Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

236
VIỆT NAM VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Transcript of Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

Page 1: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

VIỆT NAM VÀ TRANH CHẤPBIỂN ĐÔNG

Page 2: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong
Page 3: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

NHIỀU TÁC GIẢ

VIỆT NAM VÀ TRANH CHẤP

BIỂN ĐÔNG

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC

Page 4: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

VIỆT NAM VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

© Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và các tác giả, 2012

Cuốn sách được xuất bản theo sự ủy quyền của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cho Nhà xuất bản Tri thức.

Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là việc phát tán trên mạng Internet mà không có sự cho phép của Nhà xuất bản Tri thức là vi phạm luật và làm tổn hại đến quyền lợi của tác giả và Nhà xuất bản.

Page 5: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

Mục lục

Lời nói đầu 9

Cuộc tranh biện về Biển ĐôngDương Danh Huy - Trần Vinh Dự - Lê Vĩnh Trương 15

Căng thẳng Biển Đông và lựa chọn cho Việt NamNguyễn Trọng Bình 20

Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung QuốcPhạm Đoan Trang 29

Cần có quỹ hỗ trợ cho ngư dân bị xâm hạiLê Minh Phiếu 37

Mạn đàm về lòng tin và niềm tinLê Vĩnh Trương 41

Việt - Trung: Niềm tin có điều kiệnGiáp Văn Dương 45

Chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tếLê Vĩnh Trương 50

Ngoại giao nhân dân để bảo vệ Tổ quốcLê Vĩnh Trương 57

Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt NamPhạm Đoan Trang 62

Page 6: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

Dân tộc nhỏ cần chiến lược lớnPhạm Đoan Trang 69

Xây dựng kinh tế biển cần“tầm nhìn xa trên 10 kilomet” Phạm Đoan Trang 75

Một số đề nghị thúc đẩynghiên cứu biển ở Việt NamNguyễn Đức Hùng 79

Chủ quyền Việt Nam ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng MâyDương Danh Huy - Lê Minh Phiếu 108

Từ vịnh Bắc Bộ tới Hoàng SaDương Danh Huy - Lê Minh Phiếu 119

Lập trường hai mặt của Trung Quốcvề Luật Biển quốc tếNguyễn Lương Hải Khôi 136

Việt Nam trước chủ trương củaTrung Quốc đối với Biển ĐôngLê Minh Phiếu - Dương Danh Huy 144

Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên Hiệp Quốc Dương Danh Huy - Phạm Thu Xuân - Nguyễn Thái Linh - Lê Vĩnh Trương - Lê Minh Phiếu 154

Tranh chấp biển, đảo: Tận dụng ưu thế ngoại giao và UNCLOSDương Danh Huy 171

Khai thác chung Biển Đông và những nguyên tắc công bằngDương Danh Huy 187

Page 7: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

Tranh chấp trên Biển Đông và giải pháp khai thác chung Hoàng Việt 203

Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Quốc sẽ gây hại cho chủ quyềnDương Danh Huy 217

Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa:Cần một nỗ lực tổng hợp Phạm Đoan Trang 223

Thư ngỏ gửi nhân dân và chính phủ các nước Philippines, Malaysia, Brunei, IndonesiaQuỹ Nghiên cứu Biển Đông 230

Page 8: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong
Page 9: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

9

Lời nói đầu

Biển Đông nằm ở trung tâm Đông Nam Á, được bao bọc bởi nhiều quốc gia và lãnh thổ, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia và Indonesia. Biển Đông có thể được coi như là một “mái nhà chung” của các nước ven biển và các nước khác sử dụng Biển Đông cho mục đích phát triển kinh tế, vận tải biển, duy trì môi trường sinh thái biển, bảo quản các giá trị tinh thần, văn hóa, nhân chủng, lịch sử... không chỉ cho nhân dân khu vực Đông Nam Á, châu Á mà còn cho nhân loại toàn thế giới trong thế kỷ XXI và mãi về sau.

Biển Đông đối với Việt Nam có một tầm quan trọng về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và vận tải biển. Khu vực Biển Đông và các hải đảo bao bọc quanh bờ biển Việt Nam chạy dài từ Móng Cái đến tận mũi Cà Mau và đến Hà Tiên trong khu vực vịnh Thái Lan tạo thành một vành đai bảo vệ cho dải đất Việt Nam cong cong hình chữ S, mà có người cho rằng cứ như thể đất mẹ Việt Nam phải oằn lưng chịu đựng gánh nặng suốt nhiều ngàn năm của người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc. Về kinh tế, người Việt Nam đã ví “rừng vàng biển bạc”, nghĩa là tài

Page 10: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

10

nguyên trên biển quý không kém gì tài nguyên trên đất liền, nếu biết cách khai thác sẽ có thể làm lợi cho nền kinh tế quốc dân.

Về kinh tế biển, Việt Nam có bờ biển dài và dải đất hẹp nên có rất nhiều thành phố ven biển, cho phép phát triển kinh tế biển trên nhiều phương diện. Trong lịch sử, thời đại nào Việt Nam có đội thuyền khai thác biển và giao thương đường biển mạnh là thời thịnh vượng. Cuộc Nam tiến bằng thủy quân của các chúa Nguyễn và mở rộng giao thương đường biển, cảng biển ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn thực hiện trong lịch sử cũng là một minh chứng hùng hồn cho việc phát triển kinh tế biển. Chinh phục được biển là có thể làm cho đất nước thêm thịnh vượng.

Do Biển Đông là một kho tài nguyên to lớn nên các quốc gia và lãnh thổ xung quanh Biển Đông đều tìm cách để khai thác làm giàu cho mình. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên, nhưng lại dẫn đến những tranh chấp về chủ quyền trên các đảo, đá và các rạn san hô cũng như về việc phân chia các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mâu thuẫn giữa các quốc gia chung Biển Đông có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang, thậm chí chiến tranh.

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sự tranh chấp lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc là tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà hiện tại chưa có giải pháp nào hợp lý.

Page 11: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

11

Xét riêng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử chứng minh việc thực thi chủ quyền liên tục nhiều thế kỷ trong quá khứ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại viện nhiều lý lẽ, tiến tới thực hiện chiến lược hải dương của họ, nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm phần lớn Biển Đông để khai thác tài nguyên và thao diễn quân sự. Tham vọng của Trung Quốc đe dọa đến an ninh không những của Việt Nam mà còn của các nước khác trong vùng. Những lý lẽ hiển nhiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam, tuy vậy, vẫn còn chưa được quảng bá rộng khắp cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới so với tốc độ và khối lượng những lý lẽ ngụy biện mà các giới ở Trung Quốc vẫn đang từng ngày từng giờ đưa ra thế giới. Do phương tiện tài chính và số lượng học giả của Trung Quốc đang áp đảo, nguy cơ sự thật về Hoàng Sa - Trường Sa và Biển Đông bị bóp méo trước dư luận thế giới ngày càng nghiêm trọng.

Trung Quốc vẫn từng lớn tiếng với chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác”. Nhìn bề ngoài thì chính sách này có vẻ hợp lý, nhưng nhìn vào thực chất bên trong thì đó chính là giải pháp gặm nhấm Biển Đông nhằm thực hiện tham vọng chiếm phần lớn khu vực để khai thác tài nguyên cho riêng mình. Có thể ví chính sách này như hai nhà hàng xóm có vườn chung nhau, suốt ngày cãi cọ tranh chấp nhau về hàng rào phân chia vườn. Rồi một ngày anh chủ nhà phía bắc sang nói chuyện với nhà phía nam rằng

Page 12: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

12

nhà tôi đông người chật chội, thiếu dầu đốt đèn, nên tạm gác tranh chấp lại, chúng ta cùng trồng cây ăn quả bên vườn nhà anh để có lợi chúng ta cùng hưởng và sẽ có tiền mua thêm dầu đèn!

Ngày nay, thế giới đại đồng đang tiến dần đến giai đoạn toàn cầu hóa, và mỗi quốc gia quan hệ với các quốc gia khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập của nhau và hành xử theo luật pháp quốc tế. Việc sử dụng hải dương cũng nằm trong ý nghĩa đó. Do vậy, giải pháp tốt nhất có thể cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông để cùng phát triển kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia chung Biển Đông là phân chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Cách thức này đòi hỏi các quốc gia chung Biển Đông phải có một bộ luật hành xử chung để có thể cùng nhau khai thác và sử dụng Biển Đông trên tinh thần công bằng và hòa bình, không đe dọa an ninh quốc phòng của nhau.

Trong bối cảnh đó, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách này. Mục tiêu chính của cuốn sách là cung cấp cho độc giả những thông tin mới nhất về tình hình tranh chấp trên Biển Đông thông qua một tập hợp các bài viết của các thành viên của Quỹ, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc và các quốc gia chung Biển Đông, đồng thời đề xuất một số giải pháp giải quyết tranh chấp.

Page 13: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

13

Cuốn sách được biên soạn với sự nghiêm túc nhất có thể. Tuy nhiên, do sự eo hẹp về thời gian và những khó khăn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên chắc chắn không thể tránh được thiếu sót, tập thể tác giả rất mong muốn được bạn đọc gần xa đóng góp ý kiến để cuốn sách này được hoàn chỉnh hơn khi ra mắt các độc giả lần sau.

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Page 14: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

14

Page 15: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

15

Cuộc tranh biện về Biển Đông1

Dương Danh Huy Trần Vinh Dự

Lê Vĩnh Trương

Cuộc tranh biện về Biển Đông hiện đang liên quan đến sáu nước: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc2.

Vào ngày 7/5/2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình một hồ sơ liên quan đến một phần diện tích biển tại phía nam của Biển Đông. Ngày 8/5/2009, Việt Nam nộp một bản đệ trình của chính mình về một khu vực gần trung tâm của Biển Đông.

Mặc cho những khác biệt có thể có về Trường Sa, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines đã cùng bàn thảo, cùng làm việc và tạo cơ hội cho nhau tham gia, cũng như kiềm chế việc đưa ra những tuyên bố

1 Bản tiếng Anh bài viết này của các tác giả đã đăng trên Opinion Asia.2 Khái niệm “tranh chấp Biển Đông” được hiểu là một tổ hợp các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông liên quan tới nhiều bên, chẳng hạn: Philippines, Trung Quốc, Đài Loan tranh chấp bãi cạn Scarborough; Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines tranh chấp quần đảo Trường Sa; Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan tranh chấp vùng biển phía đông bắc quần đảo Natuna. (Chú thích của BTV)

Page 16: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

16

cực đoan nào có khả năng xâm phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Ngược lại với cách hành xử này, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp gửi.

Bản đồ 1: Các tuyến hàng hải quan trọng đều đi qua Biển Đông. Nguồn: uscc.gov

Theo như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tất cả các quốc gia ven biển đều có quyền có một khu vực đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone, EEZ) rộng ra biển đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 76 của UNCLOS minh định các tiêu chuẩn trong đó một quốc gia ven biển cũng có quyền đối với vùng thềm

Page 17: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

17

lục địa kéo dài ra bên ngoài 200 hải lý. Các yêu cầu vượt ra ngoài các vùng này phải được đệ trình cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) để được phê duyệt. Đối với hầu hết các quốc gia, thời hạn này là ngày 13/5/2009.

CLCS sẽ khảo sát các bản đệ trình của các quốc gia ven biển và sẽ đưa ra những khuyến nghị về các khoảng cách có hiệu lực của thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. CLCS không có quyền hay quyền bảo trợ để giải quyết các tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ, và CLCS cũng không thể đưa ra đề xuất nào có thể làm thiên lệch việc giải quyết các tranh cãi ấy trong tương lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia ven biển xác lập các giới hạn vùng thềm lục địa ngoại vi trên cơ sở những khuyến nghị của CLCS, thì các giới hạn ấy sẽ là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.

Dù CLCS đóng vai trò trung lập đối với các tranh chấp về lãnh thổ, việc đòi hỏi rằng những yêu sách về khu vực thề ̀m lục địa kéo dài ngoại vi của các nước phải do CLCS phê chuẩn đã tạo nên một số tác động liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Một là, các điều khoản của CLCS có tác dụng khuyến khích các quốc gia tham gia tranh chấp nêu ra cụ thể các giới hạn mà họ yêu cầu. Việc hiểu biết một cách cụ thể các yêu sách của các nước khác như thế nào là điều kiện tiên quyết để giải quyết các dị biệt đó.

Page 18: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

18

Hai là, các điều khoản này có tác dụng khuyến khích các nước có tranh chấp nên cùng làm việc để có thể xác định khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi kết hợp của (các) đất nước họ với nhau. Việc phối hợp này sẽ gieo những hạt mầm cho sự hợp tác giải quyết tranh chấp trong tương lai.

Ba là, tiêu chuẩn của UNCLOS cho vùng thềm lục địa ngoại vi vốn dĩ trung lập và có tính khoa học, sẽ đặt các quốc gia có đòi hỏi quá đáng vào một vị thế bất lợi. Trừ phi những quốc gia ấy sửa đổi những đòi hỏi vô lý của họ để thỏa mãn các tiêu chuẩn của UNCLOS, sẽ không có nhiều khả năng CLCS chấp thuận các yêu sách của họ.

Bốn là, trình tự đệ nạp hồ sơ cho CLCS sẽ không tạo điều kiện cho các quốc gia mạnh hơn lấn lướt các quốc gia nhỏ. Do vậy, những trình tự này xiển dương nguyên tắc công bằng và công lý cho mọi quốc gia.

Không có một văn bản nào trong hai văn bản phản đối của Trung Quốc - một phản đối đệ nạp của Việt Nam, một phản đối đệ nạp phối hợp của Malaysia và Việt Nam - có sử dụng đến những tiêu chí khoa học của UNCLOS về các giới hạn ngoại vi của thề̀m lục địa. Thay vì vậy, các phản đối của Trung Quốc bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, bao trùm gần 80% Biển Đông.

Cũng nên lưu ý rằng Trung Quốc không đệ trình bất kỳ hồ sơ nào cho CLCS liên quan đến Biển Đông. Lý do là quá rõ ràng: Hoàn toàn không thể dùng các

Page 19: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

19

chuẩn của UNCLOS để biện minh cho vùng thề̀m lục địa ngoại vi của đường chữ U của Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa đường chữ U ra một cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh xác lập giới hạn về biển. Việc này làm thay đổi một cách định tính trạng thái của đường chữ U, từ một yêu sách mơ hồ và mập mờ sang một hình thái yêu sách về vùng biển, lòng biển và thềm lục địa trong vòng đường vẽ đó. Đông Nam Á và các quốc gia hàng hải chủ yếu trên thế giới cần phải quan tâm đến sự khai triển này.

Tựu trung, những hoạt động của các nước khác nhau liên quan đến những bản đệ trình cho CLCS đã thể hiện hai cách tiếp cận đối ngược trong tranh chấp ở Biển Đông. Cách hành xử của năm nước Đông Nam Á là gác lại các khác biệt về các đảo đang tranh chấp, sử dụng UNCLOS và cùng nhau làm việc hướng đến một sự phân chia lãnh thổ biển. Cách tiếp cận của Trung Quốc bao gồm việc bác bỏ UNCLOS và ngày càng gia tăng hoạt động để chiếm lấy gần 80% Biển Đông. Bởi hai cách tiếp cận này có những khác biệt cơ bản, rõ ràng khả năng giải quyết các bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần.

19-8-2009

Page 20: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

20

Page 21: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

21

Căng thẳng Biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam

Nguyễn Trọng Bình

Căng thẳng Biển Đông

Trong những ngày gần đây, việc tranh chấp tại vùng Biển Ðông và những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại trở nên một đề tài nóng. Tàu không vũ trang Impeccable của Mỹ chạm trán với hải quân Trung Quốc và nay Mỹ phải điều động hạm đội đến vùng biển này; Tổng thống Philippines vừa ban hành luật lãnh hải tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Scarborough; và Trung Quốc tổ chức các chuyến du lịch trên những đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm toàn bộ từ tay Việt Nam vào năm 1974.

Hiện nay, trên một số báo chí, tài liệu, người ta vẫn gọi theo thói quen gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là “biển Nam Trung Hoa” (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không

Page 22: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

22

mang ý nghĩa công pháp quốc tế là biển này thuộc Trung Quốc.

Vì vậy, Việt Nam đã gọi biển này là Biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn và biển này là cửa ngõ chính của Việt Nam nhìn ra biển lớn.

Biển Đông không những là nơi có nhiều tài nguyên về năng lượng (như dầu mỏ) mà còn là nguồn cung cấp hải sản cho các nước quanh vùng.

Hơn thế nữa, Biển Ðông còn là hành lang của các hải thuyền quốc tế qua lại tấp nập từ Ấn Độ Dương lên đông bắc châu Á.

Cho đến gần đây, theo luật và theo thông lệ quốc tế, các nước quanh vùng biển này được coi như có chủ quyền lãnh hải và khu hải phận quốc tế tàu bè vẫn được tự do qua lại. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc công bố bản đồ chủ quyền hầu như độc chiếm hết đảo và biển của vùng này.

Lập trường các bên

Liên quan đến Biển Ðông, lập trường các quốc gia liên quan thuộc hai nhóm chính như sau:

1. Do việc đăng ký chủ quyền hải phận quốc gia với Liên Hiệp Quốc có thời hạn là ngày 13/5/2009 nên các quốc gia đã phải lên tiếng về chủ quyền biển của mình. Việc Philippines nhảy vào tranh chấp mạnh và Tổng thống nước này ban hành luật lãnh hải là một hành động công bố chủ quyền biển của họ.

Page 23: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

23

Mới đây Malaysia cũng đã lên tiếng. Phần lãnh hải họ chủ trương hầu hết ở những nơi gần lãnh hải hiện nay của họ mà Trung Quốc coi là của mình (xem bản đồ biển Trung Quốc vẽ “cái lưỡi bò” chiếm hết các đảo và vùng biển không kể gì đến các nước khác).

Việt Nam và các nước Ðông Nam Á khác hầu như chỉ tranh chấp một phần biển và đảo. Riêng Trung Quốc, với lợi thế của nước lớn, đã chủ trương chiếm tất cả vùng biển và đảo của khu vực này.

Trong các nước, Trung Quốc là siêu cường, có ưu thế về quân sự, kinh tế, có thể chèn ép bất kỳ nước Ðông Nam Á nào trong cuộc tranh giành tay đôi với mình.

2. Mỹ, Nhật và các quốc gia khác chủ trương đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi hải phận quốc tế ở Biển Đông. Các quốc gia này không chủ trương đòi chiếm hữu đảo và chủ quyền lãnh hải, chủ quyền khai thác kinh tế, tài nguyên tại khu vực; mà chỉ đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi lãnh hải quốc tế. Họ muốn duy trì tuyến đường hàng hải này để tránh cho tàu bè phải đi vòng ra Thái Bình Dương xa hơn, ngoài bờ đông của Philippines.

Việc Mỹ mang chiến hạm đến để bảo vệ tàu Impeccable được giải thích là do Mỹ muốn duy trì con đường biển quốc tế này. Xung đột với hải quân Trung Quốc xảy ra vì toàn bộ vùng biển này bị Trung Quốc chủ trương chiếm hữu (mặc dù chủ trương của riêng Trung Quốc không được quốc tế thừa nhận).

Theo thông lệ quốc tế về đường biển, vùng biển này cần có khu hải phận quốc tế, có khu vực đặc

Page 24: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

24

quyền kinh tế của các nước có bờ biển và mọi người được tự do đi lại. Việc Mỹ chủ trương giữ quyền đi lại tự do trong khu vực biển quốc tế là rất quan trọng đối với các nước Ðông Nam Á, vì nó giới hạn sự độc chiếm của Trung Quốc. Do đó, các nước Đông Nam Á có bờ biển trong khu vực cần ủng hộ chủ trương đó.

Trong trường hợp Trung Quốc đã hoàn tất việc độc chiếm toàn bộ Biển Đông qua đường ranh giới của tấm bản đồ “lưỡi bò”, thọc sâu xuống phía nam và chiếm lĩnh toàn bộ khu vực biển, lúc đó họ sẽ bắt các nước đi qua, kể cả Việt Nam, phải xin phép Trung Quốc bằng sức ép kinh tế và quân sự.

Va chạm giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra năm 2001 và nay lại xảy ra là một thời cơ cho các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn Trung Quốc có cơ hội nói lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền biển của Tổ quốc mình.

Lựa chọn cho Việt Nam

Qua những phản ứng của các quốc gia khu vực Biển Ðông và quốc tế đối với chủ trương của Trung Quốc, ta thấy:

1. Việc tranh chấp này chứng tỏ rằng các nước không chấp nhận việc toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc.

2. Vấn đề tranh chấp Biển Đông đang trở thành tranh chấp quốc tế.

Page 25: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

25

3. Giải quyết tranh chấp Biển Ðông phải là sự thảo luận và phân chia theo luật pháp quốc tế và được quốc tế bảo vệ.

4. Tranh chấp Biển Ðông càng có nhiều quốc gia liên quan càng làm cho cuộc tranh chấp trở thành một vấn đề quốc tế, đa phương chứ không chỉ là sự tranh chấp tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc (hoặc nước khác với Trung Quốc), trong khi Trung Quốc giữ ưu thế về nhiều mặt.

Có thể có hai quan điểm đối với Việt Nam: 1. Nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc và

một số ít nước khác công nhận việc Trung Quốc độc chiếm vùng biển này?

2. Nên ủng hộ tập quán quốc tế là các nước trên thế giới có quyền hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển?

Thoạt nhìn, có thể có người nghĩ rằng quan điểm thứ nhất có lợi cho Việt Nam, vì hiện nay Việt Nam không có nhiều khả năng hay nhu cầu để hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là bên ngoài Biển Đông. Ngược lại, nhiều nước trên thế giới có khả năng hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với cách nhìn này thì có vẻ quan điểm của Trung Quốc sẽ cản trở những nước khác hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và như vậy sẽ tốt cho quyền lợi của Việt Nam với sự bảo vệ của Trung Quốc.

Page 26: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

26

Bản đồ 2: Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.

Tuy nhiên, quan điểm thứ nhất này không phải là tối ưu, vì những lý do sau:

Ngày nay, không có nước nào ở bên ngoài Biển Đông đe dọa sự vẹn toàn lãnh thổ hay nền độc lập

Page 27: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

27

của Việt Nam. Ngay cả những nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông cũng không có yêu sách trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền Việt Nam, Côn Đảo, Phú Quý và các đảo ven bờ.

Vì vậy, nếu những nước đó có hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế này mà không gây thiệt hại cho kinh tế và tài nguyên, như UNCLOS đòi hỏi, thì điều đó không gây thiệt hại cho Việt Nam.

Vì vậy, việc ủng hộ duy trì tập quán quốc tế không có hại cho Việt Nam.

Và nếu Việt Nam ủng hộ quan điểm là các nước khác không có quyền hoạt động quân sự, khảo sát, đo đạc, do thám trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì trên thực tế điều đó cũng không đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Lý do là ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc sẽ không công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà sẽ cho rằng phần lớn vùng biển đó là của Trung Quốc, và họ vẫn sẽ có hoạt động quân sự trong phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như vậy, việc ủng hộ quan điểm của Trung Quốc sẽ không có nhiều ích lợi cho Việt Nam hiện nay và lâu dài mà chỉ có ích cho Trung Quốc.

Nguy hiểm hơn cho Việt Nam, nếu Trung Quốc thành công trong việc biến vùng đặc quyền kinh tế của họ thành vùng đặc quyền quân sự thì điều này sẽ tăng khả năng cho họ đòi hỏi vùng biển bên trong

Page 28: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

28

ranh giới lưỡi bò cũng là vùng đặc quyền quân sự của họ, và tăng khả năng họ thành công trong đòi hỏi đó.

Như vậy, ủng hộ quan điểm 1 của Trung Quốc sẽ rất có hại cho Việt Nam.

Vì những lý do trên:- Việt Nam tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm

của Trung Quốc mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng Biển Ðông.

- Việt Nam cần mau chóng hoàn thành bản đồ chủ quyền vùng Biển Đông để đăng ký với Liên Hiệp Quốc trước ngày 13/5/2009, cương quyết khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mình trước công pháp quốc tế và Liên Hiệp Quốc, bảo vệ cửa ngõ ra khơi của con tàu Việt Nam đang tiến ra biển lớn.

14-3-2009

Page 29: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

29

Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc

Phạm Đoan Trang

Trong đàm phán chủ quyền biển với Trung Quốc, nếu coi việc nghiên cứu và đưa ra các bằng chứng để xác lập chủ quyền là một mặt trận, thì đã và đang có một cuộc chiến không cân sức giữa giới nghiên cứu của hai nước, với phần thua thiệt thuộc về các học giả Việt Nam. Sự thua thiệt thể hiện rõ trên các mặt: số lượng học giả, số lượng và diện phổ biến của công trình nghiên cứu, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, sự tham gia của tư nhân...

Để cất lên tiếng nói khẳng định chủ quyền

Ngày nay, tất cả các học giả về quan hệ quốc tế đều khẳng định rằng: Thời hiện đại, để chiến thắng trong những cuộc đấu tranh phức tạp như tranh chấp chủ quyền, điều kiện cốt yếu là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không đơn thuần là ưu thế về quân sự. Việc quốc tế hóa vấn đề lãnh thổ, chủ quyền biển và Hoàng Sa - Trường Sa, do đó, là điều

Page 30: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

30

Việt Nam không thể không làm. Việc này mở đầu bằng quá trình đưa các quan điểm của phía Việt Nam ra trường quốc tế.

Có ba kênh chính để đưa quan điểm của Việt Nam ra quốc tế.

Thứ nhất là thông qua các tuyên bố ngoại giao, như chúng ta vẫn thường thấy phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao trả lời báo giới: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Thứ hai là thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, các diễn đàn thế giới. Sự xuất hiện những bài viết khoa học, công trình nghiên cứu của phía Việt Nam trên các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới về lịch sử, địa lý, hàng hải, công pháp quốc tế... sẽ cực kỳ có sức nặng trong việc tranh biện.

Thứ ba là thông qua các nỗ lực ngoại giao và truyền thông như ra sách trắng, tổ chức hội thảo quốc tế, giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài, v.v.

Trung Quốc “chiếm sóng”

Trên kênh thứ hai, có thể thấy phía Việt Nam đang yếu thế so với Trung Quốc. Dù không nhiều, nhưng đã có những bài viết khoa học của học giả Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biển đảo đăng trên các tạp chí của thế giới và khu vực. Một nhà khoa học trẻ Việt Nam từng đặt vấn đề: “Giả sử 10-20 năm nữa, có nhà nghiên cứu phương Tây muốn tìm hiểu

Page 31: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

31

về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với Hoàng Sa - Trường Sa, cái mà ông ta tìm thấy sẽ là hàng chục bài viết của học giả Trung Quốc trên các tạp chí quốc tế nhằm chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa là của họ. Lúc đó, ông ta có muốn khách quan khoa học cũng khó. Tích tiểu thành đại, hàng loạt bài viết như vậy sẽ làm cán cân sức mạnh nghiêng thêm về phía Trung Quốc, gây ảnh hưởng rất bất lợi cho Việt Nam.”

Về phía các học giả Việt Nam ở trong nước, cũng đã có những bài viết khoa học liên quan tới vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa. Tuy nhiên, các bài này chỉ được đăng tải bằng tiếng Việt trên các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam (Tạp chí Hán Nôm, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Nghiên cứu Phát triển - tạp chí của Thừa Thiên - Huế). Số lượng bản in hạn chế - chừng 1.000 bản, phát hành trên diện rất hẹp, tới mức gần như “lưu hành nội bộ”.

Việt Nam yếu thế

Việt Nam có vài đầu sách, như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Lưu Văn Lợi, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 1995), Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 (Nguyễn Hồng Thao chủ biên, Nhà xuất bản Sự thật, 11/2008)... Nhưng số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay, các sách đều bằng tiếng Việt, phát hành rất ít. Đa số là “tài liệu tham khảo nội bộ” hoặc cũng gần như “lưu hành nội bộ” bởi không được quảng bá và phát hành rộng.

Page 32: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

32

Gần đây, Nhà xuất bản Tri thức bắt đầu tham gia giới thiệu rộng rãi tới công chúng các cuốn sách nghiên cứu về chủ quyền biển, với mục tiêu giới thiệu được khoảng 5 đầu sách/năm. Tuy nhiên, theo ông Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản, khó khăn lớn nhất là nguồn kết quả nghiên cứu của giới học giả Việt Nam còn hạn chế.

Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thức về lãnh hải và luật biển, là Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo. Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa, tính cả người đã mất, thì “vét” trong cả nước cũng chỉ được gần một chục người.

Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất, có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v.

Với kênh thứ ba - thông qua việc tổ chức hội thảo quốc tế, đưa các học giả đi giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài, v.v. - thì sự tham gia của giới khoa học gia Việt Nam càng yếu ớt hơn.

Cộng đồng các nhà khoa học người Việt tại nước ngoài đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng giúp Việt Nam tranh biện trong vấn đề

Page 33: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

33

lãnh hải. Chẳng hạn, Tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu (Đại học Luật Sorbonne), luật gia Đào Văn Thụy từng đọc bài tham luận tại Hội thảo hè “Vấn đề tranh chấp Biển Đông” (New York, 1998), phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc với nhiều lý lẽ khoa học xác đáng. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì mà các công trình như vậy lại chưa được phổ biến chính thức tại Việt Nam.

Vì đâu giới nghiên cứu Việt Nam yếu thế?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) nhận xét: “So tương quan lực lượng với Trung Quốc trong chuyện nghiên cứu về chủ quyền trên biển, thì các công trình của học giả Việt Nam vừa ít ỏi, manh mún về số lượng, lại vừa không được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội.”

Ai cũng biết rằng điều kiện cần để có bài viết khoa học là một quá trình nghiên cứu tập trung cao và kéo dài. Nghiên cứu về vấn đề chủ quyền trên biển và Hoàng Sa - Trường Sa lại càng khó khăn hơn, nó đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, kinh phí. Người nghiên cứu phải có khả năng tiếp cận với các tài liệu cổ bằng nhiều thứ tiếng khó (Hán, Nôm, Pháp, Anh, thậm chí tiếng Latin), phải bỏ chi phí mua tài liệu, đi thực địa, trao đổi tìm kiếm thông tin, v.v. Đổi lại, mỗi bài viết trên các tạp chí của Việt Nam được nhận vài trăm nghìn đồng nhuận bút.

Còn việc đưa bài viết ra tạp chí quốc tế thì gần như không tưởng, bởi thật khó để các nhà khoa học

Page 34: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

34

dồn sự nghiệp cho cả một công trình nghiên cứu để rồi không biết... đi về đâu, có được đăng tải hay không. Thiếu kinh phí, khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu “nhạy cảm” là những vật cản lớn. Chỉ riêng việc dịch bài viết sang một thứ tiếng quốc tế, như tiếng Anh hay tiếng Trung, cũng đã là vấn đề.

Một nhà nghiên cứu độc lập, ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: “Ở Trung Quốc, việc tuyên truyền về Hoàng Sa - Trường Sa và chủ quyền trên biển được phân chia thành ba cấp. Cấp thấp nhất là cấp phổ thông, cho quần chúng. Cấp hai và cấp ba là cho các độc giả có trình độ cao hơn và các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Như ở Việt Nam thì chẳng cấp nào phát triển cả.”

Không có văn bản quy định chính thức, nhưng tài liệu liên quan tới biên giới đất liền và biển giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên được coi là “nhạy cảm”, “mật”, và một cá nhân khó mà có đủ tư cách để “xin” được nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa hay chủ quyền đất nước. Ông Quân, với tư cách nhà nghiên cứu độc lập, gặp khó khăn tương đối trong việc tiếp cận các tài liệu khoa học phục vụ cho công việc. Dĩ nhiên là chẳng bao giờ ông được mời tham dự những hội thảo chuyên đề về lĩnh vực mình nghiên cứu - thường chỉ dành cho những nhà khoa học đã có biên chế chính thức ở một cơ quan nhà nước nào đó.

Với một cá nhân là như vậy. Với các viện nghiên cứu trực thuộc Nhà nước, tình hình cũng không

Page 35: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

35

khả quan hơn. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận xét: “Về nguyên tắc, phải là cấp trên đặt hàng, cấp dưới đề đạt lên. Nếu Nhà nước không đặt hàng, các cơ quan chuyên môn có khả năng làm cũng e dè không muốn đề xuất. Các cá nhân nghiên cứu độc lập thì không thể có điều kiện thuận lợi về sưu tập tư liệu, điền dã thực địa, công bố kết quả của đề tài.”

Không tiếp cận được với các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đành, người dân còn không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến thức về chủ quyền đất nước. Trong khi, trên thực tế, “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” - như khẳng định của Bộ Ngoại giao. (Các tuyên bố ngoại giao theo thông lệ này lại không kéo theo việc công bố một bằng chứng cụ thể nào, khiến cho người nghe ngay cả khi muốn tham gia vào một nỗ lực chung để xác lập chủ quyền cho Hoàng Sa - Trường Sa cũng bớt phần tự tin).

Chúng ta có thể làm gì?

Về bản chất, nghiên cứu khoa học là các nỗ lực cá nhân, tuy nhiên, với những vấn đề thuộc diện “công ích”, như tranh chấp chủ quyền, thì Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nhà nước phải đặt hàng giới nghiên cứu, tạo thành một chiến lược lâu dài và bài bản, đồng thời để cho giới truyền thông diễn giải và phổ biến những

Page 36: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

36

công trình nghiên cứu chuyên sâu tới quần chúng sao cho tất cả mọi người đều có ý thức về chủ quyền đất nước. Một số học giả người Việt Nam ở nước ngoài gợi ý rằng, cách tốt nhất là Nhà nước “xã hội hóa” công việc nghiên cứu khoa học, bằng cách tạo điều kiện để xã hội dân sự (tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, quỹ...) tài trợ cho các dự án khoa học, tạo điều kiện, thậm chí “luật hóa”, để người nghiên cứu được tiếp xúc với thông tin khi cần.

Một điểm cần lưu ý là hoạt động nghiên cứu phải mang tính liên ngành, toàn diện, trên mọi lĩnh vực: văn bản học, khảo cổ, địa chất lịch sử, thổ nhưỡng, công pháp quốc tế... Theo quy luật số lớn, số lượng nghiên cứu càng nhiều thì khả năng có những công trình chất lượng càng cao.

Sau hết, không thể thiếu nỗ lực công bố các công trình nghiên cứu đó ra diễn đàn quốc tế, nỗ lực diễn giải và phổ cập chúng tới người dân trong nước, cũng như, thông qua chính sách “ngoại giao nhân dân”, tới được dư luận quốc tế và cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài.

Page 37: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

37

Cần có quỹ hỗ trợ cho ngư dân bị xâm hại

Lê Minh Phiếu

Đánh bắt thủy hải sản là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta và thiết yếu đối với kinh tế khu vực ven biển. Nó là nguồn thu nhập chính, đôi khi là duy nhất, đối với những hộ gia đình ven biển.

Thế nhưng, thời gian vừa qua, có rất nhiều tàu thuyền của ngư dân bị bắt. Điều này đã làm kiệt quệ kinh tế của gia đình những người bị nạn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế chung của khu vực ven biển.

Hơn thế nữa, nó ảnh hưởng đến việc thực thi chủ quyền về mặt thực tế của nước ta đối với Biển Đông.

Để có thể bù đắp những thiệt hại cho ngư dân bị nạn, giúp họ ổn định đời sống và tiếp tục làm ăn, cần có một quỹ tương hỗ, hỗ trợ ngư dân.

Quỹ này, có phạm vi hoạt động toàn quốc, sẽ có mục đích bù đắp toàn bộ hay một phần những thiệt hại về vật chất cho những trường hợp bị tai nạn, bị bắt do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Page 38: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

38

Cụ thể, quỹ sẽ đứng ra bù đắp tổn thất cho những tàu bị cướp, bắn, bắt, đâm chìm trên vùng biển thuộc nước ta hay vùng biển quốc tế mà người gây thiệt hại là phía nước ngoài và việc gây thiệt hại có động cơ, mục đích liên quan đến tranh chấp chủ quyền.

Hình thành quỹ như thế nào

Quỹ này nên vừa có tính chất tương hỗ, vừa có tính chất hỗ trợ. Do vậy, nguồn thu của quỹ trước hết sẽ từ sự đóng góp của ngư dân.

Ngư dân đánh bắt ở những vùng có nhiều rủi ro sẽ đóng góp hằng năm một số tiền nhất định vào quỹ. Tiếp đến, nguồn thu của quỹ sẽ huy động thêm từ ngân sách nhà nước và từ những tổ chức, cá nhân tự nguyện.

Tình trạng ngư dân bị bắt, hay bị “tàu lạ” đâm chìm ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, đụng đến yếu tố nhân đạo và chủ quyền quốc gia, vì việc đánh bắt cá của ngư dân trên biển là hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của nước ta trên Biển Đông.

Vì vậy, về phía Nhà nước, với tư cách là chủ thể của chủ quyền quốc gia, việc hỗ trợ họ là cần thiết và hợp lý.

Về phía người dân, tình trạng có nhiều tàu bị cướp, bị bắt, bị bắn hay bị đâm chìm được người dân trong và ngoài nước quan tâm sâu sắc.

Nếu có một quỹ như vậy, sự đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân là điều hoàn toàn có thể trông đợi.

Page 39: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

39

Vì nguồn thu của quỹ sẽ bao gồm cả khu vực Nhà nước lẫn tư nhân, quỹ nên có một Hội đồng quản trị có thành phần bao gồm: đại diện của Nhà nước, đại diện của ngư dân, đại diện của những tổ chức, cá nhân tự nguyện. Hội đồng này sẽ bầu ra một ban giám đốc và một ban kiểm soát hoạt động thường trực.

Cách thức chi trả

Khi có tin tức về trường hợp cần bồi thường, hỗ trợ, quỹ sẽ tiến hành điều tra, xác minh và thanh toán. Sau đó, quỹ sẽ liên lạc với những người liên quan và các cơ quan chức năng, báo chí để đòi phía gây thiệt hại khắc phục và bồi thường.

Quỹ cũng sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho Nhà nước để đấu tranh ngoại giao với phía gây thiệt hại.

Để bảm đảm tính nhân đạo và tính hỗ trợ, quy chế của quỹ có thể quy định rằng các tàu thuyền được bồi thường không nhất thiết phải là người đã đóng góp.

Tuy nhiên, để có thể khuyến khích việc đóng góp của ngư dân (và do vậy bảo đảm tính tương hỗ của quỹ), có thể quy định rằng người có đóng góp sẽ được hưởng một tỷ lệ cao hơn người không đóng góp.

Về mặt kỹ thuật, để thực hiện điều trên, có thể chia mức mà quỹ phải chi trả thành hai loại: chế độ bồi thường và chế độ hỗ trợ. Chế độ bồi thường sẽ trả cho những ngư dân đã từng đóng góp vào quỹ.

Chế độ hỗ trợ sẽ chi trả cho tất cả những ngư dân khi bị nạn, không tùy thuộc vào việc họ có đóng

Page 40: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

40

góp vào quỹ hay không. Tổng mức bồi thường và mức hỗ trợ sẽ không lớn hơn mức thiệt hại.

Trên đây là những đề xuất cơ bản, với mong muốn gợi mở các giải pháp để các cơ quan chức năng, các hiệp hội liên quan cùng xem xét, bắt tay hành động nhanh chóng để có thể hỗ trợ những đối tượng bị thiệt thòi nhất của dân tộc trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Page 41: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

41

Mạn đàm về lòng tin và niềm tin

Lê Vĩnh Trương

Xây dựng một lòng tin, tình hữu nghị có tính bản chất vì hòa bình và phát triển luôn luôn là mục đích tối thượng của dân tộc Việt Nam với tất các các dân tộc khác trên toàn thế giới.

Câu chuyện về bầy cừu cố thủ trong chuồng chờ cừu mẹ, cương quyết không mở cửa cho vị khách đang gõ cửa bên ngoài, và câu chuyện em bé quàng khăn đỏ đều kết thúc có hậu và vẫn luôn được các bậc phụ huynh kể cho con em.

Sự cảnh giác của con người được ngụ ngôn hóa để chống lại lòng tin thiếu cơ sở vào những mối bất an dưới nhiều hình thức.

“Lòng tin tưởng chở được núi...”Ngoại trừ niềm tin vào tôn giáo huyền bí và

niềm tin vào tình yêu - vốn cũng bí ẩn không kém, sự tin tưởng của con người vào một sự vật hiện tượng hay một đối tượng nào khác thường phải trải qua thực nghiệm.

Page 42: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

42

Như một em bé bị phỏng thì sau này lớn lên sẽ ít nghịch lửa hơn. Bàn về lòng tin, cũng là phần nào bàn về bản chất và hiện tượng, hình thức và nội dung, nhân và quả như triết học Marx và Phật giáo vẫn đề cập.

Em bé quàng khăn đỏ thiếu cảnh giác với chó sói sẽ trả giá đắt dù cho có trải qua một cuộc nói chuyện bà bà - cháu cháu. Còn bầy cừu suýt mất cảnh giác nhưng nhờ nắm được hiện tượng rồi suy ra bản chất, luận được nội dung thông qua hình thức nên thoát nạn.

Để bảo vệ lòng tin của con người với nhau, gia đình có gia quy, đất nước có pháp luật và thế giới có nhiều bộ luật của Liên Hiệp Quốc nhằm chế ước những hành vi bản năng và xâm phạm lợi ích công cộng. Tuy niềm tin có khi không cần phải chế ước, nhưng cũng không thiếu bậc chân tu đã rời bỏ môn phái sau mấy mươi năm hành đạo.

Cũng vậy, có lẽ chưa có nhà nước nào có luật về tình yêu nhưng lại luôn phải có một bộ luật hôn nhân để chống bạo hành hay lừa đảo, vì đối với tình yêu, đó là niềm tin siêu tự nhiên nhưng với hôn nhân thì đó là lòng tin cần một tương quan “tương kính như tân”.

Lòng tin trong mối quan hệ tốt sẽ tạo thành uy tín mà người xưa gọi là “Tín” - một trong ngũ thường. Ngày xưa, đó là đạo sống của người quân tử; ngày nay, đó là phép hành xử để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Page 43: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

43

Lòng tin của các dân tộc đối với nhau cần những thấu hiểu ở nhiều tầng nấc và đi qua nhiều giai đoạn thử thách. Những lời nói hữu nghị và lòng tin hữu nghị sẽ đẹp hơn nếu các bạn của chúng ta thực hiện đúng tinh thần các trao đổi trên bàn ngoại giao. Khi ấy hình thức sẽ phản ánh đúng nội dung, hiện tượng và bản chất song hành cùng nhau. Khi đó giới quan sát sẽ không cho rằng vài hiện tượng đã làm biến đổi bản chất.

Một nền hành chính tốt của một quốc gia sẽ nghiêm túc hơn đối với những trang mạng hay blog nặng tinh thần dân tộc mà nhẹ tính nhân loại để có những biện pháp ứng xử đúng mức nhằm tạo lòng tin. Đó chính là tạo lòng tin cho nhân dân chính nước mình và các nước láng giềng rằng nền hành chính ấy vì hòa bình và phát triển.

Những Tư Mã Bình Bang, mạng sina.com hay thiết huyết đang đi ngược lại với tinh thần của nền ngoại giao hữu nghị của đất nước lớn nhất châu Á, một trong năm cái nôi của loài người. Xây dựng lòng tin trên bàn ngoại giao song song với tác động tích cực của nền hành chính nghiêm túc của đối tác chính là mong muốn của Việt Nam và có thể của cả những nước láng giềng Đông Nam Á đang luôn mưu cầu hòa bình!

Văn minh và văn hiến không thể được đánh giá qua chỉ số tăng trưởng hay số lượng hạm đội hải quân. Có thể sự nhẫn nhịn là biểu hiện của sự tự lượng sức nhất thời hay tình yêu hòa bình bằng

Page 44: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

44

nhiều giá, nhưng dứt khoát sự nhân nhượng không đồng nghĩa với thiếu khả năng đọc và hiểu các ẩn dụ phi chính thức của nước bạn trên các trang mạng dân tộc chủ nghĩa nọ.

Tóm lại, xây dựng lòng tin đầu tiên phải xây dựng sự tôn trọng chính đối tác, nước bạn phải có biện pháp với những “nhà” dân tộc chủ nghĩa đang nặng lời với người khác. Họ phải biết hình ảnh hải quân nước mình lấn biển đảo của nước khác hay các học giả nước mình tưởng tượng ra các loại chứng cứ chủ quyền trên đất đai của người bạn chính là một bàn tay khó coi đang thò vào chuồng cừu.

Hai bên xây dựng lòng tin phải có bản lĩnh để bình đẳng đối thoại và hiểu rõ khi mất lòng tin thì sẽ trả giá không nhỏ. Sau cùng, những người mang sứ mệnh xây dựng lòng tin phải biết tuân theo những bộ luật có tính trọng tài mà tinh hoa thế giới đã cất bút soạn thảo và ký kết.

Người Việt Nam luôn muốn xây dựng lòng tin và luôn muốn tránh tình huống buộc phải chọn cách ứng xử như em bé quàng khăn đỏ hay như những chú cừu thông minh trước bàn tay của vị khách đang gõ cửa ngoài kia.

Có một câu chuyện ngụ ngôn mà biện chứng như vậy trong thế kỷ XXI.

26-8-2009

Page 45: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

45

Việt - Trung: Niềm tin có điều kiện

Giáp Văn Dương

Ngày 24/8/2009 tại Hà Nội diễn ra cuộc thảo luận về tăng cường niềm tin trong quan hệ Việt - Trung. Trong bối cảnh còn nhiều tồn đọng cần giải quyết giữa hai nước, nhất là những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, cuộc thảo luận này khơi gợi nhiều suy ngẫm.

Ý nghĩa của niềm tin

Có câu: Mất niềm tin là mất tất cả. Điều đó cho thấy niềm tin quý giá biết nhường nào. Và việc gây dựng niềm tin giữa các cá nhân, cộng đồng, dân tộc cần phải được quan tâm và thảo luận đúng mức.

Với mỗi cá nhân, niềm tin vào người khác và gây dựng được niềm tin từ người khác, không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn là điều kiện tất yếu để thành đạt. Không có niềm tin từ người khác và vào người khác, mỗi người chỉ là một cá thể nhỏ bé cô độc tách biệt khỏi cộng đồng. Vì thế, người xưa đã coi việc gây

Page 46: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

46

dựng niềm tin và giữ niềm tin - khái quát qua chữ “Tín” - là một trong những tính cách thường trực và cần phải chăm chút hằng ngày của mỗi người.

Với một quốc gia, niềm tin được coi như một loại vốn xã hội. Vì có niềm tin, xã hội sẽ vận hành tốt hơn, trơn tru hơn, đồng bộ hơn và giảm được nhiều loại đầu tư, nhiều quy trình phức tạp để chứng minh cho sự trung thực của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Các loại tội phạm, lừa đảo, bạo lực cũng sẽ suy giảm vì niềm tin kết nối cá nhân và giúp họ tìm ra giải pháp thông qua đối thoại.

Với sự bang giao giữa các quốc gia, niềm tin lẫn nhau là vốn quý và điều kiện cho việc giao lưu trao đổi văn hóa, thương mại và hợp tác quốc tế được hình thành và tiến hành hiệu quả. Nếu còn những tồn đọng của lịch sử hoặc mâu thuẫn về lợi ích, niềm tin giúp tìm ra giải pháp thông qua đối thoại chứ không phải đối đầu. Niềm tin dẫn đường đến hòa bình, hiểu biết lẫn nhau và tránh xa chiến tranh, xung đột.

Một quốc gia, dù hùng mạnh đến mấy đi chăng nữa, nếu đánh mất niềm tin với cộng đồng quốc tế, thì trước sau gì cũng bị tẩy chay và cô lập.

Không có niềm tin giữa các quốc gia, thế giới chỉ là những mảnh vụn ích kỷ.

Thế giới không bình yên.

Xây dựng niềm tin

Niềm tin quý như vậy. Nhưng niềm tin không từ trên trời rơi xuống. Niềm tin cần được tạo dựng và

Page 47: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

47

vun đắp mỗi ngày. Nếu không chăm chút và chủ tâm phá hoại - dù chỉ một đôi lần - niềm tin sẽ chết.

Mọi rao giảng về niềm tin khi đó sẽ trở thành kệch cỡm.

Vậy niềm tin đến từ đâu?Niềm tin đến từ sự chân thành và trung thực

của mỗi bên tham gia gây dựng. Nếu không thật lòng, hạt giống niềm tin - dù được gieo rắc khéo đến mức nào đi chăng nữa - cũng không thể nảy mầm và đâm hoa kết trái.

Nếu không thật lòng, niềm tin - dù được tô vẽ bằng những lời hoa mỹ - sẽ chỉ là sự châm biếm, và trước sau gì cũng sẽ bị lật tẩy.

Niềm tin đến từ sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nếu nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng nhau không được tuân thủ, niềm tin không tồn tại. Niềm tin khi đó - nếu có hoặc tin rằng có - sẽ trở thành niềm tin mù quáng và sự nhu nhược của kẻ yếu, sự uy hiếp và mưu toan của kẻ mạnh.

Niềm tin trở thành sự bao biện cho các âm mưu.Niềm tin đến từ thiện chí của mỗi bên. Nếu

không có thiện chí, xây dựng niềm tin chẳng khác nào xây lâu đài trên cát.

Không có thiện chí, dù cố công đến bao nhiêu đi chăng nữa, niềm tin mong manh - nếu đạt được - sẽ chỉ là hình thức vô hồn.

Vì thế, để xây dựng niềm tin, đòi hỏi thiện chí của cả hai bên. Mà thông thường, thiện chí của kẻ mạnh là điều quyết định.

Page 48: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

48

Nếu một bên xây một bên phá, thì niềm tin không bao giờ đạt được. Mà nếu đạt được, cũng sẽ chỉ là niềm tin giả tạo.

Nhìn ra Biển Đông, thấy không phải lúc nào thiện chí gây dựng niềm tin cũng được thể hiện.

Niềm tin còn đến từ sự tuân thủ các nguyên tắc chung. Trong xã hội, đó là đạo đức và luật pháp. Trong bang giao quốc tế, đó là các cam kết và bộ luật mà các bên đã tham gia ký kết.

Nếu không tuân thủ các nguyên tắc chung và không dùng pháp lý làm cơ sở, niềm tin sẽ không bền vững. Niềm tin sẽ trở nên cảm tính, và lung lay dưới tác động của lòng tham.

Nếu không tuân thủ các nguyên tắc chung, lời nói về niềm tin sẽ trở thành ngụy biện, rao giảng về niềm tin sẽ trở thành lố bịch.

Nhưng nhìn ra Biển Đông, không phải lúc nào những nguyên tắc chung cũng được tuân thủ.

Chúng ta thành tâm, thiện chí, tôn trọng, bình đẳng và tuân thủ các nguyên tắc chung. Trung Quốc cũng cần phải như vậy. Nếu không, việc gây dựng niềm tin trong quan hệ Việt - Trung sẽ chỉ là ảo tưởng.

Niềm tin có điều kiện

Theo thuyết “phản xạ có điều kiện”, khi một quy trình hoặc điều kiện được lặp đi lặp lại, thì con người nói riêng và sinh vật nói chung hình thành

Page 49: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

49

một phản xạ tâm sinh lý tương ứng với quy trình hoặc điều kiện đó.

Niềm tin, suy cho cùng cũng là một phản xạ tâm lý của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì thế, niềm tin cũng là một phản xạ có điều kiện.

Điều đó cho thấy, niềm tin sẽ chỉ hình thành trong những điều kiện nhất định và điều kiện đó phải ổn định.

Nếu điều kiện thay đổi liên tục, nay thế này mai thế khác thì niềm tin không thể hình thành. Chẳng thế mà người xưa đã nói: Một lần thất tín vạn sự bất tin.

Những diễn biến gần đây trong quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, cho thấy không phải lúc nào điều kiện này cũng ổn định. Vì thế, niềm tin sẽ rất khó hình thành nếu Trung Quốc không cải thiện tình hình.

Nếu những nền tảng để hình thành niềm tin bị phá vỡ, điều kiện hình thành niềm tin bị vi phạm, thì việc gây dựng niềm tin sẽ mãi mãi chỉ là ảo vọng xa vời. Niềm tin mong manh nếu đạt được, sẽ chỉ là hình thức vô hồn.

Niềm tin trân quý. Nhưng không thể là niềm tin mù quáng. Càng không thể là sự bao biện của các âm mưu.

Niềm tin có điều kiện.

26-8-2009

Page 50: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

50

Page 51: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

51

Chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế

Lê Vĩnh Trương

Là nước nhỏ và nghèo, Việt Nam cần tạo tiếng nói ở những diễn đàn phù hợp, dựa vào những điều luật quốc tế chính danh hiện có để giữ chủ quyền. Nhưng như vậy đã đủ chưa?

Luật quốc tế

Kể từ hiệp ước Westphalia (1648), Utrecht (1713) đến Hiệp ước Paris 1814 chấm dứt chiến tranh Napoleon rồi Hòa ước Versailles (1919)3, nhân loại đương đại đã chứng kiến sự ra đời của hai văn kiện lớn có tính chất hiến pháp cho thế giới - đó là Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) và Công ước về Trao quyền độc lập cho các nước thuộc địa và nhân dân các nước thuộc địa (1960)4.

3 Tại Hòa hội Versailles, Nguyễn Ái Quốc đã gởi bản kiến nghị tám điểm yêu cầu Pháp trả tự do dân chủ cho Việt Nam.4 http://www.un.org/Depts/dpi/decolonization/declaration.htm.

Page 52: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

52

Khi viết nên những văn kiện vừa nêu, các nước ký kết vừa bước ra khỏi những cuộc chiến đầy thương tích, mang trong lòng những ưu tư và cả niềm tin về một thế giới hòa bình và thịnh vượng. Các hiệp ước trên thể hiện khát vọng ngàn đời của con người là hướng thiện và mưu cầu hạnh phúc cho mình và mọi người. Khuynh hướng giải quyết quan hệ quốc tế trong các ký kết trên định hình quan điểm chủ đạo của trường phái tự do (liberalism).

Song song với cách tiếp cận nhân quyền trên là quan điểm cho rằng từng quốc gia cụ thể phải được đặt ở vị trí trung tâm hành động (statism). Chính nhà nước của quốc gia đó, chứ không ai khác, phải đảm bảo mục đích sống còn cho đất nước (survival) bằng khả năng tự chuyển xoay tình thế (self-help) của mình. Cách nhìn này tạo nên quan điểm chủ đạo của trường phái thực dụng (realism) trong quan hệ quốc tế.

Các tác giả Barry Buzan, Hans Morgenthau còn đi xa hơn: nghi ngờ khả năng bảo vệ công bình thế giới bằng luật quốc tế và nhấn mạnh thực tế chua chát của chính trị thực dụng (realpolitik), chính trị cường quyền (power politics). Khi đó, các quốc gia phải tìm cho mình một lợi thế so sánh nào đó trên phương diện chính sách để mưu cầu sống còn.

Thực tế đời sống chính trị thế giới

Cho đến nay, những cường quốc có khả năng cầm trịch trong sân khấu thế giới lại thường mưu tìm

Page 53: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

53

những liên minh co giãn nhằm gia tăng ảnh hưởng để đạt đến những vị trí quyền uy hơn trong cộng đồng thế giới.

Trong khi đó, những nhà nước và dân tộc nhỏ bé luôn tìm cách nhờ cậy vào sự tôn trọng các văn kiện luật có tính hiến pháp ký kết những năm 1945, 1960 và dựa vào những liên minh hữu nghị để có thể tự vệ và phát triển trong hòa bình.

Tuy nhiên, khi những thế cân bằng của các liên minh lớn bị phá vỡ và tái thiết lập, các điều luật quốc tế với những nội dung và lý lẽ hướng thượng thường phải nhường bước cho các thỏa thuận thực tế. Khi ấy, các quốc gia này phải tự tìm cách thích ứng với trật tự mới trước khi viện dẫn những điều khoản nhằm bảo vệ sự bình đẳng của cộng đồng thế giới.

Thực tế đáng buồn cho thấy quốc gia nào làm sai trình tự thường sẽ khó có cơ hội để lên tiếng nữa!

Trong cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, chủ nghĩa hoài nghi được Barry Buzan, Hans Morgenthau đề ra lại càng có cơ hội sống lại khi các cuộc xuất quân mang danh nghĩa Liên Hiệp Quốc thường nhận được các phản kháng chiếu lệ từ quốc tế. Vì lẽ, có nhiều lần những tiếng nói của các nước nhỏ ngay cả tại Liên Hiệp Quốc cũng không được trả lời.

Diễn đàn quốc tế lớn nhất này bàn những chuyện ít hiện thực hơn những diễn đàn bên lề, có khi song phương hay đa phương như WTO, G7, G8, G8+1. Các hội nghị nhỏ hơn này nhận được hoa cờ

Page 54: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

54

chúc mừng cũng như biểu tình phản kháng khắp nơi, minh chứng cho sức sống của chúng.

Gần đây là G2 SAED không che giấu tham vọng rạch đôi thiên hạ của hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc.

Những nước lớn có khuynh hướng ứng xử thực dụng về đối ngoại nhưng lại đồng thời vận dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do để cổ vũ cho việc tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm nắm thế thượng phong đối với các nước nhỏ.

Pháp tiến hành 210 cuộc thử hạt nhân từ 1960 đến 1996, Mỹ tấn công Iraq, Afghanistan gần đây, Nga tấn công Gruzia năm 2008, Trung Quốc bành trướng thế lực năm 1974, 1988 là những ví dụ rõ ràng và đau đớn nhất của khuynh hướng chính trị thực dụng.

Theo các nhà quan sát, chủ nghĩa thực dụng đã khiến các lãnh đạo Mỹ tập trung vào quyền lợi hơn là ý thức hệ, mưu tìm hòa bình bằng sức mạnh và nhận thức rõ rằng các siêu cường có thể cộng sinh kể cả khi giữa họ tồn tại những giá trị và niềm tin trái ngược nhau5.

Bài học cho Việt Nam

Với vị thế một nước nhược tiểu, Việt Nam cần tạo tiếng nói ở những diễn đàn phù hợp với tình

5 Realism taught American leaders to focus on interests rather than ideology, to seek peace through strength, and to recognize that great powers can coexist even if they have antithetical values and beliefs. Tim Dunne and Brian Schmidt (trang 162, The globalization of world politics, John Baylis & Steve Schmidt, 2006).

Page 55: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

55

hình, trong khi vẫn luôn dựa vào những điều luật quốc tế chính danh hiện có. Có thể không đồng quan điểm với các nhà hoài nghi, song các nhà làm chính sách Việt Nam chắc chắn không xa lạ với chủ nghĩa thực dụng chính trị.

Với chủ nghĩa đó, luật quốc tế chỉ đảm bảo cho thế giới nhược tiểu quyền... phát biểu, còn quyền hành xử sẽ do các nước lớn sử dụng tùy thuộc vào cân bằng lực lượng và lợi ích của họ mà thôi...

Có thể nhận thấy một cách hiển nhiên rằng khuynh hướng áp dụng pháp luật quốc tế của trường phái tự do chưa đủ uy thế đối chọi lại với khuynh hướng chính trị thực dụng. Từ thực tế đó, người Việt có lẽ nên tự hỏi nước ta đã được hưởng những gì từ thành tựu của 5 thế kỷ luật quốc tế.

Hòa ước Westphalia chấm dứt chiến tranh 30 năm tàn phá châu Âu (1618-1648) được tạm cho là cột mốc khởi đầu của nền pháp luật quốc tế hiện đại. Từ đó đến nay, dường như những gì Việt Nam - một nước nhỏ - có được hoàn toàn không đến từ các đạo luật hướng thượng mà là kết quả của sự tự vùng dậy, tự tìm tòi và lựa thế trong bàn cờ chính trị thế giới.

Nên chăng Việt Nam cần một cái nhìn rộng hơn để tránh phải vấp ngã vì lòng tin thiếu cảnh giác vào một nền luật pháp quốc tế hoàn thiện? Có lẽ, hiện nay chưa phải lúc có thể đặt quá nhiều tin tưởng và trông cậy rằng luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ Việt Nam trước nguy cơ chủ quyền có thể bị xâm phạm.

Page 56: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

56

“Tận tín thư bất như vô thư” (Tin vào sách quá thì chẳng thà đừng đọc sách làm chi!). Nếu cứ hiền lành tin rằng các điều luật quốc tế có khả năng giải trừ những nguy cơ đến từ các nền chính trị cường quyền theo chủ nghĩa thực dụng, sẽ có những khó khăn lớn trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cha ông.

Trong bối cảnh Biển Đông chưa yên bình, người Việt Nam có lẽ phải vừa phát biểu về những điều luật về mặt danh nghĩa có thể bảo vệ mình, vừa chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống luật quốc tế có mà như không, hoặc kể cả khi luật quốc tế bị thay đổi.

Người Việt hy vọng những nhà làm chính sách một mặt tranh thủ sức mạnh của luật quốc tế, truyền bá các bộ luật Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS), khắp trong và ngoài nước, để chống lại lý luận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Mặt khác, một khi những luật lệ này có nguy cơ bị bỏ qua hay được vận dụng thiếu thiện chí ở một nơi nào đó của thế giới, chúng ta phải tự tìm cách tự trang bị những vũ khí phù hợp để tìm công lý và bảo toàn chủ quyền của mình.

Một nền ngoại giao toàn dân, toàn quân và một nền quốc phòng toàn dân, toàn quân cũng như những liên minh thực tế hơn nữa có thể là một phần câu trả lời hiện nay.

6-10-2009

Page 57: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

57

Ngoại giao nhân dân để bảo vệ Tổ quốc

Lê Vĩnh Trương

Thời đại ngày nay khó mà tìm ra một quốc gia nào có thể thôn tính và đồng hóa một quốc gia khác trong dài hạn mà không bị sa lầy. Tuy vậy vẫn có những cuộc chiến xâm lược mặc nhiều loại áo khoác khác nhau trong thế kỷ XXI, dù rằng các cuộc chiến xâm lược và thực dân của thế kỷ XX đã không khuất phục được phong trào giải phóng dân tộc khắp nơi trên thế giới.

Sức mạnh của các quốc gia không còn chỉ nằm ở quân lực hay kinh tế mà nằm ở những dạng quyền lực mềm khác như văn hóa, thể thao, nghệ thuật, khoa học xuyên biên giới, ngoại giao nhân dân cùng đan xen với nhau. Những quyền lực mềm này có khả năng vô hiệu hóa các loại quyền lực của súng gươm và ý thức hệ thù địch, góp phần bảo vệ đất nước vì hòa bình và chủ quyền quốc gia.

Vô hình trung và một cách thiên bẩm, ông cha ta đã sử dụng quyền lực mềm ấy từ thuở lập quốc như chọn lọc và cử phái bộ ngoại giao đến các nước

Page 58: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

58

láng giềng, thúc đẩy hôn nhân với người dân các nước bạn, các bộ lạc dân tộc anh em, liên tục phát triển văn hóa làng xã truyền thống trong hành trình mở cõi.

Hiện nay, ngoài sức mạnh của truyền thông thường được ví như đệ tứ quyền của nhân loại, thế giới phẳng hơn nhờ sức mạnh của giao thông phát triển hiện đại và viễn thông không ngừng kết nối. Bộ ba “thông” này càng làm cho sức mạnh của quyền lực mềm - ngoại giao nhân dân có vai trò ý nghĩa hơn. Những sức mạnh ấy càng làm phong phú thêm cho kho tàng vũ khí vệ quốc bằng ngoại giao của Việt Nam.

Gần đây báo Sài Gòn tiếp thị6 có đưa tin đồng bào dân tộc Cơ Tu vì quá yêu thích phim Hàn Quốc mà đã đặt tên con theo diễn viên Hàn Quốc. Khi đó quyền lực mềm của đất nước Đông Bắc Á này đã đóng vai trò chất thẩm thấu khôn ngoan và hòa bình qua nhiều tầng biên giới hành chánh các nơi trên thế giới.

Trong cuộc chạy đua phi vũ trang này giữa các nước, người đến đích trước sẽ là bên có bản lĩnh nhân văn, tự hào nguồn cội, sức hấp dẫn văn hóa và chiến lược phát triển ngoại giao nhân dân rộng khắp với mục tiêu không đơn thuần chỉ nhằm bán dầu gội đầu hay kim chi quốc hồn quốc túy.

Anh hùng giải phóng dân tộc Nguyễn Trãi đã cho thấy sức mạnh của ngoại giao đánh vào lòng

6 Sài Gòn tiếp thị 17/08/2009.

Page 59: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

59

người qua bức thư bức hàng Vương Thông, uy mãnh và mềm mại, chủ trương ưu tiên cho quyền lực mềm đánh vào lòng người: “Ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất7”. Tướng Giáp đã đánh giá cao sức mạnh của tâm công hơn hẳn đánh vào thành trì vốn được cổ nhân xem là hạ sách8, và chủ trương xây dựng nhân hải, nhân sơn trong cuộc chiến chống Pháp, thay cho thành lũy vật chất.

Ngày nay, khi bàn đến tâm công, mưu công để giữ thế nước quân bình với các thế lực khác, nhân dân Việt Nam mong muốn các nhà làm chính sách tái xây dựng thế trận lòng dân, cụ thể là một nền ngoại giao nhân dân ở mọi nơi, mọi giới người Việt trong và ngoài nước, để tranh thủ được sức mạnh của toàn nhân loại yêu chuộng hòa bình. Mỗi người Việt Nam sẽ là một đại sứ về văn hóa, khoa học, thể thao, nghệ thuật nhằm góp phần gia tăng sức mạnh của quyền lực mềm, góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của cha ông.

Đã đi qua nhiều cuộc chiến tranh đau khổ, người Việt với một sự tập hợp trở lại trong ý thức về nền ngoại giao nhân dân mềm mại uyển chuyển này, có thể chứng minh cho thế giới thấy rằng Việt Nam cần giữ gìn hòa bình. Và nền hòa bình ấy sẽ được bảo vệ trân quý không chỉ bằng cách hong khô thuốc súng mà còn bằng cách làm lan tỏa tinh thần hòa hiếu của mình với sức mạnh của nền ngoại giao nhân dân.

7 Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo.8 Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ.

Page 60: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

60

Hiểu dân, trọng dân, mở rộng lòng với dân, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”9, đó chính là vũ khí hữu hiệu để ngăn chặn bất kỳ ý đồ nào của kẻ xâm lược. Quan trọng là tổ chức được thế trận và vũ khí ngoại giao nhưng quan trọng hơn hết là phải có người biết bảo tồn và sử dụng thế trận, vũ khí ấy trong một thế cờ bất ngờ nào đó của lịch sử!

Ngoại giao nhân dân Việt Nam sẽ giúp kéo dài hơn những ký ức về lịch sử ngắn ngủi của những người đi xâm chiếm để người Việt có thể tự vệ và sống hòa bình trong tự trọng. Ngoại giao nhân dân sẽ khơi dậy sự đồng cảm của nhân loại với một đất nước bé nhỏ oằn mình trước sóng gió Biển Đông, âm thầm và dũng cảm như vừa kêu gọi vừa chở che cho những người láng giềng nhỏ bé khác.

Ngoại giao nhân dân hữu hiệu có thể tạo những bức tường thành và mặt trận ủng hộ Việt Nam bảo vệ nền hòa bình và khiến những thế lực muốn chèn ép Việt Nam phải ngần ngại chùn bước trước khi manh động.

Để thực hiện được cuộc kết nối và vận động đó, nhân dân cần lãnh đạo đất nước giữ được lửa của hào khí dân tộc. Khi những nhà đại sứ có tự hào dân tộc thì họ sẽ có khả năng bảo vệ Tổ quốc đĩnh đạc và hữu hiệu nhất.

Người Việt có hơn tám mươi triệu trong nước và hơn ba triệu đồng bào ngoài nước vốn đã làm

9 Trần Hưng Đạo.

Page 61: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

61

một cuộc Thoát Á luôn hướng tâm hồn về quê cha đất tổ. Vận dụng được thế trận ngoại giao nhân dân rộng khắp với các nhà đại sứ con cháu Âu Lạc ở khắp nơi trên thế giới sẽ góp phần hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là lũy tre làng muôn năm mềm mại mà thế nước và hồn thiêng dân tộc đã dành cho cậu bé làng Gióng khi lâm trận để viết nên một truyền thuyết vĩ đại của dân tộc.

23-8-2009

Page 62: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

62

Page 63: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

63

Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt Nam

Phạm Đoan Trang

Người ta thường nói về “tham vọng bá quyền” của Trung Quốc như một lời cảnh báo đối với thế giới, nhất là với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Ít người nói với chúng ta rằng tham vọng đó không phải là nguy cơ mà là một thực tế; và ở vị trí nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần có sự chuẩn bị và thái độ ứng xử thích hợp.

Bá quyền, theo nghĩa chung, được định nghĩa là quốc gia siêu cường duy nhất, mạnh tới mức chi phối tất cả các nước khác trong hệ thống - khu vực nếu là bá quyền khu vực, và thế giới nếu là bá quyền toàn cầu.

Từ trước đến nay, chưa một quốc gia nào trở thành bá quyền toàn cầu. Theo học giả người Mỹ John Mearsheimer, trở ngại chính là "khó khăn trong việc áp đặt quyền lực của mình lên một nước đối thủ nằm ngoài khu vực của mình". Ví dụ, Mỹ tuy là

Page 64: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

64

nước mạnh nhưng không thể khống chế châu Âu theo cách mà Mỹ áp dụng ở châu Mỹ.

Ngoài ra, nếu bị đại dương ngăn cách, các nước thường không có khả năng tấn công chống lại nhau: "Biển rộng là trở ngại lớn, phát sinh ra nhiều vấn đề triển khai lực lượng cho bên tấn công" - Mearsheimer viết. Ông lấy Anh và Mỹ làm ví dụ. Hai nước này chưa bao giờ bị một quốc gia lớn khác xâm lược. Cũng vì bị đại dương cản bước, mà Mỹ chưa bao giờ xâm lược châu Âu và Đông Bắc Á, còn Anh không cố gắng tấn công quân sự vào châu Âu lục địa.

Từ đây, Mearsheimer đưa ra một khẳng định: Cách tốt nhất mà một nước lớn có thể trông đợi là trở thành bá quyền khu vực và kiểm soát các quốc gia kề cận nó, có chung đường biên giới với nó, các quốc gia mà nó có thể tiếp cận dễ dàng bằng đường bộ.

Địa vị của Trung Quốc hiện nay ở châu Á cho thấy đất nước hơn một tỷ dân này đã và đang ở tâm thế trở thành bá quyền khu vực, và sẽ là một thực tế dễ hiểu, dễ lý giải nếu họ muốn chi phối, kiểm soát các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Hơn thế nữa, với những đặc thù về địa chính trị, địa kinh tế của mình, Việt Nam không tránh khỏi là đối tượng đặc biệt đáng lưu ý trước mắt bá quyền khu vực.

Trở thành bá quyền - ham muốn cố hữu và tất yếu trong quan hệ quốc tế

Thế giới đã có nhiều ví dụ về nỗ lực trở thành bá quyền khu vực. Mỹ là bá quyền khu vực ở Tây bán

Page 65: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

65

cầu suốt hơn một thế kỷ qua. Liên Xô chi phối các quốc gia Xô viết cũ - và cả những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu - mãi cho tới khi tan rã. Trước đó nữa là Nhật Bản trước Thế chiến II, Đức dưới thời Quốc xã, Pháp dưới thời Napoléon...

Cần phải khẳng định ngay rằng, xu hướng trở thành bá quyền không phải là tham vọng của riêng Trung Quốc. Nó là ham muốn của bất kỳ một nước nào có vai trò nhất định khi tham gia vào quan hệ quốc tế (Nga, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v.).

Từ năm 1933, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Frederick Schuman đã viết rằng, do không có một cơ quan quyền lực trung ương đứng trên lập ra và thực thi các quy tắc ứng xử trên toàn cầu, nên mỗi quốc gia đều đơn độc, dễ bị tổn thương và do đó buộc phải ích kỷ. Nước nào cũng phải tự cứu lấy mình. Điều này luôn đúng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, bởi vì nếu một quốc gia bị thua thiệt trước mắt thì rất có thể họ sẽ không tồn tại được lâu dài.

Cách tốt nhất để tự cứu là phải trở nên hùng mạnh hơn các nước khác trên nhiều phương diện, không chỉ là quân sự hay kinh tế. Kịch bản lý tưởng là trở thành bá quyền trong hệ thống, nếu không đạt tới phạm vi toàn cầu thì cũng phải là khu vực.

Thế nên, không có gì lạ nếu Trung Quốc muốn thực hiện tham vọng bá quyền ở châu Á ngày nay. Và, lợi ích của họ càng bành trướng, thì họ càng có xu hướng vươn tới địa vị bá quyền hơn nữa, để bảo

Page 66: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

66

vệ bằng được lợi ích đó. Không nên đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh luôn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế - chính trị - quân sự tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bởi vì dù có an toàn đến đâu thì một nước lớn cũng không cảm thấy đủ về an ninh; và càng lớn mạnh, họ càng cần tăng cường an ninh để duy trì địa vị của mình.

Nước lớn kìm chân nhau, nước nhỏ tận dụng

Cùng với xu hướng khao khát trở thành bá quyền, mỗi nước lớn đều có xu hướng ngăn cản nước lớn khác xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình. Ví dụ, Mỹ - bá quyền khu vực Tây bán cầu - tất yếu phải tìm cách kiểm soát Trung Quốc - nước đang có tham vọng bá quyền ở châu Á - bởi sợ Trung Quốc xâm phạm vào sân sau của Mỹ.

Hơn nữa, theo John Mearsheimer, “nếu một nước có khả năng làm bá quyền xuất hiện, các nước lớn khác trong khu vực đó sẽ tìm cách kiềm chế”. Từ nhận định đó, ta có thể thấy rằng hai nước lớn khác ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc không dễ chấp nhận để Trung Quốc vươn lên địa vị bá quyền khu vực.

Áp dụng lý thuyết này, Việt Nam có thể tận dụng quan hệ với các nước lớn trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới (Mỹ, Anh, Pháp) để gây rào cản đối với Trung Quốc.

Tất nhiên, điểm cốt yếu là, để chống lại bá quyền, các nước đối tượng của bá quyền không còn

Page 67: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

67

cách nào khác là phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, thúc đẩy sự thịnh vượng về kinh tế.

Một điều mà những quốc gia “nạn nhân” cần đặc biệt lưu ý, là không có sự mặc cả giữa bá quyền và đối tượng của bá quyền. Nói cách khác, tham vọng bá quyền của một nước lớn sẽ không bao giờ dừng lại, chính bởi cái nguyên tắc “tự cứu” nói trên. Nước nhỏ không thể thỏa thuận với nước lớn rằng sự bành trướng của nước lớn sẽ chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó để không ảnh hưởng tới nước nhỏ.

Bá quyền luôn không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần, một phần hoặc toàn thể, của những kẻ bị bá quyền.

Và cách ứng xử của Việt Nam

Frederick Schuman viết: Trong chính trị quốc tế, Chúa chỉ cứu những ai biết cách tự cứu mình, và để tự cứu, không loại trừ khả năng các nước lập liên minh với nhau.

Nước càng yếu thế về kinh tế - quân sự thì càng phải phát triển sức mạnh ngoại giao và sự liên kết với các nước khác. Điều tối kỵ là một quốc gia vừa nhỏ yếu vừa bị cô lập trên thế giới. Như Tiến sĩ quan hệ quốc tế Vũ Hồng Lâm nhận định, nếu những sức ép mà Trung Quốc gây cho Việt Nam được dư luận quốc tế quan tâm thì điều đó sẽ khiến Trung Quốc

Page 68: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

68

phải cân nhắc hơn trong quan hệ với Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc lại luôn muốn tự vẽ mình như một nước lớn thân thiện.

“Trỗi dậy hòa bình”, không gây hấn với các quốc gia khác, dồn mọi nỗ lực vào tăng trưởng kinh tế - đó là hình ảnh mà Bắc Kinh ra sức tạo dựng trước thế giới. Trong một bài diễn văn kéo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ tại Đại hội Đảng lần thứ 17, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu chi tiết về các vấn đề kinh tế, tài chính, công nghiệp, xã hội và môi trường, tuy nhiên hoàn toàn bỏ qua lĩnh vực ngoại giao.

Nhưng trên thực tế, các chính sách kinh tế - đầu tư - thương mại mà Bắc Kinh thi hành tại Đông Nam Á, những đòi hỏi vô lý về chủ quyền ở Biển Đông, cùng những tranh cãi liên miên về đường biên giới với Nga và Ấn Độ, đã khiến Trung Quốc mang hình ảnh của một láng giềng nước lớn, bành trướng và khó chịu.

Việt Nam và các nước trong khu vực không thể trông đợi Trung Quốc sẽ “trỗi dậy hòa bình” như chủ thuyết ngoại giao (chưa bao giờ được công bố) của họ. Cũng vậy, Trung Quốc “khó lòng tơ tưởng đến việc họ có thể lặng lẽ bước lên vũ đài thế giới mà không gây ra mảy may chú ý nào”. Đó là nhận định của Fareed Zakaria trong cuốn The Post-American World, có lẽ cũng là điểm mà Việt Nam - nước láng giềng liền kề biên giới Trung Quốc - không nên bỏ qua.

17-5-2009

Page 69: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

69

Dân tộc nhỏ cần chiến lược lớn

Phạm Đoan Trang

Cho đến khi tôi đánh những dòng này trên máy tính, năm 2010, viết về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc vẫn hiển nhiên được xem là động tới một chủ đề nhạy cảm. Tôi tin rằng đó là sự mặc định của tất cả các nhà báo, nhà nghiên cứu, tòa soạn báo chí và cơ quan nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Không lạ khi có rất ít các nghiên cứu một cách thật sự khoa học và bài bản của chúng ta về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (với những tiết lộ tiêu cực về phía Trung Quốc), hay tình hình đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với (toàn thể hoặc một phần) quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Bởi vì không học giả nào đủ tâm huyết để lao vào một lĩnh vực vừa không hứa hẹn về khả năng tài chính, vừa bị coi là “chủ đề nhạy cảm”.

Điều ngạc nhiên là cho đến giờ, tôi vẫn chưa được thấy tận mắt bất kỳ một văn bản nào của Nhà nước nói rằng nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa

Page 70: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

70

và đấu tranh giành chủ quyền, hay nói những điều tiêu cực về Trung Quốc, là không được phép. Vì thế, một mặt tôi luôn băn khoăn, có phải các nhà báo và học giả tự tước “quyền được viết” của mình; một mặt tôi thắc mắc: không có lửa, sao có khói?

Có lẽ tôi ngây thơ khi đặt những câu hỏi đó. Nhưng cũng với sự ngây thơ ấy, tôi bắt đầu tìm hiểu và viết về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tôi nhận ra rằng vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa đã bị chính trị hóa ở tất cả các nước trong khu vực, từ Trung Quốc cho tới các thành viên ASEAN liên quan. Tôi đã được nghe nhiều ý kiến (không tiện nêu tên người nói, cũng lại vì lý do “nhạy cảm”), cho biết chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa là điều có thể khiến một tổng thống ở Philippines mất uy tín, thậm chí bị đe dọa mất chức, một khi người dân cho rằng vị tổng thống đó có dấu hiệu thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp; và điều mà tôi chưa từng biết khi trước, rằng thật ra tuy nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa nhạy cảm nhưng đó lại là lĩnh vực nghiên cứu hứa hẹn mang lại cho học giả sự chú ý của dư luận, hay nói cách khác, đó là một con đường để tìm kiếm sự nổi tiếng. Nếu đây là sự thật thì đối với tôi, nó chẳng thú vị chút nào. Cá nhân tôi tin rằng, nghiên cứu nào về chủ đề được mặc định là nhạy cảm này cũng phải gắn với lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền của học giả; danh tiếng chưa đủ là một động cơ mạnh để người ta bước vào một lĩnh vực như vậy.

Page 71: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

71

Tuy nhiên, trong giới truyền thông, bao gồm các tòa soạn báo chí, các nhà báo và blogger, thì tình hình có vẻ lại khác. Tôi nghĩ rằng không tránh khỏi việc một số nhà báo và blogger sử dụng chủ đề nhạy cảm như một cách để tạo sự chú ý của công luận, và sau đó là danh tiếng; nếu con số này ít, chỉ là vì có ít người “liều” mà thôi. Thẳng thắn mà nói thì tôi cũng có phần chịu ảnh hưởng của tâm lý đó - nếu không chắc gì đã có chương sách mà độc giả sẽ đọc sau đây.

Trong phong trào viết báo và viết blog này, để thu hút sự chú ý của số đông, người ta buộc phải sử dụng những cách mà, như nhà tâm lý học xã hội người Pháp Gustave LeBon đã nói, tác động vào cảm tính người đọc, huy động thật nhiều ngôn ngữ, hình ảnh, đưa ra những phát biểu mang tính khẳng định cao và lặp đi lặp lại. Và nhất là, đừng dại gì đi ngược lại những quan niệm đã được bén rễ từ lâu trong đám đông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi không khí “bài Hoa”, “chống Tàu” dâng lên cao ngất trong nhiều bài viết. Người nào phản đối lập tức bị đám đông giận dữ gán cho cái mũ “gián điệp Tàu”, “Việt gian”, “tay sai của Bắc Kinh”.

Chịu tác động của không khí ấy, người viết rất khó giữ được sự khách quan và tính khoa học - như một yêu cầu bắt buộc của nghề viết. (Mà suy cho cùng, theo Gustave LeBon, thì cũng không dại gì làm thế, bởi vì đám đông đâu cần những lập luận mang tính duy lý và logic). Người viết dễ dàng sa vào chủ nghĩa cực đoan.

Page 72: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

72

Giờ đây, khi cảm xúc sau mỗi bài viết đã lắng xuống, tôi đọc lại và không khỏi thấy gợn ở những điểm mà tôi biết mình đã để tình cảm cực đoan chi phối. Tuy nhiên, mặt khác, tôi cũng mừng là có một số luận điểm được đưa ra trong lúc viết thì cho đến giờ tôi vẫn đồng ý với chúng. Nói cách khác, đó là suy nghĩ thống nhất của tôi, và cũng là điều tôi muốn “khẳng định, lặp đi lặp lại” trong suốt chương sách này như một “sợi chỉ đỏ”: Trước khi lên án chủ nghĩa bá quyền, tinh thần sô-vanh, tư tưởng nước lớn, hãy nghĩ về mình. Trong quan hệ với nước lớn, nhiều khi sự thiệt thòi rơi vào chúng ta không hoàn toàn vì chúng ta là nước nhỏ, mà vì những nguyên nhân khác. Tiềm lực quân sự chỉ là một phần ưu thế, bên cạnh đó, sức mạnh ngoại giao cũng là một lực lượng đáng kể, thậm chí nước càng nhỏ thì chiến lược và chiến thuật ngoại giao càng phải khéo léo.

Trong tác phẩm có tính chất như một trường ca đất nước, Dagestan của tôi, nhà thơ vĩ đại Rasul Gamzatov đã viết và trích dẫn nhiều câu nói bất hủ, như câu nói của viên tướng Samin vào năm 1841: “Dân tộc nhỏ cần phải có dao găm lớn”. 100 năm sau, nhà thơ già Abutalip, người bạn vong niên của Rasul Gamzatov, phát biểu một câu khác cho rằng: “Dân tộc nhỏ cần phải có bạn bè lớn”.

Với chúng ta ngày nay, những điều ấy vẫn còn giá trị. Dân tộc nhỏ cần những bạn bè lớn, cần vũ khí ngoại giao lớn, mà muốn vậy thì cũng cần tầm nhìn lớn, tiếng nói lớn (cả nghĩa đen và nghĩa bóng)

Page 73: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

73

trên trường quốc tế. Nói một cách đơn giản đến mức có thể tầm thường hóa vấn đề, là: Nước càng nhỏ, càng cần “to mồm” trong ngoại giao, cần làm bạn với nhiều quốc gia trên thế giới, và không thể để mình ở vị thế một nước kín tiếng ít lời và bị cô lập.

Trung Quốc có thể có nhiều điểm khiến những láng giềng như Việt Nam phải khó chịu, nhưng cũng tồn tại những khía cạnh mà chúng ta nhìn vào đó để “trông người, ngẫm ta”, mà nổi lên là một tầm nhìn dài hạn, ý chí quyết tâm của tầng lớp lãnh đạo và sự thống nhất với người dân (hay ít nhất thì truyền thông đối ngoại của phía Trung Quốc cũng tạo ra cho chúng ta cảm tưởng về sự thống nhất ấy).

Tất nhiên, với thái độ chừng mực và đúng đắn thì chúng ta đều hiểu những khó khăn của Chính phủ Việt Nam trong suốt lịch sử: Đã bao giờ Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình và ổn định thật sự lâu dài để xây dựng những chiến lược thể hiện tầm nhìn dài hạn? Suốt nửa cuối thế kỷ XX, khi Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, thì chúng ta còn đang phải đương đầu với chiến tranh nóng và lạnh. Ngày nay, khi hòa bình đã có vẻ là một xu thế của thế giới, thì Việt Nam đã thành chậm chân trong khu vực, nói về phương diện kinh tế. Toàn cầu hóa hút Việt Nam vào một thời kỳ hoàn toàn khác: mở cửa và hội nhập với các nước đã có lịch sử phát triển kinh tế trước chúng ta rất lâu, trong khi còn chưa kịp hoàn thiện cơ chế thị trường trong nước. Xét cho cùng, Việt Nam khó

Page 74: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

74

tránh khỏi bỡ ngỡ trong thời đại mới, bối cảnh mới của thế giới, và ở cạnh một nước lớn thì cũng chẳng phải điều gì thú vị.

Nhưng chúng tôi mong mỏi lắm thay, rằng Chính phủ sẽ không lấy những khó khăn đó để biện minh cho sự thiếu tầm nhìn. Trung Quốc sẽ không thể ngăn trở việc Nhà nước của chúng ta cũng có một tầm nhìn dài hạn, một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, những chính sách nhất quán trong mọi phương diện của đời sống. Không thể gọi là “nhất quán” và “toàn diện” khi cùng một chủ đề Hoàng Sa - Trường Sa vẫn bị những người này người khác, lúc này lúc khác, coi là lĩnh vực nhạy cảm.

10-2-2010

Page 75: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

75

Xây dựng kinh tế biển cần “tầm nhìn xa trên 10 kilomet”

Phạm Đoan Trang

Với ba mặt giáp Biển Đông, Việt Nam ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, và làm gì để thoát khỏi tình trạng này?

Theo “Chiến lược biển đến năm 2020”, kinh tế biển được xác định gồm một số ngành: hải sản, dầu khí, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, và du lịch biển. Trong số này, tới nay chưa một ngành nào tận dụng được hết tiềm năng của một quốc gia ven biển có nhiều lợi thế như Việt Nam (trừ dầu khí, thì lại là tài nguyên không thể phục hồi). Tổng giá trị kinh tế thu được từ biển chỉ chiếm 12% GDP, còn rất xa mới đạt tới mức trên 50% GDP như “Chiến lược biển đến năm 2020” đề ra.

Những khó khăn chủ yếu có thể nêu ngay là: thiếu tư duy kinh tế biển trong quản lý vĩ mô; sự hạn chế về trình độ kỹ thuật - công nghệ - phương tiện

Page 76: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

76

khai thác; cũng như một thực tế là nhiều vùng biển trong khu vực đang bị tranh chấp, gây khó khăn cho chiến lược khai thác biển của ta.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh này, hợp tác quốc tế có thể là chìa khóa để hạn chế tranh chấp, bước đầu tiến tới xây dựng kinh tế biển.

Phải có chính sách nhất quán và “tư duy biển”

Điều quan trọng và cấp thiết là Việt Nam phải có một chính sách quốc gia về biển mang tầm chiến lược và tổng hợp hơn, theo nghĩa phải quán triệt tư duy về biển cho toàn xã hội. Ông Hoàng Việt nhận xét: “Như hiện nay, chúng ta đang bị phân tán. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán, hoặc có mà chưa phổ biến cụ thể tới các “công dân biển”, còn người dân thì không biết”.

Ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo - cũng có ý cho rằng chúng ta đang “có vấn đề” từ chiến lược: “Việt Nam thiếu tính nhất quán về đường lối. Các chính sách, ví dụ Luật Biển, được ban hành rất chậm, chứng tỏ một sự ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy về biển. Chúng ta đang “vươn ra biển lớn” với cái thế, cái tư duy rất “thuyền thúng””.

Nếu so với khu vực, thì Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược về Biển Đông từ rất lâu, với nhiều nghiên cứu khoa học bài bản và chiến dịch tuyên truyền rộng khắp về giá trị kinh tế cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một số nghiên cứu

Page 77: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

77

của họ cho rằng trữ lượng dầu khí tại quần đảo Trường Sa lên tới 100 tỷ thùng (tuy rằng chưa nước nào trong khu vực thật sự tiến hành công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu ở đây).

Về phần mình, Việt Nam vẫn chưa có một chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trình độ kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi phải có đầu tư lớn về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển. Vậy mà ngay đến mô hình quản lý nhà nước về biển, chúng ta cũng đang lúng túng, khi đây là một vấn đề có sự tham gia của nhiều cơ quan trong các lĩnh vực khác nhau: thủy hải sản, vận tải, hải quan, dầu khí, an ninh quốc phòng, thậm chí môi trường.

Cuối cùng, để có thể hợp tác quốc tế về biển (như đã nói ở trên) thì điều kiện thiết yếu là Nhà nước phải có tư duy kinh tế biển và trình độ quản lý tương ứng. Một ví dụ thực tiễn mà chúng ta có thể nghiên cứu là Thụy Sĩ. Đất nước nhỏ bé này đứng thứ năm thế giới về vận tải trên biển, mặc dù trên thực tế họ là một quốc gia không có biển.

“Vươn ra biển lớn” - điều tất yếu

“Lấy đại dương nuôi đất liền” là xu hướng của thế giới hiện nay. Việt Nam, với những lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, không thể đứng ngoài xu hướng đó, và “Chiến lược biển đến năm 2020” cho thấy chúng ta đã bước đầu có tư duy kinh tế biển.

Page 78: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

78

“Ngành cá và đóng tàu là những ngành chủ chốt của cái mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam gọi là “kinh tế biển”, một ý tưởng được nêu trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ. Khai thác dầu và khí đốt ngoài biển và sử dụng bờ biển cho du lịch cũng là những lĩnh vực Việt Nam muốn phát huy” - ba nhà kinh tế Jago Penrose, Jonathan Pincus và Scott Cheshier đã viết như vậy vào năm 2007, sau khi Chính phủ ban hành “Chiến lược biển đến năm 2020”: “... Chính phủ hy vọng tới năm 2020, các ngành cá, đóng tàu, vận tải biển, du lịch và các ngành dịch vụ liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% GDP năm 2005. Nhu cầu của thế giới về cá nuôi và tàu biển trọng tải lớn đang tăng...”.

Với các lợi thế sẵn có, “Chiến lược biển đến năm 2020”, cùng những chương trình hành động cụ thể và nhất là những chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế nhất quán hơn, có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mong ước trở thành cường quốc về biển. Như ba nhà kinh tế nói trên đã viết: “Sau khi làm cách mạng trên những cánh đồng lúa của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ngày nay Việt Nam đang hướng ra biển”.

Page 79: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

79

Một số đề nghị thúc đẩy nghiên cứu biển ở Việt Nam

Nguyễn Đức Hùng

Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả tóm tắt tình hình nghiên cứu biển của Việt Nam, khái quát tầm quan trọng của biển và đảo bao bọc xung quanh Việt Nam, phân tích lý do và sự cần thiết của nghiên cứu biển và đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy nghiên cứu biển ở Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có biển đảo bao bọc dọc theo chiều dài. Biển, đảo và khai thác các nguồn tài nguyên biển đảo góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh của các quốc gia ven biển. Tình trạng nghiên cứu biển và đảo của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, chúng ta chưa có đội ngũ nghiên cứu tầm cỡ thế giới, trên diễn đàn quốc tế vắng bóng các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về biển đảo. Việt Nam cũng chưa có được các cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về biển đảo để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. Đã đến lúc chúng ta cần phải đặt vấn đề nghiên cứu biển đảo và tìm ra những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu biển đảo ở Việt Nam.

Page 80: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

80

1. Giới thiệu

Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á. Việt Nam có chiều dài trải dọc theo bờ biển từ vịnh Bắc Bộ ở phía đông bắc tới vịnh Thái Lan ở phía tây nam. Với vị trí địa lý nằm gần biển, Việt Nam có tiềm năng phát triển một nền kinh tế toàn diện dựa một phần vào công nghiệp khai thác biển và giao thông biển. Trên thế giới, nhiều quốc gia ven biển và nhiều thành phố ven biển đã trở thành những trung tâm công nghiệp và thương mại, cảng quốc tế. Đáng lẽ Việt Nam chúng ta cũng phải có những thành phố công thương nghiệp rất phát triển và sầm uất nằm ven biển dọc theo bờ biển Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều truyền thuyết về biển và đời sống sinh hoạt trên biển của người Việt Nam. Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân là một ví dụ. Nước Việt Nam nằm trải dài bên bờ Thái Bình Dương, trong lục địa lại nhiều sông ngòi, cho nên lịch sử dân tộc cũng gắn liền với lịch sử chinh phục biển cả, hoạt động hàng hải và đánh bắt tôm cá thủy hải sản phục vụ đời sống. Trong lịch sử cũng có nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược bằng thủy quân. Liệu chúng ta có thể tìm được những bằng chứng và dấu vết chứng minh được Việt Nam chúng ta đã từng có một lịch sử hàng hải và đóng tàu thuyền oai hùng với những đội thủy quân mạnh để có thể đánh lui giặc ngoại xâm? Nếu có thì những bằng chứng đó nằm ở đâu?

Page 81: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

81

Đa số các sách sử Việt Nam đều viết về lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ, và bắt đầu lịch sử bằng thời Hồng Bàng, thời điểm khoảng 3.000 năm trước CN, tức cách đây khoảng 5.000 năm. Qua những sách sử đó, người Việt Nam chúng ta thường tự hào có 5.000 năm lịch sử. Nhưng chúng ta muốn biết trước 5.000 năm đó, dân tộc Việt chúng ta từ đâu đến và chúng ta đã từng làm gì để xây dựng lên một đất nước Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến ngày nay? Có phải dân tộc Việt Nam đã từng có một nền văn minh dựa trên việc trồng lúa nước và những hoạt động hàng hải trên biển hay không? Đó là những câu hỏi khó có câu trả lời chính xác.

Gần đây cuốn sách Địa đàng ở phương Đông của tác giả Oppenheimer đã gây dư luận lớn trong giới nghiên cứu. Cuốn sách đưa ra giả thuyết rằng cái nôi của nền văn minh Đông Nam Á chính là Biển Đông, bao gồm cả vịnh Bắc Bộ và khu vực Biển Đông Việt Nam. Nếu những giả thuyết trên có cơ sở đúng, thì vịnh Bắc Bộ và Biển Đông không những chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn có thể chứa đựng cả những chứng cứ lịch sử về nguồn gốc dân tộc Việt nói riêng và nguồn gốc các dân tộc sống ở vùng Đông Nam Á nói chung. Do vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu thích hợp để tìm về cội nguồn dân tộc. Trong các nghiên cứu đó, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và có hệ thống về biển, lịch sử hàng hải và đóng tàu của Việt Nam.

Page 82: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

82

Thực trạng nghiên cứu về biển của Việt Nam ngày nay còn cực kỳ khiêm tốn, chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về biển một cách hệ thống và có phương pháp. Nhận xét về thực trạng nghiên cứu biển của Việt Nam, một bài báo đăng trên báo Lao Động số 259 ngày 29/9/2002 viết: “Nghiên cứu biển Việt Nam vẫn tụt hậu hàng chục năm so với thế giới. 20 năm qua, mỗi năm được đầu tư khoảng 10 tỉ đồng, với bao nhiêu đề tài, nhưng kết quả chẳng được là bao.” Bài báo viết thêm: “Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam rộng hơn một triệu km vuông, lớn hơn gấp ba lần so với lãnh thổ. Trong đó bờ biển dài hơn 3.260 km, có khoảng 4.000 hòn đảo mà nổi tiếng là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy vậy một thực tế đáng buồn là dù nghị quyết của Bộ Chính trị đã nêu: “Phải xây dựng Việt Nam thành một quốc gia biển mạnh”, song nghiên cứu biển của Việt Nam vẫn sơ lược, manh mún và tụt hậu hàng chục năm so với thế giới.” Cũng trong bài báo đó, Phạm Huy Tiến cho biết: “Cho đến nay chúng ta vẫn đang thiếu những thông số cơ bản, đủ tin cậy về các đặc trưng điều kiện tự nhiên, chưa đánh giá được đầy đủ, chính xác tiềm năng các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu trên phạm vi toàn vùng biển chủ quyền của đất nước, nhất là vùng xa bờ, vùng sâu. Nghiên cứu cơ bản và dự báo biển động của quá trình khí tượng thủy văn, động lực, địa hình, địa chất, sinh thái môi trường biển và nguồn lợi hải sản... chỉ mới bắt đầu.” Về chuyển

Page 83: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

83

giao công nghệ, Đỗ Văn Khương cho biết: “Các nhà hải dương học chưa giải quyết được bài toán dự báo cá khai thác, đáp ứng các câu hỏi của ngư dân là đánh cá ở đâu, vào lúc nào, bằng phương tiện gì và quy mô khai thác như thế nào?”. Chúng ta có rất ít tài liệu về lịch sử phát triển ngành đóng tàu, những hoạt động hàng hải và hải quân trên biển. Chúng ta cũng có rất ít nhà nghiên cứu và chuyên gia về biển tầm cỡ thế giới. Trên các diễn đàn khoa học và các tạp chí khoa học biển quốc tế, vắng bóng các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu biển Việt Nam.

Về an ninh quốc phòng và an toàn trên biển, lực lượng hải quân và cảnh sát biển của chúng ta chưa mạnh. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta đã chính thức bị Trung Quốc đánh chiếm trước 1975 (19/1/1974). Sau 1975, Trung Quốc lại tấn công một số đá và đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1988, hải quân chúng ta không đủ sức chống đỡ, một số tàu hải quân bị chìm, người thiệt mạng và chúng ta đã mất thêm một số đá và đảo trên quần đảo Trường Sa. Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ bản chất bành trướng trên Biển Đông và đe dọa tới tình hình an ninh của Việt Nam và khu vực vì vấn đề khủng hoảng năng lượng (dầu hỏa) của họ.

Trước thực trạng nghiên cứu biển Việt Nam như trình bày tóm lược ở trên, chúng ta phải làm sao để có thể có được những nghiên cứu biển có hệ thống, và những thư viện thông tin chính xác kịp thời phục vụ cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và đảm

Page 84: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

84

bảo an ninh quốc phòng? Mục đích của bài báo này nhằm thảo luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu biển ở Việt Nam. Tác giả sẽ lần lượt trình bày tầm quan trọng của biển đảo bao bọc xung quanh Việt Nam trong Phần 2, thảo luận lý do nghiên cứu biển, đề xuất một số ý kiến về việc thúc đẩy nghiên cứu biển trong Phần 3 và tóm tắt một số kết luận chính trong Phần 4.

2. Tầm quan trọng của biển đảo bao bọc xung quanh Việt Nam

Phần này sẽ trình bày khái quát về biển đảo và tầm quan trọng kinh tế chiến lược của biển đảo Việt Nam.

2.1. Vị trí địa lý Việt Nam

Là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đặc biệt Biển Đông Việt Nam là tuyến vận tải dầu và containers từ các nước khác tới Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc, những nước đang tiêu thụ khối lượng năng lượng khổng lồ. Việt Nam ở vị trí có tiềm năng phát triển kinh tế biển như đóng tàu, vận tải đường biển, phát triển cảng và công trình thủy, khai thác thủy hải sản, khai thác tài nguyên khoáng sản biển và dầu khí, du lịch biển và hải đảo, dịch vụ đường biển và các ngành khác liên quan (tin học ứng dụng).

Page 85: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

85

Bản đồ 3: Vị trí Việt Nam trong vùng Đông Nam Á

2.2. Khái quát về biển đảo Việt NamViệt Nam giáp với biển ở hai phía đông và

nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam. Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thề ̀m lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000 km2)10.

10 Vũ Hữu San, Địa lý Biển Đông, nguồn Internet: www.vuhuusan.net.

Page 86: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

86

Biển đảo Việt Nam có thể chia thành bốn khu vực: biển Đông Bắc (một phần vịnh Bắc Bộ), nằm phía đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo Hải Nam), biển Bắc Trung Bộ (một phần Biển Đông) nằm phía đông Việt Nam, biển Nam Trung Bộ (một phần Biển Đông) ở phía đông nam và vùng biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan) nằm phía tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan. Trong khu vực biển Việt Nam có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến bảo vệ kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo.

Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Khu vực biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi và có tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển phong phú.

Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam: có khí hậu vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển tồn tại tốt, có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng và quý hiếm.

Việt Nam nằm trải dài ven biển, có tới 26 tỉnh thành phố ven biển chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và 16 vạn người sống ở đảo.

Page 87: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

87

2.3. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển

Biển Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế lớn và có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng. Nếu chúng ta biết khai thác và phát triển kinh tế biển sẽ thu được một nguồn lợi lớn, rất xứng đáng với câu nói của tổ tiên “Rừng vàng biển bạc”. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển được thể hiện ở những điểm chính sau:

Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Biển Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế biển khá phong phú, bao gồm các ngành thủy hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, giao thông và du lịch. Trong bài này chỉ xin tóm tắt như sau:

Thủy hải sản: Ở vùng biển nước ta cho đến nay chúng ta biết đến khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta đánh bắt được khoảng 3 triệu tấn/năm. Ở biển Việt Nam có khoảng trên 1.500 loài nhuyễn thể, riêng tôm có trên 100 loài. Ngoài tôm cá, chúng ta có nguồn lợi rong biển. Biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú9.

Chim biển: Các loại chim biển ở nước ta cũng phong phú, gồm hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến. Theo tính toán của các nhà khoa học thì phân chim tích tụ từ lâu đời trên các đảo cho trữ lượng phân bón tới chục triệu tấn.

Page 88: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

88

Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như thiếc, ti-tan, đi-ri-côn, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gam/m2.9

Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm9.

Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ bắc tới nam theo chiều dài đất nước, với 3.260 km bờ biển có nhiều cảng, vịnh, vụng... rất thuận lợi cho giao thông hàng hải, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản. Nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, trong tương lai biển Việt Nam sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển như đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt, vận tải hàng hóa, v.v.9

Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, hải đảo có nhiều loại động thực vật quý hiếm là tiềm năng du lịch lớn9. Việt Nam đã bắt đầu các chuyến du lịch thăm một số đảo ở quần đảo Trường Sa.

Page 89: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

89

Tầm quan trọng về an ninh quốc phòng: Biển nước ta nằm trên đường giao thông biển quốc tế từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biển đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á. Biển đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát triển trường tồn của đất nước.

2.4. Tiềm năng và tầm quan trọng của đảo và quần đảo

Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung Bộ trên 40 đảo, còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm đảo và quần đảo như sau:

1. Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ... 9.

2. Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các đảo như:

Page 90: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

90

Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc9.

3. Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Hải - Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...9.

4. Quần đảo Hoàng Sa: Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu, Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2, trực thuộc Đà Nẵng. Năm 1956, Trung Quốc chiếm phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng l/1974, trong lúc quân dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc đã đưa quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam9.

5. Quần đảo Trường Sa: Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía đông nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2, trực thuộc Khánh Hòa. Chiều đông tây của quần đảo Trường Sa là 325 hải lý, chiều bắc nam là 274 hải lý. Cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải

Page 91: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

91

Nam Trung Quốc 595 hải lý. Tại quần đảo Trường Sa, đang diễn ra tình trạng có một số nước tranh chấp chủ quyền với ta. Tình hình hiện nay trên quần đảo Trường Sa: Philippines chiếm 8 đảo, Malaysia chiếm 3 đảo, Đài Loan chiếm l đảo, Trung Quốc chiếm 9 bãi đá ngầm. Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa9.

Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong các ngành kinh tế biển như vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy hải sản và các ngành liên quan, có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.

2.5. Vịnh Bắc Bộ Vịnh Bắc Bộ nằm ở tây bắc Biển Đông, được

bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc. Diện tích khoảng 126.250 km2, chiều ngang, nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km. Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ ký tháng 12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xác định biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 100 m. Thềm lục địa Việt Nam khá rộng, độ

Page 92: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

92

dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ diện tích 2,5 km2 cách đất liền Việt Nam 110 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 km. Có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn tấn) và tiềm năng dầu khí9.

2.6. Vịnh Thái Lan Vịnh Thái Lan nằm ở tây nam Biển Đông, được

bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, diện tích khoảng 293.000 km2. Vịnh Thái Lan là một vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 80 m. Đảo Phú Quốc trong vịnh Thái Lan là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567 km2. Vùng biển vịnh Thái Lan có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn). Vùng biển vịnh Thái Lan có tiềm năng dầu khí lớn, Việt Nam đã khai thác và hợp tác khai thác vùng chồng lấn với Malaysia.

Những độc giả quan tâm có thể tìm đọc thêm thông tin về biển Việt Nam ở các nguồn tham khảo11,12.

3. Một số ý kiến về việc nghiên cứu biển ở Việt Nam

Từ những phân tích về tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của biển đảo của Việt Nam, chúng ta

11 Trần Thị Miêng, "Thủy sản Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước", nguồn Internet: http://dangcongsan.vn.12 Nguyễn Xuân Thu và Bùi Tất Thắng, "Phát triển kinh tế biển của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng", nguồn Internet:http://dangcongsan.vn.

Page 93: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

93

thấy việc nghiên cứu biển một cách khoa học và hệ thống sẽ đem lại nhiều lợi ích, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong phần này, tác giả thảo luận và nêu những lý do cần thiết của việc nghiên cứu biển và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu biển với hy vọng là sẽ có nhiều người quan tâm và thực hiện nhiều chủ đề nghiên cứu biển trong những năm tới.

3.1. Những lý do cần nghiên cứu biển ở Việt Nam

Người viết bài này đã cố gắng đi tìm tài liệu liên quan đến lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu của Việt Nam trên Internet, và thấy rằng tài liệu liên quan đến lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu của Việt Nam không có nhiều. Các tư liệu thuộc loại này dường như chỉ nằm rải rác trong các cuốn sách lịch sử Việt Nam mà các tác giả dùng làm tài liệu tham khảo. Hiện nay, theo nhận xét của người viết thì các tài liệu về lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu Việt Nam có thể có nhưng chưa được hệ thống hóa một cách nghiêm chỉnh. Trong những tài liệu đã được xuất bản chưa có nhiều cơ sở khoa học dựa trên thực nghiệm, chưa có nhiều chứng cớ từ các ngành khoa học liên quan như khảo cổ học, di truyền học và các ngành khoa học khác. Dường như ở Việt Nam, chúng ta chưa có nhiều bảo tàng hàng hải trưng bày những dụng cụ ngành hàng hải, những di tích về công nghệ hàng hải và đóng tàu thuyền của Việt

Page 94: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

94

Nam. Tài liệu và sách vở về biển Việt Nam cũng không có nhiều.

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử của nhân loại, trên trái đất các lục địa tách ra thành các thềm lục địa (shelves) và di chuyển về các hướng khác nhau đã tạo nên các lục địa khác nhau. Các lục địa bị ngăn cách bởi các đại dương, và những cuộc di cư của các dân tộc cổ đại dựa chủ yếu vào việc đi lại trên biển. Ngoài việc di cư tìm nơi sống mới, các dân tộc có nền văn minh phát triển hơn đã đi khám phá thế giới và buôn bán bằng đường biển. Lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu thế giới có bề dày theo thời gian và đã có rất nhiều thành tựu, từ những cuộc di cư theo đường biển bằng những chiếc thuyền buồm nhỏ, đến những cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới bằng những thuyền buồm lớn hơn, rồi đến những cuộc chinh phục những lục địa mới và đóng được những con tàu lớn hiện đại và phát minh sáng tạo ra những thiết bị phục vụ ngành hàng hải hiện đại như ngày nay. Vậy chúng ta thử nhìn nhận dân tộc Việt Nam có đóng góp gì vào lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu thế giới hay không?

Những tài liệu khảo cổ học, nghiên cứu sinh học, nhân chủng học và ngôn ngữ học đang bắt đầu vén mở một bức tranh lịch sử mới rằng dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc bắt nguồn từ phía Trung Quốc di chuyển xuống phía nam, mà là ngược lại, dân tộc Trung Quốc hiện nay là những dân tộc từ phía nam sống trong khu vực Đông Nam Á di cư

Page 95: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

95

lên và di tản sang các lục địa khác. Vậy nếu giả thiết này đúng, thì người Việt Nam tiền sử đã đi từ khu vực Đông Nam Á sang các lục địa khác qua các đại dương như thế nào? Nếu người Việt cổ đại đã di cư sang các lục địa khác bằng đường biển thì chúng ta phải có di tích về tàu thuyền.

Việt Nam có một lịch sử lâu đời. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ biết được thông qua các sách sử dân tộc Việt Nam có lịch sử khoảng 5.000 năm, tức từ thời xưa nhất là thời kỷ Hồng Bàng, thời điểm khoảng 3.000 năm trước CN. Vậy, trước năm 3.000 trước CN, người Việt chúng ta từ đâu đến, và người Việt cổ đại đã sinh sống ra sao? Câu hỏi này thật sự khó trả lời. Trải dài theo lịch sử, chúng ta thấy dân tộc Việt Nam sống gần biển và sống trên khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Mekong là hai khu vực có nhiều chi nhánh sông. Chúng ta có những truyền thuyết cho rằng tổ tiên chúng ta xuất phát từ biển như truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, v.v. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta có các đội thuyền chiến làm nên những chiến thắng lịch sử như Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938) đại phá quân Nam Hán, Chiến thắng Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo (1288) đại phá quân Nguyên Mông... Người viết thiết tưởng rằng với vị trí địa lý của Việt Nam gần biển, có nhiều sông ngòi, và đời sống dân Việt gắn liền với cuộc sống đánh bắt cá, mò trai sò, chắc việc chinh phục biển trong thời kỳ xa xưa có thể đã

Page 96: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

96

có được những kỹ thuật cao về đóng tàu và hàng hải. Nhưng thực tế lại cho chúng ta điều ngược lại: Ngành hàng hải và đóng tàu của Việt Nam chúng ta chưa phát triển và đi sau rất nhiều nước trên thế giới, và chúng ta có rất ít những tài liệu (có tính khoa học) về hai lĩnh vực này.

Các nền văn minh trên thế giới từ trước đến nay đều nằm bên bờ các đại dương. Hiện nay chúng ta cũng vẫn thấy rằng các nước phát triển và cụ thể là các thành phố có bề dày lịch sử và phát triển của các nước đại đa số nằm bên bờ các đại dương. Chúng ta có thể kể ra nhiều thành phố như vậy từ Đông sang Tây, từ Âu sang Mỹ: Ở Nhật Bản có Tokyo, Yokohama, Nagasaki, Osaka..., ở Mỹ có Washington, New York..., ở Trung Quốc có Thượng Hải, Hong Kong, Macau..., ở Úc có Sydney, Melbourne, Hobart, v.v. Nước Việt Nam chúng ta nằm trải dài theo một phần bờ phía tây của Thái Bình Dương, kéo dài từ phía tây bắc vịnh Bắc Bộ đến tận phía đông nam vịnh Thái Lan nơi tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan, chiều rộng của toàn bộ đất nước theo chiều sâu vào lục địa không lớn lắm (chiều rộng lớn nhất từ mép bờ phía đông đến mép biên giới với Lào chỉ vào khoảng 600 km). Có bờ biển dài như vậy nên điều kiện địa lý của Việt Nam rất thuận lợi để chúng ta có thể phát triển ngành hàng hải, hải quân và đóng tàu cũng như xây dựng các thành phố lớn hiện đại ven biển.

Gần đây, dựa trên kết quả của các vật khai quật được, các nhà khảo cổ Việt Nam đã phân tích và đi

Page 97: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

97

đến một số kết luận quan trọng rằng Đông Nam Á là một nôi văn minh trồng lúa nước của nhân loại, và Việt Nam đã từng đóng được những thuyền buồm loại nhỏ bằng gỗ và kỹ thuật đóng thuyền gỗ này đã đạt tới trình độ cao. Có tác giả đặt giả thuyết rằng người Việt tiền sử đã từng di cư từ khu vực Đông Nam Á sang các lục địa khác như Mỹ và Úc13,14. Người viết tin rằng Việt Nam đã từng đóng được thuyền buồm gỗ loại nhỏ rất giỏi (ví dụ thuyền độc mộc), điều này được chứng minh bằng các điểm đóng thuyền gỗ dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, là người làm trong ngành hàng hải, người viết bài này biết rằng Việt Nam có rất ít tài liệu và sách vở viết về lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu Việt Nam. Một số câu hỏi được đặt ra: 1) Nếu trước kia Việt Nam đã từng có một ngành hàng hải và đóng thuyền phát triển mạnh, vậy tại sao Việt Nam không có nhiều sách vở tài liệu viết về những kỹ thuật này? 2) Những bằng chứng chứng minh Việt Nam đã từng có một ngành hàng hải và đóng thuyền buồm gỗ rực rỡ nằm ở đâu? Tìm được câu trả lời không dễ dàng.

Người viết đã thử trả lời cho câu hỏi 1 như sau: Việt Nam có ít tài liệu sách vở về kỹ thuật - đặc biệt về kỹ thuật hàng hải đóng thuyền và đánh bắt cá - có thể do nền giáo dục của Việt Nam trước kia chỉ chú trọng

13 Vũ Hữu San, tài liệu đã dẫn.14 Oppenheimer, Stephen (2005), Địa đàng ở phương Đông - Lịch sử huy hoàng của một lục địa bị chìm ngập , bản dịch tiếng Việt của Lê Sĩ Giảng và Hoàng Thị Hà, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

Page 98: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

98

đến văn chương và thơ ca, hoặc cao sang hơn thì học cầm kỳ thi họa (con cái quan lại vua chúa), không coi trọng kỹ thuật và các ngành khoa học ứng dụng. Các nghề của Việt Nam như hàng hải, đóng thuyền gỗ (buồm), đánh bắt cá là những nghề cha truyền con nối (hoặc chỉ truyền trong gia đình, dòng tộc), những kỹ thuật và kỹ năng đóng thuyền, chạy thuyền được truyền khẩu do chữ viết trước kia dùng là chữ Hán Nôm, một thứ chữ viết quá khó so với những tầng lớp thợ đóng thuyền và chạy thuyền. Theo một số nhà khảo cổ thì một số chứng cứ về kỹ thuật hàng hải và thuyền buồm của Việt Nam nằm trên các hình vẽ thuyền trên các trống đồng khai quật được. Như vậy, ít nhất là chúng ta cũng có một số bằng chứng về nền văn minh hàng hải và đóng thuyền buồm gỗ ở Việt Nam. Cũng trên trống đồng, các nhà khảo cổ còn tìm được những ký tự biểu hiện rất giống những ký tự của một ngôn ngữ cổ của Việt Nam, và đưa ra giả thiết rằng người Việt Nam đã có chữ viết dạng “giun dế” hay dạng “con nòng nọc” trước khi giặc Tàu sang đô hộ9. Nếu giả thiết này đúng thì trước khi chữ Hán được sử dụng ở Việt Nam (tức vào thời kỳ trước thế kỷ thứ II trước CN, trước thời kỳ giặc Tàu đô hộ 1.000 năm), Việt Nam đã từng có chữ viết dạng “giun dế” có để lại dấu vết trên các trống đồng mà các nhà khảo cổ học đang cố gắng giải mã, thì những chữ viết nguyên thủy thời đó có lẽ cũng chưa đủ để ghi lại những kỹ thuật thời tiền cổ ấy. Sau khi chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam, rồi chữ Nôm ra đời và cả hai thứ

Page 99: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

99

chữ Hán Nôm được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam (sau thời kỳ giành được độc lập từ năm 938) thì do chữ Hán Nôm rất khó học nên những người làm thợ đóng thuyền và chạy thuyền chắc không có cơ hội và điều kiện học chữ Hán Nôm tinh thông tới mức độ đủ để viết các kỹ thuật hàng hải và đóng thuyền đó thành sách và tài liệu.

Người viết cũng xin thử trả lời cho câu hỏi thứ 2: Cuốn sách Địa đàng ở phương Đông và những nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt (cũng gồm cả các dân tộc vùng Đông Nam Á nói chung) gần đây đưa ra giả thiết rằng Việt Nam chúng ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có khu vực Biển Đông trước đây từng là một dải đất rộng lớn và từng đã có nền văn minh (nông nghiệp và hàng hải) sáng chói. Cơn đại hồng thủy (kết quả của nhiệt độ trái đất gia tăng, các tảng băng đá tan và làm mực nước biển dâng cao) cuối cùng xảy ra tại khu vực Đông Nam Á vào khoảng 7, 8 nghìn năm trước đây, tức xảy ra trước thời thượng cổ (Hồng Bàng). Theo các sách sử Việt Nam đã ghi, thì cơn đại hồng thủy này đã nhấn chìm phần lục địa mà cư dân Việt Nam đã từng sinh sống và do vậy hình thành nên vịnh Bắc Bộ, và Biển Đông ngày nay15,16. Nếu giả thiết này đúng thì nền văn minh của Việt Nam chúng ta đã từng có nhiều thành phố làng mạc phát triển dọc theo bờ biển, và

15 Nguyễn Văn Tuấn, "Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt", nguồn Internet:www.giaodiem.com.

16 Nguyễn Văn Tuấn, "Nhân đọc “Eden in the East...” đặt lại nguồn gốc dân tộc", nguồn Internet: www.giaodiem.com.

Page 100: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

100

như vậy, những di tích khảo cổ đã nằm chìm trong lòng biển ở khu vực vịnh Bắc Bộ và khu vực Biển Đông, hoặc khu vực có nền văn minh Đông Nam Á rộng hơn nữa có thể nằm trên khu vực đảo Hải Nam và phía đông đảo Hải Nam của Trung Quốc hiện nay. Như vậy, những chứng cớ của nền văn minh dân Việt về hàng hải và đóng thuyền buồm có thể sẽ nằm trong các lớp đất chìm sâu dưới đáy vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. Nếu như có đủ điều kiện để thăm dò đáy đại dương khu vực vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, chúng ta có thể sẽ tìm được những dấu vết của thời đại văn minh khu vực Đông Nam Á, và đặc biệt là văn minh Việt Nam. Chính vì vậy, song song với việc tập trung nghiên cứu tìm tòi nguồn gốc dân tộc Việt, chúng ta cũng nên tập trung vào nghiên cứu về các ngành khác nhau, trong đó có ngành hàng hải và đóng tàu.

Tóm lại, mục đích của việc tiến hành nghiên cứu biển của Việt Nam nhằm: 1) phát triển kinh tế biển; 2) đảm bảo an ninh quốc phòng, 3) kết hợp với các ngành khoa học khác như khảo cổ học để có thể tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt. Những nghiên cứu biển ở Việt Nam sẽ giúp cho việc xây dựng một kho thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ để có thể phục vụ nhiều ngành khác nhau.

3.2. Những kiến nghị cụ thểDựa trên sự phân tích về tầm quan trọng của

biển đảo và những lý do cần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu biển phục vụ cho nhiều ngành phát

Page 101: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

101

triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, xã hội học và nhân chủng học, người viết đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau:

1. Thành lập đội tàu nghiên cứu: Thành lập một đội tàu và đội ngũ thuyền viên chuyên phục vụ cho việc nghiên cứu và thăm dò ngoài biển và đáy biển, đặc biệt các tàu cần được trang bị thiết bị ngầm và đội người lặn để khảo sát dưới lòng biển khu vực vịnh Bắc Bộ, và khu vực gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các khu vực khác ở Biển Đông. Công việc thăm dò nghiên cứu này có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực như khảo sát địa lý đáy biển, nghiên cứu sinh vật biển và đáy biển, tìm kiếm dấu vết của nền văn minh cổ xưa, khảo sát khí tượng thủy văn dòng chảy trên biển, nghiên cứu về động đất, dự báo động đất và sóng thần, v.v. Việc thành lập đội tàu nghiên cứu cần phải có kinh phí lớn, kinh phí này cần được hỗ trợ từ các nguồn ngân sách nhà nước, các cơ quan công ty có nhu cầu nghiên cứu biển. Đội tàu nghiên cứu này có thể trực thuộc một cơ quan cấp bộ và sẽ cung cấp dịch vụ cho các viện, các trường đại học làm các dự án nghiên cứu biển.

2. Xây dựng thư viện và các trung tâm dữ liệu về biển: Tìm lại tài liệu sách vở của tiền nhân và của những cá nhân đang làm nghiên cứu độc lập để tìm lại những dấu vết và di tích lịch sử về những nơi đã từng có những hoạt động hàng

Page 102: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

102

hải, đóng tàu thuyền, nơi luyện tập thủy binh đánh giặc của tổ tiên. Việc tìm, thu thập và tham khảo tài liệu của tiền nhân và những người đi trước giúp cho việc dự đoán và tập trung khu vực thăm dò khảo sát nêu ở mục 1 ở trên. Dựa trên các tài liệu thu thập được từ công việc nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát và thăm dò biển ở trên, xây dựng các thư viện và trung tâm dữ liệu chứa đựng nhiều thông tin liên quan. Có thể thành lập dưới dạng thư viện điện tử (thư viện trực tuyến - online library). Phát triển mạng Internet nối kết với các thư viện khác trong toàn quốc. Kỹ thuật vi tính ngày nay cho phép điện tử hóa các văn bản Hán Nôm.

3. Xây dựng các bảo tàng hàng hải và tàu thuyền, tổ chức các lễ hội tàu thuyền: Hiện nay những bảo tàng về hàng hải và tàu thuyền ở Việt Nam có lẽ còn ít nếu không nói là chưa có. Trên cơ sở thu thập được các di tích tìm được trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, thành lập một số bảo tàng hàng hải và tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam. Những bảo tàng hàng hải này có mục đích thu thập những di tích về hàng hải, tàu thuyền, và những sự kiện hàng hải thành những bộ sưu tập lịch sử vô giá nhằm cung cấp cho quần chúng hiểu biết thêm về tầm quan trọng của ngành trong công cuộc phát triển kinh tế. Hàng năm, tổ chức các lễ hội tàu thuyền nhằm trao đổi ý tưởng

Page 103: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

103

và kỹ thuật đóng tàu thuyền, kỹ thuật làm tàu thuyền mô hình mô phỏng các dạng tàu thuyền khác nhau.

4. Mở rộng các ngành nghề đào tạo về biển và hải dương học: Các trường đại học có các ngành đào tạo về thủy sản, hàng hải và đóng tàu như Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng), Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (phân hiệu cũ của Đại học Hàng hải Việt Nam), Đại học Thủy sản Nha Trang, v.v. cần mở thêm các khóa đào tạo về hải dương học, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chính sách phát triển kinh tế thủy hải sản, pháp luật biển và hàng hải. Từ đó kích thích giới trẻ học tập và nghiên cứu về biển. Riêng về ngành đóng tàu, cần mở thêm các môn học về vật liệu mới, ngành đóng tàu thuyền buồm bằng vật liệu composite và các tàu cao tốc. Cũng cần có các bể thử nghiệm (towing tank hoặc test basin) cùng các mô hình tàu khác nhau nhằm phục vụ việc nghiên cứu đóng tàu thuyền có hiệu quả hơn. Mở rộng các ngành học nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nuôi trồng thủy hải sản.

5. Xây dựng mạng lưới DGNSS (Differential Global Navigation Satellite Systems), cung cấp dịch vụ và thông tin: Hiện nay Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới các trạm DGNSS nhưng thông tin các trạm này còn hạn chế trong một số lĩnh vực, chưa phổ quát dùng được cho nhiều

Page 104: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

104

ngành. Cần phải tiếp tục cho xây dựng và hoàn thiện mạng lưới DGNSS dọc theo bờ biển Việt Nam nhằm cung cấp thông tin đa ngành để phục vụ hàng hải, điều khiển tự động, dự báo thời tiết khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông, cung cấp thông tin cho các tàu thuyền đánh bắt. Triển khai các đề tài nghiên cứu về hệ thống phao phát tín hiệu vị trí tự động dùng làm hệ thống mốc phân chia hải phận với Trung Quốc và các nước láng giềng. Xây dựng hệ thống hải đồ chính xác. Triển khai các đề tài nghiên cứu sử dụng GNSS trong viễn thám và cảm biến từ xa nhằm cung cấp thông tin về biển kịp thời. Lập các phòng thí nghiệm GNSS tại các trường đại học, đặc biệt tại Đại học Hàng hải Việt Nam và Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh là hai cơ sở đào tạo các ngành liên quan đến biển và hải dương.

6. Tổ chức giáo dục quần chúng về biển đảo: Giáo dục quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của biển đảo, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa đã từng là lãnh thổ của Việt Nam hiện nay tạm thời bị Trung Quốc chiếm. Mọi người trong xã hội nếu được giáo dục về tầm quan trọng của biển đảo sẽ có những hoạt động thích hợp nhằm bảo vệ môi trường biển, khai thác các nguồn lợi biển có hiệu quả hơn và không làm phá vỡ hệ sinh thái biển, có những hoạt động thích hợp nhằm

Page 105: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

105

bảo vệ an ninh quốc phòng khi hoạt động trên biển đảo.

7. Thiết lập hệ thống hải đồ và bản đồ: Thiết lập hệ thống hải đồ chính xác các khu vực biển, bản đồ các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, cung cấp dữ liệu chính xác các vị trí đảo, quần đảo, cột mốc biên giới lãnh hải, các khu vực bãi ngầm, các khu vực đánh bắt cá. Những thông tin trên hải đồ này sẽ giúp những người đi biển và ngư dân đánh bắt cá có được vị trí chính xác một cách nhanh nhất. Hải đồ, bản đồ và các thông tin liên quan có thể được lưu trữ tại các thư viện điện tử mà những tàu thuyền có máy tính nối kết mạng Internet (qua vệ tinh) có thể tiếp cận tới được khi đang ở trên biển.

8. Thành lập hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải: Năm 1998, trong một bài báo về ngành giao thông vận tải biển của Việt Nam trình bày tại hội thảo quốc tế ISSOT’98, người viết bài này đã trình bày rằng ở Việt Nam các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải chưa tồn tại. Hàng năm, có rất nhiều tai nạn hàng hải gây nhiều tử vong cho người và thiệt hại cho các trang thiết bị và công trình biển do kết quả của những sai lầm thao tác, khó khăn kỹ thuật và thời tiết xấu, thậm chí ngư dân còn bị các tàu lạ hoặc tàu hải quân Trung Quốc tấn công. Cần phải kiểm tra xem xét lại các hệ thống phao tiêu, đèn hiệu luồng, và các trang thiết bị an toàn hàng hải trên biển. Thay thế

Page 106: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

106

những trang thiết bị cũ và hiện đại hóa các thiết bị an toàn hàng hải và hệ thống hỗ trợ hàng hải trong cảng và dọc bờ biển Việt Nam17. Thành lập các đội bảo đảm an toàn ở các vị trí thích hợp dọc theo bờ biển và trên các đảo của Việt Nam. Ngoài ra, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký cho các tàu đánh cá và tăng cường tuần tra các khu vực biển chủ quyền Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân khi đánh cá trên biển để tránh những trường hợp khủng bố như vụ như dân Hòa Lộc tỉnh Thanh Hóa bị cảnh sát biển Trung Quốc bắn vào đầu năm 2005.

9. Xem xét, phê chuẩn và cấp phép các dự án trên Biển Đông: Gần đây có những nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đến những dự án phát triển kinh tế biển như tổ chức các chuyến du lịch hải đảo, các công trình thăm dò khai thác dầu khí, các dự án vùng biển sâu, và các dự án xây dựng thành phố nổi trên biển18, v.v. Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan tổ chức việc xem xét, phê chuẩn và cấp phép kịp thời cho các dự án nghiên cứu phát triển kinh tế trên biển. Những dự án này thành công sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn và phong phú cho Việt Nam và cũng góp phần vào công cuộc

17 Nguyễn Đức Hùng và Lê Minh Đức (1998), "Vietnam Marine Transport - Its Current Issues and Future Directions", ISSOT’98, Chiba, Japan.18 Đỗ Diễm Huyền, "Sẽ có một thành phố nổi trên Biển Đông",

nguồn Internet: http://www.vnn.vn.

Page 107: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

107

bảo vệ toàn vẹn chủ quyền các vùng biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

4. Kết luận

Người viết xin tạm nêu ra một số kết luận. Trong bài báo này, người viết đã đề cập đến tầm quan trọng của biển và hải đảo của Việt Nam, biển và đảo đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Người viết đã nêu lên tình hình nghiên cứu biển hiện nay còn rất khiêm tốn, có rất ít tài liệu và dữ liệu về biển, đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học về biển chưa đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế, trên các diễn đàn và tạp chí quốc tế vắng bóng các nhà nghiên cứu biển của Việt Nam. Qua phân tích lý do của việc nghiên cứu biển, người viết đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nghiên cứu biển ở Việt Nam. Việc nghiên cứu biển nếu thực hiện được một cách có hệ thống và khoa học sẽ góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế biển, một nguồn lợi rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sẽ góp phần vào công cuộc khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tài nguyên khoáng sản (dầu khí) ở khu vực Biển Đông và vịnh Bắc Bộ. Những nghiên cứu biển cũng sẽ góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực Biển Đông và bảo vệ an ninh quốc phòng. Những nghiên cứu biển Việt Nam cũng sẽ góp phần cùng với các ngành khoa học xã hội và nhân chủng học vào công việc tìm lại cội nguồn của dân tộc Việt Nam, tìm lại lịch sử hàng hải

Page 108: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

108

và đóng tàu của Việt Nam. Về chiến lược lâu dài, những nghiên cứu biển Việt Nam sẽ góp phần vào chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, xây dựng đội tàu hải quân và đội cảnh sát biển Việt Nam hùng mạnh, và như vậy, chúng ta mới đủ tiềm lực để có thể bảo vệ được đất nước và chủ quyền trên các vùng biển và hải đảo ngoài khơi xa.

Page 109: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

109

Chủ quyền Việt Nam ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng Mây

Dương Danh Huy - Lê Minh Phiếu

Bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận, Trung Quốc vẫn có yêu sách đối với vùng này. Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng Tư Chính - Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và ExxonMobil ở vùng Thanh Long với lý do vùng này thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc hãng BP (Anh) ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Các vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn.

Tháng 7/2009, Trung Quốc gây áp lực với ExxonMobil yêu cầu không được cộng tác với Việt

Page 110: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

110

Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn.

Ngày 12/11/2009, Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc tuyên bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác Biển Đông, trong cả những vùng biển hiện đang nằm trong tình trạng tranh chấp.

Thái độ và hành động nói trên của Trung Quốc đã gây thiệt hại kinh tế và đe dọa nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, những thái độ và hành động đó lại không dựa trên một cơ sở nào của luật biển quốc tế.

Bài viết này sẽ chứng minh sự không có sơ sở đó theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS - United Nations Convention on the Law of the Sea) 1982.

Chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam theo luật quốc tế

Trong sự kiện Trung Quốc phản đối và đe dọa BP vào năm 2007 và ExxonMobil vào năm 2008, nhiều người hiểu lầm rằng thái độ và hành động đó của Trung Quốc là sự tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thật ra, theo luật quốc tế, giả sử như Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp đi nữa, thì vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm ở phía bắc ranh giới với Indonesia vẫn thuộc về Việt Nam.

Page 111: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

111

Nói cách khác, sự xác lập chủ quyền của một nước nào đó trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu có, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.

Chủ quyền đối với khu vực này, dù cho chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có là của bất cứ nước nào, cũng thuộc về Việt Nam, chiếu theo các quy tắc của luật biển quốc tế.

Trên thực tế, yêu sách của Trung Quốc đối với vùng này hoàn toàn sai với luật quốc tế. Chính sự hiểu lầm như đã nói trên, dù vô tình hay cố ý, đã che khuất đi phần nào sai trái của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.

Theo Điều 57 và 76 của UNCLOS, các quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý từ đường cơ sở và một vùng thềm lục địa nếu địa lý đáy biển cho phép thì có thể rộng tối đa là 350 hải lý từ đường cơ sở hay 100 hải lý từ độ sâu 2.500 m.

UNCLOS cũng quy định là nếu có tranh chấp, trong trường hợp vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của hai quốc gia chồng lấn lên nhau, thì tranh chấp phải được giải quyết một cách công bằng (Điều 74 và 83).

Page 112: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

112

Bản đồ 4: Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.

Có hai nguyên tắc được dùng để đo lường sự công bằng này trong tập quán luật quốc tế và ngoại

Page 113: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

113

giao, đó là đường trung tuyến và tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan. Khi xét xử tranh chấp biển, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) thường bắt đầu bằng cách vạch đường trung tuyến giữa hai nước làm ranh giới thử nghiệm, sau đó Tòa sẽ xét xử công bằng bằng cách xem tỷ lệ diện tích được chia cho mỗi nước có gần như tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan tới tranh chấp hay không.

Trong việc vạch ranh giới, tập quán luật quốc tế và ngoại giao không tính những đảo nhỏ, xa bờ, tự thân không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng, như các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, để tránh việc những đảo này ảnh hưởng không công bằng tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nguyên tắc này được Tòa án Công lý Quốc tế tuyên bố từ năm 1969 trong phiên tòa chia thềm lục địa Bắc Hải và được khẳng định trong Điều 121, Khoản 3 của UNCLOS. Từ năm 1969 tới nay, Tòa án Công lý Quốc tế luôn luôn tôn trọng nguyên tắc này, ví dụ như trong những phiên tòa Lybia / Malta, vịnh Maine, Guniea / Guniea-Bisseau.

Đối chiếu với những quy tắc pháp lý kể trên với vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, ta thấy:

Phần lớn vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia và Malaysia nằm trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dù Việt Nam vạch đường cơ sở gần bờ

Page 114: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

114

thế nào đi nữa thì, theo UNCLOS, những vùng này cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam (Xem Bản đồ 4).

Một phần nhỏ của vùng Tư Chính - Vũng Mây và một phần nhỏ của bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia, tuy nằm ngoài phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam, nhưng nằm trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Theo Điều 76 của UNCLOS, thềm lục địa ở những vùng này thuộc về Việt Nam.

Phần lớn những nước tranh chấp Trường Sa và Biển Đông không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Malaysia và Philippines không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở những vùng này, dù các nước này tranh chấp Trường Sa. Indonesia đã có hiệp định ranh giới với Việt Nam và không tranh chấp những vùng này.

Chỉ có Brunei tranh chấp một phần nhỏ của vùng Tư Chính - Vũng Mây, nhưng cũng không tranh chấp lô 133 và 134. Điều này không chỉ là một sự công nhận về chủ quyền của Việt Nam ở vùng này mà còn cho thấy những nước Đông Nam Á, dù có tranh chấp Trường Sa hay Biển Đông, vẫn tôn trọng UNCLOS và không có đòi hỏi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.

Tuy Mỹ không có quan điểm Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào, nhưng trong lời tuyên bố về sự hợp tác của ExxonMobil ở bồn trũng Nam Côn

Page 115: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

115

Sơn, đại sứ Mỹ Michael Michalak tuyên bố là việc ExxonMobil cộng tác với Việt Nam trong vùng này là hoàn toàn hợp pháp. Theo báo South China Morning Post, ExxonMobil và các công ty dầu khí quốc tế cho là vùng đang bị Trung Quốc tranh chấp thuộc về Việt Nam.

Trên thực tế, PetroVietnam, BP và ONGC (Ấn Độ) đã hợp tác ở vùng Lan Tây, Lan Đỏ (lô 06-1) từ năm 1992 và hiện đang khai thác dầu khí mà không có nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. PetroVietnam, BP và Conoco cũng đã hợp tác ở vùng Mộc Tinh, Hải Thạch từ năm 1992-1993; cho tới năm 2007 Trung Quốc mới áp lực với BP ngưng hợp tác với Việt Nam. Những vùng Mộc Tinh (lô 05-3), Hải Thạch (lô 05-2), Thanh Long (lô 05-1B) gần bờ biển Việt Nam hơn vùng Lan Tây, Lan Đỏ.

Ngoài ra, nhiều công ty dầu khí quốc tế khác đã hợp tác với Việt Nam từ thập niên 90 trong vùng Nam Côn Sơn, ví dụ như Idemitsu, Nippon Oil, Teikoku, Conoco Phillips, Vamex, Premier Oil. Vì Việt Nam là nước nhỏ yếu hơn Trung Quốc, việc những công ty này hợp tác với Việt Nam không thể do Việt Nam lấn át Trung Quốc. Bằng những hợp tác trên, một điều chắc chắc rằng các công ty đó đã công nhận những vùng này thuộc về Việt Nam theo luật quốc tế.

Yêu sách vô lý, không có sơ sở của Trung Quốc

Bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn

Page 116: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

116

trũng Nam Côn Sơn, được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận như đã kể trên, Trung Quốc vẫn có yêu sách đối với vùng này.

Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở.

Đảo Hải Nam cách vùng này khoảng 1.000 hải lý. Vì vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn tối đa là 200 hải lý, đảo Hải Nam hoàn toàn không phải là nền tảng theo luật quốc tế để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng này.

Quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn cũng không phải là cơ sơ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với khu vực này, vì:

- Quần đảo này hiện là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam;

- Cực nam của quần đảo Hoàng Sa cách vùng này khoảng 750 hải lý. Trong khi đó, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn tối đa là 200 hải lý;

- Tập quán luật quốc tế và ngoại giao không dựa vào những đảo nhỏ như trong quần đảo Hoàng Sa để làm nền tảng cho việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế. Sự xác lập hợp pháp chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, giả sử có, cũng không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này.

Tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa đều có diện tích dưới 0,5 km2, tự thân chúng không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Theo nguyên tắc và tập quán luật quốc

Page 117: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

117

tế đã dẫn, những đảo này không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Những đảo này chỉ được hưởng lãnh hải tối đa là 12 hải lý (Điều 121, khoản 2 và 3 của UNCLOS).

Bản đồ 4 cho thấy lãnh hải 12 hải lý của tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa nằm ngoài vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Vì vậy, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này. Ngoài ra, vùng này nằm trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn không liên quan tới thềm lục địa của quần đảo Trường Sa.

Từ những lẽ trên, việc Trung Quốc tranh chấp vùng Tư Chính - Vũng Mây, vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch, hay bất cứ vùng nào khác trong bồn trũng Nam Côn Sơn, với Việt Nam là một điều hoàn toàn vô lý và không có cơ sở pháp lý.

Tóm lại, việc tranh chấp và những thái độ, hành động của Trung Quốc liên quan đến vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều này cũng cho thấy yêu sách của Trung Quốc đòi 75% phần diện tích trên Biển Đông cũng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô lý ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhằm bảo toàn tính toàn vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam, không chỉ ở vùng Tư Chính - Vũng Mây

Page 118: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

118

và bồn trũng Nam Côn Sơn, mà còn ở tất cả các vùng Biển Đông của Việt Nam, Việt Nam cần phải làm những việc sau:

• Kiên quyết giữ vững chủ quyền và thực thi chủ quyền ở vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này có nghĩa là những quy tắc pháp lý, những giá trị hành xử được xây dựng ở tầm quốc tế đã bị chà đạp một cách nghiêm trọng và đây sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho tất cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam ở Biển Đông.

• Không lẫn lộn, không để cho Trung Quốc viện cớ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để ngụy trang cho việc chiếm hữu các vùng đó của Việt Nam. Cần hiểu rõ và tuyên bố rõ ràng, dứt khoát với Trung Quốc và với thế giới rằng những vùng này nằm ngoài tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

• Cần hiểu rõ và tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc và thế giới rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có diện tích khoảng 75% Biển Đông là hoàn toàn sai trái, vô lý, không có cơ sở pháp lý ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

8-12-2008

Page 119: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

119

Từ vịnh Bắc Bộ tới Hoàng Sa

Dương Danh Huy - Lê Minh Phiếu

Trong năm 2009, cuộc đàm phán phân định ranh giới trong vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ bước sang vòng thứ 6. Cuộc đàm phán này được tiến hành lần đầu tiên vào hai ngày 18-19/1/200619, và cho tới ngày 6/1/2009, hai bên đã trải qua 5 vòng đàm phán20. Nếu vòng đàm phán thứ 6 là một bước lớn đi đến kết quả thì nó sẽ là một trong những diễn biến quan trọng nhất liên quan đến tranh chấp Biển Đông.

Vùng biển được đàm phán, theo Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, là “đoạn từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng”. Trong khu vực này, bờ biển Việt Nam và Trung Quốc cách nhau dưới 400 hải lý. Vì vậy, chiếu theo UNCLOS, ranh giới được đàm phán là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.

19 http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Viet-NamTrung-Quoc-hoi-dam-phan-dinh -vung-ngoai-cua-Vinh-Bac-Bo/65042206/96/.20 http://www.laodong.com.vn/Home/Hoi-dam-vong-V-ve-phan-dinh-vung-bien -ngoai-cua-vinh-Bac-Bo/20091/121972.laodong.

Page 120: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

120

Trong quá trình đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đang “từng bước thu hẹp khác biệt”21, lãnh đạo hai bên “nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán”22. Tuyên bố chung của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo ngày 25/10/2008 nói: “Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này.”23

Chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông nói chung là gác vấn đề tranh chấp chủ quyền, phân định chủ quyền sang một bên và cùng các nuớc trong tranh chấp khai thác kinh tế. Ngược lại, là nước nhỏ, nhu cầu của Việt Nam là “rào giậu tốt tạo láng giềng tốt”. Vì vậy, Việt Nam đang ở trong thế muốn phân định chủ quyền một cách công bằng trong khi Trung Quốc không thật sự muốn.

Nhưng theo chúng tôi:•Thứ nhất, chỉ có việc phân định chủ quyền

một cách công bằng, chứ không phải là khai thác chung, mới có thể là giải pháp cơ bản, lâu dài. Khai thác chung trong khi chưa phân định chủ quyền chỉ có thể là giải pháp tạm thời.

•Thứ hai, để khai thác chung, những vấn đề cơ bản sau cần được xác định:

21 http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/273396/Default.aspx.22 http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema= PORTAL &pers_id=130959&item_id=9921858&p_details=1.23 http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad= portal&schema =PORTAL&pers_id=130959&item_id=9921858&p_details=1.

Page 121: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

121

1. Hợp tác khảo sát và khai thác trong vùng nào?

2. Mỗi bên gánh chịu bao nhiêu nghĩa vụ và được hưởng bao nhiêu quyền lợi trong việc khảo sát và khai thác?

Cụ thể, nếu vùng khai thác chung là vùng thuộc Việt Nam theo luật quốc tế thì việc khai thác chung không thể nào được xem là công bằng.

Nếu lý lẽ chủ quyền của hai bên có cơ sở pháp lý tương đương và vùng tranh chấp có diện tích nhỏ thì hai bên có thể chấp nhận khai thác chung, vì bất công cho một trong hai nước sẽ tương đối nhỏ24.

Nhưng nếu vùng tranh chấp có diện tích lớn và lý lẽ của một bên quá vô lý thì việc khai thác chung là một điều hoàn toàn bất công cho bên kia.

Trong khu vực từ vịnh Bắc Bộ đến Hoàng Sa, yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa là vô lý, yêu sách về các vùng biển được cho là thuộc Hoàng Sa cũng vô lý, yêu sách về vùng biển nằm trong đường lưỡi bò càng vô lý. Bằng các yêu sách vô lý đó, Trung Quốc tranh chấp một vùng biển rất rộng lớn của Việt Nam. Việc khai thác chung trong vùng tranh chấp, nếu có, là hoàn toàn bất công cho Việt Nam.

Vì vậy, những nguyên tắc công bằng cho việc phân định vùng biển giữa hai bên vừa có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định chủ quyền, vừa là tiền

24 Ví dụ như trường hợp của vùng khai thác dầu khí chung Việt Nam - Malaysia.

Page 122: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

122

đề của việc khảo sát, khai thác chung nếu hai bên cùng mong muốn. Vì vậy, bài viết này tập trung vào các nguyên tắc để phân định chủ quyền một cách công bằng.

Việc phân định chủ quyền trong vùng biển từ vịnh Bắc Bộ tới Hoàng Sa có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông vì ba lý do cơ bản sau:

•Nó sẽ định đoạt ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

•Phương pháp phân định ranh giới này và vị trí của ranh giới từ phương pháp này có thể định hướng cho việc phân định ranh giới tiếp nối cho vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Cụ thể, nếu Việt Nam không đạt được sự công bằng trong cuộc đàm phán này thì sự không công bằng đó có thể sẽ là tiền lệ cho nguyên tắc phân định các vùng biển khác; và có thể dẫn tới một địa điểm khởi đầu bất lợi cho ranh giới trong các vùng biển khác.

•Cuộc đàm phán để phân định chủ quyền có khía cạnh liên quan tới chủ quyền đối với Hoàng Sa vốn đã bị Trung Quốc chiếm đóng và đang trong tình trạng tranh chấp.

Tuy nhiên, cuộc đàm phán này lại phức tạp hơn những cuộc đàm phán trước đây để phân định ranh giới với với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, ranh giới với Thái Lan và với Indonesia.

Page 123: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

123

Trong quá trình đàm phán, có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ đòi hỏi ranh giới dựa trên đường lưỡi bò. Đòi hỏi đó, vốn trái với UNCLOS, là vô lý, và cuộc đàm phán sẽ không thể nào có kết quả công bằng nếu dựa trên nó. Để có thể có một cuộc đàm phán dựa trên sự công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế liên quan, Trung Quốc phải từ bỏ việc yêu sách đường lưỡi bò.

Điều đáng lo ngại cho cuộc đàm phán này nói riêng và cho tình hình Biển Đông nói chung là các diễn biến gần đây, ví dụ như liên quan đến việc đăng ký thềm lục địa với Liên Hiệp Quốc và việc Trung Quốc cấm đánh cá hằng năm trên nửa diện tích Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang leo thang trong việc thực hiện yêu sách đường lưỡi bò.

Trong trường hợp Trung Quốc không dùng đường lưỡi bò trong đàm phán nhưng đòi hỏi hiệp định ghi nhận rằng Trung Quốc bảo lưu cái gọi là “quyền lịch sử” của nước này, Việt Nam cũng cần phải thận trọng về sự “bảo lưu” này vì “quyền lịch sử” có thể được Trung Quốc dùng để ám chỉ đường lưỡi bò.

Ngoài những khía cạnh trên, vì đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay công lý, bài viết này sẽ không dùng nó trong các phân tích mà chỉ tập trung vào những nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Vùng biển được đàm phán có hai phần có tính chất khác nhau: khu vực biển không thuộc Hoàng

Page 124: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

124

Sa, nằm phía cửa vịnh Bắc Bộ, và khu vực biển thuộc Hoàng Sa, bao quanh quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc đàm phán để phân định biển chỉ có thể phân định khu vực biển không thuộc Hoàng Sa. Khu vực biển thuộc Hoàng Sa phải thuộc về nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa. Vì vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa chưa được giải quyết, một trong những khía cạnh quan trọng của cuộc đàm phán là xác định khu vực biển nào không thuộc Hoàng Sa, khu vực nào thuộc Hoàng Sa.

Khu vực biển không thuộc Hoàng Sa

Trong khu vực biển không thuộc Hoàng Sa, bờ biển Việt Nam và bờ biển Trung Quốc đối diện nhau và có chiều dài tương đương. Vì vậy, chiếu theo các án lệ của Tòa án Công lý Quốc tế và tập quán quốc tế, đường trung tuyến giữa bờ biển của hai nước sẽ là ranh giới công bằng.

Trên thực tế, trong quá khứ Trung Quốc đã từng đòi hỏi những vùng biển vượt qua đường trung tuyến, lấn về phía Việt Nam.

Năm 2004, Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Kantan 3 tới hoạt động tại khu vực có tọa độ 17°26’42” Bắc, 108°19’05” Đông, cách Việt Nam 63 hải lý và cách Trung Quốc 67 hải lý25. Vì khu vực này cách các đảo gần nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa 205 hải lý, khu vực này không thể thuộc Hoàng Sa. Bộ Ngoại

25 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/tt_baochi/pbnfn/ns041119155205.

Page 125: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

125

giao Việt Nam đã phản đối với lý do “Căn cứ vào luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”26. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng khu vực này nằm bên Trung Quốc của vùng biển ngoài của vịnh Bắc Bộ, do đó Trung Quốc cho rằng sự phản đối của Việt Nam “không có cơ sở và không thể chấp nhận được”27.

Việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với một khu vực dù cách Việt Nam 63 hải lý, cách Trung Quốc 67 hải lý, bên ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, và đối với những khu vực tương tự, nói lên phần nào thử thách mà Việt Nam phải đối diện trong đàm phán.

Trong khu vực biển không thuộc Hoàng Sa, Việt Nam phải vượt qua những thử thách này để đạt được một hiệp định ranh giới biển công bằng.

Khu vực biển thuộc Hoàng Sa

Trong khu vực biển thuộc Hoàng Sa, Việt Nam và Trung Quốc có thể dựa vào tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa để đòi hỏi những vùng nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế lấn sâu vào bên kia đường trung tuyến.

Trên thực tế, ngày 15/5/1996, Trung Quốc công bố một đạo luật xác định đường cơ sở thẳng xung

26 Xem ghi chú 20.27 http://www.china-botschaft.de/det/fyrth/t171773.htm.

Page 126: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

126

quanh Hoàng Sa, đòi hỏi rằng khu vực bên trong đường cơ sở, có diện tích 17.400 km², là nội thủy và khu vực 12 hải lý bên ngoài đường cơ sở đó là lãnh hải của họ28, mặc dù đường cơ sở đó vi phạm UNCLOS29. Những vùng nội thủy và lãnh hải này lấn sâu vào bên Việt Nam của đường trung tuyến.

Trung Quốc cũng có thể sẽ đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn nữa và lấn sâu vào phía Việt Nam hơn nữa. Ví dụ, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc không dùng đường lưỡi bò, họ có thể đòi hỏi tối đa rằng ranh giới vùng đặc quyền kinh tế là đường trung tuyến giữa đường cơ sở thẳng họ tuyên bố chung quanh Hoàng Sa và những vùng lãnh thổ khác của Việt Nam. Đòi hỏi đó sẽ phi pháp và bất công vì ba lý do:

•Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là bất hợp pháp.

•Đường cơ sở thẳng Trung Quốc tuyên bố xung quanh Hoàng Sa vi phạm UNCLOS.

•Theo tập quán quốc tế và các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, các đảo nhỏ như các

28 http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/CHN_1996_Declaration.pdf.29 Chỉ có quốc gia quần đảo (tức quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa) mới có quyền vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo (theo Điều 46 và 47 của UNCLOS). Xem thêm: Daniel J. Dzurek: “The People’s Republic of China Straight Baseline Claim”, International Boundary Reasearch Unit, Durham University, Boundary and Security Bulletin Summer, 1996, p. 77 - 89, Général Daniel Schaeffer: “Mer de Chine méridionale: Mythes et réalités du tracé en neuf traits”. Diplomatie 36, 1-2/2009.

Page 127: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

127

đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thường không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Nếu Việt Nam chấp nhận đòi hỏi này hay bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc để lấn sang đường trung tuyến, vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam được hưởng sẽ bị thu hẹp. Thêm nữa có thể thấy rằng sự thu hẹp đó sẽ dẫn tới thiệt thòi cho Việt Nam nếu trong tương lai có đàm phán phân định các vùng biển nối tiếp về phía nam. Ngoài ra, nếu chấp nhận như thế thì có nghĩa là Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Trong khả năng ngược lại, Việt Nam cũng có thể dựa vào chủ quyền đối với Hoàng Sa để đòi hỏi những vùng biển bên Trung Quốc của đường trung tuyến.

Trước tiên, Việt Nam có thể đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý thuộc các đảo Hoàng Sa.

Kế tiếp, Việt Nam có thể đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo Hoàng Sa. Trên lý thuyết, Việt Nam có thể đòi hỏi một cách tối đa rằng ranh giới vùng đặc quyền kinh tế là đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa trên mức thủy triều cao và đảo Hải Nam. Đòi hỏi tối đa đó sẽ không công bằng vì theo tập quán quốc tế và các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, các đảo nhỏ như các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thường không được hay chỉ được ít hiệu

Page 128: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

128

lực trong việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc là nước có nhiều sức mạnh và là nước đang chiếm đóng Hoàng Sa, mặc dù việc chiếm đóng đó là bất hợp pháp chiếu theo luật quốc tế, sẽ khó xảy ra khả năng Trung Quốc chấp nhận những yêu sách của Việt Nam để lấn sang đường trung tuyến, nhất là những yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế.

Trước thử thách này, trước khi vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa được giải quyết một cách công bằng và hợp pháp, ví dụ như bởi Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam khó có thể đạt được sự công bằng về vùng biển thuộc Hoàng Sa.

Sự lựa chọn chính và khó khăn nhất cho Việt Nam là giữa hai giải pháp sau:

1. Rút lui ra khỏi đàm phán; hay:2. Chỉ đàm phán phân định khu vực không

thuộc Hoàng Sa. Hoàng Sa và vùng biển bao quanh Hoàng Sa tiếp tục nằm trong tình trạng tranh chấp.

Nhược điểm của giải pháp 1 nêu trên là sẽ không có ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực từ cửa vịnh Bắc Bộ đến Hoàng Sa.

Nhược điểm của giải pháp 2 nêu trên là, trên thực tế, Hoàng Sa và khu vực thuộc Hoàng Sa sẽ tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát bất hợp pháp của

Page 129: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

129

Trung Quốc cho đến khi nào vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa được giải quyết một cách công bằng và hợp pháp. Và trong tương lai, chúng ta không biết được Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận đàm phán chủ quyền đối với Hoàng Sa và khu vực biển bao quanh Hoàng Sa hay không.

Trong trường hợp phải chọn giải pháp 2 nêu trên, Việt Nam cần phải đòi hỏi một phạm vi cho khu vực thuộc Hoàng Sa sao cho giảm tối thiểu thiệt hại.

Ngoài ra, có thể chọn một giải pháp dung hòa giữa hai giải pháp trên:

•Đàm phán phân định vùng biển nằm gần cửa vịnh Bắc Bộ, cách xa Hoàng Sa và chắc chắn không thuộc Hoàng Sa.

•Không đàm phán phân định vùng biển nằm gần Hoàng Sa.

•Không công nhận rằng vùng biển thứ hai có thuộc Hoàng Sa hay không. Vùng biển thứ hai sẽ tiếp tục nằm trong tình trạng tranh chấp.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam không thể chấp nhận bất cứ điều nào trong hiệp định có thể bị cho là chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Xác định khu vực biển thuộc Hoàng Sa

Vì Trung Quốc là nước có nhiều sức mạnh và là nước đang chiếm đóng Hoàng Sa, trong khi vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa chưa được giải quyết,

Page 130: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

130

việc đòi hỏi rằng khu vực biển thuộc Hoàng Sa có phạm vi tối đa, ví dụ như với đường cơ sở thẳng và với vùng đặc quyền kinh tế từ đường cơ sở đó ra tới trung tuyến giữa Hoàng Sa và các vùng lãnh thổ khác, đương nhiên sẽ có lợi tối đa cho Trung Quốc. Đòi hỏi đó sẽ là cớ để Trung Quốc khống chế một vùng biển có diện tích tối đa. Như vậy sẽ thiệt hại tối đa cho Việt Nam. Tuy nhiên, như đã lập luận, việc vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh Hoàng Sa và đòi vùng đặc quyền kinh tế như trên là trái với UNCLOS và tập quán quốc tế.

Nếu Việt Nam cũng có quan điểm như Trung Quốc, tức là đòi hỏi rằng khu vực biển thuộc Hoàng Sa có phạm vi tối đa, Việt Nam sẽ bị thiệt hại trong hiện tại, và nếu sau này Việt Nam giành lại được Hoàng Sa thì sẽ có nhiều lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, việc đòi hỏi như thế sẽ không phù hợp với tập quán quốc tế và các án lệ của Tòa án Công lý Quốc tế.

Nếu Việt Nam đòi hỏi rằng vùng biển thuộc Hoàng Sa có phạm vi tối thiểu, Việt Nam sẽ giảm thiệt hại trong hiện tại và chấp nhận rằng nếu trong tương lai Việt Nam giành lại được Hoàng Sa thì lợi ích cũng sẽ giảm.

Tồn tại hai yếu tố trong việc lựa chọn phạm vi tối thiểu hay phạm vi tối đa cho khu vực biển thuộc Hoàng Sa:

1. Sự công bằng: Theo ý kiến của các tác giả, phạm vi tối thiểu sẽ phù hợp với tập quán quốc tế hơn, phù hợp với các phán quyết của

Page 131: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

131

Tòa án Công lý Quốc tế hơn30, và sẽ công bằng hơn, ví dụ như:

•Không vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo Hoàng Sa;

•Các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa là những đảo nhỏ, xa bờ và, thêm nữa, trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Để tuân thủ sự công bằng mà UNCLOS quy định, các bên sẽ không trao quy chế vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo thuộc Hoàng Sa.

•Như vậy, khu vực biển thuộc Hoàng Sa sẽ bao gồm lãnh hải 12 hải lý.

2. Lợi ích quốc gia: Việc lựa chọn giữa hai phạm vi trên cũng là sự cân nhắc giữa hai khía cạnh: một mặt là Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa và khống chế vùng biển thuộc Hoàng Sa, một mặt là khả năng Việt Nam giành lại được Hoàng Sa trong tương lai.

Giữa phạm vi tối thiểu và phạm vi tối đa, tồn tại nhiều cách khác để xác định khu vực biển thuộc Hoàng Sa. Bên cạnh việc tôn trọng sự công bằng, Việt Nam phải cân nhắc phạm vi nào cho khu vực biển thuộc Hoàng Sa sẽ có lợi nhất cho Việt Nam.

Theo những nguyên tắc được Tòa án Công lý Quốc tế xác định31, cách tốt nhất để đi tới giải pháp

30 Ví dụ như hiệp định ranh giới thềm lục địa Ý - Tunisia và phán quyết phân xử ranh giới thềm lục địa Anh - Pháp (1977).31 Ví dụ như phiên toà phân định thềm lục địa Bắc Hải (1969) và phiên toà phân định Vịnh Maine (1984).

Page 132: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

132

công bằng là vẽ đường trung tuyến giữa các vùng lãnh thổ khác của Việt Nam và các vùng lãnh thổ khác của Trung Quốc, không tính quần đảo Hoàng Sa, để đi tới một ranh giới thử nghiệm cho vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó, nếu cần thiết cho sự công bằng, ranh giới thử nghiệm này có thể được điều chỉnh như một cách để cho quần đảo Hoàng Sa một hiệu lực nào đó trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế.

Trên thực tế, Việt Nam không thể chấp nhận việc xê dịch ranh giới thử nghiệm về phía mình, mà Trung Quốc cũng sẽ không chấp nhận việc xê dịch đó về phía họ. Vì vậy, đường trung tuyến không tính quần đảo Hoàng Sa vừa là phạm vi tối thiểu mà Việt Nam có thể chấp nhận cho vùng đặc quyền kinh tế, vừa là phạm vi tối đa mà Việt Nam có thể thực hiện được. Theo ý kiến của các tác giả, giải pháp công bằng tối đa mà Việt Nam có thể thực hiện được là:

•Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế là đường trung tuyến không tính quần đảo Hoàng Sa;

•Các đảo Hoàng Sa phía bên kia đường trung tuyến và lãnh hải 12 hải lý của chúng thuộc về Việt Nam.

Tất nhiên Trung Quốc sẽ không chấp nhận rằng Hoàng Sa và lãnh hải 12 hải lý thuộc Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu Trung Quốc là nước tôn trọng sự công bằng, họ có thể chấp nhận giải pháp trung gian sau:

•Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế là đường trung tuyến không tính quần đảo Hoàng Sa.

Page 133: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

133

•Các đảo Hoàng Sa và lãnh hải 12 hải lý của chúng tiếp tục nằm trong tình trạng tranh chấp.

Vì Trung Quốc đã tuyên bố đường cơ sở thẳng và lãnh hải xung quanh Hoàng Sa lấn sang đường trung tuyến, khả năng là Trung Quốc cũng sẽ không chấp nhận rằng ranh giới vùng đặc quyền kinh tế là đường trung tuyến. Trong trường hợp này, theo ý kiến của các tác giả, giải pháp tạm thời công bằng là:

•Hai nước dùng đường trung tuyến không tính quần đảo Hoàng Sa như ranh giới tạm thời cho vùng đặc quyền kinh tế.

•Các đảo Hoàng Sa và lãnh hải 12 hải lý của chúng tiếp tục nằm trong tình trạng tranh chấp.

Trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc không giải quyết được sự bất đồng ý kiến, theo ý kiến của các tác giả, giải pháp tạm thời công bằng là:

•Hai nước dùng đường trung tuyến không tính quần đảo Hoàng Sa như ranh giới tạm thời cho vùng đặc quyền kinh tế. Ranh giới này sẽ được điều chỉnh lại sau khi vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và phạm vi khu vực biển thuộc Hoàng Sa được giải quyết.

•Các đảo Hoàng Sa và lãnh hải 12 hải lý của chúng tiếp tục nằm trong tình trạng tranh chấp.

Nếu Việt Nam và Trung Quốc có khảo sát hay khai thác chung trước khi chủ quyền được phân

Page 134: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

134

định, vùng hợp tác phải nằm vắt ngang đường trung tuyến này một cách đồng đều thì mới công bằng.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam không thể chấp nhận bất cứ điều nào trong hiệp định có thể bị cho là chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Cách vẽ đường trung tuyến

Ngay cả trong việc vẽ đường trung tuyến không tính quần đảo Hoàng Sa, có thể tồn tại sự khác biệt ý kiến giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi bên sẽ đòi hỏi cách vẽ đường trung tuyến có lợi nhất cho mình.

Một trong những cách để vẽ đường trung tuyến là vẽ đường trung tuyến giữa đường cơ sở của hai nước. Vì đường cơ sở của Việt Nam vừa nằm xa bờ hơn đường cơ sở của Trung Quốc vừa có thể không phù hợp với UNCLOS, khả năng là Trung Quốc sẽ không chấp nhận cách này.

Trung Quốc có thể đòi hỏi vẽ đường trung tuyến giữa đường cơ sở của nước này và bờ biển Việt Nam. Vì đường cơ sở của Trung Quốc xung quanh đảo Hải Nam có lấn ra biển ít nhiều, Việt Nam không thể chấp nhận cách này.

Kết luận

Phân tích này cho thấy, đằng sau các tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc, vẫn tồn tại nhiều lựa chọn khó khăn và nhiều thử thách để Việt

Page 135: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

135

Nam đạt được sự công bằng trong việc phân định chủ quyền và hợp tác với Trung Quốc trong vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

Theo ý kiến của các tác giả, sự lựa chọn khó khăn nhất cho Việt Nam là rút lui ra khỏi đàm phán, hay chỉ đàm phán phân định vùng biển không thuộc Hoàng Sa, hay chọn một giải pháp dung hòa. Dân tộc Việt Nam phải lựa chọn giữa các giải pháp này.

Hơn lúc nào hết, người dân và Quốc hội cần quan tâm đến cuộc đàm phán phân định và trao đổi hợp tác ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, cần tìm hiểu thêm về sự công bằng cho đất nước và cũng để biết rõ về những lựa chọn khó khăn và thử thách mà đất nước đang đối diện để đạt được sự công bằng ấy. Ý chí và kiến thức của mỗi người sẽ làm nên sức mạnh toàn dân và điều này sẽ giúp Việt Nam lựa chọn và đối phó với những thử thách nhằm bảo toàn chủ quyền của đất nước mà tiền nhân đã để lại.

14-9-2009

Page 136: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

136

Page 137: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

137

Lập trường hai mặt của Trung Quốc về Luật Biển quốc tế

Nguyễn Lương Hải Khôi

Lập luận của Trung Quốc với Nhật Bản về bãi đá Okinotori

Okinotori (tên viết bằng chữ Kanji: 沖ノ鳥 島. Âm Hán Việt: Xung Điểu đảo) là một bãi đá san hô nổi của Nhật Bản, nằm ở vị trí 20,25 độ vĩ Bắc, 136,05 độ kinh Đông, cách Tokyo 1.740 km về phía đông nam. Nhật Bản đã đệ trình bản đăng ký thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Okinotori vào ngày 12/11/200832. Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối vào ngày 6/2/200933.

Và mới đây, ngày 25/8/2009, sau khi Nhật Bản báo cáo về thềm lục địa tại Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa (CLCS), Trung Quốc phản đối một lần nữa34. Trung Quốc lập luận rằng Okinotori

32 Đăng ký của Nhật.33 Công hàm Trung Quốc phản đối Nhật.34 “Trung Quốc phản đối đăng ký thềm lục địa của Nhật: Okinotori chỉ là đá” (沖ノ鳥島 は岩」中国、日本の大陸棚申請に反対).

Page 138: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

138

chỉ là một bãi đá, tự nó không thể duy trì sự cư trú của con người và không có đời sống kinh tế riêng nên chiếu theo Điều 123(3) của UNCLOS, bãi đá này không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trong công hàm nói trên, Trung Quốc đã căn cứ vào các điều khoản của UNCLOS để phản đối yêu sách của Nhật Bản. Họ sử dụng các khái niệm của UNCLOS như “vùng đặc quyền kinh tế”, “thềm lục địa”..., phân biệt rõ hai khái niệm “đảo” và “đá”, hơn nữa còn lưu ý CLCS rằng, Okinotori chỉ là “đá”, và Ủy ban chỉ có quyền hạn và trách nhiệm xem xét về “đảo” nên Okinotori nằm ngoài quyền hạn của Ủy ban.

Thế nhưng, đúng 3 tháng sau, ngày 7/5/2009, khi Việt Nam đệ trình bản đăng ký (chung với Malaysia) lên Ủy ban, Trung Quốc lại phản đối bản đăng ký đó bằng một quan điểm vi phạm nghiêm trọng UNCLOS.

Lập luận của Trung Quốc đối với Việt Nam và Malaysia về biển Đông

Trong bản đăng ký chung với Malaysia nộp ngày 7/5/2009, “Việt Nam cho rằng mình được quyền thiết lập một thềm lục địa mở rộng quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở”, theo đúng quy định của UNCLOS35.

Trung Quốc gửi công hàm lên CLCS phản đối đăng ký của Việt Nam ngay trong ngày36. Trong công

35 Đăng ký của Việt Nam.36 Công hàm Trung Quốc phản đối Việt Nam.

Page 139: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

139

hàm ấy, lần đầu tiên Trung Quốc công bố tại Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ vẽ đường “lưỡi bò” liếm gần 80% biển Đông.

Bản đồ 5: Vùng khoanh viền đen giữa bản đồ là vùng báo cáo Nam mà Việt Nam và Malaysia báo cáo chung.

UNCLOS quy định rằng mỗi quốc gia giáp biển đều có lãnh hải 12 hải lý, có EEZ rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài quá 200 hải lý thì nước ấy có thể có “thềm lục địa mở rộng”. Nếu như những vùng trên của các nước chồng lấn với nhau thì sẽ được phân chia theo

Page 140: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

140

nguyên tắc công bằng. Vậy, chiếu theo UNCLOS, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Trung Quốc đều là những quốc gia tiếp giáp Biển Đông nên mỗi nước đều có phần của mình trên vùng biển này.

Thế nhưng, Trung Quốc đòi hỏi khoảng 80% Biển Đông, để lại các nước còn lại bao quanh biển Đông là Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines một phần rất ít ven bờ biển37.

Rõ ràng, khi nêu quan điểm về EEZ và thềm lục địa của Nhật Bản, Trung Quốc căn cứ vào UNCLOS một cách nghiêm ngặt, nhưng khi đưa ra quan điểm về chủ quyền của các nước tiếp giáp Biển Đông, Trung Quốc lại vi phạm nghiêm trọng Công ước này.

Mặt khác, trong công hàm phản đối Nhật Bản, Trung Quốc cho rằng Okinotori không có đời sống kinh tế độc lập nên không thể có EEZ và thềm lục địa. Nhưng trong công hàm phản đối Việt Nam, họ lập luận: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những đảo trên Biển Đông và những vùng nước xung quanh, và được hưởng những quyền chủ quyền và tài phán bao trùm lên những vùng nước cũng như tầng đất và đáy biển có liên quan của chúng (hãy xem bản đồ đính kèm)”38.

37 Để biện hộ cho quyền sở hữu này, trong công hàm phản đối, Trung Quốc chỉ đơn giản là khẳng định rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi”, đã “quản lý” nó liên tục, và chủ quyền của họ được “quốc tế” “thừa nhận rộng rãi”.38 Ở đây họ cố ý né tránh UNCLOS đến từng từ ngữ một. Họ không nhắc đến thuật ngữ EEZ, và thay vì dùng thuật ngữ “thềm lục địa” (continental shelf) của UNCLOS, họ dùng những từ đồng nghĩa “tầng đất”(subsoil) và “đáy biển” (seabed).

Page 141: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

141

Như vậy, họ đã gần như trực tiếp cho rằng các “đảo” trên Biển Đông có những “những vùng nước”, “tầng đất” và “đáy biển” (tức thềm lục địa) của riêng chúng. Và về quy mô thì tất cả những thứ này hợp lại thành đường lưỡi bò mà họ yêu cầu (hãy xem bản đồ đính kèm).

Nhưng, tất cả các “đảo” trên Biển Đông đều tương tự Okinotori: không nơi nào có đời sống kinh tế riêng, do đó, không thể có EEZ và thềm lục địa 200 hải lý, lại càng không thể mở rộng đến 80% Biển Đông. Bất kể các đảo trên Biển Đông thuộc chủ quyền nước nào, nước ấy cũng không được căn cứ vào đó để yêu sách đến 80% Biển Đông.

Tóm lại, cùng là những thực thể địa lý không có đời sống kinh tế độc lập, nhưng ở công hàm phản đối Nhật thì họ cho là không thể có EEZ và thềm lục địa 200 hải lý, còn ở công hàm phản đối Việt Nam thì lại cho là có, thậm chí là có với một quy mô chưa từng thấy trong lịch sử39.

Phản ứng của Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 8/5/2009, Việt Nam đã gửi công hàm tới CLCS, một mặt khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, một mặt căn cứ vào UNCLOS để bác

39 Có một vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều không có đời sống kinh tế độc lập. Vậy, nếu chiếu theo UNCLOS, cần nói về chúng như là “đảo” hay “đá”? Việc gọi chúng là “đảo” hay “đá” không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam với chúng, nhưng có thể ảnh hưởng một phần đến việc tranh chấp lãnh hải, EEZ và thềm lục địa bao quanh những đảo/đá đó.

Page 142: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

142

bỏ phản đối của Trung Quốc. Trong phiên họp chính thức của CLCS ngày 27-28/8/2009 mới đây, Việt Nam đã tái khẳng định lập trường của mình. Lập trường của Việt Nam là đúng, bởi lẽ cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS, và do vậy cả hai nước đều phải tuân thủ Công ước này40.

Bản đồ 6: Hình tam giác bên trong các đường kẻ là vùng báo cáo Bắc của Việt Nam.

40 Việt Nam trả lời Trung Quốc.

Page 143: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

143

Tuy nhiên, có lẽ Việt Nam nên lưu ý đến lập luận mà Trung Quốc dùng để phản đối Nhật Bản, đối chiếu lập luận đó với lập luận mà họ đã dùng với Việt Nam, để cho thế giới thấy rõ sự mâu thuẫn trong lập trường của họ. Ngay tại Liên Hiệp Quốc, họ đòi hỏi phải áp dụng UNCLOS ở chỗ này, nhưng lại vứt bỏ UNCLOS ở chỗ khác.

Về phía Nhật Bản, chưa có thông tin chính thức họ trả lời phản đối của Trung Quốc như thế nào. Nhân đây, những hành động của họ đối với Okinotori có thể gợi ý cho Việt Nam những bài học tốt. Người dân Nhật gần như không quan tâm gì đến Okinotori cho đến năm 2004, khi tàu Trung Quốc tăng cường xuất hiện ở đây, và Trung Quốc bất ngờ tuyên bố với Nhật rằng Okinotori không đủ điều kiện để yêu sách thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế41.

Đá Okinotori nằm bên sườn phía đông Nhật Bản, án ngữ đường biển nối liền căn cứ hải quân Guam của Hoa Kỳ và Đài Loan. Nếu khống chế được điểm yết hầu này, Trung Quốc có thể cắt đứt mối liên hệ trên biển giữa Guam và Đài Loan. Ngay khi cảm nhận được mối nguy, cả chính phủ lẫn người dân Nhật đều hành động một cách quyết liệt và đồng thuận. Về phía nhân dân, hoạt động của các tổ chức dân sự là hết sức ấn tượng, đặc biệt có thể kể đến tổ chức Nippon Zaidan42. Được tài trợ bởi các doanh

41 Yukie Yoshikawa, Okinotorishima: Just the Tip of the Iceberg.42 Các nghiên cứu của Nippon Zaidan về Okinotori.

Page 144: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

144

nhân, Nippon Zaidan chi hàng triệu USD để tổ chức nghiên cứu một cách quy mô và bài bản về Okinotori trên tất cả các lĩnh vực, và dĩ nhiên, không thể thiếu lĩnh vực công pháp quốc tế.43

21-9-2009

43 Ví dụ, báo cáo của Kuribayashi Tadao, giáo sư Luật ở Đại học Toyoeiwa, trong khuôn khổ một nghiên cứu của Nippon Zaidan, cũng dựa vào UNCLOS để biện luận rằng Okinotori có thể có thềm lục địa và EEZ. Lý do là, không có một định nghĩa rõ ràng về “đá” trong UNCLOS. Cái ý niệm cho rằng “đá” là nơi con người không thể cư trú và không có đời sống kinh tế độc lập là những căn cứ mơ hồ, vì trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta hoàn toàn có thể làm cho một nơi không thể cư trú thành có thể cư trú, một nơi không có đời sống kinh tế độc lập trở nên có một đời sống kinh tế riêng.

Tham khảo: 栗林忠男, 「沖ノ鳥島」 の国 際法上の地 (Kuribayashi Tadao, Vị trí của Okinotori trong luật pháp quốc tế)

Ngược lại, nhiều chuyên gia quốc tế đã so sánh Okinotori của Nhật với Rockall của Anh. Năm 1988, Jon Van Dyke, giáo sư Luật ở Đại học Hawaii, lần đầu tiên cho rằng Okinotori không đủ điều kiện để đòi hỏi 200 hải lý thềm lục địa. Xem: Martin Fackler, "A Reef or a Rock? Question Puts Japan In a Hard Place; To Claim Disputed Waters, Charity Tries to Find Use For Okinotori Shima", Wall Street Journal, Feb 16, 2005. pg. A.1.

Page 145: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

145

Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông

Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy

Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Page 146: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

146

Bản đồ 7: Các đường trên biển là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên UNCLOS, nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp. Các vòng tròn là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính - Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng

Page 147: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

147

sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympic trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc gây áp lực đòi ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.

Những sự kiện trên cho thấy quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.

Trước một chủ trương không thể chấp nhận được như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp đối phó hẳn phải khác với trong quá khứ, song chúng ta phải đối phó với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Đối phó có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.

Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.

Page 148: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

148

Cần một tư duy Biển Đông

Ở Trung Quốc, sau khi thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” để nói rằng chẳng có lý do gì khiến người ta phải giong buồm ra biển. Sau khi Trịnh Hòa qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tàu viễn dương, không ai được sở hữu tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ XV trở đi, Trung Quốc bế quan tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương.

Sau khi họ bị các nước khác tấn công từ biển và bị Nhật thôn tính một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã hình thành. Nhờ có tư duy này, về vấn đề Biển Đông, đến nay Trung Quốc đã phát triển rất mạnh về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, nhất quán tích cực.

Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung chúng ta vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Page 149: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

149

Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

Chiến lược ngoại giao và truyền thông

Là nước nhỏ, trong chiến lược của mình phải tận dụng biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc tiến chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “chiếm hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này.

Trong chiến lược ngoại giao của ta phải tính đến quyền lợi cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.

Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này.

Dù yêu sách đường lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và

Page 150: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

150

khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.

Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ Việt Nam khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung. Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động.

Phương diện pháp lý

Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lập luận luật có tính pháp lý để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Page 151: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

151

Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế. Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ XX đều không có giá trị trên phương diện công pháp quốc tế44. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam45. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển46.

Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe dọa chủ quyền của Việt Nam ngay cả ở những vùng biển không liên quan tới hai quần đảo này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để:

1. Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để ngụy trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

2. Chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và

44 Monique Chemillier-Gendreau, “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Kluwer Law International, ISBN 9041113819, 2000, trang 80, 136, có thể đọc tại http://books.google.co.uk/books?id=58q1SMZbVG0C&pg=PP1.45 Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 136.46 Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 139.

Page 152: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

152

3. Nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép lên chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc

Trong hơn 60 năm qua, kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, Việt Nam chưa thực sự phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng thể của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc. Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa trong điều kiện mới”.47

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người

47 http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/12/817741/.

Page 153: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

153

Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thỏa thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng.

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thỏa thuận bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.

Ngày nay, Việt Nam đứng trước một sự đe dọa nguy hại cho tương lai lâu dài của dân tộc. Khác với trong quá khứ, sự đe dọa này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ. Nhiều khi sự đe dọa này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi đó làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe dọa này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng. Chúng ta phải ứng phó với sự đe dọa này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta ngày trước.

11-1-2009

Page 154: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

154

Page 155: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

155

Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên Hiệp Quốc

Dương Danh Huy - Phạm Thu Xuân - Nguyễn Thái Linh - Lê Vĩnh Trương -

Lê Minh Phiếu

Ngày 10/3/2009, Tổng thống Philippines ký ban hành Luật Cộng hòa 9522 về đường cơ sở - một ranh giới biển có ý nghĩa gần như biên giới trên bộ48. Luật này không đưa Trường Sa của Việt Nam vào bên trong đường cơ sở, nhưng đưa phần lớn các đảo Trường Sa vào quy chế đảo của Philippines.

Trước đó, vào ngày 18/2/2009, sau khi Quốc hội Philippines phê chuẩn luật này, Trung Quốc đã phản đối Philippines, đồng thời khẳng định yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo này. Ngày 19/02/2009, Việt Nam phản đối Philippines, tái khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về cách giải quyết tranh chấp. Đáp lại phản đối từ Trung Quốc và Việt Nam, Philippines đề nghị đưa tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc.

48 http://www.philstar.com/Article.aspx?articleId=447737&publicationSubCateg oryId=63.

Page 156: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

156

Trung Quốc luôn luôn phản đối việc quốc tế hóa và chỉ chấp nhận đàm phán song phương cho các tranh chấp trên Biển Đông. Việc áp dụng đàm phán song phương cho các tranh chấp đa phương là một điều bất hợp lý, khó mang lại sự công bằng cho các bên.

Rõ ràng, mục đích của đòi hỏi đàm phán song phương là chiến lược bẻ đũa từng chiếc, và mục đích của đòi hỏi không quốc tế hóa tranh chấp là đối phó với các nước yếu hơn. Thêm nữa, yêu sách của Trung Quốc về ranh giới lưỡi bò ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều nước trên thế giới, nên quốc tế hóa tranh chấp là điều bất lợi cho Trung Quốc.

Năm 1932, khi Pháp đề nghị đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Quốc tế, Trung Quốc đã từ chối. Khi Trung Quốc chiếm một số đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 và Việt Nam cố gắng đưa tranh chấp ra Hội đồng Bảo an, Trung Quốc đã dùng vị trí thành viên thường trực để cản trở mọi sáng kiến của Hội đồng49.

Đối với Việt Nam, quốc tế hóa tranh chấp - mà một trong những cách quan trọng là đưa ra Liên Hiệp Quốc - là cần thiết để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Điều đó cũng vận động được sự tham gia các nước muốn bảo vệ quyền lợi của họ trước đe dọa từ ranh giới lưỡi bò - vốn cũng là một đe dọa rất lớn đối với Việt Nam.

49 Sovereignty Over the Paracel and Spratly Islands, trang 139, Monique Chemilllier-Gendreau, Martinus Nijhoff Publishers, 2000, ISBN 9041113819, 9789041113818. Có thể đọc tại http://books.google.co.uk/books?id=58q1SMZbVG0.

Page 157: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

157

Đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc là một cơ hội tốt cho Việt Nam nhằm quốc tế hóa tranh chấp. Xác suất việc Việt Nam chấp nhận đề nghị của Philippines “làm tổn hại quan hệ Việt - Trung” sẽ thấp hơn việc Việt Nam chủ động đề nghị điều này. Do vậy, Việt Nam nên chấp nhận đề nghị của Philippines50.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những cơ chế mà Liên Hiệp Quốc có thể can thiệp, và sau đó là những nguyên tắc mà Việt Nam và các nước ASEAN cần hướng đến và cần các thiết chế của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ.

1. Các thiết chế của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tranh chấp

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Các nước trong tranh chấp có thể đưa tranh chấp ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để thảo luận. Tuy nhiên, phần lớn các nước trên thế giới đều trung lập về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa nên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khó có thể ra một nghị quyết có lợi cho chủ quyền Việt Nam. Thêm vào đó, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền để phân xử tranh chấp lãnh thổ - chỉ có cơ quan xét xử của Liên Hiệp Quốc, tức Tòa án Công lý Quốc tế, mới có thẩm quyền này.

50 Nếu Việt Nam không muốn đưa tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc thì chỉ nên im lặng, không nên bác bỏ đề nghị của Philippines. Việc bác bỏ, nếu có, sẽ bất lợi cho việc tuyên truyền. Việt Nam không nên đứng ra gánh vác sự bất lợi này thay cho Trung Quốc.

Page 158: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

158

Vì thảo luận trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không có khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam và các nước ASEAN nên dùng thảo luận này để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới cho những mục tiêu giới hạn hơn nhưng cần thiết cho mình.

Một ủy ban ad hoc (vụ việc) về tranh chấp Biển Đông

Việt Nam và các nước ASEAN nên yêu cầu Liên Hiệp Quốc thành lập một ủy ban ad hoc về tranh chấp Biển Đông. Trước tiên, ủy ban này có thể giám sát tình hình, điều phối các nước liên quan để tiến hành đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp một cách công bằng và báo cáo với Liên Hiệp Quốc một cách trung lập. Hoạt động của ủy ban có thể được triển khai dưới sự chấp nhận của các nước trong tranh chấp.

Tòa án Công lý Quốc tế

Hiện nay, tranh chấp trên Biển Đông rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều nước:

•Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan.

•Tranh chấp chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

•Tranh chấp các vùng biển giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Page 159: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

159

Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice - ICJ) là cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có thẩm quyền phán quyết về tranh chấp lãnh thổ. Điều kiện cần thiết để Tòa có thể giải quyết tranh chấp là tất cả các nước trong tranh chấp đồng ý đưa vụ việc ra Tòa giải quyết. Các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông chưa cùng đồng ý điều này.

Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm và đang chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, một phần Trường Sa và dùng sức mạnh cương và nhu để củng cố cái gọi là chủ quyền của họ đối với khu vực tranh chấp này. Tình trạng này càng kéo dài thì càng bất lợi cho Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam phải thúc đẩy nghiên cứu về việc đưa tranh chấp ra Tòa.

Ngoài việc phân xử tranh chấp, một quốc gia có thể yêu cầu Tòa ra một ý kiến tư vấn (advisory opinion) mà không cần các nước khác trong tranh chấp đồng ý với việc giải quyết này của Tòa. Ý kiến tư vấn của Tòa không có tính ràng buộc nhưng là một tiếng nói mạnh mẽ. Việt Nam có thể dùng phương tiện này để góp phần bảo vệ chủ quyền của mình, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà chúng ta có nhiều tin tưởng là Tòa sẽ ra ý kiến tư vấn có lợi cho Việt Nam.

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS

Trong tranh chấp trên Biển Đông, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đòi hỏi không liên quan đến

Page 160: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

160

Hoàng Sa và Trường Sa. Nó vi phạm trầm trọng các quy định của UNCLOS về phân chia các vùng biển cho các nước. UNCLOS đã quy định nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực thi Công ước như: thông qua hòa giải, thông qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal on the Law of the Sea), Trọng tài, Trọng tài đặc biệt (theo quy định cụ thể của UNCLOS, đặc biệt là phần XV, Phụ lục V, VI, VII, VIII). Vì vậy, song song với việc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cũng nên nghiên cứu và xem xét việc đưa tranh chấp phân định vùng biển ra các cơ quan này.

2. Các mục tiêu cho Việt Nam và ASEAN

Bằng việc vận dụng các cơ chế nêu trên, Việt Nam cần hướng đến những giải pháp khả thi và có lợi cho Việt Nam và ASEAN như trình bày dưới đây.

Cấm các biện pháp dùng vũ lực

Hiện nay, quan hệ quốc tế đã bước sang kỷ nguyên văn minh, không còn thời mà nước lớn có thể dùng vũ lực để đánh nước nhỏ bất cứ khi nào họ muốn. Luật quốc tế hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về việc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Việt Nam cần vận dụng các quy định này để bảo vệ cho mình.

Hơn nữa, thông qua các thiết chế của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam cần vận động sự quan tâm của dư luận, sự ủng hộ của quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Page 161: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

161

Điều này sẽ tăng thêm áp lực cho Trung Quốc và từ đó giảm đi sự tùy tiện của họ trong hành động. Ngoài ra, các vấn đề gây căng thẳng hay các đụng độ trên Biển Đông (nếu có) cũng cần được công khai để tranh thủ sự tác động của công luận.

Yêu cầu tuân thủ UNCLOS

Vì ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc đòi hỏi 75% Biển Đông, vi phạm UNCLOS nghiêm trọng, nên nếu tìm được một giải pháp buộc các nước liên quan phải tuân thủ UNCLOS thì điều đó sẽ góp phần chống lại việc Trung Quốc thực hiện ranh giới đó. Việc đạt được giải pháp này lại rất khả thi vì UNCLOS là một Công ước của Liên Hiệp Quốc mà 157 nước đã phê chuẩn hay ký kết, bao gồm tất cả các nước trong tranh chấp trên Biển Đông.

Làm sáng tỏ và phản đối ranh giới lưỡi bò

Từ khi Trung Hoa Dân quốc công bố ranh giới lưỡi bò vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: Nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước? Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển lịch sử?

Tuy Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bò, ví dụ như: khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (năm 1983),

Page 162: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

162

ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006), cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng của ExxonMobil với Việt Nam (năm 2008), nhưng Trung Quốc chưa bao giờ chính thức nói ranh giới đó là gì.

Một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới lưỡi bò là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ chính thức công nhận quan điểm đó. Bên cạnh đó, biển lịch sử là một khái niệm không có trong UNCLOS - một Công ước mà Trung Quốc đã phê chuẩn.

Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Đông hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi bò.

Chiến lược của Trung Quốc có thể là không chính thức tuyên bố ý nghĩa của ranh giới lưỡi bò để tránh sự phản đối, song đồng thời họ vẫn thực hiện những tuyên bố và hành động để củng cố cái gọi là chủ quyền của họ bên trong ranh giới này, để rồi sau này họ sẽ diễn dịch rằng việc không có nước nào phản đối ranh giới lưỡi bò có nghĩa là công nhận.

Vì vậy, Việt Nam và ASEAN cần tạo áp lực để Trung Quốc nói rõ về ranh giới lưỡi bò để tạo điều kiện cho các nước trên thế giới có phản ứng thích

Page 163: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

163

hợp. Đưa tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc là cơ hội tốt để gây áp lực cho Trung Quốc làm điều này.

Xác định phạm vi vùng biển thuộc về các đảo bị tranh chấp

Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough có hai yếu tố:

i. Tranh chấp chủ quyền đối với đảo.ii. Tranh chấp do các vùng biển thuộc về các đảo

này nằm chồng lấn lên vùng biển thuộc về các nước chung quanh các đảo.

Nguyên tắc thông thường là phải giải quyết xong tranh chấp (i) mới giải quyết được tranh chấp (ii). Tuy vậy, trên thực tế:

•Có ít hy vọng hay có nhiều khó khăn khi thông qua các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để giải quyết được tranh chấp (i).

•Nếu có nước nào lợi dụng tranh chấp đảo để có yêu sách quá đáng đối với biển thì điều đó có thể đe dọa Việt Nam nhiều hơn cả tranh chấp (i). Trong khi đó, vùng biển thuộc về các đảo bị tranh chấp chưa bao giờ được xác định và đó là điều kiện tốt cho sự lợi dụng này.

•Việt Nam và Philippines hay bất cứ nước nào trong tranh chấp đều có thể yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ban một ý kiến tư vấn về phạm vi của các vùng biển thuộc về các đảo này.

•Tòa án Công lý Quốc tế đã phán quyết rất nhiều lần về phạm vi của các vùng biển thuộc

Page 164: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

164

về đảo. Điều này có nghĩa là Tòa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và rất có thể Tòa sẽ phán quyết một cách phù hợp với những phán quyết trước đây, vốn được cho là chuẩn mực của sự công bằng trong việc phân định biển. Do đó có ít rủi ro là phán quyết của Tòa sẽ không công bằng.

Phán quyết của Tòa về phạm vi của các vùng biển thuộc về các đảo bị tranh chấp sẽ xác định vùng biển bị tranh chấp. Đó là bước tiên quyết để có giải pháp. Ngay cả khi chưa có giải pháp, việc xác định vùng biển đang trong vòng tranh chấp sẽ không cho phép các nước khác lợi dụng hiện trạng mà tranh giành những vùng biển của Việt Nam không thuộc về các đảo này.

Các đảo bị tranh chấp đều rất nhỏ, ví dụ như Phú Lâm, đảo lớn nhất ở Hoàng Sa, có diện tích khoảng 1,5 km² và Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa, có diện tích gần 0,5 km². Khả năng cao là Tòa sẽ cho mỗi đảo được đề cập tới trên mức thủy triều cao có lãnh hải 12 hải lý và một vùng đặc quyền kinh tế ra ngoài lãnh hải một vài hải lý là tối đa. Quan điểm này dựa trên các phán quyết trước đây của Tòa và trên tập quán ngoại giao, ví dụ như sau:

Trong phiên tòa phân xử ranh giới thềm lục địa giữa Anh và Pháp năm 1977, Tòa phán quyết là về phía tây và bắc các đảo Channel Islands của Anh, thềm lục địa thuộc về các đảo này nằm trong những

Page 165: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

165

đường cung từ điểm 1 tới 12 cách đảo Guernsey (diện tích 78 km²) của Anh và các đảo trong cùng nhóm 12 hải lý51.

Bản đồ 8: Ranh giới thềm lục địa Anh-Pháp52. Các đảo Channel Islands của Anh chỉ được Tòa cho lãnh hải và thềm lục địa ra tới 12 hải lý. Bên ngoài 12 hải lý, cho tới đường trung tuyến A-H, là thềm lục địa của Pháp.

51 Maritime Boundary, trang 148, S.P. Jagota, Martinus Nijhoff Publishers, 1985, ISBN 902473133X, 9789024731336. Có thể đọc tại http://books.google.co.uk/books?id=8h0iQSQqzoIC52 The Regime of Islands in International Law, trang 443, Hiran Wasantha Jaywardene, Martinus Nijhoff Publishers, 1990, ISBN 0792301307, 9780792301301. Có thể đọc tại http://books.google.co.uk/books?id=JfwMefe2uAgC.

Page 166: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

166

Bản đồ 9: Ranh giới thềm lục địa Ý - Tunisia. Các đảo nhỏ của Ý, diện tích từ 1,2 tới 83 km², chỉ được 12 hay 13 hải lý.

Trong việc phân định thềm lục địa giữa Ý và Tunisia, hai nước này đồng ý là các đảo nhỏ của Ý, Pantelleria (83 km²), Linosa (5,4 km²), Lampedusa (21 km²), Lampione (1,2 km²), chỉ được thềm lục địa từ 12 đến 13 hải lý.

Page 167: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

167

Nếu Tòa khuyến nghị là mỗi đảo trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough được hưởng vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với các án lệ của Tòa và với tập quán ngoại giao thì điều đó sẽ cản trở việc Trung Quốc tranh chấp vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính và những vùng biển tương tự của Việt Nam53.

3. Những giải pháp lâm thời

Trong khi chờ đợi những giải quyết thông qua các cơ chế của Liên Hiệp Quốc, và vì rằng nếu được giải quyết bằng các cơ chế đó thì cũng sẽ khó có một giải pháp triệt để, Việt Nam và các nước ASEAN nên dùng cơ hội có trước Liên Hiệp Quốc để xây dựng sự ủng hộ cho một giải pháp lâm thời để bảo vệ phần lớn chủ quyền, an ninh của mình. Giải pháp này có thể có các nguyên tắc sau:

a. Không nước nào được khai thác hay khảo sát vùng biển thuộc về các đảo đang bị tranh chấp. Vùng biển này có thể được xác định bằng một ý kiến tư vấn của Tòa. Bằng không, các nước trong tranh chấp có thể thỏa thuận một phạm vi giữa 12 hải lý và 24 hải lý cho mỗi đảo. Mục đích của điều này là bảo lưu quyền lợi của nước có chủ quyền đối với đảo trong hiện trạng tranh chấp chưa được giải quyết.

b. Ngoại trừ các vùng biển trong điểm (a) nêu trên, mỗi nước trong tranh chấp có đặc quyền

53 http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5522/index.aspx.

Page 168: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

168

khai thác các vùng biển và thềm lục địa kể từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của mình dưới 200 hải lý. Các nước khác không được phản đối việc khai thác này. Mục đích của điều này là bảo đảm quyền mỗi nước có đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS.

c. Ngoại trừ các vùng biển trong điểm (a) nêu trên, mỗi nước trong tranh chấp có đặc quyền khai thác thềm lục địa bên trong phạm vi được Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới thềm lục địa (CLCS) công nhận. Các nước khác không được phản đối việc khai thác này. Mục đích của điều này là bảo đảm quyền mỗi nước có đối với thềm lục địa theo UNCLOS.

d. Trong trường hợp các vùng biển trong điểm (b) và (c) của các nước khác nhau nằm chồng lấn lên nhau, vùng chồng lấn phải được phân định một cách công bằng.

e. Khi nào vấn đề chủ quyền đối với đảo được giải quyết thì vùng biển trong điểm (a) của mỗi đảo sẽ thuộc về nước được cho là có chủ quyền đối với đảo đó.

Bản đồ 10 minh họa giải pháp lâm thời này với giả thuyết là mỗi đảo bị tranh chấp trên mức thủy triều cao có lãnh hải 12 hải lý nhưng không có vùng đặc quyền kinh tế ra xa hơn lãnh hải. Trên thực tế, các án lệ của Tòa và tập quán ngoại giao cho thấy

Page 169: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

169

mỗi đảo này chỉ có thể có các vùng biển không hơn trong giả thuyết này nhiều.

Bản đồ 10: Giải pháp lâm thời cho tranh chấp Biển Đông so với ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc.

Bản đồ này cho thấy chủ quyền của mỗi nước đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý sẽ được bảo đảm. Chủ quyền của mỗi nước đối với thềm lục địa được CLCS công nhận cũng sẽ được bảo đảm. Những điều này có nghĩa phần lớn quyền lợi theo

Page 170: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

170

UNCLOS của các nước trong tranh chấp sẽ được bảo đảm ngay cả khi chưa giải quyết được tranh chấp chủ quyền đối với các đảo.

Các chấm tròn là vùng biển thuộc về các đảo đang bị tranh chấp. Khi nào vấn đề chủ quyền đối với đảo nào được giải quyết thì vùng biển của đảo đó sẽ thuộc về nước được cho là có chủ quyền đối với đảo đó.

3. Kết luận

Đề nghị đưa tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc của Philippines vừa là một đề nghị hợp lý vừa là một cơ hội tốt mà Việt Nam không nên bỏ qua.

Tuy nhiên, cần xác định khả năng của các cơ chế khác nhau của Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết tranh chấp một cách toàn diện. Sau khi xác định khả năng và giới hạn của những cơ chế khác nhau, Việt Nam nên tận dụng việc đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để thực hiện những mục đích có thể là giới hạn hay lâm thời, nhưng rất cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Cho dù vì lý do nào đó tranh chấp Biển Đông không được đưa ra Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam cũng nên cố gắng thực hiện những mục đích này.

Song song với đó, Việt Nam vẫn phải tiếp tục cố gắng bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông một cách triệt để.

13-3-2009

Page 171: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

171

Tranh chấp biển, đảo: Tận dụng ưu thế ngoại giao và UNCLOS

Dương Danh Huy

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)54 mỗi nước ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ven biển có đặc quyền khai thác kinh tế đối với biển và đáy biển.

UNCLOS cũng quy định rằng nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài ra xa hơn 200 hải lý thì nước đó có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng bên ngoài 200 hải lý, gọi là thềm lục địa mở rộng. Nước ven biển phải báo cáo về phạm vi của thềm lục địa mở rộng của mình với Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS).

Sau khi nhận được báo cáo của nước ven biển, CLCS sẽ khuyến nghị về ranh giới thềm lục địa mở

54 http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6032/index.aspx.

Page 172: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

172

rộng của nước này. Nếu nước này vạch ranh giới theo khuyến nghị đó thì ranh giới đó sẽ có tính chất ràng buộc vĩnh viễn55.

Khó khăn lớn cho việc báo cáo về thềm lục địa ở Biển Đông là tranh chấp đảo, biển. CLCS chỉ xét báo cáo cho vùng bị tranh chấp nếu tất cả những nước trong tranh chấp đồng thuận với việc đó56.

CLCS không có thẩm quyền để phân xử tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ được dùng làm cơ sở để báo cáo về thềm lục địa mở rộng hay tranh chấp do các vùng biển của các nước khác nhau nằm chồng lấn lên nhau57. Trong trường hợp tồn tại tranh chấp, các nước trong tranh chấp có thể tiến hành như sau:

● Đăng ký toàn bộ thềm lục địa mở rộng58 mà mình đòi hỏi, nêu rõ những vùng bị tranh chấp.● Chỉ báo cáo về phần không bị tranh chấp và sẽ báo cáo về phần bị tranh chấp sau59.● Một số nước trong tranh chấp có thể báo cáo chung về phần chỉ có những nước này tranh chấp60 và những nước này sẽ phân định phần này với nhau sau.Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia nộp báo

cáo chung về khu vực giữa vùng đặc quyền kinh tế

55 UNCLOS, Điều 76, Điểm 8.56 Rules of Procedure of the Commission on the Limits of the Continental Shelf (Rules), Phụ lục I, Điều 5a, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/clcs_home.htm.57 Rules, Phụ lục I, Điều 1. CLCS/40, United Nations, New York 17/03-18/04/2008.58 Rules, Phụ lục I.59 Rules, Phụ lục I, Điều 3.60 Rules, Phụ lục I Điều 4.

Page 173: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

173

200 hải lý của hai nước, từ phía nam vùng Tư Chính - Vũng Mây cho tới đảo Phan Vinh gần giữa quần đảo Trường Sa. Tạm gọi đây là vùng báo cáo Nam.

Bản đồ 11: Vùng giữa bản đồ là vùng báo cáo Nam, Việt Nam và Malaysia báo cáo chung.

Ngày 7/5/2009, Việt Nam nộp thêm một báo cáo riêng về thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía Bắc. Tạm gọi đây là vùng báo cáo Bắc.

Page 174: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

174

Bản đồ 12: Hình tam giác bên trong các đường kẻ là vùng báo cáo Bắc của Việt Nam.

Ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi CLCS một công hàm phản đối báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia, và một công hàm khác phản đối báo cáo riêng của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra lý do: “Trung Quốc có chủ quyền không ai có thể tranh cãi đối với các đảo trong Biển Đông và các vùng biển lân

Page 175: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

175

cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất của những vùng biển này (xem bản đồ đính kèm). Lập trường trên là lập trường nhất quán của Chính phủ Trung Quốc, và được cộng đồng quốc tế biết tới một cách rộng rãi”61.

Trung Quốc yêu cầu CLCS không xét các báo cáo của Việt Nam và Malaysia.

Tính phi UNCLOS và mập mờ

Trên lý thuyết, nếu Trung Quốc có tinh thần tuân thủ UNCLOS và tinh thần hợp tác cao, nước này đã có thể phối hợp với các nước trong khu vực để báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng trong Biển Đông một cách phù hợp với UNCLOS và phân định chủ quyền sau, như Việt Nam đã phối hợp với Malaysia và đã mời Brunei hợp tác.

Thực tế đã không như thế vì chủ trương của Trung Quốc là chiếm đoạt 75% Biển Đông - nếu tranh chấp Biển Đông được giải quyết theo tinh thần của UNCLOS và tinh thần công bằng thì Trung Quốc sẽ được khoảng chừng 25%.

Nếu Trung Quốc phản đối trên tinh thần tuân thủ UNCLOS, nước này đã có thể phản đối với một hay hai lý do sau:

61 Nguyên văn tiếng Anh: “China has indisputable sovereignty over the islands of the South China Sea and the adjacent waters, and enjoys sovereign rights and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and the subsoil thereof (see attached map). The above position is consistently held by the Chinese Government, and is widely known by the international community.”

Page 176: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

176

● Vùng báo cáo Bắc có thể có chồng lấn lên thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.

● Vùng báo cáo Bắc và vùng báo cáo Nam có thể chồng lấn lên lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà Trung Quốc cho là thuộc về họ.

Trên thực tế, Trung Quốc đưa ra lý do một cách phi UNCLOS là nước này “có chủ quyền đối với các vùng biển lân cận [các đảo trong Biển Đông]” và có “quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan” như trong bản đồ đính kèm. Trung Quốc không xác định phạm vi của “các vùng biển lân cận” hay “các vùng biển liên quan”, cũng như không xác định cơ sở pháp lý cho sự “lân cận” hay sự “liên quan”.

Có thể hiểu rằng “các vùng biển lân cận” là những vùng mà Trung Quốc cho là nội thủy và lãnh hải thuộc Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough, và “các vùng biển liên quan” tương đương với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Trung Quốc cho là thuộc các nhóm đảo này.

Nhưng Trung Quốc đã cố ý:● Không dùng tới các thuật ngữ của UNCLOS,

ví dụ như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

● Không xác định cụ thể phạm vi của “các vùng biển lân cận” và “các vùng biển liên quan”.

● Không đưa ra bất cứ cơ sở pháp lý nào cho sự “lân cận” và sự “liên quan” mà họ nói tới.

Page 177: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

177

Những điều này tạo ra một sự mập mờ nhằm tránh né các phản bác rằng phản đối của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS và nhằm đòi hỏi biển một cách quá đáng.

Ranh giới lưỡi bò

Ranh giới biển duy nhất trong bản đồ đính kèm với các phản đối của Trung Quốc là ranh giới lưỡi bò, đòi hỏi 75% Biển Đông.

Vì ranh giới lưỡi bò là ranh giới biển duy nhất trong bản đồ Trung Quốc đính kèm với phản đối, có thể hiểu được rằng ít nhất là Trung Quốc cho rằng họ có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với biển, đáy biển và lòng đất bên trong ranh giới này. Quan trọng hơn, sau này Trung Quốc có thể cho rằng họ đã khẳng định điều đó với CLCS - một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, và với thế giới.

Nhưng phản đối của Trung Quốc không nói thẳng rằng ranh giới lưỡi bò là phạm vi của khu vực mà nước này cho là “các vùng biển liên quan”. Đây là một sự mập mờ nhằm tránh né các phản bác về ranh giới lưỡi bò.

Mặc dù ranh giới lưỡi bò đã xuất hiện trên một số bản đồ Trung Quốc từ năm 1947 và vào năm 2006, Trung Quốc quy định là tất cả các bản đồ của nước này phải vẽ ranh giới đó, cho tới nay Trung Quốc chưa bao giờ chính thức tuyên bố về ý nghĩa của ranh giới đó.

Page 178: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

178

Bản đồ 13: Bản đồ đính kèm với các phản đối của Trung Quốc. Bản đồ này không có bất cứ cơ sở nào trong UNCLOS.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức tuyên bố, và tuyên bố với một cơ quan của Liên Hiệp

Page 179: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

179

Quốc, rằng nước này có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với biển, đáy biển và lòng đất tại tất cả các vùng biển bên trong ranh giới lưỡi bò.

Nếu Trung Quốc phản đối trên tinh thần tuân thủ UNCLOS thì nước này đã không cần dùng ranh giới lưỡi bò, một ranh giới hoàn toàn không có cơ sở trong UNCLOS, trong nội dung phản đối.

Việc Trung Quốc dùng ranh giới lưỡi bò trong nội dung phản đối có nghĩa mục đích của nước này không chỉ nhằm phản đối các báo cáo của Việt Nam và Malaysia mà, nghiêm trọng hơn, còn nhằm nâng ranh giới lưỡi bò lên một mức cao hơn.

Ý nghĩa đối với việc đăng ký thềm lục địa mở rộng

Với những quy định của CLCS, khả năng là CLCS không có thẩm quyền để bác bỏ những phản đối dù là phi UNCLOS và mập mờ như của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa khả năng là CLCS sẽ không xét các báo cáo của Việt Nam và Malaysia. Viễn cảnh xấu nhất là Việt Nam và Malaysia sẽ không có ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Tuy nhiên, chúng ta nên xem viễn cảnh đó như một tiến bộ bị Trung Quốc cản trở phần nào, hơn là một bước lùi hay là một tai họa cho Việt Nam và Malaysia.

Giả sử CLCS không xét các báo cáo của Việt Nam và Malaysia đi nữa thì, qua việc lập và nộp báo

Page 180: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

180

cáo, Việt Nam đã xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Và Việt Nam đã trình bày báo cáo với Liên Hiệp Quốc và thế giới. Đây là một thành quả lớn của các cơ quan có chức năng.

Việc Trung Quốc phản đối một cách phi UNCLOS là điều đáng tiếc, nhưng không đáng ngạc nhiên, và phản đối của Trung Quốc đã không phản biện được cơ sở khoa học của các báo cáo của Việt Nam và Malaysia.

Điều quan trọng, mà chúng ta có thể hy vọng, là các nước khác trong khu vực và các nước khác trên thế giới không phản đối các báo cáo của Việt Nam và Malaysia.

Nếu trong tương lai Việt Nam và Malaysia có hiệp định phân định vùng báo cáo Nam thì khả năng là không có nước nào ngoài Trung Quốc phản đối, mà có lẽ Cơ quan Quyền lực Quốc tế về Đáy biển (International Seabed Authority) cũng sẽ không phản đối.

Tương tự, nếu trong tương lai Việt Nam tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng báo cáo Bắc thì khả năng là không có nước nào ngoài Trung Quốc phản đối, mà có lẽ Cơ quan Quyền lực Quốc tế về Đáy biển cũng sẽ không phản đối.

Nếu có tranh chấp cụ thể với Trung Quốc thì Việt Nam và Malaysia có thể đối chiếu cho thế giới

Page 181: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

181

thấy sự khác biệt giữa đòi hỏi của mình, dựa trên các báo cáo đã nộp, và đòi hỏi phi UNCLOS phi lý của Trung Quốc.

Như vậy, các báo cáo của Việt Nam và Malaysia có thể sẽ thực hiện được những gì chúng ta có thể mong đợi. Việt Nam và Malaysia đã làm đúng với quyền và nghĩa vụ của mình. Việc Trung Quốc phản đối là chuyện lâu dài - chúng ta không thể mong đợi Trung Quốc không phản đối, và cũng khó có thể mong đợi Trung Quốc phản đối một cách ít phi UNCLOS hơn.

Ý nghĩa đối với tranh chấp Biển Đông

Việc Trung Quốc gửi CLCS, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, công hàm có thể hiểu được là có nội dung tuyên bố rằng tất cả các vùng biển bên trong ranh giới lưỡi bò đều thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này, là một sự leo thang nghiêm trọng.

Sự leo thang này đưa tranh chấp Biển Đông vào một giai đoạn pháp lý mới. Từ nay, Việt Nam không thể chấp nhận những rủi ro trong việc thờ ơ, hay phủ định, hay tự trấn an mình rằng Trung Quốc chưa hề chính thức xác định ý nghĩa của ranh giới lưỡi bò.

Sự leo thang này, tiếp theo việc Trung Quốc quy định là tất cả các bản đồ của nước này phải vẽ ranh giới lưỡi bò, tiếp theo những đe dọa dành cho những tập đoàn dầu khí hợp tác với Việt Nam, chứng tỏ

Page 182: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

182

rằng Trung Quốc ngày càng leo thang trong chủ trương chiếm 75% Biển Đông.

Trong khi Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chung về “duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được”62 thì chủ trương chiếm 75% Biển Đông lại là điều mà Trung Quốc tuyên bố với thế giới là lập trường nhất quán của nước này, và Trung Quốc lại hành xử một cách phi UNCLOS như cách nước này phản đối các báo của Việt Nam và Malaysia.

Việt Nam phải nhìn nhận thực tế là chủ trương của Trung Quốc là chiếm đoạt 75% Biển Đông và, bất kể những tuyên bố của Trung Quốc về UNCLOS hay về giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, Trung Quốc leo thang một cách nhất quán trong việc thực hiện chủ trương đó.

Việt Nam phải làm gì?

Việt Nam phải đối phó với thực tế về chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông một cách tích cực không khác gì tổ tiên ta đã tích cực giữ nước. Trong tương lai, Việt Nam phải đối phó một cách tích cực, toàn diện, sáng tạo, chủ động hơn như đã đối phó trong quá khứ.

62 Sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân hội nghị ASEM 7, tháng 10 năm 2008.

Page 183: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

183

Nếu Trung Quốc đăng ký thềm lục địa mở rộng trong Biển Đông thì Việt Nam cũng nên suy nghĩ về việc có nên phản đối hay không. Tùy theo báo cáo của Trung Quốc, Việt Nam có thể phản đối bằng những lý do khác nhau sao cho Trung Quốc không lợi dụng được phản đối của Việt Nam.

Ngày 8/5/2009, Việt Nam gửi công hàm tới CLCS bác bỏ các phản đối của Trung Quốc63. Các công hàm của Việt Nam nêu ra lý do:

Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không ai có thể tranh cãi đối với các quần đảo này. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng biển lân cận như được thể hiện trong bản đồ đính kèm với phản đối của nước này không có bằng chứng lịch sử, hay cơ sở pháp lý và vì vậy không có hiệu lực.

Việt Nam có thể tách vấn đề ra thành hai lĩnh vực: tranh chấp đảo và tranh chấp biển. Đối với tranh chấp đảo, Việt Nam có thể khẳng định chủ quyền của mình như đã làm. Đối với tranh chấp biển, Việt Nam có thể khai thác thêm khía cạnh phi UNCLOS trong yêu sách của Trung Quốc.

Mặc dù chính nghĩa thuộc về Việt Nam trong cả hai lĩnh vực, và Việt Nam phải đấu tranh trong cả hai lĩnh vực, Việt Nam có nhiều ưu thế ngoại giao, tuyên truyền trong việc áp dụng UNCLOS cho tranh chấp biển hơn. Việt Nam cần phải tận dụng những ưu thế đó.

63 http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/vnm_chn_ 2009re_mys_vnm_e.pdf và http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/ vnm_re _chn _ 2009re_vnm.pdf.

Page 184: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

184

Tiếp theo các báo cáo với CLCS, Việt Nam nên:● Khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài

phán của mình trong vùng báo cáo Bắc.● Tích cực đi tới hiệp định phân định vùng báo

cáo Nam với Malaysia và với Brunei.● Tìm hiểu về yêu sách của Philippines đối với

thềm lục địa mở rộng trong Biển Đông và mời Philippines báo cáo chung trong những khu vực có thể có chồng lấn với thềm lục địa mở rộng của Việt Nam.

Các báo cáo của Việt Nam và Malaysia là dấu hiệu cho thấy quan điểm của Việt Nam và của Malaysia có nhiều tính hợp lý và công bằng, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng Philippines một cách hợp lý. Đó là những điều kiện thiết thực cho việc thật sự đi tới giải pháp cơ bản và lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được.

Trong việc đăng ký thềm lục địa mở rộng, có dấu hiệu về những sự phối hợp đầu tiên giữa các nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông. Đây là chiều hướng tốt mà các nước này phải tích cực triển khai nhằm đối trọng với chủ trương của Trung Quốc.

Việt Nam và các nước Đông Nam Á liên quan phải có một chiến dịch ngoại giao, thông tin với các nước khác trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ.

Việt Nam có thể cùng với các nước Đông Nam Á trong tranh chấp yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ban một ý kiến tư vấn về phạm vi của các vùng biển

Page 185: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

185

thuộc Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và bãi ngầm Macclesfield64.

Ý kiến tư vấn của Tòa, mặc dù không trả lời câu hỏi các đảo thuộc về nước nào và không có tính ràng buộc, sẽ cản trở việc Trung Quốc lợi dụng tranh chấp đảo để đòi hỏi biển một cách quá đáng và sẽ là tiếng nói mạnh mẽ trong chiến dịch ngoại giao và thông tin của Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong tranh chấp.

Trung Quốc đã chính thức tuyên bố về ranh giới lưỡi bò. Đó là một sự tiến công táo bạo. Trong lịch sử hải dương, chưa bao giờ có nước nào đòi hỏi biển một cách quá đáng như vậy. Câu hỏi cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc Đông Nam Á là chúng ta có để cho sự tiến công đó thành công hay không.

19-5-2009

64 Bãi ngầm Macclesfield, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa, nằm dưới mặt biển cho nên không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền như đối với đảo, và không nước nào được dùng để yêu sách các vùng biển được quy định trong UNCLOS.

Page 186: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

186

Page 187: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

187

Khai thác chung Biển Đông và những nguyên tắc công bằng

Dương Danh Huy

Trước khi có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, đầu tiên phải xác định khu vực tranh chấp một cách hợp lý. Lý lẽ của một bên để ra yêu sách chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải hợp lý hơn một mức tối thiểu nào đó. Không thể có chuyện hễ nước A tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào thì nước B nên gác tranh chấp, cùng khai thác vùng lãnh thổ đó với nước A

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Đối với tranh chấp Biển Đông, quan điểm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền là quan điểm hợp lý65. Nếu các nước trong tranh chấp lựa chọn gác tranh chấp, cùng khai thác thì có thể áp dụng một số nguyên tắc cho những vùng lãnh thổ này.

65 Bài viết này không phân tích bãi cạn Scarborough, đối tượng của tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.

Page 188: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

188

Quan điểm của Trung Quốc, rằng quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc, không phải lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp, và, vì vậy không khai thác chung, là quan điểm vô lý. Nếu Việt Nam chấp nhận Trung Quốc khai thác chung quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc không chấp nhận Việt Nam khai thác chung quần đảo Hoàng Sa thì có nghĩa Việt Nam bị thiệt thòi bởi quan điểm vô lý của Trung Quốc.

Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là một yêu sách vô lý66. Nếu các nước bị yêu sách này đe dọa gác tranh chấp với Trung Quốc, cùng với Trung Quốc khai thác trên cơ sở yêu sách đường 9 đoạn này thì trước mắt sẽ bị thiệt thòi bởi yêu sách vô lý của Trung Quốc, và về lâu về dài sẽ bị thiệt hại vì việc khai thác chung sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thực hiện ranh giới đường 9 đoạn đó.

Vì vậy, để việc gác tranh chấp, cùng khai thác có thể công bằng, trước nhất Trung Quốc phải từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn và phải chấp nhận rằng việc gác tranh chấp, cùng khai thác phải bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa67.

Vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa

Tất nhiên nếu công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ trong

66 Phương Loan. "Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của Trung Quốc". Vietnamnet, 30/11/2009. Trên mạng: http://www.tuanvietnam.net/2009-11-29-hoc-gia-quoc-te-phe-phan-duong-luoi-bo-cua-Trung Quốc.67 Lưu ý rằng tác giả không nói rằng nếu Trung Quốc chấp nhận như thế thì Việt Nam nên hay không nên chấp nhận gác tranh chấp, khai thác chung đối với quần đảo Trường Sa.

Page 189: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

189

tình trạng tranh chấp chủ quyền thì những vùng biển thuộc hai quần đảo này cũng trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Các nước liên quan phải xác định vùng biển thuộc Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa một cách hợp lý và rõ ràng. Các nước này nên xác định vùng biển thuộc Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa68 một cách khách quan, khoa học, ví dụ như:

•Đàm phán đa phương để xác định vùng biển thuộc Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dựa trên luật quốc tế và tập quán quốc tế,

•Yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ban một ý kiến tư vấn xác định vùng biển thuộc Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Những tuyên bố đơn phương, mập mờ, có tính toán của Trung Quốc, ví dụ như “vùng biển lân cận và vùng biển liên quan” là không hợp lý, không có cơ sở trong luật quốc tế và đi ngược với tinh thần gác tranh chấp, cùng khai thác một cách công bằng.

Các vùng biển khác

Nếu vùng biển thuộc một nước được xác định một cách tương đối hợp lý nằm chồng lấn lên vùng biển thuộc một nước khác, cũng được xác định một cách tương đối công bằng, hoặc nằm chồng lấn lên vùng biển thuộc Hoàng Sa, Trường Sa, thì vùng chồng lấn nằm trong tình trạng tranh chấp chủ

68 Xác định này không phải là xác định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào, hay vùng biển thuộc các quần đảo này thuộc về nước nào.

Page 190: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

190

quyền, và trên nguyên tắc có thể áp dụng khái niệm gác tranh chấp, cùng khai thác.

Ví dụ, giữa mũi Cà Mau và bán đảo Malaysia, tồn tại một vùng chồng lấn do Việt Nam dùng Hòn Khoai trong việc vẽ ranh giới và Malaysia không chấp nhận việc Việt Nam dùng Hòn Khoai trong việc vẽ ranh giới. Có thể nói rằng Việt Nam và Malaysia đang gác tranh chấp, khai thác chung vùng chồng lấn.

Gác tranh chấp thế nào?

Theo quan điểm của Trung Quốc, gác tranh chấp là có thể ngưng đàm phán phân định chủ quyền, trong khi Trung Quốc tăng cường những hành động đơn phương cương và nhu để chiếm đoạt chủ quyền và tạo điều kiện cho việc chiếm đoạt chủ quyền.

Ví dụ, việc Trung Quốc cấm đánh cá phía bắc vĩ độ 12 hằng năm từ năm 1999, việc Trung Quốc liên tục xâm phạm ngư dân Việt Nam, việc Trung Quốc tăng cường “tuần tra” Biển Đông bằng những tàu ngư chính, việc Trung Quốc tuyên bố dự án khảo sát và khai thác Biển Đông, việc Trung Quốc gây áp lực với BP và ExxonMobil, việc Trung Quốc ký hợp đồng khảo sát trong vùng Tư Chính - Vũng Mây, không phải là gác tranh chấp. Đó chính là những hành động tranh chấp chủ quyền. Không những thế, một số hành động đó là leo thang tranh chấp ngay cả trong những khu vực mà Trung Quốc không có lý lẽ hợp lý để tranh chấp chủ quyền.

Page 191: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

191

Để việc gác tranh chấp có thể là sự thật, các nước trong tranh chấp phải ngưng hay hạn chế những hành động cương và nhu để chiếm đoạt chủ quyền và tạo điều kiện cho việc chiếm đoạt chủ quyền. Thêm vào đó, các nước liên quan phải ký kết rằng sẽ không dùng những gì mình làm trong thời gian gác tranh chấp như chứng cớ cho lý lẽ chủ quyền.

Cùng khai thác ở đâu?

Để việc cùng khai thác có thể công bằng, điều căn bản là vùng khai thác chung phải hợp lý. Ví dụ:

•Vùng khai thác chung Việt Nam - Malaysia là hợp lý.

•Nếu Việt Nam và Malaysia khai thác chung vùng thềm lục địa mà Việt Nam và Malaysia đã nộp báo cáo chung cho Liên Hiệp Quốc thì có thể hợp lý.

•Nếu Việt Nam và Trung Quốc khai thác chung vùng biển lân cận và vắt ngang đường trung tuyến ngoài cửa vịnh Bắc Bộ thì có thể hợp lý.

•Nếu Việt Nam và Trung Quốc khai thác chung vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, và vùng biển này được xác định một cách công bằng, thì có thể hợp lý.

•Ngược lại, khai thác chung vùng Tư Chính - Vũng Mây, như Giáo sư Cát Quốc Hưng (Ji Guoxing) đề nghị, sẽ không hợp lý và sẽ thiệt thòi cho Việt Nam. Nếu Trung Quốc được khai

Page 192: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

192

thác chung vùng Tư Chính - Vũng Mây thì sẽ công bằng nếu Việt Nam được khai thác chung vùng biển Đài Loan.

•Nếu Trung Quốc được khai thác chung vùng biển thuộc Trường Sa nhưng Việt Nam không được khai thác chung vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, như Trung Quốc muốn, thì sẽ sẽ không hợp lý và sẽ thiệt thòi cho Việt Nam.

Ngay cả nếu vùng khai thác chung hợp lý, việc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi cũng phải hợp lý và công bằng. Để công bằng, tỷ lệ trách nhiệm và quyền lợi cho mỗi nước phải tương đương với tỷ lệ diện tích của vùng khai thác chung thuộc về mỗi nước.

Có thể minh họa như sau: Nếu A và B khai thác chung 3 mẫu ruộng, trong đó 2 mẫu là của A và 1 mẫu là của B, thì A có 2 phần trách nhiệm và quyền lợi, B có 1 phần.

Khó khăn cho khái niệm “gác tranh chấp, cùng khai thác” là các nước sẽ khai thác chung trước khi phân định chủ quyền, tức là trong khi chưa biết tỷ lệ diện tích của vùng khai thác chung thuộc về mỗi nước. Vì không biết tỷ lệ cho việc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi, các nước liên quan có thể tạm chia sẻ đồng đều.

Vì vậy, chỉ nên cùng khai thác trong những vùng đã được phân định chủ quyền, hoặc những vùng mà chúng ta có mức tin tưởng cao rằng chia sẻ đồng đều là chia sẻ công bằng, hoặc những vùng có

Page 193: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

193

diện tích nhỏ (để nếu việc chia sẻ đồng đều không công bằng thì sự không công bằng cũng nhỏ).

Nếu khai thác chung dọc ranh giới 9 đoạn của Trung Quốc thì chắc chắn sẽ không hợp lý, không công bằng, và sự thiệt thòi cho Việt Nam sẽ rất lớn.

Bản đồ 14: Đường trung tuyến Việt Nam-Trung Quốc nếu không tính Hoàng Sa, Trường Sa. Những khu vực nằm vắt ngang đường trung tuyến này một cách cân bằng có thể là đối tượng của sự khai khác chung công bằng

Page 194: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

194

Một số trường hợp khai thác chung

Đông Nam Á

Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã có những thỏa thuận về hợp tác hay khai thác chung đối với các vùng biển trong vùng tranh chấp như sau:

1. Bản ghi nhớ khai thác chung Thái Lan - Malaysia 1979.

2. Thỏa thuận sử dụng chung vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia 1982.

3. Thỏa thuận khai thác chung Việt Nam - Malaysia cho vùng chồng lấn trong vịnh Thái Lan và ngoài cửa vịnh Thái Lan 1992.

4. Thỏa thuận trên nguyên tắc khai thác chung Việt Nam - Thái Lan - Malaysia trong vùng chồng lấn ba nước trong vịnh Thái Lan 1999.

5. Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung cho Liên Hiệp Quốc về ranh giới ngoài của thềm lục địa.

Trong những trường hợp trên, tất cả các vùng khai thác chung đều lân cận các đường yêu sách tương đối hợp lý.

Trong tất cả những trường hợp trên, các yêu sách đối kháng không tạo ra vùng chồng lấn nào vô lý như các vùng chồng lấn tạo ra bởi đường 9 đoạn của Trung Quốc. Thêm vào đó, các nước liên quan không có những hành động cương và nhu nhằm chiếm đoạt chủ quyền hay tạo điều kiện cho việc chiếm đoạt chủ quyền đối với các vùng tranh chấp.

Page 195: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

195

Những trường hợp hợp tác này cho thấy:•Việc gác tranh chấp một cách thật sự là gác

tranh chấp, với tính chất thật sự là xây dựng,•Việc hợp tác, khai thác chung một cách thật sự

công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phải là một ý kiến mới đối với Việt Nam và Malaysia.

Bản đồ 15: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia - những ranh giới hợp lý, những yêu sách đối kháng không quá ngang ngược, những vùng tranh chấp và khai thác chung tương đối hợp lý

Page 196: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

196

Không những thế, việc Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung cho Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa cho thấy Việt Nam và Malaysia có thể gác ngay cả tranh chấp Trường Sa để hợp tác trong việc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Việc Trung Quốc phản đối các báo cáo thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia cho thấy Trung Quốc cần rút kinh nghiệm từ Việt Nam và Malaysia trong việc thật sự gác tranh chấp, hợp tác và tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Biển Đông Trung Hoa

Tại Biển Đông Trung Hoa (East China Sea, còn gọi là Biển Hoa Đông), ngoài tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư Đài, Trung Quốc và Nhật còn tranh chấp ranh giới của các vùng biển.

Trung Quốc đòi hỏi ranh giới thềm lục địa dựa trên địa lý đáy biển69. Nguyên tắc của yêu sách này cho Trung Quốc một ranh giới có thể ra tới rãnh Okinanwa. Mặc dù ngày 11/5/2009, Trung Quốc đã nộp báo cáo sơ khởi cho Liên Hiệp Quốc về ranh giới ngoài của thềm lục địa, tọa độ của yêu sách của Trung Quốc về thềm lục địa cũng như vùng đặc quyền kinh tế chưa được công bố.

Nhật đòi hỏi rằng vùng đặc quyền kinh tế của Nhật ra tới đường trung tuyến giữa lãnh thổ Nhật

69 Mark J. Valencia. "The East China Sea Dispute: Context, Claims, Issues, and Possible Solutions". Asian Perspective, Vol. 31, No. 1, 2007, trang 127-167.

Page 197: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

197

(cụ thể là chuỗi đảo Ryukyu/Lưu Cầu) và Trung Quốc70, không phụ thuộc vào địa lý đáy biển.

Bản đồ 16: Vùng khai thác chung Nhật - Trung trong thỏa thuận 2008 phản ảnh yêu sách của Nhật hơn yêu sách của Trung Quốc71. Ngoài ra, Trung Quốc không đạt được đề xuất khai thác chung vùng biển lân cận Shenkaku/Điếu Ngư Đài.

70 Keun-Gwan Lee. "Continental Shelf Delimitation in the East China Sea". Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson cho các học giả. Trên mạng: http://www.wilsoncenter.org/topics/docs/Keun-Gwan_Lee_1_.pdf.71 Đường yêu sách của Nhật và Trung Quốc dựa trên:

Valencia, đã dẫn.James Manicom. "China’s Claims to an Extended Continental Shelf in the East China Sea:

Meaning and Implications". The Jamestown Foundation. China Brief Volume: 9 Issue: 14/9/2009.Reiji Yoshida, Sichini Terada. "Japan, China strike deal on gas fields". Japan Times Online,

19/6/2008. Trên mạng: http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/nn20080619a1.html.

Page 198: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

198

Hai yêu sách đối kháng này gây ra một vùng chồng lấn của thềm lục địa (và có thể cả vùng đặc quyền kinh tế) mà Trung Quốc đòi hỏi và vùng đặc quyền kinh tế mà Nhật đòi hỏi.

Ngày 18/6/2008, Trung Quốc và Nhật thỏa thuận về một vùng khai thác chung72. Vùng khai thác chung này không dựa trên đường yêu sách của Trung Quốc mà nằm lân cận đường trung tuyến Nhật - Trung, tức là nằm lân cận đường yêu sách của Nhật. Có thể nói rằng vùng khai thác chung này có nhiều phản ảnh từ lập trường của Nhật hơn phản ảnh từ lập trường của Trung Quốc.

Bài học cho tranh chấp Biển Đông là mặc dù tại Biển Đông Trung Hoa, Trung Quốc đòi hỏi ranh giới thềm lục địa tới sát lãnh thổ không bị tranh chấp của Nhật, gần tương đương với việc Trung Quốc đòi hỏi ranh giới đường 9 đoạn tới sát lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines, nhưng vùng khai thác chung Nhật - Trung 2008 đã không dựa trên yêu sách của Trung Quốc. Nếu Biển Đông bị khai thác chung dựa trên yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc thì có lẽ lý do là Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines yếu thế hơn Nhật trong đàm phán với Trung Quốc.

Có một điều ngoài phạm vi của bài này nhưng đáng đề cập tới. Đó là:

72 Bộ Ngoại giao Trung Quốc. China and Japan Reach Principled Consensus on the East China Sea Issue. 18/06/2008. Trên mạng: http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/t466632.htm.

Page 199: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

199

•Tại Biển Đông Trung Hoa, Trung Quốc đòi hỏi rằng phạm vi thềm lục địa của họ được tính dựa trên địa lý đáy biển,

•Và Trung Quốc cho rằng cách tính dựa trên địa lý đáy biển được ưu tiên hơn việc Nhật đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo thuộc nhóm Ryukyu/Lưu Cầu,

•Nhưng tại Biển Đông thì Trung Quốc lại phản đối việc Việt Nam và Malaysia báo cáo với Liên Hiệp Quốc về phạm vi thềm lục địa dựa trên địa lý đáy biển,

•Và Trung Quốc cho rằng những vùng biển mà Trung Quốc gọi một cách mập mờ là “lân cận” và “liên quan” tới quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc đòi hỏi) được ưu tiên hơn phạm vi thềm lục địa dựa trên địa lý đáy biển (mà Việt Nam và Malaysia đòi hỏi).

Điều này nói lên một sự tự mâu thuẫn trong lập trường của Trung Quốc73.

Kết luận

Trên nguyên tắc, khái niệm “gác tranh chấp, cùng khai thác” nói chung là một khái niệm có thể chấp nhận được. Trên thực tế, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á không xa lạ với việc thật sự gác tranh chấp và khai thác chung một cách công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

73 Đó là chưa kể Hoàng Sa, Trường Sa không phải là của Trung Quốc, và các đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhỏ hơn các đảo Ruyky/Lưu Cầu rất nhiều.

Page 200: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

200

Tuy vậy, quan niệm của Trung Quốc đằng sau khái niệm “gác tranh chấp, cùng khai thác” có một số vấn đề cơ bản.

Để việc gác tranh chấp, cùng khai thác thật sự có tính xây dựng, có thể công bằng và bảo đảm an ninh cho các nước trong tranh chấp, cần có một số điều kiện chính:

•Việc gác tranh chấp phải là sự thật, tức là các nước trong tranh chấp phải ngưng những hành động cương hay nhu nhằm chiếm đoạt chủ quyền, hay củng cố cái mình gọi là chủ quyền.

•Vùng tranh chấp, tức là vùng khai thác chung trong văn cảnh này, phải được xác định một cách công bằng. Trung Quốc phải từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn. Trung Quốc phải công nhận rằng Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền và có thể là đối tượng của việc khai thác chung.

Cuối cùng, chúng ta cũng nên nhớ rằng gác tranh chấp, cùng khai thác chỉ là một giải pháp tạm thời. Người Anh có tục ngữ “Rào giậu tốt tạo ra láng giềng tốt”. Giải pháp cơ bản, lâu dài cho tranh chấp lãnh thổ là phân định chủ quyền một cách công bằng, phù hợp với luật quốc tế. Không những thế, phân định chủ quyền một cách công bằng tạo điều kiện tốt cho việc hợp tác, cùng khai thác, cùng phát triển. Vì vậy, các nước trong tranh chấp Biển Đông cần luôn luôn hướng tới việc phân định chủ quyền một cách công bằng.

22-1-2010

Page 201: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

201

Tranh chấp trên Biển Đông và giải pháp khai thác chung

Hoàng Việt

Khai thác chung là một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan nhằm chia sẻ tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn. Liệu các bên liên quan có thể đi tới giải pháp khai thác chung cho vùng tranh chấp trên Biển Đông?

Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc trong Khoản 3 Điều 74 và Điều 83 có quy định: “Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở Khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng...”.

Đây chính cơ sở pháp lý của luật pháp quốc tế trong việc tiến hành hợp tác khai thác chung trong khi chờ phân định.

Page 202: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

202

Khai thác chung không phải là ý tưởng mới trong giải quyết các tranh chấp biển trên thế giới. Mô hình khai thác chung trên thế giới đã được thực hiện từ lâu, điển hình là Hiệp ước Svalbard ngày 19/12/1920, theo đó các bên tranh chấp công nhận chủ quyền của Nauy đối với quần đảo Svalbard, trong khi duy trì quyền tiếp cận hiện hữu của các quốc gia khác đối với quần đảo này nhằm mục đích thực hiện việc khai thác, săn bắt và các hoạt động kinh tế khác.

Kể từ khi Hiệp ước này ra đời, trên thế giới đã có khoảng 20 điều ước quốc tế về mô hình hợp tác khai thác chung được ký kết, ví dụ như Thỏa thuận khai thác chung giữa Papua New Guinea và Australia, Nauy và Anh ở Biển Bắc, Arập Xêút và Sudan, Thái Lan và Malaysia, Australia và Indonesia, Việt Nam và Malaysia...

1. Những nguyên tắc cần lưu ý

Khai thác chung là một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, nhằm chia sẻ tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn. Cơ sở của các thỏa thuận này chính là chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của quốc gia theo quy định của luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, trong vấn đề hợp tác khai thác chung, cũng cần chú ý tới một điều quan trọng khác là: Trong luật pháp quốc tế về biên giới lãnh thổ, có một nguyên tắc là “sự liên tục và xác định đường biên giới”.

Page 203: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

203

Điều này cũng được nêu ra tại Điều 62 Công ước Vienna về Luật Điều ước Quốc tế năm 1969, khuyến cáo sự ổn định của các đường biên giới.

Trên những nguyên tắc đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “cái tạm thời của ngày hôm nay có thể trở thành vĩnh viễn sau một thời gian nào đó”. Thực tế trên thế giới thì thỏa thuận giữa Iceland và Jan Mayen tháng 10/1981, thỏa thuận giữa Bahrain và Arập Xêút tháng 2/1958 đã trở thành những thỏa thuận vĩnh viễn.

Đối với Biển Đông, cho tới nay, đã có nhiều đề nghị cho phương án hợp tác khai thác chung trên vùng biển tranh chấp này.

2. Phương án “chia sẻ tài nguyên Biển Đông”

Năm 1997, nhóm Mark J. Valencia của Đại học Hawaii (Mỹ) đã đưa ra ý tưởng cho việc chia sẻ tài nguyên trong khu vực quần đảo Trường Sa. Nhóm học giả này cho rằng các nỗ lực giải quyết tranh chấp hiện tại đã lảng tránh hai vấn đề quan trọng, đó là chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, các nỗ lực gần như không có tác dụng bao nhiêu bởi vì vẫn chưa ngăn chặn được các hoạt động đơn phương của các quốc gia liên quan.

Do đó, để khắc phục tình trạng này, nhóm Mark J. Valencia khuyến cáo nên đưa ra một cơ chế hợp tác đa phương tại khu vực tranh chấp với nguyên tắc: Các tuyên bố về chủ quyền Biển Đông đều được công nhận; giải pháp tạm thời không

Page 204: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

204

ảnh hưởng đến giải pháp cuối cùng; không có các hoạt động quân sự; tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chia sẻ theo nguyên tắc bình đẳng và công bằng.

Các bên trong tranh chấp sẽ thiết lập một thể chế quản lý tài nguyên biển trong khu vực để tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá về tiềm năng dầu khí. Qua đó, các bên sẽ xác định khu vực và phương thức hợp tác chung thông qua một cơ chế đa phương điều hành hoạt động khai thác chung và phân chia các nguồn lợi.

Thành viên bao gồm tất cả các bên tranh chấp và không có tranh chấp; cơ chế ra quyết định là đồng thuận và nguyên tắc phân bổ tài nguyên phụ thuộc vào tuyên bố đòi hỏi của các bên có tính đến yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, việc quyết định phân chia tài nguyên hay quyết định về nhượng quyền khai thác sẽ được các bên tranh chấp trực tiếp thông qua.

Nhóm Mark J. Valencia cũng đưa ra năm kịch bản cho việc chia sẻ trong khai thác tài nguyên tại Biển Đông. Cụ thể là:

(1) Toàn bộ Biển Đông sẽ được chia dựa trên đường cách đều từ các đường cơ sở của các bên, bỏ qua sự hiện diện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

(2) Phân chia Biển Đông dựa trên đường cách đều tính từ các đường cơ sở, bỏ qua sự hiện diện của Trường Sa, nhưng trao cho Hoàng Sa toàn bộ hiệu lực như là lãnh thổ của Trung Quốc;

Page 205: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

205

(3) Phân chia Biển Đông dựa trên “sự công bằng tương đối” và những mối quan ngại về địa chính trị. Trong đó, thực chất là sự phân chia dựa trên sức nặng của các tuyên bố chủ quyền, vị trí chiếm đóng các đảo và yêu sách về các thềm lục địa;

(4) Các nước tự xác định ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở (với các đường cơ sở phải được xây dựng một cách hợp lý), ở những nơi có vùng chồng lấn thì sẽ chia theo đường cách đều các ranh giới 200 hải lý đó, bỏ qua sự hiện diện của Hoàng Sa và Trường Sa;

(5) Tương tự như kịch bản (4) nhưng Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực và thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc74.

Điểm chung của tất cả các kịch bản phân chia nói trên là đều bỏ qua một phần hoặc toàn bộ sự hiện diện của hai quần đảo đang bị tranh chấp và dành nhiều lợi thế cho Trung Quốc (ví dụ kịch bản số 2 và số 5 đều coi Hoàng Sa là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc).

Theo phương thức này thì các bên tranh chấp đều phải tôn trọng và công nhận yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông và có thể khai thác chung các khu vực thềm lục địa của các nước khác. Đây có lẽ chính là điều khiến cho đề xuất này trở nên bất khả thi bởi lẽ không một quốc gia tranh chấp nào chấp nhận từ bỏ chủ quyền.

Thêm nữa, việc phân chia này cũng rất phức tạp, trên thực tế cũng chẳng khác gì việc xác định

74 Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 1997, 278, p. 143 - 146.

Page 206: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

206

chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, việc phân chia này lại phụ thuộc vào “sức nặng” hơn là tính hợp lý của các yêu sách về chủ quyền.

3. Phương án “Gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc

Bản tham luận của hai học giả Trung Quốc Cát Quốc Hưng (Ji Guoxing) và Lý Kim Minh (Li Jinming) trong Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội đã nhắc lại quan điểm truyền thống của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, đó là chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” của họ.

Chính sách “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc được ông Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tại Tokyo tháng 10 năm 1982. Đây là một phương án được Trung Quốc đưa ra với quan điểm cùng hợp tác khai thác chung khu vực Biển Đông.

Về mặt hình thức, đề nghị này của Trung Quốc dường như là hợp lý, vì nó phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế, đặc biệt là xu hướng hợp tác trên biển ở các khu vực khác trên thế giới.

Tuy nhiên, nhìn nhận phương án này có những vấn đề tồn tại như sau:

Về mặt pháp lý, cơ sở để Trung Quốc tham gia tranh chấp Biển Đông là dựa vào yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lập lờ sử dụng “đường lưỡi bò” - một yêu sách phi lý chiếm gần 80% toàn bộ Biển Đông.

Page 207: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

207

Trung Quốc hiểu rằng nếu đấu tranh trên mặt trận pháp lý, họ khó có thể giành được lợi thế trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Do đó, đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc làm cho dư luận dễ bị lầm tưởng là phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Về mặt chính trị, nếu đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” được thực hiện, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều mục tiêu có lợi cho họ, trong đó họ có thể duy trì được yêu sách lãnh thổ và vùng biển không phải của Trung Quốc. Quan trọng hơn, đây là một giải pháp chính trị khôn khéo của Trung Quốc nhằm trấn an dư luận, mở rộng ảnh hưởng và chia rẽ các nước trong khu vực.

Về thực chất, ta có thể thấy như sau:- Một mặt, Trung Quốc đề nghị khai thác chung,

nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn duy trì yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm gần 80% Biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Quan trọng hơn, phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thềm lục địa hiển nhiên thuộc chủ quyền của nước khác. Thực ra, ý tưởng khai thác chung của Trung Quốc dường như là sự tham gia của các nước khác trong việc khai thác những gì họ coi là của họ, trái ngược với hình thức khai thác chung truyền thống - đó là việc cùng đóng góp các quyền đối với tài nguyên trong các vùng tranh chấp.

Page 208: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

208

Đánh giá về các đề xuất của Trung Quốc, nhóm Mark J. Valencia nhận xét: “Một bài học khác có thể thu được từ phương pháp của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ khác, đó là họ có thể sẵn sàng đàm phán và thậm chí tham gia vào một thỏa thuận khai thác chung (song phương) khi họ không nắm được quyền kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ đang tranh chấp, ví dụ, quần đảo Trường Sa hay Điếu Ngư ở Biển Đông Trung Hoa.

Mặt khác, nếu họ nắm quyền kiểm soát chắc chắn hoàn toàn khu vực, ví dụ quần đảo Hoàng Sa, họ sẽ không muốn đàm phán, chứ đừng nói tới việc tham gia vào bất kỳ một chương trình hợp tác nào”75.

4. Phương án "hợp tác cùng phát triển" của Việt Nam

Việt Nam cũng đưa ra một sáng kiến cho việc hợp tác khai thác chung trên Biển Đông, đó là đề xuất “hợp tác cùng phát triển”76. Đề xuất này được biết tới lần đầu tiên là do ông Đỗ Mười nêu ra chính thức trong chuyến thăm Thái Lan tháng 10/1993 và sau đó chủ trương này đã và đang được Việt Nam triển khai trên thực tế.

Khác với đề xuất “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc, chủ trương “hợp tác cùng phát triển” trong các khu vực tranh chấp bao gồm không chỉ thăm dò, khai thác tài nguyên mà còn bao

75 Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 1997, 278, p. 87.76 Tuyên bố 4 điểm trong chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Page 209: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

209

gồm các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn an toàn và an ninh hàng hải, chống cướp biển... và các lĩnh vực khác phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.

Hợp tác cùng phát triển trong khu vực Biển Đông nhằm mục đích đảm bảo và phục vụ lợi ích của các bên liên quan, biến Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Các bên tranh chấp phải tuân thủ các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

Về phạm vi thực hiện, việc hợp tác cùng phát triển được thực hiện ở những vùng có tranh chấp thực sự. Khu vực có tranh chấp thực sự là khu vực chồng lấn bởi những đòi hỏi chủ quyền của các bên liên quan có căn cứ pháp lý và lịch sử vững chắc, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 và được các bên thừa nhận là vùng có tranh chấp.

Theo đó, trên Biển Đông, các vùng đang có tranh chấp cơ bản là khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển.

Ngoài ra còn có thể kể đến các vùng thềm lục địa ở phía nam và tây nam Việt Nam, cũng được

Page 210: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

210

coi là vùng chồng lấn được các bên thừa nhận những đòi hỏi chủ quyền của nhau, giữa Việt Nam với Malaysia; giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia; hay tại vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia.

Tại các vùng biển này, thực tế cho thấy, việc triển khai hợp tác cùng phát triển được tiến hành khá thuận lợi do đã đáp ứng được các tiêu chí về việc xác định vùng thực sự có tranh chấp.

Như vậy, mọi hoạt động của bất cứ bên nào tại các vùng biển của một quốc gia mà không có sự chấp thuận của quốc gia đó sẽ bị coi là hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Do đó, những hành vi như vậy không thể được coi là tinh thần hợp tác và cần bị loại trừ nhằm tránh gây những căng thẳng trong khu vực.

Ví dụ như hành động Trung Quốc và Philippines cùng nhau ký kết một thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại một khu vực có tranh chấp nhiều bên, trong đó có Việt Nam, mà không có sự đồng thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Sau khi Việt Nam kiên quyết phản đối, Trung Quốc và Philippines đã phải hủy bỏ thỏa thuận hai bên đó và ký kết một thỏa thuận ba bên về thăm dò địa chấn tại khu vực này.

Page 211: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

211

5. Những điều kiện để khai thác chung thành công

Cho đến nay, một số cuộc thương lượng nhằm đi đến thỏa thuận về việc phát triển tài nguyên tại một số vùng tranh chấp khác nhau trên thế giới đã mang lại kết quả và được coi như là những khuôn mẫu cho việc quản lý phát triển tài nguyên trong Biển Đông.

Cũng giống như tranh chấp Biển Đông, mỗi thỏa thuận đều nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền tài phán, những tính toán về địa chiến lược và quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Qua các thỏa thuận này, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều về những cách thức và biện pháp mà những thỏa thuận này đã xử lý đối với vấn đề chủ quyền, cũng như vấn đề phạm vi và chiều hướng của các quyền, những nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.

Đối với tranh chấp Biển Đông, cũng đã có nhiều ý tưởng, đề xuất về những giải pháp tạm thời cụ thể: từ mức độ xây dựng lòng tin, đến quản lý cùng khai thác tài nguyên chung tại khu vực này.

Trong khu vực Biển Đông, nhiều mô hình hợp tác chung rất thành công, nhưng cũng không ít mô hình sẽ mãi mãi không thể trở thành hiện thực. Qua phân tích về những trường hợp hợp tác nói trên, những mô hình hợp tác thành công phải thỏa mãn được các điều kiện sau:

Page 212: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

212

- Đáp ứng được nhu cầu và lợi ích chung của các bên;

- Việc khai thác chung được thực hiện trong một khu vực chồng lấn được xác định rõ ràng, tạo bởi các tuyên bố chủ quyền của các bên phù hợp với luật pháp quốc tế - đây là tiêu chí quan trọng nhất trong bất kỳ thỏa thuận khai thác chung nào.

- Cơ chế, phương thức hợp tác khai thác chung trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tranh chấp Biển Đông là một trong những tranh chấp phức tạp nhất thế giới, vì thế không có một mô hình nào hay phương thức hợp tác chung duy nhất nào có thể áp dụng thành công ở Biển Đông. Trong đó, điều quan trọng là hợp tác khai thác chung phải đảm bảo phân chia lợi ích của các bên một cách bình đẳng.

- Việc hợp tác khai thác chung không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán cũng như yêu sách chủ quyền của mỗi bên. Cơ sở để các bên có thể đạt được một thỏa thuận về hợp tác cùng phát triển là việc hợp tác này không phương hại đến lập trường, quá trình đàm phán cũng như giải pháp cuối cùng là phân định vùng biển chồng lấn giữa các bên.

Có thể nói, xét bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông hiện nay về mặt chính trị, các nước trong khu vực chưa có được lòng tin ở mức độ nhất định để có thể gác tranh chấp sang một bên và tiến hành hợp tác khai thác chung trong toàn bộ Biển Đông.

- Việc hợp tác cùng khai thác chung tại khu vực Biển Đông tranh chấp chỉ có thể được thực hiện

Page 213: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

213

thành công và thực sự góp phần biến Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng khi các bên thể hiện thiện chí và quyết tâm trong việc hợp tác, qua đó xây dựng lòng tin, đẩy lùi nguy cơ xung đột, phục vụ lợi ích của mình cũng như lợi ích chung của khu vực.

Trong tranh chấp Biển Đông, mối quan tâm, lợi ích của các bên trong tranh chấp đôi khi không đồng nhất, do đó bất kỳ một đề xuất hợp tác nào chỉ tập trung vào một đối tượng duy nhất và áp dụng chung cho tất cả các bên tranh chấp Biển Đông đều khó thành công. Ví dụ như lập trường chính trị của Trung Quốc đề nghị gác lại vấn đề chủ quyền, khai thác chung tài nguyên của các quần đảo này không được các bên tranh chấp chấp nhận vì Trung Quốc vẫn luôn đưa ra yêu sách của bên mạnh nhất.

6. Vài lời kết

Cho đến nay, phương án hợp tác đa phương trong khu vực Biển Đông vẫn luôn là một giải pháp được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tán thành, mặc dù nó mới chỉ là một phương án tạm thời.

Tuy nhiên, chỉ có Việt Nam và Philippines là những nước tranh chấp sẵn sàng ủng hộ cho giải pháp này mà thôi. Trung Quốc một mặt có những phát biểu xoa dịu tình hình, nhưng mặt khác lại luôn sử dụng sức mạnh của mình trong việc giải quyết những bất đồng.

Page 214: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

214

Là một cường quốc, với nhu cầu rất lớn về năng lượng, Trung Quốc luôn có tham vọng khống chế Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình. Có lẽ hơn ai hết, để chống lại chính sách “nước lớn” của Trung Quốc, các nước ASEAN phải cùng có lập trường chung với nhau thì mới thoát ra khỏi tình trạng đang diễn ra theo hướng có lợi cho Trung Quốc như bây giờ.

Trong bối cảnh như vậy, đề xuất “hợp tác cùng phát triển”, với nội dung hợp tác đa dạng, có lẽ đáp ứng được lợi ích và mối quan tâm của các bên là giải pháp thích hợp hơn cả. Trên thực tế, tại một số khu vực tranh chấp trên thế giới, ví dụ giữa Nhật Bản với Trung Quốc, giữa Nhật Bản và Nga, bên cạnh việc hợp tác khai thác chung dầu khí, các bên còn thỏa thuận thành lập các vùng đánh cá chung để đáp ứng lợi ích truyền thống của nhân dân các bên liên quan.

17-12-2009

Page 215: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

215

Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền

Dương Danh Huy

Ngày 16/6/2009 và 17/6/2009, Trung Quốc bắt giữ ba tàu cá Việt Nam gần đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó, Trung Quốc thả 25 ngư dân và một tàu cá về nước, đòi hỏi rằng phải nộp tiền “phạt” 70.000 nhân dân tệ, tương đương với khoảng 10.000 USD, cho mỗi tàu thì họ mới thả 12 người họ còn giam, bao gồm tất cả ba thuyền trưởng, và hai tàu cá đã bị hư hại vì bị tàu tuần tra nghề cá của Trung Quốc kéo quá nhanh.

Ngày 18/7/2009, báo chí Việt Nam đưa tin rằng Trung Quốc giảm tiền chuộc xuống còn 50.000 nhân dân tệ, tương đương với khoảng 7.500 USD, cho mỗi tàu.

Page 216: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

216

Bản đồ 17: Địa điểm các tàu cá Việt Nam bị bắt. Hình đa giác là đường cơ sở thẳng Trung Quốc tuyên bố chung quanh Hoàng Sa. Đường kẻ là trung tuyến không tính Hoàng Sa.

Dù Trung Quốc giảm tiền chuộc như thế, và dù cho giả sử họ có giảm thêm nữa, thì Việt Nam cũng phải kiên quyết không nộp tiền chuộc. Lý do là nếu Việt Nam nộp tiền chuộc, mà Trung Quốc cho đó là tiền phạt, thì Trung Quốc sẽ dùng việc đó để nói là Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. Điều đó sẽ vô cùng thiệt hại cho cơ sở pháp lý của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Page 217: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

217

Bản đồ 18: Bản đồ chi tiết của vùng Hoàng Sa.

Ứng xử kiên quyết sẽ không làm giảm khó khăn cho 12 ngư dân Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc bắt làm con tin và cho gia đình của họ, bởi khó khăn đó là do Trung Quốc cố tình gây ra với mục đích giành chủ quyền pháp lý đối với Hoàng Sa. Nhưng nếu chúng ta làm theo điều Trung Quốc đòi hỏi thì Trung Quốc đã đạt được mục đích của họ bằng cách cố tình gây khó khăn.

Nếu một nước nào bắt giam người Việt Nam, đòi hỏi rằng Việt Nam nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ thì họ thả, thì chúng ta có nhượng bộ không? Dĩ nhiên là không thể. Trường hợp Trung Quốc đòi tiền “phạt” cũng y như vậy, vì cái mà Trung Quốc thật sự đòi không phải là tiền phạt, cũng không phải là tiền chuộc, mà là chủ quyền pháp lý đối với Hoàng Sa.

Nếu ở địa vị Việt Nam, có nước nào trên thế giới sẽ nộp tiền “phạt” không? Chắc chắn là không.

Page 218: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

218

Trên thực tế, có nhiều trường hợp công dân các nước Âu Mỹ bị các nhóm khủng bố khác nhau bắt và đòi hỏi nhượng bộ chính trị. Các nước này không bao giờ nhượng bộ, cho dù nạn nhân có thể bị các nhóm khủng bố sát hại hay bị bắt làm con tin nhiều năm, ví dụ như hai con tin người Anh, John MacCarthy, bị giam 5 năm, và Terry Waite, bị giam 4 năm.

Nếu ngư dân Việt Nam bị hải tặc Somalia bắt làm con tin thì còn có thể nộp tiền chuộc. Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt thì không thể đơn giản nộp tiền chuộc, vì nếu nộp thì cái mà chúng ta nộp có thể sẽ là chủ quyền lãnh thổ.

Nếu có dàn xếp nào mà theo đó phía Việt Nam phải trả tiền, dù chỉ là một xu, thì việc trả tiền phải đi đôi với tuyên bố ở cấp nhà nước rằng Việt Nam không công nhận là Trung Quốc có thẩm quyền hay chủ quyền đối với Hoàng Sa, rằng việc trả tiền đó là do các cá nhân làm vì sự sử dụng bạo lực và giam giữ bất hợp pháp của Trung Quốc. Dù vậy đi nữa, nộp tiền chuộc sẽ là tiền lệ góp phần cho việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam sau này.

Trung Quốc không thể giam giữ 12 ngư dân Việt Nam mãi. Trung Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tính mạng và sức khỏe của những người mà họ đang giữ làm con tin. Trung Quốc không phải là một tổ chức khủng bố để có thể giết con tin hay để cho họ chết trong ngục tù của nước này.

Việc Việt Nam kiên quyết không nộp tiền chuộc là một động thái cụ thể để khẳng định chủ quyền.

Page 219: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

219

Trung Quốc càng giam giữ ngư dân Việt Nam lâu, và Việt Nam vẫn không nộp tiền chuộc, thì động thái cụ thể của Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền càng kéo dài, càng có lợi cho Việt Nam.

Nếu Việt Nam nộp tiền chuộc thì sẽ tự dập tắt động thái cụ thể của mình nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa. Quan trọng hơn, nếu Việt Nam nộp tiền chuộc thì việc đó sẽ góp phần dập tắt chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Vì vậy, Việt Nam không nên nộp tiền chuộc.Bên cạnh lý lẽ trên, chúng ta cũng phải nhìn vấn

đề ở mức con người.Trong thời gian mà 12 ngư dân và hai tàu cá Việt

Nam còn bị Trung Quốc bắt làm con tin, Chính phủ cần tài trợ để góp phần đền bù cho những thiệt hại về thu nhập mà những gia đình liên quan phải gánh chịu. Vì xét trong điều kiện cụ thể này chính họ là những người lính đang bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Việc tài trợ cho những gia đình liên quan sẽ giảm bớt phần nào khuynh hướng họ tự nộp tiền chuộc - nếu họ tự nộp tiền chuộc thì Trung Quốc có thể lợi dụng để củng cố cơ sở pháp lý về Hoàng Sa.

Hơn nữa, tài trợ cho những gia đình liên quan cũng sẽ ít tốn kém cho đất nước hơn nộp tiền chuộc, không những trên phương diện chủ quyền lãnh thổ mà còn trên cả phương diện tài chính.

Tất nhiên, Việt Nam phải không ngừng đấu tranh ngoại giao cho 12 ngư dân này.

21-7-2009

Page 220: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

220

Page 221: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

221

Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa: cần một nỗ lực tổng hợp

Phạm Đoan Trang

Những bằng chứng trong sử cũ: hoàn toàn vững chắc

Căn cứ trên sử liệu, đặc biệt là cổ sử (tức những ghi chép từ khi Việt Nam độc lập - năm 1945 - trở về trước), thì Hoàng Sa - Trường Sa chắc chắn thuộc về Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân - người đã tìm đọc khá nhiều cổ sử Trung Quốc cũng như phần nửa trong số các tài liệu của Trung Quốc từ giữa thập kỷ 1950 đến nay - khẳng định: “Sử liệu của Việt Nam chắc chắn và liên tục hơn sử liệu Trung Quốc, mặc dù xuất hiện trễ hơn. Các học giả Trung Quốc cho rằng từ thời Đông Hán, Trung Quốc đã có những biên chép về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Tuy nhiên, sử liệu của họ về vấn đề này không rõ ràng và thuyết phục như của Việt Nam”.

Page 222: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

222

Ông Quân nói rõ hơn rằng từ đời Hán đến cuối đời Thanh, Trung Hoa có khoảng 120 tựa sách có đề cập đến Hoàng Sa - Trường Sa. Nhưng nói chung, những tư liệu cổ sử này là biên chép dạng “du ký” của các nhà hàng hải theo kiểu “trông thấy thì ghi lại”, chứ không phải chính sử và không nhằm mục đích xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Trong khi đó, mặc dù sử liệu ở Việt Nam muộn hơn nhưng hầu hết các biên chép đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục...

Từng nghiên cứu sâu về Hoàng Sa - Trường Sa từ trước năm 1975, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cũng cho rằng, căn cứ trên cổ sử, “chỉ Việt Nam mới có cơ sở vững chắc để khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của mình”. Chính vì thế mà, khi tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa với Trung Quốc, vào hai năm 1932 và 1947, chính quyền thực dân Pháp đã đề nghị đưa vấn đề ra một trọng tài quốc tế để phân xử mà Trung Quốc đều từ chối.

Ông Nguyễn Nhã khẳng định trong một tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, tháng 12 năm 2008: “Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục từ đầu thời chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn... Việt Nam còn có cả châu bản, hội điển chép những hành động của nhà nước chiếm hữu, thực thi chủ quyền như vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng

Page 223: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

223

bia, xây miếu thờ, trồng cây, đào giếng... của thủy quân triều Nguyễn”.

Sau năm 1945: vẫn đủ cơ sở

So với cổ sử thì sử liệu của nước ta trong thời kỳ cận và hiện đại có một ít sơ hở bị Trung Quốc lợi dụng, chủ yếu do hoàn cảnh chiến tranh khiến sự quan tâm và việc xác lập, duy trì chủ quyền trên Hoàng Sa - Trường Sa gặp khó khăn.

Lý lẽ mà phía Trung Quốc thường đưa ra để xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa là một công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958 “tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, như những phân tích của một số nhà luật học của Việt Nam, chẳng hạn Tiến sĩ luật Đại học Sorbonne Từ Đặng Minh Thu, hay ông Lưu Văn Lợi - nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới - thì công hàm này không có giá trị pháp lý vì nhiều lý do, trong đó có lý do hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thời gian đó thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn cũ (Việt Nam Cộng hòa) chứ không thuộc miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Ngoài ra, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc không hề có ý định nói đến chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Tóm lại, căn cứ sử liệu và những công trình nghiên cứu cá nhân của các học giả, chúng ta hoàn

Page 224: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

224

toàn có thể khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.

Hiện nay: kém quy mô

Điều đáng nói là trong khi sử liệu của Trung Quốc yếu lý hơn sử liệu Việt Nam, thì sự chuẩn bị của họ cho việc xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa lại rất quy mô, bài bản và đã bắt đầu từ lâu. Ngay từ sau khi thống nhất và ổn định đất nước (năm 1949), chính quyền Trung Quốc đã huy động các học giả tiến hành các nghiên cứu mới và hệ thống hóa sử liệu cũ với mục đích chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

Các công trình nghiên cứu của giới học giả Việt Nam vừa ít, không được phổ biến sâu rộng ngay cả trong nước, vừa là những nỗ lực cá nhân rời rạc. Có thể kể ra một vài tác phẩm gần đây như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tác giả Lưu Văn Lợi, năm 1995), hay cuốn Hoàng Sa, Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế (Nguyễn Q. Thắng, 2008). Trước đó, vào các năm 1974 và 1975 cũng có một số nghiên cứu độc lập của các học giả Việt kiều như của các ông Võ Long Tê, Trần Minh Tiết.

Trong khi nhiều công trình của phía Việt Nam được Trung Quốc tổ chức dịch để giới học giả tham khảo và phản biện (Tập san Sử Địa, chuyên đề về Hoàng Sa - Trường Sa, ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung), thì không một tác phẩm nào của phía Trung Quốc được dịch sang tiếng Việt.

Page 225: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

225

Dường như các nhà nghiên cứu Việt Nam đang phải làm việc trong tình trạng cô độc, lẻ loi, thiếu hẳn sự hỗ trợ từ một cơ quan phối hợp chung, cũng như thiếu sự trao đổi, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này nguy hiểm, bởi không có gì đảm bảo giữa các công trình nghiên cứu sẽ không chứa đựng những mâu thuẫn, sơ hở, gây bất lợi cho chúng ta.

Một trong số rất hiếm nhà nghiên cứu đã đọc tài liệu của phía Trung Quốc (tự tìm đọc), ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: “Do dựa vào nguồn sử liệu không chắc chắn, các học giả Trung Quốc dễ bị mâu thuẫn, kiểu như người nói không thật lúc trước thì lúc sau dễ quên mất điều mình nói”.

Ông Quân cũng dẫn ra một vài ví dụ cho thấy tư liệu của phía Trung Quốc đã “hớ” như thế nào khi nói về Hoàng Sa - Trường Sa. Chẳng hạn, Từ điển Anh - Hán năm 1968 của Khải Minh thư cục, Trung Quốc, định nghĩa Hoàng Sa: “Paracel Islands, Group of islands and reefs in South China Sea, Annam, Federation of Indochina”, nghĩa là “Hoàng Sa là một nhóm đảo và dải san hô ở Nam Hải Trung Hoa, An Nam, Liên bang Đông Dương”.

“Còn Việt Nam” - ông Quân nói - “với sử liệu đầy đủ căn cứ, chúng ta không được để có sơ hở, mâu thuẫn nào. Nhưng, cần phải hệ thống hóa lại sử liệu cho thật chặt chẽ, thống nhất, và có một cơ quan phối hợp chung để đảm bảo các công trình nghiên cứu đã (hoặc sẽ) công bố không có những lý luận đối nghịch nhau”.

Page 226: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

226

Trong ngoại giao

Hiện tại, trong dư luận quốc tế, chưa quốc gia nào có tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam hay Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa.

Có một sự thực là, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải là chuyện thường xảy ra trong quan hệ quốc tế. Nhưng với việc nhân loại ngày càng văn minh hơn, chủ nghĩa vô chính phủ đã suy giảm, và việc tấn công quân sự ít khả năng xảy ra.

Như trên đã nói, mặc dù có ý thức xây dựng tư liệu và diễn giải lịch sử theo hướng chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa của mình, Trung Quốc vẫn không tránh khỏi mắc phải nhiều sơ suất. Ngoài ra, việc sử dụng vũ lực để chiếm hữu là trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc (ra đời từ năm 1945). Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã nhấn mạnh: “Bất cứ giải pháp nào chỉ dựa vào sức mạnh quân sự cũng không có giá trị pháp lý”.

Tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu cũng từng viết trong một tham luận năm 1998: “Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa ra trước Tòa án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý”.

Việc đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế không đơn giản, vì nó đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai bên. (Tòa

Page 227: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

227

không chấp nhận một nước đơn phương kiện một nước khác). Dù vậy, ngay cả khi không làm được điều đó, chúng ta vẫn có thể thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm tuyên truyền, vận động thế giới công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa.

Tất cả đều phải tham gia

Nhìn vào những gì phía Trung Quốc đã và đang làm, có thể thấy việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đòi hỏi không chỉ những nỗ lực ngoại giao hay các nghiên cứu trên giấy, mà cần sự phối hợp đồng bộ các lĩnh vực. Phải có sự tham gia của các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu (lịch sử, địa lý, thậm chí sinh học, khí tượng học), giới luật gia, truyền thông báo chí... Tóm lại, chúng ta cần một chương trình hành động bền bỉ trong cả nước, dưới sự điều hành và điều phối thống nhất của Nhà nước.

Cuối cùng, cũng vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là chuyện không hiếm gặp trong quan hệ quốc tế, nên chính phủ nào cũng cần trang bị cho nhân dân thông tin và kiến thức cơ bản về lãnh thổ, lãnh hải của nước mình, để người dân có ý thức bảo vệ Tổ quốc. Điều này sẽ tạo nên một “mặt trận” nữa bên cạnh các “mặt trận” ngoại giao hay nghiên cứu.

Hoàng Sa - Trường Sa đã là của Việt Nam từ trong lịch sử, và mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ sự thật lịch sử đó.

7-12-2009

Page 228: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

228

Page 229: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

229

Thư ngỏ gửi nhân dân và chính phủ các nước Philippines,

Malaysia, Brunei, Indonesia77

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Biển Đông tiếp giáp với Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc. Biển Đông rất quan trọng cho kinh tế, giao thông vận tải và an ninh của các nước này.

Đối với quốc tế, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới; nó đóng vai trò sống còn cho thịnh vượng kinh tế của Đông Nam Á, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan và tất cả các quốc gia giao thương quan trọng.

Do vậy, tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm của tất cả chúng ta. Trong những nước tranh chấp thì Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với tất cả các nước còn lại. Trước hết, trong khi hầu hết các đòi hỏi trái ngược nhau chỉ liên quan đến chủ quyền đối với các đảo nhỏ, đá và bãi ngầm

77 Bài đăng trên trang 3, Thời báo Manila, số ra ngày 17/11/2008.

Page 230: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

230

thì Trung Quốc là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Thứ hai, quân đội của Trung Quốc lớn nhất và cũng là quân đội phát triển nhanh nhất trong vùng. Thứ ba, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong những nước tranh chấp có truyền thống sử dụng vũ lực để chiếm các đảo của các nước khác đang trong tình trạng tranh chấp.

Tuyên bố của Trung Quốc trong Biển Đông có thể so sánh với việc một người tuyên bố rằng anh ta là người duy nhất sở hữu toàn bộ ôxy trong không khí. Không những tuyên bố này không có cơ sở pháp lý và bất công, mà nếu nó trở thành sự thực thì Đông Nam Á có thể bị Trung Quốc thống lĩnh và các quốc gia khác cần đi qua Biển Đông sẽ bị ngăn chặn trong những lúc có xung đột.

Do vậy việc làm sao để Biển Đông không trở thành lãnh thổ hay cái hồ của Trung Quốc là điều quan trọng mang tính sống còn. Các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam, ASEAN, Trung Quốc và tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều có quyền trên vùng biển quốc tế này theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam, ASEAN và các quốc gia liên quan khác phải cùng nhau hành động để bảo vệ những quyền này, chống lại tham vọng phi lý của Trung Quốc.

Chúng tôi kiến nghị nhân dân và chính phủ các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia

Page 231: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

231

và Việt Nam hãy gác lại các bất đồng để cùng nhau hành động, hướng tới một giải pháp cho Biển Đông dựa theo các nguyên tắc của UNCLOS như chúng tôi đề nghị dưới đây. Chúng tôi cũng xin kiến nghị tất cả các quốc gia liên quan khác tích cực ủng hộ một giải pháp như vậy.

1. Các đối tượng trên Biển Đông như các đảo, đá ngầm và bãi đá nổi không nhô lên một cách tự nhiên khỏi mực thủy triều cao không được dùng làm cơ sở để tính vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

2. Các đối tượng đang có tranh chấp nhô lên một cách tự nhiên khỏi mực thủy triều cao chỉ được dùng để tính vùng lãnh hải 12 hải lý, không được dùng để tính vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa phía ngoài 12 hải lý. Quốc gia cuối cùng được coi là có chủ quyền đối với một đối tượng hiện đang bị tranh chấp cũng sẽ có chủ quyền trên vùng lãnh hải xung quanh đối tượng đó nhưng sẽ không được dùng nó để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa phía ngoài 12 hải lý.

3. Khu vực Biển Đông ngoài các vùng lãnh hải của các đối tượng có tranh chấp sẽ được quy định là các vùng lãnh hải (theo Phần II UNCLOS), vùng đặc quyền kinh tế (theo Phần V UNCLOS) và thềm lục địa (theo Phần VI UNCLOS) thuộc về Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam.

Page 232: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

232

4. Các đường cơ sở được sử dụng cho việc phân chia nói trên sẽ tuân theo UNCLOS (Điều 5, 6, 7 và, chỉ trong trường hợp của Philippines và Indonesia, theo Điều 47).

5. Tại các nơi có tranh chấp do sự chồng lấn của các vùng biển thì các tranh chấp sẽ được giải quyết công bằng và tuân theo luật quốc tế.

6. Quyền của các quốc gia khác được UNCLOS ghi nhận sẽ được bảo đảm.

Các đối tượng đang bị tranh chấp, bao gồm quần đảo Trường Sa (Spratlys), quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Scarborough Shoal không được dùng để tính các vùng đặc quyền kinh tế hay là thềm lục địa. Do đó, việc phân chia các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không phụ thuộc vào vấn đề chủ quyền trên các đối tượng có tranh chấp. Sự phân chia này có thể thực hiện cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền của các đối tượng nói trên vẫn chưa giải quyết được. Việc phân chia này đảm bảo quyền và an ninh của các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và tất cả các quốc gia khác.

Nếu Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam tiếp tục theo đuổi các tuyên bố của từng quốc gia mà không hỗ trợ lẫn nhau hoặc không có sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế thì cuối cùng Biển Đông sẽ trở thành lãnh thổ Trung Quốc, hay chí ít cũng trở thành cái hồ của nước này. Cơ hội tốt nhất để các quốc gia có thể ngăn

Page 233: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

233

chặn được nguy cơ nói trên là bằng cách có chung tiếng nói trên trường quốc tế, cùng hành động với nhau trên cơ sở công bằng cho tất cả các nước tuân theo UNCLOS, cùng hỗ trợ lẫn nhau và cùng tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

28-11-2009

Page 234: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

234

Page 235: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

235

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐT: (84-4) 3945 4661 - Fax: (84-4) 3945 4660P. Phát hành: (84-4) 3944 7279 - P. Biên tập: (84-4) 3944 7278

P. Truyền thông: (84-4) 3944 7280 Email: [email protected]: www.nxbtrithuc.com.vnwww.muasachnxbtrithuc.com.vn

NHIỀU TÁC GIẢ

VIỆT NAM VÀ TRANH CHẤPBIỂN ĐÔNG

Chịu trách nhiệm xuất bản:CHU HẢO

Biên tập: TRƯƠNG ĐỨC HÙNG PHẠM ĐOAN TRANG TRỊNH HỮU LONGBìa: PHẠM NGỌC VINHTrình bày: LỀU THU THỦY

In 2.000 bản, khổ 12x20,5cmTại Công ty CP in và Du lịch Đại Nam.

Giấy đăng ký kế hoạch xuất bản số: 379-2012/CXB/01-07/TrT.

Quyết định xuất bản số 15/QĐ – NXB TrT, ngày 28/05/2011.

In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2012.

Page 236: Vietnam Va Tranh Chap Bien Dong

236