Vinh quang c ống.”

220

Transcript of Vinh quang c ống.”

“Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống.”

Thánh Irênê

Lưu hành nội bộ

(Quà Tặng – Không bán)

1

Lạy Chúa, xin ban cho con sự Điềm Tĩnh,

để chấp nhận những gì không thể thay đổi.

Cho con lòng Can Đảm,

để thay đổi những gì con có thể thay đổi,

và sự Khôn Ngoan để con nhận ra sự khác nhau đó.

~ Reinhold Niebuhr ~

2

Thay lời ngỏ

Ngày mai trời lại sáng!

Xin mến gửi đến Tôi,

Người chìm trong đêm tối,

Không tìm đâu thấy lối

Thất vọng lại buồn phiền,

Băn khoăn hoài... quá khứ,

Sợ hãi mãi... tương lai,

Rét run trong khủng hoảng

Chẳng còn ai hiểu mình

Bơ vơ càng lạc lõng

Thấy đời nhuốm màu đen!

Bóng đêm như có đó,

Hỗn độn sao! cuộc đời,

Giằng xéo, nát gia đình,

Chán nản, mệt lòng người,

Thương tổn, rát trái tim!

Dai dẳng lại triền miên

Đến tàn hơi nghẹt thở...

Đêm đen dù dày đặc

Bổn phận gắng trung thành

Cùng dặn lòng hy vọng:

Ngày mai trời lại sáng!

Cuộc đời có thể đen

Gia đình có vẻ tối,

Lòng người dường như dối…

Hoặc là mắt tôi mờ?

Tôi thích nhìn mặt tối?

Cả bởi chính “Cái Tôi”

Hay vật gì cản lối?

Nên mọi sự đều rối!

Mắt hồn dù mờ mịt

Trước nhất hãy bền lòng

Chớ hay quá bực mình

Cắn rứt hoài sự tội.

Đừng khóc thương phận nhỏ

Cũng không vội trách đời,

Nhưng phải luôn tin Lời:

Ngày mai trời lại sáng!

Ngày mai trời lại sáng!

Mặt Trời luôn có đó

Chiếu rọi mọi Tâm, Đời

Tạm dừng chân “Bến đợi”

Lặng lắng là mối lợi,

Nghe, thấy đổi hướng nhìn

Sức mạnh ở niềm tin

Gạt sang bên, vật cản.

Khát khao và can đảm

Rốt ráo tận tim mình

Tắm gội Lửa Thần Linh

Quay đầu “sâu hóa bướm”.

Bình minh hồi Ánh sáng

Hơi ấm tràn sức sống

Soi thẳng sâu Tâm ngời

Gần mãi nơi Mặt Trời

Sáng tối đâu phân biệt!

Một lần phúc thanh diệt

Chạm tới cõi Vô Biên...

Thanh thản lòng an nhiên

Tỉnh giấc, Ngày Sự Sáng!

3

Mặt Trời dù chưa thấy,

Tim hồng là đuốc cháy

Hiến trọn từng phút giây,

Đời đổi mới từ đây

Lòng vui thầm tự nhủ:

Ngày mai trời lại sáng!

Ngày mai trời lại sáng!

Ngày mai trời lại sáng!...

Đường đời xa vạn dặm,

“Chính lộ” lại kề gần…

Chút cảm nghiệm bản thân

Viết ra bớt băn khoăn

Lúc lòng chưa kịp sáng,

Thêm đôi phần góp nhặt

Nâng dậy Cái Tôi mình

Nếu có thấy đinh ninh

Xin bỏ qua vzui vzẻ…

Còn như thấy vui khỏe

Là “…để gió cuốn đi”

Là “…để gió cuốn đi”…

Lửa Mới

6/2014

4

NỘI DUNG

Thay lời ngỏ .......................................................................................................... 2

Ngày mai trời lại sáng! ....................................................................................... 2

1. Ước mơ một Thế giới hoàn hảo hơn! ........................................................... 6

Bài hát: I Believe In You (Je Crois En Toi) .............................................. 11

2. Vượt quá ước mơ ........................................................................................... 13

Tất cả là Hồng Ân ............................................................................................. 16

Bài hát: Tôi Muốn .................................................................................... 17

3. Khoảng lặng riêng mình .............................................................................. 18

Nếu có lúc… ..................................................................................................... 21

Bài hát: Dòng Đời Ngược Xuôi ............................................................... 22

4. Thay đổi cách nhìn ! ...................................................................................... 23

5. Nợ là một Quà tặng ....................................................................................... 25

Bài hát: Vẫn nợ cuộc đời ! ........................................................................ 28

6. Trong Đau khổ lại chứa mầm Hy vọng ..................................................... 29

Xin dùng con theo Ý Chúa ............................................................................... 33

Bài hát: God will Make a Way ................................................................. 35

7. Hạnh phúc là một Hành trình, chứ không phải Điểm đến ! ................. 36

Những mảnh giấy cuộc đời ............................................................................... 41

Bài hát: Cát bụi ........................................................................................ 43

8. Bi hài nơi Khuôn mặt Con người trước Cái chết .................................... 44

Bài hát: Nếu chỉ còn một ngày để sống .................................................... 50

Còn gặp nhau… ................................................................................................ 51

9. Vết Thương- Khoét Sâu hay Chữa Lành? ................................................ 53

Tôi đã học biết rằng… ....................................................................................... 62

Xin dạy con biết… ............................................................................................ 63

Bài hát: Lời hát kinh cầu.......................................................................... 64

Bài hát: You Are Loved (Don't Give Up) ............................................... 66

10. Mạnh mà YẾU, Yếu mà lại MẠNH ! ........................................................ 67

Sống như là… ................................................................................................... 79

Bài hát: You raise me up .......................................................................... 80

11. “…Dù đời không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài…!” .......................... 81

Nhưng dù sao đi nữa… .................................................................................... 87

Bài hát: Yêu Đời Yêu Người ................................................................... 88

Soi lòng ............................................................................................................. 89

5

12. Luật cư xử với Chiếc xe đổ rác ................................................................... 90

13. Cần học để… Quên ! ................................................................................... 92

Bài hát: Chuyện người đàn bà 2000 năm trước ....................................... 96

14. “Bí kíp” để có Cuộc sống cân bằng và thanh thoát của vị Đạt-lai Lạt-

ma thứ 14 ............................................................................................................. 97

Dễ khó trong đời ............................................................................................. 104

15. Tự do hay Nô lệ ? ....................................................................................... 106

Chỉ mong… ..................................................................................................... 115

Bài hát: Ngài có đó…! ............................................................................ 116

16. Chú ếch và Nồi nước sôi........................................................................... 117

Bài hát: Let me fall... .............................................................................. 119

Bài hát: Hôm Nay Tôi Nghe ................................................................. 121

17. Trường Thao luyện Con tim .................................................................... 122

Bài hát: Đêm thấy Ta là Thác đổ ........................................................... 132

Nếu không có Tình yêu… ............................................................................... 134

18. Tình thương chân thật .............................................................................. 135

19. Tình yêu mạnh hơn sự chết! .................................................................... 140

20. Buồn… cười ! .............................................................................................. 142

Khóc & Cười ................................................................................................... 146

Bài hát: Chuyệns .................................................................................. 147

21. Vô tâm, vô tính, vô tình ............................................................................ 148

Anh em con đó… ............................................................................................ 152

22. “Lá Rách… đùm Lá Nát” .......................................................................... 153

Bài hát: Để gió cuốn đi .......................................................................... 156

23. Tiền là… “TỆ”, là “BẠC” ......................................................................... 157

Mua được và không mua được! ...................................................................... 164

24. Đánh giá vội vàng ! ................................................................................... 165

25. Tâm lý đám đông ....................................................................................... 167

26. Mẹ Têrêsa, Sứ điệp Yêu thương ............................................................. 172

Bài hát: Kinh Hòa Bình ........................................................................ 183

27. 7 Bài học làm người ................................................................................... 184

28. Tế nhị ........................................................................................................... 186

29. Phép Lịch sự trong Tâm hồn ................................................................... 192

30. Những Đức Tính biểu hiện Phép Lịch sự trong Tâm hồn ................ 195

31. Nụ cười trong Cung lòng Thiên Chúa .................................................. 210

Bài hát: Và Con Tim đã Vui Trở lại ..................................................... 214

Lời kết ................................................................................................................ 215

6

1

Ước mơ một Thế giới hoàn hảo hơn!

Lửa mới

hìn vào thế giới hôm nay, tôi không khỏi chán nản và

thất vọng khi đối diện với nhiều tình trạng xung đột,

thù hằn, loại trừ lẫn nhau. Điều này đã dẫn đến không

biết bao nhiêu tội ác khủng khiếp. Nhiều tệ nạn xã hội đã trở nên

những điều bình thường và cũng là điểm nóng để dư luận bàn tán

sôi nổi. Tư tưởng và lối sống của con người như bị cuốn phăng theo

những luồng thông tin hư hư thực thực, không biết đâu là giá trị

thật để theo…

Làm sao giải quyết những vấn nạn trên để tái tạo một thế giới

hoàn hảo và tốt đẹp hơn? Nghe câu hỏi này, người ta chỉ biết thở

dài ngao ngán mà than rằng “bó tay.com”. Họ cho rằng một thế giới

hoàn hảo chỉ tồn tại ở trên thiên đàng và đó chỉ là chuyện viển

vông, không tưởng… Thế nhưng, dù ai nói gì thì tôi vẫn luôn tin

rằng những điều tốt đẹp nhất thường đến từ những ước mơ đẹp và

xuất phát từ lòng khao khát muốn nên tốt hơn. Vì thế, tôi sẽ đánh

liều nói lên những ước mơ và lòng khát khao của riêng mình về một

thế giới hoàn hảo.

N

7

Trước hết, phần lớn người ta nghĩ rằng một thế giới hoàn hảo là

một thế giới ai ai cũng được hạnh phúc. Dầu vậy, tôi ước rằng tất cả

mọi người không chỉ được hạnh phúc ở trên thiên đàng sau khi chết

nhưng là được sống vui ngay trong cuộc sống trên trần gian này.

Mỗi người đều có quan niệm và mong muốn riêng về một thế giới

hạnh phúc của mình. Tuy vậy, hạnh phúc thật không ở đâu xa

nhưng rất gần trong tầm với của mỗi người. Nó được thể hiện trong

cuộc sống thường ngày, nơi những việc bổn phận rất bình thường

và trong những gì tôi đang có. Tôi thường khổ tâm khi so sánh

mình với người khác mà không nghĩ

rằng kho tàng hạnh phúc được chôn

giấu trong nhà mình, trong tâm hồn

mình. Và những gì mình đang có thì

luôn nhiều hơn những gì mình khao

khát kiếm tìm. Vấn đề là tôi không

nhận ra những điều đó mà thôi! Do

vậy, hạnh phúc thật hay không phần

lớn phụ thuộc nhiều vào “cách nhìn”

hay “nhãn quan tâm hồn” của mỗi người, mà cách nhìn thì có thể thay

đổi được. Thế nên, thế giới hạnh phúc như tôi mơ ước là điều có thể

thực hiện.

8

Hơn nữa, ngoài hạnh phúc tôi còn ước mơ rằng một thế giới

hoàn hảo phải là một thế giới khởi đi từ một tình thương yêu chân

thật. Dẫu rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người chính

là “yêu và được yêu” nhưng đó cũng là điều khó nhất khi đưa vào

thực hành cho đúng nghĩa trong thực tế. Làm sao để lịch sử thế giới

không còn là lịch sử của chiến tranh và tội ác? Làm sao để những từ

như xung đột, ghen ghét và thù hận, sự phân biệt đối xử và loại trừ… trở

nên lạ lẫm? Làm thế nào để người ta không còn đánh giá mọi sự

dựa trên giá trị của đồng tiền hay địa vị, trình độ cao thấp nhưng

đặt nền tảng trên thang bậc của tình thương yêu nơi con tim chân

thành? Đó là những câu hỏi muôn thuở và cần được trả lời nơi tâm

hồn mỗi người!

Tôi không ao ước tất cả mọi

người đều được trở nên giàu có

hay không còn nạn đói trên thế

giới nhưng tôi ước mọi người

quan tâm và chia sẻ với nhau

trong tinh thần “lá lành đùm lá

rách, rồi lá rách lại đùm lá nát”.

Tôi không muốn cuộc sống

không còn khó khăn nhưng tôi ao ước mọi người sát cánh bên nhau

vượt qua mọi trở ngại. Ít ai nghĩ rằng tình yêu thật thường được thể

hiện mạnh mẽ hơn thông qua những khó khăn như thế. Đành rằng

trên đời sẽ chẳng ai giống ai và mỗi người đều có mặt giới hạn của

mình nhưng không vì thế mà tôi phải ước ao mình phải là con

người hoàn hảo về mọi phương diện. Bởi vì, tôi tin rằng ngang qua

“cái nghèo nơi mỗi người” mà mọi người cần đến nhau và chẳng ai

“dám tự tin” chê trách khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Tình

yêu chân thành một lần nữa lại được thể hiện trong sự cộng tác và

hiệp nhất trong đa dạng. Mọi lầm lỗi, thiếu xót sẽ trở nên cơ hội tốt

để tha thứ, chịu đựng trong sự cảm thông. Ước mơ về thế giới hoàn

hảo phải là ước mơ về một tình thương chân thật. Tình thương chân

thật chính là năng lực nối kết tất cả, chữa lành tất cả và làm cho mọi

gánh nặng trở nên nhẹ nhàng.

9

Cuối cùng, ước mơ về một

thế giới hoàn hảo còn là ước

mơ hoàn thiện thế giới bé nhỏ

nơi tâm hồn mỗi người. Một

tâm hồn bình an sẽ tạo nên

một thế giới an bình, mọi tâm

hồn hạnh phúc sẽ làm nên

một thế giới vui tươi, thân ái.

Nghe có vẻ ngược đời khi cho

rằng thế giới hoàn hảo là thế

giới biết chấp nhận và vui sống với những giới hạn của nó. Theo

cách này, tôi sẽ không quá bấn loạn, chới với khi đối diện với

khuyết điểm của mình, mà cũng không quá bực bội khi chịu đựng

điều tôi xem là gàn dở của người khác. Một khi tôi chấp nhận mình

như mình là, tôi sẽ được tự do và sống trong cuộc sống thực sự là

mình. Và từ nay, ngay nơi mình đang đứng tôi sẽ thăng tiến con

người tôi trong ánh sáng của Sự Thật và Sự Thiện Hảo. Do vậy, ước

mơ về một thế giới hoàn hảo sẽ trở thành hiện thực khi nó khởi xuất

từ trong cái tâm bình an nơi mỗi người.

Nói cho cùng, ước mơ vẫn chỉ là mơ ước. Thế giới này sẽ “vẫn

như cũ” nếu tôi chỉ muốn thay đổi thế giới và người khác mà không

mảy may lay chuyển chính mình. Tuy nhiên, cho dẫu ước mơ về

một thế giới hoàn hảo như thế có vẻ hơi viễn vông nhưng đó cũng

là một bước cần thiết để biến những điều không thể thành có thể.

Hãy cho chính mình một hy vọng, hãy cho người khác một cơ hội,

hãy nhìn thế giới bằng một ánh mắt tích cực hơn nếu tôi là những

người có niềm tin. Niềm tin và hy vọng sẽ là ánh sáng mở lối đến

một thế giới hoàn hảo thật sự.

Hãy bắt đầu từ một ước mơ, hãy khởi đầu một ngày mới với khao khát

cho những gì tốt đẹp hơn…!

11/2011

10

Sức Mạnh của Ước Mơ

Ước mơ là những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Khi có ước mơ,

con người sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn,

và họ cũng cảm nhận thấy hạnh phúc hơn

trong từng hành động của mình

trên con đường thực hiện ước mơ đó!

Ước mơ cũng giúp cho con người khám phá

và phát huy hết được tiềm năng to lớn

đang ẩn giấu sâu trong họ.

Vì chúng ta chỉ sống một lần duy nhất trong cuộc đời,

vì vậy hãy mơ những ước mơ tốt đẹp,

và thực hiện ước mơ đó,

bạn sẽ thấy cuộc sống thật tuyệt vời!

(Khỏe Mới Vui.com)

11

Bài hát: I Believe In You (Je Crois En Toi)

(Tôi tin tưởng bạn)

Ca sĩ: Il Divo & Celine Dion

Lonely

The path you have chosen

A restless road

No turning back

One day you

Will find your light again

Don't you know

Don't let go

Be strong Một mình đơn độc

trên con đường bạn đã chọn,

Một con đường đầy khắc khoải,

Đừng ngoảnh mặt lại,

Bạn không biết sao?

Ngày nào đó,

bạn sẽ thấy lại Ánh sáng trong mình

Đừng buông xuôi,

Hãy mạnh mẽ lên!

Follow your heart

Let your love lead through the

darkness

Back to a place you once knew

I believe, I believe, I believe

In you Hãy lắng nghe con tim mình

và để tình yêu

dẫn bạn vượt qua bóng đêm,

Trở về nơi mà bạn đã từng biết

Tôi tin, tôi tin, tôi tin tưởng bạn.

Follow your dreams

Be yourself, an angel of kindness

There's nothing that you can not do

I believe, I believe, I believe

In you. Hãy theo đuổi những giấc mơ của mình,

Hãy là chính bạn, một thiên thần tốt lành.

Không gì mà bạn không thể làm được

Tôi tin, tôi tin, tôi tin tưởng bạn.

Tout seul . Tu t'en iras tout seul

Coeur ouvert . A L'univers

Poursuis ta quete .

Sans regarder derriere

N'attends pas . Que le jour

Se leve . Một mình đơn độc

Bạn hãy ra đi

Với trái tim rộng mở,

Đi vào thế giới

Theo đuổi những ước mơ của mình,

Đừng nhìn về phía sau

Đừng chờ đợi nữa

Vì một ngày mới… lại bắt đầu.

Suis ton etoile

Va jusqu'ou ton reve t'emporte

Un jour tu le toucheras

Si tu crois si tu crois si tu crois

En toi . Suis la lumiere

N'eteins pas la flamme que tu portes

12

Au fonds de toi souviens-toi

Que je crois que je crois que je crois.

Que je crois . En toi Hãy theo ánh sao của bạn

Ước mơ sẽ đưa bạn đến nơi,

Ngày nào đó bạn sẽ chạm đến được

Tôi tin, tôi tin, tôi tin tưởng bạn.

Hãy theo Ánh sáng trong bạn

Đừng dập tắt ngọn lửa

trong thẳm sâu tâm hồn mình.

Bạn có nhớ không!

Tôi tin, tôi tin, tôi tin tưởng bạn.

Someday I'll find you

Someday you'll find me too

And when I hold you close

I'll know that is true Sẽ có lúc tôi tìm thấy bạn

Và ngày nào đó

bạn cũng sẽ tìm thấy tôi

Và khi tôi ôm ghì lấy bạn

Tôi sẽ biết điều đó là thật.

Follow your heart

Let your love

lead through the darkness

Back to a place you once knew

I believe, I believe, I believe in you Hãy lắng nghe con tim mình

và để tình yêu

dẫn bạn vượt qua bóng đêm,

Trở về nơi mà bạn đã từng biết

Tôi tin, tôi tin, tôi tin tưởng bạn.

Follow your dreams

Be yourself, an angel of kindness

There's nothing that you can not do

I believe, I believe, I believe

In you. Hãy theo đuổi những giấc mơ của mình,

Hãy là chính bạn, một thiên thần tốt lành.

Không gì mà bạn không thể làm được

Tôi tin, tôi tin, tôi tin tưởng bạn.

13

2 Vượt quá ước mơ

gày xưa trên núi cao, có ba cây nhỏ bàn luận với nhau

về việc chúng sẽ làm gì khi trưởng thành. Mỗi cây đều

nói lên ước mơ và dự định của mình.

Cây nhỏ đầu tiên thán phục mặt trăng và những sao đêm, nó

nói :

- Khi tôi lớn, tôi muốn trở thành một chiếc rương chứa đầy vàng bạc

và những viên đá quý nhất trên thế gian.

Cây nhỏ thứ hai thích nhìn dòng sông trong xanh lấp lánh dưới

ánh trăng trước khi lao mình vào những ngọn sóng của biển cả, nó

nói :

- Khi tôi lớn, tôi sẽ trở thành chiếc thuyền lớn với ba cột buồm, được

lèo lái bởi một thuyền trưởng gan dạ hoặc một ông hoàng đầy quyền uy, để

tôi có thể đương đầu với sóng biển cả.

N

14

Cây nhỏ thứ ba thích nhìn ánh trăng của những ngôi làng,

những tia sáng lấp lánh trong đôi mắt của người đang yêu, và

những đốm sáng kỳ diệu của ánh nến nhảy múa trong đôi mắt của

những trẻ thơ trong ngày lễ hội, nó nói :

- Còn tôi, khi tôi lớn, tôi muốn trở thành vĩ đại, vĩ đại đến nỗi mỗi lần

người ta nhìn tôi, họ bắt buộc phải ngước cao đôi mắt, và như thế, họ sẽ

nghĩ tới Thiên Chúa.

Thời gian trôi nhanh, ba cây nhỏ trưởng thành và biến đổi. Rồi

một buổi sáng mùa thu, trời còn đẫm sương mù, có ba người tiều

phu lên núi, họ đốn ngã ba cây đại thụ, cột vào những con lừa và

kéo về nhà … Cây đại thụ đầu tiên được đẽo gọt theo đơn đặt hàng,

nó không thành chiếc rương chứa kho tàng quý giá… mà chỉ thành

chiếc máng ăn cho súc vật …

Cây thứ hai được đưa tới một xưởng gỗ gần biển, chả có người

chủ tàu nào muốn nó trở thành thuyền ba cột buồm cả, chỉ có một

ngư phủ đặt hàng, ông muốn nó trở thành tầu đánh cá nhỏ thôi.

Về phần cây thứ ba, người ta đẽo nó thành một cây xà ngang,

dựng dựa vào tường nơi xưởng mộc để hong khô cho nó được cứng

rắn .

Nhiều năm tháng trôi qua, ba cây đại thụ quên giấc mơ của

mình, chúng không còn chờ đợi gì nữa …

Cây đại thụ thứ nhất trở

thành máng ăn cho súc vật, nó

chả được bầy gia súc vuốt ve.

Cho tới một đêm đông …một

ánh sáng êm dịu chiếu trên nó.

Một đôi vợ chồng trẻ tới ở

trong chuồng bò. Ðến nửa

đêm, người nữ sinh hạ một trẻ

thơ, đặt trong máng lừa. Cây

đại thụ thứ nhất này hiểu rằng giấc mơ của mình đã thành hiện

thực.

15

Dưới trời mưa bão trên biển hồ, cây

đại thụ thứ hai nay đã trở thành chiếc

thuyền đầy mùi cá biển. Vào một buổi

chiều mùa hè, có một nhóm người muốn

sang bờ hồ bên kia, họ lên thuyền và

chợt một cơn bão chưa từng thấy ùa kéo

đến.

Có một người giống như một lãnh tụ

đứng dậy giữa thuyền, giang tay và dẹp

tan cơn bão. Như thế, cây đại thụ thứ

nhì hiểu rằng giấc mơ của nó đã thành hiện thực.

Ít lâu sau biến cố này, cả thành vang vọng tin đồn kỳ lạ: người

ta nghe nói về những con người bực bội, những tiếng la, tiếng giầy

trận của quân lính, điều đó làm ta cảm thấy được bạo lực, thù oán,

bất công…

Người ta đến lấy cây đại thụ thứ ba

nay đã thành đòn ngang. Họ đặt đòn

ngang vào thập giá, họ đóng đinh Con

Người. Bấy giờ, cây đại thụ thứ ba đã

hiểu rằng giấc mơ của nó đã được thực

hiện, vì từ nay, mỗi lần nhìn nó, người

ta sẽ nghĩ đến Thiên Chúa.

(Sưu tầm)

Một người đã băng ngàn lội suối để kiểm chứng cho rõ thực hư về danh

tiếng đồn đãi của Minh Sư.

Ông ta hỏi một đệ tử: "Minh Sư của anh đã làm được những phép lạ nào?"

"Này ông bạn, có những phép lạ khác nhau. Trong xứ bạn, người ta bảo

phép lạ là khi Thượng Đế làm theo ý muốn của một người. Còn trong xứ

chúng tôi, người ta bảo phép lạ là khi một người thực thi Thánh Ý

Thượng Đế!"

Anthony de Mello, SJ

16

Tất cả là Hồng Ân

Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,

những ơn con thấy được,

và những ơn con không nhận là ơn.

Con biết rằng

con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,

biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.

Con thường đau khổ vì những gì

Cha không ban cho con,

và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.

Tạ ơn Cha vì những gì

Cha cương quyết không ban

bởi lẽ điều đó có hại cho con,

hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.

Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha

dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con.

(Rabbouni – 100)

17

Bài hát: Tôi Muốn Sáng tác: Nguyễn Trung Cang & Lê Hựu Hà

Ca sĩ: Elvis Phương

Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên,

Tôi muốn sống như loài hoa hiền,

Tôi muốn làm một thứ cỏ cây,

Vui trong gió và không ưu phiền.

Tôi muốn mọi người biết thương nhau,

Không oán ghét không gây hận sầu,

Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau,

Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu...

Em có thấy hoa kia mới nở,

Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời,

Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi,

Giờ đâu còn tìm được nét vui...

Tôi muốn thành loài thú đi hoang,

Tôi muốn sống như loài chim ngàn,

Tôi muốn cười vào những khoe khoang,

Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn...

18

3

Khoảng lặng riêng mình

Khoảng Lặng

Đạm bạc để sáng chí - Tĩnh lặng để hiểu xa

~ Khổng Minh ~

àn đêm đã buông xuống với bao suy tư trầm mặc, với

cuộc sống bon chen bộn bề, với những nỗi buồn ở tận

nơi sâu thẳm mà chẳng biết than thở cùng ai?

Đôi khi, cần một khoảng lặng trong cuộc sống cho riêng mình.

Một khoảng lặng nhỏ bé để trút hết mọi tâm trạng u buồn, để nhìn

lại sau lưng ngẫm về phía trước, để nhấm nháp nỗi buồn vu vơ, để

ngắm nhìn cuộc sống. Một khoảng lặng để thả hồn theo cơn gió bay

đi, hay đơn giản chỉ là để tìm lại chút gì đó cho riêng mình…

Ta vẫn đi tìm “khoảng lặng” suốt chiều dài nỗi nhớ, vẫn tự dặn

là hãy thưởng cho mình những khoảnh khắc không tên, những phút

giây êm đềm sau những ngày miệt mài vất vả. Nhưng! Ấy thế mà ta

vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn vô hình, trong chính khoảng lặng đó ta

M

19

vẫn đi về với những trở trăn, những miền nhớ niềm thương, những

dằn vặt của trái tim vẫn khắc khoải đôi điều.

Đường đời mỗi người như một đường thẳng, khi chúng giao

nhau thì tạo thành ngã tư, hết ngã tư rồi thì vẫn sẽ là một đường

thẳng và rồi lại gặp ngã tư khác… Sự quẩn quanh, bế tắc nhiều khi

làm ta bất lực. Cuộc sống hiện đại hóa nên dường như con người

cũng đang biến hóa theo. Tất cả giống như một kịch bản viết sẵn,

khô khốc và gượng gạo.

Nhiều lúc tự hỏi rằng: Những trái tim đồng điệu, những con

người sống tình cảm thực sự giờ đây đâu còn nữa? Con người đang

dần biến mình thành những diễn viên chuyên nghiệp với những

mối quan hệ tính toán. Một đời sống tự do tự tại để không còn phải

gồng mình vì những guồng quay của cuộc sống thật không đơn

giản. Biết làm sao được khi mình cũng chỉ là một hạt cát vô danh.

Giữa dòng đời xô bồ, đôi lúc con người ta cũng cần một chút

thời gian để sống chậm, nhìn lại những gì đã qua, những gì đang tới

và cả ở trong tương lai xa lắc. Đôi lúc trong một bản nhạc sôi động

lại có khoảng lặng để đọng lại chút dư âm cho người nghe. Trong

cuộc sống cũng vậy, khoảng lặng giúp người ta nhận ra nhiều điều

mà bình thường không thể nào thấy được. Có ngẫm thì mới thấm,

có hiểu thì mới vương.

20

Có ai từng quen mà dường như xa lạ, có ai từng yêu mà đã chia

xa, có gì đó nhớ nhớ quên quên lẫn lộn trong tâm trí? Một chút gì

đó hờ hững và vô tâm mà đời sống thường nhật ta vẫn bắt gặp, ta

đã vô tình đi qua nhưng lại chẳng để lại dấu chân người?

Nhưng.. Khoảng lặng không thể tồn tại mãi mãi được… Giật

mình! Ta lại trở về với nhịp sống nhanh mạnh, lại tiếp tục đua chen

giữa cái dòng đời xô bồ. Nhưng có từ những khoảng lặng ta mới có

cái nhìn khác để khơi dậy trong tâm hồn mình những gì tinh túy,

thanh thản và bình yên nhất.

Cuộc sống ồn ào và tấp nập quá! Bận rộn thật đấy. Nhưng có lẽ

ai cũng nên dành cho mình một khoảng lặng để dừng bước trên con

đường đang đi. Một khoảng lặng để lắng nghe con tim lên tiếng.

Một khoảng lặng để mong thời gian ngừng trôi… Khoảng lặng nhỏ,

nhỏ thôi… nhưng đủ để yêu thương và giữ lấy yêu thương!

Các đệ tử hăng say tranh luận về căn nguyên sự bất hạnh

của nhân loại. Người thì bảo là do ích kỷ. Người khác lại

nói tại ảo tưởng cuộc đời. Người khác nữa lại cho rằng

không thể nào phân biệt giữa cái có thực và cái không thực.

Khi được hỏi ý kiến, vị Thầy đáp: Nhân loại đau khổ

chính vì không biết trầm mặc để trở về với nội tâm.

Anthony de Mello, SJ

21

Nếu có lúc…

Nếu có lúc bạn thấy lòng trống trải

Nên hiểu rằng đó là lẽ tự nhiên!

Tay chân còn có khi nghe thừa thãi

Vũ trụ còn… bao khoảng trống vô biên.

Nếu có khi thấy lòng buồn xa vắng

Lệ u hoài sau một cuộc chia phôi.

Hãy vui lên vì sau đó cuộc đời

Sẽ lật sách sang trang… hồn giấy mới.

Nếu bạn cứ quay cuồng, quen sống vội

Theo dòng đời hối hả bước chông chênh

Sẽ yêu sao sáng Chủ nhật yên lành

Mở khung cửa… ngắm bình mình tỏa nắng.

Khi bản chất dòng đời không phẳng lặng

Thì bao điều cay đắng hãy cho qua.

Và nhận ra hiện tại chính là quà

Ngồi thanh thản hiên nhà nghe chim hót.

Thích Tánh Tuệ

22

Bài hát: Dòng Đời Ngược Xuôi

Sáng tác: Lm. Duy Thiên

Ca sĩ: Khắc Dũng

Dòng đời ngược xuôi

Chúa ơi con biết về đâu,

về đâu con đi tìm Ngài?

Đi giữa chợ đời con bơ vơ,

năm tháng cuộc đời con ngu ngơ,

Chúa ở nơi nao xin thương một đời lắng lo.

Xin mở mắt con con hết u mê.

Để con thấy Chúa trong mọi người,

để con thấy Chúa trong cuộc đời

và để con thấy Ngài

trong chính cuộc đời của con.

Con luôn tin rằng

dù sao, dù sao Chúa vẫn thương con.

Dù sao Chúa chẳng bỏ con

khi con lỗi lầm khi con hững hờ.

Nguyện xin Chúa thương con hoài

cho con niềm tin vào một Chúa thôi.

Nguyện xin Chúa là con đường

xin dẫn con về tới quê an bình.

23

4 Thay đổi cách nhìn !

ại buổi diễn thuyết hàng trăm người, diễn giả bắt đầu

buổi nói chuyện bằng một bài tập nhỏ. Ông đưa ra một tờ

giấy trắng trên đó có một dấu chấm đen vào đặt câu hỏi

với hội trường: “Các bạn nhìn thấy gì?” Một người giơ tay phát biểu:

"Tôi thấy một điểm đen"; một người khác: "Đó là một vết mực đen"; lại

có ý kiến hài hước cho rằng: "Là một nốt ruồi". . . Hầu hết mọi người

trong khán phòng đều gật gù đồng ý với những ý kiến đó, họ đều

chỉ thấy mỗi điểm đen. Diễn giả để hội trường lắng xuống, nhìn

khắp lượt hội trường, giơ tờ giấy lên bằng hai tay, giật mạnh và hỏi

"các bạn không còn thấy gì nữa sao?". Bấy giờ mọi người mới ồ lên:

"Tờ giấy trắng và một chấm đen".

Người diễn giả mỉm cười và nói: "Cảm ơn những câu trả lời của

các bạn, dấu chấm đen này đúng là rất nổi bật trên tờ giấy trắng, tôi

đã làm ví dụ này với rất nhiều người và cũng nhận được câu trả lời

tương tự. Phần lớn chúng ta chỉ nhìn thấy vết đen, vết bẩn, nhìn

thấy cái xấu, cái sai của người khác mà lờ đi những khoảng trắng,

những cái tốt đẹp của người ta. Cũng dễ hiểu thôi vì đó là tâm lý

chung của con người, theo học thuyết của Abraham Maslow về nhu

cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác

nhau, phản ánh mức độ cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của

con người. Và bậc 2 của thang Maslow là nhu cầu về an toàn, thế

T

24

nên con người luôn luôn nhìn thấy điểm đen, cái xấu, nguy cơ . . .,

để đạt được mức an toàn tối thiểu về tính mạng và tài sản". Nói đến

đây, ông đưa mắt nhìn quanh khán phòng và đến đâu cũng bắt gặp

những gương mặt đồng tình ủng hộ.

Ông nói tiếp: "Cũng giống như chúng ta đối xử với mọi người

xung quanh, nếu bạn chỉ nhìn thấy cái xấu, cái sai, thì bạn chính là

người phải chịu dằn vặt đau khổ, trong bạn luôn thấy hoài nghi lo

lắng về mọi thứ diễn ra quanh mình. Thử nghĩ, một ngày bạn ăn vật

chất 3 bữa, là những thứ ngon, bổ, sạch, còn "ăn" tinh thần thì cả

ngày, thế mà bấy lâu nay chúng ta cho nhau ăn những gì? Có phải

cũng ngon và bổ như ăn vật chất. "Bới lông tìm vết hay đãi cát tìm

vàng" là lựa chọn của bạn, tìm điều tốt đẹp của người khác bạn sẽ

thấy sự tốt đẹp, tìm cái xấu, cái sai để bỏ đi những mối tương quan

chính là bạn đang tự hủy đi cơ hội của mình."

Ông dừng lại và đặt câu hỏi với hội trường: "Làm thế nào để sử

dụng tờ giấy này một cách hữu ích?" Có vài lời phát biểu: "Vẽ lên đó

một bông hoa; gập đôi tờ giấy thì là chúng ta có 2 tờ giấy trắng; . . ."

Diễn giả gật đầu và mỉm cười: "Vâng. Cảm ơn

các bạn. Thật đơn giản khi chúng ta thay đổi

tư duy, thay đổi quan niệm của mình về

những thứ xung quanh. Con người ai cũng có

mặt tốt, mặt xấu, có đôi khi mắc lỗi lầm,

nhưng chỉ vì cái xấu, vì những lỗi lầm mà

đánh giá sai về nhau thì quả là đáng tiếc. Bởi

có thể lỗi lầm đó chỉ nhỏ xíu như một chấm

đen chiếm 1/99 tờ giấy trắng, mà chúng ta bỏ

đi một tờ giấy đẹp, có nên chăng?"

Diễn giả kết thúc buổi nói chuyện của mình trong tràng pháo

tay không ngớt, họ nắm tay nhau, trao cho nhau nụ cười và những

cái nhìn trìu mến thể hiện tình nhân ái.

(Hoathuytinh.com)

25

5 Nợ là một Quà tặng

Nắng Sớm

hi nói tới từ “nợ”, có lẽ, ta vẫn nghĩ tới những món nợ:

nợ ngân hàng bao nhiêu tiền, nợ gia đình này gia đình

kia bao nhiêu ký thóc-ký gạo, nợ mấy ngày công mấy

tháng lương, nợ người này người kia mấy cây vàng…Và có nợ thì

phải lo để trả; trả không xong thì đâm lo lắng, buồn phiền, có khi

mất ăn mất ngủ, thậm chí còn chạy để “trốn nợ”. Như vậy, nợ ở đây

như là một “gánh nặng” đè trên vai con

người.

Đã gánh thì nặng là điều chắc chắn rồi!

Và khi trả được nợ ta như trút được một

gánh nặng trên vai! Nhưng cái nợ cứ muốn

kết bạn với ta; khổ nỗi ta thì chẳng muốn

chút nào! “Chả nhẽ” suốt cuộc đời này ta

phải mang trên vai một “người bạn” mà ta

chẳng hề quý, chẳng hề thích sao? Giả như ta

có “quẳng gánh nặng đi để vui sống” thì ta

có thực sự vui, thực sự hết gánh nặng không? Và lúc ấy ta là ai? Ta

K

26

không phải là một người trốn nợ sao? Nếu vậy từ “trách nhiệm”

trong cuộc đời còn ý nghĩa gì?

Nếu nợ là một gánh nặng, ngày sống của ta sẽ rất nặng nề, với

hàng khối công việc, với những mệt mỏi về thể xác, với những

người tôi chẳng hề muốn gặp nhưng vẫn cứ phải đối diện hàng

ngày, với những công việc dù không muốn cũng phải mang vác…

Thế nhưng, dù nợ có là gánh

nặng nó cũng giúp ta biết sống

trách nhiệm với cuộc đời: trách

nhiệm với những điều ta đã làm,

tức vay thì phải trả! Ấy vậy, nếu chỉ

dừng lại ở mức độ trách nhiệm với

cuộc đời tức phải lo mà trả nợ thôi

thì cuộc đời vẫn luôn là một gánh

buồn phiền đung đưa trĩu nặng

trên vai.

Cuộc đời sẽ bớt nặng, tươi vui và rực nắng hơn khi ta sống tâm

tình “Nợ là một quà tặng”: Nợ một ánh mắt, một nụ cười; nợ một cái

bắt tay, một lòng cảm thông,… nợ bạn bè, cha mẹ, người thân trong

những lúc nâng đỡ sẻ chia vui buồn… nợ cái hơi ấm tuổi còn trong

nôi!… Có khi là nợ một lời nói nhẹ nhàng, dễ thương và ngọt ngào

của một ai đó!… Quả thực, cuộc sống luôn cho ta những món nợ

như là những quà tặng. Nếu ngày nào ta cũng sống với tâm tình

“nợ” như là một món quà, là một sự trao tặng ta nhận được từ

người yêu thương, chắc hẳn cuộc đời của ta thật đẹp, thật đáng quý

và thật nhẹ nhàng!

Ấy vậy mà đi qua một con

đường hoa đẹp, chiêm ngắm cảnh

bình minh hay hoàng hôn, ngửi

mùi hương nhè nhẹ của những

cánh hoa vừa mới nở buổi sớm,

tản mạn với nhau những câu

27

chuyện đầu năm… có khi nào ta nghĩ mình đang nợ một ai đó ngoài

tiền bạc không nhỉ? Hay có khi nào ta nghĩ mình “nợ cuộc đời từng

tia nắng mai” như nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã đặt tâm tình “nợ”

của ông trên giai điệu bài hát “Vẫn nợ cuộc đời” không?

Vì cuộc đời “có những khi ước mơ chưa đầy mà đã vội vơi đi

rồi”, nên nợ không chỉ cho ta thấy trách nhiệm nhưng còn là biết ơn

cuộc đời! “Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm một ngày nữa

để yêu thương”; và “nếu chỉ còn một ngày để sống” tôi sẽ chọn một

ngày sống với tâm tình biết ơn đời, “đời cho ta” biết bao điều cao

đẹp! Biết đâu chính khi ta biết ơn đời, ta sẽ có được một thái độ

ngạc nhiên. Ngạc nhiên để khám phá quà tặng cuộc đời. Ngạc nhiên

thấy “nợ” cho ta “liên hệ” gắn bó với cuộc đời, gần gũi với tha

nhân!

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy,

ta có thêm ngày nữa để yêu thương.

Wake at dawn with a winged heart

and give thanks for another day of loving.

~ Khalil Gibran ~

28

Bài hát: Vẫn nợ cuộc đời !

Sáng tác: Nguyễn Nhất Huy

Ca sĩ: Lâm Hùng / Mỹ Tâm

Ta nợ cuộc đời hạt cơm sẻ đôi,

Ta nợ của người cuộc vui đã phai.

Bước đi trong đời xót xa câu cười,

Qua từng ngày dài còn ai với ai.

Ta nợ mặt trời từng tia nắng mai,

Ta nợ đường chiều mùi hương tóc mây,

Phố quen bao ngày nắm tay nhau về.

Ta nợ nụ cười người phu sáng nay

Cho đời nhẹ nhàng bước chân phong trần.

Ta nợ, còn nợ cuộc đời

Nợ từng hạt cơm sẻ đôi

Ta nợ, còn nợ bạn bè

Từng giọt cà phê đắng môi.

Nợ quê hương những khúc hát đưa nôi

Tiếng ru à ơi vẫn mang trong đời

Để ta quay về tìm nhau ngày mai.

Sống cạn vì đời, đời đâu có hay,

Ta lạnh vì tình, tình như lá bay.

Đã qua bao ngày ước mơ chưa đầy,

Ta nợ người thầy bài thi thuở xưa.

Ta nợ mẹ hiền lời ru dưới mưa,

Ta nợ người tình bài ca tiễn đưa.

Gấm hoa phai rồi lối xưa ta về,

Cha già bạc đầu vì bao nắng mưa,

Ta nợ cuộc đời áo cơm bao mùa.

29

6 Trong Đau khổ lại chứa mầm Hy vọng

Nhìn lại kinh nghiệm

của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Lửa Mới

au khổ là một thực tại khó có thể diễn tả hết bằng lời.

Phần lớn chúng ta khi đối diện với đau khổ đều chỉ cảm

thấy nỗi đau và nước mắt. Ấy vậy mà, đối với Đức cố

Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, mỗi chặng đường gian

khổ lại là mỗi chặng đường hân hoan. Ngang qua những gian nan

mà ngài phải nếm trải nhất là trong gian đoạn ở tù, chúng ta lại

nhận ra rằng ngài là một anh hùng về niềm tin và hy vọng. Chúng

ta sẽ không nhắc lại nhiều về đời sống của Hồng Y Thuận ở đây,

nhưng với ước mong khi nhìn lại những kinh nghiệm gian khổ đầy

phi thường của ngài lại có thể chiếu rọi một tia sáng nào đó vào

bóng tối vô vọng nơi cuộc sống chúng ta hôm nay.

Trước hết, một phương châm sống của Đức cha Thuận (lúc này

ngài đang là Giám mục) không thể không nói đến đó là “sống tích cực

trong giây phút hiện tại”. Quả là khó khi áp dụng điều này trong đời

Đ

30

thường thế mà Đức cha Thuận lại muốn sống phương châm này

ngay trong cảnh ‘vào tù ra khám’. Vào thời gian đó, quả thật ngài

không thể giúp gì cho Giáo Hội, nhưng ngài lại rất muốn sống cuộc

sống ngài một cách tích cực bao nhiêu có thể. Ngài luôn kết hợp với

Chúa và muốn thể hiện lòng mến Chúa ngay trong những khả năng

hạn hẹp của mình. Ngài không chỉ chu toàn cách tốt nhất những

bổn phận của mình mà còn giúp đỡ cho những bạn tù khác nữa.

Ngài cảm hóa và dần dần biến đổi đời sống họ. Ngay cả người cai

tù cũng phải nể và ‘chịu thua’ về thái độ sống, lòng tốt và cách thể

hiện tình yêu thương của ngài. Ngài luôn tin rằng tình yêu thương

có thể chinh phục được mọi sự ngay cả những gì cứng cỏi nhất.

Bên cạnh đó, ngài còn cố gắng bí mật viết ra những suy nghĩ,

những kinh nghiệm nơi nội tâm sâu xa của mình trên những tờ giấy

lịch tường để gửi tới an ủi cộng đoàn dân Chúa. Về sau, những bài

viết này được thu thập lại thành một tập sách khá nổi tiếng có tên là

“Đường Hy Vọng”. Dường như giây phút hiện tại lại quyết định tất

cả và đó phải là giây phút đẹp nhất! Cuộc sống được hình thành từ

những giây phút hiện tại cũng như việc chấm những chấm nhỏ để

tạo nên đường thẳng. Mỗi chấm của hiện tại nếu được cẩn thận trau

chuốt bởi những việc tốt sẽ tạo nên đường thẳng của lối sống đẹp

và đường đó phải là ‘Đường Hy Vọng’.

Không những thế, kinh nghiệm nơi những ngày tháng gian khổ

cũng mang lại cho Đức cha Thuận những bài học quý giá. Chúng ta

không thể tưởng tượng nỗi những khó khăn mà ngài phải chịu.

31

Những vất vả nơi chốn lao tù đã thử thách ngài hết sức nghiệt ngã.

Mười ba năm ở tù trong đó hết chín năm bị biệt giam quả thật

không đơn giản chút nào. Cảnh tượng nơi các xà lim thật hãi hùng:

nóng bức, tối tăm, tù túng, ngột ngạt, không chút tương lai, cùng

đường hy vọng… Nhiều lần, ngài cảm thấy hoàn toàn thất vọng và

như bị bỏ rơi, ngay cả đối với Thiên Chúa. Ngài quá đuối sức đến

nỗi không thể đọc hết một Kinh Kính Mừng… Trải nghiệm về

những đau đớn như thế đã tôi luyện ngài rất nhiều. Điều kỳ lạ là

ngài lại muốn được chịu đau khổ hơn nữa, không phải bởi vì ngài

thích điều đó nhưng chính qua những đau khổ như thế làm tăng

thêm cho ngài khả năng thấu cảm và giúp đỡ nhiều hơn cho những

yếu đuối của người khác. Qua chia sẻ của ngài, người ta nghe được

một câu nói đầy an ủi rằng: “Đau khổ quả là gánh nặng nếu chúng ta sợ

nó và cố gắng để tránh né. Nhưng, đau khổ sẽ là một kinh nghiệm ngọt

ngào nếu ta chấp nhận nó với lòng can đảm.” Nghĩ thế, ngài cảm thấy

tự do và bình tâm hơn vào thời gian đó. Ngài không muốn bám víu

lấy quá khứ, cũng không muốn phàn nàn và than vãn hiện tại

nhưng luôn hướng nhìn đến tương lai cách tích cực.

Hơn nữa, kinh nghiệm đáng chú ý

nhất của Đức cha Thuận chính là kinh

nghiệm về niềm tin và hy vọng. Sống

trong cảnh tù túng, ngài đôi lúc cảm thấy

lo âu và buồn phiền vì sự vô dụng của

mình. Thế nhưng, hình ảnh của Chúa

Giêsu trên Thánh giá đã giúp ngài phân

biệt ‘đâu là việc của Chúa và đâu là việc của

ngài làm cho Chúa’. Từ đó, ngài phó thác

hoàn toàn trong tay Chúa. Ngài chia sẻ

rằng mặc dù ta luôn cảm thấy chỉ sống

trong đau khổ và thất vọng nhưng thật

ra Thiên Chúa luôn ở với ta. Những lúc như vậy, sự buồn phiền,

thất vọng sẽ tan biến và phải nhường chỗ cho niềm vui và hy vọng.

Chính những kinh nghiệm có vẻ là đau khổ như thế lại trở nên

32

những lò nung tôi luyện đức tin ngài nên sắc bén và vững chắc. Về

sau, sau khi ‘rời khỏi’ Việt Nam, ngài dường như mất hết tất cả: mất

bạn bè, xa cách những người thân, bỏ lại Giáo phận mà ngài hết sức

yêu mến… Ít ai ngờ rằng, nhờ qua những chia ly, mất mát tạm thời

như thế về sau ngài lại trở nên người của Giáo hội toàn cầu, trở nên

một sứ giả của công lý và hòa bình, một chứng nhân của niềm tin và

hy vọng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Càng phải nói thêm

rằng căn bệnh ung thư vào cuối đời ngài cũng không thể dập tắt đi

niềm vui và óc hài hước của ngài. Khi nằm trên giường bệnh, có lần

ngài nói một cách dí dỏm “công việc cuối cùng của đời ngài là đón nhận

căn bệnh này bằng một nụ cười!”

Nhìn lại cuộc đời của Đức Hồng Y

Thuận quả thật không khỏi làm chúng ta

ngạc nhiên và sửng sốt về những việc

Chúa làm. Những nghèo nàn nơi những

khó khăn và gian khổ mà Đức Hồng Y

Thuận trải qua lại làm cho ngài trở nên

một người giàu có: giàu về đời sống nội

tâm, giàu về những trải nghiệm của kiếp

người, và nhất là ngài “giàu Chúa”, giàu

kinh nghiệm về Chúa. ‘Cửa chính có thể bị

đóng lại để vô vàn các cửa sổ được mở ra!’.

Bởi thế, kinh nghiệm mà mỗi người kitô

hữu cần có là kinh nghiệm cảm nhận

được Chúa kề bên ngay trong những đau thương mất mát; con

đường của người có niềm tin phải luôn là con đường của hy vọng,

vui tươi ngay trong nghịch cảnh. Đau khổ lớn nhất là đau khổ

không thấy Chúa, đau khổ không có hy vọng. Thiên Chúa sẽ chẳng

bao giờ để ta thất vọng khi ta đặt hết niềm tín thác vào sự quan

phòng và nhân hậu của Ngài.

“Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an… Phúc cho ai bị

bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ”. (Mt 5, 4.10).

01/2012

33

Xin dùng con theo Ý Chúa

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo Ý Chúa,

Làm chân tay cho người què cụt,

Làm đôi mắt cho ai đui mù,

Làm lỗ tai cho người bị điếc,

Làm miệng lưỡi cho người không nói được,

Làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đồng lúa,

Để đưa cơm cho người đói đang chờ,

Và đưa nước cho người họng đang khô,

Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,

Đem áo quần cho người đang trần trụi,

Đem mền đắp cho người rét đang run.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đường vắng,

Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,

Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,

Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,

Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,

Đem tự do cho những kiếp đọa đầy.

34

Lạy Chúa, xin cứ gửi con vào thôn xóm,

Đem an hòa cho những ai bất thuận,

Đem yên bình cho kẻ sống âu lo,

Đem ủi an cho người đang sầu khổ,

Đem niềm vui cho những ai bất hạnh,

Đem vận may cho người gặp rủi ro.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả,

Cho mọi người được hạnh phúc an vui.

Còn phần con, xin gửi hết nơi Ngài,

Là Thiên Chúa, là tình yêu, là lẽ sống,

Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,

Để tin yêu mà vui sống trọn đời...

NCĐ

“Chấm một chấm cho thẳng,

chấm này nối tiếp chấm kia… đường sẽ thẳng.

Sống một phút cho tốt,

phút này nối tiếp phút kia… đời sẽ thánh’’.

~ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ~

35

Bài hát: God will Make a Way (Chúa Sẽ Mở Lối)

Don Moen

Chúa sẽ mở một lối đi

ngay chính nơi dường như bế tắc cùng đường...

Hãy ngồi lại và nhìn xem

những gì Ngài đã làm cho bạn hôm nay... !

God will make a way

Where there seems to be no way

He works in ways we cannot see

He will make a way for me Chúa sẽ mở một lối đi,

Ngay chính nơi

dường như bế tắc cùng đường.

Ngài sẽ làm theo cách

mà chúng ta chưa thể nhận ra.

Ngài sẽ mở lối cho tôi.

He will be my guide

Hold me closely to His side

With love and strength

For each new day

He will make a way

He will make a way Chúa là Đấng chăn dắt tôi,

giữ tôi gần mỗi bước bên Ngài.

Bằng tình yêu

và năng lực mới cho mỗi ngày sống.

Ngài sẽ mở một con đường,

Ngài sẽ luôn mở một lối cho tôi.

By a roadway in the wilderness

He'll lead me

And rivers in the desert will I see

Heaven and earth will fade

But His Word will still remain

He will do something new today Nơi bước đường cô quạnh

Ngài sẽ dẫn bước tôi ,

Nơi hoang vu

Ngài khiến suối reo vui tươi.

Cho dù trời đất có tan biến đi,

nhưng Lời Ngài mãi không đổi dời.

Hôm nay đây,

Ngài sẽ làm điều gì đó đổi mới.

36

7 Hạnh phúc là một Hành trình,

chứ không phải Điểm đến !

Vercion Marcel

Thời điểm nào là hạnh phúc nhất?

húng ta thường cho rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý

nghĩa hơn một khi chúng ta lập gia đình, sinh con…

Sau đó chúng ta vỡ mộng vì con cái chúng ta còn quá

nhỏ, và tự nhủ rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn một khi chúng lớn

khôn.

Và chúng ta lại thất vọng khi con cái của mình đến tuổi niên

thiếu vì chúng ta lại phải chăm sóc và lo lắng cho chúng. Chắc chắn

chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi các con trưởng thành.

Chúng ta lại tự nhủ rằng cuộc sống rồi sẽ tốt đẹp hơn một khi

gia đình được ổn định, khi chúng ta tậu được một chiếc xe đẹp hơn,

khi chúng ta đi nghỉ hè thoải mái, và cuối cùng là khi chúng ta được

về hưu. Sự thật là không có một thời điểm nào tốt đẹp và hạnh phúc

bằng hiện tại cả.

Nếu không đúng, vậy thì thời điểm nào là hạnh phúc nhất?

C

37

Cuộc sống của bạn luôn

bị quay cuồng bởi các thách

đố, các đòi hỏi và yêu cầu.

Tốt nhất là bạn nên nhận thấy

rằng hiện tại là thời gian

hạnh phúc nhất của mình

mặc dù cuộc sống đầy rẫy

khó khăn và muộn phiền.

Hạnh phúc là hành trình,

chứ không phải là điểm đến.

Một thời gian rất lâu, tôi cứ ngỡ rằng cuộc đời của tôi sắp bắt

đầu. Một cuộc đời, cuộc sống thật sự.

Nhưng lúc nào cũng có nhiều việc xảy đến, một thử thách phải

vượt qua, vài công việc còn phải hoàn tất, vài việc khác cần phải

phân chia, còn vài hóa đơn phải thanh toán. Sau đó, thì cuộc sống

của ta sẽ bắt đầu…

Cuối cùng tôi mới khám phá ra rằng, chính những sự việc này là

một phần của đời sống chúng ta…

Từ cái nhìn này tôi thấy được rằng không có con đường nào đi

đến hạnh phúc cả.

Hạnh phúc chính là con đường mà chúng ta đang đi... đó là sống

với TÂM HIỆN TẠI.

Do đó, hãy trân quý và

hưởng mọi phút giây trong giờ

phút HIỆN TẠI…

Không nên chờ đợi nữa, chờ

đợi tốt nghiệp ra trường, chờ

đợi ngày trở lại trường, chờ đợi

xuống thêm vài ký, lên thêm

vài ký, chờ đợi việc làm mới,

38

chờ đợi ngày kết hôn, mong đợi đến tối thứ sáu, sáng chủ nhật, một

chiếc xe mới, đợi trả nợ xong, trông chờ xuân đến, hạ về, đợi đến

đầu tháng, cuối tháng, đợi nghe bản nhạc hay trong radio, chờ ngày

từ giả cõi đời, ngày tái sinh …… trước khi quyết định sống thật

hạnh phúc.

Không có một giờ phút nào quý cho bằng… Sống HIỆN TẠI!

Hãy sống và hưởng từng giây phút. Hạnh phúc là hành trình, chứ

không phải là điểm đến !

Ai là người có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của bạn?

Chúng ta hãy suy nghĩ và cố gắng trả lời các câu hỏi sau:

- Bạn hãy nêu ra tên 5 người giàu nhất thế giới.

- Tên của 5 Hoa hậu thế giới

- Tên 10 người lãnh giải Nobel gần đây nhất

- Tên 10 người lãnh giải Oscar gần đây nhất.

Bạn không trả lời được? Có thật sự khó không?

Không sao cả, không ai có thể nhớ những điều này.

Các tràng pháo tay rồi cũng chấm dứt !

Các giải thưởng cũng sẽ đóng bụi !

Các quán quân hoặc kẻ thắng cuộc rồi cũng sẽ bị quên lãng.

Chúng ta lại thử trả lời các câu sau đây :

- Bạn hãy nêu tên 3 thầy, cô trong cuộc đời bạn.

- Tên 3 người bạn đã từng giúp bạn trong những giây phút

khó khăn nhất.

- Hãy nghĩ đến vài người đã từng cho bạn những cảm giác

đặc biệt.

- Và 5 người mà bạn lúc nào cũng muốn gần gũi.

Và các câu này có vẻ dễ trả lời hơn, phải không bạn?

Những người có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của bạn,

không phải là những người “giỏi nhất”, họ cũng không là người

giàu nhất, và cũng không đoạt được một giải thưởng nào cả…

Họ là những người nghĩ đến bạn, lo lắng cho bạn và luôn ở bên

cạnh bạn khi bạn cần đến.

39

Tinh thần “cả hai cùng thắng” (win-win)

Cách đây rất lâu, ở một cuộc thi Thế Vận Hội tại Seattle, có 9 nhà điền

kinh khoẻ mạnh và cường tráng tham gia, họ chuẩn bị bắt đầu cuộc thi

chạy bộ 100 m.

Tiếng súng nổ báo hiệu

cuộc thi bắt đầu. Không phải

tất cả mọi người đều chạy,

nhưng tất cả mọi người đều

muốn tham gia và muốn thắng

cuộc đua.

Tất cả mọi người bắt đầu

chạy, nhưng có một thanh niên trượt chân và ngã quỵ xuống, và cậu ta

bắt đầu khóc.

Tám người kia nghe tiếng khóc .

40

Họ chạy chậm lại, quay đầu lại nhìn.

Cuối cùng họ ngưng chạy và quay

trở lại… Tất cả 8 người…

Một cô gái ngồi xuống và hỏi chàng

thanh niên bị trượt té, ”Đã thấy đỡ

chưa?“. Sau đó, tất cả 9 người vai sánh

vai cùng nhau bước đến lằn mức

thắng…

Tất cả khán giả đều đứng lên và

đồng loạt vỗ tay. Và tràng vỗ tay đã kéo

dài rất lâu

Tất cả mọi người chứng kiến sự

việc ngày hôm đó, thường kể lại chuyện này cho người khác nghe.

Tại sao vậy?

Vì tận cùng trong thâm tâm của chúng ta đều hiểu rằng, điều

quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là thắng cuộc.

Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là giúp kẻ khác thắng.

Mặc dù việc này có làm chậm công việc của chúng ta hoặc thay đổi

cuộc thi.

“Một ngọn nến không bị mất giá trị

khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác.”

41

Một ông thương gia kia nhìn thấy một ngư dân nằm nghỉ

ngơi, hóng gió trên chiếc thuyền. Ông ngạc nhiên và hỏi:

- Tại sao ông không thả câu để bắt cá?

- Tôi đã có đủ cá để dùng cho hôm nay rồi – bác ngư phủ trả lời.

- Tại sao ông không thả câu để có thêm nhiều cá nữa? – Ông

thương gia hỏi lại.

- Tại sao?

- Nếu có thêm cá, ông có thể bán và có nhiều tiền.

- Có nhiều tiền thì sao?

- Lúc đó ông có thể xây nhà lớn, mua xe hơi và cuộc sống của ông sẽ

sung túc.

- Sung túc rồi thì sao?

- Lúc đó ông có thể nghỉ dưỡng, an hưởng cuộc sống.

Bác ngư phủ cười nhẹ và ôn tồn trả lời:

- Chứ ông không thấy là nãy giờ tôi đang an hưởng cuộc sống của

tôi sao?

Anthony de Mello, SJ

42

Những mảnh giấy cuộc đời

Một tờ Giấy khai sinh

Đời bắt đầu từ đó

Khổ, vui.. rình lấp ló

Theo gót ta vào đời.

Rồi suốt bao năm trời

Miệt mài cùng sách vở

Phấn đấu cả một thời

Được mảnh bằng, ná thở!

Kế, nên chồng nên vợ

Một tờ giấy kết hôn

Từ đó xác lẫn hồn

Trói trăn vào ngục thất.

Xuôi dòng đời tất bật

Tranh đấu cùng bon chen,

Nhọc nhằn biết bao phen

Một tờ tiền “xỏ mũi”

Phải ra lòn, vào cúi

Mới được tờ “thăng quan”

Muốn ngó dọc, nhìn ngang

Phải bao lần khúm núm.

Bằng khen, ôi hí hửng

Danh dự được là bao!

Chút hư vinh sóng trào

Ai vỗ tay hoài mãi.

Tuổi chiều đời bải hoải

Đến phòng mạch mới hay.

Cầm giấy bịnh trên tay

Thở dài, từ nay khổ..

Một ngày buồn, nghỉ thở

Xuất hiện tờ điếu văn

Mấy mươi năm cõi trần

Giấy vàng.. bay đầy phố.

Mấy ai bừng tỉnh ngộ

Buông những tờ giấy trên

Giá trị đời đặt lên

Khiến ta thành nô lệ.

Mắc gì mà phải thế!

Gót chân mòn ngược xuôi.

Thôi đuổi bóng tìm mồi

Liền thảnh thơi cười nụ.

Hãy sống đời lạc trú

Với hiện tại đang là.

Từng ngày từng ngày qua

Hồn thăng hoa, tỉnh thức.

Mảnh giấy nào là thực

Khi hơi thở.. chê rồi?

Tất cả là trò chơi

Bởi loài người sáng tạo

Tương đối và hư ảo

Trên kiếp đời mong manh.

Ai buông giấy không đành

Còn chạy quanh mù mịt…

Thích Tánh Tuệ

43

Bài hát: Cát bụi Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Ca sĩ: Khánh Ly

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy,

Ôi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi.

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi,

Ôi cát bụi mệt nhoài

Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi,

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày.

Mặt trời nào soi sáng tim tôi

Để tình yêu xay mòn thành đá cuội,

Xin úp mặt bùi ngùi

Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.

Cụm rừng nào lá xác xơ cây

Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy,

Ôi cát bụi phận này

Vết mực nào xóa bỏ không hay...

44

8

Bi hài nơi Khuôn mặt Con người

trước Cái chết

Cảm nhận về bộ phim Departures (Tiễn Biệt)

Bộ phim Tiễn Biệt (Departures) là tác phẩm đã đoạt rất nhiều giải

thưởng quốc tế, trong đó có Oscar phim ngoại quốc xuất sắc nhất. Kết hợp

nhiều nét hài trong một câu chuyện đẹp, mang ý nghĩa sâu sắc, ”Tiễn biệt”

miêu tả thái độ của người sống đối với cái chết.

Trước đây, Daigo là nhạc sĩ chơi cello, trong dàn nhạc giao hưởng.

Khủng hoảng kinh tế buộc cả dàn nhạc giải tán. Daigo rời Tokyo, dẫn vợ

về quê. Ở đây, anh chàng Daigo mở tờ báo, tìm việc làm. Anh ta bắt gặp ở

mục rao vặt, dòng tin về một công ty mang tên là ”Khởi hành” đang cần

gấp nhân viên. Lập tức Daigo đến đây, xin một chỗ. Nhưng lầm to ! Tới

đó, Daigo mới vỡ lẽ : công ty này là Nhà đòn và họ cần một thanh niên để

đào tạo làm nghề liệm xác. Trớ trêu hơn nữa, ông chủ công ty, trong cảnh

goá bụa, hết lòng yêu mến Daigo và đối xử với anh thân tình như con đẻ.

45

Vừa lo thất nghiệp, vừa động lòng trắc ẩn, Daigo nhận việc, nhưng về

nhà, vẫn nói dối vợ, ngượng ngùng không thể thú nhận anh đang lao vào

một công việc bị mọi người ghê tởm và khinh bỉ.

Bởi chính trong cái chết mà hằng ngày Daigo chứng kiến và mó tay,

lau mình, trang điểm cho người chết, anh chàng nhạc sĩ lại tìm được lẽ

sống và nguồn hạnh phúc như chưa bao giờ có trước đó. Có thể, từng bưóc

một, chung đụng với cái chết, Daigo ý thức rằng cái chết cũng tự nhiên

như hơi thở, như chu kỳ của bốn mùa, như một lần vĩnh biệt mà ai ai cũng

sẽ nếm mùi, cho nên ai ai cũng nên sắp xếp hành trang để nhẹ nhàng chia

tay, ‘trở về Bến Lạ’.

Hơn nữa, bộ phim còn là mối tương đồng giữa lẽ sống và nghĩa tử.

Đạo diễn Yojiro Takita nói : “Không chỉ ở chủ đề cái chết, tôi muốn đặt câu

hỏi : Sống cách nào ?” ‘Departures’, ta có thể dịch là ‘Ra đi’, ‘Tiễn Biệt’

hay ‘Viễn du’, nhưng ở câu chuyện này, ra đi cũng là một chuyến trở về,

tiễn biệt lại là vận hội tái ngộ.

(Tổng hợp từ net)

Sau đây là một vài hình ảnh và cảm nhận về bộ phim:

46

Bi hài nơi Khuôn mặt Con người

trước Cái chết

Lửa mới

iếng đàn Cello của bộ phim “Departures” đưa người xem

vào tâm trạng lâng lâng, da diết của phận người khi đối

diện với cái chết. Dầu vậy, theo tôi cái da diết của tiếng

đàn không những để diễn tả sự tiếc nuối về sự ra đi vĩnh viễn của

người đã khuất nhưng đó còn là một âm dai nền kỳ diệu tạo nên

một khoảng lặng đủ cho tôi khi nghĩ về cái bi hài nơi khuôn mặt con

người trong kiếp nhân sinh.

Nhìn vào gương mặt của

người sống và người chết của

một đám tang tôi thấy rằng

dường như “người chết lại sống

và ngược lại người sống lại

chết?” Tại sao lại như vậy? Bộ

phim mở đầu với cảnh khâm

liệm một người vừa qua đời trong tiết trời mùa đông lạnh giá. Cái

lạnh này còn lạnh hơn khi người được khâm liệm đó lại là một

người đồng tính vừa mới tự tử. Cái chết này vì thế có phần rất khó

xử khi để lại cho ba mẹ của “cô” một sự nuối tiếc đến khóc không ra

nước mắt vì hai ông bà đã không chấp nhận và không nhìn mặt

T

47

“cô” trong thời gian dài và cứ cãi vã nhau suốt ngày về việc “cô”

“thay hình đổi dạng giới tính của mình”. Nhìn gương mặt bình an

và yên ả lạ lùng của “cô” chắc hẳn nỗi đau trong tâm tư đã vơi đi

phần nào. “Cô” chết mà như đang ngủ… Và dường như cứ như sự

thường thì người ta hay chờ đến giờ chết mới chấp nhận nhau thì

phải!

Cái chết của bố anh

chàng Daigo sau này

cũng vậy. Anh đã rất xót

xa khi nhìn nhận ra

khuôn mặt của cha mình

khi đã bất động. Khuôn

mặt mà anh cho là tệ hại không cần phải nhớ đến trong suốt hơn ba

mươi năm. Ngược lại, cha anh đã rất bình thản ra đi khi trong tay

vẫn còn nắm chặt “viên đá nhỏ tròn nhẳn”, đó là viên đá của sự

bình an và mãn nguyện… Những cái chết khác cũng vậy, dường

như bên cạnh sự bình thản của người chết thì đâu đó lại thấy sự dằn

vặt, nuối tiếc nơi khuôn mặt của người ở lại. Như vậy thì nên “ai

khóc cho ai”? Người chết ra đi để lại cho người ở lại nhiều điều để

suy ngẫm về đời sống của mình. Ở đây, ngoài việc khóc thương cho

người đã khuất tôi còn đang khóc cho những đỗ vỡ nơi lỗi lầm của

chính mình đối với người nằm xuống. Người ta đã rất đúng khi cho

rằng: “Khi tôi sinh ra tôi òa khóc và mọi người vui cười nhưng khi

tôi chết đi thì tôi lại vui cười còn mọi người lại òa khóc”!

Cái bi hài thứ hai là ở nơi việc khâm liệm và trang điểm. Tôi

khâm phục cách thức khâm liệm rất thành kính và tôn trọng người

đã khuất của ông chủ cũng như anh Daigo về sau. Đó là kinh

nghiệm rất thật của ông khi vợ ông qua đời. Chính vợ ông là khách

hàng đầu tiên của ông. Có lẽ ông đã dành hết cả con tim mình để

khâm liệm và trang điểm cho vợ ông lúc đó. Các đám tang khác

cũng vậy, phần lớn những người thân đều muốn người ra đi được

đối xử cách tử tế nhất dù sau đó tất cả sẽ được thiêu thành tro tàn.

Hơn nữa, tôi còn được đánh động hơn khi ông chồng có bà vợ mới

48

mất hớt hãi chạy ra tỏ lời cám ơn ông chủ và anh Daigo khi ông thốt

lên rằng: “vợ tôi chưa bao giờ đẹp như thế!”… Kể ra cũng kỳ lạ,

người đã chết mà lại đẹp hơn người khi còn sống! Theo tôi, cái đẹp

của người chết ở đây không hẳn là cái đẹp khi đã được trang điểm

và cho ăn mặc chỉnh tề nhưng xa hơn đó là cái đẹp khi được người

khác tôn trọng. Cái trớ trêu là dường như người ta cứ chờ đến khi

người thân chết rồi mới đối đãi ra hồn ra phép. Những chiếc áo đẹp,

những chiếc vớ, chiếc khăn thân thương nhất và cả việc trang điểm

cho đẹp lên có còn ý nghĩa gì đối với người đã chết? Tại sao lúc

đứng trước linh cữu mới nói lên lời cám ơn và xin lỗi? Những lời

nói yêu thương và quan tâm săn sóc có quá muộn màng chăng khi

người chết không còn cảm thấy gì? Tại sao lại chờ cho đến khi bất

động rồi mới nhìn mặt nhau?… Những câu hỏi này thật sự không

dễ dàng trả lời đối với tôi khi tôi chưa đụng chạm đến kinh nghiệm

những người thân mình trước sau sẽ ra đi. Quả thật, bộ phim làm

tôi phải suy nghĩ nhiều về cách hành xử của mình đối với cha mẹ,

anh chị em và những người thân, người bạn tôi và ngay cả những

người tôi có thành kiến, không muốn chạm mặt …

Hơn nữa, đối với tôi khuôn

mặt của mỗi người không chỉ

cái bề ngoài đẹp xấu nhưng đâu

đó còn khoác lên cả một quá

khứ của họ và đó là một huyền

nhiệm. Huyền nhiệm của khuôn

mặt con người cho tôi thấy rằng

không phải đợi đến lúc chết nhưng thật sự khi còn sống người ta đã

“vẽ nên khuôn mặt của nhau”. Khi tôi vui người khác cũng sẽ vui

theo, khi tôi giận dữ người khác sẽ không cảm thấy dễ chịu chút

nào. Vì thế, thay vì cứ muốn vẽ lên trên khuôn mặt mọi người

những nét căng thẳng, nhăn nhúm tôi sẽ cố gắng làm cho người

khác “đẹp hơn” với những nụ cười và sự niềm nở chân thành. Bởi

tôi tin rằng chẳng ai lại từ chối khi mình được quan tâm và tôn

trọng cách đúng đắn.

49

Tóm lại, bộ phim Departures với tiếng đàn Cello luôn là một

điệp khúc da diết đưa tôi vào huyền nhiệm nơi cái bi hài của khuôn

mặt con người trước cái chết. Cái chết có lẽ là một tiếng khóc cho

người ra đi nhưng lại là “cái cười sâu lắng” cho người ở lại. Việc

trang điểm, khâm liệm người chết cũng vậy, tôi tôn trọng và thành

kính trước một xác chết không chỉ là cho chính xác chết đó nhưng

còn là bài học dạy tôi cách “trang điểm và khâm liệm cách kính cẩn

cho những người đang sống” quanh tôi. Nếu được dùng tiếng đàn

Cello da diết xin cho tôi tấu lên khúc hát của nhạc sĩ Trịnh Công

Sơn trong bài Mưa Hồng rằng “…người nằm xuống nghe tiếng ru…

Cuộc đời đó... có bao lâu mà hững hờ! …”

12/2012

50

Bài hát: Nếu chỉ còn một ngày để sống

Nhạc sĩ: Hoài An – Nhiều ca sĩ

Cho tôi như bóng mây, lang thang qua cõi này

Cho tôi được ngắm sao trên trời, giữa hương đồng cỏ nội.

Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa

Cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người.

Cho tôi được sống trong tim người, bằng những lời ca.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà

Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ mơ tiếng mẹ cha.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu

Người tôi thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời

Làm sao ta đền đáp bao người,

nâng ta lên qua bước đời chênh vênh.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta chuộc hết lỗi lầm

Làm sao ta thanh thản tâm hồn, xuôi đôi tay đi giữa hừng đông.

Cho tôi như bóng mây, lang thang qua cõi này.

Cho tôi được ngắm sao trên trời, giữa hương đồng cỏ nội

Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa

Cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người.

Cho tôi được sống trong tim người, bằng những lời ca.

Nếu chỉ còn một ngày để sống,

muộn màng không lời hối lỗi chân thành.

Buồn vì ai, ta làm ai buồn? Xin bao dung tha thứ vì nhau.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp

Phải chăng ta có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an.

51

Còn gặp nhau…

Bài thơ “Còn Gặp Nhau” (trong tập thơ “Hãy Cho Nhau” Nhà XB

Trẻ -XB lần đầu/năm 2004) được nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương viết vào

năm 1993 – khi nữ sĩ bước vào tuổi 56.

Hơn 17 năm qua, bài thơ đã được rất nhiều người biết đến như một

bài thơ hay nhất của chị – vì đã chuyển tải đến cho người đọc một triết lý

sống rất gần gũi, an lạc thắm đượm Đạo vị!

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương

Tình người muôn thuở vẫn còn vương,

Chắt chiu một chút tình thương ấy

Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi

Bao nhiêu thú vị ở trên đời,

Vui chơi trong ý tình cao nhã

Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

52

Còn gặp nhau thì hãy cứ cười

Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi

Cho hương thêm ngát, đời thêm vị

Cho đẹp lòng tất cả mọi người.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chào

Giữa miền đất rộng với trời cao,

Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước

Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.

Còn gặp nhau thì hãy cứ say

Say tình, say nghĩa bấy lâu nay

Say thơ, say nhạc, say bè bạn

Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

Đi tìm chân lý – lẽ huyền vi

An nhiên tự tại – lòng thanh thản

Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

53

9

Vết Thương-

Khoét Sâu hay Chữa Lành?

Cảm nhận về bộ phim “The King’s Speech”

(Diễn văn của Nhà vua)

The King’s Speech là một bộ phim thiên về lịch sử dựa trên câu

chuyện có thật kể về vua George VI của nước Anh – cha của Nữ hoàng

Elizabeth II, đã lên ngôi một cách bất đắc dĩ sau khi anh trai của mình –

vua Edward VIII thoái vị.

Ngay từ khi còn là hoàng tử, vua George VI, có tên là Albert, đã

thường xuyên phải phát biểu trước công chúng. Oái oăm thay, ông mắc

chứng nói lắp vô cùng đáng ghét. Không ít thì nhiều, điều này ảnh hưởng

tới uy tín của hoàng gia Anh. Mặc dù ông đã tìm mọi cách để chạy chữa

nhưng đều vô dụng.

54

Người lo lắng, quan tâm tới Albert nhất chính là vợ ông, hoàng hậu

Elizabeth. Khi mọi hy vọng đang dần tan theo mây khói thì bà gặp được

Lionel Logue. Tuy không phải là bác sĩ, nhưng bằng những biện pháp đặc

biệt của mình, Lionel cải thiện đáng kể khả năng diễn thuyết của Albert.

Giữa họ dần hình thành một tình bạn đặc biệt.

Mối tương quan giữa Albert và Lionel được miêu tả tinh tế, sinh

động và liên tục thay đổi do bất đồng quan điểm, do hiểu nhầm thậm chí bị

ảnh hưởng bởi yếu tố lịch sử, chính trị. Vai trò của họ cũng hết sức đa

dạng, học trò – cố vấn, người bệnh – người chữa bệnh, vua chúa – kẻ tôi tớ

hèn mọn, để rồi cuối cùng là tình bạn mãi mãi theo thời gian.

Bộ phim, một cách khéo léo và quyết liệt, đặc tả vị vua ở vị thế con

người đời thường mà tật nói lắp của ông hoàn toàn có thể hiểu là nỗi khổ

tâm, khởi đầu mọi rắc rối để rồi khi khắc chế được, ông trở nên thật đáng

kính và quan trọng trong khoảnh khắc cả dân tộc đang lâm vào tình thế

hiểm nghèo. Không ai sinh ra là hoàn hảo nhưng có thể trở thành hoàn hảo

bằng cách nào đó! Bộ phim đã đoạt giải Oscar cho phim xuất sắc nhất cũng

như giải Liên hoan phim quốc tế Toronto 2010 do khán giả bình chọn.

(Tổng hợp từ net)

55

Vết Thương-

Khoét Sâu hay Chữa Lành?

Lửa Mới

ống trong phận người hữu hạn, phần lớn ai cũng một lần

cảm được nỗi đau nơi vết thương tâm hồn mình. Đó có thể

là những khiếm khuyết về mặt thể xác hay tinh thần,

những lầm lỗi, thất bại trong quá khứ, cũng có thể là những đối xử

bất công, những nỗi sợ hãi hay mặc cảm tự ti về gia cảnh, tài năng…

Những vết thương lòng thường âm ỉ ray rứt con người suốt cuộc

đời! Làm sao để chữa lành những vết thương tâm hồn? Có cần phải

khoét sâu mới chữa lành được vết thương lòng không? Bộ phim

“The King’s Speech” là những diễn tả rất thật giúp tôi đồng cảm

hơn với những tâm trạng của những cảnh đời mặc dù không nghèo

nhưng cũng được gọi là bất hạnh, mặc dù không cực nhọc nhưng

lại đắng cay từ trong thâm tâm.

Nỗi đau không tên !

Bộ phim kể về hoàng tử Albert (sau này là vua George VI của

nước Anh), người mắc tật nói lắp từ nhỏ. Tuy vậy, tật nói lắp của

Albert không phải bởi vì vấn đề ở nơi cổ họng nhưng phát xuất từ

S

56

tâm lý sợ hãi và mất tự tin đã ăn sâu vào con người anh từ trong

quá khứ. Ngay từ lúc lên năm, Albert đã bị trêu chọc và anh không

thể nói được điều gì khi bị người khác khiêu khích. Nỗi đau vì thế

càng bị dồn nén hơn. Theo thời gian, Albert mang một nỗi sợ hãi

khi đứng trước đám đông. Anh trở nên con người của tự ti, mặc

cảm và dễ nổi nóng với bản thân mình. Trong mắt mọi người anh

nghĩ anh chỉ là người vô dụng dù anh là Hoàng tử nước Anh và có

thể kế nghiệp vua cha trong tương lai.

Đặt vào tâm trạng của Albert tôi thấy rằng, đã là con người dù

là ai không ít thì nhiều đôi lúc cũng cảm thấy chới với khi đối diện

với những thực tại của những vết thương nơi lòng mình. Những vết

thương lòng nhiều lúc gây cho tôi sự sợ hãi và lo lắng không cần

thiết. Tôi không dám làm điều gì cả ngay khi tôi có khả năng làm

điều đó. Tôi không tự tin vào chính mình. Thêm vào đó, có lẽ phần

lớn các nỗi sợ hãi hiện tại đều phát xuất từ những ám ảnh tâm lý

một cách vô thức lúc tuổi nhỏ, do hình phạt hay sự châm chọc từ

phía người trong gia đình hay ngoài xã hội. Những chỗ yếu nhược

thay vì được đón nhận và chữa lành thì lại là chủ đề để người khác

trêu chọc như một trò hề. Một cách vô tình hay hữu ý sẽ làm cho vết

thương lòng tôi thêm sâu hơn. Cứ vậy, theo thời gian những vết

thương nếu không được khắc phục sớm sẽ lớn dần lên, rướm máu

trong sự dằn vặt bản thân. Kết quả

là tôi đóng lòng mình lại, sống

khép kín và tự cô lập mình, phòng

thủ bao nhiêu có thể để khỏi bị tấn

công. Tôi sẽ dễ bấn gắt với bất kỳ

ai, nhất là những người hay làm

cho tôi khó chịu…

Va chạm và tổn thương

Càng sống trong cuộc đời, tôi càng thấy rằng phần lớn các đau

khổ trong cuộc sống là do con người tự gây ra cho nhau và tôi cũng

không là ngoại lệ trong việc gây thương tích cho người khác.

Những vết thương lòng đôi lúc thật khó nhận ra vì đó là những gì

57

sâu kín nhất trong lòng mỗi người. Chẳng ai muốn “vạch áo cho

người xem lưng” cả, nên phải đủ tinh tế và nhạy cảm lắm tôi mới

nhận ra những vết thương đó nơi người khác. Biết được những vết

thương ấy, tôi sẽ tế nhị hơn trong cách cư xử của mình.

Trong thực tế, tôi đã từng hối

hận với những câu nói móc khóe

cho vui, những câu bông đùa

đụng chạm đến vết thương lòng

người khác dù vô tình hay hữu

ý. Những cái đâm thọc như thế

mới là đau đớn hơn hết vì sẽ làm

cho người bị tổn thương phải

sống trong tình trạng sống dở chết dở khi những lời đay nghiến đó

cứ vang mãi trong tâm hồn. Thay vì những lời an ủi khuyến khích,

tôi lại nhốt người khác trong cái nhìn thành kiến và kỳ thị. Phần lớn

những người khuyết tật, những người bị nhiễm HIV hay một dị tật

tâm hồn nào khác đều cảm thấy mình đau khổ không chỉ là ở nơi cố

tật họ mang lấy nhưng còn ở sự kỳ thị của mọi người đối với họ.

Thật đau đớn biết mấy khi họ bị xa tránh và không được đón nhận

như một con người. Thật ra, ai cũng có nỗi đau và yếu đuối riêng,

nhưng tại sao người ta lại cứ thích đến với nhau bằng sức mạnh?

Tại sao lại thích khoét sâu nỗi đau người khác trong khi vết thương

lòng mình đang lở loét? Trong một cuộc va chạm, không biết là ai

đúng ai sai nhưng tôi sẽ luôn đứng về phía người chỉ biết câm lặng

vì có nhiều người không thể thốt lên được điều gì để phân trần cho

nỗi đau riêng mình. Cái đau câm lặng như thế là sự “ngọng nghịu

đáng thương của tâm hồn”.

Bên cạnh đó, tôi cũng không lạ gì khi càng ngày càng có nhiều

người vốn bản chất hiền lành, dễ thương nhưng sau nhiều cuộc va

chạm lại trở nên cộc cằn, khó chịu, dễ nổi nóng và chống đối người

khác. Tôi thường tâm niệm rằng “người buồn cảnh có vui đâu bao

giờ”. Vì thế, tôi không trách họ vì họ không làm chủ được bản thân

nhưng tôi thấy thương cho vết thương lòng họ đã bị cuộc đời làm

58

cho chai sạn quá nhiều. Những người bị tổn thương khi đã chai sạn

lại trở nên một mầm mống để gây tổn thương cho người khác. Cuộc

sống vì thế lại càng tệ hại hơn. Trong một cuộc chiến không biết ai

thắng ai thua nhưng chắc chắn rằng cả hai không ít thì nhiều sẽ bị

thương tổn và gây không ít thiệt hại cho cả con người và môi

trường chung quanh.

Tha thứ cho chính mình

Tôi thường than trách cuộc đời đã gây

nên những tổn thương trong lòng tôi,

nhưng đâu đó những vết thương cũng

phát xuất từ nguyên nhân là tôi không tha

thứ cho chính mình. Lắm lúc những vết

thương và nỗi sợ hãi phần lớn cũng do

tính quá nhạy cảm của tôi thêu dệt nên và

nhốt tôi vào trong. Đâu đó chỉ cần một

ánh mắt lạnh nhạt thôi cũng làm cho tôi

đau nhói, một sự thiếu quan tâm thôi cũng

làm tôi đắng cay. Cứ vậy, tôi luôn sống

trong vòng luẩn quẩn, cứ gò mình nơi vỏ ốc của những định kiến và

mặc cảm tự ti mà không thoát ra được. Quả vậy, người “nghèo”

không đâu xa là chính bản thân mình. Đón nhận “cái nghèo” của

người khác đã khó, yêu thương “cái nghèo” của mình lại càng khó

hơn!

Chữa lành vết thương tâm hồn

Đến đây, điều làm tôi cứ mãi

trăn trở là làm sao để thoát khỏi

những sợ hãi và hàn gắn những vết

thương tâm hồn? Trong bộ phim,

Albert cũng được may mắn vì luôn

có bên cạnh một người vợ đầy cảm

thông và mang đến cho anh sự an ủi

khi anh ở trong tình trạng bế tắc,

59

khủng hoảng. Hơn nữa, anh còn được sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ

Lionel. Lionel muốn coi anh như một người bạn chí thiết. Lionel

muốn hiểu về quá khứ đã hình thành nên Albert để thấu cảm được

tâm trạng, nỗi đau nơi con người anh. Đôi lúc Lionel phải dùng đến

những cách làm cho Albert tức giận để kích thích khả năng nói của

anh… Kết quả là Lionel đã thành công nhờ kinh nghiệm và lòng

kiên nhẫn. Riêng bản thân Albert, anh cũng phải tập để chấp nhận

chính mình, mặc dù khó khăn nhưng anh luôn nỗ lực để khắc phục

yếu điểm bản thân. Albert được mệnh danh là ông vua nói lắp

nhưng tôi nghĩ rằng vương quyền của anh không phải ở việc anh kế

nghiệp vua cha hay ở khả năng diễn thuyết bằng ngôn ngữ nhưng ở

chỗ anh đã vượt thắng và làm chủ chính mình. Anh đã làm vua của

chính anh trước khi làm vua của cả nước Anh.

Khoét sâu hay chữa lành ?

Ở đây, để chữa lành một vết thương

vấn nạn có thể đặt ra là: Có cần phải

khoét sâu mới chữa lành được vết

thương không? Như thông thường, đối

với những vết thương thể xác, chúng ta

phải gìn giữ cẩn thận để tránh những va

chạm mạnh làm tổn thương và đau đớn,

lại càng phải chăm sóc thuốc thang hơn

để chóng lành. Dẫu rằng cũng có những

căn bệnh cần có cách chữa đặc biệt hơn như phải phẫu thuật để lấy

cho được chất độc và phần ung nhọt ra thì mới chóng khỏi. Trong

những tật bệnh hay vết thương tâm hồn cũng vậy, con tim là bộ

phận nằm bên trong nhưng lại là phần rất nhạy cảm và dễ bị tổn

thương nhất. Đã là người thì ai cũng có những khiếm khuyết gây

chướng tai gai mắt cho cả đương sự lẫn người chung quanh. Nhưng

thay vì phải nhẹ tay với nó trước, phần lớn ai cũng nghĩ rằng phải

khoét sâu mới chữa lành được hay nói khác hơn là phải làm cho

người đó đau mới giúp thực sự cho họ được thay đổi. Thực tế, được

mấy người có thể làm lương y đúng nghĩa trong việc dùng “thuốc

60

đắng dã tật”? Nhưng giả thử nếu có ai có ý tốt, sửa sai tôi bằng cách

phải làm cho tôi đau cho dù trước đó tôi không hiểu thì tôi xin hết

lòng cảm ơn và xin cứ tiếp tục kiên nhẫn với tôi. Còn nếu thấy mình

không đủ sức và kinh nghiệm để chữa lành bằng cách đó thì tôi can:

Xin đừng!… Vì như thế rủi ro có thể làm cho vết thương lòng tôi

thêm sâu và chỉ làm cửa tâm hồn tôi khép chặt hơn mà thôi!

Ai là “Lương Y” ?

Nhìn cách ứng xử của Lionel đối với Albert, tôi thấy rằng một

lương y thật sự cho tâm hồn phải là người rất tế nhị. Nếu anh đứng

ở vị trí của một lương y để chữa trị thì anh đã thất bại ngay từ đầu

vì phần lớn những ai được chữa đều tự thấy mình là đối tượng để

chữa bệnh, là con bệnh hơn là trong tư cách của một con người. Lý

do đơn giản nhất để tiếp cận có lẽ là trong tư cách của một người

bạn. Trong tình bạn, tôi thấy tôi muốn kề cận anh trong những lúc

khủng hoảng nhất của anh, thế thôi! Bao lâu anh chưa thật là người

bạn chí thiết của tôi thì anh đừng mong thay đổi bất cứ điều gì nơi

tôi, vì làm sao có thể góp ý cho tôi nếu anh chưa thật hiểu được con

người tôi và đón nhận những yếu đuối nơi tôi… Thật ra mà nói,

chẳng ai là lương y mãi của ai cả. Sống trong cuộc đời tự mỗi người

một lúc nào đó sẽ thấy mình cần được nâng đỡ về tinh thần từ một

ai đó, và một lúc khác tôi cũng là một cánh tay để đỡ nâng người

khác, một bờ vai êm ái làm vơi đi nỗi nhọc nhằn mà kiếp người sẽ

đôi lần nếm trải.

Tóm lại, bao lâu còn làm người

thì tôi vẫn còn khắc khoải trong “nỗi

đau không tên” nơi những vết

thương lòng. Dầu vậy, cảm được nỗi

đau nơi vết thương lòng mình, tôi sẽ

dễ cảm thông và tế nhị hơn với vết

thương lòng của người khác. Tôi vẫn

thường tự nhủ chính mình: cuộc đời

vốn dĩ đã nhiều nỗi nhọc nhằn thì

làm ơn đừng vì điều gì mà làm cho nhau thêm nặng lòng hơn! Sống

61

trong cuộc trần ngắn ngủi này, tôi nghĩ rằng chẳng cần phải làm gì

to tác vĩ đại để đáng tự hào, cùng nhau gánh vác những yếu đuối

của nhau là sống trọn kiếp người rồi!

Trong việc chữa lành vết thương, tôi luôn tin rằng, nếu không

thể khoét sâu để chữa lành thì những khiếm khuyết và vết thương

nếu được cảm thông và nâng đỡ có thể sớm được khắc phục. Hơn

nữa, để được giải thoát khỏi những tự ti chính tôi cũng cần có cái

nhìn lạc quan để tự tha thứ cho mình từ đó có thể chấp nhận và

sống vui với những khiếm khuyết.

Những nhân vật chính trong bộ phim cũng giúp tôi nhận ra họ

đâu đó trong cuộc sống đời thường. Vẫn còn đấy nhiều vết thương

mặc cảm tự ti của nhiều hoàng tử Albert khác đang cần được cảm

thông và nâng đỡ. Nhiều gia đình vẫn còn thiếu những cánh tay

nâng đỡ ủi an như vợ của Albert. Thế giới vẫn cần những lương y

trong tình bạn như Lionel để mang lại niềm tin cho những người

thất vọng, chán nản, tự ti…

Hãy chữa lành những vết thương tâm hồn thay vì tạo những hố

sâu cay đắng. Hãy mở lối thoát thay vì xây thêm những ngục tù.

Hãy tha thứ cho chính mình và cho người khác một cơ hội để được

giải thoát và tự do.

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để

tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ

bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại

tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4,18-

19).

12/2012

62

Tôi đã học biết rằng…

Tôi đã học biết rằng…

Cư xử tử tế thì quan trọng hơn cư xử đúng.

Tôi đã học biết rằng…

Một nụ cười là cách dễ nhất để cải thiện vẻ mặt của

mình và người khác

Tôi đã học biết rằng…

Ngày nào tôi không mỉm cười vui vẻ, ngày đó tôi

sống ích kỷ.

Tôi đã học biết rằng…

Ngày nào tôi không làm cho kẻ khác vui vẻ, ngày

đó tôi lỗi đức yêu người.

Tôi đã học biết rằng…

Khi có người nói với tôi: “Anh đã cho tôi một ngày

vui!” thì đó là ngày vui của tôi.

Tôi đã học biết rằng…

Khi tôi tìm cách trả thù ai đó, tôi chỉ làm cớ cho họ

tiếp tục làm tổn thương đến tôi.

Tôi đã học biết rằng…

Khả năng lớn nhất mà tôi cần đạt đến là khả năng

chấp nhận chính mình và đón nhận người khác.

Tôi đã học biết rằng…

Cách tốt nhất đối phó với những người hay kỳ thị

và khó chịu với tôi là cứ đối xử tốt với họ.

Tôi đã học biết rằng…

Tôi có thể luôn cầu nguyện cho một ai đó, khi

tôi không có cách nào khác để giúp họ.

(Sưu tầm và bổ sung)

63

Xin dạy con biết…

Ôi Giê-su, Thầy và Anh chí thánh,

Con hợp lời với những kẻ con thương:

Xin dạy con biết sống mỗi dặm đường,

Biết CHIA SẺ, biết cho đi như Chúa,

Biết ĐỐI DIỆN với nhọc nhằn đau khổ,

Biết KIÊN GAN đón nhận mỗi một ngày,

Biết MỈM CƯỜI khi gặp phải đắng cay,

Biết BƯỚC TỚI khi con hòng kiệt sức,

Biết CƯỜI VANG khi tim con muốn khóc,

Biết VỮNG VÀNG khi con phải chia ly,

Biết YÊU THƯƠNG khi con chẳng còn gì.

Biết THỨ THA khi lòng con muốn ghét,

Biết TIN TƯỞNG Ngài luôn luôn có mặt,

Biết GẶP NGÀI trong kinh nguyện của con…

RUTH MOYER GILMOUR

64

Bài hát: Lời hát kinh cầu Nhạc sĩ: Minh Châu

Ca sĩ: Ngọc Liên

Xin thắp lên một ngọn nến,

kính dâng trước nỗi đau con người

Xin khẽ rơi giọt nước mắt,

khóc cho những ai đang khổ đau

Xin góp thêm một lời hát,

cất lên giữa không gian ưu sầu

Xin giúp nhau vượt giông bão,

bước chung kiếp nhân sinh cùng nhau.

Lời hát bay qua muôn tinh cầu

Để cùng nương náu băng qua vực sâu.

Đêm dài tan biến trong tim người

Hát cho tình nhân ái loang qua biển khơi.

Hãy hát êm như câu kinh cầu

Nguyện cầu ân phúc cho muôn đời sau

Dẫu còn bao vết thương trong đời

Hát cho liền da vết thương trong lòng tôi.

65

- “Đời tôi tan nát như tấm gương vỡ” – một khách hỏi thăm nói –

“Linh hồn tôi đã hoen ố. Có niềm hy vọng nào cho tôi không?”

- “Dĩ nhiên là có chứ” – Thầy nói – “Có một điều có thể làm hàn

gắn lại mọi sự tan vỡ và tẩy sạch mọi vết nhơ.”

- “Điều chi thưa Thầy?”

- “Sự tha thứ.”

- “Tôi phải tha thứ ai.”

- “Tha thứ tất cả: cuộc sống, Thiên Chúa, người xung quanh

và nhất là tha thứ chính mình.”

- “Phải làm sao để tha thứ như vậy?”

- “Hãy nhận hiểu rằng không ai đáng trách cả. Không một ai

đáng trách!” Thầy nói.

Một người bị dao động tinh thần đến gặp vị Thầy xin giúp đỡ.

- Ngài hỏi: “Con có thực sự muốn được chữa trị hay không?”

- Người đó thưa: “Dạ muốn, nếu không thì con đến đây làm gì?”

- Vậy mà đa số người ta vẫn thường có thái độ như thế.

- Thưa Thầy tại sao vậy?

- Bởi vì họ sợ đau đớn khi phải thực sự chữa trị. Họ chỉ

muốn xoa dịu vết thương thôi.

Vị thầy nói lại với các đệ tử:

Những người muốn thăng tiến mà không muốn hy sinh chịu khó,

thì cũng giống như kẻ muốn chữa trị mà không muốn chịu đau.

Anthony de Mello, SJ

66

Bài hát: You Are Loved (Don't Give Up!) Bạn được yêu thương (Đừng buông xuôi!)

Josh Groban

Don't give up

It's just the weight of the world

When your heart's heavy

I...I will lift it for you. Đừng buông xuôi

Đó chỉ là gánh nặng của cuộc đời mà thôi.

Khi trái tim bạn trở nên nặng nề,

Tôi sẽ nâng nó lên giúp bạn.

Don't give up

Because you want to be heard

If silence keeps you

I...I will break it for you. Đừng buông xuôi

Bởi vì bạn muốn được lắng nghe.

Nếu bạn bị sự thinh lặng giam hãm,

Thì tôi, tôi sẽ phá vỡ nó cho bạn.

Everybody wants to be understood

Well I can hear you

Everybody wants to be loved

Don't give up

Because you are loved. Ai cũng khao khát được thấu hiểu

Vậy nên, tôi có thể lắng nghe bạn.

Ai cũng khao khát được yêu thương.

Đừng buông xuôi,

Vì bạn được thương yêu.

Don't give up

It's just the hurt that you hide

When you're lost inside

I...I will be there to find you.

Đừng buông xuôi,

Đó chỉ là nỗi đau bạn cố chôn giấu thôi.

Lúc bạn lạc lối trong chính mình,

Thì tôi, tôi sẽ lên đường tìm kiếm bạn.

Don't give up

Because you want to burn bright

If darkness blinds you

I...I will shine to guide you. Hãy đừng buông xuôi,

Vì bạn mong được tỏa sáng.

Nếu bạn chìm trong bóng tối,

Thì tôi sẽ chiếu tỏa ánh sáng soi dẫn bạn.

Everybody wants to be understood

Well I can hear you

Everybody wants to be loved

Don't give up

Because you are loved.

You are loved

Don't give up

It's just the weight of the world

Don't give up

Every one needs to be heard

You are loved Bạn được yêu thương mà,

Hãy đừng buông xuôi.

Đó cũng chỉ là gánh nặng của cuộc đời mà thôi.

Hãy đừng buông xuôi.

Ai cũng cần được lắng nghe,

Và bạn luôn được yêu thương.

67

10 Mạnh mà YẾU,

Yếu mà lại MẠNH !

Lửa Mới

“Nếu có tự hào, tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi.

Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” ~ St. Paul (2Cr 12, 5.10) ~

ôi là người hay lo lắng, bối rối, tự ti mặc cảm với nhiều

điều khi so sánh với người khác… Tại sao tôi lại là người

yếu mà người khác lại mạnh, tại sao tôi nghèo mà người

khác lại giàu, tại sao người khác hay mà tôi lại dở, tại sao người

khác được mà tôi lại không? Tại sao, tại sao và tại sao…? Vô vàn câu

hỏi bao hàm những sự so sánh ‘mạnh-yếu’, ‘giàu-nghèo’, ‘hay-dở’

‘được-không’’lắm lúc làm tôi chới với, đứng không vững trước lời

khen tiếng chê của người đời. Cứ thế tôi loay hoay mãi nơi những

giới hạn của chính mình. Đây là một “lối mòn” mà tôi phải khổ sở

khi phải đối diện với nó trong suốt cuộc đời. Làm sao để thoát khỏi

cái vòng luẩn quẩn này? Khi nào tôi là mạnh, khi nào tôi yếu? Cuộc

đời chẳng nhẽ cứ phải mệt mỏi gồng mình để đọ sức hơn thua,

mạnh yếu mãi sao?…

T

68

Nghịch lý tính hai mặt của cuộc sống

Sinh ra trong cuộc trần thì ai cũng được cả hai mặt, có người

mạnh về mặt này thì lại yếu về mặt kia. Chẳng ai hoàn toàn yếu đến

nỗi không có mặt mạnh nào, cũng chẳng ai hoàn thiện đến nỗi

chẳng có mặt yếu nào. Một người được coi là mạnh hay yếu thì luôn

đi kèm với một đặc tính nào đó chứ không thể nói ‘mạnh’ hay ‘yếu’

một cách chung chung. Về mặt con người, người ta thường nói

người mạnh là người bên ngoài có cơ thể khỏe mạnh với sức lực

dẻo dai, bên trong có tinh thần kiên vững chịu đựng trước mọi

nghịch cảnh. Về mặt gia cảnh, người được coi là mạnh thế hơn khi

anh được sinh ra trong một gia đình quyền thế, giàu có, được mọi

người kính nể. Về mặt tài năng, thế mạnh của anh được thể hiện ở

một năng khiếu nào đó vượt trội, giỏi hơn so với người chung

quanh…

Nói như thế, mạnh hay yếu cũng luôn được nhìn trong một

cảnh huống và luôn được so với ai đó hay đối tượng nào đó nhất

định. Anh có vẻ mạnh thế ở đây và bây giờ nhưng ở hoàn cảnh hay

vào lúc khác thế mạnh của anh lại không được hữu dụng nữa, có

khi thế mạnh nó lại trở thành thế yếu. Những việc nặng thì người có

69

sức lực lại có thế mạnh, nhưng nơi những việc cần sự khéo léo thì

sức mạnh có khi lại là một trở ngại.

Hơn nữa, đã là con

người thì “tốt luôn khoe mà

xấu luôn che”. Khi nhìn vào

người khác phần lớn tôi chỉ

nhìn thấy và ao ước mặt

trội của họ mà thôi còn cái

giá họ phải trả giá đằng sau

thì tôi lại ít để ý đến. Sự

giàu có là điều nhiều người

mong ước, nhưng ít ai thấy

được đằng sau đó là những

nỗi lo lắng, mất ăn mất ngủ

khi phải lo giữ của và tác

hại của “nhàn cư vi bất thiện”, rồi “rảnh rỗi sinh nông nỗi”. Trong

khi một người nghèo đơn sơ thì được an nhàn thảnh thơi, và câu nói

“đói mà sạch, rách mà thơm” lại trở nên có giá trị. Cũng thế, mấy ai

hiểu được đằng sau vinh quang của một người đẹp, nổi tiếng lại là

sự trống vắng cô đơn, mệt mỏi khi

phải đối diện với nhiều tương

quan không mong muốn và mất

tự do về sự bảo mật đời sống

riêng tư…; trong khi một người

bình dân giản dị lại được tự do,

bình an, vui vẻ… Thật ra mà nói,

“thích nổi tiếng cũng là thích sự

mệt mỏi khi phải sống trong mắt

người khác” và “sự nổi tiếng luôn

đi liền với sự quấy rầy”...!

Nhìn chung mọi sự trên đời

luôn có tính hai mặt của nó,

nhưng phần lớn ai cũng thích

70

nhìn vào mặt phải hơn mặt trái. Cái nhìn một mặt là cái nhìn không

thực và là mầm mống của bất an sau đó khi phát hiện ra mặt trái

của điều mình đang theo đuổi. Vì lẽ đó, không phải tôi không được

những điều tôi muốn nhưng ở chỗ tôi có đủ sức để chịu đựng mặt

trái của những “tác dụng phụ” có thể xảy ra không? Trớ trêu hơn,

điều mà tôi cho là yếu hèn, nghèo nàn lại là điều mà những người

nổi tiếng, giàu có mong ước mà không được. Thế nên trên đời này,

tôi chẳng thể đánh giá được ai hơn ai cả, vội vàng đoán xét cái trước

mắt là một sai lầm lớn!

Hoàn hảo là cộng hợp những điều có vẻ không hoàn hảo

Cái khó là ai cũng muốn mình được hoàn hảo và mong muốn có

được tất cả. Thực tế cuộc sống thì chẳng bao giờ như vậy! Điều lạ

lùng là: sự hoàn hảo của cuộc sống thường là sự cộng hợp từ những

cái có vẻ không hoàn hảo theo cách thế “tương trợ lẫn nhau”. Ví

như trong một thân thể có các bộ phận khác nhau với các chức năng

khác nhau thì mới làm lên tổng thể là con người. Trong một gia

đình, một xã hội cũng vậy, mỗi người đều có vai trò, khả năng riêng

thì mới tạo nên một cộng thể đa dạng và tốt đẹp…

Tôi đã từng nghĩ giả thử nếu ai cũng hoàn hảo cả thì thế giới

quả là “chán lắm” vì mỗi người là một hòn đảo chẳng ai cần đến ai.

Nghĩ là vậy, nhưng khi đối diện với những tương tác giữa con

người với nhau tôi lại thấy thật khó để có được sự hòa hợp tốt đẹp

71

như tôi mong muốn. Nghịch lý là ở chỗ đó, tuy nhiên giá trị cuộc

sống không hẳn ở vẻ bề ngoài nhưng còn ở giá trị tinh thần nữa. Cái

hoàn hảo hơn của cuộc đời không phải đến từ sự dễ dàng và thuận

lợi nhưng còn ở sự nỗ lực dựng xây và thích ứng với mọi hạng

người, với mọi cảnh huống cuộc sống. Vượt qua giới hạn mới là sự

hoàn hảo hơn sự không có khuyết điểm nào, sự đau thương mất

mát có thể xảy ra nhưng ở đó lại trổ sinh lòng kiên nhẫn và tình

thương. Đó chẳng phải là điều kỳ diệu hơn sao!

72

Tất cả đều là ơn huệ và quà tặng

Nhìn lại mình, những gì tôi cho là có được chẳng phải tự mình

mà có nhưng tất cả đều là quà tặng và ơn huệ. Tôi đi vào cuộc đời

này với hai bàn tay trắng, với cả tấm thân này cũng chẳng phải tự

mình hình thành nên; và khi tôi rời bước ra đi cũng sẽ là như vậy.

Tôi đã từng tự hào về những nỗ lực của tôi về các mặt khác nhau

nhưng nhìn lại chẳng phải do tự sức tôi mà có thể làm được điều gì

nếu không có các phương tiện hỗ trợ. Điều này ví như một người

nông dân tự hào về vụ mùa của mình nhưng chẳng bao giờ nghĩ

rằng nếu không có đất, có nước, không gian thời tiết, và ngay cả hạt

giống cũng như sức khỏe thì cũng chẳng thể làm được gì. Khi tôi

ngủ thì cây cối vẫn lớn lên đấy chứ! Cũng vậy, người ta thường so

sánh, đua chen với nhau điều này điều kia nhưng khi không có

“ánh sáng mặt trời” chiếu sáng thì “ai cũng tối như nhau”mà thôi!

Hơn nữa, khi còn đang trẻ khỏe, đang có tất cả mọi sự tôi

thường tỏ ra khó chịu khi có ai nhắc đến sự không may có thể xảy

ra để rồi phủ nhận cách quyết liệt... Một lúc nào đó sự thật sẽ là cơ

hội cho tôi được sáng mắt! Tôi thường cho mình nổi nang, hơn hẳn

người khác về sức khỏe và vẻ đẹp ư? Chỉ một cơn gió thoảng thôi

cũng làm tôi ủ rũ héo tàn! Tôi hay tự mãn về tài năng mình ư? Chỉ

cần một chút chấn động nơi một nơ-ron thần kinh thôi cũng đủ làm

tôi kiệt quệ. Tưởng đã an phận nơi gia tài vốn liếng của mình,

nhưng “hỡi ôi!” chỉ trong một đêm thôi mở mắt ra thì đã “tay trắng

73

trắng tay”, lại thêm nợ nần, tù tội… Sự leo lét, yếu đuối của tuổi già

và bệnh nan y là một sự “hốt hoảng” cho tôi khi chợt nhận ra những

điều cả đời mình tìm kiếm lại trở nên vô nghĩa và chóng tan như

“sương buổi sớm”. Sự thật là như vậy, cuộc đời “lên voi rồi lại xuống

chó”, “nay còn mai lại mất”, tôi chẳng bao giờ làm chủ được điều gì

mà tôi cho là “mạnh”, là “có” cả. Nghĩ cũng thật buồn cười vì tôi cứ

hay so đo những điều mình “được cho mượn”, những điều không

phải của mình hoàn toàn!

Tôi cũng thường hậm hực than trách ông Trời không ban cho tôi

những điều như tôi muốn. Nhưng tôi đâu biết rằng ông Trời vốn

chẳng thiên vị ai và tôi đã có đủ những điều tôi cần rồi. Nghĩ là như

vậy nhưng tôi cũng chẳng chịu tin vì tôi luôn muốn những điều

người khác có mà tôi chưa có và cứ “đứng núi này trông núi nọ” mà

không biết mình muốn gì nữa. Tôi cũng như những đứa bé cứ thích

vòi quà mẹ cho được cái này cái kia nhưng mẹ thường nói rằng: “có

những điều mẹ sẽ cho ngay nếu thấy con cần, còn những điều không thích

hợp cho con lúc này thì mẹ chưa thể cho vì nó sẽ gây hại cho con”. Thuốc

bổ là tốt nhưng nếu dùng quá liều thì “lợi bất cập hại”. Điều này

cũng như cho con quá nhiều tiền trong khi nó không biết dùng tiền

cho mục đích chính đáng. Nếu cho nó tài năng mà nó dùng tài năng

để gây hại cho người khác thì chẳng nên chút nào. Vì thế, không

phải tôi không nhận được gì nhưng ở chỗ là tôi có đủ khả năng để

nhận và sinh ích chung hay không mà thôi!

74

So sánh khập khiễng là mầm mống đỗ vỡ và đau khổ

Khi cảm thấy mình thua thiệt, tôi hay tự trấn an mình rằng:

“Nhìn lên thì mình không bằng ai, nhưng nhìn xuống thì không ai bằng

mình”. Biết là nên nhìn xuống trước, nhưng tôi cũng phải nhìn lên

để bắt chước cái hay của người khác chứ! Nghĩ là vậy nhưng cái

mệt mỏi là: phần lớn tôi thích nhìn vào cái hay, cái đẹp của người

khác rồi sinh lòng ghen tỵ và muốn vượt thắng người khác để tự

hào về mình, hơn là vì lý do hoàn thiện chính mình. Ước muốn thì

tốt nhưng động cơ bên trong lại chẳng lành mạnh chút nào. Thời

gian sẽ cho thấy rằng dù có đạt được những điều người khác có thì

những cái đạt được đó rồi cũng chẳng đi đến đâu mà lại càng làm

cho tôi bất an và thêm sinh lòng ghen tỵ, kiêu hãnh. Trong thời đại

tiện nghi hôm nay, có rất nhiều nhu cầu cảm thấy là rất “cần”

nhưng không “thiết” thực, nên “có đó rồi để xếp xó” là như vậy!

Cũng phải nói thêm rằng, khi tôi cố tỏ vẻ ra mình là người mạnh

và hơn người thì tôi đang là người yếu lắm lắm! Cứ như thế là tôi

đang trên đà đi xuống vì tôi không cần cố gắng nữa, mà có cố gắng

thì cũng là sự đắc chí bất an. Một người mạnh thì chẳng bao giờ

muốn tỏ ra như thế trước mặt người khác thì mình mới là mạnh vì

75

“hữu xạ tự nhiên hương”. Thêm vào đó, cái “mạnh” cái “có” thường

đi kèm với sự kiêu hãnh và tự mãn. Khi như vậy, tôi thường có xu

hướng “coi trời bằng vung, coi người khác như rơm rác” và trở nên

“cứng đầu cứng cổ” chẳng ai nói được. Sự tự mãn như thế được đồng

nghĩa với sự “khó ưa”, hay nói mạnh hơn là “chảnh”, “thấy là

ghét”… Thật sự, nếu có được mọi sự tôi ao ước mà trở nên một kẻ

đáng ghét thì tôi chẳng muốn chút nào!

Thật ra thì ai cũng yếu như nhau cả thôi nhưng ai cũng muốn

đến với người khác bằng điểm mạnh. Sở dĩ như thế, cách nào đó là

để tôi che lấp điểm yếu mình và chèn ép người khác xuống mà thôi.

Khinh chê, chỉ trích người khác cũng là cách tinh tế để tôi tỏ ra là

mình hơn người. Nhà văn Nam Cao đã từng nói: “Kẻ mạnh không

phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải

là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình ”. Cũng vì sự so sánh và

cạnh tranh không lành mạnh mà nảy sinh ra biết bao lòng thù hận,

ghen ghét, tự ái và đổ vỡ nơi thâm tâm chính mình, trong gia đình

và ngoài xã hội. Mỗi người đều sinh ra và lớn lên trong những hoàn

76

cảnh khác nhau nên không ai có thể lấy mình làm tiêu chuẩn để

đánh giá người khác. Nếu ở trong hoàn cảnh của họ có thể tôi còn tệ

hơn họ nữa...! Mọi sự bực mình, tức giận phần lớn xảy đến cho tôi

đều xuất phát từ việc lấy mình làm “khuôn mẫu” như thế…

Vượt lên trên “mạnh-yếu” để sống thật với những điều bình thường

Yếu đuối thì ai cũng có và không dễ ngày một ngày hai lại có

thể khắc phục được. Dầu vậy, người can đảm nhận mình yếu là

người đang mạnh lên vì biết mình đang ở đâu và sẽ phải cố gắng

vươn lên thế nào. Tôi có ra sao thì cứ thể hiện mình như vậy thì mới

là người mạnh thật sự chứ không tự lừa dối và ảo tưởng về mình.

Thật ra chẳng cần phải so sánh thì tôi mới tốt lên nhưng động lực

chính là tôi “chấp nhận mình như mình là” và vui với điều đó, như

vậy cũng là một nỗ lực lớn lắm rồi!

77

Nếu có so sánh thì tôi chỉ nên so sánh mình với mình ngày hôm

qua. Bắt đầu từ nơi mình đứng, chứ không bắt đầu từ chỗ đứng của

người khác vì họ cũng đang phải nỗ lực như tôi mà thôi. Nhìn

gương sáng người khác là để tôi cố gắng hơn từng bước một chứ

không phải để bằng ai cả hay so sánh hơn thua. Bổn phận của tôi

hôm nay thì tôi cứ làm và nỗ lực hết mình trong những điều nhỏ bé

bình thường, vì niềm vui thực thường đến từ đó. Cuộc sống quả

thật có những điều bình thường nhưng chẳng tầm thường chút nào!

Suy cho cùng, ‘mạnh’ hay ‘yếu’, ‘có’ hay ‘không có’ đó chỉ là

“nhất thời” theo cách nhìn chủ quan của mỗi người trong dòng đời

đầy biến chuyển. Người mạnh thật sự không phải là người hoàn

hảo hay tỏ ra mình mạnh nhưng ở chỗ là chấp nhận và sống vui

cách tự nhiên với những điểm yếu của mình và người khác. Những

cái tôi cho là yếu đó lại trở nên sức mạnh và hữu ích cho tôi “để tôi

không tự mãn về điều gì cả”.

“Cái túi ham muốn” của con người là vô hạn nên chẳng thể có

điều gì hữu hạn mà lại có thể làm no thỏa “cái túi không đáy” đó.

78

Điều quan trọng là tôi phải được tự do với những gì tôi có chứ

không phải là tôi ‘có’ hay ‘không có’ cái gì hay ‘mạnh’ hay ‘yếu’ ở

điểm nào. Cái gì đến thì nó sẽ đến, điều gì đi thì nó phải đi. Không

giới hạn mình vào bất cứ điều gì hữu hạn thì tôi sẽ trở nên vô hạn.

Hay nói đúng hơn “không có gì cả nhưng lại có tất cả”…

Có lẽ, đã đến lúc người ta sẽ không còn so sánh với nhau về địa

vị sang-hèn, giàu-nghèo, hay-dở, hơn-thua, mạnh-yếu hay ai đúng

hơn ai nữa, nhưng là xem đằng sau những “thăng trầm” đó chính

mình có thực sự “Vui, Bình an và Thanh thản không?” từ trong sâu

thẳm tâm hồn!

Phúc thay ai có tâm hồn NGHÈO KHÓ, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5,3)

6/2014

KHỎE, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống NHẸ

KÍNH, không phải là đối với Trên, mà là xử với DƯỚI

ÐẸP, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở LẠI

XẤU, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại CÁCH SỐNG

KHÉO, không phải tạo điều To, mà là làm điều NHỎ

HAY, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự THÚ VỊ

BUỒN, không phải vì Bên Ngoài, mà ẩn ở BÊN TRONG

~Đức Đạt Lai Lạt Ma~

79

Sống như là…

Đời chật chội khiến lòng ta... sống hẹp,

Đường quanh co nên nhân thế quanh co?

Ngày nắng hạ biến ta thành sa mạc

Ngó đau thương... hồn vô cảm, ơ thờ...

Tôi không đợi mong anh bao hoàn hảo

Vì chính mình đã toàn vẹn gì đâu!

Chỉ xin thắp trong trái tim hoài bão

Sống trên đời ý nghĩa... biết thương nhau.

Sẽ sai sót nếu nghĩ mình luôn đúng

Và mọi người ai nấy cũng đều sai.

Người biết sống, sống giữa nghìn khác biệt

Vẫn nhìn nhau, thông cảm, biết quan hoài.

Trong bóng tối ta vẫn nhiều cố tật

Chớm buông lời... liền nghĩ đến tự thân

Ai cũng có những niềm riêng, bí mật

Để cho yên, thì khoảng cách thêm gần.

Lòng như nắng trải đều, không một phía

Hồn như mưa, mưa khắp cả ngàn phương

Tình như gió, gió tỏa về muôn hướng

Sống như là... không cố chấp. Yêu thương...

Thích Tánh Tuệ

80

Bài hát: You raise me up (Ngài nâng con lên)

Sáng tác: Secret Garden's Rolf Løvland -

Brendan Graham

Ca sĩ: Josh Groban

When I am down and, oh my soul, so weary;

When troubles come and my heart burdened be;

Then, I am still and wait here in the silence,

Until you come and sit awhile with me.

Khi con quỵ ngã và ôi! tâm hồn con chan chứa u hoài,

Khi những buồn lo bủa vây, đè nặng trái tim con.

Lúc đó, con chỉ biết đứng đây và đợi chờ trong lặng thinh,

Cho đến khi Ngài đến và ngồi lại bên con giây lát.

ĐK: YOU RAISE ME UP, SO I CAN STAND ON MOUNTAINS;

YOU RAISE ME UP, TO WALK ON STORMY SEAS;

I AM STRONG, WHEN I AM ON YOUR SHOULDERS;

YOU RAISE ME UP... TO MORE THAN I CAN BE. Ngài nâng con lên, nên con có thể đứng vững trên những ngọn núi cao,

Ngài nâng con lên, để con có thể băng qua cả đại dương ngập tràn bão tố.

Con sẽ mạnh mẽ hơn khi con được ở trên đôi vai của Ngài.

Ngài nâng con lên… hơn cả những gì con có thể vươn đến.

There is no life - no life without its hunger;

Each restless heart beats so imperfectly;

But when you come and I am filled with wonder,

Sometimes, I think I glimpse eternity. Sẽ không có cuộc sống nếu thiếu vắng khao khát sống,

Mỗi trái tim khắc khoải đều lỗi nhịp đập không ngơi.

Nhưng khi Ngài đến và làm con tràn ngập ngỡ ngàng,

Đôi khi, con nghĩ mình tựa như đụng chạm tới Vô biên.

81

11

“…Dù đời không yêu ta,

hãy cứ yêu thương hoài…!”

Cảm nhận về những quan điểm sống

Hồ Tịnh Thủy

Hàng ngày, mỗi buổi sáng, tôi thức dậy

với một tâm hồn mới hơn ngày hôm trước.

ôi lăng xăng đi, ăn, sống và cười trước những niềm vui

nho nhỏ, lăng xăng hạnh phúc với những yêu thương tôi

nhận được từ người thân quanh mình.

Tôi cố gắng sống thật tốt và trao đi thật nhiều cho những người

tôi gặp, quen và quý mến. Nhưng bỗng một lúc, tôi nhận ra (không

cố ý, rất vô tình vì tôi vốn nhạy cảm), có người không thích tôi, nói

quá hơn là họ… ghét tôi, biểu hiện qua nhiều lời nói, thậm chí là

hành động khác nhau. Có thể, họ nghĩ tôi sẽ không biết vì trước mặt

tôi, họ vẫn tỏ ra rất tốt nhưng tôi nhận ra vì phải nói lại, tôi cực kỳ

nhạy cảm.

T

82

Tôi không phải là người ủy

mị, yếu đuối và dễ buồn với

những lý do bé kiểu như trái

nho nhưng thú thật, cảm giác

đầu tiên khi tôi biết có người

không thích mình đó là… hụt

hẫng. Cao hơn thế là buồn nếu

tôi và họ thân nhau. Cao hơn

nữa là sự dằn vặt bản thân mình, tự hỏi, “tôi đã làm gì sai khiến

người ta ghét ” khi tôi đã đặt người ta vào một góc quan trọng trong

trái tim mình.

Tôi nhìn lại mình, săm soi từng góc ký ức để tìm cho bằng được

cái hạt sạn đã gây ra điều đó. Tôi tìm, mỏi cả “con mắt” nhưng

chẳng thể nào thấy vì tôi nhớ, tôi biết, tôi tin, tôi chưa từng làm gì

có lỗi với họ một cách cố ý, chưa từng ghét họ, thậm chí, tôi thương

họ và dành nhiều sự quan tâm tới họ. Cũng rất tự nhiên, việc tìm

kiếm đó khiến nỗi buồn trong tôi vơi đi nhanh chóng, hụt hẫng biến

mất hoàn toàn. Vì với tôi, sự thanh thản trong tâm hồn là điều quan

trọng nhất giúp tôi vui sống mỗi ngày. Tôi thanh thản, tôi mãn

nguyện, tôi hạnh phúc.

Bạn à, tôi thương bạn, đó là quyền của tôi. Và bạn ghét tôi, đó là

quyền của bạn. Tôi không có quyền, không có lý do gì và hơn hết

tôi không thể ép người khác thương mình khi lòng họ không mong

muốn. Tôi tôn trọng “cái sự ghét” của bạn. Tôi lặng lẽ tự tách mình

ra cuộc đời bạn, tôi sẽ mỉm

cười và đi qua cuộc đời bạn

như một làn gió, không hề

trách cứ, không hề giận dỗi,

không hề hận thù.

Tôi nói vậy, bạn đừng vội

ghét tôi thêm vì nghĩ tôi cố

tình tỏ ra bao dung khi đã

không ghét ngược lại bạn.

83

Thật lòng, tôi không hề đủ bao dung cho người khác như bạn nghĩ.

Tôi không trách cứ, không hận thù… trước hết là vì bản thân tôi. Vì

tôi biết, nếu tôi trách cứ, hận thù, cay cú bạn, người đầu tiên mệt

mỏi và khổ tâm đó chính là tôi chứ không phải bạn. Thế nên, tôi

chọn cách lặng im, chấp nhận và đi qua.

Tuy nhiên, khi tôi không ghét bạn mà bạn lại ghét tôi, tôi trao đi

mà không được nhận lại, tôi cũng tự ái lắm chứ. Tôi là con người,

trái tim tôi làm bằng máu thịt và linh hồn nên hẳn nhiên là tôi biết

buồn, biết đau, biết khổ. Tôi tự ái, tôi giận, tôi buồn, có thể tôi sẽ

phản ứng lại rất nhanh ngay lúc ấy bằng những lời nói hay hành

động không nên có. Nhưng tuyệt nhiên, tôi không hề tiếc nuối với

những gì tôi đã cho đi. Không hề nói “giá như”, “đáng lẽ”… tôi

không nên trao yêu thương cho bạn.

Cũng phải nói lại rằng bạn đừng vội ghét tôi thêm vì nghĩ tôi tỏ

ra bao dung. Đơn giản, khi tôi cho đi dù không nhận được từ bạn

điều gì cả nhưng tôi vẫn cảm thấy vui, từ trong chính trái tim mình.

Khi cứ giữ khư khư những yêu thương ấy, tôi sẽ khổ tâm bởi cái ý

niệm, tôi ích kỷ, tôi bé mọn, thế nên, tôi không hề tiếc nuối.

Theo thời gian, tôi phát hiện ra, có nhiều người ghét tôi, không

lý do, chỉ đơn giản, thấy là ghét. Điều đó khiến tôi vừa buồn, vừa

cười, rồi thành… buồn cười, dẫu tôi không hề muốn. Bạn có thể

ghét tôi khi tôi chẳng làm gì bạn cả. Nhưng chẳng phải như thế, bạn

sẽ thấy mệt mỏi khi nghĩ về tôi hay sao?

Và cũng theo thời gian, tôi

nhận ra, có những người không

thích tôi vì những lý do rất “đặc

biệt” dù tôi có yêu thương họ

hay là không. Bạn tỏ ra không

thích tôi bởi bạn là người có

nhiều nỗi buồn hay u sầu trong

khi tôi lúc nào cũng cười, lạc

84

quan và yêu đời. Khi tôi vui và hạnh phúc, bạn thờ ơ, khi tôi nói tôi

buồn, bạn tỏ ra hả hê. Tôi cho đó là sự ghen tị.

Bạn à, bạn không phải là tôi, cho nên, đến suốt cuộc đời này,

bạn chẳng bao giờ hiểu được con người và cuộc sống của tôi. Tôi

không muốn kể lể ra nhiều điều để minh chứng điều đó mà chỉ

muốn nói với bạn rằng ai đó cười chưa hẳn là người ta đang vui, ai

đó yêu đời, lạc quan không có nghĩa đời họ được nhiều suôn sẻ,

may mắn. Mỗi con người đều có cuộc sống, hoàn cảnh riêng, có

niềm hạnh phúc và nỗi đau riêng.

Sao phải ghen tị với tôi chỉ vì tôi hay cười, tỏ ra lạc quan và yêu

đời? Biết đâu, bên trong cái vỏ bọc “sáng sủa” ấy, trái tim tôi đang

đau khổ, mục nát vì những mất mát của cuộc sống nhưng tôi đang

cố tỏ ra vui vẻ để chống chọi với đời thì sao? Dẫu vậy, tôi vẫn

không hề trách bạn bởi tôi biết đời bạn đã quá buồn rồi, tôi mong

bạn cười thật lòng. Vì khi bạn cười, nghĩa là bạn đang vui, bạn sẽ

không ghét tôi nữa, tôi sẽ có thêm nhiều niềm tin vào cuộc đời này,

để tôi vui sống.

Bạn tỏ ra không thích tôi vì tôi thành công ở một lĩnh vực nào

đó mà bạn không có. Cái sự không thích này tôi cũng cho đó là

ghen tị. Nhưng bạn có biết rằng, để đạt được thành công ấy, tôi đã

bỏ ra bao nhiêu công sức, bao nhiêu mồ hôi thậm chí là nước mắt

không? Bạn ghét tôi, bạn có thấy vui không hay càng ghét, bạn càng

thấy buồn cho chính mình?

Thậm chí có lúc bạn mong

tôi không còn tồn tại trên cõi

đời này. Nhưng có chắc, khi tôi

đau khổ, chết đi, bạn vẫn vui và

thanh thản bởi lương tâm của

mình? Tôi không bao giờ lấy sự

ghen tị của người khác làm

niềm tự hào cho riêng mình bởi

tôi muốn niềm vui được nhân

85

lên chứ không bớt đi. Mà niềm vui chỉ được nhân lên khi nó được

chia sẻ thật lòng. Nếu bạn chia sẻ cùng tôi, tôi sẽ vui còn bạn sẽ thấy

nhẹ nhàng hơn cho chính mình.

Còn nhiều người không thích tôi bởi những lý do khác nữa. Tôi

từng buồn, nhưng nỗi buồn đó trôi qua rất mau, tựa như một cơn

mưa bất chợt giữa mùa hạ. Tôi biết, sống trên đời này, chẳng có ai là

hoàn hảo cả, chẳng có ai chỉ có người ghét mà không có người

thương và ngược lại.

Thế nên, tôi trân quý hết tất thảy những phút giây ngọt ngào,

hạnh phúc mà cuộc sống ban cho, trân quý hết thảy những ai yêu

thương mình. Nhờ có những phút giây ấy, nhờ họ, tôi thấy cuộc đời

đẹp biết bao, đáng sống và đáng hy sinh biết bao. Cuộc đời, suy cho

cùng, mọi thứ đều tiêu tan đi, chỉ có tình thương là ở lại.

Bạn ghét tôi, nếu điều đó khiến bạn có thêm niềm vui sống thì

bạn cứ việc. Và hãy yên tâm, rằng tôi sẽ không ghét lại bạn. Vì thật

lòng, tôi chưa từng ghét ai, dù họ có gây ra cho đời tôi nỗi đau nào

đi chăng nữa. Tôi sợ ghét, tôi sợ hận, sợ sự khổ tâm, nên tôi chẳng

bao giờ ghét, nói đúng hơn là tôi chẳng dám.

Có những lúc bị ai đó làm

tổn thương ghê gớm, tôi ước

có thể hét lên thật to, tôi ghét

họ, hận họ. Thậm chí tôi nghĩ,

nếu họ gặp trắc trở trong cuộc

sống, tôi sẽ mãn nguyện lắm.

Nhưng tôi đã nhầm, càng hận

ai đó chỉ càng chứng tỏ mình

còn quan tâm đến người ta.

Những nỗi hận, chẳng thể nào hóa giải nỗi buồn trong lòng tôi.

Và cách tốt nhất để nỗi đau vơi đi, là đi tìm niềm vui khác cho đời

mình. Đôi khi, tôi chúc họ may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Cũng chẳng phải vì tôi bao dung, suy cho cùng, khi họ hạnh phúc,

86

tâm hồn họ sẽ nhẹ nhàng, thanh thản, họ sẽ yêu đời và ít gieo nỗi

đau cho người khác, trong đó có tôi.

Có thể ai đó bảo tôi rằng, tôi không nên quan tâm đến những

người không thích mình, hãy làm những gì tôi thích, hãy sống cho

chính tôi, đừng vì người khác mà tự chuốc lấy nỗi buồn. Tôi không

làm được điều đó.

Tôi chỉ thực sự thấy mình sống khi được ở trong cộng đồng,

được nhận và được cho đi. Giữ khư khư những gì mình có cho

riêng mình, mọi thứ chẳng bao giờ nở hoa, ngược lại, có thể, nó sẽ

chết dần chết mòn với thời gian.

Tôi vẫn luôn tập cách vui sống mỗi ngày, với những người luôn

yêu thương tôi và cả những người đã, đang và muốn ghét tôi. Tôi

luôn tin, cuộc đời này công bằng, không lấy đi của ai tất cả. Có

chăng, sự cho và cái nhận, đến và đi theo những cách khác nhau,

những lúc khác nhau mà thôi.

Mỗi người có một sự lựa chọn riêng để sống và kiếm tìm niềm

vui, hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn “sự ghét” nếu bạn thấy vui.

Riêng tôi, tôi chọn sự thanh thản.

Dẫu cho, bạn ghét tôi chừng nào đi nữa. Dẫu cho, cuộc đời này

lắm gập ghềnh, tôi vẫn hạnh phúc với những gì đang có.

Đơn giản, vì tôi trân quý cuộc đời này.

(Nếu có thể gặp được tác giả bài viết này,

tôi xin được một cái bắt tay thật chặt!!!)

87

Nhưng dù sao đi nữa…

Người đời thường vô lí, không “biết điều” và vị kỷ.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY CỨ YÊU THƯƠNG HỌ.

Nếu bạn làm điều tốt,

có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY CỨ LÀM ĐIỀU TỐT.

Việc tốt bạn làm hôm nay có thể sẽ bị lãng quên.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY CỨ LÀM ĐIỀU TỐT.

Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY CỨ SỐNG THẲNG THẮN.

Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế,

nhưng lại chạy theo những kẻ mạnh.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY TRANH ĐẤU CHO NGƯỜI YẾU THẾ.

Những thành quả mà bạn phải mất nhiều năm để tạo dựng,

có thể bị phá hủy chỉ trong phút chốc.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY CỨ TIẾP TỤC DỰNG XÂY.

Bạn có thể bị phản bội khi giúp đỡ người khác.

Nhưng dù sao đi nữa, HÃY CỨ GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI.

(Sưu tầm)

88

Bài hát: Yêu Đời Yêu Người

Sáng tác: Lê Hựu Hà - Ca sĩ: Elvis Phương

Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người,

Dù người không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài,

Mặc người ai quen ai, hãy cho nhau một lời,

Dù là lời nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai...

Bạn thân ơi cố gắng thương yêu đời,

Dù đời không yêu ta, hãy cứ thương yêu hoài,

Mặc đời ta không ai, hãy vững tin yêu đời,

Dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi...

Ngày nào bầu trời còn mây bay

Lòng ta vẫn thấy yêu thương người,

Dù đời còn gặp nhiều chông gai

Trọn đời vẫn cứ đi đi hoài.

Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời,

Dù đời không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài,

Mặc đời ta không ai, hãy vững tin yêu đời,

Dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi...

89

Soi lòng

Có đôi lúc ta cần nên thận trọng

Ngồi lắng nghe dư luận nói về mình.

Không lệ thuộc trước những lời hư vọng,

Chẳng coi thường bao góp ý công minh...

Vì... “không lửa thì làm sao có khói!”

Nên lắng lòng xem xét lẽ thực, hư.

Và cười nhẹ khi biết mình không lỗi

Hiểu thêm rằng... dư luận vốn luận dư..

Khi cầm mảnh gương soi vào tâm khảm

Ta biết mình đẹp, xấu, đục hay trong?

Vườn tâm địa giăng mắc nhiều cỏ dại

Mà cũng không thiếu vắng những hoa hồng.

Thánh nhân nào mà không mang quá khứ

Tội nhân nào chẳng thể có tương lai!

Chính vì vậy, nhủ lòng luôn khoan thứ

Kiếp con người ai thoát khỏi lầm sai ?

Sau mưa gió bên kia trời ửng nắng

Sau lỗi lầm, cay đắng, trưởng thành hơn.

Điều quan trọng là tự tri, vượt thắng

Những đam mê, giới hạn của tâm hồn.

Thường soi bóng bên dòng sông tâm niệm

Nếu ta cười... ảnh hiện nụ cười ta

Cùng thế ấy, luôn sống đời hướng thiện

Vững tin mai Hạnh phúc lại trao quà.

Có đôi lúc ta hãy nên nhìn ngắm

Thế gian này bằng đôi mắt trẻ thơ

Để nghe tiếng Thương yêu từ sâu thẳm

Chỉ cái nhìn nhân thế hết bơ vơ.

Thích Tánh Tuệ

90

12

Luật cư xử với Chiếc xe đổ rác ột hôm tôi nhảy lên được một xe taxi để vội vã đến

sân bay. Xe chúng tôi đang chạy bên băng (lane) phải,

thì có một chiếc xe đen thui bỗng từ bãi đậu chồm ra

ngay trước mũi xe. Bác tài xế taxi của tôi bèn đạp thắng, xe lết đi, và

chỉ thoát đụng phải chiếc xe kia trong gang tấc!

Người lái xe kia gân cổ lên nhìn chúng tôi lơ láo, rồi cất tiếng

chửi bới. Bác tài xế của tôi chỉ mỉm cười và còn vẫy tay chào gã kia.

Tôi muốn nói bác ta quả thật là người hiền khô và dễ thương quá đi!

Thấy thế, tôi bèn hỏi tại sao bác ta lại xử sự như vậy. Tên kia suýt

chút nữa đã làm tan nát chiếc xe của bác và đưa cả hai chúng ta vào

nhà thương! Và đây là lúc bác tài xế đã dạy cho tôi một bài học mà

tôi gọi là “Luật Cư Xử với Chiếc Xe Ðổ Rác”

Bác tài giải thích rằng: Trên đời này không thiếu gì những người

chẳng khác gì… những xe đổ rác! Họ chạy lông nhông ngoài

đường, thân mình đầy rác rưởi, tâm hồn tràn ngập thất vọng, tức

giận, và bất mãn với đời. Rác rưởi càng chồng chất thì họ lại càng

M

91

muốn tìm được nơi nào trút bỏ, và đôi khi họ nhằm ngay chính bạn

để trút đống rác đó.

Vậy thì tại sao bạn lại phải chuốc lấy đống rác này nhỉ! Tại sao

không chỉ mỉm cười, vẫy tay chào họ, chúc họ khỏi bệnh, rồi tiếp

tục con đường mình đi! Nhớ đừng lấy cọng rác nào của họ để rảy

lên những người khác nơi mình làm việc, trong gia đình mình, hay

cho những người mình gặp trên đường phố.

Ðiểm then chốt cần nhớ là những con người thành công đều là

những kẻ không để cho rác rưởi xen vào chiếm đoạt một ngày của

đời mình. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, thì cớ sao sau một giấc ngủ

dậy, lại phải vấn vương vì một hối tiếc nào đó nhỉ? Do đó,…

* Hãy yêu thương những kẻ đã đối xử đẹp với ta, và

* Hãy cầu Trời tha thứ cho những kẻ đã xử tệ với ta,

Cuộc sống này chẳng qua chỉ có 10% là do bạn gây ra; và còn

lại 90% là tùy xem bạn đối phó với nó như thế nào.

(Sưu tầm)

Từ trên cây cao một con khỉ ném xuống

một quả dừa trúng đầu một thầy Xu-phi.

Ông đã nhặt quả dừa lên, lấy nước dừa

uống, lấy cơm dừa ăn và lấy gáo dừa làm

chén.

Cám ơn bạn đã chỉ trích tôi!

Anthony de Mello, SJ

92

13 Cần học để… Quên !

Giang Nhất Yến

Một người hỏi vị thầy:

“Thưa thầy, thầy được gì nhờ chiêm niệm?”

Vị thầy đáp: “Chẳng gì cả!”

Rồi thầy nói tiếp: “Nhưng ta có thể nói cho con nghe về

những gì ta ĐÃ MẤT, đó là: giận dữ, lo lắng, thất vọng,

bất an, sợ hãi về tuổi già và cái chết.”

ột buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm

hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cú điện thoại,

người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.

Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc

nhiên của tôi, anh nói: “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những

chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.

M

93

Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không

phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc

giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực

tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những

thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

Cuộc đời con người giống như

một cuộc hành trình dài, không

ngừng bước đi, ven đường nhìn

thấy vô vàn phong cảnh, trải qua

biết bao những gập ghềnh, nếu

như đem tất cả những nơi đã đi

qua, đã nhìn thấy ghi nhớ hết

trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều

gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực

càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường,

mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã

qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi

nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho

lòng phải vướng bận thêm.

Sẵn sàng Quên đi là một

cách cân bằng Tâm Lý, cần phải

chân thành và thản nhiên đối

mặt với cuộc sống. Có một câu

nói rất hay rằng: tức giận là lấy

sai lầm của người khác để trừng

phạt chính mình, cứ mãi nhớ và

không quên khuyết điểm của

người khác thì người bị tổn

thương nhiều nhất chính là bản

thân mình. Bởi lẽ đó, để có được

niềm vui và một cuộc sống

thanh thản, ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.

94

Có rất nhiều người thích câu thơ:

Xuân có hoa bách hợp, Thu có trăng.

Hạ có gió mát, Đông có tuyết”.

Trong lòng không có việc gì phải phiền lo, ấy mới chính là mùa

đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên

quên, sống một cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì

cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

95

Khi bạn THẤT VỌNG: Bạn đang sống với QUÁ KHỨ

Khi bạn LO LẮNG: Bạn đang sống với TƯƠNG LAI

Khi bạn BÌNH AN: Bạn đang sống trong HIỆN TẠI.

(Lão Tử)

Thưa thầy, làm thế nào để luôn hòa hợp

yêu thương, và khỏi phải bận tâm tha thứ cho

mọi người.

Thầy đáp: “Nếu con không nghĩ xấu,

không kết tội ai thì con chẳng cần phải lo

việc tha thứ.”

Anthony de Mello, SJ

96

Bài hát: Chuyện người đàn bà 2000 năm trước Câu chuyện Tin Mừng Ga 8, 1-11

Nhạc sĩ: Song Ngọc - Ca sĩ: Thế Sơn / Vũ Khanh

Chuyện người đàn bà 2000 năm trước

Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.

Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó

Dấu tích hành thân.

Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,

Nên tội tình mang nhục hình.

Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu.

Đoàn người cổ thành vây chặt khu phố,

Thế giới hiền lương ánh mắt cuồng căm.

Nhìn người đàn bà đang chực đợi chết

Đống đá ngổn ngang. Chờ ai?

Chờ tay người ném chết một người không hận thù.

Người ơi vì đâu đọa đày nhau.

Ai, người vô tội? Ai, người không tội?

Hãy mạnh tay, ném đá ném đá, ném trước đi còn đợi gì?

Ai, người vẹn toàn? Ai, người trong sạch?

Còn chờ chi? Ném chết ném chết

Ném chết tội đồ nhân gian.

Chuyện người đàn bà 2000 năm trước

Sách cổ đã nghi, đống đá còn nguyên.

Vì người vô tội hay đời giả dối,

Thế giới giả nhân, chào thua

Người ơi, tình ơi. Ai tội đồ, ai tỉnh ngộ?

Người ơi, đời ơi, cũng vậy thôi... !

Tôi chỉ thật sự tha thứ

khi nhận ra mình cần được thứ tha!

97

14 “Bí kíp” để có Cuộc sống cân bằng và

thanh thoát của vị Đạt-lai Lạt-ma thứ 14

Đăng-châu Gia-mục-thố (tiếng Tạng: Tenzin Gyatso, sinh ngày 6

tháng 7 năm 1935) là tên của Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế

quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Sư sống lưu vong tại Ấn Độ

từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời

là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới.

Đọc qua những chia sẻ về kinh nghiệm cuộc sống của Sư, chúng ta sẽ

biết được những “bí kíp” để có sự cân bằng và thanh thoát luôn được thể

hiện nơi nụ cười và lối sống của vị Đạt-lai Lạt-ma này.

98

Health

Sức khỏe

1. Drink plenty of water.

Uống nhiều nước.

2. Eat breakfast like a king,

lunch like a prince and

dinner like a beggar.

Ăn sáng như vua, ăn trưa như ông hoàng và ăn tối như kẻ ăn xin.

3. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food

that is manufactured in plants.

Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong

nhà máy.

4. Live with the 3 E’s — Energy, Enthusiasm and Empathy.

Sống với 3 N – Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái

5. Make time to pray.

Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện.

6. Play more games.

Chơi trò chơi nhiều hơn.

7. Read more books than you did in

last year.

Đọc nhiều sách hơn năm cũ.

8. Sit in silence for at least 10

minutes each day.

Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi

ngày.

9. Sleep for 7 hours. Ngủ 7 giờ.

10. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile.

Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.

99

Personality

Nhân cách

11. Don’t compare your life to

others’. You have no idea what

their journey is all about.

Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người

khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu.

12. Don’t have negative thoughts or things you cannot control.

Instead invest your energy in the positive present moment.

Đừng có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn

không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào

khoảnh khắc hiện tại cách tích cực.

13. Don’t over do. Keep your limits.

Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn.

14. Don’t take yourself so seriously. No one else does.

Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai để ý bạn đâu.

15. Don’t waste your precious energy on gossip.

Đừng phí năng lực quý báu vào chuyện ngồi lê đôi mách.

16. Dream more while you are awake.

Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức.

17. Envy is a waste of time. You already have all you need.

Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.

18. Forget issues of the past. Don’t remind your partner with

His/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness.

Hãy quên đi những chuyện quá khứ. Đừng nhắc cho vợ/chồng của

bạn nhớ lại những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm

hỏng hạnh phúc hiện tại của bạn.

100

19. Life is too short to waste time hating anyone. Don’t hate others.

Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào.

Đừng ghét những người khác.

20. Make peace with your past so it won’t spoil the present.

Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện

tại.

21. No one is in charge of your happiness except you.

Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn.

22. Realize that life is a school and you are here to learn. – Problems

are simply part of the curriculum that appear and fade away like

algebra class but the lessons you learn will last a lifetime…

Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là

để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi

phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì

sẽ kéo dài suốt đời…

23. Smile and laugh more…

Mỉm cười và cười nhiều hơn.

24. You don’t have to win every argument. Agree to disagree.

Bạn không buộc phải thắng mọi cuộc tranh luận đâu. Hãy đồng

ý với việc không đồng ý.

101

Society

Xã hội

25. Call your family often.

Hãy thăm viếng gia đình

bạn thường xuyên.

26. Each day give something good to others.

Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác…

27. Forgive everyone for everything.

Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự..

28. Spend time with people over the age of 70 & under the age of 6.

Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi.

29. Try to make at least three people smile each day.

Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày.

30. What other people think of you is none of your business.

Không cần biết những điều người khác nghĩ về bạn.

31. Your job won’t take care of you when you are sick. Your friends

will. Stay in touch.

Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn

bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn.

102

Life

Đời sống

32. Do the right thing!

Hãy làm chuyện đúng!

33. Get rid of anything that isn’t useful, beautiful or joyful.

Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui.

34. GOD heals everything…

Trời chữa lành mọi sự…

35. However good or bad a situation is, it will change.

Cho dù một hoàn cảnh tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi.

36. No matter how you feel, get up, dress up and show up.

Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy ra khỏi giường, chưng diện

lên và khoe thiên hạ.

37. The best is yet to come.

Điều tốt nhất sẽ đến.

38. When you awake alive in the morning, thank GOD for it.

Mỗi sáng thức dậy mà còn sống, hãy cám ơn Trời về điều ấy.

39. Your Inner most is always happy. So, be happy.

Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi.

103

Một ngày không nghĩ đến điều thiện,

tự điều ác sẽ dấy lên.

~ Trang Tử ~

104

Dễ khó trong đời

Thích Tánh Tuệ

DỄ là nói chẳng nghĩ suy

KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra.

DỄ làm đau đớn người ta

KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!

DỄ là biết được Vô thường

KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần,

DỄ là độ lượng bản thân

KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!

DỄ là vong phụ ân thâm

KHÓ, câu tình nghĩa ngàn năm dạ hoài..

DỄ là phạm những điều sai

KHÓ, tâm học hỏi những ai hơn mình,

DỄ cho kẻ khác niềm tin

KHÓ là luôn giữ chính mình thẳng ngay.

DỄ là nói những điều hay

KHÓ thay Sống tựa trình bày ngữ ngôn.

DỄ là suy tính thiệt, hơn..

KHÓ lùi một bước nhịn nhường lẫn nhau.

DỄ là sống vội, sống mau

KHÓ dừng chân lại thở sâu, biết là…

DỄ là hứa hẹn, ba hoa…

KHÓ lời tín nghĩa thiệt thà một khi.

DỄ là gieo rắc thị phi

KHÓ là nội quán, tự tri lại mình

105

DỄ là chiến thắng, quang vinh

KHÓ lòng khiêm hạ, thấy mình nhỏ nhoi.

DỄ xin địa chỉ mọi người

KHÓ mà tìm được chỗ ngồi trong tim.

DỂ biết nói, khó biết im

KHÓ cùng ánh sáng, dễ tìm bóng đêm.

DỄ vụng chân ngã xuống thềm

KHÓ vùng đứng dậy vượt lên chính mình

DỄ biết trời đất rộng thênh

KHÓ là biết được “ngôi đền tự tâm”

DỄ vui sáu nẻo thăng, trầm

KHÓ lần ngán ngẩm âm thầm hồi hương.

DỂ khi mất cảm thấy buồn

KHÓ, trong hữu Phúc biết thương, giữ gìn.

DỄ là vun vén quanh mình

KHÓ, tình trải rộng ánh nhìn vị tha.

DỄ cho ngày tháng đi qua

KHÓ là tỉnh thức trong ta vài giờ…

DỄ Sinh, dễ Tử mơ hồ…

KHÓ khi đối diện nấm mồ Tuệ tri!...

DỄ là viết những lời thi

KHÓ rằng mơ ước đời ni vẹn toàn.

Thôi, chừ tìm cái bồ đoàn

Dễ là ngồi xuống, Khó hàng phục tâm.

Dầu sao cũng quyết một lần

Bằng không khó, dễ... lần khân nối dài…

106

15 Tự do hay Nô lệ ?

Lửa Mới

Có một niềm vui làm cho tôi có thể VUI trong những niềm vui

và cũng có thể VUI trong những nỗi buồn…!

ự do là một điều con người mọi thời luôn khao khát. Con

người khao khát tự do để được sống là chính mình và

được hạnh phúc. Tuy vậy, tôi thấy “tội nghiệp” cho hai

chữ “tự do”, bởi vì “tự do” thường bị hiểu lầm, hiểu sai. Tự do

đúng nghĩa là gì? Tôi có thực sự tự do không, hay đang nô lệ cho

điều mà tôi coi là tự do? Thực tại “Tự do đích thực” thật khó diễn tả

hết, nhưng ở đây tôi chỉ muốn thẩm định lại các giá trị tự do mà tôi

đang đeo đuổi hầu mong có sự giải thoát tự trong tâm hồn mình.

T

107

Cuộc sống tự do của tôi

Trước hết, tự do là gì thì ai cũng trả

lời ngay được vì đơn giản nó có nghĩa là

không bị ràng buộc bởi điều gì cả! Thật

vậy, chưa có thời đại nào mà con người

lại muốn mình được tự do như hôm nay,

đặc biệt là giới trẻ. Họ là những người

muốn phá vỡ hết mọi ràng buộc để được sống là chính mình, để có

thể làm những điều mình thích, thỏa chí với những gì mình mong

ước và thêu dệt nên… Thế giới hiện đại kỹ thuật số cung cấp đầy

đủ phương tiện nghe nhìn để ai ai cũng có thế giới tự do riêng. Mọi

ràng buộc truyền thống trở nên vô hiệu trước thế lực của phương

tiện truyền thông không còn biên giới. Ai ai cũng thích chí với thế

giới tự do của riêng mình, có thể tung hoành mọi sự mà chẳng ai

hay biết, chẳng ai có thể cản bước chân mình… Tìm kiếm niềm vui

thì thật dễ dàng chỉ với một cái ‘click’ nơi ngón cái, ngón trỏ. Hết

niềm vui này tôi lại kiếm niềm vui khác… Cứ vậy tôi sống! Một thế

giới hiện đại với nhiều tự do và niềm vui của tôi là như thế!

Nỗi buồn nối tiếp niềm vui

Nếu giả thử có ai hỏi “cuộc sống

tôi có nhiều niềm vui không?”, chắc

hẳn tôi sẽ trả lời “có”. Nếu người đó

hỏi thêm tôi “có thực sự vui không?”

thì tôi có vẻ hơi ngập ngừng: “À, thì

tôi đang cười vui mà!?…” Cười vui

bên ngoài có thực sự là vui chăng? Quả vậy, thật khó để trả lời

những câu hỏi từ trong thâm tâm lòng mình. Cuộc sống hiện đại

cho tôi nhiều tự do và niềm vui nhưng tôi có vui thực không, hạnh

phúc thực không, tự do thực không là cả một “khoảng trời không

mây đen mà vẫn u ám”. Có những ngày hứng khởi với ‘cái vui’ thì

tôi chẳng quan tâm đến buồn, hay cố che lấp nỗi buồn đi. Ấy vậy,

có những ngày tôi tìm kiếm niềm vui mà chẳng thấy. Thay vì được

thỏa mãn thì tôi chỉ thấy toàn là đổ vỡ, thất vọng thì quả là không

108

chịu nỗi! Nếu đếm lại, niềm vui chẳng được bao nhiêu mà chỉ thấy

bực mình, khó chịu, bứt rứt không thể thoát ra được. Đến một lúc

nào đó tôi cũng sẽ hát lên câu hát bâng quơ để tự an ủi, tự thương

hại cho mình “…Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi, một mình tôi về,

nhiều lần ướt mi…” Nỗi buồn nối tiếp niềm vui là chuyện thường

tình mà sao tôi lại thấy khó chấp nhận định luật này quá!

Tự do có phải là muốn làm gì thì làm?

“Tự do đích thực là gì?” vẫn luôn là

câu hỏi chỉ được trả lời nơi tâm hồn mỗi

người. Tự do là không bị ràng buộc là

một định nghĩa không ai có thể phủ

nhận, nhưng “tự do có phải là muốn làm gì

thì làm không?” là một vấn đề hoàn toàn

khác. Quyền căn bản nhất của con người

là quyền được tự do và hạnh phúc. Vì

thế, con người hiện đại đặc biệt là giới

trẻ hôm nay luôn muốn đả phá những ràng buộc bởi truyền thống

và luật lệ cha ông để lại. Tôi cũng vậy, tôi thường cho rằng những

ràng buộc như thế là lỗi thời cổ hủ, làm mất tự do con người.

Những vấn đề tự do là cả một thiên tranh luận từ thời này qua thời

khác, nhưng ít khi tôi tự hỏi: chính mình có thực sự tự do không?

Thật ra, tôi có thể nhân danh tự do để phá bỏ những gì luật lệ

cản lối trong việc thỏa mãn những niềm vui bên ngoài của tôi. Tôi

có thể là không nô lệ cho ai cả, ngay cả không nô lệ cho lề luật

truyền thống cổ hủ, nhưng tôi đâu biết rằng tôi đang vướng vào

điều tồi tệ hơn, đó là nô lệ cho những nhu cầu thấp hèn của chính

mình. Mà đã nô lệ thì chắc chắn không tự do và không thể hạnh

phúc. Nói đến nô lệ cho chính mình thì không thể kể hết ở đây vì

mỗi người sẽ vướng vào những nố khác nhau. Đó có thể là tiền bạc,

vật chất, lợi lộc, danh tiếng, chức quyền, lời khen, tình dục; tự đắc

về tài năng, sắc đẹp ngoại hình; đó cũng có thể là sự nóng giận, sự

lười biếng hay quá thần tượng ai đó đến mất ăn mất ngủ, bỏ bê bổn

phận cá nhân…

109

Nếu tôi muốn được tự do để tôi

được thỏa mãn chính mình trong

những điều thấp hèn thì hẳn là tôi

không hạnh phúc chút nào. Ngày

nào tôi còn coi những đam mê trên

là “idol” (thần tượng) thì ngày đó

tôi còn phải quỵ lụy và khổ sở để

đáp ứng những nhu cầu của đam mê đó. Tôi như những con nghiện

bị sa vào tròng mà không hay biết. Không có thỏa mãn thì tôi không

thể chịu nỗi. Những thúc dục của bản năng làm tôi phải chạy vạy

chỗ này chỗ kia để có cho bằng được điều tôi muốn, ngay cả việc

đánh đổi cả nhân phẩm và mạng sống của mình và người khác…

Dẫu thế, những nỗi thất vọng và chán chường, thậm chí những

đau khổ ê chề thường xảy ra để nhắc nhở tôi từ bỏ lối sống đó,

nhưng kỳ lạ là tôi vẫn vỗ ngực và tự hào về những đam mê và sự

nô lệ của mình; coi đó là điều chính đáng, chẳng ai lay chuyển nổi.

“Đau thương vẫn là đau thương…” là như thế! Tôi như người ngủ mê

mà cứ tưởng mình thức, đang bị nô lệ mà cứ tưởng mình tự do,

đang buồn mà cứ tưởng mình vui, đang ê chề mất mát mà cứ tưởng

mình được tất cả… Đúng là có những cái “tưởng” quả thật không

thể “TƯỞNG” nổi! Tìm đâu thấy tự do và hạnh phúc đích thực

đây? Đến lúc này, tôi có thể nhìn nhận rằng tự do đích thực không

phải là muốn làm gì thì làm nhưng là biết làm chủ chính mình, làm

chủ những bản năng, những ước muốn của mình; không để chúng

lộng hành, trở nên “ngẫu tượng” để tôi cứ mãi cung phụng, lệ

thuộc.

Tự do trước cái nhìn của người khác

Nhìn lại những “đau thương” ở trên tôi lại muốn tìm thêm

nguyên do của nó. Một mặt, bị dục vọng của mình chi phối làm cho

mất tự do đã là một cái khổ rồi; mặt khác tôi lại bị “nô lệ cho cái nhìn

của người khác” nữa. Quả vậy, người ta không sợ làm điều gì xấu xa

cho bằng khi những điều xấu của mình bị phanh phui giữa bàn dân

thiên hạ, điều mà người ta gọi là sợ bị “xấu hổ hay nhục nhã”. Ở đời

110

“xấu che tốt khoe” là chuyện bình thường. Bình thường đến độ

nhiều lúc tôi sẵn sàng đánh đổi sự thật và con người thật của mình

để che mắt thiên hạ. Sự thật thường là phũ phàng nên chẳng ai dám

đối diện, nhất là với những mặt trái hay khiếm khuyết của mình.

Bên ngoài có vẻ đẹp đẽ, sáng sủa nhưng bên trong là những đường

sâu cắn loang lổ. Nhưng cái éo le trong cuộc sống là “che bên này

thì lại lòi bên kia” vì tôi không thể làm chủ được mình hoàn toàn.

Cứ vậy, hết che rồi đến đậy, hết lấp chỗ này lại thấy lo vì hụt chỗ

kia. Một cuộc sống mà suốt ngày phải che đậy để đẹp mắt người

khác quả là không bao giờ hạnh phúc chút nào, không tự do chút

nào. Vì lý do đó, tôi càng có nhiều mặc cảm thì hẳn cuộc sống tôi

càng bị nô lệ nơi cái nhìn của người khác.

Mặc cảm về lỗi lầm quá khứ đã là một

gánh nặng, lại thêm mặc cảm về gia cảnh, tài

năng, học thức… khi so sánh với người khác.

Tôi như những con rối bị điều khiển bởi vô

vàn dây rối vô hình từ những người chung

quanh. Tại sao tôi phải tự làm khổ mình đến

thế nhỉ? Sống trong những lời khen chê của

người đời lắm lúc làm cho tôi quá mệt mỏi,

chán ngán. Hôm nay tôi tốt thì người ta nâng

lên tới tận trời, ngày mai tôi xấu đi thì người

ta dèm pha không biết phải tìm nơi đâu mà

trốn. Dẫu biết rằng “Hay dở khen chê một trận cười” (Nguyễn

Khuyến) mà sao tôi lại thấy khó vượt qua những ánh mắt khinh khi

của người đời quá!

Đau khổ và thất vọng là “ơn huệ” để được tự do!

Làm sao để thoát khỏi những sợi dây vô hình đang ràng buộc

cuộc sống tôi? Câu hỏi này thật không dễ trả lời, mà có trả lời được

thì tôi cũng không hẳn sẽ thoát khỏi. Nói như vậy hơi bi quan một

chút nhưng để nói lên rằng những khó khăn gặp phải không phải

một sớm một chiều mà vượt qua được. Tuy thế, khó không có nghĩa

là không làm được nếu tôi muốn và ao ước. Lòng khao khát là yếu

111

tố quan trọng! Điều thứ hai cũng quan trọng không kém là sự tin

tưởng để dám đánh đổi và trả giá. Người ta khi nghĩ đến phải cắt

bỏ những gì mình đang quyến luyến, gắn bó và yêu mến thì thật là

điều gây hốt hoảng. Điều này ví như việc phải phẫu thuật đi khối u,

ung nhọt mà không dùng đến thuốc tê vậy. Để được tự do, những

hụt hẫng, dằn vặt và đau đớn vì mất mát là không thể tránh khỏi.

Điều ngạc nhiên là tôi không chịu để cắt đi khối u đó, nhưng luôn

tìm mọi cách để ngụy biện và cho rằng đó không phải là “khối u”

mà là một “bộ phận không thể thiếu” của đời tôi rồi, không bỏ

được… Ấy thế, muốn được tự do và hạnh phúc cần đến sự can đảm

biết bao!

Trên đây là cách chủ động, còn theo lối tự nhiên: để dẫn đến

việc chủ động có lòng khao khát thoát khỏi gông cùm như trên cũng

cần một hành trình dài ngắn tùy theo mức độ mỗi người. Một

“phương thuốc hữu hiệu” có thể rất cần thiết mà ít ai thích nhưng

luôn xảy đến đó là: sự đau khổ và thất vọng. Điều này cũng tựa như

chuyện một cậu bé đòi lấy cây dao để làm trò chơi vì cậu nghĩ đó là

đồ chơi hấp dẫn. Mặc dù cha mẹ đã một mực ngăn cấm nhưng cậu

ta không chịu nghe lời. Một ngày, cậu lấy dao ra chơi, ban đầu cậu

thích thú với những đường múa dao như bay như lượn mà cậu học

được trên phim. Không ngờ rằng cũng chính cây dao đó đã làm cho

cậu hư đi một con mắt... Đau thương lại càng thêm thương đau!

Câu chuyện là một minh họa có thật cho biết bao đau thương

trong cuộc đời. Cách nào đó, đau khổ đôi khi là điều tôi tự chọn lấy;

tôi quyến luyến cái gì thì chính cái đó gây cho tôi đau khổ chứ

chẳng ông Trời nào muốn con người phải khổ. Cuộc đời sẽ có

những lao nhọc khác nhau nhưng điều gây cho con người khổ sở

nhất chính là những tham quyến của mình. Đau khổ chắc chắn sẽ

làm tôi “đau.. đến điếng người” nhưng ngang qua đau khổ sẽ làm

cho tôi “thức tỉnh”. Ít nhất sau những lầm lỡ và đau đớn, dù có phải

đui chột một con mắt nhưng con mắt linh hồn tôi sẽ được mở ra cho

tỏ để nhìn sự thật về điều tôi đang đeo đuổi. Có những điều là hay

là đẹp thật, ban đầu nó đối xử với tôi rất tốt, rất chu đáo. Nhưng

một khi tôi đã nô lệ cho nó rồi thì nó đối xử lại vô cùng thậm tệ, đòi

112

tôi phải trả nợ cho những gì tôi nếm hưởng cho đến kiệt cùng mạng

sống. Quyến luyến, đam mê sự vật và cuộc đời là như vậy đó! Ít ai

thấy rằng đằng sau một lần đau

khổ và thất vọng là một lần được

“sáng mắt”, thức tỉnh khỏi cơn mê,

một lần để tìm lại chính mình, trở

về với tự do và hạnh phúc đích

thực. Đau khổ để thất vọng với sự

đời như thế chẳng phải là một ơn

huệ vô cùng lớn lao sao!

Tự do đích thực thật tế nhị và vô biên!

Hơn nữa, tự do đích thực là một điều rất tế nhị và vô biên. Nói là

tế nhị là vì lằn ranh giữa tự do và nô lệ thật mong manh, tôi chỉ có

thể cảm nhận sự tự do đích thực nơi mức độ thanh thản của tâm

hồn qua những buồn vui trong cuộc sống. Một tâm hồn có tự do

thật phải là tâm hồn hạnh phúc, thanh thoát và tràn đầy niềm vui.

Chắc chắn “niềm vui tâm hồn” thì khác xa với niềm vui bên ngoài.

Niềm vui này chỉ có thể cảm nếm được khi tôi có được “Tự do nội

tâm”. Một niềm vui mà làm cho tôi có thể VUI trong những niềm

vui và cũng có thể VUI trong những nỗi buồn. Vì thế, những lo âu

và buồn phiền là những nhắc nhở rất khéo cho tôi vì tôi đang tham

quyến về điều gì đó. Cứ truy nguồn nỗi buồn của mình sẽ biết ngay

những điều tôi đang bám víu… Thật vậy, buồn và thất vọng thì

chẳng ai thích nhưng nỗi buồn sẽ giúp tôi phản tỉnh nhiều hơn là

niềm vui. Để từ đó tôi biết mình hơn, biết đâu là sự tự do thật, đáng

cho tôi tìm kiếm. Hay nói cách khác, đang đi sai đường mà vấp phải

hòn đá mà té để sau đó đứng dậy quay

đầu về thì phúc cho tôi hơn là bị rơi và

dấn sâu vào hố bùn!

Thêm vào đó, tự do vốn tự nó là vô

biên. Nói là vô biên vì tự do không bị

giới hạn vào một điều gì cả. Bởi vì còn

lệ thuộc vào điều gì giới hạn thì tự do

113

sẽ không có vô biên nữa và cũng không có tự do. Luật lệ và truyền

thống có thể là những hạn mức tối thiểu nhưng rất cần thiết để biết

đâu là lằn ranh để tôi không phải đau khổ chứ chưa hẳn là tự do và

hạnh phúc thật. Sống theo luật sẽ gìn giữ tôi rất nhiều nhưng vì luật

mà sống thì tôi trở nên thô cứng; vì tôi không biết rằng tôi đang nô

lệ cho luật lệ, mặc dù nó tốt. Chỉ áp đặt luật mà không có tinh thần

luật thì con người chỉ làm khổ nhau, làm khó nhau, tự ràng buộc lẫn

nhau mà thôi. Từ đây, tình trạng xét đoán và sống hình thức để che

mắt thiên hạ là điều không thể tránh khỏi. Nói như vậy, không hẳn

là tôi không cần luật lệ và truyền thống nhưng tinh thần vượt qua

luật lệ chỉ được áp dụng khi tôi đã vượt qua chính mình nơi những

quyến luyến lệch lạc cơ bản.

Cuối cùng, tự do vừa có tính tế nhị lại vừa vô biên lạ lùng đến nỗi

khi tôi cố gắng để đạt cho bằng được tự do thì lại không còn tự do

nữa. Tự do là điều gì đó buông ra chứ không phải để đạt được. Chỉ

khi buông ra đủ thì tự khắc tự do sẽ đến. Để được Tự do vì thế trước

hết là chết đi cho những sự sống giả

nơi những đam mê của chính mình

để có sự sống và hạnh phúc thật; là

chấp nhận mất đi những phần có vẻ

là quan trọng để được phần quan

trọng hơn; là “cảm nếm bằng niềm tin”

sự hụt hẫng trong “trạng thái rơi chân

không”, không còn bám víu vào đâu

nữa … Tự do đích thực quả là một mầu nhiệm…!

Tóm lại, đã là con người, ai cũng được Tạo Hóa ban cho có tự

do. Nói rõ rằng, tự do ở đây theo tôi không hẳn là tôi thích làm gì

thì làm nhưng tự do đích thực là khả năng làm chủ chính mình, làm

chủ vạn vật. Tôi sống thật sự là chính tôi chứ không phải ai đó ảo

tưởng trong mắt người khác… Hơn nữa, tự do là một ơn ban lớn

lao, tôi chỉ có được sự tự do lớn nhất và dễ dàng nhất khi tôi quy

hướng mọi sự về Đấng là Nguồn của sự Tự Do đích thực. Tùy thuộc

chính đáng vào Đấng là Nguồn Tự Do Thật thì không còn là một sự

nô lệ nữa nhưng là được tự do hơn, hạnh phúc hơn mà thôi!

114

Tôi đang sống trong một thế giới có vẻ tự do, nhưng chỉ ao ước

có được những tự do bên ngoài thì chỉ thắt thêm ràng buộc cho

chính mình, chỉ thêm gánh nặng, âu lo, khắc khoải… Nhận ra

những dây xích, có thể xích bằng vàng đang trói buộc mình thì thật

quan trọng. Những phút giây lặng và lắng bên dòng đời giúp tôi

nhiều trong việc nhận diện và phản tỉnh. Vì tôi biết rằng tôi không

thể trốn tránh hay bịt tai trước tiếng lương tâm mình mãi được.

Ngạn ngữ Nhật Bản có câu rất hay: “Ngày nào bạn ngừng đi, bạn

sẽ đến nơi”. Vì thế, xin cho tôi đừng luyến tiếc quá khứ nơi những

những dằn vặt nội tâm, xin cho tôi đừng ước vọng xa vời để khỏi

lạc vào ảo tưởng và vô vọng. Niềm vui và sự thanh thản từ bên

trong ở hiện tại là tất cả.

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai có

tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. (Mt 5,3.8).

Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy

ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng

đừng sợ hãi (Ga 14,27).

11/2013

“Bạn tìm kiếm điều gì?” – Vị thầy hỏi một vị

khách đến thăm tu viện.

“Bình an” – Khách trả lời.

Vị thầy nói tiếp: “Đối với những ai tìm

cách chống lại Lương Tâm mình thì bình an

đích thực chỉ đem lại cho họ sự quấy rầy.”

Một nhóm tu sĩ đến xin thầy chúc lành. Thầy

cười hóm hỉnh: “Nguyện xin sự bình an của

Chúa quấy rầy các anh luôn mãi”.

Đệ tử hỏi: - Thưa thầy, thăng tiến mang lại

lợi ích gì? Vị thầy đáp: “An bình và vui tươi”.

- Làm thế nào luôn giữ sự an bình và vui

tươi thưa thầy? - Hãy sử dụng mọi sự như

không sử dụng. Hãy coi mọi sự chỉ là món đồ

chơi khi bạn mất mát trắng tay.

Anthony de Mello, SJ

115

Chỉ mong…

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế Người là tất cả của tôi.

Chỉ mong ý muốn trong tôi

chẳng còn gì,

nhờ thế tôi cảm thấy

Người ở mọi nơi,

đến với Người trong mọi sự,

và dâng Người tình yêu

trong mọi lúc.

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi không bao giờ

muốn tránh gặp Người.

Chỉ mong

mọi ràng buộc trong tôi

chẳng còn gì,

nhờ đó tôi gắn bó

với ý muốn của Người

và thực hiện ý Người

trong suốt đời tôi. ( Thơ R. Tagore)

(Xin nghe thêm bài hát “Mong chẳng còn gì”

do Lm. Quang Uy phổ nhạc)

Đôi khi sự BẤT AN

từ những mất mát và đau thương

lại là những CẮT TỈA thật cần thiết

khỏi “những thứ rườm rà rậm rạp”

mà tôi hay bám víu!

116

Bài hát: Ngài có đó…! Lời Kinh : Thánh Âu tinh

Phổ nhạc: Lm. Ân Đức – Ca sĩ: Thụy Long / Lệ Hằng

1. Ngài có đó, khi con tưởng mình đang cô đơn. Ngài nghe con

khi chẳng ai đáp lời. Ngài yêu con khi mọi người lìa bỏ xa

con, khi tình đời là mối dây oan, ân tình Ngài hằng luôn

chan chứa.

2. Ngài có đó, dang tay chờ đợi con bao năm. Ngài kêu con

mong được con đáp lại. Ngài bên con trên đường đời mờ

khuất tương lai, chân mệt nhoài thập giá trên vai, con mong

đáp Tình Yêu Chúa.

ĐK: Ôi! Con yêu Chúa quá muộn màng, con yêu Chúa quá

muộn màng. Ngài đã chiến thắng, con mù lòa Ngài đã chiếu sáng.

Ngài tỏa ngát hương và làm con say mến. Ngài là dịu êm và làm

con khao khát ngày đêm.

3. Ngài có đó, như bóng hình nào trong con tim. Ngài trong

con thế mà con vẫn tìm. Ngài thương con, xoa dịu hồn đầy

vết thương đau, tha tội tình nhẹ gánh gian lao, con tin Chúa

là Tình Yêu.

117

16 Chú ếch và Nồi nước sôi

ó một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh. Cái nồi

nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.

Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng

gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được

đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và

khiến chú ta quen với điều đó. Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ,

nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà

thôi. Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái,

nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ

nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị

chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi

nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ

cố mà nhảy ra cho được.

C

118

Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những

việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm

chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc

sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý

đến thì cũng lại đã quá muộn. Còn khi đối diện với một sự thay đổi

rõ rệt thì khi đó ta cuống lên và sợ hãi. Liệu khi đó ta có thể đối diện

được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi

hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi. Hãy nhìn nhận cẩn

thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Hãy đối diện và chấp nhận

những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp.

(Sưu tầm)

Các đệ tử ngồi trên một bờ sông.

“Nếu con rơi xuống nước, con có chết đuối không,

thưa Thầy ?” Một đệ tử hỏi.

“Không” – Thầy trả lời – “Anh sẽ không chết đuối

vì rơi xuống nước mà anh sẽ chết đuối vì ở lại

trong nước.”

Anthony de Mello, SJ

119

Bài hát: Let me fall... (Hãy để tôi rơi...)

Josh Groban

Let me fall... Let me climb.

There's a moment when fear

and dreams must collide.

Hãy để tôi rơi… Hãy để tôi leo lên,

Có một khoảnh khắc, mà nỗi sợ hãi

phải đụng chạm với ước mơ.

Someone I am

is waiting for courage

The one I want, the one I will

become will catch me.

Ai đó là tôi

đang chờ mong sự can đảm.

Người mà tôi muốn

Người mà tôi sẽ trở nên,

Sẽ bắt lấy tôi.

So let me fall, if I must fall

I won't heed your warnings

I won't hear them

Let me fall, if I fall

Though the phoenix may

Or may not rise

Vậy hãy để tôi rơi

Nếu như tôi phải rơi.

Tôi sẽ không màng đến

những lời cảnh tỉnh,

Tôi sẽ không lắng nghe xung quanh,

Mà hãy để tôi rơi, nếu tôi rơi.

Cho dù phượng hoàng

có cất cánh hay không.

I will dance so freely

Holding on to no one

You can hold me only

If you too will fall

Away from all these

Useless fears and chains

Tôi sẽ nhảy múa thật tự do

Không bám víu vào ai cả.

Chỉ mình bạn có thể ôm lấy tôi,

Nếu bạn cũng rơi với tôi.

Ta sẽ thoát khỏi tất cả,

Buông ra… để được bắt lấy !

120

Mọi nỗi sợ hãi và xiềng xích

sẽ trở nên vô dụng.

Someone I am,

is waiting for my courage

The one I want, the one I will

become will catch me

Ai đó là tôi

đang chờ mong tôi can đảm.

Người mà tôi muốn

Người mà tôi sẽ trở nên,

Sẽ bắt lấy tôi.

So let me fall. If I must fall

I won't heed your warning

I won't hear

Vậy hãy để tôi rơi,

Nếu như tôi phải rơi

Tôi sẽ không màng đến

những lời cảnh tỉnh,

Tôi sẽ không lắng nghe.

Let me fall

If I fall. There's no reason

To miss this one chance

This perfect moment...

Just let me fall...

Hãy để tôi rơi

Nếu tôi rơi.

Không có lý do gì

để bỏ lỡ cơ hội duy nhất này,

Đây là thời khắc tuyệt diệu

Hãy cứ để tôi rơi… !

Vị Thầy thường dạy các đệ tử rằng hoạn nạn nung

nấu sự thăng tiến. Rồi ngài kể dụ ngôn:

“Có một con chim làm tổ trú ngụ trên một cây cổ thụ khô

cháy giữa khu rừng hoang vắng cằn cỗi. Một hôm cuồng

phong ập tới làm tan nát khu rừng, và cây cổ thụ có tổ của nó

cũng bị trốc gốc đổ xuống. Con chim đáng thương buồn rầu vỗ

cánh ngàn dặm tìm phương trời khác. Cuối cùng nó đã khám

phá một khu rừng xanh tốt với các thứ cây nặng trĩu hoa trái.”

Vị Thầy kết luận: “Nếu cây cổ thụ kia mà không trốc

gốc, thì không gì có thể thúc đẩy con chim bỏ nơi an ổn

sẵn có mà tung bay tìm chân trời mới.”

Anthony de Mello, SJ

121

Bài hát: Hôm Nay Tôi Nghe Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn

Ca sĩ : Khánh Ly

Hôm nay tôi nghe có con chim về gọi,

về giữa trời về hót giữa đời tôi.

Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé,

mới lớn lên giữa đời sống kia.

Tôi thấy màu xanh hát trong lời gió

và thấy bình minh thắp trên ngọn lá.

Tôi thấy lòng thật lạ,

xao xuyến từng nỗi nhớ.

Cho nên tôi yêu trái tim không nặng nề,

những con tim bạn bè bao la…

Tôi thấy chiều không nói lời lặng lẽ

và thấy hoàng hôn áo vàng rực rỡ.

Đêm bước về thật nhẹ,

sương khoác mềm vai phố.

Cho nên tôi yêu trái tim không nặng nề

những con tim bạn bè bao la…

Cho nên tôi yêu trái tim không nặng nề

những con tim bạn bè bao la…

122

17 Trường Thao luyện Con tim

Gợi hứng từ bộ phim Les Misérables

(Những người khốn khổ)

Les Misérables (Những người khốn khổ) là phiên bản điện ảnh ra đời

năm 2013 của cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1862 của đại văn hào

Victor Hugo. “Những người khốn khổ” đã miêu tả cả một thế giới của

những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở

nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ 19.

Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean (Giăng Van-giăng), một cựu

tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ.

Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con

của người chị gái, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải

mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng

phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường.

May cho anh là Giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã

cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp

mấy thứ đồ bạc của Giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại

được Giám mục Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng

cho Valjean. Khi chia tay vị Giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất

123

định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi

người.

8 năm sau, Valjean, nay mang

tên ông Madeleine, đã trở thành một

chủ xưởng giàu có và là thị trưởng

thành phố nhỏ nơi ông sinh sống,

Valjean phải mang tên giả để tránh

sự phát hiện của thanh tra Javert

(Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo

riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean

phải để lộ danh tính của mình khi

một người đàn ông khác bị nhầm là

Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa.

Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau

khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có

tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà

Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ

chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để

giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của

Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được

quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh

tra… Câu chuyện còn rất nhiều tình tiết hấp dẫn về số phận của các nhân

vật…

Nhìn chung, bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu

mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris,

nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu

thế kỷ 19. Đặc biệt hơn hết, “Những người khốn khổ” là tác phẩm tuyệt đẹp

ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối với các con chiên của Giám mục Myriel, tình

yêu tuyệt vọng của Fantine và Éponine, tình phụ tử của Jean Valjean với

Cosette, tình yêu lãng mạn giữa Cosette và Marius. Bên cạnh đó, “Những

người khốn khổ” cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học

Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc.

(Tổng hợp từ net)

124

Trường Thao luyện Con tim Lửa Mới

Sương giá bên đời là cảnh để luyện tâm,

Tình đời nóng lạnh là nơi dưỡng tính,

Việc đời đảo điên vốn để luyện phẩm hạnh.

~ Sách Nhị Vị ~

ạnh phúc thì ngắn ngủi mà đau khổ lại dai dẳng triền

miên là cảm nhận thật của tôi khi nhận ra mình là một

con người. Chưa hết đợt sóng này, đợt sóng khác lại

luẩn quẩn vướng đến chân… Tôi sinh ra để được hạnh phúc với

những điều hay và đẹp ở cuộc sống này; nhưng thật sự lắm lúc

hạnh phúc đâu tôi chẳng thấy mà chỉ toàn là những nỗi đau và trái

ý, luôn có điều gì đó tôi phải chấp nhận và vượt qua!

Nhìn lại từ bên trong, cuộc sống tôi luôn gắn liền với những vui

buồn, sướng khổ xuất phát từ trái tim mình. Mọi cảm xúc đều biến

chuyển theo nhịp đập con tim, từ những hứng khởi khi gặp được

niềm vui đến những nghẹt thở không thể chịu đựng nỗi khi gặp

điều trái ý. Tôi chợt nhận ra rằng, một người “sống” hay “chết” là ở

cung điệu của con tim và sự sống thật sự bắt nguồn từ đó.

H

125

Nhìn ra bên ngoài, cuộc đời có lẽ là một ngôi trường lý tưởng để

thao luyện con tim. Những hoàn cảnh xảy đến và những con người

tôi gặp là những bậc thầy đào luyện không hẹn trước. Những trải

nghiệm lớn bé xảy đến trong những vấp váp cho tôi một bài học

quý giá rằng: “Chẳng có gì xảy đến mà vô tình cả!”. Tại sao tôi lại

được sinh ra trong gia đình này, cộng đồng này, tại sao là những

con người này chứ không phải ai khác? Vì sao những biến cố này lại

xảy đến cho tôi mà không phải là biến cố khác; những hoàn cảnh,

những loại người tôi muốn tránh tôi lại cứ gặp hoài?… Tất cả, tất cả

là những cơ hội để thao luyện con tim tôi trở nên mềm mại, kiên

nhẫn và biết yêu thương bằng một tình thương tinh tuyền vô vị lợi.

Những trái tim “bằng đá”

Khi đụng độ với người này người khác trong những xung khắc

và bất đồng không thể tha thứ được, tôi mới biết con tim tôi “bằng

thịt” hay “bằng đá”. Tôi thường ví cuộc đời này giống như một cái

thúng với đầy những con tim bằng đá được vận chuyển trong một

chuyến xe trên một chặng đường gập ghềnh. Những dao động của

cuộc sống làm cho những hòn đá va chạm vào nhau. Hòn đá càng

có nhiều sắt cạnh càng dễ có những va chạm với những hòn đá sắc

cạnh khác. Những va chạm mạnh sẽ là những sứt mẻ đau đớn thật

nhưng cách nào đó cũng làm bào mòn các góc cạnh của đôi bên.

126

Thật đáng tiếc, thay vì tận

dụng cơ hội để được làm trơn tru

chính mình thì có những hòn đá

lại làm cho những đổ vỡ trong

mình trở nên những góc cạnh sắt

bén hơn và đụng chạm lại tiếp

diễn trong mệt mỏi không cùng.

Nếu không nghĩ mình đang

được bào mòn, hận thù thật ra

cũng là cách để tôi mài nhọn “nanh vuốt” của trái tim mà thôi. Điều

đáng lo ngại là : khi đụng chạm xảy ra, tôi luôn nghĩ mọi chuyện là

do người khác có nhiều góc cạnh chứ chẳng phải trái tim tôi bằng

đá, gai góc. Quan sát thái độ tức bực và phản ứng muốn trả đũa

“mắt đền mắt, răng đền răng” của mình, mới biết trái tim tôi vẫn còn

nhiều chỗ cứng cỏi lắm, chẳng “hiền” chút nào! Tưởng chừng như

tôi đang chịu đựng người ta quá đỗi nhưng kỳ thực người khác

cũng đang chịu đựng những góc cạnh của mình.

Những đổ vỡ vẫn còn đó và thật khó có

thể hàn gắn, nhưng cái trớ trêu mà ít khi tôi

chấp nhận, đó là: người đang gây thương

tích cho tôi lại là ân nhân của tôi và tôi cũng

là ân nhân của người đó. Khi nhận ra mình

đang được thao luyện con tim, tôi mới biết

nhờ họ tôi mới nhận ra con người thật của

mình khi nhìn lại mình, nhờ họ mà góc cạnh

của tôi được bóc trần và bứng bỏ được phần nào. Thay vì ghét, tôi

lại thấy thương cho họ và cho cả chính tôi nữa vì cả hai luôn mang

trong mình cái gánh nặng nề của “trái tim bằng đá”.

Trái tim mềm mại như “nước”

Cảm thương cho những cứng cỏi nơi trái tim mình, tôi lại thấy

trân trọng những con người có “trái tim bằng thịt” thật sự. Nơi họ,

tôi biết tôi cần phải học thế nào về hai chữ “kiên nhẫn và mềm mại”.

Người đời thường nóng nảy và bất đồng nên thường đưa ra một

127

nhận định tiêu cực rằng: “Nhịn là nhục”. Tuy vậy, cái trầm tĩnh đầy

kiên nhẫn cho thấy “nhịn nhục” là cái chiến thắng ở giây phút cuối

cùng, là thể hiện sức mạnh làm chủ chính mình chứ chẳng phải là

hèn yếu, nhát đảm. Sự nóng giận nảy lửa để muốn chứng tỏ mình

bằng sức mạnh bạo lực là thể hiện cái yếu đuối của chính mình, mà

sau đó dù không nói ra tôi sẽ thấy “không nhịn mới là nhục”.

Lão Tử chiêm niệm về nước và

thường ví người kiên nhẫn là

người có trái tim biết mềm mại

như “nước”. Nước rất mềm và

khiêm tốn nên luôn chảy vào chỗ

trũng. Sự cứng cỏi nơi con người

ngược hẳn với nước vì con người

luôn muốn chứng tỏ mình “luôn

luôn đúng nơi cái tôi vĩ đại”. Nước rất mềm nên có thể vượt qua mọi

cản vật trên đường mình đi. Gặp phải tảng đá cản lối, nước chỉ biết

ép mình luồn qua để tiếp tục hành trình của mình. Bị cản lối là điều

thường tình nhưng nước muốn rằng không thể vì vật cản mà làm tắc

nghẽn cuộc sống tự do mà mình đã chọn lựa.

Nước di chuyển thật nhẹ nhàng và lướt thật êm, nước im lặng

thấm đẫm vào vạn vật, đi tới đâu nước mang lại nguồn sống tới đó.

Cái mềm của nước còn là “ở bầu thì tròn và ở ống thì dài”, nước thích

ứng với mọi hoàn cảnh và biến chuyển với mọi hoàn cảnh cuộc

sống. Nước không nhất thiết

là chính mình trong một thể

duy nhất nhưng vẫn có thể

“dừng lại” một lúc khi mùa

đông băng giá đến, và cũng có

thể “xóa tan chính mình” khi

trời hè nóng bức, xuân qua thu

đến nước lại chuyển mình cho

vạn vật được trổ sinh.

128

Mặc dù nước hóa thân trong mọi hình thái và hòa lẫn trong mọi

sự và mọi nơi nhưng vẫn luôn là chính mình. Nước cũng biết rằng,

cuộc đời sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn hết những gì mà mình đã hoạch

định nên cứ thanh thản mà thuận theo chuyển vận của trời đất. Dầu

có bị vẫn đục bởi vết nhơ cuộc đời nhưng nước vẫn ý thức bổn phận

của mình là gột rửa để cuộc đời thêm trong sạch, thêm tươi mới tinh

trong, làm vơi đi cơn khát của những tâm hồn khô hạn, cằn cỗi.

Xong nhiệm vụ gột rửa, nước lại thăng hoa chính mình trong thể hơi

và vẫn giữ được sự tinh khiết vẹn toàn của mình. Nước thật tuyệt

diệu, con người có con tim mềm mại như nước lại càng tuyệt diệu

khôn cùng!

Trái tim biết “Thương mà… xót”

Tình yêu là điều cao quý và huyền

diệu nhất của cõi đời. Nhưng thật khó để

hiểu tại sao tình yêu lại luôn gắn liền với

đau khổ như một định mệnh. Người có

kinh nghiệm về tình yêu luôn chia sẻ cùng

một câu cửa miệng quen thuộc: “yêu là

khổ”. Ta có thể hỏi lại: Vậy nếu không

khổ thì có tình yêu thật không? Câu hỏi

này thật không dễ trả lời…!

Vì lẽ đó, chưa bao giờ tôi lại thấy mông lung cho bằng hai chữ

tình yêu. Người ta nói “yêu” quá dễ dàng trong khi tình yêu thật sự

đòi hỏi phải trả giá và thanh luyện đến kỳ cùng cái tôi của mình.

Trong thời đại này, về mặt từ ngữ, “tình yêu” đã bị biến nghĩa và bị

giới hạn vào những quan niệm khác nhau bởi những toan tính vị

kỷ. Ở đây, thay vì gọi tình yêu tôi sẽ gọi lại bằng “Tình thương” để

diễn tả về một tình yêu phổ quát, một tình yêu vô vị lợi và tinh

tuyền. Tình yêu thì có nhiều loại nhưng Tình thương chỉ có một. Các

loại tình yêu con người thường bị pha tạp bởi cái tôi vị kỷ nên phần

lớn chỉ làm con người thêm quyến luyến và ràng buộc. Đau khổ mà

các loại tình yêu này mang lại phần lớn chỉ là thất vọng vì những

dục vọng của tôi không được thỏa mãn như mong ước. Còn Tình

129

thương vô vị lợi là diễn tả cao nhất của các loại tình yêu và hiện diện

trong mỗi loại tình yêu theo những hình thức khác nhau nhưng bản

chất thì như nhau ở chỗ là vị tha hơn là vị kỷ. Chỉ có Tình thương vô

vị lợi và đến cùng này mới thật sự mang lại sự tự do, giải thoát và

mới có năng lực biến đổi thân phận con người.

Dầu vậy, Tình thương vô vị lợi cần phải trải qua thử thách nghiệt

ngã của đau khổ, xót xa. Có như thế mới minh chứng được Tình

thương thật là gì. Nếu thương mà quá dễ dàng và “thuận buồm xuôi

gió” thì chẳng có gì để nói và tình thương đó có phần ảo tưởng. Tình

thương thật là cái tình vô giới hạn và không phân biệt. Bao lâu còn

phân biệt giới hạn vào hoàn cảnh hay đối tượng với những điều

kiện đặt ra thì trái tim tôi vẫn còn dừng lại ở tình thương vị kỷ. Bất

kỳ sự vật hay con người nào cũng có những mặt ưu mặt khuyết,

nên phải là điều gì hay, đẹp, dễ thương thì tôi mới thương thì quả

thật tôi chỉ “thương chính mình” chứ chẳng phải thương thật sự. Cái

xót xa của Tình thương là ở chỗ phải thương trọn con người: cả cái

hay lẫn cái dở, cả cái đẹp lẫn cái xấu, vì thương như thế mới là

thương thật với người thật, việc thật!

Khi xem một bộ phim cũng như gặp phải những cảnh thực

trong đời, với “cái tình bình thường” tôi sẽ luôn có cái nhìn thương

cảm với những nhân vật chính diện và ác cảm với những nhân vật

phản diện. Những người dễ thương thì tôi mến, những người dễ

ghét thì nhất quyết loại trừ “không đội trời chung”. Cái hạn hẹp của

trái tim tôi sẽ lộ ra khi tôi luôn phải gặp những người gây cho tôi

khó chịu, mệt mỏi. Thật ra, người cần thương chưa hẳn là người dễ

thương mà là những người dễ ghét; vì thật ra người bị coi là dễ ghét

130

là đau và khổ hơn cả. Họ “đau” vì họ đang ảo tưởng về chính mình,

họ “khổ” vì họ đang bị trói chặt bởi cái tự ti, tự tôn và tự kỷ nơi

mình do tình dục, danh vọng, địa vị và tiền tài chi phối… Họ “đau”

nên mới tỏ ra khó chịu và khó thương như vậy, và người “bị ốm” là

người cần được quan tâm săn sóc, cảm thông hơn người lành.

Cái xót xa hơn có thể xảy ra là khi chính những người thân

thuộc nhất, những người tôi yêu mến nhất lại “quay lưng” và làm

tôi tổn thương, hụt hẫng. Gặp cảnh như vậy, tôi có thương người ta

nỗi không hay từ yêu thương lại trở thành thù hận? Thật khó và quả

thật là khó…! Làm sao để chấp nhận một thế giới đang đổ vỡ, một

xã hội đang khủng hoảng đây? Tôi có can đảm để gánh vác một gia

đình đang tan nát, một cộng đoàn đang bế tắc không? Bằng cách

nào để đón nhận và ôm lấy trái tim những con người ngay cả trái

tim chính mình với đầy nết xấu và đáng ghét…? Dù biết tim mình

sẽ đau và nhói nhưng một trái tim có tình thương thật sẽ coi đó là

cơ hội để được thương nhiều hơn và thương đến cùng. Vì thế, tôi

cần phân biệt đâu là cái đau của tình yêu quyến luyến thường gây

nên “khổ” bởi sự ràng buộc, và đâu là cái “đau” của Tình Thương vô

vị lợi mang lại tự do và lòng thương xót vô biên. Mẹ Têrêsa Calcutta

có nói một câu rất chí lý rằng: “Một con tim bị tổn thương vì yêu thật

131

sự sẽ không còn là tổn thương nữa nhưng chỉ còn là yêu hơn mà thôi”. Có

lẽ, điều lớn lao nhất và hạnh phúc của cõi đời chẳng phải là đạt

được niềm vui để thỏa mãn chính mình nhưng là có được một trái

tim biết yêu thương một cách tự do và không giới hạn, biết rung

nhịp theo cung điệu của “Tình thương mà… xót”.

Nói cho cùng, cuộc sống con người có thể thay đổi với nhiều

tiến bộ của công nghệ kỹ thuật nhưng bản tính con người từ xưa

đến giờ vẫn chẳng có gì thay đổi. Trường để thao luyện con tim vẫn

chỉ là một bài học về “Tình thương vô vị lợi” phải được ôn đi ôn lại

mãi. Đây chỉ là cái nhìn chủ quan mà tôi thấy giúp tôi nhiều để biết

chấp nhận và trân trọng cách tích cực hơn những gì xảy đến trong

đời. Là con người nên tất nhiên tôi sẽ có những sợ hãi khi đối diện

với cuộc sống; nhưng không thể vì sợ hãi mà làm tôi phải lẫn tránh

thực tại của chính mình; vì tôi biết rằng “tránh vỏ dưa này tôi lại đụng

phải vỏ dừa” đau đớn hơn. “Thuốc đắng thì mới dã tật”, tôi sẽ can đảm

hơn để uống thuốc đắng khi biết rằng thuốc đắng đó có ích cho tôi.

Vị ngọt của nó tôi có thể cảm nhận được khi những gai nhọn và lệch

lạc nơi trái tim mình được gột sạch.

Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn.

Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình

yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời.

~ Trịnh Công Sơn ~

4/2014

132

THAY ĐỔI…?

Tôi bị căng thẳng thần kinh trong nhiều năm. Tôi lo lắng,

xuống tinh thần và trở nên ích kỷ. Mọi người đều lặp đi lặp lại

rằng tôi phải thay đổi.

Và tôi đã oán hận họ, nhưng rồi cũng đồng ý với họ và mong

muốn mình phải thay đổi nhưng đành chịu thôi, cho dù cố gắng

cách mấy.

Điều đau đớn nhất là, cũng như bao nhiêu người khác, những

bạn bè thân thiết nhất cứ thúc giục tôi thay đổi. Do đó, tôi cảm

thấy cùng đường, không lối thoát.

Ngày kia, anh ấy bảo tôi:

"Bạn đừng thay đổi làm

chi. Tôi vẫn yêu thương

bạn như bạn hiện có."

Những lời nói đó vang

vọng vào tai tôi như một điệu

nhạc êm đềm: "Bạn đừng thay

đổi. Đừng thay đổi. Đừng thay

đổi...Tôi vẫn yêu thương bạn

như bạn hiện có."

Tôi cảm thấy thanh thản. Tôi đã lấy lại sức sống. Và rồi lạ

lùng thay, tôi đã thay đổi!

Bây giờ đây tôi rõ biết tôi không thể thực sự thay đổi được cho

tới khi tôi gặp được người nào đó thương yêu tôi cho dù tôi có thay

đổi hay không.

Chúa thương yêu con cách thế đó phải không Chúa?

Anthony de Mello, SJ

133

Bài hát: Đêm thấy Ta là Thác đổ Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn

Ca sĩ: Mỹ Tâm / Quang Dũng

Một đêm bước chân về gác nhỏ

Chợt nhớ đoá hoa tường vi,

Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ

Giờ đây đã quên vườn xưa.

Một hôm bước qua thành phố lạ

Thành phố đã đi ngủ trưa.

Đời ta có khi tựa lá cỏ

Ngồi hát ca rất tự do,

Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà

Từ những phố kia tôi về.

Ngày xuân bước chân người rất nhẹ

Mùa xuân đã qua bao giờ,

Nhiều đêm thấy ta là thác đổ

Tỉnh ra có khi còn nghe.

Một hôm bước chân về giữa chợ

Chợt thấy vui như trẻ thơ,

Đời ta có khi là đốm lửa

Một hôm nhóm trong vườn khuya,

Vườn khuya đóa hoa nào mới nở

Đời ta có ai vừa qua.

Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ

Tôi nghĩ quanh đây hồ như,

Đời ta hết mang điều mới lạ

Tôi đã sống rất ơ hờ.

Lòng tôi có đôi lần khép cửa

Rồi bên vết thương tôi quỳ,

Vì em đã mang lời khấn nhỏ

Bỏ tôi đứng bên đời kia.

Nhiều đêm thấy ta là thác đổ

Tỉnh ra có khi còn nghe...

...Thác đổ không chỉ là tình yêu vô cùng mà thực sự

là nỗi đau vô cùng. Tất cả suối nguồn yêu thương dạt

dào bỗng nhiên òa vỡ; rơi, rơi mãi trong một cảm giác

chơi vơi, hụt hẫng, không trọng lượng. Đó là tâm trạng

bàng hoàng, sửng sốt khi chạm vào hư không...

....Tất cả yêu thương, đam mê hòa cùng với chơi

vơi, hụt hẫng của cảm giác rơi từ đỉnh cao xuống vực

sâu. Bao nhiêu hy vọng, ước mơ, khao khát bỗng chốc

thành vô nghĩa... Đến khi nào bạn có cảm giác thấy

mình là thác đổ, bạn sẽ hiểu được tình yêu là gì!...

(Trần Thanh Hà)

134

Nếu không có Tình yêu… Nếu Không Có Tình Yêu…

BỔN PHẬN khiến người ta dễ NÓNG GIẬN.

Nếu Không Có Tình Yêu…

TRÁCH NHIỆM đẩy người ta tới chỗ BẤT NHÃ.

Nếu Không Có Tình Yêu…

CÔNG BẰNG làm cho người ta đâm ra TÀN NHẪN.

Nếu Không Có Tình Yêu…

SỰ THẬT biến người ta thành kẻ ưa SOI MÓI.

Nếu Không Có Tình Yêu…

Sự KHÔN NGOAN dẫn dắt bạn tới chỗ LÁU CÁ.

Nếu Không Có Tình Yêu…

Sự ĐON ĐẢ biến con người thành kẻ GIẢ DỐI.

Nếu Không Có Tình Yêu…

Sự AM HIỂU đẩy bạn trở thành kẻ CỐ CHẤP.

Nếu Không Có Tình Yêu…

QUYỀN LỰC khiến người ta trở thành kẻ ÁP BỨC.

Nếu Không Có Tình Yêu…

DANH TIẾNG làm bạn trở thành kẻ KIÊU NGẠO.

Nếu Không Có Tình Yêu…

CỦA CẢI làm con người ta trở nên THAM LAM.

Nếu Không Có Tình Yêu…

LÒNG TIN biến bạn thành kẻ CUỒNG TÍN.

Nếu Không Có Tình Yêu…

Trên đời này bạn KHÔNG LÀ GÌ CẢ!!!

(Sưu tầm)

135

18

Tình thương chân thật

Thích Nhất Hạnh

Trách Móc Không Giúp Được Gì

ếu ta trồng cải xà lách, mà cải xà lách mọc không tốt,

thì ta đâu có trách móc cải xà lách. Bởi vì ta có thể tìm

biết nguyên do từ đâu cải xà lách không mọc tốt: có thể

nó thiếu nước, có thể nó cần thêm phân, có thể vì nắng nhiều quá.

Ta hiểu vậy nên ta không trách móc cây cải xà lách.

Thế mà khi ta có vấn đề với gia đình hay với bạn bè, ta lại hay

trách móc đổ lỗi cho nhau. Nếu chúng ta không chăm sóc nhau kỹ

lưỡng thì chúng ta cũng không mọc lên tốt tươi như những cây xà

lách vậy. Cho nên trách móc qua lại không có lợi ích gì hết. Chỉ cần

hiểu là đủ, không cần lý luận phân trần. Khi bạn chứng tỏ mình

hiểu được và mình thương được là tình thể thay đổi ngay tức khắc.

Trong một khóa tu ở Paris, một hôm tôi nói pháp thoại về cây

cải xà lách. Sau khi pháp thoại tôi đi thiền hành một mình. Khi đi

ngang qua một góc vườn, tôi nghe một em bé gái tám tuổi nói với

mẹ: “Mẹ ơi, con là cây cải xà lách của mẹ đó nhé. Mẹ nhớ tưới nước cho

con nhé!” Tôi rất vui khi thấy em bé hiểu tường tận ý của tôi. Sau đó

N

136

tôi nghe bà mẹ trả lời: “Đúng rồi mẹ sẽ nhớ nhưng con cũng đừng quên

rằng mẹ cũng là cây xà lách của con đó nghe. Vậy con cũng phải nhớ tưới

cho nó nhé!”

Thật đẹp thay khi cả mẹ và con đều cùng thực tập.

Hiểu và Thương

Hiểu và thương tuy hai chữ

mà một ý. Một buổi sáng kia, cậu

con trai của bạn thức dậy thì thấy

đã gần giờ đi học. Cậu liền đến

đánh thức em gái của mình còn

đang ngủ, để hai anh em có thể

kịp ăn sáng trước khi đến trường.

Em bé ấy thay vì cám ơn lại gắt

lên: “Đi đi! Kệ tôi!”. Cậu bé có thể đã nổi giận vì thái độ không dễ

thương của em và có thể đi vào bếp để mách lại với bạn điều đó.

Nhưng cậu bé chợt nhớ rằng tối hôm qua em bé đã ho nhiều, chắc

em đã bị sốt, không ngủ được, nên sáng nay mới khó chịu như vậy.

Khi hiểu được điều đó, cậu bé không còn thấy giận em gái nữa. Khi

bạn đã hiểu, không thể nào mà bạn không thương. Và khó mà bạn

có thể tiếp tục giận được. Khi bạn đã hiểu thì bạn biết phải làm gì để

người kia bớt đau khổ, bạn làm chuyện ấy rất tự nhiên không thấy

cần phải cố gắng nhiều. Cho nên muốn hiểu sâu, ta nên tập nhìn

mọi loài với con mắt từ bi.

Tình Thương Chân Thật

Muốn thương ai, ta phải hiểu người đó. Nếu chỉ muốn chiếm

hữu người đó làm của riêng thì đó chưa phải là thương. Ta không

thể gọi đó là thương nếu ta chỉ biết lo cho ta, cho những nhu cầu

của riêng ta còn những nhu cầu của người đó thì ta không hề để ý

đến. Tình thương chân thật chỉ có khi ta thấy được những gì người

thương ta cần hay không cần.

137

Khi ta hiểu rõ ai, không thể

nào mà ta không thương cho

được. Lâu lâu ta nên ngồi sát

cạnh người thương của ta, cầm

tay người ấy và khẽ nói: “Này

em của anh, em có nghĩ là anh đã

hiểu em chưa? Hay anh vẫn còn

vụng về và làm cho em đau khổ?

Hãy nói cho anh biết, bởi anh muốn thương em thật lòng!” Nếu ta thực

tâm muốn tìm hiểu người thương thì giọng nói của ta sẽ biểu lộ sự

quan tâm và người ấy sẽ mủi lòng.

Cánh cửa cảm thông đã mở, chuyện gì mà ta làm chẳng được.

Người ta đôi khi không có thì giờ hoặc không đủ cam đảm để hỏi

con trai của mình những câu hỏi tương tự: “Con của ba, ba thương

con, nhưng không biết ba đã hiểu được con chưa?” Ta phải có can đảm

đặt câu hỏi đó với con cái ta, nếu thương mà không hiểu, thì tình

thương đó chưa đúng cách, trái lại càng thương ta càng làm cho

người ta thương “bị thương”. Phải có hiểu mới có thương thật sự.

Khi được hiểu, người được thương sẽ nở như một bông hoa.

Từ Bi Quán

Từ là đem niềm vui đến cho

người, bi là lấy nỗi khổ của người ra.

Chúng ta ai cũng có hạt giống từ bi,

và nhờ thực tập quán chiếu “thương

người như thể thương thân” ta triển

khai những hạt giống này thành

những nguồn năng lực dồi dào. Từ bi

là tình thương đích thực không kỳ thị

vướng mắc nên không gây khổ đau phiền não.

Chất liệu của từ bi là sự hiểu biết, khả năng đi vào da thịt của

người kia, làm một với họ, với mọi niềm đau nỗi khổ của họ. Bi có

nghĩa là thông cảm với cái khổ của người và có năng lực chuyển

hóa cái khổ đó.

138

Chúng ta có thể bắt đầu tập

quán chiếu về những người đau

khổ về thể chất, những người yếu

đuối bệnh hoạn, những người

cùng cực bơ vơ không có ai

nương tựa. Những người này ở

đâu cũng có, rất dễ thấy. Có

những trường hợp vi tế hơn. Có

những người có vẻ không có gì là đau khổ, họ rất kín đáo, nhưng

nếu quan sát kỹ, ta cũng thấy được những dấu hiệu chứng tỏ họ

cũng có những niềm đau. Cả những người sống trên nhung lụa

cũng có những đau khổ của họ.

Khi ta quán chiếu về những người này, lấy họ làm đối tượng

cho sự thực tập để quán chiếu về từ bi, ta phải nhìn cho sâu và cho

lâu vào nỗi đau của họ, dù khi đang ngồi thiền hay thực sự tiếp xúc

với họ, ta phải nhìn cho kỹ để thấu triệt nỗi đau của họ đến khi ta

cảm thấy niềm xót thương trào dâng trong lòng.

Nhờ quán chiếu sâu sắc như vậy mà xúc cảm của ta biến thành

hành động. Ta thấy câu nói “tôi thương anh vô cùng” chưa đủ, mà ta

tìm mọi cách để làm vơi nỗi khổ của người kia. Từ bi có mặt khi ta

thực sự làm người kia bớt khổ. Cho nên ta phải làm nảy nở và nuôi

dưỡng lòng từ bi trong ta. Khi ta tiếp xúc với người kia, ý nghĩ, lời

nói và hành động của ta phải thể hiện được lòng từ, dù thân khẩu

của người kia chưa thanh tịnh cũng vậy.

Ta phải thực tập như thế nào mà lòng từ bi của ta lúc nào cũng

có mặt, chứ không phải chỉ có mặt khi người kia dễ thương. Tình

thương của ta như vậy mới đích thực và vững chắc. Ta có nhiều an

lạc hơn và người kia cũng được an lạc theo. Niềm đau của họ sẽ từ

từ giảm thiểu và đời sống của họ dần dần sáng sủa và tươi mát hơn.

Ta cũng có thể quán chiếu về những người làm ta đau khổ vì

chính họ cũng đang đau khổ. Đó là điều chắc chắn. Chỉ cần tập theo

dõi hơi thở và quán chiếu là ta có thể thấy được niềm vui của họ.

Một phần những nỗi đau khổ và khó khăn của họ là do cha mẹ họ

139

trao truyền từ khi họ còn nhỏ. Mà cha mẹ họ cũng có thể là nạn

nhân của ông bà tổ tiên họ. Những hạt giống xấu cứ như vậy được

truyền trao đời này sang đời kia.

Nếu thấy rõ điều đó, ta sẽ không còn trách cứ hay giận hờn họ

nữa. Ta đã hiểu được lý do vì sao họ đối xử không đẹp với ta. Ta

không giận mà trái lại ta cầu mong sao cho họ bớt khổ đau. Ta

không cần phải tìm đến họ để hòa giải. Khi ta biết nhìn sâu, ta đã

hòa giải với chính ta rồi.

Mọi vấn đề đã được giải quyết. Lòng ta nhẹ nhàng và môi ta nở

nụ cười tươi. Sớm muộn gì người kia cũng thấy được thái độ hòa ái

của ta và cũng sẽ trở nên dịu mát như ta.

Cho nên có từ bi, ta có an lạc hạnh phúc mà người khác cũng có

được an lạc hạnh phúc. Chánh niệm là chất liệu nuôi dưỡng cây

hiểu biết để từ đó hoa từ bi nở ngát hương thơm. Từ bi không phải

là một ý tưởng chỉ nằm trong đầu ta. Không phải chỉ cần ngồi yên

một chỗ và quán tưởng về từ bi là ta có thể gieo rắc tình thương đến

mọi nơi như gửi đi những luồng âm thanh hay ánh sáng. Từ bi phải

được thể hiện cụ thể hơn qua cách ta ăn ở đối xử với mọi người

chung quanh.

Tình thương là một nguồn suối

dạt dào nằm sâu trong lòng ta, chỉ cần

ý thức được điều đó là ta đã có thể

ban phát niềm vui đến cho bao người.

Một câu nói hiểu biết dễ thương cũng

đủ làm vơi bớt nỗi khổ, đánh tan mọi

nghi kỵ hiểu lầm, đem lại tin yêu và

tự do. Một hành động đúng lúc có thể

cứu sống một mạng người. Mà hành

động và lời nói ta chân chánh là nhờ ý nghĩ ta chân chánh.

Khi có tình thương chân thật thì tất cả những gì ta nghĩ, nói và

làm đều trở nên phép lạ và đem lại nhiều lợi lạc.

Trích từ sách “An Lạc từng bước chân” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

140

19

Tình yêu mạnh hơn sự chết!

ột bài báo đã đăng tin ngay trên trang nhất về vụ cháy rừng

khủng khiếp vừa xảy ra. Có một câu chuyện đã gây rất

nhiều xúc động cho người đọc. Sau khi ngọn lửa đã được

dập tắt, những người kiểm lâm rất vất vả khi đi vào rừng để ước lượng

mức độ thiệt hại của vụ cháy rừng.

Một người kiểm lâm trẻ tuổi nhất bất chợt phát hiện thấy một con

chim đã chết vẫn đứng im lìm như bức tượng gỗ trên một cành cây cao

đang cháy dở trước mặt anh. Một chút sợ hãi xen lẫn chút nghịch ngợm tò

mò, người kiểm lâm ấy bèn tìm lấy một cành cây nhỏ, thử chọc vào xác con

chim đã chết. Lúc anh đang thử thọc nhẹ vào con chim đã chết cháy như

vậy, bất thình lình, anh phát hoảng khi thấy có một chú chim non nhỏ bé

từ dưới cánh con chim đã chết cháy bay vụt ra…

Những người đi trong đoàn kiểm lâm ai nấy đều sửng sốt.

Người kiểm lâm cao tuổi nhất trong nhóm có mái tóc bạc phơ nói

rằng, suốt mấy chục năm làm nghề gác rừng, ông chưa từng thấy có

chuyện lạ như vậy. Hóa ra, trong lúc ngọn lửa ma quái thiêu đốt

cánh rừng, và vì yêu con, chim mẹ đã dang rộng đôi cánh để che

chở cho con mình. Lúc đám cháy chưa lan tới, chim mẹ đã có thể

bay đi thật nhanh để tìm một nơi an toàn cho riêng mình, nhưng

M

141

chim mẹ đã không bay đi, vì biết con mình đang còn rất yếu ớt, bé

nhỏ và không thể bay theo kịp mình. Chim mẹ hoàn toàn khônghề

muốn bỏ mặc con mình ở lại với mối nguy hiểm đang chờ đợi nó.

Khi ngọn lửa hung hãn đã bùng lên dữ dội và khi sức nóng của

ngọn lửa sắp thiêu cháy mình, chim mẹ vẫn không hề nao núng,

dao động. Chim mẹ sẵn sàng đón nhận cái chết để lấy đôi cánh chở

che cho con mình được sống. Có lẽ chim mẹ biết chắc một điều

rằng, với tình yêu và đôi cánh chở che của mình, con mình sẽ sống.

Ôi! Tình yêu có sức mạnh thật lớn lao và kỳ diệu. Một vĩ nhân

nào đó đã nói: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”. Nói cách khác, cái

chết cũng không thể nào tiêu diệt nổi tình yêu và sự hy sinh chính là

thước đo của tình yêu.

(Sưu tầm)

Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương,

không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính,

không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không

mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân

thật.

Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng

tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư?

Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết.

Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết

thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới,

thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi.

(1Cr 13,4-10)

Giận thì giận trong giây lát,

nhưng yêu thương, thương suốt cả đời.

(Tv 30,6)

142

20

Buồn… cười !

Truyện ngắn 100 chữ chọn lọc (1)

NGÀY XƯA

Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ

lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu

thốn nhưng chúng tôi luôn nhường nhau phần thức ăn ngon nhất,

Mẹ tôi rất vui lòng.

Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm

giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với Mẹ cây xoài của

anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn

qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: “Mẹ ước gì được

trở lại thời nghèo khó ngày xưa”.

HUỲNH VĂN DÂN (TP. HCM)

143

XẠO

Nhà thằng Bòng giàu có. Bữa nào cũng thịt, cũng cá, nhưng

chẳng mấy ai chạm đũa.

Thằng Còm nhà nghèo. Không muốn để con phải khổ, bữa nào

bố mẹ nó cũng lo cho nó hoặc quả trứng, hoặc lạng thịt. Vô tình

không biết đó là tiêu chuẩn dành riêng cho mình, thằng Còm thấy

bố mẹ nó chỉ ăn rau. Nó ăn không

hết, mẹ nó lại cất đi.

Một bữa, thằng Bòng bảo:

Nhà tao, thịt cá chẳng ai ăn…

Thằng Còm buột miệng:

Nhà tao cũng thế.

Thằng Bòng nhìn thằng Còm: “Xạo!”

PHÙNG THANH CHỦNG (Hà Tây)

CU LÌ

Cu Lì năm nay lên ba. Nó đang

nói bập bẹ một vài tiếng. Tính nó

ngang bướng và hay khóc khi gây lộn

với chị. Mỗi lần như thế, mẹ nó quát:

“Im đi, nhịn nhau không được hả?”.

Hôm nọ, bố mẹ cu Lì cãi nhau. Mẹ

nó khóc sụt sùi. Cu Lì hét lên với

giọng ngọng nghịu: “Im… i, nhịn

nhau… ông… ược hả?”.

NGUYỄN HỶ

144

THỜI GIAN

Hai đứa chung phòng trọ.

Năm nhất, mấy đêm liền, nhớ nhà, cứ nằm ôm nhau khóc rưng

rức. Mấy lần nhỏ bạn đòi về:

Không học cao cũng chẳng sao. Sống ở đây thấy người ta đối đãi

với mình quá lạnh lùng. Không ai quan tâm đến ai, tao không chịu

nổi.

Nó an ủi. Nhỏ bạn vẫn khóc.

Năm cuối.

Nhỏ bạn bảo:

Ráng tranh thủ kiếm việc làm để

lúc ra trường được ở lại thành phố. Bị

đẩy về quê là chết!

Nó nghe miếng cơm trong miệng lạt hẳn.

TUỲ NGHI

MẸ TÔI

Ba mất, mẹ tảo tần lam lũ, góp nhặt từng đồng cho chúng tôi ăn

học. Xóm giềng gièm pha nghèo không lo, học đi mai mốt bán chữ

mà ăn.

Mẹ ngậm ngùi bảo ba mẹ không

còn gì để lại, các con ráng học sau này

mưu sinh.

Anh em tôi đã đứng được trong

đời.

Xóm giềng khen bà ấy giỏi thật,

một mình nuôi bốn đứa con ăn học thành tài.

Mẹ mỉm cười, hằn sâu những vết nhăn.

CHÍ HƯƠNG

145

RUN TAY

Bàn ăn trải khăn trắng. Mẹ gắp

cho cu King cái đùi gà. Ông nội

không còn răng, chỉ muốn ăn canh

nhưng canh để xa ông.

Để cháu chan cho!

Cu King đứng dậy chan canh cho ông và làm đổ canh ra bàn.

Mẹ mắng:

Cứ đành hanh!

Ông rối tay chân. Lóng ngóng, run run. Canh lại đổ ra ngoài…

Mẹ nhăn mặt, ba xoa bụng còn cu King nhìn hai người:

Khi ba mẹ run tay như ông, con sẽ chan canh cho ba mẹ.

Bữa ăn tiếp tục nhưng chỉ còn tiếng nhai.

QUẾ HƯƠNG

Thầy nói: “Người ta không hạnh phúc. Lý do chính là vì họ rút ra

được một thứ thỏa mãn kỳ cục từ chính những khổ sở của họ.”

Thầy kể lần nọ Thầy đang nằm giường tầng trên trong một

chuyến tàu đêm. Thầy không sao ngủ được vì từ phía giường tầng

dưới không ngừng vang lên tiếng rên rỉ của một phụ nữ: “Ôi,

khát quá. Trời ơi. Tôi khát quá!”

Chị ta cứ lải nhải rên rỉ hoài như thế. Cuối cùng, Thầy chỗi dậy,

leo xuống khỏi giường, đi xuôi theo dãy hành lang gió hắt bần bật,

đến toa cuối của đoàn tàu, lấy hai ly đầy nước rồi mang trở lại trao

cho người phụ nữ đang rên rỉ kia.

- “Này, nước đây thưa bà!”

- “Ồ, cám ơn ông nhiều. Ông thật có lòng tốt.”

Thầy leo trở lại giường của mình tầng trên, ngả lưng nằm xuống

và nhắm mắt thiu thiu ngủ. Bất chợt, từ phía dưới lại lải nhải

vọng tiếng rên rỉ: “Ôi, cơn khát hồi nãy thật khủng khiếp quá!

Trời ơi, hồi nãy tôi khát nước quá chừng !”

Anthony de Mello, SJ

146

Khóc & Cười

Người ta thường … “KHÓC” …

khi bị tổn thương !!

Người ta… “CƯỜI” …

khi thật hạnh phúc !!

Nhưng … có một điều nghịch lý rằng…

Khi người ta “QUÁ ĐAU ĐỚN” …

người ta lại “CƯỜI” !!

Khi người ta “QUÁ HẠNH PHÚC” …

người ta lại “KHÓC” !!

Cũng bởi lẽ rằng những giọt nước mắt …

“chẳng đủ” đắng cay để xóa nhòa vết xước…

Cũng bởi lẽ rằng nụ cười …

“chẳng đủ” diễn tả được niềm vui…

147

Bài hát: Chuyệns Sáng tác và trình bày: Vũ Quốc Việt

Chuyện hôm nay cũng có cái riêng khác hơn chuyện xưa,

Chuyện to họ bóp bé lại, còn chuyện nhỏ họ xé to ra.

Chuyện ai kia thì ta hay, chuyện ta đây ai nào hay,

Và đời có mấy ai hiểu chuyện... ta hiểu thêm chữ chuyện.

Tình hôm nay cũng có cái riêng khác hơn xưa,

Họ yêu nhau thương nhau cũng lạ lẫm không ngờ.

Vừa mới hứa, vừa trao thân, vừa nâng niu trong vòng tay,

Nhưng, bỗng dưng quay mặt... ta hiểu thêm chữ tình.

Đẹp hôm nay cũng có cái riêng khác hơn đẹp xưa,

Đẹp cho thuê cho vay cho mượn giữa cuộc đời,

Đẹp đăng quang, đẹp lang thang, đẹp miên man, đẹp tràn lan.

Người tự thấy ta rất đẹp… ta hiểu thêm chữ đẹp

Chuyện dài chuyện thật dài cớ ai dài chuyện đâu,

Chuyện nhiều chuyện thật nhiều cớ ai nhiều chuyện đâu.

Chuyện quê tôi cũng có cái riêng khác hơn chuyện quê anh,

Người đi họ muốn quay về còn người ở lại thì muốn ra đi.

Chuyện bôn ba, chuyện tha phương, chuyện bể dâu bao buồn vui

Và một ngày kia thấy đôi chân mệt nhoài.

Nghe lá rơi về cội...

Người cũng có lắm lúc nắng mưa như tính trời,

Người ham chơi ham danh ham lợi vẫn vô tư.

Kẻ khốn khó, kẻ vô danh, kẻ cô đơn ngày nhiều hơn,

Ta hiểu câu gặp thời... ta hiểu thêm chữ đời.

148

21

Vô tâm, vô tính, vô tình

Truyện ngắn 100 chữ chọn lọc (2)

Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa. Nó

về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả. Nó giống người Châu Phi – đen

trùi trũi! Có người hỏi: “Mày có buồn không?”. Nó yên lặng nhìn xa

xăm!

Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn. Nội nhìn nó ngạc

nhiên. Nó ngậm ngùi: “Con còn có Nội – nó chẳng còn ai!”

TÂM BÌNH (Qui Nhơn)

149

HAI MẢNH ĐỜI

Mưa bất chợt, tôi tấp vội vào hiên nhà

bên đường, nép sát cửa để trốn những

giọt mưa đang hối hả tìm mình.

Con ngoan nè, ùm miếng nữa nào, đi

con…

Tôi tò mò nhìn qua khe cửa: một bé

gái tròn trĩnh, chắc nịch, đang khóc rưng

rức vì Mẹ nó ép ăn cơm.

Ngoài hiên, một con bé hành khất gầy còm, yếu ớt, đang đói..

Tôi cúi xuống bỏ vào nón nó tờ hai nghìn.

Hai mảnh đời chênh vênh, đối lập. Tôi vội rời chỗ đứng, đội

mưa đi về.

NGUYỄN THỊ NHƯ (Quy Nhơn)

NỘI

Nội lên thành phố ở với chú Út. Nội già nên đêm khó ngủ, cứ

lục đục suốt đêm. Phòng trong mợ Út cũng trằn trọc vì không ngủ

được. Tuổi già hay quên. Có cái vòi nước mở ra mà nội cũng quên

vặn lại, bật quạt quên tắt. Mợ Út cứ cằn nhằn, ca cẩm suốt ngày vì

nội. Nội ngồi nghe, rơm rớm nước mắt. Hôm sau nội nằng nặc đòi

về quê. Nội bảo sống ở thành phố không quen.

QUÁCH CHÍ DŨNG (TPHCM)

150

VÔ TÂM

Tháng đầu tiên lãnh lương dạy kèm. Nó hí hửng rủ nhỏ Tâm đi

chợ. Loanh quanh một hồi, nó sắm đủ cả: quần jeans, áo pull, kẹp,

nơ… Trâm đắn đo mãi, chẳng chịu mua gì. Ngang hàng vải, nhỏ

kéo nó vào, chọn mua một sấp vải lụa sẫm màu. Nó nhăn mặt:

Màu này già lắm!

Trâm rụt rè:

Tao mua cho Mẹ tao đó. Lần đầu làm ra tiền mới hiểu cái vất vả

của Mẹ bao nhiêu năm qua.

Nó giật mình, lặng thinh. Giỏ đồ trên tay bỗng dưng nặng trịch.

VĂN THỊ HỒNG HÀ (TP. HCM)

ANH HAI

- Ăn thêm cái nữa đi con! – Người đàn bà giàu sang bảo con.

– Ngán quá, con không ăn đâu! – Ðứa con cằn nhằn, từ chối.

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem

văng qua cửa xe hơi rơi xuống đường, xát mép cống. Chiếc xe hơi

láng bóng rồ máy chạy đi.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh kem

nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào

151

chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh

lấm láp, con bé gái nuốt nước

miếng bảo thằng bé trai:

– Anh Hai thổi sạch rồi mình

ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi

đời đã dính, chẳng chịu đi cho.

Ðứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói

của nó thổi làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

– Ừa, tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh

chỉ liếm hai ngón thôi…

LÝ THANH THẢO

152

Anh em con đó…

Anh em con đó con không thương

Nói chi đến Chúa trên thiên đường

Linh thiêng thánh thiện cao vời vợi

Làm sao với tới để yêu thương?

Anh em con đó con không thương

Nói chi đến kẻ bên vệ đường

Không quen không biết không thân thuộc

Làm sao cúi xuống để yêu thương?

Anh em con đó con không thương

Nói chi đến kẻ con chán chường

Ghét cay ghét đắng ghét thậm tệ

Làm sao ôm lấy để yêu thương?

Anh em con đó con không thương

Nói chi đến kẻ lỡ lầm đường

Người khinh kẻ ghét bao tủi nhục

Làm sao thông cảm để yêu thương?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Chiếc bánh tôi ăn lúc không đói,

là chiếc bánh của người nghèo.

Chiếc áo tôi không mặc,

là chiếc áo của người thiếu thốn.

~Thánh Giáo phụ Tertulianô~

153

22 “Lá Rách… đùm Lá Nát” Món quà của người đàn bà bán ve chai

...Tôi cứ nghĩ mãi về một bức ảnh

được lan truyền trên mạng xã hội

facebook mấy ngày nay khiến cộng đồng

mạng xôn xao, xúc động. Bức ảnh chụp

một người đàn bà với khuôn mặt đen

sạm, nghèo khổ, trước mặt chị là một bao

gạo và chai dầu ăn.

Chủ nhân bức ảnh chú thích:

“Bức ảnh này chụp vào trưa ngày

13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên

Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn

Chí Thanh, Phường 16, Quận 11

(TP.HCM). Một người đàn bà bán ve

chai bước vào quán với bao gạo và

chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa

đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng,

cuối năm, chị dành mua một bao gạo và một chai dầu tặng lại quán

để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

154

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con

người, trong hoàn cảnh đảo điên nhuộm nhoạm của xã hội ngày

nay. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc

chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển

hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật

đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành

động cao cả, nghĩ đến người khác, những

người khó khăn hơn mình, nên dù nghèo,

chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua

bằng được một bao gạo con con, một chai

dầu ăn mang đến quán.

Trong thời buổi dường như đồng tiền lên ngôi, tình người lạnh

lẽo, lối sống ích kỷ lan tràn thì tấm lòng của người đàn bà bán ve

chai lại càng đẹp hơn bao giờ hết. Nó cho thấy dù chị nghèo khó

thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người

chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Biết được câu chuyện này, chẳng phải chúng ta đang cảm thấy

trái tim mình ấm áp, tâm hồn mình thư thái và hạnh phúc hay sao?

Bởi người đàn bà bán ve chai ấy, chẳng ai biết tên chị là gì, giờ đang

tá túc ở đâu, nhưng hành động của chị đã cho chúng ta có thêm

niềm tin, rằng những người tốt và những tấm lòng cao cả ở đời còn

nhiều lắm. Họ là con người đúng nghĩa với những điều tốt đẹp nhất

của danh từ này.

Tôi tin những người như chị, nếu

làm người bán hàng sẽ không bao giờ

gian tham dối trá hay bớt xén của ai

một đồng một hào nào. Nếu làm

người công nhân, sẽ có trách nhiệm

đến cùng với sản phẩm của mình.

Nếu làm một công chức, sẽ cống hiến

tận tâm cho xã hội.

155

Một cộng đồng muốn tốt đẹp thì không thể không dựa vào từng

cá nhân tốt đẹp, một cái cây muốn tươi tốt, bền chắc thì phải có bộ

rễ khỏe mạnh. Đạo đức là gốc rễ của mọi vấn đề. Tiếc là ngày nay,

xã hội có lẽ vì quá coi trọng đồng tiền nên đã xem thường nó, coi rẻ

nó, khiến cho mọi thứ lộn xộn, đảo điên.

Chị chỉ quanh quẩn sáng

tối với cái vỏ chai, mảnh giấy

vụn. Hạnh phúc của chị chỉ là

sau một năm làm ăn cần mẫn,

mua được bao gạo, chai dầu

đến cảm ơn quán cơm đã cứu

đói chị và san sẻ tình thương

cho những người đồng cảnh

ngộ. Nhưng cuộc đời của chị,

thanh sạch và đáng kính trọng biết bao nhiêu.

Những bài học lý thuyết về đạo đức, tình người sẽ không bao

giờ khiến chúng ta thấm thía bằng hành động của người đàn bà bán

ve chai ấy.

Cầu mong cho những tấm lòng cao cả ấy sẽ được tiếp nối, sẽ lan

rộng ra để duy trì sự tốt đẹp và làm sáng thêm hai chữ “đạo nghĩa”

trong đời sống này.

(Sưu tầm)

Một người BÌNH THƯỜNG

có thể trở nên PHI THƯỜNG

bởi LÒNG TỐT của mình.

156

Bài hát: Để gió cuốn đi Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn

Ca sĩ: Hiền Thục – Đức Tuấn

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng,

Để làm gì em biết không ?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông,

Ngày vừa lên hay đêm xuống mêng mông.

Ôi trái tim đang bay theo thời gian,

Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian.

Những khi chiều tới cần có một tiếng cười,

Để ngậm ngùi theo lá bay,

Rồi nước cuốn trôi, rồi nước cuốn trôi...

Hãy nghiêng đời xuống nhìn suốt một mối tình,

Chỉ lặng nhìn không nói năng,

Để buốt trái tim, để buốt trái tim.

Trong trái tim con chim đau nằm yên,

Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu.

Một sớm mai chim bay đi triền miên,

Và tiếng hót vang trong trời gió lên.

Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người,

Còn cuộc đời ta cứ vui,

Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai...

157

23 Tiền là… “TỆ”, là “BẠC”

Thường Nhân

i ở đời cũng muốn hạnh phúc và sợ khổ đau, người ta

tìm kiếm cả đời để được hạnh phúc, con người tích trữ

nhiều tiền bạc, của cải, danh vọng, kiến thức, tình

cảm… để hy vọng một đời hạnh phúc. Người đời có lúc đã nói về:

‘‘Tiền là tiên là phật,

Là sức bật lò xo,

Là thước đo lòng người,

Là nụ cười tuổi trẻ,

Là sức khỏe tuổi già,

Là cái đà danh vọng,

Là cái lọng che thân,

Là cán cân công lý,

Tiền vô thì hết ý. ”

A

158

Nghe thì thấy có vẻ buồn cười, nhưng có phần rất thật. Người

xưa cũng từng có câu: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử – hết cơm hết gạo hết

ông tôi”. Xưa nay ai cũng biết tiền có sức mạnh dữ dội, cuốn hút mê

đắm lòng người, thay trắng đổi đen, mua gì cũng được.

Để được các điều: tiền bạc, của cải, danh vọng, kiến thức, tình

cảm… con người đã lao vào tranh đoạt, bất chấp hiểm nguy, ràng

buộc, khó nhọc thâu đêm suốt sáng, nỗ lực không ngừng nghĩ. Đôi

lúc phải dùng đến thủ đoạn trá hình, gian ác, tàn độc, giết hại, lừa

dối, cướp bóc… không gì là không làm, để giành được càng nhiều

càng tốt tiền, tình, danh, quyền lực, và của cải. Với bằng nhiều từ

hoa mỹ, hình thức tốt lành, để che giấu những thủ đoạn mà mình

hành xử, nhưng chẳng qua cũng chỉ là bảo đảm cho nhân mạng một

đời được hạnh phúc. Cứ lặng yên với cuộc đời mình, cứ tự hỏi thật

nó có là nguồn đem lại hạnh phúc không? Nếu nó thật có, tôi

khuyên bạn nên đi tìm nó thật mãnh liệt. Bạn sẽ hiểu sự chân thật

về các điều ấy. Bạn cầm giữ, theo đuổi hay không là do bạn. Người

ta chỉ theo và từ bỏ một điều gì, khi người ta biết chân thật về nó.

Cái thuộc về thế gian, hay cái thuộc về sắc tướng, hoặc cái hay hư

mất đổi thay… chắc chắn là cái không đem lại hạnh phúc chân thật.

Khi mình cố giữ thường làm khổ đau thêm.

159

Cũng nơi khác có một bài thơ khá đặc biệt với tiền:

Độc ác chi mi lắm rứa tiền,

Mi làm nhân loại hóa ra điên,

Mi tô mặt nạ đen thành trắng,

Mi khiến nhân tình thẳng hóa xiên,

Mi đạp luân thường vô một xó,

Mi xua nhân nghĩa dẹp đôi bên

Mi lùa thế giới đâm nhau mãi,

Ác nghiệt chi mi lắm rứa tiền.

Nhưng rồi hạnh phúc có khi

cũng có, khi nhiều khi ít, thay đi đổi

lại, cho đến ngày càng lúc càng xa

như mây khói bay vào hư không.

Nơi ánh mắt của con người ngày

nay, trong sâu thẳm ấy, ít khi người

viết gặp được ánh mắt của sự vui

mừng sâu thẳm, mà thường là một

nỗi niềm buồn thương ẩn khuất không thốt nên thành lời.

Người ta nói: “Tiền bạc có thể tạo lập món ăn ngon, nhưng

không mua được sự ngon miệng – tiền bạc có thể tạo dựng được

phòng ngủ sang trọng, nhưng không mua được giấc ngủ ngon –

tiền bạc có thể xây được căn nhà lộng lẫy, nhưng chưa chắc đã tạo

được mái ấm hạnh phúc”. Cũng vậy, danh vọng cao tột chưa hẳn

đã tạo được sự kính trọng chân thành, chưa chắc có được an lành

hạnh phúc, có khi còn gây nên gian nan khổ cực khôn xiết. Cuối

cùng rất nhiều người thấy khi họ đã nhiều tiền và danh vọng, họ

vẫn cảm nhận hạnh phúc là điều gì đó còn mờ ảo và xa xăm. Người

viết có một người bạn, anh ta là một nhà khoa học, hiền lành, có

lòng đạo đức rất tốt, là một người giàu có, đang lâm nạn mất hết

tiền của. Trong lúc này, tất cả người quen biết có khả năng giúp thì

anh ta lại không tìm đâu ra. Anh ta tình cờ gặp tôi và nhận sự giúp

160

đỡ qua ngày, tôi cũng giúp anh chút ít. Từ đó nảy sinh một tình bạn

dần dần, anh ta khen tôi là người tốt, rất ít người ngày nay như thế.

Tôi nghĩ chắc là đúng và tiếp tục giúp đỡ anh.

Sau một thời gian, anh ta có nhiều công việc làm ăn, hy vọng sẽ

mang lại rất nhiều lợi nhuận to lớn, anh ta xin tôi giúp và hứa trả ơn

thật là nhiều, để chuẩn bị đón nhận thành công trong công việc. Tôi

nghĩ khi tôi giúp như vậy về sau hy vọng sẽ có lợi nhiều cho tôi nên

tôi giúp càng lúc càng nhiều hơn. Thành công thì chưa đến, hy vọng

thì xa xôi, đời không biết đâu mà lần.

Giả như mọi chuyện thất bại, tôi sẽ nghĩ anh ta đã lừa dối tôi, tôi

đã bị thua mưu của một người khác lợi dụng lòng tốt của mình. Cái

nghĩ này là thói thường của người đời.

Nhưng có một ngày kia, tôi lại

nghĩ khác, do tình thương của mình

không phải là vô vị lợi, mà thật ra

là một âm mưu toan tính kiếm

nhiều tiền, trục lợi khi người ta

đang trong cơn nạn tai. Anh ấy nói

tôi là người tốt thật ra là lầm người,

tôi đang buôn tiền trần thế, mà

buôn gặp lỗ còn trách oán người

khác, thì là hạng gian chứ thánh thiện đạo đức gì đâu? Điều này tự

tâm mình biết rất rõ. Tôi vội sám hối ăn năn, nhận biết mình còn

đầy tham danh cầu lợi, nhận biết lòng tham quả thật tinh tế và rất

khó phát hiện. Sau khi biết được điều ấy, dù tiền có mất và không

được gì, tôi vẫn nghĩ đó là phần mình được hưởng, qua sự việc ấy

đã rõ thấy sự xấu xa còn ẩn nấp nơi con người mình thật ghê gớm.

Người bạn đã giúp mình cơ hội tự phát hiện một tâm tư mờ ám.

Quả thật tiền bạc là mồi của tội lỗi, rất khó chế ngự được lòng tham

tiền, khi thấy ai còn vương trong sự tiền tham, thì nên thương mà

không đoạn trừ. Đây cũng chính là tâm thức tình thương vậy, sự

thiện này giúp vượt thắng nhiều hơn lòng tham tiền ẩn khuất trong

tâm tư.

161

Người viết có dịp đi nhiều nơi, từ

thôn quê cho đến thành thị, một bộ

phận người nghèo cho đến người giàu

sang quyền quý, người trí thức và

người ít học, người tu và người chưa

tu, người khỏe và người bệnh… hình

như ai cũng lo kiếm tiền, tích lũy tiền,

hình như càng nhiều càng tốt. Lắm

người khổ khi không có tiền. Người viết gặp được một ít người, họ

sống rất hạnh phúc mà không hề cần nhiều tiền bạc. Họ sống an

nhàn, thanh thản vui cả ngày, ngủ không đóng cửa, đi chẳng khóa,

nhà ai vào cũng được… trên khuôn mặt đầy ắp sự an lạc, nhà cửa

đầy thơ văn… không tiền mà vui là điều có thật. Hình như họ hạnh

phúc hơn bất cứ người nào có nhiều tiền, mà người viết có duyên

được gặp !…

Ít người thấy, tiền là mồi của trộm cướp, tiền là của gây ghen

ghét và bất hòa, tiền là nguồn của sa đọa nhất, là xuất phát bất

minh, tiền làm cho lòng tham nổi không điểm dừng, mà tham là

nguồn của sự ác. Nhiều gia đình khi còn nghèo, chưa bán đất thì

hòa thuận, tự nhiên đất lên giá, tiền nhiều đã gây mâu thuẫn dẫn

đến ly tan. Nhiều vợ chồng khi còn nghèo thì hạnh phúc, khi có tiền

dẫn đến chia lìa. Nói đến tiền kể không hết sự bi thảm, không biết

bao nhiêu tội ác cũng do đầu mối

là tham tiền.

Nhưng tiền lại là vật bất ly

thân, là nhu cầu để nuôi dưỡng xác

thân, là nguồn để bảo vệ sự êm ấm

gia đình, làm tôn giá trị con người,

là phương tiện cứu người lâm

nguy. Đúng là tiền có hai mặt, xin nhớ điều này: đồng tiền có hai

mặt, làm sao để tiền đừng đi vào sự ác, làm việc lành, cứu người

lâm nạn, hóa giải sự thiếu thốn… Đó là tiền chân, nhờ ý chân và

lòng chân.

162

Tiền đi vào sự ác, tạo bất công, oán thù, tranh đoạt bất minh…

Đó là đồng TIỀN “BẠC”, dẫn đến khổ đau, do lòng không chân

chánh. Tạo lập được lòng chân khi có tiền còn khó gấp vạn lần làm

ra tiền của, nếu có tiền mà không có lòng chân chánh thì thà đừng

có còn hơn!

Tiền có chắc mang lại hạnh phúc chân thật không? Thưa có!

Nhưng vẫn hay thay đổi. Vì tiền không là thực tại đứng yên mà là

chuyển đổi, ai tựa vào nó để xây đời hạnh phúc thì có thật, nhưng

sự thật nầy là sự thật chuyển xoay. Không có gì chắc chắn? Bậc Hiền

Nhân không thấy ai dùng nó để kiếm tìm giải thoát? Con đường họ

đi thường không có đụng đến tiền bạc, nếu dùng thường rất ít,

thanh bần, trong sạch…

Có một vị thầy hỏi học trò của

mình, làm sao để có hạnh phúc?

Nhiều em trả lời để có hạnh

phúc thì phải có nhiều tiền, lên

chức, nhiều người quý trọng mình,

tiện nghi sang trọng, gia đình hạnh

phúc, mạnh khỏe, công việc làm ăn tốt đẹp… bao nhiêu câu trả lời,

vị thầy ấy chỉ cười mà không gật đầu. Cuối cùng mọi người im lặng

chờ thầy giải thích.

Tất cả những điều các em nói là mơ ước của nhiều người, những

điều ấy có được quả thật là đem lại nhiều hạnh phúc cho con người,

nhưng mấy ai đều có được, hơn thế nữa cái giàu của người này tất

nhiên là cái nghèo của người khác, làm sao ai cũng giàu được? Cái

lên chức của người này tất nhiên là cái xuống chức của người khác.

Công việc làm ăn thường cũng vậy, thành công là do tranh được

của người khác, nhất là đồng nghề. Cuối cùng bằng một phong cách

trầm tư sâu lắng, như chờ cho học trò lặng im nội tâm, thầy chậm

rãi nói: hạnh phúc thật giản đơn, khi mọi lỗ đều thông (*). Thầy trò

cùng im lặng, họ cười với nhau, à té ra là thế!…

163

“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối

mọt làm hư nát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho

mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm

cắp không đào ngạch và lấy đi được. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng

anh ở đó. (Mt 6,19-21)

(Lược trích từ sách “Thanh tịnh tâm” của tác giả Thường Nhân)

(*) Xin mạo muội giải thích câu nói của vị thầy khi cho rằng :

“Hạnh phúc thật đơn giản.. là khi mọi lỗ đều thông”.

Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (thất khiếu) để hấp thụ vật

chất, tinh thần mà trưởng thành. Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai

mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng. (Theo sách “Tín ngưỡng và tế tự” của

Đào Duy Anh)

Tuy vậy, theo ý hướng của câu chuyện, có thể thấy rằng hạnh

phúc là điều tự mỗi người cảm nhận từ trong tâm hồn. Chắc hẳn nói

“lỗ thông” ở đây là ý nói từ nơi các “lỗ giác quan” tiếp xúc với thế

giới bên ngoài, tâm hồn con người không mắc kẹt hay vướng ở một

quyến luyến vào điều gì cả, con người tự do là con người hạnh

phúc. Tự do với tiền bạc, của cải, danh vọng, chức quyền, ngay cả

với những điều mình cho là tốt như: bố thí, ăn chay, cầu nguyện…

Tất cả những điều đó là phương tiện chứ không phải cùng đích. Khi

nào ta đưa phương tiện thành cùng đích chắc chắn là “không

thông” chút nào ! “Tiền bạc… có thể là một đầy tớ tốt nhưng lại là ông

chủ tồi tệ” là như vậy. (Lửa Mới)

... Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm. (Mt 6,4)

164

Mua được và không mua được!

Có tiền, ta có thể mua được một ngôi nhà

Nhưng không mua được một TỔ ẤM.

Có tiền, ta có thể mua được chiếc đồng hồ

Nhưng không mua được THỜI GIAN.

Có tiền, ta có thể mua được chiếc giường

Nhưng không mua được GIẤC NGỦ.

Có tiền, ta có thể mua được một cuốn sách

Nhưng không mua được KIẾN THỨC.

Có tiền, ta có thể đến khám bác sĩ

Nhưng không mua được SỨC KHỎE TỐT.

Có tiền ta có thể mua được địa vị

Nhưng không mua được sự NỂ TRỌNG.

Có tiền, ta có thể mua được máu

Nhưng không mua được SỰ SỐNG.

Có tiền, ta có thể mua được thể xác

Nhưng không mua được TÌNH YÊU. (Sưu tầm)

“Tôi giàu có, nhưng lại rất khốn khổ. Thật chẳng

biết vì sao!”

“Bởi vì anh dùng quá nhiều thời gian để kiếm

tiền và quá ít thời gian để yêu thương”. Vị

thầy đáp.

Anthony de Mello, SJ

165

24 Đánh giá vội vàng !

ột bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được

cuộc gọi cho một ca phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh

chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu

thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng

đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:

“Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con

trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức

trách nhiệm nào à?”

Bác sĩ mỉm cười và nói:

“Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện và tôi đã đi nhanh nhất

có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình

tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi …”

“Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong

căn phòng này, ông sẽ bình tĩnh được không? Nếu con trai của ông

sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?” – Cha cậu bé nói một cách

giận dữ.

Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:

“Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết “Chúng ta đến từ

cát bụi và sẽ trở về cát bụi, ‘May Mắn’ là tên của Thiên Chúa”. Các

bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con

M

166

trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của

Thiên Chúa ”.

“Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như

vậy” – Cha cậu bé nghĩ thầm .

Ca phẫu thuật mất khoảng vài tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ

bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.

“Cám ơn Chúa, con trai của anh được được cứu!”

Không chờ đợi câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đã chạy như

bay ra thang máy và không quên nói vọng lại “Nếu anh có bất kỳ

câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá!”

“Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi

một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?” – Cha cậu

bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại.

Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:

“Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông,

ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới

bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc

sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành

nốt việc chôn cất con trai mình.”

“ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI …

bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào

và những gì họ đang trải qua!”

(Sưu tầm)

167

25 Tâm lý đám đông

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

ó một hiện tượng phổ biến trong xã hội hôm nay mà

người ta gọi là “tâm lý đám đông”, “sống theo phong

trào”. Do hiện tượng này, việc đánh giá một hành động

hay một lời nói không còn dựa trên những chuẩn mực đạo đức của

truyền thống hay của các tôn giáo, nhưng dựa theo đám đông. Một

hành động tự nó là xấu, nhưng có nhiều người làm, thì tự nhiên nó

bớt xấu đi, thậm chí hành động đó được coi là bình thường. Và một

khi được coi là bình thường, thì không cần phải áy náy hay bận tâm

về “tính luân lý” của hành động đó nữa. Cách đây vài chục năm,

việc một cặp vợ chồng bỏ nhau là điều hổ nhục cho hai dòng họ, vì

thế mà cha mẹ đôi bên tìm đủ mọi cách để hàn gắn những rạn nứt,

vừa để bảo vệ hạnh phúc gia đình, vừa giữ thể diện với những

người xung quanh. Ngày nay, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều,

nên nhiều bậc cha mẹ và các bạn trẻ dựa vào “tâm lý đám đông” để

lập luận: “Ôi giào, xung quanh ta có đầy người làm thế”. Và như

thế, một việc tự nó là không bình thường đã trở nên bình thường vì

có nhiều người làm như vậy. Có thể kể đến lối suy nghĩ tương tự về

nạn phá thai, nghiện ngập, trộm cắp hay nhiều loại hình tệ nạn

khác.

C

168

Báo chí tuần qua thu hút nhiều quan tâm của độc giả khi đưa

những thông tin về một sự kiện có liên quan đến ngành y. Số là tại

bệnh viện đa khoa HĐ (Hà Nội), có một số dược sĩ vì lòng tham đã

“nhân bản” những kết quả xét nghiệm, xào xáo nhằm trục lợi từ

quỹ bảo hiểm. Chị Hoàng Thị Nguyệt, công tác tại Khoa Xét nghiệm

Bệnh viện đa khoa HĐ và hai đồng nghiệp đã không chấp nhận việc

làm trái lương tâm đó, nên đã can đảm tố cáo hành vi gian lận. Điều

ngạc nhiên là sau khi chị Nguyệt phát đơn tố cáo thì chị bị đuổi việc

và bị tố cáo ngược lại. Cấp trên đã can thiệp, chị Nguyệt và hai

người đồng nghiệp được trả lại danh dự, nhưng trong một khung

cảnh bất bình thường, theo kiểu “mặt cười miệng mếu”. “Sáng 16-8-

2013, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khen thưởng cho chị

Hoàng Thị Nguyệt và hai người có đơn tố cáo sai phạm xảy ra tại

Bệnh viện Đa khoa HĐ. Nhiều ý kiến cho rằng buổi lễ chỉ diễn ra

trong vòng 30 phút sơ sài, buồn tẻ, hình thức, đặc biệt mức thưởng

320.000 đồng cho một người là quá ít, thậm chí là “xúc phạm người

tố cáo tiêu cực” (VnExpress ngày 19-8-2013).

169

Qua sự kiện này, chúng ta thấy rõ

ảnh hưởng của tâm lý đám đông.

Vâng, chị Nguyệt và hai người đồng

nghiệp là những người lương thiện,

đáng khen, nhưng đối với phần lớn tập

thể cán bộ nhân viên của bệnh viện

HĐ, thì chị không có chỗ ở đây, vì chị

không nghĩ như họ, không đồng quan

điểm với họ. Trong khi một số đông toa rập với nhau để làm những

điều khuất tất nhằm trục lợi, thì chị suy nghĩ và hành động ngược

lại. Chị không hành động giống như đám đông, như tập thể. Chị

giống như một cung đàn rất hay nhưng lạc điệu giữa một mớ âm

thanh hỗn tạp nhằm phục vụ lợi ích một số cá nhân đang muốn vơ

vét cho đầy túi tham. Vì thế, trong cơ quan này, không có chỗ cho

chị. Tố cáo người làm sai là việc tốt, nhưng trong bối cảnh xã hội mà

xem ra ở đâu cũng sai như thế, thì việc tố cáo lại coi là không bình

thường và khó chấp nhận. Vì thế mà những người phụ nữ này đã

buồn bã kết luận: “đấu tranh” thì “tránh đâu”.

Trong thông điệp đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô

đã viết: “Ngày nay, chân lý thường bị giảm xuống thành sự xác

thực chủ quan của mỗi người, chỉ có giá trị cho cuộc sống cá nhân”

(Lumen Fidei, số 34). Tâm lý đám đông cũng đang ảnh hưởng tai

hại đến đời sống đức tin và luân lý. Đức tin bị coi là một hành vi cá

nhân, tùy chủ quan nhận định của mỗi người. Khá nhiều bạn trẻ lơ

là với việc sống đạo vì họ lập luận xung quanh mình có nhiều người

cũng thế. Nhiều bạn trẻ đua theo phong trào sống thử, phá thai, vì

nghĩ rằng đó là một lối sống của xã hội mới, xã hội hiện đại và nhất

là vì có rất nhiều người cùng quan điểm với họ. Họ đã đánh mất

cảm thức về tội, không còn áy náy lương tâm khi phạm tội. Họ lợi

dụng danh nghĩa tự do để làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ giống

như người đã trót vấy bùn đen, tiếp tục nhấn chìm vì nghĩ đàng nào

cũng đã nhiễm bùn rồi. Kết quả là những cuộc đời không có tương

lai, trở thành gánh nặng đè lên vai người thân. Cũng cần nhắc đến

trách nhiệm của những bậc phụ huynh trước tâm lý đám đông. Có

170

những người cha người mẹ không quan tâm đến đời sống đức tin

cũng như đạo đức xã hội của con cái mình. Không ít người đã chép

miệng thanh minh “thời thế bây giờ nó như vậy”.

Chúng ta không để dòng nước

“thời thế” lôi cuốn. Con người thụ

động để cho dòng đời lôi cuốn sẽ tự

biến mình thành một khúc gỗ trôi

sông. Chỉ có con người có bản lĩnh

mới dám can đảm lội ngược dòng,

“tâm bất biến giữa dòng đời vạn

biến”.

“Hãy chiến đấu qua cửa hẹp mà vào (Nước Trời)” (Lc 13,24).

Chúa Giêsu đề nghị với chúng ta một giải pháp, một con đường để

đạt tới hạnh phúc. Tâm lý đám đông bao giờ cũng tạo ra những con

đường dễ dãi, hấp dẫn đối với mọi người. Thời nào cũng thế, người

ta có khuynh hướng lảng tránh những hy sinh, khước từ những cố

gắng. Và khi tìm những điều dễ dãi để đáp ứng những nhu cầu của

bản năng, người ta tìm ra đủ mọi thứ lập luận bảo vệ cho hành

động và lối sống của mình. “Bước qua cửa hẹp” còn có nghĩa là đi

qua cửa có tên là Giêsu, vì chính Người tuyên bố: “Tôi là cửa, ai qua

tôi mà vào thì sẽ được cứu” (Ga 10,9). Đi qua cửa Giêsu tức là nhận

làm môn sinh và nỗ lực thụ giáo với Người.

Hạnh phúc Nước Trời là kết quả của những cố gắng của cá nhân

mỗi người chứ không phải là dựa vào đám đông. Thánh Phaolô

khuyên giáo dân Philipphê “Anh em hãy biết kính giới và run sợ

mà gia công lo việc cứu rỗi chính mình” (Pl 2,12). Giữa cuộc đời đầy

biến động chao đảo này, người Kitô hữu được mời gọi can đảm

sống theo sự thật, noi gương Đức Giêsu, Đấng đã đến để chiếu rọi

ánh sáng vào cuộc đời tối tăm, là vị Chứng Nhân trung thành, Đấng

yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta (x. Kh

1,5-8). Sự chọn lựa ý muốn của Chúa Cha đã khiến Người phải trả

giá là khổ hình thập tự, nhưng Người đã đón nhận trong sự vâng

171

phục và trung thành để qua đó, vinh quang Chúa Cha được thể

hiện qua biến cố đau thương này.

Đại uý James Mulligan là một tù

binh Hoa Kỳ bị bắt và cầm tù năm

1966 tại trại giam Hỏa Lò (Hà Nội).

Trong tối tăm của ngục tù, anh vẫn

vững vàng cậy trông. Mỗi ngày, anh

đều lần hạt Mân côi và cầu nguyện

với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con

sức mạnh và lòng kiên quyết vững vàng. Chẳng có ai hay biết ngoài

một mình con với Chúa, nhưng chỉ cần như vậy mà thôi. Chúa đã

chịu khổ hình vì niềm tin của Chúa, còn con đây cũng đang chịu

khổ hình vì niềm tin của con. Đúng vẫn là đúng cho dù không ai

đúng cả; còn sai vẫn là sai cho dù mọi người đều sai hết” (trích

trong bài thuyết trình của tiến sĩ Charles Rice, nhân ngày lễ ra

trường của sinh viên đại học Notre-Dame, Hoa Kỳ, tháng 5-2010.

Bài thuyết trình có tựa đề: Thiên Chúa không hề chết, Ngài cũng

chẳng mỏi mệt).

“Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt điều gì là do ác

quỷ (Mt 5,37), một điều tưởng chừng như rất đơn giản mà trong

thực tế không dễ dàng thực hiện, bởi lẽ chúng ta có khuynh hướng

sống theo đám đông, “gió chiều nào che chiều đó”. Vì thế mà nhiều

khi ta đánh mất chính mình, và cũng vì thế mà cái ác, cái xấu vẫn

đang tồn tại trong cuộc sống chúng ta.

(Nguồn: WHĐ)

172

26

Mẹ Têrêsa, Sứ điệp Yêu thương

Để tưởng nhớ Mẹ Têrêsa 1910-1997

MOTHER TERESA

In her own words: “Do not wait for leaders; do it

alone, person to person.”

Mother Teresa taught us by her sample what it

really means to ‘live’ the Gospel.”

Bằng những lời của Mẹ, Mẹ nói:

"Đừng chờ đợi các lãnh đạo, hãy tự mình

làm lấy, người này làm cho người khác". Mẹ

Têrêsa đã dạy chúng ta bằng mẫu gương của mẹ những gì thực sự

có ý nghĩa để 'sống' Tin Mừng.

“I think today the world is upside down, and is suffering so much because

there is so very little love in the home, and in family life. We have no time for our

children, we have no time for each other, and there is no time to enjoy each other.”

173

"Tôi nghĩ rằng ngày nay thế giới bị đảo lộn, và đau khổ rất

nhiều vì có rất ít tình yêu trong gia đình và trong cuộc sống gia

đình. Chúng ta không có thời gian cho con

cái của mình, không có thời gian cho nhau,

và không có thời gian để chung vui với

nhau. "

“Love begins at home; love lives in homes, and

that is why there is so much suffering and so much

unhappiness in the world today… Everybody today

seems to be in such a terrible rush, anxious for

greater developments and greater riches and so on,

so that children have very little time for their parents. Parents have very little time

for each other, and in the home begins the disruption of the peace of the world.”

"Tình yêu bắt đầu từ gia đình, tình yêu ngự trị trong gia đình;

chính vì không hiểu điều này nên đó lý do tại sao hiện nay có quá

nhiều đau khổ và bất hạnh trong thế giới... Con người hôm nay

dường như lao vào một sự tất bật khủng khiếp, lo lắng cho sự thăng

tiến hơn nữa và muốn giàu có hơn và vì vậy, các bậc cha mẹ dành

rất ít thời gian cho con cái của mình. Cha mẹ có rất ít thời gian cho

nhau, và tình trạng đổ vỡ từ gia đình là khởi đầu cho sự phá vỡ hòa

bình của thế giới. "

ON POVERTY

Về sự nghèo đói

“I see God in every human being. When I

wash the leper’s wound, I feel I am nursing the

Lord himself. Is it not a beautiful experience?”

(1974 interview)

"Tôi nhìn thấy Thiên Chúa trong mỗi

con người. Khi tôi rửa vết thương cho

bệnh nhân phong, tôi cảm thấy tôi đang

chăm sóc chính Chúa. Điều đó chẳng

phải là một cảm nghiệm đẹp sao?" (cuộc phỏng vấn 1974)

174

“When I see waste here, I feel angry on the

inside. I don’t approve of myself getting angry. But

it’s something you can’t help after seeing Ethiopia.”

(Washington 1984)

"Khi tôi nhìn thấy rác thải ở đây, tôi cảm

thấy tức giận trong mình. Tôi không tỏ ra

bản thân mình nổi giận, nhưng đó là một

điều gì đó khiến bạn không thể không giúp

đỡ khi nhìn thấy cảnh tượng ở Ethiopia"

(Washington 1984).

“The most terrible poverty is loneliness and the feeling of being unloved.”

"Sự nghèo đói khủng khiếp nhất chính là

sự cô độc và cảm thấy mình không được yêu

thương."

“The biggest disease today is not leprosy or

tuberculosis, but rather the feeling of being unwanted.”

"Căn bệnh lớn nhất ngày nay không phải

là bệnh phong hoặc bệnh lao, nhưng đúng

hơn là cái cảm giác chẳng ai đoái hoài đến."

“There is more hunger in the world for love and

appreciation than for bread.”

"Có nhiều người đói trên thế giới là vì thiếu tình yêu và sự tôn

trọng phẩm giá hơn thiếu bánh mì."

“We think sometimes that poverty is only being hungry, naked and homeless.

The poverty of being unwanted, unloved and uncared for is the greatest poverty.

We must start in our own homes to remedy this kind of poverty.”

"Đôi khi chúng ta nghĩ rằng nghèo đói chỉ là thiếu ăn, thiếu mặc

và không nhà cửa. Cái nghèo mà không được ai quan tâm, không

được yêu thương săn sóc là cái nghèo lớn nhất. Chúng ta phải bắt

đầu từ nơi ngôi nhà của mình để khắc phục loại nghèo này".

175

ON WAR

Về chiến tranh

“I have never been in been in a war before,

but I have seen famine and death. I was asking

(myself), ‘What do they feel when they do

this?’ I don’t understand it. They are all

children of God. Why do they do it? I don’t

understand.”

(Beirut 1982, during fighting between the

Israeli army and Palestinian guerrillas.)

"Trước đây, tôi chưa bao giờ sống trong chiến tranh, nhưng tôi

đã thấy nạn đói và cái chết. Tôi tự hỏi bản thân mình, ‘Họ đã cảm

thấy gì khi họ làm điều này? ' Tôi không hiểu được. Họ đều là con

Chúa. Tại sao họ làm điều đó? Tôi không hiểu được."

(Beirut năm 1982, trong cuộc giao tranh giữa quân đội Israel và du kích

Palestine.)

“Please choose the way of peace. … In the short term there may be winners

and losers in this war that we all dread. But that never can, nor never will justify

the suffering, pain and loss of life your weapons will cause.”

(Letter to U.S. President George Bush and Iraqi President Saddam Hussein, January

1991.)

"Hãy chọn đường lối hòa bình. ...

Trong một thời gian ngắn ngủi có thể

có người thắng và kẻ thua nơi cuộc

chiến tranh mà ai cũng đều kinh hãi.

Nhưng chiến tranh là điều không thể

và cũng sẽ không bao giờ biện minh

hết cho sự đau khổ, nỗi đau đớn và

mất mát trong cuộc sống mà vũ khí của

các anh gây ra."

(Thư gửi Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng thống Iraq Saddam Hussein,

Tháng 1 năm 1991).

176

ON ABORTION

Về nạn phá thai

Abortion "is murder in the womb ... A

child is a gift of God. If you do not want him,

give him to me."

Phá thai "là giết người trong bào

thai... Một đứa bé là một quà tặng

Thiên Chúa ban. Nếu bạn không muốn

nó, hãy trao nó cho tôi."

“The greatest destroyer of peace is abortion because if a mother can kill her

own child, what is left for me to kill you and you to kill me? There is nothing

between.”

"Kẻ phá hoại hòa bình lớn nhất chính là nạn phá thai vì nếu một

người mẹ có thể giết chết chính con mình, thì sẽ không gì lạ khi tôi

giết anh và anh giết tôi? Chẳng có gì khác nhau giữa hai điều này. "

“It is a poverty to decide that a child must die so that you may live as you

wish.”

"Thật là nghèo nàn quá đỗi khi quyết định một đứa bé phải chết

để bạn có thể sống như bạn mong muốn."

ON HER LIFE’S WORK

Về công việc của đời mẹ

“We ourselves feel that what we are doing is

just a drop in the ocean. But the ocean would be

less because of that missing drop.”

"Chính chúng ta cảm thấy rằng

những gì chúng ta đang làm chỉ là một

giọt nước trong đại dương. Tuy nhiên,

đại dương sẽ ít hơn khi thiếu mất một

giọt nước. "

177

"The other day I dreamed that I was at the

gates of heaven. And St. Peter said, 'Go back to

Earth. There are no slums up here.'" (Quoted as

telling Prince Michael of Greece in 1996. )

"Một ngày nọ tôi mơ thấy tôi đang ở

cửa thiên đàng, Thánh Phêrô nói: 'Hãy

quay lại trái đất đi. Ở đây không có khu ổ

chuột.'”

(Trích dẫn từ cuộc nói chuyện với Hoàng

tử Michael của Hy Lạp vào năm 1996.)

“The miracle is not that we do this work, but that we are happy to do it.”

"Phép lạ không phải ở chỗ chúng ta làm việc này việc kia, nhưng

ở chỗ là chúng ta cảm thấy vui khi làm việc đó.”

ON LOVE

Về tình yêu

“If you judge people, you have no time to love them.”

"Nếu bạn xét đoán người khác, bạn sẽ không có thời gian để yêu

thương họ."

“I try to give to the poor people for love

what the rich could get for money. No, I

wouldn't touch a leper for a thousand pounds;

yet I willingly cure him for the love of God.”

"Trong khi người giàu chia sẻ chỉ

vì tiền, tôi cố tâm chia sẻ với những

người nghèo vì tình yêu. Không, tôi sẽ

không đời nào đụng đến vào một

người phong hủi vì hàng ngàn bảng

Anh, nhưng tôi sẵn sàng chữa lành họ vì tình yêu Chúa ".

178

“I have found the paradox, that if you

love until it hurts, there can be no more

hurt, only more love.”

"Tôi nhận ra một nghịch lý

rằng nếu bạn yêu đến mức bị tổn

thương thì bạn sẽ không còn tổn

thương nữa mà chỉ còn yêu hơn

mà thôi."

“I am not sure exactly what heaven

will be like, but I do know that when we die and it comes time for God to judge us,

he will NOT ask, How many good things have you done in your life?, rather he

will ask, How much LOVE did you put into what you did?”

"Tôi không biết chắc thiên đàng sẽ là như thế nào, nhưng tôi biết

rằng khi chúng ta chết đi và cũng là lúc Thiên Chúa phán xét chúng

ta, Ngài sẽ KHÔNG hỏi: ‘Con đã làm bao nhiêu điều tốt trong cuộc

sống?’, đúng hơn Ngài sẽ hỏi: ‘Con đã đặt bao nhiêu TÌNH YÊU vào

những gì con làm?’”

“Being unwanted, unloved, uncared for, forgotten by everybody, I think that

is a much greater hunger, a much greater poverty

than the person who has nothing to eat.”

"Khi không được ai đoái hoài đến,

không được ai yêu thương săn sóc, và bị

mọi người lãng quên, tôi nghĩ rằng đó là

một nạn đói lớn hơn nhiều, nghèo lớn hơn

nhiều so với người không có gì để ăn."

“Do not think that love, in order to be

genuine, has to be extraordinary. What we need is

to love without getting tired.”

"Đừng tưởng tình yêu đích thực là

phải ngoại thường. Điều chúng ta cần là yêu không mệt mỏi ".

179

Every time you smile at someone, it is an action of love, a gift to that person, a

beautiful thing.

Mỗi lần bạn mỉm cười với ai đó, đó là nghĩa cử của tình yêu,

một món quà cho người đó, và đó là một món quà đẹp.

Good works are links that form a chain of love.

Những việc tốt là những mắt xích tạo nên một chuỗi tình yêu.

ON SERVING GOD

Khi phụng sự Thiên Chúa

“Be faithful in small things because it is in

them that your strength lies.”

"Hãy trung thành trong những điều

nhỏ bé bởi vì sức mạnh của bạn nằm ở

đó."

“Each one of them is Jesus in disguise.”

"Mỗi người trong số họ là Chúa

Giêsu cải trang".

“I am a little pencil in the hand of a writing

God who is sending a love letter to the world.”

"Tôi là một bút chì nhỏ bé trong tay của Thiên Chúa, Đấng đang

gửi bức thư tình cho thế giới".

“I do not pray for success, I ask for faithfulness.”

"Tôi không cầu nguyện để được thành công, nhưng để được

lòng trung thành."

“I know God will not give me anything I can't handle. I just wish that He

didn't trust me so much.”

“Tôi biết Thiên Chúa sẽ không bắt tôi làm điều gì quá sức. Tôi

chỉ mong Ngài đừng quá tin tưởng vào tôi.”

180

“Many people mistake our work for our vocation.

Our vocation is the love of Jesus.”

"Nhiều người nhầm lẫn ơn gọi của chúng

tôi chỉ là công việc. Ơn gọi đích thực của

chúng tôi là tình yêu Chúa Giêsu."

“Sweetest Lord, make me appreciative of the

dignity of my high vocation, and its many

responsibilities. Never permit me to disgrace it by

giving way to coldness, unkindness, or impatience.”

"Lạy Chúa là Đấng lòng lành vô cùng, xin làm cho con biết sống

xứng đáng với phẩm giá ơn gọi cao quý của con cùng với những

trách nhiệm của ơn gọi đó. Đừng để con chối từ hồng ân ấy bởi sự

lạnh nhạt, hờ hững và mất kiên nhẫn.”

“There should be less talk; a preaching point is not a meeting point. What do

you do then? Take a broom and clean someone's house. That says enough.”

“Chỉ nên nói ít; một điểm của bài giảng không phải là một điểm

của cuộc họp. Bạn làm gì sau đó nào? Hãy lấy một cây chổi và quét

dọn phòng của người khác. Điều đó đủ để nói lên mọi sự.”

“In this life we cannot do great things. We can

only do small things with great love.”

Trong cuộc trần này chúng ta không thể

làm được những việc lớn. Chúng ta chỉ có thể

làm được những việc nhỏ với tình yêu lớn.”

“Words which do not give the light of Christ

increase the darkness.”

Lời nói không có ánh sáng của Đức Kitô

sẽ làm gia tăng bóng tối.

“Let us not be satisfied with just giving money.

Money is not enough, money can be got, but they need

your hearts to love them. So, spread your love everywhere you go.”

181

Chúng ta đừng hài lòng chỉ với việc cho

tiền. Tiền thì không đủ, tiền có thể đạt được

nhưng người nghèo thì cần những tấm lòng

đầy trắc ẩn của bạn. Vì thế, hãy chiếu giãi

tình yêu nơi nào bạn đến.

“We need to find God, and he cannot be found in

noise and restlessness. God is the friend of silence. See

how nature - trees, flowers, grass- grows in silence;

see the stars, the moon and the sun, how they move in

silence... We need silence to be able to touch souls.”

Chúng ta cần phải tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng chúng ta không

thể tìm thấy Ngài trong ồn ào và bấn loạn. Thiên Chúa là người bạn

của thinh lặng. Hãy nhìn cách mà thiên nhiên: cây cối, hoa lá, đồng

cỏ trổi sinh trong thinh lặng; hãy nhìn những vì sao, mặt trăng và

mặt trời, cách chúng xoay vần trong thinh lặng… Chúng ta cần

thinh lặng để có thể đụng chạm được những tâm hồn.

“At the end of our lives, we will not be judged by how many diplomas we have

received, how much money we have made or how many great things we have done.

We will be judged by ‘I was hungry and you gave me to eat. I was naked and you

clothed me. I was homeless and you took me in.’”

Đến thời khắc cuối cùng của cuộc sống, Thiên Chúa sẽ không

hỏi chúng ta đã lấy được bao nhiều bằng cấp, đã kiếm được bao

nhiêu tiền hay đã làm được bao nhiêu việc vĩ đại. Ngài sẽ hỏi chúng

ta “Khi Ta đói ngươi đã cho Ta ăn, khi Ta trần truồng người đã cho Ta

mặc, khi Ta không có nhà để ở ngươi đã cho Ta tá túc…”

“Jesus is my God. Jesus is my Husband. Jesus is my Life. Jesus is my only

Love. Jesus is my All!”

"Chúa Giêsu là Thiên Chúa của tôi. Chúa Giêsu là Phu Quân của

tôi. Chúa Giêsu là Cuộc sống của tôi. Chúa Giêsu là Tình yêu duy

nhất của tôi. Chúa Giêsu là Tất cả của tôi! "

If you haven’t yet received Jesus into your heart, you can do it now by

repeating this little prayer:

182

Nếu bạn chưa có Đức Giêsu trong tâm hồn, bạn có thể có được

Ngài ngay bây giờ bằng cách lập lại lời nguyện nhỏ bé này:

“Dear Jesus, I believe you are the Son of God and my Savior. I need Your

love to cleanse me from my mistakes and wrongdoings. I need your light to drive

away all darkness. I need your peace to fill and satisfy my heart. I now open the

door of my heart and ask You to please come into my life and give me your gift of

eternal life. Amen”

Lạy Chúa Giêsu yêu mến, con tin Ngài là Con Thiên Chúa và là Đấng

cứu độ con. Con cần tình yêu của Ngài để tẩy xóa mọi lỗi lầm con mắc

phải. Con cần ánh sáng của Ngài để phá tan đêm tối. Con cần bình an của

Ngài để khỏa lấp và làm no thỏa tâm hồn con. Giờ đây, con mở cánh cửa

tâm hồn con và nài xin Ngài bước vào đời sống của con và cho con thông

phần đời sống vĩnh cửu của Ngài. Amen.

Hãy mãi ở bên Chúa Giêsu. Ngài yêu bạn.

Chúng ta hãy cầu nguyện, Thiên Chúa chúc lành cho bạn. (Têrêsa)

(Lửa Mới chuyển dịch)

183

Bài hát: Kinh Hòa Bình

Lời kinh: Thánh Phanxicô Assisi

Phổ nhạc: Lm. Kim Long – Ca sĩ: Lm. Nguyễn Sang

Lạy Chúa từ nhân,

Xin cho con biết mến yêu

và phụng sự Chúa trong mọi người.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con

như khí cụ bình an của Chúa

Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,

Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục

Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,

Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,

chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,

Ðể con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm,

đem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạy Chúa xin hãy dạy con:

Tìm an ủi người hơn được người ủi an,

Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết

Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,

Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,

Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,

Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí,

Ơn An Bình.

184

27

7 Bài học làm người

ại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp

đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm

đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ

nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay

con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?

Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt

đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “HỌC NHẬN LỖI“. Con người thường không chịu

nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho

rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là

một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “HỌC NHU HÒA“. Răng người ta rất cứng, lưỡi

người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng

Đ

185

lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa

thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là

một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, “HỌC NHẪN NHỤC“. Thế gian này nếu nhẫn được

một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.

Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải,

dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện

nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “HỌC THẤU HIỂU“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh

những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông

cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm

sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “HỌC TỪ BỎ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần

thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt

xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng

nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi,

tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết

buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “HỌC CẢM ĐỘNG”. Nhìn thấy ưu điểm của người

khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người

khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm

Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu

chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực

tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “HỌC SINH TỒN”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy

trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có

lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên

đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

(Sưu tầm)

186

28 Tế nhị

Lm.Thái Nguyên

“Hãy thận trọng trong mọi sự (2Tm 4,5)

TẾ NHỊ là khéo léo, tinh tế, nhã nhặn trong đối xử.

ó những điều người ta thể hiện rất khôn nhưng không

khéo nên dễ gây đụng chạm, đổ vỡ. Có những điều

người ta rất thông thạo nhưng không tinh tế sẽ làm mất

hòa khí và gây ra mặc cảm cho người khác. Có những điều cần phải

nói lý lẽ nhưng nếu không nhã nhặn sẽ biến thành việc tranh chấp,

hơn thua.

Tế nhị là trang sức làm đẹp nhân cách con người, phát xuất từ

tấm lòng hiền hậu và đức khôn ngoan. Sự hiền hậu làm cho người ta

trở nên dễ thương và đức khôn ngoan giúp người ta biết cẩn trọng

trong mọi sự. Sự dễ thương làm cho mình được mọi người đón

nhận, và sự cẩn trọng giúp ta tránh được những tai hại và bất lợi

cho mình cũng như cho người khác. Như vậy tế nhị biểu hiện một

tâm hồn sâu sắc và tinh tế, gây nên sự tín nhiệm và luôn được mọi

người quý chuộng. Thiếu tế nhị chứng tỏ một tâm hồn sơ sài, qua

C

187

loa và thô thiển, khó lòng mà triển nở một nhân cách tốt đẹp từ một

tâm hồn như thế.

Thật ra cũng khó mà tế nhị đối với

những người có lối sống vô tình và bất

chấp. Chúng ta chỉ dễ dàng tế nhị đối

với những ai mà mình quý trọng. Tuy

nhiên, sự tế nhị mà còn bị điều kiện

hóa thì không còn khách quan và chân

thực, vì nó gây ra sự phân biệt đối xử,

đi ngược lại tinh thần Phúc âm : “Vì

nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương

mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay

cả những người thu thuế cũng chẳng làm

như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh

em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ

thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng

chẳng làm như thế sao?”(Mt 5, 46-47). Chúa Giêsu nói lên điều này

cho thấy rằng sự nhận biết Chúa phải nâng cao phẩm cách người

môn đệ, nhưng thực ra bản chất của cuộc sống làm người đã tiềm

ẩn một định hướng cho sự vươn cao tỏa rộng của nhân cách (Kn 1,

26), mà sự tế nhị là một trong những nhân cách cao quý đó. Dù

những người khác như thế nào đi nữa thì sự tế nhị trong tâm hồn ta

mời gọi sự tế nhị trong tâm hồn họ, và khi mình lên cao được một

chút thì người khác cũng bắt đầu trở mình. Thật sự, mình không có

khả năng để thay đổi người khác, nhưng có khả năng thay đổi chính

mình nhờ sức mạnh của đời sống tâm linh. Khi mình được biến đổi

thì gây ảnh hưởng xúc tác đến sự biến đổi của người khác. Cái gì tốt

lành thì phát sinh sự tốt lành. Cho dù cuộc sống đầy dẫy những hỗn

độn, vàng thau lẫn lộn, nhưng rồi cái gì đẹp thì người ta vẫn nhận

ra cách nào đó. Điều quan trọng không phải là để người khác nhận

ra, nhưng bản chất của những hành vi cao đẹp tự nó nâng cao phẩm

cách và hoàn hảo hóa cuộc sống con người trong sự hổ tương và

liên đới.

188

TẾ NHỊ trong lời nói

Người ta dễ sai lỗi nhất

trong lời nói. Thường thì “đa

ngôn đa quá”. Danh gia Delarme

khuyên rằng “Hãy suy nghĩ

những điều bạn nói, nhưng đừng

nói tất cả những điều bạn nghĩ”.

Lời nói tế nhị luôn biết nhường

bước, dành lại một khoảng

trống cho tâm tư người nghe.

“Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, không cần phải gặp mặt, chỉ cần

nghe lời nói đã hiểu được con người. Đứng trước một sự việc có

nhiều cách nói. Cách nói tùy thuộc vào giọng điệu và ngôn ngữ mà

mình sử dụng. Giọng điệu và ngôn ngữ lại tùy thuộc vào tấm lòng

và sự khôn ngoan. Với tấm lòng hiền hậu thì sự tế nhị trong lời nói

có một giọng điệu nhẹ nhàng. Với sự khôn ngoan thì sự tế nhị giúp

người ta biết chọn lựa những ngôn ngữ chuẩn mực. Tất cả những

điều này kết hợp trong một sự hài hòa cho người ta nhận thức được

cái gì cần nói, điều gì không nên nói, chưa nên nói, hoặc nói như thế

nào để người khác có thể chấp nhận. Biết rằng sự thật là như thế,

nhưng thiếu tế nhị trong lời nói thì sự thật sẽ bị phủ nhận dễ dàng.

Dĩ nhiên có những trường hợp phải nói thẳng như Chúa Giêsu đã

từng làm đối với những người lòng chai dạ đá (Mc 15, 7; 23, 13-29).

Có khi phải nói như thế, nhưng đừng quên rằng Chúa Giêsu có

điểm rất khác biệt với chúng ta, Ngài nắm bắt chân lý một cách

tường tận về phương cách và nội dung về điều mà Ngài muốn nói,

đồng thời Ngài thấu suốt tâm can người đối diện và qua đó Ngài

muốn mạc khải một cách phổ quát điều gì đó với tính cách là Thầy

dạy chân lý, còn chúng ta thì không, hoặc chỉ một phần thôi. Vì thế,

ngoài những trường hợp khác thường thì sự tế nhị mời gọi ta biết

trân trọng và khiêm tốn trước mọi người, “coi người khác trọng hơn

mình” (Rm 12, 10). Người khác chỉ có thể đón nhận lời nói của

189

chúng ta sau khi đón nhận chính con người của chúng ta trong một

tâm thế như thế.

Để thấy rõ điều trên, chúng

ta nhìn thoáng lại câu chuyện

đàm thoại giữa Chúa Giêsu và

thiếu phụ Samari. Ngài mở đầu

câu chuyện bằng cách xin nước

uống một cách tế nhị và khiêm

tốn, dù biết rằng đời sống bà

này lôi thôi, chẳng tốt đẹp gì.

Đứng trước Chúa Giêsu, người

thiếu phụ đã có sẵn thành kiến và ác cảm về người Do Thái nên đã

trả lời một cách khiếm nhã. Chúa Giêsu vẫn nhẹ nhàng và khéo léo

hướng câu chuyện từ nước uống vật chất đến nước hằng sống, chứ

không đả động gì đến mầm mống tranh chấp giữa hai dân tộc mà

bà vừa bực bội nói ra. Và cứ từ từ như thế, qua cách nói của Chúa

Giêsu, bà nhận ra chân lý của cuộc sống và đón nhận con người

Ngài như một ngôn sứ. Nếu không có sự tế nhị và khéo léo ôn tồn,

nếu chỉ bằng những lý luận hiểu biết bên ngoài, chắc rằng Chúa

Giêsu đã không chinh phục được lòng tin của bà ta. Nói năng một

cách tế nhị không phải để mong chinh phục người khác theo ý

mình, nhưng trước tiên là để tôn trọng một con người và sau đó là

để cho sự thật và những gì cao đẹp được lên tiếng trong mỗi người

chúng ta.

TẾ NHỊ trong thái độ

Thái độ cũng là một cách nói, có khi còn mạnh mẽ và nặng nề

hơn cả lời nói. Mọi lời nói cũng chỉ là quy tụ về thái độ. Người ta

nhận ra ý nghĩa chân thật của một thái độ nhiều khi rõ hơn là

những gì chúng ta nói. Qua thái độ tế nhị, người ta hiểu vấn đề một

cách ý nhị và thâm trầm hơn, người ta thấy mình được tôn trọng,

yêu thương để phát huy nhân phẩm hơn. Chúng ta học được điều

này nơi Chúa Giêsu, một thái độ hết sức tế nhị : khi đối diện với

người phụ nữ ngoại tình (Ga 8, 2-11), Ngài đã hạ mắt nhìn xuống để

190

chị không phải ngượng; Chúa cúi xuống để chị được ngước lên;

Chúa yên lặng để phẩm giá làm người của chị được lên tiếng; và

Chúa lên tiếng để đám đông nhận ra con người của họ nơi con

người của chị .

Đối với Chúa, thái độ trước tiên

không phải là xét đến vấn đề tội lỗi,

nhưng là vấn đề nhân phẩm phải

được bảo vệ và phục hồi. Thái độ tế

nhị như vậy là mở ra cho mình và

người khác một cơ hội lớn lên trong

đời sống tinh thần. Mọi thái độ

khinh khi và làm nhục người khác

đều là bất nhân, cho dù họ có hư hèn và bệ rạc đến đâu đi nữa. Giá

trị đời sống của một con người không thể đánh giá qua một vài

hành vi bất chính của họ. Nếu không, chính thái độ thiếu tế nhị của

chúng ta mới là bất chính.

TẾ NHỊ trong việc làm

Sự tế nhị đòi hỏi ta hành động một cách vô kỷ, vô công, vô

danh, vô lợi. Sự ham hố công danh lợi lộc khiến người ta hành động

bất chấp, chẳng còn gì là tế nhị. Giúp đỡ người này mà muốn tỏ ra

cho người khác biết (Mt 6,3); cố gắng làm những việc tốt nhưng lại

tỏ vẻ mình đạo đức (Mt 6,2-6); nỗ lực thực hiện những điều hay

nhưng lại tỏ lộ mình tài giỏi (Lc 18,9)… Tất cả những cái “tỏ ra”,

“tỏ vẻ”, “tỏ lộ” sự cao quí của mình trong việc làm đều không chân

chính và đánh mất ý nhị của tâm hồn. Tế nhị là một hành vi cao đẹp

luôn đòi hỏi sự kín đáo, âm thầm, không có hậu ý, chỉ vì muốn tốt

đẹp cho người khác mà thôi.

Trong tình yêu thương người ta lại càng tỏ ra tế nhị hơn để

tránh gây phiền hà và nghĩ ngợi cho những người xung quanh

mình. Có những cái được phép làm hoặc có quyền làm nhưng

không nên làm; có những điều phải làm nhưng chưa cần làm. Trước

mọi hành vi phải đo lường được hoàn cảnh, tâm trạng và phản ứng

191

của người anh em mình, bởi vì có những điều hợp lý nhưng không

hợp tình và hợp cảnh.

Như vậy, tế nhị là sự hiểu biết và đồng cảm của con tim trước

khi lời nói, thái độ và hành động lên tiếng trong sự khéo léo, tinh tế

và nhã nhặn.

Lạy Chúa, Chúa đã sống một cuộc đời thật đẹp về mọi phương diện,

và mời gọi con biết nhìn ngắm để sống cuộc đời mình. Thật ra ai cũng

ham chuộng cái đẹp, nhất là cái đẹp của nhân cách, nhưng rồi những cái

thô thiển bên ngoài làm mất đi cái đẹp bên trong của tâm hồn, làm cho

cuộc sống trở nên tầm thường, thấp kém. Sống tế nhị với những người nói

năng và hành động bất chấp quả là khó khăn. Nhưng con tin rằng, Chúa

đang sống và đang làm triển nở trong con như thế nào thì Chúa cũng

đang sống và đang hoạt động trong tâm hồn người khác như vậy. Mỗi

người cần có thời gian, cần có biến cố để ơn thánh tác động dần dần. Bản

thân con cũng vậy thôi. Điều đó mời gọi con có một sự hiểu biết và cảm

thông sâu rộng với người khác, nhẫn nại với họ cũng như Chúa và người

khác cũng đã từng nhẫn nại với con. Trong tâm tình như thế con sẽ đón

nhận mọi lời nói và thái độ một cách bình thản hơn, đồng thời vẫn phát

triển được nét thanh cao trong nhân cách của mình.

192

29

Phép Lịch sự trong Tâm hồn

Hoàng Liên (biên soạn)

hép lịch sự trong tâm hồn có thể được định nghĩa “đó là

cách ứng xử tế nhị để tỏ lòng mến mộ và nhân hậu của

mình” hoặc đó là nghệ thuật tự quên mình đi để nghĩ tới

người khác”. Phát xuất từ tình người đối với đồng loại, phép lịch sự

trong tâm hồn đem hạnh phúc của mình tạo ra niềm vui cho người

khác. Nó vừa là sự thiện tâm, sự khéo léo của lý trí, vừa là sự trong

sáng trong ngôn ngữ và vẻ duyên dáng của thái độ cư xử. Thánh

François de Sale gọi phép lịch sự trong tâm hồn là “Bông hoa của sự

dịu hiền” đem lại niềm thoải mái trong giao tế xã hội, nhất là trong

tình cảm anh em của giới văn học nghệ thuật.

Một dân tộc càng văn minh, càng lịch sự. Người ta kể rằng, vào

thời Périclès, trong đền thờ của dân Hy Lạp chỉ vang lên một lời cầu

nguyện : “Cùng với chúng tôi, xin chỉ nói những lời dịu ngọt, chỉ

làm những điều vui của mọi người”.

P

193

Người lịch sự luôn luôn tỏ ra khoan dung, tránh gây phiền toái

và tìm cách làm vừa lòng mọi người. Đứng đắn mà không kiêu

ngạo, kín đáo mà không thâm hiểm, nên mọi cử chỉ đều hòa nhã,

mọi lời nói đều minh bạch, rõ ràng. Người bất lịch sự thường đánh

mất lòng nhân ái, tính công bằng nên dễ sa vào những lợi lộc tầm

thường: “Họ không sòng phẳng ngay cả với người từng yêu thương

họ”. Thiếu xã giao không chỉ mắc một lầm lỗi mà còn sinh ra cái

thói lười biếng, ngạo mạn, ích kỷ, vô ơn, tị hiềm và thường khinh rẻ

người khác.

Phép lịch sự trong tâm hồn là một khoa thực tiễn, nó không có

nhiều trong sách vở mà thường rút ra qua sự giao lưu với những

người có kiến thức. Giống như tập quán, nó tự chuyển hóa trong xã

hội lành mạnh, do đó phải đi tìm kiếm nó. Không có cuốn sách nào,

dù hay nhất, chỉ rõ được cái cử chỉ, giọng nói, dáng vẻ của một

người lịch sự. Người ta cũng không biết gì hơn là khuyên nhủ con

cái và những thiếu niên nên tỏ ra chăm chú trong những lần tiếp

xúc với người được coi là khuôn mẫu của sự “biết sống”.

Phép lịch sự trong tâm hồn cần thiết cho mọi người, đặc biệt là

giới trẻ, vì họ đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, đang tìm công

việc cho mình. Trớ trêu thay, người ta mất việc, không phải vì thiếu

trình độ mà vì không biết sống cho “phải phép” ở đời! Một hôm,

viên thư ký của Tòa dại sứ hỏi một nhà ngoại giao cao tuổi, làm thế

nào đạt tới thành công, và được ông ấy trả lời: “Hãy lịch sự trước đã

và anh sẽ đạt được mọi điều”. Có biết bao cuộc thương thuyết, cả

những vấn đề quan trọng, bị thất bại chỉ vì người tiến hành nó thiếu

phép lịch sự. Người lịch sự thường làm vừa lòng mọi người, biết

yêu thích cuộc đối thoại, biết tìm kiếm bạn đồng hành và biết lôi

cuốn người khác tự nguyện hợp tác với mình trong công việc cũng

như trong tình bạn.

Cũng như lòng nhân ái, phép lịch sự trong tâm hồn luôn luôn

cần thiết đối với mọi người. Người ta phân biệt hai mặt của phép

lịch sự: bằng hành động, cử chỉ, nó tạo nên sự hưng phấn trong xã

hội; bằng tâm hồn, nó mong ước mọi hành động đều hướng về lẽ

194

thiện và lòng nhân ái, tạo ra một khối lượng công việc biểu lộ sự

biết sống của họ.

Biết sống là biết hòa nhập với mọi người và cùng mọi người, tạo

ra đời sống xã hội, đó là nhân cách của người được giáo dục kỹ.

Nếu nó không cảm hứng được với lẽ thiện, sự công bằng, lòng hoan

hỉ, sự tri âm – những đức hạnh thường được coi là phép lịch sự của

nội tâm – thì ít nhất, bằng cử chỉ bề ngoài, nó phải nói lên được rằng

ai được quí trọng, ai phải e dè. Sống trong xã hội, người ta không

thể không biết tới các tập quán, ngôn ngữ mà họ phải gánh chịu

trong những hoàn cảnh khác nhau, khó lòng vượt qua được đối với

một người không có học thức. “Những cử chỉ mà có người tưởng

chừng như nhỏ mọn lại thường khiến mọi người coi mình là thiện

hay ác”. Để vận dụng suôn sẻ các nguyên tắc “biết sống”, đòi hỏi

mỗi người phải hết sức khéo léo. Hướng tới phép lịch sự trong tâm

hồn người ta không thể thiếu vẻ tự nhiên, tỏ ra nịnh bợ, khoa

trương mà phải gắn mình vào một lối sống có nhân cách. Không có

phép lịch sự trong tâm hồn thì cái gọi là lịch sự trong cử chỉ sẽ

không bền vững. Nó biến dần dần như con suối bị khô cạn trước

cơn gió và ánh nắng mặt trời. Phép lịch sự trong tâm hồn dặn dò ta

phải yêu thương đồng loại, hy sinh hạnh phúc của mình để tạo

niềm vui cho kẻ khác. Nó có cái gì khác ngoài “lòng thương người”.

Có người ngạc nhiên khi bắt gặp những nông dân có nhiều cử

chỉ rất lịch sự, những tình cảm thật cao thượng. Mặc dù ít được học

hành, họ tỏ ra rất dễ mến bởi vì họ luôn luôn thực hiện lòng nhân ái

nên được tiếng là khiêm tốn, trung thực và trong sáng. Cái đó chính

là “nét đẹp của tâm hồn”, không thể đánh đổi bằng các hình thức

đội nón nỉ, thắt cà vạt màu hay cung cách bước vào phòng khách…

nhưng quan trọng hơn là biết nhường chỗ ngồi tốt nhất cho người

tàn tật hay không ngồi lì ra trước một kẻ già nua đứng lập cập cạnh

mình.

Trích từ sách “Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở” của một nhóm

nhà văn, nhà giáo Pháp, được Hoàng Liên biên soạn lại.

195

30

Những Đức Tính biểu hiện Phép Lịch sự trong Tâm hồn

Hoàng Liên (biên soạn)

Sự kính trọng

ự kính trọng không hẳn là đức hạnh, nhưng người ta vẫn

nói “chính nó chứa đầy đức hạnh và chứng tỏ nghĩa vụ đối

với mọi người và với chính bản thân mình”.

Tình cảm này, không có ở những kẻ kiêu ngạo và tầm thường,

luôn hướng về các bậc trưởng thượng hay những kẻ mà mình ái

mộ. Nó được hình thành trên cơ sở lý luận hoặc tấm lòng đối với

“tất cả những người đang nắm giữ guồng máy chính quyền, những

thầy giáo, các bậc sinh thành và đối với cả phụ nữ, trẻ em, người già

và kẻ khốn cùng”. Sự kính trọng thường đi đôi với lòng quí mến

nhưng không lẫn lộn với nhau. Người ta có thể kính trọng mà

không thương mến một ông quan tòa. Sự kính trọng được thể hiện

dưới nhiều dạng thức và tùy từng trường hợp, được gọi là “tôn

kính” (kính trọng lẫn lộn với yêu thương, kính trọng pha lẫn với sợ

sệt) “tôn thờ” (kính trọng cộng với sự thờ phượng các bậc tiền bối).

S

196

Royer Olard nói với học trò

của ông tại Viện Đại học

rằng: “Người ta than phiền

về sự kính trọng đã lụi tàn.

Không có gì làm cho tôi

phiền lòng và buồn hơn, bởi

vì tôi không yêu quí cái gì

hơn là sự tôn kính”. Nếu nó

không biến mất thì phải

chăng sẽ không xảy ra điều bất hạnh nào? Người lịch sự luôn luôn

tỏ vẻ tôn trọng mọi người và biết thay đổi cách nhìn tùy theo giá trị

của mỗi người. Người độc ác thường không biết kính trọng người

già, phụ nữ và kẻ khốn khó đáng thương.

Ở nhà thờ hoặc chùa chiền, người ta thường tỏ lòng tôn kính đối

với các vị linh mục và hòa thượng, đại đức trong khi tham dự các

buổi lễ cầu nguyện, cầu kinh. Đàn ông, đàn bà, thanh niên nam nữ

tới đây đều gìn giữ trang phục chỉnh tề, sạch sẽ. Sự kính trọng được

bày tỏ ở nhà thờ, nhà chùa, không chỉ qua trang phục mà còn thể

hiện sự nghiêm trang đúng đắn qua cử chỉ và tâm hồn mình.

Cha mẹ thường chiếm một vị trí rất quan trọng trong trái tim

của đứa trẻ. Họ phải thương yêu, coi trọng chúng. Tình yêu không

xung khắc với lòng kính trọng; ngược lại, nó còn đòi hỏi sự kính

trọng. Đứa con hiếu thảo bao giờ cũng tràn ngập lòng kính yêu cha

mẹ mình. Nó trân trọng nghe lời khuyên nhủ của cha mẹ và thường

quanh quẩn bên họ. Sự tin cậy của chúng đặt hoàn toàn vào kinh

nghiệm ở đời của cha mẹ không nên giữ kín bất cứ điều gì đối với

chúng, ngay cả khi chúng đã trưởng thành, cũng không có gì quan

trọng mà không bàn bạc với con cái.

Những đứa trẻ khác thường thiếu lòng tôn kính và hay bội bạc.

Chìm đắm trong sự mê muội cá nhân, nó thường trả lời cha mẹ

bằng thái độ hỗn láo, khinh bạc, không ngại tranh cãi với cha mẹ và

đôi lúc còn chế giễu những cái mà nó cho là cũ kỹ, lạc hậu. Nó nói

với bạn bè, cha nó là gì? Đó là “cái ông bố già” hay “người mọi giữ

197

của”, theo định nghĩa thông thường của nó thì “người cha là kẻ giữ

két để chi tiền hàng ngày”. Phải chăng do cha mẹ tạo điều kiện quá

khiêm tốn, nên nó thường tìm cách giao du với những đứa trẻ có

nhiều may mắn hơn. Nó tránh trình bày hoàn cảnh thực của mình

để khỏi xấu hổ với bạn bè về cái mà nó cho là thiếu thốn. Một người

ông què quặt không dược ngồi chung một bàn ăn với cả nhà, phải

ẩn mình trong xó nhỏ và ăn với cái thau gỗ cũ kỹ. Một hôm, con trai

và con dâu của ông ta đang ăn, chợt thấy đứa con trai 5 tuổi đang

xếp những tấm ván trên nền nhà, bèn hỏi: “Con làm cái gì đấy?”.

Đứa trẻ đáp: “Một cái máng gỗ đấy. Cái nầy để cha mẹ dùng khi tới

tuổi già!”. Hai kẻ bạc ác nhìn nhau, im lặng, nước mắt bỗng đầm đìa

trên gò má. Và, ngay sau đó, người cha tàn tật được mời ngồi vào

bàn ăn, ở một chỗ tiện nghi nhất.

Người con phải luôn luôn

gìn giữ tấm lòng kính trọng đối

với bậc sinh thành. Hãy quên đi

mọi khiếm khuyết để chỉ mang

nặng tấm lòng biết ơn.

Alexandre le Grand nói về

người thầy của mình là Aristote

và người cha là Philippe rằng:

“Nếu người sau truyền lại cho

ta chiếc ngai vàng, thì người trước dạy cho ta trở thành một vị vua

sáng suốt”.

Mặt khác, người thầy không làm tròn chức năng nếu chưa dạy

cho học trò biết rằng tình cảm và sự kính trọng luôn luôn bình đẳng

đối với mọi người “linh mục cũng như quan tòa, đàn bà cũng như

thiếu nữ, người già nua cũng như kẻ nghèo hèn”.

Mọi người phải tuân thủ luật lệ, mà luật lệ thuộc về những kẻ

bỏ phiếu làm nên nó, thi hành và phủ quyết nó. Các vị quan tòa có

nhiệm vụ chính là tuân thủ luật lệ. Con người có thể bị coi thường

nhưng kẻ thừa hành công vụ thì luôn luôn được tôn kính. Một thói

198

quen đáng ghét khi các vị quan tòa quay lưng lại, tự bằng lòng sự

yếu kém và khó khăn trong nghề nghiệp của mình.

Tất cả mọi người, kể cả những kẻ có tuổi, có chức quyền, phải

biết tôn trọng phụ nữ. Qua phụ nữ, dường như họ thấy lại mẹ

mình, chị em mình và sau đó, người bạn đồng hành với mình trên

đường đời. Tuổi già phải được tôn trọng. Con cái và lớp trẻ có tâm

hồn nhạy cảm thường xem người già trong gia đình là hình tượng

của sự lớn lao và quí giá. Họ kính trọng người già, làm cho người có

tuổi bớt đau đớn, nhọc nhằn, nhằm kéo dài tuổi thọ. “Đó là những

người bạn quí, nếu họ đi luôn, không gì bù đắp được”. Nơi nào,

những người già tóc bạc không được tôn kính thì ở đó, thiếu hẳn

những lời khuyên bảo chí tình, thiếu hẳn sự trợ lực và sự thanh

tịnh, hòa dồng. Không quan tâm tới người già là tự làm nhục mình,

cứ nghĩ rằng họ là sự bất lực, yếu đuối, nạn nhân mà thần chết sẽ tới

để đón đi. Nhưng, chính họ là người chứa đầy những lời khuyên

hữu ích cho thế hệ kế thừa. Thời Hy Lạp, có một đạo luật bắt buộc

người còn trẻ phải đứng nghiêm khi người già đi ngang, phải chào

hỏi nhường bước và hoàn toàn im lặng lắng nghe người lớn tuổi

phán bảo. Trong cuộc chiến chống lại nghịch cảnh thì đức hạnh hóa

thành sức mạnh thu lại thắng lợi và làm cho đời sống thêm hoàn

hảo hơn. Tục ngữ La tinh có câu: “Res sacra miser” (sự đau khổ là

vật thiêng liêng), nên chúng ta phải dành sự kính trọng cho những

người đau khổ.

Người ta thường gán cho người khác cái tội “quả báo”, rồi hất

hủi, khinh miệt họ hoặc đối xử một cách lạnh nhạt, thờ ơ. Đó là thái

độ đáng trách. Có biết bao nhiêu người lương thiện trong đám đói

nghèo, chẳng khác gì hạt sạn lăn lóc trên đống vàng. Sự kính trọng

còn được thể hiện với người nghèo khó, vốn chịu nhiều vất vả, khó

khăn. Thực tàn ác khi làm thương tổn tới tâm hồn vốn cũng có

những niềm tự hào thầm kín. Đừng bao giờ xúc phạm họ và cũng

đừng cho biết là ta đối xử nhân hậu với họ. Cũng đừng bao giờ bắt

họ phải khúm núm trước sự cư xử cao ngạo kèm theo thực nhiều

của bô’ thí.

199

Người ta cũng nhận rằng có nhiều đứa bé quen tôn trọng cả với

loài vật thể hiện qua thái độ không sát sinh (giết chim chóc, sâu bọ),

không đối xử thô bạo với súc vật đang phục vụ mình. Nói tóm lại,

cố giữ cho mình là “vị vua tạo lập xã hội chớ không trở thành một

bạo chúa”.

Sự khéo léo, tế nhị

Phép lịch sự đòi hỏi nhiều tế nhị. Sự tế nhị xét về khía cạnh đạo

đức giúp ta tiên đoán được cái gì làm người khác đau đớn và đối

với ai, cần sự giúp đỡ cấp thiết của mình. Nó chỉ dẫn ra, đầy đủ hơn

sách vở, cái gì người ta nên nói, cái gì thì phải lặng thinh, cái gì nên

làm và cái gì phải tránh. Tính chất của nó là dự báo, thích nghi và

chừng mực.

Thực hết sức thiếu tế nhị khi

diễn tả từng chi tiết của một cảnh

đẹp cho người mù nghe; nói ba

hoa về niềm say mê, thích thú của

những chuyến du lịch cho một

người què quặt; nói về sợi dây

trong nhà với một người muốn

treo cổ tự sát. Sự tế nhị là phải

hiểu chắc cái gì mình chỉ dẫn, phải nói rõ điểm hẹn, và hết sức ân

cần khi vừa gặp mặt; phải nói bằng những lời thân ái và biết xoa

dịu nỗi đau của những vết thương. Sự tế nhị làm tăng thêm giá trị

của các hành động thông thường nhất, chẳng hạn như cách chào

hỏi, an ủi, tặng quà, chia buồn hay đoán định các ước muốn của

người khác. Nó còn nhắc ta cẩn thận trong lời nói và hành động,

biết vồn vã đón bạn thân, dành cho họ một chỗ lịch sự nhất cũng

như giúp họ tiếp nhận dễ dàng những lỗi lầm đáng tiếc. Malherbe,

được mời tới dự tiệc tại nhà ông Desportes, lại đến trễ, khi mọi

người đều yên vị xong xuôi. Desportes vội vàng đứng dậy đón chào

và nói:

- Tôi sắp được nghe một tác phẩm mới của anh đây!

200

Malherbe trả lời khô khan:

- Cái đó không cần thiết, tôi thích món súp của bác hơn nhiều!

Desportes bị tổn thương và kể từ đó, chấm dứt tình bạn với

Malherbe. Rõ ràng Malherbe không tế nhị nhưng anh ta đáng tha

thứ, còn Desportes có lẽ lại thiếu hẳn lòng khoan dung.

Với một chút ít lòng vị tha, chút ít lịch sự trong kinh nghiệm

sống, một thanh niên trai trẻ không bao giờ bị lúng túng. Anh ta sẽ

biết sống và luôn luôn tỏ ra hữu ích hơn những gì mà anh ta đã biết.

Sự phân minh

Sự phân minh là vẻ ngoài của

đức hạnh, thường hiện ra trên nét

mặt. Nhưng vẻ tự nhiên bên ngoài,

tính thường xuyên và sự hòa hợp

của các qui luật ấy không quan

trọng mấy, cái chính là ở nội tâm.

Nó đòi hỏi sự cao thượng của tư

tưởng và tình cảm phải kết hợp

với vẻ giản dị, đẹp mắt của điệu

bộ và lời nói. Sự phân minh vốn là tư chất, không lệ thuộc vào dòng

dõi, vị trí xã hội hay số phận mà nó là phần thưởng của tuổi trẻ có

đức hạnh. “Sự quí phái có tính di truyền, còn sự phân minh là một

nghệ thuật sống; cái kia cùng với ta sinh ra, còn cái nầy thì phải tự

tạo lấy”.

Không có gì thích thú hơn khi được gặp một thanh niên có tính

phân minh. Cứ nhìn cái vẻ sinh động, bước đi thoải mái, giọng nói

rạch ròi của anh ta thì đã thấy quyến luyến lắm rồi. Này, những cậu

trai trẻ, hãy tránh xa những thói tật rẻ rúng, tầm thường trong xã

hội. Hãy trau dồi tính tự tin, phân minh trong điệu bộ cũng như lời

nói, nhưng nhớ tránh các kiểu cách khinh người.

201

Sự ân cần, niềm nở

Sự ân cần niềm nở làm vui lòng tình cảm của người khác. Ân

cần thái quá, đôi lúc trở thành sự chiều chuộng, khiến người khác

quên đi nghĩa vụ của họ, như chiều chuộng trẻ em và người giúp

việc trong nhà. “Sự ân cần, niềm nở là

một khoản tiền, nhờ đó, người không

giàu có luôn luôn trả hết phần đóng

góp của mình”. Có nhiều hoàn cảnh

áp dụng, như ở lại với một người họ

hàng bị bệnh, tự nguyện tham gia một

công việc hữu ích, vác giúp người

khác một bao hàng, nhặt của rơi trả lại

cho người bị mất, nhường chỗ ngồi an

toàn cho phụ nữ ở nơi đông người hay

trên xe công cộng, đưa tay dìu một

người già lên xuống xe buýt, đọc hộ thơ cho người mù, dắt tay

người tàn tật băng qua xa lộ…

Ông Martin rất thích các công việc này. Một hôm, gặp một

người bị bệnh động kinh nghèo đói trên sân ga, ông đưa mũ xin tiền

và kêu gọi mọi người giúp kẻ bất hạnh. Lần khác, ông cõng một

người thợ say mèm gần chết về tận nhà anh ta.

Đức tính này phát xuất từ lòng quan tâm tới kẻ khác. Một đứa

trẻ có tâm hồn cao thượng, không bao giờ làm mất lòng người khác,

kể cả khi nó chịu mất thú vui của mình. Cho nên, người ta nói rằng,

sự ân cần niềm nở là chị em của tính nhân ái.

202

Tính xác thực, đúng đắn

Nói như vua Louis thứ 18 “tính xác thực là phép khẩn trương

lịch sự của các vì vua”. Đó là thói quen làm việc một cách kỹ lưỡng

và khẩn trương.

Nhiều người tỏ ra khó chịu với những nhu cầu của họ. Dĩ nhiên

đó là những người không bao giờ tỏ ra vội vàng. Họ quên rằng cơ

hội tốt chỉ mong manh như một

sợi tóc, mà họ phải nắm ngay vì

nó chỉ chực biến đi tức khắc. Họ

không chỉ làm phiền lòng những

ai mà họ lỗi hẹn mà còn làm

thương tổn tới niềm vui và

quyền lợi của họ nữa.

Trong cuốn sách “Nos filles”,

nhà triết học Legouvé có nhắc lại chuyến du lịch đến Thụy Sĩ với

một số bạn thân. Chuyến đi mất vui chỉ vì lỗi nhỏ của người vợ:

“Cái tính rề rà chậm chạp của bà làm nhiều người đồng hành bực

mình. Bạn của tôi than phiền gay gắt về bà, tôi hết lời che chở

nhưng cũng không quên nhắc khéo bà ta. Sau cùng, lấy cớ có việc

phải trở về Paris, tôi bỏ dở chuyến nghỉ hè.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác sẽ đỡ mất thì giờ về những

cái ngoài dự kiến. Một phi công, sau khi quan sát kỹ không gian

rộng lớn qua ống kính, sẽ bay rất an toàn; một người lái ôtô, nắm

chắc các mối đường, sẽ giảm thiểu được tai nạn cho người đi bộ.

Một thanh tra nhà máy, tận tâm với công việc, sẽ bảo đảm cho các

qui trình đều tiến hành thông suốt, trên chiến trường, người chỉ huy

nắm chắc tình hình sẽ đạt được thắng lợi. Ở trường trung học, các

học sinh nội trú tuân thủ các qui tắc sẽ dễ dàng hòa nhập vào cuộc

sống hàng ngày. Nơi đây, mọi sự ăn ngủ đối với chúng, đều khác

hẳn với cảnh sống ở gia đình. Cha mẹ phải là người đầu tiên thực

hiện thời khóa biểu ổn định, bắt chúng tuân theo. Có như thế, sức

khỏe của chúng mới bảo đảm phát triển được.

203

Tính xác thực được quan tâm đầy đủ trong công việc hành

chánh và luật lệ, ở nơi sinh hoạt tập thể thường có tính bắt buộc mọi

người phải tuân theo. Ở những khu nội trú, việc thực hiện nó không

mấy khó khăn. Như lời khuyên của ngài Thésèse thì “hãy nghiền

ngẫm cho kỹ khi nghe người ta gõ cửa. Nghĩ thực kỹ trước khi trả

lời”. Tôi làm thế và tôi bảo đảm với anh, đó là nguồn suối của sự

hòa bình. Đức tính ấy, dĩ nhiên, có giá trị lâu dài.

Lòng biết ơn

Lòng biết ơn là một nghĩa vụ

thiêng liêng “đó là sự trả nợ thâm

tình”.

Trước hết, món nợ đối với bậc

sinh thành, thường hết sức nhạy cảm

đối với ai có lòng tín nghĩa; bởi vì

lòng biết ơn làm vui lòng người nhận

thì lại tạo ra niềm sung sướng hơn

một nghìn lần cho người được trả.

Món nợ trước hết mà chúng ta mang nặng trên đời là công ơn

cha mẹ – những người đã cho ta cuộc sống, sự chăm sóc, sự giáo

dục. “Không có gì cao đẹp hơn lòng biết ơn”. Những trái tim đức

hạnh thường chứa nhiều linh tính: “một lời cám ơn chân thực, một

từ ngữ yêu thương, một bông hoa dâng tặng, một sự chăm sóc ân

cần”. Tất cả những cái đó là cơ hội để chứng tỏ lòng biết ơn.

Ngược lại, những kẻ ích kỷ thường coi công việc ấy là một gánh

nặng. Thực khoan khoái biết bao nhiêu nếu có một bài học nhắc cho

họ cái nghĩa vụ ấy! Một hôm, K. – đứa bé lên mười – có ý định khoe

với mẹ về thứ hạng cao mà nó vừa đạt được trong kỳ thi để vòi tiền:

“Tổng cộng là 6 đồng”. Bà mẹ nhìn tấm phiếu, không nói một lời.

Đến bữa điểm tâm, K. nhìn thấy trên đĩa của nó có 6 đồng, đặt cạnh

một tờ giấy ghi sẵn : “K. còn nợ mẹ 10 năm sống hạnh phúc cạnh bà

– không gì cả, 10 năm chăm sóc vì bệnh hoạn – không gì cả, 10 năm

có một bà mẹ yêu quí mình – không gì cả. Tổng kết: không gì cả!

204

Bài học ấy mang lại cho nó nhiều quả ngọt và K. bá lấy cổ mẹ

reo lên: “Hãy tha thứ sự khờ dại của con. Bây giờ con hiểu. Không

bao giờ con trả hết những gì mà con còn nợ của mẹ”.

Những người trưởng thành đều biết trân trọng sâu sắc lòng biết

ơn đối với cha mẹ. Pasteur cũng vậy, trong ngày giỗ cha mẹ, ông

khấn nguyện như sau:

- Ôi! Cha mẹ kính yêu ơi! Ôi, những người yêu thương nhất

của con không còn nữa; những người đã sống rất khiêm tốn trong

căn nhà nhỏ này mà suốt đời, con còn nặng nợ. Mẹ rất dũng cảm

của con! Sự nhiệt tình cao cả của mẹ đã truyền lại cho con. Nếu con

luôn luôn đóng góp vào sự vĩ đại của khoa học, sự vĩ đại của Tổ

quốc, đó chính là nhờ con đã chìm đắm trong tình cảm mà mẹ vun

bồi trong lòng con. Và, thưa cha kính yêu. Suốt đời khắc khổ trong

công việc cực nhọc, cha đã chứng tỏ sức làm việc kiên nhẫn trong

thời gian rất dài. Chính nhờ cha mà ngày nay con nỗ lực không

kém. Đời cha không chỉ làm nên những gì có ích cho cuộc sống mà

còn là tấm gương sáng chói của một người vĩ đại và của công việc

lớn lao. Cha mẹ kính yêu! Xin hãy yên nghỉ bên nhau như ngày nào

và để cho con tỏ lòng tôn kính cha mẹ trong căn nhà nầy.

Sự thận trọng và dè dặt

Tính thận trọng giúp ta cân

nhắc các hành động, uốn nắn lời

nói sao cho thích hợp với mọi

nghi lễ. Nếu tinh lực thuộc về thể

chất thì nó chính là tâm hồn.

Thiếu thận trọng, người ta không

thể thành người lương thiện. Một

người thận trọng không bao giờ

lạm dụng, lừa đảo ai, tôn trọng không chỉ sự bí mật mà còn cả thì

giờ và tự do của người khác: “Có sự thận trọng nghĩa là biết chăm

chú lắng nghe mà không bao giờ lặp lại”. “Người khôn khéo cảm

nhận được cái gì còn thích hợp, cái gì nên tránh xa”. Tính thận trọng

205

rất cần khi xét bất cứ vấn đề gì. “Không ai giữ im lặng, thờ ơ về

những vấn đề xảy ra trong gia đình mình, cho bạn bè và cho những

người quen biết”. Không ai tự nguyện thôi nghe lén ngoài cửa,

không đọc những tờ giấy bỏ bừa bãi trên bàn; không ai giữ kín

được những câu chuyện bạn bè kể lại hoặc tình cờ nghe được.

Bà mẹ của Mérimée phát hiện ra một bí mật nhỏ của con trai,

khi nó còn thơ ấu; thế mà đứa nhỏ giữ mãi nỗi buồn ấy trong lòng,

gần suốt cuộc đời. Cậu khắc lên chiếc nhẫn đeo tay: “Hãy nhớ mãi

mối hoài nghi này”.

Tò mò tìm hiểu một lá thư gởi tới cho người khác là điều không

tha thứ được. Cũng được coi là thiếu thận trọng khi cứ đoán mò,

qua quan sát ngoài bì thư, nơi nào gởi tới, cô ấy viết cho ai, và tìm

mọi cách giải đáp nỗi ngờ vực ít nhiều điều mà người ta muốn giữ

kín. Có người thèm biết tất cả nên tỏ ra xấc xược qua các câu hỏi

thiếu thận trọng về gia đình, về số phận, về cuộc sống riêng tư. Bị

đùn đẩy lần thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba, anh ta vẫn không nản, cho

tới khi sự thèm khát tò mò ấy được thỏa mãn. Cái ý tưởng tò mò kỳ

quặc đem lại cho anh ta nhiều chuyện rầy rà và sinh ra lắm kẻ thù

ghét. Sự tò mò, chị em ruột của tính không thận trọng, không phải

là một tính xấu bẩm sinh; đó là lỗi lầm trẻ con, và là sự dại dột. Nó

trở thành thói xấu không tha thứ được.

Lợi dụng cơ hội của một buổi chiêu đãi thân tình để chui vào gia

đình người khác, vén tấm màn che cái nỗi bất hạnh tiềm tàng, là

một hành động đáng khinh bỉ. Tất cả chuyện riêng của mỗi gia đình

đều là bí ẩn thiêng liêng. Tìm cách mở toang cánh cửa, phơi bày mọi

sự thầm kín để thỏa mãn tính tò mò là một hành động hèn hạ, xấu

hổ và thiếu tình người. “Nếu anh vừa nghe thấy cái gì thì hãy làm

như chưa biết, chưa thấy vậy”.

Sự thận trọng bao gồm cả tính dè dặt, kín đáo mà nhờ nó, một

số thanh niên hiện nay tìm được sự giúp đỡ để tiến thân.

Sự kín đáo ngoài xã hội: Không ba hoa chích chòe, không loan

tin thất thiệt, không thực hiện những cuộc viếng thăm phiền phức,

206

không tổ chức những cuộc hẹn hò ám muội, không tụ tập thành bè

nhóm, không đánh hơi, tìm tin tức… và nhất là không gây ra những

cuộc tranh cãi, luôn luôn có vẻ kỳ quặc.

Sự kín đáo trong quan hệ với mọi người: Trong việc mở rộng

giao du, bung rộng ra phạm vi quen biết, người ta có thể bị nguy

hại vì những chuyện buồn phiền, ganh ghét hay tiêu pha vô ích.

Kín đáo trong việc tiêu pha: Điều hạn chế tính tốt của tuổi trẻ là

sự thiếu tiên liệu: thiếu hạn chế việc tiêu pha tiền bạc. Không dự

phòng một số vốn để khi không còn đủ sức khỏe và điều kiện làm

việc nữa. Khi có sự không may ập xuống thì, than ôi, không ai giúp

họ kịp thời.

Tính dè dặt và thận trọng không chỉ là vẻ đẹp của xã hội mà còn

là sự đảm bảo cho cuộc sống yên vui. Người ta thường đối xử rất

nghiêm khắc với những ai thiếu thận trọng.

Sự Kiên Nhẫn

Sự kiên nhẫn giúp ta đứng

vững trước những lỗi lầm,

những lời chê trách, những cái

không kịp thời và những lời phê

phán râm ran không làm ta thất

vọng. Theo Évangile, “nhờ sự

kiên nhẫn mà ta giữ được tâm

hồn mình” hay “để đạt được sự

yên tĩnh trong tâm hồn, khi phải đối đầu với nghịch cảnh, với sự

nguyền rủa, với sự vu khống, gièm pha, người ta cần, trước hết, là

sự kiên nhẫn; thường được gọi là “lòng can đảm thường xuyên”.

Không chờ đợi cơ hội lớn lao, tùy trường hợp, người ta khẳng định

được ý chí của mình, giữ lòng tỉnh táo trước những trở ngại, mâu

thuẫn, không gian thở dù nóng, dù lạnh, dù đau khổ hay bị chống

đối, ganh ghét của người khác. Nói tóm lại, không hề run sợ, không

chút buồn phiền. Cái mà người ta gọi là sự đau khổ, éo le trong đời

nầy có khác gì những viên ngọc quí mà ta nhặt được trong đống

207

sạn, như ngôi sao lấp lánh trên bầu trời! “Người có bản lĩnh thường

thản nhiên trước nghịch cảnh, bất chấp sự ghen ghét, trù ẻo, họ chỉ

tin tưởng ở tài năng và lương tâm của mình. Những hoạt động

thiếu kiên nhẫn phải được dập ngay từ trong trứng nước. Chẳng

hạn, người ta không cho phép một đứa trẻ đập một vật nào đó mà

chính cái này sẽ gây thương tích cho nó; không cho chơi nhảy trong

tình trạng yếu kém sức khỏe. Cha mẹ càng không bao giờ nhịn thua

những tiếng khóc điên dại, những cái giẫm chân, giẩy nẩy của con

trai, con gái của mình.

Người công dân lương thiện phải làm những điều tốt: “Không

nên nói hay làm khi ta đang bực mình. Nếu không kiềm hãm được

sự bình tĩnh thì hãy cố ghìm nó xuống. Phải nhớ rằng, sự giận dữ

thường đưa tới các hành động thiếu suy nghĩ, thường nhận lãnh

hậu quả đáng tiếc mà người ta thường nhắc nhở rằng “no mất ngon,

giận mất khôn”.

Sự khiêm tốn

Sự khiêm tốn không chỉ là

đức hạnh mà còn là sức mạnh

giúp ta lôi cuốn được bạn bè, tìm

được giàu sang, tạo được sản

nghiệp và quyền lực trong xã hội.

Người khiêm tốn thường tránh

xuất hiện công khai, không kiếm

chác quyền lợi, địa vị hoặc lôi

cuốn sự chú ý của mọi người.

Anh ta thích và thường tìm kiếm một cuộc sống kín đáo. Anh ta tự

ví mình như một chùm hoa không lòe loẹt, cố phơi mình khoe màu

sắc mà lại lặng lẽ tỏa ngát hương thơm. Anh ta ít tranh luận, không

bày tỏ ý kiến khi được người ta hỏi tới và bao giờ cũng nói rất dè

dặt, rõ ràng. Anh ta ít nói về mình. Lại thích ẩn mình để ít ai biết và

tỏ ra dễ dàng khi nhận một công việc khiêm nhường. Lời khen tặng

làm anh ta lo lắng và sự nịnh nọt làm anh ta hoảng hốt.

208

Anh ta tin cậy những người bạn mà mình đã lựa chọn, dành cho

họ phần lớn những gì có giá trị và chỉ giữ công việc cho mình mà

thôi. Anh ta luôn luôn tự nguyện làm vừa lòng bạn bè và không bao

giờ buộc họ chấp nhận quan điểm và sở thích của mình. Với sắc thái

luôn luôn tỉnh táo, nên sự thành công không làm anh ta vênh váo và

thất bại không làm mất can đảm. Sự khiêm tốn giúp mình giấu kín

tính kiêu ngạo và thói khinh miệt – hai thói xấu thường ngự trị

trong trái tim con người. Nhà thơ Bruyère phác họa chân dung của

Condé Đại đế: “Người ta nghe có kẻ tâu lên: tôi đánh đuổi chúng”

còn nhà vua, với lòng khoan dung thì nói: “Chúng ta đánh bại

chúng”.

Sau một trận thắng, Turrenne viết thư cho vợ: “Kẻ thù chạy

sang chúng ta. Họ bị thất bại. Suốt ngày anh phải gánh chịu mỏi

mệt, xin chúc em, một buổi tối an lành và anh đi ngủ đây!”. Thực

bao điều giản dị dễ thương xảy ra trong căn nhà cả hai vị chỉ huy tài

ba ấy!

Kẻ kiêu ngạo không bao

giờ khiêm tốn: họ thường nói

về mình và về những kẻ đang

tán dương họ. Nó không biết

rằng “cái tôi” là một chủ đề

buồn chán đối với người đối

thoại. Nó quên rằng “sự kiêu

ngạo là anh em của sự ngu

muội và dù rằng, kẻ ngu

xuẩn cố thêu thùa, trang trí bộ quần áo của y tới đâu thì đó cũng chỉ

là quần áo của một tên ngu xuẩn. Nó mang căn bệnh hãnh tiến đến

lạc hậu, buồn cười! Giống như nhân vật Arrias “nó đã đọc hết, đã

thấy hết, đó là một người thông thái bẩm sinh và nó là thế đấy! Nó

thích nói láo còn hơn là im lặng hoặc tỏ ra không biết gì hết!”. Trong

hơn một phần tư giờ, nó rút ra được 4 vấn đề, đưa ra 3 giải pháp, để

chữa bệnh nan y, và còn chỉ ra một hình thức chính phủ tốt nhất…

Nghe nó nói xong, cứ ngỡ rằng con người dở dở, ương ương ấy

209

đang đóng một vai trò quan trọng. Nó nói, nó biết hầu hết những

nhân vật quan trọng đương thời, phần lớn là bạn bè của nó, và một

số người đã viết cho nó những lá thư đầy lời nịnh nọt. Nó khao khát

những lời khen tặng và nhận những lời nịnh nọt quá đáng với một

vẻ thỏa mãn kỳ cục.

Tự khoe khoang là nhu cầu của nó, một nhu cầu mà vì vậy nó

hy sinh tất cả, kể cả sự thực để đạt được. Hôm nay nó nói dối, ngày

mai tiếp tục nói dối. Tuy nhiên nó là một kẻ khôn ngoan, theo cái

kiểu không bao giờ nói những gì người ta nhìn thấy, và đó là dấu

hiệu của một tư tưởng hẹp hòi của kẻ tự khoe khoang, của kẻ chỉ

nói quá nhiều về mình.

Người đúng đắn chỉ nên tự giới thiệu mình qua đức hạnh như

kiểu của La Bruyère: “Đừng tâng bốc, đừng tự che giấu, hãy để nó

tự phơi bày ra”.

Trích từ sách “Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở” của một nhóm

nhà văn, nhà giáo Pháp, được Hoàng Liên biên soạn lại.

210

31 Nụ cười

trong Cung lòng Thiên Chúa

heo lời yêu cầu của các đệ tử, một vị linh sư Ấn Ðộ đã kể

lại kinh nghiệm về các giai đoạn đời tu của ông như sau:

- Giai đoạn đầu tiên của ta là được Thiên Chúa cầm tay

dẫn đến xứ sở của hoạt động. Ta đã ở lại đây nhiều năm.

Tiếp đó Ngài đã trở lại và đưa ta đến xứ sở của niềm đau. Tại

đây trái tim của ta đã được thanh tẩy khỏi mọi dính bén với của cải

trần thế.

Sau đấy Ngài dẫn ta đến miền đất của cô đơn. Ở đấy mọi ti tiện

nhỏ bé của bản thân ta đều bị thiêu hủy hết, và ta đã có thể đi vào

xứ sở của thinh lặng. Trước mắt ta, mầu nhiệm của sự sống và của

sự chết đều được tỏ bày.

Nghe thế các môn đệ bèn hỏi:

- Phải chăng thầy đã đạt tới giai đoạn cuối cùng trong cuộc tìm

kiếm của thầy?

Vị linh sư bình thản trả lời:

T

211

- Chưa đâu. Một ngày nọ Thiên Chúa đã nói với ta như sau:

"Lần này Ta đưa con vào thâm cung của đền thánh để con được

đi vào cung lòng của Ta".

Thế là ta đã đến xứ sở của nụ cười.

Người Tây Phương thường nói: "Một vị thánh buồn là một vị

thánh đáng buồn".

Niềm hoan lạc, sự vui tươi phải chăng không là nét cốt yếu trên

khuôn mặt vị thánh?

Kinh Thánh đã nói: "Thiên Chúa là Đấng làm hoan lạc tuổi xuân

con". Thiên Chúa làm cho con những hoan lạc bởi vì Ngài chính là

niềm vui. Ði vào cung lòng Thiên Chúa là tìm được nụ cười muôn

thuở của niềm hân hoan đó.

Nụ cười không chỉ là biểu hiệu của niềm vui. Nó còn là một

thách thức trong một hoàn cảnh bi đát. Ðó là nụ cười của bà Sara,

bật lên giữa cảnh già nua son sẻ. Thực tế, khi Thiên Chúa cho bà

biết sẽ thụ thai mặc dầu đã già lão, thì bà Sara đã bật cười.

Thiên Chúa thường khơi dậy những nụ cười như thế. Tư tưởng

của Ngài, hành động của Ngài đều là những nghịch lý đối với con

người.

Là Lời của Thiên Chúa, là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa,

Chúa Giêsu cũng là sự nghịch lý nhập thể. Cả cuộc sống, lời rao

212

giảng, nhất là cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là một chuỗi

những nghịch lý trước con mắt của người đời.

Người đời chạy theo tiền của, danh vọng quyền bính, thì Chúa

Giêsu lại tuyên bố: "Phúc cho những ai nghèo khó".

Người đời thích gây bạo động và hận thù, Chúa Giêsu lại dạy:

"Phúc cho những ai hiền lành và xây dựng hòa bình".

Người đời cho rằng cái chết là một bất hạnh tột cùng, là tận

điểm của cuộc sống, là kết liễu của tất cả. Chúa Giêsu lại dạy: đó là

khởi đầu của hạnh phúc, là cửa ngõ đưa tới sự sống lâu dài.

Thánh Phaolô đã diễn tả cái nghịch lý cao vời ấy của Thiên

Chúa bằng lời khẳng định sau đây:

"Ðiều mà thế gian cho là yếu hèn, thì đó lại chính là sức mạnh của

Thiên Chúa... Những gì người đời cho là điên dại, thì đó chính là lẽ khôn

ngoan của Thiên Chúa".

Ðấy cũng phải là xác tín của chúng ta. Với niềm xác tín ấy chúng

ta sẽ vượt qua được con đường đầy nghịch lý giữa cuộc sống trần

gian này để đạt tới cung lòng của Thiên Chúa, ở đó chúng ta sẽ gặp

được nụ cười muôn thuở diễn tả niềm hạnh phúc vô biên của Ngài

dành sẵn cho chúng ta.

(100 Câu Chuyện Vui Gợi Ý Suy Tư và Cầu Nguyện)

213

Phúc thay ai có tâm hồn NGHÈO KHÓ,

vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai HIỀN LÀNH,

vì họ sẽ được Ðất Hứa là gia nghiệp.

Phúc thay ai SẦU KHỔ,

vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai KHÁT KHAO NÊN NGƯỜI CÔNG CHÍNH,

vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai XÓT THƯƠNG NGƯỜI,

vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có TÂM HỒN TRONG SẠCH,

vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai XÂY DỰNG HÒA BÌNH,

vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai BỊ BÁCH HẠI VÌ SỐNG CÔNG CHÍNH,

vì Nước Trời là của họ.

(Mt 5,3-10)

Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người,

còn mọi sự khác, Người sẽ thêm cho. (Mt 6,33)

214

Bài hát: Và Con Tim đã Vui Trở lại

Nhạc sĩ: Đức Huy – Ca sĩ: Phan Đình Tùng

T ìm một con đường, tìm một lối đi

Ngày qua ngày, đời nhiều vấn nghi...

Lạc loài niềm tin sống không ngày mai

Sống quen không ai cần ai,

Cứ vui cho trọn hôm nay.

Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi,

một mình tôi về, nhiều lần ướt mi.

Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai,

Xóa tan màn đêm u tối,

Cho tôi biến đổi tâm hồn thành một người mới.

ĐK: Và con tim đã vui trở lại,

Tình yêu đến cho tôi ngày mai,

Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời,

Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi.

Và con tim đã vui trở lại,

Và niềm tin đã dâng về Người,

Cho tâm hồn nguyện yêu mãi riêng Người mà thôi.

Và bây giờ ngày buồn đã qua,

Nhiều lỗi lầm cũng được thứ tha.

Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai,

Xóa tan màn đêm u tối,

Cho tôi biến đổi tâm hồn thành một người mới,

Dẫu như tôi phải đi qua vực sâu u tối,

Tôi sẽ không sợ hãi gì vì Người ở gần bên tôi mãi …

ĐK

215

Lời kết

Xin chân thành tri ân

Đến những ai góp phần

Làm nên cuốn sách nhỏ…

Câu chuyện còn bỏ ngõ…

Cho chính mình kết thúc,

Khắc khoải tìm hạnh phúc

Là chuyện của muôn người,

Ngẫm suy lại sự đời

Tôi dự phần trong đó.

“Lối mòn”, dường gian khó!

Vần xoay chuyển sự tình…

Vui đợi Ánh Bình Minh

Tỉnh giấc, Ngày Sự Sáng!

Vui đợi Ánh Bình Minh

Tỉnh giấc, Ngày Sự Sáng!

Lửa Mới