V H I N D O N E S I A

27
VĂN HỌC INDONESIA

Transcript of V H I N D O N E S I A

Page 1: V H  I N D O N E S I A

VĂN HỌC INDONESIA

Page 2: V H  I N D O N E S I A

1. ĐẶC ĐIỂM

• VH INDONESIA là nền văn học lâu đời của nhiều dân tộc trên quần đảo Indonesia với nhiều thứ tiếng dân tộc phong phú: Java, Sundan, Minangkabau… thể hiện rõ ở VH cổ.

• VH INDONESIA là nền văn học trẻ viết bằng một ngôn ngữ thống nhất là bahasa Indonesia VH hiện đại

Page 3: V H  I N D O N E S I A

1. ĐẶC ĐIỂM

• VH INDONESIA cổ là một quá trình:

Các yếu tố bản địa + các yếu tố vay mượn

(Ấn Độ và Ba Tư)

• VH INDONESIA hiện đại là quá trình phản ánh những vấn đề cốt lõi của dân tộc

Page 4: V H  I N D O N E S I A

Wayang, Mantra và Pantun

• Mantra: các bài cầu nguyện thần linh, phản ánh tín ngưỡng vạn vật hữu linh

• Pantun: là một thể loại thơ ca dân gian độc đáo, một hình thái hoàn hảo nhất đồng thời là một hình thái phổ biến nhất về mặt nghệ thuật trong văn học không thành văn của nhân dân Indonesia

Page 5: V H  I N D O N E S I A

Pantun

Là kiểu thơ được dùng rộng rãi trong quan hệ giao tiếp với nhau của người Indonesia, đặc biệt trong quan hệ giữa nam và nữ. Loại Pantun 4 câu được phổ biến rộng rãi, thịnh hành nhất, chẳng hạn:

Chiếc vòng quý rơi trên đám cỏTìm làm chi trong cỏ rậm cao

Em đi khỏi dù cách xa đến mấyMà tim anh vẫn còn bóng hình em.

Page 6: V H  I N D O N E S I A

2. VH INDONESIA cổ

• Thế kỉ IV: bia kí – tiếng Sankrit• Thế kỉ VIII-X: bia kí – tiếng Sankrit, Mã Lai,

Java cổ• Thế kỉ VII-XIII: nhà nước Srivitgiai và sự

tiếp thu Ramayana và Mahabharata:+ Truyện Trận đánh vĩ đại của con cháu

Bharata, Truyện Đám cưới Arjuna (tiếng Java cổ)

+ Wayang Seri Rama

Page 7: V H  I N D O N E S I A

VH INDONESIA cổ

• Thế kỉ XVI - XIX: Islam đến Indonesia, VH Ả Rập – Ba Tư thay thế VH Ấn Độ, có tiếng nói chung giữa VH Indonesia và Malaysia, xuất hiện nhiều Hikayat:

+ Truyện về những ông vua Pasay (Hikayat raja Pasej)

+ Truyện về Iskanda Dvurogi (Hikayat Iskandar Zulkarhain)…

Page 8: V H  I N D O N E S I A

Hykayat• Là một thể loại văn học trong văn học thành văn cổ

– trung đại của Malaysia và Indonesia • Hikayat bắt nguồn từ tiếng Ả Rập (từ chữ “Hikaya”

có nghĩa là lịch sử, là truyện, là sự trần thuật) và nó được sử dụng rộng rãi thời trung cổ ở Malaysia và Indonesia như một thể loại văn học với nghĩa là “truyện”.

• Hikayat bao gồm tất cả các sáng tác văn xuôi có nội dung truyện và yếu tố trần thuật, kể chuyện trong đó. Chữ Hikayat thường được đặt trước nhan đề một tác phẩm văn học giống như Truyện Kiều, Truyện Tống Trân Cúc Hoa

• Thuật ngữ Hikayat còn được dùng để chỉ các tác phẩm văn học sáng tác vào những năm đầu thế kỷ XX.

Page 9: V H  I N D O N E S I A

3. VH INDONESIA HIỆN ĐẠI

• Tiền đề: sự xuất hiện của thực dân phương Tây và CNTB; sự tách biệt về mặt sáng tác chung giữa Indonesia và Malaysia; sự sụp đổ của chế độ phong kiến Indonesia và làn sóng đấu tranh đòi giải phóng dân tộc…

• Thành tựu nổi bật: văn xuôi, thơ, lí luận phê bình, kịch…

Page 10: V H  I N D O N E S I A

Bất hạnh và đau khổ (Azab dan Sengsara)

(1920)• Tác giả: Merari Sirega (1886 – 1940)

• Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của VH Indonesia hiện đại

• Nội dung: câu chuyện tình yêu bất hạnh của đôi nam nữ thanh niên tên là Aminuđin và Mariamin

Page 11: V H  I N D O N E S I A

Bất hạnh và đau khổ

• Aminuđin và Mariamin là đôi bạn học cùng trường. Lớn lên hai người yêu nhau.

• Aminuđin báo tin cho cha mẹ biết công việc của mình đã trôi chảy và đòi cha mẹ hỏi Mariamin cho mình làm vợ. Đồng thời anh cũng viết thư báo cho Mariamin để cô chuẩn bị.

Page 12: V H  I N D O N E S I A

Bất hạnh và đau khổ

• Gia đình Mariamin gặp tai biến, bị phá sản, bố chết.

• Cha mẹ Aminuđin chọn cho anh ta một người khác làm vợ. Họ đến nhờ thầy bói phán giùm là cuộc tình duyên giữa Aminuđin và Mariamin sẽ bất lợi và xung khắc. Sau đó cha anh dẫn nàng dâu tương lai đi Mêđan và buộc Aminuđin phải lấy với lý do: Mariamin đã đi lấy chồng.

Page 13: V H  I N D O N E S I A

Bất hạnh và đau khổ

• Mariamin được gia đình gả cho Kasibun, người mà cô không quen biết, cùng làm việc ở Mêđan.

• Kasibun đã đứng tuổi, bị bệnh hoa liễu, hay ghen tuông và hành hạ người vợ trẻ đủ điều, thậm chí còn đánh đập vợ một cách tàn nhẫn. Mariamin sống trong hoàn cảnh hoàn toàn bị dày vò và đau khổ.

Page 14: V H  I N D O N E S I A

Bất hạnh và đau khổ

• Không chịu nổi cảnh sống đầy đoạ về tinh thần và thể xác, Mariamin bỏ chồng, về nhà mẹ đẻ ở Sipirốc, chịu tiếng xấu với dân làng.

• Vì buồn phiền nghĩ ngợi nhiều, Mariamin sinh bệnh rồi chết.

Page 15: V H  I N D O N E S I A

Bất hạnh và đau khổ• Có giá trị của một cuốn tiểu thuyết mở đầu cho

một thể loại mới trong văn xuôi hiện đại Indonesia.

• Tác phẩm được kết cấu bằng hai tuyến nhân vật đối lập nhau rõ ràng, mạch lạc; tiểu thuyết vẫn chưa thoát khỏi lối kết cấu theo trình tự thời gian.

• Đây là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho một loạt những tiểu thuyết khác cùng mang nội dung phê phán tập tục cổ hủ, phê phán những tư tưởng phong kiến lỗi thời cản trở bước tiến của xã hội Indonesia.

Page 16: V H  I N D O N E S I A

Nền giáo dục sai lầm (Salah asuhan)

1928

• Tác giả: A. Muis

• Đỉnh cao của tiểu thuyết Indonesia

• Nội dung: sự phân biệt chủng tộc của người phương Tây, sự lạc loài của người Indonesia trong thế giới phương Tây ngay trên quê hương mình

Page 17: V H  I N D O N E S I A

Nền giáo dục sai lầm

• Hanaphi hấp thụ nền giáo dục và lối sống của người Hà Lan

• Hanaphi yêu Kori – cô gái mang 2 dòng máu Pháp-Indonesia

• Hanaphi về quê và được gia đình cưới cho cô vợ là Rapia, có một con là Saphi

Page 18: V H  I N D O N E S I A

Nền giáo dục sai lầm

• Hanaphi đi Jataka chữa bệnh chó dại, gặp lại Kori và cưới nhau.

• Hanaphi và Kori bị xã hội người Âu tẩy chay và cô lập.

• Hanaphi nghi ngờ Kori thiếu chung thủy, Kori bỏ đi Semarang làm nghề giữ trẻ cho người Hà Lan và bị dịch tả chết.

• Hanaphi quay về quê nhà, bị xa lánh, bế tắc và tự tử.

Page 19: V H  I N D O N E S I A

Nền giáo dục sai lầm

• Xây dựng thành công hình tượng nhân vật Hanaphi – đại diện của tầng lớp thanh niên Indonesia đầu thế kỉ XX chỉ biết sính ngoại, coi rẻ các giá trị dân tộc; hình tượng Rapia – người phụ nữ vị tha, chân thành.

• Lối viết giản dị nhưng điêu luyện, gắn bó với các vấn đề của đời sống xã hội Indonesia

Page 20: V H  I N D O N E S I A

Một số tiểu thuyết khác

• Đỏ đỏ (Merahnya Merah, 1968), Iwan Simatupang

• Cánh buồm lên (Layar Terkembang, 1936), S. T. Aliasabana.

• Nạn hạn hán (Kering, 1972), Iwan Simatupang…

Page 21: V H  I N D O N E S I A

KẾT LUẬN

• VH Indonesia truyền thống chịu ảnh hưởng Ấn Độ giai đoạn đầu và Ả Rập - Ba Tư giai đoạn sau, mang dấu ấn riêng biệt của vùng ĐNA hải đảo.

• VH Indonesia hiện đại chú trọng khai thác các đề tài mang tính dân tộc, thể hiện khát vọng đấu tranh giải phóng và xây dựng một đất nước văn minh, trí tuệ, giàu tình người.

Page 22: V H  I N D O N E S I A

Thơ - phân tích và cảm nhận

• Ngày đang tắt (Hairil Anvar):

Ngày đang tắt, tự hòa mình vào đêm,

Gió thổi nhẹ xa từ phía biển.

Hoa lựu rụng, đỏ như máu bên thềm

Anh chờ em, anh vẫn chờ em đến.

Page 23: V H  I N D O N E S I A

Ngày đang tắt

Nhiều nhiều năm từ ấy đã trôi qua,

Anh và em cũng không còn quá trẻ,

Nhưng hình như từ ấy giữa chúng ta

Vẫn còn lại một cái gì nhỏ bé.

Page 24: V H  I N D O N E S I A

Ngày đang tắt

Nghĩa là sống để suốt đời không quên

Cái tình yêu thời học trò thơ dại?

Yêu mà chẳng nói gì, chỉ đứng yên

Để bây giờ anh ngồi chờ em mãi…

Page 25: V H  I N D O N E S I A

SaulinaSitor Situmorang

Ánh trăng rơi trên cỏNghe như đàn ghitaMột mình từ xóm nhỏSaulina đi ra.

Như bông hoa mới nởSaulina xinh tươiDa nàng trắng hơn sữaRăng như ngọc khi cười

Page 26: V H  I N D O N E S I A

Saulina

Nàng đi ra chỗ hẹnChờ người yêu bên sông,Chờ mãi chàng không đến.Hay chàng đã phụ lòng?

Gió hình như ngừng thổi,Trăng cũng đang mờ dầnChỉ một mình bóng tốiKiên nhẫn chờ dưới chân.

Page 27: V H  I N D O N E S I A

Saulina

Suốt đêm ngồi đau khổ

Chờ chàng, Saulina

Nước mắt rơi trên cỏ

Nghe như đàn ghita.