Xu hướng du lịch của người nhật bản

7
XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH VIỆT NAM PHẦN I: XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN I. Những yếu tố tác động tới xu hướng du lịch của người Nhật Bản II. Xu hướng du lịch của người Nhật Bản 1. Phương diện đối tượng du lịch (độ tuổi, giới tính) Dựa vào độ tuổi, giới tính mà ta chia đối tượng khách du lịch Nhật Bản ra là các nhóm đối tượng sau: - Giới học sinh - sinh viên và khách du lịch ba lô: Quan tâm tìm hiểu văn hóa, mức tiêu dùng không cao, rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm đến du lịch - Giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-30: Chưa lập gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập khá ổn định. Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch vụ, thích mua sắm, thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương... - Gia đình: Thường quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao... - Người cao tuổi: Thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối tượng khách này có mức tiêu

Transcript of Xu hướng du lịch của người nhật bản

Page 1: Xu hướng du lịch của người nhật bản

XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢNVÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP

CHO DU LỊCH VIỆT NAM

PHẦN I: XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

I. Những yếu tố tác động tới xu hướng du lịch của người Nhật Bản

II. Xu hướng du lịch của người Nhật Bản

1. Phương diện đối tượng du lịch (độ tuổi, giới tính)

Dựa vào độ tuổi, giới tính mà ta chia đối tượng khách du lịch Nhật Bản ra

là các nhóm đối tượng sau:

- Giới học sinh - sinh viên và khách du lịch ba lô: Quan tâm tìm hiểu văn

hóa, mức tiêu dùng không cao, rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là

những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về

điểm đến du lịch

- Giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-30: Chưa lập gia đình, có nghề

nghiệp và thu nhập khá ổn định. Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu

dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch vụ, thích mua sắm,

thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương...

- Gia đình: Thường quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các

hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao...

- Người cao tuổi: Thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối

tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất

hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch.

Đối tượng này cũng chi rất nhiều tiền cho việc mua sắm, quà cáp.

- Khách thương gia: Đối tượng này luôn thiếu thời gian và thường đi du

lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian tham quan ít, nhưng mức tiêu

dùng rất cao.

Page 2: Xu hướng du lịch của người nhật bản

2. Phương diện địa điểm du lịch

Dựa vào nhu cầu du lịch (nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng,

mua sắm.v.v.) mà khách du lịch lại chọn những địa điểm du lịch cho riêng

mình. Tuy nhiên những lựa chọn này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các

yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tình hình dịch bệnh và xu hướng chung của thế

giới. Cụ thể như sau:

1975 đến 1997: Các nước phương Tây được nhiều người Nhật lựa chọn.

Từ năm 1997 cho đến nay: Quốc nội, các nước lân cận, châu Á lại trở

thành điểm đến hấp dẫn, và chiếm phần lớn số lượng khách du lịch Nhật

Bản.

=> Đây là các địa điểm nhiều tiềm năng du lịch, chất lượng dịch vụ tốt,

giá cả hợp lý, và nơi có nhiều vốn đầu tư của Nhật.

3. Phương diện loại hình du lịch

Trong xu hướng du lịch của người nhật bản những năm gần đây, bên cạnh

các loại hình du lịch truyền thống như:

- Du lịch nghỉ dưỡng.

- Du lịch giải trí

- Du lịch văn hóa, lịch sử.

- Du lịch sinh thái

Lại có thêm các xu hướng du lịch mới như:

- Du lịch tình nguyện

- Du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội thảo và du lịch). Đây là loại

hình mang lại một lượng khách du lịch và lợi nhuận lớn.

- Du lịch thực tế. Cùng với thể loại du lịch này thì du khách có thể tìm hiểu

không chỉ nền văn hóa truyền thống của bản địa, mà còn có thể trải nhiệm

những nét đẹp văn hóa hiện đại thông qua nếp sinh hoạt hằng ngày của người

dân nơi đây.

TỔNG KẾT PHẦN  XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

VÀ DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG DU LỊCH CHO ĐẾN NĂM 2015

Page 3: Xu hướng du lịch của người nhật bản

Qua những phân tích trên ta có thể thấy xu hướng du lịch Nhật Bản:

- Có khuynh hướng chọn địa điểm du lịch là các nước Châu Á, và các điểm

du lịch trong nước.

- Càng ngày càng đơn giản.

- Giá cả hợp lý , dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu du lịch là những tiêu chí chọn

lựa địa điểm du lịch hiện nay của người Nhật

=> Với những bất ổn kéo dài về kinh tế xã hội đang diễn ra trên toàn thế

giới, xu hướng nêu trên hoàn toàn phù hợp và mang tính chất lâu dài. Cho đến

năm 2015, theo dự đoán của tôi thì xu hướng này vẫn có xu hướng duy trì và

phát triển.

PHẦN II: CƠ HỘI, THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP

CHO DU LỊCH VIỆT NAM

I. Lợi thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản

II. Tình hình khách du lịch Nhật Bản tại VN và những vấn đề cần giải

quyết

1. Tình hình khách du lịch Nhật Bản tại Việt Nam

THẾ MẠNH CỦA DU LỊCH ViỆT NAM

Page 4: Xu hướng du lịch của người nhật bản

Nhìn vào biểu đồ so sánh số lượng

khách du lịch Nhật Bản đến Việt

Nam năm 2008 và 2009 ở bên ta

thấy, số lượng khách du lịch Nhật

Bản vào Việt Nam có xu hướng tăng

đột biến (91,4%). Năm 2009, Việt

Nam lọt vào top 10 địa điểm du lịch

mà chính phủ Nhật Bản khuyên

người dân của nước mình đến du

lịch. Tuy nhiên so với số lượng

khách du lịch đến Trung Quốc, và

Hàn Quốc, thì con số trên là vô cùng

nhỏ bé.

=> Du lịch Việt Nam tuy đa có những bước tiến lớn, nhưng vẫn vẫn chưa

tìm được chỗ đứng xứng đáng với những tiềm năng giàu có của mình.

2. Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những thế mạnh thì du lịch Việt Nam vẫn còn có những điểm

yếu, khiến du lịch nước ta tuy có nhiều tiềm năng những vẫn chưa thực sự được

đánh giá cao.

III. Một số đề xuất thu hút khách du lịch Nhật Bản

1. Tích cực quảnh bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến với bạn bè thế giới,

nhất là Nhật Bản

- Tăng cường quảng bá trên Internet và giao lưu văn hóa song phương.

2. Xây dựng chữ “Tín”, nâng cao chất lượng dịch vụ

- Nâng cao ý thức phục vụ, luôn nở nụ cười và tận tâm phục vụ khách hàng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các hướng dẫn viên du lịch, và nghiệp

vụ quản lý cho các chủ công ty du lịch.

Page 5: Xu hướng du lịch của người nhật bản

3. Xây dựng một du lịch Việt Nam theo hướng bền vững

- Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa

hiệp của ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội,

vì vậy kết hợp phát triển du lịch, tăng doanh số, luôn phải đi kèm với việc bảo

vệ môi trường

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân bản địa

và khách du lịch.

+ Thúc đẩy phát triển loại hình du lịch tình nguyện, du lịch kết hợp với

những hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường.

+ Khai thác tại nguyên du lịch hợp lý, tránh việc gây tổn hại đến đời sống

sinh vật.

- Cải thiện cuộc sống của người dân bản địa là một yếu tố không thể thiếu

trong sự thành công của du lịch. Tạo công ăn việc làm cho người dân từ những

hoạt động du lịch, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa tận dụng được nguồn nhân

lực địa phương.

- Thúc đẩy sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả giữa các ban ngành, các thành

phần kinh tế, xã hội.

=> Nếu làm tốt những việc trên, tôi tin rằng du lịch Việt Nam sẽ không chỉ

dừng lại ở việc thu hút khách du lịch Nhật Bản, mà còn là khách du lịch trên

toàn thế giới.

KẾT LUẬN

Khái quát được trên nhiều phương diện về xu hướng du lịch của người

Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau, bối cảnh khác nhau. Qua đó thấy được

rằng du lịch là một ngành nhạy cảm, xu hướng du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn

từ tình hình kinh tế, chính trị, ưu nhược điểm của các địa điểm du lịch , nhu cầu

và đặc điểm của khách du lịch. Xu hướng du lịch Nhật Bản mang dáng vẻ của

xu hướng chung của du lịch thế giới, có thể nói người Nhật Bản chịu nhiều ảnh

hưởng từ xu hướng chung của thế giới và cũng là những người đi đầu cho xu

hướng chung đó. Xu hướng du lịch đang có chiều hướng hướng tới các điểm du

lịch châu Á, những địa điểm du lịch chất lượng dịch vụ tốt, giá cả phải chăng ;

trong đó du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch thực tế, du lịch thể thao, du

lịch tình nguyện là những loại hình du lịch được ưa chuộng. Người Nhật là

những người du lịch nhiều nhất thế giới, có nhu cầu tiêu dùng cao, có tiềm lực

kinh tế tuy nhiên cũng là những khách hàng rất khó tính, việc thu hút khách du

Page 6: Xu hướng du lịch của người nhật bản

lịch Nhật Bản hứa hẹn mang đến những nguồn thu lớn nhưng cũng đặt ra rất

nhiều thách thức cho các nhà làm du lịch, trong đó có Việt Nam.

Du lịch Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch Nhật

Bản, tuy nhiên do vẫn còn có những khuyết điểm cố hữu (chất lượng dịch vụ

còn hạn chế, giao thông không đảm bảo an toàn, ô nhiễm môi trường) nên vẫn

chưa được đánh giá cao.

Ở bài nghiên cứu khoa học của mình tôi đã nêu ra những đề xuất trong việc

phát triển ngành du lịch Việt Nam trong lĩnh vực thu hút khách du lịch Nhật

Bản nói riêng và thế giới nói chung, trong đó tôi nhấn mạnh vai trò của việc

quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng một nền du lịch phát triển

bền vững.Tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu, và thực tế đã thu được những kết quả nhất định, nhưng chắn chắn vẫn sẽ còn những vấn đề cần được tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Trong đó có vấn đề về chất lượng dịch vụ, và các giải pháp về xu hướng phát triển nền du lịch bền vững. Hy vọng tôi sẽ được tạo điều kiện nhiều hơn nữa để đi sâu nghiên cứu lĩnh vực mang tính ứng dụng cao này.