TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

19
1 TNG CC THNG KÊ CC THNG KÊ TP. HCHÍ MINH TÌNH HÌNH KINH TXÃ HI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015 Kết quthc hin kế hoch mt số chỉ tiêu chủ yếu 6 tháng đầu năm Năm 2015 Kế hoch Thc hin 6 tháng 1 Tc độ tăng trưởng kinh tế GDP – (%) >9,5 8,55 2 Tc độ tăng kim ngạch xut khu (%) 8-10,0 -6,3 Trong đó: - trdu thô 9,2 3 Tc độ tăng chsgiá tiêu dùng so vi tháng 12 năm trước (%) thp hơn cnước 0,23 4 Ttrng vn đầu tư so vi GDP (%) 30 16,7 5 Tng thu ngân ch nhà nước (tỷ đồng) 265.776 136.062 Thu ngân sách không tính du thô 233.776 122.645 T.đó: * Thu ni địa (tđồng) 143.776 75.645 Tc độ tăng (%) 9,5 * Thu txut nhp khu (tđồng) 90.000 47.000 Tc độ tăng (%) 11,5 6 Chi ngân sách địa phương (tđồng) 54.615 18.661 T.đó: Chi đầu tư phát trin 21.375 7.039 Ttrng chi đầu tư phát trin (%) 39,1 37,7 7 SLĐ được gii quyết vic làm (nghìn người) 265 146,8 Trong đó: Được to vic làm mi 120 60,9 8 Tlhnghèo (tiêu chun thu nhp dưới 16 triu đồng/người/năm) <1 1,25 (sliu đến tháng 3/2015) Sang quí II kinh t ế ca thành phti ếp t c t ăng trưởng, sn xut công nghi p t ăng cao hơn và đặc bit ngành xây dng t ăng đáng k. Thương mi dch vvn duy trì t c độ t ăng đều, trong đó thtrường bt động sn có nhi u khi sc. Xut khu không tính du thô t ăng 9,2%. Tng sn phm trên đị a bàn t ăng 8,55% so vi cùng knăm trước (6 tháng đầu năm 2014 t ăng 8,2%). Sn xut công nghi p t ăng 6,5% (mc t ăng cùng knăm 2014 là 5,6 %). Tng vn đầu t ư trên thtrường xã hi ước đạt 63.954 t đồng, t ăng 6,4% (mc t ăng cùng k2014 là 3,2%), vn đầu t ư nước ngoài ca các dán đăng ký mi 794,5 tri u USD, tng mc n lẻ hàng hoá và doanh thu dị ch vụ t ăng 10,9%, loi trgiá t ăng 10,2% (cùng knăm 2014 t ăng 7,7%). Tng thu ngân ch nhà nước tăng 6,2%, chi ngân ch địa phương t ăng 3,2%.

Transcript of TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

Page 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

1

TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ

TP. HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH KINH T Ế XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

Kết quả thực hiện kế hoạch một số chỉ tiêu chủ yếu 6 tháng đầu năm

Năm 2015 Kế

hoạch Thực hiện 6 tháng

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP – (%) >9,5 8,55 2 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) 8-10,0 -6,3 Trong đó: - trừ dầu thô 9,2 3 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12

năm trước (%) thấp hơn cả nước

0,23

4 Tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP (%) 30 16,7 5 Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 265.776 136.062 Thu ngân sách không tính dầu thô 233.776 122.645 T.đó: * Thu nội địa (tỷ đồng) 143.776 75.645 Tốc độ tăng (%) 9,5 * Thu từ xuất nhập khẩu (tỷ đồng) 90.000 47.000 Tốc độ tăng (%) 11,5 6 Chi ngân sách địa phương (tỷ đồng) 54.615 18.661 T.đó: Chi đầu tư phát triển 21.375 7.039 Tỷ trọng chi đầu tư phát triển (%) 39,1 37,7 7 Số LĐ được giải quyết việc làm (nghìn người) 265 146,8 Trong đó: Được tạo việc làm mới 120 60,9 8 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chuẩn thu nhập dưới 16 triệu

đồng/người/năm) <1 1,25 (số liệu đến

tháng 3/2015)

Sang quí II kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng, sản xuất công nghiệp tăng cao hơn và đặc biệt ngành xây dựng tăng đáng kể. Thương mại dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng đều, trong đó thị trường bất động sản có nhiều khởi sắc. Xuất khẩu không tính dầu thô tăng 9,2%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2014 tăng 8,2%). Sản xuất công nghiệp tăng 6,5% (mức tăng cùng kỳ năm 2014 là 5,6 %). Tổng vốn đầu tư trên thị trường xã hội ước đạt 63.954 tỷ đồng, tăng 6,4% (mức tăng cùng kỳ 2014 là 3,2%), vốn đầu tư nước ngoài của các dự án đăng ký mới 794,5 triệu USD, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 10,9%, loại trừ giá tăng 10,2% (cùng kỳ năm 2014 tăng 7,7%). Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 6,2%, chi ngân sách địa phương tăng 3,2%.

Page 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

2

I. GIÁ TR Ị TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA (GDP)

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 417.064 tỷ đồng (theo giá hiện hành); tính theo giá so sánh năm 2010 tăng 8,55% so cùng kỳ năm 2014 (mức tăng cùng kỳ của 2014 là 8,2%, của 2013 là 7,9%).

Tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2015

Tổng GDP (Tỷ đồng - theo giá hiện hành)

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm

2014 (%)

Đóng góp vào tốc độ tăng

(%) Tổng số 417.064 8,55 8,55

Chia theo khu vực - Nông lâm thủy sản 3.551 6,0 0,04 - Công nghiệp và xây dựng 163.750 6,8 2,78 + Công nghiệp 145.566 6,7 2,41 + Xây dựng 18.184 8,0 0,37 - Dịch vụ 249.762 9,8 5,73

Trong 8,55% tăng trưởng chung: khu vực thương mại dịch vụ đóng góp 5,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,78%; khu vực nông lâm thuỷ sản 0,04%.

- Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản 3.551 tỷ đồng, chiếm 0,9% GDP, tăng 6%.

- Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng 163.750 tỷ đồng chiếm 39,2% GDP, tăng 6,8%. Trong đó công nghiệp chiếm 34,8%, tăng 6,7%; xây dựng chiếm 4,4%, tăng 8%.

- Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 249.762 tỷ đồng, chiếm 59,9% GDP, tăng 9,8%. Trong đó ngành thương nghiệp tăng 8,3%, ngành khách sạn nhà hàng tăng 7,0%, vận tải kho bãi 18%.

II. CÔNG NGHI ỆP

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tháng 6 tăng 11,7% so với tháng 5. Những ngành có chỉ số tăng so với tháng trước: sản xuất kim loại (+57,4%); trang phục (+45,3%); sản xuất sản phẩm điện tử (+43,2%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+15%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+13,1%); dệt (+11,1%); sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+9,8%); sản xuất giấy (+7%); phương tiện vận tải khác (+6,6%); da (+5,9%); hóa chất (+4,9%).... Những ngành có chỉ số giảm so với tháng trước: sản xuất xe có động cơ (-26,9%); chế biến thực phẩm (-14%); in (-7,1%); đồ uống (-6,9%); sản xuất thiết bị điện (-2,1%)....

So với tháng 6/2014, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,4%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tăng 6,5 % so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn chỉ số của năm trước (chỉ số năm trước: tăng 5,6%). Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 55,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,6%;

Page 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

3

sản xuất và phân phối điện tăng 5,8%; sản xuất và phân phối nước tăng 14,6%. Tình hình sản xuất ở một số ngành có tỷ trọng cao như sau:

Chỉ số phát tri ển công nghiệp một số ngành chủ yếu Đơn vị tính: %

Tháng 6 so với tháng 5

6 tháng so với cùng kỳ 2014

Tổng số 111,7 106,5 Chia theo ngành cấp 1 1. Công nghiệp khai khoáng 191,7 44,4 2. Công nghiệp chế biến, chế tạo 111,8 106,6 3. SX và phân phối điện 103,5 105,8 4. SX và phân phối nước 100,5 114,6 Một số ngành chủ yếu 1. Sản xuất chế biến thực phẩm 86,0 105,4 2. Sản xuất đồ uống 93,1 106,1 3. Sản xuất trang phục 145,3 113,6 4. Sản xuất da và SP liên quan 105,9 118,7 5. SX hóa chất và SP hóa chất 104,9 108,6 6. Sản phẩm từ cao su và plastic 115,0 103,2 7. SP. từ khoáng phi kim loại 98,3 120,9 8. Sản xuất SP điện tử 143,2 102,8 9. Sản xuất thiết bị điện 97,9 108,4 10. Sản xuất xe có động cơ 73,1 141,5

Theo ngành công nghiệp cấp 2, có 20/26 ngành tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao như: sản xuất xe có động cơ (+41,5%); hoạt động thu gom, xử lý rác thải (+30,5%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (+20,9%); sản xuất da (+18,7%); xử lý ô nhiễm (+18,3%); sản xuất phương tiện vận tải khác (+14,3%); trang phục (+13,6%); sản xuất kim loại (+11,9%). Một số ngành có mức tăng khá: sản xuất hóa chất (+8,6%); thiết bị điện (+8,4%); dệt (+7,2%); giấy (+6,8%); đồ uống (+6,1%); sản xuất và phân phối điện (+5,8%); thuốc (+5,5%); chế biến thực phẩm (+5,4%); xử lý và cung cấp nước (+5,3%). Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+3,2%); sản xuất sản phẩm điện tử (+2,8%); thuốc lá (-0,6%); in (-2,3%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (-3,1%); sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (-12,3%)…

Kết quả sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng điểm: ước tháng 6 tăng 10,6% so với tháng trước; so với tháng 6/2014 tăng 8,7%. Ước 6 tháng tăng 5,5% bao gồm: ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống tăng 5,8%; ngành hóa dược tăng 5,4%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 2,8%; ngành cơ khí tăng 8,8%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2015 tăng 14,9% so với tháng trước; tăng 14% so tháng cùng kỳ; cộng dồn 5 tháng đầu năm tăng 6,2% so với năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ: sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác; sản xuất sản phẩm điện tử; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại; sản xuất đồ uống; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; thuốc; giấy… Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp: chế biến thực phẩm; trang phục; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn…

Page 4: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

4

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/06 tăng 12,9% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng: sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; sản xuất da; hóa chất; sản xuất thiết bị điện… Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm: sản xuất thuốc lá; in; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế…

III. XÂY D ỰNG

Giá tr ị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm theo giá hiện hành ước đạt 73.521,7 tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 6.000,5 tỷ đồng, chiếm 8,1%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 59.687,6 tỷ đồng, chiếm 81,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.833,6 tỷ đồng, chiếm 10,7%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 20.178,6 tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 18.721,2 tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 23.185,2 tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 11.436,7 tỷ đồng.

Giá tr ị sản xuất xây dựng 6 tháng theo giá so sánh ước đạt 62.270,6 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2014, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 5.082,2 tỷ đồng, tăng 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 50.553,3 tỷ đồng, tăng 11,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.635 tỷ đồng, tăng 5,3%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 17.090,5 tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 15.856,2 tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 19.637,3 tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 9.686,6 tỷ đồng.

IV. NÔNG, LÂM NGHI ỆP, THỦY SẢN

Nông nghiệp trên địa bàn 6 tháng đầu năm gặp một số khó khăn về tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng, diện tích đất canh tác giảm,…Tuy nhiên, thành phố đẩy mạnh công tác phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, tập trung sản xuất vào các giống cây trồng, vật nuôi, rau an toàn. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng khá đạt 7.418,3 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 6,1% so với cùng kỳ; trong đó, nông nghiệp tăng 4,8%, thủy sản tăng 9,7%.

Giá tr ị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sáu tháng đầu năm 2015

Giá hiện hành Giá so sánh 2010 Tỷ

đồng Cơ cấu (%)

Tỷ đồng

% So sánh với cùng kỳ 2014

Tổng số 7.418,3 100,0 4.789,8 106,1 Nông nghiệp 4.907,3 66,1 3.345,5 104,8

Trồng trọt 1.530,1 20,6 1.219,5 104,3 Chăn nuôi 2.800,0 37,7 1.821,0 104,5 Dịch vụ 577,2 7,8 305,0 109,2

Lâm nghiệp 100,4 1,4 60,5 94,5 Thủy sản 2.410,6 32,5 1.383,8 109,7

1. Nông nghiệp

Page 5: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

5

Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 4.907,3 tỷ đồng (giá hiện hành) chiếm 66,1%, tăng 4,8%, trồng trọt chiếm 20,6% tăng 4,3%, chăn nuôi chiếm 37,7% tăng 4,5%, dịch vụ chiếm 7,8% tăng 9,2%.

1.1 Trồng trọt: Sản xuất vụ đông xuân: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 10.630 ha, giảm 6,8% so với cùng kỳ, chủ yếu do diện tích lúa, rau giảm. Trong đó, lúa gieo trồng 4.921 ha, giảm 11,5% do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năng suất đạt 48 tạ/ha, sản lượng đạt 23.604,4 tấn, giảm 11%; rau 3.447 ha, giảm 9,4%, sản lượng 102.834,1 tấn, tăng 3,6%; bắp 772,6 ha, giảm 13,8%;… Diện tích gieo trồng lúa hè thu đến nay 3.079 ha, đạt 91,6% so với cùng kỳ.

1.2 Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 1/4/2015, đàn heo 301,6 ngàn con, tăng 2,3% so với cùng kỳ (heo thịt tăng 0,6%). Đàn gia cầm đạt 1.294,7 ngàn con, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ; trong đó đàn gà công nghiệp 1.210 ngàn con.

6 tháng, đàn trâu 5.602 con, tăng 4,3%; đàn bò 131,6 ngàn con, tăng 4,5%, trong đó, bò sữa 102 ngàn con, tăng 2,5%; đàn heo ước đạt 315,3 con, tăng 4,8% so cùng kỳ; đàn gia cầm 1.165 ngàn con, tăng 189,3%.

1.3 Chương trình quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi: Bình tuyển, lập lý lịch giống bò sữa trong 6 tháng là 2.150 con. Tính từ khi

triển khai chương trình đến nay đã bình tuyển, lập lý lịch được 84.214 con, 85% bò sữa đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ. Khảo sát và theo dõi khả năng sinh sản, phối giống và năng suất bò sữa 2.450 con; cân đo, giám định ngoại hình bò sữa nuôi tại hộ 1.200 con. Chương trình phát triển rau an toàn – VietGap: trong 6 tháng đầu năm, đã có 10 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 8,99 ha đã được cấp giấy chứng nhận. Từ khi triển khai chương trình đến nay có 438 tổ chức, cá nhân với 194,6 ha được cấp giấy chứng nhận còn hiệu lực. Tiếp tục sưu tập, thử nghiệm các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa phong lan, cây ăn trái,… 2. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp 6 tháng ước đạt 100,4 tỷ đồng (giá hiện hành) giảm 5,5%. Trong đó, trồng nuôi rừng chiếm 88,2%, giảm 10% so với cùng kỳ, do sản lượng khai thác nguyên liệu giấy ngoài gỗ giảm. Sản lượng gỗ khai thác 13.520 m3, tăng 42,8% so với cùng kỳ, củi 689 ster, tăng 4%.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: đã tổ chức 618 lượt tuần tra bảo vệ rừng, trong đó phối hợp với chủ rừng thực hiện 120 lượt; 131 lượt phòng cháy chữa cháy rừng; truy quét bảo vệ rừng 51 lượt và ngăn chặn săn bắt động vật hoang dã 64 lượt.

Công tác gây nuôi động vật hoang dã: kiểm tra 181 lượt cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi động vật hoang dã. Cấp 110 giấy xác nhận nguồn gốc gây nuôi sinh sản để vận chuyển xuất bán nội địa. Hiện có 131 cá thể thuộc 38 loài đang được chăm sóc cứu hộ tại Trạm cứu hộ huyện Củ Chi.

3. Thủy sản:

Page 6: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

6

Giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng ước đạt 2.410,6 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị khai thác 545 tỷ đồng, tăng 1,4%, nuôi trồng 1.849,8 tỷ đồng, tăng 11,7%, dịch vụ 15,8 tỷ đồng, tăng 43,6%.

Sản lượng thuỷ sản 6 tháng ưóc đạt 23.319,8 tấn, tăng 9,1% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 65,8%, tăng 16,8% so cùng kỳ (tôm tăng 8,1%, thủy sản khác tăng 40,9%). Khai thác chiếm 34,2%, giảm 3,1% do sản lượng cá khai thác giảm 29,5%.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng ước đạt 4.769 ha, giảm 8,4%; trong đó nước lợ 3.518 ha (tôm 3.339 ha).

V. VỐN ĐẦU TƯ

1. Đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm ước thực hiện 63.954 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2014 tăng 3,2%).

Trong đó: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước thực hiện 55.606 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 22,4%; so cùng kỳ tăng 6,3% (6 tháng năm 2013 tăng 3,2%).

Vốn đầu tư xây dựng 6 tháng trên địa bàn phân theo nguồn vốn Đơn vị tính: %

% so sánh 6 tháng với cùng kỳ Vốn đầu tư xây dựng (tỷ đồng) Năm 2014 Năm 2015

Tổng số 55.606 103,2 106,3 - Nguồn ngân sách 8.447 101,2 106,9 - Nguồn doanh nghiệp nhà nước 9.458 101,2 106,2 - Nguồn DN ngoài nhà nước - Nguồn đầu tư nước ngoài

11.902 9.919

101,5 104,1

104,0 106,5

- Nguồn vốn khác 15.880 106,4 107,8 Vốn đầu tư sáu tháng đầu năm có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm trước do tình

hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, lãi suất mặt bằng chung đã giảm, thị trường bất động sản khởi sắc, doanh nghiệp lạc quan đầu tư khá hơn.

Vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách thành phố 6 tháng ước thực hiện 7.797,3 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng cùng kỳ (6 tháng năm 2014 tăng 2,5%). Cấp thành phố ước thực hiện 5.049,2 tỷ đồng, chiếm 64,7%; cấp quận huyện ước thực hiện 2.748,1 tỷ đồng, chiếm 35,3%.

Vốn đầu tư xây dựng thực hiện (ngân sách địa phương)

6 tháng (tỷ đồng)

(%) So với cùng kỳ 2014

Tổng vốn đầu tư 7.797,3 107,1 Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 407,6 87,2 Cấp thành phố 5.049,2 118,4 Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 186,7 52,7 Cấp quận huyện 2.748,1 91,2 Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 220,9 195,5

Page 7: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

7

Nhìn chung sáu tháng đầu năm thành phố vẫn tập trung cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng

Tình hình thực hiện nguồn vốn ODA: Theo kế hoạch vốn (đợt 1) có 16 dự án có nguồn vốn ODA được phân bổ với tổng vốn 4.000 tỷ đồng, tập trung ưu tiên cho các dự án cầu, đường, các dự án thoát nước, cải thiện môi trường nước. Sáu tháng đầu năm nay ước tính khối lượng thực hiện 1.510,7 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 37,7%; so với 6 tháng cùng kỳ năm trước bằng 88,9%.

Một số khó khăn, thuận lợi trong quá trình th ực hiện vốn:

+ Thuận lợi: thành phố đã có chủ trương ưu tiên giao vốn cho những dự án chuyển tiếp, trọng điểm có tính cấp bách thi công trước.

+ Khó khăn: - Nguồn vốn XDCB còn thiếu so với nhu cầu; - Kế hoạch vốn đợt 2 chưa được giao;

- Tiến độ đền bù giải tỏa ở các quận huyện gặp rất nhiều khó khăn, do cơ chế và thủ tục về công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập; - Năng lực một số nhà thầu trong nước còn yếu, chưa đáp ứng được tài chính, máy móc công nghệ thi công để đảm bảo chất lượng tiến độ…

2. Tình hình cấp giấy phép đầu tư nước ngoài

Từ đầu năm đến ngày 15/6, đã có 249 dự án có vốn nước ngoài được cấp chứng nhận đầu tư trên địa bàn với vốn đăng ký đạt 794,6 triệu USD, vốn điều lệ 268,4 triệu USD. Trong đó, dự án công ty TNHH Worldon (British Virgin Island), ngành công nghiệp, vốn đầu tư 300 triệu USD, chiếm 37,8% tổng vốn đăng ký.

Chia theo hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài 193 dự án, vốn đầu tư 590,2 triệu USD; liên doanh 56 dự án, vốn đầu tư 204,3 triệu USD.

Theo ngành nghề đầu tư: công nghiệp 30 dự án, vốn đầu tư 488,9 triệu USD, chiếm 61,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; xây dựng 16 dự án, vốn đầu tư 10,5 triệu USD; thương nghiệp 70 dự án, vốn đầu tư 84,4 triệu USD (chiếm 10,6%); vận tải kho bãi 11 dự án, vốn đầu tư 13,7 triệu USD; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 56 dự án, vốn đầu tư 44,5 triệu USD; kinh doanh bất động sản 2 dự án, vốn đầu tư 118,3 triệu USD (chiếm 14,9%); thông tin truyền thông 42 dự án, vốn đầu tư 18,8 triệu USD…

Chia theo đối tác đầu tư: đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư, trong đó, British Virgin Island 6 dự án, dẫn đầu về vốn đầu tư cấp mới với 306,5 triệu USD (chiếm 38,6%); Hàn Quốc 55 dự án, vốn đầu tư 185,8 triệu USD (chiếm 23,4%); Singapore 45 dự án, vốn đầu tư 99,6 triệu USD (chiếm 12,5%); Nhật Bản 46 dự án, vốn đầu tư 25,6 triệu USD; Brazil 1 dự án, vốn đầu tư 57,4 triệu USD;…

Điều chỉnh tăng vốn đầu tư 80 dự án, số vốn tăng 407,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 15/6 đạt 1.201,7 triệu USD (cùng kỳ năm trước đạt 901,7 triệu USD). Giải thể, chuyển đi tỉnh thành hoặc chấm dứt hoạt động 11 dự án với vốn đầu tư 56,1 triệu USD. Số dự án còn hiệu lực

Page 8: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

8

hoạt động trên địa bàn thành phố đến ngày 15/6 đạt 5.542 dự án với tổng vốn đăng ký 37.036,2 tỷ USD.

3. Tình hình cấp phép xây dựng nhà ở hộ dân cư

Tính đến ngày 31/5, toàn thành phố đã cấp 20.765 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 4.245,3 ngàn m2. Trong đó cấp cho xây dựng mới 20.457 giấy phép, với diện tích 4.214,8 ngàn m2 và 308 giấy phép sửa chữa lớn, với diện tích 30,5 ngàn m2.

So với cùng kỳ tăng 6,8% về giấy phép (+ 1.320) và tăng 5,8% về diện tích (+ 234,6 ngàn m2).

4. Doanh nghiệp thành lập mới và ngừng hoạt động

4.1. Cấp phép thành lập doanh nghiệp (khu vực không có vốn nước ngoài)

Tính từ đầu năm đến 15/6 đã có 14.085 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; trong đó: 452 doanh nghiệp tư nhân, 1.408 công ty cổ phần và 12.225 công ty TNHH. Tổng vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp 95.226 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2014, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 25,9% (tương đương 2.896 doanh nghiệp), số vốn đăng ký tăng 60,7% (35.967 tỷ đồng)

Số doanh nghiệp thành lập của khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 23,7% trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập, tăng 26,5% trong đó xây dựng tăng 34,5%; khu vực dịch vụ chiếm 75,9%, tăng 26,1%.

Vốn đăng ký thành lập bình quân 1 doanh nghiệp ngành công nghiệp là 4 tỷ đồng bằng 22,2% của 1 doanh nghiệp ngành xây dựng (vốn bình quân 1 doanh nghiệp ngành xây dựng là 18,2 tỷ đồng) và bằng 71,4% của 1 doanh nghiệp ngành dịch vụ (vốn bình quân 1 doanh nghiệp khu vực dịch vụ là 5,6 tỷ đồng).

4.2. Doanh nghiệp ngừng hoạt động

Trong 5 tháng đầu năm có 5.521 doanh nghiệp ngưng nghỉ hoạt động, bằng 22.7% số doanh nghiệp tăng trong kỳ (bao gồm doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới là 24.361 và doanh nghiệp tái hoạt động sau thời gian ngưng nghỉ là 6.043). So với 5 tháng cùng kỳ năm 2014, số doanh nghiệp ngưng nghỉ giảm 32,2%. Trong tổng số 5.521 doanh nghiệp ngừng họat động có 63 doanh nghiệp có vốn nước ngòai và 5.464 doanh nghiệp ngoài nhà nước.

VI. NỘI TH ƯƠNG VÀ GIÁ TIÊU DÙNG

1. Nội thương

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng nhẹ so tháng trước, ước đạt 55.695 tỷ đồng (không tính bán lẻ của các đơn vị sản xuất), tăng 1,7% so tháng trước.

Ước tính 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 323.232 tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ, loại tr ừ yếu tố giá tăng 10,2%. Trong đó bán lẻ hàng hóa đạt 256.003 tỷ đồng, chiếm 79,2% trong tổng mức, tăng 11,8%, loại trừ yếu tố giá, tăng 14,3%.

Page 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

9

Chia theo thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước 43.596 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,5%, tăng 7%; Kinh tế ngoài nhà nước 259.175 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,2%, tăng 12,1%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 20.461 tỷ đồng, chiếm 6,3%, tăng 5,4% so cùng kỳ.

Chia theo ngành kinh tế:

a. Thương nghiệp bán lẻ hàng hóa: tháng 6 đạt 44.556 tỷ đồng, tăng 1,7% so tháng trước. Sáu tháng đầu năm ước đạt 256.003 tỷ đồng, tăng 11,8%.

Trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm 18,6%, tăng 12,1%; May mặc chiếm 7,1%, tăng 12%; Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình chiếm 19,2%, tăng 8,7%; Xăng dầu chiếm 9,1%, tăng 2,6%; Phương tiện đi lại chiếm 6,6%, tăng 1,6%. Riêng mặt hàng ôtô có tốc độ tăng cao, tăng 61,5% so cùng kỳ.

b. Dịch vụ lưu trú và ăn uống: ước tính doanh thu tháng 6 đạt 6.012 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước. Sáu tháng đầu năm ước tính đạt 37.599 tỷ đồng, tăng 7,2% so cùng kỳ. Trong đó dịch vụ lưu trú tăng 5,1%; Dịch vụ ăn uống tăng 7,4%.

c. Du lịch: tháng 6 ước đạt 1.540 tỷ đồng, tăng 0,3% so tháng trước. Sáu tháng đầu năm ước đạt 8.200 tỷ đồng, giảm 3,7% so cùng kỳ.

d. Dịch vụ tiêu dùng khác: Doanh thu tháng 6 ước đạt 3.588 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước. Sáu tháng đầu năm ước đạt 21.429 tỷ đồng, tăng 13,1% so cùng kỳ.

2. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 0,62% so với tháng 5, tăng 0,32 điểm phần

trăm so mức tăng tháng 5, chủ yếu do tác động của của hai nhóm: dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 3,98% và nhóm giao thông tăng 3,94%. Ngoài 2 nhóm trên còn có 5 nhóm tăng giá là ăn và dịch vụ ăn (+0,32%); đồ uống và thuốc lá (+0,12%); may mặc mũ nón giày dép (+0,03%); thiết bị đồ dùng gia đình (+0,01%); văn hóa giải trí (+0,39%); chỉ có 1 nhóm giảm giá là hàng hóa và dịch vụ khác (-0,05%); hai nhóm bưu chính viễn thông và giáo dục không biến động.

Mức biến động giá cụ thể một số nhóm hàng trong tháng: - Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,32% trong đó: nhóm lương thực

giảm 0,01%, nhóm thực phẩm tăng 0,62% riêng nhóm ăn uống ngoài gia đình không biến động.

+ Nhóm lương thực: Sau khi giảm nhẹ ở tháng 2, tháng 3 và tháng 4 với mức giảm lần lượt (-0,27%, -0,46%, -0,13%), tăng nhẹ ở tháng 5 (+0,06%) , tháng này tiếp tục giảm 0,01%. Nếu so đầu năm chỉ số nhóm hàng lương thực chỉ đạt 99,26% (giảm 0,74%) bình quân một tháng trong 6 tháng đầu năm giá lương thực giảm xấp xỉ 0,18%, chủ yếu do tác động giá xuất khẩu gạo giảm. + Nhóm thực phẩm: Giá thực phẩm tháng 6/2015 tăng so tháng trước (+0,62%), trong đó: các nhóm hàng tăng nhẹ so tháng trước gồm: Nhóm thịt heo (+0,21%); thịt bò (+0,22%); gà làm sẵn (+0,54%); trứng các loại (+0,84%), trái cây các loại (+0,10%); đường mật các loại (+0,31%); sữa bơ phomat (+0,23%). Bên cạnh đó một số nhóm hàng giảm so tháng trước gồm: Thịt chế biến(-0,14%); dầu mỡ và chất béo khác (-0,81%); thủy sản tươi sống (-0,31%); thủy sản chế biến (-0,24%); các loại đậu hạt (-0,02%); giá hầu hết các loại rau đều tăng so tháng trước: Bắp cải

Page 10: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

10

(+14,98%); cà chua (+10,21%); đỗ cove (+5,14%); bí xanh (+4,97%), dưa chuột (+20%), củ cải (+5,22%); cải xanh (+7,93%). - Nhóm nhà ở, điện, nước, vlxd giảm nhẹ 0,10% so tháng trước, chủ yếu do giá gas và giá dầu hỏa giảm với mức giảm bình quân lần lượt (-2,57%, -2,26%), giá gas 14.000đ/bình từ 14/6, giá dầu giảm do 2 lần điều chỉnh : lần 1 ngày 20/5 giảm 60đ/lít, lần 2 ngày 4/6 giảm 380đ/lít , còn lại các mặt hàng khác trong nhóm biến động không đáng kể.

- Nhóm giao thông tăng 3,94% so tháng trước, chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu trong kỳ tính giá, theo đó giá xăng dầu bình quân tăng 9,19% qua 2 lần điều chỉnh: lần 1 ngày 20/5 điều chỉnh tăng thêm 1.200đ/lít đối với xăng A95 và A92 và tăng 500đ/lít đối với dầu diezel, lần 2 ngày 4/6 điều chỉnh giảm 20đ/lít đối với dầu diezel riêng giá xăng vẫn giữ nguyên mức giá của lần điều chỉnh trước, bên cạnh đó giá cước tàu hỏa cũng được điều chỉnh tăng 3,05% so tháng trước, cước ô tô khách và cước taxi được điều chỉnh tăng theo với mức tăng bình quân lần lượt +1,60% và 1,36%, còn lại các mặt hàng khác trong nhóm không biến động.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,98% chủ yếu do giá một số dịch vụ y tế tăng theo lộ trình, giá dịch vụ y tế tháng 6 tằng 5,19% so tháng trước, thuốc và thiết bị y tế không biến động.

So với tháng 6/2014 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,78%. Có 3 nhóm hàng giảm là nhà ở điện nước chất đốt (-3,2%); giao thông (-11,71%) chủ yếu do giá xăng giảm và nhóm văn hóa giải trí (-0,1%). 8 nhóm hàng còn lại đềutăng trong đó tăng cao có nhóm dược phẩm và y tế tăng 4,02%, giáo dục tăng 20,43%.

So với tháng 12/2014, giá tiêu dùng tăng 0,23%, với mức tăng cao nhất của nhóm thuốc và dịch vụ y tế là +3,98%, giao thông là nhóm có mức giảm cao nhất -2,98%. Như vậy bình quân 1 tháng trong 6 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,04% (chỉ số này của cùng kỳ năm trước là 0,89%).

Mức tăng (+), giảm (-) giá tiêu dùng Đơn vị tính: %

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So với tháng trước

Tháng 1 + 0,45 +0,40 +0,76 Tháng 2 + 1,00 +0,24 -0,04 Tháng 3 - 0,29 -0,46 +0,16 Tháng 4 - 0,33 -0,04 +0,03 Tháng 5 - 0,16 +0,36 +0,30 Tháng 6 + 0,12 +0,58 +0,62

Tháng 6 so với tháng 12 năm trước +0,78 +1,09 +0,23 Tháng 6 so với tháng 6 cùng kỳ năm trước +0,13 +5,52 +0,78

Chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ tăng 0,65% (6 tháng năm 2014 tăng 4,79%)

VII. XU ẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1. Xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố

ước thực hiện tháng 6 đạt 2.590 triệu USD, giảm 8% so tháng trước.

Page 11: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

11

Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 14.593,9 triệu USD, giảm 6,3% so cùng kỳ. Loại tr ừ giá trị dầu thô, trị giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 12.634

tri ệu USD, tăng 9,2%. Tình hình cụ thể của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố xuất qua cửa

khẩu thành phố như sau: Tổng kim ngạch xuất khẩu bao gồm dầu thô ước thực hiện tháng 6 đạt 2.583,7

triệu USD, tăng 12,6% so tháng trước. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 1.367,8 triệu USD, tăng 14,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.215,9 triệu USD, tăng 10,3%.

Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 13.235,1 triệu USD, giảm 8,3% so cùng kỳ. Loại trừ dầu thô ước đạt 11.275,2 triệu USD, tăng 8,1%. Chia ra:

+ Thành phần kinh tế nhà nước đạt 2.545,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, giảm 47,4% (giảm 2.298,3 triệu USD);

+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.062,5 triệu USD, chiếm 45,8%, tăng 15,4% (tăng 808,8 triệu USD);

+ Thành phần kinh tế ngoài nhà nước đạt 4.626,7 triệu USD, chiếm 35%, tăng 6,6% ( tăng 285,1 triệu USD).

Chia theo nhóm hàng (không kể dầu thô): - Nhóm hàng nông sản đạt 1.897,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,8%, giảm

8,4% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 417,2 triệu USD, giảm 28,3%; Cà phê đạt 337,4 triệu USD, giảm 23,4%. Riêng hạt tiêu đạt 415 triệu USD, tăng 10,9% so cùng kỳ.

- Nhóm hàng thủy sản 311 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,8%, giảm 14,9%. - Nhóm hàng công nghiệp 7.978,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 70,8%, tăng

15,1%. Trong đó hàng may mặc đạt 2.422,8 triệu USD, chiếm 21,5% trong tổng kim ngạch không kể dầu, tăng 2,5%; giày dép đạt 1.274,2 triệu USD, chiếm 11,3%, tăng 14%, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2.006,1 triệu USD, chiếm 17,8%, tăng 62,3%.

- Nhóm hàng lâm sản 183,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,1%, giảm 13,1%. - Nhóm hàng hóa khác 870,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,7%, tăng 7,9%. + Riêng mặt hàng dầu thô: ước đạt 4.333,2 ngàn tấn, giảm 6,8%, về trị giá ước

đạt 1.959,9 triệu USD, giảm 51,2%, do giá bình quân giảm 47,6% so cùng kỳ. Về thị trường xuất khẩu: các nước xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản

Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 43,7% trong tổng kim ngạch kể cả dầu thô.Trong đó: thị trường Hoa Kỳ chiếm 18,7%, tăng 2,6% so cùng kỳ; Trung Quốc chiếm 13,1%, giảm 2,9%. Nhật Bản chiếm 11,9%, giảm 34,3%. Singapore chiếm 5,1%, tăng 31,2%..

2. Nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố

ước thực hiện tháng 6 đạt 3.014,4 triệu USD, giảm 1% so tháng trước. Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 15.878,4 triệu USD, tăng 12,1%.

Tình hình cụ thể của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nhập qua cửa khẩu thành phố như sau:

Page 12: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

12

Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 06 ước đạt 2.777 triệu USD, tăng 1,2% so tháng trước. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 1.769,8 triệu USD, tăng 3,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.007,2 triệu USD, giảm 3%.

Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 13.964,2 triệu USD, tăng 14,4% (+1.760,2 triệu USD). Chia ra:

+ Thành phần kinh tế Nhà nước đạt 752,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,4%, giảm 28,4%;

+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.348,2 triệu USD, chiếm 38,3%, tăng 22,2%;

+ Thành phần kinh tế ngoài nhà nước 7.863,4 triệu USD, chiếm 56,3%, tăng 16%.

Về thị tr ường nhập khẩu: nhập từ Trung Quốc chiếm 22,2%, tăng 10,4% so cùng kỳ. Tiếp đến Singapore chiếm 8,5%, giảm 11,8%. Nhật Bản chiếm 7,7%, tăng 33,8%. Thái Lan chiếm 6,5%, tăng 18,2%. Hàn Quốc chiếm 6,4%, tăng 13,3%..

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2015:

+ Sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu 292,3 triệu USD, tăng 4,7%. + Nhiên liệu: về lượng ước nhập 447,1 ngàn tấn, tăng 14,5%, và kim ngạch

đạt 295,8 triệu USD, giảm 20,3% là do giá bình quân giảm 30,4%. + Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày nhập 440 triệu USD, tăng 7,7%. + Vải các loại nhập 1.203,1 triệu USD, tăng 7,2% + Sắt thép đạt 728,8 triệu USD, tăng 27,6%. + Tân dược đạt 565,7 triệu USD, tăng 11,2%. + Chất dẻo đạt 757,5 triệu USD, giảm 5,1%.

VI. V ẬN TẢI

Tổng doanh thu vận tải (thuần túy) tháng 6 ước đạt 5.748,3 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước. Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 34.689,8 tỷ đồng, tăng 20,6% so cùng kỳ 2014.

Doanh thu vận chuyển hàng hóa và hành khách 6 tháng đầu năm 2015

Doanh thu (tỷ đồng)

% so sánh với cùng kỳ năm 2014

Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách

Tổng số 23.621,8 11.068,1 119,8 122,2

*Phân theo khu vực kinh tế

Kinh tế nhà nước 3.005,3 706,4 97,8 105,3

Kinh tế ngoài nhà nước 20.483,9 8.618,2 123,9 123,3

Kinh tế có vốn nước ngoài 132,6 1.743,5 121,1 124,7

*Phân theo phương tiện vận tải

Trong đó : Đường bộ 13.277,6 9.312,2 122,2 121,4

Đường sông 2.370,4 210,0 126,5 124,5

Page 13: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

13

Đường biển 7.921,5 0,0 114,2 0,0

Đường hàng không 52,2 1.545,9 160,3 127,1

- Vận tải hàng hóa: Doanh thu tháng 6 ước đạt 4.022,7 tỷ đồng, tăng 2,5% so tháng trước. Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 23.621,8 tỷ đồng, tăng 19,8% so cùng kỳ. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 86,7%, tăng 23,9%; kinh tế nhà nước chiếm 12,7%, giảm 2,2%.

Doanh thu vận tải hàng hóa đường bộ chiếm tỷ trọng 56,2%, tăng 22,2%, đường biển chiếm tỷ trọng 33,5%, tăng 14,2%.

* Vận tải hành khách: doanh thu tháng 6 ước đạt 1.725,6 tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước. Ước tính 6 tháng đầu năm đạt 11.068,1 tỷ đồng, tăng 22,2% so cùng kỳ. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 77,9%, tăng 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,8%, tăng 24,7%.

Doanh thu vận tải hành khách đường bộ 9.313,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84,1%, tăng 21,4%; Đường hàng không chiếm 14%, tăng 27,1%.

IX. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 1. Tài chính Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước thực hiện 136.062 tỷ đồng, đạt

50,8% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó thu nội địa 75.645 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán, tăng 9,5% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 12.087 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán, giảm 22,8% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 47.000 tỷ đồng, đạt 52,2% dự toán, tăng 11,5%.

Thu ngân sách trên địa bàn Năm 2015

(Tỷ đồng) % thực hiện 6 tháng

năm 2015 so với

Dự toán Ước TH 6 tháng

Dự toán

Cùng kỳ năm 2014

Tổng thu 267.926 136.062 50,8 106,1 Tổng thu cân đối ngân sách NN 265.776 134.732 50,7 106,2 I- Thu nội địa 143.776 75.645 52,6 109,5 Trong đó: 1. Doanh nghiệp nhà nước 28.200 14.156 50,2 97,5 2. Khu vực ngoài nhà nước 33.600 17.195 51,2 109,7 3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 42.023 20.394 48,5 111,3 II- Thu hoạt động xuất nhập khẩu 90.000 47.000 52,2 111,5 III- Thu từ dầu thô 32.000 12.087 37,8 77,2

Thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 18,7% tổng thu nội địa, giảm 2,5% so cùng kỳ. Trong đó: Nhà nước trung ương ước thực hiện 8.968 tỷ đồng, đạt 50% dự toán, tăng 0,5%; Nhà nước địa phương 5.188 tỷ đồng, đạt 50,6% dự toán, giảm 7,2%. Thu từ khu vực ngoài nhà nước 17.195 tỷ đồng, chiếm 22,7%, tăng 9,7% so cùng kỳ. Thu từ khu vực đầu tư nước ngoài 20.394 tỷ đồng, chiếm 27%, tăng 11,3%. Thu khác 23.900 tỷ đồng, tăng 16,1%; trong đó thuế thu nhập cá nhân 10.885 tỷ đồng, tăng 11,4%, Thu tiền sử dụng đất 6.111 tỷ đồng, tăng 45,4% so cùng kỳ.

Thu ngân sách nhà nước địa phương 6 tháng ước đạt 29.410 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán, tăng 16,4% so cùng kỳ năm 2014.

Page 14: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

14

Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 6 tháng ước thực hiện 18.661 tỷ đồng, đạt 34,2% dự toán, tăng 3,2% so cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương

Năm 2015 (Tỷ đồng)

% thực hiện 6 tháng năm 2015 so với

Dự toán

Ước TH 6 tháng

Dự toán

Cùng kỳ năm 2014

Tổng chi (trừ tạm ứng) 54.616 18.661 34,2 103,2 Trong đó: I- Chi đầu tư phát triển 21.376 7.039 32,9 101,2 Trong đó: trả lãi và vốn vay 4.416 60 1,4 5,6 II- Chi thường xuyên 31.500 11.531 36,6 106,0 Trong đó: Sự nghiệp kinh tế 4.210 909 21,6 120,4 Sự nghiệp giáo dục đào tạo 8.759 3.551 40,5 102,9 Sự nghiệp y tế 3.127 1.171 37,5 103,5 Quản lý hành chính 4.942 2.170 43.9 106,8

Chi đầu tư phát triển 7.039 tỷ đồng, đạt 32,9% dự toán, tăng 1,2% so cùng kỳ. Chi thường xuyên đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ; trong đó, chi sự nghiệp kinh tế 909 tỷ đồng, tăng 20,4%; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 3.551 tỷ đồng, tăng 2,9%; chi sự nghiệp y tế 1.171 tỷ đồng, tăng 3,5%; chi quản lý hành chánh 2.170 tỷ đồng, tăng 6,8%; chi đảm bảo xã hội tăng 24,1%, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học tăng 41,2% so cùng kỳ.

2. Tín dụng ngân hàng:

- Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 5 đạt 1.370,6 ngàn tỷ đồng, tăng 2% so tháng trước (chỉ số này tháng trước: -1%) và tăng 16,9% so với tháng cùng kỳ. Vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần chiếm 55,7% tổng vốn huy động, tăng 15,8% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 15,1%, tăng 19,1% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 84,9% tổng vốn huy động, tăng 16,5% so tháng cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm 56,2% tổng vốn huy động, tăng 15,7% so với tháng cùng kỳ.

- Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.115,9 ngàn tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước, cao hơn mức tăng của tháng trước (tháng 5: +0,4%); so với tháng 12/2014 tăng 4,5% và tăng 16,3% so với tháng cùng kỳ. Ước tính đến cuối tháng 6 tổng dư nợ đạt 1.125,9 ngàn tỷ đồng tăng 5,4% so cuối năm 2014.

Dư nợ tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần đạt 625,4 ngàn tỷ đồng, chiếm 56% tổng dư nợ, tăng 17,7% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 166,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng dư nợ, tăng 0,4% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 949,7 ngàn tỷ đồng chiếm 85,1% tổng dư nợ, tăng 19,7% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 54,5%, tăng 35,8% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 45,5%, giảm 0,7% so tháng cùng kỳ.

3- Thị trường chứng khoán

Page 15: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

15

Đến cuối tháng 05/2015, tổng số mã chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh là 303 gồm 302 mã cổ phiếu và 1 mã quỹ ETF, giảm 3 mã cổ phiếu so với cuối tháng 04/2015 (ngày 05/05/2015 hủy niêm yết mã cổ phiếu NVN của Công ty Cổ phần Nhà Việt Nam, ngày 08/05/2015 hủy niêm yết 2 mã cổ phiếu: DCT của Công ty Cổ phần Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai và VST của Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam).

Giá trị vốn hóa thị trường là 1.053.527,90 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cuối năm 2014. Trong tháng 05/2015 có 20 phiên giao dịch, 11 phiên tăng điểm và 9 phiên giảm điểm. Trong tháng 05, VN-Index giảm trong nửa đầu tháng xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm vào ngày 15/05 và 18/05 nhưng tăng mạnh ở nửa cuối tháng. Đến cuối tháng, VN-Index đạt 569,56 điểm, tăng 23,93 điểm (tương ứng tăng 4,4%) so với cuối năm 2014 và tăng 7,16 điểm (tương ứng tăng 1,3%) so với cuối tháng trước.

Khối lượng giao dịch của tháng 05/2015 đạt 2.085,80 triệu chứng khoán, tăng 25,8% so với tháng 04/2015. Giá trị giao dịch của tháng đạt 31.583,73 tỷ đồng, tăng 6,2% so tháng 04/2015. Trung bình mỗi phiên có 104,29 triệu chứng khoán được chuyển nhượng với giá trị 1.579,19 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên tăng 19,5% và giá trị giao dịch tăng 0,9% so với tháng 04/2015.

Từ đầu năm đến cuối tháng 05/2015, VN-Index đạt mức thấp nhất vào ngày 18/05 với 528,95 điểm và đạt mức cao nhất vào ngày 04/03 với 600,39 điểm.

Giao dịch chứng khoán trên thị trường niêm yết

Kết quả giao dịch % so sánh Tháng

05/2015 5 tháng

năm 2015 Tháng 05

so tháng 04 5 tháng so cùng kỳ

Tổng khối lượng giao dịch (triệu CK)

2.085,80 9.331,00 125,8 78,3

Chia theo loại chứng khoán: Cổ phiếu 2.085,11 9.317,10 126,3 78,3 Trái phiếu 0,00 10,24 0,1 77,6 Chứng chỉ quỹ & ETF 0,69 3,66 113,1 252,4 Chia theo hình thức giao dịch: Giao dịch khớp lệnh 1.953,23 8.489,74 131,9 75,1 Giao dịch thoả thuận 132,57 841,26 74,7 136,4 Tổng giá trị giao dịch (tỷ đồng) 31.583,73 158.569,29 106,2 78,1 Chia theo loại chứng khoán: Cổ phiếu 31.577,36 157.442,95 108,6 78,0 Trái phiếu 0,10 1.092,27 0,0 95,1 Chứng chỉ quỹ & ETF 6,27 34,07 115,1 250,0 Chia theo hình thức giao dịch: Giao dịch khớp lệnh 27.486,15 134.934,69 114,3 74,7 Giao dịch thỏa thuận 4.097,58 23.634,60 71,8 104,6

Cập nhật đến ngày 15/06/2015, tổng số chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh là 302 chứng khoán. Giá trị vốn hóa thị trường là 1.092.708,35 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cuối năm 2014. VN-Index tại ngày 15/06/2015 đạt 586,48 điểm, tăng 40,85 điểm so với cuối năm 2014 (tương ứng tăng 7,5%).

X. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - XÃ H ỘI

Page 16: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

16

1. Hoạt động văn hóa thông tin * Các hoạt động lễ hội: Công tác tổ chức lễ hội và các hoạt động kỷ niệm

trong 6 tháng đầu năm 2015 được tổ chức khá tập trung, quy mô, đã tạo được không khí lễ hội vui tươi, lành mạnh, thu hút đông đảo công chúng, tạo ra nhiều giá trị văn hóa tinh thần đầy ý nghĩa và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân cũng như du khách đến Thành phố. Các hoạt động kỷ niệm đã được tổ chức chuyên nghiệp, quy mô với nhiều ý tưởng sáng tạo mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho Thành phố. Tổ chức lễ mít_tinh trọng thể trước hội trường Thống Nhất để chào mừng 40 năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015) và ngày Quốc tế lao động 1/5; Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5… đã thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan và tạo được nhiều ấn tượng mạnh cho du khách.

* Hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Thông tin Triển lãm đã tổ chức 26 cuộc triển lãm, 92 cụm panô, 327 panô, 902 banderole, 4.700 cờ, phướn các loại phục vụ các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện, chương trình mục tiêu của Thành phố. Tổ chức các buổi liên hoan, tuyên truyền lưu động với chủ đề “Chào mừng đại thắng mùa Xuân – Mừng Thành phố Hồ Chí Minh 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập”. Trung tâm Văn hóa Thành phố và Trung tâm Văn hóa 24 quận, huyện, các khu văn hóa du lịch, khu vui chơi giải trí, các công viên văn hóa đều tổ chức các lễ hội với nhiều loại hình phong phú, mới lạ, vui tươi nhưng vẫn đậm nét văn hóa dân tộc nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân trong những ngày Tết, những dịp lễ hội.

Các đơn vị nghệ thuật công lập trên địa bàn thành phố đã thực hiện trên 996 suất diễn (Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh: 310 suất, 192,9 ngàn lượt người xem; Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội: 105 suất, 56,3 ngàn lượt người xem; Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam: 291 suất, 103,9 ngàn lượt người xem; Trung tâm Ca nhạc nhẹ: 107 suất, 319,7 ngàn lượt người xem; Nhà hát Kịch Thành phố: 70 suất, 19 ngàn lượt người xem, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang: 44 suất, 51,7 ngàn lượt người xem; Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen: 52 suất, 42,2 ngàn lượt người xem; Nhà hát Nhạc, Giao hưởng, Vũ kịch: 17 suất, 10,9 ngàn lượt người xem). Trong đó 277 suất biểu diễn phục vụ vùng sâu, vùng xa, ngoại thành, trường trại, phục vụ hơn 83,1 ngàn lượt người (trong đó, có 14 suất phục vụ trường trại, phục vụ 4,2 ngàn lượt người).

* Về hoạt động thư viện: Từ đầu năm đến nay, hệ thống thư viện của thành phố đã tham gia phục vụ hơn 611,3 ngàn lượt người đến tham khảo và mượn sách, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 56% kế hoạch năm. Thư viện Khoa học Tổng hợp đã tổ chức 7 đợt triển lãm sách, phục vụ lưu động 8 chuyến và tham gia phục vụ Lễ hội Đường sách lần thứ V tại đường Hàm Nghi - Hồ Tùng Mậu đã thu hút 155,6 ngàn lượt bạn đọc, phục vụ 350,6 ngàn lượt tài liệu. Triển lãm sách giới thiệu về Chủ quyền biển đảo, Luật biển với 132 nhan đề, xe thư viện số lưu động với hơn 1.000 cuốn về biển đảo của Việt Nam, đồng thời phục vụ tài liệu điện tử, Internet, chiếu phim về biển đảo, trưng bày và phục vụ tài liệu dành cho người khiếm thị. Thư viện cũng đã tổ chức phát động Hội thi Nét Vẽ Xanh lần thứ 18 với nhiều chủ đề, thể loại tranh…

* Về công tác bảo tàng: Trong 6 tháng đầu năm 2015, hệ thống bảo tàng thành phố đã tổ chức được 85 cuộc trưng bày, triển lãm phục vụ trên 1,6 triệu lượt

Page 17: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

17

khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách nước ngoài hơn 460 ngàn lượt khách (tương đương cùng kỳ năm 2014).

* Về công tác xây dựng xã nông thôn mới: Tiếp tục tổ chức các hoạt động và đầu tư trang thiết bị văn hóa, thể thao cho 56 xã, ấp xây dựng nông thôn mới. Phối hợp thẩm định việc thực hiện tiêu chí 6 và 16 tại 50 xã. Đến nay đã có 27/56 xã (48%) đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xây dựng báo cáo chuyên đề về cơ sở vật chất văn hóa, phục vụ Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2014 và tổng kết 01 năm thực hiện Thông báo 746-TB/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương hỗ trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

2. Hoạt động thể dục thể thao Từ đầu năm đến nay, hoạt động thi đấu thể thao quần chúng được tổ chức qua

các lễ hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: hoạt động thi đấu thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, đua thuyền truyền thống nhân dịp kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thể thao Việt Nam, 69 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” năm 2015 của Thành phố được đồng loạt tổ chức tại các tuyến đường chính trên địa bàn 24 quận, huyện thu hút hơn 30 ngàn người tham dự, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, vận động người dân tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh.

Thời gian qua đã có hơn 200 giải phong trào được tổ chức, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Nhiều hoạt động thể thao dành cho cộng đồng được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa thu hút sự quan tâm, số lượng người tham dự đông đảo như: Giải Thể thao Sinh viên Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, Cuộc đi bộ đồng hành “Chắp cánh tương lai” lần 2 – 2015, Chương trình “Thử thách sức mạnh – The Dragon Dash”... Thể thao thành tích cao: Để chuẩn bị lực lượng tham dự các giải thể thao toàn quốc và quốc tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã triển khai tổ chức giải thi đấu các cấp, tuyển chọn cử vận động viên tập huấn, thi đấu trong và ngoài nước. Cụ thể, Tập huấn Quốc gia: tổ chức tập huấn cho 21 HLV, 122 VĐV thuộc 25 môn được triệu tập vào đội dự tuyển quốc gia và 7 HLV, 35 VĐV thuộc 7 môn vào đội trẻ quốc gia.

Tổ chức tập huấn và tham dự thi đấu: + Tập huấn trong nước: tổ chức tập huấn cho 121 HLV, 677 VĐV, 2 chuyên

gia thuộc 33 môn. + Tập huấn nước ngoài: cử 14 HLV, 63 VĐV, 1 chuyên gia thuộc 11 môn thể thao tham dự tập huấn.

+ Thi đấu trong nước: cử 258 lượt HLV, 4 chuyên gia, 1.576 lượt VĐV tham dự 60 giải, kết quả đạt được 131 HCV, 107 HCB, 126 HCĐ. + Thi đấu Quốc tế: cử 62 lượt HLV, 1 chuyên gia, 287 lượt VĐV dự 41 giải, kết quả đạt được 30 HCV, 26 HCB, 26 HCĐ. Riêng tại SEA Games 28 năm 2015 tổ chức tại Singapore, thể thao Thành phố đã đóng góp 111 thành viên (16 HLV, 3 chuyên gia, 77 VĐV, 3 cán bộ, 1 y sĩ và 11

Page 18: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

18

trọng tài) thuộc 22/28 môn thể thao trong tổng số 570 thành viên của Đoàn Thể thao Việt Nam.

Tổ chức hệ thống thi đấu thành phố và đăng cai toàn quốc, quốc tế: 67 giải thành phố, 08 giải toàn quốc và 05 giải quốc tế.

3. Y tế - Công tác y tế dự phòng Trong 6 tháng đầu năm 2015, Ngành Y tế thành phố đã cung ứng và dự trù đầy

đủ vật tư hóa chất và trang thiết bị cho hoạt động phòng chống dịch bệnh. Ngành Y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch về Kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tại 8 quận/huyện trọng điểm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền các quận/huyện tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tại 24 quận, huyện, tập trung mạnh vào những quận, huyện có số ca mắc cao về sốt xuất huyết, tay chân miệng như Quận 8, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân. Tăng cường hoạt động truyền thông lồng ghép các bệnh dịch: sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Phát động chiến dịch “vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng ngừa dịch bệnh trên địa bàn thành phố”; Ki ểm soát chặt chẽ các ca nhiễm trong các trường mầm non và các nhóm trẻ gia đình; Xử lý triệt để các ổ dịch nhỏ, các ca bệnh lẻ tẻ theo các hướng dẫn và quy định do Bộ Y tế ban hành.

Tình hình dịch bệnh 5 tháng đầu năm (từ 01/01/2015 đến 21/5/2015) như sau: + Bệnh sốt xuất huyết: phát hiện 4.417 ca, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

đã có 02 ca tử vong (giảm 01 ca so với cùng kỳ 2014). Bệnh chủ yếu xuất hiện nhiều ở các quận/huyện có nhiều kênh rạch và vùng ven.

+ Bệnh tay chân miệng: Tổng số ca phát hiện 2.700 ca, giảm 30,9% so với cùng kỳ 2014, không có trường hợp tử vong.

+ Các bệnh truy ền nhiễm khác: trong khả năng kiểm soát, không xuất hiện ổ dịch. Không có ca Ebola, cúm gia cầm trên người ...

- An toàn vệ sinh - thực phẩm: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố đã xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 188 người mắc, không có trường hợp tử vong.

Công tác thanh, kiểm tra ATVS – TP: Đã tiến hành kiểm tra 16.461 cơ sở, tăng 8,5% so với cùng kỳ, phát hiện 1.135 cơ sở vi phạm, lập biên bản xử phạt tiền 671 cơ sở với tổng số tiền 3,8 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2014; Đình chỉ quảng cáo 04 cơ sở, buộc 135 cơ sở tiêu hủy sản phẩm, số cơ sở còn lại tiếp tục chờ hình thức xử lý.

- Công tác khám chữa bệnh và điều tr ị: Ước tổng số lượt người khám chữa bệnh trong 6 tháng đầu năm là 15 triệu lượt. Số bệnh nhân điều trị nội trú là 700 ngàn lượt.

4. Trật tự an toàn xã hội (Từ 16/11/2014 đến 15/05/2015) * Vi phạm kinh tế: Đã phát hiện và xử lý 1.019 vụ, với 802 người vi phạm, trị

giá hàng hóa tang vật trên 340 tỷ đồng, xử phạt hành chính nộp ngân sách nhà nước trên 11 tỷ đồng. Khởi tố mới 402 vụ, với 385 bị can (trong đó, án tham nhũng, chức vụ: 15 vụ với 58 bị can).

Phát hiện 273 vụ vi phạm các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở hoạt động sản xuất kinh

Page 19: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 6 và 6 tháng năm 2015

19

doanh giết mổ gia súc, chế biến thực phẩm, các công ty, doanh nghiệp thu gom chất thải và các hệ thống xử lý chất thải. Xử phạt hành chính 124 vụ, nộp ngân sách nhà nước trên 8,5 tỷ đồng.

* Vi ph ạm hình sự: Đã xảy ra 2.870 vụ, giảm 3,4% (-102 vụ) so với cùng kỳ 2014, làm chết 56 người, bị thương 368 người, thiệt hại tài sản giá trị khoảng 111 tỷ đồng. Số vụ đã được điều tra khám phá là 1.877 vụ (đạt 87,8%), bắt 753 người, triệt phá 325 băng nhóm.

- Hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội: + Ma túy: Phát hiện 831 vụ, bắt giữ 1.660 người mua bán ma túy, tàng trữ và sử

dụng trái phép các chất ma túy. Lập hồ sơ chuyển giao cho trung tâm cai nghiện, cơ sở chữa bệnh và giáo dục tại phường/xã 902 người.

+ Mại dâm và các tệ nạn xã hội khác: Đã triệt phá 20 ổ mại dâm lợi dụng kinh doanh nhà trọ, khách sạn, karaoke, massage, hớt tóc máy lạnh… để hoạt động, lập hồ sơ xử lý 88 người tổ chức môi giới và bán dâm.

+ Cờ bạc, cá độ: Phát hiện và lập hồ sơ xử lý 173 vụ tổ chức cờ bạc với 1.190 người tham gia, thu giữ trên 1,4 tỷ đồng và một số tài sản khác.

- Tr ật tự an toàn giao thông: + Tai nạn giao thông đường bộ: Xảy ra 1.835 vụ, giảm 1,1% (-21 vụ) so với

cùng kỳ năm trước, làm chết 351 người, tăng 3,2% (+11 người) so với cùng kỳ, làm bị thương 1.636 người, giảm 1,4% (-23 người) so cùng kỳ. Tai nạn giao thông đường bộ trong 6 tháng đầu năm đã tiếp tục giảm cả về số vụ và số người bị thương so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng về số người chết do tai nạn giao thông gây ra.

+ Tai nạn giao thông đường sắt, đường thủy: Tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 3 vụ, làm chết 01 người. Tai nạn đường sắt không xảy ra vụ nào.

- Tình hình cháy, nổ: Đã xảy ra 330 vụ cháy, giảm 12,2% (-46 vụ) so với cùng kỳ năm trước, làm chết 03 người, bị thương 19 người, thiệt hại về tài sản trị giá khoảng trên 335,4 tỷ đồng (trong đó có 43 vụ chưa ước tính được thiệt hại thành tiền).

Đã xảy ra 04 vụ nổ (không tăng, không giảm so với cùng kỳ) làm chết 02 người, bị thương 09 người, thiệt hại tài sản hiện chưa ước tính được thiệt hại thành tiền.

5. Tình hình giải quyết việc làm Trong 6 tháng đầu năm 2015, các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu

hút và giải quyết việc làm cho khoảng 146,8 ngàn người, đạt 55,4% kế hoạch, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: số lao động có việc làm ổn định là 103,4 ngàn người, chiếm 70,4% so với số lao động được giải quyết việc làm. Số chỗ làm mới tạo ra là 60,9 ngàn chỗ làm, đạt 50,1% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

6. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp Từ đầu năm đến 22/5, trên địa bàn thành phố đã có 37,2 ngàn người đến Trung

tâm giới thiệu việc làm thành phố đăng ký và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số người đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 35,4 ngàn người. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho trên 28,7 ngàn người và hỗ trợ học nghề cho 5.958 người.

Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 và 6 tháng năm 2015.