Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ...

58
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất. Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân

Transcript of Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ...

Page 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nayCông cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất. Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu. Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; không vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con người. Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu mà đất nước ta phải trải qua. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh.

Page 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất. Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau: - Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội. - Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta phải tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Muốn vậy, phải: - Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng "đạo đức, văn minh". Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc. - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân. - Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chính quyền những "ông quan cách mạng", lạm dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. - Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành một chính sách

Page 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Một dân tộc biết cần, biết kiệm" là một dân tộc văn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thần.

Nhận thức mới của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamXem tin gốc 

Nhân dân - 17 tháng trước 33827 lượt xem

ND- Công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra đã 24 năm (1986-2010), đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, một thành tựu lớn là Đảng và nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng rõ hơn.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đã phác họa mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH đang được xây dựng ở nước ta toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó là: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triểntoàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".

Mô hình CNXH nêu trên thể hiện quan điểm Mác - Lê-nin về CNXH. Một mặt, lấy phục vụ con người làm mục đích, tức là "tất cả vì con người". Mặt khác, lấy việc phát huy sức mạnh của con người làm động lực chủ yếu để xây dựng thành công CNXH, tức là "tất cả do con người". Đồng thời, mô hình trên cũng thể hiện sự quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH. Mô hình ấy biểu hiện như một kết cấu tổng thể, ổn định tương đối, nó không phải là một mô hình khép kín và cứng nhắc. Mô hình CNXH thời kỳ đổi mới ở nước ta chứa đựng khả năng mở rộng nội hàm, tiếp tục bổ sung những nét mới là kết quả của việc không ngừng nâng cao trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn phong phú, đa dạng. Nó là kết quả của sự kết hợp hài hòa cái phổ biến và cái đặc thù, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình có tên gọi: mô hình CNXH Việt Nam. Nó thể hiện xu hướng gắn kết hợp lý tiến trình phát triển của CNXH với sự vận động không ngừng của nhân loại đi lên phía trước, kế thừa những thành tựu tiến bộ của loài người để xây dựng thành công CNXH.

Page 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Thực tế 24 năm qua đã chứng minh, với mô hình này, chúng ta đã thu được những thành tựu, to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thời điểm hiện nay đã có yêu cầu bức thiết và những điều kiện cơ bản đã chín muồi cho việc bổ sung phát triển Cương lĩnh trong đó có mô hình CNXH của nước ta.

Lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng về con đường quá độ lên CNXH của nước ta có những đổi mới sâu sắc. Nếu trước đây thường nói, nước ta quá độ lên CNXH "bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa", thì từ Đại hội lần thứ IX trong các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước diễn đạt là: Nước ta quá độ lên CNXH "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa".

Việc "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" được giải thích rõ về hai phương diện: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) là "bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa". Thứ hai, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần "tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học-công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại".

Nhận thức trên đây là kết quả của sự đổi mới tư duy về CNXH, về mối quan hệ giữa CNXH và CNTB. Tư duy "cũ" hiểu sự ra đời của CNXH là kết quả của sự phủ định triệt để CNTB, từ đó có nơi có lúc cho rằng cái gì càng xa với CNTB thì càng gần với CNXH. Tư duy mới phân biệt sự khác nhau về chất giữa CNXH và CNTB, nhưng đặt CNXH và CNTB vào lịch trình chung của sự tiến hóa nhân loại qua năm hình thái kinh tế - xã hội để xác định vị trí của CNTB như là một giai đoạn phát triển cao của văn minh nhân loại và là nấc thang cận kề để loài người từ đó bước sang nấc thang cao hơn là CNXH.

Trong thời đại ngày nay, trên phạm vi thế giới, sự nghiệp giải phóng những người lao động bị áp bức, bóc lột, sự nghiệp giải phóng xã hội khỏi tình trạng bế tắc đòi hỏi thay thế CNTB bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn. Sự phủ định CNTB là một tất yếu lịch sử và đã thành hiện thực từ Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917). Dù hiện nay CNXH thế giới đang lâm vào khủng hoảng, xu hướng đó không hề thay đổi.

Ở nước ta tiến trình của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân kéo dài 30 năm đã đem lại những thành tựu to lớn, tạo nên những tiền đề để nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Những thành tựu và những tiền đề đó (nhất là những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc thượng tầng và những tiền đề về chính trị, xã hội), không dung nạp sự thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN. Thậm chí, những thành tựu đó sẽ bị hủy hoại, những tiền đề đó sẽ bị phủ định, nếu đất nước đi theo con đường TBCN.

Nước ta cần "tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản" bởi vì:

Một là, "bỏ qua" chế độ TBCN nhưng nước ta vẫn phải tôn trọng quá trình lịch sử - tự nhiên của sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, đặc biệt, phải tôn trọng quá trình lịch sử tự nhiên của lực lượng sản xuất, của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật mà xét đến cùng là những nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của chế độ mới.

Hai là, từ một nước chậm phát triển, bằng "con đường rút ngắn" đi lên CNXH, tất yếu nước ta phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài trong đó có sự xen kẽ "những mảnh của chủ nghĩa xã

Page 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

hội" với "những mảnh của CNTB" (Lê-nin). Trạng thái xen kẽ ấy làm cho các yếu tố của CNXH và các yếu tố của CNTB vừa đấu tranh với nhau, vừa "chung sống hòa bình", vừa bài trừ, vừa nương tựa, thâm nhập vào nhau.

Ba là, nước ta "bỏ qua" chế độ TBCN nhưng không thể bỏ qua quá trình phát triển có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn mà CNTB đã từng trải qua: sản xuất hàng hóa; tiến hành cách mạng kỹ thuật - theo nhu cầu phát triển biện chứng của kỹ thuật trong hiệp tác giản đơn, công trường thủ công, đại công nghiệp cơ khí - để chuyển lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc; mở rộng giao lưu trong nước và giao lưu quốc tế, khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ và tư tưởng phong kiến...

Bốn là, "bỏ qua" chế độ TBCN nhưng phải kế thừa những thành tựu tiến bộ mà loài người tạo ra trong chế độ CNTB. Sau khi "bỏ qua" phần lạc hậu của CNTB (địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN), chúng ta cần tiếp thu những thành tựu của CNTB và sử dụng chúng vào mục tiêu xây dựng CNXH. "Bỏ qua" chế độ TBCN, nhưng đồng thời sử dụng những thành quả văn minh trong CNTB một cách chủ động và tự giác, chọn lọc kỹ lưỡng trong điều kiện mới - điều kiện có nhà nước XHCN và với chủ thể mới là nhân dân lao động.

Nhận thức mới của Đảng ta về mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH đã được thể hiện nhất quán. Sự nhất quán đó sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta đã bắt đầu hình thành và sẽ từng bước được bổ sung, hoàn thiện.

Thành tựu đó có ý nghĩa lớn nhưng vẫn là bước đầu.Vì, một mặt, nó cần được nâng lên trình độ cao hơn về lý luận để trở thành một triết lý, hay nói cách khác - một bộ phận chủ đạo trong chủ thuyết chung của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta; mặt khác, nó phải được mở rộng sang mọi phương diện và các lĩnh vực quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH mà Nghị quyết của các Đại hội Đảng đã nêu thành nhiệm vụ trực tiếp và đang được quan tâm sâu sắc. Thí dụ: vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất XHCN chủ yếu dựa trên chế độ công hữu từ một nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu hiện nay; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh của thời kỳ khoa học-công nghệ bùng nổ và xuất hiện kinh tế tri thức, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo con đường xã hội chủ nghĩa; vấn đề xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN, trong đó mấu chốt là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội, kết hợp những giá trị dân tộc truyền thống với những tinh hoa của nền văn minh hiện đại; vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập và phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía...

Điều kiện tiên quyết cho sự thành công của việc đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ nói trên là: Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục kế thừa và phát triển những kết quả nhận thức về mô hình và con đường đi lên CNXH ở nước ta và luôn bám sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn đổi mới của đất nước trong bối cảnh thế giới luôn có những thay đổi.

ĐCSVN)- Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX do những điều kiện khắc nghiệt của hoàn cảnh đất nước và cả do những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo và quản lý mà đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước thử nghiệm tìm tòi con đường đổi mới để đưa

Page 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

đất nước phát triển. Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng phần, lắng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân dân, của các địa phương và cơ sở, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định đường lối đổi mới. Trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhiều Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt Đại hội VII (6-1991) với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001) đã không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Có thể thấy rõ những nội dung đổi mới quan trọng và chủ yếu cả về nhận thức, tư duy lý luận và cả về lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn suốt 20 năm qua. Trước hết, đó là đổi mới tư duy lý luận mà thực chất là nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, khắc phục căn bệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức rằng, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của mỗi nước. “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn”1. Đại hội IX (4-2001) tổng kết 15 năm đổi mới, khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”2. Trong hàng loạt các quy luật khách quan, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ hơn quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, sửa chữa sai lầm trước đó là là đã đưa quan hệ sản xuất đi quá nhanh, quá xa trong khi lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu, tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thông qua thực hiện cách mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, từ đó điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp. Các quy luật vận động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là các quy luật kinh tế đã từng bước nhận thức và vận dụng đúng đắn và có hiệu quả hơn. Khi quyết định đường lối đổi mới ở Đại hội VI Đảng ta đã nghiêm túc chỉ ra rằng, cuộc sống cho ta một bài học thấm thía là không thể nóng vội làm trái quy luật. Thứ hai, từ nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ, Đảng quyết định đổi mới cơ cấu kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đại hội VI đã vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin về kinh tế nhiều thành phần. Chính Lênin cũng cho rằng tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là để khẳng định hướng tiến lên chứ điều đó chưa có nghĩa là nền kinh tế của ta đã hoàn toàn là kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ở nước ta cần thiết phải có nhiều thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trước pháp luật, đó là yêu cầu khách quan. Đại hội VI khẳng định nước ta có các thành phần: kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp. Đại hội IX bổ sung thêm một thành phần nữa là kinh tế 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình đổi mới, 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực tiễn đổi mới cũng cho thấy nhiều thành phần kinh tế đương nhiên là có nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Cùng với đổi mới cơ cấu kinh tế, Đảng chủ trương đổi mới cơ chế quản lý dứt khoát bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh và từng

Page 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

bước đưa nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý, phân phối. Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý điều hành của Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị. Đại hội VI của Đảng đặt ra yêu cầu xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền, tăng cường sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn, đổi mới phong cách làm việc, đi sâu, đi sát thực tế, sát cơ sở, gắn bó với nhân dân. Nâng cao trình độ trí tuệ, nắm bắt và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, hiểu biết sâu sắc những vấn đề kinh tế, xã hội. Từ HNTW3 khoá VII (6-1992), đặc biệt từ HNTW6 (lần 2) khóa VIII (1-1999) Đảng đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại hội VI của Đảng đã xác định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của bộ máy Nhà nước, nghĩa là, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách để điều hành, quản lý nền kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. Từ sau Đại hội VII, đặc biệt là HNTW8 khoá VII (1-1995), HNTW3 khoá VIII (6-1997) đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Quan điểm cơ bản là: quyền lực Nhà nước là thống nhất, song có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ Quốc hội khoá VIII (1987), khoá IX (1992), khoá X (1997) và khoá XI (2002) hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới và thực hiện có hiệu quả các chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Từng bước đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước cả về chức năng, cơ chế vận hành, quản lý, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức. Bộ máy và hoạt động tư pháp được củng cố và tăng cường. Cùng với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện Nhà nước là những nội dung quan trọng về đổi mới hệ thống chính trị và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ tiến trình của sự nghiệp đổi mới. Thứ tư, thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tăng cường và đổi mới công tác vận động quần chúng nhân dân và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng đã rút ra bài học là trong toàn bộ hoạt động, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Chính lợi ích sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới... Một trong những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới mà HNTW6 (khoá VI) 3-1989 nêu ra là phải thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng dân chủ luôn luôn gắn liền với tập trung, gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, với kỷ cương, kỷ luật pháp luật, dân chủ phải có lãnh đạo và lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ. Nghị quyết Trung ương 8B (khoá VI) 3-1990 về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đảng nhấn mạnh các quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Đảng cũng chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Cùng với Đảng, Nhà nước, tổ chức Mặt trận và đoàn thể nhân dân như Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hợp thành hệ

Page 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

thống chính trị. Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở tất cả các cấp. Đảng chú trọng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đổi mới. Đoàn kết các giai cấp, các thành phần kinh tế, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, mọi tầng lớp, cá nhân yêu nước, đoàn kết người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhằm phát huy nội lực của dân tộc Việt Nam. Thứ năm, đổi mới chính sách đối ngoại, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hoá, Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình mới. Tại Đại hội VI (12-1986), Đảng ta đã nêu rõ chủ trương: khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao. Đi đôi với công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh. Luật đầu tư nước ngoài là luật sớm nhất của thời kỳ đổi mới, được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 29-12-1987 và có hiệu lực từ 1-1-1988. Đại hội VII của Đảng tuyên bố chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển. Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh sự hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ. Đại hội IX của Đảng tiếp tục chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Đảng ta luôn luôn xác định, nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Với những nội dung rất căn bản và chủ yếu trong đường lối đổi mới cùng với bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm trước đất nước, giai cấp và dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, kể cả tác động tiêu cực do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đưa lại, không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo con đường của chủ nghĩa xã hội và qua 20 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân, như các văn kiện trình Đại hội X của Đảng đã khẳng định. Có thể thấy rõ thành tựu của 20 năm đổi mới cả về thực tiễn và nhận thức lý luận để vững tin vào con đường đã lựa chọn và sự phát triển của đất nước. Về thực tiễn, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội từ 1996, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá nhanh (GDP bình quân 1986-1990 là 3,9%, 1991-1995 là 8,2%, 1996-2000 là 7% và 2001-2005 là 7,5%), nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng, công nghiệp hoá, hiện đại hóa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tăng lên đáng kể. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là liên minh công nhân - nông dân - trí thức do Đảng lãnh đạo ngày càng được tăng cường và củng cố. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Quan hệ đối ngoại được mở rộng. Vì thế nước ta trên thế giới được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều. Nhân dân tin tưởng ở đường lối đổi mới và sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, tin tưởng ở tương lai phát triển của đất nước. Về lý luận, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng rõ hơn, “hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã bước đầu hình thành trên những nét cơ bản”

Page 9: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

(Văn kiện trình Đại hội X trang 11). Nhận thức rõ hơn về mục tiêu, mô hình của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, rõ hơn về chặng đường, bước đi khi đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu trên của thời kỳ quá độ, cho phép chuyển sang chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, rõ hơn về những công cụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, rõ hơn về những mối quan hệ đặt ra cần được giải quyết một cách đúng đắn trên con đường đổi mới vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà trước hết làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 20 năm đổi mới đã có cơ sở để rút ra một số bài học lớn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó là các bài học: trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới; phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

ề bài: Quá trình hình thành và phát triển tư duy và lí luận của Đảng về con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới.

BÀI LÀMI.Đặt vấn đề:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam ( 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống. Để đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết phải đổi mới tư duy. Thực tiễn xã hội đã khách quan hóa vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của lý luận và tư duy lý luận đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc. Đổi mới tư duy lý luận của Đảng, là vấn đề cấp thiết với sự lãnh đạo của Đảng đồng thời là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta. Ở vị trí Đảng cầm quyền, có trọng trách lãnh đạo đất nước và lãnh đạo xã hội đi tới chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Con đường cách mạng của nước ta từ một nước nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư ban chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp. Cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng thời kì đổi mới nhận mạnh : nói đổi mới tư duy, điều căn bản là phải đổi mới tư duy lý luận. Đồng chí đặt vấn đề để xứng đáng là người lãnh đạo chính trị đối với xã hội, với niềm tin yêu của dân, Đảng phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng học tập, nếu thiếu trình độ lý luận, học vấn thì khó mà làm được. Đây là lĩnh vực đầy rẫy những cấp bách, thậm chí là cấp bách nhất phải đổi mới.

Page 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

II.Quá trình hình thành và phát triển tư duy lý luận của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới:

1Vai trò của tư duy lý luận và các nhân tố thúc đẩy quá trình tư duy lý luân.

Đường lối đổi mới Đảng trước hết là một quyết định chính trị đúng đắn và kịp thời, tao cho xã hội những khả năng khắc phục sự trì trệ và khủng hoảng. Đường lối đó chứa đựng một tư tưởng sâu sắc, đó là tư tưởng giải phóng để phát triển. Giải phóng sức sản xuất và giải phóng tinh thần, đó là hai phương diện của một quá trình. Nó đem lại sinh khí mới cho xã hội ta. Đó là chỗ gặp gỡ và thống nhất tự nhiên giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội với nhu cầu, nguyện vọng sâu xa của mỗi người trong tư cách cá nhân và công dân của nó nhằm tự biểu hiện và tự khẳng định nhưng năng lực sáng tạo để phát triển mình.

Thực tiễn đổi mới xã hội một mặt đã cung cấp những dự kiện để hình thành và phát triển lý luận đổi mới, tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, mặt khác đã cho thấy mức độ đầy đủ hơn tình trạng lạc hậu, bất cập của lý luận so với sự phát triển năng động của thực tiễn. Đó chính là sự lạc hâu và bất cập của lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính chất giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa, cứng nhắc và thô sơ trong cách hiểu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin. Hoạt động thực tiễn của con người lại đòi hỏi sự soi sáng và dẫn đường của lý luận, một lý luận phản ánh đúng bản chất của thực tiễn và phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Lý luận đó phải đủ sức làm sáng tỏ rằng, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn một hình thức hợp lý và triển vọng phát triển hơn cả đối với sự phát triển của xã hội, của thế giới ngày nay. Chính phép duy vật mácxit cung cấp một cách nhìn khoa học về bản chất của thế giới và lý tưởng giải phóng con người, giải phóng xã hội ra khỏi trật tự xã hội cũ bất công, tàn bạo, bóc lột và nô dịch để xây dựng một trật tự thế giới mới tự do, công bằng, nhân đạo,... Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là một lý luận như thế. Đó là lý luận về phát triễn xã hội và giải phóng con người, kết hợp hữu cơ giữa chủ nghĩa duy lý ( về mặt khoa học ) và chủ nghĩa nhân đạo ( về mặt tư tưởng ) ở trình độ hiện đại. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin đặt vấn đề phát triển tự do và toàn diện của con người là mục đích tự thân của lịch sử, chủ nghĩa xã hội là hình thức tổ chức xã hội mà thực tiễn phát triển của lịch sử đặt ra và tư duy khoa học nhận thức được để đi tới mục tiêu.

2. Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

Quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của nhiều nước vốn từ nước nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một kiểu quá độ “ đặc biệt của đặc biệt “ ( tất nhiên phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, phức tạp, lâu dài, chủ yếu vì chưa qua trường học dân chủ tư sản và chưa có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại ). Nhưng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới thì hàng trăm nước đó vẫn có thể thực hiện kiểu quá độ “ đặc biệt của đặc biệt “ đó.

Những nước thuộc các kiểu quá độ bỏ qua, đương nhiên phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, có đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tận dụng những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chủ nghĩa tư bản và của cả nhân loại để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lê Nin ở các nước này cần khắc phục những biểu hiện của tính tiểu tư sản, tiểu nông trong Đảng Cộng sản, trong quần chúng; chống mọi kẻ

Page 11: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

thù phá hoại,… để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua rất nhiều “ những bước quá độ nhỏ “ , những hình thức trung gian quá độ “ đan xen giữa các thành phần và các mảnh của chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội,… Do đó, “ các nước quá độ bỏ qua “ dù là quá độ rút ngắn thì cũng không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn mà phải vận dụng đúng những quy luật khách quan, những tiên đề và những điều kiện cụ thể để giành thắng lợi từng bước, trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đã phác họa mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH đang được xây dựng ở nước ta toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó là: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới". Mô hình CNXH nêu trên thể hiện quan điểm Mác - Lê-nin về CNXH. Một mặt, lấy phục vụ con người làm mục đích, tức là "tất cả vì con người". Mặt khác, lấy việc phát huy sức mạnh của con người làm động lực chủ yếu để xây dựng thành công CNXH, tức là "tất cả do con người". Đồng thời, mô hình trên cũng thể hiện sự quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH. Mô hình ấy biểu hiện như một kết cấu tổng thể, ổn định tương đối, nó không phải là một mô hình khép kín và cứng nhắc. Mô hình CNXH thời kỳ đổi mới ở nước ta chứa đựng khả năng mở rộng nội hàm, tiếp tục bổ sung những nét mới là kết quả của việc không ngừng nâng cao trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn phong phú, đa dạng. Nó là kết quả của sự kết hợp hài hòa cái phổ biến và cái đặc thù, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình có tên gọi: mô hình CNXH Việt Nam. Nó thể hiện xu hướng gắn kết hợp lý tiến trình phát triển của CNXH với sự vận động không ngừng của nhân loại đi lên phía trước, kế thừa những thành tựu tiến bộ của loài người để xây dựng thành công CNXH. Thực tế 24 năm qua đã chứng minh, với mô hình này, chúng ta đã thu được những thành tựu, to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thời điểm hiện nay đã có yêu cầu bức thiết và những điều kiện cơ bản đã chín muồi cho việc bổ sung phát triển Cương lĩnh trong đó có mô hình CNXH của nước ta. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng về con đường quá độ lên CNXH của nước ta có những đổi mới sâu sắc. Nếu trước đây thường nói, nước ta quá độ lên CNXH "bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa", thì từ Đại hội lần thứ IX trong các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước diễn đạt là: Nước ta quá độ lên CNXH "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa". Việc "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" được giải thích rõ về hai phương diện: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) là "bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa". Thứ hai, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần "tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học-công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại".Nhận thức trên đây là kết quả của sự đổi mới tư duy về CNXH, về mối quan hệ giữa CNXH và

Page 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

CNTB. Tư duy "cũ" hiểu sự ra đời của CNXH là kết quả của sự phủ định triệt để CNTB, từ đó có nơi có lúc cho rằng cái gì càng xa với CNTB thì càng gần với CNXH. Tư duy mới phân biệt sự khác nhau về chất giữa CNXH và CNTB, nhưng đặt CNXH và CNTB vào lịch trình chung của sự tiến hóa nhân loại qua năm hình thái kinh tế - xã hội để xác định vị trí của CNTB như là một giai đoạn phát triển cao của văn minh nhân loại và là nấc thang cận kề để loài người từ đó bước sang nấc thang cao hơn là CNXH.Trong thời đại ngày nay, trên phạm vi thế giới, sự nghiệp giải phóng những người lao động bị áp bức, bóc lột, sự nghiệp giải phóng xã hội khỏi tình trạng bế tắc đòi hỏi thay thế CNTB bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn. Sự phủ định CNTB là một tất yếu lịch sử và đã thành hiện thực từ Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917). Dù hiện nay CNXH thế giới đang lâm vào khủng hoảng, xu hướng đó không hề thay đổi.Ở nước ta tiến trình của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân kéo dài 30 năm đã đem lại những thành tựu to lớn, tạo nên những tiền đề để nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Những thành tựu và những tiền đề đó (nhất là những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc thượng tầng và những tiền đề về chính trị, xã hội), không dung nạp sự thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN. Thậm chí, những thành tựu đó sẽ bị hủy hoại, những tiền đề đó sẽ bị phủ định, nếu đất nước đi theo con đường TBCN.Nước ta cần "tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản" bởi vì:Một là, "bỏ qua" chế độ TBCN nhưng nước ta vẫn phải tôn trọng quá trình lịch sử - tự nhiên của sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, đặc biệt, phải tôn trọng quá trình lịch sử tự nhiên của lực lượng sản xuất, của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật mà xét đến cùng là những nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của chế độ mới. Hai là, từ một nước chậm phát triển, bằng "con đường rút ngắn" đi lên CNXH, tất yếu nước ta phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài trong đó có sự xen kẽ "những mảnh của chủ nghĩa xã hội" với "những mảnh của CNTB" (Lê-nin). Trạng thái xen kẽ ấy làm cho các yếu tố của CNXH và các yếu tố của CNTB vừa đấu tranh với nhau, vừa "chung sống hòa bình", vừa bài trừ, vừa nương tựa, thâm nhập vào nhau.Ba là, nước ta "bỏ qua" chế độ TBCN nhưng không thể bỏ qua quá trình phát triển có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn mà CNTB đã từng trải qua: sản xuất hàng hóa; tiến hành cách mạng kỹ thuật - theo nhu cầu phát triển biện chứng của kỹ thuật trong hiệp tác giản đơn, công trường thủ công, đại công nghiệp cơ khí - để chuyển lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc; mở rộng giao lưu trong nước và giao lưu quốc tế, khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ và tư tưởng phong kiến...Bốn là, "bỏ qua" chế độ TBCN nhưng phải kế thừa những thành tựu tiến bộ mà loài người tạo ra trong chế độ CNTB. Sau khi "bỏ qua" phần lạc hậu của CNTB (địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN), chúng ta cần tiếp thu những thành tựu của CNTB và sử dụng chúng vào mục tiêu xây dựng CNXH. "Bỏ qua" chế độ TBCN, nhưng đồng thời sử dụng những thành quả văn minh trong CNTB một cách chủ động và tự giác, chọn lọc kỹ lưỡng trong điều kiện mới - điều kiện có nhà nước XHCN và với chủ thể mới là nhân dân lao động.Nhận thức mới của Đảng ta về mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH đã được thể hiện nhất quán. Sự nhất quán đó sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta đã bắt đầu hình thành và sẽ từng bước được bổ sung, hoàn thiện.Thành tựu đó có ý nghĩa lớn nhưng vẫn là bước đầu.Vì, một mặt, nó cần được nâng lên trình độ cao hơn về lý luận để trở thành một triết lý, hay nói cách khác - một bộ phận chủ đạo trong chủ

Page 13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

thuyết chung của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta; mặt khác, nó phải được mở rộng sang mọi phương diện và các lĩnh vực quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH mà Nghị quyết của các Đại hội Đảng đã nêu thành nhiệm vụ trực tiếp và đang được quan tâm sâu sắc. Thí dụ: vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất XHCN chủ yếu dựa trên chế độ công hữu từ một nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu hiện nay; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh của thời kỳ khoa học-công nghệ bùng nổ và xuất hiện kinh tế tri thức, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo con đường xã hội chủ nghĩa; vấn đề xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN, trong đó mấu chốt là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội, kết hợp những giá trị dân tộc truyền thống với những tinh hoa của nền văn minh hiện đại; vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập và phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía...Điều kiện tiên quyết cho sự thành công của việc đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ nói trên là: Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục kế thừa và phát triển những kết quả nhận thức về mô hình và con đường đi lên CNXH ở nước ta và luôn bám sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn đổi mới của đất nước trong bối cảnh thế giới luôn có những thay đổi.4Tư duy của Đang về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước thời kỳ đôi mới.

Trước đổi mới, quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chịu ảnh hưởng sâu sắc về nhiều mặt các quan điểm của Liên Xô, Trung Quốc, phổ biến và rõ nét nhất là chịu ảnh hưởng của mô hình Xôviết. Đây cũng là tình hình chung trong tất cả các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Để thấy được sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội, không chỉ nhìn nhận những quan niệm trước đây, mà còn phải tìm thấy những nguyên nhân dẫn đến nhận thức đó, đánh giá nó trên những quan điểm thực tiễn, lịch sử cụ thể.

Thư nhât, cân phai đánh giá đúng nhưng tinh đăc thu lich sư của Viêt Nam trong quan hê với tinh phô biên của chủ nghĩa xã hội hiên thưc thê giới. Quá độ lên chủ nghĩa với điểm xuất phát thấp, từ xã hội nông nghiệp truyền thống, từ chế độ thực dân nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tới chủ nghĩa xã hội; bước quá độ tới chủ nghĩa xã hội lại không đồng nhất ở mỗi miền do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền với chế độ chính trị khác nhau. Trong lich sư chủ nghĩa xã hội hiên thưc, Viêt Nam dường như là một hiên tương đăc thu tiêu biểu nhât, một ngoại lệ khác hẳn với hoàn cảnh và thông lệ của nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Thư hai, sau giai phong miền Nam, thống nhât Tô quốc, vào lúc mà Viêt Nam co điều kiên triển khai các nhiêm vu cách mang xã hội chủ nghĩa trên ca nước thì lai liên tiêp xay ra hai cuộc chiên tranh cuc bộ ở hai đâu biên giới ( Tây Nam – 1978, phia Băc – 1979 ) trong khi hậu qua chiên tranh chưa đươc khăc phuc.

Trong khoảng 10 năm đầu trước đổi mới ( 1975 – 1985 ), Việt Nam đứng trước những tác động phức tạp của tình hình quốc tế.

-Quan hệ Việt Nam – Campuchia và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng kéo dài.

-Mỹ phát động chiến lược bao vây cấm vận nhằm cô lập Việt Nam, đẩy tình hình kinh tế – xã hội

Page 14: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta vốn khó khăn tới những khó khăn lớn hơn, gay gắt hơn.

-Các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Liên Xô đang trong thời kỳ trì trệ và khủng khoảng, sự giúp đỡ và chi viện cho Việt Nam không còn như trước.

-Các nước tư bản chủ nghĩa tranh thủ thành tựu của khoa học – công nghệ, đẩy nhanh tốc độ phát triển, có ưu thế về tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học – công nghệ, tạo nên những thách thức đối với chủ nghĩa xã hội.

Vào lúc này, thực tiễn đã hối thúc mạnh mẽ những cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội. Trong khi ở Việt Nam vẫn bị những cản của mô hình, cơ chế đã tồn tại từ lâu kìm hãm. Những biểu hiện chủ quan, duy ý chí, coi thường quy luật khách quan đã tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề vào các quyết định đường lối, chính sách. Sự phát triển đơn tuyến, khép kín trong phạm vi, khuôn khổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội đã làm cho chủ nghĩa xã hội không tiếp cận được với văn minh hiện đại của phương Tây. Sự lạc hậu, tụt hậu trong phát triển là sự yếu kém phổ biến của chủ nghĩa xã hội. Việt Nam cũng nằm trong tầm ảnh hưởng đó, thậm chí căn bệnh chủ quan duy ý chí, tả khuynh còn nặng nề hơn bởi những đánh giá thái quá về chủ quan sau giải phóng miền Nam.

Thư ba, do đăc điểm của cơ sở xã hội – lich sư và nhưng han chê cau phát triển không qua tư ban chủ nghĩa, ở nước ta khuynh hướng giáo điều và chủ quan duy ý chi măc du đã đươc phát hiên và nhận thưc để quyêt tâm đi vào đôi mới, nhưng căn bênh này dân dê tái sinh và không loai trư kha năng măc phai sai lâm cu trong hình thưc mới. Do vậy, đôi mới là một cuộc đâu tranh giưa nhưng cái mới, cái tiên bộ với cái cu, cái lac hậu, lôi thời; giưa thái độ tich cưc đôi mới và sư niu keo của trì trê, bao thủ.

Đổi mới không chỉ là quan điểm mà còn là vấn đề phương pháp, không chỉ là động cơ và còn là trình độ, không chỉ là ý thưc mà còn là ban lĩnh.

Bước vào đổi mới, Đảng ta nhấn mạnh trước hết phải đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đây là tiền đề nhận thức để đổi mới trong thực tiễn, từ đổi mới tổ chức đến cơ chế, chính sách, đến con người.

Có không ít vấn đề cả phê phán và khắc phục những cái cũ quá thời, lạc hậu lẫn khẳng định những cái mới tiến bộ thuộc về xu hướng của phát triển mà chúng ta thường vấp phải nhưng chưa giải quyết thấu đáo, triệt để, chưa đưa ra kết luận tường minh. Điều đó chỉ có thể giải thích với hai căn cứ: hoặc là thực tiễn chưa phát triển đầy đủ, giúp ta phân biệt đúng – sai, khẳng định và phủ định, đó là xét về quan hệ thực tiễn – lý luận. Hoặc là lý luận chưa vượt ra khỏi tình trạng lạc hậu, giáo điều, sự lạc hậu so với thực tiễn, đi sau thực tiễn, lý luận chưa đủ sức dự báo, soi đường cho thực tiễn, hướng dẫn thực tiễn phát triển.

Một ví dụ: vấn đề đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không, lien quan tới quan niệm bóc lột trong điều kiện nền kinh tế thị trường,… Đây là vấn đề thường ra đặt ra từ nhiều Đại hội, phải trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, mới bắt đầu được nhận thức mới tuy chưa phải đầy đủ, thấu đáo.

Page 15: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

5Tư duy lý luận của Đang về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đôi mới.

Đại hội VI đặt cơ sở cho sự hình thành lý luận đổi mới mà con xây dựng nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thông qua đổi mới như một cuộc cách mạng lâu dài, toàn diện và triệt để, có kế thừa và có phát triển.

Đại hội VII, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 5 năm đầu của đổi mới từ Đại hội VI thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Lần đầu tiên đã đề cập một cách có hệ thống dưới hình thức luận đề, xác định 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.

Sáu đặc trưng đó chính là những dấu hiệu ( đặc điểm, tiêu chí ) nhận biết bản chất – mục tiêu – động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Đảng nêu ra, xuất phát từ thực tiễn đổi mới.

Nhận thức được 6 đặc trưng này trươc hết nhận thức được những thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bản chất ấy cũng đồng thời nói lên tính hướng đích, tức là những mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội vươn tới. Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như toàn bộ tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là từng bước đạt đến cái bản chất và mục tiêu ấy của chủ nghĩa xã hội. Động lực và các nhân tố động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng thể hiện thông qua 6 đặc trưng ấy hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Như vậy, quan hệ giữa bản chất – mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội là quan hệ thống nhất, trùng hợp và tác động lẫn nhau theo quy luật nhân – quả và tương tác biện chứng giữa khả năng và hiện thực, giữa kinh tế – chính trị – văn hóa và xã hội, giữa dân tộc và quốc tế, giữa chủ thể con người và khách thể xã hội.

Sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội :

-Do nhân lao động làm chủ.

-Có một nền kinh tê phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

-Có một nền văn hoa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

-Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

-Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thê giới.

Đại hội VII, IX, X tiếp tục bổ sung quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa

Page 16: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

xã hội ở nước ta. Tính đúng đắn từ 6 đặc trưng xã hội chủ nghĩa được hiểu trên các mặt như :

Thư nhât, đã xác định chủ thể xã hội chủ nghĩa là nhân dân lao động, hơn nưa, chủ thể đo không chi co vi thê của người chủ xã hội mà còn là năng lưc để làm chủ xã hội.

Chủ thể ấy không phải là cá nhân, của số ít, của một nhóm thiểu số mà là đông đảo quần chúng nhân. Nội dung những đặc trưng cho thấy bản chất của chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Đảng ta là thống nhất, trùng hợp với quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc va hạnh phúc cho đồng bào.

Thư hai, bản chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội là một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lưc lương san xuât hiên đai và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Ở đặc trưng này, tư duy lý luận của Đảng trong đổi mới đã hướng theo yêu cầu chính xác hóa, khoa học hóa, thể hiện thái độ tôn trọng quy luật khách quan trong phát triển mà quy luật lớn nhất, phổ biến nhất là quy luật là sự phù hợp về quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Chú trọng tới tiêu chí “ nền kinh tế phát triển cao “ đã trở thành định hướng để dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đi vào kinh tế hàng hóa, phát triển sản xuất hàng hóa, áp dụng cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, phân hóa, vượt trội để tạo động lực phát triển.

Đại hội VI của Đảng đưa ra kết luận mới sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên từ Đại hội VI, qua Đại hội VII, đến Đại hội VIII vấn đề nến kinh tế nước ta hiện nay và lâu dài chưa có câu trả lời xác định

Đến Đại hội IX đã chỉ rõ : thị trường không chỉ là cơ chê vận hành mà còn là thuộc tính nội tại của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, cả trong chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở trình độ, tính chất phát triển của nước ta hiện nay, thời kỳ quá độ mới chỉ đi qua chặng đường đầu, nền kinh tế mới chuyển đôi, còn đang là một nền kinh tê chuyển đôi, thì một nền kinh tế thị trường phát triển, thành thục vẫn chưa có ở nước ta. Đo mới chi là kinh tê thi trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Nó chứng minh cho đột phá lý luận kinh tế của Đảng ta từ mô hình kinh tê. Đây là mô hình kinh tê tông quát trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta.

Thư ba, bản chất – mục tiêu – động lực của chủ nghĩa xã hội thể hiện qua 6 đặc trưng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã nêu lên trong cương lĩnh là chỉnh thể kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội nhằm vào mục đích phục vụ cuộc sống nhân lao động.

Tư tưởng về xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được ghi trong Cương lĩnh từ Đại hội VI được cụ thể hóa và phát triển trong nghị quyết Trương ương 5 khóa VIII, được tổng kết và đánh giá trong Hội nghị Trung ương 10 khóa IX. Thực chất sâu xa của xây dựng văn hóa là xây dựng con người, đạo đức, lối sống. Văn hóa đổi mới và đổi mới là một sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay không đơn thuần là một quá trình

Page 17: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

kinh tế – kĩ thuật – công nghệ mà còn là một quá trình văn hóa, đặc biệt là giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đât nước đã mở cửa với thế giới bên ngoài, đòi hỏi phải phát huy nội lực từ văn hóa, từ bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc.

Điều đó được thể hiện sự nhận thức và vận dụng tư tưởng chiến lược của Chủ tích Hồ Chí Minh “ Văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị “ , phải đem văn hóa soi đường cho quốc dân đi, dùng văn hóa và đạo đức để sửa chữa tệ quan lieu và thói phù hoa xa xỉ.

Thư tư, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của dân tộc, phát huy động lực quan trọng và mạnh mẽ nhất là đoàn kết dân tộc, có chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong phát triển ở quốc gia đa dân tộc như ở Việt Nam. Một trong những nét nổi bật trong tư duy là, Đảng khẳng định đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Việt Nam mong muốn làm bạn của tất cả các nước, săn sàng hợp tác song phương và đa phương.

Từ Đại hội VI đến Đại hội IX Đảng ta xác định và không ngừng bổ sung, hoàn thiện với các tiêu chí : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là mục tiêu của đổi mới cũng là bản chất – mục tiêu – động lực của chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn một số hạn chế :

a.Chưa làm ro các đăc điểm ở nước ta trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bo qua chê độ tư ban chủ nghĩa cung như chưa làm ro vân đề phân kỳ trong thời kỳ quá độ.

b.Lý luận về kinh tê thi trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mới chi băt đâu đươc nghiên cưu trong nhưng năm gân đây và còn nhiều điểm chưa ro.

c.Lý luận về Đang Cộng san câm quyền và xây dưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nhưng bao đam dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong điều kiên một Đang Cộng san câm quyền mới chi dưng lai ở hê thống quan điểm, nguyên tăc và phương hướng chi đao.

d.Mặc dù nhận thức được vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo, đã thấy rõ văn hóa là động lực phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, song chúng ta vân chưa co đươc nhưng chinh sách và giai pháp đột phá để thúc đẩy phát triển khoa hoc – công nghê, đăc biêt là lý luận và khoa hoc xã hội – nhân văn; chưa ngăn chăn đươc tình trang suy thoái ngày càng nghiêm trong của đao đưc xã hội.

Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH.

Một là: Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam - Quan điểm các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin nói về bản

Page 18: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

chất của chế độ XHCN.- Hồ Chí Minh nhận thức về CNXH và tiếp thu quan điểm MLN về bản chất và mục tiêu của CNXH để hình thành tư duy về CNXH của Người ở Việt Nam + Hồ Chí Minh đến với CNXH tư lập trường yêu nước và khát vọng GPDT+ Hồ Chí Minh đến với CNXH từ phương diện đạo đức+ Hồ Chí Minh đễn với CNXH tiếp nhận những ưu điểm của CNXH dựa trên sự kế thừa các truyền thống của Việt Nam (lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam)

Hai là: Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH.- Nêu đặc trưng bản chất của CNXH theo quan điểm của Mác-Ăngghen và Lênin (có 7 đặc trưng bản chất) nêu thật khái quát và rút ra ý nghĩa lý luận của các đặc trưng này đối với sự phát triển của nhân loại và các nước đang xây dựng CNXH hiện nay- Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH+ Hồ Chí Minh định nghĩa CNXH một cách tổng quát + Hồ Chí Minh định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra một mặt nào đó VD (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...)+ Hồ Chí Minh định nghĩa CNXH bằng cách xác định xác định động lực của nó- Từ các định nghĩa trên của Hồ Chí Minh về CNXH khái quát vấn đề gồm có các đặc trưng chủ yếu sau:+ Là một chế độ xã hội có LLSX phát triển cao, gắn liền với sự tiến bộ của kh- kt, văn hóa, dân giàu, nước mạnh+ Công hữu về TLSX và thực hiện nguyên tắ phân phối theo lao động

Page 19: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

+ Có chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ...+ Xã hội công bằng, bình đẳng, các quan hệ xã hội lành mạnh..+ CNXH là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân xây dựng nênTóm lại các đặc trưng trên theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay được Đảng và nhà nước ta vận dụng... Cương lĩnh Đại hội VII (6-1991) có 6 đặc trưng về CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng

Ba là: Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH.a. Những mục tiêu cơ bản- Mục tiêu chung: đó là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân” “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn gainr và dễ hiểu: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, gì cả không lao động được thì nghỉ ngơi, những phong tục tập quán không dần dần được xóa bỏ...Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là CNXH”- Mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực+ Mục tiêu chính trị+ Mục tiêu kinh tế+ Mục tiêu văn hóa+ Mục tiêu về xã hộib. Các động lực của CNXH - Động lực phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc... “Văn kiện Đại hội IX đã nêu...Đảng ta vận dựng tư tưởng này vào giai đoạn cách mạng hiện nay”

Page 20: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

- Phát huy sức mạnh con người với tư cách cá nhân người lao động+ Để phát huy được sức mạnh con người tác động vào nhu cầu lợi ích+ Động lực chính trị tinh thần+ Thực hiện công bằng xã hội- Đẩy lùi các lực cản kìm hãm đến quá trình xây dựng CNXH+ CN cá nhân+ Tham ô, lãng phí, quan liêu+ Chủ quan bảo thủ giáo điều

Làm rõ tính khách quan hợp quy luật của con đường đi lên CNXH của Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo quan điểm CN Mac-Lênin

Theo CN Mac-Lênin có 2 con đường quá độ tiến lên cn XH. Con đương thứ nhất là con đường qua độ trực tiếp lên CNXH từ những nước tư bản phát triển trình độ , con đương thứ 2 là con đương quá độ gián tiếp lên CNXH ở những nước tư bản phát triển thấp, ở các nc tiểu tư bản.

Theo quan điểm của HCMTt HCM vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cm vs, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu gpdt và gp con người.Trên cơ sở vận dụng ko ngừng về thời kì quá độ

Page 21: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

lên CNXH của CN M-L và xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tế của VN, HCM khẳng định, con đường cm VN là tiến hành GPDT, hoàn thành cm dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH. Như vậy quan điểm của HCM về thời kì quá độ lên CNXH là quan điểm về 1 hình thái quá độ gián tiếp cụ thể- qua độ từ một XH thuộc địa nửa công nghiệp, lạc hậu đi lên cnXH. Chính nội dung cụ thể này, HCM đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm cho lý luận M-L về thời kì quá độ lên CNXH.

@Câu trả lời khác:Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin nói về bản chất chủ nghĩa xã hội

- Mác bám vào các hình thái kinh tế xã hội: hình thái kinh tế xã hội sau cao hơn hình thái kinh tế xã hội trước, nên tất yếu sẽ có sự thay thế hình thái này bằng hình thái khác tiến bộ hơn. Trong đó, CNXH là chế độ dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột.

- Lênin là người lãnh đạo CM tháng 10 Nga thành công, là người đầu tiên biến CNXH thành hiện thực ở nước Nga. Ông cho rằng hình thái kinh tế xã hội CSCN là chế độ phát triển cao nhất có phương thức sản xuất tiến bộ và hiện đại, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của CNTB. Còn kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa cao.

Page 22: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

- Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là tất yếu khách quan và hợp quy luật phát triển. Theo quan điểm của Bác về tính tất yếu là do:

+ Xuất phát từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, Bác đã tìm thấy trong lý luận của Lênin nhiều câu trả lời cho cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát triển luận chứng mới về cách mạng đó là: Một số nước có thể đi lên xây dựng CNXH mà bỏ qua chế độ TBCN. Điều này đã được thực tiễn chứng minh.+ Ngoài ra Bác đến với CNXH là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để. Xuất phát từ phương diện đạo đức, dưới chế độ này sự công hữu tư liệu sản xuất đối lập với sự tư hữu, nguồn gốc của mọi vi phạm đạo đức.+ CNXH đối lập xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân. Trái lại, đề cao cá nhân phát huy mọi khả năng để xây dựng xã hội. CNXH tạo ra sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội.+ Như vậy theo Bác đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, giải phóng dân tộc, giai cấp xã hội, con người.- Xuất phát từ truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của con người Việt Nam.+ Lịch sử dân tộc Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Để làm được nông nghiệp thì phải huy động nhiều sức người, do đó sức mạnh của tập thể được phát huy. Do đó CNXH xâm nhập vào phương Đông rất dễ dàng.+ Xuất phát từ truyền thống văn hóa, người dân Việt Nam lấy

Page 23: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

văn hóa làm gốc, coi trọng tri thức và nhân tài. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh xác định lấy dân làm gốc để giải quyết mọi vấn đề. Bác quan niệm rằng việc gì khó có dân cũng xong.

- Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của CNXH như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống, hiện đại, dân tộc và quốc tế, kinh tế. chính trị, đạo đức và văn hóa. Bác đã không tuyệt đối hóa một mặt nào đó mà coi trọng mọi mặt, đánh giá đúng vị trí của chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau.Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin

Tư tưởng HCM về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN. Vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn VN.

Tthcm về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tư tưởng cộng đồng làng xã VN, được hình thành từ lâu đời trong ls dựng nước và giữ nước của dt.HCM đã từng biết đến tt CNXH sơ khai ở phương Đông, qua "thuyết đại đồng của " Nho giáo, chế độ công điền ở phương đông là cơ sở kinh tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người VN.Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, NAQ đã tìm thấy trong học thuyết Mác về lý tưởng một xh nhân đạo, về con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dt bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923, NAQ đến LX, lần đầu tiên biết đến "chính sách kt mới" của Lênin, được nhìn thấy thành tự của nhân dân xô-viết trên co đường xây dựng xh mới.

Page 24: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

* Tt.HCM về CNXH

1-Cơ sở hình thành tthcm về CNXH ở VN

+ HCM tiếp cận tư tưởng CNXH từ quan điểm hình thái KT-XH của Mác. Luận điểm cơ bản của Mác-ăngghen về 1 xh mới với những đặc trưng bản chất là xóa bỏ chế độ người bóc lột người dựa trên tư hữu về tư liệu sx, xóa bỏ tình trạng bị áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần. Lênin đã phát triển luận điểm về CNXH ở điều kiện CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, tức giai đoạn ĐQCN. CMT10 Nga năm 1917 đã làm cho lý luận trở thành hiện thực: CNXH với tư cách là 1 xh mới, một bước phát triển cao và tốt đẹp hơn so với CNTB. HCM khẳng định vai trò quyết định của sức sx đối với phát triển của xh cũng như đối với sự chuyển biến từ xh nọ sang xh kia. Bác cũng khẳng định, trong ls loài người có 5 hình thức quan hệ sx chính, và nhấn mạnh "không phải quốc gia dt nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy". Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn TBCN.

+ HCM đã tiếp cận CNXH từ quan điểm duy vật ls khoa học, từ sự giác ngộ về sứ mệnh ls của GCCN-giai cấp trung tâm của thời đại. NAQ trực tiếp tham gia phong trào công nhân, khi trở thành người cộng sản Người đã tìm hiểu và viết nhiều bài về GCCN (ấn, nhật, trung, thổ nhĩ kỳ...). Tuy hoạt động ở nước ngoài người vẫn theo dõi phong trào công nhân ở VN. Năm 1922, lần đầu công nhân ở chợ lớn bãi công, NAQ coi đó là "dấu hiệu chứng tỏ GCCN đã bắt đầu giác ngộ về lực lượng và

Page 25: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

giá trị của mình"..."chúng ta phải ghi lấy dấu hiệu của thời đại". "GCCN ở chính quốc không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những người anh em ở đấy bằng lời nói mà thôi, mà còn phải giác ngộ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và pp tổ chức".

+ HCM tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dt.

- Từ đặc điểm ls dt: nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ mang đậm dấu ấn phong kiến phương đông, mâu thuận giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương tây, do đó hình thành quốc gia dt từ sớm; ngày từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở VN: tinh thần yêu nước, yêu thường đùm bọc trong họan nạn đấu tranh, cố kết cộng động quốc gia dt.- Từ truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hóa mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dt trọng hiền tại; hiếu học...- Tư duy triết học phương đông: coi trọng hòa đồng, đạo đức nhân nghĩa. HCM quan niệm, CNXH là thống nhất với văn hóa, đạo đức, "CNXH là giai đoạn phát triển cảo hơn so với CNTB về mặt văn hóa và giải phóng con người".

+ HCM tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của CMVN và xu hướng phát triển của thời đại.

Page 26: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

- CMVN đầu thế kỷ 20 đặt ra yêu cầu khách quan là tìm 1 ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp CM đúng đắn đem lại thắng lợi cho CMVN. CMVN đòi hỏi có 1 giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sx mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. HCM sớm nhìn thấy phong trào yêu nước VN đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại gpdt. Tư tưởng độc lập dt gắn liền với CNXH xuất phát từ thực tiễn CMVN.- CMT10 Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho gpdt ở phương đông: độc lập dt gắn liền với CNXH. NAQ đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân.

+ HCM đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tư duy của HCM là tư duy rộng mở và văn hóa.

2-Quan điểm của HCM về đặc trưng, bản chất của CNXH.

- Về bản chất của CNXH:

Nêu khái quát luận giải của các nhà kinh điển về giai cấp thấp của CNXH.Mác, Ăngghen dự kiến phác thảo về xh mới với 4 đặc trưng cơ bản. Lênin phát triển quan điểm của Mác và nêu 2 giai đoạn phát triển của phương thức sx mới: giai đoạn thấp và giai cấp cao.

Page 27: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Quan niệm của HCM về bản chất của CNXH thống nhất với các nhà kinh điển đã nêu. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm khác nhau bác nêu bản chất của CNXH là:+ Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống 1 đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.+ Muốn có CNXH thì phải làm ìg? Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sx. Sx là mặt trận chính của chúng ta.+ Nhấn mạnh tính chất sở hữu công cộng: lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung.+ CNXH là không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động, thực hiện công bằng, bình đẳng.+ CNXH phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa của nhân dân.+ CNXH là do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tthcm: Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kt phát triển cao, dựa trên lực lượng sx hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sx; một xh phát triển cao về văn hóa, đạo đức; một xh công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH

Mục tiêu của CNXH:+ Về chế độ chính trị: nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về dân, chính phủ là đầy tớ của dân; dân có quyền và có nghĩa vụ

Page 28: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

làm chủ. "Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo".+ Về kt: Xây dựng kt XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến; hình thành sở hữu nhà nước-nó phải lãnh đạo kt quốc dân. CNXH chỉ thắng CNTB khi nào có năng suất lao động cao hơn hẳn. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quy luật tất yếu có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. "Làm trái với LX cũng là Mác-xít".+ Về văn hóa: có văn hóa phát triển cao (vừa mang tính chất XHCN, vừa mang tính chất dt-tức là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dt). Đó là nền văn hóa lấy hạnh phúc của đồng bào, dt làm cơ sở để phát triển, văn hóa "phải sửa đổi được thói tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ". "Phải làm cho ai cũng có lý tưởng, tự chủ, độc lập, tự do".+ Về mối quan hệ xh: thực hiện công bằng, dân chủ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; quan tâm thực hiện chính sách xh.+ Về con người XHCN, phải có phẩm chất cơ bản sau:Con người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức XHCN: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật; có tinh thần sáng tạo, nhạy bén với cái mới. Đó cũng là động lực quan trọng nhất để xây dựng thành công CNXH.Phải quan tâm đến phụ nữ (1 nửa của xh), phải giải phóng phụ nữ, xây dựng bình đẳng nam-nữ.

Về động lực của CNXH+ Phát huy các nguồn động lực cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quyết định. "CNXH chỉ có thể

Page 29: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người".Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết- động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; "phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân". "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, đảng và chính phủ có lỗi".Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ. Sau vấn đề dân chủ là thực hiện công bằng xh, đặc biệt là trong phân phối phải theo nguyên tắc: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. "Khoán là 1 điều kiện của CNXH...". Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hóa, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người.+ Khác phục lực cản:Căn bệnh thoái hóa, biến chất của cán bộ;Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH.Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng...Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đọa đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của đảng, bác gọi đó là giặc nội xâm.

Page 30: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

* Tt.HCM về con đường đi lên CNXH ở VN

1- Về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN.

+ Tính khách quan của thời kỳ quá độ:Mác cho rằng: hình thức quá độ trực tiếp từ xh TBCN lên CNXH diễn ra ở các nước TB phát triển nhất ở châu âu không thể là gì khác ngoài thực hiện CCVS.Lênin cho rằng: quá độ gián tiếp không qua CNTB ở những nước tiểu nông cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài của 1 nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng XHCN thành công và điều kiện bên trong phải có 1 chính Đảng vô sản lãnh đạo đất nước đi theo CNXH. Sự sáng tạo của Lênin bổ xung cho học thuyết Mác, xuất phát từ thực tiễn nước Nga, không chỉ là quá độ về chính trị.

+ HCM thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạng hình thức quá độ "rút ngắn" áp dụng cho VN.- Cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm ls cụ thể của mỗi nước khi bước vào thời kỳ quá độ: "tùy hoàn cảnh, mà các dt phát triển theo con đường khác nhau...Có nước thì đi thẳng tiến đến CNXH, có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CNXH".- HCM xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của VN:HCM chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN: "Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN". Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước

Page 31: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

đi phù hợp với VN."Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ" là mâu thuẫn giữa 1 bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng 1 chế độ xh mới có "công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến" với 1 bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta."Về độ dài của thời kỳ quá độ: lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của LX và TQ, HCM dự đoán "chắc đôi ba, bốn kế hoạch dài hạn..." sau đó quan niệm được điều chỉnh: "xây dựng CNXH là 1 cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài".- Về nhiệm vụ ls của thời kỳ quá độ, Người nêu: phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH..., vừa cải tạo kt cũ vừa xây dựng kt mới, mà xây dựng là chủ yếu và lâu dài. HCM chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chính trị, kt, văn hóa, xã hội.Chính trị, cuộc đấu tranh gay go giữa cái cũ đang suy tàn và cái mới đang nảy nở...cho nên sự nghiệp xây dựng CNXH khó khăn và phức tạp.Kinh tế, tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kỳ tư bản nhưng sao cho không đi chệch sang CNTB; sử dụng hình thức và phương tiện của CNTB để xây dựng CNXH. Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kt thay bằng quân sự, vì vậy ta phải phát triển kt.Tư tưởng, văn hóa, xh: bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kt, lạc hậu về văn hóa...tất cả sẽ dẫn đến những biểu hiện xấu xa, thoái hóa cán bộ, đảng viên...là khe hở CNTB dễ dàng lợi dụng. HCM nhấn mạnh "muốn cải tạo XHCN thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được".

Page 32: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

- Về nhân tố đảm bảo được thực hiện thắng lợi CNXH ở VN: phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị-xh; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH.

2-Về bước đi, biện pháp và phương thức xây dựng CNXH ở VN.- Phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta. "Ta không thể giống LX...""Tất cả các dt đều tiến tới CNXH không phải 1 cách hoàn toàn giống nhau".- Về bước đi: phải qua nhiều bước, "bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh,...chớ ham làm mau, ham rầm rộ...Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần".Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất, rồi lại đến hình thức hợp tác xã...Về bước đi công nghiệp, "...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng", "làm trái với LX cũng là mác-xít"- Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của VN. "Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải học kinh nghiệm của các nước anh em" nhưng "áp dụng kinh nghiệm ấy 1 cách sáng tạo", "ta không thể giống LX vì LX có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác..."Phương pháp xây dựng CNXH là "làm cho người nghèo thì đủ

Page 33: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm", như vậy CNXH không đồng nhất với đói nghèo, không bình quân, mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào".Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. CNXH là do dân và vì dân. Người đề ra 4 chính sách: Công-tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu 1, biện pháp 10, chính sách 20...có như thể mới hoàn thành kế hoạch.

* Vận dụng tt.HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN1. Kiên trì mục tiêu độc lập dt và CNXH trên nền tảng CNMLN và tthcm.2. Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, khởi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hóa-hiện đại hóa.3. Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dt với sức mạnh thời đại.4. Xd đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.

----- Chữ ký của: Mr_CheyZuo -----

« Ðề Tài Trước | Ðề Tài Kế »

HCM: Câu 4: Tư tưởng hcm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN. Vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn VN.

Saturday, 6. May 2006, 17:34Câu 4: Tư tưởng hcm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN. Vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn VN.Tthcm về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tư tưởng cộng đồng làng xã VN, được hình thành từ lâu đời trong ls dựng nước và giữ nước của dt.HCM đã từng biết đến tt CNXH sơ khai ở phương Đông, qua "thuyết đại đồng của " Nho giáo, chế độ công

Page 34: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

điền ở phương đông là cơ sở kinh tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người VN.Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, NAQ đã tìm thấy trong học thuyết Mác về lý tưởng một xh nhân đạo, về con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dt bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923, NAQ đến LX, lần đầu tiên biết đến "chính sách kt mới" của Lênin, được nhìn thấy thành tự của nhân dân xô-viết trên co đường xây dựng xh mới.* Tthcm về CNXH1-Cơ sở hình thành tthcm về CNXH ở VN+ HCM tiếp cận tư tưởng CNXH từ quan điểm hình thái KT-XH của Mác. Luận điểm cơ bản của Mác-ăngghen về 1 xh mới với những đặc trưng bản chất là xóa bỏ chế độ người bóc lột người dựa trên tư hữu về tư liệu sx, xóa bỏ tình trạng bị áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần. Lênin đã phát triển luận điểm về CNXH ở điều kiện CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, tức giai đoạn ĐQCN. CMT10 Nga năm 1917 đã làm cho lý luận trở thành hiện thực: CNXH với tư cách là 1 xh mới, một bước phát triển cao và tốt đẹp hơn so với CNTB. HCM khẳng định vai trò quyết định của sức sx đối với phát triển của xh cũng như đối với sự chuyển biến từ xh nọ sang xh kia. Bác cũng khẳng định, trong ls loài người có 5 hình thức quan hệ sx chính, và nhấn mạnh "không phải quốc gia dt nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy". Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn TBCN.+ HCM đã tiếp cận CNXH từ quan điểm duy vật ls khoa học, từ sự giác ngộ về sứ mệnh ls của GCCN-giai cấp trung tâm của thời đại. NAQ trực tiếp tham gia phong trào công nhân, khi trở thành người cộng sản Người đã tìm hiểu và viết nhiều bài về GCCN (ấn, nhật, trung, thổ nhĩ kỳ...). Tuy hoạt động ở nước ngoài người vẫn theo dõi phong trào công nhân ở VN. Năm 1922, lần đầu công nhân ở chợ lớn bãi công, NAQ coi đó là "dấu hiệu chứng tỏ GCCN đã bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình"..."chúng ta phải ghi lấy dấu hiệu của thời đại". "GCCN ở chính quốc không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những người anh em ở đấy bằng lời nói mà thôi, mà còn phải giác ngộ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và pp tổ chức".+ HCM tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dt.- Từ đặc điểm ls dt: nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ mang đậm dấu ấn phong kiến phương đông, mâu thuận giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương tây, do đó hình thành quốc gia dt từ sớm; ngày từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở VN: tinh thần yêu nước, yêu thường đùm bọc trong họan nạn đấu tranh, cố kết cộng động quốc gia dt.- Từ truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hóa mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dt trọng hiền tại; hiếu học...- Tư duy triết học phương đông: coi trọng hòa đồng, đạo đức nhân nghĩa. HCM quan niệm, CNXH là thống nhất với văn hóa, đạo đức, "CNXH là giai đoạn phát triển cảo hơn so với CNTB về mặt văn hóa và giải phóng con người".+ HCM tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của CMVN và xu hướng phát triển của thời đại.- CMVN đầu thế kỷ 20 đặt ra yêu cầu khách quan là tìm 1 ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp CM đúng đắn đem lại thắng lợi cho CMVN. CMVN đòi hỏi có 1 giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sx mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. HCM sớm nhìn thấy phong trào yêu nước VN đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại gpdt. Tư tưởng độc lập dt gắn liền với CNXH xuất phát từ thực tiễn CMVN.- CMT10 Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho gpdt ở phương đông: độc lập dt gắn liền với CNXH. NAQ đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân.+ HCM đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tư duy của HCM là tư duy rộng mở và văn hóa.2-Quan điểm của HCM về đặc trưng, bản chất của CNXH.- Về bản chất của CNXH:Nêu khái quát luận giải của các nhà kinh điển về giai cấp thấp của CNXH.Mác, Ăngghen dự kiến phác thảo về xh mới với 4 đặc trưng cơ bản. Lênin phát triển quan điểm của Mác và nêu 2 giai đoạn phát triển của phương thức sx mới: giai đoạn thấp và giai cấp cao.

Page 35: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Quan niệm của HCM về bản chất của CNXH thống nhất với các nhà kinh điển đã nêu. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước ta, vào thời điểm khác nhau bác nêu bản chất của CNXH là:+ Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống 1 đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.+ Muốn có CNXH thì phải làm ìg? Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sx. Sx là mặt trận chính của chúng ta.+ Nhấn mạnh tính chất sở hữu công cộng: lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung.+ CNXH là không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động, thực hiện công bằng, bình đẳng.+ CNXH phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa của nhân dân.+ CNXH là do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tthcm: Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kt phát triển cao, dựa trên lực lượng sx hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sx; một xh phát triển cao về văn hóa, đạo đức; một xh công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.- Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXHMục tiêu của CNXH:+ Về chế độ chính trị: nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về dân, chính phủ là đầy tớ của dân; dân có quyền và có nghĩa vụ làm chủ. "Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo".+ Về kt: Xây dựng kt XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến; hình thành sở hữu nhà nước-nó phải lãnh đạo kt quốc dân. CNXH chỉ thắng CNTB khi nào có năng suất lao động cao hơn hẳn. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quy luật tất yếu có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. "Làm trái với LX cũng là Mác-xít".+ Về văn hóa: có văn hóa phát triển cao (vừa mang tính chất XHCN, vừa mang tính chất dt-tức là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dt). Đó là nền văn hóa lấy hạnh phúc của đồng bào, dt làm cơ sở để phát triển, văn hóa "phải sửa đổi được thói tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ". "Phải làm cho ai cũng có lý tưởng, tự chủ, độc lập, tự do".+ Về mối quan hệ xh: thực hiện công bằng, dân chủ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; quan tâm thực hiện chính sách xh.+ Về con người XHCN, phải có phẩm chất cơ bản sau:Con người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức XHCN: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật; có tinh thần sáng tạo, nhạy bén với cái mới. Đó cũng là động lực quan trọng nhất để xây dựng thành công CNXH.Phải quan tâm đến phụ nữ (1 nửa của xh), phải giải phóng phụ nữ, xây dựng bình đẳng nam-nữ.Về động lực của CNXH+ Phát huy các nguồn động lực cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quyết định. "CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người".Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết- động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; "phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân". "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, đảng và chính phủ có lỗi".Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ. Sau vấn đề dân chủ là thực hiện công bằng xh, đặc biệt là trong phân phối phải theo nguyên tắc: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. "Khoán là 1 điều kiện của CNXH...". Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hóa, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người.+ Khác phục lực cản:Căn bệnh thoái hóa, biến chất của cán bộ;Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH.Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.

Page 36: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng...Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đọa đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của đảng, bác gọi đó là giặc nội xâm.* Tthcm về con đường đi lên CNXH ở VN1- Về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN.+ Tính khách quan của thời kỳ quá độ:Mác cho rằng: hình thức quá độ trực tiếp từ xh TBCN lên CNXH diễn ra ở các nước TB phát triển nhất ở châu âu không thể là gì khác ngoài thực hiện CCVS.Lênin cho rằng: quá độ gián tiếp không qua CNTB ở những nước tiểu nông cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài của 1 nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng XHCN thành công và điều kiện bên trong phải có 1 chính Đảng vô sản lãnh đạo đất nước đi theo CNXH. Sự sáng tạo của Lênin bổ xung cho học thuyết Mác, xuất phát từ thực tiễn nước Nga, không chỉ là quá độ về chính trị.+ HCM thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạng hình thức quá độ "rút ngắn" áp dụng cho VN.- Cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm ls cụ thể của mỗi nước khi bước vào thời kỳ quá độ: "tùy hoàn cảnh, mà các dt phát triển theo con đường khác nhau...Có nước thì đi thẳng tiến đến CNXH, có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CNXH".- HCM xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của VN:HCM chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN: "Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN". Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với VN."Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ" là mâu thuẫn giữa 1 bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng 1 chế độ xh mới có "công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến" với 1 bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta."Về độ dài của thời kỳ quá độ: lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của LX và TQ, HCM dự đoán "chắc đôi ba, bốn kế hoạch dài hạn..." sau đó quan niệm được điều chỉnh: "xây dựng CNXH là 1 cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài".- Về nhiệm vụ ls của thời kỳ quá độ, Người nêu: phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH..., vừa cải tạo kt cũ vừa xây dựng kt mới, mà xây dựng là chủ yếu và lâu dài. HCM chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chính trị, kt, văn hóa, xã hội.Chính trị, cuộc đấu tranh gay go giữa cái cũ đang suy tàn và cái mới đang nảy nở...cho nên sự nghiệp xây dựng CNXH khó khăn và phức tạp.Kinh tế, tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kỳ tư bản nhưng sao cho không đi chệch sang CNTB; sử dụng hình thức và phương tiện của CNTB để xây dựng CNXH. Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kt thay bằng quân sự, vì vậy ta phải phát triển kt.Tư tưởng, văn hóa, xh: bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kt, lạc hậu về văn hóa...tất cả sẽ dẫn đến những biểu hiện xấu xa, thoái hóa cán bộ, đảng viên...là khe hở CNTB dễ dàng lợi dụng. HCM nhấn mạnh "muốn cải tạo XHCN thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được".

- Về nhân tố đảm bảo được thực hiện thắng lợi CNXH ở VN: phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị-xh; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH.2-Về bước đi, biện pháp và phương thức xây dựng CNXH ở VN.- Phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta. "Ta không thể giống LX...""Tất cả các dt đều tiến tới CNXH không phải 1 cách hoàn toàn giống nhau".- Về bước đi: phải qua nhiều bước, "bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh,...chớ ham làm mau, ham rầm rộ...Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần".Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất, rồi lại đến hình thức hợp tác xã...Về bước đi công nghiệp, "...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng", "làm trái với LX cũng là mác-xít"- Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo,

Page 37: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

chống giáo điều, rập khuôn phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của VN. "Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải học kinh nghiệm của các nước anh em" nhưng "áp dụng kinh nghiệm ấy 1 cách sáng tạo", "ta không thể giống LX vì LX có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác..."Phương pháp xây dựng CNXH là "làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm", như vậy CNXH không đồng nhất với đói nghèo, không bình quân, mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào".Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. CNXH là do dân và vì dân. Người đề ra 4 chính sách: Công-tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu 1, biện pháp 10, chính sách 20...có như thể mới hoàn thành kế hoạch.* Vận dụng tthcm về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN1. Kiên trì mục tiêu độc lập dt và CNXH trên nền tảng CNMLN và tthcm.2. Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, khởi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hóa-hiện đại hóa.3. Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dt với sức mạnh thời đại.4. Xd đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.