất khẩu của Việt Nam tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD, %

Nhóm mặt hàng Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với

cùng kỳ

So với

tháng trước

Thị phần (%)

Tổng số 173.794,7 193.141,7 222.077,4 127,8 115,0 100Các loại quả 137.071,6 155.256,1 157.726,0 115,1 101,6 71,0Tr. đó: Cam quýt 479,0 575,6 1095,3 228,6 190,3 0,5 Dưa chuột 179,4 198,5 146,8 81,8 74,0 0,1Rau, củ và rễ ăn được 10.792,5 11.045,0 38.415,9 356,0 347,8 17,3Tr. đó:Tỏi 617,9 987,1 1235,0 199,9 125,1 0,6 Bắp cải, hoa lơ 133,2 175,7 841,5 631,7 478,8 0,4 Hành 194,4 268,0 471,5 242,5 175,9 0,2Các loại sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả 16.970,6 14.854,7 12.392,1 73,0 83,4 5,6Các loại rau củ, quả khác 6.513,0 9.396,1 10.985,6 168,7 116,9 4,9Các loại củ 1.130,8 1.536,3 1.421,4 125,7 92,5 0,6Rau các loại đã bảo quản tạm thời 1.042,9 700,9 688,5 66,0 98,2 0,3Rau đậu khô 273,4 352,6 447,9 163,8 127,0 0,2Tr. đó: Mộc nhĩ 65,5 52,2 133,5 203,9 255,9 0,1

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu rau, củ, quả tháng 12 đạt 50,3 triệu USD, tăng 15,3% so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm kim ngạch nhập khẩu rau, củ, quả đạt 890,5 triệu USD.

Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong số các thị trường xuất khẩu rau, củ, quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 41,2% thị phần, tiếp đến là Cam Pu Chia chiếm 21,7% thị phần và Hoa Kỳ chiếm 10,1% thị

Page 20: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

20 Tháng 12 năm 2011

phần. Điểm nổi bật trong tháng là các thị trường Cam Pu Chia, Thái Lan và Myanmar từ các vị trí thứ 6, 9 và 10 đã lần lượt vươn lên các vị trí thứ 2, 6 và 9. Đặc biệt 3 thị trường là Tanzania, Ghana và Hàn Quốc từ chỗ không nằm trong 10 chị trường chính đã vươn lên lần lượt các vị trí thứ 7, 8 và 10 trong số các thị trường xuất khẩu rau, củ, quả lớn nhất sang Việt Nam.

So với tháng trước, có 3 thị trường có kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam giảm là Bờ Biển Ngà (-18,2%), Hoa Kỳ (-6,1%), và Trung Quốc (-4,8%). Các thị trường chính khác đều có kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam tăng, điển hình là Cam Pu Chia (+589,8%). Hai thị trường không có kim ngạch trong tháng trước nhưng tháng này có kim ngạch khá là Tanzania và Ghana.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường chính giảm là Indonesia (-72%) và Hoa Kỳ (-27,8%). Ngược lại, giá trị nhập khẩu từ các nước khác đều tăng, điển hình là Hàn Quốc (+142,9%). Có 4 nước không có kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ năm trước nhưng trong tháng có kim ngạch nhập khẩu khá là Bờ Biển Ngà, Tanzania, Ghana và Myanmar.

Bảng 2.12. Một số thị trường chính xuất khẩu rau, củ, quả sang Việt Nam

Đơn vị: 1000 USD, %

Thị trường Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

So với tháng trước

Thị phần (%)

Tổng số 42.598,8 43.598,3 50.274,0 118,0 115,3 100Trung Quốc 13.859,0 21.782,4 20.735,8 149,6 95,2 41,2Cam Pu Chia 5.356,9 1.585,0 10.932,4 204,1 689,8 21,7Hoa Kỳ 7.009,3 5.393,5 5.063,8 72,2 93,9 10,1Bờ Biển Ngà 0,0 3.256,0 2.662,9 81,8 5,3Indonesia 9.503,1 1.929,2 2.629,2 27,7 136,3 5,2Thái Lan 862,9 563,5 969,8 112,4 172,1 1,9Tanzania 0,0 0,0 897,1 1,8

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Trong tháng 12, nhóm mặt hàng các loại quả tiếp tục là nhóm mặt hàng

nhập khẩu hàng đầu, đạt 22,9 triệu USD, chiếm 45,5% thị phần, trong đó cam quýt chiếm 10,6% thị phần, nho chiếm 7% thị phần và táo các loại chiếm 5,4% thị phần. Tiếp đến là rau, củ và rễ ăn được chiếm 34,7% thị phần, trong đó hành chiếm 3,4% thị phần, khoai tây và tỏi cùng chiếm 2,2% thị phần, bắp cải, hoa lơ chiếm 1,9% thị phần.

So với tháng trước, có 3 nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm là rau đậu khô (-24,3%), rau các loại đã bảo quản tạm thời (-13,3%) và các loại quả (-12,1%). Còn lại các nhóm mặt hàng khác đều có kim ngạch nhập khẩu tăng, điển hình là các loại củ (+217,3%), rau, củ và rễ ăn được (+128%), và các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả (+20,7%). So với cùng kỳ năm trước, một số nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu giảm, điển hình là

Page 21: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

21 Tháng 12 năm 2011

nhóm mặt hàng rau các loại đã bảo quản tạm thời (-62,3%), các loại củ (-35,8%) và các loại rau củ quả khác (-18,5%). Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng như rau, củ và rễ ăn được (+111,5%), các loại sản phẩm chế biến từ rau củ quả (+30,8%) và rau đậu các loại (+25,4%) (Bảng 2.13). Bảng 2.13. Cơ cấu mặt hàng rau, củ, quả nhập khẩu tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD, %

Nhóm mặt hàng Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

so với cùng

kỳ

so với tháng trước

Thị phần (%)

Tổng số 42.598,8 43.598,3 50.274,0 118,0 115,3 100Các loại quả 24.172,6 26.022,5 22.875,5 94,6 87,9 45,5Tr.đó: Cam quýt 4.076,8 5.740,9 5.350,2 131,2 93,2 10,6 Nho 3.911,8 3.936,9 3.525,0 90,1 89,5 7,0 Táo các loại 2.396,4 2.733,7 2.727,4 113,8 99,8 5,4Rau, củ và rễ ăn được 8.257,8 7.661,0 17.465,5 211,5 228,0 34,7Tr. Đó: Hành 1.281,3 1.735,7 1.690,7 132,0 97,4 3,4 Khoai tây 820,3 1.146,2 1.127,2 137,4 98,3 2,2 Tỏi 112,1 587,6 1.110,6 991,1 189,0 2,2 Bắp cải, hoa lơ 97,1 354,2 954,8 983,6 269,6 1,9Rau đậu các loại 2.257,9 3.741,4 2.831,4 125,4 75,7 5,6Các loại rau củ quả khác 4.493,2 3.205,2 3.662,0 81,5 114,3 7,3Các loại sản phẩm chế biến từ rau quả 2.297,5 2.490,7 3.006,2 130,8 120,7 6,0Rau các loại đã bảo quản tạm thời 1.078,3 469,0 406,7 37,7 86,7 0,8Các loại củ 41,7 8,4 26,7 64,2 317,3 0,1

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ 9. Động vật sống và sản phẩm thịt các loại

Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu gia súc, gia cầm sống và sản phẩm thịt các loại

tháng 12/2011 đạt 19,1 triệu USD, tăng 35% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, tính chung cho cả năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 180,9 triệu USD, trong đó nhóm hàng động vật sống tăng mạnh nhất với mức tăng 260,2%, tức gấp 3,6 lần, trong đó trâu bò sống là nhóm hàng ảnh hưởng mạnh nhất với mức tăng gấp 40 lần so với 1 tháng trước đó, tiếp đến là gia cầm sống, tăng 2,8 lần, các nhóm hàng có kim ngạch bị giảm là các loại động vật sống khác, lợn sống với mức giảm tương ứng là 47,8 % và 56,4% (Bảng 2.14).

Page 22: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

22 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.14. Kim ngạch nhập khẩu gia súc, gia cầm sống và sản phẩm thịt các loại tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD

Loại sản phẩm Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

(%)

So với tháng

trước (%)

Tổng 18.676 14.166 19.119 102,4 135,0Động vật sống 5180 1351 4865 93,9 360,2Ngựa,lừa la sống 44 48 0 Trâu bò sống 4445 94 3739 84,1 3995,5Lợn sống 99 442 193 194,4 43,6Cừu, dê sống 0 185 0 Gia cầm sống 283 271 771 272,3 284,4Động vật sống khác 309 310 162 52,4 52,2Sản phẩm thịt các loại 13.496 12.816 14.255 105,6 111,2Thịt trâu bò ướp đông lạnh 481 438 685 142,5 156,5Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 3276 2808 2943 89,8 104,8Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 302 1464 998 330,6 68,2Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc ướp hoặc đông lạnh. 407 282 305 74,8 107,9Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 62 98 25 40,6 25,4Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 8633 7429 9174 106,3 123,5Mỡ lợn, mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết suất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, sấy khô hoặc hun khói. 89 7 17 19,3 236,5Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, sấy khô 247 290 108 43,8 37,4

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Về cơ cấu giá trị nhập khẩu, sản phẩm thịt các loại tiếp tục chiếm tỷ trọng cao với 74,5%, đạt 14,2 triệu USD. Trong nhóm này, mặt hàng thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 64,3%, tiếp theo là nhóm mặt hàng thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm 20,6%, và các mặt hàng còn lại đều chiếm tỷ trọng dưới 10%.

Nhóm mặt hàng động vật sống chiếm 25,4%. Trong nhóm này, trâu bò sống chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 76,8%. Hai thị trường chính của nhóm mặt hàng này là Úc và New Zealand, mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là gia cầm sống chiếm 15,8% chủ yếu nhập từ Hoa Kỳ, New Zealand và Úc.

Page 23: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

23 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.15. Thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt sang Việt Nam tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD

Các thị trường Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ (%)

So với tháng trước (%)

Tổng 18.676 14.166 19.119 102 135Hoa Kỳ 8.100 7.024 8.780 108 125New Zealand 2.831 276 3.712 131 1347Ấn Độ 2.497 1.597 2.665 107 167Hàn Quốc 687 1.030 781 114 76Brazil 634 735 740 117 101Úc 3.010 1.187 1.049 35 88Canada 119 529 342 287 65Các nước khác 2 66 22 1371 34

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Cơ cấu thị trường hầu như không thay đổi so với tháng trước, Hoa Kỳ

vẫn là nguồn cung cấp các sản phẩm thịt chính cho Việt Nam với 46% thị phần. Ấn Độ nhường vị trí thứ hai cho New Zealand (19%) và đứng thứ 3, chiếm 14% thị phần. Các thị trường còn lại đều có mức thị phần từ 2% đến 6% (Biểu đồ 2.7). Biểu đồ 2.7 Thị phần các nước xuất khẩu sản phẩm thịt sang Việt Nam tháng 12 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu gia súc, gia cầm sống và sản phẩm thịt của Việt

Nam tháng 12 đạt 5,9 triệu USD, giảm 23,4% so với tháng trước, nâng mức

Page 24: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

24 Tháng 12 năm 2011

kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2011 lên 57,44 triệu USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm 2010. Mức giảm chủ yếu trong tháng ở nhóm mặt hàng thịt các loại (-24,3%). Ngược với nhóm mặt hàng thịt các loại, nhóm động vật sống lại có mức tăng trưởng mạnh +67,8% (Bảng 2.16).

Bảng 2.16. Giá trị xuất khẩu thịt tháng 12 năm 2011 phân theo loại mặt hàng

Đơn vị: 1000 USD

Sản phẩm Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ (%)

So với tháng trước (%)

Tổng 4430,4 7777,5 5956,4 134,4 76,6Động vật sống 432,4 72,1 121,0 28,0 167,8Thịt các loại 3998,1 7705,4 5835,4 146,0 75,7Thịt trâu bò ướp đông lạnh 0,6 0,0 3,6 603,5 Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, 0,0 0,0 5,3Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 3089,3 7141,1 5109,1 165,4 71,5Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 68,7 0,0 0,0Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. 8,7 1,4 22,0 253,8 1581,1Mỡ lợn, mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết suất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, sấy khô hoặc hun khói. 794,0 553,3 666,9 84,0 120,5Mỡ lợn, không dính nạc, mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết suất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, sấy khô hoặc hun khói. 0,0 0,0 21,3Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, sấy khô 36,8 9,7 7,2 19,6 74,6

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Về cơ cấu giá trị nhập khẩu phân theo thị trường, Hồng Kông vẫn là thị

trường chính với giá trị đạt 4,2 triệu USD, chiếm 71% thị phần. Singapore đứng ở vị trí thứ 2 với kim ngạch nhập khẩu đạt 671 ngàn USD, tăng 1% so với tháng trước, chiếm 11% thị phần. Các thị trường còn lại đều có mức thị phần dưới 10%. Sản phẩm thịt xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước này là thịt lợn tươi ướp đông lạnh (Bảng 2.17).

Page 25: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

25 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.17. Thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm thịt của Việt Nam tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD

Các thị trường Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ (%)

So với tháng trước (%)

Tổng 4.430 7.778 5.956 134 77 Hồng Kông 2.584 6.102 4.236 164 69 Singapore 172 664 671 389 101 Canada 121 13 108 89 819 Malaysia 357 112 291 81 261 Bỉ 594 198 344 58 174 Hà Lan 23 85 133 572 157 Campuchia 18 0 24 137 Anh 64 1 75 117 6237 Hoa Kỳ 251 1 32 13 2452 Các nước khác 3 8 4 143 51

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ Biểu đồ 2.8. Thị phần xuất khẩu các sản phẩm thịt của Việt Nam tháng 12 năm 2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 26: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

26 Tháng 12 năm 2011

10. Gỗ và lâm sản ngoài gỗ Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản ngoài gỗ tháng 12 năm 2011 đạt giá trị 398,1 triệu USD, tăng 15,7% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.829,9 triệu USD. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục là những thị trường nhập khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm lần

lượt 33,8%, 16% và 9,1% thị phần. Điểm nổi bật so với tháng trước là thị trường Đức và Pháp từ vị trí thứ 6 và thứ 7 đã vươn lên vị trí thứ 4 và thứ 5 trong số các thị trường chính nhập khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam.

So với tháng trước, xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, đến các thị trường hầu hết có kim ngạch tăng, điển hình là Pháp (+57%), Đức (+48,7%) và Hà Lan (+40,7%). Có 2 thị trường có kim ngạch giảm là Hàn Quốc (-29,2%) và Úc (-9,5%). So với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ 2 thị trường Hà Lan và Anh có xu hướng giảm về giá trị lần lượt là (-25,8%), và (-17,1%), còn lại hầu hết thị trường chính có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam tăng như Nhật (+30,9%), Úc (+29,1%) và Canada (+28,6%) (Bảng 2.18). Bảng 2.18. Một số thị trường nhập khẩu chính về gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD, %

Các thị trường chính

Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

So với tháng trước

Thị phần (%)

Tổng 343.570,4 344.027,3 398.062,6 115,9 115,7 100Hoa Kỳ 109.964,9 118.000,0 134.411,7 122,2 113,9 33,8

Nhật Bản 48.551,0 57.325,4 63.549,6 130,9 110,9 16,0

Trung Quốc 34.238,0 32.599,0 36.092,9 105,4 110,7 9,1

Đức 18.420,9 15.347,2 22.821,7 123,9 148,7 5,7

Pháp 17.003,4 12.522,0 19.664,5 115,7 157,0 4,9

Anh 20.608,7 16.090,7 17.079,8 82,9 106,1 4,3

Hàn Quốc 13.281,1 19.375,2 13.718,9 103,3 70,8 3,4

Úc 8.395,5 11.966,8 10.834,8 129,1 90,5 2,7

Canada 6.281,4 7.618,9 8.078,1 128,6 106,0 2,0

Hà Lan 10.098,2 5.325,4 7.493,6 74,2 140,7 1,9

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 27: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

27 Tháng 12 năm 2011

Về giá trị xuất khẩu phân theo nhóm mặt hàng, cũng như những tháng

trước, đồ nội ngoại thất vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm 70,6% thị phần. Tiếp theo là mặt hàng gỗ nhiên liệu chiếm 10,5% thị phần. Nhóm mặt hàng bột giấy có giá trị xuất khẩu thấp nhất, chỉ chiếm 0,0005% thị phần. So với tháng trước một số nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng, điển hình là gỗ công nghiệp (+8.171%), than củi (+170,8%), và gỗ xẻ (+92,4%). Một số ít nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, điển hình là các loại đồ gỗ khác (-13,9%), gỗ vân, trang trí (-9,5%), và gỗ nhiên liệu (-7,4%). So với cùng kỳ năm trước giá trị xuất khẩu một số nhóm mặt hàng có xu hướng tăng, điển hình là gỗ đai thùng (+9.388,5%), ván sợi (+243,7%) và gỗ tròn (+210,2%). Bên cạnh đó có một số ít nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm, điển hình là ván dăm (-91%), gỗ vân, trang trí (-24,4%), và gỗ nhiên liệu (-6,4%) (Bảng 2.19). Bảng 2.19. Xuất khẩu một số mặt hàng gỗ và lâm sản ngoài gỗ tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD, %

Nhóm mặt hàng Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng

kỳ

so với tháng trước

Thị phần (%)

Tổng số 343.570,4 344.027,3 398.062,6 115,9 115,7 100,0Đồ nội ngoại thất 243.753,3 238.910,7 281.140,0 115,3 117,7 70,6Gỗ nhiên liệu 44.548,7 45.056,6 41.717,8 93,6 92,6 10,5Gỗ xẻ 7.267,0 8.857,6 17.040,6 234,5 192,4 4,3Hàng mây tre 13.736,2 12.228,9 15.800,0 115,0 129,2 4,0Gỗ dán 8.745,0 10.686,3 10.959,3 125,3 102,6 2,8Các loại đồ gỗ khác 7.842,2 9.192,2 7.915,1 100,9 86,1 2,0Các loại đồ mộc 2.744,2 2.690,4 4.048,0 147,5 150,5 1,0Gỗ vân, trang trí 3.695,5 3.088,3 2.795,0 75,6 90,5 0,7Gỗ tròn 696,5 1.430,4 2.160,6 310,2 151,1 0,5Gỗ khảm, dát 1.736,9 1.921,1 2.083,2 119,9 108,4 0,5Bộ đồ ăn, đồ làm bếp bằng gỗ 1.592,0 1.654,9 1.963,8 123,4 118,7 0,5Gỗ đai thùng 19,0 1.810,2 1.804,5 9.488,5 99,7 0,5Khung tranh, ảnh 1.106,7 1.288,1 1.769,1 159,9 137,3 0,4Các loại hòm và thùng 977,3 1.405,2 1.648,6 168,7 117,3 0,4Sợi gỗ, bột gỗ 1.186,0 1.256,7 1.370,0 115,5 109,0 0,3Ván sợi 376,9 1.063,8 1.295,4 343,7 121,8 0,3Các sản phẩm tết bện 1.226,4 877,6 1.198,8 97,8 136,6 0,3

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 28: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

28 Tháng 12 năm 2011

Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trong tháng 12

năm 2011 đạt 143,6 triệu USD, tăng 31,3% so với tháng trước và tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2011, kim ngạch nhập khẩu gỗ và LSNG đạt 1.421,2 triệu USD. Lào, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp gỗ và LSNG lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt là 29,4%, 13,4% và 12,8% thị phần. Một số thay đổi về vị trí so với tháng trước, thị trường Lào đã lấy lại được vị trí dẫn đầu và đẩy thị trường Trung Quốc xuống vị trí thứ 2, các thị trường Myanmar và Hồng Kông từ chỗ không nằm trong 10 thị trường chính đã vươn lên vị trí thứ 8 và 10 trong số những thị trường lớn nhất xuất khẩu gỗ và LSNG sang Việt Nam.

So với tháng trước, kim ngạch nhập khẩu từ một số thị trường có xu hướng giảm nhẹ, điển hình là Malaysia (-25,7%), New Zealand (-21,1%) và Thái Lan (-6,7%). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ một số thị trường tăng, điển hình là Hồng Kông (+1.323,8%), Lào (+296,7%), và Myanmar (+131,4%). So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường có xu hướng giảm là Cam Pu Chia (-24,2%) và Malaysia (-16,9%). Còn lại, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chính khác đều tăng như Hồng Kông (+380,6%). Đặc biệt 2 thị trường là Cameroon và Myanmar cùng kỳ năm trước không có hoạt động nhập khẩu nhưng trong tháng đã có giá trị nhập khẩu khá (Bảng 2.20).

Bảng 2.20. Một số thị trường chính xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ sang Việt Nam

Đơn vị: 1000 USD và %

Thị trường Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

So với tháng trước

Thị phần (%)

Tổng số 118.427,9 109.439,9 143.640,0 121,3 131,3 100Lào 19.505,2 10.633,7 42.181,3 216,3 396,7 29,4Trung Quốc 18.589,1 19.448,9 19.301,4 103,8 99,2 13,4Hoa Kỳ 17.840,4 16.054,4 18.417,4 103,2 114,7 12,8Malaysia 11.328,2 12.673,5 9.418,4 83,1 74,3 6,6Thái Lan 5.439,2 7.407,0 6.914,1 127,1 93,3 4,8New Zealand 4.277,8 6.633,3 5.232,8 122,3 78,9 3,6Cameroon 4.753,6 4.671,5 98,3 3,3Myanmar (Burma) 1.927,0 4.458,7 231,4 3,1

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ.

Page 29: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

29 Tháng 12 năm 2011

Về cơ cấu giá trị nhập khẩu phân theo nhóm mặt hàng, gỗ xẻ tiếp tục là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 50,5% thị phần. Tiếp đến là nhóm mặt hàng gỗ tròn chiếm 18,2% thị phần, ván sợi chiếm 11,3% thị phần. Đứng ở vị trí cuối cùng trong nhóm các mặt hàng nhập khẩu là tà vẹt đường sắt chiếm 0,01% thị phần. So với tháng trước đa số các nhóm mặt hàng có

giá trị nhập khẩu tăng, điển hình là khung tranh, ảnh (+228,5%), bộ đồ ăn, đồ bếp bằng gỗ (+127,7%) và gỗ công nghiệp (+103,6%). Các nhóm mặt hàng gỗ đai thùng và tà vẹt đường sắt không có giá trị nhập khẩu trong tháng trước nhưng có giá trị nhập khẩu khá trong tháng này. Ngược lại, một số ít nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu giảm là gỗ khảm, dát (-83,4%), gỗ nhiên liệu (-68,4%) và ván dăm (-13,8%). Bảng 2.21. Cơ cấu các mặt hàng gỗ và lâm sản ngoài gỗ nhập khẩu tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD, %

Nhóm mặt hàng Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

So với tháng trước

Thị phần (%)

Tổng số 118.427,9 109.439,9 143.640,0 121,3 131,3 100Gỗ xẻ 53.133,4 39.665,3 72.599,7 136,6 183,0 50,5Gỗ cây 21.642,8 21.514,3 26.170,6 120,9 121,6 18,2Ván sợi 10.986,2 18.858,8 16.283,9 148,2 86,3 11,3Gỗ dán 8.897,0 12.400,7 11.996,2 134,8 96,7 8,4Bột giấy 11.683,0 6.408,6 6.421,9 55,0 100,2 4,5Ván dăm 3.314,2 4.446,3 3.833,3 115,7 86,2 2,7Đồ nội ngoại thất 4.711,3 3.122,5 3.398,0 72,1 108,8 2,4Gỗ vân, trang trí 994,2 812,4 872,1 87,7 107,4 0,6Các loại đồ mộc 1.127,6 789,4 686,1 60,8 86,9 0,5Gỗ công nghiệp 1.107,7 161,5 328,8 29,7 203,6 0,2Than củi 80,2 191,2 249,3 310,7 130,4 0,2Các loại đồ gỗ khác 203,1 277,5 157,9 77,8 56,9 0,1Các sản phẩm tết bện 63,5 113,7 148,0 233,0 130,1 0,1Các loại hòm và thùng 92,3 118,4 112,6 122,1 95,1 0,1Nguyên liệu tết bện 109,0 52,5 85,9 78,8 163,6 0,1

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 30: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

30 Tháng 12 năm 2011

So với cùng kỳ năm trước, một số nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng là khung tranh, ảnh (+1.237,9%), gỗ đai thùng (+255,3%). Nhóm mặt hàng tà vẹt đường sắt không có giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm trước, nhưng trong tháng có giá trị nhập khẩu. Một số nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu giảm, điển hình là sợi gỗ, bột gỗ (-72,8%), gỗ công nghiệp (-70,3%) và bột giấy (-45%) (Bảng 2.21).

11. Thuỷ sản

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong tháng 12/2011 đạt 575,1 triệu USD, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2011, xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2010.

Về chủng loại hàng hóa xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản là nhóm file cá (chiếm 38,7%), tiếp theo là nhóm động vật giáp xác (27,9%) và nhóm chế phẩm từ cá (20,5%).

Tháng này Nhật Bản đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng đầu thuỷ sản của Việt Nam, chiếm thị phần 20,4%, tiếp theo là Hoa Kỳ (18,6%) và Hàn Quốc (9,6%). Hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng cả về lượng và kim ngạch so với tháng 11/2011 và so với cùng kỳ năm 2010 nhưng mức tăng không lớn.

Bảng 2.22. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tháng 12/2011

Đơn vị: 1000 USD

Nhóm sản phẩm và thị trường chính 11/2011 12/2010 12/2011

So với tháng trước (%)

So với cùng kỳ năm

trước (%)

Thị phần 12/2011

(%)

Tổng 575.107 514.263 580.322 100,9 112,8 100- Phân theo nhóm hàng Cá sống 934 568 709 76,0 124,8 0,12Cá tươi hoặc ướp lạnh 2.735 4.474 5.005 183,0 111,9 0,86Cá đông lạnh 11.204 17.509 13.406 119,7 76,6 2,31Filê cá 215.672 193.647 224.394 104,0 115,9 38,67Cá sơ chế 5.436 6.723 4.146 76,3 61,7 0,71Động vật giáp xác 171.194 153.280 162.046 94,7 105,7 27,92Động vật thân mềm 54.210 39.831 51.639 95,3 129,6 8,90Chế phẩm 113.722 98.232 118.975 104,6 121,1 20,50- Phân theo thị trường Hoa Kỳ 106.892 88.859 117.191 109,6 131,9 20,19Nhật Bản 117.386 85.095 106.342 90,6 125,0 18,32Hàn Quốc 54.910 51.501 48.174 87,7 93,5 8,30Trung Quốc 20.094 20.951 21.915 109,1 104,6 3,78Đức 20.821 23.234 21.694 104,2 93,4 3,74Mexico 14.739 12.529 19.026 129,1 151,9 3,28Úc 15.432 12.311 16.456 106,6 133,7 2,84Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 31: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

31 Tháng 12 năm 2011

12. Phân bón Số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan cho thấy lượng phân bón

nhập vào Việt Nam tháng này đạt 307,7 ngàn tấn, giá trị đạt 135,4 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 32,9% về giá trị so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì lượng và kim ngạch nhập khẩu giảm lần lượt 32% và 23,2%. Tính chung cả năm 2011, Việt Nam đã nhập 4,3 triệu tấn phân bón với giá trị 1,8 tỷ USD, tăng 21,1% về lượng và tăng 46,1% về giá trị so với năm 2010.

Về cơ cấu nhập khẩu, so với tháng trước chỉ có nhóm phân hữu cơ có giá trị nhập khẩu tăng, còn lại các nhóm khác đều giảm cả về lượng và kim ngạch. Còn nếu so với cùng kỳ năm trước, nhóm phân hữu cơ và nhóm phân khoáng chứa Kali tăng khá mạnh (gấp trên 2 lần cả về lượng và giá trị) trong khi các nhóm khác đều giảm rất mạnh.

Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí nhà cung cấp phân bón hàng đầu cho Việt Nam với thị phần chiếm 54,4%, tiếp theo là thị trường Israel (9,9% thị phần) và Belarus (5,7% thị phần).

Bảng 2.23. Thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 12/2011

Đơn vị: tấn; 1000 USD

Nhóm mặt hàng và thị trường chính

Tháng 12/2011 So sánh tháng trước (%)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Thị phần 12/201

(%) Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị

Tổng 307.667 135.369 67,7 67,1 68,0 76,8 100- Phân theo nhóm hàng: Phân hữu cơ 970 1.645 38,3 166,6 251,5 215,5 1,21 Phân khoáng chứa Nitơ 177.808 61.000 62,7 57,5 66,3 75,4 45,06 Phân khoáng chứa phosphat 25 12 5,0 18,2 4,6 17,0 0,01 Phân khoáng chứa Kali 70.449 37.319 79,1 80,3 242,0 305,8 27,57 Phân NPK 58.415 35.394 74,4 73,7 37,9 42,9 26,15 - Phân theo nước nhập khẩu: Trung Quốc 177.056 73.624 59,2 57,7 61,9 63,0 54,39Israel 25.292 13.396 55,8 56,5 9,90Belarus 14.300 7.741 46,1 48,8 5,72Nhật Bản 21.036 6.052 73,2 78,7 69,8 105,0 4,47Philippines 7.615 5.552 43,6 55,3 20,1 32,3 4,10Đức 8.708 4.503 847,1 776,9 3,33Na uy 6.796 3.855 515,1 500,4 943,9 995,4 2,85Hàn Quốc 13.443 3.401 212,7 199,3 1,008,6 1,527,6 2,51Nga 9.483 3.236 217,2 134,3 144,5 297,3 2,39Nước khác 23.938 14.011 121,8 123,5 26,7 40,2 10,35Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 32: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

32 Tháng 12 năm 2011

13. Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Kim ngạch nhập khẩu thức

ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 12 đạt 293,8 triệu USD, tăng 63% so với cùng thời điểm tháng 12/2010 và tăng 25% so với tháng trước. Tính chung cho cả năm 2011, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD. Trong đó khô dầu đậu tương vẫn là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất với trị giá 192,7 triệu USD, tăng 38% so

với tháng trước và chiếm tỷ trọng 65,5% trong tổng giá trị kim ngạch. Tiếp đến là mặt hàng chế phẩm dùng trong chăn nuôi có kim ngạch nhập khẩu đạt 35,9 triệu USD chiếm 12,2% tỷ trọng, các mặt hàng còn lại đều chiếm tỷ trọng dưới 10%.

Bảng 2.24. Chủng loại nhập khẩu thức ăn gia súc tháng 12/2011

Đơn vị: 1000 USD và %

Nhóm mặt hàng Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

(%)

So với tháng

trước (%)

Tổng 180.358 235.675 293.781 163 125

Bột thịt, bột xương, bột cá, bột tôm 22.276 17.300 20.809 93 120

Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng bột viên từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu. 9.258 10.300 10.489 113 102

Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột và từ quá trình sản xuất nông sản khác 11.362 16.900 19.868 175 118

Khô dầu đậu tương. 95.334 140.000 192.683 202 138

Khô dầu lạc 234 186 234 100 125

Khô dầu và phế liệu rắn khác 16.038 16.400 13.757 86 84Nguyên liệu thực vật và phế thải thực vật 89

Chế phẩm dùng trong chăn nuôi . 25.857 34.500 35.942 139 104Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Về tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu, nhìn chung trong tháng 12

các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương. Mức tăng trưởng cao nhất là mặt hàng khô dầu đậu tương, tăng 38%. Nhóm mặt hàng này cũng đạt kim ngạch lớn nhất và có tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái (2

Page 33: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

33 Tháng 12 năm 2011

lần). Ngược với xu hướng tăng chung, mặt hàng khô dầu và phế liệu rắn khác có tăng trưởng âm (-16%).

Bảng 2.25. Thị trường xuất khẩu TACN&NL chính sang Việt Nam tháng 12/2011

Đơn vị: 1000 USD

Các thị trường chính Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

(%)

So với tháng

trước (%) Tổng 180.358 235.788 293.781 163 125Ấn Độ 50.319 33.100 94.825 188 286Argentina 36.780 105.000 63.983 174 61Brazil 11.987 5.577 31.399 262 563Hoa Kỳ 14.877 21.800 30.872 208 142Trung Quốc 12.163 13.000 12.150 100 93Ý 3.878 9.154 10.464 270 114Singapore 2.534 5.112 8.547 337 167Indonesia 7.438 8.644 6.337 85 73Thái Lan 7.634 4.476 4.302 56 96

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Tháng 12 có 57 thị trường xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam.Trong đó, ba thị trường lớn nhất của Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 32%, Achentina chiếm 22%, và Brazil chiếm 11%. Biểu đồ 2.9. Thị phần các nước xuất khẩu TACN&NL chính sang Việt Nam tháng 12/2011 (%)

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 34: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

34 Tháng 12 năm 2011

14. Máy nông nghiệp và lâm nghiệp Nhập khẩu các loại máy nông nghiệp tháng 12 đạt 28,5 triệu USD, tăng

67% so với tháng trước và tăng 94,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm mặt hàng đều tăng ngoại trừ nhóm mặt hàng máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, ngũ cốc và nhóm mặt hàng các loại máy khác (máy ươm hạt giống, máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở).

Về chủng loại máy nông nghiệp nhập khẩu, nhóm mặt hàng máy thu hoạch, máy đập, máy cắt cỏ, máy làm sạch, máy phân loại trứng, hoa quả được nhập về với kim ngạch cao nhất đạt giá trị 12,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 44%. Nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là máy vắt sữa và máy chế biến sữa được nhập về với kim ngạch 11,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 40%. Tiếp đến là nhóm mặt hàng máy ươm hạt giống; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở đạt kim ngạch 1,7 triệu USD (Bảng 2.25). Bảng 2.25. Chủng loại nhập khẩu máy nông nghiệp tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000 USD; %

Nhóm các loại máy móc Tháng 12/2010

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

So với cùng kỳ

(%)

So với tháng trước

(%)

Tổng 14663,9 17072,9 28513,6 194,4 167,0

Máy làm vườn, làm đất, máy cán cỏ 656,4 711,0 711,3 108,4 100,0

Máy thu hoạch, máy đập, máy cắt cỏ, máy làm sạch, máy phân loại trứng, hoa quả 9707,6 11000,0 12542,7 129,2 114,0Máy vắt sữa và máy chế biến sữa 410,1 918,1 11522,0 2809,9 1255,0

Máy ép, máy nghiền trong sản xuất nước trái cây hoặc các loại đồ uống tương tự, 134,4 106,8 892,8 664,4 836,1

Máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, ngũ cốc 1966,6 2422,0 1136,4 57,8 46,9

Các loại máy khác: máy ươm hạt giống; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở, 1788,8 1915,0 1708,3 95,5 89,2

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

So với cùng kỳ năm trước, hầu hết các nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng, tăng mạnh nhất phải kể đến nhóm mặt hàng máy vắt sữa, máy chế biến sữa (28 lần), nhóm mặt hàng máy ép, máy nghiền trong sản xuất nước trái cây hoặc các loại đồ uống tương tự (6,6 lần). Tuy nhiên, nhóm mặt hàng máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, ngũ cốc giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (-42,2%) và nhóm mặt hàng máy ươm hạt giống; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở (-4,5%).

Page 35: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

35 Tháng 12 năm 2011

Bảng 2.26. Một số thị trường chính xuất khẩu máy nông, lâm nghiệp sang Việt Nam tháng 12 năm 2011

Đơn vị: 1000USD; % Các thị trường

chính Tháng

12/2010 Tháng

11/2011 Tháng

12/2011 So với cùng kỳ

(%) So với tháng trước

(%)

Tổng 14.663,9 17.115,0 28.513,6 194,4 166,6Trung Quốc 12.150,3 11.600,0 14.127,2 116,3 121,8Thụy điển 0,0 2,6 8.763,6 340403,2Singapore 226,6 199,3 1.380,6 609,2 692,6Indonesia 0,0 0,0 651,7Mỹ 124,1 100,0 645,9 520,4 646,0Nhật Bản 687,0 746,1 357,8 52,1 48,0Úc 147,4 1,5 333,2 226,0 22598,5Đài Loan 279,6 160,1 289,8 103,7 181,0Các nước khác 1048,9 4305,5 1963,8 187,2 45,6Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Trong tháng có 25 thị trường xuất khẩu các loại máy nông nghiệp sang

Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu máy nông nghiệp sang Việt Nam, chiếm thị phần 50%, tiếp theo là Thụy Điển (31%), và Singapore (5%) (Biểu đồ 2.10).

Biểu đồ 2.10. Thị phần các nước xuất khẩu máy nông nghiệp sang Việt Nam tháng 12/2011

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

15. Một số mặt hàng nổi bật

Ngoài các mặt hàng xuất nhập khẩu chính kể trên trong tháng còn có một số mặt hàng nông sản khác đạt giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cao, đồng thời các mặt hàng này đều đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước hoặc so với tháng trước, cụ thể như sau:

Page 36: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

36 Tháng 12 năm 2011

Về xuất khẩu, các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu từ 10 triệu USD trở lên trong tháng 12/2011 gồm có sản phẩm từ dừa (quả tươi, khô và cùi dừa) đạt giá trị 144 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; các loại củ có bột đạt giá trị 33 triệu USD tăng 4 lần so với cùng kỳ năm trước và 4,7 lần so với tháng trước; hoa quả các loại đạt 14 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ 1 triệu đến dưới 10 triệu USD gồm có dầu thực vật, mỡ động vật, bột mỳ, đường mía và tỏi, trong đó đáng chú ý có mặt hàng dầu thực vật có giá trị xuất khẩu tăng 3,3 lần cùng kỳ năm trước và tỏi tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng còn lại tuy có giá trị xuất khẩu thấp hơn nhưng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như bắp cải, hoa lơ (tăng 6,3 lần), nông sản nguyên liệu để sản xuất dược liệu (tăng 3,5 lần), và bột củ quả (tăng 2,6 lần) (Bảng 2.27). Bảng 2.27. Một số mặt hàng xuất khẩu nổi bật trong tháng 12/2011

Đơn vị: 1000 USD

Mặt hàng TH T12/2010

TH T11/2011

TH T12/2011

% TH T12/2011 so với C.kỳ

N.trước Tháng trước

Dừa (quả, cùi,…) 126.974 141.919 144.280 113,6 101,7Củ có bột các loại 8.102 6.944 33.015 407,5 475,4Quả các loại 11.089 12.756 13.975 126,0 109,6Dầu thực vật 2.919 15.444 9.657 330,9 62,5Mỡ các loại 4.869 8.366 7.547 155,0 90,2Bột mì 2.838 4.789 3.059 107,8 63,9Đường mía 4.686 1.133 2.306 49,2 203,6Tỏi 618 987 1.235 199,9 125,1Bắp cải, hoa lơ 133 176 841 631,7 478,8Nguyên liệu làm dược liệu 225 329 795 353,4 241,5Bột củ quả 257 1.138 691 268,9 60,7Cam, quit 256 342 545 212,5 159,4Gừng tươi 462 340 506 109,6 149,0

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Page 37: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

37

Về nhập khẩu, tháng 12/2011, có 7 mặt hàng đạt giá trị nhập khẩu

cao đồng thời có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước hoặc so với tháng trước gồm lúa mỳ đạt giá trị kim ngạch gần 82 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước; đậu tương đạt 73 triệu USD, tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước và gấp hơn 3 lần so với tháng trước; dầu thực vật các loại đạt 70,5 triệu USD tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao khác gồm có ngô đạt 43 triệu USD, tăng 22% so với tháng trước; đường đạt 25,6 triệu USD, tăng 30% so với tháng trước; mỡ các loại đạt 11,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và củ có bột các loại đạt 10,7 triệu USD, tăng 49% so với tháng trước. Bảng 2.28. Một số mặt hàng nhập khẩu nổi bật trong tháng 12/2011

Đơn vị: 1000 USD

Mặt hàng TH T12/2010 TH T11/2011

TH T12/2011

% TH T12/2011 so với C.kỳ

N.trước Tháng trước

Mặt hàng đạt giá trị trên 10 triệu USD Lúa mì 19.806 52.400 81.747 412,7 156,0Đậu tương 26.291 23.600 72.811 276,9 308,5Dầu thực vật (cọ, đậu tương) 91.249 67.600 70.546 77,3 104,4Ngô 79.879 35.000 42.793 53,6 122,3Đường 27.705 19.757 25.638 92,5 129,8Mỡ các loại 9.494 9.802 11.246 118,5 114,7Củ có bột các loại 5.389 1.431 10.792 200,3 754,3Mặt hàng đạt giá trị dưới 10 triệu USD Cam quít 4.008 5.634 5.275 131,6 93,6Mật tinh chế 2.877 1.998 2.787 96,9 139,5Táo 2.386 2.715 2.704 113,3 99,6Hành 1.281 1.736 1.691 132,0 97,4Bột mỳ 1.830 823 1.531 83,7 186,1Lúa mạch 765 1.438 1.218 159,2 84,7Khoai tây 820 1.146 1.127 137,4 98,3Tỏi 112 588 1.111 991,1 189,0

Nguồn: Số liệu do CIS tổng hợp từ mã HS của TCHQ

Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị trên 1 triệu nhưng dưới 10 triệu USD có 8 loại gồm cam, quít; mật tinh chế, táo, hành, bột mỳ, lúa mạch, khoai tây và tỏi. Đáng chú ý về mức tăng trưởng về giá trị có mặt hàng tỏi

Page 38: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

38

khô giá trị nhập khẩu tăng gần gần 10 lần cùng kỳ năm trước; bột mỳ tăng gấp gần 2 lần so với tháng trước; lúa mạch (làm bia) tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước. III. Kết luận

Xuất khẩu Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ yếu tháng

12/2011 đạt 2,3 tỷ USD. Như vậy, tổng giá trị xuất khẩu cả năm 2011 của toàn ngành đạt hơn 25,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm trước. Tháng 12 tiếp tục là tháng thứ 10 liên tiếp trong năm 2011 có giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 2 tỷ USD/tháng. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:

Xuất khẩu gạo tháng 12/2011 giảm 19,4% về lượng và giảm 20% về giá trị so với tháng trước, đạt 325 nghìn tấn và thu về 193 triệu USD. Tính chung năm 2011, lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn, trị giá 3,65 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 12,6% về kim ngạch so với năm 2010. So với năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 tăng không nhiều, nhưng giá trị lại tăng mạnh. Nguyên nhân chính là do thay đổi cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2011 tăng mạnh so với tháng trước, gấp 2,2 lần cả về lượng và kim ngạch, đạt 155,9 ngàn tấn với trị giá 325,9 triệu USD. Nếu so với tháng 12/2010 thì lượng xuất khẩu giảm 5% nhưng do giá xuất khẩu bình quân tăng nên kim ngạch vẫn tăng 11,5%. Tính chung cả năm 2011, xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch 2,2 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và tăng 37,6% về kim ngạch so với năm 2010.

Xuất khẩu chè tăng mạnh sau nhiều tháng giảm liên tiếp, đạt 13,2 nghìn tấn và thu về hơn 20,4 triệu USD, tăng 20,7% về lượng và 24,2% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 134,1 nghìn tấn chè các loại thu về 203,8 triệu USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 2% về trị giá so với năm trước.

Nhập khẩu

Tổng giá trị nhập khẩu các loại sản phẩm vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các lĩnh vực thuộc ngành trong tháng 12/2011 đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 10% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu phục vụ sản xuất thuộc ngành đạt trên 16 tỷ USD, tăng trưởng trên 32% so với năm trước. Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

Page 39: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN Tháng 12 năm 2011kỳ năm trước, từ 25% xuống còn 24%; trong khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN

39

Kim ngạch nhập khẩu đường trong tháng đạt 25,6 triệu USD, tăng 29,6% so với tháng trước. Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu tăng ở hầu hết các loại đường khác nhau.

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 12 đạt 293,8 triệu USD, tăng 63% so với tháng 12/2010 và tăng 25 % so với tháng tháng trước. Tính chung cho cả năm 2011, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD. Trong đó, khô dầu đậu tương vẫn là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất với tỷ trọng 65,5%.

Lượng phân bón nhập vào Việt Nam tháng này đạt 307,7 ngàn tấn, giá trị đạt 135,4 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 32,9% về giá trị so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì lượng và kim ngạch nhập khẩu cũng giảm đi lần lượt 32% và 23,2%. Tính chung cả năm 2011, Việt Nam đã nhập 4,3 triệu tấn phân bón với giá trị 1,8 tỷ USD, tăng 21,1% về lượng và tăng 46,1% về giá trị so với năm 2010.