Trung Tâm Khảo Kiểm Nghi m Gi ng, Sản Phẩ ồ ộ ồ Điện thoại...

31
1 Công ty SOL Holdings Công ty NTS Partners Trung Tâm Kho Kim Nghim Ging, Sn Phm Cây Trng Nam B135A Pasteur, Q.3, Tp. HChí Minh Điện thoi: 08. 38229085/ Fax: 08. 38272425 BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM GIỐNG SIÊU CAO LƯƠNG TẠI VIỆT NAM 2014-2015 TP. HChí Minh, Tháng 02/2015

Transcript of Trung Tâm Khảo Kiểm Nghi m Gi ng, Sản Phẩ ồ ộ ồ Điện thoại...

1

Công ty SOL Holdings Công ty NTS Partners

Trung Tâm Khảo Kiểm Nghiệm Giống,

Sản Phẩm Cây Trồng Nam Bộ

135A Pasteur, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 38229085/ Fax: 08. 38272425

BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM GIỐNG SIÊU CAO LƯƠNG

TẠI VIỆT NAM 2014-2015

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 02/2015

2

MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam phát triển khá

mạnh, góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc

làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân; nhiều hộ đã tích lũy tăng quy mô

chăn nuôi trở thành doanh nghiệp, hoặc trang trại nuôi bò sữa. Những thành tựu về

phát triển chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã được các cấp các

ngành ghi nhận: Về số lượng tăng từ 41,24 ngàn con năm 2000 lên 128,58 ngàn

con năm 2010 và trên 200 ngàn con vào tháng 4/2014. Số lượng bò sữa ở Việt

Nam chủ yếu đang được chăn nuôi tại các nông hộ (chiếm 65%), chỉ có khoảng

35% số lượng được nuôi tại các trang trại tập trung của các doanh nghiệp. Trong

Hiệp hội sữa hiện có 10 doanh nghiệp là có dây chuyền sản xuất, chế biến, tự cung

một phần nguyên liệu như Vinamilk, Nutifood, Công ty FrieslandCampina VN,

Mộc Châu... Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa từ nay đến năm 2020 là đưa số

lượng bò sữa đạt 300 ngàn con, sản lượng sữa đạt gần 1 triệu tấn, trong đó 80-

100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, diện tích nông nghiệp ngày

càng thu hẹp, người chăn nuôi chưa chủ động được nguồn cung cấp thức ăn thô

xanh cho bò sữa, nên các hộ chăn nuôi có xu hướng tăng nhiều thức ăn tinh (cám

hỗn hợp, hem bia, xác mì,….), giảm thức ăn thô xanh hoặc dùng thức ăn tinh bù

vào lượng thức ăn thô bị thiếu hụt.

Thức ăn thô là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bò, bao gồm các loại

cỏ, cây ngô tươi, cỏ khô và thức ăn ủ chua. Cỏ tươi có thể từ nguồn cỏ tự nhiên,

hoặc cỏ trồng như các loại: Cỏ voi, cỏ sả, cỏ paspalum hoặc cỏ mulato... Ngoài ra

người chăn nuôi có thể tận dụng các loại phụ phẩm của công nghiệp chế biến rau

quả như vỏ trái thơm, bã mía… để cho bò ăn. Các loại thức ăn thô xanh thường

chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng, cung cấp nhiều vitamin và

chất xơ. Nếu thiếu cỏ tươi sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo trong sữa, nếu bò

thiếu thức ăn thô xanh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng

sinh sản.

Ở Việt Nam, sản xuất thức ăn thô xanh chỉ tập trung vào các tháng mùa mưa

(chiếm 70-80% sản lượng cả năm), vào mùa này thức ăn thô xanh được coi là tạm

đủ cho bò sữa (về mặt số lượng) nhưng về mặt chất lượng thì là một câu hỏi lớn?

Thức ăn thô xanh cho bò sữa phổ biến nhất là cỏ Voi. Tuy nhiên, cỏ voi chỉ phù

hợp trong giai đoạn trước đây, khi mà chăn nuôi bò chưa trở thành một hướng để

chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ. Ngày nay

khi chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật sự, phải

cạnh tranh với các nước trên thế giới, thì cỏ voi hoặc các loại cỏ có năng suất thấp,

chất lượng không cao không thể đáp ứng yêu cầu. Theo kết quả phân tích thành

phần dinh dưỡng, chất lượng của cỏ Voi rất kém, hàm lượng Protein thô thấp, tỷ lệ

3

sử dụng rất thấp (40-60%), tỷ lệ thân chiếm 70% tổng số; do vậy lượng thức ăn

thực tế mà bò sữa sử dụng là rất thấp. Nếu xét về khía cạnh năng suất chất xanh của

cỏ Voi là 100 tấn/ năm, thì gia súc chỉ sử dụng được 40-60 tấn. Ngoài ra, việc sử

dụng cây ngô thu hoạch lúc chín sữa để cung cấp thức ăn xanh cho bò cũng là giải

pháp bổ sung. Tuy nhiên năng suất sinh khối của ngô chỉ đạt từ 30-50 tấn/ ha/ vụ.

Thực tế người chăn nuôi bò sữa ở quy mô nông hộ hoặc trang trại tập trung hiện

nay đều cho rằng thức ăn thô xanh thiếu cả về số lượng và không đạt chất lượng.

Việc khảo nghiệm để phát triển cây trồng mới với đa mục đích sử dụng,

trong đó cho năng suất chất xanh siêu trội, chất lượng dinh dưỡng tốt để phục vụ

ngành chăn nuôi bò ngày càng phát triển ở Việt Nam là rất cần thiết. Trong 2 năm

(2014-2015), Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Nam Bộ

và Công ty NTS Partner Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị khảo nghiệm tiến

hành khảo nghiệm giống Siêu cao lương VN1401 ở 4 vùng sinh thái của Việt Nam

nhằm giải quyết mục tiêu trên.

1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng nhằm xác định tiềm năng và vùng

sinh thái phù hợp để phát triển giống siêu cao lương VN1401 ở Việt Nam cho mục

đích chế biến đường, cồn, làm thức ăn xanh hoặc ủ chua cho chăn nuôi bò.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Giống khảo nghiệm

Tên giống khảo nghiệm: Giống siêu cao lương VN1401

Nguồn gốc: giống lai F1, do Công ty Sol Holdings Corporation (Nhật Bản)

lai tạo và phát triển. Công ty NTS Partner Việt Nam là đơn vị giới thiệu và

đăng ký khảo nghiệm giống VN1401 ở Việt Nam

Nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng phát triển: 20-40oC

Ngày từ gieo đến thu hoạch lần đầu cho chế biến đường: 100-140 ngày

Mục đích sử dụng: làm thức ăn gia súc, chế biến đường và cồn

2.2. Tổ chức khảo nghiệm

Hình thức khảo nghiệm: khảo nghiệm sản xuất

Diện tích khảo nghiệm: từ 3000-4000 m2/ điểm, không nhắc lại.

Địa điểm khảo nghiệm:

Đồng Bằng Sông Hồng: tỉnh Vĩnh Phúc

Duyên Hải Nam Trung Bộ: Trạm Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Tây Nguyên: Trạm Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

4

Đông Nam Bộ: Trạm Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.3. Quy trình kỹ thuật

2.3.1. Thời vụ gieo trồng

Địa điểm khảo nghiệm Thời gian gieo trồng Thời gian kết thúc

Tỉnh Vĩnh Phúc 28/ 5/ 2014 Tháng 3/ 2015

Trạm Sơn Tịnh, Quảng Ngãi 18/ 6/ 2014 Tháng 3/ 2015

Trạm BMT, tỉnh Đăk Lăk 10/ 6/ 2014 Tháng 3/ 2015

Trạm Đông Nam Bộ, BRVT 25/ 5/ 2014 Tháng 3/ 2015

2.3.2. Kỹ thuật, khoảng cách, mật độ gieo trồng

Làm đất kỹ, bằng phẳng, lên luống cao 30 cm, khoảng cách luống 65 cm, bề

mặt luống 40 cm; rạch hàng giữa luống, gieo thẳng; khoảng cách gieo 65cm

x15cm; mật độ gieo đạt khoảng 100.000 hốc/ ha. Mỗi hốc gieo từ 1-2 hạt, sâu 3-4

cm. Sau khi gieo, phủ hạt bằng lớp đất xốp, nén nhẹ; đảm bảo tưới tiêu chủ động và

đầy đủ để hạt giống nẩy mầm cao và có sức sống tốt.

2.3.3. Phân bón

Lượng phân bón cho 1 ha (cho 3-4 chu kỳ thu hoạch):

Tuỳ thuộc vào độ phì đất mà sử dụng lượng phân bón cho phù hợp. Nếu đất

chua, cần bón bổ sung bằng vôi bột khi làm đất (2000 kg/ ha). Trong điều kiện thông

thường có thể áp dụng công thức phân bón cho 1 ha như sau:

Phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh: 4-5 tấn

Vôi bột: 2 tấn/ ha (áp dụng khi pH <6)

Phân khoáng: 300 kg N, 150 kg P2O5, and 160 kg K2O

Cách bón phân

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ +150 kg P2O5 + 40 kg N + 20 kg K2O.

Bón thúc lần 1 khi cây đạt 3 - 5 lá: 50 kg N + 30 kg K2O.

Bón thúc lần 2 khi cây đạt 8 - 9 lá: 50 kg N + 30 kg K2O.

Bón thúc lần 3 sau khi thu hoạch đợt 1 từ 10-12 ngày: 40 kg N + 20 kg K2O.

Bón thúc lần 4 khi thu hoạch đợt 1 từ 30-35 ngày: 40 kg N + 20 kg K2O.

Bón thúc lần 5 sau khi thu hoạch đợt 2 từ 10-12 ngày: 40 kg N + 20 kg K2O.

Bón thúc lần 6 khi thu hoạch đợt 2 từ 30-35 ngày: 40 kg N + 20 kg K2O.

5

Bón lót phân hữu cơ và phân lân khi làm đất, lên luống

2.3.4. Chăm sóc

Vun xới và bón thúc

Khi cây đạt 3 - 5 lá: Xới đất, kết hợp làm cỏ và bón thúc lần 1; vun nhẹ

quanh gốc.

Khi cây đạt 7 - 9 lá: Xới đất, kết hợp làm cỏ và bón thúc lần 2; vun cao

chống đổ.

Sau khi thu hoạch lần 1 từ 10-12 ngày: Xới đất, kết hợp làm cỏ và bón thúc

lần 3; vun nhẹ quanh gốc

Sau khi thu hoạch lần 1 từ 30-35 ngày: Xới đất, kết hợp làm cỏ và bón thúc

lần 4; vun nhẹ quanh gốc.

Sau khi thu hoạch lần 2 từ 10-12 ngày: Xới đất, kết hợp làm cỏ và bón thúc

lần 5; vun nhẹ quanh gốc.

Sau khi thu hoạch lần 2 từ 30-35 ngày: Xới đất, kết hợp làm cỏ và bón thúc

lần 6; vun nhẹ quanh gốc.

Tưới nước

Đảm bảo đủ độ ẩm, đặc biệt vào các thời kỳ cây đạt 6 - 7 lá. Cần tưới đồng đều,

sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng.

2.3.5. Quản lý cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh

- Áp dung làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ (tiền nảy mầm ngay sau

khi gieo). Trong giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, có thể phun thuốc trừ cỏ dọc

theo luống, nhưng phải tránh tiếp xúc với cây; kết hợp phun thuốc trừ cỏ và làm cỏ tay

bổ sung.

6

- Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành

BVTV.

Thu hoạch: chặt cây 10 cm từ gốc để tiếp tục chăm sóc cho chu kỳ tiếp theo

2.3.6. Thu hoạch

Thu hoạch cho mục đích làm thức ăn nuôi bò được thực hiện 3-5 đợt:

Đợt 1: sau khi gieo khoảng 100-140 ngày (sau trỗ bông 10-20 ngày)

Đợt 2: Sau đợt 1 từ 50-55 ngày (sau trỗ bông 10-15 ngày)

Đợt 3: sau đợt 2 từ 50-55 ngày (sau trỗ bông 10-15 ngày)

Các đợt tiếp theo: tùy theo thực tế sinh triển phát triển của cây trồng

2.4. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

2.4.1. Xác định điểm và chọn cây theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm lựa chọn 5 điểm theo dõi theo phương pháp đường chéo 5

điểm. Mỗi điểm chọn 20 cây cố định (10 cây liên tục x 2 hàng), dùng cọc tre đánh dấu

mỗi đầu. Các chỉ tiêu nông sinh học cơ bản của giống được theo dõi, đánh giá, đo đếm

ở 5 điểm đã chọn.

7

Đo chiều cao và đường kính gốc cây

2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá (bảng dưới)

Bảng chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

TT Chỉ tiêu đánh giá Thời điểm và phương pháp đánh giá Điểm

1. Ngày gieo

2. Ngày mọc

Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm

lên khỏi mặt đất (mũi chông)

ngày

3. Sức sống cây con Sau gieo 10-12 ngày; đánh giá theo thang

điểm 1-5; 1=tốt, 5=kém

1-5

4. Khả năng sinh trưởng phát triển Đánh giá tổng quát trong suốt chu kỳ sinh

trưởng, phát triển; đánh giá theo thang điểm

1-5; 1=tốt, 5=kém

1-5

5. Ngày trỗ bông

Ngày có 50% số cây có hoa nở được 1/3

trục chính

ngày

6. Ngày từ gieo - thu hoạch lần 1 Số ngày từ gieo cho đến thu hoạch lần 1 ngày

7. Ngày từ gieo - thu hoạch lần 2 Số ngày từ gieo cho đến thu hoạch lần 2 ngày

8. Ngày từ gieo - thu hoạch lần 3 Số ngày từ gieo cho đến thu hoạch lần 3 ngày

9. Chiều cao cây Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của

20 cây chính/ mỗi điểm theo dõi ở thời điểm

5-7 ngày trước từng đợt thu hoạch

cm

10. Đường kính cây Đo đường kính 20 cây/ điểm ở thời điểm 5-

7 ngày trước từng đợt thu hoạch

cm

11. Số cây/ khóm Đếm số cây/ khóm ở giai đoạn 5-7 ngày

trước thu hoạch từng đợt

cây

8

12. Khối lượng sinh khối/ khóm Cân khối lượng 20 khóm/ 1 điểm ở giai

đoạn thu hoạch

gram

13. Hàm lượng chất khô Lấy mẫu đại diện ở 5 điểm thu hoạch để xác

định hàm lượng chất khô

%

14. Năng suất thu hoạch Mỗi điểm thu hoạch 13 m2 (4 hàng x 0.65m

x 5 m), thu hoạch 5 điểm; tính tổng năng

suất sinh khối/ ha

tấn/ ha

15. Bệnh đốm lá (Exserohilum

turcicum)

Đánh giá ở giai đoạn 5-10 ngày trước mỗi

lần thu hoạch

Không bị bệnh

Rất nhẹ (1-10%).

Nhiễm nhẹ (11-25%).

Nhiễm vừa ( 26- 50%).

Nhiễm nặng (51-75%)

Nhiễm rất nặng (>75%)

0

1

2

3

4

5

16. Bệnh gỉ sắt (Puccinia purpurea) Đánh giá ở giai đoạn 5-10 ngày trước mỗi

lần thu hoạch

Không bị bệnh

Rất nhẹ (1-10%).

Nhiễm nhẹ (11-25%).

Nhiễm vừa ( 26- 50%).

Nhiễm nặng (51-75%)

Nhiễm rất nặng (>75%)

0

1

2

3

4

5

17. Bệnh sọc lá (Peronosclerospora

sorghi)

Đánh giá khi xuất hiện bệnh

Không bị bệnh

Rất nhẹ (1-10%).

Nhiễm nhẹ (11-25%).

Nhiễm vừa ( 26- 50%).

Nhiễm nặng (51-75%)

Nhiễm rất nặng (>75%)

0

1

2

3

4

5

18. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) Đánh giá ở giai đoạn 5-10 ngày trước mỗi

lần thu hoạch theo mức độ phát triển của

bệnh trên cây:

Nhiễm rất nhẹ: bệnh phát triển ở dưới gốc

Nhiễm nhẹ: bệnh phát triển tới 30% chiều

cao cây

1

2

9

Nhiễm trung bình: bệnh phát triển 30-40%

chiều cao cây

Nhiễm nặng: bệnh phát triển 40-50% chiều

cao cây

Nhiễm rất nặng:bệnh phát triển trên 50%

chiều cao cây

3

4

5

18 Rệp (Rhopalosiphum Sp.) Đánh giá ở giai đoạn trỗ cờ

Không có rệp

Rất nhẹ, có từ một - một quần tụ rệp trên lá,

cờ.

Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá,

cờ.

Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể

nhận ra các quần tụ rệp.

Nặng, số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ

kín rệp.

1

2

3

4

5

19 Sâu hại: sâu khoang

(Spodopteralitura Fabricius) và

sâu xanh (Helicoverpa armigera

Hubner)

(Đánh giá giai đoạn sinh trưởng

phát triển của cây)

-Không có hoặc chỉ có một vài vết sâu ăn

nhỏ như vết kim châm trên lá nõn

-Vết sâu ăn tròn, nhỏ, lớn hơn vết kim châm

một chút

-Vết sâu ăn tròn hoặc dài khoảng 1,3mm

trên cả lá nõn (lá non) và lá bẹ (lá già).

Chiều dài vết sâu ăn khoảng 1,3 – 2,5mm

trên cả lá nõn và bẹ lá

-Vết sâu ăn có độ dài lớn hơn 2,5cm, xuất

hiện những lỗ thủng vừa và nhỏ do sâu ăn

với các hình dạng khác nhau trên cả lá nõn

và lá bẹ

-Vết sâu ăn lớn hơn, lỗ thủng do sâu ăn trên

lá lớn với các hình dạng khác nhau

-Vết sâu ăn lớn. Các lỗ thủng do sâu ăn lớn

và xuất hiện nhiều

-Các vết sâu ăn lớn và xuất hiện trên hầu hết

các lá, vết thủng do sâu ăn nhiều và có kích

1

2

3

4

5

6

7

8

10

thước lớn

-Lá bị hỏng hoàn toàn do sâu ăn

9

20 Sâu đục thân (Stem borer):

- Đánh giá sự gây hại trên cờ:

- Đánh giá sự gây hại trên thân:

-Tính tỷ lệ cờ bị gãy do sâu đục thân gây hại

trên 20 cây ở 5 điểm vào thời điểm sau trỗ

10- 15 ngày.

-Đánh giá vào giai đoạn thu hoạch trên 20

cây ở 5 điểm, đếm số cây bị sâu đục thân

gây hại;

%

%

21 Khả năng chống chịu điều kiện bất

thuận:

Quan sát và đánh giá toàn bộ cây trên ô vào

giai sau trỗ bông 15 ngày, hoặc sau các đợt

mưa gió to, hạn, ngập, rét.

21.1 Chống đổ:

Đổ rễ: Đếm các cây bị nghiêng

một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ

so với chiều thẳng đứng của cây.

Đến số cây đổ rễ và tính ra tỷ lệ %

%

Đổ gẫy thân (Điểm):

Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân

phía dưới bắp khi thu hoạch.

Tốt: <5 % cây gãy

Khá: 5-15% cây gãy

T.bình: 15-30% cây gãy

Kém: 30-50% cây gãy

Rất kém: >50% cây gãy.

1

2

3

4

5

21.2 Chịu hạn (Điểm):

(đánh giá trong điều kiện hạn tự

nhiên, dựa vào biểu hiện hình thái

hoặc sinh trưởng, phát triển của

giống)

Tốt: Lá không héo

Khá: Mép lá mới cuộn

T.bình: Mép lá hình chữ V

Kém: Mép lá cuộn vào trong

Rất kém: Lá cuộn tròn.

1

2

3

4

5

21.3 Chịu rét (Điểm):

đánh giá trong điều kiện nhiệt độ

thấp (dưới 15oC), dựa vào biểu

hiện hình thái hoặc sinh trưởng,

phát triển của giống)

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Rất kém.

1

2

3

4

5

21.4 Chịu úng

đánh giá trong điều kiện tự nhiên,

Tốt 1

11

dựa vào biểu hiện hình thái hoặc

sinh trưởng, phát triển của giống)

Khá

Trung bình

Kém

Rất kém.

2

3

4

5

22 Chất lượng:

Hàm lượng Brix

Đo Brix bằng máy

%

2.5. Tóm tắt tình hình thời tiết khí hậu nơi tiến hành khảo nghiệm

Nhìn chung thời tiết vụ Hè Thu năm 2014 (từ tháng 6 đến tháng 10) diễn

biến phức tạp, không thuận lợi cho cây cao lương sinh trưởng phát triển. Vào giai

đoạn gieo hạt, ở các điểm khảo nghiệm nắng nóng kéo dài nên tỷ lệ mọc mầm và

sức sống cây con của giống ở mức trung bình khá. Tuy nhiên do chủ động được

nước tưới, dặm tỉa kịp thời nên các thí nghiệm khảo nghiệm vẫn đảm bảo được mật

độ; ở giai đoạn tiếp theo, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, cây sinh trưởng phát triển

tốt. Đến giai đoạn cây đạt 9 – 11 lá cho đến trỗ bông, mưa lớn kéo dài kết hợp gió

mạnh và chiều cao cây cao (4,5-5,0 m) gây đổ ngã cao. Vào giai đoạn 10-20 ngày

sau trỗ bông trong điều kiện mưa kéo dài, tới 60-90% diện tích cao lương bị đổ

ngã.

Ở miền bắc, sau khi thu hoạch chu kỳ 1 (cuối tháng 10-đầu tháng 11), thời

tiết chuyển vụ Đông nên không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây ở chu

kỳ 2. Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, sau khi thu hoạch vụ 1 (giữa tháng 10), mưa kéo

dài liên tục, nên sinh trưởng, phát triển của cao lương ở chu kỳ 2 bị ảnh hưởng.

Riêng ở Nam Bộ và Tây Nguyên, sau khi thu hoạch vụ 1, thời tiết vụ Thu Đông với

lượng mưa vừa phải, và Đông Xuân khô mát, nắng nhiều nên rất thuận lợi cho sinh

trưởng phát triển của cao lương ở cả chu kỳ 2, 3 và chu kỳ tiếp theo.

12

3. Kết quả khảo nghiệm

3.1. Đánh giá sinh trưởng và phát triển của giống VN1401

Bảng 1a. Tình hình sinh trưởng và phát triển của giống Siêu cao lương

VN1401 từ gieo đến thu hoạch lần 1

Địa điểm

khảo nghiệm

Ngày từ

gieo – mọc

Ngày từ

gieo - trỗ

bông

Gieo – thu

hoạch cho

thức ăn gia

súc

Sức sống

cây con

Khả năng

STPT

ngày Ngày ngày điểm 1-5 điểm 1-5

Chu kỳ 1: từ gieo đến thu hoạch lần 1

ĐNB 4 111 110-120 2,0 1,0

Tây Nguyên 4 104 105-120 2,0 1,0

DHNTB 4 103 105-120 2,0 2,0

ĐBSH 4 140 130-140 2,0 1,0

Trung bình 4 112 - 2,0 1,3

Bảng 1b. Tình hình sinh trưởng và phát triển của giống Siêu cao lương

VN1401 các đợt thu hoạch lần 2 và 3

Điểm khảo

nghiệm

Khả năng

tái sinh

Ngày từ thu

lần 1 - trỗ

bông

Thu lần 1 –

thu hoạch

lần 2

Khả năng

STPT

tốt/ trung

bình/ kém

ngày Ngày tốt/ trung

bình/ kém

Chu kỳ 2: thu lần 1-thu lần 2

ĐNB Tốt 52 65-75 Khá tốt

Tây Nguyên Trung bình 65 80-90 Trung bình

DHNTB Trung bình 48 60-70 Thấp

ĐBSH Trung bình - -

Đánh giá chung

Chu kỳ 3: thu lần 2-thu lần 3

ĐNB Tốt 36 50-55 Tốt

13

Giống VN1401 mọc mầm sau khi gieo 4 ngày; giống có khả năng sinh

trưởng giai đoạn đầu ở mức khá tốt (điểm 2,3), nhưng khả năng sinh trưởng phát

triển biểu hiện rất tốt ở giai đoạn từ 18-20 ngày sau gieo cho đến trỗ cờ (điểm 1-2,

trung bình 1,3) ở tất cả các điểm khảo nghiệm– số liệu trình bày ở bảng 1.

Thời gian từ gieo cho đến trỗ bông dài nhất ở Vĩnh Phúc (140 ngày), tiếp

theo là Tân Thành – BRVT (111 ngày); ở Tây Nguyên và Quảng Ngãi tương đương

nhau (103-104 ngày). Nếu gieo trồng trong tháng 5 đến đầu tháng 6, thời gian từ

gieo đến thu hoạch làm thức ăn xanh cho bò trong khoảng từ 90-110 ngày (trước

hoặc sau trỗ cờ khoảng 10 ngày) ở Nam Bộ, Tây Nguyên và DHNTB; ở Vĩnh phúc

muộn hơn, trong khoảng từ 120-140 ngày. Theo đánh giá chung từ các điểm khảo

nghiệm, thời gian thu hoạch cho mục đích làm thức ăn xanh hoặc ủ chua cho bò

thịt/ bò sữa tốt nhất ở giai đoạn từ khi trổ bông cho đến 10-15 ngày sau khi trỗ

bông; ở giai đoạn này gốc cây không quá già và bộ lá ít bị bệnh hại, nên chất lượng

ăn cho bò sẽ tốt hơn. Giống Siêu cao lương VN1401 có phản ứng khá chặt với

quang chu kỳ qua theo dõi sinh trưởng phát triển của giống ở chu kỳ 2 và 3 ở

BRVT, và thời vụ gieo bổ sung thêm vào giữa tháng 12. Trong điều kiện ngày

ngắn, cây trỗ bông sớm, chỉ sau khi gieo hoặc thu hoạch từ 45-50 ngày.

Chiều cao cây, đường kính thân, thành phần năng suất và năng suất của

giống cao lương VN1014 được tổng hợp trong bảng 2.

Nhìn chung giống VN1014 có đường kính cây to (21-23 mm), chiều cao cây

rất cao (4,5-5,0 m). Giống cao lương có khả năng đẻ nhánh, tùy thuộc mật độ gieo

trồng, đất đai và mức độ thâm canh. Trong điều kiện gieo trồng ở mật độ dầy

(khoảng cách 0,65 cm x 0,15 cm, khoảng 100.000 cây/ ha), giống cao lương có đẻ

nhánh nhưng ở mức độ thấp. trung bình đạt 1,1-1,2 cây/ hốc.

Giống VN1401 có sức sống cây con và sinh trưởng giai đoạn đầu rất tốt

(ảnh chụp tại Trạm Khảo nghiệm BRVT, 2014)

14

Giống VN1401 thể hiện khả năng sinh

trưởng, phát triển rất tốt (ảnh trái: tại

BRVT, 60 ngày sau gieo; ảnh phải: tại Tây

Nguyên, 110 ngày sau gieo)

Bảng 2. Đường kính, chiều cao cây, thành phần năng suất và năng suất sinh

khối của giống cao lương VN1401

Địa điểm

khảo nghiệm

Đường

kính cây

Chiều

cao cây

Số cây thu

hoạch/hốc

Khối lượng

trung bình/

cây

Năng suất

kinh khối

tươi

mm cm cây gram/ cây tấn/ ha

Chu kỳ 1: từ gieo đến thu hoạch lần 1

ĐNB 21 494 1,2 1.237 119,7

Tây Nguyên 23 465 1,1 1.055 108,2

DHNTB 23 468 1,4 1.354 116,8

ĐBSH 21 480 1,1 1.010 95,0

Trung bình 22 472 1,2 1.137 109,9

Chu kỳ 2: từ thu hoạch lần 1 đến thu hoạch lần 2

ĐNB 15 262 2,3 254 38,3

Tây Nguyên 14 191 2,3 232 30,3

DHNTB 9 164 1,4 97 5,8

ĐBSH

Trung bình

Chu kỳ 3: từ thu hoạch lần 2 đến thu hoạch lần 3

ĐNB 14 227 3,5 165 32,8

15

Giống VN1401 thể hiện khả năng tái sinh cao (ảnh chụp tại BRVT,

trái: 25 ngày sau thu lần 1; ảnh phải: 30 ngày sau thu hoạch lần 2)

Với đường kính cây to và chiều cao cây rất cao, giống cao lương VN1401 có

khối lượng cây trung bình đạt từ 1,1-1,3 kg/ cây. Năng suất sinh khối tươi của

giống trong thu hoạch đợt đầu đạt rất cao, từ 95-120 tấn/ ha. Giống cao lương

VN1401 có khả năng tái sinh cao và có thể cho thu hoạch nhiều đợt làm thức ăn

xanh cho gia súc.

Bảng 3. Tỷ lệ thành phần thân, lá, chùm bông của giống siêu cao lương VN1401

ở các chu kỳ thu hoạch khác nhau tại Trạm Khảo nghiệm giống cây trồng ĐNB

Chu kỳ thu

hoạch

Khối lượng trung bình 1 cây (g) Tỷ lệ thành phần (%)

Tổng

số

Khối

lượng

thân

Khối

lượng

Khối

lượng

bông

hạt

Thân Khối

lượng

Khối

lượng

bông

hạt

Chu kỳ 1 1,237,0 838,3 259,0 139,7 67,7 20,9 11,2

Chu kỳ 2 254,4 110,4 89,0 55,0 43,4 35,0 21,6

Trung bình 254,4 474,4 174,0 97,4 55,6 28,0 16,5

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm giống siêu cao lương VN1401 ở 4

vùng sinh thái tại Việt Nam, có thể khẳng định giống VN1401 có khả năng

sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất sinh khối rất cao. Giống VN1401

biểu hiện phù hợp hơn trong sản xuất ở vùng nam Bộ và Tây Nguyên; trong 1

đợt gieo trồng giống cho 4-5 đợt thu hoạch với năng suất sinh khối tổng số đạt

khoảng 200 tấn/ năm.

16

3.2. Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại của giống VN1401

Kết quả theo dõi, đánh giá mức độ nhiễm các loại bệnh hại chính ngoài đồng

của giống Cao lương VN1401 được thể hiện trong bảng 3.

Giống VN1401 có mức độ nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (1,5-2,5) và

bệnh khô vằn (2,0-2,5). Giống nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt và chưa ghi nhận sự xuất hiện

của bệnh Sọc lá. Mức độ nhiễm Rệp khá cao ở BRVT, Quảng Ngãi (điểm 4) và

Vĩnh Phúc (điểm 3), nhiễm nhẹ đến trung bình ở Tây Nguyên (điểm 2). Mức độ

gây hại của sâu ăn lá trên cao lương ở các điểm khảo nghiệm thấp (điểm 1). Tỷ lệ

cây bị sâu đục thân gây hại rất khác nhau tùy từng điểm khảo nghiệm; cao nhất tại

Quảng Ngãi (43%), Vĩnh Phúc (30%), BRVT ở mức 17,5%, nhưng rất thấp ở Tây

Nguyên (10%).

Bảng 4. Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại của giống VN1401

Tên giống Bệnh hại Sâu hại

Đốm lá Gỉ sắt Sọc lá Khô

vằn

Rệp Sâu ăn

Sâu đục

thân

1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 %

Chu kỳ 1: từ gieo đến thu hoạch lần 1

ĐNB 2,5 1,0 0 2,5 4 1 17,5

Tây Nguyên 1,5 1,0 0 2,0 2 1 10,0

DHNTB 1,0 2,0 0 2,0 4 3 42,5

ĐBSH 2,0 1,5 0 2,0 3 1 30,0

Trung bình 2,0 1,4 0 2,1 3,3 1,3 25,1

Chu kỳ 2: từ thu hoạch lần 1 đến thu hoạch lần 2

ĐNB 2,0 1,0 0 2,5 4 1,0 17,5

Tây Nguyên 2,0 1,0 0 2,0 2,0 0 7,0

DHNTB 2,0 2,0 0 1,0 1,0 2,0 15,0

ĐBSH

Trung bình

Chu kỳ 3: từ thu hoạch lần 2 đến thu hoạch lần 3

ĐNB 1,5 1,0 0 1,0 3,0 1,0 10,0

17

Giống Siêu cao lương VN1401 thể hiện nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại

quan trọng ở các điểm và giai đoạn khảo nghiệm khác nhau

(ảnh trên bên trái: chụp tại BRVT giai đoạn chuẩn bị trỗ bông; ảnh trên bên phải: chụp

tại Trung tâm mía đường Quảng Ngãi ở giai đoạn trỗ bông; ảnh dưới: chụp tại Trạm Sơn

Tịnh, Quảng Ngãi ở giai đoạn sau trỗ bông 10 ngày)

18

Giống Siêu cao lương VN1401 thể hiện mức độ chịu hạn tốt

(ảnh chụp tại Trung tâm nghiên cứu mía Quảng Ngãi ở giai đoạn trỗ bông

trong điều kiện đất cát pha, thiếu nước tưới, tháng 9/ 2014)

Bảng 5. Mức độ chống chịu của giống siêu cao lương VN1401

với điều kiện bất lợi ngoài đồng ruộng

Địa điểm khảo nghiệm Chịu hạn Chịu úng Đổ ngã ở giai

đoạn trỗ bông

(%)

Chu kỳ 1: từ gieo đến thu hoạch lần 1

ĐNB khá Tốt 80

Tây Nguyên khá Tốt 50

DHNTB khá - 80

ĐBSH Tốt Tốt 85

Đánh giá chung Khá Tốt Cao

Chu kỳ 1: từ thu hoạch lần 1 – đến thu hoạch lần 2

ĐNB Tốt Tốt 12,0

Tây Nguyên Trung bình Tốt 10,0

DHNTB - - 0

19

ĐBSH

Đánh giá chung Tốt Tốt 0

Chu kỳ 1: từ hoạch lần 2 đến thu hoạch lần 3

ĐNB Tốt - 8,7

3.3. Mức độ chống chịu điều kiện bất lợi của giống VN1401

Kết quả đánh giá mức độ chống chịu với điều kiện bất lợi ngoài đồng tương

đối thống nhất giữa các điểm khảo nghiệm. Giống VN1401 có khả năng chịu hạn

khá, chịu úng tốt. Tuy nhiên giống có mức độ đổ ngã ở giai đoạn 10-15 ngày trước

và sau trỗ cờ rất cao (50-90%), đặc biệt trong điều kiện lên luống. Đây là điều rất

đáng quan tâm và cần có giải pháp canh tác, bón phân và xác định thời điểm thu

hoạch phù hợp.

Hình ảnh giống VN4101 ở giai đoạn thu hoạch lần 1 tại BRVT

(120 ngày sau gieo, chiều cao cây 4,8-5,0 m; năng suất sinh khối: 100-120 tấn/ ha)

Ở chu kỳ 2và 3, giống VN1401 đều không bị đổ ngã ở tất cả các điểm khảo

nghiệm. Giống được đánh giá có khả năng chịu hạn rất tốt và thể hiện rõ ở BRVT

vào thời điểm cuối mùa mưa (chu kỳ 2, từ tháng 11-tháng 12) và đầu – giữa mùa

khô (chu kỳ 2, từ giẵ tháng 12-giữa tháng 2).

20

Hình ảnh VN1401 ở giai đoạn thu hoạch lần 2 (70 ngày sau thu lần 1)

tại BRVT: chiều cao cây từ 2,4-2,6 m; năng suất sinh khối đạt 40-50 tấn/ ha

Hình ảnh VN1401 ở giai đoạn thu hoạch lần 3 (50-60 ngày sau thu lần 2)

tại BRVT: chiều cao cây từ 2,0-2,2 m; năng suất sinh khối đạt 35-40 tấn/ ha

21

3.4. Chất lượng dinh dưỡng của giống siêu cao lương VN1401

Bảng 6. Thành phần dinh dưỡng của giống Siêu cao lương VN1401

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu tươi Mẫu khô

1 Ẩm độ % 69,6 -

2 Tỷ lệ chất khô % 30,4 -

3 Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu

tổng số % 16,63 54,69

4 Hàm lượng Protein thô % 1,37 4,49

5 Hàn lương Protein dễ tiêu % 0,72 2,38

6 Chất béo thô % 0,69 2,29

7 dẫn xuất không đạm % 13,05 42,91

8 Xơ không tan trong acid % 16,5 54,29

9 Xơ không tan trong dung dịch

trung tính % 23,63 77,71

10 Chất xơ thô % 13,53 44,5

11 Chất khoáng % 1,77 5,81

12 Hàm lượng canxi % 0,05 0,163

13 Hàm lượng Phốt pho % 0,082 0,269

14 Hàm lượng Kali % 0,631 2,075

15 Đạm NO3 % Không phát

hiện

Không phát

hiện

16 pH 4.2 -

Nguồn: EARTHNOTE Co.Ltd. (Nhật Bản)

Giống VN1401 cho tỷ lệ chất khô cao (30,4%), trong khi đó các giống ngô

lai thu hoạch khi chín sữa chỉ đạt tỷ lệ chất khô từ 18-23% với giống LVN10 và

P4296 tại Nghĩa Đàn hoặc từ 23-28% với giống NK6326 và P4269 tại Mộc Châu –

Sơn La (kết quả khảo nghiệm của Công ty Pioneer Hi-bred Việt Nam năm 2014).

Kết quả này phù hợp với đánh giá của Công ty TH Truemilk về tỷ lệ thu hồi cao

của cao lương VN1401 sau khi ủ chua.

Ở giai đoạn sau trỗ cờ từ 10-20 ngày, độ Brix của giống khá cao, từ 10,0-

13,0%, đây là sự khác biệt giữa giống Siêu cao lương VN1401 so với các loại cỏ

thông thường. Các thành phần dinh dưỡng khác như hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu,

hàm lượng Protein thô hoặc dễ tiêu, … khá cao; đạm NO3 không phát hiện được ở

sản phẩm (xem số liệu bảng 5). Giống Cao lương VN1401 có chất lượng ăn tươi

hoặc ủ chua cho chăn nuôi bò thịt và bò sữa rất tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện khảo

nghiệm lần đầu tiên, các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của giống siêu cao

22

lương VN1401 chưa đầy đủ , cần bổ sung thêm khi mở rộng sản xuất thử giống ở

các vùng sinh thái của Việt Nam.

3.5. Chi phí sản xuất giống siêu cao lương VN1401

Bảng 7. Chi phí và giá thành sản phẩm tươi của giống siêu cao lương VN1401

tại Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Đông Nam Bộ

Khoản mục Cao Lương VN1401 Cây ngô NK7238

Số

lượng

Đơn giá

('000 đ)

Thành

tiền

('000 đ)

Số

lượng

Đơn

giá

('000 đ)

Thành

tiền

('000 đ)

Làm đất (ha) 1 2,500 2500 1 2,500 2500

Lên luống (ha) 1 3,000 3,000 1 0 0

Phân vi sinh (tấn) 3 3,800 11400 1.5 3,800 5700

Vôi (tấn) 2 1000 2000 0 0 0

Phân lân (kg) 200 2.5 500 100 2.5 250

Phân NPK (kg) 400 11 4400 200 11 2200

Urea (kg) 300 9 2700 150 9 1350

Kali 100 9 900 50 9 450

Thuốc BVTV (ha) 1 1000 1000 0 0 0

Gieo trồng (công) 15 180 2700 10 180 1800

Chăm sóc chu kỳ 1 (công) 100 180 18000 60 180 10800

Chăm sóc chu kỳ 2 (công) 50 180 9000

Chăm sóc chu kỳ 3 (công) 50 180 9000

Thu hoạch chu kỳ 1 (công) 20 200 4000 15 200 3000

Thu hoạch chu kỳ 2 (công) 15 200 3000

Thu hoạch chu kỳ 3 (công) 15 200 3000

Tổng chi phí 77.100 28.050

Sản lượng tươi (tấn/ ha)

180

55

SL quy khô (tấn/ ha)

54

15,4

Giá thành (đồng/ kg tươi)

428

510

Giá thành (đồng/ kg khô) 1.428 1.821

Ghi chú: tỷ lệ chất khô của cao lương là 30%, của ngô là 28%

23

Từ số liệu sản xuất và thu hoạch tại Trạm Khảo nghiệm và Hậu kiểm Giống

cây trồng ĐNB (BRVT), chi phí sản xuất (cho 3 chu kỳ thu hoạch) và giá thành sản

phẩm tươi và quy khô của giống Siêu cao lương VN1401 và giống ngô NK7238

được tính toán và so sánh sơ bộ (bảng 7).

Trong điều kiện thâm canh cao ở Trạm ĐNB, chi phí sản xuất giống siêu cao

lương khá cao với tổng chi phí cho 3 chu kỳ thu hoạch là 77,1 triệu đồng/ ha; trong

đó chi phí làm đất, gieo trồng, phân bón, chăm sóc và thu hoạch chủ yếu dành cho

chu kỳ 1 (chiếm 60% tổng số); chi phí sản xuất của các chu kỳ sau rất thấp (chủ

yếu bón phân bổ sung, chăm sóc, tưới nước và không cần bảo vệ thực vật). Thực tế

sau khi thu hoạch lần 3, ruộng cao lương có thể tiếp tục chăm sóc và thu hoạch

thêm (Trung tâm tiếp tục theo dõi đánh giá bổ sung từ tháng 3 - tháng 5 năm 2015).

Nếu áp dụng cơ giới hóa các khâu gieo trồng và thu hoạch trên diện tích sản xuất

lớn, chi phí sản xuất cao lương sẽ giảm đáng kể so với tổng chi phí nêu trên. Đối

với ngô sản xuất cho mục đích thu hoạch cây xanh ở giai đoạn chín sữa, tổng chi

phí vào khoảng 28 triệu đồng/ ha.

Về giá thành sản phẩm, với năng suất cao lương đạt 180 tấn/ ha từ 3 vụ thu

hoạch và tỷ lệ chất khô đạt 30%, giá thành cao lương thu tươi ở mức 428 đồng/ kg

và giá thành cao lương quy khô ở mức 1.428 đồng/ kg. Trong khi đó, với năng suất

sinh khối tươi của ngô NK72 đạt 55 tấn/ ha, giá thành ngô thu tươi ở mức 510

đồng/ kg và giá thành ngô quy khô ở mức 1.821 đồng/ kg. Như vậy giá thành sản

phẩm thu tươi của giống Siêu cao lương thấp hơn 82 đồng/ kg (16%) và sản phẩm

quy khô thấp hơn 394 đồng/ kg (22%). Kết quả này rất đáng quan tâm khi xem xét

đưa giống cao lương VN1401 ra sản xuất làm thức ăn gia súc ở những vùng sinh

thái phù hợp. Theo đánh giá của các Doanh nghiệp nuôi bò sữa tập trung, chi phí

chất xanh chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất. Việc giảm giá thành và nâng cao chất

lượng thức ăn thô xanh có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng và giảm giá

thành sản xuất sữa, tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa còn non

trẻ trong nước.

3.6. Khả năng sản xuất để chế biến đường và cồn của giống VN1401

Đánh giá chung, giống cao lương VN1401 có khả năng sinh trưởng phát

triển tốt, năng suất sinh khối cao, độ Brix ở giai đoạn 10-15 ngày sau trỗ bông đạt

10,0-13,0%. Tuy nhiên ở giai đoạn này, giống có thân xốp, làm lượng chất xơ cao,

tỷ lệ nước đường/ sinh khối rất thấp; vì vậy năng suất đường ước tính thấp và

không thể cạnh tranh được với các giống mía cao sản đang trồng hiện nay ở Việt

Nam. Ngoài ra, khi thu hoạch muộn để đảm bảo độ Brix cao (12-14%), tỷ lệ đổ ngã

của giống rất cao (xem bảng 5). Vì vậy, giống VN1401 không phù hợp cho mục

đích sản xuất để chế biến đường và cồn như mục tiêu đặt ra.

24

3.7. Kế hoạch phát triển cao lương ngọt ở Việt Nam những năm tới

4. Kết luận và đề nghị

4.1. Kết luận

1). Giống Siêu cao lương VN1401 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt,

thích ứng với điều kiện thời tiết, đất đai ở các điểm khảo nghiệm trong chu kỳ 1

(gieo trong tháng 5 - tháng 6, thu lần 1 tháng 9 - tháng 10); giống có khả năng tái

sinh rất cao và sinh trưởng, phát triển tốt ở BRVT sau khi thu hoạch lần 1, 2, và 3.

Giống yêu cầu mức độ thâm canh cao.

2). Thời gian từ gieo đến trỗ bông biến động trong khoảng 100-140 ngày;

thời gian từ gieo đến thu hoạch cây xanh cho mục đích chăn nuôi bò khoảng 90-

130 ngày, tùy vùng; thu hoạch cho chế biến đường ở giai đoạn 120-130 ngày sau

gieo ở ĐNB, Tây Nguyên và DHNTB, và từ 140-150 ngày ở Vĩnh Phúc.

3). Giống có khả năng tái sinh tốt và cho năng suất sinh khối cao, đạt 180-

200 tấn trong 3-4 đợt thu hoạch tại BRVT (lần thu 1 đạt 90-120 tấn/ ha, lần thu 2

đạt 40-50 tấn/ ha, lần thu 3 hoặc 4 đạt 30-40 tấn/ ha).

4). Giống nhiễm nhẹ bệnh sọc lá, bệnh gỉ sắt và sâu ăn lá; nhiễm trung bình

bệnh khô vằn và đốm lá; nhiễm khá cao rệp cờ và sâu đục thân. Giống chịu hạn khá

và chịu úng tốt.

5). Mức độ đổ ngã khá cao ở giai đoạn sau trỗ cờ của lần thu hoạch đợt 1.

6). Gieo trồng giống cao lương VN1401 với mục đích thu hoạch chất xanh

cho chăn nuôi bò có tiềm năng cao, nhưng cho mục tiêu sản xuất đường và cồn có

triển vọng thấp.

7). Phạm vi thích hợp trồng giống cao lương VN1401 ở các tỉnh Nam Bộ và

Tây Nguyên.

4.2. Đề xuất về các giải pháp kỹ thuật

1). Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật gieo trồng và phân bón nhằm hạn chế

mức độ đổ ngã của giống.

2). Giống có phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn, vì vậy cần nghiên cứu

thời vụ gieo trồng phù hợp nhất ở từng vùng để đạt năng suất và chất lượng sản

phẩm cao nhất cho tất cả các chu kỳ thu hoạch.

3). Nghiên cứu thời gian thu hoạch tốt nhất cho mục đích cung cấp thức ăn

xanh cho chăn nuôi bò, đồng thời phân tích thêm thành phần dinh dưỡng của sản

phẩm ở các giai đoạn thu hoạch khác nhau.

25

4). Nghiên cứu giải pháp cơ giới hóa thu hoạch để giảm chi phí sản xuất,

giới thiệu biện pháp chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời

tăng khả năng tích trữ và giải vụ thức ăn.

5). Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cao lương ở những vùng

sinh thái khác nhau.

6). Tiếp tục khảo nghiệm và giới thiệu các giống cao lương mới nhằm xác

định giống tốt bổ sung cho các vùng sinh thái khác nhau cho mục đích chế biến

đường, cồn và thức ăn xanh cho gia súc.

4.3. Đề nghị

Từ kết quả khảo nghiệm, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm

cây trồng Nam Bộ cung công ty NTS Partner Việt Nam đề nghị Cục Trồng trọt –

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép đưa ra sản xuất thử giống Siêu cao lương

VN1401 ở Việt Nam.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2015

GIÁM ĐỐC

26

Gieo trồng giống Siêu cao lương VN1401 tại Trạm Đông Nam Bộ

(địa điểm: xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)

Giống Siêu cao lương VN1401 ở giai đoạn 80 ngày sau gieo tại BRVT

(sức sinh trưởng rất tốt, khá sạch bệnh, năng suất sinh khối cao)

27

Giống Siêu cao lương VN1401 tại Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

(sinh trưởng tốt, nhưng bị đổ ngã khá cao ở giai đoạn sau trỗ bông)

Thời điểm thu Cao lương làm thức ăn cho bò tốt nhất

(ở giai đoạn trỗ bông cho đến 15 ngày sau trỗ bông)

28

Giống Siêu Cao lương VN1401 tại Buôn Mê Thuột – Tây Nguyên

Giống thể hiện sinh trưởng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh và cho năng suất sinh khối cao

Giống Siêu Cao lương VN1401 tại Vĩnh Phúc

40 ngày sau gieo, thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt

29

Đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống Siêu cao lương VN1401

tại Quảng Ngãi ngày 25 tháng 9 năm 2014

Khảo sát năng suất của giống Siêu cao lương VN1401 tại BRVT

trong lần thu hoạch 1 (thu hoạch 1,2 m2, đạt 16 kg – tương đương 130 tấn/ ha)

30

Giống VN1401 đạt chiều cao 4,8-5,0 m tại BRVT trước khi thu lần 1.

Tuy nhiên giống bị đổ ngã khá cao, đặc biệt khi lên luống cao

Trao đổi công tác khảo nghiệm giữa cán bộ của Trung tâm vùng Nam Bộ, Công ty

NTS Partner, Sol Holding (Nhật Bản) và EARTHNOTE Co.Ltd. (Nhật Bản)

tại Trạm Khảo nghiệm giống cây trồng Đông Nam Bộ

31