XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

59
EXPORT IMPACT FOR GOOD XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO TÓM TẮT HƯỚNG DẪN

Transcript of XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Page 1: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

EXPORT IMPACT FOR GOOD

XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN

Page 2: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

© Trung tâm Thương mại Quốc tế 2009

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) là cơ quan hợp tác giữa Tổ chức Thương Mại Thế giới và Liên hợp quốc

Địa chỉ: ITC,

54-56, rue de Montbrillant,

1202 Geneva, Switzerland

Hòm thư: ITC,

Palais des Nations,

1211 Geneva 10, Switzerland

Điện thoại: +41-22 730 0111

Fax: +41-22 733 4439

Thư điện tử: [email protected]

Trang điện tử: http://www.intracen.org

Page 3: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN

Geneva 2009

Page 4: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

ii

TÓM TẮT NHỮNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI

2009 F-08.01 EXP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ITC)

Xúc tiến xuất khẩu và WTO: Hướng dẫn tóm tắt

Geneva: ITC, 2009. viii, trang37.

Nghiên cứu xem xét các chiến lược xúc tiến xuất khẩu thường xuyên được sử dụng bởi các nước đang phát triển và trong sự phù hợp với các nguyên tắc quốc tế về trợ cấp - nghiên cứu các nguyên tắc trong Hiệp định WTO về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng (ASCM), bao gồm các hàng hóa đã được chế biến; làm rõ các nguyên tắc trong Hiệp định WTO về Nông nghiệp (AoA), bao gồm một số sản phẩm sơ chế hay một số sản phẩm nông nghiệp nhất định; phác thảo các công cụ như giảm thuế, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh xuất khẩu hiện có cho các nước muốn xúc tiến hoạt động xuất khẩu sử dụng; trình bày và phân tích ví dụ về thực tế các chiến lược tại một số nước ở Châu Á, Phi, Mỹ La-tinh.

Từ khóa tìm kiếm: Xúc tiến xuất khẩu, Trợ cấp, Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng, Hiệp định về Nông nghiệp, WTO, Trường hợp thực tế.

Tiếng Việt

ITC, Palais des Nations, 1211 Geneva 10, Switzerland

Các thiết kế được sử dụng và sự trình bày nội dung trong xuất bản này không thể hiện bất kỳ ý kiến nào của Trung tâm Thương mại Quốc tế liên quan tới tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào hay liên quan tới ranh giới của các quốc gia đó.

Tên các công ty, sản phẩm thương mại và các nhãn hiện được nhắc tới không thể hiện sự bảo đảm của ITC.

Hình ảnh trang bìa: © Jupiterimages

© Trung tâm Thương mại Quốc tế 2009

Bản quyền được đăng ký. Không phần nào của xuất bản này được phép tái bản, lưu trữ trong hệ thống phục hồi hoặc chuyển đi dưới bất kỳ dạng nào bởi bất kỳ phương tiện nào, điện tử, băng từ, sao chép hoặc các hình thức khác mà không được sự cho phép bằng văn bản của Trung tâm Thương mại Quốc tế.

P233.E/BTP/09-X ISBN 978-92-9137-372-7

United Nations Sales Number E.09.III.T.9

Page 5: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Lời nói đầu

Những chiến lược xúc tiến xuất khẩu có thể đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia, đặc biệt của các nước đang phát triển nơi đang tìm kiếm cơ hội để biến xuất khẩu trở thành cỗ máy phục vụ phát triển kinh tế. Trở thành Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới là công cụ quan trọng để tham gia hệ thống thương mại đa phương. Nó yêu cầu các thị trường trong nước mở cửa với thương mại quốc tế - nơi các ngoại lệ và những linh hoạt đã được thỏa thuận - nhưng cũng cung cấp nhiều cơ hội về thị trường lớn cho các nhà sản xuất trong nước.

Để thiết kế những chiến lược phát triển xuất khẩu thành công, một điều căn bản là các chính phủ và các nhà xuất khẩu tư nhân phải có hiểu biết rõ ràng về các điều khoản ứng dụng của WTO và hàm ý của nó đối với từng loại đặc điểm cụ thể.

Các điều khoản phức tạp. Quyển sách này chỉ tập trung vào các điều khoản trong Hiệp định WTO về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng, bao gồm hàng hóa được sản xuất và Hiệp định WTO về Nông nghiệp

Qua đó, ITC nhắm tới việc trả lời những câu hỏi mà các chính phủ và những nhà xuất khẩu tư nhân thường xuyên gặp phải khi thiết kế và thực hiện các chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là gì? Những loại đóng góp tài chính nào các chính phủ của những nước đang phát triển có thể cung cấp cho các công ty và các hoạt động kinh doanh? Những miễn trừ đặc biệt đã được đàm phán cho các nước đang và kém phát triển. Dưới những trường hợp nào chúng có thể được sử dụng?

Nghiên cứu chỉ ra nhiều loại công cụ như: giảm thuế, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh xuất khẩu, đang sẵn sàng cho các nước mong muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Để chứng tỏ điều này, những kinh nghiệm từ các nước đang và kém phát triển được phân tích để làm tham khảo thực tế cho các nước khác.

Những ví dụ này không nên được hiểu là một phán quyết chính thức về việc các chiến lược có tuân thủ các điều khoản WTO hay không. Quyển sách này chỉ nỗ lực làm sáng tỏ một số sự phức tạp và giúp các nước đang phát triển xác định các chính sách và tiếp cận cái có thể giúp họ trong nỗ lực phát triển nề kinh tế thông qua xuất khẩu.

Patricia R. Francis

Giám đốc điều hành

Trung tâm Thương mại Quốc tế

Page 6: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO
Page 7: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Trích dẫn

Phillippe De Baere, Partner, and Clotilde du Parc of Van Bael & Bellis viết quyển sách này. Họ hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các nhận định được trình bày trong tài liệu.

Clarisse Morgan, Cố vấn, Phòng Điều khoản hiệp định thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới, đã xem lại bản thảo và cung cấp những đề xuất giá trị.

Rajesh Aggarwal, Trưởng bộ phận Chính sách Thương mại và Kinh doanh, đã phối hợp chuẩn bị cho xuất bản quyển sách này với sự cộng tác của Laurent Matile, Chuyên viên cao cấp và Jean-Sbastien Roure, Tư vấn viên, Bộ phận Chính sách Thương mại và Kinh doanh.

Friedrich von Kirchbach, Giám đốc, Cục Chính sách và Chương trình, đã chỉ đạo chiến lược trong việc lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc xuất bản quyển sách này.

Natalie Domeisen chịu trách nhiệm quản lý biên tập và xúc tiến. Richard Waddington biên tập hướng dẫn. Marilyn Langfeld chuẩn bị bản in.

Page 8: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Mục lục

Chương 1

Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng ............. 13 Khái quát và những nguyên tắc chính ................................................................................ 13

Định nghĩa trợ cấp........................................................................................................... 13

Tính riêng biệt ................................................................................................................. 17

Các hình thức và cách xử lý trợ cấp riêng biệt theo ASCM ........................................... 18

Trợ cấp bị cấm ................................................................................................................. 19

Trợ cấp có thể đối kháng ............................................................................................... 24

Những trợ cấp không thể đối kháng ............................................................................. 24

Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển ............................................ 25

Không bị cấm với một số trường hợp trợ cấp xuất khẩu .......................................... 25

Những nguyên tắc theo thủ tục đặc biệt liên quan tới hành động đối kháng trợ cấp của các nước đang phát triển ......................................................................................... 30

Chương 2

Hiệp định nông nghiệp .......................................................... 33 Giới thiệu ................................................................................................................................ 33

Khái quát và những nguyên tắc chính ................................................................................ 33

Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thuộc Hiệp định Nông nghiệp ............................ 34

Thế nào là trợ cấp xuất khẩu? ....................................................................................... 34

Trợ cấp xuất khẩu và lộ trình cam kết ......................................................................... 34

Danh mục các loại trợ cấp xuất khẩu ........................................................................... 35

Nguyên tắc áp dụng cho trợ cấp xuất khẩu ................................................................. 35

Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển ............................................ 37

Kết luận ................................................................................................................................... 38

Chương 3

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến ..... 39

Page 9: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Giới thiệu ................................................................................................................................ 39

Chương trình miễn giảm thuế .............................................................................................. 39

Hệ thống miễn giảm thay thế ........................................................................................ 41

Chương trình miễn giảm các khoản thu thông thường của chính phủ .......................... 43

Tín dụng xuất khẩu ................................................................................................................ 46

Tín dụng xuất khẩu là gì? .............................................................................................. 46

Tín dụng xuất khẩu được cho phép .............................................................................. 46

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu ................................................................................................ 47

Nội dung cấm trong tiểu khoản ‘J’ của Danh sách Minh hoạ .................................. 48

Khu vực Tự do Thương mại và các chương trình khác. .................................................. 49

Chương 4

Kết luận .................................................................................. 57

Page 10: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chú thích

Trừ trường hợp được chỉ ra cụ thể khác, tất cả các trường hợp nhắc đến Đô-la ($) là đồng Đô-la Hoa Kỳ, và tất cả các trường hợp nhắc đến tấn là là đơn vị đo lường tấn tương đương 1000 kg.

Sau đây là những ký hiệu viết tắt được sử dụng:

ADA Hiệp định Chống bán phá giá

AoA Hiệp định Nông nghiệp

ASCM Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng

GATT Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại

ITC Trung tâm Thương mại /quốc tế

LDC Nước kém phát triển

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 11: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Danh sách những trường hợp được trích dẫn

Úc – Đồ da Báo cáo của Ban hội thẩm, Úc – Trợ cấp được cung cấp tới các nhà sản xuất và xuất khẩu da ô tô, WT/DS126/R, đã thông qua ngày 16 tháng 06 năm 1999

Brazil – Máy bay (Điều 21.5 – Canada II)

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Brazil – Chương trình tài trợ xuất khẩu cho máy bay, vụ kiện thứ hai bởi Canada theo điều 21.5 của DSU, WT/DS46/RW/2, đã thông qua ngày 23 tháng 08 năm 2001

Canada – Máy bay

Báo cáo của Ban hội thẩm, Canada – Các biện pháp ảnh hướng tới xuất khẩu máy bay dân sự, WT/DS70/R, được điều chỉnh bởi Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, WT/DS70/AB/R, đã thông qua ngày 20 tháng 08 năm 1999

Canada – Sữa Báo cáo của Ban hội thẩm, Canada – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, WT/DS103-113/R, được sửa đổi theo Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, WT/DS103-113/AB/R, đã thông qua ngày 27 tháng 10 năm 1999

Canada – Sữa

(Điều 21.5)

Báo cáo của Ban hội thẩm, Canada – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, Vụ kiện theo điều 21.5 bởi New Zealand và Hoa Kỳ, WT/DS103-11/RW, được điều chỉnh bởi Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, WT/DS103-113/RW/AB/R, đã thông qua ngày 18 tháng12 năm 2001

Hoa Kỳ – Các hạn chế xuất khẩu

Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Các biện pháp đối phó hạn chế khẩu bằng trợ cấp, WT/DS194/R, đã thông qua ngày 23 tháng 08 năm 2001

Hoa Kỳ – FSC Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Xử lý thuế đối với “Các tổ chức bán hàng nước ngoài”, WT/DS108/AB/R, đã thông qua ngày 20 tháng 3 năm 2000

Hoa Kỳ – FSC (Điều 21.5)

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Xử lý thuế đối với “Các tổ chức bán hàng nước ngoài” Vụ kiện theo Điều 21.5 bởi Cộng đồng chung Châu Âu, WT/DS108/RW/AB/R, đã thông qua ngày 29 tháng 01 năm 2002

Hoa Kỳ – Trợ cấp bông

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Hoa Kỳ – Trợ cấp bông nội địa, WT/DS267/AB/R, đã thông qua ngày 21 tháng 03 năm 2005

Hoa Kỳ – Trợ cấp bông

Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Trợ cấp bông nội địa WT/DS267/R, được điều chỉnh bởi Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, T/DS267/AB/R, đã thông qua ngày 21 tháng 03 2005

Page 12: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Lời giới thiệu

Bắt đầu từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1947, những vòng đàm phán đa phương tiếp theo đã mang lại sự tự do thương mại ngày càng tăng, chủ yếu bằng cách giảm hàng rào thuế quan trên khắp thế giới. Các nền công nghiệp quốc nội trước đây được bảo hộ nhờ hàng rào thuế quan cao nay phải đối mặt với sự cạnh tranh của quốc tế và và nỗ lực giành lấy các thị trường nước ngoài đã trở nên khốc liệt hơn. Trong một thế giới cạnh tranh không ngừng tăng lên mạnh mẽ, sẽ là rất quan trọng, đặc biệt với các nước đang phát triển, để nắm bắt được các loại công cụ đang có hoặc có thể có theo các luật lệ thương mại quốc tế đang tồn tại nhằm khuyến khích xuất khẩu.

Bởi vì trợ cấp có thể bóp méo thương mại tự do, nên chúng được điều chỉnh bởi các hiệp định WTO và chỉ được cho phép dưới các điều kiện rất hạn chế. Các quy định về trợ cấp đầu tiên được đặt ra trong GATT và sau đó phát triển xa hơn cho các hàng hóa công nghiệp trong Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng (ASCM) và cho hàng hóa nông nghiệp trong Hiệp định Nông nghiệp (AoA). Cả hai hiệp định đều là một phần của các hiệp ước thiết lập WTO năm 1995 cung cấp các nguyên tắc áp dụng cho riêng các nước đang phát triển. Sau đó được biết đến như là một hiệp ước khác biệt và đặc biệt.

Mục đích của quyển sách này là để nghiên cứu các chiến lược xúc tiến xuất khẩu phù hợp với các luật lệ quốc tế về trợ cấp mà các nước đang phát triển sử dụng hoặc có thể sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các nguyên tắc trong ASCM về trợ cấp cho các sản phẩm đã qua chế biến hay sản phẩm công nghiệp và các nguyên tắc trong AoA bao gồm các sản phẩm sơ cấp chưa qua chế biến hay sản phẩm nông nghiệp. Sau đó chúng tôi sẽ xem xét các loại chiến lược xúc tiến xuất khẩu thường xuyên được sử dụng nhất và phân tích những ví dụ cho các chiến lược này ở một số nước đang phát triển nhất định. Tất cả nội dung của quyển sách này không nên được hiểu là sự giải thích chính thức của các Hiệp định WTO.

Page 13: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chương 1

Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng

Khái quát và những nguyên tắc chính

ASCM chỉ áp dụng cho các trợ cấp (được định nghĩa trong Điều 1 của ASCM) có tính riêng biệt (được định nghĩa trong Điều 2 của ASCM). Các chương trình hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước không đáp ứng một trong các điều kiện trong hai điều khoản đó không là đối tượng điều chỉnh bởi các nguyên tắc của ASCM. Vì thế, các thành viên WTO có thể thực hiện trợ cấp trong các trường hợp này. Ngược lại, các chương trình thỏa mãn những điều kiện trong Điều 1 và 2 là đối tượng điều chỉnh của ASCM, được mô tả dưới đây.

Định nghĩa trợ cấp

Theo điều 1 của ASCM, trợ cấp tồn tại nếu hai điều kiện sau được thỏa mãn: chính phủ (hoặc một cơ quan công trên lãnh thổ một thành viên WTO) có sự đóng góp tài chính hoặc hỗ trợ thu nhập, và điều này mang lại quyền lợi cho một người thụ hưởng cụ thể.

Sự đóng góp tài chính hay hỗ trợ thụ nhập bởi chính phủ

Khái niệm “chính phủ” không được hiểu theo nghĩa hẹp. Thực vậy, khái niệm này bao hàm không chỉ chính phủ và các cơ quan chính phủ, mà còn là bất kỳ chủ thể nào trực tiếp hay gián tiếp được điều khiển bởi nhà nước như ngân hàng trung ương hay các doanh nghiệp nhà nước.

Khái niệm “đóng góp tài chính” rộng. Trên thực tế, có nhiều ví dụ trong đó có sự đóng góp tài chính của chính phủ:

� Nếu chính phủ hay bất kỳ chủ thể công nào cấp một khoản bảo lãnh vay cho một công ty tư nhân, thì nghĩa là có một sự đóng góp tài chính.

Page 14: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

� Có một sự đóng góp tài chính nếu một khoản thu của chính phủ bị bỏ qua hoặc không được thu. Ví dụ cụ thể của khoản thu bị bỏ qua xảy ra khi một công ty có lợi ích từ việc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc từ việc nợ thuế.

� Cũng sẽ là một khoản đóng góp tài chính khi một chính phủ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung hoặc mua hàng hóa.

Sự đóng góp tài chính có thể không trực tiếp. Nếu một chính phủ hay bất kỳ một chủ thể công nào giao phó hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực hiện một hay nhiều chức năng mà nó dẫn tới sự đóng góp tài chính nếu được thực hiện bởi chính phủ hoặc bất kỳ chủ thể công nào, thì cái đó cũng được tính là đóng góp tài chính theo các nguyên tắc của ASCM. Ví dụ, chính phủ có thể yêu cầu một ngân hàng tư nhân cung cấp một khoản vay ở một lãi suất ưu đãi cho một nhà sản xuất thép tư nhân.

Để cấu thành một khoản đóng góp tài chính gián tiếp, hành động của chính phủ phải bao gồm khái niệm ủy quyền (trong trường hợp giao phó) hoặc ra lệnh (trong trường hợp chỉ đạo) gồm ba đặc điểm sau: (i) một hành động rơ ràng, quả quyết là ủy quyền hay ra lệnh; (ii) chỉ rơ một bên cụ thể; và (iii) mục đích của hành động đó là một nhiệm vụ cụ thể.1

Ví dụ về hành động của chính phủ không phải là một đóng góp tài chính gián tiếp

Giả sử rằng một chính phủ áp một chính sách thuế vô cùng cao vào việc nhập khẩu than. Theo sau đó giá của than nhập khẩu trong thị trường nội địa sẽ tăng và cung có thể sẽ giảm. Những người sử dụng than trong nước như các nhà sản xuất thép sẽ có thể cảm thấy kinh tế hơn nếu mua than từ những nhà sản suất than trong nước do đó những nhà sản xuất than sẽ thấy sự gia tăng trọng khối lượng hàng bán của mình và có thể cũng sẽ đàm phán được những điều khoản bán hàng tốt hơn. Một hành động của chính phủ - sự áp thuế cao đối với than - sẽ mang lại lợi ích cho những người sản xuất than bằng việc khiến cho những người tiêu dùng than có xu hướng tăng tỷ lệ mua than từ các nhà sản xuất trong nước hơn từ các nhà sản xuất nước ngoài so với trước khi ban hành luật thuế như vậy. Chắc chắn rằng điều

1 Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ - Các hạn chế xuất khẩu, khoản 8.29.

Page 15: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

này sẽ không thể được coi là tình huống mà chính phủ “giao phó hay chỉ đạo” một chủ thể tư nhân (người sử dụng than) mua hàng hóa trong phạm vi nghĩa của điều kiện (iii) - hoặc “giao phó hay chỉ đạo” một chủ thể tư nhân (người sản xuất than) cung cấp hàng hóa trong phạm vi nghĩa của điều kiện (iii) để cấu thành một sự đóng góp tài chính...

Nguồn: Panel Report, US – Export restraints, para. 8.37.

Cuối cùng, các phương thức hỗ trợ thu nhập hay trợ giá - theo nội dung của Điều XVI của Hiệp định GATT- cũng cấu thành sự đóng góp tài chính. Đây là những biện pháp đối kháng với các sản phẩm sơ chế như các sản phẩm từ trang trại, rừng, nghề cá hoặc khoáng sản.2

Bởi vì ASCM chỉ áp dụng với một số hình thức đóng góp tài chính nên các nước đang phát triển muốn thúc đẩy xuất khẩu có thể thiết lập các chiến lược nắm ngoài sự điều chỉnh của ASCM.

Ví dụ, một chính phủ có thể quyết định tạm hoãn thuế nhập khẩu cho một số món hàng nhất định. Bởi vì điều này áp dụng cho tất cả và không mang lại lợi ích cho ai đó cụ thể, nên phương pháp này không cấu thành trợ cấp theo nguyên tắc của ASCM.

Một biện pháp khác cũng được cho phép theo ASCM là khoản vay được cung cấp bởi những ngân hàng có cổ phần nhà nước tuy nhiên, tỷ lệ vốn nhà nước nắm tương đối nhỏ (tối đa 25% cổ phần), ngân hàng này vẫn chịu các quy định pháp luật và được quản lý giống các ngân hàng tư nhân khác. Trừ trường hợp chính phủ giao phó hoặc chỉ đạo ngân hàng cho vay, bất kỳ các khoản vay khác được cấp bởi ngân hàng cũng không nên được coi là khoản đóng góp tài chính bởi vì chúng là các khoản vay giữa các bên tư nhân. Do đó, những khoản vay này không nên bị điều chỉnh bởi các điều khoản của ASCM.

Lợi ích riêng biệt

Điều kiện thứ hai để có sự tồn tại của trợ cấp là lợi ích mang lại từ kết quả của các hành động đã được mô tả ở phần trên.

Lợi ích mang lại khi người nhận có lợi hơn trong trường hợp không có sự hỗ trợ. Nói chung, một lợi ích sẽ tồn tại khi hành động

2 Ghi chú cho Điều XVI của GATT

Page 16: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

được coi là sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn so với các điều kiện đang có trên thị trường.

Phân tích được giải thích bằng biểu đồ sau:

Hình 1.1 Lợi ích là gì

Trong một số trường hợp, việc quyết định rằng đóng góp tài chính có mang lại lợi ích hay không là rõ ràng. Ví dụ, một công ty tư nhân nhận trợ cấp từ chính phủ hoặc từ một chủ thể công, thì sự đóng góp tài chính đó tất yếu sẽ mang lại lợi ích cho người nhận.

Trong các trường hợp khác và thực sự trong hầu hết các trường hợp, sự tồn tại của lợi ích rất khó để chứng minh. Ví dụ, sự tồn tại của lợi ích khi một công ty nhận được khoản vay từ ngân hàng nhà nước phụ thuộc vào các điều kiện (cụ thể, lãi suất) mà công ty có thể nhận được từ ngân hàng thương mại cho một khoản vay tương tự. Sẽ có lợi ích phát sinh khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cao hơn lãi suất mà ngân hàng nhà nước cung cấp.

Làm thế nào để chúng ta quyết định đâu là lợi ích mang lại? Các nguyên tắc trong Điều 14 của ASCM giải quyết với vấn đề tính toán khối lượng trợ cấp trong một cuộc điều tra đối kháng cung cấp những hướng dẫn hữu ích để quyết định đâu là một đóng góp tài chính mang lại lợi ích. Trên thực tế những hướng dẫn này làm rõ dưới những điều kiện nào các khoản đầu tư vốn, cho vay, bảo lãnh

Page 17: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

vay, điều khoản hàng hóa dịch vụ, việc mua hàng hóa của chính phủ có thể được coi là mang lại lợi ích cho người nhận. Ví dụ, một khoản vay từ nguốn vốn chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được vay trả cho chính phủ với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương mại tương tự có thể có được khi vay vốn trên thị trường. Trong trường hợp có sự chênh lệch, lợi ích là mức chênh lệch giữa hai khoản phải trả đó.

Tính riêng biệt

Các trợ cấp sẽ thuộc sự điều chỉnh của ASCM nếu chúng “riêng biệt” trong phạm vi nghĩa Điều 2 của ASCM. Do đó các trợ cấp chung sẵn có không thuộc sự điều chỉnh của ASCM.

Một trợ cấp riêng khi nó được hạn chế cho những doanh nghiệp nhất định3

Nguyên tắc là “khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện hạn chế rõ ràng diện các doanh nghiệp nhất định được hưởng trợ cấp , thì các trợ cấp đó sẽ mang tính riêng biệt.”4

Vì vậy, khi một trợ cấp rõ ràng hạn chế cho

� Một doanh nghiệp (ví dụ trợ cấp hạn chế cho Công ty A) hoặc;

� Một số doanh nghiệp nhất định (ví dụ trợ cấp hạn chế cho các công ty A, B, C) hoặc;

� Cho một ngành công nghiệp (ví dụ trợ cấp hạn chế cho công nghiệp thép) hoặc;

� Cho một số ngành công nghiệp trong nước nhất định (ví dụ như trợ cấp hạn chế cho công nghiệp thép và dệt) hoặc;

� Cho một số doanh nghiệp nhất định đóng tại những vùng được chỉ định trong quyền hạn của tổ chức chính quyền bảo lãnh (ví dụ các công ty đóng tại vùng Z).

Thì trợ cấp đó được coi là riêng biệt.

3 Điều 2.1 và 2.2 của ASCM

4 Điều 2.1 (a) của ASCM

Page 18: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Quan trọng là, nếu trợ cấp không bị hạn chế bởi pháp luật nhưng có lý do để tin rằng trợ cấp trên thực tế hạn chế cho một hoặc một số công ty, một hoặc một số ngành công nghiệp, hoặc cho các công ty nhất định đóng tại một số vùng được chỉ định thì các yếu tố khác có thể được phân tích thêm:5

Sự sử dụng trương trình trợ cấp bởi một số hạn chế các công ty nhất định;

� Sự sử dụng vượt trội bởi một số các công ty nhất định;

� Sự trợ cấp một lượng không tương xứng cho một số doanh nghiệp nhất định; và

� Cách thức ra quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện trợ cấp.

Vì vậy, thậm chí khi một chương trình trợ cấp không rõ ràng hạn chế, nhưng bị phát hiện là chỉ một số giới hạn các doanh nghiệp nhất định đã sử dụng trợ cấp, hoặc nó chỉ quyết định một phần lớn trợ cấp được cấp cho những doanh nghiệp/ngành công nghiệp nội địa nhất định, thì trợ cấp đó có thể bị cho là riêng biệt.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất các chương trình trợ cấp không sẵn có chung đều được coi là riêng biệt. Điều 2.1 (b) của ASCM nói rằng nếu một chương trình trợ cấp cấp tuân theo tiêu chuẩn trung lập áp dụng chung (ví dụ, số lượng nhân viên), việc đạt tiêu chuẩn thực hiện một cách tự động, và những tiêu chuẩn điều kiện như vậy được giữ vững, thì chương trình như vậy nên được coi là không riêng biệt và do đó ngoài sự điều chỉnh của ASCM.

Các hình thức và cách xử lý trợ cấp riêng biệt theo ASCM

ASCM hiện tại phân biệt hai loại trợ cấp: trợ cấp bị cấm và trợ cấp có thể đối kháng.6 Những trợ cấp bị cấm được định nghĩa trong Điều 3 của ASCM. Các loại trợ cấp khác không bị cấm hoàn toàn và chúng có thể được thiết lập hoặc duy trì miễn là không gây ra những tác động có hại cho lợi ích của các thành viên WTO.

5 Điều 2.1 (c) của ASCM

6 Loại trợ cấp thứ ba, tên là trợ cấp không bị đối kháng từng là một phần của

ASCM (theo Điều 8) không còn tác dụng

Page 19: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Trợ cấp bị cấm

Điều 3 của ASCM cấm hoàn toàn các trợ cấp được thực hiện phụ thuộc vào tình trạng hoạt động xuất khẩu hoặc sự ưu tiên sử dụng hàng trong nước hơn hàng nhập khẩu. Những trợ cấp bị cấm bản thân nó được coi là riêng biệt.

Trợ cấp phụ thuộc vào sự ưu tiên hàng trong nước hơn hàng nhập khẩu

ASCM cấm các trợ cấp phụ thuộc, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, vào việc ưu tiên sử dụng hàng trong nước hơn hàng nhập khẩu.

Những cái này cũng được biết đến là trợ cấp thay thế nhập khẩu, vì mục đích của chúng là thúc đẩy hàng sản xuất trong nước. Hình thức trợ cấp này rất phổ biến trong việc tăng cường phát triển một số ngành công nghiệp nhất định, như sản xuất ô tô. Vì thế, các dây chuyền lắp ráp được trợ cấp miễn là chúng sử dụng các thành phần được sản xuất nội địa.

Những quy định cấm áp dụng với trợ cấp, theo luật hoặc theo thực tế, ưu tiên sử dụng hàng trong nước hơn hàng nhập khẩu.

Những quy định cấm này áp dụng cho tất cả các nước. Không có sự đối xử đặc biệt hay khác biệt cho bất kỳ nước hay nhóm quốc gia nào.

Trợ cấp phụ thuộc vào tình trạng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu)

Trợ cấp xuất khẩu là những trợ cấp, theo luật hoặc theo thực tế, phụ thuộc vào tình trạng xuất khẩu, được liệt kê trong Phụ lục I của ASCM.

Danh sách minh họa cho trợ cấp xuất khẩu: Phụ lục I của ASCM

Phụ lục I bao gồm “danh sách minh họa cho trợ cấp xuất khẩu bị cấm”. Như tựa đề của nó nói lên, danh sách này không đầy đủ hết, mà chỉ để minh họa. Do đó, các chương trình trợ cấp không có trong danh sách nhưng vẫn phụ thuộc vào tình trạng xuất khẩu, theo nguyên tắc, là bị cấm.

Page 20: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Danh sách này bao gồm 12 khoản. Các chiến lược xuất khẩu nhất định thường xuyên được sử dụng được liệt kê trong Phụ lục I sẽ được tập trung xem xét trong Chương 4 dưới đây. Chú ý, quan trọng là theo các trường hợp pháp lư thực tế đã được chứng minh, trợ cấp rơi vào các khoản cơ bản của Phụ lục I thì bản thân nó là trợ cấp bị cấm, nghĩa là một khi chứng minh được rằng chiến lược xuất khẩu thuộc một trong 12 khoản được nêu ra trong Phụ lục I, thì sẽ không cần chứng minh thêm nó thuộc trợ cấp bị cấm theo các điều kiện trong Điều 3 của ASCM.7

Trợ cấp, theo luật hoặc thực theo tế, phụ thuộc vào tình trạng xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu không chỉ bao gồm những trợ cấp theo luật phụ thuộc vào tình trạng xuất khẩu mà còn là những trợ cấp theo thực tế phụ thuộc vào tình trạng xuất khẩu.

Sự quy định khối lượng trợ cấp xuất khẩu theo luật về nguyên tắc sẽ dễ dàng nhận thấy bởi vì nó luôn dựa trên các đạo luật bằng văn bản. Trợ cấp theo luật bao gồm luật và các quy định ràng buộc đối tượng thụ hưởng với hoạt động xuất khẩu. Ví dụ, một quy định của chính phủ cho phép hoàn lại 20% doanh thu từ xuất khẩu một số mặt hàng nhất định. Kết quả là, để chứng minh một sự trợ cấp theo pháp lý, đơn giản chỉ cần viện dẫn tới luật hoặc công cụ pháp lý liên quan.

Xác định trợ cấp xuất khẩu theo thực tế sẽ phức tạp hơn. Những quy định cấm cấp trợ cấp xu(công khai) chứng tỏ trợ cấp là phụ thuộc tình trạng xuất khẩu theo thực tế. Trong những trường hợp này, sự tồn tại của trợ cấp xuất khẩu phải được suy luận từ tổng hợp các con số thực tế xung quanh việc cấp trợ cấp, không thể quyết định bằng việc chỉ dựa trên bản thân bất kỳ yếu tố nào trong bất kỳ trường hợp nào. Chú thích 4 theo Điều 3 của ASCM, xử lý trợ cấp theo thực tế, yêu cầu bằng chứng việc cấp trợ cấp trên thực tế gắn với tình trạng hiện tại hoặc tương lai của xuất khẩu hoặc thu nhập từ xuất khẩu, dù ất khẩu theo thực tế hoạt động như một điều khoản phòng ngừa nhằm chống lại những nỗ lực gắn liền các lợi ích với tình trạng xuất khẩu mà không nêu rõ trong luật pháp. Chứng minh trợ cấp xuất khẩu theo thực tế là một nhiệm vụ khó khăn, vì không có những văn bản không được quy định trong luật.

7 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Braxin - Máy bay (Điều 21.5 - Canada II), khoản. 5.272-5.275

Page 21: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Điều gì quyết định đâu là trợ cấp xuất khẩu trên thực tế?

Sau đây là một số các yếu tố mà Ban hội thẩm WTO đã quan tâm khi kiểm tra chương trình Đối tác Công nghệ Canada (TPC) sử dụng để hỗ trợ nhà sản xuất máy bay Bombardier, và bị Braxin cho là trợ cấp xuất khẩu:8

� Báo cáo của TPC về những mục tiêu chung của chương trình;

� Các loại thông tin được yêu cầu trong việc xin tài trợ TPC;

� Những lý do hoặc tiêu chuẩn được sử dụng bởi TPC trong việc quyết định trợ cấp;

� Những nhân tố được xác minh bởi các cán bộ TPC trong việc đề xuất trợ cấp;

� Dữ liệu về sự tài trợ của TPC trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và trong ngành hàng không và quốc phòng nói riêng;

� Độ gần với thị trường xuất khẩu của dự án được tài trợ;

� Mức độ quan trọng của doanh thu được dự đoán bởi tổ chức xin tài trợ từ việc xuất khẩu đối với việc ra quyết định tài trợ của TPC;

� Định hướng xuất khẩu của các hãng hoặc ngành công nghiệp được hỗ trợ;

Tại Úc - Da cho ô tô, 9 Ban hội thẩm WTO đã xét các yếu tố sau

8 Báo cáo của Ban hội thẩm - Canada - Những biện pháp ảnh hưởng tới Xuất khẩu Máy bay dân dụng (WT/DS70/R). Tranh luận liên quan tới những biện pháp khác nhau của chính phủ Canada bị Braxin cho là trợ cấp xuất khẩu. Trong số các biện pháp bị nghi ngờ, có chương trình TPC, là các nguồn tài chính được cung cấp cho ngành công nghiệp máy bay dân dụng bằng chương trình TPC và những trương trình trước đó.

9 Báo cáo của Ban hội thẩm, Úc - Trợ cấp cung cấp cho những nhà sản xuất và xuất khẩu da ô tô (WT/DS126/R) Tranh luận về da ô tô - Úc liên quan tới việc giúp đỡ nhất định từ chính phủ Úc cho Howe, công ty con được sở hữu toàn bộ bởi công ty Australian Leather Upholstery Pty. Ltd thuộc Australian Leather Holdings Limited (ALH). Howe là công ty duy nhất chuyên sản xuất và xuất khẩu da cho ô tô ở Úc. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1997, chính phủ Úc ký hai hợp đồng với ALH và Howe: một hợp đồng cho vay và một hợp đồng hỗ trợ tài chính theo một gói trợ giúp. Hợp đồng trợ cấp cung cấp sự hỗ trợ tài chính với tổng số tối đa lên tới 30 triệu Đô la Úc. Hợp đồng vay cho một khoản vay trị giá 25 triệu Đô la Úc trong 15 năm từ chính phủ Úc cho ALH/Howe. Hai hợp đồng này đã bị kiểm tra bởi Ban hội thẩm để quyết định chúng có cấu thành hỗ trợ xuất khẩu hay không theo cách hiểu của ASCM.

Page 22: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

khi kết luận rằng thỏa thuận trợ cấp với Australian Leather Holdings (ALH) và Howe, một công ty con được sở hữu toàn bộ bởi công ty Australian Leather Upholstery do ALH sở hữu, cấu thành một trợ cấp xuất khẩu trên thực tế:

� Thoả thuận trợ cấp theo mục tiêu kết quả tổng doanh thu và các điều kiện để nhận được một phần của trợ cấp dựa trên việc đạt được các mục tiêu đó;

� Trợ cấp được cung cấp cho các nhà sản xuất của Úc sau khi họ đã ngừng nhận được hỗ trợ dưới những chương trình trợ cấp xuất khẩu (đây là cấp trợ cấp bù cho việc mất hỗ trợ từ các chương trình trước đó);

� Vào thời điểm thảo thuận trợ cấp được ký kết, Howe đã xuất khẩu một phần lớn sản phẩm của nó, và chính phủ Úc cũng biết điều đó;

� Thị trường da cho ô tô của Úc quá nhỏ để hấp thụ sản phẩm của Howe, nhỏ hơn nhiều bất kỳ sự mở rộng sản xuất nào có thể là kết quả từ những lợi ích tài chính có được từ trợ cấp. Theo Ban hội thẩm, để đảm bảo nó đạt được mục tiêu doanh thu (những mục tiêu định kỳ và toàn thể) được đặt ra trong thỏa thuận trợ cấp, Howe sẽ phải tiếp tục và tăng xuất khẩu.

Ban hội thẩm trên cũng kiểm tra một hợp đồng vay được gia hạn bởi chính phủ Úc cho các nhà sản xuất da có phải là trợ cấp xuất khẩu trên thực tế hay không. Để tiến tới một câu trả lời phủ định, Ban hội thẩm đã kiểm tra các yếu tố sau:

� Nguồn trả nợ không nhất thiết phải từ doanh thu xuất khẩu vì công ty mẹ có những lĩnh vực kinh doanh khác và sản xuất các sản phẩm khác mà từ đó có thể tạo ra nguồn trả nợ;

� Khoản vay được đảm bảo bởi tài sản thế chấp và các lĩnh vực kinh doanh của công ty mẹ mà bản thân nó phải chịu trách nhiệm trả nợ;

� Không có gì trong các điều khoản hợp đồng vay cho thấy một sự liên quan cụ thể tới tình trạng hiện tại hoặc tương lai của xuất khẩu hoặc thu nhập từ xuất khẩu.

Điều gì quyết định một khoản vay là trợ cấp xuất khẩu?

Page 23: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Một khoản vay được cấp ở một mức lãi xuất ưu đãi có thể được coi là trợ cấp xuất khẩu hay không tùy thuộc vào những yếu tố xảy ra trong từng trường hợp, cụ thể như sau:

� Loại thông tin được tìm kiếm bởi ngân hàng đối với yêu cầu vay của các doanh nghiệp có thể là một yếu tố. Nếu ngân hàng yêu cầu thông tin liên quan tới khối lượng/giá trị xuất khẩu, dù là quá khứ hay tương lai, hoặc thông tin tương tự, Ban hội thẩm WTO có thể coi điều này như là dấu hiệu của khoản vay cấu thành trợ cấp xuất khẩu. Bình luận tương tự cũng áp dụng đối với các điều kiện sử dụng bởi ngân hàng và những lý do trong việc quyết định trợ cấp.

� Tương tự, văn bản của hợp đồng vay giữa ngân hàng và bất kỳ công ty nào nhận được khoản vay cũng có thể được xem xét. Nếu hợp đồng đặt ra yêu cầu xuất khẩu tất cả hay một phần những sản phẩm mới, hoặc yêu cầu không bán tất cả hay một phần của sản phẩm ở trong nước, thì có thể dẫn tới kết luận của Ban hội thẩm WTO rằng khoản vay cấu thành hỗ trợ xuất khẩu.

� Các mục tiêu doanh thu được đặt ra trong hợp đồng vay hoặc các văn bản khác có thể là dấu hiệu trợ cấp xuất khẩu. Yếu tố này có thể được làm sáng tỏ bởi quy mô thị trường cho các sản phẩm mới có thể rất hạn chế hoặc không có. Vì vậy nếu ban hội thẩm quyết định rằng thị trường cho các sản phẩm mới trong nước là không tồn tại hoặc rất nhỏ thì mục tiêu doanh số có thể được coi là một mục tiêu doanh số xuất khẩu ẩn sau đó.

Cách thức chống lại trợ cấp bị cấm

Các thành viên WTO có thể có hai phương hướng hành động khi họ tin rằng các thành viên khác đang sử dụng trợ cấp bị cấm. Trước tiên, họ có thể chọn lựa thỏa thuận đa phương và phản đối trợ cấp trước Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO. Nếu DSB xác minh và tuyên bố theo hướng bên nguyên đơn, họ sẽ yêu cầu quốc gia liên quan dỡ bỏ trợ cấp bị cấm. Cách khác là một nước có thể thực hiện đàm phán đơn phương và thực hiện một cuộc điều tra của quốc gia, sau đó họ có thể đánh thuế đối kháng với các sản phẩm được trợ cấp nhập vào quốc gia họ.

Page 24: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Trợ cấp có thể đối kháng

Những trợ cấp trong phạm vi của ASCM, và không thuộc loại trợ cấp bị cấm vẫn có thể bị kiện nếu chúng có “tác động nghịch” gây tổn hại tới lợi ích của các thành viên WTO khác, như được định nghĩa trong Điều 5 của hiệp định.10 Điều 5 quy định rằng:

“Không một thành viên WTO nào thông qua bất kỳ một loại trợ cấp nào nêu tại khoản 1 và 2 của Điều 1 Hiệp định để gây tác động có hại tới quyền lợi của các thành viên khác”. Ví dụ, các trợ cấp không nên gây “tổn thương tới nền công nghiệp của thành viên khác”

Như với trợ cấp bị cấm, các thành viên WTO tin rằng lợi ích của họ bị tổn hại có thể hành động thông qua thỏa thuận đa phương hoặc đơn phương. Các nguyên tắc liên quan tới những thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO được nêu trong Điều 6 và 7 của ASCM.11

Trong trường hợp các nước đang phát triển, Điều 27.7-27.9 của ASCM bao gồm những điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển sẽ được thảo luận kỹ hơn dưới đây.

Những trợ cấp không thể đối kháng

Điều 8 của ASCM ban đầu định nghĩa một số trợ cấp là “không thể đối kháng” nếu chúng có mục đích bảo vệ môi trường, đền bù cho sự bất bình đẳng khu vực trong phạm vi một nước hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên điều khoản đã mất hiệu lực năm 1999.12

10 Nên có các điều luật đặc biệt trong AoA, những cái sẽ được áp dụng hơn là áp dụng Điều 5 và phần tiếp theo của ASCM

11 Ghi nhớ giả định của Điều 6.1 không còn áp dụng nữa.

12 Tuy nhiên, pháp luật của một số thành viên WTO tiếp tục bao gồm nội dung trong Điều 8 của ASCM. Vì vậy, ví dụ, Điều 4 trong Quy đinh chống trợ cấp của EC đặt ra rằng một số những trợ cấp nhất định cho hoạt động nghiên cứu, cho những vùng thiệt thòi và để khuyến khích sự thích ứng của những tiện nghi đang có với những yêu cầu mới về môi trường miễn là đáp ứng những yêu cầu nhất định sẽ không bị đối kháng. Điều khoản này tiếp tục được áp dụng trong các điều tra đối kháng của EC bất chấp sự mất tác dụng của Điều 8 trong ASCM.

Page 25: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển

Trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các trương trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Do đó, điều 27 của ASCM cung cấp các luật và nguyên tắc đặc biệt ít nghiêm khắc hơn các quy định chung cho các nước đang phát triển so với các nước phát triển.

Không bị cấm với một số trường hợp trợ cấp xuất khẩu

Quy định cấm với việc thiết lập hay duy trì trợ cấp xuất khẩu13 không áp dụng với:

� Các nước kém phát triển (LDCs) được chỉ rõ bởi Liên hợp quốc [Phụ lục VII (a)].

� Các thành viên nhất định nêu trong Phụ lục VII (b) của ASCM cho tới khi GNP trên đầu người đạt ngưỡng 1000 Đôla Mỹ một năm tới 1990 Đôla liên tiếp trong 3 năm. Tới bây giờ chỉ có Cộng hòa Dominica, Gautemala và Morocco đã được xóa khỏi danh sách ban đầu. Thêm vào đó, các thành viên sẽ không bị xóa khỏi Phụ lục VII (b) chừng nào GNP của quốc gia đó chưa đạt 1000 Đôla Mỹ.14

� Các nước đang phát triển khác được cấp ngoại trừ ban đầu từ năm 2002. Sự mở rộng điều khoản này sau đó đã được đồng ý, nhưng chỉ cho một số chương trình cụ thể như được giải thích đầy đủ hơn dưới đây.

Vì vậy, tại thời điểm viết quyển sách này, việc cấm trợ cấp xuất khẩu theo Điều 3 của ASCM không áp dụng cho các nước sau:

Bảng 1.1 Các nước được ngoại trừ

Dựa trên Phụ lục VII phần (a): Các nước thành viên kém phát triển của WTO

Dựa trên Phụ lục VII phần (b): Các nước thành viên đang phát triển nhất định

Angola Bolivia

Bangladesh Cameroon

13 Điều 3(a)(1). d.

14 Hội nghị bộ trưởng WTO, Doha từ ngày 9 tới 14 tháng 11 năm 2001. Quyết định thực hiện - Các vấn đề và lo ngại liên quan, Khoản 10.1.

Page 26: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Bảng 1.1 Các nước được ngoại trừ

Dựa trên Phụ lục VII phần (a): Các nước thành viên kém phát triển của WTO

Dựa trên Phụ lục VII phần (b): Các nước thành viên đang phát triển nhất định

Benin Congo

Burkina Faso Cơte d’Ivoire

Burundi Egypt

Cambodia Ghana

Central African Republic Guyana

Chad Honduras

Congo, Democratic Republic of India

Djibouti Indonesia

Gambia Kenya

Guinea Nicaragua

Guinea Bissau Nigeria

Haiti Pakistan

Lesotho Philippines

Madagascar Senegal

Malawi Sri Lanka

Maldives Zimbabwe

Mali

Mauritania

Mozambique

Myanmar

Nepal

Niger

Rwanda

Senegal

Sierra Leone

Solomon Islands

Tanzania, United Republic of

Togo

Uganda

Zambia

Nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org7_e.htm.

Page 27: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chú ý: WTO công nhận các nước kém phát triển (LDCs) đã được chỉ ra bởi Liên hiệp quốc. Hiện tại có 49 quốc gia kém phát triển trong danh sách của Liên hiệp quốc, trong đó 32 nước đã thành thành viên WTO (được liệt kê trong bảng). LDCs chưa phải là thành viên không là đối tượng điều chỉnh của các Hiệp định WTO và do đó có thể thiết lập hay duy trì trợ cấp khi họ nghĩ rằng phù hợp, bao gồm trợ cấp xuất khẩu. Như đã nói ở trên, ba quốc gia đã ra khỏi danh sách phần (b) của Phụ lục VII và một quốc gia, Senegal xuất hiện trong cả hai danh sách vì tình trạng đã thay đổi thành LDC sau đó. Vì vậy, 48 thành viên WTO trong tổng số 153 được miễn việc áp dụng các quy định cấm với việc thiết lập hay duy trì trợ cấp xuất khẩu. Việc miễn trừ này không có thời hạn tạm thời nào.

Như đã nói ở trên, ba quốc gia đã ra khỏi danh sách phần (b) của Phụ lục VII và một quốc gia, Senegal xuất hiện trong cả hai danh sách vì tình trạng đã thay đổi thành LDC sau đó. Vì vậy, 48 thành viên WTO trong tổng số 153 được miễn việc áp dụng các quy định cấm với việc thiết lập hay duy trì trợ cấp xuất khẩu. Việc miễn trừ này không có thời hạn tạm thời nào.

Loại thứ ba trong các thành viên là các nước đang phát triển được hưởng lợi từ sự miễn trừ trong 8 năm đầu từ ngày ra nhập WTO, mặc dù các nước này phải tuân theo những nghĩa vụ nhất định trong Điều 27.4 của ASCM. Tuy nhiên, Điều đó cũng cho phép một cơ chết nới lỏng để trợ cấp cho các chương trình nhất định. Có tổng số 22 nước đang phát triển đã xin nới lỏng theo Điều 27.4, trong đó 21 nước đã được WTO cho phép.15 Tháng 7 năm 2007, Ủy ban điều hành chung của WTO đã chấp thuận một đề nghị của Ủy ban Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng để tiếp tục sự nới lỏng cho đến hết năm 2013. 16 Sự nới lỏng này chỉ áp dụng với các chương trình nhất định từ các nước thành viên đang phát triển nhất định như được chỉ ra dưới bảng sau:

Bảng 1.2 Các thành viên WTO với chương trình nới lỏng

Thành viên Các chương trình có sự nới lỏng 15 Hội nghị Bộ trưởng WTO, Doha ngày 9-14 tháng 11 năm 2001. Chiểu theo Quyết định Thực hiện Các vấn đề và Lo ngại liên quan, Khoản 10.6.

16 WT/L/691. Các nước hưởng lợi tới hết năm 2015 (Thời kỳ hủy bỏ từng bước trong hai năm) sẽ phải tháo dỡ - hay tuân theo ASCM - các chương trình có trợ cấp xuất khẩu và những nới lỏng đã cấp.

Page 28: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Bảng 1.2 Các thành viên WTO với chương trình nới lỏng

Thành viên Các chương trình có sự nới lỏng

Antigua and Barbuda Đạo luật Khuyến khích Tài khóa Chương 172 (Tháng 12 năm 1975) (G/SCM/50/Add.4) Đạo luật Khu chế xuất và Thương mại Số 12 năm 1994 (G/SCM/51/Add.4)

Barbados Chương trình Khuyến khích Tài khóa (G/SCM/52/Add.4) Trợ cấp Xuất khẩu (G/SCM/53/Add.4) Trợ cấp nghiên cứu và phát triển (G/SCM/54/Add.4) Khuyến khích kinh doanh quốc tế (G/SCM/55/Add.4) Xã hội với nghĩa vụ hạn chế (G/SCM/56/Add.4)

Belize Luật khuyến khích tài khóa (G/SCM/57/Add.4) Luật khu chế xuất xuất khẩu (G/SCM/58/Add. 4) Luật khu tự do thương mại (G/SCM/59/Add.4)

Phương tiện miễn trừ nghĩa vụ thuế có điều kiện dưới Hiệp ước của Chaguaramas (G/ SCM/60/Add.4)

Costa Rica Chế độ khu tự do (G/SCM/61/Add.4)

Chế độ chế xuất riêng (G/SCM/62/Add.4)

Dominica Chương trình khuyến khích tài khóa (G/SCM/63/Add.4)

Dominican Republic Luật số 8-90 để “Khuyến khích thiết lập khu tự do mới và Mở rộng các khu đang có” (G/SCM/64/Add.4)

El Salvador Luật quảng cáo và khu chế xuất xuất khẩu, đã sửa đổi (G/SCM/65/ Add.4)

Fiji Khấu trừ lợi nhuận xuất khẩu ngắn hạn (G/SCM/66/Add.4)

Nhà máy chế xuất xuất khẩu/ Chế độ khu chế xuất xuất khẩu (G/ SCM/67/Add.4)

Luật thuế thu nhập (Nghị định 2000 sửa đổi bổ sung Khuyến khích làm phim và nghe nhìn) (G/SCM/68/Add.4)

Grenada Luật khuyến khích tài khóa số 41 năm 1974 (G/SCM/69/Add.4) Chỉ dẫn và Quy định theo pháp luật số 37 năm 1999 (G/SCM/70/Add.4) Luật các doanh nghiệp đủ điều kiện Số 18 năm 1978 (G/SCM/71/Add.4)

Page 29: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Bảng 1.2 Các thành viên WTO với chương trình nới lỏng

Thành viên Các chương trình có sự nới lỏng

Guatemala Miễn trừ Thuế doanh nghiệp, Phí hải quan và Các thuế nhập khẩu khác cho các doanh nghiệp theo Chế độ hải quan đặc biệt (G/SCM/72/Add.4) Miễn trừ Thuế doanh nghiệp, Phí hải quan và Các thuế nhập khẩu khác cho Quy trình sản xuất liên quan tới hoạt động của Những người quản lý và sử dụng khu tự do (G/SCM/73/Add.4)

Miễn trừ Thuế doanh nghiệp, Phí hải quan và Các thuế nhập khẩu khác cho Quy trình sản xuất của các Doanh nghiệp công nghiệp và thương mại hoạt động trong Khu thương mại tự do và công nghiệp (G/SCM/74/Add.4)

Jamaica Luật khuyến khích công nghiệp xuất khẩu (G/SCM/75/Add.4) Luật khu tự do xuất khẩu Jamaica (G/SCM/76/Add.4) Luật tập đoàn doanh thu quốc tế (G/SCM/77/Add.4) Luật khuyến khích công nghiệp (Xây dựng nhà máy) (G/SCM/78/Add.4)

Jordan

Miễn trừ một phần hoặc toàn bộ Thuế thu nhập của lợi nhuận từ xuất khẩu theo Luật số 57 năm 1985, đã sửa đổi bổ sung (G/SCM/79/Add.4)

Mauritius Chế độ doanh nghiệp xuất khẩu (G/SCM/80/Add.4)

Chế độ doanh nghiệp tiên phong (G/SCM/81/Add.4) Xúc tiến xuất khẩu (G/SCM/82/Add.4)

Chiến cảng tự do (G/SCM/83/Add.4) Panama Đăng ký công nghiệp chính thức (G/SCM/84/Add.4

Khu chế xuất xuất khẩu (G/SCM/85/Add.4)

Papua New Guinea Phần 45 của Thuế thu nhập (G/SCM/86/Add.4)

St. Kitts and Nevis Luật khuyến khích tài khóa Số 17 năm 1974 (G/SCM/90/Add.4)

St. Lucia Luật khuyến khích tài khóa Số 15 năm 1974 (G/SCM/87/Add.4) Luật khu tự do Số 10 năm 1999 (G/SCM/88/Add.4)

Luật doanh nghiệp kinh doanh nhỏ và rất nhỏ Số 19 năm 1998 (G/ SCM/89/Add.4)

St. Vincent and the

Grenadines

Luật khuyến khích tài khóa Số 5 năm 1982, đã được sửa đổi bổ sung (G/SCM/91/Add.4)

Page 30: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Bảng 1.2 Các thành viên WTO với chương trình nới lỏng

Thành viên Các chương trình có sự nới lỏng

Uruguay Chế độ khuyến khích xuất khẩu công nghiệp ô tô (G/SCM/92/Add.4)

Ngoài những nghĩa vụ không đổi và rõ ràng, các thành viên trên được yêu cầu đệ trình kế hoạch hành động để loại trừ trợ cấp xuất khẩu theo những chương trình trên như là một phần của việc khai báo hàng năm để phục vụ cho việc xem xét lại tổ chức thực hiện năm 2010.17

Những nguyên tắc theo thủ tục đặc biệt liên quan tới hành động đối kháng trợ cấp của các nước đang phát triển

Điều 27.7-27.9 của ASCM đặt ra nhiều nguyên tắc có tính thủ tục chặt chẽ điều chỉnh hoạt động hòa giải tranh chấp (“thỏa thuận đa phương”) đối kháng trợ cấp của các nước đang phát triển. Những điều này sẽ tạo ra cơ sở cho bất kỳ hành động nào của bên nguyên đơn tại WTO và điều chỉnh những loại khiếu kiện nhất định.

Đầu tiên, Điều 4 đưa ra các thủ tục tìm kiếm các chế tài chống lại trợ cấp bị cấm sẽ không áp dụng trong trường hợp trợ cấp theo điều khoản đặc biệt và khác biệt với các nước thành viên đang phát triển (Điều 27) Những trợ cấp xuất khẩu này có thể chỉ bị kiện thông qua thủ tục đối với các trợ cấp có thể bị đối kháng trong Điều 7.

Thứ hai, các quy định về tổn hại nghiêm trọng theo Điều 6.1 không áp dụng cho các nước đang phát triển. Bất kỳ tổn hại nghiểm trọng nào cũng phải dựa trên các bằng chứng khẳng định.

Thứ ba, với trợ cấp có thể đối kháng ngoài các trợ cấp trong Điều 6.1, hành động đối kháng không được phép thực hiện theo Điều 7, trừ khi xác định được là do có trợ cấp thuộc loại đó mà làm mất hay giảm hiệu lực của các nhân nhượng về thuế quan hoặc những

17 Kế hoạch hành động phải chỉ ra làm thế nào các thành viên có thể loại trừ trợ cấp xuất khẩu theo các chương trình không muộn hơn khi kết thúc thời kỳ hai năm theo câu cuối của SCM Điều 27.4, tức là năm 2015, bao gồm cung cấp các thông tin liên quan tới những thay đổi về pháp lý, những điều chỉnh về hành chính và/hoặc những thủ tục khác có thể cần thiết và dù những hành động này đã được thực hiện hay đang trong quá trình thực hiện, bao gồm cả cách mà những bên được hưởng lợi từ những chương trình trợ cấp này được thông báo.

Page 31: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

nghĩa vụ khác theo Hiệp định GATT 1994, đến mức loại bỏ hay ngăn cản việc nhập khẩu một sản phẩm tương tự của một Thành viên khác vào thị trường Thành viên đang phát triển đang trợ cấp trừ khi gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên thị trường của Thành viên đang nhập khẩu.

Các nước đang phát triển cũng hưởng lợi từ cái gọi là điều khoản không đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis). Điều này có nghĩa là về các biện pháp đối kháng, các nước đang phát triển được đối xử ưu tiên hơn khi điều tra đối kháng bất kỳ khi nào mức độ trợ cấp hay khối lượng nhập khẩu là nhỏ, như được mô tả dưới đây:

Theo Điều 27.10, “Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được rằng:

� Tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc

� Khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi tổng cộng nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm thị phấn lớn hơn 9% tổng thị phần nhập khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu”

Hình 2.2 tóm tắt tình huống trong năm 2009 về khả năng thiết lập và duy trì trợ cấp xuất khẩu của các nước thành viên đang phát triển.18

18 Các nước đang phát triển, bao gồm các nước kém phát triển, không phải là thành viên của WTO sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của các điều khoản trong ASCM.

Page 32: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Hình 1.2 Các nước đang phát triển và trợ cấp xuất khẩu

`

Quy định trong khoản 3.1(a) không cho phép cung cấp trợ cấp xuất khẩu

Nước kém phát triển (Phụ lục VIIa)

Các nước đang phát triển có mức thu nhập hàng năm nhỏ hơn US$ 1,000 (Phụ lục VIIb)

Các nước đang phát triển có mức thu nhập hàng năm bằng hoặc lớn hơn US$ 1,000

Các nước đang phát triển khác

Nước kém phát triển (Phụ lục VIIa)

Nước kém phát triển (Phụ lục VIIa)

Nước kém phát triển (Phụ lục VIIa)

Các nước đang phát triển khác

Angola, Bangladesh, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cambodia, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Democratic Cộng hòa Congo, Djibouti, Gambia, Guinea-Bissau, Haiti, Lesotho, Madagascar, Malawi, Maldives, Mali, Mauritania, Mozambique, Myanmar, Nepal, Niger, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Các đảo Solomon, Togo, Uganda, Cộng hòa Tanzania, Zambia

Bolivia, Cameroon, Congo, Cơte d’Ivoire, Egypt, Ghana, Guyana, Honduras, India, Indonesia,Kenya, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Philippines, Senegal, Sri Lanka, Zimbabwe

Antigua và Barbuda, Barbados, Belize, Costa Rica, Dominica, Dominican Republic, El Salvador, Fiji, Grenada, Guatemala, Jamaica, Jordan, Mauritius, Panama, Papua New Guinea, St. Kit ts và Nevis, St. Lucia, St. Vincent và Grenadines, Uruguay

Page 33: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chương 2

Hiệp định nông nghiệp

Giới thiệu

Nông nghiệp là vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở hầu hết các quốc gia. Nói chung, sản phẩm nông sản có thể dễ dàng xuất khẩu, mang tiềm năng thương mại cao. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế cho ngành nông nghiệp của mình vì lý do xã hội, kinh tế và cả chính trị. Do đó, thương mại nông nghiệp từ lâu đã là một chủ đề thường trực trong các cuộc đàm phán, được xem xét độc lập trong suốt quá trình đàm phán GATT 1947.

Mục tiêu dài hạn của Hiệp định Nông nghiệp là thiết lập một hệ thống thương mại nông nghiệp theo định hướng kinh tế thị trường thông qua việc giảm dần trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp.19 Với các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt, AOA quan tâm đến những nhu cầu cụ thể của các nước đang phát triển trong thương mại nông nghiệp.20

Phần dưới đây giải thích cơ chế trợ cấp xuất khẩu hiện tại đối với sản phẩm nông sản, bao gồm một nội dung riêng phân tích các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển.

Khái quát và những nguyên tắc chính

Các quy định chung trong Hiệp định Nông nghiệp bao gồm cam kết tiếp cận thị trường (ví dụ giảm thuế đối với các sản phẩm chính), các hạn chế trợ cấp nội địa và trợ cấp xuất khẩu với sản phẩm chính.

19 Lời nói đầu của Hiệp định Nông nghiệp.

20 Khoản 15.2 Hiệp định Nông nghiệp. Nội dung về cơ chế đặc biệt đối với các nước đang phát triển và kém phát triển được lý giải dưới đây theo khuôn khổ của quyển sách này.

Page 34: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Quyển sách này không giải đáp các vấn đề liên quan đến cam kết tiếp cận thị trường và hỗ trợ nội địa. Nội dung dưới đây sẽ xem xét các quy tắc mà các thành viên WTO bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến trợ cấp xuất khẩu thuộc điều chỉnh của HIệp định Nông nghiệp.

Hiệp định Nông nghiệp chỉ điều chỉnh các “sản phẩm nông nghiệp” thuộc danh mục thuộc Phụ lục I của Hiệp định này.

Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thuộc Hiệp định Nông nghiệp

Thế nào là trợ cấp xuất khẩu?

Trợ cấp xuất khẩu là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả các loại trợ cấp xuất khẩu khẩu trong danh mục tại Điều 9 của Hiệp định Nông nghiệp.21

Trợ cấp xuất khẩu và lộ trình cam kết

Hàng hóa công nghiệp thường có những quy tắc chung về trợ cấp, áp dụng bình đẳng cho mọi loại hàng hóa với mọi thành viên WTO, tuy vẫn có những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Riêng với nông phẩm, từng nước thành viên có các cam kết trợ cấp riêng, thuộc lộ trình ưu đãi của từng thành viên (phần IV của Danh mục của mỗi thành viên). Mỗi thành viên WTO có một lộ trình ưu đãi, có thể nằm trong phụ lục của GATT 1994 hoặc trong thư mời gia nhập dành cho các thành viên bổ sung.

Theo khoản 3.3 của Hiệp định,22 các thành viên WTO có những cam kết sau:

Đối với các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm được chỉ rõ trong đoạn II, phần IV của Danh mục, một thành viên phải cam kết không cung cấp các khoản trợ cấp xuất khẩu được liệt kê trong mục 1 của điều 9 “vượt quá chi phí ngân sách và cam kết chi tiêu được chỉ ra trong đó”.

21 Điều 1(e) của AOA.

22 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Hoa Kỳ - FSC, đoạn 145-146.

Page 35: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Với các sản phẩm không được nhắc đến danh sách trên, các thành viên phải cam kết không cung cấp bất kỳ khoản trợ cấp xuất khẩu nào được liệt kê trong mục 1 của điều 9.

Danh mục các loại trợ cấp xuất khẩu

Điều 9 liệt kê các loại trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp. Những loại trợ cấp xuất khẩu này là đối tượng cam kết cắt giảm số lượng được trợ cấp và mức chi tiêu ngân sách. Các loại trợ cấp xuất khẩu được liệt kê ở khoản 9.1 như sau:

Các loại trợ cấp trực tiếp cho hoạt động xuất khẩu:

Việc bán hàng xuất khẩu nông phẩm phi thương mại với giả thấp hơn giá so sánh của sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa;

Các khoản hỗ trợ tài chính cho người sản xuất dưới dạng sử dụng một khoản thu thuế để để trợ cấp cho một phần hàng hoá xuất khẩu sản phẩm đó.

Trợ cấp nhằm giảm chi phí như chi phí quảng cáo sản phẩm xuất khẩu: ví dụ như chi phí nâng phẩm cấp, chi phí vận chuyển, chi phí vận tải quốc tế và cước phí;

Trợ cấp phí vận tải trong nước áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, víì dụ hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu đến các điểm tập trung cho vận tải đường biển;

Trợ cấp đối với các sản phẩm gián tiếp của nông sản như bột mì, sản phẩm xuất khẩu gián tiếp như mỳ ống.

Nguyên tắc áp dụng cho trợ cấp xuất khẩu

Các loại trợ cấp xuất khẩu liệt kê trong khoản 9.1

Hoàng hóa thuộc Danh mục

Các thành viên không được trợ cấp cho các sản phẩm nông sản thuộc Danh mục vượt quá mức trong cam kết giảm chi tiêu ngân sách quy định tại phần IV trong Danh mục của thành viên, cũng như không được trợ cấp cho những hàng hóa trên vượt mức cam kết giảm số lượng trợ cấp cũng thuộc quy định trên.

Hàng hóa không thuộc Danh mục

Đối với hàng hóa không thuộc Danh mục, các thành viên hoàn

Page 36: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

toàn không được phép cung cấp các loại trợ cấp xuất khẩu liệt kê trong khoản 9.1.

Các loại trợ cấp xuất khẩu không được nêu trong khoản 9.1

Điều 10 thiết lập quy tắc chống trốn tránh việc thực hiện các cam kết liên quan các loại trợ cấp không liệt kê trong khoản 9.1. Khoản 10.1 quy định những loại trợ cấp xuất khẩu không nêu trong khoản 9.1 “sẽ không được áp dụng theo cách dẫn đến hoặc đe doạ đến việc trốn tránh thực hiện các cam kết trợ cấp xuất khẩu.”

Nguyên tắc áp dụng của quy tắc chống trốn tránh trong khoản 10.1 đối với các loại trợ cấp xuất khẩu không được liệt kê tương tự với nguyên tắc của việc cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nêu trong khoản 9.1. Theo đó, các thành viên WTO không được phép cung cấp bất kỳ khoản trợ cấp xuất khẩu nào cho các loại hàng hóa thuộc danh mục và không thuộc danh mục vượt quá mức cam kết cắt giảm.

Dù vậy, nguyên tắc đối với các loại trợ cấp xuất khẩu không được liệt kê còn chặt chẽ hơn so với các trợ cấp xuất khẩu được liệt kê: khoản 10.1 bao gồm một nội dung hạn chế bổ sung cho “nguy cơ trốn tránh”. Nói cách khác, nếu các loại trợ cấp xuất khẩu không được liệt kê có khả năng dẫn đến vệêc trốn tránh các cam kết về giảm bớt trợ cấp xuất khẩu, khoản trợ cấp đó sẽ bị coi là không tuân thủ quy định trong khoản 10.1.23

Bằng hình ảnh, nguyên tắc của AoA có thể tóm tắt như dưới đây:

23 Báo cáo của Cơ quan Phúc Thẩm, Hoa Kỳ - Trợ cấp hàng cotton, đoạn 704, 710 và 713.

Page 37: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Hình 2.1 Nguyên tắc trợ cấp

Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển

Như đã chỉ ra, Hiệp định Nông nghiệp lưu tâm đến những nhu cầu đặc biệt của các nước đang và kém phát triển và đặt ra các điều khoản đặc biệt cho những nước này.

Khoản 9.4 quy định, trong gian đoạn thực hiện, các nước Thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu thực hiện các cam kết cắt giảm đối với các loại trợ cấp xuất khẩu nêu trong tiểu khoản (d) và (e) của điều 9, với điều kiện các loại trợ cấp đó không được áp dụng để lẩn tránh thực hiện cam kết cắt giảm. Gian đoạn thực hiện hiện tại đã kết thúc. Tuy nhiên, trong buổi họp cấp Bộ trưởng tại Hong Kong tháng 12-2005, các thành viên đã thông qua việu gia hạn hiệu lực điều khoản này một khi Vòng đàm phàn Doha của WTO về tự do thương mại hoàn tất. Các nước đang phát triển nhờ vậy có thể sẽ được hưởng lợi từ điều khoản này cho đến hết năm 2021.

Thứ hai, điều 15 quy định các nước đang phát triển được linh

Các loại trợ cấp

Các loại trợ cấp trong ñiều

9.1

Các loại trợ cấp khác

Hàng hóa thuộc Danh mục

Cam kết giảm chi tiêu ngân sách và số lượng xuất khẩu nhận trợ cấp (Khoản 9.2(a), 3.1, 3.3)

Hàng hóa thuộc và không thuộc Danh mục:

Quy tắc chống trốn tránh chung không cho phép phá vỡ bất kỳ cam kết nào trong khoản 9.2

(Điều 10)

Ngoại lệ: khoản

9.2(b) và 10.3

Page 38: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

hoạt thực hiện cam kết cắt giảm trong một khoảng gian đoạn là 10 năm và những nước kém phát triển sẽ không phải thực hiện cam kết cắt giảm.

Kết luận

Sau khi xem xét cơ chế áp dụng đối với trợ cấp xuất khẩu dành cho nông phẩm thuộc khuôn khổ Hiệp định Nông nghiệp, có thể thấy trợ cấp xuất khẩu ngày nay được phép thực hiện dưới các hình thức sau:

Thứ nhất, trợ cấp xuất khẩu thuộc cam kết cắt giảm đối với các loại hàng hóa nhất định theo quy định trong danh mục của các thành viên WTO.

Thứ hai – chỉ khi Vòng đàm phán Doha hoàn tất – trợ cấp xuất khẩu quy định trong khoản 9.4 của Hiệp định Nông nghiệp. Điều khoản này sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2021.24

24 Tuyên bố của các Bộ trưởng WTO được thông qua tại Hong Kong ngày 18-12-2005 (WT/MIN(05)/DEC) đi kèm bản dự thảo sửa đổi Hiệp định Nông nghiệp nằm trong bản chỉnh sửa lần thứ 4 TN/AG/W/4 đưa ra ngày 6-12-2008.

Page 39: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chương 3

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến

Giới thiệu

Phần dưới đây cung cấp cái nhìn toàn diện về một số những chương trình hỗ trợ xuất khẩu thường dùng nhất. Theo quy định của WTO và các hiệp định thương mại đa phương, bắt buộc phải thanh kiểm tra trước khi các chương trình này được cấp phép áp dụng hợp pháp.

Đặc biệt, phần dưới đây phân tích:

� Chương trình miễn giảm thuế;

� Chương trình miễn giảm nợ ngân sách;

� Tín dụng xuất khẩu;

� Bảo lãnh xuất khẩu;

� Khu vực Tự do Thương mại; và

� Các chương trình khác.

Chương trình miễn giảm thuế

Phụ lục II của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng định nghĩa chương trình miễn giảm thuế là:

Cho phép hoàn hay giảm những khoản thuế nhập khẩu với những đầu để sản xuất hàng xuất khẩu (tính tới hao phí định mức thông thường).

Chương trình miễn giảm thuế khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia và là công cụ quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu. Ở các nước có mức thuế nhập khẩu cao, chương trình này trở nên đặc biệt thiết yếu - nếu được áp dụng song hành với các điều khoản của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng - chúng xoá đi tác động của mức thuế nhập khẩu cao đánh trên nguyên vật liệu đầu

Page 40: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

vào để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Để một chương trình miễn giảm thuế là hợp pháp, Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng đặt ra các điều kiện nghiêm ngặt phải tuân thủ bao gồm:

Thứ nhất, chú thích 1 của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng cho phép việc miễn thuế xuất khẩu hay các loại thuế khác cho các sản phẩm tương tự tiêu dùng trong nước, hoặc thoái thu thuế xuất khẩu hay thuế khác không vượt quá các khoản đã nộp, sẽ không bị coi là một dạng trợ cấp.

Quy định trong chú thích này thực ra có từ trước khi ra đời Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng. Trên thực tế, một Phụ chú của Điều XVI - GATT 1947 đã quy định việc miễn/giảm một số loại thuế nhất định sẽ không bị coi là trợ cấp.

Hệ quả, Phụ lục I của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng mang tên “Danh sách minh hoạ trợ cấp xuất khẩu” đưa ra các tình huống bị coi là trợ cấp xuất khẩu hoặc không, kể cả rõ ràng hay tiềm năng. Tiểu khoản (g), (h), (i) tương ứng định nghĩa việc miễn hay hoàn (g) thuế gián thu đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hoá hoặc (h) thuế gián thu lên hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu hoặc (i) thuế nhập khẩu đánh trên nguyên vật liệu ngoại nhập sử dụng trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu cao hơn mức thuế đối với hoạt động xuất khẩu bất thường. Do đó, tiểu khoản (g), (h), và (i) cho phép cách xác định tính hợp pháp của các chương trình miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu khác nhau tại các quốc gia. Ví dụ, miễn giảm thuế VAT đối với hàng xuất khẩu được WTO cho phép, với điều kiện phần miễn/giảm đó không vượt quá mức thuế đối với sản phẩm tương tự tiêu thụ nội địa

Tiểu khoản (i) làm rõ các nội dung liên quan đến chương trình giảm thuế và hệ thống hoán đổi đối với những hàng hóa có hướng dẫn cụ thể trong Phụ lục II và III của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng.

Thứ nhất, nó bao gồm các khoản thu phí nhập khẩu đối với nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, “Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu” được định nghĩa là “những đầu vào thống nhất về mặt vật lý, như năng lượng, chất đốt, dầu sử dụng cho công đoạn sản xuất và những chất xúc tác trong quá trình được sử dụng để có được sản

Page 41: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

phẩm xuất khẩu”25 Do đó, danh sách các loại nguyên vật liệu là một danh sách đóng.

Thứ hai, phần phí nhập khẩu được miễn hay giảm không được vượt quá mức thuế thực sự đánh trên nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ ba, và là quy định cần được áp dụng, cần có một hệ thống hay một quy trình xác định loại nguyên vật liệu nào được sử dụng trong việc sản xuất hàng xuất khẩu với mức tiêu hao nào và hệ thống hay quy trình đó phải hợp lý, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đặt ra, cũng như tuân thủ tập quán thương mại tại nước nhập khẩu hàng.

Hệ thống miễn giảm thay thế

Trong thực tiễn thương mại, một nhà sản xuất có thể sản xuất hàng hóa bán trong nước và xuất khẩu sử dụng đầu vào từ nội địa và nhập khẩu. Hệ thống miễn giảm thay thế cho phép việc hoàn thuế với những hàng hóa nhập khẩu nhất định được sử dụng đế sản xuất một sản phẩm khác, thậm chí khi nó là sản phẩm với những đầu vào trong nước sau cùng sẽ xuất khẩu. Nói cách khác, các nguyên liệu nhập khẩu có thể không hiện diện về mặt vật lý trong hàng hóa xuất khẩu, thay vào đó nó sẽ dùng cho các sản phẩm bán trong nước.

Để hệ thống miễn giảm thay thế được phép, các đầu vào nội địa thay thế nhập khẩu để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu phải có cùng đặc điểm, chất lượng và số lượng so với đầu vào nhập khẩu.

Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất chip PET sử dụng axit terephthalic (PTA) và ethylene glycol (EG). PTA và EG có thể thu mua trong nước cũng như nhập khẩu, chip PET được bán cả ở nội địa và xuất khẩu. Do đó, có khả năng xảy ra là chip PET được sản xuất bằng PTA và EG nội địa được xuất trong khi đó chip PET sản xuất bằng PTA và EG nhập khẩu lại được bán trong nước.

Doanh nghiệp vẫn có thể yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu đối với

25 Ghi chú 61 của đoạn 3 của Phụ lục II bổ sung như sau: “Cơ quan điều tra sẽ coi nguyên vật liệu là đã được phối trộn hữu hình nếu chúng được dùng trong quá trình sản xuất và hiện diện hữu hình trong sản phẩm xuất khẩu. Các quốc gia thành viên chú ý rằng một nguyên vật liệu không cần hiện hữu trong sản phẩm cuối cùng ở cùng một dạng so với ban đầu khi nó tham gia quá trình sản xuất.”

Page 42: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

PET và EG theo hệ thống miễn giảm thay thế với điều kiện:

i. Hàng hóa nhập khẩu được thay thế thông thường nên là hai chất hóa học này (cùng chất lượng và đặc điểm)

ii. Định mức hao phí của nguyên vật liệu nội địa phải tương đương hàng nhập khẩu bị thay thế.

Thêm vào đó, cần thiết phải có một hệ thống, hoặc một quy trình, xác nhận mức tiêu hao này là hơp lý và hiệu quả đối với mục tiêu sử dụng, phù hợp thực tiễn thương mại tại quốc gia nhập khẩu.

Các chương trình giảm thuế, dù thuộc điều chỉnh của Phụ lục II hay III, được áp dụng không thống nhất giữa các quốc gia thành viên.

Tại các nước phát triển

Tại các nước phát triển, việc xác định lượng đầu vào nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu nói chung để thực hiện mục đích miễn giảm thuế nói chung khá đơn giản. Các công nghệ mới có thể giúp đơn giản quy trình này.

Tại các nước đang phát triển

Ngược lại, tại các nước đang phát triển, điều này phức tạp hơn vì nhiều nguyên nhân.

Một số nước đang phát triển lập luận rằng việc áp dụng các quy trình tương tự ở các nước phát triển sẽ là “thiếu thực tế” và “tạo ra gánh nặng không cần thiết cho hoạt động của phần đông các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.26 Các nước này cho rằng “Bộ máy hành chính cần cho quy trình xác định này không khả thi về mặt chi phí”.27

Một số nước đang phát triển đã phát triển và ứng dụng các tiêu chuẩn đầu vào – đầu ra (SION), hoặc các quy trình đánh giá tương tự, để xác định mức tiêu hao trung bình của các loại nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra. SION được dùng để xác định phần nhà xuất khẩu được nhận lại khi được miễn giảm thuế gián tiếp hoặc thuế nhập khẩu.

26 See TN/RL/W/120

27 cùng đoạn trên

Page 43: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chương trình miễn giảm các khoản thu thông thường của chính phủ

Theo tiểu khoản 1.1(a)(1)(ii), một khoản thu thông thường của chính phủ được coi là một khoản “đóng góp về tài chính” nếu nó được bỏ qua hoặc không thu.

Bình thường các khoản đóng góp tài chính này mang lại lợi ích và được cấp riêng biệt cho các doanh nghiệp, chúng trở thành đối tượng điều chỉnh của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng, như thảo luận ở trên.

Cần chú ư là không phải trường hợp nào chính phủ bỏ qua một khoản thu cũng tạo nên một khoản hỗ trợ tài chính. Cơ quan Phúc

Hộp 3.1 Ví dụ về SION: Chương trình Tiền gửi Hỗ trợ Tài chính Thuế tại Ấn Độ Chương trình Tiền gửi Hỗ trợ Tài chính Thuế (DEPB) tại Ấn Độ, thuộc Chính sách EXIM 2004-2009, cho phép các công ty xuất khẩu hưởng miễn giảm thuế nhập khẩu dưới dạng tín dụng về thuế. Mọi nhà xuất khẩu được phép nhận tín dụng DEPB sau khi xuất khẩu, điều kiện là Chính phú Ấn Độ xây dựng một tiêu chuẩn đầu vào/đầu ra (SION) đối với hàng xuất khẩu. Tín dụng DEPB có thể áp dụng đối với nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian, phụ tùng lắp ráp hay vật liệu đóng gói, v.v. Tín dụng DEPB có giá trị trong 24 tháng và có khả năng chuyển nhượng. Cơ quan điều tra của Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ không đồng ý coi DEPB là một chương trình giảm thuế thuộc Phụ lục II, hay một hệ thống miễn giảm thay thế theo Phụ lục III. Ví dụ, Cộng đồng châu Âu trong khi điều tra án chống trợ cấp của phim PET, đã kết luận rằng trường hợp này không phù hợp tuân thủ quy định trong cả Phụ lục II và III của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng vì “một nhà xuất khẩu không bắt buộc phải tiêu thụ nguyên vật liệu nhập khẩu miễn thuế cho quá trình sản xuất và khoản tín dụng sẽ không tính theo mức tiêu hao thực tế nguyên vật liệu” và “hơn nữa, hiện giờ không có hệ thống hay quy trình nào xác định chính xác nguyên vật liệu nào đã được tiêu thụ trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu hay việc hoàn thuế quá mức có xảy ra hay không” và cuối cùng là “một nhà xuất khẩu được phép hưởng lợi từ DEPB bất kể nó có nhập khẩu nguyên vật liệu nào hay không”. Nguồn: http://eurlex.europa.eu/lex/LexUriServ/site/en/oj/2006/l_068/l_068200603

08en00150036.pdf

Page 44: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

thẩm đã định nghĩa trong US – FSC, “Một quốc gia thành viên, về nguyên tắc, có quyền tối cao trong việc thu hay không thu mọi khoản thuế mà mình muốn. Theo quy định của WTO, các nước thành viên WTO không bắt buộc phải đánh thuế bất kỳ mọi loại thu nhập, dù đó là thu nhập từ trong nước hay nước ngoài.”28

Thuật ngữ “thông thường”,…hàm ý một sự so sánh với một “mức chuẩn được chỉ rõ, có tính quy chuẩn”. Mục đích so sánh là để phân biệt giữa các trường hợp mà khoản phải thu được bỏ qua được coi là “thông thường” hay không. Về nguyên tắc, vì các quốc gia thành viên có quyền tối cao trong việc đặt ra các luật lệ riêng về thuế; nên theo Khoản 1.1(a)(1)(ii) của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng, cần phải so sánh các quy định về thuế trong biện pháp gây tranh cãi với các luật thuế khác của Thành viên đang bị nghi ngờ. Sự so sánh này cho phép hội thẩm đoàn và Cơ quan Phúc thẩm đưa ra một kết luận khách quan trên cơ sở luât pháp về thuế do nước thành viên xây dựng và lựa chọn, nhằm xác định khoản thu bị bỏ qua có là thông thường trong một số tình huống hay không.29

Loại chương trình này khá quen thuộc đối với các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển không có khả năng cho các khoản hỗ trợ lớn - như các khoản chuyển vốn trực tiếp. Do đó, để thu hút đầu tư nước ngoài, các nước đang phát triển thường hỗ trợ thời gian ưu đãi về thuế và các chương trình tương tự.

Các lựa chọn đối với một quốc gia đang phát triển

Một nước đang phát triển có những lựa chọn tùy thuộc tình hình của mình:

1. Nếu là nước kém phát triển hoặc thuộc danh sách các quốc gia trong Phụ lục VII (b) của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng, nước đó có thể cung cấp hoặc duy trì chương trình ưu đãi hay miễn giảm khoản thu tùy thuộc vào tình trạng xuất khẩu:

− Họ có thể bỏ qua, một phần hoặc tất cả, thuế hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu dùng để sản xuất của sản phẩm xuất khẩu mới hoặc hiện có, ví dụ như chuối hay xoài miếng.

28 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm về US – FSC, đoạn 90 và 98

29 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm về (Khoản 21.5 – EC), đoạn 89

Page 45: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

− Họ có thể bỏ qua, một phần hoặc tất cả, thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến phần lợi nhuận có được thông qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các công ty trong ngành nông nghiệp tại quốc gia mình.

− Một chương trình cá biệt hơn bao gồm những khoản miễn giảm đặc biệt - như miễn giảm gấp đôi - đối với một số hoạt động được chính phủ coi là thúc đẩy xuất khẩu. Ví dụ, chúng có thể bao gồm việc miễn giảm gấp đôi cho hoạt động quảng cáo ở nước ngoài hay tham gia hội chợ thương mại tại quốc gia nhập khẩu.

Tuy nhiên, những khoản trợ cấp bất thường dành cho hoạt động xuất khẩu vẫn có thể bị điều tra về biện pháp đối kháng bởi ngành sản xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu, nếu họ chứng minh được thiệt hại do chúng gây ra. Quy định này áp dụng cả với các nước kém phát triển, dù các nước này được bảo vệ phần nào từ điều khoản tối thiểu (xem Các Điều kiện Dàn xếp Tranh cãi Đặc biệt, trang 20). Các chương trình này thường chịu điều tra về biện pháp đối kháng bởi Australia, Canada, Cộng động Châu Âu và Hoa Kỳ hay là đối tượng nghiên cứu trong những đàm phán đa phương (US - FSC là một ví dụ). Vì vậy, các nước liên quan cần cẩn trọng đánh giá những rủi ro và lợi ích khi dự định thực thi những chương trình dạng này.

2. Một quốc gia có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ thường xuyên cho hoạt động xuất khẩu không phụ thuộc vào tình hình của quốc gia đó. Các chương trình này có thể tương tự trường hợp 1, nhưng phải loại bỏ các đặt điểm bất thường. Các chương trình này có tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất công ty, vì thế, phần nào tác động đến hàng hóa xuất khẩu. Nhờ vậy, chúng được coi là tạo ra tác động gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.

3. Các nước liên quan có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ không thuộc phạm vi của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng nhưng đảm bảo chúng không thuộc bất kỳ loại đóng góp về tài chính nào liệt kê trong khoản 1.1 hay là một loại chương trình không được rõ ràng.

Page 46: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Tín dụng xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu là gì?

Tín dụng xuất khẩu xuất hiện khi người mua hay nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ xuất khẩu được phép trì hoãn thanh toán trong một khoảng thời gian. Các loại tín dụng xuất khẩu bao gồm mức hộ hỗ trợ chính thức nhất định chủ yếu cấp để hỗ trợ tài chính cho việc xuất khẩu hàng hóa tư bản và các dịch vụ liên quan.

Phương pháp trợ cấp chính thức giữa các quốc gia rất khác nhau. Ở phần lớn các nước, khu vực ngân hàng sẽ nhận khoản hỗ trợ này một các trực tiếp hoặc qua trung gian. Ở một số nước khác, các cơ quan chính phủ cung cấp trực tiếp vốn cho hoạt động tín dụng xuất khẩu.

Tín dụng xuất khẩu có thể là tín dụng cho người mua hay cho nhà cung cấp. Tín dụng cho nhà cung cấp được mở rộng bởi các công ty xuất khẩu, theo đó sắp xếp việc tái hỗ trợ tài chính. Trong trường hợp tín dụng người mua, ngân hàng của bên xuất khẩu hay một tổ chức tài chính khác sẽ cho người mua vay tiền ở thị trường nhập khẩu. Tín dụng xuất khẩu có thể là trung hạn (2-5 năm) hoặc dài hạn (ít nhất 5 năm). Mục đích của các trường hợp này như nhau: thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài.

Tín dụng xuất khẩu được cho phép

Các điều khoản liên quan đến tín dụng xuất khẩu dưới đây thuộc tiểu khoản (k) của danh sách minh họa trong Phụ lục I – Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng.

Tín dụng xuất khẩu do chính phủ cung cấp thấp mức lãi suất thông thường, hoặc chính phủ hay tổ chức tài chính thanh toán ít nhất một phần chi phí của nhà xuất khẩu, nhờ vậy thu được lợi thế về điều khoản tín dụng xuất khẩu, bị coi là hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cẩm.

Tuy nhiên, có một ngoại lệ, trợ cấp dưới dạng tín dụng xuất khẩu phù hợp với điều kiện do Hiệp định OECD về Hướng dẫn đối với Hoạt động Tín dụng Xuất khẩu Chính thức (sau đây được gọi là Hiệp định OECD) không bị cấm theo quy định của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng. Cần chú ý rằng dù ngoại lệ này tạo ra một án lệ cho WTO, nó lại không phù hợp hoàn toàn với

Page 47: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

những điều khoản nhất định trong Hiệp định OECD, ví dụ mức lãi suất được thiết lập. Ngược lại, các thành viên WTO phải tuân thủ những tiêu chuẩn lập ra trong hiệp định.

Hiệp định OECD đặt ra mức lãi suất thỏa thuận và thời gian đáo hạn, các nhóm người nhận khác nhau nhận được các mức này khác nhau.30 Ví dụ, các nước phát triển nhận mức lãi suất cao hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn các nước đang phát triển. Mặc dù vậy, mức lãi suất tối thiểu dành cho mọi người nhận thấp hơn mức thông thường ở hầu hết các thị trường vốn. Hơn nữa, Hiệp định OECD thúc đẩy sự minh bạch thông qua việc yêu cầu thành viên tham gia phải thông báo mọi khoản tín dụng xuất khẩu nó cung cấp và thiết lập quy trình tham vấn cho mọi khoản trợ cấp.31 Bất kỳ thành viên WTO nào cung cấp tín dụng xuất khẩu vượt quá quy định Hiệp định, ví dụ ở mức lãi suât thấp hơn hay thời gian đáo hạn dài hơn, phải thông báo tới mọi thành viên khác kèm theo giải thích chi tiết lý do cho hành động trên.32 Thêm nữa, các thành viên phải thường kỳ xem xét lại Hiệp định OECD cũng như các điều khoản liên quan ngoài ra, ví dụ điều khoản về mức lãi suất tối thiểu hay lãi suất thấp và các vấn đề liên quan khác.33

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng xuất khẩu, như trường hợp lỗi của người cho vay. Các rủi ro được bảo lãnh bao gồm cả lý do chính trị và thương mại. Rủi ro chính trị về cơ bản là rủi ro do các quy định của chính phủ nước nhập khẩu đặt ra, ví dụ như tạm thời tịch thu tài sản, công hữu hóa hay quy định về thanh toán, cũng như tình huống chiến tranh bất ngờ hay thảm họa thiên nhiên. Rủi ro thương mại dễ xảy ra với nhà xuất khẩu hơn là nhà cung cấp nội địa do khoảng cách địa lý xa hơn, khác biệt ngôn ngữ và thiếu

30 Điều 10-13 của Hiệp định về Tín dụng Xuất khẩu Hỗ trợ Chính thức, bản chỉnh

sửa năm 2005, hiệu lực từ 01-12-2005, có tại http://www.oecd.org.

31 Như trên, điều 43-46.

32 Như trên, điều 50.

33 Như trên, điều 64-66.

Page 48: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

nguồn thông tin tại nước nhập khẩu, khác biệt về hệ thống luật pháp hay môi trường thù địch đối với người nước ngoài.

Một điểm đặc trưng chung đối với mọi hệ thống hỗ trợ tài chính tín dụng xuất khẩu là việc các tổ chức chuyên trách công hay các tổ chức chuyên trách hoạt động dưới danh nghĩa chính phủ trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ các khoản rủi ro tín dụng. Các tổ chức này là thành viên của Hiệp hội các nhà Bảo hiểm Tín dụng và Đầu tư Quốc tế (dưới đây gọi là ‘Hiệp hội Berne’). Hiệp hội Berne được thành lập năm 1934 theo sáng kiến của Phòng Bảo lãnh Tín dụng Xuất khẩu (Cơ quan chính thức của Anh về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu) và các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khác tại châu Âu. Nguyên nhân thành lập Hiệp hội Berne là do mong muốn thiết lập một chương trình khung quốc tế về phối hợp hoạt động trong lĩnh vực bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Mục tiêu chính của Hiệp hội Berne là trao đổi thông tin mật về đảm bảo tín dụng và hài hoà hoá chính sách bảo hiểm tín dụng và đầu tư.

Nội dung cấm trong tiểu khoản ‘J’ của Danh sách Minh hoạ

Tiểu khoản (j) của Danh sách Minh họa các loại Trợ cấp Xuất khẩu trong Phụ lục I của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng nghiêm cấm việc sử dụng các loại bảo lãnh tín dụng có mức lãi suất thấp không đủ để bù đắp chi phí hoạt động và lỗ trong dài hạn.

Để xác định mức lãi suất thấp hợp lý trong nội dung trên, 2 yếu tố được tính đến trong các án lệ của WTO:

� Liệu mức lãi suất thấp có rõ ràng đủ bù đắp chi phí hoạt động và lỗ của chương trình hay không, và

� Liệu mức lãi suất thấp có rõ ràng tạo nên khoản thu từ chi phí và lỗ của chương trình hay không.

Hai yếu tố trên quan trọng vì 2 lý do. Thứ nhất, vì mục đích cuối cùng của tiểu khoản (j) là xác định mức chi phí thực của chính phủ, và thứ hai, vì tiểu khoản (j) không đề cập đến các nguồn doanh thu khác phải đủ để bù đắp phần chi phí và lỗ của chương trình ngoài mức lãi suất thấp do người xuất khẩu chi trả.

Ví dụ tiếp theo lấy từ trường hợp gây tranh cãi của Hoa Kỳ - Trợ cấp ngành bông, thể hiện sự đánh giá trên:

Trong trường hợp này, hội thẩm đoàn của WTO phải đánh giá

Page 49: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

liệu tín dụng xuất khẩu mà chính phủ Hoa Kỳ gia hạn có mức lãi suất thấp hợp lý theo quy định của tiểu khoản (j) hay không. Hội thẩm đoàn thấy rằng ba chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu quan trọng nhất thỏa mãn định nghĩa tại tiểu khoản (j) và vì vậy không phù hợp với luật của WTO. Một trong những yếu tố quyết định cho phát hiện của hội thẩm đoàn là Hoa Kỳ không thường kỳ đánh giá lại hệ thống lãi suất thấp để hệ thống này có thể phản ánh rủi ro liên quan đến mức chi phí thực tế của từng chương trình tín dụng xuất khẩu tốt hơn. Nhờ vậy, Hội thẩm đoàn kết luận rằng mức lãi suất thấp của chương trình là không hợp lý, và không đảm bảo được việc bù đắp cho chi phí hoạt động dài hạn và các khoản lỗ.

Một câu hỏi quan trọng liên quan đến bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (và thực tế là cả tín dụng xuất khẩu) là tính pháp lý của những chương trình không thuộc danh sách các loại trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Nói cách khác, liệu một khoản bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có mức lãi suất thấp hợp lý đủ bù đắp chi phí hoạt động dài hạn và khoản lỗ của một chương trình tự thân nó có được coi là loại trợ cấp không bị cấm hay không.

Cho đến nay, Hội thẩm đoàn WTO đã đề xuất các loại bảo lãnh tín dụng xuất khẩu không nằm trong tiểu khoản (j) của Phụ lục I có thể vẫn bị coi là không tuân thủ quy định của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng trong Mục 3 hoặc 5. Cơ quan Phúc thẩm không quản lý vấn đề này vì mọi chương trình tín dụng xuất khẩu sẽ bị điều tra khi có mức lãi suất không hợp lý.

Tín dụng xuất khẩu là dạng chương trình thúc đẩy xuất khẩu rất phổ biến ở các nước thành viên WTO. Đây là lý do khiến các nước này thường không thanh tra các chương trình này xem mức lãi suất thấp có hợp lý hay không.

Khu vực Tự do Thương mại và các chương trình khác.

Đối với nhiều nước cho cho phép tự do hoá thương mại cả ngắn và trung hạn ở phạm vi quốc gia là không thể. Thay vào đó, các nước này thường lựa chọn một giải pháp trước mắt để theo đuổi tự do hoá thương mại và đầu tư tại một khu vực kinh tế quy hoạch theo địa lý, như là khu vực sản xuất hàng xuất khẩu, khu công nghiệp đặc biệt, hay khu thương mại tự do. Các chính phủ thường sử dụng các khu Kinh tế Đặc biệt (SEZ) (còn được gọi là Khu vực Khuyến khích Xuất khẩu – EPZ), tuy nhiên phải tuân thủ các quy định của WTO, đặc biệt các quy định về trợ cấp, và

Page 50: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

cân nhắc tính khả thi về mặt kinh tế của chúng. Nội dung dưới đây sẽ tóm tắt các lợi ích mà doanh nghiệp trong các khu SEZ được nhận.

Một khu thương mại tự do, hay khu tự do, có thể định nghĩa như sau: Một khu vực thuộc một quốc gia (có thể là một hải cảng, một sân bay, kho hay một địa điểm xác định) được coi là nằm ngoài lãnh thổ hải quan của quốc gia đó. Nhờ vậy, các nhà nhập khẩu có thể đưa hàng hoá nguồn gốc nước ngoài vào khu vực này mà không phải thực hiện các nghĩa vụ hải quan và thuế, để trì hoãn quy trình cuối cùng, chờ chuyển tàu hoặc tái xuất. (…) Khu vực tự do còn được gọi là “cảng tự do”, “kho tự do”, “khu vực thương mại tự do” và “khu vực thương mại nước ngoài.34

Đặc điểm chung của những chương trình này là chúng đều mang lại hàng loạt các lợi ích cho các công ty sử dụng chúng. Những lợi ích này khác nhau giữa các quốc gia và ngay cả trong cùng một quốc gia, khi giữa khu vực tự do này và khu vực tự do khác.35

34

http://www.asycuda.org. Trong Cộng đồng châu Âu, một khu vực được coi là khu

vực tự do khi:

Khu vực tự do là khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ hải quan của Cộng đồng.

Hàng hoá nằm trong khu vực này không chịu thuế nhập khẩu, VAT và các loại thuế

khác liên quan đến nhập khẩu.

Các đãi ngộ trong khu vực tự do áp dụng giống nhau đối với hàng hoá trong Cộng

đồng hoặc không phải hàng hóa trong Cộng đồng. Hàng hoá không của Cộng đồng

nằm trong khu vực tự do được coi chưa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của

Cộng đồng châu Âu trong khi một số hàng hoá thuộc Cộng đồng nhất định nằm

trong khu vực tự do có thể được coi là xuất khẩu.

Về mặt nhập khẩu, khu vực tự do chủ yếu lưu trữ hàng không thuộc Cộng đồng

cho đến khi chúng được đưa ra lưu thông. Sẽ không có tuyên bố nhập khẩu nào

được thực hiện trong khi hàng hoá đang lưu tại khu vực tự do. Tuyên bố xuất

nhập khẩu chỉ được công bố khi hàng hoá rời khỏi khu vực tự do. Thêm vào đó,

có thể có những khoản giảm trừ đặc biệt trong khu vực tự do đối với các loại thuế

phí và nghĩa vụ tại địa phương. Những quy định này có thể khác nhau giữa các khu

vực tự do.

Khu vực tự do chủ yếu là một dịch vụ đối với các nhà thương mại giúp tạo thuận

tiện cho quá trình trao đổi hàng hoá bằng cách giảm thiểu quy trình thủ tục hải

quan.”

(http://ec.europa.eu/taxation_ customs/customs/procedural_ aspects/imports/free_

zones/index_ en.htm). 35 Ngay cả khi có những khác biệt về điều kiện cần có để được hưởng lợi từ những

chương trình này, và quyền của các công ty hoạt động trong đó, trong phạm vi

Page 51: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Trong khi từng quốc gia định nghĩa mục tiêu riêng của họ đối với chương trình này thì chúng vẫn thường gồm những mục tiêu sau:

� Tăng xuất khẩu;

� Thu hút vốn nước ngoài, đạt được vốn tích luỹ;

� Giới thiệu công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp;

� Tạo ra cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề chuyên môn một cách bền vững.36

Khu vực tự do, và các chương trình tương tự, vì vậy, trở thành giải pháp phổ biến để thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Chiến lược này rất phù hợp với các quốc gia có mức thuế nhập khẩu cao. Các công ty hoạt động theo những chương trình này theo truyền thống thường được miễn trả các loại nghĩa vụ hải quan đối với nhập khẩu nguyên liệu thô, và hàng hóa tư bản, sử dụng cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu.

Khác các chương trình khác đã nghiên cứu trong các phần trên của chương này, khu vực tự do điển hình cung cấp gói các lợi thế ví dụ bao gồm thời gian ưu đãi thuế, cơ sở hạ tầng hiện đại và quy trình xuất nhập khẩu đơn giản hoá. Nhiều lợi thế trong số đó bị coi là hình thức trợ cấp theo quy định của ASCM. Chúng có xu hướng thúc đẩy việc thành lập các nhóm công ty ở các ngành công nghiệp liên quan, và khi phát triển, chúng sẽ thu hút các công ty mới hoạt động trong lĩnh vực mà khu vực tự do chú trọng phát triển.

Phần tiếp theo sẽ đưa ra ví dụ về những lợi ích mà các nước cấp phép trong các FTZ. Đây chỉ là những ví dụ minh họa các lợi ích mà các nước đang phát triển cung cấp trong FTZ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đưa ra kết luận về việc chúng có phù hợp với các quy định của WTO hay không.37

quyển sách này, tất cả chúng đều được gọi là “khu vực tự do”. Dưới đây, quyền và

nghĩa vụ tại một số khu vực sẽ được nghiên cứu riêng biệt. 36 Mục tiêu được chỉ ra trong trang chủ của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ai

Cập, có tại http://www.tpeg ypt.gov.eg/FreeZone.aspx.

37 Để có phân tích sâu hơn về nội dung này, có thể tham khảo Báo cáo Nghiên cứu Chính sách của S. Creskoff và P. Walkenhorst soạn thảo, Áp dụng Quy định WTO về Khu vực Kinh tế Đặc biệt ở các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới, tháng 4 2009.”

Page 52: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Bảng 3.1 Những lợi thế của khu Thương mại Tự do: các loại và ví dụ

Loại lợi thế Ví dụ về lợi thế

Điều kiện về sản phẩm và dịch vụ

- Đất đai;

- Dịch vụ tư vấn;

- Giao thông;

- V.v

Cơ sở hạ tầng xây dựng phù hợp - Đường xá;

- Hệ thống thoát nước;

- Hệ thống điện;

- Sân bay;

- Cảng;

- V.v

Lợi thế về thuế theo dạng miễn giảm

- Thuế đối với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu;

- Thuế, phí nhập khẩu nguyên vật liệu thô, hàng hoá và vật phẩm đóng gói dùng cho việc xử lý hoặc sản xuất sản phẩm xuất khẩu;

- Thuế xuất khẩu;

- Thuế đánh trên vốn và tài sản ròng;

- Thuế bán hàng, thuế tiêu dùng và phí thu trên tiền hàng thanh toán nước ngoài;

- V.v

Các lợi thế kinh tế khác - Giảm trừ đóng góp bảo hiểm xã hội.

- Giảm trừ việc áp dụng các điều khoản luật lao động chung, ví dụ như mức lương

Page 53: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Bảng 3.1 Những lợi thế của khu Thương mại Tự do: các loại và ví dụ

Loại lợi thế Ví dụ về lợi thế

tối thiểu.

- Giảm trừ áp dụng các điều kiện về luật môi trường, như giới hạn mức xả thải hoặc giảm trừ việc thanh toán các khoản phạt trong trường hợp phải trả theo các điều khoản luật môi trường.

Lợi thế không trực tiếp có tác động về mặt kinh tế

- Xoá bỏ/giảm bớt các roà cản đối với đầu tư như hệ thống hành chính quan liêu;

- Phát triển môi trường và hình ảnh thân thiện với nhà đầu tư;

- Phát triển các chương trình chiến lược, tập trung vào tiếp thị, và việc áp dụng hiệu quả các chương trình này;

- Phát triển môi trường hỗ trợ sự phát triển công nghệ thông qua khuyến khích và hỗ trợ việc tăng cường trao đổi giữa các viện khoa học, đại học và ngành công nghiệp;

- Đơn giản hoá quy trình đầu tư hồi hương;

- V.v

Một số ví dụ về lợi ích mang lại

Một nghiên cứu đối kháng của Cộng đồng châu Âu liệt kê các ưu thế sau cho các công ty hoạt động theo chương trình Các đơn vị Định hướng Xuất khẩu của Ấn Độ:

� “Giảm thuế nhập khẩu cho mọi loại hàng hoá (bao gồm

Page 54: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

hàng hóa tư bản, nguyên liệu thô và vật tư tiêu hao) cần thiết cho quá trình sản xuất, chế biến hay các quá trình liên quan;

� Giảm thuế đánh vào hàng hoá có nguồn cung nội địa;

� Bồi hoàn thuế doanh thu trung tâm trả cho hàng hoá tiêu thụ nội địa;

� Điều kiện thuận lợi để bán một phần sản phẩm sản xuất ra cho thị trường trong nước, lên đến 50% giá trị FOB xuất khẩu, tuân theo việc thực hiện khoản thu NFE dương dựa trên việc thanh toán thuế chuyển nhượng, ví dụ thuế đối với sản phẩm hoàn thiện;

� Bồi hoàn một phần thuế đối với nhiên liệu cung cấp bởi các công ty nhiên liệu nội địa;

� Giảm thuế thu nhập thông thường đánh trên lợi nhuận từ hoạt động bán hàng xuất khẩu liên quan tới Mục 10B của Luật thuế Thu nhập, cho khoảng thời gian 10 năm tính từ lúc bắt đầu hoạt động, nhưng không được muộn hơn năm 2010;

� Cơ hội thành lập công ty 100% sở hữu nước ngoài.38

Một nghiên cứu đối kháng do Bộ Thương mại Hoa kỳ thực hiện về giấy không có bao bì bọc ngoài từ Trung Quốc đã chỉ ra như sau:

“Theo quy định thuế địa phương tại Yangpu, các doanh nghiệp thuộc Khu vực Phát triển Kinh tế Hainan được hưởng một số ưu đãi về thuế. Những ưu đãi này được liệt kê trong Chính sách Ưu đãi Thuế, bao gồm các tiêu chuẩn cần thiết để nhận được ưu đãi. Theo “Chính sách Ưu đãi về Đầu tư cho nhà Sản xuất”, doanh nghiệp công nghệ cao hay sử dụng lao động hiệu quả với đầu tư vưới quá 3 tỷ RMB và hơn 1000 lao động địa phương sẽ được hoàn 25% thuế VAT của sản phẩm tiêu thụ nội địa (phần trăm của thuế mà chính quyền địa phương nhận được) bắt đầu từ năm đầu tiên mà công ty sản xuất và bán sản phẩm. Việc hoàn thuế VAT có thể kéo dài trong vòng 5 năm.”39

38 Quy định của Hội đồng Cộng đồng châu Âu đặt ra thuế đối kháng được định rõ

đối với việc nhập khẩu axit sulphanilic xuất xứ từ Ấn Độ, OJ L 276/6 (2008), có

tại website http://eur-lex.europa.eu/JOIndex.do?ihmlang=en.

39 Giấy không bao bì từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Quyết định Thuế Đối

kháng Chắc chắn sơ bộ được sửa đổi, có tại http://ia.ita.doc.gov/esel/china/07-

0409.html#IE.

Page 55: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Ở Philippines, có 3 chương trình dành cho các công ty được gọi là khu vực kinh tế đặc biệt:

Bảng 3.2 Khu vực kinh tế đặc biệt của Philippines

Luật về Khu vực kinh tế đặc biệt năm 1995

Luật của Khu vực kinh tế đặc biệt tại thành phố Zamboanga và Cagayan

Lợi ích:

- Sự khuyến khích do thực hiện quy định 226, bao gồm thời gian ưu đãi thuế (ITH);

- Miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định, phụ tùng, nguyên liệu thu và các vật liệu phụ khác cần cho hoạt động được đăng ký;

- Sau thời gian ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải trả mức thuế ưu đãi cuối cùng là 5% trên lãi gộp thay cho mọi loại thuế địa phương và quốc gia;

- Một lượng tương đương một nửa giá trị chi phí đào tạo để phát triển đội ngũ lao động có tay nghề và chưa có tay nghề, hoặc cho chương trình phát triển quản lý thực hiện bởi cơ quan Quản lý Khu vực kinh tế Philippine Economic Zone Authority (PEZA), có thể được giảm từ 3% phần thuế cuối cùng của chính phủ.

Lợi ích:

(Tương tự như SEZA)

Nguồn: dựa trên thông tin trong Báo cáo của Joaquin Cunanan Co./ PriceWaterhouseCoopers’ về ưu đãi đầu tư ở Philipines: Tóm tắt các ưu đãi từ nhiều nguồn luật của Philippin (tháng 2 2004).

Page 56: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Tại châu Âu, khu vực tự do của Serbia cũng cung cấp các loại ưu đãi khác nhau cho các công ty thành lập tại khu vực tự do. Những ưu đãi này bao gồm:

� Hàng nhập khẩu vào khu vực tự do không chịu thuế VAT

� Việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào và ra khỏi khu vực là không giới hạn, ví dụ không chịu hạn chế về số lượng, giấy phép, vv;

� Nguyên liệu thô sử dụng cho sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu có thể được miễn thuế nhập khẩu;

� Tài sản cố định, máy móc, nguyên liệu xây dựng có thể được miễn thuế nhập khẩu;

� Các công ty trong khu vực tự do có quyền tự do sử dụng đồng tiền nước ngoài khi hoạt động trong khu vực này;

� Hàng hoá từ khu vực này có thể phân phối trong thị trường nội địa sau khi đã trả thuế hải quan. Nếu hàng hoá phân phối tại thị trường Serbia được sản xuất ở một khu vực tự do bởi các nguyên vật liệu nội địa và nhập khẩu, thuế hải quan chỉ phải trả cho phần thiết bị nhập khẩu;

� Các công ty trong khu vực tự do có thể cho thuê, bán hoặc xây dựng các thiết bị sản xuất, nhà xưởng hay toà nhà thương mại.40

Ngoài những nội dung ở trên, còn có một loạt các ưu đãi miễn giảm thuế và hỗ trợ tài chính khác cho các công ty trong khu vực tự do. Chúng bao gồm việc miễn giảm các loại phí hành chính nhất định cho chính quyền địa phương; phí sử dụng đất đô thị; phí lắp đặt hệ thống cung cấp nước và nước thải, vv.

Trong khi một số lợi ích hiển nhiên tuân thủ các quy định của WTO như quy định miễn giảm thuế nhập khẩu hay thuế gián thiếp đối với hàng xuất khẩu; các loại khác thuộc danh sách cấm trợ cấp như trợ cấp trực tiếp phụ thuộc tình trạng xuất khẩu. Các quốc gia sử dụng FTZ cần đảm bảo rằng những lợi ích hay biện pháp họ sử dụng tại FTZ phù hợp với các nghĩa vụ của họ theo Hiệp định với WTO và ASCM.

40 Cơ quan Thúc đẩy Xuất khẩu và Đầu tư Serbia (2005), Khu vực Tự do ở

Serbia, có tại http://www.siepa.sr.gov.yu/site/en/home/1/setting _ up_ a_

business/free_ zones/.

Page 57: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Chương 4

Kết luận

Có những điều khoản chặt chẽ theo ASCM và AoA liên quan tới trợ cấp với mục đích khuyến khích xuất khẩu.

ASCM cấm những trợ cấp phụ thuộc vào kết quả xuất khẩu (gọi là “trợ cấp xuất khẩu”). AoA cũng cấm trợ cấp xuất khẩu liệt kê trong hiệp định, trừ phi các quốc gia thực hiện một số thông báo đặc biệt về việc sử dụng những trợ cấp như thế vào một số sản phẩm nhất định trong cam kết gia nhập WTO. Do đó khó có thể thiết lập chiến lược xúc tiến xuất khẩu mà không rơi vào định nghĩa “trợ cấp xuất khẩu”.

Tuy nhiên, do những đối xử đặc biệt mà họ được cho phép, hầu hết các nước đang phát triển thoát khỏi toàn bộ những quy định cấm nói trên đối với trợ cấp xuất khẩu theo ASCM cả trên cơ sở tạm thời (cho các nước đang phát triển có lợi từ miễn trừ theo Điều 27.4 của ASCM) hay trên cơ sở lâu dài (cho các nước LDCs và nước đang phát triển với thu nhập thấp)

Với các quốc gia này, theo ASCM, trợ cấp xuất khẩu không bị cấm toàn bộ và do đó có thể là công cụ hữu hiệu để xúc tiến đầu tư và xuất khẩu. Các nước đang phát triển thực tế tận dụng các chiến lược khuyến khích xuất khẩu cái sẽ bị cấm theo ASCM dưới các trường hợp khác.

Tuy nhiên, phải chú ý rằng ngay cả khi không bị cấm toàn bộ, trợ cấp xuất khẩu đang được sử dụng bởi các nước đang phát triển có thể là đối tượng của các vụ kiện về điều tra thuế đối kháng bởi các thành viên WTO nếu trợ cấp tạo ra “tổn hại nghiêm trọng” tới nên công nghiệp trong nước của các thành viên này. Nhưng các nước thành viên đang phát triển có thể vượt qua những thử thách này bằng tận dụng lợi ích của điều khoản không đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis)41

41 Điều 27.10 của ASCM, được giải thích trong phần 2.3.2 của quyển sách này.

Page 58: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO
Page 59: XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO

Các xuất bản của ITC có thể được mua tại trang điện tử của ITC: www.intracen.org/eshop và từ:

� United Nations Sales & Marketing Section

Palais des Nations

CH-1211 Geneva 10, Switzerland

Fax: +41 22 917 00 27

Email: [email protected] (Để đặt mua từ Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông)

and

� United Nations Sales & Marketing Section

Room DC2-853, 2 United Nations Plaza

New York, N.Y. 10017, USA (Để đặt mua từ Châu Mỹ, Châu Á và Viễn Đông) Fax: 1/212 963 3489

E-mail: [email protected]

Có thể đặt mua từ các nhà sách hoặc gửi trực tiếp tới một trong các địa chỉ trên.