XEM TIẾP TRANG 2 Bí thư Tỉnh ủy trao tặng bức trướng cho...

8
Trong 2 ngày 25 và 26/8, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2017 - 2022) đã diễn ra trọng thể tại Hội trường Tỉnh ủy với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Phi Long - Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các huyện - thành, các tỉnh đoàn bạn và 210 đoàn viên ưu tú đại diện cho ý chí, nguyện vọng của 81.739 đoàn viên... Điểm tựa của người cao tuổi XEM TIẾP TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 Cuối tháng 7 vừa qua, thành phố Đà Lạt đã phê duyệt kế hoạch đầu tư KINH TẾ Rau, hoa công nghệ cao - nhân rộng cách nào? Bài 3: Khi hoa cần vốn và giống bản quyền TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4863 - THỨ HAI NGÀY 28/8/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 6 TRANG 5 Tổ chức bàn giao cây giống tại huyện Di Linh. Ảnh: Minh Đạo Ngày hội của những tấm lòng TRANG 5 ĐÀ LẠT: 4 năm, đầu tư trên 244 tỷ đồng cho trường lớp TRANG 4 Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng. SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, THÁNG 10/1947, SĐD, T.5, TR.250-251. Đa lợi ích từ trồng cây Chương trình UN-REDD Bí thư Tỉnh ủy trao tặng bức trướng cho đại hội. Ảnh: Q.uyển trên 244,4 tỷ đồng để xây dựng mới cũng như nâng cấp cơ sở vật chất trường học trên địa bàn trong giai đoạn 4 năm đến, từ 2017 đến 2020. ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ X (NHIỆM KỲ 2017 - 2022) Tiên phong, sáng tạo, cống hiến VÒNG CHUNG KẾT HỘI THI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG 2017: Công an tỉnh đoạt giải nhất Với 93,1 điểm, dẫn đầu trong 16 đội tham gia, Công an tỉnh đã xuất sắc đoạt giải nhất tại Vòng Chung kết Hội thi Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh Lâm Đồng năm 2017 vừa kết thúc sau 2 ngày diễn ra - từ 24 đến 25/8 tại Đà Lạt. 16 đội trên gồm 12 đội đại diện cho 12 huyện, thành của tỉnh cùng 4 đội cấp tỉnh, gồm Sở Nội vụ, Cục Thuế Lâm Đồng, Bảo hiểm Xã hội Lâm Đồng và Công an tỉnh. Đây là những đội dẫn đầu tại vòng thi ở cấp huyện, thành và cấp các đơn vị của tỉnh. Cũng như hội thi ở cấp cơ sở, tại vòng chung kết, các đội dự thi phải trải qua 3 phần thi, gồm thi chào hỏi, thi lý thuyết và thi tiểu phẩm. Theo đánh giá của Ban tổ chức, hầu hết các đội đến với vòng chung kết đều có sự đầu tư và chuẩn bị rất kỹ với các phần dự thi có chất lượng rất tốt. Trong phần thi chào hỏi, hầu hết các đội đã thể hiện bằng nhiều hình thức như thơ ca, múa hát, hò vè, thuyết trình…

Transcript of XEM TIẾP TRANG 2 Bí thư Tỉnh ủy trao tặng bức trướng cho...

Trong 2 ngày 25 và 26/8, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2017 - 2022) đã diễn ra trọng thể tại Hội trường Tỉnh ủy với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Phi Long - Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các huyện - thành, các tỉnh đoàn bạn và 210 đoàn viên ưu tú đại diện cho ý chí, nguyện vọng của 81.739 đoàn viên...

Điểm tựa của người cao tuổi

XEM TIẾP TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

Cuối tháng 7 vừa qua, thành phố Đà Lạt đã phê duyệt kế hoạch đầu tư

KINH TẾRau, hoa công nghệ cao -

nhân rộng cách nào?Bài 3: Khi hoa cần vốn và

giống bản quyềnTRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4863 - THỨ HAI NGÀY 28/8/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 6

TRANG 5

Tổ chức bàn giao cây giống tại huyện Di Linh. Ảnh: Minh Đạo

Ngày hội của những tấm lòng

TRANG 5

ĐÀ LẠT: 4 năm, đầu tư trên 244 tỷ đồng cho trường lớp

TRANG 4

Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng.

SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, THÁNG 10/1947, SĐD, T.5, TR.250-251.

Đa lợi ích từ trồng cây Chương trình UN-REDD

Bí thư Tỉnh ủy trao tặng bức trướng cho đại hội. Ảnh: Q.uyển

trên 244,4 tỷ đồng để xây dựng mới cũng như nâng cấp cơ sở vật chất trường học trên địa bàn trong giai đoạn 4 năm đến, từ 2017 đến 2020.

ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ X (NHIỆM KỲ 2017 - 2022)

Tiên phong, sáng tạo, cống hiến

VÒNG CHUNG KẾT HỘI THI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG 2017:

Công an tỉnh đoạt giải nhấtVới 93,1 điểm, dẫn đầu trong 16

đội tham gia, Công an tỉnh đã xuất sắc đoạt giải nhất tại Vòng Chung kết Hội thi Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh Lâm Đồng năm 2017 vừa kết thúc sau 2 ngày diễn ra - từ 24 đến 25/8 tại Đà Lạt.

16 đội trên gồm 12 đội đại diện cho 12 huyện, thành của tỉnh cùng 4 đội cấp tỉnh, gồm Sở Nội vụ, Cục Thuế Lâm Đồng, Bảo hiểm Xã hội Lâm Đồng và Công an tỉnh. Đây là những đội dẫn đầu tại vòng thi ở cấp huyện, thành và cấp các đơn vị của tỉnh.

Cũng như hội thi ở cấp cơ sở, tại vòng chung kết, các đội dự thi phải trải qua 3 phần thi, gồm thi chào hỏi, thi lý thuyết và thi tiểu phẩm.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, hầu hết các đội đến với vòng chung kết đều có sự đầu tư và chuẩn bị rất kỹ với các phần dự thi có chất lượng rất tốt.

Trong phần thi chào hỏi, hầu hết các đội đã thể hiện bằng nhiều hình thức như thơ ca, múa hát, hò vè, thuyết trình…

2 THỨ HAI 28 - 8 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Ra mắt Ban Chấp hành mới. Ảnh: Q.Uyển

Đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao giải nhất cho đội Công an tỉnh. Ảnh: V.Trọng

Ban Đoàn kết Công giáo huyện Di Linh tổ chức đại hội

Sáng 24/8, Ban Đoàn kết Công giáo huyện Di Linh đã tổ chức Đại hội đại biểu “Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Huyện Di Linh hiện có trên 52.800 tín đồ công giáo, sinh hoạt tại 21 cơ sở thờ tự. Trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước và bảo vệ Tổ quốc của Ban Đoàn kết Công giáo và bà con giáo dân trên địa bàn huyện có bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế..., nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Sống tốt đời, đẹp đạo”; cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”... Bên cạnh đó, Ban Đoàn kết Công giáo của huyện đã chú trọng hướng các hoạt động về cơ sở, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng giáo xứ, họ đạo tiên tiến, gia đình công giáo gương mẫu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình sản xuất nhằm nâng cao đời sống cho bà con giáo dân. Vì vậy, đã có nhiều hộ giáo dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, như hộ ông Nguyễn Văn Lương, K’Dil, K’Tôn…

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Đoàn kết Công giáo huyện đã tổ chức 11 đợt hiến máu tình nguyện thu được 1.171 đơn vị máu cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng. Hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng sửa chữa, xây mới 5 căn nhà tình thương cho bà con giáo dân nghèo. Đồng thời, phối hợp với Ban An toàn giao thông huyện tổ chức phát động ký giao ước thi đua về đảm bảo trật tự an toàn giao thông với 12 giáo xứ và 3 giáo họ.

Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Đoàn kết Công giáo huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu “Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022 trong thời gian tới.

LAM PHƯƠNG

Đảng bộ huyện Di Linh đã kết nạp 141 đảng viên mới

Tại cuộc họp định kỳ tháng 8/2017 mới đây, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã xét và đồng ý phê chuẩn kết nạp thêm 35 đảng viên mới; nâng số lượng kết nạp từ đầu năm 2017 đến nay lên tới 141 đảng viên, đạt 78,3% kế hoạch cả năm.

Để tạo nguồn phát triển đảng viên mới, Huyện ủy Di Linh đã tổ chức 2 lớp học tập tìm hiểu, nhận thức về Đảng cho trên 200 học viên, là những đoàn viên, hội viên ưu tú được các tổ chức cơ sở đảng giới thiệu. Trong công tác phát triển đảng viên mới, Đảng bộ huyện quan tâm đến đoàn viên, hội viên trẻ tuổi đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân và những chi bộ có số lượng đảng viên ít. Đến nay, Đảng bộ các xã Gung Ré, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch phát triển đảng viên cả năm.

Cùng với công tác phát triển đảng viên, công tác kiểm tra Đảng cũng được Huyện ủy Di Linh quan tâm. Qua công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã phát hiện 11 đảng viên vi phạm và đã có biện pháp xử lý kỷ luật.

XUÂN LONG

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ... TIẾP TRANG 1

... Đại hội đã đánh giá trung thực, khách quan những kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh đạt được trong nhiệm kỳ qua, những hạn chế cần khắc phục, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phướng hướng mục tiêu đưa phong trào phát triển trong 5 năm tới.

Phát biểu tại đại hội, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã biểu dương những thành quả phong trào tuổi trẻ đạt được, đồng thời nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các phong trào hành động cách mạng; qua đó xây dựng bản lĩnh chính trị, bồi đắp lòng yêu nước, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, động viên đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tích cực học tập, lao động, sáng tạo, tiên phong, xung kích trên các lĩnh vực cuộc sống. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn: Tổ chức Đoàn cần bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, nhất là 9 nhiệm vụ then chốt, 4 chương trình trọng tâm, 12 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh để cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay. Đổi mới mạnh

mẽ về nội dung, phương thức hoạt động Đoàn theo hướng sâu sát, thiết thực, hiệu quả. Chú trọng đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cho đoàn viên, thanh thiếu niên, xây dựng lớp trẻ có lối sống lành mạnh, có văn hóa, tôn trọng pháp luật. Cụ thể hóa các phong trào hành động cách mạng, phát huy sức trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thành những công trình, phần việc, mô hình cụ thể gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương. Triển khai hiệu quả các chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kỹ năng thực hành xã hội, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần, chăm lo giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và hành động, mở rộng mặt trận thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín và gắn bó với thanh niên. Phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu cho Đảng những đoàn viên ưu tú, bổ sung nguồn cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực cho các

cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đồng chí đã trao tặng bức trướng mang dòng chữ “Tuổi trẻ Lâm Đồng tiên phong, sáng tạo, cống hiến xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.

Đại hội đã bầu ra 45 ủy viên Ban Chấp hành, 15 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, chị Trần Thị Chúc Quỳnh được tín nhiệm tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022, anh Phan Đức Thái và anh Hồ Ngọc Phong Hải cùng tái đắc cử chức vụ Phó Bí thư.

Với phương châm “Tiên phong, sáng tạo, cống hiến”, đại hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết với 10 chỉ tiêu cơ bản. Đó là 100% cán bộ Đoàn - Hội, ít nhất 85% đoàn viên, hội viên được học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn các cấp và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 100% đoàn viên, ít nhất 85% thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 100% cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư xây dựng mô hình phát triển kinh tế giỏi; 100% cơ sở đoàn có sáng kiến, sáng tạo phục vụ lợi ích cộng đồng. 100% cơ sở đoàn có các công trình, phần việc, hoạt

động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị. Khai thác thêm 200 tỷ đồng từ các nguồn vốn hỗ trợ cho thanh niên phát triển sản xuất, học tập; 100% cơ sở đoàn có các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Tư vấn, hướng nghiệp cho 120 ngàn ĐVTN; giới thiệu việc làm cho ít nhất 15 ngàn ĐVTN. 100% cơ sở đoàn nhận đỡ đầu 1 thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, nhận cảm hóa, giúp đỡ, hỗ trợ ít nhất 1 thanh thiếu niên chậm tiến tại địa phương trở nên tiến bộ. Trên 60% liên đội có mô hình mới, 95% liên đội đạt danh hiệu liên đội mạnh các cấp; 85% thiếu nhi trở lên đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Kết nạp ít nhất 50 ngàn đoàn viên mới, nâng tỷ lệ tập hợp thanh niên lên 70%; giới thiệu ít nhất 15 ngàn đoàn viên ưu tú cho Đảng; phấn đấu kết nạp đảng viên mới đạt 65% là ĐVTN. Thành lập mới 15 chi đoàn, chi hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Dịp này TW Đoàn đã tặng kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ cho 20 cá nhân và tặng bằng khen cho 9 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; 9 tập thể và 10 cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua cũng được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng. Nhân dịp này, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã trao học bổng cho học sinh huyện Đam Rông 20 triệu đồng, 2 nhà nhân ái cho gia đình thiếu nhi nghèo trị giá 60 triệu đồng; Sacombank cũng trao học bổng 10 triệu đồng cho học sinh nghèo hiếu học. Các đơn vị, tổ chức và đại biểu tham dự đại hội đã đóng góp ủng hộ đồng bào Tây Bắc 36,5 triệu đồng, quyên góp ủng hộ Quỹ học bổng “Vì đàn em thân yêu” 75 triệu đồng.

QUỲNH UYỂN

Vòng chung kết Hội thi Cải cách hành chính... TIẾP TRANG 1

... Thông qua đó, các đội đã thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu của phần thi này đặt ra như nêu được truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, mục đích, tinh thần tham gia hội thi của đơn vị mình nên kết quả nhiều đội đạt điểm rất cao.

Đối với phần thi trả lời câu hỏi, nhiều đội đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tìm hiểu các chủ trương, chính sách, pháp luật về CCHC và đa số các đội thi đều trả lời tốt các câu hỏi đặt ra.

Đặc biệt là phần tiểu phẩm, hầu hết các đội đã đầu tư và tập luyện khá công phu, nhiều kịch bản có nội dung sâu lẫn cách thể hiện mang tính nghệ thuật cao, các thành viên diễn đạt tốt, phản ánh được thực trạng những vướng mắc và đưa ra các giải pháp tháo gỡ trong thực hiện CCHC hiện nay của các cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Chính vì vậy, theo đánh giá, Hội thi CCHC năm nay từ vòng cơ sở đến vòng chung kết đã có những tác động tích cực trong việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác CCHC của tỉnh; góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan

hành chính nhà nước trên địa bàn, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ trong thực thi công vụ, đẩy mạnh công cuộc CCHC của tỉnh.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội Công an tỉnh; 2 giải nhì thuộc về đội UBND xã Quảng Lập - Đơn Dương

và đội UBND Phường 1 - Đà Lạt; 3 giải ba thuộc về các đội: UBND huyện Cát Tiên, UBND TP Bảo Lộc và Sở Nội vụ; 4 giải khuyến khích thuộc về các đội: UBND huyện Đức Trọng, UBND huyện Đạ Tẻh, Cục Thuế Lâm Đồng và Bảo hiểm Xã hội Lâm Đồng.

VIẾT TRỌNG

3 THỨ HAI 28 - 8 - 2017KINH TẾ

Rau, hoa công nghệ cao - nhân rộng cách nào?Bài 3: Khi hoa cần vốn và giống bản quyền

Đầu tư từ 8 đến 50 tỷ đồng/ha Đầu năm 2016, phóng viên được

tiếp xúc trang trại chuyên canh hoa lily hơn 5ha nhà kính, nhà lưới công nghệ cao ở xã Xuân Thọ, Đà Lạt. Ở đây tổ chức sản xuất theo từng phân khu đảo trộn giá thể hữu cơ vi sinh, xuống củ giống trồng mới, chăm sóc luống cây theo từng giai đoạn sinh trưởng, thu hoạch cắt cành, sơ chế đóng gói... nên hàng ngày đều có sản phẩm thu hoạch. Chủ trang trại hoa lily, anh Nguyễn Hữu Trí cởi mở: “Trung bình mỗi ngày trang trại chúng tôi thu hoạch hoa lily nhiều loại giống Hà Lan chuyển xuống Sài Gòn tiêu thụ khoảng 4.000 - 6.000 cành. Những dịp cao điểm lễ, tết, trang trại xuất vườn lên đến 200.000 cành. Theo thời vụ mỗi loại hoa lily canh tác từ 75 - 90 ngày, trang trại chúng tôi bố trí những phần diện tích sản xuất và thu hoạch sản phẩm tương ứng với khả năng khai thác thị trường của mình…”.

Thường trước khi bước vào mỗi thời vụ sản xuất hoa lily, trang trại của anh Nguyễn Hữu Trí cho đội ngũ nhân viên của mình khảo sát thị trường thông qua những bạn hàng truyền thống và bạn hàng mới, kể cả khách hàng mua hoa lẻ về trang trí. Sau khi tổng hợp kết quả này, trang trại triển khai sản xuất hoa lily với số diện tích tương ứng với số lượng sản phẩm cung cấp theo dự báo của thị trường. Nhờ chủ động thị trường tiêu thụ, trang trại hoa lily của anh Nguyễn Hữu Trí đạt lợi nhuận sau 8 năm sản xuất vừa đủ nguồn vốn đầu tư mở rộng diện tích từ 1,7 ha tăng lên 5 ha.

Nếu với giá giống hoa lily trên thị trường khoảng hơn 20.000 đồng/củ, nhân với mật độ trồng 400.000 củ/ha ở Đà Lạt, thì tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 8 tỷ đồng/ha mỗi vụ sản xuất. Chưa kể đầu tư nhà kính cùng các thiết bị vận hành công nghệ cao trồng hoa lily trên giá thể với nguồn vốn tối thiểu 2 tỷ đồng/ha.

Chưa dừng lại, mức đầu tư này sẽ tăng lên trên mỗi ha 10 tỷ đồng và 50 tỷ đồng để sản xuất lần lượt sản phẩm hoa lan vũ nữ và hoa lan hồ điệp công nghệ châu Âu ở Công ty TNHH Hoa Mặt Trời (xã Phú Hội, Đức Trọng). Anh Huỳnh Tấn Sơn, Giám đốc công ty này thông tin: “Giữa năm 2004, khi vừa thành lập và đi vào hoạt động, Công ty TNHH Hoa Mặt Trời nhập khẩu các giống hoa lan hồ điệp, lan vũ nữ trồng thử nghiệm tại địa bàn xã Phú Hội. Sau 8 năm chăm sóc đối chứng với nhiều điều kiện, đối tác Nhật Bản, Đài Loan đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt mức cao nhất, từ đó ký hợp đồng tiêu thụ số lượng lớn hoa lan hồ điệp và hoa

Trong vòng 6 năm qua, diện tích hoa Lâm Đồng từ hơn 5.500 ha tăng lên gần 8.400 ha, sản lượng tương ứng đạt 1,1 tỷ cành đến gần 3 tỷ cành. Trong đó, vùng sinh thái Đà Lạt chiếm khoảng 65% diện tích và 67% sản lượng. Do thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất đồng bộ công nghệ cao và thiếu các nguồn giống hoa bản quyền trong nước và nhập khẩu, dẫn đến sản lượng hoa Lâm Đồng xuất khẩu mỗi năm chỉ đạt từ 10 - 15%.

lan vũ nữ với công ty chúng tôi…”.Để có đủ sản lượng hoa lan hồ

điệp và vũ nữ xuất khẩu, công ty đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành 2 hạng mục chính gồm: phòng nuôi cấy mô công suất 3 triệu cây giống/năm và xưởng bảo quản, đóng gói hoa thu hoạch 1.500 m² đạt công suất 7 triệu cành/năm. Đồng thời tìm đến từng hộ nông dân trong huyện Đức Trọng vận động thành lập Tổ hợp tác liên kết trồng hoa với công ty. Trước khi bắt tay vào vụ đầu tiên, công ty mời chuyên gia đến từ Đài Loan, Nhật Bản tổ chức 70 khóa đào tạo, tập huấn, chuyển giao trực tiếp cho nông dân về kỹ thuật nuôi cấy mô, chăm sóc hoa lan vũ nữ, lan hồ điệp, quy trình đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, vận chuyển xuất khẩu…

Kết quả sản phẩm hoa lan vũ nữ và hồ điệp của nông dân thu hoạch hàng ngày đều tập trung tại công ty để đóng gói xuất khẩu bằng đường biển và đường hàng không chiếm tỷ lệ khoảng 70%; còn lại tỷ lệ 30% phân phối đến thị trường các đô thị lớn trong nước. Doanh thu sau khi trừ các chi phí công khai, còn lại thanh toán toàn bộ cho nông dân.

Tính chung giai đoạn năm 2011 - 2017, Công ty TNHH Hoa Mặt Trời liên kết với 52 hộ nông dân Đức Trọng, đầu tư tổng nguồn vốn 254 tỷ đồng sản xuất 30 ha hoa lan vũ nữ và 2,5 ha hoa lan hồ điệp công nghệ cao.

Theo đó, sản lượng năm 2016 gần 2 triệu cành và dự kiến năm 2017 đạt 3 triệu cành. Lợi nhuận thu về cho hộ nông dân liên kết ổn định từ 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm.

Hiện tại, nhiều đối tác các nước Trung Đông, Úc, Nga, Singapore… đặt vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ hoa lan vũ nữ, hoa lan hồ điệp trồng tại Đức Trọng với số lượng hàng triệu cành mỗi năm, nhưng Công ty TNHH Hoa Mặt Trời và hộ nông dân trong tổ hợp tác liên kết không thể đáp ứng vì thiếu quá lớn nguồn vốn đầu tư. “Đến nay toàn bộ tài sản của công ty chúng tôi cùng các hộ nông dân liên kết sản xuất hoa lan vũ nữ và lan hồ điệp đều thế chấp vay vốn đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới, thiết bị, cây giống… Tuy nhiên, khối tài sản hình thành sau vốn vay ở đây đều không được thế chấp để tiếp tục vay vốn mở rộng đầu tư sản xuất…”, Giám đốc Huỳnh Tấn Sơn phản ánh thêm.

Hơn 90% giống hoa Đà Lạt có nguồn gốc nhập khẩuCuối năm 2016, phóng viên đến

Nông trại hoa Việt Lạc (xã Đạ Sar, Lạc Dương) được chủ nhân anh Vương Việt Nam (SN 1978) cung cấp thông tin về giống hoa cẩm chướng bản quyền từ nước Nhật đưa về trồng. Đúng lúc công nhân đang đóng thùng xuất khẩu sang Nhật. “Vì sản xuất giống hoa cẩm chướng bản quyền của Nhật nên chỉ tuân thủ theo hợp đồng xuất khẩu sang Nhật, cũng như không được tự ý nhân giống trồng ở những khu vườn khác ngoài trang trại…”, anh Vương Việt Nam cho hay. Và kết thúc năm 2016, trên 2 ha sản xuất hoa cẩm chướng bản quyền của Nhật đã đạt doanh thu từ 3 - 3,5 tỷ đồng/ha, cao hơn gấp nhiều lần so với sản xuất các giống hoa tự chọn tạo, nhân giống từ các cơ sở nuôi cấy mô ở Đà Lạt và các vùng phụ cận.

Trong 7 tháng đầu năm 2017,

Nông trại Việt Lạc chuyển sang trồng thử nghiệm thành công 10 giống hoa mẫu đơn bản quyền từ Hà Lan. Kế hoạch cuối năm 2017, Việt Lạc sẽ trưng bày và chào bán đồng loạt 30.000 chậu hoa mẫu đơn tại Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII. Số chậu hoa mẫu đơn này cũng được sản xuất trên diện tích 1.000 m² nhà kính, tọa lạc ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, dự kiến đạt doanh thu ban đầu từ 4 - 4,5 tỷ đồng/ha/năm.

Theo Công ty TNHH Linh Ngọc (Nguyễn Đình Chiểu, Đà Lạt), một đơn vị có “thâm niên” mười mấy năm nhập khẩu các giống “hoa đẹp” nhận định hơn 90% giống hoa đang sản xuất tại Đà Lạt có nguồn gốc nhập khẩu. Qua thời gian canh tác đã lâu năm, các giống hoa này (khoảng 400 loài) đang được thương mại hóa bởi các cơ sở sản xuất nhân giống cấy mô, hay nông dân tự ghép cải tạo. Trong khi đó, việc chọn tạo các giống hoa mới bản quyền Đà Lạt phần lớn chỉ mới dừng lại ở phạm vi sản xuất thử nghiệm, vẫn còn thiếu điều kiện để sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.

Do đó, chất lượng hoa Đà Lạt nói chung tiêu thụ quanh năm chủ yếu ở thị trường nội địa, giá trị lợi nhuận thu về luôn ở mức thấp so với tiềm năng, lợi thế của khí hậu, thổ nhưỡng cao nguyên Đà Lạt và vùng phụ cận có độ cao từ 800 m - 1.500 m so với mặt nước biển. Vì vậy, việc trồng giống hoa bản quyền ngoại nhập chất lượng xuất khẩu ra các thị trường lớn chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng hoa thương hiệu Đà Lạt…

VĂN VIỆT

Bài 4: Giải pháp chuỗi liên kết và phát triển thương hiệu

Hoa cẩm chướng bản quyền sản xuất ở xã Đạ Sar, Lạc Dương đạt doanh thu 3- 3,5 tỷ đồng/ha/năm. Ảnh: V.Việt

750 triệu USD xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Lâm Đồng đạt tổng kim ngạch xuất khẩu

750 - 800 triệu USD, trong đó xuất khẩu các mặt hàng

chủ lực đạt khoảng 750 triệu USD.

Cụ thể, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu đạt 480 triệu USD

thuộc nhóm 5 mặt hàng: cà phê, chè, rau, hoa, hạt điều;

tiếp theo nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng

sản (tập trung Alumin) ước đạt 175 triệu USD; còn lại

nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (tơ

xe, lụa tằm, dệt may) đạt khoảng 95 triệu USD.

Định hướng trong 4 năm tới, Lâm Đồng sẽ tăng sản

lượng cà phê thông qua chương trình tái canh cải tạo, thay thế giống mới, nâng cao

tỷ lệ chế biến sâu. Cây chè và cây rau tiếp tục phát triển

sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,

UTZ, hữu cơ… Cây hoa chú trọng nhân giống mới, giống bản quyền, phân loại và bảo quản sau thu hoạch.

Sản lượng xuất khẩu hạt điều tăng lên, nhưng vẫn đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhóm hàng công nghiệp

nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cần phát triển các ngành hỗ trợ, giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu; hàng công

nghiệp nặng và khoáng sản tận dụng cơ hội thị

trường thuận lợi để tăng giá trị xuất khẩu.

MẠC KHẢI

Xuất bán hơn 1.000 tấn lúa gạo nhãn hiệu “Lúa - gạo Cát Tiên”

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cát Tiên,

từ đầu năm 2017 đến nay, Cát Tiên đã xuất bán được

hơn 1.000 tấn lúa và gạo mang nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên” tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Cụ thể, trong số này có 875 tấn gạo

và trên 160 tấn lúa giống. Số liệu ngành chức năng còn cho thấy, huyện Cát

Tiên hiện có hơn 300 ha đất sản xuất lúa giống và hơn 3.300 ha đất sản xuất lúa

chất lượng cao. Năng suất lúa chất lượng cao đạt 61,5

tạ/ha và năng suất lúa giống đạt gần 70 tạ/ha. Từ khi được

cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”

(năm 2011) đến nay, đã có 5 cá nhân và tổ chức được giao

quyền sử dụng nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”. Hiện

tại, Cát Tiên có 10 tổ hợp tác và 3 hợp tác xã tham gia sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm “Lúa - Gạo Cát Tiên”.

N.ĐỒNG

4 THỨ HAI 28 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

VIẾT TRỌNG

Giải quyết tình trạng quá tảiNhư Quyết định 2488/QĐ-UBND

do UBND TP Đà Lạt ban hành ngày 21/7/2017 nêu rõ, mục tiêu trước mắt của gói đầu tư 244,4 tỷ đồng cho hệ thống trường lớp của Đà Lạt trong 4 năm đến nhằm đáp ứng đủ số phòng học, giải quyết tình trạng quá tải học sinh trong lớp, số lớp trong trường đối với các trường học, cấp học trên địa bàn vốn đã chịu áp lực về sĩ số lâu nay.

Dự kiến trong 4 năm đến, đến năm 2020, số học sinh ở cả 4 cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) của Đà Lạt sẽ tiếp tục tăng lên trên 53 nghìn học sinh như hiện nay.

Mục tiêu thứ hai mà gói đầu tư lớn này hướng đến nhằm hiện thực hóa lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn theo kế hoạch mà thành phố đã đưa ra. Theo yêu cầu, các công trình này trong khi đầu tư, xây dựng phải hướng đến đạt chuẩn về cơ sở vật chất, bám sát các qui định về quy mô trường lớp, định mức diện tích xây dựng, định mức diện tích phòng học, sân chơi, bãi tập, khu văn phòng, thư viện… để khi đủ điều kiện, các trường này sẽ vươn lên đạt chuẩn quốc gia.

Thành phố đã chia gói 244,4 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 này thành 3 nhóm cụ thể: nhóm cho các trường khó khăn về cơ sở vật chất; nhóm cho các trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và nhóm nâng cấp cơ sở các trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng còn khó khăn về cơ sở vật chất, còn thiếu phòng học hay còn phòng học cấp 4.

Trong nhóm xây dựng phòng học tại các trường khó khăn về cơ sở vật chất, thành phố sẽ đầu tư tổng cộng 60,5 tỷ đồng cho 5 trường trong 4 năm đến, trong đó có 3 trường mầm non, gồm Mầm non 3 (tại Phường 3), Mầm non 5 - phân hiệu Trần Nhật Duật (Phường 5) và Mầm non 6 (Phường 6) cùng 2 trường tiểu học gồm Tiểu học Đoàn Kết (Phường 2) và Tiểu học Mê Linh với Phân hiệu

An Lạc (thuộc Phường 4). Trong số 5 trường trên, Tiểu học

Đoàn Kết trong năm 2017 này được đầu tư 18,7 tỷ đồng để xây mới 9 phòng học, 3 phòng chức năng, khu văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh. Trường Mầm non 3 thời gian đến cũng sẽ được xây mới 9 phòng học, 2 phòng chức năng, khu hiệu bộ, nhà bếp cùng các công trình phụ trợ đi kèm, cả trang thiết bị với tổng mức đầu tư khoảng 16,3 tỷ đồng. Các trường còn lại như Mầm non 6 được đầu tư 10 tỷ đồng để xây nhiều hạng mục; Phân hiệu An Lạc của Tiểu học Mê Linh được đầu tư 7,5 tỷ đồng xây dựng 6 phòng học và cơ sở hạ tầng; Phân hiệu Trần Nhật Duật của Mầm non 5 được đầu tư 8 tỷ đồng xây 6 phòng học, văn phòng, nhà vệ sinh, bếp ăn, sân trường và trang thiết bị.

Trong nhóm các trường nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, thành phố sẽ đầu tư 108 tỷ đồng cho 8 trường và phân hiệu gồm Mầm non Xuân Trường (xã Xuân Trường), Mầm non Trạm Hành (xã Trạm Hành), Tiểu học Xuân Trường, Mầm non 8 (Phường 8), Phân hiệu Nguyên Tử Lực của Mầm non 8, Tiểu học Nam Thành (Phường 3), THCS - THPT Đống Đa và THCS - THPT Chi Lăng.

Trong 8 trường và phân hiệu trên, đến thời điểm này đã có 3 trường được đầu tư trong năm 2017 này, gồm Mầm non Xuân Trường (xây 12 phòng học, phòng chức năng, văn phòng, bếp ăn, mua trang thiết bị..., tổng kinh phí 15 tỷ đồng), Tiểu

học Xuân Trường (xây 3 phòng học, phòng chức năng, văn phòng, kinh phí 6 tỷ đồng) và Mầm non 8 (xây 10 phòng học, phòng chức năng, văn phòng, bếp ăn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tổng kinh phí khoảng 17,5 tỷ đồng).

5 trường còn lại sẽ được đầu tư trong thời gian đến gồm Mầm non Trạm Hành (giai đoạn 2) với 7 tỷ đồng; Phân hiệu Nguyên Tử Lực - Mầm non 8 đầu tư khoảng 9 tỷ đồng; Tiểu học Nam Thành (xây 5 phòng học, văn phòng, phòng chức năng 7,5 tỷ đồng). Riêng Trường THCS - THPT Đống Đa sẽ cần đến khoảng 30 tỷ đồng để xây mới lại hệ thống phòng học tại đây cùng nhiều hạng mục đi kèm; còn THCS - THPT Chi Lăng cần 16 tỷ đồng để xây thêm phòng học, phòng chức năng.

Trong nhóm các trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng còn khó khăn về cơ sở vật chất, Đà Lạt đầu tư 75,9 tỷ đồng cho 10 trường. Cụ thể, Mầm non 12 (Phường 12) 7 tỷ đồng, xây 8 phòng học; Phân hiệu Võ Thị Sáu - Mầm non 2 (Phường 2) với 9,7 tỷ đồng xây 6 phòng học, nhà bếp, phòng chức năng; Tiểu học Lê Lợi (Phường 6) với 15 tỷ đồng xây mới nhiều hạng mục; Tiểu học Nam Thiên (Phường 5) với 8,7 tỷ đồng xây phòng học và phòng chức năng; Tiểu học Trần Bình Trọng (Phường 5) với 3,3 tỷ đồng xây 6 phòng học; Tiểu học Đa Thiện (Phường 8) 6,2 tỷ đồng xây 12 phòng học (khởi công từ năm 2016 và vừa hoàn tất đưa vào sử dụng trong năm học mới này); Tiểu học Tà

Nung (xã Tà Nung) 8,1 tỷ đồng xây 12 phòng học; Tiểu học Xuân Thọ (xã Xuân Thọ) 6 tỷ đồng để xây 9 phòng học; Tiểu học Đa Thành (Phường 7) 8,5 tỷ đồng xây 15 phòng học; Tiểu học Thái Phiên (Phường 12) 3,4 tỷ đồng xây nhiều hạng mục.

Cần lưu ý, kinh phí trên chưa bao gồm việc duy tu, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất thường xuyên từ kinh phí sự nghiệp giáo dục được thành phố bố trí hằng năm.

80% trường họcđạt chuẩn quốc giavào năm 2020Tính đến thời điểm này, Đà Lạt

có 37/58 trường công lập trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 63,8%. Trong đó cao nhất là bậc mầm non với 12/17 trường, chiếm tỷ lệ 70,6%; kế đến là bậc tiểu học với 19/27 trường, tỷ lệ 70,4%; bậc THCS có 3/5 trường, chiếm 60% và thấp nhất là bậc THPT với 3/9 trường (tính cả các trường có 2 bậc học THCS - THPT), chiếm tỷ lệ 33,3%. Ngoài ra, thành phố còn có 2 trường ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia là Phổ thông Hermann Gmeiner và Mầm non Hiển Linh.

Khó nhất trong xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn, như Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Lạt cho biết, vẫn là cơ sở vật chất. Bên cạnh một số trường hiện còn thiếu phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành; một số trường khu vực trung tâm đang quá tải về sỹ số học sinh trong từng lớp, thiếu diện tích đất theo chuẩn qui định trong khi sỹ số học sinh mỗi năm đều tăng.

Theo lộ trình, đến năm 2020, 80% trường học công lập của Đà Lạt sẽ đạt chuẩn quốc gia, 65% trường học nói chung trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia.

Trước mắt, trong năm học 2017 - 2018 này, theo Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Lạt, sẽ phấn đấu thêm một số trường đạt chuẩn quốc gia gồm Mầm non Trạm Hành, Mầm non 8, Tiểu học Xuân Trường và THCS - THPT Xuân Trường. Và trong danh sách này có thêm một trường ngoài công lập nữa là Mầm non Thiên Thần Nhỏ.

VIẾT TRỌNG

Di Linh phấn đấucó thêm 7 trường học đạt chuẩn quốc gia

Trong năm học 2017 - 2018, huyện Di Linh phấn đấu có thêm 7 trường học đạt chuẩn quốc gia; trong đó, có 3 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học và 2 trường mầm non.

Để các trường học đạt chuẩn quốc gia, huyện tiếp tục tăng cường đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất theo Đề án kiên cố hóa trường lớp; đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, huyện tập trung đầu tư trọng điểm đối với các trường gắn với lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Toàn huyện Di Linh hiện có 77 trường công lập (trung học cơ sở, tiểu học và mầm non) và 5 trường mầm non tư thục. Hiện nay, trong số các trường công lập chỉ mới có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 37,7%, đạt thấp hơn 6,8% so với tỷ lệ bình quân chung trong toàn tỉnh. XL

ĐÀ LẠT: 24/27 trường tiểu họctổ chức dạy 2 buổi/ngày

Phòng GD&ĐT Đà Lạt cho biết, đã có 24 trường trong tổng số 27 trường tiểu học trên địa bàn tổ chức dạy 2 buổi/ngày.

Trong số trường dạy 2/buổi ngày trên, đã có 13 trường tổ chức bán trú cho học sinh (có ăn trưa và nghỉ lại buổi trưa tại trường).

Việc dạy và học 2 buổi/ngày theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo đã giúp học sinh bậc học này từng bước phát triển toàn diện. Bên cạnh chương trình quy định, nhiều trường dạy 2 buổi/ngày đã áp dụng các môn tự chọn cho học sinh, trong đó có ngoại ngữ. Đã có 16 trường tiểu học tổ chức Câu lạc bộ Tiếng Anh nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu ngoại ngữ cho học sinh bậc học này.

3 trường tiểu học còn lại chưa thực hiện dạy học 2 buổi ngày là Tiểu học Hùng Vương; Tiểu học Phan Như Thạch và Tiểu học Lý Thường Kiệt. Lý do học sinh đông, trường không đủ cơ sở vật chất. V.T

ĐÀ LẠT:

4 năm, đầu tư trên 244 tỷ đồng cho trường lớp Cuối tháng 7 vừa qua, thành phố Đà Lạt đã phê duyệt kế hoạch đầu tư trên 244,4 tỷ đồng để xây dựng mới cũng như nâng cấp cơ sở vật chất trường học trên địa bàn trong giai đoạn 4 năm đến, từ 2017 đến 2020.

Dãy 12 lớp học của Tiểu học Đa Thiện trị giá khoảng 6,2 tỷ đồng, khởi công từ năm 2016,đến nay đã hoàn tất, đưa vào sử dụng trong năm học mới 2017 - 2018. Ảnh: V.T

Đó là số tiền vận động hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa trong năm học vừa qua được Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng công bố tại Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018. Cụ thể: với chủ trương tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, năm học 2016 - 2017, Công đoàn ngành đã phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo phân công 39 đơn vị trực thuộc đóng góp xây dựng 5 nhà công vụ và 1 công trình

nước sạch với tổng giá trị 1 tỷ đồng; đồng thời, tham mưu Công đoàn Giáo dục Việt Nam xin hỗ trợ xây dựng nhà công vụ Trường THPT Quang Trung (Cát Tiên) trị giá 500 triệu đồng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của ngành Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, bằng nhiều giải pháp mới, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, Công đoàn ngành đã tổ chức nhiều phong trào và hoạt động có hiệu quả, thu hút đông đảo đoàn viên công đoàn trong ngành tham gia...

Dịp này, 1 cá nhân được tặng Kỷ

niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”, 1 tập thể được nhận Cờ thi đua, 2 tập thể và 1 cá nhân được nhận bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng bằng khen cho 1 tập thể và 5 cá nhân; Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Cờ thi đua cho 3 tập thể và bằng khen cho 18 tập thể, 18 cá nhân; Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng tặng giấy khen cho 20 tập thể và 60 cá nhân có đóng góp cho hoạt động công đoàn năm học 2016 - 2017.

TUẤN HƯƠNG

1, 5 tỷ đồng hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa

2 tập thể được nhận Cờ thi đua toàn diện củaLiên đoàn Lao động tỉnh.

5 THỨ HAI 28 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ngày 20/12/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch số 7941/KH-UBND về việc “Thực

hiện Đề án xây dựng, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” theo Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 2/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh được UBND tỉnh giao chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; các sở, ngành liên quan và Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh cùng tổ chức triển khai thực hiện. Vừa qua, đã tổ chức biên soạn tài liệu và các biểu mẫu hướng dẫn Hội các cấp trong tỉnh, tổ chức tập huấn cho hơn 60 cán bộ lãnh đạo là đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh, đại diện các sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, lãnh đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Đại diện Hội Người cao tuổi các huyện, thành phố về nội dung đề án, cách thức triển khai mô hình.

Đến nay, 10 huyện, thành phố đã nghiêm túc xây dựng kế hoạch thực hiện gồm UBND các huyện Đức Trọng, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, thành phố Đà Lạt và

Bảo Lộc. Hầu hết các huyện, thành phố đã

thống nhất xây dựng và ban hành kế hoạch và đều đã chọn thôn hoặc liên thôn (tổ dân phố) để xây dựng một mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trong năm 2017. Điển hình như huyện Đạ Tẻh chọn mô hình ở xã Mỹ Đức. Huyện Đạ Huoai chọn Thôn 1, xã Đạ M’Ri. Huyện Bảo Lâm chọn 2 Câu lạc bộ ở Thôn 3, xã Lộc An và thôn 3, xã B’Lá. Huyện Đức Trọng chọn mô hình ở thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An. Thành phố Đà Lạt chọn 2 Câu lạc bộ ở Tổ 1, Tổ 16, Phường 6. Huyện

Đam Rông chọn mô hình ở thôn Liên Hương, xã Đạ R’Sal. Huyện Đơn Dương chọn xã Quảng Lập. Thành phố Bảo Lộc chọn 2 Câu lạc bộ ở Tổ 12, phường B’ Lao và thôn Nga Sơn 1, xã Lộc Nga. Huyện Di Linh chọn mô hình ở Thôn 1, xã Hòa Trung. Hầu hết các câu lạc bộ được xây dựng đều hướng đến chọn lựa, chú trọng những gia đình có thành viên khá giả, có điều kiện về kinh tế, tâm huyết, trách nhiệm, có sức khỏe, uy tín với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc để xây dựng. Các thành viên trong câu lạc bộ sẽ được hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn, vươn

lên thoát nghèo, người già yếu, neo đơn được tình nguyện viên đến nhà chăm sóc, được khám bệnh miễn phí, được giúp đỡ khi ốm đau, hoạn nạn, được tạo điều kiện tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao,... Đó là những hoạt động thiết thực, đầy tính nhân văn của mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã và đang được triển khai.

Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau là một tổ chức xã hội tự nguyện tại cộng đồng, tập hợp nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, trong đó phần lớn là người cao tuổi, người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ với tinh thần người đi trước làm điểm tựa cho thế hệ đi sau; người khỏe chăm sóc, giúp đỡ người yếu - người cao tuổi, người giàu giúp đỡ người nghèo, tương trợ lẫn nhau nhằm cải thiện cuộc sống.

Theo thống kê đến nay đã có 9/12 huyện, thành phố đã chọn đơn vị để xây dựng được 12 mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và từng bước đi vào hoạt động, các mô hình

đều nhận được sự đồng tình của đông đảo người cao tuổi và các tầng lớp nhân dân.

Việc triển khai xây dựng mô hình cũng đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Trong đó, có đảng ủy đã ra nghị quyết lãnh đạo về xây dựng, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, như Đảng ủy Phường 6 thành phố Đà Lạt. Hoặc nhiều mô hình tại cơ sở đã nhận được sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và một số ngành liên quan.

Trao đổi với chúng tôi về việc triển khai nhân rộng mô hình trong thời gian tới, ông Đàm Xuân Đêu - Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh cho biết: Chúng tôi cũng đã đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội; các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế,... tiếp tục có chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc hệ thống tổ chức mình phối hợp thực hiện một cách hiệu quả đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng đến nhân rộng và xây dựng đề án một cách hiệu quả, thiết thực. Qua đó, góp phần giúp đỡ những người cao tuổi còn nghèo, khó khăn, giúp họ có điểm tựa vững chắc trong cuộc sống, hướng đến thực hiện tốt “Đề án xây dựng, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi.

NGUYỆT THU

Phải đến 7h sáng, Ngày hội Hiến máu trong CNVCLĐ tỉnh mới chính thức diễn ra,

nhưng ngay từ sáng sớm, đông đảo CNVCLĐ thuộc các tổ chức công đoàn đóng chân trên địa bàn TP Đà Lạt đã có mặt tại Hội trường Nhà Văn hóa Lao động. Đây là một hoạt động thiện nguyện được LĐLĐ tỉnh tổ chức thường niên, nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia những nỗi đau với người bệnh thông qua hoạt động hiến máu, cứu người. Đồng thời, đây cũng là nghĩa cử cao đẹp, thúc đẩy tinh thần đoàn kết tương trợ cộng đồng trong cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn.

Ngày hội hiến máu lần này thu hút gần 500 tình nguyện viên hiến máu. Trong ngày hội, các tình nguyện viên được các bác sĩ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy và các bác sĩ Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng xét nghiệm máu và tư vấn sức khỏe, đồng thời được cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện... Ngoài ra, để khích lệ tinh thần, quan

Ngày hội của những tấm lòngThiết thực và ý nghĩa là ấn tượng đọng lại về Ngày hội Hiến máu tình nguyện trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) vừa được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức vào ngày 25/8.

tâm cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ tham gia hiến máu, LĐLĐ tỉnh và các công đoàn cơ sở cũng đã dành tặng những phần quà động viên.

Tại ngày hội, có rất nhiều đoàn viên công đoàn lần đầu tiên tham gia hiến máu và cũng có những tình nguyện viên tham gia hoạt động này nhiều lần. Nhưng, tất cả đều cảm nhận được ý nghĩa thiết thực mà chương trình này mang lại, và đều có chung một tấm lòng thiện nguyện, mong muốn sẻ chia giọt máu ấm nồng của mình để cứu giúp những bệnh nhân trong cơn khốn khó.

Lần đầu tiên tham gia hiến máu tình nguyện, Phan Thị Mỹ Hạnh (UBND Phường 11, TP Đà Lạt) không tránh khỏi hồi hộp. Nhưng khi đến đây, được các bác sĩ tư vấn và sau khi cho máu xong, cảm thấy trong người vẫn bình thường, Hạnh cho biết: “Lúc đầu, nói thật em cũng run lắm, nhưng sau khi được các bác sĩ tư vấn, em đã hiểu hơn về hoạt động ý nghĩa này. Chắc chắn lần sau khi có đợt hiến máu, em sẽ tham gia”.

Sau lần hiến máu đầu tiên vào

năm 2009, từ đó đến nay, anh Lê Duy Hòa (Trưởng Đài Phát thanh - Truyền hình TP Đà Lạt) đều tham gia hiến máu trung bình 1 năm/lần. Anh chia sẻ: “Đây là lần thứ 14 tôi tham gia hiến máu tình nguyện. Sau mỗi lần hiến máu, sức khỏe tôi vẫn bình thường, vẫn ăn ngon, ngủ ngon nên mỗi lần có đợt hiến máu tình nguyện, tôi và CNVCLĐ trong đài đều tích cực tham gia. Tôi nghĩ, hoạt động này thật sự rất ý nghĩa và thiết

thực, bởi “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều đơn vị hàng năm đều vượt chỉ tiêu số lượng đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu tình nguyện, như Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ông Phạm Truyền - Phó Chủ tịch Công đoàn Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói: “Hàng năm, CNVCLĐ của các công đoàn trực thuộc đều

tích cực tham gia các đợt hiến máu tình nguyện do LĐLĐ tỉnh tổ chức và luôn vượt chỉ tiêu phân bổ. Cụ thể như năm 2016, chỉ tiêu phân bổ của tỉnh là 50 người, chúng tôi tham gia gần 70 người; năm nay chỉ tiêu là 70 người, chúng tôi tham gia là 82 người. Nhận thấy ý nghĩa của hoạt động này, CNVCLĐ của ngành đều tự nguyện tham gia vì ai cũng muốn góp một chút vào phong trào chung”.

Nói thêm về ngày hội đầy ý nghĩa này, bà Mai Lương Anh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo vận động hiến máu của tỉnh cho biết: “Hàng năm, chúng tôi thường chọn tháng 7, tháng 8 để tổ chức hoạt động này vì đây là khoảng thời gian khan hiếm về máu tại các bệnh viện. Và những năm gần đây, ngày hội hiến máu tình nguyện do LĐLĐ tỉnh tổ chức đã thu hút ngày càng đông CNVCLĐ tham gia. Vì vậy, năm nay, chúng tôi cũng được hỗ trợ thêm đội ngũ bác sĩ để đáp ứng số lượng đông đảo CNVCLĐ tham gia hiến máu. Và một điểm khác so với các năm trước đó là năm nay, nguồn máu thu được không chỉ cung cấp cho tỉnh, mà còn cung cấp cho Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, kịp thời phục vụ, cứu chữa cho người bệnh”.

THY VŨ

CNVCLĐ tỉnh tham gia hiến máu tại ngày hội. Ảnh: T.Vũ

Điểm tựa của người cao tuổiHướng đến mục tiêu tự giúp nhau dựa vào cộng đồng, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, nhất là người cao tuổi nghèo, khó khăn trong cộng đồng, Đề án xây dựng, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang được triển khai tích cực.

Ông Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam (thứ hai từ trái qua), cùng đoàn công tác đến thăm hỏi người cao tuổi bị bệnh tại Trạm Y tế xã Phú Hội, Đức Trọng.

Ảnh: N.Thu

6 THỨ HAI 28 - 8 - 2017

Lâm Đồng là một trong 6 tỉnh ở Việt Nam được triển khai Chương trình

UN-REDD giai đoạn II, vì vậy, cần phát huy lợi thế này một cách tối đa có thể. Với việc đồng hành từ các cơ quan đối tác thực hiện của LHQ như Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cùng nguồn tài trợ của Chính phủ Na Uy, chương trình trồng cây phân tán chắc chắn sẽ đưa lại nhiều lợi ích lớn. Mục tiêu của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II là nâng cao khả năng của Việt Nam để có thể hưởng lợi từ các khoản chi trả dựa trên kết quả cho REDD+ trong tương lai và thực hiện các thay đổi căn bản mới tích cực trong ngành lâm nghiệp. Đây là sự “thống nhất hành động” của hệ thống LHQ tại Việt Nam nói chung và giữa các bên liên quan trong Chương trình UN-REDD Việt Nam. Theo đó, các hoạt động sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc thực hiện các chính sách và biện pháp đề xuất trong Kế hoạch Hành động REDD+ cấp tỉnh. Mục đích của các kế hoạch này để chứng minh rằng thực sự có thể đạt được mục tiêu cô lập và giảm phát thải khí nhà kính bằng cách can thiệp thiết thực, chỉnh sửa hay gia hạn những chương trình quốc gia có tác động đến độ che phủ rừng hay sinh khối rừng. Cùng đó, với Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ NN&PTNT quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.

Cụ thể hóa các hoạt động trong Thoả thuận hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP) ở Lâm Đồng được triển khai bằng ba gói thầu, số 02, 06 và 07. Trong đó, gói số 02 dành cho Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Sêrêpốk. Giống được cung cấp

Đa lợi ích từ trồng cây Chương trình UN-REDDĐây là chủ trương từ Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc (LHQ) về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển” (UN-REDD) vừa triển khai tại Lâm Đồng. Chuyên gia Bùi Lê Inh - điều phối viên Dự án UN-REDD Việt Nam phụ trách địa bàn Lâm Đồng cho biết: Đến nay, trên 35.600 cây đã được giao để trồng tại địa bàn các huyện Đam Rông, Lâm Hà và Di Linh.

là cây muồng đen, một loài cây lâm nghiệp, đa mục đích, thuộc họ đậu, có tán không rậm rạp, gỗ lớn nhờ đó cung cấp thêm lượng đạm cho cây cà phê. Muồng cũng cản được sự bay hơi của nước nên giúp giữ nước cho cà phê. Theo chuyên gia Bùi Lê Inh, sau khoảng 4-5 tuổi, muồng có thể được khai thác làm trụ cho cây hồ tiêu. Với phương án trồng xen này, cà phê không ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng và mục tiêu sẽ đạt được là tăng độ che phủ rừng.

Trong lúc đất lâm nghiệp đang bị xâm lấn trái phép, việc trồng xen cây phân tán là phương án rất tối ưu, người dân quản lý bảo vệ rẫy cà phê của mình vừa có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ muồng dưới sự giám sát và nghiệm thu của BQL RPH.

Theo đó, nếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, người dân sẽ được thụ hưởng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đến nay, tổng số

cây giống muồng đã ban giao xong là 26.864 cây, trong đó các xã Đạ Tông 2.080 cây; Đạ M’rông 1.570 cây; Đạ Rsal 8.964 cây và Rô Men 14.250 cây.

Đối với gói số 06, cây giống được giao cho 3 BQL RPH: Tân Thượng, Lán Tranh và Nam Ban với tổng số 11.272 cây. Trong đó, Tân Thượng 2.800 ha, Nam Ban 2.800 ha và Lán Tranh 2.500 ha. Đây là chương trình thử nghiệm thực hiện SiRAP. Chương trình sẽ chi trả dựa trên kết quả sự tăng trưởng của rừng, tỉ lệ thuận sự tích lũy cac-bon của rừng (sau khi kết thúc đo đếm lại theo cách quy ra tấn), mỗi tấn trả 5 USD. Trên cơ sở này, các BQL giao cho các nhóm hộ, bình quân từ 20-35 ha. Những diện tích này vẫn được chi trả dịch vụ môi trường rừng (450.000 đồng/ha); UN-REDD sẽ trả từ 200 - 250 ngàn đồng/ha và hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, và hơn 4.000 cây ăn quả giống ghép như sầu riêng, bơ. Trong tổng số 200 - 250 ngàn đồng được tạm ứng trước một phần kinh phí.

Còn gói số 07 là đặc thù hoạt động của tổ chức PAO cùng chương trình UN-REDD. Theo

đó, Lâm Đồng vừa được hỗ trợ đối với 2 đơn vị là BQL RPH Tân Thượng và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh. Chương trình này cũng được hỗ trợ cây muồng đen để trồng xen với cà phê, mật độ 278 cây/ha. Trong đó, BQL RPH Tân Thượng 60 ha và Công ty Lâm nghiệp Di Linh 68 ha. Theo Ban Quản lý Chương trình UN-REDD Lâm Đồng, tất cả cây giống muồng đen đã bàn giao xong tại các cơ sở, kích thước cây cao 50 cm; gốc 0,3 cm, với nguồn gốc được kiểm định đầy đủ.

Với điều kiện thuận lợi nhờ có Chương trình UN-REDD, thực tế sẽ đem lại kinh tế bằng việc nâng cao hiệu quả năng suất cây cà phê, mặt khác tăng độ che phủ của rừng, góp phần quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, phía trước còn nhiệm vụ hết sức quan trọng là khâu chăm sóc, bảo vệ khi chương trình trồng cây phân tán đã hoàn thành. Vì vậy, rất cần đến trách nhiệm của các chủ rừng, các địa phương trong giám sát và ý thức đồng tham gia hiệu quả từ phía người dân.

MINH ĐẠO

Tổ chức bàn giao cây giống tại huyện Di Linh. Ảnh: Minh Đạo

TAND huyện Đơn Dương vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Vội (87 tuổi, ngụ xã Tu Tra, huyện Đơn Dương) 12 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội cố ý gây thương tích.

Theo cáo trạng, khoảng 7 giờ 30 ngày 22/2/2017, ông Nguyễn Văn Dư, Phó trưởng Công an

xã Tu Tra, cùng 3 công an viên đến nhà ông Vội và yêu cầu đến Trụ sở Công an xã Tu Tra để làm rõ hành vi phá hoại tài sản của người khác mà ông là nghi can. Nghe ông Dư yêu cầu, ông Vội nói: “Tôi mệt! Tôi không đi đâu hết!”. Lúc này, phía ngoài cửa có người nhắc: “Ông Dư

cẩn thận! Ông Vội có dao đó!”. Trong lúc ông Dư đang đi ra ngoài cửa thì ông Vội dùng dao tấn công ông Dư. Theo kết luận giám định, ông Dư bị thương tật 12%.

Tại phiên tòa, HĐXX cho rằng bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ, dùng hung khí

nguy hiểm tấn công người đang thi hành công vụ. Tuy nhiên, bị cáo Vội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và khi phạm tội bị cáo cũng đã ở tuổi 87 nên HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ tuyên phạt mức án như trên.

TRỊNH CHU

Chuốc thuốc mê trộm tài sản, lãnh 8 năm tù

Mới đây, tại phiên xử sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt Hà Thị Ánh Nguyệt (36 tuổi, ngụ phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) 8 năm tù về tội cướp tài sản và Phùng Minh Thiện (32 tuổi, ngụ xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) là người tình của Nguyệt 15 tháng tù về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.

Theo cáo trạng, thông qua mạng xã hội với nick name Saphia, Nguyệt kết bạn với ông Charles Wayne Batson (quốc tịch Mỹ, tạm trú tại Đà Lạt). Tối 26/7/2015, từ Nha Trang, Nguyệt lên Đà Lạt, mời ông Batson đi quán bar uống rượu. Sau đó, Nguyệt chủ động đến nơi ông Batson đang tạm trú tại số 27/2 Bis Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP Đà Lạt để uống rượu tiếp. Tại đây, Nguyệt đã lén bỏ bốn viên thuốc ngủ vào chai rượu mà ông Batson đang uống. Khi ông Batson thấm thuốc ngủ say, Nguyệt lấy 8 triệu đồng tiền mặt, 1 máy tính bảng, 1 máy tính xách tay cùng một vài tài sản khác có tổng giá trị gần 130 triệu đồng. Nguyệt đã kể lại toàn bộ sự việc với Thiện, sau đó đưa cho Thiện chiếc đồng hồ đeo tay mang nhãn hiệu Elle Homme và 15 triệu đồng tiền mặt.

Tại phiên tòa, căn cứ theo điều 133 BLHS và điều 250 BLHS, HĐXX đã tuyên phạt Nguyệt và Thiện mức án như nêu trên. Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc bị cáo hoàn trả cho bị hại tiền và vật dụng đã chiếm đoạt. N.ĐỒNG

ĐÀ LẠT:Bắt khẩn cấp đối tượng dùng giấy tờ giả lừa thuê xe rồi chiếm đoạt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp đối với Phạm Quang Huy (SN 1985), thường trú tại phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, chiều ngày 18/8, Huy bắt xe từ TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt mang theo chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe tên Nguyễn Văn Minh thuê chiếc xe máy hiệu Honda Air Blade, biển kiểm soát 49B1-58687 của ông Lê Văn Đức, trú tại đường Đào Duy Từ, Phường 4, TP Đà Lạt, rồi điều khiển về TP Hồ Chí Minh để bán lấy tiền tiêu sài.

Đến sáng 19/8, ông Đức nghi ngờ mình bị lừa chiếm đoạt xe nên đã gọi điện cho Huy thì nhận được câu trả lời là vợ mượn xe về Di Linh. Ngay sau đó, ông đã trình báo, Công an TP Đà Lạt đã tiến hành bắt khẩn cấp Huy cùng tang vật tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.

Tại cơ quan công an, Huy đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, ngoài vụ việc trên đối tượng còn khai nhận đã lừa thành công nhiều người khác trên địa bàn Đà Lạt và Vũng Tàu với thủ đoạn tương tự. Được biết, Huy từng có 2 tiền án về tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy và không có nơi ở cố định.

Công an Đà Lạt đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án và thông báo cho ai từng là nạn nhân của Huy liên hệ với cơ quan Công an TP Đà Lạt để phối hợp điều tra mở rộng. LÊ TIẾN

U90 vẫn gây án

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

DOANH NGHIỆP HỎI - NGÀNH THUẾ TRẢ LỜI

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

9. Thuế bảo vệ môi trường, Phí bảo vệ môi trường và Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:

+ Thuế bảo vệ môi trường (BVMT):* Căn cứ pháp lý: Luật thuế BVMT số:

57/2010/QH12 ngày 15/11/2010; NĐ 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011, NĐ 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012; TT 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011, TT 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012; TT 60/2015/TT-BTC ngày 27/4/2015 của BTC; TT 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC.

- DN có hàng hóa sản xuất trong nước nộp hồ sơ khai thuế BVMT hàng tháng theo mẫu 01/TBVMT (ban hành kèm TT 156/2013/TT-BTC) với CQ quản lý thuế trực tiếp.

- DN trong tháng không phát sinh thuế BVMT cũng phải khai và nộp hồ sơ khai thuế cho CQ quản lý thuế.

- Hạn nộp hồ sơ, nộp thuế BVMT là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng. Nộp thuế BVMT vào KBNN nơi DN có trụ sở.

+ Phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khai thác khoáng sản:

* Căn cứ pháp lý: Luật phí, lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015; NĐ 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016; NĐ 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016; TT 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013.

- DN lập tờ khai phí BVMT đối với khai thác khoáng sản hàng tháng theo mẫu số 01/BVMT (ban hành kèm TT 156/2013/TT-BTC) cho CQ quản lý thuế trực tiếp cùng với hồ sơ và nơi kê khai nộp thuế tài nguyên.

- DN không phát sinh phí BVMT trong tháng cũng phải kê khai và nộp hồ sơ cho CQ quản lý thuế.

- Nộp tiền phí BVMT vào KBNN nơi DN có trụ sở. Quyết toán phí BVMT hàng năm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm Dương lịch và khai quyết toán trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trong quyết định về việc thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, giải thể, chấm dứt hoạt động.

+ Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:* Căn cứ pháp lý: Luật Khoáng sản

số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; NĐ 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013, NĐ 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.

- DN được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác trong thời gian không quá 60 ngày.

- DN được cấp quyền khai thác khoáng sản nộp tiền theo thông báo của Cục Thuế. Thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất lần đầu là 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Thuế; thời hạn nộp các lần sau chậm nhất là ngày 31/3 của các năm tiếp theo.

- Hồ sơ khai tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Điểm b, Khoản 1, Điều 8, NĐ 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của CP; Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào KBNN nơi DN có trụ sở.

10. Sử dụng hóa đơn (HĐ) bán hàng hóa (HH), cung ứng dịch vụ (DV):

* Căn cứ pháp lý: NĐ số 51/2010/NĐ-CP ngày14/5/2010 (SĐBS tại NĐ 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014, NĐ 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015); TT 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014; TT 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của BTC về hóa đơn điện tử (SĐBS

tại TT 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, TT 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015, TT 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017).

- DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng HĐ GTGT; DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng HĐ bán hàng.

- DN tự in, đặt in HĐ: DN trong Khu công nghiệp, DN có vốn điều lệ đã thực góp từ 15 tỷ đồng trở lên, đơn vị sự nghiệp, DN mới thành lập có đầu tư tài sản được tạo HĐ tự in; nếu không tạo HĐ tự in thì được tạo HĐ đặt in (chi tiết tại Điều 6, Thông tư 39/2014/TT-BTC).

- DN mua HĐ do CQ thuế phát hành: DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu, DN không thuộc diện được tự in, đặt in, DN có tên trong danh sách thuộc loại rủi ro cao về thuế.

- Trước khi đặt in HĐ lần đầu, sử dụng HĐ tự in, DN phải gửi đến CQ thuế quản lý trực tiếp văn bản đề nghị sử dụng HĐ đặt in, tự in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC). Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của DN, CQ thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến bằng văn bản về việc sử dụng HĐ đặt in, tự in; nếu không có văn bản trả lời của CQ Thuế thì DN được sử dụng HĐ đặt in, tự in.

- DN có thể đồng thời tạo nhiều hình thức HĐ (tự in, đặt in, điện tử); Thông báo phát hành gửi cho CQ Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 02 ngày trước khi bắt đầu sử dụng HĐ.

- Bán HH, DV có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập HĐ (trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận HĐ), cuối ngày tổng hợp lập một HĐ chung cho tổng số HH không xuất HĐ trong ngày.

- Báo cáo tình hình sử dụng HĐ theo quý;

riêng DN có vi phạm về HĐ, DN rủi ro cao về thuế mua HĐ của CQ thuế nộp báo cáo sử dụng HĐ theo tháng. Thời hạn nộp báo cáo quý cùng với hồ sơ khai thuế quý (chậm nhất là ngày 30 tháng đầu quý kế tiếp). Thời hạn nộp báo cáo tháng cùng với hồ sơ khai thuế tháng (chậm nhất là ngày 20 tháng kế tiếp). Báo cáo tình hình sử dụng HĐ nộp cho CQ thuế quản lý trực tiếp.

11. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thuế, phí, lệ phí và hóa đơn:

Các quy định liên quan đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực thuế đề nghị tham khảo tại NĐ 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt (VPHC) về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; NĐ 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC về thuế.

Các quy định liên quan đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực phí, lệ phí và hóa đơn đề nghị tham khảo tại NĐ số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013, TT 186/2013 ngày 05/12/2013 - xử phạt VPHC về phí, lệ phí; TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 (SĐBS tại TT 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016) - xử phạt VPHC về hóa đơn.

Các Doanh nghiệp, Tổ chức kinh tế có thể liên hệ trực tiếp với Phòng/Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ Người nộp thuế tại Cục Thuế/Chi cục Thuế các huyện, thành phố trong tỉnh hoặc truy cập website Cục Thuế Lâm Đồng tại địa chỉ http://lamdong.gdt.gov.vn (số điện thoại Phòng TT-HT NNT: 0263.3824468 - 0263.3532716) để biết chi tiết hơn về nghĩa vụ thuế và thủ tục hành chính về kê khai, nộp thuế của Doanh nghiệp.

CỤC THUẾ LÂM ĐỒNG

ĐÀ LẠT: Gần 600 triệu đồng đấu nối nước thải hồ Đội Có

UBND thành phố Đà Lạt đã đồng ý cấp 597 triệu đồng để Trung tâm Phát triển hạ

tầng kỹ thuật Đà Lạt đấu nối bổ sung nước thải khu vực hồ Đội Có Phường 2 - Đà

Lạt. Việc đấu nối này nhằm giảm thiểu ô

nhiễm hồ Đội Có vốn đang bị ô nhiễm nặng hiện nay, cũng như giảm lượng

nước thải thông qua hồ Đội Có đổ vào hồ Xuân Hương.

Theo đó, Trung tâm sẽ lắp đặt một đường ống thu gom nước thải của 14 hộ dân trong khu vực, đồng thời bố trí một trạm bơm với 2 máy bơm chìm để đưa nước thải của khu

vực vùng trũng này hòa vào với hệ thống nước thải về xử lý tập trung tại nhà máy xử

lý nước thải thành phố. VIẾT TRỌNG

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã thực hiện nhiều hoạt động như: hội thảo, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), triển khai mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, kiểm tra sử dụng thuốc BVTV, thu gom tiêu hủy bao bì thuốc BVTV.

Cụ thể, Chi cục đã phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời tổ chức tập huấn 50 lớp về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV và thu gom bao bì thuốc BVTV cho 2.500 nông dân (cấp phát 2.500 tờ rơi, dán 100 poster). Đồng thời cùng các công

ty thuốc BVTV từ đầu năm 2017 đến nay đã tổ chức 355 cuộc hội thảo tuyên truyền về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho 11.020 nông dân trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai 16 lớp tập huấn cho 800 nông dân về phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); tổ chức 35 lớp về tập huấn kỹ thuật cho 1.335 nông dân về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV trên cây rau, cà phê. Hướng dẫn nông dân áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, vật lý cơ giới nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV. Kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV đối với 25 cơ sở sản

xuất rau, chè và đã cảnh cáo, nhắc nhở 2 trường hợp vi phạm về sử dụng thuốc BVTV không đúng hướng dẫn ghi trên nhãn.

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Tập đoàn Lộc Trời, 8 tháng đầu năm 2017 đã tổ chức 1 đợt thu gom bao bì thuốc BVTV tại 4 mô hình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” thuộc xã Lát - Lạc Dương (40 ha), mô hình Lạc Lâm - Đơn Dương (60 ha) và mô hình Hiệp An - Đức Trọng (156 ha), Lộc Thành - Bảo Lâm (50 ha) để tiêu hủy tại Kiên Giang với tổng số 320 kg bao gói thuốc BVTV.

HOÀNG YÊN

Tuyên truyền về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thanh tra huyện Bảo Lâm cho biết, hơn 7 tháng đầu năm 2017, Thanh tra huyện

này đã tiến hành 10 cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm về chương trình tái canh cà phê, hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo

nhanh, bền vững và 9 cơ quan, đơn vị về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, trật tự

xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Qua đó, Thanh tra huyện đã tham mưu

UBND huyện chỉ đạo tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc để

xảy ra sai phạm và chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành thu hồi nộp ngân sách nhà

nước các khoản tiền vi phạm được phát hiện 1,154 tỷ đồng. Được biết, đến nay đã thu hồi gần 570 triệu đồng. H.K.GIANG

Đó là kết luận của đề tài khoa học “Đánh giá sự phù hợp của cây ca cao đối với vùng sinh thái ở Lâm Đồng” do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng thực hiện, đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

Qua 3 năm thực hiện, kết quả nghiên cứu

cho thấy, cây ca cao có khả năng sinh trưởng, phát triển và thích nghi tốt tại các vùng sinh thái 3 huyện phía Nam và huyện Đam Rông. Đề tài cũng đề xuất các giải pháp kỹ thuật, kinh tế để phát triển ca cao bền vững phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, thực hiện 6 mô hình thâm

canh ca cao tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế so với tập quán canh tác của nông dân từ 4,5 - 7,6 triệu đồng/ha. Ngoài ra, đề tài đã tổ chức tập huấn và hội thảo mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho gần 500 lượt nông dân tại các địa phương.

TUẤN HƯƠNG

Cây ca cao sinh trưởng tốt tại 3 huyện phía Nam và Đam Rông

Thanh tra huyện Bảo Lâm phát hiện sai phạm trên 1,1 tỷ đồng

Đó là khuyến cáo của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đức Trọng đối với sản xuất rau màu vụ hè thu năm nay. Theo đó, hiện, bà con nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng được gần 8 ngàn ha rau màu các loại, chủ yếu là: Cà chua, củ cải, cà rốt, hành lá, khoai lang, xà lách… Diện tích sản xuất rau tập trung chủ yếu ở các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, N’thol Hạ, Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa.

Thời gian qua, do mưa bão kéo dài khiến một số diện tích rau màu bị hư hại, ảnh

hưởng đến năng suất cây trồng, nhất là cây cà chua và một số loại rau ăn lá. Đối với cà chua, đối tượng gây hại chính là bệnh mốc sương, xoăn lá do vi rút, đốm đen… hoặc là bệnh sưng rễ, thối nhũn trên bắp sú, xà lách. Ngoài ra, theo bà con cho biết: Hiện nay, chất lượng giống ở một số vườn ươm chưa đảm bảo làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; cây dễ nhiễm bệnh mặc dù được trồng trong nhà lưới, nhà kính. Trước tình hình đó, bà con nông dân đang tích cực phun thuốc bảo vệ thực vật ngăn chặn sự

lây lan sâu bệnh; đồng thời bón phân, cung cấp dinh dưỡng cần thiết giúp cây phục hồi và phát triển.

Cũng theo khuyến cáo của các ngành chức năng, thời gian tới thời tiết vẫn sẽ có những diễn biến phức tạp, bà con cần thường xuyên thăm đồng, chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời; bố trí các loại cây trồng phù hợp trên từng diện tích. Đồng thời, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất mùa vụ.

NHẬT MINH

Cần chủ động phòng chống dịch bệnh trên rau màu

7 THỨ HAI 28 - 8 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ HAI 28 - 8 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Trần Xuân Hà và bà Nguyễn Thị Hường;

+ Thửa đất số 168, diện tích: 6.827m2; Đất nông nghiệp (CLN); tờ bản đồ 24, xã Lộc Ngãi (bản đồ cũ).Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.Ông Ninh Văn Đài được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: G 261041, số vào sổ cấp giấy: 00931,

ngày 30/10/1996.Năm 1998 ông Ninh Văn Đài sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy

định cho ông Trần Xuân Hà và bà Nguyễn Thị Hường; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: G 261041 cho ông Trần Xuân Hà và bà Nguyễn Thị Hường đế lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Ông Ninh Văn Đài ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để

được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức,

cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Trần Xuân Hà và bà Nguyễn Thị Hường tại thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦNCỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ LẠTCăn cứ Quyết định số 290/QĐ-ĐTKDV ngày 21/8/2017 của Tông Công ty Đâu tư và Kinh doanh vốn nhà

nước về việc bán cô phân của Tông Công ty Đâu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại Công ty cô phân Dịch vụ Du lịch Đà Lạt

1. Thông tin chung vê doanh nghiệp:Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà LạtĐịa chỉ: 16 Trần Phú, Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngĐiện thoại: (84-63) 3826027 Fax: (84-63) 3833956Ngành nghề kinh doanh chính: Tổ chức tour du lịch, kinh doanh khách sạn…Vốn điều lệ: 59.132.500.000 đồng (Năm mươi chín tỷ một trăm ba mươi hai triệu năm trăm nghìn đồng)2. Điêu kiện tham dự đấu giá: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quy chế bán đấu

giá cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt.3. Tổ chức tư vấn: Công ty TNHH Chứng Khoán ACB4. Cổ phần chào bán:Tổng số lượng đấu giá : 608.685 cổ phần Loại cổ phần chào bán : Cổ phần phổ thông - Bước giá : 100 đồngGiá khởi điểm : 14.200 đồng/cổ phần - Mức giá : 1 Mệnh giá : 10.000 đồng Số lượng cổ phần mua tối thiểu và tối đa đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài: nguyên lô 608.685 cổ phần.Tổng số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua: 608.685 cổ phần.5. Công bố thông tin; Đăng ký đấu giá; Nộp tiên đặt cọc; Nộp phiếu tham dự đấu giáCông bố thông tin: Từ ngày 25/08/2017 đến ngày 30/08/2017 tại Báo Đầu tư chứng khoán và Báo Lâm Đồng.Nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần có thể nhận Bản công bố thông tin, Quy chế đấu giá trên website:

www.scic.vn; www.acbs.com.vnThời gian đăng ký: Từ 08h ngày 25/08/2017 đến 16h00 ngày 13/09/2017Thời gian nộp Phiếu tham dự đấu giá: Trước 16h00 ngày 20/09/2017 tại Tổ chức thực hiện bán đấu giá và qua đường Bưu điệnĐịa điểm: CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB - CHI NHÁNH TRƯƠNG ĐỊNHĐịa chỉ: 107N Trương Định, P.6, Q.3, TPHCMĐiện thoại: (028) 54 043 054 Fax: (028) 39 302 427Từ 09h30 đến 10h00 ngày 22/09/2017 tại địa điểm tổ chức bán đấu giá.6. Thời gian và địa điểm tổ chức đấu giá:Thời gian: 09h ngày 22 tháng 09 năm 2017Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ LẠTĐịa chỉ: Số 16 Trần Phú, Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 7. Thời gian thanh toán tiên mua cổ phần và hoàn trả tiên đặt cọc:Thời gian thanh toán tiền mua cổ phần: Từ ngày 25/09/2017 đến ngày 06/10/2017Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư không trúng giá: Từ ngày 25/09/2017 đến ngày 03/10/2017.Chào giá cạnh tranh cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt được thực hiện sau

khi cuộc bán đấu giá cả lô cổ phần có hơn một nhà đầu tư đặt giá cao nhất bằng nhau.8. Thời gian phát Phiếu tham dự chào giá cạnh tranh: Từ ngày 25/09/2017 đến 16h ngày 28/09/2017.9. Thời gian tổ chức chào giá cạnh tranh: 09h00 ngày 04/10/2017.10. Thời gian nộp Phiếu tham dự chào giá cạnh tranh: trước 09h30 ngày 04/10/2017 tạiCông ty TNHH Chứng khoán ACB Địa chỉ: 107N Trương Định, P.6, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh 11. Thời gian mở hòm Phiếu tham dự chào giá cạnh tranh: 10h00 ngày 04/10/2017. 12. Thời gian nộp tiền thanh toán mua cổ phần: Từ ngày 05/10/2017 đến ngày 18/10/2017. 13. Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư không trúng chào giá cạnh tranh: Từ ngày 05/10/2017 đến

ngày 13/10/2017.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤTBÁN ĐẤT

Cần bán gấp đất mặt tiền - tọa lạc tại thôn 4, xã Tà Nung (gần UBND xã Tà Nung)

Tổng diện tích đất 1.569m2 - chiều ngang 25m2,chiều dài 70m2.

Trong đó có 300m2 đất xây dựng, có nhà cấp 4, có điện nước, đường lớn thông thoáng, xe hơi vào hai chiều.

Giá bán thỏa thuận không qua trung gian.Liên hệ: Anh Nghĩa - 0918816992Chị Thành - 02633755226

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Công ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15 Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

Phấn đấu giảm tổn thất sau thu hoạch xuống 10%

UBND tỉnh Lâm Đồng đã đặt ra mục tiêu giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch xuống còn 10% vào năm 2020 sau khi triển khai xây dựng các Trung tâm sau thu hoạch (TTSTH) trên địa bàn TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà và Đức Trọng.

Theo đó, đến năm 2020, tỉ lệ sản phẩm rau, củ, quả qua sơ chế, chế biến, bảo quản, phân loại đúng quy trình kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng đạt 25 đến 30% sản lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm rau, củ, quả xuống 10%.

Đồng thời, đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng sẽ hình thành 4-6 TTSTH có công suất chế biến từ 50.000 đến 120.000 tấn/năm. Đối tượng khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình TTSTH là các doanh nghiệp, HTX,

tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản của tỉnh. Sản phẩm đưa vào sơ chế, chế biến, bảo quản tại các TTSTH phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và các tiêu chuẩn khác nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật. Sản phẩm qua sơ chế tại trung tâm phải giữ được hình dạng tự nhiên, hình thức bên ngoài tươi tốt, có độ chín thích hợp, theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng sẽ hỗ trợ dự án đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến để xây dựng các TTSTH. Hiện nay, tổn thất sau thu hoạch về rau, củ, quả của tỉnh Lâm Đồng trung bình chiếm tới 35%.

VĂN BÁU

Phân loại rau trước khi đưa đi tiêu thụ tại Đà Lạt. Ảnh: V.Báu