TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - WordPress.com · Web viewHình thức thi trắc nghiệm có...

30
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ năm học 2006-2007, đối với một số môn học trong đó có môn Hóa Học, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn vào trong các kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Tốt nghiệp Bổ túc Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đại Học, Cao Đẳng. Việc đưa loại bài tập trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn vào các kì thi ngày càng phổ biến vì nó có nhiều ưu điểm : + Xác suất đúng ngẫu nhiên thấp + Tiết kiệm thời gian chấm bài + Gây được sự hứng thú học tập của học sinh + Học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình một cách nhanh chóng qua các bài kiểm tra trên lớp, trong các sách tham khảo hay trên mạng internet, đồng thời tự đề ra biện pháp bổ sung kiến thức một cách hợp lí. Hình thức thi trắc nghiệm có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong một khoảng thời gian tương đối ngắn học sinh phải giải quyết một số lượng câu hỏi và bài tập khá lớn, đa dạng (trong đó bài tập toán chiếm một tỉ lệ không nhỏ) và thời gian hoàn thành một câu hỏi trắc nghiệm không nhiều (trung bình từ 1,5 đến 1,8 phút) nên các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành bài thi của mình. Mặt khác, hình thức kiểm tra trong các kỳ thi lại rất khác nhau (trong nhà trường GV: LÊ THỊ THANH THỦY 1

Transcript of TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - WordPress.com · Web viewHình thức thi trắc nghiệm có...

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITừ năm học 2006-2007, đối với một số môn học trong đó có môn Hóa Học,

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn vào trong các kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Tốt nghiệp Bổ túc Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đại Học, Cao Đẳng. Việc đưa loại bài tập trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn vào các kì thi ngày càng phổ biến vì nó có nhiều ưu điểm :

+ Xác suất đúng ngẫu nhiên thấp + Tiết kiệm thời gian chấm bài + Gây được sự hứng thú học tập của học sinh + Học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình một

cách nhanh chóng qua các bài kiểm tra trên lớp, trong các sách tham khảo hay trên mạng internet, đồng thời tự đề ra biện pháp bổ sung kiến thức một cách hợp lí.

Hình thức thi trắc nghiệm có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong một khoảng thời gian tương đối ngắn học sinh phải giải quyết một số lượng câu hỏi và bài tập khá lớn, đa dạng (trong đó bài tập toán chiếm một tỉ lệ không nhỏ) và thời gian hoàn thành một câu hỏi trắc nghiệm không nhiều (trung bình từ 1,5 đến 1,8 phút) nên các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành bài thi của mình. Mặt khác, hình thức kiểm tra trong các kỳ thi lại rất khác nhau (trong nhà trường của chúng tôi thì kiểm tra theo hình thức tự luận, còn thi Tốt Nghiệp hay thi Đại học, Cao Đẳng thì lại thi theo hình thức trắc nghiệm) nên việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn cách giải bài tập cho học sinh làm sao đảm bảo đủ thời gian mà lại không bị mất bớt điểm trong quá trình làm bài tự luận là một vấn đề cần thiết và gặp nhiều khó khăn. Do đó, các em phải trang bị cho mình ngoài những cách giải thông thường cần có những phương pháp để giải nhanh, chọn đúng.

Qua những năm giảng dạy bộ môn Hóa Học, tôi nhận thấy các em học sinh thường rất yếu trong việc giải bài tập đặc biệt là giải bài tập trắc nghiệm khách quan. Hiện nay, theo hướng kiểm tra đánh giá mới nâng dần tỉ lệ trắc nghiệm khách quan thì trong một bài kiểm tra thường có rất nhiều dạng toán, mà thời gian chia đều cho mỗi câu trắc nghiệm lại rất hạn chế. Nếu các em vẫn giải bài tập theo hướng tự luận như trước đây thì thường không có đủ thời gian để hoàn thành một bài kiểm tra đánh giá dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Vì vậy, từ những kinh nghiệm mà tôi có được trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn đưa ra chuyên

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 1

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌCđề “Vận dụng phương pháp đường chéo để giải nhanh một số dạng toán Hóa Học”.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lý luậnPhương pháp này dựa trên cơ sở:

- Bài toán liên quan đến hỗn hợp các chất là một trong những bài toán phổ biến nhất trong chương trình Hóa Học phổ thông, hầu hết các bài toán thường gặp đều ít nhiều có các dữ kiện liên quan đến một hỗn hợp chất nào đó, có thể là hỗn hợp kim loại, hỗn hợp khí, hỗn hợp các chất đồng đẳng, hỗn hợp dung dịch,…đa số những bài toán như vậy đều có thể vận dụng được phương pháp đường chéo để giải toán.

- Phương pháp này thường được áp dụng cho các bài toán hỗn hợp chứa 2 thành phần mà yêu cầu của bài toán là xác định tỉ lệ giữa 2 thành phần đó.

- Phương pháp đường chéo tự nó không phải là giải pháp quyết định của bài toán (hoàn toàn có thể giải bằng phương pháp đặt ẩn - giải hệ) nhưng áp dụng đường chéo hợp lí, đúng cách, trong nhiều trường hợp sẽ giúp tốc độ làm bài tăng lên đáng kể, điều này đặt biệt quan trọng khi làm bài thi trắc nghiệm như hiện nay.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tàiĐề tài này được trình bày theo từng phần:Đề tài này được trình bày theo từng phần:

- Phân loại các dạng bài toán thường gặp:- Phân loại các dạng bài toán thường gặp: Các dạng bài toán thường Các dạng bài toán thường gặp được nêu và lấy ví dụ minh họa, hướng dẫn giải chi tiết.gặp được nêu và lấy ví dụ minh họa, hướng dẫn giải chi tiết.

- - Các bài tập vận dụng:Các bài tập vận dụng: Cung cấp hệ thống bài tập tự luyện từ dễ đến Cung cấp hệ thống bài tập tự luyện từ dễ đến khó theo từng dạng nhằm giúp các em học sinh tự ôn luyện để nắm vững nội dungkhó theo từng dạng nhằm giúp các em học sinh tự ôn luyện để nắm vững nội dung cũng như cách thức áp dụng phương pháp.cũng như cách thức áp dụng phương pháp.

a) Phân loại các dạng bài toán thường gặp và một số chú ý khi giải toán:

Phương pháp đường chéo là một trong những công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất trong giải toán Hóa Học ở chương trình phổ thông. Có thể áp dụng linh hoạt phương pháp này cho rất nhiều dạng bài khác nhau. Một số dạng bài tiêu biểu được tổng kết và liệt kê ra dưới đây:

*Dạng 1: Tính toán trong pha trộn các dung dịch có cùng chất tan:

Trong trường hợp bài toán có sự thay đổi về nồng độ của dung dịch do bị pha loãng hoặc do bị trộn lẫn với một dung dịch cùng chất có nồng độ khác, ta có thể áp dụng phương pháp đường chéo để tìm ra tỉ lệ giữa các dung dịch này. Các công thức thường sử dụng trong dạng toán này là:

- Đối với nồng độ mol/lít: Khi pha V1 lít dung dịch A nồng độ với V2 lít dung dịch A nồng độ , ta thu được dung dịch mới có nồng độ CM ( < CM < ) trong đó tỉ lệ thể tích của 2 dung dịch ban đầu là:

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 2

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

V1 lít dung dịch A ( ) – CM

V2 lít dung dịch A ( ) CM –

Chú ý: Công thức trên chỉ đúng trong trường hợp thể tích của dung dịch mới bằng tổng thể tích của hai dung dịch ban đầu (nói cách khác, sự hao hụt về thể tích khi pha chế 2 dung dịch này là không đáng kể)

- Đối với nồng độ %: Khi pha m1 gam dung dịch A nồng độ C1% với m2 gam dung dịch A nồng độ C2%, ta thu được dung dịch mới có nồng độ C% (C1 < C < C2) trong đó tỉ lệ khối lượng của 2 dung dịch ban đầu là:

m1 gam dung dịch A C1% C2% – C% C% m2 gam dung dịch A C2% C% – C1%

Chú ý: Vì m = d.V với d là khối lượng riêng (hoặc tỉ khối) của chất lỏng nên nếu tỉ khối của 2 dung dịch ban đầu bằng nhau và bằng với tỉ khối của dung dịch mới sinh ra (tỉ khối của dung dịch thay đổi không đáng kể) thì tỉ lệ về khối lượng cũng chính là tỉ lệ thể tích của 2 dung dịch:

- Đối với khối lượng riêng của 2 dung dịch (hoặc tỉ khối của chất lỏng) bị thay đổi sau khi pha trộn: Khi pha V1 lít dung dịch A có tỉ khối d1 với V2

lít dung dịch A có tỉ khối d2, ta thu được dung dịch mới có tỉ khối d (d1< d < d2) trong đó tỉ lệ thể tích của 2 dung dịch ban đầu là:

V1 lít dung dịch A có tỉ khối d1 d2 - d dV2 lít dung dịch A có tỉ khối d2 d - d1

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 3

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

Ngoài ra khi làm các bài tập dạng này, ta còn phải chú ý một số nguyên tắc mang tính giả định dưới đây:

+ Ta coi H2O (dung môi) như một dung dịch có nồng độ mol 0 (M) hay nồng độ phần trăm là 0%

+ Chất rắn khan coi như dung dịch có nồng độ phần trăm C% = 100%+ Chất rắn ngậm nước coi như một dung dịch có C% bằng % khối lượng của

chất tan trong đó.+ Oxit tan trong nước (tác dụng với nước) coi như dung dịch axit hoặc bazơ

tương ứng có nồng độ C% > 100%+ Oxit/quặng thường được coi như dung dịch của kim loại có C% bằng %

khối lượng của kim loại trong oxit/quặng đó (hoặc coi như dung dịch của oxi có C% bằng % khối lượng của oxi trong oxit/quặng đó)

+ Khối lượng riêng hay tỉ khối của H2O là d = 1g/ml

Ví dụ 1. Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 2,5M với V ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch H2SO4 1,5M. Giá trị của V là:A. 200ml B. 400mlC. 300ml D. 450ml

Hướng dẫn giải200 ml dung dịch H2SO4 2,5M 0,5M 1,5MV ml dung dịch H2SO4 1M 1M

=> Đáp án BVí dụ 2. Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành

400ml dung dịch 2M lần lượt là:A. 20ml và 380ml B. 40ml và 360mlC. 80ml và 320ml D. 100ml và 300ml

Hướng dẫn giảiTa coi H2O là dung dịch HCl có nồng độ 0 (mol/lít)V1 ml dung dịch HCl 10M 2M 2MV2 ml dung dịch HCl 0M 8M

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 4

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

Mà: V1 + V2 = 400 V1 = 80 V2 = 320 Đáp án C

Ví dụ 3. Để thu được dung dịch NaCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch NaCl

45% pha với m2 gam dung dịch NaCl 15%. Tỉ lệ là:

A. 1:2 B. 1:3 C. 2:1 D. 3:1Hướng dẫn giải

m1 gam dung dịch NaCl 45% 10% 25%

m2 gam dung dịch NaCl 15% 20%

=> Đáp án A. Ví dụ 4. Cần cho số gam H2O vào 100gam dung dịch H2SO4 90% để được

dung dịch H2SO4 50% là:A. 90 g B. 80 g C. 60 g D. 7g

Hướng dẫn giảiTa coi H2O là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0% m gam dung dịch H2SO4 0% 40%

50%100 gam dung dịch H2SO4 90% 50%

=> Đáp án BVí dụ 5. Trộn V1 ml dung dịch NaOH (d = 1,26 g/ml) với V2 ml dung dịch

NaOH (d = 1,06 g/ml) thu được 1 lít dung dịch NaOH (d = 1,16 g/ml). Giá trị của V1 và V2 lần lượt là:A. V1 = V2 = 500 B. V1 = 400, V2 = 600C. V1 = 600, V2 = 400 D. V1 = 700, V2 = 300

Hướng dẫn giải

V1 ml dung dịch NaOH 1,26 0,1GV: LÊ THỊ THANH THỦY 5

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC 1,16V2 ml dung dịch NaOH 1,06 0,1

V1 = V2 = 500 (ml)

=> Đáp án AVí dụ 6. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam

dung dịch CuSO4 8% để pha thành 280 gam dung dịch CuSO4 16%.A. 180 g và 100 g B. 330 g và 250 gC. 60 g và 220 g D. 40 g và 240 g

Hướng dẫn giải

Ta coi CuSO4.5H2O như là dung dịch CuSO4 có:

Gọi m là khối lượng của CuSO4.5H2O thì khối lượng của CuSO4 8% là 280 - mm 64 8 16 (280 - m) 8 48

=> m = 40 (gam) Khối lượng của CuSO4 8% là: 280 – 40 = 240 (gam) Đáp án là D.

Ví dụ 7. Hòa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 51%. Giá trị của m là:A. 11,3 B. 20,0 C. 31,8 D. 40,0

Hướng dẫn giảiPhản ứng hòa tan: Na2O + H2O 2NaOHTa coi Na2O nguyên chất như dung dịch NaOH có nồng độ phần trăm:

m NaOH 129 39 51

40 NaOH 12 78

=>

=> Đáp án B

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 6

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

Ví dụ 8. Hòa tan 200 gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m là:A. 133,3 B. 146,9 C. 272,2 D. 300,0

Hướng dẫn giảiPhương trình phản ứng: SO3 + H2O → H2SO4 Ta coi SO3 nguyên chất như dung dịch H2SO4 có nồng độ phần trăm:

Nồng độ dung dịch H2SO4 tương ứng: 122,5%Gọi m là khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy. 200 SO3 122,5 29,4

78,4 m H2SO4 49 44,1

=>

Đáp án D.Ví dụ 9. Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (d = 1,84) và bao nhiêu lít nước cất

(d=1) để pha thành 9 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28?A. 2 lít và 7 lít B. 3 lít và 6 lít C. 4 lít và 5 lít D. 6 lít và 3 lít

Hướng dẫn giảiV1 lít H2O (d = 1) 0,56

d = 1,28 V2 lít H2SO4 (d = 1,84) 0,28

=>

V1 = (lít)

Đáp án B.Ví dụ 10. Một loại ancol có tỉ khối d=0,95 thì độ cồn (độ rượu) của nó là bao

nhiêu? Biết tỉ khối của nước và ancol etylic nguyên chất lần lượt là 1 và 0,8.A. 25,5 B.12,5 C. 50 D. 25

Hướng dẫn giảiĐộ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch rượuV1 H2O (d = 1) 0,15GV: LÊ THỊ THANH THỦY 7

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

d = 0,95 V2 C2H5OH (d = 0,8) 0,05

=>

=> D0 =

=> Đáp án DVí dụ 11. Từ 1 tấn quặng hematit A điều chế được 420 kg sắt. Từ 1 tấn

quặng manhetit B điều chế được 504 kg sắt. Phải trộn 2 quặng trên với tỉ về khối lượng là bao nhiêu để được 1 tấn quặng hỗn hợp mà từ 1 tấn quặng hỗn hợp này điều chế được 480 kg sắt?

A. B. C. D.

Hướng dẫn giảimA 420 24

480mB 504 60

=>

=> Đáp án AVí dụ 12. A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3.

B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4.Cần trộn quặng A và quặng B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để được

quặng D, biết rằng 1 tấn quặng D có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon ?

A. B. C. D.

Hướng dẫn giảiTừ 1 tấn quặng A có thể điều chế được:

(tấn Fe)

Từ 1 tấn quặng B có thể điều chế được:

(tấn Fe)

Trong 1 tấn quặng D có: (tấn Fe)

Ta có: mA 0,420 0,024

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 8

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

0,480 mB 0,504 0,06

=>

=> Đáp án A*Dạng 2: Tính hàm lượng các đồng vị

- Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron nên khác nhau về số khối nên cùng thuộc một nguyên tố hoá học và có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Khác với số khối của các đồng vị, khối lượng nguyên tử trung bình là giá trị trung bình các số khối của các đồng vị tạo nên nguyên tố đó. Trong trường hợp nguyên tố được tạo nên bởi 2 đồng vị chủ yếu, ta có thể dễ dàng tính được hàm lượng của mỗi đồng vị bằng phương pháp đường chéo.

Ví dụ 13. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị bền: và Thành phần % số nguyên tử của là:A. 54,5% B. 55,4% C. 45,5% D. 45,6%

Hướng dẫn giảix 79Br (M = 79) 1,09 79,91y 81Br (M = 81) 0,91

=> %81Br =

=> Đáp án C.Ví dụ 14. Nguyên tử khối trung bình của B là 10,812. Hỏi mỗi khi có 94

nguyên tử 10B thì có bao nhiêu nguyên tử 11B?A. 188 B. 406 C. 812 D. 94

Hướng dẫn giải94 nguyên tử 10B (M = 10) 0,188 10,812y nguyên tử 11B (M = 11) 0,812

Đáp án B.Ví dụ 15. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối

trung bình của Cu là 63,54. Thành phần % khối lượng của 63Cu trong CuSO4 là :

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 9

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌCA. 39,83% B. 11% C. 73% D. 28,83%

Hướng dẫn giải63Cu (M = 63) 1,46 → 73% 63,5465Cu (M = 65) 0,54 → 27%Xét trong 1 mol CuSO4, ta dễ dàng có % khối lượng của 63Cu :

=> Đáp án D.*Dạng 3: Tính tỉ lệ thể tích hỗn hợp 2 khí

- Hỗn hợp khí, nhất là hỗn hợp 2 khí là một dữ kiện dễ dàng bắt gặp trong nhiều bài toán hóa học mà thông thường ta sẽ phải tính số mol/tỉ lệ số mol hoặc thể tích/ tỉ lệ thể tích để tìm ra được giá trị cuối cùng của bài toán.

Ví dụ 16. Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi đối với hiđro là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là:A. 15% B. 25% C. 35% D. 45%

Hướng dẫn giải

Áp dụng sơ đồ đường chéo: 4

36 12

=>

=> Đáp án B.Ví dụ 17. Cần trộn H2 và CO theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được hỗn

hợp khí có tỉ khối hơi so với metan bằng 1,5?

A. B. C. D.

Hướng dẫn giải

2416.5,1 hhM

2HV (M = 2) 4

24 (M = 28) 22

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 10

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

112

2242

CO

H

VV

=> Đáp án B.Ví dụ 18. Trộn 2 thể tích metan (CH4) với 1 thể tích X đồng đẳng của metan

để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 15. Công thức phân tử của X là:A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C6H14

Hướng dẫn giải:

Ta có sơ đồ đường chéo:

30 14

=>

=> M = 58 14n + 2 = 58 n = 4=> Đáp án B.

*Dạng 4: Tính thành phần hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ và đa axit

- Dạng bài tập này có thể giải dễ dàng bằng phương pháp thông thường (viết phương trình phản ứng, đặt ẩn). Tuy nhiên cũng có thể nhanh chóng tìm ra kết quả bằng cách sử dụng sơ đồ đường chéo bằng tỉ lệ giữa phương trình và số mol

Ví dụ 19. Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4

1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là:A. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4

B. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4

C. 12,0 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4

D. 24,0 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4

Hướng dẫn giải

Ta có:

Tạo ra hỗn hợp 2 muối: NaH2PO4, Na2HPO4

Sơ đồ đường chéo:

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 11

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

=> =>

Mà:

=>

=>

=> Đáp án C.*Dạng 5: Bài toán hỗn hợp 2 chất vô cơ của 2 kim loại có cùng tính chất

hóa học

- Bài toán hỗn hợp 2 chất vô cơ cũng khá thường gặp trong số các bài toán Hóa Học. Thông thường, đó là hỗn hợp 2 kim loại, hoặc 2 muối, mà khả năng phản ứng và hóa trị của chúng trong các phản ứng là tương đương nhau, trong trường này, ta thường dùng giá trị phân tử khối trung bình làm cơ sở để tính toán trên đường chéo.

- Trong một số trường hợp khác, hóa trị và khả năng phản ứng của các chất trong hỗn hợp không tương nhau thì ta thường dùng hóa trị trung bình làm cơ sở để áp dụng phương pháp đường chéo.

Ví dụ 20. Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3

trong hỗn hợp là:A. 50% B. 55% C. 60% D. 65%

Hướng dẫn giải

=>

Áp dụng phương pháp đường chéo:BaCO3 (M1 = 197) 58,2

CaCO3 (M2 = 100) 38,8

=>

=> Đáp án C.GV: LÊ THỊ THANH THỦY 12

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

Ví dụ 21. Cho 8,96 lít hỗn hợp CO2 và NO2 (đktc) hấp thụ vào một lượng dung dịch NaOH vừa đủ tạo thành các muối trung hòa, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 36,6 gam muối khan. Thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:A. 25% CO2 và 75% NO2 B. 50% CO2 và 50% NO2

C. 75% CO2 và 25% NO2 D. 30% CO2 và 70% NO2

Hướng dẫn giảiCác phản ứng hoá học : 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2OTừ phản ứng ta thấy:

- Cứ 1 mol NO2 tạo ra 1 mol hỗn hợp muối, có Mhh muối nitrat =

- Cứ 1 mol CO2 tạo ra 1 mol muối Na2CO3 có M = 106

Áp dụng phương pháp đường chéo:Na2CO3 (M = 106) 14,5 → 50% 91,5Mhh muối nitrat = 77 14,5 → 50%=> Đáp án B.

*Dạng 6: Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp hai chất hữu cơ

- Bài toán hỗn hợp hai chất hữu cơ, đặc biệt hai chất đồng đẳng kế tiếp là một dữ kiện rất hay gặp trong các bài toán hóa hữu cơ ở trường phổ thông. Trong những bài này, nếu có yêu cầu tính tỉ lệ % của hai chất trong hỗn hợp ban đầu (về khối lượng; thể tích; số mol) ta nên áp dụng phương pháp đường chéo.

- Chú ý là dữ kiện đồng đẳng liên tiếp chỉ phục vụ việc biện luận giá trị rời rạc, không liên quan đến việc sử dụng phương pháp để tính tỉ lệ. Do đó, trong trường hợp đã biết giá trị của đại lượng đặc trưng của hai chất (XA và XB trong bài toán tổng quát) thì ta vẫn hoàn toàn có thể tính được tỉ lệ này, dù hai chất đó không phải là đồng đẳng liên tiếp, thậm chí không phải là đồng đẳng.

- Đại lượng trung bình dùng làm căn cứ để tính toán trên đường chéo trong trường hợp này thường là : số nguyên tử C trung bình, khối lượng phân tử trung bình, số nguyên tử H trung bình, số liên kết (pi) trung bình, số nhóm chức trung bình,… và tỉ lệ thu được là tỉ lệ số mol của hai chất.

Ví dụ 22. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon A đồng đẳng liên tiếp, thu được 0,9 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:A. 25% và 75% B. 20% và 80%

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 13

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌCC. 40% và 60% D. 15% và 85%

Hướng dẫn giảiVì số mol CO2 < số mol H2O Hai hiđrocacbon là ankanGọi công thức phân tử trung bình của hai ankan này là: CxH2x+2 , ta có:

=> x =

=> Hai ankan là CH4 và C2H6

Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có :CH4 (C = 1) 0,2 → 20% x =1,8C2H6 (C = 2) 0,8 → 80%=> Đáp án B.

Ví dụ 23. Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 2,688 lít khí (ở đktc). Biết cả hai ancol trong X đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm và khi đốt cháy mỗi ancol đều thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 4 lần thể tích ancol bị đốt cháy. Số mol của mỗi ancol trong X là :A. 0,025 mol và 0,075 mol B. 0,02 mol và 0,08 molC. 0,04 mol và 0,06 mol D. 0,015 mol và 0,085 mol

Hướng dẫn giảiGọi công thức phân tử trung bình của X là: Vì cả hai ancol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 → Vì cả hai ancol đều có ít hơn 4C →

Từ giả thiết, ta có phản ứng:

=>

=> có 1 ancol là C3H5(OH)3 và ancol còn lại là hai chứcÁp dụng phương pháp đường chéo, ta có: (n = 2) 0,6 → 0,06

C3H5(OH)3 (n = 3) 0,4 → 0,04=> Đáp án C.

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 14

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

*Dạng 7: Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp nhiều hơn hai chất.

- Về mặt nguyên tắc, phương pháp đường chéo chỉ áp dụng cho hỗn hợp 2 thành phần, điều này là không thể thay đổi. Tuy nhiên, khái niệm 2 thành phần " không có nghĩa là hai chất, đó có thể là 2 hỗn hợp, hoặc hỗn hợp với 1 chất, …miễn sao ta có thể chỉ ra ở đó một đại lượng đặc trưng có thể giúp chia tất cả các chất ban đầu thành 2 nhóm , 2 thành phần " là có thể áp dụng phương pháp đường chéo.

- Ngoài ra, có những hỗn hợp có nhiều hơn 2 thành phần, nhưng ta đã biết tỉ lệ của một vài thành phần so với các thành phần còn lại trong hỗn hợp thì vẫn hoàn toàn có thể giải bằng phương pháp đường chéo.

Ví dụ 24. Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 8 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là:A. 25%, 25% và 50% B. 20%, 30% và 50%C. 50%, 25% và 25% D. 15%, 35% và 50%

Hướng dẫn giảiKhí bị giữ lại do phản ứng với dung dịch H2SO4 chính là NH3 và có thể tích

bằng thể tích hỗn hợp khí ban đầu

Gọi khối lượng phân tử trung bình của H2 và N2 trong hỗn hợp là , ta dễ dàng thấy:

Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có:H2 (M = 2) 13 → 25%

N2 (M = 28) 13 → 25%=> Đáp án A.

Ví dụ 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H6 , sản phẩm thu được dẫn qua bình I đựng H2SO4 đặc và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thấy trong bình II có 15 gam kết tủa và khối lượng bình II tăng nhiều hơn bình I là 2,55 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là:A. 50%, 30% và 20% B. 30%, 40% và 30%C. 50%, 25% và 25% D. 50%, 15% và 35%

Hướng dẫn giải

Từ giả thiết, ta có:  

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 15

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

Gọi CxHy là công thức phân tử trung bình của hỗn hợp ban đầu, ta có:

CxHy → xCO2 + H2O

Bảo toàn nguyên tố 2 vế, ta có: x =1,5 và y =4,5Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: CH4 (C = 1) 0,5 → 50%

C2H4, C2H6 (C = 2) 0,5 → 50% C2H6 (H = 6) 0,5 → 25%

CH4, C2H4 (H = 4) 1,5 → 75%=> Đáp án C.

b) Các bài tập vận dụng:Các bài tập vận dụng: * Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:* Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:

1. Để thu được dung dịch HCl 30% cần lấy a gam dung dịch HCl 35% pha với b gam dung dịch HCl 27%. Tỉ lệ a/b là:

A. 2/5 B. 3/5 C. 5/3 D. 5/22. Trộn lẫn 200 gam dung dịch H2SO4 30% với 200 gam dung dịch H2SO4 20%. Nồng độ % của dung dịch H2SO4 thu được là :

A. 25,0% B. 22,5% C. 25,5% D. 23,0%3. Trộn lẫn m1 gam dung dịch H2SO4 30% với m2 gam dung dịch H2SO4 15% để được 300 gam dung dịch H2SO4 25%. Các giá trị m1 và m2 là

A. 100 và 200 B. 200 và 100 C. 300 và 100 D. 150 và 150.4. Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16% thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là:

A. 36,5 B. 182,5 C. 365,0 D. 224,0

5. Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là:

A. 4,48 B. 8,96 C. 2,24 D. 6,72

6. Cần dùng bao nhiêu ml nước để pha loãng 100 ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84g/ml) thành dung dịch H2SO4 20%.

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 16

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

A. 700,2 B. 720,5 C. 717,6 D. 650,57. Có 200ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần là bao nhiêu

A. 711,28cm3 B. 533,60 cm3

C. 621,28cm3 D. 731,28cm3

8. Để pha được 100 ml dung dịch nước muối có nồng độ mol 0,5M cần lấy V ml dung dịch NaCl 2,5M. Gía trị của V là:

A. 80 B. 75 C. 25 D. 209. Một hỗn hợp gồm CO và CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hidro là 18,2. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là:

A. 45% B. 47,5% C. 52,5% D. 55%10. Hỗn hợp X gồm hai khí SO2 và CO2 có tỉ khối đối với H2 là 27. Thành phần % theo khối lượng của SO2 là:

A. 35,5% B. 59,26% C. 40% D. 50%11. Nguyên tử khối trung bình của rubidi là 85,559. Trong tự nhiên rubidi có hai đồng vị

85 Rb và 87Rb. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị 85Rb là:A. 72,05% B. 44,1% C. 55,9% D. 27,95%

12. Trong tự nhiên clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl. Thành phần % khối lượng của 37Cl trong KClO4 là:

A. 6,25% B. 6,32% C. 6,41% D. 6,68%13. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí NO : N2O trong hỗn hợp là:

A. 2:3 B. 1:2 C. 1:3 D. 3:114. Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng hết dung dịch HCl thu hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với hidro là 20,75. Thành phần % khối lượng của FeS trong hỗn hợp đầu là:

A. 20,18% B. 79,81% C. 75% D. 25%15. Hòa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 75g dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 58,8%. Gía trị của m là:

A. 66 B. 50 C. 112,5 D. 85,216. Để thu được 42g dung dịch CuSO4 16% cần hòa tan x gam tinh thể CuSO4.5H2O vào y gam dung dịch CuSO4 8%. Gía trị của y là:

A. 35 B. 6 C. 36 D. 717. Thể tích nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dung dịch H2SO4 98% (D=1,84g/ml) để được dung dịch mới có nồng độ 10% là:

A. 14,192 lít B. 15,192 lít C. 16,192 lít D. 17,192 lít

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 17

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC18. Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 500g nước được dung dịch X có nồng độ 9,5%. Giá trị của m là:

A. 1,55 B. 16,14 C. 155 D. 3119. Lượng SO3 cần thêm vào dung dịch H2SO4 10% để được 100 dung dịch H2SO4

20% là :A. 2,5g B. 8,88g C. 6,66g D. 24,5g

20. Biết khối lượng riêng của C2H5OH (nguyên chất) là 0,8g/ml, của H2O là 1g/ml. Dung dịch ancol etylic 13,80 có khối lượng riêng là :

A. 0,805g/ml B. 0,855g/mlC. 0,972g/ml D. 0,915g/ml

21. Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thu được trong dung dịch là:

A. 9,57g K2HPO4 ; 8,84g KH2PO4 B. 10,44g K2HPO4 ; 12,72g K3PO4

C. 10,24g K2HPO4 ; 13,50g KH2PO4 D. 13,05g K2HPO4 ; 10,6g K3PO4

22. Đốt cháy hoàn toàn 1,55g photpho rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 0,3M, sau đó đem cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 6,48g B.7,54g C. 8,12g D. 9,96g23. Nung hỗn hợp X gồm CaCO3 và CaSO3 tới phản ứng hoàn toàn được chất rắn Y có khối lượng bằng 50,4% khối lượng của X. Thành phần % khối lượng của CaCO3 trong X là:

A. 60% B. 54,5% C. 45,5% D. 40%24. Hòa tan hoàn toàn 34,85g hỗn hợp 2 muối BaCO3 và Na2CO3 bằng dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là:

A. 0,2 B. 0,15 C. 0,1 D. 0,0525. Nhiệt phân hoàn toàn 108 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 được chất rắn Y có khối lượng bằng 75,4% khối lượng của X. Khối lượng NaHCO3 có trong X là:

A. 54g B. 27g C. 72g D. 36g26. Đốt cháy hoàn toàn 21g dây sắt trong không khí thu được 29,4g hỗn hợp các oxit Fe2O3, Fe3O4. Khối lượng Fe2O3 tạo thành là:

A. 12g B. 13,5g C. 16,5g D. 18g27. Hòa tan hoàn toàn 55g hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 với lượng vừa đủ 500nl dung dịch axit H2SO4 1M thu được 1 muối trung hòa duy nhất và hỗn hợp khí X. Thành phần % thể tích của hỗn hợp khí X là:

A. 80% CO2; 20% SO2 B. 70% CO2; 30% SO2

C. 60% CO2; 40% SO2 D. 50% CO2; 50% SO2

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 18

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC28. X là khoáng vật Cuprit chứa 45% Cu2O. Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối lượng t= mX/ mY để được quặng C, mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất. Giá trị của t là:

A. 5/3 B. 5/4 C. 4/5 D. 3/529. X là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. Y là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn a tấn quặng X với b tấn quặng Y thu được quặng Z, mà từ 1 tấn quặng Z có thể điều chế 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ a/b là:

A. 5/2 B. 4/3 C. 3/4 D. 2/530. Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm C2H4, C3H4 lội từ từ qua bình đựng dư dung dịch brom thấy khối lượng bình tăng 10,8g. Thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 33,3% C2H4 và 66,7% C3H4 B. 20,8% C2H4 và 79,2% C3H4

C. 25% C2H4 và 75% C3H4 D. 30% C2H4 và 80% C3H4

31. Đốt cháy hoàn toàn 12 lít hỗn hợp hai chất hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 41,4 lít CO2. Thành phần % thể tích của hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn là ( các thể tích đo ở cùng đk):

A. 55% B. 51,7% C. 48,3% D. 45%32. Đốt cháy hoàn toàn 15,68 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm hai hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, thu được

. Công thức phân tử và % khối lượng tương ứng với các hidrocacbon lần lượt là:

A. C2H6 (28,57%) và C4H10 (71,43%) B. C3H8 (78,57%) và C5H12 (21,43%)C. C2H6 (17,14%) và C4H10 (82,86%) D. C3H8 (69,14%) và C5H12 (30,86%)

33. Hỗn hợp khí X gồm H2, CO, C4H10. Để đốt cháy hoàn toàn 17,92 lít X cần 76,16 lít O2. Thành phần % thể tích C4H10 trong X là:

A. 62,5% B. 54,4% C. 48,7% D. 45,2%34. Hỗn hợp khí X gồm H2, C2H4, C3H6 trong đó số mol C2H4 bằng số mol C3H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 7,6. Thành phần % thể tích các khí trong X là:

A. 40% H2, 30% C2H4, 30% C3H6 B. 60% H2, 20% C2H4, 20% C3H6

C. 50% H2, 25% C2H4, 25% C3H6 D. 20% H2, 40% C2H4, 40% C3H6

*Đáp án:

CÂUCÂU 11 22 33 44 55 66 77 88 99 1010 1111 1212

BB AA BB CC BB CC BB DD CC BB AA DD

CÂUCÂU 1313 1414 1515 1616 1717 1818 1919 2020 2121 2222 2323 2424

DD AA BB CC CC BB BB CC BB BB DD BB

CÂUCÂU 2525 2626 2727 2828 2929 3030 3131 3232 3333 3434 3535 3636GV: LÊ THỊ THANH THỦY 19

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

CC AA AA DD DD AA AA CC AA BB

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Việc hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập và biết lựa chọn phương pháp

giải phù hợp là việc làm rất có lợi cho học sinh, bước đầu giúp học sinh nắm được phương pháp giải để từ đó có thể định hướng để học sinh thường xuyên tự ôn luyện kiến thức và vận dụng kiến thức để làm tốt bài tập và đạt được những điểm cao trong các kỳ thi sắp tới. Phương pháp đường chéo là một trong những phương pháp giải đem lại kết quả nhanh chóng, tiện lợi khi làm bài làm bài trắc nghiệm cũng như làm bài tự luận.

Khi vận dụng phương pháp đường chéo vào giảng dạy tôi nhận thấy:+ Học sinh đã nắm bắt được và hiểu đúng về phương pháp đường chéo.+ Một số học sinh đã áp dụng thành thạo và vận dụng linh hoạt hơn.+ Năng lực tư duy của học sinh được nâng lên rõ rệt.+ Học sinh hứng thú làm bài tập và thể hiện sự say mê, tìm tòi, sáng tạo

nhất là khi triển khai với các lớp nguồn và nhóm học sinh luyện thi học sinh giỏi.+ Phương pháp này ít có hiệu quả với đối tượng học sinh yếu kém và

học sinh học toán kém. Khảo sát bài cho thấy:Khi chưa đưa ra chuyên đề trên :

Tỉ lệ học sinh giải được Tỉ lệ học sinh lúng túng Tỉ lệ học sinh không giải được

28% 25% 47%

Khi đưa ra chuyên đề trên vào vận dụng:

Tỉ lệ học sinh giải được Tỉ lệ học sinh lúng túng Tỉ lệ học sinh không giải được

65% 17% 18%

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNGQua quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi thấy việc vận dụng phương pháp

đường chéo để giải nhanh một số dạng toán hóa học là một trong các phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và góp phần thúc đẩy sự say mê, hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Hóa Học. Mặt khác, đây là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao, tốc độ tính toán nhanh, phù hợp với xu hướng thi trắc nghiệm hiện nay nên để rèn luyện kĩ năng giải bài tập hoá học, thì việc sử dụng phương pháp đường chéo để giải sẽ có tác dụng to lớn và đặc biệt đáp ứng phần nào những khúc mắc của học sinh khi giải đề thi Tốt nghiệp GV: LÊ THỊ THANH THỦY 20

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌCTHPT cũng như đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng. Do đó, là giáo viên chuyên ngành Hoá tôi thấy nên giới thiệu phương pháp đường chéo sẽ giúp các em nâng cao kiến thức, tạo sự say mê trong học tập và rèn kỹ năng giải nhanh để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của các em học sinh.

Hiện nay, các bài tập trắc nghiệm ngày càng phong phú và đa dạng hơn về nội dung, mức độ bài toán khó hơn nên đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao và giáo viên không ngừng học hỏi. Chính vì vậy, ngoài việc vận dụng kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy, tôi đã tham khảo rất nhiều các tài liệu có liên quan đến chuyên môn để nhắm đến mục đích là nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò trong nhà trường.

Vì thời gian có hạn cho nên bài viết sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô giáo và các đồng nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô.

Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Sở giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho tôi được thể hiện kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác giảng dạy.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phương Pháp giải toán hoá học- Nguyễn Phước Hoà Tân- NXB

ĐHQG. TP.HCM 20012. Sách giáo khoa Hóa học 11 chương trình chuẩn- NXB Giáo dục 2010.3. Hướng dẫn giải đề thi TSĐH hoá vô cơ theo 16 chủ đề- Phạm Đức

Bình, Lê Thị Tam, Nguyễn Hùng Phương- NXB ĐHQG.TP.HCM4. Phân loại và phương pháp giải toán hoá vô cơ- Quan Hán Thành-

NXB Trẻ 20005. Hướng dẫn giải nhanh Hóa Học- Ngô Ngọc An- Nhà xuất bản trẻ.6. 10 Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa Học- PGS. TS

Đặng Thị Oanh7. Giải nhanh trắc nghiệm khách quan Hóa Học- Nguyễn Đình Độ &

Nguyễn Ngô Hòa- NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.8. 16 Phương pháp và kỹ thuật giải nhanh- Phạm Ngọc Bằng (chủ biên)-

Nhà xuất bản ĐH Sư phạm 2009.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Thị Thanh Thủy

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 21

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỌC

GV: LÊ THỊ THANH THỦY 22