Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

9
Nhóm 3: Phạm Thị Vân Anh 0855010013 Phạm Minh Hà 0855010049 Hoàng Trần Thùy Dương 0855010247 Bùi Thanh Tâm 0855050139 Lê Nguyễn Thanh Vân 0855040255 Lê Nguyễn Anh Vũ 0855010238 CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH I. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Ví dụ 1: Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương Sản phẩm trà chanh Nestea có không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau!

Transcript of Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

Page 1: Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

Nhóm 3: Phạm Thị Vân Anh 0855010013

Phạm Minh Hà 0855010049

Hoàng Trần Thùy Dương 0855010247

Bùi Thanh Tâm 0855050139

Lê Nguyễn Thanh Vân 0855040255

Lê Nguyễn Anh Vũ 0855010238

CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

I. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn:

Ví dụ 1: Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương

Sản phẩm trà chanh Nestea có không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị

nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương.

Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội

thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi

cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn

giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách

trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh

này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả

Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau!

Ví dụ 2: Công ty Vincom và Công ty Vincon

Ngày 23/11/2010, Công ty CP Vincom đã chính thức gửi đơn lên TAND TP Hà Nội để

khởi kiện Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.

Theo Vincom, nguyên nhân khiến doanh nghiệp này phải khởi kiện Vincon là do tên

thương mại/tên doanh nghiệp của Vincon tương tự với tên thương mại/tên doanh nghiệp

của Vincom đã được đăng ký trước và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực “bất động sản”.

Việc đặt tên nhãn hiệu và tên thương mại Vincon đã gây ra sự nhầm lẫn nhãn hiệu và tên thương

mại của Vincom đối với công chúng; từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới uy

tín thương hiệu, hình ảnh và uy tín của Vincom.

Page 2: Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

Trong Thông báo 02/TP – ĐKKD2 ra ngày 21/1/2011, đã nêu rõ “Căn cứ Khoản 4 và 5,

Điều 17 Nghị định 43/20101/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh,

Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và Bất động sản

VINCON làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo”.

Quyết định trên của Sở KH & ĐT Hà Nội căn cứ vào kết luận giám định số NH228-

10YC/KLGĐ của Viện Khoa học SHTT (Cục SHTT) và Quyết định số 69/QĐ-Ttra của Chánh

Thanh tra Bộ KH&CN về việc xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Công ty CP

Tài chính và Bất động sản Vincon.

Theo quyết định số 69/QĐ-TTra, phạt tiền 14 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền

đối với nhãn hiệu Vincom. Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon buộc phải loại bỏ yếu

tố vi phạm “Vincon’ trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện

quảng cáo và trên tên Công ty, tên chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.

Kết luận của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ cũng cho thấy, Công ty CP

Tài chính và Bất động sản Vincon đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương

mại.

II. Xâm phạm bí mật kinh doanh: Vụ đánh cắp bí mật kinh doanh của Cty Coca - Cola

Nhân viên của Cty Coca - Cola đã xâm nhập các dữ liệu và đánh cắp công thức chế tạo

một sản phẩm mới của Coca - Cola. Sau đó, đề nghị bán thông tin cho PepsiCo - đối thủ cạnh

tranh hàng đầu của Coca - Cola. Một nhân viên bí mật của FBI được giao đặc vụ hẹn gặp với

nhân viên này tại sân bay quốc tế Hartsfield - Jackson tại Atlanta. Trong cuộc gặp này, anh ta đã

đưa ra một phong bì có chứa tài liệu và một chai thủy tinh đựng mẫu dung dịch lỏng. Nhân viên

điều tra FBI cho biết sẽ trả trước 30.000 USD và hứa trả nốt 45.000 USD còn lại sau. Tiếp đó,

FBI bí mật giao cho một nhân viên khác giả vờ ngỏ ý muốn mua nốt số bí quyết còn lại với giá

1,5 triệu USD từ người đã giao tài liệu và mẫu dung dịch. Cùng ngày, FBI phát hiện một tài

khoản ngân hàng đã được mở dưới tên là Duhaney và Dimson. Ngay sau đó, anh ta bị bắt và bị

đưa ra hầu tòa tại Atlanta, Georgia.

III.Ép buộc trong kinh doanh:

Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (ACCC) đã tiến hành tố tụng tại tòa án Liên

bang, Melbourne cáo buộc 2 công ty Bill Express – BXP (trong việc thanh lý lại tài sản) và Công

Page 3: Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

ty TNHH Kinh doanh công nghệ quốc tế Pty – TBI (trong việc thanh lý lại tài sản) đã vi phạm

Luật thực hành thương mại 1974 về các vụ việc liên quan tới những thất bại của Bill Express

trong phân phối thiết bị điện tử, chương trình khuyến mãi, bán hàng và mạng lưới thanh toán.

ACCC cáo buộc BXP và TBI đã vi phạm vào mục 47 của Đạo luật Thương mại về việc

ép buộc kinh doanh đối với bên thứ 3. BXP cung cấp các sản phẩm điện tử và dịch vụ theo thỏa

thuận mua hàng với BXP kèm theo điều kiện về dịch vụ do TBI cung cấp như thuê các thiết bị để

giao hàng và dịch vụ. ACCC ước tính từ năm 2003 đến nay có khoảng 3500 đến 4500 công ty đã

ký hợp đồng thuê thiết bị từ TBI do phải thựuc hiện theo thỏa thuận giữa BXP và TBI và hiện

còn khoảng 2800 hợp đồng đang còn hiệu lực. Hồ sơ tố tụng đã được nộp lên toàn án Liên bang

và sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 17/12/2008 tại Melbourne.

IV. Gièm pha doanh nghiệp khác: Vụ việc của Ngân hàng Cổ phần thương mại Á Châu

Ngân hàng Cổ phần thương mại Á Châu (viết tắt là ACB) trong năm 2003, đầu tháng

10/2003, có tin đồn Ông Nguyễn Văn Thiệt - Giám đốc ACB bỏ trốn, sau đó chuyển thành ông

giám đốc ACB đã bị bắt. Nhiều khách hàng của ACB đã đến các điểm giao dịch của ngân hàng

này để rút tiền gửi. Để chế ngự tin đồn thất thiệt, ACB phối hợp cùng với Ngân hàng Nhà nước

giải quyết mọi yêu cầu rút tiền của khách hàng và trấn an dư luận.

Theo Báo cáo của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh Trần Ngọc

Minh ngày 14/10/2003, hành vi tung tin đồn nhảm nói trên đã xâm hại nghiêm trọng đến uy tín

của ACB, gây tâm lý hoang mang cho rất nhiều khách hàng và làm ảnh hưởng đến cả hệ thống

ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh158. Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã

ra thông báo khẳng định thông tin về vụ việc của Ngân hàng ACB là tin đồn thất thiệt có tính

chất phá hoại an ninh tiền tệ và an ninh kinh tế, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh.

V. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác:

Công ty C.O.C hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên về cung cấp dịch vụ

lưu trữ dữ liệu, dịch vụ máy chủ và website. Công ty này phản ánh rằng trong ba tháng liên tục,

máy chủ của họ liên tục bị tấn công dưới dạng tấn công từ chối dịch vụ, nghĩa là việc tấn công

này khiến cho một số trang web mà công ty C.O.C phục vụ bị nghẽn mạng, quá tải và người

muốn xem không thể truy cập vào các trang này.

Page 4: Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

Việc tấn công khiến công ty này gần như bị tê liệt toàn bộ hoạt động, tổn thất nghiêm

trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, uy tín dịch vụ của công ty. Mỗi khi công

ty tìm biện pháp kỹ thuật để chống đỡ thì đợt tấn công có phần dịu lại rồi tạm ngưng. Thế nhưng

chỉ vài tiếng đồng hồ sau lại bắt đầu đợt tấn công mới.

Trong thời gian bị tấn công, công ty C.O.C đã liên hệ với nhà cung cấp đường truyền

Internet và xác định được nguồn gốc tấn công xuất phát từ đường truyền của một “đối thủ” cạnh

tranh là công ty P.B. Tuy nhiên, sau đó việc tấn công vẫn tiếp diễn bằng một đường truyền khác.

Công ty C.O.C buộc phải nhờ đến cơ quan điều tra.

Sau đó, C15 có công văn kết luận về việc trên. Trong đó C15 khẳng định qua xác minh

điều tra vụ việc, phát hiện công ty B. là chủ thuê bao của các IP đã tấn công công ty C.O.C.

Ngoài ra, giám đốc công ty B. cũng đã thừa nhận có hành vi tấn công, xuất phát từ các IP mà

công ty này quản lý. Do đó, B. chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi tấn công này.

VI. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Trường hợp liên quan đến công ty sản

xuất nệm mút Kymdan

Ngày 17/7/2003, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã công bố quyết định số

20/HĐTP-DS ngày 23/6/2003 về vụ án ba Công ty Vạn Thành, Ưu Việt và Anh Dũng kiện công

ty cổ phần cao su Sài Gòn - Kymdan, yêu cầu công ty cao su Sài gòn - Kymdan chấm dứt hành

vi quảng cáo và xin lỗi công khai.

Vụ việc xoay quanh việc công ty Kymdan không sản xuất hai loại nệm lò xo và nệm mút

xốp nhưng khi quảng cáo trên báo đã so sánh chất lượng nệm do công ty này sản xuất với chất

lượng hai loại nệm mút xốp và nệm lò xo của các doanh nghiệp khác (trong đó có các công ty đã

khởi kiện nói trên). Trong trường hợp này, công ty Kym Đan không gọi tên đối thủ cạnh tranh,

song với các thông tin trong sản phẩm quảng cáo, người tiêu dùng có thể xác định sản phẩm bị

so sánh là sản phẩm nệm lò xo. Sản phẩm nệm lò xo và sản phẩm nệm mút Kymdan là những

sản phẩm cùng loại.

Hội đồng thẩm phán đã kết luận là hành vi quảng cáo của công ty Kymdan là vi phạm

pháp luật và buộc công ty này phải có trách nhiệm xin lỗi công khai hai công ty Vạn Thành và

Ưu Việt về nội dung quảng cáo gây hiểu lầm nói trên và phải cải chính nội dung quảng cáo đó

trên báo chí.

Page 5: Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

VII. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:

Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,

thì Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại

TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng

có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là

một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho

khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do

doanh nghiệp khác sản xuất” (Khoản 4 điều 46 Luật cạnh tranh 2004).

Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương

mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến

mại.

VIII. Phân biệt đối xử của hiệp hội:

Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp, gọi chung là

hiệp hội, được thành lập trên cơ sở sự tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có chung lợi

ích, là nơi cung cấp các thông tin đã được xử lý về các lĩnh vực trên thị trường trong nước và

quốc tế, nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp. Với vai trò của mình, thông

qua những hành động nhất định, hiệp hội có thể tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh

giữa các doanh nghiệp. Theo Luật Cạnh tranh (Điều 47), hiệp hội ngành nghề bị cấm thực hiện

các hành vi sau đây:

- Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối

đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;

- Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục

đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.

Dựa vào thực tiễn trong nước hiện nay, chưa có hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội nào

đã diễn ra và được các cơ quan nhà nước xử lý hay được các doanh nghiệp phản ánh.

IX. Bán hàng đa cấp bất chính: Công ty Nino Vina phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt

Nam

Nino Vina là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Công ty này

qui định: Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải

Page 6: Ví dụ hành vi cạnh tranh không lành mạnh - tổng hợp

mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2

triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi

người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản

phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu

thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng

thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm.

Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, Nino Vina đã vi phạm quy định: “Yêu cầu người

muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản

tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp” và “Cho người tham gia nhận tiền hoa

hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán

hàng đa cấp” (Khoản 1 và 3 điều 48 Luật cạnh tranh 2004).