TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong...

20
Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 101 chào thăm Ông bà TRN-XIU là Ông Bà Nhc cuanh Phm. Khi biết tôi đang mang bnh CHAI GAN, Ông Bà Trn-Xiu đã tng cho tôi mt vthuc tri bnh gan chính hiu cuPháp ! Rt tiếc thi gian đã quá lâu, tôi không nhđược tên cuvthuc y. Tt nhiên là mt vthuc thì không đũ để đẩy lùi căn bnh quái ác kia. Điu đáng nói đây là cái tình người đã th-hin trong đó ! Bi vì, ai đã sng min Nam ngay sau thi kđầu CSVN chiếm đot, 1975-1985, đều biết rng, cho dù vn còn ct du được nhiu vàng bc, song vn có thkhông mưa được thuc tt để cưú mng minh khi cn thiết ! Cho nên vic Ông Bà Trn-Xiu trao cho tôi mt vTHUC TÂY CHÁNH HIU khi y phi nói là mt nghi-cđáng trân-trng ! Bi vì, trong cái thi kvô cùng khó khăn nghit ngã đó, ‘th-thân’ là chuyn mà ai cũng phi nghĩ đến. CNguyn Tri đã dy trong tp Gia Hun Ca rng: “Cutuy tơ tóc, nghiso nghìn trùng”. Nếu mi người đều đối xvi nhau bng mt chút LÒNG TTnhư vy thì cuc đời này sđẹp biết bao ! Cbà TRN-XIU, nh-danh DƯ-TH- HIU vưà ta-thế ngày 23 tháng 9, 2011 ti thành- phSanta Ana, Nam California, th89 tui.. Tôi xin dâng vài dòng tưởng-nim này như mt nén hương nguyn cu ĐỨC PHT đưa hương-linh Cvmin lc cnh ! * * * Bn, CNguyn Bá Hc nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngi núi e sông”. Làm mt ĐIU TTcũng không khó, vì nó không đến ni phi ‘đội đá vá tri’ hay là ‘di non lp bin’. Điu t-tế có khi chlà mt hành xtế- nh, như Ông vua Á-rp trên kia. Có khi chlà mt bưả cơm cho người hon nn, như Ông cgn trm kim-soát Kinh-Tế 3. Mt li ha giúp đở người đang âu lo, bi ri, như Ông Mc-Sư đã làm. Hay chlà mt vthuc tt trao ra trong thi kvô cùng khc nghit mà ai cũng cn phi…ththân ! Nhưng mun làm được ĐIU TTthì tiên quyết là ta phi CÓ LÒNG TT. Bi vì, người ta không thtrao ra cái gì mà t-thân người ta đã… không có ! Nó cũng tương tnhư có người vì không ưa chế-độ CSVN nên đã dè bĩu rng người CSVN đã “đánh mt tính liêm-sĩ” ! Nói thế thì khi cũng oan cho h, bi vì ktkhi lp Đảng cho đến bây gi, hcó làm hay nói điu gì chng thcó liêm- sĩ đâu mà… đánh mt ! TH ÀNH-NGUYN * * * VUI XUÂN TRÀ VINH Xuân năm nay trvthăm quê MBao nhiêu năm lăn lóc nơi xngười Xuân xa quê chng tìm thy nim vui Thăm li Trà Vinh hưởng mùa Xuân mi Vui Xuân Trà Vinh nghe lòng phơi phi Nhìn li con đường đưa li em đi Thi xuân xanh ca cô gái dy thì Lòng chm yêu tình đơn phương mười sáu Xuân thi nay không còn nghe tiếng pháo Nhng con đường rc rnhng cành mai Mua sm vui xuân sut cã đêm ngày ChTết đông tp np người qua li VTrà Vinh vui Xuân lòng rn rã Nhn nhp phphường hi hbước chân Phđông người nhng ksng xa gn Vquê cvui xuân cùng đón tết Da Lan TRÀ VINH NGÀY NÀO Trà Vinh đường hàng me xanh bóng mát Vn còn nguyên hay đã đổi thay nhiu Bn bè xưa gicòn được bao nhiêu Hay tt cbdâu đời biến đổi My mươi năm chúng mình đời hai li Anh còn nhcô bé bui tan trường Tà áo dài gió lng nng chiu buông Vào quán kem bên góc đường Lê li Nhquán kem tan trường em lui ti Li chưa trao tim như đã gi mi Dáng anh gy da trng mái tóc oăn Nói gì đây người tình em chđợi Em vn nh...nhvnơi chn đó Nhncười nhdáng anh đi qua Nhtht nhiu, Trà Vinh nay đã xa Nhchiu mưa cu Long Bình êm Dlan

Transcript of TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong...

Page 1: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 101

chào thăm Ông bà TRẦN-XIỀU là Ông Bà Nhạc cuả anh Phẩm.

Khi biết tôi đang mang bệnh CHAI GAN, Ông Bà Trần-Xiều đã tặng cho tôi một vỉ thuốc tri bệnh gan chính hiệu cuả Pháp ! Rất tiếc thời gian đã quá lâu, tôi không nhớ được tên cuả vỉ thuốc ấy.

Tất nhiên là một vỉ thuốc thì không đũ để đẩy lùi căn bệnh quái ác kia. Điều đáng nói ở đây là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN chiếm đoạt, 1975-1985, đều biết rằng, cho dù vẩn còn cất dấu được nhiều vàng bạc, song vẩn có thể không mưa được thuốc tốt để cưú mạng minh khi cần thiết ! Cho nên việc Ông Bà Trần-Xiều trao cho tôi một vỉ THUỐC TÂY CHÁNH HIỆU khi ấy phải nói là một nghiả-cử đáng trân-trọng ! Bởi vì, trong cái thời kỳ vô cùng khó khăn nghiệt ngã đó, ‘thủ-thân’ là chuyện mà ai cũng phải nghĩ đến. Cụ Nguyễn Trải đã dạy trong tập Gia Huấn Ca rằng: “Cuả tuy tơ tóc, nghiả so nghìn trùng”.

Nếu mọi người đều đối xử với nhau bằng một chút LÒNG TỬ TẾ như vậy thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao !

Cụ bà TRẦN-XIỀU, nhủ-danh DƯ-THỊ-HIẾU vưà ta-thế ngày 23 tháng 9, 2011 tại thành-phố Santa Ana, Nam California, thọ 89 tuổi.. Tôi xin dâng vài dòng tưởng-niệm này như một nén hương nguyện cầu ĐỨC PHẬT đưa hương-linh CỤ về miền lạc cảnh !

* * * Bạn,

Cụ Nguyễn Bá Học nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Làm một ĐIỀU TỬ TẾ cũng không khó, vì nó không đến nổi phải ‘đội đá vá trời’ hay là ‘dời non lấp biển’.

Điều tử-tế có khi chỉ là một hành xử tế-nhị, như Ông vua Á-rập trên kia. Có khi chỉ là một bưả cơm cho người hoạn nạn, như Ông cụ ở gần trạm kiểm-soát Kinh-Tế 3. Một lời hứa giúp đở người đang âu lo, bối rối, như Ông Mục-Sư đã làm. Hay chỉ là một vỉ thuốc tốt trao ra trong thời kỳ vô cùng khắc nghiệt mà ai cũng cần phải…thủ thân !

Nhưng muốn làm được ĐIỀU TỬ TẾ thì tiên quyết là ta phải CÓ LÒNG TỬ TẾ. Bởi vì, người ta không thể trao ra cái gì mà tự-thân người ta đã… không có !

Nó cũng tương tự như có người vì không ưa chế-độ CSVN nên đã dè bĩu rằng người CSVN đã “đánh mất tính liêm-sĩ” ! Nói thế thì khi cũng

oan cho họ, bởi vì kể từ khi lập Đảng cho đến bây giờ, họ có làm hay nói điều gì chứng tỏ họ có liêm-sĩ đâu mà… đánh mất !

TH ÀNH-NGUYỄN

* * *

VUI XUÂN TRÀ VINH

Xuân năm nay trở về thăm quê Mẹ Bao nhiêu năm lăn lóc nơi xứ người

Xuân xa quê chẳng tìm thấy niềm vui Thăm lại Trà Vinh hưởng mùa Xuân mới

Vui Xuân Trà Vinh nghe lòng phơi phới Nhìn lại con đường đưa lối em đi Thời xuân xanh của cô gái dậy thì

Lòng chớm yêu tình đơn phương mười sáu

Xuân thời nay không còn nghe tiếng pháo Những con đường rực rở những cành mai

Mua sắm vui xuân suốt cã đêm ngày Chợ Tết đông tấp nập người qua lại

Về Trà Vinh vui Xuân lòng rộn rã Nhộn nhịp phố phường hối hả bước chân

Phố đông người những kẻ sống xa gần Về quê củ vui xuân cùng đón tết

Da Lan

TRÀ VINH NGÀY NÀO

Trà Vinh đường hàng me xanh bóng mát Vẫn còn nguyên hay đã đổi thay nhiều

Bạn bè xưa giờ còn được bao nhiêu Hay tất cả bể dâu đời biến đổi

Mấy mươi năm chúng mình đời hai lối Anh còn nhớ cô bé buổi tan trường Tà áo dài gió lộng nắng chiều buông Vào quán kem bên góc đường Lê lợi

Nhớ quán kem tan trường em lui tới Lời chưa trao tim như đã gọi mời

Dáng anh gầy da trắng mái tóc oăn Nói gì đây người tình em chờ đợi

Em vẫn nhớ ...nhớ về nơi chốn đó Nhớ nụ cười nhớ dáng anh đi qua

Nhớ thật nhiều, Trà Vinh nay đã xa Nhớ chiều mưa cầu Long Bình êm ả

Dạ lan

Page 2: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 102

Khi đọc đến tên Mả Tiền trong báo nói về

Trà vinh có lẻ có một số ít người biết về địa- danh này. Còn một số đông có lẻ không biết nó là đâu. Để góp bài cho đặc san Trà vinh kỳ này, chúng tôi mời các bạn về thăm lại quê xưa: Ấp Mả Tiền .

Vào năm 1968,chánh quyền Trung ương muốn cải tổ chánh quyền tới Thôn, Ấp nên bắt đầu chia đơn vị hành chánh xả thành các ấp. Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Châu Thành, Cầu Ngang, Long Toàn,Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Ôn, và Càng Long. Ngày 8/10/1957 chính quyền Ngô Đình Diệm cho sát nhập quận Vũng Liêm vào Tỉnh Trà-Vinh, như vậy Tỉnh Trà Vinh có tới 9 quận.

Về phương diện hành chánh thì được nhưng về mặt địa lý nhân sự thì không thuận tiện. Dân chúng ở hai quận này đi về Vĩnh Long, hay Cần Thơ thì tiện hơn là đi Vĩnh Bình. Các bạn nào ở Trà Ôn, Vủng Liêm bị đi học ở Vỉnh bình có lẻ còn nhớ. Ngày 14/1/1967 cũng trong thời Việt Nam Cộng Hòa, bởi sắc lệnh số 06/SL/ĐUHC chính quyền tách rời hai quận Vũng Liêm và Trà Ôn ra khỏi tỉnh Trà Vinh và chỉ còn lại bảy quận.

Mỗi quận chia ra thành nhiều Xả. Riêng Thị xã Phú Vinh về địa lý thì thuộc quận thuộc Quận Châu Thành của Tỉnh Vỉnh Bình nhưng về mặt hành chánh, kinh tế thì ngang hàng với một quận, vì vậy Xả Trường xả Phú Vinh thường được Tỉnh Trường mời họp cùng với các Quận Trưởng.

Thị xả Phú vinh gồm các ấp Thanh Lệ, ấp số 2, ấp số 3, ấp Tri Tân và ấp Mã Tiền. Sau 1975, Viêt Cộng đổi ấp Thanh Lệ thành Phường 1, Ấp sồ 2 thành Phường 2, Ấp sổ 3 thành Phường 3, Ấp Tri Tân thành Phường 6, Âp Mã Tiền thành Phường 7.

Thông thường tên các Ấp thường được đặt tên do đặc điểm ở địa phương đó, riêng ấp Mã Tiền có ranh giới từ phi trường Trà vinh chạy theo con đường đất quẹo phải tới chùa Phướng. Tới đây quẹo trái tới đường số 1 rồi đi thẳng tới chùa Phước Hòa, tiếp tục theo đường nhỏ bên hông chùa đi ra phía ruộng. Rồi theo ruộng lúa đi lên qua khỏi hậu cứ Trung Đoàn 14 tới chùa Chim. Chùa này là

chùa của người Khmer, khi quý vị đi ngang phi trường nhìn về huớng Tây là thấy. Địa thề vắng vẻ nên việt công thường về chùa này vì vậy ít có người lui tới.

Thời gian trong quân ngũ, lúc tôi là Trung Đội Trưởng của Đại Đội 139, Chùa Chim cũng gần đơn vị nên tôi có nhiều dịp đến chùa này. Kiến trúc cũng như bao chùa khác của người Khmer, chim cũng không có nhiều như ở chùa Hang trên đường đi Xả Đa Lộc, nơi có rất nhiều dơi. Ấp Mã Tiền là tồng hợp cùa các xóm: Chùa Chim; hậu cứ Trung Đoàn 14 của Sư đoàn 9, xóm thắc gióng, xóm miểu Ông Tà; xóm Lò Rèn, Xóm đá gà; xóm Cao Đài, xóm vườn xoài; xóm giếng nước…

Tới đây quý vị đọc qua tên các xóm có thể hình dung ra nghề nghiệp người dân trong ấp. Trước đó Ấp này đất rông dân thưa. Cây cối, mồ mả ao hồ chen nhau tạo thành cảnh hoang vắng, ít người lui tới vì sợ cướp bóc hoặc sợ ma. Khi chúng tôi còn nhỏ nơi này là chổ vớt cá thia thia, bắt bù rầy, bắt dế, đào đuông… Chổ cây xăng chú Tiểng trước đó là một ao sâu, lao sậy mộc đầy. Chú Tiểng là con của bà Đại Đức. Bà là người đầu tiên ở Trà vinh có tàu đò đưa khách, chở hàng hóa từ Trà Vinh đi Bến Tre, Mỷ Tho. Tỉnh Bến Tre chỉ cách Trà Vinh có con sông Cửu Long. Người dân quen gọi là con sông Cái. Nếu không dùng ghe đò thì phải đi vòng tới Vĩnh Long. Tới đây phải qua sông bằng chiếc Bắc ( hay phà). Thời gian qua bắc gần cà giờ. Khi có quá nhiều xe thì phài bị kẹt nhiều giờ mới tới phiên. Qua bắc Mỹ Thuận (Vỉnh

Page 3: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 103

Long ) tới Mỹ Tho phải qua bắc Rạch Miểu mới tới Bến Tre mất rất nhiều thời giờ. Đò Đại Đức đã góp phần rất lớn cho người dân Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh.

Chiến tranh ngày càng khốc liệt, dân chúng từ các vùng quê bỏ làng ra tỉnh lánh nạn càng nhiều. Mã Tiền là nơi thuận tiện cho đủ mọi thành phần nên trở thành đông dân nhứt của thị xả. Trung Đoàn 14, sư đoàn 9 đóng đối diện với phi trường cũng góp phần gia tăng dân số của âp Mả tiền. Hậu cứ đại đội 978, đại đôi 979 và đại đội 139 cũng có hậu cứ ở ấp này. Nghe nói đại đôi của Đoàn Công Danh có thời cũng ở vùng này. Thân nhân của lính cũng theo về ở gần cho tiện .

Sự việc di dân từ vùng sôi đậu về vùng quốc gia cũng gây thêm bất an cho ấp Mã tiền. Khi người dân thường tới xóm ấp cất nhà ở để lánh nạn thì việt công cũng trà trôn theo để hoạt động. Đoạn đưòng từ phi trường vô chợ đi ngang qua xóm vườn xoài thường bị bắn sẻ, vụt lưu đạn,ám sát, rải truyền đơn… phần đông là do mấy tên du kích viêt cộng nằm vùng thực hiện.

Xóm Mã tiền, từ lâu là nơi sanh ra nhiều tệ nạn, trôm cắp, cướp giựt, đỉ điếm nhưng không nhiều. Bây giờ dân cư đông đúc tệ nạn tăng thêm. Trong ấp củng có chùa Phước Hòa ở gần đó, ngay đầu đường có Thánh Thất của đạo Cao Đài. Ngay trong khu vườn xòai có nhà giảng Tin Lành, nhà thờ Tin lành này khi tôi còn nhỏ nó đã có rổi. Đi xa lên một chút là Tịnh Xá Ngọc Vân nơi tu hành của quý vị Sư phái Khất Sĩ.

Đối diện quán cà phê Tư Sơn có con đường đất dẩn vào trường Tiểu học Mã Tiền. Trường này có đủ các lớp: từ lớp Năm tới lớp Nhất mà chỉ có 2 dảy phòng học. Có thời gian tôi được biệt phái về làm Hiệu Trưởng trường nầy thay thế cho Thầy Nguyễn Văn Nhân, tôi có xin được tiền cất thêm một dãy phòng học nửa. Trường phải chia làm 3 thời mới đủ lớp học.

Học sinh phần đông nghèo, quần áo không được sạch sẽ. Khi tôi mới về trường này, có những học sinh đi học bị xỉu trong giờ học, khi có học sinh bị xỉu tôi rầt lo định chở đi bệnh viên. May nhờ có một vài học sinh khác nói lại cho thầy, cô giáo biết, các thầy cô nầy cho tôi biết là mấy đứa đó không phải bị bệnh mà vì đói nên bị xỉu. Sau này, có thầy Trần Hửu Quang vừa đi dạy vừa chích thuốc tri bệnh về trường Mả Tiền giúp. Khi có học sinh bị xỉu thì thầy ra quán cà phê mua xôi, nước chanh cho em bị xỉu. Sau khi ăn xôi uống nước chanh là em đó trở về lớp học chớ không về nhà.

Sau này chúng tôi có xin được sửa bột, bánh mì cho các em học sinh ăn sáng.

Trước cừa, ngay lối đi vào trường có một cái miều, dân chúng gọi là miếu Ông Tà. Miếu này có cũng lâu đời rồi. Khi tôi về trường Mã tiền mới có dịp tìm hiểu. Hàng ngày trước khi vào trường, tất cả thầy, cô và phần đông học sinh phải đi ngang miếu. Tôi nói phần đông mà không nói tất cả, vỉ trường cất gần nhà dân chúng mà không có hàng rào nên học sinh đi tắc theo nhà dân chúng ở gần vô lớp cũng được. Miếu giống như một cái chòi, mái lợp tôn thiếc, ba phía để trống chì có chổ đề bình cắm nhang và mấy viên đá cụi là có vách. Nền tráng xi măng, thỉnh thoảng dù ngày thường tôi cũng thấy có ai đốt nhang. Theo ngưòi dân ở đó cho biết: trong miếu không có hình ai chỉ có vài cục đá màu đen, tròn lẳng tượng trưng cho cái gì không ai biết. Còn tên Ông Tà thì người Miên gọi là người đi tu theo phái Tiểu Thừa là Lục Rụ hay Lục Tà. Có lè có vị sư nào đó có công với người trong xóm nên họ làm miếu thờ. Nơi này trẻ em trong xóm thường đến chơi: bắn bi, đánh bái, trốn kiếm… Có đứa nằm trên nền gạch ngủ, có đứa ngồi mà không có làm gì hết. Thỉnh thoàng mấy cô hành nghề mải dâm rỉ tai mấy đứa nhỏ có lẻ nhờ giúp cái gì đó. Sau này, củng do tình cờ học sinh nói lại chúng tôi được biết: dù hành nghề mải dâm nhưng các cô đó cũng ngại ra đường chận đón khách. Các cô chỉ ở trong nhà, khách quen thì biết đường vô, còn khách lạ tới xóm này là mấy đứa nhỏ chạy ra kiếm mối dẩn vào nhà để được cho tiền. Trong xóm này cũng có nhiều nhà chứa các cô gái mải dâm nhưng chổ dể nhận nhứt là miểu Ông Tà ... Bây giờ chữ Ông Tà theo giới bình dân được hiểu là không đàng hoàn. Nhưng người dân trong xóm cũng vui vẽ nói chuyện với các cô gái đó như bình thường. Khi gặp tôi các cô cũng gật đầu chào. Tôi cũng chào lại coi họ như một phụ huynh trong trường vì hòan cảnh mà phài làm nghề không chánh đáng. Tôi cũng có dịp theo ông Trưởng ấp Nguyễn Văn Trắng, người dân điạ phương gôi là Ba Trắng, hoặc cùng đi theo phó ấp Huỳnh Văn Tấn tự Hai Lạc thăm các phụ huynh học sinh trong vùng. Có một lần tôi ngồi nghe, một cô vừa nói vừa khóc vì cô không có tiền trả nợ nên bị thưa. Cô sợ bị bắt, Cô cho biết phải tạm ngưng hành nghề vì có thai. Tôi không nghe rỏ Ông trưởng ấp hỏi câu gì mà chỉ nghe ông nói lại là các cô bị mấy bà tú bà bắt uông nước muối để ngưà thai mà cô này nói có thai nên ông có vẻ hơi nghi ngờ. Nghe

Page 4: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 104

tới đây, chúng tôi đứng dậy ra về lòng buồn bả vỉ không giúp được gì. Tôi không có dịp tìm hiểu xem ông Trưởng ấp có giúp gì được không ?

Có một lần khi tới trường, tôi thấy đông người tụ họp ở miếu, kẹt cả lối đi. Tôi xuống xe dẩn bộ vào trường rồi trở ra coi chuyện gì. Tới nơi thấy có hai phu huynh học sinh mà tôi quen cũng có mặt.Tôi chỉ thấy các cô hành nghề mải dâm, tốp đứng ngoài, tốp đang nhảy muà. Người đứng xem vổ tay vui vẻ. Tôi thấy các cô mặc áo dài mà không có mặc quần nên tôi không tiện đứng lâu. Tôi bèn mời hai phụ huynh mà tôi quen về văn phòng vừa uống nước vừa hỏi về lể cúng ông Tà.

Hai người cho biết: hàng năm các chị em ta ở xóm này, mua bông hoa, bánh trái, nhang đèn ăn mặc áo dài đẹp, mà không có măc quần. Các chị này vừa hát vừa nhảy để tạ ơn ông Tà mà họ tin là giúp cho họ được may mắn trong lúc hành nghề, buổi lễ coi như cúng Tổ. Nghe kể như vậy làm tôi liên tưởng tới câu chuyện thần Bạch Mi mà tôi có dịp đọc trong báo .

Thần Bạch Mi còn có tên là thần Nhòm, câu chuyện này có lẻ xuất phát từ miền Bắc nước Việt vì người Nam chữ dòm ngó thì người Bắc nói là nhòm. Truyên kể là có anh chàng nọ đi ăn xin để độ nhật thay vì phải đi làm. Một hôm nọ, sau khi kiếm đủ ăn anh ta tới một xóm nhà nhìn thấy cây cối xum xuê nên anh thay vì nằm dựa gốc cây ngủ thì anh leo lên cây vừa để ngủ vừa không bị ai dòm ngó. Tìm được nhánh cây vừa ý anh vừa lim dim đôi mắt thì thấy một cô gái đi vào nhà tắm dưới nhánh cây mà anh đang ngồi bên trên. Cô gái từ từ cởi bỏ quần áo để tắm một cách tự nhiên. Anh chàng ngồi trên cây có được dịp nhìn ngươi đẹp tắm. Anh mải mê nhìn hay sao mà trật tay té nhào xuống đầt chết tốt. Dân trong xóm thưong tình lo chon cất xong thì hồn của anh chàng này nhập đồng lên nói rằng anh chết nhằm giờ linh nên Ngọc Hoàng cho thành Thần. Không biêt ông thần nòi thật hay nói dối hay nói thế nào mà dân làng còn nói thêm là ông cai quản các chị em hành nghề mải dâm để anh coi cho mản nhản vừa để giúp họ kiếm sống. Dân trong làng không biết tên anh ta là gi chỉ thấy anh có cặp long mi màu trắng nên gọi ông là Thần Bạch Mi. Các chị em hành nghề mải dâm nghe chuyện như vậy nên tự coi ông Bạch Mi nầy là Tổ nghiêp mải dâm. Ngày cúng tổ, một số chị em hành nghề mải dâm tụ họp cũng không mặc quần, nhảy muá đề cúng tổ

Các chị em ờ Mã Tiền có lẻ không biết tổ Bạch Mi, hay có biết thì Thần cũng ở xa không

bằng có Tà ở gần. Tên gọi có khác tên mà cách hành lể giống nhau có lẻ Thần cũng vui lòng chấp nhận.

Đọc đến đây, các bạn cũng như tôi có lẻ cũng thắc mắc: tên Mả Tiền do đâu mà có ? Sau đây tôi tự tìm hiểu về tên ấp MẢ TIỀN.

Thường cách đặt tên cho một địa phương nào người dân coi có tên ai đó có công, nổi tiếng mà đặt tên. Tôi cũng có tìm hiểu coi ai có tên Mã Tiên ở trong xóm không ? Các ông già, bà cà không có nghe ai có tên như vậy.

Già thuyết này không đúng. Tôi quay sang giả thuyết là nơi này ngày trước có nhiều cây tên Mả Tiền nên người ta goi như vậy. (Mã tiền là một loài cây gỗ kích thước trung bình, có thể cao tới 25 m. Lá của nó hình trứng kích thước 5 x 9 cm. Các cành nhỏ có lông tơ, ra hoa từ mùa xuân tới mùa hè, có độc tính cao, ngay cả vỏ cây cũng chứa các hợp chất độc)

Tôi hồi nhỏ cũng có thời sống ở nơi ắp này. Tôi cũng không nghe ai nói có loại cây tên Mã Tiên ... Nều tôi không biềt thì có người khác biết, tên Mả tiền phài có trước khi có cây dầu lớn, hay có trước vườn xoài. Giả thuyết này cũng không ổn.

Hay là có cái mã nào của tiên chăng? Tôi đi cùng xóm chỉ thấy có nhị tỉ Quảng Đông có mả chôn cất đàng hoàng, thường là mà đất không có cái nào đẹp hết. Thôi bỏ qua cho rồi.

Rồi một hôm, vào giờ chơì cuả học trò tôi nghe chúng nó nói xuôi nói ngược tôi chợt đem chữ miếu Ông Tà ra nói lái thành Mả Ông Tiền. Tôi tự suy luận: Thường các “liền ông” đi váo các động mải dâm thường đi lén, khi nói cho bè bạn nghe thì nói lóng, nói lái sợ người khác nghe, nên khi nói đi miểu ong tà thì nói là mả ông tiền. Nói ngắn gọn còn chữ “Mã Tiền”. Một trong các vị này, có người tìm tên cho xóm cây dầu, xóm vườn xoài, xóm miểu ông tà thành tên chung cho một ấp cho có vẻ văn chương nên đạt tên là Ấp Mả Tiền chăng?. Giả thuyết này chỉ đọc cho vui chớ không chắc là đúng. Tên này chỉ có trong giấy tờ nên ít ai còn nhớ. Người dân Trà Vinh nói tới xóm cây dầu, xóm vườn xoài, xóm miều ông tà thì ai cũng biết.

Thái Lai

Page 5: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 105

Chuyện Tào lao của Hai Quẹo

Có lẽ tiếng sầu mà kèm theo tiếng đâu nghe nó kỳ lạ và vô nghỉa đối với vài văn nghệ sỹ. Nên bèn bị sửa lại là sầu đông, cho có vẻ thi vị, văn hoa hơn. Hoặc là vì thấy nó rụng lá trơ cành trụi lủi vào mùa đông, coi nó buồn rồi sửa thành sầu đông cho hợp. “Mùa thu chết trên cây sầu đông”. Nhưng sầu đâu là cái tên của một loại cây. Quê tui có nhiều cây có tên nghe ngộ lắm; loại ăn trái như măng cục, sa kê, mầng quâng, vú sữa, chùm duột, lê cu ma, loại cây hoang như quao, giá, nga sậy, mắm, rán, sộp, lòng mứt, cơm nguội, vân vân. Khó tìm ra cuốn sách nào ghi cái từ nguyên của mấy tiếng quê mùa như vậy. Đó là tiếng của Đàng Trong, của miền Nam. Sau đây, với tư cách là dân nhà quê chánh hiệu, tui xin kể vài chuyện tào lao về cây sầu đâu, tức là chuyện phiếm, nghe chơi cho đỡ buồn.

Cây Sầu đâu

Trong Nam* tiếng Việt mình đã được phong phú hoá nhờ lai tiếng Khmer (Miên). Nhiều

lắm, từ những danh từ riêng chỉ địa danh cho tới ngôn ngữ thông thường. Ai cũng biết mấy tên Saigon, Mỹ-tho, Sóc-trăng, Trà-vinh, Sa-đéc, Châu-đốc, Cà-mau, Bạc-liêu, Cần-thơ, Tha-la, v.v là biến âm của tiếng Miên, gốc từ Khmer mà ra. Đố ai mà cắt cho ra cái nghỉa theo chữ quốc ngữ. Thí dụ như tiếng Cần Thơ, nếu ai có máu văn nghệ sẽ đoán mò là “chuyên cần về thi ca”, tức là cần thi, con gái xứ đó lãng mạn lắm. Nhưng trong thực tế, người Khmer hiện vẫn kêu xứ đó là Sróc Cơn-thô (nói lẹ thành Sóc ờn- thô), tiếng Việt có nghỉa là xứ cá lò tho. Trêy cơn-thô là cá lò tho, dân vùng Tây Cửu Long chuyên môn kêu cá lò tho, cái con cá dẹp dẹp da đen có sọc ngang, mà dân miệt Sàigòn đổ lên gọi là cá sặc rằn. Khô cá lò tho ngon hết xảy đó. Kêu tên con cá thì mình nói sao cũng được. Nhưng dùng chỉ địa danh có liên hệ tới dân tộc anh hùng của ta thì tiếng Cơn thô phải nói là Cần Thơ cho nó oai phong văn hóa.

Thêm nữa, như tiếng Cà Mau chẳng hạng, cũng từ tiếng Miên Tưk khmau mà ra. Tứk là nước. Khmau là đen. Nước đọng Đầm Dơi, U Minh mà hông đen sao đặng. Khmau bị nói trại thành Cà mau. Có vị lại viết là Cà Mâu?! Cái tên Châu Đốc cũng có gốc gác tương tự, người Khmer kêu vùng C.Đ. là Mott Churôuc. Mott là cái miệng, cái mỏ. Churôuc là con heo. Tiếng Churôuc (nói lẹ thành Chơ-rôc), được nhân dân ta nói trại trại ra thành Châu Đốc, cho có vẻ văn minh theo kiểu Hán Việt. À thì ra vùng đất chỗ sông Cữu Long chẻ hai có hình thể như cái mỏ heo, và chỗ sông Vàm Cỏ chèn bẹt ra làm hai thì có hình mỏ vẹt. Vân vân và vân vân. Dễ ợt vậy đó, có gì là bí mật khó hiểu. Chỉ vì mình quen học theo lối quân tử Tàu, chúa kỳ thị trên trần gian, nên hổng chịu gần gũi tiếp xúc với họ đó thôi. Mấy cái vụ này nó nằm chình ình ngoài thực tế. Chịu khó vô sóc Khmer ở vùng Cửu Long mà nghe họ nói, biết liền, chứ sách vỡ nhiều khi cũng ba láp lắm.

Và tiếng sầu-đâu cũng bị tai nạn trong tình cảnh đó. Nhưng thiệt sự thì gốc gác của nó là tiếng Miên, người Khmerï kêu nó là sơ-đau, mình nói thành sầu-đâu, ở xa xa ngoài Trung thì kêu là thầu đâu. Làm sao mà có thể truy mò cho ra bằng sách

Page 6: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 106

vở hàn lâm. Sách hổng có ghi mà ai nói tiếng đó thì quí vị học dã của mình biểu là nói sai, là kém văn hóa?. Thậm chí, chắc cũng có vị viện sỹ nào đó dám biểu ngược lại là người Chân Lạp bắt chước dân Giao Chỉ mình đó. Giờ xin trở lại cây sầu đâu. Thật ra, cây sầu đâu ở ba miền nước Việt đều có. Tui chỉ biết điều này sau rất nhiều năm thắc mắc về trái soan. Hồi nhỏ đi học, nghe thầy dạy “Người Việt Nam có khuôn mặt hình trái soan”. Tui tức lắm. Vì không biết trái soan ra làm sao. Chắc nó là loại trái quiù, ăn ngon, nên mới được đem ra so sánh với dân tộc Việt Nam anh hùng, con rồng cháu tiên bốn ngàn năm văn hiến. Rồi kế tiếp lại nghe bài hát Hoa soan bên thềm cũ của Tuấn Khanh. À há, trái soan đã quí, vậy chắc cái bông của nó cũng tươi đẹp lắm, quí phái dữ lắm, cho nên tụi nó mới hè nhau bước vô làng văn chương nghệ thuật tỉnh bơ như vậy. Nhưng sau này, nhờ có người chỉ tận mắt thì tui mới mở mắt, mới biết rằng là trái soan chính là trái sầu đâu. Mèn đét ơi, may quá, không thôi cái thứ cây đồ bỏ đó nó mọc hoang ngàn trùng ở dưới quê tui, xứ Trà Vinh quê mùa đó, sẽ là huyền thoại trong bụng tui suốt đời rồi. Thuở giờ, tui đâu có thích cây sầu đâu. Vậy mà tui đã thương đã nhớ hoa soan hết chỗ nói, và ngược lại, tui ghét ôi là ghét cái cây sầu đông, vì nghe có vẻ bá láp sao đâu. Trái soan, hình khuôn mặt người Việt dễ thương đó, hay trái sầu đâu, so ra nó còn giông giống hình dáng trái ca na hay trái xay ở Việt Nam và lại y chang in hịt trái olive xanh bên xứ Tây nầy. Trái olive rất đắng, nhưng đem làm dưa làm muối thì ăn được, vừa ngon vừa bổ. Tui mê lắm. Còn trái soan khi chín vàng bóng thấy muốn cắn, nhưng mà sâu bọ và chim chóc đều chê. Già khô rồi nó vẫn còn lung lẳng nằm y trên cành. Nó đắng một cách kỳ cục. Dầu sao đi nữa thì tui cũng sẽ mạnh dạn mà tuyên bố rằng khuôn mặt người Việt hình trái ô-liu, cho nó hợp tình hợp cảnh ở bên nây. Ở xứ Đại Thử miệt dưới này cũng có cây soan. Nhưng vì khác phong thổ nên nó hơi khác cây soan ở bên Việt Nam mình, ở chỗ trái nó nhỏ và ngắn hơn chút síu. Cây sầu đâu mau lớn, thân bỡ, gổ không quý, sống không dai cho nên ít có loại gọi là cổ thụ như dầu và sao. Thân cây thẳng, có vỏ xanh đậm, liền lặn mỏng và chắc, trơn tru láng bóng, con nít trèo lên dễ bị tuột té như chơi. Tàng cây trên ngọn xoè ra, nhiều nhánh, um tùm, tạo bóng râm thiệt là mát. Lá thuộc loại lá kép, cũng xanh đậm, có cái cuống đôi tương tự cấu trúc

của lá cóc, bự bằng ngón tay, chung quanh có răng răng, coi cũng hay hay. Ở dưới quê tui, người ta dùng cây sầu đâu làm chuồng heo, hàng rào, cũi đốt hay un muỗi. Nó là cây hoang, hổng ai quởn mà lo gầy giống hay trồng nó theo kế hoạch đâu. Dân quê còn bức lá nó đem vìa nấu để rửa hoặc tắm trị ghẻ ngứa, đại tài.

Cũng nhờ vị đắng. Cả cái vỏ cây nó cũng đắng y chang, nên gặp mùa lá rụng, đẽo vỏ nấu thay thế lá. Tuy vậy, lá non và bông lại thường được dân nhậu chiếu cố, dùng làm gỏi với cá lóc nướng trui, tạo thành món ăn độc đào chưa đâu có. Cá lóc nướng còn để da khét khét, xé nhỏ ra, trộn với đọt sầu đâu, cho thêm thật nhiều me và ớt vô, sẽ thành món ăn có vẻ kỳ lạ lắmï, nhưng nhậu thì bắt số một. Gấp một đũa làm thử, mới vừa nhai thì thấy đắng nghét, chua lè, và cay xé lưỡi. Nhưng nhai một hồi, sau khi mấy hương vị ác ôn côn đồ đó quền quện lại với nhau, hớp vô một ngụm bia, thì nó hoá ra ngọt ngay. Ngộ vậy chớ. Cái hương vị tổng hợp quái quỉ đó, hết sức đặc biệt đó, thú thiệt tui hổng biết mô tả làm sao, chỉ nói tóm một câu là nó ngon một cách chưa từng.

Cây sầu đâu rụng lá cuối thu cấn đông, hoa lá kết lại đầu xuân, trái già khi mưa đổ hột. Mùa đông lá rụng cành trơ, vươn lên bầu trời xám, lưa thưa còn lòng thòng mấy chùm trái chín vàng héo khô. Một con chim tình cờ đáp xuống, đậu lại một cách cô đơn! Quả thiệt cái cảnh đó thấy rất là buồn, rất là sầu, và nên thơ nên nhạc lắm lắm. Rồi kêu nó là cây sầu đông. Tội nghiệp quá.

Hoa Soan hay hoa Sầu Đâu

Trở lại nói vìa cái bông, bông sầu đâu, cái hoa soan ấy, thì hổng biết nó ra sao, đẹp cỡ nào, đến đỗi nhạc sỹ Tuấn Khanh xúc cảm mà cho ra bài ca Hoa soan bên thềm cũ, hay hết chỗ nói? Bản nhạc bất hủ đó, dựa lưng vô nó mà lấy cái tựa đề hoa soan, vậy mà trong suốt bài ca ngọt ngào lời hát, nhạc điệu êm ru, hông thấy chỗ nào, đoạn nào

Page 7: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 107

mô tả hoa soan hết trơn hết trọi. Dù chỉ là một chữ. Đây, hát thử rồi thấy.“Tới trước ngỏ cũ nghe kể rằng giặc tràn qua thôn xóm, Gieo bao đau thương bao điêu tàn từ ngày anh vắng xa. Nay qua thương đau yên bình rồi, tình ta lên hương ngát. Như hương hoa soan dâng bên thềm, nhẹ nhàng nhưng ngất say”. Chỉ có một lần nhắc tới tiếng “hoa soan”? Một lần gọi tên duy nhứt rồi thôi. Hổng nói nó có hình gì và màu mè ra sao. Hông mô tả cả mùi vị. Thú thiệt, tui tức lắm. Tui phải tìm cho ra lẽ. Cái bông sầu đâu, sờ-đau, sờ- đoan (sờ- oan) đó, nếu cho rằng 3 thứ đó là một thì tui biết nó quá mà. Nó đâu có đẹp và có hương thơm gì đặc biệt đâu. Khi còn búp búp thì nó màu tím lợt, màu hoa cà hay màu hoa sim. Tới chừng nở rồi thì màu nó trắng lợt, đục đục, có pha chút màu tim tím, rất nhẹ. Nhìn từ xa, thấy cả tàng cả đám bông dày như bông dạ lý, cả khối có màu mét mét, hổng bắt mắt chút nào hết. Nhìn gần, quan sát kỷ hơn, thì thấy mỗi chiếc bông cũng có hình dạng nho nhỏ giống như dạ lý. Cũng có năm cánh, nhưng nó dài hơn và mỏng hơn, từa tựa như cánh con mối. Đặc biệt là cái nhuỵ đực, chỉ bằng cọng chưn nhang, vẫn còn giữ màu tím. Chính chút xíu tím này nó lẫn lộn pha loảng vô toàn khối bông trắng, biến cả chùm, nhìn xa xa, thành tím lợt. Vậy thôi. Còn cái mùi thơm hả? Nói nào ngay khi bông còn búp búp nửa chừng xuân thì cũng có mùi ngọt dịu, thoang thoảng dễ thương giống dầu thơm gái nhà giàu. Nhưng khi mãn con gái tròn đầy rồi thì mùi bay mất, bẻ nó xuống kê vô lỗ mũi cũng chưa thấy. Đứng dưới gốc cây đang có bông dày đặc thì may ra mới nghe chút mùi, còn thoang thoảng, nhẹ nhàng.

Hoa không sầu sao hoa héo úa…

Vậy mà ông Tuấn Khanh Trần Trọng Ngọc dám nói “Hương hoa soan dâng bên thềm” làm ngây ngất lòng người. Sao ngộ vậy hén? Và còn cái tại sao nữa, hoa soan lại ở bên thềm, tức là cây nó phải mọc ở sát nhà, có thể là trước sân, bên

hông hay sau hè. Chứ nó hổng mọc rải rác, chen chút trong rừng như trong Nam. Chắc cần phải nghe kể thêm chút về cuộc sống ở quê ngoài Bắc, nhứt là vùng quê của ông Trọng Ngọc, thì mới thông cảm hết tâm tình của nhạc sỹ TK, mới hiểu hết ý nghĩa bài hát. Tui đã hỏi, và được nghe kể như vầy. Ở ngoải, đất cũ người đông, sống ở quê phải cần kiệm đủ thứ. Cây sầu đâu, tức cây soan, dễ trồng mà đem lại lợi ích nhanh chóng. Thân cây thường dùng để làm cột nhà. Nó là của hồi môn. Nhà nào có chút đất dư xung quanh thì trồng soan, hàng dọc hay hàng ngang bỏ đó, vừa có bóng mát, vừa có lợi đủ thứ. Quan trọng nhứt là phải tính làm sao để khi con trai cưới vợ thì có bộ cột nhà cho nó. Đốn cây xuống, nhánh nhóc làm củi, thân cây dầm xuống ao nước ngâm để đó, càng lâu càng tốt, mối mọt sẽ né xa. Khi cần thì sẽ vớt lên, đẽo gọn làm mấy cây cột cái, làm nhà cho con, giúp nó ra riêng. Quả là thắm thiết tình gia tộc, đậm đà kỷ niệm vợ chồng, ươm đầy mộng ước tình nhân. “Em nhé, mình yêu nhau trọn đời. Anh giữ gìn quê hương xa vời”. Cây soan như vậy đã góp phần kết chặt lời thề ước. Chàng đi đáp đền nợ nước, thỉnh thoảng trở vìa thăm nhà, từ xa thấy bóng hoa soan cao vợi bên thềm, làm sao khỏi bồi hồi, xúc động đến ngất say. Dù hoa có hương thật nhẹ nhàng nhưng khơi dậy nhiều ước mơ nồng cháy. Cây gắn liền với nhà, với mái ấm gia đình, là như vậy. Còn trái thì sao? Nó cũng có liên quan tới cuộc sống gia đình, đó là việc dệt cửi tằm tang. Trái soan già vừa chín, màu vàng, còn cứng, da láng như thoa mỡ. Trải nó trên nia, trộn trong tơ để kéo cho đở rối. Như vậy, cây soan quá gần gũi với cuộc sống của phần lớn nông thôn ngoài Bắc. Cây soan bên thềm nhà, nói lên gia đình ổn định, đầy đủ, hạnh phúc. Nhớ nhà nhớ cả hàng soan. Người Đàng Trong miền Nam như tui làm sao mà cảm thông mà đồng cảm, và biết quí biết thương cây sầu đâu, nếu hổng biết được những tình tiết vừa nói ở trên. Xin cảm ơn Nhạc sỹ Tuấn Khanh, qua bài nhạc bất hủ, đã gây cho tui nhiều thắc mắc vìa trái soan, hoa soan, mà từ nhỏ tui chỉ kêu là sầu đâu. Sau khi đã hiểu biết, tui phải hô lớn Hoa soan bên thềm cũ muôn năm. Rồi bổng nhiên tui lại tội nghiệp và nhớ thương cây sầu-đâu âm thầm ít nói ở quê tui làm sao đâu./.

Cước chú: Miền Nam là Miền Nam, hay Nam Phần VN. Chớ tiếng “Nam Bộ” bá láp nghe có vẻ Việt Minh-Việt Cộng quá. Xin quý Thầy bỏ giùm

Hai Quẹo

Page 8: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 108

Nguyễn Văn Nhựt

Có những người thích trồng cây từ nhỏ, còn tôi thì không. Hồi còn nhỏ ở Trà Vinh-Việt Nam, mỗi lần ba tôi kêu ra vườn giúp một tay để phụ tưới nước hay nhổ cỏ thì tôi xem đó là một điều cực hình. Lúc đó tôi còn nhớ má thường trách ba tôi:

- “Ông trồng mấy thứ quỷ đó mà bán được bao nhiêu tiền!”

Tôi hoàn toàn đồng ý với má tôi về việc ba tôi ra làm vườn chẳng được bao nhiêu tiền. Hơn nữa, dù trời nắng hay trời mưa và ba tôi dùng quá nhiều thời gian loanh quanh sau vườn. Lợi nhuận có xứng đáng với công sức và thời gian mà ba tôi đã tiêu phí hàng ngày không!?

Bây giờ, dù ở Mỹ với số tuổi “Cổ lai hy” là tuổi của ba tôi lúc đó ở VN, tôi lại thích trồng cây. Tối ngày cứ ở ngoài sân. Hết trồng cây nầy lại trồng cây khác. Chỗ nầy không họp, dời đi chỗ khác. Bứng cây nhiều lần quá, bà xã nói: - Cây mà anh cũng không để cho nó yên thân.

Đôi khi tôi còn nghe mấy đứa con tâm sự với bạn bè: - Muốn ăn ra chợ mua, thiếu gì. Không đủ trả tiền nước có đâu mà lời với không lời.

Tôi không nói gì, có lẽ vợ và các con tôi nói đúng. Tôi hiểu rằng không có gì Đúng và không có gì Sai tuyệt đối. Chỉ im lặng và nghỉ rằng biết đâu khi các con tôi bằng tuổi tôi bây giờ lại thích trồng cây?

Đời người ai cũng có sở thích riêng. Tôi không biết có phải sở thích của tôi là trồng cây hay

không, hay là thích hưởng không khí trong lành bên ngoài. Hay là thích thú với cảnh vật thiên nhiên. Thích đầu óc được thoải mái, tránh tạp niệm trong đầu, Hay là thích trồng cây để học hỏi thêm về Nhân Sinh Quan của Vũ Trụ?

Bà xã hỏi: Tại sao trước cổng trồng trúc và đào, có ý gì không?

Tôi giải thích càng rằng trúc đào trước ngõ là có âm có dương. Vì trúc là tượng trưng cho người quân tử. Còn đào tượng trưng cho thục nữ.

Yểu điệu thục nữ Quân tử hiếu cầu.

Bà xã nhìn cây rồi hỏi tiếp: Vậy tại sao anh trồng có một cây trúc mà

có tới 2, 3 cây đào? Thật sự tôi không biết giải thích sao cho ổn

thỏa, tôi nói rằng ở Mỹ thì một trúc một đào, còn ở Á Đông mình thì một trúc có 2,3 cây đào tốt hơn.

Bà xã tôi không cần suy nghỉ đã trả lời: Em thích ở Mỹ hơn.

Nhiều lần tôi tâm sự với bạn bè rằng: Tôi cố ý trồng bộ “Cầu dừa đủ xoài”. Nhưng mà xoài thì khó trồng quá, chết hoài.

Bạn bè cũng hùa vô nói: Nhà tao cũng dzậy. Hể cây đu đủ tốt thì cây xoài chết. Cây đu đủ chết thì cây xoài tươi, hỏng biết có điềm gì hay không. Môt đứa nhanh miệng nói: Lý lẽ rất thường tình, hễ xài quá thì làm sao đủ!! Mà muốn đủ thì đừng có xài. Cả bọn cùng cười rộ lên như còn con nít lên 70.

Khi cây xòai chết tôi trồng lại cây cà chua. Lạ lùng thay vì phân và nước mà cây cà chua tốt hết biết. Bạn bè lại nói: Cầu, dừa (vừa) đủ, cà (thẻ). Lại một chuyện làm cho bọn con nít (70) cười ý nhị.

Bạn bè khách khứa tới nhà chơi thường hay đi một vòng xem cây cảnh. Đa số đều khen bộ tứ quý hay quá. Đó là Mai, Lan, Cúc, Trúc. Có trồng có theo dõi mới biết cái hay, cái đặc biệt của mỗi cây. Mỗi cây thích họp với thời tiết của mỗi mùa. Thí dụ rõ ràng nhứt là cây mai. Mai chỉ nỡ hoa vào mùa xuân mà thôi. Chúng ta không lạ gì. Nhưng mỗi ngày tự tay săn sóc, chính mắt nhìn từng nụ hoa từ từ lớn, đổi màu khoe sắc. Rồi đúng

Page 9: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 109

ngày Tết, tất cả đều trổ hoa. Ôi thật là thích thú. thật là kỳ diệu của thiên nhiên.

Cái thú của trồng cây là vừa trồng vừa suy ngẫm nhiều chuyện mà đọc trong sách vở đã có từ lâu, bây giờ mới nghiệm chân gía trị của nó.

Người tiêu thụ có thể ăn mà không thể phân biệt được một hôt gà nhân tạo và một hột gà thật. Không phân biệt được những hạt đậu nhân tạo và những hạt đậu thật. Các khoa học gia có thể làm giả tất cả, cây, cành, hoa, lá …và có thể làm đẹp hơn, ăn được, uống được và có thể ngon hơn. Nhưng chắc chắn một điều là các khoa học gia không thể đem gieo trồng được.

Hột gà nhân tạo không thể đem ấp mà nỡ thành gà con. Hột đậu nhân tạo không thể nào làm nẩy mầm lớn lên thành cây đậu được. Con người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể thay thế bàn tay của tạo hóa mà tạo ra mầm sống, tạo ra sinh vật được.

Tạo hóa đã an bày mọi vật, mọi sinh vật đều phát triển theo một định luật “Tiến Hóa” của Vũ Trụ.

Tôi còn nhớ trong sách có ghi: “Theo định luật tiến hóa thì tất cả vạn vật đều tiến hóa theo thời gian trong môi trường tự nhiên.” Thí dụ nước, một thời gian sẽ có rong rêu. Rong rêu sau một thời gian sẽ có cây cỏ. Từ cây cỏ sẽ có các cây lớn hơn…Thuyết nầy đã bị các khoa học gia phản đối. Họ cho rằng nước không thể nào sanh ra rong rêu được. Họ minh chứng rằng nếu nước được khử trùng thật sạch. Đậy thật kín không cho không khí lọt vào thì nước chỉ là nước.

Các khoa học gia đúng. Thí nghiệm đúng. Nước không thể nào sanh ra rong rêu được.

Nhưng các nhà binh vực cho định luật tiến hoá thì họ phản đối và cho rằng các thí nghiệm khử trùng và đóng kín là phản lại với thiên nhiên. Họ yêu cầu làm thí nghiệm trong môi trường tự nhiên, làm thế nào mà nước không có sanh ra rong rêu thì các khoa học gia sẽ đúng.

Kết luận, các khoa học gia công nhận rằng trong không khí đã có rất nhiều mầm sống. Tuỳ theo môi trường, nước, ánh sáng, nhiệt độ…..các mầm sống sẽ sanh ra, lớn lên và phát triển. Cũng như nhân không thể sinh quả nếu không có duyên. Suy ra duyên là nước, là nhiệt độ, là độ ẩm, là ánh sáng, là ….

Nếu trồng cây mà ý thức được là bảo vệ màu xanh của trái đất, thì trồng cây cũng là góp một tay giúp cho sự tiến hoá của vũ trụ vậy. Thật là vui thú. Cùng một hành động mà tư tưởng khác

nhau thì kết quả về tâm linh sẽ khác nhau. Thí dụ nếu trồng cây chỉ với một đích là hái trái, đem bán, sinh lợi nhuận. Rồi vì lợi nhuận riêng tư nên bo bo giử riêng cho mình. Như vậy tính ích kỷ sẽ phát sinh. Khi tính ích kỷ nảy sinh thì lòng tham sẽ bộc phát, rồi nhiều tật hư tánh xấu sẽ tiếp theo sau.

Có nhiều người đến nhà tôi khuyên không nên trồng các cây có trái ở phía trước nhà.

Tại sao? Nhiều lần tôi hỏi tại sao thì họ giải thích là ông bà Việt Nam tin như vậy. Nhiều người là Phật Tử thì giải thích:

-Trái là quả. Hái trái là gặt quả. họ sợ trồng cây có trái trước nhà là sợ bị quả báo.

Tôi vui vẻ mĩm cười: Gieo nhân nào sẽ có quả đó. Trồng cây thì phải biết nó sẽ có trái chớ, có gì mà sợ?!

Tôi tiếp- Thiếu nợ thì phải trả. Không trả nợ thì nợ vẫn còn. Nợ mà sợ phải trả thì đâu phải là người tốt nữa. Được trả nợ là điều may mắn, là việc nên làm. Cũng như càng trả quả thì nghiệp quả mới chóng qua mau. Những bậc La Hán thường cuối đời được trả quả thật nhiều để không còn một nợ nào phải trả cho kiếp sau.

Ăn trái hay gặt quả không quan trọng. Với tôi, trồng cây quan trọng hơn. Người Phật Tử nhìn tôi dò hỏi.

Tôi nói ra ý của tôi. -Tôi đã tiếp xúc nhiều người, trong đó có

cả phật tử. Họ quan niệm rằng đời mình do tu nhiều kiếp, làm nhiều việc thiện nhiều đời rồi bây giờ mới được qua Mỹ, tha hồ mà hưởng phước, tha hồ mà hưởng thụ.

Theo tôi hưởng thụ như là ăn trái, rồi sẽ hết, dù cho đời nầy chưa hết thì biết đâu đời sau, đời sau nữa sẽ không còn. Như vậy mình cứ trồng- Trồng cây tốt, trồng càng nhiều càng tốt, tốt cho tương lai. Khi mình ăn một quả ngon thì nên biết

Page 10: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 110

rằng mình đã mất đi một trái, vậy khi ăn một trái thì nên trồng thêm một hoặc nhiều cây . Thí dụ một người được quả tốt. Thay vì hưởng cảnh phú quý giàu sang cho riêng mình thì nên chia xẻ cho nhiều người khác, sẽ tạo nhiều nhân lành cho tương lai.

Người phật tử lúc nầy gật đầu: “Gieo nhân tốt thật sự quan trọng hơn hưởng quả lành, đúng thế”

Khi trồng cây, tôi cũng không nghỉ rằng chính tôi sẽ ăn trái. Trồng là vui vẻ mà trồng. Thích thú mà trồng chứ không phải mục đích là muốn ăn trái. Người phật tử nghe nói gật đầu khen: “Thiện thay, thiện thay. Cũng như làm phước là làm phước chớ đừng nghỉ đến phải được đền ơn”. Tôi nói với người phật tử : Khi gặp một việc, tôi không nghỉ mình đang hưởng cái quả, mà tôi nghỉ là tôi đang gieo cái nhân. Có như vậy thì tôi càng cố gắng làm nhiều việc thiện hơn. Cố gắng làm cho mình tốt hơn.

Người phật tử hỏi tôi có phải là Đạo Phật

không? Tôi trả lời: Phật trong tôi, nhưng tôi chưa

phải là Đạo Phật. vì tôi biết “Tôn giáo thì nhiều, nhưng chân lý chỉ có một. Nói cách khác: “Không Tôn Giáo Nào Hơn Chân Lý”

Khi trồng cây tôi chứng nghiệm rằng: “ Chân Lý Không Đâu Xa, Mà Ngay Trước Mặt” Chân Lý Ở Khắp Mọi Nơi. Hãy quan sát loài rau má, rau húng. Nó có thể mọc dễ dàng bằng cách chúng ta lấy thân cây ghim xuống đất, lấy ngọn ghim xuống đất. Thậm chí chúng ta cuốc bằng mặt đất, một thời gian sau thì lại mọc lên nhờ rể từ dưới đất. Có nhiều chậu đất tôi để lên cao. Rể không thể tới, cành lá càng không thể lên cao, vậy mà vẫn có rau má, rau húng mọc. Thì ra do hột theo gió bay mà mọc ở khắp mọi nơi. Tôi lại quan sát thật kỷ rau má, rau húng, đúng là nó có hột. Thật khó thấy. Suy ra luật nhân

quả xảy ra theo rất nhiều hình dạng nhiều trạng thức khác nhau, tùy duyên và tùy nghiệp.

Cây rau cần khi rụng hột. Có hột mọc ngay lên cây con . Có hột cả năm mới lên cây con. Tôi không muốn trồng rau cần nên nó mọc lên bao nhiêu thì nhổ bỏ bấy nhiêu. Vậy mà rất nhiều năm vẫn còn nhiều hột ẩn tàng dưới đất lại mọc lên. Đến nay gần 10 năm mà vẫn còn mọc. Suy ra luật nhân quả, luật nhân quả còn phúc tạp hơn nhiều, khi gieo nhân, có nhân sẽ cho quả liền trước mắt, có nhân thì một thời gian sau mới có quả.

Vậy đừng hỏi tại sao người tốt, làm nhiều việc thiện mà vẫn nghèo, mà vẫn khổ. Vì cái nhân đang gieo chưa thành quả mà người đó đang hưởng cái quả mà cái nhân trong quá khứ đã gieo.

Khi nhìn một bông hoa đang hé nụ, một nhành non vừa đâm chồi. Nhứt là một trái non vừa tượng hình. Mình thấy tương lai của cây thật tươi sáng làm mình cũng vui lây. Chỉ nhìn một chiếc lá. Những đường gân như những mạch máu trong cơ thể con người. Lưu thông nhựa nguyên và nhựa luyện để nuôi cây.

Cơ thể con người cũng như một cái cây. Cũng cần nước, không khí và ánh sáng để sinh tồn và phát triển. Dù là động vật hay thực vật cũng cần ánh nắng mặt trời. Ánh sáng Thái Dương là nguồn sinh lực cho tất cả vạn vật. Có nhiều loại cây, loại hoa nếu thiếu nắng thì sẽ không có trái, không có hoa. Đám cỏ đang xanh, nếu chúng ta để một vật gì lên trên, không cho ánh sáng vào. Chỉ cần năm ba ngày là nơi đó cỏ sẽ trở thành màu vàng úa.

Trồng cây, một điều rất quan trọng là phải nhổ cỏ. Nếu không nhổ cỏ thì cây trồng bị cỏ lấn áp làm cây sẽ không lớn và có thể sẽ bị chết. Khi nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Dù chỉ còn một chút rể. cỏ cũng dễ dàng mọc lại,

Cuộc sống hàng ngày cũng vậy, những ý niệm xấu thật nhiều, phải từ từ tiêu diệt nó mới làm được việc thiện . Cái xấu và cái tốt đối nghịch nhau. Cái xấu thường là nhiều và thắng thế hơn cái tốt. Ông bà thường nói: “Làm người thì khó, làm chó thì dể”.

Hãy xem mãnh đất là cái tôi. Mãnh đất muốn trồng cây tốt đẹp, có ích lợi chớ không phải để cỏ hoang mọc. Nếu có cỏ hoang vừa mới mọc là phải nhổ liền. Cũng như có một tư tưởng xấu thì phải dùng ý chí khắc phục ngay. Công việc kiểm soát tư tưởng xấu phải thường xuyên và liên tục thì cái tôi thật sự mới mong chóng lớn, nếu không Cái Tôi Trần Tục sẽ là mãnh đất đầy cỏ hoang. Bởi vì trong ta có hai cái Tôi. Cái Tôi Thật Sự và cái tôi

Page 11: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 111

trần tục. Vậy hãy làm theo Cái Tôi Thật Sự và đừng để Cái Tôi Trần Tục cám dỗ.

Cuộc sống hàng ngày chúng ta bị Cám Dỗ quá nhiều và không nên lúc nào cũng dùng câu “Thân Bất Vị Kỷ.” để ngụy biện. Phải biết rằng Cái Tôi thật sự là Chân Ngã, là Phật Tâm - Phật Tánh đã có sẳn trong tôi. Còn những cám dỗ, những tư tưởng xấu là kẻ thù của chân ngã. Nó muốn kéo chân ngã xuống, cũng như là loài cỏ hoang lúc nào cũng phát triển mạnh và làm cho cây trồng không sống tươi tốt được. Tóm lại Chân Ngã là muốn đi lên còn Phàm Ngã là muốn kéo mình xuống.

Cái lợi khi trồng cây: *Bớt đi tánh làm biếng: Dù không phải

thức khuya dậy sớm để đi ra đồng làm ruộng làm vườn nhưng cũng phải tưới nước, bón phân, nhổ cỏ . . . .như vậy chúng ta sẽ trở thành người siêng năng hơn.

*Học thêm tánh Nhẫn Nại: Không phải trồng xuống là có kết quả liền, phải đợi. Có những cây không thể chịu khí hậu lạnh, ban đêm phải đem vô nhà, ban ngày lại đem ra cho có ánh nắng ấm.

*Học hỏi từ thực vật và động vật = Vạn vật đồng nhất thể.

*Hòa mình với thiên nhiên: Với gió mát, với dưởng khí rất tốt từ cây thở ra nó giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của chúng ta, làm cho thân tâm thêm an lạc.

Khi nhìn hoa lá tốt tươi, cây xanh trỗ nụ. Ta sẽ tạm quên hết mọi chuyện tranh đua ngoài đời. Mọi tạp niệm cũng tạm ngưng. Hòa mình với thiên nhiên ta không còn phân biệt cái ta và ngoại cảnh. Ta đã họp nhứt cùng thiên nhiên. Vũ trụ và ta chỉ là một. Đó là cái Ta Chân Ngã.

Kết luận, việc trồng cây phải thực tế. Biết cách trồng chưa đủ mà phải thực hành. Phải trồng cây, cũng như muốn hết đói phải ăn. Nhờ người khác ăn, mình không thể nào no được. Mình không thể van xin cầu khẩn ơn trên cho mình no nếu mình không ăn. Mình không thể cầu trời khẩn Phật ăn thế cho mình để mình no. Không ai ăn thế cho mình. Dù rằng trước mặt mình có nhiều trái chín, mùi thơm thật hấp dẫn và cả thức ăn ngon, nhưng không ăn là vẫn còn đói. Trong Đạo Phật có một câu rất chí lý: “Phật Pháp Không Phải Là Triết Lý Suông, Mà Phải Thực Hành.”.

Tu Hành- Tu phải đi đôi với Hành. Không ai có thể TU cho mình được. Đức Phật chỉ đường cho mình đi. Không ai đi thay đi thế cho mình được. Nếu mình không tự đi thì biết bao giờ mới tiến bước được.

Trồng cây nhổ cỏ thì còn dễ, nhưng muốn tiêu diệt một tư tưởng xấu thì thật khó hơn nhiều. Nhưng nếu ta muốn thì sẽ được. Nên nhớ rằng Ý CHÍ sẽ thắng. Dùng Ý CHÍ như một sức mạnh để đè bẹp mọi cám dỗ, đè bẹp mọi tư tưởng yếu hèn. Trồng cây càng sớm càng tốt. Không trồng thì đừng mong có cây.

Nguyễn Văn Nhựt- Mùa trồng cây 2011

Page 12: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 112

Viết cho người quá cố

Thương nhớ Cố Giáo Viên Trần Xiên Uôi, Sacramento, U.S.A.

Trăm ngày nhanh chóng đã trôi qua Khuất bóng từ dung luống xót xa Giây phút trùng hoan không mấy chốc Nay đành đôi ngã cách chia xa ...

Bakewell, 24/07/2011

Kính thưa Cô,

Mới đây mà đã hơn trăm ngày rồi. Tuần bá nhựt nhanh chóng trôi qua. Cô thật sự đã ra đi, thật sự xa lìa cõi thế gian này, vĩnh viễn bỏ lại tất cả những gì thương yêu, cả những người thân mến. Ôi! Vĩnh biệt! Sự ra đi của Cô thật bất ngờ khiến lòng em vô cùng đau xót. Dẫu biết rằng Cô đã quá trọng tuổi, từ hai năm qua Cô thường đau yếu luôn, nhưng em không thể ngờ Cô ra đi quá sớm như vậy. Vừa mới đây, em đặng thơ của Cô đề ngày 23/03/2011. Hồi âm của em mới gởi cho Cô ngày 04/04/2011, bỗng đặng điện thơ của chị Viên báo tin Cô từ trần vào lúc 5 giờ sáng ngày 16/04/2011. Ôi! Thật đau lòng, chỉ mới mươi hôm thôi, không biết Cô có nhận và đã đọc hồi âm của em chưa? Tin buồn đưa đến quá đột ngột, sự ra đi của Cô không một điềm báo trước, em bàng hoàng thảng thốt, nước mắt cứ tuôn dòng ... Chỉ mới đây thôi, những bức thơ dài, màu mực tinh khôi, nét chữ tuy yếu ớt nhưng đều đặn, thẳng hàng, lời lẽ mạch lạc, Cô kể cho em đủ thứ chuyện trên đời. Chuyện vui ngày Tết, chợ Tết, chợ hoa, cửa hàng bánh mứt..., văn nghệ, thiếu nhi Việt Nam mặc quốc phục áo dài khăn đóng đủ màu xanh vàng đỏ thắm trông thật đẹp mắt. Có em bé mới bốn tuổi lên truyền hình chúc Tết đồng hương, phát âm tiếng Việt thật rành rẽ, rất dễ thương..., rồi nào tin tức thời sự, chuyện bốn bể năm châu... Cô không quên cắt những bài báo, bài thơ gởi cho em. Cuối thơ, Cô luôn luôn ân cần thăm hỏi sự học hành, công ăn việc làm của mấy cháu, cùng lời chúc phúc cho toàn cả gia đình chúng em. Đọc thơ Cô, em thật ấm lòng, được sự cảm thông, vô vàn an ủi.

Từ dạo ly hương tới xứ người Thầm nghe lạc lõng nỗi đơn côi Mừng đặng tin Cô trên đất Mỹ Đoàn viên cuộc sống đặng an vui.

Mối dây liên lạc hội trùng hoan Tình cảm Cô trò thật chứa chan Trăm vạn lời thơ khôn tả xiết Bỗng nay chia cách lệ tuôn tràn.

Vô thường bất chợt nỡ chia phôi Bốn khổ đời người, ôi! Hởi ôi ! Định luật đành cam khôn thể tránh Tử sanh, sanh tử kiếp luân hồi.

Định mệnh đã an bày, nơi cõi Nhàn nay Cô được thong dong tự tại. Em còn ở lại chốn bụi hồng, còn xao xuyến nỗi nhớ niềm thương. Hồi tưởng những năm tháng đã qua, biết bao tang thương gian khổ. Một cơn bão loạn, một cuộc đổi đời gây bao thảm cảnh tóc tang bi đát, khiến cho biết bao gia đình ly tán, chia phôi. Chúng ta cũng đồng chung cảnh ngộ này, mỗi người một ngã tản lạc khắp nơi. Dân tình lúng túng trong cảnh đêm dài tăm tối, cuối nẻo đường hầm không lối thoát.

Cuối đường hầm chùn chơn thảng thốt Tìm lối ra không biết về đâu Cuộc phiêu lưu nắng dãi mưa dầu Liều thân mạng mưu cầu sự sống ...

“Dĩ đào vi thượng sách”, trăm phương ngàn kế ai cũng âm thầm tính chuyện ra đi. Như bao gia đình khác, chúng em đành rứt ruột cho ba đứa con lần lượt sớm thoát ly ra khỏi đường hầm, hy vọng tới chốn bình yên nơi đất lành chim đậu hầu có một tương lai cho cuộc sống mới sáng sủa, tốt đẹp hơn.

Cơn giông tố một mùa tao loạn Đàn chim non chấp chới bay xa Chốn tha phương đất lạ không nhà Đôi tay trắng gầy nên sự nghiệp ...

Bước thang mây đường dài nối tiếp Ba anh em tạo dựng nên nhà

Page 13: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 113

Ngày vui đoàn tụ chẳng bao xa Đón cha mẹ tuổi già an dưỡng ...

...... Mọi sự hanh thông, từ lâu rồi cả ba đứa con đều được định cư ở Úc, chỉ còn đôi vợ chồng già ở lại chờ bảo lãnh. Thời gian ở Việt Nam, tháng Chạp là mùa mai nở, em thấy những nhà vườn trồng bông ở Thủ Đức, Hóc Môn ... từ ngày Rằm họ đã lo lặt lá để bông kịp nở vào ba ngày Tết mà đem đi bán.

Tuy nhà vắng vẻ vì các con đã đi xa, nhưng theo thường lệ, chúng em cũng lo thu dọn sắm sanh chuẩn bị đón xuân về, mừng Tết đến, lo nấu nướng cúng kiếng ông bà. Những ngày cuối năm, chợ Tết nhóm cả ngày đêm, chợ hoa bán các loại bông đủ màu. Trong nhà chúng em, năm nào cũng vậy, bông mai vàng là không thể thiếu. Nhánh mai được chưng trong bình bông lớn đặt giữa nhà, hai chậu vạn thọ tỏa ngát mùi hương, cặp thược dược phơn phớt màu hồng. Trước sân xếp hàng hai chậu cúc mâm xôi xen giữa cặp hướng dương màu vàng rực rỡ. Vốn dĩ thích bông mai nên lúc các con của em đi định cư, chúng đều có mang theo hột giống mai nầy sang Úc. Khi đã ổn định đời sống, có đất, có nhà thì hạt giống được gieo trồng. Nhờ khí hậu ở Bắc Úc y như ở Việt Nam, hầu hết các loại cây cỏ miền nhiệt đới đều trồng được tốt, nên giống mai vàng rất hạp với đất này. Khi sang đoàn tụ với các con, ngày đầu tiên đặt chân lên đất Úc vào buổi bình minh tháng Tám, từ phi trường về tới nhà ở Bakewell, vừa bước xuống xe em đã thấy trước sân nhà bốn cây mai nay đã lên cao, từng lùm bông vàng đơm đầy cành khiến em vô cùng cảm khái, cứ ngỡ như là ngày Tết ở Việt Nam.

Mai vàng rực rỡ hiên ngoài Nắng xuân ấm áp gió lay bạch đàn ... Ngày đầu tiên tới Darwin Tiết đông còn lạnh, màn đêm còn dày Đàn con ríu rít vui thay Đón mừng cha mẹ vòng tay ân tình ...

Em mới biết ở đây mùa xuân vào giữa năm dương lịch, trong khi âm lịch chỉ mới là tháng Bảy, mùa Vu Lan Báo Hiếu. Từ đây, cứ vào giữa năm, lòng em rộn ràng nhìn ra trước vườn, sau vườn toàn một màu mai vàng rực rỡ. Từng đàn chim ríu rít hót gọi nhau bay chuyền trên những cành mai để mổ hạt mai già, chắc phải là béo bổ lắm.

Sau hai năm định cư ở Bắc Úc, em liên lạc được với anh chị Nguyễn Minh Cần ở Pháp. Cũng trong năm đó, anh chị Cần cho em tin tức và địa chỉ của Cô ở Sacramento, Huê Kỳ. Nhận được tin Cô cuối tháng Bảy năm 2007.

Ôi ! biết bao kỷ niệm, ngày Tết Việt Nam bấy giờ đối với em là giữa năm dương lịch, mùa xuân Bắc Úc.

Tết ở nơi này chẳng phải xuân Mùa hè lúc nắng, lúc mưa dầm Giữa năm mai nở là xuân đến Nhớ Tết quê nhà nhớ Việt Nam.

Những cảm hứng của em chẳng đúng thời, đúng tiết gì cả, nhưng lại là một sự thuận tiện, nhờ vậy mỗi năm em có những vần thơ, những bài viết sớm hơn cho Đặc San Xuân của Hội Ái Hữu Trà Vinh. Em gia nhập Hội như đứa con lưu lạc từ lâu, nay mới tìm trở lại với mái ấm đại gia đình. Nơi đây em gặp những đồng hương thân quen, đọc những bài thơ, bài văn, những chuyện kể nơi chôn nhau cắt rún, nhứt là liên lạc được với Cô, người đã từng dạy dỗ, mở khai trí tuệ cho em từ thời thơ ấu. Tình thương của Cô đối với em thật quý báu vô ngần... Hạnh phúc thay! Những năm tháng qua, đến mùa mai nở là em nhớ tới Cô, nhớ Tết Việt Nam ... không quên làm thơ chúc Tết, chúc thọ mừng Cô:

Cứ mỗi mùa mai nở Em lại nhớ tới Cô Em làm thơ chúc Tết Chúc thọ, mừng tuổi Cô.

Người ở Huê Kỳ, kẻ nơi Bắc Úc, cách nhau nửa quả địa cầu, tình nghĩa Cô trò biết bao khắn khít, thơ đi, tin lại tâm sự tỏ bày ... Nhưng từ nay âm dương đôi ngã, biết bao giờ còn có phút giây sung sướng nhận thơ Cô, được nhìn nét chữ

Page 14: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 114

thân thương, đọc những lời lẽ ân cần của Cô thăm hỏi chúng em, chúc phúc cho chúng em nữa.

Ô hô! Hai ngã âm dương cách biệt rồi Vừng ô khuất dạng bóng mây trôi Đường trần riêng lẻ tình thương nhớ Một sớm thiên thu tách bến đời. Xuân đã qua rồi, Hạ tới đây Cuối mùa lả tả cánh mai rơi Sắc vàng tươi thắm theo chiều gió Hoa dẫu tàn nhưng sắc chẳng phai.

Như cánh hoa Tim mãi thắm ngời Niềm thương nỗi nhớ khó khuây nguôi Hương nguyện kính dâng người chứng giám Mắt rưng dòng lệ nghẹn bao lời.

Bốn ơn trọng, nghĩa cao vời Ơn người dạy dỗ trọn đời chẳng quên

Non cao biển rộng khó đền Tâm hương khấn nguyện dâng lên tấc thành.

Thắm thoát lễ Giáng Sinh sắp tới, chấm dứt năm cũ, chờ đón một mùa xuân mới tràn đầy hy vọng ở tương lai, em cảm thấy bồi hồi thương nhớ Cô vô hạn. Cánh hạc quy tiên, Tết năm nay em không còn diễm phúc viết thiệp mừng xuân chúc Tết, chúc thọ cho Cô nữa, nhưng hình bóng, phương danh, quý tánh của Cô mãi ghi đậm nơi tâm khảm em cũng như bao nhiêu học trò của Cô nơi quê nhà và rải rác khắp cùng trên thế giới.

Sáng danh mô phạm Trần Xiên Uôi Chín chín quy tiên trọn tuổi trời Giáo dục dày công chăm dạy trẻ Khuê môn không vướng bận duyên đời Cư trần chẳng nhiễm, luôn bình dị Tạ thế an nhiên thật thảnh thơi Cánh hạc nương mây về chốn cũ Trà Vinh đất Phật vốn quê người.

Kính nguyện hương linh chứng giám Bakewell, 10/10/2011

Chiêu Anh cẩn bái

Thơ Xuân Nhâm Thìn 2012

Mừng được vinh quang cá hóa rồng Vũ môn vượt bực đạt nên công Cờ bay phấp phới trên toàn cõi Thạnh trị thanh bình đất Lạc Long.

Thông lệ đầu xuân ta chúc nhau Quanh năm sức khoẻ được dồi dào Vượt cơn khủng hoảng nền kinh tế Gặp hội Long Vân nước mạnh giàu Vận hạn thiên tai qua kiếp nạn Hòa bình thế giới bãi binh đao Nhâm Thìn hạnh phúc chung nhơn loại Đón Tết cùng vui rước Lộc vào.

Xuân Nhâm Thìn 2012 Chiêu Anh

Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư

“Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư “Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm “Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt

Rồng Ẩn Non Thiêng

Rồng ẩn non thiêng khép cánh mây Nhâm Thìn xuất hiện hiển thần oai Long Vương hùng lực tuôn mưa sấm Miêu Chúa kinh tâm hoảng chạy dài Ngôi báu chín tầng trang Thánh Đức Giang sơn một cõi bậc anh tài Hiền nhơn hào kiệt chung ra sức Cương thổ Lạc Hồng vững mạnh thay!

Chiêu Anh

Page 15: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 115

Về thăm Trà Vinh

Xe tới Trà Vinh lạc hướng về Còn đâu ngõ cũ lối đường quê Tìm đâu? Mất dấu Cây Dầu Lớn Xa lạ nhìn quanh khác bốn bề ...

Ngày xưa một ngõ lối vào ra Nay lại quanh co trước ngã ba Đường mở rộng thêm cây cảnh lạ Dừng xe để hỏi họa chăng là ...

Đường vô phố chợ quá đông vui Rần rộ dòng xe cộ ngược xuôi Lòng rộn nôn nao nhìn cảnh lạ Thương tôi lạc lỏng giữa dòng người ...

Nhà cũ nay đâu chẳng kiếm ra Quanh đi quẩn lại biết đâu là ... Liên Quang tìm tới ngôi chùa cũ Đúng điểm là đây đã tới nhà!

Mừng gặp người thân vui biết bao Hơn hai mươi năm đã xa nhau Trẻ lớn thêm lên, già kém cỏi Nụ cười còn lại nét hao hao.

Đường phố đông vui khác hẳn xưa Nhà cất xơm ra chẳng để thừa Bày hàng buôn bán tăng thu nhập Hoa kiểng còn đâu lối trúc thưa ...

Vui đó nhưng sao chợt thấy buồn Nghe như man mác nỗi bồn chồn Con đường trước ngõ dường xa lạ Căn phố nhà Cô 1 mất dấu luôn ...

Một chuyến về thăm để gặp nhau Trà Vinh sông nước chẳng thay màu Kẻ còn người mất tìm đâu nữa Chung mối thâm tình một nỗi đau ...

Nối bước xa rời chốn cố hương Chia tay bịn rịn phút lên đường Bao giờ? Biết hẹn bao giờ nữa ... Tuổi hạc thêm gầy, tóc điểm sương ...

Thôi hãy cùng nhau hãy nguyện cầu Khỏe vui luôn được biết tin nhau Trùng dương dẫu cách lòng không cách Chung thủy tình quê vẹn trước sau.

Trà Vinh, 25/06/2011 Song Huệ

Ghi chú: 1 Nhà của Cố Giáo Viên Trần Xiên Uôi, Cô Giáo của tôi trên đường ra chợ, ngang tiệm Hớn Hồ Lầu. Nay không tìm thấy hiệu tiệm đâu nữa.

Có ai về Trà Vinh

Có ai về Trà Vinh Cho tôi gữi tâm tình Về thăm Quê Hương Ngoại Ôi Mãnh đất đẹp xinh

Có ai về Phú Vinh Cho tôi gưĩ ân tình Thăm người Em xoã tóc Đang chờ đợi người tình

Có ai về Trà Vinh Cho tôi gữi theo hình Cũa chàng trai xa cách Ba mươi năm quê mình

Có ai về Phú Vinh Cho tôi gữi chút tình Thăm vườn dứa Thanh Lệ Thăm Họ Đạo Phú Vinh

Có ai về Trà Vinh Thăm dùm tôi Long Bình Qua bên kia Hoà Thuận Chùa Ông Mẹt lặng im

Có ai về Trà Vinh Thăm Ba Động hữu tình Ao Bà Om soi bóng Về Mặc Bắc Đẹp xinh

Có ai về Trà Vinh Ăn dùm tôi cuốn bì Bún nước lèo đầu chợ Tràng nem nướng Lạc Viên

Thương nhớ quá Trà Vinh Xa cách biển Thái Bình Ba mươi năm biền biệt Quê Mẹ hết chiến chinh Giờ đây đã hoà bình Quê tôi vẩn nghèo khổ ? Ai gây ra tội tình ? Kim Chung Hoàng Vủ

Page 16: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 116

Côn Baõo Naêm Nhaâm Thìn 1952 Taïi Traø Vinh

Lucky Nguyễn Từ lâu, người dân miền nam Việt Nam rất

e ngại khi mỗi khi năm Thìn đến, hay mỗi khi nhắc đến năm thìn thì lời nói đi đôi kèm theo sau đó ”Năm Thìn Bão Lụt”, là để nhắc lại ảnh hưởng của trận bão vào năm Giáp Thìn 1904 xảy ra ở Nam Phần Việt Nam ngày xưa cách đây hơn một thế kỷ. Nhưng rồi, cũng năm Thìn khác lại đến, đó là năm Nhâm Thìn (1952), cũng có trận bão ập vào miền Nam Việt Nam, sự tàn phá của trận bão nầy đến phần đất Trà Vinh khá trầm trọng, làm thiệt hại tài sản của dân địa phương rất nặng nề, thế mà ít ai từ nơi khác biết được, và cũng không có báo chí thời đó chú ý đến, lý do tỉnh Trà Vinh là tỉnh đường cùng, phương tiện giao thông khó khăn, Trà Vinh chỉ có duy nhứt một con đường liên tỉnh lộ 7 để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Người ta thời đó chỉ chú trọng những tin thiệt hại của trận bão tại Vĩnh Long, Sa Đéc, hoặc Cần Thơ hay Long Xuyên mà thôi, nơi thuận tiện đường giao thông, chứ không có phóng viên báo chí nào tới để biết mà nói về thiệt hại ở Trà Vinh... Nhân dịp năm Nhăm Thìn đến, chúng tôi xin kể lại hầu cho bà con đồng hương được biết, để nhớ lại những kỷ niệm xưa về Trà Vinh quê hương yêu dấu. Ngược dòng thời gian, nhớ lại vào đầu thập niên 50, từ 1951 - 1952 thời ấy nước Việt Nam mình vẫn còn là thuộc địa của Pháp. Khi thực dân Pháp trở lại Việt Nam sau 1945 trên toàn cõi Đông Dương, và ngày Pháp trở lại Trà Vinh thì cũng là ngày Ủy Ban Lãnh Đạo tỉnh Trà Vinh do Thanh Niên Tiền Phong của Việt Minh cai quản, không đánh mà chạy rút vào bưng biền, rồi dùng chiến dịch tiêu thổ kháng chiến chống lại Pháp. Họ vẫn thường có những toán ám sát những công chức còn ở lại làm việc ở các ty, sở, dưỡng đường... của thành phố Trà Vinh... nhứt là những buổi chiếu phim giải trí công cộng cho công chúng xem ngoài trời, thường bị ném chất nổ làm chết và bị thương nhiều trẻ con ở thành phố. Họ cũng có những toán đặc công tỉnh ám sát viên chức tỉnh về đêm hay bắt cóc những người đi làm việc về trên những đường hẻo lánh. Thị xã Trà Vinh hầu như bị cô lập, chỉ được an toàn sinh hoạt vào ban ngày, còn ban đêm bị giới nghiêm triền miên. Thời ấy người ta gọi giới nghiêm là (a-lẹt) alert trường kỳ từ 9 giờ tối

đến 5 giờ sáng, chỉ trừ khi đau bệnh khẩn cấp mới được ra đường ban đêm. Tại tỉnh lỵ Trà Vinh mỗi sáng sớm có còi hụ cho biết hết giới nghiêm, dân chúng mới được bắt đầu của một ngày sinh hoạt trở lại, kẻ buôn người bán tấp nập trở lại. Tiếng rao bán bánh mì nóng giòn của các thiếu niên khắp cùng ngõ hẻm của thành phố, sau đó các em về đi học hay đi buôn bán kiếm sống thêm cho gia đình... Các phu xe lôi làm việc tấp nập, xe lôi lúc ấy chỉ đủ cho hai người ngồi thoải mái, thế nhưng các phu xe có thể chở đến lúc nào họ còn sức cong lưng đạp nỗi thì cứ chở. Sang đến thời đệ nhất Cộng Hòa những xe lôi đường xa ngoài thị xã được chủ nhân trang bị với những chiếc xe gắn máy hiệu Gobel hay Shasse... chạy lẹ bon bon thoải máy hơn nhiều... Cũng vào thời gian sáng sớm ấy, những chiếc xe đò từ các nơi đổ hàng về tỉnh.

Trong thời chiến tranh, du kích Việt cộng thường

đắp mô gài mìn để khủng bố dân lành

Đời sống tại Trà Vinh thời ấy, chỉ có dinh tỉnh trưởng và các cơ sở công quyền mới có nước máy phong tên (fountain), ngoài ra dân chúng chỉ xài nước giếng. Các xe thùng đổi nước giếng từ vùng chùa Phướn làm ăn rất thịnh đạt, nước giếng vùng có nước uống tốt nổi tiếng (khi ấy chưa có

Page 17: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 117

nghỉa trang gần sân bay Trà Vinh), có kẻ kéo người đẩy xe nước đầy tới 500 lít đi đổi nước cho người ta lấy làm nước uống...( nên nhớ là người ta thường dùng chữ đổi nước uống, chớ chẳng có ai dùng chữ bán nước uống). Các xe bò-ệt, xe do bò kéo, chất đầy nông phẩm từ khắp nơi đổ dồn về chợ. Các ghe tàu vận chuyển hàng hóa tấp nập ở hai bờ sông Long Bình. Các xe đò chạy đi Vĩnh Long hay Sài Gòn khởi hành sau 7 giờ hay 8 giờ sáng, phải đợi cho toán lính mở đường chạy trước đến Mai Phốp hay Cầu Vĩ cho tới khi tiếp xúc với toán mở đường từ Vĩnh Long xuống. Tiếp nối đuôi theo toán xe nồi đồng (xe thiết giáp mở đường) là toán xe công chánh sửa chữa đường, mà thời ấy có tên là xe Lục Lộ, sửa chữa chỗ đường bị hư xong, có khi bị Việt Minh tấn công những nhân viên công chánh làm họ thương vong cũng nhiều, dĩ nhiên là Ban Lục Lộ không có trang bi vũ khí... Khi sửa chữa xong chỗ nầy thì toán mở đường tiếp tục hụ còi đi mở đường tiếp tục cho đến khi tiếp xúc với toán mở đường từ Vĩnh Long tới trong ngày...

Cầu Long Bình (ảnh chụp năm 1956)

Ở bến sông Trà Vinh, ngoài giới lao động khuân vác lúa gạo xuống các ghe chài nối đuôi nhau đi Sài Gòn. Cầu Long Bình phải quay lên cho ghe chày đi qua. Nếu là người Trà Vinh ngày xưa thì phải biết cảnh sinh hoạt nhộn nhịp , thêm cảnh chiếc cầu Long Bình đang quay ngất đầu lên cao, một cảnh linh hoạt của Trà Vinh thật là sống động tuyệt đẹp. Chợ Trà Vinh khi ấy chỉ có hai nhà lòng: nhà lòng vải và nhà lòng thịt. Thịt công-xi có ty thú y kiểm soát và có đóng dấu mực tím, bán trong các quày có lưới không cho người mua đụng đến... Còn thịt chợ trời bán trên các sạp ngoài trời, ngang hông nhà lồng thịt, người mua có thể lựa chọn, nhưng thịt không được kiểm duyệt bởi ty thú y, giá cả tương đối rẻ hơn... nhưng nếu bị phát hiện

bán heo bệnh hay heo gạo sẽ bị phạt và thịt bị đổ xăng thiêu hủy ngay tại chỗ, và chủ sạp bị rút giấy phép... Qua đến thời Cộng Hòa Đệ Nhất mới có thêm nhà lồng cá, mặt tiền nhà lồng chợ vải được tân trang đẹp đẽ hơn, nhất là đường Gia Long trước chợ với lằn ranh chia đôi, xe cộ giao thông theo chiều vòng tròn trông rất đẹp mắt và mấy cây dương làm cảnh tươi mát cho thành phố, một điều quí đáng nói là Trà Vinh có nhà vệ sinh công cộng được xây cất lại sạch sẽ cho công chúng dùng, có người gìn giữ vệ sinh, sớm hơn cả thành phố Sài Gòn hay những tỉnh miền Tây khác, mà dân không phải trả tiền mỗi khi dùng...

Trận Bão năm Nhâm Thìn-1952 Nhớ về ngày Trà Vinh bị bão 1952, tính đến nay vừa tròn 60 năm, theo ký ức mà tôi còn nhớ được, trọn đêm hôm trước đó, trời mưa to tầm tã, mưa như trút nước, dân Trà Vinh đa số vẫn là nhà nghèo nàn, sống với nghề làm ruộng, hay còn gọi là nghề thừa kế của ông bà, mà mọi người thuộc lòng câu ca dao dí dỏm: “Nhất sĩ nhì Nông-Hết gạo chạy rong- Nhất nông nhì sĩ”. Chỉ có những nhà công chức hay các cơ quan mới có radio nghe đài Sai-Gòn, Hà Nội và nghe được tin thời tiết, còn đa số dân quèn không hề hay biết tin gì chớ đừng nói tới tin bão... Sáng hôm ấy, chúng tôi vẫn phải cắp sách đến trường cũng như thường lệ, các thầy cô cũng không khác gì với chúng tôi. Chúng tôi vẫn sửa soạn bài làm và nhất là bài recitation (bài học thuộc lòng) cho ngày đó. Ra đường với chiếc cập đệm, chiếc áo đi mưa dài trùm từ đầu đến ống quyển, mặc áo quần cụt, chân đi không guốc dép, giấu chiếc cặp trong ngực, mặc cho mưa đến đâu thì mưa, chúng tôi cứ đi trong mưa... Mưa như trút nước, gió thổi chúng tôi đi xiêu vẹo, áo mưa bị thổi bay ngược làm ướt đẫm cả áo quần. Những nhánh cây to gãy đổ tuông xuống đầy đường, có lúc những nhánh cây khô rơi bất ngờ, thành ra vừa đi ngược chiều gió, tránh mưa tạt vào mặt, mà còn phải ngó chừng mấy nhánh cây từ trên cao rơi xuống. Có nhiều người đi bộ và đi xe đạp bị thương do nhánh cây gãy rơi trúng... Chúng tôi khởi hành từ hướng đường đi Sóc Cụt, qua khỏi cây dầu lớn ấp Mã Tiền, rồi đến đầu đường số 2, chúng tôi ghé vào dãy phố của ông Ba Ngàn, để gọi thằng Tân, con thầy Nhàn, đi cùng lượt nhở thường khi, rồi chúng tôi cùng nhau đi tiếp tục trong mưa... Qua khỏi hồ tấm công cộng (piscine) và sân Cây Gòn, đến Tòa Án thì có những cây cổ thụ ngả đủ hướng bít hết cả lối đi,

Page 18: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 118

chúng tôi vòng lên bót Ông Cò - có tượng con cò trắng chân đỏ, đầu đội nón nóc bằng, màu xanh dương-, qua đến sân vận động, nơi mà sau nầy dựng lên trường trung học Công Lập Vĩnh Bình, từ đây với ê hề những trái me, lá me và nhánh me gãy đổ sắp lớp theo gió đầy đường nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc lượm những trái me đó... Những cây cổ thụ: cây sao, cây dầu con rái cao lớn ngả đè trên mái trường nữ, phía sau rào trường nam tiểu học. Bay theo gió mù trời là những bông của cây sao, bông cây dầu con rái bay xoắn trong gió, rơi xuống như những chiếc bông dụ, nhưng chúng tôi không có thời giờ để ngắm. Ngày thường chúng tôi nhìn từ chiếc bông ấy rơi xuống xoáy tròn trong gió mà cho là các thiên thần như Phù Đổng Thiên Vương, người hùng từ trời cao nhảy dù xuống cứu tin cho dân Việt Nam khỏi nạn ngoại bang chiếm đóng... Hàng cây cao lớn ở đường Âu Cơ của bệnh viện Trà Vinh và đường xuống nhà thờ Trà Vinh, Thanh Lệ hầu như bị trốc gốc ngả đổ lên nhà hai bên đường, và cảnh nầy cũng có khắp nơi tại thị xã Trà Vinh. Nơi đáng chú ý là rạp hát Trà Vinh củ trước đình Long Đức, Bungalo nơi mấy ông Tây ở, cũng bị cây ngả làm hư hại mái nhà. Rất nhiều nhà cửa bay mất mái hay bị ngã nhào xiêu vẹo ở xóm lò heo, xóm Tri Tân và xóm Phú De (xóm xe vệ sinh của ông quản Bằng). Ngoài ra xác của chim cò lớn nhỏ trên cây đổ xuống đường nhiều không biết bao nhiêu... Khi đến trường, có lớp thì có thầy cô, có nơi không và chúng tôi được ông giám thị khuyên ở lại lớp cho đến khi bớt mưa gió mới cho ra về và được phép nghỉ học hai ngày liên tiếp cho đến khi dọn dẹp xong thiệt hại của cơn bão. Tuy thiệt hại tại tỉnh lỵ là nhẹ, nhưng thiệt của dân chúng về nghề nghiệp, công việc thu hoạch các vụ mùa thì mới rất nặng nề, như vùng biển Bến Đáy, Cầu Ngang, Long Toàn thì rất nhiều thuyền chài bị gió cuốn trôi mất tích. Vùng Mỹ Lòng, Phước Hảo bị nước mặn tràn ngập hư hại vụ mùa lúa đang vào lúc chín. Trà Vinh là xứ lúa gạo, mà nơi nào ruộng lúa cũng bị ngập úng trong lúc lúa đang chín vàng sắp sửa gặt hay còn vài tháng mới đến vụ mùa. Còn gì thương tâm hơn vụ mùa sắp sửa đem về nhà thì bị bão lúa ngập nước ướt nên rụng hết, lớp bị nhận chìm trong bùn, hay đã lên mộng... Tất cả ruộng lúa đều bị ngả bẹp dưới nước lộn bùn, còn nhánh bông lúa thì rụng hết sạch... Đây là thảm họa của dân Trà Vinh mà dân Tây, hay chính quyền thuộc địa, hoặc ngươi nơi khác không hề

biết. Sau đó chúng tôi được các thầy cô hướng dẫn đến các vùng quanh thị xã giúp người dân địa phương làm công tác dọn dẹp sạch sẽ... Các thầy cô cũng tổ chức cúc chuyến đi ủy lạo đến vùng quê cho người dân bị mất mùa, và các thầy cô thường nói chỉ có người Việt mình thương người Việt của, các con lớn lên sau nầy các con có làm ông lớn gì đi nữa điều cốt yếu là phải có đạo đức và biết thương dân nghèo của nước mình. Đừng làm điều gì có hại cho quê hương đất nước và dân tộc mình.

Lũ Lụt năm Thìn

Đối với người dân Trà Vinh, các cụ già xưa cho biết thì cơn bão năm Nhâm Thìn 1952 chưa thể sánh bằng mười phần thì cũng có tám phần thiệt hại vật chất so với cơn bão năm Giáp Thìn năm 1904, nhưng sự thiệt hại tinh thần cũng nói lên hết được nỗi đau thương của người dân Trà Vinh bấy giờ cũng thể sánh ngang nhau: “Nước ngập đồng xanh lúa chết Gió mưa sụp đổ mái nhà Bao nhiêu gia đình tan hoang Đau thương lệ rơi chứa chan!'. Người dân Trà Vinh rõ là một cổ mà phải mang một lúc không biết bao nạn tai trồng vào: một trồng tủi nhục của con người mất nước do thực dân Pháp, một trồng chiến tranh do người Việt giết hại người Việt tàn sát lẫn nhau vì tranh giành ảnh hưởng muốn đem dân về phía mình, một trồng nghèo đói vì sưu cao thuế nặng, thuế thân rất nặng nề, rồi thêm một trồng do trời cao giáng họa: thiên tai, mưa bão, hỏa hoạn, lũ lụt. Một tỉnh Trà Vinh lẻ loi chỉ biết ngẩn đầu hứng chịu mà quan đầu tỉnh thời hiếm khi có được người lãnh đạo tài cán, yêu nước thương dân dài lâu; qua cơn bão người dân làm sao quên được danh tiếng của “Con Sấu Mũi Đỏ Miền Tây” là quan đầu tỉnh Trà Vinh thời bấy giờ.... Sau cơn bão Nhâm Thìn năm 1952, tôi còn nhớ mãi cái câu thành ngữ mà mợ tôi thường nói: “Ông tha mà bà không tha, nên Bà cho bão mười ba tháng mười”. Rồi Mợ tôi còn giải thích là năm nào đến năm thìn thì có nhiều thiên tai giáng

Page 19: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 119

xuống làm cho nhiều mất mùa vì hạn hán hay bão lụt là cho con người đói khổ điêu đứng, lại còn phải bệnh dịch gây truyền nhiễm giết hại nhiều người. Chữ Ông” đây có nghĩa là Ông Thần trên khô, Thổ Thần trên đất. Còn chữ “Bà” chỉ cho Bà Thần dưới nước, “Bà Thủy”. Năm đó “Ông” tha cho mọi người làm ăn suôn sẻ, được trúng mùa lúa chín hoằng bông, có người đang gặt hay sắp sửa xây bồ để đem lúa vào. Bà Thần dưới nước, Bà Thủy, không muốn người dân có được nên Bà đem mưa bão đến lấy lại hết những gì ông Thần cho người dân... Nghĩ lại giữa dương gian trần thế có điểm tương đồng, quyền hành các ông bao la đến đâu nữa làm sao qua mặt được các Bà Nội Tướng:

“Ra đường võng gia nghênh ngang, Về nhà hỏi vợ cám rang đâu Bà. Cám rang Bà để cối xay, Nếu Chó ăn hết thì Mầy biết Tao!”

Còn ở cõi Trên, hay còn gọi là cõi khuất mặt, hoặc cõi âm thì các Ông Thần có hài lòng cho dân gian giàu sang tiền của, phú quí đó chỉ là tạm bợ thôi. Nhưng khi các bà thần thi triển tài năng tuyệt chiêu, đọ sức các Bà Thần sẽ lấy đi hết những gì các Ông đã cho như trong cơn bão, thì rõ là quyền lực của quí Bà mạnh gấp bội lần quyền hành của các Ông vậy, nhưng người chịu sự thiệt thòi cũng chỉ là dân đen thắp cổ bé miệng !!!

Lucky Nguyễn

SAÌGÒN NỖI NHỚ

Nhắc đến Sài Gòn dạ xót xa Nay tên đổi khác, mắt chan hòa Bến Thành nhộn nhịp người đi lại Lê Lợi xôn xao xe lướt qua Sở Thú tàng cây che nắng ấm Bạch Đằng gió thoảng gợn trăng tà Sài Gòn sống mãi trong tiềm thức Xa cách trùng dương "cưng" của ta

Lê Tú Anh

Tình Ca Trong Mưa Rơi Trên Phím Đàn

TRẦN SINH Em đến thăm anh biết mấy mùa mưa?

Mưa trên giàn bông giấy lưa thưa Mưa trên phố nhỏ {1} mưa qua phố vắng (2)

Mưa buồn tình lẻ nhớ người xa xưa.

Em đến thăm anh cơn mưa mùa Xuân (3) Mưa vui thật vui, cơn mưa bong bóng Mưa nhiều nhắc tới chuyện tắm mưa

Cơn mưa cuối tuần mưa nhiều kỷ niệm.

Em đến thăm anh cơn mưa xế chiều Mưa bất chợt trên căn gác tiêu điều

Cơn mưa mùa hạ mưa buồn tỉnh lẻ (4) Mưa Hè man mác gió thổi quạnh hiu.

Em đến thăm anh cơn mưa mùa Thu (5)

Cơn mưa phùn lờ mờ gió hu hu Cơn mưa chiều nay mưa qua biển vắng

Mưa đêm độc hành mưa buồn thật buồn.

Em đến thăm anh cơn mưa mùa Đông (6) Mưa rơi tầm tả trên vùng đất lạnh

Ngoài kia mưa khuya cứ lách tách rơi! Cơn mưa gió lạnh rơi trên phím đàn.

TRUNG THU 2011

Phần ghi chú: (1) phố nhò: small town (2) phó vắng: quiet city’s streets (3) Cơn mưa mùa Xuân : Xuân vũ, mưa xuân (4) Cơn mưa mùa Hạ: Hạ vũ, mưa hè (5) Cơn mưa mùa Thu: Thu vũ, mưa thu (6) Cơn mưa mùa Đông: Đông vũ, mưa đông Vòng quanh thế giới có 4 mùa mưa nắng.

Page 20: TRÀ VINH NGÀY NÀO - aihuutravinh.com (6).pdf · là cái tình người đã thể-hiện trong đó ! Bởi vì, ai đã sống ở miền Nam ngay sau thời kỳ đầu CSVN

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 120

Tiền Lạc Quan sưu tầm

Năm con Mèo sắp hết, lại một năm mới sắp đến. Hễ mỗi lần gần hết năm thì thường phải bắt đầu suy nghĩ để viết cái gì đó để đóng góp cho những tờ báo Xuân ... Mà nghĩ mình chẳng văn hay chữ tốt gì. Văn thì đã không hay rồi, chưa viết được câu chuyện gì cho ra hồn; còn chữ thì nếu biểu viết tay thì không thể nào “hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay” được, nét chữ như gà bới vậy, cũng may là thời buổi này gõ từ bàn phím computer thì chữ nào thời cũng tốt cả! Thôi thì cũng như những năm trước, năm Rồng xin chép ít câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao về con rồng, hay ít ra có chữ ‘Rồng’, ‘Long’ hay ‘Thìn’ có lẽ là được rồi (không cần phải văn hay cũng viết được), hầu quý đồng hương đọc chơi và nếu thích thì để làm tài liệu vậy. Trước hết, theo Đông phương, Rồng đứng đầu trong ‘Tứ Linh’: Long, Lân, Quy, Phụng. Rồng tượng trưng cho quyền uy, sự quý phái, cao quý, thiêng liêng, ... Nhiều từ ngữ dùng chữ ‘long’ để chỉ những nơi thiêng liêng hay trọng yếu, như ‘long huyệt’, ‘long mạch’, ‘long môn’, v.v... ‘Long’ hay ‘rồng’ cũng được dùng để nói những gì thuộc về nhà vua hay liên quan đến vua, như đền rồng: đền vua, ngai rồng: ngai vua, ..., long nhan: gương mặt của vua - chỉ nhà vua, long thể hay mình rồng: mình của vua (như “Long thể bất an”), long sàng: giường của vua, long xa: xe của vua đi, v.v...

Hình ảnh con rồng là nét đặc trưng của văn

hóa Đông phương. Về kiến trúc, hầu hết các cung điện vua chúa, chùa chiền, miếu mạo, lăng tẩm đều có hình tượng con rồng, như ‘Lưỡng long tranh châu’ trên mái ngói hay một cặp rồng chầu hai bên các bậc thang lên điện thờ như ở đền thờ Hùng Vương, Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Những cột trong các chùa chiền, đền miếu cũng thường được đắp

nổi hình con rồng quấn chung quanh. Nhiều bức tượng điêu khắc hay những bức họa hình con rồng được trang trí trong nội thất các cung điện, chùa chiền ..., kể cả tư dinh các vị quan ngày xưa.

Theo truyền thuyết, nguồn gốc dân tộc Việt là “Con Rồng cháu Tiên, mọi người đều biết. Ở Việt Nam, những địa danh và những nơi mang tên ‘Long’ và ‘Rồng’ cũng không ít.

Hình ảnh con rồng được người Đông phương nói chung và người Việt Nam nói riêng mang theo ra hải ngoại khi tham gia những lễ hội văn hóa hoặc xây cất chùa chiền và nhiều công trình kiến trúc khác.

Riêng ở Bắc Úc, có công trình văn hóa ‘Art Path’ tại Marlow Lagoon, City of Palmerston, cách thủ phủ Darwin khoảng 25 cây số. Công trình này dùng những vật liệu xây dựng còn dư hay đã bị bể, hầu hết là gạch men lót nền nhà nhiều màu sắc được đập vụn rồi khảm thành những hoa văn trên nền xi-măng của lối đi chính trong Marlow Lagoon. Các hoa văn này là những hình ảnh chim thú tại Bắc Úc và những hình ảnh biểu trưng cho nét văn hóa của nhiều sắc tộc sinh sống tại Úc. Người Việt tại Darwin cũng có đóng góp một phần vào công trình văn hóa này. Công trình gồm 3 cột trụ biểu tượng ‘Thiên-Địa-Nhân’ có khảm hình ‘Tứ Linh’. Cột ‘Thiên’ khảm hình con Rồng – ‘Long’, cột ‘Địa’ khảm ‘Lân’, ‘Quy’ và ‘Phụng’. Cột ‘Nhân’ khảm hình hai cô gái, một cô mặt áo tứ thân, cầm nón quai thao (miền Bắc), một cô mặc áo dài, tay che nón lá (miền Trung và miền Nam).

Truyền thống lễ hội đua thuyền rồng được nhiều cộng đồng sắc tộc gốc Đông phương như Khmer, Thái Lan, Trung Hoa, Việt Nam, ... tổ chức hằng năm với sự tham gia của nhiều hội đoàn tại Bắc Úc và một số cộng đồng các sắc tộc khác. Thuyền rồng chẳng qua là một chiếc thuyền dài và hẹp, ở đàng mũi có gắn hình đầu con rồng và đàng lái có hình đuôi rồng. Tiếng Hán Việt ‘long