TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT & TRANG TRÍ NHÀ Ở VIỆT … · Trong khi các...

2
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT VÀ TRANG TRÍ NHÀ Ở Với gần 7,000 doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất đồ nội thất gỗ (bao gồm 3,000 doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu), giá trị sản xuất của ngành ước tính đạt 770 triệu đôla Mỹ năm 2016 và dự kiến vượt mức 1.1 tỷ đôla Mỹ vào năm 2020 (tương đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm 9.6%). Trong khi phân khúc trung cấp chủ yếu vẫn được sản xuất bởi các xưởng gia công và doanh nghiệp thiết kế nhỏ lẻ, thị trường đồ nội thất gỗ cao cấp vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu và các doanh nghiệp có thương hiệu lớn như UMA, Chilai, Nhà Xinh, v.v... Trong khi các doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ trải dọc khắp cả nước, các sản phẩm trang trí chủ yếu đến từ các làng nghề ở phía Bắc. Tuy nhiên, hơn 90% trong số các đơn vị này có quy mô nhỏ lẻ. Chính vì vậy, một số các chương trình đã được giới thiệu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm và tìm kiếm các khách hàng mới; điển hình trong đó phải kể đến thương hiệu Quốc Gia ngành thủ công mỹ nghệ Vietcraft Excellence và Trung Tâm Thiết Kế Hà Nội (Hanoi Design Centre) – được thành lập bởi Vietcraft và Đại Học Lund (Thụy Điển) chuyên về thiết kế công nghiệp. 2. THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT NỘI THẤT VÀ TRANG TRÍ NHÀ Ở Nhờ sự chủ động về nguồn nguyên liệu, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2016 đạt 1.8 tỷ đôla Mỹ (giảm 15% so với năm 2015); xu hướng này được dự đoán là sẽ tiếp tục trong năm 2017. Đáng lưu ý là nhập khẩu từ thị trường Campuchia và TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT & TRANG TRÍ NHÀ Ở VIỆT NAM CƠ CẤU NGÀNH GỖ THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH GỖ (triệu đôla Mỹ) Nguồn: GSO, Oxford Economics, Ipsos Business Consulting Thị trường nội thất và trang trí nhà được đề cập trong bài bao gồm các sản phẩm nội thất từ gỗ và các sản phẩm trang trí bao gồm dệt may, gốm sứ và làm từ mây, tre, lá

Transcript of TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT & TRANG TRÍ NHÀ Ở VIỆT … · Trong khi các...

Page 1: TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT & TRANG TRÍ NHÀ Ở VIỆT … · Trong khi các doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ trải dọc khắp cả nước, các

1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT VÀ TRANG TRÍ NHÀ Ở

Với gần 7,000 doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất đồ nội thất gỗ (bao gồm 3,000 doanh nghiệp tập trung vào

xuất khẩu), giá trị sản xuất của ngành ước tính đạt 770 triệu đôla Mỹ năm 2016 và dự kiến vượt mức 1.1 tỷ đôla Mỹ vào

năm 2020 (tương đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm 9.6%). Trong khi phân khúc trung cấp chủ yếu vẫn được

sản xuất bởi các xưởng gia công và doanh nghiệp thiết kế nhỏ lẻ, thị trường đồ nội thất gỗ cao cấp vẫn phụ thuộc vào

nhập khẩu và các doanh nghiệp có thương hiệu lớn như UMA, Chilai, Nhà Xinh, v.v...

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ trải dọc khắp cả nước, các sản phẩm trang trí chủ yếu đến từ các làng

nghề ở phía Bắc. Tuy nhiên, hơn 90% trong số các đơn vị này có quy mô nhỏ lẻ. Chính vì vậy, một số các chương trình đã

được giới thiệu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm và tìm kiếm các khách hàng mới; điển hình

trong đó phải kể đến thương hiệu Quốc Gia ngành thủ công mỹ nghệ Vietcraft Excellence và Trung Tâm Thiết Kế Hà Nội

(Hanoi Design Centre) – được thành lập bởi Vietcraft và Đại Học Lund (Thụy Điển) chuyên về thiết kế công nghiệp.

2. THƯƠNG MẠI THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT NỘI THẤT VÀ TRANG TRÍ NHÀ Ở

Nhờ sự chủ động về nguồn nguyên liệu, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2016 đạt 1.8 tỷ đôla Mỹ (giảm 15% so với năm

2015); xu hướng này được dự đoán là sẽ tiếp tục trong năm 2017. Đáng lưu ý là nhập khẩu từ thị trường Campuchia và

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT &

TRANG TRÍ NHÀ Ở VIỆT NAM

CƠ CẤU NGÀNH GỖ THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH GỖ (triệu đôla Mỹ)

Nguồn: GSO, Oxford Economics, Ipsos Business Consulting

Thị trường nội thất và trang trí nhà được đề cập trong bài bao gồm các sản phẩm nội thất từ gỗ và các sản phẩm trang trí bao

gồm dệt may, gốm sứ và làm từ mây, tre, lá

Page 2: TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT & TRANG TRÍ NHÀ Ở VIỆT … · Trong khi các doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ trải dọc khắp cả nước, các

Lào giảm rất mạnh năm 2016, lần lượt ở mức 53% và 78% so với 2015, nguyên nhân xuất phát từ việc hai quốc gia này

tăng cường chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ.

N

XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ VÀ NỘI THẤT THEO QUỐC GIA

42%

15%

14%

9%

5%

16%

Mỹ

Trung Quốc

Nhật Bản

Các nước khổi EUVương Quốc Anh

Tổng6.8 tỷ đôla

Mỹ

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ và nội thất từ gỗ đạt gần 7

tỷ đôla Mỹ, ghi nhận mức tăng nhẹ so với năm 2015. Các doanh nghiệp có

vốn FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn gần 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

của các mặt hàng này. Mỹ là đối tác quan trọng khi đóng góp tới 41% trong

tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ và nội thất gỗ (tăng 7% so

với năm 2015). Việc quốc gia này áp thuế chống bán phá giá với hàng Trung

Quốc được coi là một trong những tác nhân góp phần thúc đẩy xuất khẩu

các mặt hàng trên.

TỶ TRỌNG NHẬP KHẨU CÁC SẢN

PHẨM TRANG TRÍ NHÀ Ở NĂM 2015

(TỔNG = 1.2 TỶ ĐÔLA MỸ)

Đối với thị trường trang trí nhà ở, các mặt hàng dệt may vẫn đóng góp tỷ

trọng lớn nhất (hơn 95%) trong cơ cấu nhập khẩu vào Việt Nam năm 2015.

Việc những hiệp định tự do thương mại (FTA) như EU-Việt Nam FTA đi vào

hiệu lực sẽ góp phần làm đa dạng và tăng tính cạnh tranh trong thị trường

nội địa với sự xuất hiện của các sản phẩm trang trí nội thất đến từ Châu Âu.

Về khía cạnh xuất khẩu, năm 2016, các sản phẩm trang trí nhà ở đều ghi

nhận mức tăng trưởng so với 2015, lần lượt đạt 24 tỷ đôla Mỹ, 360 triệu

đôla Mỹ và 263 triệu đôla Mỹ cho các nhóm hàng dệt may, gốm sứ và mây

tre. Mỹ tiếp tục là đối tác chiến lược khi đóng góp 46% trong tổng giá trị

xuất khẩu các mặt hàng trang trí nhà ở của Việt Nam. Bên cạnh đó, các quốc

gia Châu Âu và Nhật Bản là những điểm đến xuất khẩu của mặt hàng gốm

sứ và mây tre của Việt Nam.

3. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG

Dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô và phát triển ngành, Ipsos Business Consulting đưa ra những nhận định về các chất

xúc tác thúc đẩy sự phát triển ngành nội thất và trang trí nhà ở tại Việt Nam như sau:

Nền kinh tế mức tăng trưởng GDP đạt 6.2% năm 2016, song hành cùng với sự tăng của thu nhập khả dụng hứa

hẹn những mức chi tiêu cao hơn cho mặt hàng nội thất và trang trí nhà ở.

Tiềm năng lớn đến từ sự tăng trưởng hàng năm 6% của thị trường xây dựng cùng với nhu cầu nhà ở ngày càng

cao, đặc biệt đối với phân khúc chung cư trung và cao cấp.

Các hiệp định tự do thương mại mang đến nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hóa qua lại giữa các

nước. Điển hình nhất là FTA Việt – Hàn đang được tận dụng hiệu quả với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước

luôn tăng trưởng từ năm 2015 đến các tháng đầu năm 2017, đặc biệt ở mặt hàng dệt may.

Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ, cụ thể lương trung bình của người lao động

chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc và bằng 1/2 của Thái Lan. Điều này góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển dịch các nhà máy

sản xuất từ các quốc gia khác về Việt Nam.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan