Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP...

23
TỔNG CỤC HẢI QUAN BẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP MỸ NĂM 2012 Câu hỏi 1: Hiện nay Chính phủ (Tổng cục Hải quan) quan tâm sửa đổi theo mô hình Intel áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Trả lời: Thủ tục hải quan điện tử hiện nay đang được thực hiện thí điểm theo quy định tại Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Ngày 23/10/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Để hướng dẫn chi tiết Nghị định số 87/2012/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Hai văn bản này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 sẽ là cơ sở để Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện chính thức thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc. Các quy định tại 02 văn bản này đều nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan. Intel Việt Nam được Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp chế xuất ưu tiên. Trên cơ sở đánh giá này và đề nghị của Intel, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Intel đánh giá hệ thống của hai bên (hệ thống xử lý dữ 1

Transcript of Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP...

Page 1: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

BẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜISAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP MỸ NĂM 2012

Câu hỏi 1: Hiện nay Chính phủ (Tổng cục Hải quan) quan tâm sửa đổi theo mô hình

Intel áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Trả lời:Thủ tục hải quan điện tử hiện nay đang được thực hiện thí điểm theo quy định

tại Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

Ngày 23/10/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Để hướng dẫn chi tiết Nghị định số 87/2012/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Hai văn bản này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 sẽ là cơ sở để Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện chính thức thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc. Các quy định tại 02 văn bản này đều nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan.

Intel Việt Nam được Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp chế xuất ưu tiên. Trên cơ sở đánh giá này và đề nghị của Intel, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Intel đánh giá hệ thống của hai bên (hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và hệ thống quản lý xuất nhập khẩu của Intel) và thiết lập kết nối giữa hai hệ thống này. Cho đến nay, mặc dù còn một số vướng mắc nhất định nhưng về cơ bản cách thức này đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của cả hai bên; tạo thuận lợi cho Intel trong hoạt động xuất nhập khẩu, ví dụ như: được sử dụng tờ khai rút gọn, tờ khai tháng hay sử dụng mẫu báo cáo riêng…; và cũng trên cơ sở đó cơ quan Hải quan có những thông tin phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lý

Như vậy, qua mô hình Intel cho thấy, kết nối giữa hai hệ thống đã có thành công nhất định. Trong thời gian tới, khi cơ quan Hải quan nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để đáp ứng quy định của Nghị định số 87/2012/NĐ-CP và Thông tư số 196/2012/TT-BTC thì với việc kết nối với hệ thống này, Intel sẽ có những thuận lợi hơn khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

1

Page 2: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

Câu hỏi 2: Thủ tục hành chính: doanh nghiệp uy tín, kiểm soát nội bộ tốt thì việc

giảm thời gian thông quan được áp dụng như thế nào? Trả lời:Hiện nay Intel đang hoạt động theo quy chế doanh nghiệp ưu tiên theo quy

định tại Thông tư số 63/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với một số doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định về doanh nghiệp ưu tiên. Theo đó, doanh nghiệp khi được cơ quan Hải quan công nhận sẽ được ưu tiên rất nhiều khi khai báo và làm thủ tục hải quan điện tử (doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn mua hàng khi nhận hàng…). Tổng cục Hải quan đồng tình với ý kiến của đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ là nếu doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, có uy tín thì giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng và phối hợp tốt với nhau.

Dự kiến trong năm tới, Thông tư 63/2011/TT-BTC sẽ được sửa đổi, thay thế bởi Thông tư mới. Cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu để đưa yếu tố đánh giá về uy tín, về hệ thống kiểm soát nội bộ vào danh mục các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên.

Câu hỏi 3: Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World bank) xác định có 03 yếu tố:

Thời gian, Chứng từ cần thiết và Chi phí (chỉ số đánh giá hiệu quả), cơ quan Hải quan làm sao quan tâm đến chỉ số đó theo đánh giá của Ngân hàng thế giới.

Thời gian thông quan thì nhanh (theo đúng quy định) nhưng thời gian giải quyết vấn đề thông quan thì cơ quan Hải quan giải thích như thế nào khi: Cơ quan Hải quan có đo đạc thời gian thông quan đối với vấn đề này không? Tức là thời hạn giải quyết trong quá trình thông quan?

Trả lời:- Về vấn đề thời gian thông quan: Hiện nay Hải quan Việt Nam đang thực

hiện xây dựng Bộ chỉ số đánh giá hoạt động hải quan, trong đó có 02 chỉ số chính về tạo thuận lợi thương mại là “thời gian trung bình giải phóng hàng hoá XNK” và “mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động hải quan”. Chỉ số “thời gian trung bình giải phóng hàng trung bình” được xây dựng và triển khai theo đúng các hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Thời gian giải phóng hàng được xác định từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu cho đến khi hàng đã có quyết định thông quan/giải phóng hàng ra khỏi cổng cảng/cửa khẩu, bao gồm thời gian thông quan (thời gian làm thủ tục hải quan) và thời gian các đơn vị khác can thiệp (thời gian dỡ hàng, lưu kho, chuẩn bị chứng từ…). Kết quả của chỉ số này cũng cho biết tỷ lệ thời gian trung bình làm thủ tục hải quan trên tổng thời gian trung bình giải phóng hàng hoá XNK.

2

Page 3: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

- Về số lượng chứng từ: Thứ nhất hiện nay cơ quan Hải quan đang nghiên cứu sửa đổi Luật Hải quan để trình Quốc hội thông qua vào năm 2014, trong đó cũng xem xét lại về vấn đề chứng từ đối với một số loại chứng từ cần thiết; thứ hai hiện nay Việt Nam đang thực hiện thí điểm cơ chế một cửa Quốc gia, theo kế hoạch thì trong giai đoạn 2012- 2013 cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và trong giai đoạn 2013-2014 cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giảm bớt số lượng chứng từ.

- Về vấn đề chi phí: đối với cơ quan Hải quan theo quy định phải nộp lệ phí làm thủ tục hải quan không có thêm chi phí nào khác. Ngoài ra, Hải quan cũng đang nỗ lực giảm thời gian thông quan để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động: Triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử; thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng; triển khai đo thời gian giải phóng hàng; thực hiện khảo sát đánh giá của doanh nghiệp,….

+ Từ năm 2005, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử, từ 01/01/2013 Hải quan Việt Nam đã chính thức triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Theo đó, từ ngày 1/1/2013 thì hệ thống thông quan điện tử tự động sẽ tự động cấp số tờ khai 24/7, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí làm thủ tục đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Năm 2010, Hải quan Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng thế giới thực hiện đo thời gian giải phóng hàng tại một số Chi cục Hải quan để đánh giá kết quả hoạt động giữa kỳ của dự án Hiện đại hoá hải quan vay vốn Ngân hàng thế giới (WB). Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai thí điểm việc đo lường thời gian giải phóng hàng tại một số cục Hải quan tỉnh, thành phố năm 2011 và hiện nay đang phối hợp với ADB để triển khai việc đo thời gian GPH trên phạm vi toàn quốc vào đầu năm 2013, trong năm 2013 sẽ có báo cáo kết quả chính thức.

+ Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam cũng đã phối hợp với USAID StarPlus và Phòng Công thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai hoạt động khảo sát về đánh giá của doanh nghiệp đối với hoạt động của Hải quan trên khoảng 5000 doanh nghiệp vào tháng 10/2012, kết quả thu về khoảng 2000 phiếu đang được tổng hợp để báo cáo.

Câu hỏi 4: Kế hoạch thư điều chỉnh để phân loại trước. cơ quan Hải quan có đề cập

đến Quy trình nhưng theo tài liệu trả lời chưa thấy đề cập.Trả lời:Theo Thông tư số 49/2010/TT-BTC thay thế Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày

29/8/2003 hướng dẫn về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì đã có quy định về phân loại trước đối với hàng hóa tại các Điều 8, 9, 10, 11, Mục 2, Chương II của Thông tư. Tuy nhiên, nội dung tại các Điều về Phân loại trước được quy định theo các nguyên tắc chung, chưa được áp dụng

3

Page 4: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

nhiều trong quá trình thực hiện. Trong thời gian tới cơ quan Hải quan sẽ có quy định cụ thể hơn về đối tượng, thủ tục, hồ sơ, thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước mã số (hay phân loại trước như quy định tại Thông tư 49/2010/TT-BTC) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, và được ban hành tại Nghị định, Thông tư và văn bản hướng dẫn. Do đó, cơ quan Hải quan rất mong nhận được ý kiến tham gia, xây dựng của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng đối với các quy định về xác định trước mã số trong quá trình xây dựng Nghị định, Thông tư, quy trình, quy chế, để đảm bảo hài hòa chính sách của Hải quan và lợi ích của doanh nghiệp.

Câu hỏi 5: Việc phân loại hàng hóa còn nhiều vướng mắc và Quy trình thông quan

triển khai phân loại hàng hóa cũng còn nhiều vướng mắc khi thời gian thông quan được triển khai từ ngày 1/1/2013. Cơ quan Hải quan có ý kiến gì đối với thủ tục thông quan mới.

Trả lời:Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam hiện hành, ban hành theo Thông tư số

156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính, được xây dựng trên cơ sở Danh mục HS 06 chữ số của Tổ chức Hải quan thế giới và tuân thủ hoàn toàn với Danh mục AHTN của các nước ASEAN.

Về nguyên tắc, việc phân loại hàng hóa được cơ quan Hải quan tuân thủ theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, 06 Quy tắc tổng quát giải thích Danh mục HS, cũng như các khuyến nghị về phân loại hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.

Đối với doanh nghiệp, khi có hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp tự khai báo mã số hàng hóa và mức thuế trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc khai báo đó. Cơ quan Hải quan, công chức Hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra kê khai của người khai hải quan về tên hàng (mô tả đặc điểm, cấu tạo, tính chất, thành phần, hàm lượng, công dụng), mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, mức thuế nhằm xác định sự phù hợp về nội dung giữa khai báo của người khai hải quan với các chứng từ trong hồ sơ hải quan và giữa thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai báo của người khai hải quan và các chứng từ trong hồ sơ hải quan, trên cơ sở đó xác định chính xác mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần phân loại, xác định mức thuế.

Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận của cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan về tên hàng, mã số hàng hóa thì cùng cơ quan Hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc cơ quan giám định hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành để trưng cầu giám định.

Các vướng mắc phát sinh trong thời gian qua giữa Hải quan và doanh nghiệp chủ yếu do có sự khác nhau về mức thuế giữa các mặt hàng dễ lẫn, phức tạp, khó

4

Page 5: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

phân biệt dẫn đến doanh nghiệp khai báo chưa đúng hoặc cố tình khai báo không đúng.

Từ ngày 01/01/2013, cơ quan Hải quan chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Nghị định số 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 196/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong quá trình triển khai thủ tục thông quan mới, cơ quan Hải quan dự kiến sẽ kết nối tất cả các dữ liệu về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi cũng như trị giá Hải quan vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử.

Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp (chuẩn dữ liệu, tỷ giá tính thuế …), Hệ thống sẽ tự động phản hồi cho người khai hải quan “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫn người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do;

Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, Hệ thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” cho người khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ dẫn và kết quả phân luồng tờ khai.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trong quá trình thông quan của Hải quan Việt Nam không có sự khác biệt với hệ thống thông quan tự động của Hải quan các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn việc phân loại hàng hóa, xác định mã số hàng hóa của Hải quan Việt Nam còn nhiều khó khăn do một số loại hàng phức tạp, cần có kết quả kiểm định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác hoặc phải tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên ngành, nên trong một số trường hợp sẽ cần kết hợp cả các bước trong thủ tục hải quan truyền thống để thông quan hàng hóa. Trong thời gian tới, cơ quan Hải quan rất mong nhận được sự hợp tác của doanh nghiệp để việc phân loại hàng hóa sát với thực tế hơn, chuẩn hóa các dữ liệu đầu vào, đảm bảo hệ thống đạt hiệu suất tối đa thông quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Câu hỏi 6:

Doanh nghiệp kỳ vọng có hệ thống phân loại minh bạch. Vì hiện nay, mỗi Chi cục phân loại khác nhau khi hàng hóa vào đến cửa khẩu. Hải quan Việt Nam có ý kiến như thế nào?

Trả lời:Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng mã HS khác nhau

cho cùng một mặt hàng là do có quá nhiều mức thuế trong Biểu thuế. Để khắc phục tồn tại này Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính xây dựng Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi năm 2012, trong đó mức thuế suất của Biểu thuế NK ưu đãi giảm từ 48 mức xuống 33 mức (giảm 15 mức so với năm 2011), mức thuế suất bình quân giảm từ 11,08% xuống còn 10,47%.

Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu Danh mục hàng hóa, Biểu thuế, cập nhật các hướng dẫn về phân loại hàng hóa, áp dụng

5

Page 6: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

mức thuế để áp dụng thống nhất trong toàn Ngành và góp phần giải quyết các vướng mắc khi các Chi cục phân loại có sự khác nhau.

Dự kiến trong năm 2013, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ về xác định trước mã số để đảm bảo hoàn thiện cơ sở pháp lý, đồng thời hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu tra cứu Danh mục hàng hóa, Biểu thuế và hướng dẫn về phân loại hàng hóa phục vụ khai báo của người khai hải quan. Hệ thống cơ sở dữ liệu chung thống nhất của ngành Hải quan sẽ góp phần kiểm soát được các thông tin khai báo, xử lý kịp thời và thống nhất các vướng mắc phát sinh tại các Chi cục, hạn chế tối đa tình trạng phân loại hàng hóa khác nhau đối với với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu hỏi 7:Đối với doanh nghiệp (dệt may) vừa và nhỏ thì việc nhận thức giữa cơ

quan Hải quan và doanh nghiệp hay xảy ra nhầm lẫn trong việc giám định đối với hàng hóa và thiếu thống nhất. Vì vậy, đề nghị của doanh nghiệp là mong muốn ký một “Bản cam kết giữa Hải quan và doanh nghiệp” về vấn đề này để có thể áp dụng thống nhất?

Trả lời:Đối với nguyên phụ liệu thì rất nhiều, phức tạp và cơ quan Hải quan cũng khó

khăn trong việc phân loại đối với hình thức này. Cơ quan Hải quan mong muốn làm việc và phối hợp với Hiệp Hội và cụ thể là Hiệp hội dệt may. Đối với các vấn đề phát sinh sẽ cùng nhau xem xét, giải quyết vướng mắc. Đối với các vấn đề tương tự phát sinh cơ quan Hải quan sẽ có biên bản ghi nhận để thống nhất trong cách giải quyết.

Câu hỏi 8: Việc công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp khi doanh nghiệp

phát hiện sai sót trong quá trình khai báo thì khi phát hiện sai sót doanh nghiệp thông báo cho cơ quan Hải quan thì việc hồi tố đối với sai sót này giải quyết như thế nào? Đề nghị của doanh nghiệp: tạo điều kiện hơn nữa khi doanh nghiệp phát hiện sai sót và thông báo ngoài 60 ngày thì không bị xử phạt mà vi phạm đến lần thứ hai mới xử phạt.

Trả lời:- Việc khai bổ sung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được quy định tại

Điều 12 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính. Theo đó:

+ Đối với trường hợp doanh nghiệp có sai sót về tính toán số tiền thuế phải nộp, về trị giá, xuất xứ, mã số, mức thuế suất thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế với điều kiện hồ sơ, thủ tục phải đáp ứng quy định tại Điều 12 Thông tư số

6

Page 7: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

194/2010/TT-BTC. Trường hợp này doanh nghiệp phải nộp đầy đủ, đúng hạn số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có) đối với số tiền thuế chênh lệch tăng và được hoàn trả lại đối với trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp. Trường hợp khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày nêu trên thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.

+ Đối với trường hợp doanh nghiệp có sai sót về tính toán số tiền thuế phải nộp, về trị giá, xuất xứ, mã số, mức thuế suất nhưng khai bổ sung hồ sơ hải quan ngoài thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế cũng thực hiện theo quy định nêu trên nhưng bị xử phạt vi phạm hành chính. - Về đề nghị chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi doanh nghiệp khai bổ sung quá 60 ngày tại lần thứ 2 trở đi (lần thứ nhất không phạt), Tổng cục Hải quan ghi nhận để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi 9: Thời hạn 5 năm có sự phân biệt trong việc xử phạt và ấn định thuế

không?Trả lời:

- Trường hợp tờ khai nhập khẩu bị truy thu đăng ký với cơ quan Hải quan phát sinh trước thời điểm Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực (01/7/2007) thì thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 23 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, theo đó: trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế thì phải truy nộp số tiền thuế còn thiếu trong thời hạn 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn; trường hợp nếu phát hiện có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 5 (năm) năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện.

- Trường hợp tờ khai nhập khẩu bị truy thu đăng ký với cơ quan Hải quan phát sinh tại thời điểm Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực (01/7/2007) thì thực hiện theo quy định tại Điều 39 khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế, theo đó người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách Nhà nước (không giới hạn thời gian).

- Trường hợp tờ khai nhập khẩu bị truy thu đăng ký với cơ quan Hải quan phát sinh tại thời điểm Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực (01/7/2013) thì thực hiện theo quy định tại khoản 35 Điều 1. Theo đó, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Câu hỏi 10: Thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon (doanh nghiệp chế xuất). Căn cứ

tiêu chí nào để giá tính thuế đối với túi nilon.

7

Page 8: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

Trả lời:Câu hỏi này không rõ nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời cụ thể. Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan thì Doanh nghiệp muốn đề cập đến vấn đề

hoàn lại thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilong đưa vào sản xuất (theo quy định tại Nghị định 69/2012/NĐ-CP, Thông tư số 159/2012/TT-BTC thì túi nilong đưa vào sản xuất không thuộc đối tượng chịu thuế, nhưng lại thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Thông tư số 152/2011/TT-BTC). Tổng cục Hải quan trả lời câu hỏi này như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 1, Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC, Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/11/2012), Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC thì không quy định hoàn thuế BVMT đối với trường hợp nhập khẩu túi ni lông để sản xuất, do đó trong giai đoạn từ ngày 01/01/2012 (ngày Luật thuế BVMT có hiệu lực) đến trước ngày 15/11/2012 (Nghị định 67/2011/NĐ-CP có hiệu lực) thì mặt hàng túi ni lông nhập khẩu dùng để sản xuất thuộc đối tượng phải nộp thuế BVMT và từ ngày 15/11/2012 (ngày Nghị định 69/2012/NĐ-CP có hiệu lực) thì trường hợp túi ni lông theo quy định tại Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP là bao bì đóng gói sẵn hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế BVMT. Như vậy tại thời điểm hội nghị đối thoại doanh nghiệp Mỹ ngày 12/12/2012, Tổng cục Hải quan đã trả lời doanh nghiệp theo hướng không được hoàn thuế cho hàng hóa là túi nilong nhập khẩu đưa vào sản xuất từ ngày 01/01/2012 đến trước ngày 15/11/2012 là đúng quy định của các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Tuy nhiên, ngày 7/1/2013, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu, theo đó, tại khoản c điểm 1 mục I quy định: doanh nghiệp được hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 14/11/2012 đối với túi nilong làm bao bì đóng gói sẵn sản phẩm theo quy định tại Nghị định 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ.

Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Sau khi Bộ Tài chính có hướng dẫn, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Cục Hải quan tỉnh (TP) nơi mở tờ khai đề được hoàn thuế theo quy định.

Câu hỏi 11: Liên quan đến việc phân loại hàng hóa: Khi cơ quan Hải quan thông báo

cho doanh nghiệp không bằng văn bản thì nếu sau 5 năm cơ quan Hải quan quay lại xử phạt doanh nghiệp và tiến hành truy thu thì vấn này cơ quan Hải quan xử lý như thế nào?

Trả lời:Với mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan, trong

thời gian tới khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013, nếu tổ chức, cá nhân có yêu cầu về xác định trước mã số, hàng hóa thuộc trường hợp xác

8

Page 9: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

định trước mã số và có đủ hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, thì khi nhận được hồ sơ yêu cầu xác định trước mã số, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét, ban hành văn bản xác định trước mã số đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mô tả và hồ sơ của tổ chức, cá nhân có yêu cầu, tạo thuận lợi cho việc khai báo và hạn chế được các vướng mắc phát sinh trong thời gian qua.

Việc hướng dẫn phân loại hàng hóa, xác định mã số và mức thuế hoặc ấn định thuế của cơ quan Hải quan chỉ có giá trị áp dụng khi được thông báo bằng văn bản hoặc có giá trị pháp lý dưới hình thức các quyết định hành chính. Do vậy, khi doanh nghiệp có đề nghị/yêu cầu bằng văn bản gửi cơ quan Hải quan các cấp, cơ quan Hải quan có trách nhiệm trả lời chính thức bằng văn bản để doanh nghiệp biết.

Câu hỏi 12: Hiện nay không có sự nhất quán trong việc áp dụng trong phân loại hàng

hóa giữa các Chi cục. Như vậy, doanh nghiệp có thể làm đơn đề nghị phân loại trước hay không (thông thường sau 2 đến 3 tháng thì hàng mới về đến cửa khẩu). Trong giai đoạn mới ra phán quyết thì cần có cơ chế rõ ràng, ngoài ra việc thực hiện E-Customs, hiện nay Hải quan Việt Nam đã có kế hoạch này trong 12 tháng tới thì việc giúp đỡ doanh nghiệp được triển khai thực hiện như thế nào? và cần đào tạo và tập huấn cho cán bộ, công chức Hải quan trước?

Trả lời:Ngành Hải quan đã và đang xây dựng các quy trình, quy chế, thủ tục, hồ sơ,

cơ sở dữ liệu rõ ràng và chính xác, nhằm mục tiêu minh bạch hóa các quy định về phân loại hàng hóa trước và trong khi làm thủ tục hải quan để hạn chế tối đa việc phân loại hàng hóa không thống nhất giữa các Chi cục Hải quan cũng như cơ quan Hải quan các cấp.

Trong thời gian tới, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực, liên quan đến thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền và thời gian ban hành văn bản xác định trước mã số đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có thể nghiên cứu quy định cụ thể của Chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam tại Nghị định và Thông tư để nộp hồ sơ yêu cầu xác định trước mã số, làm cơ sở cho việc khai báo hải quan khi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi triển khai thủ tục hải quan điện tử, các văn bản quy định về xác định trước mã số cũng sẽ được cập nhật lên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan Hải quan để quản lý.

Trước thời điểm thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, cơ quan Hải quan sẽ xây dựng kế hoạch phổ biến pháp luật và tập huấn cho doanh nghiệp cũng như các chương trình đào tạo cho cán bộ, công chức hải quan. Tổng cục Hải quan sẽ thông báo cụ thể các chương trình phổ biến pháp luật và tập huấn để doanh nghiệp biết và đăng ký tham dự.

Câu hỏi 13: Cách minh bạch, rõ ràng trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra

sau thông quan (trước trong và sau thông quan) cơ quan Hải quan vẫn kiểm soát đối với doanh nghiệp đúng không?

9

Page 10: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

Trả lời:- Đối với giai đoạn thông quan, giai đoạn KTSTQ luật HQ, luật QLT, Nghị

định 154, Thông tư 194 đã quy định về đối tượng được kiểm tra, đối tượng kiểm tra, nội dung, phương pháp, các trường hợp kiểm tra…, quy định trình tự, thủ tục …rõ ràng, có sự phân định trách nhiệm, thẩm quyền tại mỗi giai đoạn. Việc kiểm tra ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan hình thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục HQ, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, là biên pháp quản lý hiện đại. Hoạt động kiểm tra sau thông quan là một chuẩn mực của Công ước KYOTO, được nhiều nước, nhất là các nước phát triển đã và đang áp dụng. - Kết quả kiểm tra sau thông quan tại Chi cục KTSTQ là cơ sở để đánh giá sự tuân thủ pháp luật, ban hành Quyết định ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

- Ngoài những vụ do cục KTSTQ trực tiếp thực hiện kiểm tra, Cục KTSTQ có trách nhiệm kiểm tra công tác KTSTQ, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện kiểm tra đúng quy định; đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu đề ra không chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm mới hoặc còn lọt hành vi vi phạm khi kiểm tra, cơ quan Hải quan sẽ xem xét để quyết định kiểm tra.

Câu hỏi 14: Về Danh mục doanh nghiệp ưu tiên: doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ

tục hải quan theo luồng xanh. Hiện nay cơ quan Hải quan mới dựa vào “quy mô doanh nghiệp” theo doanh nghiệp thì cần dựa trên các tiêu chí về mức độ tín nhiệm và ưu tiên lịch sử tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đề nghị cơ quan Hải quan cần mở rộng diện đối với các đối tượng này?

Trả lời:Hiện nay cơ quan Hải quan đang thực hiện thí điểm chế độ ưu tiên và đã công

nhận thực hiện chế độ ưu tiên trên 10 doanh nghiệp. Sau thời gian thực hiện thí điểm sẽ quy định chính thức. Đây là chế độ ưu tiên “trọn gói”, khác với ưu tiên “luồng xanh” đang áp dụng đối với nhiều doanh nghiệp, vì “luồng xanh” chỉ là một hình thức ưu tiên trong chế độ ưu tiên. Các loại doanh nhiệp được ưu tiên hiện nay đa dạng, đây là chế độ ưu tiên có điều kiện doanh nghiệp, có chọn lọc, mang tính điển hình, nổi bật ý nghĩa, tác dụng. Thực tế tại VN hiện nay có hàng chục ngàn DN kinh doanh XNK nhưng tỷ lệ DNUT chiểm tỷ lệ nhỏ nhưng kim ngạch XNK lớn (chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch) vì vậy chế độ ưu tiên có tác dụng cải cách thủ tục hành chính, hiệu quả kinh tế, xã hội rõ rệt. Việc mở rộng, tăng thêm DNUT là xu hướng đúng và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, phải trên cơ sở: DN đáp ứng các điều kiện, cơ quan HQ quản lý được, mang ý nghĩa nổi bật về hiệu quả. Tham khảo các nước phát triển, cũng chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với một số lượng doanh nghiệp hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số DN (chủ yếu ưu tiên doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu), DNUT còn có khả năng được công nhận giữa các nước

10

Page 11: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

nếu có sự ký kết công nhận lẫn nhau. Để công nhận lẫn nhau, cần tham khảo, điều chỉnh về sự tương thích giữa các quy định của pháp luật mỗi nước.

Câu hỏi 15: Liên quan đến thủ tục kiểm tra hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu hàng

hóa: doanh nghiệp cho rằng việc kiểm tra là đúng nhưng khâu kiểm tra còn nhiều bất cập gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp đi làm thủ tục hải, quan nhân viên phải mang nhiều giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cấp (ví dụ: Bộ Y tế cấp) (tức là phải photo toàn bộ giấy tờ) thì việc photo đó gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Như vậy, cách làm của cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với doanh nghiệp như thế nào? trong khi (giấy vàng do Bộ Y tế Việt Nam cấp) doanh nghiệp chỉ cần cung cấp một loại giấy tờ này để làm thủ tục để giảm bớt thủ tục cho doanh nghiệp thì cơ quan Hải quan có chấp nhận không?

Theo Thông báo số 197/TB-BCT thì tất cả sản phẩm mỹ phẩm không được nhập khẩu qua đường hàng không (phải nhập khẩu qua đường biển) trong khi đó trong mỹ phẩm có các thành phần là vitamin cần phải được bảo quản nghiêm ngặt thì tại sao doanh nghiệp lại phải chịu những thủ tục bất hợp lý và doanh nghiệp có văn bản đề nghị cơ quan Hải quan nhưng không được chấp nhận. Đề nghị cơ quan Hải quan xem xét, giải quyết. (doanh nghiệp dược phẩm và thực phẩm chức năng)

Trả lời:Đối với hàng hóa là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng thì trên cơ sở ý kiến

của doanh nghiệp thì:Thứ nhất: doanh nghiệp có văn bản gửi Bộ Y tế; liên quan đến thực phẩm

chức năng thì đối với loại thực phẩm thì đề nghị doanh nghiệp chưa chính xác, có nghĩa là những loại thực phẩm chức năng nào thì sau khi Bộ Y tế cho phép nhập thì nên có một quy định công bố luôn bằng quyết định và cơ quan Hải quan căn cứ vào quyết định đó để cho phép doanh nghiệp nhập; hiện nay Bộ Y tế cấp phép cho cho từng lô hàng, từng thời điểm thì doanh nghiệp phải mang hồ sơ đến cơ quan Hải quan, do vậy, doanh nghiệp nên có kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ Y tế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thứ hai: về nhập khẩu mỹ phẩm theo Thông báo số 197/TB-BCT của Bộ Công Thương thì ba mặt hàng là rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động không nhập khẩu qua đường hàng không mà chỉ nhập qua các cảng biển. Hiện nay Bộ Công thương đã ban hành Thông báo số 301/TB-BCT ngày 28/12/2012 về việc bãi bỏ Thông báo số 197/TB-BCT ngày 06/5/2011 của Bộ Công Thương.

Câu hỏi 16: Hiện nay, việc liên hệ giao dịch trực tiếp, gửi văn bản, tham khảo trên

trang Web của cơ quan Hải quan còn nhiều bất cập và như vậy thì câu hỏi của doanh nghiệp là: Giao dịch qua email với cơ quan Hải quan có phải là giao dịch chính thức không? Nếu là giao dịch chính thức sẽ đỡ phiền hà cho doanh

11

Page 12: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

nghiệp. Như vậy, cơ quan Hải quan có chấp nhận giao dịch bằng thư điện tử không?

Trả lời:Về vấn đề này, cơ quan Hải quan trao đổi như sau:Thứ nhất: Hiện nay, cơ quan Hải quan có bộ phận luôn truy cập các vướng

mắc của doanh nghiệp gửi đến. Ngoài ra, theo chỉ đạo của UBND Tp. Hồ Chí Minh thì trên Trang thông tin điện tử (Website) của Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh có mục “Doanh nghiệp hỏi cơ quan Hải quan trả lời” cho nên tất cả các vướng mắc của doanh nghiệp xung quanh các quy định về pháp luật hải quan thì doanh nghiệp có thể nêu ý kiến vướng mắc và Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh sẽ phân loại và trả lời. Thời hạn trả lời là 03 ngày làm việc. Trong thời gian vừa qua, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã trả lời phần lớn các vướng mắc, yêu cầu của doanh nghiệp.

Thông tin gửi đến Trang thông tin điện tử Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh qua email thường không đầy đủ. Đây là tính chất đặc thù cơ bản. Công chức Hải quan không có điều kiện thụ lý bộ hồ sơ trực tiếp, một số lô hàng cần thêm nhiều thông tin để xác định như mẫu hàng; hồ sơ cấu tạo, cách sử dụng,…của hàng hóa (trong xác định mã HS hàng hóa). Nên nội dung trả lời trên Trang thông tin điện tử Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh chỉ mang tính tham khảo và định hướng cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, không phải là giao dịch chính thức.

Thứ hai: Đối với vấn đề doanh nghiệp nêu liên quan đến việc liên hệ trực tiếp và bằng văn bản về các vướng mắc mà thấy khó khăn không tiếp cận được khi có đề nghị giải đáp. Về vấn đề này, thì hiện nay tại các cửa khẩu đều có niêm yết số điện thoại của lãnh đạo Chi cục và số điện thoại nóng để liên hệ giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp và có các tổ giải đáp vướng mắc để tiến hành giải đáp cho doanh nghiệp và có đến 99% các vướng mắc được giải đáp trực tiếp. Tuy nhiên, đối với các vướng mắc liên quan đến thẩm quyền của cơ quan cấp trên hoặc các vướng mắc liên quan đến các Bộ, Ngành khác thì thời gian trả lời cho doanh nghiệp phụ thuộc vào thẩm quyền của các cấp giải quyết thì việc trả lời cần phải có thời gian; do đó cơ quan Hải quan ghi nhận kiến nghị, vướng mắc này của doanh nghiệp và cơ quan Hải quan sẽ cố gắng thường xuyên tập hợp vướng mắc này và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm xem xét đối với các vướng mắc của doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng mong muốn trong quá trình triển khai thủ tục “một cửa quốc gia” thì các Bộ, Ngành cũng sẽ phối hợp xử lý các vướng mắc về hải quan được nhanh hơn.

Thực tế hiện nay, tư vấn chính sách pháp luật Hải quan trên Trang Thông tin điện tử Hải quan TP Hồ Chí Minh vẫn là kênh thông tin hữu ích mà cộng đồng doanh nghiệp, người dân và công chức Hải quan có thể tham khảo. Đối với việc trả lời qua email thì đối với vấn đề trả lời được thì cơ quan Hải quan sẽ trả lời ngay, còn nếu chưa trả lời được thì sẽ có phản hồi trả lời sau. Trong thời gian tới cơ quan Hải quan sẽ xây dựng cơ chế để xác định trách nhiệm của người trả lời và cơ quan Hải

12

Page 13: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

quan sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm các chế định ràng buộc trách nhiệm liên quan đến vấn đề này.

Câu hỏi 17: Vấn đề về giá và định giá, áp thuế: Giá trên hóa đơn không được chấp

nhận thì cơ sở giấy tờ nào thì doanh nghiệp được thông quan trước sau đó làm thủ tục sau

Trả lời:Do câu hỏi không rõ ràng nên cơ quan Hải quan không thể trả lời cụ thể.Hiện nay, cơ quan Hải quan thực hiện việc xác định trị giá tính thuế theo quy

định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính. Cụ thể trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư 205 nêu trên.

Trường hợp cơ quan Hải quan có nghi vấn về trị giá tính thuế do doanh nghiệp tự khai báo thì sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp giải trình, chứng minh thông qua việc tham vấn giá. Nếu doanh nghiệp không giải trình chứng minh được nghi vấn về trị giá khai báo thì cơ quan Hải quan sẽ bác bỏ và xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc, trình tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư 205/2010/TT-BTC.

Việc giải phóng hàng thực hiện theo quy định hiện hành, không phân biệt hàng đông lạnh, hay thực phẩm nhập khẩu…. Đối với các trường hợp có tham vấn giá, nếu doanh nghiệp muốn giải phóng hàng thì phải nộp khoản đảm bảo (đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay).

Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Doanh nghiệp có văn bản nêu cụ thể, rõ ràng vướng mắc để cơ quan hải quan có câu trả lời chính xác.

Câu hỏi 18: Trị giá tính thuế có áp dụng cho hàng phi mậu dịch hay không?Trả lờiTrị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu căn cứ theo quy định tại Nghị

định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính, không phân biệt hàng nhập khẩu phi mậu dịch hay không phải phi mậu dịch. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 nêu trên.

Câu hỏi 19: Về kế hoạch triển khai thủ tục hải quan hải quan điện tử tại Cục Hải

quan Tp. Hồ Chí Minh thì doanh nghiệp có được tập huấn không và quý Cục có kế hoạch như thế nào để triển khai đến doanh nghiệp?

13

Page 14: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

Trả lờiĐể tổ chức triển khai chính thức hải quan điện tử theo Nghị định 87/2012/NĐ-

CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Dự kiến sẽ tổ chức 04 đợt tập huấn, mỗi đợt sẽ tập huấn cho khoảng trên 1000 doanh nghiệp nhằm mục đích giới thiệu các quy định mới tại 2 văn bản nói trên để cộng đồng doanh nghiệp hiểu được và làm tốt thủ tục hải quan điện tử.

Câu hỏi 20: Hệ thống tổ chức thông tin dữ liệu theo E-Customs (mô hình xử lý dữ

liệu) của cơ quan Hải quan đang triển khai như thế nào?Trả lờiHiện nay Hải quan Việt Nam có 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và khoảng

165 chi cục Hải quan. Về triển khai đối với hệ thống thông quan điện tử, hiện nay ngành Hải quan đang triển khai mô hình xử lý dữ liệu ở cấp Cục và Chi cục. Dự kiến đến năm 2014, dữ liệu của hệ thống Thông quan điện tử của toàn ngành sẽ được xử lý tập trung tại Tổng cục.

Câu hỏi 21: Cơ quan Hải quan có động thái phát triển hệ thống đại lý hải quan

không? Và đề nghị Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh đưa danh sách 70 đại lý khai thuê hải quan trên trang Website của Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh để các doanh nghiệp biết.

Trả lời:Hiện nay cơ quan Hải quan thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho

người khai thuê hải quan và thường xuyên tổ chức các kỳ thi cho các tổ chức, cá nhân để xem xét công nhận các trường hợp đủ điều kiện công nhận là đại lý khai thuê hải quan. Về phía Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh thì hiện nay cũng đã công nhận trên 70 đại lý đủ điều kiện là thủ tục hải quan. Tuy nhiên, mô hình này chưa phát triển được do xuất phát từ hai khía cạnh: Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp không thuê đại các lý chính thức làm thủ tục hải quan vì lý do do các doanh nghiệp cạnh tranh giá cho nên thuê những người làm dịch vụ khai thuê chưa được cơ quan Hải quan công nhận; thứ hai, những người không được cơ quan Hải quan công nhận đủ điều kiện khai thuê thì được doanh nghiệp cấp giấy giới thiệu là người của doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan. Vì vậy, cơ quan Hải quan chưa nhận được hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Trong các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã đề nghị các doanh nghiệp, thứ nhất: nên thuê những đại lý nào mà cơ quan Hải quan đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện khai thuê hải quan, thứ hai: doanh nghiệp nên thực hiện ký hợp đồng thuê đại lý bằng văn bản với các đại lý để

14

Page 15: Tổng hợp trả lời vướng mắc sau hội nghị DN Mỹ … · Web viewBẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH

họ thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình thì lúc đó hoạt động đại lý mới phát triển. Về phía Cục Hải Tp. Hồ Chí Minh thấy rằng, hiện nay hệ thống văn bản nhiều, các chính sách luôn có sự thay đổi, phức tạp; vì vậy, cần có một đội ngũ khai thuê chuyên nghiệp để giúp các doanh nghiệp là thủ tục hải quan được đầy đủ, chính xác và đề nghị các doanh nghiệp cần lựa chọn các đại lý khai thuê đã được cơ quan Hải quan công nhận bằng quyết định công nhận đủ điều kiện khai thuê hải quan.

Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã trao đổi và sẽ đưa Danh sách các đại lý khai thuê hải quan lên trang Website của Cục và gửi cho các báo để đăng tải thông tin này để các doanh nghiệp biết và thuê các đại lý này giúp doanh nghiệp làm thủ tục hải quan./.

15