ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu,...

223
Môn: Toán Cấp: THPT (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Transcript of ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu,...

Page 1: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV

Môn: ToánCấp: THPT

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)

Hà Nội, tháng 7 - 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊNTHỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNGTRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Page 2: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV

Môn: ToánCấp: THPT

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)

Nhóm biên soạn:- Nguyễn Thế Thạch- Nguyễn Hải Châu- Phạm Đức Quang- Phan Đoài Bắc

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Page 3: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

LỜI NÓI ĐẦUĐất nước ta vừa trải qua 20 năm đổi mới về Chính trị - Kinh tế - Xã

hội. Khởi nguồn cho sự đổi mới ấy là các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, theo phương châm: Nhận thức mới – Tư duy mới – Tư tưởng mới – Hành động mới – Kết quả mới; theo nguyên lý: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở lại thực tiễn. Đổi mới Giáo dục và Đào tạo cũng theo chủ trương đó, với vòng lặp: nhận thức – tư tưởng – hành động.

Đào tạo người lao động Việt Nam thời kỳ đổi mới theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng hội nhập khu vực, quốc tế cần theo xu hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Bởi vậy, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, triển khai sự đổi mới ở hai chủ trương: “Chuẩn kiến thức-kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông”, “Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thông qua phương pháp dạy học tích cực”. Môn Toán chung sức cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại.

Nghiên cứu và thực hiện “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” (gọi tắt là Chuẩn) phải rõ các quan hệ giữa “Chuẩn” với các lĩnh vực như: “Mục tiêu giáo dục”, “Chương trình”, “Dạy và Học”, “Kiểm tra, đánh giá”, “Văn bản chỉ đạo, quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan dạy học môn học”, “Trải nghiệm thực tế dạy học”. Từ đó, tài liệu này gồm các nội dung sau:

- Giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 10, 11 và 12 THPT”.

- Giới thiệu một số quan điểm thực hiện “Chuẩn”- Bồi dưỡng năng lực giáo viên thực hiện “Chuẩn” qua tập huấn thực

hiện về: lập kế hoạch bài học, soạn giảng (kiến thức mới, luyện tập, ôn tập), soạn đề kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy-học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với năng lực học tập của học sinh (phù hợp với nhận thức, sự phát triển trí tuệ, tâm sinh lí lứa tuổi); thiết bị và đồ dùng dạy học (phần mềm tiện ích Powerpoint, Maple; Máy tính cầm tay).

- Hướng dẫn tập huấn.Do thời gian có hạn mà yêu cầu của việc bồi dưỡng năng lực giáo

viên môn Toán nhằm đổi mới - hữu ích - khả thi là rất cao, nên việc biên soạn tài liệu này không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!Hà Nội, tháng 7 - 2010

CÁC TÁC GIẢ

Danh mục các từ, cụm từ viết tắt trong văn bản này

BGH: Ban giám hiệu3

Page 4: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

CNTT: Công nghệ thông tinCT: Chương trình ĐG: Đánh giáGD-ĐT: Giáo dục và Đào tạoGDPT: Giáo dục phổ thôngGDTrH: Giáo dục trung họcGV: Giaó viên

HS: Học sinh KT-KN: Kiến thức, kĩ năng

PP: Phương pháopPPDH: Phương pháp dạy học

PT: Phương tiện PTDH: Phương tiện dạy học SGK: Sách giáo khoa TB: Thiết bị

THPT: Trung học phổ thông TNTHPT: Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Mục lụcTrang

Lời giới thiệu4

Page 5: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung

Phần thứ hai:Tổ chức dạy học và KT ĐG theo chuẩn KT-KN thông

qua các kỹ thuật dạy học tích cựcPhần thứ ba:Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương

5

Page 6: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phần thứ nhất:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊNTHỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC,

KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1 – Thời gian tập huấn: 3 ngày2 - Mục tiêu tập huấn: 2.1. Mục tiêu chung Sau khi tập huấn, người học sẽ đạt được những phương diện sau Về kiến thức:

- Hiểu được nội dung CT, SGK; các đặc điểm, cấu trúc của nội dung theo chuẩn KT-KN môn Toán.-   Hiểu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá trình dạy môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học.-   Hiểu được việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.

Về kĩ năng:-   Biết phân tích, tổng kết, phân loại, ĐG các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn Toán để thực hiện vào việc:+ Thiết kế, xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp.+ KT ĐG chất lượng học tập môn học của HS.-  Biết tổ chức, điều khiển các tiết dạy môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH, tăng cường hoạt động toán học cho HS. -  ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng KT-KN phù hợp, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy môn học.-  Dự kiến được câu hỏi-bài tập phù hợp đối tượng- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PP, kĩ thuật dạy học, PT, đồ dùng dạy học mới. Về thái độ:-  Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để cập nhật các tri thức về kĩ thuật dạy học, ứng dụng CNTT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.-  Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.

2.2. Các mục tiêu khác: -  Rèn luyện kĩ năng viết, đọc; tư duy phê phán; phân tích, tổng hợp và ĐG các tài liệu chuyên môn.-  Kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng trình bày trước đám đông.-  Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học.

3. Nội dung tập huấn- Giới thiệu nội dung Chuẩn KT-KN môn Toán.- Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn KT-KN của môn Toán. Áp dụng

các kỹ thuật dạy - học tích cực, thông qua các tình huống điển hình trong dạy học môn Toán, như: Dạy học kiến thức mới, dạy học bài tập, dạy học ôn tập và

6

Page 7: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

KT ĐG,… nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề cho HS; vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực đơn lẻ hoặc tích hợp, như:

1. Kỹ thuật tư duy: Động não; Lược đồ tư duy. 2. Kỹ thuật đặt câu hỏi: 5W1H. 3. Kỹ thuật học hợp tác: Kỹ thuật “bể cá”; Kỹ thuật “ổ bi”. 4. Kỹ thuật thảo luận nhóm: Kỹ thuật XYZ. 5. Kỹ thuật học độc lập: SQ3R 6. Kỹ thuật ĐG nhanh: Kỹ thuật tia chớp; Kỹ thuật “3 lần 3”.7. Một số kỹ thuật khác: Tranh luận, ủng hộ – phản đối; Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học; Điền khuyết; Đặt tiêu đề; PP liên tưởng.

- Hướng dẫn tổ chức KT, ĐG theo Chuẩn KT-KN.- Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương.

4. Giới thiệu tài liệu tập huấnNội dung tài liệu tập huấn được trình bày theo định hướng: Thông tin –

Nhận thức – Hành động (kĩ thuật thực hiện) – Kết quả (bài soạn, đề KT), tương thích với mong đợi sự phát triển nhận thức, trí tuệ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Lý do biên soạn tài liệu1.1. Quản lý, chỉ đạo dạy – học

Chế độ làm việc của GV phổ thôngTheo quy định mới nhất về chế độ làm việc do Bộ GD-ĐT vừa ban hành,

thời gian làm việc của GV phổ thông là 42 tuần/năm, trong đó có 35-37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục, tùy theo CT giáo dục tiểu học hoặc giáo dục trung học.

Theo đó, định mức tiết dạy của GV THPT là 17 tiết/tuần. GV làm công tác chủ nhiệm, phụ trách phòng học bộ môn, tổ trưởng bộ môn, GV tham gia công tác Đảng, đoàn thể, kiêm nhiệm các công việc khác được giảm 2-4 tiết/tuần.

Nhưng để đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT quy định mỗi GV không được kiêm nhiệm quá hai chức vụ trong cùng một thời gian.

GV làm công tác thanh tra thì một buổi làm việc được tính bằng 5 tiết định mức, GV dạy môn chuyên được tính 3 tiết định mức. GV được huy động làm công tác hướng dẫn, tập huấn chuyên môn thì một tiết giảng dạy bằng 1,5 tiết định mức.

Với quy định trên, những GV phải dạy thừa giờ sẽ được trả tiền phụ cấp làm thừa giờ.

Năng lực dạy học

7

Page 8: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Bộ trưởng Bộ GDĐT vừa kí ban hành Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009.

Dưới đây xin tóm tắt Chuẩn về năng lực dạy học, nêu tại Điều 6, gồm 8 tiêu chí:

1. Xây dựng kế hoạch dạy học   Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo

dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, PPDH phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

2. Đảm bảo kiến thức môn học   Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ

thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Đảm bảo CT môn học Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ được

quy định trong CT môn học. 4. Vận dụng các PPDH Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng

tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS. 5. Sử dụng các PT dạy học Sử dụng các PT dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Xây dựng môi trường học tập  Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận

lợi, an toàn và lành mạnh. 7. Quản lý hồ sơ dạy học   Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 8. Kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS   KT, ĐG kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công

bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự ĐG của HS; sử dụng kết quả KT ĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 1.2 Thực tế dạy học

+ Tỷ lệ HS THPT yếu kém về học lực chiếm khoảng 30-60% Sáng 31-3 (năm nào), tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã diễn ra

Hội thảo 15 sở Giáo dục- Đào tạo miền núi phía bắc, với chủ đề "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục", do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì. 

15 tỉnh miền núi phía Bắc với địa bàn dàn trải rộng là vùng cao, trung du, hải đảo, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn; tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, tỷ lệ đói nghèo cả vùng cao chiếm gần 30%, cao nhất trong toàn quốc. Trong 15 tỉnh có đến 34/62 huyện nghèo (chiếm 54,8%). Từ đó, đã tác động rất lớn đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các địa phương.  

Qua ĐG kết quả học kỳ 1 năm 2009 -2010, tỷ lệ HS yếu kém về học lực còn cao, nhất là bậc THPT; ở một số tỉnh tỷ lệ này trên 30%, cá biệt có tỉnh 50% - 60%. Nhiều HS vùng cao, vùng đồng bào dân tộc có nhu cầu ra lớp nhưng hiện

8

Page 9: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

tại các điều kiện như nơi ăn ở các em còn nhiều khó khăn; tỷ lệ HS thuộc diện nghèo cao so với các vùng khác cũng là nguyên nhân trở ngại để huy động HS ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng. 

+ Bảng kê kết quả tốt nghiệp THPT các năm 2007, 2008 và 2009 của các tỉnh có kết quả thi ở hai hoặc ba năm duới 80%TT Đơn vị KQ 2009 KQ 2008 KQ 2007 Ghi chúI Đồng bằng Sông Hồng Không cóII Đông Bắc1 Hà Giang 75,90 82,17 57,892 Cao Bằng 64,24 69,11 46,973 Bắc Kạn 60,95 58,15 38,744 Yên Bái 72,74 72,79 48,80III Tây Bắc5 Lai Châu 84,79 75,99 65.076 Điện Biên 73,32 83,20 65,447 Sơn La 39,07 73,40 48,33IV Bắc Trung Bộ8 Nghệ An 87,35 76,85 68,459 Quảng Bình 79,25 80,97 62,78V Nam Trung Bộ10 Quảng Ngãi 73,16 79,05 75,80VI Tây Nguyên11 Gia Lai 75,84 74,33 69,1212 Đăk Lăk 69,11 68,60 62,6013 Đăk Nông 76,09 76,35 64,57VII Đông Nam Bộ14 Bình dương 77,89 74,79 76,36VIII Đồng bằng Sông Cửu Long15 Đồng Tháp 63,08 82,68 78,8316 Kiên Giang 59,38 75,99 73,7917 Hậu Giang 61,95 61,43 73,4818 Sóc Trăng 63,59 72,54 66,6919 Bạc Liêu 73.08 73,02 60,95

(Về cơ bản các tỉnh nêu trên là những tỉnh có qui mô giáo dục phát triển mạnh trong những năm gần đây, lượng GV trẻ nhiều và hạn chế về sư phạm (còn hạn chế hiểu về CT, SGK, kỹ thuật dạy học, kỹ thuật ĐG ...), đội ngũ cán bộ quản lý thiếu ổn định chưa cập nhật kịp thời chỉ đạo của Bộ và yêu cầu phát triển giáo dục bình đẳng giữa các vùng miền. Còn tồn tại sự chưa đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận KT&KĐCLGD và bộ phận chỉ đạo dạy và học ở cơ sở giáo dục các cấp).

1.3. Dạy, học và thi TNTHPT môn ToánTính đến nay, việc thực hiện đại trà CT phân ban đã sang năm thứ tư, đã có

hai khóa HS tốt nghiệp THPT theo CT đó. Một số nhận xét về ưu- khuyết xung quanh việc dạy – học – thi môn Toán như sau:1. CT, SGK Toán THPT của nước ta không khác nhiều so với các nước khác.

SGK Toán THPT được biên soạn theo tinh thần của CT GDPT. Chú trọng sự chính xác khoa học. SGK Toán THPT nâng cao bao hàm nội dung SGK Toán THPT. Cụ thể, SGK Toán THPT (chuẩn, nâng cao) đảm bảo các yếu tố:

- Hiện đại: Đưa xác suất – thống kê;9

Page 10: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Hội nhập: Đưa số phức, đưa máy tính cầm tay;- Kế thừa: Không tích hợp, không đảo thứ tự logic nội dung từng chủ đề

kiến thức-kĩ năng;- Đảm bảo tính liên môn: Đưa đạo hàm xuống lớp 11 để chuẩn bị cơ sở

toán cho HS học môn Vật lý lớp 12.Điểm mới của SGK môn Toán THPT (chuẩn, nâng cao):- Sách viết công phu, các định lý được chứng minh chính xác. Các tác giả

đã bỏ nhiều công sức sưu tầm các bài tập và tìm tòi lịch sử đời sống cũng như phát minh của nhiều nhà toán học khiến cho việc học toán trở nên hấp dẫn. In ấn trình bày đẹp, ít sai sót.

- Có chú ý dẫn dắt đến khái niệm mới, chú ý giúp HS tích cực học tập (qua câu hỏi giữa bài);

- Có những câu giới thiệu mục đích của chương, có bài đọc thêm;- Có đáp số, có hướng dẫn giải bài tập, có câu hỏi trắc nghiệm.

2. Về CT, SGK môn Toán THPT dư luận xã hội không có ý kiến lớn. Một số cho rằng HS của ta khi học theo học CT - SGK Toán THPT nêu trên, sang Mỹ thì tiếp cận và học toán tốt, nhưng sang Châu Âu thì có một số hạn chế mà nguyên nhân cơ bản là ở trong SGK của ta còn chưa nhiều những bài toán có yếu tố kỹ thuật, ứng dụng thực tế,...Về CT - SGK Toán THPT so với trước có đưa nội dung xác suất-thống kê, có giảm một số tiểu tiết với sự rút gọn đáng kể các nội dung + độ khó của bài tập toán, song do thời lượng thực hiện CT bị chiết giảm gần một phần ba so với trước, do thực tế dạy (theo thói quen, theo yêu cầu của cha mẹ HS và do đề thi tuyển sinh CĐ - ĐH) GV vẫn giao cho HS làm thêm các bài tập khó với số lượng lớn gấp hai, ba lần so với số lượng bài tập có trong SGK, vẫn duy trì các nội dung giải toán gắn với: định lí đảo của dấu tam thức bậc hai, tính giới hạn nhờ qui tắc Lôpitan, tính tọa độ tiếp điểm của tiếp tuyến với đường cong nhờ nghiệm kép, tìm cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng, tính vectơ pháp tuyến của mặt phẳng nhờ định thức cấp 3, viết phương trình mặt phẳng nhờ chùm mặt phẳng, v.v...đã tạo nên sự quá tải trong dạy học toán.Cũng như các nước, yếu tố quyết định sự thành bại của CT - SGK là người GV; CT- SGK viết chuẩn mà GV dạy không chuẩn, thì không thể có hiệu quả và chất lượng giáo dục mong muốn; Chúng ta cần phải có GV truyền được cái hồn, cái thần của CT - SGK cho HS, dạy cách nghĩ, dạy cách học, từ đó phát triển trí tuệ cho HS và tạo ra năng lực và bản lĩnh người lao động cho nền KT – XH công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã có những chỉ đạo giảm sức ép về thời lượng khi thực hiện CT-SGK như chuyển từ 35 tuần lên 37 tuần, tích hợp một số môn..., song vẫn chỉ là giải pháp tình thế.Việc thực hiện CT - SGK cần gắn liền với ĐG. ĐG việc học của HS căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng là qui định pháp lý, những bài đọc thêm nhất thiết không được hỏi trong KT và thi cử; cần có sự ĐG khuyến khích những HS có năng lực và ham muốn học lên thể hiện ở việc giải toán bởi những kiến thức không có trong CT - SGK.Trong CT - SGK còn có nhiều phần sơ sài, nhiều phần bị lược bỏ không được học ở bất kỳ chỗ nào. Đề nghị, những phần lược bỏ, nhưng có nhiều ứng dụng thực tế cần được phục hồi như: tính chất đường phân giác của tam giác; ba đường cônic;

10

Page 11: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

tam diện thuận, nghịch; chiều và độ dài của tích vectơ; Vấn đề lồi, lõm, điểm uốn trong khảo sát hàm số; Áp dụng tích phân tính độ dài dây cung, tính diện tích tròn xoay. Nếu thiếu sự phục hồi này thì HS ban KHTN sẽ hổng về kiến thức cơ bản khi tiếp thu giáo trình đại học, những kỹ sư khó trở thành những tổng công trình sư.Phần CT, SGK lớp 11 có hơi nặng so với sự tiếp thu của HS; Bởi vậy, cần có sự hoán đổi giữa chủ đề xác suất-thống kê với chủ đề hàm số lũy thừa, mũ, logarit; để phần giải phương trình, hệ phương trình được nối liền; còn phần xác suất cần được dạy ở lớp 12, ứng với thời điểm HS đủ năng lực tiếp thu.Hình bìa sách, hình 104b trang 126 của Hình học lớp 10 nâng cao cần thay, vì dây cáp cầu thõng xuống không phải theo hình parabol mà theo hình dây xích.Xem lại chứng minh trường hợp 2 của định lý về “sự bằng nhau của hai tứ diện” của sách Hình học 12 nâng cao.Thực hiện CT, SGK cần chú ý tới đặc điểm thời đại CNTT, sao cho có thời lượng cho những vấn đề cần học và cho HS tự thân trải nghiệm để học suy nghĩ, tự học, học suốt đời; cần chú ý tới sự liên thông với cấp học tiếp theo để tránh lặp và tránh nặng, những nội dung học ở đại học nên trả lại bậc đại học để tránh sự biên soạn sơ sài ở cấp phổ thông, tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng sống ở từng môn học.Thực tế cho thấy hầu hết trường phổ thông dạy theo CT chuẩn, việc thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cũng không phân biệt rõ việc học theo CT nào, từ đó thực hiện CT cho các đối tượng đặc biệt (HS vùng khó, HS năng khiếu ...), những kiến thức nâng cao ở từng môn học phải được cân nhắc dạy phân hoá bằng hình thức tự chọn. Trong SGK cần cân nhắc sự hợp lý trong phân tách câu hỏi với hoạt động. Nên chăng các tình huống hoạt động không cần cho ở dạng câu hỏi mà chỉ dùng thống nhất là các hoạt động thôi.Sử dụng thuật ngữ trong đề bài: Nếu yêu cầu “tính” thì chỉ chấp nhận giá trị đúng, nếu yêu cầu “giải” phương trình hoặc hệ phương trình thì chỉ chấp nhận nghiệm đúng; Nếu yêu cầu “tính gần đúng” thì cần quy định lấy đến chữ số thập phân thứ mấy hoặc tính góc đến phút (hay giây).CT-SGK đã tương thích thế giới, đa phần GV trách nhiệm tâm huyết, nhưng sản phẩm HS vẫn bất cập yêu cầu xã hội, sự học chểnh mảng, bỏ học vẫn là vấn nạn, phải chăng là ở kỹ thuật dạy và học chưa cập nhật thời đại CNTT, trong lĩnh vực này hầu như không có sự chuyển giao từ Viện nghiên cứu, từ các dự án cho các vụ chức năng chỉ đạo tổ chức thực hiện 3. HS ban Khoa học xã hội và nhân văn, học theo SGK toán chuẩn (chữ chuẩn không ghi lên bìa sách, chỉ ngầm hiểu). HS ban KHTN, học theo SGK toán nâng cao (chữ nâng cao có ghi lên bìa sách). HS ban Cơ bản nếu chọn học nâng cao môn Toán thì cũng học theo SGK toán nâng cao; ngoài số tiết trong CT, mỗi tuần phải thêm từ 1 tiết đến 1,5 tiết, dạy các “chủ đề tự chọn”; GV, HS chọn theo BGH. Chủ đề tự chọn chia làm hai loại: Chủ đề tự chọn bám sát và chủ đề tự chọn nâng cao. Kèm theo đó là tài liệu, là cách thức quản lí số tiết học này. CT tự chọn có mục đích tăng thêm thời lượng cho môn Toán và bù đắp được những lỗ hổng kiến thức còn để lại sau các giờ học chính thức. Phân phối CT do các Sở Giáo dục chỉ đạo thực hiện; Một số Sở giáo dục cho phép tổ chuyên môn từng

11

Page 12: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

trường phổ thông có thể điều chỉnh số tiết trên mỗi bài học cho phù hợp với năng lực tiếp thu của HS trường mình.4. Trong mỗi chủ đề, mỗi kiến thức thuộc môn Toán, các lớp 10, 11 và 12, Chuẩn KT-KN đều nêu rõ “kết quả cần đạt” cho HS; nhưng định hướng đó chưa thể hiện trong một vài phần của SGK toán, nếu như sau mỗi bài học, sau mỗi chương đều ghi rõ yêu cầu tối thiểu về nội dung trọng tâm, về PP, về kỹ năng làm toán v.v… sẽ định hướng và làm yên tâm người dạy, người học; GV tránh được hoặc không dám tự yêu cầu cao trong các giờ học chính thức, dẫn đến dạy thêm – học thêm “đi mây về gió”, làm cho HS khi tiếp xúc bài toán cơ bản nhất, bám sát kiến thức nhất, thì không làm được.5. Sự chênh lệch giữa khung CT chuẩn và nâng cao, hơn kém nhau về lượng kiến thức và mức độ rèn luyện kỹ năng cho cả ba khối lớp 10, 11 và 12, cần làm rõ hơn , không nên nêu chung ở mức 10 – 20 % như hiện nay, từ đó, GV có thể soạn giáo án chung cho cả hai CT toán, tạo điều kiện GV thoát ly được hai bộ SGK toán hiện hành, tránh được hiện trạng HS học theo ban nào thì buộc phải dạy theo SGK ban đó. 6. Có thể khẳng định rằng việc học ở ta hiện nay là học để thi. Thi là kết quả cuối cùng và là khâu quan trọng; rất tiếc là nó đứng gần như độc lập trong việc ĐG kết quả học tập của HS. “Thi thế nào, dạy và học thế ấy”, phân tích đề thi tốt nghiệp THPT môn toán năm 2009, cũng như các năm trước đó, hoặc ngay cả đề thi tuyển sinh đại học môn Toán, có những điểm bất cập và thiếu nhất quán:       - Đề thi quá “súc tích” bằng những bài toán đòi hỏi sự thực hành các phép tính đơn điệu, thiếu sự sáng tạo từ phía người thi. Bao năm như vậy, đã hằn một lối ra đề, dẫn đến những giờ dạy toán, mà cả thầy và trò cứ chăm bẵm các thao tác tính toán. HS không thích GV dừng lại giải thích định nghĩa, chứng minh định lí …tâm lí HS đại trà có những biến thái mới, tạm gọi “tâm lí bấm nút”, Khoảng cách giảng dạy trên lớp giữa lí thuyết và thực hành xa nhau đến mức khó chấp nhận.     - Đề thi hầu không có câu ứng dụng toán học vào thực tiễn, trong khi việc ứng dụng không phải ít. Điều này đã làm cho GV toán gần như bỏ hết các phần ứng dụng (nếu có) sau các bài học. Kết cục là học toán mà không biết gì lịch sử toán, nét đẹp của toán. Toán bắt nguồn từ đâu, toán dùng vào việc gì? Có thể nói rất phản giáo dục. Đã gặp thực tế HS trung bình về toán, sau tốt nghiệp THPT và vài năm đi làm thợ thì không còn nhớ được về đạo hàm, tích phân, giải phương trình lượng giác...      - Đề thi “súc tích” dẫn đến đáp án “gọn gàng” và đến bài làm của thí sinh thì chỉ còn thuần các phép tính, thiếu lập luận, thiếu logic, thiếu dẫn nhập … Có những bài làm của thí sinh chiếu theo đáp án được 8 điểm chẳng hạn, nhưng quá nghèo nàn về ngôn ngữ, lập luận. Nếu cứ tiếp tục ra đề thi toán như thế này thì khó lòng tránh được sự quay cóp của thí sinh, bởi chỉ ghi nguệch ngoạc đôi dòng nhờ “coppy” là có điểm.

- Đề thi thiếu sự dẫn dắt, định hướng, tức là phớt lờ hẳn lí thuyết đưa đến phương cách làm bài toán. Do đó, một mặt thí sinh thiếu điểm tựa trong khi làm bài, mặt khác làm cho những giờ dạy toán ở trường phổ thông khô khan, thiếu sinh khí, chỉ phục vụ cho nhóm nhỏ HS có năng khiếu toán.

12

Page 13: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

7. Tồn tại tình trạng GV toán bậc THPT dạy ở mức cho HS giải được toán giải toán chưa vượt lên cho HS hiểu, sáng tạo.

ĐG chung về thực tế dạy học môn Toán mấy năm gần đây có một số GV cố dạy làm sao cho hết nội dung trong SGK, không giám bỏ bất kì nội dung nào của SGK dẫn đến tình trạng quá tải, HS không hứng thú học tập. CT GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và GV phổ thông. Tuy nhiên, nhiều GV vẫn không sử hoặc sử dụng không có hiệu quả. Tình trạng ôm đồm, quá tải về nội dung kiến thức trong các giờ học ở trường phổ thông đang diễn ra. Trong quá trình dạy học nhiều GV trong tổ bộ môn chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? Dạy những nội dung gì? Rèn luyện những kĩ năng gì đối với HS...dẫn đến tình trạng chưa thống nhất với nhau về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học. Trong KT, ĐG kết quả học tập của HS, GV trong tổ bộ môn cũng chưa thống nhất hoàn toàn trong việc KT nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị KT-KN. Trong dự giờ GV của GV bộ môn cũng như các cấp quản lý giáo dục cũng chưa thống nhất trong tiêu chí ĐG GV về KT-KN của giờ dạy. Những tồn tại, bất cập nêu trên đòi hỏi phải sớm có hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của CT GDPT để giải quyết.2. Mục đích biên soạn tài liệu

- Cung cấp thông tin quản lí, chỉ đạo và yêu cầu cụ thể về thống nhất thực hiện bám sát Chuẩn KT-KN môn Toán THPT trong dạy – học ở các trường THPT và các cấp cơ quan quản lý giáo dục, đảm bảo dạy – học chuẩn hóa và phân hóa.

- Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn KT-KN trong CT GDPT cũng như tình trạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức.

- Giúp GV sử dụng kết hợp, có hiệu quả giữa Chuẩn CT GDPT, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo.

- Tạo sự thống nhất về mức độ dạy học về KT-KN trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học theo đối tượng và vùng miền.

- Góp phần xây dựng nhận thức và thực hiện đồng bộ, thống nhất về KT, ĐG kết quả học tập của HS trong năm học cũng như trong các kỳ thi tuyển và thi tốt nghiệp các cấp.3. Cấu trúc tài liệu

Tài liệu gồm 3 phầnPhần thứ nhất: Những vấn đề chungPhần thứ hai: Tổ chức dạy học và KT, ĐG theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cựcPhần thứ ba: Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu

- Tài liệu này được xem là một văn bản chỉ đạo của Vụ GDTrH về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy – học và KT, ĐG, dùng cho tất cả các GV và cán bộ chỉ đạo môn Toán THPT đảm bảo nhận thức: Chuẩn KT-KN của CT GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, KT, ĐG.

- Sử dụng kết hợp tài liệu này với các tài liệu CT GDPT, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN trong CT GDPT, SGK và các loại tài liệu tham khảo khác.

13

Page 14: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Sử dụng tài liệu này trong việc thiết kế bài giảng, nêu câu hỏi, ra bài tập và thiết kế đề KT bảo đảm yêu cầu bám sát chuẩn KT-KN trong dạy học và KT, ĐG.

Phần thứ haiTỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC

KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

A.GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰCTRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN THPT

Các kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên, chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS.

1. Động não14

Page 15: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ1.1. Khái niệm: Động não (hay công não) là một kỹ thuật nhằm huy động

những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng).

1.2. Quy tắc của động não•Không ĐG và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;•Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; •Khuyến khích số lượng các ý tưởng;•Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.Các bước tiến hành

1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến,

không ĐG, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến;4. ĐG:

•Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng- Có thể ứng dụng trực tiếp;- Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;- Không có khả năng ứng dụng.•ĐG những ý kiến được lựa chọn

•Rút ra kết luận hành động. 1.3. Ứng dụng•Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;•Tìm các phương án giải quyết vấn đề;•Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. 1.4. Ưu điểm•Dễ thực hiện; •Không tốn kém;•Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;•Huy động được nhiều ý kiến;•Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.1.5. Nhược điểm•Có thể đi lạc đề, tản mạn;•Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;•Có thể có một số HS “quá tích cực”, số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.

2. Động não viết

2.1. Khái niệm: Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề. Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.

15

Page 16: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

2.2. Cách thực hiện

•Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;•Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;•Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;•Sau khi thu thập xong ý tưởng thì ĐG các ý tưởng trong nhóm.2.3. Ưu điểm•Ưu điểm của PP này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm;•Tạo sự yên tĩnh trong lớp học; •Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng;•Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt; •Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ. 2.4. Nhược điểm •Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, lạc đề;•Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.

3. Động não không công khai•Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.•Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến khác.•Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý kiến riêng.

4. Kỹ thuật XYZ: là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Ví dụ, kỹ thuật 635 thực hiện như sau: •Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;•Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;•Con số X-Y-Z có thể thay đổi;•Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, ĐG các ý kiến.

5. Kỹ thuật “bể cá”: là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ: đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là PP thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận,

16

Page 17: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.Bảng câu hỏi cho những người quan sát • Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?• Họ có nói một cách dễ hiểu không?• Họ có để những người khác nói hay không?• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?

6. Kỹ thuật “ổ bi”: là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác. Cách thực hiện: •Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của PP luyện tập đối tác;•Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.

7. Tranh luận ủng hộ – phản đối Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau. Cách thực hiện: •Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối. •Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.•Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận. •Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và ĐG, kết luận thảo luận.

8. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy họcThông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, ĐG, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học. Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phản hồi tích cực là: •Có sự cảm thông; •Có kiểm soát;•Được người nghe chờ đợi;•Cụ thể;•Không nhận xét về giá trị;•Đúng lúc;

17

Page 18: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

•Có thể biến thành hành động;•Cùng thảo luận, khách quan.Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi:•Diễn đạt ý kiến của Ông/Bà một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều);•Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (không vội vã);•Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng;•Giải thích những quan điểm không đồng nhất;•Chấp nhận cách thức ĐG của người khác;•Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế;•Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến;•Chỉ ra các khả năng để lựa chọn. Có nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc thu nhận thông tin phản hồi trong dạy học. Ngoài việc sử dụng các phiếu ĐG, sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng trong dạy học nói chung và trong thu nhận thông tin phản hồi.

9. Kỹ thuật tia chớpKỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. Quy tắc thực hiện:•Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;•Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?•Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;•Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.

10. Kỹ thuật “3 lần 3”Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau:• HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, PP tiến hành thảo luận...). •Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt;- 3 điều chưa tốt;- 3 đề nghị cải tiến.•Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

11. Lược đồ tư duy 11.1. Khái niệmLược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. 11.2. Cách làm•Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.•Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.•Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.

18

Page 19: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

•Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 11.3. Ứng dụng của lược đồ tư duyLược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:•Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;•Trình bày tổng quan một chủ đề;•Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;•Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;•Ghi chép khi nghe bài giảng. 11.4. Ưu điểm của lược đồ tư duy•Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;•Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;•Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;•HS được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.

B.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNGTHÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT-KN trong Chương trình GDPT thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực1.1. Nguyên tắc chung nhận thức về nội dung nghiên cứu, học tập, tập huấn:1 - Khái niệm Chuẩn KT-KN

Chuẩn KT-KN của một cấp học, lớp học, môn học là các yêu cầu phổ thông, cơ bản về KT-KN mà HS cần phải và có thể đạt được sau khi hoàn thành CT giáo dục của từng cấp học, lớp học và môn học tương ứng.

Chuẩn KT-KN là căn cứ để biên soạn SGK, và các tài liệu hướng dẫn dạy học, KT, ĐG; đồng thời cũng là căn cứ để xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Căn cứ vào chuẩn KT-KN, các cơ quan quản lý giáo dục và các trường xác định mục tiêu KT, ĐG đối với từng bài KT, bài thi; ĐG kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học; chỉ đạo, quản lý, thanh tra, KT việc thực hiện dạy học.

2 - Giới thiệu chung về Chuẩn KT-KN trong CT GDPT I. Giới thiệu chung về Chuẩn Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo ĐG hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó và khi đạt được những yêu cầu của chuẩn thì cũng có nghĩa là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh của chuẩn, chỉ ra những căn cứ để ĐG chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những điểm kiểm soát và để ĐG chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình đào tạo. Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn:

- Chuẩn phải có tính khách quan, rất ít lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn.

19

Page 20: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Chuẩn phải có hiệu lực tương đối ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng, không luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên chuẩn phải có tính phát triển, không tuyệt đối cố định. - Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hòa, hợp lý giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra) - Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và đạt tối đa chức năng định lượng - Đảm bảo mối liên quan, không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực gần gũi khác.

II. Chuẩn KT-KN trong CT GDPT Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ trong CT GDPT được thể hiện cụ thể trong CT các môn học hay hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các CT cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩn KT-KN của CT môn học, CT cấp học. 1. Chuẩn KT-KN của CT môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của đơn vị kiến thức mà HS cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN. Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về KT-KN cụ thể, tường minh hơn; bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN (thường gọi là minh chứng). 2. Chuẩn KT-KN của CT cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của các môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 2.1. Chuẩn KT-KN ở CT các cấp học, đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về KT-KN mà HS cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành CT giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các yêu cầu này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. 2.2. Việc thể hiện Chuẩn KT-KN ở cuối CT cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lý, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng GV. 2.3. CT cấp học đã thể hiện Chuẩn KT-KN không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về CT của các cấp học, Chuẩn KT-KN được biên soạn theo tinh thần: a) Chuẩn KT-KN không được viết cho từng môn học riêng biệt mà viết cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của cấp học. b) Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong CT cấp học là Chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra.

20

Page 21: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

III. Chuẩn KT-KN trong CT GDPT có những đặc điểm: 3.1. Chuẩn được chi tiết, tường minh bởi các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về KT-KN. 3.2. Chuẩn có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. 3.3. Chuẩn KT-KN là thành phần của CT GDPT. Trong CT GDPT, Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của CT môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng thời, Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của CT mỗi cấp học. Chuẩn KT-KN là thành phần của CT GDPT đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, KT, ĐG theo chuẩn sẽ tạo nên sự thống nhất trong cả nước; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn vào dạy học, KT, ĐG; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức KT, ĐG và thi theo chuẩn.

IV. Các mức độ về KT-KN Các mức độ về KT-KN được thể hiện cụ thể, tường minh trong Chuẩn KT-KN của CT GDPT. Về kiến thức: Yêu cầu HS phải biết, hiểu, vận dụng các kiến thức cơ bản trong CT, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kĩ năng: Biết áp dụng các kiến thức được học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,... KT-KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức, theo cách phân loại của S.Bloom, có thể xác định theo 6 mức độ sau đây: 1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng. Ở mức này HS có thể phát biểu đúng một định nghĩa, định lý, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu:

Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lý, định luật, tính chất. Nhận dạng (không cần giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị trí tương

đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản. Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đó biết giữa các yếu

tố, các hiện tượng. 2. Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng vẫn là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đó

21

Page 22: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

học hoặc biết. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu:

Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, định lý, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang công thức, ký hiệu, số liệu và ngược lại)

Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lý, định luật.

Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc logic. 3. Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới (vận dụng hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra); là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, sử dụng PP, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu trên. Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu:

So sánh các phương án giải quyết vấn đề Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm,

định lý, định luật, tính chất đó biết. Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ

sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn. 4. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lý cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúc của thông tin, sự vật, hiện tượng. Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các yêu cầu:

Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.

Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể. Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng. Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành.

5. Tổng hợp: Là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập một hình mẫu mới. Yêu cầu tạo ra được một chủ đề mới, một vấn đề mới. Một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới. Có thể cụ thể hoá mức độ tổng hợp bằng các yêu cầu:

Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh. Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ cụ thể.

22

Page 23: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phát hiện các mô hình mới đối xứng, biến đổi, đối ngẫu hoặc mở rộng từ mô hình đó biết ban đầu.

6. Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin, như bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một PP. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc ĐG dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích). Yêu cầu xác định được các tiêu chí ĐG (người ĐG tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí) và vận dụng được để ĐG. Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố của mọi mức độ nhận thức trên. Có thể cụ thể hoá mức độ ĐG bằng các yêu cầu:

Xác định được các tiêu chí ĐG và vận dụng để ĐG thông tin, hiện tượng, sự vật, sự kiện.

ĐG, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.

Phân tích những yếu tố, dữ kiện đó cho để ĐG sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.

Nhận định nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ. Các công cụ ĐG có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được ĐG về chuyên môn liên quan.

Tuy nhiên, đối với HS phổ thông nước ta, Chuẩn chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng

V. Chuẩn KT-KN của CT GDPT vừa là căn cứ vừa là mục tiêu của dạy học, KT, ĐG, thi Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ của CT GDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp của CT GDPT; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. 1. Chuẩn KT-KN là căn cứ: - Biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, KT, ĐG, đổi mới PPDH, đổi mới KT, ĐG. - Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, KT thực hiện dạy học, KT, ĐG, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV. - Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. - Xác định mục tiêu KT, ĐG đối với từng bài KT, bài thi; ĐG kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 2. Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của CT GDPT “ này biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của chuẩn KT-KN bằng các nội dung chọn lọc trong SGK và theo cách nêu trong mục II. Tài liệu này giúp các các bộ chỉ đạo chuyên môn, cán bộ quản lý giáo dục, GV, HS nắm vững và thực hiện đúng theo chuẩn KT-KN.

23

Page 24: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

3 - Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT-KN đồng thời với đổi mới PPDH 3.1. Yêu cầu chung a) Căn cứ chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về KT-KN, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu KT-KN trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b) Sáng tạo về PPDH phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. d) Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. e) Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả PT, TB dạy học được trang bị hoặc do GV, HS tự làm; quan tâm ứng dụng CNTT trong dạy học. f) Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức ĐG và tăng cường hiệu quả việc ĐG.

3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục a) Nắm vững chủ trương đổi mới GDPT của Đảng, Nhà nước. Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của ngành, trong CT, SGK, PPDH, sử dụng PT, TBDH, hình thức tổ chức dạy học và ĐG kết quả giáo dục. b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT-KN trong CT GDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH. c) Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả; thường xuyên, KT, ĐG các hoạt động dạy, học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn KT-KN đồng thời với tích cực đổi mới PPDH. d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát chuẩn KT-KN.

3.3. Yêu cầu đối với GV a) Bám sát chuẩn KT-KN để thiết kế bài giảng; mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; việc khai thác sâu KT-KN phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của

24

Page 25: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. e) Sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. 4 - Yêu cầu KT, ĐG bám sát chuẩn KT-KN ĐG kết quả học tập của HS thực chất là việc xem xét mức độ đạt được về nhận thức thông qua hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học, bài học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn KT-KN; từ các chuẩn này, khi tiến hành KT, ĐG kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm KT được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS. 4.1. Yêu cầu KT, ĐG a) Phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. b) Chỉ đạo, KT việc thực hiện CT, kế hoạch giảng dạy, học tập của nhà trường; tăng cường đổi mới khâu KT, ĐG thường xuyên, định kỳ; phối hợp giữa ĐG của GV và tự ĐG của HS, giữa ĐG của nhà trường và ĐG của gia đình, cộng đồng. Đảm bảo chất lượng KT, ĐG thường xuyên, định kỳ: chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. c) ĐG kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong ĐG phải cao; chú ý hơn tới ĐG cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. d) ĐG hoạt động dạy học không chỉ ĐG thành tích học tập của HS mà còn bao gồm ĐG quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng KT, ĐG hành động, tình cảm của HS: nghĩ và làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Chú trọng PP, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để ĐG quá trình dạy học. e) ĐG kết quả học tập của HS, thành tích học tập của HS không chỉ ĐG kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí ĐG kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Căn cứ và đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có qui định ĐG bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hoặc ĐG chỉ bằng nhận xét của GV. f) Từng bước nâng cao chất lượng đề KT, thi đảm bảo vừa ĐG được đúng chuẩn KT-KN, vừa có khả năng phân hóa cao. Đổi mới ra đề KT 15 phút, 1 tiết,

25

Page 26: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

học kỳ theo hướng KT KT-KN cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định. g) Áp dụng các PP phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề KT, thi. Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức KT, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. 4.2. Các tiêu chí của KT, ĐG a) Đảm bảo tính toàn diện: ĐG được các mặt KT-KN, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS. b) Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong ĐG, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục. c) Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, PT tổ chức KT, ĐG phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS, cơ sở giáo dục; cần đảm bảo dải phân hoá rộng, đủ cho phân loại đối tượng. e) Đảm bảo hiệu quả: ĐG được tất cả các lĩnh vực cần ĐG HS, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra. Thảo luận:Câu hỏi 1: Nội dung trình bày trên có giải đáp được việc nghiên cứu, học tập và thực hiện “Chuẩn” không? Đã phản ánh được các quan hệ: “Chuẩn” với “Mục tiêu giáo dục”, “CT”, “Dạy và Học”, “KT, đánh gía”, với “Văn bản chỉ đạo qui phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT” ? Qua thực tế công tác của bản thân, bạn thấy còn có những vấn đề nào cần làm rõ?

Câu hỏi 2: Theo bạn sự giống nhau, khác nhau cơ bản giữa “Chuẩn” và “Năng lực dạy học” là gì?Câu hỏi 3: Qua thực tế học tập của HS, dạy học của bản thân và sự hiểu biết về “Chuẩn”, bạn có dự định gì thực hiện để tác động chuyển biến chất lượng dạy học bộ môn?

1.2. Dạy học theo chuẩn KT-KN trong CT GDPT thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực, đối với từng lớp học, theo quan điểm chỉ đạo sau

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHUNG PHÂN PHỐI CT THPTKhung Phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho các lớp cấp THPT từ

năm học 2009-2010. 1. Về khung Phân phối CT KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của CT (chương, phần, bài

học, môđun, chủ đề,...), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành KT định kì tương ứng với các phần đó.

26

Page 27: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Thời lượng nói trên quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp tổ chức dạy học 1 buổi/ngày (thời lượng dành cho KT là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu). Tiến độ thực hiện CT khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường THPT trong cả nước. Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết cho từng bài của môn học và hoạt động giáo dục, bao gồm cả chủ đề tự chọn nâng cao (nếu có) cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THPT thuộc quyền quản lí. Các trường THPT có điều kiện bố trí GV và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể đề nghị để Sở GDĐT phê chuẩn điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).

2. Về Phân phối CT dạy học tự chọna) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1

trong 2 cách: Sử dụng SGK NC hoặc sử dụng SGK biên soạn theo CT chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho CT chuẩn và CT NC môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT. Các Sở GDĐT quy định cụ thể PPCT dạy học các CĐNC cho phù hợp với mạch kiến thức của SGK biên soạn theo CT chuẩn môn học đó. Tài liệu CĐNC sử dụng cho GV và HS.

b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu KT-KN, không bổ sung kiến thức NC mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.

Bộ GDĐT ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV, để tham khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị kế hoạch bài giảng CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.

c) Việc KT, ĐG kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế ĐG, xếp loại HS Trung học cơ sở và HS THPT của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm KT (dưới 1 tiết) riêng nhưng không có điểm KT 1 tiết riêng, điểm CĐNC, CĐBS môn học nào tính cho môn học đó.

3. Đổi mới PPDH và đổi mới KT, ĐGa) Chỉ đạo đổi mới PPDH:- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là: + Phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV; + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết

kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;

27

Page 28: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

+ Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý CNTT, sử dụng các PT nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;

+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;

+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém.

- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.

b) Đổi mới KT, ĐG:- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KT, ĐG là:+ GV ĐG sát, đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng

dẫn HS biết tự ĐG năng lực của mình;+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với

hình thức TNKQ trong KT, ĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.

+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế ĐG, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần KT thường xuyên, KT định kỳ, KT học kỳ cả lý thuyết và thực hành. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN TOÁN

GV thực hiện chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với HS trong CT môn Toán ban hành theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, KPPCT của Bộ GDĐT và PPCT của Sở GDĐT.

Về nội dung dạy, học và KT, ĐG phải chú trọng: Căn cứ theo chuẩn KT-KN trong CT GDPT môn Toán của Bộ GDĐT. Những KT-KN cơ bản và PP tư duy mang tính đặc thù của toán học phù hợp với định hướng của cấp học THPT. Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm, không yêu cầu quá cao về lí thuyết. Giúp HS nâng cao, phát huy năng lực tư duy trừu tượng và hình thành cảm xúc thẩm mĩ, khả năng diễn đạt ý tưởng qua học tập môn Toán.

Về PPDH Tích cực hoá hoạt động học tập của HS, rèn luyện khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS nhằm hình thành và phát triển ở HS tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. Chọn lựa sử dụng những PP phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hoá việc học tập của HS bằng những dẫn dắt cho HS tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức, chống lối học thụ động. Tận dụng ưu thế của từng PPDH, chú trọng sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. Coi trọng cả cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng lẫn vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

28

Page 29: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Thiết kế bài giảng, đề KT, ĐG cần theo khung đã hướng dẫn trong các tài liệu bồi dưỡng thực hiện CT và SGK của Bộ GDĐT ban hành, trong đó đảm bảo quán triệt các yêu cầu đổi mới PPDH đã nêu ở trên phần I.3 về soạn giảng và KT, ĐG. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và thông qua việc dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.

Thực hiện chuẩn KT-KN:Bộ GDĐT đã ban hành CT GDPT trong đó có chuẩn KT-KN của từng chủ đề

nội dung môn học. Trong phần “Những vấn đề chung” của CT GDPT đã xác định: “Chuẩn KT-KN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập”. Đây là cơ sở pháp lí thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của CT, thực hiện dạy học KT, ĐG phù hợp với các đối tượng HS; trên cơ sở đó sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân HS, giúp GV chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong áp dụng CT, từng bước đem lại cho HS chất lượng giáo dục thực sự và sự bình đẳng trong phát triển năng lực cá nhân; góp phần thực hiện chuẩn hoá và thực hiện dạy học phân hóa.

Bộ GDĐT đã hướng dẫn, khuyến khích GV áp dụng linh hoạt CT và SGK theo đặc điểm vùng, miền và đối tượng HS, nhưng không ít GV vẫn lúng túng khi áp dụng CT, vận dụng SGK trong dạy học cho các đối tượng HS khác nhau. Bởi vậy, tổ chức dạy học KT, ĐG theo chuẩn KT-KN cần đảm bảo tổ chức, hướng dẫn HS học tập trong hoạt động, để từng đối tượng HS đều đạt được Chuẩn đó và phát triển được các năng lực của cá nhân bằng những giải pháp phù hợp. Cụ thể: Việc thực hiện chuẩn KT-KN của CT GDPT môn Toán cần theo các quan điểm: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới.SÁT THỰC:

- Sát với nội dung chuẩn, với thực tế đối tượng và điều kiện giảng dạy, với thời lượng cho phép; biên soạn đủ dạng các bài luyện tập tương đương với các ví dụ nêu trong chuẩn nhằm giúp HS rèn luyện kĩ năng giải toán đạt chuẩn và phân hoá theo mức độ yêu cầu của CT chuẩn và CT nâng cao. Thực hiện chuẩn gắn với CT tự chọn của bộ môn.

- Chú trọng các ví dụ và bài toán có nội dung thực tiễn đời sống và gắn với các môn học khác (làm cho HS thấy rõ Toán học gắn với cuộc sống và làm quen với việc áp dụng tri thức Toán học để giải các bài toán thực tế, các bài toán của môn học khác, như Vật lí, Hoá học, Sinh học, …)

TRỰC QUAN:- Tiếp cận chuẩn chủ yếu bằng trực quan, dựa trên kiến thức có sẵn, nhằm

giảm tính hàn lâm, giảm các nội dung nặng nề, đơn giản hoá những vấn đề phức tạp, nhưng không làm mất tính chính xác và suy luận có lý mà Chuẩn đề ra.

- Dạy và học KT-KN theo Chuẩn trên cơ sở dẫn dắt từng bước từ những ví dụ và mô tả khái niệm một cách rõ ràng, tránh áp đặt thiếu tự nhiên.

ĐÚNG CHUẨN:- Đúng KT-KN, mức độ phức tạp của dạng, loại toán minh hoạ, những lưu ý

nêu trong chuẩn.29

Page 30: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Trước hết đảm bảo đạt chuẩn và phân hoá theo mức độ yêu cầu của CT chuẩn và CT nâng cao; hạn chế các ví dụ và bài tập phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật và mẹo mực nội dung khô cứng thiếu tự nhiên, khó tiếp thu, giảm bớt số lượng công thức cần nhớ. Đảm bảo sự gọn, chặt chẽ và hệ thống KT-KN mà chuẩn nêu.

- Tăng cường tính chủ động của HS trong giờ họcĐỔI MỚI:

- Đổi mới về PPDH và KT, ĐG.- Theo chỉ đạo dạy và học của Bộ GDĐT: Đổi mới KT, ĐG theo Chuẩn, đổi mới

công cụ KT, ĐG, đổi mới thời lượng, đổi mới thứ tự thực hiện KT-KN mà Chuẩn nêu, đổi mới PT dạy học để đổi mới PPDH tăng cường tính chủ động của HS trong giờ học, giúp HS tích cực, hứng thú học tập. Tìm tòi sáng tạo những cách để đưa nội dung học tập một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, tự nhiên mà vẫn chính xác. Cần đa dạng hoá các hoạt động thực hiện chuẩn (ôn lại kiến thức, giới thiệu kiến thức mới, học trước ở nhà, làm tại lớp, chia theo đề tài thực hiên cá nhân hay nhóm nhỏ, áp dụng ngay kiến thức vừa học, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sử dụng máy tính cầm tay để giải toán …).

a)VỚI HỌC SINH- Với HS đại trà của mọi vùng miền, nội dung được nêu trong Chuẩn KT-KN là nội dung học tập bắt buộc phải đạt, không hạn chế nội dung học tập với HS có nhu cầu học tập nâng cao.- Với những HS có nhu cầu học tập mở rộng nâng cao hoặc đối tượng HS khá, giỏi có thể tham khảo CT Nâng cao hoặc CT Chuyên của Bộ GD&ĐT ban hành; có thể tham khảo trong SGK, hoặc sách bài tập, sách tham khảo nội dung chuyên mà nhà trường tuyển chọn hoặc có thể tự học theo năng lực bản thân.- Chuẩn KT-KN của CT Trung học Phổ thông môn Toán giúp HS tự học, tự KT KT-KN của bản thân theo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu của KT-KN môn toán mà HS cần phải có và phải đạt được qua học tập. HS tự học, tự KT theo Chuẩn KT-KN qua học, KT các khái niệm cơ bản, các kĩ năng cơ bản, các công thức cần nhớ, các PP giải, các dạng toán, ví dụ minh hoạ ... tương ứng với các chủ đề của CT; tự nghiền ngẫm nội dung học tập theo một yêu cầu, phong cách riêng và với tốc độ phù hợp. Tự học không những giúp HS tự thân nắm nội dung học một cách chắc chắn và bền vững mà còn xác định PP học tập và kĩ năng vận dụng tri thức, rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo; tự thân bù đắp cho mình những lỗ hổng về kiến thức đáp ứng với yêu cầu của CT. (Qua các hoạt động học tập: Xây dựng kế hoạch, tập trung sức lực và thời gian cho nội dung trọng tâm, nội dung còn khuyết hoặc chưa rõ, tránh dàn trải, phân tán. Nỗ lực, tự lực nắm nội dung học tập thông qua: đọc, tóm tắt tổng hợp, so sánh, phân loại; tự làm bài tập, đề KT. Tranh thủ sự giúp đỡ của thầy, cô giáo, của bạn bè và của cha mẹ, anh em trong gia đình, trong dòng họ).

b)VỚI GV - Về dạy và học

+ Từ khâu lập kế hoạch bài học, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học 30

Page 31: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

tập của HS đến KT, ĐG kết quả học tập của HS nhất thiết phải căn cứ vào chuẩn KT-KN.+ Từ các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học để lựa chọn các giải pháp thích hợp nhằm giúp từng đối tượng HS đạt được chuẩn KT-KN bằng sự cố gắng “vừa sức” với từng đối tượng HS đó.+ Từ kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho những HS đã đạt chuẩn và có nhu cầu phát triển năng lực cá nhân trong môn học hoặc lĩnh vực học tập.+ Thực hiện đầy đủ, đúng mức những nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất của CT môn học. Đây là một trong những điều kiện để đảm bảo mức chất lượng cơ bản và thực hiện sự bình đẳng về cơ hội học tập có chất lượng cho mọi đối tượng HS.+ Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng HS, hạn chế tiến tới xoá bỏ hiện tượng dạy học vượt quá sự cố gắng của HS, tạo ra sự “quá tải” và căng thẳng không cần thiết cho số đông HS hoặc hiện tượng dạy học “dưới tầm nhận thức” của số đông HS, làm cho HS mất hứng thú trong học tập. Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng HS sẽ giữ được ổn định lâu dài, tạo cho HS sự tự tin và hứng thú trong học tập, góp phần rất quan trọng để nâng cao dần chất lượng GDPT.+ Hình thành học vấn phổ thông toàn diện, làm cơ sở vững chắc để phát triển các năng lực cá nhân theo nhu cầu và thế mạnh của từng đối tượng HS.+ Thực hiện nghiêm túc CT GDPT nhưng không “cứng nhắc”, “đồng loạt”, “bình quân” mà rất linh hoạt theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng HS, góp phần tạo thế ổn định để nâng cao dần chất lượng GDPT.+ Dạy học theo Chuẩn KT-KN thực chất là thực hiện chuẩn hoá trình độ của HS, đòi hỏi HS ít nhất cũng phải đạt được chuẩn KT-KN của các môn học bắt buộc trong CT GDPT. Việc chuẩn hoá trình độ học tập của HS lại đòi hỏi phải chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng học tập ở mức độ chuẩn, trong đó cần phải có những hỗ trợ đặc biệt cho bộ phận HS có hoàn cảnh khó khăn.

- Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ để soạn bài, tiến hành dạy học, ôn tập và dựa trên đó để KT, ĐG kết quả học tập của HS. Vừa chuẩn hoá vừa phân hóa đặc điểm vùng, miền cho các đối tượng HS khác nhau; ĐG theo đề tự luận, đề TNKQ hoặc đề hỗn hợp gồm cả bài toán tự luận lẫn bài toán TNKQ. Ôn tập nhằm hệ thống hoá kiến thức đã học, hoàn thiện kĩ năng giải bài tập, qua ôn tập bổ khuyết cho những phát hiện thiếu sót về KT-KN về suy luận toán học thiếu căn cứ lôgic hoặc chưa hợp lí; nhờ đó tạo cho từng HS vững tin vào năng lực bản thân có thể đạt kết quả tốt trong các kì KT, ĐG, thi cử.

- Việc ôn tập môn Toán cần đạt tới hiểu được bản chất và vận dụng được các nội dung học; khi ôn tập không nên quá chú ý vào việc tìm những thủ thuật ghi nhớ được nhiều, dĩ nhiên, nhớ là cơ sở cần nhưng không đủ cho việc giải các bài toán; bởi vì việc nắm vững các cách giải các dạng loại bài toán cơ bản mới chỉ cho nhiều khả năng đạt kết quả tốt trong KT, thi cử. Việc ôn tập giúp ta nhớ nội dung học tốt hơn và thực sự hữu ích cho việc giải các bài toán. Sự quan trọng của việc ôn tập là ở chỗ: giúp HS hệ thống lại và rút ra những điều cơ bản, chủ yếu, khái quát hoá của những KT-KN đã học để thấy được sự tương đồng, tương ứng, đồng dạng, biến đổi

31

Page 32: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

về hình, khái niệm, PP, dạng toán... trong CT môn học của toàn cấp học hay của một lớp

GV hướng dẫn ôn tập, cần quán triệt rõ: những cách ôn tập đều là những biểu hiện cụ thể của việc hệ thống hoá kiến thức theo hướng làm rõ cấu trúc của từng phần, từng chương, từng mạch kiến thức, từng chủ đề hay toàn thể của CT; làm rõ vị trí của mỗi kiến thức và quan hệ giữa các kiến thức; tránh việc hệ thống hoá nặng tính hình thức như liệt kê các công thức, các định lí, các dạng toán đã học theo đúng khuôn mẫu và trình tự như trong SGK. Cùng với việc hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức, GV giúp HS sắp xếp các bài tập và phân chia thành các dạng loại bài tập để nắm vững cách giải chung cho từng dạng loại chính, đồng thời nhắc lại và ghi ra được những kiến thức, định lí, công thức, suy luận đã học ở lớp dưới, nay thường phải sử dụng nhiều để giải toán. Trong tình hình thực tế hiện nay, GV cần tổ chức dạy và học chu đáo ngay từ đầu năm học, ôn tập đều đặn sau từng chương, mục, giúp HS tự giải các câu hỏi và bài tập nêu trong Chuẩn KT-KN; tuyệt nhiên không làm thay.

GV cần phải linh hoạt trong dạy, có thể dẫn dắt HS tiếp cận KT-KN trình bày theo PP khác, cách khác hoặc thay bởi ví dụ khác tuỳ theo đối tượng, vùng miền để thực hiện chuẩn phù hợp với mức độ nhận thức của mỗi loại đối tượng. Trong dạy học cũng như KT, ĐG cần lưu ý tới công cụ máy tính cầm tay để giảm tải về phần tính toán cũng như đổi mới cả trình bày lời giải lẫn khâu ra đề và đáp án tương ứng yêu cầu tính đúng hoặc tính gần đúng; khích lệ những HS có cách giải đúng bởi những KT-KN của bản thân nỗ lực học tập.

- Về ĐG - Thực hiện:+ Các hình thức KT, ĐG kết quả của HS: ĐG thường xuyên (KT miệng, KT viết 10 hay 15 phút, KT bài làm ở nhà của HS), ĐG định kì (KT cuối chương, KT giữa học kì, KT cuối học kì, KT cuối năm học).+ Các đề KT học kỳ, cuối năm nên ra theo hình thức tự luận; Các đề KT khác được ra theo các hình thức: tự luận, TNKQ hoặc kết hợp tự luận với TNKQ.+ Kết hợp hài hoà việc ĐG theo bài làm tự luận và bài làm trắc nghiệm.+ Đề KT, ĐG cần phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình và có chú ý đến tính sáng tạo, phân hoá HS.+ Đảm bảo chất lượng tiết trả bài cuối kì, cuối năm, ĐG được năng lực toán học của từng HS theo Chuẩn KT-KN môn Toán.

- Các loại bài KT trong một học kì:+ KT miệng: 1 lần /1 HS.+ KT 15’: 3 bài (Đại số, Giải tích: 1 bài. Hình học: 1 bài. Thực hành toán: 1 bài).+ KT 45’: 3 bài (Đại số, Giải tích: 2 bài. Hình học: 1 bài).+ KT 90’: vào cuối học kì I và học kì II (gồm Đại số, Giải tích và Hình học).Lưu ý: Phân bố các bài KT 45’ vào cuối chương hoặc cách nhau khoảng từ 10 đến 15 tiết.

c)VỚI CƠ QUAN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC - Với các cơ quan, cán bộ quản lí giáo dục thì nội dung chuẩn KT-KN là căn cứ tối thiểu để ĐG, KT việc dạy và học.

32

Page 33: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Ở vùng thuận lợi, HS cần được tăng cường chất lượng học tập qua việc tiếp cận các nguồn thông tin, các PT công nghệ để củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức. - Trong thanh tra, KT dạy và học cần quán triệt tinh thần:

+ Khuyến khích GV sáng tạo linh hoạt trong mỗi bài học, tiết học; GV có thể trình bày nội dung kiến thức bài dạy như đã nêu trong cuốn sách, tuy nhiên có thể linh hoạt trong cách trình bày (có thể trình bày theo PP khác, cách khác hoặc thay bởi ví dụ khác nhưng có cùng mức độ nhận thức); KT (hoặc ra đề thi) đúng theo yêu cầu mức độ đã đề cập trong chuẩn KT-KN với những bài toán khác có cùng mức độ nhận thức;+ Cần lưu ý tới công cụ máy tính cầm tay giảm tải về phần tính toán để đổi mới cả trình bày lời giải lẫn khâu ra đề và đáp án tương ứng yêu cầu tính đúng hoặc tính gần đúng;+ Khích lệ những HS có cách giải đúng nhờ những nỗ lực học tập của bản thân.

d)KHUNG PHÂN PHỐI CT

CT CHUẨN

TT Lớp Họckì

Số tiếtmột họckì

Nội dungNội dungtự chọn

Ghi chú(Số tiết theo môn của CT bắt buộc)Lí

thuyếtBài tập

Thựchành

Ôntập KT

Xem hướng dẫn chi tiếtở phần dưới

1 101 54 31 tiết 11

tiết 2 tiết 5 tiết 5 tiết Đại số: 32 tiết

Hình học:22tiết2 51 29 tiết 10

tiết 2 tiết 5 tiết 5 tiết Đại số: 30 tiết

Hình học:21tiết

2 111 72 43 tiết 14

tiết 2 tiết 8 tiết 5 tiết ĐS&GT:48 tiết

Hình học:24tiết2 51 29 tiết 10

tiết 2 tiết 5 tiết 5 tiết ĐS&GT:30 tiết

Hình học:21tiết

3 121 72 43 tiết 14

tiết 2 tiết 8 tiết 5 tiết Giải tích:48 tiết

Hình học:24tiết2 51 29 tiết 10

tiết 2 tiết 5 tiết 5 tiết Giải tích:30 tiết

Hình học:21tiết

CT NÂNG CAO

TT Lớp Họckì

Số tiếtmộthọckì

Nội dung Nội dungtự chọn Ghi chú

(Số tiết theo môn của CT bắt buộc)

Lí thuyết

Bài tập

Thựchành

Ôntập KT

Xem hướng dẫn chi tiếtở phần dưới1

10nâng cao

1 72 42 tiết 14 tiết 2 tiết 9 tiết 5 tiết Đại số: 46 tiết

Hình học:26tiết2 68 40 tiết 13

tiết 2 tiết 8 tiết 5 tiết Đại số: 44 tiếtHìnhhọc:24tiết

2 11nâng cao

1 72 42 tiết 14 tiết 2 tiết 9 tiết 5 tiết ĐS&GT:46tiết

Hình học:26tiết2 68 40 tiết 13

tiết2 tiết 8 tiết 5 tiết ĐS&GT:44tiết

Hình học:24tiết

33

Page 34: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

312nâng cao

1 72 42 tiết 14 tiết 2 tiết 9 tiết 5 tiết Giải tích:46tiết

Hình học:26tiết2 68 40 tiết 13

tiết 2 tiết 8 tiết 5 tiết Giải tích:44tiếtHình học:24tiết

Lớp 10Cả năm 105 tiết Đại số 62 tiết Hình học 43 tiếtHọc kì I: 19 tuần (54 tiết) 32 tiết 22 tiếtHọc kì II: 18 tuần (51 tiết) 30 tiết 21 tiết

TT Nội dung Số tiết Ghi chú

1

Mệnh đề. Tập hợpMệnh đề và mệnh đề chứa biến. Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: hợp, giao, hiệu của hai tập hợp. Các tập hợp số. Số gần đúng và sai số.

10

Đại số 62 tiết(trong đó có 6 tiết KT và trả bài)

2Hàm số bậc nhất và bậc haiÔn tập và bổ túc về hàm số. Hàm số bậc hai và đồ thị. Hàm số y = x.

8

3Phương trình. Hệ phương trìnhĐại cương về phương trình, hệ phương trình: các khái niệm cơ bản. Phương trình quy về bậc nhất, bậc hai. Phương trình bậc nhất hai ẩn; hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.

10

4

Bất đẳng thức. Bất phương trìnhBất đẳng thức. Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân, bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối. Dấu của nhị thức bậc nhất. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, hai ẩn. Dấu của tam thức bậc hai. Bất phương trình bậc hai. Bất phương trình quy về bậc hai.

15

5

Thống kêThống kê: Bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số-tần suất ghép lớp. Biểu đồ hình cột tần số, tần suất; đường gấp khúc tần số, tần suất; biểu đồ hình quạt. Số trung bình cộng, số trung vị và mốt. Phương sai và độ lệch chuẩn.

7

6Góc lượng giác và công thức lượng giácGóc và cung lượng giác, giá trị lượng giác của chúng. Công thức cộng. Công thức nhân đôi. Công thức biến đổi tích thành tổng. Công thức biến đổi tổng thành tích.

6

7VectơVectơ. Tổng, hiệu hai vectơ. Tích vectơ với một số. Trục, hệ trục tọa độ. Toạ độ của điểm và toạ độ của vectơ.

13

Hình học 43 tiết(trong đó có 6 tiết KT và trả bài)

8Tích vô hướng của hai véc tơ và ứng dụngTích vô hướng của hai vectơ. Ứng dụng vào tam giác (định lí cosin, định lí sin, độ dài đường trung tuyến, diện tích tam giác, giải tam giác).

12

9

PP toạ độ trong mặt phẳngPhương trình đường thẳng (phương trình tổng quát, phương trình tham số). Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc với nhau. Khoảng cách và góc. Phương trình đường tròn, phương trình tiếp tuyến của đường tròn. Elíp (định nghĩa, phương trình chính tắc, hình dạng).

12

34

Page 35: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Lớp 10 nâng caoCả năm 140 tiết Đại số 90 tiết Hình học 50 tiếtHọc kì I: 19 tuần (72 tiết) 46 tiết 26 tiếtHọc kì II: 18 tuần (68 tiết) 44 tiết 24 tiếtGhi chú: Dưới đây những chỗ in đậm, nghiêng là phần khác biệt với chương trình chuẩnTT Nội dung Số tiết Ghi chú

1Mệnh đề. Tập hợpMệnh đề và mệnh đề chứa biến. Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: hợp, giao, hiệu của hai tập hợp. Số gần đúng và sai số.

13

Đại số90 tiết(trong đó có 8 tiết ôn tập, KT và trả bài)

2Hàm số bậc nhất và bậc haiÔn tập và bổ túc về hàm số. Hàm số bậc hai và đồ thị. Hàm số y = x; y = ax + b.

10

3

Phương trình. Hệ phương trìnhĐại cương về phương trình, hệ phương trình: các khái niệm cơ bản. Phương trình quy về bậc nhất, bậc hai. Phương trình bậc nhất hai ẩn; hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn. Một số hệ phương trình bậc hai một ẩn và hai ẩn.

16

4

Bất đẳng thức. Bất phương trìnhBất đẳng thức. Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân, bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối. Dấu của nhị thức bậc nhất. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, hai ẩn. Dấu của tam thức bậc hai. Bất phương trình bậc hai. Một số hệ bất phương trình bậc hai. Bất phương trình quy về bậc hai.

23

5

Thống kêThống kê: Bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số-tần suất ghép lớp. Biểu đồ hình cột tần số, tần suất; đường gấp khúc tần số, tần suất; biểu đồ hình quạt. Số trung bình cộng, số trung vị và mốt. Phương sai và độ lệch chuẩn.

9

6Góc lượng giác và công thức lượng giácGóc và cung lượng giác, giá trị lượng giác của chúng. Công thức cộng. Công thức nhân đôi. Công thức biến đổi tích thành tổng. Công thức biến đổi tổng thành tích.

11

7VectơVectơ. Tổng, hiệu hai vectơ. Tích vectơ với một số. Trục, hệ trục tọa độ. Toạ độ của điểm và toạ độ của vectơ.

14

Hình học 50 tiết(trong đó có 6 tiết ôn tập, KT và trả bài)

8Tích vô hướng cúa của hai véc tơ và ứng dụngTích vô hướng của hai vectơ. ứng dụng vào tam giác (định lí cosin, định lí sin, độ dài đường trung tuyến, diện tích tam giác, giải tam giác).

9

9

PP toạ độ trong mặt phẳngPhương trình đường thẳng (phương trình tổng quát, phương trình tham số). Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc với nhau. Khoảng cách và góc. Phương trình đường tròn, phương trình tiếp tuyến của đường tròn. Elíp, hypebol, parabol (định nghĩa, phương trình chính tắc, hình dạng). Đường chuẩn của ba đường cônic.

21

Lớp 11Cả năm 123 tiết Đại số và Giải tích 78 tiết Hình học 45 tiết

35

Page 36: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Học kì I: 19 tuần (72 tiết) 48 tiết 24 tiết Học kì II: 18 tuần (51 tiết) 30 tiết 21 tiết

TT Nội dung Số tiết Ghi chú

1

Hàm số lượng giác. Phương trình lượng giácCác hàm số lượng giác (định nghĩa, tính tuần hoàn, sự biến thiên, đồ thị. Phương trình lượng giác cơ bản. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác. Phương trình asinx + bcosx = c. Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx.

21

Đại số 78 tiết(trong đó có 6 tiết ôn tập, KT và trả bài)

2Tổ hợp. Khái niệm về xác suấtQuy tắc cộng, quy tắc nhân. Chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp. Nhị thức Niu-tơn. Phép thử và biến cố. Xác suất của biến cố.

15

3 Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhânPP quy nạp toán học. Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân. 9

4Giới hạnGiới hạn của dãy số, giới hạn của hàm số. Một số định lí về giới hạn của dãy số, hàm số. Các dạng vô định. Hàm số liên tục. Một số định lí về hàm số liên tục.

14

5Đạo hàmĐạo hàm. Ý nghĩa hình học và ý nghĩa cơ học của đạo hàm. Các quy tắc tính đạo hàm. Đạo hàm của hàm số lượng giác. Vi phân. Đạo hàm cấp hai.

13

6

Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳngPhép biến hình trong mặt phẳng, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép tịnh tiến, phép quay, phép dời hình, hai hình bằng nhau. Phép đồng dạng trong mặt phẳng, phép vị tự, phép đồng dạng, hai hình đồng dạng.

11

Hình học 45 tiết(trong đó có 6 tiết ôn tập, KT và trả bài)

7

Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song songHình học không gian: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian. Đường thẳng và mặt phẳng song song. Hai mặt phẳng song song. Hình lăng trụ và hình hộp. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của hình không gian.

13

8

Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gianVectơ và phép toán vectơ trong không gian. Hai đường thẳng vuông góc. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Phép chiếu vuông góc. Định lí ba đường vuông góc. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc giữa hai mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc. Khoảng cách (từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song, giữa hai đường thẳng chéo nhau. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.

15

Lớp 11 nâng caoCả năm 140 tiết Đại số 90 tiết Hình học 50 tiếtHọc kì I: 19 tuần (72 tiết) 46 tiết 26 tiếtHọc kì II: 18 tuần (68 tiết) 44 tiết 24 tiếtGhi chú: Dưới đây những chỗ in đậm, nghiêng là phần khác biệt với chương trình chuẩn

36

Page 37: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

TT Nội dung Số tiết Ghi chú

1

Hàm số lượng giác. Phương trình lượng giác Các hàm số lượng giác (định nghĩa, tính tuần hoàn, sự biến thiên, đồ thị. Phương trình lượng giác cơ bản. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác. Phương trình asinx + bcosx = c. Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx. Một số phương trình lượng giác đơn giản khác.

22

Đại số 90 tiết(trong đó có 7 tiết ôn tập, KT và trả bài)

2Tổ hợp. Khái niệm về xác suấtQuy tắc cộng, quy tắc nhân. Chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp. Nhị thức Niutơn. Phép thử và biến cố. Định nghĩa xác suất. Các qui tắc tính xác suất. Biến ngẫu nhiên rời rạc.

20

3 Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhânPP quy nạp toán học. Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân. 13

4Giới hạnGiới hạn của dãy số, giới hạn của hàm số. Một số định lí về giới hạn của dãy số, hàm số. Các dạng vô định. Hàm số liên tục. Một số định lí về hàm số liên tục.

14

5Đạo hàmĐạo hàm. ý nghĩa hình học và ý nghĩa cơ học của đạo hàm. Các quy tắc tính đạo hàm. Đạo hàm của các hàm số lượng giác. Vi phân. Đạo hàm cấp cao.

14

6

Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳngPhép biến hình trong mặt phẳng, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép tịnh tiến, phép quay, phép dời hình, hai hình bằng nhau. Phép đồng dạng trong mặt phẳng, phép vị tự, phép đồng dạng, hai hình đồng dạng.

14

Hình học 50 tiết(trong đó có 7 tiết ôn tập, KT và trả bài)

7

Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song songHình học không gian: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian. Đường thẳng và mặt phẳng song song. Hai mặt phẳng song song. Hình lăng trụ và hình hộp. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của hình không gian.

14

8

Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gianVectơ và phép toán vectơ trong không gian. Hai đường thẳng vuông góc. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Phép chiếu vuông góc. Định lí ba đường vuông góc. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc giữa hai mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc. Khoảng cách (từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song, giữa hai đường thẳng chéo nhau. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.

15

Lớp 12Cả năm 123 tiết Đại số và Giải tích 78 tiết Hình học 45 tiếtHọc kì I: 19 tuần (72 tiết) 48 tiết 24 tiết Học kì II: 18 tuần (51 tiết) 30 tiết 21 tiết

37

Page 38: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

TT Nội dung Số tiết Ghi chú

1

Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm sốSự đồng biến, nghịch biến của hàm số. Cực trị của hàm số. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số. Đường tiệm cận đứng, đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số

20

Đại số 78 tiết(trong đó có 16 tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng ôn thi tốt nghiệp)

2Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgaritLuỹ thừa. Hàm số luỹ thừa. Lôgarit. Hàm số mũ. Hàm số lôgarit. Phương trình mũ và phương trình lôgarit. Bất phương trình mũ và lôgarit

17

3Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụngNguyên hàm. Tích phân. Ứng dụng của tích phân trong hình học.

16

4Số phứcSố phức. Cộng, trừ và nhân số phức. Phép chia số phức. Phương trình bậc hai với hệ số thực

9

5Khối đa diệnKhái niệm về khối đa diện. Khối đa diện lồi và khối đa diện đều. Khái niệm về thể tích của khối đa diện

11Hình học 45 tiết(trong đó có 6 tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng ôn thi tốt nghiệp)

6 Mặt nón, mặt trụ, mặt cầuKhái niệm về mặt tròn xoay. Mặt cầu 10

7PP toạ độ trong không gianHệ toạ độ trong không gian. Phương trình mặt phẳng. Phương trình đường thẳng trong không gian.

18

Lớp 12 nâng caoCả năm 140 tiết Đại số 90 tiết Hình học 50 tiếtHọc kì I: 19 tuần (72 tiết) 46 tiết 26 tiếtHọc kì II: 18 tuần (68 tiết) 44 tiết 24 tiếtGhi chú: Dưới đây những chỗ in đậm, nghiêng là phần khác biệt với chương trình chuẩnTT Nội dung Số tiết Ghi chú

1

Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm sốTính đơn điệu của hàm số. Cực trị của hàm số. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số. Đồ thị của hàm số. Phép tịnh tiến hệ toạ độ. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm phân thức hữu tỷ. Một số bài toán thường gặp về đồ thị.

23

Giải tích 90 tiết(trong đó có 12 tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng ôn thi tốt nghiệp)

2

Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgaritLuỹ thừa với số mũ hữu tỉ. Luỹ thừa với số mũ thực. Lôgarit. Số e và lôgarit tự nhiên. Hàm số mũ và hàm số lôgarit. Hàm số luỹ thừa. Phương trình mũ và lôgarit. Hệ phương trình mũ và lôgarit. Bất phương trình mũ và lôgarit.

23

3 Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụngNguyên hàm. Một số PP tìm nguyên hàm. Tích phân. Một số PP tính tích phân. Ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng. Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể

18

38

Page 39: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

TT Nội dung Số tiết Ghi chú

4Số phứcSố phức. Căn bậc hai của số phức và phương trình bậc hai. Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng.

14

5

Khối đa diệnKhái niệm về khối đa diện. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều. Thể tích của khối đa diện

14 Hình học 50 tiết(trong đó có 6 tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng ôn thi tốt nghiệp)

6Mặt nón, mặt trụ, mặt cầuMặt cầu, Khối cầu. Khái niệm về mặt tròn xoay. Mặt trụ. Hình trụ. Khối trụ. Mặt nón. Hình nón. Khối nón

11

7PP toạ độ trong không gianHệ toạ độ trong không gian. Phương trình mặt phẳng. Phương trình đường thẳng.

19

CT TỰ CHỌN NÂNG CAO ĐỐI VỚI CT CHUẨN1. Mục tiêua) Kiến thức: Làm cho HS nắm vững hơn chuẩn KT-KN của CT chuẩn và trên cơ sở đó tiếp cận chuẩn KT-KN của CT nâng cao.b) Kĩ năng: Tăng cường rèn luyện kĩ năng giải toán. Thông qua việc rèn luyện đó, HS được củng cố một số kiến thức đã học trong CT chuẩn và tìm hiểu một số kiến thức mới trong CT nâng cao.c) Thái độ: Làm cho HS tự tin, hứng thú, kiên trì, sáng tạo trong học tập môn Toán.2. Một số điểm cần lưu ý: Cần bám sát CT và SGK nâng cao hoặc tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, cho HS giải một số bài tập trong SGK này để HS phấn đấu tiếp cận CT nâng cao. Do số giờ dành cho tự chọn nâng cao này quá ít nên không đặt ra yêu cầu HS đạt ngay mức độ tương đương CT nâng cao. Không nên quá cứng nhắc trong phân phối thời gian cho các chủ đề tự chọn. Tùy tình hình cụ thể mà bố trí bổ sung thêm phần tổng kết hay nhấn mạnh một số chủ đề khác. Nếu GV được đồng thời dạy theo CT chuẩn và dạy chủ đề tự chọn nâng cao thì sẽ sẽ linh hoạt hơn trong việc phân phối thời gian cho các chủ đề tự chọn.3. Danh mục các chủ đề

Lớp TT Tên chủ đề Số tiết Ghi chú

10

1 Hàm số và đồ thị 3

Mỗi chủ đề: lựa chọn nội dung trong SGK NC hoặc tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao do Bộ GDĐT ban hành

2 Chứng minh bất đẳng thức 23 Phương trình và hệ phương trình 54 Bất phương trình 45 Bảng số liệu thống kê và các số đặc

trưng 46 Công thức lượng giác 47 Vectơ và các phép tính vectơ 48 Giải tam giác 49 PP toạ độ trong mặt phẳng 5

11 1 Phương trình lượng giác 3 Mỗi chủ đề: lựa chọn nội dung trong SGK NC hoặc 2 Tổ hợp, xác suất 4

39

Page 40: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Lớp TT Tên chủ đề Số tiết Ghi chú

tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao do Bộ GDĐT ban hành

3 Giới hạn. Đạo hàm 44 Phép dời hình và phép đồng dạng

trong mặt phẳng 25 Quan hệ song song trong không gian 26 Quan hệ vuông góc trong không gian 3

12

1 Một số bài toán về đồ thị hàm số 4Mỗi chủ đề: lựa chọn nội dung trong SGK NC hoặc tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao do Bộ GDĐT ban hành

2 Hàm số mũ, hàm số lôgarit 43 Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng 34 Thể tích khối đa diện,khối cầu, khối trụ,

khối nón.3

5 PP toạ độ trong không gian 4

2. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học2.1. Quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và CT GDPT Phiếu học tập 1. Về Chuẩn KT-KN(Lược đồ phối hợp hai kỹ thuật 5W-1H và bản đồ tư duy)

40

CHUẨN KT-KNỞ đâu ra?

WHERE

Chuẩn là gì? Cấu trúc, nội dung?

WHAT

Ban hành khi nào?Thời điểm thực hiện, sửa đổi?

WHEN

Tại sao phải thực hiện?

WHY

Thực hiện như thế nào?

HOW

Ai thực hiện?Ai kiểm tra?

WHO

Page 41: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Câu hỏi 4: Hãy nêu những điểm mà bạn thấy cần làm rõ về: ý tưởng, tính pháp qui, cấu trúc, hữu ích, khả thi, điểm vênh với CT, SGK?Bạn có thể trả lời theo gợi ý sau: phân tích nguyên nhân; tổng hợp từ những hiểu biết về thuân lợi, khó khăn, giải pháp chỉ đạo thực hện, những kinh nghiệm thực tế của bản thân để làm rõ lý do, ý nghĩa, quan hệ, yêu cầu...nghiên cứu học tập thực hiện “Chuẩn”; Bạn càng chi tiết hóa nội dung từng nhánh trong lược đồ thì am hiểu về “Chuẩn” càng sâu rộng hơn và nội dung ghi lược đồ càng trù mật, khi đó bạn thấy hứng khởi, tích cực nghiên cứu, học hỏi “Chuẩn” vơí kỹ thuật học này...

Câu hỏi 5: Bạn đồng tình, phản đối hay có ý kiến khác về các vấn đề sau:- Dạy và học theo Chuẩn KT-KN tạo ra sự thống nhất về mục tiêu và kết quả giữa quá trình dạy của GV, quá trình học của HS và quá trình quản lý, thi cử và ĐG kết quả học tập của HS. GV biết được cái đích tối thiểu về KT-KN mà mình cần trang bị cho HS, HS biết được cái đích cuối cùng mình cần học tập và rèn luyện để đạt tới, cơ quan quản lý có căn cứ để ra đề thi, KT, ĐG phù hợp với việc dạy và học. - Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong CT. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ. Vì thế không lo việc bỏ sót kiến thức khi đi thi.- Trong quá trình dạy học và ôn tập theo CT GDPT cấp THPT và chuẩn KT-KN do Bộ GD-ĐT quy định, ngoài SGK, GV và HS có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không có chủ trương yêu cầu bắt buộc GV và HS phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào. GV, HS và gia đình hoàn toàn có quyền tự lựa chọn tài liệu phù hợp giúp cho việc ôn tập để thi tốt nghiệp thuận lợi. - Tài liệu dạy học theo Chuẩn KT-KN không phải là việc cắt xén bớt nội dung CT, SGK mà là hướng dẫn cách để chọn lọc kiến thức nào ở SGK để dạy HS theo những “mức độ” tương ứng với khả năng tiếp thu của từng đối tượng HS. Ví dụ, cũng một nội dung kiến thức, nhưng yêu cầu tối thiểu đối với HS trung bình chỉ cần “thông hiểu”, còn HS khá hơn sẽ được rèn luyện kỹ năng vận dụng hay sáng tạo... Cái mà người thầy cần hướng đến không phải cung cấp cho HS những nội dung viết trong sách một cách máy móc mà chỉ sử dụng SGK như là PT để đạt được mục tiêu dạy học ở những mức độ khác nhau mà cơ bản là dạy HS cách học. Do nhiều GV lúng túng với cách dạy theo chuẩn KT-KN và chỉ quen dạy hết nội dung SGK nên chúng ta mới ban hành hướng dẫn cụ thể, trong đó nêu rất cụ thể bốn mức độ trong cùng một nội dung kiến thức, tương ứng với các đối tượng HS. - Bộ GD-ĐT đã ban hành bộ tài liệu Dạy học theo Chuẩn KT-KN đối với cả bậc giáo dục tiểu học và trung học. Trong đó có việc GV không cần dạy hết những gì trong SGK, tức là GV có thể thoát ly SGK. HS trung bình để đạt yêu cầu trong những kỳ thi nhằm KT việc hoàn thành CT học của HS (thi tốt nghiệp THPT) phải đạt yêu cầu chuẩn tối thiểu trong quá trình học tập. HS muốn đạt kết quả trong các kỳ thi mang tính phân loại, chọn lọc cần phải đạt yêu cầu ở các mức độ cao hơn (phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức, ...).

41

Page 42: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Đề thi trước và nay vẫn được ra theo nội dung nằm trong CT phổ thông. Những HS chỉ cần học, ôn thi để hoàn thành CT phổ thông thì chỉ cần đạt mức độ tối thiểu, có thể coi là mức sàn về KT-KN. Còn những HS cần tham gia những kỳ thi mang tính cạnh tranh sẽ phải lần lượt đạt đến mức độ cao hơn, nhưng không có nghĩa phải học thêm nội dung mới, học vượt ra ngoài CT mà khai thác sâu hơn, mở rộng hơn.Đề thi tốt nghiệp, thi đầu cấp, hay thi tuyển sinh đại học đều phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vào chuẩn KT-KN”, nhưng cùng một nội dung, tùy mục tiêu của mỗi kỳ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể cả trong một đề thi cũng có những câu hỏi để KT các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sáng tạo...- Cấu trúc đề thi năm 2010 chỉ có những điều chỉnh liên quan đến quy định đối với HS (chọn một trong hai phần riêng), nhưng không ảnh hưởng gì đến phạm vi, cách thức ra đề thi cũng như việc ôn tập của HS. Đề thi ra trên cơ sở Chuẩn KT-KN nên HS học CT nào (chuẩn hoặc nâng cao) nên bám sát yêu cầu về Chuẩn KT-KN của CT đó, trong đó chú trọng những phần “giao thoa” giữa hai CT.

2.2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạyVí dụ minh họaBài: QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA MỘT HÀM SỐ VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM CẤP MỘT CỦA HÀM SỐ ĐÓChuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:– Biết tính đơn điệu của hàm số. – Biết mối liên hệ giữa sự đồng biến, nghịch biến của một hàm số và dấu

đạo hàm cấp một của nó.Về kĩ năng:Biết cách xét sự đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng

dựa vào dấu đạo hàm cấp một của nó.

Bài: HÀM SỐ LUỸ THỪAChuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:– Biết các khái niệm: luỹ thừa với số mũ nguyên của số thực, luỹ thừa với số

mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực của số thực dương.– Biết các tính chất của luỹ thừa với số mũ nguyên, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ

và luỹ thừa với số mũ thực.Về kĩ năng:Biết dùng các tính chất của luỹ thừa để đơn giản biểu thức, so sánh những

biểu thức có chứa luỹ thừa.

Bài: CÁC PHÉP TOÁN VỀ SỐ PHỨCChuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:-Biết các phép toán cộng, trừ, nhân hai số phức ở dạng đại sốVề kĩ năng:– Biết thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân hai số phức ở dạng đại số dựa

42

Page 43: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

theo quy tắc cộng, trừ, nhân hai đa thức (coi i là biến, chú ý i2 = – 1) và có tính chất như phép toán số thực.

– Biết thực hiện phép chia hai số phức dựa vào phép nhân với số phức liên hợp

Bài: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆNChuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:– Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.– Biết khái niệm về hình đa diện và khối đa diện – Biết khái niệm hai khối đa diện bằng nhauVề kĩ năngNhận biết được hai đa diện bằng nhau nhờ thấy được một phép dời hình biến

hình này thành hình kia.

Bài: HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIANChuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:– Biết các khái niệm hệ toạ độ trong không gian, toạ độ của một vectơ, toạ

độ của điểm, biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ, khoảng cách giữa hai điểm.

– Biết khái niệm tích vectơ (tích có hướng của hai vectơ).– Biết phương trình mặt cầu. Về kĩ năng:– Tính được toạ độ của tổng, hiệu của hai vectơ, tích vectơ với một số; tính

được tích vô hướng của hai vectơ.– Tính được khoảng cách giữa hai điểm có toạ độ cho trước.– Xác định được toạ độ tâm và tìm được độ dài bán kính của mặt cầu có

phương trình cho trước.– Viết được phương trình mặt cầu.– Tính được tích có hướng của hai vectơ. Tính được diện tích hình bình

hành, thể tích khối hộp bằng cách dùng tích có hướng của hai vectơ.

2.3. Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn KT-KN Ví dụ minh họaVí dụ 1.Chủ đề: Một số phương trình lượng giác thường gặp - Chuẩn KT-KN cần đạt Một số phương trình lượng giác thường gặp (Phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác; Phương trình asinx +bcosx =c; Một số phương trình lượng giác khác). Về kiến thức: Biết được dạng và cách giải phương trình: bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác; asinx+bcosx = c; phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx; phương trình dạng a(sinx cosx) + bsinxcosx = 0; phương trình có sử dụng công thức biến đổi đề giải (ở dạng đơn giản)Về kĩ năng. Giải được phương trình thuộc các dạng nêu trên.

43

Page 44: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn 1. Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác có dạng: at + b = 0, trong đó a, b là các hằng số (a 0) và t là một trong các hàm số lượng giác.. Cách giải: Biến đổi, đưa phương trình về phương trình lượng giác cơ bản.2. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác. Phương trình asin2x + bsinx + c = 0, (a 0):Đặt t = sinx, 1, đưa về phương trình bậc hai đối với t: at2 + bt + c = 0. Giải phương trình tìm t rồi từ đó tìm x ( lưu ý điều kiện 1 để có thể loại ngay các giá trị t không thích hợp).. Phương trình acos2x + bcosx + c = 0, (a 0): Đặt t = cosx.. Phương trình atan2x + btanx + c = 0, (a 0): Đặt t = tanx.. Phương trình acot2x + bcotx + c = 0, (a 0): Đặt t = cotx.3. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx: asinx + bcosx = c (1) (a 0, b 0) PP chung để giải:. Sử dụng công thức biến đổi asinx + bcosx = sin(x+ ), đưa phương

trình (1) về phương trình lượng giác cơ bản sin(x + ) = hoặc cos(x

- ) = .

. Sử dụng công thức tính theo t = tan là: sinx = , cosx = ,

đưa phương trình (1) về phương trình bậc hai đối với t.4. Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx:. Phương trình asin2x + bsinxcosx + ccos2x = 0, trong đó a, b, c là các hằng số, với a 0 hoặc b 0 hoặc c 0.PP giải: Chia hai vế của phương trình cho cos2x (với điều kiện cosx 0) để đưa phương trình về phương trình đối với tanx, hoặc chia hai vế của phương trình cho sin2x (với điều kiện sinx 0) để đưa phương trình về phương trình đối với cotx.* Chú ý: Đối với phương trình asin2x + bsinxcosx + ccos2x = d, (a, b, c, d

, a2 + b2 + c2 0) ta có thể quy về giải phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx bằng cách viết d dưới dạng d = d(sin2x + cos2x).

Ví dụ 2.Chủ đề: Đạo hàm của các hàm số lượng giác- Chuẩn KT-KN cần đạt Về kiến thức: - Biết được .

- Biết được đạo hàm của hàm số lượng giác. Về kĩ năng:

44

Page 45: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Biết biến đổi để sử dụng trong một số giới hạn có dạng đơn giản.- Tính được đạo hàm của một số hàm số lượng giác.- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn

.  ;

. (sinx)’ = cosx ;

. (cosx)’ = - sinx;

. (tanx)’ = ;

. (cotx)’ = - .

Ví dụ 3.Chủ đề: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - Chuẩn KT-KN cần đạt Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song (Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng; Hai đường thẳng song song).Về kiến thức: - Biết được khái niệm hai đường thẳng: trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian;- Biết (có chứng minh) định lí: “Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song (hoặc trùng) với một trong hai đường đó”.Về kĩ năng: - Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng.- Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song.- Biết dựa định lí trên xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song 1. Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian Cho hai đường thẳng a và b trong không gian. Trường hợp 1: Có một mặt phẳng chứa a và b.Khi đó, xảy ra một trong ba khả năng sau :1) a và b cắt nhau tại điểm M, ta kí hiệu a b = M ;2) a và b song song với nhau, ta kí hiệu a //b hoặc b // a ;3) a và b trùng nhau, ta kí hiệu a b.Trường hợp 2: không có mặt phẳng nào chứa cả a và b , khi đó ta nói a và b chéo nhau.2. Các định lí và tính chất1)Trong không gian, qua một điểm không nằm trên đường thẳng cho trước, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.2) Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau. (Định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng).

45

Page 46: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

3) Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.4) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

3. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học

1. Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh hoạ cho chuẩn KT-KN

Ví dụ minh họaVí dụ 1.Chủ đề: Một số phương trình lượng giác thường gặp 1. Giải phương trình: 5sinx + 2cosx = 4Giải:

Kiến thức kĩ năng vận dụng: Điều kiện có nghiệm của phương trình asinx + bcosx = c là a2 + b2 c2

Hoặc có thể kiểm tra, thấy cos x2 = 0 không là nghiệm phương trình, khi đó

bằng cách đặt t = tg x2 và sử dụng các công thức lượng giác sinx = 2

2t1 t

cosx = 2

21 t1 t

để quy về phương trình bậc 2 với t; giải phương trình lượng giác;

loại các giá trị của x làm cho cos x2 = 0.

Cụ thể:- Do có a2 + b2 = 9 < c2 = 16 nên phương trình đã cho vô nghiệm

- Hoặc đặt t = tg x2 và áp dụng các công thức sinx = 2

2t1 t

và cosx = 2

21 t1 t

đi

đến phương trình 6t2 - 2 5t + 2 = 0. Phương trình này nên vô nghiệm (có = - 7 < 0), vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

2. Chứng minh rằng các phương trình sau vô nghiệm:a) sinx.tgx + 2cosx = 3

2 b) sin2x - cos22x = 23

Giải:a) KT-KN vận dụng:

Chuyển về phương trình bậc hai đối với sinx hoặc cosxCụ thể, với điều kiện: cosx 0, ta có phương trình:

sin2x + 2cos2x - 32cos2x = 0 2cos2x - 3cosx + 2 = 0.

Khi đó, đặt t = cosx, 1, ta có phương trình là: 2t2 - 3t + 2 = 0. Dễ thấy phương trình này vô nghiệm, suy ra phương trình đã cho vô nghiệm.

b) KT-KN vận dụng: 46

Page 47: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Điều kiện có nghiệm của phương trình asinx + bcosx = c là a2 + b2 c2

Cụ thể, đưa phương trình đã cho về dạng: 6sin2x - 3cos2x = 7, khi đó có a = 6, b = - 3, c= 7 và a2 + b2 = 45 < c2 = 49 nên phương trình đã cho vô nghiệm.

3. Tim giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số: y = cosx 2sinx

2 sinx

Giải:KT-KN vận dụng:

- Điều kiện có nghiệm của phương trình asinx + bcosx = c là a2 + b2 c2 - Tập giá trị của hàm số Cụ thể: Vì 2 - sinx > 0, x nên tập xác định của hàm số đã cho là R. Gọi y0 là một giá trị của hàm số, khi đó phải tồn tại x R sao cho: y0 = cosx 2sinx

2 sinx

hay phương trình: cosx + ( y0 - 2 )sinx = 2y0 phải có nghiệm 1 + ( y0 - 2 )2 4y02 3y02 + 4y0 - 5 0

2 193

y0 2 193

- Dấu đẳng thức xảy ra khi 00

cosx sinx tgx y 21 y 2

- Vậy miny = 2 193

khi x = arctg 8 193

+ k

và maxy = 2 193

khi x = arctg 8 193

+ k

Ví dụ 2.Chủ đề: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song 1. Cho tứ diện S.ABC có SA = SB = SC. Gọi Sx, Sy, Sz tương ứng là các tia phân giác ngoài của các góc BSC, CSA, ASB . Hỏi các đường thẳng Sx, Sy, Sz có cùng thuộc một mặt phẳng không? Tại sao?

Giải:KT-KN vận dụng: Trong không gian, các đường thẳng cùng đi qua một điểm và cùng song song với một mặt phẳng thì cùng thuộc một mặt phẳng.Cụ thể: Từ giả thiết SA = SB = SC suy ra Sx // BC, Sy // AB và Sz // AC. Từ đó, suy ra được Sx, Sy, Sz cùng thuộc một mặt phẳng đi qua điểm S và song song với (ABC)

2. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’ với các cạnh bên là AA’, BB’, CC’. Gọi M và M’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và B’C’.a) Chứng minh rằng AM // A’M’.b) Tìm giao điểm của mặt phẳng (AB’C’) với đường thẳng A’M.

47

z

y

x

A B

C

S

Page 48: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

c) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng (AB’C’) và (BA’C’).d) Tìm giao điểm G của đường thẳng d với mặt phẳng (AMA’). Chứng minh rằng G là trọng tâm của tam giác AB’C’. Giải:KT-KN vận dụng:- Quan hệ liên thuộc giữa các đối tượng, điểm, đường thẳng, mặt phẳng - Tính chất song song của hai đường thẳng trong mặt phẳng và trong không gianCụ thể: Từ giả thiết a) có MM’ // BB’ và MM’ = BB’ nên tứ giác AA’M’M là hình bình hành. Suy ra AM // A’M’.b) mặt khác A’MAM’ = I nên A’M ( AB’C’) = I c) gọi O = AB’ A’B thì ( AB’C’) ( BA’C’) = C’O, vậy d là C’O; d) gọi G = C’O AM’ thì G là giao của hai trung tuyến, nên G là trọng tâm của tam giác AB’C’.

3. Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’. Qua trung điểm M của cạnh AA’, dựng mặt phẳng () song song với 2 đáy của hình hộp ấy. Gọi O và O’ lần lượt là giao điểm của hai đường chéo của hai đáy ABCD, A’B’C’D’. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của OD và O’C’.a) Xác định giao điểm K của IJ với mặt phẳng ().b) Điểm K chia đoạn IJ theo tỉ số nào ?

Giải:KT-KN vận dụng:- Quan hệ liên thuộc giữa các đối tượng, điểm, đường thẳng, mặt phẳng - Tính chất song song của hai đường thẳng trong mặt phẳng và trong không gian- Tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng - Tính chất của hai mặt phẳng song song- Định lí Talet trong không gianCụ thể: Từ giả thiếta) Gọi m và n tương ứng là các đường thẳng đi qua I và J đồng thời song song với CD. Gọi R và S tương ứng là giao điểm của m với BD, AC. Gọi T và U tương ứng là giao điểm của n với A’C’, B’D’. Gọi E và F tương ứng là giao điểm của ST và RU với MQ và NP. Gọi ( ) là mặt phẳng xác định bởi hai đường thẳng m và n, khi đó nó chứa đường thẳng IJ và song song với (ABB’A’), do đó nó cắt () theo giao tuyến EF. Khi đó, EF IJ = K là điểm cần dựng.b) Áp dụng định lí Talet cho 3 mặt phẳng (), (ABCD), (A’B’C’D’) và 2 cát tuyến AA’, IJ ta có: A'M JK 1MA KI

4. Cho 2 nửa đường thẳng chéo nhau là Ax và By. Hai điểm M, N tương ứng di động trên Ax và By.a) Hãy chỉ ra một mặt phẳng (P) chứa By và song song với Ax. Đường thẳng kẻ từ M song song với AB cắt mặt phẳng (P) tại E. Tìm tập hợp điểm E.

48

I

G

M

M'

O

C'

B'

A

B

C

A'

KFE

I

J

O

O'

N

PQ

M

D'

B'

C'

D

AB

C

A'UnT

S Rm

Page 49: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

b) Khi M và N di động sao cho AM = BN, chứng minh rằng đường thẳng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định.

Giải:KT-KN vận dụng:- Quan hệ liên thuộc giữa các đối tượng, điểm, đường thẳng, mặt phẳng - Tính chất song song của hai đường thẳng trong mặt phẳng và trong không gian- Tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng - Tính chất của hai mặt phẳng song songCụ thể: Từ giả thiếta) Dựng Bz//Ax Ax//(By,Bz), khi đó (P) chính là mặt phẳng (By,Bz).Gọi (Q) là mặt phẳng (Ax, Bz).Vẽ ME // AB (E Bz) E thuộc giao tuyến của (P) và (Q) là Bz.Khi M A thì E B nên tập hợp các điểm E là tia Bz.b) AM = BN và AM = BE nên BNE cân, đỉnh B.Dựng các đường phân giác trong và ngoài của góc B tương ứng là Bt và Bt’ thì Bt côs định và phải có Bt Bt’. Mặt khác NE Bt nên suy ra được Bt’ // NE. Gọi R là mặt phẳng ( AB, Bt’) thì (R) cố định. Do ME // AB ME // (R), NE // (R) nên (MNE) // (R) MN // (R) cố định.

2. Vận dụng chuẩn KT-KN và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động học tập

Phiếu học tập 2. Sử dụng bản đồ tư duy và PP phát hiện và giải quyết vấn đề trong tổ chức dạy và hoạt động toán Minh họa hướng dẫn HS phát hiện và chiếm lĩnh PP giải bài toán

Bản đồ tư duy tóm tắt các dạng toán về PT mặt cầu

Đọc PT Cho một PT, xét xem PT đã cho có là PT của một 49

t'

t

x

z

y

E

A

B

M

N

Giáo viên tổng hợp, thay,sửa, bổ sung giả thiết kết

luận, lập bài toán mới

Học sinh phân tính đề, tự phát hiện phương pháp, qui về bài

toán đã biết cách giải

Bài tập cơ bản

Các dạng bài tập

Page 50: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Các bài toán vềPTmặt cầu

mặt cầu không? Nếu có thì xác định tọa độ tâm và bán kính của mặt cầu đó.

Viết PT mặt cầu

Viết PT mặt cầu khi giả thiết cho các yếu tố có thể xác định được tâm và bán kính của nó

Viết PT mặt cầu khi biết tọa độ tâm và độ dài bán kính của nóViết PT mặt cầu khi biết tọa độ tâm và đi qua một điểm có tọa độ cho trước

Viết PT mặt cầu khi biết tọa độ 2 đầu mút của một đường kính của nóViết PT mặt cầu khi biết tọa độ tâm và tiếp xúc với một mặt phẳng tọa độViết PT mặt cầu khi biết tâm thuộc một trong các trục tọa độ và đi qua hai điểm có tọa độ cho trướcViết PT mặt cầu khi biết tọa độ tâm và cắt mặt phẳng tọa độ theo một đường tròn có đường kính đã cho.Viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm không đồng phẳng có tọa độ cho trước.v.v...

Minh họa việc luyện tập giải các dạng toán thực hiện theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề:Bài toán: Trong không gian toạ độ Oxyz, viết phương trình mặt cầu tương ứng với mỗi trường hợp sau:

a) Đi qua ba điểm A(0; 8; 0), B(4; 6; 2), C(0; 12; 4) và có tâm nằm trên mp(Oyz).

b) Có bán kính bằng 2, tiếp xúc với mặt phẳng (Oyz) và có tâm nằm trên tia Ox.

c) Có tâm I(1; 2; 3) và tiếp xúc với mp(Oyz).Hướng dẫn giải:1- Hiểu bài toán: (HD để HS phát hiện)a) Tâm I của mặt cầu nằm trên mp(Oyz) Tâm I có thành phần tọa độ x = 0; Mặt cầu qua 3 điểm A,B,C IA = IB = IC.b) Mặt cầu có tâm nằm trên Ox và tiếp xúc mp(Oyz) Mặt cầu đi qua điểm O(0; 0; 0); Có R = 2 Tọa độ tâm I(2; 0; 0)c) Mặt cầu tâm I(1; 2; 3) tiếp xúc mp(Oyz) R = 1

2 – Tìm hướng giải bài toán:Sau khi tìm được tâm và bán kính, viết phương trình ở dạng 1a) Tâm I thuộc mp (Oyz) nên I = (0; b; c). Từ IA = IB = IC suy ra:

2 2 22 22 2

2 2 2 2 22

8 4 6 27

8 12 4

b c b cIA IBb

IA IC b c b c

b) Vì tâm I thuộc tia Ox và mặt cầu tiếp xúc với mp( Oyz) nên điểm tiếp xúc phải là O suy ra bán kính mặt cầu là R = IO = 2, và I =(2; 0; 0).

c) Do mặt cầu có tâm I( 1; 2; 3) và tiếp xúc với mp (Oyz) nên R = 1.

3 – Trình bày lời giảia) Tâm I của mặt cầu nằm trên mp (Oyz) nên I = (0 ; b; c). Ta tìm điều kiện của b và c để IA = IB = IC hay :

50

Page 51: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

2 2 22 22 2

2 2 2 2 22

8 4 6 27

8 12 4

b c b cIA IBb

IA IC b c b c

và c = 5

Vậy I = (0 ; 7; 5). Khi đó R = IA = . Mặt cầu có phương trình : x2 + (y -7)2 + (z -5)2 = 74.b) Vì tâm I của mặt cầu nằm trên tia Ox và mặt cầu tiếp xúc với mp(Oyz) nên điểm tiếp xúc phải là O và do đó bán kính mặt cầu là R = IO = 2, và I =(2; 0; 0). Mặt cầu có phương trình : (x -2)2 + y2 + z2 = 4c) Do mặt cầu có tâm I(1; 2; 3) và tiếp xúc với mp (Oyz) nên R = 1. Mặt cầu có phương trình : (x -1)2 + (y -2)2 + (z -3)2 = 1.

4 – Kết luận, ĐG- Đây là một dạng toán lập phương trình mặt cầu mà ta không tìm ngay được tâm hoặc bán kính, phải vận dụng các kiến thức về khoảng cách, vị trí của điểm và tọa độ tương ứng, tức là có sự chuyển hóa ngôn ngữ hình học qua ngôn ngữ tọa độ và sau đó là đại số hóa để lập phương trình biểu diễn mặt cầu.- Ta cũng có cách giải tương tự khi thay mp(Oyz) và tia Ox bởi mp(Oxy) và tia Oz...

3. Phân tích một số giáo án minh hoạ

LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Nội dung1. Mục tiêu2. Cấu trúc nội dụng3. Kịch bản triển khai4. PP,PT dạy học5. Học liệu6. Kế hoạch ĐG7. Môi trường học tập8. Viết giáo án

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ BÀI DẠY THẬT HIỆU QUẢ?

Câu hỏi thảo luận Yêu cầu của bài về KT-KN, thái độ là gì? Làm thế nào để xác định được những yêu cầu này? Nội dung nào là cốt lõi, cơ bản và bổ trợ? Nội dung của bài này với bài trước và bài kế tiếp sau có quan hệ như thế

nào? Làm thế nào để tạo cơ hội mở rộng kiến thức ? Các hoạt động chính trong giờ học là gì? Tại sao lại chọn những hoạt động này? Bạn đóng vai trò gì trong các hoạt động đó?

51

Page 52: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu và năng lực khác nhau của người học?

Làm thế nào để thực hiện sự công bằng trong tiếp cận nội dung? Làm thế nào để tạo cơ hội học tập cho người học? Thời gian dành cho từng hoạt động bao nhiêu là đủ? Những PT nào sẽ được dùng chủ yếu? Những khó khăn nào có thể xuất hiện khi sử dụng các PT này? Những PT này hỗ trợ người học đến mức nào? Làm thế nào để chuẩn bị tốt các PT này? Những học liệu nào sẽ được huy động? Vì sao các học liệu này được lựa chọn sử dụng? Làm thế nào để các học liệu này hỗ trợ học tập đến mức tối đa? Các học liệu này được sử dụng trong những thời điểm nào? Làm thế nào để ĐG mức độ hiểu bài của người học (trước-trong-sau)? ĐG được tích hợp như thế nào trong quá trình dạy học bài này? Làm thế nào để thu thập thông tin phản hồi từ ĐG? Ý tưởng ĐG cải tiến sau giờ dạy được thể hiện như thế nào? Làm thế nào để người học cảm thấy thoải mái (vật chất-tinh thần)? Làm thế nào để tạo môi trường học tập khuyến khích và cạnh tranh? Làm thế nào để tạo ra một môi trường học tập không truyền thống? Thực chất giáo án là gì? Có bao nhiêu kiểu giáo án? Giáo án gồm những thành phần nào và cần được thể hiện ra sao?

KHUNG THIẾT KẾ BÀI SOẠN MÔN TOÁNI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Về thực tế, hoạt động học toán của HS phổ thông chủ yếu là hoạt động giải bài tập, thông qua các hoạt động cụ thể như: đọc hiểu, quan sát, vẽ hình, trả lời câu hỏi; thực hiện phép tính, tìm giá trị biểu thức; giải phương trình và bất phương trình; tìm chỉnh hợp, tổ hợp chập k của n phần tử; tính xác suất, đạo hàm (bằng tay hoặc máy tính cầm tay); suy luận chứng minh... Các hoạt động đa dạng này ở từng thời điểm của bài học có thể là: ôn lại kiến thức cũ; hoạt động tạo động cơ, đặt vấn đề cho việc đưa ra kiến thức mới làm cho HS nhận thức vai trò ý nghĩa tầm quan trọng và sự cần thiết của kiến thức sắp được học; hoạt động khám phá kiến thức mới, kích hoạt việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ hoặc xét thêm các trường hợp riêng hay áp dụng trực tiếp các công thức đã tìm được trong phần lí thuyết; hoạt động củng cố và vận dụng; hoạt động ghi nhận kiến thức mới qua chứng minh v.v...

Do đó khi thiết kế bài học, cần thực hiện: + Chuyển các mục tiêu học tập KT-KN mà Chuẩn đề ra thành “các câu hỏi,

bài tập nhận thức” hoặc “các câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng”, để HS tự giải, nhằm tạo nên động thái học tập chủ động và tích cực, biết tự học; coi trọng việc dạy HS PP học tập, chẳng hạn: cách sử dụng SGK, tài liệu tham khảo; kĩ năng tự học và kiến thức về PP toán học. Tăng cường qui nạp hình thành khái niệm, qui tắc hay PP; chuyển hoá từ bài toán HS tự giải thành định lí trong tiến trình xây dựng kiến thức nhằm dẫn dắt HS chủ động học tập tích cực.

52

Page 53: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

+ Phối hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác trong nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 HS)

+ Kết hợp ĐG của GV với ĐG của HSSử dụng các PP “vấn đáp tìm tòi”, “đặt và giải quyết vấn đề”, “thảo luận

nhóm” … có nhiều ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; rèn luyện cho học sinh khả năng tự học và phát triển năng lực trí tuệ. Chú trọng khai thác các yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống và phối hợp hài hoà các PP theo nguyên tắc: HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.

Trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông ta thường gặp các tình huống điển hình, như: dạy học khái niệm; dạy học định lí (tính chất,...); dạy học bài tập (luyện tập – thực hành); dạy học ôn tập chương (học kỳ,...) và KT (chương, học kỳ,..). Trong đó, 4 loại bài đầu thường có cấu trúc là: Mục tiêu bài học, chuẩn bị của GV và HS, gợi ý về PPDH, tiến trình bài học; dự kiến KT, ĐG và hướng dẫn bài tập.

Mỗi phần có nội dung và ý nghĩa như sau:+ Mục tiêu bài học: chỉ rõ các yêu cầu học tập cần đạt (về KT-KN, tư duy

và thái độ) sau mỗi bài học, sau mỗi nội dung học, .. sao cho đạt được Chuẩn và phù hợp đối tượng và vùng miền.

+ Chuẩn bị của GV và HS: chỉ rõ một số PT, TB chủ yếu đặc trưng cho giờ học, bài học, như: mô hình, hình vẽ, bảng (bảng tổng kết, bảng số liệu, ...), biểu, bảng phụ, phiếu học tập, thước kẻ, máy tính cầm tay, giấy trong v.v...Chú ý rằng: Hình vẽ, bảng, biểu dùng để minh hoạ hoặc cung cấp tư liệu,... Bảng phụ: dùng viết bài tập cả lớp cần theo dõi hoặc tham gia, hoặc lưu kết quả trung gian tìm được cần dùng trong tiết học, hoặc HS dùng để giải bài tập,... Phiếu học tập: dùng để giao nhiệm vụ học tập phát hiện kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho cá nhân hoặc nhóm HS,... đồng thời dùng để ĐG kết quả thông qua sản phẩm mà HS hiển thị trên phiếu.

+ Chọn lựa PP: Căn cứ nội dung, đối tượng, thời lượng, PT, TB dạy học,... lựa chọn và đề xuất PPDH, cách tổ chức các hoạt động, cách trình bày nội dung,... sao cho đảm bảo tốt nhất mục tiêu bài học đã đề ra

+ Tiến trình bài học: Được thiết kế và thực hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS và hệ thống các hoạt động dạy học (gồm KT, ôn tập KT-KN cũ; dạy học kiến thức mới; hoặc luyện tập, củng cố bài học,...). Mỗi hoạt động với nội dung KT hay dạy học kiến thức mới ... thường thể hiện ở hai loại công việc đan xen, kế tiếp nhau: đó là một loại công việc được thực hiện bởi HS dưới sự hướng dẫn của GV (đọc hiểu, quan sát, vẽ hình, tính toán, chứng minh, giải phương trình, hệ phương trình v.v...) và một loại công việc tương ứng đi kèm của GV (nhận xét ĐG kết quả thực hiện của HS, cách tổ chức cho HS hoạt động, những gợi ý giải bài tập, hay gợi ý chứng minh, tóm tắt lời giải; Hoàn chỉnh bổ sung, hệ thống hoá kiến thức; những chú ý, nhận xét.

+ Dự kiến KT, ĐG: Nhằm tìm kiếm thông tin phản hồi sau mỗi nội dung học tập, sau mỗi thời điểm học tập. Nên đặt trọng tâm vào ba thời điểm: KT đầu giờ; KT giữa giờ, sau mỗi nội dung dạy học và KT cuối giờ học, cuối bài học. Nên phối hợp hình thức tự luận với TNKQ. Nên phối hợp việc ĐG của thầy với ĐG của trò,

53

Page 54: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

của tập thể tiến tới giúp HS biết ĐG và tự ĐG.+ Hướng dẫn bài tập về nhà chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Nêu bài

tập và nhiệm vụ HS phải làm ở nhà. Gồm một số gợi ý, như: câu trả lời, đáp số, hướng dẫn cách giải, những chuẩn bị cho việc hướng dẫn cuối giờ để chỉ dẫn HS học ở nhà.

II. KHUNG THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI

Chuẩn bị lập kế hoạch bài học1) Phân tích CT SGK2) Chuẩn bị PT, thiết bị, đồ dùng dạy học tương thích với nội dung bài học. 3) Tìm hiểu thực tế4) Dự kiến PPDH

Xây dựng kế hoạch bài học1) Xác định và làm rõ mục tiêu của bài học 2) Chuẩn bị của GV và HS:3) Thiết kế các HĐ dạy học4) Xác định tiến trình bài giảng5) Dự kiến KT, ĐG…

Trình bày kế hoạch bài học Có thể trình bày theo hàng ngang hay cột hay bảng, ....

Tiến trình bài học theo định hướng đổi mới1) Mở đầu. 2) Tổ chức tiếp cận các tài liệu học tập3) Tổ chức cho HS HĐ, tự giải quyết vấn đề4) Tổ chức cho HS trình bày kết qủa học tập 5) Kết luận vấn đề

III. GIỚI THIỆU KHUNG BÀI SOẠN GV có thể tham khảo cách trình bày bài học dưới đâyBài: ..Số tiết: ..

I. Mục tiêuQua bài học HS cần:1. Về kiến thức:- Hiểu được..... - Hiểu được.... 2. Về kĩ năng:- Biết cách ....- Nhận biết được ....3. Về tư duy và thái độ:- Hiểu được ....- Biết đưa những KT-KN mới về KT-KN quen thuộc .... - Biết nhận xét và ĐG bài làm của bạn cũng như tự ĐG kết quả học tập.....- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học

tập.....

II. Chuẩn bị của GV và HS1. Chuẩn bị của GV: Ngoài giáo án, phấn, bảng còn (nếu có và phù hợp)

54

Page 55: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Phiếu học tập, - Các slides trình chiếu, - Bảng phụ,...- Computer và Projector; máy chiếu Overhead.- .....

2. Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có- Kiến thức cũ về ...- Giấy trong và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết qủa hoạt động- .....

III. PPDH Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,... Trong đó PP chính được sử dụng là ….

IV. Tiến trình bài học1. Ổn định tổ chức.KT sĩ số, KT sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách, vở, dụng cụ, tâm thế…)2. KT bài cũ- Câu hỏi 1: .....- Câu hỏi 2: ....3. Bài mớiPHẦN 1. ...HĐTP 1: Tiếp cận (khái niệm. định lí,…)

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

HĐTP 2: Hình thành (khái niệm. định lí,…)

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

HĐTP 3: Củng cố (khái niệm. định lí,…)

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

HĐTP 4: Hệ thống hóa Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

PHẦN 2. ...HĐTP 1: Hiểu bài toán

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

55

Page 56: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

HĐTP 2: Xây dựng chương trình giải

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

HĐTP 3: Thực hiện chương trình giảiHoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

HĐTP 4: Nghiên cứu kết quả bài toán Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Trình chiếu

…….4. Củng cố toàn bài

- Hoạt động ngôn ngữ: yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học- Củng cố khắc sâu qua câu hỏi, bài tập (tương thích mức độ đặt ra trong mục tiêu)

5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà- Hướng dẫn cách học, tự học bài. Nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu bài học cách khắc phục, vươn lên- Ra bài tập về nhà. Hướng dẫn cách vận dụng tri thức được học để giải

6. Phụ lục

a. Phiếu học tập:Phiếu học tập 1: Bài tập 1. .....Phiếu học tập 2: Bài tập 2. ......Phiếu học tập 3: Mỗi bài tập dưới đây đều có 4 phương án lựa chọn là A, B, C và D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chỉ ra phương án mà em chọ là đúng tương ứng với mỗi bài.Bài tập 1: .....A); B); C) ; D) Bài tập 2: ......A) ; B) ; C) ; D)

b. Bảng phụ: …..

GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI SOẠN

BÀI: SỰ ĐỒNG BIẾN, NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ Số tiết: 2

I. Mục tiêu56

Page 57: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Qua bài học HS cần:1. Về kiến thức- Biết được liên hệ giữa tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số với dấu

đạo hàm cấp một của nó.- Biết quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số.2. Về kĩ năngXét được sự đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu đạo hàm cấp một của nó.3. Về tư duy và thái độ- Phát triển khả năng tư duy lôgic, đối thoại, sáng tạo - Biết đưa những KT-KN mới về KT-KN quen thuộc - Biết nhận xét và ĐG bài làm của bạn cũng như tự ĐG kết quả học tập- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học

tập.II. Chuẩn bị của GV và HS1. Chuẩn bị của GVNgoài giáo án, phấn, bảng còn có:- Phiếu học tập, - Các slides trình chiếu, - Bảng phụ,- Computer và Projector; máy chiếu Overhead.2. Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có- Kiến thức cũ về hàm số, đạo hàm.- Bảng phụ, giấy và bút viết trên giấy trong

III. PPDH Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát

hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là hoạt động nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài học1. Bài mớiĐặt vấn đề: Cuối lớp 11 chúng ta đã được học về đạo hàm của hàm số, là kiến

thức có nhiều ứng dụng quan trọng, giúp chúng ta công cụ khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số. Trong bài này chúng ta tìm hiểu ứng dụng của đạo hàm vào việc xét tính đơn điệu của hàm số.

Phần I: Tính đơn điệu của hàm số1. Nhắc lại kiến thức về hàm số đơn điệu:Hoạt động 1: Hiểu về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu

- Chiếu đồ thị của hai hàm số như

- Quan sát hình 1 và hình 2. - Trả lời câu hỏi 1.

Câu hỏi 1: Từ đồ thị ở hình 1 và hình 2 hãy chỉ ra các khoảng đồng biến và nghịch biến của các hàm số tương ứng?

57

Page 58: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

hình 1 và hình 2. - Nêu câu hỏi 1. - Gọi HS trả lời.

-2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0.5 1 1.5 2 2.5

-3.5-3

-2.5-2

-1.5-1

-0.5

0.51

1.52

2.53

3.5

x

y

Hình 1

-2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

-5

-4

-3

-2

-1

1

2

3

4

5

6

7

x

y

Hình 2.Hoạt động 2: Hiểu về định nghĩa hàm số đơn điệu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Phát phiếu học tập số 1.- Yêu cầu HS điền kết quả vào phiếu.- Chiếu đáp án, cho HS tự ĐG mức độ nhớ kiến thức đã học của mình.

- Điền kết quả vào phiếu học tập.- Đối chiếu với đáp án của GV đưa ra.- Trao đổi phiếu học tập với bạn ngồi bên cạnh để ĐG kết quả.

Phiếu học tập số 1:

Định nghĩa: SGK tr.4.

Nhận xét: SGK tr.5.

Hoạt động 3: Biết mối liên hệ giữa tính đơn điệu và dấu của đạo hàm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm thực hiện một nội dung a hoặc b trong hoạt động 2 SGK tr.5. - Yêu cầu HS sử dụng giấy trong để trình bày kết quả.- Nhấn mạnh câu hỏi: Từ kết quả các em vừa tìm ra, hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa sự đồng biến, nghịch biến của hàm số và dấu của đạo hàm?- Gợi mở đề HS phát

- Thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm rồi trình bày kết quả

- Hiểu được:Nếu f’(x) > 0 trong khoảng nào thì hàm số đồng biến trên khoảng đó.Nếu f’(x) < 0 trong khoảng nào thì hàm số nghịch biến trên khoảng đó.- Đọc nội dung định lý trong SGK Tr.6.

- Nội dung hoạt động 2 - SGK Tr. 5+6.

Định lý: SGK tr.6

58

Page 59: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

hiện được nội dung định lý trong SGK Tr.6.- Yêu cầu một HS đọc nội dung định lý trong SGK Tr.6.

Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Chiếu nội dung ví dụ 1, phần a. SGK Tr.6.- Phát vấn, gợi mở, … để dẫn dắt HS, phát hiện lời giải.

- Suy nghĩ theo gợi ý của GV để phát hiện, xây dựng lời giải.

- Ví dụ 1: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số:a) y = 2x4 + 1;Lời giải:a) TXĐ: D = RTa có: y’ = 8x3. Bảng biến thiên:x - 0 +y' - 0 +y + +

1Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (-; 0), đồng biến trên khoảng (0; +).

Hoạt động 5: Khắc sâu kiến thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu - Nêu nội dung của hoạt động 3 trong SGK Tr. 7. - Gợi ý xét hàm số y = x3 để có được kết luận. - Đi tới chú ý trong SGK Tr. 7.

- Xét hàm số y = x3

và hiểu được Nếu không bổ sung giả thiết thì mệnh đề ngược lại không đúng. Chú ý: SGK Tr.7.

Phần II: Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số

Hoạt động 6: Hình thành quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số dựa vào dấu của đạo hàm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu*) Đặt vấn đề: Chúng ta cùng nhau xây dựng quy tắc để xét tính đơn điệu của

59

Page 60: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

một hàm số. - Đưa ra câu hỏi: Thông qua định lý vừa học và ví dụ 1, em hãy nêu các bước tiến hành để xét tính đơn điệu của một hàm số dựa vào dấu của đạo hàm của nó? - Phát vấn HS và ghi kết luận lên bảng hoặc chiếu lên bảng.

- Phát biểu kết luận của mình.

*) Quy tắc:1. Tìm tập xác định. Tính f’(x).2. Tìm các điểm tại đó f’(x) = 0 hoặc f’(x) không xác định.3. Sắp xếp các điểm đó theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.4. Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Hoạt động 7: Luyện tập - củng cố

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Đưa ra bài tập số 1, chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm làm một ý vào bảng phụ, trong thời gian 5’ rồi lần lượt cử đại diện nhóm lên trình bày lời giải - GV cùng HS chính xác hoá lời giải của các nhóm.- Đưa ra bài tập số 2, dùng PP gợi mở, vấn đáp phát vấn HS xây dựng lời giải.

- Đưa ra bài tập số 3 gồm có ba phần, chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm làm một ý vào bảng phụ. - GV và cùng HS chính xác hoá lời giải của các nhóm.

- Thảo luận nhóm và trình bày lời giải bài tập 1 vào bảng phụ trong thời gian 5’.- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày lời giải.- Các thành viên của nhóm khác chú ý nghe để nhận xét.- Trả lời các câu hỏi, xây dựng lời giải.- Thảo luận nhóm và trình bày lời giải bài tập 2 vào bảng phụ trong thời gian 5’.- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày lời giải.- Các thành viên của nhóm khác chú ý nghe để nhận xét.

Bài tập số 1: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số: a) Ví dụ 1, phần b, SGK Tr. 6: y = sinx (trên khoảng (0; 2).b) Ví dụ 2, SGK Tr.7.y = 2x3 - 6x 2 + 6x – 7:c) Ví dụ 4, SGK Tr.9:y = x 1

x 1

Bài tập số 2: Ví dụ 5 SGK Tr.9.Chứng minh rằng x > sinx trên khoảng (0; 2

) bằng cách xét khoảng đơn điệu của hàm số f(x) = x - sinx.

Bài tập số 3: a) Bài tập số 2, phần b, SGK Tr.10: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số: y =

2x - 2x1- x

b) Bài tập số 4, SGK Tr.10: Chứng minh rằng hàm số y = 22x- x đồng biến trên khoảng (0; 1) và nghịch biến trên khoảng (1; 2).c) Bài tập số 5, phần a, SGK Tr.10: Chứng minh bất đẳng thức:

60

Page 61: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

tanx > x (0 < x < 2 ).

Củng cố toàn bài - ĐG mức độ tiếp thu kiến thứcHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Đưa ra bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm:+ Củng cố kiến thức vừa học cho HS.+ ĐG sơ bộ mức độ tiếp thu kiến thức mới và sự vận dụng của HS.- Để tăng thêm phần hấp dẫn và hứng thú cho HS, phần này GV sử dụng phần mềm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho HS tham gia trả lời trực tiếp trên máy, nếu đưa vào phương án trả lời đúng máy sẽ đưa ra phần thưởng (hoặc lời khen), nếu trả lời sai thì yêu cầu chọn lại.- Sau khi HS đã đưa ra kết quả, yêu cầu HS nêu cách suy luận để tìm ra phương án đúng của mình, rồi hướng dẫn cho HS cách suy luận nhanh nhất, khoa học nhất để tìm ra câu trả lời đúng.

- Vận dụng các kiến thức vừa học, trả lời các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan

Đáp án: Câu 1: 1. a. Đ; b. S; 2. Đ Câu 2: 1. B; 2. A.

Câu hỏi trắc nghiệm:Câu 1: Điền Đ cho khẳng định đúng, S cho khẳng định sai vào các ô với mỗi câu sau:1. Cho hàm số f(x) có đạo hàm trên Ka) Nếu f’(x) > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f(x) đồng biến trên K.b) Nếu f’(x) < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f(x) đồng biến trên K. 2. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số dựa vào dấu của đạo hàm:1. Tìm tập xác định. Tính f’(x).2. Tìm các điểm tại đó f’(x) = 0 hoặc f’(x) không xác định.3. Sắp xếp các điểm đó theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.4. Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số. Câu 2: Mỗi bài tập dưới đây đều có 4 phương án lựa chọn là A, B, C và D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chỉ ra phương án mà em cho là đúng tương ứng với mỗi câu.1. Hàm số nào sau đây là hàm số đồng biến trên R?

2 22xA .y =(x -1) - 3x+2. B.y = .

x +1xC.y = . D.y =tanx.x+1

2. Hàm số 2y = 2+x- x nghịch biến trên khoảng

1 1A .( ;2). B. (-1; )2 2C.(2; ). D. ( 1;2).

2. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà

61

Page 62: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Về nhà các em cần:+ Học thuộc định lý về mối quan hệ giữa dấu của đạo hàm và tính đơn điệu

của hàm số, quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số.+ Làm các bài tập còn lại trong SGK và sách bài tập.+ Đọc trước bài cực trị của hàm số.3. Phụ lụca. Phiếu học tập:Phiếu học tập: Điền từ, cụm từ hoặc kí hiệu thích hợp vào chỗ ... trong mỗi

câu sau đây để được kết quả đúng.Câu 1:Ký hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số y = f (x) xác

định trên K. - y = f (x) đồng biến (tăng) trên K x1; x2 (a; b), x1 < x2 f (x1).............

f (x2)- y = f (x) nghịch biến (giảm) trên K x1; x2 (a; b), x1 < x2 f (x1)... .........f

(x2)Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là………….. trên

khoảng đó.Câu 2:

a) f (x) đồng biến trên K 2 1

2 1

f(x )- f(x )x - x ... ….0 , 1 2x , x K (x1 x2).

f (x) nghịch biến trên K 2 1

2 1

f(x )- f(x )x - x ...….0, 1 2x , x K (x1 x2).

b) Nếu hàm số đồng biến trên K thì đồ thị của nó đi ….... từ trái sang phải của mặt phẳng tọa độ

b. Hướng dẫn HS cách tìm phương án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm:ý 1, Câu 2 (trong bài giảng):1. Hàm số nào sau đây là hàm số đồng biến trên R?

2 22x xA . y (x 1) 3x 2. B. y . C. y . D. y tanx.x 1x 1

Hướng dẫn: Để tìm nhanh phương án đúng ta có thể tiến hành như sau

Cách 1. Thấy ngay các phương án C. và D. không đúng vì tập xác định của hai hàm này không phải là R; phương án A. cũng không đúng, vì hàm bậc 4 không thể đồng biến trên toàn thể R. Vậy phương án đúng là 2

xB. y .x 1

Nhận xét: Do đặc điểm câu hỏi TNKQ ta không phải khẳng định y’ > 0.Cách 2. Thấy ngay các phương án C. và D. không đúng vì tập xác định của hai

hàm này không phải là R. Mặt khác: (x2 -1)2 - 3x + 2 có tập xác định lầ R nhưng y’= 4x3 – 4x – 3 không thể luôn nhận giá trị dương với mọi số thực x nên phương án A. không đúng. Do chỉ có 1 phương án đúng và A, C, D bị loại nên phương án đúng là 2

xB. y .x 1

3. Hàm số 2y 2 x x luôn nghịch biến trên khoảng

62

Page 63: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

1 1A .( ;2). B. ( 1; ). C. (2; ). D. ( 1;2).2 2

Hướng dẫn: Để tìm nhanh phương án đúng ta có thể tiến hành như sau

Tập xác định là (-1; 2) và 22x 1y'

2 2 x x

nên phương án C không đúng. Mặt khác y’(0)> 0 nên các phương án B và D không đúng. Vậy phương án đúng là

1A .( ;2).2Cách 2. Theo tính chất tập xác định của hàm số ta loại ngay trường hợp C. Tính giá trị

đạo hàm của hàm số tại điểm 0 ta sử dụng máy tính Casio, Vinacal 570MS ...ta nhấn dãy phím sau:

ON MODE 1 SHIFT d/dx ( ( 2 + ALPHA X ALPHA X 2X , 0 ) = 0,35355339 > 0.

Do vậy loại bỏ các phương án B. và D. Vậy chọn phương án 1A .( ;2).2Nhận xét: Do đặc điểm câu hỏi TNKQ ta không phải khẳng định y’ < 0 trên

khoảng 1( ;2).2

BÀI: HỆ TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN Số tiết: 01

I. MỤC TIÊUQua bài học HS cần:1. Về kiến thức:- Hiểu được hệ trục toạ độ trong không gian- Hiểu được toạ độ của vectơ đối với hệ trục toạ độ trong không gian- Hiểu được tính chất phép toán vectơ trong không gian thông qua biểu thức

toạ độ của vectơ trong không gian

2. Về kĩ năng:- Xác định được một hệ trục toạ độ trong không gian- Biết biểu diễn một vectơ theo 3 vectơ không cùng phương để xác định toạ

độ của vectơ với hệ trục- Thực hiện đúng phép toán vectơ trong không gian dựa trên biểu thức toạ

độ

3. Về tư duy và thái độ:- Biết được sự tương tự giữa hệ toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian.

Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và ĐG bài làm của bạn cũng như tự ĐG kết quả học tập.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS1. Chuẩn bị của GV: Ngoài giáo án, phấn, bảng đồ dùng dạy học còn có- Phiếu học tập,

63

Page 64: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Các slides trình chiếu, - Bảng phụ- Computer và Projector; máy chiếu Overhead.2. Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có- Kiến thức cũ về hệ trục toạ độ trong mặt phẳng; phép toán vectơ trong mặt

phẳng tính chất phép toán vectơ trong mặt phẳng thông qua biểu thức toạ độ,...

- Giấy trong và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết qủa hoạt động- Máy tính cầm tay

III. PP DẠY HỌCVận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là đàm thoại, gợi và giải quyết vấn đề.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC1. Ổn định tổ chức.

KT sĩ số.2. KT bài cũ- Câu hỏi 1: Em nêu cách xây dựng hệ trục toạ độ trong mặt phẳng?- Câu hỏi 2: Trong mặt phẳng, hãy nêu cách xác định toạ độ của vectơ với hệ toạ độ đã chọn?GV: Cho HS trong lớp nhận xét câu trả lời của bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.

3. Bài mớiPhần 1. Hệ toạ độ trong không gianHĐTP 1: Tiếp cận khái niệmHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Trình chiếu slide- Sử dụng câu hỏi trong bài KT đặt vấn đề vào bài mới

- Nghe hiểu nhiệm vụ Ta biÕt c¸ch x©y dùng

HTT§ vu«ng gãc tõtrôc to¹ ®é.

B»ng c¸ch t ¬ng tù, emh· y cho biÕtc¸ch x©ydùng HTT§ trong kh«nggian

O

y

x

j

i

- Cho HS phát biểu về điều phát hiện được- Yêu cầu HS khác nhận xét

- Phát biểu cách hiểu của mình về hệ toạ độ trong không gian - Nhận xét ý kiến

HĐTP 2: Hình thành khái niệmHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Cho HS đọc phần 1. Hệ trục toạ độ trong không gian, SGK trang 71

Đọc phần 1. Hệ trục toạ độ trong không gian, SGK trang 71

CHƯƠNG III: PP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

64

Page 65: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Đưa ra nhận xét chung, đi đến định nghĩa như SGK, trang 71- Chú ý các tên gọi và kí hiệu

- Hình thành khái niệm mới (định nghĩa như SGK, trang 71)- Ghi nhớ các tên gọi và kí hiệu- Hệ trục toạ độ- Trục toạ độ- Mặt phẳng toạ độ- Không gian toạ độ

HHÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é trongtrong khkh««ngng giangian1. HTT§ trongkh«ng gian

§ Þnh nghÜa: (SGK trang 71)

i

k

yO

x

z

j

2 2 21 1i j k i j k

. . . 0i j j k k i

Ox ® î cgäi lµtrôchoµnhOy® î cgäi lµtrôc tungOz ® î cgäi lµtrôc caoVµ:

- C¸cmÆtph¼ng to¹ ®é: (Oxy), (Oyz), (Ozx)- Khi kh«nggian®· cãhÖto¹ ®éOxyz th×nã® î cgäi lµ

kh«nggianto¹ ®éOxyzhay ®¬n gi¶nlµkh«nggianOxyz

HĐTP 3: Củng cố khái niệmHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Cho HS phát biểu lại cách hiểu của mình về hệ trục toạ độ trong không gian

- Trình chiếu slide nhằm giúp HS củng cố khái niệm mới thông qua các hoạt động nhận dạng và thể hiện

- Phát biểu lại cách hiểu của mình về hệ trục toạ độ trong không gian

- Củng cố khái niệm mới thông qua các hoạt động nhận dạng và thể hiện

CCññngng ccèè EmEmhh·· yy phph¸tt bibiÓÓuucc¸chch

hihiÓÓuuccññaamm××nhnhvÒvÒhhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é trongtrongkhkh««ngnggiangian??

ChoCho hh××nhnh llËËppphph ¬ ¬ngngABCD.AABCD.A’’BB’’CC’’DD’’ chchäännmméétt hhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é nhnh hh××nhnhvvÏÏ cãcã ® ® îî cc khkh««ngng??

ChoCho vÝvÝdôdô vÒvÒhhÖÖtrôctrôc toto¹¹®é®é trongtrong khkh««ngng giangian??

A

BC

D

A’

B’C’

D’

x

y

z

Phần 2. Toạ độ của vectơ trong không gianHĐTP 1: Tiếp cận khái niệmHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- KT lại kiến thức cũ của HS về biểu thị một vectơ theo hai vectơ không đồng phẳng trong mặt phẳng

- Hồi tưởng lại kiến thức cũ của về biểu thị một vectơ theo hai vectơ không đồng phẳng trong mặt phẳng

TrongTrong mmÆÆtt phph¼¼ng ng hh·· yy bibiÓÓuu thÞthÞ vectvect¬¬ theotheo haihai vectvect¬¬khkh««ngng ccïï ngng phph ¬ ¬ngng vvµµ

a

u

u

a

b

a

b

xa

yb

u xa yb

- Trong hệ toạ độ Oxy, hãy biểu diễn vectơ u

thao các vectơ ,i j

.

Biểu diễn vectơ u

thao các vectơ ,i j

.

TrongTrong mmÆÆtt phph¼¼ng ng vvíí ii hhÖÖtoto¹¹ ®é®é Oxy, Oxy, chocho vectvect¬¬ . . HH·· yy bibiÓÓuu thÞthÞvectvect¬¬ theotheo cc¸cc vectvect¬¬®¬®¬n n vÞvÞ vvµµ ??

u xi y j

u

i

j

O

y

x

u

xi

y j

i

j

u

65

Page 66: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Trong hệ toạ độ Oxyz, hãy biểu diễn vectơ u

thao các vectơ , ,i j k

.

Biểu diễn vectơ u

thao các vectơ , ,i j k

.

TrongTrong khkh««ngng giangian vvíí ii hhÖÖtoto¹¹ ®é®é OxyzOxyz, , chocho vectvect¬¬ . . HH·· yy bibiÓÓuu thÞthÞvectvect¬¬ theotheo cc¸cc vectvect¬¬®¬®¬n n vÞvÞ , v, vµµ ??

u

i

j

k

i

k

yO

x

z

j

u

xi

y j

zk

u xi y j zk

u

H

- Cho HS phát biểu về cách thực hiện- Yêu cầu HS khác nhận xét

- Phát biểu về cách thực hiện- Nhận xét ý kiến

HĐTP 2: Hình thành khái niệmHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Cho HS đọc phần 1. Hệ trục toạ độ trong không gian, SGK trang 70

Đọc phần 1. Hệ trục toạ độ trong không gian, SGK trang 70

- Đưa ra nhận xét chung, đi đến định nghĩa như SGK, trang 72

- Hình thành khái niệm mới (định nghĩa như SGK, trang 72)

- Ghi nhớ các tên gọi và kí hiệuHoành độ, tung độ , cao độ.

2. To¹ ®é cñavect¬trong kh«nggian§ Þnh nghÜa: (SGK trang 72)

i

k

j

yO

x

z

xi

y j

zk

u xi y j zk

( ; ; ) ( ; ; )u xi y j zk u x y z u x y z

(1;0;0)i

(0;1;0)j

(0;0;1)k

HĐTP 3: Củng cố khái niệmHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Cho HS phát biểu lại về toạ độ của một vectơ trong không gian- Nêu rõ tên gọi và kí hiệu

- Phát biểu lại về toạ độ của một vectơ trong không gian

- Nêu rõ tên gọi và kí hiệu

- Trình chiếu slide nhằm giúp HS củng cố khái niệm mới thông qua ví dụ trong phiếu học tập 1

- Củng cố khái niệm mới thông qua ví dụ trong phiếu học tập 1

LuyLuyÖÖnn ttËËppvÒvÒtoto¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬

GO

x

y

z

IJ

K

M

BBµµii 3. 3. VVíí ii hhÖÖtoto¹¹ ®é®é OxyzOxyz, , OI = OJ = OK = 1 vOI = OJ = OK = 1 vµµ®«®«i i mmééttvuvu««ngnggãcgãcvvíí ii nhaunhau; MJ = MI; ; MJ = MI; G lG lµµtrträängngtt©©mmccññaatam tam gigi¸cc IJKIJKa)a) XX¸cc ®®ÞnhÞnhTT§§ ccññaavectvect¬¬b)b) XX¸cc ®®ÞnhÞnhTT§§ ccññaavectvect¬¬

OM

MG

HD: HD: 1 1 1 1( ) ( ) ( ; ;0)2 2 2 2

OM OI OJ i j OM

1 1 1 1 1 1 1( ) ( ) ( ) ( ) ( 0)3 2 3 2 3 2 3

MG OG OM OI OJ OK OI OJ i j k

1 1 1( ; ; )6 6 3

OM

66

Page 67: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Cho HS phát biểu về các tính chất của phép toán vectơ trong mặt phẳng thông qua biểu thức toạ độ

- Nhớ lại và phát biểu về các tính chất của phép toán vectơ trong mặt phẳng thông qua biểu thức toạ độ

KiÕnKiÕn ththøøcc còcò ccÇÇnn nhnhíí1 1( ; )u x y

2 2( ; )v x y

1 2 1 2( ; )u v x x y y

1 2 1 2( ; )u v x x y y

1 1( ; ),ku kx ky k

1 2 1 2. . .u v x x y y

2 21 1u x y

1 2 1 22 2 2 21 1 2 2

cos( , ).

x x y yu vx y x y

0u

0v

1 2 1 2. 0 . . 0u v u v x x y y

TrongmÆtph¼ng ví i hÖto¹ ®éOxy ®· chän, ví i vµtacã

1)

2)

3)

4)

5)

6)

ví i vµ

7)

1 2

1 2

x xu v

y y

8)

- Cho HS phát biểu về các tính chất của phép toán vectơ trong không gian thông qua biểu thức toạ độ- Chú ý giúp HS chuyển đổi hình vẽ, kí hiệu, ngôn ngữ,.. về toạ độ của vectơ trong mặt phẳng sang hình ảnh, kí hiệu, ngôn ngữ,.. về toạ độ của vectơ trong không gian

- Dựa vào toạ độ của vectơ trong mặt phẳng, phát biểu về các tính chất của phép toán vectơ trong không gian thông qua biểu thức toạ độ- Tập chuyển đổi hình vẽ, kí hiệu, ngôn ngữ,.. về toạ độ của vectơ trong mặt phẳng sang hình ảnh, kí hiệu, ngôn ngữ,.. về toạ độ của vectơ trong không gian

Trongkh«nggianví i hÖto¹ ®éOxyz®· chän,ví i vµtacã

BiBiÓÓuu ththøøcc toto¹¹ ®é®é ccññaa phÐpphÐp toto¸nnvectvect¬¬trongtrong khkh««ngng giangian

1 1 1( ; ; )u x y z

2 2 2( ; ; )v x y z

1 2 1 2 1 2( ; ; )u v x x y y z z

1 2 1 2 1 2( ; ; )u v x x y y z z

1 1 1( ; ; ),ku kx ky kz k

1 2 1 2 1 2. . . .u v x x y y z z

2 2 21 1 1u x y z

1 2 1 2 1 22 2 2 2 2 21 1 1 2 2 2

cos( , ).

x x y y z zu vx y z x y z

0u

0v

1 2 1 2 1 2. 0 . . . 0u v u v x x y y z z

1)

2)

3)

4)

5)

6)

ví i vµ

7)

1 2

1 2

1 2

x xu v y y

z z

8)

- Trình chiếu slide để HS hình dung được có sự tương tự giữa biểu thức toạ độ của phép toán vectơ trong mặt phẳng và trong không gian

- Đọc và hình dung được có sự tương tự giữa biểu thức toạ độ của phép toán vectơ trong mặt phẳng và trong không gian

Trong không gian tọa độ Oxyz cho

Ta có:

TrongTrong mmặặtt phphẳẳngng ttọọaa đđộộ Oxy Oxy chocho1 1 1 2 2 2( ; ), ( ; ),u x y u x y k

1 1 1 1 2 2 2 2( ; ; ); ( ; ; ),u x y z u x y z k

1 2 1 2( ; )u v x x y y

1 2 1 2( ; )u v x x y y

1 1( ; ),ku kx ky k

1 2 1 2. . .u v x x y y

2 21 1u x y

1 2 1 22 2 2 21 1 2 2

cos( , ).

x x y yu vx y x y

0u

0v

1 2 1 2. 0 . . 0u v u v x x y y

4)5) 6)

ví i vµ

7)

1 2

1 2

x xu v

y y

8)

1)2)3) 1 2 1 2 1 2( ; ; )u v x x y y z z

1 2 1 2 1 2( ; ; )u v x x y y z z

1 1 1( ; ; ),ku kx ky kz k

1 2 1 2 1 2. . . .u v x x y y z z

2 2 21 1 1u x y z

1 2 1 2 1 22 2 2 2 2 21 1 1 2 2 2

cos( , ).

x x y y z zu vx y z x y z

0u

0v

1 2 1 2 1 2. 0 . . . 0u v u v x x y y z z

1)

2) 3) 4)5) 6)

ví i vµ

7)

1 2

1 2

1 2

x xu v y y

z z

8)

Ta có:

- Trình chiếu slide nhằm giúp HS củng cố kiến thức mới thông qua ví dụ

Củng cố kiến thức mới thông qua ví dụ

LuyLuyÖÖnnttËËppvÒvÒbibiÓÓuu ththøøcc toto¹¹ ®é®éBBµµii 1: 1: ChoCho biÕtbiÕt toto¹¹ ®é®éccññaammççii vectvect¬¬sausau

) 5 3 2a u i j k

) 2 7b u i j

) 3 8c u j k

) 5 9d u i k

KQKQ

KQKQ

KQKQ

KQKQ ) (5;0; 9)d u

) (0; 3;8)c u

) (2; 7;0)b u

) (5; 3;2)a u

4. Củng cố toàn bàiHoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Trình chiếu- Cho HS phát biểu lại nội dung chính đã học hôm nay?- Cho HS phát biểu lại định nghĩa hệ trục toạ độ trong không gian

- Phát biểu lại nội dung chính đã học hôm nay?- Phát biểu lại hệ trục toạ độ trong không gian- Phát biểu về toạ

67

Page 68: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Cho HS phát biểu lại về toạ độ của vectơ đối với hệ trục- Cho HS trình bày lại về tính chất của các phép toán vectơ trong không gian thông qua biểu thức toạ độ

độ của vectơ đối với hệ trục- Trình bày lại về tính chất của các ohép toán vectơ trong không gian thông qua biểu thức toạ độ

CCññngngccèè bbµµii hhääcc EmEmhh·· yy chocho biÕtbiÕt cc¸cc nnééii dung dung chÝnhchÝnh ®·®· hhääcc

trongtrong bbµµii hh««mmnay?nay? HH·· yy nnªªuu ll¹¹i i vÒvÒhhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é trongtrong khkh««ngnggiangian HH·· yy nnªªuu ll¹¹i i vÒvÒtoto¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬trongtrongkhkh««ngng

giangian HH·· yy nnªªuu ll¹¹i i vÒvÒbibiÓÓuuththøøcc toto¹¹ ®é®é ccññaaphÐpphÐptoto nn

vectvect¬¬trongtrong khkh««ngnggiangian

Chính xác hoá, trình chiếu slide

- Ghi nhận lại kết quả lần nữa

CCññngngccèè bbµµii hhääccQua Qua bbµµii hhääcc hh««mmnnµµyy cc¸cc ememccÇÇnnnn¾¾m m ® ® îî cc ::1. VÒ 1. VÒ kiÕnkiÕn ththøøcc::-- HiHiÓÓuu® ® îî cc ®®ÞnhÞnh nghnghÜÜaahhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é trongtrong

khkh««ngng giangian-- HiHiÓÓuu® ® îî cc toto¹¹ ®é®éccññaavectvect¬¬vvíí ii hhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é-- HiHiÓÓuu® ® îî cc tÝnhtÝnh chÊtchÊt phÐpphÐptoto¸nnvectvect¬¬thth««ngng qua qua

bibiÓÓuu ththøøcc toto¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬trongtrong khkh««ngnggiangian2. VÒ 2. VÒ kkÜÜnn¨ngng::-- XX¸cc ®®ÞnhÞnh® ® îî cc hhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é trongtrong khkh««ngng giangian-- XX¸cc ®®ÞnhÞnh® ® îî cc toto¹¹ ®é®é ccññaamméétt vectvect¬¬vvíí ii hhÖÖtrôctrôc

toto¹¹ ®é®é trongtrongkhkh««ngnggiangian-- ThThùùcc hihiÖÖnn® ® îî cc phÐpphÐptoto¸nn vectvect¬¬trongtrongkhkh««ngng

giangian thth««ngng qua qua bibiÓÓuuththøøcc toto¹¹ ®é®é ccññaachchóóngng3. VÒ t3. VÒ t duyduy vvµµthth¸ii ®é®é::-- HiHiÓÓuu® ® îî cc cc¸chch xx©©yy ddùùngng hhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é trongtrong

khkh««ngng giangian tõtõ viviÖÖcc xxËËyy ddùùngnghhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®étrongtrongmmÆÆtt phph¼¼ngng

-- ChChññ®®ééngngphph tt hihiÖÖnn, , chiÕmchiÕmllÜÜnhnhtri tri ththøøcc mmíí ii. . BiÕtBiÕt quyquy ll¹¹ vÒvÒquenquen..

4. 4. VVËËnn dôngdông llµµmmcc¸cc bbµµii ttËËppssèè: 1, 2, 3 v: 1, 2, 3 vµµ4 4 trangtrang 83 83 SGK.SGK.

- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức giải bài tập trong phiếu học tập 2.

Vận dụng kiến thức giải bài tập trong phiếu học tập 2.

CCññngngccèè totoµµnnbbµµiiBBµµii 1:1: ChoCho cc¸cc vectvect¬¬:: 3 2u i j k

9 7v i k

KQ: KQ: PhPh ¬ ¬ngng ¸n n ®®óóngng llµµC)C)

) ( 3;5;2)D a

) ( 3; 4;9)C a

(2 3 )a u v

ToTo¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬vvµµ ..

llµµkÕtkÕt ququ¶¶nnµµoosausau®©®©y?y?

) ( 3;3;2)A a

) ( 3;3; 5)B a

- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức giải bài tập trong phiếu học tập 3.

Vận dụng kiến thức giải bài tập trong phiếu học tập 3.

BBµµii 2:2: ChoCho hh××nhnh llËËppphph ¬ ¬ngngABCD.AABCD.A’’BB’’CC’’DD’’ cãcã ®é®é ddµµii cc¹¹nh nh llµµa. a. ChChäännmméétt hhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®é nhnh hh××nhnhvvÏÏ . . GGääii M, N M, N tt ¬ ¬ngng øøngngllµµtrungtrung®®iiÓÓmmccññaacc¸cc®®oo¹¹n thn th¼¼ng BD, vng BD, vµµCCCC’’..

1 1 1) ( ; ; )2 2 2

B MN

H í ngdÉn:Ph ¬ng¸n ®ónglµC) A

BC

D

A’

B’C’

D’

x

y

zToTo¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬ llµµkÕtkÕt ququ¶¶nnµµoosausau ®©®©y?y?MN

) ( ; ; )2 2 2a a aC MN

) ( ; ; )D MN a a a

) (1;1;1)A MN

1 1' ( ')2 2

MN AC AB AD AA

M

N

V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ VÀ RA BÀI TẬP VỀ NHÀ Về nhà các em cần học để hiểu và thuộc kiến thức trong bài, sau đó vận dụng để giải các bài tập số 1, 2, 3, 4 SGK, trang 81 và 82.

VI. PHỤ LỤC1. Phiếu học tập:

Phiếu học tập 1: Bài 1. Trong không gian toạ độ Oxyz, gọi I, J, K là các điểm sao cho OI i

, OJ j

, OK k . Gọi M là trung điểm của đoạn IJ, G là trọng tâm tam giác IJK.a) Xác định toạ độ của vectơ OM

b) Xác định toạ độ của vectơ OM

68

Page 69: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phiếu học tập 2: Bài tập 1.

BBµµii 1:1: ChoCho cc¸cc vectvect¬¬:: 3 2u i j k

9 7v i k

KQ: KQ: PhPh ¬ ¬ngng ¸n n ®®óóngng llµµC)C)

) ( 3;5;2)D a

) ( 3; 4;9)C a

(2 3 )a u v

ToTo¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬vvµµ ..

llµµkÕtkÕt ququ¶¶nnµµoo sausau ®©®©y?y?

) ( 3;3;2)A a

) ( 3;3; 5)B a

Phiếu học tập 3: Bài 2. BBµµii 2:2: ChoCho hh××nhnh llËËppphph ¬ ¬ngngABCD.AABCD.A’’BB’’CC’’DD’’ cãcã ®é®é ddµµii cc¹¹nh nh llµµa. a. ChChäännmméétt hhÖÖtrôctrôc toto¹¹ ®é®énhnh hh××nhnhvvÏÏ . . GGääii M, N M, N tt ¬ ¬ngngøøngngllµµtrungtrung®®iiÓÓmmccññaacc¸cc ®®oo¹¹n thn th¼¼ng BD, vng BD, vµµCCCC’’..

1 1 1) ( ; ; )2 2 2

B MN

A

BC

D

A’

B’C’

D’

x

y

zToTo¹¹ ®é®é ccññaavectvect¬¬ llµµkÕtkÕt ququ¶¶nnµµoo sausau®©®©y?y?MN

) ( ; ; )2 2 2a a aC MN

) ( ; ; )D MN a a a

) (1;1;1)A MN

M

N

2. Bảng phụ

Trong không gian tọa độ Oxyz cho

Ta có:

TrongTrong mmặặtt phphẳẳngng ttọọaa đđộộ Oxy Oxy chocho1 1 1 2 2 2( ; ), ( ; ),u x y u x y k

1 1 1 1 2 2 2 2( ; ; ); ( ; ; ),u x y z u x y z k

1 2 1 2( ; )u v x x y y

1 2 1 2( ; )u v x x y y

1 1( ; ),ku kx ky k

1 2 1 2. . .u v x x y y

2 21 1u x y

1 2 1 22 2 2 21 1 2 2

cos( , ).

x x y yu vx y x y

0u

0v

1 2 1 2. 0 . . 0u v u v x x y y

4)5) 6)

ví i vµ

7)

1 2

1 2

x xu v

y y

8)

1)2)3) 1 2 1 2 1 2( ; ; )u v x x y y z z

1 2 1 2 1 2( ; ; )u v x x y y z z

1 1 1( ; ; ),ku kx ky kz k

1 2 1 2 1 2. . . .u v x x y y z z

2 2 21 1 1u x y z

1 2 1 2 1 22 2 2 2 2 21 1 1 2 2 2

cos( , ).

x x y y z zu vx y z x y z

0u

0v

1 2 1 2 1 2. 0 . . . 0u v u v x x y y z z

1)

2) 3) 4)5) 6)

ví i vµ

7)

1 2

1 2

1 2

x xu v y y

z z

8)

Ta có:

69

Page 70: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Một số nhận xét về thiết kế và thực hiện tiến trình bài học Trước hết, đây là một nội dung của bài dạy gồm 5 tiết. GV đã căn cứ đối tượng HS, thiết kế bài này gồm 01 tiết, là tiết đầu tiên trong 5 tiết với hai nội dung là phần 1 và 2 trong SGK. Qua bài, HS cần hiểu được hệ toạ độ trong không gian, toạ độ của vectơ trong không gian và tính chất của phép toán vectơ trong không gian thông qua biểu thức toạ độ. GV đã xác định rõ bài học gồm 2 khái niệm mới, có thể dạy học theo con đường kiến thiết. Trước hết, GV đã tiến hành KT bài cũ với hai kiến thức cơ bản mà HS đã học ở lớp trước, đó là: Cách xây dựng hệ trục toạ độ trong mặt phẳng và cách xác định toạ độ của vectơ với hệ toạ độ đã chọn. Từ đó gợi ý để HS tự kiến tạo nên hệ trục toạ độ trong không gian. Sau đó GV đã giúp HS củng cố thông qua: hoạt động ngôn ngữ; nhận dạng và thể hiện khái niệm. Qua đó, một lần nữa HS được trình bày lại cách hiểu của mình về hệ trục toạ độ trong không gian; nhận dạng được hệ trục toạ độ và đề xuất được một hệ trục toạ độ trong không gian. Những kiến thức này rất cần thiết cho HS ở các bài tiếp theo, nhất là khi vận dụng thế mạnh của PP toạ độ trong không gian để giải một số bài tập hình học không gian. Như vậy, với nội dung này GV đã khéo léo giúp HS tiếp cận tri thức mới dựa vào vùng phát triển gần nhất của người học, đó là dựa ngay vào kiến thức cũ đã học. Sau đó hình thành kiến thức mới và củng cố. Qua củng cố, bằng cách yêu cầu HS phát biểu cách hiểu của mình về khái niệm mới, GV có thể nhận biết ngay được mức độ nắm kiến thức của HS ngay sau nội dung này. Chẳng hạn: với yêu cầu trên, có thể HS trình bày thuộc lòng khái niệm như SGK, cũng có thể HS trình bày ngắn gọn hơn nhưng vẫn đúng về kiến thức, hoặc không trả lời được,... thì GV đã có được thông tin phản hồi ngay sau khi dạy. Tất nhiên khi đó GV phải có cách hướng dẫn các đối tượng đó cách học bài cho thích hợp, tức là bước đầu thể hiện sự phân hoá trong dạy học và có chú trọng hướng dẫn việc học, hướng dẫn tự học.

Với nội dung thứ hai của bài học đã được GV thiết kế và thực hiện theo cách tương tự. Trong nội dung thứ hai này, ở phần củng cố, GV đã tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm kết quả. Qua quan sát ta thấy HS đã thực sự có kĩ năng hoạt động nhóm. Nhóm trưởng đã điều khiển toàn nhóm mỗi người một việc phù hợp năng lực, hợp tác, tương trợ, cùng thực hiện công việc để có kết quả chung của cả nhóm. Sau đó, việc báo cáo kết quả hoạt động nhóm cho thấy các em thực sự tự tin vào công việc và sản phẩm của mình. Việc cho đại diện nhóm khác nhận xét về câu trả lời của nhóm bạn đã bước đầu giúp HS ĐG, tiến tới biết tự ĐG kết quả học tập. Nếu được rèn luyện thường xuyên sẽ giúp HS có được tư duy phê phán, một tư duy cần thiết của người lao động trong thời đại ngày nay. Phần củng cố toàn bài bên cạnh việc cho HS hiểu được mục tiêu bài học thì một lần nữa GV giúp HS hoạt động ngôn ngữ, nhận dạng và thể hiện khái niệm thông qua hai bài tập TNKQ.

Với cách thiết kế bài học như vậy nhìn chung đã thể hiện được các nội dung đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT.

TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

70

Page 71: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

1. Quan niệm đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học

“XÁC LẬP THANG BẬC CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM GIÁO DỤC= CHUẨN ĐẦU RA LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC”

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤCMục tiêu giáo dục là cách biểu đạt rõ ràng, cụ thể những phẩm chất hay

năng lực mà người học thông qua giáo dục hay đào tạo có thể có được hay làm đ-ược. PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU TRONG CT

Mục tiêu chung (tổng quát) Mục tiêu cụ thể (chi tiết)

Mục tiêu của mục tiêu dạy họcCT chương, mục

mục tiêudạy học mục tiêu dạy học theo tiết học theo kiến thức

NỘI DUNG VÀ PHÂN LOẠI MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA S.BLOOM S.Bloom phân mục tiêu giáo dục thành lĩnh 3 lĩnh vực:-lĩnh vực nhận thức, -lĩnh vực tình cảm - lĩnh vực kĩ năng, động tác. Lĩnh vực nhận thức lại được phân thành 6 loại: Phân loại năm 1956

• 1-Nhận thức• 2- Lí giải• 3- ứng dụng• 4- Phân tích• 5- Tổng hợp• 6- Đánh giá

Phân loại năm 2001

• 1-Nhận thức• 2- Lí giải• 3- ứng dụng• 4- Phân tích• 5- Đánh giá • 6- Sáng tạo

KẾT CẤU THANG BẬC CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG LĨNH VỰC NHẬN THỨC (S.BLOOM,1956)  Đánh giá  Tổnghợp Tổng hợp  Phân tích Phân tích Phân tích  Ứng dụng Ứng dụng Ứng dụng Ứng dụng  Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải

Nhận thức Nhận thức Nhận thức Nhận thức Nhận thức Nhận thức

KẾT CẤU THANG BẬC CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG LĨNH VỰC NHẬN THỨC (I.W.ANDERSON VÀ D.R.KRATHWOHL. 2001)  Sáng tạo

71

Page 72: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

  Đánh giá Đánh giá  Phân tích Phân tích Phân tích  Ứng dụng Ứng dụng Ứng dụng Ứng dụng

Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải

Nhận thức Nhận thức Nhận thức Nhận thức Nhận thức Nhận thức

Phân loại nhận thức để học, dạy và KT, ĐG(A Taxonomy for Learning, Teaching, and Assessing)Xem lại các bậc nhận thức về mục tiêu giáo dục của Bloom(A Revision of Bloom’s Taxonomy of Educational Objectives).(Lorin W.Anderson, David R.Krathwohl and colab.2001)Bậc NT Quá trình nhận thức và ví dụ1. Nhớ Rút ra những kiến thức có liên quan từ trí nhớ dài hạn.1.1.Nhận biết 1.2.Nhớ lại

Vd: nhận biết hình ảnh, công thức, quy trình … của các khái niệm, thuật ngữ … trong toánVd: nhớ lại hình ảnh, công thức, quy trình … của các khái niệm, thuật ngữ … trong toán

2. Hiểu Xây dựng ý nghĩa từ những đoạn hướng dẫn bằng lời nói, văn bản và qua biểu đồ.

2.1 Diễn giai2.2 Minh hoạ2.3 Phân loại2.4 Tóm tắt

2.5 Suy đoán2.6 So sánh2.7 Giai thích

(vd: Diễn đạt lại các định nghĩa, định lý... ).(vd: Cho ví dụ về các định nghĩa, định lý... ).(vd: Phân loại các đa giác, đa diện, số hàm số, ...).(vd: Viết, nêu tóm tắt về đề bài, về cách chứng minh, lời giải ...).(vd: suy đoán, suy diễn, qui nạp từ các ví dụ).(vd: so sánh độ dài, góc).(vd: giai thích cách giải)

3. Áp dụng Thực hiện hay sử dụng một quy trinh trong một tinh huống cụ thể

3.1 Thi hành

3.2 Thực hiện

(vd; chia một số nguyên này cho một số nguyên khác, cả số chia và số bị chia đều là số có nhiều chữ số).(vd; xác định những trường hợp thích hợp với cách vẽ biểu diễn khối hình không gian).

4. Phân tích Phân chia các tư liệu thành các thành phần và xác định xem các phần liên quan thế nào với nhau, có liên quan thế nào với cấu trúc tổng thể hay với mục đích tổng thể.

4.1 Phân biệt4.2 Tổ chức

4.3Thuộc tính

(vd; phân biệt số hữu tỉ và số vô tỉ trong đề toán)(vd; xắp xếp các kiến thức học trong một chủ đề theo một lôgic để hệ thống hóa ...).(vd; xác định thuộc tính của điểm dựa trên “vết” tạo nên khi nó chuyển động...)

5. ĐG ĐG dựa trên những chuẩn mực và tiêu chuẩn.

72

Page 73: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

5.1 KT

5.2 ĐG

(vd; xác định xem việc giải toán của HS có đảm bảo suy luận có lý, vận dụng kiến thức kĩ năng PP giải có đúng không).(vd; ĐG tim ra PP tốt nhất trong hai PP để giai quyết một vấn đề cụ thể).

6. Sáng tạo Ghép các yếu tố với nhau để tạo thành một tổng thể lôgíc và hữu ích; tổ chức lại các yếu tố thành một cấu trúc mới

6.1 Tạo dựng 6.2Lênkếhoạch

6.3 Sản sinh

(vd; Đưa ra gia thuyết cho một bài toán).(vd; Lên kế hoạch nghiên cứu về một chủ đề Toán cụ thể).(vd; xây dựng, mở rộng bài toán, tổng quát hóa, đặc biệt hóa)

KẾT CẤU THANG BẬC CHẤT LƯỢNGTRONG ĐÀO TẠO LĨNH VỰC KỸ NĂNG, KỸ XẢO

  Chất lượng rất cao

Chấtlượng caoTự động hoá Chấtlượngkhá Phối hợp Phối hợp

Chất lượng Chuẩn hoá Chuẩn hoá Chuẩn hoá Hoàn thiện Hoàn thiện Hoàn thiện Hoàn thiện

Bắt chước Bắt chước Bắt chước Bắt chước Bắt chước

KẾT CẤU THANG BẬC CHẤT LƯỢNGTRONG ĐÀO TẠO LĨNH VỰC NHẬN THỨC

Chấtlượng tuyệt cao

Chất lượng cực cao

Sáng tạo

Chấtlượng rất cao

Chuyển giao

Chuyểngiao

Chất lượng cao

ĐG ĐG ĐG

Chấtlượng khá

Tổng hợp

Tổng hợp

Tổng hợpTổng hợp

Chất Phân tích Phân Phân Phân tích Phân

73

Page 74: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

lượng tích tích tíchứng dụng

ứng dụngứng dụng

ứng dụng

ứng dụngứng dụng

  Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải Lí giải

Nhận thức

Nhận thức

Nhận thức

Nhận thức

Nhận thức

Nhận thức

Nhận thức

Nhận thức

KẾT CẤU THANG BẬC CHẤT LƯỢNG TRONG ĐÀO TẠO LĨNH VỰC TƯ DUY

Chất lượng caoChất lượng khá Tư duy sáng tạo

Chất lượng Tư duy phê phán Tư duy phê phánTư duy trừu tượngTư duy trừu tượng Tư duy trừu tượng

Tư duy logic Tư duy logic Tư duy logic Tư duy logic

MỨC ĐỘ TƯ DUY ĐỐI CHIẾU VỚI PHÂN LOẠI CỦA BLOOM VỀ QUÁ TRINH NHẬN THỨC( Yeap Lay Leng, “Teaching and Classroom Management- An Asian perspective” Prentice Hall-2004.p67-90.)

KẾT QUẢ HỌC TẬPCấp độ tư duy Năng lực tư duy Phân loại của Bloom

về năng lực nhận thứcQuá trinhnhận thức

Từ cấp độ thấp, đơn giản

Đến cấp độ cao, phức tạp.

Tư duy cơ bản:. Thu thập thông tin. Truyền lại thông tin

1. Nhận biết:. Nhớ lại thông tin giống như đã được trình bày

2. Hiểu: . Có khả năng sử dụng một số thông tin mà không nhất thiết hiểu toàn bộ hàm ý và mối liên quan của chúng

. Thu thập

. Lưu trữ

. Tái hiện

Tư duy sâu sắc và đáp ứng: . Đưa ra những suy nghĩ nghiêm túc, . . Đưa ra các

3. Ứng dụng (vận dụng): . Có khả nang sử dụng các công cụ được học vào các tinh huống khác nhau

. Mã hoá

. Phác hoạ

. Suy diễn

74

Page 75: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

nhiệm vụ và các vấn đề được khảo sát một cách có phê phán (tư duy phê phán)

4. Phân tích .Có khả năng dùng những công cụ khác bên ngoài để hiểu thành phần cấu thành .Có khả năng phân nhỏ thông tin thành các thành phần

Tư duy năng động :. Tạo ra những điểm mới, khác thường hay là một sản phẩm, một PP, một hệ thống, một ý tưởng mới. (tư duy sáng tạo).

5. Tổng hợp: . Có khả năng sáng tạo từ các thành phần thành một chỉnh thể mới . Đặt các riêng rẽ liên hợp với nhau một cách minh bạch. Tổ hợp các yếu tố để tạo nên một cấu trúc.

6. Đánh giá:. Tạo nên những phán quyết

. Liên kết thành một khối kiến thức. . Hinh thành thông tin mới

KẾT CẤU THANG BẬC CHẤT LƯỢNGTRONG ĐÀO TẠO LĨNH VỰC PHẨM CHẤT NHÂN VĂN

  Chất lượng rất cao  Chất lượng khá Năng lực quản lý

Chất lượng Năng lực thuyết phục

Năng lực thuyết phục

Năng lực hợp tác Năng lực hợp tác Năng lực hợp tác THANG BẬC CHẤT LƯỢNG LÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤCĐỂ DẠY, ĐỂ HỌC VÀ ĐỂ KIỂM TRA ĐG CHẤT LƯỢNG1-Đối với GV:- Biết dạy thế nào là có chất lượng- Biết dạy đã đạt đến mức chất lượng nào- Biết ĐG đúng chất lượng của việc dạy và việc học

2-Đối với người học:- Biết học thế nào là có chất lượng- Biết học đã đạt đến mức chất lượng nào- Biết ĐG đúng chất lượng của việc học

3-Đối với nhà quản lý75

Page 76: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Biết tổ chức để dạy và học thế nào là có chất lượng- Biết quản lý chất lượng của việc dạy và học- Biết phát triển chất lượng dạy và học

VẬN DỤNG THANG BẬC CHẤT LƯỢNG ĐỂ ĐỔI MỚI PP KIỂM TRA ĐG STT Các mục tiêu thi

(đo lường và ĐG)Nội dung ĐGĐG kiến thứclà chính

ĐG năng lựclà chính

Nhớ Hiểu VậnDụng

Phântích

Tổnghợp

Dánhgiá

1 Tiếp thu môn học (hết môn học)

X X X X X

2 Trinh độ học vấn (hết khoá, bậc học)

X X X X

3 Tuyển chọn (học giỏi, học viên, nhân sự)

  X X X

MÔ HÌNH MỤC TIÊU ĐG NỘI DUNG

15 Sáng tạo

10 14 Đánh giá

6 9 13 Ứng dụng

3 5 8 12 Lí giai

1 2 4 7 11 Nhận thức

Sự kiện Khái niệm Kỹ năng Nguyên lý Vấn đề  

Bảng mục tiêu ĐG các điểm nội dung

PHẦNTổng sốcâu hỏi

Hệ số điểmnội dung

Mục tiêu ĐGNhậnthức

Lí giải ứngdụng

Phân tích-Tổng hợp

Sáng tạo

I 15 12

2 3 5  5

II 15 123

3 3 34

2III 35 1

234

2 89

133

IV 35 12

2476

Page 77: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

34

915 5

Tổng số 100   9 18 26 32 15

Mục tiêu nhận thức rut gon

Bậc 1: Tái nhận, tái hiện - tương đương với nhớ;Bậc 2: Tái tạo - tương đương với hiểu, áp dụng;Bậc 3: Lập luận sáng tạo - tương đương với phân tích, tổng hợp, ĐG.

ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP1. Các nguyên tắc chung: 1/ ĐG cần được tiến hành một cách có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đào tạo đã được đề ra. 2/ Qui trình và công cụ ĐG phải được chọn thống nhất theo mục tiêu ĐG. 3/ Nắm vững những hạn chế của từng công cụ ĐG để sử dụng một cách chủ động. 4/ Thang điểm ĐG kết quả học tập là ĐG tiếp thu môn học khác với ĐG tuyển dụng, vì vậy chỉ cần ít bậc. Thí dụ thang điểm 4 bậc: giỏi, khá, trung bình, không đạt.2. ĐG thành quả học tập một học phần/môn học: Nguyên tắc chung của việc ĐG tiếp thu học phần/môn học là ĐG thông qua một loạt các điểm thành phần với những trọng số xác định tuỳ theo đặc điểm của môn học. Có thể phân loại các môn học làm 3 loại chính và các thành phần điểm để ĐG môn học đợc trình bầy trong bảng sau:Tên các điểm thành phần

Học phần/môn học thuần lý thuyết

Học phần/môn học vừa lý thuyết vừa thực hành

Học phần/môn học thuần thực hành

- Bài trắc nghiệm giữa kỳ (lần 1, lần 2, …)

30-10% 40-20% 0-10%

- Bài trắc nghiệm thực hành (lần 1, lần 2, …)

  20-30% 80-60%

- Bài tiểu luận môn học

20-30%    

- …………

- Bài trắc nghiệm kết thúc học phần

50-60% 40-50% 20-30%

Tổng số 100% 100% 100%

CÁC LOẠI HÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TIẾP THU MÔN HỌC

77

Page 78: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

LOẠI BÀIKIỂM TRA

NHỮNG MỤC TIÊU CÓ KHẢ NĂNG ĐG Đ-ƯỢC

MỘT SỐ UƯ ĐIỂMCÓ THỂ CÓ

MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂMCÓ THỂ CÓ

KT viết tại lớp(2- 3 giờ)

- Những hiểu biết và áp dụng thông tin- Khả năng ngôn ngữ, trình bày

Dễ ra đề - Cho điểm không tin cậy- Chú trọng về khả năng viết

KT viết được chuẩn bị ở nhà

- Năng lực thu nhập thông tin- Sự suy nghĩ

- Sinh viên có thể thể hiện năng lực cao hơn- Gần cuộc sống hơn

- Không bao hàm được nhiều nội dung trong chương trình học- Khó kiểm soát tiêu cực

KT tại lớp cho mở sách

- Khả năng tra cứu của sinh viên- Sự ghi nhớ cái gì? ở đâu?- Sự chuẩn bị có suy nghĩ- Cách suy nghĩ sâu sắc

- ít mất thời gian để ghi nhớ- Các câu tra lời mang tính tổng hợp bao quát hơn

- Chưa có phương pháp chấm điểm chính xác, tin cậy- Phụ thuộc nhiều vào tốc độ hoạt động của cá nhân

KT miệng trên lớp Tiếp thu và trình bày diễn giải bằng lời

Gắn với tình huống học nghề, nghiệp vụ thi tốt

Gây nên sự lo lắng trong suốt quá trình trên lớp

KT thực hành tại phòng thực hành

- Kỹ năng kỹ xảo thực hành

- trực tiếp,- tương đối chính xác

- tuỳ thuộc vào điều kiện thực hành

KT qua thảo luận nhóm

- Sự tác động của từng cá nhân trong nhóm - Cách lập luận nằm trong suy nghĩ của cá nhân

- Linh hoạt- Có ích để khẳng định những ĐG khác

- Rất chủ quan - Hiệu ứng “hào quang”- GV cần có kỹ năng quan sát

Đồ án, tiểu luận môn học, khoá luận, luận văn …

- Năng lực tìm hiểu thông tin, lập luận- Năng lực hệ thống hoá, vận dụng kiến thức- Kỹ năng trình bầy- Sự sáng tạo

Cho điểm một cách tổng hợp

- Việc cho điểm hoàn toàn chủ quan, thiếu ổn định- Cần nhiều thời gian

ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP CỦA KHOÁ HỌCChỉ số ĐG và xếp hạng kết quả học tập đối với học viên của một khoá học

là điểm trung bình chung học tập (X): N ni di i = 1

X = -----------------78

Page 79: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

N ni

i = 1Trong đó: di là điểm của học phần thứ i và ni là số đvht của học phần thứ i; N là số học phần đã học.

ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI VÀ BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUANI- Đánh giá câu hỏi và đề Trắc nghiệm, xây dựng quỹ câu hỏiChất lượng của câu hỏi trắc nghiệm được ĐG thông qua 4 loại đại lượng sau:1- ĐỘ KHÓ (Hay ĐỘ DỄ):

Tỷ lệ thí sinh trả lời đúng cho ta số đo gần đúng về độ khó (độ dễ) của câu hỏi.

Công thức để tính độ khó (độ dễ) : Số thí sinh làm đúng FV (hoặc P) = ----------------------------------- x 100 Tổng số thí sinh dự thiTHANG ĐỘ KHÓ (ĐỘ DỄ)Thang phân loại Độ khó (độ dễ) qui ước như sau:

- Câu dễ: 70 đến 100 % thí sinh trả lời đúng.- Câu tương đối khó: 30 đến 70 % thí sinh trả lời đúng.- Câu khó: 0 đến 30 % thí sinh trả lời đúng.

*Nên dùng các câu trắc nghiệm có FV nằm trong khoảng: 25% - 75%*Ngoài khoảng đó, có thể dùng một cách chọn lọc tuỳ theo mục tiêu của bài trắc nghiệm:-Nếu để tuyển sinh, nên thêm một số câu có FV > 75%. -Nếu chỉ để ĐG đạt hay không đạt có thể dùng một số câu FV< 10%.2 - ĐỘ PHÂN BIỆT:

Phân bố tỷ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thí sinh thuộc nhóm khá, nhóm trung bình và nhóm kém cho ta số đo tơng đối về Độ phân biệt của câu hỏi .

Công thức để tính Độ phân biệt:Số thí sinh khá làm đúng - số thí sinh yếu làm đúngDI =---------------------------------------------------------- x 100Tổng số thí sinh khá và yếu

THANG PHÂN LOẠI ĐỘ PHÂN BIỆT QUY ƯỚC NHƯ SAU:- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá và nhóm kém trả lời đúng như nhau thì Độ phân biệt bằng không .- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời không đúng nhiều hơn nhóm kém thì Độ phân biệt là âm . - Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn nhóm kém thì Độ phân biệt là dương.Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó và số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm.

79

Page 80: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Nếu FV trong khoảng (25%, 75%) thì DI khoảng 10% là bài trắc nghiệm có độ phân biệt tốt. 3 - PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM Giả sử phân tích câu trắc nghiệm thứ X của bài thi có câu (phương án) b/ là câu đúng. Các câu a/, c/, d/, e/ và f/ là câu nhiễu. Kết quả thi của 150 thí sinh được trình bầy trong bảng sau: Câu trả lời a/ b/* c/ d/ e/ f/ Tổng______________________________________________Nhóm khá 5 22 9 1 13 0 50Nhóm TB 4 15 20 2 7 2 50Nhóm kém 7 5 23 1 6 8 50______________________________________________Tổng số: 16 42 52 4 26 10 150Độ khó: ( 42 : 150 ) x 100 = 28 % => Câu hỏi khó.

II- PHÂN TÍCH BÀI TRẮC NGHIỆM : Nếu như phân tích câu trắc nghiệm để giúp chúng ta biết sửa chữa các câu nhiễu làm thay đổi độ phân biệt của các câu trắc nghiệm, thì phân tích bài trắc nghiệm sẽ giúp chúng ta thay đổi độ khó của bài trắc nghiệm thông qua việc thay đổi, bổ sung câu hỏi.Thí dụ:Bảng thông kê kết quả thi. 8 sinh viên kém 9 sinh viên TB 8 sinh viên khá đúng Stt A B C D E F H I J K L M N O P Q R S T U V X Y W Z ts%(FV)_____________________________________________________________________ 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 18/72% 2 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 23/92% 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 14/56% 4 0 1 1 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 0 0 1 0 1 1 16/64% 5 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 12/48% 6 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 15/60% 7 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 13/52% 8 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 0 1 13/52% 9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 14/56%10 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 12/48%11 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 13/52%12 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0 0 1 1 0 1 1 1 12/48%13 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 13/52%14 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 14/56%15 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1 12/48%16 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 12/48%17 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 1 1 1 1 12/48%18 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 13/52%19 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 1 11/44%20 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 14/56%21 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 15/60%22 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 13/52%23 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 12/48%24 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 12/48%25 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 05/20%_____________________________________________________________________

80

Page 81: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

ts 2 4 5 6 7 8 8 10 11 12 13 13 14 15 15 15 15 17 17 17 19 20 23 23 25 % 8% 24% 32% 52% 60% 68% 76% 92% 100%(DI)

A - ĐỘ TIN CẬY CỦA BÀI TRẮC NGHIỆM:Hệ số tương quan của tỷ lệ trả lời đúng/ sai giữa các lần trắc nghiệm bằng

các đề trắc nghiệm tương đương là Độ tin cậy của bài trắc nghiệm . Hệ số tương quan được tính bằng công thức sau:

x. y x y - ------------

N R = ------------------------------------------

( x)2 ( y)2

{ x2 - ------- } { y2 - ------- } N N

Tương quan từng cặp giữa hai tập số liệu A và B (NA=NB) (tương quan thứ hạng) (Rank-Difference Correlation, tương quan Spearman rho):

6 d2 Hệ số tương quan từng cặp: rp = 1 - --------------- N(N2 - 1) Trong đó d là sự khác biệt của từng cặp giá trị của NA và NB.

Z X Y X2 Y2 XxY t.hạng X t.hạng Y d t.hạng d2 t.hạngA 30 25 900 625 750 4 6 -2 4

B 34 38 1156 1444 1292 2 2 0 0

C 32 30 1024 900 960 3 4 -1 1

D 47 40 2209 1600 1880 1 1 0 0

E 20 7 400 49 140 9 10 -1 1

F 24 10 576 100 240 7 9 -2 4

G 27 22 729 484 594 5 7 -2 4

H 25 35 625 1225 875 6 3 3 9

I 22 28 484 784 616 8 5 3 9

J 16 12 256 144 192 10 8 2 4 277 247 8359 7355 7539 d= 0 đ2=36

- Hệ số tương quan spearson:

81

Page 82: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Hệ số tương quan Spearman:

Kết luận: Trường hợp này, tương quan thứ hạng spearman chặt chẽ hơn tương quan Spearson.

* Số đo độ tin cậy: - Trường hợp xác định độ tin cậy bằng trắc nghiệm 2 lần (test - retest): Sử dụng hệ số tương quan tính theo công thức tính r hay rp, để ĐG độ tin cậy của 2 lần trắc nghiệm cùng 1 đề cho cùng N thí sinh đã dự thi. - Trường hợp xác định độ tin cậy bằng trắc nghiệm 2 bài tương đương (equivalent forms) cũng sử dụng hệ số tương quan tính theo công thức tính r hay rp để ĐG độ tương đương của 2 bài và độ tin cậy của bài trắc nghiệm.

B - ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA BÀI TRẮC NGHIỆMLà số đo mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng mục đích mà nó

định đo, đó là độ giá trị của bài trắc nghiệm.Căn cứ vào mục tiêu trắc nghiệm, có thể chia độ giá trị của bài trắc nghiệm thành 3 loại chính:- Độ giá trị nội dung: phản ánh mức độ bài trắc nghiệm có trắc nghiệm được đúng mục tiêu, đủ nội dung môn học đã đề ra không.- Độ giá trị tiêu chí: phản ánh mức độ bài trắc nghiệm đo được theo các tiêu chí định sẵn (tiêu chí chuẩn đoán, tiêu chí tuyển chọn)- Độ giá trị cấu trúc: phản ánh mức độ bài trắc nghiệm đo được các năng lực hay các phẩm chất định đo theo một cấu trúc lý thuyết định trước.

2. Yêu cầu đổi mới công tác KT, ĐG theo chuẩn KT-KN của môn học KHUNG THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN

Để đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng là đào tạo ra những con người chủ động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như hoà nhập lao động khu vực và thế giới, việc ĐG cần phải được đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ trên những mặt sau:

2.1 Đổi mới mục đích ĐG kết quả học tập• Xác nhận kết quả học tập các phân môn ở từng học kỳ, từng giai đoạn của

quá trình học tập của HS trong những năm học ở bậc THPT theo từng lĩnh vực, nội dung học tập đã được quy định trong CT môn học hay hoạt động giáo dục và trong quy định về trình độ chuẩn của môn học.

82

Page 83: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

• Cung cấp những thông tin quan trọng và chính xác về quá trình học tập môn học cho HS, cũng như quá trình dạy môn học trong trường THPT cho GV, Ban giám hiệu của trường THPT, cho cán bộ quản lý môn học ở những cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở và cấp Bộ; để từ những thông tin căn bản này rút ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động đến việc dạy – học các môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.

2.2 Đổi mới nội dung ĐG kết quả học tậpNội dung ĐG phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được

quy định trong CT và trong quy định về trình độ chuẩn của môn đó. Như vậy về nguyên tắc, CT có bao nhiêu học phần kiến thức và kĩ năng thì cần phải ĐG đủ những kiến thức và kĩ năng đó. Đề KT và đề thi không chỉ thể hiện đủ các KT-KN mà còn phải thể hiện đúng mức độ, bảo đảm sự phân hoá trình độ của HS qua các KT-KN, thái độ học tập mà trình độ chuẩn quy định (về tư duy, về biến đổi đại số, về tính toán, về hình ảnh hình học, về áp dụng...) và tương thích với thời lượng, thời điểm và các mục tiêu ĐG.

2.3 Đổi mới cách ĐGNgay từ lúc chuẩn bị bài học cho từng tiết, từng mục trong CT người GV phải

tính đến việc ĐG kết quả học tập nhằm giúp cho HS và bản thân kịp thời nắm được những thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Ngoài việc ĐG thông qua điểm số của bài KT (miệng hoặc viết) GV còn cần phải chú trọng đến việc ĐG bằng hồ sơ (thông qua hoạt động, giao lưu, tham gia xây dựng bài, các phiếu học tập, nhận xét của tập thể với mỗi HS). Khắc phục thói quen chấm bài chỉ thiên về cho điểm mà ít đưa ra lời phê, chỉ rõ ưu, khuyết điểm của HS trong khi làm bài KT hoặc thi; thói quen ít hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự ĐG để tự điều chỉnh cách học của mình.

Thực hiện đối tượng được ĐG bởi cá nhân, tập thể thầy giáo và bạn bè. Thông tin ĐG đưa ra ở hình thức chấm điểm, ở hình thức đối thoại thầy trò, trò với bạn bè. Không chỉ ở giờ trên lớp mà còn ở các hội thi, ở các xêmina, thực hành ngoài trời,...

2.4 Đổi mới công cụ ĐG kết quả học tậpCó nhiều loại công cụ dùng để ĐG kết quả học tập của HS. Mỗi loại công cụ có

ưu thế khác nhau trong việc KT ĐG từng lĩnh vực nội dung học tập.Môn Toán THPT sử dụng chủ yếu các loại công cụ ĐG sau: bài KT viết trong đó

sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, vở bài tập, sơ đồ, biểu bảng, mô hình, đề cương, chuyên đề, xêmina, thực hành giải toán trên máy tính cầm tay, thực hành đo đạc ngoài trời... trong KT thường xuyên hoặc định kỳ.

Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để KT, ĐG cần bảo đảm các yêu cầu: phù hợp với CT và Chuẩn KT-KN, sát với trình độ HS; phát biểu chính xác, rõ ràng để HS hiểu đơn trị; cần có cả câu hỏi, bài tập ở mức trung bình lẫn câu hỏi, bài tập phân hóa đối tượng, câu hỏi ở mức đào sâu, vận dụng kiến thức tổng hợp, đòi hỏi tư duy bậc cao nhằm phân hoá HS. Những công cụ ĐG môn Toán THPT

-Bài KT viết-Các loại câu hỏi-Câu hỏi tự luận-Câu hỏi trắc nghiệm

83

Page 84: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

2.5 Quy trình biên soạn đề KT môn ToánBiên soạn một đề KT có thể bao gồm các bước(B):B1: Xác định mục đích, yêu cầu đề KTĐề KT là một công cụ ĐG kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề, một

chương, một học kỳ hay toàn bộ CT một lớp, một cấp học.B2: Xác định mục tiêu dạy họcĐể xác định nội dung đề KT, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về KT-

KN, thái độ của phần CT đề ra để ĐG kết quả học tập của HS về các hành vi và năng lực cần phát triển tương thích với Chuẩn nêu trong CT GDPT của Bộ GDĐT ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ–BGD&ĐT ngày 05/5/2006

B3: Thiết lập ma trận hai chiềuĐể biên soạn đề KT đáp ứng các mức độ nhận thức của HS, GV cần lập một

bảng có hai chiều, một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức chính cần ĐG, một chiều là các mức độ nhận thức của HS theo các mức độ nhận thức (có thể theo thang của B.S. Bloom, như đã trình bày ở phần trên). Trong mỗi ô là hình thức câu hỏi và số lượng câu hỏi. Xác định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó và lượng thời gian làm bài KT. Song, nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở nhiều mạch kiến thức khác nhau thì kết quả ĐG càng có độ tin cậy cao hơn. Hình thức câu hỏi càng đa dạng càng tốt bởi sẽ gây hứng thú, tập trung chú ý, tránh nhàm chán đối với HS. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, người GV cần thử nghiệm nhiều lần để có những kinh nghiệm thực tiễn khả thi.Ví dụ:

Ma trận thiết kế đề KT cuối năm lớp 12

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TổngTNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1.ƯDĐH 10,5

11,0

10,5

11,0

43,0

2.Hs luỹ thừa, mũ và logarit

10,5

11,0

21,5

3.Nguyên hàm, Tích phân

10,5

10,5

21,0

4.Số phức 10,5

10,5

5.Khối đa diện. Khối tròn xoay

10,5

11,0

21,5

6.PPTĐKG 10,5

10,5

11,5

32,5

Tổng 32,0

63,0

55,0

1410,0

Chữ số ở bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi;Chữ số ở bên dưới, góc phải là tổng số điểm của các câu hỏi trong mỗi ô đó

Ở ma trận trên, các chủ đề cơ bản 1; 2; 3; 4; 5 và 6 được xác định số điểm tương ứng là 3,0; 1,5 ; 1,0; 0,5 ; 1,5 và 2,5 (căn cứ vào số tiết qui định trong phân phối CT là chủ yếu); các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng được xác

84

Page 85: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

định trọng số điểm tương ứng là 2,0 : 3,0 : 5,0. Từ đó suy ra được số câu hỏi trong từng ô và tổng số điểm trong từng ô tương ứng.

B4. Thiết kế câu hỏi theo ma trậnMức độ khó của câu hỏi được thiết kế theo hệ thống mục tiêu dạy học đã

được xác định ở B2; hình thức câu hỏi dạng tự luận hay trắc nghiệm khách quan dựa trên ma trận đã xác định ở B3.

B5. Xây dựng đáp án và biểu điểmTheo qui chế, thang ĐG gồm 11 bậc tương ứng với: 0, 1, ... 10 điểm, có thể có

điểm lẻ ở bài KT cuối kỳ, cuối năm.Ta có thể xây dựng biểu điểm chấm tương ứng với hình thức KT tự luận, TNKQ

hoặc kết hợp cả hai, cụ thể:a) Biểu điểm của đề KT tự luận: như cũ.b) Biểu điểm của đề KT TNKQ: có hai cách, như dưới đây.c) Biểu điểm của đề KT kết hợp cả tự luận và TNKQ, có hai cách, như dưới

đây.Cách 1: Điểm tối đa toàn bài là 10, được phân chia cho từng phần tự luận,

TNKQ theo nguyên tắc: tỉ lệ thuận với thời gian dự định HS hoàn thành mỗi phần (được xây dựng khi thiết kế ma trận); mỗi câu hỏi TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.

Ví dụ: Nếu ma trận thiết kế dành 60% thời gian cho tự luận, 40% thời gian cho TNKQ, thì điểm tối đa của phần tự luận là 6, các câu TNKQ là 4; nếu có 16 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng là 0,25 điểm, còn sai là 0 điểm.

Cách 2: Điểm tối đa toàn bài phụ thuộc vào số lượng câu hỏi của đề. Sự phân phối điểm theo nguyên tắc: tỉ lệ thuận với thời gian dự định HS hoàn thành mỗi phần (được xây dựng khi thiết kế ma trận); mỗi câu hỏi TNKQ nếu trả lời đúng được 1 điểm, còn sai là 0 điểm. Điểm tối đa ĐTNKQ của phần TNKQ bằng số câu hỏi TNKQ; còn điểm tối đa ĐTL của phần tự luận là (TSĐ – ĐTNKQ), trong đó TSĐ là tổng số điểm tối đa của đề được tính theo phần trăm thời gian dự kiến cho tự luận và TNKQ. Chuyển đổi về thang điểm 10 theo công thức: 10

TS§X , trong đó X là số điểm

đạt được của HS. Ví dụ: Ma trận thiết kế dành 60% cho tự luận, 40% cho TNKQ, đề có 16 câu

TNKQ; thì điểm tối đa của TNKQ là 16; điểm tối đa của phần tự luận là 16 6024

40

.

Giả sử một HS đạt 23 điểm, qui về thang điểm 10 là 10 235,75 6

40

, quy tròn là 6.

Nhận xét:Cách 1 có ưu điểm là không phải chuyển đổi về thang 10, nhưng hạn chế cơ

bản là điểm của từng câu TNKQ phải lấy lẻ tới hai chữ số thập phân.Cách 2 có ưu điểm là toàn điểm nguyên (điểm tự luận được làm tròn đến

phần nguyên), nhưng hạn chế là phải quy về thang điểm 10.

3. Hướng dẫn việc KT ĐG theo chuẩn KT-KN (xác định mục đích KT ĐG; biên soạn câu hỏi, bài tập, đề KT; tổ chức KT; xử lý kết quả KT, ĐG) GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA

85

Page 86: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

3.1 ĐỀ 1 (KT học kì I lớp 11 nâng cao)Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm, mỗi câu 0,25 đ)Trong mỗi câu từ 1 đến 14 dưới đây đều có bốn phương án lựa chọn là A, B, C, D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng.

Câu 1. Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên khoảng 3; 2 2

?

A. y = tgx B. y = cotgx; C. y = sinx D. y = cosx

Câu 2. Cho biểu thức P = 3sinx + 3cosx. Ta còn có thể viết P dưới dạng

A. P = 2 3cos x 3

. B. P = 2 3cos x 3

.

C. P = 2 3sin x 3

. D. P = 2 3sin x 3

.

Câu 3. Xét phép thử là: Trên mặt phẳng toạ độ, lấy ngẫu nhiên một điểm có hoành độ và tung độ đều là những số nguyên dương. Nếu hoành độ của điểm đó là số chẵn thì ta viết C, còn là số lẻ thì ta viết L. Cũng làm như thế đối với tung độ. Khi đó, với phép thử trên thì không gian mẫu sẽ là A. W = (C ; L). B. W = (C ; C), (L ; L). C. W = (C ; L), (L ; C). D. W = (C ; C), (C ; L), (L ; C), (L ; L).

Câu 4. Nếu dùng các chữ số 1, 2, 3, 4 để viết các số tự nhiên có 1 chữ số hoặc có 2 chữ số phân biệt thì có thể viết được bao nhiêu số? A. 4 . 2

4A B. 4 + 24A

C. 4 . 4 + 3 D. 4 + 4 + 3

Câu 5. Nếu phép dời hình f biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ cắt a thì phép dời hình đó làA. phép đối xứng tâm. B. phép đối xứng trục.C. phép đồng nhất. D. phép quay với góc quay khác k180 (k Z ).

Câu 6. Để biến một hình bình hành ABCD thành chính nó, ta có thể dùng phép dời hình nào sau đây?A. Phép quay với góc quay khác k180 (k Z ).B. Phép tịnh tiến theo vectơ khác 0

.C. Phép đối xứng tâm .D. Phép đối xứng trục.

Câu 7. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?A. Nếu đường thẳng a song song với đường thẳng a’ nằm trong mp(P) thì a cũng song song với mp(P).B. Nếu đường thẳng a song song với mp(P) thì a song song với mọi đường thẳng nằm trong mp(P).

86

Page 87: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

C. Nếu đường thẳng a không song song với mp(P) thì nó cắt mp(P) tại một điểm duy nhất.D. Nếu đường thẳng a song song với đường thẳng a’ nằm trong mp(P) thì a hoặc song song với mp(P) hoặc nằm trong mp(P).

Câu 8. Xét thiết diện có được khi cắt một hình chóp tứ giác bởi một mặt phẳng. Khẳng định nào sau đây là đúng?A. Thiết diện chỉ có thể là hình tứ giác.B. Thiết diện chỉ có thể là hình ngũ giác. C. Thiết diện có thể là hình lục giác. D. Thiết diện có thể là hình tam giác.

Câu 9. Một túi đựng 12 quả cầu, trong đó có 5 quả màu đỏ và 7 quả màu xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 quả cầu trong túi đó. Xác suất để lấy được cả 3 quả cùng có màu đỏ là

A. 35312

CC B.

31235

CC C.

35312

AA D.

31235

AA

Câu 10. Cho hai biến cố độc lập M và N với P(M) = 12 và P(N) = 1

3. Khi đó

A. P(MÈN) = P(M) + P(N) = 56 .

B. P(MÈN) = P(M) . P(N) = 16 .

C. P(MÈN) = P( M). P( N)= 13.

D. P(MÈN) = 1 P( M).P( N)= 23 .

Câu 11. Trong không gian cho ba đường thẳng a, b và c. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?A. Nếu a // b và c cắt a thì c cắt b.B. Nếu a và b chéo nhau, b và c chéo nhau thì a và c chéo nhau hoặc cắt nhau.C. Nếu a // b, b và c chéo nhau thì a và c hoặc chéo nhau hoặc cắt nhau.D. Nếu a và b cắt nhau, b và c cắt nhau thì a và c cắt nhau hoặc song song.

Câu 12. Cho tứ diện ABCD. Đường thẳng d cắt các cạnh AB và CD tại M và N. Đường thẳng d’ cắt các cạnh AB và CD tại M’và N’ (M' khác M và N' khác N). Khi đó, hai đường thẳng d và d’ A. chéo nhau. B. cắt nhau.C. song song. D. có thể song song.

Câu 13. Hình H1 gồm một đường tròn (C1) và một hình vuông nội tiếp đường tròn đó. Hình H2 gồm một đường tròn (C2) và một hình chữ nhật (khác hình vuông) nội tiếp đường tròn đó. Hình H3 gồm một đường tròn (C3) và một hình thoi nội tiếp đường tròn đó. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

87

Page 88: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

A. Hình H1 đồng dạng với hình H2.B. Hình H2 đồng dạng với hình H3.C. Hình H3 đồng dạng với hình H1. D. Không có hình nào đồng dạng với hình nào.

Câu 14. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ?A. Phép vị tự biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ song song với a.B. Phép quay biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ cắt a.C. Phép tịnh tiến biến mỗi đường thẳng a thành chính nó.D. Phép đối xứng tâm biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ song song hoặc trùng với a.

Phần II. Tự luận (6,5 điểm)

Câu 15 (2,5 điểm). Giải các phương trình sau:a) tg x

2 + cotg75 = 0 ;b) cos3x cos5x = sin2x.Câu 16 (2 điểm)Trên một giá sách có 13 cuốn truyện, trong đó có 5 cuốn truyện tranh và 8 cuốn tiểu thuyết. Chọn ngẫu nhiên 4 cuốn sách từ giá sách đó. a) Có bao nhiêu cách chọn như thế? b) Gọi X là số cuốn tiểu thuyết trong 4 cuốn sách được chọn. Lập bảng phân phối xác suất của X.

Câu 17 (1 điểm)Trên mặt phẳng cho đường thẳng cố định và một điểm O cố định không nằm trên . Gọi f là phép biến hình biến mỗi điểm M của mặt phẳng thành điểm M’ được xác định như sau: lấy điểm M1 đối xứng với M qua , rồi lấy điểm M’ đối xứng với M1 qua điểm O. a) Tìm ảnh của đường thẳng qua phép biến hình f .b) Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MM’. Chứng minh rằng khi M thay đổi, điểm I luôn nằm trên một đường thẳng cố định.

Câu 18 (1 điểm)Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. a) Xác định giao tuyến của mp(SAB) và mp(SCD), giao tuyến của mp(SAD) và mp(SBC). b) Một mặt phẳng () cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại các điểm A’, B’, C’, D’ sao cho A' khác A và tứ giác A’B’C’D’ cũng là hình bình hành. Chứng minh rằng mp() song song với mp(ABCD).

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMPhần I. Trắc nghiệm khách quan (3,50 điểm)Câu 1: C; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: B; Câu 5:D; Câu 6: C; Câu 7: D; Câu 8: C; Câu 9: A; Câu 10: D; Câu 11: C; Câu 12: A; Câu 13: C; Câu 14: D.

88

Page 89: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Phần II. Tự luận (6,50 điểm)Câu 15 2,50 điểma) 0,75 điểm

tg x2 + cotg75 = 0 tg x

2 = -tg(150) = tg(15) 0,25 điểm

x2 = 15 + k180 0,25 điểm

Phương trình có các nghiệm x = 30 + k360, k Z 0,25 điểmb) 1,75 điểmcos3x cos5x = sin2x 2sin4x sinx = 2sinx cosx 0,50 điểm

2sinx (sin4x cosx) = 0 sinx 0sin4x cosx 0

0,25 điểm

* sinx = 0 x = k. 0,25 điểm

* sin4x cosx = 0 sin4x = sin x2

4x x k224x x k22

2x k10 5

2x k6 3

0, 50 điểm

Kết luận : Phương trình đã cho có các nghiệm :x = k’ ; x = 2k10 5

và x = 2k6 3

, k, k’ Z 0,25 điểm

Lưu ý: Nếu trong một biểu thức có dùng cả số đo bằng độ và bằng radian thì trừ 0,25 điểmCâu 16 2,00 điểma) Số cách chọn ngẫu nhiên 4 quyển sách là: 4

13C = 715 0,25 điểm

b) 1,75 điểm

Ta có P(X = k) = k 4 k8 5C .C715

0,75 điểm

Các giá trị có thể của X là: 0, 1, 2, 3, 4. 0,25 điểm Do đó, bảng phân phối xác suất của X như sau:

X 0 1 2 3 4P 1

14316143

56143

56143

14143

0,75 điểm

Câu 17 1,00 điểm

89

Page 90: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

a) Phép đối xứng qua biến thành chính nó. Phép đối xứng qua O biến đường thẳng thành đường thẳng ’ song song với sao cho O cách đều và ’. Như vậy phép biến hình f biến thành ’.

0,50 điểm

b) 0,50 điểmVì I là trung điểm MM’, O là trung điểm của M1M’ nên:

1 11 1OI M 'I M 'O M 'M M'M M M2 2

Vì 1M M

luôn luôn vuông góc với nên OI cũng vuông góc

với . Suy ra I nằm trên đường thẳng ’ cố định, đi qua O và vuông góc với

0,25điểm

0,25 điểm

Lưu ý: Nếu sử dụng đường trung bình của tam giác thì phải xét thêm trường hợp tam giác M’MM1 suy biếnCâu 18 1,00 điểm

A B

C D

S

A' B' C' D'

x

y

a) Vì mp(SAB) và mp(SCD) lần lượt đi qua hai đường thẳng song song AB và CD nên giao tuyến của chúng là đường thẳng Sx // AB.Tương tự giao tuyến của mp(SAD) và mp(SBD) là đường thẳng Sy // AD

0,50 điểm

b) Ba mặt phẳng: (), (SAB), (SCD) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là A’B’, Sx, C’D’. Vì A’B’ // C’D’ nên A’B’ // Sx và do đó A’B’ // AB.

0,50 điểm

90

M

M'

I O

M1

Page 91: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Tương tự ta có A’D’ // AD. Suy ra mp() // mp(ABCD)

3.2 ĐỀ 2 (KT học kì I lớp 11)Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm, mỗi câu được 0,25 đ)Trong mỗi câu từ 1 đến 14 dưới đây đều có bốn phương án lựa chọn là A, B, C, D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng.

Câu 1. Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên khoảng ; 02

?

A. y = tgx B. y = cotgx C. y = sinx D. y = cosx

Câu 2. Cho biểu thức P = 3cosx - 3sinx. Ta còn có thể viết P dưới dạng

A. P = 2 3cos x 3

. B. P = 2 3cos x 3

.

C. P = 2 3sin x 3

. D. P = 2 3sin x 3

.

Câu 3. Xét phép thử là: Trên mặt phẳng toạ độ, lấy ngẫu nhiên một điểm có hoành độ và tung độ là những số nguyên dương. Nếu hoành độ của điểm đó là số chẵn thì ta viết C, là số lẻ thì ta viết L. Cũng làm như thế đối với tung độ. Khi đó, không gian mẫu của phép thử trên sẽ làA. W = (C ; L). B. W = (C ; C), (L ; L). C. W = (C ; L), (L ; C). D. W = (C ; C), (C ; L), (L ; C), (L ; L).

Câu 4. Xét phép thử là gieo một con súc sắc đồng chất. Gọi A là biến cố “xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn”. Khi đó xác suất của biến cố A bằng

A. 16 B. 2

6 C. 36 D. 4

6Câu 5. Nếu phép dời hình f biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ cắt a thì phép dời hình đó là A. Phép đối xứng tâm. B. Phép đối xứng trục.C. phép đồng nhất. D. Phép quay với góc quay khác k180 (k Z ).

Câu 6. Để biến một tam giác đều thành chính nó, có thể dùng phép dời hình nào trong các phép sau đây ?A. Phép đối xứng tâm. B. Phép đối xứng trục.C. Phép quay với góc quay 600. D. Phép tịnh tiến theo vectơ khác 0

.

Câu 7. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ?A. Hai đường thẳng cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.

91

Page 92: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

B. P là mặt phẳng đi qua b, nếu đường thẳng a song song với đường thẳng b thì a song song với P.C. Nếu đường thẳng a song song với mp(P) thì nó không cắt mọi đường thẳng của mp(P).D. Nếu đường thẳng a song song với mp(P) thì nó song song với mọi đường thẳng của (P).Câu 8. Xét thiết diện có được khi cắt một hình chóp tứ giác bởi một mặt phẳng. Khẳng định nào sau đây là đúng?A. Thiết diện chỉ có thể là hình tứ giác.B. Thiết diện chỉ có thể là hình ngũ giác. C. Thiết diện có thể là hình lục giác. D. Thiết diện có thể là hình tam giác.Câu 9. Một giải bóng đá có 12 đội tham gia thi đấu. Có bao nhiêu khả năng xếp các đội tham gia vào các vị trí nhất, nhì và ba?A. 12.11.10 B. 12+11+10 C. 3! D. 3

12C

Câu 10. Một túi đựng 12 quả cầu, trong đó có 5 quả màu đỏ và 7 quả màu xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 quả cầu trong túi đó. Xác suất để lấy được cả 3 quả cùng có màu đỏ là

A. 35312

CC B.

31235

CC C.

35312

AA D.

31235

AA

Câu 11. Trong không gian cho ba đường thẳng a, b và c. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?A. Nếu a // b và c cắt a thì c cắt b.B. Nếu a và b chéo nhau, b và c chéo nhau thì a và c chéo nhau hoặc cắt nhau.C. Nếu a // b, b và c chéo nhau thì a và c chéo nhau hoặc cắt nhau. D. Nếu a và b cắt nhau, b và c cắt nhau thì a và c cắt nhau hoặc song song.

Câu 12. Trên hình 1 ta có hình chóp S.ABCD, hai đường thẳng d và d’ cắt các cạnh AB và SC tại M, M’ và N, N’ (M khác M’, N khác N’). Khi đó hai đường thẳng d và d’A. chéo nhau.B. cắt nhau.C. song songD. có thể song song

Câu 13. Hình H gồm một hình chữ nhật ABCD (không phải là hình vuông) và đường chéo AC. Khi đó hình H A. không có trục đối xứng.B. có một trục đối xứngC. có hai trục đối xứng.D. có bốn trục đối xứngCâu 14. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ?A. Phép vị tự biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ song song với a.

92

Page 93: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

B. Phép quay biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ cắt a.C. Phép tịnh tiến biến mỗi đường thẳng a thành chính nó.D. Phép đối xứng tâm biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ song song hoặc trùng với a. Phần II. Tự luận (6,5 điểm)Câu 15 (2,5 điểm). Giải các phương trình sau:a) cos3x = sin15 ;b) ( 3+ 1)sin2x + 2sinx cosx ( 3 1)cos2x = 1.

Câu 16 (2 điểm)Cho một túi đựng 5 quả cầu, trong đó có 3 quả màu xanh và 2 quả màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 quả cầu từ túi đã cho. Hãy tìm xác suất để:1) Lấy được 2 quả cầu màu xanh.2) Lấy được 2 quả cầu cùng màu.3) Lấy được 2 quả cầu khác màu.

Câu 17 (1 điểm)Trên mặt phẳng cho đường thẳng cố định và một điểm O cố định không nằm trên . Với mỗi điểm M thay đổi của mặt phẳng ta lấy M1 là điểm đối xứng với M qua và M’ là điểm đối xứng với M1 qua tâm O. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MM’. Chứng minh rằng khi M thay đổi, điểm I luôn nằm trên một đường thẳng cố định.

Câu 18 (1 điểm). Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. a) Xác định giao tuyến của mp(SAB) và mp(SCD), giao tuyến của mp(SAD) và mp(SBC). b) Một mặt phẳng () cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại các điểm A’, B’, C’, D’ sao cho A' khác A và tứ giác A’B’C’D’ cũng là hình bình hành. Chứng minh rằng mp() song song với mp(ABCD).

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,50 điểm)Câu 1: B; Câu 2: A; Câu 3: D; Câu 4: C; Câu 5: D; Câu 6: B; Câu 7: C;Câu 8: C; Câu 9: A; Câu 10: A; Câu 11: C; Câu 12: A; Câu 13: A; Câu 14: DMỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Phần II. Tự luận (6,50 điểm)Câu 15 2,50

điểma) 1,00 điểmcos3x = sin15 cos3x = cos75 0,25điểm

3x 75 k3603x 75 k360

0,50 điểm

Các nghiệm của phương trình là 0,25 điểm

93

Page 94: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

x = 25 + k120 và x = 25 + k120, k Zb) 1,50 điểm ( 3+ 1)sin2x + 2sinx cosx ( 3 1)cos2x = 1 3sin2x + 2sinx cosx 3cos2x = 0 (*)

0,25 điểm

Các giá trị của x mà cosx = 0 không nghiệm đúng phương trình. Với những x mà cosx 0, ta có :(*) 3tg2x + 2tgx 3 = 0

0,25 điểm 0,25 điểm

tgx = 3 hoặc tgx = 13

0,25 điểm

Các nghiệm của phương trình là x = 3 + k và x = 6

+ k’ , k, k’ Z

0,50 điểm

Lưu ý : Nếu trong một biểu thức có sử dụng cả số đo bằng độ và bằng radian thì trừ 0,25 điểmCâu 16 2,00

điểma) 0,50 điểmGọi A là biến cố “lấy được 2 quả cầu màu xanh”. Tổng số quả cầu có trong túi là 5, nên không gian mẫu W

có 25C = 10 phần tử

0,25 điểm

Vì có 3 quả mầu xanh nên số kết quả thuận lợi cho A là 23C

= 3 phần tử. Suy ra P(A) = 310 .

0,25điểm

b) 1,00 điểmGọi B là biến cố: “Lấy được 2 quả cầu màu đỏ”, C là biến cố “Lấy được 2 quả cầu cùng màu”. Khi đó: A và B là hai biến cố xung khắc C = A È B.

0,25 điểm0,25 điểm

Do đó P(C) P(A) P(B) . 0,25 điểm

Tương tự phần a), ta tính được 1P(B) 10 .

Suy ra 3 1 4P(C) 10 10 10 .

0,25 điểm

c) 0,50 điểmGọi D là biến cố: “ Lấy được 2 quả cầu khác màu”, ta có: D C .

0,25 điểm

Do đó 4 6P(D) 1 P(C) 1 10 10 0,25 điểm

Câu 17 1,00 điểm

94

Page 95: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Ta có 11 1OI M 'I M 'O M 'M M'M2 2

1

1M M2

.

Vì vectơ 11M M2

luôn luôn vuông vuông góc với nên

vectơ OI cũng luôn luôn vuông góc với .

0,25 điểm0,25 điểm

Từ đó suy ra điểm I luôn nằm trên đường thẳng cố định, đi qua O và vuông góc với .

0,50 điểm

Câu 18 1,00 điểm

A B

C D

S

A' B' C' D'

x

y

a) Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) lần lượt đi qua hai đường thẳng song song AB và CD nên giao tuyến của chúng là đường thẳng Sx đi qua S và song song với AB. Tương tự , giao tuyến của mp(SAD) và mp(SBC) là đường thẳng Sy đi qua S và song song với AD.

0,50 điểm

b) Ba mặt phẳng : ( ), (SAB) , (SCD) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyển A’B’, C’D’ và Sx . Vì A’B’ // C’D’ nên A’B’//C’D’// Sx và do đó A’B’ // AB . Chứng minh tương tự ta có A’D’ // AD. Suy ra mặt phẳng( ) song song với mặt phẳng(ABCD)

0,50 điểm

3.3 ĐỀ 3 (KT học kỳ II lớp 11 nâng cao)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

95

M

M'

I O

M1

Page 96: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Trong mỗi câu từ 1 đến 12 dưới đây đều có bốn phương án lựa chọn là A, B, C, D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng.

Câu 1. Cho dãy số (un), biết nnu 2 n , khi đó n 1u bằng:

A. n 12 n 1 B. n 12 n 1 C. n 12 n D. n 12 n 1

Câu 2. Nếu L = 2

2x 12x 3x 1lim

1 x

thì

A. L = 14 B. L = 1

4 C. L = 12 D. L = 1

2

Câu 3 . Nếu T =

22

3n

n 2 n 1lim

n 1 2n 3

thì

A. T = 12 B. T = 1

2 C. T = + D. T = 18

Câu4. Đạo hàm (bậc nhất) của hàm số y = tg3x là kết quả nào sau đây?A. 2

1cos 3x B. 2

3cos 3x C. 2

3cos 3x D. 2

3sin 3x

Câu 5. Nếu một hình hộp chữ nhật có các kích thước là 3, 4 và 12 thì đường chéo của hình hộp có độ dài là:

A. 19 B. 169 C. 13D. 13 2

2Câu 6. Nếu một hình tứ diện MNPQ có ba cạnh MN, NP, PQ đôi một vuông góc với nhau và có độ dài lần lượt là 3, 4, 5 thì độ dài cạnh MQ là:

A. 12 B. 5 2 C. 2 5 D. 4 3Câu 7. Nếu một cấp số cộng (un) có u25 - u 16 = -36 thì công sai là:

A. -3,6 B. 4 C. - 4 D. 1213

Câu 8. Nếu R = 2

2xx 3x 1lim4x 1 x

thì

A. R = 13 B. R = 1

3 C. R = 12 D. R = 1

2

Câu 9. Nếu x 4f(x) 2 xx 5

thì f '(1) bằng:

A. 54 B. 1

2 C. 94

D. 2

Câu 10. Nếu f(x) = x4 + 2x2 – 3 thì f '(x)> 0 khi và chỉ khiA. x > 0 B. x < 0 C. x < -1 D. -1 < x < 0

Câu 11. Trong không gian, mệnh đề nào sau đây là đúng?A. Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

96

Page 97: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

B. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một đường thẳng cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.C. Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước.D. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước.Câu 12. Trong các mệnh đề sau đây mệnh đề nào đúng? A. Hình hộp có các cạnh bằng nhau là hình lập phương. B. Hình hộp đứng có các cạnh bằng nhau là hình lập phương. C. Hình hộp có các đường chéo bằng nhau là hình lập phương. D. Hình hộp chữ nhật có các cạnh bằng nhau là hình lập phương.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 13. (1 điểm) Cho hàm số 1 x khi x 1y f(x) x 8 3

6 khi x 1

Chứng minh hàm số f x liên tục tại x = 1.Câu 14. (1 điểm) Cho một cấp số nhân gồm 6 số hạng, biết số hạng đầu bằng -5; số hạng cuối bằng 160. Tìm các số hạng còn lại và tính tổng các số hạng của cấp số nhân đó. Câu 15. (2,5 điểm) Cho hàm số f(x) = 2x3 + 4x2 - 1 (1)a) Tìm x sao cho f '(x)< 0.b) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (1) biết rằng tiếp tuyến đó song song với đường thẳng y = -2x + 3.c) Chứng minh rằng phương trình f(x) = 0 có ba nghiệm phân biệt.Câu 16. (2,5 điểm) Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Gọi M, N lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh AB và AD sao cho AM=AN= x (với 0 < x < a) và I là trung điểm của đoạn thẳng MN.a)Chứng minh rằng: + Hai đường thẳng MN và AC’ vuông góc với nhau; + Hai mặt phẳng (A'MN) và (A'AI) vuông góc với nhau.b)Xác định góc giữa đường thẳng AA' và mặt phẳng (A'MN). Tính tang góc đó theo a và x.c)Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng (A'MN). Tính AH theo a và x.ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂMPhần I. Trắc nghiệm khách quan (3,00 điểm)Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Đ/A C A A D C D C B A B C DPhần II. Tự luận (7,00 điểm)Câu Nội dung ĐiểmCâu 13

1,0 điểm

97

Page 98: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Tính 2x 1 x 12 x 3 1limf x lim 8x 1

0,75điểm

Vì x 1

1limf(x) f(1) 8 nên hàm số f(x) liên tục tại điểm

x = 1

0,25điểm

Câu 14

1,0 điểm

Gọi các số hạng của cấp số nhân đó là u1, u2, u3, u4, u5, u6 và công bội của cấp số nhân đó là qTa có u1 = 3; u6 = -96

0,25điểm

Từ u6 = u1.q5 -96 = 3. q5 q5 = -32 q = -2 0,25điểmSuy ra u2 = -6; u3 = 12; u4 = -24; u5 = 48 0,25điểmTổng các số hạng của cấp số nhân đó là:

61

6u (1 q ) 3(1 64)S 631 q 1 2

0,25điểm

Câu 15

2,5 điểm

a) 0,50điểmĐạo hàm của hàm số là: f '(x) = 6x2 + 8x 0,25điểm

Từ đó: 24xf '(x) 0 6x 8x 0 3

x 0

0,25điểm

b) 1,0 điểmVì tiếp tuyến cần tìm song song với đường thẳng y = -2x + 7 nên hệ số góc của tiếp tuyến cần tìm là k = -2.

0,25điểm

Gọi (x0; y0) là tọa độ tiếp điểm của tiếp tuyến cần tìm thì x0 là nghiệm của phương trình:

0f '(x )= -2 6x02 + 8x0 = -2 x0 = -1 và x0 = 13 .

0,25điểm

Với x0 = -1 thì y0 = f(-1) = -2 + 4 - 1 = 1.Do đó phương trình tiếp tuyến tại x0 = -1 là:y = -2(x + 1) + 1 y = -2x - 1

0,25điểm

Với x0 = 13 thì y0 = f( 1

3 ) =-

Do đó, phương trình tiếp tuyến tại x0 = 13 là:

y = -2(x + 13) - y = -2x -

Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là: y = -2x - 1 và y = -2x - .

0,25điểm

c) 1,00điểm

98

Page 99: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Hàm số f(x) = 2x3 + 4x2 - 1 liên tục trên R.Ta có f(-2) = -1; f(-1) = 1; f(0) = -1; f(1) = 5

0,25điểm

Vì f(-2).f(-1) < 0 nên phương trình đã cho có nghiệm x1 thuộc khoảng (-2; -1)

0,25điểm

Vì f(-1).f(0) < 0 nên phương trình đã cho có nghiệm x2 thuộc khoảng (-1; 0)Vì f(0).f(1) < 0 nên phương trình đã cho có nghiệm x3 thuộc (0; 1)

0,25điểm

Vì các khoảng (-2; -1); (-1; 0); (0; 1) rời nhau nên ba nghiệm x1, x2, x3 phân biệt.

0,25điểm

Câu 16

A

S

B C

D

I

J H

E

2,5 điểm

a) Gọi H là giao điểm của AC và BD. Từ giả thiết ta có SAC, BAC, DAC là các tam giác đều bằng nhau nên HS = HB = HD. Suy ra SBD là tam giác vuông tại S.

0,5 điểm

b) 1,0 điểmGọi E là trung điểm của SB thì EI là đường trung bình của tam giác SBC nên EI // BC và EI = BC

2 , suy ra EI // AJ và EI = AJ. Vậy EIJA là hình bình hành, suy ra IJ // EA.

0,5 điểm

Tam giác SAB cân tại A nên EA SB. Suy ra IJ SB.

0,5 điểm

c) 1,0 điểmTa có AE SB, CE SB nên () chính là mặt phẳng (AEC). Do đó, thiết diện là tam giác AEC. Chứng minh tam giác AEC cân và có HE là đường cao.Tam giác SBD có HE là đường trung bình nên HE = SD2 = a 2

2

0,75điểm

Vậy diện tích AEC là: SAEC = AC.HE2 =

2a 24

. 0,25điểm

3.4 ĐỀ 4. BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG 1 lớp 12A. PHẦN CHUẨN BỊ:

MỤC TIÊUThông qua bài KT viết 45’ nhằm:Về kiến thức:

99

Page 100: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- ĐG mức độ tiếp thu các kiến thức cơ bản đã học trong chương I, bao gồm: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số; Cực trị của hàm số; Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số; Tiệm cận; Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số.

- Trên cơ sở kết quả của bài KT, nắm bắt được trình độ để GV kịp thời điều chỉnh PP giảng dạy, có hướng giúp HS điều chỉnh việc học tập cho phù hợp.Về kĩ năng:- Kĩ năng vận dụng các kiến thức tổng hợp đã học vào giải các bài toán trong

bài KT viết chương I, kĩ năng trình bày bài KT.- Kĩ năng khảo sát hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị hàm số, kĩ năng giải các bài

toán thường gặp về đồ thị hàm số.Về tư duy và thái độ:- Phát triển khả năng tư duy lôgic, tổng hợp, sáng tạo.- Biết tự ĐG kết quả học tập- Rèn luyện thái độ bình tĩnh, tự tin khi làm bài thi.- Kích thích sự hứng thú, yêu thích môn học của HS.

CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HSChuẩn bị của GV:

- Giáo án- Đề bài, đáp án, thang điểm chi tiết.

Chuẩn bị của HS: - Đồ dùng học tập, giấy KT, giấy nháp.- Kiến thức ôn tập chương I và các kiến thức có liên quan.

B. PHẦN LÊN LỚPĐỀ BÀIA. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Mỗi bài tập dưới đây đều có 4 phương án lựa chọn là A, B, C và D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy điền phương án mà em cho là đúng tương ứng với mỗi bài vào bảng trả lời ở phần cuối trang.1. Giá trị lớn nhất của hàm số f(x) = -2x4 – 4x2 + 5 là:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 25

2. Hàm số f(x) = )1(

442 2

xxxx chỉ có

A. tiệm cận đứng

B. tiệm cận ngang

C. tiệm cận xiênD. tiệm cận đứng và tiệm cận ngang

3. Đồ thị của hàm số nào dưới đây đối xứng qua gốc toạ độ?I. f(x) = 3x3 -2x II. f(x) =3x + x5 III. f(x) = x + 5x2

A. Chỉ có hàm I và II

B. Chỉ có hàm II C.Chỉ có hàm II và III

D. Chỉ có hàm I và III

100

Page 101: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

4. Đồ thị hàm số 1( ) 1xf xx

-= + có đường tiệm cận là

. 1, 1 . 1, . 1, 1 . 1A x y B x y x C x y D x= = = - = = - = - = -

BẢNG TRẢ LỜICâu số 1 2 3 4Phương án đúng

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Cho hàm số: y = x3 + (m - 1)x2 - (m + 2)x - 1 (1) với m là tham sốa. Khi m= 1, khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.b. Biện luận theo m số nghiệm của phương trình x3 - 3x - 1 = m (*).c. Chứng minh rằng, hàm số (1) luôn có một cực đại và một cực tiểu.

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM CHI TIẾT:

Câu Đáp án Thang điểm

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu1: ACâu 2: D

Câu 3: ACâu 4: D

Mỗi câu (1 điểm)

B. PHẦN TỰ LUẬN: Phần a:

a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số khi m = 1.10. Tập xác định: R.20. Sự biến thiên: . Chiều biến thiên: y’ = 3x2 - 3 = 0 x = 1. Dấu của y’: x - -1 1 +y’ + 0 - 0 +

Hàm số đồng biến trên các khoảng (- ; -1) và (1; + ). Hàm số nghịch biến trên khoảng (-1; 1). . Cực trị: Hàm số đạt giá trị cực tiểu bằng -3 tại x = 1 Hàm số đạt giá trị cực đại bằng 1 tại x = -1. . Giới hạn tại vô cực: lim

xy

; lim

xy

;

. Bảng biến thiên: x - -1 1 +y’ + 0 - 0 +y 1 +

-3-

(4 điểm)

0.5 điểm

0.75 điểm

0.5 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

101

Page 102: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

30. Đồ thị:

b. Biện luận theo m số nghiệm của phương trình (*): Số nghiệm của phương trình (*) bằng số giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng y = m, m là số thực. Vậy: . Với m (- ; -3) È (1 ; + ) phương trình (*) có một nghiệm. . Với m = -3 hoặc m = 1, phương trình (*) có hai nghiệm. . Với m (-3 ; 1) phương trình (*) có ba nghiệm. c. Chứng minh rằng, hàm số (1) luôn có một cực đại và một cực tiểu. Ta có: y’ = 3x2 + 2(m - 1)x - (m + 2). Vì y’’ = m2 + m + 7 > 0 m R nên phương trình y’ = 0 luôn có hai nghiệm phân biệt. Do đó, hàm số (1) luôn có một cực đại và một cực tiểu với mọi giá trị của m.

1.5 điểm

(1 điểm)

(1 điểm)

3.5 ĐỀ 5. KIỂM TRA HỌC KỲ II (90’), lớp 12

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM) Mỗi bài tập dưới đây đều có 4 phương án lựa chọn là A, B, C và D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy điền phương án mà em cho là đúng tương ứng với mỗi bài vào bảng trả lời ở phần cuối trang.

Câu 1. Cho hàm số 2( ) ln( 1)f x x x . Tập xác định của hàm số là. . .[0; ). .[1; ). . ( ; 0)A B C D

Câu 2. Hàm số nào sau đây là hàm số đồng biến trên R?2 2

2. ( 1) 3 2. . . . . . tan .

11

x xA y x x B y C y D y xxx

Câu 3. Nếu hàm số 2 4 1

1x xy

x

có hai điểm cực trị 1 2,x x thì tích 1 2.x x bằng

102

R

Page 103: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

. 2. . 5. . 1. . 4.A B C D

Câu 4. Hàm số 3

2 22 33 3xy x x có điểm cực đại là:

2. ( 1; 2). . (1; 2). . (3; ). . (1; 2).3

A B C D

Câu 5. Hàm số 33sin 4siny x x có giá trị lớn nhất trên khoảng ( ; )2 2

là:. 1. .1. . 3. . 7.A B C D

Câu 6. Nếu M = 4 12

log 48 log 3 thì

A. M = 2 ; B. M = 3 ; C. M=  ; D. M =

Câu 7. Hàm số 2

1sin

yx

có nguyên hàm F(x) là biểu thức nào sau đây, nếu biết

đồ thị của hàm số F(x) đi qua điểm ( ; 0)6

M :

3 3. 3 cot . . cot . . 3 cot . . cot .3 3

A x B x C x D x

Câu 8. Số đo diện tích của hình phẳng giới hạn bởi các đường 2 , 3y x x y x có giá trị là:

32 16. . . . . 0. . 32.3 3

A B C D

Câu 9. Cho hình chữ nhật ABCD với các kích thước AB = 1, BC = 2; M là trung điểm của cạnh AD. Góc MBD bằng argumen của số phức nào sau đây?

. 2 . .3 . . 5 . . 5 2 .A i B i C i D i

Câu 10. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho điểm I(1; 2; –5). Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của điểm I trên các trục Ox, Oy, Oz. Phương trình mặt phẳng (MNP) là

. 1. . 1. . 0. . 1 02 5 2 5 2 5 2 5y z y z y z y zA x B x C x D x

Câu 11. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng ( ) : 2 2 5 0P x y z . Khoảng cách từ M(t; 2; –1) đến mặt phẳng (P) bằng 1 khi và chỉ khi

14 20. 8. . . . 14. .

8 2t t

A t B C t Dt t

Câu 12. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt cầu

2 2 2( ) : 4 2 2 3 0.S x y z x y z Mặt phẳng tiếp diện của mặt cầu (S) tại điểm (0;1; 2)M là

. 2 2 4 0. .2 2 0 . . 2 3 6 0. . 2 2 4 0A x y z B x y z C x z D x y z

BẢNG TRẢ LỜICâu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Phương án đúng

103

Page 104: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)GIẢI TÍCH (4 ĐIỂM)

Bài 1. (2,5 điểm) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y =

23x 2x 12x 1 .

Bài 2. (1,5 điểm) Giải bất phương trình log3 (x + 2 > log9 (x + 2).

HÌNH HỌC (3 ĐIỂM)Bài 3. (1 điểm) Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc SAC

bằng 45. Tính thể tích của khối chóp S.ABCD.Bài 4. (2 điểm)a) Xác định giao điểm G của ba mặt phẳng sau đây(): 2x – y + z – 6 = 0; (’): x + 4y – 2z – 8 = 0 và (”): y = 0.b) Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng k

qua điểm G, đồng thời k nằm trong mặt phẳng (”) và vuông góc với giao tuyến của hai mặt phẳng (), (’).

HƯỚNG DẪN – ĐÁP SỐA. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM)B.

Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Phương án đúng

A B B B B A A A B B B A

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Bài 1. y =

23x 2x 12x 1 .

1) Tập xác định : R\ { 12

}.

2) Sự biến thiên :+ Chiều biến thiên :

2 22 2

12

(2x 1)(6x 2) 2(3x 2x 1) 6x 6xy'(2x 1) (2x 1)

x 0y' 0 x 1

;

y' không xác định khi x = 12

;

y' > 0 nếu x < – 1 hoặc x > 0 và y' < 0 nếu – 1 < x < 0. Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng (- ; –1) và (0 ; + ),

nghịch biến trên mỗi khoảng (– 1; 12

) và ( 12

; 0).

104

Page 105: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

+ Cực trị :Hàm số đạt cực đại tại x = – 1 và yCĐ = y(– 1) = - 4.Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0 và yCT = y(0) = -1.

+ Tiệm cận :

2 2

1 11 1 x xx x 2 22 2

3x 2x 1 3x 2x 1lim y lim ; lim y lim2x 1 2x 1 .

Vì vậy đường thẳng x = 12

là tiệm cận đứng.

23x 2x 1 3 7 3y x2x 1 2 4 4(2x 1) .

Vì 3 7 3lim (y ( x )) lim 02 4 4(2x 1)x x

, nên đường thẳng y = 3 7x2 4 là tiệm cận xiên.

+ Bảng biến thiênx - – 1 1

2 0 +

y' + 0 - - 0 +

y-

- 4CĐ

-

+CT–1

+

3) Đồ thịĐồ thị cắt trục tung tại điểm (0;-1), cắt trục hoành tại hai điểm (1; 0), ( 1

3

; 0). Gọi I ( 12

; 52

) là giao điểm của tiệm cận đứng và tiệm cận xiên. Nếu ta tịnh tiến các trục toạ độ theo vectơ

, áp dụng công thức 1x X 25y Y 2

ta sẽ đưa hàm số về dạng

3 3Y X2 8X . Đây là một hàm số lẻ. Vậy đồ thị nhận điểm I làm tâm đối xứng.

Bài 2. log3 (x + 2 > log9 (x + 2).

105

Page 106: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Điều kiện x > - 2, có 3 39

3log (x 2) log (x 2)log (x 2) log 9 2

, do đó có

3 3 31 1log (x 2) .log (x 2) .log (x 2) 0 x 2 1 x 12 2 .

Vậy nghiệm của bất phương trình là x > - 1.

Bài 3. Ta có:

.

2

1 . .32, 2

S ABCDV B h

aB a h SH AH

=

= = = =

Do vậy:3

.2.6S ABCD

aV =

Bài 4. a) Toạ độ của giao điểm G được xác định bởi hệ :

0

2 6 0

4 2 8 0

y

x y z

x y z

0

2 6 0

2 8 0

y

x z

x z

0

4

2

y

x

z

.Vậy điểm phải tìm là G(4; 0 ; –2).

b) Các mặt phẳng (), (’), (”) lần lượt có vectơ pháp tuyến là (2; 1;1)n

; ' (1;4; 2)n

và " (0;1;0)n

.

Giao tuyến g = () (’) có vectơ chỉ phương là , 'n n

= (- 2;5;9).

Gọi (P) là mặt phẳng đi qua G và vuông góc với g, thì , 'n n

là vectơ pháp tuyến của (P), nên (P) có phương trình :

– 2(x – 4) + 5(y – 0) +9(z + 2) = 0 hay –2x + 5y – 9z + 26 = 0.Giao tuyến của (P) và (”) chính là đường thẳng k cần tìm. Mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến là ( 2;5;9)nP

, mặt phẳng (”) có vectơ

pháp tuyến " (0;1;0)n

.

Vậy đường thẳng k có vectơ chỉ phương , "u n nP

= (–9; 0; –2).

106

Page 107: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Đường thẳng k đi qua G nên phương trình tham số và chính tắc của nó là :4 9

0

2 2

x t

y

z t

4 2

9 0 2

x y z

Phần thứ ba

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Tổ chức tập huấn tại địa phương gồm các công việc sau1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng: Thực hiện các nội dung nêu tại phần thứ hai của tài liệu này2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn ( thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)

Các báo cáo viên có thể tham khảo kế hoạch nêu dưới đây để xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phươngKế hoạch tập huấn

Ngày, buổi Thời gian Nội dungNgày thứ nhất

Sáng 8h - 11h00- Khai mạc chung;- Ổn định tổ chức, tiếp nhận tài liệu, thông báo nội dung, yêu cầu học tập.

Chiều

- Giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán lớp 10, 11 và 12”.

107

Page 108: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

14h-16h30 - Giới thiệu một số quan điểm thực hiện “Chuẩn”

Ngày thứhai

Sáng

8h - 11h00

Thảo luận theo nhóm, thực hiện các hoạt động:HĐ1: hiểu được các khái niệm cơ bản, như: Chuẩn, chuẩn kiến thức kĩ năng, mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng (mức biết, hiểu, vận dụng)HĐ2: hiểu được dạy học bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì? Để có thể dạy học bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng ta phải làm gì? (xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động, dự kiến phản hồi, dự kiến phương án với HS chưa đạt chuẩn,…)HĐ3: Thực hành dạy học bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng. Mỗi nhóm chọn 01 chủ đề, 01 mục hay 01 bài để thiết kế bài học bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng

Chiều

14h-16h30

Thảo luận theo nhóm, thực hiện các hoạt động:HĐ4: hiểu được các khái niệm cơ bản: ĐG trong GD, ĐG kết quả học tập của HS, hướng đổi mới ĐG kết quả học tập của HSHĐ5: hiểu được ĐG theo Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì? Để có thể ĐG theo Chuẩn kiến thức kĩ năng ta phải làm gì? (xác định mục đích, thiết kế ma trận, dự kiến câu hỏi, tạo công cụ,…)HĐ6: Thực hành ĐG theo Chuẩn kiến thức kĩ năng. Mỗi nhóm thiết kế 01 đề KT học kì, theo Chuẩn kiến thức kĩ năng

Ngày thứba

Sáng 8h - 11h00

- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm thực hành và trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn…- Nộp sản phẩm bài soạn, đề KT và bài thu hoạch (theo file ghi USB để copy cho toàn lớp)

Chiều 14h-16h30

- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phụ đạo HS yếu, kém; tổ chức ôn tập cuối chương, cuối kỳ.- Tổng kết khóa tập huấn

Kế hoạch cụ thể của mỗi buổi họcBuổi 1.

Ổn định tổ chức, tiếp nhận tài liệu, thông báo nội dung, yêu cầu học tập.

1. Mục đích: - Hình thành tổ chức học tập nghiêm túc mà cởi mở, thân thiện, hòa hợp chia

sẻ kinh nghiệm- Rõ trách nhiệm cốt cán, đề nghị tháo gỡ khúc mắc, trăn trở trong chuyên

môn, nghiệp vụ liên quan dạy môn học theo yêu cầu đổi mới2. Kết quả mong đợi:

- BCV, HV làm quen; Ấn định tổ, nhóm; Lớp trưởng- Nhóm cốt cán mỗi địa bàn có những đề nghị cụ thể cần tháo gỡ về: nhận

thức, cách nghĩ, quan điểm; nội dung, hình thức thể hiện, cách làm, mức độ đạt;

108

Page 109: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Tiến trình thực hiện trong dạy của GV, tổ chức học bộ môn cho từng khối lớp, cho toàn trường; Các tư liệu về bài giảng, đề KT, phần mềm, PT thiết bị.3. Tổ chức thực hiện:

Báo cáo viên và học viên thực hiện các hoạt động tương ứng đạt kết quả mong đợi trên

Bài soạn, đề KT báo cáo theo nhóm.Học viên nào cũng có bản báo cáo về áp dụng một kỹ thuật dạy học hay

PPDH vào một hoạt động toán cụ thể (một tình huống với thủ pháp sư phạm kích hoạt HS học tích cực)

Buổi 2.

Giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán lớp 10, 11 và 12”.Giới thiệu một số quan điểm thực hiện “Chuẩn”.

1. Mục đích: - Cho học viên rõ sự cần thiết của Chuẩn và văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn; Trên cơ sở biết và hiểu nội dung CT và SGK phân tích được các đặc điểm, cấu trúc của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn học; Nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa và quan điểm thực hiện chuẩn.- Áp dụng kỹ thuật tư duy: Lược đồ tư duy, PP liên tưởng ... để nghiên cứu tích cực nội dung chuẩn gắn với các kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và ĐG các tài liệu chuyên môn; kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày trước đám đông và kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học.

2. Kết quả mong đợi: - HV phân tích, tổng kết, phân loại, ĐG được các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn học để thực hiện.- Các HV có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm; HV đặt được các câu hỏi cụ thể liên quan đến việc xây dựng chuẩn KT-KN; Biết cách sử dụng chuẩn KT-KN kết hợp với CT và SGK (thông qua các chủ đề KT-KN biết tách nội dung chủ đề cho phù hợp với bài dạy và tiết dạy, soạn bài, lên lớp, KT ĐG,…Biết sử dụng SGK để minh họa cho mục tiêu của chuấn KT-KN)- Qua trao đổi, thảo luận để thấy được sự cần thiết phải dạy học theo CT và Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN.

3. PT ĐG: - Quan sát các thành viên tham gia - Kết quả thảo luận của HV4. Học liệu cần:

- Khung CT và hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán THPT- Giới thiệu chung về chuẩn KT-KN trong CT GDPT- CT GDPT.- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán (10, 11, 12); SGK.

SGV. - Giấy A4, giấy tơrôki A0, bút dạ, băng dính hai mặt.

5. Tổ chức hoạt động: báo cáo viên (BCV), học viên (HV)- BCV:

109

Page 110: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

+ Phân nhóm học tập, giao nhiệm vụ nghiên cứu Chuẩn theo nhóm, theo khối lớp:* Nhóm 1: Lớp 10* Nhóm 2: Lớp 11* Nhóm 3: Lớp 11* Nhóm 4: Lớp 12* Nhóm 5: Lớp 12+ Giới thiệu kỹ thuật tư duy (lược đồ tư duy) và kỹ thuật đặt câu hỏi (5W1H) (phụ lục 1) để nghiên cứu chuẩn, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn, quan điểm thực hiện chuẩn.+ Thu sản phẩm của HV và nhóm học tập, nêu một kết quả để định hướng tới kết luận đúng, đủ nhất.

- HV: + Hoạt động nhóm áp dụng tích hợp hai kỹ thuật lược đồ tư duy và 5W1H vào nghiên cứu Chuẩn: qua CT, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn; HV thể hiện kết quả: ở bản ghi trên giấy, trên USB,...

Buổi 3. Hướng dẫn: Với mỗi hoạt động, mỗi nhóm dành khoảng 15’ để nghiên cứu tài liệu, tiếp theo dành khoảng 30’ để trao đổi, thống nhất, sau khi thống nhất ghi biên bản ý kiến của nhóm hoặc ghi vào phiếu của từng hoạt động. Mỗi nhóm chọn 01 lĩnh vực để minh hoạ (chọn trong các lĩnh vực: đại số, giải tích, hình học, xác suất-thống kê, số,…). Lớp trưởng phân công sao cho các nhóm không trùng nhau về lĩnh vực minh hoạ.1. Mục đích: - Hiểu được các khái niệm cơ bản: Chuẩn, chuẩn kiến thức kĩ năng, mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng (mức biết, hiểu, vận dụng); Dạy học theo chuẩn và Thực hành dạy học theo Chuẩn

- Trên cơ sở biết và hiểu về nội dung, CT, SGK, phân tích được mức độ của nội dung bộ môn theo chuẩn KT-KN và mạch kiến thức môn học; HV khai thác được chuấn KT-KN trong dạy học; cách thức đạt được mục tiêu dạy học; không bị lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Thống nhất thực hiện chuẩn KT-KN trong dạy, học, đổi mới KT, ĐG.- Nêu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá

trình dạy môn học trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học.

-  HV áp dụng được các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn học và kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện thiết kế và xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp.

- Tổ chức điều khiển các tiết dạy môn học trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH nâng cao hoạt động của HS.

-   Hiểu biết và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.- Vận dụng được kỹ thuật dạy học vào việc truyền đạt nội dung cần hướng

dẫn-  Có khả năng sáng tạo: câu hỏi-bài tập, PPDH, kĩ thuật dạy học, PT đồ

dùng dạy học mới.- Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao khả năng và cập nhật các tri

thức ứng dụng CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.- Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.

110

Page 111: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

2. Kết quả mong đợi: -  Phân tích, tổng kết, phân loại, ĐG được các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn học -  Tổ chức điều khiển các tiết dạy môn học trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH nâng cao hoạt động của HS. - Vận dụng được kỹ thuật dạy học vào việc truyền đạt nội dung cần hướng dẫn-  ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng phù hợp cho bài giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy môn học.- Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các hoạt động của bài giảng

(Soạn được một bài hoặc một nội dung của bài; biết xác định đúng mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học, biết soạn một bài hoặc một trích đoạn sát đúng nội dung chuẩn KT-KN, biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá trình soạn bài).

- Vận dụng được các kĩ thuật đã học vào bài soạn -  Có khả năng sáng tạo: câu hỏi-bài tập, PPDH, kĩ thuật dạy học, PT đồ dùng dạy học mới.-  Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao khả năng và cập nhật các tri thức ứng dụng CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.-   Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.- Học viên so sánh nội dung chuẩn KT-KN với CT và SGK từ đó điều chỉnh nội

dung học và cách sử dụng tài liệu.3. PT ĐG:

- Các văn bản người học ghi; Sản phẩm thực hiện của các kĩ thuật- Bài soạn, câu hỏi của các nhóm- Quan sát các thành viên tham gia; Nghe các thành viên trao đổi tại các nhóm.

4. Học liệu cần: - CT GDPT.- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán (10, 11, 12); SGK.

SGV. - Giấy A4, giấy tơrôki A0, bút dạ, băng dính hai mặt.

5. Tổ chức hoạt động: soạn bài (BG), đề KT (ĐKT)+ Phân nhóm

* Nhóm 1: Soạn bài về dạy học kiến thức mới* Nhóm 2: Soạn bài về dạy học bài tập* Nhóm 3: Soạn bài về dạy học định lí * Nhóm 4: Soạn bài về dạy học ôn tập (chương)* Nhóm 5: Soạn bài về thực hành toán (sử dụng máy tính giải toán,…)

+ Tổ chức trao đổi nội dung trả lời các câu hỏi.+ Hoạt động nhóm, thể hiện kết quả: ở bản ghi trên giấy, trên USB,...- BCV: Thu sản phẩm của HV và nhóm học tập, nêu một kết quả để định hướng tới kết luận đúng, đủ nhất.

Buổi 4. 1. Mục đích:

111

Page 112: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

-  Hiểu được các khái niệm cơ bản: ĐG trong GD, ĐG kết quả học tập của HS, hướng đổi mới ĐG kết quả học tập của HS; Hiểu yêu cầu ĐG theo chuẩn; Thực hành ĐG theo chuẩn

-HV áp dụng được các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn học và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng bài và tổ chức dạy học trên lớp theo hướng đổi mới KT, ĐG chất lượng học tập môn học của HS.

- ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng phù hợp cho bài giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy môn học.

- Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao khả năng và cập nhật các tri thức ứng dụng CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.

- Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.2. Kết quả mong đợi:

- Học viên thực hành soạn câu hỏi hoặc đề kiểm tra bám sát chuẩn KT-KN- Biết cách tìm kiếm thông tin phản hồi, trong và sau khi dạy học, sao cho

đảm bảo HS đạt chuẩn KT - KN- Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để soạn đề KT.- Vận dụng được các kĩ thuật đã học để ra đề KT

3. PT ĐG:- Bài soạn, đề KT của các nhóm- Quan sát các thành viên tham gia- Quan sát các thành viên tham gia; Nghe các thành viên trao đổi tại các

nhóm.4. Học liệu cần:

- CT GDPT.- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán (10, 11, 12); SGK. SGV.- Giấy A4, giấy tơrôki A0, bút dạ, băng dính hai mặt.

5. Tổ chức hoạt động: Buổi 4: Tự nghiên cứu, HV hoạt động theo nhóm để xây dựng sản phẩm

chung * Nhóm 1: Ra 01 đề kiểm tra học kì I và 01 đề kiểm tra học kì II lớp 10

* Nhóm 2: Ra 01 đề kiểm tra học kì I và 01 đề kiểm tra học kì II lớp 11* Nhóm 3: Ra 01 đề kiểm tra học kì I và 01 đề kiểm tra học kì II lớp 12* Nhóm 4: Ra 01 đề kiểm tra 1 tiết về đại số ở học kì I và 01 đề kiểm tra 1

tiết về hình học ở học kì II lớp 10* Nhóm 5: Ra 01 đề kiểm tra 1 tiết về giải tích và 01 đề kiểm tra 1 tiết về

xác suất – thống kê ở lớp 12Buổi 5: Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm thực hành và trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn…theo nhóm đã phân công nêu trên.- HV: Hoạt động nhóm áp dụng khung bài soạn, khung đề KT vào thực hành soạn bài và đề KT tương thích với CT, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn như thế nào?- HV thể hiện kết quả: ở bản ghi trên giấy, trên USB,...Nộp sản phẩm bài soạn, đề KT và bài thu hoạch về kỹ thuật dạy học (theo file ghi USB để copy cho toàn lớp)- BCV: Trao đổi, phân tích sản phẩm của HV và nhóm học tập, nêu một kết quả để định hướng tới kết luận đúng, đủ nhất.

112

Page 113: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Buổi 6. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phụ đạo HS yếu, kém; tổ chức ôn tập cuối chương, cuối kỳ .Tổng kết khóa tập huấn (tiếp nhận sản phẩm của nhóm, bài thu hoạch của cá nhân, kết luận những việc cần làm sau tập huấn)

1. Mục đích:- HV nhận diện được HS yếu kém; Bàn luận thống nhất giải pháp về dạy, KT

ĐG, ôn tập. - HV thu hoạch được các mẫu khai thác trong dạy học; cách thức đạt được

mục tiêu dạy học; không bị lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. gắn với chuẩn- Nhận thức rõ mục tiêu dạy học và đồng thuận, thống nhất công tác chỉ

đạo KT, ĐG.2. Kết quả mong đợi:

Mỗi học viên cốt cán tự rà soát khả năng và học liệu tiếp thu đảm bảo báo cáo được về:

-  Vận dụng các nội dung thực hiện Chuẩn KT-KN môn học và kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện:

+ Thiết kế và xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp.+ KT ĐG chất lượng học tập môn học của HS.- Vận dụng các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá

trình dạy môn học trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học.

- Tổ chức điều khiển các tiết dạy môn học trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH nâng cao hoạt động của HS.

-   Hiểu biết và ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn.- Vận dụng được kỹ thuật dạy học vào việc truyền đạt nội dung cần hướng

dẫn- ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng phù hợp cho bài

giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy môn học.-  Có khả năng sáng tạo: câu hỏi-bài tập, PPDH, kĩ thuật dạy học, PT đồ dùng

dạy học mới.- Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao khả năng và cập nhật các tri

thức ứng dụng CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.- Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Dự kiến trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc.3. PT ĐG:

- Các văn bản người học ghi; Sản phẩm thực hiện của các kĩ thuật- Quan sát các thành viên tham gia; Nghe các thành viên trao đổi tại các nhóm.

113

Page 114: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

Dạy và học tích cực xin được hiểu theo nghĩa: “Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của học viên được phối hợp với

nhau một cách chặt chẽ sao cho người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức và sáng tạo kiến thức trong quá trình biến thông tin thành tri thức của mình”.

Nội dung dạy và học tích cực

Dạy tích cực:Chuẩn bị bài giảng tích cực+ Nắm vững mục tiêu môn học+ Xác định kiến thức cốt lõi+ Soạn bài giảng theo mục tiêu và kiến thức cốt lõi+ Chuẩn bị tài liệu tham khảo, câu hỏi bài tập cho bài giảngGiảng tích cực+ Nêu rõ mục tiêu kiến thức hay kỹ năng, hướng dẫn lý giải, bình luận và ĐG kiến thức hay kỹ năng+ Nêu vấn đề và hướng dẫn giải quyết vấn đề bằng kiến thức hay kỹ năng + Dạy để phát triển tư duy, dạy có tư duy và dạy về tư duyĐG dạy tích cực+ Qua các vấn đề hoặc câu hỏi (vấn - đáp) đưa ra khi giảng+ Qua các câu hỏi và bài tập đưa ra khi kết thúc bài giảng

Học tích cực:Chuẩn bị học tích cực+ Chuẩn bị sinh lực+ Chuẩn bị tư liệu và chuẩn bị thông tin Học tích cực+ Phân tích và lý giải thông tin + Hệ thống hoá thông tin ĐG học tích cực+ Tích cực phát biểu ý kiến (hỏi và đáp)+ Hoàn thành đầy đủ, đúng hạn các bài làm

114

Page 115: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phối hợp dạy và học tích cực:Chuẩn bị phối hợp dạy và học tích cực+ Xác lập nội dung kiến thức hay kỹ năng+ Đặt các câu hỏi về kiến thức hay kỹ năngPhối hợp dạy và học tích cực+ Phối hợp phân tích và lý giải kiến thức hay kỹ năng+ Phối hợp vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định ĐG phối hợp dạy và học tích cực+ Qua mức độ đối thoại trong giờ giảng+ Qua các hướng dẫn lý giải hay giải quyết vấn đề trong giờ giảng.

CÁC CÂU HỎI VỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

1-Chuẩn bị phối hợp dạy và học tích cực+ Xác lập nội dung dạy và học tích cực: Nêu định nghĩa+ Đặt các câu hỏi về dạy và học tích cực:Câu hỏi 1: Thế nào là dạy tích cực?Câu hỏi 2: Dạy tích cực nhất là dạy:

a. truyền đạt đầy đủ kiến thứcb. phân tích và lý giải từng kiến thứcc. cách tiếp thu kiến thứcd. dạy theo trình độ người học

Câu hỏi 3: Thế nào là học tích cực?Câu hỏi 4: Học tích cực nhất là học đến mức:

a. thuộc đầy đủ các kiến thức b. hiểu đầy đủ các kiến thức c. vận dụng được các kiến thứcd. ĐG được các kiến thức

Câu hỏi 5: ĐG dạy và học tích cực thông qua các minh chứng nào?Câu hỏi 6: Minh chứng đúng nhất cho việc dạy tích cực là người học:

a. làm được tốt bài thib. giảng lại được cho bạnc. phân tích được kiến thứcd. vận dụng được kiến thức

Câu hỏi 7: Minh chứng đúng nhất cho việc học tích cực là người học:a. hoàn thành đầy đủ các bài làmb. thờng xuyên đặt câu hỏic. nắm vững các kiến thức d. thuộc hết các kiết thức

2-Phối hợp dạy và học tích cực+ Nhận thức về phối hợp dạy và học tích cựcCâu hỏi 8: Thế nào là phối hợp dạy và học tích cực?Câu hỏi 9: Cách tốt nhất cho việc phối hợp phân tích và lý giải tích cực trong giờ học tại lớp là:a.GV đặt vấn đề, người học tìm cách phân tích và lý giải b.GV giảng cách phân tích và lý giảic.người học hỏi cách phân tích và lý giảid.người học chú ý nghe bài giảng để phân tích và lý giải+ Phối hợp dạy và học tích cực để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định Câu hỏi 10: Thế nào là phối hợp dạy và học tích cực để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định?

115

Page 116: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Câu hỏi 11: Cách tốt nhất cho việc phối hợp dạy và học tích cực để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định là:a- GV đặt vấn đề, người học tìm cách giải quyết hoặc ra quyết định b- người học được GV hướng dẫn giải quyết vấn đề hoặc ra quyết địnhc- người học hỏi cách giải quyết vấn đề hoặc ra quyết địnhd- người học phối hợp bài giảng và tư liệu để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định3-ĐG phối hợp dạy và học tích cực+ Tìm các minh chứng cho sự phối hợp dạy và học tích cực: -Các câu hỏi GV và học viên đã đặt ra. -Các ý kiến của học viên lý giải hay giải quyết vấn đề. -Các hướng dẫn, các lời bình của GV đa ra. + Trắc nghiệm ĐG phối hợp dạy và học tích cựcCâu hỏi 12: Minh chứng tốt nhất cho sự phối hợp dạy và học trong giờ giảng là:a. chỉ có GV nóib. cả GV và học viên đều nóic. chủ yếu là học viên nói d. chủ yếu là GV nóiCâu hỏi 13: Cách tốt nhất để ĐG có sự phối hợp dạy và học tích cực là tập hợp: a.Các câu hỏi của GV đưa ra trong giờ giảngb.Các câu hỏi của học viên đưa ra trong giờ giảngc. Các lý giải của học viên đưa ra trong giờ giảngd-Các lý giải của GV đưa ra trong giờ giảngCâu hỏi 14: Công cụ tốt nhất để ĐG hiệu quả sự phối hợp dạy và học tích cực là: a. bài trắc nghiệm ngắn cuối bài giảngb. bài trắc nghiệm tiếp thu môn họcc. phỏng vấn người học cuối giờ họcd. nhận xét của ngời học cuối môn học

Dạy và học tích cực thể hiện qua các hoạt động trong giờ học nhằm cho người học động não, từ tư duy đơn giản đến tư duy sáng tạo, thông qua phối hợp chặt chẽ giữa hướng dẫn của GV và chủ động của học viên.

Trong học theo chuẩn đầu ra, người học đã được chủ động chọn kiến thức, tự xây dựng chương trình kế hoạch học, vì vậy dạy và học tích cực sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tự chiếm lĩnh kiến thức và làm chủ kiến thức của người học.

PHỤ LỤC 2. Kỹ thuật thực hiện lập kế hoạch dạy học

Giới thiệu tóm tắt về lập kế hoạch dạy họcTrong trường sư phạm lâu nay đào tạo GV về lập kế hoạch dạy học thường

chỉ tập trung nhắm đến các kỹ thuật soạn bài được cụ thể hóa bằng việc thiết kế giáo án dựa trên các yêu cầu của CT (được ban hành bởi các cấp quản lí).

Lập kế hoạch dạy học cần được hiểu là một tổ hợp phức tạp các thủ tục và qui trình sư phạm nhằm cung cấp một bức tranh vừa tổng thể vừa chi tiết cho tất cả các bên liên quan: GV, HS và nhà quản lí.

Xây dựng kế hoạch dạy học (tổng thể và chi tiết: cho cả năm học, từng học kỳ, từng bài dạy) giúp người GV tư duy một cách hệ thống về các thành tố cần cố trong quá trình dạy học, chủ động trong thực hiện và có được những ĐG hữu ích trong phát triển chuyên môn.

116

Page 117: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Theo cách tiếp cận trong đào tạo GV chuẩn quốc tế của CIE, để lập được kế hoạch dạy học, người GV cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: xác định nhu cầu và phong cách học tập của HS; xây dựng (chi tiết hóa) các mục tiêu dạy học; xác định được các yêu cầu về nội dung dạy học; xây dựng được ý đồ triển khai bằng các PP, PT dạy học hiệu quả; xây dựng được nguồn học liệu hỗ trợ học tập cho HS; xây dựng được kế hoạch KT ĐG kết quả học tập của HS.

Mặt khác, cần xác định rõ vị trí của môn học trong toàn bộ CT khóa học (học kỳ, năm học), khối học, cấp học. Tóm tắt qui trình lập kế hoạch dạy học như sơ đồ dưới đây

I. Xác định nhu cầu, phong cách học của HS (Trả lời câu hỏi: GV cần biết những gì, bằng cách nào về HS?)

Môn học được triển khai bắt đầu từ việc tìm hiểu và nhận diện được nhu cầu và phong cách học tập của HS. Các thông tin đầy đủ về nhu cầu, kỳ vọng và phong cách học tập của HS sẽ giúp GV phác họa được kế hoạch tổ chức triển khai và quản lí hiệu quả việc dạy học, thúc đẩy các quá trình tìm kiếm cơ hội hỗ trợ cho HS trong suốt quá trình dạy học.

Các thông tin liên quan đến HS bao gồm:- Trình độ kiến thức, năng lực hiện tại; - Sở thích, hứng thú, động cơ, ý chí học tập;- Điều kiện, hoàn cảnh học tập;- Những mong muốn: về kết quả, thành tích sẽ đạt được; về sự hỗ trợ của

GV; về các kiểu tổ chức hoạt động của môn học; về cách KT ĐG…- Kỳ vọng: về sự phát triển của chính cá nhân HS…

Các PP tìm hiểu HSGV có thể áp dụng nhiều PP để thu thập thông tin về HS. Các PP cần đảm

bảo tính tích hợp, đa chiều, mở và đơn giản (bằng các con đường tự nhiên nhất). Có thể thu thập thông tin về HS bằng 2 cách: chính thức và không chính thức.

Chính thức: 117

Đánh giá cải tiến, phát triển chuyên môn

Xác định, phân tích nhu cầu người học

Xác định mục đích, mục tiêu

Thiết kế cấu trúcNội dung

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học

Xác định hình thức, PP kiểm tra đánh giá

PP dạy PP học

KTĐG thường xuyên

Page 118: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Bảng hỏi- Phỏng vấn (HS, GV đã từng làm việc với lớp từ năm trước, cha mẹ HS…)- Hồ sơ (học bạ), bảng điểm, thành tích hoạt động năm trước (kỳ trước),

của HS- Những ghi chép khác…Không chính thức:- Trao đổi, trò chuyện: trực tiếp (có thể lồng ghép trong các buối sinh

hoạt) và gián tiếp (qua e-mail) với các đối tượng liên quan (HS, đồng nghiệp, cha mẹ HS, cán bộ Đoàn…)

- Thu thập thông tin từ các forum, blog, chat… của HS- Quan sát hoạt động của HS…

Bài tập thực hành - Hãy lập danh sách các vấn đề trọng tâm cần tìm hiểu về HS trong lớp.- Thiết kế bộ câu hỏi tìm hiểu HS cho buổi họp phụ huynh HS đầu năm

Một số câu hỏi quan trọng:1. Đặc điểm chung nhất của lớp HS này là gì?2. Mặt bằng kiến thức và hiểu biết hiện tại của họ đến đâu?3. Sự chênh lệch (về KT-KN) trong học tập giữa các nhóm HS được thể hiện

như thế nào?4. HS trong lớp thích được học như thế nào?5. HS trong lớp đã có những thành tích gì trong học tập và hoạt động xã

hội (ở từng môn, từng lĩnh vực nhận thức, hoạt động) trong năm (học kỳ) vừa qua?

6. Điều gì khiến họ đạt được những thành công đó?7. HS trong lớp đã có được những kỹ năng học tập nào? Họ cảm thấy tự tin

nhất ở kỹ năng nào?8. Họ mong muốn điều gì nhất ở môn học này?9. Điều kiện học tập của họ ra sao?10. Sự phân hóa trong lớp HS được thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào?

II. Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học (Trả lời câu hỏi: Người học sẽ phải làm được những gì sau khi kết thúc bài học này?)

Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học được coi là khâu trọng tâm cho việc lập kế hoạch dạy học và KT ĐG sau này.

Mục tiêu dạy học được xây dựng nhằm thực hiện 2 chức năng chính:- Định hướng trong dạy và học.- Căn cứ để KT ĐG kết quả tiến bộ của HS.Dựa trên mục tiêu yêu cầu của phân phối CT, GV cần cụ thể hóa các mục

tiêu đáp ứng các chỉ số về các tiêu chí hành vi (làm được gì?), tiêu chí thực hiện (làm được bao nhiêu là đủ) và tiêu chí điều kiện (làm được trong điều kiện nào?).

Hệ thống mục tiêu dạy học cần đảm bảo các yêu cầu:- Quan sát được- Lượng hóa được- Khả thi- Định hướng được cách dạy và học

Tham khảo tiêu chí SMART trong xây dựng mục tiêu: S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểuM (measuable): quan sát được, đo đếm đượcA (achiveable): khả thi, vừa sứcR (realistic): thực tế

118

Page 119: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

T (time-scale): có giới hạn về thời gian

Một số lỗi thường gặp khi xây dựng mục tiêu- Mục tiêu không rõ ràng, cụ thể (sử dụng các từ khó xác định, khó lượng

hóa như “nắm”, “nhận thức”, “tư duy”, “kiến thức cơ bản”, “kiến thức trọng tâm”, “một số”, “vài”, “những” v.v.)

- Mục tiêu diễn đạt khó hiểu/mục tiêu quá vụn vặt- Mục tiêu quá cao - Mục tiêu không gợi ý cho HS về cách mà họ có thể sử dụng để đạt được

mục tiêu- Mục tiêu không được công bố trước cho HS

Gợi ý xây dựng mục tiêu - Xác định mục tiêu chuẩn (trung bình) cần phải đạt- Bắt đầu bằng tuyên bố: “sau bài học này (phần này, chương này...)

người học sẽ/có thể/phải:…………….”- Sử dụng các động từ chỉ hành vi, có thể quan sát, lượng hóa được- Sử dụng 6 thang bậc tư duy nhận thức của B.J.Bloom để phân cấp mức

mục tiêu: + Tái hiện (trình bày, liệt kê, mô tả…): bậc 1+ Tái tạo (so sánh, chứng minh, lập luận…): bậc 2+ Sáng tạo (đưa ra nhận xét, ý kiến, dự báo, phản biện…): bậc 3

- Gộp nhóm các mục tiêu cùng cấp- Hệ thống hóa các mục tiêu theo ma trậnNội dung Mục tiêu

Bậc 1: Biết Bậc 2: Hiểu Bậc 3: Vận dụngNội dung 1

Nội dung 2Nội dung 3Nội dung N

- Chia sẻ ý kiến đồng nghiệpBài tập thực hành:

- Lập danh sách các động từ ứng với các 6 cấp độ nhận thức của B.J.Bloom: biết – hiểu – vận dụng – phân tích – tổng hợp – ĐG

- Chọn 1 nội dung dạy học bất kỳ, xây dựng các mục tiêu dạy học theo 3 bậc.

III. Xác định yêu cầu về nội dung bài dạy học (Trả lời câu hỏi:Người học cần phải biết, nên biết và có thể biết những gì từ bài học này?

Trong các tài liệu hướng dẫn phân phối, triển khai CT dạy học của các cấp quản lý đã vạch ra khá rõ các nội dung trọng tâm cần đạt của từng CT, chương học và bài học. Tuy nhiên trong thực tế triển khai nội dung dạy học thường bắt gặp mâu thuẫn giữa yêu cầu nội dung, thời gian và hình thức thực hiện.

Có 2 khái niệm gần nhau về nội dung dạy học, đó là: nội dung CT (ND1) và nội dung dạy học cụ thể trên lớp (ND2).

ND1: là toàn bộ nội dung kiến thức được thiết kế mang tính tổng thể, chung cho một cấp học, CT học, được được trình bày theo một trật tự logic khoa học, được qui định và thể chế hóa (CT SGK)

119

Page 120: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

ND2: là những nội dung dạy học theo CT nhưng đã được cấu trúc lại nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống, logic khoa học, được trình bày trong các hình thức dạy học khác nhau mang dấu ấn cá nhân của GV (trong từng trường hợp dạy học cụ thể)

Như vậy, để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về nội dung dạy học của CT đề ra, đảm bảo mục tiêu dạy học đồng thời dung hòa được những áp lực về thời gian, không gian, đối tượng…bất kỳ GV nào cũng cần phải thực hiện quá trình “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.

Việc cấu trúc lại nội dung CT dạy học giúp cho GV:- Tăng khả năng áp dụng đa dạng các PP và hình thức tổ chức dạy học

(trong và ngoài giờ lên lớp)- Phân bổ thời gian triển khai một cách hợp lý (có thể coi là một trong

những giải pháp “giảm tải” hiện nay)- Tăng cơ hội dạy học phân hóa (cho toàn lớp/ nhóm/cá nhân)- Tăng cơ hội học tập tích cực cho HS- Kích thích tính chủ động của HS- Thiết kế đa dạng các bài tập thực hành, tình huống có vấn đề, bài tập

nghiên cứu…Ví dụ:

ND1 = N1 + N2 +……+ N10Trong đó: N1 …… N10 là các nội dung theo yêu cầu của CT

N1, N3, N7 là những nội dung cốt lõi (ND2CL)N2, N5, N4, N9 là những nội dung cơ bản (ND2CB)N6, N8, N10 là những nội dung bổ trợ (ND2BT)

Như vậy, chẳng hạn đối với ND2CL (gồm N1, N3, N7) GV có thể sẽ sử dụng nhiều thời gian hơn để giảng bài trên lớp, cho HS làm bài luyện tập, tăng cường hơn các PP tích cực… nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn.

Nhưng đối với các nội dung bổ trợ ND2BT (gồm N6, N8, N10), GV có thể không dạy trực tiếp trên lớp mà tích hợp vào các bài tập nghiên cứu, tình huống… để giao cho HS về nhà làm (có hướng dẫn và tiêu chí KT ĐG).Bài tập thực hành:

- Xác định các nội dung cốt lõi, cơ bản và bổ trợ trong nội dung của 1 bài bất kỳ trong CT SGK của môn học.

- Viết các mục tiêu (có thể có) của nội dung cốt lõi đã xác định ở trên.

IV. Lựa chọn PP, PT, môi trường dạy học (Trả lời câu hỏi: Cần phải làm việc như thế nào và bằng công cụ nào với người học?)

Việc lựa chọn các hình thức tổ chức và PPDH, PT và môi trường dạy học đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả và hiệu suất của quá trình dạy học. Đây là bước khó khăn nhất trong quá trình lập kế hoạch bài dạy, đòi hỏi sự sáng tạo của GV, năng lực sư phạm (và đương nhiên cả năng lực chuyên môn), khả năng dự báo các tình huống khó khăn cũng như hiểu biết thấu đáo về đối tượng HS trong lớp. Việc triển khai, tổ chức các hình thức và PPDH cần bám sát vào mục tiêu, nội dung và đối tượng người học (đặc biệt lưu ý với trường chuyên, lớp chuyên, môn chuyên).

Yêu cầu của việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học:- Đa dạng, tạo cơ hội đáp ứng phong cách học của HS- Khả thi- Thúc đẩy hứng thú, tích cực của HSYêu cầu của việc lựa chọn PPDH:- Khoa học và hiệu quả (phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học…)- Khả thi (phù hợp năng lực, điều kiện khách quan, chủ quan, thời gian…)- Hỗ trợ học tập tích cực (tạo cơ hội để dạy học phân hóa, tương tác…)

120

Page 121: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Yêu cầu của việc lựa chọn PT dạy học:- Tính sư phạm- Tính kinh tế- Tính khả thiYêu cầu tạo dựng môi trường học tập- An toàn (môi trường bên ngoài và bên trong HS)- Thân thiện- Công bằngCác hoạt động của GV và HS cần được tính toán, cân nhắc, triển khai thử

nghiệm và rút kinh nghiệm, cải tiến thường xuyên. Việc áp dụng các PPDH tích cực, cải tiến, khắc phục những nhược điểm của từng PP cần được tiến hành thường xuyên song song với việc lấy ý kiến phản hồi từ HS và đồng nghiệp.

Mặt khác, việc lựa chọn PP, PT và môi trường dạy học còn bị chi phối bởi triết lý giảng dạy và sự nhận thức của chính GV về vai trò của bản thân và HS.

Một số vai trò mới của người GV theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại:- Người định hướng- Người chỉ dẫn- Người hỗ trợ- Chuyên gia- …

Bài tập thực hành:Điền các nội dung chi tiết vào các bảng sau:

Bảng 1:Mục đích bài dạy

Các mục tiêu bài dạy

Hình thức triển khai

PP triển khai

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

PT

Một khía cạnh không kém phần quan trọng hỗ trợ cho quá trình dạy học hiệu quả là vấn đề xây dựng nguồn học liệu hỗ trợ dạy học.

Nguồn học liệu này bao gồm: - Học liệu hỗ trợ dạy học trên lớp - Học liệu hỗ trợ HS tự học ở nhà- Học liệu hỗ trợ KT ĐG- Học liệu phát triển chuyên môn (dành cho GV)

V. Xây dựng kế hoạch KT ĐG, tích hợp KTĐG trong dạy học (Trả lời câu hỏi:Thông tin về sự tiến bộ của người học được thu thập bằng cách nào?)

Theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại, việc KT ĐG cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, vì sự tiến bộ của người học. Nói cách khác, KT ĐG là quá trình thu thập các thông tin và minh chứng về sự tiến bộ của người học, giúp người học định hướng rõ ràng nhất về cách đạt được những mục tiêu dạy học.

KT ĐG cần phải được coi là một thành phần bắt buộc trong kế hoạch dạy học. Trong quá trình lập kế hoạch KT ĐG kết quả học tập của HS để tích hợp vào trong suốt quá trình dạy học, cần lưu ý đến những công đoạn sau:

- Thiết kế ý tưởng về các hình thức KT ĐG trước, trong và sau môn học (chương học, bài học)

121

Page 122: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Xây dựng các cách KT ĐG: chính thức/không chính thức, cho điểm/không cho điểm

- Thiết kế ý tưởng về sự cùng tham gia trong ĐG của cá nhân HS và các HS khác trong lớp học

- Xây dựng các công cụ ĐG đa dạng- Xây dựng các công cụ lưu giữ các thông tin KT ĐG, thành tích học tập,

sự tiến bộ của HS- Lập kế hoạch làm việc với HS về vấn đề KT ĐG- Thiết kế ý tưởng sử dụng các thông tin về KT ĐG

Mô tả nhiệm vụ và kế hoạch ĐG

Bài tập thực hành:1. Điền các nội dung chi tiết vào bảng sau:TT Nội dung dạy học Mục tiêu Các khả năng

áp dụng KTĐG

2. Đề xuất ý tưởng tích hợp KT, ĐG thường xuyên (không chính thức/không cho điểm) trong dạy học

3. Lập kế hoạch làm việc với HS về mục tiêu dạy học và KT, ĐG

VII. Xây dựng kế hoạch ĐG cải tiến, phát triển nghề nghiệp (Trả lời câu hỏi: Quá trình dạy học tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào?)

Một trong những năng lực quan trọng của người GV hiện nay là ĐG và tự ĐG. Các thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình dạy học cần được ghi chép đầy đủ, có hệ thống làm căn cứ cho kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển kỹ năng nghề. Do đó, quá trình ĐG cải tiến (ĐG phát triển) được coi như công đoạn cuối cùng của qui trình vòng xoáy liên tục cho bước lập kế hoạch dạy học tiếp theo.

Trong quá trình lập kế hoạch ĐG cải tiến cần lưu ý đến những công đoạn:- Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn (trong năm, học kỳ)- Xác định những vấn đề chính cần phải thực hiện ĐG cải tiến- Xây dựng kế hoạch thu thập các thông tin ĐG (tự bản thân, từ HS)- Xây dựng kế hoạch dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp- Xây dựng công cụ lưu giữ thông tin ĐG cải tiến.

122

Lịch trình đánh giá

Trước khi thực hiện nhiệm vụ

Trong khi thực hiện nhiệm vụ Kết thúc nhiệm vụ

Xác định vấn đềLập kế hoạchXây dựng giả thuyếtThu thập tài liệu…

Năng lực giải quyết vấn đềTinh thần, thái độ tham gia…

Kết quả giải quyết vấn đềTính sáng tạoNăng lực báo cáo, trình bày…

Page 123: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Bài tập thực hànhĐiền các nội dung chi tiết vào bảng sau:TT Vấn đề cần rút kinh

nghiệmNguồn thông tin,minh chứng

Kế hoạch cải tiến

Các nguồn lực hỗ trợ

Một số lưu ý về: Lập kế hoạch dạy học Việc xây dựng các nội dung cho bản kế hoạch dạy học cần được thực hiện

chi tiết, mạch lạc và có hệ thống (có “kế hoạch” cho việc lập kế hoạch dạy học)

Chú ý đến tính mục đích, mục tiêu và tính khả thi khi xây dựng các nội dung thành phần của bản kế hoạch. Trong từng nội dung cần chú ý đến các điều kiện, nguồn lực thực hiện.

Các nội dung thành phần có thể được thiết kế riêng rẽ để tập hợp thành một bản kế hoạch dạy học hoàn chỉnh; lưu giữ dưới dạng hồ sơ, cơ sở dữ liệu để tiện sử dụng trong các khâu tiếp theo

Chú ý đến tính linh hoạt, điều chỉnh và cập nhật của kế hoạch dạy học (trong thực tế không phải việc triển khai nào cũng phù hợp tuyệt đối đúng với kế hoạch đã lập, cần tính toán các phương án triển khai dự phòng)

Chia sẻ kinh nghiệm, lấy ý kiến đồng nghiệp về kế hoạch dạy họcTham khảo các mẫu lập kế hoạch dạy học sau

Mẫu 1.TRƯỜNG THPT …….TỔ . . . . . . . .KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN

1. Môn học:2. CT:

Cơ bảnNâng cao

3. Học kỳ: Năm học:4. Họ và tên GV

……………………………………….. Điện thoại:……………………………………….. Điện thoại:……………………………………….. Điện thoại:……………………………………….. Điện thoại:

5. Địa điểm phòng Tổ bộ mônĐiện thoại: E-mail:Lịch sinh hoạt Tổ: Phân công trực Tổ:

6. Các chuẩn của môn học (ghi theo chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành)- Kiến thức- Kỹ năng

7. Yêu cầu về thái độ (ghi theo chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành)8. Mục tiêu chi tiết

Mục tiêuNội dung

MỤC TIÊU CHI TIẾTMô tả mục tiêu chi tiết theo các mức: chỉ rõ các kết

123

Page 124: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

quả HS cần đạt, đảm bảo các mục tiêu có thể lượng hóa, quan sát đượcBậc 1: Biết Bậc 2: Hiểu Bậc 3: Vận dụng

ChươngPhầnBàiTiết

9. Khung phân phối CT (dựa theo khung PPCT của Bộ GD-ĐT ban hành)Ví dụ: Môn Toán lớp 10, CT nâng cao

Nội dung bắt buộc/số tiết ND tự chọn

Tổng số tiết

Ghi chúLí

thuyếtBài tập

Thực hành

Ôn tập

KT

Có hướng dẫn riêng

46t ĐS26t HH

10. Lịch trình chi tiếtBài học

Tiết Hoạt động dạy học chính/Hình thức dạy học

PP, PTDH

KT, ĐG ĐG cải tiến

Lí thuyết

Bài tập

Thực hành

Ôn tập

KT

11. Kế hoạch KT, ĐG- KT thường xuyên (cho điểm/không cho điểm): KT bài làm, hỏi trên

lớp, làm bài test ngắn…- KT định kỳ:

Hình thức KTĐG Số lần Trọng số Thời điểm/nội dungKT miệng Tuần học/Bài họcKT 15’KT 45’KT 90’

Lưu ý: Phân bổ hợp lý các bài KT 45’ vào cuối chương/phần hoặc cách nhau ít nhất khoảng từ 10-15 tiết học.12. Tiêu chí ĐG

Hình thức KTĐG

MỨC ĐẠTMô tả chi tiết các tiêu chí thể hiện mức đạt được của HS(có thể cụ thể hóa thang điểm, cho điểm lẻ đến 0,5)Xuất sắc(9-10)

Giỏi(8)

Khá(7)

Trung bình

Không đạt

124

Page 125: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

(5-6) dưới 5KT miệngKT 15’KT 45’KT 90’Khác…

13. Kế hoạch triển khai các nội dung chủ đề bám sát14. Kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp15. Kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

* Nội dung chi tiết của các mục 13, 14, 15 có thể xây dựng theo mẫu (từ 10-12)

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

Mẫu 2KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁ NHÂN Tuần/bài …I. GVHọ và tên GVĐiện thoạiE-mail

II. TUẦN HỌCTuần họcTiêu đề bài dạyTóm tắt bài dạyCâu hỏi khung

CH khái quátCH bài họcCH nội dung

Hình thức dạy học Giảng lý thuyếtThảo luậnLàm việc nhóm

III. MỤC TIÊU BÀI HỌCBậc 1: Biết Bậc 2: Hiểu Bậc 3: Vận dụng

Mục tiêu bài dạyMục tiêu chi tiết

IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC* GIẢNG LÝ THUYẾT Tg123

125

Page 126: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

45* THẢO LUẬN Tg1234* LÀM VIỆC NHÓM Tg1234

V. HỌC LIỆU, PTCNSGKTài liệu tham khảoBài tập tình huốngCác câu hỏiTài liệu phát thêmTrang PowerPointGiáo án viếtTrang webPhotoVideoCác học liệu khác

VI. ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG Đối tượng Giải phápTiếp thu chậmNăng khiếuCó vấn đề về…Cần trợ giúp đặc biệt

VII. KẾ HOẠCH ĐG Thời điểm Hình thức Nội dungGiảng bàiXeminaLVNKhác

VIII. CÁC TIÊU CHÍ ĐG NGƯỜI HỌCHình thức/Công cụ

Tiêu chí TG

126

Page 127: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

IX. GHI CHÉP ĐG CẢI TIẾNNgày Lớp Tồn tại Minh chứng Giải pháp cải tiến

Mẫu 3KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO DỰ ÁN(Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel)Người soạnHọ và tênQuậnTrườngThành phốTổng quan về bài dạyTiêu đề bài dạyMột cái tên thật hay và sáng tạo mô tả bài dạy của bạn.Tóm tắt bài dạyTóm tắt các điểm chính của bài dạy, trong đó bao gồm chủ đề mà bài dạy cần thể hiện, mô tả ngắn gọn kiến thức trọng tâm, giải thích ngắn gọn về các hoạt động sẽ giúp đỡ cho HS trả lời câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung và câu hỏi khái quát.Lĩnh vực bài dạyCác môn học có liên quan đến bài dạy của bạn (Nêu vắn tắt chuẩn, mục tiêu và các bước hướng dẫn)Cấp / lớp Cấp / lớp sẽ áp dụng bài dạyThời gian dự kiến Ví dụ như : 8 tiết mỗi tiết 45 phút, 6 tuần, ba tháng.Chuẩn kiến thức cơ bảnChuẩn nội dung và quy chuẩn Điền vào các yêu cầu về chuẩn KT-KN theo CT của Bộ GD&ĐT, sau đó chọn lọc lại để chuẩn kiến thức bao gồm những phần quan trọng được sắp xếp theo thứ tự mà HS cần đạt được cũng như để bạn ĐG vào cuối bài học.Mục tiêu đối với HS / kết quả học tậpMột danh mục theo thứ tự ưu tiên các mục tiêu nội dung mà HS sẽ nắm được sau khi kết thúc bài học.Bộ câu hỏi định hướngCâu hỏi khái quát

Câu hỏi bao quát toàn diện có thể liên quan đến nhiều bài học và nhiều môn học.

Câu hỏi bài học

Các câu hỏi hướng dẫn cho bài dạy của bạn.

Câu hỏi nội dung

Các câu hỏi nội dung hay câu hỏi định nghĩa.

127

Page 128: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Kế hoạch ĐGLịch trình ĐG

Trước khi bắt đầu dự án

HS thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Các công cụ ĐG giúp bạn quyết định kiến thức có sẵn, kỹ năng, thái độ và nhận thức sai lệch của HS

Các công cụ ĐG như ĐG nhu cầu HS, giám sát tiến trình, KT sự tiếp thu, khuyến khích trao đổi tri thức, tự định hướng và cộng tác

Các công cụ ĐG kiến thức và kỹ năng của HS, khuyến khích trao đổi tri thức, ĐG nhu cầu của HS để hỗ trợ cho việc giảng dạy trong tương lai.

Tổng hợp ĐGMô tả những ĐG mà bạn và HS sẽ sử dụng để ĐG nhu cầu, đặt ra mục tiêu, giám sát tiến trình, phản hồi, ĐG tư duy và tiến trình, và ôn tập trong suốt quá trình học tập. Tại ô này có thể bổ sung các công cụ bảng biểu, nhật ký thực hiện, ghi chú nhỏ, các bảng kiểm mục, nội dung thảo luận, các câu hỏi và các bảng tiêu chí ĐG. Mô tả sản phẩm HS mà bạn sẽ ĐG, ví dụ như bài trình diễn, bài viết hay các mẫu ĐG mà bạn sử dụng. Bạn cần giải thích thêm trong ô Các bước tiến hành bài dạy về cách ĐG, người ĐG và thời điểm ĐG.Chi tiết bài dạyCác kỹ năng thiết yếuKiến thức và kỹ năng công nghệ mà HS cần có để có thể tham gia vào bài học.Các bước tiến hành bài dạyMột bức tranh rõ ràng của chu kỳ dạy - học. Mô tả về phạm vi và trình tự hoạt động của HS và giải thích cách thức HS tham gia hoạch định việc học của các em ra sao.Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

HS tiếp thu chậm

Mô tả những thay đổi dành cho đối tượng HS, ví dụ như dành thêm thời gian nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu học tập, thay đổi các mẫu ĐG, chia nhóm, lịch trình ĐG, kỹ năng công nghệ và sự hỗ trợ của các chuyên gia. Mô tả những thay đổi về cách mà HS sẽ trình bày kết quả học tập (Ví dụ như thay bài KT viết tay bằng bài thuyết trình)

HS cần trợ giúp đặc biệt

Mô tả nguồn hỗ trợ ngoại ngữ, ví dụ như hướng dẫn học tiếng Anh từ các HS đã biết tiếng Anh hoặc từ những người tình nguyện của cộng đồng. Mô tả các tài liệu phù hợp như tài liệu bản ngữ, công cụ bảng biểu, tài liệu minh hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật. Mô tả những thay đổi về cách mà HS sẽ trình bày kết quả học tập (Ví dụ như trình bày bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh, hoặc một bài thuyết trình thay cho bài KT viết)

128

Page 129: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

HS năng khiếu

Mô tả sự đa dạng trong cách thức HS tìm hiểu nội dung bài học, bao gồm nghiên cứu độc lập, nhiều tuỳ chọn để HS thể hiện và trình bày những gì đã học, ví dụ như hoàn thành những thử thách khó khăn hơn, đòi hỏi nghiên cứu sâu rộng hơn ở các chủ đề có liên quan đến thiên hướng của HS, dự án / nhiệm vụ có một kết thúc mở.

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)Máy quay Máy tínhMáy ảnh kỹ thuật sốĐầu đĩa DVDKết nối Internet

Đĩa LaserMáy inMáy chiếuMáy quét ảnhTiVi

Đầu máy VCRMáy quay phimThiết bị hội thảo

Video Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)Cơ sở dữ liệu/ bảng tính Ấn phẩmPhần mềm thư điện tửBách khoa toàn thư trên đĩa CD

Phần mềm xử lý ảnhTrình duyệt WebĐa PT

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khácTư liệu in SGK, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab, tài liệu

tham khảo v.v.Hỗ trợ Những đồ vật cần thiết cho bài dạy. Đừng liệt kê những vật

dụng hằng ngày có sẵn trong phòng học.Nguồn Internet Địa chỉ trang Web trợ giúp cho bài dạy của bạn.Yêu cầu khác Khách mời, người hướng dẫn, chuyến đi thực tế, HS lớp

khác, phụ huynh v.v.

Mẫu 4.

CÁC PHIẾU HỌC TẬP CHO HỌC SINH

PHIẾU 1: Biểu đồ Ven

129

Vấn đề 1 Vấn đề 2

Vấn đề 3

!!

?

? ?

Page 130: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

PHIẾU 2: Biểu đồ K-W-L-H

Chủ đề: ……………………………………………………………………………………………….

K(Điều đã biết)

W(Điều muốn biết)

L(Điều học được)

H(Cách học)

PHIẾU 3: Bánh xe khái niệm

PHIẾU 4: ĐG làm việc nhóm

Phiếu 4A

?

?

?

!

?

!

?

130

Page 131: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phiếu 4B  Tốt Khá Đáp ứng Không đáp

ứngTrọng số

Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ         Lập kế hoạch         Tổ chức nhóm         Hoạt động của nhóm         Trình bày sản phẩm nhóm           

PHIẾU 5: Tự ĐG tham gia làm việc nhóm

Luôn luôn

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Nhận xét

Em đặt ra các mục tiêu rõ  

Em xác định các nhiệm  

131

Tiêu chí Mô tả mức ĐG Điểm  Hạn chế Khá Tốt Xuất sắcSự giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm làm Kỹ năng lắng nghe lẫn nhauSự tham gia của các thành viên trong nhómKhả năng tranh biện và thuyết phụcKỹ năng đặt câu hỏi, phát hiện và nêu vấn đềSự tôn trọng lẫn nhau trong nhómSự chia sẻ trong nhómTổng điểm

Page 132: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Luôn luôn

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Nhận xét

vụEm vạch ra các PP  Em gợi ý các ý tưởng và phương hướng mới  

Em tình nguyện giải quyết những nhiệm vụ khó.

 

Em đặt ra các câu hỏi  Em tìm kiếm các sự kiện  Em yêu cầu phải làm rõ  Em tìm và chia sẻ các nguồn tài nguyên  

Em đóng góp các thông tin và các quan điểm  

Em đáp lại các ý kiến khác một cách nhiệt tình  

Em mời tất cả mọi người tham gia  

Em khiến các bạn có cảm giác tốt về những gì các bạn đã đóng góp cho nhóm

 

Em tóm tắt lại những điểm chính của cuộc thảo luận

 

Em đơn giản hóa các ý kiến phức tạp  

Em xem xét vấn đề dưới nhiều quan điểm khác nhau

 

Em giữ cuộc thảo luận đúng tiến độ và nội dung  

Em giúp nhóm tạo một thời gian biểu và đăt thứ tự các ưu tiên.

 

Em giúp nhóm điều khiển phân chia các nhiệm vụ.

 

Em giúp nhóm xác định các thay đổi cần thiết để khuyến khích nhóm thay đổi.

 

Em kích thích cuộc thảo luận bằng cách giới

 

132

Page 133: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Luôn luôn

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Nhận xét

thiệu các quan điểm khác nhau.Em chấp nhận,tôn trọng các quan điểm khác nhau của nhóm

 

Em tìm kiếm các giải pháp thay thế.  

Em giúp nhóm đạt được các quyết định công bằng và hợp lí.

 

PHIẾU 6: Giao bài tập về nhà

PHIẾU 7: Giao bài tập trên lớp (cá nhân/nhóm)

Ngày:

Môn học:

Chủ đề bài học:Nhiệm vụ:1.2.3.4.

Thời hạn hoàn thành:

Sản phẩm cần nộp:

Tiêu chí ĐG:

1. Về kiến thức:

2. Về kỹ năng:

Các nguồn học liệu:

Mục tiêu cần đạt:

133

Page 134: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

PHIẾU 8: Tự ĐG phần trình bày

  Có Không

Nhận xét

Em chuẩn bị chủ đề kỹ lưỡng cho bài trình bày  Em rất tự tin, bình tĩnh, thoải mái trước khi trình bày  

Em luôn duy trì giao tiếp bằng mắt với người nghe (khán giả)  

Em sử dụng ngôn từ lưu loát, linh hoạt  Phần trình bày của em rất ấn tượng, thu hút người nghe. Em sử dụng âm lượng giọng nói , tốc độ hợp lý

 

Cử toạ lắng nghe chăm chú, đã thu nhận được những thông tin mới khi em trình bày  

Phần trình bày của em có cấu trúc mạch lạc, logic, các phần kết nối uyển chuyển, linh hoạt  

Em đặt câu hỏi và trả lời rất lưu loát, tự nhiên  Emsử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt  Em sử dụng các PTTQ hợp lý, tạo hiệu ứng tốt  Em đã tạo được bầu không khí thân thiện, vui vẻ bằng những ví dụ hài hước  

Em tạo được mối liên kết, giao lưu thân mật với cử toạ  

Em đã tập trình bày một vài lần  Em có chuẩn bị một vài tình huống bất ngờ có thể xảy ra  

BỘ THẺ PP DẠY HỌC

THẺ 1: PP MỞ ĐẦU BÀI GIẢNGMục tiêu:

- Thiết lập môi trường, không gian học tập- Tạo sự quan tâm hứng thú- Liên kết nội dung cũ và mới

Nội dung nhiệm vụ:

Tiêu chí ĐG:

134

Page 135: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Qui trình triển khai:- Trực tiếp: giới thiệu khái quát, trình bày những điểm chính của bài học,

tiến trình (dự kiến), nguyên tắc làm việc, kết quả cần đạt- Gián tiếp: sử dụng tình huống có vấn đề, ví dụ minh họa, sự kiện có thật

liên quan đến chủ đề bài học, đặt câu hỏi công não, kích thích tư duy Lưu ý:

- «Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại» (Longfellow)- Phần mở đầu cần ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề- Tạo phần chuyển tiếp nhịp nhàng- Cần sáng tạo, tránh lặp lại

THẺ 2: PP TIA CHỚPMục tiêu:

- Kích thích tư duy- Tạo cơ hội chia sẻ quan điểm- Tạo bầu không khí học tập hứng thú, cơ hội làm việc công bằng- Gợi mở, định hướng vào bài học

Qui trình triển khai:- Lựa chọn vấn đề, xây dựng câu hỏi điểm (trọng tâm) có nhiều phương

án trả lời- Yêu cầu người học trả lời nhanh- Yêu cầu người học không lặp lại ý kiến hoặc câu trả lời đã có- Người dạy tổng hợp và chốt lại vấn đề

Lưu ý:- Câu trả lời ngắn gọn, nhanh- Không bình luận- Không triển khai quá lâu

THẺ 3: PP BỂ CÁMục tiêu:

- Tạo cơ hội để thảo luận sâu về một vấn đề- Tạo cơ hội cũng quan sát nhóm làm việc, hành vi, hoạt động của nhóm- Rèn kỹ năng tranh luận, quan sát và lắng nghe- Tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm

Qui trình triển khai:- Xây dựng «Bể cá»: nhóm người học ngồi thành vòng tròn nhỏ- Xây dựng nhóm quan sát: nhóm người quan sát ngồi thành vòng tròn

lớn- Giao nhiệm vụ thảo luận cho «Bể cá», giao nhiệm vụ ghi chép cho nhóm

quan sát- Trong quá trình/sau khi «Bể cá» thảo luận, cho phép người quan sát

được tham gia đóng góp ý kiến khi cần thiết- Tổng kết, ĐG, chốt lại vấn đề

Lưu ý:- «Bể cá» có số lượng vừa đủ: 5-7 «cá» - Mục tiêu nhiệm vụ phải rõ ràng, có tính vấn đề cao, vừa sức với người

học- Nội dung nhiệm vụ mang tính mở, có nhiều cơ hội, khả năng để giải

quyết- Phù hợp với các buổi thảo luận hay thực hành, thí nghiệm, bài học tổng

kết chương

135

Page 136: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

THẺ 4: PP TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ

Mục tiêu:- Kích thích tư duy phê phán, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề- Khuyến khích người học tìm kiếm giải pháp mới

Qui trình triển khai:- Xây dựng các bài tập, tình huống có vấn đề (xác định mục tiêu nội dung

bài học> xác định câu hỏi, tình huống> thu thập thông tin, tạo tình huống> phác thảo tình huống> viết bài tập tình huống> biên tập, chỉnh sửa tình huống> thử nghiệm)

- Giới thiệu, thông báo tình huống cho toàn lớp/nhóm- Người học giải quyết tình huống- Người dạy hỗ trợ, điều khiển, tổ chức quá trình giải quyết tình huống- Người học trình bày các phương án giải quyết tình huống- Thảo luận, ĐG, tổng kết các phương án giải quyết được đề xuất

Lưu ý:- Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn, gắn với nội dung dạy học: tình

huống hóa nội dung- Tình huống phải khả thi, hấp dẫn, thú vị- Không phán xét, chỉ trích- Duy trì môi trường học tập an toàn, mang tính khuyến khích, động viên

THẺ 5: PP DẠY HỌC THEO DỰ ÁNMục tiêu:

- Kích thích tư duy bậc cao- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng hợp

tác- Tạo cơ hội dạy học đáp ứng các phong cách học khác nhau- Tích hợp liên môn- Tạo cơ hội ĐG thực

Qui trình triển khai:- Lựa chọn nội dung dạy học gắn với các nhiệm vụ thực có thể triển khai

trên thực tế- Xây dựng các ý tưởng dự án- Lựa chọn các nguồn lực hỗ trợ người học- Phân chia các nhóm thực hiện dự án- Xây dựng các nhiệm vụ dự án cụ thể (có thể cùng phối hợp với người

học)- Triển khai các dự án trong phạm vi thời gian, bối cảnh cho phép- Trình bày các sản phẩm, kết quả dự án- ĐG, tổng kết các dự án

Lưu ý:- Dự án mang tính khả thi, thách thức nhưng thú vị, hấp dẫn- Kế hoạch thực hiện dự án phải chi tiết, tính toán cụ thể các nguồn lực- Không thực hiện quá nhiều dự án trong một học kỳ- Xây dựng công cụ ĐG theo tiến trình, ĐG tổng kết một cách chi tiết- Đảm bảo các nguồn lực hỗ trợ cần thiết- Duy trì sự theo dõi, giám sát thường xuyên

THẺ 6: PP ĐÓNG VAIMục tiêu:

136

Page 137: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Kích thích khả năng độc lập giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể- Rèn kỹ năng giao tiếp (thể hiện quan điểm, thái độ)- Thay đổi môi trường học tập

Qui trình triển khai:- Xây dựng kịch bản chi tiết, bám sát mục tiêu, nội dung bài học- Xây dựng tình tiết (tình huống) kịch tính (không nhất thiết phải có tính

kịch)- Hướng dẫn chuẩn bị nhận vai (đổi vai)- Yêu cầu thể hiện vai (đổi vai)- Bình luận,nhận xét, ĐG

Lưu ý:- Có thể đa dạng hóa PP này bằng: đổi vai, đóng vai nhân vật, đóng vai

tình huống- Không triển khai quá lâu- Duy trì, quản lí môi trường học tập- Cần sáng tạo, không lặp lại

I. Các mẫu biểu, phiếu sử dụng trong đợt tập huấn

II. Các tài liệu, giáo án, đề KT tham khảo

III. Tài liệu tham (nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình biên soạn tài liệu tập huấn)

Phụ lục 3. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC

Mục đích sử dụng thiết bị dạy học Hướng dẫn và đẩy mạnh hoạt động nhận thức, giúp HS hiểu sâu kiến thức,

góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT. Giúp HS hình dung một cách trực quan nội dung được học, phát triển óc

quan sát, khả năng phân tích tổng hợp và so sánh. Hỗ trợ đổi mới PPDH bộ môn, hợp lí hoá quá trình hoạt động của GV GV và

HS. Tạo hứng thú học tập bộ môn . Góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục nhân cách

của người lao động mới.

Nguyên tắc sử dụng TBDHĐể nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thông, trong quá trình dạy học cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

Sử dụng PT dạy học (PTDH) đúng lúc, tức là:- Trình bày vào lúc cần thiết, lúc HS mong muốn nhất được quan sát, gợi

nhớ,...;- Đưa PTDH theo trình tự bài giảng; việc đưa ra và cất đúng lúc;

137

Page 138: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Bố trí lịch sử dụng PTDH hợp lí, đúng lúc, thuận lợi trong một ngày

Sử dụng PTDH đúng chỗ, tức là:- Tìm vị trí giới thiệu PTDH hợp lí nhất, giúp HS có thể sử dụng nhiều giác

quan nhất;- Tìm vị trí lắp đặt nó sao cho toàn lớp có thể quan sát được rõ ràng;- Vị trí trình bày phải đảm bảo yêu cầu về độ sáng cũng như các yêu cầu kĩ

thuật khác;- Được giới thiệu ở vị trí đảm bảo an toàn;- Được bố trí sao cho GV chuẩn bị không mấy khó khăn;- Bố trí chỗ cất sau khi sử dụng để không làm phân tán tư tưởng HS

Sử dụng PTDH đủ cường độ, tức là:- Thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi HS;- Không nên kéo dài quá hoặc lặp đi, lặp lại một loại PTDH quá nhiều lần trong một buổi dạy.

Kết hợp sử dụng TBDH đã được trang bị với việc tận dụng khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, kĩ thuật ngoài xã hội.

Mối quan hệ giữa các loại PT, TBDH với các mục tiêu dạy học

PTdạy học

Mục tiêu dạy họcThông tin sự kiện

Sự nhận biết qua nhìn

Nguyên lí, khái niệm, quy tắc

PP Các hành vi động cơ tâm lí

Thái độ và các suy nghĩ năng động

Hình tĩnh TB C TB TB Y YPhim TB C C C TB TBTV TB TB C TB Y TBVật thật Y C Y Y Y YBăng âm thanh TB Y Y TB Y TBBiểu diễn Y TB Y C TB TBThực hành TB Y TB TB Y TBTrong bảng trên các kí hiệu TB, C, Y tương ứng là Trung bình, Cao và Yếu. (Theo Allen, 1967)

Mối quan hệ giữa các loại PT, TBDH với đối tượng, phương diện nhận thức và giác quan trong quá trình dạy học

138

Page 139: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

PT,thiết bị

Đối tượng Phương diện thích hợp Giác quan được sử dụngNhận

thứcTình cảm

động cơ tâm lí

Tài liệu in Cá nhân Rất tốt Khá Tốt MắtBài giảng Nhóm Khá

nghèoTốt Nghèo

nànMắt, tai

Băng âm thanh Nhóm hay cá nhân

Nghèo nàn

Khá Nghèo nàn

Tai

Slide Nhóm hay cá nhân

Tốt Tốt Tốt Mắt

Máy chiếuqua đầu

Nhóm Tốt Khá Khá Mắt, tai

Slide có âm thanh

Nhóm hay cá nhân

Tốt Tốt Rất tốt Mắt, tai

TV Nhóm hay cá nhân

Khá Rất tốt Rất tốt Mắt, tai

Phim Nhóm hay cá nhân

Khá Rất tốt Rất tốt Mắt, tai

Luyện tương tự Cá nhân Tốt Tốt Rất tốt Mắt, tai, mũi, tay, thân thể

(Theo Durham, Gerheat và Austin, 1974)Mối quan hệ giữa các loại PT, TBDH với các chức năng trong quá trình dạy họcChức năng dạy học

PT dạy họcVật biểu diễn

Truyền thông vấn đáp

PT in Hình tĩnh

Phim câm

Phimcó tiếng

Máydạy học

Trình bày sự kích thích

C G G C C C C

Hướng dẫn sự chú ý và các hoạt động khác

K C C K K C C

Cung cấp một mẫu của các thành tích được yêu cầu

G C C G G C C

Cung cấp sự nhắc nhở bên ngoài

G C C G G C C

Hướng dẫn tư duy

K C C K K C C

Giới thiệu chuyển giao

G C G G G G G

139

Page 140: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

ĐG nhận thức K C C K K C CCung cấp phản hồi

G C C K G C C

Trong bảng trên các kí hiệu C, G, K tương ứng là Có, Giới hạn và Không. (Theo Gagne, 1965).

Qua những điều nêu trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học toán ở trường phổ thông cần chú ý một số điểm sau:

- Có thể sử dụng TBDH để dạy học cả lớp, với hình thức này TBDH thường được sử dụng để biểu diễn sau đó GV đặt câu hỏi cho HS trả lời nhằm phát hiện tri thức.

- Cũng có thể áp dụng chia nhóm để thực hành, mỗi nhóm có một thiết bị để vận hành, quan sát, thảo luận và trả lời những câu hỏi do GV đặt ra.

Do đặc điểm của môn Toán, khi sử dụng TBDH cần chú ý: trực quan là chỗ dựa để gợi vấn đề, dự đoán, khám phá chứ không phải là PT chứng minh toán học.

GV cần tìm hiểu và sử dụng để có thể nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.

Hiệu quả sử dụng một số loại TBDH thường sử dụng ở trường phổ thông

Lời nói PP kém hiệu quảBảng, phấn trắng PT không chiếuPhấn màuTranhHình vẽ trên bảngMô hình tĩnhMô hình bộ phậnMô hình độngTranh có tầm sâuĐèn chiếu ảo PT chiếu hiệu quả

hơn PT không chiếuSlide đen trắngSlide màuPhim vòngHình chiếu qua overheadPhim động đen trắngPhim động màu, có tiếngPhim màu màuTVThực hành PT trực tiếp hiệu

quả nhấtThực hành cá nhânĐồ án tham quan

140

Hiệ

u qu

ả sử

dụn

g củ

a từ

ng lo

ại P

TDH

tron

g qu

á trì

nh d

ạy h

ọc tă

ng th

eo c

hiều

mũi

tên

Page 141: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phụ lục 4. ỨNG DỤNG CNTT ĐỔI MỚI PPDH và ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH, MÔN Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT).

Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập (KT ĐG KQHT) môn Toán ở Trung học phổ thông (THPT) là một xu thế tất yếu. Thực tế đã có nhiều nhà khoa học, toán học, tin học, nhà giáo và nhà quản lý không ngừng xây dựng, thiết kế và sử dụng các phần mềm quản lý, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, phần mềm tính toán, phần mềm ứng dụng CNTT cho môn Toán ... để phục vụ việc dạy-học, đổi mới PPDH và KT ĐG KQHT môn Toán ở trường phổ thông. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho việc dạy-học và KT ĐG KQHT đạt yêu cầu khoa học và hiệu quả mong đợi. Ở đây, chúng ta sử dụng thuật ngữ CNTT với nghĩa rộng, bao gồm thiết bị kĩ thuật, chương trình phần mềm, v.v… Ngày nay CNTT xâm nhập rất mạnh mẽ vào trường phổ thông. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và Multimedia, xu hướng dạy học có hỗ

141

Page 142: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

trợ của máy tính đang được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó:- CBT là hình thức GV sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.- E-learning là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà GV đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với GV thông qua mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất:+ Một bên là hình thức hỗ trợ cho GV, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT )+ Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning ) Có thể nói việc ứng dụng máy tính vào dạy học môn Toán khá sớm. Sau khi đa phương tiện ra đời CNTT lại có thêm điều kiện thuận lợi thâm nhập tốt hơn trong dạy học môn Toán và hầu hết các môn học ở trường phổ thông. Một trong những lợi thế để CNTT được áp dụng sớm và mạnh mẽ trong môn Toán là vì môn học này tiềm ẩn rất nhiều thuật toán, có thể giải quyết bằng lập trình.

Ngày nay việc máy tính kết hợp với kỹ thuật đa phương tiện, người ta có điều kiện rất tốt để thực hiện nguyên tắc cá thể hoá trong dạy học. Máy tính có khả năng tạo lập mức độ kiến thức cần trình bày một cách phù hợp với trình độ học tập của từng HS. HS học với sự trợ giúp của máy tính có thể theo tiến độ riêng. HS có cơ hội thoả mãn các nhu cầu, sở thích, phát triển thiên hướng, tiến hành học theo tiến độ riêng của mình. Do có nhiều tính năng ưu việt, CNTT có thể tạo ra được những thay đổi về nội dung và PPDH môn Toán, như:- Tạo ra môi trường học tập đặc biệt, mô phỏng các hiện tượng, các quá

trình, các hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo. Một thí dụ sớm nhất về điều này là môi trường học tập “vi thế giới” của phần mềm toán học LOGO.

- Truy nhập thông tin và tìm kiếm thông tin qua mạng. Trên Internet có nhiều Web-sites các vấn đề đang được quan tâm về toán.

- Nhiều phần mềm có khả năng đặc biệt: xử lý được trên các biểu tượng, vẽ đồ thị, giải phương trình ... Các phần mềm thuộc loại này như MATHEMATIC, MAPLE, GSP, VIOLET,…

142

Page 143: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

- Khả năng lưu trữ, xử lý, lập báo cáo kết quả các cuộc điều tra; thí dụ các phần mềm như SPSS, AMOS, QUEST ...

- Khả năng hiển thị, soạn thảo tài liệu để trình bày một chuyên đề trong nhóm học tập, lớp. Minh hoạ về tính năng này là các phần mềm như POWERPOINT, WORD,…

- Có các phần mềm tạo ra môi trường thuộc lĩnh vực giải toán, là môi trường mở có khả năng giải quyết được một số dạng toán, sự giao tiếp giữa người và máy rất thuận tiện. Thí dụ về lĩnh vực này là MAPLE, CABRI-GEOMETRE...

- Máy tính có thể thiết lập môi trường nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các nhóm học tập hợp tác.

- Trang tính số (Spreadsheet) có rất nhiều ứng dụng trong toán thống kê, lập biểu bảng báo cáo.

- Ngôn ngữ siêu văn bản có khả năng giao tiếp cao kết hợp với các ứng dụng đa phương tiện, được kết nối mạng tạo điều kiện trao đổi thuận tiện giữa GV, phụ huynh, các chuyên gia. Ngoài ra người ta còn tổ chức dạy học từ xa, hội nghị “ảo” và nhiều ứng dụng khác.

SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Powerpoint với rất nhiều ưu điểm và tính năng mạnh mẽ, linh hoạt đã trở thành phần mềm trình chiếu được GV sử dụng nhiều trong giảng dạy môn Toán. Là phần mềm trình diễn, do đó Powerpoint phải cần đến các phần mềm hỗ trợ khác, như Cabri, Geometer Sketchpad, Geogebra...để có thể chèn, nhúng các dữ liệu. Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt tiếp cận về cách nhúng, chèn vào bài giảng các dữ liệu được xây dựng từ các phần mềm Cabri II Plus, Cabri 3D, Geometer Sketchpad và Geogebra.

Nhúng (Tích hợp) Cabri II Plus trong Powerpoint Để có thể nhúng Cabri II Plus trong Powerpoint, ta cần thực hiện các bước sau: Trước hết ta cần tải phần mềm Cabri II Plus Plugin, từ Website chính thức có địa chỉ www.cabri.com. Sau khi tải, ta tiến hành cài đặt phần mềm này, chỉ cần nhấp chuột và thực hiện đúng chỉ dẫn. Công việc của ta liên quan đến các slide Powerpoint và các tệp dạng *.fig của Cabri. Trước hết ta tạo một thư mục và để tệp *.ppt và tệp *.fig vào cùng thư mục vừa tạo, việc này giúp chúng ta khi chèn sẽ dễ dàng tìm được các tệp Cabri cần thiết.

143

Page 144: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Thực hiện lệnh Insert => Object trong Powerpoint xuất hiện cửa sổ chọn đối tượng nhúng có dạng như sau:

Chọn đối tượng nhúng là Cabri II Plus rồi nhấn OK. Trong slide của Powerpoint lúc này xuất hiện đối tượng nhúng kiểu Cabri II Plus như hình dưới đây:

Nháy chuột phải lên đối tượng, trong slide xuất hiện menu chọn, di chuôt đến dòng Cabri II Plus Object, chọn Import rồi nhấn chuột

144

Page 145: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Sau khi nhấn chuột lên lệnh Insert sẽ xuất hiện cửa sổ để tìm tệp *.fig cần chèn

Khi cửa sổ này xuất hiện ta tìm thư mục chứa tệp *.fig cần chèn. Sau khi tìm thấy ta nhấn nút Open, khi đó trong slide của Powerpoint sẽ xuất hiện hình ảnh của tệp *.fig chính xác như khi tệp này nằm trong cửa sổ làm việc của Cabri II Plus.

145

Page 146: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Phần mềm Cabri II Plus Plugin là phần mềm hỗ trợ, cho phép ta đã tích hợp được Cabri II Plus trong Powerpoint. Điều này có nghĩa rằng tệp *.fig nhúng vào trong Powerpoint sẽ làm việc hệt như trên cửa sổ của Cabri II Plus.

2.1 Nhúng (tích hợp) Cabri 3D trong Powerpoint

Để có thể nhúng Cabri 3D trong Powerpoint, trước hết cần tải phần mềm Cabri 3D Plus Plug-in từ Website chính thức có địa chỉ www.cabri.com. Sau khi tải, ta tiến hành cài đặt, chỉ cần nhấp chuột và thực hiện đúng chỉ dẫn.

Công việc của ta liên quan đến các slide Powerpoint và các tệp dạng *.cg3 của Cabri. Trước hết ta tạo một thư mục và để tệp *.ppt và tệp *.cg3 vào cùng thư mục vừa tạo, việc này cho phép chèn dễ dàng các tệp Cabri cần thiết tìm được.

Thực hiện lệnh Insert => Object trong Powerpoint xuất hiện cửa sổ chon đối tượng nhúng có dạng như sau:

Chọn đối tượng nhúng là Cabri 3D rồi nhấn OK. Trong slide của Powerpoint lúc này xuất hiện đối tượng nhúng kiểu Cabri 3D như hình dưới đây:

146

Page 147: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Nháy chuột phải lên đối tượng, trong slide xuất hiện menu chọn, di chuôt đến dòng Cabri 3ActiveDoc Object, chon Import rồi nhấn chuột

Sau khi nhấn chuột lên lệnh Insert sẽ xuất hiện cửa sổ để tìm tệp *.fig cần chèn

147

Page 148: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Khi cửa số này xuất hiện chúng ta tìm thư mục chứa tệp *.cg3 cần chèn. Sau khi tìm thấy ta nhấn nút Open, khi đó trong slide của Powerpoint sẽ xuất hiện hình ảnh của tệp *.cg3 chính xác như khi tệp này nằm trong cửa sổ làm việc của Cabri 3D.

Phần mềm Cabri 3D Plugin là phần mềm hỗ trợ, cho phép ta đã tích hợp được Cabri 3D trong Powerpoint. Điều này có nghĩa rằng tệp *.cg3 nhúng vào trong Powerpoint sẽ làm việc hệt như trên cửa sổ của Cabri 3D.

Chèn Web browser vào slide của Powerpoint bằng Control “Microsoft Web Browser”

Phần lớn các phần mềm dùng để tạo các bài giảng Toán học như Geometer Sketchpad, Maple, Geogebra… đều có chức năng kết xuất tệp thành các tệp HTML (HTM). Như vậy các bài giảng có thể đưa lên website một cách hết sức dễ dàng, nhanh chóng. Các tệp được tạo ra bởi các phần mềm toán học này tất nhiên cũng có thể chèn vào Powerpoint, một công cụ trình diễn mạnh mẽ. Để chèn các trang HTML (HTM) chứa nội dung bài giảng vào slide của Powerpoint bằng đối tượng Web browser đã

148

Page 149: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

tích hợp sẵn vào của Microsoft trong Powerpoint chúng ta thực hiện theo các bước sau:

Trước hết phải cài đặt Plugin OfficeOne: PowerPoint Web Browser Assistant (PPWBA11.exe). Chúng ta lên Internet vào Google Search để tìm kiếm Plugin này, sau khi tải tệp này về, nhấy đúp vào tệp để tiến hành cài đặt

Làm theo hướng dẫn trong quá trình thực hiện cài đặt Plugin, thực chất việc cài đặt này không phức tạp. Sau khi cài đặt xong chúng ta tiếp tục thực hiện các bước sau Khởi tạo Microsoft PowerPoint, vào menu Tools => Add-In

Nếu khi vào đến cửa sổ “Add-In” liệt kê các Plugin, nếu ta chưa nhìn thấy Plugin PPWBA thì cần tiếp tục tiến hành như sau để Add Plugin vào. Nhấn nút “Add New” đi tiếp theo đường dẫn C => Program Files => OfficeOne => PowerPoint Web Browser Assistant => Chọn PPWBA.ppa nhấn OK

149

Page 150: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Hoặc đơn giản hơn, sau khi chúng ta nhấn nút Add New cửa sổ Add-In của Powerpoint hiện ra

Khi đó, ta chỉ cần nhấp chuột vào tệp PowerPoint Web Browser Assistant. Như vậy quá trình cài đặt Plugin PPWBA kết thúc, lúc này ta nhìn thấy cửa sổ Add-In của Powerpoint có hình như sau

Ta Check vào ô vuông nhỏ để chọn Plugin. Công việc chuẩn bị đã hoàn tất, tiếp theo chúng ta thực hiện từng bước chèn HTML (HTM) theo trình tự sau:

150

Page 151: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Sau khi ta chọn Wiev => Toolbars => Control Toolbox trên cửa sổ Powerpoint xuất hiện Menu Control Toolbox. Trên Control Toolbox chọn More Controls. Khi đó, ta tiếp tục nhìn thấy một cửa sổ khác, trong cửa sổ này có rất nhiều Control tuy nhiên chúng ta đang quan tâm đến việc chèn HTML (HTM) trong Powerpoint nên chúng ta sẽ duyệt các Controls và chọn Microsoft Web Browser

Lúc này con chuột biến đổi thanh hình đấu +, chúng ta vẽ một hình chữ nhật trên slide (Đối tượng Web Browser) đây sẽ là nơi hiển thị tệp HTML (HTM)

151

Page 152: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Tiếp tục nháy đúp vào đối tượng Web Browser, xuất hiện cửa sổ Microsoft Visual Basic

Lúc này phải viết các dòng lệnh vào giữa 2 dòng này để báo cho Powerpoint biết là ta sẽ chèn tệp nào vào Web Browser nêu trên. Ví dụ:

Một điều ta có thể dễ dàng thấy là việc chèn bằng công cụ này hơi phức tạp, nó đòi hỏi phải biết ít nhiều về Macro hoặc Visual Basic for Application (VBA). Hơn nữa (theo kinh nghiệm của chúng tôi), các tệp HTML(HTM) được chèn bằng phương pháp này thường chạy chậm. Đôi khi ta phải quay đi quay lại các slide khi trình chiếu thì chúng mới hiển thị được. Để khắc phục nhược điểm trên sau đây ta tiếp tục tìm hiểu thêm cách chèn Web Browser bằng Add-in

Chèn Slide chứa Web Browser vào Powerpoint bằng Add-in “LiveWeb”

152

Page 153: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Để chèn Add-in “LiveWeb” vào Powerpoint, trước hết ta phải download từ Internet phần mềm LiveWeb. Lên Internet vào Google Search và gõ LiveWeb Google sẽ cho ta biết download phần mềm dưới dạng setup có tên “lwsetup.exe”ở đâu. Nhớ rằng phần mềm này hoàn toàn miễn phí. Sau khi lấy được tệp này về, ta tắt Powerpoint nếu đang chạy phần mềm này, nháy đúp vào tệp và thực hiện theo chỉ dẫn của phần mềm.

Trong thực tế phần mềm Add-in này rất dễ cài đặt, chỉ cần nhấp chuột và thực hiện theo chỉ dẫn là chúng ta đã cài đặt xong. Bây giờ cho chạy Powerpoint và kiểm tra xem Add-in LiveWeb đã được chèn vào Powerpoint chưa

Chọn Tools => Add-In

Chúng ta nhận thấy Add-in LiveWeb đã được chèn vào Powerpoint và được chọn (Dấu chọn). Nhấn nút Close để chuẩn bị thực hiện các bước chèn HTML (HTM) vào Powerpoint

153

Page 154: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Chọn Insert => Web Pages. Thực chất ở đây ta chèn một slide có chứa Web Browser vào Powerpoint cho nên chúng ta hiểu tại sao lại là chèn một Web pages vào Powerpoint

Sau khi chọn chèn Web pages ta sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Add-in này

Có thể check vào ô vuông nhỏ hoặc không check, khi phần mềm hỏi lần sau bạn có cần hiển thị bước (hình này) nữa không?

Ta gõ địa chỉ tệp HTML (HTM), địa chỉ của tệp có thể là địa chỉ thư mục trên Windows hoặc địa chỉ một Website trên Internet. Sau khi gõ xong nhấn Add, địa chỉ vừa gõ sẽ chuyển xuống ô dưới. Nhấn “Next”

154

Page 155: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Chọn ô Check thứ nhất để luôn được làm mới Webpage. Nhấn “Next”

Cần quy định Web page sẽ chiếm bao nhiêu % diện tích slide, thường ta chọn 90% vì như vậy sẽ đẹp và có tính mỹ thuật hơn. Tại ô thứ hai ta chọn “Center of Slide” để đặt đối tượng Web Browaer vào chính giữa slide.

Có thể chọn chạy slide ngay sau khi chèn web page vào Powerpoint hoặc không chọn để tiếp tục chèn các web pages khác.

155

Page 156: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Chúng ta nhận thấy rằng chèn Web Pages bằng Add-in LiveWeb sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải viết Macro trong Microsoft Web Browser.

Kết xuất tệp của các phần mềm toán học thành tệp HTML Các phần mềm toán học đều cho phép kết xuất các tệp của mình ra nhiều dạng tệp khác nhau trong đó có dạng HTML. Điều này hết sức thú vị, vì với dạng HTML có thể đưa các bài giảng mà chúng ta đã dày công xây dựng lên các trang Web, lên Blog cá nhân và chia sẽ với các bạn đồng nghiệp trên Internet. Trong phần này chúng tôi giới thiệu phương pháp kết xuất ra tệp HTML của một số phần mềm toán học

Cabri II Plus và Cabri 3D Trước kia, việc kết xuất các tệp của Cabri ra dạng HTML là một việc làm tương đối phức tạp. Tuy nhiên từ khi Cabri xuất bản các Plugin: Cabri II Plus Plugin và Cabri 3D Plugin thì không chỉ việc nhúng các tệp của hai phần mềm trên trong PowerPoint trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn mà việc kết xuất ra các tệp HTML cũng vô cùng đơn giản. Chọn File => Export

Giữ nguyên tên tệp hoặc đổi tên têp tùy ý sau đó ghi vào thư mục momg muốn

156

Page 157: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Với Cabri II Plus chúng ta cũng thực hiện tương tự như vây, cụ thể là: Chọn File => Export (HTML, PNG, TI…). Sau đó ghi lại vào thư vậy tùy ý.

Geogebra Với phần mềm hình học động Geogebra, việc kết xuất ra tệp dạng HTML không phức tạp. Chúng ta sẽ thực hiện điều đó qua các bước sau:

Hồ sơ => Xuất => WorkSheet dạng webpage (HTML)

Trong Vùng làm việc của cửa sổ xuất, trước hết chúng ta điền các thông số cần thiết vào Tag “Tổng quan” sau đó chuyển sang Tag “Nâng cao”

157

Page 158: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Trong Tag này chúng ta điền tiếp các thông số, sau đó nhấn nút “xuất” và ghi lại tệp

Trong thư mục chứa tệp *.HTML và *.ggb cần phải có thêm các tệp khác để hỗ trợ việc hiển thị bài giảng trong Applet vừa kết xuất. Các tệp đó gồm: geogebra.jar, geogebra_properties.jar, geogebra_main.jar. Như vậy sau khi kết xuất được các tệp của phần mềm toán học ra tệp HTML chúng ta đồng thời cũng có thể chèn các tệp này lên Powerpoint bằng một trong các phương pháp đã trình bày ở trên: Sử dụng đối tượng Microsoft Web Browser hoặc LiveWeb.

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp các ví dụ cụ thể khi chèn các tệp kết xuất từ Geometer Sketchpad, Maple và Geogebra.

158

Page 159: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Ứng dụng CNTT góp phần đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường THPT Nội dung cơ bản liên quan đến việc ứng dụng CNTT đổi mới PPDH, đó là thiết kế bài học theo định hướng đổi mới, bao gồm các vấn đề như: xác định mục tiêu; dự kiến và thiết kế các hoạt động học tập; lựa chọn PPDH thích hợp; đổi mới đánh giá kết quả học tập. GV và HS cần biết được mỗi nội dung dạy học tiềm ẩn những hoạt động (hay HĐ thành phần) nào, qua mỗi HĐ HS đạt được kết quả gì. Tức là giúp cho việc học tập của HS trở thành quá trình phát minh lại tri thức mà nhân loại đã có trong khuôn khổ thời lượng bài học. Để có thể đạt được, trước hết GV cần đóng vai trò người học để hình dung các bước, các khâu, các hoạt động cần thực hiện để chiếm lĩnh được tri thức một cách chủ động sáng tạo. Hơn nữa GV hiểu được đối tượng, có được cấp độ tư duy phù hợp với người học để có thể hiểu quá trình chuyển hóa tri thức nhân loại thành của mình. Sau đó, với vai trò người dạy, thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập, chuyển hóa sư phạm sao cho qua các hoạt động ấy HS đạt được mục tiêu bài học. Ứng dụng CNTT trong dạy học có thể theo hướng Computer Base Training (dạy dựa vào máy tính) hay e-learning (học dựa vào máy tính). Theo hướng Computer Base Training, ta có thể coi CNTT như một phương tiện hỗ trợ GV trong dạy học, hỗ trợ cách thức tương tác và giao lưu của GV và HS, nhằm góp phần giúp người học tích cực, chủ động phát hiện, khám phá, tiến tới chiếm lĩnh được tri thức, học tập một cách hiệu quả và sáng tạo. Theo hướng này, để ứng dụng CNTT đổi mới PPDH GV cần đầu tư nghiên cứu xem trong tiến trình bài học, nội dung nào, phần nào cần có sự hỗ trợ của CNTT và với sự hỗ trợ đó việc nhận thức được tích cực nhất.

159

Page 160: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Theo hướng e-learning, lấy người học làm trung tâm, người dạy chỉ là người hỗ trợ. Khi đó, để ứng dụng CNTT đổi mới PPDH, GV cần chủ động lựa chọn phần mềm thích hợp, soạn giáo án có sử dụng CNTT hỗ trợ dạy học, tổ chức cho HS hoạt động trong môi trường học tập giàu công nghệ. Với thiết kế như thế, GV tạo tình huống, tạo môi trường học tập để HS hoạt động, chủ động chiếm lĩnh tri thức, HS tự tìm tòi khám phá kiến thức và học tập theo tiến độ và khả năng riêng của mình. Theo hướng này ta có thể có lớp học thông minh, bảng thông minh,…

Để có thể ứng dụng CNTT đổi mới PPDH, KT ĐG một cách hiệu quả ta phải:

a) Biết sử dụng máy tính và một vài phần mềm hỗ trợ thiết kế bài học (GV có thể tham khảo nội dung phần 2 ở trên). Hiểu được thế mạnh của phần mềm mà mình biết dùng đối với việc dạy học bộ môn

b) Thiết kế và sử dụng được TBDH (chú ý mục đích, nguyên tắc sử dụng TBDH), tạo hứng thú học tập cho HS

c) Am hiểu về PPDH (nhất là các PPDH trực quan, phương pháp trình diễn, hợp tác nhóm nhỏ, phát hiện và giải quyết vấn đề…) để lựa chọn phương pháp thích hợp. Hiểu được các tình huống điển hình trong PPDH bộ môn (dạy học khái niệm mới, dạy học bài tập,…) để có thể áp dụng và phát huy được hiệu quả của TBDH

d) Thiết kế được bài học theo tinh thần đổi mới (như phần trên vừa điểm lại)

Tùy theo đối tượng HS, nội dung dạy học, thời lượng, thói quen, điều kiện địa phương,… mà lựa chọn cách ứng dụng CNTT dạy học theo Computer Base Training hay e-learning. Dựa vào thiết kế bài học và kinh nghiệm của mình GV lựa chọn hoạt động (hoặc hoạt động thành phần, hoặc nội dung, hoặc phần,..) cần có sự trợ giúp của CNTT và sự trợ giúp này đúng lúc, đúng đối tượng và đủ thời gian, thực sự hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra. e) Thực hiện bài học theo tinh thần đổi mới, với tiến trình: Tiếp cận vấn đề

nhận thức; Phát hiện vấn đề nhận thức; Chiếm lĩnh tri thức, trình bày kết quả; Củng cố, khắc sâu kiến thức mới. Đổi mới tiến trình bài học, GV nên là đạo diễn còn HS là diễn viên, sao cho HS tích cực nhận thức.

f) Phát hiện và sử lí kịp thời thông tin phản hồi qua diễn biến bài học.Chú ý: Ta có thể ứng dụng CNTT đổi mới PPDH và KT-ĐG KQHT của HS với toàn bài học, cũng có thể chỉ ứng dụng với một phần của bài học,…miễn sao với sự hỗ trợ của CNTT việc nhận thức của HS được tích cực, kiến thức thu được một cách bản chất, đạt được mục tiêu bài học. Trong một số trường hợp do thế mạnh của CNTT, như tính trực quan, dễ hình dung,… mà nhiều HS ngộ nhận kết quả, cho rằng không cần hoặc không có nhu cầu giải toán nữa. Từ đó, cần chú ý mặt trái của nó, không lạm dụng, hình thức. Khi đã hiểu và ứng dụng được CNTT đổi mới PPDH một bài nào đó, một nội dung nào đó,… thì vẫn có thể đổi mới được PPDH bài đó, nội dung đó trong điều kiện không có CNTT. Tăng cường thiết bị tự tạo trong dạy học. Có thể phát huy thế mạnh của CNTT trong dạy học, tuy nhiên việc chuẩn bị bài học có ứng dụng CNTT tốn không ít thời gian. Do đó

160

Page 161: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

nên tăng cường khả năng hợp tác trong việc ứng dụng CNTT đổi mới PPDH và đổi mới KT ĐG KQHT của HS. Có thể GV toán thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới, dự kiến nội dung, hay phần, cần có sự hỗ trợ của CNTT, nhưng khả năng chưa cho phép có thể nhờ GV tin học hoặc chuyên gia tin học thiết kế hộ công cụ trợ giúp.

MINH HỌA ỨNG DỤNG CNTT ĐỔI MỚI PPDH và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPTBài 1: Phép tịnh tiến

A. Mục tiêu bài học:

Về kiến thức:

- Biết định nghĩa "Phép Tịnh Tiến "

- Hiểu được tính chất của "Phép Tịnh Tiến "

Về kỹ năng:

- Vẽ được ảnh của một điểm, đường thẳng, đường tròn, tam giác, vectơ qua một phép tịnh

tiến cho trước.

Về tư duy và thái độ: tích cực hoạt động, trả lời câu hỏi.

Phát triển tư duy logic, tư duy hàm.

B. Chuẩn bị:

- Phần mềm Cabri – Gerometry II Plus.

- Phiếu học tập

C. Về PPDH

- Cơ bản là gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, đan xen hoạt động nhóm;

- Chú ý phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

D. Tiến trình bài học

GV ứng dụng CNTT qua các hoạt động dạy học cơ bản sau

(PowerPoint) Bài 2: Phép Tịnh tiến

1. Định nghĩa phép tịnh tiến

(Cabri) Vẽ vectơ , điểm M, vẽ vectơ bằng các phép dựng hình

cơ bản

161

Page 162: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

GV: M’ được gọi là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo vectơ .

(PowerPoint) Hiện nội dung Định nghĩa và ví dụ 2 trong SGK trang 4.

(Cabri) Dựng thêm điểm N và ảnh N’.

So sánh MN và M’N’. Dùng Drag mouse thay đổi M, N. HS

quan sát.

GV: Dự kiến điều gì? Chứng minh được không ?

(PowerPoint) 2. Định lý: Phép tịnh tiến là một phép dời hình.

Chứng minh?

(Cabri) Cách 1: Dùng phương pháp tọa độ.

Hiện tọa độ và dự kiến biểu thức.

162

Page 163: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

(PowerPoint) Hiện nội dung hoạt động 1.

Học sinh chứng minh công thức tọa độ của “Phép Tịnh Tiến”.

So sánh

Nên

Học sinh chứng minh M’N’ = MN.

Giả sử qua phép tịnh tiến, có ảnh là và

có ảnh là

Ta có:

Thế vào ta có:

Cách chứng minh khác? ( dùng đẳng thức vectơ )

(PowerPoint) Hệ quả: phép tịnh tiến biến đường thẳng …

(Cabri) Dựng ảnh của đường thẳng, tam giác, đường tròn qua phép tịnh

tiến.

163

Page 164: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

HS thao tác trực tiếp theo định nghĩa

HS phát biểu nêu các bước dựng

Tạo và sử dụng macro hỗ trợ để vẽ nhanh

Khi thì điều gì xảy ra. ( Dùng drag mouse thay đổi dần vectơ

a về vectơ 0 )

(PowerPoint) Phép biến đổi đồng nhất. Ví dụ, trang 5 SGK.

(PowerPoint) 3. Áp dụng:

Bài toán 1: (Trình chiếu đề bài)

164

Page 165: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

(Cabri) Cho vẽ hình.

Cho vẽ nhiều điểm A khác nhau trên đường tròn, và hiện vết của

các điểm H tương ứng.

Vẽ thêm A1, H1, A2, H2 (dùng Macro)

(Quan sát nhận biết phép tịnh tiến)

Vẽ vectơ , hãy cho biết vectơ này có đặc điểm gì khi A di

chuyển? (So sánh với )

có phương và mođun không đổi.

. GV: Hãy quan sát sự di chuyển tương ứng của H và A

165

Page 166: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Nhu cầu chính: bằng vectơ hằng

GV: Tìm vectơ hằng cùng phương với

Đo độ dài 2 vectơ và chứng minh . Tìm vectơ .

Chứng minh

166

Page 167: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Kết luận:

Củng cố Phiếu học tậpNêu mục tiêu bài học

Hướng dẫn học bài và bài tập về nhà

Ghi chú: Trên đây chúng tôi trình bày sơ lược bố cục về bài dạy PHÉP TỊNH TIẾN có ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH. Bài được chuẩn bị gồm một giáo án, là kịch bản chung thể hiện các ý đồ sư phạm và các biện pháp thực hiện ý đồ đó và một tập tin power point, hỗ trợ cho việc trình chiếu các nội dung bài dạy. Các hình vẽ Cabri đơn giản hoặc muốn HS cùng theo dõi được các bước hình thành của nó thì sẽ được vẽ trực tiếp trong giờ lên lớp. Một số hình vẽ Cabri khác, do tính phức tạp hoặc do muốn tiết kiệm thời gian thì cũng sẽ được vẽ sẵn.

Bài 2: Hàm số hữu tỉ (bậc nhất/bậc nhất)

167

Page 168: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Nội dung và các hoạt động cơ bản của bài được thiết kế nhờ GSP như hình sau và sẽ được thực hành trên máy tính khi dạy học.

Về cơ bản, toàn bộ nội dung dạy học được hiển thị trên màn hình của GSP (và được trình chiếu nếu được kết nối với projector khi dạy học). Với thiết kế như trên, thông qua hướng dẫn GV có thể dùng để dạy, hoặc HS dùng để học, ôn tập. Khi dạy, GV có thể đưa ra các lệnh, HS suy nghĩ và được sự hỗ trợ của SGP để phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Nếu HS được copy bài học về và biết sử dụng cũng có thể tự ôn, tự học. Có thể coi đây là một công cụ hỗ trợ GV khi dạy nội dung này, tất nhiên đó chưa phải là giáo án. GV cần căn cứ đối tượng HS của mình để soạn bài và khi tiến hành bài học trên lớp cần thêm các câu hỏi dẫn dắt, tạo tình huống,… sao cho phát huy được hiệu quả của công cụ. Với sự hỗ trợ này thì:

- GV tốn rất ít thời gian để thao tác trên chương trình đã chuẩn bị.- Giao diện bài dạy được trình bày gọn, đẹp. Điều kiển các hiệu ứng vẽ hình hay nội dung chỉ thao tác trên các nút bấm (mỗi nút đều có sự thống nhất về màu sắc,có ghi nội dung vắn tắt).

Bài 3: Hai mặt phẳng vuông góc (lớp 11 nâng cao) Với ý tưởng tương tự như đã nói ở Bài 2 ở trên, bài này cũng được thiết kế có ứng dụng GSP hỗ trợ đổi mới PPDH. Nội dung và các hoạt động cơ bản của bài được thiết kế nhờ GSP như hình sau và sẽ được thực hành trên máy tính khi dạy học.

168

Page 169: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

R

QP

Phöông phaùp Khi hai (P) vaø (Q) caétnhau theo giao tuyeán .ñeå tính goùcgiöõa chuùng:B1) Tìm (R) vuoâng goùc vôùi ,B2) Tìm giao tuyeán p vaø q cuûa (R) laànlöôït vôùi (P) vaø (Q).B3)Goùc giöõa hai maët phaúng (P) vaø (Q)baèng goùc giöõa hai ñöôøng thaúng p vaø q.

Traû lôøi?1 Khi (P)//(Q) hay (P)(Q) thì hai ñöôøng thaúng laànlöôït vuoâng goùc vôùi hai maët phaúng ñoù seõ song songhay truøng nhau,vì vaäy goùc giöõa hai maët phaúng (P)vaø (Q) baèng 0 .

?1 Khi (P)//(Q) hay (P)(Q) thìgoùc giöõa chuùng baèng bao nhieâu?

Caùch xaùc ñònh goùc giöõa hai maët phaúng

b aqp

Xoay

Hide PPhap

Hide TL-?1

Hide ?1

Hide Tieu deHide Delta

Hide a,b

Hide p,q

Tro lai tu dau

Ve a,b

Ve p,qVe (R)

Hide (R)

Ve (P),(Q)

Hide (Q)

Hide (P)

V

Với những HS trí tưởng tượng không gian không cao, ta có thể xoay hình, giúp HS nhìn ở góc độ khác nhau. Chẳng hạn:

Nhìn hình của bài từ ở góc độ từ trên xuống:

RQP

Phöông phaùp Khi hai (P) vaø (Q) caétnhau theo giao tuyeán .ñeå tính goùcgiöõa chuùng:B1) Tìm (R) vuoâng goùc vôùi ,B2) Tìm giao tuyeán p vaø q cuûa (R) laànlöôït vôùi (P) vaø (Q).B3)Goùc giöõa hai maët phaúng (P) vaø (Q)baèng goùc giöõa hai ñöôøng thaúng p vaø q.

Traû lôøi?1 Khi (P)//(Q) hay (P)(Q) thì hai ñöôøng thaúng laànlöôït vuoâng goùc vôùi hai maët phaúng ñoù seõ song songhay truøng nhau,vì vaäy goùc giöõa hai maët phaúng (P)vaø (Q) baèng 0 .

?1 Khi (P)//(Q) hay (P)(Q) thìgoùc giöõa chuùng baèng bao nhieâu?

Caùch xaùc ñònh goùc giöõa hai maët phaúng

b a

qp

Xoay

Hide PPhap

Hide TL-?1

Hide ?1

Hide Tieu deHide Delta

Hide a,b

Hide p,q

Tro lai tu dau

Ve a,b

Ve p,qVe (R)

Hide (R)

Ve (P),(Q)

Hide (Q)

Hide (P)

V

Nhìn hình của bài từ ở góc độ từ phía sau:

169

Page 170: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

R

QP

Phöông phaùp Khi hai (P) vaø (Q) caétnhau theo giao tuyeán .ñeå tính goùcgiöõa chuùng:B1) Tìm (R) vuoâng goùc vôùi ,B2) Tìm giao tuyeán p vaø q cuûa (R) laànlöôït vôùi (P) vaø (Q).B3)Goùc giöõa hai maët phaúng (P) vaø (Q)baèng goùc giöõa hai ñöôøng thaúng p vaø q.

Traû lôøi?1 Khi (P)//(Q) hay (P)(Q) thì hai ñöôøng thaúng laànlöôït vuoâng goùc vôùi hai maët phaúng ñoù seõ song songhay truøng nhau,vì vaäy goùc giöõa hai maët phaúng (P)vaø (Q) baèng 0 .

?1 Khi (P)//(Q) hay (P)(Q) thìgoùc giöõa chuùng baèng bao nhieâu?

Caùch xaùc ñònh goùc giöõa hai maët phaúng

ba

qp

Xoay

Hide PPhap

Hide TL-?1

Hide ?1

Hide Tieu deHide Delta

Hide a,b

Hide p,q

Tro lai tu dau

Ve a,b

Ve p,qVe (R)

Hide (R)

Ve (P),(Q)

Hide (Q)

Hide (P)

V

Ghi chú:-Hình được thiết kế đúng tỷ lệ hình của bài toán hay hình cho trước.-Nếu các điểm, đường thẳng, mặt phẳng thay đổi thì có nút để điều khiển sự thay đổi đó.-Thiết kế sao cho thông qua hình vẽ HS có thể nhận thấy như là các em đang quan sát một hình thật trong cuộc sống đời thường.

HD. a) Ta coù töù giaùc ABCD laø hìnhvuoâng coù caïnh baèng a vaø SO (ABCD).Do ñoù :

SO2 = SA2 - OA2 = a2 - a 2

2 2

= a2

2

SO = a 2

2 .

b) Ta coù SBC laø tam giaùc ñeàu caïnh a neânBM SC, töông töï DM SC SC (BDM)Do ñoù (SAC) (BDM).

Baøi 10/114

aa

aa

Xoay

Hide HDb

Hide HDaHide v

Hide v

Hide v

Hide vHide a

Tro lai tu dau Ve MB,MD

Hide M

Ve SA,SB,SC,SD

Hide S

Ve SH

Hide H

Ve AC,BD

Hide A,B,C,D

Ve ABCD

M

S

B

C

A

D

H

=

v

Nhìn hình của bài từ ở góc độ từ trên xuống:

170

Page 171: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

HD. a) Ta coù töù giaùc ABCD laø hìnhvuoâng coù caïnh baèng a vaø SO (ABCD).Do ñoù :

SO2 = SA2 - OA2 = a2 - a 2

2 2

= a2

2

SO = a 2

2 .

b) Ta coù SBC laø tam giaùc ñeàu caïnh a neânBM SC, töông töï DM SC SC (BDM)Do ñoù (SAC) (BDM).

Baøi 10/114

a

aa

a

Xoay

Hide HDb

Hide HDaHide v

Hide v

Hide v

Hide vHide a

Tro lai tu dau Ve MB,MD

Hide M

Ve SA,SB,SC,SD

Hide S

Ve SH

Hide H

Ve AC,BD

Hide A,B,C,D

Ve ABCD

MS

B

C

A

D

H

=

v

Nhìn hình của bài từ phía trước:

HD. a) Ta coù töù giaùc ABCD laø hìnhvuoâng coù caïnh baèng a vaø SO (ABCD).Do ñoù :

SO2 = SA2 - OA2 = a2 - a 2

2 2

= a2

2

SO = a 2

2 .

b) Ta coù SBC laø tam giaùc ñeàu caïnh a neânBM SC, töông töï DM SC SC (BDM)Do ñoù (SAC) (BDM).

Baøi 10/114

a

a

a a

Xoay

Hide HDb

Hide HDaHide v

Hide v

Hide v

Hide vHide a

Tro lai tu dau Ve MB,MD

Hide M

Ve SA,SB,SC,SD

Hide S

Ve SH

Hide H

Ve AC,BD

Hide A,B,C,D

Ve ABCD

M

S

BC

A

DH

=

v

Phụ lục 5.

171

Page 172: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

MỘT SỐ ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN TRONG GIẢNG DẠY Theo Website của GS.Nguyễn Tiến DũngTrong việc dạy học: một người mà dạy quá nhiều năm cùng một thứ, thì dễ dẫn đến nhàm chán trì trệ. Nhiều trường có phân chia việc dạy theo khối lớp, theo lớp hoặc phân môn, hoặc chuyên đề cho các thành viên tổ bộ môn, việc phân chia như vậy có cái lợi là đảm bảo chất lượng dạy, đặc biệt là trong điều kiện trình độ GV cần bàn, phải “chuyên môn hóa” trong việc dạy để đảm bảo chất lượng tối thiểu. Tuy nhiên nó có điểm hạn chế, là nó tạo ra xu hướng người dạy sẽ chỉ biết chuyên ngành hẹp đấy, tầm nhìn không mở rộng ra. Tất nhiên, việc thay đổi dạy đòi hỏi các GV phải cố gắng hơn trong việc chuẩn bị bài giảng (mỗi lần đổi nội dung dạy, là một lần phải chuẩn bị bài giảng gần như từ đầu), nhưng đổi lại nó làm tăng trình độ của bản thân GV, giúp cho GV tìm hiểu những cái mới (mà nếu không đổi nội dung dạy thì sẽ không tìm hiểu, do sức ỳ). Đặc biệt là các nội dung chọn, nội dung chuyên: việc chuẩn bị bài giảng cho một nội dung mới chuyên sâu có thể giúp ích trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học của GV. Tất nhiên có nhiều người, do điều kiện công việc, phải dạy cùng một lớp (ví dụ như môn Toán lớp 12) trong nhiều năm. Để tránh trì trệ trong trường hợp đó, cần thường xuyên cải tiến PP và nội dung giảng dạy (đưa vào những ví dụ minh họa mới và bài tập mới từ thực tế hiện tại, sử dụng những công nghệ mới và công cụ học tập mới, tìm các cách giải thích mới dễ hiểu hơn, v.v.)

1. Nên: Dạy và KT kiến thức HS theo lối “học để hiểu” Không nên: Tạo cho HS thói quen học vẹt, chỉ nhớ mà không hiểu Các nhà giáo dục học và thần kinh học trên thế giới đã làm nhiều phân tích và thí nghiệm cho thấy, khi bộ óc con người “hiểu” một cái gì đó (tức là có thể “make sense” cái đó, liên tưởng được với những kiến thức và thông tin khác đã có sẵn trong não) thì dễ nhớ nó (do thiết lập được nhiều “dây nối” liên quan đến kiến thức đó trong mạng thần kinh của não — một neuron thần kinh có thể có hàng chục nghìn dây nối đến các neuron khác), còn khi chỉ cố nhồi nhét các thông tin riêng lẻ vào não (kiểu học vẹt) mà không liên hệ được với các kiến thức khác đã có trong não, thì thông tin đó rất khó nhớ, dễ bị đào thải.Thực ra thì môn học nào cũng cần “hiểu” và “nhớ”, tuy rằng tỷ lệ giữa “hiểu” và “nhớ” giữa các môn khác nhau có khác nhau, nhưng toán học thì ngược lại: không cần nhớ nhiều lắm, nhưng phải hiểu được các kiến thức, và quá trình hiểu đó đòi hỏi nhiều công sức thời gian. Có những công thức và định nghĩa toán mà nếu chúng ta quên đi chúng ta vẫn có thể tự tìm lại được và dùng được nếu đã hiểu bản chất của công thức và định nghĩa đó, còn nếu chúng ta chỉ nhớ công thức và định nghĩa đó như con vẹt mà không hiểu nó, thì cũng không dùng được nó, và như vậy thì cũng không hơn gì người chưa từng biết nó. Ví dụ như công thức tính căn phức tạp, là một công thức hơi dài, chẳng bao giờ nhớ được chính xác nó, cứ mỗi lần đụng đến thì xem lại, nhớ được một lúc, rồi lại quên. Nhưng

172

Page 173: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

điều đó không nên băn khoăn, vì nếu hiểu bản chất, từ đó có thể tự nghĩ ra lại được công thức nếu cần thiết (tốn một vài phút) hoặc tra trên internet ra ngay.HS ngày nay (là những chuyên gia của ngày mai) có thể tra cứu rất nhanh mọi định nghĩa, công thức, v.v., nhưng để hiểu chúng thì vẫn phải tự hiểu, không có máy móc nào hiểu hộ được. Những năm trước, theo thông lệ, thường không cho phép HS sử dụng tài liệu trong các kỳ KT, thi cuối học kỳ và đề bài thi hay có 1 số câu hỏi lý thuyết (tức là phát biểu đúng 1 định nghĩa hay định lý gì đó thì được điểm). Nhưng trong thời đại mới, việc nhớ y nguyên các định nghĩa và định lý có ít giá trị, mà cái chính là phải hiểu để mà sử dụng được chúng. Bởi vậy, trong các kỳ KT, thi việc cho phép HS mang bất cứ tài liệu nào cần đặt ra và đề KT, thi không còn các câu hỏi về nhớ như “phát biểu định lý” ? .... Thay vào đó là những bài tập (tương đối đơn giản và thường gần giống các bài có trong các tài liệu nhưng đã thay tham số) để KT xem HS có hiểu và sử dụng được các kiến thức cơ bản không.Về mặt hình thức, CT học ở Việt Nam (kể cả bậc phổ thông lẫn bậc đại học) khá nặng, nhưng là nặng về “nhớ” mà nhẹ về “hiểu” và trình độ trung bình của HS Việt Nam thì yếu so với thế giới (tất nhiên vẫn có HS rất giỏi, nhưng tỷ lệ HS giỏi thực sự rất ít, và cũng khó so được với giỏi của phương Tây). Vấn đề không phải là do người Việt Nam sinh ra kém thông minh, mà là do điều kiện và PP giáo dục, chứ trẻ em gốc Việt Nam lớn lên ở nước ngoài thường là thành công trong đường học hành. Hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam là HS học thuộc lòng các “kiến thức” trước mỗi kỳ KT, rồi sau khi KT xong thì “chữ thầy trả thầy”. Việt Nam rất cần cải cách CT giáo dục theo hướng tăng sự “hiểu” lên, và giảm sự “học gạo”, “nhớ như con vẹt”. Nhiều HS tốt nghiệp loại giỏi toán ở Việt Nam, nhưng khi hỏi một số kiến thức khá cơ bản thì nhiều em lại không biết. Lỗi không phải tại các em mà có lẽ tại hệ thống giáo dục. Nhiều thầy cô giáo chỉ khuyến khích HS làm bài KT giống hệt lời giải mẫu của mình, chứ làm kiểu khác đi, tuy có thể thú vị hơn cách của thầy thì có khi lại bị trừ điểm. Nhiều trường hợp HS chỉ đạt điểm thi 7-8 lại giỏi hơn HS đạt điểm thi 9-10 vì kiểu chấm thi như vậy. Kiểu chấm điểm như thế chỉ khuyến khích học vẹt chứ không khuyến khích sự sáng tạo hiểu biết.

2. Nên: Dạy những cái cơ bản nhất, nhiều công dụng nhất Không nên: Mất nhiều thời giờ vào những thứ ít hoặc không dùng đếnTrên đời có rất nhiều cái để học, trong khi thời gian và sức lực của chúng ta có hạn, và bởi vậy chúng ta luôn phải lựa chọn xem nên học (hay dạy học) cái gì. Nếu chúng ta phung phí quá nhiều thời gian vào những cái ít công dụng (hoặc thậm chí phản tác dụng, ví dụ như những lý thuyết về chính trị hay kinh tế trái ngược với thực tế), thì sẽ không còn đủ thời gian để học (hay dạy học) những cái quan trọng hơn, hữu ích hơn.Tất nhiên, mức độ “quan trọng, hữu ích” của từng kiến thức đối với mỗi người khác nhau thì khác nhau, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, hoàn

173

Page 174: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

cảnh, sở trường, v.v. Ví dụ như học nói và viết tiếng Việt cho đàng hoàng là không thể thiếu với người Việt, nhưng lại không cần thiết với người Nga. Những người muốn làm nghề toán thì phải học nhiều về toán, còn HS định hướng nghiệp theo các ngành khác nói chung chỉ cần học một số kiến thức phổ thông cơ bản cơ bản nhất mà sẽ cần trong công việc của họ. Ngay trong toán phổ thông, không phải kiến thức nào cũng quan trọng như nhau. Và “độ quan trọng” và “độ phức tạp” là hai khái niệm khác nhau: không phải cái gì quan trọng cũng phức tạp khó hiểu và không phải cái gì rắm rối khó hiểu cũng quan trọng. GV cần tránh dẫn dắt HS lao đầu vào những cái rắm rối phức tạp nhưng ít công dụng. Thay vào đó, cần dành nhiều thời gian cho những cái cơ bản, nhiều công dụng nhất. Nếu là cái vừa cơ bản và vừa khó, thì lại càng cần dành đủ thời gian cho nó, vì khi nắm bắt được nó tức là nắm bắt được một công cụ mạnh.Một ví dụ là đạo hàm và tích phân. Đây là những khái niệm cơ bản vô cùng quan trọng trong toán học. HS cần hiểu định nghĩa, bản chất và công dụng của chúng, và nắm được một số nguyên tắc cơ bản và công thức đơn giản, ví dụ như nguyên tắc Leibniz cho đạo hàm của một tích, hay công thức “đạo hàm của sinx bằng cosx”. Tuy nhiên nếu bắt HS học thuộc hàng trăm công thức tính đạo hàm và tích phân khách nhau, thì sẽ tốn thời gian vô ích vì phần lớn các công thức đó sẽ không dùng đến sau này, hoặc nếu dùng đến thì có thể tra cứu được dễ dàng. Ta đã từng có sách về tính tích phân cho HS, dày hơn 150 trang, với rất nhiều công thức phức tạp dài dòng (ví dụ như công thức tính tính phân của một hàm số có dạng thương của hai biểu thức lượng giác), mà ngay những người làm toán chuyên nghiệp cũng rất hiếm khi cần đến. Thay vì tốn nhiều thời gian vào những công thức phức tạp mà không cần dùng đó, học những thứ cơ bản khác sẽ có ích hơn. Những khái niệm và định lý chỉ được học một cách hình thức, không có liên hệ với các ví dụ cụ thể khác, thì đó là học “trên mây trên gió”.Một ví dụ khác: các bất đẳng thức. Có những bất đẳng thức “có tên tuổi”, không phải vì nó “khó”, mà là vì nó có ý nghĩa (nó xuất hiện trong các vấn đề hình học, số học, v.v.). Chứ nếu học một đống hàng ngàn bất đẳng thức mà không biết chúng dùng để làm gì, thì khá là phí thời gian. Phần lớn các bất đẳng thức (không kể các bất đẳng thức có tính tổ hợp) có thể được chứng minh khá dễ dàng bằng một PP cơ bản, là PP dùng đạo hàm. PP này HS phổ thông có thể học được, nhưng thay vào đó HS lại được học các kiểu mẹo mực để chứng minh bất đẳng thức. Các mẹo mực có ít công dụng, chỉ dùng được cho bài toán này nhưng không dùng được cho bài toán khác (bởi vậy mới là “mẹo mực” chứ không phải “PP”). “Mẹo mực” có thể làm cho cuộc sống thêm phong phú, nhưng nếu mất quá nhiều thời gian vào “mẹo mực” thì không còn thời gian cho những cái cơ bản hơn, giúp tiến xa hơn. Như là trong công nghệ, có cải tiến cái đèn dầu đến mấy thì nó cũng không thể trở thành đèn điện.HS lớp 10 giải bài toán tìm cực đại, dùng đạo hàm tính ngay ra điểm cực đại. Cách làm đó là do HS tự đọc sách mà ra chứ không được dạy. Nhưng khi viết lời

174

Page 175: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

giải thì lại phải giả vờ “đoán mò” điểm cực đại, rồi viết hàm số dưới dạng một số (giá trị tại điểm đó) cộng với một biểu thức hiển nhiên là không âm (ví dụ như vì có dạng bình phương) thì mới được điểm, chứ nếu viết đạo hàm thì mất hết điểm. Nếu như thầy giáo trừ điểm HS, vì HS giải bài thi bằng một PP “cơ bản” nhưng “không có trong sách thầy”, thì điều đó sẽ góp phần làm cho HS học mẹo mực, thiếu cơ bản.

3. Nên: Giải thích bản chất và công dụng của các khái niệm mới một cách trực giác, đơn giản nhất có thể, dựa trên sự liên tưởng tới những cái mà HS đã từng biết. Không nên: Đưa ra các khái niệm mới bằng các định nghĩa hình thức, phức tạp, tối nghĩa.

Các khái niệm toán học quan trọng đều có mục đích và ý nghĩa khi chúng được tạo ra. Và không có một khái niệm toán học quan trọng nào mà bản thân nó quá khó đến mức không thể hiểu được. Nó chỉ trở nên quá khó trong hai trường hợp: 1) người học chưa có đủ kiến thức chuẩn bị trước khi học khái niệm đó; 2) nó được giải thích một cách quá hình thức, rắm rối khó hiểu. Trong trường hợp thứ nhất, người học phải được hướng tới học những kiến thức chuẩn bị (ví dụ như trước khi học về các quá trình ngẫu nhiên phải có kiến thức cơ sở về xác suất và giải tích). Trong trường hợp thứ hai, lỗi thuộc về người dạy học và người viết sách dùng để học.Các nghiên cứu về thần kinh học (neuroscience) cho thấy bộ nhớ “ngắn hạn” của não thì rất nhỏ (mỗi lúc chỉ chứa được khoảng 7 đơn vị thông tin?), còn bộ nhớ dài hạn hơn thì chạy chậm. Thế nào là một đơn vị thông tin? Tôi không có định nghĩa chính xác ở đây, nhưng ví dụ như dòng chữ “SEE YOU AGAIL” đối với một người Anh thì nó là một câu tiếng Anh chỉ chứa không quá 3 đơn vị thông tin, rất dễ nhớ, trong khi đối với một người Việt không biết tiếng Anh thì dòng chữ đó chứa đến hàng chục đơn vị thông tin – mỗi chữ cái là một đơn vị thông tin – rất khó nhớ. Một định nghĩa toán học, nếu quá dài và chứa quá nhiều đơn vị thông tin mới trong đó, thì HS sẽ rất khó khăn để hình dung toàn bộ định nghĩa đó, và như thế thì cũng rất khó hiểu định nghĩa.Muốn cho HS hiểu được một khái niệm mới, thì cần phát biểu nó một cách sao cho nó dùng đến một lượng đơn vị thông tin mới ít nhất có thể (không quá 7?). Để giảm thiểu lượng đơn vị thông tin mới, cần vận dụng, liên tưởng tới những cái mà HS đã biết, dễ hình dung. Đấy cũng là cách mà các “cha đạo” giảng đạo cho “con chiên”: dùng ngôn ngữ giản dị, mà con chiên có thể hiểu được, để giảng giải những “tư tưởng lớn”. Khi có một khái niệm mới rất phức tạp, thì phải “chặt” nó thành các khái niệm nhỏ đơn giản hơn, dạy học các khái niệm đơn giản hơn trước, rồi xây dựng khái niệm phức tạp trên cơ sở các khái niệm đơn giản hơn đó (sau khi đã biến mỗi khái niệm đơn giản hơn thành “một đơn vị thông tin”).Ví dụ: khái niệm “nhóm”. Có (ít nhất) 2 cách định nghĩa khác nhau thế nào là một nhóm.

175

Page 176: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Cách 1: Một nhóm là một tập hợp, với 2 phép tính (phép nhân và phép nghịch đảo), một phần tử đặc biệt (phần tử đơn vị), thỏa mãn 4-5 tiên đề gì đó.Cách 2: một nhóm là tập hợp các “đối xứng” (hay nói “rộng hơn” là các phép biến đổi bảo toàn một số tính chất) của một vật.Cách 1 chính xác về mặt toán học, nhưng dài, khó nhớ, khó hiểu với người mới gặp khái niệm nhóm lần đầu. Cách 2 trực giác hơn, cho ngay được nhiều ví dụ minh họa cụ thể. Tuy rằng cách thứ hai này “thiếu chặt chẽ” về toán học (không thấy phép nhân đâu trong định nghĩa, nhưng nó phản ánh đúng bản chất vấn đề của khái niệm nhóm và nó cần dùng lượng một thông tin mới ít hơn nhiều so với cách 1. Tất nhiên toán học cần sự chặt chẽ logic. Nhưng sự chặt chẽ logic đó sẽ đến sau khi đã hiểu bản chất vấn đề (HS khi đã hiểu định nghĩa 2, thì sẽ hiểu ngay định nghĩa 1 chẳng qua là nhằm hình thức hóa một cách chặt chẽ định nghĩa 2), chứ không phải ngược lại.Nói theo nhà toán học nổi tiếng V.I. Arnold, thì một định nghĩa tốt là 5 ví dụ tốt. Định nghĩa nào mà không có ví dụ minh họa thì “đáng ngờ”. Đi kèm với những khái niệm mới, định nghĩa mới, luôn cần những ví dụ minh họa (hay bài tập) cụ thể để thể hiện bản chất, ý nghĩa của khái niệm, định nghĩa đó. Có những khái niệm toán học “rất khó hiểu”, không phải vì bản thân nó “quá khó hiểu”, mà là bởi vì nó được trình bầy một cách rắm rối tối nghĩa. Khi đọc các tài liệu toán cũng rất vất vả chật vật để hiểu các khái niệm trong đó, và tất nhiên có nhiều khái niệm, vẫn không hiểu và có thể sẽ không bao giờ hiểu. Có những khi hiểu ra rồi thì lại thấy “nó đơn giản mà tại sao người ta viết nó rắm rối thế”. Khái niệm xác suất thống kê là một ví dụ: hình thức, phức tạp mà không thể hiện rõ bản chất của các khái niệm. Tất nhiên cũng có cách định nghĩa về xác suất thống kê viết dễ hiểu, giải thích được đúng bản chất khái niệm mà không cần phải dùng đến những ngôn ngữ toán học “đao to búa lớn”.Trên thế giới, có nhiều người mà dường như “nghề” của họ là biến cái dễ hiểu thành cái khó hiểu, biến cái đơn giản thành cái rối ren. Những người làm quảng cáo, thì khiến cho người tiêu dùng không phân biệt nổi hàng nào là tốt thật đối với họ nữa. Những người làm thuế, thì đẻ ra một bộ thuế rắm rối người thường không hiểu nổi, với một tỷ lỗ hổng trong đó, v.v. Ngay trong khoa học, có những người có quan niệm rằng cứ phải “phức tạp hóa” thì mới “quan trọng”. Thay vì nói “Hình chiếu của đường tròn” thì họ nói “có 1 đường tròn, mà ảnh qua ánh xạ tên gọi là phép chiếu vuông góc, thuộc các phép dời hình …” Một người “thầy” thực sự, phải làm cho những cái khó hiểu trở nên dễ hiểu đối với học trò.

4. Nên: Luôn luôn quan tâm đến câu hỏi “để làm gì ?”Không nên: Không cho HS biết họ học những thứ GV dạy để làm gì, hay tệ hơn là bản thân GV cũng không biết để làm gì.

Quá trình học (tiếp thu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới) là một quá trình tự nhiên và liên tục của con người trong suốt cuộc đời, xảy ra ở mọi nơi mọi lúc

176

Page 177: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

(ngay cả giấc ngủ cũng góp phần trong việc học) chứ không phải chỉ ở trường hay khi làm bài tập về nhà. Những cái mà bộ não chúng ta tiếp thu nhanh nhất là những cái mà chúng ta thấy thích và/hoặc thấy dễ hiểu và/hoặc thấy quan trọng. Ngược lại, những cái mà chúng ta thấy nhàm chán, vô nghĩa, không quan trọng, sẽ bị bộ não đào thải không giữ lại, dù có cố nhồi vào. Bởi vậy, muốn cho HS tiếp thu tốt một kiến thức nào đó, cần làm cho HS có được ít nhất một trong mấy điều sau:1) thích thú tò mò tìm hiều kiến thức đó;2) thấy cái đó là có nghĩa (liên hệ được nhiều với những hiểu biết và thông tin khác mà HS đã có trong đầu);3) thấy cái đó là quan trọng (cần thiết, có nhiều ứng dụng).Tất nhiên 3 điểm đó liên quan tới nhau, ở đây chủ yếu nói đến điểm thứ 3, tức là làm sao để HS thấy rằng những cái họ được học là quan trọng, cần thiết.Một kiến thức đáng học là một kiến thức có ích gì đó, “để làm gì đó”. Nếu như HS học một kiến thứ với lý do duy nhất là “để thi đỗ” chứ không còn lý do nào khác, thì khi thi đỗ xong rồi kiến thức sẽ dễ bị đào thải khỏi não. Những môn thực sự đáng học, là những môn, mà kể cả nếu không phải thi, HS vẫn muốn được học, vì nó đem lại sự hiểu biết mà HS muốn có được và những kỹ năng cần cho cuộc sống và công việc của HS sau này. Còn những môn mà học “chỉ để thi đỗ” có lẽ là những môn không đáng học.GV có thể biết là “học chúng để làm gì”, “vì sao đáng học”, trong khi mà HS chưa chắc đã biết. Chính bởi vậy luôn cần đặt câu hỏi “để làm gì”, khuyến khích HS đặt câu hỏi đó, và tìm những trả lời cho câu hỏi đó. Một trả lời giáo điều chung chung kiểu “nó quan trọng, phải học nó” ít có giá trị, mà cần có những trả lời cụ thể hơn, “nó quan trọng ở chỗ nào, dùng được vào trong những tình huống nào, đem lại các kỹ năng gì, v.v.”Tiếc rằng việc giải thích ý nghĩa và công dụng của các kiến thức cho HS còn bị coi nhẹ. Ví dụ hỏi: “PP toạ độ dùng làm gì? Phương trình đường nào xuất phát từ thực tế đời sống”. Ở câu hỏi nào HS cũng trả lời là không hề biết. Nếu như GV giới thiệu cho HS biết các công dụng của những kiến thức họ được học qua các ví dụ (ví dụ như những phương trình đường conic xuất hiện thế nào trong các mô hình thiết diện mặt nón, hình kích thước quá khổ tờ giấy), thì có thể họ sẽ thấy những cái họ học có nghĩa hơn, đáng để học hơn, dễ nhớ hơn.Trong công việc sau này của HS khi đã ra trường, thì câu hỏi “để làm gì” lại càng đặc biệt quan trọng. Mọi hoạt động của một tổ chức hay doanh nghiệp tất nhiên đều phải có mục đích. Ngay trong việc học, có nhiều HS không đạt được kết quả học tập, không phải là vì “dốt” mà là vì “không biết lựa chọn vấn đề để học”, mất thời giờ học vào những cái ít ý nghĩa. Bởi vậy HS cần làm quen với việc sử dụng câu hỏi “để làm gì” trong học, như một vũ khí lợi hại trong việc chọn lựa các quyết định của mình.

177

Page 178: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

5. Nên: Tổ chức KT, thi cử sao cho nhẹ nhàng nhất, phản ánh đúng trình độ HS, và khiến cho HS học tốt nhất.

Không nên: Chạy theo thành tích, hay tệ hơn là gian trá và khuyến khích gian trá trong thi cử.Việc KT ĐG trình độ và kết quả học tập của HS (cũng như trình độ và kết quả làm việc của người lớn) là việc cần thiết. Nó cần thiết bởi có rất nhiều quyết định phải dựa trên những sự KT và ĐG đó, ví dụ như HS có đủ trình độ để có thể hiểu những môn học tiếp theo không, có đáng tin tưởng để giao cho một việc nào đó không, có xứng đáng được nhận học bổng hay giải thưởng nào đó không, v.v. Bởi vậy GV không thể tránh khỏi việc tổ chức KT, thi cử cho HS. Cái chúng ta có thể tránh, đó là làm sao để đừng biến các cuộc KT thi cử đó thành “sự tra tấn” HS, và có khi cả GV.Một “định luật” trong giáo dục là THI SAO HỌC VẬY. Tuy mục đích cao cả dài hạn của việc học là để mở mang hiểu biết và rèn luyện kỹ năng, nhưng phần lớn HS học theo mục đích ngắn hạn, tức là để thi cho đỗ hay cho được giải. Trách nhiệm của người thầy và của hệ thống giáo dục là làm sao cho hai mục đích đó trùng với nhau, tức là cần tổ chức thi cử sao cho HS nào mở mang hiểu biết và rèn luyện các kỹ năng được nhiều nhất cũng là HS đạt kết quả tốt nhất trong thi cử.Nếu “thi lệch” thì HS sẽ học lệch. Ví dụ như thi tốt nghiệp phổ thông, nếu chỉ thi có 3-4 môn thì HS cũng sẽ chỉ học 3-4 môn mà bỏ bê các môn khác. Trong một môn thi, nếu chỉ hạn chế đề thi vào một phần kiến thức nào đó, thì HS sẽ chỉ tập trung học phần đó thôi, bỏ quên những phần khác. Nếu đề thi toàn bài mẹo mực, thì HS cũng học mẹo mực mà thiếu cơ bản. Nếu thi cử có thể gian lận, thì học hành cũng không thực chất. Nếu thi cử quá nhiều lần, thì HS sẽ rất mệt mỏi, suốt ngày phải ôn thi, không còn thì giờ cho những kiến thức mới và những thứ khác. Nếu thi theo kiểu bắt nhớ nhiều mà suy nghĩ ít, thì HS sẽ học thành những con vẹt, học thuộc lòng các thứ, mà không hiểu, không suy nghĩ. Mấy đề thi trắc nghiệm mấy năm gần đây đang có xu hướng nguy hiểm như vậy: đề thi dài, với nhiều câu hỏi tủn mủn, đòi hỏi HS phải nhớ mà điền câu trả lời, chứ không đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ gì hết. Thậm chí thi HS giỏi toán toàn quốc cũng có lần được thi theo kiểu bài tủn mủn như vậy, và kết quả là việc chọn lọc đội tuyển thi toán quốc tế năm đó bị sai lệch nhiều. Bản thân chuyện thi trắc nghiệm không phải là một chuyện tồi, thi trắc nghiệm có những công dụng của nó, cách dùng nó trong thi cử ở ta chưa được tốt .Thi cử có thể chia làm 2 loại chính: loại KT (ví dụ như KT xem có đủ trình độ để đáng được lên lớp hay được cấp bằng không), và loại thi đấu (tuyển chọn, khi mà số suất hay số giải thưởng có hạn). Loại thi đấu thì cần thang điểm chi tiết (ví dụ như khi hai người có điểm xấp xỉ nhau mà chỉ có 1 giải thì vẫn phải loại 1 người, và khi đó thì chênh nhau ¼ điểm cũng quan trọng), nhưng đối với loại KT, không cần chấm điểm quá chi li: những thang điểm quá nhiều bậc điểm (ví dụ như thang điểm 20, tính từng ½ điểm một, tổng cộng thành 41 bậc điểm) là không

178

Page 179: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

cần thiết, mà chỉ cần như các nước Nga, Đức hay Mỹ (chỉ có 4-5 bậc điểm) làm là đủ. Kinh nghiệm chấm thi cho thấy chấm chi li từng điểm nhỏ một chỉ mất thời giờ mà không thay đổi bản chất của điểm KT: HS nào kém, HS nào giỏi chỉ cần nhìn qua tổng thể bài KT là biết ngay.Vấn đáp là một hình thức KT khá tốt: trong vòng 10-15 phút hỏi thi cộng với một vài bài tập làm tại chỗ là GV có thể “ước lượng” được mức hiểu kiến thức của HS khá chính xác. Tuy nhiên, kiểu thi nói còn rất hiếm ở ta. Có nhiều người lo ngại rằng thi nói sẽ khó khách quan. Điều này có lẽ đúng trong điều kiện hiện nay, khi còn có GV thiếu nghiêm túc trong KT, thi cử. Điểm KT để “tính sổ” trong điều kiện như vậy thì cần qua thi viết cho khách quan, đỡ bị gian lận. Nhưng không phải bài KT nào cũng cần “tính vào sổ”. Số lượng các KT “chính thức”, “tính sổ” nên ít thôi, ngoài ra thay bằng những KT “không chính thức”, không phải để tính điểm HS, mà để giúp HS hay phụ huynh HS biết xem trình độ đang ra sao, có những điểm yếu điểm mạnh gì. Điểm không phải là điểm “7” hay “10” mà là điểm “phần này đã nắm tốt”, “phần kia còn phải học thêm”.Việc giao nhiều bài tập bắt buộc về nhà, rồi KT tính điểm các bài đó, nếu không cẩn thận có thể biến thành “nhục hình” với HS. Nếu HS ngày nào cũng phải thức quá nửa đêm làm bài tập, không đủ thời gian để ngủ, thì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của HS. Chúng ta nên chú ý rằng giấc ngủ cũng là một phần quan trọng trong quá trình học: chính trong giấc ngủ, não được “làm vệ sinh”, thải bớt “rác” ra khỏi não để có chỗ cho hôm sau đón nhận thông tin mới, và sắp xếp lại các thông tin thu nhận trong ngày lại, liên kết với các thông tin khác đã có trong não, để nó trở thành “thông tin dài hạn”, “kiến thức”. Giai đoạn con người học nhanh nhất là khi còn ít tuổi, cũng là giai đoạn có nhu cầu ngủ nhiều nhất, còn càng lớn tuổi học cái mới càng ít đi và nhu cầu ngủ cũng ít đi. Trình độ HS, ít ra là trong môn toán, không thể hiện qua việc “đã làm bao nhiêu bài tập dạng đó” mà là “nếu gặp bài tập như vậy có làm được không”. Tất nhiên muốn hiểu biết thì phải luyện tập. Nhưng cứ làm thật nhiều bài tập giống nhau như một cái máy mà không suy nghĩ, thì phí thời gian. Thay vào đó chỉ cần làm ít bài hơn, nhưng làm bài nào hiểu bài đó. Theo tôi nói chung không nên tính điểm bắt buộc cho các bài tập về nhà, mà thay vào đó tính điểm thưởng thì tốt hơn.Một điều khá phổ biến và đáng lo ngại là HS được chính thầy cô giáo dạy cho sự làm ăn gian dối. Có khi GV làm thể để “lấy thành tích” cho mình. Ví dụ như khi có đoàn KT đến dự lớp, thì dặn trước là cả lớp phải giơ tay xin phát biểu, cô sẽ chỉ gọi mấy bạn đã nhắm trước thôi. Hay là giao bài tập rất khó về nhà cho HS, mà biết chắc là HS không làm được nhưng bố mẹ HS sẽ làm hộ cho, để lấy thành tích dạy giỏi. Hoặc là mua bán điểm với HS: cứ nộp thầy 1 triệu thì lên 1 điểm chẳng hạn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mà GV có ý định tốt, vô tư lợi, nhưng vì quan điểm là “làm như thế là để giúp HS” nên tìm cách cho HS “ăn gian” để được thêm điểm.

179

Page 180: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Trong hầu hết các trường hợp, thì khuyến khích HS gian dối là làm hại HS. Như Mark Twain có nói: ” It is better to deserve honors and not have them than to have them and not deserve them.” Có gắn bao nhiêu thành tích rởm vào người, thì cũng không làm cho người trở nên giá trị hơn. HS mà được dạy thói làm ăn gian dối từ bé, thì có nguy cơ trở thành những con người giả dối, mất giá trị. Tất nhiên, trong một xã hội mà cơ chế và luật lệ “ấm ớ”, và gian dối trở thành phong trào, ai mà không gian dối, không làm sai luật thì thiệt thòi không sống được, thì buộc người ta phải gian dối. Chúng ta không phê phán những hành động gian dối do “hành cảnh bắt buộc”. Nhưng chúng ta đừng lạm dụng “vũ khí” này, và hãy hướng cho học sinh của chúng ta đến một xã hội mới lành mạnh hơn, mà ở đó ít cần đến sự gian dối. Để đạt được vậy, tất nhiên các “luật chơi” phải được thay đổi sao cho hợp lý và minh bạch hơn.Tất nhiên, có nhiều người hám “danh hão” và làm ăn giả dối, ngay cả GV có trình độ cao, nhưng vì “quá hám danh” nên dẫn đến làm ăn giả dối. Nói chung, ai đi học cũng từng quay cóp, tất nhiên chẳng có gì để tự hào về chuyện đó, nhưng cũng không đến nỗi “quá xấu hổ” khi mà những người xung quanh cũng quay cóp. Chúng ta là con người thì không hoàn thiện, nhưng hãy hướng tới hoàn thiện, giúp cho các thế hệ sau hoàn thiện hơn.

6. Nên: Dạy học nghiêm túc, tôn trọng HS. Không nên: Dạy qua quít, coi thường HS

Điều trên gần như là hiển nhiên. Có những GV dạy học qua quít, nói lảm nhảm HS không hiểu, bị HS than phiền rất nhiều, ai mà dạy học cùng ê-kíp với họ thì khổ cực lây. Người nào mà không thích hoặc không hợp với dạy học, thì nên chuyển việc. Nhưng đã nhận việc có gắn dạy học (như là công việc gồm cả quản lý và giảng dạy) thì phải làm việc đó cho nghiêm túc. Dù có “tài giỏi” đến đâu, cũng không nên tự đề cao mình quá mà coi thường HS. Có một số bạn trẻ, bản thân chưa có đóng góp gì quan trọng, nhưng đã vội chê bai những người thầy của mình, là những người có những hạn chế về trình độ và kết quả giảng dạy (do điều kiện, hoàn cảnh) nhưng có nhiều cống hiến trong đào tạo, như thế không nên.

Nên: Đối thoại với HS, khuyến khích HS đặt câu hỏi. Không nên: Tạo cho HS thói quen học thụ động kiểu thầy đọc trò chépQua thảo luận, hỏi đáp mới biết HS cần những gì, vướng mắc những gì, bài giảng như thế đã ổn chưa, … Khi HS đặt câu hỏi tức là có suy nghĩ và não đang ở trạng thái muốn “hút” thông tin. HS nhiều khi muốn hỏi nhưng ngại, nếu được khuyến khích thì sẽ hỏi.

Nên: Cho HS thấy rằng họ có thể thành công nếu có quyết tâm Không nên: Nhạo báng HS kém

180

Page 181: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Việc GV sỉ nhục HS, ví dụ như viết lên bài thi của HS những câu kiểu “thứ mày đi học làm gì cho tốn tiền” hoặc “đây là phần tử nguy hiểm cho xã hội”. Như người ta thường nói “người phụ nữ được khen đẹp thì sẽ đẹp lên, bị chê xấu thì sẽ xấu đi”. HS bị đối xử tồi tệ, coi như “đồ bỏ đi”, thì sẽ bị ức chế không học được nữa, việc học trở thành “địa ngục”. Nhưng nếu được đối xử tử tế, cảm thấy được tôn trọng cảm thông, thì họ sẽ cố gắng, dễ thành công hơn. Nếu họ có “rớt”, thì họ vẫn còn nhiều cơ hội khác để thành công, miễn sao giữ được niềm tin và ý chí. HS học kém, nhiều khi không phải là do không muốn học hoặc không đủ thông minh để học, mà là do có những khó khăn nào đó, nếu được giải tỏa thì sẽ học được. Trẻ em sinh ra thiếu hiểu biết chứ không ngu ngốc. Nếu khi lớn lên trở thành người ngu ngốc, không biết suy nghĩ, thì là do hoàn cảnh môi trường và lỗi của hệ thống giáo dục. Người “thầy” thực sự phải giúp HS tìm lại được sự thông minh của mình, chứ không làm cho họ “đần độn” đi.

Nên: Cho HS những lời khuyên chân thành nhất, hướng cho họ làm những cái mà GV thấy sẽ có lợi nhất cho họ, đồng thời cho họ tự do lựa chọn những gì họ thích. Không nên: Biến HS thành “tài sản” của mình, bắt họ phải làm theo cái mình thích. Các bậc cha mẹ cũng không nên bắt con cái phải đi theo những sở thích của cha mẹ, mà hãy để cho chúng lựa chọn cái chúng thích.

7. Nên: Hướng tới chất lượng. Không nên: Chạy theo số lượng và hình thứcKhông chỉ trong dạy học, mà trong hầu hết mọi lĩnh vực khác, chất lượng là cái đặc biệt quan trọng. Ví dụ như trong kinh tế, sự phát triển bền vững chính là sự phát triển về chất. Chúng ta không thể tăng khối lượng của các sản phẩm hay dịch vụ lên “mỗi năm 5-7%” mãi được, vì tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, nhưng cái chúng ta có thể tăng lên, đó là chất lượng. Nếu chúng ta cứ phá rừng phá núi, hủy hoại môi trường để đạt con số % phát triển GDP, thì có nguy cơ biến đất nước thành bãi rác. Cái máy tính bỏ túi ngày nay “khỏe hơn” cả một “khối thép” máy tính nặng hàng chục tấn của thế kỷ trước, đó là phát triển về chất. Cùng là đồ ăn với lượng calor như nhau, nhưng chất lượng khác nhau thì giá trị có thể chênh nhau hàng chục lần. Ở ta, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh và chứa nhiều chất độc nên giá trị thấp, tuy giá có thể rẻ nhưng tính tỷ lệ chất lượng chia cho giá có khi vẫn thấp; Trong văn học, cũng có những tác phẩm văn học mà những thế kỷ sau người ta vẫn còn nhớ đến, trong khi có hàng nghìn, hàng vạn tác phẩm văn học khác nhanh chóng rơi vào lãng quên. Trong giáo dục, chất lượng cũng là cái cực kỳ quan trọng. Ảnh hưởng của một người thầy là rất lớn: trực tiếp đến hàng trăm, hàng nghìn học trò, và gián tiếp có thể đến hàng triệu người. Giá trị của giáo dục khó qui đổi thành tiền (một người vô văn hóa, thì có đắp thêm 1 triệu USD vào thì vẫn vô văn hóa). Chất lượng người thày tốt lên thì làm cho chất lượng xã hội tốt lên, và cái sự thay đổi chất lượng đó không đo được bằng tiền.

181

Page 182: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

Nhưng có thể hình dung một cách thô thiển là, một người thày tốt đem lại lợi ích cho học trò thêm hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn USD (thể hiện qua việc học trò có được việc tốt hơn, làm ra nhiều tiền của hơn …) so với một người thầy không tốt bằng. Với hàng trăm hay hàng nghìn học trò “qua tay” trong cuộc đời, thì một người thầy tốt có thể đem lại lợi ích hàng trăm nghìn, hay thậm chí hàng triệu USD, nhiều hơn cho xã hội so với một người thầy kém hơn.Muốn có chất lượng tốt, thì chất lượng phải được (xã hội) coi trọng đúng mức, và (người thầy) phải chú tâm tìm cách nâng cao chất lượng. Các GV ở các nước tiên tiến thường không phải dạy quá nhiều giờ (trung bình khoảng 12 tiếng một tuần), và cũng không phải lo “kiếm cơm thêm” ngoài công việc chính. Họ có thời giờ để tiếp cận thông tin khoa học mới, chuẩn bị bài giảng cho tử tế, suy nghĩ cải tiến cách dạy cho hay, … (đấy là đối với những người có ý thức trong việc dạy học). Ở ta, các GV dạy quá nhiều giờ, ngoài giờ chính thức đã nhiều còn dạy thêm tràn lan, có người “bán cháo phổi” liên tục một ngày đến mười mấy tiết. Họ bù lại việc thù lao cho từng giờ dạy thấp, bằng việc dạy rất nhiều giờ. Nhưng trong điều kiện như vậy, thì họ sẽ dạy “như cái máy”, ít suy nghĩ, ít nhiệt tình với HS, ít thời gian chuẩn bị, không có thời giờ cập nhật kiến thức, khó mà có chất lượng cao được.Xu hướng của thời đại internet, là các GV có chất lượng dạy học cao sẽ ngày càng trở nên có giá trị, trong khi những ai dạy dở sẽ ngày càng mất giá trị. Trong điều kiện “không có lựa chọn”, thì thày dạy hay dạy dở thế nào HS “vẫn phải học thầy”, nhưng khi có lựa chọn, HS sẽ chọn học thầy hay và không đến học thầy dở. Việc điểm danh để bắt HS đi học, theo tôi là một hình thức giữ kỷ luật thô thiển kém hiệu quả. Thay vào điểm danh, nếu dạy hay, dạy cái có ý nghĩa, thì không bắt HS cũng tự động “tranh nhau” đi học. Internet sẽ tạo điều kiện cho HS tìm đến thầy hay dễ dàng hơn, qua các bài giảng video, các bài giảng online, … Các GV sẽ phải giảng ít giờ hơn trước, nhưng chuẩn bị cho mỗi bài giảng nhiều hơn, và mỗi bài giảng hay sẽ đến được với nhiều HS hơn qua internet.Bí quyết để đạt được những kết quả có giá trị như vậy là gì? Đó là: dạy học “thực sự” , được cấp lương bổng tốt để yên tâm tập trung dạy học (và để học những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc dạy), có điều kiện làm việc tốt, và không bị sức ép của những thứ hình thức (như phải thi đạt chuẩn, phải có mấy sang kiến kinh nghiệm, …) hay sức ép về tài chính làm cản trở dạy học. Ở ta, bao giờ tạo được những điều kiện như vậy, thì mới hy vọng có nhiều HS “ra lò” trở thành người lao động, nhà khoa học có năng lực thực sự.

Tài liệu đã dẫn 1- SGK, SGV Toán 10, 11, 12 - GS. Đoàn Quỳnh và các tác giả.2- SGK, SGV Toán 10, 11, 12 - PGS.TS Trần Văn Hạo và các tác giả.3 - Hướng dẫn thực hành toán trên máy tính Casio fx-500MS, fx-570MS – Nguyễn Thế Thạch và các tác giả4 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán 10,11,12 – Nguyễn Thế Thạch và các tác giả.

182

Page 183: ndbaokhuong.files.wordpress.com · Web view1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin,

5 – Đổi mới PPDH – TS. Phạm Đức Quang.6 – PP – Công nghệ dạy học hiện đại – TS. Tôn Quang Cường

183