Xay dungoer

23
XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TIẾNG VIỆT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CAO ĐẲNG NGHỀ ISPACE - 28/07/2012; ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - 04/08/2012 LÊ TRUNG NGHĨA VĂN PHÒNG PHỐI HỢP PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Email: [email protected] Blogs: http://vnfoss.blogspot.com/ http://blog.yahoo.com/letrungnghia Trang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/ HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/ Đăng ký tham gia HanoiLUG: http://lists.hanoilug.org/mailman/listinfo/hanoilug/

description

Xây dựng các tư liệu giáo dục mở trong các trường đại học - cao đẳng

Transcript of Xay dungoer

Page 1: Xay dungoer

XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞTIẾNG VIỆT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAO ĐẲNG NGHỀ ISPACE - 28/07/2012; ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - 04/08/2012

LÊ TRUNG NGHĨAVĂN PHÒNG PHỐI HỢP PHÁT TRIỂN

MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Email: [email protected]: http://vnfoss.blogspot.com/

http://blog.yahoo.com/letrungnghiaTrang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/

HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/ Đăng ký tham gia HanoiLUG:

http://lists.hanoilug.org/mailman/listinfo/hanoilug/

Page 2: Xay dungoer

NỘI DUNG

1. Giới thiệu TNGDM: (a) Định nghĩa; (b) Mục đích và những yếu tố cơ bản.2. Các giấy phép CC cho các tư liệu mở: (a) Định nghĩa; (b) Quyền và nghĩa vụ; (c) Các yếu tố tùy chọn; (d) Các giấy phép CC tiêu chuẩn; (e) Mức độ tự do của các giấy phép CC;3. Làm việc với các tư liệu có giấy phép CC: (a) Ghi công cho tác giả; (b) Tìm kiếm các tư liệu CC; (c) Các nguồn tư liệu CC sẵn có.4. Các chỉ dẫn cần thiết cho: (a) Trường đại học - cao đẳng; (b) Giáo viên; (c) Sinh viên; (d) Cơ sở cấp chứng nhận chất lượng; (e) Chính phủ.

Page 3: Xay dungoer

1. Giới thiệu TNGDM: Định nghĩa

- TNGDM (OER) là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác truy cập, sử dụng, tái mục đích, tái sử dụng và tái phân phối mà không có hoặc có những hạn chế một cách có giới hạn.- TNGDM có thể gồm: các khóa học/ chương trình, tư liệu khóa học, module, chỉ dẫn cho sinh viên, ghi chép của giáo viên, sách giáo khoa, bài báo nghiên cứu, video, công cụ và đồ nghề đánh giá, tư liệu tương tác như các mô phỏng, các cơ sở dữ liệu, phần mềm, ứng dụng (kể cả các ứng dụng di động) và bất kỳ tư liệu hữu dụng nào khác cho giáo dục. - TNGDM không đồng nghĩa với học trực tuyến eLearning hay học di động (Mobile learning). Nhiều TNGDM - vừa có khả năng chia sẻ ở định dạng số – vừa có thể in ra được.

Page 4: Xay dungoer

1. TNGDM: Mục đích, yếu tố cơ bản

Mục đích: Những người ra quyết định đầu tư lâu dài, có hệ thống vào xuất bản, tùy biến và sử dụng TNGDM để cải tiến chất lượng các chương trình dạy và học và để giảm chi phí.Yếu tố cơ bản:

1. Bối cảnh GDĐH: (a) Kinh tế tri thức → Vai trò đại học ↑ ↔ Thách thức về nguồn nhân lực và tài chính → Áp dụng CNTT → Thách thức về truy cập cả cứng - mềm - kết nối - tư liệu giáo dục để đảm bảo chất lượng và cơ hội GD cho sinh viên; (b) Chia sẻ tư liệu số hóa trên Internet → thách thức về SHTT → Chế độ bản quyền & mô hình kinh doanh xuất bản? (c) Truy cập gia tăng tới TNGDM tạo ra cơ hội mới

2. Cấp phép mở và sự nổi lên của TNGDM: (a) Cấp phép mở cho các nội dung số để bảo vệ quyền tác giả mà không cần sự cho phép trên Internet; (b) Thay đổi cách cấp phép từ dạng All Rights Reserved → Some Rights Reserved.

Page 5: Xay dungoer

1. TNGDM: Mục đích, yếu tố cơ bản (tiếp)

Yếu tố cơ bản: 3. TNGDM có tiềm năng làm biến đổi: (a) Nhu cầu GD đại

học ↑ + truy cập băng thông rộng ↑ ↔ Tài nguyên GD ít; (b) TNGDM có thể giúp:

- ↑chất lượng tư liệu dạy và học qua rà soát ngang hàng - Thu lợi từ bản địa hóa, cá nhân hóa và ngữ cảnh hóa- Tập trung vào cải thiện tính mở và chất lượng- Xây dựng nội lực qua việc tạo và sử dụng TNGDM- Phục vụ được các sinh viên đặc thù, nhu cầu đặc biệt- Tối ưu hóa ngân sách đầu tư và sự phát triển nhân viên- Phục vụ sinh viên với ngôn ngữ tiếng Việt- Kéo sinh viên vào việc chọn, sử dụng và tạo TNGDM- Sử dụng TNGDM bản địa với sự thừa nhận

→ Lợi ích của chia sẻ, hợp tác liên đại học - quốc gia...

Page 6: Xay dungoer

2. Giấy phép CC tư liệu mở: Định nghĩa

- Creative Commons, http://creativecommons.org, là tổ chức cấp giấy phép tự do cho những người sáng tạo để các tác phẩm của họ sẵn sàng cho công chúng để sử dụng theo những điều kiện nhất định. - Người sáng tạo muốn người khác sử dụng tác phẩm của họ với điều kiện gì. Người sử dụng biết mình làm được gì.- Tất cả các giấy phép CC đều cho phép các tác phẩm được sử dụng cho mục đích giáo dục.

Page 7: Xay dungoer

2. Giấy phép CC tư liệu: QuyềnCó 6 loại giấy phép CC cốt lõi với các quyền của NSD gồm:1. Sao chép tác phẩm (kể cả để in ra được);2. Phân phối tác phẩm đó (cho các giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng); 3. Hiển thị hoặc trình bày tác phẩm (như, chơi các bản ghi âm thanh hoặc phim trong lớp, hoặc chuyển việc chơi được đó cho phụ huynh học sinh); 4. Truyền đạt tác phẩm (đưa lên Internet và trong intranet của nhà trường, hệ thống quản lý đào tạo...)5. Định dạng các bản sao chuyển dịch đúng nguyên văn của tác phẩm (như, sao chép một phiên bản MP3 âm nhạc lên một đĩa CD hoặc một phiên bản MP4 của một cuốn phim lên một đĩa DVD để chơi trong lớp học).Một số giấy phép CC cho phép sử dụng theo các cách khác, dù những cách trên là các quyền cơ bản của NSD.

Page 8: Xay dungoer

2. Giấy phép CC tư liệu: Nghĩa vụ

Có 6 loại giấy phép CC cốt lõi với nghĩa vụ của NSD gồm:- Ghi công tác giả của tác phẩm.- Được phép của tác giả đối với những việc bạn làm không được ghi trong giấy phép (ví dụ: thương mại, phái sinh).- Giữ nguyên các lưu ý bản quyền trong từng bản sao.- Có đường liên kết từ bản sao tới giấy phép.- Khi tùy biến, hãy ghi nhận công tác giả gốc ban đầu và chỉ ra những thay đổi đã được thực hiện.Không được: - Chỉnh sửa các điều khoản của giấy phép- Sử dụng tác phẩm gây thiệt hại và mất uy tín của tác giả- Ngụ ý người sáng tạo phê chuẩn & đỡ đầu cho bạn- Hạn chế người khác sử dụng các điều khoản giấy phép

Page 9: Xay dungoer

2. Giấy phép CC tư liệu: Yếu tố tùy chọnCó 4 yếu tố tùy chọn gồm:

Page 10: Xay dungoer

2. Giấy phép CC: 6 Giấy phép tiêu chuẩn

Page 11: Xay dungoer

2. Giấy phép CC tư liệu: Mức độ tự do

Một số khái niệm bổ sung:

Page 12: Xay dungoer

3. Làm việc với tư liệu CC: Ghi công

Khi sử dụng một tác phẩm CC, hãy ghi công tác giả:- Công nhận người sáng tạo- Nêu tên tác phẩm- Nêu đường liên kết tới tác phẩm - Nêu dạng giấy phép và đường liên kết tới nó- Giữ nguyên các lưu ý bản quyền- Chi tiết của giấy phép CC đi kèm tác phẩm

Khi tùy biến để tạo ra tác phẩm phái sinh từ gốc ban đầu- Ghi nhận (các) tác phẩm gốc ban đầu- Nêu những phần tùy biến

Mọi dạng tác phẩm đều được ghi công (các) tác giả: (1) tài liệu, sách báo, tạp chí; (2) Hình ảnh - ảnh chụp; (3) Slide trình chiếu; (4) Phim; (5) Podcasts.

Page 13: Xay dungoer

3. Làm việc với tư liệu CC: Tìm kiếm

Có nhiều cách tìm kiếm các tư liệu CC. Ví dụ trên cổng CC:- Bước 1: Khởi tạo tìm kiếm - Bước 2: Chọn giấy phép CC

- Bước 3: Chọn dạng tư liệu - Bước 4: Thực hiện tìm kiếm

Page 14: Xay dungoer

3. Làm việc với tư liệu CC: Tư liệu có sẵn

Rất nhiều nguồn tư liệu CC có sẵn. Chỉ nêu ví dụ một số ít:1. www.archive.org/details/education2. www.jorum.ac.uk3. www.lecturefox.com4. www.merlot.org/merlot/index.htm5. www.oercommons.org6. www.owli.org/oer7. www.owli.org/portal8. www.paristech.org/en/etudier_libres.html9. http://sofia.fhda.edu/gallery10. http://ocw.universia.net/en11. www.vocw.edu.vn/$12. http://tocwc.nctu.edu.tw13. http://v.163.com/open14. www.cec-ugc.org15. http://nptel.iitg.ernet.in

Page 15: Xay dungoer

4. Chỉ dẫn cần thiết: Đại học - Cao đẳng

a. Phát triển chiến lược có tích hợp TNGDM vào các hoạt động dạy & họcb. Tạo động lực để đầu tư phát triển, mua sắm, áp dụng các tư liệu học tập chất lượng cao. Khuyến khích:

- lựa chọn & áp dụng TNGDM có sẵn, phát triển mới ở những nơi cần thiết.- sản xuất TNGDM với thủ tục của riêng trường - nghiên cứu, sử dụng, tái sử dụng và tái mục đichs TNGDM- sinh viên xuất bản tác phẩm của họ theo các giấy phép mở- có cơ chế giám sát tập thể và cá nhân xây dựng TNGDM- cộng tác cả trong lẫn ngoài để xây dựng TNGDM- có cơ chế thưởng cho phát triển, mua sắm, áp dụng TNGDM- điều chỉnh tải công việc của nhân viên để có khả năng thiết kế và phát triển các chương trình, khóa học, tư liệu đào tạo.

Page 16: Xay dungoer

c. Nhận thức được vai trò quan trọng của các tài nguyên giáo dục bên trong các qui trình đảm bảo chất lượng nội bộ. d. Xem xét việc tạo ra các chính sách bản quyền mềm dẻo. e. Tiến hành sự ủng hộ và xây dựng năng lực viện trường. f. Đảm bảo truy cập CNTT-TT cho nhân viên và sinh viên. g. Phát triển các chính sách và thực tiễn viện trường để lưu giữ và truy cập TNGDM.h. Rà soát lại các thực tiễn TNGDM của trường định kỳ.

4. Chỉ dẫn cần thiết: Đại học - Cao đẳng

Page 17: Xay dungoer

4. Chỉ dẫn cần thiết: cho giáo viên

Các giáo viên là tác nhân sống còn trong đảm bảo chất lượng dạy và học cho sinh viên. Các thách thức họ đối mặt:a) Ràng buộc về thời gian trong chuẩn bị giáo trìnhb) Truy cập các tư liệu dạy và học chất lượng cao, phù hợpc) Thay đổi môi trường, hướng giáo viên → hướng học viênd) Truy cập gia tăng của SV tới tư liệu trực tuyến, mạng cộng tác và các cơ hội xuất bản trực tuyến.e) Các yêu cầu pháp lý để mở rộng truy cậpf) Nhu cầu gia tăng về cơ sở tri thức rộng lớn hơng) Nhu cầu cập nhật kỹ năng CNTT gia tăng của giáo viênh) Mong đợi cao hơn của sinh viên ...

Page 18: Xay dungoer

4. Chỉ dẫn cần thiết: cho giáo viên (tiếp)

Các giáo viên là những người quyết định chọn TNGDM nào để sử dụng, tích hợp vào các hoạt động dạy và học. Vì vậy, các giáo viên được gợi ý: a) Phát triển các kỹ năng để đánh giá TNGDMb) Xem xét việc xuất bản TNGDMc) Tập hợp, tùy biến và ngữ cảnh hóa TNGDM đang tồn tạid) Phát triển thói quen làm việc theo nhóme) Tìm hỗ trợ từ nhà trường để phát triển kỹ năng về TNGDMf) Thúc đẩy các mạng cộng đồng thực tiễng) Khuyến khích sự tham gia của sinh viên về TNGDMh) Thúc đẩy TNGDM thông qua việc xuất bản TNGDMI) Góp ý phản hồi về các dữ liệu và sử dụng TNGDM đang cój) Cập nhật tri thức về IPR, chính sách bản quyền và tính riêng tư.

Page 19: Xay dungoer

4. Chỉ dẫn cần thiết: cho sinh viên

Các sinh viên, nếu được hỗ trợ phù hợp, có khả năng là đối tác với các giáo viên để tạo nguồn, tùy biến, sản xuất TNGDM. Gợi ý cho sinh viên: a) Hiểu được các vấn đề của TNGDM và bảo vệ TNGDMb) Khuyến khích SV xuất bản tác phẩm như là TNGDMc) Đóng vai trò tích cực trong đảm bảo chất lượng TNGDM thông qua các mạng xã hội. d) SV cũng được tham gia trong việc ra quyết định của nhà trường sao cho CNTT được chọn hữu dụng cho SV, tuân thủ các chuẩn mở đang hiện hành.e) Khuyến khích SV tham gia các hoạt động hỗ trợ TNGDM

Page 20: Xay dungoer

4. Chỉ dẫn cần thiết: cơ sở đảm bảo / cấp phép chất lượng và cấp chứng nhận

Khuyến cáo các cơ sở đảm bảo / cấp phép chất lượng và cấp chứng nhận trong giáo dục:a) Nâng cao hiểu biết về TNGDM và tác động của nó tới việc đảm bảo và công nhận chất lượng. b) Cam kết tham gia trong các tranh luận về TNGDM, đặc biệt về bản quyền.c) Xem xét các tác động của TNGDM lên sự đảm bảo và công nhận chất lượng. d) Chấp nhận TNGDM như là thực tiễn tốt trong đảm bảo và công nhận chất lượng.

Page 21: Xay dungoer

4. Chỉ dẫn cần thiết: cho Chính phủ

Chính phủ thường ở vào vị thế đòi hỏi rằng tư liệu hữu dụng về mặt giáo dục được phát triển bằng các nguồn ngân sách nhà nước phải được làm cho sẵn sàng với các giấy phép mở. Vì vậy gợi ý cho chính phủ: a) Hỗ trợ sử dụng TNGDM thông qua vai trò ra chính sách của Chính phủ trong giáo dục đại học.b) Xem xét việc áp dụng các khung cấp phép mở.c) Xem xét việc áp dụng các tiêu chuẩn mở.d) Đóng góp cho việc nâng cao nhận thức các vấn đề chủ chốt của TNGDM.e) Thúc đẩy các chiến lược kết nối / CNTT-TT quốc gia.f) Hỗ trợ cho sự phát triển bền vững và chia sẻ các tư liệu học tập có chất lượng.

Page 22: Xay dungoer

Thừa nhận

Các tài liệu được sử dụng trong bài: 1. Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh.2. Làm thế nào để tìm kiếm các tư liệu Creative Commons bằng việc sử dụng Cổng tìm kiếm Creative Commons.3. Cách ghi nhận công các tư liệu có giấy phép Creative Commons cho các giáo viên và học sinh.4. Chỉ dẫn về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) trong Giáo dục Đại học.5. “Các giấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở”, tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 07/2012

Page 23: Xay dungoer

Cảm ơn!

Hỏi đáp