Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

22
BẢN HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU Xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được Để lồng ghép các phương pháp dạy và học tích cực (DHTC) vào thực tiễn giảng dạy, các học viên cần phải có khả năng xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được. Tài liệu này cung cấp các thông tin và bài tập hỗ trợ các giảng viên sư phạm xây dựng được các mục tiêu như thế. Nội dung: Tại sao lại phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được? Định nghĩa (hay, mục đích khác với mục tiêu như thế nào?) Thế nào là một mục tiêu SMART (thông minh)? Đánh giá một mục tiêu Phân tích việc đánh giá một mục tiêu Những gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu thông minh (SMART) S M A R T Phần thực hành Bài tập thực hành 1 Bài tập thực hành 2 Kết luận

Transcript of Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Page 1: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

BẢN HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊUXây dựng các mục tiêu có thể đo lường đượcĐể lồng ghép các phương pháp dạy và học tích cực (DHTC) vào thực tiễn giảng dạy, các học viên cần phải có khả năng xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được. Tài liệu này cung cấp các thông tin và bài tập hỗ trợ các giảng viên sư phạm xây dựng được các mục tiêu như thế.

Nội dung: Tại sao lại phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được? Định nghĩa (hay, mục đích khác với mục tiêu như thế nào?)Thế nào là một mục tiêu SMART (thông minh)?Đánh giá một mục tiêuPhân tích việc đánh giá một mục tiêuNhững gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu thông minh (SMART)

SMART

Phần thực hànhBài tập thực hành 1 Bài tập thực hành 2

Kết luận

Page 2: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Tại sao cần phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được?

Tại sao lại cần phải xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được? 1. Các mục tiêu có thể đo lường được sẽ giúp chúng ta quyết định việc sử

dụng hiệu quả các nguồn lực, và đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan.

2. Định hướng đổi mới trong giáo dục từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo đem tới tầm nhìn tương lai cho việc đào tạo giáo viên. Điều này bao gồm cả việc xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ giữa thực tiễn giáo dục và mục tiêu mà nó hướng tới.

3. Chuyển đổi các mục đích thành các mục tiêu đo lường được sẽ giúp chúng ta lập kế hoạch cho các hoạt động dạy và học, và khi thực hiện, sẽ quyết định thành công của kế hoạch này.

Sau khi đọc xong tài liệu này, các thầy cô sẽ có được hiểu biết về quá trình xác lập mục tiêu. Các thầy cô sẽ hiểu rõ sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu, và nhận ra lợi ích của việc xây dựng các mục tiêu thông minh (SMART). Cuối cùng, các thầy cô có thể áp dụng để xây dựng các mục tiêu trong bài học của mình dưới dạng các mục tiêu SMART (thông minh).

Page 3: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Định nghĩa (mục đích khác với mục tiêu như thế nào?)

Mục đích thường cho biết “tại sao”, nhằm giải thích nguyên nhân ẩn sau sự việc. Mục đích là: - Một tuyên bố giải thích những gì một tổ chức muốn đạt được- Đề ra các định hướng cơ bản và lâu dài

Mục tiêu chia nhỏ mục đích thành các phần nhỏ hơn, và có thể cung cấp chỉ dẫn làm thế nào để hoàn thành được mục đích.

Mục tiêu giáo dục là: - Một tuyên bố giải thích sẽ làm gì để hoàn thành các mục đích giáo dục. - Mục đích:

Đưa ra các kì vọng rõ ràng Định hướng nội dungHỗ trợ tổ chức hoạt độngCho phép những người giám sát biết rõ điều gì đang diễn raCung cấp cơ sở để đánh giá

Page 4: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Thế nào là một mục tiêu SMART (thông minh)?

Một mục tiêu SMART (thông minh) là:

Cụ thể (Specific)

Đo lường được (Measurable)

Có thể đạt được (Attainable)

Tập trung vào kết quả (Results-focused)

Thời gian xác định (Timely)

Page 5: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Đánh giá một Mục tiêu

Hãy hình dung ra tình huống sau: Đội 1: Thầy cô và nhóm của thầy cô được giao những trái bóng bay và

có mục tiêu là giữ được càng nhiêu càng tốt những trái bóng bay trên không trung trong vòng 1 phút. Các thầy cô không thể giữ chặt bóng và được phép giúp đỡ nhau. Nếu bóng bay rơi xuống sàn, quả bóng đó sẽ không được tính.

Đội 2: các thầy cô được giao các trái bóng với mục tiêu là giữ TẤT CẢ các trái bóng bay trên không trung trong 1 phút, cũng không được giữ chặt bóng và được phép giúp đỡ nhau. Quả bóng bay nào chạm đất cũng sẽ bị loại.

Đội 1 làm rơi nhiều bóng hơn đội 2, và được tuyên dương, trong khi đội 2 bị phê bình vì không đạt được mục tiêu của họ.

Tại sao?

Page 6: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Phân tích việc đánh giá một mục tiêu

Tại sao đội 1 lại được khen trong khi đội 2 có vẻ như đã thất bại? Đội 1 được tuyên dương bởi họ chỉ áng chừng mục tiêu – họ chỉ cần giữ được “nhiều bóng bay nhất có thể” trên không trung, và dù họ có làm thế nào chăng nữa, họ cũng sẽ đạt được mục tiêu. Đội 2 lại khác, cần phải giữ “TẤT CẢ bóng bay” trên không trung, xem ra là 1 mục tiêu bất khả thi. Dù họ có làm tốt đến đâu thì họ cũng sẽ thất bại.

Bài tập nhóm giữ bóng bay là một minh họa tốt cho tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu SMART (thông minh)

Dưới đây là một số các câu hỏi về bài tập này. Hãy nghĩ câu trả lời cho riêng mình cho những câu hỏi dưới đây trước khi nhấn vào phần “Trả lời”

Câu hỏi 1: Mục tiêu “giữ nhiều bóng nhất có thể trên không trung” có SMART (thông minh) không? (Trả lời: xem slide 16)

Câu hỏi 2: Mục tiêu “tất cả các trái bóng trên không trung” có SMART (thông minh) không? (Trả lời: xem slide 17)

Câu hỏi 3: Điều gì sẽ ra nếu mục tiêu quá chung chung? (Trả lời: xem slide 18) Câu hỏi 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu như mục đích đó không đạt được? (Trả lời: xem slide 19)Câu hỏi 5: Người trưởng nhóm có thể làm gì khác để đạt hiệu quả hơn? (Trả lời: xem slide 20) Câu hỏi 6:Các quả bóng tượng trưng cho điều gì? (Trả lời: xem slide 21) Câu hỏi 7: Điều này giống hay khác gì với việc thiết lập mục tiêu làm việc?

Page 7: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Các gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu SMART (thông minh)

Giờ các thầy cô đã có được khái niệm về thông tin nào cần phải có trong việc xây dựng mục tiêu có thể đo lường được. Chúng ta sẽ trở lại với khung làm việc thông minh, để cung cấp một vài gợi ý về loại thông tin nên có trong các mục tiêu để chúng SMART (thông minh) hơn, tiếp theo đó là các ví dụ.

S M A R T Cụ thểCụ thể

Sử dụng các động từ chỉ hành độngVí dụ #1: Mục tiêu gốc: Giáo sinh cần có kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa dân số và môi trường. Mục tiêu cụ thể: Giáo sinh có thể định nghĩa tăng trưởng dân số, tính được mức tăng trưởng dân số của Việt nam trong một giai đoạn

và đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới sự gia tăng dân số của Việt Nam.

Ví dụ #2: Mục tiêu gốc: Giảng viên sư phạm có thể cung cấp việc đào tạo về vấn đề gia tăng dân số cho các giáo viên quan tâm. Mục tiêu cụ thể: Giảng viên sư phạm hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học tập cho các giáo viên quan tâm về tăng trưởng dân số bằng

cách thiết kế một chương trình đào tạo, tạo ra cơ hội tự học và áp dụng lý thuyết thông qua xây dựng các bài tập, cũng như thông qua việc đánh giá thành quả của học viên.

Page 8: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SMART (thông minh)

S M A R TCó thể đo lường được

Cụ thể hóa bằng con số, có thể mô tảSố lượng, chất lượng, chi phí

Ví dụ #1: Mục tiêu gốc: Các trường sư phạm sẽ cải thiện chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Mục tiêu có thể đo lường:Các trường sư phạm sẽ tăng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu đối với giáo viên trung

học cơ sở ít nhất là 10% so với năm trước.

Ví dụ #2: Mục tiêu gốc: Các trường sư phạm sẽ thành lập câu lạc bộ môi trường để tiến hành các hoạt động ngoại khóa về

GDMT. Mục tiêu có thể đo lường: Có ít nhất 5 đề xuất thành lập câu lạc bộ môi trường đạt được tiêu chí: sáng tạo, đổi mới, phù hợp

trong kì đầu của năm học 2008-2009.

Page 9: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SMART (thông minh)

S M A R TCó thể đạt được

Khả thiGiới hạn trong một phạm vi nhất định

Trong tầm kiểm soát và ảnh hưởng của giảng viênVí dụ #1:Mục tiêu gốc: Chương trình đào tạo giáo viên sẽ bao gồm những hướng dẫn về Dạy và học tích cực. Mục tiêu có thể đạt đượcCác hướng dẫn về áp dụng DHTC vào các bước khác nhau trong quá trình dạy và học (mục tiêu, nội

dung, phương pháp, tài liệu học tập và việc đánh giá) sẽ được tập hợp và chia sẻ.

Ví dụ #2: Mục tiêu gốc: Khoa Giáo dục trung học cơ sở sẽ đẩy mạnh việc truyền thông giữa học sinh và nhà trường về việc

phát triển DHTC. Mục tiêu có thể đạt được:Khoa Giáo dục Trung học cơ sở sẽ tiến hành thảo luận thông qua 1 hội thảo về DHTC trong quý hai

năm 2010, trong đó có các chuyên gia cũng như các phòng ban liên quan đến DHTC đến tham gia và thảo luận về vấn đề và giải pháp.

Page 10: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SMART (thông minh)

S M A R T

Tập trung vào kết quảĐo lường đầu ra hay kết quả (chứ không phải hoạt động)

Bao gồm sản phẩm, thành quả

Ví dụ #1: Mục tiêu gốc:Các trường sư phạm sẽ xác định và quảng bá các tài liệu giảng dạy hữu ích cho việc áp dụng DHTC thông qua

GDMT. Mục tiêu tập trung vào kết quả: Các trường sư phạm sẽ xây dựng và biên soạn được các tài liệu đáp ứng được các tiêu chí đề ra như: sáng tạo, đổi

mới, phù hợp và cho phép giáo viên khai thác một cách dễ dàng thông qua cơ sở dữ liệu gồm các bài giảng mẫu, có thể tiếp cận thông qua internet hoặc ở các trung tâm nguồn của trường.

Ví dụ #2:Mục tiêu gốc: Nhóm GDMT tại các trường sẽ xúc tiến, thúc đẩy việc phát triển GDMT tại các trường. Mục tiêu tập trung vào kết quả:Nhóm GDMT tại 5 trường sẽ phát triển các tư liệu về việc lồng ghép GDMT nhằm hỗ trợ các giảng viên đang hoặc bắt

đầu lồng ghép GDMT vào bài giảng của mình.

Page 11: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Một số gợi ý cho việc viết các mục tiêu SMART (thông minh)

S M A R TTrong thời gian xác địnhXác định thời điểm

Có bao gồm cả bước chuyển tiếp và quá trình giám sát

Ví dụ #1: Mục tiêu gốc: Nhóm GDMT sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu về việc tích hợp DHTC thông qua GDMT cụ thể hóa các khía cạnh của việc

lồng ghép DHTC và đưa ra những ví dụ minh họa về GDMT. Mục tiêu trong thời gian xác định:Nhóm GDMT sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu về việc tích hợp DHTC thông qua GDMT vào cuối năm 2009 và cung cấp các

chỉ dẫn, hỗ trợ việc sử dụng chúng, giám sát và đánh giá.

Ví dụ #2: Mục tiêu gốc: Việc lồng ghép DHTC thông qua tích hợp GDMT được đưa vào các chính sách. Mục tiêu có tính đến yếu tố thời gian Ban giám hiệu của 5 trường sẽ tích hợp việc DHTC thông qua GDMT vào mục tiêu chiến lược và các tuyên bố của

mình. Việc lồng ghép là một phần trong quá trình lập kế hoạch trong đó có tính đến kết quả về năng lực- và phát triển tài liệu và chú trọng tới tính bền vững của các kết quả đó. Với các công bố về tầm nhìn, chiến lược sẽ được xuất bản và thúc đẩy thông qua các hội thảo báo cáo kết quả và kế hoạch phát triển lâu dài vào cuối năm 2010.

Điểm lưu ý cuối cùng cho mục tiêu SMART (thông minh): Cuối cùng, các mục tiêu nên bao gồm thông tin về: Các tài liệu và nguồn lực cần thiết. Đánh giá (mục đích cuối cùng của các mục tiêu có thể đo lường được)

Page 12: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Phần thực hành

Giờ là lúc các thầy cô thử áp dụng những gì đã học, và thực hành vào việc xây dựng các mục tiêu có thể đo lường được.

Dưới đây, các thầy cô sẽ tìm một ví dụ về một mục đích nào đó và làm thế nào để chuyển nó thành một mục tiêu có thẻ đo lường được. Phía dưới ví dụ này, các thầy cô cũng sẽ tìm ra mối liên hệ với một trong hai mục đích trước đó đã được hoàn thành. Với mỗi mục đích, các thầy cô sẽ có mẫu đề điền xem làm sao để biến mục đích thành mục tiêu có thể đo lường được. Khi các thầy cô hoàn thành gợi ý của mình vào mẫu, hãy nhấn nút “Nộp” để so sánh kết quả. Các kết quả sẽ hoàn toàn không có tên tác giả.

Hãy luôn nhớ rằng các mục tiêu tốt nhất luôn là các mục tiêu SMART (thông minh): Specific (Cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Achievable (có thể đạt được), Results- focused (tập trung vào kết quả), và Timely (trong thời gian xác định). Để xây dựng mục tiêu, hãy bắt đầu bằng các động từ chỉ hành động. Sau đó hãy trả lời các câu hỏi: như thế nào, tại sao và khi nào?

Page 13: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Goal: Hướng dẫn các giảng viên sư phạm của các trường viết các mục tiêu

có thể đo lường.  Mục tiêu SMART (thông minh) Cái gì: Hướng dẫn các giảng viên của các trường sư phạm viết các

mục tiêu có thể đo lường. Như thế nào: bằng việc xây dựng các bài giảng có tính tương tácTại sao: nhằm tăng cường khả năng tiếp cận lợi ích của việc tích hợp

DHTC của các giảng viên sư phạmKhi nào: được sử dụng trong Hội thảo về Tích hợp DHTC cho các

giảng viên sư phạm.

Mục tiêu SMART (thông minh)Hướng dẫn các giáo viên sư phạm viết các mục tiêu có thể đo lường

bằng việc xây dựng bài giảng có tính tương tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận những lợi ích của hoạt động dự án thông qua hội thảo về Lồng ghép DHTC cho giáo viên sư phạm.

Page 14: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Bài tập Thực hành 1

Dưới đây, các thầy cô sẽ thấy một trong bốn mục đích đã được xác định bởi chương trình. Nhiệm vụ của các thầy cô là chuyển mục đích này thành một mục tiêu có thể đo lường bằng việc sử dụng mẫu dưới đây. Khi các thầy cô đã gõ nội dung gợi ý của mình vào hộp, nhần vào đường dẫn phía dưới để so sánh với câu trả lời theo đề xuất của chương trình.

Mục đích 1: Tăng cường năng lực áp dụng DHTC thông qua GDMT cho giảng viên các trường sư phạm thông qua việc xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu tập hợp các bài giảng mẫu vào cuối năm 2009.

Hãy suy nghĩ về: Cái gì: Xây dựng và làm cơ sở dữ liệu dễ tiếp cậnNhư thế nào: thông qua tập hợp các hình thức tích hợp DHTC thông qua GDMT; nhận định các cơ hội và thực hiện

các tập huấn nâng cao năng lực cùng với các bài giảng hiện có và bằng việc tổ chức, đánh giá các hoạt động tiếp sau đó cùng với các hoạt động giảng dạy và đạo tạo của các trường sư phạm.

Tại sao: nâng cao năng lực áp dụng DHTC thông qua GDMT cho các giảng viên tại các trường sư phạm. Khi nào: cho đến cuối năm 2009Trước khi viết mục tiêu SMART (thông minh):

So sánh với câu trả lời của bạn với chúng tôiXây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu thông qua: thiết lập danh sách các hoạt động áp dụng DHTC thông qua GDMT;

xác định các cơ hội và tiến hành tập huấn nâng cao năng lực trong chương trình hiện tại và bằng việc tổ chức, đánh giá các hoạt động tiếp theo cùng với các hoạt động giáo dục và đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Kho dữ liệu này sẽ đóng góp vào việc năng cao năng lực tích hợp DHTC thông qua GDMT cho giáo viên các trường sư phạm, và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009

Page 15: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Bài tập thực hành 2Dưới đây, các thầy cô sẽ thấy một trong bốn mục đích đã được xác định bởi chương trình. Nhiệm vụ

của các thầy cô là chuyển mục đích này thành một mục tiêu có thể đo lường bằng việc sử dụng hộp dưới đây. Khi các thầy cô đã gõ xong nội dung gợi ý của mình vào hộp, nhần vào đường dẫn phía dưới để so sánh với câu trả lời theo đề xuất của chương trình.

Mục đích 2: Tổ chức việc kiểm tra giám sát liên tục kết quả và quá trình của chương trìnhHãy suy nghĩ về: Cái gì: tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho những người này và tổ chức kiểm tra giám sát và

thực hiện việc lập kế hoạch. Như thế nào: thành lập nhóm nghiên cứu cho chương trình với các đại diện từ các trường sư phạm

khác nhau và tổ chức các hội thảo Tại sao: kiểm tra và đánh giá kết quả và tiến độ của chương trình. Khi nào: thường xuyên, khoảng 2 lần mỗi năm

Trước khi viết mục tiêu SMART (thông minh)

So sánh đáp án của các thầy cô với chúng tôi:  Để kiểm tra và đánh giá kết quả và quá trình hoạt động của chương trình, nhóm nghiên cứu sẽ được

thành lập với các đại diện đến từ các trường sư phạm khác nhau và thỉnh thoảng tổ chức các hội thảo nhằm tập huấn, nâng cao năng lực cho những người này. NGoài ra, các báo cáo 2 lần/1 năm và các hội thảo lập kế hoạch cũng sẽ đưa các kết quả của nhóm nghiên cứu để kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động và tiến độ của chương trình.

Page 16: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Kết luận…

Xin chúc mừng! Các thầy cô đã hoàn thành phần tập huấn viết các mục tiêu có thể đo lường được.

Nếu các thầy cô có bất cứ câu hỏi nào về các mục tiêu có thể đo lường, các thầy cô có thể liên hệ với chúng tôi: [email protected][email protected]

Page 17: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Câu hỏi 1: Mục đích của việc “giữ càng nhiều càng tốt bóng bay trên không” có

SMART (thông minh) không? • Cụ thể: Không cụ thể

• Đo lường được: Không thể đo lường được

• Đạt được: Luôn luôn đạt được bởi nó rất áng chừng

• Tập trung vào kết quả: Có

• Có trong thời gian xác định: Có

Page 18: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Câu hỏi 2: Mục đích giữ “Tất cả bóng bay trên không” có SMART

(thông minh) không?

• Cụ thể: Có – TẤT CẢ các trái bóng bay

• Có thể đo lường: Có - TẤT CẢ các trái bóng bay

• Có thể đạt được: Không thể

• Có tập trung vào kết quả: Không khả thi

• Có trong thời gian xác định: Có

Page 19: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Câu hỏi 3: Điều gì sẽ diễn ra khi mục tiêu quá chung chung?

• Các thành viên trong đội sẽ luôn cảm thấy thành công

• Mọi người dễ dàng chấp nhận, vì cả đội có thể không cảm thấy cần phải cố gắng để xuất sắc.

• Còn những lý do gì các thầy cô có thể nghĩ tới?

Page 20: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Câu hỏi 4: Điều gì có thể xảy ra nếu mục tiêu không đạt được?

• Cảm giác nản lòng

• Cảm thấy không được khuyến khích

• Sẽ bỏ cuộc

• Không cảm thấy được hỗ trợ

• Còn những lí do nào các thầy cô có thể nghĩ tới?

Page 21: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Câu hỏi 5: Nhóm trưởng đã có thể làm gì khác để đạt hiệu quả hơn?

• Đưa ra các mục tiêu rõ ràng hơn• Phối hợp với nhau để xác lập mục tiêu

nhằm tránh nhầm lẫn hay hiểu lầm• Thúc đẩy việc lập kế hoạch nhóm để tìm

ra cách đạt được mục tiêu.• Có thời gian thực hành• Còn có chiến lược nào mà các thầy cô có

thể nghĩ tới không?

Page 22: Ws2 Self Guided Instruction For Aims Vn V3.0 Ht 090311

Câu hỏi 6: Những trái bóng bay tượng trưng cho điều gì?

• Các dự án

• Các sản phẩm

• Các dịch vụ

• Nó còn có thể tượng trưng cho điều gì nữa?