thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ky-niem-30-nam... · Web viewVà...

37
Lịch sử ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Vào mùa xuân năm 1953, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20 - 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập

Transcript of thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ky-niem-30-nam... · Web viewVà...

Lịch sử ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Vào mùa xuân năm 1953, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20 - 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các

cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục

làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành Giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của địa phương.

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó đến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi.

(www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn)

BÁC HỒ VÀ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA DÂN TỘC

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Mục tiêu học là để làm người, để thành tài với phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, Hậu học văn”. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ngay từ cái nôi gia đình và quê hương. Xứ Nghệ tuy đời sống vất vả nhưng rất hiếu học. Hiếu học đã ăn sâu vào tận xương tủy của người dân xứ Nghệ, thời nào cũng sản sinh ra người hiền tài; đồng thời Bác cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học tập của người cha, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại.

Năm 1935, trong bài gửi Thanh niên An Nam, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Cũng trong năm này, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Bác đã chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và Người đã tập hợp họ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Bởi vì theo Người: Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng tám, Bác đã căn dặn thế hệ trẻ: ”Nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Quan điểm của Bác Hồ về sự nghiệp giáo dục hết sức rõ ràng, cụ thể: “Không học thì không trở thành người cộng sản được”. Bác nói: “Dốt nát cũng là kẻ địch”. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và người cán bộ cách mạng phải nhớ: “Cán bộ phải có văn hóa làm gốc”, vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có học thức và Bác khẳng định: Chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, phải kiên định phương châm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Bác Hồ xác định: “Giáo dục là một khoa học”. Người nói: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học”, do vậy cách dạy trẻ phải “giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm”. Bác thường nhắc nhở: Chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn.

Đặc biệt Bác rất quan tâm đối với đội ngũ những người thầy giáo: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. “Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội cho được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Theo quan điểm của Bác: Thầy giáo phải thật thà yêu nghề của mình, phải có đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng, phải “Tiên ưu Hậu lạc”. Nghĩa là khó khăn phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ; phải yên tâm công tác, phải thật thà đoàn kết, phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình; đồng thời phải “luôn luôn ra sức thi đua trong công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi”.

Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì tính ưu việt của cơ chế thị trường sẽ là tiền để tạo ra cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; tuy nhiên chính cơ chế thị trường sẽ tạo ra những tiêu cực xã hội, lối sống thực dụng, làm cho đạo đức, văn hóa dân tộc bị ảnh hưởng, khoảng cách giàu - nghèo càng nới rộng… Nền giáo dục tốt sẽ là vũ khí hữu hiệu để chống lại những sự tha hóa đó. Do đó, những lời dạy của Bác Hồ về xây dựng một nền giáo dục tiên tiến càng hết sức phù hợp và cần thiết.

Phan Thành Luân (www.quan10.hochiminhcity.gov.vn)

Bác Hồ với sự nghiệp “trồng người”

Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công

dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ.

Lời Bác dạy càng nhắc nhở những thầy, cô giáo phải thấy được nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp trồng người. Bởi lẽ như người xưa đã nói: “Không thầy đố mày làm nên”, đó là sự khẳng định dứt khoát về vai trò của người thầy. Dù ngày nay có đầy đủ sách trong tay, có phương tiện nghe, nhìn hiện đại, người học trò vẫn rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của người thầy. Đó là phương pháp, là kỹ năng nghề nghiệp, là nghệ thuật giáo dục của người thầy mà hơn tất cả là nhân cách của người thầy. Thầy đâu phải cầm tay chỉ việc mà là sự chỉ hướng, là cách thức. Như vậy làm nhiệm vụ trồng người, thầy phải có cố gắng làm tròn nhiệm vụ, thầy phải có tầm hiểu biết, tri thức khoa học, đạo lý về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tôn sư trọng đạo luôn là bài học đạo lý và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Tư tưởng “trồng người” của Bác còn chỉ cho chúng ta mục tiêu mà nền giáo dục phải

đạt tới, đó là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Bác luôn coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của cách mạng. Đó là con người phải được phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, người thầy phải chú trọng truyền đến cho học sinh mẫu người hoàn chỉnh mà ở đó, người thầy không thể vô can trước những lỗi lầm của học sinh mình.

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã có một thời gian dạy học tại trường Dục Thanh - Phan Thiết. Tuy thời gian không dài nhưng những ngày dạy học, Bác đã khêu gợi ở học sinh cách học, sự tìm tòi. Khi học khắc sâu vào tâm hồn non nớt của trẻ một lòng yêu nước. Bác là nhà sư phạm lớn không những nêu ra những quan điểm mà còn chỉ ra nội dung cụ thể trong công việc “trồng người”. Nhưng trong công việc này đòi hỏi sự chịu đựng gian khổ, tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì, vừa khoa học, vừa tinh tế mà Bác gọi một cách hình ảnh nhưng rất gần gũi mà dễ hiểu là “sự nghiệp trồng người”. Tư tưởng “trồng người” của Bác cho chúng ta thấy rõ vai trò của con người với sự hiểu biết, với năng lực đạo đức và phẩm chất chính trị trong sáng để phục vụ nhân dân. Bác xác định rõ chức năng của người thầy giáo: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình, trước hết: “Thầy giáo phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì không phải ai cũng làm được”.

Bác khẳng định vai trò của người thầy là phải có tâm hồn, kiến thức và sau cùng là phương pháp sư phạm. Tâm hồn của người thầy được xây dựng trên lòng yêu thương vô hạn, lòng quý mến và sự tôn trọng con người. Chính lòng tôn trọng đó là cội nguồn của mọi tình cảm cao đẹp, là khởi thủy của đạo đức. Lòng yêu thương của người thầy phải được gắn liền với sự tôn trọng con người. Những hành vi, cử chỉ đi ngược lại sự tôn trọng là xúc phạm đến sự nghiệp cao cả, sự nghiệp “trồng người”.

Tôn trọng con người theo tư tưởng của Bác Hồ là tiền đề của nền dân chủ. “Trong trường cần có dân chủ, dân chủ nhưng trò phải kính trọng thầy, thầy phải quý trò”.

Muốn làm tốt sự nghiệp “trồng người” thì lòng yêu thương, quý trọng con người là nền tảng của đạo đức, đòi hỏi người thầy phải không ngừng tự rèn luyện, tự cải tạo. Bác dạy: “Chúng ta cần phải chỉnh tâm, tu thân... muốn cải tạo xã hội thì phải cải tạo mình”.

Bác nêu tấm gương người thầy trong sự nghiệp “trồng người”: “Trẻ em như tấm gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu. Chính thầy giáo, cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng”.

Vinh dự của người thầy là thông qua dạy chữ để dạy người, nếu người thầy không phong phú nhiều mặt thì tác dụng đến người học sẽ bị hạn chế. Bác lại căn dặn: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy thế nào để trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt, đó là nhiệm vụ vẻ vang của thầy giáo”.

Người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” là phải lấy lòng nhân ái mà cảm hóa học sinh, lấy kiến thức uyên thâm mà thu hút lòng hiếu học của học sinh. Vì sự nghiệp “trăm năm trồng người”, đó là một nhãn quan chính trị sâu sắc, chiến lược lâu dài về xây dựng con người của Bác, mãi mãi là lời dạy mà các thế h ệ thầy giáo, cô giáo phải khắc sâu. Bởi lẽ mỗi người dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào trong hành trình dài gian khổ đến hạnh phúc của mỗi người, trong trái tim lại không lung linh hình ảnh người thầy với những hiểu biết và những giá trị nhân văn cao cả.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo giới cần làm một cách thiết thực “Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

                                                                               Văn Song (baohoabinh.com.vn)

NGHỀ GIÁO, NGHỀ CAO QUÝ

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đó là đạo lý và truyền thống của người Việt Nam ta. Từ thuở ấu thơ ai cũng đã được cắp sách đến trường, ai cũng được thầy cô dạy dỗ những bài học đầu tiên, đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.

NGHỀ GIÁO, NGHỀ CAO QUÝ

Ngày Nhà giáo Việt Nam là một ngày trọng đại, là ngày ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để mọi người tỏ lòng tri ân các thầy cô, những người lái đò âm thầm, lặng lẽ nhưng cao cả, vĩ đại, những người vượt qua khó khăn, gian khổ để ươm mầm xanh và tương lai cho Tổ quốc.

Nhà thơ Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) nói về nghề giáo: “Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt”; Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn sâu sắc: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa… Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là một nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội xã hội chủ nghĩa, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo… vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.        Thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên những con người, nguồn nhân lực quyết định tới sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. Là người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Các thầy, cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, bay xa, cho ta hành trang kiến thức để mạnh dạn bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Công lao thầy, cô là thế vậy mà sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo của mình? Có ai tìm về trường xưa, lớp cũ để thăm lại những người đã âm thầm, lặng lẽ, hy sinh để giúp chúng ta trưởng thành như ngày hôm nay.   

Vì vậy, ngày 20 - 11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên giới, hải đảo xa xôi đến miền núi hẻo lánh, mọi người đều chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng tri ân vô hạn đến các thầy cô giáo của mình.

Hơn 20 năm xa quê hương, vì mải mê công việc, bôn ba, bươn chải giữa dòng đời, với những chuyến đi hối hả, những lần về thăm quê ngắn ngủi…và dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh, tôi vẫn chưa có dịp gặp lại những thầy, cô đã từng dìu dắt, giúp đỡ tôi trong quãng đời học sinh… Mặc dù vậy, nhưng trong tôi vẫn luôn tâm nguyện một ngày không xa tôi sẽ trở về để thăm lại những thầy cô xưa, những người đã “lái đò đưa tôi qua sông”, đưa tôi đến với kho tàng của tri thức khoa học… đã cho tôi có được ngày hôm nay… Giờ đây, bên tôi vẫn có những người đồng nghiệp của thầy, cô, tôi luôn tôn trọng, mến mộ và kính phục họ, làm như vậy có lẽ tôi mong đáp lại những tình cảm với những thầy, cô mà tôi đã học. Tôi cũng luôn tự nhủ mình phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để không phụ lòng thầy cô, để ở một nơi xa nào đó các thầy, cô sẽ vui và tự hào với những học trò của mình đã và đang học tập, lao động và công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp mọi miền đất nước và dù ở

cương vị nào, lĩnh vực nào họ đều phấn đấu, cống hiến chung tay xây dựng quê hương, đất nước... những gì họ đạt được đều in dấu công lao to lớn của thầy, cô.

Ngày 20 - 11, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người. Xin dâng lên thầy, cô những bó hoa tươi thắm, những tình cảm sâu sắc và trân trọng nhất, thể hiện lòng tôn kính, sự tôn vinh của mọi người và của xã hội với nghề Nhà giáo./. Đinh Xuân Phương - TP Văn Xã Ngoại vụ UBND tỉnh Bạc Liêu (ktktbl.edu.vn)

Dạy học - Nghề cao quý

Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (học một chữ cũng là thầy, học nửa chữ cũng là thầy). Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang; cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.

Ca dao xưa có câu:Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo - những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào. Tên tuổi những nhà giáo nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn ghi sâu vào tâm trí mỗi người, tuy họ chẳng được khắc bảng vàng bia đá. Nhà giáo nữ đầu tiên ở nước ta vào thế kỷ XV là bà Ngô Chi Lan, quê ở Phù Lỗ, Kim Hóa, Sóc Sơn đã được vua Lê Thánh Tông mời vào cung dạy học. Thầy Đỗ Năng Tế dạy học cho hai Bà Trưng. Các thầy Chu Văn An (1293 - 1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409 - 1585), Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), Lê Đình Diên (1824 - 1883), Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) đều là những thầy giáo mẫu mực, tài giỏi. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã từng dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã dạy học ở một số trường… Tên tuổi nhiều nhà giáo đã được dùng đặt tên cho các trường học, đường phố, công trình, hoặc giải thưởng của các cuộc thi…

Nghề dạy học - nghề cao quý, thiêng liêng, thanh cao đã được thơ ca, nhạc, họa tôn vinh. Cảnh thầy đồ dạy học đã đi vào tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng như Thầy đồ Cóc

dạy học. Nhiều bài hát hay ngợi ca nghề dạy học như Cô đi nuôi dạy trẻ, Bài ca người giáo viên nhân dân (Hoàng Vân), Bụi phấn (Vũ Hoàng & Lê Văn Lộc), Trường làng tôi (Phạm Trọng Cầu), Tiếng đàn cô giáo Tô Thị Rĩnh, Người Mèo ta có chữ rồi…

Và những vần thơ viết về thầy cô, về mái trường, về kỷ niệm tuổi học trò không phải là ít. Có thơ ca ngợi, cảm thông, sẻ chia những vui, buồn, khó khăn gian khổ của các thầy cô ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nhà thơ Lê Đình Cánh đã cảm thông với nỗi vất vả, cực nhọc của các cô giáo vùng cao:

Em đi “bán chữ” trên rừngĐã qua mặn ngọt đã từng cay chua.Đất nghèo, chữ ít người muaẾ “hàng” không nỡ phân bua nửa lời. (Em đi)Có thơ khắc ghi công ơn, kỷ niệm của tình thầy trò ở nhiều thế hệ. Nhà thơ Lê Văn

Lộc đã có bài Bụi phấn được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc: Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi/  Có hạt bụi nào vương trên bục giảng/ Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy/ Em yêu phút giây này/ Thầy em tóc như bạc thêm/ Bạc thêm vì bụi phấn/ Cho em bài học hay/ Mai sau lớn lên người/ Làm sao có thể quên/ Ngày xưa thầy dạy dỗ/ Khi em tuổi còn thơ…

Có bài nói về sự hy sinh của các thầy nơi chiến trường, hoặc những thầy đi bộ đội sau chiến tranh là một thương binh, vẫn trở về với bảng đen phấn trắng:

Tôi nhìn tay thầy viếtMột bàn tay trái thôi

Tôi nhìn miệng thầy cườiMột nét cười tươi lạ

…Giọng nói trầm bình thảnĐưa tôi về xa xăm

(Thầy giáo thương binh - Chu Huy)Có những vần thơ ngậm ngùi, nuối tiếc của trò đối với sự ra đi của thầy. Nhà thơ

Ngọc Bái một lần về thăm thầy giáo cũ thì thầy đã nằm lại chiến trường. Anh chỉ còn biết ngậm ngùi lặng đi trước di ảnh thầy và chia buồn cùng cô giáo - thiếu phụ:

Tiếp đón tôi là một người thiếu phụKhông còn khăn tang nhưng tóc trắng nửa mái đầu.

Tôi nhìn lên tấm ảnh bạc màuThầy giáo tôi không hề đổi khác

…Nín lặng trong tôi những lời an ủiTự dưng tôi buột miệng: Thầy ơi!

(Về một người thầy)Và cũng có những bài thơ nói về nỗi đau nhân tình thế thái của chính các thầy viết ra

trước sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận học sinh, tiêu biểu như bài Xa lạ của nhà giáo, nhà thơ Đặng Hiển, đã nêu hiện tượng một học sinh khi công thành danh toại, tình cờ gặp lại thầy giáo cũ, đã lờ đi không chào, cứ như người ở Hỏa tinh rớt xuống:

Vì sao ánh mắt em nhìnNhư người xa lạ gặp trên xe tàu?

…Hay là em mãi bước lênTrường xưa lớp cũ lỡ quên nhớ về?

(Xa lạ)Trong khi đó lại có những học trò khi đã làm nên ông nên bà, có chức trọng quyền

cao, có xe du lịch đời mới, vẫn thường xuyên tới thăm thầy giáo cũ. Và khi đã nghỉ hưu rồi vẫn đạp xe cọc cạch tới thăm thầy:

Năm nay em nghỉ hưu rồi Đạp xe một quãng đường chơi thăm thầy.…Ghế sang ngồi chỉ một thờiTránh sao xanh cỏ về nơi vĩnh hằng.

(Với thầy giáo cũ -  Phạm Đình Ân)Nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Bùi Vợi trong bài giới thiệu tập tuyển thơ Thầy giáo và

nhà trường đã viết: Đạo đức và tình nghĩa, chỉ mấy chữ tưởng chừng khô khan ấy mà thế hệ này đến thế hệ khác thay nhau giữ gìn như giữ vàng mười của  phẩm giá, của lối sống, của đạo lý dân tộc. Không còn đạo đức, không còn tình nghĩa, thì dù có sống với nền văn minh vật chất nào, con người cũng chỉ là bầy - thú - giàu - sang mà thôi. Nhiều thầy cô có người đã trở về với cát bụi, có người đã về hưu, có người còn đang trên bục giảng… tất cả đều sống mãi trong tâm tưởng nhiều thế hệ học trò. Cô giáo Thái Dương Liễu ở Nghệ An đã thay mặt chúng ta thắp nén nhang tưởng niệm các thầy cô đã khuất trong ngày vui hôm nay:

Run run em đặt vòng hoaKhóc thầy cho cả người xa chưa về.     

(Thầy)Bác Hồ - người thầy vĩ đại của dân tộc - đã dạy: Vì hạnh phúc mười năm phải trồng

cây. Vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người, và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói: Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu. Tôi xin trích mấy vần thơ trong bài Trồng cây xanh của Định Hải, nhà thơ có nhiều tác phẩm thành công viết cho lứa tuổi học trò để khép lại bài viết nhỏ này:

Những hàng cây xanh tôi trồng, tôi tướiĐang bắt rễ vào lòng đất phì nhiêu

Đang cuốn nhựa xanh lên cành lá mớiNhững học trò tôi đó rất thương yêu.

Lê Xuân

(www.bentre.edu.vn)

Ngày nhà giáo trên thế giới

Dạy học được coi là một nghề cao quý, có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 60 triệu giáo viên. Từ năm 1994, 1957 tại thủ đô Warszawa của Ba Lan, hội nghị của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE) đã quyết định lấy ngày 20/11 làm Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Sau này, ngành Giáo dục Việt Nam cũng lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày nhà giáo Việt Nam.

Cũng như ở Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng tổ chức ngày nhà giáo của riêng nước mình. Mỗi quốc gia tổ chức kỷ niệm theo những sắc thái khác nhau, tùy thuộc vào lịch sử và nền văn hóa đặc trưng riêng. Tuy ngày nhà giáo ở mỗi nước có khác nhau, nhưng đây đều là những ngày hội để tôn vinh những người tham gia sự nghiệp “trồng người”. Tại một số nước, ngày nhà giáo là ngày mà các giáo viên được nghỉ lễ. Còn tại những nước khác, các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo được tổ chức ngay trong ngày làm việc của những giáo viên. Sau đây là những thông tin về ngày nhà giáo của một số quốc gia trên thế giới:

Ngày nhà giáo ở Hàn Quốc được tổ chức hằng năm vào ngày 15/5 từ năm 1963. Ngày nhà giáo Hàn Quốc được chọn theo ngày một nhóm thanh niên là thành viên hội chữ thập đỏ đã đến thăm những thầy cô giáo cũ của họ bị ốm phải nằm trong bệnh viện. Trong ngày nhà giáo Hàn Quốc, thầy cô giáo thường được các em học sinh tặng những bó hoa cẩm chướng, và buổi học trong ngày này thường ngắn hơn thường lệ. Ngoài ra, cũng giống như ở Việt Nam, các cựu học sinh đến thăm để chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn những thầy cô giáo đã dạy mình bằng những bó hoa cẩm chướng và những món quà đầy ý nghĩa.  Tại Malaysia, ngày nhà giáo (Hari Guru theo tiếng Malay) được tổ chức hằng năm vào ngày 16/5. Đây là ngày vào năm 1956, Ủy ban Lập pháp Liên bang Malaysia đã tiếp nhận những văn bản đệ trình của Ủy ban Giáo dục nước này, mang tên Báo cáo Razak, làm nền tảng cho chính sách giáo dục ở Malaysia từ đó đến nay.

Ở Ba Lan, ngày nhà giáo hằng năm được tổ chức vào ngày 14/10. Đây được coi là Ngày nhà giáo, hay còn gọi là Ngày giáo dục Quốc gia Ba Lan. Ngày nhà giáo Ba Lan được lấy theo ngày vua Ba Lan Stanisoaw Poniatowski đã thành lập ra Ủy ban giáo dục quốc gia vào năm 1773.

Ngày nhà giáo ở Ba Lan được các giáo viên và học sinh nước này rất coi trọng. Theo truyền thống, trong ngày hội này các em học sinh mang những bó hoa tươi và món quà nhỏ, nhưng ý nghĩa để kính tặng thầy cô giáo của mình. Những hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo dưới nhiều hình thức khác nhau được tổ chức ở trường học cho cả giáo viên và học sinh. Trong những buổi liên hoan được tổ chức ở trường, các em học sinh thường biểu diễn những tiết mục văn nghệ và hòa nhạc. Đây là dịp để những học sinh bày tỏ lòng biết ơn đối với những nỗ lực của thầy cô giáo đã dạy dỗ các em nên người. Những bậc phụ huynh cũng đến trường cùng với con cái họ để cảm ơn các thầy cô giáo.

Tại Mỹ, ngày nhà giáo của nước này được gọi là Ngày nhà giáo Quốc gia (National Teacher Day). Ngày nhà giáo Quốc gia ở Mỹ được tổ chức vào ngày thứ Ba trong Tuần lễ Tôn vinh các Nhà giáo (Teacher Appreciation Week), là trọn tuần đầu tiên trong tháng Năm

hằng năm. Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ coi Ngày nhà giáo Quốc gia là “một ngày để tôn vinh các nhà giáo và ghi nhận những đóng góp của họ đối với cuộc sống của chúng ta”. Trong Ngày nhà giáo Quốc gia, các em học sinh Mỹ thường bày tỏ lòng biết ơn những thầy cô giáo bằng những món quà lưu niệm ý nghĩa.

Việc công nhận Ngày nhà giáo Quốc gia ở Mỹ đã trải qua một quá trình lâu dài và không rõ ràng. Một số tài liệu cho rằng, vào khoảng năm 1944, một giáo viên Mỹ ở bang Arkansas là Mattye Whyte Woodridge đã kiến nghị với những nhà lãnh đạo và qua chức trong lĩnh vực giáo dục về việc cần thiết phải có một ngày tôn vinh các nhà giáo ở Mỹ. Woodridge đã viết thư cho Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ khi đó là Eleanor Roosevelt, người vào năm 1953 đã thuyết phục Quốc hội Mỹ tuyên bố công nhận Ngày nhà giáo Quốc gia.

Nhưng, theo những tài liệu khác, Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ cùng với các thành viên của hiệp hội ở bang Kansas và Indiana đã vận động Quốc hội Mỹ lấy một ngày trong năm làm Ngày nhà giáo Quốc gia để tôn vinh các nhà giáo. Năm 1980, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố ngày 7/3 là Ngày nhà giáo Quốc gia, nhưng chỉ của năm đó. Sau đó, Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ cùng với các thành viên tiếp tục tổ chức Ngày nhà giáo Quốc gia vào ngày thứ Ba của tuần đầu tiên trong tháng Ba hằng năm cho đến năm 1985. Từ năm 1985, Hiệp hội Cha mẹ Học sinh Mỹ đã chọn tuần đầu tiên trong tháng Năm hằng năm làm Tuần lễ Tôn vinh các Nhà giáo. Sau đó, Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ đã chọn ngày thứ Ba của Tuần Tôn vinh các Nhà giáo làm Ngày nhà giáo Quốc gia Mỹ, và duy trì cho đến ngày nay.

Ngày nhà giáo của Peru được tổ chức hằng năm vào 6/7. Đây là ngày vào năm 1822, sau khi giành được độc lập từ Tây Ban Nha, anh hùng dân tộc của Peru Jose de San Martin đã thành lập trường học đầu tiên dành cho những người bình dân. Trước đó, ở Peru chỉ những quý tộc giầu có mới được đi học. Năm 1953, Tổng thống Peru khi đó là Manuel A. Odría đã quyết định lấy ngày 6/7 hằng năm làm ngày nhà giáo Peru.

Ngày nhà giáo hằng năm của Brazil được tổ chức vào ngày 15/10. Vào ngày này năm 1827, Dom Pedro, Hoàng đế đầu tiên của Brazil, đã ban hành Luật giáo dục tiểu học của nước này. Năm 1947, những giáo viên và học sinh tại một trường học ở thành phố Sao Paulo đã là những người đầu tiên ở Brazil tổ chức ngày nhà giáo vào ngày 15/10. Và ngày này đã được chính thức chọn làm ngày nhà giáo ở Brazil từ năm 1963.

Ở Chile, ngày nhà giáo được tổ chức hằng năm vào ngày 16/10. Trước năm 1947, ngày nhà giáo Chile được chọn là 10/12 để kỷ niệm ngày nhà thơ Chile Gabriela Mistral được trao tặng giải Nobel văn học vào năm 1945. Nhưng từ năm 1977, ngày nhà giáo Chile được đổi sang ngày 16/10, là ngày thành lập Trường Sư phạm Chile (Colegio de Profesores de Chile).

Vũ Anh Tuấn (www.bentre.edu.vn)

CHÙM SÁCH MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11

1/ Chén trà tri ân thầy cô/ Hà Hải Châu (Tuyển chọn).- T.P Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ, 2006.- 124tr.; 19cm

Tập sách gồm những câu chuyện viết về người thầy, trong đó có những câu chuyện do chính người thầy viết về thầy và trò mình. Có nhà giáo nào mà không từng là chồi non được thầy cô mình yêu thương dìu dắt! Sợi dây thầy và trò - trò và thầy là sợi dây yêu thương - bền dẻo - miên man - tiếp nối - không bao giờ dứt, xuyên qua tầng tầng lớp lớp rừng của tri thức và thời đại. Qua những câu chuyện trong tập sách này bạn đọc sẽ thấy được sự kì diệu mà người thầy đã mang đến cho chúng ta qua từng ngày đứng lớp, có những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại làm nên nhân cách và tương lai của cả một đời người

Dạy học là một nghề cao quý, Chén trà tri ân thầy cô do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2006 như lẵng hoa tươi thắm nhiều ý nghĩa dâng lên triệu triệu người đã chọn nghiệp nhà giáo cao quý này và gửi gắm tấm lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy người cô mà ta luôn yêu kính và biết ơn.

2/ Bác Hồ với sự nghiệp trồng người / Trần Sâm, Cảnh Nguyên, Đào Tam Tỉnh sưu tầm, biên soạn.- H. : Dân trí, 2010.- 335tr.; 19cm

Ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ.

Là tập hợp các hồi ức về Bác Hồ, những ý kiến phát biểu sâu sắc và lời dạy của Bác khi chỉ đạo phong trào “Người tốt việc tốt”; các bài viết của Bác nói về các tầng lớp nhân dân, về Đảng, về cán bộ, về thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; giới thiệu một số tấm gương cán bộ tiêu biểu làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh... tác phẩm Bác Hồ với sự nghiệp trồng người do các tác giả Trần Sâm, Cảnh Nguyên, Đào Tam Tỉnh sưu tầm, biên soạn, Nhà xuất bản Dân trí năm 2010 phát hành là một trong những tư liệu quý giá góp phần đem đến những bài học vô cùng ý nghĩa và sâu sắc trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

3/ Nhà giáo Việt Nam tiểu sử và giai thoại / Vũ Ngọc Khánh .- H. : Quân đội nhân dân, 2012.- 321tr.; 21cm

Cuốn sách “Nhà giáo Việt Nam - tiểu sử và giai thoại” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2012 giới thiệu với bạn đọc thân thế và những cống hiến, đóng góp lớn lao về giáo dục của các nhà giáo Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, từng được vinh danh là “Người thầy của muôn đời” như: Nhà giáo Chu Văn An, Nguyễn Thiếp, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Bùi Hữu Nghĩa, Lương Văn Can, Phan Bội Châ, Lê Văn Hưu, Lê Quý Đôn, Ngô Thế Vinh, Lê Hữu Trác, Đỗ Xuân Cát, Đoàn Huyên, Vũ Tông Phan, Lê Quang Bí, Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt, cuốn sách còn giới thiệu một số gương mặt các nhà giáo nữ tiêu biểu: Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Thị Hinh (bà Huyện Thanh Quan)...

Với phẩm chất thanh cao tuyệt vời, tài cao đức rộng, trí tuệ uyên thâm, các nhà giáo thời kỳ phong kiến đã để lại cho hậu thế những tấm gương ngời sáng về sự học, về đạo đức, về lẽ sống cao đẹp và nhân cách cao thượng của những NGƯỜI THẦY.

4/ Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại / Nguyễn Đình Hương .- Tái bản lần thứ nhất có chỉnh lí, bổ sung.- H. : Giáo dục, 2009.- 592tr.; 24cm

Phát triển giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và hội nhập quốc tế là việc kết hợp truyền thống với hiện đại để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhằm giúp bạn đọc nói chung, thế hệ trẻ nói riêng có một cái nhìn mới và đa chiều về nền giáo dục của Việt Nam trong thời kì đổi mới và mở cửa; Thư viện tỉnh Sơn La xin trân trọng giới thiệu cuốn Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009.

Do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương biên soạn; Cuốn Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại được chia thành 3 phần với 58 đề mục, mỗi đề mục là những dấu ấn được tác giả chọn lọc, xâu chuỗi, kết nối những mốc son lịch sử của nền giáo dục nước nhà trong quá trình phát triển từ khi dựng nước và giữ nước đến nay.

Với nhan đề: Giáo dục và truyền thống Việt Nam, nội dung phần đầu của cuốn sách đem đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến và Pháp thuộc như: Nước Văn Lang; Tiếng nói và chữ viết; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường đại học đầu tiên; Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên; Các danh nhân tiêu biểu, Trạng nguyên, Chữ quốc ngữ, Trường Đông Kinh nghĩa thục…

Trong phần II: Nền giáo dục cách mạng tác giả đã đề cập đến hai vấn đề chính đó là: Giáo dục trong nền dân chủ mới và Giáo dục thời đổi mới. Qua đó giúp bạn đọc có cơ hội hiểu rõ thêm về nền giáo dục nước nhà trong buổi đầu đất nước giành độc lập: Các phong trào: Bình dân học vụ; Dạy tốt – Học tốt; Lựa chọn, đào tạo nhân tài, các Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950), lần thứ hai (1956)… cũng như nội dung của Luật Giáo dục; Đề án 322; Những thành tựu của giáo dục thời kỳ đổi mới…

Nội dung phần III: Phát triển giáo dục theo hướng dân tộc hiện đại và hội nhập phản ánh những xu hướng giáo dục trong thời kỳ hội nhập như: Truyền thống và hiện đại hóa giáo dục; Hiện đại và hội nhập; Đổi mới nhận thức về giáo dục, đào tạo; Hợp tác quốc tế và hiện đại hóa giáo dục; Giáo dục gắn chặt với kinh tế và xã hội; Gắn kết tính dân tộc với thời đại…

Với nhiều tư liệu giá trị có và nội dung phong phú, Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại là cuốn sách hay và hữu ích cho bạn đọc quan tâm đến sự phát triển lâu bền của nền giáo dục Việt Nam trên con đường đổi mới và phát triển bền vững.

5/ Danh nhân giáo dục Việt Nam và thế giới / Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Phú Tuấn biên soạn.- H. : Văn hoá.- Thông tin, 2011.- 352tr.; 21cm

Khi đến thăm thầy và trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời căn dặn sâu sắc: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng XHCN. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu, hậu lạc", nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là những anh hùng vô danh...”.

Sau này, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quí vào bậc nhất trong các nghề cao quí của xã hội xã hội chủ nghĩa, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo… vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Chính vì nghề dạy học cao quí, nên từ xưa đến nay, dù ở phương Đông hay phương Tây, các học giả và quần chúng đều rất coi trọng, đề cao vai trò của nghề dạy học và vị trí của người thầy trong xã hội. Là một nghề sáng tạo, nên nó cũng đòi hỏi người thầy luôn luôn phải rèn luyện, học tập để ngày một tích lũy, đổi mới thêm về kiến thức, tài năng và đức độ.

“Danh nhân giáo dục Việt Nam và thế giới” được chia làm ba phần. Phần I là những quan điểm chung như “Chủ nghĩa nhân đạo trong quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh”, “Vài nét về lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam”, “Quan hệ thầy và trò xưa nay”, đã phần nào giúp bổ trợ thêm kiến thức cho bạn đọc, cho các thầy giáo, cô giáo hiểu rõ hơn về nghề cao quí của mình, đồng thời thấy được trách nhiệm hết sức to lớn, vẻ vang trong sự nghiệp dạy dỗ thế hệ trẻ.

Phần II của cuốn sách là chân dung nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ như “Tinh thần ham học của Chiêu Văn Vương”, “Chu Văn An, người thầy mẫu mực”, “Tư tưởng canh tân giáo dục của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, nhà giáo dục lớn của dân tộc”, “Lê Thánh Tông với sự nghiệp giáo dục”, “Võ Trường Toản, vị tôn sư nổi tiếng miền Nam”, “Giai thoại về Cao Bá Quát”, “Nhà bác học Lê Quý Đôn với quan niệm học và hành”, “Một nhân cách sư phạm mẫu mực, Giáo sư Song An Hoàng Ngọc Phách”, “Đặng Thai Mai, người thầy nhân hậu”, “Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, nhà học giả, nhà quản lý tài năng và đức độ”…

Phần III của sách giới thiệu gương mặt các danh nhân giáo dục Trung Quốc và thế giới như Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Tử, Chu Công, Hàn Phi Tử, Chu Hy, Arixtot, Sôcơrát, Êramxmơ, Thomas More, J.A.Komenxky, Mác - Ăngghen, Lênin, Mikhain Ivanovich Calinin, Paven Peetorovich Blonxky…

Thông qua “Danh nhân giáo dục Việt Nam và thế giới” bạn đọc có cơ hội tiếp cận với các tư tưởng, quan điểm giáo dục khá phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào thời đại và hoàn cảnh lịch sử khác nhau trên thế giới, những tấm gương sáng ngời của các bậc thầy nổi tiếng Việt Nam và thế giới.

“Danh nhân giáo dục Việt Nam và thế giới” là một cuốn sách, một món quà mang đầy ý nghĩa đối với các nhà giáo, những người học trò và những bạn đọc quan tâm đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

6/ Thầy giáo Việt Nam mười thế kỷ.- H.: Thanh niên, 2000.- 727tr.; 21cm

Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp: Tôn sư trọng đạo, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (học một chữ cũng là thầy, học nửa chữ cũng là thầy). Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.

Đến với cuốn sách “Thầy giáo Việt Nam 10 thế kỷ” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, bạn đọc sẽ được khám phá nhiều điều thú vị về các bậc tiền bối qua cách học tập nghiên cứu, trau dồi kiến thức, những phương pháp giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các lớp học trò như thầy giáo Nguyễn Sĩ Duyên, thầy giáo Lê Văn Hưu, thầy giáo Chu Văn An...

7/ Đề tặng thầy cô / Hoài Miên, Huệ Chi, Kim Hạnh tuyển chọn .- Tái bản lần thứ nhất.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ, 2007.- 166tr.; 20cm

Do Hoài Miên, Huệ Chi, Kim Hạnh tuyển chọn, Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2007, “Đề tặng thầy cô” là cuốn sách nói về những yêu thương và những lời cảm ơn sâu sắc tự đáy lòng dành cho thầy cô giáo - những người truyền đạt kiến thức cho bao thế hệ, không chỉ là kiến thức trong sách vở mà còn là những kiến thức từ trái tim mình. Những câu chuyện, những lời tri ân và cả những lời xin lỗi trong cuốn sách là những dòng tự sự ăm ắp kỷ niệm, thắp sáng ký ức về những người thầy đặc biệt trong mỗi chúng ta. Là tập hợp những câu chuyện, những hồi ức của thế hệ học trò viết về những kỉ niệm về thầy cô trong những năm tháng học tập dưới mái trường thân yêu, nội dung của cuốn sách toát lên được lòng biết ơn vô hạn của thế hệ học trò đối với thầy, cô - những người luôn mở rộng vòng tay yêu thương để đón nhận, cho dù ta thành công hay thất bại trên đường đời: “Cảm ơn thầy vì thầy đã làm cho thế giới này tốt đẹp hơn”.

Đề tặng thầy cô là một món quà nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa để chúng ta gửi đến những thầy cô thân thương của mình nhân ngày 20/11. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PHẤN TRẮNG

Làm thầy rồi con mới hiểu Thầy hơn Thầy như viên phấn viết mòn trên bảng Để phấn trắng mãi mãi đời phấn trắng Thầy dạy con phải giữ sạch tay mình! Thương một đời phấn trắng bảng đen Những bài học viết rồi lại xoá Thầy cho chúng con nhiều hơn Thầy có Bạc đầu lời giảng vẫn xanh!Không ghi bia, không tạc tượng đồng Chúng con tạc Thầy những viên phấn trắng Những viên phấn viết mòn trên bảng Vẫn tiếc mình không thể mòn hơn!

Võ Thị Kim LiênThầy ơi!

Trả chữ thầy tôi về miền ô trọcCầu Kiều gãy đôi nợ mây trắng tang bồngTôi đi theo tiếng gọi cơm áoTrang vở nát nhàu ngập ngừng tiếng “Thầy ơi!”Tôi đi mở những trang đời trắc trởChữ thầy cho ngủ yên cõi nhớHai mươi năm tiếng gọi thầm mắc nợBóng thầy hút xa phía thương nhớ quê nhà

Sớm nay về nhận mặt trường cũTiếng ve ran vơi cơn khát mùa hèTôi gọi thầm: “Thầy ơi!...” xao xác lá…Vấp bóng mình đi lạc phía hoàng hôn.

Võ Tấn Cường

Vần thơ dâng tặng thầy cô

Thầy và chuyến đò xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôiCon đò kể chuyện một thời rất xưaRằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiềuBay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quênRời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cườiGiọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đôngMắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...Nguyễn Quốc Đạt

*** *** *** ***

Con với thầyCon với thầy Người dưng nước lãCon với thầyKhác nhau thế hệ Đã nhiều lần tôi tự hỏi mìnhMười mấy ngàn ngày không gặp lại Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình Vẫn theo tôi những lời động viên Mỗi khi tôi lầm lỡ Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở Mỗi khi tôi tìm được vinh quang... Qua buồn vui, qua những thăng trầm Câu trả lời sáng lên lấp lánh Với tôi thầy ký thác Thầy gửi tôi khát vọng người cha Đường vẫn dài và xa Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!Từng bước một tôi bướcVới kỷ niệm thầy tôi...

Phạm Minh DũngLời ru của thầy

Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mâyCon sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên baThầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêmTình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câuBiết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thờiƯớc mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồnCái hoa trong lá, cái mầm trong câyMong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm

Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngàyTrong em hạt chữ xếp dày

Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơmTừ trong vòm mát ngôi trường

Xin lời ru được dẫn đường em đi(Con đường thầy ngỡ đôi khi

Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)Hẳn là thầy cũng già thôi

Hóa thân vào mỗi cuộc đời các emThì dù phấn trắng bảng đen

Hành trang ấy đủ thầy đem theo mìnhĐoàn Vị Thượng

XIN LỖI CÁC EM

Tôi đâu phải người làm nôngCày xong đánh giấc say nồng một hơiChuông reo tan buổi dạy rồiCòn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.Trách mình đứng trước các emDửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!Rụng dần theo bụi phấn bayƯớc mơ một thuở căng đầy tuổi xanhDẫu là lời giảng của mìnhCơn ho chợt đến vô tình cắt ngangDẫu là tiết học vừa tanBước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!Hiểu dùm tôi các em ơi

Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờCảnh đời chộn rộn bán muaÁo cơm nào dễ chi đùa với ai.Vờ quên cuộc sống bên ngoàiNhiều điều xa lạ nói hoài riết quenDở hay, yêu ghét, trắng đenCòn bao sự thật đã nhìn thẳng đâuAi còn dằn vặt đêm sâuTrong từng sợi tóc bạc màu truân chuyênThật lòng tạ lỗi các emHiểu ra khi đã lớn lên mai này!

Trần Ngọc Hưởng

Bụi phấn xa rồiNgẩn ngơ chiều khi nắng vàng phaiThương nhớ ngày xưa chất ngất hồn

Một mình thơ thẩn đi tìm lạiMột thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me

Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻBụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắmMỗi đứa một nơi cách biệt rồi!

Cuộc đời cũng tựa như trang sáchThư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???Buồn cho năm tháng hững hờ xa

Tìm đâu hình bóng còn vương lại?Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bàiTừng trang giáo án vẫn còn nguyên

Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻoVẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

Thái Mộng Trinh

Nhớ cô giáo trường làng cũ

Bao năm lên phố, xa làngNhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a êThương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờTay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xemTình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ i nguệch ngoạc bút chìThấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quêMơ sao được một ngày về thăm cô ! Nguyễn Văn Thiên

Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấyCòn rung rinh sắc thắm tươi

20-11 ngày năm ấyThầy tôi tuổi vừa đôi mươiCô tôi mặc áo dài trắngTóc xanh cài một nụ hồngNgỡ mùa xuân sang quáHọc trò ngơ ngẩn chờ trông...Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...Xuân sang, thầy đã bốn mươiMái tóc chuyển màu bụi phấnNhành hoa cô có còn cài?Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...Tà áo dài trắng nơi nao,Thầy cô - những mùa quả ngọtEm bỗng thành hoa lúc nào.

Phạm Thị Thanh Nhàn

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xaÊm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cườiYêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Trần Đăng Khoa

Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thươngLá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng

Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắngChim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơNắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa

Và cả gió cũng biết mê thơ nữaThổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầmĐiệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít

Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rítSà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lànhThời gian như dừng trôi không bước nữa

Không gian cũng nằm yên không dám cựaNgại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thangKiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm

Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắngNắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

Nguyễn Liên Châu

ThầyCơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắngCứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôiBao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...

Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lạiMái chèo đó là những viên phấn trắng

Và thầy là người đưa đò cần mẫnCho chúng con định hướng tương laiThời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữaGọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

Ngân Hoàng

Gửi về cô giáo dạy văn

Có thể bây giờ cô đã quên em Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết

Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.

Có thể bây giờ chiếc lá bàng non Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm

Ai sẽ nhặt dùm em xác lá Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ?

Ước gì... Hiện tại chỉ là mơ Cho em được trở về chốn ấy

Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên

Em nhớ hoài tiết học đầu tiên Lời cô dạy: "Văn học là nhân học"

Và chẳng ai học xong bài học làm người! Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười

Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớpRồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược

Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môiNhững lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi!

Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ...Nguyễn Thụy Diễm Chi

Biết Có Bao Giờ...Kính tặng cô Dòng sông lớn dần theo năm thángNgười lái đò tuổi bạc thời gianĐưa người khách sang sôngĐưa khát vọng vào bờNhưng biết bao giờ,Người kháchQuay đầu ngó lại ?!

Như Nhã (Mực Tím số 287 - 20/11/1997)

)