UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần...

14
UBND TỈNH NINH THUẬN SỞ Y TẾ Số: /ĐA-SYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Thuận, ngày tháng 9 năm 2019 ĐỀ ÁN Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025 Phần I SỰ CẦN THIẾT VÀ THỰC TRẠNG I. SỰ CẦN THIẾT CƠ SỞ PHÁP LÝ BAN HÀNH ĐỀ ÁN 1. Sự cần thiết Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng người dân, từng doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế, đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả, mua bán hàng hóa và các dịch vụ trong xã hội ngày càng gia tăng và dân dần trở thành điều tất yếu và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh không dùng tiền mặt cũng là điều cấp thiết. Thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình thức như chuyển khoản, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, ví điện tử, ứng dụng di động (mobile banking)… Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tuần hoàn và luân chuyển tiền tệ, cho phép các giao dịch mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách trực tuyến, di động, ở mọi lúc mọi nơi thay vì bị giới hạn trong một không gian, địa điểm; giúp giảm chi phí hoạt động và tiết kiệm nguồn lực, vật lực; hạn chế bớt những tổn thất mà thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt có thể gây ra. Theo Quyết định số 2545/2016/QÐ-TTg ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 với nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó đáng chú ý có mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Thực tế hiện nay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận sử dụng nhiều nhân lực trong việc thanh toán viện phí nội trú, ngoại trú, tuy nhiên việc thanh

Transcript of UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần...

Page 1: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

UBND TỈNH NINH THUẬN

SỞ Y TẾ

Số: /ĐA-SYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ninh Thuận, ngày tháng 9 năm 2019

ĐỀ ÁN

Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt áp dụng tại Bệnh viện đa khoa

tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ THỰC TRẠNG

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ BAN HÀNH ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của

thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Thanh toán không

dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng người dân, từng

doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế, đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất

và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai thanh toán không

dùng tiền mặt trong chi trả, mua bán hàng hóa và các dịch vụ trong xã hội ngày

càng gia tăng và dân dần trở thành điều tất yếu và thanh toán chi phí khám bệnh,

chữa bệnh không dùng tiền mặt cũng là điều cấp thiết. Thanh toán không dùng

tiền mặt thông qua các hình thức như chuyển khoản, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, ví

điện tử, ứng dụng di động (mobile banking)…

Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong quá

trình tuần hoàn và luân chuyển tiền tệ, cho phép các giao dịch mua bán, cung

cấp hàng hóa, dịch vụ một cách trực tuyến, di động, ở mọi lúc mọi nơi thay vì bị

giới hạn trong một không gian, địa điểm; giúp giảm chi phí hoạt động và tiết

kiệm nguồn lực, vật lực; hạn chế bớt những tổn thất mà thanh toán trực tiếp

bằng tiền mặt có thể gây ra.

Theo Quyết định số 2545/2016/QÐ-TTg ngày 30/12/2016, Thủ tướng

Chính phủ đã phê duyệt Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt

Nam giai đoạn 2016-2020 với nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó đáng chú ý có

mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp

hơn 10% vào cuối năm 2020.

Thực tế hiện nay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận sử dụng nhiều

nhân lực trong việc thanh toán viện phí nội trú, ngoại trú, tuy nhiên việc thanh

Page 2: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

2

toán vẫn còn chậm, đây là một khâu quan trọng trong hoạt động khám bệnh,

chữa bệnh ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh. Đối với hoạt động thanh

toán viện phí ngoại trú tạm ứng ít nhất một lần, khi có phát sinh thêm các cận

lâm sàng chi phí cao thì người bệnh phải đi đóng viện phí nhiều lần. Đối với

hoạt động thanh toán viện phí nội trú việc tạm ứng có thể nhiều lần gây khó

khăn cho người bệnh, thân nhân người bệnh, ảnh hưởng đến hài lòng của người

bệnh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận tiến hành triển khai hoạt động thanh

toán viện phí không dùng tiền mặt sẽ mang lại lợi ích cho bệnh viện và cả người

bệnh.

Lợi ích đối với Bệnh viện:

- Đơn giản hóa thủ tục; rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh; phục vụ bệnh

nhân tốt hơn, không còn phải xếp hàng đợi thanh toán.

- Giảm chi phí quản lý, kiểm đếm, in ấn đơn/phiếu.

- Hiện đại hóa quy trình tiếp đón đăng ký khám chữa bệnh, giảm thiểu chi

phí, rủi ro trong giao dịch bằng tiền mặt (nhầm lẫn, thống kê, đối soát).

- Giảm tải khâu tiếp đón bệnh nhân đặc biệt là trong các khung giờ cao

điểm, tiết kiệm chi phí, nhân lực cũng như thời gian làm việc, giúp Bệnh viện

quản trị hiệu quả.

- Tích hợp với hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ bệnh án điện tử góp

phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số bệnh viện, hướng tới bệnh viện thông

minh.

- Quản lý nguồn thu hiệu quả, tiền được hạch toán thẳng vào tài khoản của

bệnh viện, các giao dịch thanh toán được lưu trên phần mềm HIS để thuận tiện

trong việc theo dõi, xuất hóa đơn của bệnh viện.

- Trường hợp bệnh viện có yêu cầu tách doanh thu của khoa Khám bệnh và

khoa nội trú để phục vụ quản lý, ngân hàng có thể hạch toán doanh thu của từng

khoa riêng vào tài khoản bệnh viện chỉ định.

Lợi ích đối với người bệnh:

- Không phải chờ đợi xếp hàng, dễ dàng và rút ngắn thời gian thanh toán

chi phí khám, chữa bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo

sức khỏe tinh thần;

- Không phải mang tiền mặt, giảm nhẹ áp lực mất mát tiền khi đi lại tàu, xe

trên đường và trong quá trình nằm điều trị;

- Người bệnh có thể tự thanh toán khi xuất viện mà không cần phải có

người nhà đi cùng để làm các thủ tục thanh toán.

- Đối với bệnh nhân nội trú, thân nhân có thể chuyển tiền vào tài khoản thẻ

của người bệnh để người bệnh thực hiện thanh toán tiền điều trị.

Page 3: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

3

- Thanh toán viện phí thuận tiện, không cần tiền mặt: Người bệnh có thể

nạp tiền mặt vào thẻ để thuận tiện thanh toán và hạn chế rủi ro rơi rớt, mất cắp.

Trường hợp mất thẻ thì không bị mất tiền, người bệnh có thể đến quầy thanh

toán để được hướng dẫn làm thủ tục rút tiền thừa.

- Thanh toán các dịch vụ mua sắm khác: sau khi thanh toán online ở bệnh

viện, người bệnh có thể sử dụng thẻ để thực hiện các dịch vụ khác như quẹt POS

tại các điểm bán hàng, rút tiền mặt tại cây ATM hoặc quầy giao dịch của ngân

hàng, chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. Trường hợp người bệnh muốn

rút toàn bộ tiền còn thừa trong thẻ sau khi khám, ngân hàng hỗ trợ cho phép

bệnh nhân được rút hết tiền về 0 đồng (hiện quy định thẻ ATM của các ngân

hàng yêu cầu khách hàng duy trì số dư tối thiểu từ 50 - 100 ngàn đồng).

- Người bệnh sử dụng thẻ khám bệnh được miễn phí thanh toán online,

miễn phí nạp rút tiền mặt tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc trên cây ATM

của ngân hàng.

- Người bệnh được sử dụng duy nhất một thẻ khám bệnh cho tất cả cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc, được thanh toán liên ngân hàng.

- Người bệnh được hỗ trợ phát hành thẻ khám bệnh miễn phí.

Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với quá trình tìm hiểu dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt tại một số bệnh viện tỉnh khác, Sở Y tế ban hành “Đề án

thanh toán viện phí không dùng tiền mặt áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025”.

2. Cơ sở pháp lý

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ

về thanh toán không dùng tiền mặt.

Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11

năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt

Nam giai đoạn 2016 – 2020.

Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với các

dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an

sinh xã hội.

Quyết định 1928/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Ngân hàng

Nhà nước về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở TCCS 03:2018 về đặc tả kỹ thuật QR

Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam.

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về

tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh

Page 4: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

4

doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm

2021.

Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh Ninh Thuận tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân

hàng cho nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn

tỉnh Ninh Thuận.

II. THỰC TRẠNG THANH TOÁN VIỆN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN

TỈNH HIỆN NAY

1. Thanh toán viện phí ngoại trú

Bước 1: Người bệnh xếp hàng, đến quầy lấy số tự động cung cấp thẻ bảo

hiểm y tế và thông tin cần thiết để được nhân viên y tế phân loại bệnh, chỉ dẫn

lấy số thứ tự, mã tiếp đón, phòng khám.

Bước 2: Nhân viên viện phí nhập mã tiếp đón, các thông tin liên quan, giữ

thẻ bảo hiểm y tế nếu có và thu tạm ứng nếu trường hợp người bệnh không có

thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh khám dịch vụ yêu cầu, sau đó hướng dẫn người

bệnh đến phòng khám.

Bước 3: Người bệnh đến phòng khám ngồi chờ đúng số thứ tự của bệnh

nhân (hiện trên bảng điện tử) thì vào khám.

Bước 4: Nếu người bệnh có chỉ định khám cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp

X-quang, siêu âm,...), có chi phí vượt quá số tiền đã tạm ứng lần đầu hoặc vượt

quá số tiền bảo hiểm y tế thanh toán (trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y

tế) thì được hướng dẫn quay lại quầy tiếp đón đóng tạm ứng.

Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có

kết quả cận lâm sàng, người bệnh trở lại phòng khám để bác sĩ tư vấn tình trạng

bệnh và kê đơn thuốc.

Bước 6: Người bệnh đến quầy thanh toán viện phí để làm thủ tục thanh

toán viện phí và lấy lại thẻ bảo hiểm y tế:

- Nếu số tiền tạm ứng lớn hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì nhân viên

viện phí trả lại tiền mặt số tiền chênh lệch cho người bệnh.

- Nếu số tiền tạm ứng nhỏ hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì nhân

viên viện phí thu thêm tiền mặt số tiền chênh lệch từ người bệnh.

Bước 7: Sau khi thanh toán xong viện phí, người bệnh có bảo hiểm y tế đến

quầy thuốc bảo hiểm y tế, nộp đơn thuốc và đợi chờ số thứ tự để nhận thuốc.

2. Thanh toán viện phí nội trú

Bước 1: Khi có chỉ định nhập viện nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh

hoặc người nhà người bệnh đến quầy thanh toán viện phí đóng dấu vào viện nếu

trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, và đóng tạm ứng.

Bước 2: Sau khi làm thủ tục xong, nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh

nhập viện.

Page 5: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

5

Bước 3: Trong quá trình điều trị bệnh nằm viện nếu thấy chi phí điều trị

vượt hơn số tiền tạm ứng, khoa cho giấy đóng tạm ứng yêu cầu người nhà người

bệnh đến quầy thanh toán viện phí đóng thêm tạm ứng. Nếu phát sinh thêm chi

phí vượt lại tiếp tục cho đóng thêm tạm ứng.

Bước 4: Khi ra viện nhân viên y tế sẽ gửi bảng kê chi phí khám bệnh, chữa

bệnh nội trú cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh đến quầy thanh toán

viện phí để thanh toán viện phí và lấy lại thẻ bảo hiểm y tế (nếu có).

- Nếu số tiền tạm ứng lớn hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì nhân viên

viện phí trả lại tiền mặt số tiền chênh lệch cho người bệnh.

- Nếu số tiền tạm ứng nhỏ hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì nhân viên

viện phí thu thêm tiền mặt số tiền chênh lệch từ người bệnh.

Bước 5: Sau khi thanh toán xong người bệnh đến phòng hành chính của

khoa để lấy giấy ra viện hoặc giấy phẫu thuật (nếu có).

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Đến cuối năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận thực hiện dịch

vụ thanh toán viện phí ngoại trú và nội trú không dùng tiền mặt bằng phương

thức sử dụng thẻ khám bệnh đạt ít nhất 10% trên tổng số lượt thanh toán viện

phí ngoại trú và ngoại trú.

2. Từ năm 2021 đến năm 2025, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận thực

hiện dịch vụ thanh toán viện phí ngoại trú và nội trú không dùng tiền mặt bằng

phương thức sử dụng thẻ khám bệnh và kết hợp với các phương thức khác như

ví điện tử, Mã QR/QRCode để đảm bảo tăng tối thiểu 10% mỗi năm.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Tổ chức, cá nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận để khám bệnh,

chữa bệnh; khám sức khỏe định kỳ; khám sức khỏe lái xe; khám sức khỏe để

làm di chúc; khám sức khỏe kết hôn; khám sức khỏe học tập, làm việc.

III. THANH TOÁN VIỆN PHÍ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1. Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt bằng thẻ khám bệnh

1.1. Phương thức trao đổi thông tin

Hệ thống của Bệnh viện sẽ kết nối với Hệ thống thanh toán của Ngân

hàng thanh toán qua đường truyền riêng Leased-line hoặc kết nối qua Internet.

Bệnh viện kết nối với hệ thống ngân hàng để thanh toán viện phí không

dùng tiền mặt cần kết nối đến webservice của ngân hàng thanh toán tại địa chỉ

URL và sử dụng File.cer do bên thứ 3 cung cấp để ký mã hóa message XML

trao đổi qua webservice.

Page 6: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

6

1.2. Quy trình phát hành thẻ khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 1: Người bệnh xếp hàng, đến quầy lấy số tự động cung cấp thẻ bảo

hiểm y tế và thông tin cần thiết để được nhân viên y tế phân loại bệnh, chỉ dẫn

lấy số thứ tự, mã tiếp đón, phòng khám.

Bước 2: Người bệnh đến quầy phát hành thẻ của bệnh viện (bố trí gần

khu vực tiếp đón), nhân viên bệnh viện hướng dẫn bệnh nhân khai báo thông

tin vào giấy đề nghị phát hành thẻ của ngân hàng (bệnh viện có thể sử dụng

phiếu đăng ký khám bệnh kèm đề nghị phát hành thẻ khám bệnh để thuận

tiện cho bệnh nhân).

Bước 3: Sau khi bệnh nhân khai báo thông tin, nhân viên tiếp đón của

bệnh viện đăng nhập vào chương trình phần mềm của bệnh viện thực hiện:

- Nhập thông tin bệnh nhân vào màn hình tiếp nhận bệnh nhân trên phần

mềm HIS, phần mềm tạo mã bệnh nhân - mã bệnh nhân này là duy nhất đối với

mỗi bệnh nhân trên hệ thống.

- Vào màn hình gắn mã bệnh nhân với thẻ khám bệnh (màn hình này được

phần mềm HIS tích hợp thêm khi triển khai dịch vụ): nhập 16 số trên thẻ khám

bệnh vào phần mềm hoặc dùng thiết bị đọc mã vạch để đọc mã vạch được in

trên thẻ và thực hiện gắn thẻ.

- In thông tin họ tên bệnh nhân và mã bệnh nhân lên thẻ khám bệnh (sử

dụng máy in thẻ), sau đó bàn giao thẻ khám bệnh cho bệnh nhân và hướng dẫn

bệnh nhân đến các quầy tiếp đón và thanh toán viện phí.

- Người bệnh được hỗ trợ phát hành thẻ khám bệnh miễn phí hoàn toàn.

1.3. Nạp tiền vào thẻ khám bệnh và thanh toán tiền khám ban đầu

Bước 1: Bệnh nhân nộp tiền mặt cho nhân viên tại các quầy tiếp đón,

thanh toán của bệnh viện, nhân viên tư vấn cho bệnh nhân số tiền nộp phù hợp

theo gói dịch vụ của bệnh viện hoặc theo yêu cầu khám của bệnh nhân hoặc theo

số tiền mặt bệnh nhân đang có.

Bước 2: Nhân viên quầy tiếp đón, thanh toán vào màn hình chức năng nộp

tiền online trên phần mềm HIS (màn hình này được phần mềm HIS tích hợp

thêm khi triển khai dịch vụ), nhập số tiền cần nạp và bấm nạp tiền, hệ thống gửi

1 mã xác thực OTP về máy điện thoại được đăng ký của nhân viên quầy tiếp

đón, thanh toán, nhân viên nhập mã OTP xác thực để hoàn thành việc nộp tiền.

Sau khi hạch toán (nộp hoặc trù tiền) thành công, hệ thống cũng sẽ gửi tin nhắn

SMS thông báo biến động số dư tài khoản thẻ về số điện thoại đăng ký của bệnh

nhân.

Bước 3: Nhân viên quầy tiếp đón, thanh toán thực hiện chức năng thanh

toán online tiền khám ban đầu, hệ thống tự động trừ tiền trong thẻ khám bệnh

của bệnh nhân và có ghi vào tài khoản của bệnh viện, đồng thời gửi tin nhắn

SMS thông báo biến động số dư tài khoản thẻ về số điện thoại đăng ký của bệnh

nhân.

Page 7: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

7

Bước 4: Nhân viên quầy tiếp đón in phiếu khám bệnh cho bệnh nhân và

hướng dẫn bệnh nhân đi khám bệnh.

1.4. Quy trình khám và thanh toán cận lâm sàng bằng thẻ khám bệnh

Bước 1: Tại phòng khám bệnh, sau khi khám nếu bác sĩ cho các chỉ định

cận lâm sàng, phần mềm HIS tự động hiển thị tổng số tiền của các chỉ định.

Bước 2: Bác sĩ bấm vào nút thanh toán online (nút thanh toán online này

sẽ được tích hợp thêm trên màn hình khám và cho chỉ định của bác sĩ).

Bước 3: Hệ thống ngân hàng tự động kiểm tra số tiền trong tài khoản thẻ

của bệnh nhân, nếu đủ tiền thanh toán các chỉ định cận lâm sàng thì hệ thống

thực hiện hạch toán:

+ Nợ tài khoản: Tài khoản thẻ khám bệnh.

+ Có tài khoản: Tài khoản của bệnh viện.

Sau đó bác sĩ in phiếu chỉ định cận lâm sàng (trên phiếu có xác nhận “Đã

thanh toán”) để bệnh nhân đi đến các phòng xét nghiệm.

Trường hợp số tiền trong tài khoản thẻ khám bệnh ít hơn số tiền các chỉ

định cận lâm sàng, hệ thống sẽ thông báo trên màn hình:“Số dư thẻ khám bệnh

không đủ để thanh toán, số tiền còn thiếu là….”, khi đó bác sĩ hướng dẫn bệnh

nhân đi ra quầy tiếp đón, thanh toán nộp thêm tiền, hoặc bệnh nhân có thể gọi

điện về cho người thân chuyển khoản vào thẻ khám bệnh để tiếp tục thanh toán

online (người nhà bệnh nhân có thể nạp thêm tiền vào thẻ khám bệnh tại tất cả

các quầy giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc hoặc chuyển khoản từ các tài

khoản mở tại ngân hàng sang tài khoản thẻ khám bệnh (thực hiện qua kênh

CITAD/song phương, không áp dụng qua NAPAS).

Bước 4: Bệnh nhân đến phòng xét nghiệm thực hiện cận lâm sàng, chờ

nhận kết quả và quay về phòng khám để bác sĩ kết luận.

Bước 5: Nếu bác sĩ có kê toa thuốc trên phần mềm HIS, bệnh nhân có thể

đến quầy thuốc và sử dụng thẻ khám bệnh để thanh toán tiền thuốc. Cách thức

thanh toán tiền thuốc tương tự như cách thức thanh toán tại Phòng khám (trên

Module dược của phần mềm HIS phát triển chức năng thanh toán tương tự chức

năng thanh toán tại phòng khám).

1.5. Chức năng hoàn tiền online

- Trường hợp bệnh nhân đã thanh toán tiền các chỉ định nhưng không thực

hiện một hoặc nhiều chỉ định, nhân viên quầy tiếp đón, thanh toán của bệnh viện

xác nhận các chỉ định cận lâm sàng bệnh nhân không thực hiện và sử dụng chức

năng hoàn tiền online trên phần mềm HIS của bệnh viện (chức năng được phát

triển mới khi triển khai dịch vụ). Hệ thống ngân hàng nhận được thông tin sẽ tự

động hạch toán:

+ Nợ tài khoản: Tài khoản thẻ khám bệnh.

+ Có tài khoản: Tài khoản của bệnh viện.

Page 8: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

8

- Sau khi hoàn tiền thành công, bệnh viện hủy chỉ định cận lâm sàng trên

phần mềm HIS.

1.6. Quy trình thanh toán nội trú

Bước 1: Sau khi khám nếu bác sĩ yêu cầu nhập viện, bệnh nhân được nhân

viên y tế hướng dẫn đến các khoa nội trú của bệnh viện.

Bước 2: Nhân viên của bệnh viện thực hiện các thủ tục liên quan khi tiếp

đón bệnh nhân nội trú, thực hiện chức năng thanh toán online trên màn hình tiếp

đón nội trú (nút thanh toán online được tích hợp thêm khi triển khai dịch vụ). Hệ

thống ngân hàng tự động kiểm tra số tiền trong tài khoản thẻ của bệnh nhân, nếu

đủ tiền thanh toán tạm ứng nội trú theo quy định của bệnh viện thì hệ thống thực

hiện hạch toán:

+ Nợ tài khoản: Tài khoản thẻ khám bệnh.

+ Có tài khoản: Tài khoản của bệnh viện.

Trong quá trình điều trị nội trú, nếu bệnh nhân bị thiếu tiền thì có thể tiếp

tục sử dụng chức năng thanh toán bằng thẻ khám bệnh, bệnh nhân có thể đến

quầy tiếp đón, thanh toán nộp thêm tiền vào thẻ khám bệnh hoặc thân nhân

chuyển khoản vào thẻ khám bệnh của bệnh nhân.

Khi thanh toán ra viện, nếu bệnh viện phải hoàn trả các khoản tạm ứng và

thực hiện thu tiền lại thì có thể sử dụng chức năng nạp tiền online trên phần

mềm để hoàn tiền tạm ứng và thực hiện thu tiền điều trị thực tế bằng chức năng

thanh toán online.

1.7. Xuất hóa đơn

Kết thúc quá trình khám bệnh ngoại trú hoặc điều trị nội trú, bệnh nhân

đến quầy tiếp đón, thanh toán của bệnh viện để được xuất hóa đơn.

1.8. Rút tiền thừa trong thẻ khám bệnh

Bệnh nhân có thể rút tiền thừa từ thẻ khám bệnh theo các hình thức sau:

- Rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng (khi rút tiền thừa tại ATM,

bệnh nhân không thể rút số tiền lẻ nhỏ hơn mệnh giá tiền nhỏ nhất trong máy

ATM);

- Rút tiền tại bất kỳ quầy giao dịch nào của ngân hàng trên toàn quốc.

1.9. Đối soát dữ liệu và kết chuyển doanh thu

- Định kỳ hàng ngày, hệ thống của bệnh viện chốt giao dịch sau khi hết

giờ khám bệnh và tự động sinh file dữ liệu giao dịch cần đối chiếu bao gồm các

giao dịch thanh toán được bệnh viện ghi nhận thành công và gửi cho ngân hàng.

Hệ thống đối soát của ngân hàng thực hiện đối chiếu so khớp, kết quả đối soát

được tự động kết xuất thành file và chuyển lại hệ thống của bệnh viện.

Page 9: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

9

- Trường hợp phát sinh các giao dịch chênh lệch, ngân hàng và bệnh viện

phối hợp tìm nguyên nhân và xử lý theo các vấn đề phát sinh tại Mục 8 - Xử lý

các vấn đề phát sinh.

- Ngày hôm sau, căn cứ kết quả đối soát dữ liệu thành công, ngân hàng

kết chuyển toàn bộ doanh thu vào tài khoản thanh toán của bệnh viện mở tại

ngân hàng.

1.10. Xử lý các vấn đề phát sinh

Bệnh viện phối hợp với ngân hàng tìm giải pháp xử lý các vấn đề phát

sinh trong quá trình vận hành như mất kết nối trường truyền; yhẻ khám bệnh đã

bị trừ tiền nhưng bệnh viện chưa ghi nhận giao dịch thành công, thẻ khám bệnh

chưa bị trừ tiền nhưng phía bệnh viện đã ghi nhận giao dịch thành công, phát

hiện sau đối soát và các vấn đề phát sinh khác.

2. Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt bằng các phương thức

khác

2.1. Duy trì thành toán viện phí bằng tiền mặt

Trong giai đoạn đầu triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt,

Bệnh viện vẫn tiếp tục duy trì thành toán viện phí bằng tiền mặt cho một số đối

tượng để đảm bảo quy trình khám bệnh hiện nay của bệnh viện, đồng thời tập

trung tư vấn cho người bệnh quen dần với việc thanh toán viện phí không dùng

tiền mặt bằng phương thức dùng thẻ khám bệnh.

2.1. Phát triển các phương thức thanh toán khác không dùng tiền mặt

Ngoài phương thức sử dụng thẻ khám bệnh để thanh toán viện phí, Bệnh

viện đa khoa tỉnh sẽ phối hợp với ngành ngân hàng từng bước đầu tư cơ sở hạ

tầng để phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng các

phương thức khác như:

a) Thanh toán bằng chuyển khoản

Với giải pháp này, khi nhận được thông báo số tiền cần phải thanh toán từ

bệnh viện, người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh smartphone có kết

nối Internet hoặc 3G/4G để thanh toán trực tuyến thông qua Internet

Banking/Mobile Banking hoặc Ví điện tử.

b) Thanh toán bằng máy đọc chấp nhận thẻ (POS)

Thanh toán qua máy đọc chấp nhận thẻ (POS) của ngân hàng, được kết

nối tích hợp với phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, khi thanh toán thì tiền

hạch toán ghi Có tức thì vào tài khoản của bệnh viện và sau đó thông tin thanh

toán được cập nhật tức thì vào hệ thống bệnh viện. Việc thực hiện thanh toán

của người dân cũng hết sức đơn giản, khi đến các điểm thu tiền khám, xét

nghiệm, cận lâm sàng thì chỉ đưa thẻ cho cán bộ y tế tại điểm thu thực hiện các

thao tác qua máy POS.

c) Thanh toán qua mã phản hồi nhanh QR Code

Page 10: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

10

Mã QR/QRCode là viết tắt của cụm từ “Quick Respond Code” (Mã phản

hồi nhanh) bên trong chứa các thông tin được mã hóa về đơn vị chấp nhận thanh

toán, hàng hóa, dịch vụ, ngân hàng, số tiền thanh toán.

VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Đối với người dân

Việc triển khai thành công và hiệu quả thanh toán chi phí khám, chữa

bệnh không dùng tiền mặt tại các cơ cở khám bệnh, chữa bệnh sẽ góp phần cải

thiện và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người

dân.

2. Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh

Việc triển khai thành công thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không

dùng tiền mặt sẽ giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rút ngắn được thời gian,

quy trình thanh toán tiền chi phí khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian

khám bệnh, chữa bệnh cho người dân. Đồng thời, cán bộ y tế của đơn vị không

phải làm thêm giờ, ngoài giờ hoặc thông giờ trưa cho việc giải quyết các thủ tục

thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Trong công tác tài chính của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ dễ dàng

kiểm soát các nguồn thu thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, giảm áp lực về số

lượng tiền mặt phải quản lý, xử lý và thanh khoản, lưu giữ cuối ngày, đồng thời

có thể thu gọn và giảm về phòng ốc, trang thiết bị, nhân lực bộ phận thanh toán

chi phí khám, chữa bệnh, góp phần tiết kiệm chi phí hoạt động của đơn vị.

Bên cạnh đó, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt sẽ

giúp cải thiện hình ảnh quá tải xếp hàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,

góp phần nâng cao chất lượng thăm khám và ứng xử, giao tiếp giữa người dân

và nhân viên y tế, đem lại sự hài lòng của người bệnh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phương thức điện tử trong

thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt chính là số hóa các

giao dịch tài chính tại bệnh viện sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển

đổi số trong bệnh viện hướng tới bệnh viện thông minh không sử dụng bệnh án

giấy và thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Đối với hệ thống tài chính, ngân hàng

Triển khai thành công thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng

tiền mặt trong ngành y tế giúp hệ thống tài chính, ngân hàng tăng được thị phần

và khối lượng khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng;

giúp kiểm soát dòng tiền lưu thông trong dân, ngăn chặn và phát hiện sớm

những biểu hiện bất thường, biến động về tài chính trong dân; tăng tính dự báo

về tài chính, dòng tiền giao dịch trong xã hội và mở rộng được các dịch vụ giá

trị gia tăng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và tạo môi trường bình dẳng

trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền

mặt.

Page 11: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

11

4. Đối với cộng đồng xã hội

Sự thành công trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền

mặt sẽ góp phần thúc đẩy xu hướng, tạo động lực, thói quen thanh toán không

dùng tiền mặt của người dân, góp phần bắt kịp xu thế và hội nhập thế giới trong

thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng xã hội văn minh hiện đại

không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, việc giảm, rút ngắn thời gian thanh toán chi phí khám, chữa

bệnh sẽ giúp tiết kiệm về thời gian công ích, về chi phí và nguồn lực trong xã

hội; giảm và chấm dứt tình trạng móc ngoặc, tệ nạn phong bì trong việc thăm

khám và điều trị bệnh; đồng thời, việc giảm dần và tiến tới không lưu thông tiền

mặt, sẽ góp phần tiết kiệm chi phí in, phát hành, kiểm soát, quản lý tiền mặt của

Nhà nước.

Phần III

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ

người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

- Tăng cường phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyền, vận động nhân

dân, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện thanh toán viện phí không dùng tiền

mặt; thông tin, tuyên truyền về quy trình, thủ tục thanh toán không dùng tiền

mặt, những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ thanh toán viện phí

không dùng tiền mặt.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên

truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp bằng các hình

thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả về thanh toán không dùng tiền mặt.

- Vận động cán bộ, công chức, viên chức sử dụng các phương thức thanh

toán viện phí không dùng tiền mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

- Phối hợp với ngành ngân hàng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, quảng bá

hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, khuyến khích người dân

tham gia dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng và lồng ghép các

nội dung tuyên truyền về dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trong

các chương trình phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính cho người dân (đặc biệt

là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn).

- Xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để người dân có thể

phản ánh, cập nhật các hành vi gian lận, giả mạo, lừa đảo, biện pháp nhận biết

rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán

không dùng tiền mặt.

Page 12: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

12

2. Phát triển hạ tầng thanh toán điện tử

- Tiếp tục phát triển (cả về số lượng, chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp

lý, hiệu quả mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM), thiết bị chấp nhận thẻ

(POS) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh phù hợp với nhu cầu và giúp người dân từng

bước có thói quen sử dụng thẻ trong thanh toán. Đồng thời, không ngừng nâng

cao chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo

mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của người

dân, mở rộng mạng lưới ATM đến khu vực nông thôn, tạo thuận lợi cho người

dân tiếp cận với dịch vụ thẻ ngân hàng.

- Hoàn thiện và tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ

thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của bệnh viện để đáp ứng tốt hơn yêu

cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử. Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng

các phương tiện và mô hình thanh toán hiện đại, dễ sử dụng (thanh toán qua điện

thoại di động, thiết bị kỹ thuật số,...) và phù hợp với điều kiện thực tế của địa

phương nhằm thúc đẩy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Giải pháp nguồn lực

- Kính phí trích từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện đa

khoa tỉnh.

- Sử dụng đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư công nghệ thông tin, tài chính kế

toán của Bệnh viện đa khoa tỉnh đã được đào tạo, tham quan học hỏi từ các bệnh

viện đã triển khai về thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

- Đào tạo cán bộ, nhân viên cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh

toán có kỹ năng hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh

toán không dùng tiền mặt. Phân tích, đánh giá rủi ro, những tồn tại, bất cập trong

dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm bảo vệ người dùng.

- Sử dụng hệ thống thiết bị và phần mềm quản lý bệnh viện sẵn có của

Bệnh viện đa khoa tỉnh để kết nối với hệ thống thanh toán của ngân hàng thanh

toán qua đường truyền riêng Leased-line hoặc kết nối qua Internet.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh:

- Thành lập Ban quản lý Đề án Thanh toán viện phí không dùng tiền.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung Đề án.

- Theo dõi nguồn tài chính thu được, phân phối sử dụng theo đúng quy

định, giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Đề án theo kế

hoạch đã xây dựng.

- Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Y tế và Ủy

ban nhân dân tỉnh.

Page 13: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

13

2. Bệnh viện đa khoa tỉnh

- Quán triệt trong toàn bộ công chức, viên chức và người lao động của đơn

vị về thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 và Quyết định 241/QĐ-

TTg ngày 23/02/2019, trong đó chú ý nêu rõ ý nghĩa và lợi ích của phương thức

thanh toán không dùng tiền mặt.

- Thành lập Ban quản lý Đề án Thanh toán viện phí không dùng tiền.

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, kinh phí và các điều

kiện để triển khai các nội dung Đề án.

- Bố trí nhân lực hợp lý, xây dựng các chính sách, quy định liên quan đến

quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ viên chức thực hiện Đề án.

- Phối hợp với ngân hàng nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện theo

hướng bệnh viện thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0.

- Thông qua Website, phổ biến cho người dân về dịch vụ thanh toán viện

phí không dùng tiền mặt, lợi ích và cách thức thanh toán thông qua các bản tin.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Đề án theo kế

hoạch đã xây dựng.

- Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Y tế và Ủy

ban nhân dân tỉnh.

- Trong quá trình triển khai Đề án nếu có vấn đề phát sinh đột xuất ngoài

khả năng giải quyết của bệnh viện, Bệnh viện phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo

của Sở Y tế.

3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến

kiến thức, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết

thực, hiệu quả về thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tăng cường phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyền, vận động nhân

dân, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện thanh toán viện phí không dùng tiền

mặt; thông tin, tuyên truyền về quy trình, thủ tục thanh toán không dùng tiền

mặt, những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ thanh toán viện phí

không dùng tiền mặt.

III. KIẾN NGHỊ

1. Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh:

- Phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh xây dựng hệ thống phần mềm dịch

vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

- Phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh nâng cấp phần mềm quản lý bệnh

viện theo hướng bệnh viện thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0, lắp đặt hệ

thống POS tại các vị trí thích hợp.

Page 14: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … an 3642...Bước 5: Người bệnh lần lượt đi khám tại các khối cận lâm sàng. Sau khi có kết quả cận

14

- Hỗ trợ, hướng dẫn Bệnh viện đa khoa tỉnh trong giai đoạn đầu triển khai

thực hiện Đề án, đồng thời phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá

trình thực hiện Đề án.

- Hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh phát hành miễn phí thẻ thanh toán viện phí

không dùng tiền mặt cho người bệnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo

Ninh Thuận

Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền để người dân biết, tham gia dịch vụ

thanh toán viện phí không dùng tiền mặt áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

3. Các Sở, ban, ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ Bệnh viện Đa

khoa tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.

4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị vận động cán bộ, công chức, viên chức và

người dân tham gia dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt áp dụng tại

Bệnh viện đa khoa tỉnh./.

Nơi nhận: - UBND tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;

- Ngân hàng nhà nước tỉnh;

- Đài PTTH tỉnh;

- Báo Ninh Thuận;

- UBND huyện, tp;

- Lãnh đạo Sở;

- Các đơn vị trực thuộc Sở;

- Các phòng của Sở;

- Lưu: VT, KHNVTC.

GIÁM ĐỐC

Lê Minh Định