Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán,...

9
Tình hình kinh tế Việt Nam Quý I/2019 1

Transcript of Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán,...

Page 1: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

Tình hình kinh tế Việt Nam Quý I/2019

1

Page 2: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

GDP Quý I/2019 tăng 6.79%YOY, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý I/2018

nhưng cao hơn tăng trưởng quý I các năm 2011-2017, cho thấy sự quyết liệt thực

hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngay từ những tháng đầu năm 2019. .

Các khu vực kinh tế đều tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, trong đó nông nghiệp chỉ

tăng 1.84%YoY, thấp hơn nhiều mức tăng 3.97% của quý I/2018 và công nghiệp chế

biến, chế tạo với mức tăng 12.35%, cũng thấp hơn mức tăng 14.3% của quý I/2018.

Kết quả tăng trưởng GDP Q1/2019 tuy vẫn khả quan nhưng thấp hơn so với kế

hoạch (6.93%), điều này gây áp lực cho tăng trưởng ở các quý sau để đạt được

mục tiêu cả năm 6.8%. Q2/2019 dự báo tiếp tục khó khăn đối với lĩnh vực nông

nghiệp khi dịch tả lợn Châu phi diễn biến phức tạp và xuất khẩu thủy sản chịu

cạnh tranh gay gắt từ các nước khác.

5.90%4.75% 4.76% 5.06%

6.12%5.48% 5.15%

7.45%6.79%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Q1 Q2 Q3 Q4

Tăng trưởng GDP

Nguồn: Nghị quyết 01/NĐ-CP

Nguồn: Tổng cục Thống kê

4.05%

9.70%

6.70%

2.68%

8.63%

6.50%

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Khu vực công nghiệp và xây dựng

Khu vực dịch vụ

Tăng trưởng các khu vực kinh tế trong Quý 1

2019 2018

6.93%

6.70%

7.03%

6.63%

6.20%

6.40%

6.60%

6.80%

7.00%

7.20%

7.40%

7.60%

Q1 Q2 Q3 Q4

2018 2019F

Kịch bản tăng trưởng GDP theo quý năm 2019

Page 3: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2019 ước tính tăng 27.6% so với tháng trước chủ yếu do số ngày làm việc nhiều hơn và tăng 9.1% so với cùng kỳ năm

trước. Tính chung quý I/2019, IIP ước tính tăng 9.2% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 12.7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn cao hơn

mức tăng 7.4% và 4.8% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 11.1%, đóng góp 8.5 điểm

phần trăm vào mức tăng chung, tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 15.7% của cùng kỳ năm 2018 do một số sản phẩm công

nghiệp giảm so với cùng kỳ như dầu thô khai thác (-10.3%), linh kiện điện thoại (-26%).

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp quý I/2019 đạt mức tăng trưởng cao, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không bứt phá mạnh mẽ như

quý I/2018 nhưng vẫn là điểm sáng, đóng góp chính vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp và tăng trưởng của toàn nền kinh tế; riêng ngành

khai khoáng tiếp tục xu hướng giảm, khẳng định nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên. 3

-2.1%

11.1%

9.4%

8.5%

Khai khoáng

CN chế biến, chế tạo

Sản xuất và phân phối điện

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Tăng trưởng các nhóm ngành trong Q1/2019 (so với cùng kỳ)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

22.8%

27.6%

8.7%9.1%

-20.0%

-15.0%

-10.0%

-5.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

03/2018 06/2018 09/2018 12/2018 03/2019MoM YoY

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Page 4: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI đã tăng từ mức 51.2 điểm của tháng

2 lên 51.9 điểm trong tháng 3, cho thấy sự cải thiện của sức khỏe lĩnh

vực sản xuất tháng thứ bốn mươi liên tiếp.

Sản lượng đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái,

trong khi tổng số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu cũng tăng

nhanh hơn so với tháng 2 mặc dù việc làm tiếp tục giảm nhẹ. Nhân

viên nghỉ việc đã làm ảnh hưởng đến nổ lực tăng việc làm để đáp ứng

nhu cầu công việc lớn. Áp lực lạm phát thấp, chi phí đầu vào tăng nhẹ

trong khi giá cả đầu ra giảm tháng thứ tư liên tiếp. Tồn kho thành phẩm

tăng, tồn kho đầu vào giảm lần thứ hai trong hai tháng khi hàng hóa

đầu vào đã được dùng để phục vụ tăng trưởng sản lượng.

Gần một nửa số người trả lời khảo sát trong kỳ mới nhất dự đoán sản

lượng sẽ tăng trong năm tới. Mức độ lạc quan cao hơn tháng 2 và hầu

như tương đương với mức trung bình của lịch sử chỉ số.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì tăng số lượng đơn

đặt hàng mới và mở rộng sản xuất cho thấy vẫn chịu đựng được sự

giảm tốc của thương mại quốc tế. HIS Markit dự báo sản lượng công

nghiệp tăng 8.2% trong năm 2019, với dữ liệu PMI cho thấy lĩnh vực

sản xuất sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào mức tăng sản lượng này.

4

51.9

51.2

51.9

48.0

49.0

50.0

51.0

52.0

53.0

54.0

55.0

56.0

57.0

03/2018 06/2018 09/2018 12/2018 03/2019

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)

Nguồn: Nikkei, IHS Markit

Page 5: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

CPI tháng 3/2019 giảm 0.21% so với

tháng trước, trong đó 7/11 nhóm

hàng hóa và dịch vụ giảm giá. Nhóm

hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm

nhiều nhất với 1.42% làm CPI chung

giảm 0.51%, chủ yếu do nhu cầu tiêu

dùng sau Tết giảm và ảnh hưởng

của dịch tả lợn châu Phi.

CPI bình quân quý I/2019 tăng

2.63%YoY, đây là mức tăng bình

quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở

lại đây. Một số yếu tố góp phần kiềm

chế CPI: Giá xăng dầu, giá gas được

điều chỉnh giảm theo giá thế giới và

điều chỉnh giảm mức thu học phí ở

Tp.HCM.

5

-0.27% -0.21%

2.66% 2.70%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

4.0%

4.5%

5.0%

-0.4%

-0.2%

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

03/2018 06/2018 09/2018 12/2018 03/2019

CPI MoM (Trái) CPI YoY (Phải)

CPI

Việc lạm phát được kiểm soát tốt trong Q1/2019 đã tạo điều kiện cho nhà điều hành chính sách chính thức tăng giá điện 8.36% kể từ 20/3/2019.

Tổng cục Thống kê tính toán, với mức tăng này sẽ làm giảm 0.22% GDP, và chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng 0.29%. Việc kiểm soát lạm phát sẽ khó

khăn hơn trong thời gian tới nếu giá dầu tăng mạnh gây áp lực cho nhóm giao thông và gia tăng chi phí đầu vào của các nhóm ngành sản xuất.

Hiện giá điện của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực và chưa tính hết các yếu tố đầu vào sản xuất điện (tính hết thì cần tăng

khoảng 10%), do đó khả năng sẽ tăng tiếp trong tương lai nhất là trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 6: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 ước đạt 22.40 tỷ USD, tăng 61.1%MoM

và 5.4%YoY. Tính chung Q1/2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu

ước tính đạt 58.51 tỷ USD, tăng 4.7%YoY. Trong quý I có 9 mặt hàng

đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70.8% tổng kim ngạch xuất

khẩu, trong đó, hàng dệt may có giá trị tăng cao, đạt 7.3 tỷ USD

(+13,3%YoY), ngược lại, xuất khẩu điện thoại và linh kiện, thủy sản

giảm lần lượt 4.3%YoY và 1.4%YoY. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu

lớn nhất với kim ngạch đạt 13 tỷ USD (+26%YoY).

Nhập khẩu trong tháng 3 ước đạt 21.8 tỷ USD, tăng 48.6%MoM và

tăng 14.7%YoY, đáng chú ý nhập khẩu ô tô (+59.2%YoY) và sắt thép

(+23.3%YoY) tăng mạnh. Tính chung Q1/2019, kim ngạch hàng hoá

nhập khẩu ước tính đạt 57.98 tỷ USD (+8.9%YoY), trong đó nhóm

hàng tư liệu sản xuất chiếm 91.6%. Trung Quốc vẫn là thị trường

nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD

(+9.7%YoY).

Xuất khẩu hàng hóa quý I/2019 tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng

so với cùng kỳ nhưng tăng thấp (4.7%) do khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài (chiếm 70.9% tổng kim ngạch xuất khẩu) chỉ tăng 2.7%,

nhiều mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng

kỳ. Tính chung Q1/2019, cán cân thương mại ước tính thặng dư 536

triệu USD, thấp hơn đáng kể so với mức 2.7 tỷ USD của cùng kỳ năm

trước.

6

2.3

0.6

21.1 22.4

18.9

21.8

(2.0)

(1.5)

(1.0)

(0.5)

-

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

-

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

03/2018 06/2018 09/2018 12/2018 03/2019

Cán cân ròng (Phải) Xuất khẩu (Trái) Nhập khẩu (Trái)

Xuất nhập khẩu (Tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 7: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

Tính đến 20/3/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp

vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 10.81 tỷ USD

(+86.4%YoY), trong đó tổng giá trị góp vốn mua cổ phần là 5.69 tỷ

USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ 2018. Ước tính các dự án đầu tư trực

tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4.12 tỷ USD (+6.2%YoY).

Trong 3 tháng, ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với số

vốn đăng ký đạt 2.87 tỷ USD, chiếm 75.3% tổng vốn đăng ký; theo

sau là bất động sản chiếm 13%; các ngành còn lại chiếm 11.7%.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 723.2 triệu USD, chiếm

18.9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore (18.1%);

Hàn Quốc (14.3%); Nhật Bản (12.3%); Đặc khu Hành chính Hồng

Công (TQ) (11.9%);...

Vốn FDI đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần tiếp tục

tăng mạnh cùng với vị trí dẫn dầu thuộc về Trung Quốc, cho thấy

sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam

đang tiếp diễn.

7

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3.884.12

5.80

10.81

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

03/2018 06/2018 09/2018 12/2018 03/2019

Vốn thực hiện Vốn đăng ký

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Tỷ USD)

Page 8: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

Nhìn chung, nền kinh tế trong Q1/2019 đạt mức tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Cán cân thương mại

duy trì được trạng thái xuất siêu, vốn FDI đăng ký và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh. Tuy nhiên, một số khó khăn cũng bắt đầu lộ diện như sự

tăng trưởng chậm lại của lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng

chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vật nuôi diễn biến phức tạp cũng gây những

tác động tiêu cực không nhỏ tới liĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp.

* Số liệu tích lũy đến thời điểm báo cáo8

Mar-18 Apr-18 May-18 Jun-18 Jul-18 Aug-18 Sep-18 Oct-18 Nov-18 Dec-18 Jan-19 Feb-19 Mar-19

CPI (YoY) 2.66% 2.75% 3.86% 4.67% 4.46% 3.98% 3.98% 3.89% 3.46% 2.98% 2.56% 2.64% 2.70%

CPI (MoM) -0.27% 0.08% 0.55% 0.61% -0.09% 0.45% 0.59% 0.33% -0.29% -0.25% 0.10% 0.80% -2.10%

PMI 51.6 52.7 53.9 55.7 54.9 53.7 51.5 53.9 56.5 53.8 51.9 51.2 51.9

IIP (YoY) 8.7% 9.4% 7.1% 12.3% 14.3% 11.3% 9.1% 7.7% 9.6% 11.4% 7.9% 10.3% 9.1%

IIP (MoM) 22.8% 1.5% 2.2% -0.2% 2.5% 7.3% 0.8% 5.3% 2.9% 1.4% -3.2% -16.8% 27.6%

Tăng trưởng tín dụng* 3.6% 5.1% 6.2% 7.9% 8.1% n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a n/a

Xuất khẩu (tỷ USD ) 21.1 18.4 20.0 19.9 20.3 23.5 21.1 22.5 21.7 19.6 22.1 13.9 22.4

Nhập khẩu (tỷ USD) 18.9 17.2 20.9 19.1 21.0 21.3 19.5 21.8 21.6 20.4 21.3 14.7 21.8

Cán cân thương mại (tỷ USD) 2.3 1.2 -1.0 0.8 -0.6 2.2 1.6 0.8 0.2 -0.8 0.8 -0.8 0.6

Vốn FDI thực hiện* (tỷ USD) 3.9 5.1 6.8 8.4 9.9 11.3 13.3 15.1 16.5 19.1 1.6 2.6 4.1

Vốn FDI đăng ký* (tỷ USD) 5.8 8.1 9.9 16.2 22.9 24.3 25.4 27.9 30.8 35.5 1.9 8.5 10.8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN

Page 9: Tình hình kinh tếViệt Nam Quý I/2019 - PHS...TổngcụcThốngkê tính toán, vớimứctăngnày sẽlàm giảm0.22% GDP, và chỉsốgiá tiêu dùng CPI sẽtăng0.29%.

LIÊN HỆ I PHÒNG PHÂN TÍCH PHS

© Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS)Tòa nhà CR3-03A, Tầng 3, 109 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, HCMĐiện thoại: (84-8) 5 413 5479 Fax: (84-8) 5 413 5472Customer Service: (84-8) 5 411 8855 Call Center: (84-8) 5 413 5488E-mail: [email protected] / [email protected] Web: www.phs.vn

Miễn tráchThông tin này được tổng hợp từ các nguồn mà chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh hay tính chính xác của nó. Đây không phải là bản chàohàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. Chứng khoán Phú Hưng và các chi nhánh và văn phòng và nhân viên của mình có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ phiếu đượcnhắc tới ở đây. Chứng khoán Phú Hưng (hoặc chi nhánh) đôi khi có thể có đầu tư hoặc các dịch vụ khác hay thu hút đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác cho bất kỳ công ty nào được nhắcđến trong báo cáo này. Tất cả các ý kiến và dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh giá của chúng tôi vào ngày này và có thể thay đổi không cần báo trước.

Mr. Winston Lu – Head of Research & Dealing

Email: [email protected]

Ms. Ly Bui – Manager of Research

Email: [email protected] – Tel: 08 5 413 5479 - ext 8127

Son Nguyen – E: [email protected] – Tel: 04 6250 999 – ext 558 (Market Watch & Technical Analysis)

Hung Van – E: [email protected] – Tel: 08 5 413 5479 - ext 8212 (Market Watch & Technical Analysis)

Tuan Pham – E: [email protected] – Tel: 08 5 413 5479 - ext 8208 (Industrials)

Chau Nguyen – E: [email protected] - Tel: 08 5 413 5479 - ext 8213 (Real estates)

Trung Phan– E: [email protected] – Tel: 08 5 413 5479 - ext 8210 (Financials)

Duong Bui– E: [email protected] – Tel: 08 5 413 5479 - ext 8209 (Consumers)