TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

22

Click here to load reader

Transcript of TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

Page 1: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trần Tuấn Phong

Định hướng cho sự phát triển văn hóa Việt nam trong giai đoạn hiện nay

đã được khẳng định rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của

Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua. Mục tiêu tổng quát của sự phát

triển văn hóa là nhằm: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm

nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn

kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng

tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”1.

Tiếp cận hệ thống về văn hóa và phát triển văn hóa cho chúng ta thấy

rằng truyền thống văn hóa dân tộc là nền tảng và tiềm năng nội sinh cho

sự phát triển mang đậm bản sắc dân tộc của văn hóa. Tuy nhiên nguyên

nguồn sâu xa hơn của truyền thống văn hóa dân tộc là tính nhân loại

(nhân tính) và văn hóa dân tộc phát triển trong mối tương tác với văn hóa

nhân loại. Điều này có nghĩa là phát triển văn hóa là tiến trình phát triển

con người, tiến trình hiện thực hóa, cụ thể hóa bản tính con người (nhân

tính) trong các bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Hơn nữa sự đa dạng của

phát triển văn hóa còn là biểu hiện tính sáng tạo và chủ động của con

người trong sự triển khai phát triển bản tính (nhân tính) của chính mình.

Phát triển văn hóa của một dân tộc, vì thế, trước hết là sự phát triển trên

nền tảng của truyền thống văn hóa của dân tộc đó, đồng thời sự phát triển

1 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.76.

1

Page 2: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

đó phải được đặt trong bối cảnh tương tác với các nền văn hóa khác (của

khu vực và của thế giới) và trong sự quy chiếu với nhân tính.

Với tư cách là một bộ phận của văn hóa Đông Á, văn hóa Việt Nam phát

triển trong sự tương tác với văn hóa Đông Á. Phát triển văn hóa của Việt

Nam, vì thế, diễn ra trong sự tương tác với các nền văn hóa của khu vực

Đông Á, mà trong đó văn hóa Nho giáo đóng vai trò quan trọng. Chính vì

vậy việc tìm hiểu quan điểm của Nho giáo về phát triển con người và phát

triển văn hóa có thể đem lại những đóng góp và gợi ý cần thiết cho sự

phát triển của Văn hóa Việt Nam.

1. Tu thân Nho giáo và phát triển con người

Phát triển con người có thể được hiểu như là tiến trình khai triển của bản

tính con người, một tiến trình phát triển mang tính hữu cơ và cụ thể tiềm

năng con người trong những bối cảnh lịnh sử, văn hoá xã hội khác nhau.

Nhìn nhận từ quan điểm phát triển con người như vậy thì toàn bộ lịch sử

của nhân loại là một tiến trình hữu cơ (thống nhất trong đa dạng) mà ở đó

bản tính con người đã và đang được hiện thực hóa, cụ thể hóa và đa dạng

hóa trong các truyền thống văn hóa. Tính đa dạng của các truyền thống

văn hóa thể hiện tính sáng tạo của con người trong việc luận giải và phát

triển bản tính con người. Tính đa dạng của các truyền thống văn hóa còn

cho ta thấy tính hữu hạn của con người trong nỗ lực luận giải và phát

triển bản tính con người như là một tiềm năng vô hạn. Tính hữu hạn của

con người còn thể hiện ở chỗ sự phát triển con người mang tính lịch sử-

cụ thể và vì thế luôn gắn liền và song hành cùng với sự hình thành và

phát triển của truyền thống văn hóa. Nỗ lực phát triển con người vì thế là

một nỗ lực liên tục hướng tới mục đích phát lộ ngày càng đầy đủ hơn bản

tính con người, tới một đời sống nhân văn và tốt đẹp hơn.

2

Page 3: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

Một quan niệm tương tự như vậy về phát triển con người có thể được

nhận thấy trong khái niệm Tu thân của Nho giáo. Bởi vì tu thân Nho giáo

gắn liền với quan niệm về bản tính con người (nhân tính) và được hiểu

như là một tiến trình hiện thực hóa bản tính đó nhằm hướng tới một cuộc

sống tốt đẹp (chỉ ư chí thiện) bao gồm không những hạnh phúc cho chính

bản thân con người mà còn cả sự hòa hợp trong gia đình, trong xã hội và

cao nhất là sự hòa hợp với Thiên nhiên (Vũ trụ).

Chương mở đầu của Trung Dung đã khái quát cô đọng về bản tính con

người và tu thân của con người: “Mệnh trời gọi là tính. Noi theo tính gọi

là Đạo. Tu theo Đạo gọi là Giáo” (Thiên mạng chi vị tính. Suất tính chi vị

Đạo. Tu Đạo chi vị Giáo)2. Tính như vậy là sự ‘hiện diện’ của mạng trời

trong con người, sự phú bẩm của trời cho người. Nhân tính chính là mạng

trời ở dạng tiềm năng vô tận, chưa được định dạng hay chưa được khai

triển. Đạo chính là sự phát lộ (suất tính) của thiên mệnh trong thế giới của

con người. Trong đời sống của con người thì Đạo mà Nho giáo đề cập

đến chính là sự tỏa sáng (minh đức), sự phóng phát của cái Thiên Mệnh

hay cái Lý tự nhiên tiềm ẩn nội tại trong con người “làm thực thể cho

lòng ta”3. Ở bình diện phát triển của mỗi cá nhân con người thì mục đính

của tu thân, hay suất tính (theo Đạo), là nhằm đạt đến đức nhân (chí

thiện) bởi vì “Tu đạo mà cốt cho được ‘chí ư chí thiện’, tất phải thực hành

cho được đức ‘nhân’”, vậy nên, như Phan Bội Châu nói, không những tu

thân dĩ đạo mà còn phải thấy rằng ‘tu đạo dĩ nhân’ bởi vì ‘nhân’ tức là

‘đạo’, mà ‘đạo’ cũng là ‘nhân’4. Đạo được thực hành biểu hiện trong tập

tục và nếp sống tốt đẹp của “đời sống đạo đức” của cộng đồng văn hóa.

Sự hiện diện của Đạo đem lại mối tương giao hài hòa giữa con người với

2 Tứ Thư. (trọn bộ 4 tập). Tập 2: Trung Dungc.Bản dịch của Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2006. c tr. 42-43

3 Phan Bội Châu Phan Bội Châu. Khổng Học Đăng. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Hà Nội, 1998 tr. 393 Thiên mệnh đã là cái lý tự nhiên thời tính cũng là cái lý tự nhiên mà làm thực thể cho lòng người ta4 Phan Bội Châu sdd tr. 447.

3

Page 4: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

con người, con người với Trời Đất và vạn vật. Sống có đạo đức là sống

trong sự thức tỉnh và hiện thực hóa mối tương giao này qua việc khai

triển và ‘thi hành’ Mệnh Trời’ để Thành người. Chữ Thành(誠) trong Nho

giáo bao gồm cả sự nhận biết (thức tỉnh) được bản tính hay Đạo (lý) trong

(tâm) mình lẫn tiến trình ‘hiện thực hóa’ bản tính của mình trong đời

sống đạo đức5. Sự thức tỉnh và triển khai của Mệnh Trời này trong tiến

trình tu thân của con người đem lại sự phát triển (hoàn thiện hóa) của cá

nhân con người và từ đó dẫn đến trật tự của gia đình, ổn định của quốc

gia và thái bình của thế giới. Tu than quan trọng như vậy nên tu thân là

nghĩa vụ của tất cả mọi người, từ bậc Thiên tử xuống chí hạng bình dân,

ai nấy đều phải lấy sự tu tập lấy mình làm gốc “Những vị vua thánh thủa

xưa muốn làm cho cái đức tính mình tỏ sáng ra trong thiên hạ, trước hết

phải lo sửa trị nước mình. Muốn sửa trị nước mình, trước phải sắp đặt nhà

cửa cho chỉnh tề. Muốn sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề, trước phải tu tập lấy

mình” bởi vì chỉ khi tu tập được mình thì “mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh

tề. Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tể, thì nước mới sửa trị được. Nước đã

sửa trị, thiên hạ mới bình an”6.

Bởi do con người luôn sinh ra trong một truyền thống văn hóa nhất định

và bị chế định bởi chính truyền thống văn hóa đấy nên khởi đầu của tiến

trình tu thân là khởi đầu của một tiến trình ‘hội nhập xã hội’ trong một

môi trường văn hóa nhất định. Tu thân trong một môi trường văn hóa cụ

thể là quá trình con người giao tiếp với các thành viên khác trong cộng

đồng, hiểu biết được sự vật xung quanh mình, là quá trình hòa nhập vào

‘không gian xã hội’ và ‘thiên nhiên thứ hai’ của con người, tìm ra ‘chức

năng xã hội’ của mình để bắt nhịp được với đời sống xã hội đầy năng

5Yong Huang. Confucius and Mencius on the motivation to be moral. Philosophy East & West Volume 60, Number 1 January 2010 p. 726 Tứ Thư. (trọn bộ 4 tập). Tập 1: Đại Học.Bản dịch của Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2006. tr. 9 (chương 1)

4

Page 5: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

động và biến đổi7. Mỗi truyền thống văn hóa, với tư cách là một cách lý

giải đặc thù về bản tính con người và ý nghĩa của tồn tại của người, vừa

là cơ sở tiềm tàng vừa là giới hạn cho những sự diễn giải về ý nghĩa tồn

tại người, cho những sự lựa chọn và dự phóng của mỗi cá nhân sống

trong đó. Nói khác đi truyền thống văn hóa vừa là điều kiện khả thể vừa

là giới hạn (dù là tạm thời) cho sự phát triển cá nhân của con người. Ở

đây ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển của truyền thống

văn hóa và phát triển con người. Truyền thống văn hóa ở thể tĩnh tương

đối là một hệ thống các phong tục tập quán, kỹ năng xã hội, quy tắc luân

lý … còn truyền thống văn hóa ở thể động (trong sự vận động) chính là

thực tiễn xã hội. Ở đây ‘hệ thống’ mang tính quy định sự hình thành con

người xã hội nhưng chính trong hoạt động của‘thực tiễn’ con người thì

hệ thống mới tồn tại và được đổi mới bổ sung. Để có thể hòa nhập với xã

hội thì cá nhân con người phải trải qua một quá trình giáo dưỡng và đào

luyện nhằm hình thành nhân cách và tiếp thu các kỹ năng hoạt động xã

hội, đồng thời con người xã hội thông qua các hoạt động của mình cũng

chính là những tác nhân chính đổi mới các giá trị truyền thống và khai

mở các kỹ năng mới phù hợp với điều kiện lịch sử của mình.

Thông qua mối liên hệ biện chứng giữa phát triển con người và phát triển

văn hóa mà bản tính con người ngày càng được hiện thực hóa đầy đủ hơn

( nhân tính ngày càng được phát lộ hơn). Bởi vì con người, khác với các

sinh thể khác, cảm nhận được tiềm năng vô tận của bản tính nội tại và

tiểm ẩn của mình. Tiến trình tu than hay phát triển con người là tiến trình

lấy bản tính tiềm năng đó làm đối tượng để ‘tra vấn’. Sự ‘tra vấn’ nguồn

tiềm năng vô tận tiềm ẩn đó đó đem lại tính chủ động trong quan hệ của

7 Đứa trẻ sinh ra lúc đầu được phân biệt thành ‘con trai’ (male)hay ‘con gái’ (female) trên cơ sở các đặc tính sinh vật học, khi đó thì chưa có nhiều sự khác biệt giữa đứa bé sinh ra ở Việt nam, ở Trung Quốc hay ở bất cứ một khu vực nào trên thế giới. Tuy nhiên lớn lên trong các xã hội khác nhau đứa bé sẽ đảm nhận các vai trò (xã hội) mà cộng đồng quy định theo giới tính của nó. Nó sẽ thành ‘đàn ông’ (masculine) hay ‘đàn bà’ (feminine), đảm đương những vai trò xã hội cụ thể tương ứng. Ví dụ theo truyền thống Ấn độ những người bán hàng ở chợ là đàn ông, còn ở Việt nam thì phần lớn đàn bà đảm nhiệm việc này …

5

Page 6: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

con người với bản tính của mình. Nó là chủ động bởi vì con người đóng

vai trò to lớn trong việc khai triển và định dạng bản tính tiềm năng của

mình bởi vì ‘Người ta có thể mở rộng nền đạo đức nơi mình; chẳng phải

nền đạo đức mở rộng được người8’. Sự “mở rộng của nền đạo đức” đồng

thời là sự khai triển sáng tạo bản tính của con người trong những bối cảnh

lịch sử văn hóa cụ thể của các cộng đồng người khác nhau, nó thể hiện

trong cách thức tổ chức xã hội của một cộng đồng người. Sự đa dạng của

các cách thức tổ chức đời sống của con người chính là sự sáng tạo của

con người trong việc luận giải bản tính con người để tìm ra và hiện thực

hóa các hình thức phát triển phù hợp cho cộng đồng của mình. Các cách

tổ chức đời sống xã hội khác nhau trong lịch sử của các cộng đồng người

cũng chính là các “đời sống đạo đức” của các cộng đồng đó, tuy khác

nhau nhưng đều xuất phát từ một nguyên nguồn chung là nhân tính.

2. Tu thân và phát triển văn hóa

Khi cho rằng tu thân là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của văn

hóa, chúng tôi muốn khẳng định rằng tu thân là một tiến trình hoàn thiện

nhân cách con người, một tiến trình mở mang tính liên tục và hữu cơ

(toàn thể). Chính cái ‘khả tính’ của nhân tính tiềm tàng là cơ sở và tiềm

năng vô hạn tạo ‘động lực’ và sinh lực cho sự liên tục của tiến trình tu

thân, của tiến trình ‘khắc kỷ, phục lễ’ liên tục. ‘Kỷ’ ở dây bắt đầu là cái

tôi cá nhân mang tính sinh học, khi được triển khai rộng hơn nữa sẽ trở

thành ‘cái tôi’ của gia đình, của cộng đồng, của quốc gia và của một nền

văn hóa. ‘Phục lễ’ đầu tiên là tuân theo các quy tắc sinh hoạt, kỹ năng

sống và hoạt động thực tiễn của gia đình, cộng đồng và của một nền văn

hóa. Chúng ta có thể hiểu rằng ‘lễ’ không phải là những gì bất biến mà là

sự hiện thực hóa, tỏa sáng của ‘ Lý’ của ‘Tính’ ở những mức độ khác

8 Tứ Thư. (trọn bộ 4 tập). Tập 3: Luận ngữc.Bản dịch của Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2006. tr. 251

6

Page 7: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

nhau và trong một giai đoạn phát triển lịch sự nhất định. Đây là tính đa

dạng của ‘lễ’ thể hiện qua các tập tục, quy tắc ứng xử và nếp sinh hoạt

của các truyền thống văn hóa khác nhau, ở những thời điểm lịch sử khác

nhau. Chính vì vậy nên tu thân khởi đầu từ ‘phục lễ’ nhưng không chỉ

phục một cách thụ động mà ‘phục’ một cách tích cực thông qua sự ‘cải

hóa’ và làm giàu ‘lễ’ truyền thống trong sự đáp ứng với tiềm năng của

Nhân Tính. Đây có thể là điều mà Khổng Tử muốn đề cập đến trong Luận

ngữ “Người thảy đều gần giống nhau vì ai nấy đều có cái bản tính lành;

nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra khác nhau (Tính tương cận

giã, tập tương viễn giã)9”

Cái ‘bản tính lành’ mang tính phổ quát chính là mục đích và điều kiện

khả thể cho các cái ‘thói quen’ tập tục riêng biệt, nó là cái đem lại ý nghĩa

cho sự hiện hữu của các cái riêng khác biệt đó, là cấu trúc tổ chức, một

hình thức thiết lập trật tự các mối quan hệ của các cái riêng này. Nó chính

là cái ‘thống nhất’ các các riêng biệt này và hiện thể ra trong sự tồn tại

của các cái riêng biệt này. ‘Bản tính lành’ như vậy chính là ‘mục đích’ tối

cao, nguyên nhân nội tại chi phối hoạt động của các cái cái cá biệt. Nói

một cách khác nếu như hiểu ‘bản tính lành’ như là nguyên nguồn và mục

đích nội tại quy định sự phát triển của văn hóa nhân loại, còn các ‘thói

quen’ tập tục là các truyền thống văn hóa đặc thù cá biệt thì ta có thể

nhận thấy được tính thống nhất cũng như ‘tính mở’ của các truyền thống

văn hóa. “Tính mở” của mỗi truyền thống văn hóa được thể hiện trong sự

phản tỉnh về tính hữu hạn của mỗi nền văn hóa trong nỗ lực tiến tới hiện

thực hóa bản tính lành đang tiềm ẩn trong mỗi truyền thống văn hóa.

Chính trong tiến trình tu thân đích thực của con người thì tính hữu hạn

lịch sử của từng truyền thống văn hóa văn hóa có thể được ‘vượt qua’. Tu

thân như vậy là vừa là quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa truyền

thống đồng thời cũng là quá trình mở rộng, biến cải văn hóa truyền thống 9 Luận ngữ 269

7

Page 8: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

đó. Đây chính là cơ sở cho phát triển và hội nhập văn hóa. Mục đích cuối

cùng của phát triển và hội nhập văn hóa không phải là để áp đặt giá trị

văn hóa của một dân tộc lên các dân tộc khác mà là để các nền văn hóa

khác nhau cùng nhau phản tỉnh về các giá trị văn hóa đặc thù về tính hữu

hạn của mình đồng thời tiếp thu những giá trị tích cực và quan trọng hơn

cả là để cùng nhau tìm cách tốt nhất hoàn thiện nhân tính của con người.

Cái ‘tối thiện’ hay ‘nhân tính’ hay ‘bản tính lành” chính là cùng đích

không chỉ Nho giáo mà văn hóa nhân loại hướng tới. Tiến trình hội nhập

và phát triển văn hóa chính là tiến trình các nền văn hóa khác nhau đối

thoại với nhau để đạt đến mục đích đó “Người quân tử nhờ văn chương

học vấn mà hội hiệp bằng hữu và nhờ bằng hữu mà tấn lên đức nhân”

(Quân tử dĩ văn hội hữu, dĩ hữu phu nhân)10.

Rõ ràng rằng sự hài hòa và đồng điệu giữa Trời, Người và Đất mà tu thân

Nho giáo hướng tới có thể đạt được thông qua tiến trình động được hiện

thực hóa trong những thang bậc (mức độ) khác nhau của nỗ lực tu thân

đích thực của con người. Ở bậc thánh nhân, khi mà nỗ lực tu thân tiệm

cận tới sự viên mãn, đó là sự đồng hàng và hòa điệu với nhịp sống tự

nhiên của Trời Đất và Vạn Vật. Đồng hàng và hòa điệu với nhịp sống của

Trời Đất và vạn vật đạt được trong nỗ lực tu thân chính là hạnh phúc lớn

nhất của con người. Niềm hạnh phúc này không phải chỉ dừng ở chỗ hiểu

biết mang tính lý luận hay sự ưa thích bình thường mà là sự hòa điệu với

Đạo “Biết Đạo chẳng bằng ưa Đạo; ưa Đạo chả bằng vui với Đạo”11.

Không hạnh phúc và an lạc sao được khi mà ta nhận ra rằng “Càn (trời) là

cha, Khôn (đất) là mẹ, tấm thân nhỏ nhoi của ta tương hợp với trời đất mà

đứng ở giữa. Cho nên cái khí lấp đầy trời đất là thân thể ta. Cái thống lĩnh

10 Luận ngữ, 19511 Tứ Thư. (trọn bộ 4 tập). Tập 3: Luận Ngữ .Bản dịch của Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2006. tr. 93

8

Page 9: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

trời đất là bản tính của ta. Người dân là đồng bào của ta. Vạn vật là bè

bạn của ta” 12

Như vậy chúng ta nhận thấy rằng tu thân chính vừa quá trình hòa nhập

của cá nhân với truyền thống văn hóa của mình, đồng thời cũng là quá

trình tham gia tích cực của cá nhân vì sự phát triển của nền văn hóa đó.

Tu thân, còn là một tiến trình mở rộng (và vượt qua) liên tục bản ngã cá

nhân, là một tiến trình tiếp nhận những giá trị mới, mở rộng và làm giàu

chân trời truyền thống. Trong bối cảnh như vậy tu thân còn là cơ sở bền

vững để thiết lập những đối thoại văn hóa không những giữa các cộng

đồng trong một quốc gia mà giữa các nền văn hóa khác nhau.

Tu thân chính là ‘cách thức đích thực của con người để phát triển năng

lực và tài năng tự nhiên của mình’13 Cái tạo ra sự khác biệt giữa con

người và động vật chính là khả năng con người phản tỉnh về bản tính của

mình nhằm tìm cách phát triển hoàn thiện mình để vượt qua tính đặc thù

của nền văn hóa của mình nhằm vươn tới cái phổ quát của nhân loại

“Con người đặc trưng bởi sự vượt qua cái trực tiếp và cái tự nhiên theo sự

đòi hỏi của phần lý tính và trí tuệ trong bản chất của mình”14. Vượt qua

cái cá thể tính của mình để vươn tới cái phổ quát thông qua quá trình tu

thân có nghĩa là thấy được cái hạn chế của mình để ‘mở lòng’ mình ra

tiếp nhận những giá trị, kinh nghiệm của những người đi trước trong

truyền thống văn hóa văn hóa của mình cũng như sẵn sàng tiếp thu những

giá trị nhân bản của các nền văn hóa khác để làm giàu cho truyền thống

văn hóa của mình, cùng nhau xây dựng và thúc đẩy tiến trình ‘tu thân’

chung của cả nhân loại. Tu thân chính là tiến trình biện chứng giữa tiếp

nhận và phát triển của văn hóa.

12 Trích theo. Phùng Hữu Lan. Lịch sử triết học Trung Quốc. Tập 2. Bản dịch của Lê Anh Minh. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà nội, 2007. tr.555.13 Gadamer. Truth and Method., p. 1214 H. Gadamer. Sđd, tr. 12

9

Page 10: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

3. Phát triển con người và phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

Với tư cách là cái phổ quát, bản tính con người đóng vai trò là cơ sở tạo

ra sự thống nhất cũng như nguyên nguồn cho sự phát triển của các truyền

thống văn hóa đặc thù (được hiểu như những sự luận giải và khai triển

sáng tạo của con người về bản tính con người). Trong sự phát triển đa

dạng của mình các truyền thống văn hóa đã định dạng bản tính con

người, biến bản tính con người từ cái tiềm năng thành cái hiện thực. Nói

khác đi, bản tính con người không tồn tại biệt lập khỏi các truyền thống

văn hóa mà nó được cụ thể hóa (được định dạng, được hiện thực hóa hay

hiện thể hóa) trong các truyền thống văn hóa thông qua hoạt động sáng

tạo của các tác nhân con người. Tính phổ quát được đặc thù hóa này đóng

vai trò là mẫu hình tổ chức đem lại trật tự, sự điều phối và tính ổn định

cho cuộc sống của các thành viên của cộng đồng đó và như thế nó hỗ trợ

và tạo điều kiện cho các thành viên của cộng đồng phát triển tiềm năng và

năng lực của mình. Phát triển con người, phát triển văn hóa luôn là sự đặc

thù hòa bản tính con người là tiến trình thể hiện tính sáng tạo của con

người. Như vậy, từ góc độ của mối quan hệ biện chứng giữa cái phổ quát,

cái đặc thù và cái đơn nhất, chúng ta nhận thấy rằng phát triển con người,

với tư cách là sự triển khai của bản tính con người, được trung gian hóa

qua các giai đoạn khác nhau và trong các bối cảnh lịch sử khác nhau của

truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa đóng vai trò là các không

gian lịch sử-xã hội mà trong đó các cá nhân con người được sinh ra và trở

thành thành viên đầy đủ thông qua quá trình giáo dục và hòa nhập xã hội

để tham gia và đóng góp vào sự phát triển của cuộc sống xã hội của cộng

đồng. Sự hình thành và phát triển của con người với tư cách là tồn tại xã

hội bị chế định (ở mức độ nhiều hay ít) bởi truyền thống văn hóa nơi họ

sinh sống. Tuy nhiên, khi họ đã trưởng thành (là thành viên đầy đủ của xã

hội) thì họ có thể thúc đẩy sự phát triển (triển khai) tiềm năng tính của

10

Page 11: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

con người và cải biến truyền thống văn hóa nơi mà họ sinh ra và trưởng

thành. Tồn tại mang người mang đậm tính xã hội vì con người và tiến

trình “thành người” luôn được đặt trong sự đối thoại với truyền thống văn

hóa để được đào luyện và phát triển thành người và trong đối thoại với

bản tính con người để biến cải (tiếp tục phát triển) chính truyền thống

đang nuôi dưỡng họ.

Sự tồn tại và phát triển của văn hóa Việt Nam có thể được hiểu là tiến

trình phát triển con người, phát triển bản tính con người và bởi con người

Việt Nam trong điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam,

trong mối tương tác lịch sử với các nền văn hóa khác của nhân loại . Tiến

trình phát triển của văn hóa Việt Nam trong lịch sử là sự biểu thị của tính

sáng tạo, tính độc đáo của con người Việt Nam vừa là sự đặc thù hóa bản

tính con người trong một bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Tính sáng

tạo của con người Việt Nam ở đây gắn liền với sự tự-nhận thức, hay

chính sự phản tỉnh về tính tiềm năng của bản tính con người và khả năng

lựa chọn một phương thức hành động đặc thù, cụ thể phù hợp với hoàn

cảnh lịch sử của Việt Nam để phát triển (triển khai) bản chất con người.

Tính sáng tạo và đặc thù của sự phát triển này được nuôi dưỡng và phát

lộ ra trong bối cảnh cụ thể của Văn hóa truyền thống Việt Nam của sự

phát triển, hiện thực hóa bản tính con người trong bối cảnh truyền thống

văn hóa Việt Nam, nó cũng chính là động lực đóng góp cho sự phát triển

liên tục của bản tính con người và sự phát triển và hoàn thiện của truyền

thống văn hóa nơi mà con người Việt Nam sinh ra và trưởng thành.

Xét cho cùng thì động cơ và mục đích của phát triển văn hóa Việt Nam

phải vì sự phát triển của con người Việt Nam. Bởi vì hạnh phúc đích thực

mà con người tìm kiếm và hướng tới trong tiến trình hiện thực hoán và

khai triển trọn vẹn của bản tính con người (thành người) cũng chính là lý

tưởng và mục đích của sự phát triển con người. Mưu cầu hạnh phúc cho

11

Page 12: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội, và mưu cầu hạnh phúc cho

dân tộc cũng chính là mục tiêu chính trong cuộc đời cách mạng của Hồ

Chí Minh, đại diện tiêu biểu của văn hóa Việt Nam “Cả đời tôi chỉ có một

mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc, và hạnh phúc của quốc

dân..Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích,

làm cho ích quốc lợi dân”15 hoặc “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham

muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn

toàn được tự do, đồng bảo ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được

học hành”16. Mục đích cách mạng của Hồ Chí Minh giành lại quyền độc

lập cho đất nước, quyền tự do cho dân tộc để có thể thực hiện quyền được

phát triển, “quyền được sung sướng và quyền hạnh phúc” cho mọi người

dân. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mẫu mực trong tu

dưỡng và phát triển nhân cách, Hồ Chí Minh đã từng viết “Cụ Khổng Tử

nói: Mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên

hạ. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình

không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”17. Nhân cách của

người “đã phát hiện ra ngoài…trở nên tỏ rõ…sáng chói…cảm động mọi

người và mọi vật”18.

Phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay cần phải được hiểu là sự tiếp nối

liên tục, sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc. Sự tiếp nối và kế thừa

đó phải là sự kế thừa mang tính phê phán để văn hóa có thể trở thành sức

mạnh nội sinh của sự phát triển của Việt Nam, để sự phát triển của văn

hóa mang đậm bản sắc của truyền thống dân tộc. Dựa trên nền tảng (và là

vốn quý báu) của truyền thống của dân tộc sự phát triển của Văn hóa mới

là sự khẳng định nét đặc thù, bản lĩnh văn hóa của Việt Nam. Bản lĩnh và

15 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 4. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 24016 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 4. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 24017 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 199518 Tứ Thư. (trọn bộ 4 tập). Tập 2: Trung Dung.Bản dịch của Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2006. tr. 79

12

Page 13: TU THÂN NHO GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAYREV

sự khẳng định của văn hóa Việt Nam sẽ giúp chúng ta tự tin bước vào hội

nhập quốc tế. Chúng ta hội nhập không những để học hỏi để làm giàu bản

sắc văn hóa của mình mà còn là để chúng ta có sự đóng góp tích cực với

sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

13