whitepaperCác node gom các giao dịch lại thành một khối với kích thước phù hợp....

23
IZIchain Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn Trang 1 Contact info: [email protected] 16 th Jul, 2018 whitepaper version 1.1

Transcript of whitepaperCác node gom các giao dịch lại thành một khối với kích thước phù hợp....

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 1 Contact info: [email protected]

16thJul, 2018

whitepaper

version 1.1

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 2 Contact info: [email protected]

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................................................... 4

1.1. Lịch sử ra đời của blockchain ...................................................................................................... 4

1.2. Blockchain hoạt động như thế nào .............................................................................................. 4

2. CÁC VẤN ĐỀ CỦA CÁC NỀN TẢNG BLOCKCHAIN HIỆN NAY ....................................................... 6

2.1. Khối lượng giao dịch .................................................................................................................... 6

2.2. Thời gian tạo khối ......................................................................................................................... 7

2.3. Chi phí giao dịch ........................................................................................................................... 7

2.4. Thuật toán đồng thuận ................................................................................................................. 7

2.5. Giao dịch cross-chain ................................................................................................................... 7

2.6. Kích cỡ block ................................................................................................................................ 7

2.7. Thân thiện với người dùng ........................................................................................................... 7

3. GIỚI THIỆU IZICHAIN ........................................................................................................................ 8

3.1. IZIchain là gì ................................................................................................................................. 8

3.3.Tính đột phá của IZIchain so với các nền tảng blockchain hiện nay ............................................ 9

3.4. IZIchain hoạt động như thế nào ................................................................................................... 9

4. ỨNG DỤNG CỦA IZICHAIN ............................................................................................................. 13

4.1. Số hóa tài sản ............................................................................................................................ 15

4.2. Sàn giao dịch tài sản số ............................................................................................................. 15

4.3. Thị trường vay ............................................................................................................................ 16

5. ROADMAP ........................................................................................................................................ 17

6. NHÂN SỰ TRIỂN KHAI..................................................................................................................... 18

6.1. Đội ngũ phát triển ....................................................................................................................... 18

6.2. Ban cố vấn.................................................................................................................................. 18

6.3. Đối tác hiện tại và dự kiến .......................................................................................................... 20

7. MỞ BÁN TOKEN ............................................................................................................................... 20

7.1. Token là gì .................................................................................................................................. 20

7.2. IZI token là gì .............................................................................................................................. 20

7.3. Thông tin các đợt mở bán .......................................................................................................... 20

7.4. Cơ cấu phân bổ chi phí .............................................................................................................. 21

7.5. Quyền lợi của nhà đầu tư ........................................................................................................... 22

8. Thông tin liên hệ ................................................................................................................................ 22

Phụ lục – Bảng tra cứu thuật ngữ ......................................................................................................... 23

Phụ lục - Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 23

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 3 Contact info: [email protected]

ACKNOWLEDGE

“Bản whitepaper này của chúng tôi chưa phải phiên bản cuối cùng, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện

trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia và cộng đồng.

Chúng tôi sẽ thành lập hội đồng thẩm định công nghệ gồm các chuyên gia công nghệ thông tin để

phản biện, tiếp thu và đóng góp ý kiến về công nghệ cho dự án.”

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 4 Contact info: [email protected]

1. GIỚI THIỆU

1.1. Lịch sử ra đời của blockchain

Thông thường, khi muốn chuyển tiền, theo cách truyền thống, chúng ta phải tìm đến đến ngân hàng

hoặc các cổng thanh toán điện tử, trả một khoản phí và đợi một khoảng thời gian nhất định đến khi

giao dịch được thực hiện.

Minh họa quy trình chuyển tiền quốc tế

Nhằm giải quyết sự phức tạp, kém hiệu quả, chi phí đắt đỏ của hệ thống thanh toán tập trung hiện tại,

năm 2009, Satoshi Nakamoto lần đầu tiên giới thiệu tới khái niệm bitcoin và công nghệ blockchain tới

công chúng qua tài liệu “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”. Công nghệ blockchain ra

đời đã cung cấp một giải pháp thanh toán thay thế giải pháp thanh toán truyền thống thông qua ngân

hàng bằng cách sử dụng thuật toán mã hóa, cho phép các tài sản tài chính được giao dịch trực tiếp

giữa các cá nhân một cách tin cậy mà không cần phải thông qua một tổ chức tài chính trung gian.

Khác với các đồng tiền khác được phát hành bởi ngân hàng trung ương, bitcoin1 không có đơn vị phát

hành tập trung. Bitcoin không được in ra như USD hay EUR mà nó được “đào” bởi hệ thống máy tính

trên khắp thế giới hay còn được gọi là hệ thống máy tính ngang hàng “peer-to-peer”.

Vào năm 2014, sự ra đời của Ethereum2 đã đánh dấu một bước ngoặt phát triển quan trọng của công

nghệ blockchain, bằng việc tích hợp tính năng hợp đồng thông minh (smart contract) vận hành thông

qua máy ảo Turing – Ethereum Virtual Machine (EVM). Hợp đồng thông minh cho phép hệ thống tự

động thực hiện dịch chuyển tài sản số theo các quy tắc và kịch bản đã được định trước.

Sau Ethereum, một số các nền tảng blockchain cũng lần lượt ra đời, kế thừa và phát huy từ các nền

tảng blockchain xuất hiện trước đó, tiêu biểu là một số nền tảng:

Hyperledger – private blockchain mã nguồn mở dành cho doanh nghiệp của IBM;

Wanchain – siêu thị trường tài chính (super financial market) cho tài sản số;

NEO – sử dụng blockchain để số hóa tài sản, hướng tới một nền kinh tế thông minh (smart economy);

Stellar – nền tảng kết nối các ngân hàng, hệ thống thanh toán và con người, tích hợp chuyển tiền

nhanh chóng, tin cậy với chi phí gần như bằng không.

1.2. Blockchain hoạt động như thế nào

Blockchain là một cuốn sổ cái phân tán cho phép ghi nhận các giao dịch và theo dõi dòng dịch chuyển

tài sản trên trên một mạng máy tính ngang hàng gồm hàng nghìn máy tính trên toàn cầu. Tài sản có

1 Bitcoin: là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.

Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. 2 Ethereum: là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có

tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 5 Contact info: [email protected]

thể là tài sản hữu hình như nhà cửa, xe cộ, tiền, bất động sản hoặc tài sản vô hình là tài sản trí tuệ

gồm bằng sáng chế, bản quyền hoặc thương hiệu. Tất cả mọi tài sản có giá trị đều được theo dõi và

giao dịch trên mạng lưới blockchain, giúp giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch và tiết kiệm chi phí.

Bản chất của blockchain là cơ sở dữ liệu phân tán có chứa các bản ghi hoặc toàn bộ lịch sử của các

quá trình giao dịch đã thực thi và được chia sẻ giữa các bên tham gia trong hệ thống mạng ngang

hàng (P2P network). Thông qua blockchain, người dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán,

lưu trữ thông tin, viết các hợp đồng thông minh và hàng loạt các ứng dụng khác.

Về cấu tạo, mỗi khối của blockchain bao gồm block header và dữ liệu các giao dịch. Mỗi khối đều

tham chiếu tới khối trước đó thông qua hash3 của block trước đó, trình tự các khối được xác lập theo

thời gian, các giao dịch trong cùng khối được xem là diễn ra cùng lúc, các giao dịch không có mặt

trong blockchain được coi là chưa được xác nhận.

Block #1

Block #2

Block #3

Nonce

Nonce

Nonce

Data

Data

Data

Prev

00000000…

Prev

750ae1b8…

Prev

82ee3df4…

Hash

750ae1b8…

Hash

82ee3df4…

Hash

49c18ej8…

Minh họa blockchain

Hình trên mô tả cấu trúc đơn giản của một blockchain, gồm có: (i) Nonce, (ii) Dữ liệu giao dịch, (iii)

Hash của block trước, (iv) Hash của block đó.

Quy trình hoạt động chung của blockchain như sau:

Bước 1. Các giao dịch (ví dụ giao dịch chuyển tiền từ tài khoản A tới tài khoản B) được thông báo tới

các node trong hệ thống.

Bước 2. Các node gom các giao dịch lại thành một khối với kích thước phù hợp.

Bước 3. Để xác nhận và thêm một khối mới vào blockchain, node cần tính toán ra số nonce bằng

cách tạo ra hàng triệu dãy số ngẫu nhiên đến khi giá trị nonce4 tìm được thỏa mãn hash của khối đó

nhỏ hơn một giá trị cho trước, quy trình này được gọi là proof-of-work (bằng chứng công việc). Sau

khi tính toán thành công, node đó sẽ gửi block mới tới toàn hệ thống. Việc tính toán proof-of-work tốn

nhiều thời gian và công suất tính toán, tuy nhiên việc xác minh (verify) lại rất dễ dàng.

Bước 4. Các node khác verify block mới và chấp nhận nó, đưa vào blockchain và quá trình đào các

block mới lại tiếp tục được tiếp diễn.

Khi một ai đó thay đổi dữ liệu trong trường dữ liệu (ví dụ sửa một giao dịch chuyển tiền) ngay lập tức

giá trị hash của block đó sẽ thay đổi, kéo theo hash của tất cả block theo sau cũng thay đổi dẫn tới

chuỗi đó trở nên vô hiệu. Để giải quyết, người đó sẽ phải tính toán lại nonce (lặp lại quá trình proof-of-

work) của block đó và hàng loạt các block theo sau. Điều này đòi hỏi công suất tính toán cực lớn để

3 Hash: Hàm băm – Thuật toán mã hóa được thiết kế để không thể giải ngược lại. Thông qua hash, thông tin đầu vào được mã

hóa thành một hash, tuy nhiên từ hash đó không thể suy ngược lại ra thông tin đầu vào. 4 Nonce: Là một giá trị mà các thợ đào phải tìm để chứng minh công sức đã bỏ ra (proof-of-work). Để một block mới được xác

nhận, các thợ đào sẽ phải liên tục tính ra các giá trị nonce ngẫu nhiên cho đến khi thỏa mãn yêu cầu của hệ thống đề ra. Ví dụ: tìm ra một dãy hash có 4 số 0 ở đầu.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 6 Contact info: [email protected]

có thể theo kịp được block dài nhất (the longest chain) đang được tạo ra bởi các thợ đào khác trong

hệ thống (tấn công 51%5).

Kích cỡ của blockchain bitcoin đầy đủ (full) tính đến tháng 12/2017 là 149 Gb – khá lớn so với khả

năng lưu trữ của máy tính thông thường và điện thoại. Tuy nhiên, hệ thống của bitcoin cho phép xác

minh giao dịch mà không cần chạy một full node thông qua cơ chế cây Merkle6. Cây Merkle là một

cây nhị phân giúp tối đa hóa việc lưu trữ dữ liệu. Các giao dịch sẽ được hash lại theo từng cặp, sau

đó các hash lại tiếp tục được hash tiếp đến khi ra được một root hash lưu trữ ở block header. Nhờ có

cây Merkle, mỗi node có thể tải xuống phần block header (kích cỡ nhẹ hơn rất nhiều) và phần dữ liệu

liên quan cần xác minh, không cần tải xuống cả cuốn sổ cái mà vẫn có thể xác minh được giao dịch

(Simplified Payment Verification).

Quá trình mining giống như mua xổ số, càng có nhiều máy tính với khả năng tính toán nhanh, khả

năng tìm được nonce sẽ cao hơn (tương tự như việc càng mua nhiều vé số thì khả năng trúng độc

đắc càng cao). Hệ thống bitcoin được thiết kế với độ khó của bài toán càng ngày càng gia tăng sao

cho trung bình cứ 10 phút một block được giải. Đồng nghĩa với việc mất 10 phút để giao dịch chuyển

tiền thực hiện thành công.

2. CÁC VẤN ĐỀ CỦA CÁC NỀN TẢNG BLOCKCHAIN HIỆN NAY

2.1. Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch có thể xử lý trong một đơn vị thời gian là một trong những vấn đề lớn nhất các

nền tảng blockchain hiện tại đang đối mặt. Thời gian xử lý trung bình của bitcoin là 7 giao dịch mỗi

giây. Thời gian xử lý giao dịch trung bình của Ethereum là 15 giao dịch mỗi giây. Tốc độ xử lý này đều

rất khiêm tốn so với khả năng xử lý 24,000 giao dịch mỗi giây của VISA.

Vào tháng 12/2017 ứng dụng đơn giản CryptoKitties vận hành đã làm chậm tốc độ xử lý của

Ethereum và tăng chi phí giao dịch chóng mặt. Cũng vào tháng 12/2017, khối lượng giao dịch bitcoin

tăng đột biến do hệ quả của cơn sốt giá khiến tốc độ xử lý của toàn bộ hệ thống bị chậm lại và chi phí

giao dịch cũng tăng đáng kể.

Do vậy, tình trạng chung của các nền tảng blockchain hiện nay là khi khối lượng giao dịch tăng nhanh

chóng sẽ khiến chi phí tăng và đồng thời cũng làm chậm thời gian xử lý giao dịch.

5 Tấn công 51% (51% attack): Là một cuộc tấn công vào hệ thống blockchain, thực hiện bởi một nhóm các thợ mỏ kiểm soát

được nhiều hơn 50% sức mạnh khai thác của mạng lưới. Kẻ tấn công có thể làm dừng giao dịch giữa một nhóm hoặc toàn bộ user trong mạng lưới (bằng việc làm cho các giao dịch mới không thể được xác nhận). 6 Cây Merkle: là một cây nhị phân có thứ tự được xây dựng từ một dãy các đối tượng dữ liệu (d1, d2,...,dn) sử dụng hàm

băm h. Các “lá” của cây là các giá trị băm h(di) đối với 1 ≤ i ≤ n. Các nốt là h(l||r), ở đó các cây con left (l) và right (r) được nối lại với nhau bằng (||). Cây Merkle được ứng dụng vào công nghệ blockchain của Bitcoin để xác minh và lưu trữ dữ liệu giao dịch.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 7 Contact info: [email protected]

2.2. Thời gian tạo khối

Thời gian tạo khối trung bình – tức thời gian xử lý giao dịch của bitcoin trung bình là 10 phút. Thời

gian tạo khối trung bình của Ethereum là từ 10 – 20 giây. Điều này đồng nghĩa với việc đó cũng là thời

gian cần thiết để giao dịch được thực hiện.

2.3. Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch của Bitcoin vào thời điểm tháng 12/2017 đạt mức kỷ lục 55 USD, cũng thời điểm đó,

chi phí giao dịch của Ethereum cũng đạt mức kỷ lục là 1 USD. Hiện con số này đã giảm xuống còn

1.36 USD và 0.46 USD. Nguyên nhân do số lượng máy tính (node) xử lý các giao dịch là hạn chế,

trong khi số lượng giao dịch tăng lên chóng mặt, do đó chi phí xử lý giao dịch bị đội lên rất cao. Các

nhà đầu tư bitcoin phải chấp nhận mức phí cao, do nếu đặt mức phí thấp thì giao dịch của họ có thể

bị giữ lại tới vài tháng mới được xử lý. Các giao dịch với mức phí cao luôn được ưu tiên để xử lý

trước.

Chi phí sử dụng cao dẫn đến blockchain vẫn còn là một rào cản để có thể đi vào ứng dụng sâu rộng

trong đời sống. Nó cũng hạn chế các lập trình viên trong việc xây dựng các ứng dụng miễn phí. Cũng

giống như các website và mobile app hiện nay, người dùng rất cần tiếp cận và sử dụng miễn phí.

Cũng giống như mạng internet, công nghệ blockchain cũng cần hỗ trợ các ứng dụng miễn phí – điều

này sẽ giúp blockchain được ứng dụng rộng rãi, giúp các lập trình viên và doanh nghiệp tạo ra nhiều

dịch vụ mới có giá trị, thay vì yêu cầu người dùng trả phí để sử dụng mạng blockchain.

2.4. Thuật toán đồng thuận

Việc sử dụng cơ chế đồng thuận proof-of-work khiến các máy tính phải cạnh tranh nhau, tốn nhiều

công suất tính toán và điện năng. Hiện nay chi phí xác thực cho các giao dịch của bitcoin đã vượt

lượng điện tiêu thụ của một thành phố trung bình, gây nên sự lãng phí lớn.

2.5. Giao dịch cross-chain

Hiện các nền tảng blockchain hiện nay chưa có chức năng thực hiện các giao dịch giữa các

blockchain khác nhau (cross-chain asset transfer). Việc giải quyết vấn đề giao dịch tài sản giữa những

blockchain khác nhau là chìa khóa để tăng tính ứng dụng của công nghệ blockchain.

2.6. Kích cỡ block

Tốc độ xử lý giao dịch của VISA trong năm 2015 là xấp xỉ 92 triệu giao dịch, nếu chuyển số lượng này

sang blockchain, nó sẽ ngốn bộ nhớ cần lưu trữ lên tới 47 TB. Điều này vượt quá giới hạn lưu trữ của

các máy tính thông thường.

2.7. Thân thiện với người dùng

Các blockchain hiện nay đều khá phức tạp trong việc sử dụng, hầu hết chỉ dành cho những người

dùng có kiến thức về blockchain thay vì người dùng phổ thông. Ví dụ, việc lập trình hợp đồng thông

minh bằng ngôn ngữ lập trình Solidity trên blockchain Ethereum khá phức tạp và không dành cho tất

cả mọi người.

Để thu hút thêm nhiều người dùng, các nền tảng blockchain hiện nay cần trở nên đơn giản và thân

thiện với người sử dụng tương tự như các website và mobile app phổ biến hiện nay.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 8 Contact info: [email protected]

3. GIỚI THIỆU IZICHAIN

3.1. IZIchain là gì

IZIchain là một nền tảng public blockchain cung cấp giải pháp blockchain chuyên sâu cho thị trường

tài chính. IZIchain cho phép người dùng phát triển các hợp đồng thông minh, tham gia vào quá trình

hoàn thiện hợp đồng thông minh qua cơ chế AI và vận hành các ứng dụng tài chính chạy trên nền

tảng blockchain như số hóa tài sản, giao dịch tài sản số, phát hành và giao dịch các khoản vay. Các

cá nhân và tổ chức đều có thể phát triển và cung cấp các ứng dụng tài chính độc lập trên nền tảng

blockchain của IZIchain.

3.2. Công nghệ blockchain đa lớp

IZIchain ứng dụng công nghệ blockchain đa lớp, mỗi lớp sẽ giữ vai trò khác nhau trên hệ thống nhưng

vẫn đảm bảo sự thống nhất:

1. Lớp ngoài cùng – Lớp cơ bản - The IZI Settlement Layer (ISL): Việc tạo ra lớp ngoài nhằm

đảm bỏ sự an toàn cho dữ liệu khi có các cuộc tấn công quá bán. Hệ thống sẽ tự động khoá

các giao dịch nếu phát hiện các giao dịch đáng nghi, với khối lượng lớn tại nhiều thời điểm về

một địa chỉ ví. Chức năng của lớp cơ bản chỉ là việc ghi lại thông tin trao đổi nên việc vận

hành nó khá dễ dàng. Tốc độ xử lý nhanh sẽ là một ưu điểm cho lớp ngoài cùng khi tiếp nhận

các yêu cầu trao đổi và trả về các lớp kế tiếp.

2. Lớp Smart Contract - The IZI Control Layer (ICL): Bất cứ giao dịch nào cũng kèm theo các

điều kiện nhất định, chính vì vậy, IZIchain tạo ra một lớp trung gian để thoả mãn mọi điều kiện

trao đổi. Sự trao đổi giữa các tài khoản tuân thủ quy tắc sẽ được tiếp diễn và ghi vào lớp thứ

3. Các giao dịch ngoài phạm vi của Smart Contract sẽ được hệ thống ghi lại như các đề nghị

cơ bản cần giải quyết bằng thuật toán kèm theo hành vi của người dùng. Tuy nhiên, việc lựa

chọn theo trình tự, khuôn mẫu sẽ giảm tối đã yêu cầu ngoài phạm vi của Smart Contract. Tuy

nhiên các yêu cầu không nằm trong nó sẽ phải trải qua quá trình máy học của công nghệ AI

(Artifical Intelligence).

3. Lới cấu trúc lõi của IZIchain - IZI core-structure Layer (IcsL): Bao gồm lịch sử quá trình giao

dịch trên blockchain và giá trị thay đổi giữa các tài khoản. Việc quản lý lớp thứ 3 này nhằm

tránh sự xáo trộn về số lượng khi phát sinh IZI mới và quan trọng hơn nó sẽ điều phối tốt tổng

lượng IZI với lịch sử rõ ràng, phân vùng lượng IZI bên ngoài để tránh ảnh hưởng đến hệ

thống tăng giảm đột ngột. Mọi cuộc tấn công vào hệ thống này đều là vô nghĩa bởi lượng IZI

không chứa giá trị bởi lớp thứ nhất và lớp thứ hai sẽ là một dạnh IZI token vô giá trị.

TÓM TẮT

7 vấn đề của các nền tảng blockchain hiện nay:

1. Khối lượng giao dịch hạn chế

2. Thời gian tạo khối lâu

3. Chi phí giao dịch không ổn định

4. Thuật toán đồng thuận PoW tốn kém công suất tính toán và điện năng

5. Chưa có tính năng giao dịch cross-chain

6. Kích cỡ block hạn chế

7. Chưa thân thiện với người dùng

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 9 Contact info: [email protected]

3.3.Tính đột phá của IZIchain so với các nền tảng blockchain hiện nay

Chúng tôi sẽ cập nhật nội dung này trong whitepaper phiên bản 2.0.

3.4. IZIchain hoạt động như thế nào

Phân tầng nghiệp vụ của IZIchain gồm 06 thành phần:

Các tác nhân và vai trò - Actors and Roles

Dịch vụ - Service

Tiến trình khám phá mạng - Network discovery process

Tiến trình giao dịch - Transaction processs

Tiến trình xác minh Block - Block validation process

Tiến trình sinh ra Block - Block generation process

Mô hình nghiệp vụ của IZIchain

3.4.1. Tác nhân – Actor

Tác nhân là các đối tượng tham gia vào hệ thống mạng blockchain. Dưới đây là một số tác nhân

thuộc 04 nền tảng công nghệ tiêu biểu hiện nay:

Nền tảng công nghệ Các tác nhân

Bitcoin Client, Miner: Khách và thợ đào

MultiChain Client, Miner: Khách và thợ đào

Ethereum Externally Owned Account - CA, Contract Account - CA, Miner

Chain Core Client, Blockchain operator

Các tác nhân của 04 nền tảng blockchain nổi bật hiện nay

Tuy nhiên với nền tảng IZIchain, chúng tôi hướng tới xây dựng 2 tác nhân tham gia hệ thống với vai

trò nghiệp vụ như sau:

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 10 Contact info: [email protected]

Tác nhân là con người (Human Actor): Tương tác với blockchain bằng cách thêm nội

dung thông qua việc tạo giao dịch, tác nhân này gọi chung là “User”.

Tác nhân là con người hoặc hệ thống (Human or system actor): Chịu trách nhiệm xác

minh và xác nhận các giao dịch, xây dựng block mới, thực hiện ký (ký chữ ký điện tử) vào

block mới sau đó đưa thông tin block mới lên mạng blockchain. Tác nhân này được gọi

chung là “Block Generator”, bởi vì mục tiêu chính của tác nhân này chính là việc xây dựng

các block.

Hình sau đây sẽ đặc tả 2 tác nhân:

Tác nhân của IZIchain

Với hệ thống số hóa tài sản, giao dịch tài sản số và kết nối nguồn vốn, các tác nhân tham gia vào hệ

thống sẽ nằm ở phân tầng ứng dụng (Application Layer). Vai trò người dùng tham gia vào hệ thống

như thế nào sẽ phụ thuộc vào phân tích mô hình nghiệp vụ của từng ứng dụng.

3.4.2. Dịch vụ - Service

Dưới đây là các phân tầng nghiệp vụ của các tầng dịch vụ của 04 nền tảng blockchain tiêu biểu hiện

nay:

Nền tảng công nghệ Các tiến trình trong tầng dịch vụ

Bitcoin Create transactions, Mine bitcoin

MultiChain Create assets, Create transactions, Grant permissions, Revoke

permissions, Mine blocks

Ethereum Create transactions, Create contracts, (Send messages), Mine blocks

Chain Core

Define and Issue assets, Submit transaction, Validate block, Gather

valid transactions, Generate block, Publish block, Sign block,

Determine who can participate in the network.

Tiến trình trong tầng dịch vụ của 4 nền tảng trên Blockchain

Tuy nhiên kết luận lại thì tầng dịch vụ sẽ đảm nhiệm các vai trò như tạo giao dịch – Creating

transaction, Xác nhận (Kiểm tra) các giao dịch – validating transaction và thực thi khai thác –

mining/tạo block – creating block. Ngoài ra thì còn tùy thuộc vào đó là private hay public chain để bổ

sung thêm tính năng.

Như đã đề cập ở trên thì IZIchain ở giai đoạn này, chúng ta sẽ đưa ra kiến trúc chung nhất cho phân

tầng dịch vụ để thực hiện.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 11 Contact info: [email protected]

Các tiến trình trực thuộc tầng dịch vụ

Các dịch vụ cho phép người dùng (users) bổ sung thông tin cho blockchain. Các thông tin này có thể

là mọi thức, điều đó phụ thuộc vào thời điểm thực thi. Giao dịch có thể được sử dụng để tạo các tài

sản (create asset), tiêu tài sản, tạo các hợp đồng thông minh, gọi các hàm trực thuộc hợp đồng thông

minh, cấp quyền/thu hồi quyền …

Một giao dịch được tạo ra nó có thể được quảng bá thông qua dịch vụ giao dịch, dịch vụ giao dịch

đảm nhiệm ký (ký có nghĩa là đưa chữ ký điện tử vào) vào giao dịch. Tiến trình xác minh hay kiểm tra

Block (Block validation) là một dịch vụ thông dụng được sử dụng trên tất cả các nút để kiểm tra và xác

nhận Block mới nhất, sau đó Block này sẽ được bổ sung vào mạng Blockchain.

Thực hiện khai thác – Mining hay sinh ra block – block generation: Tiến trình này có sự khác biệt rất

lớn giữa private blockchain và public blockchain, sự khác biệt thể hiện ở các thuật toán (proof-of-work,

proof-of-stake). Sinh ra block sẽ được chia nhỏ ra thành nhiều dịch vụ, mỗi dịch vụ sẽ có vai trò cụ thể

trong mạng blockchain. Ở đây sau khi phân tích kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ lựa chọn thực hiện ra sao.

3.4.3. Tiến trình - Process

Có 4 tiến trình trực thuộc nhóm này bao gồm : Khám phá mạng - Network discovery, Tạo giao dịch

- Transaction creation, Sinh ra Block – Block generation và Đồng thuận – Consensus.

Tiến trình khám phá mạng – Network discovery process: Được mô tả bởi hình dưới

Tiến này này được bắt đầu bởi yêu cầu xác định mạng ngang hàng hay chính là các IP của

blockchain. Nếu kết nối thành công, quá trình bắt tay sẽ được thực hiện, tiến trình này sẽ thực hiện:

1. Kiểm tra nếu người sử dụng đã cho phép kết nối thông qua địa chỉ IP hoặc Token của mạng;

2. Xác định các phiên bản;

3. Kiểm tra sự khác nhau giữa các Block cuối cùng;

Sau khi bắt tay nếu nút được kết nối thành công, thì IP của nút đó sẽ được truyền vào trong mạng

ngang hàng, khi đó mạng ngang hàng sẽ biết nút mới đã được kết nối và khi đó các địa chỉ IP của

mạng ngang hàng sẽ chia sẻ với nút mới này.

Tiến trình giao dịch – Transaction process: bắt đầu bằng cách xây dựng giao dịch và bổ sung các

thông tin mô tả, phụ thuộc vào loại giao dịch. Trong trường hợp là Private Blockchain thì phải bổ sung

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 12 Contact info: [email protected]

thêm cấp quyền. Nếu quá trình tạo giao dịch được cấp phép, người dùng sẽ tiến hành ký vào giao

dịch và quảng bá nó lên mạng.

Tiến trình sinh ra block - block generation process: Tạo ra block mới và bổ sung các thông tin mô tả

(meta data) vào block trước đó. Các giao dịch chưa được xác minh sẽ được tập hợp từ nhóm (pool)

giao dịch và chúng sẽ được kiểm tra.

Toàn bộ các giao dịch sẽ được kiểm tra dựa trên các quy tắc đồng thuận. Với public blockchain thì sẽ

phải sử dụng các thuật toán đồng thuận như (proof-of-work hoặc proof-of-stake hoặc các thuật toán

khác) và thực hiện khen thưởng cho công việc này (ở đây giống như thực hiện khai thác “mining”, khi

thực hiện thành công công việc thì sẽ được thưởng một khoản kinh phí).

Một block được xây dựng hoàn thành, nó sẽ được gửi tới mạng và truyền cho tất cả các node.

Tiến trình đồng thuận - Consensus process: Tiến trình này được thực hiện ở mỗi nút khi một khối

mới được đưa lên mạng blockchain.

Mỗi blockchain sẽ định nghĩa ra quy tắc đồng thuận của chính nó, theo đó các block và các giao dịch

sẽ được kiểm tra cũng như được thưởng khi quá trình kiểm tra thành công. Nếu block và các giao

dịch của block này là đúng, thì các nút sẽ bổ sung block này vào mạng blockchain. Ngược lại nó sẽ bị

hủy và không được bổ sung vào mạng blockchain.

3.4.4. Mô hình dữ liệu

Mô hình dữ liệu của IZIchain được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu của Ethereum. Trạng thái

(State) có mối quan hệ 1-N với tài khoản (transaction), một trạng thái chứa nhiều thông tin của tài

khoản, số dư và địa chỉ.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 13 Contact info: [email protected]

4. ỨNG DỤNG CỦA IZICHAIN

IZIchain sẽ thay đổi toàn bộ cách thị trường tài chính đang vận hành thông qua việc số hóa toàn bộ

các tài sản tài chính và tài sản thực thông qua nền tảng blockchain của IZIchain. Thị trường tài chính

IZIchain hướng tới gồm hai cấu phần chính:

Thị trường tài sản tài chính bao gồm các chứng khoán vốn, chứng khoán có thu nhập cố định,

chứng chỉ quỹ và phương tiện thanh toán.

Thị trường tài sản hữu hình và vô hình bao gồm hàng hóa, bất động sản, máy móc thiết bị cùng

các tài sản hữu hình khác; ý tưởng kinh doanh, bản quyền công nghệ, thương hiệu…

Tài sản hữu

hình

Phương tiện thanh toán Tài sản số được đảm bảo bằng

tiền pháp định

Chứng chỉ quỹ

Quỹ hỗ tương (mutual funds)

Quỹ ETF

Quỹ phòng hộ (hedge funds)

Chứng khoán có tài sản đảm bảo

(asset-backed securities)

Chứng khoán vốn

Cổ phiếu thường (common stock)

Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock)

Quyền chọn mua (warrants)

Token

Chứng khoán có thu nhập cố định

Khoản vay (loans)

Trái phiếu (bonds)

Cho thuê tài chính (financial lease)

Khoản vay chuyển đổi (convertible debts)

Máy móc thiết bị (machinery)

Hàng hóa (commdities)

Bất động sản (real estate)

Tài sản tài

chính

Các tài sản hữu hình khác

Tài sản vô

hình

Ý tưởng kinh doanh Bản quyền, mô hình công nghệ

Thương hiệu Các tài sản vô hình khác

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 14 Contact info: [email protected]

IZIchain cho phép các tổ chức và cá nhân thực hiện các chức năng đầy đủ của thị trường tài chính

như: (1) Đầu tư, (2) Đi vay, (3) Huy động vốn, (4) Giao dịch tài sản số.

Đầu tư – Các cá nhân và tổ chức có vốn nhàn rỗi có thể tìm kiếm các khoản đầu tư trên nền tảng

IZIchain thông qua: (1) Đầu tư IBO, (2) Cho vay thông qua ứng dụng kết nối tài chính toàn cầu.

Đi vay – Ứng dụng kết nối tài chính của IZIchain cho phép các cá nhân có thể vay tiền để phục vụ

mục đích tiêu dùng. Các doanh nghiệp đi vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ

có thể đi vay để tài trợ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Các khoản vay có thể có tài

sản thế chấp hoặc không có tài sản thế chấp.

Huy động vốn – Các doanh nghiệp khởi nghiệp và dự án bất động sản có thể huy động vốn trên nền

IBO là hình thức huy động vốn thông qua việc số hóa các loại tài sản vô hình và hữu hình bằng công

nghệ blockchain. Tài sản sau khi số hóa sẽ tồn tại dưới dạng các token và có giá trị pháp lý tương

đương với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Giao dịch tài sản số - Nhà đầu tư có thể giao dịch tài sản số trên sàn giao dịch tài sản số ứng dụng

công nghệ cross-chain của IZIchain.

Hệ sinh thái của IZIchain gồm các ứng dụng chính dưới đây:

Số hóa tài sản Số hóa tài sản (vô hình & hữu hình) cho 03 mục đích: (1) Giao dịch tài sản số (2) Huy động vốn thông qua IBO (3) Tài sản thế chấp

Giao dịch tài sản số Thị trường giao dịch tài sản số gồm: (1) Tài sản sau khi số hóa (2) Token tiêu chuẩn sau khi IBO Cung cấp thanh khoản cho tài sản số và các khoản đầu tư IBO Bảo mật cao và an toàn tài chính

Phát hành và giao dịch khoản vay Kết nối trực tiếp người đi vay và cho vay Ứng dụng blockchain và smart contract Tối ưu hóa thời gian và chi phí giao dịch Mô hình chấm điểm tín dụng Ứng dụng AI, big data

Giao dịch

Th

ế c

hấp

Số hóa

1

2

3

Ngân hàng giữ

Ngân hàng trả người cho vay (tiền gửi tiết kiệm)

Ngân hàng thu lãi người đi vay

Blockchain giúp giảm thiểu tối đa chi phí trung gian này

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 15 Contact info: [email protected]

4.1. Số hóa tài sản

Số hóa tài sản là việc blockchain hóa dữ liệu thông tin đầu vào của các tài sản (hữu hình và vô hình),

được xử lý tự động và phi tập trung trên hệ thống. Thông qua ứng dụng công nghệ blockchain, việc

số hóa tài sản có thể được thực hiện phi tập trung, tin cậy, minh bạch, có thể dễ dàng theo dõi và

không cần đến vai trò của bên thứ ba trung gian.

Tất cả tài sản – vô hình và hữu hình đều có thể được số hóa (digitized). Sau khi được số hóa, tài sản

có thể được định lượng, đưa vào lưu thông, mua bán, chuyển nhượng, sử dụng làm tài sản thế chấp

để đi vay và phát hành các công cụ nợ khác như trái phiếu doanh nghiệp…

Trong tương lai, các công trình bất động sản, nhà cửa, xe cộ đều có thể trở thành tài sản có thể giao

dịch trên mạng blockchain của IZIchain.

4.2. Sàn giao dịch tài sản số

Số hóa tài sản và sàn giao dịch tài sản số cùng nhau cấu thành nên thị trường tài sản số (digital

asset). Trong đó, số hóa tài sản hình thành nên thị trường sơ cấp (hay còn gọi là thị trường phát hành

– là thị trường trong đó các tài sản số được phát hành và mua bán lần đầu tiên thông qua IBO). Sàn

giao dịch tài sản số đóng vai trò thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch tài sản số sau khi được phát

hành thành công trên thị trường sơ cấp).

Dưới đây là một số chức năng của thị trường tài sản số:

Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn: Tương tự như thị trường chứng khoán,

thị trường tài sản số cũng có chức năng dẫn vốn từ những người dư thừa vốn sang những người cần

vốn. Những chủ thể cần huy động vốn huy động vốn trực tiếp từ thị trường bằng cách phát hành các

tài sản số - token cho nhà đầu tư. Các token này được mua bán rộng rãi trên thị trường sơ cấp và thị

trường thứ cấp. Như vậy, thị trường tài sản số giúp phân phối hiệu quả vốn trong nền kinh tế, tăng

năng suất và hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Thị trường tài sản số sẽ góp phần cải thiện mức sống

cho cả những người có vốn và những người cần vốn.

Tạo tính thanh khoản cho tài sản số: Thị trường tài sản số cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư

có thể trao đổi, mua bán các tài sản số của mình trên thị trường thứ cấp, thông qua đó tạo tính thanh

khoản cho các tài sản số. Nếu thiếu tính thanh khoản, nhà đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các tài sản số

đến khi doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc thanh lý tài sản. Thị trường tài sản số càng phát triển,

mức độ thanh khoản sẽ càng cao.

Xác định giá cả của các loại tài sản tài chính: Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán

(quan hệ cung cầu trên thị trường) giá cả tài sản số được xác định. Vì vậy, thị trường tài sản số chính

là nơi hình thành nên giá cả của các tài sản số - các “hàng hóa” trên thị trường, hay cách gọi khác là

“thị trường định giá các tài sản”.

Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh: Thị trường tài sản số là thị trường định giá

các tài sản số, do đó khuyến khích tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vốn trong cộng đồng sẽ

được chuyển tới những doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp phải tăng

hiệu quả kinh doanh để có thể tồn tại, phát triển và giúp tài sản số nhà đầu tư và doanh nghiệp nắm

giữ ngày càng gia tăng về mặt giá trị.

Gia tăng cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp và đa dạng hóa danh mục cho nhà đầu tư:

IBO là một công cụ tài chính mới được tạo ra nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà phát hành và

các nhà đầu tư. IBO được hình thành từ việc phát triển, ứng dụng công nghệ blockchain vào các nền

tảng hoạt động kinh doanh hiện có, nhằm tận dụng các lợi thế về pháp lý, giúp doanh nghiệp huy

động vốn với chi phí thấp hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có cơ hội tham gia thị trường, huy động vốn nhanh chóng hơn, tránh các khoản vay chi phí cao

và sự kiểm soát chặt chẽ từ ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ngoài ra, IBO cũng

giúp nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro, qua đó, giúp

tăng hiệu quả của thị trường tài chính.

Tính đột phá về yếu tố kĩ thuật: Cùng với sự ứng dụng công nghệ blockchain và những nền tảng

công nghệ tiên tiến nhất, thị trường tài sản số sẽ được tin học hóa triệt để, loại bỏ vai trò trung gian

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 16 Contact info: [email protected]

của tổ chức lưu ký và thanh toán, do đó, giảm chi phí trung gian, giảm thời gian và gia tăng khối

lượng giao dịch trên thị trường.

Giải tỏa tập trung quyền lực kinh tế: Thị trường tài sản số góp phần thực hiện tái phân phối công

bằng hơn. Thông qua việc chẻ nhỏ khoản đầu tư và phát hành IBO rộng rãi ra công chúng, sự tập

trung quyền lực kinh tế sẽ được giải tỏa, giúp nền kinh tế tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân

chủ. Việc giải tỏa tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó

tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

4.3. Thị trường vay

Thị trường vay chúng tôi hướng tới tập trung vào hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer

lending). Hình thức cho vay ngang hàng đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra đời. Trong quá khứ,

do yếu tố thông tin còn hạn chế nên không phải lúc nào người đi vay và người cho vay cũng có thể

kết nối trực tiếp được với nhau. Sự xuất hiện của ngân hàng, với vai trò là trung gian nhận tiền gửi và

sử dụng tiền đó để cho vay đã giải được bài toán về nhu cầu đi vay và cho vay.

Tuy nhiên, chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy ngân hàng rất lớn, dẫn đến lãi suất cho vay của

ngân hàng thường cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay để bù đắp chi phí hoạt động. Thêm vào đó,

quy trình xét duyệt tín dụng của ngân hàng cũng khắt khe, tốn kém thời gian khiến nhiều người có

nhu cầu nhưng không thể tiếp cận khoản vay.

So sánh mô hình cho vay truyền thống và mô hình cho vay ngang hàng

IZIchain cung cấp nền tảng blockchain vận hành mô hình dịch vụ cho vay ngang hàng kết nối toàn

cầu, tối ưu hoá mọi hoạt động cho vay trên nền tảng blockchain. Mỗi quốc gia khác nhau, tổ chức tín

dụng khác nhau có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để tham gia vào hệ thống của chúng tôi để phát

triển một hệ thống cho vay độc lập.

Nền tảng cho vay ngang hàng iziLending đem đến những lợi ích ưu việt sau cho người dùng:

Quy trình phê duyệt khoản vay nhanh chóng nhờ ứng dụng cơ sở dữ liệu và thuật toán

thông minh;

Người đi vay chịu lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay ngân hàng;

Người cho vay nhận được lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi của ngân hàng;

Nhà đầu tư có thể sử dụng chính các tài sản số trên nền tảng blockchain của IZIchain hoặc các nền

tảng khác để làm công cụ đi vay và cho vay trên iziLending.

Mô hình cho vay truyền thống

Gửi tiết kiệm

Lãi tiền gửi

Ngân hàng Người cho vay Người đi vay

Cho vay

Lãi vay

Mô hình cho vay ngang hàng

Người cho vay Người đi vay

Cho vay

Lãi vay

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 17 Contact info: [email protected]

5. ROADMAP

Hoàn thiện whitepaper

Xây dựng website https://izichain.vn

Xây dựng demo website & app

IBO (Initial Blockchain Offering)

10/2018: Ra mắt IZI wallet trên iOS, Android

Mở văn phòng công ty tại nước ngoài

12/2018: Pre-ICO tại Hàn Quốc, Nhật Bản

GIAI ĐOẠN 1

(Chúng tôi đang ở đây)

GIAI ĐOẠN 2

Quý I/2019:

- ICO

- Triển khai Sàn giao dịch Tài sản số (DAX.VN)

tại Việt Nam.

- Triển khai hệ thống Vay ngang hàng P2P

Lending (IZILENDING.VN)

Quý II/2019: Niêm yết IZI token lên sàn quốc tế

Quý III/2019: Triển khai Sàn giao dịch

(IZI.EXCHANGE)

GIAI ĐOẠN 3

GIAI ĐOẠN 4

Quý I/2020: Thành lập Trung tâm nghiên cứu

và phát triển Dự án tại Hàn Quốc, Nhật Bản.

Quý II/2020: Phân tích chuẩn cấu trúc 3 dự án

để ứng dụng IZIchain

Quý III/2020: Hoàn thiện Public Blockchain của

IZIchain.

Quý IV/2020: Triển khai thí điểm tại các quốc

gia Đông Nam Á

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 18 Contact info: [email protected]

6. NHÂN SỰ TRIỂN KHAI

6.1. Đội ngũ phát triển

6.2. Ban cố vấn

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT. Ông tốt nghiệp cử nhân Toán

điều khiển Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông là người đồng sáng lập FPT,

hiện đang giữ chức thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT và

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS).

Ông Nguyễn Khánh Toàn

Founder & CEO

Ông tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Hà Nội,

Ông Toàn đã hoàn thành chương trình cao học về Quản lý Khoa học và

Công nghệ tại Học viện Kỹ thuật quân sự và hiện đang là Tiến sĩ ngành

Quản lý công với đề tài Luận án liên quan đến Thị trường vốn. Trước khi

đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư HVA, ông có

nhiều năm kinh nghiệm quản lý và tư vấn trong lĩnh vực chứng khoán. Ông

cũng tham gia nhiều dự án tư vấn các công ty niêm yết và quản lý đầu tư.

Ông Phan Đức Thiện

Co-founder & CTO

Tốt nghiệp Kỹ Sư Tài Năng Công Nghệ Thông Tin Bách Khoa Hà Nội lĩnh vực

bảo mật, thành viên của trung tâm Tài Năng Công Nghệ Trẻ FPT. Anh bảo

vệ luận án Thạc Sĩ và Tiến Sĩ ở bang Oklahoma về lĩnh vực tối ưu hiệu năng

và hiệu suất của thuật toán với nhiều nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí

khoa học nổi tiếng. Cùng với trên 5 năm kinh nghiệm về Machine Learning

và tối ưu hóa hệ thống, anh có hiểu biết sâu về toán, xác suất thống kê,

data analytics.

Ông Đỗ Cao Bảo

Cố vấn công nghệ

Anh hoàn tất chương trình Software Development, Đại học Swinburn

University of Technology, Úc. Anh sở hữu bộ chứng chỉ Microsoft Certified

Professional Developer for Enterprise Application. Anh có 12 năm kinh

nghiệm làm phần mềm fullstack, software solution architechture và backend.

Ông Vũ Mạnh Cường

Co-founder & System developer

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 19 Contact info: [email protected]

Ông Hùng tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Quản lý Tài chính, Trường Đại

học London, Anh Quốc. Ông Hùng có hơn 20 năm kinh nghiệm trong

lĩnh vực quản trị tài chính. Trong suốt thời gian công tác của mình, ông

từng đảm nhiệm vị trí Vụ trưởng kiêm Trợ lý Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước, Giám đốc Dự khuyết Ngân hàng Thế giới, Washington D.C,

Hoa Kỳ và Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Giám đốc quốc gia tập đoàn Alibaba Việt Nam. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản

trị Kinh doanh (MBA) Đại học Nam California (Mỹ), cử nhân Kinh tế Đối

ngoại Đại học Ngoại Thương Hà Nội và có chứng chỉ EBS – Executing

Brand Strategy của IMD Business School (Thụy Sĩ). Ông có hơn 18 năm

kinh nghiệm quản trị cấp cao tại các doanh nghiệp đa quốc gia như Alibaba

Vietnam, British American Tobacco, Prudential Vietnam…

Ông tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội chuyên ngành Luật Kinh tế, nắm

giữ chứng chỉ hành nghề luật sư của Bộ Tư pháp và chức danh Điều tra viên

cao cấp Chính phủ. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm chuyên sâu về tư vấn

pháp lý, xử lý pháp chế, thực thi pháp luật, tố tụng, tranh tụng.

Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Công nghệ Thông tin – Đại học Công Nghệ - Đại

học Quốc gia Hà Nội. Anh có chứng chỉ Thiết kế Cơ sở Dữ liệu và Phân

tích Thiết kế Hệ thống Thông tin do viện AIT Thái Lan cấp. Ông có hơn

10 năm kinh nghiệm quản lý, tư vấn công nghệ và lập trình hệ thống cho

nhiều dự án trong khu vực và trên thế giới.

Giám đốc Tư vấn đầu tư – Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng. Anh

từng đảm nhiệm vị trí Quản lý danh mục đầu tư & Chủ nhiệm CLB Đầu

tư tại PVFC – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ông Trần Xuân Thủy

Cố vấn quản trị

Ông Phạm Minh Ngọc

Cố vấn pháp lý

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Cố vấn blockchain

Ông Phan Dũng Khánh

Cố vấn đầu tư

Ông Nguyễn Đoan Hùng

Cố vấn chiến lược

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 20 Contact info: [email protected]

6.3. Đối tác hiện tại và dự kiến

7. MỞ BÁN TOKEN

7.1. Token là gì

Token là một tài sản mã hóa được phát hành trong các đợt ICO (Initial Coin Offering – phát hành coin

ra công chúng lần đầu). Do khái niệm ICO có thể nhầm sang là phát hành coin nên một số dự án

chuyển sang dùng khái niệm ITO (Initial Token Offering) kết hợp với TGE (Token Generation Event)

sẽ cho cái nhìn chính xác hơn.

Tại dự án này, chúng tôi phát hành Token để cung cấp cho IBO dưới hình thức hợp đồng BCC. Như

vậy, các nhà đầu tư sau khi mua hay IZI tokens sẽ được ký hợp đồng điện tử với HVA. Đó là căn cứ

để chúng tôi phát hành IZI về ví cho các nhà đầu tư sau này.

Token được phát hành dựa trên một nền tảng của coin nào đó. Ví dụ đa số token hiện tại được phát

hành trên nền tảng Ethereum dựa theo chuẩn ERC-20. Một số token khác dựa trên nền tảng NEO,

WAVES, STELLAR và có cả Bitcoin.

7.2. IZI token là gì

Như các khái niệm định nghĩa về tokens ở trên, chúng tôi phát hành IZI Token với các nhà đầu tư

Việt Nam, sau đó sẽ tập trung cho kế hoạch Pre-ICO tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ căn cứ

vào nguyên tắc tham khảo của Ethereum để tiến hành huy động ICO.

Như vậy, IZI tokens sẽ là loại ERC-20 của Ethereum nhằm mục đích huy động và vận hành theo quy

tắc của Ethereum về ICO. Ngay sau đó, chúng tôi sẽ tập trung phát triển nền tảng IZI tách rời và bắt

đầu quá trình xây dựng hệ sinh thái mở.

Giá trị 1 IZI token và thời gian cũng như số lượng trong các đợt bán IBO tại Việt Nam sẽ được công

bố chính thức trên website http://izichain.vn và có thể được điều chỉnh theo tình hình thực tế.

7.3. Thông tin các đợt mở bán

Tổng số token dự kiến phát hành là 1,250,000,000 token. Trong đó, HVA sẽ phát hành 1,000,000,000

token qua ba đợt: (i) Private sale, (ii) Pre-IBO, (iii) IBO.

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 21 Contact info: [email protected]

Dưới đây là thông tin chi tiết về phân bổ token:

Phân bổ Số lượng token Tỉ lệ %

Private sale 50,000,000 4%

Pre-ICO 350,000,000 28%

ICO 600,000,000 48%

Development Team 62,500,000 5%

Marketing 125,000,000 10%

HVA 62,500,000 5%

Tổng cộng 1,250,000,000 100%

Dưới đây là thông tin các đợt phát hành dự kiến:

Giai đoạn Số token phát hành Giá Số tiền thu về

(VND)

Private sale 20,000,000 30,000,000

2,000đ 3,000đ

130,000,000,000

Pre-ICO 350,000,000 12.000đ 4,200,000,000,000

ICO 600,000,000 22,500đ 13,500,000,000,000

Tổng cộng 1,000,000,000 17,830,000,000,000

7.4. Cơ cấu phân bổ chi phí

Private sale, 4%

Pre-ICO, 28%

ICO, 48%

Development Team, 5%

Marketing, 10%

HVA, 5%

Dự kiến phân bổ token

Cơ sở hạ tầng hệ thống, 20%

Chi phí marketing, 20%

Nghiên cứu, 10%

Đội ngũ phát triển, 5%

Tạo lập & kiến thiết thị trường tài

sản số, 40%

Escrow fund (quỹ dự phòng), 5%

Dự kiến phân bổ chi phí

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 22 Contact info: [email protected]

7.5. Quyền lợi của nhà đầu tư

Mua lại token

Mỗi quý, chúng tôi sẽ sử dụng 25% lợi nhuận để mua lại token với giá bằng thị trường và đốt cháy

đến khi lượng token còn lại là 50%.

Chia lợi nhuận

75% lợi nhuận còn lại sẽ chia cho các nhà đầu tư nắm giữ token.

Cho vay lại

Chúng tôi hỗ trợ cho các nhà đầu tư dự án khi có nhu cầu vốn gấp bằng hình thức cho vay lại từ

nguồn 40% vốn huy động trong một khoảng thời gian trước khi niêm yết chính thức thông qua nền

tảng vay ngang hàng izilending.vn.

Rủi ro

Trong trường hợp dự án không được thực hiện như cam kết, chúng tôi cam kết sẽ tiến hành thanh lý

tài sản và chi trả cho nhà đầu tư theo tỉ lệ token sở hữu. Tài sản thanh lý bao gồm:

5% Escrow Fund (tiền mặt)

40% tạo lập & kiến thiết thị trường tài sản số

20% cơ sở hạ tầng hệ thống

Cùng các tài sản khác của dự án.

8. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nhà đầu tư quan tâm xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư HVA

Email: [email protected]

Website: http://izichain.vn

SĐT: 024 63289470

Telegram: http://t.me/izichain_official

IZIchain – Nền tảng kết nối nguồn vốn toàn cầu với công nghệ blockchain | http://izichain.vn

Trang 23 Contact info: [email protected]

Phụ lục – Bảng tra cứu thuật ngữ

TÊN THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH

BLOCKCHAIN Là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.

CHO VAY NGANG HÀNG Peer-to-peer lending (P2P lending) là việc cho vay thông qua các dịch vụ trực tuyến trực tiếp kết nối người đi vay và cho vay.

IBO

(Initial Blockchain Offering): Là hình thức huy động vốn thông qua việc số hóa các loại tài sản vô hình và hữu hình bằng công nghệ blockchain. Tài sản sau khi số hóa sẽ tồn tại dưới dạng các token và có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

7.

ICO ICO (Initial Coin Offering) là một cơ chế huy động vốn thông qua việc phát hành tiền mã hóa – cryptocurrency.

IZI token Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) của dự án IZIchain.

IZIchain

IZIchain là một nền tảng public blockchain cung cấp giải pháp blockchain chuyên sâu cho thị trường tài chính. IZIchain cho phép người dùng phát triển các hợp đồng thông minh và vận hành các ứng dụng tài chính chạy trên nền tảng blockchain như số hóa tài sản, giao dịch tài sản số, phát hành và giao dịch các khoản vay. Các cá nhân và tổ chức đều có thể phát triển và cung cấp các ứng dụng tài chính độc lập trên nền tảng blockchain của IZIchain.

SMART CONTRACT Hợp đồng thông minh

8 là sự quản lý bằng khế ước đối với một giao dịch giữa hai

bên liên quan hay nhiều hơn có thể được xác minh theo thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một quan tòa tập trung.

TÀI SẢN SỐ Bao gồm các loại tài sản được số hóa và tiền điện tử.

TOKEN

Là hợp đồng thông minh sau khi được số hóa.

Phụ lục - Tài liệu tham khảo

[1] NAKAMOTO.S, Bitcoin: A Peer-to-Peer electronic cash system

[2] Ethereum: https://github.com/ethereum/wiki/wiki/White-Paper

[3] Stefan.Thomas, Evan.Schwartz, A Protocol for Interledger Payments

[4] Karl Wüst, Arthur Gervais, Do you need a blockchain?

[5] Melanie Swan, Blockchain: Blueprint for a New Economy

[6] SCRAPE: Scalable Randomness Attested by Public Entities

7 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh

phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Điểm 9, Điều 3, Luật Đầu tư) 8 Hợp đồng thông minh: Là hợp đồng điện tử theo quy định tại Chương 4 Luật Giao dịch điện tử