ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...

25
1 DỰ THẢO BÁO CÁO Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018, phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 trên địa bàn huyện Bình Chánh PHẦN I KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 Căn cứ Quyết định số 948-QĐ/TU ngày 12 tháng 5 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các quận ủy, huyện ủy và các tổ chức có liên quan trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại các trường trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên; Căn cứ Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 3966/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018 trên địa bàn huyện; Căn cứ Công văn số 2138/UBND ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh, triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tào năm học 2017 - 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh báo cáo kết quả thực hiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018 và Phương hướng nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2018 - 2019 trên địa bàn huyện Bình Chánh cụ thể như sau: II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BC-UBND Bình Chánh, ngày tháng 8 năm 2018

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...

1

DỰ THẢO

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018,

phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 – 2019

trên địa bàn huyện Bình Chánh

PHẦN I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2017 – 2018

Căn cứ Quyết định số 948-QĐ/TU ngày 12 tháng 5 năm 2012 của Ban Thường

vụ Thành ủy về ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các quận

ủy, huyện ủy và các tổ chức có liên quan trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng

giáo dục, xây dựng Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại các trường trung học phổ thông

và Trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo và Quyết định số 3966/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Ủy

ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017 -

2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ

Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018

trên địa bàn huyện;

Căn cứ Công văn số 2138/UBND ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân

dân Huyện Bình Chánh, triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16 tháng 8

năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào

tào năm học 2017 - 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh báo cáo kết quả thực hiện thực hiện nhiệm

vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018 và Phương hướng nhiệm vụ giáo dục và

đào tạo năm học 2018 - 2019 trên địa bàn huyện Bình Chánh cụ thể như sau:

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM

HỌC 2017 – 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN BÌNH CHÁNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BC-UBND Bình Chánh, ngày tháng 8 năm 2018

2

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN

Căn cứ Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Ủy

ban nhân dân Thành phố về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 –

2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 21 tháng 8 năm

2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo

năm học 2017 – 2018 trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân Huyện đã ban hành các văn

bản sau:

- Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân

huyện Bình Chánh về kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp

năm học 2017 – 2018;

- Công văn số 2138/UBND ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân

huyện Bình Chánh về triển khai Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16/8/2017 của Ủy ban

nhân dân Thành phố

- Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 về Tổ chức các hoạt

động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017”, Chủ đề: “Học để xây dựng

Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh” trên địa bàn huyện Bình

Chánh(Từ ngày 2/10/2017 đến ngày 08/10/2017)

- Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân

huyện Bình Chánh về triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017 –

2018 trên địa bàn huyện Bình Chánh;

- Công văn số 2603/UBND ngày 10 tháng 10 năm 2017 về thu, sử dụng học phí

và thu khác năm học 2017 – 2018 của trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và

quốc tế;

- Công văn số 2604/UBND ngày 10 tháng 10 năm 2017 về thu, sử dụng học phí

và thu khác năm học 2017 – 2018;

- Quyết định số 915/QĐ-BCĐXDXHHHT ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Ủy

ban nhân dân huyện Bình Chánh về việc thành lập Đoàn kiểm tra phổ cập giáo dục –

xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập năm 2017

- Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2017 về kế hoạch xét tuyển

viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018;

- Công văn số 3121/UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân

huyện Bình Chánh về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động các cơ sở nuôi dạy

trẻ ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Chánh;

- Công văn số 3152/UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân

huyện Bình Chánh về việc kiểm tra, chân chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non

ngoài công lập.

3

- Kế hoạch số 337/KH-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân

huyện Bình Chánh về kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các

trường, nhóm, lớp ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Chánh.

- Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân

Huyện về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2020;

- Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 về công tác phổ cập giáo

dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập năm 2018;

Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan trực tiếp tham mưu, thực hiện

công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn Huyện đã ban hành nhiều

văn bản chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 21 tháng

8 năm 2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và

đào tạo năm học 2017 - 2018 trên địa bàn Huyện.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM

HỌC 2017 – 2018

1. Nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong hoạt động giáo dục và

đào tạo

- Ủy ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển

khai quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần

thứ XI về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đảm bảo mục tiêu dân trí về mọi mặt,

đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng chuyên môn phù hợp với điều

kiện phát triển kinh tế xã hội của Huyện và quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào

tạo với Huyện ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng Đảng,

đoàn thể chính trị xã hội tại các trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục

nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

- Có 3.601/3.601 giáo viên, đạt tỷ lệ 100% tham gia học tập nghị quyết, chủ

trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có 3.119/3.119 cán bộ, giáo

viên ngành giáo dục1 tham gia học tập bồi dưỡng chính trị hè với 04 chuyên đề đạt

100%.

- Ủy ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quán triệt học

tập Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kết quả: 100% cán bộ, đảng viên và giáo viên đăng

ký học tập làm theo Sổ đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh; toàn ngành có 14 tập thể và 66 cá nhân được tuyên dương cấp Huyện nhân

dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh2, 44 đơn vị và 67 cá nhân được

1 Bậc MN: 825; TH: 1.341; THCS: 953.

2 Trong năm học 2017-2018, ngành giáo dục đã đề xuất LĐLĐ Huyện tuyên dương 36 tập thể và 37 cá nhân học tập

và làm theo Bác.

4

đề nghị Liên đoàn Lao động tuyên dương thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018.

- Trong năm học 2017 – 2018, đã chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt chính trị

nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/03 âm lịch); kỷ niệm 43 năm Ngày miền

Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2018); tích cực tham

gia các hoạt động xã hội - từ thiện do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện phát

động3. Các công đoàn cơ sở của các trường học trên địa bàn Huyện đã tích cực tham gia

các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn

Lao động Huyện tổ chức và đạt nhiều thành tích cao như Hội thi Duyên dáng áo dài,

Hội thao Công nhân viên chức lao động lần thứ 14 năm 2018.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo

- Thực hiện có hiệu quả các Đề án "Xây dựng xã hội học tập" giai đoạn 2012 –

2020”, Đề án "Xóa mù chữ giai đoạn 2014 - 2020" trên địa bàn Huyện, Đề án 161 của

Huyện về “Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở”

giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025 và Đề án “Phổ cập và nâng cao

năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông”4. Tổ chức Ngày hội giao lưu Tiếng

Anh cấp trung học cơ sở năm học 2017 – 2018 vào ngày 12 tháng 5 năm 2018 tại

trường THCS Phong Phú với sự tham gia của trên 560 học sinh trung học cơ sở tham

gia.

- Trong năm học 2017 – 2018, Toàn huyện, cấp tiểu học có 24/30 trường dạy 2

buổi/ngày (80,00%) với 628/1.083 lớp (57,99%) và 22.792/40.037 học sinh (56,93%);

có 23 trường tổ chức bán trú, với 464 lớp và 15.575 học sinh; 30/30 trường tiểu học

giảng dạy tiếng Anh với 1.083 lớp và 40.037 học sinh, trong đó: Chương trình tiếng

Anh tăng cường có 13 trường, 127 lớp và 4.552 học sinh; Chương trình tiếng Anh đề

án: 22 trường, 478 lớp với 17.038 học sinh; Chương trình tiếng Anh tự chọn: 18 trường,

479 lớp với 18.447 học sinh; Có 15/30 trường hợp đồng, liên kết với các trung tâm

ngoại ngữ để tổ chức cho học sinh học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ; cấp trung học

cơ sở có 13/18 trường dạy 2 buổi/ngày với 14.412/23.868 học sinh, tỷ lệ 60,38%.có 6

trường dạy chương trình Tiếng Anh tăng cường với 33 lớp, 1.245 học sinh và 9/18

trường có sử dụng giáo viên bản ngữ và các hoạt động yếu tố nước ngoài.

- Trong năm học 2017 - 2018, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng Đề án:

+ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, kết quả huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt

100% (năm trước 99,51%), 2 buổi/ngày 100%, chuyên cần 100% (năm trước 99,98%),

3 Hỗ trợ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lũ” với số tiền 192.038.500 đồng;

4 Trong năm học 2017 - 2018, có 30/30 trường tiểu học trên địa bàn huyện giảng dạy tiếng Anh từ lớp 1, có 15/30 tiểu

học trường có sử dụng giáo viên bản ngữ gồm: TH Bình Hưng, TH Phong Phú, TH Phong Phú 2, TH Nguyễn Văn Trân,

TH Qui Đức, TH Hưng Long, TH Tân Quý Tây, TH Tân Quý Tây 3, TH Bình Chánh, TH Trần Nhân Tôn, TH An Phú

Tây, TH An Phú Tây 2, TH Tân Kiên, TH Võ Văn Vân, TH Cầu Xáng; 9/18 trường THCS có giáo viên bản ngữ giảng dạy

gồm: THCS Nguyễn Thái Bình, THCS Phong Phú, THCS Đa Phước, THCS Qui Đức, THCS Tân Quý Tây, THCS Bình

Chánh, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Lê Minh Xuân, THCS Tân Nhựt.

5

hoàn thành chương trình 99,71% (năm trước 99,97%) suy dinh dưỡng thấp còi : 0%

(năm trước 0,18%), suy dinh dưỡng nhẹ cân: 0% (năm trước 0,52%);

+ Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt tỷ lệ 96,16%; (năm trước đạt 96,96%)

+ Phổ cập THCS từ 15 đến 18 tuổi đạt 95,55%;(năm trước đạt 96,15%)

+ Phổ cập trung học từ 18 đến 21 tuổi (2 hệ) đạt 80,61(năm trước đạt 80,00%)

Công tác xóa mù chữ: tỷ lệ người biết chữ từ 15 đến 35 tuổi đạt 99,89% (năm

trước 99,84%) và tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi đến 60 đạt 99,82% (năm trước

99,68%).

- Tổ chức Đoàn kiểm tra, thanh tra các đơn vị trường, lớp và kiểm tra các nhóm,

lớp thường xuyên. Kết quả: chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các cơ sở thực hiện

tốt hơn năm học trước, có thay đổi thực đơn hàng tuần, đảm bảo vệ sinh tốt, biết tính

khẩn phần dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng và thực hiện

được các loại sổ sách đúng theo qui định.

- Thành lập 02 Đoàn kiểm tra công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ và xây

dựng xã hội học tập năm 2017 của các xã thị trấn theo Quyết định số 915/QĐ-

BCĐXDXHHHT ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Huyện.

- Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia luôn được chú trọng và đẩy

mạnh. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với xây dựng trường uy tín,

chất lượng cao và trường tiên tiến tiến theo xu thế tiếp cận với khu vực và quốc tế.

Trong năm học 2017 – 2018, có 5 trường đạt chuẩn, nâng tổng số trường đạt chuẩn

Quốc gia trên địa bàn Huyện là 17 trường5, 01 trường tiên tiến theo xu thế tiếp cận với

khu vực và quốc tế (MN Hoa Phượng 1),

- Ủy ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế

hoạch đầu tư xây dựng các trường uy tín, chất lượng cao trên địa bàn Huyện, 01 (THCS

Phong Phú);

- Trong năm học học 2017 – 2018 có thêm 8 trường được công nhận đạt kiểm

định chất lượng giáo dục nâng tổng số đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục toàn huyện

là 59/786;

- Có 47/48 trường đạt thư viện tiên tiến7, tỷ lệ 97,92% và 31/48 trường đạt xuất

sắc, tỷ lệ 64,58%;

5 Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 trường đạt chuẩn quốc gia: MN Hoa Thiên Lý 1, MN Ngọc Lan, MN Hoàng

Anh, MN Hoa Phượng 1, MN 30/4, MN Hoa Anh Đào, MN Hoa Phượng Hồng, MN Hoa Mai, MN Thủy Tiên 2, MN

Hướng Dương 2, MN Hoa Hồng 2; TH Cầu Xáng, TH Tân Quý Tây 3, TH Nguyễn Văn Trân và trường THCS Tân Nhựt,

THCS Phong Phú, THCS Tân Túc. 6 Mầm non 22 trường, Tiểu học 21 trường, Trung học cơ sở 16 trường

7 Trường Tiểu học Bình Lợi đang xây dựng nên không kiểm tra xếp loại

6

- Cuối năm học 2017 – 2018, Hội đồng thi đua ngành giáo dục và đào tạo đề nghị

72/79 trường đạt tập thể lao động tiên tiến, tỷ lệ 91,14% và 44/79 trường đạt tập thể

xuất sắc, tỷ lệ 55,70%.

- Trẻ 5 tuổi ra lớp 10165/10165 trẻ đạt tỷ lệ 100%, trẻ 6 tuổi ra lớp 1 9.378/9.378

em, đạt tỷ lệ 100%, trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 6.517/6.519 em, đạt tỷ lệ 99,97%8. Số học

sinh bỏ học cấp tiểu học là 04 học sinh, tỷ lệ 0,01%; cấp trung học cơ sở 167 học sinh,

tỷ lệ 0,67% (tăng 0,1% so với cùng kỳ); cấp trung học phổ thông 169 học sinh, tỷ lệ

2,30% (giảm 72 học sinh và 1,06% so với cùng kỳ). Về hiệu suất đào tạo: bậc tiểu học

đạt 97,73% (tăng 2,23% so với cùng kỳ), trung học cơ sở đạt 91,27% (tăng 2,27% so

với cùng kỳ), trung học phổ thông 85,39% (tăng 4,21% so với cùng kỳ).

- Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được duy trì và ngày càng đi

vào chiều sâu, năm học 2017 – 2018, có 3.892/5.557 học sinh tốt nghiệp trung học cơ

sở vào học lớp 10 công lập năm học 2018 - 2019, đạt tỷ lệ 70,04%; 1.457/5.557 em đã

đăng ký phân luồng, đạt tỷ lệ 26,22%, so với cùng kỳ tăng 6,17% (lớp 10 Dân lập:

96/5.557 tỉ lệ 1,73%; Trung cấp nghề: 928/5.557, tỉ lệ 16.70%; lớp 10 TTGDNN-

GDTX: 433/5.557 tỉ lệ, 7,79%); còn 208/5.557 học sinh, tỉ lệ 3,74% học nghề tự do, phụ

giúp gia đình.

- Trong năm học 2017 - 2018, có 6.672/6.680 học sinh lớp 5 hoàn thành chương

trình tiểu học, đạt tỷ lệ 99,88% (so với cùng kỳ tăng 0,06%); 5.557/5.571 học sinh tốt

nghiệp trung học cơ sở đạt 99,75% (so với cùng kỳ tăng 0,18%); tỷ lệ tốt nghiệp trung học

phổ thông ở kỳ thi quốc gia năm 2018, hệ trung học phổ thông có 2.162/2.192 học sinh đã

được công nhận tốt nghiệp, tỷ lệ 98,68%9 (năm trước 99,50%), và hệ giáo dục thường

xuyên có 59/70 học sinh đã được công nhận tốt nghiệp 84,29 tỷ lệ (năm trước 82,60%).

- Kết quả kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm học 2018 - 2019, toàn huyện có

4.438/5.557 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở dự thi và có 3.892/4.438 học sinh đậu

vào lớp 10 công lập, tỷ lệ 87,70%.

- Về học sinh giỏi, toàn huyện có 30.104/71.090 học sinh đạt học lực giỏi, tỷ lệ

42,34% (trong đó: cấp tiểu học: 20.676/40.037 học sinh, tỷ lệ 51%; cấp trung học cơ sở:

8.243/23.868 học sinh, tỷ lệ; 34,54%; cấp trung học phổ thông: 1.185/7.185, tỷ lệ

16,49%) và có 249 học sinh giỏi các cấp, cấp trung học phổ thông có 42 học sinh giỏi

cấp thành phố; cấp trung học cơ sở có 207 học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 62 học

sinh giỏi cấp thành phố10

(so cùng kỳ giảm 10 giải nhưng về xếp hạng thì tăng từ hạng

15 lên hạng 12/24 quận, huyện).

- Về phẩm chất, học sinh cấp tiểu học xếp loại Tốt và đạt các phẩm chất trên 99,

97%; Cấp trung học cơ sở đạt hạnh kiểm khá, tốt 22.849/23868 học sinh, tỷ lệ 95,73

8 Còn 2 em không ra lớp THCS Tân Kiên 1 em, THCS Tân Nhựt 1 em

9 THPT Đa Phước: 353/355 học sinh, tỷ lệ 99,44%; THPT Bình Chánh: 459/465 học sinh, tỷ lệ 98,71; THPT Tân

Túc:492/498 học sinh, tỷ lệ 98,80% ; THPT Lê Minh Xuân: 583/593 học sinh, tỷ lệ 98,31%; THPT Vĩnh Lộc B: 276/281

học sinh, tỷ lệ 98,32%

10

Trong đó 8 giải Nhất, 21 giải Nhì, 33 giải Ba

7

(năm trước 94,88%). Cấp trung học phổ thông đạt hạnh kiểm khá, tốt 6.925/7.185 học

sinh, tỷ lệ 96,38 (năm trước 94,67%.%).

- Về năng lực, học sinh Cấp Tiểu học xếp loại Tốt và đạt các năng lực trên 99,85%;

Cấp Trung học cơ sở xếp loại Giỏi: 8.243/23.868 học sinh (tỷ lệ: 34,54%); Khá:

9.482/23.868 học sinh (tỷ lệ: 39,73%); Trung bình: 5.638/23.868 học sinh (tỷ lệ:

23,68%); Yếu: 481/23.868 học sinh (tỷ lệ: 2,02%), Kém: 24/23.868 học sinh (tỷ lệ:

0,10%); Cấp Trung học phổ thông xếp loại Giỏi: 1.185/7.185 học sinh (tỷ lệ: 16,49%);

Khá: 2.830/7.185 học sinh (tỷ lệ: 39,39%); Trung bình: 2.607/7.185 học sinh (tỷ lệ:

26,28%); Yếu: 543/7.185 học sinh (tỷ lệ: 7,56%), Kém: 20/7.185 học sinh (tỷ lệ:

0,28%)

- Kết quả cuối năm, cấp Tiểu học hoàn thành chương trình lớp học 39.288/40.037

học sinh tỷ lệ 98,13%; Cấp Trung học cơ sở 23.363/23.868 học sinh, tỷ lệ 97,88%, cấp

Trung học phổ thông 6.634/7.185 học sinh, tỷ lệ 92,33%

- Về giáo dục thể chất,100% các trường thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại thể lực

học sinh, đạt tỷ lệ 99,2%. Thực hiện phổ cập bơi lội, cấp tiểu học có 11.322/40.037 học

sinh tham gia đạt tỷ lệ 28,28 % (tập trung khối lớp 3,4,5) cấp trung học cơ sở

21.174/23.868 đã được phổ cập, đạt tỷ lệ 88,71%, các trường có hồ bơi di động như

trường TH Trần Quốc Toản, TH Tân Kiên hoạt động có hiệu quả, số học sinh được phổ

cập bơi lội cao. Các trường tích cực tham gia các hội thi thể thao do thành phố, quốc gia

tổ chức và đạt kết quả khả quan11

.

3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục

Tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên những nội dung cơ bản

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Cương lĩnh xây dựng kinh tế - xã hội,

giai đoạn 2015 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về

một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết số 29 Hội nghị TW8

khóa XI thông qua các Hội nghị, tập huấn các chuyên đề chuyên sâu ở từng lĩnh vực

như: đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục vv...; tập trung

tuyên truyền việc phối hợp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và công tác xã

hội hóa giáo dục mầm non; tuyên truyền về đổi mới các phương pháp dạy học, mô hình

dạy học mới và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp tiểu học; tuyên truyền

về dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, các giải pháp tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo của học sinh cấp THCS; chuẩn bị các điều kiện đổi mới Chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày

28/11/2014 của Quốc hội.

Triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt việc công

khai minh bạch tại các trường học với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân

11

Tham gia Giải thể thao học sinh các cấp học cấp Thành phố đạt 51 huy chương vàng, 20 huy chương bạc và 33 huy

chương đồng Sở Giáo dục và Đào tạo cấp cho 104 học sinh giấy chứng nhận ưu tiên TDTT (51 HCV, 20 HCB, 33 HCĐ).

8

kiểm tra”, củng cố niềm tin của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh và

học sinh, từng bước loại trừ yếu tố gây mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường, tạo niềm

tin đối với nhân dân và học sinh; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo

hướng thiết thực, hiệu quả.

- Ủy ban nhân dân Huyện ban hành Công văn số 2604/UBND ngày 10 tháng 10

năm 2017 về thu, sử dụng học phí và thu khác năm học 2017 – 2018 và Quyết định số

2603/UBND ngày 10 tháng 10 năm 2017 về thu, sử dụng học phí và thu khác năm học

2017 – 2018 của trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong đó chỉ

đạo các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Hướng dẫn Liên Sở số

3204/HDLS/SGDĐT-TC ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Sở Tài chính và Sở Giáo dục

và Đào tạo về thu, sử dụng học phí và thu khác của cơ sở giáo dục và đào tạo công lập

từ năm học 2016 - 2017; đồng thời, chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối

hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên kiểm tra công tác thu, chi tài chính tại

các trường trực thuộc trên địa bàn Huyện.

Trong năm học, ngành giáo dục và đào tạo đã tiến hành kiểm tra các bậc học, cấp

học như sau: Mầm non: 30 đơn vị (Công lập: 13, ngoài công lập: 17). Tiểu học: 06 đơn

vị; Trung học cơ sở: 06 đơn vị về Công tác quản lý của Hiệu trưởng (tài chính, chuyên

môn, công tác kiểm tra nội bộ...); Công tác phòng, chống dịch bệnh; Công tác quản lý

bán trú; Các chuyên đề về chuyên môn của các bậc học; Công tác quản lý dạy thêm học

thêm

Ngoài ra, theo chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp

với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế kiểm tra 52 đơn vị Mầm non

ngoài công lập trong đó gồm 35 trường và 17 nhóm lớp; (Không tính các trường được

kiểm tra chuyên đề về công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, Thư

viện thiết bị, công tác bán trú). Kết quả kiểm tra các trường thực hiện tốt công tác chăm

sóc giáo dục trẻ, thường xuyên tổ chức Lễ hội, sự kiện, chuyên đề cho giáo viên trao đổi

kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo được uy tín với phụ huynh. Tuy

nhiên vẫn còn một vài đơn vị đội ngũ không ổn định nên cũng khó khăn trong việc thực

hiện công tác chuyên môn.

Trong năm học 2017 – 2018, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các

đoàn công tác đến các trường trung học cơ sở từ để nắm bắt và kịp thời giải quyết

những khó khăn vướng mắc trong công tác tổ chức các hoạt động của cán bộ quản lý,

những tâm tư tình cảm của tập thể các trường qua đó giúp giáo viên an tâm công tác,

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường và của cấp học

4. Chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh

Toàn ngành, có 227/227 cán bộ quản lý giáo dục các cấp học, bậc học đạt chuẩn,

đạt tỷ lệ 100% và có 26/227 cán bộ quản lý đã học sau đại học, tỷ lệ 11,4512

;

12 Mầm non: 01 Cao đẳng, 75 Đại học, 4 Thạc sĩ; Tiểu học: 01 Cao đẳng, 71 Đại học, 8 Thạc sĩ; Trung học cơ sở: 39

Đại học, 8 Thạc sĩ;Trung học phổ thông: 14 Đại học, 6 Thạc sĩ

9

3.374/3.374 giáo viên ở các bậc học, cấp học đã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 100%; 388/578 giáo

viên mầm non đã và đang học trên chuẩn đạt 67,12%; 1.344/1.414 giáo viên tiểu học đã

và đang học trên chuẩn đạt 95,05%, trong đó có 07 giáo viên có trình độ thạc sĩ;

804/988 giáo viên THCS đã và đang học trên chuẩn đạt 81,38% trong đó có 24 giáo

viên có trình độ thạc sĩ; 394/394 giáo viên THPT đạt trình độ chuẩn và 50 giáo viên có

trình độ thạc sĩ. Trong năm học 2017-2018, ngành có 06 giáo viên đạt danh hiệu giáo

viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố trong đó có 01 giải khuyến khích (Thầy La Chí

Thanh – TH Vĩnh Lộc 1).

- Thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban

nhân dân Huyện về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2020, Ủy ban nhân dân

Huyện đã thuận chủ trương cho phép Trường Bồi dưỡng Giáo dục Huyện phối hợp với

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp đào tạo liên thông trình độ

Cao đẳng lên Đại học cho 136 giáo viên tiểu học.

- Năm học 2017 – 2018, toàn ngành đã thực hiện tốt các chế độ chính sách cho

đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo quy định. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện tặng

quà cho 76 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là người dân tộc, với số tiền là

38.000.000 đồng, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố tặng quà cho 20 , giáo viên,

nhân viên là người dân tộc, với số tiền là 8.000.000 đồng nhân kỷ niệm 35 năm ngày

Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017

- Năm học 2017 - 2018, 100% trường học tham gia bảo hiểm y tế,trong đó có

61.214/64.061 học sinh tiểu học và trung học cơ sở tham gia đạt tỷ lệ 95,56% so với

năm học trước tăng 4,5% (có 40.692/41.869 học sinh tiểu học tham gia, tỷ lệ 97,1%, có

20.522/22.192 học sinh trung học cơ sở tham gia, tỷ lệ 92,47%), có 5.515/7.276 học

sinh THPT tham gia đạt 75,80%,giảm 12,04%, tổng số học sinh toàn huyện tham gia

bảo hiểm y tế là 66.729/71.337 học sinh, đạt tỷ lệ 93,54%, tăng 2,53%.

- Công tác chăm sóc sức khỏe học đường, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc, công

tác an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích được thực hiện nghiêm túc, kịp

thời và hiệu quả. Công tác Đoàn Đội trong trường học ngày càng đi vào nề nếp; các

hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Mạng lưới trường lớp được mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư

của huyện, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Về công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở vất chất, trang thiết bị trường học được quan tâm

đầu tư đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Toàn huyện

hiện nay có 66 trường mầm non (30 trường công lập, 36 trường tư thục), 30 trường tiểu

học, 18 trường THCS, 6 trường THPT và 1 trường trung cấp Trần Đại Nghĩa, ngoài ra

trên địa bàn còn 03 trường nhiều cấp học ngoài công lập, 1 trường quốc tế và 1 chi

10

nhánh của trường quốc tế13

; trong năm học 2017 – 2018 đã hoàn thành và đưa vào sử

dụng 4 trường mới và cải tạo sửa chữa, mở rộng 5 trường với 97 phòng học và tổng

kinh phí 317,938 tỷ đồng14

.

Đã thực hiện sửa chữa nhỏ năm 2017 với tổng số đơn vị là 33 đơn vị (tăng 5 đơn

vị so với năm học 2016 - 2017), với tổng kinh phí 7.020.000.000 đồng (tăng

1.084.000.000 đồng), gồm: 15 trường mầm non-mẫu giáo, với tổng kinh phí

2.810.000.000 đồng; 10 trường tiểu học, với tổng kinh phí 2.070.000.000 đồng; 08

trường trung học cơ sở, với tổng kinh phí 2.140.000.000 đồng.

Đồng thời thực hiện việc mua sắm trang thiết bị dạy học chuẩn bị cho năm học

mới 2017 – 2018, tổng số đơn vị là 48 đơn vị được cấp kinh phí, với tổng kinh phí

7.411.598.000 đồng, gồm: 18 trường mầm non-mẫu giáo, với tổng kinh phí

2.761.080.000 đồng; 19 trường tiểu học, với tổng kinh phí 2.967.600.000 đồng; 11

trường trung học cơ sở, với tổng kinh phí 1.682.918.000 đồng.

6. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học khuyến tài

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị Huyện đã quan tâm

chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài, với tổng số tiền là 4.720.648.000 đồng, trong

đó trao 2.963 suất học bổng với số tiền 3.067.606.000 đồng, 71 xe đạp trị giá

71.480.000 đồng, 13 góc học tập trị giá 15.600.000 đồng, 3.000 quyển tập cho các em

học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 27.000.000 đồng và hỗ trợ quà cho các em học

sinh 1.653.042.000 đồng tạo điều kiện, động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó

khăn, vượt khó đến trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã vận động, kiểm tra và hỗ trợ các lớp mầm non

ngoài công lập đủ điều kiện về cơ sở vật chất và chăm sóc tốt cho trẻ chuyển loại hình

thành trường mầm non ngoài công lập; Đã tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện ban hành

quyết định thành lập Trường MN Ngôi Nhà Hạnh Phúc với kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng;

phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn kiểm tra cấp phép hoạt động cho các

nhóm lớp đủ điều kiện hoạt động 8 nhóm lớp với kinh phí khoảng 4,8 tỷ

Về công tác xã hội hóa giáo dục, ngành đã huy động mọi nguồn lực ngoài xã hội

đóng góp tự nguyện, hợp pháp với số tiền hơn 13 tỷ đồng cho việc phát triển mạng lưới

trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng thiết bị dạy và học, tạo cảnh quang

môi trường trong trường học, đặc biệt ở các xã còn khó khăn.

7. Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể và kết nạp đảng viên

Công tác xây dựng Đảng và bồi dưỡng trình độ chính trị trong trường học được

quan tâm, Ủy ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt

13

Trường PTCS Thế giới trẻ em, TH-THCS-THPT Bắc Mỹ, TH-THCS-THPT Albert Einstiens, Trường quốc tế Anh

Việt, Chi nhánh của trường quốc tế ABC

14

Gồm: Xây mới Trường MN Hoàng Anh, Trường MN Hoa Sen 2, Trường MN Hoa Sen 3, Trường MN Quỳnh

Hương 2; cải tạo sửa chữa, mở rộng trường mầm non Hoa Hồng Trường TH Tân Kiên Trường TH Tân Quý Tây Trường

THCS Tân Kiên

11

chẽ với Đảng ủy xã-thị trấn, thống nhất rà soát, giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên cho các

trường từ đó mang lại hiệu quả cao, năm học 2017 – 2018 có 85/85 trường có chi bộ, tỷ

lệ 100% (thành lập thêm 4 chi bộ); đã kết nạp 161/150 giáo viên vào Đảng, đạt 107,33%

vượt chỉ tiêu nghị quyết15

. Huyện đã tổ chức khai giảng 01 lớp Trung cấp chính trị -

hành chính H561với tổng số 99 giáo viên và 02 lớp H627 và H628 với ; 76 giáo viên,

lớp H699 với 68 giáo viên, kết nạp hơn 2.000 đoàn viên trong giáo viên, học sinh.

8. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

1. 3.601/3.601 cán bộ, giáo viên đều được học tập quán triệt các chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt tỷ lệ 100%; 85/85 đơn vị tham gia

thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị;

3.119/3.119 cán bộ, giáo viên tham gia học tập chính trị hè và làm bài thu hoạch đạt yêu

cầu, đạt tỷ lệ 100%.

2. 3.601/3.601 đảng viên, giáo viên đều thực hiện việc học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đạt tỷ lệ 100%.

- Năm học 2017 – 2018, có 72/78 trường đạt tập thể lao động tiên tiến, tỷ lệ

91,14%, 44/78 trường đạt tập thể xuất sắc, tỷ lệ 55,70%. và trường Bồi dưỡng giáo dục

đạt tập thể xuất sắc.

3. Trong năm học 2017 - 2018 đã có trường Mầm non Thủy Tiên 2, Mầm non

Hướng Dương 2, MN Hoa Hồng 2, Trung học cơ sở Phong Phú, Trung học cơ sở Tân Túc

được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (còn Mầm non Bé Yêu) đạt 5/6 trường.

- Toàn huyện có 47/48, tỷ lệ 97,92% trường đạt thư viện tiên tiến và 31/48, tỷ lệ

64,58% trường đạt xuất sắc.

4. Tỷ lệ huy động vào các lớp đầu cấp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở 99,97%

(chỉ tiêu 100%).

5. Chất lượng giáo dục

- Trong năm học 2017 – 2018,cấp tiểu học 04 học sinh bỏ học, 167 học sinh trung

học cơ sở bỏ học,tỷ lệ 0,67% (chỉ tiêu không quá 0,5%), trung học phổ thông bỏ học

2,30% (chỉ tiêu dưới 2,50%). Hiệu suất đào tạo tiểu học đạt 97,73% (tăng 2,23% so với

cùng kỳ), trung học cơ sở đạt 91,27% (tăng 2,27% so với cùng kỳ), trung học phổ thông

85,33% (tăng 4,15% so với cùng kỳ).

- Năm học 2017 – 2018, 4.443/5.557 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở dự thi

vào học lớp 10 công lập, đạt tỷ lệ 79,95%; 1.119/5.557 em đã đăng ký phân luồng, đạt tỷ

lệ 20,14%, so với cùng kỳ tăng 0,09% (lớp 10 Dân lập: 16/5.557 tỉ lệ 0,29%; Trung cấp

nghề: 795/5.557 tỉ lệ 14.31%; lớp 10 TTGDNN-GDTX: 185/5.557 tỉ lệ 3,33%); còn

121/5.557 học sinh(2,18%) học nghề tự do, phụ giúp gia đình, (chỉ tiêu phấn đấu đạt

24%).

15 Bậc MN 53 (CL: 37, NCL: 16); Cấp TH 68, Cấp THCS 28; THPT Đa Phước 1; THPT Bình Chánh: 2; THPT Tân

Túc 5; THPT Lê Minh Xuân: 3 THPT Vĩnh Lộc B 1;

12

- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở kỳ thi quốc gia năm 2018, hệ trung học phổ

thông có 2.152/2.183 học sinh đã được công nhận tốt nghiệp, tỷ lệ 98,58%16

(năm trước

99,50%), và hệ giáo dục thường xuyên có 59/70 học sinh đã được công nhận tốt nghiệp

84,29 tỷ lệ (năm trước 82,60%).

- Cấp trung học cơ sở có 62 học sinh giỏi cấp Thành phố (chỉ tiêu đạt 75 giải).

- Về phẩm chất, học sinh cấp tiểu học xếp loại Tốt và đạt các phẩm chất trên 99,

97%; Cấp trung học cơ sở đạt hạnh kiểm khá, tốt 22.849/23868 học sinh, tỷ lệ 95,73

(năm trước 94,88%). Cấp trung học phổ thông đạt hạnh kiểm khá, tốt 6.925/7.185 học

sinh, tỷ lệ 96,38 (năm trước 94,67%.%)

- 100% số trường thực hiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; 100% trường tham gia

thi đấu các môn trong giải thể thao học sinh huyện.

- Trong năm học 2017 - 2018, có 21.174/23.868 học sinh cấp THCS tham gia học

phổ cập bơi lội, tỷ lệ 88,71% (chỉ tiêu 80%) và 11.322/40.037 học sinh cấp tiểu học

tham gia học phổ cập bơi lội, tỷ lệ 28,28% (chỉ tiêu 40%).

- 100% số trường thực hiện chương trình thể thao ngoại khóa và tổ chức giải vô

địch thể thao học sinh cấp trường và tham dự cấp huyện; thực hiện chương trình thể

thao ngoại khóa cho học sinh, tập trung các môn (bóng đá, vovinam và bơi lội).

6. Đã có 78/78 trường công lập có chi bộ độc lập, tỷ lệ 100% (Chỉ tiêu 100%);

Trong năm học 2017 – 2018, toàn ngành đã kết nạp thêm 161/150 đảng viên mới đạt tỷ

lệ 107,33%, đã thành lập 2 Chi bộ trường học ngoài công lập tại xã An Phú Tây và xã

Tân Quý Tây nâng tổng số Chi bộ trường học ngoài công lập lên 4 Chi bộ.

Đã kết nạp trên 2.000 đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong học

sinh, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; 100% các chi đoàn giáo viên và học sinh đều

có công trình thanh niên xung kích, thiết thực, hiệu quả, chất lượng hoạt động chi đoàn

đều có mức phát triển

7. Đã có 65.961/71.181 học sinh tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 92,67%. (Chỉ

tiêu 95%)

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Mặt được

- Huyện ủy - Ủy ban nhân dân Huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, năm học 2016 – 2017; chỉ đạo triển khai sâu

rộng và có chất lượng về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo

đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực”, các cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Thành phố và của Sở

16

THPT Đa Phước: 352/355 học sinh, tỷ lệ 99,15%; THPT Bình Chánh: 459/465 học sinh, tỷ lệ 98,71; THPT Tân

Túc:482/489 học sinh, tỷ lệ 98,57% ; THPT Lê Minh Xuân: 583/593 học sinh, tỷ lệ 98,31%; THPT Vĩnh Lộc B: 276/281

học sinh, tỷ lệ 98,32%

13

Giáo dục và Đào tạo từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học,

đến giáo dục thường xuyên qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị

trong đội ngũ nhà giáo, vai trò của từng trường, từng cán bộ quản lý giáo dục, từng giáo

viên, nhân viên được khẳng định, phát huy đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát

triển chung của giáo dục thành phố nói chung và của Huyện Bình Chánh; tạo được niềm

tin của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh đối với ngành.

- Ngành giáo dục và đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban, ngành,

cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, kế

hoạch…thực hiện mục tiêu giáo dục trong năm học 2017 - 2018.

- Đội ngũ sư phạm được xây dựng và củng cố vững mạnh từ số lượng đến chất

lượng. Số lượng đạt chuẩn và trên chuẩn cao tích cực đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng dạy học cá thể thay cho dạy học số đông, đảm bảo dạy đủ môn theo chương

trình quy định. Công tác quản lý nhà trường được đổi mới tích cực, theo hướng chuyên

nghiệp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phát huy tính chủ động

sáng tạo của người học. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, tăng cường

kết hợp lý thuyết với thực tế, tăng cường các tiết học ngoài nhà trường chú trọng tăng

cường các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, thẩm mỹ, kỹ năng thích ứng với cuộc

sống ….

- Công tác xây dựng cơ sở vật chất, Trường đạt chuẩn Quốc gia, Đạt chất lượng

Giáo dục tăng so với năm học trước, đầu tư tốt trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác

giảng dạy và học tập được quan tâm thực hiện mạnh mẽ. Đặc biệt các trường được đầu

tư cơ sở vật chất giữ trẻ 6 đến 18 tháng tuổi.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,

phổ cập giáo dục bậc trung học, phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi. Công tác xóa

mù chữ được chú trọng, đặc biệt cho đối tượng trên 35 tuổi.

- Công tác quản lý của ngành được đổi mới tích cực, hiệu quả, đổi mới kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công tác bồi dưỡng giáo viên thông

qua các hoạt động chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ

động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng

học sinh trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình đã thúc đẩy

toàn ngành phát triển mạnh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của xã hội trong điều

kiện nhà trường vẫn còn không ít khó khăn về đầu tư và cơ chế hoạt động.

- Thực hiện nghiêm túc công tác chính trị tư tưởng, ổn định tư tưởng đội ngũ,

toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ.

- Cơ sở Đảng trong trường học đã được các Cấp ủy không ngừng quan tâm củng

cố, phát triển. Việc triển khai Quy chế phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo với

Đảng ủy các xã, thị trấn đạt hiệu quả cao nhất là việc giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên

trong các chi bộ trường học đã thúc đẩy đội ngũ Đảng viên được phát triển rộng khắp

các cấp học, bậc học và tăng lên đáng kể so với năm học trước.

14

- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển

khai công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo, các

đơn vị giáo dục công lập theo đúng quy trình, đảm bảo, dân chủ, công khai, đủ điều

kiện về trình độ, phẩm chất, năng lực và uy tín trong tập thể.

- Việc tuyển dụng giáo viên về số lượng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các

trường trong tình hình quy mô trường lớp ngày càng phát triển; Việc phân công và bố

trí giáo viên đúng vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp đăng ký tuyển dụng đáp

ứng tốt nhu cầu giảng dạy của nhà trường

2. Mặt chưa được

- Tiến độ xây dựng trường lớp còn chậm nhất là ở các xã có tốc độ tăng dân số cơ

học cao như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân Kiên.

- Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đã tăng do được đầu tư xây dựng nhiều trường

mới nhưng vẫn chưa đạt so với yêu cầu, bậc tiểu học 22.792/40.037 học sinh đạt

56,93% (tăng 3,59% so với năm học trước) và bậc trung học cơ sở 14.412/23.868 học

sinh đạt 60,38% (giảm 3,51% so với năm học trước).

- Tỷ lệ huy động vào các lớp đầu cấp trung học cơ sở 99,97% (chỉ tiêu 100%)

- Học sinh cấp tiểu học tham gia học phổ cập bơi lội, tỷ lệ 28,28% (chỉ tiêu

40%)

- Học sinh tham gia bảo hiểm y tế có tăng so với năm học trước nhưng chưa đạt

chỉ tiêu đề ra, một vài trường học sinh tham gia bảo hiểm y tế chưa đạt chỉ tiêu

- Quy hoạch cán bộ quản lý trong ngành giáo dục và Đào tạo, các đơn vị giáo dục

công lập chưa đủ số lượng theo quy định.

- Chất lượng tay nghề giáo viên không đồng đều và một số giáo viên còn hạn chế

về phương ngữ gây khó khăn cho học sinh khi tiếp thu bài giảng

3. Nguyên nhân của hạn chế

- Công tác quy hoạch hệ thống trường lớp được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy

nhiên do các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân Kiên có tốc độ đô thị hóa và

dân số cơ học tăng nhanh nên tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày chưa đạt tỷ lệ cao hướng

phấn đấu đến năm 2020 là 100%. Tiến độ xây dựng trường học còn chậm dẫn đến việc

thực hiện tiêu chí trường học theo đề án nâng chất nông thôn mới và đầu tư xây dựng

trường đạt chuẩn Quốc gia gặp nhiều khó khăn.

- Do điều kiện kinh tế nên một số gia đình đến địa bàn Huyện sinh sống và đem

theo con em vào học tại các trường tiểu học trên địa bàn Huyện, khi con đã học hết cấp

tiểu học hay do hoàn cảnh gia đình đã chuyển đi nơi khác, dẫn theo cả gia đình nhưng

không đến trường rút hồ sơ cho con

- Học sinh cấp tiểu học tham gia học phổ cập bơi lội tỷ lệ còn thấp do trên địa

bàn Huyện chưa có đủ hồ bơi để các trường đưa đón học sinh đến học bơi thuận tiện

15

- Đối tượng học sinh tham gia bảo hiểm y tế chưa đạt chỉ tiêu đề ra, do hoàn cảnh

gia đình của một bộ phận học sinh còn khó khăn; có một số phụ huynh chưa nhận thức

đúng về Luật Bảo hiểm Y tế nên chưa tham gia mua bảo hiểm y tế cho học sinh, cho

rằng khi tham gia bảo hiểm y tế việc khám chữa bệnh còn nhiều bất cập.

- Quy hoạch cán bộ quản lý trong ngành giáo dục và Đào tạo, các đơn vị giáo dục

công lập chưa đủ số lượng theo quy định, do nhiều nguyên nhân, trong đó giáo viên

chưa đủ điều kiện kết nạp đảng, giáo viên chưa có thành tích xuất sắc, tỉ lệ tín nhiệm

trong tập thể chưa cao nên cần có thời gian rèn luyện phấn đấu.

- Việc tuyển dụng giáo viên theo Quyết định 03 và Quyết định 43 đã tạo điều kiện

cho giáo viên khắp đất nước và nhiều nguồn đào tạo khác nhau đến tuyển dụng tại

Huyện nên chất lượng tay nghề giáo viên không đồng đều và một số giáo viên còn hạn

chế về phương ngữ gây khó khăn cho học sinh khi tiếp thu bài giảng.

PHẦN II

NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 – 2019

Năm học 2018 - 2019, Ủy ban Nhân Dân Huyện Bình Chánh tiếp tục lãnh đạo,

chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra

trong Kế hoạch (ban hành kèm theo Quyết định sổ 4887/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10

năm 2015) thực hiện Chương trình hành động số 46-CTrHĐ/TU của Thành ủy về thực

hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tể”; những mục

tiêu của Kế hoạch số 8127/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của ủy ban nhân dân

thành phố về triển khai các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc Hội

với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả giáo dục

- đào tạo trên địa bàn Huyện góp phần đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm

giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Căn cứ Nghị quyết số 08 -NQ/HU ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Ban Thường

vụ Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2018 – 2019

trên địa bàn huyện;

Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, các thuận lợi – khó khăn và yêu cầu giáo

dục và đào tạo của Huyện, ngành giáo dục và đào tạo huyện tiếp tục thực hiện các

nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nhà trường

16

- Xây dựng được các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ các thiết bị dạy

học thiết yếu: các phòng học thông minh, phòng đa năng, nhà thể chất,... và hệ thống hạ

tầng và thiết bị công nghệ thông tin đồng bộ: trang thiết bị và phần mềm, hệ thống

mạng, các chương trình kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục,... nhằm nâng cao chất

lượng công tác dạy và học trong nhà trường.

- Có hệ thống thông tin quản lý giáo dục đào tạo theo mô hình quản trị nhà trường,

quản lý giáo dục đẳng cấp quốc tế với các phần mềm quản lý thông tin cùng hệ thống cơ

sở dữ liệu toàn ngành, dễ dàng theo dõi hoạt động dạy và học của giáo viên và học

sinh, từ đó dề ra các chính sách điều hành hiệu quả, phù hợp.

2. Học sinh

Từng bước được học tập và hoạt động cả ngày trong trường; có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống đào tạo E-learning,...

- Được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm

đảm bảo phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện.

" Học sinh được học một trong những bộ sách giáo khoa ưu việt nhất, bám sát

theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiếp thu tinh hoa giáo

dục quốc tế và chọn lọc những ưu điểm của bộ sách giáo khoa cả nước hiện hành, vừa

tiếp cận những nét đặc thù của Huyện, Thành phố " Có nền tảng tiếng Anh, Tin học đạt

chuẩn quốc tế để có thể tiếp tục học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt

nghiệp trung học phổ thông.

Mỗi học sinh có thể chơi ít nhất một môn thể thao; có kiến thức cơ bản về âm

nhạc, mỹ thuật, có kỹ năng thực hành xã hội để có thể thích ứng cuộc sống, được phát

triển năng lực theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp.

3. Đội ngũ CBQL.GV.NV:

- Đội ngũ giáo viên đạt các chuẩn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu đổi mới đảm

bảo về chất lượng, đủ về số lượng; có trình độ ngoại ngữ và tin học đảm bảo khả năng

ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin khi thực hiện công tác giảng dạy và tiếp cận

với các tri thức mới, giao lưu, hội nhập với thế giới.

- Các giáo viên ngoài giỏi về chuyên môn còn có hiểu biết xã hội sâu rộng, bản

lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm, yêu nghề, mến trẻ, là những

tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.

- Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn cao có thể tiến hành

quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo thông qua trung tâm điều hành

một cách hiệu quả.

17

4. Phụ huynh học sinh

- Được tham gia đánh giá chất lượng nhà trường và giáo viên góp phần nâng cao

chất lượng, tinh thần trách nhiệm của các giáo viên, cơ sở giáo dục và các cơ sở quản lý

giáo dục.

- Có thể chủ động nắm bắt sâu sát được tình hình học tập, rèn luyện của con em

mình thông qua hệ thống quản lý thông tin, điều hành của cơ sở quản lý.

- Xây dựng được mối liên kết chặt chẽ với nhà trường và giáo viên trong giáo

dục học sinh, từ đó đưa ra các đóng góp, ý kiến kịp thời và hợp lý.

II. GIẢI PHÁP

1. Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục

1.1. Tiếp tục thực hiện các nội dung Nghị quyết của Huyện ủy chuyên đề về phát

triển giáo dục và đào tạo Huyện, tích cực xây dựng “Đẻ án tổng thể phát triển giáo dục

và đào tạo thành phố đến năm 2030” nhằm đưa giáo dục và đào tạo Huyện cùng Thành

phố tiếp cận giáo dục tiên tiến khu vực và thế giới.

1.2. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quán lý giáo dục theo tinh thần

tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục; đẩy mạnh

công tác xã hội hóa tại các nhà trường.

1.3. Phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ và đúng quy định về công khai trong các

cơ sơ giáo dục; thực hiện đúng quy định về quản lý tài chính, tài sản. Tăng cường kiểm

tra công tác quản lý tài chính, tài sản tại các đơn vị và xử lý nghiêm các vi phạm.

1.4. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, giải quyết các thủ

tục hành chính trực tuyến, áp dụng dịch vụ bưu chính công, tăng cường ứng dụng công

nghệ thông tin trong công tác quản lý. Tăng cường cung cấp thông tin cho phụ huynh,

học sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh, học sinh khi cần cập nhật thông tin hay

liên hệ với nhà trường.

1.5. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật

thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên. Đổi mới

mạnh mẽ hoạt động kiểm tra công tác quản lý giáo dục và việc thực hiện nhiệm vụ tại

các cơ sở giáo dục dào tạo. Tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra của các cơ sớ giáo

dục.

1.6. Thực hiện nghiêm Quy đinh quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện.

Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp dạy thêm không đúng quy định. Xây

dựng và triển khai trang hỗ trợ học tập trực tuyến, tạo điều kiện tự học cho học sinh.

1.7. Quản lý chất lượng đầu ra; quản lý quá trình đào tạo và chuấn hóa các điều

18

kiện đảm bảo chất lượng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm định chất lượng

giáo dục; sử dụng hệ thống kiểm định chất lượng quốc tế để kiểm định chất lượng đào

tạo các chương trình tiên tiến; kiểm định trình độ ngoại ngữ, tin học của các bộ quản lý,

giáo viên và học sinh theo chuẩn quốc tế.

1.8. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, giải pháp thực

hiện đổi mới toàn diện của ngành theo hướng chủ động, tích cục để đưa thông tin nhanh

chóng, chính xác, kịp thời đến với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và người dân. Mở

rộng Chương trình truyền thông giáo dục đến các nhà trường trên địa bàn huyện.

1.9. Tiếp tục thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu

quả, tránh hình thức. Đẩy mạnh các hoạt động biểu dương, tuyên truyền, giới thiệu

những gương thầy cô giáo tiêu biểu, điển hình trong dạy chữ, dạy người. Đề xuất khen

thưởng kịp thời các giáo viên có những thành tích nổi bật, thành tích đột xuất được tập

thể ghi nhận, công nhận. Tích cực phát hiện, giới thiệu, tuyên dương các điển hình học

sinh tiêu biểu của Huyện.

III. ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN VỀ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI

DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - HỌC TẬP, PHƯƠNG PHÁP KIỂM

TRA - ĐÁNH GIÁ; COI TRỌNG QUẢN LÝ CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC.

1. Nhiệm vụ chung

- Tiếp tục quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống,

giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước. Chú trọng xây dựng nền tảng gia đình, ý

chí phụng sự Tổ quốc, xã hội và ý chí khởi nghiệp trong học sinh, nâng cao khả năng

thực hành của học sinh.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất; đổi mới mạnh mẽ

công tác giảng dạy và học tập các môn nhạc, họa, thể dục; chú trọng phát triển âm nhạc

dân tộc và các môn võ dân tộc trong nhà trường.

- Chú trọng thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho học

sinh nhằm trang bị những kiến thức cho học sinh để các em có thể hòa nhập cộng đồng,

tự giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải của bản thân.

- Phối hợp hoàn thiện quy hoạch hệ thống trường lớp trên địa bàn Huyện theo

hướng đa dạng hóa hệ thống các loại hình giáo dục, bảo đảm nhu cầu học tập ở tất cả

các cấp học, bậc học; tăng cường cơ sở vật chẩt trường lớp, đầu tư trang thiết bị hiện

đại, đảm bảo đủ chỗ học đạt chuẩn cho học sinh trên địa bàn Huyện. Đẩy mạnh công tác

xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng các trường trong chương trình

xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, tăng cường

19

trang thiết bị hiện đại phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Phối hợp triển khai

giao đất cho các tổ chức, cá nhân để thực hiện xây dựng trường mầm non giữ trẻ cho

con công nhân, người lao động trong các khu chế xuất - khu công nghiệp đóng trên địa

bàn huyện theo hướng xã hội hóa. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện trường theo mô hình

tiên tiến, hội nhập tại tất cả các cấp học, bậc học.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở vật chất thể dục thể

thao cho các đơn vị, đặc biệt tập trung xây dựng hồ bơi để thực hiện thành công Đề án

“Phổ cập bơi cho học sinh”.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, kết

quả phổ cập giáo dục tiếu học và trung học. Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau

trung học và công tác xóa mù chữ cho người lớn (đặc biệt chú trọng đối tượng sau 35

tuổi); đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập

suốt đời cho người dân.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập. Chú trọng hướng

dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp làm việc theo nhóm, tự

chinh phục kiến thức thay cho việc nhồi nhét kiến thức; tăng cường tổ chức cho học

sinh tham gia các tiết học ngoài nhà trường nhằm gắn liền lý thuyết với thực tiễn;

khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng

kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

- Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lí

thuyết, nhẹ về thực hành. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo

đức của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của

người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và

năng lực của người học.

- Nâng cao hiệu quả phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong quản lý, thông tin, điều hành tác nghiệp. Phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin

là công cụ, môi trường nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao chất

lượng giáo dục theo hướng tiên tiến và hiện đại. ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử

hiện đại hóa hệ thống thư viện trường học nhầm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, giảng

dạy và học tập cho giáo viên và học sinh.

2.Giáo dục Mầm non

- Củng cố mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn

Huyện. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi, dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài

công lập.

- Tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất

20

là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Thực hiện lộ trình để đảm bảo tỉ lệ trẻ mầm non

học công lập và ngoài công lập theo đề án chung của Thành phố.

- Xây dựng tài liệu chuyên môn quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để tập

huấn, bồi dưỡng đội ngũ Ủy ban nhân dân các xã – Thị trấn. Tếp tục bồi dưỡng đạo đức

nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non ngoài

công lập.

- Duy trì việc đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và an

toàn tuyệt đối cho trẻ. Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ trẻ học bán trú. Củng

cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tiếp tục làm tốt

công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền

về đổi mới giáo dục mầm non. Đẩy mạnh công tác phát hiện chẩn đoán, can thiệp sớm

và xây dựng kế hoạch cá nhân cho trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non.

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu

công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” trên địa bàn Huyện. Tiếp tục thực hiện Kế

hoạch “Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại khu chế xuất và công nghiệp trên

địa bàn huyện từ năm 2016 đến 2020”.

3.Giáo dục phổ thông 3.1 Giáo dục Tiểu học

- Đảm bảo 100% tré 6 tuồi vào học lớp một, phấn đấu có 80% học sinh tiểu học

được học 2 buổi/ngày, hơn 94% học sinh từ 6 tuổi dược học tiếng Anh được trang bị đủ

4 kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết). Duy trì và đảm bảo chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu

học.

- Thực hiện nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, tiếp cận định hướng chương

trình giáo dục phổ thông mới. Điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục

phổ thông hiện hành một cách hợp lí, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học;

tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục. Mở rộng quy

mô, nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tạo cơ hội thuận lợi tiếp

cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tiếp tục đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, đẩy mạnh các

phương pháp dạy học tích cực. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ

gắn với các hoạt động ngoại khóa. Tiếp tục đưa giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà

trường.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, thực hiện hồ

sơ sổ sách, thống kê số liệu, báo cáo,....

21

“ Khuyến khích phát huy các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng tủ sách lớp

học, mô hình "thư viện xanh', “thư viện thân thiện”, phát triển văn hóa đọc tăng cường

các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm dạy học, thiết bị

dạy học tự làm.

3.2. Giáo dục Trung học

- Đảm bảo 99% số người trong độ tuổi 11 đến 14 tuổi được học THCS, kéo giảm

sĩ số học sinh/lớp và nâng tỷ lệ trường Trung học cơ sở dạy 02 buổi/ngày góp phần hoàn

thành chỉ tiêu chung của Thành phố để tiến tới đạt tỷ lệ 60% vào năm 2020.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong chỉ đạo chuyên môn; phát

huy tính tích cực, chủ động của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên giỏi trong việc xây

dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; tự chủ trong thực hiện chương trình

trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng dạy học, tạo điêu kiện để các

nhà trường tổ chức các chủ đề dạy học, các hoạt động trải nghiệm- đưa phương pháp

dạy học theo định hướng giáo dục STEM đến với học sinh; tăng cường công tác kiểm

tra nội bộ nhà trường đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ giáo dục trung học

theo tinh thần tích cực, chủ động trong đổi mới.

-Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động dạy nghề phổ

thông, giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

-Tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết các

vấn đề thực tiễn góp phần hình thành, phát triển năng lực, qua đó giúp học sinh xác định

động cơ, thái độ học tập. Tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống,

tổ chức các hoạt động dạy học hướng đến việc phát triển năng lực học sinh. Phấn đấu

trên 90% trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tố chức thực hiện được nội

dung đổi mới hoạt dộng chuyên môn, tổ chức được ít nhất một hoạt động dạy học theo

định hướng giáo dục STEM và tham gia các hoạt động phong trào, hội thi, cuộc thi về

chuyên môn do Sơ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và

phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học và đánh giá tổng

kết cuối kỳ, cuối năm học. Hiệu trưởng các trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn

kiểm soát và nâng cao chất lượng các đề kiểm tra; các nội dung có liên quan đến các

tình huống thực tiễn cần chọn lựa nội dung phù hợp, có tính giáo dục và hợp thực tế.

- Hướng dẫn, kiểm soát việc dạy học bổ sung chương trình nước ngoài, dạy học

với giáo viên nước ngoài đúng quy định. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Dạy và

học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”.

- Đảm bảo 100% việc duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giảo dục bậc trung

22

học; 100% các đơn vị xã – Thị trấn hoàn thành việc cập nhật và chuyển dữ liệu phổ cập

giáo dục trên hệ thống của thành phố theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

100% cơ sờ giáo dục trung học có người phụ trách công tác phổ cập giáo dục, hướng

nghiệp, phân luồng.

4.Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể huyện tiếp tục thực hiện Đề án xóa mù

chữ giai đoạn 2014 - 2020; Đề án xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Huyện giai đoạn

2012 - 2020; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2016 - 2020.

- Đa dạng hóa các chương trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học, chú

trọng phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; tiếp tục mở rộng dạy văn hóa kết

hợp với dạy nghề; tổ chức giáo dục khởi nghiệp, góp phần phân luồng học sinh sau

trung học cơ sở.

- Nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng theo hướng

thiết thực và hiệu quả. Tiếp tục rà soát số liệu về công tác chống mù chữ, nâng cao tỷ lệ

xóa mù chữ cho người dân. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp và hoàn thành các

tiêu chí giáo dục và đào tạo và tiêu chí trường học của các xã xây dựng xã nông thôn

mới.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động của các trung tâm nhầm đảm bảo

thực hiện đúng quy chế, nâng cao chất lượng dạy và học; tiếp tục triển khai thực hiện

Đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học viên giáo dục thường xuyên;

khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ giảng dạy.

IV. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ

GIÁO DỤC

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo

viên trong Huyện, đảm bảo cung cấp đủ số lượng giáo viên các cấp cho ngành giáo dục

và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng

thường xuyên cho giáo viên các cấp học, bậc học. Nâng cao năng lực ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục trẻ.

- Tiêp tục triển khai bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng giảng dạy tiếng Anh cho giáo

viên các cấp học, bậc học theo Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh

cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố”.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch đào tạo giáo viên dạy Toán, Khoa học bằng Tiếng

Anh theo Kế hoạch đã được ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

23

“ Thường xuyên thực hiện công tác rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục phù hợp.

- Tổ chức đánh giá, xểp loại nhà giáo, cán bộ quản lý ở - cá cấp học, bậc học

theo các chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

V.TĂNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ VÀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

GIÁO DỤC.

- Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí, các chính sách xã hội nhằm

đảm bảo mọi học sinh có hoàn cảnh khó khăn có khả năng, học tập đều được đi học;

chăm lo đời sống vật chât và tinh thần cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên ngành

giáo dục và đào tạo.

- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn

lực đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư, ưu đãi về

đất đai, vốn hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề ngoài công lập; cơ chế cho

thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục mầm non ngoài công

lập.

- Xây dựng cơ chế học phí trên cơ sở không tăng ngân sách; các dơn vị tự xây

dựng khung học phí trên cơ sở đảm bảo hoạt động, huy động xã hội hóa đảm bảo công

bằng giáo dục.

- Tiếp tục triển khai thực hiện đề án Thẻ học đường thông minh và Đề án Thư

viện điện tử tại các trường phổ thông.

VI. TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM CÓ

HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN, TRẺ EM KHUYẾT TẬT ĐẾN TRƯỜNG VÀ HÒA

NHẬP VÀO CUỘC SỐNG.

- Đẩy mạnh thực hiện việc chăm lo cho học sinh nghèo nhằm đảm bảo công bằng

trong giáo dục, đảm bảo không có trẻ em nào không được đến trường vì hoàn cảnh kinh

tế gia đình khó khăn. Thực hiện tốt giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

- Tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất (về thủ tục) để trẻ lang thang, cơ nhỡ có thể đến

trường học tập tại các lớp học linh hoạt theo kế hoạch giáo dục cá nhân, thời khóa biểu

điều chỉnh phù hợp trình độ đối tượng học sinh và điều kiện của đơn vị.

- Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng và hòa nhập cộng đồng,

giáo dục trẻ phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tố chức dạy học,

chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá học sinh khuyết tật.

- Khuyển khích các quỹ học bống đế miễn, giảm học phí cho học sinh là người

dân tộc thiểu số và thuộc diện chính sách xã hội; hỗ trợ giáo dục đặc biệt cho người

khuyết tật, trẻ em các dân tộc ít người, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và trẻ em lang

thang đường phố.

VII. CÁC ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH

Tiếp tục bám sát triển khai thực hiện Kế hoạch của ủy ban nhân dân thành phố

thực hiện Chương trình hành động số 46 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 29-

24

NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 8 — Khóa XI về “Đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứmg yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,

trong năm học 2018 - 2019, Phòng Giáo dục vả Đào tạo tiếp tục tham mưu ủy ban

nhân dân Huyện phê duyệt để triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình:

1. Đề án phát triển tổng thể ngành giáo dục và đào tạo Huyện đến năm 2030.

2. Đề án Giáo dục âm nhạc dân tộc trong trường phổ thông trên địa bàn Huyện

giai đoạn 2018 - 2020.

3. Đề án đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi Huyện Bình Chánh góp phần nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân

lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của thành

phố.

4. Đề án Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trên địa bàn Huyện giai đoạn

2018 - 2020.

5. Đề án Xã hội hóa ngành giáo dục Huyện giai đoạn 2017 - 2020; tầm nhìn đến

năm 2030.

6. Chương trình truyền thông giáo dục.

7. Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tin học cho giáo viên và học

sinh trên địa bàn Huyện theo chuẩn quốc tế (giai đoạn 2018 - 2030).

8. Đề án Trường học thông minh giai đoạn 2018 - 2020.

VIII. CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT VÀ PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC 2018

-2019.

1. 100% cán bộ, giáo viên đều được học tập quán triệt các chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao

trình độ lý luận chính trị; tham gia học tập chính trị hè và làm bài thu hoạch đạt yêu cầu.

2. 100% đảng viên, giáo viên đều thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh.

3. Phấn đấu trên 95% tập thể lao động tiên tiến, trong đó có hơn 60% đơn vị đạt tập

thể lao động xuất sắc.

4. Phấn đấu xây dựng 05 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2018 - 2019 (Mầm

non Hoa Sen, Mầm non Hoa Lan, Tiểu học Tân Nhựt, Tiểu học Tân Túc, THCS Nguyễn

Văn Linh). Xây dựng trường tiên tiến theo xu thế tiếp cận với khu vực và quốc tế (MN

Hoa Phượng 1) và xây dựng trường uy tín, chất lượng cao (THCS Phong Phú).

5. Tỷ lệ huy động vào các lớp đầu cấp đạt 100%.

6. Phấn đấu không có học sinh tiểu học bỏ học, học sinh trung học cơ sở bỏ học

không quá 0,5% và trung học phổ thông bỏ học dưới 2,0%. Hiệu suất đào tạo: Tiểu học

đạt 98%, trung học cơ sở đạt 92% trở lên, trung học phổ thông đạt 86%.

7. Phấn đấu phân luồng sau trung học cơ sở đạt 27,0%.

8. Phấn đấu tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên cao

hơn năm học 2017-2018.

25

9. Phấn đấu thi học sinh giỏi cấp Thành phố bậc trung học cơ sở đạt 75 giải, trung

học phổ thông đạt 48 giải.

10. Tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt bâc trung học cơ sở và trung học phổ

thông từ 95% trở lên.

11.Thực hiện phổ cập bơi lội cấp tiểu học đạt 40% trở lên, cấp trung học cơ sở đạt

90% trở lên.

12.100% số trường thực hiện chương trình thể thao ngoại khóa và tổ chức giải vô

địch thể thao học sinh (hoặc Hội khỏe Phù Đổng) cấp trường và tham dự thi cấp huyện;

cũng như thực hiện chương trình thể thao ngoại khóa cho học sinh, tập trung các môn:

bóng đá, vovinam và bơi lội.

13. 100% trường công lập có chi bộ độc lập; phấn đấu giới thiệu xét kết nạp 180

giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo được đứng vào hàng ngũ của đảng; phấn

đấu thành lập 2 chi bộ ngoài công lập; 100% các trường ngoài công lập đủ điều kiện

thành lập tổ chức Công đoàn.

14. Kết nạp 2.200 đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong học sinh,

giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; phấn đấu các chi đoàn giáo viên và học sinh đều

có công trình thanh niên xung kích, thiết thực, hiệu quả, chất lượng hoạt động chi đoàn

đều có mức phát triển.

15. Phấn đấu 96% học sinh tham gia bảo hiểm y tế./.

Nơi nhận:

- Sở GDĐT Tp.HCM;

- BTVHU;

- TTUB;

- BTGHU;

- P.GDĐT, P.TCKH;

- BQLĐTXDCT;

- CVP, PVP (D);

- Lưu: VT, TH.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH