likehomework.files.wordpress.com · Web viewA. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi...

127
MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 6 ------------------- A. HỌC KỲ 1 I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT 1. ĐỀ SỐ 1: Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực). Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL) 1.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài A. m B. cm C. dm 2 D. mm Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 5. Đơn vị đo lực là A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. niu tơn. Câu 6. Trọng lượng của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật.

Transcript of likehomework.files.wordpress.com · Web viewA. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi...

MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 6-------------------

A. HỌC KỲ 1I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT1. ĐỀ SỐ 1:

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực).

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)1.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích.B. Bình chia độ.C. Bình tràn.D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.

Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước làA. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài làA. m B. cm C. dm2 D. mm

Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉA. thể tích của hộp mứt.B. khối lượng của mứt trong hộp.C. sức nặng của hộp mứt.D. số lượng mứt trong hộp.

Câu 5. Đơn vị đo lực làA. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. niu tơn.

Câu 6. Trọng lượng của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật.

Câu 7. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:

A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy.Câu 8. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng?

A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩyC. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo.

Câu 9. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là:A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay.

B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi. C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay. D. Lực đẩy của tay.

Câu 10. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là

A. quả nặng bị biến dạng.B. quả nặng dao dộng.

C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm.D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm.

Câu 11. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

A. 400 ml và 20 mlB. 200 ml và 20 mlC. 400 ml và 10 mlD. 400 ml và 0 ml

Câu 12. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ làA. 7,8 cm B. 8 cmC. 7,7 cm D. 7,9 cm

Câu 13. Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là

A. 22 mlB. 23 ml C. 24 mlD. 25 ml

Câu 14. Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là

A. 100g B. 115g C. 15g D. 85gB. TỰ LUẬN. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?Câu 16. Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.

a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá? b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án C A C B D B D A B C A B C DB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm (nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0, 5 điểm)Chẳng hạn như: - Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, 0,5 điểm

30 ml

10 ml

20 ml

0 ml

40 ml

200 ml

0 ml

400 ml

thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại. - Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.

0,5 điểm

Câu 16: 2 điểm. a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho để đo được thể tích của hòn đá cần thêm bình tràn và nước. b. Cách xác định thể tích của hòn đá Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá, ví dụ:

+ Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá.

+ Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá.

+ Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá. * Ghi chú: Học sinh có thể dùng bát, cốc, đĩa,... thay bình tràn mà đưa ra được phương án đo được thể tích của hòn đá cũng cho điểm tối đa.

0,5 điểm

1,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 2: Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực.

Đơn vị lực).Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Câu 2. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.

Câu 3. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.

Câu 4. Treo một quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối với lò xo là

A. quả nặng bị biến dạng.

B. quả nặng dao dộng. C. lò xo bị biến dạng.

D. lò xo chuyển động.Câu 5. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

A. 100 cm3 và 5 cm3

B. 50 cm3 và 5 cm3

C. 100 cm3 và 10 cm3

D. 100 cm3 và 2 cm3

Câu 6. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là

A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 7. Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?Câu 8. Trên hình vẽ, lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn của Việt Nam đang thực hiện động tác nâng tạ. Mặc dù sử dụng lực rất lớn nhưng tạ vẫn không di chuyển. Hỏi có những lực nào tác dụng lên tạ? Nêu nhận xét về các lực này?Câu 9. Có hai chiếc bình hình trụ làm bằng thuỷ tinh trong suốt: Bình thứ nhất có chia độ, bình thứ hai không chia độ. Hãy nêu phương án đơn giản để chia vạch cho bình thứ hai để có thể dùng bình này đo được thể tích của chất lỏng.Câu 10. Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 275 cm3. Sau đó, người ta lại thả hòn sỏi (đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực nước ở ngang vạch 245,5 cm2. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn?2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6Đáp án A D B C A B

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật- Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N

1 điểm1 điểm

Câu 8: 2 điểm. - Các lực tác dụng lên tạ gồm: Trọng lực của tạ và lực nâng của tay. - Tạ chịu tác dụng của hai lực này nhưng tạ không di chuyển chứng tỏ hai lực đó là hai lực cân bằng.

1 điểm1 điểm

Câu 9. 1,5 điểmĐể chia độ cho bình thứ hai, ta làm như sau : - Đổ một lượng chất lỏng nhất định (chẳng hạn 1cm3) vào bình thứ nhất. - Đổ chất lỏng từ bình thứ nhất sang bình thứ hai. - Đánh dấu mực chất lỏng ngang với thành bình thứ hai.

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

Hình 2

Hình 1

50 cm3

0 cm3

100 cm3

Cứ làm như vậy cho đến khi bình thứ hai được GHĐ phù hợp.Câu 10. 1,5 điểm Vsỏi + Vbóng = 275 cm3

Vsỏi = 275 - 245,5 = 29,5 cm3

Vbóng = 275 - 29,5 = 245,5 cm3

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (Thời gian làm bài 45 phút)Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 16: Mặt

phẳng nghiêng).Nội dung kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 8: 40%; từ tiết 9 đến tiết 17: 60%

1. ĐỀ SỐ 1. Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và TL (70% TNKQ, 30% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau

Câu 1. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là A. ca đong và bình chia độ.B. bình tràn và bình chứa.C. bình tràn và ca đong.D. bình chứa và bình chia độ.

Câu 2. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330mlB. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg

Câu 3. Lực có đơn vị đo làA. kilôgam B. mét vuông C. niutơn D. lực kế

Câu 4. Lực đàn hồi xuất hiện khiA. lò xo nằm yên trên bànB. lò xo bị kéo giãnC. lò xo được treo thẳng đứngD. dùng dao chặt một cây gỗ

Câu 5. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện.C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái.

Câu 6. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

Câu 7. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.B. chỉ làm biến dạng quả bóng.C. chông làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.Câu 8. Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là

A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớnB. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạngC. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Câu 9. Đơn vị của khối lượng riêng làA. kg/m2. B. kg/m. C. kg/m3. D. kg.m3.

Câu 10. Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng A. một cái cân, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.

B. một cái lực kế, một lượng nước thích hợp, một bình chứa. C. một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.D. một cái cân và một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp.

Câu 11. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng

A. thể tích bình tràn.B. thể tích bình chứa.C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Câu 12. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của sỏi, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là

A. 200g B. 215g C. 15g D. 185gCâu 13. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là

A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 4500NCâu 14. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

A. 1000 N/m3 B. 10000N/m3 C. 100N/m3 10N/m3

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Tại sao người ta thường đặt một tấm ván giữa mặt đường và vỉa hè để đưa xe máy từ lên hay xuống vỉa hè?Câu 16. Cho bảng khối lượng riêng của một số chất.

Chất Khối lượng riêng (kg/m3) Chất Khối lượng riêng (kg/m3)Nhôm 2700 Thủy ngân 13600Sắt 7800 Nước 1000Chì 11300 Xăng 700

Một khối hình hộp (đặc) có kích thước là 20 cm x 10 cm x 5 cm, có khối lượng 2,7 kg. Hãy cho biết khối hộp đó được làm bằng chất gì?1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án A D C B D B D A C D C D B BB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm 1 điểm

Người ta thường đặt một tấm ván giữa mặt đường và vỉa hè để đưa xe máy từ lên hay xuống vỉa hè vì, tấm ván đóng vai trò của mặt phẳng nghiêng nên có tác dụng thay đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào xe máy.Câu 16. 2 điểm Thể tích của khối hộp là: V = 0,2.0,1.0,05 = 0,001m3.

Khối lượng riêng của chất làm khối hộp là .

So sánh D = 2700kg/m3 với bảng khối lượng riêng, ta thấy khối hình hộp đó được làm bằng nhôm.

0,5 điểm1 điểm

0,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)Nội dung kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 8: 40%; từ tiết 9 đến tiết 17: 60%

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sauCâu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là

A. Cân B. Thước métC. Xi lanh D. Bình tràn

Câu 2. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.B. Trọng lực của một quả nặng.C. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt.D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

Câu 3. Đặt một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Quyển sách chịu tác dụng của hai lực cân bằng là

A. lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên trên và lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.

B. trọng lực của quyển sách và lực ma sát giữa quyển sách với mặt bàn.C. lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực của

mặt bàn tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.D. lực đỡ của mặt bàn và lực ma sát giữ quyển sách đứng yên trên mặt bàn.

Câu 4. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, so với cách kéo trực tiếp vật lên thì khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể

A. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.B. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.B. làm giảm trọng lượng của vật.D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 5. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng làA. 1000g B.100g C. 10g D. 1g

Câu 6. Một vật đặc ở mặt đất có khối lượng là 8000g và thể tích là 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là

A. 40N/m3. B. 400N/m3. C. 4000N/m3. D. 40000N/m3.B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 7. Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?

Câu 8. Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.Câu 9. Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau

Chất Khối lượng riêng (kg/m3) Chất Khối lượng riêng (kg/m3)Nhôm 2700 Thủy ngân 13600Sắt 7800 Nước 1000Chì 11300 Xăng 700

Hãy tính:a. Khối lượng và trọng lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?b. Khối lượng của 0,5 lít xăng?

Câu 10. Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? lấy ví dụ minh họa?2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6Đáp án B A C A C D

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. Lò xo bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật kéo vật lên. Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận tốc (đứng yên).

2 điểm

Câu 8. 2 điểm - Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy.

- Công thức tính khối lượng riêng: , trong đó, D là khối lượng riêng của

chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3; m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3.

1 điểm

1 điểm

Câu 9. 1,5 điểm Dựa vào bảng khối lượng riêng ta thấy: khối lượng riêng của nhôm D1 = 2700kg/m3 và khối lượng riêng của xăng là D2 = 700kg/m3. a. Khối lượng của khối nhôm là m1 = D1.V1 = 2700.0,06 = 162 kg Trọng lượng của khối nhôm là P = 10m1 = 162.10 = 1620 N b. Khối lượng của 0,5 lít xăng là: m2 = V2.D2 = 700.0,0005 = 0,35 kg

0,5 điểm

0,25 điểm0,25 điểm0,5 điểm

Câu 10. 1,5 điểm - Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng. - Nêu được ví dụ minh họa về 2 tác dụng dụng này của mặt phẳng nghiêng, chẳng hạn như: Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng lên sàn xe.

0,75 điểm

0,75 điểm

B. HỌC KỲ III. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

1. ĐỀ SỐ 1: Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài 22: Nhiệt

kế. nhiệt giai).Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 2. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng làA. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhauB. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhauC. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trênA. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là A. 100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o C

Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 6. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng làA. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0oCB. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000CC. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000CD. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?A. Khối lượng riêng của vật tăng.B. Thể tích của vật tăng.C. Khối lượng của vật tăng.D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng

Câu 8. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên. B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.

C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.

Câu 9. Khi không khí đựng trong một bình kín nóng lên thìA. khối lượng của không khí trong bình tăng.B. thể tích của không khí trong bình tăng.C. khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.D. thể tích của không khí trong bình không thay đổi.

Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.

Câu 11. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và

thành ngoài của cốc.Câu 12. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì

A. khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.B. khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.C. khối lượng của không khí nóng lớn hơn.D. khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.

Câu 13. Cho nhiệt kế như hình 1. Giới hạn đo của nhiệt kế làA. 500CB. 1200CC. từ -200C đến 500CD. từ 00C đến 1200C

Câu 14. Cho nhiệt kế do nhiệt độ trong phòng như hình 2. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là

A. 210CB. 220CC. 230CD. 240C

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?Câu 16. Lấy vài cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta thấy.

- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của nước đá tăng từ -60C đến -30C.- Từ phút thứ 3 đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước đá tăng từ -30C đến 00C- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước đá ở 00C- Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước tăng từ 00C đến 60C- Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15 nhiệt độ của nước tăng từ 60C đến 120C

Hình 1

Hình 2

a. Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian?b. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án D C A B B C B C D C D A A DB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 0 0C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00C đến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C.

1 điểm

Câu 16: 2 điểm. a. Bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian.

Thời gian (phút) 0 3 6 9 12 15Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 6 12

b. Đường biểu diễn

1 điểm

1 điểm

2. ĐỀ SỐ 2: Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài 22: Nhiệt

kế. nhiệt giai).Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Cho bảng 1 biểu thị độ tăng chiều dài của một số thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

A. Nhôm, đồng, sắtB. Sắt, đồng, nhômC. Sắt, nhôm, đồngD. Đồng, nhôm, sắt

Câu 2. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng làA. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oCB. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000CC. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 600C

6

12

9

-6

-3

3

03 6 15129 18

Nhiệt độ (0C)

Thời gian (phút)

Nhôm 0,120 cm

Đồng 0,086 cm

Sắt 0,060 cm

Bảng 1

D. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370CCâu 3. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để

A. dễ uốn cong đường ray.B. tiết kiệm thanh ray.C. dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.D. tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.

Câu 4. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn.C. dãn nở vì nhiệt của chất khí.D. dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 5. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Hỏi 2000cm3 nước ban đầu ở 20oC khi được đun nóng tới 50oC thì sẽ có thể tích bao nhiêu?

A. 20,4 cm3 B. 2010,2 cm3 C. 2020,4 cm3 D. 20400 cm3

Câu 6. Quan sát nhiệt kế hình 1, hãy chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:

A. Giới hạn đo của nhiệt kế là 500CB. Giới hạn đo của nhiệt kế là 1200FC. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 20CD. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 10F

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sauCâu 7. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?Câu 8. Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?Câu 9. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?Câu 10. Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau:

- Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 200C đến 250C- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 310C- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 400C- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 450CHãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước thời gian?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6Đáp án B C D A C D

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm Ứng dụng của một số nhiệt kế: - Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước.

1 điểm

Hình 1

Hình 2

- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. - Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.

0,5 điểm0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm - Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên. - Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.

1 điểm

1 điểmCâu 9. 1,5 điểmCác tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

1,5 điểm

Câu 10. 1,5 điểmLập được bảng sau

Thời gian (phút) 0 2 5 10 12Nhiệt độ (0C) 20 25 31 40 45

1,5 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (Thời gian làm bài 45 phút)Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 33 theo PPCT (sau khi học xong bài 29: Sự sôi).Nội dung kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 8: 30%; từ tiết 27 đến tiết 33: 70%

1. ĐỀ SỐ 1: Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngânB. Thủy ngân, dầu hỏa, rượuC. Dầu hỏa, rượu, thủy ngânD. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa

Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi làA. Nhiệt kế thủy ngânB. Nhiệt kế y tếC. Nhiệt kế rượuD. Nhiệt kế dầu

Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng làA. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0oCB. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000CC. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000CD. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C

Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thìA. nhiệt độ của băng phiến tăng.B. nhiệt độ của băng phiến giảm.

Rượu 58 cm3

Thuỷ ngân 9 cm3

Dầu hoả 55 cm3

Bảng 1

C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm

Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng?A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy. B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khácC. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng làA. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm. B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.

Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng A. đổi hướng của lực kéo.B. giảm độ lớn của lực kéo.C. thay đổi trọng lượng của vật.D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?A. Ngọn nến vừa tắt.B. Ngọn nến đang cháy.C. Cục nước đá để ngoài nắng.D. Ngọn đèn dầu đang cháy.

Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phảiA. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động. B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác

động.Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì

A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.

Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ

A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.

B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc.

Hình 1

F

C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở bên trong và bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc.

D. cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ dạn, nứt ra ngoài thành cốc.Câu 13. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.D. đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 14. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi dưới đâyCâu 15. Mô tả hiện tượng sôi của nước?Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt

độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án B A C C B A D B A D B A C D

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian ta thấy có hơi nước bay lên trên bề mặt của nước và dưới đáy bình xuất hiện những bọt khí nhỏ ngày càng to dần rồi nổi lên mặt nước và vỡ ra. Khi nhiệt độ của nước đến 100oC (hoặc gần đến 1000C đối với vùng núi cao) thì mặt nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước bay lên và các bọt khí nổi lên, nước sôi sùng sục và nhiệt độ không tăng lên nữa. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước..

1 điểm

Câu 16. 2 điểma. Vẽ đường biểu diễn. (hình vẽ)b. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 00C.

1,5 điểm0,5 điểm

3

9

6

-6

0-3 2 4 1086 12

Nhiệt độ (0C)

Thời gian (phút)14 16

12

15

2. ĐỀ SỐ 2Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)Nội dung kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 8: 30%; từ tiết 27 đến tiết 33: 70%

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượuB. Rượu, dầu hỏa, thủy ngânC. Dầu hỏa, rượu, thủy ngânD. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa

Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận không đúng làA. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi?A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.B. Các bọt khí nổi lên.C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra.D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.

Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khiA. nước trong cốc càng nhiều.B. nước trong cốc càng ít.C. nước trong cốc càng lạnh.D. nước trong cốc càng nóng.

Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào?A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn. C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại.

Câu 6. Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất. B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất.C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất.D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 8. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?Câu 9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?Câu 10. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:

- Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900C xuống 800C.- Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.- Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800C xuống 700C.

Rượu 58 cm3

Thuỷ ngân 9 cm3

Dầu hoả 55 cm3

Bảng 1

Hình 1

a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6Đáp án B A D C A B

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

1 điểm

0,5 điểm0,5 điểm

Câu 8. 1.5 điểm. Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt độ 80oC thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

1,5 điểm

Câu 9. 1.5 điểm. Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây

1,5 điểm

Câu 10. 2 điểma. Đường biểu diễn (hình vẽ).b. Đoạn BC nằm ngang ứng với quả trình đông đặc của băng phiến.c. Các đoạn AB, CD ứng với quá trình tỏa nhiệt của băng phiến

1 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

5 10 15 20

Thời gian (phút)

90

80

70

0

Nhiệt độ (0C))

AB C

D

MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 7----------------------------------

A. HỌC LỲ 1I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 08 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Gương cầu lõm).1. ĐỀ SỐ 1:

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi

A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.B. mắt hướng ra phía cánh đồng.C. cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.D. cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.

Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng:A. Quan sát thấy ảnh của mình trong gương phẳng.B. Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, ta thu được một vết

sáng trên tường.C. Quan sát thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.

Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là A. Ảnh ảo, hứng được trên màn và lớn bằng vật.B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.C. Ảnh ảo, nhìn vào gương sẽ thấy và lớn bằng vật.D. Ảnh ảo, nằm phía sau gương và nhỏ hơn vật.

Câu 4. Mặt Trăng ở vị trí nào trong hình 1 thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất nhìn thấy nguyệt thực?

A. Vị trí 1 C. Vị trí 3B. Vị trí 2 D. Vị trí 4

Câu 5. Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:

A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 6. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn chính xác định luật phản xạ ánh sáng?

Hình 1

S

I

NR450

500

A.

S

I

NR400

400

B.

S

I

NR450 450

C.

S

I

NR

500500

D.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 7. (1,5 điểm): Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?Câu 8. (2,5 điểm): Hãy giải thích hiện tượng nhật thực? Vùng nào trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, một phần? Câu 9. (1,5 điểm):

Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình 2). Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng và cho biết góc tạo bởi giữa ảnh và mặt gương.Câu 10. (1,5 điểm): Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm M tới gương rồi phản xạ qua điểm N (hình 3) và trình bày cách vẽ.2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án D C C A D C

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 1,5 điểm. Nội dung Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới - Goác phản xạ bằng góc tới

1,5 điểm

Câu 8: 2,5 điểm. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên đường thẳng, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ở trên Trái Đất: - Đứng ở chỗ bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, gọi là nhật thực toàn phần. - Đứng ở chỗ bóng nửa tối ta nhìn thấy một phần Mặt Trời, gọi là nhật thực một phần.

1 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 9: 1,5 điểm- Vẽ đúng ảnh A'B' của AB qua gương

- Nêu được góc hợp bởi giữa ảnh A'B' và mặt gương là 600

1 điểm

0,5 điểm

Câu 10: 1,5 điểm (vẽ đúng hình cho 1 điểm, nêu được cách vẽ cho 0,5 điểm)* Cách vẽ: Vẽ ảnh M' của M qua gương, nối M' với N cắt gương tại I, nối I với M ta có tia tới MI và tia phản xạ IN cần vẽ.* Hình vẽ

0,5 điểm

1 điểm

MN'

Hình 3

600

A

B

Hình 2

I

600

A

B

Hình 2A'

B'

I

M N'

Hình 3

I'M'

2. ĐỀ SỐ 2:Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau.Câu 1. Vật không phải nguồn sáng là

A. ngọn nến đang cháy.B. vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.C. Mặt trời.D. đèn ống đang sáng.

Câu 2. Nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng làA. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng.B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng.C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau.D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng

Câu 3. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng màA. các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.B. các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.C. các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.D. các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.

Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng:A. Quan sát thấy ảnh của mình trong gương phẳng.B. Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, ta thu được một vết

sáng trên tường.C. Quan sát thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.

Câu 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là A. Ảnh ảo, hứng được trên màn và lớn bằng vật.B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.C. Ảnh ảo, nhìn vào gương sẽ thấy và lớn bằng vật.D. Ảnh ảo, nằm phía sau gương và nhỏ hơn vật.

Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật, không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.D. ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.

Câu 7. Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìaB. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong.C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc.D. Ánh sáng không thể truyền qua được tấm bìa.

Câu 8. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.

B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.C. Để cho học sinh không bị chói mắt.D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.

Câu 9. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng làA. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng.B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời.D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời.

Câu 10. Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu kết luận đúng làA. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật.B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật.C. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn.D. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật.

Câu 11. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Góc tới có giá trị là

A. 100 B. 200 C. 300 D. 400

Câu 12. Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là

A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc tới i, góc phản xạ i’.B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc phản xạ i, góc tới i’.C. Tia tới SI, tia phản xạ IN, pháp tuyến IR; góc tới i, góc phản xạ i’.D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS; góc tới i, góc phản xạ i’.

Câu 13. Trong các hình vẽ sau (hình 2), tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

Câu 14. Trong các cách vẽ ảnh S' của điểm sáng S tạo bởi gương phẳng, cách vẽ không đúng là

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 7. Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối là gì? Giải thích hiện tượng nguyệt thực?

S RNI

I

N'

i i'

S

Hình 2

n

I

R

Sn

I

A.

R Sn

IR

Sn

IR

B. C. D.

S

Hình 3

I

Sn1

I2

A.

R2

B.S'

n2

I1

S'

R1S

I

RD.

n

S'

S

I

R

C.

n

S'

Câu 8. Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB đặt trước gương phẳng (hình 4)?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án B A B C C A D D C D C A B DB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 2 điểm - Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại. - Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới. - Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 16. 1 điểm Vẽ đúng ảnh trong mỗi trường hợp cho 0,5 điểm

1 điểm

II. ĐỀ KIỂ TRA HỌC KỲ I: Thời gian làm bài 45 phút1. Phạm vi kiến thức:

Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 16: Tổng kết chương âm học).Nội dung kiến thức; Chương 1: Quang học chiếm 40%; chương 2. Âm học chiếm 60%

1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Tỷ lệ Trọng số của chương

Trọng số bài kiểm tra

LT VD LT VD LT VD

Ch.1: Quang học 9 7 4,9 4,1 54,4 45,6 21,8 18,2

Ch.2: Âm học 7 6 4,2 2,8 60,0 40,0 36,0 24,0

Tổng 16 13 9,1 6,9 114,4 95,6 57,8 42,22. ĐỀ SỐ 1:

Hình 4a) b)

SA B

S

S'

A

B'A'

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

Ch.1: Quang học 21,8 2,2 ≈ 2 1 (0,5đ; 2') 1 (1,5đ; 6') 2,0

Ch.2: Âm học 36,0 3,6 ≈ 3 2 (1,0đ; 4') 1 (2,5đ; 11') 3,5

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

Ch.1: Quang học 18,2 1,8 ≈ 2 1 (0,5đ; 3') 1 (1,5đ; 6') 2,0

Ch.2: Âm học 24,0 2,4 ≈ 3 2 (1,0đ; 6') 1 (1,5đ; 8) 2,5

Tổng 100 10 6 (3,0đ; 15') 4 (7,0đ; 30') 10

2.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.B. ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât.C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.D. ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật.

Câu 2. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âmA. Dây đàn dao động.B. Mặt trống dao động.C. Chiếc sáo đang để trên bàn.D. Âm thoa dao động.

Câu 3. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào A. độ căng của mặt trống.B. kích thước của rùi trống.C. kích thước của mặt trống.D. biên độ dao động của mặt trống.

Câu 4. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm làA. dùi trống.B. mặt trống.C. tang trống.D. viền trống.

Câu 5. Ta nghe được âm to và rõ hơn khiA. âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.B. âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra. C. âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai. D. âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.

Câu 6. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?A. Tường bê tông.B. Cửa kính hai lớp.

C. Rèm treo tường.D. Cửa gỗ.

A. TỰ LUẬNCâu 7. Hãy xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng được biểu diễn bởi hình 1?Câu 8. Tiếng vang là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ?Câu 9. Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên?Câu 10. Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và BOA đặt trước gương phẳng (hình 2)

2.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án A C D B B C

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 1,5 điểm: Dựa vào hình vẽ ta thấy:

- Tia tới SI, - Tia phản xạ IR, - Pháp tuyến IN;

- Góc tới = i,

- Góc phản xạ = i’.

1,5 điểm

Câu 8. 2,5 điểm Dựa vào đặc tính phản xạ âm của mặt nước. Tai ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ gần như cùng một lúc do đó ta nghe rõ hơn.

1,5 điểm

Câu 9. 1,5 điểm (nêu được mỗi biện pháp đúng cho 0,5 điểm)Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên: - Tác động và nguồn âm: Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB hoặc yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi. - Ngăn chặn đường tryền âm: Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường. - Phân tán âm trên đường truyền: Treo rèm, trải thảm trong nhà...

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

S RNI

I

N'

i i'

Hình 1

S RNI

I

N'

i i'

Hình 2

A

BB

A O

a. b.

Câu 10. 1,5 điểmVẽ đúng mỗi trường hợp cho 0,75 điểm

1,5 điểm

3. ĐỀ SỐ 2: Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)

2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

Ch.1: Quang học 21,8 3,48 ≈ 3 3 (1,5đ; 6') 0,5 (0,5đ; 3') 2,0

Ch.2: Âm học 36,0 5,76 ≈ 6 4 (2,0đ; 8') 0,5 (1,5đ; 6') 3,5

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

Ch.1: Quang học 18,2 2,91 ≈ 3 3 (1,5đ; 6') 0,5 (0,5đ; 3') 2,0

Ch.2: Âm học 24,0 3,84 ≈ 4 4 (2,0đ; 10') 0,5 (0,5đ; 3') 2,5

Tổng 100 16 14 (7,0đ; 3') 2 (3,0đ; 30') 10

Hình 2

A

BB

A O

a. b.A'

B'

3.2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên chủ đềNhận biết Thông hiểu Vận dụng

CộngTNKQ TL TNKQ TL

Cấp độ thấp Cấp độ caoTNKQ TL TNKQ TL

Chương 1. Quang học

9 tiết

1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng2. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.3. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.4. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. 5. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.6. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.7. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. 8. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.

9. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.10. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...11. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

12. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.13. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.14. Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

Số câu hỏi2

C2.1C8.2

1C10.3

0,5C9.15

3C12.4C13.5C14.6

0,5C13.15

7

Số điểm 1,0 0,5 0,5 1,5 0,5 4,0 (40%)Chương 2. Âm học7 tiết

14. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. Nêu được nguồn âm là một vật dao động.16. Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.17. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.18. Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.19. Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.

20. Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.21. Nêu được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.22. Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. 23. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.24. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

25. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.26. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.27. Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

Số câu hỏi

1C18.7

0,5C20.16

3C20.8C23.9C24.10

4C25.11

C26.12, 13C27.14

0,5C21

9

Số điểm 0,5 1,5 1,5 2,0 0,5 6,0 (60%)TS câu hỏi 3,5 2 5 10

TS điểm 3,0 2,5 4,5 10,0 (100%)

3.3. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với

A. tia tới và đường vuông góc với tia tới.B. tia tới và pháp tuyến với gương.C. đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.D. tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Câu 2. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là ảnhA. lớn bằng vật B. lớn hơn vật.C. gấp đôi vật D. bé hơn vật.

Câu 3. Khi có hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng lần lượt làA. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng.B. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời.C. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời.D. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.

Câu 4. Trong các hình vẽ dưới đây biết IR là tia phản xạ, hình vẽ nào biểu diễn đúng tia phản xạ của ánh sáng

Câu 5. Trong các hình vẽ dưới đây, hình vẽ nào không đúng?

Câu 6. Một cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m, gốc cây cách mặt nước 50cm. Một người quan sát ảnh của cây thì ngọn cây cách ảnh của nó là

A. 2,4m B. 1,7m C. 3,4m D. 1,2mCâu 7. Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật phản xạ âm tốt nhất là:

A. Bề mặt của một tấm vải B. Bề mặt của một tấm kínhC. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm D. Bề mặt của một miếng xốp.

Câu 8. Âm phát ra càng thấp khiA. tần số dao động càng nhỏ.

Hình 1

S

I

RD.

nS

I

R

C.

nS

I

R

B.

nS

IR

A.

n

S

S'

A

B'A'

A'

B

B'

B

A

A'B'

B

A

Hình 2A. B. C. D.

B. vận tốc truyền âm càng nhỏ.C. biên độ dao động càng nhỏ.D. quãng đường truyền âm càng nhỏ.

Câu 9. Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm truyền trong nước với vận tốc 1500m/s và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Độ sâu của đáy biển là:

A. 1500 m B. 1500 km C. 750 m D. 750 kmCâu 10. Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi

A. âm phát ra và âm phản xạ tryền đến tai ta không cùng một lúc.B. âm phát ra và âm phản xạ truyền đến tai ta cùng một lúc.C. âm phát ra phải rất lớn và âm phản xạ rất nhỏ cùng truyền đến tai ta.D. âm phát ra nhỏ còn âm phản xạ rất lớn cùng truyền đến tai ta

Câu 11. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm làA. dùi trống. B. mặt trống.C. tang trống. D. viền trống.

Câu 12. Âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn là A. tiếng tập hát trong khu nhà ở giữa buổi trưa.B. tiếng loa phóng thanh ở đầu xóm.C. tiếng kẻng báo thức hết giờ nghỉ trưa.D. tiếng chim hót cạnh nhà ở giữa buổi trưa.

Câu 13. Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp không chống được ô nhiễm tiếng ồn là

A. Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB.B. Yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.C. Xây tường bao quanh công trường.D. Mở cửa cho thoáng, treo rèm và bịt tai bằng bông.

Câu 14. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?A. Tường bê tông. B. Cửa kính hai lớp.C. Tấm vải nhung. D. Cửa gỗ.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Cho hình 3, biết SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hãy vẽ tiếp tia tới, tia phản xạ trong các trường hợp sau và chỉ rõ chiều truyền của các tia sáng?Câu 16. Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sinh sống và đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đó?

3.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án D B D C B C B A C A B A D CB. TỰ LUẬN: 3 điểm

I

RR

Hình 3

I

a. b.

Câu 15. 1 điểm Vẽ đúng mỗi phần cho 0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 16. 2 điểm+ Ô nhiễm tiếng ồn là những âm thanh to và kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.+ Tùy theo các trường hợp gây ra tiếng ồn mà nêu ví dụ và đề ra phương án cho phù hợp.Ví dụ: Nhà học sinh gần đường quốc lộ thì tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ô tô chạy hàng ngày.Do đó các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: 1. Treo biển cấm bóp còi. 2. Trồng cây xanh để phân tán đường truyền. 3. Xây tường chắn, làm tường nhà, trần nhà bằng xốp, phủ dạ, đóng cửa...

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

B. HỌC KỲ 2. I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện).1. Đề số 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3. Kết luận nào dưới đây không đúng?A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

S

I

R

b.

R

I

S

a.

n

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.Câu 4. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựaD. Thanh thuỷ tinh

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều

ngược lại.D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào.

Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng làB.

TỰ LUẬNCâu 7. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa?Câu 8. Khi: a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau. Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao?Câu 9. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?Câu 10. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án B C D B A B

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2 điểm. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện, ví dụ; đồng, nhôm, sắt... - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện, ví dụ: sứ, cao su...

1 điểm

1 điểm

Câu 8. 2 điểm a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng 1 điểm

A B C DHình 1

ĐĐ Đ Đ

IIIIK K K K

hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện trái dấu nên đặt gần nhau thì chúng hút nhau.

1 điểm

Câu 9. 1 điểm Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi

1 điểm

Câu 10. 2 điểm- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện- Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ

1 điểm1 điểm

2. ĐỀ SỐ 2Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khácB. có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.C. không có khả năng đẩy các vật nhẹ.D. không làm sáng bóng đèn của bút thử điện.

Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?A. Một chiếc máy cưa đang chạy.B. Một thanh êbônit cọ sát vào len.C. Một bóng đèn điện đang sáng.D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện?A. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua.B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trongC. vật dẫn điện có khả năng nhiễm điện.D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.

Câu 5. Dòng điện trong kim loại làA. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

Đ

K + -

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điệnCâu 6. Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các

A. điện tích dương.B. điện tích âm.C. các êlectrôn tự doD. các êlectrôn

Câu 7. Trong các vật dưới đây, vật không nhiễm điện làA. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vụn giấy.B. Thanh sắt sau khi nung nóng đỏ có thể đốt cháy các vụn giấy.C. Mảnh phim nhựa sau khi được cọ xát nhiều lần bằng mảnh len có thể làm sáng bóng đèn của

bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.D. Thanh thủy tinh sau khi bị cọ sát bằng vải có khả năng hút quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ.

Câu 8. Kết luận nào dưới đây không đúngA. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

Câu 9. Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện làA. một đoạn dây thépB. một đoạn dây nhômC. một đoạn dây nhựaD. một đoạn ruột bút chì

Câu 10. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như:

A. Điện thoại, quạt điệnB. Mô tơ điện, máy bơm nước.C. Bàn là, bếp điện.D. Máy hút bụi, nam châm điện

Câu 11. Trong các phân xưởng dệt, nhười ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:

A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít

bụi hơn.C. Làm cho phòng sáng hơn.D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.

Câu 12. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?A. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.B. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch. D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Câu 13. Theo quy ước về chiều dòng điện, dòng điện trong một mạch điện kín dùng nguồn điện là pin sẽ có chiều là

A. dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

D. ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

C. dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.D. ban đầu, dòng điện đi ra từ cực âm của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều

ngược lại.Câu 14. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là

B. TỰ LUẬNCâu 15. Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử của các chất?Câu 16. Có một đũa thủy tinh, một đũa êbônit, một mảnh lụa và một mảnh da. Làm thế nào để biết được một ống nhôm nhẹ treo ở đầu sợi chỉ tơ có nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì?2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án B B C A A A B D C C B C C BB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện

1 điểm

Câu 16. 2 điểm Ta đã biết khi đưa một vật nhiễm điện lại gần một ống nhôm nhẹ treo trên sợi chỉ tơ thì: - Nếu trước đó ống nhôm không nhiễm điện thì nó cũng bị hút về phía vật nhiễm điện. - Nếu trước đó ống nhôm nhiễm điện cùng dấu với vật nhiễm điện thì nó sẽ bị đẩy ra xa vậtDo đó, ta suy ra cách tiến hành như sau: 1. Xát đũa thủy tinh vào lụa (đũa thủy tinh sẽ nhiễm điện dương) và xát đũa êbônít vào dạ (đũa êbônít sẽ nhiễm điện âm) 2. Đưa một trong hai đũa lại gần ống nhôm: - Nếu ống nhôm bị đảy ra xa ta kết luận ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với đũa. - Nếu ống nhôm bị hút lại gần đũa đó, ta chưa thể kết luận gì và tiến hành tiếp bước 3. 3. Đưa đũa thứ hai lại gần ống nhôm - Nếu ống nhôm bị đẩy ra xa thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với đũa.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

A B C DHình 1

ĐĐ Đ Đ

IIIIK K K K

- Nếu ống nhôm vẫn bị hút lại gần đũa, ta kết luận rằng ống nhôm không bị nhiễm điện.

B. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ: Thời gian làm bài 45 phútPhạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 33 theo PPCT (sau khi học xong Bài 29: An

toàn khi sử dụng điện).1. Đề số 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là

A. VônB. Vôn kếC. Am peD. Am pe kế

Câu 2. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạchA. bằng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.B. bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.C. bằng tích giữa các cường độ dòng điện qua các đoạn mạch thành phần.D. bằng hiệu cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thàn phần.

Câu 3. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 4. Khi cầu chi trong gia đình bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp dụng cách nào sau đây?

A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì.B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì.C. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt.D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa.

Câu 5. Trong các sơ đồ mạch diện dưới đây (hình 1), vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ

Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện hai bóng đèn mắc nối tiếp (hình 2), sơ đồ mạch điện nào không đúng?

Hình 1

V

A B C D

V

V+ -

+ -+

++- V-

+ -

-+

+

-

--

+

B. TỰ LUẬN. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 7. Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu?Câu 8. Kể tên các tác dụng của dòng điện và trình bày những biểu hiện của các tác dụng này?Câu 9. Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao?Câu 10. Trong mạch điện theo sơ đồ (hình 2) biết ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết:

a. Số chỉ của am pe kế A2

b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án A B D C A C

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm: - Giá trị 6V cho biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường. - Bóng đèn này sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế 6V

1 điểm

1 điểmCâu 8. 2 điểm- Dòng điện có các tác dụng là: Nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí- Những biểu hiện về:+ Tác dụng quang: Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. + Tác dụng nhiệt: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. + Tác dụng từ: Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. + Tác dụng hóa học: Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than (nhúng trong dung dịch muối đồng) nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.+ Tác dụng sinh lí: Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.

0,75 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểmCâu 9. 1,5 điểm - Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampekế. 0,5 điểm

Hình 2

A1 A2

Đ1 Đ2

Hình 2A. B. C. D.

- Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp rồi mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quy định về cách nối dây vào các núm của ampe kế.

- Vì chiều của dòng điện trong một mạch kín đi từ cực dương qua các vật dẫn sang cực âm của nguồn điện.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 10. 1,5 điểmVì mạch điện gồm các ampekế và các đèn mắc nối tiếp với nhau giữa hai cực của nguồn điện nên:

a. Số chỉ của ampekế A2 là 0,35A.b. Cường độ dòng điện qua các bóng là 0,35A

0,75 điểm0,75 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Đơn vị đo cường độ dòng điện là

A. Am pe B. Ampe kế C. Vôn D. mili ampe kếCâu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn điện?

A. Bất kỳ nguồn điện nào cũng có hai cực: Cực dương và cực âm.B. Nguồn điện dùng để tạo ra và duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn.C. Trong nguồn điện có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng, hoá năng hoặc nhiệt năng thành

điện năng. D. Nguồn điện dùng để đóng ngắt dòng điện trong mạch điện.

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch . B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Câu 4. Một bóng điện có ghi 12V. Đặt vào hai đầu bóng điện một hiệu điện thế 12V thìA. bóng điện sáng bình thườngB. bóng điện không sángC. bóng điện sáng tối hơn bình thườngD. bóng điện sáng hơn bình thường

Câu 5. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạchA. bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ.B. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.C. bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ.D. bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.

Câu 6. Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người làA. 40V và 70 mA B. 40V và 100 mAC. 50V và 70 mA D. 30V và 100 mA

Câu 7. Gọi -e là điện tích mỗi êlectrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là A. +4e B. +8e C. +16e D. +24e

Câu 8. Khi nói về các tác dụng của dòng điện, câu kết luận không đúng làA. Dòng điện có các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa, sinh lí. B. Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó chứng tỏ, dòng

điện có tác dụng nhiệt. C. Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn

này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Điều đó chứng tỏ, dòng điện có tác dụng quang.D. Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng

hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó chứng tỏ, dòng điện có tác dụng nhiệt.Câu 9. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Làm tê liệt thần kinh

B. Hút các vụn giấyC. Làm quay kim nam châm D. Làm nóng dây dẫn.

Câu 10. Việc làm nào dưới đây không an toàn khi sử dụng điện?A. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.B. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng (220V) và các thiết bị điện khi chưa

biết rõ cách sử dụng.C. Khi có người bị điện giật thì cần phải lôi người đó ra ngay khỏi chỗ tiếp xúc với dòng điện

và gọi người đến cấp cứu. D. Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.

Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 2). Thông tin nào sau đây là sai?

A. Số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

B. Số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn.

C. Số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai điển MQ.D. Số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai điểm NQ

Câu 12. Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ bằng 0 (hình 27.3)

Câu 13. Cho các sơ đồ mạch điện như hình vẽ (hình 3). Trong các sơ đồ này, sơ đồ nào hai bóng đèn được mắc song song?

Q

KM N

EHình 1

V

Đ

H×nh 2

V V V V

A B C D

Câu 14. Các nguồn điện, các công tắc, các bóng đèn, các ampekế và các dây dẫn là như nhau trong các mạch điện có sơ đồ (hình 4)

Câu phát biểu nào sau đây là đúng?A. Số chỉ của ampe kế A1 lớn nhất.B. Số chỉ của ampe kế A2 lớn nhất.C. Số chỉ của ampe kế A3 lớn nhất.D. Số chỉ của các ampe kế bằng nhau.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Có mấy loại điện tích là những loại nào? các điện tích tương tác với nhau như thế nào? lấy ví dụ minh họa?Câu 16. Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ (hình 5).

a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án A D A A B A B D B C C D C DB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm - Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.- Ví dụ: + Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau; + Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 16. 2 điểmĐoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp: U12 là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1; U23

là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ2; U13 là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Đ1 nt Đ2

0,5 điểm

0,5 điểm

Hình 3A B C D

Hình 4

A1

A2 A4

+ --

A3

+ +

+ -

--

Hình 5

Đ1 Đ21 2 3

a. Ta có U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9V b. Ta có U23 = U13 - U12 = 11,2 - 5,8 = 5,4 V c. Ta có U12 = U13 - U23 = 23,2 - 11,5 = 11,7V

0,5 điểm0,5 điểm

MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 8-------------------------------

A. HỌC KỲ 1:I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 09 theo PPCT (sau khi học xong bài 9: Áp suất khí quyển).1. ĐỀ SỐ 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi

A. vật đó không chuyển động.B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.

Câu 2. Áp suất không có đơn vị đo làA. Paxcan B. N/m3 C. N/m2 D. N/cm2

Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏngB. sự truyền áp suất trong lòng chất khíC. sự truyền lực trong lòng chất lỏngD. nguyên tắc bình thông nhau

Câu 4. Phương án có thể giảm được ma sát làA. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.C. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc.C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là

A. 50s B. 40s C. 25s D. 10sB. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sauCâu 7. Tốc độ trung bình là gì? Cách xác định tốc độ trung bình của chuyển động không đều?Câu 8. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?

a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.

Câu 9. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực?Câu 10. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.

a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?

b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án C B A C D B

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2,0 điểm. - Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường

được tính bằng công thức , trong đó, vtb là tốc độ trung bình, s là quãng

đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường. - Để xác định tốc độ trung bình của chuyển động trên một quãng đường, ta đo quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó rồi thay các giá trị đo

được vào công thức tính tốc độ trung bình

1 điểm

1 điểmCâu 8. 1,5 điểm a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt. b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ. c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 9. 1,5 điểm - Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông. - Hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp

suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn

tới pit tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên.

0,5 điểm

1 điểm

Câu 10. 2,0 điểma) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là: p = h.d = 180.10300 = 1854000 N/m2

b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là: p = h.d = 30.10300 = 309000 N/m2

Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là: p' = p + p = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m2

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi

A. vật đó không chuyển động.

B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.

Câu 2. Độ lớn của tốc độ cho biếtA. quãng đường dài hay ngắn của chuyển độngB. mức độ nhanh hay chậm của chuyển độngC. thời gian dài hay ngắn của chuyển độngD. thời gian và quãng đường của chuyển động

Câu 3. Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại.D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại.

Câu 4. Áp lực làA. lực tác dụng lên mặt bị ép.B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.D. lực tác dụng lên vật chuyển động.

Câu 5. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm

ngang đều bằng nhau.B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng.C. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.

Câu 6. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khiA. tiết diện của các nhánh bằng nhau.B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.C. độ dày của các nhánh như nhau.D. độ dài của các nhánh bằng nhau.

Câu 7. Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng làA. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.

Câu 8. Chuyển động đều làA. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời

gian bằng nhau.B. chuyển động của một vật có tốc độ không đổi theo thời gianC. chuyển động của một vật mà tốc độ thay đổi theo thời gian.D. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời

gian khác nhauCâu 9. Lực là đại lượng véctơ vì

A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạngC. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều

Câu 10. Phương án có thể giảm được ma sát là:A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 11. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là

A. 50s B. 25s C. 10s D. 40sCâu 12. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là

A. 15km/h B. 16km/h C. 11km/h D. 14km/h.Câu 13. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe

A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc.C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 14. Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m 2, một điểm A trong bình cách đáy bình 1,8m. Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là

A. 18000N/m2 B. 10000N/m2 C. 12000N/m2 D. 30000N/m2.B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?

a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.

Câu 16. Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất?2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án C B C B D B A B D C D A C CB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 2 điểm a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt. b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ. c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểmCâu 16. 1 điểmÁp lực của xe tác dụng lên mặt đất là: F1 = P1 = 45000N.Áp suất do xe tác dụng lên mặt đường coi như nằm ngang là:

0,5 điểm0,5 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ: Thời gian làm bài 45 phútPhạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 14: Định

luật về công).

1. ĐỀ SỐ 1.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Chuyển động cơ học là

A. sự dịch chuyển của vật.B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.C. sự thay đổi tốc độ của vật.D. sự không thay đổi khoảng cách của vật.

Câu 2. Công cơ học được thực hiện khiA. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức.B. Một chiếc xe đang dùng và tắt máy.C. Học sinh đang nghe giảng bài trong lớp.D. Chiếc ô tô đang chạy trên đường.

Câu 3. Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều làA. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

Câu 4. Lực là đại lượng véctơ vìA. lực làm cho vật bị biến dạngB. lực có độ lớn, phương và chiềuC. lực làm cho vật thay đổi tốc độD. lực làm cho vật chuyển động

Câu 5. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là

A. 11km/h B. 14km/h. C. 15km/h D. 16km/hCâu 6. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2.C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sauCâu 7. Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? lấy ví dụ minh họa?Câu 8. Phát biểu định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản? lấy ví dụ minh họa?Câu 9. Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.Câu 10. Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án B D A B C A

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2 điểm. - Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì: + Vật chìm xuống khi FA < P. + Vật nổi lên khi FA > P. + Vật lơ lửng khi P = FA

- Lấy được ví dụ, chẳng hạn như: một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước lại chìm còn gấp thành thuyển thả xuống nước lại nổi?

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm - Định luật: Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Không cho lợi về công. - Ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không được lợi về công, chẳng hạn như: Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi.Câu 9. 1 điểmĐổi: h = 80cm = 0,8m; h' = 20cm = 0,2mÁp dụng công thức p = d.h.Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000.0,8 = 8000 N/m2.Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là: pA = d.hA = d.(h - h') = 10000.(0,8 - 0,2) = 10000.0,6 = 6000 N/m2.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 10. 2 điểmKhối lượng của cục nước đá: m = D.V = 0,92.360 = 331,2g = 0,3312kgTrọng lượng của cục nước đá: P = 10.m = 10.0,3312 = 3,321NKhi cục đá nổi, trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-si-mét: P = FA = d'.V'

Thể tích phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước:Vnôi = V - V' = 360 - 331,2 = 28,8cm3

0,5 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là

A. km/h B. m/s2 C. m/s D. cm/sCâu 2. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.B. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm

ngang đều bằng nhau.C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng.D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.

A

hAh

h'

Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khiA. tiết diện của các nhánh bằng nhau.B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.C. độ dày của các nhánh như nhau.D. độ cao của các nhánh bằng nhau.

Câu 4. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khiA. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, Công cơ học được thực hiện khiA. cô phát thanh viên đang ngồi đọc tin tức.B. một chiếc xe đạp dựng trong nhà xe.C. học sinh đang ngồi nghe giảng bài trong lớp.D. chiếc máy cày đang cày đất trồng trọt.

Câu 6. Trong các công thức dưới đây, Công thức không dùng để tính công cơ học làA. A = P.t (P là công suất, t: thời gian thực hiện công)B. A = F.s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng)C. A = F.v (Lực tác dụng lên vật, vận tốc chuyển động của vật)D. A = F/s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng)

Câu 7. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thìA. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.C. hướng chuyển động của vật thay đổi.D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.

Câu 9. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét làA. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được.B. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.C. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước.D. Thả quả trứng vào bình đựng nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình.

Câu 10. Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu A. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và được lợi hai lần về

công.B. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công.C. được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về công.D. được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi không cho lợi về công.

Câu 11. Bạn An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 4,8 km hết 20 phút. Tốc độ trung bình của bạn An là

A. 0,24m/s B. 3m/s C. 4m/s D. 5m/sCâu 12. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2.C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2

Câu 13. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Nhúng miếng sắt chìm trong nước thì lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên miếng sắt là

A. 10N. B. 15N. C. 20N. D. 25N.Câu 14. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công là:

A. 10000J B. 1000J C. 10J D. 1J B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sauCâu 15. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát có lợi, có hại?

a) Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường.b) Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau.c) Ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay.d) Ma sát giữa bánh xe của máy mài với vật được mài.e) Ma sát giữa các viên bi với thành trong của ổ bi.

Câu 16. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án B A B B D D D C A D C A C CB. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm + Ma sát có lợi: a, c, d.

+ Ma sát có hại: b, e.0,5 điểm0,5 điểm

Câu 16. 2 điểm a) Thể tích nước dâng lên trong bình bằng đúng thể tích của vật chiếm chỗ trong nước: V = 100cm3 = 0,0001m3.

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA = dV = 10000.0,0001 = 1N. b) Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật.

Số chỉ của lực kế bằng đúng trọng lượng của vật: P = 7,8N.

Trọng lượng riêng của vật:

Khối lượng riêng của vật: D = 7800 kg/m3.

0,25 điểm0,5 điểm

0,25 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

B. HỌC KỲ 2:I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 18 đến tiết thứ 26 theo PPCT (sau khi học xong bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt).1. Đề số 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết

A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đóC. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đóD. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.Câu 3. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì

A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.

Câu 4. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển

động va chạm vàoCâu 5. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là

A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp họcB. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp họcC. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp

họcD. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khó ở trong lớp học nên ta chỉ

ngửi thấy mùi nước hoa.Câu 6. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Bởi vì

A. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.B. khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.C. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.D. đường có vị ngọt

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sauCâu 7. Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính công suất và đơn vị công suất? Câu 8. Kể tên các hình thức truyền nhiệt? nội dung các hình thức truyền nhiệt? lấy ví dụ minh họa cho mỗi cách?

Câu 9. Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?Câu 10. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? 1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án A A C B D B

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2,0 điểm. - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính công suất là ; trong đó, là công suất, A là công

thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s). - Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm - Có 3 hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. + Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. Ví dụ: Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt. + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí Ví dụ: Khi đun nước, ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Ví dụ: Mặt trời hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt làm Trái Đất nóng lên.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 9. 1 điểmVì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn.

1 điểm

Câu 10. 2,5 điểm

Công suất làm việc của An:

Công suất làm việc của Bình:

Ta thấy P1 > P2 An làm việc khoẻ hơn Bình.

1 điểm

1 điểm0,5 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ (Thời gian là bài 45 phút)Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 18 đến tiết thứ 32 theo PPCT (sau khi học xong bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt).

1. ĐỀ SỐ 1.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Công suất không có đơn vị đo là

A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s)C. Kilô oát (KW) D. Kilô Jun (KJ)

Câu 2. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau?A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.B. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.C. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật.D. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 3. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vàoA. khối lượng của vật B. độ tăng nhiệt độ của vật C. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. D. trọng lượng của vật

Câu 4. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. nhiệt năng của miếng sắt giảm. C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.D. nhiệt năng của nước giảm.

Câu 5. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. VìA. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.

Câu 6. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là

A. 100W B. 7500W C. 312,5 W D. 24WB. TỰ LUẬNCâu 7. Phát biểu định nghĩa Nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của một vật?Câu 8. Trình bày các cách làm biến đổi nội năng của một vật? cho ví dụ minh họa?Câu 9. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.KCâu 10. Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100oC vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC.

a) Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt?b) Tính nhiệt lượng nước thu vào?c) Tính nhiệt dung riêng của chì?d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và

giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án D A D B C A

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2 điểm. - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

1 điểm0,5 điểm0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt. - Thực hiện công: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công. Ví dụ, khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công. - Truyền nhiệt: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. Ví dụ, nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên.

0,5 điểm0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 9. 1 điểm Nhiệt lượng cần thiết: Q = c.m(t2 - t1) Thay số tính được: Q = 420000J

0,5 điểm0,5 điểm

Câu 10. 2 điểm a) Vì nhiệt độ cuối của nước chính là nhiệt độ khi đã cân bằng nhiệt giữa nước và chì nên nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt là 60oC.

b) Nhiệt lượng của nước thu vào: Q2 = m2.c2.(t - t2) = 0,25.4190.(60 - 58,5) = 1575 J

c) Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q1 = Q2 = 1575 J

Nhiệt dung riêng của chì:

d) Vì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình và môi trường xung quanh.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Công suất được xác định bằng

A. lực tác dụng trong một giây. B. công thức P = A.t. C. công thực hiện được trong một giâyD. công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét

Câu 2. Trong các nhận xét sau, nhận xét đúng là:A. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo toàn.B. Trong quá trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn.C. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo toàn.

D. Trong quá trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn.Câu 3. Khi nói về cấu tạo chất, Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.Câu 4. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:

A. chuyển động cong. C. chuyển động tròn.B. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động hỗn độn, không ngừng.

Câu 5. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển

động va chạm vào.Câu 6. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật

C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vậtCâu 7. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách thực hiện công và truyền nhiệtB. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt

năng của vật càng lớn.C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng

tăng.D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và

trọng lượng riêng của vật cũng tăngCâu 8. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:

A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. nhiệt năng của miếng sắt giảm. C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.D. nhiệt năng của nước giảm.

Câu 9. Nhiệt lượng của vật thu vào:A. không phụ thuộc vào khối lượng của vật.B. chỉ phụ thuộc vào khối lượng và độ tăng nhiệt độ của vật.C. chỉ phụ thuộc vào chất cấu tạo vật.D. phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất cấu tạo nên vật.

Câu 10. Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:A. sự dẫn nhiệt. C. bức xạ nhiệt.B. sự đối lưu. D. sự phát quang.

Câu 11. Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút. Công suất của cần cẩu là:

A. 1800W. B. 10800W. C. 108000W. D. 180W.Câu 12. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.C. Sự tạo thành gió.D. Đường tan vào nước.

Câu 13. Để đun sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 20oC, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết là:

A. 67200kJ. B. 67,2kJ. C. 268800kJ. D. 268,8kJ.Câu 14. Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 60oC vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 20oC. Giả sử chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước, cho nhiệt dung riêng của nước và thép lần lượt là 4200J/kg.K và 460J/kg.K. Nhiệt độ của nước và quả cầu khi có cân bằng nhiệt là:

A. 23oC. B. 20oC. C. 60oC. D. 40oC.B.TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng? nêu đơn vị đo nhiệt lượng?Câu 16. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án C B A D B D D B D C A C D A

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J)

0,5 điểm

0,5 điểmCâu 16. 2 điểm Nhiệt lượng miếng đồng toả ra là:

Q1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,5.380.(80 - 20) = 11400 JNhiệt lượng nước thu vào đúng bằng nhiệt lượng miếng đồng toả ra:

Q2 = Q1 = 11400 JĐộ tăng nhiệt độ của nước:

0,75 điểm

0,5 điểm

0,75 điểm

MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 9

-------------------A. HỌC KỲ 1I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 20 theo PPCT (sau khi học xong bài 20: Tổng kết chương I: Điện học).1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực Trọng số

LT VD LT VD

1. Điện trở dây dẫn. Định luật Ôm

11 9 6,3 4,7 31,5 23,5

2. Công và Công suất điện 9 6 4,2 4,8 21 24Tổng 20 15 10,5 9,5 52,5 47,5

1. ĐỀ SỐ 1: Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)1.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)Điểm

sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

1. Điện trở dây dẫn. Định luật Ôm. 31,5 3,15 ≈ 3 2 (1đ; 4') 1 (2đ, 8') 3,15

2. Công và Công suất điện 21 2,1 ≈ 2 1 (0,5đ; 2') 1 (1,75đ; 7') 2,1

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

1. Điện trở dây dẫn. Định luật Ôm. 23,5 2,35 ≈ 3 2 (1đ; 6') 1 (1,75đ; 8') 2,35

2. Công và Công suất điện 24 2,4 ≈ 2 1 (0,5đ; 3') 1 (1,5đ; 7') 2,4

Tổng 100 10 6 (3đ; 15') 4 (7đ; 30') 10 (đ)

2.2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên chủ đềNhận biết Thông hiểu Vận dụng

CộngTNKQ TL TNKQ TL

Cấp độ thấp Cấp độ caoTNKQ TL TNKQ TL

1. Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm

11 tiết

1. Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. 2. Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.3. Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. 4. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.5. Nhận biết được các loại biến trở.

6. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.7. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

8. Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.9. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.10. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn.11. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần.12. Vận dụng được công

thức R = và giải thích

được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.

13. Vận dụng được định luật Ôm và công

thức R = để giải

bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở.

Số câu hỏi 1 (C1.1) 1 (C3.7) 1 (C6.3)2 (C12.5)

(C9.6)1

C13.96

Số điểm 0,5 2,0 0,5 1,0 1,75 5,75 (55,7%)

2. Công và công suất điện

9 tiết

14. Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.15. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. 16. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.17. Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

18. Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.19. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.20. Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng.

21. Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.22. Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

Số câu hỏi 1 (C14.2) 1 (C20.8) 1 (C21.4) 1 (C22.10) 4

Số điểm 0,5 1,75 0,5 1,5 4,25 (42,5%)

TS câu hỏi 3 2 4 10

TS điểm 3,0 2,25 4,75 10,0 (100%)

1.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆMCâu 1. Điện trở của vật dẫn là đại lượng

A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.B. tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua

vật.C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.D. tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu

vật.Câu 2. Công thức không dùng để tính công suất điện là

A. P = R.I2 B. P = U.I C. P = D. P = U.I2

Câu 3. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. tăng gấp 3 lần. B. tăng gấp 9 lần.C. giảm đi 3 lần. D. không thay đổi.

Câu 4. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì:

A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả nhiệt ít.

B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.C. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi. D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng.

Câu 5. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m. Điện trở của dây dẫn là

A. 0,16. B. 1,6. C. 16. D. 160. Câu 6. Cho hai điện trở, R1 = 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R2 = 40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là

A. 210V B. 120V C. 90V D. 80V

B. TỰ LUẬNCâu 7. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?Câu 8. Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng? Các biện pháp cơ bản để sử dụng tiết kiệm điện năng?Câu 9. Cho mạch điện có sơ đồ (hình 1.22) trong đó dây nối, ampekế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Hai đầu mạch được nối với hiệu điện thế U = 9V.

a) Điều chỉnh biến trở để biến trở chỉ 4V thì khi đó ampekế chỉ 5A. Tính điện trở R1 của biến trở khi đó?

b) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở R2 bằng bao nhiêu để von kế chỉ có số chỉ 2V?Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 m. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút.

a. Tính điện trở của dây.

A

V

UR

Rx

Hình 1

b. Xác định công suất của bếp?c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên?

1.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án C D B A D C

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2 điểm. - Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Hệ thức của định luật Ôm: , trong đó I là cường độ dòng điện chạy

trong dây dẫn, đo bằng ampe (A); U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, đo bằng vôn (V); R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω).

1 điểm

1 điểm

Câu 8. 1,75 điểm- Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng : + Giảm chi tiêu cho gia đình; + Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn; + Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải; + Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.- Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng + Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp; + Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc dùng chế độ hẹn giờ).

1 điểm

0,75 điểm

Câu 9. 1,75 điểmVì vôn kế có điện trở rất lớn, mạch có dạng R nt Rx.

a) Điện trở của biến trở khi đó:

R1 = = 1.

Điện trở R = = 0,8

b) Để von kế chỉ 2V.Cường độ dòng điện trong mạch là:

I' = = 2,5A.

Giá trị của biến trở lúc đó là: R2 = = 2,8

0,25 điểm0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm0,5 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1: Thời gian làm bài 45 phútPhạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 32 theo PPCT (sau khi học xong bài 30: Bài tập

vận dụng quy tắc nắm tay phải, bàn tay trái).Nội dung kiến thức: Chương 1chiếm 40%; chương 2 chiếm 60%

1. 1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

A

V

UR

Rx

Hình 1

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Tỷ lệTrọng số của

chươngTrọng số bài

kiểm tra

LT VD LT VD LT VD

CHƯƠNG 1. ĐIỆN HỌC 20 15 10,5 9,5 52,5 47,5 21 19

CHƯƠNG 2. ĐIỆN TỪ HỌC 12 10 7 5 58,3 41,7 35 25

Tổng 32 25 9 11 110,8 89,2 56 44

* Cách tính: - Trọng số của mỗi chương như sau:+ Tỷ lệ: Chỉ số LT = số tiết lí thuyết x 70%, Chỉ số VD = T. số tiết - Chỉ số LT.+ Trọng số của chương: Chỉ số lý thuyết = Chỉ số LT (cột tỷ lệ) chia cho t.số tiết của chương

rồi nhân với 100, Chỉ số VD = Chỉ số VD (cột tỷ lệ) chia cho t.số tiết của chương rồi nhân với 100. Ví dụ : Trọng số LT chương 1 = 10,5/20*100 = 52,5; Trọng số LT chương 2 = 7/12*100 = 58,3- Trọng số của bài kiểm tra = Trọng số chương 1 x tỷ lệ kiến thức của chương dự kiến cho

bài kiểm tra.Ví dụ: Trọng số LT của chương 1 trong bài kiểm tra là: 52,5 * 40% = 21

Trọng số LT của chương 2 trong bài kiểm tra là: 58,3 * 60% = 352. ĐỀ SỐ 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và Tự luận (30%TNKQ, 70% TL)2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

Ch.1: ĐIỆN HỌC 21 2,1 ≈ 2 1 (0,5đ; 2') 1 (1,5đ; 6') 2,1

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 35 3,5 ≈ 3 2 (1,0đ; 4') 1 (2,5 đ; 11') 3,5

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

Ch.1: ĐIỆN HỌC 19 1,9 ≈ 2 1 (0,5đ; 3') 1 (1,5đ; 6') 1,9

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 25 2,5 ≈ 3 2 (1đ; 6') 1 (1,5đ; 8) 2,5

Tổng 100 10 6 (3đ; 15') 4 (7đ; 30') 10

2.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆMCâu 1. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải:

A. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng loại vật liệu.

B. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

C. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau.

D. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, có tiết diện khác nhau và được làm từ cùng loại vật liệu.

Câu 2. Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?A. Dòng điện gây ra từ trường.B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.

Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Câu 4. Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm2 nối hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của dây đồng là 1,7.10-8.m. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:

A. 0,36V. B. 0,32V. C. 3,4V. D. 0.34V.Câu 5. Quan sát thí nghiệm hình 1, hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng công tắc K?

A. Cực Nam của kim nam châm bị hút về phía đầu B.B. Cực Nam của kim nam châm bị đẩy ra đầu B. C. Cực Nam của kim nam vẫn đứng yên so với ban đầu.D. Cực Nam của kim nam châm vuông góc với trục ống dây.

Câu 6. Cho hình 2 biểu diễn lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường của nam châm. Hãy chỉ ra trường hợp nào biểu diễn lực F tác dụng lên dây dẫn không đúng?

B. TỰ LUẬNCâu 7. Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ điện, quạt điện hoạt động?Câu 8. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều?Câu 9. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 3); MN = 1m là một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở R = 10; R0 = 3. Hiệu điện thế UAB = 12V. Khi con chạy ở vị trí mà MC = 0,6m. Tính điện trở của đoạn mạch MC của biến trở. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC và số chỉ của ampekế.Câu 10. a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào? b. Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm thế nào để biết được thanh nào bị nhiễm từ? (không dùng thêm dụng cụ gì khác)

Hình 2

F FFF I

B.

I

C. D.

I

A.

I +

BA

K-+

N S

Hình 1

A

M

R0

Hình 3

NC

A B

2.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án A A C D A D

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 1,5 điểm. - Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như bàn là, bếp điện thì điện năng làm cho các thiết bị này nóng lên. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng. - Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như động cơ điện, quạt điện, thì điện năng làm cho các thiết bị này hoạt động. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hóa thành cơ năng.

0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 8. 2,5 điểm - Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm dùng để tạo ra từ trường bộ phận này đứng yên gọi là Stato và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua, bộ phận này quay gọi là roto. Ngoài ra còn bộ phận góp điện gồm hai bán khuyên, có tác dụng đổi chiều dòng điện trong khung mỗi khi qua mặt phẳng trung hòa. - Hoạt động: Dựa và tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.

1,5 điểm

1 điểm

Câu 9. 1,5 điểmMạch có dạng (R0//RMC) nt RCN

Vì dây đồng chất, tiết diện đều nên điện trở của dây tỷ lệ với chiều dài của dây: RMC = 6; RCN = 4

Điện trở tương đương của đoạn mạch: RAB = 6.

Số chỉ của Ampekế là: I = = 2A.

Hiệi điện thế giữa hai điểm AC là: UAC = I.RAC = 4V

0,25 điểm0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm0,5 điểm

Câu 10. 1,5 điểm a. Do kim nam châm luôn định hướng Bắc – Nam, nên có thể coi trái đất là nam châm. Cực từ Bắc trùng với cực Nam địa lí; Cực từ Nam trùng với cực Bắc địa lí. b. Đặt hai thanh vuông góc với nhau, di chuyển một thanh dần dần từ đầu thanh vào giữa thanh kia, nếu: + Lực hút giữa hai thanh không đổi thì thanh di chuyển là nam châm. + Lực hút giữa hai thanh thay đổi thì thanh di chuyển là sắt.

0,75 điểm

0,75 điểm

3. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và Tự luận (70%TNKQ, 30% TL)

2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

Ch.1: ĐIỆN HỌC 21 3,36 ≈ 3 2 (1đ; 4') 0,7 (1,1đ; 4') 2,1

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 35 5,6 ≈ 6 6 (3,0đ; 12') 0,3 (0,5đ; 3') 3,5

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

Ch.1: ĐIỆN HỌC 19 3,04 ≈ 3 3 (1,5đ; 7') 0,3 (0,4đ; 3') 1,9

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 25 4,0 ≈ 4 3 (1,5đ; 7') 0,7 (1,đ; 5') 2,5

Tổng 100 16 14 (6đ; 30') 2 (3đ; 15') 10

2.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆMCâu 1. Xét đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp. Hệ thức đúng là:

A. U = U1 = U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2 B. U = U1 + U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.C. U = U1 + U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2.D. U = U1 = U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.

Câu 2. Đơn vị cuả điện trở làA. Vôn B. Oát. C. Ôm. D. Ampe.

Câu 3. Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:A. hút nhau. C. không hút nhau cũng không đẩy nhau.B. đẩy nhau. D. lúc hút, lúc đẩy nhau.

Câu 4. Khi đặt la bàn tại một vị trí nào đó trên mặt đất, kim la bàn luôn định hướng làA. Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.B. Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí.C. Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Đông địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí.D. Cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải?A. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón

tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.B. Nắm bàn tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong lòng ống

dây.C. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón

tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.D. Nắm bàn tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 6. Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng:A. Ngắt mạch điện động cơ ngừng làm việc.B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện.D. Đóng mạch điện cho nam châm điện.

Câu 7. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì?A. Làm cho nam châm được chắc chắn. B. Làm tăng từ trường của ống dây. C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.D. Không có tác dụng gì.

Câu 8. Hiện tượng cảm ứng điện từ không xuất hiện trong ống dây dẫn kín khi

A. ống dây và thanh nam châm cùng chuyển động về một phía. B. ống dây và thanh nam châm chuyển động về hai phía ngược chiều nhau. C. thanh nam châm chuyển động lại gần hoặc ra xa ống dây. D. ống dây chuyển động lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.

Câu 9. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m. Điện trở của dây dẫn có giá trị

A. 0,00016. B. 1,6. C. 16. D. 160. Câu 10. Mỗi ngày, một bóng đèn 220V - 60W thắp trung bình 5 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) là

A. 9000J. B. 9kW.h. C. 9kJ. D. 32400W.s.Câu 11. Cho mạch điện như hình 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9V, trên bóng đèn Đ có ghi 6V- 3W. Để đèn sáng bình thường, trị số của biến trở Rb

là:A. 3. B. 9. C. 6. D. 4,5.

Câu 12. Có một thanh nam châm không rõ từ cực. Làm cách nào để xác định từ cực của thanh nam châm?

A. Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.

B. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Nam còn đầu kia là cực từ Bắc.

C. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.

D. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút đẩy nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.Câu 13. Quan sát hình vẽ 2, hãy cho biết hình nào vẽ đúng chiều của đường sức từ?

Câu 14. Cho hình vẽ (hình 3). Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng?

B. TỰ LUẬNCâu 15. Một bóng đèn có ghi: 6V-3W

a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn?b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn?

Đ

Rb

+ -

Hình 1

B.

A B

+ _

D.

A B

+ _

A.

A B

+ _

C.

A B

+ _Hình 2

F

Hình 3

FFF+IA.

I

B.I

C. D.

I

c) Mắc đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 5V, tính công suất tiêu thụ của đèn?Câu 16. Quan sát hình vẽ (hình 4). Cho biết.

a. Khung dây sẽ quay như thế nào? Tại sao?b. Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục?

2.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM. 7 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án B C B A C A B A D B C A D D

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1,5 điểm a) Con số ghi trên đèn chỉ các giá trị định mức của đèn khi đèn hoạt động bình thường Uđm = 6V; Pđm = 3W.

b) Cường độ dòng điện định mức của đèn: 5,0 63

UPI

dm

dmdm A

Điện trở của đèn khi nó sáng bình thường:

Ω12336

PUR

2dm

d

c) Khi mắc đèn vào hai điểm có hiệ điện thế 5V

Cường độ dòng điện qua đèn là: A ≈ 0,417A

Công suất tiêu thụ của đèn là P = U.I = W

(Có thể tính theo công thức khác P = W)

0,5 điểm0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 16. 1,5 điểm a. Do đoạn BC, AD song song với các đường cảm ứng, nên không chịu tác dụng của lực điện từ. Vận dụng quy tắc bàn tay trái cho đoạn AB, ta thấy đoạn AB bị đẩy xuống; đoạn CD bị đẩy lên, do đó khung sẽ quay. b. Khung chỉ quay đến vị trí mặt phẳng của khung vuông góc với các đường sức từ. Để làm khung quay được thì phải có hai vòng bán khuyên và hai thanh quét luôn tì vào để đưa dòng điện chạy vào khung theo một chiều nhất định.

0,75 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

B. HỌC KỲ II:I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚTPhạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 37 đến tiết thứ 49 theo PPCT (sau khi học xong bài 49: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ).

Hình 4

N Sa

b c

d

O

O'N S

Hình 4

N Sa

b c

dF1

F2

O

O'N S

1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực Trọng số

LT VD LT VD

1. Hiện tượng cảm ứng điện từ 9 7 4,9 4,1 30,6 25,62. Khúc xạ ánh sáng 7 6 4,2 2,8 26,3 17,5Tổng 16 13 9,1 6,9 56,9 43,1

2. ĐỀ SỐ 1.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)Điểm

sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

1. Hiện tượng cảm ứng điện từ 30,6 3,06 ≈ 3 2 (1đ; 4,5') 1 (2đ, 8') 3,0

2. Khúc xạ ánh sáng 26,3 2,63 ≈ 3 2 (1,0đ; 4,5') 1 (1,5đ; 7') 2,5Cấp độ 3,4(Vận dụng)

1. Hiện tượng cảm ứng điện từ 25,6 2,56 ≈ 2 1 (0,5đ; 3') 1 (2,0đ; 8') 2,5

2. Khúc xạ ánh sáng 17,5 1,75 ≈ 2 1 (0,5đ; 3') 1 (1,5đ; 7') 2,0Tổng 100 10 6 (3đ; 15') 4 (7đ; 30') 10 (đ)

2.21. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.

Tên chủ đềNhận biết Thông hiểu Vận dụng

CộngTNKQ TL TNKQ TL

Cấp độ thấp Cấp độ caoTNKQ TL TNKQ TL

1. Cảm ứng điện từ

9 tiết

1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 5. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

8. Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.9. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.10. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.11. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.12. Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.13. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

14. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.15. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.16. Nghiệm lại được công

thức bằng thí

nghiệm.17. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công

thức .

Số câu hỏi1

C2.11

C9.21

1C17.3

1C16,17.9

5

Số điểm 0,5 0,5 2,0 0,5 2,0 5,5 (55%)2. Khúc xạ ánh sáng

7 tiết

18. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 19. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .20. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

21. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.22. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.

23. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.24. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.25. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

26. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.

Số câu hỏi1

C19.41

C18.81

C22.51

C25.61

C25.105

Số điểm 0,5 1,5 0,5 0,5 1,5 4,5 (45%)TS câu hỏi 3 3 4 16

TS điểm 2,5 3,0 4,5 10,0 (100%)

1.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để: A. Biến đổi điện năng thành cơ năng. B. Biến đổi cơ năng thành điện năng. C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng. D. Biến đổi quang năng thành điện năng.Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.

Câu 3. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?

A. 200 vòng. B. 600 vòng. C. 400 vòng. D. 800 vòng.Câu 4. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữaC. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 5. Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng làA. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính.C. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng.D. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính.

Câu 6. Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P'Q' của PQ qua thấu kính?

P'

Q'

P PP'

Q'

P'

Q'

PP'

Q'P

A. C.

QO

F'F

QO

F'F

B.

QO F'

F

D.

Q

O F'

F

Hình 1

B. TỰ LUẬNCâu 7. Dòng điện xoay chiều là gì? Nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của máy phát điện xoay chiều?Câu 8. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Vẽ hình và mô tả hiện tượng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước?Câu 9. Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110V.

a) Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở?b) Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ

cấp và thứ cấp. Bỏ qua điện trở của các cuộn dây?c) Người ta muốn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220V, thì số vòng

dây ở cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu? Câu 10. Vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước thấu kính (hình 2) trong các trường hợp sau?

1.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án B C A D C D

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 2 điểm. - Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi theo thời gian. - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. - Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto. - Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.

0,5 điểm

0,5 điểm

05 điểm

0,5 điểm

Câu 8. 1,5 điểm - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Vẽ hình và mô tả hiện tượng: Chiếu tia tới SI từ không khí đến mặt nước. Ta thấy, tại mặt phân cách giữa hai không khí và nước, tia sáng SI bị tách ra làm hai tia: tia thứ nhất IR bị phản xạ trở lại không khí, tia thứ hai IK bị gẫy khúc và truyền trong nước.

0,5 điểm

1 điểm

Hình

iS

N'

N

KrIi'

R

F F'A

B

O

a)F'

F F'A

B

O

b)F'

Hình 2F'

Câu 9. 2 điểm

a) Từ biểu thức = 275V

b) Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là: = 2,75A.

Do hao phí không đáng kể, nên công suất ở hai mạch điện bằng nhau:

U1 I1 = U2 I2 = 6,8A

c) Từ biểu thức = 2000 vòng

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 10. 1,5 điểm- Vẽ đúng ảnh mỗi trường hợp cho 0,75 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

2. ĐỀ SỐ 2.Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ.

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)Điểm

sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

1. Hiện tượng cảm ứng điện từ 30,6 4,89 ≈ 5 4 (2đ; 8') 0,5 (1,0đ, 4') 3,0

2. Khúc xạ ánh sáng 26,3 4,21 ≈ 4 3 (1,5đ; 6') 1 (1,0đ; 6') 2,5Cấp độ 3,4(Vận dụng)

1. Hiện tượng cảm ứng điện từ 25,6 4,09 ≈ 4 3 (1,5đ; 8') 0,5 (1,0đ; 5') 2,5

2. Khúc xạ ánh sáng 17,5 2,8 ≈ 3 4 (2đ; 8') 2,0Tổng 100 10 6 (7đ; 30') 2 (7đ; 15') 10 (đ)

F F'

A

B

Ob)F'

B'

A'

F F'

A

B

O

a)F'

A'

B'

2.1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA2.21. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.

Tên chủ đềNhận biết Thông hiểu Vận dụng

CộngTNKQ TL TNKQ TL

Cấp độ thấp Cấp độ caoTNKQ TL TNKQ TL

1. Cảm ứng điện từ

9 tiết

1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 5. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo

8. Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.9. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.10. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.11. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.12. Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.13. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

14. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.15. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.16. Nghiệm lại được công

thức bằng thí

nghiệm.17. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công

thức .

của máy biến áp.

Số câu hỏi2

C3.1; C5.22

C10.3; C13.40,5

3C15.5;C16.6

C14.70,5 8

Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,5 1,0 5,5 (55%)2. Khúc xạ ánh sáng

7 tiết

18. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 19. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .20. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

21. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.22. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.

23. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.24. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.25. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

26. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.

Số câu hỏi1

C20.81

2C21.9; C22.10

3C23.11,13;

C24.12

1C26.14

8

Số điểm 0,5 1,0 1,0 1,5 0,5 4,5 (45%)TS câu hỏi 4 4,5 7,5 16

TS điểm 2,5 3,0 4,5 10,0 (100%)

2.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM:Câu 1. Dòng điện xoay chiều là dòng điện:

A. đổi chiều liên tục không theo chu kỳ.B. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại.C. luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kỳ.D. có chiều không thay đổi.

Câu 2. Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được:A. giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều. B. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều. C. giá trị cực tiểu của hiệu điện thế xoay chiều.D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.

Câu 3. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện?A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang.B. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí.

Câu 4. Trong máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng:

A. tạo ra từ trường.B. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng.C. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm.D. làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?A. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động

trong từ trường và cắt các đường sức từ trường.B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín đứng yên

trong từ trường và cắt các đường sức từ trường.C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch điện kín có cường độ dòng điện rất lớn.D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch điện kín được đặt gần một nam châm mạnh.

Câu 6. Máy biến thế không dùng được với hiệu điện thế một chiều vìA. khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi thép của máy biến thế chỉ có

thể tăng.B. khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi thép của máy biến thế chỉ có

thể giảm.C. khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì không tạo được từ trường trong lõi thép của

máy biến thế. D. khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi thép của máy biến thế không

biến thiên.Câu 7. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:

A. 9V B. 4,5V C. 3V D. 1,5VCâu 8. Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là:

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 9. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng hiện tượng của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước?Câu 10. Khi mô tả về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, câu mô tả không đúng là

A. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.B. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.D. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

Câu 11. Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì luôn cùng chiều với vật.B. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự. C. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì luôn nhỏ

hơn vật.D. Vật càng gần thấu kính hội tụ thì ảnh ảo càng nhỏ, càng gần thấu kính phân kì thì ảnh ảo

càng lớn.Câu 12. Hình vẽ nào sau đây vẽ đúng đường truyền của tia sáng khi chiếu tia sáng tới một thấu kính phân kì?

Câu 13. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF' là:A. 10 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.

Câu 14. Người ta bố trí một hệ quang học như hình vẽ (hình 3) để xác định tiêu cự của thấu kính. Khi dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét trên màn, ta thấy OA = OA' = 16cm và AB = A'B'. Tiêu cự của thấu kính là

A. 4 cm B. 8 cmC. 12 cm D. 3 cm

Không khí

Nước

B.A. C.

Không khí

Nước

Không khí

Nước

D.

Không khí

Nước

Hình 1

D.Hình 2

A. C.

O

F F'

S

OF F'

SO

F F'

S

B.

OF F'

S

A

B'

OA'

B

Hình 3

B. TỰ LUẬNCâu 15. Nêu đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?Câu 16. Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế 15400V. a. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỷ lệ như thế nào? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện? b. Dùng một máy biến thế có cuộn sơ cấp 500 vòng để tăng hiệu điện thế ở trên. Hỏi sô svongf dây của cuộn thứ cấp? 2.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM. 7 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án C D B D A D C A C A B C B B

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. - Khi vật đặt rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

0,25 điểm0,25 điểm0,5 điểm

Câu 16. 2 điểm

a. Từ công thức: 70220

15400UU

nn

2

1

2

1

Cuộn dây có ít vòng dây mắc với hai đầu máy phát điện.

b. Từ công thức , vì là máy tăng thế n2 là cuộn sơ cấp và n1 là

cuộn thứ cấp. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là: n1 = 70n2 = 35000 vòng

0,75 điểm0,5 điểm

0,75 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II: Thời gian làm bài 45 phútNội dung kiến thức: Chương 2 chiếm 20%; chương 3 chiếm 50%, chương 4 chiếm 30%

1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Tỷ lệTrọng số của

chươngTrọng số bài

kiểm tra

LT VD LT VD LT VD

Ch.2: ĐIỆN TỪ 8 5 3,5 4,5 43,75 56,25 8,75 11,25

Ch.3: QUANG HỌC 20 16 11,2 8,8 56 44 28,0 22,0

Ch.4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

6 4 2,8 3,2 46,7 53,4 14,0 16,0

Tổng 32 25 17.5 14.5 146,45 153,55 50,75 49,25

2. ĐỀ SỐ 1:Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và Tự luận (30%TNKQ, 70% TL)2.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 8,75 0,88 ≈ 1 1 (0,5đ; 2') 0,3 (0,5đ,3') 1,0Ch.3: QUANG HỌC 28,0 2,8 ≈ 3 2 (1đ; 5') 1 (2đ; 7') 3,0Ch.4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

14,0 1,4 ≈ 1 1 (0,5đ; 2') 0,5 (1,0 đ; 5') 1,5

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 11,25 1,1 ≈ 1 0,7 (1,1đ; 4') 1,0Ch.3: QUANG HỌC 22,0 2,2≈ 2 1 (0,5đ; 3') 1 (1,5đ,7') 2,0Ch.4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

16,0 1,6 ≈ 2 1 (0,5đ; 3') 0,5 (1,0đ; 5) 1,5

Tổng 100 10 6 (3đ; 15') 4 (7đ; 30') 10

2.2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên chủ đềNhận biết Thông hiểu Vận dụng

CộngTNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ caoTNKQ TL TNKQ TL

Chương 1. Điện từ học

8 tiết

1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 5. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

8. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.9. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.10. Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.11. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

12. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.13. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.14. Nghiệm lại được công

thức bằng thí

nghiệm.15. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công

thức .

Số câu hỏi 1C6.1

0,3C7.7

0,7C15.7 2

Số điểm 0,5 0,5 1,0 2,0 (20%)

Chương 2. Quang học

20 tiết

16. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .17. Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.18. Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.19. Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.20. Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. 21. Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

22. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.23. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 24. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.25. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.26. Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.27. Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. 28. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.29. Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.30. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.31. Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.32. Nêu được ví dụ thực tế về tác

33. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.34. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.35. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.36. Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.37. Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không.38. Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen

39. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.

dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.

Số câu hỏi 2C17.2; C21.3

1C29.8

1C35.4

1C36.9 5

Số điểm 1,0 2,0 0,5 1,5 5,0 (50%)Chương 3. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

40. Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 41. Kể tên được các dạng năng lượng đã học.42. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.43. Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.44. Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.45. Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.

46. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.47. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.

48. Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 49. Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

50. Vận dụng được công thức tính hiệu

suất để giải

được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.

Số câu hỏi 1C40.5

0,5C47.10

1C48.6

0,5C49.10 3

Số điểm 0,5 1,0 0,5 1,0 3,0 (30%)TS câu hỏi 4,3 1,5 4,2 10

TS điểm 2,5 3,0 4,5 10,0 (100%)

2.3. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ:

A. tăng lên 100 lần. C. tăng lên 200 lần.B. giảm đi 100 lần. D. giảm đi 10000 lần.

Câu 2. Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng làA. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ.B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi.D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.

Câu 3. Các vật có màu sắc khác nhau là vìA. vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. B. vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. C. vật phát ra các màu khác nhau. D. vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.

Câu 4. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh A'B' của AB qua thấu kính?

Câu 5. Ta nhận biết trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năngA. giữ cho nhiệt độ của vật không đổi.B. sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.C. làm nóng một vật khác.D. nổi được trên mặt nước.

Câu 6. Biết năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106J/kg.K. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 5kg than đá là:

A. 135.106kJ. B. 13,5.107kJ. C. 135.106J. D. 135.107J.

B. TỰ LUẬN

Hình 1

A'

B'A.

A

B

FO

F' A'

B'

C.

A

B

FO

F'

A'

B'

B.

A

B

FO

F' A'

B'

D.

A

B

FO

F'

Câu 7. Quan sát hình vẽ (máy biến thế), nếu đặt vào hai đầu của cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn thứ cấp có sáng lên không? Tại sao và cho biết hiệu điện thế xuất hiện ở cuộn thứ cấp là hiệu điện thế gì?Câu 8. Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa?Câu 9. Tại sao, khi nhìn vật dưới ánh sáng lục thì vật màu trắng có màu lục, vật màu lục vẫn có màu lục, còn vật màu đen vẫn có màu đen? Câu 10. Một nhà máy nhiệt điện mỗi giờ tiêu tốn trung bình 10 tấn than đá. Biết năng lượng do 1kg than bị đốt cháy là 2,93.107J, hiệu suất của nhà máy là 25%. Hãy tính công suất điện trung bình của nhà máy?1.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án D C D B C A

B. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7: 1,5 điểm. - Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn phát sáng. - Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì sẽ tạo ra trong cuộn dây đó một dòng điện xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức từ của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp biến thiên, do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng (dòng điện xoay chiều) làm cho đèn sáng. Một dòng điện xoay chiều phải do một hiệu điện thế xoay chiều gây ra. Bởi vậy ở hai đầu cuộn thứ cấp có một hiệu điện thế xoay chiều.

0,5 điểm

1 điểm

Câu 8. 2 điểm - Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường. - Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Điểm cực cận của mắt lão ở xa mắt hơn bình thường. - Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão, một thấu kính hội tụ thích hợp, để nhìn rõ các vật ở gần như bình thường.

0,5 điểm

0,5 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 9. 1,5 điểm.Vì dưới ánh sáng lục:

+ Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu lục nên vật có màu lục.+ Vật màu lục tán xạ tốt ánh sáng màu lục nên vật vẫn có màu lục.+ Vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu lục nên vật vẫn có màu đen.

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

Câu 10. 2 điểm Năng lượng do 1 tấn than bị đốt cháy là:

Atp = Q = mq = 104. 2,93.107 = 2,93.1011JPhần năng lượng chuyển hoá thành điện năng:

1011

tp 10.3,7%100

%25.10.93,2100%

.25%AA J

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Công suất trung bình: 73

10

10.03,210.6,310.3,7

tA

P

3. ĐỀ SỐ 2:Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và Tự luận (70%TNKQ, 30% TL)

3.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm sốT.số TN TL

Cấp độ 1,2(Lí thuyết)

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 8,75 1,4 ≈ 2 2 (1,0đ; 4') 1,0Ch.3: QUANG HỌC 28,0 4,48 ≈ 3 2 (1,0đ; 4') 1 (2đ; 9') 3,0Ch.4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

14,0 2,24 ≈ 2 1 (0,5đ; 2') 1 (1đ; 6') 1,5

Cấp độ 3,4(Vận dụng)

Ch.2: ĐIỆN TỪ HỌC 11,25 1,8 ≈ 2 2 (1,0đ; 5') 1,0Ch.3: QUANG HỌC 22,0 3,52≈ 4 4 (2,0đ; 10') 2,0Ch.4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

16,0 2,56 ≈ 3 3 (1,5đ; 5') 1,5

Tổng 100 16 14 (10đ; 30') 2 (3đ; 15') 10

3.2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụngCộng

TNKQ TL TNKQ TLCấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TLChương 1. Điện từ học

8 tiết

1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 5. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

8. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.9. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.10. Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.11. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

12. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.13. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.14. Nghiệm lại được công thức

bằng thí nghiệm.

15. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức

.

Số câu hỏi 1C2.1

1C10.4

2C12.6; C15.7 4

Số điểm 0,5 0,5 1,0 2,0 (20%)

Chương 2. Quang học

20 tiết

16. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .17. Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng l-ưới.18. Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.19. Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thư-ờng, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.20. Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. 21. Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

22. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.23. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 24. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.25. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.26. Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.27. Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. 28. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.29. Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.30. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.31. Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.32. Nêu được ví dụ thực tế về tác

33. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.34. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.35. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.36. Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.37. Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không.38. Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen

39. Xác định đư-ợc tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.

dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.

Số câu hỏi 1C18.2

1C32.5

1C32.16

4C33.8; C34.9C35.10;C36.11

7

Số điểm 0,5 0,5 2,0 2,0 5,0 (50%)Chương 3. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

40. Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 41. Kể tên được các dạng năng lượng đã học.42. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.43. Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.44. Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.45. Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.

46. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.47. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.

48. Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 49. Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

50. Vận dụng được công thức tính hiệu suất

để giải đư-

ợc các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.

Số câu hỏi1

C42.31

C45.15

3C48.12;

C49.13,145

Số điểm 0,5 1,0 1,5 3,0 (30%)TS câu hỏi 4 3 9 16TS điểm 2,5 3,0 4,5 10 (100%)

2.2. NỘI DUNG ĐỀA. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để: A. Biến đổi điện năng thành cơ năng. B. Biến đổi cơ năng thành điện năng. C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng. D. Biến đổi quang năng thành điện năng.Câu 2. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 3. Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là:A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật

này sang vật khác.B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang

vật khác.C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này

sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này

sang dạng khác.Câu 4. Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách

A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện. B. giảm điện trở của dây dẫn. C. giảm công suất của nguồn điện. D. tăng tiết diện của dây dẫn.

Câu 5. Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm. B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng. C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to. D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Câu 6. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì

A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 7. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:

A. 1,5V B. 3V C. 4,5V D. 9V.Câu 8. Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là:

A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữaC. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 9. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?

A. 30cm. B. 40cm. C. 50cm. D. 60cm.Câu 10. Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng. B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng. C. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc

màu vàngCâu 11. Để có ánh sáng màu vàng ta có thể trộn các ánh sáng màu:

A. Đỏ và lục. C. Lam và lục.B. Trắng và lam. D. Trắng và lục.

Câu 12. Đun sôi một nồi nước cần 0,5kg than bùn, nếu dùng củi khô thì để đun sôi nồi nước đó cần bao nhiêu củi? cho biết năng suất toả nhiệt của củi khô và than bùn lần lượt là 10.106J/kg; 14.106J/kg.

A. 0,5kg B. 0,7kg C. 0,9kg D. 1kgCâu 13. Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không? Giải thích?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi. B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hoá thành dạng năng lượng khác do ma sát. C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần. D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hoá thành thế năng.

Câu 14. Một nhà máy nhiệt điện mỗi giờ tiêu tốn trung bình 10 tấn than đá. Biết năng lượng do 1kg than bị đốt cháy là 2,93.107J, hiệu suất của nhà máy là 25%. Công suất điện trung bình của nhà máy là

A. 2,93.107W B. 29,3.107W C. 203. 107W D. 2,03.107WB. TỰ LUẬNCâu 15. Phát biểu và viết biểu thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt?Câu 16. Trong các trường hợp sau, tác dụng nào của ánh sáng là tác dụng nhiệt, tác dụng quang điện và tác dụng sinh học?

a) Đun nước bằng năng lượng mặt trời.b) Dùng tia tử ngoại để khử trùng các dụng cụ y tế.c) Xe chạy bằng năng lượng ánh sáng.d) Ánh nắng mặt trời làm nám da.e) Phơi quần áo. g) Cây cối thường vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.h) Dùng tia hồng ngoại để sưởi ấm.

3.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM. 7 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14Đáp án B B C A C D A D C C A B B D

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm - Hiệu suất của động cơ nhiệt là khả năng của động cơ biến đổi nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy thành công có ích.

- Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: .100, trong

đó : H là hiệu suất của động cơ nhiệt, tính ra phần trăm (%); A là công mà động cơ thực hiện được (có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công), có đơn vị là J; Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, có đơn vị là J.

0, 5 điểm

0,5 điểm

Câu 16. 2 điểm + Tác dụng nhiệt: a, h

+ Tác dụng sinh học: b, d, g+ Tác dụng quang điện: c+ Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học: e

0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.

[2] Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[3] Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu bồi dưỡng thay sách môn Vật lí cấp trung học. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[4] Tài liệu và kết luận Hội nghị đánh giá chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008.