UBND TỈNH VĨNH PHÚC

27
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số: 199/BC-UBND CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 7 năm 2017 BÁO CÁO Tổng kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ( khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Thực hiện chương trình công tác của Tỉnh Ủy năm 2017 về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh trân trọng báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể như sau: I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ, DU LỊCH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT Trong những năm qua, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển nhanh, tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (Năm 2010: CN- xây dựng chiếm 59,98%; dịch vụ 27,3%; Nông lâm và thuỷ sản 12,72%), giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng bình quân 13,6%/năm. Kết cấu hạ tầng về dịch vụ được đầu tư, nâng cấp; chất lượng dịch vụ được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh và ngay càng phong phú, đa dạng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Ngành du lịch đã có bước phát triển, số lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân 14%/năm. Một số dự án lớn về du lịch đang được triển khai, từng phần đưa vào khai thác, sử dụng. Hoạt động thương mại phát triển rộng khắp; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 26,3%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng 36,5%/năm; các dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách. Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp; dịch vụ vận tải phát triển mạnh, khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 30,5%/năm, vận tải hành khách tăng bình quân 45,3%/năm. Mạng lưới viễn thông và các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phát triển nhanh. Dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Các dịch vụ về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe có nhiều tiến bộ, đổi mới và phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được, khu vực dịch vụ còn có những hạn chế và yếu kém. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế (GRDP) còn thấp, đến năm 2011 đạt 24,96%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước và một số địa phương trong vùng. Chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu nhiều dịch vụ chất lượng cao. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn; chưa tạo được mối liên kết với các tỉnh, vùng, khu vực, quốc tế.

Transcript of UBND TỈNH VĨNH PHÚC

Page 1: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

1

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH PHÚC

Số: 199/BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 7 năm 2017

BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU

của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ( khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch

giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện chương trình công tác của Tỉnh Ủy năm 2017 về Tổng kết thực

hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (khóa XV) về

phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

UBND tỉnh trân trọng báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ, DU LỊCH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

NGHỊ QUYẾT

Trong những năm qua, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển nhanh, tăng trưởng

GRDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển

dịch theo hướng tích cực (Năm 2010: CN- xây dựng chiếm 59,98%; dịch vụ

27,3%; Nông lâm và thuỷ sản 12,72%), giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ

tăng bình quân 13,6%/năm. Kết cấu hạ tầng về dịch vụ được đầu tư, nâng cấp;

chất lượng dịch vụ được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh và ngay

càng phong phú, đa dạng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Ngành du

lịch đã có bước phát triển, số lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân

14%/năm. Một số dự án lớn về du lịch đang được triển khai, từng phần đưa vào

khai thác, sử dụng. Hoạt động thương mại phát triển rộng khắp; kim ngạch xuất

khẩu tăng bình quân 26,3%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng

tăng 36,5%/năm; các dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành bước đầu đáp ứng nhu

cầu của du khách. Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp; dịch vụ vận tải

phát triển mạnh, khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 30,5%/năm, vận tải

hành khách tăng bình quân 45,3%/năm. Mạng lưới viễn thông và các dịch vụ

bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phát triển nhanh. Dịch vụ tài chính

cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Các dịch vụ về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe có

nhiều tiến bộ, đổi mới và phát triển.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, khu vực dịch vụ còn có những hạn

chế và yếu kém. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế (GRDP) còn thấp, đến

năm 2011 đạt 24,96%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước và một số địa

phương trong vùng. Chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu nhiều dịch vụ chất lượng

cao. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sản

phẩm du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn; chưa tạo được mối liên kết với các tỉnh,

vùng, khu vực, quốc tế.

Page 2: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

2

Các cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ còn thiếu; chưa có cơ chế

chính sách khuyến khích thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển các ngành

dịch vụ, du lịch; vốn ngân sách dành cho phát triển khu vực dịch vụ còn thấp và

bố trí dàn trải, thiếu tập trung; nhiều dự án triển khai chậm. Hoạt động quảng bá,

xúc tiến, liên doanh, liên kết, giới thiệu và thu hút đầu tư phát triển dịch vụ còn

kém và chưa hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lĩnh vực

dịch vụ, du lịch chưa được coi trọng; chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng

yêu cầu sử dụng lao động,..

Từ những thực trạng trên, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị

quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2011 với mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ phát

triển các ngành dịch vụ, du lịch, trong đó tập trung phát triển các ngành dịch vụ

đem lại giá trị gia tăng cao, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Phấn đầu đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành

một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SAU 05 NĂM

1.Thuận lợi, Khó khăn

1.1.Thuận lợi

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU trong điều kiện hội nhập

quốc tế trên các lĩnh vực; Nhiều nghị quyết, chương trình, cơ chế, chính sách của

Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh được ban hành đang phát huy hiệu quả; Các quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, quy hoạch chung đô thị

Vĩnh Phúc, quy hoạch phát triển các ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của các huyện, thành, thị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được cấp có

thẩm quyền phê duyệt; Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội ngày càng

được quan tâm đầu tư.

Các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của

phát triển dịch vụ, du lịch trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Vĩnh Phúc cũng gặp rất nhiều khó khăn và

thách thức; tình hình chính trị - kinh tế thế giới và khu vực có những diễn biến

phức tạp, khó lường. Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu; Trong nước, nền

kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định.

Ngoài nhưng khó khăn chung đó, Vĩnh Phúc còn chịu sự tác động mạnh

mẽ từ sự thay đổi các chính sách vĩ mô của nhà nước như tăng thuế, phí đã tác

động trực tiếp đến ngành sản xuất công nghiệp, nhất là ô tô, xe máy và các mặt

hàng chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Tốc độ tăng trưởng kinh

tế và thu chi ngân sách tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài; khu vực kinh tế trong nước quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ thấp kém,

sức cạnh tranh của hàng nội địa còn rất hạn chế ;

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư song chưa đáp

ứng được nhu cầu; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó

Page 3: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

3

khăn; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu…

Công tác đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch nhất là

đầu tư để trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các di tích danh thắng còn thiếu, tiến độ thực

hiện chậm.

2. Tổ chức quán triệt và tuyên truyền triển khai thực hiện nghị quyết.

2.1.Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết

Ngay sau khi Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2011 được ban hành,

việc tổ chức quán triệt, học tập thực hiện Nghị quyết đã được triển khai; kết quả

sau 05 năm đã xây dựng được 10 phóng sự về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh

Vĩnh Phúc, trên 300 tin và bài viết về hình ảnh phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh

Phúc trên cổng thông tin điện tử, báo Vĩnh Phúc, Phát hành trên 200 cuốn đề

cương tuyên truyền về phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc, tổ chức 03 hội nghị

quán triệt Nghi quyết, đối tượng là lãnh đạo các sở ngành, UBND các huyện, thị

và tổ chức 01 hội nghị với 250 học viên, đối tượng là lãnh đạo các huyện, thành,

thị, Lãnh đạo Ban tuyên giáo các huyện, thành thị về quá trình triển khai nghị

quyết và kết quả thực hiện sau 05 năm. Bên cạnh đó, một số sở ngành cũng đưa

tin, hình ảnh trên các Webside của ngành mình về phát triển dịch vụ du lịch trên địa

bàn tỉnh trong thời gian qua.

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thành, thị mở các lớp nghiên

cứu, quán triệt Nghị quyết tại địa phương, đơn vị.

2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản, đôn đốc chỉ đạo thực hiện NQ

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU có hiệu quả, tỉnh Vĩnh

Phúc đã ban hành các quy định để triển khai thực hiện, cụ thể:

- UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và ban hành

quy chế làm việc của Ban chỉ đạo; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện

Nghị quyết.

Trên cơ sở Kế hoạch số 829/KH-UBND ngày 16/3/2012 tổ chức thực hiện

Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ( Khóa XV) về phát

triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011-2020, một số sở, ngành, UBND các huyện,

thành thị cũng thành lập BCĐ thực hiện Nghị quyết như Sở Công Thương thành

lập Tổ giúp việc cho cơ quan Thường trực BCĐ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Vĩnh Tường,

UBND huyện Tam Đảo; đồng thời cũng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

của đơn vị mình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, cơ quan thường trực (sở Công

thương) đã ban hành kế hoạch tuyên truyền về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn

2011-2020, ban hành trên 20 văn bản đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện

nhiệm vụ của Nghị quyết. Nhìn chung các đơn vị đã bám sát Kế hoạch số

829/KH-UBND ngày 16/3/2012; Quyết định 2895/QĐ-UBND ngày 27/10/2011,

các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành thị để xây dựng kế

hoạch, lựa chọn những dự án, công việc triển khai thực hiện phù hợp với quy

Page 4: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

4

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch

vùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc....

3.Đánh giá kết quả sau 05 năm thực hiện

3.1. Kết quả đã đạt được về dịch vụ, du lịch trong phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh từ năm 2011 -2016

Trên cơ sở mục tiêu của Nghị quyết đề ra và Kế hoạch số 829/KH-UBND

ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh, các ngành, các cấp đã tập trung triển khai thực

hiện, kết quả như sau:

- Chỉ tiêu về cơ cấu ngành dịch vụ trong GRDP:

Sau 05 năm triển khai thực hiện nghị quyết, ngoài mục tiêu chung là đẩy

nhanh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng, lợi thế để góp

phần quan trọng thực hiện mục tiêu của tỉnh công nghiệp. Sau 05 năm tốc độ

tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 7,08%/năm, trong đó dịch vụ tăng

7,54%/năm (mục tiêu của Nghị quyết tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là từ

15,5-16%); cơ cấu kinh tế dịch vụ tăng từ 24,96% năm 2011 lên 27,97% năm

2015 (mục tiêu của Nghị quyết là chiếm 33-35%). Như vậy chỉ tiêu tăng trưởng

và cơ cấu kinh tế của dịch vụ không đạt mục tiêu.

Biểu cơ cấu, tốc độ tăng ngành dịch vụ trong GRDP:

- Chỉ tiêu về Du lịch:

Năm 2011, Vĩnh Phúc chỉ đón được 1.798.960 lượt khách, trong đó khách

nội địa 1.774.280 lượt khách (chiếm 98,63% tổng lượng khách đến), khách quốc

tế 24.680 lượt khách (chiếm 1,37% tổng lượng khách đến). Đến hết năm 2015

Vĩnh Phúc đã đón được 3.323.420 lượt khách, trong đó: khách nội địa 3.301.080

lượt khách chiếm 99,33% tổng lượng khách đến (Vượt mục tiêu Nghị quyết đề

ra là đón trên 3 triệu lượt khách), khách quốc tế 22.340 lượt khách chiếm 0,67%

tổng lượng khách đến (chỉ tiêu này không đạt mục tiêu Nghị quyết là đón trên 80

nghìn lượt khách).Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Vĩnh Phúc

tăng 15,7%/năm (Chỉ tiêu này vượt mục tiêu Nghị quyết, mục tiêu nghị quyết là

12-15%/năm), số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc năm 2015 tăng 1,86 lần so

năm 2011. Doanh thu từ du lịch đạt tăng từ 738,9 tỷ đồng năm 2011 (chiếm 4%

Năm Tốc độ tăng trưởng GRDP

(%)

Cơ cấu kinh tế

ngành dịch vụ (%)

Tốc độ tăng ngành

dịch vụ (%)

2011 11,48 24,96 5,61

2012 -3,5 26,8 10,12

2013 11,2 26,52 5,16

2014 6,75 27,73 7,64

2015 7,7 27,97 6,91

2016 8,61 27,75 6,26

Page 5: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

5

GRDP của tỉnh) lên 1.170 tỷ đồng năm 2015(chiếm 8% GRDP của tỉnh). Du

lịch Vĩnh Phúc đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ sở lưu

trú du lịch và hoạt động kinh doanh khách lữ hành.

- Kết quả kinh doanh du lịch, khách sạn - nhà nghỉ đến 31/12/2015: Toàn

tỉnh có 300 cơ sở lưu trú với 4.612 buồng đạt chuẩn (50 khách sạn: 01 năm sao,

01 4 sao, 02 ba sao, 26 hai sao, 19 một sao và 250 cơ sở lưu trú đạt chuẩn).

- Nhân lực du lịch: Tăng rõ rệt, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng

27,6%/năm từ 2.243 lao động năm 2011 lên 5.955 lao động năm 2015. Về chất

lượng lao động: trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 19,8%, đại học và sau đại

học chiếm 3,2%, còn lại là lao động trình độ dưới sơ cấp nghề chiếm 77% tổng

số nhân lực toàn ngành.

- Kinh doanh du lịch có nhiều đổi mới; Tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư

nhiều công trình phục vụ văn hóa, du lịch lớn đã góp phần nâng cao đời sống

văn hóa, tinh thần của nhân dân trong tỉnh và thu hút hàng triệu khách du lịch

tỉnh ngoài đến với Vĩnh Phúc. Các hoạt động quảng bá được triển khai mạnh

mẽ, các cơ sở kinh doanh du lịch tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng

phục vụ. Ngoài ra các lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ngày càng hấp

dẫn du khách, doanh thu du lịch tăng bình quân 7,7%/năm, doanh thu năm 2015

đạt 1,17 nghìn tỷ đồng.

+ Dịch vụ Thương mại:

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội đến

thời điểm trước khi ban hành nghị quyết (năm 2010) đạt 15.846 tỷ đồng, năm

2015 đạt 32.076 tỷ đồng ( tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015

đạt 15,14%/năm) và dự kiến năm 2016 đạt 34.162 tỷ đồng (mục tiêu Nghị quyết

đến năm 2015 đạt 40 ngìn tỷ đồng).

- Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại tăng từ 989 doanh

nghiệp lên 1.084 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân số lượng doanh nghiệp

giai đoạn 2011-2015 là 10,8%/năm; Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm

của các DN đang hoạt động tăng từ 8.425 tỷ đồng lên 19.640 tỷ đồng năm 2015,

tốc độ tăng bình quân 18,4%/năm; Số lao động đang làm việc trong các DN

thương mại tăng từ 6.819 người năm 2010 lên 8.719 người năm 2015, tốc độ

tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,04%/năm. Số cơ sở kinh doanh

thương mại tăng từ 23.573 cơ sở năm 2010 lên 30.770 cơ sở năm 2015, tốc độ

tăng bình quân số cơ sở kinh doanh thương mại đạt 5,4%/năm; số lao động đang

làm việc tại các cơ sở kinh doanh cá thể lĩnh vực thương mại tăng bình quân

4,48%/năm từ 54.281 người năm 2010 lên 67.566 người năm 2015.

- Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới chợ: Theo Quyết định số

3870/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy

hoạch mạng lưới chợ, TTTM trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030. Trên địa bàn tỉnh dự kiến có 97 chợ nông thôn hạng 3 cần được đầu

tư xây mới, nâng cấp, cải tạo (Tổng số xã trên địa bàn tỉnh là 112 xã, tuy nhiên

có 15 xã không quy hoạch xây dựng chợ).

Page 6: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

6

- Khái quát hiện trạng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh trước khiu ban

hành nghị quyết: Hiện trạng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ

yếu là chợ dân sinh, hàng hóa trong chợ chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng

gia dụng và tiêu dùng. Các chợ tại trung tâm các huyện, thành, thị họp hầu như

tất cả các ngày trong tháng, các chợ còn lại họp theo phiên. Hầu hết các chợ đều

ở tình trạng xập xệ, dột nát, không có khu vệ sinh, thu gom rác, rãnh thoát nước

thải, để xe, công trình PCCC, họp chợ ra đường gây ùn tắc giao thông và mất vệ

sinh an toàn thực phẩm.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ đầu

tư xây dựng hạ tầng chợ. Đến nay, những chợ đã được hỗ trợ cơ bản được nâng

cấp, xây dựng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Lực lượng kinh doanh trên chợ chủ yếu là các hộ tư thương, ngoài ra, tại

các chợ nông thôn còn có người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm. Mặt hàng kinh

doanh trên chợ khá phong phú đa dạng, các ngành hàng kinh doanh chủ yếu là

thực phẩm tươi sống, tạp hoá, may mặc.

- Đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới chợ:

Từ năm 2011-2016, Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 58 chợ nông thôn;

tổng mức đầu tư là 290,451 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh đã hỗ trợ kinh phí

đầu tư hạ tầng là 82,928 tỷ đồng, ngân sách xã đối ứng, huyện hỗ trợ và huy

động khác là 207.523 tỷ đồng.

-Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh trong

thời gian qua có bước phát triển rất mạnh, mạng lại hiệu quả trong quá trình xã

hội hóa đề thu hút các nguồn lực cho kết cấu hạ tầng thương mại. Tính đến nay

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư

xây dựng được 09 chợ với tổng mức đầu tư dự kiến là 2800 tỷ đồng, trong đó:

Đã có 03 chợ đã hoàn thành đi vào hoạt động có hiệu quả (Chợ Hương Canh 2 -

huyện Bình Xuyên; Chợ thị trấn Yên Lạc- huyện Yên Lạc; Chợ thị trấn Hợp

Hòa - huyện Tam Dương, với tổng mức đầu tư của 03 chợ là 162 tỷ đồng); 07

chợ còn lại đang triển khai thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

Công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ đã làm thay đổi kết cấu hạ tầng

thương mại theo hình thức văn minh, hiện đại, giải quyết được tình trạng xuống

cấp của các chợ cũ, vấn đề ô nhiễm môi trường và tránh ùn tắc giao thông trong

và xung quanh khu vực chợ, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm,...; hình thành

các phố chợ hiện đại, sạch đẹp, văn minh, góp phần thuận lợi cho việc lưu thông

hàng hóa, tăng sức mua trong cộng đồng dân cư, đẩy mạnh phát triển thị trường

nội địa; đồng thời thu hút được các nguồn vốn của các thành phần kinh tế tham

gia đầu tư quản lý khai thác hạ tầng thương mại.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 02 Trung tâm thương mại (Trung tâm

thương mại Hà Minh Anh, TTTM SoiVa đều ở quy mô hạng I) và 06 siêu thị

đang hoạt động (quy mô hạng I - 03 siêu thị, quy mô hạng II-02 siêu thị, quy mô

hạng III-01 siêu thị) các Trung tâm thương mại và Siêu thị đều do các doanh

nghiệp tự đầu tư xây dựng từ nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp, nhà nước chưa

có chính sách, cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng trung tâm Thương mại và Siêu thị.

Page 7: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

7

Theo quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại định hướng đến

năm 2020 trung tâm Hội chợ, triển lãm của tỉnh được xây dựng tại thành phố

Vĩnh Yên với diện tích 10 ha.

Mạng lưới siêu thị, TTTM phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các

địa bàn Vĩnh Yên và Phúc Yên là nơi có nhiều lợi thế thương mại, việc đầu tư

mang lại hiệu quả cao. Các huyện còn lại có rất ít loại hình bán lẻ hiện đại này,

do các DN không muốn đầu tư vì hiệu quả kinh doanh không cao, hơn nữa do

thu nhập cũng như thói quen tiêu dùng của người dân tại đây còn hạn chế. Tuy

nhiên, thời gian gần đây mạng lưới các cửa hàng tự chọn quy mô vừa và nhỏ đã

dần hình thành tại các khu dân cư tập chung đông người (nhất là các khu du lịch

như Tam Đảo, Tây Thiên), đã góp phần vào việc phát triển du lịch, dịch vụ giai

đoạn 2011-2020.

- Kim ngạch xuất khẩu trước khi nghị quyết được ban hành (năm 2010)

đạt 526,6 triệu USD; sau 05 năm thực hiện, năm 2015 đạt 1,593 tỷ USD (tốc độ

tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 24,8%/năm), năm 2016 đạt 1,77

tỷ USD (mục tiêu đến năm 2015 là 3,5 tỷ USD). Đây là chỉ tiêu không đạt, lý do

một số dự án lớn của Tập đoàn Hồng Hải về sản xuất máy tính xuất khẩu tại

Khu công nghiệp Bá Thiện không đầu tư nên ảnh hưởng tới chỉ tiêu xuất khẩu

trên địa bàn tỉnh.

Tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt

kết quả khá, có 190 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), tăng 1

doanh nghiệp so với cùng k năm 2015; Số doanh nghiệp tăng này chủ yếu là doanh

nghiệp DI và các doanh nghiệp này làm phụ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh

vực: cơ khí, điện tử, thi công, xây dựng công trình...

+ Dịch vụ vận tải: Kinh doanh vận tải có bước phát triển khá, đã đáp ứng

tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, đặc biệt những dịp tết

và lễ hội, mùa tham qua du lịch hàng năm. Hệ thống giao thông được đầu tư

nâng cấp; mạng lưới xe buýt được mở rộng. Khối lượng vận tải hàng hóa và

hành khách đề tăng cao. Bình quân giai đoạn 2011-2015 khối lượng vận chuyển

hàng hóa tăng 9,7%/năm, khối lượng luân chuyển tăng 10,4%/năm, vận chuyển

hành khách tăng 3,2%/năm, luân chuyển tăng 6,5%/năm. Đến thời điểm

31/12/2016 trên địa bàn tỉnh có 8 tuyến xe buýt nội tỉnh hoạt động thường xuyên

trong đó có 03 tuyến đi qua khu du lịch danh thắng của tỉnh.

Về phát triển thêm các tuyến xe Buýt phục vụ các khu điểm phát triển Du

lịch trên địa bàn tỉnh: Đã xây dựng đề án bổ sung phát triển thêm các tuyến xe

Buyt giai đoạn 2013-2020. Trong đó chú trọng tập chung nâng cao chất lượng

phục vụ 8 tuyến xe buýt hiện có.

Nhìn chung, dịch vụ vận tải trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh có bước

phát triển khá, chất lượng phục vụ ngày một nâng cao, hạ tầng giao thông từng

bước được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là nền tảng quan trọng thúc đẩy

phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.

Page 8: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

8

+ Dịch vụ Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin:

Về dịch vụ bưu chính, viễn thông: Các dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp

tục phát triển nhanh, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt do các đơn vị kinh

doanh tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại, thay thế bởi các công

nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng phục vụ. Đến nay các doanh nghiệp kinh

doanh viễn thông đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ viễn thông,

Internet, thuê kênh,..tại các khu, cụm công nghiệp. Dịch vụ về viễn thông,

Internet có tốc độ tăng trưởng cao. Doanh thu toàn ngành năm 2015 đạt 3,2

nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 8,9%/năm.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp mở webside thực hiện bán

hàng trực tuyến; mật độ điện thoại thuê bao đạt 75/100 dân; 27% dân số trên địa

bàn tỉnh sử dụng internet; 100% các khu du lịch trên địa bàn tỉnh đã được phủ

sóng. (mục tiêu của Nghị quyết là đến năm 2015, mật độ điện thoại đạt 148 thuê

bao/100 dân, 55% dân số sử dụng internet). Như vậy chỉ tiêu này không đạt mục

tiêu.

Về dịch vụ công nghệ thông tin: Toàn tỉnh đã có 30 cổng thông tin của các

sở ngành và 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 về cấp phép xuất bản tin và

cấp phép ngành in; đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại một số bộ

phận một cửa như: Tại Sở Tài Nguyên và Môi trường, TP Vĩnh Yên, thị xã Phúc

Yên, huyện Bình Xuyên, Trụ sở tiếp dân - Văn phòng UBND tỉnh.

+ Dịch vụ giáo dục và đào tạo:

- Công tác giáo dục được quan tâm đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành Chương

trình hành động số 66/CTr/TU ngày 27/01/2014 về thực hiện Nghị quyết số 29-

NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập

quốc tế . Cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị giảng dạy được tăng cường

đầu tư theo chiều sâu, hiện đại, chuẩn quốc gia. Công tác mở rộng diện tích đất

trường học được triển khai quyết liệt (từ năm 2011-2013 đã mở rộng được 220

ha). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia được nâng lên. Vĩnh Phúc là một trong 4-5

tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi và

phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào năm 2014 với chỉ số cao (99,9%)..

Chất lượng dạy và học ở các bậc học tiếp tục được nâng lên. Học sinh của

tỉnh luôn đạt được thứ hạng cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia và

nhiều năm có học sinh tham gia đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và

khu vực; điểm thi trung bình 3 môn thi đại học liên tục 3 năm đứng thứ nhất cả

nước; tại các sân chơi trí tuệ, học sinh của tỉnh luôn đạt thành tích cao và khẳng

định được vị trí tốp đầu như: thi học sinh giỏi toán trên máy tính cầm tay cấp

quốc gia; thi giải toán qua internet toàn quốc.

Công tác phân luồng học sinh sau THCS có chuyển biến tích cực, đã

thành công trong phân luồng học sinh sau THCS từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ học

sinh sau THCS vào học THPT khoảng 70% và vào học hệ bổ túc THPT - nghề

đạt trên 25%.

Page 9: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

9

- Hoạt động dạy nghề tiếp tục được tăng cường. Hệ thống mạng lưới cơ sở

dạy nghề được kiện toàn và sắp xếp lại theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Các

điều kiện, năng lực đảm bảo cho chất lượng dạy nghề được chú trọng. Công tác

tuyển sinh hàng năm đảm bảo chỉ tiêu đề ra, mỗi năm tuyển mới hàng chục

nghìn người học nghề. Hàng vạn người lao động khi tham gia học nghề đã được

thụ hưởng kinh phí hỗ trợ từ các chính sách của tỉnh. Hiệu quả dạy nghề gắn với

giải quyết việc làm bước đầu thể hiện khá rõ nét. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động

qua đào tạo đạt khoảng 66% đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01dự án đăng ký đạt tiêu chuẩn quốc tế

(Trường quốc tế UNISCAMPUS) với quy mô 56 lớp đào tạo từ mầm non đến

THPT với quy mô xây dưng 15,5ha với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đạt chuẩn

quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay dự án vẫn chưa hoàn thành công tác

bồi thường, GPMB.

Mỗi huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đã có ít nhất 4 trường chất

lượng cao thuộc 4 bậc học từ mầm non đến THPT; tỉnh đã có đề án đầu tư 38

trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao; có 01 Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có chất

lượng cao.

Riêng chỉ tiêu về thu hút các Trường đại học về Vĩnh Phúc hiện nay vẫn

trong giai đoạn khảo sát, dự kiến đầu tư; còn việc xây dựng 01 trường đạo tạo

nghề đạt chuẩn quốc tế hiện nay mới đang triển khai thực hiện.

+ Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ:

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ

nhân dân trên địa bàn tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y

tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh

nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; chất

lượng cung cấp dịch vụ y tế ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất các đơn vị

trong ngành ngày càng được hoàn thiện dần; trang thiết bị y tế được đầu tư theo

hướng tiến tiến, hiện đại, đồng bộ; Độ bao phủ bảo hiểm y tế tăng dần hàng

năm. Nhân dân đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, hầu hết các chỉ tiêu tổng

quát về sức khỏe đều đạt kế hoạch đề ra.

Công tác xã hội hóa y tế ngày càng được triển khai hiệu quả ở các đơn vị

y tế trên địa bàn tỉnh. Hoạt động liên doanh, liên kết đã góp phần bổ sung trang

thiết bị y tế, nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh

của các đơn vị y tế. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các

kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại, giảm thời gian chờ đợi, đáp ứng nhu

cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh.

Đến thời điểm 31/12/2016, trong lĩnh vực dự phòng và chuyên ngành gồm

có 9 Trung tâm (Y tế dự phòng; Phòng chống bệnh xã hội; Sức khỏe lao động và

Môi trường; Phòng chống HIV/AIDS; Sức khỏe sinh sản; Truyền thông và Giáo

dục sức khỏe; Giám định Y khoa; Pháp Y; Kiểm nghiệm), 01 Trường Trung cấp

Y tế, 02 Chi cục. Lĩnh vực khám chữa bệnh có 15 đơn vị với 3.110 giường bệnh

(bao gồm có 6 bệnh viện tuyến tỉnh với 1.890 GB và 9 Trung tâm Y tế tuyến

Page 10: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

10

huyện với tổng 1.120 GB). Các Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện 2 chức

năng phòng bệnh (bao gồm cả an toàn vệ sinh thực phẩm) và khám chữa bệnh;

với tổng số 8 Phòng khám đa khoa khu vực và 137 Trạm Y tế xã, phường, thị

trấn là các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện. Tỷ lệ xã đạt chuẩn

quốc gia theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 là 82.5%

(với 113 xã/137 xã).

Từ năm 2011 đến nay số giường bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công

lập trên địa bàn tỉnh đã tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2011 có 2.340 GB (tương ứng

22,6 GB/vạn dân, năm 2015 có 2.720 GB (tương ứng 25,8 GB/vạn dân) đến hết

năm 2016 có 3.110 GB (đạt tỷ lệ 29,2 GB/vạn dân). Tại Nghị quyết số 03-NQ/TU

ngày 05/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI và Quyết

định số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề

án phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, theo đó đến năm 2020, tỷ lệ giường

bệnh/vạn dân đạt 35 GB, đạt 40 GB vào năm 2025 và 45 vào năm 2030.

+ Dịch vụ về tài chính:

Nhìn chung, hoạt động dịch vụ Tài chính - Ngân hàng trên địa bàn tỉnh có

nhiều khởi sắc, có nhiều loại hình giúp người dân tiếp cận, đáp ứng yêu cầu phát

triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân ( 2011-2016) đạt trên 11%năm. Công tác quản

lý nhà nước về dịch vụ tài chính luôn được chú trọng, quan tâm sát sao góp phần

phát triển thị trường tài chính và đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

trong giai đoạn vừa qua.

Trong giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết (2011-2016), trên địa bàn

tỉnh đã tăng thêm được 03 chi nhánh tổ chức tín dụng và 01 QTDND. Như vậy,

đến 31/12/2016 Vĩnh Phúc có 19 TCTD với 23 chi nhánh cấp I và 31 quỹ tín

dụng nhân dân cơ sở; Tổng nguồn vốn huy động đạt 48.955 tỷ đồng, tăng 24%

so với năm 2015, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2011; Dư nợ cho vay nền kinh tế

đạt 42.264 tỷ đồng, tăng 28,4% so với năm 2015, tăng gấp 2 lần so với năm

2011 (Mục tiêu của Nghị quyết giai đoạn 2011-2020 là tăng thêm 4-5 tổ chức tín

dụng, mở thêm 4-5 quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vốn huy động tăng 30%/năm,

dư nợ tăng 25-28%/năm).

Ngành Ngân hàng trên địa bàn đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu

quả Nghị quyết số 01-NQ/TU, đưa ra các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho

hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đầy đầu tư, thương mại, tiêu dùng, góp

phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các TCTD thực hiện nhiều biện

pháp mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nghiêm túc phân loại,

hạch toán đầy đủ các khoản nợ xấu theo quy định nhằm giảm nợ xấu, thu hồi

vốn tiếp tục tái đầu tư nền kinh tế. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn

2011-2016 tăng bình quân gần 20%/năm; nợ xấu thời điểm cuối năm 2016ở mức

thấp, chỉ chiếm 1,33% tổng dư nợ; các dịch vụ ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu

xã hội.

Page 11: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

11

Hoạt động bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cũng khá phát triển, một số

công ty bảo hiểm lớn đã mở chi nhánh thêm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

như Prudental, AIA, Bảo Minh, PJICO, Bảo Việt, Dai-Ichi...

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn phát triển thêm nhiều sàn giao dịch chứng

khoán, bất động sản,... Các dịch vụ này chủ yếu hoạt động tại các ngân hàng

thương mại và do một số doanh nghiệp, tổ chức thực hiện tại khu đô thị trung

tâm như TP Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tuy nhiên

đến thời điểm hiện nay các sàn giao dịch này đã không hoạt động do suy thoái

kinh tế.

+ Dịch vụ khoa học công nghệ:

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nhiều đổi mới,

nhiều tiến bộ kỹ thuật, mô hình đã cho kết quả cao và triển khai rộng rãi vào

thực tiễn sản xuất và đời sống như: kỹ thuật thâm canh tổng hợp SRI trong sản

xuất lúa, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình xử lý nước thải

sinh hoạt nông thôn bằng công nghệ tự chảy, mô hình xử lý rác thải sinh hoạt

theo phương pháp đốt, mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, mô hình

xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cà chua ghép theo hướng VietGAP, đẩy mạnh

ứng dụng thụ tinh nhân tạo lợn, bò bằng các giống lợn, bò ngoại có năng suất,

chất lượng cao. Tiếp tục quan tâm nghiên cứu để bảo vệ phát triển cây dược liệu

quý hiếm có lợi thế trên địa bàn. Xây dựng quỹ phát triển khoa học công nghệ

cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học

công nghệ và khả năng cạnh tranh.

Nguồn vốn đầu tư khoa học và công nghệ đã tập trung đầu tư cho các tổ

chức khoa học công lập, các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục và

đào tạo..., bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống

nhân dân.

Năng suất, chất lượng, hàm lượng KH&CN trong một số sản phẩm chủ

lực của tỉnh như ô tô, xe máy, điện, điện tử, vật liệu xây dựng ngày càng tăng.

Hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN trên các lĩnh

vực: quản lý công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo

lường, chất lượng ngày càng được nâng lên. Triển khai có hiệu quả việc áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong các

cơ quan hành chính, UBND xã, phường, thị trấn góp phần cải cách thủ tục hành

chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Trong 05 năm (2011 - 2016), đã và đang triển khai thực hiện 09 dự án cấp

bộ ( thuộc chương trình nông thôn miền núi), nhiều lượt đề tài, dự án dự án được

triển khai thực hiện, Nghiên cứu xây dưng thuyết minh các điểm du lịch và hình

thành các tour du lịch Vĩnh Phúc; xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm

truyền thống của Vĩnh Phúc như : Rắn Vĩnh Sơn, gạo Long Trì, cá Thính, Thanh

Long ruột đỏ của Lập Thạch, Rau Su su Tam Đảo....

Page 12: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

12

Về đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng GRDP năm 2012 đạt

30,58% ; năm 2015 đạt 33,14% (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2015, đóng góp

40%, năm 2020 đóng góp là 45%). Như vậy, với mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, đến

năm 2015, tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ trong GRDP không đạt mục

tiêu.

Triển khai tích cực việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO trong quản lý và điều hành (đến hết năm 2016 , đã có 144 đơn vị: 51 sở,

ngành, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp, 93 UBND cấp xã áp dụng ISO 9001-

2008), qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh của

tỉnh.

(Chi tiết có Phụ lục 01 kèm theo)

3.2.Kết quả xây dựng cơ chế chính sách về phát triển dịch vụ

Sau 05 triển khai thực hiện Nghị quyết, căn cứ vào nhiệm vụ được giao,

toàn tỉnh đã ban hành được 21 cơ chế chính sách, đề án của các ngành để thúc

đẩy phát triển dịch vụ, du lịch ngoài nhiệm vụ công lập được giao thường xuyên.

Các dự án PPP đã góp phần hoàn thành nhiều công trình quan trọng phục vụ

công nghiệp, đô thị và du lịch như: Hạ tầng kỹ thuật khu danh thắng Tây Thiên,

khu công viên quảng trường và một số tuyến đường vào khu đô thị, công

nghiệp, khu trung tâm thương mại, các dự án triển khai đúng tiến độ và nhanh

hơn so với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, chất lượng đảm bảo đáp ứng

nhu cầu phát triển dịch vụ, du lịch của tỉnh, cụ thể như sau:

3.2.1.Công tác lập, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

UBND tỉnh đã chỉ đạo đồng bộ về Quy hoạch, từ khâu lập mới, rà soát, bổ

sung, điều chỉnh các loại quy hoạch từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội, đến quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Căn cứ quy hoạch

Vùng tỉnh, Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc được phê duyệt, tỉnh đã triển khai

lập quy hoạch chi tiết các phân khu, đảm bảo khép kín trên địa bàn tỉnh, làm căn

cứ để quản lý và thực hiện theo quy hoạch. Đối với các dự án quy hoạch quan

trọng, UBND tỉnh đã đề xuất, xin ý kiến Tỉnh ủy cho phép thuê tư vấn nước

ngoài hoặc lựa chọn ý tưởng tốt nhất của nước ngoài để thực hiện. Cụ thể:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển

ngành, lĩnh vực được các cấp, các ngành tích cực triển khai đồng bộ. Đến nay,

đã hoàn thành và phê duyệt 58 quy hoạch cho thời k đến năm 2020. Trong đó

có 10 tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 cấp tỉnh, cấp huyện; 48

quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu. Các dự án quy hoạch sau khi

được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tổ

chức công bố, tổ chức triển khai thực hiện và định k kiểm tra, giám sát thực

hiện bằng các kế hoạch cụ thể đã góp phần quan trọng và là cơ sở để kế hoạch

hoá trong đầu tư xây dựng, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh.

- Quy hoạch xây dựng: giai đoạn 2011-2016 toàn tỉnh đã triển khai lập

194 đồ án quy hoạch, trong đó có nhiều đồ án lớn, quan trọng như: Quy hoạch

Page 13: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

13

Vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, Quy hoạch phân khu theo quy

hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch phân khu các khu chức năng hành

lang kinh tế, quy hoạch chung các khu chức năng về du lịch dịch vụ (Bắc Ngọc

Thanh, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc), quy hoạch khu du lịch Tam Đảo

I, quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị

trong phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc... Đồng thời, tiếp tục

rà soát các quy hoạch đã được duyệt nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp

với thực tế của tỉnh và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị trên

địa bàn tỉnh làm cơ sở để quản lý đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng. Là tỉnh

dẫn đầu trong cả nước hoàn thành quy hoạch nông thôn mới (vào năm 2011).

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm

k đầu (2011 - 2015) cả 3 cấp đã được duyệt và tổ chức triển khai thực hiện,

đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, tiến hành các

thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng

đất tiết kiệm, hợp lý, đúng mục đích theo quy định của pháp luật Đất đai hiện

hành. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành rà soát để

có cơ sở thực hiện các bước điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch định k theo quy

định của pháp luật về Đất đai.

3.2.2. Lĩnh vực Công Thương:

Tham mưu đề xuất với HĐND và UBND tỉnh ban hành:

+ Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

về cơ chế hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015.

+ Quyết định số 3115/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

về phê duyệt kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015.

+ Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

V/v phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020.

+ Kế hoạch số 3316/KH-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về

Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2016-2020.

Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, đề án, kế

hoạch như: Chính sách về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư hạ tầng chợ, kế hoạch

thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2011-2015, kế hoạch xúc tiến thương mại giai đoạn 2012-2015,

kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh

nghiệp, tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh,...đã có những kết quả quan trọng

trong quá trình thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, thu

hút đầu tư các dự án xã hội hoá hạ tầng chợ, huy động được các nguồn vốn của

DN và nhân dân để góp vốn đầu tư xây dựng chợ, quảng bá thương hiệu của sản

phẩm, mở rộng thị trường sản phẩm, phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh

tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, giải quyết nhiều việc làm ổn định cho người

Page 14: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

14

lao động,. .Điều đó chứng tỏ là việc triển khai cơ chế có hiệu quả, góp phần lớn

vào sự trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh, đóng

góp không nhỏ trong tỷ trọng của ngành thương mại trong cơ cấu ngành dịch vụ.

3.2.3. Lĩnh vực Văn hoá Thể thao và Du lịch:

Tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 114/2013/NQ-HĐND ngày

20/12/2013 V/v hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích đã xếp hạng trên địa bàn

tỉnh; Xây dựng " Đề án xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đặc thù đối với

các dự án trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020"

(Tuy nhiên Đề án này đã không được phê duyệt do các dự án trọng điểm đang có

các nhà đầu tư chiến lược đề xuất đầu tư).

- Đề án về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc và được

UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 3235/QĐ-UBND ngày 12/11/2013;

- Đề án về kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực cho phát

triển du lịch, dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc và được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định

số 769/DA-UBND ngày 07/2/2013;

- Kế hoạch 789/KH-UBND ngày 8/2/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về

triển khai các hoạt động phục vụ Tuần văn hoá - Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, hưởng

ứng năm du lịch quốc gia đồng bằng Sông Hồng .

3.2.4. Lĩnh vực Khoa học và công nghệ:

Tham mưu với UBND tỉnh ban hành : Chương trình hành động số

42/CTr/TU ngày 31/01/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-

NQ/TW ngày 01/12/2012 của BCH Trung ươmg khóa XI Về phát triển khoa học

và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đại hóa trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng XHCN;

Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày

10/4/2012);

Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 về quy chế quản lý tài

chính quỹ phát triển KH và CN tỉnh Vĩnh Phúc;

Kế hoạch số 4065/KH-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh thực hiện

chương trình hành động số 42-CTr/TU ngày 31/01/2013 của Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.5. Lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT:

Tham mưu với HĐND và UBND tỉnh ban hành 05cơ chế, chính sách:

+ Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về cơ

chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn

2012-2015 và Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh

về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây

trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015.

Page 15: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

15

+ Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về cơ

chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-

2015 và Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh về

việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng

hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015.

+ Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh về

phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 và Quyết định số

24/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định

thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020,

theo Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh.

+ Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND, ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về

một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2016-2020.

+ Nghị quyết số 202/2015/NQ-HĐND, ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về

ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,

nông thôn trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020.

3.2.6. Lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư:

Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 thay thế Quyết định số

43/2009/QĐ-UBND ngày 08/7/2009 và Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày

06/11/2009 của UBND tỉnh về phân cấp quyết định đầu tư xây dựng công trình trên

địa bàn tỉnh. Tiếp tục kêu gọi và thu hút đầu tư vào các dự án dịch vụ, du lịch

mang tầm cỡ quốc tế như: dự án Trường đua ngựa Vĩnh Phúc, dự án này đang

xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương.

3.2.7. Lĩnh vực y tế:

Ngành đã và đang triển khai tích cực xây dựng một số chính sách về

phát triển mạng lưới y tế cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân như:

Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh chuyên khoa ung biếu, chuyên khoa sản,

chuyên khoa nhi; Đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về

cơ chế các hoạt động liên danh, liên kết dịch vụ đối với các cơ sở y tế công lập

trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

(Chi tiết tại Phụ lục 02)

4. Kết quả thực hiện đầu tư, xây dựng các công trình, dự án trọng điểm.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh đã phân bổ cho

21 dự án trọng điểm thuộc 07 lĩnh vực với tổng kinh phí 4.835,32 tỷ đồng (theo

Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 phê duyệt đề án phát triển dịch

vụ, du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020), đạt 80,5% (theo kế hoạch giai đoạn

2011-2015 ngân sách tỉnh đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, mỗi năm 1.200 tỷ

đồng). Trong đó đầu tư một số dự án lớn như: Đầu tư vào Khu danh thắng Tây

Thiên 289 tỷ đồng, dự án Văn Miếu Vĩnh Phúc 233,5 tỷ đồng, nhà hát tỉnh 481,3

tỷ đồng, khu công viên quảng trường 209,47 tỷ đồng.

Page 16: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

16

-Về đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2011-2016

theo hình thức BOT, BTO, BT: Tỉnh đã triển khai 05 dự án gồm: (1) Đường

gom QL2A sát khu đất Trung tâm thương mại Hà Minh Anh, thành phố Vĩnh

Yên; (2) Đường đấu nối từ QL2 vào đường 36m đi KCN Kim Hoa, thị xã Phúc

Yên; (3) Cầu vượt đường sắt và đường giao thông thuộc tuyến đường từ nút giao

nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên đến Khu đô thị Nam Vĩnh Yên; (4) Công viên,

quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc; (5) san nền, đường trục chính trung tâm văn hóa

lễ hội Tây Thiên. Với tổng mức đầu tư được duyệt là 780,43 tỷ đồng. Giá trị

quyết toán được duyệt và thanh toán cho nhà đầu tư là 572,13 tỷ đồng.

Cụ thể một số lĩnh vực như sau:

* Lĩnh vực Du lịch: Triển khai 07 dự án với tổng mức đầu tư 2.077 tỷ

đồng, vốn đã cấp 1.296 tỷ đồng.

*Lĩnh Vực Thương mại.

Sau 05 năm triển khai, ngân sách tỉnh hỗ trợ để thực hiện các đề án trực

tiếp phục vụ nghị quyết trên là 84.646 triệu đồng (trong đó cơ chế về hạ tầng

chợ là 82.000 triệu đồng; xúc tiến thương mại 1.910 triệu đồng; thương mại điện

tử: 736 triệu đồng)

Đầu tư cải tạo nâng cấp và xây mới 59 chợ nông thôn với kinh phí hỗ trợ 82,9

tỷ đồng. Thu hút 184 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng chợ.

* Lĩnh vực giao thông vận tải.

` - Về đầu tư xây dựng các dự án, công trình trọng điểm phục vụ nghị quyết:

Đã triển khai đầu tư xây dựng 6 dự án, công trình trọng điểm giao thông

quan trọng phục vụ trực tiếp đến phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch của tỉnh, tổng

mức đầu tư của 6 dự án là 2.139, vốn đã cấp 1.614,6 tỷ đồng.

* Lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe: Đã triển khai dự án đầu tư nâng cấp cơ

sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật (bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải và

chất rắn cho bệnh viện và TTYT) với kinh phí 967,1 tỷ đồng; Đang triển khai:

Dự án bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc, với tổng mức đầu tư 1.171 tỷ đồng; Dự án

Bệnh viện đa khoa tỉnh với tổng mức đầu tư 788,46 tỷ đồng.

* Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: Đã triển khai thực hiện 02 dự án với

tổng mức đầu tư 410,8 tỷ đồng, vốn đã cấp 378 tỷ đồng: Đã triển khai thực hiện

đầu tư xây dựng nâng cấp 03 trường đào tạo trọng điểm của tỉnh: Cao đẳng sư

phạm, cao đẳng kinh tế kỹ thuật và cao đẳng nghề Việt Đức với tổng kinh phí

314 tỷ đồng, vốn đã cấp 300 tỷ đồng; Dự án khu sân vận động trung tâm và khu

đào tạo vận động viên trong khu liên hợp thể thao Vĩnh Phúc, tổng mức đầu tư

96,48 tỷ đồng, vốn đã cấp 78 tỷ đồng.

* Lĩnh vực Khoa học Công nghệ

05 năm qua (2011-2016) trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện

09 dự án thuộc cấp Bộ (thuộc chương trình nông thôn miền núi) với tổng kinh

phí 19,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí Trung ương 18,2 tỷ đồng, đối ứng của tỉnh là

Page 17: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

17

1,3 tỷ đồng, không kể nguồn kinh phí do dân đóng góp và vốn của doanh

nghiệp. Hiện nay các dự án đã được nghiệm thu đánh giá, qua thực hiện các dự

án đã triển khai xây dựng một số mô hình sản xuất giống con, trồng trọt, thu

hoạch, sơ chế và chế biến sau thu hoạch,...Chuyển giao công nghệ trồng, chế

biến đào tạo, tập huấn và tuyên truyền cho nông dân tham gia mô hình về kỹ

thuật, quy trình trồng, chăm sóc, chế biến nông sản, dược liệu. Trong 05 năm

qua có nhiều lượt đề tài, dự án được triển khai thực hiện với tổng kinh phí đã

cấp hơn 40 tỷ đồng, các đề tài, dự án tập trung vào 5 lĩnh vực: khoa học xã hội

và nhân văn, nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, dịch vụ, bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững

Kết quả triển khai dự án, công trình trọng điểm: Trong năm năm (2011-

2016), kinh phí chi đầu tư phát triển cho khoa học, công nghệ được cân đối qua

ngân sách tỉnh 65 tỷ đồng, trong đó ngành Thông tin truyền thông (CNTT) quản

lý 157,2 tỷ đồng, ngành khoa học quản lý 447,2 triệu đồng được phân bổ cho 60

dự án. Thông qua các dự án đầu tư, tiềm lực KH&CN trên địa bàn tỉnh được

tăng cường, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ KH&CN được nâng lên góp

phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN của các cơ quan, đơn vị. Nhờ được đầu

tư thiết bị hiện đại, cán bộ làm chủ được công nghệ

* Lĩnh vực dịch vụ thông tin và truyền thông.

- Kết quả thực hiện và triển khai các dự án trọng điểm phục vụ Nghị quyết:

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh phát triển mạng lưới viễn thông

theo quy hoạch và đến nay trên địa bàn tỉnh đã phủ sóng 100% thông tin di động

3G. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo xây

dựng hệ thống thông tin hiện đại, mỹ quan, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của

người dân sử dụng dịch vụ đạt hiệu quả, chất lượng phục vụ tốt nhất.

+ Dự án xây dựng 02 màn hình điện tử lớn đặt tại Khu vực Tây Thiên và

Khu trung tâm huyện Tam Đảo, với tổng đầu tư là 2,8 tỷ đồng đã được triển khai

thực hiện, hoàn thành trong năm 2014.

+ Dự án mạng Wifi miễn phí tại thị trấn Tam Đảo, với tổng mức đầu tư 8

tỷ đồng đã hoàn thiện đi vào sử dụng năm 2013.

Đã triển khai dự án xây dựng hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc với tổng mức

đầu tư 67,7 tỷ đồng, vốn đã cấp 54,97 tỷ đồng.

Sau khi các dự án trọng điểm của tỉnh đi vào khai thác sử dụng, đã góp

phần quan trọng vào hoàn thiện kết cấu hạ tầng CNTT và đáp ứng nhu cầu kết

nôi internet miễn phí cho khách du lịch và nhân dân sử dụng cập nhật thông tin,

góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về phát

triển dịch vụ, du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

* Kết qủa triển khai xây dựng các dự án trọng điểm của Một số sở

ngành và UBND các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh phục vụ Nghị quyết

(từ 2011-2016).

Page 18: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

18

+ Ngành Xây dựng: Tập trung triển khai thực hiện lập 03 đồ án quy hoạch

xây dựng vùng phân khu phía Tây, phía Bắc, phía Nam theo quy hoạch chung

đô thị Vĩnh Phúc; lập quy hoạch chi tiết 11 phân khu đô thị trên địa bàn tỉnh

(trong đó có 1 phân khu đô thị đại học đã được UBND tỉnh phê duyệt); Quy

hoạch điều chỉnh mốc giới kè hồ Đầm Vạc; Phối hợp với các sở ngành khác lập

và trình phê duyệt các đồ án quy hoạch: QHCT khu du lịch Tam Đảo II, QHC

khu di tích danh thắng Tây Thiên, QHCT khu du lịch phía Tây hồ Đại Lải; phân

khu B1 khu du lịch sinh thái hồ Sáu Vó.

Dự án Khu công viên quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc, dự án với tổng mức đầu

tư 234 tỷ đồng, nguồn vốn đã cấp 234 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành năm 2013.

Dự án Khu trung tâm di tích danh thắng Tây Thiên, huyện Tam đảo ( giai

đoạn 1) gồm: San nền, đường trục chính, thoát nước mưa, sân lễ hội, với tổng

mức đầu tư là 162 tỷ đồng, vốn đã cấp 86 tỷ đồng, nhu cầu tiếp 76 tỷ đồng. Dự

án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng tháng 12/2013.

+ Ngành Tài Nguyên và Môi trường: Đã hoàn thành việc phân bổ quy

hoạch sử dụng đất cho phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2015.

+ Ban quản lý các khu công nghiệp: đã tích cực thực hiện các giải pháp về

cải thiện môi trường đầu tư; đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, tập

trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó khuyến khích các dự án

đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại trong các KCN trên địa bàn

nâng cao chất lượng hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, phù hợp với nhu

cầu thị trường thế giới và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam; chuẩn bị điều

kiện để tham gia các TA mới, Hiệp định song phương và đa phương trong thời

k hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới

và khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Giai đoạn 2012-2016,

hầu hết các phân ngành dịch vụ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đã

được mở cửa, các hạn chế tiếp cận thị trường, hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn

hầu hết đã chấm dứt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các

hoạt động thương mại, dịch vụ. Thu hút 29 dự án hoạt động trong lĩnh vực dịch

vụ, thương mại, bao gồm: 26 dự án DI với tổng vốn đầu tư 448,6 triệu USD và

03 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 87,71 tỷ đồng. Các dự án hoạt động thuần tuý

trong lĩnh vực dịch vụ gồm có 05 dự án. Các dự án này chủ yếu thực hiện mục

tiêu: dịch vụ kho vận; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng KCN, cho thuê nhà

xưởng. Còn lại là 24 dự án có hoạt động chủ yếu là sản xuất, kèm theo các dịch

vụ, thương mại bổ sung (kinh doanh XNK, phân phối bán buôn, bán lẻ hàng

hóa; cho thuê nhà xưởng).

Như vậy, giai đoạn 2012-2016, số dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ và có hoạt

động dịch vụ chiếm 28,15% tổng số dự án và chiếm 32 % số vốn đầu tư thu hút

được giai đoạn này.

Đối với Dự án xây dựng Khách sạn dịch vụ tổng hợp và trung tâm cung

ứng, đào tạo ngoại ngữ của Hàn Quốc: Nhà đầu tư không có nhu cầu tiếp tục

thực hiện Dự án tại huyện Bình Xuyên.

Page 19: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

19

+ Ban giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất: Đã thực hiện triển khai

GPMB 15 dự án phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch với quy mô diện tích là 499,7ha.

+ UBND huyện Tam Đảo: đã triển khai xây dựng Đề án phát triển du lịch

huyện Tam Đảo đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

+ UBND huyện Sông Lô: Phối hợp với Công ty CP Thương mại Sông Hồng

Thủ Đô lập quy hoạch Trung tâm Du lịch quốc tế tại khu vực Hồ Bò Lạc.; Triển

khai lập quy hoạch và đầu tư một số tuyến đường tỉnh lộ 307 kéo dài.

+ UBND huyện Lập Thạch: Triển khai lập quy hoạch chi tiết chợ Trung tâm

thị trấn để kêu gọi thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hoá; Triển khai đầu tư dự

án đường TL 307-Hồ Vân Trục - Ngọc Mỹ để thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch

của huyện trong những năm tới.

+ UBND huyện Tam Dương: Hoàn thành công tác xã hội hóa chợ Trung tâm

huyện Tam Dương, với tổng mức dự kiến đầu tư khoảng 62 tỷ đồng. Dự án hoàn

thành đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của nhân dân thị trấn Hợp Hòa

và các xã lân cận.

+ UBND huyện Vĩnh Tường: Phối hợp với các sở ngành, nhà đầu tư Công

ty Sông Hồng Thăng Long 2 đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác bồi thường,

GPMB dự án Chợ đầu mối nông sản tổng hợp Vĩnh Tường với quy mô diện tích

khoảng 182ha, với tổng mức đầu tư khoảng trên 1.500 tỷ đồng. Dự án vẫn chưa

được triển khai thực hiện do nhà đầu tư khó khăn về kinh tế.

+ UBND Tp Vĩnh Yên: Phối hợp với Công ty CP Sông Hồng Thủ đô triển

khai lập quy hoạch dự án uture land; triển khai lập quy hoạch thực hiện các dự án

xã hội hoá hạ tầng thương mại như: Chợ Tích Sơn, Chợ Đồng Tâm: 02 dự án này

vẫn chưa triển khai thực hiện, nguyên nhân do vướng mắc trong khâu GPMB và

nhà đầu tư (Công ty cổ phần tập đoàn Thăng Long) không đủ năng lực. Riêng chợ

Trung tâm thành phố Vĩnh Yên đang triển khai phương án thực hiện theo Luật đầu

tư công.

(Chi tiết tại Phụ lục 03)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.Kết quả đạt được

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ

tỉnh (khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-

2016 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cơ cấu ngành dịch vụ năm 2011

chiếm 27,3% trong GDP, năm 2015 chiếm 27,96%, năm 2016 chiếm 27,75%.

Chất lượng một số ngành dịch vụ ngày một nâng lên,...góp phần không nhỏ vào

phát triển ngành dịch vụ. Một số chỉ tiêu vượt so với mục tiêu Nghị quyết như:

Số lượt khách du lịch đến Vĩnh Phúc, tốc độ tăng số lượt khách du lịch đến Vĩnh

Phúc, số lượng lao động trong ngành du lịch.

Một số công trình trọng điểm của tỉnh được quan tâm chỉ đạo, đầu tư đảm

bảo tiến độ, góp phần tầng bước hoàn thiện cơ sở vật chất để tạo điểm nhấn về

phát triển dịch vụ, du lịch của tỉnh; Một số cơ chế chính sách được ban hành

Page 20: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

20

bước đầu phát huy tác dụng góp phần vào việc thực hiên nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội nói chung và thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ trong GRDP.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nghị quyết còn chậm, công tác thể

chế xây dựng, đề xuất những cơ chế chính sách mới, dự án mới phục vụ trực tiếp

cho phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh 2 năm qua còn hạn chế. Việc huy

động nguồn lực tập trung từ ngân sách nhà nước để đầu tư riêng cho nghị quyết

còn chưa được quan tâm bố trí hàng năm trong kế hoạch nhà nước hàng năm.

Hoạt động của Ban chỉ đạo còn chưa hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều

hành,..Tác động của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực đã ảnh hưởng lớn đến

thu hút đầu tư, thu ngân sách của tỉnh, doanh nghiệp khó khăn trong việc huy

động vốn,...Đây chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới triển khai

thực hiện Nghị quyết về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc thời gian vừa

qua và những khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Một số chỉ tiêu không đạt

so với Nghị quyết đề ra như: Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ, tỷ

trọng khu vực dịch vụ, chỉ tiêu xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ,

cơ, số trường quốc tế, số Bệnh viện đa khoa dân lập chất lượng cao, đóng góp

của khoa học, công nghệ vào GDP,...

2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

2.1. Tồn tại, hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, quán triệt còn chậm đổi mới, việc triển khai, thực

hiện và cụ thể hóa Nghị quyết ở một số địa phương, đơn vị còn chậm, thiếu đồng

bộ; Nội dung và phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, thiếu hấp dẫn.

- Việc cụ thể hoá Kế hoạch số 829/KH-UBND của UBND tỉnh, một số sở,

ngành, UBND huyện thành, thị còn chưa chủ động; Kế hoạch hành động của

nhiều đơn vị còn chung chung và thiếu những giải pháp cụ thể có tính khả thi để

thực hiện.

- Công tác tham mưu đề xuất xây dựng ban hành cơ chế chính sách mới của

tỉnh để thu hút đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn còn chưa có ( đây là lĩnh vực

đặc biệt quan tâm).

- Một số quy hoạch triển khai thực hiện chậm như quy hoạch chi tiết các

khu dịch vụ, du lịch trong điểm của tỉnh,…do vậy ảnh hưởng tới kêu gọi thu hút

đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Mặt khác, một số công trình, dự án dịch vụ,

du lịch chậm thực hiện vì vướng mắc trong triển khai giải phóng mặt bằng liên

quan đến đất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012.

- Việc huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư cho việc thực hiện Nghị

quyết 01-NQ/TU còn hạn chế. Ngân sách nhà nước chưa bố trí đủ nguồn tập

trung để đầu tư cho hạ tầng du lịch, dịch vụ; Ngân sách tỉnh vẫn chưa bố trí dành

riêng một nguồn vốn ngân sách tập trung để thực hiện các dự án cho đầu tư phát

triển hạ tầng phục vụ Nghị quyết. Nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho những dự án

dịch vụ, du lịch còn thấp, chưa có nhiều dự án mang tầm cỡ khu vực và quốc tế

để tạo điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển dịch vụ của tỉnh.

Page 21: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

21

- Công tác phối hợp và thực hiện chế độ báo cáo của một số sở, ngành

chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định về thời gian và nội dung báo cáo.

- Nghị quyết bao gồm 08 lĩnh vực dịch vụ, việc triển khai đồng bộ cả 8

lĩnh vực cùng một lúc sẽ khó có nguồn lực để đảm bảo và khó khăn trong quá

trình thực hiện

- Về lĩnh vực vốn ODA, nhu cầu đầu tư là rất lớn. Hiện nay tỉnh phải tập

trung giải quyết dứt điểm nợ đọng XDCB đến hết năm 2015 (khoảng 2.977 tỷ

đồng). Chi đầu tư phát triển của tỉnh đã được cố định thời k 2011-2015 ở mức

3.000 tỷ đồng/năm. Mặt khác, Vĩnh Phúc không thuộc tỉnh được ưu tiên cũng như

tập trung các chương trình, dự án sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi theo Quyết định

106/QĐ-TTg ngày 10/01/2012 về việc phê duyệt đề án định hướng thu hút, quản

lý, sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trong

giai đoạn hiện nay, việc tranh thủ vốn trung ương từ nguồn trái phiếu chính phủ

cũng rất hạn chế. Do vậy việc huy động vốn ODA là rất khó khăn.

2.2. Nguyên nhân:

*Khách quan:

- Do tình hình suy thoái kinh tế thế giới và khu vực đã tác động không

nhỏ đến việc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, đến thu hút đầu tư các dự án,

huy động vốn đầu tư từ đất trên địa bàn tỉnh. Đã tác động lớn đến thu ngân sách

trên địa bàn tỉnh và tái đầu tư công, đặc biệt là giảm thu ngân sách nhiều từ thuế

xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Một số chính sách về đất đai, XDCB của nhà nước thay đổi nên đã tác

động không nhỏ đến việc GPMB, triển khai đầu tư xây dựng các công trình dự án

trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn thu ngân sách của tỉnh đã giảm nên việc tái đầu tư công của ngân

sách tỉnh cho các công trình dự án trọng điểm, các công trình hạ tầng kỹ thuật, đô

thị,.. bị ảnh hưởng và phải giãn, giảm, hoãn đầu tư.

*Chủ quan:

- Hoạt động của Ban chỉ đạo chưa thực sự có hiệu quả, việc tham mưu đôn

đốc triển khai thực hiện Nghị quyết của cơ quan thường trực còn chưa quyết liệt.

- Một số thành viên BCĐ là các Sở, Ngành, UBND cấp huyện còn chưa

chủ động đề xuất cụ thể hoá một lĩnh vực, ngành phụ trách trong vấn đề cụ thế

hóa Nghị quyết bằng các chính sách, chương trình, đề án, dự án cụ thể, nhất là

lĩnh vực phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cơ chế khuyến khích,

hỗ trợ đầu tư riêng (đây là lĩnh vực được tỉnh quan tâm chú trọng nhất trong việc

triển khai thực hiện Nghị quyết).

- Việc triển khai cụ thể hoá Nghị quyết bằng các dự án mới, công trình

mới thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch còn hạn chế, chậm triển khai.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Page 22: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

22

4.1 Phương hướng chung

1- Hoàn thành quy hoạch chi tiết các phân khu đô thị chung Vĩnh Phúc

theo quy hoạch; quy hoạch chi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh theo đề án đã

được phê duyệt trong đó có quy hoạch chi tiết 02 khu du lịch tại huyện Tam Đảo

(khu vực Tam Đảo và Tây Thiên) và thị xã Phúc Yên ( Khu vực Đại Lải).

2- Tập trung xây dựng cơ chế chính sách mới, xây dựng các đề án mới, dự

án mới, công trình tạo điểm nhấn để thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch; đặc biệt là

các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

3- Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tập trung nguồn lực ưu tiên và đẩy

nhanh tiến độ xây dựng các khu Du lịch trọng điểm của tỉnh (Khu Tam Đảo I và

Tam Đảo II; Khu du lịch Đải Lải; Khu vực Đầm Vạc - Vĩnh Yên; Khu danh

thắng Tây Thiên).

4- Tăng cường và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư cho Du lịch, đặc biệt là

công tác quảng bá hình ảnh về du lịch Vĩnh Phúc phải hiệu quả, thiết thực có

sức lan tỏa đến các tỉnh, vùng trong cả nước.

5- Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược thực hiện đầu tư vào các khu du lịch

trọng điểm của tỉnh.

4.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm

* Về công tác tuyên truyền

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,

đoàn thể về công tác tuyên truyền đến Đảng viên, cán bộ trọng tỉnh đối với mục

tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

- Tiếp tục triển khai tuyên tuyền, thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết số

01-NQ/TU đã đề ra.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh về phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh

Phúc ra bên ngoài thông qua các hình thức pano, áp phích, tờ rơi, sổ tay,…đặc biệt là

trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đài truyền hình Việt Nam.

* Về xây dựng cơ chế, chính sách mới, đề án mới:

- Lĩnh vực Văn hóa Thể thao và du lịch:

+ Hoàn thành xây dựng cơ chế, chính sách về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư

phát triển các dự án Du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020;

+ Xây dựng quy chế quản lý đầu tư xây dựng các dự án phát triển dịch vụ,

du lịch tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh ( Đại Lải, Tam Đảo, Khu Danh

Thắng Tây Thiên) giai đoạn 2017-2020.

+ Xây dựng đề án về quảng bá hình ảnh về phát triển dịch vụ, du lịch của

tỉnh để quảng cáo, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát trên

sóng VTV1, VTV2, các Resoff lớn trên toàn quốc,..

+ Hoàn thiện đề án đào tạo nguồn nhân lực và kế hoạch phát triển du lịch

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020.

Page 23: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

23

- Lĩnh vực Công Thương:

+ Triển khai Chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn

2016-2020, trong đó tập trung hỗ trợ xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất và ứng

dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại khu vực nông thôn, cơ sở làng nghề và trong các cụm công nghiệp; Triển

khai Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; Triển

khai Kế hoạch tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch phát triển

thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt.

+ Xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng cơ chế

hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng chợ.

- Lĩnh vực Y tế:

Xây dựng chính sách về khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ khám

chữa bệnh tư nhân tại gia đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Xây dựng

chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư xã hội hoá các bệnh viện tư nhân trên địa bàn

tỉnh giai đoạn 2016-2020.

- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo:

Xây dựng chính sách hỗ trợ Trường cao đẳng, đạo học, các trung tâm

ngoại ngữ,.. khi đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-

2020; Chính sách về phát triển trường THPT chuyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Lĩnh vực Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: Xây dựng cơ chế

chính sách phát triển ngành nông nghiệp cụ thể hoá bằng chính sách thu hút đầu

tư các dự án nông nghiệp chú trọng đến việc gắn dịch vụ, du lịch với nông

nghiệp (du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp).

- Lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư:

+ Tiếp tục đề xuất ưu tiên vốn đầu tư để sớm hoàn thành các công trình,

dự án trọng điểm và các chương trình, dự án chuyển tiếp;

+ Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù thu hút các nhà đầu chiến lược vào

đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Lĩnh vực Nội vụ:

+ Xây dựng đề án thành lập Trung tâm văn hoá lễ hội Tây Thiên.

+ Kiện toàn lại Trung tâm huấn luyện TDTT và Trường năng khiếu

TDTT thành Trung tâm đào tạo, huấn luyện TDTT tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Sớm đưa Trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh Phúc đi vào hoạt động.

- Các lĩnh vực khác: Triển khai xây dựng cơ chế, chính sách phát triển

dịch vụ du lịch trên cơ sở quy hoạch ngành đã được phê duyệt và nhiệm vụ được

giao tại Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 phê duyệt đề án phát

triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch số 829/KH-

UBND ngày 16/3/2012 tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc ( Khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011-2020.

Page 24: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

24

- UBND các huyện, thành thị:

- UBND thành phố Vĩnh Yên: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành triển

khai lập quy hoạch, phương án đầu tư xây dựng Chợ trung tâm Thành phố Vĩnh

Yên theo luật đầu tư công. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện

dự án: Chợ Đồng Tâm, Tích Sơn, Hội Hợp, Khai Quang theo hình thức xã hội

hóa.

- UBND huyện Vĩnh Tường: Phối hợp với các sở ngành đôn đốc chủ đầu

tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ đầu mối tổng hợp; đầu tư xây dựng chợ

Giang- thị trấn Thổ Tang theo hình thức xã hội hóa.

- UBND thị xã Phúc Yên chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên

quan: Triển khai lập dự án đầu tư hạ tầng Khu du lịch Đại Lải (kè xử lý sạt đất

khu A hồ Đại Lải, điện chiếu sáng, hệ thống xử lý nước thải quanh hồ Đại Lải;

dự án Chợ Phúc Yên.

- UBND huyện Tam Đảo: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan

Triển khai lập dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng Chợ tại Thị trấn Tam Đảo;

- UBND huyện Sông Lô: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

Triển khai lập quy hoạch xây dựng khu Du lịch Bò Lạc -huyện Sông Lô.

- UBND huyện Lập Thạch: Triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến

đường từ thị trấn Lập Thạch đi Hồ Vân Trục; Dự án Chợ trung tâm huyện Lập

Thạch.

- UBND huyện Tam Dương:

+ Lập quy hoạch mở rộng, phát triển khu du lịch văn hoá tâm linh Đền

Bạch Trì - huyện Tam Dương.

3.Về thực hiện các dự án trọng điểm và các dự án hạ tầng du lịch:

Đầu tư 26 công trình trọng điểm và phát triển hạ tầng phát triển du lịch

bằng nguồn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư dự kiến 2.217 tỷ đồng; đầu

tư 04 dự án bằng nguồn xã hội hóa với tổng mức đầu tư 319 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 03)

4.3. Một số giải pháp

Giải pháp chung:

Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm

năng và lợi thế, các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại

giá trị gia tăng cao, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu vực dịch vụ và

toàn bộ nền kinh tế.

Giải pháp cụ thể:

Về quy hoạch: Quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ, coi trọng công tác

bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững hạ tầng giao thông hiện có; chú

trọng phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Quy hoạch đồng bộ các khu du

lịch trên địa bàn tỉnh.

Về cơ chế chính sách: Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát

Page 25: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

25

triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh; đặc biệt thu hút các nhà đầu tư chiến lược

vào các khu du lịch của tỉnh.

Cải thiện môi trường đầu tư, mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

đăng ký, hoạt động và phát triển, tập trung tháo gỡ những rào cản, vấn đề bức

xúc của doanh nghiệp, nhất là đất đai, vốn, đào tạo nghề, thủ tục hành chính…;

tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc

đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, tiếp cận với nguồn vốn, và các

dịch vụ tài chính, dịch vụ công khác…

Về vốn đầu tư: Đa dạng hóa các nguồn lực để đầu tư hạ tầng du lịch và

xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Tăng cường liên

kết, phối hợp với các địa phương trong vùng trong thực hiện quy hoạch, phát

triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du

lịch. Hình thành các tuor, tuyến du lịch liên vùng, tỉnh và hướng tới hợp tác

quốc tế trong phát triển du lịch.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển mạng

lưới và trở thành kênh phân phối chủ yếu hàng công nghiệp tiêu dùng ở thị

trường nông thôn. Nâng cấp mạng lưới chợ ở các xã.

- Tập trung phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ, doanh nghiệp

thương mại bán buôn và các mô hình tổ chức kinh doanh. Tích cực tổ chức xúc

tiến đầu tư, xây dựng cơ chế hỗ trợ thu hút các tập đoàn, công ty phân phối hàng

đầu thế giới vào đầu tư kinh doanh các loại hình bán buôn, bán lẻ quy mô lớn và

hiện đại theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của nước ta.

- Giao Cơ quan chủ trì thực hiện công tác XTĐT phối hợp các ngành có

liên quan xây dựng Kế hoạch XTĐT, trong đó: chú trọng xúc tiến du lịch thương

mại, dịch vụ, tập trung vào các dự án trọng điểm tỉnh đang kêu gọi đầu tư, thu

hút DI nhằm thâm nhập, giữ vững, mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ,

đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế về lĩnh vực dịch vụ cũng như của toàn bộ

nền kinh tế.

- Bố trí vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng các khu

du lịch; hạ tầng kỹ thuật các KCN trên địa bàn tỉnh, tạo quỹ đất sạch với giá cho

thuê hợp lý để thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo tài

chính, ngân hàng, Logistics...

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN đáp ứng kịp thời nhu cầu

của các Nhà đầu tư. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng

thực hiện dự án dịch vụ, du lịch. Phát triển hạ tầng đi đôi với phát triển đô thị, hệ

thống giao thông đối ngoại và hạ tầng xã hội. Gắn liền phát triển KCN với phát

triển đô thị, dịch vụ, hướng tới mô hình đô thị công nghiệp; tạo tiền đề thu hút

các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics....phục vụ các KCN.

Về phát triển nguồn nhân lực:

- Phát triển hệ thống giáo dục đào tạo chính quy từ giáo dục mầm non đến

giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình

Page 26: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

26

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.

- Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch, dịch

vụ; mở các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch; đào tạo tiếng

Anh, Nhật, Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc đáp ứng nhu cầu hội nhập trong thời

k mới.

- Tổ chức các sự kiện cho người tìm kiếm việc làm như hội chợ việc làm,

lễ tốt nghiệp ở trường đại học... để thu hút nhân tài. Đưa thông tin về các ứng

viên nhân tài đã gặp gỡ tại các sự kiện này vào danh mục địa chỉ email, duy trì

liên lạc thường xuyên với những đối tượng quan tâm. Thực hiện chương trình

khuyến khích các nhân tài của tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang sinh sống ở nơi khác

quay trở về làm việc ở quê nhà. Tăng cường công tác đào tạo, đạo tạo lại đội ngũ

công chức, viên chức.

- Hỗ trợ về cơ chế, chính sách để khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo tại

tỉnh. Giám sát chặt chẽ và ban hành các quy định để đảm bảo các cơ sở giáo dục

tư sẽ cung cấp dịch vụ đạt chất lượng. Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong

đào tạo, dạy nghề.

- Nâng cao tay nghề của lao động ở các vị trí hiện tại để tăng năng suất lao

động. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các khóa đào tạo ngắn hạn cho lao động đang

giữ các vị trí công việc hiện tại sẽ cho phép người lao động cải thiện kỹ năng và

nâng cao năng suất.

V. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù về phát triển du lịch trọng điểm

quốc gia, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là khu du lịch Tam Đảo II.

- Đề nghị Chính phủ cho phép Vĩnh Phúc triển khai một số dự án đầu tư

liên quan đến hoạt động kinh doanh cá cược (cụ thể là Trường Đua Ngựa Vĩnh

Phúc tại Khu du lịch Đại Lải - thị xã Phúc Yên).

Trên đây là Báo cáo Tổng kết triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU

của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn

2011- 2020, UBND tỉnh trân trọng báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy./.

Nơi nhận: - BTV TU (b/c);

- TTHĐND tỉnh (b/c);

- CPCT, CPVP;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- UBND các huyện, thành, thị;

- Đài PTTH tỉnh, Báo VP, Cổng thông tin điện tử

tỉnh;

- CV: NCTH;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Duy Thành

Page 27: UBND TỈNH VĨNH PHÚC

27

Phụ lục 1

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA NGHỊ QUYẾT

GIAI ĐOẠN 2011-2016 SO VỚI MỤC TIÊU ĐỀ RA

-----------------------------

TT Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu NQ TH 2011-

2016

So sánh

1 Tốc độ tăng bình quân của dịch vụ % 15,5-16 7,54 Không

đạt

3 Tỷ trọng khu vực dịch vụ % 33-35 27,96

Không

đạt

5 Đón khách nội địa Triệu

lượt >3 3,3

Vượt

6 Tốc độ tăng % 12-15 15,7 Vượt

7 Đón khách quốc tế Nghìn

lượt 80 22

Không

đạt

8 Số lượng lao động trong ngành du

lịch

Nghìn

người 17,7 27,6

Vượt

9

Tốc độ tăng bình quân ngành

thương mại

% 17-19 13,32

Không

đạt

10 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Nghìn

tỷ 40 32

Không

đạt

11 Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ

USD 3,5 1,59

Không

đạt

12 Tuyến xe buýt Tuyến 8 8 Đạt

13 Số trường quốc tế Trường 01 0 Không

đạt

14 Thu hút Trường Đại học Trường 5-7 3 Không

đạt

15 Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin

học chất lượng cao

Trung

tâm 2 0

Không

đạt

16 Trường đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn

quốc tế Trường 1 0

Không

đạt

17 Bệnh viện đa khoa dân lập chất

lượng cao

Bệnh

viện 2 0

Không

đạt

18 Cổng giao dịch thương mại điện tử

của tỉnh Cổng 1 0

Không

đạt

19 Đóng góp của khoa học công nghệ

vào GDP % 40 33,14

Không

đạt

20 Số thuê bao điện thoại/100 dân Thuê

bao 148 75

Không

đạt

21 Tỷ lệ dân số sử dụng Internet % 55 27 Không

đạt