TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT

29
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA NGỮ VĂN _________________________________ BÀI GIẢNG TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Biên soạn: TS. Trần Văn Sáng ĐÀ NẴNG, 2015

Transcript of TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN _________________________________

BÀI GIẢNG

TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Biên soạn: TS. Trần Văn Sáng

ĐÀ NẴNG, 2015

2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I ..................................................................................................................................... 5 KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG HỌC ..................................................................... 5 I. KHÁI NIỆM TỪ VỰNG HỌC ................................................................................................... 5

1. Vị trí của từ vựng học trong hệ thống ngôn ngữ ..................................................................... 5 2. Định nghĩa từ vựng học ........................................................................................................... 5

II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 6 III.QUAN HỆ GIỮA TỪ VỰNG HỌC VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGÔN NGỮ

HỌC MIÊU TẢ KHÁC .................................................................................................................. 6 IV.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT ............................... 7

1. Từ vựng học tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám ............................................................ 7

2.Từ vựng học tiếng Việt sau Cách mạng tháng Tám................................................................. 7 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP .............................................................................................................. 7

Tài liệu tham khảo chương1 ......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG II .................................................................................................................................... 8 CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ....................................................................................... 8 I. KHÁI NIỆM TỪ.......................................................................................................................... 8

1.Khái niệm từ trong ngôn ngữ học đại cương ........................................................................... 8 2.Từ tiếng Việt ............................................................................................................................ 8

2.1. Các quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt .......................................................... 8 2.2. Đặc điểm của từ trong tiếng Việt ..................................................................................... 9

II. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT ..................................................................................................... 9

1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt ................................................................................................. 9 1.1. Hình vị và đơn vị cấu tạo từ ............................................................................................. 9

III. PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT XÉT THEO CẤU TẠO TỪ ................................................ 10 1. Từ ghép và phương thức ghép ............................................................................................. 10

1.1. Những quan niệm khác nhau về từ ghép tiếng Việt: ...................................................... 10 1.2. Cơ chế ghép và việc tạo từ ghép .................................................................................... 10

1.3. Phân loại từ ghép tiếng Việt .......................................................................................... 10 2. Từ láy và phương thức láy .................................................................................................... 11

2.1. Các quan niệm về từ láy trong tiếng Việt ....................................................................... 11

2.2. Phân loại từ láy .............................................................................................................. 12 III. NGỮ CỐ ĐỊNH ..................................................................................................................... 12

1. Khái niệm ngữ cố định .......................................................................................................... 12

2. Đặc điểm của ngữ cố định ..................................................................................................... 12 3. Phân loại ngữ cố định ............................................................................................................ 12

3.1. Phân loại ngữ cố định theo kết cấu ................................................................................ 12 3.2. Phân loại ngữ cố định theo chức năng .......................................................................... 13 4. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định ..................................................................................... 14

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ............................................................................................................ 15 Tài liệu tham khảo chương 2 ........................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG III ................................................................................................................................. 15 I. KHÁI NIỆM NGHĨA CỦA TỪ ................................................................................................ 16

II. NGHĨA CỦA CÁC TỪ ĐỊNH DANH .................................................................................... 16 1. Các thành phần nghĩa của từ định danh ................................................................................ 16

1.1 Nghĩa biểu vật . .............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Nghĩa biểu niệm ............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.3. Nghĩa cấu trúc ............................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Nghĩa ngữ dụng ............................................................. Error! Bookmark not defined.

2. Nghĩa của các từ phi định danh ............................................................................................. 16

3

III. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA ............................................................................................. 16 1. Nhiều nghĩa là gì? ................................................................................................................. 17

2. Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa .............................................................................. 17 2.1. Căn cứ vào quan điểm lịch đại ...................................................................................... 17 2.2. Căn cứ vào quan điểm đồng đại .................................................................................... 17 2.3. Nghĩa từ vựng và nghĩa tu từ: ........................................................................................ 17

3.Tính hệ thống ở hiện tượng nhiều nghĩa .................................................................................... 17

3.1. Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm. .............................. 17 3.2. Tính hệ thống ở hiện tượng nhiều nghĩa ............................................................................ 17

VI. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA .................................................................................... 18 1. Nguyên nhân: ........................................................................................................................ 18 2. Các phương thức chuyển nghĩa ............................................................................................. 18

2.1. Ẩn dụ .............................................................................................................................. 18 2.2.Hoán dụ ........................................................................................................................... 18 2.3. Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng, ẩn dụ và hoán dụ tu từ ........ Error! Bookmark not defined.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP............................................................................................................. 18 Tài liệu tham khảo chương 3 ......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG IV ................................................................................................................................. 19 CÁC QUAN HỆ VỀ NGHĨA TRONG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT .............................................. 19

I. QUAN HỆ ĐỒNG NGHĨA ....................................................................................................... 19 1. Quan niệm về từ đồng nghĩa ................................................................................................. 19 2. Phân loại từ đồng nghĩa: ........................................................................................................ 19

2.1.Cách phân loại truyền thống ........................................................................................... 19

2.2. Cách phân loại dựa theo ngữ nghĩa và màu sắc phong cách ....... Error! Bookmark not

defined. 3. Phương pháp giải thích, tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của các từ đồng nghĩa .......................... 20 4. Thủ pháp sử dụng kết cấu đồng nhất ..................................................................................... 20

II. QUAN HỆ TRÁI NGHĨA ........................................................................................................ 20

1. Quan niệm về từ trái nghĩa .................................................................................................... 20

2. Phân loại từ trái nghĩa ........................................................................................................... 20 2.1. Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự):................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Trái nghĩa tương đối: ..................................................... Error! Bookmark not defined.

3. Những tiêu chí ngôn ngữ học của từ trái nghĩa ..................... Error! Bookmark not defined. 4. Hiện tượng trái nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa .................. Error! Bookmark not defined.

III. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM .................................................................................................... 20

1. Quan niệm về hiện tượng đồng âm ....................................................................................... 20 2. Phân loại: ............................................................................................................................... 20

3. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng âm......................... Error! Bookmark not defined. IV.QUAN HỆ CÙNG TRƯỜNG NGHĨA .................................................................................... 20

1. Khái niệm trường nghĩa......................................................................................................... 20

2. Các loại trường nghĩa ............................................................................................................ 21

2.1 Trường tuyến tính (trường nghĩa ngang) ........................................................................ 21

2.2. Trường trực tuyến .......................................................................................................... 21 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP............................................................................................................. 21

Tài liệu tham khảo chương 4 ......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG V .................................................................................................................................. 22 CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ............................................................................................ 22

1.2. Từ thuần Việt ..................................................................................................................... 22

1.2.1. Quan niệm về từ thuần Việt: ....................................................................................... 22 1.2.2. Quan hệ về ngữ âm, ngữ nghĩa với các ngôn ngữ cùng ngữ hệ: ................................ 22

3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt ................................................................................. 23 3.4. Từ Hán-Việt hóa ................................................................................................................. 23

4

4.Từ vựng gốc Ấn -Âu .................................................................................................................. 23 4.1. Tình hình tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn - Âu ............................................ 23

4.2. Từ mượn Pháp trong tiếng Việt ......................................................................................... 23 4.2.1. Bối cảnh xã hội của trạng thái song ngữ Pháp-Việt ................................................... 23 4.2.2. Đặc điểm của từ mượn Pháp ...................................................................................... 23

4.3. Các từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt ............................................................... 24 4.3.2. Đặc điểm của các từ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt ......................................... 24

II. CÁC LỚP TỪ VỰNG XÉT VỀ MẶT PHẠM VI SỬ DỤNG ................................................ 24 1. Thuật ngữ khoa học ............................................................................................................... 24

1.1 Khái niệm: ....................................................................................................................... 24 1.2. Ðặc điểm: ....................................................................................................................... 25 1.3. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ: .................................................................................... 25

1.4. Các phương thức xây dựng thuật ngữ: .......................................................................... 25 2. Từ vựng nghề nghiệp ............................................................................................................ 25

2.1.Ðịnh nghĩa: ..................................................................................................................... 25

2.2. Ðặc điểm của từ nghề nghiệp: ....................................................................................... 25 3.Biệt ngữ: ................................................................................................................................. 26

3.1. Khái niệm: ...................................................................................................................... 26 3.2. Phân loại biệt ngữ: ........................................................................................................ 26

4. Tiếng lóng: ............................................................................................................................ 26 4.1. Ðịnh nghĩa: .................................................................................................................... 26 4.2. Ðặc điểm của tiếng lóng: ............................................................................................... 26 4.3. Phương thức tạo tiếng lóng: .......................................................................................... 26

5. Từ địa phương ...................................................................................................................... 26 5.1. Quan niệm về từ địa phương .......................................................................................... 27

5.2. Vấn đề phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt: ............................................ 27 5.3. Phân loại từ địa phương: ............................................................................................... 27

III.CÁC LỚP TỪ VỰNG XÉT VỀ MẶT TẦN SỐ SỬ DỤNG .................................................. 27

1. Lớp từ tích cực: ..................................................................................................................... 27

3. Từ ngữ mới và nghĩa mới...................................................................................................... 28 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ............................................................................................................ 29 DANH MỤC TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ BIÊN SOẠN ...................... Error! Bookmark not defined.

5

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG HỌC

Mục tiêu:

- Nắm được những khái niệm tổng quát về từ vựng và từ, đặc biệt nắm được

chức năng cơ bản của từ.

- Hiểu và nhớ những nguyên lí then chốt của phương pháp nghiên cứu, đặc

biệt phương pháp hệ thống động.

I. KHÁI NIỆM TỪ VỰNG HỌC

1. Vị trí của từ vựng học trong hệ thống ngôn ngữ

a) Từ vựng là chất liệu cần thiết để cấu tạo ngôn ngữ:

b) Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng và của ngôn ngữ nói chung:

c. Cấu trúc ý nghĩa của từ rất phức tạp, trong đó có cả nhân tố từ vựng

lẫn nhân tố ngữ pháp

2. Định nghĩa từ vựng học

a) Từ vựng học (lexicology) là một chuyên ngành ngôn ngữ học có nhiệm

vụ nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị

tương đương với từ trong ngôn ngữ.

b) Nhiệm vụ và mục đích cơ bản của từ vựng học là phải giải đáp những

vấn đề chính sau:

- Xác định cái đơn vị gọi là từ của ngôn ngữ đang nghiên cứu là gì, như thế

nào, chúng được cấu tạo ra sao.

- Nghĩa của từ là gì.

- Các bộ phận hợp thành từ vựng của một ngôn ngữ là gì, quan hệ giữa các

từ và các đơn vị tương đương với từ trong từng bộ phận đó ra sao.

- Các từ đã hoạt động như thế nào để tạo nên các câu và các ngôn bản trong

giao tiếp.

Từ vựng học đại cương và Từ vựng học cụ thể.

Từ vựng học đại cương và Từ vựng học cụ thể.

Từ vựng học lịch sử và Từ vựng học miêu tả, còn gọi là Từ vựng học đồng

đại. Giáo trình này là giáo trình Từ vựng học miêu tả về tiếng Việt.

6

c) Có những bộ môn hình thành trên cơ sở nghiên cứu những mặt, những

bộ phận khác nhau của từ vựng.

* Từ nguyên học: Bộ môn này có mục đích tìm hiểu, giải thích và xác định

những hình thức, những ý nghĩa có tính chất cội nguồn của từ. Nó tiếp cận đối

tượng nghiên cứu bằng cách nhìn lịch đại là chủ yếu; và nhiều khi còn phải vận

dụng cả những cứ liệu của những ngành khoa học lân cận như: sử học, dân tộc học,

văn hoá và chính trị....

* Danh học: bộ môn nghiên cứu các qui luật đặt tên: tên người, tên sông, tên

núi non, tên làng xã, tên thành phố, tên vùng đất... Vì vậy, ở đây có hai phân môn:

Nhân danh học và Địa danh học.

* Ngữ nghĩa học: là bộ môn nghiên cứu các vấn đề về nghĩa của từ. Bên cạnh

đó, nó còn nghiên cứu mặt nội dung hay ý nghĩa của cả các đơn vị như hình vị,

cụm từ, câu, văn bản v.v... Song trong các sự kiện có nghĩa của ngôn ngữ, thì từ

ngữ thường được coi là sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt.

Ngữ nghĩa học có liên quan mật thiết đến ngành Từ điển học. Mối quan hệ

giữa Ngữ nghĩa học và Từ điển học giống như mối quan hệ giữa hai mặt của một

ngành học: mặt lý thuyết và mặt ứng dụng. Từ điển học nghiên cứu và miêu tả ý

nghĩa của từng đơn vị từ vựng và được trình bày trong các loại từ điển.

II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khác với Âm vị học và Ngữ pháp học, Từ vựng học chưa có những phương

pháp riêng để miêu tả hệ thống từ vựng. GS.Nguyễn Thiện Giáp đã nêu một số

phương pháp nghiên cứu Từ vựng học được trình bày trong giáo trình Từ vựng học

tiếng Việt (1998) như sau:

- Phương pháp phân bố

- Phương pháp thay thế

- Phương pháp phân tích nghĩa tố

- Phương pháp cải biến

- Phương pháp toán học và phương pháp tâm lý.

Trong giáo trình này, chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống

động (còn có thể gọi là phương pháp hệ thống chức năng) để nghiên cứu từ vựng

học tiếng Việt đã được GS. Đỗ Hữu Châu trình bày trong Giáo trình Từ vựng học

tiếng Việt (2007).

III.QUAN HỆ GIỮA TỪ VỰNG HỌC VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH

NGÔN NGÔN NGỮ HỌC MIÊU TẢ KHÁC

7

Từ vựng có quan hệ chặt chẽ với các bộ môn ngôn ngữ học khác như ngữ

pháp học, ngữ âm học, phong cách học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, ...

IV.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG HỌC TIẾNG VIỆT

1. Từ vựng học tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu từ vựng tiếng Việt

còn rời rạc, lẻ tẻ, chủ yếu là do những người không chuyên ngôn ngữ học tiến hành

trong khi biên soạn từ điển và bình chú các tác phẩm văn học. Trong thời kỳ này,

Từ vựng học thực sự coi như chưa có. Nhưng nếu coi việc biên soạn từ điển là một

thứ Từ vựng học thực hành thì ở Việt Nam, thực tế này lại có từ khá sớm và cũng

khá độc đáo.

2.Từ vựng học tiếng Việt sau Cách mạng tháng Tám

Từ vựng học tiếng Việt với tư cách là một bộ môn Ngôn ngữ học thực sự ra

đời ở Việt Nam sau năm 1954, cùng với sự ra đời của các giáo trình Từ vựng học ở

hai trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội. Cho đến nay,

chúng ta đã có các giáo trình cơ bản sau : Giáo trình Việt ngữ :Từ hội học(1962),

Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt(1981) của Đỗ Hữu Châu (1962), Từ vựng tiếng Việt

hiện đại của Nguyễn Văn Tu (1968), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại của Nguyễn

Văn Tu (1976), Từ vựng tiếng Việt (1978), Từ vựng học tiếng Việt(1985) của

Nguyễn Thiện Giáp, Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại (1976) của Hồ Lê..

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

* Nắm vững các khái niệm

Từ vựng, đơn vị từ vựng và từ vựng học, các phân môn nghiên cứu của từ

vựng học và mối quan hệ giữa từ vựng học trong hệ thống ngôn ngữ.

* Câu hỏi suy nghĩ

1) Từ vựng học là gì ? Hãy nêu các vấn đề lớn hợp thành nội dung của phân

ngành Từ vựng học miêu tả ?

2) Thế nào là phương pháp hệ thống động ? Hãy trình bày những nguyên lí

cơ bản của phương pháp hệ thống trình bày trong giáo trình ?

3) Những hiểu biết về từ vựng tiếng Việt cần thiết như nào để hiểu sâu sắc

và sử dụng tiếng Việt đúng, hay ?

8

CHƯƠNG II

CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

Mục tiêu :

- Hiểu và nắm vững định nghĩa về từ, đơn vị cấu tạo từ, phương thức cấu

tạo từ và kiểu cấu tạo từ tiếng Việt.

- Xác định được các ngữ cố định, nhận ra được giá trị ngữ nghĩa của

chúng, vai trò của ngữ cố định trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

I. KHÁI NIỆM TỪ

1.Khái niệm từ trong ngôn ngữ học đại cương

Từ là một khái niệm quan trọng, song không đơn giản, đã được bàn luận

nhiều trong suốt quá trình lịch sử của ngôn ngữ học. F.de. Saussure đã viết trong

Giáo trình ngôn ngữ học đại cương như sau : từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư

tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù

khái niệm này khó định nghĩa [F.de.Saussure : 1973, 2005].

2.Từ tiếng Việt

2.1. Các quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt

Cho đến nay, vấn đề ranh giới từ trong Việt ngữ học vẫn đang là vấn đề nan

giải. Điều này cũng dề hiểu, bởi lẽ, như đã trình bày, từ là một khái niệm cơ bản

của ngôn ngữ học nhưng cũng là đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất trong ngôn

ngữ học đại cương, nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng không phải là một

trường hợp ngoại lệ.

Nhìn chung, có hai khuynh hướng chính:

(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng):

Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn

Thiện Giáp.

(2) Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết:

Khuynh hướng thứ hai bao gồm phần lớn các nhà Việt ngữ học trong và

ngoài nước. Có thể nhắc đến những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Kim Thản,

Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Lưu Văn Lâng, Hồ Lê, Nguyễn Văn Chình-Nguyễn

Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành,...

9

Dù có sự phức tạp trong phân định ranh giới, nhưng từ vẫn luôn luôn là một

thực thể, tồn tại với tư cách là một đơn vị cơ bản của tiếng Việt, và khái niệm từ

cũng vẫn luôn luôn là một khái niệm trung tâm của Việt ngữ học.

2.2. Đặc điểm của từ trong tiếng Việt

Ngoài ra, từ tiếng Việt có những đặc điểm riêng thuộc loại hình ngôn ngữ

đơn lập:

-Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hoặc đa tiết.

- Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có

biến thể hình thái học.

- Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được

biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu.

- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau ở trong

từ tiếng Việt.

II. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt

1.1. Hình vị và đơn vị cấu tạo từ

a) Khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương

Ngôn ngữ học thế giới nhất trí cho rằng, từ của tất cả ngôn ngữ dù là ngôn

ngữ hoà kết như ngôn ngữ châu Âu, hay các ngôn ngữ chắp dính, đơn lập, đều có

thể phân tách ra thành những đơn vị ở cấp độ dưới trực tiếp và gọi các đơn vị đó là

hình vị (morpheme).

b) Các quan niệm khác nhau về hình vị trong tiếng Việt:

Đa số các nhà Việt ngữ học vận dụng khái niệm hình vị theo quan niệm của

L.Bloomfield, với những sự vận dụng và điều chỉnh cần thiết, với nhiều tên gọi

khác nhau: từ tố, hình vị, nguyên vị, ngữ vị, ngữ tố, v.v... Nhưng cũng có nhà

nghiên cứu khước từ khái niệm hình vị trong các công trình nghiên cứu của mình.

Có thể nói, nguyên nhân cơ bản của sự bất đồng ý kiến giữa các tác giả trong việc

luận giải hình vị tiếng Việt tập trung ở cách hiểu khác nhau về đặc điểm “có

nghĩa” của nó.

1.2. Đặc điểm của đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt: tiếng

a) Tiếng là đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt

b) Phân loại cái đơn vị “tiếng” trong tiếngViệt:

Nhìn nhung, như đã trình bày, những tiếng độc lập, có nghĩa, tác giả nào

cũng coi là từ: từ đơn tiết. Còn những tiếng không độc lập thì được xử lý khác

nhau. Do vậy, khi đứng trước những quan niệm không giống nhau, thậm chí trái

10

ngược nhau, người học phải biết phân tích và lựa chọn cho mình một quan điểm

đồng tình hay phản đối trước nhiều giải pháp đối với những tiếng không độc lập.

III. PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT XÉT THEO CẤU TẠO TỪ

1. Từ ghép và phương thức ghép

1.1. Những quan niệm khác nhau về từ ghép tiếng Việt:

Sự tồn tại khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt, theo ngôn ngữ học truyền

thống, như là một tất yếu và được hầu hết các nhà Việt ngữ học công nhận và trở

thành một đối tượng nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước. Từ

trước đến nay đã có nhiều bài nghiên cứu về từ ghép và từ ghép trở thành một

chương mục không thể thiếu trong các giáo trình viết về ngữ pháp, từ vựng tiếng

Việt. Ngoài tên gọi “từ ghép” (Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Nguyễn

Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản,..), nó còn được gọi là “từ kép”(Lưu Văn Lăng,

TrươngVăn Chình, Nguyễn Hiến Lê). Một số nhà nghiên cứu không chấp nhận

khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt, tiêu biểu là Nguyễn Thiện Giáp, ông gọi từ

ghép là “ngữ định danh”.

1.2. Cơ chế ghép và việc tạo từ ghép

a) Cơ chế ghép: khi nói đến cơ chế là đã bào hàm sự hành chức, sự vận

động, sản sinh theo một quá trình với các qui tắc kết hợp các tiếng nhất định.

b) Trật tự các thành tố trong từ ghép:

Nhìn chung, xu hướng sắp xếp trật tự giữa các thành tố trong từ ghép có xu

hướng theo một nguyên tắc chung: yếu tố không đánh dấu ở trước còn yếu tố

đánh dấu đứng sau. Tuy nhiên, trong thực tiễn, quá trình tổ hợp ngữ nghĩa để tạo

ra nghĩa mới cho từ ghép của các thành tố diễn ra phức tạp.

1.3. Phân loại từ ghép tiếng Việt

Cho đến nay, tuy xuất phát từ các giác độ khác nhau, nhưng các nhà Việt

ngữ học chia từ ghép thành hai loại:

- Các nhà ngữ pháp căn cứ vào mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố

trong từ ghép, chia từ ghép thành từ ghép đẳng lập (hoặc từ ghép song song, từ

ghép liên hội) và từ ghép chính phụ.

- Các nhà từ vựng ngữ nghĩa căn cứ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu

tố và khả năng tạo nghĩa từ ghép của chúng, chia từ ghép thành hai loại: từ ghép

đẳng nghĩa (hay còn gọi là từ ghép hợp nghĩa, từ ghép hội nghĩa, từ ghép phối

nghĩa) và từ ghép phụ nghĩa (hay còn gọi là từ ghép phân nghĩa, từ ghép bổ

nghĩa).

11

Dù xuất phát từ tiêu chí nào thì, khi phân loại từ ghép phải luôn luôn tính

đến mối quan hệ giữa các thành tố trong nội bộ của từ ghép. Theo đó, các từ ghép

trong tiếng Việt được chúng tôi phân loại thành các loại cơ bản sau:

2. Từ láy và phương thức láy

2.1. Các quan niệm về từ láy trong tiếng Việt

2.1.1. Khái niệm láy:

Khi miêu tả và phân loại từ láy, các nhà ngôn ngữ đưa ra nhiều ý kiến, bên

cạnh những điểm giống nhau, vẫn còn những điểm khác nhau. Xung quanh khái

niệm từ láy cũng còn nhiều tên gọi khác nhau: từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu,

1962), từ lấp láy (Hồ Lê, 1976), từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), từ láy

âm (Nguyến Tài Cẩn, 1975; Nguyễn Văn Tu, 1976), từ láy (Hoàng Tuệ, 1978;

Đào Thản, 1970; Hoàng Văn Hành, 1979,1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ

Hữu Châu, 1981, 1986; Diệp Quang Ban, 1989), từ ngữ kép phản phúc (Lê Văn

Lý, 1972),... Sự tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về cùng một khái niệm cho thấy

quan niệm của các nhà nghiên cứu về từ láy hoàn toàn không giống nhau.

2.1.2. Định nghĩa từ láy:

Hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy trong tiếng Việt tất yếu dẫn

đến những định nghĩa khác nhau về từ láy.

Xuất phát từ quan niệm coi láy là ghép, các tác giả định nghĩa:

- “Từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ

âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975).

- “Từ ghép láy âm... được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai âm

tiết có quan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân các âm tiết

chính hoặc các từ tố chính”(Nguyễn Văn Tu, 1976).

Xuất phát từ quan niệm coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng

hoá thì những nhà nghiên cứu ủng hộ quan niệm này đều thừa nhận từ láy được tạo

ra từ một phương thức cấu tạo từ đặc biệt. Từ đó có các định nghĩa:

- “Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm” (Hoàng

Tuệ, 1978).

- “Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những qui tắc

nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng vừa điệp vừa đối hài hoà với nhau về ngữ

âm có giá trị biểu trưng hoá”(Hoàng Văn Hành, 1991).

- “Từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà

phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”(DiệpQuang Ban, 1089).

12

- “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức

lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến

đổi theo qui tắc biến thanh, tức là qui tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm

cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã,

thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”(Đỗ Hữu Châu, 1981, 2007).

- Từ láy là “những cụm từ cố định được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn

hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi về ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có

sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả” (Nguyễn Thiện Giáp, 1985).

2.2. Phân loại từ láy

Từ láy tiếng Việt đựơc phân loại trên hai cơ sở sau đây:

- Số lượng âm tiết trong từ láy.

- Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành

tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên.

Trên hai cơ sở này thường liên quan với nhau. Căn cứ theo số lượng tiiéng

trong từ láy, trong tiếng Việt có các kiểu từ láy hai tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn

tiếng mà truyền thống nghiên cứu từ láy thường gọi làtừ láy đôi, từ láy ba, từ láy

tư. Trong cách phân loại này, từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó

chiếm số lượng lớn nhất trong từ láy tiếng Việt mà chính vì ở từ láy đôi, các đặc

trưng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy cả ở bình diện thể hiện bằng âm

thanh lẫn bình diện ngữ nghĩa đều được bộc lộ đầy đủ.

III. NGỮ CỐ ĐỊNH

1. Khái niệm ngữ cố định

Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu

tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố định hoá nên nó có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt

buộc, có tính xã hội như từ. Ví dụ: mũ ni che tai, hết nước hết cái, mua dây buộc

mình, rán sành ra mỡ, nằm mơ giữa ban ngày,...

2. Đặc điểm của ngữ cố định

Có mấy đặc điểm cần chú ý sau:

a) Tính thành ngữ:

b) Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu:

c) Nói ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định không có nghĩa là chúng

không biến đổi trong câu văn cụ thể.

3. Phân loại ngữ cố định

3.1. Phân loại ngữ cố định theo kết cấu

a) Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:

13

* Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như son, đen như

mực, bạc như vôi, tức như bò đá... Dãi dầu mưa nắng, dĩa gió dầm mưa... Cướp

cháo lá đa, cướp công cha mẹ, cướp cơm chim... Chạy lonh tóc gáy, chạy thục

mạng, chạy như cờ lông công....

* Các ngữ cố định không có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một nắng hai

sương, dầu sôi lửa bỏng, đỏ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ...

b) Các ngữ cố định có kết cấu là câu:

Các ngữ cố định có kết cấu câu đều không có từ trung tâm. Đó là các ngữ cố

định có kết câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, ruột bỏ

ngoài da, thân làm tội đời, thần hồn nát thần tính; hoặc có kết cấu là một câu

ghép: đâm bị thóc, chọc bị gạo; ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng; mâm cao cỗ đầy;

mặt xanh nanh vàng; vật đổi sao dời....

Mỗi loại lớn phân chia theo kết cấu cú pháp lại có thể chia nhỏ thành các

kiểu nhỏ hơn:

- Ngữ so sánh: dai như đỉa, nặng như đá, dai như chó nhai dẻ rách..

- Ngữ không so sánh, ngữ đối: sáng nắng chiều mưa, ăn tục nói phét, ăn

tươi nuốt sống..

- Ngữ phi đối xứng: cá nằm trên thớt, ngàn cân treo sợi tóc...

3.2. Phân loại ngữ cố định theo chức năng

Căn cứ vào hoạt động của ngữ cố định trong chức năng tạo câu tương tự như

chức năng tạo câu của các từ, có thể chia ngữ cố định thành hai loại lớn: ngữ cố

định miêu tả và quán ngữ.

a) Ngữ cố định miêu tả (còn gọi Ngữ định danh, Thành ngữ):

Ngữ cố định miêu tả là những ngữ cố định tương đương với các từ định

danh. Chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái chưa

có tên gọi; vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật, một

hoạt động, một tính chất, một trạng thái nếu chúng đã có tên gọi, đó là trường hợp

các ngữ: mắt lươn, mắt phượng, mắt ốc nhồi, mắt cá chày, mắt lợn luộc... miêu tả

các hình dáng khác nhau của mắt con người; dai như đỉa, dai như chão, dai như

chó nhai dẻ rách... thể hiện các tính chất dai của các sự vật, các hành động khác

nhau...; chạy long tóc gáy, chạy bán xới, chạy như cờ lông công... miêu tả các tình

thế, các dạng chạy khác nhau; nói nước đôi, nói buông xuôi, nói vuốt đuôi, nói bãi

đôi, nói cứ như thật.... miêu tả các cách nói khác nhau v.v.

Những ngữ cố định phân loại theo kết cấu cú pháp nói trên đều là các ngữ

cố định miêu tả, ngữ cố định định danh, hay còn gọi là các thành ngữ.

14

b) Quán ngữ: là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có

kết cấu câu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương

đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hoá sự

vật, hoạt động, tính chất, trạng thái, mà chủ yếu là để đưa đẩy, để liên kết, chuyển

ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào

đón. Ở trong câu, các quán ngữ không đảm nhiệm chức năng làm thành phần

chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng ngoài nòng cốt câu như

chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tình thái - Các chức năng dụng học cơ bản .

Các quán ngữ thường gặp trong tiếng Việt: Một mặt là..., mặt khác là.., thứ

nhất ..., thứ hai...,nói cách khác..., nói khác đi..., tóm lại..., nói tóm lại..., như

sau..., dưới đây..., the tôi thì, ai cũng biết, tôi nghĩ rưàng, tôi đã chắc chắn rằng,

dễ thường, lẽ nào..., tôi cho rằng, có mà đến tết, thảo nào, khổ một nỗi, xin bỏ

ngoài tai, chả trách, may ra,chưa biết chừng..., liệu thần hồn...

4. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định

a) Tính biểu trưng: Hầu hết tất cả các ngữ cố định dù có tính thành ngữ

cao hay thấp đều là những bức tranh thu nhỏ về những vật thực, việc thực, cụ thể,

riêng lẻ, được nâng lên để nói vềcái phổ biến, khái quát, trừu tượng. Chúng là các

ẩn dụ như: múa rìu qua mắt thợ; so sánh như: thẳng như kẻ chỉ; hay các hoán dụ

như: áo chiếc quần manh, một nắng hai sương...

b) Tính dân tộc: Tính dân tộc là đặc điểm nói chung của một ngôn ngữ cụ

thể, song nó thể hiện đậm nét hơn ở các ngữ cố định.

Tính dân tộc ở các ngữ cố định hiện ra trước tiên ở nội dung của chúng. Đó

là những biểu hiện, những sắc thái được ghi giữ lại trong các ngữ cố định phụ

thuộc vào đời sống, kinh nghiệm và cách nhìn của từng dân tộc.

c) Tính hình tượng và tính cụ thể:

- Tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất yếu của tính biểu trưng. Nhờ

tính hình tượng mà các ngữ cố định thường gây ra những ấn tượng mạnh mẽ, đột

ngột, tác động của chúng đậm và chắc, càng “ngẫm” càng thú vị. Ở tính chất này,

ngữ cố định, đó là những phác thảo văn học đã cố định hoá thành những phương

tiện giao tiếp.

- Tính cụ thể của ngữ cố định: do có tính hình tượng mà ngữ cố định là cụ

thể. Do nghĩa của ngữ cố định thường vượt khỏi nghĩa trực tiếp của các sự vật,

hiện tượng nên chúng lại có giá trị khái quát, phổ biến.

Tính cụ thể gắn liền với tính hình tượng. Tính cụ thể ở đây thể hiện ở tính

bị qui định về phạm vị sử dụng.

15

d) Tính biểu thái: Nói các ngữ cố định không thể dùng cho bất cứ hạng

người nào cũng được thì cũng là nói đến tính biểu thái của chúng.

***

Tất cả những đặc điểm về ngữ cố định nói trên tạo nên giá trị của các ngữ cố

định. Ngữ cố định có hình thức ngắn gọn, song lại nói được nhiều. Tính cô đọng,

hàm súc của chúng là do tác dụng tổng hợp của những đặc điểm đó.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

* Nắm vững các khái niệm

Khái niệm từ trong ngôn ngữ học đại cương và từ trong tiếng Việt, đơn vị

cấu tạo từ, phương thức cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ.

* Câu hỏi suy nghĩ

1) Các quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt? Theo các anh chị, quan

điểm nào được xem là phù hợp với loại hình đơn lập như tiếng Việt?

2) Các quan niệm khác nhau về đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt? Có thể

vận dụng khái niệm “hình vị” trong ngôn ngữ học đại cương để giải quyết vấn đề

đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt?

3) Vì sao nói đơn vị “tiếng” trong tiếng Việt cũng là một loại hình vị nhưng

là một loại hình vị đặc biệt? Anh chị hãy phân tích và chứng minh.

4) Anh chị hãy trình bày những khó khăn và vướng mắc mà anh chi gặp phải

khi học và tìm hiểu về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. Nguyên nhân của những khó

khăn đó là từ đâu?

CHƯƠNG III

NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

Mục tiêu :

- Nắm vững các thành phần nghĩa của từ định danh.

- Nắm vững khái niệm nét nghĩa và cấu trúc biểu niệm..

- Phân loại các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa và tính hệ thống giữa

chúng.

- Phân biệt phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ ; phân biệt ẩn dụ từ

vựng và ẩn dụ tu từ, quan hệ giữa chúng.

16

- Nắm vững các tính chất về ngữ nghĩa của từ thường được nói tới.

I. KHÁI NIỆM NGHĨA CỦA TỪ

Trong sách lí luận ngôn ngữ học hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định

nghĩa khác nhau về nghĩa của từ.

Nói một cách hết sức tổng quát, nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần

mà một từ gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ đó, nhờ nghĩa của từ mà chúng ta

kết hợp từ với từ để tạo nên nghĩa của câu và nhờ nghĩa của từ trong một câu mà

chúng ta hiểu được câu đó. Về chức năng, có thể chia các từ của một ngôn ngữ

thành từ định danh và từ phi định danh. Các từ khác nhau về chức năng thì nghĩa

cũng khác nhau.

II. NGHĨA CỦA CÁC TỪ ĐỊNH DANH

1. Các thành phần nghĩa của từ định danh

Các từ định danh là các từ có chức năng đưa sự vật, sự kiện trong hiện thực

ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ, biến chúng thành các đơn vị nghĩa của ngôn ngữ.

Đó là các từ được quen gọi là các thực từ, tức các động từ, tính từ, danh từ và các

từ chỉ số.

Nghĩa của từ định danh không chỉ do sự vật (động vật, người, hoạt động,

trạng thái, tính chất) ngoài ngôn ngữ và các hiểu biết về các sự vật đó được từ biểu

thị mà có. Nghĩa của các từ miêu tả còn do quan hệ giữa từ với từ trong ngôn ngữ

quyết định. Nói khác đi, nghĩa của các từ định danh là sự vật và hiểu biết về chúng

đã bị quy định bởi ngôn ngữ đã được ngôn ngữ hoá, cấu trúc hoá.

Nghĩa của từ định danh không phải là một khối không phân hoá, mà là một

thể thống nhất gồm bốn thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu

thái (biểu cảm) và nghĩa ngữ pháp. Tất cả bốn thành phần nghĩa này đều là kết quả

của các quan hệ trong từ vựng của một ngôn ngữ mà có. Mỗi thành phần nghĩa nói

trên đều có tính cấu trúc, có nghĩa là đều bị qui định bởi quan hệ với các từ khác.

Nghĩa biểu vật, biểu niệm, biểu thái được gọi gộp chung là nghĩa từ vựng.

2. Nghĩa của các từ phi định danh

Phi định danh là tên gọi khác của các từ được gọi là hư từ. Đây là các từ có

chức năng giúp chúng ta nhận biết được một nghĩa nào đó đang được đề cập đến

trong lới nói chứ không phải tên gọi của chính cái nghĩa đang được đề cập đến đó.

Chẳng hạn, trong biểu thức: sách của thầy, màu của áo, nghị định của chính phủ...

từ của giúp chúng ta nhận biết quan hệ sở thuộc giữa sách và thầy, giữa màu và áo,

giữa nghị định và chính phủ nhưng nó không phải là tên gọi của quan hệ này.

III. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA

17

1. Nhiều nghĩa là gì?

Như vậy, cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể ứng với nhiều phạm vi

sự vật, hiện tượng khác nhau và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau được gọi là

hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng.

2. Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa

2.1. Căn cứ vào quan điểm lịch đại (tiêu chí thời gian): Có thể phân nghĩa

của từ nhiều nghĩa ra làm hai loại: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh.

2.2. Căn cứ vào quan điểm đồng đại (cách dùng hiện nay): Có thể chia

nghĩa của từ nhiều nghĩa thành nghĩa cơ bản và nghĩa phụ.

2.3. Nghĩa từ vựng và nghĩa tu từ:

Nghĩa từ vựng là nghĩa đã được cố định hóa và phổ biến trong toàn dân.

Nghĩa tu từ là nghĩa chưa được cố định hóa, mang tính chất cá nhân và tạm

thời, được sử dụng nhằm làm cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, tính biểu cảm và

thêm sinh động.

3.Tính hệ thống ở hiện tượng nhiều nghĩa

3.1. Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm.

a. Nhiều nghĩa biểu vật

* Nhận xét:

- Một từ có thể thích ứng với nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau trong thực

tế khách quan. Khả năng thích ứng đó là vô hạn, do đó người ta nói nghĩa biểu vật

của từ là bất định.

- Căn cứ để xác định các nghĩa biểu vật là phạm vi sự vật, hiện tượng khác

nhau ứng với từ.

b. Nhiều nghĩa biểu niệm

* Nhận xét:

- Ứng với các phạm vi sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị, ta có thể xây dựng

được nhiều cấu trúc biểu niệm. Như vậy, căn cứ để xác định tính nhiều nghĩa biểu

niệm của từ là một hình thức ngữ âm có thể hoạt động trong bao nhiêu đặc điểm

ngữ nghĩa thì có bấy nhiêu ý nghĩa biểu niệm.

3.2. Tính hệ thống ở hiện tượng nhiều nghĩa

Tính hệ thống về nghĩa của từ nhiều nghĩa thể hiện ở hai mặt:

a) Giữa các nghĩa khác nhau trong một từ có sự thống nhất nào đó:

b) Tính hệ thống hiện tượng giữa hiện tượng nhiều nghĩa bên ngoài thể

hiện ở chỗ, các từ cùng nhóm, cùng một trường thường chuyển nghĩa theo một

hướng giống nhau.

18

VI. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA

Hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ.

1. Nguyên nhân:

2. Các phương thức chuyển nghĩa

Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế

giới là ẩn dụ và hoán dụ.

2.1. Ẩn dụ

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa

a,b,c,d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa

dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.

2.2.Hoán dụ

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d vì giữa

a,b,c,d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau gần nhau nào đó về

không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật

liên tưởng tiếp cận.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

* Nắm vững các khái niệm

từ phi định danh và từ phi định danh; nét nghĩa và cấu trúc biểu niệm; hiện

tượng nhiều nghĩa và phương thức chuyển nghĩa.

* Câu hỏi suy nghĩ

1) Phân biệt từ định danh và từ phi định danh. Các từ sau đây, từ nào là từ

định danh, từ nào là từ phi định danh: áo, nhà, nguyên nhân, lí do, bởi vì, bỗng

nhiên, đột ngột, mặc dầu,…

2) Từ định danh có bao nhiêu thành phần nghĩa? Giải thích các thành phần

nghĩa đó. So sánh các từ mù và khiếm thị, điếc và khiếm thính để thấy sự giống

nhau và khác nhau giữa các từ trong từng cặp.

3) Quan hệ giữa nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu vật như thế nào?

4) Thế nào là hiện tượng nhiều nghĩa? Nên phân chia các nghĩa khác nhau

của một từ nhiều nghĩa như thế nào?

5) Thế nào là phương thức chuyển nghĩa? Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng khác ẩn

dụ, hoán dụ tu từ như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

19

CHƯƠNG IV

CÁC QUAN HỆ VỀ NGHĨA TRONG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

Mục tiêu:

- Nắm vững các trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa

ngang và trường liên tưởng.

- Nắm vững tiêu chí xác lập các trường nghĩa và tiêu chí phân lập chúng

thành các trường nhỏ.

- Nắm vững các quan hệ cấp loại, toàn bộ-bộ phận, đồng nghĩa, trái nghĩa,

đồng âm, gần âm, gần nghĩa.

- Nắm vững thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa tiếng Việt.

I. QUAN HỆ ĐỒNG NGHĨA

1. Quan niệm về từ đồng nghĩa

Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần thống nhất về cách hiểu một số khái

niệm cơ bản sau: hiện tượng đồng nghĩa, đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ đồng

nghĩa.

a)Theo quan niệm truyền thống

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần nhau hay giống nhau.

Nhìn chung, quan điểm này đúng nhưng chưa đủ vì còn quá chung chung

bởi các lý do sau:

- Không phân biệt nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên không xác định

được từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm.

- Không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng nhiều nghĩa.

b) Theo quan niệm hiện đại

Dựa vào cấu trúc nghĩa của từ như ta đã nêu trên, kết hợp với ý kiến của tác

giả Ðỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp, có thể nêu lên quan niệm về từ đồng

nghĩa như sau: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng

có quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm.

2. Phân loại từ đồng nghĩa:

Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có thể chia

từ đồng nghĩa thành các loại:

2.1.Cách phân loại truyền thống

a) Từ đồng nghĩa tuyệt đối:

b) Ðồng nghĩa tương đối

20

3. Phương pháp giải thích, tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của các từ đồng nghĩa

3.1. Xác định từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa,

3.2. Phân tích tìm nghĩa chung của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa,

3.3. Dựa vào các yếu tố cấu tạo từ.

4. Thủ pháp sử dụng kết cấu đồng nhất

Trong chuyên luận “Từ đồng nghĩa tiếng Việt” (2007), tác giả Nguyễn Đức

Tồn đã đề nghị sử dụng kết cấu đồng nhất “A là B” và đảo lại “B là A” để nhận

diện các từ đồng nghĩa.

II. QUAN HỆ TRÁI NGHĨA

1. Quan niệm về từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm

giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.

2. Phân loại từ trái nghĩa

Từ sự khảo sát trên, có thể thấy hiện tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức độ

khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái nghĩa tương đối.

III. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM

1. Quan niệm về hiện tượng đồng âm

Hiện tượng đồng âm là hiện tượng giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau

về ý nghĩa của nhiều đơn vị ngôn ngữ riêng biệt. Hiện tượng đồng âm có thể xảy ra

ở nhiều cấp độ khác nhau.

Như vậy, có thể nói hai đơn vị được xem là đồng âm khi giữa chúng có

hình thức ngữ âm giống nhau và không có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.

2. Phân loại:

Có thể có nhiều tiêu chí phân loại từ đồng âm khác nhau. Dựa vào cấp độ

các đơn vị đồng âm có thể phân hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt thành các loại

sau:

a) Ðồng âm giữa từ với từ

b) Ðồng âm giữa từ với tiếng

IV.QUAN HỆ CÙNG TRƯỜNG NGHĨA

1. Khái niệm trường nghĩa

Có thể định nghĩa về trường nghĩa như sau: Trường từ vựng-ngữ nghĩa (gọi

tắt là trường nghĩa) là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau theo một

tiêu chí nào đó ( quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến, quan hệ liên tưởng).

21

2. Các loại trường nghĩa

2.1 Trường tuyến tính (trường nghĩa ngang)

2.2. Trường trực tuyến

a) Trường biểu vật:

b) Trường biểu niệm:

c) Trường liên tưởng

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

* Nắm vững các khái niệm

trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa biểu vật, trương nghĩa ngang, trường

liên tưởng, các mối quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.

* Câu hỏi suy nghĩ

1) Trường từ vựng ngữ nghĩa là gì? Dựa trên tiêu chí nào để xác lập các

trường từ vựng-ngữ nghĩa?

2) Thế nào là trường biểu vật? thế nào là trường biểu niệm? Thế nào là

trường liên tưởng?

3) Trình bày những hiểu biết của anh chị về các đơn vị từ vựng có quan hệ

cấp loại với nhau? với quan hệ toàn bộ-bộ phận với nhau?

4) Trình bày sự hiểu biết của các anh chị về hiện tượng trái nghĩa, đồng

nghĩa, đồng âm?

22

CHƯƠNG V

CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

Mục tiêu:

- Nắm vững, hiểu và biết đánh giá hiệu quả việc sử dụng các đơn vị từ vựng

thuộc các phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội.

- Nắm vững các đơn vị từ vựng mới và các phương thức tạo từ mới tiếng

Việt.

- Nắm vững khái niệm Hán Việt, cách đọc Hán Việt, tiền Hán Việt.

- Phân biệt được các âm tiết Hán Việt độc lập và các âm tiết không độc lập,

chức năng của chúng trong việc tạo từ Hán Việt.

- Nắm vững khái niệm từ vay mượn và các phương thức vay mượn chủ yếu.

- Hiểu được vấn đề từ vay mượn và việc giữ gìn, phát triển sự giàu đẹp của

tiếng Việt.

I. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT THEO NGUỒN GỐC

1. Từ thuần Việt và vấn đề nguồn gốc tiếng Việt

1.1. Vấn đề nguồn gốc của tiếng việt

Cho đến nay bối cảnh chung của các quan điểm nghiên cứu về nguồn gốc

của tiếng Việt vẫn còn khá phức tạp.

1.2. Từ thuần Việt

1.2.1. Quan niệm về từ thuần Việt:

Như vậy từ thuần Việt là những từ thường được hiểu có tính qui ước nhiều

hơn là tính đích thực của ngôn ngữ bản địa- những từ gốc Môn-Khmer họ Nam Á-

vốn là nguồn gốc của tiếng Việt.

1.2.2. Quan hệ về ngữ âm, ngữ nghĩa với các ngôn ngữ cùng ngữ hệ:

2.Từ vay mượn trong tiếng Việt

2.1. Dẫn nhập về lí thuyết vay mượn từ vựng

2.2. Vay mượn từ vựng với vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ

2.3. Cách thức vay mượn từ vựng

3. Các từ Việt gốc Hán (từ mượn Hán trong tiếng Việt)

3.1. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:

Các nhà nghiên cứu tiếng Việt ngày nay ai cũng nhắc đến những từ Việt

gốc Hán, nhưng những định nghĩa và giới thuyết về lớp từ này vẫn chưa phải đã

23

hoàn toàn được thống nhất. Lúc đầu nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao

gồm các từ Hán-Việt.

Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa người Việt và người Hán đã

có sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ từ lâu đời, từ khoảng hai ngàn năm trước.

Do đó, nhìn chung, từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp.

Như vậy kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức

ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-

Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.

3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt

Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời

Ðường. Đây là những từ được các nhà nghiên cứu gọi bằng những tên gọi khác

nhau.: từ Hán Việt cổ (Nguyễn Văn Thạc, 1968; Vương Lộc, 1985); từ Hán cổ

(Nguyễn Văn Tu, 1976; Trương Chính, 1989, Nguyễn Thiện Giáp, 1985); từ mượn

Hán (Phan Văn Các, 1981); từ tiền Hán Việt (Nguyễn Ngọc San, Nguyễn Quang

Hồng); cổ Hán Việt tự (Vương Lực).

3.3. Từ Hán-Việt

3.3.1. Từ Hán Việt và cách đọc Hán Việt

3.3.2. Đặc điểm của từ Hán Việt

3.4. Từ Hán-Việt hóa

4.Từ vựng gốc Ấn -Âu

4.1. Tình hình tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn - Âu

Quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ Ấn-Âu bắt đầu từ thế kỉ XIX, sau khi thực

dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của

chúng. Tiếng Pháp là nguồn chủ yếu của những từ gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt.

Sau đó là những từ gốc Anh, Mỹ và cuối cùng là những từ gốc Nga.

4.2. Từ mượn Pháp trong tiếng Việt

4.2.1. Bối cảnh xã hội của trạng thái song ngữ Pháp-Việt

Nhìn từ góc độ ngôn ngữ, có thể thấy thực dân Pháp thực hiện chính sách

thay vì ảnh hưởng của tiếng Hán bằng ảnh hưởng của tiếng Pháp đối với tiếng Việt

và tham vọng Pháp hoá về mặt ngôn ngữ ở Việt Nam.

4.2.2. Đặc điểm của từ mượn Pháp

- Các từ mươn Pháp đều là những từ mang những khái niệm mới được xuất

hiện lần đàu trong tiếng Việt.

- Vì là những khái niệm mới cho nên trong nhiều trường hợp các từ xuất

hiện theo kiểu “kéo theo”. Ví dụ , khi chiếc xe đạp xuất hiện thì sẽ “kéo theo” các

phụ tùng xe đạp ; khi các món ăn Âu xuất hiện thì cũng kéo theo cả dụng cụ, thực

24

phẩm cho món ăn. Tất nhiên, theo đó là tất cả các từ chỉ cáckhái niệm này được du

nhập vào tiếng Việt.

- Hiện nay, qua thời gian sử dụng, một số từ đã có từ Việt tương đương, tạo

thành cặp song tồn giữa từ Việt và từ mượn phỏng âm. Ví dụ : đăng-xinh :

nhảy/khiêu vũ, tra-côm : mắt hột, poóc-ba-ga : cái đèo hàng, xăng-đá : lính, xi-

nhan : tín hiệu,...

- Một số từ vẫn giữ giá trị “độc tôn”, tức là chưa có từ Việt thay thế hoặc

tương đương. Ví dụ : cà-rốt, com-măng-ca, dăm-bông, đi-ốt, li-tô, sốt-vang, tem,...

-Như một qui luật tất yếu, các từ mượn Pháp muốn nhập vào tiếng Việt phải

chịu sự áp lực của hệ thống từ vựng tiếng Việt, các từ mượn Pháp chịu tác động

của hiện tượng đồng âm, hiện tương đồng nghĩa, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng

Việt.

4.3. Các từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt

4.3.1.Bối cảnh ngôn ngữ-xã hội của việc xuất hiện từ tiếng Anh trong

tiếng Việt

Có thể nhận thấy, tiếp cúc song ngữ Anh-Việt một cách chính thức, rộng rãi

bắt đầu từ năm 1954 đến năm 1975 tại miền Nam Việt Nam- thời kì Mĩ nguỵ. Tuy

nhiên, số lượng từ tiếng Anh được Việt hoá không nhiều, chủ yếu là các từ thuộc

lĩnh vực thể thao và nếu có thì chủ yếu xuất hiện dưới dạng khẩu ngữ. Chẳng hạn,

ngoại trừ từ cao-bồi(cowboy) được Việt hoá trọn vẹn cả ở dạng nói lẫn dạng viết,

còn lại các từ khác hầu như đều xuất hiện ở dạng nói. Ví dụ : one, two, three : oẳn,

tù, tì / oản, tù, tì; ball: banh, golfa: gôn, boxing : đánh bốc, penalty : pê-nan-ti, vô-

lây : volleyball, basketball : bát-kết, ping-pong : binh-bông/banh-bông,... Một số

từ tiếng Anh được đọc bằng âm Hán Việt (mượn gián tiếp qua Hán). Ví dụ : club :

câu lạc bộ,..

4.3.2. Đặc điểm của các từ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt

Vay mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng tất yếu . Ðồng thời với việc

làm giàu cho ngôn ngữ, chúng có tác dụng mở rộng nhận thức về thế giới khách

quan của dân tộc trong đà phát triển văn minh chung của xã hội loài người. Vay

mượn là cần thiết, tuy nhiên lạm dụng từ vay mượn là điều đáng phê phán.

II. CÁC LỚP TỪ VỰNG XÉT VỀ MẶT PHẠM VI SỬ DỤNG

1. Thuật ngữ khoa học

1.1 Khái niệm:

Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định

thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học xác định.

25

1.2. Ðặc điểm:

- Tuy là bộ phận từ vựng không thể thiếu được trong vốn từ dân tộc, nhưng

so với từ thường, thuật ngữ ít được sử dụng rộng rãi.

- Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong

thực tế của các ngành khoa học - kĩ thuật tương ứng.

- ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm về các đối tượng ấy trong các ngành

khoa học cụ thể.

- Nội dung của thuật ngữ thường đồng nhất ở mọi ngôn ngữ do nó không bị

sự chia cắt thực tế khách quan khác nhau của từng ngôn ngữ tác động. Vì vậy, nếu

những từ thường mang tính dân tộc, thì thuật ngữ mang tính quốc tế.

1.3. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ:

- Tính chính xác:

- Tính hệ thống.

-Tính dân tộc và tính quốc tế:

1.4. Các phương thức xây dựng thuật ngữ:

Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, thuật ngữ được xây dựng và phát triển

bằng ba con đường cơ bản:

- Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường:

- Mô phỏng thuật ngữ nước ngoài:

- Mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài:

2. Từ vựng nghề nghiệp

2.1.Ðịnh nghĩa:

Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm và quá trình

sản xuất có tính thủ công, được một số người trong một ngành nghề nào đó sử

dụng.

2.2. Ðặc điểm của từ nghề nghiệp:

- Phạm vi sử dụng hạn chế.

- Ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế ngành

nghề và ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm của ngành nghề về sự vật hiện

tượng đó.

- Về mặt cấu tạo, hầu hết từ nghề nghiệp đều sử dụng những đơn vị có sẵn

của tiếng Việt và có nguồn gốc thuần Việt.

- Hầu hết các từ đều được cấu tạo theo nguyên tắc có lí do. Tỉ lệ những từ

mang tính võ đóan thấp.

26

- Từ nghề nghiệp và thuật ngữ có mối quan hệ chặt chẽ. Từ nghề nghiệp

được phát triển và chỉnh đốn lại sẽ được bổ sung vào hệ thống thuật ngữ. Do dó có

thể nói từ nghề nghiệp là thuật ngữ khoa học cấp thấp.

- Từ nghề nghiệp là một bộ phận trong ngôn ngữ dân tộc, nó có quan hệ gần

gũi với đời sống nhân dân, do đó nó dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi những

khái niệm riêng ấy trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội.

3.Biệt ngữ:

3.1. Khái niệm:

Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm

vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt. Tập thể xã hội đó có thể là các giai

cấp thống trị trong các chế độ xã hội cũ, những giới xã hội như công chức, công

nhân, tôn giáo, các thầy mo, thầy cúng, giới học sinh, sinh viên,...

3.2. Phân loại biệt ngữ:

Có thể bàn đến hai loại biệt ngữ:

- Những biệt ngữ là tên gọi chính xác các sự vật, hiện tượng trong thực tế và

không có tên gọi tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.

Thí dụ: Ngai vàng, tàn, lọng, cung, trạng nguyên, bảng nhãn,thám hoa,...

-Những biệt ngữ là tên gọi thêm chồng lên tên gọi đã có.

Thí dụ: Viên tịch, độ cơm,..(Trong phật giáo).

Trẫm, ta, khanh (Từ xưng hô của vua).

Thiếp, nàng, chàng,...(Từ xưng hô của người con trai và người con gái

với nhau thời phong kiến).

Biệt ngữ không hoàn toàn và mãi mãi tách biệt với ngôn ngữ nhân dân. Qua

thời gian, những từ được thử thách sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân.

4. Tiếng lóng:

4.1. Ðịnh nghĩa:

Tiếng lóng là những từ được dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng vốn đã

có tên gọi, được một tập thể xã hội nhất định sử dụng nhằm mục đích muốn che

giấu những điều mà người nói không muốn cho người ngoài tập thể biết hoặc

muốn bộc lộ cái vẻ riêng của tập thể mình hoặc bộc lộ thái độ một cách mạnh mẽ.

4.2. Ðặc điểm của tiếng lóng:

- Có tính tạm thời.

- Có tính lẻ tẻ, không hệ thống.

4.3. Phương thức tạo tiếng lóng:

5. Từ địa phương

27

5.1. Quan niệm về từ địa phương

Như vậy, từ địa phương là những từ được dân cư của một hay vài vùng nào

đó sử dụng. Ðó là một nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân.

5.2. Vấn đề phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt:

5.3. Phân loại từ địa phương:

Có thể thấy có một số kiểu từ địa phương sau:

-Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân.

+Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa.

- Từ địa phương có sự đối lâp về mặt ngữ âm.

Từ địa phương là bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên cần chú ý là

ranh giới giữa từ địa phương và từ toàn dân rất sinh động. Từ địa phương chủ yếu

là từ vựng khẩu ngữ, cần sử dụng nó đúng chỗ, đúng lúc để đảm bảo tính đúng

đắn, tính trong sáng của văn bản được tạo lập.

Tóm lại, thuật ngữ khoa học kỹ thuật, từ nghề nghiệp, biệt ngữ và từ địa

phương là những nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân. Sau thời gian được thử thách,

những yếu tố được đánh giá là tích cực sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân,

làm giàu cho ngôn ngữ toàn dân.

Do phạm vi sử dụng của chúng hạn chế cho nên cần chú ý đến loại phong

cách ngôn ngữ phù hợp với từng lớp từ để có thể sử dụng chúng được tốt, đồng

thời phát huy được hiệu quả của chúng.

III.CÁC LỚP TỪ VỰNG XÉT VỀ MẶT TẦN SỐ SỬ DỤNG

1. Lớp từ tích cực:

Lớp từ tích cực bao gồm tất cả những từ được dùng hằng ngày, bất cứ ở đâu

trong xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy lớp từ tích cực bao gồm

những từ được toàn dân dùng, những từ nghề nghiệp, thuật ngữ, từ địa phương.

Cần phân biệt vốn từ tích cực của toàn dân với vốn từ tích cực của cá nhân. Một

người không thể biết hết các thuật ngữ, từ nghề nghiệp thuộc các ngành nghề khác

nhau, nhưng không phải vì thế mà chúng không thuộc lớp từ tích cực.

2. Lớp từ tiêu cực: Là những từ ít hay không còn được sử dụng trong cuộc

sống đương đại. Thuộc lớp từ tiêu cực có hai loại khác nhau: những từ cũ ít hoặc

không được dùng trong cuộc sống đương đại và những từ mới chưa được sử dụng

rộng rãi. Trong những từ cũ có thể phân biệt hai loại nhỏ:

2.1.Từ cổ: là những từ biểu thị những đối tượng, sự vật còn tồn tại trong

thực tế đương đại, tuy nhiên đã trở nên lỗi thời do sự xuất hiện và phổ biến của

một từ đồng nghĩa với nó.

28

2.2.Từ lịch sử: Là những từ ít được dùng do sự biến mất của đối tượng được

gọi tên hay do các quy định xã hội.

3. Từ ngữ mới và nghĩa mới

Những từ ngữ mới chưa được dùng rộng rãi cũng có thể được xếp vào lớp

từ tiêu cực. Tuy nhiên cần chú ý là chỉ nên xem là những từ tiêu cực những từ ngữ

vừa mới xuất hiện, tính chất mới mẻ của nó vẫn còn được mọi người thừa nhận.

Nếu đối tượng mà chúng biểu thị đi vào đời sống thì những từ ngữ ấy nhanh chóng

hòa nhập vào nhóm từ tích cực.

Tóm lại, vốn từ của một ngôn ngữ là vô cùng phong phú. Vốn từ ấy không

đứng yên mà luôn vận động và phát triển. Ðồng thời với sự hình thành những từ

mới, một số từ ít được sử dụng sẽ dần đi vào lịch sử và biến mất , tuy nhiên xu

hướng phát triển vẫn là chủ yếu. Vốn từ tiếng Việt hiện đại là kết quả của hàng

ngàn năm tích lũy, kế thừa và sáng tạo của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và

với sự đóng góp tích cực của những nhà nghiên cứu, vốn từ ấy sẽ không ngừng

được củng cố, phát triển để phục vụ nhu cầu biểu đạt ngày càng cao của xã hội .

29

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

* Nắm vững các khái niệm

- thuật ngữ khoa học và từ vựng nghề nghiệp, biệt ngữ và tiếng lóng, từ

vựng địa phương và từ vựng toàn dân, phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội.

- Hán Việt, tiền Hán Việt, cách đọc Hán Việt, hệ thống âm tiết Hán Việt; từ

vay mượn, phương thức vay mượn, sự trong sáng của tiếng Việt.

* Câu hỏi suy nghĩ

1) Thuật ngữ khoa học là gì? Hãy trình bày những đặc điểm chính của thuật

ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học khác và giống từ nghề nghiệp ở chỗ nào? Thuật

ngữ khoa học và từ nghề nghiệp quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của

xã hội?

2) Tiếng lóng và đặc điểm cấu tạo tiếng lóng?

3) Đặc điểm của từ vuẹng địa phương và vai trò của chúng trong việc hình

thành từ vựng toàn dân?

4) Vì sao nói tiếng Việt là một ngôn ngữ căn bản là thống nhất?

5) Thế nào là yếu tố Hán Việt? Cách đọc Hán Việt có từ khi nào?

6) Thế nào là yếu tố Hán Việt độc lập, yếu tố Hán Việt không độc lập? Có

người cho rằng các yếu tố Hán Việt độc lập cũng là từ trong tiếng Việt. Anh chị

nghĩ thế nào?

7) Chức năng của âm tiết Hán Việt trong tiếng Việt?

8) Có những phương thức vay mượn nào trong các ngôn ngữ? Vì sao nói

vay mượn là cần thiết đối với sự phát triển của một ngôn ngữ?