UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG...

20
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020 BỘ MÔN: TOÁN KHỐI 6 1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau: 8h30’ sáng Thứ Ba (31/3): Khi nào thì xOy yOz xOz 8h30’ sáng Thứ Sáu (03/4): Rút gọn phân số 2. Học sinh học trên zoom (theo TKB). I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020) - Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn; trên trang thanhedu.com hoặc trên website www.hanoitv.vn (Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội) - Học sinh đọc sách giáo khoa bài: Phân số bằng nhau (SGK trang 7; 8); Tính chất cơ bản của phân số (SGK trang 9; 10) để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau: *) BÀI: PHÂN SỐ BẰNG NHAU +) Định nghĩa: a c = ad = bc b d với b; d 0 +) Nhận xét: a a = ; b b a a = b b *) BÀI: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ +) Tính chất cơ bản của phân số: a a m = ; m Z, m 0 b b m a a : n = ; n UC(a,b) b b : n +) Mỗi phân số có vô số phân số bằng nó. II. MT SCÂU HI, BÀI TP: *) BÀI: PHÂN SỐ BẰNG NHAU - Học sinh làm bài tập sau: 1.Trc nghim: Hoàn thành bài t p sau vào Phiếu Hướng dn hc hoc trên trang thanhedu.com Câu 1: Cho ; a c b d Điền du X vào ô thích hp. Khẳng định Đúng Sai 1) ac = bd 2) ad = bc 3) ab = cd 4) ad = bc Câu 2: Cp phân snào sau đây bằng nhau, hãy khoanh tròn vào chcái đứng trước phương án đúng: A. 4 12 3 12 B. 12 15 3 5 C. 3 2 9 6 D. 4 12 1 3 Câu 3: Ni mt phân sdòng A và mt phân sdòng B để được hai phân sbng nhau : Ví d: 1b Dòng A 1. 15 18 2. 12 9 3. 24 20 4. 24 28

Transcript of UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG...

Page 1: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN

HƢỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020

BỘ MÔN: TOÁN – KHỐI 6

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên

Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

8h30’ sáng Thứ Ba (31/3): Khi nào thì xOy yOz xOz

8h30’ sáng Thứ Sáu (03/4): Rút gọn phân số

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

- Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn; trên trang thanhedu.com hoặc

trên website www.hanoitv.vn (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội)

- Học sinh đọc sách giáo khoa bài: Phân số bằng nhau (SGK trang 7; 8); Tính chất cơ bản của

phân số (SGK trang 9; 10) để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau:

*) BÀI: PHÂN SỐ BẰNG NHAU

+) Định nghĩa: a c

= ad = bc b d

với b; d 0

+) Nhận xét: a a

= ;b b

a a =

b b

*) BÀI: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

+) Tính chất cơ bản của phân số: a a m

= ; m Z, m 0b b m

a a : n

= ; n UC(a,b)b b : n

+) Mỗi phân số có vô số phân số bằng nó.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

*) BÀI: PHÂN SỐ BẰNG NHAU

- Học sinh làm bài tập sau:

1.Trắc nghiệm:

Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com

Câu 1: Cho ;a c

b d Điền dấu X vào ô thích hợp.

Khẳng định Đúng Sai

1) ac = bd

2) ad = bc

3) ab = cd

4) –ad = – bc

Câu 2: Cặp phân số nào sau đây bằng nhau, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng:

A. 4

12

3

12 B.

12

15

3

5 C.

3

2và

9

6

D.

4

12

1

3

Câu 3: Nối một phân số ở dòng A và một phân số ở dòng B để được hai phân số bằng nhau :

Ví dụ : 1– b

Dòng A 1.

15

18 2.

12

9 3.

24

20

4.

24

28

Page 2: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

2

Dòng B a.

5

6

b.

6

5 c.

6

7

d.

4

3

Trả lời : 1 – ... ; 2 – ..... ; 3 – .... ; 4 – .....

Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống :

a.

5

4 4

b.

5

4 4

Câu 5: Cho a c

b d với ; ; ; 0a b c d . Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng :

A. a b

d c B.

a d

c b C.

a d

b c D.

d c

b a

2. Tự luận: Học sinh làm BT tự luận vào vở

Bài 1: Lập các phân số bằng nhau từ đẳng thức sau:

a) 4.5 = 2.10 b) (– 3). 4 = 2. (– 6)

Bài 2: Tìm số nguyên x, biết:

a) 5 25

35

x

b) 8

2

x

x c)

3

2 3

1 39

x

*) BÀI: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

Học sinh làm vào vở các bài tập sau:

- Bài: 11, 12, 13 Sách giáo khoa trang 11.

- Bài: 19, 20 Sách bài tập toán trang 8.

- Bài tự luyện:

Bài 1: Cho ba phân số 4 7 1

; ;5 4 3

a) Với mỗi phân số hãy viết một phân số khác bằng nó và có mẫu là số dương.

b) Với mỗi phân số hãy viết một phân số khác bằng nó và có mẫu là 60.

Bài 2: Hãy giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau nhờ tính chất cơ bản của phân số.

21 39a) =

28 52

19 1919b) =

37 3737

Bài 3: Tìm số nguyên x, y, z biết: 4 y z 52

= = = x 21 49 91

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên mỗi lớp có thể chấm điểm ngay và thống kê kết quả làm bài của học sinh đối với bài

tập: 5 câu hỏi trắc nghiệm trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/ sai theo phần đáp án HƢỚNG DẪN

GIẢI gửi trên bản word.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

HƢỚNG DẪN GIẢI

*) BÀI: PHÂN SỐ BẰNG NHAU

1. Trắc nghiệm:

Câu 1: Cho a c

b d ; Điền dấu X vào ô thích hợp.

Page 3: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

3

Khẳng định Đúng Sai

1. ac = bd x

2. ad = bc x

3. ab = cd x

4. - ad = - bc x

Câu 2: D. 4

12

1

3

Câu 3: 1– a ; 2 – d ; 3 – b ; 4 – c

Câu 4: a.

55

4 4

b.

5 5

4 4

Câu 5: D. d c

b a

2. Tự luận

Bài 1: Lập các phân số bằng nhau từ đẳng thức sau:

a) 4.5 = 2.10 b) (– 3). 4 = 2. (– 6)

Hướng dẫn giải:

a) Từ đẳng thức 4.5 = 2.10, ta lập các tỉ số:

4 ..... 4 .....;

.... 5 .... 5

5 ..... 5 .....;

.... 4 .... 4

Từ đó ta có các cặp phân số bằng nhau là

4 10 4 2;

2 5 10 5

5 10 5 2;

2 4 10 4

b) Từ đẳng thức (-3). 4 = 2. (-6); ta có các cặp phân số bằng nhau là :

3 6 3 2;

2 4 6 4

4 6 4 2;

2 3 6 3

Lưu ý: Sau khi lập các cặp phân số bằng nhau; để kiểm tra kết quả bài làm, các em nên kiểm tra tích

chéo của mỗi cặp phân số vừa lập.

Bài 2: Tìm số nguyên x, biết:

a) 5 25

35

x

b) 8

2

x

x c)

3

2 3

1 39

x

Hướng dẫn giải:

5 25)

35

.25 ( 5).( 35)

7 ( )

ax

x

x Z tm

Vậy x = 7

2

8)

2

. ( 2).( 8)

16

4 ( )

xb

x

x x

x

x Z tm

Vậy 4 x

3

3

3

3

2 3)

1 39

1 .( 3) 2.39

1 26

27

3 ( )

cx

x

x

x

x Z tm

Vậy x = – 3

Page 4: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

4

*) BÀI: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

Bài 1:

a) Ta nhân cả tử và mẫu của các phân số đó với một số nguyên âm. Ta thường nhân với –1

nên ta có các phân số cần tìm sau:

7 7

;4 4

1 1

3 3

48 105 20b) ; ;

60 60 60

Bài 2: a) 21 21: 7 3 39 39 :13 3

; 28 28 : 7 4 52 52 :13 4

21 39

28 52 ; b)

19 19.101 1919

37 37.101 3737

Bài 3: Ta có 52 52 :13 4 4 4

7;91 91:13 7 7

xx

Tương tự tìm được y = 12 và z = 28.

Vậy x = 7 ; y = 12 ; z = 28

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

3. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/ 3 ĐẾN 4/4 /2020)

BÀI 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƢNG TỤ (TIẾT 2)

1. Thế nào là sự ngƣng tụ ? (Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ )

2. Dự đoán :

Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ quan sát được hiện tượng hơi

ngưng tụ .

3. Thí nghiệm kiểm tra:

- Dụng cụ:

- Các bước tiến hành ( SGK 83)

- Lưu ý khi làm TN: Hai cốc phải đặt khá xa nhau

4. Kết luận:.

- Trả lời C1, C2, C3, C4, C5 – SGK 84

- KL : + Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.

+ Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.

5. Vận dụng:

C6: Lấy 2 ví dụ về sự ngưng tụ

C7: Vào ban đêm, nhiệt độ giảm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành giọt

sương đọng trên lá cây .

C8: Trong chai rượu xảy ra đồng thời hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Với chai đậy kín thì có bao

nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ do đó rượu không bị cạn đi. Với chai không đậy nút

( để hở miệng) thì quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình nhưng tụ nên rượu trong chai sẽ cạn dần.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài tập: 26 - 27.3; 26-27.4; 26-27.5 (SBT/76)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/ sai theo phần đáp án HƢỚNG DẪN

GIẢI gửi trên bản word tuần sau.

4 4;

5 5

Page 5: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

5

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

3. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

TIẾT 60 – BÀI 49. BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT

1. Đa dạng của thực vật là gì?

- Là sự phong phú về các loài, cá thể của loài và môi trường sống của chúng, biểu hiện:

+ Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài.

+ Sự đa dạng của môi trường sống.

2. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam

a) Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật

- Số lượng các loài thực vật có mạch: 12 000, Rêu và Tảo: 1 500.

- Môi trường sống phong phú: dưới nước, trên cạn tạo nhiều sinh cảnh khác nhau.

b) Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam

- Nguyên nhân:

+ Nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi.

+ Sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ đời sống.

- Hậu quả: nhiều loài trở nên hiếm, 1 số loài có nguy cơ tuyệt diệt.

3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật

- HS tham khảo SGK trang 158, 159.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trên Thanhedu.com: HS truy cập Tiết 60 - Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nghiên cứu bài

giảng và làm bài kiểm tra, nhấn hoàn thành, nhấn nộp bài.

2. Trên phần mềm Zoom: HS nghe giảng, giơ tay trả lời Khi nhìn thấy câu hỏi, GV chữa.

3. Hoặc học sinh trả lời câu hỏi TNKQ:

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tính đa dạng của thực vật là

- Sự phong phú về các loài.

- Sự phong phú về số lượng các cá thể mỗi loài.

- Sự phong phú về môi trường sống của các loài

- Sự phong phú về nguồn dinh dưỡng dồi dào.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2. Số lượng các loài thực vật có mạch ở Việt Nam có tới:

A. trên 12 000 loài. B. dưới 12 000 loài. C. 12 000 loài. D. 11 000 loài.

Câu 3. Số lượng Rêu và Tảo ở Việt Nam có tới:

A. 1 400 loài. B. 1 500 loài. C. 1 300 loài. D. 1 600 loài

Câu 4. Nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút:

A. khai thác bừa bãi nhiều loại cây có giá trị kinh tế, tàn phá tràn lan các khu rừng.

B. lũ lụt dưới hạ nguồn.

C. hạn hán tại chỗ.

D. đất trống, đồi núi trọc.

Câu 5. Hậu quả sự suy giảm tính đa dạng ở Việt Nam:

- Nhiều loại cây bị giảm đáng kể về số lượng.

- Môi trường sống của các loài cây bị thu hẹp hoặc mất đi.

- Nhiều loài thực vật trở nên hiếm.

Page 6: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

6

- Một số loài thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6. Thực vật quí hiếm là:

- thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác.

- có xu hướng ngày càng ít đi do khai thác quá mức.

- dùng để xuất khẩu thường xuyên.

- được con người sử dụng hàng ngày.

A. 1. B.2 C. 3. D. 4.

Câu 7. Trong những cây dưới đây, cây nào được gọi là thực vật quí hiếm:

A. Cây lim. B. Cây tre. C. Cây chè. D. Cây dừa.

Câu 8. Cây tam thất là một loài thực vật quí mọc chủ yếu ở tỉnh nào dưới đây?

A. Vĩnh Phúc. B. Hà Nội. C. Lào Cai. D. Hà Giang.

Câu 9. Hiện nay ,ở Việt Nam có bao nhiêu khu bảo tồn đã được chính phủ công nhận?

A. 100. B. 90. C. 110. D. 120.

Câu 10. Hiện nay tổng diện tích các khu bảo tồn có khoảng:

A. 1 triệu hecta. B. 2 triệu hecta. C. 3 triệu hecta. D. 1,5 triệu hecta

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. HS làm trên thanhedu.com khi HS nhấn nộp bài GV có thể xem điểm trực tiếp.

Khen những HS truy cập vào phần mềm học và làm bài đều đặn.

2. HS tự chấm bài làm ở Phiếu Hướng dẫn học (Tuần từ 30/3 đến 04/4/2020) theo đáp án tuần sau và

thông báo điểm tới giáo viên.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, soạn trƣớc bài vào vở; chuẩn bị sách vở để ghi chép các

bài sẽ học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

8h30’ sáng Thứ Tƣ (01/4): Văn bản “Vượt thác” - Võ Quảng

8h30’ sáng Thứ Bảy (04/4): Văn bản “Buổi học cuối cùng” – An phông xơ Đô- đê (tiết 1)

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020):

- Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn; trên trang thanhedu.com hoặc

trên website www.hanoitv.vn (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội)

- Học sinh đọc sách giáo khoa bài So sánh (tiết 1 - SGK trang 24, 25); bài So sánh (tiết 2 - SGK

trang 41, 42, 43) để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau:

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH (2 tiết)

1. Kiến thức:

a. Học sinh nắm đƣợc So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức

gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b. Cấu tạo của phép so sánh:

Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm:

- Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

- Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

- Từ chỉ phương diện so sánh.

- Từ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

* Lƣu ý: Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:

Page 7: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

7

- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt đi.

- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

c. Các kiểu so sánh:

Có hai kiểu so sánh:

- So sánh ngang bằng.

- So sánh không ngang bằng.

d. Tác dụng của so sánh:

So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động;

vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên trang thanhedu.com để bổ trợ củng cố kiến thức.

2. Học sinh làm bài tập sau vào vở bài tập:

* Tiết 1 (SGK trang 24, 25, 26)

1. Học sinh làm bài tập 1,2,3 trong sách giáo khoa (trang 25, 26)

2. Bài tập nâng cao:

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu miêu tả một dòng sông hay một khu rừng mà em có dịp

quan sát,trong đoạn văn có sử dụng hợp lí nghệ thuật so sánh (gạch chân câu văn sử dụng biện pháp tu

từ so sánh đó).

* Tiết 2 (SGK trang 41, 42, 43)

Học sinh làm bài tập 1, 2 SGK trang 43.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên mỗi lớp có thể chấm điểm ngay và thống kê kết quả làm bài của học sinh đối với bài

tập trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI gửi trên bản word;

với bài tự luận, giáo viên yêu cầu học sinh chụp bài gửi hình ảnh cho GV kiểm tra, chấm điểm.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom và kiểm tra việc làm bài và chữa bài,

khuyến khích chấm điểm, lấy điểm đối với học sinh có ý thức và chất lượng tự học tốt sau khi học sinh

đi học trở lại.

Chúc các con cố gắng học tập để đạt hiệu quả tốt nhé!

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

A. So sánh - tiết 1 (SGK trang 24)

* Bài tập 1( SGK trang 25,26)

Học sinh có thể tham khảo các ví dụ sau:

a. So sánh đồng loại

_So sánh người với người:

Thầy thuốc như mẹ hiền.

_So sánh vật với vật:

Sông ngòi ,kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

b. So sánh khác loại:

_So sánh vật với người:

Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

_So sánh người với vật:

Như tre mọc thẳng,con người không chịu khuất.

_So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Page 8: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

8

* Bài tập 2(SGK trang 26)

Học sinh có thể dùng từ điển thành ngữ để tra cứu,lưu ý:có thể có một hoặc nhiều từ thích hợp với chỗ

trống cần điền.

_khỏe như voi, khỏe như trâu.

_đen như củ tam thất,đen như than.

_trắng như bông, trắng như tuyết.

_cao như núi, cao như cây sào.

* Bài tập 3(SGK trang 26)

Học sinh đọc kĩ toàn bộ hai văn bản, chú ý những câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.

Văn bản: “Bài học đƣờng đời đầu tiên”

Gợi ý:

_Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

_Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

Văn bản “Sông nước Cà Mau”

Gợi ý:

_Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi,kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng

nhện.

_Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng –sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

Hƣớng dẫn giải bài tập nâng cao.

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

Con sông Hồng chảy qua quê hương em.Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt.Nước

sông có màu đỏ nhạt như màu gạch non nên có tên là sông Hồng.Dòng sông mềm mại uốn quanh đẹp

như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.Những ngày đẹp trời,

dòng sông đông vui nhộn nhịp làm sao,từng đoàn thuyền qua lại tấp nập.Ánh bình minh chan hòa

muôn nơi , tỏa sáng lấp lánh trên mặt sông.Còn những ngày mưa bão, nước sông dâng cao, chảy xiết,

đục ngầu, giận dữ. Hai bên bờ , những bãi mía, bờ dâu vẫn kiên cường trụ vững, lũy tre làng vẫn hiên

ngang baỏ vệ xóm làng bình yên trong cơn mưa bão.

B. So sánh - tiết 2 (SGK trang 41)

Bài 1 (SGK trang 43)

1. Các phép so sánh

a. So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

- dùng từ so sánh “là”

=> Kiểu so sánh ngang bằng.

b. Các so sánh: Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc

mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

- Dùng từ so sánh “chưa bằng”

=> Kiểu so sánh không ngang bằng

c. So sánh: * Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng

- dùng từ so sánh: “như”

=> Kiểu so sánh ngang bằng

* Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- dùng từ so sánh: “hơn”

=> Kiểu so sánh không ngang bằng

2. Tác dụng

- Học sinh nêu tác dụng của phép so sánh mà mình yêu thích.

- Ví dụ hình ảnh so sánh: Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tác dụng: Ngọn lửa tình yêu thương, chăm sóc của Bác còn ấm hơn cả ngọn lửa thực tại.

Page 9: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

9

Bài 2: (SGK trang 43)

a. Các hình ảnh so sánh:

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,

quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh

hùng vĩ.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô

đám con cháu tiến về phía trước.

b. Tác dụng:

- Học sinh nêu cảm nghĩ về hình ảnh so sánh mà mình thích.

- Ví du: Hình ảnh so sánh số 2

- Ta thấy được vẻ đẹp khỏe khoắn, vạm vỡ, dũng mãnh, hào hùng làm chủ thiên nhiên của dượng

Hương Thư.

- Thêm yêu mến, trân trọng và biết ơn người lao động.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc SGK, gạch chân những ý quan trọng và nghiên cứu các nội dung kiến thức trọng tâm sau

đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (30/3 ĐẾN 4/4//2020)

Bài mới TIẾT 23- BÀI 24: NƢỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ IX

1. Nƣớc Cham – pa độc lập ra đời.

* Hoàn cảnh ra đời: Thế kỷ II nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy

giàng độc lập (192 – 193), Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

* Quá trình phát triển: Các Vua Lâm ấp dùng sức mạnh quân sự mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía

Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

2. Tình hình kinh tế, văn hoá Cham Pa từ thế kỷ II -> thế kỷ X

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng

bậc thang, trồng cây ăn quả. Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.

- Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải...

- Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ...

* Văn hoá:

- Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Cham Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ). - Tôn

giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.

- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Hoàn thành các bài tập sau vào vở hoặc trên trang thanhedu.com

Câu 1: Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra

A. Giao Chỉ B. Cửu Chân C. Nhật Nam D. huyện Tượng Lâm

Câu 2: Quận Nhật Nam gồm

A. 4 huyện B. 5 huyện C. 6 huyện D. 7 huyện

Câu 3: Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập:

A. năm 192 – 193 B. năm 193 – 194 C. năm 194 – 195 D. năm 195 – 196

Câu 4: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ

Page 10: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

10

A. chữ Hán B. chữ Phạn C. chữ La tinh D. chữ Nôm

Câu 5: Một số lái buôn còn kiêm nghề

A. cướp biển B. buôn bán nô lệ C. đánh cá D. A, B.

Câu 6: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc, mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là:

A. Lâm Tượng B. Chăm pa C. Lâm pa. D. Chăm Lâm

Câu 7: Nguồn sống chủ yếu của người Cham -pa là

A. đánh bắt cá B. nông nghiệp trồng lúa nước C. trồng cây ăn quả D. trồng lúa mì

Câu 8: Hiện nay, di sản của người Cham- pa còn tồn tại đến ngày nay là

A. Chùa Một Cột B. Chùa Tây Phương. C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Cầu Trường Tiền.

Câu 9: Với người chết, người Chăm có tục

A. chôn cất người chết.

B. hỏa táng người chết rồi rải tro ra sông, suối.

C. hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò rồi ném xuống sông hay biển.

D. hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò và chôn xuống đất.

Câu 10: Nhân dân Chăm theo

A. đạo Phật và đạo Bà La Môn B. Nho giáo và đạo Bà La Môn

C. Phật giáo và Nho giáo D. Đạo giáo và đạo Bà La Môn

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ĐỊA LÍ – KHỐI 6

Học sinh dựa xem lại nội dung trong sách giáo khoa + bài giảng trên thanhedu.com để ôn tập

lại hệ thống kiến thức trong các bài sau và trả lời câu hỏi theo Hướng dẫn dưới đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/3 /2020)

1. Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất: tên, vĩ độ.

- Đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất về: vị trí, góc chiếu và thời gian chiếu sáng, đặc điểm nhiệt

độ; lượng mưa; gió chính của mỗi đới khí hậu.

2. Bài 23. Sông và hồ.

- Khái niệm sông, hệ thống sông, lưu vực, lưu lượng nước, thủy chế của sông.

- Khái niệm hồ, phân loại hồ theo tính chất của nước, theo nguồn gốc hình thành.

- Một số lợi ích và tác hại của sông, hồ.

- Một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường sông, hồ.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh trả lời câu hỏi sau vào vở ghi bài:

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Chọn một chữ cái trước đáp án đúng nhất (Ví dụ: 1-A)

Câu 1. Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ

A. 23o27’N. B. 23

o27’B. C. 66

o33’N D. 66

o33’B.

Câu 2. Lƣu lƣợng là lƣợng nƣớc chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong

A. 1 giây. B. 1 phút. C. 1 giờ. D. 1 ngày.

Câu 3. Việt Nam nằm trong đới khí hậu

A. ôn đới Bắc bán cầu. B. ôn đới Nam bán cầu. C. nhiệt đới. D. hàn đới.

Page 11: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

11

Câu 4. Chế độ chảy (thủy chế) của một sông là

A. sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút Mặt Trời.

B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm.

C. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm.

D. khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm.

Câu 5. Các hồ móng ngựa đƣợc hình hành do

A. sụt đất. B. băng hà. C. núi lửa. D. khúc uốn của sông.

Câu 6: Loại gió thổi thƣờng xuyên trong khu vực đới nóng là gió

A. Đông cực. B. Tín Phong. C. Tây ôn đới. D. phơn Tây Nam.

B. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1 (3 điểm): “Các mùa trong năm thể hiện rất rõ” là đặc điểm của đới khí hậu nào? Đới khí hậu đó

có đặc điểm gì?

Câu 2 (2 điểm): Thế nào là hệ thống sông? Em hãy vẽ hình mô phỏng một hệ thống sông.

Câu 3 (2 điểm): Sông và hồ đem lại cho con người những lợi ích gì? Là học sinh, em cần làm gì để

góp phần bảo vệ môi trường sông, hồ?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM.

A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

1 2 3 4 5 6

B A C C D B

B. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1 (3 điểm):

- Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu ôn đới. (1 đ)

- Đới khí hậu ôn đới có đặc điểm:

* Vị trí: từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực. (0,5 đ)

* Góc chiếu và thời gian chiếu sáng chênh lệch nhau nhiều. (0,5 đ)

* Đặc điểm khí hậu: (1 đ)

+ Nhiệt độ trung bình.

+ Lượng mưa trung bình: 500mm – 1000mm.

+ Gió chính: gió Tây ôn đới.

+ Các mùa thể hiện rõ.

Câu 2 (2 điểm):

- Hệ thống sông bao gồm: sông chính + phụ lưu + chi lưu. (1đ)

- Vẽ hình mô phỏng một hệ thống sông:

+ Hình vẽ có đủ các bộ phận của hệ thống sông. (0,5đ)

+ Có chú thích các bộ phận của hệ thống sông, hình vẽ đơn giản, dễ nhìn. (0,5 đ)

Câu 3 (2 điểm):

- Sông và hồ đem lại cho con người nhiều lợi ích như : phát triển thủy điện, cung cấp nước cho sinh

hoạt và sản xuất, điều hòa khí hâu, bồi đắp phù sa, phát triển giao thông, du lịch… (1 đ)

- Là học sinh, để góp phần bảo vệ môi trường sông, hồ em cần: vứt rác đúng nơi quy định, không xả

rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm điện; nước trong sinh hoạt, tích cực trồng cây xanh…

(1đ)

---------------------------------------------------------------------------------

Page 12: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

12

BỘ MÔN : TIẾNG ANH – KHỐI 6

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2

– Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

08h30 sáng Thứ Hai (30/3/2020): Unit 8: Sports and games – Skills 1

08h30 sáng Thứ Năm (02/4/2020): Unit 8: Sports and games – Skills 2

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 05/04/2020)

A. Học sinh xem lại bài giảng này trên thanhedu.com hoặc YouTube, đồng thời ghi nhớ những nội

dung kiến thức đã học trong các bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày thứ hai (23/3/2020)

và thứ năm (26/3/2020)

B. HS nắm được nội dung bài giảng: UNIT 8: SPORTS AND GAMES – A closer look 1 and 2

* Vocabulary (Từ vựng): Sports and sports equipment

1. sports shoes (n) /spɔ:ts ʃuːz/: giày thể thao

We often use sports shoes to play football.

2. skateboard (n) /ˈskeɪtbɔːd/: ván trượt

He still goes to work on his skateboard.

3. goggles (n) /ˈ l z/: kính bơi

I want to buy a pair of safety goggles to go swimming.

4. racket (n) /ˈrækɪt/: chiếc vợt

She ought to have a new racket before the competition.

5. skis (n) /skiːz/: ván trượt tuyết

Do you still use these skis?

* Pronunciation (Ngữ âm): /eə/ and /iə/

/eə/ /iə/

where there fair pair prepare here fear nearly idea volunteer

* Grammar

1. The past simple (Thì quá khứ đơn)

Use

(Cách sử dụng)

To talk about a finished action in the past.

(Dùng để diễn đạt một hành động xảy ra trong quá khứ)

Form

(Công thức)

(+) (-) (?)

S + V-ed

He stayed at

home.

S + didn’t + V

He didn’t stay with

us.

Did + S + V?

Did he stay at home? Yes, he did.

Did he stay with you? No, he didn’t.

Irregular verbs

(Động từ

bất quy tắc)

be (+) I/ he/ she/ it + was (+) we/ you/ they + were

(-) I/ he/ she/ it + wasn’t (-) we/ you/ they + weren’t

(?) Was + I/ he/ she/ it …? (?) Were + we/ you/ they …?

have had win won eat ate come came give gave

do did go went sit sat say said tell told etc.

Adverbs of time

(Trạng ngữ thời gian)

yesterday last night an hour ago in 2000

2. Imperative (Câu mệnh lệnh)

Use

(Cách sử dụng)

To tell someone to do something or to give a direct order.

(Dùng để yêu cầu ai đó làm gì hoặc đưa ra mệnh lệnh)

Form

(Công thức)

(+) (-)

V

Spend less time on computer

games!

Don’t + V

Don’t play too much!

Page 13: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

13

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành BT vào giấy/vở hoặc Hoàn thành

BT trên thanhedu.com

Exercise 1: Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the rest.

1. A. fear B. near C. really D. wear

2. A. their B. hair C. series D. there

3. A. spare B. play C. game D. table

4. A. keep B. cheer C. meet D. week

5. A. sphere B. series C. here D. where

Exercise 2: Choose the correct answer A, B, C or D to complete the following sentences.

6. All we need to run is good ___________.

A. sandals B. skis C. sports shoes D. skateboard

7. ___________ are special glasses that fit closely to the face to protect the eyes from wind, dust,

water, etc.

A. Sun glasses B. Goggles C. Glasses D. Googles

8. He threw his tennis _______________ across the court in anger.

A. shoes B. ball C. bike D. racket

9. When we put _______________ on, we can move over snow easily.

A. skis B. skateboard C. shoes D. goggles

10. He sometimes rides his _______________ to school.

A. car B. gloves C. skateboard D. running shoes

11. ________ up the tree! You’ll fall down.

A. Climb B. Climbing C. Not to climb D. Don’t climb

12. Last summer, I ________ fishing with my uncle in the afternoon.

A. go B. went C . goes D. going

13. Who ________ the first man on the Moon? – Neil Armstrong.

A. was B. were C. be D. did

14. I ________ at the gym yesterday, but I ________ not see you there.

A. were - was B. was - was C. was - did D. did- did

15. - Did you climb Mount Fansipan when you were in Sa Pa?

- Yes, I _________. It ________ tiring, but very interesting.

A. was – was B. did – was C. did- were D. was- were

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài

- Hoàn thành BT vào giấy/ vở.

- Hoàn thành BT trên Thanhedu.com và biết ngay kết quả làm bài của mình, đồng thời, nếu có

bất cứ câu hỏi nào liên quan tới bài tập cần được giải đáp, học sinh có thể đặt câu hỏi trong phần Thảo

luận để các cô giáo hướng dẫn và trả lời.

2. Hoặc Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG PHÁP – KHỐI 6

A. HS xem Vidéo Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây :

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Les consonnes doubles (Manuel – page 97)

Page 14: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

14

1. Lisez le texte et répondez aux questions dans la partie J’observe dans le manuel – page 97.

2. Lisez, consultez le dictionnaire pour comprendre la partie Je retiens dans le manuel – page 97.

3. Voyez le vidéo suivant : https://www.youtube.com/watch?v=7COFvEneZX4

POUR ALLER PLUS LOIN

Exemple : consoNNe

consonne double

deux consonnes placées une à côté de l’autre

- 9 consonnes sont plus doublées que les autres : C – F – L – M – N – P – R – S – T.

- 6 consonnes ne sont jamais doublées : H – J – Q – V – W – X.

- 3 consonnes sont rarement doublées : B – D – G.

Cas particulier : K – Z Il y a une dizaine de redoublements. Ce sont tous des mots empruntés.

Exemple : jaZZ / piZZa

Place :

- Au début du mot

- Au milieu du mot

- À la fin du mot

Consonnes doubles qui ne s’entendent pas :

Exemple : aDDition – aDresse

DD et D se prononcent de la même façon [d]

Consonnes doubles qui s’entendent :

Exemple : aCCent – aCCident

CC se prononce [ks]

Comment trouver les consonnes doubles ?

- Au début d’un mot : + at – ac – ap

+ of – ef – af Doubler la consonne.

+ ir – il – im – in (préfixe négatif)

- À la fin d’un mot : ine – ite – ime Ne pas doubler la consonne.

- Les finales féminines en -enne, -elle, -esse, -ette.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài : Hoàn thành bài tập vào giấy/vở hoặc Hoàn

thành bài tập trên thanhedu.com. Exercice 1, 2, 3 (Manuel – page 97)

Exercice 1 – Réunissez les mots de la même famille :

La sonnette – le barrage – la terreur – dépanner – le savon – barrer – terrible – la dépanneuse – la

sonnerie – savonner – la barrière – terroriser – sonner – savonneux – le dépannage.

Exercice 2 – Complétez :

- J’a[t]ends ………………… le bus pour a[l]er ………………… au co[l]ège …………………. Je ne

veux pas a[r]iver ………………… en re[t]ard. Le pro[f]e[s]eur ………………… ne me lai[s]erait

………………… pas entrer et m’en[v]errait chez le pro[v]iseur.

- J’ai ache[t]é ………………… des caro[t]es ………………… pour nou[r]ir ………………… mon

lapin et des po[m]es ………………… pour la fami[l]e …………………. J’ai a[p]orté

………………… de la fice[l]e ………………… pour a[t]acher ………………… le pa[k]et

………………… et pour a[k]rocher ………………… mes a[f]aires ………………… à mon vélo.

Exercice 3 – Trouvez des dérivés des adjectifs et des noms suivants :

Page 15: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

15

a. haïtien ……………………………………

b. terrien ……………………………………

c. martien ……………………………………

d. bon ……………………………………

e. mignon ……………………………………

f. action ……………………………………

g. fraction ……………………………………

h. collection ……………………………………

i. bouton ……………………………………

j. talon ……………………………………

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Bài nộp trên trang thanhedu.com HS sẽ biết kết quả ngay khi làm bài online, đồng thời có thể trao

đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận” (riêng tư hoặc công khai)

2. Hoặc Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG NHẬT – KHỐI 6

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/4/2020)

Ôn tập từ vựng

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 1: Hãy viết các từ sau sang tiếng Nhật:

1. Giá sách

2. Điện

3. Báo

4. Giặt (việc giặt)

5. Tạp chí

6. Ruộng

7. Sách giáo khoa

8. Ca sỹ

9. Công chức

10. Xe đạp

11. Bệnh viện

12. Bức ảnh

13. Con trâu

14. Trường trung học cơ sở

15. Nắng

16. Tuyết

17. Bão

18. Gió

19. Cái quạt

20. Ngón tay

Bài 2: Hãy viết các từ sau sang tiếng Việt và tập đọc (tham khảo bài 8 SGK6)

1. エンジニア

2. ガイド

3. パイナップル

4. パパイヤ

Page 16: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

16

5. ヨーグルト

6. バナナ

7. ジュース

8. マンゴー

9. マンゴスチン

10. ドリアン

11. サラダ

12. ココナッツ

13. ウォークマン

14. ファックス

15. チョコレート

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 6

1. HS xem lại video bài giảng Quyền và nghĩa vụ học tập trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung bài học SGK (Mục 1, 2, 3 trang 41,42) để làm bài tập và vận dụng vào thực

tiễn cuộc sống.

3. Học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP.

Yêu cầu về kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của việc học tập.

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói

riêng.

- Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong

việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Đối với mỗi người, công việc học tập quan trọng như thế nào?

2. Hãy nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập .

3. Gia đình và nhà nước có nhiệm vụ như thế nào trong việc tạo điều kiện cho trẻ em được hưởng đúng

quyền học tập của mình?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra, đánh giá chuyên cần (xem video bài giảng) của HS trên trang thanhedu.com.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 6

Học sinh xem Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

Học sinh nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

BÀI THỰC HÀNH TỔNG HỢP: DU LỊCH BA MIỀN

1. Chuẩn bị:

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tin học 6 (Tin học THCS quyển 1).

- Máy tính có kết nối Internet; có cài đặt phần mềm MS Word

2. Mục tiêu:

Page 17: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

17

- Thực hành các kĩ năng chỉnh sửa, định dạng văn bản.

- Chèn hình ảnh vào văn bản, tạo và chỉnh sửa bảng.

3. Nội dung

Nhập, chỉnh sửa và định dạng trang quảng cáo du lịch theo mẫu trong SGK trang 145

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Yêu cầu: HS thực hiện Bài thực hành: Du lịch ba miền.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- HS gửi Bài thực hành: Du lịch ba miền cho GV vào hòm thư điện tử:

[email protected] với tiêu đề : Tên lớp_Tên học sinh_Bài thực hành tổng hợp

- Hạn nộp: từ 30/3 đến hết 04/4/2020.

- HS nộp bài đầy đủ sẽ được lưu lại danh sách để thưởng điểm khi các con đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI: 6

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI: 6

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/04/2020)

ÔN TẬP CHƢƠNG III

HS nghiên cứu SGK và ôn lại các kiến thức về:

- Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

- Khái niệm nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc

thực phẩm.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của vi khuẩn

- Quy trình tổ chức bữa ăn hợp lí.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh làm bài trắc nghiệm trên trang thanhedu.com hoặc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời

đúng:

Câu 1: Chất khoáng gồm:

Page 18: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

18

A. Nhóm vitamin D, E, K B. Chất phốt pho, iốt, can xi, sắt

C. Sinh tố nhóm B D. Đạm động vật, thực vật

Câu 2: Chức năng dinh dưỡng của chất đường bột đối với cơ thể con người là:

A. Phát triển hệ cơ, xương, hệ thần kinh, tạo hồng cầu

B. Cung cấp năng lượng tích trữ, chuyển hóa vitamin cần thiết cho cơ thể

C. Phát triển cơ thể, tái tạo tế bào, tăng sức đề kháng

D. Cung cấp năng lượng chủ yếu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác

Câu 3: Thiếu chất đạm cơ thể sẽ:

A. Mắc bệnh suy dinh dưỡng B. Mắc bệnh thần kinh

C. Mắc bệnh béo phì D. Mắc bệnh huyết áp, tim mạch

Câu 4: Nhiễm trùng thực phẩm là do sự xâm nhập của ………… vào thực phẩm

A. Vi khuẩn B. Vi khuẩn có hại C. Chất độc D. Khói bụi

Câu 5: Nguyên nhân nào gây ngộ độc thức ăn

A. Thức ăn bị nhiễm vi sinh vật B. Thức ăn được nấu chín

C. Đậy thức ăn cẩn thận D. Rửa kĩ thực phẩm

Câu 6: Hãy sắp xếp các câu sau cho hoàn chỉnh về quy trình tổ chức bữa ăn

A. Xây dựng thực đơn-Lựa chọn thực phẩm- Chế biến món ăn- Trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn

B. Lựa chọn thực phẩm- Xây dựng thực đơn- Chế biến món ăn- Trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn

C. Lựa chọn thực phẩm- Chế biến món ăn- Xây dựng thực đơn- Trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn

D. Tất cả đều sai

Câu 7: Thực đơn là

A. Bảng ghi một số món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn

B. Bảng ghi lại tất cả các món ăn đã chế biến

C. Bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan, hoặc bữa ăn thường

ngày

D. Bảng ghi thức ăn để chế biến

Câu 8: Điền vào chỗ trống: Thực đơn phải đủ các………theo cơ cấu của bữa ăn

A. số lượng B. chất lượng C. món ăn chính D. dinh dưỡng

Câu 9: Để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần tuân theo nguyên tắc nào?

A. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình B. Điều kiện kinh tế

C. Sự cân bằng các chất dinh dưỡng D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Không nên ăn nhiều mỡ động vật vì

A. Trong mỡ động vật chưa nhiều colesteron, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

B. Mỡ động vật chứa nhiều axit béo không no, không tốt cho sức khỏe

C. Dùng mỡ động vật chế biến thức ăn sẽ không ngon

D. Mỡ động vật rất khó tiêu hóa trong đường tiêu hóa của người

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC - KHỐI: 6

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung bài:

TIẾT 59: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU

Học sinh xem nội dung hƣớng dẫn Tiết 58 trong Hƣớng dẫn học tuần từ 21/3 đến 28/3/2020

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

Page 19: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

19

BỘ MÔN: MỸ THUẬT – KHỐI 6

THÔNG BÁO

V/v Tổ chức Kỳ thi Thiết kế Poster Giáo dục toàn cầu UniCEP 2020

Kỳ thi Thiết kế Poster Giáo dục toàn cầu UniCEP (Universal Competition of Educational

Poster) được được tổ chức hàng năm bởi Ban tổ chức UniCEP có trụ sở tại 192 Liverpool road

Manchester, Vương quốc Anh. Kỳ thi UniCEP năm 2020 là năm thứ 6 được tổ chức, dành cho thí sinh

trong độ tuổi từ 12 đến 18 và kỳ thi UniCEP Junior được tổ chức lần thứ 2 cho độ tuổi từ 8 đến 12. Tất

cả các poster được đánh giá bởi bởi hội đồng giám khảo là các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau

trên thế giới. Kỳ thi đã thu hút hàng chục ngàn thí sinh tham dự từ các quốc gia trên thế giới như Italia,

Nigeria, Angola, Thổ Nhĩ Kỳ, Tanzania, Myanma, Philippines…

Kỳ thi Thiết kế Poster Giáo dục toàn cầu UniCEP 2020 nhằm tạo cơ hội cho mỗi học sinh

chia sẻ trí tưởng tượng và ước mơ của mình liên quan đến các chủ đề giáo dục. Bằng cách làm việc

dựa trên trí tưởng tượng, học sinh có thể thiết kế ước mơ và ý tưởng của bản thân bằng một poster.

I. ĐỐI TƢỢNG THAM DỰ, ĐỘ TUỔI VÀ CÁC CHỦ ĐỀ.

KỲ THI ĐỘ TUỔI CHỦ ĐỀ

UniCEP Junior 8 đến 12 tuổi

1. My family

2. My country

3. My school

UniCEP 12 đến 18 tuổi

1. IT / Social networks: pros and cons

2. Physics / International Space Station

3. Chemistry / Polymers

4. Biology / DNA

5. Social / Peace in the world

6. Ecology / Forest fires

7. Sports / Stadiums

II. CÁCH THỰC HIỆN

TIÊU CHÍ UNICEP JUNIOR UNICEP

Kích thƣớc A4 Rộng - 100cm (39.37in)

Cao - 70cm (27.56in)

Hình thức - Vẽ bằng tay;

- Scan màu 300 dpi.

- Thiết kế điện tử;

- Lưu dạng tập tin: JPG và tập tin

chương trình đã sử dụng;

- Độ phân giải: Tối thiểu 300 dpi.

Đánh giá

1. Tính độc đáo: 40 điểm;

2. Thiết kế: 40 điểm;

3. Tính thực tế: 20 điểm.

1. Thông điệp: 20 điểm;

2. Tính độc đáo: 30 điểm;

3. Thiết kế: 20 điểm;

4. Tính thực tế: 20 điểm.

Ngôn ngữ Tiếng Anh

Lƣu ý: Mỗi poster được thiết kế bởi tối đa 02 học sinh.

III. GIẢI THƢỞNG

1. Giấy chứng nhận cho tất cả các thí sinh tham dự;

Page 20: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: 1. Giáo viên kiểm

20

2. Giấy chứng nhận và tiền thưởng cho thí sinh chiến thắng như sau:

UniCEP Junior UniCEP

Vị trí số 1 40$ 50$

Vị trí số 2 30$ 40$

Vị trí số 3 20$ 30$

3. Tất cả học sinh tham gia UniCEP được giảm 5% học phí tại đại học Quốc tế Al-Too.

IV. THỜI GIAN GỬI BÀI DỰ THI

- Học sinh chụp ảnh bài làm và gửi bài cho giáo viên dạy Mĩ thuật tại lớp mình theo địa chỉ email

[email protected] chậm nhất ngày 11/4/2020. Học sinh ghi rõ những thông

tin sau khi gửi email:

Họ tên:

Ngày / tháng / năm sinh; Giới tính

Học sinh lớp:

- Sau khi chấm và chọn lọc tại trường, những bài vẽ tốt sẽ tiếp tục được nhà trường giới thiệu đăng

ký tham dự cuộc thi.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ÂM NHẠC – KHỐI 6

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 29/3 ĐẾN 4/4/2020)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS học tìm bài hát trên YouTube:

- Lắng nghe giai điệu và lời bài hát: Hô la hê, hô la hô

- Hát theo giai điệu bài hát Hô la hê, hô la hô

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Trả lời câu hỏi sau vào vở để tìm hiểu về bài hát :

- Bài được viết ở nhịp gì?

-Trong bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc thường gặp nào?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.