VN BN QUY PHM PHÁP LUT -...

18

Transcript of VN BN QUY PHM PHÁP LUT -...

�Trưởng Ban biên tập: Ông ĐỖ VĂN LANH�Trụ sở: số 10 - Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội�ĐT: (024) 39437516 - 39438057 �Fax: (024) 39437417 �Email: [email protected]�Trình bày: Starbooks.

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Theo Quyết định, danh mụcvăn bản QPPL hết hiệu lựcmột phần thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ

TN&MT năm 2018 bao gồm một sốLuật, Nghị định, Thông tư thuộc lĩnhvực đất đai, tài nguyên nước, khoángsản, môi trường, khí tượng thủy văn,đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, vàlĩnh vực chung (Nghị định số60/2016/NĐ-CP quy định một số điềukiện kinh doanh trong lĩnh vực tàinguyên và môi trường; Thông tư số03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏmột số quy định về TTHC liên quanđến kiểm tra chuyên ngành thuộcphạm vi chức năng quản lý nhà nướccủa Bộ TN&MT).

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước,Luật tài nguyên nước số17/2012/QH13 có một số điều, khoảnhết hiệu lực một phần ngày01/01/2019, cụ thể như sau: Cụm từ“quy hoạch tài nguyên nước” tạiKhoản 3 Điều 3; khoản 2,5 Điều 4;Khoản 1 Điều 54; Cụm từ “quy hoạchtài nguyên nước” Khoản 10 Điều 9;Điều 11; Điểm a khoản 1 Điều 14;Điều 15 đến Điều 24; Khoản 2 Điều47; Khoản 2 Điều 48; Khoản 3 Điều50; Khoản 3 Điều 52; Khoản 1 Điều53; Điểm a Khoản 2 Điều 53; Cụm từ

“quy hoạch tài nguyên nước lưu vựcsông” tại khoản 2 Điều 54; Điểm bkhoản 1 Điều 55; Điểm a,b khoản 2Điều 70; Điểm b khoản 1 Điều 71;Khoản 1 Điều 73.

Bên cạnh đó, Thông tư số27/2014/TT-BTNMT quy định việcđăng ký khai thác nước dưới đất, mẫuhồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lạigiấy phép tài nguyên nước hết hiệu lựcmột phần từ ngày 10/2/2019 đối vớimột số nội dung như sau: Khoản 6Điều 2 tại Mẫu 14 về giấy phép khaithác, sử dụng nước dưới đất; khoản 6Điều 2 tại Mẫu số 15 về giấy phép khaithác, sử dụng nước dưới đất (trongtrường hợp gia hạn, điều chỉnh, cấplại), khoản 3 Điều 2 tại Mẫu số 20 vềgiấy phép xả nước thải vào nguồnnước và khoản 3 Điều 2 tại Mẫu số 21về cấp giấy phép xả nước thải vàonguồn nước (trong trường hợp giahạn, điều chỉnh, cấp lại) tại Phụ lụcban hành kèm theo Thông tư số27/2014/TT-BTNMT.

Danh mục văn bản quy phạmpháp luật về tài nguyên nước hết hiệulực, ngưng hiệu lực toàn bộ thuộcphạm vi quản lý nhà nước của BộTN&MT năm 2018 bao gồm:

Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 Ban hành quy

định về việc điều tra, đánh giá tàinguyên nước dưới đất hết hiệu lựcngày 10/2/2019. (Bị chấm dứt hiệu lựcbởi Thông tư số 34/2018/TT-BTNMTquy định về điều tra, đánh giá tàinguyên nước dưới đất).

Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 ban hành quyđịnh về việc xử lý, trám lấp giếngkhông sử dụng hết hiệu lực ngày12/2/2018. (Bị thay thế bởi Thông tư72/2017/TT-BTNMT về quy định việcxử lý, trám lấp giếng không sử dụng).

Thông tư số 02/2009/TT-BTNMTngày 19/3/2009 quy định đánh giá khảnăng tiếp nhận nước thải của nguồnnước hết hiệu lực ngày 01/3/2018. (Bịthay thế bởi Thông tư 76/2017/TT-BTNMT về quy định đánh giá khả năngtiếp nhận nước thải, sức chịu tải củanguồn nước sông, hồ).

Thông tư liên tịch số118/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày12/5/2008 hướng dẫn việc quản lý, sửdụng và thanh quyết toán kinh phí sựnghiệp đối với hoạt động quản lý tàinguyên nước hết hiệu lực ngày6/2/2018. (Bị thay thế bởi Thông tư136/2017/TT-BTC về quy định lập,quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạtđộng kinh tế đối với nhiệm vụ chi vềtài nguyên môi trường).�

Bộ TN&MT: Công bố Danh mụcvăn bản quy phạm pháp luật hếthiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộhoặc một phần năm 2018

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-BTNMT ngày 30/01/2019 về việc công bố Danh mục văn bản quy phạmpháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lýnhà nước của Bộ TN&MT năm 2018.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3]

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hànhThông tư số 34/2018/TT-BTNMT về việc quy địnhvề phân loại và yêu cầu trong thực hiện điều tra,đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Thông tư này quy định về phân loại và các yêu cầutrong thực hiện nhiệm vụ, đề án, dự án điều tra, đánh giátài nguyên nước dưới đất. Thông tư này áp dụng đối với cơquan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, các tổ chức, cánhân có hoạt động liên quan đến điều tra, đánh giá tàinguyên nước dưới đất.

Việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đượclập thành dự án theo quy định tại Thông tư này và được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất bao gồmcác loại sau đây: (1) Dự án điều tra, đánh giá tổng hợp tàinguyên nước dưới đất; (2) Dự án điều tra, đánh giá tài nguyênnước dưới đất theo chuyên đề; (3) Dự án điều tra, đánh giá tổnghợp tài nguyên nước dưới đất bao gồm: Đánh giá số lượng (trữlượng), chất lượng nước dưới đất; Lập bản đồ địa chất thủy văncho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước vàbản đồ tài nguyên nước dưới đất; (4) Dự án điều tra, đánh giátài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề bao gồm: Đánh giá,phân loại mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồnnước dưới đất; Xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất; Đánh giá, cảnh báo, dựbáo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất;Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Theo đó, căn cứ mục đích, nội dung yêu cầu của từng loạidự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, yêu cầuquản lý tài nguyên nước, phạm vi, quy mô, mức độ chi tiết củadự án và đặc điểm cụ thể của từng vùng thì cơ quan phêduyệt dự án quyết định các nội dung công việc, khối lượng,sản phẩm cụ thể của từng dự án trên nguyên tắc bảo đảm kếthừa có chọn lọc các tài liệu đã có và sử dụng hiệu quả kinhphí đầu tư cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Thông tư nêu rõ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạotổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tổng hợp tàinguyên nước dưới đất, điều tra, đánh giá tài nguyên nướcdưới đất theo chuyên đề có tính chất liên vùng, liên tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tổng hợp tàinguyên nước dưới đất, điều tra, đánh giá tài nguyên nướcdưới đất theo chuyên đề đối với các nguồn nước nội tỉnh,nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn.

Đồng thời, việc thực hiện các dự án phải bảo đảm đồngbộ, thống nhất giữa trung ương và địa phương; bảo đảmtính hệ thống của các cấu trúc, phức hệ, tầng chứa nướctheo từng lưu vực sông, tiểu lưu vực sông.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02năm 2019. Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành quy định vềviệc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất hết hiệu lựcthi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.�

Nguồn: DWRM

Bộ TN&MT: Ban hành Quy định về phân loại thực hiệnđiều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hànhThông tư số 19/2018/TT-BTNMT về việc quy địnhtiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sựnghiệp công lập về lập, điều chỉnh quy trình vận

hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh.Theo Thông tư, có 6 tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng

dịch vụ sự nghiệp công về lập quy trình cụ thể như sau: Tiêu chí1: Chức năng, nhiêEm vuE hoăEc đăng ky kinh doanh của tổ chứccung cấp dịch vụ lập quy trình; Tiêu chí 2: Cơ sở vật chất, kỹthuật phục vụ hoaEt đôEng lập quy trình; Tiêu chí 3: Nhân lực phụcvụ hoạt động lập quy trình; Tiêu chí 4: Thông tin, dữ liệu phụcvụ lập quy trình; Tiêu chí 5: Thái độ phục vụ trong quá trình lậpquy trình; Tiêu chí 6: Sản phẩm của dịch vụ lập quy trình.

Việc đánh giá chất lượng dịch vụ sưE nghiêEp công vê lậpquy trình theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh

giá là 100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đốivới từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định chi tiết tạiPhụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó,Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên vàMôi trường có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai vàkiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Các đơn vị trực thuộcBộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trongquá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghịcác cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tàinguyên và Môi trường để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi chophù hợp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng12 năm 2018.�

Nguồn: DWRM

Thông tư Quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượngdịch vụ sự nghiệp công lập về lập, điều chỉnh quy trìnhvận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[4]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Về kế hoạch công tác năm2019 của Cục Quản lý tàinguyên nước, ông HoàngVăn Bẩy - Cục trưởng Cục

Quản lý tài nguyên nước cho biếtnhững nhiệm vụ chủ yếu năm 2019của Cục gồm: Rà soát, điều chỉnh bổsung 5 quy trình vận hành liên hồ chứatrên các lưu vực sông: Đồng Nai,Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Cả; Srêpốk;nhiệm vụ Quy hoạch điều tra tàinguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050; hoàn thànhQuy hoạch điều tra cơ bản tài nguyênnước sau khi được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt nhiệm vụ; phối hợp sửađổi bổ sung Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực tài nguyên nướcvà khoáng sản…

Cục Quản lý tài nguyên nướcHoàng Văn Bẩy cũng cho biết, để triểnkhai kế hoạch năm 2019, Cục đã lên kếhoạch cụ thể phân công lãnh đạo chỉđạo và các đơn vị chủ trì, đơn vị phốihợp thực hiện các nhiệm vụ trên. Đồngthời, lập bảng tiến độ chi tiết thực hiệncác nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung Quytrình vận hành liên hồ chứa cũng nhưbảng tiến độ thực hiện các nhiệm vụlập quy hoạch tài nguyên nước.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường Lê Công Thành đánh giá cao vềviệc Cục Quản lý tài nguyên nước đãđề ra chương trình cụ thể xây dựngsửa đổi 5 quy trình vận hành liên hồchứa. Thứ trưởng đề nghị năm 2019Cục phải có được những kết quả sơ bộlà quy hoạch, đồng thời rà soát lạiNghị Quyết 120/NQ-CP về phát triểnbền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi

khí hậu về những việc đã làm đượctrong Nghị Quyết này.

Báo cáo tóm tắt về kế hoạch côngtác năm 2019 của Trung tâm Quyhoạch và Điều tra tài nguyên nướcquốc gia, ông Tống Ngọc Thanh - TổngGiám đốc Trung tâm cho biết: Năm2019 Trung tâm Quy hoạch và Điều tratài nguyên nước quốc gia tập trung xâydựng, hoàn thiện các văn bản quyphạm quản lý nhà nước về tài nguyênnước; thực hiện các nhiệm vụ theo dựtoán chi ngân sách nhà nước được giaonăm 2019; cải cách hành chính, thủ tụchành chính, tinh giản biên chế; cơ cấulại đội ngũ cán bộ, viên chức, nâng caohiệu lực thực thi công vụ và hiệu quảchỉ đạo điều hành.

Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạoTrung tâm Quy hoạch và Điều tra tàinguyên nước quốc gia tiếp tục hoànthiện hệ thống quy định về đơn giá,

làm trước việc sơ bộ nhận định, đánhgiá việc triển khai Luật Tài nguyênnước 2012.

“Năm 2019 sẽ là một năm nắngnóng, thiếu nước, xâm nhập mặn ởĐBSCL, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.Trung tâm cần rà soát ngay các khuvực thiếu nước và bàn giao trước,đồng thời phối hợp với Báo Tài nguyênvà Môi trường và trung tâm truyềnthông của Bộ để truyền thông mạnhmẽ và sớm vấn đề đó, để có hiệu ứngtruyền thông tốt nhất và chuẩn bị choHội nghị ĐBSCL vào đầu tháng 5 tới” -Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo.

Về kế hoạch thực hiện nhiệm vụnăm 2019 của Văn phòng Thường trựcỦy ban sông Mê Công Việt Nam, đạidiện đơn vị cho biết năm nay Vănphòng tiếp tục hợp tác với Ủy hội sôngMê Công quốc tế để triển khai cácnhiệm vụ. Văn phòng cũng hoạt động

Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì Hội nghịtriển khai chương trình kế hoạch công tácnăm 2019 trong lĩnh vực tài nguyên nước

Chiều 22/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trìHội nghị triển khai chương trình kế hoạch công tác năm 2019 của các đơn vị: Cục Quản lýtài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Văn phòngThường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Viện Khoa học tài nguyên nước.

Quang cảnh cuộc họp

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [5]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

theo chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng vàChính phủ; hỗ trợ các hoạt động củaỦy ban sông Mê Công Việt Nam.

Thứ trưởng Lê Công Thành chorằng, Văn phòng Thường trực Ủy bansông Mê Công còn vướng mắc ở khâunào thì cần đưa vào kế hoạch côngtác. Cụ thể, đối với Văn phòng, hiệnnay đề án về dòng chính sông MêCông đã trình Chính phủ vẫn cònnhiệm vụ mà chính phủ chỉ đạo làbáo cáo Bộ Chính trị, do đó Văn

phòng phải có kế hoạch sớm về thờigian báo cáo cụ thể, thông qua Bancán sự Đảng của Bộ, Ban cán sựĐảng của Chính phủ rồi mới báo cáoBộ Chính trị.

Liên quan đến báo cáo sụt lúnĐBSCL, Thứ trưởng Lê Công Thànhđề nghị Viện Khoa học tài nguyênnước phối hợp với Cục Quản lý tàinguyên nước tổng hợp những vấn đềtrong Bộ chúng ta làm được và nhữngvấn đề ở quốc tế và các tài liệu khoa

học khác mà chúng ta có thể có, nêntiếp cận theo hướng tổng hợp thôngtin báo cáo.

Thứ trưởng cũng đề nghị ViệnKhoa học tài nguyên nước nghiên cứuđề xuất của Trung tâm Quy hoạch vàĐiều tra tài nguyên nước quốc gia vềviệc còn thiếu nhiều cơ chế chính sách,văn bản mà Viện có thể làm được; nếuđội ngũ của Viện chưa đủ thì phối hợpvới Trung tâm để triển khai.�

Nguồn: MONRE

Phát biểu giao nhiệm vụ, Thứtrưởng Lê Công Thành chúcmừng cá nhân đồng chíDương Hồng Sơn đã được

Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ tínnhiệm giao giữ chức vụ Viện trưởngViện Khoa học tài nguyên nước sauhơn một năm đồng chí đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ người đứng đầuViện, một đơn vị mới thành lập cònnhiều khó khăn, thách thức.

Thứ trưởng Lê Công Thành mongmuốn với vị trí là Viện trưởng ViệnKhoa học tài nguyên nước, đồng chíDương Hồng Sơn tiếp tục phát huyhơn nữa vai trò người đứng đầu đểcùng tập thể lãnh đạo và toàn thể viênchức, người lao động của Viện đoànkết, nhất trí, hoàn thành các nhiệm vụđược giao, giúp Viện phát triển mạnhmẽ. Thứ trưởng mong muốn Viện sẽtìm ra và giải quyết được những vấnđề nóng bỏng trong lĩnh vực tàinguyên nước mà Đảng, Nhà nước, BộTài nguyên và Môi trường và toàn xãhội quan tâm; qua đó, tạo dấu ấn vềthành quả nghiên cứu của Viện, đónggóp cho công tác quản lý tài nguyênnước.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chíDương Hồng Sơn chân thành cảm ơnsự tin tưởng của lãnh đạo Bộ và sự tínnhiệm của toàn thể cán bộ, viên chức,người lao động của Viện. Tân Việntrưởng Dương Hồng Sơn cũng chobiết, Viện sẽ tiếp tục triển khai thựchiện những nhiệm vụ được giao và tìmra những hướng nghiên cứu mới đểtiếp tục đóng góp cho công tác quản lý

tài nguyên nước nói riêng và các lĩnhvực của Bộ Tài nguyên và Môi trườngnói chung. Trong thời gian tới, tân Việntrưởng mong rằng sẽ tiếp tục nhậnđược sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tàinguyên và Môi trường và sự đồnglòng, chung sức của toàn thể cán bộ,viên chức và người lao động của ViệnKhoa học tài nguyên nước.�

Nguồn: MONRE

Trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởngViện Khoa học tài nguyên nước

Sáng ngày 11/02, Thứ trưởng Lê Công Thành đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Dương Hồng Sơn,Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học tài nguyên nước giữ chức Viện trưởng Viện Khoa học tàinguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ trưởng Lê Công Thành đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Dương Hồng Sơn (đứng thứ hai, từ trái qua) giữ chức Viện trưởng Viện Khoa học TNN.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[6]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Tham dự hội nghị có ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủtịch Thường trực UBND tỉnh cùng hơn 400 đại biểuđại diện các cơ quan: Văn phòng Chính phủ;Thanh tra Chính phủ; Ban Tiếp công dân Trung

ương; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; đại diện lãnh đạo một số Phòng Tàinguyên và Môi trường huyện, thị xã và thành phố; đại diệnlãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, lãnh đạo đơn vị thammưu về công tác thanh tra chuyên ngành của Tổng cục; cánbộ phụ trách về công tác theo dõi, tổng hợp về thanh tra,kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hàđánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tácthanh tra, kiểm tra năm 2018. Năm qua, toàn Ngành đãtriển khai trên 2.700 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với gần7.500 tổ chức, cá nhân; trong đó có trên 2.400 cuộc thanhtra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã xử phạt viphạm hành chính 1.500 tổ chức, cá nhân với số tiền trên116 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nướctrên 15 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 700 ha đất.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, Bộ trưởngTrần Hồng Hà cũng chỉ ra hạn chế, tồn tại đối với công tácnày trong thời gian qua, trong đó có một số hạn chế, tồn tạinhiều năm qua chưa được khắc phục; công tac thanh tra,kiê]m tra vê tai nguyên va môi trương chưa taEo đươEc bươcđôEt pha; nhiều vụ việc chỉ được triển khai khi các vi phạmđã được các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện vàđăng tin hoặc do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị Ngànhthanh tra tài nguyên và môi trường cần bám sát và quán triệtphương châm năm 2019 của Chính phủ là “Kỷ cương, liêmchính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” để taEo bướcđột phá trong công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên vàmôi trường, trở thành công cụ sắc bén, hữu hiệu, góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ngành.

Bộ trưởng cũng đề nghị cần gắn trách nhiệm và nângcao hơn nữa công tác chỉ đạo điều hành của người đứngđầu các đơn vị thanh tra, từ đó đưa ra những ý kiến thammưu kịp thời, khách quan tới các cấp; giải quyết theo thẩmquyền các nhiệm vụ được giao. "Năm 2019 sẽ đưa công tácthanh tra đi vào chiều sâu, đóng góp vào quá trình pháttriển kinh tế - xã hội đất nước" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Tôi đề nghị Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc các SởTài nguyên và Môi trường cần coi công tác thanh tra, kiểm

tra là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị để tổ chức triển khaithực hiện có hiệu quả. Các cán bộ, công chức làm công tácthanh tra cần hiểu biết pháp luật, có bản lĩnh, liêm chính,khách quan và công tâm. Tôi mong rằng tinh thần liêmchính, hành động, gần dân của Chính phủ sẽ được toànNgành thực thi một cách nghiêm túc trong công tác thanhtra, kiểm tra.” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo.

Đồng quan điểm với các ý kiến của Bộ trưởng Trần HồngHà, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch thường trực UBNDtỉnh Quảng Ninh cho biết, lãnh đạo địa phương luôn quantâm tới ngành tài nguyên và môi trường và đã chỉ đạo cơquan chuyên môn tăng cường thực hiện thanh kiểm tra vềđất đai, khoáng sản và môi trường; đặc biệt tập trung chỉđạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng; đếnnay đã giảm nhiều những trường hợp khiếu nại, tố cáo đôngngười, phát sinh điểm nóng, hạn chế thấp nhất khiếu nạivượt cấp đến Trung ương.

Trong năm 2019, theo ông Lê Quốc Trung - ChánhThanh tra Bộ TN&MT, toàn Ngành tiếp tục tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra kết hợp nhiều lĩnh vực; trong đó, Bộsẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai,môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có quy môsử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từnông trường, lâm trường.

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, thực hiện thanh tra việcchấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trongviệc khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm và nước mặt….

Nguồn: MONRE

Hội nghị tập huấn công tác thanh tra, kiểm trangành tài nguyên và môi trường năm 2019

Sáng ngày 27/2, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chứcHội nghị tập huấn nghiệp vụ và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ngành tài nguyên vàmôi trường năm 2019. Bộ trưởng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị tập huấnnghiệp vụ và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ngành TN&MTnăm 2019

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [7]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Theo đó, năm 2019 Bộ tiếptục đẩy mạnh việc hoàn thiệnhệ thống văn bản quy phạmpháp luật về tài nguyên và

môi trường, trong đó tập trung nângcao chất lượng và hiệu quả thực thipháp luật; đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất, khả thi, công khai, minhbạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phítuân thủ thấp. Và hoàn thành 100%Chương trình xây dựng văn bản phápluật năm 2019, không để nợ đọngVBQPPL; Bên cạnh đó, đẩy mạnh cảicách thủ tục hành chính thuộc phạmvi quản lý nhà nước của Bộ; xây dựnghệ thống TTHC đơn giản, công khai,minh bạch; đẩy mạnh thanh toán điệntử và cung cấp dịch vụ công trực tuyếnmức độ 4; triển khai có hiệu quả cơchế một cửa, cũng như tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin tronggiải quyết TTHC.

7 NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNHCHÍNH NĂM 2019

Một là, công tác chỉ đạo, điềuhành: tiếp tục đẩy mạnh thông tin,tuyên truyền về CCHC của Bộ; tổ chứccác buổi họp báo, hội nghị trực tuyếnvới tổ chức, cá nhân về chính sách,pháp luật về tài nguyên và môi trường;tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướngdẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộtrong việc triển khai thực hiện cácchương trình, kế hoạch công tác và kếhoạch CCHC năm 2019 đảm bảo chấtlượng, đáp ứng yêu cầu về tiến độ vàhiệu quả; tổ chức thực hiện các Nghịquyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởngvề công tác CCHC, cải cách TTHCtrong lĩnh vực tài nguyên và môitrường; tiếp tục chỉ đạo các địaphương trong tổ chức thực hiện quytrình, TTHC trong các lĩnh vực TN&MT;nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương

hành chính và trách nhiệm thi hànhcông vụ của công chức, viên chức;…

Hai là, cải cách thể chế: Thực hiệnChương trình xây dựng và ban hànhVBQPPL năm 2019 thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ đảm bảođúng trình tự, thủ tục theo quy định.

Ba là, cải cách thủ tục hành chính:Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉthị, Quyết định của Chính phủ và cácQuyết định của Bộ TN&MT về đẩymạnh thực hiện việc cải cách TTHCtrong lĩnh vực tài nguyên và môitrường; thực hiện tốt khâu đánh giátác động, đơn giản hóa TTHC trongquá trình xây dựng VBQPPL; Tiếp tụcrà soát, đánh giá tác động về quy địnhTTHC để đề xuất sửa đổi, bổ sung quyđịnh TTHC bảo đảm sự cần thiết, hợplý và hiệu quả; tăng cường năng lựcvà nâng cao hiệu quả của Văn phòngTiếp nhận xử lý và trả kết quả giảiquyết TTHC trong lĩnh vực TNMT…

Bốn là, cải cách tổ chức bộ máy:Hoàn thiện bộ máy tổ chức của các cơquan, đơn vị trực thuộc Bộ; Thực hiện đềán vị trí việc làm gắn với chức danh nghềnghiệp; rà soát, hoàn thiện quy hoạchmạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc ngành tài nguyên môi trường.

Năm là, xây dựng và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức: Tiếp tục xây dựng, trìnhban hành và tổ chức thực hiện Đề án“Tăng cường năng lực đội ngũ côngchức, viên chức ngành tài nguyên vàmôi trường đến năm 2020, tầm nhìn2030; tăng cường công tác đào tạo vàphát triển nhân lực chất lượng cao…

Sáu là, cải cách tài chính công: Tổchức thực hiện, rà soát, hoàn thiện cácquy chế quản lý nhiệm vụ chuyênmôn, tài chính, tài sản công đối với cácđơn vị thuộc Bộ; đôn đốc các đơn vịthực hiện Chương trình xây dựng địnhmức kinh tế - kỹ thuật của Bộ giaiđoạn 2016 - 2020; điều hành phân bổ,cân đối, điều chỉnh dự toán ngân sáchnhà nước và quản lý chi tiêu; tiếp tụcthực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về tài chính...

Bẩy là, hiện đại hóa hành chính:thực hiện ứng dụng công nghệ thôngtin trong nội bộ; đồng thời, xây dựng,triển khai chính phủ điện tử ngành tàinguyên và môi trường; hoàn thiện cáchệ thống thông tin, cơ sở dữ liệuchuyên ngành; Áp dụng ISO tronghoạt động của Bộ.�

Nguồn: MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Năm 2019,thực hiện 7 nhiệm vụ cải cách hành chính

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 4000/QĐ-BTNMT về Kế hoạchCải cách hành chính năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[8]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Tham dự có đại diện Ủy ban Dân tộc và các Bộ: Kếhoạch và Đầu tư, NN&PTNT, Tài chính, CôngThương, Giao thông vận tải, Khoa học và Côngnghệ, Y tế, GD&ĐT, LĐTB&XH cùng một số chuyên

gia, nhà khoa học.Báo cáo về tình hình xây dựng, hoàn thiện Chương

trình, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khíhậu (Bộ TN&MT) - Tổ trưởng Tổ soạn thảo cho biết: Thựchiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh ĐìnhDũng tại Thông báo số 37/TB-VPCP ngày 24/1/2019 củaVăn phòng Chính phủ về Báo cáo xây dựng Chương trìnhhành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CPngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứngvới biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Bộ,ngành rà soát, hoàn thiện dự thảo Chương trình bám sát 4nội dung chủ yếu.

Cụ thể, Bộ TN&MT đã điều chỉnh, bổ sung các nhiệmvụ quy hoạch phù hợp với quy trình thực hiện theo quy địnhcủa Luật Quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liênquan. Theo đó, đã điều chỉnh các nhiệm vụ lập quy hoạchtrong lĩnh vực NN&PTNT, GTVT, Công Thương, Xây dựng,TN&MT thành các phương án quy hoạch, làm cơ sở xâydựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằngsông Cửu Long thích ứng với BĐKH đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2050 theo phương pháp tích hợp đa ngành.

Bộ TN&MT đã lựa chọn các nhiệm vụ xây dựng chínhsách có tính đột phá, lan tỏa để ưu tiên thực hiện trong giaiđoạn trước mắt. Trong đó, tập trung và các chính sách: pháttriển, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nôngthôn, nông dân; liên kết giữa các ngành, địa phương; tậptrung ruộng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóaquy mô lớn có sức cạnh tranh; phát triển công nghiệp,thương mại hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp…

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT đang chủ trì, phối hợp với cácBộ, ngành, địa phương vùng ĐBSCL khẩn trương hoànthiện, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành, chuyênngành về ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững và thích ứngBĐKH. Dự kiến đến tháng 12/2019 sẽ hoàn tất rà soát dữliệu, tháng 12/2020 sẽ hoàn tất cập nhật cơ sở dữ liệu vàhệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành.

Về nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổChương trình hành động tổng thể, Bộ TN&MT đã rà soát vàghi nguồn vốn đã được bố trí cho từng nhóm hoạt động trêncơ sở văn bản góp ý từ các Bộ, ngành, địa phương về việcbổ sung nguồn vốn bố trí cho các nhiệm vụ thực hiện Nghịquyết số 120/NQ-CP. Trong đó, phần lớn số kinh phí đượccấp từ các nguồn vốn khác nhau theo các chương trình, đềán, dự án đã có.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ, ngành cho rằng, dự thảoChương trình hành động tổng thể đã bám sát nội dung Nghịquyết 120/NQ-CP từ mục đích, yêu cầu, nội dung, giải pháp,tổ chức thực hiện. Tuy vậy, nhiều ý kiến đề xuất cần làm rõ hơncác nhiệm vụ về quy hoạch ngành cần thực hiện như thế nàocho phù hợp Luật Quy hoạch mới, có hướng dẫn tích hợp vàoChương trình hành động tổng thể. Bên cạnh đó, cần rà soát,bổ sung chức năng nguồn vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường cấpTrung ương và địa phương, Quỹ Phòng chống thiên tai để hỗtrợ thực hiện chương trình, thay vì lập quỹ ĐBSCL. Đại diện Ủyban Dân tộc và một số Bộ, ngành cũng góp ý về các nhiệm vụcụ thể để định hướng triển khai hiệu quả hơn.

Tiếp thu các ý kiến, Thứ trưởng đề nghị Cục Biến đổi khíhậu sớm tổng hợp, rà soát lại để hoàn thiện dự thảo Chươngtrình hành động tổng thể. Những điểm còn phân vân, cầnchỉnh sửa sẽ được trao đổi lại thông qua đầu mối ở các Bộ,đặc biệt là các Vụ Kế hoạch Tài chính. Thứ trưởng nhấnmạnh cần nhanh chóng hoàn tất các công việc này để cóthể trình dự thảo Chương trình hành động tổng thể thựchiện Nghị quyết số 120/NQ-CP lên Văn phòng Chính phủtrong thời gian sớm nhất.�

Tích cực hoàn thiện Chương trình hành độngtổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CPcủa Chính phủ

KHÁNH LY

Chiều ngày 26/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đãchủ trì cuộc họp lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động tổng thểthực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sôngCửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quang cảnh cuộc họp

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [9]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ông Triệu Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâmQuy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia- Chủ nhiệm Đề án Bảo vệ nước dưới đất ở cácđô thị lớn cho biết: Lần đầu tiên 9 đô thị lớn,

trọng điểm của nước ta được đầu tư một cách toàn diện, chitiết và bài bản nhất về điều tra cơ bản tài nguyên nước dướiđất. Các số liệu đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước cóđộ tin cậy cao, các giải pháp kỹ thuật đưa ra để bảo vệ nướcdưới đất khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn góp phầnnâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và phát triển bềnvững nguồn tài nguyên quý giá này.

Kết thúc giai đoạn I, đến nay, Đề án đã tổng hợp ràsoát, cập nhật được toàn bộ các tài liệu điều tra cơ bản vềtài nguyên nước dưới đất ở 9 đô thị trọng điểm trong cảnước. Đặc biệt là đã điều tra, khảo sát, đánh giá chi tiết vềhiện trạng tài nguyên nước dưới đất cũng như đề xuất cácgiải pháp bảo vệ đối với từng vùng cụ thể.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 ở 9 đô thị, các kết quảvề trữ lượng và chất lượng nguồn nước dưới đất ở các đôthị có độ tin cậy cao. Cụ thể: Kết quả của Đề án đã làmsáng tỏ được cấu trúc địa chất thủy văn, điều kiện tồn tại,sự phân bố của các tầng chứa nước ở 9 đô thị lớn, trọngđiểm. Theo đó, toàn bộ 9 đô thị lớn, trọng điểm của nướcta hiện nay có 38 tầng chứa nước chính cần bảo vệ. Trongđó, đô thị Hà Nội có 4 tầng chứa nước (qh, qp2, qp1, n2);đô thị Thái Nguyên có 4 tầng chứa nước (qp, t3, c-p, d1);đô thị Hải Dương có 5 tầng chứa nước (qh, qp2, qp1, n2,n1); đô thị Quy Nhơn có 3 tầng chứa nước (qh, qp, n); đôthị Buôn Mê Thuột có 1 tầng chứa nước (ân-qp); đô thịVũng Tàu có 6 tầng chứa nước (qh, qp3, qp2-3, qp1, n2,âqp2); đô thị TP. Hồ Chí Minh có 6 tầng chứa nước (qh, qp3,qp2-3, qp1, n22, n21); đô thị Mỹ Tho có 3 tầng chứa nước(n22, n21, n13); và đô thị Cần Thơ có 6 tầng chứa nước(qp3, qp2-3, qp1, n22, n21, n13).

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tổng tiềm năng tàinguyên nước dưới đất tại 9 đô thị là 24.482.830m3/ngày,trong đó phần nước nhạt là 20.181.266m3/ngày, phần nướcmặn là 4.301.564m3/ngày. Trong đó, trữ lượng có thể khaithác phần nước nhạt là 8.427.942m3/ngày, trong đó, đô thịHà Nội là 4.076.365m3/ngày; đô thị Thái Nguyên là264.664m3/ngày; đô thị Hải Dương là 502.940m3/ngày; đôthị Quy Nhơn là 254.581m3/ngày; đô thị Buôn Mê Thuột là361.460m3/ngày; đô thị Vũng Tàu là 140.296m3/ngày; đô

thị TP. Hồ Chí Minh là 1.582.546m3/ngày; đô thị Mỹ Tho là279.809m3/ngày và đô thị Cần Thơ là 965.281m3/ngày. Đâylà các con số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc địnhhướng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ chophát triển kinh tế của các chính quyền đô thị.

“Lâu nay, ở đâu đó có ý kiến vẫn cho rằng, nguồn nướcngầm hiện đang có “vấn đề” nhưng thực tế qua lần điều tranày cho thấy, nếu khai thác theo đúng quy trình kỹ thuật,chúng ta sẽ được những nguồn nước ngầm có trữ lượng,chất lượng rất tốt. Lần điều tra này, chúng tôi đã đánh giáđầy đủ nhất về hiện trạng chất lượng nguồn nước dưới đất,phân vùng các khu vực nước dưới đất có chất lượng tốt,đảm bảo cấp nước cho ăn uống sinh hoạt và phát triển kinhtế của các đô thị” - ông Triệu Đức Huy cho biết.

Một kết quả nữa có ý nghĩa hết sức quan trọng là: Đềán đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật bao gồm:Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng vùng hạn chế khai thácnước dưới đất; Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng vùng và đớibảo vệ công trình khai thác nước dưới đất; Hướng dẫn kỹthuật xây dựng và vận hành mạng quan trắc nước dưới đất;Hướng dẫn kỹ thuật bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất;Hướng dẫn kỹ thuật điều tra nước dưới đất đô thị; Hướngdẫn bảo vệ nước dưới đất đô thị. Các hướng dẫn kỹ thuậtnày là tài liệu hết sức hữu ích trong quá trình triển khai bảovệ nước dưới đất ở các đô thị lớn giai đoạn tiếp theo đảmbảo khả thi và hiệu quả.

Sớm đưa kết quả thực hiện Đề án Bảo vệ nướcdưới đất tại các đô thị lớn vào thực tiễn

THÚY H�NG

Sau 5 năm triển khai Đề án bảo vệ nước dưới đất tại các đô thị lớn, kết quả bước đầu đã pháthiện nhiều vùng nước dưới đất có chất lượng nước đảm bảo và trữ lượng đủ để đáp ứng chosản xuất và sinh hoạt.

Kiểm tra thi công tiến độ triển khai Đề án tại Hải Dương

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[10]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Mỗi đô thị đều được biên soạn một cuốn cẩm nang vềbảo vệ nước dưới đất trong đó nêu cụ thể các vùng phảihạn chế khai thác nước dưới đất, các vùng bảo vệ miền cấpcho nước dưới đất, các đới bảo vệ cho các công trình khaithác nước dưới đất, sơ đồ mạng quan trắc giám sát các hoạtđộng khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, cácvùng có thể bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất để có cáchứng xử phù hợp với nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này.

Ông Triệu Đức Huy cũng chia sẻ: Lần đầu tiên toàn bộ9 đô thị lớn, trọng điểm có được phần mềm và bộ cơ sở dữliệu đồng bộ, đầy đủ về tài nguyên nước dưới đất. Phầnmềm cơ sở dữ liệu được tích hợp, kết nối các thông tin cơsở dữ liệu của mạng quan trắc quốc gia và mạng quan trắcđịa phương, do đó, có thể dễ dàng tra cứu, sử dụng và cậpnhật các thông tin về tài nguyên nước phục vụ hiệu quảcông tác quản lý nhà nước và bảo vệ tài nguyên nước.�

Báo cáo tại cuộc họp, ông LạiHồng Thanh, Phó Tổng Cụctrưởng Tổng cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam cho

biết, thời gian qua, Tổng cục Địa chấtvà Khoáng sản Việt Nam và Cục Quảnlý tài nguyên nước đã tích cực phối hợpchặt chẽ, tổng hợp, nghiên cứu các ýkiến của thành viên Chính phủ để hoànthành dự thảo. Đến nay đã nhận được100% (24/24) phiếu của các thành viênChính phủ biểu quyết thông qua đối vớitoàn bộ nội dung Dự thảo, trong đó có5 ý kiến tham gia bổ sung.

Nghị định quản lý cát sỏi lòng sônglà một nghị định riêng để quản lý cáchoạt động liên quan đến cát, sỏi lòngsông (bao gồm cả ở lòng hồ, cửa sông,cửa biển), từ khâu lập quy hoạch, cấpphép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòngsông theo quy định của pháp luật vềtài khoáng sản. Nghị định cũng nhằmmục đích bảo vệ lòng, bờ, bãi sôngtheo quy định của pháp luật về tàinguyên nước, đồng thời thống nhấtnội dung, trách nhiệm quản lý nhànước của các Bộ, ngành, địa phươngcó liên quan đến quản lý cát, sỏi lòngsông, bao gồm cả hoạt động tàng trữ,mua bán, vận chuyển cát, sỏi lòngsông phù hợp với các quy định củapháp luật khác có liên quan.

Nghị định được áp dụng với các cơquan quản lý nhà nước về khoáng sản,

tài nguyên nước; các cơ quan khác cóliên quan đến công tác quản lý cát, sỏilòng sông, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.Các tổ chức, cá nhân có hoạt độngthăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông;khai thác khoáng sản khác trên sông.

Dự thảo Nghị định quy định cụ thểvề quản lý cát, sỏi lòng sông. Trong đóđưa ra các quy định về quy hoạch sửdụng tài nguyên cát, sỏi theo lưu vựcsông; thăm dò, khai thác cát, sỏi lòngsông; quy định về tập kết mua bán,vận chuyển cát, sỏi lòng sông. Dự thảocũng quy định các nội dung về bảo vệlòng, bờ, bãi sông, trong đó có thẩmquyền chấp thuận đối với các hoạtđộng liên quan. Đặc biệt dự thảo quyđịnh rõ trách nhiệm của Ủy ban nhândân các cấp và các Bộ, ngành liên

quan; Quy chế phối hợp giữa các tỉnh,thành phố có chung gianh giới là cácdòng sông cũng như trách nhiệm đứngđầu của Ủy ban nhân dân các cấp.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp,Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấnmạnh, để Nghị định sớm được banhành, các thành viên soạn thảo Nghịđịnh cần nhanh chóng hoàn thiện bổsung ý kiến của các thành viên Chínhphủ. Trong đó đặc biệt lưu ý đến cácý kiến liên quan đến nguyên tắc cấpphép thăm dò, khai thác cát sỏi lòngsông; đăng ký phương tiện sử dụngkhai thác cát, sỏi; về quy định cấpphép bến, bãi tập kết cát sỏi lòngsông; quy định kỹ thuật khai thác cát,sỏi lòng sông…�

Nguồn: MONRE

Khẩn trương hoàn thành dự thảoNghị định quản lý cát sỏi lòng sông

Ngày 14/2, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị Tổng cục Địa chấtvà Khoáng sản Việt Nam, Cục Quản lý Tài nguyên nước báo cáo về Dự thảo Nghị định quyđịnh về quản lý cát sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Toàn cảnh cuộc họp.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [11]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Tham dự buổi lễ bàn giao, về phía đơn vị bàn giao doPhó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước NguyễnMinh Khuyến làm Trưởng đoàn, cùng tham dự có đạidiện Phòng Quản lý quy hoạch và điều tra cơ bản tài

nguyên nước, Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước.Về phía địa phương nhận bàn giao có đại diện Lãnh đạo

Sở Tài nguyên và Môi trường thanh phố Hải Phòng, Lãnhđạo UBND huyện Cát Hải, Lãnh đạo UBND các xã: XuânĐám, Gia Luận, Trân Châu; cùng đại diện các phòng, banliên quan của UBND huyện Cát Hải.

Tại buổi lễ bàn giao, đại diện Cục Quản lý tài nguyênnước đã bàn giao hồ sơ thiết kế, kết quả thí nghiệm của 03giếng khoan ở huyện Cát Hải.

Bên cạnh đó, đoàn công tác đã tổ chức bàn giao tạihiện trường 03 giếng khoan nêu trên ở xã Xuân Đám (01giếng), Gia Luận (01 giếng) và Trân Châu (01 giếng), huyệnCát Hải, thành phố Hải Phòng.

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Phó Cục trưởng NguyễnMinh Khuyến cho biết, việc bàn giao 03 giếng khoan phụcvụ khai thác, cấp nước sinh hoạt tại đảo Cát Bà, thànhphố Hải Phòng nằm trong khuôn khổ thực hiện dự án“Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xâydựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ ViệtNam” . Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm đảmbảo cấp nước phục vụ dân sinh-kinh tế, bảo đảm an ninhquốc phòng tại các đảo quan trọng, có tầm chiến lượcthuộc lãnh thổ Việt Nam.

Dự án hoàn thành sẽ đánh giá được số lượng, chấtlượng về tài nguyên nước, cung cấp các cơ sở khoa học vềnước dưới đất, nước mặt, giúp các cơ quan quản lý Nhànước, các cấp chính quyền địa phương quản lý, khai thác,sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ mục tiêu phát triểnKT-XH, giữ vững an ninh quốc phòng trên các đảo.�

Nguồn: DWRM

Cục Quản lý tài nguyên nước: Bàn giaogiếng khoan tại đảo Cát Bà, Hải Phòng

Ngày 20/2, tại trụ sở UBND huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, Cục Quản lý tài nguyên nướcđã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng tổ chức buổi lễ bàn giao 03giếng khoan phục vụ khai thác, cấp nước sinh hoạt tại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triểnChính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả quản lýNhà nước, phục vụ tốt hơn người dân và doanhnghiệp, tăng cường cải cách hành chính ngành

TN&MT hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, bảo đảm antoàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, tạo ra các giá trị mớigóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cung cấpthông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho ngườidân và doanh nghiệp. Nâng cao tính minh bạch trong hoạtđông của các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm thời gian, kinh phícho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiệnđại, hiệu quả trong mọi lĩnh vực của ngành TN&MT, tạo môitrường làm việc thuận lợi phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo,điều hành của Lãnh đạo các cấp. Xác lập hạ tầng thông tin,dữ liệu và hạ tầng tri thức bảo đảm triển khai Chính phủđiện tử/Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ điện tử số,nền kinh tế số ngành TN&MT.

Kế hoạch cũng nêu rõ, ứng dụng CNTT trong nội bộ cơquan nhà nước phải đảm bảo các hệ thống thông tin phục vụhoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệpvụ của Bộ vận hành liên tục; sử dụng chữ ký số, văn bản điệntử giữa các cơ quan của Bộ. Triển khai xây dựng Chính phủđiện tử, nâng cao chỉ số cải cách hành chính của Bộ, phục vụtốt cho công tác chỉ đạo điều hành. Đẩy mạnh việc triển khairộng rãi các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, chuyểnmôn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệpcần cung cấp kịp thời, đầy đủ, có hệ thống các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đếnlĩnh vực quản lý của ngành TN&MT trên Cổng thông tin điệntử…Tăng cường sự tham gia của người dân và doanhnghiệp trong hoạt động của Bộ thông qua các cuộc giao lưutrực tuyến, tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môitrường mạng.�

Nguồn: DWRM

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2019

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 3921/QĐ-BTNMT về việc kế hoạchứng dụng công nghệ thông trong hoạt động của Bộ năm 2019.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[12]

PV: Thưa ông, việc bàn giao vàđưa 03 giếng khoan tại đảoCát Bà vào hoạt động có ýnghĩa vô cùng quan trọng đốivới việc đảm bảo nguồn nướccho người dân trên đảo CátBà. Xin ông cho biết đôi nét vềdự án này?

Ông Đỗ Văn Lanh:Dự án “Điều tra, đánh giá chi tiết

tài nguyên nước phục vụ xây dựngcông trình cấp nước cho các Đảo thuộclãnh thổ Việt Nam” đã được Bộ Tàinguyên và Môi trường phê duyệt tạiQuyết định số 2908/QĐ-BTNMT ngày16/12/2016. Dự án này là một trongnhững dự án thành phần thuộc “Đề ántổng thể về điều tra cơ bản và quản lýtài nguyên-môi trường biển đến năm2010, tầm nhìn đến năm 2020” đãđược phê duyệt thực hiện tại Quyếtđịnh số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01tháng 3 năm 2006 của Thủ tướngChính phủ (Đề án 47).

Dự án được thực hiện nhằm mụctiêu đánh giá chi tiết về số lượng, chấtlượng nước dưới đất, nước mặt, nướcmưa đối với các đảo đã được Quyhoạch phát triển kinh tế đảo Việt Namđến năm 2020, làm cơ sở cho việc xâydựng công trình cấp nước cho các Đảothuộc lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời,việc thực hiện dự án cũng làm cơ sởđể tạo lập các thông tin, dữ liệu và đềxuất phương án khai thác, sử dụngnước trên các đảo.

Theo đó, dự án được thực hiện tại14 đảo với diện tích khoảng 440km2,gồm các đảo: Quan Lạn, Hòn Đất,Thượng Mai - Hạ Mai, Phượng Hoàng,Thắng Lợi (Thẻ Vàng), Đảo Trần, CáiChiên, tỉnh Quảng Ninh; Cát Bà, thànhphố Hải Phòng; Cù Lao Chàm, tỉnhQuảng Nam; Nhơn Châu (Cù LaoXanh), tỉnh Bình Định; Hòn Thơm(Quần đảo An Thới), Hòn Đốc (HònTre Lớn II- quần đảo Hà Tiên), HònSơn (Hòn Rái), Nam Du, tỉnh KiênGiang. Dự án được thực hiện từ năm2017 và dự kiến hoàn thành trongnăm 2020.

Thời gian qua, các đơn vị sựnghiệp của Cục Quản lý tài nguyênnước đã phối hợp với Trung tâm Quyhoạch và Điều tra tài nguyên nướcquốc gia triển khai thực hiện các hạngmục như điều tra, đánh giá tài nguyênnước; điều tra, đánh giá trạng khaithác sử dụng tài nguyên nước; khảosát địa vật lý; khảo sát, đo đạc tàinguyên nước: khai đào và thí nghiệmhố đào; khoan khảo sát thăm dò NDĐ;bơm hút nước thí nghiệm; lấy và phântích mẫu nước; quan trắc địa chất thủyvăn; trắc địa;…

Trên cơ sở này, các đơn vị thựchiện dự án tiến hành phân tích, đánhgiá tài nguyên nước, đề xuất danhmục các giếng khoan thăm dò có lưulượng, chất lượng nước đáp ứng yêucầu khai thác để tạo nguồn cấp nướcsinh hoạt cho nhân dân.

Tích cực điều tra, đánh giá tài nguyên nướctạo nguồn cấp nước cho nhân dân tại cácđảo của Việt Nam

Cục Quản lý tài nguyên nước vừa phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòngtổ chức buổi lễ bàn giao 03 giếng khoan phục vụ khai thác, cấp nước sinh hoạt tại đảo Cát Bà,thành phố Hải Phòng. Đây là nội dung nằm trong khuôn khổ thực hiện dự án “Điều tra, đánh giáchi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ ViệtNam”, dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh-kinh tế, bảo đảman ninh quốc phòng tại các đảo quan trọng, có tầm chiến lược thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nhân dịpnày phóng viên báo chí đã có buổi phỏng vấn ông Đỗ Văn Lanh, Giám đốc Trung tâm Thông tin -Kinh tế tài nguyên nước (Cục Quản lý tài nguyên nước) xung quanh vấn đề này.

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Giếng khoan trên đảo Cát Bà đã hoànthành và bàn giao cho địa phương quản lý,sử dụng để tạo nguồn cấp nước sinh hoạtcho nhân dân

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [13]

PV: Như ông vừa nói, Dự án hoànthành sẽ đánh giá được sốlượng, chất lượng về tàinguyên nước, cung cấp các cơsở khoa học về nước dưới đất,nước mặt, giúp các cơ quanquản lý Nhà nước, các cấpchính quyền địa phương quảnlý, khai thác, sử dụng hợp lýtài nguyên nước phục vụ mụctiêu phát triển KT-XH, giữ vữngan ninh quốc phòng trên cácđảo. Điều này sẽ hữu ích nhưthế nào đối với công tác quảnlý tài nguyên nước?

Ông Đỗ Văn Lanh:Định hướng phát triển đến năm

2020 của Chính phủ về biển đảo cónêu “Về cấp, thoát nước: Tiếp tụcnâng cấp, xây dựng hồ chứa cho cácđảo lớn, đông dân hoặc có vị trí quantrọng như Cô Tô, Vĩnh Thực, VânĐồn, Cái Chiên, Cái Hải, Cát Bà, BạchLong Vỹ, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Cù LaoChàm, Lý Sơn, Nhơn Châu, Phú Quý,Côn Đảo, Hòn Khoai, Hòn Chuối, HònTre, Phú Quốc.... Đẩy mạnh điều tratrữ lượng nước dưới đất của một sốđảo lớn để có kế hoạch khai thác,đồng thời nghiên cứu các biện pháptrữ nước mưa kết hợp khai thác nướcdưới đất ở các đảo, nhất là tại cácđảo nhỏ”.

Để hỗ trợ cho phát triển kinh tế thìcác đầu tư tìm kiếm, xử lý bảo đảmnguồn nước ngọt cho các đảo cũng làmột trong những ưu tiên hàng đầuđược đặt ra. Theo kết quả điều tra,thống kê cho thấy hầu hết các đảo đềuthiếu nước ngọt. Công tác điều tra tàinguyên nước trên đảo hiện còn nhiềuhạn chế, mới có hơn 20 đảo và quầnđảo được điều tra sơ bộ TNN, có số ítđược điều tra chi tiết TNN dưới đất.

Trên thực tế, trong giai đoạn I củaĐề án 47 về “Điều tra, đánh giá quyhoạch sử dụng đất, nước mặt tại cácthủy vực ven biển, tiềm năng nướcdưới đất vùng ven biển và các hảiđảo” đã tiến hành điều tra được mộtsố ít đảo ở phía Bắc (3 đảo) và hiệncòn nhiều đảo chưa điều tra, nghiêncứu chi tiết TNN. Ngoài ra, trong năm

2013, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường đã phê duyệt dự án thànhphần 7 “Điều tra đánh giá tài nguyênnước một số đảo và cụm đảo lớn,quan trọng” thuộc dự án “Điều tra cơbản tài nguyên, môi trường một số hảiđảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụquy hoạch phát triển kinh tế biển vàbảo vệ chủ quyền lãnh hải” với mụctiêu cụ thể, đánh giá đươEc chi tiết đặcđiểm phân bố, trữ lượng, chất lượngtai nguyên nươc, làm cơ sở cho việclập quy hoạch khai thác, sử dụng hợplý, bền vững và bảo vệ tài nguyênnước ở một số đảo và cụm đảo ViệtNam. Tuy nhiên, nhu cầu cấp nướcphục vụ phát triển dân sinh-kinh tế,bảo đảm an ninh quốc phòng tại cácđảo quan trọng, có tầm chiến lượcthuộc lãnh thổ Việt Nam ngày càngtăng cao. Vì vậy, việc thực hiện tiếpgiai đoạn II của Đề án 47 với Dự án:“Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyênnước phục vụ xây dựng công trình cấpnước cho các đảo thuộc lãnh thổ ViệtNam” trên 14 đảo được lựa chọn củadự án là rất cần thiết nhằm đánh giáđược số lượng, chất lượng về tàinguyên nước, cung cấp các cơ sởkhoa học về nước dưới đất, nước mặt,giúp các cơ quan quản lý Nhà nước,các cấp chính quyền địa phương quảnlý, khai thác, sử dụng hợp lý tàinguyên nước phục vụ mục tiêu pháttriển KT-XH, giữ vững an ninh quốcphòng trên các đảo.

PV: Thưa ông, tiếp theo việc bàngiao 03 giếng khoan phục vụkhai thác, cấp nước sinh hoạttại đảo Cát Bà, thành phố HảiPhòng, trong năm 2019, cácđơn vị thực hiện Dự án sẽ tiếptục triển khai bàn giao ởnhững tỉnh, thành phố nào?

Ông Đỗ Văn Lanh:Theo kế hoạch, các giếng khoan

sau khi được thăm dò, nghiên cứu,quan trắc địa chất thủy văn trong vòng12 tháng để đánh giá mức độ đáp ứngvề mặt trữ lượng, chất lượng đối vớinhu cầu khai thác, sử dụng của nhândân trên đảo sẽ được bàn giao cho địaphương quản lý, khai thác, sử dụng.

Trong năm 2018, Cục Quản lý tàinguyên nước đã tiến hành bàn giao02 giếng khoan tại Đảo Cù Lao Xanhthuộc tỉnh Bình Định với lưu lượngkhai thác lần lượt là 30m3/ngày và33m3/ngày; bàn giao 03 giếng khoantại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòngvới lưu lượng khai thác lần lượt là39m3/ngày, 120m3/ngày và166m3/ngày. Kết quả này là thànhquả lớn về mặt điều tra cơ bản tàinguyên nước dưới đất, góp phần tạolập được bộ cơ sở tài liệu về tàinguyên nước dưới đất để phục vụ xâydựng các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển các ngành, các lĩnhvực kinh tế nhằm thúc đẩy phát triểnkinh tế vùng. Mặt khác, các lỗ khoannghiên cứu địa chất thủy văn sau khihoàn thành nhiệm vụ nghiên cứuđược bàn giao cho các địa phương đểquản lý và đầu tư xây dựng hệ thốngkhai thác, xử lý để cấp nước sinhhoạt cho nhân dân. Đặc biệt, đối vớimột số đảo có khó khăn về nguồnnước trong khi nhu cầu nước cho dânsinh và phát triển du lịch ngày cànggia tăng mạnh mẽ như đảo Cát Bà,nhất là vào mùa khô từ tháng 4 đếnhết tháng 8 hằng năm, vì vậy nếutính theo tiêu chuẩn cấp nước đô thịlà 100 lít/người/ngày thì với các lỗkhoan thuộc dự án có thể cấp nướcđược cho khoảng 3221 người dân.Kết quả Dự án cũng làm cơ sở choviệc đầu tư, cấp phép các công trìnhthăm dò - khai thác đảm bảo sự ổnđịnh và chống suy thoái cạn kiệt tàinguyên nước hiện tại và tương lai;định hướng xây dựng các công trìnhgiữ nước, bổ cập cho nước ngầm,nhất là lưu giữ nước vào mùa mưa.

Trên cơ sở các kết quả triển khaidự án nêu trên, theo kế hoạch trongnăm 2019, dự kiến sẽ có thêm một sốcụm giếng khoan sẽ được bàn giaotrên các đảo: Thắng Lợi, Cái Chiên, vàmột số đảo khác sau khi đánh giá mứcđộ đáp ứng về mặt trữ lượng, chấtlượng của các giếng khoan.

Xin cảm ơn ông!Thanh Tâm - Thúy Hằng

(thực hiện)

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[14]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC NƯỚCDƯỚI ĐẤT TỚI SỤT LÚN MẶT ĐẤT

Ở nước ta trong một số khu vựcnhư Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Đồng bằng sông Cửu Long việc khaithác nước dưới đất ngày càng tăng,mực nước dưới đất ở một số nơi trongcác vùng này hạ thấp tương đối lớn,mặt khác trong các vùng nêu trên mộtsố nơi tồn tại các lớp đất yếu phủ trêncác tầng chứa nước khai thác vì vậycác nơi này tiếm ẩn nguy cơ lún đất.

Để có thể đánh giá đúng trị số lún,các nguyên nhân gây lún và tìm biệnpháp giảm thiểu lún đất cần mộtchương trình đánh giá lún toàn diệnvới các nội dung chủ yếu bao gồm:

- Xây dựng các trạm quan trắc lúnmặt đất và tiến hành quan trắc lúnmặt đất.

- Khảo sát hiện trạng khai thácnước dưới đất, điều kiện địa chấtthuỷ văn, xác định sự phân bố và tínhchất thấm, cơ lý của các tầng chứanước, chứa và thấm nước yếu, cáclớp đất yếu.

- Đánh giá biến đổi cao độ bềmặt đất (trong đó có lún đất) bằnghệ thống ảnh giao thoa (công nghệInSAR, PSInSAR…) và đo đạc địnhkỳ các mốc cao độ bằng các máy đocao độ.

- Khảo sát tình hình xây dựng, xácđịnh sự phân bố tải trọng và lớp đấtchịu tải của các công trình xây dựng.

- Tính toán lún bằng các công thứcgiải tích do các công trình xây dựng vàkhai thác nước dưới đất gây ra.

- Xây dựng mô hình nước dưới đấtvà mô hình lún tính toán lún và dự báolún do khai thác nước dưới đất gây ra(mô hình Modflow+SUB).

- Xác định các nguyên nhân gâylún, các vùng đã bị lún và có nguy cơlún mặt đất lớn. Đề xuất giải phápgiảm thiểu và khác phục lún đất.

Phương pháp quan trắc đo đạc lúncho phép đánh giá chính xác lún mặtđất và lún trong các lớp đất đá, kết hợpvới quan trắc áp lực nước lỗ rỗng chophép đánh giá chính xác lún do khaithác nước dưới đất gây ra. Tuy nhiên,

để quan trắc lún đòi hỏi kính phí lớn vàthời gian quan trắc dài do vậy chỉ đượctiến hành ở các điểm đại diện.

Phương pháp viễn thám (InSAR,PSInSAR…) cho phép đánh giá biếnđổi độ cao mặt đất theo thời giantrong đó có lún, song không thể xácđịnh được trị số lún do khai thác nướcdưới đất gây ra, đồng thời độ chínhxác phụ thuộc vào chất lượng của ảnhvệ tinh và cần kết hợp với tài liệu đocao độ để hiệu chỉnh kết quả.

Để xác định nguyên nhân và đánhgiá gần đúng định lượng trị số lún dokhai thác nước dưới đất việc sử dụngảnh giao thoa để đánh giá lún phải baophủ trên diện tích rộng bao chùm cácvùng có hiện trạng khai thác nướcdưới đất và xây dựng công trình khácnhau gồm: vùng có nhiều công trìnhxây dựng song không có khai thácnước dưới đất hoặc khai thác nướcdưới đất ít, vùng có nhiều công trìnhxây dựng đồng thời cũng là vùng cónhiều công trình khai thác, vùng khôngcó công trình xây dựng hoặc ít công

Một số vấn đề về nghiên cứu sụt lún mặt đấtvà đánh giá sơ bộ về sụt lún mặt đất do khai thác nước dưới đất gây ra

THS. TR�N DUY HÙNG(1), THS. NGUY�N V�N NGH�A(1), THS. NGUY�N TH� SÁNG(1),TS. �NG �ÌNH PHÚC(2)

Cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác, việc khai thác nước dưới đất là cần thiết phục vụnhu cầu thiết yếu của con người, song không tránh khỏi các tác động bất lợi tới chính tàinguyên và môi trường. Khi khai thác nước dưới đất mực nước dưới đất sẽ bị hạ thấp. Hạ thấpmực nước dưới đất quá mức thì sẽ gây các tác động không mong muốn như sụt lún đất, nhưsuy giảm dòng mặt, ảnh hưởng tới hệ sinh thái phụ thuộc vào nước dưới đất, tăng nguy cơ ônhiễm và xâm nhập mặn, tăng giá thành bơm khai thác nước. Vì vậy để khai thác tài nguyênnước một cách hiệu quả, hạn chế các tác hại tới môi trường, trong đó có lún đất cần phải quảnlý, kiểm soát hạ thấp mực nước, bảo đảm mực nước hạ thấp các vùng nhỏ hơn mực nước tớihạn. Khi xác định mực nước tới hạn phải xem xét tác động của hạ thấp mực nước tới các vấnđề trên và xác định mực nước hạ thấp ứng với nó các tác động khai thác gây ra tới tài nguyênnước, môi trường, kinh tế có thể chấp nhận được.

(1) Cục Quản lý tài nguyên nước (2) Hội Địa chất thủy văn Việt Nam

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [15]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

trình xây dựng song khai thác nướcdưới đất với quy mô lớn, vùng khôngxây dựng hoặc ít công trình xây dựngđồng thời không khai thác nước dướiđất hoặc khai thác quy mô nhỏ, đồngthời đánh giá được tiến hành cho cácvùng có cấu trúc địa chất và cấu trúccác lớp đất yếu khác nhau. Trên cơ sởkết quả tính toán so sánh trị số lún ởcác vùng có tính hình xây dựng, tínhhình khai thác nước dưới đất cũng nhưcấu trúc nền đất yếu khác nhau đểđánh giá ảnh hưởng của khai thácnước dưới đất tới lún mặt đất.

Phương pháp mô hình dòng ngầmvà mô hình lún cho phép đánh giá biếnđổi của trị số hạ thấp mực nước cũngnhư lún đất theo không gian và thờigian, đồng thời cho phép dự báo lúnmặt đất và điều chỉnh việc khai thácđể giảm lún ở vùng lún mạnh.

Phương pháp tính toán lún bằngcác công thức giải tích dựa trên cơ sởphương trình nén lún một chiều đểtính trị số lún của các lớp đất dựa trêngiá trị hạ thấp của áp lực nước lỗ rỗng,cũng như chỉ số lún, chiều dày và dungtrọng của các lớp đất cho kết quả tínhkhác chính xác lún của từng lớp đất tạicác vị trí cụ thể khi các thông số tínhtoán là chính xác.

CẦN QUAN TÂM CÔNG TÁC QUANTRẮC VÀ ĐÁNH GIÁ LÚN DO KHAITHÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Lún mặt đất do nhiều yếu tố tựnhiên và nhân tạo gây ra. Khai thácnước dưới đất là một trong các yếu tốgây lún ở trong các vùng đồng bằng ởnước ta, đặc biệt là khu vực có chứanền đất yếu (thành phố Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khuvực Đồng bằng sông Cửu Long).

Lún do khai thác nước dưới đấtphụ thuộc vào trị số hạ thấp mựcnước và sức chịu tải của các lớp đấtmà áp lực nước lỗ rỗng bị hạ thấp, trịsố lún cũng phụ thuộc vào chiều sâuphân bố của các lớp bị lún, các lớpđất có sức chịu tải như nhau trị số hạthấp mực nước ngầm như nhau thìnằm càng sâu trị số lún càng giảmkết quả tính toán lún phụ thuộc rấtlớn vào độ chính xác của việc xácđịnh trị số hạ thấp mực nước haygiảm áp lực nước lỗ rỗng trong cáclớp chứa nước và thấm nước yếu,cũng như vào độ chính xác của xácđịnh chỉ số nén của đất.

Kết quả tính lún sơ bộ theophương pháp giải tích ở một số điểmtrong vùng cho thấy trị số lún cuối

cùng thường không vượt quá 20cm; ởcác vùng đất yếu mực nước trong cáclớp đất yếu giảm mạnh có thể lên tới50 cm, song các điểm này chiếm diệntích nhỏ.

So với trị số lún cho phép trongxây dựng là 10cm thì ở một số vùngtrị số lún cuối cùng do khai thác nướcdưới đất gây ra là lớn hơn tiêu chuẩncho phép. Tuy nhiên lún do khai thácnước dưới đất có sự phân bố rộngtheo diện tích, tốc độ lún nhỏ, ở thờiđiểm hiện nay đa số các vùng trị sốlún đã đạt trên 50% độ lún cuốicùng, việc khai thác nước ngầm đãlàm cho đất được cố kết hơn, vì vậyít ảnh hưởng tới công trình xây dựng,các công trình khai thác mới sẽ gâylún bổ sung song trị số lún bổ sung làkhông lớn vì đất yếu đã được cố kếtmột phần.

Lún do khai thác nước dưới đất cóthể làm cho bề mặt ở khu vực bị hạthấp, đối với các vùng địa hình thấp bịảnh hưởng mạnh của triều sẽ làm tăngảnh hưởng của triều như khu vựcthành phố Hồ Chí Minh và vùng venbiển đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậyviệc quan trắc lún cũng như đánh giálún do khai thác nước dưới đất rất cầnđược quan tâm.�

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[16]

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Với tư cách là Giám đốc điềuhành Ban Thư ký, Bộ trưởngđề nghị ông An Pich Hatdacần thúc đẩy triển khai thực

hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chínhphủ các quốc gia thành viên trongTuyên bố Siêm Riệp tại Hội nghị Cấpcao lần thứ 3 tổ chức tháng 4 năm2018. Tích cực hỗ trợ các hoạt độngtham vấn, giám sát và đánh giá các dựán phát triển thuỷ điện trên lưu vựcnói chung.

Bộ trưởng mong muốn vai trò BanThư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tếcần thể hiện được vai trò của cơ quanđiều phối, phối hợp trong việc pháttriển các tiềm năng về lợi ích bền vữngcủa tất cả các quốc gia ven sông đồngthời huy động được sự tham gia củacác nhà tham vấn kỹ thuật, các ý kiếncủa cộng đồng người dân quanh khuvực sông để ghi nhận những ý kiếnđóng góp và đẩy mạnh được công táctruyền thông tới cộng đồng.

Bộ trưởng cũng đề nghị ông AnPich Hatda tiếp tục tăng cường mạnglưới các trạm quan trắc hiện nay, đặcbiệt cần đẩy nhanh tiến độ xây dựngmạng lưới quan trắc môi trường về tácđộng của các công trình thủy điệndòng chính sông Mê Công và thúc đẩycác hoạt động chia sẻ thông tin số liệucho các quốc gia thành viên.

Trao đổi với Bộ trưởng Trần HồngHà, ông An Pich Hatda cho biết ông đãgặp hai Bộ trưởng Lào và Campuchia,và các Chủ tịch Ủy ban sông Mê Cônghai quốc gia này cũng đồng ý cónhững nỗ lực, cơ chế chung và xây

dựng những trung tâm dữ liệu để chiasẻ thông tin về tài nguyên nước, khítượng thuỷ văn giữa ba nước ViệtNam, Lào, Campuchia. Ông An PichHatda cũng chia sẻ thêm với Bộ trưởngTrần Hồng Hà, hiện nay Campuchiađang có trung tâm nghiên cứu lũ lụtcủa Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Côngquốc tế và trong thời gian tới sẽ tậptrung nguồn lực để phát triển trungtâm này đáp ứng được nhu cầu vàmục đích chung.

Đồng thời, ông An Pich Hatda cũngbáo cáo Bộ trưởng Trần Hồng Hà kếtquả đề tài nghiên cứu của Uỷ hội sôngMê Công quốc tế về sự phát triển thuỷđiện tại các dòng chính và đề nghị cácquốc gia sẽ sử dụng kết quả nghiêncứu này và tiếp thu các kiến nghị từ đềtài này.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chobiết Việt Nam sẵn sàng tham gia vìmục tiêu chung của các nước trongkhu vực. Bên cạnh đó, hai bêntrao đổi thêm thông tin về việctăng cường tìm kiếm cơ hội mởrộng hợp tác với các Đối tác đốithoại và các Đối tác phát triển, cáccơ chế hợp tác tiểu vùng nhằmnâng cao vai trò của Ủy hội, huyđộng nguồn lực thực hiện Kếhoạch Chiến lược giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị cho Kế hoạchgiai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra cần tăng cường củng cốnâng cao hiệu quả làm việc của BanThư ký, từng bước hướng tới mụctiêu Ủy hội sẽ tự chủ hoàn toàn vàonăm 2030.�

Nguồn: MONRE

Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm việc với Giám đốc điều hành Ban Thư kýỦy hội sông Mê Công quốc tế

Chiều ngày 18/2, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Lê Công Thành đã có buổi tiếp và làmviệc với ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Haibên trao đổi thông tin, chương trình Hành động của Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy hộisông Mê Công quốc tế trong thời gian 3 năm tới.

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với Bộ trưởng Trần Hồng Hà

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [17]

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Nhằm giới thiệu môi trường,cơ hội đầu tư tại thành phốHà Nội; thúc đẩy, thu hútnguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài từ CHLB Đức vào thànhphố Hà Nội; hỗ trợ kết nối các doanhnghiệp hai bên tìm hiểu, nắm bắt nhucầu thị trường ngành nước; tìm kiếmcác nhà đầu tư phía CHLB Đức có kinhnghiệm và năng lực đầu tư trong lĩnhvực ngành nước tại Hà Nội, UBNDThành phố đã ban hành Kế hoạch số

43/KH-UBND ngày 18/2/2019 phốihợp với Hội cấp thoát nước Việt Namđồng tổ chức Diễn đàn ngành nướcĐức - Việt tại Hà Nội dự kiến vào 2ngày 19-20/3/2019.

Theo đó, các hoạt động chính tạisự kiện bao gồm: Khảo sát, thăm quan2 địa điểm: nhà máy nước mặt sôngĐuống tại huyện Gia Lâm và khảo sátkhu vực Hồ Tây liên quan xử lý chấtlượng nước thải và môi trường nướcHồ Tây.

Tổ chức Diễn đàn chính sách vànhu cầu đầu tư ngành nước Hà Nội vàViệt Nam, với sự tham gia của Lãnhđạo UBND Thành phố, Đại sứ CHLBĐức tại Hà Nội, Hội cấp thoát nướcViệt Nam, Hội cấp thoát nước Đức.Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

Hội thảo kỹ thuật công nghệ và kếtnối doanh nghiệp bàn về công nghệ xửlý nước thải và nước cấp tại Việt Nam,thách thức và giải pháp.

Nguồn tin: laodongthudo.vn

Diễn đàn ngành nước Đức - Việt sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3

UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 18/2/2019 phối hợp với Hội cấpthoát nước Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn ngành nước Đức - Việt tại Hà Nội dự kiến vào 2ngày19-20/3/2019.

Thanh thiếu niên và một sốngười ở độ tuổi 20 cũng chèothuyền để chở rác qua trungtâm Cairo khi tham gia hoạt

động dọn dẹp trong chương trình “Giớitrẻ vì sông Nile” - một chương trìnhđược chính phủ Ai Cập và các tổ chứckhác ủng hộ để nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về ô nhiễm.

Khi tình nguyện viên Dai Solimantham gia hoạt động dọn dẹp, nhiềungười đứng trên cầu nhìn xuống.“Những người ở trên đó nhìn chúng tôivà sẽ nghĩ rằng họ đã ném thứ gì đóxuống sông nên bây giờ phải có ngườiđi thu gom rác của họ. Vì vậy, đây lànhận thức, nhận thức trực tiếp tronghành động”, cô nhấn mạnh.

“Các đội tình nguyện hầu hết điđôi ủng màu trắng và găng tay màuxanh và vàng. Họ đã thu gom được bađến bốn tấn chất thải” - Bộ Môi trườngAi Cập cho biết.

Theo một báo cáo do Cục Môitrường Ai Cập công bố năm ngoái chothấy 150 triệu tấn chất thải côngnghiệp đổ vào sông Nile mỗi năm.

Theo dự kiến, chiến dịch làmsạch tương tự sẽ diễn ra ở Luxor,Aswan, Assiut và các tỉnh khác trongnăm nay.�

Giới trẻ Ai Cập lội bùn để dọn sạch sông NileMAI �AN

Hàng trăm thanh niên Ai Cập, trong đó có nữ diễn viên Mai El Gheity lội qua bùn trên bờsông Nile để thu gom hàng tấn túi nilon, chai lọ nhựa cũ và nhiều loại rác khác.

Các tình nguyện viên Ai Cập ở lứa tuổi thanh niên thu gom rác thải và nhựa. Ảnh: Reuters/Amr Abdallah Dalsh

Nước cho tất cả -không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày nước thế giới 2019 có chủ đề là: “Water for all - Leaving no one behind”(Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau) hướng đến đến tuyên truyền, vậnđộng về khả năng tiếp cận với nước sạch của cộng đồng nhằm thực hiện Mục tiêu pháttriển bền vững số 6 về Nước sạch và vệ sinh, theo đó đảm bảo sự sẵn có, quản lý bềnvững nước và vệ sinh cho tất cả mọi người. Vì thế, tiếp cận nguồn nước an toàn là nềntảng cho sức khỏe cộng đồng - điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững,vì một thế giới ổn định và thịnh vượng. Chúng ta không thể tiến lên toàn cầu hóa trongkhi rất nhiều người đang sống mà không có nguồn nước sử dụng an toàn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Môitrường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeirotừ ngày 3 đến 14/6/1992, LHQ đã ra nghị quyết lấyngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước thế giới, và bắt

đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993. Mỗi năm, LiênHợp Quốc lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Nước thếgiới để phản ánh những khía cạnh khác nhau về nước. Đâylà một sự kiện quốc tế được tổ chức nhằm thu hút sự chú ýcủa người dân trên khắp trái đất để thấy được tầm quantrọng của tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọtvà góp phần tăng cường quản lý bền vững nguồn tài nguyênquý giá này. Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tuynhiên, hiện nay chúng ta đangphải đối mặt với cuộc khủnghoảng nghiêm trọng liên quanđến nguồn nước trên phạm vitoàn cầu mà nguyên nhânchính là do suy giảm hệ sinhthái, ô nhiêm môi trường vàbiến đổi khí hậu.

Theo thống kê hiện trạngsử dụng nước hiện nay trêntoàn thế giới, khoảng 1,9 tỷngười sống trong các khu vựckhan hiếm nước; 2,1 tỷ người không được tiếp cận các dịchvụ về nước uống bảo đảm an toàn. Dự kiến, đến năm 2050,dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2 tỷ người và nhu cầu vềnước toàn cầu có thể lên tới 30% so với hiện nay. Nôngnghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, chủyếu là để tưới tiêu - con số này sẽ tăng lên ở các vùng cóáp lực nước cao và mật độ dân số cao. Ngành công nghiệpchiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là dùngtrong ngành công nghiệp năng lượng và sản xuất. 10% cònlại sử dụng cho sinh hoạt - tỷ lệ sử dụng nước uống chỉ nhỏhơn 1%. Trên toàn cầu, ước tính trên 80% lượng nước thảixả ra môi trường tự nhiên mà không được xử lý hoặc khôngđược tái sử dụng. Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệungười chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệsinh (Nguồn: UN-Water, 2017).

Việc thiếu nước sạch có tác động bất lợi đến các nhómcộng động nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em,

người tị nạn, người bản địa, thiểu số, người khuyết tật vànhiều nhóm cộng đồng khác khác… Đôi khi họ còn phải đốimặt với sự phân biệt đối xử trong khi họ cố gắng tiếp cậnđến nguồn nước đảm bảo an toàn.

Hưởng ứng chủ đề của Ngày Nước thế giới năm 2019,taEi ViêEt Nam, BôE Tai nguyên va Môi trương chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan liên quan tô] chưc các sựkiện như: Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Nước thế giới 2019,Tuần lễ nước quốc tế Việt Nam 2019, Triển lãm ảnh về bảovệ tài nguyên môi trường và sản phẩm công nghệ tronglĩnh vực tài nguyên nước và một số hoạt động tuyên truyềnkhác. Các hoạt động sẽ được tổ chức tại Trung tâm hội

nghị Almaz, phường PhúcLợi, quận Long Biên, Hà Nộitrong 02 ngày 22 và23/3/2019. Tại phiên toànthể của Tuần lễ nước quốc tếViệt Nam 2019, Bộ Tainguyên va Môi trương chủ trìbuổi tọa đàm cùng cácchuyên gia trong nước vàquốc tế về chủ đề “Giải phápnước thông minh để khôngbỏ lại ai phía sau”. Tại Lễ Mit

tinh hưởng ứng Ngày nước thế giới, Bộ Tai nguyên va Môitrương sẽ công bố và bàn giao sản phẩm tài nguyên nướcgồm: 1. Bộ Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 quốc gia; 2. Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn- Giai đoạn I; 3. Kết quả Điều tra, tìm kiếm nguồn nướcdưới đất ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; 4. Quảnlý nước dưới đất ở các đới ven biển.

Bên cạnh đó, BôE Tai nguyên va Môi trương tổ chức phátđộng các hoạt động hưởng ứng lễ kỷ niệm Ngày Nước thếgiới năm 2019 quy mô cấp tỉnh tại tất cả các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương; phát sóng trailer tuyên truyềnvề Ngày Nước thế giới 2019 trên đài truyền hình trung ươngvà địa phương từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 3; tổ chứctreo băng rôn, poster về Ngày Nước thế giới 2019 đồng thờiliên tục cập nhật hình ảnh và thông tin về chuỗi các sự kiệnhưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2019 của Bộ Tài nguyênvà Môi trường trên các phương tiện truyền thông.�