Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim...

187
8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t… http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 1/187 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  ____________________________________________________ Lương Thị Hương XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011 WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Transcript of Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim...

Page 1: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 1/187

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  ____________________________________________________

Lương Thị Hương 

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ 

BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU

PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 CƠ BẢN 

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC 

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 2: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 2/187

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  ____________________________________________________

Lương Thị Hương 

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU

PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 CƠ BẢN 

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học 

Mã số  : 62 14 10 03 

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC 

 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 

TS. LÊ PHI THÚY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 3: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 3/187

LỜI CẢM ƠN 

Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối với bản thân

tôi. Bởi trong quá trình thực hiện, tôi có điều kiện tổng hợp,  củng cố kiến thức và đúc kết lại

các kinh nghiệm mà tôi và các đồng nghiệp của mình đã tích lũy được trong quá trình côngtác.

Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, các HS và người thân. Tôi xin gửi

lời cảm ơn sâu sắc đến:

-  TS.Lê Phi Thúy và TS.Trang Thị Lân đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng

quý báu, cũng như luôn quan tâm và động viên tôi trước những khó khăn khi thựchiện đề tài. 

-  PGS.TS.Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi gặp trở ngại trong suốt thời

gian học tập và nghiên cứu. 

-  Tất cả các thầy cô đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập, đã cung cấp kiến thức và

tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. 

-  Các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi về chuyên môn trong quá trình giảng dạy. -  Ban Giám hiệu và tập thể tổ hóa trường THPT Nguyễn Huệ, nơi tôi đang công tác, đã

giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi học cao học và hoàn thành luận văn. 

-  Giáo viên và học sinh các trường thực nghiệm đã hợp tác và hỗ trợ cho tôi. 

-  Cuối cùng là gia đình tôi, những người luôn tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần, vật

chất… luôn bên cạnh tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. 

Một lần nữa, tôi xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. 

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 

 Lương Thị Hương 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 4: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 4/187

 

MỤC LỤC 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... 4 

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 8 1.1.  Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 8 1.2.  Cơ sở lý thuyết trong bộ môn hóa học ....................................................................... 9 

1.2.1.  Tầm quan trọng của lý thuyết đối với việc học bộ môn hóa học............................. 9 1.2.2.  Các học thuyết cơ bản ............................................................................................. 9 1.2.3.  Các định luật hóa học cơ bản ............................................................................... 11 1.2.4.  Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 12 

1.3.  Bài tập hóa học ........................................................................................................... 13 1.3.1.   Khái niệm bài tập hóa học .................................................................................... 13 1.3.2.  Tác dụng của bài tập hóa học ............................................................................... 13 1.3.3.   Phân loại bài tập hóa học ..................................................................................... 14 1.3.4.   Điều kiện giúp học sinh giải tốt bài tập hóa học .................................................. 15 1.3.5.   Một số dạng bài tập phần hóa vô cơ lớp 12 .......................................................... 15 

1.4.  Một vài vấn đề về học sinh trung bình - yếu môn hóa ............................................ 17 1.4.1.   Nhận diện học sinh trung bình - yếu ..................................................................... 17 1.4.2.   Nguyên nhân học sinh học yếu .............................................................................. 18 1.4.3.   Những khó khăn khi dạy học sinh trung bình - yếu ............................................... 20 

1.5.  Thực trạng dạy và học hóa học đối với học sinh trung bình - yếu ở một số trườngTHPT tại TP.HCM ............................................................................................................... 21 

1.5.1.   Mục đích điều tra .................................................................................................. 21 1.5.2.   Đối tượng điều tra ................................................................................................. 21 1.5.3.   Phương pháp điều tra ............................................................................................ 21 1.5.4.  Tiến trình điều tra.................................................................................................. 21 1.5.5.   Kết quả điều tra ..................................................................................................... 21 

Tóm tắt chương 1 .................................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG “KIM

LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM” LỚP 12 CƠ BẢN DÙNG CHOHỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU .............................................................................. 31 

2.1.  Nội dung chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ........................... 31 2.2.  Phương pháp dạy học chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ..... 31 

2.2.1.   Những định hướng khi dạy học ............................................................................. 31 2.2.2.  Các phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong chương .......................... 32 

2.3.  Một số chú ý để nâng cao chất lượng dạy học cho từng dạng bài ......................... 34 2.3.1.   Dạng bài truyền thụ kiến thức mới ........................................................................ 34 2.3.2.   Dạng bài ôn tập, luyện tập nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức ...................... 35 2.3.3.   Dạng bài thực hành hóa học ................................................................................. 35 2.3.4.   Dạng bài kiểm tra đánh giá kiến thức ................................................................... 36 

2.4.  Xây dựng hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -Nhôm” dùng cho học sinh trung bình - yếu ....................................................................... 38 

2.4.1.   Nguyên tắc xây dựng ............................................................................................. 38 2.4.2.  Quy trình xây dựng hệ thống lý thuyết .................................................................. 39 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 5: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 5/187

 

2.4.1.  Giới thiệu tổng quan về hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loạikiềm thổ - Nhôm” ................................................................................................................ 40 2.4.3.   Hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” ........... 41 

2.5.  Xây dựng hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm"dùng cho HS trung bình - yếu ............................................................................................. 47 

2.5.1.   Nguyên tắc xây dựng ............................................................................................. 47 2.5.2.  Quy trình xây dựng hệ thống bài tập ..................................................................... 48 2.5.3.  Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềmthổ - Nhôm” ......................................................................................................................... 49 2.5.4.   Bài tập dùng cho bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”  50 2.5.5.   Bài tập dùng cho bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loạikiềm thổ” ............................................................................................................................. 58 2.5.6.   Bài tập dùng cho bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” .......................................... 70 2.5.7.   Bài tập dùng cho bài “Luyện tập tính chất của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổvà hợp chất của chúng” ....................................................................................................... 78 2.5.8.   Bài tập dùng cho bài “Luyện tập nhôm” .............................................................. 93 

2.6.  Thiết kế các bài lên lớp có sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng vàodạy học ................................................................................................................................. 106 

2.6.1.  Bài “ Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” ........................ 106 2.6.2.  Bài “ Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” ............ 117 2.6.3.  Bài “ Nhôm và hợp chất của nhôm” .................................................................... 130 2.6.4.  Bài “Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất củachúng”  139 2.6.5.  Bài “ Luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm” .................................................... 139 2.6.6.  Bài “Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng” ...... 139 

Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................ 139 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 141 

3.1.  Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 141 3.2.   Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................................... 141 3.3.  Đối tượng và thời gian thực nghiệm ....................................................................... 141 3.4.  Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................... 142 3.5.  Kết quả thực nghiệm ............................................................................................... 146 3.6.  Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 157 

Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................ 158 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 160

 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 163 PHỤ LỤC 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 6: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 6/187

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

NỘI DUNG  VIẾT TẮT 

Bảng tuần hoàn 

Dung dịch Điện phân nóng chảy 

Điện phân dung dịch 

Đối chứng 

Giáo viên

Học sinh

Kim loại kiềm

Kim loại kiềm thổ

 phenolphtalein

Phản ứng hóa học 

Phương pháp dạy học 

Phương trình phản ứng 

Sách giáo khoa

Sách bài tập 

Thực nghiệm sư phạm 

Thực nghiệm

Tính chất vật lí 

Tính chất hóa học 

Trung học phổ thông 

BTH

ddĐpnc 

Đpdd 

ĐC 

GV

HS

KLK

KLKT

 p.p

PƯHH 

PPDH

PTPƯ  

SGK

SBT

TNSP

TN

TCVL

TCHH

THPT

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 7: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 7/187

 

DANH MỤC CÁC BẢNG 

Bảng 3.1: Danh sách lớp TN và ĐC ..................................................................... 119

Bảng 3.2: Kết quả học tập HKI môn hóa của lớp TN và ĐC .............................. 120

Bảng 3.3: Phân phối kết quả bài kiểm tra 15’ ...................................................... 123

Bảng 3.4: Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 15’ ........................................... 124

Bảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra 15’ phân loại yếu-kém, trung bình, khá, giỏi ..... 124

Bảng 3.6: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15’ ............................... 125

Bảng 3.7: Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết. ................................................. 129

Bảng 3.8:. Phân phối tần số lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết. ......................... 130

Bảng 3.9: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết phân loại yếu-kém, trung bình, khá, giỏi .. 130

Bảng 3.10: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết .......................... 131

DANH MỤC CÁC HÌNH 

Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN1-ĐC1 ............ 125

Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN2-ĐC2 ............ 126

Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN3-ĐC3 ............ 126

Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN4-ĐC4 ............ 127Hình 3.5: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN5-ĐC5 ............ 127

Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN6-ĐC6 ............ 128

Hình 3.7: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ các lớp TN-ĐC ......... 128

Hình 3.8: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN1-ĐC1 .......... 131

Hình 3.9: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN2-ĐC2 .......... 132

Hình 3.10: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN3-ĐC3 ........ 132

Hình 3.11: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN4-ĐC4 ........ 133

Hình 3.12: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN5-ĐC5 ........ 133

Hình 3.13: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết lớp TN6-ĐC6 ........ 134

Hình 3.14: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tr a 1 tiết các lớp TN-ĐC ..... 134

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 8: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 8/187

Page 9: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 9/187

 

-  Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 

4.  Nhiệm vụ của đề tài 

-   Nghiên cứu tổng quan vấn đề. 

-   Nghiên cứu cơ sở lý luận: 

+  Tầm quan trọng của cơ sở lý thuyết đối với việc học bộ môn hóa học.  

+  Cơ sở lý thuyết về bài tập hóa học. 

+  Những vấn đề về HS trung bình - yếu: nhận diện HS trung bình - yếu, nguyên nhân

HS học yếu môn hóa, những khó khăn khi dạy học cho HS trung bình - yếu. 

-   Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Điều tra thực trạng việc dạy và học đối với HS trung bình

- yếu môn hóa ở một số trường THPT tại TP.HCM. 

-   Nội dung và PPDH chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -  Nhôm” lớp 12 cơ

 bản - THPT.

-  Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -

 Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT dùng cho HS trung bình - yếu. 

-  Thiết kế các bài lên lớp có sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập  đã xây dựng để dạy

cho HS trung bình - yếu môn hóa lớp 12 cơ bản - THPT.

-  Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm tra và đánh giá hiệu quả của hệ thống lý

thuyết và bài tập đã xây dựng. 

-  Kết luận và kiến nghị. 

5.  Phạm vi nghiên cứu 

 Nội dung lý thuyết và bài tập hóa học được giới hạn trong chương “Kim loại kiềm - Kim

loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT.

6.  Giả thuyết khoa học 

 Nếu xây dựng được một hệ thống lý thuyết và bài tập cơ bản tốt, kết hợp với phương pháp giảng dạy phù hợp, GV sẽ giúp HS trung bình - yếu giải quyết được những khó khăn

trong việc học hóa, kích thích hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và

học hóa học. 

7.  Phương pháp nghiên cứu 

•   Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết

và xây dựng hệ thống bài tập.

 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 10: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 10/187

 

-  Điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học hóa học ở các lớp có tỉ lệ HS

trung bình - yếu cao, nắm bắt trình độ HS, khả năng lĩnh hội kiến thức để xây dựng hệ thống

lý thuyết và bài tập  phối hợp với các PPDH phù hợp. 

-  Phương pháp chuyên gia. 

-  TNSP để đánh giá kết quả. 

Phương pháp toán học: xử lý số liệu TN bằng thống kê toán học. 

8.  Điểm mới của đề tài 

-  K hảo sát thực trạng, tìm ra nguyên nhân HS học yếu môn hóa ở trường THPT, đề xuất

các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho từng dạng bài các lớp có tỉ lệ HS trung

 bình - yếu cao. 

-  Xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương

“Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT.

-  Xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp

với lớp có nhiều trình độ, trong đó tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. 

-  Sưu tập và sắp xếp một số video thí nghiệm theo từng bài, để hỗ trợ cho việc dạy của

GV và việc học của HS. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 11: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 11/187

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 

Giáo dục - Đào tạo đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội. Bên cạnh nhữngthành tựu bước đầu đã đạt được, ngành giáo dục đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn,

trong đó phải kể đến tỉ lệ HS yếu - kém và những hậu quả của nó để lại nếu không được

giải quyết kịp thời. 

Một số đề tài nghiên cứu về PPDH trong những năm gần đây đã đạt được những

thành công nhất định trong việc hướng đến đối tượng HS yếu - kém, góp phần nâng cao

chất lượng dạy học trong thời đại mới: 

−  Phương pháp bồi dưỡng HS học yếu môn hóa học lấy lại căn bản, khóa luận tốt

nghiệp (1996) của sinh viên Trần Thị Hoài Phương (ĐHSP TP.HCM) đã tiến hành điều

tra tình hình HS học yếu môn hóa ở một số trường THPT trong thành phố và đưa ra một

số phương pháp bồi dưỡng HS yếu lấy lại căn bản. 

−  Phụ đạo HS yếu môn hóa lấy lại căn bản, khóa luận tốt nghiệp (2002) của sinh viên

Trần Đức Hạ Uyên (ĐHSP TP.HCM) đã điều tra tình hình học hóa ở trường THPT, tìm

hiểu nguyên nhân HS học yếu môn hóa và đề xuất phương pháp phụ đạo cho HS yếu.

Tác giả đã xây dựng được hệ thống bài tập cho HS yếu nhằm hình thành các thao tác hoạt

động trí tuệ cho HS, hình thành phương pháp giải các bài tập định tính, định lượng. 

−  Những sai lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập hóa học, khóa luận tốt nghiệp (2005)

của sinh viên Vi Văn Hồng (ĐHSP TP.HCM) đã điều tra về việc giải bài tập  hóa học của

HS THPT, tìm biện pháp khắc phục sai lầm cho HS khi giải bài tập  hóa học. Tác giả đã

nghiên cứu và tổng hợp những sai lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập chương “Oxi -

lưu huỳnh”.−  Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận trong kiểm tra, đánh giá kiến thức

hóa học của HS lớp 12 THPT, luận văn thạc sĩ (2003) của học viên Phạm Thị Tuyết Mai

(ĐHSP HN) đã nghiên cứu tổng quát về chương trình hóa học 12. Dựa trên mục đích và

yêu cầu của chương trình, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận

sử dụng cho việc kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS. Luận văn có nhiều đóng góp mới

vì trong thời điểm hiện tại, bài tập trắc nghiệm chưa được phổ biến rộng rãi. 

−  Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại”

lớp 12 THPT , luận văn thạc sĩ (2009) của học  viên  Nguyễn Ngọc Vân Linh (ĐHSP

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 12: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 12/187

 

TP.HCM) đã trình bày một cách sâu sắc về việc đổi mới PPDH ở nước ta, thực trạng của

việc kiểm tra, đánh giá ở một số trường THPT hiện nay và xây dựng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm khách quan phần “Các nguyên tố kim loại” nhằm hoàn thiện kiến thức và kỹ

năng cho HS lớp 12 - THPT.

 Như vậy, hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về việc xây dựng bài tập trắc nghiệm

cho HS lớp 12 mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đề tài hướng đến đối tượng

HS trung bình - yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, chưa

 phản ánh toàn diện vấn đề thực tiễn và lý luận. Sinh viên Trần Thị Hoài Phương và Trần

Đức Hạ Uyên thực hiện với chương trình và SGK cũ, việc áp dụng vào thực tế dạy học

hiện nay có nhiều điểm không  phù hợp. Sinh viên Vi Văn Hồng mới dừng lại ở những sai

lầm HS hay mắc phải khi giải bài tập hóa học và vận dụng vào chương “Oxi - lưu huỳnh”

(lớp10). 

Qua đó, có thể khẳng định rằng việc dạy học cho HS trung bình - yếu hiện nay đang

được nhiều trường học và giáo viên quan tâm, nhưng số đề tài nghiên cứu về vấn đề này

còn hạn chế. 

1.2. Cơ sở lý thuyết trong bộ môn hóa học 

1.2.1.  Tầm quan trọng của lý thuyết đối với việc học bộ môn hóa học 

Kiến thức lý thuyết trong chương trình hóa học phổ thông bao gồm các học thuyết ,các định luật hóa học và các khái niệm cơ bản. Việc nghiên cứu lý thuyết chủ đạo có giá

trị phương pháp luận và quan trọng ở tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành và phát

triển kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Sự tổng kết các vấn đề trên cơ sở lý thuyết chủ đạo tạo

điều kiện phát triển tư duy lý thuyết và là phương pháp nhận thức, học tập cơ bản của bộ

môn hóa học. Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết chủ đạo, GV có thể hình thành thế

giới quan khoa học, cơ sở của phép biện chứng cho HS.  

1.2.2.  Các học thuyết cơ bản 

1.2.2.1.  Vị trí  

Tên thuyết   Vị trí  

Thuyết nguyên tử, phân tử  Chương 1 – Lớp 8 

Thuyết electron Chương 1 – Lớp 10 

Liên kết hóa học Chương 2 – Lớp 10 

Lý thuyết về phản ứng hóa học  Chương 3 – Lớp 10 Thuyết sự điện ly  Chương 1 – Lớp 11 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 13: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 13/187

 

Thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ   Chương 4 – Lớp 11 

1.2.2.2.  Ý nghĩa 

Các học thuyết cơ bản của hóa học phổ thông được lựa chọn tương ứng với các

nguyên tắc xây dựng chương trình và sắp xếp liên tục. Sự phân bố các thuyết - định luật ở

đầu chương trình hoặc phần mở đầu thể hiện sự phát triển liên tục và vai trò chủ đạo của

các thuyết. Học thuyết sau dựa trên cơ sở của các học thuyết trước và ngày càng phát

triển, giúp khám phá sâu sắc cấu trúc của các chất và mối liên hệ nhân quả giữa thành

 phần, cấu tạo và tính chất của các chất.

−  Thuyết nguyên tử - phân tử: là cơ sở lý thuyết của giai đoạn đầu nghiên cứu hóa học.

 Nội dung cơ bản của học thuyết được hình thành đầu tiên trong chương trình vật lý (lớp

7). Trong hóa học, các khái niệm nền tảng của học thuyết này được khẳng định và hìnhthành một cách chắc chắn trên cơ sở khoa học thực nghiệm. Khi đưa vào chương trình,

nội dung của thuyết nguyên tử - phân tử cổ điển được bổ sung thêm các khái niệm hiện

đại về cấu tạo chất. Đây là tiền đề cho việc trình bày lý thuyết chủ đạo của chương trình

THPT.

−  Thuyết  electron:  phân bố đầu chương trình hóa học 10 - THPT, nghiên cứu học thuyết

cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học. Cơ sở thuyết electron về cấu tạo chất được nghiên

cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Liên kết hóa học được nghiên cứu trên cơ sở thuyết cấu

tạo nguyên tử với các khái niệm cơ lượng tử, làm rõ trạng thái  electron trong nguyên tử

và cơ chế hình thành liên kết hóa học. Nội dung của thuyết   electron được vận dụng để

nghiên cứu sự phụ thuộc của tính chất vào cấu tạo các đơn chất và hợp chất. Việc nghiên

cứu này cũng được vận dụng khi học về các chất hữu cơ. 

−  Lý thuyết về phản ứng hóa học: được nghiên cứu đầu học kì II lớp 10 - THPT, bản

chất của PƯHH được nghiên cứu sâu và được giải thích bằng sự phá vỡ liên kết giữa cácnguyên tử trong phân tử chất tham gia và tạo thành liên kết mới để tạo ra phân tử chất

mới. Các qui luật nhiệt động hóa học được nghiên cứu về mặt năng lượng của PƯHH. 

−  Lý thuyết về sự điện ly: hỗ trợ việc nghiên cứu các chất điện li về mặt cơ chế và qui

luật phản ứng. Học thuyết cho phép khám phá bản chất của chất điện li, quá trình điện li;

 phát triển và hoàn thiện các khái niệm về tính axit, bazơ, lưỡng tính và chứng minh tính

tương đối của sự phân loại này. Học thuyết còn giải thích được sự phụ thuộc tính chất

của các chất điện li vào thành phần và cấu tạo của chúng theo quan điểm của thuyết

 proton.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 14: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 14/187

 

−  Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ:  bắt đầu từ các nội dung cơ bản của thuyết Bu-

lê-rốp, được mở rộng bằng các quan điểm của thuyết  electron và cấu trúc không gian.

Học thuyết này giúp nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất hữu cơ, là cơ sở để giải thích

tính chất của chất hữu cơ, ảnh hưởng giữa các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) trong

 phân tử chất hữu cơ. 

1.2.3.  Các định luật hóa học cơ bản 

1.2.3.1.  Vị trí  

Tên các định luật   Vị trí  

Định luật thành phần không đổi  Chương 2 - Lớp 8 

Định luật bảo toàn khối lượng  Chương 2 - Lớp 8 

Định luật Avogađro Chương 3 - Lớp 8 Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học  Chương 2 - Lớp 10 

1.2.3.2.  Ý nghĩa 

−  Định luật thành phần không đổi: nghiên cứu thành phần định lượng về cấu trúc phân

tử các chất, cơ sở để xác định các nguyên tố hóa học tạo nên chất, dựa vào số nguyên tử

của các nguyên tố có trong phân tử để biểu diễn, mô tả các chất bằng kí hiệu, công thức

hóa học các chất. 

−  Định luật bảo toàn khối lượng:  nghiên cứu qui luật bảo toàn khối lượng các chất

trong PƯHH, trong sự vận động của vật chất: khối lượng các chất được bảo toàn, chỉ

“thay đổi lại cấu tạo, sắp xếp lại các nguyên tử để tạo chất mới”. Định luật làm cơ sở cho

việc tính toán, định lượng các chất trong PƯHH. 

−  Định luật Avôgađro: xác định thể tích chất khí trong điều kiện chuẩn. Định luật giúp

nghiên cứu định lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện chuẩn và mở rộng

trong các điều kiện khác theo phương trình trạng thái của chất khí. −  Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học: nghiên cứu qui luật biến đổi tuần hoàn

tính chất các nguyên tố, các đơn chất và hợp chất trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố

hóa học. Cùng với thuyết electron xác định qui luật biến đổi tính chất các chất với cấu tạo

nguyên tử, dạng liên kết hóa học các chất. Trên cơ sở đó dự đoán tính chất các chất, định

hướng sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình thành kĩ năng dự đoán khoa học trong

học hóa cho HS. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 15: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 15/187

 

1.2.4.  Các khái niệm cơ bản 

Khái niệm là hình thức tư duy của con người, phản ánh sự vận động, biến đổi và phát

triển của hiện thực khách quan. Hình thành khái niệm là một trong những vấn đề trung

tâm của lí luận dạy học bộ môn. Nó có tầm quan trọng rất lớn về mặt đức dục và trí dục.

Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì không thể không nâng cao chất lượng của việc

hình thành khái niệm cho HS. 

 Những khái niệm hóa học dần dần hoàn thiện khi người học hiểu sâu hơn và rộng

hơn về bản chất các hiện tượng hóa học, thuyết cấu tạo và định luật tuần hoàn các nguyên

tố hóa học. Sự phát triển về nội dung của những khái niệm cơ bản trong chương trình hóa

học phổ thông gắn bó mật thiết với sự phát triển của thuyết cấu tạo chất, những hiểu biết

về BTH và định luật tuần hoàn. 

Các khái niệm cơ bản trong chương trình hóa học  phổ thông được chia thành những

nhóm sau đây: 

−  Những khái niệm về các chất cụ thể, các loại chất và khái niệm chung về chất và tính

chất của chúng. 

−  Những khái niệm về từng loại phản ứng hóa học cụ thể và khái niệm chung về phản

ứng hóa học. 

−  Những khái niệm về các nguyên tố hóa học, các nhóm nguyên tố hóa học và tính chấtcủa chúng. 

−  Các khái niệm chung và trừu tượng phản ánh những đặc tính của các nguyên tố, các

chất và phản ứng hóa học được lấy ra làm đối tượng độc lập để nghiên cứu như hóa trị, số

oxi hóa, tính axit, tính bazơ, tính lưỡng tính,... 

−  Những khái niệm về ứng dụng thực tiễn quan trọng, có tính chất kỹ thuật tổng hợp của

hóa học nhằm phục vụ đời sống, sản xuất, chiến đấu, khoa học,...

−  Những khái niệm thuộc về phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng cho hóa học

như thí nghiệm, phân tích, nhận biết các chất,...  

Chương trình hóa học phổ thông truyền thụ những kiến thức của học thuyết về các

nguyên tố hóa học và hợp chất của chúng, đó là những kiến thức quan trọng đối với thực

tiễn, chúng được hệ thống hóa trong BTH các nguyên tố hóa học và được soi sáng bởi

những quan điểm hiện đại của thuyết cấu tạo chất. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 16: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 16/187

 

1.3. Bài tập hóa học 

Theo tác giả Trịnh Văn Biều trong giáo trình Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông

(2003):

1.3.1.  Khái niệm bài tập hóa học 

Thuật ngữ “bài tập” chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: bài tập  bao gồm cả

những câu hỏi và bài toán mà khi giải quyết chúng HS phải nhờ những suy luận logic,

những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và

 phương pháp hóa học. Khi hoàn thành bài tập, HS hoàn thiện được một tri thức hay một

kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thí nghiệm.  

1.3.2.  Tác dụng của bài tập hóa học 

−  bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để dạy HS tập vận dụngcác kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến

những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình. Vì chỉ có

vận dụng kiến thức vào giải bài tập, HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Kiến

thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A. Đanilôp nhận định: "Kiến

thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn

thành những bài tập lý thuyết và thực hành". 

−  Bài tập hóa học là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt

nhất, đồng thời giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong

 phú. bài tập hóa học còn làm chính xác hóa các khái niệm, định luật đã học.  

−  Bài tập hóa học giúp phát triển tư duy, rèn luyện trí thông minh cho HS: một số vấn đề

lý thuyết cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài toán có tính chất đặc biệt,

ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc bén. Khi

GV yêu cầu HS giải bằng nhiều cách và tìm ra cách giải ngắn nhất, đó là một phương

 pháp rèn luyện trí thông minh cho HS. 

−  Bài tập hóa học phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp học

tập hợp lý. 

−  Bài tập hóa học còn được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới

(hình thành khái niệm, định luật), khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, chủ động,

lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. 

−  Bài tập hóa học là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS một

cách chính xác.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 17: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 17/187

 

−  Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong như rèn tính kiên nhẫn, trung

thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, có kế

hoạch,…), nâng cao hứng thú học tập. 

Trên đây là một số tác dụng của bài tập hóa học, nhưng cần phải khẳng định rằng:

 Bản thân bài tập hóa học chưa có tác dụng gì cả. Không phải một bài tập hóa học hay thì

luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng, phải biết trao

đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, để

 HS tự tìm ra lời giải. Lúc đó bài tập hóa học mới thực sự có ý nghĩa, không phải chỉ dạy

học để giải bài toán, mà là dạy học bằng giải bài toán. 

1.3.3.  Phân loại bài tập hóa học 

Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên các cơ sở khác nhau:   Dựa vào nội dung toán học của bài tập: 

+  Bài tập định tính (không có tính toán)

+  Bài tập định lượng (có tính toán) 

 Dựa vào hoạt động của HS khi giải bài tập:

+  Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm) 

+  Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm) 

 Dựa vào nội dung hóa học của bài tập:

+  Bài tập hóa đại cương: bài tập về chất khí, bài tập về dd, bài tập điện phân,…

+  Bài tập hóa vô cơ: bài tập về kim loại, bài tập về các phi kim, bài tập về các loại

hợp chất oxit, axit, bazơ, muối,…

+  Bài tập hóa hữu cơ: bài tập hiđrocacbon, bài tập về ancol - phenol - amin, bài tập về

anđêhit - axit cacboxylic - este,…

 Dựa vào nhiệm vụ đặt ra yêu cầu của bài tập:+  Bài tập cân bằng PTPƯ  

+  Bài tập viết chuỗi phản ứng 

+  Bài tập điều chế 

+  Bài tập nhận biết 

+  Bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp 

+  Bài tập lập công thức phân tử 

+  Bài tập tìm nguyên tố chưa biết 

 Dựa vào lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập:

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 18: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 18/187

 

+  Bài tập dạng cơ bản 

+  Bài tập tổng hợp 

 Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: 

+  Bài tập trắc nghiệm 

+  Bài tập tự luận 

 Dựa vào phương pháp giải bài tập:

+  Bài tập tính theo công thức và phươ ng trình

+  Bài tập  biện luận 

+  Bài tập dùng giá trị trung bình… 

 Dựa vào mục đích sử dụng bài tập:

+  Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ  +  Bài tập dùng củng cố kiến thức 

+  Bài tập dùng ôn luyện tổng kết 

+  Bài tập dùng bồi dưỡng HS giỏi 

+  Bài tập  phụ đạo HS yếu… 

 Theo L ý luận dạy học hóa học, tập 1 (1994) của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, bài tập

được chia thành 4 loại: 

+  Bài tập định lượng 

+  Bài tập lý thuyết 

+  Bài tập thực nghiệm 

+  Bài tập tổng hợp 

1.3.4.  Điều kiện giúp học sinh giải tốt bài tập hóa học 

 HS phải nắm vững: 

−  Lí thuyết: các học thuyết, các định luật, các khái niệm quy tắc, các quá trình hóa học,

tính chất hóa học (TCHH) của các chất… 

−  Các dạng bài tập cơ bản: xác định được dạng bài tập và phương pháp giải cho từng

dạng bài.

−  Có kiến thức và kĩ năng toán học: giải phương trình, hệ phương trình, một số phương

 pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm khách quan.

1.3.5.  Một số dạng bài tập phần hóa vô cơ lớp 12 

1.3.5.1.   Lý thuyết cơ bản 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 19: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 19/187

 

Đây là dạng bài tập đại cương, đòi hỏi ở mức độ nhận thức “BIẾT” là chính. Yêu cầu

HS phải nắm chắc các khái niệm cơ bản, các định nghĩa cũng như hệ thống lý thuyết. Tuy

nhiên, HS cần lưu ý là do phạm vi bài tập dạng này khá rộng nên cần bao quát kiến thức.  

1.3.5.2.  Tính chất của kim loại 

Đây là dạng bài tập  phong phú, đa dạng và chiếm một lượng lớn trong chương trình.

Để làm tốt phần này, HS cần nắm vững cấu tạo nguyên tử, BTH. Từ cấu tạo nguyên tử

suy ra tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế. 

1.3.5.3.   Xác định tên nguyên tố kim loại 

Đây là dạng bài tập khá phổ  biến, đòi hỏi HS có nền tảng kiến thức nhất định về cấu

tạo nguyên tử, cấu tạo BTH, TCHH, phương pháp điều chế... Bên cạnh đó, để làm nhanh

và chính xác bài trắc nghiệm, HS cần có kĩ năng phân tích, so sánh, suy luận, loại trừ. 

1.3.5.4.   Điều chế, sản xuất  

Với dạng BT này, HS cần nắm vững quy trình điều chế, sản xuất chất hóa học. Ở

mức độ cao hơn, HS phải biết cách hệ thống và liên hệ đến các kiến thức liên quan, vận

dụng tạo thành sơ đồ điều chế - sản xuất. Bên cạnh đó, việc tính toán liên quan đến hiệu

suất và vận dụng định luật bảo toàn nguyên tố ở dạng bài tập này rất thích hợp. 

1.3.5.5.   Nhận biết, tách chất  

Dạng bài tập này được xem là khó đối với HS trung bình - yếu, yêu cầu khả năngtổng hợp, so sánh và kĩ năng làm thí nghiệm. 

−  Đối với dạng bài nhận biết: HS cần nắm vững TCVL và TCHH của các chất cần nhận

 biết. Dùng phản ứng đặc trưng của các chất đó với thuốc thử thích hợp để tạo ra một

trong các hiện tượng có thể tri giác được như đổi màu, kết tủa, sủi bọt khí, có mùi riêng

 biệt… 

−  Đối với dạng tách chất: Dùng phản ứng thích hợp để chuyển dần các chất trong hỗn

hợp sang dạng trung gian và tách ra khỏi hỗn hợp, sau đó dùng phản ứng khác để tái tạo

chất trung gian trở lại chất ban đầu. 

1.3.5.6.  Giải thích hiện tượng  

Dạng bài này rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và  hệ thống hóa kiến thức. HS

theo dõi hiện tượng xảy ra, viết PTPƯ cụ thể từng quá trình thí nghiệm, sau đó xác định

kết quả theo yêu cầu của đề. 

1.3.5.7. 

 Bài tập thực hành 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 20: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 20/187

 

Các thao tác, kĩ năng làm thí nghiệm là nội dung chính của dạng bài tập này. Mục

đích của bài là định hướng cho HS hoàn thiện cả lý thuyết và thực hành. Hiện nay dạng

 bài tập này tương đối ít nhưng đang và sẽ được chú trọng hơn nữa trong tương lai. 

1.3.5.8.  Ứng dụng của kim loại và hợp chất của chúng  

HS cần phải liên hệ thực tế trong quá trình học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới là gắn

liền hóa học với thực tiễn cuộc sống. HS phải quan tâm hơn đến phần ứng dụng của các

chất cụ thể trong chương trình. 

1.3.5.9.   Bài tập toán tổng hợp 

Đây là dạng bài tập đòi hỏi nhiều kĩ năng tổng hợp, tính toán, suy luận, phân tích, so

sánh, hệ thống… ở các mức độ nhận thức khác nhau. Bên cạnh đó HS còn phải vận dụng

linh hoạt với từng dạng toán cụ thể, có thể là một phương pháp hoặc phối hợp nhiều

 phương pháp. 

1.4.  Một vài vấn đề về học sinh trung bình - yếu môn hóa 

1.4.1.   Nhận diện học sinh trung bì nh - yếu

1.4.1.1. Về kiến thức 

HS mất căn bản về hóa trị, kí hiệu hóa học, số oxi hóa, tính tan, TCHH đặc trưng của 

kim loại, phi kim, axit, bazơ, muối... 

1.4.1.2. Về kĩ năng  

−  HS gặp nhiều khó khăn về cân bằng phản ứng oxi hóa - khử, viết phản ứng trao đổi,

tính toán (số mol, nồng độ,…), phương pháp giải một số dạng toán cơ bản (toán hỗn hợp,

hiệu suất, xác định tên kim loại, dư - thiếu,…). 

−  Diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ hóa học

(thuật ngữ, kí hiệu). 

1.4.1.3. Về phương pháp học tập 

HS trung bình - yếu chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Chẳng

hạn: 

−  Cầm vở học thuộc lòng từng câu, từng chữ.  

−  Chưa nắm vững lý thuyết đã vội làm bài tập.

−  Chưa có sự liên kết các kiến thức đã học thành một thể thống nhất.  

−  Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng còn yếu; khả năng phân tích, tổng hợp hạn chế. 

1.4.1.4.  Biểu hiện bên ngoài 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 21: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 21/187

 

−  Thái độ thờ ơ với việc học, chán nản: trong lớp hay nói chuyện riêng, làm việc riêng,

không làm bài tập về nhà, không học lý thuyết, tập vở ghi chép cẩu thả.  

−  Khả năng tiếp thu bài chậm so với HS bình thường. 

−  Đi học không chuyên cần: nghỉ học không phép, cúp tiết. 

−  Làm bài không cẩn thận, sai nhiều lỗi. 

−  Có hành vi vô lễ với thầy cô.  

1.4.1.5.  Điểm số: 

−  Kết quả các bài kiểm tra thường không cao. 

−  Điểm trung bình các môn tự nhiên liên quan như toán, lý không cao.

−  Kết quả môn hóa ở các năm học trước thấp. 

1.4.2.   Nguyên nhân học sinh học yếu1.4.2.1.  Giáo viên và nhà trường  

Giáo viên:

−  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số GV còn yếu kém về năng lực, trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, việc đổi mới PPDH còn mờ nhạt, chất lượng bài lên lớp chưa

tốt. 

−  Có những GV chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài. Dạy học còn dàn

trải, nâng cao kiến thức một cách tùy tiện. 

−  Một số GV chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng HS yếu - kém; chưa theo dõi sát

sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của HS. 

−  Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho HS yếu - kém

không theo kịp. 

−  Một số GV chưa thật sự toàn tâm, toàn ý với nghề do bị chi phối bởi nhiều vấn đề của

cuộc sống, chưa thật sự giúp đỡ HS thoát khỏi yếu - kém.−  Lại có GV còn thiếu nghệ thuật cảm hóa HS yếu - kém, không gây hứng thú để HS

thích học môn hóa. 

−  Một số GV chưa coi trọng việc đánh giá chất lượng thực của HS, còn có hiện tượng

chạy theo thành tích. 

−  Còn có GV đối xử không công bằng, trù dập HS để lại những dấu ấn không tốt trong

lòng HS, khiến HS ghét môn học đó. 

 Nhà trường: 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 22: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 22/187

 

−  Tác dụng không mong muốn của công tác đánh giá thi đua: căn cứ đánh giá thi đua

trong giáo dục là dựa vào chất lượng dạy học, nhưng hiện vẫn chưa có phương pháp để

đánh giá một cách khách quan. 

−  Đặc trưng của môn hóa là vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, việc nghiên cứu về cấu tạo

nguyên tử, liên kết hóa học, các PƯHH… còn trừu tượng, cần sự hỗ trợ của các phương

tiện dạy học. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất nhiều trường THPT hiện nay còn hạn chế.  

−  Đa số các lớp học đều có số lượng HS từ 40 đến 60, với trình độ khác nhau: giỏi - khá

- trung bình - yếu - kém. GV thật sự khó khăn trong việc tìm ra PPDH chung cho cả lớp. 

−  Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Kênh thông

tin cung cấp dữ liệu từ nhà trường đến phụ huynh HS và ngược lại còn hạn chế. 

1.4.2.2. Gia đình 

−  Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều phụ huynh bận rộn với cuộc sống mưu sinh, chưa

quan tâm đúng mực đến việc học tập cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của

con em mình. HS chưa ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của việc học, thiếu

thốn tình cảm, dễ bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội, xao lãng việc học hành. HS không học

 bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp trở   nên  phổ biến, việc tiếp thu bài mới khó

khăn, dẫn đến tình trạng lười học, chán học… 

−  Gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến HS không chú

tâm vào học tập. 

−  Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái: khi HS lười học, xin nghỉ để làm việc riêng

(như đi chơi, đi du lịch,...) cha mẹ dễ dàng đồng ý, lâu dần, HS mất căn bản, không theo

kịp bạn bè, chán học,...

−  Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại lúng túng

trong việc đưa ra phương pháp phù hợp. 

1.4.2.3.  Xã hội 

−  Tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, ảnh hưởng

của một bộ phận thanh thiếu niên bỏ học, tác động của game online, những tác động xấu

của internet do không được định hướng đúng đắn. 

−  HS mất dần khả năng tư duy tự học, tự sáng tạo, tự đào sâu kiến thức. Vì điều kiện học

tập ngày nay khá đầy đủ: ngoài SGK, HS còn được trang bị nhiều loại sách tham khảo,

sách học tốt, sách nâng cao,... Ngoài thời gian học ở trường, HS còn có điều kiện và thời

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 23: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 23/187

 

gian học thêm, học kèm ở các thầy cô giáo. Thực tế cho thấy, nhiều HS không hề biết

cách tự học và chưa bao giờ tự học được.  

1.4.2.4.  Bạn bè 

Bước vào tuổi vị thành niên, bạn bè có một vai trò quan trọng. HS dễ bị tác động từ

 bạn bè, từ cái tốt (cố gắng học tập, chơi thể thao, hoạt động Đoàn…), đến cái xấu (sự đua

đòi, hút thuốc, đua xe, bỏ học, trò chơi điện tử, bạo lực học đường...). HS rất sợ bị bạn bè

tẩy chay hay loại ra khỏi nhóm nếu không hòa nhập theo. 

1.4.2.5.  Học sinh 

−  Chưa xác định được mục đích, động cơ học tập, chưa tập trung trong giờ học. 

−  Mất kiến thức căn bản từ lớp dưới nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến

thức mới. −  Hóa học là môn khoa học tự nhiên, có mối liên quan nhất định với các môn toán, lý.

 Nếu HS yếu những môn này thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hóa. 

−  Năng lực trí tuệ của một số HS hạn chế nên tiếp thu bài còn chậm, khuyết tật (khiếm

thính, sức khỏe yếu…). 

1.4.3.   Những khó khăn khi dạy học sinh trung bình - yếu 

Việc dạy cho HS trung bình - yếu trong nhà trường là việc làm đòi hỏi nhiều công

sức, sự yêu thương, tận tụy và cố gắng của GV. Công tác này thường gặp một số khó

khăn như sau: 

−  Về phía chương trình: không có một chương trình nào dành riêng đối tượng này. Đặc

 biệt đối với HS lớp 12, GV phải bù đắp thật đầy đủ không chỉ về kiến thức hổng mà còn

 phương pháp, các dạng toán cơ bản… để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. 

−  Về phía lãnh đạo nhà trường: rất khó khăn để phối hợp với cha mẹ HS, phần lớn phụ

huynh HS yếu - kém ít quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc cho giáo viên và nhàtrường. 

−  Về phía GV: hầu hết GV đều khá e ngại khi dạy lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao.

Công việc này đòi hỏi GV phải mất rất nhiều công sức, tâm huyết, thời gian, rất khó khăn

để tìm ra phương pháp thích hợp cho từng đối tượng HS, thậm chí có thể ảnh hưởng lớn

đến kết quả thi đua cuối học kì, cuối năm. 

−  Về phía HS: chậm hiểu, dễ nản lòng, không hợp tác, khó tập trung… 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 24: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 24/187

 

1.5.  Thực trạng dạy và học hóa học đối với học sinh trung bình - yếu ở một số

trường THPT tại TP.HCM 

1.5.1.  Mục đích điều tra 

−  Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học hóa học đối với HS trung b ình - yếu tại một số

trường THPT. 

−  Tìm hiểu nguyên nhân việc HS không yêu thích và học yếu môn hóa. 

−  Tìm hiểu những PPDH được GV sử dụng cho các lớp học có tỉ lệ HS trung bình - yếu

cao.

1.5.2.  Đối tượng điều tra 

−  GV đang giảng dạy lớp 12, ban cơ bản: phát 86 phiếu cho 86 GV (trong đó có 57 GV

hiện đang theo học lớp cao học chuyên ngành “Lý luận và phương pháp dạy học hóahọc” và 29 GV tại 3 trường chúng tôi dự kiến TN). 

−  619 HS học chương trình hóa học 12, ban cơ bản, ở  các trường THPT tại TP.HCM

gồm:

Trường THPT   Nguyễn Huệ  Võ Trường Toản  Quang Trung

Số phiếu  188 171 84

1.5.3.  Phương pháp điều tra 

−  Trao đổi, phỏng vấn 

−  Sử dụng phiếu điều tra 

1.5.4.  Tiến trình điều tra 

−  Trong buổi học thường kì của lớp cao học ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa

học, tại khoa Hóa - ĐHSP TP.HCM chúng tôi đã gửi phiếu điều tra cho các học viên 

tham gia khóa học. 

−  Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã gửi phiếu điều tra cho GV

giảng dạy và HS ở các trường dự kiến TN. 

1.5.5.  Kết quả điều tra 

1.5.5.1.   Kết quả điều tra tham khảo ý kiến GV

Câu 1: Tâm trạng của thầy/cô khi được phân công dạy lớp 12 có tỉ lệ HS trung

bình - yếu cao? 

 Bảng 1.1: Tâm trạng của GV khi dạy lớp 12 có tỉ lệ HS trung bình - yếu caoGV đồng ý  Số lượng    Phần trăm (%) 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 25: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 25/187

 

Lo lắng 21 24,4Cương quyết không nhận  0 0,0Bình thường  41 47,6Sẵn sàng nhận  24 28,0

 Kết quả cho thấy: 

−  Hầu hết GV không nhiệt tình, hào hứng khi dạy ở lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao.

Song, không có GV nào cương quyết không nhận. 

−  Có nhiều khó khăn GV phải giải quyết khi nhận lớp học yếu. 

Câu 2. Ý kiến thầy/cô về bài tập dành cho HS trung bình - yếu trong SGK và SBT hiệnnay? 

 Bảng 1.2: Ý kiến của GV về SGK và SBT hóa học 12 (%GV đồng ý) 

 Đánhgiá  %   Đánh giá  %   Đánh giá  %   Đánh giá  % 

Số lượng   Thừa  9,3   Nhiều  18,2  Vừa  28,5  Ít  46  Mức độ  Quá khó  28,5  Khó  36,7  Bình thường  22,3  Dễ  13,5 

 Kiến thức  Đầy đủ  23,8  khá đủ  41,3  Bình thường  21,2  chưa đa dạng  13,7 

 Kết quả cho thấy: 

−  Có 46% GV đồng ý rằng số lượng  bài tập trong SGK và SBT dành cho HS trung bình

- yếu ít. Như vậy, với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, GV cần phải soạn thêm bài tập 

có nội dung thích hợp cho đối tượng HS này. 

−  Có 36,7% GV cho rằng bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình - yếu là khó.

 Nên GV cần giảng giải từng bước, hình thành phương pháp giải đối với mỗi dạng, có bài

tập cho HS áp dụng. 

−  Có 41,3% GV đồng ý kiến thức của bài tập trong SGK và SBT đối với HS trung bình -

yếu là khá đầy đủ. Đây là một ưu thế của SGK mới hiện hành. 

Câu 3: Cơ sở nào giúp thầy/cô đánh giá được năng lực học tập của HS lớp mình dạy? Bảng 1.3: Ý kiến của GV về cơ sở đánh giá được năng lực học hóa của HS

GV đồng ý  Số lượng    Phần trăm (%) Kết quả bài kiểm tra đầu năm 52 60,5Kết quả bài kiểm tra trong chương trình  86 100

 Nhận xét của GV chủ nhiệm  36 41,2Kết quả năm học trước  58 67,4Mức độ tích cực của HS trong giờ học  65 75,6

 Kết quả cho thấy: 

Tất cả GV tham gia khảo sát đều đồng ý dựa vào kết quả các bài kiểm tra trong

chương trình để đánh giá lực học của HS. Một số cơ sở khác: mức độ tích cực của HS

trong giờ học hay kết quả năm học trước cũng được nhiều GV chú ý. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 26: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 26/187

 

Câu 4: Theo thầy/cô, nguyên nhân nào khiến HS học yếu môn hóa? 

 Bảng 1.4: Ý kiến của GV về nguyên nhân HS học yếu môn hóa 

GV đồng ý  Số lượng    Phần trăm (%) Ý thức học tập chưa tốt.  86 100Mất kiến thức căn bản. 82 95,3Hoàn cảnh gia đình.  54 62,8Thực trạng chạy theo thành tích.  37 43Thiếu thốn điều kiện học tập (sách, vở,…).  28 32,6Có nhiều loại hình vui chơi, giải trí. 46 53,5Tinh thần trách nhiệm của GV dạy hóa trước đó.   35 40,7Thói quen ỷ lại.  51 59,3Bị ảnh hưởng từ bạn bè.  49 60Khả năng tư duy hạn chế.  68 79,1

 Kết quả cho thấy: 

−  Có 86 GV (100%) cho rằng ý thức học tập của HS chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến HS học yếu môn hóa. 

−  Có 82 GV (95,3%) đồng ý việc HS mất kiến thức căn bản là trở ngại lớn cho việc tiếp

thu bài.

−  Các nguyên nhân khác như: gia đình chưa quan tâm đúng mực, thói quen ỷ lại… cũng

tác động khá nhiều đến kết quả học tập của HS.  

Câu 5: Những khó khăn thầy/cô thường gặp khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới?  Bảng 1.5: Ý kiến của GV về những khó khăn khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới (%GV

đồng ý) 

 Những khó khăn thường gặp   Đồng ýThiếu tài liệu tham khảo 58,1Thiếu hóa chất và dụng cụ thí nghiệm  73,3 Thiếu thiết bị nghe nhìn  61,6 Không có nhiều thời gian chuẩn bị bài  41,9Chưa xây dựng được hệ thống bài tập từ dễ đến khó  74,4

 Nhiều nội dung khó với HS  77,9 Kết quả cho thấy: 

−  Khó khăn lớn nhất GV gặp phải khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới là có nhiều nội

dung khó đối với HS (77,9%), tiếp đó là chưa xây dựng được hệ thống bài tập từ dễ đến

khó (74,4%) và thiếu hóa chất và dụng cụ thí nghiệm (73,3%). 

−  Nhiều GV đã khắc phục được khó khăn về thời gian chuẩn bị bài và tài liệu tham

khảo. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 27: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 27/187

 

−  Việc thiếu hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn… là các yếu tố khách

quan, phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà trường; còn việc xây dựng hệ thống bài tập  

theo mức độ từ dễ đến khó, GV có thể cải thiện sớm, nhằm tăng hiệu quả dạy học. GV

cần tìm phương pháp thích hợp để việc truyền thụ các kiến thức mới dễ dàng hơn. 

Câu 6: Những khó khăn thầy/cô thường gặp khi dạy lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu

cao?

 Bảng 1.6: Ý kiến của GV về những khó khăn khi dạy học cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. 

STT Khó khăn 

(Mức độ 1 là ít khó khăn, 4 là rất khókhăn) 

Tỉ lệ (%) GV

 Đồng ý Khôngđồng ý 

1 2 3 41 - Mất căn bản từ các lớp trước  1,3 5 30,5 62,8 0

2 - Chương trình quá tải  5,3 18,8 30,5 43,1 2,33 - Số tiết ít  26,6 11,6 25,1 21,6 15,1

4 - Lớp ồn ào, HS không hợp tác  0,2 6,8 38,2 54,8 05 - Khả năng ghi nhớ của HS hạn chế  7,3 20,6 29,3 42,8 4,7

6 - Thiếu kĩ năng tổ chức, quản lý HS  13,4 25,1 20,7 33,8 7

7 - Lớp có trình độ không đồng đều  9,9 22 26,8 41,3 08 - Xây dựng hệ thống bài tập  phù hợp

với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao.  9,2 16,3 34,2 40,3 09 - Sỉ số HS đông  18,2 32,6 22,4 26,8 2,3

10 - Không biết chuẩn kiến thức HS trung bình - yếu cần đạt được 

24,4 25,7 21,3 22,8 5,8

 Kết quả cho thấy: 

−  GV gặp nhiều khó khăn khi dạy lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, trong đó khó

khăn lớn nhất là HS mất căn bản từ các lớp trước, không có nền tảng để tiếp thu kiến thức

mới, đặc biệt là với HS lớp 12. Khó khăn tiếp theo là lớp ồn ào và HS quậy phá không

hợp tác. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với GV, đặc biệt là các GV trẻ hoặc thiếu

kỹ năng cảm hóa HS. 

−  Một số vấn đề như: chương trình quá tải, khả năng ghi nhớ của HS hạn chế, lớp có

trình độ HS không đồng đều, chưa xây dựng được hệ thống bài tập … cũng là những

thách thức lớn đối với GV. 

Câu 7: Ý kiến của thầy/cô về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình -

yếu? 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 28: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 28/187

 

 Bảng 1.7: Ý kiến của GV về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình - yếu

STT Giải pháp 

Tỉ lệ (%) GV   Đồng ý 

Khôngđồng  

 ý

 Rất

cầnthiết  

Cầnthiết  

 Bìnhthường  

1 - Kiểm tra lý thuyết thường xuyên.  75,6 15,1 9,3 0

2- Nhấn mạnh phần trọng tâm dựa vàochuẩn kiến thức.  81,4 14 4,6 0

3- Xây dựng hệ thống bài tập  theo từngdạng, từ dễ đến khó, có bài mẫu.  64 26,7 9,3 0

4 - Tạo hứng thú cho tiết học.  41,9 30,2 19,8 8,1

5- Thường xuyên hệ thống, liên hệ kiếnthức cũ và mới. 

27,9 41,9 30,2 0

6 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước bằng hệthống câu hỏi định hướng. 

38,4 39,5 17,4 4,7

7- Bổ sung kịp thời kiến thức nền tảng màHS đã lãng quên.  74,4 19,8 5,8 0

8 - Liên hệ với GVCN, phụ huynh.  11,6 45,3 23,3 19,89 - Hình thành đôi bạn học tốt.  29 32,6 29,1 9,3

 Kết quả cho thấy: 

−  Biện pháp được nhiều GV tán thành nhất là nhấn mạnh phần trọng tâm dựa vào chuẩn

kiến thức (81,4%), tiếp đến là kiểm tra lý thuyết thường xuyên (75,6%), bổ sung kịp thờinhững kiến thức nền tảng HS đã lãng quên (74,4%) và xây dựng hệ thống bài tập  theo

từng dạng, từ dễ đến khó, có bài mẫu (64%).  

−  Đối với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, một nhiệm vụ lớn đặt ra cho GV đứng lớp

là phải bổ sung kịp thời những kiến thức nền tảng HS đã lãng quên, đồng thời phải hoàn

thành chương trình học trong thời gian có hạn. Đây là một nhiệm vụ không đơn giản, GV

rất cần những tài liệu tham khảo phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy đặt ra. 

1.2.5.2.   Kết quả điều tra tham khảo ý kiến HS  

Câu 1: Khi học lý thuyết mới, em thích thầy/cô sử dụng những hình thức dạy học nào?  

 Bảng 1.8: Ý kiến của HS về hứng thú học tập khi học lý thuyết mới 

 Hình thức tổ chức 

Tỉ lệ (%) HS  

Thích

nhất  

Khá

thích

 Bình

thường  

Không

thíchGiảng giải.  2,7 26 58,2 13,1Đặt câu hỏi- HS trả lời.  11,3 29,1 42 17,6

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 29: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 29/187

 

 Nêu vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.  18,3 66,8 11,5 3,4Biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng.  87,6 9,2 3,2 0Dùng kết quả thí nghiệm hướng dẫn HS nghiêncứu bài mới. 

48,1 39,7 9,2 3,2

Các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, nghiên cứu,làm bài báo cáo.

14 27,1 43,8 15,1

Các nhóm thảo luận, chia sẻ kiến thức.  33,6 14,3 29,3 22,8Các nhóm tự làm thí nghiệm khi nghiên cứu

 bài mới.  60,7 28,2 8,8 2,3

 Kết quả cho thấy: 

−  HS hứng thú khi GV sử dụng PPDH nêu vấn đề và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề

(66,8%).

−  HS rất muốn GV sử dụng các thí nghiệm hóa học. Thí nghiệm biểu diễn của GV được

nhiều HS tại các trường khảo sát yêu thích nhất (87,6%). Nhiều HS muốn được tự mình

làm thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới (60,7%). 

−  HS hài lòng với phương pháp học nhóm, thảo luận và chia sẻ kiến thức (33,6%) nhưng

nhiều HS còn rụt rè khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu và làm bài báo cáo (14%).

Câu 2: Khi học bài luyện tập, ôn tập em thích thầy/cô sử dụng hình thức dạy học nào

dưới đây? 

 Bảng 1.9: Ý kiến của HS về hứng thú học tập trong giờ luyện tập, ôn tập 

 Hình thức tổ chứcTỉ lệ (%) HS

 Rấtthích

Thích Bìnhthường  

Khôngthích

Hướng dẫn các bước giải cho từng dạng bài,cho ví dụ minh họa và bài tập áp dụng. 

51,9 28,3 17,2 1,0

Hướng dẫn giải các bài tập trong SGK, SBT,đề cương… 

25,0 34,7 35,3 1,0

Dùng sơ đồ, biểu bảng hệ thống  hóa kiến

thức cơ bản cần nắm vững. 

26,1 33,6 32,0 3,5

Đàm thoại với HS để tổng kết kiến thức cơ bản rồi hướng dẫn giải bài tập. 17,2 32,2 38,2 3,5Dùng phiếu học tập đưa ra nhiệm vụ học tập,các nhóm thảo luận, trình bày kết quả.  11,9 22,9 43,1 7,7

Các nhóm, cá nhân trả lời câu hỏi trong tròchơi đố vui. 

46,8 26,0 17,0 3,1

 Kết quả cho thấy: 

−  Đa số HS muốn được GV hướng dẫn từng bước giải bài tập   và có ví dụ minh họa

(86,2%), tiếp đến là HS tham gia trò chơi trong giờ luyện tập, ôn tập (72,8%), việc GV sử

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 30: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 30/187

 

dụng sơ đồ, biểu bảng để tổng kết kiến thức được HS yêu thích hơn các hình thức khác

(58,7%).

−  Như vậy, việc dạy học hướng tới hoạt động tích cực được HS hưởng ứng rất nhiệt tình. 

Câu 3: Ý kiến của em về bài tập trong SGK và SBT?

 Bảng 1.10: Ý kiến của HS về BT  bài tập trong SGK và SBT (%HS đồng ý) 

 Đánh giá  %  Đánh giá  %  Đánh giá  %

Số lượng   nhiều  17,4  bình thường  22,1 ít 60,5

 Mức độ  khó 52,4  bình thường  28,2 dễ  19,4

 Kiến thức  đầy đủ  71,1  bình thường  20,1 nghèo nàn 8,8

 Kết quả cho thấy: 

−  Về số lượng: có 60,5% HS đồng ý số lượng bài tập trong SGK và SBT dành cho HS

trung bình - yếu khá ít. 

−  Về mức độ: có 52,4% HS đồng ý bài tập  trong SGK và SBT đối với HS trung bình -

yếu là khó. 

−  Về lượng kiến thức: có 71,1% HS cho rằng kiến thức từ bài tập  trong SGK và SBT đối

với HS trung bình - yếu là đầy đủ. 

Câu 4: Phương pháp nào em thường dùng khi tự học môn hóa? Bảng 1.11: Ý kiến của HS về phương pháp học hóa

 Phương pháp của em 

Tỉ lệ (%) HS  

Thường xuyên

 Ít Hầunhư

không-  Học lý thuyết bằng cách đọc to nhiều lần.  74,3 14,4 11,3

-  Học lý thuyết bằng cách ghi ra giấy thành sơ đồ, cácPƯHH. 

18,6 43,6 37,7

-  Coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học hóa.  15,1 31,4 53,5

-  Khi có tiết hóa mới coi lại bài và làm bài tập ở nhà.  62,3 35 2,7

-  Làm hết bài tập do GV yêu cầu.  21,4 32,6 46

 Kết quả cho thấy: 

−  HS trung bình - yếu chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả, dễ bị phân tán suy

nghĩ. Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, có nhiều PTPƯ, công thức,… Nhiều em

học lý thuyết bằng cách đọc to nhiều lần (74,3%) cùng với việc khi có tiết hóa mới coi lại

 bài và làm bài tập ở nhà (62,3%), như thế vừa khó lưu giữ thông tin, vừa nhanh quên. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 31: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 31/187

 

−  Phương pháp học tập giúp HS ghi nhớ tốt và hiểu bài là: học lý thuyết bằng cách ghi ra

giấy các sơ đồ, PTPƯ; coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học; làm hết bài tập do GV

yêu cầu chưa được nhiều HS sử dụng. 

Câu 5: Những nguyên nhân khiến em gặp khó khăn khi giải bài tập  hóa học? (1 là ít

khó khăn, 4 là rất khó khăn)

 Bảng 1.12: Ý kiến của HS về nguyên nhân không giải được bài tập hóa

 Mức độ Tỉ lệ (%) HS  

1 2 3 4- Không nắm được lý thuyết.  1,6 13,1 54,1 31,2- Không định được hướng giải.  11,3 25,3 48,3 15,1- Không liên hệ được dữ kiện và yêu cầu của đề.  19 10,5 47 23,5

- GV giảng bài khó hiểu nên em không biết cách làm.   5,5 27,3 44,2 23- Không đủ thời gian.  3,6 24,6 31,2 40,6 Kết quả cho thấy: 

−  Nguyên nhân lớn nhất khiến HS không giải được bài tập hóa học là không nắm được

lý thuyết (54,1%), tiếp đó là: không định được hướng giải (48,3%) và không liên hệ được

dữ kiện với yêu cầu của đề (47%). 

−  Qua phỏng vấn trực tiếp, nhiều HS không đủ thời gian học và làm bài tập  về nhà vì

 phải dành nhiều thời gian đi học thêm nhiều, một số HS không hiểu bài vì mất kiến thứccăn bản. 

Câu 6: Em gặp khó khăn khi giải những dạng bài tập nào?

 Bảng 1.13: Ý kiến của HS về mức độ khó khăn ở các dạng BT  bài tập 

Các dạng bài tập Tỉ lệ (%) HS  

Rất khó  Khó Vừa phải  Dễ -  Viết công thức phân tử  8,1 16,3 49,2 26,4

-  Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử  23 44,2 22,6 10,4-  Chuỗi phản ứng  6,8 21,2 46,5 16,5-  Điều chế  9,9 38,8 29,7 21,6-   Nhận biết  19 28,4 30,5 22,1-  Giải thích hiện tượng  20,3 36,8 24,8 18,1-  Toán hỗn hợp  2,3 22,1 36,8 38,8-  Toán dư, thiếu  2,5 8,8 34,3 54,4-  Toán oxit axit (SO2, CO2,…) tác

dụng với dd kiềm (NaOH, KOH,Ca(OH)2,…)

17,2 33,4 35,2 14,2

-  Toán hiệu suất  36,3 37,5 21 5,2-  Toán biện luận  60,7 21,2 13,8 4,3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 32: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 32/187

 

-  Áp dụng các định luật (bảo toànkhối lượng, bảo toàn nguyên tố,

 bảo toàn điện tích,…) 54,4 24,4 16,9 4,3

 Kết quả cho thấy: 

−  Những dạng bài tập nhiều HS gặp khó khăn: toán hiệu suất (36,3%), toán biện luận

(60,7%), áp dụng các định luật (54,4%). Đây là những dạng bài tập  đòi hỏi ở HS kĩ năng

tổng hợp, tư duy nhạy bén. Tuy nhiên, ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao thì việc

luyện tập những dạng bài này còn hạn chế. 

−  HS cũng gặp nhiều khó khăn ở các dạng bài: cân bằng phản ứng oxi hóa - khử, điều

chế, nhận biết, giải thích hiện tượng, toán oxit axit (SO 2, CO2,…) tác dụng với dd kiềm

(NaOH, KOH, Ca(OH)2,…). Đây là những dạng bài khá cơ bản và thường gặp. GV cần

có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn để HS làm tốt hơn.  

Câu7: Theo em, thầy/cô nên làm gì để đạt hiệu quả cao trong giờ giải bài tập?

 Bảng 1.14: Ý kiến của HS về những biện pháp thầy/cô trong sử dụng giờ bài tập để giúp HS học tốt. 

Các biện pháp được đề nghị 

Tỉ lệ (%) HS  

Rất thườngxuyên

Thườngxuyên

Ít sử dụng Khôngsử dụng 

- Gọi HS lên bảng giải bài tập đã làm ởnhà. 33,6 39,1 19,4 7,9- Sửa bài tập đã cho về nhà trên bảng.  6,8 20,5 44,3 28,4- Cho bài tập mới, hướng dẫn sơ lượcsau đó gọi HS lên bảng giải. 

36,6 36,1 23,5 3,8

- Làm mẫu, cho bài tập tương tự để HSvận dụng. 

21 36,6 30,9 11,5

 Kết quả cho thấy: 

−  Trong giờ bài tập, rất nhiều HS mong muốn GV cho BT mới, hướng dẫn sơ lược, sau

đó gọi HS lên bảng giải (36,6%) hoặc làm mẫu, cho bài tập  tương tự để HS vận dụng

(36,6%).

−  Đối với bài tập về nhà, HS cũng mong muốn GV gọi lên bảng sửa. 

Kết luận quá trình điều tra 

Việc dạy và học hóa học 12 cơ bản ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao đang

gặp nhiều khó khăn. HS mất kiến thức căn bản nên việc tiếp thu kiến thức mới hạn chế. GV

ngoài việc đảm bảo dạy đủ và đúng chương trình còn phải nhanh chóng bổ sung những kiến

thức nền tảng cho HS với thời lượng có hạn. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống lý thuyết

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 33: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 33/187

 

 bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục - Đào tạo và hệ thống bài tập nhằm khắc

sâu và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng cho HS là hết sức cần thiết.  

Tóm tắt chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao

gồm: 

1. Nghiên cứu tổng quan. 

2. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: 

−  Cơ sở lý thuyết trong bộ hóa học: tầm quan trọng của lý thuyết đối với việc học hóa

học, các học thuyết cơ bản, các định luật cơ bản, các khái niệm cơ bản trong bộ môn hóa

học phổ thông −  Bài tập hóa học: khái niệm bài tập hóa học, tác dụng của bài tập hóa học, phân loại bài

tập hóa học, điều kiện giúp HS giải tốt bài tập hóa học, sử dụng bài tập hóa học đối với

HS trung bình - yếu, một số dạng bài tập  phần vô cơ lớp 12. 

−  Một vài vấn đề về HS trung bình - yếu: cách nhận diện HS trung bình - yếu, nguyên

nhân HS học yếu môn hóa, những khó khăn khi dạy HS trung bình - yếu. 

3. Điều tra thực trạng việc dạy và học đối với HS trung bình - yếu môn hóa ở một số

trường THPT tại TP.HCM. 

Trên cơ sở lý luận này, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập  

chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT, góp phần nâng

cao hiệu quả dạy và học cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 34: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 34/187

 

CHƯƠNG 2: XÂY DỰ NG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

CHƯƠNG “KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM”

LỚP 12 CƠ BẢN DÙNG CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU 

2.1.  Nội dung chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm”

Chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 - Cơ bản gồm có 6 bài: 

−  Bài 1: “KLK và hợp chất quan trọng của KLK” 

−  Bài 2: “KLKT và hợp chất quan trọng của KLKT” 

−  Bài 3: “Nhôm và hợp chất của nhôm” 

Ba bài này thuộc dạng bài “Truyền thụ kiến thức mới là chất cụ thể” trong đó có

chứa đựng nội dung của dạng bài “Cơ sở khoa học của sản xuất hóa học”.  

−  Bài 4: “Luyện tập: Tính chất của KLK, KLKT và hợp chất của chúng”  

−  Bài 5: “Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm”  

Hai bài này thuộc dạng bài “Luyện tập về hóa học”. 

−  Bài 6: “Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng”. Bài

này thuộc dạng bài “Thực hành hóa học”. 

−  Cuối chương còn có bài kiểm tra một tiết theo phân phối chương trình, được xếpvào dạng bài “Kiểm tra hóa học”. 

2.2.  Phương pháp dạy học chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm”

 2.2.1.   Những định hướng khi dạy học 

−  Hệ thống lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, BTH.  

−  Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thông qua việc tạo ra các tình huống có

vấn đề. −  Tăng cường ôn luyện kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức, giải các dạng bài tập  

hóa học. 

−  Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo

niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.

−  Rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực

hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

−  Sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV và

HS tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 35: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 35/187

 

−  Động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa

dạng hóa nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc

đánh giá.

 2.2.2.  Các phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong chương  

2.2.2.1.   Phương   pháp đàm thoại 

−  Là phương pháp trong đó GV đặt câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với

nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động

nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:  

+  Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời

dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.

+  Vấn đáp giải thích - minh họa: làm sáng tỏ một đề tài nào đó, GV lần lượt nêu ranhững câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để HS dễ hiểu, dễ nhớ .

−  Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp

lý để hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng

đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết của HS [36].

2.2.2.2.   Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề  

Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết

vấn đề thường như sau: 

−  Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:  

+  Tạo tình huống có vấn đề. 

+  Đặt vấn đề, làm cho học sinh hiểu rõ vấn đề.  

+  Phát biểu vấn đề. 

−  Giải quyết vấn đề đặt ra: 

+  Xác định phương hướng giải quyết, nêu giả thuyết. +  Lập kế hoạch giải theo giả thuyết. 

+  Thực hiện kế hoạch giải. 

+  Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải (giả thuyết đặt ra đúng / sai).  

−  Kết luận: 

+  Kết luận về lời giải. GV chỉnh lí, bổ sung và chỉ ra kiến thức cần lĩnh hội. 

+  Kiểm tra lại và ứng dụng kiến thức vừa thu được. 

Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức

mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo,

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 36: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 36/187

 

chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn

đề nảy sinh [36]. 

2.2.2.3.   Phương pháp hoạt động nhóm 

−  Lớp được chia thành từng nhóm nhỏ (4 đến 6 HS), chia ngẫu nhiên hay có chủ định,

được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

−  Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực. Các thành viên trong

nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác,

sau đó có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần. Bài

học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

−  Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của các thành viên.

Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy, ý nghĩa quan trọngcủa phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao

động [31].

2.2.2.4.   Phương pháp dạy học theo hoạt động  

−  Thiết kế bài lên lớp theo hoạt động. 

−  Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, GV thiết kế hệ thống các hoạt

động nối tiếp nhau theo logic của tiến trình bài học. 

−  Trong mỗi hoạt động, GV có thể vận dụng linh hoạt PPDH cơ bản hoặc PPDH phức

hợp. 

−  GV tạo điều kiện để HS tham gia các hoạt động này. Trong quá trình tham gia các hoạt

động, HS sẽ tự khám phá ra kiến thức mới hoặc được rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của

 bài lên lớp đó. 

−  Tuy nhiên, khi thiết kế bài lên lớp theo hoạt động, GV thường chú trọng vào trình độ

HS chiếm đa số, nên không có sự hoạt động đồng loạt cho cả lớp. Và sự giao lưu chủ yếu

ở đây là giữa GV và HS; còn giữa HS với nhau thì hầu như không có [31].

2.2.2.5.   Phương pháp dạy học dựa vào bài tập hóa học 

 bài tập hóa học là PPDH hóa học tích cực, song tính tích cực của phương pháp này

được nâng cao hơn khi sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi chứ không phải để

tái hiện kiến thức. Sự đa dạng của bài tập hóa học là phương tiện để tích cực hóa hoạt

động của HS trong các bài học hóa học [14].

Bên cạnh đó, GV có thể phát triển những mặt tích cực của PPDH truyền thống như phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn dịch…

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 37: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 37/187

 

2.3.  Một số chú ý để nâng cao chất lượng dạy học cho từng dạng bài 

 2.3.1.   Dạng bài truyền thụ kiến thức mới

Trong chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -  Nhôm”, bài truyền thụ kiến

thức mới là chất cụ thể được ghép với một phần nội dung liên quan đến sản xuất hóa

học.

2.3.1.1.   Kiến thức mới là chất cụ thể  

−  Đặc điểm: mỗi chất được trình bày theo trình tự: vị trí, cấu tạo, tính chất, điều chế,

ứng dụng của chất. 

−  Một số chú ý giúp HS học tốt: 

+  GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi định hướng trước để chủ động tiếp thu bài và tiết

kiệm thời gian. +  Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học loại bài này là phát triển tư duy theo

hướng từ vị trí suy ra cấu tạo và dự đoán tính chất, sau đó dùng thực nghiệm kiểm

chứng lại giả thuyết. 

+  Học về chất nào, GV sắp xếp để có chất đó làm thí nghiệm. Luôn ưu tiên sử dụng

thí nghiệm thật, trừ những thí nghiệm độc hại hay khó thực hiện thành công trên lớp

mới dùng phim thí nghiệm. 

+  Tăng cường tổ chức HS hoạt động nhóm, sử dụng phiếu học tập. 

+  Phần ứng dụng của chất rất quan trọng, giúp HS gắn được kiến thức đã học với thực

tế, biết được chất nào dùng làm gì, cách dùng và đặc biệt là biết được tác hại của mỗi

chất, góp phần bảo vệ môi trường sống. GV khuyến khích HS tìm kiếm hình ảnh hoặc

mẫu vật để học phần ứng dụng hiệu quả và thiết thực. 

2.3.1.2.   Kiến thức mới là cơ sở khoa học của sản xuất hóa học 

−  Đặc điểm: +  Cơ sở của sản xuất hóa học là các PƯHH và điều kiện phản ứng. 

+  Những hiểu biết về lý thuyết phản ứng được vận dụng vào điều kiện thực tế, giúp

xây dựng các nguyên tắc của kĩ thuật tổng hợp, chọn nguyên liệu, hệ thống thiết bị làm

tăng hiệu suất phản ứng, nhờ đó năng suất lao động tăng, hạ giá thành sản phẩm. 

−  Biện pháp giúp HS học tốt: 

+  GV phải ôn luyện kĩ cho HS về lý thuyết, điều kiện xảy ra các phản ứng trong quá

trình sản xuất. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 38: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 38/187

 

+  GV phải có đồ dùng dạy học là các đoạn phim về quá trình sản xuất tại nhà máy, sơ

đồ các qui trình sản xuất hoặc mô phỏng.  

+  Nếu điều kiện cho phép, GV tổ chức cho HS đi tham quan học tập tại các nhà máy. 

 2.3.2.   Dạng bài ôn tập, luyện tập nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức 

2.3.2.1.   Đặc điểm 

−  Kiểu bài này có chức năng luyện tập: lựa chọn, sắp xếp các kiến thức đã học và bài tập 

liên quan thành một hệ thống logic để khắc sâu. 

−  Mức độ luyện tập phù hợp với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, giúp HS nhớ chính

xác các kiến thức cơ bản và vận dụng giải quyết các dạng bài tập .

2.3.2.2.   Biện pháp giúp HS học tố t

−  GV chọn lọc, phân loại, biến đổi hệ thống bài tập  trong SGK và các tài liệu tham khảothành các dạng cơ bản, thường gặp để HS có thể vận dụng các kiến thức đã học, giải

quyết một cách tích cực, khắc sâu kiến thức cơ bản, tạo cho HS cảm giác tự tin, hứng thú

hơn trong học tập.

−  GV giao công việc cụ thể cho HS chuẩn bị ở nhà như kẻ bảng và điền các kiến thức

cần nhớ theo câu hỏi gợi ý để tiết kiệm được thời gian luyện tập trên lớp; xây dựng mối

quan hệ giữa các loại chất, cách điều chế, hệ thống hóa các kiến thức đã học thành sơ đồ,

 bảng biểu… để quá trình luyện tập được thuận lợi. 

 2.3.3.   Dạng bài thực hành hóa học 

2.3.3.1.   Đặc điểm 

−  Kiểu bài này có chức năng tổ chức cho HS tự mình làm các thí nghiệm để HS rèn

luyện các kĩ năng làm thí nghiệm cơ bản.  

−  Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực

của kiến thức; thí nghiệm hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và là phương tiện duy nhấtgiúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. 

−  Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: thí

nghiệm biểu diễn của GV sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, hoặc trong khâu hoàn

thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (ôn tập, tổng kết). Thông qua thí nghiệm, HS nắm kiến

thức một cách hứng thú và vững chắc.  

2.3.3.2.   Biện pháp giúp HS học tốt  

−  Khai thác thí nghiệm theo hướng nghiên cứu và đi từ dự đoán TCHH → kiểm tra dự

đoán → kết luận tính chất → vận dụng. Nếu không sử dụng thí nghiệm trong dạy hóa học

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 39: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 39/187

 

thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đặc trưng bộ môn, không đúng theo tinh thần đổi mới

PPDH theo hướng dạy học tích cực.

−  Phương hướng hiện nay là hỗ trợ mọi điều kiện để các trường đều làm đầy đủ các bài

thực hành. 

2.3.3.3.  Quy trình lên lớp thực hiện tiết thực hành 

−  Trước giờ thực hành, GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà trình tự tiến hành các thí

nghiệm. 

−  Cả lớp cùng bắt đầu làm và cùng kết thúc một thí nghệm. Các thí nghiệm làm kế tiếp

nhau đến hết. Bài thực hành soạn theo 4 bước:  

+  Bước 1: Ổn định tổ chức: GV cho HS vào vị trí sắp xếp của các bộ thí nghiệm. GV

nhắc nhở công việc cụ thể để đảm bảo cho buổi thí nghiệm diễn ra thành công  và antoàn.

+  Bước 2: Làm thí nghiệm: GV giới thiệu bộ dụng cụ để HS biết sử dụng. GV làm

mẫu, HS quan sát. Sau đó HS tự làm thí nghiệm, ghi kết quả vào bản tường trình. GV

giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm không đạt yêu cầu. Khi hết thời gian dành cho thí

nghiệm thì đồng loạt cả lớp dừng lại. GV củng cố kết quả thí nghiệm vừa làm. Thí

nghiệm tiếp theo được bắt đầu theo trình tự trên, cho đến thí nghiệm cuối cùng. 

+  Bước 3: Củng cố toàn bài: GV hệ thống lại mối liên hệ giữa các thí nghiệm và mối

liên hệ giữa thí nghiệm với lư thuyết đã học. 

+  Bước 4: Nhận xét tinh thần làm việc trong bài thực hành, hướng dẫn bài tập   thực

hành về nhà (nếu có), thu bản tường trình, làm vệ sinh chuẩn bị   cho lớp khác vào

 phòng thí nghiệm. 

 2.3.4.   Dạng bài kiểm tra đánh giá kiến thức 

2.3.4.1. 

 Đặc điểm −  Kiểu bài này có chức năng đánh giá sự tiếp nhận kiến thức của HS sau một quá trình

học tập, từ đó GV kịp thời sửa chữa những thiếu sót cho HS và rút kinh nghiệm về cách

dạy của mình. 

−  Có 5 dạng kiểm tra hay gặp là kiểm tra miệng; kiểm tra giấy 5, 10, 15 phút; kiểm tra

một tiết; kiểm tra học kì; kiểm tra cuối năm.  

2.3.4.2.  Yêu cầu của bài kiểm tra 

−  Tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ,

hành vi của HS. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 40: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 40/187

 

−  Độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh  giá, phản

ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.

−  Tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá

 phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu từng

 bài/chương. 

−  Yêu cầu phân hóa: Phân loại được trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS, cần

đảm bảo dải phân hóa đủ rộng cho việc phân loại đối tượng.

−  Hiệu quả: Đánh giá được các nội dung yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, thực hiện đầy

đủ các mục tiêu đề ra, tạo động lực đổi mới PPHD góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục.

2.3.4.3. 

 Biện pháp giúp HS học tốt  −  Ra câu hỏi từ dễ đến khó để phân loại HS, gồm các câu hỏi lý thuyết, bài toán, và cả

những bài tập thực nghiệm. 

−  Các kì thi lớn của lớp 12 gồm thi học kì, thi tốt nghiệp (nếu có), thi đại học hiện nay

đều được tiến hành theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Vì vậy, phần kiểm tra miệng;

kiểm tra giấy 5, 10, 15 phút; kiểm tra một tiết đều hướng đến việc giúp HS hình thành kĩ

năng làm tốt trắc nghiệm. 

2.3.4.4.  Quy trình soạn đề kiểm tr a

−  Bước 1: Xác định mục đích và nội dung cần đánh giá 

+  Mục đích của đánh giá là gì? Kiểm tra, đánh giá để chẩn đoán, để xác nhận kết quả

học tập, xếp loại học lực cuối kỳ, cuối năm hay để tuyển chọn HS giỏi...?

+  Xác định nội dung: dựa trên mục tiêu cụ thể của chương trình học, GV phải nắm

chắc các yêu cầu cụ thể của chương trình về từng kiến thức và kĩ năng.

− Bước 2: Xây dựng ma trận hai chiều của đề kiểm tra 

Lập bảng đặc trưng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết. Một chiều là nội dung

chương trình, mạch kiến thức cần đánh giá; chiều kia là mức độ nhận thức (theo thang

 phân loại của B.J. Bloom), mỗi ô của ma trận là số câu hỏi. Số lượng câu tùy thuộc vào

mức độ quan trọng của từng nội dung và mục tiêu, thời gian làm bài và số điểm quy định

cho từng chủ đề, từng mức độ nhận thức. 

−  Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo ma trận 

Căn cứ vào ma trận đã xác định ở bước 2 mà thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực

kiến thức và mức độ nhận thức cần đo ở HS qua từng câu hỏi và toàn bộ đề kiểm tra.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 41: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 41/187

 

Theo các chuyên gia, để có một đề trắc nghiệm hay và đạt yêu cầu, khi soạn thảo, chúng

ta nên chú ý tuân thủ các điểm sau:

+  Trước hết, ta lựa chọn các ý tưởng quan trọng, viết ra giấy nháp một cách rõ ràng

làm cơ sở  cho việc soạn thảo.

+  Chọn các ý tưởng trên, viết câu trắc nghiệm cho nó và cố gắng sao cho có thể tối đa

hóa khả năng phân biệt HS giỏi và kém.

+  Duyệt lại, đối chiếu với mục tiêu đề ra, tham khảo ý kiến đóng góp của đồng

nghiệp. 

−  Bước 4: Trình bày đề kiểm tra

+  Thứ tự phương án đúng không theo một quy luật nào.

+  Thay đổi thứ tự câu hỏi và đáp án để có nhiều đề khác nhau nhưng tương đương (sửdụng phần mềm đảo đề). 

+  Nên yêu cầu HS trả lời trên phiếu làm bài riêng đã soạn khung sẵn đối với trắc

nghiệm khách quan để thuận tiện cho việc chấm bài.  

−  Bước 5: Xây dựng đáp án. 

2.4.  Xây dựng hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -

Nhôm” dùng cho học sinh trung bình - yếu 

 2.4.1.   Nguyên tắc xây dựng  

  Nguyên tắc 1:  Đảm bảo mục tiêu của bài học 

Mục tiêu của bài học là yếu tố xuất phát, định hướng cho quá trình xây dựng. Hệ

thống lý thuyết phải thể hiện đúng mục tiêu bài học, giúp HS dễ dàng nhận ra những

 phần kiến thức trọng tâm và có cách tiếp cận hợp lí hơn. Vì vậy công việc đầu tiên khi

 bắt tay vào xây dựng hệ thống lý thuyết là đọc toàn bộ nội dung kiến thức SGK, chuẩn

k iến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục - Đào tạo và xác định mục tiêu mà HS cần đạt ở mỗi bài học. 

  Nguyên tắc 2:  Đảm bảo tính chính xác - khoa học 

−  Hệ thống lý thuyết phải thể hiện một cách đúng đắn những quan điểm của kiến thức

hóa học hiện đại (ngôn ngữ hóa học, các định luật, các thuyết, quá trình hóa học,...) và

 phù hợp với chuẩn kiển thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục - Đào tạo. 

−  Cấu trúc của hệ thống lý thuyết được trình bày một cách logic, rõ ràng, có hệ thống;

thể hiện mối liên hệ mật thiết với mục tiêu - nội dung bài học. 

  Nguyên tắc 3:  Đảm bảo đặc trưng của bộ môn hóa học 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 42: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 42/187

 

−  Hóa học là khoa học thực nghiệm. Vì vậy hệ thống lý thuyết phải chứa đựng các nội

dung liên quan đến hiện tượng thí nghiệm, phương trình phản ứng... 

−  Hoá học là một môn có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn và đời sống. Nội dung bài

học cần có các nội dung liên quan đến hiện tượng tự nhiên và ứng dụng trong cuộc sống.

Điều đó giúp các em cảm thấy hóa học thật gần gũi và yêu mến môn học, thấy được sự

thiết thực của hóa học. 

  Nguyên tắc 4:  Đảm bảo tính vừa sức, sát đối tượng học sinh 

−  Việc chọn lựa nội dung kiến thức phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận

thức của lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. Mức độ khó khăn của nội dung kiến thức

cần được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp; từ cái quen biết, gần gũi đến cái ít

quen biết; từ cái cụ thể đến khái quát.  −  Mức độ khai thác kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của lớp có tỉ lệ

HS trung bình - yếu cao. 

−  Sử dụng hiệu quả các hình thức mã hóa kiến thức: câu thơ, bảng tổng kết, hình vẽ, sơ

đồ… 

 2.4.2.  Quy trình xây dựng hệ thống lý thuyết  

  Bước 1: Đọc và nghiên cứu tài liệu: SGK, SBT, chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo

dục - Đào tạo, các sách tham khảo, các thông tin liên quan trên internet...

  Bước 2: Xác định mục tiêu của mỗi bài: Những kiến thức trọng tâm và những kỹ năng

cơ bản phải đạt được ở mỗi bài, chia bài học thành những nội dung cụ thể và xác định

tầm quan trọng của từng nội dung. 

  Bước 3: Biên soạn hệ thống lý thuyết. 

  Bước 4: Viết phần kiến thức bổ sung để hỗ trợ cho HS trong việc nhận định và giải

nhanh các bài tập ở mỗi bài học. 

  Bước 5: Trao đổi với các đồng nghiệp, chuyên gia và tiếp thu các ý kiến đóng góp để

chỉnh sửa các nội dung cần thiết. 

  Bước 6: TNSP, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống lý thuyết. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 43: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 43/187

 

 2.4.1.  Giới thiệu tổng quan về hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm

thổ - Nhôm”

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 44: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 44/187

 

 2.4.3.   Hệ thống lý thuyết  chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm”

 PHẦN 1: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA

CHÚNG

I. CẤU TẠO - TÍNH CHẤT VẬT LÝ - ĐIỀU CHẾ 

KIM LOẠI KIỀM  KIM LOẠI KIỀM THỔ 

Gồm  3Li 11 Na 19K 37Rb 55Cs

(Lính Nào Không Rượu Chè) 

  4Be 12Mg 20Ca 38Sr 55Ba

(Bé Mang Cá Sang Bà)

Cấu hình

  ns1 nên:

•  Hóa trị I, số oxi hóa trong hợp chất

+1 

•  Dễ cho 1e lớp ngoài cùng: 

M → M+ + e

→ Tính khử rất mạnh và tăng dần từ

trên Li đến Cs. 

  ns 2 nên:

•  Hóa trị II, số oxi hóa trong hợp

chất +2 

•  Dễ cho 2e lớp ngoài cùng: 

M → M2+ + 2e

→ Tính khử mạnh và tăng dần từ

trên Be đến Ba. 

 Điều

chế  

M+ + e → M 

 NaCl       →  đpnc

 Na + ½ Cl2 

 Điện phân nóng

chảy 

M2+ + 2e → M 

CaCl2        →  đpnc

 Ca + Cl2 

 Lí tính

 Màu trắng bạc, có ánh kim, dẫn

điện và nhiệt tốt, onct    và o

st    thấp, độ

cứng thấp (mềm, Cs là kim loại mềm

nhất), nhẹ (khối lượng riêng nhỏ).

  Nguyên nhân: 

(1)  mạng tinh thể lập phương tâm

khối (khá rỗng).(2) liên kết kim loại yếu.

 Màu trắng bạc, có ánh kim, dẫn

điện và nhiệt tốt, onct    và o

st    thấp

(nhưng cao hơn KLK), độ cứng thấp

(nhưng cao hơn  KLK), nhẹ (khối

lượng riêng tương đối nhỏ).

  onct    , o

st    , d   biến đổi không  theo

quy luật như KLK do kiểu mạng tinh

thể của KLKT không  giống nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 45: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 45/187

 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 

KIM LOẠI KIỀM  KIM LOẠI KIỀM THỔ 

Tác

dụng

với phi

 kim

 O2 

Tổng quát:  2M + ½O2 → M2O 

VD: 2Na + ½O2 → Na2O

 Nếu dùng O2 khô: 2Na + O2 →

 Na2O2 

(natri peoxit)

 O2 

Tổng quát: M + ½O2 → MO 

VD: Ca + ½O2 → CaO

 Cl2 

Tổng quát: M + ½Cl2 → MCl 

VD: Na + ½Cl2 → NaCl

 Cl2 

Tổng quát: 2M + Cl2 → MCl2 

VD: Mg + Cl2 → MgCl2 Tác

dụng

với axit

thường

 Tổng quát: M + H+ → M+ + ½H2 ↑ 

VD: Na + HCl → NaCl + ½H 2

(Na + H+ → Na+ + ½H2)

 Tổng quát: M + 2H+ → M2+ + H2 ↑ 

VD: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

(Mg + 2H+ → Mg2++ H2)

Tácdụng

với

 H  2O

 Tất cả KLK  

 Tổng  quát: 

M + H2O → MOH + ½ H2↑ 

 VD: Na + H2O → NaOH + ½H2 

Mức độ mãnh liệt tăng từ Li → Cs 

Để bảo quản Na, người ta ngâm trong

dầu hỏa.

 Be, Mg, Ca, Sr, Ba

 Tổng quát: 

M + 2H2O → M(OH)2 + H2 ↑ 

 VD: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 46: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 46/187

 

III. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRONG CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI

KIỀM THỔ 

NaOH  Ca(OH)2 

Tínhchất  

  Tính bazơ  

•  Quỳ tím → xanh, p.p → hồng. 

•   Axit HCl, H 2SO4 , ... → muối + H 2O. 

 NaOH + HCl → NaCl + H2O.

•  Oxit axit CO2: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (1)

 NaOH + CO2 → NaHCO3 (2)

→ Dựa vào2CO

OH 

nn   −

  = a để xác định phản

ứng xảy ra: 

•  Dd muối (Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, ...)

* CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

* AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl 

 Nếu OH- dư: 

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

  Tính bazơ  •  Quỳ tím → xanh, p.p → hồng. 

•   Axit HCl, H 2SO4 , ... → muối + H 2O. 

•  Oxit axit CO2: 

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

(1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 

(2)

→ Dựa vào2CO

OH 

n

n   −

  = a để xác định phản

ứng xảy ra: 

−= →  ↓ 2

33 COCaCOnn

 • Dd Ca(OH)2  được gọi là nước vôi

trong, dùng để nhận biết CO2 

• Sục CO2 từ từ vào dd Ca (OH)2: xuấthiện ↓ CaCO3, sau đó ↓ tan dần. 

Ứng

dụng  • Hóa chất quan trọng thứ 2 (sau H 2SO4). •  Sản xuất clorua vôi CaOCl2, NH3,...

 Điều

chế   NaCl + H2O       →  

đpdd  ½H2 +½Cl2 + NaOH

màng ngăn (anot) (catot) 

NaHCO3  CaCO3 (đá vôi) 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 47: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 47/187

 

1. Ít tan, dễ bị nhiệt phân

2NaHCO3   →  ot   Na2CO3 + CO2 + H2O

2. Tính lưỡng tính 

•  Td axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 

•  Td bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

1. Không tan, phân hủy ở 1000oC  

CaCO3   →  ot   CaO + CO2 

2. Tan trong nước có CO2 

CaCO3 + CO2 + H2O →

Ca(HCO3)2 

→ Giải thích sự tạo thành thạch nhũ 

trong các hang động 

KNO3 (kali nitrat)  CaSO4 (thạch cao)

•   Nhiệt phân

KNO3  →  ot   KNO2 (kali nitrit) + ½ O2 

•  Làm thuốc súng 

2KNO3 + 3C + S  →  ot   K 2S + N2 + 3CO2 

CaSO4.2H2O     →  C o160  CaSO4.H2O

(thạch cao sống) (thạch cao nung)

    →  C o350  CaSO4 (thạch cao khan)

Thạch cao nung dùng đúc tượng, bó bột,... 

IV. NƯỚC CỨNG 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 48: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 48/187

 

 PHẦN 2: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM 

I. NHÔM

1)  Vị trí – Tính chất vật lí  

Vị trí: Al(Z=13): 1s22s22p6 3s 2 3p1 

→ Ô:13, chu kì: 3, nhóm: IIIA → nhường 3e (Al có tính khử, số oxi hóa +3).

Tính chất vật lí : trắng bạc, mền, nhẹ, điện nhiệt tốt, bền với nước và không khí do có

màng oxit Al2O3 mịn, bền. 

2)  Tính chất hóa học: Tính khử khá mạnh 

a)  Tác dụng với phi kim:

Al + 3/2 Cl2 → AlCl3  2Al + 3/2 O2   →  o

t Al2O3.

b)  Tác dụng với a xit

Axit thường (HCl, H2SO4 loãng): Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2.

Axit có tính oxi hóa mạnh (H2SO4 đặc nóng, HNO3):

2Al + 6H2SO4 đặc  →  o

t  Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Al + 6HNO3   →  o

Al(NO3)3 + 3NO2 + H2O. 

Al, Fe, Cr không tác dụng với (H2SO4 và HNO3) đặc nguội. 

c)  Tác dụng với H 2O

Bình thường Al không tác dụng với nước do có màng Al2O3 mịn, bền. Khi phá màng (bằng bazơ NaOH, hỗn hống Al-Hg):

Al + 3H2O → Al(OH)3 + 3/2H2.

d)  Tác dụng với d d bazơ  (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2)

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 +3/2 H2.

e)  Tác dụng với o xit kim loại trung bình – yếu 

2Al + Fe2O3   →  o

t  2Fe + Al2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). 

3)  Sản xuất nhôm  Nguyên liệu: quặng boxit (Al2O3.2H2O).

Phản ứng: Al2O3        →  criolit đpnc, 2Al + 3/2 O2.

Criolit Na3AlF6 (AlF3.3NaF): dùng để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3, dẫn điện

tốt, bảo vệ Al không bị oxi hóa.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 49: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 49/187

 

II. HỢP CHẤT CỦA NHÔM 

1)  Al  2O 3: oxit lưỡng tính 

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 (natri aluminat) + H2O.

 Điều chế: 2Al(OH)3   →  o

t  Al2O3 + 3H2O.

Ứng dụng trong tự nhiên: dạng ngậm nước (quặng boxit Al(OH)3.nH2O → sản xuất

nhôm), dạng khan (làm đá quý)... 

 2)  Al(OH) 3: hiđroxit lưỡng tính 

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O. Điều chế: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.

 NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓.

(Al(OH)3 còn gọi là axit aluminic , có tính axit yếu hơn H 2CO3).

 Dd Cho từ t     Hiện tượng    Phương trình phản ứng  

Al3+

(AlCl3)

dd NaOH ↓ sau đó ↓ tan AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl 

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

dd NH3  ↓  AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

NaAlO2 

dd HCl ↓ sau đó ↓ tan  NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3↓ 

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

khí CO2  ↓  NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 +

Al(OH)3↓ 

 3)  Muối Al  3+ 

Phèn chua: K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, viết gọn là KAl(SO4)2.12H2O dùng làm

trong nước, nhuộm vải, thuộc da, sản xuất giấy. 

Thay K bằng Na, Li, NH4 được phèn nhôm. 

 Nhận biết ion Al3+: dùng dd NaOH dư (hiện tượng: xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa 

tan dần).

Dd muối Al2(SO4)3, AlCl3 có môi trường axit yếu.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 50: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 50/187

 

2.5.  Xây dựng hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ -

Nhôm" dùng cho HS trung bình - yếu 

 2.5.1.  Nguyên tắc xây dựng

  Nguyên tắc 1:  Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học 

Mục tiêu của hóa học ở trường THPT là cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ

 bản, thiết thực, gắn với đời sống thực tiễn. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự

 biến đổi các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này giúp HS

có kiến thức tương đối toàn diện để có thể giải quyết một số vấn đề hóa học có liên quan

đến đời sống và sản xuất. 

  Nguyên tắc 2:  Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác và khoa học 

Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, đầy đủ cácdữ kiện, diễn đạt logic, chính xác. 

  Nguyên tắc 3:  Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống và tính đa dạng  

−  Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan luôn có mối quan hệ mật

thiết với nhau, tồn tại trong một hệ thống. 

−  Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho HS. Mỗi bài

tương ứng với một kỹ năng cơ bản nhất định. Toàn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình

thành hệ thống kỹ năng toàn diện cho HS. 

−  Hệ thống bài tập được xây dựng một cách đa dạng và phong phú , giúp hình thành và

 phát triển các kỹ năng cụ thể và chuyên biệt một cách hiệu quả. 

  Nguyên tắc 4:  Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và tính vừa sức 

−  Hệ thống bài tập này được chia thành từng dạng, trong mỗi dạng sắp xếp theo thứ tự từ

dễ đến khó. Các  bài tập  phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, có bài tập 

chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng, tạo được hứng thú choHS. Hệ thống bài tập được xây dựng dựa trên nguyên tắc này giúp cho các HS có học lực

khác nhau có thể tham gia vào việc giải bài tập.

−  Lựa chọn những bài tập điển hình làm mẫu. Biên soạn hệ thống bài tập  bao quát hết

các kiến thức cơ bản. Những bài tập tương tự chỉ cho khác bài mẫu một ít, nâng cao trình

độ từng bước.

  Nguyên tắc 5:  Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho HS  

−  Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở 3 mức độ: biết, hiểu, vận dụng. HS nắm

vững kiến thức hóa học một cách chắc chắn khi được hình thành kỹ năng, kỹ xảo. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 51: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 51/187

 

−  Sử dụng bài tập nhằm mục đích luyện tập cho HS vận dụng kiến thức để giải những

 bài toán dưới các hình thức khác nhau, nhờ đó kiến thức được củng cố vững chắc hơn. 

  Nguyên tắc 6:  Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng

tạo của HS  

−  Bài tập cơ bản: yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các tình huống

quen thuộc. 

−  Bài tập tổng hợp: đòi hỏi HS phải vận dụng một chuỗi các lập luận logic, giữa cái đã

có và cái cần tìm. Do đó, HS cần phải giải thành thạo các bài tập cơ bản và nhận ra mối

quan hệ logic giữa các bài, từ đó đề ra cách giải quyết cho bài toán. 

 2.5.2.  Quy trình xây dựng hệ thống bài tập 

  Bước 1:  Xác định mục đích của hệ thống bài tập Xây dựng hệ thống bài tập dành cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, chương “Kim

loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT

  Bước 2:  Xác định nội dung của hệ thống bài tập 

−  Bài tập nhằm giải quyết vấn đề gì? 

−  Bài tập nằm ở vị trí nào trong bài học? 

−  Bài tập hướng đến nội dung kiến thức, kỹ năng gì? 

−  Bài tập có liên hệ đến kiến thức cũ và mới không? 

−  Bài tập có phù hợp với năng lực nhận thức của HS không? 

−  Bài tập có cần phối hợp với các phương tiện khác không? 

−  Bài tập có thỏa mãn được ý đồ, phương pháp của GV k hông?

  Bước 3: Thu thập thông tin, tuyển chọn những bài tập hay 

Chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu SGK, SBT, đọc các sách

tham khảo, báo, tạp chí, các tài liệu trên internet… có liên quan đến nội dung của hệthống bài tập cần xây dựng; thu thập và sưu tầm những bài tập hay, chỉnh sửa các bài tập 

thu thập được sao cho phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu: xây dựng hệ thống bài tập 

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. 

  Bước 4:  Xây dựng những bài tập mới 

Dựa trên các nguyên tắc đã đề ra, chúng tôi tiến hành xây dựng những bài tập mới theo

các hướng sau: 

+ Xây dựng các bài tập mới tương tự theo mẫu bài tập có sẵn. 

+ Dựa vào TCHH và quy luật tương tác giữa các chất để xây dựng bài tập mới. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 52: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 52/187

 

+ Lấy những nội dung và những tình huống hay, quan trọng hoặc tình huống có vấn

đề, phối hợp để xây dựng bài tập mới. 

  Bước 5: Sắp xếp các bài tập thành từng dạng  

Sau khi tuyển chọn và xây dựng, chúng tôi tiến hành sắp xếp các bài tập  thành từng dạng

và theo trình tự từ dễ đến khó, từ tái hiện đến vận dụng, sáng tạo. 

  Bước 6: So sánh hệ thống bài tập đã xây dựng với mục đích và các nguyên tắc đã đặt ra

ban đầu 

  Bước 7: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia 

Sau khi xây dựng, chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến các đồng nghiệp và các chuyên

gia về tính chính xác, tính khoa học, mức độ phù hợp với lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu

cao, chỉnh sửa các nội dung cần thiết. 

  Bước 8: TNSP, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống bài tập 

Để khẳng định mục đích và tính khả thi của hệ thống bài tập  nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao, chúng tôi đã lồng ghép hệ thống bài tập  vào

các bài lên lớp, tiến hành TNSP, trao đổi với GV tham gia TN về khả năng giải bài tập,

khả năng nắm vững kiến thức cơ bản và phát triển năng lực nhận thức, tư duy của HS

thông qua hoạt động giải bài tập. Sau đó, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống  bài

tập. 2.5.3.  Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiề m

thổ - Nhôm”

Trên cơ sở mục tiêu và nội dung của chương, chúng tôi xây dựng bảng số câu hỏi

theo nội dung và các mức độ nhận thức ứng mỗi bài. Bảng này cho phép người sử dụng

có thể cân đối khối lượng các loại kiến thức và kỹ năng thao tác tư duy cần phát  triển. 

 BàiYêu cầu 

Tổng   Biết    Hiểu  Vận dụng  

 KLK và hợp chất quan trọng

của KLK  14 16 10 40

 KLKT và hợp chất quan trọng

của KLKT  21 24 15 60

 Nhôm và hợp chất  của nhôm 

14 16 10 40

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 53: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 53/187

 

 Luyện tập KLK,KLKT và hợp

chất của chúng  25 28 18 70

 Luyện tập nhôm và hợp chất

của nhôm 18 20 13 50

Tổng  Số lượng   91 104 65 260

 Phần trăm  35 40 25 100

 2.5.4.  Bài tập dùng cho bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”  

Câu  Mức độ   Mục đích  Đáp án

Cách sử dụng  

1  Biết   Trạng thái tự nhiên của KLK   bCho HS vận dụng tại

lớp tiết 1 của bài 2 Vận dụng    Dự đoán hiện tượng   a3  Biết   Ứng dụng của KLK   c4  Biết    Phương pháp điều chế KLK   b

 HS về nhà làm sau tiết1 của bài 

5  Biết   Cách bảo quản KLK   a6  Hiểu  Giải thích TCVL của KLK   d7  Hiểu  TCHH của NaHCO3  d8  Hiểu  TCHH của NaHCO3  b9 Vận dụng    Dự đoán môi trường của dd muối  b

10 Vận dụng  TCHH của KLK và hợp chất của

KLKb

11  Hiểu  TCHH của NaHCO3  a12  Hiểu  TCHH của NaOH   c

13  Biết   Phương pháp điều chế NaOH

trong công nghiệp b

14  Hiểu   Phản ứng oxi hóa - khử   c15  Hiểu  Toán: xác định tên kim loại  a  Hướng dẫn tại lớp

trong tiết 2 16 Vận dụng   Toán: CO2 và OH -. Tìm OH -  a17  Hiểu  Toán: xác định tên kim loại  d

 HS về nhà làm sau tiết2 của bài 

18  Hiểu  Toán: TCHH của Na và NaOH   b19  Hiểu  Toán: TCHH của KLK a

20  Hiểu  Toán hỗn hợp: lập hệ phươngtrình

c

21  Hiểu Toán hỗn hợp: TCHH Na2CO3 và

 NaHCO3 a

22  Biết   Sản xuất   NaOH trong công nghiệp  b

23  Hiểu Toán: H 3PO4 và OH -. Tìm sản

 phẩm b

24  Hiểu Toán: H 3PO4 và OH -. Tìm sản

 phẩm a

25 Vận dụng    Xác định tên kim loại  d

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 54: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 54/187

 

(Từ bài 26 đến bài 40 GV tham khảo, cho HS luyện tập thêm nếu còn thời gian. Phần này

được lưu trong CD của luận văn) 

1)  Nguyên tố nào sau đây chỉ có ở trạng thái hợp chất trong tự nhiên? 

a.   Na.

 b.  Au.

c.   Ne.

d.  Ag.

2) Khi cho Na vào dd FeCl3 có hiện tượng 

a.   Na tan, sủi bọt khí, có kết tủa nâu đỏ. 

 b.   Na tan, sủi bọt khí. 

c.  Fe sinh ra bám lên Na.

d.   Na tan, sủi bọt khí, có kết tủa trắng xanh. 

3)  Một trong những ứng dụng thực tế của Na, K là

a.  chế tạo thủy tinh hữu cơ. 

 b.  chế tạo tế bào quang điện. 

c.  làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân. 

d.  sản xuất NaOH, KOH. 4) Phương pháp điều chế Na là 

a.  điện phân dd NaCl. 

 b.  điện phân nóng chảy NaCl. 

c.  dùng K đẩy Na ra khỏi dd NaCl. 

d.  khử Na2O bằng H2.

5)  Để bảo quản Na người ta thường 

a.  ngâm vào dầu hỏa. 

 b.  ngâm vào ancol.

c.  ngâm vào nước. 

d.  để ngoài không khí. 

6)  KLK có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi, độ cứng thấp là do

a.  có tính khử mạnh. 

 b. 

có cấu tạo lập phương tâm khối. c.   bán kính nguyên tử lớn. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 55: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 55/187

 

d.  liên kết kim loại yếu và mạng lập phương tâm khối. 

7)  Khí CO2  không  phản ứng với chất nào sau đây?

a.   NaOH.

 b.  Ca(OH)2.

c.   Na2CO3.

d.   NaHCO3.

8)  Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3  + X  →  Na2CO3 + H2O. X là hợp chất 

a.  KOH.

 b.   NaOH.

c.  K 2CO3.

d. 

HCl.9)  Một muối khi tan trong nước tạo thành dd có môi trường kiềm. Muối đó là 

a.  KHSO4.

 b.   Na2CO3.

c.   NaCl.

d.  BaCl2.

10) Từ Na2CO3, sơ đồ thích hợp để điều chế Na là

a.   Na2CO3 → Na2SO4 → Na.  b.   Na2CO3 → NaCl → Na. 

c.   Na2CO3 → Na2O → Na. 

d.   Na2CO3 → NaCl → NaOH → Na. 

11) Cặp chất không cùng tồn tại trong một dd là 

a.   NaHCO3 và Ca(OH)2.

 b.   NaNO3 và BaBr 2.

c.  CaCl2 và Zn(NO3)2.

d.   NaHCO3và Ba(NO3)2.

12) Dd NaOH không  phản ứng với dd 

a.   NaHCO3.

 b.  CuSO4.

c.  K 2CO3.

d.  FeCl3.13) Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 56: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 56/187

 

a.  cho Na tác dụng với H2O.

 b.  điện phân dd NaCl có màng ngăn. 

c.  cho Na2O tác dụng với H2O.

d.  cho Na2CO3 tác dụng với Ca(OH)2.

14) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào ion Na+  bị khử thành nguyên tử Na? 

a.  2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

 b.  4Na + O2 → 2Na2O.

c.  4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O.

d.  2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.

15) Hòa tan 1,4 g KLK trong 100 g nước thu được 101,2 g dd. Kim loại đó là 

a.  Li. b.   Na.

c.  K.

d.  Rb.

16) Điện phân nóng chảy 5,85 g muối clorua của KLK thu được 0,05 mol khí Cl2. Kim loại

đó là 

a.   Na.

 b.  K.

c.  Li.

d.  Rb.

17) Hòa tan hoàn toàn m g Na vào nước thu được dd A. Để trung hòa dd A, người ta cần

100 ml dd H2SO4 1M. Giá trị của m là 

a.  2,3.

 b.  4,6.

c.  9,2.

d.  6,9.

18)  Nồng độ phần trăm của dd thu được khi cho 3,9 gam K tác dụng với 108,2 gam H2O là

a.  6,00%. 

 b.  5,00%.

c.  4,99%.

d.  4,00%.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 57: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 57/187

 

19) Dẫn 2,464 lít CO2 (đktc) vào V (lit) dd NaOH 0,5M sinh ra 11,44 g hỗn hợp 2 muối.

Giá trị của V là 

a.  0,42.

 b.  0,55.

c.  0,24.

d.  0,40.

20) Cho 6,08 g hỗn hợp NaOH và KOH tan hết trong dd HCl tạo ra 8,3 g hỗn hợp muối

clorua. Khối lượng mỗi hiđroxit ban đầu lần lượt là 

a.  2,4 g và 3,68 g.

 b.  3,2 g và 2,88 g.

c.  1,6 g và 4,48 g.

d.  0,8 g và 5,28 g.

21) Đun nóng 10 g hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng không đổi thì còn

lại 6,9 g chất rắn. Phần trăm khối lượng ban đầu của NaHCO3 là

a.  84%.

 b.  16%.

c.  80%.

d.  74%.22) Trong công nghiệp, NaOH đượ c sản xuất bằng phươ ng pháp

a.  điện phân dd  NaNO3, không có màng ngăn điện cực. 

 b.  điện phân dd NaCl, có màng ngăn điện cực. 

c.  điện phân dd NaCl, không có màng ngăn điện cực.  

d.  điện phân NaCl nóng chảy. 

23) Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H3PO4 0,5M, thu đượ c dd X. Cô cạn dd X,

thu đượ c hỗn hợp gồm các chất là 

a.  KH2PO4 và K 3PO4. 

b.  KH2PO4 và K 2HPO4. 

c.  KH2PO4 và H3PO4. 

d.  K 3PO4 và KOH. 

24) Cho 0,1 mol P2O5 vào dd chứa 0,35 mol KOH. Dd thu được chứa 

a.  K 2HPO4, KH2PO4. b.  K 3PO4, KOH. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 58: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 58/187

 

c.  H3PO4, KH2PO4. 

d.  K 3PO4, K 2HPO4. 

25) Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của KLK M tác dụng hết 

với dd HCl (dư), sinh ra 0,448 lit khí (đktc). M là

a.  Li. 

b.  K. 

c.  Rb. 

d.  Na. 

26) Cho hỗn hợp Na, K hòa tan hết vào nước được dd A và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể tích

dd HCl 0,1M cần để trung hòa hết 1/3 dd A là

a.  100 ml.

 b.  200 ml.

c.  300 ml.

d.  600 ml.

27) Cho 7,8 g kali vào 192,4 g nước, thu được m g dd. Giá trị của m là 

a.  203,6.

 b.  200.

c.  200,2.d.  198.

28) Cho 100 g CaCO3 tác dụng với dd HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 g dd NaOH

30%. Lượng muối trong dd thu được là 

a.  10,6 g Na2CO3.

 b.  53 g Na2CO3 và 42 g NaHCO3.

c.  16,8 g NaHCO3.

d.  79,5 g Na2CO3 và 21 g NaHCO3.

29) Cho chuỗi sau: NaOH  A  B   Na2CO3; A, B lần lượt là:

a.   NaHCO3, NaOH.

 b.   Na2SO4, NaCl.

c.   Na, NaOH.

d.   NaNO3, NaCl.

30) Phương trình ion thu gọn nào sau đây là đúng khi cho K 2CO3  phản ứng với HCl tỉ lệ1:2?

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 59: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 59/187

 

a.  K + + Cl –  → KCl.

 b.  CO32–  + H+ → HCO3

 – .

c.  CO32–  + 2H+ → H2O + CO2.

d.  CO32–  + 2H+ → H2CO3.

31) Cho 13,6 g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 19,15 g hỗn hợp

muối clorua. Khối lượng mỗi hidroxit trong hỗn hợp là 

a.  1,17 g và 2,98 g.

 b.  1,12 g và 1,6 g.

c.  8 g và 5,6 g.

d.  1,12 g và 1,92 g.

32) Điện phân nóng chảy 0,51 g muối clorua của kim loại kiềm A, sau phản ứng thu được134,4 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Kim loại A là 

a.   Na.

 b.  Li.

c.  K.

d.  Rb.

33) Điện phân dd NaCl ở cực âm xảy ra quá trình 

a.  khử ion Na+.

 b.  oxi hóa Cl-.

c.  khử H2O.

d.  oxi hóa H2O.

34) Sản phẩm khi điện phân dd muối ăn có màng ngăn là 

a.   NaOH, Cl2.

 b.   NaOH, Cl2, O2.

c.   Na, Cl2.

d.   NaOH, Cl2, H2.

35) Dãy chất có thể tác dụng với dd NaOH là: 

a.  SO2, HCl, KCl, CuCl2.

 b.  SO2, HCl, NH4Cl, CuCl2.

c.  SO2, HCl, K 2CO3, CuCl2.

d.  SO2, HCl, NaCl, CuCl2.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 60: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 60/187

 

36) Cho dd chứa 44 g NaOH vào dd chứa 39,2g axit H 3PO4. Cô cạn dd sau phản ứng thì

thu được muối 

a.   Na3PO4. 

 b.   Na2HPO4 và Na3PO4. 

c.   Na2HPO4 và NaH2PO4. 

d.   NaH2PO4. 

37) Trong các dd muối sau: NaCl, K 2SO4, Na2CO3, CH3COONa, ZnCl2, NH4Cl,

CH3COONH4 dd nào có môi trường axit? 

a.   NaCl, K 2SO4, Na2CO3.

 b.  ZnCl2, NH4Cl, CH3COONa.

c.  ZnCl2, NH4Cl.

d.   Na2CO3, CH3COONH4.

38) Dd NaOH 0,1M có pH bằng 

a.  1.

 b.  10.

c.  11.

d.  13.

39) Dãy các hiđroxit được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ là: a.  LiOH; NaOH; KOH; RbOH; CsOH.

 b.  LiOH; KOH; NaOH; RbOH; CsOH.

c.  LiOH; NaOH; KOH; CsOH; RbOH.

d.  LiOH; NaOH; RbOH; KOH; CsOH.

40) Tính chất nào nêu dưới nay sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?

a.  Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. 

 b.  Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.  

c.  Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

d.  Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 61: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 61/187

 

 2.5.5.  Bài tập dùng cho bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

thổ”  

Câu  Mức độ   Mục đích 

 Đáp

 án Cách sử dụng  1  Biết  

Cấu hình electron nguyên tửKLKT

b

Cho HS vận dụng tạilớp tiết 1 của bài 

2  Biết    Liệt kê các KLKT   a

3  Biết  So sánh tính chất và đặc điểm

của Mg và Ca a

4  Hiểu  Phản ứng oxi hóa - khử và

 phương pháp điều chế KLKT  d

 HS về nhà làm sau tiết1 của bài 

5  Biết   TCHH của CaCO3  b

6  Hiểu 

 Dự đoán hiện tượng dựa vào

TCHH của Ca(OH)2 

c

7  Biết    Khái niệm nước cứng   a8  Biết   TCHH của KLKT   b

9  Hiểu TCHH của KLKT và hợp chất

của KLKT  d

10  Biết  Cấu hình electron nguyên tử và

iona

11  Biết  Cấu hình electron nguyên tử và

ionc

12 Vận dụng    Nhận biết   b13  Hiểu  TCHH và cách điều chế Ca  d

Cho HS vận dụng tạilớp tiết 2 của bài 

14  Hiểu  Dựa vào TCHH của Ca(HCO3)2 

 giải thích hiện tượng  a

15 Vận dụng  Tính tan của gốc 

SO42- , CO3

2- , Cl- , NO3- 

b

16  Hiểu   Định luật bảo toàn điện tích  c

 HS về nhà làm sau tiết2 của bài 

17  Hiểu  TCHH của Mg(OH)2  a

18  Biết  Toán: xác định tên kim loại 

(phản ứng với H 2O)a

19  Hiểu  Toán: xác định tên KLKT(phản ứng với Cl 2) b

20 Vận dụng  Toán: xác định tên KLKT

(ở 2 chu kì liên tiếp) a

21 Vận dụng  Toán: xác định tên KLKT

(ở 2 chu kì liên tiếp) b

22  Hiểu Toán: CO2 và OH -. Tìm sản phẩm  cCho HS vận dụng tại

lớp tiết 3 của bài 23 Vận dụng  Toán: TCHH của KLKT, 

trung hòa dd bazơ  a

24 Vận dụng  

Toán: TCHH của KLK và KLKT, 

trung hòa dd bazơ  

c

 HS về nhà làm sau tiết3 của bài 25 Vận dụng   Toán: CO2 và OH -. Tìm OH -  b

26 Vận dụng   Tìm hàm lượng quặng đôlômit   d

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 62: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 62/187

 

27 Vận dụng   Toán: tính lưỡng tính của HCO3-  d

28  Biết    Làm mềm nước cứng toàn phần  c29  Biết    Làm mềm nước cứng vĩnh cửu  b

30 Vận dụng  TCHH của KLK và KLKT, 

trung hòa dd bazơ  d

31  Hiểu  Toán: CO2

và OH -. Tìm sản phẩm  c

32 Vận dụng  Toán: CO2 và hỗn hợp OH -.

Tìm sản phẩm a

33 Vận dụng  Toán: CO2 và hỗn hợp OH -.

Tìm sản phẩm c

34  Hiểu  Toán: CO2 và OH -. Tìm OH -  d35 Vận dụng   Tìm hàm lượng quặng đôlômit   d

(Từ bài 36 đến bài 60 GV tham khảo, cho HS luyện tập thêm nếu còn thời gian. Phần này

được lưu trong CD của luận văn) 

1) Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử KLKT có số electron hoá trị bằng 

a. 1.

 b. 2.

c. 3.

d. 4.

2) Dãy gồm các nguyên tố KLKT là: 

a. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.

 b. Be, Mg, Zn, Ba, Hg.

c. Li, Na, K, Rb, Cs.

d. Be, Mg, Al, Zn, Fe.

3) So sánh tính chất của Mg và Ca, điều nào sau đây không đúng? 

a. Đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường. 

 b. Có số electron hóa trị bằng nhau. c. Các oxit đều có tính oxit bazơ. 

d. Điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy. 

4)  Ion Ca2+  bị khử trong trường hợp nào sau đây? 

a. Điện phân dd CaCl2 có vách ngăn. 

 b. Điện phân dd CaCl2 không có vách ngăn. 

c. Cho Na phản ứng với CaCl2.

d. Điện phân CaCl2 nóng chảy. 

5) CaCO3 hòa tan bởi 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 63: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 63/187

 

a. dd BaCl2.

 b. nước có chứa CO2.

c. dd Na2SO4.

d. dd Ca(HCO3)2.

6) Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dd Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là

a. kết tủa trắng. 

 b. kết tủa nâu đỏ. 

c. kết tủa trắng sau đó tan dần ra. 

d. không hiện tượng. 

7) Trong các mẫu nước cứng sau đây, mẫu nước cứng tạm thời là 

a. dd Ca(HCO3)2.

 b. dd MgSO4.

c. dd CaCl2.

d. dd Mg(NO3)2.

8) Kim loại nhóm IIA tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch bazơ là:

a. Mg, Ca, Ba.

 b. Ca, Sr, Ba.

c. Ba, Be, Mg.d. Mg, Be.

9) Cho các chất CaO, CaCO3, Ca, CaCl2. Cách sắp xếp hợp lý nhất các chất trên để tạo

thành sơ đồ điều chế Ca là 

a. CaCl2 → CaCO3 → CaO → Ca. 

 b. CaO → CaCl2 → CaCO3 → Ca. 

c. CaCO3 → CaCl2 → CaO → Ca. 

d. CaCO3 → CaO → CaCl2 → Ca. 

10)  Cation M2+ có cấu hình  electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron

của nguyên tử M là 

a. 1s22s22p63s2.

 b. 1s22s22p53s2.

c. 1s22s22p4.

d. 1s

2

2s

2

2p

6

3s

2

3p

6

4s

2

.11)  Các ion X2+, Y- và nguyên tử Z nào có cấu hình elecctron 1s22s22p6?

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 64: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 64/187

 

a. Ca2+, Cl- và Ar.

 b. Be2+, Br - và Ne.

c. Mg2+, F- và Ne.

d. Mg2+, Cl- và Ar.

12)  Có 3 dd mất nhãn: H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Thuốc thử không thể nhận biết được 3 dd

trên là

a. quì tím.

 b. dd NaOH.

c.  bột kẽm. 

d. dd Na2CO3. 

13)  Điều nào sau đây không đúng với Ca? 

a.  Nguyên tử Ca bị oxi hoá khi Ca tác dụng với H2O.

 b. Ion Ca2+  bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy. 

c.  Ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl. 

d.  Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2SO4.

14)  Xét phản ứng : Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2.

Phản ứng trên giải thích 

a.  sự tạo thành thạch nhũ trong hang động. b. sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi. 

c.  sự tạo thành suối trong hang động.

d. hiện tượng nước chảy đá mòn. 

15)  Có 4 dd, mỗi dd chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Các loại ion trong cả 4 dd

gồm Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, , Cl-, , . Đó là 4 dd 

a. BaCO3, MgSO

4, NaCl, Pb(NO

3)

2.

 b. BaCl2, MgSO4, Na2CO3, Pb(NO3)2.

c. BaCl2, PbSO4, MgCl2, Na2CO3.

d. Mg(NO3)2, BaCl2, Na2CO3, PbSO4 

16)  Trong một dd có chứa đồng thời các ion: a mol Ca 2+; b mol Mg2+; c mol Cl- và d mol

HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là

a. a+b = 2c+d.

 b. a+b = 2c+2d.c. 2a+2b = c+d.

ot

 →

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 65: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 65/187

 

d. a+b = c+d.

17)  Đun nóng 5,8 g Mg(OH)2 đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn thay đổi

như thế nào? 

a. giảm 1,8 g. 

 b. giảm 4,4 g. 

c.  tăng 1,8 g. 

d. không đổi. 

18)  Cho 10 g một KLKT tác dụng hết với nước sinh ra 5,6 lit khí (đktc). Kim loại đó là 

a. Ca.

 b. Ba.

c. Mg.

d. Sr.

19)  Đun nóng 6,96 gam MnO2 với dd HCl đặc, dư. Khí thoát ra tác dụng hết với KLKT M

tạo ra 7,6 gam muối. M là 

a. Be.

 b. Mg.

c. Ca.

d. Ba.20)  Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp của nhóm IIA, tác dụng

với dd HCl dư cho 6,72 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là 

a. Mg và Ca.

 b. Be và Mg.

c. Ca và Sr.

d. Sr và Ba.

21)  Hòa tan 7,02 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại A và B thuộc nhóm IIA ở 2 chu

kì liên tiếp trong BTH bằng dd HCl thu được 1,68 lit khí (đktc). A, B là

a. Be và Mg.

 b. Mg và Ca.

c. Ca và Sr.

d. Sr và Ba.

22) Cho 10 lit hỗn hợp khí (đktc) gồm CO2 và 68,64% CO về thể tích đi từ từ qua 100 g dd

Ca(OH)2 7,4% thấy tách ra m gam kết tủa. Giá trị m là 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 66: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 66/187

 

a. 10.

 b. 8.

c. 6.

d. 12.

23)  Hỗn hợp X gồm 2 KLKT tan hết trong nước tạo ra dd Y và thoát 0,12 mol H 2. Thể tích

dd H2SO4 0,1M cần để trung hòa dd Y là 

a. 1,2 lít.

 b. 120 ml.

c. 0,6 lit.

d. 2,4 lit.

24)  Hòa tan hoàn toàn m g hỗn hợp gồm một KLK và một KLKT vào nước thu được 3,36

lít khí (đktc) và dd X. Thể tích dd HCl 2M cần để trung hòa dd X là 

a. 15 ml.

 b. 300 ml.

c. 150 ml.

d. 30 ml.

25)  Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dd Ca(OH)2 thu được 12 g kết tủa C M của dd

Ca(OH)2 làa. 0,2M.

 b. 0,4M.

c. 0,6M.

d. 0,8M.

26)  Khi nung đến hoàn toàn 20 gam quặng đôlômit thoát ra 5,6 lít khí (ở 0oC và 0,8 atm).

Hàm lượng CaCO3.MgCO3 trong quặng là 

a. 80%.

 b. 75%.

c. 90%.

d. 92%.

27)  Khi trộn lẫn dd chứa 0,15 mol NaHCO3 với dd chứa 0,10 mol Ba(OH)2, sau phản ứng

thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị m là

a. 39,40.

 b. 19,70.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 67: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 67/187

 

c. 39,40.

d. 29,55.

28)  Một  mẫu  nướ c cứng  chứa  các ion: Ca2+, Mg 2 + , , Cl-, . Chất  đượ c dùng

để làm mềm mẫu nước cứng trên là

a.  HCl.

 b. H2SO4.

c.  Na2CO3.

d.  NaHCO3.

29)  Hai chất được dùng để làm mềm nướ c cứng vĩnh cửu là

a.  Na2CO3 và HCl. 

b.  Na2CO3  và Na3PO4. c.  Na2CO3  và Ca(OH)2. 

d.  NaCl và Ca(OH)2. 

30)  Cho một  mẫu  hợp  kim Na-Ba tác dụng với  nướ c (dư),  thu đượ c dd X và 3,36 lít

(đktc). Thể tích dd axit H2SO 4  2M cần dùng để trung hòa hết dd X là 

a. 60 ml.

 b. 150 ml.

c. 30 ml.

d. 75 ml.

31)  Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa tr ị 2, thu đượ c 6,8 gam

chất  r ắn và khí X. Lượ ng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dd NaOH 1M, khối lượ ng

muối khan thu đượ c sau phản ứng là 

a. 5,8 gam. 

b. 4,2 gam. 

c.  6,3 gam. 

d. 6,5 gam. 

32)  Hấ p thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và

Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá tr ị của m là 

a. 9,85. 

b. 11,82. 

c.  19,70. d. 17,73. 

-

3HCO 2-

4SO

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 68: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 68/187

 

33)  Hấp  thụ  hết  0,448 lít CO2  (đk tc) vào 100 ml dd chứa  hỗn  hợp  NaOH 0,06M  và

Ba(OH)2 0,12M, thu đượ c m gam kết tủa. Giá trị của m là 

a. 1,182. 

b. 3,940. 

c.  1,970. 

d. 2,364. 

34)  Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu

đượ c 15,76 gam k ết tủa. Giá tr ị của a là

a. 0,032. 

b. 0,048. 

c. 0,06. 

d. 0,04. 

35)  Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một  loại quặng đôlômit có lẫn  tạ p chất  trơ  sinh ra 8,96

lít khí CO2 (đktc). Phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là 

a. 50%. 

b. 84%. 

c.  40%. 

d. 92%. 36)  Cho 2,75 lit dd Ba(OH)2 có pH=13 vào 2,25 lit dd HCl có pH=1 thì dd thu được có pH

a. 12.

 b. 11.

c. 1.

d. 2.

37)  Phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA là  

a. điện phân nóng chảy. 

 b. thủy luyện. 

c. điện phân dd 

d. nhiệt luyện 

38)  Nhiệt phân hoàn toàn 7,0 g muối cacbonat một KL hoá trị II được 3,92g chất rắn. KL đã

dùng làa. Ca.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 69: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 69/187

 

 b. Mg.

c. Ba.

d. Fe.

39)  Cho 12,1 gam hh 2 kim loại A, B có hóa trị (II) không đổi tác dụng với dd HCl tạo ra 0,2

mol H2. Hai kim loại đó là 

a. Ba và Zn.

 b.  Mg và Zn.

c.  Mg và Fe.

d.  Fe và Zn

40)  Trong các phương pháp làm mềm nước, phương pháp nào chỉ khử được độ cứng tạm

thời? 

a. Phương pháp hóa học. 

 b. Phương pháp đun sôi nước. 

c. Phương pháp cất nước. 

d.  Phương pháp trao đổi ion. 

41)  Hòa tan oxit kim loại hóa trị 2 bằng dd HCl 7,3% vừa đủ được dd muối có nồng độ 12,5%.

Oxit của kim loại đã cho là 

a. MgO. b. ZnO.

c.  CuO.

d.  BaO.

42)  Phản ứng dùng để loại bỏ tính cứng tạm thời là 

a. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

 b. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

c. Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O + 2CO2.

d. Ca(HCO3)2 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O.

43)  Đốt cháy hoàn toàn Mg và Zn trong không khí rồi cho sản phẩm qua dd H 2SO4 dư được

dd A, cho dd NaOH dư vào dd A, kết tủa thu sau phản ứng là 

a. MgSO4 và Zn(OH)2 

 b. Mg(OH)2 và Zn(OH)2 

c. Mg(OH)2 d. MgSO4 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 70: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 70/187

 

44)  Chất có thể làm mềm được nước cứng tạm thời là 

a. HCl.

 b. Ca(OH)2.

c. H2SO4.

d.  NaNO3.

45)  Có các chất: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời

a.  Ca(OH)2.

 b.  Na2CO3.

c. HCl.

d. Ca(OH)2 và Na2CO3.

46)  M là một kim loại nhóm IIA (M có thể là Mg, Ca, Ba). Dd muối MCl 2 cho kết tủa với

dd Na2CO3, Na2SO4 nhưng không tạo kết tủa với dd NaOH. Kim loại M là 

a. Mg.

 b. Ba.

c. Ca.

d. Ca.

47)  Thuốc thử thích hợp để phân biệt 3 kim loại: Na, Ba, Cu là a. H2O, dd H2SO4.

 b. H2O, dd NaOH.

c. H2O, HNO3.

d. H2O, dd KOH.

48)  Cho 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp, nhóm IIA tác dụng với dd HCl

dư thu được 6,72 lit khí (đktc). Hai kim loại đó là 

a. Be và Mg.

 b. Ca và Sr.

c. Mg và Ca.

d. Sr và Ba.

49)  Dãy gồm các chất có thể làm mềm được nước cứng tạm thời là: 

a.  NaCl, Ca(OH)2.

 b. Ca(OH)2, Na2CO3.

c. Ca(OH)2, HCl.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 71: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 71/187

 

d.  Na2CO3, HCl.

50)  Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3  trong dd HCl thì thể tích khí

CO2 thoát ra (đktc) là 

a. 2,24 lít.

 b. 22,4 lít.

c. 4,48 lít.

d. 44,8 lít.

51)  Trong cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol HCO3-  biểu thức liên

hệ giữa a, b, c, d là 

a. a+b=c+d.

 b. 2a+2b=c+d.

c. 2a+b=c+d.

d. a+2b=c+d.

52)  Những chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: 

a.  NaCl, HCl.

 b. Ca(OH)2, Na2CO3.

c. CaCl2, H2SO4.

d.  Na2SO4, HCl.53)  Dãy gồm các chất tan được trong nước tạo dd kiềm là 

a. K 2O, BaO, Al2O3.

 b.  Na2O, K 2O, BaO.

c.  Na2O, K 2O, MgO.

d.  Na2O, Fe2O3, BaO.

54)  Trong dd có chứa các cation K +, Ag+, Fe2+, Ba2+ và một anion. Anion đó là 

a. Cl-.

 b. SO42-.

c.  NO3-.

d. CO32-.

55)  Hòa tan hết 7,6 g hỗn hợp hai KLKT thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng lượng dư dd HCl

thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là 

a. Be và Mg.

 b. Mg và Ca.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 72: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 72/187

 

c. Ca và Sr.

d. Sr và Ba.

56)  Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta tiến hành 

a. điện phân dd muối clorua bão hòatương ứng có vách ngăn.

 b. dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

c. dùng kim loại K cho tác dụng với dd muối clorua tương ứng.

d. điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.

57)  Để làm mềm một loại nước cứng có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 ta có thể dùng 

a.   Na2CO3.

 b.  NaOH.

c.  NaCl.

d. Ca(OH)2.

58)  Khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dd chứa 0,0075 mol NaHCO 3 với dd chứa

0,01 mol Ba(OH)2 là

a. 0,73875 g.

 b. 1,47750 g.

c. 1,97000 g.

d. 2,95500 g.59)  Cho các ống nghiệm mất  nhãn chứa lần lượt các chất rắn CaCO3, CaSO4, Na2SO4,

 Na2CO3. Chỉ dùng nước và dd HCl sẽ nhận biết được tối đa 

a. 3 chất rắn. 

 b. 1 chất rắn. 

c. 2 chất rắn. 

d. 4 chất rắn. 

60)  Trong số các kim loại nhóm IIA, dãy gồm các kim loại phản ứng với nước tạo thành dd

kiềm là: 

a. Ca, Sr, Mg.

 b.  Ca, Sr, Ba.

c.  Be, Mg, Ba.

d.  Be, Mg, Ca.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 73: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 73/187

 

 2.5.6.  Bài tập dùng cho bài “Nhôm và hợp chất của nhôm”  

Câu  Mức độ   Mục đích   Đáp án  Cách sử dụng  

1  Biết   TCVL và TCHH của Al   aCho HS vận dụng

tại lớp tiết 1 củabài

2

Vận

dụng   TCHH của Al để tách Al   d

3  Hiểu   Phản ứng oxi hóa - khử   b

4  Biết   Vai trò của criolit   c

 HS về nhà làm sau

tiết 1 của bài 

5  Hiểu  TCHH của Al, Al 2O3 ,… c

6Vận

dụng   Nhận biết chất rắn  a

7  Hiểu  Các chất lưỡng tính  b

8  Hiểu  Các chất lưỡng tính  d9  Biết   TCHH của muối Al  +  a

10  Hiểu   Phản ứng trao đổi ion  c

11  Hiểu  Dự đoán hiện tượng dựa vào

TCHH của KLK và muối Al 3+ a

12  Biết    Phản ứng oxi hóa - khử   b

13  Biết   Cấu tạo nguyên tử Al   c

14  Biết   TCVL của Al   d

15  Biết  Toán: TCHH của Al

(phản ứng với axit) a

 Hướng dẫn tại lớp

trong tiết 2 16  Hiểu 

Toán: TCHH của Al, Al 2O3

(phản ứng với bazơ) b

17  Biết   Toán: dư, thiếu  b

 HS về nhà làm sau

tiết 2 của bài 

18Vận

dụng  

Toán: định luật bảo toàn

electrona

19 Vậndụng  

 Phản ứng oxi hóa - khử   c

20Vận

dụng  

Toán: định luật bảo toàn

electronb

21  Hiểu Toán: TCHH của Al, Mg

(phản ứng axit và bazơ) a

22  Hiểu Toán: TCHH của Al, Fe

(phản ứng axit và bazơ) d

23  Hiểu  Toán: phản ứng nhiệt Al   c

24 Vận Toán: Al3+ và OH -. Tìm Al3+  c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 74: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 74/187

 

dụng  

25  Hiểu  Toán: dư, thiếu  d

(Từ bài 26 đến bài 40 GV tham khảo, cho HS luyện tập thêm nếu còn thời gian). Phần này

được lưu trong CD của luận văn) 

1)  Không dùng vật bằng Al đựng dd NaOH vì

a.  Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy. 

 b.  Al bị ăn mòn hóa học. 

c.  Al dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 

d.  Al lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy. 

2)  Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng 

a.  H2SO4 loãng.

 b.  dd NH3.

c.  dd NaOH, khí CO2.

d.  H2SO4 đặc nguội. 

3)  Phản ứng: Al + HNO3  → Al(NO3)3 + NH4 NO3 + H2O. Hệ số cân bằng tối giản

của HNO3 làa.  12.

 b.  30.

c.  42.

d.  36.

4)  Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3  trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy.

Vai trò không  phù hợp của criolit là 

a.  làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3.

 b.  làm tăng độ dẫn điện của chất nóng chảy.  

c.  giúp Al được tháo ra ngoài dễ dàng hơn. 

d.   bảo vệ Al mới sinh ra không bị oxi hóa 

5)  Dãy gồm các chất tan được trong dd NaOH dư là:  

a.  Al(OH)3, Al2O3, Mg(OH)2.

 b.  ZnO, NaHCO3, CaCO3.

c.  Al, Na, Al2O3.

d.  BaCO3, Zn, Al.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 75: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 75/187

 

6)  Thuốc thử có thể dùng để nhận biết 3 chất rắn riêng biệt: Al, Al2O3, Mg là

a.  dd NaOH.

 b.  dd HCl.

c.  H2O.

d.  dd NaCl.

7)  Dãy gồm các chất vừa tác dụng với axit mạnh vừa tác dụng với dd bazơ mạnh là: 

a.  Al, Al2O3, Mg(OH)2.

 b.  Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3.

c.  Al(OH)3, Fe(OH)3, CuO.

d.  Al, ZnO, BaCO3.

8)  Hợp chất nào dưới đây  không có tính lưỡng tính?

a.   NaHCO3. 

 b.  Al2O3. 

c.  Al(OH)3. 

d.  CaO.

9)  Muối nào sau đây tạo kết tủa trắng rồi tan trong dd NaOH dư? 

a.  AlCl3.

 b.  MgCl2.c.  BaCl2.

d.  FeCl3.

10) Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dd? 

a.  Al(NO3)3 và NaOH.

 b.   NaCl và AgNO3.

c.   NaAlO2 và NaOH.

d.  HNO3 và Ca(HCO3)2.

11) Cho từ từ từng lượng nhỏ đến dư Na vào dd Al2(SO4)3, hiện tượng xảy ra là 

a.   Na tan, có bọt khí thoát ra, xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần. 

 b.   Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dd. 

c.   Na tan, kim loại Al bám trên bề mặt Na. 

d.   Na tan, có bọt khí thoát ra, xuất hiện kết tủa keo trắng . 

12) Cho phản ứng: Al + H2O + NaOH

→ NaAlO2 +

3

/2H2.

Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này là 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 76: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 76/187

 

a.  Al. 

 b.  H2O. 

c.   NaOH. 

d.   NaAlO2. 

13) Mô tả nào dưới đây không  phù hợp với nhôm? 

a.  Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1. 

 b.  Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. 

c.  Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.

d.  Số oxi hóa đặc trưng +3. 

14) Mô tả nào dưới đây về TCVL của nhôm là chưa chính xác? 

a.  Màu trắng bạc. 

 b.  Là kim loại nhẹ. 

c.  Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. 

d.  Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn Fe và Cu.  

15) Cho 2,7 g Al vào dd HCl dư thu được dd có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam

so với dd HCl ban đầu? 

a.  Tăng 2,4 g. 

 b.  Tăng 2,7 g. c.  Giảm 0,3 g. 

d.  Giảm 2,4 g. 

16) Cho 31,2 g hỗn hợp Al, Al2O3 tác dụng với lượng dư dd NaOH thu được 0,6 mol H2.

Số mol NaOH tham gia các phản ứng trên là 

a.  0,6.

 b.  0,8.

c.  0,4.

d.  1.

17) Cho 1 g Al tác dụng với 1 g clo. Kết thúc phản ứng khối lượng muối thu được là 

a.  1,88 g.

 b.  1,25 g.

c.  2,00 g.

d. 

4,94 g.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 77: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 77/187

 

18) Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dd CuCl 2 dư rồi lấy chất

rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd HNO 3 đậm đặc. Số mol khí NO2 (sản

 phẩm khử duy nhất) thoát ra là 

a.  0,8 mol.

 b.  0,3 mol.

c.  0,6 mol.

d.  0,2 mol.

19) So sánh V1 là thể tích khí H2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dd NaOH và

V2  thể tích khí N2 duy nhất thu được khi cho cùng lượng Al trên tác dụng với dd

HNO3 loãng dư. 

a.  (V2) gấp 5 lần (V1).

 b.  (V1) bằng (V2).

c.  (V1) gấp 5 lần (V2).

d.  (V1) gấp 2,5 lần (V2).

20) Cho 24,3 g Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 dư thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp

 NO và N2O. Phần trăm thể tích NO trong hỗn hợp trên là  

a.  24.

 b.  25.c.  30.

d.  50.

21) Hòa tan a g hỗn hợp bột Mg, Al bằng dd HCl dư thu được 17,92 lit khí H2 (đktc).

Cùng lượng hỗn hợp trên cho vào dd NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đkc). Giá

trị của a là 

a.  15,6.

 b.  3,9.

c.  7,8.

d.  11,7.

22) Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dd H2SO4 loãng, thấy thoát ra

0,4 mol khí. Cùng lượng hỗn hợp trên cho vào dd NaOH dư thì thu được 0,3 mol khí.

Giá trị của m là 

a. 

12,28. b.  13,70.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 78: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 78/187

 

c.  19,50.

d.  11,00.

23) Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3  (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau

 phản ứng tác dụng với lượng dư dd NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là

a.  0,54.

 b.  0,81.

c.  1,08.

d.  0,27.

24) Cho a mol AlCl3 vào 200 g dd NaOH 4% người ta thu được 3,9 g kết tủa. Giá trị của

a là

a.  0,05.

 b.  0,0125.

c.  0,0625.

d.  0,125.

25) Đốt hoàn toàn m gam bột Al trong lượng S dư, rồi hòa tan hết sản phẩm thu được vào

nước thì thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Giá trị của m là 

a.  2,70.

 b.  4,05.c.  8,10.

d.  5,40.

26) Tổng hệ số của phản ứng: Al + HNO3  Al(NO3)3 + NH4 NO3+ H2O là

a.  32.

 b.  58

c.  64.

d.  46.

27) Al  phản ứng được với chất nào sau đây: (1) NaOH; (2) Cl2; (3) Mg(OH)2; (4)

CuSO4; (5) FeCl3; (6) HNO3 đặc nguội? 

a.  1, 2, 3, 4, 5, 6.

 b.  1, 2, 4, 5, 6.

c.  1, 2, 4, 5.

d. 

1,3,4,5.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 79: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 79/187

 

28) Cho 5,4g Al vào 100 ml dd KOH 0,2M. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí

H2 (đktc) thu được là 

a.  0,672 lit.

 b.  0,224 lit.

c.  0,448 lit.

d.  4,48 lit.

29) Phương pháp nào không tạo ra được Al2O3?

a.   Nhiệt phân nhôm hiđroxit. 

 b.   Nhiệt phân nhôm clorua. 

c.  Đốt Al trong không khí. 

d.   Nhiệt phân nhôm nitrat. 

30) Phát biểu nào sau đây là đúng? 

a.  Al2O3 là một oxit trung tính.

 b.   Nhôm là một kim loại lưỡng tính. 

c.  Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính. 

d.  Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. 

31)  Nhôm bền với môi trường không khí và nước là do 

a.  nhôm thụ động với nước và không khí.  b.  có lớp màng hiđroxit bền vững bảo vệ. 

c.  nhôm là kim loại kém hoạt động. 

d.  có lớp màng oxit bền vững bảo vệ. 

32) Chỉ dùng hóa chất nào dưới đây có thể phân biệt được các dd: KNO3, CuCl2, AlCl3,

 NH4Cl?

a.  dd HCl.

 b.  dd NaCl.

c.  dd NaOH.

d.  dd CuCl2.

33) Phần trăm khối lượng oxi trong phèn chua (Al2(SO4)3.K 2SO4.24H2O) là

a.  67,51%.

 b.  65,72%.

c. 

70,25%.d.  48,6%.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 80: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 80/187

 

34) Dãy chuyển hóa nào dưới đây không thực hiện được? 

a.  Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3.

 b.  Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3.

c.  Al2O3 → Al → NaAlO2 → NaCl.

d.  Al(OH)3 → Al → Al(OH)3 → Al2(SO4)3.

35)  Nhôm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp 

a.  nhiệt luyên. 

 b.  thuỷ luyện. 

c.  điện phân dd. 

d.  điện phân nóng chảy. 

36) Cho Ba dư vào dd Al2(SO4)3 thì hiện tượng quan sát được là a.  khí thoát ra và có kết tủa. 

 b.  khí thoát ra và kết tủa tạo ra sau đó kết tủa tan. 

c.  chỉ có kết tủa tạo ra. 

d.  khí thoát ra và kết tủa tạo ra sau đó kết tủa tan một  phần. 

37) Cho m g Na vào 200 ml dd AlCl3 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 g kết tủa

thì m có giá trị là 

a.  6,9 g.

 b.  16,1 g.

c.  23 g.

d.  6,9 g hoặc 16,1 g. 

38) Cho các chất: Al, Al(NO3)3, Al2O3, Al(OH)3, NH4Cl, (NH4)2CO3; các chất lưỡng

tính là: 

a.  Al, Al2O3, Al(OH)3.

 b.  Al, Al(NO3)3, Al2O3, Al(OH)3, NH4Cl, (NH4)2CO3.

c.  Al2O3, Al(OH)3.

d.  Al2O3, Al(OH)3, (NH4)2CO3.

39) Trộn 100 ml dd Al2(SO4)3 1M với 700 ml dd NaOH 1M thu được dd X và kết tủa Y.

 Nung Y đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là 

a.  10,2 g.

 b.  20,4 g.c.  2,25 g.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 81: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 81/187

 

d.  5,1 g.

40)  Nhôm có trong hợp kim nào sau đây? 

a.  Gang.

 b.  Thép.

c.  Đuyra. 

d.  Đôlômit. 

 2.5.7.  Bài tập dùng cho bài “Luyện tập tính chất của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

và hợp chất của chúng”  

Câu  Mức độ   Mục đích  Cách sử dụng  

1  Biết   Điện phân dd NaCl và phản ứng oxi 

hóa - khử  

 HS trả lời tại lớp trong

 phần ôn tập lý thuyết  

2  Biết    Khái niệm nước cứng  

3  Biết   Công thức và ứng dụng của thạch cao 

4  Biết   Trạng thái tự nhiên của CaCO3 

5  Hiểu So sánh đặc điểm tính chất của Na và

 Mg

6  Biết   Sự tạo thành thạch nhũ 

7  Hiểu Giải thích hiện tương dựa vào TCHH

của Ca(OH)2 

8  Biết   TCHH của KLK, KLKT  

9 Vận dụng   Tách ion ra khỏi dd  

10  Biết   Cấu hình e của ion và nguyên tử  

11  Hiểu  Toán: tìm CTHH HS làm và sửa tại lớp

dưới sự hướng dẫn 

của GV  

12  Hiểu Toán: xác định tên  KL ở 2 chu kì liên

tiếp 

13 Vận dụng  Toán: định luật bảo toàn khối lượng (2

 KL cùng hóa trị) 14 Vận dụng   Toán: định luật bảo toàn khối lượng (2 HS về nhà làm 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 82: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 82/187

 

 KL khác hóa trị) 

15  Hiểu Toán: TCHH của KLK, KLKT, trung

hòa dd bazơ  

16  Hiểu  Toán: nhiệt phân CaCO3 , Na2CO3 

17  Biết   Toán: CO2 và OH - , tìm sản phẩm 

18  Hiểu  Toán: CO2 và OH - , tìm CO2 

19  Hiểu  Toán: CO2 và OH - , tìm CO2 

20 Vận dụng   Toán: tổng hợp 

(Từ bài 21 đến bài 68 GV tham khảo, cho HS luyện tập thêm nếu còn thời gian). Phần này

được lưu trong CD của luận văn) 

1)  Trong quá trình điện phân dd NaCl, ở cực âm xảy ra  

a.  sự khử ion Na+.

 b.  sự khử phân tử nước. 

c.  sự oxi hoá ion Na+.

d.  sự oxi hoá phân tử nước. 

2)  Một mẫu nước cứng có chứa các muối sau: Ca(HCO3)2, MgCl2. Mẫu nước trên thuộcloại 

a.  nước cứng toàn phần. 

 b.  nước cứng tạm thời. 

c.  nước cứng vĩnh cửu. 

d.  nước cứng vĩnh viễn. 

3)  Loại thạch cao dùng để đúc tượng, bó bột là 

a.  thạch cao nung CaSO4 . H2O.

 b.  thạch cao sống CaSO4. 2H2O .

c.  thạch cao khan CaSO4.

d.  thạch cao sống 2CaSO4.H2O.

4)  Khoáng chất nào sau đây không chứa CaCO 3?

a.  Thạch cao.

 b.  Đá vôi. 

c.  Đá phấn.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 83: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 83/187

 

d.  Đá hoa. 

5)  Khi so sánh tính chất của Na và Mg, câu nào sau đây  không đúng? 

a.  Số e hoá trị bằng nhau. 

 b.  Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. 

c.  Oxit đều có tính chất oxit bazơ. 

d.  Đều được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy. 

6)  Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động? 

a.  Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2. 

 b.  CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 .

c.  MgCO3 + H2O + CO2 → Mg(HCO3)2. 

d.  Ba(HCO3)2 → BaCO3 + H2O + CO2 .

7)  Khi cho dòng khí CO2 liên tục đi qua cốc đựng dd Ca(OH)2, sau đó đun nóng dd, hiện

tượng quan sát được là 

a.  tạo kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan, khi đun nóng tạo kết tủa trắng trở lại. 

 b.  không có hiện tượng.

c.  tạo kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan tạo dd trong suốt. 

d.  dd trong suốt, khi đun nóng lại tạo kết tủa, sau đó kết tủa từ từ tan ra. 

8)  Cho KL X tác dụng dd H2SO4 loãng vừa thấy khí thoát ra vừa thu được một kết tủamàu trắng. X là

a.  Ba.

 b.  Be.

c.  Mg.

d.  K.

9)  Cho dd chứa các ion sau (Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-). Muốn tách được nhiều

cation ra khỏi dd mà không đưa ion lạ vào dd, ta có thể cho dd tác dụng với chất nào

trong các chất sau? 

a.  Dd Na2CO3 vừa đủ. 

 b.  Dd K 2CO3 vừa đủ. 

c.  Dd Na2SO4 vừa đủ. 

d.  Dung địch NaOH vừa đủ. 

10) 

Các ion A

+

, B

-

 và nguyên tử C nào có cấu hình e là 1s

2

2s

2

2p

6

3s

2

3p

6

?a.  K +, Cl-, Ar.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 84: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 84/187

 

 b.   Na+, Cl-, Ne.

c.   Na+, F-, Ar.

d.  K  +, F-, Ar.

11)  Điện phân nóng chảy muối clorua của KLK thu được 1,792 lít khí clo (đktc) ở anot và

6,24g KL ở catot. Công thức hóa học của muối là 

a.  KCl.

 b.  LiCl.

c.   NaCl.

d.  RbCl.

12)  Cho 9,1g hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai KLK ở 2 chu kì   liên tiếp tan hoàn toàn

trong dd HCl vừa đủ, thu được 2,24 lit CO2 (đktc). Hai KL đó là 

a.  Li, Na.

 b.  K,Cs.

c.   Na, K.

d.  Rb, Cs.

13)  Cho 24,4 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 KL hoá trị I phản ứng với dd H 2SO4, sau

 phản ứng thu được 4,48 lít CO 2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam muối

khan. Giá trị của m là a.  31,6.

 b.  30,6.

c.  32.

d.  32,2.

14)  Hòa tan 23 gam hỗn hợp muối cacbonat của một KL hóa trị I và một KL hóa trị II vào

dd HCl dư thấy thoát ra 0,2 mol khí. Cô cạn dd sau phản ứng thu được m g muối khan.

Giá trị của m là 

a.  25,2.

 b.  29,4.

c.  26,8.

d.  28,6.

15)  Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dd X và 3,36 lít H 2

(đktc). Thể tích dd axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dd X là a.  75 ml.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 85: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 85/187

 

 b.  150 ml.

c.  60 ml.

d.  30 ml.

16)  Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 17,4 chất

rắn và 3,36 lít khí (đktc). Hàm lượng CaCO3 trong X là

a.  62,5%.

 b.  6,25%.

c.  8,62%.

d.  50,2%.

17)  Hòa tan 100 gam CaCO3 vào dd HCl dư. Khí CO2 thu được từ từ cho qua dd chứa 64

gam NaOH, dd sau phản ứng gồm 

a.   Na2CO3 và NaHCO3. 

 b.   Na2CO3 và NaOH dư. 

c.   Na2CO3.

d.   NaHCO3 và NaOH dư. 

18)  Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm có N2 và CO2 đi qua 2 lít dd Ca(OH)2 0,02M, thu

được 1 gam kết tủa. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp là 

a.  2,24%. b.  15,68%.

c.  20%.

d.  2,24%.

19)  Cho 6 lít hỗn hợp khí CO2 và N2 (đktc) đi qua dd KOH, tạo ra được 2,07 gam K 2CO3 

và 6 gam KHCO3. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp là 

a.  30%.

 b.  28%.

c.  29%.

d.  32%.

20)  Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp CaCO 3 và MgCO3 trong dd HCl dư. Khí thoát ra được

hấp thu hoàn toàn bằng dd chứa 0,0225 mol Ba(OH) 2. Lọc kết tủa rồi cho cho dd

H2SO4 dư vào dd lọc thì thu được 1,7475 gam kết tủa nữa. Khối lượng CaCO 3 trong

hỗn hợp ban đầu là a.  2 g.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 86: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 86/187

 

 b.  1 g.

c.  1,42 g.

d.  0,84 g.

21)  Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na 2CO3 đồng thời khuấy đều, thu

được V lít khí (đktc) và dd X. Khi cho dư nước vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện

kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là (Trích đề ĐH khối A - 2007) 

a.  V = 22,4(a - b).

 b.  V = 11,2(a - b).

c.  V = 11,2(a + b).

d.  V = 22,4(a + b).

22)  2. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2 (đktc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l,

thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là (Trích đề ĐH khối A - 2007) 

a.  0,032.

 b.  0,048.

c.  0,06.

d.  0,04.

23)  Không gặp kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì: 

a.  Thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ.  b.  Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. 

c.  Đây là những chất hút ẩm đặc biệt. 

d.  Đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân. 

24)  Các oxit kim loại kiềm thổ RO đều có đặc điểm: 

a.  Không tan trong nước. 

 b.  Tác dụng với nước cho dd bazơ  

c.  Đều là oxit lưỡng tính. 

d.  Đều tác dụng với axit tạo muối và nước.  

25)  Các đại lượng vật lí của kim loại kiềm thổ biến đổi không đều là do: 

a.  Chúng là những kl hoạt động mạnh. 

 b.  Do có số lớp e khác nhau. 

c.  Chúng là những kl mềm. 

d. 

Do kiểu mạng tinh thể k hác nhau.26)  Cho 13,44 lít khí clo (đktc) đi qua 2,5 lít dd KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 87: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 87/187

 

hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dd KOH trên có nồng độ là (Trích đề ĐH khối B

- 2007) 

a.  0,24M.

 b.  0,48M.

c.  0,4M.

d.  0,2M.

27)  Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân

nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dd HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc).

Hai kim loại đó là (Trích đề ĐH khối B - 2007) 

a.  Be và Mg.

 b.  Mg và Ca.

c.  Sr và Ba.

d.  Ca và Sr.

28)  Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II, thu được 6,8 gam

chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dd NaOH 1M, khối

lượng muối khan thu được sau phản ứng là (Trích đề ĐH khối B - 2007) 

a.  5,8 gam.

 b.  6,5 gam.c.  4,2 gam.

d.  6,3 gam.

29)  Trộn 100 ml dd (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dd (gồm 

30)  H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dd X. Giá trị pH của dd X là (Trích đề

 ĐH khối B - 2007) 

a.  7.

 b.  2.

c.  1.

d.  6.

31)  Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2  bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4  20% thu

được dd muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim  loại M là (Trích đề CĐ khối A -

2007) 

a. 

Cu. b.  Zn.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 88: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 88/187

 

c.  Fe.

d.  Mg.

32)  Khi cho 100 ml dd KOH 1M vào 100 ml dd HCl thu được dd có chứa 6,525 gam chất

tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dd đã dùng là (Trích đề CĐ khối A -

2007) 

a.  0,75M.

 b.  1M.

c.  0,25M.

d.  0,5M.

33)  Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dd X và 3,36 lít H 2 

(đktc). Thể tích dd axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dd X là (Trích đề CĐ khối A

- 2007) 

a.  150 ml.

 b.  75 ml.

c.  60 ml.

d.  30 ml.

34)  Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng  vừa đủ dd

H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là(Trích đề CĐ khối A - 2007) 

a.  9,52.

 b.  10,27.

c.  8,98.

d.  7,25.

35)  Một dd chứa 0,02 mol Cu2+

, 0,03 mol K +, x mol Cl  –  và y mol SO42-. Tổng khối lượng

muối tan có trong dd là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là (Trích đề CĐ khối A -

2007) 

a.  0,03 và 0,02.

 b.  0,05 và 0,01.

c.  0,01 và 0,03.

d.  0,02 và 0,05.

36) 

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M vàBa(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối A - 2008) 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 89: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 89/187

 

a.  19,70.

 b.  17,73.

c.  9,85.

d.  11,82.

37)  Trộn lẫn V ml dd NaOH 0,01M với V ml dd HCl 0,03M được 2V ml dd Y. Dd Y có

 pH là (Trích đề ĐH khối A - 2008) 

a.  4.

 b.  3.

c.  2.

d.  1.

38)  Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng

hết với dd HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là (Trích đề ĐH khối B -

2008) 

a.   Na.

 b.  Li.

c.  K.

d.  Rb.

39)  Cho 0,1 mol P2O5 vào dd chứa 0,35 mol KOH. Dd thu được có các chất: (Trích đề ĐHkhối B - 2008) 

a.  K 2HPO4, KH2PO4.

 b.  K 3PO4, KOH.

c.  H3PO4, KH2PO4.

d.  K 3PO4, K 2HPO4.

40)  Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dd HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu

được 0,896 lít khí NO (đktc) và dd X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi

dd X là (Trích đề ĐH khối B - 2008) 

a.  13,32 gam.

 b.  6,52 gam.

c.  8,88 gam.

d.  13,92 gam.

41)  Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 90: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 90/187

 

quặng nêu trên là (Trích đề ĐH khối B - 2008) 

a.  50%.

 b.  84%.

c.  40%.

d.  92%.

42)  Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dd HNO 3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử

duy nhất, đktc). Khí X là (Trích đề CĐ khối A - 2008) 

a.   NO.

 b.   NO2.

c.   N2O.

d.   N2.

43)  Dd X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4

+, Cl-. Chia dd X thành hai phần bằng nhau:  

Phần một tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và

1,07 gam kết tủa; 

Phần hai tác dụng với lượng dư dd BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. 

Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dd X là (quá trình cô cạn chỉ có

nước bay hơi) (Trích đề CĐ khối A - 2008) 

a.  3,73 gam. b.  7,04 gam.

c.  7,46 gam.

d.  3,52 gam.

44)  Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp

khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp

 ban đầu là (Trích đề CĐ khối A - 2008) 

a.  8,60 gam.

 b.  20,50 gam.

c.  9,40 gam.

d.  11,28 gam.

45)  X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp

gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dd HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc).

Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng, thì thể tích khíhiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Kim loại X là (Trích đề CĐ khối A - 2008) 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 91: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 91/187

 

a.  Mg.

 b.  Sr.

c.  Ca.

d.  Ba.

46)  Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dd chứa hỗn hợ  p NaOH 0,06M và

Ba(OH)2  0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối A -

2009) 

a.  1,182.

 b.  3,940.

c.  1,970.

d.  2,364.

47)  Dd X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến

hết 200 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là

(Trích đề ĐH khối A - 2009) 

a.  4,48.

 b.  3,36.

c.  2,24.

d.  1,12.48)  Trộn 100 ml dd hỗn hợp gồm H 2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dd hỗn hợp gồm

 NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X. Dd X có pH là (Trích đề ĐH khối B -

2009) 

a.  13,0.

 b.  1,2.

c.  1,0.

d.  12,8.

49)  Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu

được 500 ml dd chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (đktc). Kim

loại M là (Trích đề ĐH khối B - 2009) 

a.   Na.

 b.  Ca.

c. 

Ba.d.  K.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 92: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 92/187

 

50)  Cho dd chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có

trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY)

vào dd AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong

hỗn hợp ban đầu là (Trích đề ĐH khối B - 2009) 

a.  58,2%.

 b.  41,8%.

c.  52,8%.

d.  47,2%.

51)  Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H 3PO4 0,5M, thu được dd X. Cô cạn dd X,

thu được hỗn hợp gồm các chất là (Trích đề ĐH khối B - 2009) 

a.  KH2PO4 và K 3PO4.

 b.  KH2PO4 và K 2HPO4.

c.  K 2HPO4 và H3PO4.

d.  K 3PO4 và KOH.

52)  Cho dd chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dd chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản

ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề CĐ khối A - 2009) 

a.  19,7.

 b.  39,4.c.  17,1.

d.  15,5.

53)  Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong

hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp

khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là (Trích đề CĐ khối A - 2009) 

a.  Mg.

 b.  Ca.

c.  Be.

d.  Cu.

54)  Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng

hết với lượng dư dd HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là (Trích đề

 ĐH khối A - 2010) 

a. 

K và Ba. b.  Li và Be. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 93: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 93/187

 

c.   Na và Mg. 

d.  K và Ca.

55)  Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dd X và

2,688 lít khí H2 (đktc). Dd Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung

hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là (Trích đề ĐH khối A -

2010) 

a.  13,70 gam.

 b.  12,78 gam.

c.  18,46 gam.

d.  14,62 gam.

56)  Cho m gam NaOH vào 2 lít dd NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dd X. Lấy 1 lít

dd X tác dụng với dd BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dd X

vào dd CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết

tủa. Giá trị của a, m tương ứng là (Trích đề ĐH khối A - 2010) 

a.  0,08 và 4,8.

 b.  0,04 và 4,8.

c.  0,14 và 2,4.

d.  0,07 và 3,2.57)  Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dd X. Nếu cho 110 ml dd KOH 2M

vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X thì

thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối A - 2010) 

a.  17,71.

 b.  16,10.

c.  32,20.

d.  24,15.

58)  Cho dd X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl – ; 0,006 mol HCO3 –  và

0,001 mol NO3 – . Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dd chứa a gam

Ca(OH)2. Giá trị của a là (Trích đề ĐH khối A - 2010) 

a.  0,180.

 b.  0,120.

c. 

0,444.d.  0,222.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 94: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 94/187

 

59)  Dd X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42− và x mol OH-. Dd Y có chứa ClO4

- và

 NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4

- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100ml dd Z.

Dd Z có pH ( bỏ qua sự điện ly của H 2O ) là (Trích đề ĐH khối A - 2010) 

a.  1.

 b.  12.

c.  13.

d.  2.

60)  Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd chứa Na2CO3 0,2M và

 NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là (Trích đề ĐH khối A - 2010) 

a.  0,020.

 b.  0,030.

c.  0,015.

d.  0,010.

61)  Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dd HCl

1,25M, thu được dd Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong

X là (Trích đề ĐH khối B - 2010) 

a.  Mg và Ca.

 b.  Be và Mg.c.  Mg và Sr.

d.  Be và Ca.

62)  Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2  bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ

hết X vào 1 lít dd chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dd Y và 21,7 gam kết

tủa. Cho Y vào dd NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề ĐH

khối B - 2010) 

a.  23,2.

 b.  12,6.

c.  18,0.

d.  24,0.

63)  Dd X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3 –  và Cl – , trong đó số mol của ion Cl –  là 0,1. Cho

1/2 dd X phản ứng với dd NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dd X còn lại

 phản ứng với dd Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạndd X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối B - 2010) 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 95: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 95/187

 

a.  9,21.

 b.  9,26.

c.  8,79.

d.  7,47.

64)  Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2 (đktc) vào 125 ml dd Ba(OH)2 1M, thu được dd X.

Coi thể tích dd không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dd X là (Trích đề CĐ

khối A - 2010) 

a.  0,1M.

 b.  0,4M.

c.  0,6M.

d.  0,2M.

65)  Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dd HNO3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dd Y.

Làm bay hơi dd Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là (Trích đề CĐ khối A - 2010) 

a.   N2.

 b.   N2O.

c.   NO.

d.   NO2.66)  Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2  (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và

Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là (Trích đề ĐH khối A -

2011) 

a.  2,00.

 b.  0,75.

c.  1,00.

d.  1,25.

67)  Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dd gồm K 2CO3 0,2M và KOH x

mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y. Cho toàn bộ Y tác dụng

với dd BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là (Trích đề ĐH khối B -

2011) 

a.  1,6.

 b. 

1,2.c.  1,0.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 96: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 96/187

 

d.  1,4.

68)  Để hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của

nó cần vừa đủ 400 ml dd HCl 1M. Kim loại R là (Trích đề CĐ khối A - 2011) 

a.  Ba.

 b.  Be.

c.  Mg.

d.  Ca.

69)  Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- 

(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO4

2- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi

các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc (Trích đề CĐ khối A - 2011) 

a.  là nước mềm. 

 b.  có tính cứng vĩnh cửu. 

c.  có tính cứng toàn phần. 

d.  có tính cứng tạm thời. 

70)  Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai

chu kì kế tiếp nhau vào nước được dd X. Cho toàn bộ dd X tác dụng hoàn toàn với dd

AgNO3  (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là (Trích đề CĐ

khối A - 2011) a.  Rb và Cs.

 b.   Na và K.

c.  Li và Na.

d.  K và Rb.

 2.5.8.  Bài tập dùng cho bài “Luyện tập nhôm”  

Câu  Mức độ   Mục đích  Cách sử dụng  

1  Biết   CTHH phèn chua và phèn nhôm

 HS trả lời tại lớp

trong phần ôn tập lý

thuyết  

2  Biết    Nguyên liệu SX Al  

3  Biết   Chất lưỡng tính 

4  Biết    Phương pháp điều chế KL 

5  Hiểu   Phản ứng trao đổi ion 

6  Biết   TCHH của NaOH, Al 2O3 7  Hiểu   Dự đoán hiện tượng dựa vào TCHH  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 97: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 97/187

 

của NaAlO2 

8 Vận dụng    Nhận biết chất rắn 

 HS làm và sửa tại lớp

dưới sự hướng dẫn của GV  

9  Hiểu  TCHH KLK, KLKT, Al và hợp chất  

10  Biết  

Toán: TCHH của Al  

(phản ứng  với NaOH) 

11  Hiểu TCHH của Al và Mg  

(phản ứng với axit và bazơ) 

12  Hiểu TCHH của Al, Al 2O3 

(phản ứng với NaOH) 

 HS về nhà làm 

13 Vận dụng    Bảo toàn e 

14 Vận dụng   Toán: Định luật bảo toàn điện tích 15  Hiểu  Toán: muối Al 3+ và Fe2+ với dd NH 3 

16 Vận dụng  Toán: TCHH của Mg, Al và 

muối của chúng  

17 Vận dụng   Toán: Al3+ và OH - , tìm OH - 

18  Hiểu  Toán: Al3+ và OH - , tìm sản phẩm 

19 Vận dụng   Toán: hiệu suất SX Al từ boxit  

20  Biết    Phản ứng nhiệt nhôm 

21 Vận dụng   Tách Al2O3 

22  Hiểu   Phản ứng oxi hóa - khử (Al) 

23  Hiểu  Dự đoán hiện tượng dựa vào 

TCHH của Al 3+ 

24 Vận dụng   Toán: Al3+ và OH - , tìm sản phẩm 

25  Hiểu  Toán: Al

3+

và OH 

-

 , tìm OH 

-

 (lớn nhất) 26 Vận dụng   Toán: OH - và hỗn hợp (Al 3+ , H +)

(Từ bài 27 đến bài 52 GV tham khảo, cho HS luyện tập thêm nếu còn thời gian). Phần này

được lưu trong CD của luận văn) 

1)  Phèn chua có công thức hoá học là 

a.  K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. b.   Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 98: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 98/187

 

c.  (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

d.  Li2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.

2)  Quặng dùng làm nguyên liệu để sản xuất Al trong công nghiệp là 

a.   boxit.

 b.   pirit.

c.  criolit.

d.  hematit.

3)  Chọn câu đúng nhất trong các câu sau

a.  Al2O3, Al(OH)3 là những hợp chất lưỡng tính. 

 b.  Al là KL lưỡng tính. 

c.  Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. 

d.  Al2O3 là oxit lưỡng tính. 

4)  Dãy gồm các KL được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng

chảy là: 

a.   Na, Ca, Al.

 b.  Fe, Ca, Al.

c.   Na, Ca, Zn.

d.   Na, Cu, Al.5)  Cặp chất không xảy ra phản ứng là

a.  dd NaNO3 và MgCl2.

 b.  dd NaOH và Al2O3.

c.  dd AgNO3 và dd KCl.

d.  K 2O và H2O.

6)  Dd NaOH có thể phản ứng với các chất trong dãy nào? 

a.  CuSO4, HCl, SO2, Al2O3.

 b.  BaCl2, HCl, SO2, K.

c.  CuSO4, HNO3, SO2, CuO.

d.  K 2CO3, HNO3, SO2, CuO.

7)  Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dd HCl dư vào dd NaAlO2 là

a.  có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.

 b. 

có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa tan dần .c.  chỉ có kết tủa keo trắng. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 99: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 99/187

 

d.  không có hiện tượng gì. 

8)  Thuốc thử để nhận biết 4 chất rắn Mg, K, Al, Al2O3 là

a.  H2O.

 b.  dd H2SO4.

c.  dd HCl.

d.  dd HNO3.

9)  Cho các chất rắn: Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca, MgO. Dãy chất nào tan hết trong dd

 NaOH dư?

a.  Al, Al2O3, Na2O, Ca.

 b.  Al2O3, Ca, Mg, MgO.

c.  Al, Al2O3, Ca, MgO.

d.  Al, Al2O3, Na2O, Ca, Mg.

10)  Xử lí 4 gam hợp kim nhôm bằng dd NaOH đặc nóng (dư), người ta thu được 10,08 lít

khí H2  (đktc). Xác định thành phần phần trăm của nhôm trong hợp kim. Biết rằng

những thành phần khác trong hợp kim này không tác dụng với dd NaOH. 

a.  80%.

 b.  90%.

c.  70%.d.  75%.

11)  Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al-Mg bằng dd HCl, thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc). Nếu

cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dd NaOH thì thấy thoát ra 6,72 lít khí

H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong hợp kim là 

a.  68.

 b.  32.

c.  69,2.

d.  96.

12)  Cho 31,2 g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dd NaOH dư thu được 16,8 lit khí H2 

(0oC và 0,8 atm). Khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là 

a.  10,8 g.

 b.  11,2 g.

c. 

16 g.d.  15,2 g.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 100: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 100/187

 

13)  Hòa tan m gam Al vào dd HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol

 N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là 

a.  8,1 gam.

 b.  1,53 gam.

c.  1,35 gam.

d.  13,5 gam.

14)  Một dd có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl- (x mol)

và SO42- (y mol). Khi cô cạn dd thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị x, y lần lượt

a.  0,1; 0,2.

 b.  0,2; 0,3.

c.  0,3; 0,1.

d.  0,3; 0,2.

15)  Cho dd A chứa 0,15 mol AlCl3 và 0,15 mol FeCl2 tác dụng với dd NH3 dư, sau đó lấy

kết tủa sinh ra nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có

khối lượng bằng 

a.  19,65 g.

 b.  18,45 g.c.  24,9 g.

d.  27,3 g.

16)  Cho hỗn hợp gồm 0,025 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với dd HCl dư thì thu được

dd A. Thêm dd NaOH dư vào dd A thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?  

a.  1,45 g.

 b.  16,3 g.

c.  3,7 g.

d.  1,025 g.

17)  Đổ 200 ml dd NaOH aM vào 400 ml dd Al(NO 3)3 0,2M thu được 4,68 g kết tủa. Giá

trị tối thiểu của a là 

a.  0,9.

 b.  0,6.

c. 

0,3.d.  1,3.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 101: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 101/187

 

18)  Cho từ từ 700 ml dd KOH 0,1M vào 100 ml dd AlCl 3 0,2M. Khối lượng kết tủa tạo ra

a.  0,78 g.

 b.  1,56 g.

c.  0,97 g.

d.  0,68 g.

19)  Người ta dùng quặng boxit để sản xuất nhôm. Hàm lượng nhôm trong quặng là 40%.

Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%. Để có được 4 tấn nhôm người ta cần  bao

nhiêu quặng boxit? 

a.  20,987 tấn. 

 b.  22,970 tấn. 

c.  21,970 tấn. 

d.  22,972 tấn. 

20)  Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng

nhiệt nhôm?

a.  Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

 b.  Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng. 

c.  Al tác dụng với CuO nung nóng.d.  Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

21)  Để thu đượ c Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: 

a.  dùng dd NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. 

 b.  dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dd NaOH (dư). 

c.  dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dd HCl (dư). 

d.  dùng dd NaOH (dư), dd HCl (dư), rồi nung nóng. 

22)  Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: 

- Phần một tác dụng với lượng dư dd NaOH, sinh ra x mol khí H2.

- Phần hai tác dụng với lượ ng dư dd HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản  phẩm 

khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là

a.  x = 2y.

 b.  y = 2x.

c. 

x = 4y.d.  x = y.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 102: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 102/187

 

23)  Nhỏ từ từ đến dư dd NaOH vào dd AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

a.  có kết tủa keo tr ắng, sau đó kết tủa tan. 

b.  chỉ có kết tủa keo tr ắng. 

c.  có kết tủa keo tr ắng và có khí bay lên. 

d.  không có kết tủa, có khí bay lên. 

24)  Tr ộn dd chứa a mol AlCl3 với dd chứa b mol NaOH. Để thu đượ c kết tủa thì cần

có tỉ lệ

a.  a : b = 1 : 4. 

b.  a : b < 1 : 4. 

c.  a : b = 1 : 5. 

d.  a : b > 1 : 4. 

25)  Cho 200 ml dd AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dd NaOH 0,5M, lượ ng kết tủa thu

đượ c là 15,6 gam. Giá tr ị lớn nhất của V là

a.  1,2. 

b.  1,8. 

c.  2,4. 

d.  2. 

26)  Cho V lít dd NaOH 2M vào dd chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO 4  đếnkhi phản ứng hoàn toàn, thu đượ c 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu

đượ c lượ ng k ết tủa trên là

a.  0,35. 

b.  0,45. 

c.  0,25. 

d.  0,05. 

27)  Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi

các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2  (đktc) và m gam chất rắn

không tan. Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối A - 2008) 

a.  10,8.

 b.  5,4.

c.  7,8.

d. 

43,2.28)  Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 103: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 103/187

 

khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng

nhau: (Trích đề ĐH khối A - 2008) 

- Phần 1 tác dụng với dd H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc); 

- Phần 2 tác dụng với dd NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

(Trích đề ĐH khối A - 2008) 

a.  22,75.

 b.  21,40.

c.  29,40.

d.  29,43.

29)  Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dd HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra

3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc,

nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO 2  (sản phẩm khử duy nhất,

đktc). Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối B - 2008) 

a.  12,3.

 b.  15,6.

c.  10,5.

d.  11,5.

30)  Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với lượng dư dd NaOH, sinh ra x mol khí H2; 

- Phần hai tác dụng với lượng dư dd HNO 3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm

khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là (Trích đề CĐ khối A - 2008) 

a.  y = 2x.

 b.  x = 4y.

c.  x = y.

d.  x = 2y.

31)  Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 

0,28M thu được dd X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dd X thu được lượng muối

khan là (Trích đề CĐ khối A - 2008) 

a.  103,85 gam.

 b.  25,95 gam.

c. 

77,86 gam.d.  38,93 gam.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 104: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 104/187

 

32)  Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dd H2SO4 10%,

thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dd thu được sau phản ứng là (Trích đề ĐH

khối A - 2009) 

a.  101,68 gam.

 b.  88,20 gam.

c.  101,48 gam.

d.  97,80 gam.

33)  Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lít

(đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí

H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là (Trích đề ĐH

khối A - 2009) 

a.  38,34.

 b.  34,08.

c.  106,38.

d.  97,98.

34)  Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m

kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy

2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dd nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa.Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối B - 2009) 

a.  108,0.

 b.  75,6.

c.  54,0.

d.  67,5.

35)  Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau

khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH

(dư) thu được dd Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dd Y,

thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề ĐH khối B - 2009) 

a.  45,6.

 b.  48,3.

c.  36,7.

d. 

57,0.36)  Nhỏ từ từ 0,25 lít dd NaOH 1,04M vào dd gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 105: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 105/187

 

Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề CĐ

khối A - 2009) 

a.  2,568.

 b.  1,560.

c.  4,128.

d.  5,064.

37)  Cho m1 gam Al vào 100 ml dd gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các

 phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác

dụng với lượng dư dd HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Giá trị của m 1 và m2 lần

lượt là (Trích đề CĐ khối A - 2009) 

a.  8,10 và 5,43.

 b.  1,08 và 5,43.

c.  0,54 và 5,16.

d.  1,08 và 5,16.

38)  Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml

dd Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được

a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là (Trích đề CĐ khối A - 2009) 

a.  8,3 và 7,2. b.  11,3 và 7,8.

c.  13,3 và 3,9.

d.  8,2 và 7,8.

39)  Hòa tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dd HNO 3 loãng, thu được

dd X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa

nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dd NaOH (dư) vào X và đun

nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban

đầu là (Trích đề CĐ khối A - 2009) 

a.  19,53%.

 b.  12,80%.

c.  10,52%.

d.  15,25%.

40) 

55. Hòa tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được ddX. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 106: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 106/187

 

kết tủa. Giá trị của m là (Trích đề CĐ khối A - 2009) 

a.  7,8.

 b.  46,6.

c.  54,4.

d.  62,2.

41)  Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4  rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm

trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng

 bằng dd H2SO4  loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2  (đktc). Hiệu suất phản ứng

nhiệt nhôm là (Trích đề ĐH khối B - 2010) 

a.  80%.

 b.  90%.

c.  70%.

d.  60%.

42)  Cho 150 ml dd KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dd AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dd

Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dd KOH 1,2M vào Y, thu

được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là (Trích đề ĐH khối B - 2010) 

a.  1,2.

 b.  0,8.c.  0,9.

d.  1,0.

43)  Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3  phản ứng hết với dd HCl (dư), thu được V lít

khí H2 (đktc) và dd X. Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd X thu được kết tủa, lọc hết

lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của

V là (Trích đề CĐ khối A - 2010) 

a.  0,448.

 b.  0,224.

c.  0,672.

d.  1,344.

44)  Dd X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3− và 0,02 mol SO4

2− . Cho 120 ml dd Y

gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được

3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là (Trích đề ĐH khối B - 2011) a.  0,020 và 0,012.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 107: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 107/187

 

 b.  0,012 và 0,096.

c.  0,020 và 0,120.

d.  0,120 và 0,020.

45)  Cho 400 ml dd E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dd

 NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi

cho 400 ml E tác dụng với dd BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x:y là

(Trích đề ĐH khối B - 2011) 

a.  3:4.

 b.  3:2.

c.  4:3.

d.  7:4.

46)  Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K 2CO3, K 2SO4.

Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dd HCl, vừa tác dụng được với dd

 NaOH? (Trích đề ĐH khối B - 2011) 

a.  3.

 b.  5.

c.  4.

d.  2.47)  Cho V lít dd NaOH 2M vào dd chứa 0,1 mol Al 2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi

 phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được

lượng kết tủa trên là (Trích đề ĐH khối A - 2008) 

a.  0,45.

 b.  0,35.

c.  0,25.

d.  0,05.

48)  Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al 4C3 vào dd KOH (dư), thu được a

mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO 2 (dư) vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8

gam. Giá trị của a là (Trích đề ĐH khối A - 2008) 

a.  0,55.

 b.  0,60.

c. 

0,40.d.  0,45.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 108: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 108/187

 

49)  Thêm m gam kali vào 300 ml dd chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dd X.

Cho từ từ dd X vào 200 ml dd Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng

kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là (Trích đề CĐ khối A - 2007) 

a.  1,59.

 b.  1,17.

c.  1,71.

d.  1,95.

50)  Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí.

 Nếu cũng cho m gam X vào dd NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần

trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)

(Trích đề ĐH khối B - 2007) 

a.  39,87%.

 b.  77,31%.

c.  49,87%.

d.  29,87%.

 Như vậy, chúng tôi đã cung cấp hệ thống bài tập gồm 260 câu trắc nghiệm, gồm: 

− 160 câu tự soạn, 34 câu chỉnh sửa và 66 câu sưu tầm từ các đề thi đại học, cao đẳng cácnăm 2007 đến 2011 

−  Phân bố như sau: 40 câu  phần “KLK và hợp chất quan trọng của KLK”, 60 câu  phần

“KLKT và hợp chất quan trọng của KLKT”, 40 câu phần “ Nhôm và hợp chất của nhôm”, 70

câu phần “Luyện tập KLK, KLKT và hợp chất của chúng”, 50 câu phần “Luyện tập nhôm

và hợp chất của nhôm”.

− Về mức độ nhận thức: 91 câu mức độ biết (chiếm 35% tổng số câu hỏi), 104 câu mức độ

hiểu (chiếm 40% tổng số câu hỏi), 65 câu mức độ vận dụng (chiếm 25% tổng số câu hỏi).

Đáp án và hướng dẫn giải lưu trong CD, được gửi kèm cho GV tham gia TN. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 109: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 109/187

 

2.6.  Thiết kế các bài lên lớp có sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây

dựng vào dạy học 

 2.6.1.  Bài “ Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”  

A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG 

 I. Kiến thức 

1) Biết : 

− Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của KLK. 

− Ứng dụng quan trọng của KLK và một số hợp chất như NaOH, NaHCO 3, Na2CO3,

KNO3.

2) Hiểu:

− TCVL (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp). 

− TCHH: Tính khử mạnh nhất trong các kim loại.

− Trạng thái tự nhiên của NaCl.

− Phương pháp điều chế KLK (điện phân muối halogenua nóng chảy).  

− TCHH của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3 (lưỡng tính, phân hủy bởi

nhiệt); Na2CO3 (muối của axit yếu); KNO3 (tính oxi hóa khi nung nóng).

3) Vận dụng :

− Dự đoán và giải thích các hiện tượng hóa học. 

− Giải các bài tập liên quan đến TCHH của KLK và một số hợp chất của chúng, xác

định tên KLK. 

 II. Kĩ năng

− Dự đoán TCHH, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất

KLK.− Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ, rút ra nhận xét về tính chất, phương pháp điều

chế. 

− Viết các PƯHH minh họa TCHH của KLK và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ

điện phân điều chế KLK. 

− Tính phần trăm về khối lượng mỗi KLK (hoặc hợp chất của KLK ).

B. TRỌNG TÂM 

− Đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLK và các phản ứng đặc trưng của KLK. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 110: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 110/187

 

− Phương pháp điều chế KLK. 

− TCHH cơ bản của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

C. CHUẨN BỊ 

I. HS: Điền đầy đủ thông tin vào bảng trước buổi học (có sẵn trong đề cương đã phát)

− Chuẩn bị tiết 1: tổ 1 phần “Vị trí và cấu hình electron” và “Tính chất vật lí ”, tổ 2 và

tổ 3 phần “Tính chất hóa học”, tổ 4 phần “Ứng dụng và điều chế ”. 

−  Chuẩn bị tiết 2: tổ 1 và tổ 2 phần “NaOH”, tổ 3 phần “NaHCO3”, tổ 4 phần

“Na2CO3” và “KNO3”. 

NỘI DUNG BÀI HỌC  GỢI Ý 

A. KIM LOẠI KIỀM 

[I] Vị trí và cấu hình electron

[II]  Tính chất vật lí  

[III]  Tính chất hóa học 

KLK gồm những nguyên tố nào? Cấu hình electron lớp ngoài cùng?

Suy ra vị trí của các KLK trong

BTH?

Quan sát mẫu vật các KLK kết hợp

với bảng số liệu SGK/106, rút ra kết

luận về TCVL của KLK? 

TCHH đặc trưng của KLK? Số oxi

hóa trong hợp chất? Minh họa tínhchất đó bằng các PƯHH? 

Viết phản ứng của Na với O2, Cl2,

dd HCl, H2O, dd CuSO4?

 Nên bảo quản KLK như thế nào?

Cho biết kim loại nào dùng:

+ Trao đổi nhiệt? 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 111: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 111/187

 

[IV]  Ứng dụng và điều chế 

1.  Ứng dụng  

 2.   Điều chế  

B. HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦAKIM LOẠI KIỀM 

[I]  NaOH 

1)  Tính chất: 

 2)  Ứng dụng: 

[II]  NaHCO3 

1)  Tính chất: 

+ Làm tế bào quang điện? 

+ Tạo hợp kim siêu nhẹ?

Phương pháp điều chế KLK? Phản

ứng tổng quát? VD? 

Viết phản ứng của NaOH với CO2,

dd CuSO4, dd HCl?

Cách xác định sản phẩm khi dẫn từ

từ CO2 vào dd NaOH?

 Nêu một số ứng dụng quan trọng

của NaOH? 

Viết phản ứng chứng minh NaHCO3 

lưỡng tính? 

Viết phản ứng nhiệt phân NaHCO3,

 Na2CO3, KNO3, CaCO3?

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 112: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 112/187

 

 2)  Ứng dụng: 

[III] Na2CO3 

•  Tính chất: 

•  Ứng dụng: 

[IV] KNO3 

•  Tính chất: 

•  Ứng dụng: 

 Nêu tính chất và ứng dụng của

KNO3?

 II. Giáo viên

1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 

-  Hóa chất: Chất rắn (Na, NaOH, Na2CO3, KNO3), dd (HCl, NaHCO3, CuSO4, p.p),

H2O cất. 

- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn...

 2. Phim- Các KLK (Li, Na, K, Rb, Cs) tác dụng với H 2O.

- Thí nghiệm mô phỏng điện phân NaCl nóng chảy. 

3. Tranh ảnh: 

- Mẫu vật Li, Na, K, Rb, Cs, NaOH, Na2CO3.

- Ứng dụng của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 

- Nêu vấn đề - đàm thoại. - HS thảo luận tổ nhóm. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 113: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 113/187

 

E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

 I. Ổn định 

 II. Kiểm tra sự chuẩn bị bài

 III. Dạy bài mới  

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ  

GV giới thiệu về cấu tạo BTH, sơ lược

các nhóm đã học. 

2

 

GV giới thiệu về vị trí các nhóm sẽ học

trong chương 6. 

3  

GV giới thiệu về cấu trúc và các nội

dung của chương 6. 

CHƯƠNG 6   KIM LOẠI KIỀM - KIMLOẠI KIỀM THỔ - NHÔM------------------------

---

---------

Bài 25: Kim loại kiềm và hợpchất của kim loại kiềm

Bài 26: Kim loại kiềm thổ vàhợp chất của kim loại kiềm thổ

Bài 27: Nhôm và hợp chất củanhôm

Bài 30: Thực hành: Tính chất của Natri, magie, nhôm vàhợp chất của chúng

Bài 29: Luyện tập:Tính chất của nhôm

và hợp chất của nhôm

Bài 28: Luyện tập:Tính chất của kim loạikiềm, kiềm thổ và hợp

chất của chúng

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 114: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 114/187

 

HS kể tên các nguyên tố KLK và vị trí

của các KLK trong BTH. 

5

Lính

Nào

Không

Rượu

Chè

Kim loại kiềm

 

GV giới thiệu về hình ảnh các KLK. 

−  GV giới thiệu vầ cấu trúc của bài và

sự chuẩn bị của các tổ. 

−  Các tổ chuẩn bị trình bày phần của tổ

mình. 

8

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC (Tổ 2 và 3)

IV. ỨNG DỤNG, ĐIỀU CHẾ (Tổ 4)

Tổ 1

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 115: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 115/187

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của KLK

trong BTH, cấu hình electron nguyên

tử  

- Tổ 1 thuyết trình: xác định nhóm KLK

gồm những nguyên tố nào, tên, ký hiệu

hóa học số đơn vị điện tích hạt nhân (Z). 

- Yêu cầu HS học thuộc 3 trị số Z của Li,

 Na, K.

- HS viết cấu hình electron nguyên tử

đầy đủ và thu gọn của Li, Na, K. 

3 6,94

Li

Liti

[He]2s1

11 22,989

Na

Natri

[Ne]3s1

19 39,10

K

Kali

[Ar]4s1

37 85,47

Rb

Rubiđi[Kr]5s1

55 132,91

Cs

Xesi [xe]6s1

87 (223)

Fr

Franxi

[Rn]7s1

. Cấu hình e: ns1 → Vị trí: nhóm IA

Li (liti), Na (natri), K (kali), Rb (rubiđi), Cs (xesi), Fr (franxi)

. Gồm các nguyên tố:

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí  

- HS đọc SGK rồi xem bảng 6.1, kết luận

về sự biến đổi TCVL của KLK: 

+ nhiệt độ nóng chảy giảm dần 

+ nhiệt độ sôi nói chung giảm dần 

+ độ cứng nói chung giảm dần 

1. Dựa vàobảng số liệu ,kết luận vềtcvl của KLK?

2. Vì sao KLK

có t onc , t o

s , độcứng thấp, dnhỏ ?

 ─  KLK có màu trắng bạc, có ánh kim,

dẫn điện tốt, tonc, to

s, độ cứng thấp,

khối lượng riêng nhỏ.

 ─  Nguyên nhân: mạng lập phương

tâm khối, cấu trúc rỗng, liên kết kim

loại yếu.

Mạng lập phương tâm khối  - GV cho HS xem phim thí nghiệm cắt

Li, Na, K. Nhận xét về độ cứng của

KLK.

- HS: KLK là những kim loại có độ cứng

thấp (mềm) nên có thể cắt chúng dễ dàng

 bằng dao. - HS đọc SGK để hiểu nguyên nhân đặc

điểm về TCVL của KLK. 

Nguyên

tốNhiệt độ nóng

chảy (tOC )

Nhiệt độ sôi

(tOC )

Khốilượngriêng (g/cm3)

Độ cứng(Độ cứng kim

cương = 10 )

Li   180 1330 0,53 0,6

Na   98 892 0,97 0,4

K    64 760 0,86 0,5

Rb   39 688 1,53 0,3

Cs   29 690 1,90 0,2

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 116: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 116/187

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa

học 

- Tổ 2 (hoặc 3) trình bày TCHH đặc trưng

của KLK, xác định số oxi hóa.

- HS làm thí nghiệm: Na + H2O

- GV cho HS xem phim thí nghiệm. 

- HS lên bảng viết PƯHH của KLK tác

dụng với O2, Cl2, H2O, dd H2SO4 loãng,

dd HCl.

1. TCHH đặctrưng củaKLK? Số oxihóa trong hợpchất?

2. Minh họatchh của Na: pư với O2 , Cl2 ,

dd HCl, H 2O,

dd CuSO4?

 ─  TCHH đặc trưng: tính KHỬ mạnh:

M → M+ + e (dễ cho 1e lớp n.c)

 ─ Số oh trong hợp chất: +1

1. Td  với  phi kim (Cl  2 , O 2 ,…)

 2. Td  với  axit

 3. Td  với  H  2O

 Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng, trạng

thái tự nhiên và điều chế  

- Tổ 4 giới thiệu về ứng dụng và trạng

thái tự nhiên. HS trả lời câu hỏi. 

- GV nêu vân đề: Tại sao trong tự nhiên,

các KLK không tồn tại ở dạng đơn chất

mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất? 

Câu hỏi : Một trong những ứng dụng thực tế của Na, K làA. làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân.B. chế tạo thủy tinh hữu cơ.C. chế tạo tế bào quang điện.D. sản xuất NaOH, KOH.

? Thảo luận ứngdụng KLK 

 

- Nguyên tắc điều chế KLK: dùng dòng

điện khử ion KLK trong muối

halogenua của KLK nóng chảy:

M+ + e→ M

1. Trình bày 1

 số ứng dụngcủa KLK?

2. Trong tựnhiên, KLK tồntại như thếnào?

3. Cách điềuchế KLK? ChoVD?

1. Ứng dụng 

 2. Trạng  thái tự  nhiên

 3.  Điều chế 

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 117: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 117/187

 

- Sơ đồ điện phân: điện phân NaCl nóng

chảy:

Catot (cực âm) 

 Na+ + e → Na

Anot (cực dương) 

2Cl- → Cl2 + 2e

S¬ ®å ®iÖn ph©n NaCl nãng ch¶y

+

--

An«t b»ng than ch×L-íi thÐp h ×nh trô

Can«t b»ng thÐpCan«t b»ng thÐp

NaCl nãng ch¶y Na nãng ch¶y

Na

Cl2NaCl

2Cl- -2e = Cl2

Na+ + e = Na

 

Sơ đồ hệ thống hóa nội dung bài học. TÓM TẮT

Nhóm IA : Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

TCVL: tonc, t

os, độ cứng thấp, d nhỏ

TCHH

• Tác dụng với phi kim: O2, Cl2,…

• Tác dụngvới axit: HCl, H2SO4 ,… gây nổ

• Tác dụng với H2O

Ứng dụng• Chế tạo hợp kim có to

nc thấp,hợp kim siêu nhẹ

• Cs làm tế bào quang điện

Điều chế

• M+ + e M

• Điện phân nóng chảy muốihalogenua của KLK 

 

−  GV cho bài tập củng cố. 

−  Các nhóm thảo luận và trả lời. 

BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loạikiềm là?

 A. ns1 B. ns 2 C. ns 2 np1 D. (n-1)d  x ns y

Câu 2: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng

là2s22p6. M+ la cation nào sau đây?

 A. Ag+ B. Cu+ C. Na+ D. K+

Câu 3: Cho 7,8 g một kim loại kiềm + H2O → 2,24 lítkhí đo ở đktc. Xác định tên kim loại?

( biết Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Cs = 132)

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 118: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 118/187

 

GV đánh giá về hoạt động của các tổ và

dặn dò, phân công chuẩn bị cho tiết học

sau.

19

 Làm BT: bài 4 → 14 trong hệ thống BT

Chuẩn bị:

+ Tổ 1 và tổ 2 phần “NaOH”

+ Tổ 3 phần “NaHCO3”

+ Tổ 4 phần “Na2CO3” và “KNO3”.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 5: Tìm hiểu về NaOH  

1. Tính chất  

- HS trình bày phần chuẩn bị của

mình.

- GV cho các ví dụ khác để HS

luyện tập viết PTPƯ: NaOH tác

dụng với SO2, HNO3, H2SO4,

FeCl3...

- HS làm thí nghiệm: Hòa NaOH rắn

vào H2O, lấy dd NaOH thu được cho

tác dụng với dd CuSO4. Nhận xét và

viết PTPƯ. 

2. Ứng dụng  - HS nêu ứng dụng của NaOH. 

 Hình: NaOH  

Hoạt động 6: Tìm hiểu về NaHCO 3 

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA

KIM LOẠI KIỀM 

I. Natri hiđroxit - NaOH

1. Tính chất  

-  NaOH (xút ăn da) là chất rắn, không màu, hút ẩm

mạnh, tan nhiều trong nước: 

 NaOH → Na+ + OH- 

- NaOH tác dụng với oxit axit (CO2, SO2...), axit và

dd muối: 

-  CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

-  HCl + NaOH → NaCl + H2O

-  CuSO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 

2. Ứng dụng  - Hóa chất quan trọng thứ 2 (sau H 2SO4)

- Dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tinh chế

quặng nhôm,...

II. Natri hiđrocacbonat - NaHCO3 

1. Tính chất  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 119: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 119/187

 

- HS trình bày phần chuẩn bị. 

- HS làm thí nghiệm: 

+ Hòa tan 1 lượng nhỏ NaHCO3 để

thu dd NaHCO3 

+ Rót dd HCl vào dd NaHCO3 → 

HS quan sát hiện tượng 

- HS viết PTPƯ khi cho: 

+ Dd NaHCO3 vào dd HCl

+ Dd NaHCO3 vào dd NaOH

⇒ GV dẫn dắt HS tới kết luận:

 NaHCO3 có tính lưỡng tính. - HS nêu ứng dụng của NaHCO3.

 Hình: NaHCO3 dùng làm bột nở  

Hoạt động 7: Tìm hiểu về Na 2CO 3 

- HS trình bày phần chuẩn bị của

mình.

- HS làm thí nghiệm và viết PTPƯ: 

+ Hòa tan Na2CO

3 rắn vào H

2O.

+ Dùng giấy pH (quỳ tím, chỉ thị vạn

năng) thử môi trường của dd

 Na2CO3.

+ Dd Na2CO3 tác dụng với dd HCl. 

+ Dd Na2CO3  tác dụng với dd

CaCl2.

- HS nêu ứng dụng của Na2CO3.- GV giới thiệu thêm hình ảnh. 

- NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. 

- NaHCO3 dễ bị nhiệt phân: 

- NaHCO3 có tính lưỡng tính NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑+ H2O

 NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2. Ứng dụng  

 NaHCO3  được dùng trong công nghiệp dược phẩm

(chế thuốc đau dạ dày,...) và công nghiệp thực phẩm

(làm bột nở,...). 

III. Natri cacbonat - Na2CO3 1. Tính chất  

- Na2CO3  là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong

nước, nóng chảy ở 8500C.

- Na2CO3 là muối của axit yếu (axit cacbonic). 

2. Ứng dụng  

 Na2CO3  là hóa chất quan trọng trong công nghiệp

thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy,. 

IV. Kali nitrat - KNO3 

1. Tính chất  

- KNO3  là những tinh thể không màu, bền trong

 → ↑0

t

3 2 3 2 22NaHCO Na CO + CO + H O

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 120: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 120/187

 

Hoạt động 8: Tìm hiểu về KNO 3 

- HS trình bày phần chuẩn bị của tổ

mình.

- GV cho HS xem hình ảnh và phim

về thuốc nổ đen. 

 Hình: Thuốc nổ đen. 

không khí, tan nhiều trong nước.

- Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, KNO3  bị nhiệt phân: 

2KNO3  2KNO2 + O2 

2. Ứng dụng: 

- Làm phân bón.

- Làm thuốc nổ (68%KNO3, 15%S, 17%C):

2KNO3 + 3C + S  N2+3CO2 +K 2S 

 III. Củng cố và dặn dò 

− Sau phần A. [KIM LOẠI KIỀM] (tiết 1), GV cho HS: 

+ Vận dụng tại lớp các câu 1, 2, 3 trong hệ thống bài tập.

+ Dặn dò: câu 4 → 14 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội dung tiết học sau

theo phân công.

− Sau phần B. [MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM] (tiết

2):

+ GV hướng dẫn HS phương pháp giải dạng bài “Xác định tên kim loại” và “Toán

CO2 và OH-”.

+ Vận dụng tại lớp các câu 15, 16 trong hệ thống bài tập.

+ Dặn dò: câu 17 → 25 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội dung tiết học sau. 

 2.6.2.  Bài “ Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

thổ”  

A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG 

ot →

ot →

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 121: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 121/187

 

 I. Kiến thức

1) Biết: 

− Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, TCVL của KLKT. 

− TCHH, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.

− Khái niệm về nước cứng (tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; cách

làm mềm nước cứng. 

− Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dd.

2) Hiểu: KLKT có tính khử mạnh (tác dụng với H2O, O2, Cl2, axit).

3) Vận dụng :

− Dự đoán và giải thích các hiện tượng hóa học, các hiện tượng tự nhiên (thạch nhũ, sự

thâm thực đá, cặn trong ấm nước,…). − Giải các bài tập liên quan đến TCHH của KLKT và một số hợp chất của chúng, xác

định tên KLKT. 

 II. Kĩ năng  

−  Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được TCHH chung của

KLKT, tính chất của Ca(OH)2.

− Viết các PƯHH minh họa TCHH. 

− Tính phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp phản ứng. 

B. TRỌNG TÂM

− Đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLKT và các phản ứng đặc trưng của KLKT.  

− Phương pháp điều chế KLKT. 

− TCHH cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.

− Các loại độ cứng của nước và cách làm mềm nước cứng.  

C. CHUẨN BỊ 

I. HS: Điền đầy đủ thông tin vào bảng trước buổi học (có sẵn trong đề cương đã phát) 

− Chuẩn bị tiết 1: tổ 1 và tổ 2 phần “Vị trí và cấu hình electron” và “Tính chất vật lí ”, tổ 3

và tổ 4 phần “Tính chất hóa học”. 

− Chuẩn bị tiết 2: tổ 1 và tổ 2 phần “Ca(OH)2”, tổ 3 phần CaCO3 , tổ 4 phần CaSO4. 

− Chuẩn bị tiết 3: tổ 1 phần “Khái niệm”, tổ 2 phần “Tác hại”, tổ 3 phần “Cách làm

mềm”, tổ 4 phần “Cách nhận biết ion Ca

2+

 , Mg

2+

”. NỘI DUNG  GỢI Ý 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 122: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 122/187

 

A.  KIM LOẠI KIỀM THỔ 

[I]  Vị trí và cấu hình electron

[II]  Tính chất vật lí  

[III]  Tính chất hóa học 

B.  HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA

KIM LOẠI KIỀM THỔ 

1)  Ca(OH)2 

• Tính chất: 

• Ứng dụng :

2)  CaCO3 

•  KLKT gồm những nguyên tố

nào? Cấu hình  electron lớp ngoài

cùng? Vị trí trong BTH? 

•  So sánh với các KLK? 

Tham khảo bảng 6.2/SGK113, so

sánh với bảng 6.1/SGK106 về nhiệt

độ nóng chảy/sôi, khối lượng riêng,

mạng tinh thể của KLKT và KLK. 

•  TCHH cơ bản của KLKT? So

sánh với KLK? 

•  Ví dụ minh họa (Mg phản ứng 

với O2, Cl2, H2SO4, H2SO4 đặc). 

•  Trong các KLKT, kim loại nào

 phản ứng với H2O ở điều kiện thường? VD. 

Viết phản ứng khi dẫn CO2 từ

từ đến dư vào dd Ca(OH)2.

Cách xác định sản phẩm khi dẫn

từ từ đến dư CO2 vào dd Ca(OH)2?

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 123: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 123/187

 

• Tính chất: 

• Ứng dụng :

3)  CaSO4 

C.  NƯỚC CỨNG 

1)  Khái niệm: 

2)  Tác hại : 

3)  Cách làm mềm: 

•  Phản ứng giải thích sự tạo

thành thạch nhũ trong các hang

động? 

•  Công thức thạch cao sống/

nung/ khan? Loại nào dùng để bó

 bột, đúc tượng? 

•   Nước cứng là gì? Phân loại? 

•   Nêu một số tác hại của nước

cứng? 

•   Nguyên tắc làm mềm nước

cứng? 

•  Hóa chất  dùng để làm mềm

nước cứng tạm thời? Vĩnh cửu?

Toàn phần? 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 124: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 124/187

 

4)  Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ :  •  Hóa chất dùng nhận biết ion

Ca2+, Mg2+?

 II. Giáo viên

1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 

- Hóa chất : vụn Mg, bột Mg, Ca(OH)2 rắn, đá vôi, thạch cao , dd (HCl, HNO3, nước

vôi trong, Na2CO3, CH3COOH). 

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn...

 2. Hình ảnh: núi đá vôi, thạch nhũ, đá hoa, đá phấn, hang thạch nhũ ở Phong Nha, Vịnh

Hạ Long, vỏ (sò, hến, cua…). 

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 

- Nêu vấn đề - đàm thoại. 

- HS thảo luận tổ nhóm. 

E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

 I. Ổn định 

 II. Kiểm tra bài cũ

 III. Dạy bài mới  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 125: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 125/187

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ  

GV giới thiệu về cấu tạo BTH, sơ lược

các nhóm đã học. 

2

 

HS kể tên các nguyên tố KLKT và vị trí

của các KLKT trong BTH. 

4

Mang

Sang

Kim loại kiềm thổ

 

GV giới thiệu về hình ảnh các KLKT.  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 126: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 126/187

 

−  GV giới thiệu vầ cấu trúc của bài và

sự chuẩn bị của các tổ. 

−  Các tổ chuẩn bị trình bày phần của tổ

mình

7

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC

IV.ỨNG DỤNG, ĐIỀU CHẾ

Tổ 1 + 2

Tổ 3 + 4

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của KLKTtrong BTH, cấu hình electron nguyêntử  

- Tổ 1 (hoặc 2) thuyết trình: KLKT gồm

những nguyên tố nào, ký hiệu hóa học,

số đơn vị điện tích hạt nhân (Z)? 

- HS viết cấu hình electron nguyên tử

đầy đủ và thu gọn của Mg, Ca. 

4 6,94

Be

Beri

[He]2s2

12 22,989

Mg

Magie

[Ne]3s2

20 39,10

Ca

Canxi

[Ar]4s2

38 85,47

Sr

Stronti

[Kr]5s2

56 132,91

Ba

Bari

[Xe]6s2

. Cấu hình e: ns2 → Vị trí: nhóm IIA

Be (beri), Mg (magie), Ca (canxi), Sr (stronti), Ba (Bà)

. Gồm các nguyên tố:

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí  

- Tổ 1 (hoặc 2) thuyết trình: 

- HS tìm hiểu nguyên nhân những đặc

điểm về TCVL của KLKT. 

1. Dựa vàobảng số liệu ,kết luận vềtcvl của KLK?

2. Vì sao KLK

có t onc , t o

s , độcứng thấp, dnhỏ ?

 ─  KLKT có màu trắng bạc, có ánh

kim, dẫn điện tốt, tonc, tos, độ cứng

thấp, khối lượng riêng nhỏ.

 ─ tonc, to

s, d  biến đổi không theo quy

luật như KLK do kiểu mạng tinh thể

của KLKT không giống  nhau

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 127: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 127/187

 

- HS đọc xem bảng so sánh giữa các

KLKT với nhau, KLTK với KLK và kết

luận về sự biến đổi TCVL của KLKT. 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóahọc 

- Tổ 3 (hoặc 4) trình bày TCHH của cácKLKT.

- HS trả lời các câu hỏi do GV đưa ra và

viết các PƯHH được yêu cầu. 

- HS làm thí nghiệm: Mg tác dụng với

dd HCl. 

 ─  TCHH đặc trưng: tính KHỬ mạnh:

M → M2+ + 2e (dễ cho 2e lớp n.c)

 ─ Số oxi hóa trong hợp chất: +2

1. Td  với  phi kim (Cl  2 , O 2 ,…)

 2. Td  với  axit

 3. Td  với  H  2O

1. TCHH đặc trưngcủa KLKT? Số oxi

hóa trong hợp chất ?

2. Minh họa tchh của Mg: pư với O2 , Cl2 ,

ddH 2SO4 , H 2SO4

đặc?

3. Trong các KLKT,

KL nào phản ứng với H 2O ở đk thường ?VD minh họa.

 

Sơ đồ hệ thống hóa nội dung bài học TÓM TẮT

Nhóm IIA : Be, Mg, Ca, Sr, Ba, (Rn)

TCVL: tonc, tos, độ cứng thấp, d nhỏ (lớn hơn

KLT)và biến đổi không đồng đều (do kiểm mạng

tinh thể khác nhau)

TCHH

• Tác dụngvới phi kim: O2, Cl2,…

• Tác dụngvới axit: HCl, H2SO4 ,…

• Tác dụngvới H2O: Be, Mg, Ca, Sr, Ba

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 128: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 128/187

 

−  GV cho bài tập củng cố. 

−  Các nhóm thảo luận và trả lời. 

BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử KLKT cósố e hoá trị bằngA. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu2: Dãy gồm các nguyên tố KLKT là:

A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba. B. Be, Mg, Zn, Ba, Hg.C. Li, Na, K, Rb, Cs. D. Be, Mg, Al, Zn, Fe.

Câu3: So sánh tính chất của Mg và Ca, điều nào sau đây khôngđúng?

A. Đều tác dụngvới H2O ở nhiệt độ thường.

B. Có số e hóa trị bằng nhau.

C. Các oxit đều có tính oxit bazơ .D. Các hiđroxit đều có tính bazơ .

 

GV đánh giá về hoạt động của các tổ vàdặn dò, phân công chuẩn bị cho tiết họcsau.

14

 Làm BT: bài 4 → 12 trong hệ thống BT

Chuẩn bị:

+ Tổ 1 và tổ 2 phần “Ca(OH)2”.

+ Tổ 3 phần “CaCO3”.

+ Tổ 4 phần “CaSO4”.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về Ca(OH) 2 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- GV cho HS phân biệt 3 trạng thái của

Ca(OH)2:

+ vôi tôi: Ca(OH)2 rắn. 

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG

CỦA CANXI 

1. Canxi hiđroxit - Ca(OH) 2

- Ca(OH)2 (vôi tôi), là chất rắn màu trắng, ít

tan trong nước. Nước vôi trong là dd

Ca(OH)2.

- Ca(OH)2 hấp thụ dễ dàng khí CO2:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 

Phản ứng thường dùng để nhận biết CO2.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 129: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 129/187

 

 Hình: Ca(OH)2 rắn 

+ nước vôi trong: dd Ca(OH)2 là bazơ mạnh. 

+ vôi sữa: huyền phù Ca(OH)2. 

- HS đọc ứng dụng của Ca(OH)2 trong SGK.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về CaCO 3 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

 Hình: Núi đá vôi 

 Hình: CaCO3 trong vỏ một số hải sản 

- HS làm thí nghiệm: nhỏ dd CH3COOH lên 1

mẩu đá vôi. Quan sát hiện tượng, viết PTPƯ,

kết luận: tính axit của H2CO3 yếu hơn tính axit

của CH3COOH.- GV diễn giảng thêm về hiện tượng thạch nhũ

trong tự nhiên.

 2. Canxi cacbonat - CaCO 3 

- CaCO3  là chất rắn, màu trắng, không tan

trong nước, bị phân huỷ ở khoảng 1000oC.

- Trong tự nhiên, CaCO3 tồn tại ở dạng đá

vôi, đá hoa, đá phấn, là thành phần chính của

vỏ và mai các loài sò, hến,... 

- Ở nhiệt độ thường, CaCO3  tan dần trong

nước có hòa CO2 

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 

- Khi đun nóng, Ca(HCO3)2  bị phân huỷ

Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O

Phản ứng trên giải thích sự tạo thành thạchnhũ (CaCO3) trong các hang đá vôi, cặn

trong ấm nước,... 

 →o

1000 C

3 2CaCO CaO + CO

 →0t

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 130: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 130/187

 

 Hình: Động Phong Nha 

- GV giới thiệu các thắng cảnh nổi tiếng của

Việt Nam: động Phong Nha, Vịnh Hạ Long với

các hang động, núi đá vôi. 

Hoạt động 6: Tìm hiểu về CaSO 4 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- GV bổ sung: 

+ Thạch cao sống: rắn, trắng, ít tan trong nước. 

+ Thạch cao nung: rắn, trắng, ít tan trong nước,

kết hợp với nước. 

 Hình: Thạch cao nung dùng bó bột  

+ Thạch cao khan: rắn, trắng, không tan trong nước. 

- GV dẫn dắt HS liên hệ thực tế: ứng dụng của

thạch cao nung. 

 3. Canxi sunfat - CaSO 4 

- Trong tự nhiên, CaSO4  tồn tại dưới dạng

muối ngậm nước CaSO4.2H

2O gọi là thạch

cao sống.

- Khi đun nóng: 

(thạch cao sống) (thạch cao nung) 

- Thạch cao nung dùng đúc tượng, bó bột,… 

- Thạch cao khan: CaSO4. 

Hoạt động 7: Tìm hiểu khái niệm về nước

cứng  

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- HS thảo luận tổ nhóm. 

GV dẫn dắt HS nêu ra các câu hỏi để nhóm bạntrả lời. 

C. NƯỚC CỨNG 

I. Khái niệm về nước cứng 

-  Nước cứng: có nhiều ion Ca2+, Mg2+.

- Phân loại: 

o160 C  

4 2 4 2 2CaSO .2H O CaSO .H O + H O →

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 131: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 131/187

 

+ Nước cứng là gì? Nước mềm là gì? 

+ Nước cứng tạm thời là gì? 

+ Nước cứng vĩnh cửu là gì? 

+ Nước cứng toàn phần là gì? 

Hoạt động 8: Tìm hiểu tác hại của nước cứng  

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- HS làm thí nghiệm kiểm chứng: 

+ Ống nghiệm 1: đựng dd Ca(HCO3)2.

+ Ống nghiệm 2: đựng H2O cất. 

Rót dd nước xà phòng vào 2 ống nghiệm. Quan

sát hiện tượng và rút ra kết luận. 

- GV diễn giảng thêm và giới thiệu một số ví dụ

cụ thể, cho HS xem một số tranh ảnh. 

Hoạt động 9: Tìm hiểu cách làm mềm nước

cứng  

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- GV nêu câu hỏi: 

+ Nguyên tắc làm mềm nước cứng? + Phương pháp làm mềm nước cứng? 

1. Phương pháp kết tủa 

- HS đọc SGK. 

- HS thảo luận tổ nhóm. 

- GV dẫn dắt HS nêu ra các câu hỏi để nhóm

 bạn trả lời. 

- HS làm thí nghiệm và viết PTPƯ: 

+ dd Ca(HCO3)2 + dd Na2CO3 

+ dd CaSO4 + dd Na2CO3 

+ dd Mg(HCO3)2 + dd Na2CO3 

+ dd Ca(HCO3)2 + dd Ca(OH)2 

2. Phương pháp trao đổi ion 

- HS đọc SGK. 

II. Tác hại của nước cứng 

- Đun nước cứng lâu ngày trong nồi hơi, nồi

 bị phủ một lớp cặn, làm tốn nhiên liệu. 

- Các ống dẫn nước cứng lâu ngày bị đóng cặn. 

- Quần áo giặt bằng nước cứng thì xà phòng

không ra bọt, quần áo nhanh hư. 

- Pha trà: giảm hương vị của trà. 

- Nấu ăn: lâu chín và giảm hương vị. 

III. Cách làm mềm nước cứng 

-  Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+,

Mg2+.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 132: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 132/187

 

 Hình: Hạt zeolit  

Hoạt động 10: Nhận biết ion Ca 2+ , Mg 2+ trong

dung dịch 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- GV bổ sung: Các muối MCO3, M3(PO4)2 (M

là Ca, Mg): là chất rắn màu trắng, không tantrong nước, tan trong môi trường axit (H+) do

đó để nhận biết sự có mặt của Ca2+ hoặc Mg2+,

ta dùng dd muối chứa CO32- hoặc PO4

3-.

- HS làm thí nghiệm:

+ dd CaCl2 + dd Na2CO3 

+ dd CaCl2 + dd Na3PO4

+ dd MgSO4 + dd Na2CO3

+ dd MgSO4 + dd Na3PO4

IV. Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dd

- Dùng dd muối chứa CO32-: CaCO3↓  hoặc

MgCO3↓. Sục tiếp CO2, vào nếu kết tủa, tan

chứng tỏ sự có Ca2+ hoặc Mg2+  trong dd banđầu. 

↓ →  +  −+

3

2

3

2 CaCOCOCa  

(tan)

↓ →  +  −+

3

2

3

2 MgCOCO Mg  

(tan) 

 III. Củng cố và dặn dò 

− Sau phần A. [KIM LOẠI KIỀM THỔ] (tiết 1), GV cho HS: 

+ Vận dụng tại lớp các câu 1, 2, 3 trong hệ thống bài tập.

+ Dặn dò: câu 4 → 12 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội dung tiết học sau

theo phân công.

2+ -

3

3 2 2 3 2

Ca +2HCO

CaCO + CO + H O Ca(HCO )

+ −+

+ + →

23

3 2 2 3 2

Mg 2HCO

MgCO CO H O Mg(HCO )

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 133: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 133/187

 

− Sau phần B. [MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ]

(tiết 2), GV cho HS: 

+ Vận dụng tại lớp các câu 13, 14, 15 trong hệ thống bài tập.

+ Dặn dò: câu 16 → 21 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội dung tiết học sau

theo phân công.

− Sau phần C. [NƯỚC CỨNG] (tiết 3): 

+ GV hướng dẫn cho HS phương pháp giải dạng bài “Toán CO2 và OH-”, “Toán

trung hòa dd bazơ” 

+ GV cho HS vận dụng tại lớp các câu 22, 23 trong hệ thống bài tập.

+ GV dặn dò: câu 24 → 35 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội dung tiết học

sau theo phân công.

 2.6.3.  Bài “ Nhôm và hợp chất của nhôm”  

A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG 

 I. Kiến thức

1) Biết: Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, TCVL, trạng thái tự nhiên và ứng dụng

của nhôm. 

2) Hiểu:

− Nhôm là kim loại  có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dd axit, nước, dd

kiềm, oxit kim loại.

−  Nguyên tắc sản xuất Al bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. − TCVL và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm. 

− Tính lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với

 bazơ mạnh.

− Cách nhận biết ion Al3+ trong dd. 

3) Vận dụng :

−  Dự đoán và giải thích các hiện tượng hóa học liên quan đến TCVL và TCHH của

nhôm và hợp chất của nhôm. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 134: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 134/187

 

− Giải các bài tập liên quan đến TCHH của nhôm và một số hợp chất của nhôm, toán

hiệu suất sản xuất nhôm từ quặng boxit. 

 II. Kĩ năng  

− Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, kết luận về TCHH và cách nhận biết ion Al3+.

− Viết các PƯHH minh họa TCHH của nhôm. 

− Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được TCHH của nhôm, nhận biết ion

Al3+.

−  Viết phương trình phân tử và ion rút gọn (nếu có)   minh họa TCHH của hợp chất

nhôm.

− Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.  

− Tính phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng. − Tính khối lượng boxit để sản xuất nhôm theo hiệu suất phản ứng. 

B. TRỌNG TÂM 

− Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và các phản ứng đặc trưng của nhôm.  

− Phương pháp điều chế nhôm. 

− TCHH cơ bản của Al, Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.

− Cách nhận biết Al

3+

 trong dd.C. CHUẨN BỊ 

I. HS: Điền đầy đủ thông tin vào bảng trước buổi học (có sẵn trong đề  cương đã phát) 

- Chuẩn bị tiết 1: Tổ 1 phần “Nhôm”, tổ 2 và tổ 3 phần “Tính chất hóa học”, tổ 4 phần

“Ứng dụng và trạng thái tự nhiên”. 

- Chuẩn bị tiết 2: Tổ 1 phần “Al2O3”, tổ 2 phần “Al(OH)3”, tổ 4 phần “Nhận biết ion Al 3+” .

NỘI DUNG  GỢI Ý 

A. NH M

[I]  Vị trí và cấu hình electron

[II]  Tính chất vật lí  

•  Cấu hình  electron của Al? Al

có bao nhiêu electron lớp ngoài

cùng? → Số oxi hóa của Al trong

các hợp chất? 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 135: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 135/187

 

[III]  Tính chất hóa học 

[IV]  Ứng dụng và trạng thái tự nhiên 

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG

CỦA NHÔM 

[I]  Al2O3 

•  Tính chất: 

•  Ứng dụng :

•   Nêu một số TCVL nổi bật của

Al.

•  TCHH cơ bản của Al? 

•  Viết PTPƯ của Al với: O2,

Cl2, HCl, H2SO4, HNO3  loãng,

HNO3  đặc nguội, H2SO4  đặc

nóng, NaOH.

•  Al có phản ứng với H2O

không?

Kể tên 1 số vật dụng bằng Alhoặc hợp kim của Al trong thực tế? 

Trong tự nhiên, Al tồn tại như

thế nào? 

•  Viết PTPƯ chứng minh Al2O3 

lưỡng tính? 

•   Nêu 1 số ứng dụng của Al2O3 

trong thực tế mà em biết? 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 136: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 136/187

 

[II] Al(OH)3 

•   Điều chế: 

•  Tính chất :

[III]  Al2(SO4)3 

C. NHẬN BIẾT ION Al3+ 

•  Từ AlCl3, viết phương trình

điều chế Al(OH)3?

•  Viết PTPƯ chứng minh

Al(OH)3 lưỡng tính. 

•  Viết công thức phèn chua,

 phèn nhôm?

•  Dùng thuốc thử nào để nhận

 biết ion Al3+ trong dd? Nêu rõ hiện

tượng. 

 II. Giáo viên:

1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 

- Hóa chất: chất rắn (bột Al, vụn Al, Al2O3, phèn chua), dd (HCl, HNO3 loãng, Al3+,

 NH3, NaOH).

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn...

 2. Hình ảnh, phim thí nghiệm:  saphia, ruby, boxit, đất sét, mica, criolit; phim mô

 phỏng quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, Al phản ứng với HNO3 đặc, Cl2.

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 

• Nêu vấn đề - đàm thoại. 

• HS thảo luận tổ nhóm. 

E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

 I. Ổn định 

 II. Kiểm tra bài cũ

 III. Dạy bài mới  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 137: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 137/187

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG 

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của nhôm

trong BTH, cấu hình electron nguyên tử  

- HS thuyết trình phần chuẩn bị của mình. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí  

- HS thuyết trình, xem hình ảnh, mẫu vật

 bằng Al. 

- GV cung cấp thêm thông tin: + Al có thể dát được những lá mỏng 0,01

mm dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá,... 

+ Nhôm là kim loại  nhẹ (D = 2,7 g/cm3),

dẫn điện tốt và dẫn nhiệt tốt (gấp 3 lần sắt). 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học 

của nhôm 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình.- GV nhấn mạnh:

+ Trong các PƯHH: Al nhường 3e → Al là

kim loại có tính khử khá mạnh. 

+ Tính khử của Al yếu hơn KLK, KLKT. 

1. Tác dụng với phi kim 

- GV cho HS coi phim thí nghiệm. 

- HS nhận xét: Al tác dụng dễ dàng với oxi

không khí.

2. Tác dụng với axit

- GV yêu cầu HS viết các PƯHH (kiến thức

này HS đã học trong bài HCl, H2SO4 ở lớp

10, HNO3 ở lớp 11). 

- GV dùng các câu gợi nhớ để HS có thể nhớlại và nêu đúng điều kiện, sản phẩm khử của

A. NH M

I. Vị trí của nhôm trong BTH, cấu hình 

electron nguyên tử  

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1;

viết gọn là [Ne]3s23p1 .

→ Vị trí: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

→ Dễ nhường 3 electron lớp ngoài cùng →

Số oxi hóa +3. 

II. Tính chất vật lí  

- Là kim loại màu trắng bạc, tnc=660

o

C, khámềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.

- Là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 

III. Tính chất hóa học 

 Nhôm là kim loại có tính khử mạnh.

Al → Al3+ + 3e

Tính khử mạnh của Al được minh họa bằng

các phản ứng: 

1. Tác dụng với phi kim 

a) Tác dụng với halogen 

VD :  2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 

b) Tác dụng với oxi 

4Al + 3O2  2Al2O3 

2. Tác dụng với axit  

a) Axit thường (H 2SO4 loãng, HCl)

- Tổng quát: Al → 3/2 H2 

ot →

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 138: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 138/187

 

 phản ứng. 

3. Tác dụng với oxit  kim loại  

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- GV cho HS xem tranh ảnh, phim thí

nghiệm.

- GV giới thiệu thêm: Phản ứng trên gọi là

 phản ứng nhiệt nhôm, phản ứng tỏa nhiệt lớn

làm sắt nóng chảy nên được dùng để điều

chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn

đường ray. 

4. Tác dụng với  nước 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình. 

- GV cần phân biệt rõ các tình huống mà  bài

tập, bài kiểm tra thường ra: 

+ Cho 1 miếng Al vào  dd HCl/NaOH: hiểu

là Al nguyên chất. 

+ Cho 1 miếng Al vào H2O: hiểu là vật bằng

Al nên không tan, không tác dụng với H2Odo chưa phá bỏ lớp áo Al2O3. 

+ Phân biệt các  kim loại: Al, Mg, Ca, Na:

hiểu là vật bằng Al 

5. Tác dụng với dd kiềm 

- Ở lớp 11 HS đã học về hiđroxit lưỡng tính

nên GV cần gợi nhớ để HS tái hiện lại kiến

thức. 

- HS đọc SGK và luyện tập viết PTPƯ .

- GV nêu vấn đề: 

+ Hiđroxit lưỡng tính là gì? 

HS: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa thể

hiện tính axit (tác dụng với dd bazơ ), vừa thể

hiện tính bazơ (tác dụng với dd axit). VD:Al(OH)3

VD: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ 

b) Axit có tính oxi hóa mạnh (H 2SO4  đặc,

 HNO3)

- VD:

Al + 6HNO3đặc  Al(NO3)3+ 3NO2+ 3H2O

Al + 4HNO3 loãng  Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

- Al không  tác dụng với dd HNO3 đặc nguội,

H2SO4 đặc nguội. 

⇒ Có thể dùng thùng nhôm để chở dd H2SO4 đặc nguội, dd HNO3 đặc nguội. 

3. Tác dụng với oxit  kim loại  

Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại 

(đứng sau Al) trong oxit.

2Al + Fe2O3  Al2O3  + 2Fe ( phản ứng

nhiệt nhôm)4. Tác dụng với nước 

-  Nhôm không tác dụng với nước vì có màng

Al2O3 rất mỏng, bền và mịn.

-  Nếu phá bỏ lớp oxit đó (bằng dd kiềm hoặc

tạo hỗn hống Al-Hg), Al tác dụng với nước ở

nhiệt độ thường. 

Al + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3/2 H2↑ (1)

5. Tác dụng với dd kiềm 

Al(OH)3  là hiđroxit lưỡng tính nên tác dụng

tiếp với dd kiềm. 

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)

natri aluminat (tan)

Cộng (1) và (2) ta được:

Al + NaOH + H2O → NaAlO2+ 3/2 H2↑ 

 → ↑o

t2 4 ®Æc 2 4 3 2 22Al + 6H SO Al (SO ) + 3SO + 6H O

0t

ot →

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 139: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 139/187

 

+ Vậy: Al vừa tan trong dd HCl, vừa tan

trong dd NaOH do đó có thể kết luận: Al là

chất lưỡng tính được không?

HS suy nghĩ và trả lời.

- GV nhấn mạnh: Al tan trong dd bazơ mạnh là

do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, Al không tác

dụng trực tiếp với NaOH → Al không phải

là chất lưỡng tính. 

-  Những nội dung HS không trả lời được,

GV dẫn dắt gợi mở để HS nhớ lại, vận dụng

được kiến thức. 

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và trạng

thái tự nhiên của nhôm 

- HS đọc SGK. 

- GV yêu cầu HS thuộc công thức của boxit,

criolit.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về sản xuất Al  

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình.  

- GV giới thiệu sơ đồ bình điện phân Al2O3 

nóng chảy và cho HS xem quy trình sản xuất

 bằng file flash. 

- HS viết  phương trình điện phân Al2O3 

nóng chảy, nêu vai trò của criolit. 

-  Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3  rất cao

(20500C), vì vậy phải hòa tan Al2O3  trong

criolit nóng chảy để hạ nhiệt độ nóng chảyxuống ≈ 9000C. Việc làm này vừa tiết kiệm

→ Al tan trong dd kiềm và giải phóng H2.

IV. Ứng dụng và trạng thái tự nhiên của

nhôm

- Ứng dụng: vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tênlửa...; xây dựng nhà cửa, dụng cụ nhà bếp, kết

hợp với bột sắt oxi tạo tecmit để hàn đường

ray.

- Trạng thái tự nhiên: nguyên tố phổ biến thứ

3, tồn tại ở dạng hợp chất (trong đất sét, mica,

 boxit...).

V. Sản xuất nhôm 

1. Nguyên liệu: quặng boxit Al2O3.2H2O.

2. Điện phân nhôm oxit nóng chảy 

- Phương trình: 

2Al2O3 4Al + 3O2 

- Vai trò của criolit: 

+ Hạ nhiệt độ nóng chảy.

đpnccriolit

  →

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 140: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 140/187

 

năng lượng vừa tạo được chất lỏng có tính

dẫn điện tốt hơn. Mặt khác, hỗn hợp này có

khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi lên trên

nên bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa

 bởi O2 trong không khí.

- GV nêu vấn đề: tại sao không điều chế Al

 bằng cách điện phân muối AlCl3 nóng chảy

như KLK, KLKT mà phải dùng Al2O3?

- Trả lời: Vì AlCl3 dễ thăng hoa. 

Hoạt động 6: Tìm hiểu về Al  2O 3 

- HS thảo luận tổ nhóm  và trình bày trước

lớp. 

- HS nhận xét, GV rút ra kết luận. 

- GV giới thiệu tranh ảnh về quặng boxit,

criolit, saphia, ruby.

Hoạt động 7: Tìm hiểu về Al(OH) 3 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình.  

- HS làm thí nghiệm: 

+ dd Al3+ + dd OH- 

+  rót dd NaOH vào Al(OH)3 

+ rót dd NH3 vào Al(OH)3 

+ rót dd HCl vào Al(OH)3 

- GV hướng dẫn 1- 2 HS đại diện lớp làm thí

nghiệm để cả lớp quan sát: chia dd sản phẩm

của thí nghiệm (dd NaOH tác dụng với

Al(OH)3) thành 2 phần: + Phần 1: Sục khí CO2 đến dư 

+ Tạo hỗn hợp chất lỏng có tính dẫn điện tốt

hơn. 

+ Bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa. 

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG

CỦA NHÔM 

I. Nhôm oxit - Al2O3 

1. Tính chất  

- Al2O3 là chất rắn, màu trắng, không tan trong

nước, nóng chảy ở 2050oC.- Là hợp chất lưỡng tính: 

Al2O3 (r) + 6HCl (dd) → 2AlCl3 (dd) + 3H2O

Al2O3 (r) + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

(natri aluminat)

3.  Ứng dụng: quặng boxit 

(Al2O3.2H2O) để sản xuất Al, dạng khan có

cấu tạo tinh thể là đá quý, làm xúc tác...  

II. Nhôm hiđroxit - Al(OH)3 

- Al(OH)3 là chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng

keo.

- Điều chế: 

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O→ Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

- Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. + Tác dụng với axit: 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 141: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 141/187

 

+ Phần 2: Nhỏ dd HCl từ từ đến dư

- HS viết PTPƯ và rút ra kết luận dưới sự

dẫn dắt của GV: 

+ Ống nghiệm 1:

 NaAlO2  + H2O + CO2  →  Al(OH)3↓  +

 NaHCO3

Al(OH)3 + H2O + CO2  

+ Ống nghiệm 2:

 NaAlO2 + H2O + HCl→ Al(OH)3 + NaCl

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Vậy: tính axit: HCl > Al(OH)3 

H2CO3 > Al(OH)3 

Hoạt động 8: Tìm hiểu vê Al  2(SO 4 ) 3 

- HS trình bày phần chuẩn bị của mình.  

- GV cho HS xem mẫu phèn chua. 

- GV diễn giảng thêm vì sao phèn chua được

dùng làm trong nước. 

Hoạt động 9: N hận biết ion Al  3+ trong

dung dịch 

- GV cho HS làm bài tập thực nghiệm: nhận

 biết 2 dd MgCl2 và AlCl3.- HS đọc SGK rồi vận dụng làm bài tập 

trong phần củng cố. 

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + H2O + CO2 

+ Tác dụng với bazơ: 

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO

2 + 2H

2O

Al(OH)3 + NH3 + H2O

→ Vậy: Al(OH)3 chỉ tác dụng với dd axit mạnh,

dd bazơ mạnh. 

III. Nhôm sunfat - Al2(SO4)3 

- Muối nhôm sunfat có nhiều ứng dụng nhất là

 phèn chua, công thức:K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, hay viết gọn là:

KAl(SO4)2.12H2O.

- Thay K +  bằng Li+, Na+ hay NH+4 (gọi chung

là M+) ta được phèn nhôm:

M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

IV. Cách nhận biết ion Al3+ trong dd

- Cho từ từ dd NaOH dư: thấy có kết tủa keoxuất hiện rồi tan dần thì chứng tỏ có ion Al3+.

Al3+ + 3OH-  Al(OH)3 

Al(OH)3 + OH-(dư) AlO + 2H2O

 III. Củng cố và dặn dò 

− Sau phần A. [NHÔM] (tiết 1), GV cho HS: 

+ Vận dụng tại lớp các câu 1, 2, 3 trong hệ thống bài tập.

→2

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 142: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 142/187

 

+ Dặn dò: câu 4 → 14 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội dung tiết học sau

theo phân công.

− Sau phần B. [MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM] (tiết 2): 

+ GV hướng dẫn HS phương pháp giải các dạng bài: “Toán  dư - thiếu”, “Toán hỗn

hợp”. 

+ GV cho HS vận dụng tại lớp các câu 15, 16 trong hệ thống bài tập.

+ GV dặn dò: câu 17 → 25 trong hệ thống bài tập, các tổ chuẩn bị nội  dung tiết học

sau theo phân công.

 2.6.4.  Bài “Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp

chất của chúng”  (Lưu trong CD) 

 2.6.5. Bài “ Luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm”  

(Lưu trong CD) 

 2.6.6.  Bài “Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của

 chúng”  

(Lưu trong CD) 

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập nhằm

nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình - yếu khi giảng dạy chương “Kim loại kiềm  –

Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT. Nội dung gồm các phần sau: 

1.  Nội dung kiến thức chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm”.

2. PPDH cơ bản chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm”:

−  Những định hướng khi dạy học  chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -

 Nhôm”.

−  Các phương pháp chủ yếu khi dạy học chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -

 Nhôm”: phương pháp đàm thoại, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp

hoạt động nhóm, PPDH theo hoạt động, PPDH dựa vào bài tập hóa học. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 143: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 143/187

 

3. Một số chú ý nhằm nâng cao chất lượng cho từng dạng bài: 

−  Dạng bài truyền thụ kiến thức mới.

−  Dạng bài luyện tập, ôn tập nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức.

−  Dạng bài thực hành hóa học.

−  Dạng bài kiểm tra, đánh giá kiến thức.

4. Xây dựng hệ thống lý thuyết chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp

12 cơ   bản dùng cho HS trung bình - yếu: 

−  Đề xuất 4 nguyên tắc xây dựng hệ thống lý thuyết chương. 

−  Đề xuất quy trình gồm 6 bước để xây dựng hệ thống lý thuyết chương. 

−  Giới thiệu tổng quan về hệ thống lý thuyết. 

−  Hệ thống lý thuyết. 

5. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm” lớp 12

cơ   bản dùng cho HS trung bình - yếu: 

−  Đề xuất 6 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập chương. 

−  Đề xuất quy trình gồm 8 bước để xây dựng hệ thống bài tập chương.

−  Giới thiệu tổng quan về hệ thống bài tập.

−  Hệ thống bài tập gồm 260 bài (160 bài tự soạn, 34 bài chỉnh sửa và 66 bài sưu tầm

từ các đề thi đại học, cao đẳng các năm 2007 đến 2011): 40 bài phần “KLK và hợp chất

quan trọng của KLK ”, 60 bài phần “KLKT và hợp chất quan trọng của KLKT”, 40 bài

 phần “ Nhôm và hợp chất của nhôm”, 70 bài phần “Luyện tập KLK, KLKT và hợp chất

của chúng”, 50  bài phần “Luyện tập nhôm và hợp chất của nhôm”. Nêu rõ mục đích

kiến thức và kĩ năng cần rèn luyện, hướng dẫn chi tiết cho GV sử dụng trong từng buổi

học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu một số bài tập cho HS khá - giỏi. 

6. Thiết kế 6  bài lên lớp sử dụng hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập  đã xây dựng vào

dạy học. Giới thiệu các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học: mẫu vật, trạng thái tự

nhiên, ứng dụng thực tế... 

7.  Chúng tôi đã sưu tập và sắp xếp các video thí nghiệm theo từng bài có thể hỗ trợ hiệu

quả cho GV giảng dạy (có kèm theo đĩa CD).  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 144: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 144/187

 

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 

3.1.  Mục đích thực nghiệm 

−  Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn

cũng như tính đúng đắn của giả thiết khoa học. 

−  Đánh giá hiệu quả của các bài lên lớp đã thiết kế, có sử dụng hệ thống lý thuyết và  bài

tập đã xây dựng dùng cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. Từ đó khẳng định hiệu quả

của hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng. 

3.2.  Nhiệm vụ thực nghiệm 

−  Tiến hành TNSP 6 bài lên lớp (12 tiết) đã thiết kế theo nội dung và phương pháp đề

xuất ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao: 

+  Bài 1: KLK và hợp chất quan trọng của KLK.  

+  Bài 2: KLKT và hợp chất quan trọng của KLKT.  

+  Bài 3: Nhôm và hợp chất của nhôm. 

+  Bài 4: Luyện tập tính chất của KLK, KLKT và hợp chất quan trọng của chúng. 

+  Bài 5: Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.  

+ Bài 6: Thực hành tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng.  

−  Đánh giá hiệu quả của hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập  thông qua hiệu quả các

 bài lên lớp đã thiết kế. 

−  Sau khi dạy TN, cho các cặp TN - ĐC làm các bài kiểm tra:

+  Bài kiểm tra 15’. 

+  Bài kiểm tra 1 tiết cuối chương. 

+  Ý kiến GV trực tiếp dạy và HS tham gia TN. 

−  Xử lý, phân tích và so sánh kết quả TNSP để rút ra kết luận. 

3.3.  Đối tượng và thời gian thực nghiệm

−  Đối tượng TN: đã chọn 12 lớp 12 cơ bản - THPT, đại diện cho 3 trường: THPT Võ

Trường Toản (Q.12), THPT Quang Trung (H.Củ Chi), THPT Nguyễn Huệ (Q.9), thuộc

các khu vực khác nhau ở TP.HCM. Đó là 6 cặp TN-ĐC với 4 GV như sau: 

 Bảng 3.1: Danh sách các lớp TN và ĐC  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 145: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 145/187

 

Trường TNSP Lớp TN - ĐC  Lớp thực tế Số

HSGV giảng dạy 

Trường THPT

Quang Trung

TN 1 12A2 41Hoàng Đức Cường 

ĐC 1  12A8 43

Trường THPT

 Nguyễn Huệ 

TN 2 12A6 46

Lương Thị Hương ĐC 2  12A3 49

TN 3 12A8 45

ĐC 3  12A4 44

TN 4 12A13 47 Nguyễn Thị Hiền 

ĐC 4 12A5 46

Trường THPT

Võ Trường

Toản 

TN 5 12C3 44

 Nguyễn Anh Duy ĐC 5  12C13 44TN 6 12C2 41

ĐC 6  12C14 42

Tổng  532

−  Thời gian TN: Học kì II năm học: 2010-2011.

3.4.  Tiến hành thực nghiệm 

−  Bước 1: Chọn GV dạy TN  

Chúng tôi đã chọn các GV dạy TN theo tiêu chuẩn sau:  

+  Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. 

+  Nhiệt tình và có trách nhiệm. 

+  Đã và đang tiến hành giảng dạy ở lớp 12 cơ bản, có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. Cụ thể:

thầy Hoàng Đức Cường (GV trường THPT Quang Trung - H.Củ Chi), thầy Nguyễn

Anh Duy (GV trường THPT Võ Trường Toản - Q.12), cô Nguyễn  Thị Hiền (GV

trường THPT Nguyễn Huệ - Q.9) và tôi - Lương Thị Hương (GV trường THPT Nguyễn Huệ - Q.9).

−  Bước 2: Chọn lớp TN và lớp ĐC  

Chúng tôi đã chọn 6 cặp lớp TN và ĐC tương đương nhau về các mặt: 

+  Số lượng HS. 

+  Chất lượng học tập bộ môn. 

+  Cùng một GV giảng dạy. 

 Bảng 3. 2: Kết quả học tập môn hóa (học kì 1, năm học 2010-2011)

của các lớp TN và ĐC

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 146: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 146/187

Page 147: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 147/187

 

+  Chúng tôi đã tiến hành TNSP từ tháng 12-2010 đến tháng 02-2011. Ở các lớp ĐC,

GV vẫn dạy theo bài lên lớp của mình, sử dụng SGK, SBT theo cách thường dùng

của GV đó. Còn ở lớp TN, GV sử dụng các bài lên lớp và hệ thống lý thuyết,  bài tập 

do chúng tôi biên soạn. 

+  Chúng tôi tiến hành dự một số tiết, sau mỗi tiết học, chúng tôi đều  trao đổi, rút

kinh nghiệm nhằm đánh giá kết quả so với những mục đích, yêu cầu TNSP đã đề

ra.

−  Bước 5:  Kiểm tra, chấm bài và thu kết quả 

Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi tiến hành cho 6 cặp lớp TN và ĐC làm 2 bài

kiểm tra: 1 bài 15’ và 1 bài 1 tiết. Kết quả TNSP được thống kê trong bảng 3.3 và

 bảng 3.7. −  Bước 6:  Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

Theo tác giả Hoàng Chúng trong giáo trình Phương pháp thống kê toán học trong

khoa học giáo dục (1983): 

Kết quả kiểm tra trong TNSP được xử lý theo phương pháp thống kê toán học,

thứ tự như sau: 

1 - Lập các bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích. 2 - Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. 

3 - Tính các tham số đặc trưng thống kê. 

a) Đồ thị phân bố số liệu: Để có một hình ảnh trực quan về tình hình phân phối số

liệu, chúng tôi biểu diễn bảng phân phối bằng đồ thị lũy tích. Nếu đường lũy tích ứng với

đơn vị nào càng ở phía bên phải (hay ở phía dưới) thì đơn vị đó có chất lượng hơn. 

b ) Trung bình cộng: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu. 

Công thức tính trung bình cộng: 

(3.1) 

Trong đó:  xi: Điểm của bài kiểm tra ( )

ni: Tần số của các giá trị x i 

n: Số HS tham gia TN 

1 1 2 2 1

1 2

...

...

i ik k i

n x n x n x n x   x 

n n n n

=

Σ+ + += =

+ + +

0 10 x ≤ ≤

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 148: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 148/187

 

c) Phương sai S 2 và độ lệch chuẩn S: Là các tham số đo mức độ phân tán của các số

liệu quanh giá trị trung bình cộng. 

Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn: 

(3.2) 

Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.  

d) Sai số tiêu chuẩn m 

(3.3)

Giá trị sẽ dao động trong khoảng

e) Hệ số biến thiên V: Để so sánh 2 tập hợp có khác nhau.

Công thức tính hệ số biến thiên: 

(3.4)

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S,

nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn. 

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì so sánh mức độ phân tán

của các số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng

đồng đều hơn, nhóm nào có lớn hơn thì có trình độ cao hơn: 

+  Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ. 

+  Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình. 

+  Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn. 

Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với

độ dao động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy. 

 g) Phép thử Student: Để khẳng định sự khác nhau giữa 2 giá trị và là có ý

nghĩa với xác suất sai của ước lượng hay mức ý nghĩa là α. Chúng tôi dùng phép thử

Student:

(3.5)

2

2 21( )

;1

i ii

n x xS S S 

n

=

∑ −= =

S m

n=

 x  x m±

 x

.100%S 

V  x

=

 x 

TN  x  DC  x

2 2

TN DC  

TN DC  

TN DC  

 x xt 

S S 

n n

−=

+

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 149: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 149/187

 

Trong đó : nTN, nĐC lần lượt là số HS của nhóm TN và nhóm ĐC.  

Chọn mức tin cậy α từ 0,01 đến 0,05. Tra bảng  phân phối Student để tìm giá tr ị tα,k  

vớ i bậc tự do k = nTN + nĐC – 2:

+ Nếu t ≥ tα,k  thì sự khác biệt giữa TN  x và  ĐC  x  là có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α.

+ Nếu t < tα,k  thì sự khác biệt giữa TN  x và  ĐC  x  là không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α.

h) Nguyên tắc phân loại HS giỏi, khá trung bình, yếu - kém dựa vào kết quả bài liểm

tra:

- Giỏi: HS đạt điểm từ 9-10.

- Khá: HS đạt điểm từ 7-8.

- Trung bình: HS đạt điểm từ 5-6.

- Yếu-kém: HS đạt <5.

3.5.  Kết quả thực nghiệm

 Bảng 3.3: Phân phối kết quả bài kiểm tra 15’  

P/án Lớp  SSĐiểm xi 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN1 12A2 41 0 0 0 0 2 13 12 9 4 1ĐC1  12A8 43 0 1 1 7 8 6 6 10 3 1

TN2 12A6 46 0 0 1 4 7 11 13 8 1 1

ĐC2  12A3 49 0 0 5 6 7 15 12 3 0 1

TN3 12A8 45 0 0 0 2 2 14 10 9 6 2

ĐC3  12A4 44 0 0 2 6 8 9 6 7 4 2

TN4 12A13 47 0 0 3 0 6 14 12 7 4 1

ĐC4  12A5 46 0 0 4 3 11 12 10 3 2 1

TN5 12C3 44 0 0 0 0 2 10 13 11 5 3

ĐC5  12C13 44 0 2 0 3 1 14 12 9 3 0

TN6 12C2 41 0 0 1 2 5 9 7 10 5 2

ĐC6  12C14 42 0 0 4 5 11 10 5 4 2 1

∑ TN  264 0 0 5 8 24 71 67 54 25 10

∑ ĐC  268 0 3 16 30 46 66 51 36 14 6

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 150: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 150/187

 

 Bảng 3.4: Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 15’  

P/án Lớp  SS

Điểm xi 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

% HS đạt điểm x i trở xuống 

TN1 12A2 41 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,9 36,6 65,9 87,8 100,0

ĐC1  12A8 43 0,0 0,0 2,3 4,7 20,9 39,5 53,5 67,4 90,7 100,0

TN2 12A6 46 0,0 0,0 2,2 10,9 26,1 50,0 78,3 95,7 97,8 100,0

ĐC2  12A3 49 0,0 0,0 10,2 22,4 36,7 67,3 91,8 98,0 98,0 100,0

TN3 12A8 45 0,0 0,0 0,0 4,4 8,9 40,0 62,2 82,2 95,6 100,0

ĐC3  12A4 44 0,0 0,0 4,5 18,2 36,4 56,8 70,5 86,4 95,5 100,0TN4 12A13 47 0,0 0,0 6,4 6,4 19,1 48,9 74,5 89,4 97,9 100,0

ĐC4  12A5 46 0,0 0,0 8,7 15,2 39,1 65,2 87,0 93,5 97,8 100,0

TN5 12C3 44 0,0 0,0 0,0 0,0 4,5 27,3 56,8 81,8 93,2 100,0

ĐC5  12C13 44 0,0 4,5 4,5 11,4 13,6 45,5 72,7 93,2 100,0 100,0

TN6 12C2 41 0,0 0,0 2,4 7,3 19,5 41,5 58,5 82,9 95,1 100,0

ĐC6  12C14 42 0,0 0,0 9,5 21,4 47,6 71,4 83,3 92,9 97,6 100,0

∑ TN  264 0,0 0,0 1,9 4,9 14,0 40,9 66,3 86,7 96,2 100,0

∑ ĐC  268 0,0 1,1 7,1 18,3 35,4 60,1 79,1 92,5 97,8 100,0

 Bảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra 15’ phân loại yếu-kém, trung bình, khá, giỏi 

P/ánLớp 

% Giỏi % Khá% Trung

bình% Yếu - kém

TN ĐC  TN ĐC  TN ĐC  TN ĐC 

1 A2-A8 12,2 9,3 51,2 37,2 36,6 32,6 0,0 20,92 A6-A3 4,3 2,0 45,7 30,6 39,1 44,9 10,9 22,43 A8-A4 17,8 13,6 42,2 29,5 35,6 38,6 4,4 18,84 A13-A5 10,6 6,5 40,4 28,3 42,6 50,0 6,4 15,25 C3-C13 18,2 6,8 54,5 47,7 27,3 34,1 0,0 11,46 C2-C14 17,1 7,1 41,5 21,4 34,1 50,0 7,3 21,4

Tổng  13,3 7,5 45,8 32,5 36 41,8 4,9 18,3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 151: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 151/187

 

 Bảng 3.6: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15’

Lớp  S V% t kTN1 7,1 7,1 0,2  1,17 19,36

2,44 84ĐC1  6,2 6,2  0,2  1,88 56,41TN2 6,4 6,4 0,2  1,45 29,02

2,04 95ĐC2  5,8 5,8 0,2  1,53 40,93TN3 7,1 7,1 0,2  1,44 27,20 2,14

89ĐC3  6,3 6,3 0,2  1,85 44,31TN4 6,6 6,6 0,2  1,54 26,20

2,97 93ĐC4  5,9 5,9 0,2  1,60 42,99TN5 7,4 7,4 0,2  1,28 22,16

2,67 88ĐC5  6,5 6,5 0,2  1,58 37,98

TN6 6,9 6,9 0,2  1,66 27,833,13 83

ĐC6  5,9 5,9 0,2  1,71 40,63∑ TN  6,9 1,46 24,89

5,42 532∑ ĐC  6,1 1,70 36,23

 Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN1- ĐC1

x x m±

±

±

±

±

±

±

±

±

±

±

±

±

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 152: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 152/187

 

 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN2- ĐC2

 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN3- ĐC3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 153: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 153/187

 

 Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN4- ĐC4

 Hình 3.5: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN5- ĐC5

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 154: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 154/187

 

 Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ lớp TN6 - ĐC6

 Hình 3.7: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 15’ các lớp TN - ĐC

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 155: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 155/187

 

 Bảng 3.7 :  Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết. 

P/án Lớp  SSĐiểm x i 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN1 12A2 41 0 0 0 0 3 8 14 6 9 1

ĐC1  12A8 43 0 0 1 3 14 15 7 1 2 0

TN2 12A6 46 0 0 0 2 7 14 11 9 2 1

ĐC2  12A3 49 0 0 1 5 12 16 8 5 2 0

TN3 12A8 45 0 0 0 0 1 3 18 10 7 6

ĐC3  12A4 44 0 1 1 2 8 7 10 8 4 3

TN4 12A13 47 0 0 0 1 7 21 13 3 1 1

ĐC4  12A5 46 0 0 1 6 18 14 6 1 0 0TN5 12C3 44 0 0 0 1 3 7 10 15 6 2

ĐC5  12C13 44 0 0 1 2 6 11 13 8 2 1

TN6 12C2 41 0 0 0 1 4 7 14 11 2 2

ĐC6  12C14 42 0 0 1 2 11 11 9 6 2 0

∑ TN  264 0 0 0 5 25 60 80 54 27 13

∑ ĐC  268 0 1 6 20 69 74 53 29 12 4

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 156: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 156/187

 

 Bảng 3.8:  Phân phối tần số lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết. 

P/án Lớp  SS

Điểm xi 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

% HS đạt điểm x i trở xuống 

TN1 12A2 41 0,0 0,0 0,0 0,0 7,3 26,8 61,0 75,6 97,6 100,0ĐC1  12A8 43 0,0 0,0 2,3 9,3 41,9 76,7 93,0 95,3 100,0 100,0

TN2 12A6 46 0,0 0,0 0,0 4,3 19,6 50,0 73,9 93,5 97,8 100,0

ĐC2  12A3 49 0,0 0,0 2,0 12,2 36,7 69,4 85,7 95,9 100,0 100,0

TN3 12A8 45 0.0 0.0 0.0 0.0 2.2 8.9 48.9 71.1 86.7 100.0

ĐC3  12A4 44 0.0 2.2 4.4 8.9 26.7 42.2 64.4 82.2 100.0 100.0

TN4 12A13 47 0,0 0,0 0,0 2,1 17,0 61,7 89,4 95,7 97,9 100,0

ĐC4  12A5 46 0,0 0,0 2,1 14,9 53,2 83,0 95,7 97,9 100,0 100,0TN5 12C3 44 0,0 0,0 0,0 2,3 9,1 25,0 47,7 81,8 95,5 100,0

ĐC5  12C13 44 0,0 0,0 2,3 6,8 20,5 45,5 75,0 93,2 100,0 100,0

TN6 12C2 41 0,0 0,0 0,0 2,4 12,2 29,3 63,4 90,2 95,1 100,0

ĐC6  12C14 42 0,0 0,0 2,4 7,1 33,3 59,5 81,0 95,2 100,0 100,0

∑ TN  268 0,0 0,0 0,0 1,9 11,4 34,1 64,4 84,8 95,1 100,0

∑ ĐC  264 0,0 0,4 2,6 10,1 35,8 63,4 83,2 94,0 98,5 100,0

 Bảng 3.9: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết   phân loại yếu-kém, trung bình, khá, giỏi

P/ánLớp 

% Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu - kém

TN ĐC  TN ĐC  TN ĐC  TN ĐC 

1 A2-A8 24,4 4,7 48,8 18,6 26,8 67,4 0,0 9,3

2 A6-A3 6,5 4,1 43,5 36,5 45,7 57,2 4,3 12,2

3 A8-A4 28,9 15,9 62,2 40,9 8,9 34,1 0,0 9,1

4 A13-A5 4,2 0,0 34,1 15,2 59,6 69,6 2,1 15,2

5 C3-C13 18,1 6,8 54,9 47,8 22,7 38,6 2,3 6,8

6 C2-C14 9,8 4,8 60,9 35,7 26,9 52,3 2,4 7,2

Tổng  12,3 4,0 48,4 28,6 37,0 57,2 2,3 10,2

 Bảng 3.10: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết  

Lớp  S V% t k

TN1 7,3 7,3 0,2  1,29 22,85 5,41 84

x x m±

±

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 157: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 157/187

 

ĐC1  5,8 5,8 0,2  1,22 25,60

TN2 6,6 6,6 0,2  1,32 26,552,26 95

ĐC2  6,0 6,0 0,2  1,35 30,30

TN3 7,8 7,8 0,2 1,25 19,933,38 89

ĐC3  6,7 6,7 0,2 1,84 50,35

TN4 6,4 6,4 0,2  1,09 18,744,14 93

ĐC4  5,6 5,6 0,2  1,03 19,31

TN5 7,4 7,4 0,2  1,35 24,692,69 88

ĐC5  6,6 6,6 0,2  1,42 30,57

TN6 7,1 7,1 0,2  1,31 24,312,9 83

ĐC6  6,2 6,2 0,2  1,37 30,25

∑ TN  7,1 1,35 25,88 7,91 532∑ ĐC  6,1 1,44 34,04

 Hình 3.8: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết  lớp TN1- ĐC1 

±

±

±

±

±

±

±

±

±

±

±

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 158: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 158/187

 

 Hình 3.9: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết  lớp TN2- ĐC2

 Hình 3.10: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết  lớp TN3- ĐC3 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 159: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 159/187

 

 Hình 3.11: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết  lớp TN4- ĐC4 

 Hình 3.12: Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết  lớp TN5- ĐC5 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 160: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 160/187

Page 161: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 161/187

 

−  Tỉ lệ % HS khá, giỏi ở các lớp TN tăng so với kết quả học kì I và cao hơn so với các

lớp ĐC. 

−  Đồ thị các đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm bên phải (phía dưới) các lớp ĐC.  

−  Điểm trung bình cộng của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. 

−  Hệ số biến thiên V ở lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC (VTN < VĐC), chứng tỏ độ phân

tán quanh giá trị trung bình cộng ở các lớp TN nhỏ hơn nghĩa là chất lượng ở các lớp TN

đồng đều hơn các lớp ĐC. 

−  Kiểm tra kết quả TN bằng phép thử Student. Chọn α = 0,05 ta có t > tα,k  (tα,k   1,67).

 Như vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp ĐC và TN do tác động của các

 phương án TN là có ý nghĩa. 

3.6.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm Từ kết quả TNSP và các biện pháp khác như dự giờ xem xét các hoạt động của GV

và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS, xem vở bài tập,… chúng tôi rút ra một số nhận

xét sau đây: 

−  Sử dụng hệ thống lý thuyết và  bài tập đã xây dựng dựa trên chuẩn kiến thức của Bộ

Giáo dục và Đào tạo sẽ giúp cho lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao tiếp thu kiến thức

mới và hoàn thiện kiến thức cũ một cách hiệu quả hơn. 

−  Thông qua hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài, khai thác các thí nghiệm minh họa, sử dụng

PPDH tích cực, HS đã hình thành được phương pháp giải các dạng bài tập và hệ thống

hóa kiến thức. 

−  HS ở các lớp TN tiếp thu bài nhanh hơn, khả năng ghi nhớ tốt hơn, chất lượng đồng

đều hơn các lớp ĐC. 

−  Sau khi hoàn thành quá trình TNSP, chúng tôi tiến hành trao đổi và phỏng vấn với các

GV và một số HS tham gia TNSP, tất cả đều khẳng định việc sử dụng hệ thống lý thuyếtvà bài tập đã xây dựng giúp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS trung bình - yếu. 

Tóm tắt chương 3

Chương này chúng tôi đã trình bày nội dung và phương pháp triển khai TNSP để

đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã thực hiện: 

1. Tiến hành TNSP với 6 bài lên lớp (12 tiết) tại 12 lớp thuộc khối 12 cơ bản - THPT của 3

trường THPT trong địa bàn TP.HCM: THPT Nguyễn Huệ (Q.9), THPT Võ Trường Toản

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 162: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 162/187

 

(Q.12), THPT Quang Trung (H. Củ Chi); với sự tham gia của 4 GV và 532 HS ở học kì II

năm học 2010-2011.

2. Cho 6 cặp TN - ĐC làm 2 bài kiểm tra với số lượng 1032 bài, chấm bài và xử lý kết quả

theo phương pháp thống kê toán học. Các số liệu thu được là cơ sở để khẳng định tính

hiệu quả và khả năng áp dụng của hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng trong dạy

học hóa học ở trường THPT. 

3. Khẳng định chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. 

 Kết quả TN ở chương này đã chứng minh: 

−  Việc sử dụng hệ thống lý thuyết được xây dựng dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ

Giáo dục - Đào tạo có tác dụng thiết thực, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động,

tích cực; do đó chất lượng dạy và học hóa học được nâng cao. 

−  Hệ thống bài tập được xây dựng theo từng dạng, từ dễ đến khó, bám sát chuẩn kiến thức,

kỹ năng là khả thi đối với việc dạy của GV và việc học của HS. 

Tóm lại, các kết quả TN thu được về cơ bản đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 163: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 163/187

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

1.  Kết luận 

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt được một

số kết quả sau: 

1.1.  Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 

  Nghiên cứu tổng quan vấn đề nghiên cứu. 

  Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: 

−  CS lý thuyết hóa học: tầm quan trọng của lý thuyết đối với việc học hóa học, các học

thuyết cơ bản, các định luật cơ bản, các khái niệm cơ bản trong bộ môn hóa học phổ

thông.

−  Bài tập hóa học: khái niệm bài tập hóa học, tác dụng của bài tập hóa học, phân loại bài

tập hóa học, điều kiện giúp HS giải tốt bài tập hóa học, các dạng bài tập hóa vô cơ lớp

12.

−  Những vấn đề về HS trung bình - yếu: cách nhận diện HS trung bình - yếu, nguyên

nhân HS học yếu môn hóa, những khó khăn khi dạy HS trung bình - yếu. 

  Điều tra thực trạng việc dạy và học đối với HS trung bình - yếu môn hóa ở 3 trường

THPT tại TP.HCM. 1.2.  Nghiên cứu về nội dung và PPDH chương “Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ -

Nhôm" lớp 12 cơ bản - THPT.

1.3.  Xây dựng hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học cho HS trung bình - yếu khi giảng dạy chương “Kim loại kiềm – Kim loại

kiềm thổ - Nhôm” lớp 12 cơ bản - THPT:

−  Đã đề xuất 4 nguyên tắc và quy trình gồm 6 bước khi xây dựng hệ thống lý thuyết

chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm” dùng cho HS trung bình - yếu. 

−  Đã đề xuất 6 nguyên tắc và quy trình gồm 8 bước khi xây dựng hệ thống bài tập  

chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm” dùng cho HS trung bình - yếu. 

−  Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết của chương và hệ thống bài tập gồm 260 câu

trắc nghiệm khách quan (91 câu mức độ biết, 104 câu mức độ hiểu, 65 câu mức độ vận

dụng).

1.4.  Thiết kế 6 bài lên lớp sử dụng lý thuyết và hệ thống bài tập đã xây dựng vào dạyhọc. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 164: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 164/187

 

−  Giới thiệu các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học: mẫu vật, trạng thái tự nhiên,

ứng dụng thực tế...

−  Sưu tập và sắp xếp các video thí nghiệm theo từng bài, có thể hỗ trợ hiệu quả cho GV

giảng dạy (có kèm theo đĩa CD). 

1.5.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm

−  Để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của hệ thống lý thuyết và hệ thống  bài

tập đã xây dựng  là phù hợp với đối tượng HS trung bình - yếu, chúng tôi đã tiến hành

TNSP 6 bài lên lớp có sử dụng hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập này với 6 cặp TN

và ĐC, có sự tham gia của 532 HS và 4 GV tại 3 trường THPT trên địa bàn tp.HCM 

−  Cho 6 cặp TN-ĐC làm 2 bài kiểm tra với số lượng 1032 bài, chấm bài và xử lý kết quả

theo phương pháp thống kê toán học. Kết quả phân tích định tính và định lượng đã khẳngđịnh hiệu quả và khả năng áp dụng của hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập trong dạy

học hóa học ở trường THPT. 

Trên cơ sở này, GV có thể vận dụng cho các khối khác trong chương trình hóa học

THPT:

−  Lớp 10: chương “Halogen”, chương “Oxi-lưu huỳnh”. 

−  Lớp 11: chương “Nitơ - photpho”, chương “Cacbon-silic”.

−  Lớp 12: chương “Sắt và một số kim loại quan trọng”. 

Các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy: Việc sử dụng hệ thống lý thuyết

và bài tập đã xây dựng giúp HS tích cực, chủ động tìm kiếm và hoàn thiện kiến thức.

 Nhờ đó, chất lượng giảng dạy hóa học ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao được

nâng lên.

2. Kiến nghị 

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 

2.1.  Với các cấp quản lý giáo dục - đào tạo 

−  Có sự đãi ngộ xứng đáng với những cố gắng của GV, đặc biệt là GV tham gia giảng

dạy ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu cao. Nếu điều kiện cho phép, nhà trường phối

hợp với GV và phụ huynh HS tổ chức lớp phụ đạo cho HS trung bình - yếu trong thời

lượng nhất định nhằm giúp HS lấy lại kiến thức căn bản. 

−  Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GV về phương pháp giảng dạy, cách xây dựng

hệ thống lý thuyết và bài tập cho HS. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 165: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 165/187

 

−  Nghiên cứu để giảm số lượng HS/lớp xuống mức có thể (40-45 HS/lớp). 

2.2.  Với giáo viên bộ môn 

−  GV phối hợp, trao đổi với đồng nghiệp trong tổ bộ môn xây dựng hệ thống lý thuyết và

 bài tập  bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với đặc điểm HS. Hệ thống lý thuyết

và hệ thống bài tập này được sử dụng lâu dài nên mỗi năm phải được cập nhật, bổ sung,

điều chỉnh để có độ tin cậy cao hơn và chất lượng tốt hơn. 

−  Cần tích cực, chủ động trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, tích

cực đổi mới và hoàn thiện PPDH, hướng đến sự tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. 

−  Phải trau dồi đạo đức, quan tâm và yêu thương HS, tự điều chỉnh bản thân để phù hợp

với công tác giảng dạy từng đối tượng HS, đặc biệt là những HS cá biệt. 

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tậpcho HS trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản - THPT”. Chúng tôi hy vọng những

kết quả thu được của luận văn sẽ góp phần hữu ích vào việc giải quyết những khó khăn

trong quá trình dạy học ở các lớp có tỉ lệ HS trung bình - yếu môn hóa cao.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 166: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 166/187

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1.   Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn

Tòng (2003), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, Tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội. 

2.  Hoàng Thị Bắc, Đặng Ngọc Oanh (2008), 10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc

nghiệm hóa học, NXB Gióa dục.

3.  Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông , NXB Đại học Quốc gia

TP.HCM.

4.  Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 

5.  Trịnh Văn Biều (2005),  Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu, trường Đại học Sư

 phạm TP.HCM. 

6.  Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), Dự án Việt Bỉ, Tập huấn giảng viên Trung ương vềdạy và học tích cực, Hà Nội. 

7.  Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006), Dự án Việt Bỉ, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ thông môn Hóa học,  NXB Giáo

dục. 

8.  Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007),  Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học

 phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục. 

9.  Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu hội thảo về đào tạo giáo viên và phương pháp

dạy học hiện đại, Viện Nghiên cứu Giáo dục Hà Nội. 

10.  Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB

Giáo dục. 

11.  Nguyễn Cương (1990), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục.

12.  Nguyễn Cương -  Nguyễn Ngọc Quang - Dương Xuân Trinh (1995),  Lý luận dạy học

hóa học tập 1, NXB Giáo dục.

13.  Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học.

 Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.

14.  Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (1999),  Phương pháp dạy học hóa học, tập 1,

 NXB Đại học sư phạm. 

15.  GS.TSKH Nguyễn Cương (chủ biên), TS Nguyễn Mạnh Dung,  Phương pháp dạy học

hóa học tập I , NXB Đại học Sư phạm. 

16.  Nguyễn Thị Hồng Gấm (2007), “Rèn năng lực sáng tạo cho HS trong dạy môn hóa họcở trường phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, số 8/2007. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 167: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 167/187

 

17.  Cao Cự Giác (2008), Bài tập trắc nghiệm chọn lọc hóa học 12, NXB ĐH Quốc gia TP.

HCM.

18.  Cao Cự Giác (2000), Hướng dẫn  giải nhanh bài tập hóa học, tập 2, NXB ĐH Quốc gia 

Hà Nội

19.  Cao Cự Giác (2001), Tuyển tập các bài giảng hóa học vô cơ , NXB ĐH Quốc gia Hà

 Nội. 

20.  Đoàn Thị Thu Hiền (2005), Xây dựng hệ thống bài toán hóa học có thể   giải nhanh dùng

làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, Luận văn thạc sĩ  giáo dục học, ĐH Sư

 phạm Hà Nội.

21.  Phó Đức Hòa, Ngô Quan Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích

cực, NXB Giáo dục. 

 22.  Đỗ Đình Hoan (2006), “Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học trong chương trình

giáo dục phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (150), tr.28 – 30.

23.  Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên

trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 

24.  Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB

Đại học Sư phạm. 

25.  Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Cửu Phúc, Lê Ngọc Tứ (2008), Phương pháp làm bài tậptrắc nghiệm phần Đại cương và vô cơ , NXB Giáo dục.

26.  Trần Thành Huế (1996), Một số tổng kết về bài tập hóa học, NXB Khoa học và kỹ thuật

Hà Nội 

27.  Đỗ Xuân Hưng (2008),  Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học, 

 NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 

28.  Nguyễn Ngọc Vân Linh (2009),  Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

 phần các nguyên tố kim loại lớp 12, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm

TP.HCM. 

29. Phạm Thị Tuyết Mai (2003), Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan và tự luận trong

kiểm tra, đánh giá kiến thức hóa học của học sinh lớp 12 trung học phổ thông, luận văn

thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm Hà Nội. 

30.  Robert J.Marzaro, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock (2005), Các phương pháp dạy học

hiệu quả, NXB Giáo dục.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 168: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 168/187

 

31.  Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006),  Phương pháp dạy học các chương mục quan

trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông , ĐH Sư phạm Hà Nội. 

32.  Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 

33.  Lê Ngọc Sáng (2008), Phương pháp giải nhanh câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học

12 Cơ bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

34.  Cao Thị Thặng (1995), Hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường trung học phổ

thông, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội 

 35.  Hà Minh Tân (2007), “Một số điều cần tránh trong câu hỏi trắc nghiệm”, Tạp chí Hóa

học và ứng dụng (6) tr6 - 10.

36.  Lê Trọng Tín (2006),  Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học,

Trường ĐH Sư phạm TP. HCM.

37.  Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa

học ở trường phổ thông , NXB Giáo dục. 

38.  Nguyễn Xuân Trường (2003),  Bài tập hóa học ở trường phổ thông , NXB Đại học Sư

 phạm. 

39.  Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài

liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kì 2004 – 2007 ,

 NXB Đại học Sư phạm. 40.  Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng  Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú

Tuấn (2007), Hóa học 12, NXB Giáo dục. 

41.  Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tường (2007),

 Hóa học 12 - Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 

42.  Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông , NXB

Giáo dục Hà Nội. 

43.  Vũ Anh Tuấn (2008),  Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn

hóa học, NXBGD.

44.  Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông , NXB

Giáo dục.

45.  Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa

học ở trường phổ thông , NXB.

46.  Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập trắc nghiệm hóa học 12, NXB Giáo dục.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 169: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 169/187

 

47.  Nguyễn Xuân Trường (2008), Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hóa học, tập

3, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 

48.  Đào Hữu Vinh - Nguyễn Duy Ái (2004), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 12, NXB

Giáo dục.

49.  Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông , NXB

Giáo dục.

50.  PGS.TS. Đào Hữu Vinh, ThS. Nguyễn Thu Hằng (2007),  Phương pháp trả lời đề thi

trắc nghiệm môn Hóa học, NXB Hà Nội 

51.  Đề thi đại học, cao đẳng khối A và B các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

Các website

38.  http://www.violet.vn

39.  http://www.hoahoc.org

40.  http://www.hocmai.vn

41.  http://www.chuyen-qb.com

42.  http://www.moet.edu.vn

43.  http://www.giaovien.net

44.  http://www.thuvien-ebook.com

45.  http://www.hoahocvietnam.com

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 170: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 170/187

 

PHỤ LỤC 1 

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM  PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

Phòng KHCN và SĐH  GIÁO VIÊN 

Kính thưa quý Thầy (Cô)! 

Xin quý Thầy (Cô) cho biết thực trạng dạy học ở các lớp có lượng học sinh trung

 bình - yếu đáng kể ở trường phổ thông hiện nay. Câu trả lời của quý Thầy/Cô giúp ích rất

nhiều cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT

VÀ BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH – YẾU” 

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA GIÁO VIÊN 

- Họ và tên (có thể ghi hoặc không): …………………………………Tuổi: ……….  

- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ  

- Nơi công tác: …………………………Tỉnh (Thành phố): ……………………… 

- Loại hình trường: Chuyên Công lập

Công lập tự chủ Dân lập/Tư thục 

- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổng thông: ………….năm. 

Kính mong quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây

 bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn. (Có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn) CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 

1. Tâm trạng của Thầy (Cô) khi được phân công dạy lớp có số lượng học sinh trung

bình – yếu đông 

Lo lắng, buồn . Bất mãn 

Bình thường  Nhiệt tình, hào hứng 

2. Theo thầy/cô, bài tập dành cho học sinh trung bình-yếu  trong sách giáo khoa và

sách bài tập hiện nay đã được thiết kế 

•   Số lượng: Thừa  Nhiều  Vừa  Ít

•   Mức độ: Quá khó  Khó  Bình thường  Dễ 

•   Kiến thức: Đầy đủ  khá đủ  bình thường  Chưa đa dạng 

3. Những cơ sở nào giúp thầy/cô đánh giá được năng lực học hóa của lớp mình?

Kết quả bài kiểm tra đầu năm Kết quả các bài kiểm tra trong lớp 

Kết quả năm học trước  Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm   Mức độ tích cực của học sinh trong giờ học 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 171: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 171/187

 

 Nguồn thông tin khác:

…………………………………………………………………….………………..

4. Nguyên nhân học sinh học yếu môn hóa 

Ý thức học tập chưa tốt 

Thực trạng chạy theo thành tích. 

Có nhiều loại hình vui chơi, giải trí 

Gia đình chưa quan tâm đúng mực. 

Tinh thần trách nhiệm của các giáo viên dạy hóa trước đó.

Điều kiện đầy đủ, thói quen ỷ lại. 

Bị ảnh hưởng từ bạn bè.

Khả năng tư duy hạn chế. 

Ý kiến khác:

…………………………………………………………………………………………………

5. Những khó khăn Thầy (Cô) gặp phải khi dạy lý thuyết hóa học 12?  

 Những khó khăn thường gặp khi dạy nội dung mới   Đồng ý  Không đồng

 ý

Thiếu tư liệu tham khảo

Thiếu hóa chất và dụng cụ thực hành thí nghiệm Thiếu kinh nghiệm giảng dạy những nội dung mới 

Không có nhiều thời gian chuẩn bị bài 

Bài tập hóa học đa dạng nhưng chưa hợp logic 

 Nhiều nội dung khó không phù hợp với HS 

6. Khi tiến hành tổ chức dạy học cho lớp học có đối tượng HS trung bình-yếu đông,

thầy/cô đã gặp những khó khăn nào? 

STT

Khó khăn 

(Mức độ 1 là có khó khăn nhưng không

nhiều, 5 là rất khó khăn) 

Đồng ýKhông

đồng ý 1 2 3 4

1 - Mất căn bản từ các lớp trước 

2 - Chương trình quá nặng 

3 - Số tiết ít 4 - Lớp ồn 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 172: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 172/187

 

5 - Khả năng ghi nhớ của học sinh hạn chế 

6 - Thiếu kỹ năng tổ chức, quản lý học sinh 

7 - Lớp có nhiều trình độ không đồng đều 

8 - Xây dựng hệ thống bài tập 

9 - Sỉ số HS đông 

10 - HS quậy phá, không hợp tác 

11 - Không biết chuẩn kiến thức. 

12  Khó khăn khác:

7. Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HS

trung bình-yếu 

ST

TGiải pháp 

Đồng ý  Khôn

g

đồng 

ý

Rất

cần

thiết 

Cần

thiết 

Bình

thườn

g

1 - Kiểm tra lý thuyết thường xuyên. 

2

- Nhấn mạnh phần trọng tâm dựa vào chuẩn

kiến thức. 

3- Xây dựng hệ thống bài tập theo từng dạng,

từ dễ đến khó, có bài mẫu. 

4 - Tạo hứng thú cho tiết học. 

5- Thường xuyên hệ thống, liên hệ kiến thức

cũ và mới.

6 -Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước bằng hệthống câu hỏi định hướng. 

7- Bổ sung kịp thời những kiến thức nền tảng

đã bị lãng quên 

8 - Liên hệ với GVCN, phụ huynh. 

9 - Hình thành đôi bạn học tốt. 

10 - Giải pháp khác:

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 173: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 173/187

 

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy (Cô). Mọi ý kiến đóng góp vui lòng

liên lạc: LƯƠNG THỊ HƯƠNG, điện thoại 0122.357.5119, email:

[email protected]

PHỤ LỤC 2 

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM  PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN 

Phòng KHCN và SĐH  HỌC SINH 

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT, mong các

em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X)

vào ô lựa chọn. Rất cảm ơn sự hợp tác của các em. 

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH 

- Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ………………………………… Lớp: ………  

- Trường ……………………………………………Quận/Huyện:………………….. 

- Loại hình trường: Chuyên Công lập  Công lập tự chủ Dân lập/Tư thục 

CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 

Câu 1: Khi học lý thuyết mới, em thích hình thức nào? 

Hình thức tổ chức Thích

nhất 

Khá

thích

Bình

thường 

Không

thích

GV giảng giải 

GV đặt câu hỏi- HS trả lời 

GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết

vấn đề 

GV biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài

giảng 

GV dùng kết quả thí nghiệm hướng dẫn HS

nghiên cứu bài mới. Các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, nghiên

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 174: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 174/187

 

cứu, làm bài báo cáo. 

Các nhóm thảo luận, chia sẻ kiến thức. 

Các nhóm làm thí nghiệm nghiên cứu bài

mới 

Hình thức khác 

Câu 2: Khi học bài luyện tập, ôn tập em thích hính thức nào nhất? 

Hình thức tổ chức Thích

nhất 

Khá

thích

Bình

thường 

Không

thích

GV hướng dẫn các bước giải cho từng dạng bài

tập, cho ví dụ minh họa và bài tập áp dụng. 

GV hướng dẫn giải các bài tập trong SGK, SBT,đề cương… 

GV dùng sơ đồ, biểu bảng hệ thống hóa kiến thức

cơ bản cần nắm vững. 

GV đàm thoại với HS để tổng kết kiến thức cơ bản

cần nắm vững rồi hướng dẫn bài tập.  

GV dùng phiếu học tập, các nhóm thảo luận, trình

 bày kết quả. 

Các nhóm, cá nhân tham khảo trả lời câu hỏi trong

trò chơi đố vui. 

Câu 3: Theo em, bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập

•   Số lượng:  nhiều  bình thường  ít 

•   Mức độ: khó  bình thường  dễ 

•  Kiến thức: đầy đủ  bình thường  nghèo nàn Câu 4: Phương pháp em thường dùng để học môn hóa là 

 Phương pháp của em Thường

 xuyên

 Ít Hầu

như

 không

Học lý thuyết bằng cách đọc to 

Học lý thuyết bằng cách ghi ra giấy thành sơ đồ, các phản ứng

hóa học 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 175: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 175/187

 

Coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học hóa 

Khi có tiết hóa mới coi lại bài và làm bài tập ở nhà 

Làm hết bài tập giáo viên yêu cầu 

Câu 5: Những lý do khiến em không giải được bài tập hóa học? (1 là ít khó khăn nhất, 4

là khó khăn nhiều nhất) 

Mức độ  1 2 3 4

- Không nắm được lý thuyết 

- Không định được hướng giải 

- Không liên hệ được dữ kiện và yêu cầu của đề 

- Giáo viên giảng bài khó hiểu nên em không biết

cách làm- Không đủ thời gian 

 Lý do khác:

Câu 6: Những khó khăn em gặp phải khi làm bài tập hóa học? 

Rất khó  Khó Vừa phải  Dễ 

Viết công thức phân tử 

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử 

Chuỗi phản ứng 

Điều chế 

 Nhận biết 

Giải thích hiện tượng 

Toán hỗn hợp 

Toán dư thiếu 

Toán oxit axit (SO2, CO2,…) tácdụng với dd kiềm (NaOH, KOH,

Ca(OH)2,…)

Toán hiệu suất 

Toán biện luận 

Áp dụng các định luật (bảo toàn khối

lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn

điện tích,…) 

Câu 7: Theo em, để đạt hiệu quả cao trong giờ bài tập, Thầy (Cô) nên tiến hành… 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 176: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 176/187

 

Rất

thường

xuyên

Thường

xuyên

Không

thường

xuyên

Không

sử dụng 

- Gọi HS lên bảng giải bài tập đã làm ở

nhà

- Sửa bài tập đã cho về nhà lên bảng 

Cho bài tập mới, hướng dẫn sơ lược sau

đó gọi HS lên bảng giải 

Làm mẫu, cho bài tập tương tự để HS vận

dụng 

 Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hợp tác của các em. Chúc các em học tốt. 

PHỤ LỤC 3 

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 15’ 

Trường THPT……………………. 

Lớp: 12….. 

Tên HS:………………………

ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 15’ 

MÃ ĐỀ 253 

(Gồm 10 câu trắc nghiệm) 

 Điểm 

(HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 

1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

 

Câu 1:  Nung 30,6 g hỗn hợp gồm Na2CO3  và CaCO3  cho đến khi khối lượng hỗn hợp

không đổi, thu được 21,8 g chất rắn. Phần trăm theo khối lượng muối Na 2CO3  trong hỗn

hợp đầu là 

A. 61,13%. B. 34,64%. C. 65%. D. 38,69%.

Câu 2: Hòa tan 4,6 g Na kim loại vào nước (dư) thu được dd X. Sục 3,36 lít khí  CO2 (đktc)

vào dd X. Dd sau phản ứng chứa 

A. NaHCO3. B. Na

2CO

3.

C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 177: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 177/187

 

Câu 3: Khi cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì

A. có kết tủa trắng và bọt khí.  B. không có hiện tượng gì. 

C. có bọt khí thoát ra.  D. có kết tủa trắng. 

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước thì thu

được 68 g dd A 20% và 3,36 lít (đktc). Hai kim loại này là 

A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.

Câu 5: Các kim loại có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là: 

A. Na, Mg, Be. B. Ba, Ca, K. C. Li, Ba, Mg. D. K, Cs, Be.

Câu 6: Cho sơ đồ: Mg+ A

 → MgSO4 + B

 → Mg(NO3)2. A, B lần lượt là: 

A. CuSO4, Cu(NO3)2. B. Na2SO4, KNO3.

C. H2SO4, HNO3. D. CuSO4, Ba(NO3)2.Câu 7: Cách nào sau đây dùng để điều chế Na? 

A. Điện phân dd NaCl.  B. Điện phân NaCl nóng chảy. 

C. Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng. D. Cho K tác dụng với dd NaCl. 

Câu 8: Phản ứng không đúng là 

A. Na2CO3 → Na2O + CO2. B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.

C. Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3. D. MgCl2 → Mg + Cl2.

Câu 9: Thuốc thử không thể phân biệt H2SO4, BaCl2, Na2SO4 là

A. quỳ tím.  B. bột kẽm.  C. NaOH. D. Na2CO3.

Câu 10:  Cho 250 ml dd hỗn hợp gồm Na2CO3  0,5M và NaHCO3  1M tác dụng với dd

Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa thu được là 

A. 49,25 g. B. 73,875 g. C. 98,5 g. D. 59,1 g.

-----------------------------------------------

Cho C = 12, H = 1, O = 16, Li=7, Na = 23, K = 39, Ag = 108, N = 14, Cl = 35,5, Al = 27,

 Mg = 24, Ba = 137, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Ca = 40, Fe = 5

Trường THPT……………………. 

Lớp: 12….. 

Tên HS:………………………

ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 15’ 

MÃ ĐỀ 462 

(Gồm 10 câu trắc nghiệm) 

 Điểm 

(HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 178: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 178/187

 

1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

 

Câu 1: Cách nào sau đây dùng để điều chế Na? 

A. Điện phân dd NaCl.  B. Điện phân NaCl nóng chảy. 

C. Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng. D. Cho K tác dụng với dd NaCl. 

Câu 2: Phản ứng không đúng là 

A. Na2CO3 → Na2O + CO2. B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.

C. Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3. D. MgCl2 → Mg + Cl2.

Câu 3: Thuốc thử không thể phân biệt H2SO4, BaCl2, Na2SO4 là

A. quỳ tím.  B. bột kẽm.  C. NaOH. D. Na2CO3.

Câu 4:  Cho 250 ml dd hỗn hợp gồm Na2CO3  0,5M và NaHCO3  1M tác dụng với ddBa(OH)2 dư. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa thu được là 

A. 49,25 g. B. 73,875 g. C. 98,5 g. D. 59,1 g.

Câu 5: Cho sơ đồ: Mg+ A

 → MgSO4 + B

 → Mg(NO3)2. A, B lần lượt là: 

A. CuSO4, Cu(NO3)2. B. Na2SO4, KNO3.

C. H2SO4, HNO3. D. CuSO4, Ba(NO3)2.

Câu 6:  Nung 30,6 g hỗn hợp gồm Na2CO3  và CaCO3  cho đến khi khối lượng hỗn hợp

không đổi, thu được 21,8 g chất rắn. Phần trăm theo khối lượng muối Na 2CO3  trong hỗn

hợp đầu là 

A. 61,13%. B. 34,64%. C. 65%. D. 38,69%.

Câu 7: Hòa tan 4,6 g Na kim loại vào nước (dư) thu được dd X. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc)

vào dd X. Dd sau phản ứng chứa 

A. NaHCO3. B. Na2CO3.

C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.Câu 8: Khi cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì

A. có kết tủa trắng và bọt khí.  B. có kết tủa trắng. 

C. có bọt khí thoát ra.  D. không có hiện tượng gì. 

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước thì thu

được 68 g dd A 20% và 3,36 lít (đktc). Hai kim loại này là 

A. Li và Na. B. Rb và Cs. C. K và Rb. D. Na và K.

Câu 10: Các kim loại có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là: 

A. Na, Mg, Be. B. Ba, Ca, K. C. Li, Ba, Mg. D. K, Cs, Be.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 179: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 179/187

 

-----------------------------------------------

Cho C = 12, H = 1, O = 16, Li=7, Na = 23, K = 39, Ag = 108, N = 14, Cl = 35,5, Al = 27,

 Mg = 24, Ba = 137, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Ca = 40, Fe = 5

 Ðáp án đề 253 

1. B 2. C 3. D 4. B 5. B

6. D 7. B 8. A 9. C 10. B

 Ðáp án đề 462 

1. B 2. A 3. C 4. B 5. D

6. B 7. C 8. B 9. D 10. B

PHỤ LỤC 4 

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 45’ 

Trường THPT……………………. 

Lớp: 12….. 

Tên HS:………………………

ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 45’ 

MÃ ĐỀ 451 

(Gồm 30 câu trắc nghiệm) 

 Điểm 

(HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 

1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

 

Câu 1: Cho 2,7 g Al vào dd HCl dư, thu đựơc dd có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu

gam so với dd HCl ban đầu? 

A. Giảm 0,3 g.  B. Tăng 2,7 g. 

C. Tăng 2,4 g. D. Giảm 2,4 g.

Câu 2: Dãy gồm các chất tan được trong dd NaOH? 

A. Na, Al, Al2O3. B. MgCO3, Al, CuO.C. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. D. KOH, CaCO3, Cu(OH)2.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 180: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 180/187

 

Câu 3: Kim loại được sử dụng làm tế bào quang điện là 

A. K. B. Ba. C. Na. D. Cs.

Câu 4: Bột Al bị lẫn Mg, Zn, Cu. Hóa chất được sử dụng để thu được Al tinh khiết là dd 

A. Al(NO3)3. B. H2SO4 đặc nóng. 

C. H2SO4 đặc nguội.  D. H2SO4 loãng.

Câu 5: Dãy kim loại nào sau đây phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Al, Cu, Ca. B. Mg, Ba, Al.

C. Na, Ca, K. D. Na, Mg, Zn.

Câu 6: Khi cho Na vào dd CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng xảy là 

A. có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dd trong suốt.  

B. có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. 

C. chỉ có sủi bọt khí. 

D. có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. 

Câu 7: Hòa tan 5 g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối

cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dd HCl dư được 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dd sau

 phản ứng thu được hỗn hợp m g muối khan. Giá trị của m là 

A. 8,9. B. 7,175. C. 8,3. D. 5,825.

Câu 8: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dd HCl thu được 0,672 litkhí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là 

A. 35,5. B. 70,4. C. 17,6. D. 85,49.

Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol khí CO2 vào 250 ml dd NaOH 1M. Dd sau phản ứng

chứa 

A. Na2CO3. B. NaHCO3 và Na2CO3.

C. Na2CO3 và NaOH dư..  D. NaHCO3.

Câu 10: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất

vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được? 

A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. 

B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.

C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2.

D. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO. 

Câu 11: Cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thìA. không có hiện tượng gì. B. có kết tủa trắng. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 181: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 181/187

 

C. có sủi bọt khí. D. có kết tủa và bọt khí.

Câu 12: Cho 2,1 g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng hết với dd NaOH dư, thấy thoát ra 1,344

lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là 

A. 51,4. B. 64,3. C. 57,8. D. 48,6.

Câu 13: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dd CO2 đến dư vào ống nghiệm đựng

dd NaAlO2?

A. Sủi bọt khí, dd trong suốt và không màu. 

B. Sủi bọt khí và dd đục dần do tạo ra chất kết tủa. 

C. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dd NH 3. 

D. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dd lại trong suốt.  

Câu 14: Để điều chế kim loại Mg người ta có thể 

A. Điện phân dd Mg(NO3)2. B. Điện phân MgCl2 nóng chảy. 

C. Điện phân dd MgCl2. D. Cho K vào dd MgCl2.

Câu 15: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là 

A. 7. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 16: Công thức chung của oxit kim loại kiềm là 

A. RO2. B. R 2O. C. R 2O3. D. RO.

Câu 17: Cho 8,5 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng với nướcthu được 3,36 lít H2 (đktc) và dd Y. Hỗn hợp X gồm 

A. Rb và Cs. B. Na và K.

C. K và Rb. D. Li và Na.

Câu 18: Cho một hỗn hợp m g Mg và Al tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít H2 

(đktc). Mặt khác cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dd NaOH dư thì thu được

6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là 

A. 7,8. B. 12,9. C. 12,6. D. 8,5.

Câu 19: Cho 2 g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl tạo ra 5,55 g muối clorua. Kim

loại đó là 

A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Mg.

Câu 20: Cặp chất không xảy ra phản ứng là 

A. dd AgNO3 và dd KCl. B. dd NaNO3 và dd MgCl2.

C. K 2O và nước . D. dd NaOH và Al2O3.Câu 21: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cách nào

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 182: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 182/187

 

sau đây?

A. Ngâm trong dầu hỏa.  B. Ngâm trong nước. 

C. Ngâm trong ancol. D. Giữ trong dd NH3.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Al2O3 là oxit trung tính. B. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.

C. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. D. Al là kim loại lưỡng tính.

Câu 23: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy chân. Công

thức của thạch cao nung là 

A. CaCO3.H2O B. CaSO4.H2O C. CaSO4.2H2O D. CaSO4 

Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m g Al vào dd HNO3 dư thu được 4,48 lit hỗn hợp khí X gồm

 NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3 (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là 

A. 12,15. B. 24,3. C. 23,4. D. 36,45.

Câu 25:  Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là 

A. Quặng manhetit.  B. Quặng pirit. 

C. Quặng boxit.  D. Quặng đôlômit. 

Câu 26: Chất có thể làm mềm tính cứng vĩnh cửu của nước là 

A. HCl. B. H2SO4. C. NaCl. D. Na2CO3.

Câu 27: Sục V lit khí CO2 (đktc) vào 250 ml dd Ca(OH)2 0,2M thu được 3 g kết tủa. Giá trịcủa V là 

A. 0,672 hoặc 0,896.  B. 1,568.

C. 0,672. D. 0,672 hoặc 1,568. 

Câu 28: Các ion X+ ; Y- và nguyên tử Z có cấu hình electron 1s22s22p6 là:

A. Na+; Cl- và Ar. B. K +; Cl- và Ar.

C. Na+; F- và Ar. D. Na+; F- và Ne.

Câu 29: Ion K +  bị khử khi 

A. Nung nóng KHCO3. B. Điện phân dd KOH. 

C. KOH tác dụng với dd CuCl2. D. Điện phân KCl nóng chảy. 

Câu 30: Để phân biệt các dd muối: KCl, MgCl2, AlCl3 chỉ cần dùng một thuốc thử duy

nhất là 

A. dd AgNO3 dư. B. dd Na2CO3 dư. 

C. dd NH3 dư. D. dd NaOH dư.-----------------------------------------------

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 183: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 183/187

 

Cho: Li=7; Na=23; K=39; Rb=85; Cs=133; Be=9; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Fe=56; Al=27;

C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; H=1.

Trường THPT……………………. 

Lớp: 12….. 

Tên HS:………………………

ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 45’ 

MÃ ĐỀ 452 

(Gồm 30 câu trắc nghiệm) 

 Điểm 

(HS chọn 01 đáp án đúng nhất và tô bằng bút chì vào đáp án được chọn) 

1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

 

Câu 1: Công thức chung của oxit kim loại kiềm là 

A. R 2O3. B. R 2O. C. RO. D. RO2.

Câu 2: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất

vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được? A. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.

B. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2.

C. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO. 

D. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. 

Câu 3: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dung hết với dd HCl thu được 0,672 lit

khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là 

A. 17,6. B. 70,4. C. 35,5. D. 85,49.

Câu 4: Các ion X+; Y- và nguyên tử Z có cấu hình electron 1s22s22p6 là:

A. K +; Cl- và Ar. B. Na+; Cl- và Ar.

C. Na+; F- và Ne. D. Na+; F- và Ar.

Câu 5: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy chân. Công

thức của thạch cao nung là 

A. CaSO4.H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaCO3.H2O. D. CaSO4.Câu 6: Hòa tan 5 g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 184: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 184/187

 

cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dd HCl dư được 1,68 lít CO 2 (đktc). Cô cạn dd sau

 phản ứng thu được hỗn hợp m g muối khan. Giá trị của m là 

A. 5,825. B. 8,3. C. 8,9. D. 7,175.

Câu 7: Dãy gồm các kim loại nào sau đây phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là: 

A. Al, Cu, Ca. B. Na, Mg, Zn.

C. Mg, Ba, Al. D. Na, Ca, K.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. B. Al là kim loại lưỡng tính. 

C. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. D. Al2O3 là oxit trung tính.

Câu 9: Cho một hỗn hợp m g Mg và Al tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc).

Mặt khác cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dd NaOH dư thì thu được 6,72 lít

H2 (đktc). Giá trị của m là 

A. 12,9. B. 7,8. C. 12,6. D. 8,5.

Câu 10: Chất có thể làm mềm tính cứng vĩnh cửu của nước là 

A. NaCl. B. HCl. C. H2SO4. D. Na2CO3.

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dd CO2 đến dư vào ống nghiệm đựng

dd NaAlO2?

A. Sủi bọt khí và dd đục dần do tạo ra chất kết tủa. B. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dd NH 3.

C. Dd đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dd lại trong suốt. 

D. Sủi bọt khí, dd vẫn trong suốt và không màu. 

Câu 12: Cho 2 g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl tạo ra 5,55 g muối clorua. Kim

loại đó là 

A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Ba.

Câu 13: Cho dd Ca(OH)2 vào dd Ca(HCO3)2 thì

A. có kết tủa và bọt khí. B. có sủi bọt khí. 

C. không có hiện tượng gì. D. có kết tủa trắng. 

Câu 14: Cho 2,1 g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng hết với dd NaOH dư, thấy thoát ra 1,344

lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là 

A. 48,6. B. 51,4. C. 64,3. D. 57,8.

Câu 15: Khi cho kim loại Na vào dd CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng xảy ra là A. có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dd trong suốt.  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 185: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 185/187

 

B. chỉ có sủi bọt khí. 

C. có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. 

D. có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. 

Câu 16: Dãy gồm các chất tan được trong dd NaOH?

A. MgCO3, Al, CuO. B. KOH, CaCO3, Cu(OH)2.

C. Na, Al, Al2O3. D. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.

Câu 17: Cặp chất không xảy ra phản ứng là 

A. dd NaNO3 và dd MgCl2. B. dd NaOH và Al2O3.

C. dd AgNO3 và dd KCl. D. K 2O và nước. 

Câu 18: Kim loại được sử dụng làm tế bào quang điện là 

A. K. B. Ba. C. Na. D. Cs.

Câu 19: Ion K +  bị khử khi 

A. nung nóng KHCO3. B. KOH tác dụng với dd CuCl2.

C. điện phân dd KOH.  D. điện phân KCl nóng chảy. 

Câu 20: Cho 8,5 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng với nước

thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dd Y. Hỗn hợp X gồm 

A. Rb và Cs. B. Na và K.

C. K và Rb. D. Li và Na.Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol khí CO2 vào 250 ml dd NaOH 1M. Dd sau phản ứng

chứa 

A. NaHCO3 và Na2CO3. B. NaHCO3.

C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH dư. 

Câu 22: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng cách nào

sau đây?

A. Ngâm trong ancol. B. Ngâm trong dầu hỏa. 

C. Giữ trong dd NH3. D. Ngâm trong nước. 

Câu 23: Để điều chế kim loại Mg người ta có thể 

A. Điện phân dd MgCl2. B. Điện phân MgCl2 nóng chảy. 

C. Điện phân dd Mg(NO3)2. D. Cho K vào dd MgCl2.

Câu 24: Để phân biệt các dd muối: KCl, MgCl2, AlCl3 chỉ cần dùng một thuốc thử duy

nhất là A. dd NaOH dư. B. dd NH3 dư.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 186: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 186/187

 

C. dd AgNO3 dư. D. dd Na2CO3 dư.

Câu 25: Cho 2,7 g Al vào dd HCl dư, thu đựơc dd có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu

gam so với dd HCl ban đầu? 

A. Tăng 2,7 g.  B. Giảm 0,3 g.

C. Giảm 2,4 g.  D. Tăng 2,4 g.

Câu 26: Sục V lit khí CO2 (đktc) vào 250 ml dd Ca(OH)2 0,2M thu được 3 g kết tủa. Giá trị

của V là 

A. 0,672 hoặc 0,896.  B. 0,672.

C. 0,672 hoặc 1,568.  D. 1,568.

Câu 27:  Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là 

A. Quặng đôlômit.  B. Quặng manhetit. 

C. Quặng boxit.  D. Quặng pirit. 

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m g Al vào dd HNO3 dư thu được 4,48 lit hỗn hợp khí X gồm

 NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3 (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là 

A. 23,4. B. 36,45. C. 24,3. D. 12,15.

Câu 29: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là 

A. 1 B. 3 C. 2 D. 7

Câu 30: Bột Al bị lẫn Mg, Zn, Cu. Hóa chất được sử dụng để thu được Al tinh khiết là dd A. H2SO4 loãng B. H2SO4 đặc nguội  C. H2SO4 đặc nóng  D. Al(NO3)3 

-----------------------------------------------

Cho: Li=7; Na=23; K=39; Rb=85; Cs=133; Be=9; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Fe=56; Al=27;

C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; H=1.

 Ðáp án 451

1. C 2. A 3. D 4. C 5. C 6. D 7.

D 8. B 9. B 10. B 11. B 12. A 13. C

14. B 15. C 16. B 17. B 18. A 19. C

20. B 21. A 22. C 23. B 24. A 25. C

26. D 27. D 28. D 29. D 30. D

 Ðáp án 452

1. B 2. A 3. B 4. C 5. A 6. A 7.D 8. A 9. B 10. D 11. B 12. B 13. D

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 187: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông

8/13/2019 Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ t…

http://slidepdf.com/reader/full/xay-dung-he-thong-ly-thuyet-va-bai-tap-cho-hoc-sinh-trung-binh 187/187

 

14. B 15. C 16. C 17. A 18. D 19. D

20. B 21. A 22. B 23. B 24. A 25. D

26. C 27. C 28. D 29. C 30. B

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM