TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ...

11
UNITECH WEEKLY UNITECH WEEKLY UNITECH WEEKLY TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ SỐ 144 144 144 19/07/2014 19/07/2014 CHU¤NG GIã CHU¤NG GIã CHU¤NG GIã

Transcript of TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ...

Page 1: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

UNITECH WEEKLYUNITECH WEEKLYUNITECH WEEKLY

TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤTTUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ SỐ 144144144 –– 19/07/201419/07/2014

CHU¤NG GIãCHU¤NG GIãCHU¤NG GIã

Page 2: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ

này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không

buông tha họ.

Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi

mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì

cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người

chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị

biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị

cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài

sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm

nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học

dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một

lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng

lăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường

cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai

người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng

tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn

bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính

của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa

nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện,

thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học: - Mẹ này, con nghỉ học

thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng

học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân

gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự

hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc

khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học

nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng

và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được,

mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người

lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu

tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng

trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất

dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân

thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai.

Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị

đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

- Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng

lạnh băng:

- Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị

phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con

mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có

gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo

nữa, đây còn có cả ngô nữa…Thử hỏi, gạo thế này, chúng

tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa

lắc đầu.

- Nhận vào.

Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của

học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

- Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho

cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

- Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội

nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay

thừa thãi vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại

bước thấp bước cao ra về.

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở

túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh

lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh

nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại

ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu

cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với

loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín

được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con

mình sao?

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được

chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.

- Thật buồn cười cái nhà chị này! Một mảnh ruộng nhà chị

có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào!

Page 3: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn

không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng

bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy

rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra

về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái

nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp

gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo,

mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm

lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo

nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm

tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên

mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một

như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi

quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị

làm mẹ mà sao ngoan cố không thay

đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không

nhận!

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống

đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau

khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột

nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng

nước mắt nóng hổi, chan chứa chứa

trên gương mặt sớm hằn lên nét cam

chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi

thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng

tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã

nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ

trẻ khóc tấm tức đến thế. Chị kéo ống

quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một

bên chân quắt queo lại.

- Thưa với thầy, gạo này là do tôi…Tôi

đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có

được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng

tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được

nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ

học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế

nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên

quyết không để con tôi thất học. Có

học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực

này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu

mất sớm…Thầy thương tình, thầy nhận

giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất

học mất!

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào

cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng

còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống

gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp

hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo.

Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về.

Chị không muốn cho mọi người trong

thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là

thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi

nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy

nhỏ nhẹ :

- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ! Chị

làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời

không phải với chị. Thôi thế này, tôi

nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về

hoàn cảnh của em học sinh này, để

trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho

học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống

quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp

tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù

không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo

được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng

chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu

hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi,

mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như

người mà chị mang một hàm ơn lớn,

đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu

xiêu ra về.

Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động

này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu

trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà

trường miễn phí toàn bộ học phí và

sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn

cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của

cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được

học bổng của trường.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách

những học sinh xuất sắc của trường.

Cậu thi đậu vào trường đại học danh

tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ

vinh danh những học sinh ưu tú, khi

tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ

cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm

cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu

hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được

đặt trang trọng ở một góc phía ngoài

cùng, nơi mọi người có thể dể dàng

nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,

không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy

hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu

chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con

học thành tài.

Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy

hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng

phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra.

Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi

chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ

hôi và nặng tình của người mẹ yêu con

hết mực. Những hạt gạo đáng quý này,

tiền, vàng cũng không thể mua nổi.

Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ

vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi

vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về

phía người phụ nữ chân chất, quê mùa

đang được thầy Hùng dìu từng bước

khó nhọc bước lên sân khấu.

Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại.

Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu

không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy

không ai khác chính là người mẹ thân

yêu của cậu.

- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này

sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất

trường bị chấn động rất mạnh về tâm

lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn

phép được nói ra vì đó là tấm gương

sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ

bến của người mẹ. Điều đó hết sức

đáng quý và đáng được trân trọng vô

cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu

chuyện cảm động này, giáo dục các em

học sinh thân yêu của chúng ta về đạo

đức và lối sống, về tình người và

những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay,

một lần nữa chúng ta vinh danh những

người cha, người mẹ đã cống hiến, hy

sinh cả đời mình vì tương lai con em…

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp

và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu

chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu

nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò,

khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc,

mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh

phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy

đang hướng về phía cậu với cái nhìn

trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao

giờ đứng trước đám đông. Run run vì

những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng

đã giành cho mình. Với chị, đơn giản,

tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la

mà chị giành cho con trai. Chị không

nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay

đạo lý lớn lao ấy. Cậu con trai cao lớn

đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy

mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

- Mẹ ơi ! Mẹ của con…

Page 4: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

Mỗi lần cáp quang biển đứt,

mạng chập chờn là người ta

lại hỏi nhau "Có mỗi cái cáp

thôi mà cũng đứt suốt

ngày???"

Như đã đưa tin, tuyến cáp quang AAG, một trong những tuyến

cáp quang biển chịu trách nhiệm cho gần 60% lưu lượng băng

thông ra quốc tế của Việt Nam lại vừa bị đứt lúc 18h36 ngày

15/07/2014. Đây là lần thứ 2 trong năm 2014 đường cáp quang

AAG bị đứt gây ảnh hưởng tới tốc độ Internet tại Việt Nam.

Và mỗi dịp như thế này, chúng ta lại có thời gian để ngồi than thở

với nhau về chất lượng mạng Internet ở Việt Nam và câu hỏi

được nhắc đến nhiều nhất luôn luôn là: "Có mỗi cái cáp thôi mà

cũng đứt suốt ngày???".

Đứt cáp quang biển: "Chuyện thường ngày

ở huyện"

Đưa vào sử dụng từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây

dựng hơn 500 triệu USD với chiều dài hơn 20.000

km, tuyến cáp biển AAG kết nối tiểu vùng Đông

Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ.

Chính vì tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách

nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới

Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến

nhiều người dùng như Google, Facebook toạ lạc

nên khi tuyến cáp AAG xảy ra sự cố, kết nối của

người dùng tới các dịch vụ này bị ảnh hưởng gây nên sự khó

chịu, việc phân chia lưu lượng trên cách kênh truyền dẫn khác

thường gây ra tăng độ trễ (ping cao) và giảm tốc độ truy cập.

Chỉ sau gần 2 năm đưa vào hoạt động (từ 11/2009 - 10/2011) ,

tuyến cáp biển AAG đã xảy ra sự cố đứt cáp tới 10 lần, chủ yếu

ở đoạn cáp đi qua vùng biển Đông trong khi tuyến cáp nối giữa

Hồng Kông và Mỹ lại tương đối ổn định, ít gặp sự cố lớn.

Tuy nhiên cần biết rằng tần suất xảy ra sự cố như tuyến cáp

biển AAG hoàn toàn không phải là điều hiếm gặp, nếu không

muốn nói là chưa cao. Dọc bờ biển Hoa Đông (Trung Quốc tiếp

giáp Nhật, Hàn) sự cố đứt cáp xảy ra với tuần suất vài tuần/lần.

Vậy lí do vì sao sự cố với các loại cáp quang lại xảy ra ở 1 số

khu vực thường xuyên hơn những nơi khác?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào cách cấu tạo của

các loại cáp quang ngầm dưới biển. Về cơ bản, cáp ngầm biển

Khu vực trên biển Đông dù có chiều dài ngắn nhưng liên tục gặp sự cố trong khi tuyến cáp từ Hong Kong đến Mỹ lại rất ổn định

Cáp quang biển nằm nổi trên nền cát đáy biển khiến các mỏ neo được tàu thuyền thả xuống rê trên nền cát rất dễ vướng phải, gây

hư hại

thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Nếu bạn tưởng tượng cáp quang biển phải được

đặt trong 1 hệ thống ống ngầm bao bọc kĩ càng thì xin bạn hãy nghĩ lại. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để tiết kiệm chi phí,

các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc thiết kế: được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa.

Khi vào gần bờ các tuyến cáp quang ngầm phải được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường khác là do càng vào gần bờ,

mực nước càng nông và các hoạt động hàng hải càng dày đặc thì khả năng tuyến cáp bị mỏ neo của 1 con tàu nào hay các loại

lưới rà đáy biển móc phải gây hư hại lại càng lớn. Và mỏ neo tàu bè cũng như các hoạt động đánh bắt cá của con người chính là

nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển. Đây là lí do giải thích vì sao các vụ đứt cáp chỉ xảy ra ở 1 số vùng

nước nhất định.

Vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến cáp AAG đổ bộ lên đất liền) có mức nước tương đối nông

trong khi hoạt động tàu bè xung quanh khu vực các cảng nước sâu rất lớn. Trên thực tế, biển Đông là 1 trong những vùng có

hoạt động hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Bên cạnh đó khung chế tài của Việt Nam trên biển còn yếu trong việc cấm các

Page 5: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

tàu neo đậu ở vùng nước có tuyến cáp đi qua. Thực tế là cũng

chẳng quốc gia nào đủ sức đi tuần sát hết tất cả các tuyến cáp

quang biển mà mình sở hữu vì chúng ta đang nói tới việc

hàng trăm km mặt biển cần tàu tuần tiễu 24/24/7, đây là

điều không tưởng.

Có lẽ bạn sẽ tự

hỏi: nếu các

hoạt động hàng

hải chỉ gây ra

70% số vụ đứt

cáp thì 30% còn

lại là gì? 30%

các vụ đứt cáp

còn lại chia đều

cho các nguyên

nhân: Đứt do

con người chủ

đích phá hoại

và đứt do thiên

tai. Ngay cả khi

nằm dưới đáy

biển, các tuyến

cáp quang vẫn

hoàn toàn có

thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm

hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông). Mặc

dù vùng thềm lục địa và ngoài khởi Việt Nam là vùng tương

đối ổn định về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy

biển nhưng các vùng biển khác lại không được may mắn như

vậy. Năm 2006, 1 trận động đất 7 độ richter ngoài khơi Đài

Loan đã cắt đứt 8 tuyến cáp ngầm gây gián đoạn dịch vụ cho

cả Hong Kong và Đông Nam Á. Trận sóng thần khủng khiếp

tháng 3 năm 2011 ở Nhật gây ra do 1 trận động đất ngầm

dưới biển cũng khiến Nhật Bản khốn đốn khi gây hư hại cho

phân nửa số tuyến cáp quang vượt đại dương của nước này.

Sự phá hoại có chủ đích (hoặc vô tình) của con người cũng là

1 lí do góp phần vào sự hư hỏng của các tuyến cáp quang

ngầm. Năm 2007, cộng đồng mạng Việt Nam từng sửng sốt

chứng kiến việc các tàu cá cỡ nhỏ trang bị rất thô sơ đi... cắt

trộm cáp ngầm về bán. Vụ việc dấy lên 1 hồi chuông báo

động về an toàn của các tuyến cáp quang nằm trần trụi dưới

đáy biển mà không có 1 biện pháp bảo vệ nào. Đến sau đó

chính phủ phải ra lệnh cấm không được "thu hoạch" cáp

quang dưới biển, kể cả những tuyến cáp đã bỏ đi trước năm

1975, mọi việc với dần lắng dịu.

Lo ngại về các phá hoại có chủ đích nhắm tới đường cáp

quang biển nhằm

việc ngăn chặn

thông tin của cả

1 quốc gia ra bên

ngoài cũng ngày

càng hiện hữu

hơn khi chúng ta

đang truyền tải

phần lớn thông

tin trên đường

truyền Internet.

Năm 2013, giữa

lúc cuộc khủng

hoảng Syria đang

lên cao, đột ngột

người ta thấy đất

nước này... phụt

tắt khỏi bản đồ

Internet thế

giới. Về sau chính phủ Syria giải thích sự cố trên là do cả 2

đường cáp quang kết nối Syria với thế giới cùng... xảy ra sự

cố 1 lúc, biến Syria thành 1 ốc đảo thông tin đúng nghĩa đen.

Tất nhiên ai cũng hiểu chính phủ Syria chẳng thích thú gì với

việc nhân dân đang trong bối cảnh rối ren, bạo loạn lại có

những công cụ truyền thông mạng như Twitter, Facebook hỗ

trợ để truyền tải các thông điệp chống chính phủ và đem tình

hình trong nước phơi bài trước mắt dư luận quốc tế. Vì vậy

để ngăn chặn 1 kiểu "Mùa xuân A Rập" tái diễn trên đất Syria,

có thể chính chính quyền Syria là những người đi... cắt cáp.

Dù thế nào đi chăng nữa, vụ việc trên cũng khiến người ta

nhìn lại về sự an toàn của Internet và thế giới ảo. Trong 1 thế

giới không có gì là thực và tưởng chừng như không thể bị

kiểm soát, phá hoại bởi 1 cá nhân, tổ chức hay cả 1 quốc gia

lại được kết nối với nhau bằng những đường dây hết sức

mong manh, dễ tổn thương.

Chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự cố của cáp quang biển?

Nhìn chung hiện tại chưa có biện pháp nào thực sự khả thi để ngăn chặn sự cố trên cáp quang biển. Biện pháp hữu hiệu nhất

hiện giờ là... đứt thì nối.

Có những quốc gia quy định các vùng không được thả neo quanh khu vực có tuyến cáp quang biển đi qua để hạn chế sự cố

nhưng hiệu quả của phương pháp này cũng hết sức hạn chế do phạm vi giới hạn quá rộng lớn, mơ hồ. Có nước còn đề xuất

đưa ra phương án lắp bộ phát tín hiệu thuỷ âm cho các tuyến cáp biển để các tàu bè đến gần biết đường mà tránh. Tuy nhiên

biện pháp trên vấp phải sự lo ngại về an ninh thông tin.

Tiếp theo trang 7

Biển Đông của Việt Nam va biển bờ đông của Trung Quốc là những vùng có lưu thông hàng hải lớn nhất thế giới cùng với mực nước tương đối nông khiến đây là những vùng biển dễ xảy ra

tình trạng đứt cáp ngầm biển

Page 6: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

Bẵng đi thời gian, cảm hứng trong tôi chưa đủ để có thể viết nên những câu

chuyện cho Unitech Weekly, cho tới hôm nay, nhìn các em - những cô cậu học trò

của PN Việt Nam, bất chợt trong tôi tràn về nhiều cảm xúc thú vị, mới lạ và thoáng

hiện đâu đó những hình ảnh của chính tôi trong một thời cắp sách đến trường….

Sáng nay vừa “rồ” xe đến cổng công viên phần mềm, hình ảnh đập vào mắt tôi là

những chiếc xe đạp và bóng áo xanh thấp thoáng, tôi không lạ nhưng nó được xem

là “hiện tượng lạ” khi trong khuôn viên rộng lớn của tòa nhà với hàng trăm chiếc

xe máy ngổn ngang thì mười mấy chiếc xe đạp được xếp ngay ngắn đã tạo nên sự

khác biệt thú vị. Các em đến từ những miền quê nghèo như: Quảng Trị, Huế, Gia

Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi…được tổ chức PN Việt Nam đi đến tận các trường

PTTH để tuyển chọn. Trong số đó có em là con của đồng bào dân tộc thiểu số như

A-Đa (dân tộc Xê Đăng); Y Bdáo (dân tộc Gia Rai)…Tổ chức trang bị cho các em

mỗi người một chiếc xe đạp làm phương tiện đi lại; trang trải phần kinh phí ăn ở;

học tập trong vòng 2 năm các em theo học lập trình tại tổ chức. Nhà trọ của các

em được thuê khá xa, gần dưới chân cầu Thuận Phước nên mỗi sáng các em phải

đạp xe đạp đến nơi thực tập; máy tính chỉ được phía Nhà trường cung cấp vì khả

năng tài chính của gia đình không thể cho phép các em có được một chiếc máy tính dành riêng cho mình. Nhiệm vụ

của PN Việt Nam là theo dõi các em từng giờ, từng phút một, như những đứa con cần được chăm bẵm từ lớp nụ

mầm. Đây là đợt thực tập sinh mà lần đầu tiên trong tôi có cảm giác thích thú đến như vậy, MỘT THỎA THUẬN

THỰC TẬP được lập ra với đầy đủ chữ ký của hai bên. Một chương trình thực tập bài bản; một bản kế hoạch và phụ

lục thay đổi khi có bất cứ sự thay đổi dù nhỏ đến thế nào. Một vài buổi gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, xem xét quá

trình thực tập của các em dù chỉ trong một thời gian thực tập ngắn ngủi: chưa đầy 3 tháng. Một sự nỗ lực và tận tâm

của một tổ chức chuyên chắp cánh ước mơ cho sinh viên nghèo - PN Việt Nam. Và bản thân các em là những cô cậu

Page 7: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

học trò đáng yêu, ngoan ngoãn, hiền

lành. Các em được trang bị vốn

ngoại ngữ khá, cộng với sự chăm

chỉ, chịu khó nên dĩ nhiên đã thích ứng với các

công việc một cách nhanh chóng. Có lẽ đây là

điểm mạnh của học viên PN Việt Nam so với

các sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học

khác trên cùng địa bàn. Tôi yêu lắm những nụ

cười vô tư, ngây ngô, sự hài hước, nhiệt tình

tham gia trận bóng của các em cũng như

những lý do xin phép vắng mặt đầy chân thực

(Đơn xin phép nghỉ ngày 03/07/2014; lý do:

Về quê đưa cho bố sổ hộ khẩu, tiện thể lấy

CMND và đưa em đi thi đại học). Các em thuần

khiết và trong sáng giữa cuộc sống vốn nhiều

cạm bẫy, xô bồ…..Một nỗi lo mơ hồ xuất hiện,

sau những ngày thực tập ngắn ngủi tại

Unitech, các em sẽ có thể đứng ở đâu trong thị

trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay.

Nhưng cùng với nỗi lo “đầy” mơ hồ đó, trong tôi lại có niềm tin rất to lớn dành cho các em. Tôi ước mong sẽ có nhiều

hơn những tổ chức sẵn sàng mở rộng vòng tay chắp cánh cho những ước mơ của các em được bay cao và bay xa hơn.

PN Việt Nam là một tổ chức từ thiện không chính trị, không tôn giáo được thành lập bởi Cộng hòa Pháp. Được thành lập từ năm 2005 với

tôn chỉ: “Mọi người cần phải được trao cho một cơ hội để bộc lộ tiềm năng”. Mục đích của tổ chức này nhằm trao cơ hội học tập cho

những sinh viên nghèo hiếu học trên thế giới có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ hòa nhập với cộng đồng và có công việc ổn định sau các

khóa đào tạo CNTT. Hiện nay, tổ chức này đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Đến Việt Nam từ năm 2010 với tên gọi Passerelles Numériques Vietnam (PN Việt Nam). Qua quá trình khảo sát, PN Việt Nam đã chọn

miền Trung để triển khai dự án DSNA. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, PN Việt Nam đã đào tạo miễn phí CNTT cho hàng trăm học viên

nghèo với các chuyên ngành: Lập trình, kiểm thử và quản trị mạng. Điểm khác biệt của PN Việt Nam với các chương trình từ thiện khác là

trong quá trình tuyển dụng học viên, các nhân viên của tổ chức PN Việt Nam tự mình tìm về các trường học tại các tỉnh thành, kết hợp với

nhà trường và Hội Khuyến học địa phương lựa chọn các học viên thực sự nghèo khó và đam mê ngành CNTT, tổ chức thi tuyển học v iên

(gồm hai môn toán, ngoại ngữ) và phỏng vấn. Sau khi vượt qua quá trình phỏng vấn, các nhân viên PN Việt Nam sẽ tự tìm đến gia đình

các học viên để xác nhận lại hoàn cảnh gia đình lần cuối. Những học viên nào vượt qua kì kiểm tra cuối cùng mới thực sự được xem là học

viên của tổ chức.

Chương trình đào tạo CNTT miễn phí cho sinh viên nghèo miền Trung-Tây Nguyên của PN Việt Nam sẽ kéo dài đến hết năm 2016.

Trong thời buổi an ninh thông tin chính là an ninh quốc gia,

chẳng ai muốn đường cáp quang nơi truyền tải dữ liệu của mình

ra thế giới lại "lạy ông tôi ở bụi này" để đề phòng trường hợp

các anh hàng xóm xấu bụng có thể ra tay phá hoại.

Tuy không thể hạn chế được sự cố với các tuyến cáp biển,

nhưng chúng ta có thể hạn chế tác động của chúng với chất

lượng dịch vụ Internet bằng cách sử dụng nhiều kênh truyền

dẫn khác nhau đồng thời tăng tỉ lệ băng thông/dung lượng kết

nối thực thay vì dồn lưu lượng trên 1,2 kênh lớn và khai thác

gần cạn kiệt cả băng thông dự trữ rồi ngồi chờ cáp đứt.

Như ví dụ trong trận sóng thần 2011 tại Nhật Bản nói ở trên , dù

hư hại tới 1/2 số tuyến cáp quang ngầm nhưng Nhật Bản không

rơi vào tình trạng "ốc đảo thông tin" vì nước này luôn có đường

truyền và băng thông dự trữ, chỉ cần 1/2 số tuyến cáp hoạt

động là Nhật Bản đã có thể định tuyến lại lưu lượng mạng của

mình mà không sợ quá tải. Về lí thuyết là như vậy nhưng xây

dựng thêm tuyến cáp hay mở thêm băng thông quốc tế đều

cần tăng giá cước viễn thông. Và với xu hướng cạnh tranh

quyết liệt về cước viễn thông như hiện tại, chúng ta đều hiểu

tương lai chúng ta "không phải nghĩ" mỗi lần đứt cáp quang

vẫn còn xa lắm.

Theo Genk

Page 8: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

Tiểu Mai và Quân yêu nhau

trong cảnh bần hàn. Một

hôm, hai người đi chơi phố rẽ

vào một cửa hàng thấy trong

tủ kính có treo một cái

chuông gió. Tiểu Mai buột

miệng khen:

- Anh Quân ơi! Cái chuông gió kia xinh biết bao!

Quân nói với ngưòi yêu:

- Nếu em thich anh sẽ mua cho em.

Nhưng khi nhìn thấy mảnh giấy nhỏ đính trên chiếc

chuông gió khi giá 100 nghìn thì anh ngượng ngùng nhìn

Tiểu Mai và nở một nụ cười như cáo lỗi với cô.

Về nhà. Quân lấy giấy gấp một chiếc chuông gió giống hệt

như chiếc chuông gió bằng bạc treo ở cửa hàng. Chiếc

chuông gió ấy cũng xinh như thế, cũng sơn màu tím như

thế và anh đem tặng Tiểu Mai.

Tiểu Mai đã treo chiếc chuông gió bằng giấy Quân làm

tặng cô treo ở đầu giường của mình. Mỗi khi gió từ cửa sổ

hé mở lùa vào, chiếc chuông gió đung đưa phát ra tiếng

kêu sột soạt, khô khốc nhưng Tiểu Mai nghe vẫn thấy

tiếng chuông ngân vang lảnh lót. Cặp mắt Tiểu Mai lúc này

ánh lên chứa chan hạnh phúc. Cô tự nhủ: "Mình sẽ mãi mãi

treo chiếc chuông gió này trong trái tim của mình".

Số phận đẩy đưa thế nào, cuối cùng Tiểu Mai lại ko lấy

Quân mà lấy Tân. Khi Tiểu Mai vào phòng riêng của hai vợ

chồng, cô liền lấy từ trong túi ra chiếc chuông gió mà

Quân làm bằng giấy treo lên đầu giường.

Tân thấy vậy liền nói vớI Tiểu Mai:

- Cái chuông này làm bằng giấy thì treo lên làm gì?

Tiểu Mai bướng bỉnh nói:

- Nhưng em thấy nó đẹp, em cứ treo.

Tân nói:

- Chiếc chuông ấy là do Quân làm tặng em chứ gì? Thảo

nào!

Tiểu Mai im lặng... Cuối cùng Tân thở dài nói:

- Thôi em cứ treo lên cũng đựơc!

Hôm sau, Tân ra cửa hàng mua về một chiếc chuông gió

được làm bằng bạc. Gió khẽ thổi chuông cũng đong đưa

và phát ra tiếng kêu tinh tag, rất vui tai.

Khi con trai của Tân và Tiểu Mai lên ba tuổi, nó nghịch vặt

đi một quả chuông nhỏ trong chiếc chuông giấy rồi xé vụn

đi, Tiểu Mai giận quá phát thằng bé mấy cái thật đau. Thấy

vậy, Tân chỉ im lặng. Anh lấy giấy ra gấp một quả chuông,

cũng tô màu tím rồi xâu chỉ vào chiếc chuông gió rồi treo

lên như cũ. Thấy thế, Tiểu Mai rưng rưng nước mắt, cô nói

với Tân:

- Anh thật tốt với em!

Thằng con trai sợ mẹ, nên ko còn dám nghịch vào chiếc

chuông ấy nữa. Nó chỉ nghịch chiếc chuông làm bằng bạc.

Nó rất thích nghe tiếng chuông gió kêu tinh tang tinh tang

cất lên từ cái chuông làm bằng bạc ấy.

Nghe chán, thằng bé cũng vặt từ chiếc chuông bằng bạc

ra một quả để chơi. Thấy thế, Tiểu Mai cũng ko đánh mà

cũng chẳng mắng gì nó. Tân cũng mặc kệ. Anh cũng ko

treo quả chuông đó lên chiếc chuông bạc nữa. Thế là

chùm chuông bạc ấy thiếu đi một quả. Nó vẫn được treo

lên đầu giường cùng chiếc chuông làm bằng giấy. Khi có

gió thổi, chiếc chuông gió bằng bạc lại reo lên tinh tang

tinh tang từng hồi.

Rồi ko may, nhà Tân bị hoả hoạn.Tân vội bế con và nắm

tay vợ kéo chạy ra ngoài. Nhưng Tiểu Mai lại giằng tay ra

và chạy vào trong nhà. Tân kéo vợ ta, Tiểu Mai lại quẩy ra.

Cô nói với Tân:

- Em vào lấy cái này.

Tân bảo:

- Để anh vào lấy ra cho!

Nói xong, anh xông vào căn nhà đang xông khói mù mịt

để giật chiếc chuông giấy rồi chạy ra ngoài. Chẳng may,

Tân vấp phải ngưỡng cửa ngã sóng xoài. Khi bò dậy đựơc

thì ngọn lửa đã cháy xém cả mặt anh.

Tân thoát ra khỏicửa thì ngất lịm đi, nằm vật ra đất. Chiếc

chuông gió được làm bằng giấy vẫn còn nguyên ko mảy

may bị suy suyển. Vừa lúc đó thì đội cứu hoả đến. Ngọn

lửa nhanh chóng được dập tắt.

Sau một thời gian điều trị, Tân đựoc tháo băng. Trong

gương hiện lên một khuôn mặt nhăn nhúm toàn sẹo. Tân

uất ức đấm vỡ tan cái gương. Tay anh bị mảnh kính rạch

toạc ra, máu từng giọt, từng giọt nhỏ xuống mặt đất.

Ra viện, Tân và đứa con bỏ đi biệt tích.

Khi đi, Tân viết lại cho Tiểu Mai một bức thư:

"Mai!

Em hãy đi tìm và sống với Quân, người mà em vẫn yêu đi!

Đừng tìm anh làm gì. Em có tìm cũng ko thấy đâu. Cầu

mong cho em được hạnh phúc".

Tiểu Mai ấp cái chuông bạc vào ngực mình. Nước mắt cô

từng giọt, từng giọt nhỏ xuống chiếc chuông bạc.

Mấy năm sau, Quân li dị vợ. Anh đến tìm Tiểu Mai. Thế là

Tiểu Mai lại bứơc vào nhà Quân. Cô lại lấy từ trong túi ra

chiếc chuông gió bằng bạc vào treo lên đầu giường. Mặt

Quân trắng bệch ra như phủ một lớp băng giá. Quân ko

muốn có một kỷ vật gì của người đàn ông khác lưu lại

trong nhà anh.

Cảm nhận được sự lạnh lẽo toát ra từ khuôn mặt Quân.

Tiểu Mai thấy rùng mình. Cô lặng lẽ gỡ chiếc chuông gió

xuống rồi xếp nó vào trong túi. Sau đó, cô xách túi đi ra

khỏi nhà Quân.

Quân gọi:

- Tiểu Mai! Em đi đâu? Ở lại đây với anh!

Tiểu Mai lạnh lùng đáp:

- Anh đừng giữ tôi lại làm gì!

Tiểu Mai lại quay về ở trong ngôi nhà của Tân. Cô lấy chiếc

chuông gió làm bằng giấy và bật diêm đốt đi. Trong tích

tắc, ngọn lửa đã biến cái chuông gió làm bằng giấy thành

một dúm tro tàn.

CHU¤NG GIãCHU¤NG GIãCHU¤NG GIã

Page 9: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

(Tiếp theo)

Nhà có hai anh em trai nên việc đi chợ cơm nước luôn luôn dành phần cho mẹ. Một lần mẹ về muộn, bữa cơm hôm đó bị chậm mất cả tiếng đồng hồ khiến cả nhà cứ méo mặt ôm bụng. Mẹ nhân bữa đó mới kéo hai thằng con trai cao lêu nghêu chỉ biết ăn – chơi – học – ngủ ra dạy dỗ một thôi một hồi “nữ công gia chánh”.

Quay trở lại vào bếp, đầu tiên là chiên trứng. Chiên trứng thì nó

rất rành, nhưng đập trứng thì nó bó tay (^_^)”. Làm sao để ép

nước trong quả trứng ra trong khi nó không còn vỏ? Loay hoay

một hồi một tô trứng trộn vỏ cực lớn ra đời. Nó lấy muỗng gạt

vỏ ra mà muốn toát mồ hôi hột, kỳ thật, bình thường thấy mẹ

làm nhanh lắm mà (T_T).

Món trứng chiên xém cháy vừa hoàn thành thì tiếp theo là món

rau luộc. Tới đây nó lại vắt óc ra nghĩ rau thì lặt thế nào. Nó giơ

cọng rau cải trước mặt, nuốt nước miếng đánh ực mới quay ra

chiến đấu. Rau thì ăn lá, mà lá sâu thì vứt đi, cọng cứng cũng

vứt đi, cọng mềm thì để lại. Cứ theo cái đà đó một đống rau

tươi nhưng không ngon mắt đã ra đời.

Tiếp nữa là món canh. Lần này mẹ nó chỉ dẫn đơn giản hơn, chỉ

cần bắc nồi nước lên bếp gọt cà chua và bỏ bột mì tôm vào là

okey! (^o^). Tuy nhiên vừa nấu xong, chưa kịp tắt bếp thì tiếng

thằng em như cháy nhà đã dội vào ào ào. Cái thắc mắc thằng

em làm ăn kiểu gì nãy giờ mà cơm chưa nấu xong đã rõ.

Cuối cùng bữa hôm đó, hai anh em nhà nó đành chia nhau gói mì tôm vì trứng thì quá mặn, rau thì quá nát, canh thì cạn

khô và cơm thì vừa sượng, vừa khê, chưa kể một nửa đã thành than đen (T_T).

Tới đây thì hai bọn nó càng thấm thía câu nhắc nhở của mẹ trước kia biết bao. Mai mẹ về rồi, nhất định phải học nấu ăn

mới được! Nhớ tới mấy bữa cơm ngon ngày trước, nó bỗng quay ra phục mẹ sát đất. Không ngờ mẹ làm tích phân không

giỏi nhưng tính toán, chi tiêu, nấu nướng thì đâu ra đấy.

Hôm sau nó lại xách giỏ đi chợ. Lần này rút kinh nghiệm hôm qua, nó đã biết lựa chọn lẫn chi tiêu hợp lý hơn một chút,

nhờ sự chỉ dẫn rất tận tình của dì út mà nó đã biết thêm một mớ kiến thức như cách mặc cả, cách chọn đồ ngon,…Hôm

nay thì đã có điện lại. Sau khi cắm cơm, nó lại quay ra mở máy tính tra dạy nấu ăn. Vật lộn với một mớ công thức muỗng

muối, muỗng tiêu, muỗng bột ngọt rất bài bản. Cuối cùng nó đã chế ra một bàn ăn ưa nhìn ngon ngọt ra trò. Mặc dù trứng

vẫn hơi cháy, rau vẫn hơi nhũng và canh còn mặn nhưng hai chúng nó cũng đã được một bữa ngon lành. Đừng ngạc

nhiên, nó tuy vụng về nhưng cũng rất chi là thông minh và tiếp thu rất nhanh.

Hôm sau mẹ trở về, sau khi nếm qua tay nghề nấu cơm của thằng em lẫn nồi canh của thằng anh, mẹ mới bật cười khen

ngợi rồi tặng quà công tác cho từng đứa. Mặc dù vẫn bị ông bố vô dụng chê bai mặn ngọt, nhưng hai anh em vẫn rất chi

tự hào.

Kể từ bữa đó, khi nào rảnh nó vẫn giúp mẹ đi chợ, nấu nướng, thằng em dù không tình nguyện vẫn luôn đảm nhiệm

nhiệm vụ cắm cơm tối. Sau này ngoài giúp mẹ đi chợ, nó đã biết chiên cá, kho tôm rất ngọt (^_^) Khi đi chợ nhiều cô bán

hàng vẫn còn khen nó, không còn ai chém chặt nó như hôm bữa nữa.

Con trai như nó đi chợ cũng siêu lắm đó nhe!

Page 10: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

10 UNITECH WEEKLY - SỐ 38 - 28/04/2012

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Tạ Thị Trâm Anh Tổng biên tập Nguyễn Thị Trâm Anh Phó tổng biên tập Lê Khánh Ly Đồ họa Cùng Biên tập viên BBT Unitech Weekly

United Technologies Corporation Add: 07th Floor - Danang Software Park 02 Quang Trung St., Danang City, Vietnam Tel: 84 511 3888747 Fax: 84 511 3888746

Web:www.unitech.vn

United Technologies Corporation Add: 07th Floor - Danang Software Park, 02 Quang Trung St., Danang City, Vietnam Tel: 84 511 3888747 Fax: 84 511 3888746

Web:www.unitech.vn

Chân chính, chân phụ

Một anh bộ đội đóng quân ở làng quê và phải lòng yêu một cô

gái người làng ấy. Vốn là lính – là người đàng hoàng, đứng

đắn nên anh đến nhà người yêu bao giờ cũng chào hỏi gia đình, nếu có

muốn đi chơi bao giờ cũng xin phép. Khổ một nỗi, ông già của người yêu rất

khó tính, dẫu biết anh là người tốt nhưng ông vẫn xét nét, ngăn chặn.

Một bận, anh tới chơi, cô gái ở trong bếp, còn ông bố thì đang bực tức việc

gì. Anh chào, ông già đáp “vâng”. Anh ta lân la cưa cẩm:

- Dạ thưa bác, hôm nay bác có khỏe không ạ?

- Cảm ơn! Sức khỏe của tôi đang ở trong bếp kia kìa, anh vào đó mà hỏi.

Tưởng ông già đùa, anh lại nói tiếp:

- Dạ, thưa bác…cháu xin phép bác cho cháu đưa em sang đơn vị để xem

văn nghệ có được không ạ?

- Không văn nghệ, văn gừng gì hết. Tôi còn lạ gì cái vở của các anh, lấy lý

do này lý do kia. Ai biết anh đưa nó đi xem hay là anh đưa ra bụi ra bờ nào

đó để nhỡ nó ễnh cái bụng lên thì chết tôi à…

Anh bộ đội nghe vậy thanh minh:

- Dạ, sao lại dám vậy ạ! Thưa bác, chúng cháu phải giữ cho nhau, vì cháu

yêu một tình yêu chân chính chứ ạ.

Ông già cười và mỉa mai:

- Tôi biết anh là chân chính rồi, mà tôi có sợ cái chân chính của anh đâu.

Tôi chỉ sợ cái chân phụ…của anh thôi. Cái chân chính thì anh giữ được, còn

chân phụ…anh làm sao giữ nổi?

Ai bảo…?

- Tại sao anh

luôn tươi cười

vui vẻ với khách

hàng, còn về nhà gặp vợ lại

nhăn nhó cau có thế?

- Khách hàng mua xong thì họ

đi ngay còn vợ thì chẳng chịu

đi!

Trên bàn nhậu, ba con chuột lè nhè

với nhau.

- Tớ rất thích các loại bẫy chuột. Mỗi

sáng tớ phải nhấc cái bẫy lên xuống vài

chục lần như một cách tập thể dục -

Con thứ nhất nói.

- Còn tớ rất thích các loại thuốc độc.

Tớ hay xay nhuyễn rồi uống chung với

cà phê mỗi sáng - Con thứ hai nói.

- Xin lỗi, tớ có hẹn với đi chơi với một

con mèo nên không thể tiếp tục nhậu

với mấy cậu được - Con thứ ba nói

trước khi bỏ đi.

Facebook cũng giống như nhà

tù….

Ở đó người ta chỉ có thể ngồi 1 chỗ

và viết lên tường!

Page 11: TUẦN TIN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TÂM HỢP NHẤT SỐ …chiase.unitech.vn/weekly/Week_144_20140719.pdflăn trên gò má chị. Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào

UNITECH WEEKLYUNITECH WEEKLYUNITECH WEEKLY

Cảm ơn các bạn đã đọc báo. Cảm ơn các bạn đã đọc báo.

Mọi ý kiến đóng góp xin vui Mọi ý kiến đóng góp xin vui

lòng gửi về hòm mail lòng gửi về hòm mail

[email protected]@unitech.vn