Trang mục lục

32
1 BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN • Trang mục lục

Transcript of Trang mục lục

Page 1: Trang mục lục

1BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

•Trangmụclục

Page 2: Trang mục lục

2BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

1. Cấp tỉnhTrong quý III, Hội

LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban tại huyện Văn Giang. Các đại biểu đã đến dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng (thôn Ngò, xã Phụng Công) và nhà thờ nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu (Làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ); đi thăm mô hình tổ hợp tác sản xuất - dịch vụ trồng hoa, cây cảnh xã Xuân Quan và mô hình chế biến bánh răng bừa tại xã Phụng Công. Hội nghị được nghe lãnh đạo huyện Văn Giang thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, những đóng góp của các cấp Hội phụ nữ trong huyện vào sự phát triển chung của huyện; nghe 2 ý kiến chia sẻ về mô hình tổ hợp tác sản xuất - dịch vụ trồng hoa, cây cảnh và mô hình phát triển kinh tế trồng ổi, trồng cam của cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Văn Giang. Tại hội nghị, đại diện Hội LHPN các huyện, thành phố, đơn vị đã giới thiệu các mô hình điển hình, cách làm hay,

sáng tạo của địa phương, đơn vị mình; báo cáo một số hoạt động nổi bật trong quý III, phương hướng và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tiếp theo.

Chào mừng kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Hội thao phụ nữ tỉnh Hưng Yên năm 2017. Tham gia Hội thao có 108 vận động viên đến từ Hội LHPN 10 huyện, thành phố và 3 đơn vị thi đấu 2 nội dung bóng chuyền hơi và cầu lông. Kết thúc hội thao, Giải Nhất toàn đoàn thuộc về Hội LHPN thành phố Hưng Yên, Hội LHPN huyện Văn Lâm đạt giải Nhì, Hội LHPN huyện Khoái Châu đạt giải Ba.

Ngày 27/11/2017, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ 4 (Khóa XV) nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm năm 2017, thảo luận, quyết định phương hướng

nhiệm vụ năm 2018; Tổng kết Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ Hội LHPN cơ sở giai đoạn 2013-2017”; bàn giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi Hội phụ nữ. Từ ngày 13/10 - 01/11/2017, Hội LHPN tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện Điều lệ Hội, phong trào thi đua, các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội và hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH tại 10 huyện, thành phố, 15 cơ sở, 15 chi Hội phụ nữ, 25 Tổ TK &VV, thăm 50 hộ gia đình hội viên tiêu biểu trên các lĩnh vực và thành viên vay vốn. Qua kiểm tra, các cấp Hội LHPN đã bám sát sự chỉ đạo của Hội cấp trên và cấp ủy cùng cấp, nghiêm túc triển khai, tổ chức thực hiện Điều lệ Hội, phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội cơ bản đảm bảo yêu cầu, đồng thời thực hiện cơ bản nghiêm túc hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH. Một số cơ sở Hội, huyện Hội có

ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT QUÝ IV/2017

Page 3: Trang mục lục

3BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

cách làm mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả các hoạt động công tác Hội, được cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể địa phương đánh giá cao.

Trong tháng 11/2017, Đoàn giám sát do đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Trưởng đoàn, cùng các đồng chí thành viên là lãnh đạo, cán bộ của Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Y tế và Hội LHPN tỉnh tiến hành giám sát việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm đối với Ban quản lý chợ, các hộ kinh doanh thực phẩm tại 3 chợ: chợ Bái (huyện Khoái Châu), chợ thương mại Phố Cao (huyện Phù Cừ), chợ Xuôi (huyện Tiên Lữ) và 6 cửa hàng dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Kim Động, thành phố Hưng Yên. Qua giám sát hầu hết các cơ sở kinh doanh cơ bản đảm bảo các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng; các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cơ bản thực hiện

các quy định của Nhà nước về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chế biến, bảo quản... đạt yêu cầu. Đối với các trường hợp chưa thực hiện tốt quy định của Luật đoàn đã tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Ngày 12/12/2017, tại Nhà văn hóa Trung tâm huyện Ân Thi, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật BHXH, Luật Luật BHYT (sửa đổi)” tỉnh Hưng Yên năm 2017. Tham gia Hội thi có 10 đội thuộc Hội LHPN 10 huyện, thành phố. Các đội trải qua 3 phần thi: Phần thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, mỗi đội trả lời 15 câu hỏi; phần thi giải quyết tình huống do Ban tổ chức đưa ra thông qua các tiểu phẩm tình huống về BHXH, BHYT minh họa và Phần thi năng khiếu được thể hiện dưới hình thức tiểu phẩm, sân khấu hóa. Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức

đã trao giải Đặc biệt cho đội dự thi của Hội LHPN huyện Ân Thi, trao các giải A, B, C cho các đội còn lại.

2. Cấp huyện, thành phố, đơn vị

Trong quý, Hội LHPN các huyện, thành phố, đơn vị tập trung tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, 7 năm Ngày phụ nữ Việt Nam; thành lập các mô hình nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV và tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ.

* Thành phố Hưng Yên Ra mắt Địa chỉ tiếp nhận và trao tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt gia đình cho hội viên nghèo. Từ khi thành lập đến nay, đã có hàng trăm lượt phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trao tặng nhiều vật dụng có giá trị như: Nồi cơm điện, quạt điện, xe đạp, quần áo.... Ngoài ra, Hội LHPN thành phố tổ chức Đoàn đi thăm, hỗ trợ, tặng quà cho 82 hộ gia

Page 4: Trang mục lục

4BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

đình có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái gồm 44,5 triệu tiền mặt, 200 kg gạo và 180 bao quần áo cũ.

* Huyện Tiên LữRa mắt 16 mô hình

Xóm 3 sạch tại 15 xã, phường, thị trấn; 3 CLB Phụ nữ không sinh con thứ 3 tại xã An Viên, Ngô Quyền và Thủ Sỹ thu hút 75 thành viên tham gia.

* Huyện Phù CừHội LHPN các xã,

thị trấn tổ chức trồng hoa hai bên đường. Hội LHPN 10 xã, thị trấn tổ chức ra mắt mô hình xóm 3 sạch có 590 thành viên tham gia.

* Huyện Ân ThiRa mắt Câu lạc bộ

Phụ nữ tham gia vệ sinh ATTP tại chi hội 4 thôn Đa Lộc, xã Đa Lộc có 15 thành viên tham gia. Phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức nghiệm thu mô hình gà đẻ trứng (giống gà Ai Cập) của 5 hộ gia đình hội viên tại xã Đào Dương.

* Huyện Kim ĐộngRa mắt CLB không

sinh con thứ 3 tại xã

Toàn Thắng có 28 thành viên tham gia. Phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình lúa LHT 31 tại 2 xã Song Mai và Hùng An; phối hợp với Công ty TNHH đầu tư và sản xuất Đại Việt nhãn hàng dầu ăn Neptune tổ chức Hội thi nấu ăn “Gia đình điểm 10” có 50 gia đình hội viên phụ nữ đến từ Hội LHPN 17 xã, thị trấn.

* Huyện Khoái ChâuPhối hợp với Công

ty TNHH đầu tư và sản xuất Đại việt nhãn hàng dầu ăn Neptune tổ chức hội thi nấu ăn “Gia đình điểm 10” có 50 gia đình hội viên phụ nữ đến từ Hội LHPN 25 xã, thị trấn. Hội LHPN xã Đông Ninh, Phùng Hưng thành lập 3 CLB bóng chuyền hơi nữ thu hút 35 thành viên tham gia. Hội LHPN xã Phùng Hưng vận động hội viên phụ nữ ủng hộ 10 triệu đồng hỗ trợ 2 hội viên nghèo xây công trình vệ sinh.

* Huyện Văn GiangRa mắt 2 CLB thể

dục thể thao tại xã Cửu Cao có 68 thành viên

tham gia. Nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, Hội LHPN huyện và cơ sở tổ chức tặng 20 suất quà cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 6 triệu đồng, ngoài ra Hội LHPN xã Long Hưng, thị trấn Văn Giang, xã Liên Nghĩa tặng quà 1 cháu bị bệnh tim bẩm sinh và trao bảo trợ, đồ dùng học tập, quần áo cho 8 cháu học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 6 triệu đồng.

* Huyện Yên MỹPhối hợp tổ chức 10 lớp tập huấn CGKHKT, kỹ năng phòng, chống xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình cho trên 900 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ. Tặng 47 suất quà trị giá trên 11 triệu đồng cho hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện bảo trợ 1 cháu có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 400.000 đồng và tiếp tục duy trì bảo trợ cho 4 cháu mồ côi mỗi tháng 180.000đ/tháng.Dịp 20/10 kết nạp mới 105 hội viên phụ nữ.

Page 5: Trang mục lục

5BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

* Huyện Mỹ HàoPhối hợp với Trung

tâm Dân số - KHHGĐ huyện, các ngành chức năng tổ chức truyền thông, tư vấn chăm sóc SKSS, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, các biện pháp KHHGĐ cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hội LHPN xã Cẩm Xá phối hợp với Trạm Y tế xã giám sát việc khám mắt cho 62 người và tổ chức phẫu thuật cho 16 người tại Bệnh viện mắt Hưng Yên theo chế độ BHYT đạt chất lượng. Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn và cấp phát 150 thùng xử lý rác hữu cơ cho 150 hộ gia đình tại xã Phan Đình Phùng.

* Huyện Văn LâmThành lập mới 5 CLB

(2 CLB 3 sạch, 1 CLB vệ sinh an toàn thực phẩm, 2 CLB bóng chuyền hơi) tại 4 xã (Đình Dù, Việt Hưng, Lạc Đạo, Đại Đồng) thu hút 146 thành viên tham gia. Hỗ trợ 3 gia đình hội viên sửa nhà với số tiền trên 15 triệu đồng; ủng hộ 2 gia đình hội viên có chồng, con

mắc bệnh hiểm nghèo trị giá trên 78 triệu đồng; dịp 20/10 kết nạp mới 184 hội viên. Hội LHPN xã Tân Quang, Chỉ Đạo, thị trấn Như Quỳnh tặng quà 1 cháu bị bệnh tim bẩm sinh, 44 cháu học sinh đỗ Đại học, học sinh giỏi đạt Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh, huyện trị giá trên 7 triệu đồng. Hội LHPN xã Lạc Đạo vận động ủng hộ 1 gia đình phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sửa nhà với số tiền 1 triệu đồng.

* Hội phụ nữ Công an tỉnh

Tham gia tọa đàm và ký giao ước thi đua thực hiện phong trào “Phụ nữ Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo vì ANTQ; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” góp phần xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.

Dịp 20/10, tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho 400 người dân

và tặng quà cho gần 400 học sinh nghèo tại xã Sàn Sả Hồ và Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai với tổng trị giá 108 triệu đồng.

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên, Phòng PC67, Công ty TNHH ô tô - xe máy Hoàng Hiền tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông cho 200 cán bộ, hội viên xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động. Tại buổi tuyên truyền, tặng 5 suất quà cho 5 gia đình hội viên phụ nữ có người thân bị tai nạn giao thông, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

* Phụ nữ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Phối hợp tham gia chương trình giao lưu văn nghệ với Hội phụ nữ địa phương; tổ chức thi đấu giao hữu Bóng chuyền hơi với Hội Phụ nữ Công an tỉnh, Hội Phụ nữ phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên và các Hội phụ nữ cơ sở khối cơ quan Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà 6 cán bộ, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Page 6: Trang mục lục

6BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

HIỆU QUẢ TỪ VIỆC ĐỔI MỚI TRONG CHỈ ĐẠO, XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH THIẾT THÂN VỚI PHỤ NỮ GÓP PHẦN

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI PHỤ NỮ CÁC CẤP VÀO CUỘC SỐNG Năm 2017 là năm đầu

tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, vận dụng sáng tạo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, chỉ đạo các cấp Hội trong tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung các giải pháp thực hiện các khâu đột phá góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và từng địa phương, đơn vị.

Quán triệt phương châm “Lấy phụ nữ làm trung tâm; vận động xã hội tham gia giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ. Lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu; lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội” được đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Hội

LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung tổ chức thực hiện tốt 5 khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 2 Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Dân vận khéo”;….Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã mạnh dạn từng bước đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội theo hướng tập trung các hoạt động về cơ sở, ưu tiên cơ sở khó khăn; tăng cường xây dựng các mô hình thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ; ban hành Quy định đi công tác cơ sở đối với cán bộ chuyên trách cấp tỉnh để nắm bắt tâm tư, nguyện

vọng của hội viên phụ nữ, phát hiện những điển hình mới, cách làm hay, sáng tạo của các tập thể, cá nhân trên các lĩnh vực; tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội cấp trên; giúp đỡ cán bộ Hội cơ sở theo phương thức cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội; đẩy mạnh, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập trung về cơ sở, lấy cán bộ, hội viên là trung tâm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ; trong công tác thi đua khen thưởng đã có sự đổi mới, việc phát hiện, xây dựng, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân trên các lĩnh vực luôn kịp thời nhằm động viên, khích lệ cán bộ, hội viên tích cực tham gia các hoạt động và phong trào phụ nữ. Bằng cách đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, xây dựng các mô hình thiết thân với hội viên phụ nữ, từng bước các cấp Hội đã đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận,

Page 7: Trang mục lục

7BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

ủng hộ của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh, được các cấp, các ngành, các địa phương đánh giá cao.

Với phương châm đổi mới trong các cuộc họp, hội nghị, nhất là hội nghị Ban Thường vụ, hội nghị giao ban, hội nghị Ban chấp hành, BTV Hội LHPN tỉnh đã nghiên cứu, lựa chọn nội dung họp phù hợp, thiết thực, cụ thể. Các cuộc họp đã dành nhiều thời gian cho thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mới, hay, hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc chuyển giao tài liệu, triển khai văn bản góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí.... Hội nghị giao ban với các huyện, thành phố, đơn vị được tổ chức tại cơ sở, gắn với thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình, điển hình của các địa phương. Tại hội nghị giao ban, các đại biểu được nghe các điển hình, mô hình hay, sáng tạo chia sẻ kinh nghiệm về cách làm, hiệu quả và ý nghĩa của mô hình để nhân rộng, triển khai mô hình về địa phương mình bằng những hình thức, cách thức phù hợp. Từ cách chia sẻ kinh nghiệm đó đã có nhiều mô hình được nhân rộng trong đó tiêu biểu là mô hình “Phế liệu sạch” của Hội LHPN xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, cán bộ, hội viên

phụ nữ trong xã đã thực hiện phân loại rác và tặng rác vô cơ có thể tái chế được cho chị Nguyễn Thị Hạnh - hội viên tàn tật, đơn thân, giúp chị có thu nhập từ 40.000 - 60.000đồng/ngày. Mô hình đã được chia sẻ tại Hội nghị giao ban quý II, nhận thấy mô hình rất ý nghĩa trong việc giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tích cực tham gia bảo vệ môi trường, Hội LHPN huyện Yên Mỹ tiếp tục triển khai nhân rộng trong huyện, Hội LHPN huyện Khoái Châu đã học tập, sáng tạo triển khai, nhân rộng. Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 34 mô hình “Phế liệu sạch” tại các cơ sở. Việc đổi mới trong tổ chức các cuộc họp giao ban đã giúp cán bộ Hội có cơ hội được trực tiếp học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tạo sức lan tỏa, nhân rộng các mô hình, điển hình trong toàn tỉnh.

Để thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua, các Cuộc vận động và 2 khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, 3 khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề thiết thân đối với phụ nữ để ưu tiên chỉ đạo, tổ chức thực hiện; có chỉ đạo điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân

rộng, quan tâm chỉ đạo xây dựng mô hình trên các lĩnh vực, cụ thể hóa các nội dung cho phù hợp với từng đối tượng hội viên, phụ nữ và đặc điểm tình hình của từng địa phương, đồng thời khuyến khích các cấp Hội chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện đảm bảo thực chất, phù hợp và gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội.

Thực hiện khâu đột phá “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ”, BTV Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chủ động, phối hợp thực hiện tốt hoạt động giám sát, lựa chọn các nội dung giám sát và thực hiện nghiêm túc hoạt động giám sát tại địa phương. Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm trình Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt, tổ chức đoàn giám sát đối với Ban quản lý chợ, hộ kinh doanh thực phẩm tại 3 chợ: chợ Bái (huyện khoái Châu), chợ thương mại Phố Cao (huyện Phù Cừ), chợ Xuôi (huyện Tiên Lữ) và 6 cửa hàng dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Kim Động, thành phố Hưng Yên. Tổ chức 20 lớp tập huấn về nội dung Quyết

Page 8: Trang mục lục

8BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

định 217, 218 của Bộ Chính trị, tập huấn, tuyên truyền một số Luật: Luật Trẻ em, Bộ Luật Dân sự, Luật An toàn thực phẩm và Luật Thi hành án cho cán bộ Hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; phát phiếu khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý tới cán bộ, hội viên phụ nữ ở 10 huyện, thành phố; tổ chức trợ giúp pháp lý tại một số cơ sở Hội.

Để nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, phát huy quyền làm chủ của hội viên; đa dạng hóa nội dung hoạt động nhằm đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội tăng cường đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, duy trì và nhân rộng các mô hình tập hợp thu hút hội viên hiệu quả như: tổ, nhóm, CLB phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, CLB bóng chuyền hơi nữ, CLB văn hóa văn nghệ, CLB xây dựng gia đình hạnh phúc,…. Trong năm thành lập mới 47 CLB, thu hút 841 thành viên tham gia, như câu lạc bộ: nữ tiểu thương văn minh; không sinh con thứ 3 trở lên; bóng chuyền hơi; phụ nữ thực hiện VSATTP; phụ nữ cao tuổi, thiện tâm; thành lập được 49 đại lý thu Bảo hiểm, vận động được

11.049 người mua BHYT, 16 người mua BHXH tự nguyện, góp phần đưa tỷ lệ bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 10/2017 đạt 82,47% dân số, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh năm 2017. Đến nay, toàn tỉnh phát triển mới 3.990 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh là 261.039.

Công tác vệ sinh môi trường được Hội chọn là 1 trong 3 khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV. Hội LHPN tỉnh đã triển khai, xây dựng mô hình “Phân loại và xử lý rác hữu cơ tại gia đình làm chế phẩm EM”. Mô hình được triển khai làm điểm tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu và phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên với sự tham gia của 20 hộ gia đình hội viên phụ nữ. Đến nay, mô hình đang tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn thành phố, huyện Khoái Châu và huyện Ân Thi thu hút gần 300 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia thực hiện. Đồng thời, các cơ sở Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động gia đình hội viên thực hiện phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình.

Để thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ, Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về thực hiện Chính

sách Dân số-KHHGĐ cho hội viên phụ nữ tại các huyện, thành phố. Thành lập 5 CLB “Phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên” tại 5 huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 và tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao; tổ chức ký cam kết tới từng hội viên thực hiện Chỉ thị 12/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ; tổ chức Hội nghị tọa đàm, biểu dương 30 gia đình hội viên phụ nữ sinh con một bề là gái, thực hiện tốt Chính sách DS-KHHGĐ, xây dựng gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, Hội còn đưa nội dung Chỉ thị 12 vào cuốn Bản tin Phụ nữ Hưng Yên làm tài liệu tuyên truyền, cấp phát đến 100% cơ sở, chi, tổ phụ nữ.

Thực hiện khâu đột phá “Tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng. Xây dựng mô hình chăn nuôi, sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở 10 huyện, thành phố”, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho 400 hội viên phụ nữ tại các cơ sở; phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm “An toàn thực phẩm với sức khỏe gia đình và cộng đồng”; giám sát

Page 9: Trang mục lục

9BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

thực hiện Luật An toàn thực phẩm. Thông qua các hoạt động đã phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về ATTP và trong giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP.

Các cấp Hội đã không ngừng sáng tạo, đổi mới, xây dựng các mô hình phù hợp, hiệu quả, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Mô hình “Địa chỉ tiếp nhận và trao tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt gia đình cho hội viên nghèo” được ra mắt tại thành phố Hưng Yên. Mô hình đã nhận được sự ủng hộ tích cực của cán bộ, hội viên, phụ nữ, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ đồ dùng, quần áo, tiền, gạo,…. dành tặng cho phụ nữ và trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố và một số địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc; mô hình “Tuyến đường phụ nữ tự quản, trồng hoa 2 bên lề đường” được triển khai trong toàn tỉnh, mỗi cơ sở Hội đăng ký, triển khai thực hiện gắn biển ít nhất 1 tuyến đường. Đến nay, đã có 43 cơ sở Hội tổ chức trồng hoa hai bên đường và tại trụ sở UBND xã. Đây là một mô hình mới được

hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng, góp phần làm cảnh quan môi trường trên các tuyến đường liên thôn, liên xã thêm xanh - sạch - đẹp, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; mô hình “Hợp tác xã sản xuất dịch vụ tổng hợp Hoa Thiên Phú” tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm và “Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cam xã Quảng Châu thành phố Hưng Yên” do phụ nữ tham gia quản lý đã được các cấp Hội vận động, thành lập giúp chị em trên địa bàn hợp tác làm ăn, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình cùng nhiều mô hình đang được triển khai hiệu quả tại các cơ sở Hội như mô hình “Hũ gạo tình thương”; tiết kiệm tại chi hội, tổ phụ nữ để hỗ trợ hội viên khó khăn về giống, vốn phát triển kinh tế gia đình; CLB nữ tiểu thương văn minh; xóm, phố 3 sạch; tổ phụ nữ tự quản về an toàn giao thông….

Nhằm giúp cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu sâu sắc hơn, tự hào và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Hưng Yên, phong trào nữ du kích Hoàng Ngân anh hùng, bất khuất, thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã vận động xây dựng

công trình Nhà Lưu niệm lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân Hưng Yên và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Thị Kính (tức Trần Thị Khang) tại xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào. Đồng thời, tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu, hiện vật lịch sử và phối hợp xây dựng phim tài liệu “Nữ du kích Hoàng Ngân Hưng Yên - Bản anh hùng ca bất diệt” chuyển đến cơ sở làm tài liệu sinh hoạt chi hội phụ nữ. Bằng sự nỗ lực, cố gắng của các cấp Hội phụ nữ, sự ủng hộ, hưởng ứng của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong năm qua đã cùng với các cấp, các ngành góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh và từng địa phương, đơn vị. Phong trào của Hội ngày càng đi vào chiều sâu, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Hoạt động Hội đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên và củng cố niềm tin của hội viên phụ nữ đối với tổ chức Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

Văn phòng Hội LHPN tỉnh

Page 10: Trang mục lục

10BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CHI HỘI PHỤ NỮ Ngày 17/10/2017,

Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ban hành Hướng dẫn số 07/HD-BTV về đánh giá, xếp loại tổ chức Hội LHPN cấp cơ sở giai đoạn 2017-2021. Trong đó có nội dung đánh giá xếp loại chi hội phụ nữ thuộc Hội LHPN xã/phường/thị trấn. Qua việc đánh giá xếp loại cơ sở Hội năm 2017, hầu hết các cơ sở Hội thực hiện cơ bản nghiêm túc hướng dẫn, tuy nhiên còn có cơ sở Hội thực hiện chưa nghiêm túc nội dung, quy trình xếp loại chi hội, Bản tin Phụ nữ Hưng Yên xin giới thiệu một số nội dung hướng dẫn đánh giá, xếp loại chi hội như sau:

* Về nội dung đánh giá: Căn cứ vào kết quả

thực hiện Phong trào thi đua, các Cuộc vận động; Thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội hàng năm; Thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy địa phương và Hội cấp trên.

* Về nguyên tắc xếp loạiCăn cứ chủ yếu vào

mức độ hoàn thành các nhiệm vụ/chỉ tiêu được giao; trường hợp chi hội không hoàn thành nhiệm vụ/chỉ tiêu giao do yếu

tố khách quan, bất khả kháng (thay đổi địa giới hành chính, thiên tai, địch họa…) thì được xem xét, cân nhắc trong quá trình đánh giá, phân loại; Không xếp loại đối với chi hội mới thành lập, có thời gian hoạt động dưới 6 tháng

* Về mức độ xếp loạiMức độ xếp loại chi

hội gồm 4 mức: Vững mạnh, khá, trung bình, yếu

- Chi hội vững mạnhLà chi hội hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ trong năm, được Hội LHPN cơ sở chấm điểm thi đua đạt 90 điểm trở lên.

Có sổ theo dõi Phong trào thi đua, các Cuộc vận động, các hoạt động Hội; cập nhật đầy đủ, thường xuyên.

Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên.

- Chi hội kháLà chi hội hoàn thành

tốt nhiệm vụ trong năm, được Hội LHPN cơ sở chấm điểm thi đua đạt từ 80 đến dưới 90 điểm.

- Có sổ theo dõi Phong trào thi đua, các Cuộc vận động, các hoạt động Hội; cập nhật đầy

đủ, thường xuyên.- Hoàn thành tốt các

nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên.

- Chi hội trung bìnhLà chi hội cơ bản

hoàn thành nhiệm vụ trong năm, được Hội LHPN cơ sở chấm điểm thi đua đạt từ 70 đến dưới 80 điểm.

Có sổ theo dõi Phong trào thi đua, các Cuộc vận động, các hoạt động Hội; cập nhật chưa đầy đủ, chưa thường xuyên.

Hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên.

- Chi hội yếuLà chi hội chưa hoàn

thành nhiệm vụ trong năm, được Hội LHPN cơ sở chấm điểm thi đua đạt dưới 70 điểm.

Có sổ theo dõi Phong trào thi đua, các Cuộc vận động, các hoạt động Hội nhưng chưa đầy đủ; cập nhật không thường xuyên, thiếu thông tin.

Hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên.

Page 11: Trang mục lục

11BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

* Về quy trình đánh giá, xếp loại theo 02 bước như sau:

Bước 1. Chi hội tổ chức họp đánh giá và tự nhận xếp loại chi hội, báo cáo kết quả đánh giá lên Ban Chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở:

- Chi hội tổ chức họp hội viên, trình bày báo cáo tổng kết hoạt động năm của chi hội; hội viên tham gia ý kiến vào báo cáo, chi hội tiếp thu hoàn thiện báo cáo tổng kết;

- Tập thể chi hội thảo luận, thống nhất tự xếp loại chất lượng chi hội;

- Gửi báo cáo tổng kết hoạt động năm của chi hội; biên bản họp chi hội tự xếp loại chất lượng; tờ trình hoặc công văn đề nghị công nhận xếp loại chi hội (có ý kiến nhận xét của cấp ủy) về Ban Chấp hành Hội LHPN cơ sở.

Bước 2. Ban Chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở đánh giá, xếp loại chất lượng chi hội trực thuộc:

- Ban Chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở họp: đánh giá, biểu quyết và ra quyết định công nhận kết quả xếp loại chất lượng chi Hội trực thuộc;

- Báo cáo kết quả đánh giá với Ban Thường vụ Hội LHPN huyện, thành phố;

- Thông báo kết quả đến các chi hội.

Lưu ý: Trường hợp chi hội không nhất trí với kết quả họp xét của Ban Chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở, chi hội được đánh giá có quyền gửi kiến nghị lên Ban Thường vụ Hội LHPN cơ sở. Ban Thường vụ Hội LHPN cơ sở có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời bằng văn bản.

Ban Tổ chức - Kiểm traHội LHPN tỉnh

PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH

Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là một trong những vấn đề bức xúc đang được các cấp, các ngành, các địa phương tập trung giải quyết. Tính trung bình một hộ gia đình trong 24 giờ thải ra môi trường khoảng 2kg rác, trong đó rác thải hữu cơ thực vật chiếm 70%, tương đương khoảng 1,2 kg. Nhằm thực hiện hiệu quả khâu đột phá của Nghị quyết

Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 về “Nâng cao hiệu quả các hoạt động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh chỉ đạo xây dựng điểm mô hình “Ngâm ủ rác hữu cơ thành chế phẩm EM để sản xuất nước rửa bát,

nước lau nhà” tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu và phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên với sự tham gia của 20 hộ gia đình hội viên phụ nữ. Đến nay, mô hình đã đạt được kết quả bước đầu đang tiếp tục được nhân rộng.

Bằng việc xử lý một lượng rác hữu cơ thực vật thành chế phẩm EM sẽ giúp giảm lượng rác hữu cơ thải ra gây ô nhiễm

Page 12: Trang mục lục

12BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

môi trường ở khu dân cư; mô hình không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình tham gia thực hiện, nhất là đối với hộ nghèo, hộ thu nhập thấp.

Bản tin Phụ nữ Hưng Yên giới thiệu quy trình kỹ thuật“Ngâm ủ rác hữu cơ thành chế phẩm EM để sản xuất nước rửa bát, nước lau nhà” như sau:

1. Nguyên liệu:

a. Rác hữu cơ thực vật, gồm: các loại rau, hoa, củ, quả. Rác phải còn tươi; không úa vàng, ủng, thối. Rác được cắt ngắn khoảng

5 cm, rửa sạch như đối với rau ăn.

b. Nước: Nước sạch (nước giếng khoan, nước máy), không sử dụng nước mưa.

c. Đường: Sử dụng đường trắng.

d. Dụng cụ ngâm ủ: Thùng bằng nhựa, có nắp đậy (loại thùng 20 lít).

2. Quy trình ngâm ủ:

Bước 1: Chuẩn bị 3 kg rác thực vật, cắt ngắn khoảng 5 cm, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Cho 10 lít nước sạch vào thùng nhựa, bỏ 500 gram đường trắng

vào hòa tan trong nước. Tỉ lệ đường nước phải đảm bảo để vi sinh vật có thể phát triển.

Bước 3: Cho 3 kg rác thực vật đã chuẩn bị vào thùng nước đường đã hòa tan, ấn nhẹ tay cho rác ngập trong nước đường sau đó đậy kín nắp thùng. Thùng để nơi thoáng, mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Trong khoảng 10 ngày đầu, hàng ngày phải đảo trộn đều rác trong thùng 1 lần và theo dõi quá trình lên men. Sau đó, cứ 3 ngày mở nắp thùng để đảo trộn 1 lần. Tổng thời gian ngâm ủ khoảng 30 - 35 ngày, việc ủ lâu hơn không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sau này.

Bước 4: Sau khi ủ 30 - 35 ngày, lượng rác đã chín; rác bị phân hủy, dung dịch chế phẩm có màu (tùy theo màu của rác ngâm). Tiến hành vớt hết bã rác, lọc dung dịch qua lớp lưới lỗ nhỏ sau đó đóng vào can hoặc chai để chỗ mát tránh ánh nắng trực tiếp.

Bà Lê Thị Khanh - Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố Đông Thành, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên thực hiện thành công mô hình ngâm ủ rác hữu cơ thành chế phẩm EM để sản xuất nước rửa bát, nước lau nhà

Page 13: Trang mục lục

13BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

3. Yêu cầu thành phẩm

- Trong quá trình ngâm ủ, thấy bề mặt có váng nổi lên là thành công.

- Có thể tạo màu cho dung dịch theo ý muốn như: Đối với rác là hoa màu vàng, rau màu xanh sẽ có màu vàng nhạt; rau dền, bắp cải tím sẽ cho ra màu tím; hoa hồng, dưa hấu có màu đỏ.

- Lưu ý: lên men có váng thành màng trắng là thành công. Nếu có dấu hiệu bị thối hoặc có bọ phải loại bỏ và ngâm ủ mẻ khác.

- Chế phẩm EM thu được từ ngâm ủ rác hữu cơ có tác dụng: Tẩy sạch các vết dầu, mỡ bám trên bát, đĩa, bếp; sàn nhà, kính, gỗ, tường gạch men; khử mùi, thông cống thoát nước sinh hoạt, giảm thiểu mật độ các loại côn trùng

(ruồi, muỗi, kiến, gián…). Sản phẩm an toàn đối với sức khỏe người, không gây dị ứng da, thân thiện với môi trường. Có thể dùng để tưới cây, giúp tăng độ dinh dưỡng cho đất và hạn chế sâu hại cây trồng.

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

PHỤ NỮ VỚI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

QUYỀN VỀ ĐẤT ĐAI CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là chủ đại diện sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai của Việt Nam khá phức tạp, Bản tin Phụ nữ Hưng Yên xin giới thiệu một số điểm

quan trọng giúp cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh hiểu rõ hơn về quyền sở hữu và sử dụng đất của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 công nhận quyền sử dụng đất của mọi công dân. Luật pháp không cho phép phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong các quyết định về đất đai. Bất kỳ phong tục hay tập

quán nào phủ nhận quyền sở hữu và sử dụng đất đai của người phụ nữ đều là bất hợp pháp. Cả chồng và vợ đều có quyền quản lý và sử dụng đất của gia đình trong thời gian kết hôn.

Đất của gia đình được định nghĩa là: Mảnh đất mà trên đó ngôi nhà của gia đình được xây dựng; đất canh tác giúp duy trì cuộc sống của gia đình như đất

Page 14: Trang mục lục

14BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

nông nghiệp (để trồng, cấy, chăn nuôi) hoặc đất mà từ đó gia đình kiếm được thu nhập hoặc đất mà theo phong tục, tập quán truyền thống được gọi là đất hương hỏa.

* Về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ chồng.

Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:

- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ tên chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

để ghi cả họ, tên vợ và họ tên chồng nếu có yêu cầu.

Như vậy, đất được cấp cho vợ chồng thuộc quyền sở hữu chung của cả vợ và chồng. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cho vợ chồng được căn cứ vào Giấy đăng ký kết hôn tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi thực hiện bất kỳ giao dịch liên quan đến đất của vợ chồng như chuyển nhượng, trao đổi, thế chấp hoặc cho thuê thì phải có được sự chấp thuận hoặc đồng ý của cả 2 vợ chồng và phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn hoặc công chứng bằng văn bản thì mới có thể thực hiện được.

* Về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các thành viên trong gia đình.

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định: Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy

đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và cấp cho người đại diện.

Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình

- Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ Luật Dân sự và luật khác có liên quan.

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy

Page 15: Trang mục lục

15BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan.

Như vậy, Đất được cấp cho hộ gia đình thuộc quyền sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình thì phải ghi đầy đủ tên của những thành viên gia đình có chung quyền sở hữu. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc định đoạt quyền sử dụng đất hoặc thực hiện bất kỳ giao dịch liên quan đến đất của của hộ gia đình như chuyển nhượng, trao đổi, thế chấp hoặc cho thuê thì phải được thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý và phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn hoặc công chứng bằng văn bản thì mới

có thể thực hiện được.Người phụ nữ có

quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử về việc giải quyết chanh chấp đất đai nếu họ không đồng ý với bản án hay quyết định đó.

* Về sở hữu của vợ và chồng đối với tài sản bao gồm cả đất đai, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014 như sau:

Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra các quy định chi tiết và cụ thể về tài sản chung của vợ, chồng trong đó có đất đai, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên trong thời kỳ hôn nhân cũng như trong trường hợp ly thân, ly hôn hoặc góa.

Theo Điều 33 của Luật HN&GĐ thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt

động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Nhằm đảm bảo quyền của phụ nữ trong đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, Điều 34 Luật HN&GĐ quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

* Về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Điều 62 Luật HN&GĐ quy định:

- Quyền sử dụng đất

Page 16: Trang mục lục

16BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

- Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật HN&GĐ.

Trong trường hợp chỉ

một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 của Luật HN&GĐ;

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm,

đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật HN&GĐ;

+ Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật HN&GĐ.

Ban Chính sách - Luật phápHội LHPN tỉnh

CÁC CẤP HỘI PHỤ NỮ VỚI CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH

Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Điều này đã được khẳng định trong Luật Bình đẳng giới. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới của tỉnh đã đánh giá: Sau 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình được cải thiện đáng kể, họ được tôn trọng và được tham gia vào mọi quyết định trong gia đình.

Gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội, là trường học đầu tiên dạy con người biết đối nhân xử thế trong mối quan hệ giữa các thành viên… Để có một xã hội công bằng và bình đẳng, trước hết phải

bắt đầu từ mỗi gia đình. Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu

tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia

Page 17: Trang mục lục

17BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển”. Có nghĩa là, mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ và chồng cùng nhau chia sẻ, cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Vợ và chồng cần phải bình đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện mọi công việc, có bổn phận như nhau trong việc quyết đinh sinh con, số con và khoảng cách sinh, trong đó cần quan tâm chăm sóc phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ. Trong gia đình, không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con gái cũng phải bình đẳng như con trai trong việc học tập, lao động và hưởng thụ. Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển bền vững, tiếp thu những

mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thống, tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân.

Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên và mất cân bằng giới tính khi sinh còn tồn tại ở một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Định kiến giới, tư tưởng “trọng nam hơn nữ” vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, coi nam giới là “trụ cột” còn phụ nữ luôn gắn với vai trò nội trợ, chăm sóc gia đình đã gây ra cách nhìn lệch lạc về vai trò của mỗi giới, dẫn đến thiếu sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ trong công việc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ vẫn còn tự ti, cam chịu, ít có cơ hội để học tập, nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội; thời gian làm việc khá dài trong ngày cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ.

Nhằm góp phần thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ, thời gian qua các

cấp Hội LHPN trong tỉnh đã và đang thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới, thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; tham gia xây dựng chính sách, luật pháp và giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới theo quy định. Ngoài ra, các cấp Hội đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, cụ thể như: tổ chức các buổi tọa đàm về giới, Luật Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình...; trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên phụ nữ; duy trì hoạt động hiệu quả của các tổ hoà giải ở cơ sở và các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, chủ động, khéo léo hoà giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các gia đình, dòng họ, các thành viên trong gia đình, góp phần đảm bảo trật tự an ninh ở địa phương; thành lập và duy trì hoạt động các CLB Gia đình hạnh phúc, CLB Bình đẳng giới, CLB Phụ nữ không sinh con thứ 3… Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV đã quyết

Page 18: Trang mục lục

18BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

định thực hiện 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2016-2021, trong đó có khâu đột phá về tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt Chính sách Dân số - KHHGĐ, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Trên cơ sở đó, Hội LHPN trong tỉnh đã đề ra các giải pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Với sự quyết tâm, năng động, sáng tạo của các cấp Hội phụ nữ và đội ngũ cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở, những năm qua toàn tỉnh đã tổ chức 1.039 cuộc tuyên truyền, 52 cuộc tọa đàm về Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình...; xây dựng hàng ngàn mô hình câu lạc bộ, 91 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về Bình đẳng giới, từng bước nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội....

Trong thời gian tới,

các cấp Hội cần tăng cường tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho hội viên phụ nữ, cho gia đình và cộng đồng, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình; tăng cường tổ chức tập huấn về giới và bình đẳng giới cho cán bộ, hội viên phụ nữ, đôi ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên của Hội, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện bình đẳng giới cho phụ nữ, tạo môi trường, điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò, vị thế của mình, xoá bỏ những tư tưởng phong kiến, lạc hậu; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể, cấp ủy đảng, chính quyền nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ; chú trọng việc nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện bình đẳng giới,

xây dựng các mô hình thực hiện bình đẳng giới. Bên cạnh đó, bản thân phụ nữ cần phải cố gắng vươn lên, phát triển toàn diện về đức- trí- thể- mỹ. Mỗi phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức: Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ chung của nhân loại.

Ban Gia đình - Xã hội

Hội LHPN tỉnh

Page 19: Trang mục lục

19BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

Tập luyện thể dục thể thao có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc bảo vệ tăng cường sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần, góp phần xây dựng người phụ nữ Hưng Yên phát triển toàn diện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017 - 2021 và Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ lựa chọn môn thể dục thể thao thích hợp để tập luyện. Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong các cấp Hội vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam 20/10; xây dựng các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở các địa phương nòng cốt là hội viên phụ nữ nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân nói chung và cán bộ, hội viên, phụ nữ nói riêng. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam “Mỗi cơ sở Hội lựa chọn ít nhất một loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để vận động hội viên, phụ nữ tham gia”. Đến nay, 100% cơ sở Hội trong tỉnh đã thành lập được câu lạc bộ với nhiều loại hình phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ ở địa phương. Trong đó, có 991 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; 65 câu lạc bộ bóng chuyền hơi; 44 câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh; 41 câu lạc bộ cầu lông... có trên 21 nghìn hội viên, phụ nữ tham gia. Các câu lạc bộ duy trì hoạt động thường xuyên, nề nếp, tạo sự phấn khởi, đoàn kết trong hội viên, phụ nữ.

Điển hình những đơn vị có phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh như: huyện Văn Lâm, Khoái Châu, Văn Giang và thành phố Hưng Yên....

Trong nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch duy trì 2 năm/lần tổ chức Hội thao cấp tỉnh đã thu hút hàng trăm phụ nữ ở các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia thi đấu. Năm 2017, Hội thao Phụ nữ tỉnh Hưng Yên được tổ chức tại Nhà tập luyện thể thao tỉnh, với sự tham gia của trên 100 vận động viên của Hội LHPN 10 huyện, thành phố và các đơn vị: Hội Phụ nữ Công an tỉnh, Phụ nữ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Ban Nữ công LĐLĐ tỉnh, các vận động viên tham gia thi đấu 2 môn: bóng chuyền hơi và cầu lông. Kết thúc Hội thao, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho Hội LHPN thành phố Hưng Yên, Hội LHPN huyện Văn Lâm đoạt giải Nhì và Hội LHPN huyện Khoái Châu đoạt giải

PHỤ NỮ HƯNG YÊN VỚI PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO

Page 20: Trang mục lục

20BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

Ba; Ban Tổ chức trao giải cá nhân Nhất, Nhì, Ba cho các vận động viên thi đấu môn cầu lông và cho các đội thi đấu môn bóng chuyền hơi.

Tại các địa phương, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 hàng năm, Hội LHPN các huyện, thành phố đều phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch tổ chức các giải thi đấu thể thao, giải bóng chuyền hơi nữ, cầu lông...thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tinh thần luyện tập thể thao ở các địa phương, đơn vị.

Tại Đại hội thể dục thể thao các cấp năm 2017,

Hội LHPN các huyện, thành phố, cơ sở đã chọn cử cán bộ, hội viên, phụ nữ và vận động viên tham gia diễu hành biểu dương lực lượng, thi đấu các môn thể thao và đồng diễn, góp phần vào thành công chung của Đại hội.

Trong thời gian tới, Hội LHPN các cấp trong tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Đồng thời, hàng năm duy trì tổ chức các giải thể thao, Hội thao thu hút đông đảo các

tầng lớp phụ nữ tham gia tập luyện và thi đấu. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở Hội trong tỉnh duy trì, thành lập mới các loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, phấn đấu 100% cơ sở Hội thành lập được các loại hình tập luyện thể dục thể thao như: Câu lạc bộ bóng chuyền hơi nữ, câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ dân ca, dân vũ…góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

NƠI KẾT NỐI VÀ TRAO GỬI YÊU THƯƠNG

Với truyền thống “Tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam, nhiều năm qua, công tác nhân đạo, từ thiện luôn được các cấp Hội Phụ nữ thành phố Hưng Yên duy trì thường xuyên và mang lại nhiều kết quả. Tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã có sức lan

tỏa rộng khắp, trở thành nét đẹp của người phụ nữ Phố Hiến và tạo niềm tin, động lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Để tiếp tục nhân lên những hành động đẹp, ngày 11/10/2017, Hội LHPN thành phố Hưng Yên đã thành lập Ban quản lý và chính thức ra mắt “Địa chỉ

tiếp nhận và trao tặng quần áo, đồ gia dụng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo”.

Hội nghị ra mắt “Địa chỉ tiếp nhận và trao tặng quần áo, đồ gia dụng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo” của Hội LHPN thành phố tổ chức tại trụ sở số 81, đường Trưng Trắc, phường Minh

Page 21: Trang mục lục

21BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

Khai, thành phố Hưng Yên vào những ngày đầu thu, trong không khí các cấp Hội LHPN trên địa bàn đang sôi nổi tổ chức các hoạt động kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 ; Lãnh đạo thành phố, Hội LHPN tỉnh và đông đảo chị em phụ nữ, các nhà hảo tâm, đại diện doanh nghiệp đã tới dự, chứng kiến, ủng hộ và tặng quà. Với tâm nguyện mang yêu thương đến với phụ nữ và trẻ em nghèo, người góp của, người góp công, căn phòng tuy mới được sửa sang nhưng đã trở nên rộn ràng, ấm áp tình người. Ngay trong buổi ra mắt, Hội LHPN thành phố đã làm cầu nối, tiếp nhận 10 chiếc nồi cơm điện, 9 chiếc quạt điện, tiền mặt và nhiều quần áo

do các tập thể, cá nhân hảo tâm ủng hộ để tổ chức trao cho 42 hội viên phu nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố với số tiền trên 20 triệu đồng.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc vì cộng đồng, Hội LHPN thành phố quyết tâm không để hội viên phụ nữ, trẻ em nào đơn độc trên con đường đấu tranh chiến thắng bệnh tật, đói nghèo. Đồng thời, với việc ra mắt “Địa chỉ tiếp nhận và trao tặng quần áo, đồ gia dụng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo”, Hội LHPN thành phố đã ra Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban quản lý, duy trì lịch tiếp nhận và hỗ trợ vào chiều thứ Năm và sáng thứ Bảy hàng tuần; chỉ đạo

Hội LHPN cơ sở rà soát, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu cần hỗ trợ của hội viên, phụ nữ, trẻ em nghèo, khó khăn trên địa bàn để kịp thời vận động, hỗ trợ; đồng thời phối hợp với Đài truyền thanh thành phố tích cực tuyên truyền để các tập thể, các nhân, các nhà hảo tâm biết, quyên góp và ủng hộ, đồng thời những gia đình, phụ nữ, trẻ em khó khăn biết để đến Địa chỉ tiếp nhận sự quan tâm hỗ trợ, động viên của Hội. Từ khi ra mắt đến nay, mới hơn một tháng đi vào hoạt động Địa chỉ đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học, các nhà hảo tâm, các chị em phụ nữ, các cháu học sinh… có tấm lòng nhân ái, mong muốn được sẻ chia vì cộng đồng. Địa chỉ thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế nên đã thu hút được đông đảo người dân tham gia, trong đó có những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn đóng góp chia sẻ những vật dụng chưa dùng đến hoặc tham gia đi quyên góp, vận động. Đến nay, Địa chỉ đã tiếp nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của hơn 100 lượt tập thể, cá nhân ủng hộ, bao gồm: Tiền mặt; sách vở; đồ gia dụng; xe

Hội LHPN thành phố Hưng Yên thăm, tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Văn Chấn

và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Page 22: Trang mục lục

22BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

đạp; quần áo cũ, mới ... trị giá hàng chục triệu đồng. Không chỉ giúp đỡ phụ nữ, trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố, vừa qua Hội LHPN thành phố đã tổ chức Đoàn đi thăm, hỗ trợ, tặng quà cho 82 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái gồm 44,5 triệu tiền mặt, 200 kg gạo và 180 bao quần áo cũ.

Với sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân cùng chung tay góp sức, sự quyết

tâm của đội ngũ cán bộ Hội trên địa bàn thành phố, sự nhiệt tình ủng hộ của hội viên phụ nữ đã nhân lên những hành động đẹp, Hội LHPN thành phố sẽ là cầu nối vững chắc kết nối những tấm lòng nhân ái với những hoàn cảnh khó khăn, để mỗi bước chân trên con đường vượt khó của phụ nữ và trẻ em nghèo thành phố đều được nâng đỡ, có bạn đồng hành và không còn phụ nữ, trẻ em nghèo bị bỏ lại phía sau. Hội LHPN

thành phố sẽ tích cực góp phần cùng với Đảng bộ, nhân dân thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đề ra, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố; cùng với các cấp Hội LHPN trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2016-2021.

Hội LHPN thành phố Hưng Yên

CƠ SỞ HỘI TIÊU BIỂU TRONG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH” THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5, không 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động từ năm 2010 đến nay từng bước đã đi sâu vào đời sống

của hội viên phụ nữ, đem lại nhiều kết quả tích cực. Đây là Cuộc vận động có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực, định hướng rõ những việc cụ thể để phụ nữ phấn

đấu phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; đồng thời cùng với cộng đồng chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hội LHPN xã Ngọc Thanh là đơn vị được Hội LHPN huyện Kim Động chọn làm điểm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Ban Thường vụ Hội LHPN xã đã xây dựng kế hoạch, xác định rõ nội dung, giải pháp cụ thể, báo cáo Đảng

Page 23: Trang mục lục

23BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

ủy, chính quyền địa phương và triển khai nội dung thực hiện Cuộc vận động tới các Ủy viên Ban chấp hành, Chi hội trưởng thông qua tổ chức hội nghị giao ban, xây dựng các mô hình cụ thể với cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế của từng thôn.

Để việc thực hiện Cuộc vận động đạt hiệu quả, Hội phụ nữ xã đã tuyên truyền đến hội viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung 8 tiêu chí của cuộc vận động thông qua các buổi sinh hoạt chi hội, đồng thời phân công cán bộ chi hội và hội viên nòng cốt đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí. Qua đó đã từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về ý nghĩa thiết thực của việc thực hiện Cuộc vận động góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Hàng năm, các chi hội phát phiếu để các hộ gia đình hội viên phụ nữ tự đánh giá sau đó tổng hợp, rà soát, phân loại và lập danh sách các gia đình chưa đạt từng tiêu chí. Trên cơ sở rà soát, Hội phụ nữ xã đã chủ động xây dựng Kế hoạch giúp đỡ các hộ chưa

đạt như tăng cường công tác tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Hội, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các lớp tập huấn, giúp đỡ hội viên về giống, vốn, ngày công lao động...

Để thực hiện tiêu chí “Không đói nghèo”, với phương châm không để phụ nữ nghèo bị bỏ lại sau lưng, Hội phụ nữ xã đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đặc biệt là giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Hội đã tổ chức 5 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 500 chị; rà soát hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, vận động phụ nữ phát huy tinh thần vượt khó vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ vốn vay, tư liệu sản xuất để họ phát triển kinh tế gia đình; thành lập 11 tổ phụ nữ tiết kiệm tại chi hội với số tiền 115 triệu đồng cho 15 chị vay; các chi hội xây dựng quỹ tình nghĩa được 208 triệu đồng giúp 33 chị vay vốn; 128 lượt cán bộ hội viên phụ nữ có điều kiện giúp cho 346 lượt chị khó khăn về con giống, ngày công lao động, với tổng số tiền là 286,6 triệu; tặng 41 suất quà cho hội viên, phụ

nữ nghèo với số tiền trị giá 30,4 triệu đồng và giúp hơn 80 ngày công lao động để hỗ trợ phụ nữ nghèo làm nhà. Từ những hoạt động trên đã giúp cho hội viên phụ nữ từng bước tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giúp đỡ được 11 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã.

Thực hiện tiêu chí “Gia đình không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”, Hội LHPN xã đã chủ động phối hợp với Công an thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý về phòng chống tệ nạn xã hội và an toàn giao thông. Thành lập và duy trì hoạt động của 5 “Chi hội không có chồng con nghiện ma túy” có 661 chị tham gia.

Với tiêu chí “Gia đình không có bạo lực gia đình”, Hội đã tổ chức 4 lớp truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình cho 134 người; tham

Page 24: Trang mục lục

24BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

mưu thành lập 1 địa chỉ tin cậy, đã tư vấn, can thiệp, giúp đỡ cho 14 chị bị bạo lực gia đình; thành lập và duy trì hoạt động các mô hình câu lạc bộ: “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phòng chống bạo lực gia đình”… vận động phụ nữ, nam giới và cộng đồng cùng chung tay phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tiêu chí “Gia đình không sinh con thứ 3 trở lên”, để thực hiện tiêu chí này, Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với Trạm Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn đến hội viên phụ nữ về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về công tác DS-KHHGĐ, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và không phân biệt giới tính khi mang thai, từ đó giúp chị em hiểu sâu và thực hiện tốt hơn, nhờ vậy số hộ sinh con thứ 3 giảm, năm 2016 là 13 hộ, năm 2017 còn 7 hộ.

Thực hiện tiêu chí “Gia đình không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”, Hội đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án“Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy

con tốt”; thành lập và duy trì 1 CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”; duy trì có hiệu quả 06 CLB “Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em”; tuyên truyền nuôi, dạy con tốt, nuôi con bằng sữa mẹ. Vận động cán bộ, hội viên thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Hội nhận bảo trợ 8 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức bảo trợ 600.000 đồng/cháu/năm. Thông qua các hoạt động góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2016 là 14,2 % xuống còn 13,9% năm 2017; năm 2016 có 1 trẻ em bỏ học, năm 2017 không còn trẻ em bỏ học.

3 tiêu chí “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” là nội dung được Hội LHPN xã quan tâm tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức thiết thực như: đẩy mạnh tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vì sức khỏe gia đình và cộng đồng; tiếp tục tuyên truyền hội viên thực hiện phân loại và xử rác thải tại hộ gia đình; thành lập 285 tổ phụ nữ với đoạn đường tự quản (Gồm 5 hộ ở cạnh nhau) ký cam kết

tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm và khơi thông cống rãnh nơi mình ở vào chiều thứ Năm hàng tuần; 100% chi hội đã gắn biển “Đoạn đường phụ nữ tự quản” thành lập và duy trì có hiệu quả 1 CLB “Hạn chế sử dụng túi nilon” có 64 thành viên tham gia. Đặc biệt năm 2017, Hội LHPN xã đã phối hợp với các đoàn thể trồng gần 1km đường hoa vào trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Các hoạt động của Hội LHPN xã trong thực hiện tiêu chí “3 sạch” đã góp phần làm cảnh quan môi trường xã thêm xanh - sạch - đẹp, nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, hội viên và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên phụ nữ trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. Số hộ gia đình đạt 8 tiêu chí của Cuộc

Page 25: Trang mục lục

25BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

vận động từng bước tăng từ 62,4% (năm 2012) lên 86,8% (năm 2017). Từ kết quả của Cuộc vận động đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu được Hội phụ nữ các cấp ghi nhận, biểu dương. Góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong xã thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2017 xã Ngọc Thanh được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để Cuộc

vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tiếp tục đi vào đời sống của hội viên phụ nữ nói riêng và của cộng đồng dân cư nói chung một cách hiệu quả hơn, thời gian tới, Hội LHPN xã Ngọc Thanh tiếp tục hướng dẫn các chi hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc vận động, tăng cường các hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ thực hiện 8 tiêu chí

trong đó tập trung nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giúp hộ nghèo do hội viên phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời duy trì hiệu quả và nhân rộng các mô hình đã triển khai thực hiện tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương Ngọc Thanh ngày càng giàu đẹp và văn minh.

Hội LHPN huyện Kim Động

NGƯỜI CÁN BỘ HỘI NĂNG ĐỘNG

Về thôn Nội Lăng, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ không ai không biết đến mô hình trang trại VAC của gia đình chị Bùi Thị Síu, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Nội Lăng.

Sinh ra và lớn lên

trong một gia đình thuần nông, năm 19 tuổi chị xây dựng gia đình với anh Đào Duy Nhất người cùng thôn. Những năm đầu lập gia đình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khoán, vợ chồng chị phải đi làm thuê mà vẫn không đủ ăn. Chính vì thế chị luôn trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào để

phát triển kinh tế, có điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy các con. Nghĩ là làm, năm 2001, gia đình chị đã thuê thầu của HTX với diện tích là 12.000m2 đất để cải tạo xây dựng khu trang trại

VAC. Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thủ Sỹ đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho gia đình chị vay vốn phát triển kinh tế gia đình, với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là 20 triệu đồng, chị đã mạnh dạn bàn với chồng đầu tư xây dựng 50 m2 chuồng trại và mua 2 con lợn nái. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài gia đình chị đầu tư mua tiếp 10 con lợn thịt. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức về chăn nuôi cũng như cách phòng trị bệnh nên đàn lợn của gia đình chị

Page 26: Trang mục lục

26BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

thường xuyên mắc bệnh nhưng với sự kiên trì và lòng quyết tâm, vợ chồng chị đã học hỏi thêm kinh nghiệm từ các mô hình của bạn bè và tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi do Hội phụ nữ xã tổ chức. Với những kiến thức đã được tập huấn và những kinh nghiệm học hỏi được chị đã vận dụng vào chăn nuôi nên đàn lợn của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt, lợn nái bắt đầu sinh sản và cho thu nhập, kinh tế gia đình chị khá dần lên, có tiền để trả nợ ngân hàng và đầu tư mở rộng chăn nuôi, hiện nay gia đình chị đã mở rộng khu chăn nuôi lên 700 m2 và đang nuôi 50 con lợn nái, 300 con lợn thịt, 2.000 con vịt đẻ, 4.000 con gà đẻ, gà thịt.

Ngoài việc đầu tư vào chăn nuôi, gia đình chị còn trồng thêm các loại cây ăn quả như: Cam, quýt, bưởi, nhãn….và trồng thêm 5 sào ngô lai tạo nguồn thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của gia đình. Các sản phẩm từ mô hình trang trại của gia đình chị thường xuất bán cho các thương lái ở địa phương và các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội…. Bình quân hàng năm cho thu nhập từ 900

triệu -1 tỷ đồng, trừ chi phí, cho thu lãi gần 300 triệu đồng. Nhờ có thu nhập ổn định từ mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia đình chị đã xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm được nhiều trang thiết bị có giá trị và có điều kiện để nuôi các con ăn học tốt hơn. Hiện nay, cháu thứ nhất của chị đã tốt nghiệp đại học Bách khoa và đi làm, cháu thứ hai đang học Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Là một người đi lên từ nghèo khó bằng chính đôi bàn tay của mình nên chị rất thấu hiểu và chia sẻ với chị em khó khăn, với khả năng, bằng tấm lòng và tình cảm, chị đã giúp hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong chi hội bằng nhiều hình thức như: bán chịu con giống, cây giống, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt ... Mô hình của chị tạo việc làm thường xuyên cho 2-4 lao động với mức thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy mà đã có hội viên phụ nữ được chị giúp đỡ thoát nghèo.

Với vai trò là một chi hội trưởng chi hội phụ nữ chị luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình

hạnh phúc”; thực hiện 2 Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và các hoạt động của Hội. Bên cạnh đó chị còn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ trong Chi hội làm tốt công tác vệ sinh môi trường cũng như giúp nhau phát triển kinh tế góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Bản thân và gia đình chị luôn chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp, nhân đạo, từ thiện ở địa phương. Nhiều năm liền gia đình chị được bình xét là gia đình văn hóa tiêu biểu, cá nhân chị được các cấp Hội LHPN tặng Bằng khen, Giấy khen.

Với sự nỗ lực vươn lên của bản thân cùng sự chung tay giúp sức của chồng con, gia đình, chị Bùi Thị Síu là người cán bộ Hội tiêu biểu, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng. Chị là hình ảnh đẹp của người phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Ban Hỗ trợ PNPTKT

Hội LHPN tỉnh

Page 27: Trang mục lục

27BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

TẤM GƯƠNG PHỤ NỮ ĐẢM VIỆC NHÀ, TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG HỘI

Chị Vũ Thị Nở, hội viên chi hội phụ nữ thôn Phù Oanh, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ từ gia đình nghèo khó đã vươn lên thành hộ làm kinh tế giỏi, không những vậy chị còn luôn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào của thôn, xã, thực hiện tốt vai trò của người hội viên phụ nữ. Chị luôn sống vui vẻ, hoà đồng với làng xóm, yêu thương mọi người trong gia đình, nhiều năm liền gia đình chị được công nhận là gia đình văn hoá. Sinh ra và lớn lên ở thôn Phù

Oanh, năm 20 tuổi chị xây dựng gia đình với anh Vũ Anh Hoãn người cùng thôn. Hiện nay, anh là Đảng ủy viên, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Trưởng thôn Phù Oanh. Những năm đầu lập gia đình, anh chị

gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, con còn nhỏ, song với bản tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó vợ chồng chị đã quyết tâm vượt khó đi lên từ đôi bàn tay trắng. Anh chị không ngần ngại bất cứ công việc gì, tần tảo làm đủ nghề. Rồi từ ít vốn dành dụm được, gia đình chị bắt tay vào xây dựng mô hình ươm cây giống. Thời gian đầu chỉ là vài giống cây, tuy cũng có lúc thất bại, song vợ chồng chị đã không ngừng tự tìm tòi, học hỏi kinh

nghiệm trên sách báo và các mô hình cây giống khác, đồng thời thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của xã, của thôn về hướng dẫn thâm canh cây trồng, vừa làm, chị vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm. Nhận thấy mô hình giống đem lại hiệu quả, đầu ra cho cây giống dễ tiêu thụ. Những năm sau đó gia đình chị đã dần mở rộng quy mô và tăng các giống cây trồng, vừa ươm gieo giống cây ăn quả, vừa ươm gieo giống cây rau màu. Đến nay vườn cây giống của gia đình chị có diện tích lên đến 2.550m2 với đủ các loại giống cây rau, cây ăn quả, chị tìm tòi, học hỏi các kỹ thuật hiện đại trong việc tạo ra các loại cây giống cho năng suất cao như các loại cây có múi, thanh long ruột đỏ…Hàng năm, mô hình làm cây giống của gia đình chị cho thu nhập cao và ổn định từ 150 - 200 triệu đồng.

Cùng với làm kinh

Page 28: Trang mục lục

28BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

Hội LHPN huyện Phù Cừ

tế giỏi, chị Vũ Thị Nở còn làm tròn bổn phận, vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, hết lòng thương yêu chồng con, chăm sóc nuôi dạy hai con ngoan ngoãn và học hành thành đạt; 2 con của chị, một trai, một gái hiện nay đều đã trưởng thành, có gia đình riêng, có việc làm và thu nhập ổn định. Con gái lớn sau khi tốt nghiệp trường Đại học thương mại, chuyên ngành kiểm toán đang làm việc tại Công ty kiểm toán quốc tế tại Hà Nội, con trai hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Hưng Yên.

Bên cạnh việc chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, chị Nở còn tham gia nhiệt tình các phong trào công tác Hội tại địa phương, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng việc làm thiết thực như: tham gia mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt”,.... là hội viên đi đầu trong phong trào phụ nữ giúp nhau, năm

2017 chị đã giúp 17 chị em cây giống để phát triển kinh tế với tổng giá trị 21,5 triệu đồng. Chị Nở chia sẻ, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Hội Phụ nữ phát động, bản thân chị luôn nêu cao vai trò, chủ động trong việc tích lũy nâng cao kinh nghiệm, kiến thức trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, từ đó khẳng định mình có đủ phẩm chất, năng lực của phụ nữ trong thời đại mới, vận động chị em cùng thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, kêu gọi chị em tham gia ký cam kết không dùng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Dù công việc gia đình tương đối bận rộn, song chị luôn tích cực tham gia đầy đủ các cuộc họp, các buổi sinh hoạt của chi Hội

phụ nữ thôn và của Hội phụ nữ xã. Gia đình chị luôn chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực ủng hộ các loại quỹ cấp trên và địa phương phát động và được lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Hội ghi nhận và đánh giá cao. Hàng năm, chị đều được các chị em trong chi hội bình xét là hội viên tiêu biểu trong các phong trào, 3 năm liền được BTV Hội Liên hiệp Phụ nữ xã biểu dương, khen thưởng.

Có thể nói, chị Vũ Thị Nở là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng, là hội viên tích cực tham gia công tác Hội. Những thành quả đạt được của chị thật đáng trân trọng. Chị đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn, xứng đáng là tấm gương để nhiều hội viên phụ nữ học tập và noi theo.

Page 29: Trang mục lục

29BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM NĂM 2018

1. Khai trương trang Web Hội LHPN tỉnh Hưng Yên.

2. Phát hành “Lịch sử phong trào phụ nữ Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2016”.

3. Tổ chức Giao lưu nữ công nhân lao động “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” cấp tỉnh.

4. Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

5. Tổ chức giám sát việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm; việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về cấp kinh phí hoạt động cho các chi hội và phụ cấp hàng tháng cho các chi trưởng chi hội phụ nữ.

6. Tổ chức hội nghị tọa đàm về Nâng cao chất lượng hoạt động của chi hội phụ nữ và biểu dương chi hội phụ nữ tiêu biểu

năm 2018.7. Tổ chức Hội nghị

sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và sơ kết việc tham gia thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” gắn biểu dương phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực.

8. Tổ chức Ngày hội phụ nữ sáng tạo năm 2018.

9. Tổ chức Hội nghị chuyên đề về kỹ năng nuôi, dạy con trong các gia đình hiện đại.

10. Tổ chức Hội thao phụ nữ tỉnh Hưng Yên năm 2018.

11. Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn

2017-2025” và Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”.

12. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình trên các lĩnh vực: Mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; mô hình ngâm ủ rác hữu cơ thành chế phẩm EM để sản xuất nước rửa bát, nước lau nhà; mô hình tuyến đường hoa; mô hình đường, phố, xóm 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ; câu lạc bộ không sinh con thứ 3; hũ gạo tình thương; địa chỉ tiếp nhận và trao tặng vật dụng gia đình; mô hình chăn nuôi, sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Page 30: Trang mục lục

30BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

CÁC MÓN ĂN, THỰC PHẨM GIỮ ẤM CƠ THỂ, TRÁNH CẢM LẠNH TRONG MÙA ĐÔNG

Vào những ngày trời rét đậm, rét hại, không chỉ cần mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể mà còn phải ăn những thực phẩm phù hợp để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể, chống lại thời tiết bên ngoài. Mùa đông lạnh và khô hanh làm cho con người dễ cảm cúm, viêm mũi, viêm amidan... Do đó, chúng ta cần bồi bổ các món ăn bài thuốc, thực phẩm giữ ấm cơ thể.

Trước tiên phải kể đến món bồ câu hầm: Bồ câu ra ràng 1 con, làm sạch, mổ bỏ ruột ngũ tạng, nhét vào bụng chim các vị thuốc ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ từ 15 - 20g, rồi cho vào nồi đổ đủ nước ninh nhừ, mỗi tuần ăn 1 đến 2 bữa. Chú ý không nên sử dụng bài thuốc này cho người có tính nhiệt hoặc có các bệnh về thận.

Cháo gừng hành: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối ăn 5g. Gạo vo sạch cho nước vừa đủ hầm nhừ thành cháo. Hành rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ. Khi cháo chín cho hành, gừng, muối vào

khuấy đều ăn lúc nóng.

Canh cá chép đậu đỏ: Cá chép tươi 500g, đậu đỏ hạt nhỏ 100g, cùng gừng, vỏ quýt lượng vừa đủ, nấu thành canh ăn, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.

Canh thịt gà trống: Gà trống to chừng 500g, vặt sạch lông, mổ bỏ nội tạng, cho vừng, rượu gạo ninh nhừ thành canh ăn.

Các món ăn có chứa gừng như bánh trôi nóng, chè nếp gừng, trà gừng; các gia vị như tỏi, gừng, tiêu, mật ong; các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, rau xanh… cũng giúp bạn giữ ấm cơ thể tuyệt vời trong mùa đông.

Tỏi: Ăn một tép tỏi

sau khi đi ngoài trời lạnh về sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm. Tuy có chút mùi hương khó chịu sau khi ăn nhưng tỏi được mệnh danh loại thực phẩm kháng sinh hữu ích với con người. Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tỏi, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Tỏi có thể chữa được các loại bệnh phổ biến trong mùa lạnh như cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, tỏi đen còn rất tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư. Sau khi đi ra ngoài về, ăn một tép tỏi sẽ giúp bạn làm ấm cơ

Page 31: Trang mục lục

31BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Trong ngày nên ăn thêm 3-4 tép tỏi nữa để cơ thể không bị cóng.

Gừng: Đây là lựa chọn hàng đầu cho bạn có được cơ thể ấm áp trong những ngày giá lạnh. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, dùng để chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn trớ, giúp tiêu hóa. Gừng được cho vào thực phẩm cũng là cách hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Trong những ngày lạnh giá, ăn một bát canh gừng nóng sẽ có tác dụng đào thải mồ hôi, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm. Canh gừng vốn là món ăn thuốc trong điều trị cảm cúm của người Ấn Độ và Trung Quốc. Lấy 10-20g gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng vào khuấy đều, ăn nóng.

Ngoài việc cho gừng vào đồ ăn thì trà gừng

hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, có thể uống nước cam hoặc quýt nóng cho thêm lát gừng tươi giã nhuyễn.

Thực phẩm có màu đỏ: Những thực phẩm có màu đỏ rất giàu năng lượng, giúp bạn sưởi ấm trong mùa đông. Những loại rau củ hoặc thịt có màu đỏ giúp bạn tăng cường năng lượng để cơ thể cảm thấy ấm hơn vì chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein hữu ích cho hệ miễn dịch, tăng khả năng chịu lạnh cho bạn. Rau củ màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt, củ cải đỏ... chứa vitamin A, nhóm B, lycopen, axit amin... có tác dụng trong việc làm ấm cơ thể. Đặc biệt những thực phẩm màu đỏ còn có đặc điểm là chứa nhiều chất sắt giúp kháng khuẩn, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn

để cơ thể đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết.

Quế và tiêu: Với đặc tính ấm nóng, quế và tiêu được coi là những gia vị quan trọng để giữ ấm cơ thể. Tiêu có vị cay nồng, hơi hăng được cho vào các món ăn, đặc biệt là món cháo hoặc các món có mùi tanh. Tuy nhiên, tiêu có thể ảnh hưởng đến dạ dày nên chỉ dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt, tiêu hữu ích với người bị bệnh hen khi trở trời. Bạn chỉ cần rắc ít tiêu trên món ăn đã đủ để bảo vệ sức khỏe.

Quế có vị ngọt, để cho vào các loại nước dùng, nước lẩu để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, trà thêm vài cây quế sẽ đượm mùi ấm ấp và nồng nàn, cho cơ thể bớt lạnh ngày trở rét.

Mật ong: Ngoài gừng và tỏi, mật ong cũng là thực phẩm cực kỳ hữu ích trong mùa đông lạnh. Mật ong cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho

Page 32: Trang mục lục

32BẢN TIN PHỤ NỮ HƯNG YÊN

In 3.550 cuốn khổ 19x27 cm tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển công nghệ Lam Loan - Smart Print. Giấy phép xuất bản số 15/XBBT-STTTT ngày 30 tháng 6 năm 2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hưng Yên cấp.

In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2017. Lưu hành nội bộ

(Nguồn: Sức khỏe & đời sống)

cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn. Vì vào những ngày trời lạnh giá, việc đảm bảo năng lượng giữ ấm cho cơ thể vô cùng quan trọng. Trong mật ong lại có chứa nhiều loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản, có thể đi thẳng vào mạch máu, khiến cho nguồn năng lượng đi thẳng vào cơ thể. Vào mùa đông, dùng uống nước chanh ấm mật ong uống mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, chữa đau họng hiệu quả.

Rau xanh: Trong thành phần của rau cải chứa nhiều protein và vitamin. Mặt khác, rau cải còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể. Trong các món ăn ngày đông, rau cải có thể xào hoặc cho vào nhúng lẩu

Các loại thịt: Các loại thịt có hàm lượng các

chất protein và carbon hydrat dồi dào trong các loại thịt trên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

Tuy nhiên, gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng lên mức báo động, vì thế không vì ham rẻ mà các bạn mua thịt không rõ nguồn gốc nhé! Nên chọn những nơi bán uy tín, có thương hiệu, như vô siêu thị hay của hàng quen bạn hay mua. Các loại thịt có hàm lượng giàu protein gồm: Thịt bò, thịt trâu, thịt bê, sườn lợn, thịt gà, các loại cá…

Các loại hải sản giàu i-ốt: Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các

món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét. Các loại hải sản giàu i-ốt có nhiều trong: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…

Song song một số loại thực phẩm có khả năng chống rét như trái cây họ cam quýt, tỏi, gừng, khoai lang... là những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng để đảm bảo cơ thể luôn ấm áp trong ngày đông lạnh giá. Ngoài ra một số loại rượu như: vang đỏ, rượu đế rất tốt cho cơ thể mùa đông giá rét này, nhưng đừng lạm dụng quá nhé các bạn. Ngoài ra 1 số gia vị như tiêu, ớt, gừng,.. khi nấu ăn các bạn nên bổ sung cho phù hợp để cơ thể luôn trong tình trạng ấm áp nhé.