UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ - dbnd.cantho.gov.vndbnd.cantho.gov.vn/file_upload/file/Bao cao...

19
Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHCN THƠ CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc S: 117 /BC-UBND Cn Thơ, ngày 01 tháng 7 năm 2013 BÁO CÁO Kết qugii quyết ý kiến, kiến nghca ctri tsau khp th6 Hi đồng nhân dân thành phCn Thơ Tsau khp th6 ca Hi đồng nhân dân thành ph, đã có nhiu ý kiến, kiến nghca ctri và đại biu Hi đồng nhân dân thành phđóng góp vcông tác chđạo, điu hành, thc hin các mc tiêu và nhim vphát trin kinh tế - xã hi ca thành ph, y ban nhân dân thành phđã chđạo các s, ban, ngành, y ban nhân dân qun huyn và các đơn vliên quan tiếp thu, tchc thc hin và trli bng văn bn gi đến Hi đồng nhân dân thành phthông tin đến ctri thành ph. Ti khp ln này, y ban nhân dân thành phbáo cáo kết qugii quyết mt sý kiến, kiến nghca ctri như sau: I. Công trình cu Trà Nin trên Đường tnh 923: Sau scst lđường dn cu Trà Nin thuc dán các cu trên Đường tnh 923, y ban nhân dân thành phđã tp trung chđạo Chđầu tư và các ngành chc năng khn trương khc phc. Đến tháng 4 năm 2013, đơn vthi công cơ bn đã khc phc xong và thông xe ngày 27 tháng 4 năm 2013 (chm gn 01 tháng so vi cam kết). Hin nay, Chđầu tư đang đôn đốc đơn vthi công hoàn tt các hng mc phtrđể hoàn thành toàn bcông trình và nghim thu bàn giao. II. Tình hình trin khai các công trình, dán xlý cht thi rn, nước thi và cht thi y tế trên địa bàn thành ph: Vn đề xlý cht thi rn là mt ni dung quan trng và rt phc tp trong các đô th, đặc bit là các đô thln. Năm 2010, Thtướng Chính phđã phê duyt Quy hoch xây dng khu xlý cht thi rn Vùng kinh tế trng đim vùng đồng bng sông Cu Long đến năm 2020, trong đó thành phCn Thơ có 2 khu xcht thi rn vùng ti Ô Môn vi quy mô 47 ha và ti Thi Lai vi quy mô 120 ha. Trên cơ sQuy hoch vùng, thành phđã tiến hành lp Quy hoch qun lý cht thi rn ca thành phđến năm 2030 nhm định hướng và cthhóa các kế hoch, ltrình để thc hin trong thi gian ti đối vi lĩnh vc xlý cht thi rn. Thành phđã lp và phê duyt Quy hoch Khu liên hp xlý cht thi rn quy mô 47 ha ti phường Phước Thi, qun ô Môn và đã gii phóng mt bng được 20 ha. Trong đó, khu xlý cht thi rn thông thường khong 10 ha (công sut 600 tn/ngày); khu xlý cht thi rn nguy hi khong 2 ha (công sut 20 tn/ngày).

Transcript of UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ - dbnd.cantho.gov.vndbnd.cantho.gov.vn/file_upload/file/Bao cao...

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 117 /BC-UBND Cần Thơ, ngày 01 tháng 7 năm 2013

BÁO CÁO

Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ

Từ sau kỳ họp thứ 6 của Hội đồng nhân dân thành phố, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đóng góp về công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện và các đơn vị liên quan tiếp thu, tổ chức thực hiện và trả lời bằng văn bản gửi đến Hội đồng nhân dân thành phố thông tin đến cử tri thành phố. Tại kỳ họp lần này, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả giải quyết một số ý kiến, kiến nghị của cử tri như sau:

I. Công trình cầu Trà Niền trên Đường tỉnh 923:

Sau sự cố sạt lở đường dẫn cầu Trà Niền thuộc dự án các cầu trên Đường tỉnh 923, Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo Chủ đầu tư và các ngành chức năng khẩn trương khắc phục. Đến tháng 4 năm 2013, đơn vị thi công cơ bản đã khắc phục xong và thông xe ngày 27 tháng 4 năm 2013 (chậm gần 01 tháng so với cam kết). Hiện nay, Chủ đầu tư đang đôn đốc đơn vị thi công hoàn tất các hạng mục phụ trợ để hoàn thành toàn bộ công trình và nghiệm thu bàn giao.

II. Tình hình triển khai các công trình, dự án xử lý chất thải rắn, nước thải và chất thải y tế trên địa bàn thành phố:

Vấn đề xử lý chất thải rắn là một nội dung quan trọng và rất phức tạp trong các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, trong đó thành phố Cần Thơ có 2 khu xử lý chất thải rắn vùng tại Ô Môn với quy mô 47 ha và tại Thới Lai với quy mô 120 ha.

Trên cơ sở Quy hoạch vùng, thành phố đã tiến hành lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn của thành phố đến năm 2030 nhằm định hướng và cụ thể hóa các kế hoạch, lộ trình để thực hiện trong thời gian tới đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn.

Thành phố đã lập và phê duyệt Quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn quy mô 47 ha tại phường Phước Thới, quận ô Môn và đã giải phóng mặt bằng được 20 ha. Trong đó, khu xử lý chất thải rắn thông thường khoảng 10 ha (công suất 600 tấn/ngày); khu xử lý chất thải rắn nguy hại khoảng 2 ha (công suất 20 tấn/ngày).

Đối với các dự án cụ thể, với mong muốn lựa chọn được nhà đầu tư có kinh nghiệm, có năng lực, có công nghệ xử lý tiên tiến, đảm bảo về môi trường; đồng thời, phải có chi phí xử lý phù hợp với khả năng cân đối của địa phương và khả năng chi trả của người dân, thành phố đã thận trọng, nghiên cứu cụ thể từng loại công nghệ, từng nhà đầu tư, từng khoảng chi phí, tuy trước mắt có chậm về thời gian, nhưng rất cần thiết để đảm bảo sự hoạt động lâu dài, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án.

1. Tình hình triển khai các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (thông thường):

a) Quá trình lựa chọn, thu hồi chủ trương và Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cần Thơ của Công ty C&G:

Tháng 5 năm 2011, thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí và công bố kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt; qua quá trình lựa chọn, UBND thành phố đã chính thức chấp thuận chủ trương chọn Công ty TNHH Bảo vệ Môi trường C&G Hồng Kông và đã được cấp Chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên đến tháng 12 năm 2012, do khó khả thi và ngân hàng thương mại không thống nhất cho vay, nhà đầu tư đã kiến nghị xem xét việc tính giá xử lý rác theo phương pháp điều chỉnh thay vì theo phương pháp CPI cố định (theo yêu cầu trong Bộ tiêu chí).

Ngày 15 tháng 3 năm 2012, Công ty C&G chính thức có văn bản đề nghị thành phố Cần Thơ hủy chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư của nhà máy xử lý rác thải TPCT. Ngày 01 tháng 6 năm 2012, UBND thành phố đã ban hành Quyết định thu hồi chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải đô thị đối với Công ty TNHH Môi trường C&G (Hồng Kông).

b) Quá trình lựa chọn nhà đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án:

Sau khi thu hồi chủ trương đối với Công ty C&G, UBND thành phố đã tổ chức các buổi làm việc, tham khảo ý kiến các Bộ, ngành, khảo sát thực tế tại một số tỉnh, thành học tập kinh nghiệm các địa phương có nhà máy xử lý rác để rà soát, điều chỉnh bộ tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp về công nghệ, môi trường và chi phí ngân sách phải chi trả.

Tháng 8 năm 2012, UBND thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí mới và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi nhà đầu tư tham gia.

Quá trình lựa chọn, bước đầu, thành phố đã xác định sơ bộ được nhà đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của dự án có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của thành phố, đến hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, được sự thống nhất của Thành ủy, thành phố đã tổ chức Hội thảo quốc tế để tiếp tục tìm hiểu về các công nghệ tiên tiến trên thế giới về xử lý chất thải rắn.

Qua hội thảo và qua tìm hiểu cụ thể các công nghệ xử lý mới, thành phố đã báo cáo và được Thành ủy thống nhất chủ trương cho tập đoàn CNIM (cộng hòa

2

Pháp) làm tư vấn nghiên cứu, tổ chức lập dự án tiền khải thi nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 600 tấn/ngày.

c) Nội dung, kết quả làm việc với Tập đoàn CNIM về Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 600 tấn/ngày tại Cần Thơ:

Tháng 4 năm 2013, từ đề xuất của Tập đoàn CNIM, qua các buổi làm việc, thành phố đã thống nhất các nội dung cơ bản để lập dự án, cụ thể:

+ Về phương án xử lý rác: chọn phương án xử lý rác thành phân compost.

+ Về công suất: 600 tấn/ngày, tỷ lệ chôn lấp 5-10%, công nghệ thiết bị theo tiêu chuẩn Châu Âu, phân compost đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho cây nông nghiệp.

+ Về hình thức đầu tư: BTO; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 32 triệu Euro (873 tỷ VNĐ) từ nguồn vốn ODA, ngân sách nhà nước và các nguồn viện trợ khác.

Hiện nay, UBND thành phố và Tập đoàn CNIM đang soạn thảo các nội dung để thống nhất và ký Biên bản ghi nhớ.

Dự kiến kế hoạch triển khai trong thời gian tới:

- Sau khi ký ghi nhớ, Tập đoàn CNIM sẽ tiến hành tìm nguồn viện trợ dự kiến thời gian trong khoảng từ 6 đến 12 tháng. Sau khi xác định nguồn vốn, sẽ tổ chức thực hiện dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian sớm nhất; thời gian xây dựng hoàn thành nhà máy dự kiến khoảng 02 năm.

d) Phương án tạm thời xử lý rác khi chưa có Nhà máy xử lý rác:

- Thực trạng và tình hình tại bãi rác Tân Long: + Từ năm 2002, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND thành phố Cần Thơ)

đã phê duyệt dự án xử lý chất thải rắn tại bãi rác Tân Long với quy mô 20,25 Ha, theo quy trình chôn lấp hợp vệ sinh. Dự án đã và đang triển khai theo nội dung đã được phê duyệt và tiếp nhận bình quân khoảng 500 tấn/ngày từ thành phố Cần Thơ. Hiện nay dự án đang tập trung các biện pháp khắc phục về môi trường và thực hiện các hạng mục để đóng cửa bãi rác đúng theo quy định của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Được UBND tỉnh Hậu Giang hỗ trợ, thống nhất, bãi rác Tân Long sẽ tiếp tục hoạt động đến cuối năm 2013 theo lộ trình giảm dần lượng rác. Tháng 7 năm 2013 giảm 100 tấn/ngày; đến tháng 9 giảm thêm 200 tấn/ngày; đến cuối năm 2013 sẽ ngưng hoàn toàn việc đổ rác.

Trong thời gian chuẩn bị xây dựng Nhà máy xử lý rác tại quận Ô Môn và để thực hiện lộ trình giảm xử lý rác tại Tân Long, thành phố đã xác định giải pháp tạm thời xử lý rác phân tán tại một số địa phương, cụ thể:

- Các bãi rác phân tán tại các địa phương hiện nay đang có bao gồm các bãi rác tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, sẽ được tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng để đảm bảo về môi trường trong quá trình chia sẻ khối lượng rác 100 tấn/ngày từ bãi rác Tân Long bắt đầu từ tháng 7 năm 2013.

3

- Bãi rác tại Thới Lai: là địa điểm được định hướng là khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh lớn nhất của thành phố sau năm 2020 theo Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020. Hiện nay, UBND huyện Thới Lai đang triển khai xây dựng bãi rác quy mô 2 Ha, đã được giải phóng mặt bằng, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự kiến đến tháng 9 năm 2013 sẽ đưa vào hoạt động để xử lý khối lượng rác 200 tấn/ngày (theo lộ trình giảm từ bãi rác Tân Long). Thành phố sẽ tiếp tục mở rộng quy mô bãi rác thêm 5 đến 8 Ha để xử lý khối lượng rác 200 tấn/ngày còn lại của thành phố khi đóng của bãi rác Tân Long vào cuối năm 2013.

Ngoài ra, thành phố sẽ sử dụng tạm một phần khu đất 20 Ha đã giải phóng mặt bằng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Ô Môn làm phương án dự phòng trong trường hợp các bãi rác tại địa phương quá tải hoặc có khó khăn phát sinh, nhằm đảm bảo xử lý kịp thời toàn bộ lượng rác của thành phố; đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tại quận Ô Môn.

2. Về việc kêu gọi đầu tư Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại (y tế và công nghiệp):

Ngày 13 tháng 12 năm 2012, UBND thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí kinh tế - kỹ thuật - công nghệ và cơ chế chính sách đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại (y tế và công nghiệp) thành phố Cần Thơ và đã chính thức công bố mời nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà máy rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Qua quá trình lựa chọn, ngày 20 tháng 6 năm 2013, UBND thành phố đã có Công văn thống nhất chủ trương cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Tây Nam đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại (y tế và công nghiệp) thành phố Cần Thơ tại phường Phước Thới và Thới An, quận Ô Môn với diện tích khoảng 01 ha. Phía công ty cam kết sẽ hoàn thành việc lập dự án và đầu tư xây dựng trong khoảng 18 tháng.

Ngoài ra, thành phố đang tích cực tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương và Ngân hàng Thế giới (WB) để được hỗ trợ xây dựng thí điểm tại thành phố 1 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp nguy hại với công nghệ tiên tiến, dự kiến có quy mô 1 ha, được xây dựng trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Ô Môn.

3. Về các dự án xử lý nước thải trong khu công nghiệp:

a) Khu công nghiệp Trà Nóc:

Ngày 25 tháng 6 năm 2012, UBND thành phố đã phê duyệt Dự án đầu tư hệ thống thoát nước thải Khu công nghiệp Trà Nóc tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND với công suất thiết kế dự kiến khoảng 12.000m3/ngày đêm, chia ra làm 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: công suất thiết kế khoảng 6.000m3/ngày đêm; giai đoạn 2: công suất thiết kế khoảng 6.000m3/ngày đêm). Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là

4

142 tỷ đồng. Công trình đã khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 4 năm 2013, dự kiến thời gian hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2014.

b) Khu công nghiệp Thốt Nốt:

Dự án đầu tư hệ thống nước thải Khu công nghiệp Thốt Nốt do Trung tâm xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế dự kiến khoảng 5.000m3/ngày đêm và chia ra làm 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: công suất thiết kế khoảng 2.500m3/ngày đêm; giai đoạn 2: công suất thiết kế khoảng 2.500m3/ngày đêm) với tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 50,4 tỷ đồng, đã khởi công xây dựng vào ngày 20 tháng 12 năm 2011, đến nay dự án cơ bản đã hoàn thành và sẽ đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 7 năm 2013.

III. Kết quả kiểm tra, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, hồ Xáng Thổi, các khu dân cư:

1. Tại các Khu công nghiệp:

Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các khu công nghiệp đều đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được thực hiện tốt như đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có nơi tập trung xử lý rác. Hiện nay, UBND thành phố tập trung chỉ đạo hoàn thành 2 nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp nêu trên.

2. Tại hồ Xáng Thổi:

Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì kết hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, UBND phường An Cư tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra hiện trạng môi trường, thu mẫu nước mặt tại hồ Xáng Thổi. Kết quả cho thấy: Khu vực nước mặt bên trong lòng hồ và thảm cỏ, lối đi bộ xung quanh bờ hồ phát sinh các loại rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sở kinh doanh gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường. Lòng hồ đang cạn dần do tiếp nhận bùn thải, nước thải chưa xử lý từ hệ thống cống thoát nước đô thị xung quanh khu vực phường An Cư chảy vào 07 miệng cống xả thải vào hồ; đặc biệt khi thủy triều xuống, lòng hồ đã nổi lên nhiều mảng bùn đáy và phát sinh mùi hôi thối. Chất lượng nước hồ Xáng thổi đã bị ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh.

Để khắc phục các vấn đề nêu trên, trong thời gian tới UBND thành phố sẽ tập trung chỉ đạo như sau:

- Yêu cầu Ban Quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường Hồ Xáng Thổi theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; đồng thời, có khảo sát các miệng cống xả thải, đề xuất giải pháp xử lý tạm thời và lập dự án bổ sung để đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của thành phố.

- Yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thu gom và xử lý nước thải.

5

- Yêu cầu UBND quận Ninh Kiều tăng cường chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND phường An Cư kiểm tra và xử phạt các đối tượng kinh doanh thải rác thải xuống lòng hồ và khu vực khuôn viên hồ Xáng Thổi; đồng thời, xây dựng kế hoạch nạo vét bùn thải của hồ Xáng Thổi hằng năm.

3. Tại các khu dân cư:

Qua kiểm tra cho thấy, nguồn ô nhiễm tại các khu dân cư chủ yếu là rác thải, nước thải sinh hoạt và tiếng ồn. Lượng rác thải do người dân tự vứt xuống sông rạch hoặc tự đốt rác dẫn đến ô nhiễm không khí và nguồn nước mặt.

Môi trường nước mặt đô thị đã bị ô nhiễm với mức độ ngày càng gia tăng do hiện nay hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị chưa hoàn thành để đưa vào hoạt động, nên tất cả lượng nước thải sinh hoạt của thành phố chưa qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia đều đổ ra các sông rạch. Ngoài ra, tình trạng các cơ sở sản xuất, chăn nuôi nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng góp phần gây ô nhiễm môi trường (bụi, tiếng ồn, nước thải) làm ảnh hưởng và bức xúc cho cư dân xung quanh.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, UBND thành phố chỉ đạo triển khai một số giải pháp sau:

- Các ngành, chính quyền địa phương các cấp tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức; nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản, thực hiện nếp sống văn minh đô thị…

- Các địa phương cần nâng cao trách nhiệm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời chịu trách nhiệm về việc quản lý vệ sinh đô thị và môi trường trong địa giới hành chính.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác; dự án hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố. Tăng cường công tác thu gom và xử lý chất thải rắn tại khu vực đô thị và nông thôn. Kiên quyết xử lý triệt để (hoặc di dời) các cơ sở kinh doanh không có giấy phép hoặc hoạt động kinh doanh không đúng với giấy phép, gây ô nhiễm môi trường. Sớm hoàn thành và tổ chức thực hiện đề án di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh không phù hợp quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường.

IV. Kết quả kiểm tra, rà soát các dự án trên địa bàn thành phố:

1. Các dự án đã thu hồi chủ trương đầu tư:

Vấn đề dự án “treo” là bức xúc của nhiều cử tri và đã kiến nghị với thành phố từ nhiều năm nay. Do đó, việc tăng cường công tác rà soát các dự án đầu tư thương mại dịch vụ, các dự án khu dân cư, khu tái định cư là một nội dung quan trọng mà Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên tập trung chỉ đạo.

Sáu tháng đầu năm 2013, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan có liên quan làm việc với các chủ đầu

6

tư để rà soát tiến độ, tìm hiểu khó khăn vướng mắc để cùng tháo gỡ. Kết quả thực hiện rà soát, đánh giá các dự án từ đầu năm đến nay Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản thu hồi 09 dự án chậm triển khai, gồm:

(1). Dự án Khu tái định cư Trung tâm Văn hóa Tây Đô giai đoạn 2, lô số 5B, Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ do Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư; diện tích 13,31 ha (133.093 m²).

(2). Dự án Khu dân cư, tái định cư và chợ Trà Nóc do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hồng Phát làm chủ đầu tư; diện tích 29,34 ha.

(3). Dự án Khu du lịch sinh thái sông nước lịch sử Giàn Gừa (huyện Phong Điền) do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Nam Phong làm chủ đầu tư; diện tích 30 ha.

(4). Dự án Khu dân cư lô số 1 thuộc Khu đô thị Nam Cần Thơ do Công ty TNHH Long Thắng làm chủ đầu tư; diện tích: 58,20 ha.

(5). Dự án Khu tái định cư lô số 7B thuộc Khu đô thị Nam Cần Thơ do Công ty TNHH Long Thắng làm chủ đầu tư; diện tích: 22,87 ha.

(6). Dự án Khu dân cư phường Long Hòa quận Bình Thủy do Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh Vật liệu xây dựng Fico làm chủ đầu tư; diện tích: 42,28 ha.

(7) Dự án Khu tái định cư Khu công nghiệp Hưng Phú 2B do Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ làm chủ đầu tư; diện tích: 21,30 ha.

(8). Dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao tại cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều do Công ty TNHH Hào Tân làm chủ đầu tư; diện tích 0,72ha.

(9). Dự án Lò giết mổ gia súc, gia cầm tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ do Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Cần Thơ (nay là Công ty Cổ phần Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ) đầu tư.

2. Phương hướng và giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2013 :

- Đối với các dự án đã thu hồi: Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương rà soát lại quy hoạch chi tiết 1/500, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu thành phố xử lý và thông báo cho người dân biết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Đối với các dự án đang triển khai: Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra, rà soát, kiên quyết thu hồi chủ trương đầu tư các dự án chậm tiến độ. Đối với dự án triển khai đến nay có diện tích bồi thường trên 50%, thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành và địa phương hỗ trợ nhà đầu tư tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ. Đối với dự án triển khai đến nay có diện tích bồi thường từ 20% đến 50%, sẽ yêu cầu nhà đầu tư chứng minh năng lực và xem xét giảm quy mô đầu tư đảm bảo trong khả năng cân đối tài chính của nhà đầu tư nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án. Đối với dự án

7

triển khai đến nay chưa giải phóng mặt bằng, sẽ yêu cầu nhà đầu tư chứng minh năng lực tài chính, ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án và cam kết thời gian thực hiện theo quy định. Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư phải ưu tiên đầu tư khu tái định cư trước (đối với những dự án có diện tích lớn), trong đó quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh (như cấp điện, nước,…) để ổn định cuộc sống của người dân trong dự án; chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng xúc tiến nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dân; có kế hoạch tập trung vốn để đảm bảo tiến độ dự án; hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản để phù hợp với nhu cầu của người có thu nhập thấp, có nhu cầu thực sự về nhà ở.

- Tới đây, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ củng cố, hoàn thiện lại bộ phận tham mưu xét chủ trương đầu tư, đảm bảo các nhà đầu tư phải đủ năng lực, kinh nghiệm mới được tham gia đầu tư dự án trên địa bàn thành phố.

V. Kết quả thực hiện giải pháp nhằm bảo đảm trật tự kỷ cương đô thị trong lĩnh vực xây dựng; việc xử lý các công trình xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm hành lang lộ giới ở một số tuyến đường:

Phát huy kết quả đạt được của năm trật tự, kỷ cương đô thị năm 2012, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp cùng các địa phương tập trung các biện pháp như: nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền; xây dựng các quy chế, quy định tạo sự thống nhất, kết nối được các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở, các khu dân cư để thực hiện về trật tự, kỷ cương đô thị và nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực xây dựng, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Riêng trong lĩnh vực xây dựng, 6 tháng đầu năm đã thực hiện kết quả như sau:

- Chỉ đạo Sở Xây dựng, các sở ngành xây dựng các văn bản hướng dẫn, triển khai các Nghị định mới của Chính phủ liên quan đến cấp phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình,..chấn chỉnh việc xây dựng, cơi nới tại các chung cư, chợ; tăng cường công tác kiểm tra các công trình xây dựng.

- Qua kiểm tra 374 công trình có biểu hiện vi phạm (nhà ở và công trình khác), đã phát hiện 216 công trình vi phạm. Kiểm tra 34 công trình sửa chữa nhà ở có biểu hiện vi phạm, phát hiện 14 trường hợp vi phạm.

- Đã xử phạt hành chính với tổng số tiền là 156,5 triệu đồng; cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ 38 trường hợp; đình chỉ thi công 30 trường hợp; cho cam kết lập thủ tục xin phép xây dựng 21 trường hợp.

Đối với một số tuyến đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng, tình trạng xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm hành lang lộ giới tuy đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại, cụ thể:

8

+ Đường Nguyễn Văn Linh: có 11 trường hợp xây dựng mới phát sinh, chính quyền địa phương đã kịp thời xử lý vận động tự tháo dỡ, xử phạt và cưỡng chế tháo dỡ. Đối với 92 trường hợp vi phạm của năm 2012, đã ban hành 13 quyết định cưỡng chế, đang xử lý 88 trường hợp còn lại.

+ Đường Võ Văn Kiệt: có 09 trường hợp xây dựng không phép, sai phép, đã đình chỉ buộc tháo dỡ và có quyết định cưỡng chế.

+ Đường Nguyễn Văn Cừ: có 11 trường hợp vi phạm xây dựng không phép, sai phép, đã ban hành quyết định xử phạt và buộc tháo dỡ.

Do Luật Thanh tra không cho phép thành lập các đội thanh tra xây dựng tại quận, huyện, nên công tác giám sát thường xuyên tại các địa bàn có nhiều khó khăn, hạn chế; đồng thời, lực lượng thanh tra chuyên ngành còn thiếu về số lượng và xử lý vi phạm một số nơi chưa thực hiện đúng quy trình, thiếu kiên quyết nên chưa ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng.

Để khắc phục, thành phố đã chỉ đạo xây dựng đề án thành lập Thanh tra chuyên ngành cấp thành phố để bổ sung lực lượng thanh tra bám trụ tại địa bàn các quận, huyện. Thực hiện các giải pháp tập trung tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát từ các sở, ngành, địa phương đến các khu vực dân cư; tập trung tuyên truyền; nâng cao trình độ chuyên môn cho các lực lượng thanh tra, kiểm tra. Nâng cao vai trò giám sát cộng đồng của cấp cơ sở, khu vực tổ dân phố.

VI. Kết quả đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia:

1. Tình hình đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn:

Thời gian qua, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp, các ngành và xã hội quan tâm đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trương ương và ngân sách địa phương để thực hiện.

Tuy nhiên, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của thành phố cũng còn thấp, nguyên nhân là chưa hoàn thành Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2020 để làm cơ sở lập dự án đầu tư, cũng như để kêu gọi xã hội hóa đầu tư, đặc biệt là trường mầm non, mẫu giáo; một số địa phương chưa chuẩn bị sẳn sàng mặt bằng diện tích đất đầu tư cho giáo dục, chưa lập thủ tục chuẩn bị đầu tư; kinh phí đầu tư xây dựng hàng năm tuy có tăng nhưng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa chưa phát huy mạnh mẽ, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non, tiểu học.

Thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố, năm 2013 cần tập trung phấn đấu đạt chỉ tiêu xây dựng 20 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, kết quả đã công nhận 07 trường đạt chuẩn, gồm 04 trường mầm non và 03 trường trung học cơ sở. Toàn thành phố có 86/419 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 20,28%; trong đó có

9

27/144 trường mầm non đạt chuẩn (chiếm 18,75%); 42/181 trường tiểu học đạt chuẩn (chiếm 23,20%).

Trong 6 tháng cuối năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tập trung chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện khẩn trương hoàn thành Quy hoạch mạng lưới trường lớp học đến 2020. Tập trung triển khai thực hiện đầu tư xây dựng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch năm 2013 đã được giao và tiếp tục triển khai kế hoạch giai đoạn 2013-2015 thành phố đã ban hành. Kiểm tra và chỉ đạo các địa phương phân bổ kinh phí cho giáo dục đúng Nghị quyết HĐND thành phố đề ra. Tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ vận động xã hội hóa xây dựng 16 trường mầm non đã có sẵn mặt bằng xây dựng và hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng thiếu vốn, trong đó: Quận Ô Môn: 04 trường mầm non, 01 trường mẫu giáo; Quận Bình Thủy: 01 trường mầm non; Quận Cái Răng: 03 trường mầm non; huyện Cờ Đỏ: 03 trường mầm non; quận Thốt Nốt: 02 trường mẫu giáo; huyện Vĩnh Thạnh: 02 trường mẫu giáo.

2. Tình hình đầu tư xây dựng các trạm y tế xã đạt chuẩn:

Hiện nay, toàn thành phố có 75/85 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Theo kế hoạch năm 2013, thành phố sẽ đầu tư xây dựng 10 trạm y tế xã còn lại đạt chuẩn quốc gia, gồm các trạm y tế: phường An Hòa (quận Ninh Kiều), phường Trà An và Phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy), phường Long Hưng và phường Thới Hòa (quận Ô Môn), thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền), xã Trường Thành, xã Trường Xuân B và xã Tân Thạnh (huyện Thới Lai), thị trấn Cờ Đỏ (huyện Cờ Đỏ).

Sáu tháng đầu năm 2013, các trạm y tế thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền), trạm y tế xã Trường Thành, Trường Xuân B, Tân Thạnh (huyện Thới Lai) đã được đầu tư xây dựng, Sở Y tế đã phân công các đơn vị tuyến thành phố hỗ trợ, chỉ đạo các trạm y tế này để phấn đấu cuối năm đạt chuẩn quốc gia.

Trong các tháng cuối năm 2013, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện quan tâm xem xét hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với các trạm y tế và xem xét bố trí vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế trong năm 2013.

VII. Tình hình đầu tư cho nông nghiệp, nước sạch, thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản:

1. Tình hình đầu tư cho ngành nông nghiệp:

a) Vốn được giao năm 2013:

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 123,555 tỷ; trong đó: lĩnh vực thủy lợi: 73,388 tỷ; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 35,633 tỷ; nông nghiệp, thủy sản: 14,534 tỷ.

- Tổng kinh phí hỗ trợ khuyến nông, phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp: 10,55 tỷ; trong đó: khuyến nông khuyến ngư: 1,9 tỷ; phòng chống

10

dịch trên vật nuôi: 3,15 tỷ đồng; hỗ trợ thiên tai (cấp bù thủy lợi phí): 4 tỷ đồng; phục vụ Chương trình giống: 1,5 tỷ.

- Ngân sách địa phương chi cho hoạt động ngành nông nghiệp là 50,187 tỷ đồng.

Nhìn chung, những năm gần đây kinh phí đầu tư có tăng đáng kể. Tuy nhiên, so với nhu cầu trên diện rộng là rất lớn, nên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ các yêu cầu và mục tiêu. Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố đã tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cấp bù thủy lợi phí, kiên cố hóa kênh mương, vốn vay tín dụng ưu đãi… góp phần hoàn thiện hệ thống thủy lợi cơ bản phục vụ ổn định sản xuất và đời sống.

b) Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được quan tâm triển khai thực hiện, đã góp phần thay đổi dần tập quán về sử dụng nước trong sinh hoạt người dân vùng nông thôn và cải thiện điều kiện môi trường nông thôn. Năm 2013, tổng vốn đầu tư là 35,63 tỷ đồng, tăng 33,51% so năm 2010.

Ngành nông nghiệp đang thực hiện Hợp phần cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ do Ngân hàng Thế giới tài trợ với kế hoạch xây dựng mới 08 trạm cấp nước công suất 15-40m3/h thực hiện cho giai đoạn 2012-2014 với tổng giá trị là 92 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp luôn tranh thủ cơ hội xin nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, chính thức và bán chính thức, hỗ trợ cho người nghèo đấu nối sử dụng nước sạch nông thôn.

Ước năm 2013, toàn thành phố có 424 trạm cấp nước nông thôn, phục vụ 64.287 hộ dân nông thôn. Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sạch theo Quy chuẩn 02 Bộ Y tế đạt 45% tổng số hộ dân nông thôn toàn thành phố (tăng 11,94% so với năm 2010). Tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 83% tổng số hộ dân nông thôn toàn thành phố (tăng 11,54% so với năm 2010).

Tình hình triển khai các dự án nước sạch:

+ Dự án đang thực hiện: 17 dự án.

+ Dự án đang lập chuẩn bị đầu tư: 05 dự án.

+ Dự án đã được phê duyệt: 02 dự án.

+ Dự án đã được phê duyệt chờ vốn: 08 dự án.

2. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp:

a) Thực hiện chính sách hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất:

* Hỗ trợ mua máy theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản:

11

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ, kết quả thực hiện đến tháng 5 năm 2013, có 22 hộ nông dân được hưởng chính sách. Cụ thể:

+ Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010: Dư nợ là 212 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất là 34 tỷ đồng (20 hộ).

+ Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011: Dư nợ là 67 tỷ đồng và số tiền cấp bù lãi suất là 683 triệu đồng (2 hộ).

Nhìn chung, việc hỗ trợ theo các chính sách của Thủ tướng Chính phủ đã khuyến khích các nông hộ và các tổ chức kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa; góp phần hạn chế được tình trạng thiếu nhân công trong khâu thu hoạch khi cao điểm mùa vụ, giảm thất thoát trong thu hoạch, chủ động sản xuất theo mùa vụ, nâng cao chất lượng hàng nông sản, hình thành ngành dịch vụ cơ khí thu hoạch lúa tại nông thôn; đồng thời, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho các hộ trồng lúa.

* Hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thành phố và Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách thí điểm hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2012:

Ngành nông nghiệp đã ban hành Kế hoạch số 892/KH-SNN&PTNT ngày 7 tháng 10 năm 2011 thực hiện chính sách thí điểm hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2012. Kết quả thực hiện như sau:

- Đối với máy gặt đập liên hợp: Đến ngày 18 tháng 12 năm 2012, số máy gặt đập liên hợp đã thực hiện được 200 máy, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch (200/200 máy). Ngoài số lượng máy gặt đập liên hợp nông dân mua theo Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND, người dân còn tự mua 178 máy (theo số liệu thống kê của các quận, huyện).

- Đối với máy kéo: Đến ngày 18 tháng 12 năm 2012, đã giải ngân được 5 máy kéo trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đạt tỉ lệ 10% so với kế hoạch (5/50 máy). Việc thực hiện chỉ tiêu máy kéo thấp do hỗ trợ vay vốn thấp và nhu cầu của người dân chưa cao như nhu cầu máy gặt đập liên hợp.

* Hiệu quả thực hiện:

Thực hiện chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, các khâu chủ yếu trong sản xuất lúa (làm đất, bơm tưới) đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu cày ải đáp ứng 100% nhu cầu. Cơ giới hóa trong khâu gieo sạ và bơm tưới được nâng cao (tổng số máy bơm nước là 44.921 cái tăng 8% so năm 2010, tổng số máy sạ hàng là 1.741 cái tăng 5% so năm 2010). Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch đáp ứng 65% diện tích vụ Hè Thu và 90% diện tích lúa Thu Đông (tổng số máy gặt đập liên hợp hiện có 566 máy tăng 226 máy so năm 2010). Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu xử lý sau thu hoạch đáp ứng 52% sản lượng

12

lúa Hè Thu và 89% sản lượng lúa Thu Đông (tổng số lò sấy lúa hiện tại có 926 lò tăng 156 lò so năm 2010).

* Khó khăn và hạn chế:

- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ chưa hỗ trợ đến phường của quận nơi có các hộ sản xuất nông nghiệp.

- Số lượng đăng ký vay mua máy còn hạn chế do bà con nông dân còn gặp khó khăn về vốn tự có hoặc chưa đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của ngân hàng như phải có tài sản thế chấp tương ứng…

- Nguồn cung cấp máy chưa đáp ứng được nhu cầu tại địa phương (khi được cho vay nhưng không có máy để mua) do đa số người dân chọn mua máy Kubota nên có lúc các đại lý chưa đáp ứng được nhu cầu mua máy của người dân.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg theo hướng mở rộng đối tượng và nâng chủng loại máy có tỷ lệ nhập khẩu cao hơn.

b) Chính sách giảm thất thoát sau thu hoạch và thu mua, tạm trữ lúa gạo:

* Theo Quyết định 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long:

Thành phố Cần Thơ được phân bổ chỉ tiêu quy hoạch 400.000 tấn. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác được phân bổ chỉ tiêu 331.250 tấn (xây dựng mới: 241.250 tấn; cải tạo, nâng cấp: 90.000 tấn) nhằm triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ về giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập đề án “Xây dựng hệ thống kho chứa lúa trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2013” theo nhu cầu đăng ký của các doanh nghiệp và cân đối kế hoạch được giao. Trong đó, nhu cầu cần xây dựng mới kho chứa là 241.250 tấn, tương đương với diện tích là 120.625 m2. Nhu cầu cần cải tạo, nâng cấp kho chứa là 57.129 tấn, tương đương với diện tích là 28.565 m2. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn chỉnh đề án trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

* Chính sách thu mua tạm trữ lúa Đông xuân năm 2012 – 2013:

Ngày 07 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 311/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 20 doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phẩn bổ chỉ tiêu tạm trữ với 140.000 tấn quy gạo (trong đó Công ty Lương thực Sông Hậu mua thêm 7.000 tấn gạo do tổng Công ty Lương thực Miền Nam giao).

13

Tính đến ngày 30 tháng 03 năm 2013, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã triển khai thực hiện, báo cáo tiến độ thu mua được 139.242 tấn quy gạo tương ứng khoảng 278.484 tấn lúa đạt 99.46% (chỉ tiêu phân bổ do DNTN Phú Cường trả lại chỉ tiêu cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam).

Nhìn chung, các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định về tạm trữ và dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng (trừ Nông trường Sông Hậu). Tuy nhiên, đa số đều gặp khó khăn về đầu ra trong khi thời gian hỗ trợ lãi suất đã hết (20/5/2013), giá xuất khẩu gạo giảm so với thời gian trước.

* Chính sách thu mua tạm trữ lúa Hè Thu 2013:

Theo Quyết định 850/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2013 thì trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 19 doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu tạm trữ với 131.000 tấn quy gạo. Thời gian mua tạm trữ từ ngày 15 tháng 6 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2013.

Tính đến ngày 27 tháng 6 năm 2013, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã triển khai thực hiện, báo cáo tiến độ thu mua được khoảng 27.000 tấn quy gạo tương ứng khoảng 54.000 tấn lúa đạt 19,15 % kế hoạch.

c) Chính sách khuyến nông – khuyến ngư:

Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông, ngành Nông nghiệp đã thực hiện chính sách hỗ trợ, đào tạo tập huấn cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả với kinh phí hàng năm từ 1-2 tỷ đồng (xây dựng hệ thống giống 3 cấp, hỗ trợ giống cây con, chuyển giao mô hình…). Năm 2013, ngành Nông nghiệp được giao kinh phí thực hiện khuyến nông khuyến ngư là 1,9 tỷ đồng, đang triển khai tổ chức thực hiện.

Kết quả thực hiện các chính sách về khuyến nông đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

d) Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản:

Thực hiện Quyết định số 492/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, UBND thành phố đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp thường xuyên thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản như hoạt động giám sát chủ động (tiêm phòng gia súc, gia cầm), giám sát dịch bệnh thủy sản, phòng chống dịch khi dịch bệnh xảy ra (hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc) và tiêu độc môi trường.

14

Năm 2013, thành phố đã bố trí tổng kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản là 3,1 tỷ đồng. Đầu năm 2013, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 ổ dịch nhưng ngành Nông nghiệp đã xử lý kịp thời không để lây lan diện rộng, đến nay trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch lở mồm long móng trên gia súc và tai xanh ở heo.

đ) Chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh trên cây trồng (bệnh chổi rồng trên cây nhãn)

Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2012 triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống chổi rồng trên cây nhãn trên địa bàn thành phố Cần Thơ với tổng kinh phí hỗ trợ là 9,450 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách địa phương), số hộ nông dân được hỗ trợ là 4.416 hộ với tổng diện tích nhiễm là 1.596,21 ha.

Kết quả thực hiện: đến ngày 14/3/2013, diện tích đã cắt tỉa là 1.443,14 ha đạt 90,4% so kế hoạch (1.596,21 ha). Diện tích đã phục hồi sau khi cắt tỉa và phun thuốc là 1.380,69 ha (diện tích tái nhiễm chiếm trung bình 20-30% tổng diện tích đã cắt tỉa, chủ yếu trên những vườn có diện tích nhỏ lẻ).

Tuy nhiên, từ tháng 8 đến tháng 11 tình hình chống dịch bị chậm lại do những quận huyện có diện tích nhiễm bệnh nhiều tạm hoãn thời gian chống dịch chờ lũ rút mới thực hiện công tác phòng chống dịch vì lo ngại lũ về sau khi cắt tỉa sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nhãn. Diện tích nhãn bị nhiệm bệnh phân tán, khó kiểm soát, kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời, lực lượng cán bộ, cộng tác viên còn ít nên chưa thể thành lập tổ giám sát nông dân cắt tỉa và xử lý thuốc một cách triệt để.

e) Chính sách hỗ trợ sản xuất cá tra:

* Thực hiện theo Công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản:

- Các ngân hàng thương mại nhà nước đã triển khai thực hiện, các khoản nợ vay của khách hàng sau ngày 15/8/2012 như sau:

+ Doanh số cho vay: 3.046 tỷ đồng, trong đó cho vay cá tra 2.936 tỷ đồng.

+ Doanh số thu nợ: 2.864 tỷ đồng, trong đó thu nợ cá tra 2.765 tỷ đồng.

* Đánh giá kết quả triển khai thực hiện:

- Việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động nuôi trồng, chế biến cá tra, giảm bớt áp lực về nợ vay, lãi vay, nhất là trong bối cảnh các chi phí khác không ngừng tăng lên, thị trường thiêu thụ sản phẩm giảm sút.

- Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn theo nhu cầu của doanh nghiệp và người nuôi vẫn còn nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan:

15

+ Đối với doanh nghiệp: Việc ngân hàng tăng hạn mức cho vay dựa trên hiệu quả phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản tăng trưởng thấp, nên hạn mức cho vay các doanh nghiệp này khó có thể tăng thêm.

+ Đối với hộ dân: Nhu cầu vốn đầu tư cao (khoảng 6 – 8 tỷ đồng/ha), nhưng không có tài sản thế chấp, hoặc đã thế chấp tài sản vay vốn tại ngân hàng, nên không đủ điều kiện tiếp tục vay vốn ngân hàng. Do vậy, số hộ được vay vốn mới với lãi suất thấp dưới 11%/năm là không đáng kể, mặc dù nhu cầu vay vốn của người dân để duy trì và phát triển sản xuất là khá lớn.

g) Chính sách giảm nghèo, nâng cao thu nhập nông hộ:

* Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn:

UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 về việc dạy nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2013. Trong đó, ngành nông nghiệp thực hiện dạy nghề nông thôn với nguồn ngân sách địa phương là 1,7 tỷ đồng. Tổ chức triển khai 25 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 698 lao động nông thôn trên địa bàn thành phố, với các nội dung về kỹ thuật nhân giống lúa, kỹ thuật sản xuất lúa năng suất cao, tạo dáng và chăn sóc cây kiểng, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho bò…

* Thực hiện dự án ACP (dự án cạnh tranh nông nghiệp):

Đã tổ chức được 305 cuộc tập huấn (đạt 100% KH) với 15.300 lượt nông dân tham dự tại các cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thới Lai; thực hiện 96 mô hình canh tác lúa ứng dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”. Bên cạnh đó, Ban quản lý Dự án ACP đã thông báo xác định địa điểm xây dựng 10 kho trữ lúa đợt 1, một số địa điểm đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để đủ điều kiện xây dựng trong tháng 7/2013.

* Dự án hiện đại hóa sản xuất lúa: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng kế hoạch chương trình hiện đại hóa sản xuất lúa của Việt Nam (do IRRI chủ trì thực hiện trong 8 năm).

h) Chính sách hỗ trợ thiên tai:

Tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ thành phố Cần Thơ là 67,55 tỷ đồng với mục đích hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi thủy sản để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh; hỗ trợ kinh phí để mở rộng diện tích lúa Thu Đông năm 2011; hỗ trợ kinh phí củng cố đê bao, bờ bao, khắc phục hậu quả mưa lũ; hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả lũ lụt và bơm rút nước đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân; hỗ trợ kinh phí mua giống lúa để sản xuất vụ Đông Xuân 2011 - 2012. Với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp, đã góp phần ổn định tình hình sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống người dân nông thôn.

4. Kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

a) Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn

16

* Dự án vệ sinh nông thôn thuộc Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn: Năm 2013, UBND thành phố phê duyệt kinh phí thực hiện là 300 triệu đồng, hiện nay Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện.

* Dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình thuộc Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn:

Năm 2013 được giao kinh phí thực hiện là 390.000.000 đồng để thực hiện chuyên trang, chuyên mục: Nước sạch và vệ sinh môi trường theo định kỳ trên báo Cần Thơ, đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ; phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tổ chức tập huấn truyền thông vệ sinh môi trường và hỗ trợ kinh phí xây dựng hố xí hợp vệ sinh; tổ chức tập huấn kỹ năng quản lý vận hành khai thác các trạm cấp nước và tuyên truyền vận động người dân sử dụng nước sạch.

b) Chương trình MTQG an toàn Vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm đã đạt được những kết quả tiến bộ nhất định. Công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ngày càng được quan tâm và đi vào nề nếp, góp phần kiểm soát tốt VSATTP, đặc biệt là kiểm soát thức ăn đường phố, phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Qua đó, nhận thức của người dân và người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sự chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Kinh phí thực hiện Dự án đến nay đã được bố trí là 1.502.000.000 đồng, trong đó: năm 2013 là 546.000.000 đồng.

c) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

Đến tháng 5/2013, tổng số xã đạt trên 10 tiêu chí là 23 xã (tăng 15 xã so với năm 2010), tổng số xã đạt dưới 10 tiêu chí là 13 xã. Trong đó, số tiêu chí từng xã đạt được có sự gia tăng đáng kể so với hiện trạng năm 2010, tổng cộng 27 xã đã tăng thêm từ 1 đến 5 tiêu chí, 9 xã tăng thêm từ 6 đến 10 tiêu chí. Đến nay, 02 xã điểm của thành phố đã đạt 19/20 tiêu chí nông thôn mới, đang tích cực phấn đấu đến cuối năm đạt chuẩn xã nông thôn mới.

- Tổng kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 03 năm 2011-2013 là 320,35 tỷ đồng (tính đến tháng 6 năm 2013), trong đó:

+ Vốn Trung ương: 2,87 tỷ đồng (0,9%) (Riêng năm 2013, kinh phí được giao từ ngân sách Trung ương là 1,38 tỷ đồng).

+ Vốn địa phương: 205,72 tỷ đồng (64,2%).

+ Vốn huy động từ doanh nghiệp, tín dụng và vốn dân 111,75 tỷ đồng (34,9%).

VIII. Tình hình triển khai đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.

17

- Nhà tình nghĩa: đã xây dựng xong 20 căn do Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ tài trợ. Trong tháng 6 năm 2013, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục làm việc với Ngân hàng SHB để tiến hành khởi công xây dựng 100 căn nhà tình nghĩa.

- Nhà đại đoàn kết: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố giao chỉ tiêu đợt 1 gồm 600/3.000 căn cho 2 huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ và đã tiến hành khởi công ngày 25/6/2013, dự kiến bàn giao trước ngày 2/9/2013.

IX. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

1. Cấp theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg và Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 140.894,92 ha. Tính đến ngày 24 tháng 5 năm 2013, kết quả cấp Giấy chứng nhận đạt được như sau:

Diện tích phải cấp Giấy chứng nhận là: 136.489,51 ha; trong đó: đã cấp là 132.919,62 ha, đạt tỉ lệ 97,38% (tương ứng 387.173 Giấy chứng nhận); còn lại 3.569,89 ha, tương đương 2,62%.

2. Kết quả cấp Giấy chứng nhận tại dự án Khu dân cư Phú An do Công ty Cổ phần xây dựng Công trình giao thông 586 đầu tư.

Tổng diện tích đất được giao: 145,55 ha; trong đó:

- Diện tích phải cấp Giấy Chứng nhận: 68,13 ha;

+ Diện tích đã cấp Giấy Chứng nhận: 58,61 ha, đạt tỷ lệ 86,03 %.

+ Diện tích chưa cấp Giấy Chứng nhận: 9,51ha tương ứng tỷ lệ 13,97%. Nguyên nhân là do Chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng.

- Tổng số Giấy chứng nhận thành phố cấp là 3.623 giấy; Công ty đã lập thủ tục chuyển nhượng cho các hộ dân tái định cư và khách hàng của Công ty, Ủy ban nhân dân quận Cái Răng đã cấp được 1.493 Giấy chứng nhận.

- Tổng số Giấy chứng nhận phải cấp cho các hộ dân tái định cư là 1.060 hộ; trong đó: số hộ đã được cấp Giấy chứng nhận là 676 hộ; số hộ đang lập hợp đồng chuyển nhượng để cấp Giấy chứng nhận là 257 hộ; số hộ chưa liên hệ lập hợp đồng chuyển nhượng để cấp Giấy chứng nhận là 127 hộ.

- Số Giấy cấp cho khách hàng là 1.032 giấy/1.511 khách hàng giao dịch. Số còn lại 479 giấy chưa giao Giấy chứng nhận cho khách hàng do chưa nghiệm thu cơ sở hạ tầng nên chưa tách thửa để chuyển nhượng được.

3. Việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân dự án Khu tái định cư phường Hưng Phú do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môt thành viên Phát triển và Kinh doanh nhà thành phố Cần Thơ đầu tư.

18

19

Do dự án nêu trên là dự án tái định cư nên không cấp Giấy chứng nhận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển và Kinh doanh nhà Cần Thơ mà phải thu hồi hết phần đất của dự án giao cho Ủy ban nhân dân quận Cái Răng lập thủ tục giao đất và cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật. Nhà nước trả lại tiền đầu tư cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển và Kinh doanh nhà Cần Thơ sau khi đã được thanh quyết toán.

Vấn đề này, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển và Kinh doanh nhà Cần Thơ sớm lập thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

Trên đây là báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ 6, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố và xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của thành phố trong thời gian tới./.

Nơi nhận: TM.ỦY BAN NHÂN DÂN - TT.Thành ủy; - TT. HĐND thành phố; - CT và các PCT UBND thành phố; - Đại biểu HĐND thành phố; - VP Đoàn ĐBQH&HĐND thành phố; - VP. UBND thành phố (2,3); - Lưu VT, PTH.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Đào Anh Dũng