Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su...

110
1 © AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Transcript of Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su...

Page 1: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

1

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Trung quốc:Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và

hiệu quả năng lượng

Page 2: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 3: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

3

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Chúng tôi xin giới thiệu kỷ yếu tập hợp các tài liệu của cuộc hội thảo Pháp-Trung với chủ đề tiến hành và huy động tài chính cho các hoạt động đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại Thành Đô (Tứ Xuyên)

Hội thảo do Ủy ban quốc gia về cải cách và phát triển và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) phối hợp tổ chức.

Công tác biên tập tài liệu hội thảo do Elisabeth Bourguinat thực hiện.

Lời nói đầu

Page 4: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 5: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

5

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Mục lục

Lời mở đầu........................................................................................................................................................................5

Tóm tắt...............................................................................................................................................................................11

Khai mạc hội thảo...................................................................................................................................................19

1. Phương pháp luận và hiện trạngsử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng....................................................................................23

1.1 Xây dựng một nền kinh tế có chất lượng năng lượng cao......................................231.2. Ưu tiên nghiên cứu phát triển ở Pháp trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và năng lượng tái sinh..................................261.3. Hiệu quả năng lượng ở châu Âu: bài học rút ra đối với các nước mới nổi....................................................................................301.4. Hiệu quả năng lượng tại Trung Quốc: Hiện trạng và các lĩnh vực đầu tư chính..................................................................................331.5. Chính sách năng lượng tái sinh của Trung Quốc.............................................................36

2. Tổ chức đô thị........................................................................................................................................................41

2.1 Các thành phố sử dụng năng lượng hiệu quả .................................................................412.2 Hoạt động của AFD trong quá trình xây dựng chương trình quy hoạch đô thị......................................................................................................432.3 Hai mươi năm thực hiện chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng của thành phố Montpelier.................................................................................................................45

3. Toà nhà........................................................................................................................................................................49

3.1 Hiệu quả năng lượng và khôi phục hệ thống nhiệt trong các toà nhà.........493.2 Các trang thiết bị và đào tạo về hiệu quả sử dụng năng lượng tại các khu nhà ở tại Trung Quốc.................................................................................................523.3 Giải pháp bơm nhiệt và lưu trữ năng lượng............................................................................55

4. Giao thông...............................................................................................................................................................57

4.1 Sử dụng hiệu quả năng lượng và giao thông đô thị ...................................................57

Page 6: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

6

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

4.2 Quản lý đỗ xe và kiểm soát lượng khí phát thải từ giao thông đô thị ............614.3 Sử dụng hiệu quả năng lượng trong ngành đường sắt ...........................................64

5. Công nghiệp..........................................................................................................................................................71

5.1 Sử dụng hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp của Trung Quốc..........................................................................................................................................715.2 Kinh nghiệm của các công ty dịch vụ năng lượng ở Trung Quốc.....................735.3 Các hoạt động kiểm toán năng lượng trong công nghiệp.........................................74

6. Sản xuất năng lượng tái sinh hay hiệu quả.............................................................................77

6.1 Đưa năng lượng tái sinh hoà vào lưới điện: những công cụ để khuyến khích các nguồn đầu tư ở châu Âu..........................776.2 Các triển vọng của thị trường năng lượng tái sinh ở Trung Quốc......................60

7. Các trường hợp tham khảo......................................................................................................................81

7.1 Đồng phát nhiệt - điện ba thành phẩm ở Montpellier................................................817.2 Đổi mới loại hình thuỷ điện nhỏ...................................................................................................837.3 Phát triển năng lượng địa nhiệt ở Pháp và các cơ hội đối với Trung Quốc..................................................................................................857.4 Đồng phát nhiệt - điện bằng than và bã mía, sự phát triển ở Pháp và Maurice....................................................................................................88

8. Các công cụ tài chínhđể đạt được nguồn năng lượng chất lượng cao tại Trung Quốc...............................93

8.1 Cung cấp tài chính cho các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.......................................................................................................................938.2 Các công cụ tài chính của Pháp để viện trợ thương mại cho các khoản đầu tư sử dụng hiệu quả năng lượng ở Trung Quốc...............968.3 Các công cụ tài chính do AFD đề xuất.....................................................................................988.4 Các dự án trung gian ngân hàng của AFD.........................................................................101

9. Kết luận hội thảo.............................................................................................................................................105

Page 7: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

7

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Thuật ngữ viết tắt ADEME Cơ quan môi trường và tiết kiệm năng lượng AFD Cơ quan phát triển PhápDRC Ủy ban cải cách và phát triển (tỉnh)ESCO Các công ty dịch vụ năng lượng (bên thứ ba đầu tư trong lĩnh vực năng lượngFASEP Quỹ nghiên cứu và hỗ trợ cho khu vực tư nhânFEM Quỹ môi trường toàn cầuFFEM Quỹ môi trường toàn cầu của PhápHQEn Chất lượng năng lượng cao (= sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng)NDRC Ủy ban quốc gia về cải cách và phát triển OCDE Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tếRPE Khoản vay có bảo lãnh chính phủ Pháp dành cho các nước mới nổi

Page 8: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 9: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

9

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu chủ động thực hiện một chính sách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) đề ra mục tiêu giảm 20% cường độ năng lượng (tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trên GDP) của Trung Quốc từ nay cho tới năm 2010. Thực vậy, Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 trên thế giới và đồng thời cũng là nước đứng hàng thứ hai trong số các nước phát thải nhiều nhất khí gây hiệu ứng nhà kính. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, vốn phụ thuộc tới 90% vào các nguồn dầu lửa, là yếu tố mang tính quyết định đối với tương lai của hành tinh. Về phần mình, Cơ quan phát triển Pháp AFD đang tập trung hoạt động của mình tại Trung Quốc vào lĩnh vực sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, và như vậy cũng tham gia vào việc gìn giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới.

Trên tinh thần đó, tháng 4 năm 2006, Ủy ban quốc gia về cải cách và phát triển và Cơ quan phát triển Pháp AFD đã cùng phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo về tiến hành đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, trên cơ sở tập trung vào các hoạt động đầu tư có khả năng nhận được hỗ trợ từ nguồn vốn vay của Pháp.

Hiệu quả năng lượng là một chủ đề đa diện. Nói đến hiệu quả trước tiên là nói tới những thay đổi của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng nhằm xây dựng các hành vi sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm hơn. Cơ quan điều tiết ngành năng lượng đóng một vai trò then chốt trên phương diện này. Hướng tới hiệu quả năng

Lời mở đầu

Page 10: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

10

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

lượng cũng có nghĩa là nỗ lực nhằm cải thiện hiệu suất nhiệt và cơ khí của công cụ cũng như máy móc. Cuối cùng, nâng cao hiệu quả năng lượng đồng nghĩa với việc thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái sinh.

Để sử dụng năng lượng một cách hiệu quả cần chú ý tới các chức năng sử dụng nhỏ nhất. Đây cũng là vấn đề liên quan tới nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nhà ở, giao thông và sản xuất năng lượng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cần tập trung vào các ứng dụng cụ thể.

Cả Trung Quốc và Pháp đều chia sẻ quan điểm theo đó để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cần chủ động nỗ lực trên cơ sở có hậu thuẫn chính trị cao và công tác nghiên cứu sáng tạo.

Hội thảo tập trung vào hai hướng chính: (i) giải quyết vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng theo từng lĩnh vực, (ii) ưu tiên được dành cho “địa phương” do hoạt động đầu tư được tiến hành dưới hình thức phân cấp đầu tư. Đây cũng chính là lý do hội thảo được tổ chức tại một tỉnh, tỉnh Tứ Xuyên, bên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự kiện này.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của khoảng 100 đại biểu - những người hoạch định chính sách, kỹ sư, chuyên gia kinh tế và tài chính -, những người có liên quan trong quá trình triển khai chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Bảy tỉnh của Trung Quốc đã cử đại diện tới tham gia. Phía Pháp có khoảng 20 chuyên gia đã sang chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này với các đại biểu tham gia hội nghị. Hội thảo đã diễn ra trong hai ngày nhằm bao quát được đầy đủ tất cả các ứng dụng của chủ đề đa ngành lớn này.

Kỷ yếu hội thảo là bản tóm tắt nội dung trao đổi với mong muốn đem lại một cái nhìn về phạm vi triển khai rất rộng theo từng ngành của vấn đề sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn các bài tham luận trên web site của Cơ quan phát triển Pháp (bản tiếng Pháp, www.afd.fr).

Alain Henry Vụ trưởng Vụ cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị, AFD

Page 11: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

11

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Tóm tắt

Phần mở đầu: phương pháp luận và thực trạng về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

“Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng”, công thức được đưa ra ở Pháp năm 1981 sau hai cú sốc dầu lửa, là một công thức dùng để chỉ ba loại biện pháp có tính chất bổ sung cho nhau:

Điều tiết cầu (tiêu thụ năng lượng có chừng mực), nâng cao hiệu suất (hiệu quả năng lượng) và khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh. Các thuật ngữ như hiệu quả năng lượng hay tiết kiệm năng lượng đôi khi cũng được sử dụng khi nhắc tới chủ đề này, một chủ đề một lần nữa lại trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý trong nhiều chương trình nghị sự của thế giới sau 15 năm tương đối bị lãng quên.

3

2

1 Tiêu thụchừng mực

Hiệu quả

Tái sinh

Xu hướng

watt tiết kiệm

Page 12: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

12

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

ĐIỀU TIẾT CẦU HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI SINHCÔNG NGHIỆP

Khai báo/kiểm toán năng lượng Xây dựng các chuẩn cứ cho từng lĩnh vực (hạn ngạch)

Thiết bị/qui trình hiệu quả Thu hồi nhiệt Động cơ tần số biến

Rác thải của ngành công nông nghiệp

NHÀ Ở Đo lường mức độ tiêu thụ năng lượng Dán nhãn chất lượng

Các công trình xây dựng có tính hiệu quả cao Nhà ở sinh khí hậu Thiết bị gia dụng hiệu quả

Máy đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời Lò hơi sinh khối (biomass) Hệ thống sưởi bằng năng lượng địa nhiệt

GIAO THÔNG

Sơ đồ tổ chức giao thông đô thị Hệ thống trung chuyển liên thông các phương thức giao thông (đường sắt/đường bộ) Phương thức đi lại thay thế cho ô tô

Phương tiện vận chuyển tiêu thụ ít năng lượng Điện khí hóa đường sắt Hệ thống cước kết hợp đường sắt/ đường bộ

Xe đạp/đi bộ Phương tiện sử dụng nhiên liệu sinh học

NĂNG LƯỢNG

Xây dựng biểu giá nhằm tiết kiệm năng lượng Hệ thống thuế năng lượng

Đồng phát nhiệt-điện (cogeneration) Giảm tổn thất khi phân phối

Điện sản xuất từ năng lượng tái sinh Nhiên liệu sinh học

NÔNG LÂM NGHIỆP

Điều tiết nguồn nhiên liệu cung cấp cho các hộ gia đình

Tưới tiêu tiết kiệm nước Không cày/phân hữu cơ

Cây trồng dùng vào mục đích sản xuất năng lượng Tận thu chất thải thực vật

Ông Hamelin (ADEME) đã giới thiệu các hướng nghiên cứu ưu tiên được chính phủ Pháp hỗ trợ như: sinh khối và quang điện để sản xuất ra năng lượng tái sinh, giao thông ít tiêu hao năng lượng (xe ô-tô tiêu hao dưới 3 lít nhiên liệu trên 100 km, nâng cao hiệu quả của giao thông công cộng đồng thời phát triển tính liên kết giữa nhiều phương thức giao thông), các tòa nhà với mức tiêu thụ năng lượng bằng không, hệ thống chứa khí CO2, một yếu tố không thể thiếu của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.

Trong phần dẫn đề, Ông C.de Gromard (AFD) đã tập trung nêu đặc điểm của các hoạt động đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: việc tổ chức đầu tư theo từng lĩnh vực, cơ cấu kinh tế của hoạt động đầu tư trên cơ sở kết hợp các biện pháp về qui định và tài chính, sự kết hợp với các biện pháp khuyến khích cần thiết nhằm khắc phục các yếu tố bất cập của thị trường. Ví dụ như các biện pháp khuyến khích có thể là các khoản hỗ trợ tài chính dành cho các mảng hoạt động như phân tích đánh giá, chẩn đoán, đào tạo và điều tiết, cơ chế thuế khóa, giá dịch vụ ưu đãi hoặc hình thức hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay dành cho các hoạt động đầu tư hữu hình.

Các hoạt động sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng được triển khai theo từng lĩnh vực và theo từng nhóm biện pháp thực hiện. Các hoạt động này có thể được phân loại theo bảng sau:

Page 13: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

13

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Ông Lu Wenbin và Zhou Huang (NDRC) đã giới thiệu tổng thể hiện trạng về hiệu quả năng lượng và năng lượng tái sinh ở Trung Quốc. Ông Lu Whenbin đã nhấn mạnh cần chú ý tới công nghiệp, khu vực chiếm tới 40% tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, trong đó 1000 đơn vị sản xuất đã tiêu thụ hơn 50% năng lượng tiêu thụ của cả khu vực. Việc triển khai các biện pháp kiểm chuẩn thiết bị tiêu thụ năng lượng giữa các tỉnh và quan tâm tới khu vực xây dựng là một trong những hướng ưu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ XI. Ông Zhou Huang trình bày về các kết quả Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực năng lượng tái sinh hiện chiếm 3% tiêu thụ năng lượng quốc gia. Thủy điện nhỏ sản xuất được 39 GW năm 2005 (4 GW năm 2004), gió 1 GW (với khoảng 60 trang trại gió), cộng với khoảng 2500 đơn vị sản xuất sinh khối công nghiệp. Luật thông qua mới đây về năng lượng tái sinh tập trung vào mục tiêu phát triển sản xuất điện theo phương thức này trên cơ sở đưa ra các giá hấp dẫn khi mua lại điện được sản xuất từ năng lượng tái sinh.

Ông Lopez (ICE) đã nêu bật các kết quả châu Âu đạt được trong chính sách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng của mình. Từ 1980 đến 2004, châu Âu đã tiết kiệm được 500 triệu tấn qui dầu, gần tương đương với lượng nhập khẩu (600 triệu tấn qui dầu) và hơn 1/3 lượng tiêu thụ hiện nay (1500 triệu tấn qui dầu) của Liên minh châu Âu. Nhiều lĩnh vực lớn vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng sau khi châu Âu nới lỏng chính sách sử dụng tiết kiệm năng lượng vào thập kỷ 90. Nhiều sáng kiến đã được đưa ra ở cấp Liên minh châu Âu hay các quốc gia thành viên nhằm duy trì vị trí tiên phong của Liên minh châu Âu trong số các nước OECD về tiết kiệm năng lượng.

Thành phố hiệu quả về sử dụng năng lượng

Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra rất nhanh ở Trung Quốc: năm 2020 Trung Quốc sẽ có hơn 1 tỷ người sẽ sống ở thành phố.

Ông J-L.Plazy (ADEME) giới thiệu các cách làm theo đó chinh quyền địa phương có thể thay đổi hành vi tiêu thụ năng lượng của một thành phố thông qua việc (i) tổ chức không gian đô thị, (ii) ủy thác quản lý hệ thống năng lượng, giao thông, rác thải và nước thải, (iii) khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng và (iv) quản lý các thiết bị công cộng (công trình chung, trường học, bệnh viện...).

Ông H.Breton (AFD) nhấn mạnh tới tầm quan trọng phải đưa vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng vào qui hoạch đô thị. Ông giới thiệu sâu về một ứng dụng đang được triển khai tại thành phố Guyang với mục tiêu tăng

Page 14: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

14

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

cường cấu phần năng lượng trong xây dựng chương trình qui hoạch không gian đô thị.

Ông Irigoin (Giám đốc sở năng lượng, Montpellier) đã tổng kết 20 năm thực hiện chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng của thành phố Montpellier. Năm 1984, thành phố đã có một đại biểu dân cử và một giám đốc sở phụ trách về vấn đề sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Tổng cộng, thành phố đã tiết kiệm được 32 triệu euro trong thời gian kể trên, thông qua kết hợp sử dụng năng lượng có độ lượng, nâng cao hiệu quả năng lượng và khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh. Chi phí năng lượng hàng năm tính trên đầu người của thành phố là 17,8 euro so với chi phí trung bình ở Pháp là 31 euro.

Nhà ở với chỉ tiêu tiêu hao năng lượng tiên tiến

Khu vực nhà ở chiếm 43% tiêu thụ năng lượng ở Pháp và 30% ở Trung Quốc nơi khu vực này đang phát triển rất mạnh.

Raoust và Y.Liu (ICE) trình bày các kết quả của một chương trình đổi mới về hiệu quả năng lượng trong hệ thống nhà ở được thực hiện ở Trung Quốc với sự hỗ trợ của FFEM năm 1997. Qua chương trình này, có thể thấy chỉ với 6% đầu tư bổ sung và hoạt động hỗ trợ, đã tiết kiệm được hơn 50% năng lượng trong các chương trình xây dựng nhà ở của các thành phổ ở phía Bắc Trung Quốc với tổng diện tích 800 000 m2. Một chương trình thứ hai được triển khai vào năm 2004 đã mở ra các hướng hợp tác mới về hệ thống điều hòa không khí (đặc biệt tại miền Nam Trung Quốc) và về việc khôi phục hệ thống nhiệt cho các tòa nhà.

Ông T.Devillier (CFCME) nhấn mạnh tới tầm quan trọng của công tác đào tạo phổ biến trong lĩnh vực này, với nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng: đại biểu dân cử địa phương, nhà đầu tư, văn phòng nghiên cứu, công ty xây dựng, giáo viên các trường đại học và phổ thông.

Giao thông tiết kiệm năng lượng

Ông Mezghani (UITP) đã trình bày kết quả của một nghiên cứu được tiến hành trên 50 thành phố nhằm phân tích hiệu quả năng lượng trong giao thông của các thành phố này. Xu thế mở rộng phạm vi đô thị, tình trạng tỷ lệ phương tiện cơ giới của các hộ gia đình tăng, ùn tắc ngày càng phổ biến và nhu cầu đi lại ngày càng đa dạng đã làm tăng đột biến tiêu thụ năng lượng trong giao thông tại tất cả các nước. Các thành phố lớn của châu Âu hiện đang đưa ra các giải pháp đa dạng nhằm kiềm chế tình trạng tăng trưởng không gánh chịu nổi nữa.

Page 15: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

15

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Ông J.Delcroix (SARECO) đã giới thiệu về cách triển khai một khía cạnh trong một lĩnh vực ít được biết tới khi nhắc tới chính sách giao thông công cộng: đó là vấn đề đỗ xe. Về vấn đề trên, vốn là nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng rất lớn và hiện đang được tất cả các đối tượng quan tâm (đại biểu dân cử, doanh nghiệp, hộ gia đình), Trung Quốc có thể rút ra nhiều bài học từ các kinh nghiệm đã qua.

Ông J.M Gerbeaux (SNCF) tóm tắt hiệu quả sử dụng năng lượng của ngành đường sắt Pháp. Với hệ thống được điện khí hóa ở mức độ 70%, tàu hỏa ở Pháp chỉ chiếm 0,5% lượng phát thải khí CO2 trong giao thông ở Pháp (87% do ô-tô gây ra). Tình hình giá điện và giá dầu tăng cao một lần nữa lại đặt ra yêu cầu về tiết kiệm năng lượng với hệ thống tàu hỏa (tận thu năng lượng khi hãm tàu, đào tạo lái tàu…). Tổng công ty đường sắt Pháp (SNCF) dự kiến sẽ giảm 10% tiêu thụ năng lượng trong 5 năm tới.

Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp

Bài thuyết trình của Ông E. Francoz (AFD) nhấn mạnh tới tính cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư nhằm tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả ở Trung Quốc do các khoản đầu tư này có dấu hiệu chững lại trong những năm vừa qua.

Ông Dai Yande (ERI) chỉ rõ các trở ngại chính trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Trung Quốc. Ông trình bày nội dung một dự án được triển khai với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới và tổ chức Quỹ môi trường toàn cầu nhằm phát triển các công ty dịch vụ năng lượng ESCO với mục tiêu khắc phục một số trong những trở ngại được nêu. Dự án đã cho phép huy động một lượng đầu tư lớn, nhờ một hệ thống bảo lãnh phù hợp.

Ông J.-C.Mulet (Bertin) đã trình bày các nguyên tắc trong kiểm toán năng lượng công nghiệp và các biện pháp được đưa ra ở Pháp để tiến hành kiểm toán: xếp loại các doanh nghiệp có mức độ tiêu thụ năng lượng cao, qui định về hỗ trợ một phần kinh phí tiến hành các bước đầu của nghiên cứu (đánh giá phân tích sơ bộ (chẩn đoán), phân tích và nghiên cứu khả thi).

Sản xuất năng lượng tái sinh hoặc hiệu quả

Chen Jianping (CIAT) giới thiệu sâu về tiện ích của các loại bơm nhiệt và hệ thống trữ năng lượng dành để sưởi và điều hòa không khí cho các tòa nhà ở Trung Quốc. Ông cũng nêu lên các hạn chế gặp phải trong việc phổ biến các giải pháp tuy đã hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật song vẫn còn mới đứng trên góc độ kinh tế và tài chính.

Page 16: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

16

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Ông J.-L. Plazy (ADEME) giới thiệu thực trạng về sản xuất năng lượng tái sinh ở Pháp cũng như mục tiêu của Pháp năm 2010: (i) nhiên liệu sinh học = 0,8% tiêu thụ hiện nay, mục tiêu 7% vào năm 2010; (ii) điện từ năng lượng tái sinh 65 TWh (14%), mục tiêu 100 TWh (21%) vào năm 2010. Hướng phát triển điện sản xuất từ năng lượng tái sinh hiện đã được cụ thể hóa trong một chương trình nhiều năm được xây dựng trên kết quả phân tích hiện trạng và các hoạt động giao thầu với giá ưu đãi cũng đã được tổ chức.

Ông Li Jinfi ng (CREIA) đã bổ sung thêm về tình hình phát triển nhanh của ngành sản xuất năng lượng tái sinh ở Trung Quốc: 7% đối với thủy điện nhỏ, 13% đối với hệ thống sưởi địa nhiệt, 29% đối với điện sản xuất từ gió, 29% đối với điện mặt trời.

Nghiên cứu chuyên khảo

Các ngành sản xuất điện khác nhau đã được giới thiệu với đầy đủ các chi tiết về các phương diện kỹ thuật, tài chính và tổ chức: (i) đồng phát nhiệt - điện ba thành phẩm (trigeneration) để sản xuất ra điện, nhiệt và khí lạnh tại Montpellier (M. Irigoin); (ii) thủy điện nhỏ gần đây mới được đẩy mạnh trở lại ở Pháp, với ví dụ về phương pháp tiếp cận theo chương trình trong thung lũng Doubs (O.Crepon, ISL); (iii) tình hình phát triển địa nhiệt ở Pháp và Trung Quốc (O.Tournaye, CFG); (iv) hệ thống đồng phát nhiệt-điện bã mía/than, hiện đang sản xuất ra hơn 1/4 lượng điện tại các địa phương hải ngoại của Pháp và tại đảo Maurice (L.Decrop, SIDEC).

Công cụ huy động tài chính cho chính sách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Ông Y.Liu (ICE) miêu tả các công cụ tài chính công cộng chủ yếu được sử dụng trong các nước thuộc tổ chức OECD nhằm hỗ trợ việc phổ biến các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Hỗ trợ quá trình ra quyết định từ ban đầu là một đòn bẩy quan trọng nhằm khuyến khích các tác nhân đầu tư. Các ví dụ về quỹ quay vòng vốn (revolving) trong lĩnh vực này cũng đã được giới thiệu.

Ông E. Francoz (AFD) trình bày về đặc tính của một hạn mức tín dụng ngân hàng dành cho nâng cao hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, cơ chế này cho phép tăng cường hoạt động hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông qua triển khai cấp các khoản cho vay phù hợp.

Ông T.Fabre (Tổng lãnh sự quán Pháp, Thành Đô) và Ông C.Richard (AFD) đã giới thiệu các công cụ viện trợ khác nhau của Pháp. Các công cụ này có thể được huy

Page 17: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

17

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

động nhằm phục vụ cho các hoạt động đầu tư nâng cao hiệu quả năng lượng ở Trung Quốc. Các công cụ này bao gồm từ việc tài trợ ban đầu, hỗ trợ dự án cho đến cho vay ưu đãi, lợi thế so sánh có thể được điều chỉnh theo từng lĩnh vực và qui mô của dự án.

Page 18: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 19: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

19

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Khai mạc hội thảo

Li Yaping Phó chủ nhiệm Uỷ ban cải cách và phát triển tỉnh Tứ Xuyên

Tứ Xuyên là một tỉnh lớn nằm ở phía Tây của Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng cao: GDP của tỉnh đã tăng hơn 70% kể từ năm 2000 và thu nhập đầu người của tỉnh đã tăng 42% từ năm 2000 đến năm 2005. Hệ thống đường bộ phát triển rất mạnh, tất cả các tuyến đường sắt đã được điện khí hóa và tỉnh hiện có 10 sân bay với lưu lượng hành khách là 14 triệu lượt khách nếu chỉ tính riêng sân bay quốc tế Shuangliu.

Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục tăng trưởng ở mức 9% đồng thời tôn trọng môi trường. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi phải nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và cuộc hội thảo này cũng như các bài tham luận của các diễn giả chắc chắn sẽ giúp chúng tôi đối mặt được với các thách thức đặt ra trong vấn đề này.

Tứ Xuyên là một tỉnh có lịch sử lâu đời với một nền văn hóa phong phú và các điều kiện thiên nhiên có một không hai. Tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ là cơ hội để các bạn khám phá Tứ xuyên cũng như tình cảm mến khách của người dân nơi đây. Xin chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

Page 20: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

20

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Liu Xuhong Phó Vụ trưởng vụ vốn nước ngoài của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia

Chương trình 5 năm lần thứ XI vừa được Quốc hội thông qua đã thể hiện rõ quyết tâm của đất nước chúng tôi trong việc xây dựng một xã hội khá giả bậc trung. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi cần triệt để tiết kiệm năng lượng nhằm duy trì khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

Đầu tư nước ngoài, với tổng mức hơn 800 tỷ đô la, đã có một vai trò kích thích rất hiệu quả giúp nền kinh tế Trung Quốc phát triển trên một cơ sở bền vững. Chúng tôi sẽ tiếp tục huy động đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng một cách hài hòa với sáu mục tiêu chính sau đây: duy trì qui mô đầu tư nước ngoài hiện nay, tăng cường chất lượng và hiệu quả đầu tư, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, ưu tiên cho đầu tư nước ngoài vào việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít năng lượng và các loại năng lượng tái sinh, về mặt địa lý, ưu tiên thu hút đầu tư cho miền Trung và miền Tây của Trung Quốc cũng như cho các khu vực công nghiệp nặng trước đây, cuối cùng là nâng cao chất lượng quản lý các nguồn tín dụng cho vay của các chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 còn có hai mục tiêu rất quan trọng. Một trong hai mục tiêu này là giảm 20% cường độ năng lượng ở cấp quốc gia, đây là mục tiêu bắt buộc và sẽ đạt được thông qua các hoạt động cụ thể trong 10 lĩnh vực lớn được ưu tiên. Tín dụng do chính phủ Pháp cấp sẽ được ưu tiên sử dụng vì mục tiêu này và thông qua hội thảo này, chúng ta sẽ có thêm thông tin cần thiết để tổ chức hoạt động hợp tác một cách thỏa đáng nhất cho cả Trung Quốc và Pháp. Tôi xin chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

Jacques Dumasy Tổng lãnh sự Pháp tại Thành Đô

Từ 25 năm nay, sự lớn mạnh của Trung Quốc là một thách thức lớn ở cấp độ toàn cầu, xét trên phương diện kinh tế cũng như môi trường. Thực vậy, tăng trưởng của Trung Quốc có đặc điểm là tốc độ đô thị hóa nhanh, công nghiệp hóa mạnh và mức sống được cải thiện một cách đáng kể trong một thời gian ngắn. Những yếu tố này làm tăng trưởng về năng lượng của nước này với cấp hàm số mũ. Hiện Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng đứng thứ hai trên thế giới, chủ yếu là than và cũng vì vậy Trung Quốc là nước thứ hai trên thế giới sau Mỹ về lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, chiếm 15% lượng khí phát thải của thế giới. Chính phủ Trung Quốc biết rằng mình cần đáp ứng cầu

Page 21: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

21

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

về năng lượng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay, song cũng cần khẩn trương tìm ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả năng lượng.

Thực vậy nếu tính lượng năng lượng cần thiết để sản xuất ra 1 điểm của GDP, thì Trung Quốc tiêu thụ năng lượng gấp Châu Âu hoặc Nhật Bản tới 5 lần. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp ở cấp quốc gia và đã ký nghị định thư Kyoto năm 2003. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, vào tháng 10 năm 2004, hai bên đã ký một thỏa thuận xúc tiến các dự án về phát triển sạch. Trước đó, hai bên đã ra thông cáo chung Pháp-Trung về phát triển bền vững vào tháng 1 năm 2004, nhân chuyến thăm Pháp của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, và đã ký thỏa thuận khung tháng 4 năm 2004 giữa Bộ tài chính Trung Quốc và Bộ kinh tế, tài chính và công nghiệp của Pháp cũng như một thỏa thuận khung giữa Bộ tài chính Trung Quốc và Cơ quan phát triển Pháp AFD vào tháng 10 năm 2004.

Chọn hiệu quả năng lượng là nội dung hoạt động chính của mình tại Trung Quốc, AFD đã cam kết 152 triệu euro cho hoạt động này năm 2005 và dự kiến sẽ cam kết số tiền tương tự cho năm 2006 và các năm tiếp theo. Mục tiêu của cuộc hội thảo này là trao đổi về nội dung của các dự án mà AFD có thể tài trợ cũng như về các công cụ tài chính có thể được sử dụng trong vấn đề này.

Tôi rất vui mừng khi hội thảo được tổ chức tại Thành Đô và xin chân thành cảm ơn các nhà tổ chức phía Pháp và phía Trung Quốc cũng như tất cả các đại biểu tham gia hội thảo.

Page 22: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 23: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

23

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

1.1 Xây dựng một nền kinh tế có chất lượng năng lượng cao

Christian de Gromard, chuyên gia về vấn đề hiệu quả năng lượng tại AFD

Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nền kinh tế có chất lượng năng lượng cao. Chất lượng năng lượng của một nền kinh tế phụ thuộc vào 3 yếu tố. Thứ nhất là hiệu quả năng lượng của nền kinh tế đó, có nghĩa là hiệu suất của hệ thống thiết bị. Ví dụ như hiệu suất của một chiếc ô tô hiện nay là dưới 20%; hiệu suất của một nhà máy điện thông thường là khoảng 30%. Yếu tố thứ hai là tỷ lệ năng lượng tái sinh trên toàn bộ năng lượng tiêu thụ; hiện nay, tỷ lệ này là 8% đối với Pháp và 7% đối với Trung Quốc. Yếu tố thứ ba là cường độ năng lượng, có nghĩa là lượng năng lượng cần thiết để làm ra 1% GDP, yếu tố này quyết định mức cầu năng lượng của một nền kinh tế.

Các nền kinh tế trong thế kỷ XX của chúng ta nhìn chung đều có chất lượng năng lượng thấp. Hiệu suất năng lượng thường dưới 30%, điều đó có nghĩa hơn 2/3 năng lượng bị lãng phí. Tỷ trọng của năng lượng tái sinh chỉ chiếm dưới 10% và các nền kinh tế của chúng ta cần rất nhiều năng lượng để làm ra của cải vật chất. Cùng nhau chúng ta phải hướng tới một chất lượng năng lượng cao hơn vì ba lý do: thứ nhất để tiết kiệm tài nguyên năng lượng hóa thạch; thứ hai để đấu tranh chống lại tình trạng thay đổi khí hậu; thứ ba, để bảo toàn các nguồn cung cấp, bởi

Phương pháp luận và hiện trạng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

năng lượng 1

Page 24: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

24

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

bất kỳ cuộc khủng hoảng nào về cung cấp năng lượng cũng trực tiếp đe dọa hoạt động kinh tế. Ứng với ba lý do trên là ba hướng hành động: nâng cao hiệu quả năng lượng, phát triển tất cả các nguồn năng lượng tái sinh, điều tiết cầu.

1.1.1 Một quá trình xây dựng theo từng giai đoạn

Để có chất luợng năng lượng cao ta có thể ví việc này với việc xây một ngôi nhà nhiều tầng. Ở tầng trệt, đó là hoạt động phân tích đánh giá hiện trạng lúc đầu; sau đó là các hoạt động nhằm huy động các tác nhân và khuyến khích họ thay đổi các hành vi của mình cũng như điều chỉnh lại máy móc thiết bị; tiếp đến là hoạt động nâng cấp sửa chữa máy móc thiết bị hiện có và xây dựng lắp đặt hệ thống thiết bị mới. Mỗi tầng đều tương ứng với chi phí đầu tư và mức tiết kiệm năng lượng. Phân tích đánh giá hiện trạng ban đầu thường tốn tiền và không đem lại gì chính vì vậy nhiều khi người ta có xu hướng bỏ qua giai đoạn này trong khi đó đây là một bước rất quan trọng. Đó cũng chính là lý do các cơ quan chính quyền nên đặc biệt phát huy vai trò của mình nhằm hỗ trợ cho hoạt động đầu tư vào giai đoạn ban đầu này.

Hai giai đoạn tiếp theo là vận động các tác nhân và điều chỉnh thiết bị là hai giai đoạn ít tốn kém bởi không cần tới đầu tư hữu hình song lại đặt ra vấn đề về tổ chức. Giữa hai giai đoạn cuối cùng là nâng cấp và đầu tư mới, các ngân hàng thường ưu tiên hướng đầu tư mới hơn bởi hoạt động nâng cấp thường phức tạp hơn và không làm xuất hiện các tài sản mới. Vả lại, thông thường người ta thường thực hiện luôn giai đoạn cuối, đó là đầu tư cho các thiết bị mới và không coi trọng các giai đoạn trước đó trong khi đó đây lại là các bước quan trọng.

Các phương thức mới

Đổi mới/Nâng cấp

Điều chỉnh máy móc

Các cách ứng xử

Đánh giá hiện trạng

TIẾT KIỆMNĂNG LƯỢNG

ĐẦU TƯMỀM CỨNG

HQNE, một quá trình đầu tư theo nhiều mức độ (0 + 4)

Page 25: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

25

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

0 Phân tích hiện trạng năng lượng

1 Tổ chức các cách ứng xử

2 Điều chỉnh máy móc

3 Đổi mới / nâng cấp

4 Các phương thức mới

Nhà ở Chẩn đoán nhiệt Nhiệt độ chỉ định (19 o)

Kiểm tra/điều chỉnh lò hơi

Cách nhiệt Nhà sinh khí hậu

Công nghiệp Chẩn đoán năng lượng

Người chịu trách nhiệm về năng lượng

Hệ thống dò hướng từ xa

Động cơ tần số biến

Qui trình mới

Giao thông Sơ đồ qui hoạch giao thông đô thị

Phương thức lái xe ít tiêu hao năng lượng

Điều chỉnh bộ chế hòa khí

Thay đổi xe Phế bỏ ô tô Video hội thảo

1.1.2 Một quá trình tổ chức theo từng lĩnh vực

Việc triển khai nâng cao chất lượng năng lượng được tổ chức theo từng lĩnh vực trên cơ sở phân biệt lĩnh vực công nghiệp, giao thông, nhà ở, nông nghiệp với cung cấp năng lượng. Trong từng lĩnh vực kể trên, ba hoạt động -hiệu quả năng lượng, năng lượng tái sinh và điều tiết cầu- sẽ là ba hoạt động có tính chất bổ sung cho nhau. Ví dụ như, trong lĩnh vực giao thông, ta sẽ kết hợp khuyến khích sử dụng các phương tiện tiêu hao ít năng lượng với việc phát triển các tuyến đường dành cho xe đạp và các ngành sản xuất năng lượng tái sinh đi đôi với các biện pháp điều tiết hoạt động giao thông và hệ thống bãi đỗ xe trong đô thị. Trong lĩnh vực nhà ở, cách nhiệt cho các ngôi nhà, sử dụng hệ thống sưởi bằng năng lượng mặt trời hoặc địa nhiệt và các qui định về nhiệt sẽ là các biện pháp mang tính bổ trợ cho nhau.

1.1.3 Các công cụ

Các cơ quan Nhà nước có rất nhiều công cụ để xây dựng một nền kinh tế có chất lượng năng lượng cao. Một số công cụ trong số đó không tốn kém ví dụ như hệ thống qui định chẳng hạn. Các qui định có thể mang tính hạn chế hoặc khuyến khích. Đặc biệt, các công cụ về giá không gây tốn kém gì cho Nhà nước và rất hiệu quả. Mục tiêu là tính thêm chi phí bổ sung đối với các tác nhân tiêu thụ năng lượng ở mức thái quá và giảm chi phí đối với các đối tượng sử dụng năng liệu hiệu quả hoặc tiết kiệm. Hiện thuế là công cụ chủ yếu được các quốc gia châu Âu sử dụng: các nước này khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng dưới hình thức cho phép tái dụng thuế. Chúng ta cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm thuế đối với các hoạt động sử dụng năng lượng không hóa thạch. Hỗ trợ ngân sách là loại công cụ thứ ba. Công cụ này được thực hiện dưới hình thức trợ cấp hoặc cho vay có trợ lãi. Trong

Page 26: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

26

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

khuôn khổ hội thảo này, chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu tới hình thức cho vay ưu đãi bởi công cụ này có thể có hiệu ứng đòn bẩy quan trọng nếu như biện pháp khuyến khích được kết hợp với việc nâng cao hiệu suất năng lượng.

Trước tình trạng eo hẹp của nguồn ngân sách công, cần kết hợp giữa việc huy động các công cụ khác nhau với việc lựa chọn kỹ các dự án đầu tư trên cơ sở các tiêu chí kỹ thuật và tài chính. Việc khai thác các nguồn năng lượng tái sinh hoặc có hiệu quả năng lượng cao cần được tổ chức một cách bài bản như lắp đặt các máy phát điện lợi dụng sức gió tại những nơi có nhiều gió nhất, thủy điện nhỏ ở các lưu vực dốc có đầy đủ điều kiện, giảm thiểu thất thoát trong những lĩnh vực có tỷ lệ thất thoát cao như truyền tải và sản xuất điện.

1.2. Ưu tiên nghiên cứu phát triển ở Pháp trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và năng lượng tái sinh.

Michel Hamelin, Vụ quan hệ quốc tế của ADEME

ADEME (Cơ quan môi trường và tiết kiệm năng lượng của chính phủ) là một tổ chức sự nghiệp thuộc chính phủ Pháp. Được đặt dưới sự chủ quản của các bộ phụ trách về nghiên cứu, môi trường và năng lượng, cơ quan này có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các chương trình nghiên cứu công. Các chương trình này có thể được bổ sung bằng các hoạt động nghiên cứu do các doanh nghiệp tiến hành. Nhìn chung, dự trù chi cho nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng phi hạt nhân trong 5 năm là khoảng 1,5 tỷ euro. Trên cương vị là đối tác của Cơ quan nghiên cứu quốc gia, ADEME tham gia quản lý phần kinh phí nghiên cứu thuộc ngân sách Nhà nước với mức 600 triệu euro.

Trên cơ sở dữ liệu do Cơ quan năng lượng quốc tế AIE cung cấp, chính phủ Pháp chủ trương rằng các nước công nghiệp sẽ giảm 75% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2050. Mục tiêu này cho phép duy trì một biên độ hợp lý về tiêu thụ và phát thải đối với những nước có nguyện vọng chính đáng tăng mạnh hoạt động kinh tế của mình, đặc biệt là Trung Quốc. Các chương trình nghiên cứu trong khuôn khổ này đã cho thấy rõ quyết tâm của Pháp trong việc đi đầu về giảm khí phát thải CO2 và mức tiêu thụ năng lượng của mình.

1.2.1. Phát triển năng lượng tái sinh

Trước tiên, chúng tôi mong muốn mở rộng qui mô của các nguồn năng lượng

Page 27: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

27

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

sinh học có thể sử dụng được và chấp nhận được về mặt kinh tế. Nhiều công trình nghiên cứu sẽ được tiến hành nhằm phát huy giá trị của các nguyên liệu chất gỗ và chuyển hóa chúng bằng các phương thức khác nhau, ví dụ như các phương thức hóa nhiệt và sinh học. Mục tiêu là để sản xuất ra hydro và mêtan. Cần thiết cho việc phát triển các ngành sản xuất năng lượng trong tương lai, đặc biệt là pin nhiên liệu, các chất này có thể được sử dụng tương đối nhanh gọn trong các ứng dụng khác. Chúng tôi cũng dự định tiến hành nghiên cứu về nhiên liệu sinh học, ví dụ như sản xuất lipit thông qua ngành sinh học. Một trong những ưu tiên là chứng minh tính khả thi kinh tế của các công nghệ chuyển đổi năng lượng sinh khối, cũng như xây dựng các chiến lược quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các nguồn sản phẩm sinh thái đi kèm. Chúng ta có thể nghĩ tới việc sản xuất chất dẻo từ công nghệ hóa sinh khối, hoặc sản xuất các vật liệu xây dựng cho phép tích trữ các bon dưới dạng sinh khối. Mục tiêu tới năm 2010 là tăng 50% lượng năng lượng nhiệt có nguồn gốc tái sinh, tăng lên 21% lượng điện được sản xuất từ nguồn gốc tái sinh và tăng lên tới 5,75% tỷ trọng nhiên liệu có nguồn gốc sinh khối (tỷ trọng hiện nay là khoảng 1%).

Hướng thứ hai về năng lượng tái sinh là điện mặt trời. Việc phát triển điện mặt trời hiện bị hạn chế bởi giá thiết bị. Mục tiêu của chúng tôi là giảm chi phí sản xuất thiết bị và hệ thống nhằm sản xuất ra các tấm năng lượng có giá thành khoảng 2 euro/watt. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần nâng cao hiệu suất chuyển đổi các mô-đun quang điện, nhằm tăng hiệu suất từ 13% lên 20%. Cần tăng tuổi thọ cho các mô-đun này bởi sắp tới thời hạn bảo hành 10 năm áp dụng hiện nay cho các nhà ở sắp tới sẽ được tăng lên 30 năm và như vậy các thiết bị điện mặt trời được gắn với các công trình xây dựng cần đủ độ tin cậy để đáp ứng thời hạn bảo hành dự kiến.

1.2.2. Giao thông sạch và tiết kiệm năng lượng

Ưu tiên thứ hai của chúng tôi là phát triển giao thông sạch và tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu về cải tiến công nghệ áp dụng cho phương tiện giao thông sẽ do Cơ quan phát minh công nghiệp đảm nhận. Đây là một tổ chức mới được thành lập và có nguồn kinh phí lớn để nghiên cứu về lĩnh vực này. Một trong những chương trình dự kiến là giảm mức tiêu thụ năng lượng của xe riêng xuống mức 3 lít cho một trăm cây. Trước kia, mục tiêu này đã được đặt ra ngay từ những năm 1980, song trong thời gian thực hiện những tiến bộ đạt được đã phần lớn không phát huy được tác dụng do trọng tải ô tô đã tăng nhiều do yêu cầu về an toàn và tiện nghi trong xe. Về phần mình, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả năng lượng của các phương tiện cơ giới đường bộ và việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như nhiên liệu sinh học và pin nhiên liệu.

Page 28: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

28

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Phát triển giao thông đa phương thức cũng là một chương trình nghiên cứu quan trọng, dù đó là tăng cường tính tương thích, có nghĩa là khả năng của các phương tiện giao thông khác nhau cùng vận hành với nhau, hay tính liên thông đa phương tiện, có nghĩa là khả năng dành cho một hành khách có thể sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau trên một tuyến đường nhất định. Chúng tôi cũng đang nỗ lực nâng cao tần suất giao thông công cộng và phát triển các loại công nghệ thông tin truyền thông mới trong điều tiết mạng lưới, thông tin cho người sử dụng theo thời gian thực, theo dõi quá trình vận tải hàng hóa, vv. Mục tiêu là tăng cường tính an toàn của hệ thống vận tải, nâng cao công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào mục tiêu giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và cuối cùng là bảo đảm cho người và hàng hóa được di chuyển và lưu thông trên cơ sở bền vững.

1.2.3. Các tòa nhà không thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Khái niệm nhà không thải khí gây hiệu ứng nhà kính, có nghĩa là hoàn toàn không thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài, là một khái niệm mới. Nhiều hoạt động nghiên cứu hiện đang được tiến hành về vật liệu và công nghệ dành cho hoạt động xây mới cũng như cải tạo, với mục tiêu là trang bị cho các ngôi nhà cũ có hiệu suất sử dụng năng lượng tương đương như các ngôi nhà mới. Ngoài ra, công tác nghiên cứu cũng được tập trung vào mảng xã hội học bởi các tiến bộ đạt được nhờ công nghệ mới có thể mất tác dụng trong thời gian ngắn nếu như những người sống trong các ngôi nhà đó không có cách sử dụng hợp lý các thiết bị được lắp đặt. Ví dụ như, việc xây dựng các ngôi nhà cách nhiệt sẽ không có tác dụng nếu như những người sống trong đó liên tục mở cửa sổ. Mục tiêu chung là giảm mạnh và trên phạm vi rộng mức độ tiêu thụ năng lượng đồng thời góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các căn nhà hiện đang trong quá trình sử dụng; tiến tới xây dựng các căn nhà tiêu hao năng lượng ở mức thấp hơn bốn lần so với các căn nhà mới hiện nay; xây các căn nhà không thất thoát nhiệt và có lượng khí thải CO2 bằng không, hoặc thậm chí còn sản xuất ra được năng lượng.

1.2.4. Công nghệ sinh thái

Lĩnh vực công nghệ sinh thái, có nghĩa là công nghệ góp phần vào phát triển bền vững, hiện đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh ở Pháp, ở mức khoảng 8% một năm. Các ưu tiên trong lĩnh vực này hướng tới mục tiêu bảo đảm quản lý tốt hơn nguồn nước, qui hoạch và bảo vệ hệ thống nước cũng như các điểm dễ bị tổn thương, đặc biệt là để chống lại nguy cơ lụt lội. Một lĩnh vực ứng dụng khác, đó là quản lý nguồn nguyên liệu và chất thải. Nội dung này đòi hỏi phải nỗ lực vượt bậc trong việc giảm giấy gói bao bì, thiết kế các sản phẩm phù hợp với yêu cầu sinh thái sao cho các sản phẩm

Page 29: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

29

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

này tiêu thụ ít nguyên liệu và năng lượng hơn, đồng thời chú ý tới vấn đề tái chế chất thải. Các công trình cũng tập trung nghiên cứu vào độc tính của một số sản phẩm đôi khi là tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng trong các căn hộ. Cuối cùng, các công trình nghiên cứu cũng được hướng tới vấn đề giảm ô nhiễm tiếng ồn, hiện đang là vấn nạn của các thành phố hiện đại.

1.2.5. Thu gom và lưu trữ khí CO2

Khái niệm thu gom và lưu trữ khí CO2 có thể được xem là ý tưởng xa vời song chỉ không lâu nữa đây sẽ là các giải pháp không thể thiếu giúp các nước công nghiệp phát triển thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã qui định trong nghị định thư Kyoto. Mục tiêu nghiên cứu trong lĩnh vực này trước tiên là mục tiêu kinh tế: cần giảm chi phí xuống dưới 20 euro/1 tấn khí CO2 được thu gom và lưu trữ, nếu không công nghệ này sẽ khó có chỗ đứng trên thị trường. Khí cacbonic có thể được lưu trữ trong các hầm mỏ bị bỏ hoang, giếng khoan dầu hết thời kỳ khai thác hoặc dưới các lớp muối. Một trong những dự án sắp tới là triển khai một điểm trình diễn về kỹ thuật phân chia và lưu trữ khí cacbonic.

1.2.6. Pin nhiên liệu

Trong số các loại pin nhiên liệu khác nhau, pin ôxy rắn có lợi thế là có thể tự mình sản xuất ra lượng hydro mà mình cần đồng thời dễ dàng thu gom khí cacbonic mà pin thải ra. Một số hoạt động thí điểm đã được tiến hành ở Pháp, kể cả trong khu vực đô thị, với các loại pin nhiên liệu có màng trao đổi proton hoặc pin muối nóng chảy.

Tuy nhiên, công nghệ này đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiểu rủi ro. Các hoạt động nghiên cứu đang hiện hướng về vấn đề lõi pin và các cấu phần phụ kiện: ở bên trong của các loại pin có nhiệt độ rất cao, lõi pin có thể có nhiệt độ lên tới 900 hoặc 1000 độ, điều này đặt ra vấn đề phản ứng nhiệt đối với các bộ phận cấu thành.

Hydro có thể được sử dụng như nhiên liệu cho các phương tiện giao thông và Pháp đã đi đầu trong việc sử dụng pin nhiên liệu trong ứng dụng này. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề phải giải quyết như việc tích trữ khí hydro, ở đây đặt ra vấn đề an toàn rất khó giải quyết, hay phân phối hydro, ở đây lại nảy sinh ra vấn đề về trạng thái nhiều lỗ hổng của kim loại, hay sản xuất hydro với số lượng lớn, nhờ điện phân và các qui trình ở nhiệt độ cao khác. Cuối cùng, cần phát triển nghiên cứu về các trạm và thiết bị cố định cung cấp khí hydro cũng như về khả năng tiếp nhận các thiết bị này của người dân sống quanh đó.

Page 30: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

30

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

1.3. Hiệu quả năng lượng ở châu Âu : bài học rút ra đối với các nước mới nổi

José Lopez, Giám đốc Hội đồng năng lượng quốc tế

Nguồn năng lượng tiêu thụ trên thế giới hiện nay chủ yếu có nguồn gốc hóa thạch: dầu lửa chiếm tỷ trọng 35%, than 25%, khí tự nhiên 21%. Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của châu Âu so với thế giới là 16% và Bắc Mỹ là 23%. Tiêu thụ năng lượng được phân bố rất bất bình đẳng khi 1/4 dân số thế giới đã sử dụng tới 60% nguồn năng lượng sơ cấp.

0

200

400

600

800

1000

1200

1970

1972

1974

1976

1978

1980

1982

1984

1986

1988

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

Công nghiệp

Giao thôngDân sinh

Dịch vụNông nghiệp

Không sử dụng năng lượng

Triệu tấn quy dầu

Hình 2: Các chỉ số tổng thể

0123456789

0

0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

0,1

Tiêu dùng năng lượng sơ cấptheo bình quân đầu người (2004)

tại những nước tiêu thụ nhiều

Cường độ năng lượng sơ cấp (2004)của những nước tiêu thụ nhiều

Hình 1: Liên minh châu Âu (EU 15), Tổng tiêu thụ năng lượng theo từng lĩnh vực. Tính tổng năm 2004: 1120 triệu tấn quy dầu

EU25Nga

Mỹ

Trung Quốc

Nhật Bản

EU25

Nga

MỹTrung Quốc

Nhật Bản

Page 31: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

31

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Tác động của các cú sốc dầu lửa đầu tiên tại châu Âu

Tại châu Âu, chính sách tiết kiệm năng lượng được thực hiện từ năm 1980 tới năm 2004 đã cho phép tiết kiệm được vào năm 2004, 500 triệu tấn qui dầu. Mức tiêu thụ năng lượng thực tế lên đến 1500 triệu tấn. Cũng cần lưu ý rằng lượng dầu châu Âu nhập khẩu hiện nay là khoảng 600 triệu tấn qui dầu, như vậy gần tương đương với lượng năng lượng tiết kiệm được nhờ thực hiện chính sách trên. Khi phân tích tình hình tiêu thụ năng lượng từ năm 1971 ta thấy có hai giai đoạn mức tiêu thụ giảm rõ rệt. Đây là hai thời điểm tương ứng với hai cú sốc dầu lửa vào năm 1973 và 1979 và gắn liền với việc thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng một cách nghiêm ngặt. Trái lại, việc giá dầu trên thị trường bớt căng thẳng đã dẫn tới việc nới lỏng chính sách tiết kiệm và mức tiêu thụ cũng từng bước gia tăng.

Năng lượng rẻ nhất là năng lượng ta không tiêu thụ

Trong những năm 90, vấn đề tiết kiệm năng lượng lại được nhắc tới trước vì lý do an ninh năng lượng và đấu tranh chống thay đổi khí hậu. Một loạt các sáng kiến của châu Âu đã được đưa ra nhằm khởi động lại chính sách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, đặc biệt là Sách xanh về an ninh cung cấp năng lượng (2002) theo đó “Biên độ tăng cung năng lượng là rất thấp xét tới nhu cầu trong khi đó khả năng tác động để giảm cầu thực sự hứa hẹn hơn rất nhiều”.

Phân tích này không nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên. Trong một cuộc họp làm việc chuẩn bị cho hội nghị G8 tại Mát-xcơ-va, nội dung thảo luận chỉ tập trung vào vấn đề tăng cung năng lượng thông qua tăng cường năng lực khai thác của các mỏ và hệ thống phân phối, mà không đề cập tới triển vọng về giảm cầu. Tuy nhiên, năng lượng giá rẻ nhất cần cung cấp cho người dân đó là năng lượng mà người dân không tiêu thụ. Theo sách xanh về hiệu quả năng lượng (2005), “Liên minh châu Âu có thể giảm 20% tiêu thụ năng lượng của mình vào năm 2020 so với mức tiêu thụ hiện nay, thông qua các biện pháp cho phép duy trì được tính hiệu quả kinh tế”.

Triển vọng tiết kiệm năng lượng

Chúng ta có thể hình dung hai kịch bản tiết kiệm năng lượng từ nay tới năm 2020. Kịch bản thứ nhất là kịch bản áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp đã được triển khai trước đây và như vậy sẽ tiết kiệm được 190 triệu tấn qui dầu so với dự báo về mức tiêu dung. Sẽ tiết kiệm được 13% so với mức tiêu thụ năng lượng của năm 2004. Kịch bản thứ hai là kịch bản bổ sung thêm một số các biện pháp mới mang tính quyết tâm cao song có tính tới tính khả thi của các hoạt động đầu

Page 32: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

32

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

tư cho tiết kiệm năng lượng trên cả phương diện kỹ thuật và kinh tế. Kịch bản này sẽ cho phép tiết kiệm được 360 triệu tấn qui dầu, tức khoảng 30% mức tiêu thụ năng lượng của năm 2004. Các lĩnh vực sẽ thực hiện tiết kiệm năng lượng ở châu Âu sẽ khác Trung Quốc: tại châu Âu, tình trạng tiêu thụ lãng phí năng lượng thường chủ yếu liên quan tới khu vực nhà ở, khu vực dịch vụ và giao thông. Công nghiệp hiện là lĩnh vực vẫn còn nhiều khả năng tiết kiệm hơn nữa năng lượng, song lĩnh vực này đã có một số điều chỉnh sau các cú sốc dầu lửa đầu tiên.

Các công cụ của Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu đã xây dựng một số công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu của mình về hiệu quả năng lượng. Trước tiên, đó là các kế hoạch hành động và định hướng như Kế hoạch hành động vì hiệu quả năng lượng (2000), hiện kế hoạch này đang được hiện tại hóa, hay Kế hoạch hành động đấu tranh chống thay đổi khí hậu (Nghị định thư Kyoto, 2000). Tiếp đến là các chương trình nghiên cứu, hoạt động phát minh sáng chế và trình diễn thông qua một sáng kiến của Liên minh với tên gọi EIE (năng lượng thông minh ở châu Âu). Sáng kiến này cho phép huy động các nguồn hỗ trợ dành cho các tác nhân kinh tế với mục tiêu khuyến khích họ triển khai các công nghệ và cách làm hiệu quả về sử dụng năng lượng. Cuối cùng, Liên minh châu Âu cũng đã thông qua các chỉ thị nhằm thay đổi hoạt động của một số lĩnh vực kinh tế cho phù hợp với yêu cầu mới. Các các cục vụ được giao việc khuyến khích này gồm các ngành như năng lượng, giao thông, nghiên cứu và môi trường.

Các chỉ thị trên đôi khi được thực hiện một cách rất sang tạo trong nhiều nước thành viên. Ví dụ như tại Đan Mạch, một quỹ đã được thành lập từ nguồn thu phí trên hóa đơn tiền điện nhằm hỗ trợ các hoạt động tiết kiệm và tìm các nguồn năng lượng thay thế cho điện. Tại Pháp, Quỹ FOGIME (Quỹ bảo lãnh cho các dự án hiệu quả năng lượng của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp vừa và nhỏ) đã hỗ trợ được cho các hoạt động đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng hay nâng cao hiệu quả năng lượng, đặc biệt trong công nghiệp. Tại Đức, tập đoàn ngân hàng KfW có dịch vụ cho vay ưu đãi đối với các dự án cải tạo nhà ở. Ngoài ra, ta còn thấy sự phát triển của các mô hình dạng ESCO (Công ty dịch vụ năng lượng), đây là các sáng kiến kết hợp cả nguồn kinh phí của Nhà nước và tư nhân. Trong số các cách làm có tính sáng tạo cao, cần phải kể đến chứng chỉ tiết kiệm năng lượng. Đây là một biện pháp bắt buộc được tiến hành song song với quá trình mở cửa thị trường điện của các nước thành viên Liên minh châu Âu. Theo qui định này, các nhà cung cấp có nghĩa vụ phải thực hiện tiết kiệm năng lượng ở khâu tiêu dùng.

Page 33: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

33

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Các chính sách nêu trên của châu Âu được triển khai ở mỗi quốc gia thành viên thông qua các cơ quan quốc gia nằm trong mạng lưới EnR hay các cơ quan cấp vùng thông qua mạng lưới FEDARENE (Liên đoàn châu Âu các cơ quan môi trường và năng lượng cấp vùng), hoặc các cơ quan tại địa phương ở cấp chính quyền cấp xã, thông qua mạng lưới Energies-Cités và cuối cùng là thông qua các Hiệp hội chuyên gia được tập hợp trong ECEEE (Hội đồng châu Âu vì một nền kinh tế sử dụng năng lượng hiệu quả).

Đầu tư và xây dựng mạng lưới

Bài học rút ra từ các kinh nghiệm nêu trên cho thấy để nâng cao hiệu quả năng lượng, cần tiến hành đầu tư cũng như phối hợp tốt các nguồn lực và biện pháp thực hiện. Điều này đòi hỏi phải hoạch định được định hướng chiến lược, xây dựng mạng lưới các cơ quan chuyên môn, đưa ra các biện pháp khuyến khích dành cho các đối tượng ở các cấp khác nhau và dành cho người tiêu dùng cuối cùng. Huy động nguồn lực tài chính có vai trò then chốt song các phương tiện tài chính này cũng cần được triển khai trong một khuôn khổ thể chế với sự hỗ trợ của các cơ quan các cấp thì mới có thể huy động được đông đảo đối tượng tham gia và thực hiện dễ dàng triển khai các quyết định về thực hành nâng cao hiệu quả năng lượng.

1.4. Hiệu quả năng lượng tại Trung Quốc: Hiện trạng và các lĩnh vực đầu tư chính

Lü Wenbin, Giám đốc phụ trách môi trường của NDRC

Chính sách của Trung Quốc trong 5 năm tới tập trung vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong một số ngành ưu tiên nhất định và vào việc triển khai các công cụ để thực hiện những chính sách đó.

Mục tiêu

Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) đề ra mục tiêu giảm 20% cường độ năng lượng (tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trên GDP) của Trung Quốc từ nay cho tới năm 2010. Hiện nay chính quyền các địa phương đều đang triển khai hoạt động trong tất cả các lĩnh vực nhằm điều chỉnh mục tiêu của địa phương theo hướng phù hợp với các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm. Tính đến năm 2003, đường cong biểu thị cường độ năng lượng đã đi xuống tuy nhiên lại bắt đầu tăng trở lại cũng từ thời điểm này; năm 2004, cường độ năng lượng duy trì ở mức tương đối ổn định. Và

Page 34: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

34

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục thì tới năm 2020 Trung Quốc sẽ chỉ giảm được 10% cường độ năng lượng. Vậy nên cần phải tăng cường các nỗ lực và phải thông qua những chính sách chặt chẽ hơn nhằm đảo ngược xu hướng này. Chúng tôi đã bắt đầu rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển về mặt cường độ năng lượng tiêu thụ và hiện vẫn còn nhiều tiềm năng để làm tốt hơn nữa. Đó là khả năng tiết kiệm năng lượng trong việc sử dụng các trang thiết bị máy móc như ô tô, nồi hơi hay ngay cả đối với các vật liệu xây dựng và trong lĩnh vực nhà ở. Đây là những ngành có hiệu quả sử dụng năng lượng thấp hơn từ hai cho đến ba lần so với tại các quốc gia có điều kiện khí hậu tương đương. Trong khi đó với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn như kể trên, mục tiêu do Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đề ra là hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta.

Các lĩnh vực ưu tiên

Để đạt được các mục tiêu đó chúng ta cần phải tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp, ngành tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Các ngành như luyện kim và hoá chất cần phải được hiện đại hoá và từ bỏ việc sử dụng các công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm. Trong lĩnh vực giao thông, cần giảm mức độ tiêu thụ ô tô và áp dụng những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về tiết kiệm năng lượng. Bản thân chính sách thuế đã có tác dụng thúc đẩy việc mua các phương tiện tiết kiệm năng lượng. Chúng ta phải đẩy nhanh việc điện khí hoá các tuyến đường sắt và thay thế các loại tàu thuỷ đã cũ nát và tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Các toà nhà cũng cần phải tiết kiệm năng lượng hơn. Trong lĩnh vực điện gia dụng, người tiêu dùng cần phải được khuyến khích sử dụng các sản phẩm dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Đồng thời cũng phải sử dụng những hệ thống chiếu sáng ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Hình 3: Khoảng cách về mức độ cường độ năng lượng sử dụng trong ngành sản xuất các sản phẩm trung gian chính so với mức trung bình của thế giới.

Nhiệt điện

Thép

Xi măng

Axetilen

Amôniắc tổng hợp

20.5

15.1

23.6

19.6

Khoảng cách về mức độ, cường độ năng lượng sử dụng trong ngành sản xuất các sản phẩm trung gian chính so với mức trung bình của thế giới

Khoảng cách theo %

59.6

Page 35: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

35

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Các dự án do NDRC triển khai

NDRC đã huy động hàng chục tổ chức và hàng trăm chuyên gia để chuẩn bị cho các dự án liên quan tới vấn đề hiệu quả sử dụng năng lượng đồng thời tiến hành các dự án này trong các điều kiện tốt nhất có thể. Một trong những dự án của chúng tôi tập trung vào các nồi hơi công nghiệp, thiết bị này thường xuyên là một trong những nguồn ô nhiễm chính đối với các thành phố và cần phải được đổi mới hoàn toàn. Tại các thành phố có nhu cầu lớn về nhiệt, chúng tôi cần phát triển những nhà máy đồng phát nhiệt điện và đồng phát nhiệt điện ba thành phẩm. Tại các thành phố có ít nhu cầu về nhiệt hơn, chúng tôi tiến hành cải tiến các hệ thống sưởi sẵn có. Rất nhiều nỗ lực cũng được triển khai nhằm tối ưu hoá các quy trình công nghiệp. Chúng tôi hi vọng có thể phổ biến trên diện rộng những công nghệ giúp giảm tiêu thụ năng lượng tại các toà nhà thông qua việc tối ưu hoá hiệu quả của hệ thống sưởi trung tâm. Và bên cạnh đó chúng tôi cũng khuyến khích việc sử dụng các thiết bị chiếu sáng “xanh”.

Các công cụ

Chính phủ đã triển khai một loạt các công cụ pháp quy nhằm phổ cập một hình thức quản lý tiêu thụ năng lượng ưu việt hơn. 150 trung tâm giám sát và phổ biến công nghệ tiết kiệm năng lượng đang trong quá trình được củng cố. Đây là các trung tâm dịch vụ công có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của người dân về các mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Những con số thống kê đã cho thấy rằng nếu như các biện pháp đề ra được triển khai trên mọi cấp độ, chúng ta có thể tiết kiệm được tới 200 M tec. Ngoài ra, chính phủ cũng đang xây dựng chương trình phát triển các công nghệ tiên tiến nhằm tạo điểu kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm năng lượng. Ví dụ như tại tỉnh Tứ Xuyên, một loạt các biện pháp thay thế những trang thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng đã được thông qua. Hiện nay, chúng tôi cũng đang xúc tiến việc sửa đổi luật về năng lượng tái sinh.

Một danh sách bao gồm 1000 doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng nhất sẽ được công bố: các doanh nghiệp này sử dụng tới 50% tổng năng lượng tiêu thụ trong ngành công nghiệp. Cần phải triển khai nhiều nỗ lực hơn nữa tại những doanh nghiệp này nếu chúng ta muốn đạt được các mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ công bố các kết quả về việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại các tỉnh thành khác nhau. Hoạt động của các ban điều hành sẽ được đánh giá trên cơ sở những kết quả trên. Điều này nhằm mục đích giúp các mục tiêu của chính phủ có thể được triển khai ở tất cả các cấp và trong mọi ngành.

Page 36: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

36

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Chính phủ đang điều chỉnh lại các bảng giá của dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ các loại năng lượng này đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau về thuế quan và tài chính. Việc nâng cao nhận thức của người dân trong lĩnh vực này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để thực hiện được điều đó, rất nhiều chiến dịch truyền thông trên truyền hình cả ở cấp trung ương lẫn địa phương đã được lên kế hoạch. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kể tới “tuần lễ tiết kiệm năng lượng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảm cường độ năng lượng tại nhiều tỉnh thành khác nhau.

Chúng tôi đã thành lập một cơ quan phối hợp hành động liên bộ gồm các cán bộ thuộc 25 cơ quan khác nhau của chính phủ. Cơ quan này hoạt động trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn tài chính cho những dự án có mục tiêu giảm mức tiêu thụ năng lượng. Trong số này có một số dự án lớn nhưng bên cạnh đó cũng có một lượng lớn các dự án nhỏ. Vậy nhưng chỉ có các dự án lớn mới có thể nhận được tài trợ từ phía các chính phủ nước ngoài trong khi đó bản thân tổng thể các dự án nhỏ cũng có thể có những tác động quan trọng.

1.5. Chính sách năng lượng tái sinh của Trung Quốc

Zhou Huang, Giám đốc phụ trách các vấn đề năng lượng của NDRC

Năng lượng hoá thạch, đặc biệt là than là loại năng lượng được tiêu thụ chủ yếu tại Trung Quốc. Đây là một nguồn năng lượng dồi dào tuy nhiên lại gây ô nhiễm rất trầm trọng. Tại các vùng nông thôn, 50% năng lượng được sử dụng có nguồn gốc sinh học tuy nhiên loại năng lượng này lại có hiệu suất thấp và hiện có tới 110 triệu người Trung Quốc vẫn chưa tiếp cận được với điện. Như vậy, nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên một cách đáng kể trong tương lai. Làm thế nào để giải quyết được mối quan hệ giữa ba yếu tố dân số, nhu cầu năng lượng và tăng trưởng để Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển trong những điều kiện tốt nhất trong vòng 25 đến 30 năm tới? Dĩ nhiên chúng ta sẽ phải sử dụng đến năng lượng tái sinh. Đây vốn là loại năng lượng có nhiều lợi thế như bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính và không đặt ra quá nhiều vấn đề về mặt an ninh.

Thực trạng phát triển năng lượng tái sinh tại Trung Quốc

Các nhà máy thuỷ điện cỡ nhỏ có công suất thiết kế năm 2005 đạt 39GW (so với 5GW vào năm 2004) đáp ứng được khoảng một phần ba nhu cầu của các huyện ở khu vực nông thôn. Chúng tôi cũng đã xây dựng 59 trạm phát điện từ sức gió với

Page 37: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

37

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

công suất thiết kế toàn phần đạt 1,2 GW. Phần lớn các máy phát điện sức gió này đều do Trung Quốc sản xuất. Công suất phát điện từ năng lượng mặt trời đã tăng mạnh và hiện nay chúng tôi đang xuất khẩu pin mặt trời. Một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này của chúng tôi đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York và hiện Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã có được 2500 nhà máy chất đốt sinh học. Đây là lĩnh vực đang phát triển đột biến. Sản xuất năng lượng địa nhiệt vẫn còn ở thời kỳ sơ khai, chúng tôi đang tập trung phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là ở Tây Tạng.

Năng lượng tái sinh hiện chiếm 3% tổng mức năng lượng tiêu thụ tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đạt được rất nhiều tiến bộ về mặt công nghệ và hiện đã có được một cơ sở vững chắc để phát triển loại năng lượng này. Mục tiêu của chúng tôi là đa dạng hoá đến mức tối đa các loại năng lượng và khuyến khích sự phát triển của các loại năng lượng này bằng lợi thế quy mô. Xin đưa ra một ví dụ, hiện nay bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã trở thành một kỹ thuật tiết kiệm năng lượng có tính khả thi trên diện rộng. Nếu như chính phủ đầu tư vào dạng trang thiết bị này, chắc chắn sẽ đạt được những thành công lớn. Nếu như cộng tổng tiềm năng của các loại năng lượng tái sinh vào với nhau chúng ta sẽ phải thu được một lượng năng lượng tương đương với một trăm triệu tấn than vào năm 2010.

Các biện pháp phát triển năng lượng tái sinh của Nhà nước

Tuy nhiên hiện nay lợi ích mà các dạng năng lượng tái sinh có thể mang lại vẫn chưa được các nhà lãnh đạo của chúng tôi đánh giá đúng mức. Nhà nước vẫn còn cần phải hành động, như đã làm trong ngành than, để các dạng năng lượng loại này có thể phát triển. Năm ngoái, chúng tôi đã soạn thảo và ban hành đạo luật đầu tiên về năng lượng tái sinh tại Trung Quốc. Theo quy định của Luật này, NDRC cũng như một số cơ quan khác có trách nhiệm soạn thảo một số chính sách như chính sách về giá hay chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan nhằm giúp cho năng lượng tái sinh có thể tham gia vào hệ thống năng lượng chung một cách thuận lợi. Ví dụ trợ cấp cho năng lượng gió nhằm giúp loại năng lượng dành được một số hợp đồng cung cấp điện thông qua hình thức đấu thầu. Chúng tôi đang tiến hành xác định một quá trình theo hướng này. Nhà nước cũng mong muốn sẽ dành một thị phần ưu tiên bắt buộc cho các loại năng lượng tái sinh đồng thời sẽ thông qua một số biện pháp ưu đãi giúp cho các tác nhân trong ngành sản xuất công nghiệp này có thể tăng cường quá trình nghiên cứu và phát triển. Qua các nỗ lực về mặt pháp luật này, chúng tôi mong muốn khuyến khích cũng như tạo đà cho sự phát triển của các dạng năng lượng tái sinh. Theo dự đoán của chúng tôi, Nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò trọng

Page 38: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

38

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

tâm trong lĩnh vực năng lượng tái sinh cho tới năm 2020 và sau đó lĩnh vực này sẽ được đặt dưới sự điều chỉnh của cơ chế thị trường.

Các khoản tài trợ từ bên ngoài

Bà Liu Xuhong đã nhắc tới vai trò hỗ trợ hết sức quan trọng của các khoản đầu tư nước nước ngoài. Ngoài ra các khoản đầu tư này cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao các công nghệ tiên tiến nhất từ các quốc gia bên ngoài vào Trung Quốc. Cách đây mười năm, không một ngân hàng thương mại nào của Trung Quốc đồng ý cấp vốn cho các dự án sản xuất điện từ năng lượng gió vì công nghệ sản xuất loại năng lượng này lúc bấy giờ không được hoàn thiện như hiện nay và các ngân hàng thương mại cho rằng hoạt động này không thể sinh lời. Hiện nay sở dĩ chúng tôi sản xuất được năng lượng gió là nhờ vào việc các trung tâm nghiên cứu đã được chính quyền hỗ trợ tài chính. Tương tự như vậy, việc sử dụng nguồn tín dụng của các chính phủ nước ngoài cũng góp phần phát triển các loại công nghệ mà hiện nay các ngân hàng thương mại cho rằng không thể sinh lời ngay trong ngắn hạn.

Sơ đồ 1: Các mục tiêu chính của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái sinh

Các mục tiêu chính của chính phủ Trung Quốc về năng lượng tái sinh

Năng lượng nước

Năng lượng gió

Năng lượng mặt trời

Năng lượng sinh khối

Thủy điện nhỏ

Điện gió Điện mặt trời

Nước nóng từ NL mặt trời

Sinh khối

50000MW

75000MW

5000MW

30000MW

350MW

1000MW

150 triệu m2

270 triệu m2

5500MW

20000MW

2010

2020

Page 39: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

39

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất năng lượng từ gió ít nhận được viện trợ từ nước ngoài hơn, đó là vì các khoản viện trợ này thường xuyên đi kèm với những điều kiện quy định phải sử dụng công nghệ của nước cấp vốn. Vậy nhưng bản thân Trung Quốc đã có được những công nghệ của chính mình trong lĩnh vực này và chính phủ đã quy định rằng các dự án cỡ nhỏ phải sử dụng 70% trang thiết bị nội địa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục nhập khẩu các thiết bị có công suất lớn. Cá nhân tôi hy vọng rằng nhờ vào những nỗ lực từ cả hai phía Pháp và Trung Quốc, chúng ta có thể tăng cường nhiều hơn nữa số lượng trang thiết bị được sử dụng trong khi vẫn tuân thủ quy định về việc sử dụng 70% trang thiết bị nội địa.

Đối với các tỉnh thành không có cùng một quy trình sử dụng nguồn hỗ trợ tín dụng nước ngoài như nhau, chúng ta có thể đưa từng giai đoạn sử dụng vốn này vào trong một chương trình chung. Nếu như mỗi dự án có thể chỉ là một dự án cỡ nhỏ thì việc tập hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra một dự án lớn có thể thu hút được tài trợ từ phía nước ngoài.

Page 40: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 41: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

41

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Tổ chức đô thị 2

2.1 Các thành phố sử dụng năng lượng hiệu quả

Jean-Louis Plazy, ADEME

Các thành phố có thể triển khai nhiều hoạt động khác nhau nhằm sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Thành phố trước tiên đóng vai trò tổ chức không gian đô thị và như vậy thành phố có thể quy hoạch và khoanh vùng các khu vực khác nhau tuỳ theo từng mục đích sử dụng đặc biệt. Mặt khác, thành phố còn có thể giao việc quản lý mạng lưới năng lượng, giao thông hay thoát nước cho các tác nhân khác thông qua hình thức nhượng thầu. Thành phố đóng vai trò khuyến khích và có thể gây ảnh hưởng lên hành vi cũng như việc lựa chọn các trang thiết bị của mỗi người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn của mình thông qua các chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng. Ngoài ra, mỗi thành phố đều có trách nhiệm bảo vệ các di sản của mình bao gồm cả trường học, nhà hát, bệnh viện hay các toà nhà công cộng.

Tổ chức không gian đô thị

Mỗi thành phố bao gồm bốn quần thể không gian cần được tổ chức: không gian dành cho lao động (khu công nghiệp…), khu nhà ở, thương mại và các dịch vụ (trường học, rạp chiếu phim…). Một trong những biện pháp giúp chúng ta đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng cao nhất đó là hạn chế sự mở rộng đô thị theo

Page 42: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

42

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

kiểu dàn trải, hiện tượng khiến lưu lượng giao thông đi lại ngày càng lớn. Để làm được điều này, thành phố cần có một công cụ giúp xây dựng chương trình quy hoạch đô thị thông qua sơ đồ quy hoạch đô thị cấp địa phương (PLU). Sơ đồ này gồm những tài liệu về tổ chức không gian đô thị. Việc soạn thảo sơ đồ thường được giao cho các cơ quan quản lý quy hoạch đô thị. Đây là các cơ quan nghiên cứu tác động của việc phân chia không gian đô thị tới vấn đề giao thông đi lại và các vấn đề liên quan tới năng lượng. Biện pháp thứ hai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng là khuyến khích sử dụng năng lượng sẵn có ở địa phương như địa nhiệt, năng lượng từ khí mêtan hay từ nước. Biện pháp này yêu cầu phải thiết lập một mạng lưới truyền tải để đưa các loại năng lượng này vào sử dụng trong thành phố.

Chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt tại các toà nhà

Thành phố có thể tổ chức các chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt tại các toà nhà như các chương trình đã được tiến hành tại 15 thành phố của Pháp. Các chương trình này kéo dài từ hai tới ba năm và nhằm vào đối tượng là các khu nhà ở, thương mại và các trang thiết bị công cộng. Tại Grenoble, chúng tôi đã tiến hành một chương trình hành động tại 15 000 căn hộ, 380 nhà thương mại, 25 toà nhà dịch vụ và 20 toà nhà công cộng. Lượng năng lượng tiết kiệm được ước tính lên tới 550 toe/năm. Đây là chương trình trị giá 6 triệu euro do thành phố Grenoble, ADEME và Cơ quan quốc gia về cải thiện các khu nhà ở tài trợ. Cơ quan này thu khoản thuế đánh vào tiền thuê nhà tại các khu nhà cổ và dành khoản thuế này cho những người chủ nhà để họ tiến hành các biện pháp tiết kiệm nhiệt tại các khu nhà này. Ngoài ra, những người chủ cũng như các thương nhân tại các khu nhà trên đều được vay tín dụng ưu đãi nhờ vào sự hỗ trợ của vùng và nhà nước.

Biện pháp khuyến khích

Thành phố có thể đưa ra các quy định về cấp phép xây dựng và về hệ số sử dụng đất nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lượng. Chi phí xây một toà nhà tiết kiệm năng lượng bao giờ cũng cao hơn các toà nhà thông thường vì một toà nhà như vậy cần phải cách nhiệt tốt đồng thời phải được trang bị các thiết bị nhiệt có hiệu suất năng lượng tiên tiến. Vì bản thân giá bất động sản đã rất cao nên tại một số khu vực nhất định, chúng tôi dự kiến sẽ cho phép nhà đầu tư xây thêm một tầng so với số tầng mà hệ số sử dụng đất quy định. Như vậy khi người chủ bán khu nhà, tầng được xây thêm này sẽ mang lại cho họ một khoản lãi bổ sung để bù vào chi phí mà họ đã bỏ ra để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của ngôi nhà. Thành phố cũng có thể có những khoản hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp. Một vài

Page 43: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

43

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

thành phố đã khuyến khích sử dụng các loại năng lượng tái sinh thông qua việc giảm thuế đánh vào các toà nhà. Một số khác đã thành lập các trung tâm tư vấn và thông tin dành cho những người dân muốn tu sửa lại ngôi nhà của mình. Nếu như bản thân thành phố có hành vi đúng đắn trong việc quản lý các toà nhà của chính mình thì thành phố sẽ trở nên uy tín hơn trong mắt người dân khi khuyến khích họ nâng cao hiệu quả sử dụng các loại năng lượng. Thành phố có thể tiến hành rất nhiều hoạt động như xây dựng những toà nhà công cộng tiết kiệm năng lượng, bổ nhiệm người quản lý năng lượng, sử dụng những bãi đỗ xe dành cho các phương tiện không gây ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng… Xin bổ sung rằng theo yêu cầu của một số thành phố, ADEME cũng đã soạn thảo một sách hướng dẫn có tên là Chương trình năng lượng môi trường nhằm giúp các thành phố này cùng nhau tiến hành một Kế hoạch chung vì mục đích trở thành các thành phố sử dụng năng lượng hiệu quả.

2.2 Hoạt động của AFD trong quá trình xây dựng chương trình quy hoạch đô thị

Hervé Breton, chuyên gia của AFD

Tại Trung Quốc, AFD có tiềm năng hoạt động trong nhiều ngành thuộc lĩnh vực quản lý và sử dụng năng lượng tuy nhiên cơ quan đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực đô thị và giao thông. Bởi với tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh hiện nay tại Trung Quốc, hai lĩnh vực này sẽ chiếm một phần ngày càng lớn trong tổng mức tiêu thụ năng lượng. Thông qua việc tài trợ cho những dự án khí đốt sinh học hay dự án nhà máy thuỷ điện nhỏ, AFD đã bắt đầu lập bảng tổng kết về tình hình sử dụng năng lượng tại các thành phố như Trùng Khánh và Vũ Hán. AFD không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc tài trợ cho các cơ sở sản xuất năng lượng tái sinh hay cho các công nghệ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mà còn muốn tham gia xử lý mối quan hệ giữa các hình thức phát triển đô thị và sử dụng năng lượng theo nghĩa rộng. Mục tiêu mà AFD hướng tới là tối ưu hoá các khoản chi năng lượng dành cho hoạt động của thành phố.

Hiện nay có rất nhiều mô hình tin học hiệu quả có sử dụng các tham số quy hoạch giao thông và đánh giá được các tác động của việc lựa chọn những tham số khác nhau lên vấn đề tiêu thụ năng lượng. AFD rất chú trọng tới việc phát triển các công cụ tin học này tuy nhiên vào thời điểm hiện nay vẫn rất khó để có thể sử dụng các công cụ này trong quá trình quy hoạch đô thị tại Trung Quốc. Chính vì vậy mà từ năm 2005, AFD ưu tiên thực hiện các Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (SEA-Strategic Environmental Assessment) trên cơ sở chú trọng vào

Page 44: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

44

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

khía cạnh năng lượng của các sơ đồ phát triển đô thị. Cần lưu ý rằng các SEA này được áp dụng cho chương trình của các dự án ở phạm vi rộng hơn so với các ng-hiên cứu về tác động đối với môi trường. Các SEA có quy mô rất đa dạng: đó có thể là một bản đánh giá tình hình trong thời gian một tuần hoặc một nghiên cứu có hệ thống cho cả một năm. Chúng ta có thể áp dụng một cách tiếp cận chung trong việc lựa chọn sơ đồ quy hoạch tổng thể. Như vậy chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác về nguyên tắc trong quy hoạch như thiết lập các thành phố vệ tinh hay thành phố mới. Ngược lại, các sơ đồ quy hoạch giao thông lại có một cách tiếp cận mang tính chi tiết và đặc thù.

Việc áp dụng phương pháp SEA trong vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đặc biệt thú vị trong trường hợp của Trung Quốc. Đầu tiên là bởi khái niệm SEA đã được quy định một cách rõ ràng trong luật về nghiên cứu tác động đối với môi trường được sửa đổi vào năm 2003. Mặt khác, kế hoạch năm năm lần thứ 11 cũng đã nhấn mạnh tác động của năng lượng đến quá trình phát triển. Trong quy hoạch đô thị, việc ứng dụng một SEA với nội dung quan trọng về năng lượng sẽ cho phép xây dựng những sơ đồ quy hoạch tổng thể hoặc sơ đồ quy hoạch giao thông hiệu quả góp phần tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng nói chung, dù việc sử dụng đó có liên quan đến khối lượng giao thông hay việc lựa chọn các loại hình giao thông. Ngoài ra, việc triển khai các cơ sở hạ tầng theo như những sơ đồ trên có thể được hưởng sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ cùng tán thành những mục tiêu của dự án.

Để thành công, một nghiên cứu SEA cần phải nhận được sự ủng hộ từ phía chính quyền thành phố ngoài ra thành phố cũng cần có một quyết tâm chính trị lớn trong việc đưa nghiên cứu vào áp dụng trong thực tế. Cách tiếp cận này là một công cụ hỗ trợ hiệu quả đối với quá trình ra quyết định trong lĩnh vực quy hoạch và thực hiện các chương trình đô thị. Phương pháp tiếp cận này nằm trong một quá trình tổ chức, điều chỉnh và cập nhật các sơ đồ quy hoạch đô thị . Một điều kiện khác góp phần vào thành công đó là tiến độ thực hiện SEA phải được điều chỉnh cho phù hợp với chương trình của kế hoạch đô thị hoá và phải tạo điều kiện cho việc tiếp thu các khuyến nghị do SEA đưa ra. Nhìn chung cần phải có một sự phối hợp hài hoà giữa các bên liên quan gồm cả các văn phòng, cơ quan phụ trách vấn đề quy hoạch, môi trường, năng lượng, xây dựng hay sử dụng đất. Phương pháp tiếp cận này này tích cực ở chỗ kết hợp được các mặt về năng lượng và môi trường. Việc triển khai phương pháp trên vừa góp phần tiết kiệm năng lượng vừa mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường cả ở cấp độ địa phương lẫn quốc gia. Đây là một tiến trình lâu dài và vì vậy nó là biểu hiện của mối quan hệ đối tác lâu dài giữa các nhà tài trợ cùng có quan tâm tới cách tiếp cận này.

Page 45: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

45

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

2.3 Hai mươi năm thực hiện chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng của thành phố Montpelier.

Michel Irigoin, Giám đốc Sở năng lượng và các phương tiện kỹ thuật Montpellier

Một mối quan tâm đã có từ lâu

Ví dụ của thành phố Montpellier cho thấy cách thức mà một thành phố có thể quản lý di sản của chính mình thông qua việc giảm lượng năng lượng tiêu thụ. Năm 1983 thị trưởng thành phố đã chỉ định một đại biểu dân cử phụ trách về vấn đề sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng để thể hiện rõ sự quan tâm của chính quyền tới vấn đề này. Năm 1985, cơ quan “Năng lượng” đã được thành lập. Cơ quan này có ngân sách riêng để hoạt động và đầu tư độc lập.

Một trong những hoạt động đầu tiên của cơ quan là theo dõi các khoản chi dành cho năng lượng. Vào năm 1986, chưa một ai có thể ước tính được những chi phí dành cho năng lượng tại các toà nhà của chính quyền thành phố. Chỉ nhờ vào một phép tính đơn giản chúng tôi tính được rằng chi phí dành cho điện chiếm 2/3 tổng chi phí dành cho các toà nhà và qua đó thấy rằng việc kiểm soát và hạn chế những chi phí này là một thách thức rất lớn. Từ năm 1989, chúng tôi đã tiến hành những hoạt động đầu tiên theo hướng này. Hiện nay,chúng tôi tiến hành kiểm soát một cách có hệ thống tất cả các hoá đơn để xác định các khả năng tiết kiệm năng lượng, những khu vực tiêu tốn quá nhiều năng lượng và điều chỉnh mức sử dụng tại các khu vực này. Chúng tôi hoạt động trên rất nhiều mặt: chúng tôi có thể điều chỉnh để nâng cao hiệu quả của các hợp đồng mua điện, mua các thiết bị chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng...

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng các toà nhà mới xây không phải lúc nào cũng được thiết kế để năng lượng đạt hiệu suất cao. Điều này là do những quy định hiện hành về nhiệt tại các toà nhà. Rất ít khi người ta tính toán chi phí sử dụng một toà nhà trong vòng vài thập kỷ trong khi đó phải thấy rằng chi phí xây dựng toà nhà bao giờ cũng nhỏ hơn rất nhiều so với tổng chi phí dùng cho việc duy trì và khai thác toà nhà đó. Tương tự như vậy, rất ít khi các tác nhân tham gia xây dựng một toà nhà đối thoại với các tác nhân khai thác và chi trả mọi chi phí cho toà nhà đó trong khi điều này là cốt lõi nếu như chúng ta muốn sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn. Năm 1995, chúng tôi đã xây dựng khái niệm toà nhà “sử dụng năng lượng thấp”. Đây là những toà nhà vừa có tiện nghi vừa có chi phí khai thác hợp lý. Mục tiêu của chúng tôi là thiết kế các toà nhà tiện nghi cả vào mùa đông lẫn mùa hè: tức là thiết kế cho toà nhà có đủ ánh sáng mặt trời khi cần đặc biệt là vào mùa đông đồng thời lại không bị quá nóng vào thời điểm

Page 46: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

46

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

chuyển mùa hoặc vào mùa hè. Vậy nhưng phần lớn các kiến trúc sư đều không quan tâm tới vấn đề này. Điều đó lý giải tại sao tại Pháp cũng như tại Trung Quốc, số lượng điều hoà được sử dụng trong các toà nhà tăng lên một cách vô chính phủ. Chúng tôi đã cho xuất bản một sách hướng dẫn có tên là “toà nhà sử dụng năng lượng thấp” để nâng cao ý thức của các tác nhân liên quan về vấn đề này. Mới đây chúng tôi đã có một bước ngoặt trong lĩnh vực này. Thay vì hài lòng với việc chỉ cải thiện “phần ngoài” của một ngôi nhà như cách nhiệt, kính, mái nhà để tiết kiệm năng lượng chúng tôi tự hỏi tại sao không thiết kế những toà nhà có thể tự sản sinh ra một phần năng lượng mà toà nhà đó sử dụng? Năm 2004, chúng tôi đã triển khai dự án xây dựng toà thị chính mới với mục tiêu toà nhà sẽ tự sản xuất được 20% tổng nhu cầu năng lượng tiêu thụ nhờ vào các tấm pin mặt trời đặt trên nóc toà nhà.

Sở năng lượng và phương tiện kỹ thuật

Sở năng lượng và phương án kỹ thuật phụ trách các vấn đề liên quan đến năng lượng, viễn thông, ô tô và thông tin địa lý. Khái niệm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng không chỉ được áp dụng trong các toà nhà mà còn liên quan tới nhiều dòng tiền khác hay nói rộng hơn là liên quan tới toàn bộ các khoản chi dành cho hoạt động của thành phố. Sự có mặt của từ “năng lượng” trong sơ đồ tổ chức thành phố là một điểm quy chiếu đối với các tác nhân cộng đồng của thành phố và các đối tác bên ngoài của họ. Điều cốt lõi là các nhà thầu, văn phòng nghiên cứu, kiến trúc sư nhận thức được rằng năng lượng là mối quan tâm thực sự của thành phố và rằng họ cần tìm được các đối tác biết lắng nghe những đề nghị của họ.

Nhiệm vụ của chúng tôi là phân tích chi phí tổng thể dành cho việc thiết kế các toà nhà, khai thác các thiết bị cũng như chi phí cho việc quản lý các khoản chi tiêu đồng thời theo dõi việc lựa chọn các công nghệ sẽ được sử dụng. Bằng cách sử dụng năng lượng ngày càng hiệu quả với chi phí thấp, thành phố có thể giảm được các chi phí cho hoạt động của mình, điều này sẽ cho phép tăng cường hoạt động đầu tư. Công tác quản lý năng lượng (energy management) cần được cập nhật thông tin một cách thường xuyên. Nếu chúng ta không thành công trong việc đưa thông tin lên đến với các người quyết định thì sẽ rất khó để có thể tiếp tục vận động họ.

Kết quả

Nhìn vào khối tiền và các chi phí dành cho năng lượng tại cộng đồng địa phương chúng ta thấy rằng đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Cứ 5 năm một lần, ADEME lại thực hiện một cuộc điều tra dành cho các thành phố nhằm xác định những thay đổi trong chi phí dành cho năng lượng hàng năm

Page 47: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

47

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

tính trên đầu người. Tại Pháp, chi phí này trung bình là 31 euro trong đó 20 euro dành cho các toà nhà, 7 euro dành cho chiếu sáng và 4 euro dành cho nhiên liệu. Trong cuộc điều tra năm 2000, con số này chỉ là 17,8 euro một người tại Mont-pellier (con số đã được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ khí hậu trung bình tại Pháp). Nhờ vào các hoạt động của chúng tôi, công suất điện đăng ký đã giảm 12% trong giai đoạn 1987 và 2004 và lượng tiêu thụ hàng năm giảm 19%. Trong khi di sản bất động sản mới tại thành phố đã tăng thêm 8%.

Biểu đồ chi phí dành cho điện năng của thành phố từ năm 1985 cho thấy chúng tôi đã tiết kiệm được 32 triệu euro (tính theo giá trị năm 2005) tích lũy từ thời điểm đó cho tới nay. Tất cả các chi phí dành cho sở Năng lượng, kể cả lương cho cán bộ công nhân viên cũng như chi phí dành cho các công trình tiết kiệm năng lượng đặc biệt đều được đưa vào các tính toán trong kết quả này. Có thể con số này không có nhiều ý nghĩa với phần lớn mọi người và việc khai trương một mô hình lò hơi của hệ thống cung cấp nhiệt sưởi ít nhận được sự quan tâm của dư luận hơn là việc mở một trường học hay một nhà trẻ. Chính vì thế nên chúng tôi đã quy đổi những khoản tiết kiệm được ra khả năng đầu tư: 32 triệu euro tương đương với chi phí đầu tư cho 6 trường học, 5 nhà trẻ và 5 phòng tập thể thao. Từ đó chúng ta có thể thấy lợi ích mà một thành phố có thể có được từ việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng.

Ba đòn bẩy

Ví dụ của thành phố Montpellier tương ứng với ba yếu tố đòn bẩy đã được đề cập tới trong phần dẫn đề (sử dụng năng lượng đúng mức, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh). Việc kết hợp ba yếu tố này sẽ cho phép chúng ta tạo ra được những “negawatt” có nghĩa là những watt mà chúng ta không sử dụng: năng lượng rẻ nhất là năng lượng ta không tiêu thụ. Khi nhiệt độ giảm xuống mỗi độ trong các toà nhà, lượng năng lượng sử dụng sẽ tăng thêm 10% tại Montpellier.

Hiện nay, con người đang tiêu thụ loại năng lượng hoá thạch mà trái đất đã mất một triệu năm mới có thể tích trữ được ở dưới đất. Tương quan về thời gian như vậy là quá lớn đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên sẽ là không hợp lý nếu chúng ta khai thác những nguồn năng lượng mới để sưởi ấm những toà nhà vốn đã tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Thay vì điều đó trước tiên cần sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Để khởi động ba đòn bẩy này, tựu trung lại chúng ta cần tới một quyết tâm chính trị lớn. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nỗ lực để chuyển thông điệp trên tới các nhà lãnh đạo địa phương của mình.

Page 48: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 49: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

49

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Toà nhà 3

3.1 Hiệu quả năng lượng và khôi phục hệ thống nhiệt trong các toà nhà

Michel Raoust, Chuyên gia năng lượng của Quỹ môi trường toàn cầu (FFEM)

Toà nhà là nơi thiêu thụ nhiều năng lượng nhất tại Pháp, chiếm tới 43% tiêu thụ năng lượng cuối cùng và 17% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tại Trung Quốc lĩnh vực này mới chỉ chiếm 30% tiêu thụ năng lượng tổng thể do khu vực công nghiệp có tỷ lệ tiêu thụ năng lượng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của lĩnh vực này sẽ tăng lên một cách đáng kể trong những năm tới tại Trung Quốc. Tại Pháp, tuy rất nhiều nỗ lực đã được triển khai nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng lượng năng lượng tiêu thụ và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn tăng một cách đều đặn từ những năm 1990 đến nay.

Có ba lý do giải thích cho hiện tượng này ở Pháp và Trung Quốc: các toà nhà hiện có, nhất là các toà nhà được xây trước khi các quy định về nhiệt được áp dụng, tiêu hao nhiều năng lượng (tại Pháp đó là các khu nhà được xây dựng trước năm 1975, tại Trung Quốc là các khu nhà được xây dựng trước 1985); số lượng m2 sử dụng hệ thống sưởi trên đầu người tăng; nhu cầu về tiện nghi ngày càng tăng do sức mua tăng, đây là những nhu cầu về nước nóng cho vệ sinh cá nhân và về các thiết bị tiêu thụ điện.

Page 50: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

50

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Các biện pháp được chấp nhận

Tại Pháp, rất nhiều biện pháp đã được dự kiến thực hiện. Quy định về nhiệt tại các công trình xây dựng mới sẽ được thay đổi đều đặn năm năm một lần nhằm tạo ra những ràng buộc ngày càng chặt chẽ hơn. Từ nay đến năm 2020, tiêu thụ năng lương tại các khu nhà ở và các công trình dịch vụ mới sẽ phải giảm 40% so với tại thời điểm hiện nay. Mặt khác, những quy định ràng buộc về sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ được đưa vào các hoạt động quy mô lớn nhằm khôi phục hệ thống nhiệt trong các toà nhà hiện có, đồng thời các quy định này cũng sẽ ấn định hiệu suất tối thiểu cho các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính. Chúng tôi cũng thiết lập một số nhãn hiệu nhằm khuyến khích các nhà xây dựng công trình làm tốt hơn những ràng buộc trong các quy định. Danh hiệu “Toà nhà có mức tiêu thụ năng lượng hiệu quả” được dành cho các toà nhà có mức tiêu hao năng lượng nhỏ hơn

Mục tiêu

Chính quyền Pháp đã đề ra một mục tiêu rất tham vọng: giảm bốn lần lượng khí thải nhà kính từ nay đến năm 2050. Lấy ví dụ một căn hộ mới tại khu vực Paris: tính tổng tất cả năng lượng sử dụng thì hiện nay căn hộ này tiêu thụ khoảng 240 kWh/m2. Các nhà lãnh đạo đã đề ra mục tiêu là từ nay đến năm 2050 giảm con số này xuống còn 60 kWh/m2, tức là giảm một cách đáng kể lượng năng lượng tiêu thụ. Nếu so sánh với các toà nhà tại Bắc Kinh, nơi có khí hậu tương tự như Paris thì hiện nay một căn hộ tương tự tiêu thụ khoảng 330 kWh/m2. Để lý giải cho sự khác biệt này chúng ta có thể lấy ví dụ về sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn về cách nhiệt: tại Pháp tấm cách nhiệt phải dày ít nhất là 10 cm trong khi đó tại Trung Quốc thì chỉ cần 5cm là đủ. Như vậy có thể thấy rằng tại Trung Quốc chúng ta còn có thể đạt được nhiều kết quả tốt hơn nữa.

Hình thức sử dụng năng lượng RT 2000 Chất lượng năng lượng cao(căn hộ xanh 2005)

Mục tiêu 2050

Sưởi ấm 130 80 30

Nước nóng cho vệ sinh cá nhân 50 35 10

Điện 60 50 20

Tổng 240 165 60

Sơ đồ 1: Các mục tiêu chính của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái sinh

Bắc Kinh, căn hộ không cách nhiệt: 480 kWh/m2

Bắc Kinh, căn hộ cách nhiệt: 330 kWh/m2

Page 51: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

51

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

10% so với trong quy định và danh hiệu “Mức tiêu thụ năng lượng đặc biệt hiệu quả” khi con số trên đạt 15%. Một biện pháp khác sẽ được triển khai tại Pháp và Châu Âu vào năm 2006 đó là việc dán tem chỉ tiêu tiêu hao năng lượng cho ô tô và nhà ở và sau đó là cho các thiết bị điện gia dụng đã được đưa vào sử dụng trên khắp Châu Âu. Việc dán tem là bắt buộc đối với tất cả các ngôi nhà được bán hoặc cho thuê và tem năng lượng này sẽ tương ứng với mức tiêu thụ năng lượng lý thuyết chứ không phải mức tiêu thụ năng lượng thực tế của khu nhà. Điều này đòi hỏi phải có những phương pháp tính toán tạo điều kiện thuận lợi cho cả những người không chuyên.

Chương trình FFEM tại Trung Quốc

Trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2004, FFEM đã cùng hợp tác với ADEME để tiến hành thí điểm chương trình tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại các khu nhà ở. Đây là chương trình xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng trên một diện tích lên tới 82 000 m2 tại các thành phố Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh và Thượng Hải. Hệ thống cách nhiệt bên ngoài đã giúp tiết kiệm được 50% năng lượng dành cho sưởi ấm với chi phí chỉ bằng 6% chi phí dành cho việc xây dựng toà nhà. Chương trình thứ hai kéo dài trong giai đoạn từ 2004 đến 2007, bao gồm việc thiết kế các khu phố theo logic về phát triển bền vững tại Bắc Kinh và Thượng Hải, khôi phục hệ thống nhiệt tại các khu nhà ở hiện có tại Hắc Hà và Cáp Nhĩ Tân và cuối cùng là xây dựng nhà tiết kiệm năng lượng tại khu vực nông thôn. Mục tiêu đề ra là tiết kiệm được 65% năng lượng dành cho hệ thống sưởi và điều hoà.

Các biện pháp cụ thể có thể áp dụng tại Trung Quốc

Biện pháp đầu tiên là thay đổi quy định về các toà nhà mới.

Biện pháp không thể thiếu tiếp theo đó là khuyến khích việc đưa vào thị trường các sản phẩm công nghiệp có mức tiêu hao năng lượng thấp: vật liệu cách nhiệt, kính có độ cách nhiệt cao, hệ thống mành, thiết bị thông gió ít tiêu hao năng lượng, thiết bị điều tiết nhiệt độ tự động, máy điều hoà nhiệt độ có chỉ số hiệu quả năng lượng cao (COP), nồi hơi đồng phát nhiệt điện, thiết bị điện gia dụng ít tiêu hao năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng tái sinh. Để làm được điều này việc đưa ra những biện pháp chứng nhận chất lượng sản phẩm đáng tin cậy là không thể thiếu. Vì nếu không có các biện pháp này, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chất lượng sẽ bị thua thiệt so với những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng kém. Bởi người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm rẻ hơn khi họ không biết chắc rằng sản phẩm đắt nhất là sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Hiện nay, hệ thống chứng nhận chất lượng sản

Page 52: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

52

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

phẩm đã được triển khai tại Trung Quốc cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới và nhiều nước khác.

Một biện pháp quan trọng khác là phải xây dựng biểu giá nhiệt cho các khu vực phía bắc Trung Quốc: nhiệt năng ở đây thường được tính theo giá khoán và điều này là một rào cản đối với việc tiết kiệm năng lượng vì sẽ không có lý do gì khiến các hộ gia đình phải điều chỉnh hệ thống sưởi nhằm tiết kiệm năng lượng.

Nhà nước có thể hỗ trợ dưới dạng trợ cấp, giảm thuế hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi.

Ngoài ra, chính phủ cũng có thể tổ chức những chiến dịch lớn để nâng cấp các khu nhà ở hiện có. Việc nâng cấp các khu nhà cũ có rất nhiều lợi ích. Biện pháp này không chỉ góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cải thiện chất lượng không khí trong thành phố ( vì phần lớn năng lượng được sản sinh ra từ các lò đốt hoạt động bằng than và gây ô nhiễm không khí) mà còn góp phần cải thiện hình ảnh của thành phố nhờ vào việc tôn tạo các mặt tiền và khu vực công cộng. Ngoài ra, việc nâng cấp các khu nhà hiện có còn góp phần kéo dài tuổi thọ của toà nhà, nâng cao giá trị của tài sản và như vậy sẽ góp phần chống lại tình trạng đầu cơ nhà đất thông qua việc khuyến khích người dân bảo tồn nhà ở của chính mình. Mặt khác, quá trình này cũng góp phần cải thiện cuộc sống người dân vì nhà ở đã được nâng cấp tiện nghi hơn đồng thời chi phí cho năng lượng cũng sẽ giảm. Việc nâng cấp nhà ở cũng sẽ tạo ra việc làm trong một lĩnh vực hoạt động mới và có thể thu hút các nhà tài trợ quốc tế trong những dự án mang tính điển hình. Một khó khăn gắn liền với ngành này đặc biệt là trong việc nâng cấp những khu nhà hiện có đó là trái với lĩnh vực công nghiệp, hoạt động của ngành này có sự tham gia của rất nhiều tác nhân khác nhau. Hơn nữa, chi phí của mỗi hoạt động riêng lẻ lại không cao vì vậy chúng ta cần tập hợp các dự án lại với nhau để tạo thành những hoạt động có tầm cỡ đủ lớn để thu hút được nguồn tài trợ quốc tế.

3.2 Các trang thiết bị và đào tạo về hiệu quả sử dụng năng lượng tại các khu nhà ở tại Trung Quốc

Thierry Devillier, Giám đốc trung tâm đào tạo các ngành nghề năng lượng Pháp Trung

Thông tin cho nhà chức trách

Để khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả cần phải đào tạo và thông tin

Page 53: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

53

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

cho các tác nhân ở mọi cấp độ trong xã hội. Một hội thảo như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu với các nhà chức trách về những kinh nghiệm của các quốc gia khác và cho việc nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm đó vào trường hợp của Trung Quốc.

Không chỉ có một giải pháp duy nhất áp dụng cho mọi tường hợp: việc đưa ra mỗi giải pháp tuỳ thuộc vào hình dáng của từng toà nhà, cách thức bố trí trên thửa đất, tỷ lệ sử dụng đất, nguồn năng lượng hoặc loại hệ thống sưởi (cá nhân, tập thể cỡ nhỏ hay cỡ lớn). Tuy nhiên cũng có một số giải pháp được sử dụng cho mọi trường hợp: cách nhiệt cho vách mờ đục có tiếp xúc với bên ngoài hoặc với các khu vực không được sưởi ấm (trong trường hợp của Trung Quốc, số lượng tường này có thể rất lớn); lắp đặt cửa sổ và kính chất lượng tốt; thiết lập hệ thống thông gió phù hợp vừa bảo đảm vệ sinh vừa giúp kiểm soát các luồng khí trong khu nhà. Trái với những gì mà tại Trung Quốc người ta thường nghĩ, tất cả các hình thức cách nhiệt (phía trong, phía ngoài, hoặc rải rác…) đều giúp chống lạnh vào mùa đông và chống nóng vào mùa hè: không có hệ thống cách nhiệt đặc thù cho từng mùa. Cần phải khuyến khích các nhà lãnh đạo cùng nhau suy nghĩ về các khoản chi phí đầu tư và chi phí khai thác đồng thời kiểm tra xem các công trình xây dựng có thực hiện đúng các quy định hiện hành hay không cũng như sửa đổi các công trình này nếu không tuân thủ quy định. Hiện nay, các cơ quan giám sát chỉ tiến hành kiểm tra xem việc lắp đặt các công trình có phù hợp với yêu cầu của của văn phòng nghiên cứu hay không chứ không giám sát xem các công trình này có tuân thủ quy định của pháp luật hay không. Trong trường hợp có vi phạm, không có khả năng yêu cầu sửa đổi. Vậy nên cần phải tạo ra một ngành mới nhằm phục vụ nhu cầu kiểm tra trên đồng thời phát triển các hình thức đào tạo phù hợp.

Thông tin cho các nhà đầu tưTrong các hoạt động liên quan đến bất động sản tại Bắc Kinh, nhà đầu tư hoàn

toàn có thể xây dựng những toà nhà tiết kiệm năng lượng nhằm bán các toà nhà này với giá cao hơn. Thuyết phục họ rằng lợi ích của cộng đồng cũng phù hợp với lợi ích của cá nhân họ là rất cần thiết. Điều này càng quan trọng hơn khi họ có thể gây sức ép đối với các văn phòng nghiên cứu để các phòng này đề xuất với họ những hệ thống, vật liệu và trang thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Đào tạo các văn phòng nghiên cứu

Ngay từ khi bắt đầu dự án, các văn phòng nghiên cứu cần phải tự đề ra mục tiêu thiết kế những căn nhà có hình dáng, hệ thống cách nhiệt, thông gió và hệ thống thiết bị cung cấp nhiệt năng dành cho mùa nóng và mùa lạnh đáp ứng được tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng.

Page 54: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

54

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Tại Trung Quốc hiện việc lắp đặt các thiết bị điều tiết nhiệt tự động vẫn chưa phải là phổ biến. Tại Châu Âu, việc lắp đặt bộ ổn nhiệt cho một hệ thống sưởi cá nhân sẽ giúp tiết kiệm được 13% năng lượng và con số này sẽ là 19% nếu chúng ta lắp đặt một bộ ổn nhiệt theo chương trình. Chi phí đầu tư cho các thiết bị này lại rất thấp. Còn đối với hệ thống sưởi dành cho tập thể, nếu được gắn thiết bị điều tiết nhiệt theo nhiệt độ bên ngoài dành cho từng mặt loại mặt tiền hướng bắc và nam sẽ giúp tiết kiệm được từ 7 đến 15% năng lượng được sử dụng. Ngoài ra nếu sử dụng thêm vòi nước có gắn bộ ổn nhiệt thì sẽ tiết kiệm được thêm 5% năng lượng. Để đảm bảo cung cấp cùng một mức nhiệt độ tiện nghi cho tất cả các căn hộ trong một toà nhà, ngay từ khâu thiết kế người ta phải dự kiến vị trí lắp đặt các bộ phận cân bằng nhiệt dưới chân cột và trên mỗi lò sưởi. Như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được từ 10 đến 15% năng lượng. Ngoài ra nếu sử dụng thêm các thiết bị sưởi sử dụng trong những khoảng thời gian không liên tục và được thiết kế phù hợp với các văn phòng làm việc thì năng lượng tiết kiệm được có thể lên tới 25%.

Đào tạo các doanh nghiệp

Việc đào tạo các doanh nghiệp bảo trì và các văn phòng quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng. Việc này sẽ giúp họ biết cách thức tiến hành các hoạt động bảo dưỡng thông qua việc điều chỉnh lại các thiết bị đã lắp đặt, sửa chữa vòi đốt và những vị trí bị rò rỉ nước. Việc nước rò rỉ sẽ khiến cho thiết bị bị ăn mòn và đóng cặn và như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị đó. Quá trình bảo trì còn nhằm mục đích thay thế các thiết bị đã quá cũ: việc thay mới một vòi đốt đã được sử dụng trên 10 năm sẽ góp phần tiết kiệm được 9% năng lượng, nồi hơi đã sử dụng hơn 15 năm giúp tiết kiệm được 7% năng lượng và nếu tính tổng, chúng ta sẽ tiết kiệm được 16% năng lượng sử dụng. Như vậy, chúng ta sẽ nhanh chóng thu hồi được chi phí đầu tư.

Đào tạo giảng viên và học sinh, sinh viên

Mắt xích cuối cùng của quá trình: đào tạo giảng viên, sinh viên và học sinh. Việc đào tạo này phải bắt đầu từ rất sớm ngay từ khi các em còn nhỏ bằng việc dạy cho các em phải tắt điện và đóng cửa mỗi khi ra khỏi phòng. Đồng thời cũng cần đào tạo các giảng viên để giúp họ hiểu và có thể dạy được cho học sinh cách tiết kiệm năng lượng đồng thời có thể ươm mầm các chuyên gia năng lượng trong tương lai.

Trung tâm đào tạo các ngành nghề năng lượng Pháp Trung (CFFCME)

CFFCME ra đời cách đây 6 năm và là kết quả của sự hợp tác giữa một trường

Page 55: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

55

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

trung học Pháp và viện kiến trúc và xây dựng Bắc Kinh. Cùng với các doanh nghiệp trong ngành, chúng tôi đã tổ chức nhiều khoá đào tạo và hội thảo về các chủ đề đã được đề cập ở trên ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Thành Đô dành cho đối tượng là các nhà chức trách, kỹ thuật viên hay sinh viên. Chúng tôi cũng tổ chức các khoá học lý thuyết và thực hành ở địa phương dành cho các nhân viên đã làm việc tại các doanh nghiệp hoặc các bạn trẻ đang theo các khoá đào tạo cơ bản tại các cơ sở đã được trang bị máy móc và đang trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, chúng tôi còn soạn thảo nhiều giáo trình kỹ thuật giới thiệu các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi cũng hoan nghênh mọi sáng kiến về giáo dục các đối tượng khác nhau trong việc tiết kiệm nước, năng lượng hoặc trong việc phát triển năng lượng sạch.

3.3 Giải pháp bơm nhiệt và dự trữ năng lượng

Chen Jianping, Tổng Giám đốc CIAT Trung Quốc

Các cú sốc dầu lửa đã khiến cả các tác nhân công và tư cùng tìm kiếm một sự sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Nhóm CIAT, nhà sản xuất bơm nhiệt lớn nhất hiện nay tại Châu Âu cũng tham gia tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này và đã tìm ra các biện pháp dự trữ năng lượng nhờ vào nước có được từ không khí được điều tiết bằng máy điều hoà và băng. Xin lấy ví dụ một trung tâm hội nghị tại Hong Kong, trung tâm này chỉ được sử dụng vài ngày trong năm, chúng tôi đã sử dụng giải pháp dự trữ năng lượng bằng băng bằng cách tận dụng sự chênh lệch giữa giá điện ban ngày và ban đêm và chỉ chưa đầy ba năm sau đó, đầu tư đã bắt đầu sinh lời. Chúng tôi cũng đã sử dụng địa nhiệt có được từ nguồn nước nóng ngầm miễn phí và không gây ô nhiễm để cung cấp một phần năng lượng cho hệ thống sưởi của toà tháp đôi tại Kuala Lumpur.

Việc sử dụng hai công nghệ mới này đã mang lại thành công cho nhiều dự án. Tuy nhiên khó khăn là ở chỗ chỉ có chính phủ là khuyến khích việc sử dụng các công nghệ mới này một cách thực sự trong khi đó các tác nhân kinh tế lại tỏ ra lưỡng lự và ngần ngại. Hơn nữa, nếu muốn đầu tư lớn vào lĩnh vực này lại cần phải có sự phối hợp giữa hai tác nhân trên, đây là điều cho đến nay chúng ta vẫn chưa làm được. Chúng ta vẫn chưa huy động được sự tham gia đầy đủ của các trung tâm nghiên cứu và cải tiến. Mặt khác, việc áp dụng các chính sách của chính phủ vẫn còn gặp khó khăn trên thực địa. Ngoài ra, còn có sự khác biệt về mặt nguyên tắc hoạt động giữa các doanh nghiệp Châu Âu và doanh nghiệp Trung Quốc. Làm sao để chúng ta có thể hiểu nhau hơn? Một hội thảo như thế này sẽ góp phần giúp chúng ta làm được điều đó qua việc khuyến khích trao đổi giữa hai bên.

Page 56: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 57: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

57

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Giao thông 4

4.1 Sử dụng hiệu quả năng lượng và giao thông đô thị

Mohamed Mezghani, Liên minh giao thông công cộng quốc tế (UITP)

Nghiên cứu Mobility in cities data base (Cơ sở dữ liệu về nhu cầu giao thông trong đô thị) mà UITP vừa xuất bản với sự hỗ trợ của ADEME đã được thực hiện tại gần 50 thành phố, nhất là ở châu Âu, để đánh giá sự chuyển biến về nhu cầu đi lại hoặc tác động của việc sử dụng giao thông công cộng đối với việc tiêu dùng năng lượng hoặc đối với tình trạng ô nhiễm. Nghiên cứu này mở ra những triển vọng về các dự án đầu tư mà các thành phố có thể thực hiện để đạt được một sử dụng hiệu quả năng lượng cao hơn.

Các số liệu về nhu cầu giao thông trong đô thị

Hầu hết các vùng dân cư đô thị lớn đều có những xu hướng chính tương tự như nhau. Thứ nhất là quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng nhưng tập trung tại những khu vực ven đô của các thành phố. Hiện tượng mở rộng đô thị như vậy được thể hiện của mật độ dân cư và việc làm thấp hơn và hệ quả là nhu cầu tiêu dùng năng lượng cao hơn để đáp ứng các nhu cầu đi lại. Thứ hai là sự gia tăng nhanh chóng mức độ cơ giới hoá của các hộ gia đình do mức sống tăng lên, nhất là tại những nước đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như trường hợp của Trung Quốc. Thứ ba là tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng tăng do sự gia tăng

Page 58: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

58

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

mức độ cơ giới hoá. Xu hướng thứ tư có liên quan đến sự chuyển biến và đa dạng hoá về lối sống: bên cạnh các nhu cầu đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc là nhiều nhu cầu đi lại vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc vào buổi tối. Tình trạng tắc đường không chỉ còn xảy ra vào giờ cao điểm bởi giao thông công cộng không phải bao giờ cũng đủ khả năng điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi đó. Những chuyển biến như vậy được thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu sử dụng năng lượng khiến cho giao thông trở thành lĩnh vực có nhu cầu tiêu dùng năng lượng tăng nhanh nhất tại một số thành phố và một số quốc gia. Tại những nơi đó, giao thông đô thị chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Các giải pháp cho những chuyển biến đó

Cần tạo thuận lợi cho những hình thái đô thị gọn, có mật độ cao đối lập với kiểu mở rộng đô thị dàn trải. Cũng cần phải hỗ trợ, thậm chí dự báo trước quá trình mở rộng đô thị thông qua việc phát triển các loại hình giao thông ít tiêu tốn năng lượng thay vì chờ đợi đến khi phát triển các thành phố mới hay những khu phố mới rồi mới tính đến những giải pháp về giao thông. Một giải pháp khác là tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa các loại hình giao thông: nếu tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng, đi bộ và đi xe đạp càng tăng thì mức độ tiêu dùng chung của toàn thành phố sẽ càng giảm. Những thành phố chú trọng tới giao thông công cộng tiết kiệm được từ 500 đến 600 lít dầu/người/năm so với những thành phố chỉ chú trọng tới ôtô cá nhân.

Hình 5: Chi phí giao thông và mức tiêu dùng năng lượng

Mức tiêu dùng năng lượng(MJ / người / năm)

của các loại hình giao thôngcông cộng, đi bộ và đi xe đạp

Chi phí giao thông đối với cộng đồng (%GDP)

của các loại hình giao thôngcông cộng, đi bộ và đi xe đạp

11900 14600 19100

55500

6,3%8,8% 10,2%

12,5%

> 55% 40 - 55% 25 - 40 % < 25%

> 55% 40 - 55% 25 - 40 % < 25%

Chi phí giao thông và mức tiêu dùng năng lượng(Nguồn: UITP)

Page 59: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

59

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Các mức tiết kiệm được thể hiện trong hình trên rất có giá trị cả về mặt sinh thái cũng như về mặt kinh tế. Khi kết hợp nhiều chi phí khác nhau có liên quan đến việc đi lại của người dân, từ những chi phí về hạ tầng, chi phí khai thác giao thông công cộng đến chi phí phát hành vé sử dụng dịch vụ giao thông đối các đối tượng hành khách, đồng thời đánh giá tỷ lệ so sánh với GDP, người ta luôn nhận thấy cùng một xu hướng: khi các loại hình giao thông này càng chiếm tỷ lệ cao thì chi phí càng giảm. Nếu so sánh giữa hai thành phố khác nhau, trong đó một thành phố tạo thuận lợi tối đa cho các loại hình giao thông mềm, còn thành phố kia chỉ tạo thuận lợi cho ôtô cá nhân hoặc không hề có biện pháp gì để kiềm chế mức độ sử dụng phương tiện đó, người ta sẽ thấy trung bình trường hợp thứ nhất tiết kiệm được chi phí giao thông khoảng 2.000 euro/người/năm so với trường hợp thứ hai.

Những thành phố đã thành công trong việc cải thiện điều kiện đi lại và sử dụng hiệu quả năng lượng

Giữa thập niên 80, chính quyền thành phố Madrid đã quyết định áp dụng một chính sách đồng bộ về giao thông bằng cách thành lập một cơ quan tổ chức giao thông để quản lý mạng lưới giao thông công cộng. Không chỉ riêng Madrid mà 160 đô thị trong vùng cũng đã tham gia vào cơ quan này. Điều đó giúp xây dựng được một hệ thống giao thông đồng bộ không chỉ về mặt mạng lưới hạ tầng mà còn đồng bộ cả về hệ thống giá vé và thông tin cho hành khách. Mạng lưới tàu điện ngầm đã được mở rộng khoảng 10 km/năm và sau 10 năm đã trải rộng gấp đôi (từ 110 km tăng lên 220 km). Mạng lưới giao thông công cộng trên mặt đất đã được tổ chức lại thông qua việc xây dựng các làn đường ưu tiên cho xe buýt, nhờ đó đã tăng được lượng hành khách sử dụng giao thông công cộng lên 60% trong giai đoạn 1986 – 2003.

Kể từ năm 2001, Paris đã bắt đầu phát triển một chính sách giao thông nhằm giảm bớt tỷ lệ sử dụng ôtô cá nhân, chẳng hạn thông qua việc áp dụng phổ biến các điểm đỗ xe thu phí, và cải thiện mạng lưới giao thông công cộng, nhất là các loại hình giao thông trên mặt đất, bằng cách xây dựng các làn đường riêng cho xe buýt, taxi và xe đạp, đồng thời tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ giao thông công cộng tại những địa bàn ngoài khu vực trung tâm thành phố. Kết quả là từ 2001 đến 2005 tỷ lệ sử dụng ôtô cá nhân giảm được 13% và mức độ sử dụng giao thông công cộng tăng dần.

Năm 2003, Luân Đôn đã thiết lập một hệ thống trạm thu phí nội thành: tất cả các ôtô cá nhân khi đi vào trung tâm thành phố từ 7h đến 18h30 đều phải trả một khoản phí là 12 euro. Nguồn thu từ hệ thống thu phí này đã được sử dụng để phát triển giao thông công cộng, cải thiện điều kiện đi lại và hệ thống hạ tầng cho xe

Page 60: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

60

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

đạp. Kết quả là số phương tiện lưu thông giảm được 18%; 80% số người trước đây sử dụng ôtô cá nhân giờ đã chuyển sang sử dụng taxi hoặc giao thông công cộng. Mức độ sử dụng xe buýt đã tăng 40% trong giai đoạn 2000 – 2006. Số vụ tai nạn giao thông đã giảm 18%, lượng CO2 phát thải giảm 19% và mức tiêu dùng nhiên liệu giảm 20%. Hệ thống trạm thu phí nội thành này hiện đang được thử nghiệm tại Stockholm và dự kiến sẽ được áp dụng tại New York.

Bogota đã thiết lập một mạng lưới xe buýt nhanh (BRT – Bus Rapid Transit), tức là một hệ thống các tuyến buýt sử dụng làn đường riêng và có sự phân cấp giữa các tuyến: mỗi tuyến đường riêng đều có hai làn xe chạy, một làn dành cho xe buýt thông thường và một làn dành cho xe buýt nhanh. Để tiếp cận được các tuyến buýt này, hành khách đi qua một cửa quay tương tự như cửa soát vé của hệ thống tàu điện ngầm nhằm giúp cho việc lên xuống xe của hành khách được nhanh hơn. Sau cùng, khả năng chuyên chở của các xe buýt cũng được tăng cường nhờ đưa vào sử dụng loại xe khớp nối. Tổng cộng năng lực vận chuyển trung bình đã đạt mức 50.000 lượt khách/giờ/hướng, tức là tương đương với năng lực của tuyến tàu tốc hành nội vùng RER A ở Paris. Kết quả là thời gian đi lại bằng xe buýt nhanh giảm được 32%, lượng khí phát thải gây ô nhiễm giảm 40% và số vụ tai nạn giảm 93%.

Dublin đã xây dựng được 100 km làn đường ưu tiên cho xe buýt giúp cho vận tốc chạy xe hiện nay cao hơn từ 30 đến 50% so với ôtô cá nhân, từ đó đã khuyến khích rất nhiều người sử dụng ôtô cá nhân chuyển sang sử dụng giao thông công cộng. Mức độ sử dụng xe buýt nhờ đó đã tăng được từ 30 đến 65% do có thêm số lượng hành khách trước đây sử dụng ôtô cá nhân.

Helsinki đã lựa chọn giải pháp kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch đô thị và giao thông: tại một số khu đô thị mới đã xây dựng tuyến tàu điện ngầm trước khi có các công trình xây dựng giúp cho các công nhân tham gia thi công các toà nhà có thể đi làm bằng giao thông công cộng.

Kết luận

Về mặt kỹ thuật chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện những hành động nhằm kiểm soát được nhu cầu sử dụng năng lượng có liên quan đến việc đi lại trong môi trường đô thị, nhưng điều chúng ta thường thiếu lại là chủ trương của các nhà lãnh đạo, nhất là tại nhiều thành phố ở châu Âu. Vậy nên ưu tiên hàng đầu là phải thuyết phục được các nhà lãnh đạo.

Trước sự chuyển biến nhanh chóng về mức độ cơ giới hoá trong giao thông tại các thành phố của Trung Quốc, cần phải gấp rút hành động nếu chúng ta không

Page 61: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

61

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

muốn rằng những đô thị này sẽ rơi vào tình trạng như Mátxcơva là trở thành một bãi đỗ xe khổng lồ: tình trạng tắc nghẽn giao thông trở nên trầm trọng tới mức thành phố này đang phải tính đến việc thiết lập một mạng lưới giao thông bằng máy bay trực thăng… Để tránh được những hiện tượng thái quá như vậy, giải pháp chính vẫn là phát triển các mạng lưới giao thông công cộng. Nhưng trên thực tế mặc dù Trung Quốc có tới 450 đô thị trên 250.000 dân và 200 đô thị trên một triệu dân song mới chỉ có 4 hay 5 mạng lưới tàu điện ngầm đang được xây dựng. Vậy nên có rất nhiều cơ hội đầu tư đang mở ra như phát triển giao thông công cộng sử dụng làn đường riêng, đổi mới đội ngũ xe buýt, cải thiện các hệ thống khai thác, áp dụng hệ thống vé mới, v.v…

Tuy nhiên, kinh nghiệm đã cho thấy các dự án không thể chỉ bó hẹp về các phương diện công nghệ. Nếu chỉ tăng năng lực vận chuyển hay hiện đại hoá các hệ thống hiện có thì chưa đủ mà cần phải xác định một phương thức tiếp cận đồng bộ bao gồm cả một định hướng quy hoạch đô thị dài hạn và áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo kiểu xây dựng một chính sách quản lý điểm đỗ xe. Tương tự như vậy, việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các phương tiện giao thông sẽ không đủ nếu không đồng thời triển khai những hành động tạo thuận lợi cho người dân chuyển sang những loại hình giao thông khác ít tiêu hao năng lượng hơn. Xin được nhắc lại ba định hướng mà ông Christian de Gromard đã nêu, đó là sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng mới và kiểm soát nhu cầu sử dụng. Chính định hướng thứ ba này là điều cần được chú trọng để những kết quả thu được có thể được duy trì lâu dài.

4.2 Quản lý đỗ xe và kiểm soát lượng khí phát thải từ giao thông đô thị

Jean-Delcroix, SARECO

Một máy thu hút ô tô

Tại Pháp, việc quản lý việc đỗ xe ôtô cá nhân rất được chú trọng như một trong những tiền đề giúp kiếm soát hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông đô thị. Sự ưa chuộng ôtô cá nhân là một hiện tượng rất phổ biến trong những xã hội đạt tới một sức tiêu thụ cao hơn. Việc phân tích những lý do khiến các cá nhân lựa chọn loại hình giao thông này cho thấy cách tiến triển như sau: “Giao thông cá nhân cho phép tôi đi từ một địa điểm này tới một địa điểm khác bất cứ khi nào tôi muốn. Nếu so với hình thức đi bộ thì xe đạp giúp tôi đi được xa hơn. Với một chiếc xe máy, tôi có thể chở thêm một người. Với một chiếc ôtô, tôi có được hẳn

Page 62: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

62

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

một không gian riêng không bị xâm phạm giống như phần mở rộng của ngôi nhà của tôi”.

Trong quá trình chuyển biến đó dần xuất hiện một hiệu ứng trí nhớ nên rất khó thuyết phục được những người đã quen sử dụng ôtô cá nhân thôi sử dụng loại phương tiện đó. Tuy nhiên, sự ưa chuộng ôtô chỉ có thể tồn tại khi hội tụ đầy đủ hai điều kiện: có thể chạy xe, tức là có đủ diện tích đường phố, đường cao tốc, v.v…; có thể đỗ xe, tức là có đủ chỗ đỗ xe tại nơi cần đến. Điều kiện thứ hai thường ít được chú ý tới so với điều kiện thứ nhất song lại tạo ra những đòn bẩy quan trọng về biện pháp áp dụng cho các nhà quy hoạch đô thị.

Vị trí đỗ xe cho ôtô cá nhân trong đô thị

Khi tạo thêm được một vị trí đỗ xe tại nơi làm việc là có thêm một nhân công có thể sử dụng ôtô cá nhân để đi làm hàng ngày và phát sinh thêm hai lượt đi lại hàng ngày có khoảng cách trung bình 5 km, từ đó phát thải thêm mỗi năm 1 tấn CO2. Những vị trí đỗ xe được tạo ra cũng sẽ kéo theo những tác động gián tiếp, chẳng hạn làm giãn mật độ tập trung trong thành phố. Nếu chúng ta chấp nhận giả thiết mỗi một căn hộ có một ôtô cá nhân thì mỗi căn hộ đó phải được bố trí thêm một khoảng không gian tương ứng với một phòng phụ để làm chỗ để xe. Như vậy, mỗi căn hộ sẽ phải dành thêm 25% diện tích sàn xây dựng trong thành phố. Vả lại, nếu chấp nhận rằng 50% số lượt đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc được thực hiện bằng ôtô cá nhân (giả thiết này cũng khó đạt được bởi hiện nay tại các nước phát triển có tới 60 đến 70% số lượt di chuyển đó được thực hiện bằng ôtô cá nhân) thì người ta sẽ phải bổ sung thêm 30% diện tích sàn xây dựng.

Có một chủ doanh nghiệp đã từng tuyên bố “Mỗi khi tuyển dụng một kỹ sư, tôi cũng phải tuyển dụng thêm ôtô của anh ta”, tức là phải dành cho người đó một chỗ đỗ xe. Những nguyên tắc như vậy gây ra tình trạng sử dụng quá mức không gian đô thị. Thành phố bị kéo giãn ra, các khoảng cách đi lại tăng lên, hiệu quả của các mạng lưới giao thông công cộng giảm sút, việc sử dụng ôtô cá nhân ngày càng trở nên cần thiết. Lưu lượng xe vào giờ cao điểm gây ra tắc nghẽn giao thông; muốn khắc phục tình trạng đó phải xây dựng các hệ thống hạ tầng, còn những đường phố trước đây người đi bộ có thể vượt sang đường được thì nay trở thành những tuyến tốc hành hay có lưu lượng xe lớn khiến cho việc qua đường bắt buộc phải nhờ vào những hình thức đường tránh. Như vậy, người đi bộ lại được khuyến khích chuyển từ các loại hình giao thông mềm sang sử dụng các phương tiện cơ giới. Chúng ta thấy rất rõ cái vòng luẩn quẩn đó đã bắt đầu như thế nào, dù chẳng ai mong muốn, xuất phát từ vấn đề chỗ đỗ xe góp phần kéo giãn không gian đô thị. Vậy mà như ông Mohamed Mezghani đã nói, nếu

Page 63: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

63

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

chúng ta muốn giảm mức tiêu dùng năng lượng thì nhất thiết phải tạo ra những đô thị có mật độ tập trung cao.

Xem xét lại hoàn toàn vị trí của ôtô cá nhân trong đô thị

Trước cái vòng luẩn quẩn như vậy phải có biện pháp khắc phục một cách triệt để. Tại châu Âu, trước những năm 80, người ta đã cố gắng tìm cách điều chỉnh các đô thị cho phù hợp với việc sử dụng ôtô cá nhân. Đến nay thì trái lại, người ta phải tìm mọi phương tiện để giảm bớt vị trí của loại phương tiện này trong thành phố và trong số những phương tiện đó việc kiểm soát số lượng chỗ đỗ xe là một đòn bẩy quan trọng. Chúng ta hãy lấy ví dụ của một thành phố có 2 triệu dân và hãy thử hình dung trong vòng 17 năm con số này tăng lên tới 6 triệu dân. Do sự gia tăng dân số như vậy, các khoảng cách và nhu cầu đi lại cũng tăng lên tới mức số lượng kilômét di chuyển tăng gấp 6 lần. Nếu thành phố áp dụng những biện pháp để hạn chế số lượng chỗ đỗ xe thì tỷ lệ số lượt đi lại bằng ôtô cá nhân sẽ vẫn tương đối hạn chế, như vậy mỗi năm sẽ hạn chế được khoảng 10 triệu tấn CO2 so với trường hợp khi thành phố không có biện pháp đặc biệt nào.

Để khống chế số lượng chỗ đỗ xe, người ta có thể áp dụng các tiêu chuẩn về quy hoạch quản lý đô thị, giảm bớt số chỗ đỗ có khả năng không sử dụng, hạn chế việc quy hoạch những không gian công cộng cho phép tiếp cận được bằng ôtô cá nhân và tạo ra các bãi gửi xe để chuyển sang giao thông công cộng. Chúng ta cũng có thể can thiệp bằng cách tổ chức tốt hơn việc cung cấp dịch vụ: tạo thuận lợi cho các trạm cung cấp dịch vụ sửa chữa trở thành những điểm điều tiết số lượng xe lưu hành hoặc quy định việc sử dụng các vị trí dành cho những hoạt động giao hàng, cho những người đi lại gặp khó khăn, các dịch vụ y tế, chuyển dọn nhà, các hoạt động chuyên môn, v.v… thông qua việc áp dụng những công nghệ đảm bảo tính liên thông.

Một chính sách quản lý đỗ xe thật sâu sát

Để gìn giữ được chất lượng cuộc sống trong đô thị cần đảm bảo các dịch vụ giao thông cân bằng giữa từng khu nhà. Tại những khu mới quy hoạch phải đảm bảo để chính quyền làm chủ đầu tư đối với hầu hết mọi nguồn quỹ “chỗ đỗ xe”. Các hệ thống giao thông công cộng phải được xây dựng đồng thời với các khu phố mới. Mạng lưới đường giao thông phải được giới hạn chỉ dành cho những nhu cầu đảm bảo an toàn và các dịch vụ cho các toà nhà. Các mạng lưới giao thông công cộng phải được liên thông với nhau và gắn với các loại hình giao thông phi cơ giới. Tại Pháp, đối với những khu đô thị mới có diện tích trên 10 ha, chúng tôi áp dụng một quy trình quy hoạch đặc biệt cho phép lập kế hoạch quản lý chỗ đỗ xe, nhờ đó có

Page 64: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

64

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

thể giúp giảm được 20% chi phí quy hoạch. Đối với địa bàn đô thị hiện có, cần phải có biện pháp đối với các không gian công cộng qua hình thức trạm thu phí nội thành hoặc các hình thức kiểm soát; đáp ứng một cách chuyên biệt đối với những nhu cầu của từng nhóm đối tượng sử dụng (người dân thường trú, người dân tạm trú, khách vãng lai); vừa đảm bảo sự thoải mái cho những đối tượng đó vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Những triển vọng đối với Trung Quốc

Trường hợp vừa được mô tả ở phần trên về sự phát triển của một thành phố sẽ diễn ra hàng chục lần tại Trung Quốc trong những năm tới. Như vậy, những cơ hội hành động nhằm bảo vệ môi trường rất đáng được chú trọng. Có thể nêu ra nhiều hướng hành động khác nhau: tuyên truyền cho người dân và các cấp chính quyền; thiết lập một hệ thống đào tạo từ đầu hoặc nâng cao về tác động về mặt sử dụng năng lượng của việc quản lý chỗ đỗ xe trong đô thị mà các Ban Cải cách và Phát triển (DRC) của các tỉnh và Uỷ ban quốc gia về Cải cách và Phát triển (NDRC) có thể sẽ chính thức áp dụng; dự kiến những phương thức tiến hành cho các cơ quan trực thuộc chính phủ đảm nhận việc quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông tại các tỉnh. Đó là những lĩnh vực mà chúng ta có thể thiết lập một quan hệ hợp tác hiệu quả sau cuộc hội thảo này.

4.3 Sử dụng hiệu quả năng lượng trong ngành đường sắt

Jean-Marie Gerbeaux, Giám đốc về phát triển bền vững của SNCF

Lĩnh vực giao thông nhìn chung là một thách thức vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Ngay cả khi vận tải đường sắt là một trong những ngành sử dụng tiết kiệm năng lượng nhất thì vẫn có mức độ sử dụng năng lượng tiêu tốn nhiều về mặt tài chính. Trong lĩnh vực này cũng như nhiều lĩnh vực khác, chúng ta cần phải tăng hiệu năng sử dụng năng lượng để vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo quản lý tốt hơn. Tại Pháp, tỷ lệ tương đối về phát thải khí CO2 giữa các loại hình giao thông là đường bộ chiếm 93,7%, đường không chiếm 3,3%, đường biển và đường sông chiếm 2,6% và đường sắt là 0,5%. Tỷ lệ rất thấp như vậy của vận tải đường sắt là nhờ phần lớn đầu máy được điện khí hoá (77% mà đa phần là sử dụng nguồn điện hạt nhân) so với những đầu máy còn sử dụng dầu diesel (23%).

Page 65: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

65

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Sự tăng giá năng lượng

Tổng chi phí tiêu dùng điện năng của SNCF (năm 2005 đạt 560 triệu euro) đã tăng gần gấp ba chỉ trong vòng 3 năm. Chúng tôi dự kiến rằng giá điện sẽ còn tiếp tục tăng, do vậy điều hết sức quan trọng đối với chúng tôi là phải áp dụng các chương trình tiết kiệm. Do tính đến giá dầu diesel dự kiến cũng tăng và về lâu dài nguồn nhiên liệu này sẽ khan hiếm dần, sau khi thoả thuận với các cấp chính quyền của Pháp, SNCF đang xây dựng một kế hoạch mà theo đó sau 20 năm nữa chúng tôi sẽ phải đưa vào vận hành toàn bộ hệ thống không sử dụng nhiên liệu từ dầu lửa. Đặc biệt chúng tôi đang nghiên cứu khả năng sử dụng hàng loạt các loại nhiên liệu sinh học.

Nâng cao nghiệp vụ lái tàu và đánh giá hiệu năng

Chúng tôi đào tạo cho các nhân viên lái tàu cách lái tiết kiệm: không tăng tốc hoặc hãm tàu đột ngột, tránh dừng rồi khởi động lại, v.v... Trong vòng ba năm gần đây, nhờ chiến dịch tuyên truyền đó, chúng tôi đã tiết kiệm được mỗi năm 7% mức năng lượng tiêu hao. Chúng tôi cũng đang suy tính đến việc điều chỉnh các biểu đồ chạy tàu. Trước đây, chúng tôi có thói quen dự kiến các tuyến rất chính xác và chặt chẽ, trong đó đòi hỏi lái tàu đến điểm nào thì phải chạy với tốc độ nào rồi chỉ sau đó 3 km thì phải đạt tốc độ nào, v.v... Nếu chúng tôi chấp nhận để các đoàn tàu vận hành linh hoạt hơn mà không tạo ra rủi ro về mặt đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến hoạt động đều đặn của các chuyến tàu, khi đó chúng tôi có thể sẽ khuyến khích các lái tàu vận dụng cách lái “trôi chảy” như vậy để tiết kiệm năng lượng. Chẳng hạn, tuyến đường sắt cao tốc Paris-Lyon có những đoạn bằng phẳng nhưng cũng có nhiều đoạn ghập ghềnh khi chạy qua vùng Morvan. Một nhân viên lái tàu TGV được đào tạo bài bản có thể điều khiển cho tàu chạy dựa theo quán tính trong khoảng 20% thời gian trên tuyến. Trước khi tới đỉnh một sườn dốc với vận tốc khi đó đang ở mức từ 280 đến 290 km/h, nếu lái tàu ngắt nguồn

Hình 6: Tỷ lệ tương đối về phát thải khí CO2 giữa các loại hình giao thông ở Pháp

Tỷ lệ tương đối về phát thải khí CO2 giữa các loại hình giao

thông ở Pháp

93.7%

3.3%2.6% 0.5%

Đường bộĐườngkhôngĐường thủyĐường sắt

23%

77%

Đầu kéo chạy điện Đầu kéo chạy dầu diesel

Page 66: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

66

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

điện, tàu sẽ chạy chậm lại một chút, sau đó sẽ tăng tốc trở lại gần như ngay lập tức nhờ thế năng từ chính trọng lực của mình và đạt tới vận tốc 300 km/h. Như vậy, chúng ta có thể thu được những kết quả rất ấn tượng. Làm thế nào để khuyến khích các nhân viên lái tàu nỗ lực tiết kiệm năng lượng? Chúng tôi đã thu được kinh nghiệm đầu tiên trên các tuyến xe khách mà chúng tôi khai thác trong các khu vực địa bàn đô thị. Chúng tôi chỉ cần lắp các đồng hồ đo nhiên liệu trên các xe: việc so sánh đơn thuần hiệu năng hoạt động của từng xe đã tạo ra sự thi đua giữa các lái xe. Chúng tôi không cần áp dụng hình thức khen thưởng hay xử phạt nào. Đối với các đoàn tàu, cho đến nay chúng tôi mới chỉ có thể đo mức tiêu hao năng lượng một cách tổng thể, nhưng chúng tôi đã quyết định sẽ lắp công-tơ cho tất cả các đầu máy đang được khai thác.

Cải thiện các công trình hạ tầng

Chúng tôi cũng phải nỗ lực cải thiện các nút giao đường sắt, tức là những khu vực có nhiều tuyến giao cắt với nhau tạo ra các điểm thắt cổ chai. Cũng giống như khi xảy ra tắc đường đối với ôtô, các lái tàu khi đó phải dừng tàu, chờ cho đoàn tàu ngược chiều đi qua rồi mới tiếp tục chạy, điều đó sẽ gây tiêu tốn nhiều năng lượng. Năm 2002, một báo cáo của Uỷ ban châu Âu đã chỉ rõ rằng nếu chúng tôi xử lý được hết những điểm tránh tàu đó trong phạm vi toàn nước Pháp thì chúng tôi có thể sẽ tiết kiệm thêm được từ 6 đến 8% mức năng lượng tiêu hao. Điều này sẽ đòi hỏi phải có những khoản đầu tư lớn về mặt hạ tầng song lợi thế thu được là rất lớn.

Tính đến giá điện sử dụng theo giờ

Chúng tôi cũng cố gắng tối ưu hoá công tác chạy tàu căn cứ theo các mức giá điện tính theo từng thời điểm bởi hiện nay điện năng được cung cấp theo nhiều mức giá khác nhau tuỳ căn cứ theo ngày và các khung giờ khác nhau. Đó cũng là một khía cạnh quan trọng giúp tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn trên một chặng vận chuyển cự ly dài, chúng tôi có thể tăng tốc độ chạy tàu tới 7h30 (bởi cho đến thời điểm đó giá điện vẫn được tính theo khung giờ có mức giá thấp hơn), sau đó chạy chậm lại trong suốt khung giờ cao điểm khi mức giá được áp dụng cao hơn rồi sau khi khung giờ này qua đi sẽ tăng tốc trở lại để bù khoảng thời gian bị trễ, v.v… Đối với lộ trình dài 400 km của tuyến tàu cao tốc từ Paris đi Lyon, nếu áp dụng cách làm này, với mỗi chuyến chúng tôi có thể tiết kiệm được 480 euro. Đó cũng là một con số đáng kể khi mà trên phần lớn tuyến đường này chúng tôi khai thác với tần suất cứ 4 phút có một chuyến trong suốt khoảng thời gian 8 giờ/ngày.

Page 67: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

67

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Tối ưu hoá công suất khai thác

Cũng giống như những đại biểu dân cử của các thành phố nơi có những tuyến đường sắt của chúng tôi chạy qua, các đối tượng khách hàng luôn thích tần suất chạy tàu càng cao càng tốt. Nhưng nếu đoàn tàu nào cũng chỉ sử dụng được một nửa số ghế thì sẽ làm giảm hiệu quả khai thác năng lượng. Chúng tôi phải tính đến nhân tố này và còn phải tiếp tục phát triển các hệ thống đặt vé để đảm bảo cho các chuyến tàu đạt công suất khai thác cao hơn. Đối với các chuyến tàu hàng cũng như vậy: nên bố trí một đoàn tàu hàng nhiều toa sử dụng hết công suất hơn là hai đoàn nhưng lại ít toa.

Năng lượng khi hãm tàu

Khi một đoàn tàu hãm phanh, động cơ điện sẽ sản sinh ra điện năng. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu khả năng chuyển lượng điện năng đó trở lại đường cấp điện để cung cấp cho đoàn tàu chạy phía sau hoặc phía trước. Công nghệ này cần phải được kiểm soát tốt trong trường hợp nếu có một tai nạn xảy ra trên một tuyến đường và nguồn điện bị cắt, khi đó phần điện năng được truyền trở lại đường cấp điện có thể sẽ gây ra những vấn đề về an toàn. Tuy nhiên, dự án hiện đang tiến triển tốt và chúng tôi hy vọng công nghệ này sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được mỗi năm hàng triệu euro.

Các đoàn tàu khi tạm dừng hoạt động

Khi tạm nghỉ giữa hai lượt chạy, các đoàn tàu được làm vệ sinh, bảo dưỡng, lau chùi, sau đó nằm tại các bãi đỗ để chờ lượt chạy tiếp theo. Đôi khi các đơn vị khai thác có thói quen xấu là vẫn để một đoàn tàu đóng điện trong khi không hoạt động. Trong những khoảng thời gian đó, hệ thống chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ hay máy sưởi vẫn hoạt động mà không đem lại lợi ích gì. Hiện nay có những hệ thống điều khiển từ xa cho phép bật hệ thống chiếu sáng và máy sưởi cho đoàn tàu hai giờ trước khi đưa vào sử dụng. Đó có thể cũng là một cách để tiết kiệm. Cần lưu ý rằng trong khi tàu chạy, nhiệt độ bên trong được điều chỉnh căn cứ theo nhiệt độ bên ngoài nhằm phát huy tối đa hệ thống sưởi hoặc điều hoà nhiệt độ.

Những kết quả thu được

Nhờ nhiều phương pháp đa dạng như trên, trong đó hầu hết đều áp dụng được cho cả hệ thống đầu kéo chạy dầu diesel và chạy điện, chúng tôi đã thu được những kết quả quan trọng về tiết kiệm năng lượng. Từ năm 1999 đến năm 2004, mức tiêu thụ trung bình của một đầu máy diesel có cùng một trọng tải kéo hoặc

Page 68: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

68

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

cùng một số lượng hành khách đã giảm từ 2,17 l/km xuống còn 1,64 l/km, tức là giảm được 24%. Đây là một kết quả đáng khích lệ cả về mặt tiết kiệm nhiên liệu cũng như về mặt giảm khí thải CO2 gây ô nhiễm môi trường và đương nhiên cũng cho phép giảm được các chi phí khai thác đối với doanh nghiệp vận tải.

Xây dựng một tuyến tàu mới

Tuyến tàu cao tốc Đông Âu (TGV Est Europe) mà chúng tôi sẽ khánh thành năm 2007 sẽ giúp giảm thời gian đi lại từ Paris đến Strasbourg từ 4h như hiện nay xuống chỉ còn 2h30’. Việc xây dựng một tuyến tàu mới thuộc loại này giúp san tải một phần quan trọng từ đường bộ sang đường sắt khi mỗi năm có khoảng 1,25 triệu người trước đây sử dụng ôtô cá nhân sẽ chuyển sang đi tàu. Hệ quả về mặt giảm lượng khí thải CO2 và các khí gây ô nhiễm là rất đáng kể bởi khi 1 tỷ đơn vị hành khách/kilômét chuyển từ ôtô cá nhân sang tàu hoả sẽ giúp giảm được 107.000 tấn CO2. Tương tự như vậy, sẽ có 2,5 triệu lượt khách trước đây sử dụng máy bay đến nay cũng sẽ chuyển sang đi tàu. Tuyến tàu mới cũng sẽ có tác động tới vận tải đường sắt tại những vùng có tuyến đường chạy qua: nhiều hành khách trước đây sử dụng ôtô cá nhân để ra sân bay đến nay sẽ sử dụng các chuyến tàu nội vùng để đi đến những ga kết nối với ga tàu TGV. Tác động đó theo ước tính sẽ giúp cho các chuyến tàu nội vùng tăng được 2,3 triệu lượt khách/năm và sẽ tăng 40% lưu lượng khách đi lại trong các vùng nằm giữa Paris và Strasbourg.

Tính liên thông

Để nâng cao các hoạt động trung chuyển đó, chúng tôi phải phát triển tính liên thông, tức là phải phối hợp thành công giữa nhiều loại hình giao thông khác nhau. Những giải pháp thiết thực về mặt phát triển bền vững là đối với từng chặng sẽ sử dụng loại hình giao thông hiệu quả nhất. Đối với vận tải hàng hoá giao nhận tận nơi thì đường bộ vẫn giải pháp không thể thay thế; nhưng đường sắt được coi là lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu vận tải cự ly dài. Giải pháp cần áp dụng ở đây là kết hợp hai loại hình này nhờ các điểm trung chuyển đa phương thức. Với các công-te-nơ hoặc thùng hàng di động, người ta có thể dễ dàng chuyển hàng hoá từ xe tải sang tàu để vận chuyển đi xa rồi sau đó lại chuyển từ tàu sang xe tải để đưa hàng về tận đích đến cuối cùng mà không cần phải bốc dỡ xuống rồi lại phải đóng hàng lại. Các chính quyền địa phương rất ủng hộ việc vận tải hàng hoá bằng đường sắt: chúng tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ để hiện đại hoá hệ thống vận tải hàng hoá và những đối tượng sử dụng loại hình vận tải này cũng có thể được trợ cấp, chẳng hạn để mua sắm loại công-te-nơ liên vận đường bộ/đường sắt và các hệ thống thiết bị cho phép dịch chuyển những công-te-nơ đó. Tương tự như vậy đối với vận tải hành khách: chúng tôi phải kết hợp nhiều loại hình giao thông nội đô và liên đô

Page 69: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

69

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

khác nhau để đảm bảo hạn chế thấp nhất việc chuyển phương tiện, tạo sự thoải mái cao nhất và giá vé phù hợp nhất. Các điểm trung chuyển đa phương thức có thể bao gồm cả các bãi đỗ xe cho ôtô cá nhân, đồng thời phải kết nối với các mạng lưới tàu điện ngầm, xe điện, tàu nội vùng, sân bay. Chủ trương sử dụng hiệu quả năng lượng thực sự không thể tách rời chủ trương tạo tính liên thông đó.

Những triển vọng tại Trung Quốc

SNCF đã triển khai rất nhiều hoạt động tại Trung Quốc. Chúng tôi thực hiện nhiều hoạt động về môi trường, về đào tạo cán bộ hoặc các nội dung quy hoạch đảm bảo tính liên thông. Chúng tôi có thể thực hiện những nghiên cứu sơ bộ cho các công trình hạ tầng đường sắt, chẳng hạn khi tiến hành điện khí hoá hoặc hiện đại hoá một tuyến đường. Chúng tôi cũng có kinh nghiệm thực hiện những nghiên cứu dự báo kinh tế - xã hội về các chi phí và nguồn thu từ khai thác bởi chúng tôi đang tiếp tục xây dựng các tuyến mới ở Pháp và với mỗi dự án như vậy chúng tôi lại thực hiện kiểu phân tích này. Chúng tôi cũng có thể hỗ trợ cho vai trò chủ đầu tư đối với các công trình hạ tầng, chẳng hạn để thiết kế và nhận thầu thi công các nhà ga, nghiên cứu những tuyến xây mới hoặc hiện đại hoá, phát huy tối ưu hiệu quả giao thông, các chương trình đào tạo liên quan đến kiểm soát những thách thức về mặt năng lượng.

Page 70: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 71: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

71

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Công nghiệp 5

5.1 Sử dụng hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp của Trung Quốc

Eric J.F.Francoz, Chủ nhiệm dự án AFD

Sản xuất công nghiệp chiếm gần 40% mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc. Trong vòng 30 năm gần đây, Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể về mặt cường độ năng lượng, nhưng kể từ năm 2000 đã có một sự thay đổi theo chiều hướng cường độ tăng lên. Có thể điều đó có nghĩa là trong một số lĩnh vực, những công cụ hiện có đã đạt tới giới hạn.

Nếu Trung Quốc không giảm được cường độ năng lượng của mình trong vòng 30 năm qua thì có lẽ mức tiêu thụ đã cao gấp đôi so với mức hiện nay. Nhiều dự báo đưa ra đều cho thấy trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về mức độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, về điểm này có thể nhắc lại rằng những dự báo được nhiều cơ quan khác nhau đưa ra từ những năm 70 liên quan tới mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ vào năm 2000. Tất cả những dự báo đó đều cảnh báo sẽ đạt mức tiêu thụ cao hơn so với mức thực tế hiện nay, ngay cả dự báo ít lạc quan nhất cũng cho rằng mức tiêu thụ sẽ cao gấp ba lần so với mức quan sát được. Điều đó cho thấy sau những cú sốc về dầu lửa, Mỹ vẫn có khả năng tạo ra được những tiến bộ đáng kể, ngay cả khi cho đến tận ngày nay họ vẫn chính thức được coi là một nước tiêu dùng rất nhiều năng lượng.

Page 72: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

72

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Trung Quốc hiện đang trong một hoàn cảnh gần giống như vậy: những dự báo đưa ra rất thiếu lạc quan, nhưng chính sách quyết liệt của chính phủ và nỗ lực của Uỷ ban quốc gia về Cải cách và Phát triển (NDRC) có thể làm thay đổi mạnh mẽ tương lai. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định sẽ được đưa ra hôm nay. Đến năm 2020, mức tiêu thụ năng lượng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ trung bình về tăng trưởng GNP của Trung Quốc, nhưng đặc biệt cũng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tiếp tục được cải thiện của cường độ năng lượng. Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau của Trung Quốc có ba lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất: một là luyện kim và các ngành công nghiệp chế biến kim loại chứa sắt và không chứa sắt; hai là khai khoáng xây dựng, đặc biệt là các nhà máy xi măng và tất cả các loại vật liệu xây dựng; ba là công nghiệp hoá chất và hoá dầu. Trong các lĩnh vực này còn phải nỗ lực nhiều để đạt được những tiến bộ quan trọng. Nếu so sánh với mức bình quân của thế giới dựa trên mức cơ sở 100 thì cường độ năng lượng trung bình của ngành luyện kim là 121, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than là 122, các nhà máy xi măng là 145, các nhà máy luyện đồng là 165 và các nhà máy giấy là 220.

Nếu để so sánh thì tỷ lệ các nguồn năng lượng tái sinh trong tiêu dùng năng lượng ở Trung Quốc chỉ đạt từ 3 đến 4% trong khi công nghiệp luyện kim chiếm tới 10% tổng mức tiêu dùng. Nếu ngành công nghiệp này điều chỉnh theo mức sử dụng hiệu quả năng lượng của thế giới thì có thể sẽ giảm được 2% so với mức tiêu dùng hiện nay, tức là chiếm 1/2 sản lượng của tất cả các nguồn năng lượng tái sinh, từ các hệ thống điện gió đến nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp. Như vậy có rất nhiều điều kiện thuận lợi để cắt giảm mức tiêu dùng năng lượng. Vậy tại sao vẫn có khoảng cách lớn như vậy? Một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là sự phân bố các khoản đầu tư giữa các lĩnh vực sản xuất năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng. Theo những phân tích của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Lawrence Berkeley, vào đầu những năm 80, cứ 100 đôla được đầu tư thì có 13 đôla chi cho sử dụng hiệu quả năng lượng, phần còn lại dành cho sản xuất; đến nay thì chỉ còn từ 4 đến 5 đôla dành cho sử dụng hiệu quả năng lượng.

Việc tăng cường độ năng lượng cũng liên quan tới sự gia tăng mức sống, tới quy hoạch phát triển đô thị và cuối cùng là liên quan tới thực trạng một số ngành công nghiệp nặng có tiềm năng về sử dụng hiệu quả năng lượng đã được khai thác trong những năm 80. Mặc dù vậy, những khoản đầu tư vào sử dụng hiệu quả năng lượng vẫn còn quá thấp trong khi chúng cũng sinh lợi tương đương, nếu không muốn nói là hơn hẳn, các khoản đầu tư vào sản xuất năng lượng.

Page 73: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

73

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

5.2 Kinh nghiệm của các công ty dịch vụ năng lượng ESCO ở Trung Quốc

Dai Yande, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Uỷ ban quốc gia về Cải cách và Phát triển (NDRC)

Cường độ năng lượng của Trung Quốc đã giảm mạnh song vẫn còn phải nỗ lực nhiều và các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) có thể giúp đỡ cho các doanh nghiệp rất nhiều trong lĩnh vực này. Các mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 11 dự kiến giảm 20% cường độ năng lượng trong khi tăng trưởng kinh tế phải đạt mức 7,5%; tổng cộng chúng ta sẽ phải tiết kiệm 650 triệu tấn than tương đương, đó là một mục tiêu khá lớn. Mục tiêu này đầy tham vọng nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện được bởi chính phủ Trung Quốc là một chính phủ đầy quyết đoán.

Các khoản đầu tư cho sử dụng hiệu quả năng lượng có một hạn chế là ít được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hơn so với những khoản đầu tư cho sản xuất. Một quan chức địa phương luôn muốn tập trung nỗ lực xây dựng một nhà máy điện gió hơn là đầu tư cải tạo các trang thiết bị của một tổ hợp luyện kim. Tuy nhiên, chính luyện kim là lĩnh vực mà chúng ta có thể thu được những kết quả cao nhất về sử dụng hiệu quả năng lượng. Tương tự như vậy đối với những nguồn vốn đầu tư nước ngoài đôi khi cũng chỉ chú trọng tới các nhà máy điện gió. Thực ra chính trong quá trình đầu tư cho những lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng nhất người ta mới thu được những kết quả ấn tượng nhất. Đối với những dự án công nghiệp quy mô nhỏ, thời hạn hoàn vốn không vượt quá 5 năm, thậm chí chỉ 3 năm. Nhưng những dự án đó đặt ra hai khó khăn. Thứ nhất, các ngân hàng không có phương pháp đánh giá phù hợp bởi những dự án này không mang lại được luồng tài chính trực tiếp. Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp cũng quen với những vấn đề về sản xuất nhiều hơn là với công tác dự kiến các hình thức tiết kiệm năng lượng. Điều đó lý giải tại sao người ta muốn nhờ đến những chuyên gia về các vấn đề này thông qua các ESCO.

Các ESCO có những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực tiêu dùng năng lượng. Họ có thể đảm nhận việc xác định những khoản đầu tư cần thiết và đề ra những phương tiện kỹ thuật cho phép đạt được các mục tiêu về sử dụng hiệu quả năng lượng. Khi một doanh nghiệp phải ký một hợp đồng, các ESCO có thể chịu trách nhiệm đàm phán trung gian giữa các ngân hàng và khách hàng của họ. Thông thường các doanh nghiệp trực tiếp xử lý với các ngân hàng trong khi nếu nhờ đến các ESCO vốn có đầy đủ những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện tốt kiểu hợp đồng này, họ sẽ được lợi rất nhiều. Các ESCO không chỉ có năng lực về nghiên cứu

Page 74: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

74

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

các dự án mà còn về đánh giá và kiểm soát các rủi ro. Họ có thể tham gia đầu tư, sau đó phân chia lợi nhuận của dự án với doanh nghiệp. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới, chúng tôi đã thành lập một quỹ bảo lãnh “tiết kiệm năng lượng” có nguồn vốn 22 triệu đôla. Quỹ này có vai trò rất tích cực để tạo thuận lợi cho các nguồn đầu tư. Theo những thống kê chưa đầy đủ, năm 2005 các khoản đầu tư đã lên tới 2,1 tỷ nhân dân tệ, tức là tăng 140% so với năm 2003. Trong toàn phạm vi lãnh thổ Trung Quốc đã có hơn 100 ESCO, chủ yếu tập trung ở Bắc Kinh, Thượng Hải và khu vực duyên hải phía đông nam nơi nền kinh tế phát triển mạnh nhất, còn khu vực phía tây chưa xuất hiện nhiều. Các ESCO chủ yếu tham gia vào xây dựng và công nghiệp, còn đối với giao thông thì rất ít. Các kỹ thuật thường được ứng dụng khi đầu tư có liên quan đến thu hồi nhiệt năng hao phí, thu hồi lượng khí đốt trong các quy trình công nghiệp để sản xuất điện năng, cải thiện hiệu suất của các hệ thống động cơ, cải tạo hoàn toàn các toà nhà, công nghệ đồng phát nhiệt - điện.

Hiện còn một vài vấn đề tồn tại: các nguồn quỹ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp còn hạn chế và các rủi ro tài chính vẫn còn khá lớn. Một số doanh nghiệp táo bạo đã thực hiện được việc tiết kiệm năng lượng nhưng không chuyển lại phần vốn như đã dự kiến cho ESCO. Mặc dù vậy, các công ty ESCO vẫn hoạt động rất có lãi và một trong số này đang dự kiến sẽ niêm yết tại Thị trường chứng khoán New York.

5.3 Các hoạt động kiểm toán năng lượng trong công nghiệp

Jean-Charles Mulet, Bertin Technologies - Giám đốc Ban Năng lượng và Môi trường

Có ba hình thức hoạt động có thể khuyến khích các nhà sản xuất công nghiệp phấn đấu tiến bộ về mặt sử dụng hiệu quả năng lượng. Hình thức thứ nhất là thông tin tuyên truyền tới mọi cấp độ: ban giám đốc xây dựng một chính sách năng lượng, lập một vị trí cán bộ phụ trách về năng lượng, đội ngũ nhân sự cùng tham gia để thực hiện chính sách năng lượng. Hình thức thứ hai là xác định và áp dụng một khuôn khổ quy định. Chẳng hạn, cho đến nay tại Pháp chỉ những nồi hơi có công suất trên 20 MW mới cần phải kiểm tra hai năm một lần. Sắp tới mức quy định này sẽ giảm xuống 400 kW. Hình thức hoạt động thứ ba là tạo thuận lợi cho những phương thức sử dụng hiệu quả năng lượng bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ hỗ trợ đưa ra các quyết định điều hành thông qua các hoạt động kiểm toán năng lượng. ADEME đã áp dụng kiểu công cụ này tại Pháp sau khi có những đợt tăng giá mới của dầu lửa.

Page 75: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

75

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Quá trình kiểm toán gồm 3 giai đoạn: khảo sát hiện trạng sơ bộ (chẩn đoán), đánh giá hiện trạng kiểm toán và nghiên cứu khả thi. Khảo sát hiện trạng là lập một báo cáo thực trạng trong doanh nghiệp. Đây là một bước thực hiện nhanh chóng tương đương 2 đến 3 ngày triển khai thực hiện của một văn phòng nghiên cứu. Mục tiêu đặt ra là lập một báo cáo tổng kết về các hình thức tiêu dùng năng lượng, xác định những vị trí có thể điều chỉnh nhanh chóng nhất để cải thiện hiệu quả sử dụng và đánh giá chung về chi phí thực hiện các giải pháp cũng như những lợi ích về mặt kinh tế và tài chính có liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đó. Bước khảo sát hiện trạng này được ADEME cấp kinh phí tới 70% với mức tối đa là 2.300 euro.

Khâu đánh giá hiện trạng kiểm toán được bắt đầu bằng việc thực hiện các chiến dịch đo đạc chi tiết trong một giai đoạn có tính đại diện nhằm tập hợp các số liệu cần thiết để lập một bản tổng kết thực sự toàn diện và có thể khai thác được. Dựa trên bản tổng kết này, chúng tôi thực hiện một phân tích đối với các phương thức và điều kiện khai thác hệ thống thiết bị, từ đó giúp xác định và phân cấp các khoản đầu tư cần dự kiến. Một số hoạt động có thể khá đơn giản và thực hiện được ngay lập tức; một số khác cần được ưu tiên và có thể được thực hiện với một tỷ lệ sinh lợi rất cao; sau cùng là một số hoạt động có thể sẽ có ích nhưng cần được lên chương trình sau. Khâu đánh giá này có thể được hỗ trợ tới 50% chi phí nghiên cứu, tới mức 30.000 euro.

Nghiên cứu khả thi cũng được thực hiện trước khi triển khai các khoản đầu tư. Đây là giai đoạn đầu của quá trình lập dự án hay còn gọi là sơ thảo dự án. Vấn đề đặt ra là phải tính toán được quy mô của các hệ thống trang thiết bị và lượng hoá bằng số liệu các giải pháp khác nhau được đề xuất để từ đó chọn ra giải pháp tối ưu. Giai đoạn này cũng được ADEME hỗ trợ 50% kinh phí với mức đầu tư nghiên cứu có thể lên đến 75.000 euro.

Không bao giờ những hoạt động kiểm toán này có xu hướng giúp áp dụng những hình thức thưởng hay phạt. Đó chỉ là đơn thuần nhằm giúp các nhà sản xuất công nghiệp nắm được kết quả tổng kết về sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp của mình và khuyến khích họ thực hành tiết kiệm năng lượng.

Page 76: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 77: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

77

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Sản xuất năng lượng tái sinh hay hiệu quả 6

6.1 Đưa năng lượng tái sinh hoà vào lưới điện: những công cụ để khuyến khích các nguồn đầu tư ở châu Âu

Jean-Louis Plazy, ADEME

Có ba cách để phát huy giá trị của các nguồn năng lượng tái sinh: nhiệt năng, nhiên liệu sinh học và điện năng. Sản lượng nhiệt năng hiện nay đạt mức tương đương 10 triệu TOE và chúng tôi mong muốn đến năm 2010 sẽ đạt gần 15 triệu TOE. Các loại nhiên liệu sinh học hiện chiếm 0,8% mức tiêu dùng ở Pháp và mục tiêu của chúng tôi là đạt 7% vào năm 2010. Để đạt được điều đó, chúng tôi sẽ phải đầu tư vào xây dựng các nhà máy sản xuất và nghiên cứu những biện pháp miễn thuế đối với nhiên liệu sinh học nhằm giúp cho những loại nhiên liệu này cạnh tranh được với nhiên liệu sản xuất từ quá trình xử lý dầu mỏ. Sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái sinh đạt 65 TWh, tức là chiếm 14% sản lượng toàn quốc và phù hợp với một chỉ thị chung của Liên minh châu Âu. Chúng tôi mong muốn đến năm 2010 sẽ tăng thêm 35 TWh để đạt mức 21%. Do biên độ tăng của thuỷ điện tương đối hạn chế nên chúng tôi sẽ chủ yếu tập trung vào các nguồn năng lượng khác như điện sinh học, tức là sản xuất điện từ các nhiên liệu sinh học, từ công nghệ ủ yếm khí và đốt các chất liệu sinh học (đốt rác), điện gió, điện mặt trời.

Page 78: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

78

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Chính phủ Pháp đã xác định một lộ trình nhiều năm về đầu tư sản xuất điện nhằm tăng đáng kể mọi năng lực sản xuất. Phương pháp xây dựng lộ trình bắt đầu từ một giai đoạn đánh giá hiện trạng chẩn đoán bao gồm phân tích các công cụ sản xuất, phân tích mức tiêu thụ và sự chuyển biến của nó, phân tích các hoạt động kiểm soát nhu cầu, vận dụng chỉ thị của Liên minh châu Âu và phân tích các tiềm năng của những nguồn năng lượng tái sinh. Cần lưu ý rằng nỗ lực tiết kiệm năng lượng là một điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động đầu tư vào các năng lực sản xuất. Giai đoạn hai là giai đoạn xác định các mục tiêu. Đối với nguồn củi đốt, mục tiêu được xác định cho năm 2007 là 300 MW và chính phủ đã kêu gọi thực hiện những dự án xây dựng các nhà máy sản xuất điện năng tương ứng. Đối với nguồn điện gió, mục tiêu năm 2007 là 1.000 MW. Giai đoạn ba là thực hiện những công trình xây dựng được dự kiến trong lộ trình đầu tư. Chính phủ kêu gọi các dự án và những đơn vị lập dự án được lựa chọn được nhận một hợp đồng nhượng quyền đảm bảo cho họ một thời hạn khai thác là 25 năm để hoàn vốn đầu tư xây dựng công trình, mặt khác còn được mua lại điện với một mức giá cam kết trước. Hai nhân tố này kết hợp với nhau cho phép đảm bảo khả năng sinh lợi của dự án.

Thường thì đơn vị lập dự án là một công ty tư nhân. Công ty này có các đối tác là một ngân hàng, một nhà công nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần khâu thực hiện công trình và công ty điện lực sẽ có trách nhiệm mua lại nguồn điện năng được sản xuất. Ví dụ, nhà máy điện gió Donzère là một đơn vị sản xuất quy mô nhỏ có công suất lắp đặt là 5 MW. Kinh phí đầu tư là 3,8 triệu euro từ ba nguồn khác nhau: 10% từ nguồn vốn tự có, chính quyền vùng hỗ trợ 15% và vốn vay là 75%. Với thời hạn của hợp đồng nhượng quyền là 25 năm và giá bán lại điện theo cam kết là 6 xu euro/kWh nên nguồn thu hàng năm của công ty là 600.000 euro, trong đó phải khấu trừ 120.000 euro chi cho bảo dưỡng và hoàn trả vốn vay.

Đối với các dự án điện sinh học chúng tôi cũng thực hiện theo cách tương tự. Hiện nay chúng tôi đang kêu gọi các dự án về sản xuất điện từ quy trình đốt sinh khối hoặc đốt rác. Trong những dự án này, ADEME không hỗ trợ trực tiếp về tài chính bởi việc khai thác dự án đã cho phép thu được đủ lợi nhuận. Sự đóng góp của chúng tôi chủ yếu nhằm tăng tường các nghiên cứu, chẳng hạn với các nhà máy điện gió, chúng tôi kiểm chứng xem nguồn năng lượng gió cần thiết có đủ hay không hoặc chúng tôi thực hiện những nghiên cứu về tác động đối với khu vực lân cận và các hoạt động thông tin cho người dân và các cơ quan, đơn vị xung quanh. Những đối tượng này thường phàn nàn về những ảnh hưởng của các nhà máy điện gió. Chúng tôi cũng cung cấp tài chính cho các nghiên cứu lập bản đồ những khu vực có nhiều thuận lợi nhất cho việc xây dựng các nhà máy điện gió cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển để giảm chi phí đầu tư của những công nghệ này.

Page 79: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

79

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

6.2 Các triển vọng của thị trường năng lượng tái sinh ở Trung Quốc

Li Junfeng, Tổng thư ký Hiệp hội Năng lượng tái sinh Trung Quốc (CREIA)

Các nguồn năng lượng tái sinh đang phát triển nhanh chóng trên quy mô toàn cầu theo như ba chỉ số sau đây. Thứ nhất là chính sách quyết tâm của các chính phủ. Hơn 50 nước trên thế giới đã áp dụng những biện pháp nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái sinh, trong số đó có 14 nước đang phát triển. Có 32 nước đã áp dụng các biện pháp cho phép đưa điện năng được sản xuất từ năng lượng tái sinh hoà vào lưới điện. Có 6 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã xác định những mục tiêu có tính chất bắt buộc. Hơn 30 nước đã cung cấp các nguồn hỗ trợ trực tiếp hoặc các hình thức khuyến khích khác để phát triển năng lượng tái sinh. Chỉ số thứ hai: phát triển nhiều dạng năng lượng tái sinh khác nhau. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004, loại hình thuỷ điện lớn đã tăng trưởng 2%, thuỷ điện nhỏ tăng 7%, khai thác nhiệt năng từ năng lượng địa nhiệt tăng 13%, điện gió tăng 29% và sản xuất điện mặt trời tăng 60%. Chỉ số thứ ba: lĩnh vực này thu hút được các khoản đầu tư ngày càng lớn của các định chế tài chính quốc tế lớn, dù đó là các quỹ đầu tư của các cơ quan tài chính quốc tế hay các ngân hàng phát triển như Ngân hàng Thế giới hay các ngân hàng của châu Âu. Người ta cũng nhận thấy sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp, nhất là các hãng sản xuất trang thiết bị của nước ngoài hay các doanh nghiệp của Trung Quốc, các tập đoàn dầu lửa của Trung Quốc và đặc biệt là các công ty điện lực lớn.

Sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

Các triển vọng của thị trường năng lượng tái sinh ở Trung Quốc là rất lớn. Chẳng hạn đối với thủy điện, khả năng khai thác đạt 400 GW trong khi công suất lắp đặt mới chỉ đạt 110 GW. Đối với điện gió, tiềm năng khai thác đạt 1.000 GW, trong đó 250 GW trong đất liền và 750 GW trên biển. Năm 2005 đã có 53 địa điểm sản xuất có điện năng được hoà vào lưới điện, song tổng sản lượng mới chỉ đạt 1,26 GW. Đối với điện mặt trời, theo ước tính bức xạ năng lượng mặt trời hàng năm đạt mức từ 3.340 đến 8.400 MJ/m2 năm trong khi công suất lắp đặt mới chỉ đạt 75 MW, chủ yếu được sử dụng tại những địa điểm cô lập hoặc cho các mục đích kinh doanh đặc biệt cá biệt.

Các nguồn năng lượng tái sinh là một lĩnh vực càng trở nên hấp dẫn đối với các nguồn đầu tư nước ngoài khi chính phủ Trung Quốc có một chính sách khuyến khích rất rõ ràng về vấn đề này, đặc biệt qua một chính sách khuyến

Page 80: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

80

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

khích sản xuất điện từ bảng giá các nguồn năng lượng tái sinh. Uỷ ban quốc gia về Cải cách và Phát triển tiếp tục dự báo mức tăng trưởng kinh tế 8%/năm và trái với những quốc gia khác đang có những rủi ro về chính trị, Trung Quốc hiện có một tình hình ổn định.

Những ví dụ thành công

Một công ty của Australia đã thương lượng và thành lập các liên doanh với các công ty của Trung Quốc để giảm các rủi ro trong đầu tư. Một số tập đoàn đang thành lập các công ty để rồi sau đó bán lại cho các công ty của Trung Quốc: như vậy, họ tạo nên sự năng động cho ngành công nghiệp Trung Quốc, đồng thời cũng giúp cho phần đầu tư của họ nhanh chóng sinh lợi. Một công ty của Trung Quốc đã niêm yết trên sàn chứng khoán New York, điều đó khiến các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và có thể sẽ kéo theo một hiệu ứng dây chuyền. Trong số những trường hợp thành công kể trên có một số trường hợp thực hiện được là nhờ các khoản hỗ trợ từ các chính phủ. Chẳng hạn, một công ty ở tỉnh Tân Cương đã bắt đầu từ việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ của các chính phủ Hà Lan và Đan Mạch để trở thành nhà sản xuất tua-bin gió lớn nhất của Trung Quốc. Cũng tại tỉnh Tân Cương, một công ty đã được hưởng các khoản vốn tài trợ và vốn vay của Hà Lan để đến nay trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất điện mặt trời.

Năng lượng tái sinh là một lĩnh vực đang tăng trưởng mạnh mẽ. Những biện pháp kích thích của chính phủ vẫn là nhân tố chính cho lĩnh vực này phát triển, song vẫn chưa đủ bởi sự hỗ trợ của khu vực kinh tế tư nhân cũng hết sức quan trọng. Với tiềm năng phát triển rất lớn của mình, lĩnh vực này hứa hẹn một tương lai sáng lạn đối với tất cả những tác nhân sẽ quyết định đầu tư vào đó.

Page 81: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

Các trường hợp tham khảo 7

81

© AFD 2009 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

7.1 Đồng phát nhiệt - điện ba thành phẩm ở Mont-pellier

Michel Irigoin, Giám đốc Sở Năng lượng và Các phương tiện kỹ thuật Montpellier

Việc sử dụng hệ thống đồng phát nhiệt - điện ba thành phẩm (ĐNĐ3) ở Mont-pellier thể hiện rõ cách mà thành phố có thể tham gia với tư cách là một chủ thể sản xuất và phân phối năng lượng hiệu quả. ĐNĐ3 là hệ thống sản xuất đồng thời cả điện năng, nhiệt năng và khí lạnh. Hai nguyên tắc thứ nhất và thứ hai đã trở nên phổ biến: người ta tận dụng nguồn nhiệt đã được sử dụng để sản xuất điện năng để cung cấp cho hệ thống sưởi trong đô thị. Còn nguyên tắc thứ ba ít phổ biến hơn. Nguyên tắc này dựa trên một công nghệ được các nhà sản xuất của Trung Quốc sử dụng rất nhiều và hiện được biết đến trên toàn thế giới, đó là công nghệ hấp thu: nhiệt từ quá trình làm mát động cơ đồng phát được tận dụng ở cả dạng nhiệt nóng và khí lạnh. Các trang thiết bị bao gồm một máy đồng phát nhiệt - điện và một nồi hơi hỗ trợ chạy bằng khí đốt để sản xuất nhiệt và điện; một máy hấp thu nước nóng được hỗ trợ bằng một thiết bị hấp thu khí đốt và một máy nén tua-bin bổ sung để cung cấp khí lạnh. Điện năng được bán lại cho EDF (Điện lực quốc gia Pháp) và các mạng lưới cấp nhiệt và khí lạnh sẽ đảm bảo cung cấp cho mọi khách hàng.

Lợi ích của phương pháp này là tận dụng được nguồn năng lượng sơ cấp rất

Page 82: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

82

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Chính quyền thành phố Montpellier là một cơ quan nhượng quyền cung cấp dịch vụ: thành phố hiện là chủ sở hữu các mạng lưới cung cấp khí lạnh và nhiệt năng, một điều còn ít phổ biến ở Pháp. Việc khai thác các mạng lưới này được giao cho một công ty công tư hợp doanh có tên là SERM (Công ty hạ tầng vùng Mont-pellier), trong đó Thành phố Montpellier nắm đa số vốn. SERM có một hợp đồng nhượng quyền khai thác trong 30 năm. Năm 2000, công ty đã đầu tư 6 triệu euro từ một nguồn vốn vay. Với tư cách là đơn vị được nhượng quyền, công ty chịu trách nhiệm về rủi ro đối với vốn vay ngân hàng bằng cách ký một hợp đồng với một công ty đã xây lắp hệ thống và cũng đã được lựa chọn là đơn vị khai thác trong suốt thời hạn của hợp đồng mua lại đã được dự kiến (12 năm).

Kết quả tổng kết dự án được đánh giá theo hai phương diện: sử dụng hiệu quả năng lượng và chất lượng không khí. Kết quả cho thấy hệ thống sản xuất này cho phép tiết kiệm được 7.000 tấn khí thải CO2, đồng thời cũng tiết kiệm được 250 kg CFC, loại khí phá huỷ tầng ozon, nhờ sử dụng nước làm chất lỏng làm lạnh. Hệ thống cũng giúp tránh thải ra 41 tấn SO2, 10 tấn NO2 và 3 tấn bụi, nhờ đó giúp gìn giữ chất lượng không khí tại địa phương. Nhìn chung, dự án này thể hiện vừa sinh

nhiều. Tổng sản lượng năng lượng thu được là 58 MW nhiệt, 23 MW khí lạnh, 10 MW điện (trong đó 4 MW thu được từ công đoạn đồng phát thông thường và 6 MW từ công đoạn đồng phát ba thành phẩm). Sản lượng đó thể hiện một hiệu suất đạt 76% trong khi với các nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy nhiệt điện sử dụng than hoặc dầu, hiệu suất chỉ đạt tối đa từ 30 đến 40%.

Tổng kết năng lượng

Năng

lượn

g tiêu

thụ

Năng lượng thoát thải 24%13% 11%

Khí đốtNhiệt ph.thải ở nhiệt độ thấp

38% Điện năng

38%Nước nóng

Nước lạnh

Khítự nhiên100%

Năng

lượn

g đượ

c ph

át hu

y giá

trị

76%

Hình 7: Tổng kết năng lượng

Page 83: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

83

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Các hoạt động được triển khai

Kể từ một vài thập niên gần đây, nhiều biện pháp khác nhau đã được chính quyền các cấp và các nhà sản xuất công nghiệp thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của thuỷ điện nhỏ. ADEME đã tiến hành thống kê tất cả có 3.500 nhà máy điện hiện có,

lợi về mặt kinh tế vừa có ích về mặt bảo vệ môi trường. Thành phố Montpellier và công ty SERM hiện đang dự kiến thay thế một nhà máy nhiệt điện sử dụng than bằng một nhà máy điện lớn sử dụng sinh khối có công suất 6 MW. Nhà máy mới này sẽ được cung cấp nguồn nhiên liệu là các loại gỗ phế thải tại địa phương và những loại rác không được tận dụng ở Montpellier hoặc từ các địa bàn lân cận. Nhà máy này tiêu biểu cho chủ trương thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch bằng năng lượng tái sinh.

7.2 Đổi mới loại hình thuỷ điện nhỏ

Olivier Crépon, Phụ trách dự án tại ISL (Văn phòng kỹ sư tư vấn)

Thuỷ điện nhỏ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo từng nước. Tại Pháp, những công trình thuộc diện thuỷ điện nhỏ là những nhà máy điện có công suất lắp đặt dưới 10 MW. Các công trình thuỷ điện nhỏ của Pháp bao gồm mọi thể loại khác nhau, trong đó có cả loại hình ở thác nước tầm thấp với các tua-bin kiểu Kaplan cũng như các loại hình ở thác nước tầm trung và tầm cao với các tua-bin kiểu Francis hay Pelton. Công suất lắp đặt của toàn bộ các công trình thuỷ điện nhỏ ở Pháp hiện nay là 2.500 MW, chiếm 10% tổng sản lượng của thuỷ điện và 1,2% tổng sản lượng điện của Pháp.

Hình 8: Công suất của loại hình thuỷ điện nhỏ

Điện hạt nhân84%

Loại hình khác1%

Nhiệt điện3%

Thuỷ điện12%

Thuỷ điện lớn90%

Mực nước lớn nhất10%

Page 84: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

84

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

chủ yếu tập trung tại hai vùng núi lớn của Pháp là các vùng Pyrénées và Alpes. Công suất trung bình của những nhà máy này còn thấp (700 kW). Một báo cáo được thực hiện năm 2000 về tiềm năng phát triển của những nhà máy này đã cho thấy có thể nâng lên được mức từ 2.500 đến 3.500 MW. Các văn bản pháp lý đã khẳng định nghĩa vụ phải mua dạng năng lượng này và đảm bảo về mức giá. Cả Nhà nước, các hội đồng vùng và hội đồng tỉnh đều dành những nguồn hỗ trợ và trợ cấp để đầu tư tài chính cho các nghiên cứu cũng như cho một phần kinh phí thi công.

Bên cạnh đó đã có nhiều định hướng về đổi mới công nghệ nhằm mở rộng các loại hình địa điểm có thể khai thác đối với cả những thác tầm thấp và tầm cao. Nhiều sáng kiến khác cũng được đưa ra dành cho cả những công trình có công suất rất nhỏ. Chẳng hạn đối với những cối xay nước, người ta thay các guồng quay gắn gàu kiểu cũ bằng những kiểu guồng quay hiện đại hoặc bằng các xoắn ốc Ác-si-mét. Nhiều nghiên cứu khác có xu hướng nhằm giảm các chi phí có liên quan đến khâu thi công hoặc nhằm tăng cường sự hoà đồng của các công trình về mặt cảnh quan, chẳng hạn với các công nghệ kiểu “vòm bát úp”, cho phép lồng ghép phần dưới của tua-bin chìm phía dưới mực nước hồ chứa và giấu được toàn bộ phần công trình nổi phía trên. Sau cùng, một số nghiên cứu lại nhằm giảm thiểu tác động môi trường: bơm oxy để gìn giữ chất lượng nước, những sáng kiến nhằm giảm đáng kể tác động của các tua-bin phát điện đối với hệ động vật hoặc giúp cho các loài cá vẫn tự do di chuyển được qua đập ngăn nước. Đây là một chủ đề nhạy cảm ở Pháp bởi khả năng dự án có được chấp nhận hay không phụ thuộc một phần vào cách thức xử lý các vấn đề về môi trường.

Thung lũng Doubs

Doubs là một vùng nhỏ nằm ở phía đông nước Pháp và bao gồm một thung lũng công nghiệp nơi có rất nhiều nhà máy điện được xây dựng trong suốt hai thế kỷ 19 và 20. Năm 1999, ADEME đã đầu tư cho một nghiên cứu với phương pháp thực hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau như ông Christian de Gromard đã nêu ở phần trước. Giai đoạn đánh giá hiện trạng tập trung vào thống kê toàn bộ các công trình đang còn vận hành hoặc đã bị bỏ hoang, đồng thời đánh giá về tình trạng của chúng cũng như khả năng cải tạo. Đến giai đoạn tiếp theo, ADEME và vùng France-Comté đã thực hiện một chương trình hành động đề xuất các khoản hỗ trợ và trợ cấp nhằm khuyến khích chủ sở hữu của các nhà máy điện cải tạo và hiện đại hoá các công trình này, đồng thời cũng tìm những địa điểm mới có thể khai thác được trong thung lũng. Hiện nay chúng tôi đang lập kế hoạch triển khai để tiến tới giải ngân các khoản đầu tư tài chính và thực hiện các hạng mục thi công. Kế hoạch này đã được đưa vào Hợp đồng triển khai quy hoạch giai đoạn 2000 – 2006.

Page 85: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

85

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Thuỷ điện là một nguồn năng lượng tái sinh được thừa hưởng những công nghệ đã hoàn thiện. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi thế, lĩnh vực này mà đặc biệt là loại hình thủy điện nhỏ vẫn cần được hỗ trợ để đạt được cùng lúc hai mục tiêu: hiện đại hoá và duy trì lâu dài những công trình hiện có; khuyến khích xây dựng những công trình mới để tăng tổng công suất lắp đặt.

7.3 Phát triển năng lượng địa nhiệt ở Pháp và các cơ hội đối với Trung Quốc

Dominique Tournaye, Công ty năng lượng địa nhiệt Pháp (CFG)

Năng lượng địa nhiệt là việc sử dụng nhiệt năng của Trái đất. Cứ sau 100 mét độ sâu trong lòng đất, nhiệt độ lại tăng khoảng 3o và với những vùng núi lửa, mức tăng này có thể tới 10o, thậm chí còn cao hơn. Các giếng khoan cho phép khai thác nguồn năng lượng này hoặc dưới dạng nước nóng để sử dụng cho hệ thống sưởi trong đô thị, các khu canh tác bằng nhà kính hay nuôi trồng thuỷ sản; hoặc dưới dạng hơi nước để sản xuất điện. Năm 1997, tổng công suất lắp đặt trên thế giới đạt mức 8.600 MW nhiệt và Trung Quốc đứng ở vị trí khá cao: với công suất 2.000 MW, đây là nước đóng góp nhiều nhất trên thế giới về khai thác nguồn năng lượng này. Đối với việc sử dụng để sản xuất điện, sản lượng toàn thế giới theo công suất lắp đặt đã tăng từ 6.000 MW năm 1990 lên mức 12.000 MW vào năm 2005, tức là tăng gấp đôi sau 15 năm. Trong lĩnh vực này, những nước đóng góp nhiều nhất là Mỹ, Nhật, Italy, Indonesia, Philippin. Sản lượng của Trung Quốc mới chỉ tăng kể từ năm 1996, khi đó đạt mức 32 MW, và chưa bao giờ đạt được mức 80 MW như đã dự kiến tới năm 2000.

Tại Pháp, năng lượng địa nhiệt chủ yếu được phát triển sau hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu tiên. Khoảng 50 dự án đã được thực hiện tại hai khu vực bồn địa Paris và Aquitaine. Mỗi dự án gồm một giếng khoan có độ sâu khoảng 1.500 mét được thực hiện theo kỹ thuật khoan “giếng kép” để nguồn nước nóng hút lên sau khi đã khai thác nhiệt năng sẽ được bơm trở lại giếng. Rất nhiều giếng khoan địa nhiệt đã được thực hiện tại Bắc Kinh và Nam Kinh dưới dạng giếng khoan duy nhất, không có khâu bơm trả lại nước khiến cho hiện nay những thành phố này phải đối mặt với tình trạng phải bổ cập tầng nước ngầm và buộc phải ngừng khai thác một số giếng. Tại vùng Paris có 35 điểm khai thác, mỗi điểm cho phép cung cấp nhiệt sưởi cho khoảng từ 4.000 ngôi nhà (với những giếng nhỏ nhất) cho đến 20.000 nhà (với những giếng lớn nhất).

Năng lượng địa nhiệt có rất nhiều lợi thế. Đây là nguồn năng lượng sinh thái bởi

Page 86: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

86

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

ít gây ra khí thải CO2: chẳng hạn theo ước tính 50 điểm khai thác ở Pháp cho phép tránh được mỗi năm 600.000 tấn CO2 và những điểm khai thác ở riêng vùng Paris cũng cho phép giảm được mức ô nhiễm trong vùng từ 1 đến 2%. Năng lượng địa nhiệt hiện rất phổ biến trên toàn thế giới, điều đó cho phép dự kiến lĩnh vực này còn phát triển mạnh. Đây là một nguồn năng lượng không phụ thuộc vào những yếu tố thất thường của khí hậu. Cuối cùng, nguồn năng lượng này rất kinh tế nếu so với các nguồn năng lượng hoá thạch, nhất là so với khí đốt và dầu mỏ.

Những khoản hỗ trợ để phát triển năng lượng địa nhiệt tại Pháp

Khi chúng tôi tiến hành một dự án khai thác năng lượng địa nhiệt, chúng tôi bắt đầu bằng một giai đoạn nghiên cứu với sự giúp đỡ của ADEME và các khoản hỗ trợ của chính quyền vùng. Khi bước sang giai đoạn thực hiện, ADEME cũng hỗ trợ cho dự án, chẳng hạn sẽ đầu tư 30% kinh phí đối với trường hợp khoan giếng mới và tài trợ cho dự án mở rộng các mạng lưới cung cấp nhiệt sưởi trong đô thị theo mức 400 euro cho mỗi tấn cacbon tránh phát thải. Chính quyền các vùng cũng có thể đóng góp một phần. Đặc biệt vùng Ile-de-France đóng góp rất nhiều cho ADEME với định mức lên tới 200 euro cho mỗi tấn cacbon tránh phát thải.

Các nghiên cứu sơ bộ không đủ để tránh được mọi rủi ro trong trường hợp thực hiện mũi khoan mà không có kết quả. Những trường hợp không tìm thấy nước hoặc nước không đủ nóng để cung cấp cho hệ thống sưởi đô thị hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, ngay từ những năm 80, chúng tôi đã lập ra một quỹ bù đắp rủi ro địa chất được gọi là Quỹ Ngắn Hạn. Khi một địa phương quyết định thực hiện một mũi khoan đầu tiên nhưng không thành công, quỹ sẽ bồi thường cho 90% kinh phí đầu tư. Một quỹ thứ hai cũng đã được thành lập có tên gọi là Quỹ Dài Hạn để bù đắp rủi ro do nguồn năng lượng địa nhiệt suy kiệt quá sớm trong quá trình khai thác.

Hiện nay, chúng tôi đang khai thác nơi vị sản xuất điện ở Guadeloupe, một trạm 5 MW và một trạm 11 MW, mà với hai trạm này, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu, tiến hành khoan và giám sát thi công. Cả hai nơi này cùng trực thuộc một công ty có tên là Géothermie Bouillante, trong đó tập đoàn của chúng tôi – BRGM – nắm giữ 60% vốn, còn tập đoàn Điện lực quốc gia Pháp (EDF) chiếm 40%. Với tổng công suất 16 MW, hai đơn vị này đáp ứng 10% nhu cầu sử dụng điện trên đảo. Chúng tôi đang chuẩn bị mở rộng khai thác về phía bắc của vịnh và hy vọng trong vòng từ 3 đến 4 năm tới có thể sản xuất được thêm khoảng 20 MW, khi đó sẽ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu sử dụng điện trên đảo Guadeloupe.

Tại Indonesia, chúng tôi đã tiến hành thiết kế và xây dựng nhà máy điện Lahen-

Page 87: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

87

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

dong được đầu tư trong khuôn khổ một nghị định thư hợp tác giữa Pháp và Indone-sia thông qua quỹ RPE (Vốn dự trữ cho các nước mới phát triển). Chủ đầu tư là công ty PLN (Điện lực Indonesia), các đơn vị thi công là các doanh nghiệp của Pháp, còn công ty của chúng tôi phụ trách giám sát thi công sau khi thực hiện các nghiên cứu. Nhà máy này được đưa vào hoạt động từ năm 2001 và hiện đang vận hành rất tốt, góp phần bù đắp sự suy giảm sản lượng của các nhà máy thuỷ điện nhỏ ở khu vực phía bắc đảo do lượng mưa giảm.

Trường hợp cuối cùng mà trong đó chúng tôi đã hợp tác với ADEME và AFD là một dự án ở Dominique, hòn đảo độc lập nằm giữa hai đảo thuộc chủ quyền của Pháp là Guadeloupe và Martinique, rất nổi tiếng với tiềm năng khai thác năng lượng địa nhiệt rất lớn (khoảng 10 MW). Nhu cầu trên đảo rất thấp do dân số giảm và phát triển kinh tế cũng rất hạn chế. Kể từ 20 năm qua, mọi công đoạn đều đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho dự án phát triển tiềm năng này và xuất khẩu phần điện năng dư thừa cho hai đảo Martinique và Guadeloupe bằng đường cáp ngầm xuyên biển. Các nghiên cứu ban đầu đã nhận được sự tài trợ của vùng Guade-loupe, ADEME và AFD, và đến năm 2008 chúng tôi sẽ phải thực hiện các mũi khoan thăm dò. Đây là giai đoạn nhiều rủi ro nên chúng tôi nhận được sự đồng tài trợ của FFEM (Quỹ môi trường toàn cầu của Pháp) và FEM (Quỹ môi trường toàn cầu) với mức đầu tư lên tới 4 triệu euro. Đây là một dự án rất có ý nghĩa trong khu vực về mặt tránh gây ô nhiễm bởi nó sẽ giúp tránh được phát thải mỗi năm từ 300.000 đến 600.000 tấn CO2. Về mặt kinh tế, dự án sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho Dominique và sẽ góp phần vào sự phát triển của hòn đảo này.

Các dự án ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, chúng tôi hiện có một dự án tại thành phố Yanqing cách thủ đô Bắc Kinh 70 km về phía tây bắc. Thành phố này có 270.000 dân và hiện được cung cấp nhiệt sưởi từ 200 buồng đốt than. Trong giai đoạn đầu từ nay đến Thế vận hội 2008, chúng tôi dự kiến sẽ khoan 5 giếng để khai thác và bơm bổ cập nhằm cung cấp nhiệt sưởi cho từ 20.000 đến 25.000 nhà ở, tức là trên tổng diện tích khoảng 2 triệu m2, từ đó cho phép tránh phát thải mỗi năm 100.000 tấn CO2 trong giai đoạn đầu. Mong muốn của chính quyền thành phố là tiếp tục nâng diện tích cung cấp lên từ 3,5 đến 7 triệu m2, từ đó tăng gấp đôi lượng CO2 tránh bị phát thải.

Trung Quốc có những nguồn năng lượng địa nhiệt được phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ với những nguồn nước có mức nhiệt độ đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng như đã nêu ở trên, kể cả sử dụng cho sản xuất điện. Bên cạnh đó, tại một số vùng còn có khả năng dự kiến ứng dụng công nghệ điều hoà không khí bằng phương pháp hấp thu theo như công nghệ mà ông Michel Irigoin đã trình

Page 88: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

88

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

bày đối với trường hợp của Montpellier. Những triển vọng phát triển là rất lớn. Hơn 2.900 địa điểm đã được thống kê với nhiệt độ dao động từ 80 đến 100o trong khoảng độ sâu từ 1.000 đến 3.000 mét. Có 200 địa điểm có mức nhiệt độ trung bình và cao cho phép sản xuất điện với công suất lớn. Tại tỉnh Tứ Xuyên, tiềm năng điện địa nhiệt có thể trong phạm vi từ 170 đến 1.000 MW; tại Vân Nam là từ 570 đến 2.500 MW; còn tại Tây Tạng là từ 1.000 đến 6.000 MW.

Như vậy, năng lượng địa nhiệt có thể góp phần đáng kể vào những nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng tái sinh với điều kiện chúng ta phải dự kiến những mô hình đầu tư về kỹ thuật – tài chính hợp lý. Đặc biệt cần đầu tư cho các công tác thống kê, nghiên cứu sơ bộ và khoan thăm dò. Khi đã chứng tỏ được rằng có nguồn nhiệt năng thì hoàn toàn có thể thu hút các nhà đầu tư tư nhân.

7.4 Đồng phát nhiệt - điện bằng than và bã mía, sự phát triển ở Pháp và Maurice

Louis Thornald Decrop, Séchilienne-SIDEC

Séchilienne-SIDEC la một công ty đầu tư tài chính, thuê xây dựng và khai thác các công trình sản xuất năng lượng. Chúng tôi tham gia xác định các dự án về mặt kỹ thuật, xây dựng các kế hoạch đầu tư tài chính và cuối cùng là tham gia như một cổ đông đối với những dự án mà chúng tôi cùng hùn vốn. Chúng tôi có các cơ sở tại các tỉnh hải ngoại của Pháp, tại các đảo Réunion, Guadeloupe và Maurice.

Những lợi thế và điểm bất lợi của bã mía

Cây mía có thể là một trong những loài cây chuyển hoá năng lượng mặt trời tốt nhất: trong điều kiện đất trồng được tưới tiêu tốt nhất, mía cho năng suất tới 140 tấn/ha. Bã mía là phế liệu của quá trình xử lý mía tại các nhà máy đường. Sản lượng mía đường của toàn thế giới là 800 triệu tấn, sau khi đã được khai thác để sản xuất đường sẽ thải ra 240 triệu tấn bã mà giá trị nhiệt năng tương đương với 80 triệu tấn than. Khối lượng bã mía của Trung Quốc lên tới 18 triệu tấn, tức là đạt một tiềm năng tương đương 6 triệu tấn than.

Loại nhiên liệu này có rất nhiều lợi thế bởi có thể tái tạo và khi đưa vào đốt không hề gây ảnh hưởng gì đến sự phong phú của tự nhiên. Bã mía được sản sinh ra ngay tại địa phương nên đó là một lợi ích đối với các nước nhập khẩu năng lượng. Nhiên liệu này không chứa lưu huỳnh, do vậy, khi đốt không thải ra các oxit lưu huỳnh. Cuối cùng, việc sử dụng bã mía không làm tăng thêm các khí thải gây hiệu ứng

Page 89: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

89

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

nhà kính bởi lượng CO2 phát thải ra khi đốt tương ứng với lượng CO2 đã được cây mía hấp thụ trong quá trình sinh trưởng. Lợi thế cuối cùng là bã mía không chứa clo, do vậy có thể sử dụng được trong các nồi hơi hiệu năng cao. Ví dụ, khi sử dụng nhiên liệu là rơm rạ, do trong thành phần có chứa clo nên người ta buộc phải hạn chế nhiệt độ hơi nước và áp suất, nếu không sẽ gây ra các hiện tượng ăn mòn.

Bã mía cũng có hai điểm bất lợi. Thứ nhất là kích thước quá cồng kềnh. Nếu một đống than trên một diện tích 1 ha chỉ chất cao khoảng 1 mét thì để tồn trữ một lượng bã mía có cùng giá trị khai thác năng lượng như vậy, chiều cao của đống bã này phải tương đương với tháp Eiff el. Điểm bất lợi thứ hai là việc sản xuất bã mía chịu ảnh hưởng của những điều kiện thất thường của thời tiết, điều đó có thể gây ảnh hưởng tới việc tìm nguồn đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất bởi các ngân hàng có thể lo ngại về rủi ro xảy ra khi có mưa bão hoặc vào những năm khô hạn.

Để khắc phục những khó khăn này, chúng tôi xây dựng những dây chuyền đảm bảo có bã mía đến đâu xử lý hết đến đó để tránh phải tồn trữ, còn khi hết bã mía sẽ chuyển sang đốt than. Nhà máy có thể chuyển từ loại nhiên liệu này sang nhiên liệu khác mà không phải tạm dừng hoạt động, điều đó cho phép đảm bảo hoạt động sản xuất điện được duy trì liên tục.

Hoạt động của một nhà máy điện

Sơ đồ 2: Một nhà máy điện

Page 90: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

90

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Trong vụ đường, nhà máy điện chủ yếu đốt bã mía và đáp ứng nhu cầu về hơi nước và điện của nhà máy đường liền kề, ngoài ra sẽ đưa nguồn điện năng dư thừa hoà vào lưới điện. Tuỳ theo từng nước, vụ đường mỗi năm có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng. Với khoảng thời gian còn lại, nhà máy sẽ sử dụng than và cung cấp điện cho lưới điện giống như một nhà máy nhiệt điện kiểu truyền thống. Trong dây chuyền sản xuất có bao gồm một bộ phận trung gian tích trữ điện năng bởi nhà máy đường vận hành hết công suất suốt cả đêm trong khi nhu cầu sử dụng điện năng lại thấp.

Từ nay trở đi, chúng tôi sử dụng những nồi hơi có hiệu năng cao với hiệu suất đạt tới 90%. Những nồi hơi này sản xuất hơi nước nhiệt cao (82 bar 525oC) và được trang bị một hệ thống khử bụi kép (máy khử bụi cơ học kết hợp với bộ lọc tĩnh điện) cho phép thải ra khói hoàn toàn không màu. Công suất của cụm máy phát tua-bin đạt mức từ 30 đến 35 MW tuỳ theo từng nhà máy. Cuối cùng, trong dây chuyền sản xuất còn được trang bị các tháp làm mát, một hệ thống tồn trữ và trung chuyển nhiên liệu, một hệ thống thu hồi tro than, các trang thiết bị điện và xử lý nước.

Các mối quan hệ với các đối tác

Chiếm vị trí trung tâm trong sơ đồ hợp tác hiện nay là một công ty quản lý dự án mà chúng tôi một trong những cổ đông bên cạnh các đối tác khác, thường là công ty đường và công ty điện. Yếu tố trụ cột của dự án là hợp đồng sản xuất điện được ký kết theo các quy tắc quốc tế nhằm đảm bảo luồng tài chính cho công ty quản lý dự án: nguồn thu nhập duy nhất của công ty này chỉ nhờ vào việc bán lượng điện năng cho lưới điện chung. Công ty ký các hợp đồng mua than kiểu truyền thống nhưng cũng có một hợp đồng mậu dịch đổi hàng với nhà máy đường liền kề: nhà máy đường cung cấp toàn bộ lượng bã mía của mình, đổi lại nhà máy điện đáp ứng các nhu cầu về hơi nước và điện năng. Lợi ích đối với nhà máy đường là giải phóng được lượng bã mía và tiết kiệm được kinh phí mua hơi nước và điện. Trong hầu hết các trường hợp, công ty đường cũng chính là một cổ đông của công ty quản lý dự án, từ đó đảm bảo cho họ đa dạng hoá các hoạt động của mình.

Vai trò của sáng tạo kỹ thuật

Trong hoạt động này luôn có đóng góp của sáng tạo kỹ thuật. Các nồi hơi hiệu năng cao mà chúng tôi đang sử dụng cho phép khai thác tối đa nguồn năng lượng từ bã mía. Việc sử dụng một loại nhiên liệu thứ hai đảm bảo hoạt động cho nhà máy trong suốt cả năm, đó là điều rất quan trọng để đạt được một giá thành có tính cạnh tranh. Khả năng chuyển đổi giữa hai dạng nhiên liệu mà không ảnh

Page 91: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

91

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

hưởng đến chế độ hoạt động của nhà máy cho phép đảm bảo cung cấp điện năng liên tục. Hệ thống khử bụi kép giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Sơ đồ tổ chức theo hợp đồng cho phép tách riêng giữa hoạt động sản xuất đường và sản xuất năng lượng.

Nhà máy điện Bellevue (trên đảo Maurice)

Nhà máy điện Bellevue được đưa vào hoạt động từ năm 2000 và bao gồm hai dây chuyền có công suất 35 MW. Nhà máy hiện cung cấp 20% lượng điện cho đảo Maurice, tức là mỗi năm 350 triệu kW/h, trong đó có 100 triệu kW/h từ nguyên liệu bã mía. Đương nhiên đây là lượng điện năng bán ra ngoài, tức là không tính đến lượng điện cung cấp cho nhà máy đường. Chi phí xây dựng lên tới 80 triệu euro. Nhà máy này là dự án tư nhân lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện trên đảo Maurice. 80% kinh phí đầu tư cho dự án là từ vốn vay ngân hàng và 20% là từ nguồn vốn tự có của các cổ đông. Đối với riêng phần vốn tự có, chủ sở hữu nhà máy đường đóng góp 51%, một hợp tác xã trồng mía góp 14%, Nhà nước Mau-rice góp 8% và chúng tôi góp 27%. FFEM đã dành cho chúng tôi nguồn vốn đầu tư để chuyển giao công nghệ thông qua một khoản tài trợ chủ yếu để đào tạo cho những thanh niên trên đảo Maurice được chúng tôi tuyển dụng. Số lao động này đã có một khoá thực tập 6 tháng tại các nhà máy điện ở Guadeloupe và La Réunion để có thể đảm bảo vận hành nhà máy điện Bellevue.

Các triển vọng đối với Trung Quốc

Về mặt lý thuyết, 18 triệu tấn bã mía sản sinh ra tại Trung Quốc có thể cung cấp được 5.400 GW/h, đó là một con số đáng kể. Trên thực tế, không thể lập một dự án mà không có một nghiên cứu khả thi về mặt kỹ thuật, trong đó có phân tích hoạt động nhà máy đường, nhu cầu năng lượng của nhà máy đó, khả năng truyền tải năng lượng thành phẩm, quỹ đất bên cạnh nhà máy đường và cuối cùng là tính khả thi về mặt kinh tế. Một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của những dự án này là môi trường kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có ngành trồng mía. Thiếu chút nữa chúng tôi đã xây dựng một nhà máy điện trên quần đảo Fidji, dự án mà chúng tôi đã nghiên cứu trong suốt 3 năm, nhưng một cuộc đảo chính đã nổ ra và dự án đã bị hoãn vô thời hạn. Sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội và tầm nhìn dài hạn là một yếu tố hết sức quan trọng cũng như khả năng ký kết những hợp đồng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Page 92: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 93: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

93

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Các công cụ tài chính để đạt được nguồn năng lượng chất lượng cao

tại Trung Quốc 8

8.1 Cung cấp tài chính cho các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Liu Yazhong, ICE

Sau cú sốc dầu lửa đầu tiên, nước Pháp cũng như nhiều quốc gia khác đã bắt đầu thiết lập các cơ chế cung cấp tài chính cho các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Dần dần các trách nhiệm đầu tư của chính quyền đã được thay bằng thị trường. Tại Pháp, người ta cho rằng có 5 nguồn năng lượng khác nhau: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, hạt nhân và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (các nguồn năng lượng tái sinh và các hình thức tiết kiệm năng lượng). Trong những năm 60, nước Pháp bị phụ thuộc về năng lượng tới 70%. Sau hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào các năm 1973 và 1979, nước Pháp đã thực hiện một chính sách năng lượng mới mà có thể mô tả theo một cách diễn đạt của người Trung Quốc là “tự đi bằng hai chân của mình”: song song với phát triển nguồn điện hạt nhân, nước này đã bắt đầu áp dụng nghiêm túc các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Đến cuối những năm 80, sự phụ thuộc về năng lượng chỉ còn ở mức 50%. Nếu tính đến chi phí xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thì có thể đặt giả thiết rằng các biện pháp tiết kiệm năng lượng là một phương tiện có lợi hơn để hạn chế chi phí và sự phụ thuộc về năng lượng.

Page 94: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

94

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Khai thác nguồn các biện pháp tiết kiệm năng lượng

Trái với các nguồn năng lượng khác, nguồn các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiện diện trong tất cả các lĩnh vực tiêu dùng. Việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi những điều kiện tiên quyết là phải xây dựng một chính sách và áp dụng các công cụ và cơ chế đặc biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực công nghiệp, cần bắt đầu bằng một khâu kiểm toán năng lượng nhằm xác định nguồn dự trữ và khả năng đưa vào sử dụng trong những năm tiếp theo. Sau đó thực hiện các nghiên cứu kinh tế - kỹ thuật để kiểm chứng tiềm năng có thể khai thác về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp có thể được hưởng một sự hỗ trợ tài chính từ ADEME ở mức tương đương 50% kinh phí thực hiện các nghiên cứu đó. Biện pháp đó được gọi là “Hỗ trợ để quyết định” có tác dụng rất hiệu quả để khuyến khích các chủ doanh nghiệp thực hiện những khoản đầu tư nhằm tiết kiệm năng lượng. Về nguyên tắc, ADEME sẽ rút dần khỏi phần đầu tư tài chính và có thể được thay thế dần bằng các cơ chế thị trường. Nhưng ADEME có thể hỗ trợ các doanh nghiệp cho tới tận khi phổ biến các công nghệ nếu đó là những giải pháp có tính sáng tạo.

Khó khăn thứ nhất trong việc lập các dự án tiết kiệm năng lượng là do các lĩnh vực có liên quan quá đa dạng. Hơn nữa, rất nhiều dự án trong số này đòi hỏi phải có những khoản đầu tư tương đối lớn, từ mức vài chục cho tới hàng ngàn euro. Khi lập các dự án đầu tư, các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để cải thiện năng suất, nhưng chưa ý thức đầy đủ về lợi ích kinh tế của hình thức đầu tư tiết kiệm năng lượng. Bản thân các ngân hàng không phải bao giờ cũng tin vào lợi ích của những phương thức đó do thiếu phương tiện và khả năng đánh giá mức độ hoàn vốn của dự án.

Một khó khăn thứ hai là do các doanh nghiệp không tiếp cận được đầy đủ các công nghệ hiệu quả nhất và phù hợp nhất do thiếu một đội ngũ chuyên nghiệp. Về điểm này, sự hỗ trợ từ các nguồn vốn của chính quyền có thể định hướng cho doanh nghiệp và chỉ cho họ cách làm cụ thể. Vào các năm 1973 và 1979, khi xảy ra hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ, các nước thành viên của tổ chức OCDE đã thiết lập các cơ chế tài chính đặc biệt. Dần dần, những cơ chế này được mở rộng cho các nước trong thời kỳ quá độ ở Đông Âu và một số nước mới phát triển ở châu Á hay Bắc Phi theo nguyên tắc sau: chính quyền cung cấp khoản đầu tư tài chính và khi các đơn vị sản xuất công nghiệp thu được những kết quả như mong đợi, họ sẽ hoàn lại vốn cho chính quyền. Ngoài ra cũng có nhiều giải pháp khác: có thể áp dụng một số khoản thuế từ việc kinh doanh năng lượng để tạo nguồn vốn. Người ta cũng có thể xây dựng các chính sách thuế có tính chất khuyến khích, chẳng hạn đưa ra những ưu đãi về thuế giúp rút ngắn thời gian khấu hao hay miễn một phần thuế khi doanh nghiệp đã thực hiện hình thức đầu tư này. Chính quyền cũng có

Page 95: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

95

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

thể điều chỉnh thuế VAT áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau: chẳng hạn, các kế hoạch đầu tư sử dụng những loại vật liệu xây dựng cho phép cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng có thể được giảm thuế. Tại Pháp cũng có quỹ tín dụng thuế thường dành cho các cá nhân: trước hết, mỗi cá nhân sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện các hạng mục đầu tư để sử dụng hiệu quả năng lượng, sau đó công bố mức kinh phí thực hiện để được hưởng một khoản miễn thuế. Trong trường hợp những người đó thuộc diện không phải đóng thuế, họ sẽ được nhận một tấm séc có giá trị tương ứng với mức miễn giảm đối với những người phải đóng thuế.

Thiết lập các “quỹ tái tạo”

Việc sử dụng các nguồn quỹ của chính quyền kéo theo hai điểm bất lợi. Thứ nhất, Nhà nước không phải bao giờ cũng có khả năng cung cấp được đủ nguồn vốn cần thiết, do vậy phải tính đến cách huy động các nguồn vốn tư nhân. Có nhiều giải pháp khác nhau có thể áp dụng. Tại Pháp đã xuất hiện nhiều quỹ bảo lãnh cho phép vay vốn ngân hàng để đầu tư sử dụng hiệu quả năng lượng. Các giải pháp bán theo hình thức cho thuê cũng có thể được dự kiến: thay vì đầu tư một khoản tiền lớn để mua dứt điểm, doanh nghiệp đi thuê các trang thiết bị đảm bảo tiết kiệm năng lượng mà họ cần dùng đến; đến một thời hạn nào đó, những trang thiết bị này sẽ thuộc quyền sở hữu của họ. Các quan hệ hợp tác công – tư ngày càng trở nên phổ biến trong các dự án quản lý năng lượng. Khi thống nhất nước Đức, thành phố Berlin không còn nguồn lực nào để đầu tư cho các dự án cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong các toà nhà công sở. Thành phố đã nhờ đến một nguồn quỹ tư nhân để thực hiện các hạng mục cải tạo theo hình thức bên thứ ba đứng ra chi trả và đổi lại đã dành cho quỹ này quyền khai thác dưới hình thức nhượng quyền.

Tại Thái Lan, có một ngân hàng luân chuyển cung cấp các khoản vay hết sức hấp dẫn, tương tự như ở Hàn Quốc. Các nguồn quỹ này chuyên phục vụ cho việc đầu tư vào những dự án sử dụng hiệu quả năng lượng với một thời hạn hoàn vốn tương đối ngắn. Các quỹ đó được duy trì nhờ các khoản tiền vốn hoàn trả và các nguồn thu từ lãi suất để giúp đầu tư cho các dự án mới. Ban đầu đây là những quỹ của chính quyền, sau đó chuyển dần sang dạng hỗn hợp và cuối cùng hoàn toàn trở thành quỹ tư nhân.

Các nguồn quỹ kết hợp công/tư đã được thành lập dành cho các nước mới phát triển với mục tiêu cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong khuôn khổ một chính sách phát triển bền vững về lâu dài. Các quỹ này có thể có nhiều dạng khác nhau, đòi hỏi một sự tham gia sâu rộng của nhà đầu tư và nhà điều hành thực hiện và liên quan đến những dự án có hiệu quả có kỳ hạn. Đây đều là những quỹ mới

Page 96: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

96

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

được thành lập nhưng phát triển với một tốc độ rất ấn tượng và ngày càng mở rộng ra nhiều hoạt động khác nhau. Tham gia vào các quỹ này có Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (BERD), ngân hàng KfW của Đức, quỹ Proparco ở Pháp.

Yếu tố bất lợi thứ hai của các nguồn quỹ của chính quyền là các bên tài trợ vốn không phải bao giờ cũng chắc chắn sẽ đầu tư tài chính cho các dự án tốt. Để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình, 30 năm kinh nghiệm vừa qua cho thấy giải pháp phù hợp là phải kết hợp tốt hơn các khía cạnh kỹ thuật và tài chính. Hiện nay, các cán bộ kỹ thuật và cán bộ tài chính thường làm việc theo kiểu tách biệt với nhau. Nhưng trong các dự án sử dụng hiệu quả năng lượng, dù muốn thực hiện mô hình đầu tư thế nào thì điều quan trọng vẫn là phải hiểu rõ thực tế tại địa phương và có khả năng điều chỉnh hệ thống cung cấp tài chính cho phù hợp.

8.2 Các công cụ tài chính của Pháp để viện trợ thương mại cho các khoản đầu tư sử dụng hiệu quả năng lượng ở Trung Quốc

Thibaut Fabre, Tham tán thương mại tại Tổng lãnh sự quán Pháp ở Thành Đô

Nguồn vốn viện trợ của chính phủ Pháp bao gồm hai hình thức, đó là viện trợ thương mại và viện trợ không ràng buộc. Tôi sẽ trình bày với các quý vị các công cụ tài chính viện trợ thương mại: RPE (Khoản vay có bảo lãnh chính phủ Pháp dành cho các nước mới nổi) và FASEP (Quỹ nghiên cứu và hỗ trợ cho khu vực tư nhân).

RPE

RPE là một công cụ đầu tư tài chính cho dự án có lãi suất rất thấp so với các mức lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế. Đó là một khoản vay liên chính phủ được điều chỉnh bằng các quy tắc của OECD. Các dự án có liên quan có đặc điểm là không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế theo nghĩa mà OECD chấp nhận, tức là không thể hy vọng sinh lợi trước 10 năm. RPE sẽ bù đắp cho tình trạng không có lợi nhuận như vậy ở tầm ngắn và trung hạn.

Tất cả các lĩnh vực hoạt động đều có thể nhận được sự hỗ trợ của RPE (giao thông, môi trường…), ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng. Kể từ năm 2000, các dự án được RPE cung cấp tài chính trên toàn thế giới chủ yếu có liên quan đến giao thông (62% phần góp vốn của Pháp), nước sạch và môi trường (21%), y tế và các dịch vụ (12%), các vấn đề về năng lượng (3%), nông lương (2%).

Page 97: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

97

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Cơ quan đối thoại của Nhà nước Pháp là Bộ Tài chính Trung Quốc, nhưng các Ban Cải cách và Phát triển của các tỉnh ở Trung Quốc cũng có thể đề nghị chính phủ Pháp giúp đỡ. Năm 2004, một thoả thuận khung được ký kết giữa Trung Quốc và Pháp đã cho phép xác định các quy tắc vận dụng công cụ này tại Trung Quốc; đặc biệt việc giao kết các hợp đồng được thực hiện theo những quy trình đang được áp dụng tại Trung Quốc. Các hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực giao thông và môi trường chỉ có thể liên quan đến những dự án dưới 6 triệu euro. Đối với các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, năng lượng sạch, giáo dục, mức vốn hỗ trợ được quy định trong khoảng từ 2 đến 6 triệu euro. Các hồ sơ do Tổng vụ Kho bạc và Chính sách kinh tế (DGTPE) trình lên uỷ ban liên bộ thẩm định dự án thường được triệu tập mỗi năm khoảng 8 lần.

RPE là một nguồn vốn viện trợ có ràng buộc, tức là một phần các sản phẩm hoặc dịch vụ phải do các doanh nghiệp Pháp cung cấp. Về nguyên tắc, nguồn vốn phải phân bố như sau: 70% được cung cấp bằng các trang thiết bị của Pháp, 15% đóng góp từ phía địa phương và 15% từ phía nước ngoài. Cũng cần lưu ý rằng đối với phần trang thiết bị do phía Pháp cung cấp có thể có sự cạnh tranh giữa nhiều do-anh nghiệp của Pháp; chính phía Trung Quốc tiến hành mời thầu đối với các doanh nghiệp của Pháp và quyết định lựa chọn đối tác mà họ sẽ bắt tay hợp tác. Các điều kiện tài chính được đề xuất để nhận được nguồn tín dụng tuân theo các khuyến nghị của OECD và với danh nghĩa đó sẽ đảm bảo một phần vốn viện trợ không hoàn lại 35% (tức là nếu so với một nguồn tín dụng thương mại thì sẽ được cắt giảm khoảng 35% phần tín dụng phải trả).

Sau đây là một số ví dụ về các dự án được đầu tư tài chính từ RPE tại tỉnh Tứ Xuyên. Thứ nhất là một dự án với nguồn vốn 9,5 triệu euro để mua xe các cứu thương và cứu hoả cho 4 thành phố tại tỉnh Tứ Xuyên. Thoả thuận về nguyên tắc đã được hai phía Pháp và Trung Quốc phê chuẩn và nghị định thư thoả thuận đang được thẩm định. Một dự án khác với nguồn vốn 150 triệu euro để đầu tư cho tuyến đường sắt Thạch Đài. Cuối cùng, tại Trùng Khánh, RPE đã hỗ trợ cấp vốn mua trang thiết bị y tế với tổng vốn 4 triệu euro. Kể từ năm 1998, tổng cộng có 555 triệu euro đã được cho vay thông qua RPE đối với các dự án của Trung Quốc và những dự án này hiện chiếm 40% các khoản cam kết cho vay của Nhà nước Pháp.

FASEP

Đây là những khoản viện trợ không hoàn lại của Nhà nước Pháp thường dành để chi cho các nghiên cứu khả thi hay hỗ trợ kỹ thuật. Sau đây là một vài ví dụ về các dự án đã thực hiện: các nghiên cứu khả thi xây dựng một nhà máy đốt rác ở Quảng Châu; một dự án hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác về mặt thể chế cho các công

Page 98: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

98

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

trình xây dựng theo các tiêu chuẩn HQE (chất lượng cao về môi trường); thực hiện các nghiên cứu chuẩn bị cho các dự án quy hoạch do Ngân hàng Thế giới đầu tư tại Trung Quốc.

Các dự án được lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí: phải đáp ứng được một yêu cầu của đất nước; phải gắn với những vấn đề ưu tiên phát triển của nước này; các triển vọng đầu tư tài chính gián tiếp cho dự án phải đủ độ tin cậy. Các dịch vụ về mặt trí tuệ bắt buộc phải do một công ty của Pháp thực hiện với khả năng có thể kết hợp với một doanh nghiệp tại địa phương nhưng mức độ tham gia chỉ chiếm 10% tổng kinh phí chi cho nghiên cứu. Đây là một công cụ rất linh hoạt, dễ huy động và khâu thẩm định chỉ trong thời hạn 2 tháng. Mức vốn viện trợ tối đa là 750.000 đôla và các tỉnh có thể trực tiếp yêu cầu được nhận viện trợ của FASEP.

8.3 Các công cụ tài chính do AFD đề xuất

Christophe Richard, Chuyên viên AFD

AFD có nhiều sản phẩm tài chính khác nhau có thể được cung cấp theo những hình thức sau: cung cấp tài chính trực tiếp cho các dự án; cung cấp tài chính cho các chương trình; các kênh tín dụng; các khoản bảo lãnh. Mỗi hoạt động cấp vốn dựa trên một kết quả đánh giá toàn diện dự án cả về mặt tài chính, kinh tế, kỹ thuật cũng như xã hội và môi trường. Ví dụ, đối với một dự án điện gió, chúng tôi phải xem xét để đảm bảo rằng DRC tại địa phương có một chương trình triển khai trong lĩnh vực này, rằng việc thống kê và các khả năng khai thác những trang trại gió đã được khoanh vùng là sát thực, các tiêu chí cơ bản đảm bảo tính khả thi được tuân thủ và việc khai thác sẽ được lâu dài. Chúng tôi tham gia với tinh thần tôn trọng vai trò của chủ đầu tư ở cấp quốc gia. Chủ đầu tư chuẩn bị các nội dung của hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, phân tích các kết quả. Chúng tôi phối hợp làm việc với cơ quan đó, nhưng chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện chương trình như trong một quan hệ truyền thống với một tổ chức ngân hàng. Các công cụ tài chính của AFD được nới lỏng ràng buộc từ năm 2002, điều đó có nghĩa là các khoản hỗ trợ được đề xuất không có liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của Pháp.

Các tiêu chí

Tại Trung Quốc, các khoản tín dụng của chúng tôi được cấp căn cứ theo hai tiêu chí. Trước hết, các dự án phải có liên quan đến những vấn đề đảm bảo lợi ích chung của cả Pháp và Trung Quốc. Ví dụ, chúng tôi đánh giá rằng việc sử dụng hiệu quả năng lượng và đấu tranh chống phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính đều có

Page 99: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

99

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

liên quan đến cả hai nước bởi những nội dung này góp phần bảo vệ cho cả hành tinh. Ngược lại, chúng tôi đã gạt bỏ những yêu cầu liên quan đến những dự án đấu tranh chống ô nhiễm tại địa phương vì chỉ liên quan đến Trung Quốc. Tiêu chí thứ hai là tỷ lệ ưu đãi các khoản đầu tư tài chính của chúng tôi phải được giải thích rõ: chỉ những dự án hoặc những hợp phần dự án có nguy cơ bị ảnh hưởng do khả năng sinh lợi về mặt tài chính quá thấp mới cần có một biện pháp kích thích.

Mục tiêu hợp tác và các lĩnh vực có liên quan

Việc cung cấp các khoản vay này đã được thương lượng với chính phủ Trung Quốc thông qua một thoả thuận khung ký với Bộ Tài chính vào tháng 10/2004. Mục tiêu được chính phủ Trung Quốc xác định là giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua biện pháp tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng tái sinh, điều tiết nhu cầu.

Các lĩnh vực có liên quan bao gồm: sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh (thuỷ điện nhỏ, biogaz, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt); cải thiện hiệu suất năng lượng (đồng phát nhiệt - điện, sử dụng hiệu quả tại nhà ở và trong công nghiệp); tối ưu hoá khâu quản lý năng lượng trong giao thông, nhất là thông qua các đồ án quy hoạch đô thị hoặc trong ngành đường sắt. Cần lưu ý rằng trong sản xuất công nghiệp không có tiêu chí liên quan đến các lĩnh vực hoạt động: tiêu chí chính được tính đến là tiêu chí về sử dụng hiệu quả năng lượng.

Khi đánh giá một dự án, chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích xem dự án đó có thiết thực về mặt kinh tế hay không. Các dự án cũng phải chứng minh được tỷ lệ khuyến khích để được hưởng ưu đãi, nhất là về khả năng sinh lợi về mặt tài chính. Trong các chương trình thiết kế tài chính, chúng tôi luôn ưu tiên cho các mô hình đồng tài trợ Pháp – Trung. Chúng tôi mong muốn triển khai những “cách tiếp cận theo chương trình” giúp chúng tôi có được một tầm nhìn cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh. Do những cam kết cấp vốn hàng năm của chúng tôi tại Trung Quốc lên tới 150 triệu euro nên chúng tôi luôn tìm kiếm hiệu quả tài chính cao nhất có thể được, do vậy chúng tôi mong muốn tạo động lực cho một sự phát triển năng động vượt ra khỏi sự đóng góp đơn thuần để hoàn thành một kế hoạch tài chính.

Các điều kiện tài chính cho vay ưu đãi

Tính ưu đãi trong các khoản cho vay của chúng tôi được thể hiện ở cả lãi suất có hỗ trợ, một thời hạn kéo dài tới 17 năm và một giai đoạn ân hạn tới 8 năm. Các mức hỗ trợ được tính toán căn cứ theo khả năng sinh lợi của dự án về mặt kinh tế

Page 100: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

100

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

và tài chính, mức độ rủi ro và nhân tố kích thích mà dự án có được: do vậy có nhiều mức độ ưu đãi khác nhau.

Dựa trên những tiêu chí đó, chúng tôi đề xuất ba hình thức cho vay cấp nhà nước, tức là khoản vay dành cho Nhà nước hoặc có sự bảo lãnh của Nhà nước. AFD cũng có thể cung cấp những khoản vay không thuộc cấp nhà nước, tức là dành cho các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng mà không cần có sự bảo lãnh của Nhà nước, điều đó đòi hỏi phải tiến hành từ trước một phân tích rủi ro và khả năng kiểm soát rủi ro. Cần lưu ý rằng hiện nay chúng tôi chưa cung cấp các khoản vay không thuộc cấp nhà nước bởi còn tiếp tục phải thảo luận về các cơ chế pháp lý và thể chế.

Lãi suất của ba hình thức cho vay cấp nhà nước dao động căn cứ theo tác động kích thích và khả năng sinh lợi về mặt tài chính mà chúng tôi mong muốn. Hình thức vay cấp nhà nước ưu đãi nhất được cung cấp với lãi suất Euribor – 1%. Mức lãi suất này dao động trong suốt thời hạn giải ngân và được ấn định theo mức cố định vào cuối giai đoạn này, thời điểm mà kể từ đó sẽ tính toán chi phí cuối cùng của dự án. Cũng chính thời điểm kết thúc giải ngân là thời điểm bắt đầu tính thời hạn vay (tối đa 17 năm) và thời gian ân hạn (tối đa 8 năm).

Sau đây là một ví dụ cụ thể. Năm 2003, chúng tôi đã cung cấp một khoản vay trong thời hạn 15 năm với lãi suất Euribor – 1% và thời gian ân hạn là 5 năm. Lãi suất quy chiếu được tính tại thời điểm ký thoả thuận là 3,3%. Cơ chế xác định chỉ số của chúng tôi trên đường lãi suất trên thị trường về lâu dài (các nghĩa vụ của Nhà nước) cho phép giảm mức lãi suất này còn 2,94% nếu khoản vay được hợp nhất tại thời điểm bây giờ.

Các khoản vay không thuộc cấp nhà nước của AFD (chưa được áp dụng tại Trung Quốc) được cung cấp với lãi suất cao hơn: do mức cao nhất được cung cấp là theo lãi suất Euribor + 2% nên điều đó cho phép chúng tôi dự phòng nguồn quỹ khắc phục rủi ro. Lãi suất dao động căn cứ theo mức độ rủi ro mà chúng tôi gặp phải và cũng có liên quan đến việc chúng tôi không thể gây ảnh hưởng tới sự cạnh tranh. Ví dụ, một dự án công nghiệp có thể sinh lợi và đạt hiệu năng rất cao về sử dụng hiệu quả năng lượng, nhưng doanh nghiệp có thể phải cạnh tranh với nhiều công ty khác. Trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ đề nghị một mức lãi suất gần với mức trên thị trường bởi kỳ hạn và thời gian ân hạn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với bản chất của hoạt động đầu tư.

Trước mắt, các khoản cung cấp tài chính có thể được thực hiện qua các kênh ngân hàng được Nhà nước bảo lãnh. Các kênh này cho phép sử dụng yếu tố viện

Page 101: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

101

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

trợ để bù đắp rủi ro của các ngân hàng và rủi ro hối đoái, đồng thời cũng kích thích cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp khi nhân rộng hoạt động này.

8.4 Các dự án cấp vốn trung gian của AFD

Eric J.F.Francoz, Phụ trách dự án của AFD

Lĩnh vực công nghiệp tập trung phần lớn nhu cầu tiêu dùng năng lượng ở Trung Quốc song lại có nhiều doanh nghiệp tương đối ít vốn. Khi những doanh nghiệp này tìm kiếm các nguồn vốn để thực hiện các khoản đầu tư, họ phải tìm đến các ngân hàng. Vả lại, thách thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại nước này đòi hỏi phải huy động một nguồn lực lớn hơn rất nhiều so với những nguồn vốn mà Nhà nước có thể cung cấp, ngay cả khi những nguồn lực đó được bổ sung bằng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vì hai lý do đó, các ngân hàng Trung Quốc, nhất là các ngân hàng thương mại, có vai trò cơ bản trong việc cung cấp tài chính cho các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để được vay vốn, các dự án này có hai lợi thế. Một mặt, các dự án thuộc một lĩnh vực về thực chất có khả năng tạo ra số dư khai thác, trái với những lĩnh vực như giáo dục hoặc y tế. Mặt khác, giá năng lượng ngày càng tăng cho phép đầu tư vào nhiều dự án sử dụng hiệu quả năng lượng nhờ phần năng lượng tiết kiệm được. Mặc dù vậy, việc cấp vốn đầu tư của các ngân hàng về sử dụng hiệu quả năng lượng vẫn chưa đủ, do đó cần có các dự án cấp vốn trung gian của AFD.

Những lợi thế của hình thức cấp vốn trung gian

Việc cấp vốn qua các ngân hàng thương mại cho phép các nhà tài trợ vốn chỉ rót vốn được cho những dự án có quy mô nhỏ hơn so với khả năng cung cấp tài chính trực tiếp của họ. Đối với một cơ quan hỗ trợ phát triển, quả thực các dự án có quy mô khiêm tốn thường bị coi là quá lãng phí thời gian và không thuộc diện ưu tiên. Nhờ vào mạng lưới của mình, các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp ở địa bàn nông thôn vốn chiếm một phần lớn trong mạng lưới các đơn vị sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Đối với một nhà tài trợ vốn, lợi ích của việc tiếp cận với những dự án sử dụng hiệu quả năng lượng chưa hề được khai thác.

Lợi ích thứ hai là giữa các ngân hàng có thể thành lập các nhóm công tác mà sau đó sẽ trở thành những chuyên gia về vấn đề này và về lâu dài có thể sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp tài chính cho các dự án đó dựa vào các nguồn vốn trên thị trường. Quả thực hiện nay hầu hết các dự án sử dụng hiệu quả năng lượng đều

Page 102: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

102

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

có một khả năng sinh lợi rõ rệt, nhưng các ngân hàng chưa hình thành được thói quen tham gia vào lĩnh vực này. Việc sử dụng hiệu quả năng lượng có liên quan đến nhiều lĩnh vực, kỹ thuật và chuyên ngành khoa học rất khác nhau, từ việc nâng cao hiệu quả của các động cơ đến vấn đề cách nhiệt cho các toà nhà, và ít có ngân hàng nào có đủ đội ngũ chuyên môn về mặt kỹ thuật để phân tích một cách chính xác tất cả các dự án. Vậy nên cần giúp đỡ họ phát triển năng lực đó nhằm đảm bảo cho họ có thể tiếp tục tham gia bằng nguồn vốn của mình.

Lợi thế thứ ba là các ngân hàng có khả năng phân tích rủi ro tín dụng. Sẽ hoàn toàn vô ích nếu thực hiện những khoản đầu tư về sử dụng hiệu quả năng lượng vào những doanh nghiệp đang hoạt động yếu kém và có thể sẽ phá sản sau 2 hoặc 3 năm. Nhờ hiểu rõ được khách hàng của mình, các ngân hàng có thể xác định những doanh nghiệp hoạt động tốt mà ở đó các khoản đầu tư cho sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ có một tác động lâu dài.

Các điều kiện của hình thức cấp vốn trung gian

Để thực hiện hình thức này, chẳng hạn AFD có thể cung cấp một khoản tín dụng 20 triệu euro với thời hạn từ 12 đến 15 năm. Khoản tín dụng đó sẽ được ngân hàng sử dụng và cho các doanh nghiệp vay lại với thời hạn ngắn hơn để giúp cho nguồn vốn đó sẽ được sử dụng 3 hoặc 4 lần trong thời hạn cấp tín dụng của AFD. Như vậy, khoản tín dụng có thể sẽ được sử dụng để đầu tư cho nhiều dự án với tổng vốn thực hiện tới 60 triệu, thậm chí 80 triệu euro. Các mức lãi suất sẽ phải linh hoạt đối với đối tượng vay cuối cùng bởi rủi ro đối với ngân hàng sẽ dao động căn cứ theo dạng đối tượng vay và kỳ hạn của khoản tín dụng.

Việc chuyển giao kinh nghiệm chuyên môn cho các ngân hàng được thực hiện theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật để phân tích các dự án.

Tại Trung Quốc, chúng tôi xác định một chương trình cấp vốn trung gian theo ba kênh với khoản tín dụng 20 triệu euro trong thời hạn 12 năm. Nguồn vốn này sẽ được cấp cho ba ngân hàng khác nhau, đó là các ngân hàng Huaxia Bank, Shang-hai Pudong Development Bank và China Merchants Bank. Các kênh vốn này có thể sẽ được kéo dài thêm 2 hoặc 3 năm, nhưng mục tiêu về lâu dài là các ngân hàng sẽ cung cấp các khoản vay từ chính nguồn vốn của mình khi họ đã có thể đánh giá được khả năng sinh lợi của hoạt động đó. Để giúp đỡ các ngân hàng tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn, các khoản tín dụng này sẽ đi kèm với việc hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp cho các nhóm chuyên gia đánh giá được nhiều dự án khác nhau với kết quả sát thực nhất có thể. Các khoản vay của chúng tôi sẽ được cung cấp bằng

Page 103: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

103

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

đồng euro và các ngân hàng sẽ cấp vốn cho đối tượng vay cuối cùng bằng đồng nhân dân tệ. Khả năng được lựa chọn của các hồ sơ xin vay vốn sẽ có liên quan đến việc sử dụng hiệu quả năng lượng khi thực hiện các khoản đầu tư. Các dự án được chọn sẽ là những dự án quy mô nhỏ có mức vốn khoảng 600.000 euro. Mục tiêu là ưu tiên cho những dự án nhỏ khó được cấp vốn thay vì sử dụng nhanh chóng toàn bộ nguồn vốn cho những dự án lớn kéo dài nhiều năm. Đối với những dự án này có thể dự kiến cấp vốn trực tiếp.

Kinh nghiệm đã thu được

AFD đã sử dụng hệ thống các kênh cấp vốn trung gian này tại nhiều nước khác, chẳng hạn tại Thái Lan, và trong nhiều lĩnh vực khác với lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng, chẳng hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay, các kết quả thu được đều hết sức tích cực và các nhóm chuyên gia của các ngân hàng đã thực sự phát huy được kinh nghiệm. Chẳng hạn tại Thái Lan, các nhóm chuyên gia ban đầu được thành lập để sử dụng các khoản vay với lãi suất ưu đãi của chính phủ nước này sau đó đã nắm vững được vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng và đến nay hoạt động của họ dựa rất nhiều vào các nguồn vốn riêng của ngân hàng. Đối với 1 euro tín dụng theo lãi suất ưu đãi, họ tạo ra được 10 euro tín dụng thương mại. Hơn nữa, các đại lý của họ không còn đề nghị những khoản vay với lãi suất 1 hay 2% như thời gian đầu mà đã cho vay theo những điều kiện áp dụng trên thị trường. Khả năng sinh lợi của các phương thức cấp vốn cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng đã thể hiện rõ đến mức lĩnh vực này hiện đang phát triển rất mạnh.

Page 104: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại
Page 105: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

105

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

Kết luận hội thảo 9

Alain HenryVụ Cơ sở hạ tầng và Phát triển đô thị, AFD

Hội thảo này đã tạo cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để trình bày những thách thức của việc sử dụng hiệu quả năng lượng, để hiểu rõ hơn các khả năng hợp tác và thắt chặt hơn các mối quan hệ của chúng ta. Cần nhắc lại rằng cuộc gặp gỡ của chúng ta là một phần trong mục tiêu kiểm soát tiêu dùng năng lượng mà Trung Quốc đã xác định trong khuôn khổ của kế hoạch 5 năm lần thứ 11 và cũng là một trong những vấn đề ưu tiên của kế hoạch này. Trung Quốc đang đạt được một tốc độ tăng trưởng ổn định và đã quyết định lựa chọn hướng tới một sự phát triển hài hoà, tức là một sự phát triển có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường thế giới, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Chúng ta đã nêu lên tình hình hiện tại, các biện pháp đã được lựa chọn và những khó khăn còn tồn tại.

Nhiều diễn giả đã nhấn mạnh tới việc cần thiết phải thực hiện những chính sách thể hiện quyết tâm cao hơn và có tính kích thích lớn hơn. Việc sử dụng các nguồn vốn nước ngoài có thể là một biện pháp để tạo thuận lợi cho những nội dung đầu tư về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Các khoản đầu tư đó tận dụng tốt hơn tiềm năng hoặc những nguồn đầu tư có hiệu quả kinh tế khác nhau. Các khả năng liên quan đến nhiều lĩnh vực. Hội thảo này đã tạo cơ hội để nhìn nhận lại một vài trường hợp cụ thể.

Page 106: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

106

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Hiệu quả sử dụng năng lượng là yêu cầu đặt ra trong quá trình lập kế hoạch phát triển đô thị ngay từ khâu lập các sơ đồ quy hoạch đô thị, trong việc đấu tranh chống tình trạng mở rộng các đô thị theo kiểu dàn trải, trong việc tổ chức các hệ thống giao thông đa phương thức và ngay cả trong việc quy định bố trí các bãi đỗ xe. Hiệu quả đó cũng liên quan đến chất lượng của các khu nhà ở và toà nhà dịch vụ hoặc việc cải tạo nhà cũ. Chúng ta đã thấy lợi ích của việc đầu tư tài chính cho các “néga-joule” (là số đơn vị năng lượng tiết kiệm được) vốn không thể hiện rõ nhưng thường cho phép tiết kiệm được đáng kể. Trong lĩnh vực này, các công ty cung cấp dịch vụ năng lượng có những đóng góp đáng kể. Việc sản xuất năng lượng cũng là một lĩnh vực rộng lớn với các nguồn năng lượng tái sinh – gió, cải thiện loại hình thuỷ điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt – cũng như sản xuất năng lượng hiệu quả theo công nghệ đồng phát nhiệt - điện.

Trong tất cả các lĩnh vực, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc phải hành động ngay từ giai đoạn đầu, từ khâu đánh giá hiện trạng và lập quy hoạch, cũng như ở giai đoạn cuối để thay đổi cách ứng xử và tuyên truyền cho người dân. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải lồng ghép các dự án vào lĩnh vực kinh tế có liên quan và áp dụng các biện pháp về thuế. Từ đó cũng cho thấy sự cần thiết của công tác đào tạo và thông tin ở mọi cấp độ.

Trước sự đa dạng về nhu cầu như vậy, AFD và viện trợ thương mại của Pháp là những giải pháp phong phú để cung cấp tài chính cho việc lập chương trình và đầu tư cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Chúng tôi hy vọng đầu tư dần cho các dự án trong tất cả các lĩnh vực đã được nêu trong suốt hội thảo này. Một số lĩnh vực dễ nắm bắt hơn đã được lựa chọn cho những dự án đầu tiên như đồng phát nhiệt - điện, điện khí hoá mạng lưới đường sắt, lập chương trình phát triển đô thị hay thuỷ điện nhỏ. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới có thể đầu tư vào những lĩnh vực như các hình thức tín dụng, cải tạo nhà ở hay sản xuất điện bằng sức gió hoặc sinh khối.

Chúng tôi cũng đã hiểu rõ hơn những ưu tiên của Uỷ ban quốc gia về Cải cách và Phát triển (NDRC), đồng thời có thể thiết lập cơ chế đối thoại với các Ban Cải cách và Phát triển (DRC) của những tỉnh có đại diện tại đây. Chúng tôi đã có thể nêu rõ các quá trình đánh giá và các tiêu chuẩn lựa chọn các chương trình để AFD đầu tư tài chính. Các chương trình mà chúng tôi cấp vốn đương nhiên phải có tác động lớn về sử dụng hiệu quả năng lượng, có khía cạnh chuyển giao kinh nghiệm, lồng ghép vào các chương trình năng lượng của các DRC của các tỉnh và có vai trò tạo động lực nhân rộng tại địa phương trong lĩnh vực có liên quan. Ngoài những nguyên tắc kể trên, các chương trình

Page 107: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

107

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

phải có khả năng sinh lợi cao về mặt kinh tế nhưng khả năng sinh lợi về mặt tài chính khiêm tốn hơn so với tỷ lệ nhượng quyền các nguồn đầu tư tài chính của chúng tôi.

Chúng tôi cũng dự kiến sử dụng các hình thức mới về đầu tư tài chính. Điều mà chúng tôi gọi là “cách tiếp cận theo chương trình” cho phép cung cấp tài chính cho toàn bộ các nội dung đầu tư trên cơ sở các tiêu chuẩn được xác định từ trước với phía Trung Quốc để sau đó tránh đi vào chi tiết về tính khả thi của mỗi dự án. Cách tiếp cận này có thể được thực hiện trên phạm vi toàn quốc hoặc ở cấp tỉnh, chẳng hạn cho những khoản đầu tư vào đường sắt, hoặc các chương trình thuỷ điện nhỏ hay năng lượng sinh khối. Một sáng kiến khác liên quan đến vai trò trung gian của các ngân hàng có một hiệu quả nhân rộng rất cần thiết để đạt được nhiều hạng mục đầu tư quy mô nhỏ phân bố trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Cách tiếp cận này cũng cho phép hình thành các năng lực và thói quen sẽ tạo thuận lợi cho sự tiếp sức của các cơ chế thị trường.

Chúng tôi sẽ cải thiện công tác điều phối với các cơ chế ra quyết định đang được áp dụng tại Trung Quốc để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Về phía Trung Quốc, những vấn đề ưu tiên cần được xác định từ trước và các dự án phải được lồng ghép vào chương trình của các DRC và các BoF (Ban Tài chính).

Để kết luận hội thảo, tôi xin cảm ơn tất cả các tác nhân đã nỗ lực vì thành công của hội thảo này: trước hết là tất cả những chuyên gia Trung Quốc và Pháp đã trình bày những kinh nghiệm và đề xuất của mình; DRC của tỉnh Tứ Xuyên đã nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi và góp phần tổ chức hội thảo này; NDRC và đặc biệt là bà chủ tịch, bà Liu Xuhong, đã có sáng kiến tổ chức hội thảo này và hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình chuẩn bị cũng như trong các cuộc thảo luận; các đồng nghiệp của chúng tôi tại văn phòng Cơ quan Phát triển Pháp tại Bắc Kinh; Trung tâm đào tạo Pháp-Trung chuyên ngành năng lượng đã giải quyết mọi vấn đề trong công tác tổ chức và đảm bảo cho hội thảo diễn ra tốt đẹp. Tôi cũng xin cảm ơn đồng nghiệp của tôi, ông Christian de Gromard, chuyên gia về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, nhờ có sự giúp đỡ của Liu Yazhong đã thuyết phục được các chuyên gia tới đây để giới thiệu nhiều chủ đề độc đáo. Sau cùng, tôi không quên cảm ơn ba phiên dịch đã đảm nhận liên tục phần dịch các nội dung thảo luận của chúng ta.

Page 108: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

108

Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng © AFD 2008

Liu XuhongPhó Vụ trưởng Vụ vốn nước ngoài của NDRC

Ông Alain Henry đã có một phần tổng kết rất đầy đủ về những nội dung công việc mà chúng ta đã cùng thực hiện. Về phần mình, tôi cũng xin nhấn mạnh ba điểm đặc biệt của hội thảo này.

Hội thảo đã nhận được bảo trợ của hai cơ quan hoạt động trên thực tế là NDRC và AFD, nhờ đó các chủ đề đã được đề cập đến một cách rất cụ thể. Về phía Trung Quốc, hội thảo đã quy tụ các chuyên gia từ nhiều cơ quan khác nhau, từ NDRC cũng như từ các DRC của các tỉnh, từ ban đầu tư nước ngoài, từ ban tài chính của các tỉnh hoặc từ một trung tâm nghiên cứu trực thuộc NDRC. Điểm đặc thù thứ ba là rất nhiều mối quan hệ được hình thành không chỉ trong quá trình diễn ra hội thảo và qua các cuộc thảo luận mà ngay cả bên ngoài các cuộc họp. Tôi đã thấy rất nhiều chuyên gia Pháp và Trung Quốc thảo luận với nhau và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể tạo được nhiều mối liên hệ để tiếp tục duy trì các nội dung trao đổi đó. Nhờ tất cả những thông tin thu nhận được, chúng tôi đã hiểu rõ hơn cách để các dự án của chúng có thể nhận được các nguồn tín dụng của Pháp, và chúng tôi cũng đã khám phá được những công nghệ có thể sẽ không áp dụng ngay lập tức nhưng mở ra cho chúng tôi nhiều triển vọng trong tương lai.

Tháng 10/2004, Pháp và Trung Quốc đã ký một thoả thuận khung chủ yếu ưu tiên cho các dự án cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực đường sắt, quy hoạch quản lý đô thị, giao thông đô thị. Thoả thuận này đã đánh dấu bước khởi đầu của một quan hệ hợp tác cho phép đầu tư vào một dự án điện khí hoá ngành đường sắt với một nguồn vốn 80 triệu euro và một dự án nhà máy thuỷ điện với nguồn vốn 32 triệu euro. Hai dự án này vừa cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của chúng tôi và giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chúng ta sẽ tiếp tục các nội dung hợp tác và sẽ cố gắng lựa chọn các dự án một cách hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu của chúng ta. Tôi hy vọng rằng các đại biểu của các DRC của 7 tỉnh có thể sẽ tiếp thu được những thông tin bổ ích từ các bài tham luận để đi sâu phân tích các hồ sơ dự án của mình nhằm đề xuất với AFD những dự án có khả năng được cấp vốn cao nhất. Để đạt được điều đó, các ban này cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác như ban tài chính, ban giao thông hay sở tài chính của tỉnh. Về phần mình, ban quản lý đầu tư nước ngoài sẽ làm việc với nhiều bên đối thoại khác nhau để đạt được những kết quả tốt nhất.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người đã tham gia chuẩn bị hội thảo này, nhất là các thành viên của DRC tỉnh Tứ Xuyên, nhờ có họ mà chúng ta đã nhận

Page 109: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại

109

© AFD 2008 Trung quốc : Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

được đón tiếp thực sự nồng nhiệt và hiệu quả. Chúng ta đã có hai ngày hội thảo hết sức thú vị và thay mặt tất cả các đồng nghiệp của tôi cũng như các chuyên gia Trung Quốc, tôi xin cảm ơn các bạn Pháp về những nội dung giới thiệu và các bài tham luận. Hội thảo đã thành công tốt đẹp và tôi thấy có lẽ chúng ta đã đạt được tất cả những mục tiêu đề ra

Page 110: Trung quốc: Đầu tư nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng ... Dau tu nham su dung tiet...dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, diễn ra tại