TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

27
POWER REVIEW CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ & HỘI NHẬP Số 16/ kỳ 2 tháng 8 năm 2020 “Tôi tán thành cải tiến đưa 6 bậc xuống 5 bậc” Đường dây 500kV mạch 3: Nguy cơ tiếp tục giãn tiến độ do COVID-19 Khi thợ điện rời nhà lúc… nửa đêm Rèn luyện trong môi trường cạnh tranh (Trang 44) TÂMTÌNHTHỢĐIỆN NƠI"TÂMBÃOCOVID"

Transcript of TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

Page 1: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

POW

ER R

EVIE

W

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ & HỘI NHẬP Số 16/ kỳ 2 tháng 8 năm 2020

“Tôi tán thành cải tiến đưa 6 bậc xuống 5 bậc”Đường dây 500kV mạch 3:Nguy cơ tiếp tục giãn tiến độ do COVID-19Khi thợ điện rời nhà lúc… nửa đêmRèn luyện trong môi trường cạnh tranh(Trang 44)

TÂM�TÌNH�THỢ�ĐIỆNNƠI�"TÂM�BÃO�COVID"

Page 2: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

ĐIỆN MẶT TRỜIMÁI NHÀ:LỢI ÍCH LỚN

LỢI ÍCH

- Giảm chi phí tiền điện hàng tháng- Tăng thu nhập nhờ bán lại phần sản lượng điện không sử dụng cho EVN- Chống nóng hiệu quả cho công trình- Không tốn diện tích đất- Đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, giảm áp lực đầu tư lưới điện truyền tải

15-25 triệu đồng/kWp (tùy loại pin và quy mô công trình)

VỐN ĐẦU TƯ

8,38 Uscent/kWh (khoảng 1.943 đồng)

GIÁ BÁNCHO NGÀNH ĐIỆN

VNĐ

CÁC ĐỊA PHƯƠNG/KHU VỰC

CÓ TIỀM NĂNG LỚN- Nam Trung bộ- Nam Bộ- TP.HCM- Tây Nguyên

1

Tổng biên tập: Võ quang lâm

Phó tổng biên tập: Đinh Thị Bảo ngọc

Thư ký Ban Biên tập: nghiêm Anh Tú

Thiết kế mỹ thuật:TÙng ngUYỄn - mY ngUYỄn

Thực hiện nội dung và xuất bản: TRUng TÂm ThÔng Tin ĐiỆn LỰc (EVnEic)

POW

ER R

EVIE

W

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ & HỘI NHẬP Số 16/ kỳ 2 tháng 8 năm 2020

“Tôi tán thành cải tiến đưa 6 bậc xuống 5 bậc”Đường dây 500kV mạch 3:Nguy cơ tiếp tục giãn tiến độ do COVID-19Khi thợ điện rời nhà lúc… nửa đêmRèn luyện trong môi trường cạnh tranh(Trang 44)

TÂM�TÌNH�THỢ�ĐIỆNNƠI�"TÂM�BÃO�COVID"

Cơ quan chủ quản:TẬP ĐoÀn ĐiỆn LỰc ViỆT nAm (EVn)Website: http://www.evn.com.vn http://tietkiemnangluong.vn

Toà soạn: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVn11 cửa Bắc, Ba Đình, hà nộiEmail: [email protected] [email protected]

Biên tập - Phóng viên:024.66946733 - 0985.330088

Phát hành:024.66946700 / fax: 024.37725192

Giấy phép xuất bản số: 205/gP-BTTTT, ngày 03/7/2014.Xuất bản 1 tháng 2 kỳ. Kỳ 1: chuyên đề Thế giới điện(phát hành ngày 15 hằng tháng).Kỳ 2: chuyên đề Quản lý và hội nhập (phát hành ngày 25 hằng tháng).

iSSn0868-361X

Tài khoảnTrung tâm Thông tin Điện lực102010000028666ngân hàng Thương mại cổ phần công Thương Việt nam - chi nhánh hà nội

Mã số thuế: 0100100079 - 046

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Quyết định về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện

03

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng

Viện Vật lý Địa cầu: Động đất ở

khu vực Tây Bắccó thể còn

diễn biến phức tạp

19Đường dây 500kVmạch 3:Nguy cơ tiếp tụcgiãn tiến độ do COVID-19

MỤC L ỤC

Rèn luyện trong môi trường cạnh tranh

34

ảnh bìa: Đăng Đệ

26

06.

14.

16.

22.

24.

32.

44.

46.

“Khó có cơ cấu biểu giá bán lẻ điệnđáp ứng được mong muốn của tất cả khách hàng”

EVN chủ động triển khai Nghị quyết55 của Bộ Chính trị

Khu vực miền núi phía Bắc cần làm gì trước diễn biến phức tạp của thiên tai?

Sản xuất điện từ rác:Một mũi tên bắn trúng hai đích?

Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1: Công nghệ cao, môi trường sạch

Cạnh tranh lành mạnh trong tổ chức,công sở:Động lực thúc đẩy sự phát triển

“Lính” truyền tải điện mùa mưa bão:Những chuyện chưa kể…

Khi thợ điện rời nhà lúc… nửa đêm

Page 3: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

32 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Bàn vềcơ cấubiểu giábán lẻ điện

Thời gian qua, vấn đề hoá đơn tiền điện và câu chuyện giá điện bậc thang đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Gần đây, Bộ Công Thương vừa công bố Dự thảo Quy định về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý đến đông đảo khách hàng sử dụng điện. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tổng hợp, hoàn thiện Dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nếu được chấp thuận sẽ áp dụng từ đầu năm 2021.

Để rộng đường dư luận và có thêm những ý kiến đóng góp đa chiều, Tạp chí Điện lực số tháng 8/2020, xin giới thiệu với Quý độc giả Chuyên đề “Bàn về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện”, với những bài viết bày tỏ quan điểm, góc nhìn của của các chuyên gia, nhà quản lý và khách hàng sử dụng điện liên quan đến vấn đề này.

Trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả. Ban biên tập

lời nói đầu

Tiêu điểm: Bàn về cơ cấu Biểu giá Bán lẻ điện

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị, chuyên gia về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đã nghiên cứu sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, công bố và lấy ý kiến rộng rãi trên cả nước.

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Quyết định về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện

Dự Thảo nhiều lựa chọnNgày 10/8/2020, Dự thảo Quyết định về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được Bộ Công

Thương gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan và đăng tải trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Theo đó, đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án: Phương án 1, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc; Phương án 2 (gồm kịch bản 2A và 2B), cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc và điện một giá.

Đối với khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt cũng có 2 phương án: Phương án 1: Khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt gồm 03 nhóm: Sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh (trong đó nhóm sản xuất đã bao gồm cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp dịch vụ logistics). Phương án 2: Gộp các nhóm sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh thành 01 nhóm là khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt.

Ngay sau khi công bố, Dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý và

Bài và ảnh: Hồng Hoa

Bộ Công Thương đề xuất rút phương án điện 1 giá đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt

Page 4: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

54 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

khách hàng sử dụng điện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phần lớn các ý kiến đều tập trung vào cơ cấu biểu giá bán lẻ điện dành cho khách hàng sinh hoạt và cho rằng, không nên tồn tại song song biểu giá điện bậc thang và điện 1 giá. Ngày 18/8, trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đông đảo chuyên gia, khách hàng sử dụng điện, tại cuộc họp về Dự thảo Quyết định về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì, Cục Điều tiết Điện lực đã đề xuất rút phương án 2 đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt.

Vì sao không nên áp Dụngđiện mộT giá?Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh đề xuất: “Cần phải làm rõ, chúng ta muốn gì ở cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, không thể làm theo cách gộp nhiều mục tiêu khác nhau, đưa ra một biểu giá tổng hợp, lẫn lộn, vừa có bậc thang, lại vừa có một giá”.

Còn ông Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò của

tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả. Do đó, việc tính biểu giá điện bán lẻ sao cho thúc đẩy tiết kiệm điện là điều rất quan trọng, trong khi điện 1 giá không khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, xét trên cơ sở nguyên tắc xác định giá bán lẻ điện, phương án điện một giá không đảm bảo quyền lợi cho người thu nhập thấp; không khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Vì vậy, điện một giá sẽ không hiệu quả. “Chúng ta phải khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, không có cách nào khác ngoài giá điện bậc thang mới đáp ứng được các yêu cầu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu Cục Điều tiết điện lực và các đơn vị liên quan cần nghiên cứu kỹ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các cơ quan liên quan, tiếp tục hoàn thiện các phương án cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới. Đặc biệt, cần thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giữ vững nguyên tắc và mục tiêu xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt sao cho đảm bảo an sinh xã hội, an ninh năng lượng, khuyến khích tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.

infographic

Tiêu điểm: Bàn về cơ cấu Biểu giá Bán lẻ điện

Bài: Hồng Hoa - Đồ họa: H.Hòa

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án cơ cấu biểu giá bán lẻ điện đối với khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt để lấy ý kiến

Nếu chọn phương án 1:Biểu giá điện cho khách hàng giảm 1 bậc so với biểu giá hiện hành.

Nếu chọn phương án 2A hoặc 2B:Khách hàng có thể lựa chọn hoặc giá bậc thang, hoặc điện 1 giátùy theo thực tế sử dụng.(Sau 12 tháng: khách hàng có thể tiếp tục áp dụng giá điệnđang áp dụng, hoặc đổi sang biểu giá khác.)

ĐỀ XUẤT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ CƠ CẤUBIỂU GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠTGiá bán lẻ điện bình quân hiện hành: 1.864,44 đồng/kWh (chưa VAT)

0

50

100

150

200

250

300

0-100

90%

90%

90%

145% 15

5%

145% 15

5%

145% 15

5%

145% 15

5%

108%

108%

108%

145% 15

5%

141%

141%

141% 16

0%16

0%

160%

168%

274%

185%

101-200 201-400 401-700

%

kWh701

(so với mức giá bán lẻ điện bình quân)

Phương án 1: 5 bậc thang Phương án 2A: 5 bậc thang Phương án 2A: 1 giáPhương án 2B: 5 bậc thang Phương án 2B: 1 giá

Tính toán tác động đến khách hàng đối với tất cả các phương án:- Đối với các phương án giá bậc thang: + Sử dụng 100 kWh: Giảm 2.800 đồng + Sử dụng 200 kWh: Giảm 2.800 đồng + Sử dụng 300 kWh: Tăng 7.100 đồng (do ghép bậc 201-300 và 301-400 thành bậc mới) + Sử dụng 400 kWh: Giảm khoảng 12.800 đồng + Sử dụng 500 kWh: Giảm 7.200 đồng + Sử dụng 600 kWh: Giảm khoảng 1.600 đồng- Đối với biểu giá 1 giá tại phương án 2A: + Sử dụng trên 800 kWh: Chi phí tiền điện thấp hơn so với giá bậc thang- Đối với biểu giá 1 giá tại phương án 2B: + Sử dụng trên 1.100 kWh: Chi phí tiền điện thấp hơn so với giá bậc thang

Tỷ lệ khách hàng sử dụng điệndưới 600 kWh trong tổng số

khách hàng

97,36%

Page 5: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

76 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Đó là nhận định của ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) khi trao đổi về Dự thảo Quyết định, Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện vừa được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi.

“Khó có cơ cấu biểu giá bán lẻ điện đáp ứng được mong muốn của tất cả khách hàng”

PV: Thưa ông, cơ sở nào để Bộ Công Thương tính toán các phương án cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt? Ông Nguyễn Anh Tuấn: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho đối tượng khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt. Trong đó, việc xây dựng các phương án biểu giá bán lẻ điện của khách hàng sinh hoạt phải đảm bảo các nguyên tắc:Thứ nhất, chỉ cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, không điều chỉnh giá điện. Do đó, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi được điều chỉnh và được chấp thuận, giá điện bình quân phải bằng với giá điện bình quân hiện hành đã được Bộ Công Thương đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào tháng 3/2019.

Thứ hai, đảm bảo tiền điện của các đối tượng khách hàng sử dụng lượng điện dưới 201 kWh/tháng không thay đổi sau khi cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Đây là phân khúc sản lượng điện mà phần lớn người lao động, cán bộ công nhân viên chức có thu nhập thấp hoặc trung bình trong xã hội sử dụng.

Thứ ba, duy trì hỗ trợ của Chính phủ cho các hộ nghèo, hộ chính sách theo quy định. Theo tính toán của Bộ Tài chính, hàng năm, Nhà nước đang hỗ trợ khoảng trên 1000 tỷ đồng cho các đối tượng này.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bậc thang phù hợp với thực tế sử dụng điện của khách hàng và thay đổi khoảng cách giữa các bậc thang, nhằm giảm sự tăng giá điện vào thời điểm chuyển mùa như từ mùa lạnh sang mùa nóng.

PV: Cụ thể sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng khi áp dụng các phương án biểu giá bán lẻ điện mà Bộ Công Thương vừa xây dựng, thưa ông? Ông Nguyễn Anh Tuấn: Bộ Công Thương đã xây dựng và đưa ra 2 phương án lấy ý kiến khách hàng. Phương án thứ nhất, cơ cấu biểu giá bán lẻ bậc thang có 5 bậc, giảm 1 bậc so với hiện nay. Phương án này sẽ đảm bảo phần lớn các khách hàng sử dụng điện ở mức độ thấp, đặc biệt là khách hàng sử dụng dưới 700 kWh được giữ nguyên giá điện như biểu giá điện hiện hành. Riêng một số khách hàng nằm ở bậc 200-300 kWh tiền điện sẽ tăng do ghép bậc 201- 300 kWh và 301- 400 kWh thành bậc mới, nhưng số tăng không nhiều, chỉ khoảng 7.000 đồng.

Phương án 2 (gồm có phương án 2A và 2B) là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá. Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Trong đó, với cơ cấu biểu giá bậc thang, 4 bậc thang đầu giống phương án 1, chỉ thay đổi giá điện bậc thang cuối cùng (trên 700 kWh) nên toàn bộ chi phí tiền điện của các đối tượng nghèo, các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ, công nhân viên chức, tất cả khách hàng sử dụng điện dưới 700 kWh giống như biểu giá bậc thang tại phương án 1.

Tuy nhiên, phải nói rằng, khó có một phương án nào đáp ứng được toàn bộ mong muốn, yêu cầu của tất cả khách hàng sử dụng điện, vì có người sử dụng ít, có người sử dụng nhiều...

PV: Nếu áp dụng cơ chế điện một giá thì cơ sở nào để Bộ Công Thương tính toán và đưa ra mức giá như trong phương án 2, thưa ông? Ông Nguyễn Anh Tuấn: Việc tính toán giá điện một giá vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Đó là đảm bảo giá bán lẻ điện bình quân vẫn giữ nguyên, đảm bảo tiền điện phải trả của phần lớn khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 701 kWh là như cũ. Đồng thời, phải tính toán làm sao để tổng tiền điện của khách hàng sử dụng điện trên 701 kWh cộng với tiền điện của khách hàng sử dụng dưới 701 kWh bình quân vẫn bằng phương án cũ.

PV: Với phương án một giá điện, nhóm khách hàng nào sẽ có lợi, thưa ông? Ông Nguyễn Anh Tuấn: Một giá điện chỉ là một lựa chọn trong các phương án biểu giá điện. Theo tính toán, khách hàng sử dụng điện trên 800 kWh/tháng (với phương án 2A) và trên 1.100 kWh/tháng (với phương án 2B), tiền điện sẽ thấp hơn so với giá điện bậc thang. Ngoài ra, với những khách hàng sử dụng nhiều điện, việc lựa chọn biểu giá điện 1 giá sẽ khắc phục được tồn tại của giá điện bậc thang, là giá điện tăng đột biến vào mùa nắng nóng.

Tôi nhấn mạnh rằng, khách hàng sử dụng điện dưới 801 kWh/tháng áp dụng giá bậc thang, tiền điện vẫn sẽ như thế, chỉ có đối tượng sử dụng điện trên 800 kWh mới nên chọn phương án một giá.

Tuy nhiên, dự thảo này mới là lần đầu. Bộ Công Thương đã xây dựng ứng dụng trên trang website của Bộ, xin ý kiến của đông đảo khách hàng; đồng thời thông qua các website của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, website Chăm sóc khách hàng của các Tổng công ty Điện lực để thu thập thêm ý kiến của các khách hàng sử dụng điện cũng như độc giả các báo, đài... Trên cơ sở ý kiến góp ý, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện, xây dựng được phương án có thể đáp ứng được phần lớn mong muốn, yêu cầu của khách hàng sử dụng điện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

PV: Trân trọng cảm ơn ông! Hồng Hoa (thực hiện)

Ông Nguyễn Anh Tuấn

trò chuyện trong tháng

Tiêu điểm: Bàn về cơ cấu Biểu giá Bán lẻ điện

Biểu giá điện mới phải đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội Điện một giá sẽ không khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm - hiệu quả

Page 6: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

98 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vì nếu áp dụng điện một giá sẽ có nhóm khách hàng được lợi và có nhóm chịu thiệt. Cụ thể, hộ dùng ít có thể phải chịu tiền điện cao hơn trước, còn dùng nhiều lại được giảm.

PV: Ông đánh giá thế nào về áp dụng giá điện theo bậc thang như hiện nay? Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Việt Nam áp dụng biểu giá bán lẻ điện bậc thang từ năm 1994 tức là đã 26 năm, không phải bây giờ mới áp dụng. Cần phải lưu ý, không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới vẫn đang áp dụng giá bán điện theo bậc thang. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước, giá điện có từ 3 đến 7 bậc. Hiện nay, Việt Nam áp dụng biểu giá điện bậc thang là cần thiết vì chúng ta sản xuất điện chủ yếu từ nguồn nhiên liệu không tái tạo được như than đá, dầu, khí đốt... nên phải sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm. Sản xuất điện khác với hàng hóa khác càng sản xuất nhiều càng rẻ, trong khi với năng lực hiện nay của Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện càng cao thì sẽ phải huy động nguồn điện giá cao, đắt tiền hơn. Thứ 2, việc áp dụng giá điện bậc thang là ngành Điện đang thực hiện chính sách an sinh xã hội trong giá điện đối với hộ nghèo, gia đình thuộc diện chính sách...

Vì vậy, xét một cách tổng thể, việc tổ chức bán điện theo giá bậc thang là cần thiết và hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

Điều còn băn khoăn, thắc mắc của người tiêu dùng là vì sao chúng ta đã thực hiện cơ chế thị trường, càng mua nhiều càng rẻ, nhưng tại sao càng tiêu thụ nhiều điện, giá điện càng đắt? Ở đây, cần phải nói rõ, hiện nay nhu cầu điện cho phát triển KT-XH là

rất lớn, nguồn thủy điện giá rẻ đã bắt đầu cạn kiệt, trong những năm tới, chúng ta phải dựa vào nguồn nhiệt điện than đá, dầu mỏ là chính và nguồn nhiên liệu đầu vào của nhiệt điện không phải là vô tận, nên cần có biểu giá điện bậc thang để sử dụng điện tiết kiệm điện để đảm bảo mục tiêu của Luật Điện lực là sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

PV: Bộ Công Thương đang xây dựng 2 phương án để khách hàng lựa chọn là áp dụng biểu giá bán điện theo bậc thang và biểu giá bán điện một giá. Ông bình luận gì về 2 phương án này? Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Theo quan điểm của tôi, nếu bán điện theo 5 hay 6 hay 3 bậc thang cũng đều xuất phát từ giá bình quân của các bậc thang đó gắn với sản lượng điện tiêu dùng của các nhóm khách hàng. Như vậy, điện năng không thể bán theo giá thấp nhất hay cao nhất được mà buộc phải bán theo giá điện bình quân. Bởi theo Luật Giá quy định: Giá bán sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc, bù đắp được chi phí sản xuất và có lợi nhuận nhất định để tái đầu tư. Đây là yêu cầu chung không chỉ

cho ngành Điện mà bất cứ mặt hàng nào cũng vậy cũng phải đảm bảo có lợi nhuận để có thể tái sản xuất, tái đầu tư.

Nếu bán theo giá thấp nhất trong bậc thang, chỉ bằng 92% giá bình quân thì không đáp ứng mục tiêu phát triển là có lợi nhuận để đầu tư phát triển nguồn, lưới điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cả nước.

Nếu bán điện một giá, theo tính toán của tôi, sẽ có khoảng 18,6 triệu khách hàng (chiếm 73,5% tổng số khách hàng của EVN) tiêu thụ 200kWh/tháng trở xuống (với sản lượng điện tiêu thụ chiếm 42,3% tổng lượng điện tiêu thụ) sẽ phải trả tiền điện tăng thêm từ 1,98-13% (từ 7.400 đồng - 16.000 đồng /hộ/tháng - chưa tính VAT) so với trả tiền điện theo giá bậc thang. Số này sẽ bị thiệt. Vì vậy, tôi khuyên nên dùng giá điện bậc thang.

Tôi cho rằng, giá điện bậc thang sẽ giúp người dân có ý thức sử dụng điện tiết kiệm điện và Nhà nước điều tiết được sản lượng điện sử dụng và thực hiện được chính sách an sinh xã hội.

“Tôi tán thànhcải tiến đưa 6 bậc xuống 5 bậc”

PV: Nếu không chọn phương án điện một giá thì theo ông giải pháp nào để xử lý tình trạng hoá đơn tiền điện tăng vọt? Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Trước tiên, mỗi khách hàng của ngành Điện phải sử điện tiết kiệm, hiệu quả. Đối với ngành Điện, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý, quản trị hiệu quả, góp phần hạ giá thành sản xuất điện.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần cải tiến biểu biểu giá điện và có cơ chế chính sách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Việc cải tiến đã phản ánh sát hơn thực tế sử dụng điện của các nhóm khách hàng sử dụng điện. Tôi tán thành cải tiến đưa 6 bậc xuống 5 bậc, ưu điểm của nó là không làm tăng giá bình quân, đảm bảo cho khoảng 98,2% số hộ tiêu dùng điện có mức tiêu dùng dưới 700 kWh/tháng có mức giá điện không tăng, thậm chí có những bậc giá còn giảm.

PV: Xin cảm ơn ông! Lê Việt (thực hiện)

Ông Nguyễn Tiến Thỏa

trò chuyện trong tháng

Tiêu điểm: Bàn về cơ cấu Biểu giá Bán lẻ điện

Người dân TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) giám sát ghi chỉ số công tơ điện. Ảnh: Lê Việt

Page 7: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

1110 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Điện một giá hay bậc thang?

Giá điện luôn là vấn đề “nóng” vì liên quan trực tiếp đến hoạt động của cả xã hội và cuộc sống của mọi người dân. Vì vậy, bất

kỳ phương án giá điện nào đưa ra cũng cần phải cân nhắc kỹ, đảm bảo sự hài hòa lợi ích chung của doanh nghiệp sản xuất điện và của các đối tượng sử dụng điện. Là người tiêu dùng, khách hàng cần lựa chọn phương án phù hợp nhất với điều kiện của mình.

Khoảng vài tháng nay, xuất hiện một quan điểm cổ vũ, ủng hộ phương án điện một giá, tức là bỏ giá điện bậc thang, chỉ áp dụng một giá điện chung cho tất cả các đối tượng sử dụng điện. Những người ủng hộ đề xuất này cho rằng, phương án “điện một giá” đơn giản, dễ áp dụng và dễ theo dõi, dễ tính toán tiền điện khi hóa đơn đến tay người tiêu dùng. Đồng thời cũng thuận tiện cho việc kiểm tra, giám

sát, tạo sự bình đẳng đối với tất cả các khách hàng cùng mua một loại hàng hóa của cùng một nhà cung ứng.

Trong nỗ lực tìm kiếm các phương án sửa đổi, điều chỉnh biểu giá điện phù hợp Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương đã xây dựng phương án “điện một giá” lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên, ngay từ khi có phương án bổ sung này, người tiêu dùng điện lại “giật mình”, vì nếu áp dụng cách tính tiền điện mới này, giá điện bình quân sẽ cao hơn giá bình quân hiện hành (1.864,44 đồng/kWh). Vậy tại sao mức giá không phải là 2.000 đồng mà lại là gần 3.000 đồng? Theo tính toán, phải để ở mức giá này thì các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh điện mới có thể tiếp tục đầu tư, phát triển nguồn, lưới điện mới...

Hiện nay tỷ trọng điện sản xuất chủ yếu từ nhiệt điện than, khí, với nguồn nguyên liệu đầu vào không phải là vô tận và cũng sẽ dần cạn kiệt, phải nhập từ nước ngoài. Trong khi đó, thủy điện đã khai thác gần hết tiềm năng, nguồn năng lượng tái tạo thì suất đầu tư lớn và vẫn còn nhiều khó khăn trong xây dựng, khai thác do bị phụ thuộc vào thời tiết. Chính vì vậy, khác với nhiều loại hàng hóa thông thường, với điện năng, người bán hàng vừa bán vừa tuyên truyền phải tiết kiệm điện, mong muốn khách hàng của mình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí. Ở khía cạnh khác, thực hành tiết kiệm điện đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường.

Rõ ràng, nhìn bài toán tổng thể của đất nước, việc áp dụng giá điện theo bậc thang vừa hợp lý, hợp tình. Những bậc thang đầu tiên dành cho các hộ nghèo, cận nghèo giá điện sẽ thấp hơn giá điện bình quân chung của cả nước, sau đó mỗi bậc thang giá điện sẽ tăng dần lên. Hiện nay, Việt Nam đã có thị trường phát điện cạnh tranh và được huy động theo nguyên tắc nguồn nào rẻ chào giá được huy động trước, sau đó cao dần đến khi đủ để đáp ứng nguồn điện cho hệ thống.

Tại cuộc họp góp ý về Dự thảo Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc đề xuất áp dụng 1 giá điện là đang “đánh đồng” giữa các đối tượng sử dụng điện, vi phạm nguyên tắc trong xây dựng biểu giá bán lẻ điện là đảm bảo tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, không có phương án nào khác tốt hơn giá điện bậc thang, nhưng bao nhiêu bậc và giá từng bậc ra sao thì cần nghiên cứu kỹ đảm bảo hiệu quả, lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.

sổ tay

Tiêu điểm: Bàn về cơ cấu Biểu giá Bán lẻ điện

Xuân Tiến

EVN đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành lưới điện. Ảnh: Huyền Thương

Phòng chăm sóc khách hàng - Công ty Điện lực Vĩnh Phúc. Ảnh: Huyền Thương

Công nhân Công ty Điện lực Lâm Đồng tuyên truyền tiết kiệm điện tới khách hàng. Ảnh: Huyền Thương

Page 8: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

1312 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Về đề xuất của Bộ công Thương thay đổi Biểu giá bán lẻ điện:

nên Tiếp Tục Duy Trì giá điện Theo Bậc Thang

Quan Trọng Vẫn là ý Thức sử Dụng điện

giá điện Bậc Thang góp phần nâng cao ý Thức TiếT kiệm điện

Ủng hộ chính sách giá điện hướng Tới an sinh xã hội

Từ thực tế tiền điện tháng 7 của gia đình tôi cho thấy, số điện sử dụng 208kWh, tổng số tiền phải trả, khoảng 430.000 đồng. Nếu tính theo phương án điện một giá nhà tôi phải trả hơn 600.000 đồng. Thực tế cho thấy, những hộ gia đình sử dụng điện khoảng 200kWh/tháng, nếu thanh toán tiền điện theo giá bậc thang sẽ tiết kiệm được hơn nhiều.

Tôi đã học tập và sinh sống tại Hàn Quốc nhiều năm. Bên họ cũng sử dụng biểu giá điện bậc thang 3 bậc và người sử dụng

Tôi có theo dõi thông tin về tiền điện, giá điện trong suốt thời gian qua và nhận thấy rằng, yếu tố quan trọng quyết định đến số tiền điện mỗi tháng của gia đình chính là thói quen sử dụng điện. Vào mùa đông, khi nhu cầu sử dụng điện ít hơn, không mấy ai kêu ca về tiền điện; còn vào mùa hè, nắng nóng, dùng nhiều thiết bị làm mát, vấn đề tiền điện, hoá đơn điện lại nổi cộm! Thực tế cho thấy, mỗi gia đình hoàn toàn có thể chủ động giữ “hầu bao” bằng cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; chứ không nên cho rằng, thay đổi biểu giá bán lẻ điện thì sẽ giảm được tiền điện!

Nếu áp dụng điện một giá sẽ tạo sự bình đẳng cho tất cả khách hàng sử dụng điện, không phân biệt giàu nghèo. Tuy nhiên, áp dụng điện một giá chắc chắn tiền điện hàng tháng của nhiều gia đình có thu nhập thấp (chiếm đa số) sẽ không giảm mà ngược lại, còn có thể cao hơn, đồng thời không khuyến khích người dân có ý thức sử dụng điện tiết kiệm. Thực tế theo dõi tiền điện phải trả hàng tháng, tôi thấy rất rõ, nếu tháng nào dùng xấp xỉ 400kWh và tháng nào dùng hơn 400kWh mặc dù số kWh điện tăng hơn không nhiều, nhưng số tiền phải trả theo giá bậc thang trên 400kWh điện sẽ lớn. Chính

Thiết bị điện trong nhà tôi ít, hàng tháng, tiền điện của gia đình tôi chỉ khoảng hơn 100.000 đồng, tháng trước là khoảng 140.000 đồng. Tôi có nghe con trai tính toán, nếu bán điện 1 giá, hàng tháng, gia đình tôi sẽ phải trả khoảng 205.000 - 220.000 đồng, nghĩa là gấp rưỡi

mức tiền điện hiện nay. Do đó, khi nghe được thông tin đã rút đề xuất điện 1 giá thì cả nhà tôi thấy… nhẹ cả người. Thực sự nếu được lựa chọn, chúng tôi cũng không chọn phương án 1 giá. Các hộ xung quanh khu nhà tôi cũng nhất trí như vậy.

Anh Lê Hoàng (phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương):

Bà Nguyễn Thị Thường (phố Bà Triệu, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình):

Chị Vũ Thị Chang (Tổ dân phố số 2, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội):

Bà Đặng Thị Thăm (xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình):

Góc nhìn từ khách hàng

điện phải trả thêm phí dịch vụ khi sử dụng điện. Theo tôi, Nhà nước nên duy trì giá điện theo bậc thang như hiện nay, khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, tránh lãng phí, đồng thời những hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện ít hơn sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về giá điện bậc thang (bậc 1), tương tự như Hàn Quốc đã áp dụng. Được biết, Việt Nam có rất nhiều hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện từ 200kWh/tháng trở xuống, việc áp dụng giá điện theo bậc thang là rất hợp lý.

vì vậy, nhà tôi luôn cố gắng tiết kiệm điện để số điện hàng tháng không nhảy lên bậc thang cao hơn.

Việc cải tiến biểu giá bán lẻ điện theo tôi là cần thiết, phù hợp với tình hình hiện nay. Việc cải tiến thành 3, 4 hay 5 bậc do các cơ quan quản lý Nhà nước tính toán sao cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo vì lợi ích đông đảo người dân Việt Nam. Tôi cũng mong rằng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện, vừa giúp giảm bớt tiền điện mỗi tháng của gia đình mình vừa vì lợi ích chung của đất nước.

Riêng với Dự thảo về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, thực tế, qua tham khảo thông tin, tôi đồng tình với việc giữ biểu giá điện bậc thang, bởi giá điện bậc thang này đứng về lợi ích của số đông những người có mức sống không cao, không tiêu xài nhiều thiết bị điện. Cộng với các lợi ích về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, khuyến khích tiết kiệm điện, tôi nghĩ càng cần ủng hộ giá điện bậc thang. Việc các cơ quan chức năng đang nghiên cứu để có sự điều chỉnh về các bậc giá, tôi nghĩ như vậy cũng rất phù hợp với sự thay đổi về mức độ sử dụng điện của các hộ gia đình hiện nay khi tình hình kinh tế ngày càng đi lên.

diễn đàn

Tiêu điểm: Bàn về cơ cấu Biểu giá Bán lẻ điện

Minh Hạnh - Xuân Tiến (thực hiện)

Ảnh minh họa

Page 9: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

1514 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

EVN chủ động triển khaiNghị quyết 55 của Bộ Chính trịThực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động triển khai các nhiệm vụ theo đúng yêu cầu mà Nghị quyết đã đề ra.

Phát triểN đồNg Bộ hệ thốNg lưới điệN truyềN tải

Tại Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020, thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HĐTV EVN cho biết, những năm qua, EVN đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về việc đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ tăng sản lượng điện bình quân 10,5%/năm, giai đoạn 2011-2019. Đến nay, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất nguồn điện trên

55.000 MW, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia) và thứ 23 thế giới; kết cấu hạ tầng lưới điện đứng đầu các nước ASEAN...

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, EVN đã xây dựng Chiến lược phát triển của Tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ với các tiêu chí cụ thể và bám sát tinh thần của Nghị quyết này. Đặc biệt, Tập đoàn đưa ra một số chỉ tiêu vượt trước so với yêu cầu, trong đó có việc xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải đồng bộ với các

trung tâm điện lực, đặc biệt là các trung tâm năng lượng mới và tái tạo.

Thời gian qua, lưới điện truyền tải ở một số khu vực phát triển mạnh về năng lượng tái tạo như Ninh Thuận, Bình Thuận đã xảy ra tình trạng quá tải cục bộ, EVN đã kịp thời đầu tư, đưa vào vận hành các TBA 500 kV, 220 kV và hiện nay cơ bản đã giải tỏa hết công suất các nhà máy điện gió, điện mặt trời ở khu vực này. Đặc biệt, nắm bắt được xu hướng phát triển của nguồn NLTT, Tập đoàn đang nghiên cứu xây dựng các giải pháp đảm bảo bù đắp phần nguồn điện thiếu hụt vào những thời điểm mà điện mặt trời, điện gió không thể hoạt động được như: xây dựng Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái tại tỉnh Ninh Thuận; phối hợp với đơn vị tư vấn của Mỹ, nghiên cứu và xây

dựng hệ thống lưu trữ điện trên toàn hệ thống lưới điện quốc gia, đảm bảo tích trữ NLTT trong thời gian tới...

Tập đoàn cũng đang phối hợp với Viện Năng lượng, Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải đồng bộ các nhà máy điện, trung tâm điện lực, đặc biệt là các nhà máy điện mặt trời và điện gió, bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh cũng như Quy hoạch điện VIII trong thời gian tới.

Xây dựNg hệ thốNg lưới điệN thôNg miNhSong song với việc phát triển hạ tầng truyền tải và phân phối điện, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lượng quốc gia, EVN cũng chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh theo tinh thần Nghị quyết 55- NQ/TW. Thực tế, việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh đã được EVN triển khai từ năm 2012. Đến nay, các đề án thành phần đang được EVN triển khai theo sát mục tiêu đề ra.

EVN cũng tích cực ứng dụng những thành tựu KHCN vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh việc số hóa với mục tiêu đến năm 2025, Tập đoàn sẽ trở thành doanh nghiệp số. Trong đó, 100% TBA 110kV, 220 kV được điều khiển xa và không người trực vận hành; lưới điện có khả năng kết nối khu vực; chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3 và duy trì vị trí này cho giai đoạn 2030-2045.

Tập đoàn cũng đưa ra các tiêu chí xây dựng hệ thống lưới điện bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định: Đáp ứng tiêu chí N-1 đối với các vùng phụ tải quan trọng; tiêu

chí N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng... Tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu KHCN của cuộc CMCN lần thứ 4; phát triển các hệ thống điều độ tiên tiến; nâng cao chất lượng phân phối điện và dịch vụ khách hàng…

Tại Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020, Phó Thủ tướng Trình Định Dũng khẳng định, Chính phủ đang từng bước chuyển đổi ngành Năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoạt động theo mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2019. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện đã thực thiện theo cơ chế thị trường, có sự kiểm soát của Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo xây dựng và sớm hoàn thiện Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh vào năm 2030 tầm nhìn 2035, đảm bảo bám sát chủ trương, định hướng, giải pháp của Nghị quyết 55-NQ/TW; trong đó, sớm hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm vào năm 2022, vận hành hoàn chỉnh vào năm 2023…

ông Nguyễn tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương): Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã được hoàn thành về cơ bản và hiện EVN không còn giữ vai trò độc quyền trong khâu mua buôn điện. Như vậy, việc phát triển thị trường điện tại Việt Nam phù hợp tinh thần với Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, trong việc từng bước áp dụng giá thị trường, tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành Điện, hình thành môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, xóa bỏ độc quyền trong các khâu sản xuất và kinh doanh điện.

Bài: Nguyễn Thủy - Ảnh: Thành An

Sự kiện - vấn đề

Kết cấu hạ tầng lưới điện Việt Nam hiện đứng đầu các nước ASEAN

EVN chú trọng triển khai các dự án lưới điện giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Page 10: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

1716 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Khu vực miền núi phía Bắccần làm gì trước diễn biến phức tạp

của thiên tai?

Dự báo, từ nay đến cuối năm, khu vực miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục xảy ra các hình thái thiên tai cực đoan “nóng nhất – lạnh nhất”, “hạn nhất – lũ nhất”, động đất... Phóng viên Tạp chí Điện lực đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) xung quanh vấn đề này.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết, khu vực miền núi phía Bắc có vấn đề gì cần đặc biệt lưu ý trong phòng chống thiên tai vào mùa mưa bão năm nay? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Miền núi phía Bắc có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là về vấn đề môi trường. Khu vực này có hơn 10 triệu dân, địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, là vùng an ninh nguồn nước cho đất nước, là lưu vực của toàn bộ các sông lớn, trong đó có lưu vực sông Hồng. Đây cũng là nơi đảm bảo an ninh năng lượng chủ yếu với các hệ thống thủy điện

lớn đều nằm tại đây. Chính vì vậy, vấn đề an ninh theo các lĩnh vực, môi trường, thiên tai, năng lượng… là rất quan trọng.

Từ đầu năm đến nay, trong khu vực đã xảy ra gần 100 loại hình thiên tai, gấp đôi so với bình quân hàng năm. Điều đó cho thấy, thiên tai có diễn biến hết sức phức tạp, để lại hậu quả lớn. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm tiếp tục có những hình thái cực đoan ở khu vực này vào mưa lũ tháng 9. Cùng với đó, Viện Địa lý Địa cầu cũng dự báo, vùng này tiếp tục có khả năng xảy ra động đất rất lớn trong thời gian tới.

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo

Trung ương về PCTT đã triển khai ngay công tác phòng chống thiên tai sau Hội nghị ngày 15/5/2020 và khu vực miền núi phía Bắc được xác định là một trong những vùng trọng tâm trong phòng chống thiên tai. Điều đó đặt ra các vấn đề, tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức toàn dân, cả hệ thống chính trị phải chuẩn bị tinh thần vào cuộc một cách quyết liệt, chủ động ứng phó với các diễn biến thiên tai phức tạp có thể xảy ra từ nay đến cuối năm.

PV: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những thách thức đặt ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc và các giải pháp mà Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đang tập trung triển khai?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta có thể nhận dạng được những thách thức rất lớn đặt ra đối với khu vực miền núi phía Bắc. Trước hết, loại hình thiên tai như sạt lở đất, lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây. Chính loại hình thiên tai này đã gây tỷ lệ tử vong cao nhất và là loại thiên tai điển hình của khu vực này do cấu tạo địa chất khu vực, dễ dẫn đến hình thành các sạt lở, gây ra lũ ống, lũ quét.

Ở khu vực này còn có một nguy cơ rất cao, đó là tập trung nhiều hồ thuỷ điện, thuỷ lợi lớn nhất toàn quốc, chứa đựng nhiều nguy cơ bất ngờ nếu công tác phòng chống thiên tai, ứng phó không kịp thời, không chủ động ngay từ ban đầu thông qua hình thức vận hành liên hồ chứa theo một quy trình hợp lý, hài hoà.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải lường trước vấn đề mặc dù hiện nay thời tiết đang nóng, hạn, nhưng Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đã cho biết, những tháng cuối năm ở khu vực này, bên cạnh mưa lớn, lũ quét, sẽ xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan khác và mùa đông sẽ lạnh hơn nhiều.

Có thể nói, các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng điển hình về độ phức tạp của thời tiết, lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó với hai đầu cực đoan: “nóng nhất - lạnh nhất”, “hạn nhất - lũ nhất”. Muốn làm được điều này, biện pháp quan trọng nhất, mang tính quyết định là chủ động tăng cường năng lực dự báo, ứng phó kịp thời, khôi phục nhanh, tái sản xuất theo phương châm “bốn tại chỗ”, chính quyền cơ sở và nhân

dân địa phương luôn cảnh giác với diễn biến thời tiết, nâng cao năng lực ứng phó là biện pháp ban đầu quan trọng nhất.

PV: Về mặt cơ chế chính sách và triển khai Luật Phòng chống thiên tai, Bộ trưởng có khuyến nghị gì đối với khu vực này? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rõ ràng, trước tác động của biến đổi khí hậu với những hình thái cực đoan xảy ra vô cùng khốc liệt, đòi hỏi chúng ta phải rà soát lại khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách, những vấn đề trước mắt và các nhóm giải pháp lâu dài. Có thể kể đến, toàn bộ những cơ chế chính sách để làm sao các đai rừng, thảm rừng phục hồi một cách chất lượng và nhanh nhất…

Hiện nay, tình hình phân bổ dân cư của 13 tỉnh khu vực miền núi

Sự kiện - vấn đề

Ông Nguyễn Xuân Cường

Thủy điện Lai Châu xả lũ tháng 8/2020. Ảnh: Ngân Hà

Page 11: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

1918 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

phía Bắc không đảm bảo an toàn, kể cả khu vực dân sinh cũng như sản xuất… Tới đây, phải tổng rà soát lại toàn bộ dân cư của 13 tỉnh khu vực này để đưa ra lộ trình tổng thể bố trí, sắp xếp lại dân cư đảm bảo tính an toàn cao nhất. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất cũng phải đảm bảo thích ứng với điều kiện: Bất kỳ tình huống nào bất lợi của thời tiết, những hình thái sản xuất đều phải góp phần làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất.

Ngoài những giải pháp trước mắt, chúng ta cần tính toán đến những giải pháp mang tính chiến lược từ các chương trình, dự án để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp chỉ đạo theo từng cấp, từ Trung ương đến Ban chỉ đạo PCTT&TKCN cấp tỉnh, huyện, xã. Đồng thời, tổng huy động nguồn lực, cùng toàn dân nâng cao ý

thức cảnh giác, lúc nào cũng thường trực với phương châm phát triển bền vững.

PV: Khu vực miền núi phía Bắc có nhiều hồ chứa thủy điện lớn và đang mùa mưa lũ, Ban Chỉ đạo có yêu cầu gì đối với EVN trong việc vận hành hồ chứa, vừa đảm bảo an toàn, vừa phát huy hiệu quả kinh tế, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta cần khẳng định, an ninh năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Vào mùa mưa bão có 2 nhóm vấn đề cần chú ý là, làm sao để các công trình thủy điện phát huy công năng cao nhất chứ không chỉ cực đoan là ứng phó. Thứ 2, trước tình hình tác động của biến đổi khí hậu, chúng ta tính toán làm sao để các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn nhất trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp

như hiện nay. Điều này đòi hỏi sự phối kết hợp giữa Ban Chỉ đạo với từng thành viên, ở đây là Bộ Công Thương, EVN, làm sao đảm bảo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lực vực sông Hồng một cách khoa học, hiệu quả và sát thực tiễn.

Cùng với đó, các chủ hồ cần tuân thủ nghiêm sự điều hành, chỉ đạo liên hồ chứa của Ban Chỉ đạo, vận hành các hồ chứa an toàn, hiệu quả trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, Bộ Công Thương, EVN, điều phối hợp một cách nhuần nhuyễn, khoa học, hiệu quả trong việc xả nước vào mùa lũ, tích nước vào mùa khô, không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn đảm bảo an ninh nguồn nước sinh hoạt hạ du vào mùa khô.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng! Ngân Hà (thực hiện)

động đất ở khu vực tây Bắccó thể còn diễn biến phức tạp

tS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu:

Trên địa bàn Sơn La vừa xảy ra 16 trận động đất gây thiệt hại nhiều công trình, nhà cửa của nhân dân địa phương. Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Điện lực, TS Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, khả năng động đất tại khu vực Tây Bắc còn diễn biến phức tạp, cần có kế hoạch ứng phó lâu dài với động đất.

PV: Thưa ông, ông có thể cho bạn đọc Tạp chí Điện lực biết những thông tin cụ thể về những trận động đất vừa xảy ra tại Sơn La? TS Nguyễn Xuân Anh: Vừa qua 16 trận động đất đã xảy ra tại khu vực Mộc Châu (Sơn La) có độ lớn từ 2,6 - 5,3. Trận động đất đầu tiên xảy ra hồi 12 giờ 15’ ngày 27/7, cách đập thủy điện Hòa Bình 75km, đập thủy điện Sơn La 95km, độ lớn: M=5,3, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Từ trận thứ 2 đến trận 16 có cường độ nhỏ không gây tác động lớn. Riêng trận đầu tiên với độ lớn M= 5,3 là động đất có cường độ trung bình đã gây thiệt hại về hạ tầng và ảnh hưởng rung lắc đến Hà Nội.

Thông thường các trận động đất lớn xảy ra sau đó sẽ có những dư chấn, như trận động đất ở Sơn La ngày 27/7, sau đó có gần 20 dư chấn. Trong thời gian tới sẽ còn xảy ra các dư chấn, điều đó là điều bình thường. Dư chấn bao

giờ cũng là những trận động đất nhỏ hơn và sẽ tắt dần.

Khu vực Tây Bắc là nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên - Mường Lay, đứt gãy Sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu. Tại đây từng ghi nhận nhiều trận động có cường độ mạnh lên đến 6,9 tại lòng chảo Điện Biên.

PV: Liệu có thể đưa ra cảnh báo trước khi động đất xảy ra khoảng thời gian bao lâu,thưa ông? TS Nguyễn Xuân Anh: Hiện tại, chỉ có thể cảnh báo được khu vực có thể xảy ra động đất, còn thời gian xảy ra thì rất khó. Ngay cả Nhật Bản và các nước tiên tiến trên thế giới cũng không thể dự báo được thời gian xảy ra động đất. Thực tế, ở nhiều nước đã xảy ra những trận động đất gây thiệt hại rất lớn, tức là thời gian xảy ra động đất không thể dự báo trước được.

Công nghệ mới nhất chỉ có thể dự báo động đất trước khi xảy ra được từ vài giây đến mấy chục giây, tức là khi xảy ra động đất có sóng đi trước, sóng đi sau, sóng hủy diệt thường đi sau thì họ dự báo được khoảng vài giây. Với vài giây đó, Nhật Bản có thể dừng hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm, các công trình kỹ thuật - những điều này rất quan trọng, hoặc cảnh báo cho người dân trước vài giây như vậy có thể người dân sẽ chủ động phòng tránh, chui xuống bàn ẩn nấp sẽ an toàn hơn…

PV: Hiện nay, Viện Vật lý Địa cầu có khuyến cáo gì cho người dân về việc phòng chống động đất?

Sự kiện - vấn đề

Ông Nguyễn Xuân Anh

Đập thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Ngân Hà

Page 12: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

2120 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

TS Nguyễn Xuân Anh: Việt Nam đã có quy định của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống động đất. Trong quy định có nêu rõ, địa phương cần làm gì, người dân cần phải làm gì khi xảy ra động đất. Cụ thể, hiện nay đối với khu vực đang xảy ra hoạt động động đất, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, trước tiên, phải rà soát những công trình xây dựng. Những công trình kháng chấn yếu phải được gia cố. Thứ hai là, khi xảy ra động đất tại một số khu vực có hiện tượng đá lăn từ trên núi xuống. Điều này cũng cần phải có cảnh báo cho người dân. Bên cạnh đó cần phải trang bị cho người dân kiến thức thông thường về phòng chống động đất.

Hiện nay, tại Mộc Châu (Sơn La) vẫn có thể có những dư chấn, chúng ta cần tiếp tục theo dõi. Ở khu vực này, trong lịch sử có những trận động đất mạnh. Chính vì vậy, cần phải đánh giá rủi ro và có giải pháp phù hợp, công trình kháng chấn đảm bảo tiêu chuẩn. Chúng ta cần phải có một kế hoạch lâu dài, căn bản, giải quyết tốt mọi vấn đề liên quan, giảm những thiệt hại do động đất gây ra đến mức thấp nhất.

PV: Ông đánh giá như thế nào về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thuê tư vấn độc lập đánh giá về tác động của động đất đối với các hồ chứa thủy điện ở khu vực Tây Bắc này? TS Nguyễn Xuân Anh: Tôi cho rằng việc đó là rất cần thiết bởi EVN sở hữu nhiều hồ đập thủy

điện lớn trong khu vực như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Huội Quảng, Bản Chát. Mặc dù với các hồ, đập thủy điện lớn, EVN đã nghiên cứu và đánh giá các hoạt động của động đất trước khi xây dựng, tích nước và sau khi tích nước. Hiện các hồ chứa thủy điện lớn của EVN có khả năng chống chịu được những trận động đất lớn hơn nhiều so với động đất vừa xảy ra. Nhưng việc đánh giá chi tiết hơn về hoạt động động đất ở khu vực này cũng giúp cho EVN vận hành an toàn, hiệu quả hơn các hồ chứa thủy điện nêu trên.

Tuy vậy, các công trình thủy điện nhỏ (không phải của EVN), các cơ quan chức năng cần phải đặc biệt quan tâm tới việc kháng chấn. Tất nhiên là cần phải rà soát lại các công trình vì hoạt

động của động đất cũng như biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, có sự tương tác giữa biến đổi khí hậu, lũ lụt… có thể xảy ra đa thiên tai, không thể lường trước được, cần có sự nghiên cứu, giải quyết hiệu quả những vấn đề này.

PV: Ông có thể cho biết, kết quả phối hợp giữa Viện Vật lý Địa cầu và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc quan trắc động đất ở khu vực Tây Bắc - nơi có rất nhiều hồ chứa? TS Nguyễn Xuân Anh: Đối với các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, chúng tôi có đặt các trạm quan trắc. Từ đó có thể thu thập các số liệu về hoạt động của động đất tại các khu vực đó. Đây là các số liệu quan trắc rất cần thiết giúp cho EVN có thể vận hành hồ đập một cách an toàn. Cho đến nay, các công trình thủy điện ở khu vực này đều hoạt động tốt. Tuy nhiên, theo tôi, vẫn phải tiến hành rà soát lại tất cả các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, đặc biệt là hồ thủy lợi nhỏ.

Ở khu vực Tây Bắc, hiện nay chúng tôi có khoảng 30 trạm quan trắc động đất. Số lượng trạm quan trắc này đủ khả năng đánh giá hoạt động động đất xung quanh các hồ đập thủy điện ở khu vực này.

PV: Xin cảm ơn ông! Huyền Thương (thực hiện)

Ngày 10/8, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa công bố quyết định chuẩn y Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy EVN khóa III, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tính đến ngày 15/8/2020, cả nước đã có 44.960 dự án điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất 1.019 MWp được EVN ký hợp đồng mua bán điện và đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 1 (công suất 50 MWp) vừa được Hội đồng nghiệm thu cấp Chủ đầu tư (EVN) đồng ý nghiệm thu, đưa vào vận hành thương mại.

Tổng giám đốc EVN vừa có Chỉ thị số 5288/CT-EVN ngày 5/8/2020 yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, quản lý văn bản điện tử, lập hồ sơ công việc và tài liệu lưu trữ.

Tháng 7/2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 23,05 tỷ kWh (trung bình 743,58 triệu kWh/ngày). Sản lượng điện thương phẩm đạt 19,53 tỷ kWh, tăng 2,42% so cùng kỳ 2019.

Từ năm 2021, Trung tâm Dịch vụ Sửa chữa EVN (EVNPSC) sẽ tiếp nhận sửa chữa lớn Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1.

Ngày 7/8, Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp với các nhà hảo tâm trao tặng 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình ông Nguyễn Văn Hùng và gia đình bà Đặng Thị Thành (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre).

Tin vắn

Ảnh minh họa. Ảnh: Thành An

Đập Thủy điện Sơn La được thiết kế đủ khả năng chống chịu động đất ở mức cao hơn nhiều so với các trận động đất đã xảy ra tại Việt Nam. Ảnh: Đinh Liên

Sự kiện - vấn đề

Page 13: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

2322 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Sản xuất - kinh doanh

PV: Việc xây dựng các nhà máy điện từ rác mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc tập kết rác tại các nhà máy nằm gần khu dân cư có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, một số địa phương không nhiệt tình ủng hộ. PECC1 có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Ông Phạm Nguyên Hùng: Thực tế tại các dự án điện rác do PECC1 lập, lượng rác thải sinh hoạt sẽ do cơ quan chủ quản vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển đến nhà máy; bên trong các nhà máy này đều có bể chứa rác (hầm chứa rác) có thể lưu giữ rác khoảng 8-10 ngày. Ngoài ra, bể chứa rác được thiết kế khép kín, có chức năng chống rò rỉ, chống ăn mòn, giữ các loại rác có mùi hôi bên trong không thoát ra ngoài và luôn được duy trì ở trạng thái áp suất âm.

Quá trình rác cháy trong buồng đốt sẽ sinh ra các chất khí gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, axit, dioxin, kim loại nặng... Các thành phần này theo khói thoát ra sẽ gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vì vậy, bắt buộc chúng tôi phải thiết kế bộ phận xử lý khói trước khi thải ra môi trường.

PV: Trong quá trình triển khai các dự án, Công ty đã gặp những khó khăn vướng mắc gì và có kiến nghị gì với các bộ, ngành, địa phương liên quan?

Ông Phạm Nguyên Hùng: Trong quá trình thực hiện các dự án điện rác, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:

Để xây dựng nhà máy sản xuất điện từ rác thải, cùng với công nghệ hiện đại, còn cần vốn đầu tư lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng còn gặp nhiều rào cản về chính sách giá cả, mặc dù vốn và công nghệ đã sẵn sàng. Theo Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 5/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án sản xuất điện từ chất thải rắn tại Việt Nam, có cơ chế hỗ trợ giá mua điện, nhưng các dự án này cũng phải nằm trong Quy hoạch phát triển ngành Điện. Điều này làm cho các dự án sản xuất điện từ rác thải gặp khó khăn vì phải chờ quy hoạch chung của ngành Điện.

Cũng liên quan đến giá mua điện từ các dự án sản xuất điện từ rác thải, Bộ KH&CN cũng cho biết, giá mua điện mới chỉ áp dụng cho các dự án sản xuất điện trực tiếp từ chất thải rắn và các dự án sản xuất điện từ khí thu hồi được tại các bãi chôn lấp chất thải. Hiện tại, có nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực điện rác như: Khí hóa, đốt rác thu hồi nhiệt, lên men tạo khí biogas… nhưng giá mua điện cũng chưa được quy định.

Trong khi đó, doanh nghiệp muốn đầu tư xử lý rác thải phục vụ phát điện cũng gặp nhiều thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài. Đối với việc

đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt là loại hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), thủ tục đầu tư cần thiết lựa chọn nhà đầu tư đã mất từ 1 - 2 năm, sau đó, còn các thủ tục khác như, thẩm định thiết kế, thẩm duyệt giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường…

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị (pháp luật về PPP, các quy định phát triển dự án điện rác, công tác quy hoạch…), đồng thời, cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư. Khi đã có cơ chế, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào xử lý chất thải rắn, sớm hình thành một ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông!

Vũ Chang (thực hiện)Nhà máy xử lý rác phát điện Sóc Sơn do PECC1 thiết kế. Ảnh: ĐVCC

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1) là đơn vị đi tiên phong thiết kế các nhà máy sản xuất điện từ rác ở Việt Nam, bổ sung nguồn điện quý giá cho đất nước và góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sống. Vậy sản xuất điện từ rác có thể được coi là mũi tên bắn trúng hai đích? PV Tạp chí Điện lực đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Nguyên Hùng – Tổng giám đốc PECC1 về vấn đề này.

PV: Ông có thể giới thiệu về tiềm năng rác thải có thể sử dụng sản xuất điện ở Việt Nam và những lợi ích thiết thực?

Ông Phạm Nguyên Hùng: Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tại Việt Nam bình quân mỗi ngày có khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn. Lượng rác hiện nay chưa được sử dụng chế biến thành năng lượng phục vụ cuộc sống. Khoảng 85% lượng rác thải ở Việt Nam được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, tốn nhiều diện tích đất, trong đó 80% là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và chưa tận dụng được hiệu quả nguồn năng lượng. Việc vận chuyển rác thải còn gặp nhiều khó khăn, các bãi chôn lấp thường cách xa khu dân cư, làm tăng chi phí vận chuyển. Trong khi đó, mức thu phí vệ sinh môi trường từ các hộ gia đình hiện mới trả được một phần cho hoạt

động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cho khâu vận chuyển.

Với lượng rác thải trên, tiềm năng rác thải có thể sản xuất thành điện ở Việt Nam là rất lớn và việc chuyển đổi rác thải thành năng lượng đang và sẽ tăng lên phù hợp với nhu cầu chung của thế giới. Việc chuyển đổi chất thải rắn thành năng lượng sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc như năng lượng sạch và có giá trị hợp lý, công việc phù hợp, tăng trưởng kinh tế, xây dựng các thành phố và cộng đồng bền vững.

PV: Tại sao PECC1 lại đi tiên phong nghiên cứu, thiết kế những nhà máy điện từ rác mà không phải các nguồn năng lượng khác, thưa ông?

Ông Phạm Nguyên Hùng: Hiện nay trên thế giới, công nghệ đốt chất thải rắn ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác như giảm được 90-95% thể tích và

khối lượng chất thải, tận dụng nhiệt, tiết kiệm được diện tích đất so với chôn lấp, giảm ô nhiễm nước, không khí, giảm phát thải khí nhà kính...

Nắm bắt xu thế phát triển cũng như nhu cầu của khách hàng, PECC1 đã đi tiên phong nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật tốt nhất cho khách hàng về lĩnh vực điện rác. Ngoài ra, cần nói thêm rằng, công nghệ của các dự án điện rác cơ bản là giống như các nhà máy nhiệt điện mà trước đây PECC1 đã tiến hành lập báo cáo FS, thiết kế kỹ thuật,… nên đây cũng là một lợi thế của PECC1.

Định hướng phát triển của PECC1 được thực hiện theo phương châm: “Đầu tư phát triển bền vững theo định hướng chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa các dịch vụ tư vấn xây dựng điện và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật tiềm năng khác vì lợi ích đất nước, lợi ích khách hàng, lợi ích cổ đông và lợi ích người lao động trong Công ty”. Theo đó, điện rác thuộc lĩnh vực năng lượng mới là một trong những hướng phát triển của PECC1, cùng với thủy điện, nhiệt điện, đường dây, trạm biến áp và năng lượng mới.

Sản xuất điện từ rác:

Một mũi tênbắn trúng hai đích?

Ông Phạm Nguyên Hùng

nguồn điện

Các dự án điện rác PECC1 đã thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật gồm: Sóc Sơn, Phú Thọ, VIETSTAR, Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Phòng, Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và y tế Thái Nguyên.

Page 14: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

2524 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Công nghệ cao,môi trường sạch

Sản xuất - kinh doanh

Nhà Máy Như côNg viêN Nhà máy Nhiệt điện

Mông Dương 1 là nhà máy đầu tiên của EVN sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB). Theo PGS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt

trình đốt cháy nhiên liệu.

Để xử lý khí thải, Nhà máy sử dụng phương pháp đốt đá vôi cùng than khử lưu huỳnh; kết hợp với hệ thống lọc bụi tĩnh (ESP). Đây là công nghệ hiện đại, hiệu suất khử cao không thua kém các nhà máy khác, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp riêng biệt, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đáp ứng các quy chuẩn môi trường.

Ông Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Mông Dương cho biết, Công ty đã đầu tư hệ thống vận chuyển tro, xỉ ra bãi thải thông qua hệ thống bơm và đường ống bằng phương pháp thải xỉ ướt; đảm bảo không phát tán bụi ra môi trường. Bãi thải xỉ được thiết kế có đập bao quanh, đáy và thân đập được lót lớp HDPE để chống thấm nước từ trong bãi thải ra môi trường. Ngoài ra, tại bãi chứa xỉ, nước sau khi đã lắng trong sẽ được bơm ngược về Nhà máy, tái tuần hoàn, không thải ra môi trường.

Việc sản xuất kinh doanh điện năng luôn được gắn với bảo vệ môi trường ngay từ khi Nhà máy được bàn giao đưa vào vận hành thương mại. Công ty Nhiệt điện Mông Dương cũng tích cực, chủ động tìm kiếm các đối tác hợp tác xử lý và tiêu thụ tro xỉ thải ra. Nhờ đó, khuôn viên và khu vực xung quanh Nhà máy luôn sạch sẽ, không bụi. Công ty Nhiệt điện Mông Dương cũng đã tăng cường trồng cây xanh, đảm bảo mật độ phủ xanh và hoàn thiện hệ thống cảnh quan xanh, sạch, đẹp, hướng đến sản xuất ngày càng thân thiện với môi trường. “Qua tham quan, tôi thấy cảnh quan Nhà máy xanh, sạch, đẹp như công viên” - Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng ghi nhận và hoan nghênh EVN đầu tư Nhà máy có công nghệ trình độ cao, giảm xả thải ra môi trường.

Dữ liệu Môi trườNg trực tuyếN 24/7Nhờ các giải pháp đồng bộ và hiệu quả được triển khai tại Nhà máy nên kết quả quan trắc môi trường online, giám sát định kỳ các thông số về khí thải, nước thải, nước làm mát, môi trường xung quanh NMNĐ Mông Dương 1 đều nằm trong giới hạn cho phép. Hệ thống quan trắc môi trường online truyền số liệu của các NMNĐ về Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ninh, đồng thời kết nối với Tổng công ty Phát điện 3 để kiểm soát. “Các dữ liệu thông số môi trường này cũng được truyền thẳng tới điện thoại di động của các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh với

Giảm phát thải ngay từ khâu sản xuất nhờ công nghệ tiên tiến; thực hiện quy trình khép kín để xử lý chất thải; phối hợp với địa phương giám sát thông số quan trắc…, là những giải pháp giúp Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 (Công ty Nhiệt điện Mông Dương) thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.

Khuôn viên xanh của NMNĐ Mông Dương 1

nguồn điện

Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1:

mức độ trực tuyến 24/7, cảnh báo ngay nếu xuất hiện những thông số bất thường. Công tác môi trường, giám sát các thông số quan trắc khí thải, nước thải… đã được triển khai rất nghiêm túc” - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhận định.

Hiện nay, Công ty cũng đang hoàn thiện lắp Bảng điện tử hiển thị thông số môi trường, đặt tại khu vực cổng Nhà máy, người dân địa phương dễ dàng theo dõi, giám sát chất lượng các thông số về môi trường của Nhà máy như nước làm mát, khí thải, nhiệt độ... Lãnh đạo Nhà máy cho biết, Nhà máy luôn sẵn sàng minh bạch thông tin, chính quyền, người dân có thể dễ dàng giám sát môi trường.

Tuy nhiên, Công ty Nhiệt điện Mông Dương cũng còn gặp khó khăn trong việc xử lý tro xỉ làm vật liệu san lấp. Theo yêu cầu của UBND tỉnh Quảng Ninh, việc sử dụng tro xỉ nhiệt điện của Công ty để làm vật liệu san nền cho các dự án trên địa bàn tỉnh đều phải thực hiện điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn dùng

tro xỉ để san lấp, làm cốt đường, làm vật liệu xây dựng đã được cơ quan chức năng ban hành; Công ty cũng đã có hợp chuẩn tro, xỉ phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn này. Do vậy, Công ty kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét bỏ qua thủ tục xin điều chỉnh, xin cấp phép từng dự án và giao cho chủ đầu tư tự quyết định việc sử dụng tro xỉ để làm vật liệu san nền. Qua đó, thúc đẩy việc tiêu thụ tro, xỉ nhanh hơn, góp phần đảm bảo tốt môi trường sống, hướng tới phát triển bền vững.

Bài và ảnh: M Hạnh

Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1- Thuộc Công ty Nhiệt điện Mông Dương, Tổng công ty

Phát điện 3- Địa chỉ: TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh- Công suất: 1.080MW (2 tổ máy x 540MW)- Phát điện thương mại: Quý IV năm 2015- Sản lượng điện lũy kế tới 15/8/2020: Hơn 27,7 tỷ kWh- Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: Hơn 1.400 tỷ đồng.

Nam, ưu thế của công nghệ này là có thể đốt than xấu (nhiệt trị thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao), chất lượng nhiên liệu có thể thay đổi trong dải rộng. Nhiên liệu trong lò hơi được tái tuần hoàn cho đến khi cháy kiệt, do đó, giảm phát thải khí NOx, SOX trong quá

tình hình tiêu thụ tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1: Từ năm 2016 đến

31/12/2019: Tiêu thụ được khoảng 70% khối lượng xỉ đáy thải ra (278.000/540.000 tấn).

Từ tháng 01/2020 - nay: Tiêu thụ 100% khối lượng xỉ đáy

15% số lượng tro bay được tái sử dụng làm gạch và xi măng; còn lại 85% vận chuyển đi san lấp.

Page 15: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

2726 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Sản xuất - kinh doanh

Nguy cơ tiếp tụcgiãn tiến độ do COVID-19

Dịch COVID-19 lần đầu đã làm tiến độ đường dây 500kV mạch 3 (Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2) chậm 3 tháng. Đến nay, tình hình khó khăn hơn khi kế hoạch đóng điện đã cận kề, nhưng dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, cản trở tiến độ thi công.

Đường dây 500kv mạch 3:

tiếp tục gặp khó Theo ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc Ban

QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB), trong các tháng đầu năm, COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ bàn giao mặt bằng Dự án. Hiện nay, dịch bệnh bùng phát trở lại, nên nguy cơ tiếp tục phải giãn tiến độ là khó tránh khỏi.

Các địa phương có đường dây đi qua, đặc biệt là khu vực tâm dịch, đang tập trung chống dịch bệnh. Cán bộ, nhân viên của CPMB cũng phải khai báo và cách ly tại địa phương, công tác BT-GPMB chắc

chắn sẽ kéo dài hơn. Không chỉ vậy, vấn đề thủ tục chuyển đổi đất rừng tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là 2 địa phương đang bị tác động lớn của dịch bệnh, nên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đối với phần móng, CPMB tập trung đôn đốc hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền các phương án đã lập. Các vị trí vướng mắc ở các địa phương còn lại nhiều như Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang cố gắng giải quyết trong tháng 8/2020. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên

khoảng 3 tháng (từ tháng 2 đến cuối tháng 4/2020), dự kiến đợt dịch COVID - 19 này cũng sẽ làm chậm khoảng 2 tháng. Ngoài ra, các gói thầu cung cấp vật tư thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài bị chậm khoảng 3 tháng, riêng gói thầu tụ bù khả năng còn chậm hơn. “Có thể nói, tiến độ về đích đường dây 500kV mạch 3 đang hết sức khó khăn”, ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc CPMB cho biết.

BáM Sát côNg trườNg vì “NhiệM vụ kép”Theo CPMB, hiện nay nút thắt lớn nhất chính là khâu BT-GPMB trên địa bàn 3 tỉnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Hà Tĩnh. Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi vướng mắc trong giải quyết kiến nghị của người dân tại hạng mục mở rộng TBA 500kV Dốc Sỏi chưa được giải quyết dứt điểm. Người dân vẫn tiếp tục rào chắn đường vào trạm ngày càng kiên cố hơn. Vấn đề này, CPMB đã báo cáo và họp với UBND huyện Bình Sơn nhưng vẫn chưa có hướng tháo gỡ, đang tiếp tục báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi. CPMB đã báo cáo các cấp có thẩm quyền để bảo vệ thi công từ tháng 8/2020, đảm bảo tiến độ chung Dự án. Tại tỉnh Quảng Nam, mặc dù đã cam kết bàn giao mặt bằng móng chậm nhất trong tháng 8, hành lang tuyến tháng 9/2020, nhưng với tình hình dịch bệnh hiện nay rất khó thực hiện đúng cam kết. Tại tỉnh Hà Tĩnh cũng gặp rất nhiều khó khăn ở thị xã Kỳ Anh.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Đức Tuyển cho biết, để bám sát công trường cũng như thực hiện tốt phòng chống dịch

bệnh, đối với CBCNV phải đi công tác xa, CPMB cũng yêu cầu phải cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình dịch bệnh qua các phương tiện truyền thông, chủ động có biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với các trường hợp phải tiếp xúc với những nơi đông người. CPMB cũng liên hệ các cơ sở y tế tại địa phương, tổ chức phun thuốc khử trùng toàn bộ cơ quan, cập nhật số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế và bệnh viện địa phương, giúp CBCNV chủ động liên hệ trong trường hợp cần thiết...

Đối với Ban Tiền phương của CPMB tại các công trường, CBCNV hiện đang đi công tác ở khu vực nào thì chỉ ở khu vực đó, đồng thời triển khai làm việc trực tuyến với những công việc phù hợp. Khi đi công trường hoặc làm việc với các đơn vị liên quan, phải tuân thủ đúng các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh đã được khuyến cáo.

Đối với các nhà thầu tại công trường, CPMB yêu cầu thành lập Ban phòng chống COVID-19 tại công trường. Mỗi công nhân, mỗi CBNV phải tuân thủ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của chính quyền sở tại và ngành Y tế. Tổ chức vệ sinh, thu dọn công trường; phối hợp với các cơ quan y tế khử trùng trong phạm vi công trường và các khu vực lân cận khi cần thiết.

Cán bộ, công nhân làm việc tại công trường được giám sát sức khoẻ bằng cách đo thân thiệt 2 lần/ngày, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc gần trong suốt quá trình làm việc và nghỉ ngơi, chú ý đến

những người đến từ vùng dịch hoặc có đi qua vùng dịch.

“Nếu phát hiện có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 sẽ tổ chức cách ly và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp xã/phường nơi công trình thi công. CPMB sẽ dừng mọi hoạt động thi công trong trường hợp có người nghi mắc bệnh dịch COVID-19 cho tới khi có kết luận từ Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của chính quyền sở tại”, ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc CPMB cho biết thêm.

Cũng theo ông Tuyển, nhận định COVID-19 sẽ tác động đến tiến độ thực hiện các dự án, CPMB đã triển khai đồng bộ các biện pháp bám sát tiến độ các dự án được giao. Trong đó, CPMB ưu tiên chỉ đạo, điều hành, tập trung và huy động tối đa nguồn lực đảm bảo tiến độ hoàn thành đóng điện/khởi công theo yêu cầu của Tập đoàn và Tổng công ty. CPMB có văn bản đề nghị các địa phương, các nhà thầu và các đơn vị liên quan triển khai công tác nội nghiệp (hạn chế ra ngoài) hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ... giải tỏa bớt khối lượng công việc sau khi hết dịch.

Ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc CPMB cho biết thêm, Ban cũng đã xây dựng kế hoạch công việc chi tiết cho thời điểm hiện tại và cả sau khi hết dịch, đảm bảo luôn chủ động được công việc. CPMB thường xuyên báo cáo các cấp về tình hình thực hiện, các vướng mắc và đề nghị giải quyết trong điều kiện có thể, phù hợp với việc phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các đơn vị đang nỗ lực thi công đường dây 500kV mạch 3 nhưng gặp khó khăn trong việc huy động lực lượng. Ảnh chụp ngày 3/8/2020

truyền vận động người dân.

Phần hành lang tuyến, các địa phương bàn giao từ cuối tháng 4/2020 và tập trung hoàn thành theo tiến độ dựng cột/kéo dây, phấn đấu kết thúc từ tháng 7 đến tháng 9/2020. Về tiến độ thi công, ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc CPMB cho biết, dịch COVID - 19 đang bùng phát. Để phục vụ phòng chống dịch, các địa phương yêu cầu khai báo và thực hiện giãn cách, vì vậy tiến độ thi công cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo tính toán của CPMB, trong "lần 1", dịch bệnh đã làm chậm tiến độ thi công

Bài và ảnh: Trần Hiếu

tRuYỀn tải điện

Page 16: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

2928 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

nhìn Ra thế giới

Năng lượng tái tạo đã vượt năng lượng truyền thống

Báo cáo thường niên “Tổng quan ngành Điện châu Âu năm 2019” do hai tổ chức Sandbag và Agora Energiewende vừa công bố cho thấy, năm 2019, lần đầu tiên tổng sản lượng điện sản xuất tại châu Âu từ các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đã vượt tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá...

NăNg lượNg tái tạo Đã chiếM ưu thế Năm 2019 mang lại

những tín hiệu tích cực về quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng của EU. Sản lượng nhiệt điện than trong EU đã giảm 24%; trong khi đó sản lượng điện từ NLTT đã đạt kỷ lục mới, chiếm 35% tổng sản lượng điện toàn châu Âu, trong đó, điện gió và mặt trời nhiều hơn điện than, đóng góp tới 18% tổng sản lượng điện. Đây được coi là “điểm sáng” trong bức tranh chuyển dịch năng lượng của EU.

Cụ thể, năm 2019, NLTT đã có sản lượng điện chiếm 34,6% điện năng của EU so với 32,8% trong 2018. Trong đó, 84% là mức tăng của điện gió, 18% từ điện mặt trời. Sản lượng điện điện gió và điện mặt trời tăng đã bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng thủy điện. Cụ thể, trong giai đoạn 2012 - 2019, sản lượng nhiệt điện than giảm 424

Hà Phạm

TWh, trong khi sản lượng điện khí tăng thêm 116 TWh và sản lượng điện từ năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) tăng 335 TWh.

Hiện đã có 6 quốc gia trong EU dừng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than và 14 quốc gia đã cam kết sẽ không sử dụng nhiệt điện than, chậm nhất vào năm 2030. Đồng thời, các quốc gia này cũng chính là các quốc gia có sự

tiếp tục thúc Đẩy quá trìNh chuyểN Dịch NăNg lượNgBáo cáo “Tổng quan ngành Điện châu Âu” 2019 đã khẳng định, quá trình chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống sang NLTT vẫn đang tiếp diễn, trong bối cảnh nhu cầu điện năng ngày một gia tăng.

Tháng 11/2018, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Chiến lược dài hạn về phi carbon hóa trong kinh tế châu Âu. Theo đó, đến năm 2030, các mục tiêu NLTT và hiệu quả sử dụng năng lượng của Châu Âu lần lượt là 20% và 32,5%. Theo tính toán, điện từ nguồn NLTT phải tăng lên 57% vào năm 2030 mới có thể đáp ứng được nhu cầu điện trong giai đoạn tiếp

theo. Ngoài ra, cùng với quá trình điện khí hóa các ngành vận tải, nhiệt năng và công nghiệp cũng đòi hỏi mức tiêu thụ điện năng sẽ tăng 18% vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với việc phải nâng cao hơn nữa sản lượng điện từ nguồn NLTT.

Trong bối cảnh đó, sản xuất điện từ NLTT phải tăng 18% vào năm 2030 để duy trì tỷ lệ 35% trong cơ cấu sản xuất điện hiện nay. Như vậy, hàng năm, việc thực hiện các dự án sản xuất điện từ NLTT giai đoạn 2019 - 2030 phải tăng gấp đôi so với mức bình quân trong giai đoạn 2010 - 2019.

Về công suất các nhà máy điện, chiến lược dài hạn của EC dự kiến công suất điện gió năm 2030 là

Các nguồn năng lượng như gió, mặt trời và sinh khối đã cung cấp 47% nhu cầu điện ở Đan Mạch, 30% ở Đức, 28% ở Ireland, 26% ở Bồ Đào Nha, 25% ở Tây Ban Nha và 23% ở Anh. Sản lượng điện từ NLTT đã tăng đến 65 TWh trong năm 2019, bỏ xa mức bình quân 50 TWh/năm giai đoạn 2010 - 2018.

châu Âu:

Dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 theo Chiến lược dài hạn của Ủy ban châu Âu. Nguồn: Agora Energiewende & Sandbag (2020).

Điện gió và điện mặt trời đang chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn điện châu Âu. Ảnh minh họa

Báo cáo “tổng quan ngành Điện châu Âu” được Sandbag và Agora Energiewende công bố hằng năm, cung cấp thông tin tổng quan và cập nhật về quá trình chuyển dịch ngành Điện của Eu bao gồm tăng trưởng sản xuất điện từ Nltt, tình hình sản xuất và tiêu thụ điện, phát thải khí co2 theo các quốc gia.

gia tăng lớn nhất về sản xuất điện từ NLTT.

Theo ông Dave Jones - Chuyên gia phân tích của Sandbag, qua các số liệu trên, có thể thấy, châu Âu đang dẫn đầu thế giới về cơ cấu các nguồn điện, thay nhiệt điện than bằng điện gió và điện mặt trời. Kết quả, đã giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện.

350 GW (tăng từ 200 GW vào cuối năm 2019) và năng lượng mặt trời là 320 GW. Trong đó, dự báo năm 2020 sẽ tạo ra “kỷ lục mới” cho điện gió và mặt trời với công suất đặt mới dự kiến là 18 GW (điện gió) và 21 GW (điện mặt trời), chiếm 35% tổng sản lượng điện sản xuất toàn châu Âu.

Theo các chuyên gia, đây là nhiệm vụ không dễ, nhất là trong lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu nói chung và sự phát triển năng lượng tái tạo nói riêng. Tuy nhiên, theo ông Kadri Simson - Cao ủy phụ trách năng lượng của EU, EC sẽ dành hàng chục tỷ euro vào các dự án năng lượng sạch từ quỹ phục hồi COVID-19 trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra không cản trở các “mục tiêu xanh” của EU.

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

57%

26%

11%

11%

35%

11%

13%

4%6%

+46 Twh/a

+97 Twh/a

+51 Twh/a

+26 Twh/a

+20 Twh/a

201020112012201320142015201620172018201920202021202220232024202520262027202820292030

+31 Twh/a+13 Twh/a

+8 Twh/a

Mặt trời Thủy điệnSinh khối Gió Tổng NLTT

Page 17: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

3130 Tháng 8/2020TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

nhìn Ra thế giới

Kinh nghiệm phát triểnnăng lượng sạch của Thụy Sĩ

Huy .P

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo (NLTT), năng lượng sạch; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, Thụy Sĩ - quốc gia nhỏ nằm trong lòng châu Âu là một trong những nước đi đầu về phát triển năng lượng sạch.

gắN Sử DụNg Nltt với phát triểN BềN vữNg

Năm 2019, Thụy Sĩ nằm trong top 3 nước hàng đầu thế giới về chuyển đổi năng lượng; cùng với Thụy Điển và Na Uy; hệ thống năng lượng của Thụy Sĩ được đánh giá hàng đầu thế giới, khi gần 2/3 điện năng được sản xuất từ các nguồn NLTT (thủy điện, điện mặt trời, điện gió). Tại Thụy Sĩ, các phạm trù như sinh thái học, phát

Đa số người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ sử dụng NLTT cho dù điều này có thể dẫn đến tăng tiền điện. NLTT không hề rẻ và Thụy Sĩ đã phải huy động mọi nguồn lực để có được Quỹ tài trợ cho sáng kiến sử dụng NLTT. Việc phát triển các công nghệ bảo vệ môi trường trong tương lai sẽ tạo ra làn sóng đổi mới ở Thụy Sĩ. Kết quả công trình nghiên cứu khoa học xã hội năm 2017 của Thụy Sĩ cho thấy, lĩnh vực này đã và đang bùng nổ với số lượng việc làm tăng 25%. Với khoảng 4.000 bằng sáng chế trên một triệu dân, Thụy Sĩ đã tạo ra khoảng 32.000 bằng sáng chế và đứng đầu về việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ xanh.

Thụy Sĩ cũng là quốc gia liên tục có các ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm. Nổi bật trong số đó là ý tưởng “Thành phố Năng lượng”. Theo ý tưởng này, mọi thứ trong thành phố đều thân thiện với môi trường. Phần lớn diện tích thành phố được tận dụng làm không gian xanh. 100% điện năng sử dụng đều là từ NLTT và áp dụng theo công nghệ điện lưới thông minh. Ngoài ra, nước sử dụng được tiết kiệm tối đa nhờ được thiết kế theo chu trình khép kín, nhà cửa đều được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn sinh thái… Tính đến nay, đã có hơn 400 thành phố tại Thụy Sĩ đã được công nhận là “Thành phố năng lượng”.

Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng, nhãn “Minergie” (nhãn chất lượng

sử dụng năng lượng hiệu quả) là “bảo chứng” xác định việc sử dụng năng lượng hiệu quả tại mỗi tòa nhà, căn hộ. Hơn một triệu người dùng và khoảng 45.000 tòa nhà đã có được nhãn “Minergie” trong hai thập kỷ qua. Được công nhận là một trong những nhãn hiệu khắt khe nhất về mặt phát triển bền vững, “Minergie” đã trở thành một tiêu chí lựa chọn cho nhiều người Thụy Sĩ về chỗ ở. Các đặc điểm khác biệt của các tòa nhà Minergie bao gồm việc tiêu thụ năng lượng rất thấp và việc có thể sử dụng tối đa NLTT.

AN toàN, tiết kiệM chi phíChiến lược năng lượng Thụy Sĩ 2050 (Chiến lược) đề cập đến sự chuyển đổi từng bước của hệ thống năng lượng theo hướng cung cấp nguồn NLTT an toàn và tiết kiệm chi phí. Theo đó, năng lượng mặt trời phải chiếm ít nhất 2% sản lượng điện toàn quốc vào năm 2050. Tuy nhiên, Hiệp hội Thương mại Năng lượng mặt trời Thụy Sĩ (Swissolar) cho rằng, mục tiêu trên có thể điều chỉnh tăng lên 5% vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu mới, Swissolar đang kêu gọi đầu tư nhiều hơn cho các cơ sở phát triển năng lượng mặt trời.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thụy Sĩ đã triển khai và thông qua nhiều giải pháp cụ thể trong Kế hoạch hành động kinh tế xanh, tập trung vào hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường, đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ tăng trưởng xanh, thúc đẩy công nghệ môi trường và đổi mới sinh thái, “xanh hóa” hệ

thống thuế và phí thông qua các sắc thuế môi trường...

Chính phủ Thụy Sĩ cũng đã đề ra các mục tiêu khí hậu trong ngắn hạn và trung hạn theo Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu của Công ước khung của Liên hợp quốc và các đóng góp trên phạm vi toàn quốc theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Thụy Sĩ cam kết giảm 20% lượng khí thải nhà kính vào năm 2020 và 50% vào năm 2030 so với mức cơ sở năm 1990.

Trong khi gói giải pháp đầu tiên có hiệu lực, các nghiên cứu đánh giá chính sách năng lượng hiện tại từ góc độ kinh tế và tiến hành thảo luận về khả năng có các biện pháp tiếp theo, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về các quy tắc thị trường khác nhau nhằm hỗ trợ Chiến lược. Cụ thể, nghiên cứu xem xét hiệu lực và hiệu quả của các giải pháp có và đề xuất các giải pháp thay thế theo ba mục tiêu chính sách: Mở rộng sản xuất NLTT, bảo đảm cung cấp và giảm phát thải khí nhà kính…

Ngày nay, Thụy Sĩ có được nguồn cung cấp năng lượng an toàn và tiết kiệm chi phí. Sự phát triển kinh tế và công nghệ cũng như các quyết định chính trị trong và ngoài nước hiện đang dẫn đến những thay đổi cơ bản trong thị trường năng lượng. Việc phát triển Chiến lược cũng nhằm chuẩn bị cho Thụy Sĩ đạt được những mục tiêu phát triển bền vững, góp phần giảm tác động môi trường liên quan đến lĩnh vực năng lượng của quốc gia này.

triển bền vững, NLTT, bảo vệ môi trường luôn được nhắc đến trong nhận thức của người dân quốc gia này. Đơn cử, bất cứ một thành phố nào của Thụy Sĩ cũng có những thùng rác tái chế. Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ tái chế chất thải đã tăng từ 15% lên đến 57% ở bang Vaud (một trong 26 bang của Thụy Sĩ). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá Thụy Sĩ là một trong những nước có tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất toàn cầu.

Ngoài ra, việc thực thi pháp luật của công dân nước này về năng lượng, môi trường cũng hết sức nghiêm túc. Quốc gia này từ lâu đã rất chú trọng đến xây dựng chính sách năng lượng xanh phục vụ phát triển bền vững. Chính phủ Thụy Sĩ đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật phát nghiêm ngặt về môi trường và được quy định rõ trong Hiến pháp Thụy Sĩ 1971. Theo đó, việc áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước. Bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng năng lượng xanh, NLTT là một trong những nội dung cơ bản được đề cập đến trong giáo dục - đào tạo ở mọi cấp học của Thụy Sĩ.

Theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) năm 2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới và các đối tác thực hiện xếp hạng các quốc gia thực thi các vấn đề bảo vệ môi trường có mức độ ưu tiên cao, Thụy Sĩ là quốc gia đứng đầu với số điểm cao nhất: 87,42/100.

Năng lượng tái tạo đang phát triển rất nhanh tại Thụy Sĩ. Nguồn ảnh: inhabitat.com

Page 18: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

đươc ngươi tai vừa tăng cương hơp tac, không ngừng nâng cao năng lưc cua minh va cua đôi nhom...mang lai lơi ich cho ca ca nhân va tô chưc. Thưc hiện đúng nguyên tắc nay sẽ lam giam tiêu cưc, tranh đươc cac thu đoan trong công tac tô chưc - can bô.

Ba la, canh tranh công băng la môt xu thê tất yêu, trong thơi ky hôi nhâp kinh tê quốc tê. Chúng ta không thê sử dụng mãi cac ưu đãi nôi bô, cac rao can phi chinh thưc đê han chê canh tranh, đê “trâu ta ăn co đông ta”, ma phai hương tơi cac tiêu chuân quốc tê, sư quan tri minh bach, hiệu qua va trach nhiệm giai trinh. Noi cach khac, canh tranh công băng trong nôi bô sẽ tao ra thai đô đúng, năng lưc canh tranh vơi bên ngoai va vơi cac nươc trên thê giơi, buôc cac DN phai chú trong xây dưng VHDN, tao nên tang va cac chuân mưc cho sư đôi mơi sang tao va phat triên bên vưng.

Làm sao để thưc hiện canh tranh công băng, Lành manh?Noi môt cach đơn gian, sư canh tranh công băng trong tô chưc, công sở ở nươc ta đoi hoi phai co 5 điêu kiện sau: (1) co môt luât chơi (luât lệ, tiêu chuân, thươc đo) công băng, (2) co sân chơi công băng, binh đăng (3) co trong tai công tâm, chinh trưc (4) cac câu thu, đối thu, ưng viên co mưc đô kha ngang băng vê tiêu chuân va đẳng cấp.,. (5) co trach nhiệm cao va sư gương mẫu cua ngươi đưng đâu trong

động lực thúc đẩy sự phát triển

ngươi co đu tai, đưc, trong môi tô chưc, công sở cung cân co sư canh tranh song phẳng trên cơ sở phai đam bao cac nguyên tắc va tiêu chi canh tranh công băng, lanh manh:Môt la, canh tranh công băng la môt phương phap, điêu kiện đê xem xét, đanh gia, tuyên chon nhân sư, xêp hang cac ưng viên môt cach khach quan, khoa hoc, công tâm, công băng va hiệu qua nhất. Đây la điêu kiện đê chon lưa nhân tai, chon ngươi xuất sắc nhất, lam cơ sở đê tuyên dương, khen thưởng, bô nhiệm can bô… Vơi y nghia đo, thi đua chi la môt khia canh cua canh tranh nôi bô va không co vai tro, tac dụng băng canh tranh lanh manh. Sư công băng, binh đẳng giưa cac ưng viên tham gia la điêu kiện quan trong nhất va tương đông vơi canh tranh lanh manh. Khai niệm canh tranh lanh manh con co ham y tuân theo cac quy luât tư nhiên va cân trở thanh môt thoi quen, thanh môt đăc điêm cua văn hoa tô chưc, VHDN.

Hai la, canh tranh công băng la môt môi trương va điêu kiện lam việc tao ra đông lưc cho nhưng ngươi tham gia, giúp ho tâp trung cao đô vao công việc, từ đo vừa giư chân

Văn hóa – Thương hiệu

Vì sao cần thưc hiện canh tranh công băng?

Khi noi đên canh tranh nôi bô, chúng ta nghi ngay đên môt phương phap đươc sử dụng trong công tac can bô, đanh gia, lưa chon ngươi co đu tai, đưc, bô nhiệm vao vi tri nhất đinh cua tô chưc, cơ quan... Hiện nay, phân lơn trong công sở, tô chưc, thương sử dụng phương phap đanh gia va bô nhiệm can bô thông qua bâu cử co yêu tố canh tranh đê chon can bô lãnh đao, can bô quan ly xưng tâm.

các nguyên tắc để canh tranh Lành manh Đê đam bao lưa chon đươc nhưng

Văn hóa eVn

công tac can bô va quan tri nguôn nhân lưc; thưc hiện nghiêm phap luât cua Nha nươc.

Đê canh tranh lanh manh trong nôi bô DN, tô chưc cân thưc hiện tốt nhưng công việc sau đây:1. Đê cao tinh thân thương tôn phap luât, châp hanh nghiêm cac chu trương, chinh sach cua Đang va Nha nươc. Cân đăc biệt chú y thưc hiện tốt cac chinh sach mơi vê công tac tô chưc- can bô va quan tri nguôn nhân lưc do Đang va Nha nươc đã ban hanh gân đây, phu hơp vơi điêu kiện, pham vi cua minh như thi tuyên canh tranh đê chon can bô lãnh đao, quan ly; bô nhiệm, điêu đông, luân chuyên can bô theo nguyên tắc “hôi ty”/(tranh đi), chống tham nhung va lơi ich nhom, tranh tinh trang “ca nha lam quan” ca ho "kêt bè kêt mang" trong cung môt công sở, DN, cơ quan…

2. Xây dưng va quan tri Văn hóa tổ chức theo cac gia tri, chuân mưc công băng, binh đăng, đoan kêt, chia se…tao đông lưc cho nhân viên va kiên tao môi trương, triêt ly va điêu kiên phat triên bên vưng cua DN. Muốn cac gia tri, chuân mưc trên sẽ trở thanh cac thoi quen, đưc tinh va ban sắc cua DN, đôi ngu can bô lãnh đao phai gương mẫu thưc thi, quan tri va truyên thông manh mẽ. Vi dụ, trong công tac ban hang va chăm soc khach hang, cân co sư phân chia hơp ly theo đia ban va đanh gia kêt qua công việc môt cach khach quan, công băng. Tranh tinh trang canh tranh thiêu lanh manh, tranh khach

hang cua nhau hoăc thiêu sư giam sat va hô trơ lẫn nhau.

3. Cân thưc hiên nghiêm tuc đông thơi ca hai hinh thức “xây” va “chông” trong viêc xây dưng VHDN va quan tri DN lanh manh, khuyên khich sư đổi mơi sang tao va sư phat triên xuât săc cua cac ca nhân va tổ chức. Can bô lãnh đao cân thưc sư gương mẫu, đi đâu trong thưc hiện xây va chống cua Văn hoa tô chưc. Măt “xây” chúng ta cân chu đông tao ra ca 4 điêu kiện thưc hiện canh tranh công băng, lanh manh, chú trong xây dưng đôi ngu thưc thi nhiệm vụ môt cach xuất sắc, đông thơi khen thưởng thanh tich kip thơi, tôn vinh cac ngôi sao co tinh thân đông đôi, hoat đông hiệu qua. Măt “chống” la cân phong ngừa, cấm, khắc phục, sửa chưa đươc măt trai cua cơ chê canh tranh noi chung, canh tranh trong nôi bô tô chưc noi riêng, loai bo cac ưu tiên, ưu đãi thai qua, không thưc sư công băng xã hôi (vi dụ, chinh sach ưu tiên trong tuyên chon vao đai hoc, trong tuyên dụng cua môt số DNNN...). Phai co cac công cụ phat hiện, xử phat kip thơi, nghiêm minh va loai trừ đươc thai đô thiêu trung thưc, vi pham phap luât, lam trai, lam gia, đối pho vơi cac gia tri, chuân mưc công băng, binh đẳng, lanh manh trong thi đua, canh tranh.

Canh tranh la môt quy luât tất yếu cua tư nhiên va xa hôi. Canh tranh lanh manh la môt hinh thưc canh tranh công băng, chinh trưc, không chi đoi hoi phai tuân thu phap luât ma con cân phu hơp vơi cac tiêu chuân, quy pham đao đưc xa hôi.

Ảnh minh họa

PGS.TS Đỗ Minh Cương, Viện Quản trị kinh doanh & Công nghệ, Đại học FPT

cạnh tranh lành mạnh trong tổ chức, công sở:

33Tháng 8/202032 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập32 taP chÍ điện Lưc chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 19: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

Văn hóa eVn

Ảnh minh họa

rèn luyệntrong môi trườngcạnh tranh

Để thúc đây sư phat triển, yếu tố canh tranh la điều không thể thiếu. Chinh vi vây, việc rèn luyện ban thân, sẵn sang trươc những ap lưc ngay cang cao la điều cân thiết, nếu ban muốn thanh công.

Luôn giữ thái độ Làm Việc tÍch cưc, chuyên nghiệP

Việc rèn luyện ban thân đê co đươc thai đô lam việc chuyên nghiệp, tich cưc la vô cung quan trong. Thai đô chinh la biêu hiện cho lối suy nghi va cach ưng xử cua ban. Môt ngươi co kỹ năng lam việc tich cưc hay không, sẽ đươc đanh gia qua thai đô khi tiêp nhân công việc. Vi thê, ban hãy vui vẻ va cố gắng

T.Huyền (tổng hợp)

hơp tac khi đươc giao cac nhiệm vụ mơi. Điêu nay sẽ giúp ban giư đươc nhiệt huyêt trong qua trinh lam việc va sơm hoan thanh cac nhiệm vụ đươc giao.

Duy tri đươc thai đô lam việc tich cưc sẽ giúp ban sẽ co thêm sưc manh vươt qua moi kho khăn, trở ngai trong môi trương canh tranh cung như sẵn sang tim ra nhưng cach lam tốt nhất, giai quyêt đươc cac vấn đê kho khăn găp phai môt cach hiệu qua nhất.

rèn Luyện kỹ năng Làm Việc nhóm Thông thương, du ban ở vi tri lam việc nao cung cân phai co tinh thân lam việc nhom. Môi ngươi chúng ta ai cung co nhưng điêm manh, điêm yêu khac nhau. Tuy nhiên, nêu biêt cach kêt hơp lai, bô sung, khoa lấp nhưng điêm yêu cho nhau, cung thưc hiện mục tiêu chung chinh la cach lam việc nhom hiệu qua nhất. Ban cân rèn luyện kỹ năng xac lâp cung như tư duy lam việc nhom sao cho hiệu suất công việc cao nhất. Co như vây, ban mơi co thê phat triên, vuơt qua cac đối thu canh tranh băng sưc manh cua nhom trên cung linh vưc hoăc rông hơn la trong cung tô chưc.

rèn Luyện khả năng sáng tao, tư duy nhay bénTrong thơi đai Công nghiệp 4.0, ban cân tao cho minh nhưng y tưởng mơi la trong công việc, từ đo, gop phân nâng cao kha năng hấp dẫn cua san phâm, dich vụ đối vơi khach hang. Hãy tich cưc lam giau kho kinh nghiệm cua

Tham khảo

minh băng cach tim toi, hoc hoi va nghiên cưu môt cach nghiêm túc nhưng linh vưc co liên quan đên san phâm cua ban. Ban co thê tư tin trinh bay nhưng y tưởng mơi va thê hiện tiêm năng đối vơi cấp trên cung la cach ban thê hiện đươc ban linh cua minh trong công việc trươc moi ngươi. Khi ban co kha năng sang tao, y tưởng do ban đê xuất đươc triên khai thưc hiện, ban sẽ cam thấy ap lưc canh tranh sẽ giam đi nhiêu!

tậP trung Làm tốt nhiệm Vụ được giaoTrong môi trương lam việc canh tranh, du đông nghiệp co thê ganh ghét, đố ky hay to ra không hai long, ban hãy kệ ho, đừng to thai đô. Nhiệm vụ cua ban la tâp trung vao giai quyêt tốt cac công việc, nhiệm vụ ma minh đươc giao. Tuy nhiên, ban cung không nên qua hiên lanh, ban cung cân hoc cach đối pho vơi nhưng đông nghiệp thiêu lich sư, phong nhưng trương hơp ban bi chèn ép, bi bắt nat hay chơi xấu... Hơn nưa, ban cung không nên tham gia vao nhưng cuôc tan gẫu vô bô, noi xấu đông nghiệp khac, vừa lãng phi thơi gian lai vừa lam mất tinh cam, hinh anh

nhưng đông nghiệp ma ban tôn trong, yêu quy. Đây cung la con đương ngắn nhất đê ban tư lam minh “mất điêm” trong môi trương canh tranh nơi công sở.

Luôn tao cảm hứng cho bản thân trong công ViệcCo thê noi, cam hưng công việc chinh la đông lưc lơn đê ban phat triên vươt bâc trong moi linh vưc, ca trong công việc va trong cuôc sống. Do đo, hãy tich cưc giúp ban thân nuôi dưỡng nguôn cam hưng công việc môi ngay thông qua chê đô lam việc, nghi ngơi thư giãn hơp ly. Môt tinh thân lam việc tich cưc luôn đên từ qua trinh nghi ngơi khoa hoc, sư thoai mai thư giãn ngoai giơ.

Quan sát, học hỏi từ đối thủ canh tranhTrong bất ky nơi nao, môi con ngươi đêu co kha năng ca nhân va chuyên môn khac nhau, do đo, hãy hoc hoi nhưng điêu tốt từ đối thu canh tranh ma minh cam thấy sẽ co ich. Đăc biệt, đừng ngai hoc hoi nhưng thê manh cua ho, từ đo, ban sẽ co cho minh nhưng kỹ năng quy gia đê phat triên vươt trôi. Ngươc lai, cân tim hiêu kỹ nhưng

thất bai ma ho găp phai cung chinh la cach đúc kêt kinh nghiệm cho ban thân đê tranh rơi vao con đương sai lâm ma ho đã trai qua. Chiu kho quan sat vấn đê va tich cưc hoc hoi, rèn luyện ban thân luôn la con đương dẫn đên thanh công nhanh nhất. Bên canh đo, sư canh tranh lanh manh sẽ tao ra môt bâu không khi thân thiện cho việc hoc hoi va chia sẻ nhưng vấn đê kho khăn đã găp phai, cung tiên bô va cung phat triên hương đên môt kêt qua tốt đẹp.

Luôn nỗ Lưc hết mìnhHãy kiêm soat môi trương lam việc canh tranh băng cach đưa ra cam kêt luôn nô lưc hêt minh cho công việc. Đo la cach giai quyêt dễ dang cho nhưng ap lưc tăng thêm băng việc đăt ra môt tiêu chuân cao cho ban thân ngay từ lúc bắt đâu. Du thắng hay thua, ban hãy luôn bươc đi vơi sư tư tin la minh đã cố gắng hoan thiện công việc hêt sưc minh. Hy vong, vơi nhưng gơi y vê cach rèn luyện ban thân trong môi trương lam việc canh tranh trên đã giúp ban co thêm cho minh nhưng kinh nghiệm hưu hiệu phục vụ công việc cua minh.

Ảnh minh họa

35Tháng 8/202034 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 20: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

Văn hóa eVn

Tham khảo

Lợi và hại của… cạnh tranh

Du cho công việc gi, nganh nghề gi thi cũng luôn tồn tai tinh canh tranh trong công việc giữa cac nhân viên. Vây việc canh tranh trong công việc nơi công sở la đông lưc để giúp nhân viên phat triển hay la nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa cac nhân viên trở nên ran nưt?

Ảnh minh họa

những Lợi Ích Thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên, từ đó có

động lực làm việcTrong công việc, sư canh tranh giưa cac nhân viên sẽ khuyên khich ban thân môi nhân viên đo luôn nô lưc nhiêu hơn, trở thanh đông lưc đê đat đươc nhưng kêt qua tốt nhất. Môi trương lam việc canh tranh thúc đây sư sang tao va hiệu qua lam việc, từ đo tao ra chất lương công việc cao hơn.

Khi nhân viên muốn chiên thắng, buôc ho phai đưa ra nhiêu giai phap khac nhau, lam thât chăm chi đê hoan thanh tốt công việc đươc

giao. Trong qua trinh lam việc, co thê nhiêu ngươi sẽ cam thấy công việc cua minh thât ra cung rất thú vi, từ đo yêu nghê va gắn bo vơi nghê hơn.

Học hỏi từ những người xung quanhTrong môi trương lam việc, môi con ngươi lai co kha năng ca nhân va chuyên môn khac nhau. Sư canh tranh lanh manh sẽ thúc đây môt bâu không khi thuân lơi cho việc hoc hoi nhưng điêm manh va chia sẻ vê thất bai cua nhau đê cung tiên bô.

những điều bất Lợi Sự căng thẳng khi triển khai công việcCanh tranh không lanh manh co thê lam gây ra ap lưc lơn va tăng mưc đô căng thẳng. Điêu nay sẽ tac đông tiêu cưc đên ca nhân môi ngươi bởi vi sư căng thẳng sẽ khiên kha năng tâp trung cua nhân viên giam sút, lam nhụt chi tinh thân hăng say lao đông, không đưa ra đươc nhưng y tưởng mơi, lam tri

trệ con ngươi dẫn đên tinh trang giam hiệu suất va hiệu qua trong công việc.

Giảm sút tinh thần đồng độiCanh tranh co thê gây bất hoa trong đôi va lam giam sút nghiêm trong tinh thân tâp thê. Khi môt nhom mất tinh thân, hiệu suất lam việc sẽ đi xuống.

Canh tranh co thê bôc lô măt ich kỷ trong môi ngươi va điêu nay dẫn đên nhiêu hâu qua xấu. Băng ly do canh tranh, giưa tâp thê sẽ xuất hiện nhưng gương măt nôi bât, ho hanh đông như thê minh la “nhân vât chinh”. Trong công việc nhom đươc giao ho lai tư minh quyêt đinh hương đi theo suy nghi cua ban thân va không mang tơi y kiên cua nhưng thanh viên khac thi lúc đo khai niệm đôi nhom bi lãng quên. Sẽ nhanh chong xuất hiên tinh trang mất tinh thân đông đôi. Sư thiêu tin tưởng lẫn nhau ở môi trương lam việc sẽ lam “xoi mon” đi tinh thân trach nhiệm. Khi đo, moi nhân viên bắt đâu lam việc hương tơi nhưng mục tiêu khac nhau, thay vi cung đông long hương vê môt đich đên chung.

Nhin chung, canh tranh nơi công sở bao gôm ca măt lơi va hai, do đo, nêu biêt vân dụng đúng cach thi sẽ mang đên nhiêu kêt qua. Nêu sư canh tranh duy tri đươc tinh công băng, tich cưc va lanh manh thi no sẽ gop phân lam tăng chất lương nguôn nhân lưc, đông thơi co thê bôi dưỡng cho nhưng mối quan hệ giưa cac đông nghiệp trở nên gắn bo va thân thiêt hơn.

Lan Anh (tổng hợp)

hỏi - đáp

Môi trường làm việc của tôi luôn có sự cạnh tranh cao. Điều này đã gây không ít áp lực lên tất cả nhân viên. Ai cũng muốn mình có được thành tích cao trong công việc để được nhận đãi ngộ tốt hơn. Vì vậy, tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc là… rất kém. Xin chuyên gia cho biết, môi trường làm việc như vậy có phải là cạnh tranh lành mạnh hay không và có tốt cho sự phát triển của tổ chức?Phan Quỳnh Anh (sô 11/378 Hai Ba Trưng, Ha Nôi).

hỏi: trả Lời:

Canh tranh không chi la quy luât tất yêu trong xã hôi phat triên hiện ma con la đông lưc thúc đây qua trinh phat triên cua nhân loai đat hiệu qua cao va bên vưng. Tuy nhiên, canh tranh nôi bô khac vơi canh tranh ngoai xã hôi vê tinh chất va mưc đô.

Canh tranh trong nôi bô công sở hay tô chưc thương vẫn phai năm trong khuôn khô duy tri sư đoan kêt, thống nhất cua môt hệ thống quan ly, không mang tinh triệt ha, đối choi nhau kiêu “môt mất môt con” như cac đối thu canh tranh bên ngoai. Canh tranh nôi bô tô chưc co mục tiêu va la môt phương phap quan tri hưu hiệu, tao đông lưc cho moi thanh viên nô lưc vươn lên, qua đo, tuyên chon đươc ngươi xuất sắc, ngươi quan ly xưng đang va lam cơ sở đê đanh gia khen thưởng, bô nhiệm nhân sư môt cach công tâm, công băng, công khai. Sư canh tranh giưa cac đối tac trên thương trương ngay nay cung đê cao nguyên tắc hơp tac, nguyên tắc cùng thắng (win - win), nhưng thưc sư rất kho thưc hiện vi co sư xung đôt vê lơi ich va thiêu long tin, thiêu cac yêu tố nên tang chung như luât phap, văn hoa… Vi vây, đăc điêm cua canh tranh nôi bô bi giơi han va mưc đô thấp hơn so vơi canh tranh ngoai xã hôi.

Tô chưc cua ban hiện đang co “môi trương canh tranh cao, gây ap lưc lơn cho nhân viên,” nhưng tôi chưa hiêu môi trương canh tranh đo co đam bao sự công bằng va công tâm chưa? Kêt qua cua no co tao ra đươc nhưng ca nhân va tâp thê xuất sắc, co thê lam tấm gương cho tất ca moi ngươi hay không? Tôi cam thấy, hinh như ban chưa thưc sư yên tâm va không thich môi trương lam việc hiện nay cua minh! Thêm nưa, môi ca nhân chi mong đat thanh tich cao nhất đê nhân đãi ngô cao ma không quan tâm đên việc hơp tac, giúp đỡ đông nghiệp la môt dấu hiệu cho thấy sư yêu kém trong linh vưc quan tri nhân lưc va xây dưng văn hoa tô chưc ở đây. Như vây, có thê khăng đinh, môi trương lam viêc cua ban chưa đap ứng đươc sư phat triên cua tổ chức. Trach nhiệm cua lãnh đao la phai co giai phap hiệu qua, thu hút sư tham gia tich cưc cua tất ca nhân viên, đông thơi cai tao môi trương lam việc sao cho tốt hơn. Mục tiêu cuối cung không phai la loai trừ canh tranh nôi bô ma cân tao ra môi trương canh tranh lanh manh, công băng, phat huy tinh thân lam việc theo đôi, nhom, gop phân tao nên sưc manh cua ca hệ thống. Sau đây la môt số gơi y:

Lãnh đao cân chu đông xây dưng va gương mẫu thưc hiện đây đu 4 yêu tố va điêu kiện cơ ban cho sư canh tranh nôi bô diễn ra môt cach công băng, lanh manh: (i) xây dưng quy chê, quy đinh canh tranh nôi bô công băng, minh bach, (ii) co môi trương lam việc tư nhiên va tâm ly, văn hoa lanh manh, (iii) co cơ chê va công cụ đanh gia, thưởng - phat công băng, (iv) tuyên dụng, đao tao va sử dụng, bô nhiệm nhân sư công khai, minh bach. Kiên quyêt xử ly nghiêm cac sai pham, tranh sư bao che, thiên vi cho con chau, ngươi nha, ngươi thân quen...

PGS. TS. Đỗ Minh Cương

Chào bạn Phan Quỳnh Anh!

37Tháng 8/202036 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 21: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

Văn hóa eVn

diỄn đÀn

cạnh tranh có giúp chúng ta tiến bộ từng ngày?

Việc tao ra môi trường canh tranh giữa mọi người trong tổ chưc có thể tiếp thêm đông lưc để họ tư hoan thiện minh, luôn cố gắng nâng cao năng lưc ban thân. Tuy nhiên, việc duy tri phương phap nay không đúng cach cũng có thể gây ra những anh hưởng tiêu cưc. Cung lắng nghe chia sẻ cua môt số CBCNV EVN xung quanh vấn đề nay!

Ảnh minh họa

hãy canh tranh Với chÍnh bản thân

Đối thu canh tranh lơn nhất theo tôi, chinh la… ban thân minh. Đây cung la đối thu canh tranh mang lai cho tôi đông lưc phat triên ban thân tốt nhất. Đê tâp thê ghi nhân sư cống hiên cua minh trong tô chưc, điêu tốt nhất đo la, hãy canh tranh lanh manh vơi chinh minh ngay hôm qua. Điêu đo bao gôm: Nô lưc hoan thanh công việc đươc giao, hoc tâp nâng cao trinh đô chuyên môn, khắc phục khuyêt điêm trong mối quan hệ vơi đông nghiệp.

Ngoai ra, đừng ngai lam nhiêu hơn nhưng gi ma ban đươc tra công. Nhiêu ngươi thương co tâm ly lam đu trach nhiệm, chưa hêt long hêt sưc cho nhưng gi minh đang theo đuôi. Hãy luôn "sac pin" năng lương cho ban thân băng nhưng suy nghi tich cưc, điêu đo sẽ tao cho ban môt tư thê canh tranh vươt trôi, so vơi nhưng ngươi khac. Hãy tương tương, chắc chắn la ban cung sẽ không mong muốn lam việc trong môt môi trương, tất ca moi ngươi chi chăm chăm vao việc ganh ti, đấu đa nhau.

Chị Phan Thị Kim Tuyến, Điên thoai viên Trung tâm Chăm sóc khach hang, Tổng công ty Điên lưc miên Nam:

canh tranh thúc đẩy sư sáng tao nhưng cần được Vận dụng đúng cách

Môi trương lam việc canh tranh sẽ thúc đây sư sang tao va hiệu qua lam việc, từ đo chất lương công việc tốt hơn. Đê thanh công, chúng tôi phai liên tục vân đông, sang tao khi đê xuất cac giai phap đê giai quyêt vương mắc, triên khai công việc đat hiệu qua cao nhất. Kêt qua la xây dưng đươc hệ thống va quy trinh lam việc tốt hơn trươc đây, đông thơi gop phân rèn luyện va nâng cao đao đưc nghê nghiệp cho ban thân va moi ngươi trong nhom sẽ không mất thơi gian nghiên cưu, tim hiêu ma cung nhau hương đên mục tiêu chung đã đăt ra. Vơi tôi, canh tranh nơi công sở bao gôm ca măt lơi va hai, do đo, cân sư khéo vân dụng mơi mang lai kêt qua tốt. Vi vây cấp trên cung cân cân nhắc khi sử dụng canh tranh lam giai phap thúc đây hiệu qua lam việc cua nhân viên, không đê canh tranh tao ra sư ganh đua mang tinh chất tiêu cưc.

đừng để canh tranh biến thành cuộc chiến

Tôi nghi canh tranh trong công việc nêu la canh tranh lanh manh thi thưc sư sẽ la “liêu thuốc” thúc đây sư phat triên cua tất ca moi ngươi trong đơn vi. Chẳng han nhưng cuôc thi thơ gioi, an toan vệ sinh viên gioi, nhưng phong trao thi đua lao đông gioi, lao đông sang tao, phong trao phấn đấu hoan thanh vươt mưc nhiệm vụ đươc giao hay cac phong trao thi đua hưởng ưng nhưng ngay lễ lơn cua đất nươc va cua nganh Điện… Đây hoan toan la nhưng nên tang cho sư canh tranh lanh manh phat triên, đông thơi tao ra khi thê lao đông san xuất trên nhiêu măt trân, khối nganh nghê. Thâm chi, nhiêu tấm gương thơ gioi đã đươc phat hiện, tim kiêm từ nhưng “sân chơi” nâng cao nghê nghiệp như vây.

Do đo, canh tranh la điêu cân thiêt cho sư phat triên. Tuy nhiên, đừng biên canh tranh trở thanh môt cuôc chiên nôi bô giưa cac nhân viên. Việc canh tranh nơi công sở co thúc đây thưc sư trong công việc hay không, tôi nghi phụ thuôc rất nhiêu vao ngươi lãnh đao, ngươi quan ly. Nêu lãnh đao đưa ra nhưng tiêu chi đanh gia rõ rang, công khai va minh bach thi việc canh tranh sẽ tao ra đông lưc manh mẽ đê CBCNV không ngừng cố gắng, hoan thiện ban thân.

Anh Lê Quang Hòa, can bô đoan chuyên trach, Văn phòng Đoan Thanh niên Tổng công ty Điên lưc TP.Ha Nôi:

Anh Nguyễn Văn Duẩn, Công nhân quan ly vân hanh lươi điên, Điên lưc Ea Sup, Công ty Điên lưc Đăk Lăk:

Thanh Huyền (thưc hiên)

39Tháng 8/202038 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 22: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

Văn hóa evn

con người eVn

người “truyền lửa” ở thủy điện vùng cao

Nhiều năm gắn bó vơi manh đất Nâm Nhun xa xôi hẻo lanh nhưng kĩ sư Đỗ Việt Bach, Quan đốc Phân xưởng vân hanh, Nha may Thuy điện Lai Châu luôn vững tâm theo đuổi niềm đam mê bất tân danh cho nganh Điện.

Bài và ảnh: Phạm Xuân Tuấn

bén duyên Với ngành điện từ thuở ấu thơSinh ra va lơn lên tai môt

huyện nghèo thuôc tinh miên núi Yên Bai, kỹ sư Đô Việt Bach (sinh năm 1988) đã trai qua tuôi thơ nhiêu kho khăn, thiêu thốn. Ngay từ khi con nho, thay vi cung ban đanh khăng, đa bong, bắn bi... Bach lai bi mê mân vơi nhưng… thiêt bi điện. Câu bé say sưa nhin bố quấn lai chiêc ôn ap bi chay. Khi bố văn nút kêu tach tach, bong đèn rưc sang, anh mắt câu bé đã anh lên niêm thich thú. Từ đo, lúc

kỹ sư điện đỗ Việt bách:

nao co thơi gian, câu bé lai hi hoay bên cac thiêt bi điện cu, hong do bố mang vê. Câu co thê ngôi hang giơ thao mô-tơ ra khoi mon đô chơi bi hong, dung kéo cắt hinh canh quat từ vo lon Coca rôi gắn vao mô-tơ lam quat...

Sau nhưng ngay thang hoc hanh căng thẳng, Bach thương theo bố lên xưởng cơ điện xem cac chú cac bac sửa chưa thiêt bi điện. Khi thi đô vao Trương Đai hoc Bach khoa Ha Nôi, Đô Việt Bach đã chon chuyên nganh Hệ thống điện.

Viết tiếP giấc mơ Công trinh thuy đâu tiên ma anh Bach co dip đươc chiêm ngưỡng la Nha may Thuy điện Hoa Binh. Anh nhơ lai: "Cach đây hơn 10 năm, lân đâu tiên đi thưc tâp, tôi đươc đên Nha may Thuy điện Hoa Binh. Khi đo, tôi thưc sư choang ngơp trươc hệ thống thiêt bi cơ khi, thuy công không lô cua nha may. Tôi rất muốn tim hiêu, nghiên cưu thât ki nhưng thiêt bi nay. Tuy nhiên, thơi gian thưc tâp chi co môt thang, không đu giúp tôi giai đap hêt đươc nhưng thắc mắc ".

Tốt nghiệp đai hoc, vơi mong muốn tim hiêu sâu vê cac thiêt bi thuy điện, kỹ sư trẻ Đô Việt Bach đã nôp hô sơ ưng tuyên vao lam việc tai Công ty Thuy điện Sơn La va anh đã trúng tuyên. Đươc vao lam việc tai Công ty Thuy điện Sơn La vơi niêm đam mê thiêt bi điện từ nhưng ngay ấu thơ cung vơi nhiệt huyêt, chay bong cua tuôi trẻ, kỹ sư trẻ Đô Việt Bach đã say sưa tim toi, hoc tâp nghiên cưu không kê ngay đêm. Anh danh toan bô thơi

gian, sưc lưc nghiên cưu tiêp cân hệ thống điện không lô hiện đai cua Công ty Thuy điện lơn nhất Đông Nam Á.

Vơi môi môt hệ thống thiêt bi du nho nhất, anh đêu danh thơi gian ghi chép ti mi rôi nghiên cưu trên internet, kiêm lai kiên thưc từ giao trinh đã đươc cac thây ở trương đai hoc biên soan, hiêu thât rõ ban chất, nguyên ly vân hanh cua may moc, thiêt bi. Vơi nhưng nô lưc hoc hoi không ngừng, gắn ly thuyêt vơi thưc tiễn san xuất, gop phân vao việc hoan thanh kê hoach xuất điện cua Công ty, năm 25 tuôi, anh Bach đươc đê bat trưởng ca va la trưởng ca trẻ nhất Công ty Thuy điện Sơn La.

không ngừng Vươn LênKỹ sư trẻ Đô Việt Bach luôn khat khao đươc cống hiên, đươc chinh phục nhưng cai mơi. Anh chia sẻ: "Minh cam thấy sưc trẻ tran trê, niêm đam mê vơi hệ thống điện đã thôi thúc minh đăt ra cho ban thân nhưng mục tiêu cân chinh phục”. Vơi tinh thân khat khao đươc cống hiên, đam mê kham pha cai mơi,

anh Bach đã xung phong lên lam việc tai Nha may Thuy điện Lai Châu từ nhưng ngay đâu. Khi lam việc tai NMTĐ Sơn La, ki sư Bach đã đươc thừa kê nhưng nhưng quy trinh, quy pham vân hanh cac thiêt bi do cac Trưởng ca soan thao như cac quy trinh, quy đinh vê vân hanh cac thiêt bi thuy công, kỹ sư trẻ Đô Việt Bach luôn thấy minh may mắn va vô cung khâm phục cac thê hệ đi trươc. Từ đo, anh cung mong muốn tư minh lam đươc nhưng điêu giống như cac bâc đan anh đi trươc. Anh muốn tư tay biên soan cac quy trinh vân hanh cac tô may, tao thuân lơi cho nhưng ngươi đên sau hoc tâp, ap dụng… Xuất phat từ đông lưc đo, khi Tâp đoan giao Công ty Thuy điện Sơn La nhiệm vụ quan ly NMTĐ Lai Châu, kỹ sư trẻ Đô Việt Bach đã xung phong lên tuyên đâu, tham gia xây dưng quy trinh quan ly vân hanh Nha may.

Đê vân hanh hiệu qua nha may hiện đai, nguôn nhân lưc chất lương cao la điêu kiện tiên quyêt. Chinh vi vây, kỹ sư Bach đã trưc tiêp tham gia đao tao hơn 60 CBCNV

Anh Đỗ Việt Bách tặng quà cho các học sinh nghèo vượt khó tỉnh Sơn La năm 2019

mơi tuyên lam nhiệm vụ vân hanh. Đô Việt Bach cung la ngươi trưc tiêp biên soan chương trinh thao tac chay thử nghiệm thu, lâm quan thiêt bi vân hanh NMTĐ Lai Châu. Chi sau hơn môt năm xây dưng Nha may, thang 10/2015 Giam đốc Công ty Thuy điện Sơn La ban hanh Quyêt đinh thanh lâp Phân xưởng Vân hanh tai NMTĐ Lai Châu. Vơi nhưng đong gop tich cưc, hiệu qua, kỹ sư Đô Việt Bach đươc Lãnh đao Công ty bô nhiệm Pho Quan đốc Phân xưởng vân hanh NMTĐ Lai Châu va trở thanh Pho Quan đốc phân xưởng trẻ nhất Công ty.

Đên năm 2019, sau 5 năm lam việc miệt mai không ngừng nghi, kỹ sư Đô Việt Bach môt lân nưa đươc lãnh đao Công ty bô nhiệm Quan đốc Phân xưởng vân hanh.

Không chi chu đông tich cưc trong công việc, kỹ sư Đô Việt Bach con danh thơi gian tham gia cac hoat đông thiện nguyện, vi công đông như: Quyên gop, tăng ao ấm cho trẻ em dân tôc thiêu số, đong gop ung hô đông bao bi bão lụt...

Anh Đỗ Việt Bách

41Tháng 8/202040 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 23: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

Văn hóa eVn

tâm tình thợ điện nơi "tâm bão c vid"

chôt kiêm tra phòng dich, đên viêc đam bao cac biên phap phòng chông dich cho mỗi ca nhân, rôi đăng ky công tac vơi Trung tâm Điêu đô hê thông điên miên Trung… Tât ca đêu phai đươc duy tri đêu đặn va rât cân trọng. Đặc biêt, nhưng phương an câp điên khac nhau đươc chung tôi đê xuât, đã ứng phó kip thơi vơi diễn biên dich, duy tri nguôn điên ổn đinh, hỗ trơ tôt nhât cho thanh phô trong thơi gian chông dich.

Dẫu hiên tai đang còn nhiêu khó khăn, vât va, song nhưng ngươi đông nghiêp cua tôi, nhưng ngươi đang ngay đêm trưc vân hanh tai Trung tâm Điêu đô hay ở tât ca cac đơn vi cua PC Đa Nẵng, vẫn đang tâp trung cao đô, đoan kêt môt lòng, quyêt tâm chông dich. Vơi chung tôi, nhưng ngươi đông nghiêp đã găn bó cùng nhau từ rât lâu như môt gia đinh, giơ đây chỉ có thê hỏi thăm, đông viên nhau qua nhưng dòng tin nhăn hay nhưng cuôc gọi ngăn gọn, rôi vôi vang quay trở lai vơi công viêc.

Thương lăm nhưng bưa ăn vôi vã, nhưng giơ nghỉ ngăn, đứt đoan, rôi lai vao kip trưc, nhưng giâc ngu không tròn giâc vi nhơ vơ, nhơ con, nhưng mêt nhoai sau môt ngay tât bât… Nhưng gac lai nhưng nỗi niêm riêng tư đó, chung tôi đêu nhân ra răng, nhưng ngay nay, có lẽ trach nhiêm cua môt ngươi cha, ngươi chông, ngươi con phai tam gac lai, ưu tiên tât ca cho dòng điên va luôn la hâu phương vưng chăc cho tuyên đâu yên tâm công tac, đây lùi dich COVID-19.

Nhưng ngay qua, anh điên vẫn luôn bừng sang tai cac bênh viên, cơ sở y tê, bênh viên dã chiên; dòng điên lặng lẽ, cung câp năng lương cho may móc, thiêt bi xét nghiêm, phân tich bênh phâm, hỗ trơ ngay đêm cho công tac phòng chông dich. Đó đã la nhưng hinh anh đẹp, mang tinh nhân văn sâu săc, giup chung tôi thêm vưng tin, tiêp tục nhưng công viêc thâm lặng cua minh.

Viêt nhưng dòng cuôi gửi ban, cũng la luc đông hô đã điêm, bao hiêu băt đâu môt kip trưc mơi. Binh minh đang lên nơi thanh phô biên Đa Nẵng. Trong sâu thăm lòng minh, tôi vẫn tin răng môt ngay gân đây nhât, manh đât miên Trung thân thương sẽ lai yên binh, chao đón ban.

Hẹn ngay không xa sẽ đươc gặp lai ban tai Đa Nẵng nhé! Công Thanh - Hoàng Anh (PC Đà Nẵng)

con người eVn

Đa Nẵng, ngay 15 thang 8 năm 2020

Bạn thương mến!

Mây hôm nay, ban nhăn tin hỏi thăm tôi vê tinh hinh sức khỏe cũng như công viêc. Đên tân bây giơ, tôi mơi có thê hôi đap, phân vi công viêc bôn bê, phân vi nhưng ngươi điêu đô viên nganh Điên như chung tôi phai tâp trung cao đô tham gia trưc vân hanh, đam bao cho dòng điên luôn tỏa sang trong nhưng ngay dich COVID-19 đang hoanh hanh va có diễn biên ngay cang phức tap.

Ban biêt không! Vai tuân gân đây, thanh phô Đa Nẵng đã nhân đươc sư quan tâm, tinh yêu thương, se chia cua nhân dân ca nươc khi dich COVID -19 đôt ngôt bùng phat. Ca thanh phô đêu tâp trung, khân trương va ra quân quyêt liêt, cùng đôi ngũ y bac sĩ triên khai cac biên phap, ứng phó kip thơi vơi dich COVID-19.

Mơi hôm nao, Đa Nẵng còn chao đón gia đinh ban dao chơi trên nhưng con đương ven biên Mỹ Khê lông gió, thưởng thức nhưng món đặc san mang hương vi biên miên Trung, lăng nghe nhưng âm thanh cuôc sông cua Thanh phô biên hiên hòa, mên khach. Vây ma giơ đây, anh đèn cua nhưng tòa nha cao tâng bỗng không còn rưc rỡ, không khi vui tươi, nhôn nhip mỗi khi man đêm buông xuông đã nhương chỗ cho sư tĩnh lặng đên la kỳ; nhưng con đương bỗng trở nên trông trai, la lẫm... Điêu nay không chỉ khiên tôi ma ca ngươi dân thanh phô va nhưng ai yêu mên manh đât nay đêu cam thây buôn va như thiêu đi môt cai gi đó. Song từ trong sâu thăm trai tim, chung tôi vẫn giư vưng niêm tin, nghiêm chỉnh châp hanh lênh giãn cach xã hôi đê từng bươc đây lùi dich bênh.

Ban thân mên! Trong trân chiên không khoan nhương ây, nêu bac sĩ la nhưng chiên binh qua cam đôi đâu trưc tiêp vơi “giặc COVID”, cac bênh viên trở thanh chiên trương khôc liêt, thi nhưng điêu đô viên nganh Điên chung tôi cũng sẵn sang góp công, góp sức chông dich. Công ty TNHH MTV Điên lưc Đa Nẵng (PC Đa Nẵng) - ngôi nha thứ hai cua chung tôi đã linh hoat ap dụng phương thức lam viêc từ xa, đam bao duy tri nguôn nhân lưc tôi thiêu theo yêu câu san xuât - kinh doanh va công nghê thông tin… Khi nhân đươc chỉ đao từ câp trên, tât ca chung tôi, không ai bao ai đêu nghiêm tuc châp hanh. Không còn bỡ ngỡ, la lẫm như lân đâu dich COVID -19 xay ra, giơ đây, chung tôi băt tay ngay vao guông quay, cô găng hoan thanh tôt nhât công viêc, duy tri hoat đông san xuât - kinh doanh cua Công ty, qua đó, đam bao nguôn điên ổn đinh cho cac phô phương trong điêu kiên đây rẫy khó khăn thach thức.

Thanh phô trong nhưng ngay không binh yên, nhip đô lam viêc cua cac anh em nganh Điên cũng tăng gâp hai, gâp ba ngay thương. Từ viêc lâp kê hoach công tac tuân, lâp phương an câp điên cho cac bênh viên, đặc biêt la cac bênh viên dã chiên, cac cơ sở cach ly chông dich, cac

43Tháng 8/202042 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 24: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

con người eVn

Văn hóa eVn

những chuyện chưa kể…

Những ngay thang 8 nay ở miền Bắc, nhất la khu vưc miền núi phia Bắc đang phai hưng chịu những trân mưa lơn kèm vơi lũ quét va sat lở đất gây mất an toan hệ thống lươi điện. Những người “linh” truyền tai điện (TTĐ) đa không ngai khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm khắc phục sư cố trong mưa bao, đam bao an toan lươi điện.

“Lính” truyền tải điện mùa mưa bão:

Lan Anh

lở đất nên cac anh phai đi vong qua tuyên đương khac dai hơn 30km. Chi riêng việc di chuyên đã tốn kha nhiêu thơi gian va sưc lưc. Nhưng khi đên hiện trương du rất mệt nhưng ai cung khân trương bắt tay vao công việc. Sau nhiêu giơ khắc phục sư cố, ngươi đong coc, ngươi xúc đất cho vao bao tai chuyên tơi vi tri côt bi xoi lở, đắp đất, lam kè… Bưa trưa cua nhưng ngươi linh truyên tai đơn sơ, nhanh gon ngay tai bia rừng.

Vơi 14 năm trong nghê va 10 năm gắn bo vơi đôi TTĐ Môc Châu, anh Hô Văn Hông - kỹ thuât viên Đôi TTĐ Môc Châu (TTĐ Hoa Binh - PTC1) chia sẻ, vi đôi anh quan ly đương dây 500kV Sơn La - Hoa Binh - Nho Quan, la môt trong nhưng tuyên đương dây điện quan trong khu vưc miên núi phia Bắc. Đăc điêm cua tuyên đương nay la năm ở khu vưc it dân cư, đi lai kho khăn, moi thông tin vê sư cố thương do ngươi dân thông bao. Anh Hông nhơ lai, co nhưng lân, sư cố xay ra ngay trong đêm mưa bão, khi anh đang quây quân bên

gia đinh thi nhân đươc tin bao, anh lai khân trương lên đương ngay. Đương rừng mưa trơn, lai chi co anh đèn pin không đu chiêu sang, anh không dam đi giay ma đi chân đất đê tranh trươt ngã. Trong đêm tối, nhin đống sat lở ngay chân mong côt điện, anh cung hơi phat hoang, nhưng rôi binh tinh lai, anh cung đông đôi khân trương bắt tay vao khắc phục sư cố. Xong việc anh Hông vê đên nha cung la lúc trơi đã rang sang.

khóc Vì... nhớ mẹ Không chi la nhưng câu chuyện vê sư vất va cua ngươi linh truyên tai điện trong mua mưa bão, thơ truyên tai điện con co nhưng câu chuyện đơi thương khiên moi ngươi cươi ra nươc mắt...

Đăng Văn Tiên la thanh viên nho tuôi nhất trong Đôi TTĐ Môc Châu. Lam việc tai Môc Châu (Sơn La) nhưng quê Tiên lai ở tân Ha Tinh. Quê ở xa, Tiên luôn danh hêt thơi gian cho công việc, it co dip vê nha. Đôi mắt nhin xa xăm, man mac buôn, Tiên tâm sư: “ Vi nha ở

xa, em chi vê quê vao dip Têt, nhơ nha lắm. Em cung luôn ưu tiên thơi gian cho công việc. Co lân đang khắc phục sư cố, mẹ goi điện hoi thăm, bao cố gắng lam việc rôi Têt vê vơi ca nha. Em lai nhơ nha, nhơ mẹ, nươc mắt rưng rưng. May ma cac anh em trong đôi kip thơi đông viên, an ui, bao mệt nhoc tan biên va em lai tiêp tục lam việc.”

Câu chuyện cua anh Đôi trưởng Nguyễn Như Quynh - TTĐ Ha Giang (TTĐ Đông Bắc 3 - PTC1) lai thât đăc biệt. Anh Quynh bôi hôi nhơ lai cach đây 3 năm, khi đang cung đông đôi khắc phục sư cố chống sat lở tai vi tri côt 108 đương dây 220kV tuyên Ha Giang - Thuy điện Tuyên Quang, anh nhân đươc điện thoai cua ngươi nha goi. Nghe xong, anh quay sang, gương măt vui tươi hơn hở noi vơi moi ngươi: “Vơ minh sắp sinh”. Ca đôi reo lên chúc mừng ngươi đôi trưởng lân đâu lam bố. Trong nụ cươi chưa chan niêm hanh phúc ấy, ai cung hiêu, đôi trưởng Quynh đang rất bôn chôn, hôi hôp. Rất muốn “bay” ngay vê nha, nhưng anh Quynh vẫn cố gắng ở lai cung anh em trong Đôi hoan thanh công việc cua minh.

Vươt qua moi kho khăn, thach thưc nhưng ngươi “linh” truyên tai điện vẫn luôn lac quan yêu đơi, yêu nghê; sẵn sang cống hiên hêt minh vi công việc, đam bao an toan cho cac đương dây tai điện.

Xử lý sự cố sạt lở chân móng cột. Ảnh: ĐVCC

Những bữa cơm ăn vội trong rừng sâu của đội TTĐ TP. Cao Bằng. Ảnh: ĐVCCbữa cơm, giấc ngủ

không trọn... Không kê ngay hay đêm,

chi cân co tin bao sư cố sat lở đất, gây mất an toan cho cac đương dây truyên tai điện la nhưng ngươi công nhân truyên tai lâp tưc lên đương. Đây đã la công việc thương xuyên cua công nhân truyên tai điện tai khu vưc miên núi phia Bắc trong mua mưa bão. Chúng tôi đã co dip găp gỡ vơi nhưng ngươi linh truyên tai điện, đươc nghe chuyện nghê, chuyện đơi cua cac anh va phân nao đã thấu hiêu đươc sư vất

va, kho khăn trong công việc năng nhoc nay.

Anh Nguyên Văn Anh - Đôi pho TTĐ TP. Cao Băng (TTĐ Đông Bắc 3- PTC1) cho biêt, kho khăn nhất la việc đi lai khắc phục sư cố điện. Do đơn vi đong quân ở khu vưc miên núi, đương đi thương bi chia cắt bởi sông, suối. Vừa cach đây hơn 2 tuân, Đôi cua anh phai đi khắc phục sư cố sat lở tai môt ban năm sâu trong núi thuôc xã Vu Nông - huyện Vân Binh. Binh thương, đương đi chi 2-3km, nhưng do sat

45Tháng 8/202044 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 25: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

con người eVn

Văn hóa eVn

khi thợ điện rời nhà lúc… nửa đêm

Thông thường, mua hè la mua du lịch, mua cua những hoat đông vui chơi giai tri nhưng vơi những người thơ điện, mua hè la “cuôc chiến” vơi đường dây, tram biến ap… Để đam bao nguồn điện an toan, ổn định, nhiều đêm hè đối vơi người thơ điện la những đêm không ngu…

tranh thủ “chợP mắt” khi có thể… Chúng tôi theo chân Đôi

Quan ly vân hanh điện số 1, Điện lưc Tinh Gia, Công ty Điện lưc Thanh Hoa vao buôi tối nong kinh hoang. 21h đêm mơi la lúc cac anh thơ điện bắt đâu bưa tối tai hiện trương, sau khi đã xử ly xong sư cố điện cho dân. Nhưng tưởng giơ nay co thê thở phao nhẹ nhõm “nap năng lương” va trở vê vơi gia đinh, ngơ đâu lai đươc thông bao sư cố tai môt tram biên ap. Lâp tưc nhưng ngươi thơ điện lai lên đương…

Công nhân Phan Văn Lệ cho biêt, Đôi cua anh co 11 ngươi, chiu trach nhiệm quan ly 12 xã va thi trấn, ban kinh lên tơi 35 km. Đê ưng trưc mua nong, Điện lưc Tinh Gia cung như nhiêu đơn vi khac đêu phân công ca trưc, thương xuyên kiêm tra đương dây, tram biên ap, tranh moi tinh huống xấu gây mất điện cho dân. Vê ca đêm, anh em luôn sẵn sang 50% quân số trưc, đam bao đu lưc lương xử ly sư cố nhanh nhất.

Đêm nay, Đôi nhân đươc tin co sư cố tai Tram biên ap Thi trấn 5. Đây la tram biên ap cung cấp điện cho nhiêu khu vưc quan trong, cơ quan nha nươc va tiêu khu 5, 6 thi trấn Tinh Gia. Di chuyên quãng đương gân 10 km đên điêm sư cố đã gân 10 giơ đêm. Trơi đã vê khuya nhưng huyện Tinh Gia - vung đất đươc xem la tâm điêm nắng nong nhất cua tinh Thanh Hoa vẫn chưa ha nhiệt. Nhiệt đô ngoai trơi lúc nay khoang gân 35 đô C, nhiệt đô trong tram biên ap lên tơi hơn 40 đô C, công nhân điện vẫn phai thưc hiện cac thao tac kỹ thuât đoi hoi đô chinh xac cao. Nhưng giot mô hôi ươt đẫm trên ao cam va lăn dai trên tran, trên ma...

Vao lam việc trong nganh Điện đã hơn chục năm, số lân đi xử ly sư cố điện không thê nhơ hêt đối vơi anh Lương Tú Long, Đôi trưởng Đôi Quan ly vân hanh điện số 1, Điện lưc Tinh Gia. Anh Long tâm sư, thơi điêm chay cap điện lúc gân 12h đêm cua mua hè năm ngoai, nhiêu khach hang huyện Tinh Gia bi mất điện. Đương dây cap điện lai chay trên mai nha cua ngươi dân. Đê co thê khắc phục sư cố nhanh nhất, chúng tôi phai huy đông gân 20 ngươi gôm cac thơ điện trưc ca đêm ấy va thơ điện hô trơ đên từ cac đôi ban. "Trơi nong, không khi oi bưc. Anh em phai lam việc suốt đêm, đên hơn 5 giơ sang. Co nhưng anh em do đã lam ca ngay, lai đươc tăng cương ca đêm đôt xuất, nên trong lúc chơ đơi vât tư đưa đên, mệt qua đanh lăn ra bơ rao canh nha dân, tranh thu "chơp mắt" - Anh Long cho biêt thêm: “Cam đông nhất la ngươi dân đêm

ấy rất tich cưc hô trơ, đông viên chúng tôi, cung cấp nươc uống, đèn chiêu sang va tro chuyện, giúp thơ điện vơi đi nôi vất va, mệt nhoc, co thêm đông lưc tiêp tục lam việc.

niềm Vui của thợ điệnSau ca trưc đêm vất va, anh Nguyễn Tiên Dung, Đôi trưởng Đôi ha thê số 1, Điện lưc Quynh Lưu, Công ty Điện lưc Nghệ An tâm sư: “Đê co đươc sư đông viên vưng chắc từ hâu phương, anh Dung cung co thơi gian “lên bơ xuống ruông vi vơ anh co tinh hay ghen. Thấy chông suốt ngay đi sơm vê khuya chi hay cau nhau, nhất la nhưng sư cố phai xử ly nguyên đêm, sang hôm sau khi trở vê nha anh Dung lai phai đối diện vơi anh mắt đây nghi hoăc cua vơ. Co môt lân, chi quyêt đinh “theo dõi” anh khi anh rơi nha lúc 2h sang. Chi khi tân mắt thấy chông tất bât xử ly sư cố ở xã Quynh Giang vơi gương măt lem luốc, mô hôi nhễ nhai trong đêm chi mơi… “vỡ lẽ” va tin yêu chông nhiêu hơn.

Trươc khi cươi nhau, chi Quynh (vơ anh Lương Tú Long) cung luôn nghi, chông minh lam thơ điện chắc cung nhan, co nhiêu thơi gian cung vơ chăm soc cho gia đinh. Nhưng đên nay, sau hơn 10 năm chung sống va co vơi nhau 2 măt con, chi Quynh lai cang thấm va cam thông vơi nôi vất va cua chông. “Nhiêu lúc chông tôi đi lam tơi 2-3h sang mơi vê ma tơi 4 giơ sang lai phai đi. Nghi cung tui, muốn khuyên anh chuyên nghê cho đỡ vất va, bơt nguy hiêm, nhưng tôi lai nghi, đên vơ con không thông cam đươc, không hô trơ đươc thi lam sao cac

Di Linh

anh ấy bam nghê đươc”, chi Quynh chia sẻ.

Con vơi anh Nguyễn Văn Kiên, công nhân Đôi ha thê số 3, Điện lưc Quynh Lưu, đêm 21/6/2018 la môt đêm hè kho quên đối vơi anh. Khi đang tham gia xử ly sư cố châp điện gây thiệt hai cho 21 hô dân ở xom 7, xã Quynh Hông, huyện Quynh Lưu, chuông điện thoai di đông cua anh kêu liên hôi. Biêt vơ goi nhưng anh Kiên con bân công tac nên không thê nghe may. Khi ấy, anh em thơ điện phai chia nhau đên từng hô gia đinh, sửa chưa khôi phục cac thiêt bi hư hong. Chi sau khi lươi điện đươc thông suốt, ôn đinh trở lai, cung la lúc anh Kiên nhân tin vơ anh đã chuyên da, sinh ha môt bé gai khau khinh. Khi ấy anh Kiên đã quên hêt mệt nhoc, chay đên bệnh viện vơi niêm vui vỡ oa…

Ngay cả đêm muộn, ở đâu có sự cố là thợ điện lại có mặt ,sửa chữa kịp thời. Ảnh: Thanh Huyền

Đội Quản lý vận hành điện số 1, Điện lực Quỳnh Lưu xử lý sự cố tại Trạm biến áp Thị trấn 5. Ảnh: Thành Trung.

4746 taP chÍ điện Lưc chuyên đề quản lý & hội nhập Tháng 8/2020

Page 26: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

TRUNG TÂMTHÔNG TIN ĐIỆN LỰC

Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà NộiĐT: 024.66946700 / 024.66946733 - Fax: 024.37725192Email: [email protected] / [email protected]

Là cơ quan ngôn luận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Thực hiện và xuất bản các ấn phẩm: Tạp chí Điện lực

(chuyên đề Quản lý và Hội nhập, Thế giới điện), Khoa

học công nghệ điện, Quản lý ngành Điện...

Thực hiện và quản lý các website của EVN:

http://www.evn.com.vn,

http://www.tietkiemnangluong.vn

http://www.cosodulieu.evn.com.vn

và trang chuyên mục Văn hóa EVN (evn.com.vn/vanhoa)

Tổ chức thực hiện Bản tin truyền thông nội bộ

(EVNnews); Bản tin điện tử EVN;

Xây dựng, thu thập, quản lý, khai thác và cung cấp các

cơ sở dữ liệu sách, báo, tạp chí, đề tài, dự án, ảnh,...

phục vụ tra cứu thông tin, hình ảnh về Điện lực.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực thông tin

KHCN, báo chí, truyền thông ngành Điện.

Thực hiện các dịch vụ: Tổ chức sự kiện, hội thảo, triển

lãm, truyền thông; Sản xuất phim QC, tư liệu, phóng

sự; Thực hiện và xuất bản các loại ấn phẩm sách

chuyên đề; Thiết kế, in ấn, quảng cáo...

EVNEIC – “Năng lượng chúng tôi, Sức mạnh của bạn”

Văn hóa eVn

hộp Thư bạn đọc

Kính gửi Quý cộng tác viên!

Thang 8/2020, ngoai tin, bai, anh đa đươc đăng trên Tap chi Điện lưc chuyên đề Thế giơi điện va Quan lý & Hôi nhâp, BBT đa nhân đươc nhiều tin, bai từ cac công tac viên: Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Sinh, Lê Hồng Việt, Võ Tấn Cường, Lê Nguyễn Hai, Hồ Tuấn Nghĩa, Nguyễn Minh Hoang, Ngô Đưc Thắng, Xuân Viện, Vũ Trung Thanh, Anh Thy, Văn Phong, Nguyễn Duy Huy, Đỗ Viết Bao, Trương Bao Thach, Trân Tri Dũng, Lôc Hăng, Nguyễn Anh Hung, Dương Ngọc Anh Minh,...

Tap chi Điện lưc chân thanh cam ơn va rất mong tiếp tục nhân đươc sư công tac cua Quý vị. Ngoai cac anh kèm theo bai viết, Quý vị có thể gửi cho BBT những hinh anh liên quan đến cac lĩnh vưc hoat đông khac cua Tâp đoan Điện lưc Việt Nam. BBT sẽ sử dụng để minh họa cho cac bai viết, đồng thời sẽ lưu vao Cơ sở dữ liệu anh nganh Điện, phục vụ công tac tra cưu. Kinh đề nghị Quý vị ghi đây đu cac thông tin trong anh như, nôi dung anh, thời gian chụp, địa điểm, tac gia… (họ tên, địa chi, số điện thoai…).

BBT chân thanh cam ơn va mong muốn tiếp tục nhân đươc sư công tac, giúp đỡ cua Quý vị.

Trân trọng!

Chúng tôi thực sự canh tranh vơi chinh minh, chúng tôi không chi phối được viêc người khác hoat đông như thê nào.

Pete Cashmore

Canh tranh cung giống như chơi cờ. Nêu ban thua, chúng ta luôn có thê chơi ván tiêp. Ca hai người chơi không bao giờ nên đánh nhau.

Jack Ma

Ban không canh tranh vơi bât cứ ai khác. Ban chi canh tranh vơi chinh minh đê làm được tốt nhât vơi bât cứ điêu gi minh nhân được.

L. Tom Perry

Trong khi quy luât của sự canh tranh có thê đôi lúc khó khăn cho môi cá thê, nó là tốt nhât cho giống loài, bởi vi nó cho phép sự sống còn của nhưng cá thê phu hợp nhât trong moi linh vực.

Andrew Carnegie

Tôi không canh tranh vơi bât cứ ai trừ chinh minh. Muc tiêu của tôi là luôn không ngừng tự tiên bô.

Bill Gates

Hãy khống chê chi phi của minh tốt hơn đối thủ. Đây là chô ban luôn có thê tim thây lợi thê canh tranh.

Sam WaltonL.A Sưu tầm

những câu nói hay về sự cạnh tranh

danh ngôn

Ảnh minh họa

48 TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC chuyên đề quản lý & hội nhập

Page 27: TÂM˝TÌNH˝TH˘˝ĐI N NƠI˝TÂM˝BÃO˝COVID

KHÔNGNÊN

THIẾT BỊ ĐIỆNKHI KHÔNG SỬ DỤNG

TẮT

Ở MỨC 26-27 ĐỘ TRỞ LÊN,SỬ DỤNG QUẠT KẾT HỢPKHI BẬT MÁY LẠNH

CÀI ĐẶT MÁY LẠNH

SỬ DỤNG THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN(ĐÈN LED, TỦ LẠNHĐIỀU HÒA INVERTER,...)

LẮP ĐẶT HỆ THỐNGĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ

LẮP BÌNHĐUN NƯỚC NÓNG BẰNGNĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CÓ CÔNG SUẤT LỚN(ĐIỀU HÒA, BẾP ĐUN ĐIỆN,BÌNH ĐUN NƯỚC NÓNG...)

SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊCÓ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG THẤP(ĐÈN SỢI TÓC, MÁY MÓC CÔNG NGHỆ CŨ…)